28
MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 1 TP. Hồ CHí Minh: Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trường Theo Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2017, TP.HCM sẽ hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường tại địa phương. Theo đó, TP sẽ tăng cường vệ sinh các tuyến kênh rạch hở, đảm bảo chức năng tiêu thoát nước; tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao xen lẫn trong các khu dân cư và dọc các tuyến kênh rạch; thường xuyên giám sát việc xả thải của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động ngoài khu công nghiệp. Thành phố sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các đơn vị sản xuất, kinh doanh có phát sinh nước thải gây ô nhiễm môi trường về nguồn nước, hướng đến kéo giảm và chấm dứt việc xả thải vượt Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Về quản lý chất thải, đẩy mạnh quản lý lực lượng thu gom rác dân lập và các Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích tại các quận, huyện; kiểm tra, giám sát hoạt động của các trạm trung chuyển chất thải rắn đảm bảo hợp vệ sinh, không gây ảnh hưởng môi trường khu dân cư; triển khai phương án đấu thầu công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. PV Dự án phát triển năng lượng tái tạo Cục Hợp tác kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) đã viện trợ không hoàn lại 2,43 triệu USD cho Dự án phát triển năng lượng tái tạo (REDP) của Việt Nam. Toàn bộ dự án REDP có tổng trị giá 318,3 triệu USD; trong đó 202,2 triệu USD được tài trợ bởi Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB, SECO 2,3 triệu USD và phần còn lại là vốn đối ứng trong nước. Mục đích tăng cung cấp điện vào lưới điện quốc gia từ các nguồn năng lượng tái tạo trên cơ sở bền vững về tài chính, môi trường và xã hội. Ước tính có khoảng gần 25 tiểu dự án của doanh nghiệp tư nhân sẽ được vay vốn từ REDP thông qua các ngân hàng thương mại. REDP bao gồm 3 hợp phần: Đầu tư xây dựng các dự án năng lượng tái tạo; Xây dựng khung chính sách phát triển và phát triển các dự án năng lượng tái tạo tương lai. Bộ Công Thương, các chủ đầu tư và các đối tác khác trong dự án sẽ được thụ hưởng sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính. Nằm trong khuôn khổ REDP, đã có 7 dự án thủy điện nhỏ được phê duyệt vay vốn 55 triệu USD (thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV) với tổng công suất lên tới 94,2MW; trong đó có 3 dự án thuộc tỉnh Lào Cai, gồm: Sùng Vui, Nậm Tha 4, Nậm Tha 5; 3 dự án thuộc tỉnh Sơn La gồm: Pá Chiến, Nậm Khánh và Nậm Hoa 2; 1 dự án thuộc tỉnh Hòa Bình là Đồng Chum 2. Ngoài ra, cũng có 10 dự án điện với tổng công suất 109 MW đã đăng ký vay vốn lên tới 65 triệu USD. PV Hãy hành động vì môi trường đô thị xanh bền vững Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2016, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã có văn bản đề nghị các đơn vị thành viên tổ chức các hoạt động mít tinh, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường trong cán bộ công nhân viên của đơn vị. Bên cạnh đó, các đơn vị tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải, nạo vét sông suối, hệ thống thoát nước, tăng cường các biện pháp chống bụi; làm vệ sinh công nghiệp, trồng cây cảnh tạo cảnh quan trụ sở, nơi làm việc, tuyến đường giao thông, mặt bằng công nghiệp; rà soát, triển khai xây dựng các công trình môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đầy đủ theo cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được duyệt. Chiến dịch làm cho thế giới sạch được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ chức vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm. Chiến dịch đã trở thành một sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người và hơn 130 quốc gia tham gia. PV TIN TỨC

TP. Hồ CHí Minh: Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 1

TP. Hồ CHí Minh: Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trườngTheo Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2017, TP.HCM sẽ hỗ trợ xử

lý các điểm gây ô nhiễm môi trường tại địa phương. Theo đó, TP sẽ tăngcường vệ sinh các tuyến kênh rạch hở, đảm bảo chức năng tiêu thoátnước; tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm caoxen lẫn trong các khu dân cư và dọc các tuyến kênh rạch; thường xuyêngiám sát việc xả thải của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp,cụm công nghiệp; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạtđộng ngoài khu công nghiệp.

Thành phố sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các đơn vị sản xuất, kinhdoanh có phát sinh nước thải gây ô nhiễm môi trường về nguồn nước,hướng đến kéo giảm và chấm dứt việc xả thải vượt Quy chuẩn kỹ thuậtvề môi trường. Về quản lý chất thải, đẩy mạnh quản lý lực lượng thugom rác dân lập và các Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích tại cácquận, huyện; kiểm tra, giám sát hoạt động của các trạm trung chuyển

chất thải rắn đảm bảo hợp vệ sinh, không gây ảnh hưởng môi trường khu dân cư; triển khai phương án đấu thầu công tácthu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

PV

Dự án phát triển năng

lượng tái tạoCục Hợp tác kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO)

đã viện trợ không hoàn lại 2,43 triệu USD cho Dựán phát triển năng lượng tái tạo (REDP) của ViệtNam. Toàn bộ dự án REDP có tổng trị giá 318,3triệu USD; trong đó 202,2 triệu USD được tài trợbởi Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB,SECO 2,3 triệu USD và phần còn lại là vốn đối ứngtrong nước. Mục đích tăng cung cấp điện vào lướiđiện quốc gia từ các nguồn năng lượng tái tạotrên cơ sở bền vững về tài chính, môi trường và xãhội. Ước tính có khoảng gần 25 tiểu dự án củadoanh nghiệp tư nhân sẽ được vay vốn từ REDPthông qua các ngân hàng thương mại.

REDP bao gồm 3 hợp phần: Đầu tư xây dựngcác dự án năng lượng tái tạo; Xây dựng khungchính sách phát triển và phát triển các dự ánnăng lượng tái tạo tương lai. Bộ Công Thương,các chủ đầu tư và các đối tác khác trong dự án sẽđược thụ hưởng sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính.Nằm trong khuôn khổ REDP, đã có 7 dự án thủyđiện nhỏ được phê duyệt vay vốn 55 triệu USD(thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV)với tổng công suất lên tới 94,2MW; trong đó có 3dự án thuộc tỉnh Lào Cai, gồm: Sùng Vui, Nậm Tha4, Nậm Tha 5; 3 dự án thuộc tỉnh Sơn La gồm: PáChiến, Nậm Khánh và Nậm Hoa 2; 1 dự án thuộctỉnh Hòa Bình là Đồng Chum 2. Ngoài ra, cũng có10 dự án điện với tổng công suất 109 MW đãđăng ký vay vốn lên tới 65 triệu USD.

PV

Hãy hành động vì môi trường

đô thị xanh bền vữngHưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm

2016, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đãcó văn bản đề nghị các đơn vị thành viên tổ chức các hoạtđộng mít tinh, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức,ý thức về bảo vệ môi trường trong cán bộ công nhân viêncủa đơn vị. Bên cạnh đó, các đơn vị tổ chức ra quân làm vệsinh môi trường, thu gom xử lý rác thải, nạo vét sông suối, hệthống thoát nước, tăng cường các biện pháp chống bụi; làmvệ sinh công nghiệp, trồng cây cảnh tạo cảnh quan trụ sở,nơi làm việc, tuyến đường giao thông, mặt bằng côngnghiệp; rà soát, triển khai xây dựng các công trình môitrường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đầyđủ theo cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môitrường đã được duyệt.

Chiến dịch làm cho thế giới sạch được Chương trình Môitrường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổchức vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm. Chiến dịch đã trởthành một sự kiện môi trường quốc tế thường niên quantrọng, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệungười và hơn 130 quốc gia tham gia.

PV

TIN TỨC

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016)2

TIÊU ĐIỂM

PV: Trong quá trình phát triển 80

năm, công tác bảo vệ môi trường

luôn được TKV quan tâm đầu tư

nhiều nguồn lực, đổi mới công

nghệ khai thác, đồng thời nâng cao

nhận thức, ý thức CBCNLĐ trong

TKV về công tác bảo vệ môi trường.

Ông có thể điểm lại những nét nổi

bật về kết quả bảo vệ môi trường

của TKV đã thực hiện được thời

gian qua?

