10

Tổng quan truyền thông quốc tế dành cho người làm công tác ...tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_57292... · động lĩội nhập, thông

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG QUỐC TÊ

DÀNH CHO NGƯDI LÀM CỦNG TẮC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Nhóm tác giả:

PG S.TS. Lê Thanh Bình (C hủ biên)

PG S.TS. Lê Thanh Bình và ThS. Nguyễn Thị V iệt Nga

(viết chương 1)PG S.TS. Le Thanh Bình

(viết chương 2)

ThS. Thái Đức Khải

(viết chương 3)

PG S.TS. Lê Thanh Bình và ThS . Thái Đức Khải

(viết chương 4 và 5)

)

PGS.TS LÊ THANH BÌNH (Chù bièn)

ỉ> ’/\J

TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG QUỐC TÊDÀNH CHO NGUÍI Ù M CÓNG TẮC THỐNG TIN BÍI NGOẠI

ĐẠI HỌC T ĨÍẤ IN C U ỈÊ H TRUNG TÂM HỌSaỆU

NHÀ XUẮT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THỐNG

LỜI NHÀ X UẤT BẢN

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới lĩnh vực truyền thông quốc tế và hoạt động thông tin đối ngoại, vì vậy đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm nhấn mạnh và phát huy hiệu quá các hoạt động này, tiêu biếu như: Chi thị số 45 ( ỉ 962) về "Công tác tuyên truyền đối ngoại"; Chỉ thị s ố 11-CT/TW (1992) về "Đổi mới và tăng cường câng tác thông tin đối ngoại"; Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 10/9/2008 của Ban B í thư về “ Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác tlĩông tin đối ngoại trong tình hình m ới”.v.v...'

Trong xu thế toàn cầu lìóa mạnh mẽ, đất nước ngày càng chủ động lĩội nhập, thông tin đối ngoại đã trở thành một bộ phận quan trọng cùa công tác đối ngoại và công tác tư tưởng nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; quan điểm và lập trường của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế và khu vực; giới thiệu nhữiig tlìành tựu to lớn của công cuộc đổi mới; về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, dân tộc; đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thê' lực thù địch đối với Việt Nam, qua đó tranh thú sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nỵhiệp xây dựng và báo vệ Tổ quốc. Thông tin đối ngoại còn giúp nhân dân trong nước tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm, tinh hoa vân hóa của nhân dân thê giới, góp phần cùng nhân dân thế giới đâu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Thông tin đối ngoại là nội dung cơ bản của hoạt động truyền thông quốc tế. Việc nghiên cứu toàn diện và tổng thể về truyền

6

thông quốc tế sẽ giúp công tác thông tin đối ngoại ngày càng phát triển nhanh clióng và vững cliắc, đáp ibig yêu cầu nhiệm vụ cùa đất nước trong giai đoạn mới.

Nhà xuất bán Thông rin và Truyền thông xin trân trọng tfiài thiệu cuốn sách 'Tổng quan truyền thông quốc tề - D ành cho người làm công tác thông tin đối ngoại" do PCS. 7'S Lê Thanh Bình (Học viện Ngoại giao) làm chủ biền. Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc các khái niệm về truyền thông quốc tế, cơ sở lý luận và thực tiễn của truyền thông quốc tế, các yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức, văn hóa chính trị cúa người làm công tác truyền thông qu ốc

tế nói chung và nhà báo quốc tế nói riêng; đồng thời giới thiệu sự đa dạng và phong phú các sản phẩm truyền thông quốc tế và các cơ quan làm nhiệm vụ truyền thông quốc t ế tại Việt Nam; phân tích khá năng tác động trong nước và quốc tế của một số sán phârn truyền thông quốc tế tiêu biểu. Từ đó đặt ra yêu cầu cho người làm truyền thông quốc tế, thông tin đối ngoại cần có những phương pháp đánh giá hiệu quả, hiệu lực cùa công tác truyền thông quốc tế, thông tin đối ngoại, việc này được dựa trên khá nliiều tiêu chí; cuốn sách còn giới thiệu các kỹ năng xây dựng các sán phẩm truyền thông quốc tê các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quá công tác truyền thông ouốc tê, thông tin đối ngoại.

