2
TỔNG QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Đạo Phật phát sinh vào thế kỷ VI-V trước Tây lịch ở vương quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), miền Bắc Ấn Độ. Người sáng lập là Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha), khi thành Phật được tôn xưng là Thích Ca Mâu Ni (Sàkyamuni). Hai vấn đề cơ bản trong giáo lý đạo Phật là 4 chân lý 12 nhân duyên, giải thích về kiếp sống sinh, trụ, dị, diệt của con người; và sự tương quan sinh tồn của kiếp sống con người với các giai đoạn thành, trụ, hoại, không của muôn vật. Trên đường phát triển, đạo Phật đã chia thành nhiều tông phái khác nhau. Trong đó, hai tông phái lớn là Bắc tông và Nam tông. Nam tông phát triển ở miền Nam Ấn Độ và truyền sang các nước Xrilanca, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia... còn gọi là Phật giáo Nam truyền. Bắc tông phát triển ở miền Bắc Ấn Độ và truyền sang các nước Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản... còn gọi là Phật giáo Bắc truyền. Phật giáo truyền đến Việt Nam vào khoảng đầu Tây lịch. Lúc bấy giờ nước ta đang nội thuộc Trung Quốc. Theo sách Thiền uyển tập anh ngữ lục, Thiền sư Trí Không đã dẫn lời Thiền sư Đàm Thiên nói với Tùy Văn Đế để trả lời câu hỏi của Thái hậu Linh Nhân về việc đạo Phật du nhập vào nước ta: "Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Phật giáo vào Trung Quốc, chưa phổ cập đến Giang Đông, mà xứ ấy đã xây ở Liên Lâu hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế là xứ ấy theo đạo Phật trước ta". Như vậy, Đạo Phật tại Giao Châu do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp. Về sau, mới do từ Trung Quốc truyền xuống. Với tinh thần tùy duyên hóa độ, trong suốt 2000 năm truyền bá và thăng trầm của Phật giáo Việt Nam, có thể chia lịch sử Phật giáo Việt Nam thành các giai đoạn: - Giai đoạn 1. Phật giáo thời đại du nhập và Bắc thuộc (đầu Tây lịch đến đầu thế kỷ X). Ở giai đoạn này, đạo Phật du nhập vào nước ta, và hai Thiền phái ra đời: Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, mang tính tư tưởng thiền Ấn Độ; thiền phái Thảo

Tongquatve phatgiaovietnam.doc

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Tongquatve phatgiaovietnam.doc

TỔNG QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Đạo Phật phát sinh vào thế kỷ VI-V trước Tây lịch ở vương quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), miền Bắc Ấn Độ. Người sáng lập là Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha), khi thành Phật được tôn xưng là Thích Ca Mâu Ni (Sàkyamuni).

Hai vấn đề cơ bản trong giáo lý đạo Phật là 4 chân lý và 12 nhân duyên, giải thích về kiếp sống sinh, trụ, dị, diệt của con người; và sự tương quan sinh tồn của kiếp sống con người với các giai đoạn thành, trụ, hoại, không của muôn vật.

Trên đường phát triển, đạo Phật đã chia thành nhiều tông phái khác nhau. Trong đó, hai tông phái lớn là Bắc tông và Nam tông. Nam tông phát triển ở miền Nam Ấn Độ và truyền sang các nước Xrilanca, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia... còn gọi là Phật giáo Nam truyền. Bắc tông phát triển ở miền Bắc Ấn Độ và truyền sang các nước Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản... còn gọi là Phật giáo Bắc truyền.

Phật giáo truyền đến Việt Nam vào khoảng đầu Tây lịch. Lúc bấy giờ nước ta đang nội thuộc Trung Quốc. Theo sách Thiền uyển tập anh ngữ lục, Thiền sư Trí Không đã dẫn lời Thiền sư Đàm Thiên nói với Tùy Văn Đế để trả lời câu hỏi của Thái hậu Linh Nhân về việc đạo Phật du nhập vào nước ta: "Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Phật giáo vào Trung Quốc, chưa phổ cập đến Giang Đông, mà xứ ấy đã xây ở Liên Lâu hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế là xứ ấy theo đạo Phật trước ta". Như vậy, Đạo Phật tại Giao Châu do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp. Về sau, mới do từ Trung Quốc truyền xuống.

Với tinh thần tùy duyên hóa độ, trong suốt 2000 năm truyền bá và thăng trầm của Phật giáo Việt Nam, có thể chia lịch sử Phật giáo Việt Nam thành các giai đoạn:

- Giai đoạn 1. Phật giáo thời đại du nhập và Bắc thuộc (đầu Tây lịch đến đầu thế kỷ X). Ở giai đoạn này, đạo Phật du nhập vào nước ta, và hai Thiền phái ra đời: Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, mang tính tư tưởng thiền Ấn Độ; thiền phái Thảo Đường, mang tính tư tưởng thiền Trung Quốc.

- Giai đoạn 2. Phật giáo từ thời Ngô đến thời Trần (thế kỷ X - thế kỷ XIV). Thiền phái Thảo Đường, mang tính tư tưởng thiền Trung Quốc ra đời; thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử đã thống nhất các thiền phái có trước, thành Phật giáo nhất tông. Đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của Phật giáo Việt Nam.

- Giai đoạn 3. Phật giáo từ triều Lê đến triều Nguyễn (thế kỷ XV - thế kỷ XIX). Thiền phái Lâm Tế, Thiền phái Tào Động từ Trung Quốc truyền vào hai miền Nam, Bắc nước ta.

- Giai đoạn 4. Phật giáo thế kỷ XX. Phong trào chấn hưng Phật giáo từ năm 1920. Năm 1981, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hiện nay, có ba hệ phái Phật giáo chính: Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông và Phật giáo Khất sĩ.

Page 2: Tongquatve phatgiaovietnam.doc

Từ đây, sau gần hai ngàn năm, có lúc thịnh, lúc suy; có lúc thống nhất, lúc phân tán, Phật giáo Việt Nam được thống nhất từ Bắc vào Nam. Các tông phái, hệ phái Phật giáo vẫn được bảo lưu, nét đặc trưng trong pháp môn tu hành vẫn được tôn trọng. Giáo hội đã họp 5 kỳ đại hội, thống nhất việc quản lý tự viện và Tăng, Ni trong cả nước.

Cả nước hiện nay có 14.401 tự viện Phật giáo với 38.866 Tăng, Ni. Giáo hội đã tấn phong 231 Hòa thượng, 123 Ni trưởng, 544 Thượng tọa, 418 Ni sư. Hệ thống giáo dục phát triển mạnh với 3 Học viện Phật giáo ở Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, 5 lớp Cao đẳng Phật học, 30 trường Trung cấp Phật học ở các tỉnh, thành phố. Hơn 500 giảng sư, giảng sinh trong nước và hơn 200 Tăng, Ni đang du học ở nước ngoài. Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam đã hoàn thành 36 tập. Hằng ngàn ngôi chùa từ thành thị đến nông thôn được trùng tu, tôn tạo; hằng vạn pho tượng cổ, bao lam, hoành phi, câu đối... được chăm sóc, gìn giữ. Đó là những công trình kiến trúc, những tác phẩm mỹ thuật mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.