ÔNG VŨ ANH TUẤN: Từ khi đượcthành lập đến nay, cùng với việc đầutư phát triển sản xuất kinh doanh,công tác bảo vệ môi trường luôn đượcTKV quan tâm thực hiện và đạt đượcnhiều kết quả:

- Quy hoạch, sắp xếp lại các bếncảng, đường vận chuyển, nhà máytuyển than, nhà máy cơ khí; chủ độngdi dời nhiều công trình sản xuất khỏitrung tâm TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả.Xây dựng Đề án bảo vệ môi trườngvùng than Quảng Ninh đến năm 2020,định hướng đến năm 2030. Xây dựng45 trạm xử lý nước thải mỏ than đảm

bảo thu gom, xử lý nước thải mỏ đạttiêu chuẩn môi trường; đầu tư xâydựng nhà máy xử lý chất thải nguy hạitại Quảng Ninh thu gom, xử lý triệt đểchất thải nguy hại của các đơn vị. Chấtthải rắn sản xuất thông thường đượcthu gom, đổ thải đúng quy hoạch,thiết kết. Cải tạo phục hồi môi trườngtrên 800 ha bãi thải, khai trường mỏ đãkết thúc.Công tác chống bụi thườngxuyên được các đơn vị thành viên TKVquan tâm thực hiện...

Đổi mới công nghệ, thiết bị côngnghệ theo hướng: Áp dụng công nghệcơ giới hoá trong khai thác hầm lò,giảm tiêu hao gỗ chống lò từ 45-50m3/1000 tấn than xuống còn14,1m3/1000 tấn; giảm tổn thất tàinguyên từ 45-50% xuống còn 24,2%,nâng cao mức độ an toàn. Đổi mớithiết bị khai thác lộ thiên hiện đại,công suất lớn (máy xúc dung tích10m3, ô tô trọng tải 100 tấn, băng tảiđá...) tăng năng suất, tiết kiệm nhiênliệu, hạn chế khí thải, giảm tổn thất tài

nguyên từ 15-18% xuống còn 5,3%.Tận thu các loại than chất lượng ngoàitiêu chuẩn, xây dựng nhà máy điện sửdụng than chất lượng thấp nâng caohiệu quả sử dụng tài nguyên.

PV: Để thực hiện hiệu quả công

tác bảo vệ môi trường, trong quá

trình triển khai, đầu tư các dự án

khai thác khoáng sản, TKV đã

kiểm tra, giám sát như thế nào để

đảm bảo các đơn vị, doanh

nghiệp thành viên thực hiện đúng

quy định mà TKV đưa ra?

ÔNG VŨ ANH TUẤN: Hằng nămTKV tổ chức đoàn kiểm tra gồm cácphòng ban chuyên môn của Tập đoànđi kiểm tra công tác bảo vệ môi trườngcác đơn vị nhằm phát hiện nhữngthiếu sót, kịp thời chấn chỉnh; TKVcũng phối hợp với Cục Cảnh sát Môitrường, Cục Kỹ thuật an toàn và Môitrường công nghiệp - Bộ CôngThương, Tổng cục Môi trường - Bộ TàiNguyên và Môi trường, Sở Tài nguyênvà Môi trường Quảng Ninh tổ chứckiểm tra việc chấp hành các quy định

TậP ĐOÀN CÔNG NGHIệP THAN - KHOÁNG SảN VIệT NAM (TKV)

Phát triển theo hướng

THANH TÚ (thực hiện)

BỀN VỮNG80 năm qua, TKV đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã

hội của đất nước. Tuy nhiên sau hoạt động khai thác là những hệ lụy liên quan đến môi

trường, sinh thái. Nhận thức được vấn đề này, TKV đã đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ

môi trường, song song với khai thác sản xuất kinh doanh than để phát triển theo hướng

bền vững. Hướng đến mục tiêu thành ngành sản xuất thân thiện hơn với môi trường theo

quy hoạch phát triển ngành Than đến năm 2020, tầm nhìn 2030, TKV đang triển khai

đồng bộ, tổng thể nhiều đề án, giải pháp bảo vệ môi trường. PV TCCT đã có cuộc trao đổi

với ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc TKV xung quanh vấn đề này. Xin trân trọng

giới thiệu cùng bạn đọc.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 3

TIÊU ĐIỂM

về bảo vệ môi trường tại các đơn vịthành viên; ngoài ra trong quá trìnhđiều hành sản xuất, các ban chuyênmôn của TKV cũng thường xuyên kiểmtra, chỉ đạo các đơn vị kịp thời khắcphục các tồn tại phát sinh.

Nhìn chung mỗi năm, các đơn vịthành viên của TKV được kiểm tra từ 04- 05 lần về công tác bảo vệ môi trường,nhờ đó đã kịp thời phát hiện và chấnchỉnh những thiếu sót, tồn tại; khôngđể xảy ra vi phạm, ảnh hưởng lớn trongcông tác bảo vệ môi trường.

PV: Trên thực tế, vẫn còn nhiều tồn

tại, bất cập về công tác bảo vệ môi

trường, điển hình là việc xử lý chất

thải, hoàn thổ các bãi thải của các

doanh nghiệp khai thác than. Ông

đánh giá như thế nào về vấn đề

này? Theo ông, các doanh nghiệp

của TKV hiện còn gặp khó khăn,

vướng mắc trong việc triển khai,

thực hiện các dự án, đề án bảo vệ

môi trường như thế nào?

ÔNG VŨ ANH TUẤN: Việc triển khaicác dự án bảo vệ môi trường, nhất làcác dự án về thu gom xử lý nước thải,chất thải, cải tạo phục hồi môi trườngcủa các đơn vị thành viên thời gian quađược TKV ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn từQuỹ Môi trường tập trung, được chínhquyền địa phương tạo thuận lợi tronggiải phóng mặt bằng; tuy nhiên còngặp một số khó khăn, vướng mắc ảnhhưởng đến việc triển khai các dự án:

- Việc giải phóng mặt bằng ở mộtsố nơi còn gặp khó khăn do người dânyêu cầu giá đền bù quá cao so với quyđịnh của Nhà nước, do phụ thuộc vàotiến độ kết thúc sản xuất của doanhnghiệp ngoài TKV nên đã ảnh hưởngđến tiến độ triển khai các dự án bảo vệmôi trường cũng như tiến độ cải tạophục hồi môi trường bãi thải.

- TKV đã chủ động lập Quỹ Môitrường tập trung từ 1,5% doanh thuthan và khoáng sản để tạo nguồn thựchiện các công trình môi trường, chophép các đơn vị thành viên chi 0,5% chiphí sản xuất cho công tác bảo vệ môitrường thường xuyên. Tuy nhiên, doảnh hưởng của giá than và khoáng sảnxuống thấp, yêu cầu đối với bảo vệ môitrường ngày càng cao, nên nguồn kinhphí cho bảo vệ môi trường chưa đápứng được yêu cầu.

PV: Thưa ông, để những khó khăn,

vướng mắc trong công tác bảo vệ

môi trường cho các doanh nghiệp

TKV cần triển khai những biện

pháp gì?

ÔNG VŨ ANH TUẤN: Để tháo gỡkhó khăn, vướng mắc trong công tácbảo vệ môi trường cho các đơn vịthành viên, TKV đã và đang triển khaicác biện pháp chủ yếu sau:

- Chỉ đạo các đơn vị thành viên bámsát các cơ quan có thẩm quyền để giảiquyết nhanh các thủ tục về đầu tư, môitrường, xây dựng, đất đai đối với các dựán môi trường.

- Phối hợp chặt chẽ với chínhquyền địa phương và doanh nghiệp cóliên quan trong đền bù giải phóng mặtbằng, nhất là những vị trí còn vướngmắc để đẩy nhanh tiến độ triển khaicác dự án bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên nguồn vốn Quỹ Môitrường tập trung cho các công trìnhmôi trường trọng điểm, có tác độnglớn đến môi trường, dân cư; sử dụngnguồn kinh phí bảo vệ môi trườngthường xuyên ở các đơn vị hợp lý, hiệuquả. Chỉ đạo các đơn vị thành viên chủđộng thực hiện công tác bảo vệ môitrường bằng các nguồn vốn của mình.

PV: Theo ông, Chính phủ cần có

những cơ chế, chính sách gì để hỗ

trợ cũng như tháo gỡ khó khăn,

vướng mắc cho các doanh nghiệp

khai thác khoáng sản nói chung

và ngành Than nói riêng trong

việc thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ

môi trường?