Hy vọng cuốn sách sẽ trở thành cẩm nang cho những người làm công tác truyền thông quốc tế/nhà báu quốc tê lĩói chun? và công tác thông tin đối ngoại nói riêng.

Hà Nội, tháng 6 năm 2012 NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYEN t h ô n g

7

MỞ ĐẦU

Eường lối đối ngoại của Đảng ta được thông qua tại Đại hội XI đã tiếf tục khẳng định những chù trương cơ bản, cốt lõi, lâu dài là bám Sit nguyên tắc bảo đảm lợi ích quốc gia; với phương châm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế với tư cách là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; theo định hướng nâng cao hiệu quả các hcạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các quan hệ đối ngoại vào chiều sâu; xác định các đối tác ưu tiên. Liên quan đến lĩnh vực truyền thông quốc tế, thông tin đối ngoại thời kỳ hội nhập sâu rộng, văn kiỉn Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Đổi mới, tăng cường việc gới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con nịười Việt Nam với thê giới. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu qjà hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vàn hóa, báo chí, xuất bản. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt M m ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài”(l).

Nói riêng về hoạt động thông tin đối ngoại thì ngay từ năm 200Ơ, tại Chỉ thị sô 10/2000/CT-TTg "Về tăng cường quản lý và đẩy nttinh công tác thông tin đối ngoại ” ngày 26/4/2000, Thủ tướngC hính phủ đã ncu rõ những nội dung chủ ycu của côn g tdc thông tin

đối ngoại gồm: 1) Thông tin đối ngoại (TTĐN) có nhiệm vụ phổ

<n Văn kiện Đại hội đại biểu Đàng CSVN toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị' Quốc g a, H.2011; Tr.226.

8

biến rộng rãi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà n iíđc ta, những chủ trương quan trọng trên mọi lĩnh vực: Chính trị, k inh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...; bác bỏ những thông tin sai lệch về Việt Nam. 2) Thông tin đường lối và chính sách đối ngoại bao gồm cả chính sách kinh tế đối ngoại; chủ trương nhất quán Việt Nam “sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng qiuốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, yêu cầu và tiềm năng của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước trên nguy ên tắc cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của nhau. 3) Giới thiệu đất nước, con người, lịch sử và nền văn h'óa lâu đời, phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam”.

Do hoạt động Thông tin đối ngoại nằm trong lĩnh vực Truyền thông quốc tế nên nghiên cứu lý luận, thực tiễn về truyền thông quốc tế sẽ đem lại hiệu quả to lớn để thúc đẩy tính chuyên nghiệp, bài bản của hoạt động thông tin đối ngoại. Việc nghiên cứu toàn diện, tổng thể về công tác truyền thông quốc tế có ý nghĩa rấit quan trọng, để từ đó áp dụng vào hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh một Việt Nam năng động, giàu tiềm năng và mến khách trong cộng đồng quốc tế, đồng thời phản ánh sự vận động và chuyển mình về chất của vị thê và vai trò cùa nước ta do sự nghiệp đổi mới mang lại. Việc khai thác các lợi thế của truyền thông quốc tế phục vụ cho chiến lược, sách lược thông tin đối ngoại và chiến lược đối ngoại của nước ta là một hướng tiếp cận phù hợp, tạo ra sức mạnh của quyền lực mềm, quyền lực thông minh trong bối cảnh cộng đồng thế giới ngày càng quan tâm sử dụng lĩnh vực truyền thông, truyền thông quốc tế nói chung (và thông tin đối ngoại nói riêng) trong các quan hệ quốc tế hiện đại.