ÔNG VŨ ANH TUẤN: Nhằm tháogỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợicho các doanh nghiệp khai tháckhoáng sản nói chung và ngành Thannói riêng trong việc thực hiện tốtnhiệm vụ bảo vệ môi trường, đề nghịChính phủ và các bộ, ngành nghiêncứu:

- Sửa đổi các quy định trong cácvăn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ môitrường năm 2014 theo hướng gộp cácthủ tục, giấy phép về môi trường đốivới các dự án khai thác mỏ để giảm bớtthủ tục hành chính.

- Đối với diện tích đất rừng sử dụngcho khai thác mỏ hiện nay vừa phảithực hiện trồng rừng thay thế, vừa phảitrồng cây cải tạo phục hồi môi trườngsau khai thác. Đề nghị sửa đổi Nghị

định số 23/2006/NĐ-CP ngày03/3/2006 theo hướng các dự án khaithác mỏ không phải thực hiện trồngrừng thay thế, dành nguồn lực chotrồng cây cải tạo phục hồi môi trườngsau khai thác mỏ.

- TKV hiện được phép trích 1,5%doanh thu than và khoáng sản cho QuỹMôi trường tập trung. Để tạo sự chủđộng, thuận lợi cho việc triển khai côngtác bảo vệ môi trường, đề nghị nghiêncứu sửa đổi Thông tư số 206/2012/TT-BTC ngày 26/12/2012 của Bộ Tài chínhtheo hướng không phải trình các bộthông qua Kế hoạch sử dụng Quỹ Môitrường tập trung hàng năm.

PV: Hướng đến mục tiêu thành

ngành sản xuất thân thiện hơn với

môi trường theo quy hoạch phát

triển ngành Than đến năm 2020,

tầm nhìn 2030, thời gian tới TKV

sẽ triển khai thực hiện định hướng

phát triển sản xuất như thế nào để

đảm bảo sản xuất gắn với bảo vệ

môi trường?

ÔNG VŨ ANH TUẤN: Trong thờigian tới TKV sẽ triển khai thực hiện pháttriển sản xuất theo các định hướng sau:

- Đầu tư chuyển dần từ khai thác lộthiên sang khai thác hầm lò theo Quyhoạch phát triển ngành than đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tiếptục đầu tư đổi mới công nghệ khai thácmỏ theo hướng hiện đại, tiết kiệmnăng lượng, tận thu tối đa tài nguyên.Tiếp tục quy hoạch, sắp xếp lại các bếncảng, đường vận chuyển, đầu tư cáctuyến băng tải thay thế ô tô vậnchuyển than ngoài mỏ; di dời Nhà máytuyển than Nam Cầu Trắng và các côngtrình phục vụ sản xuất khác khỏi khuvực đông dân cư nhằm cải thiện môitrường, tạo điều kiện phát triển đô thị.

- Tăng cường công tác bảo vệ môitrường trong hoạt động khai thác mỏ,giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường,dân cư: Ưu tiên đổ thải kết thúc trướccác khu vực bãi thải nhìn được từ Quốclộ 18A để cải tạo phục hồi môi trường;thu gom, xử lý nước thải và các loại chấtthải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường;nạo vét suối thoát nước; tăng cườngchống bụi và vệ sinh môi trường khuvực sản xuất; thực hiện nghiêm túc cácquy định của Luật Bảo vệ môi trường.

PV: Xin cảm ơn ông!

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016)4

Những tác động rõ nét nhấttới môi trường do khai tháckhoáng sản ở Việt Nam đólà: Làm biến dạng diện mạo

và cảnh quan khu vực; chiếm dụngnhiều diện tích trồng cây xanh để mởkhai trường và đổ đất đá thải; làm ônhiễm nguồn nước, đất đai quanh mỏ;thay đổi môi trường văn hóa, xã hội cảtích cực lẫn tiêu cực. Chính vì vậy hoànthổ là nghĩa vụ bắt buộc của cácdoanh nghiệp sau khi kết thúc hoạtđộng khai thác khoáng sản. Theo đó,khi doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghịcấp giấy phép khai thác khoáng sản,các cơ quan chức năng đều đánh giátác động của dự án tới môi trường đểcó phương án phục hồi, cải tạo môitrường. Trước khi được cấp phép khaithác, tất cả các đơn vị đều phải nộptiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi

trường theo quy định. Tuy nhiên, côngtác phục hồi, cải tạo môi trường saukhai thác còn nhiều bất cập, chưađược các doanh nghiệp quan tâm,thực hiện nghiêm túc. Theo báo cáocủa Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiệnnay cả nước có khoảng 450 mỏ khaithác khoáng sản do Nhà nước quản lý,khai thác, các hoạt động khai tháckhoáng sản có tác động rất lớn tớidiện tích rừng, do phải chuyển đổimục đích phục vụ cho khai tháckhoáng sản. Diện tích chiếm dụng đấtrừng cho hoạt động khai thác khoángsản ở một số tỉnh như: Bắc Giang (diệntích chiếm dụng đất rừng của mỏ thanĐồng Rì là 1.343 ha, các mỏ khai thácthan khác là 343,52 ha); Quảng Nam(mỏ vàng Bồng Miêu, mỏ vàng PhướcSơn chiếm dụng 302,3 ha, các mỏ khaithác đá, cát chiếm dụng gần 200 ha...,

song việc kịp thời hoàn phục môitrường, trồng lại rừng tại các khu vựckết thúc khai thác hầu như chưa đượcquan tâm thực hiện. Theo ông TôQuốc Trị - Phó Phòng Môi trường củaCông ty TNHH MTV Môi trường mỏ,hiện ngành Khai khoáng đang ápdụng 2 phương pháp chính là khaithác lộ thiên và khai thác hầm lò. Trìnhđộ công nghệ khai thác nhất là côngnghệ khai thác hầm lò của nước ta cònlạc hậu so với các nước có nền côngnghiệp phát triển vài thập niên. Hậuquả trong khai thác khoáng sản bằngphương pháp thủ công, công nghệ lạchậu như hiện nay tại hầu hết cảc mỏ ởnước ta sẽ ảnh hưởng đến môi trườngsống nhiều năm sau. Bởi thực tế, hầuhết những mỏ khoáng sản được khaithác xong đều là những hố sâu thămthẳm, không thì cũng là những vùng

CảI TạO, PHụC HồI MÔI TRườNG:

Cần nâng cao trách nhiệm của đơn vị khai thác

MINH Đỗ

TIÊU ĐIỂM

Theo quy định, cải tạo,

phục hồi môi trường sau

khai thác khoáng sản là

một trong những điều kiện

bắt buộc để doanh nghiệp

được cấp mỏ khoáng sản.

Các doanh nghiệp khai thác

khoáng sản phải ký quỹ cải

tạo, phục hồi môi trường.

Tuy nhiên, công tác cải tạo,

phục hồi môi trường sau

khi kết thúc khai thác

khoáng sản còn nhiều hạn

chế, bất cập; nhiều doanh

nghiệp còn thờ ơ, không

quan tâm tới việc phục hồi

cải tạo môi trường. Hoàn nguyên môi trường tại khu vực bãi thải Ảnh: CTV

đất hoang sơ không sử dụng được vớicác dạng địa hình có tiềm năng gâysạt lở cao, làm ô nhiễm môi trường,gây nguy hiểm cho con người, súc vật,động vật hoang dã trong khu vực saukhai thác. Theo thống kê của Ban Môitrường (Tập đoàn Than - Khoáng sảnViệt Nam - TKV), hiện nay, trên địa bàntỉnh Quảng Ninh có tổng số 3.137hacần phải cải tạo phục hồi môi trườngtại các bãi thải mỏ. Chủ yếu là các bãithải trong khai thác lộ thiên tập trungở Hạ Long, Cẩm Phả như: Bãi thảiChính Bắc - Núi Béo, Nam Lộ Phong,Ngã Hai - Quang Hanh, Mông Dương -Đèo Nai, Đông Cao Sơn - Cọc Sáu…Các bãi thải đều có diện tích lớn, nằmở độ cao từ 250-300m, không đượcphân tầng có độ nghiêng 30-40 độ.Đất đá thải có độ liên kết yếu và có cấutrúc bở rời là đặc điểm chính của bãithải mỏ than. Nhiều bãi thải có nguồngốc hàng chục, thậm chí hàng trămnăm hiện đã nằm trong khu đô thị, bịcác khu dân cư hình thành sau nàybao bọc xung quanh hoặc nằm sátngay chân bãi thải như các bãi thảiNam Đèo Nai, Nam Lộ Phong, đồngthời các bãi thải cũng có xu hướng mởrộng, tiến dần về các khu dân cư nhưCao Sơn, Khe Rè, các bãi thải mới hìnhthành tại Mạo Khê - Đông Triều. Dovậy, khi cải tạo các bãi thải này, đòi hỏi

chi phí cao, việc di dân ra khỏi các khuvực chân bãi thải là một vấn đề lớn docó nhiều khó khăn trong bố trí tái địnhcư, kinh phí đền bù..., thời gian qua,Tập đoàn đã cải tạo, phục hồi môitrường được gần 800 ha bãi thải vớitổng số kinh phí trên 500 tỉ đồng.Một số bãi thải hiện nay đã ổn định,cây phát triển phủ xanh kín như rừng.Trong đợt mưa lũ vừa qua, các bãithải đã được cải tạo, phục hồi môitrường ổn định, an toàn. Tuy nhiên,việc cải tạo môi trường chỉ có thểthực hiện đối với những bãi thải đãkết thúc đổ thải, đạt giới hạn thiết kếvà phụ thuộc vào tiến độ triển khaithực hiện. Dự kiến năm 2020, Tậpđoàn tiếp tục cải tạo phục hồikhoảng 837ha các bãi thải, khaitrường khi kết thúc hoạt động.

Để đảm bảo thực hiện tốt về cảitạo môi trường, cần tăng cường côngtác tuyên truyền pháp luật về bảo vệmôi trường trong lĩnh vực khoáng sản;tăng cường nghiên cứu, ứng dụng vàchuyển giao công nghệ sạch, thânthiện với môi trường ở lĩnh vực khaithác, chế biến khoáng sản; phát triểncác công nghệ xử lý và tái chế, tái sửdụng chất thải; lĩnh vực chế biếnkhoáng sản và phục hồi môi trường...Đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả

hoạt động của các cơ quan quản lýNhà nước và việc giám sát của nhândân, các tổ chức chính trị-xã hội; ưutiên quyền và lợi ích hợp pháp củanhân dân địa phương nơi có khoángsản; đẩy mạnh công tác thanh tra,kiểm tra hoạt động khoáng sản gắnvới bảo vệ môi trường; xử lý nghiêmcác hành vi vi phạm. Chế tài phải đủmạnh để xử lý các hành vi vi phạm gâyô nhiễm môi trường do hoạt độngkhai thác, chế biến khoáng sản. Cácngành chức năng tăng cường kiểmtra, chỉ đạo các doanh nghiệp thựchiện nghiêm Quyết định số18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 củaThủ tướng Chính phủ về cải tạo, phụchồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phụchồi môi trường đối với hoạt động khaithác khoáng sản. Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho rằng:Nên điều chỉnh quy định phí bảo vệmôi trường có tính đến mức độ ônhiễm môi trường như hệ số bóc đấtđá trong khai thác lộ thiên, tỷ lệ thuhồi tinh quặng từ quặng nguyên khai,thành phần chất gây ô nhiễm trongquặng. Quy định cụ thể cách tính toánkhoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồimôi trường đối với các trường hợpthời gian khai thác mỏ, theo giấy phépkhác với thời gian đã dự tính trongbáo cáo đầu tư và báo cáo đánh giátác động môi trường; quy định cụ thểđịnh mức tính toán cho công tác cảitạo, phục hồi môi trường. Bổ sungquy định về cải tạo, phục hồi môitrường chung cho các khu vực khaithác khoáng sản có nhiều tổ chức, cánhân cùng khai thác; quy trình, hạngmục cải tạo, phục hồi môi trường đốivới từng loại hình khai thác; nội dungtham vấn ý kiến cộng đồng cho côngtác này; tính toán khoản tiền ký quỹ,hệ số trượt giá theo thực tế... Các đốitượng được phép khai thác khoángsản phải ký quỹ với số tiền bằng tổngkinh phí thực hiện cải tạo, phục hồi,nhằm bảo đảm chắc chắn nguồn tàichính cho việc cải tạo, phục hồi môitrường sau khai thác một cách cóhiệu quảv

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 5

TIÊU ĐIỂM

Cánh đồng lúa được phục hồi sau khai thác than tại mỏ Núi Hồng ( Thái Nguyên)Ảnh: CTV

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016)6

TIÊU ĐIỂM

THỰC TRẠNG BỨC XÚC

Việt Nam có hơn 5.000 điểm mỏ với khoảng 60 loạikhoáng sản khác nhau và có 1.100 doanh nghiệp khaikhoáng. Tổng cục địa chất và khoáng sản đã khoanhđịnh, công bố 197 khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻthuộc 30 tỉnh, thành phố với 23 loại khoáng sản; xâydựng kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện các quyếtđịnh công bố khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tạicác địa phương. Tính đến ngày 25/6/2016, đã nghiệmthu 42 báo cáo tính tiền sử dụng số liệu, thông tin kếtquả điều tra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản đã vàđang tác động xấu đến môi trường xung quanh như:tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường, tích tụvà phát tán chất thải, làm ảnh hưởng đến việc sử dụngnguồn nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòngthải axit mỏ… Những hoạt động khai thác khoáng sản,đặc biệt khai thác than, titan, bauxite đang phá vỡ cânbằng hệ sinh thái, gây ô nhiễm nặng nề với môi trường,trở thành vấn đề cấp bách đối với cộng đồng. Toànquốc đã chuyển mục đích sử dụng 11.312 ha rừng, đấtlâm nghiệp sang khai thác khoáng sản, song việc kịp

Nâng cao quản lýnhà nướctrong khai thác khoáng sản- bảo vệ môi trường

PHạM SơN

Những năm gần đây, hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây

nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh; biểu hiện rõ nét nhất là việc sử

dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên, tác động đến cảnh quan và

làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhà nước cần có định hướng và giải pháp tích

cực để khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn khoáng sản hiện nay.

Khai thác khoáng sản - Ảnh minh họa

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 7

TIÊU ĐIỂM

thời hoàn thổ môi trường, trồng lạirừng tại các khu vực kết thúc khai tháchầu như chưa được quan tâm thựchiện. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyếncho rằng: Đáng lo ngại nhất là cáchoạt động khai thác, chế biến khoángsản quy mô nhỏ đang diễn ra khá phổbiến ở nước ta. Do vốn đầu tư của cácdoanh nghiệp này hạn chế, khai thácbằng phương pháp thủ công, bán cơgiới, công nghệ lạc hậu và nhất là chạytheo lợi nhuận, ý thức chấp hành luậtpháp chưa cao nên các chủ cơ sở ítquan tâm đến công tác bảo vệ môitrường, an toàn lao động, bảo vệ tàinguyên khoáng sản, để lại nhiều hậuquả xấu đến môi trường. Đa số các mỏđang hoạt động hiện nay sản lượngkhai thác thấp hơn nhiều so với sảnlượng được cấp phép, hoạt độngkhông tuân thủ dự án, thiết kế và báocáo đánh giá tác động môi trường,hoặc bản cam kết được duyệt. Đất đáthải loại trong khai thác khoáng sảncũng là nguyên nhân gián tiếp dẫnđến tác động cộng hưởng về phát thảibụi từ các mỏ, gây suy giảm môitrường không khí do nhiễm bụi tại cáckhu dân cư ở trong vùng khai thác.Trên các mỏ than thường có cácnguyên tố Ti, Mn... với hàm lượng caoCác khoáng vật sulphua có trong thancòn chứa Zn, Cd, Hg... làm cho bụi mỏtrở nên độc hại với sức khỏe conngười. Trong khai thác mỏ kim loại, tácđộng rõ nét nhất là tàn phá mặt đất,ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thựcvật. Việc khai thác vật liệu xây dựng,nguyên liệu cho sản xuất phân bón vàhóa chất như đá vôi làm ô nhiễmkhông khí, ô nhiễm nước nghiêmtrọng. Do quy trình khai thác lạc hậu,không có hệ thống thu bụi nên hàmlượng bụi tại những nơi này thườnglớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn chophép.

Tình trạng thất thoát, lãng phí,kém hiệu quả và ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng xảy ra thường xuyên ởhầu hết các dự án khai thác khoángsản, do công tác lập, thực hiện quyhoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dựán thiếu cơ sở, chưa tính toán đến cácchi phí, lợi ích về mặt xã hội và môitrường; thời gian dự án kéo dài, thủtục hành chính phiền hà và qua nhiều

công đoạn; năng lực nhà thầu, tư vấncòn nhiều hạn chế. Hậu quả môitrường mà một số địa phương đangphải gánh chịu là làm ô nhiễm nướcsông, cản trở thuyền bè qua lại vànguy cơ gia tăng tai nạn giao thôngđường thủy. Đặc biệt, gây sạt lởnghiêm trọng các bờ sông, nhất là ởsông Đồng Nai và sông Sài Gòn đã vàđang sạt lở nặng nề nhất. Nguyênnhân chính là, do sự phát triển ồ ạt,nhưng thiếu quy hoạch, công nghệlạc hậu và công tác thanh tra, kiểm tra,giám sát trong lĩnh vực thăm dò, khaithác, chế biến khoáng sản còn nhiềuhạn chế, dẫn đến sự ô nhiễm môitrường ở nhiều địa phương hiện nay.

Để nâng cao hiệu quả công tácquản lý nhà nước về khoáng sản, cácchuyên gia môi trường đề nghị, Nhànước cần sớm hoàn thiện hệ thốngchính sách pháp luật về khoáng sảngiúp nâng cao hiệu quả quản lýkhoáng sản nhưng vẫn phải tạo điềukiện cho các doanh nghiệp tham giahoạt động khoáng sản phát triển; Tiếptục rà soát, xây dựng định mức kinh tế- kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầuđiều tra cơ bản về địa chất; Rà soát,xây dựng và ban hành bổ sung cácvăn bản pháp luật nhằm tạo hànhlang pháp lý đầy đủ cho công tácQuản lý Nhà nước về khoáng sản; Tiếptục thực hiện tốt các nghị quyết, chiếnlược, chương trình, chỉ thị, đề án,nhiệm vụ về khoáng sản; Triển khaihợp tác quốc tế trong điều tra địachất, khoáng sản biển sâu; lập bản đồđịa chất, khoáng sản, khu vực địa chấttai biến. Đánh giá tiềm năng tàinguyên từng loại, nhóm khoáng sảnquan trọng, đặc biệt là trong các cấutrúc địa chất, có triển vọng khoángsản đến độ sâu 500 m và một số vùngđến 1000m phục vụ thăm dò, khaithác, chế biến và dự trữ quốc gia; Hợptác thăm dò, khai thác tài nguyênkhoáng sản ở nước ngoài phục vụ nhucầu trong nước; Tăng cường quản lývà điều tra di sản địa chất, công viênđịa chất; Tiếp tục thực hiện đấu giá,khoanh định và công bố khu vực cókhoáng sản phân tán, nhỏ lẻ để giaocác địa phương quản lý; Chú trọngcông tác điều tra cơ bản tạo tiền đềcho lập quy hoạch, kế hoạch khai thác,sử dụng khoáng sản hợp lý, hiệu quả;

Đẩy nhanh tiến độ cấp phép khai tháckhoáng sản đối với các hồ sơ đầy đủđiều kiện cấp phép.

Hoạt động bảo vệ tài nguyên vàmôi trường trong khai thác và sử dụngkhoáng sản ở nước ta hiện nay đòi hỏiphải quan tâm đến các khía cạnh: Hạnchế tổn thất tài nguyên và tác độngtiêu cực đến môi trường trong quátrình thăm dò, khai thác, chế biến;điều tra chi tiết, quy hoạch khai thácvà chế biến khoáng sản, không xuấtthô các loại nguyên liệu khoáng, tăngcường tinh chế và tuyển luyện khoángsản; đầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễmphát sinh trong quá trình khai thác vàsử dụng khoáng sản, như: Xử lý chốngbụi, chống độc, xử lý nước thải, quyhoạch xây dựng các bãi thải.

Cải tạo, phục hồi môi trường phảibảo đảm đưa môi trường, hệ sinh tháitại khu vực khai thác khoáng sản vàkhu vực bị ảnh hưởng của hoạt độngkhai thác khoáng sản về trạng tháimôi trường gần như ban đầu hoặc đạtđược các tiêu chuẩn, quy chuẩn về antoàn môi trường, bảo đảm an toàn vàphục vụ các mục đích có lợi cho conngười. Mọi tổ chức, cá nhân có liênquan đến hoạt động khai thác khoángsản phải lập đề án cải tạo, phục hồimôi trường trình cơ quan có thẩmquyền xem xét, phê duyệt. Việc thựchiện cải tạo, phục hồi môi trườngđược thực hiện ngay trong quá trìnhkhai thác khoáng sản, tăng cườngnăng lực quản lý môi trường các cấp,nhất là tập trung vào cấp quận, huyện,xã, phường; tiếp tục rà soát các quyđịnh về ký quỹ phục hồi môi trườngtrong hoạt động khai thác khoáng sảntheo hướng quy định cụ thể về địnhmức trong công tác cải tạo, phục hồimôi trường và cần làm rõ phương án,trách nhiệm cải tạo phục hồi môitrường của các tổ chức, cá nhân thamgia hoạt động khai thác, chế biếnkhoáng sản; đẩy mạnh công tác thanhtra, kiểm tra, giám sát trong hoạt độngkhai thác và chế biến khoáng sản.Nhanh chóng xây dựng các cơ chếquản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụngkhoáng sản một cách hợp lý, tiết kiệm,có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầuphát triển bền vững kinh tế, đảm bảoan ninh quốc phòngv

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016)8

Trung Quốc - một quốc gia cónhu cầu tiêu thụ các sản phẩmkhoáng sản lớn thứ hai thế giới(sau Mỹ) cho mục đích phát

triển nền công nghiệp của mình. Vớimục đích bảo tồn tài nguyên thiênnhiên và tập trung hoạt động khaithác để phục vụ cho thị trường trongnước đang phát triển mạnh, chínhsách hiện nay của Trung quốc làkhông khuyến khích xuất khẩukhoáng sản. Nhiều biện pháp đã đượcđưa ra để thực thi chính sách này, ví dụtăng lệ phí cấp phép xuất khẩu, giảmquota xuất khẩu, loại bỏ việc miễnthuế xuất khẩu đối với nhiều khoángsản công nghiệp.

Đến nay, ngành Khai khoángTrung Quốc đã tự đáp ứng đượckhoảng 92% về khoáng sản nănglượng, 80% về khoáng sản cho côngnghiệp và khoảng 70% khoáng sảncho sản xuất vật tư nông nghiệp. Tuynhiên, để đảm bảo cho các mục tiêuphát triển trong tương lai, Trung Quốcđã có chiến lược nhập khẩu khônghạn chế các loại tài nguyên khoángsản (TNKS) chiến lược; mở rộng đầu tưra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò,khai thác TNKS; thành lập trung tâmdự trữ các loại TNKS chiến lược; đưa ra

các mô hình khai thác chế biếnkhoáng sản trong nước theo hướngbền vững. Trung Quốc đã đưa ranhững sách lược cụ thể đối với cácnước đối tác của mình để “Giang rộngcánh tay thâu tóm toàn bộ tài nguyênkhoáng sản trên thế giới”. Đối vớinhững nước đang phát triển ở châu Á,châu Phi, Mỹ Latin, Trung Quốc thựchiện hỗ trợ chính thức (ODA) đổi lấyquyền khai thác mỏ. Khoáng sản khaithác ở những nước này được mang vềchế biến tiếp ở Trung Quốc. Nhờ nhậpkhẩu ồ ạt quặng Bauxite và quặng sắt,Trung Quốc đã trở thành nước xuấtsiêu về nhôm và kim loại đen trongnhững năm gần đây. Ngay đối với ViệtNam, Trung Quốc tăng cường ưu tiênnhập khẩu các sản phẩm của ngànhkhai khoáng Titan của Việt Nam để dựtrữ, trong khi trữ lượng Titan của TrungQuốc được đánh giá đứng đầu thếgiới. Cũng như Titan, các loại khoángsản khác như sắt, đồng, chì… cũngđược Trung Quốc nhập khẩu từ ViệtNam qua con đường chính thức lẫntiểu ngạch. Đây là những vấn đề đángđể suy nghĩ đối với Việt Nam.

Đối với những nước công nghiệpphát triển, Trung Quốc tìm cách “có

chân” trong hội đồng quản trị nhữngTập đoàn khoáng sản quốc tế. Để làmđược điều này, Trung Quốc áp dụngtheo hai cách. Cách thứ nhất, thu muacổ phiếu niêm yết trên các sàn giaodịch chứng khoán quốc tế. Cách thứhai, bỏ vốn vào những tập đoànkhoáng sản gặp khó khăn tài chínhphải tìm thêm vốn mới. Cả hai cáchnày đều đem lại nguồn khoáng sảndồi dào với giá cạnh tranh.

Thực tế đối với khoáng sản quýhiếm, đặc biệt là các loại có ứng dụngrộng rãi như vonfram, bismuth và đấthiếm, đang trở thành át chủ bài đốivới sự phát triển kinh tế và quốcphòng của mọi quốc gia, nhu cầu thếgiới hiện nay rất lớn, nhưng nguồncung các khoáng sản này lại rất hạnchế và tập trung chủ yếu tại TrungQuốc và nước này có nhiều chiến lượcđể kiểm soát và đẩy giá lên cao. Theothống kê: Mỹ, châu Âu và Nhật Bảntiêu thụ khoảng 55% lượng vonframnhưng chỉ sản xuất khoảng 5% tổnglượng cung toàn thế giới, phần lớnnguồn cung đến từ Trung Quốc(khoảng 85% nguồn cung và 62% trữlượng thế giới). Với hai loại còn lại,Trung Quốc cũng chiếm vị thế chủ

KHAI THÁC VÀ XUấT KHẩU KHOÁNG SảN THÔ:

Đối với ngành Khai thác khoáng sản, Việt Nam

đang đẩy mạnh thăm dò, khai thác tài nguyên để bán

ra nước ngoài. Trong khi nhiều nước trên thế giới cụ

thể là hai nền kinh tế lớn của Châu Á gồm Nhật Bản

và Trung Quốc đang tìm mọi cách “bảo toàn” tài

nguyên khoáng sản trong nước, tìm kiếm, khai thác

nguồn nguyên liệu thô ở nước ngoài để đảm bảo

nguồn cung cho sản xuất trong nước. Đây là bài học

đáng để chúng ta suy ngẫm, nhằm đưa ra các biện

pháp quyết liệt, hạn chế tình trạng “chảy máu khoáng

sản” như hiện nay.

THÙY LINH (TH)

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

Những bài học lớn

Ảnh minh họa

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 9

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

chốt trong cung cấp với khoảng 80%sản lượng bismuth và 97% đất hiếm.Trung Quốc đã và đang tận dụng tốiđa loại vũ khí ấy để tìm kiếm lợi íchriêng cho quốc gia. Ngay từ thập niên1990 trở về trước, Trung Quốc đã sớmloại bỏ các đối thủ cạnh tranh khỏicuộc chơi khi bán quặng vonfram vàđất hiếm giá rẻ của Trung Quốc trànngập thị trường thế giới, khiến hàngloạt mỏ tại phương Tây buộc phảiđóng cửa do không cạnh tranh nổi.Sau đó, Trung Quốc cũng vươn tớimua lại quyền khai thác các mỏ ở bênngoài lãnh thổ. Chẳng hạn trong năm2010, các nhà đầu tư Trung Quốc đãtiếp cận Malaga, một Công ty khaithác vonfram tại Nam Mỹ, với mục tiêuthôn tính nhưng không thành công.Trung Quốc cũng mua lại hàng loạtmỏ quặng vonfram chất lượng thấp từchâu Phi. Tại Tây Úc, thông qua khoảnđầu tư 366 triệu USD, Bắc Kinh đã sởhữu phần lớn một mỏ đất hiếm có trữlượng khá lớn của thế giới từ LynasCorp, sau khi Chính phủ Úc phủ quyếtkhông cho Trung Quốc mua kiểm soát

tập đoàn này. Sau khi mua lại các mỏkhai thác, chiến lược của Trung quốclà siết chặt nguồn cung và đẩy giá lêncao. Cụ thể năm 2003, Trung Quốc đãhạn chế xuất khẩu quặng vonfram,năm 2007 áp thuế xuất khẩu 15% lêncác sản phẩm từ vonfram và giảm hạnngạch còn 14.900 tấn trong năm. Kếtquả là giá vonfram đã tăng xấp xỉ balần từ năm 2004 đến nay. Đối với bismuth, kịch bản tương tự cũng diễnra khi Chính phủ Trung Quốc tuyên bốdừng xuất khẩu kim loại này và ápdụng chính sách cấp giấy phép đối vớibismuth vào năm 2006, khiến giá bismuth tăng gấp ba lần trong mộtnăm sau đó.

Câu chuyện về Trung Quốc có thểnhận thấy thế giới đang đứng trướcthách thức cạn kiệt tài nguyên và xuthế cạnh tranh toàn cầu về tài nguyênkhoáng sản. Nhiều quốc gia chậmphát triển nhưng có lợi thế về tàinguyên đang trở thành đối tượng đểcác quốc gia và các tập đoàn khaikhoáng có tiềm lực gây ảnh hưởng vàgiành quyền khai thác tài nguyên này.

Do vậy, cùng với việc điều chỉnh luậtvà các chính sách liên quan cho ngànhcông nghiệp khai khoáng, các quốcgia đứng trước thực tiễn đòi hỏi vềnhu cầu tăng mạnh nguồn nguyênliệu đầu vào cho các ngành côngnghiệp trong nước đã và đang triểnkhai nhiều biện pháp. Đó là, hạn chếkhai thác khoáng sản trong nước, giữnguyên hiện trạng, đóng cửa các mỏkhi chưa đủ điều kiện khai thác hoặcgây ô nhiễm môi trường, đồng thời cảitiến công nghệ chế biến nhằm tận thutối đa các sản phẩm khoáng sản cóích; tăng cường nhập khẩu khoángsản thô, các khoáng sản có nguy cơcạn kiệt, thực hiện dự trữ quốc gia vềTNKS; thúc đẩy hợp tác, liên doanhkhai thác khoáng sản. Bên cạnh đó,việc tăng cường tiềm lực tài chính, khảnăng đầu tư phát triển công nghệhiện đại và hợp lý, năng lực tổ chứcquản lý trong thăm dò, khai thác vàchế biến; khả năng bảo hộ và bao tiêusản phẩm sau khai thác là những vấnđề được nhiều nước có nền côngnghiệp phát triển quan tâmv

Đẩy mạnh nhiều dự án bảo vệ môi trườngNhằm không ngừng bảo vệ môi trường trong quá trình

khai thác, chế biến và kinh doanh than của Tập đoàn, hiệnnay, Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV tiếp tục thực hiệnnhiều dự án quan trọng. Cụ thể, Công ty đang tập trung chỉđạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án theo kế hoạchnhư: Xây dựng trạm xử lý nước thải Tràng Khê - Hồng Tháiở Thị xã Đông Triều; cải tạo phục hồi môi trường bãi thảichính Bắc (nằm trong khai trường Công ty Than Hà Lầm),bãi thải mức +25 đến +80 khu vực Khe Rè... Ngoài ra, Côngty tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nâng cao chấtlượng quản lý trong các lĩnh vực về bảo vệ môi trường đượcTập đoàn giao. Từng bước đưa hoạt động bảo vệ môitrường trở thành nhiệm vụ trọng tâm để đưa ngành côngnghiệp sản xuất than - khoáng sản theo hướng là ngành kinh tế xanh như chiến lược mà TKV đã đề ra.

Trong những năm vừa qua, Công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 45 trạm xử lý nước thải mỏ có công suấttừ 50-3.000m3/giờ. Hầu hết các trạm xử lý nước thải đều được áp dụng công nghệ tiên tiến, tuần hoàn và tự độngnên chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn của Việt Nam (theo Bộ Tài nguyên - Môi trường) và được tái sử dụngcho sản xuất tại các nhà máy, không xả ra môi trường. Bên cạnh đó, Nhà máy xử lý và tái chế chất thải công nghiệpnguy hại với tổng mức đầu tư 173 tỷ đồng, tại khu N99 xã Dương Huy, TP. Cẩm Phả được đưa vào hoạt động đã cóthể tiếp nhận và xử lý khoảng 300 tấn rác thải công nghiệp nguy hại/ngày từ các đơn vị trong Tập đoàn. Với côngsuất xử lý khoảng 2.000 tấn/năm, nhà máy có khả năng xử lý toàn bộ nguồn chất thải nguy hại phát sinh trong quátrình sản xuất của các đơn vị trong ngành than cũng như một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

PV

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 4/2016)10

Thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dụcpháp lý về kỹ thuật an toàn và bảo vệ môi trườngnăm 2016. Đầu tháng 7 vừa qua, tại Sa Pa, tỉnh LàoCai, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

đã tổ chức Hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luậtcho gần 300 đại biểu là Lãnh đạo, cán bộ làm công tác antoàn và môi trường của các Sở Công Thương, Tập đoàn,Tổng Công ty, các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thươngkhu vực phía Bắc. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được các cánbộ của cục phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về Antoàn vệ sinh lao động; Bảo vệ môi trường; An toàn Điện;Quản lý chất thải nguy hại và bảo vệ môi trường ngànhCông Thương.

Tại Hội nghị các đại biểu đã thảo luận, nêu ra vướngmắc, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện các quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành Luật An toàn vệ sinh laođộng; Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của BộCông Thương quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật cácthiết bị, dụng cụ điện; Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chấtthải nguy hại…

Kết luận Hội nghị, ông Trần Văn Lượng - Cục trưởng CụcKỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp đánh giá caokết quả Hội nghị, đặc biệt thông qua các nội dung trao đổi,thảo luận đã phần nào giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơnvề các văn bản pháp luật mới ban hành, có hướng xử lý, khắcphục những tồn tại của doanh nghiệp phù hợp hơn. Nhữngkiến nghị của các đơn vị về những bất cập trong việc thực thiquy định của pháp luật về kỹ thuật an toàn và bảo vệ môitrường sẽ được Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường côngnghiệp tổng hợp, báo cáo, đề xuất với Lãnh đạo Bộ CôngThương để từng bước tháo gỡ những khó khăn, giúp hoạtđộng của các đơn vị thuận lợi và ngày càng hiệu quả hơn.

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp đềnghị Lãnh đạo các đơn vị cần chủ động tổ chức phổ biếncác văn bản pháp luật đến cán bộ, công nhân viên và cácđơn vị thành viên; tăng cường hơn nữa công tác quản lý,kiểm tra về kỹ thuật an toàn và bảo vệ môi trường thuộcphạm vi quản lýv

THANH TÚ

Hội nghị phổ biến văn bản pháp luậtnăm 2016 khu vực phía Bắc

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 11

DOANH NGHIỆP VỚI MÔI TRƯỜNG

Trong 6 tháng đầu năm 2016,trên địa bàn Cao Bằng có 31mỏ thuộc 30 đơn vị hoạt độngkhai thác, chế biến khoáng sản

ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường vớisố tiền trên 1 tỷ 634 triệu đồng. Sở Tàinguyên và Môi trường tiến hành thẩmđịnh 05 hồ sơ báo cáo đánh giá tácđộng môi trường/Phương án cải tạophục hồi môi trường; cấp 10 giấy xácnhận đăng ký Bản Kế hoạch bảo vệmôi trường/Đề án bảo vệ môi trườngđơn giản; cấp 03 giấy xác nhận việcthực hiện công trình bảo vệ môitrường; thẩm định và ra thông báo thuphí bảo vệ môi trường đối với nướcthải công nghiệp cho 13 cơ sở thuộc10 đơn vị số tiền 39 triệu 978 nghìnđồng; cấp 02 sổ đăng ký chủ nguồnthải chất thải nguy hại. Tổ chức kiểm

tra, kiểm soát ô nhiễm tại 09 cơ sở. Vớinhững nỗ lực trong quản lý khai tháckhoáng sản công tác quản lý hoạtđộng khoáng sản trên địa bàn tỉnh CaoBằng đã có một số chuyển biến tíchcực. Hiện nay, tỉnh đã hoàn thành việckhoanh định, phê duyệt các khu vựckhông đấu giá quyền khai thác khoángsản. Chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trườngxây dựng kế hoạch đấu giá quyền khaithác khoáng sản. Hiện toàn tỉnh CaoBằng có gần 70 giấy phép khai tháckhoáng sản được cơ quan có thẩmquyền cấp, trên 30 doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực khai thác, chế biếnkhoáng sản với các loại khoáng sản:sắt, mangan, bauxite, chì-kẽm, thiếc,volfram, vàng và vật liệu xây dựngthông thường... Đa số các mỏ, điểmmỏ đều khó có thể áp dụng quy mô

khai thác công nghiệp do đã trải quacác thời kỳ khai thác. Công tác thămdò, khai thác, chế biến (sơ chế, chếbiến sâu) công nghệ khai thác đã ápdụng thường là các công nghệ đã cũ,khả năng thu hồi khoáng chưa cao.Công nghệ chế biến khoáng sản còn ởmức trung bình, một số dự án có côngnghệ cũ dẫn tới sản xuất không hiệuquả, ảnh hưởng tới môi trường. Đểtăng cường công tác bảo vệ môitrường trong hoạt động khai tháckhoáng sản trên địa bàn, hàng nămCao Bằng xây dựng kế hoạch thanh tra,kiểm tra và triển khai thực hiện. Năm2015, qua các cuộc thanh tra, kiểm tracủa Sở Tài nguyên môi trường CaoBằng đã phát hiện, xử lý vi phạm của30 tổ chức, cá nhân, xử phạt 691 triệuđồng nộp ngân sách. Trong 6 tháng

Cao Bằng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở khai tháckhoáng sản vi phạm môi trường

THÁI DươNG

Cao Bằng là một trong

những tỉnh miền núi có

nguồn tài nguyên khoáng

sản đa dạng, phong phú,

nhiều loại khoáng sản trữ

lượng lớn như thiếc, sắt,

mangan… đã và đang

được các công ty, doanh

nghiệp thăm dò, khai thác.

Tuy nhiên, hoạt động này

cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh

hưởng tiêu cực đến môi

trường. Vì vậy, việc bảo vệ

môi trường đối với ngành

khai thác khoáng sản luôn

được tỉnh đặc biệt quan

tâm, chú trọng.

Cần giám sát chặt trong quá trình khai thác khoáng sản - Ảnh minh họa

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016)12

DOANH NGHIỆP VỚI MÔI TRƯỜNG

đầu năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trườngđã tiến hành thanh tra theo kế hoạch được03 đợt tại 03 cơ sở và tiến hành kiểm trađược 14 đợt đối với 21 tổ chức, cá nhân. Xửlý vi phạm 09 tổ chức, cá nhân, tổng số tiềnxử phạt 58,6 triệu đồng. Thông qua cácchương trình thanh tra, kiểm tra đã cho thấycác cơ sở khai thác và chế biến khoáng sảncơ bản đã chấp hành tốt các quy định củapháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể như:100% đơn vị thực hiện việc lập và phêduyệt/xác nhận đánh giá tác động môitrường/cam kết bảo vệ môi trường/đề ánbảo vệ môi trường/kế hoạch bảo vệ môitrường, ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường,nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thảisản xuất công nghiệp; Thực hiện cấp sổ đăngký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, báocáo tình hình quản lý chất thải nguy hại;Chương trình quan trắc, giám sát môi trườngchất lượng môi trường theo quy định củabáo cáo đánh giá tác động đạt trên 90%. Tuynhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa thực hiệntốt việc lập hồ sơ đề nghị kiểm tra xác nhậnviệc thực hiện các công trình BVMT trước khiđi vào vận hành chính thức, kết quả thựchiện đạt khoảng 60%.

Việc phục hồi môi trường sau khi kếtthúc hoạt động khoáng sản cũng được CaoBằng quan tâm, chú trọng thực hiện như:Yêu cầu các chủ khai thác lập đầy đủ các thủtục đóng cửa mỏ theo đúng quy định, cácmỏ khai thác trước khi đóng cửa mỏ đều lậpđề án đóng cửa mỏ để trình cơ quan có thẩmquyền thẩm định, phê duyệt, trong đề ánđưa ra biện pháp hoàn thổ, phục hồi môitrường theo nội dung đề án cải tạo phục hồimôi trường đã được phê duyệt. Việc thựchiện cải tạo phục hồi môi trường trong khaithác khoáng sản chủ yếu là san lấp, tháo dỡcác công trình, ổn định bờ moong khai thác,ổn định bãi thải, cải tạo đất, trồng cây…

Thời gian tới, tỉnh Cao Bằng tiếp tục đẩymạnh công tác tuyên truyền pháp luật về tàinguyên môi trường, đặc biệt là bảo vệ môitrường dưới nhiều hình thức; huy động mọinguồn lực tổ chức triển khai Đề án tăngcường năng lực công tác quản lý nhà nướcvề tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môitrường; tăng cường công tác thanh tra, kiểmtra; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng côngnghệ tiên tiến, sản xuất sạch hơn, sử dụngnăng lượng tái tạo nhằm giảm phát sinhchất thải, tiết kiệm tài nguyên; khuyến khíchcác hoạt động giảm thiểu, tái chế, tái sửdụng chất thải trong quá trình sản xuấtv

GIANG NGUYễN

Là tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, hoạt

động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản nên song

song với việc đẩy mạnh các giải pháp sản xuất kinh

doanh, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN)

cũng triển khai nhiều giải pháp về bảo vệ môi trường

nhằm phát triển bền vững.

Với quy trình hoạt động chính là thăm dò khai thác dầu khí, lọc -hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện được thực hiệnngoài biển, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường…Trong những năm qua, PVN và các đơn vị thành viên đã chú

trọng tuyên truyền, mở nhiều lớp tập huấn đào tạo, nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường chotoàn thể cán bộ, người lao động trong Tập đoàn.

Trong sản xuất, khai thác PVN và các doanh nghiệp thành viên đềuxây dựng, trình duyệt các giải pháp bảo vệ môi trường theo các quy địnhcủa pháp luật trong nước và quốc tế. PVN và các đơn vị thành viên đãtiến hành nhiều biện pháp đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng sảnxuất, để đưa ra những sản phẩm thân thiện với môi trường. Điển hình làviệc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, sau hơn 8 năm đi vào hoạt động đã

Sản xuất các sản phẩmđạt tiêu chuẩnmôi trường

TậP ĐOÀN DầU KHÍ VIệT NAM

Cảng sản xuất sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Toàn cảnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Ảnh CTV

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 13

DOANH NGHIỆP VỚI MÔI TRƯỜNG

liên tục không ngừng cải tiến, nângcao chất lượng sản xuất từ các dòngsản phẩm sản xuất ban đầu theo tiêuchuẩn EURO2 đến nay các dòng sảnphẩm xăng dầu của Dung Quất đãtương đương tiêu chuẩn UERO3. Chấtlượng xăng được sản xuất từ Nhà máyLọc dầu Dung Quất hiện nay có hàmlượng chì nhỏ hơn 0,01mg/l lưuhuỳnh là 135ppm; Xăng, dầu diesel cóhàm lượng lưu huỳnh thấp, khí thải ítgây độc hại, với hàm lượng lưu huỳnhdao động trong khoảng 202-211pmm, thấp hơn nhiều so với quychuẩn QCVN 1:2009/BKHCN là500pmm. Sản phẩm xăng dầu củaNhà máy Lọc dầu Dung Quất đã đượccấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quảnlý chất lượng quốc tế ISO 9001:2008và nhận được Huy chương Vàng tạiHội chợ Dầu khí thế giới năm 2011.Cùng với đó, mới đây, việc xây dựngbổ sung phân xưởng thu hồi lưuhuỳnh, sản phẩm của nhà máy dự kiếnsẽ tiếp tục đạt tiêu chuẩn EURO5 vào

năm 2021. Điều này đồng nghĩa vớiviệc giảm từ 30-50% lượng phát sinhkhí thải trong tiêu thụ sản phẩm nhiênliệu của nhà máy… Đặc biệt, tronglĩnh vực sản xuất sạch hơn, PVN đãthực hiện dự án "Sử dụng khí đồnghành mỏ Rạng Đông". Đây là dự ánđầu tiên về sản xuất sạch hơn đượcLiên hợp quốc công nhận và cấpchứng chỉ giảm phát thải.

Trong thăm dò, khai thác sản xuấtxăng dầu với đặc thù là các công trìnhtrên biển, nếu xử lý chất thải khôngđảm bảo hoặc để xảy ra sự cố trongsản xuất sẽ gây hậu qủa nghiêm trọngvới môi trường. Vì vậy, PVN và các đơnvị thành viên đã chủ động, mạnh dạnđầu tư kinh phí để phòng ngừa sự cốmôi trường bằng việc đầu tư đồng bộhệ thống xử lý khí thải, với chiều caoống khói phù hợp, bảo đảm khí thải rađạt tiêu chuẩn công nghiệp TCVN5939-2005; Thiết kế, xây dựng hệthống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩnnước thải công nghiệp TCVN 5945-

2005, nước thải sinh hoạt QCVN14:2008/BTNMT, khi sử dụng hóa chất,lựa chọn những loại hóa chất thânthiện với môi trường, thường xuyênđánh giá mức độ độc hại của các hóachất đó; Thay thế các dung dịchkhoan giếng dầu dễ gây ô nhiễmbằng các loại dung dịch ít ảnh hưởngtới môi trường hơn… Song song vớiđó, các bộ phận kỹ thuật của PVN vàcác đơn vị thành viên còn triển khainghiên cứu nhiều đề tài nghiên cứukhoa học nhằm hoàn thiện công tácbảo vệ môi trường. Ngoài ra, để đảmbảo các hệ thống xử lý chất thải hoạtđộng hiệu qủa, PVN đã lắp đặt hệthống giám sát tự động chất lượngnước thải, định kỳ lấy mẫu nước thảigửi đi phân tích tại các phòng thínghiệm, từ đó có cơ sở theo dõi, điềuchỉnh kịp thời. Từ những nỗ lực trongbảo vệ môi trường, các doanh nghiệptrong PVN đã được cấp chứng nhậnđạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001,OSHAS 18001 về môi trườngv

14 MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016)

DOANH NGHIỆP VỚI MÔI TRƯỜNG

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

Với sản lượng khai thác hàng nămtrên 3 triệu tấn than nguyên khai vàkhoảng 3.000 m3 đất đá, trong quátrình khai thác than, Công ty tiến hànhđồng bộ ở tất cả các khâu sản xuất, từcác phòng ban đến từng phân xưởng,tổ, đội. Mỗi phân xưởng đều đượcquán triệt thực hiện quản lý sâu, vậnhành và sử dụng có hiệu quả các thiếtbị công nghệ để hạn chế sự phát sinhra bụi do tác động cơ học trongkhoan, nổ mìn. Các bộ phận sản xuấtđều được lắp đặt hệ thống thông gió,thoáng khí hiện đại… Xác định đầu tưđổi mới công nghệ có ảnh hưởng trựctiếp tới công tác bảo vệ môi trườngnên Than Vàng Danh đã đẩy mạnhviệc đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹthuật vào khai thác than hầm lò bằnghàng loạt công nghệ tiên tiến, như: lòchợ chống bằng các loại giá thủy lựcdi động: XDY- 1/2T; khungZH1600/16/24Z và công nghệ khaithác lò chợ cơ giới hóa đồng bộ, sửdụng dàn chống tự hành Vinaalta kếthợp với máy khấu than MB…

ĐỒNG BỘ HỆ THỐNG XỬ LÝ

CHẤT THẢI

Để có biện pháp bảo vệ môitrường hiệu quả, Lãnh đạo Công tyVàng Danh đã chỉ đạo xây dựng báocáo đánh giá tác động môi trường tạitừng khu vực khai thác. Định kỳ hàngtháng, hàng quý, Công ty tổ chứcquan trắc, kiểm soát ô nhiễm để đề ra

các biện pháp khắc phục ô nhiễm môitrường kịp thời... Công ty đã lập vàđược các cấp có thẩm quyền phêduyệt 8 báo cáo đánh giá tác động vềmôi trường; hợp đồng cùng Viện Khoahọc Công nghệ Mỏ là đơn vị có đủchức năng quan trắc môi trường thựchiện quan trắc môi trường tại Công tyđịnh kỳ mỗi quí 1 lần; Quan trắc dịchđộng 6 tháng/ lần. Kết quả quan trắclàm cơ sở để Công ty điều điều chỉnhcác thông số về môi trường và làmnghĩa vụ thuế, phí môi trường với nhànước và xử lý ổn định bãi thải mỏ. Các

thông số vượt chỉ tiêu được Công tytheo dõi chặt để có biện pháp khắcphục. Công ty đã lập hồ sơ đăng kýchủ nguồn thải, được Sở Tài nguyênvà môi trường tỉnh Quảng Ninh cấp sổđăng ký chủ nguồn thải chất thảinguy hại mã số 22.000173.T. Công tyđã đầu tư xây dựng nhà kho chứa chấtthải nguy hại đúng quy định, các chấtthải nguy hại được để riêng biệt trongthùng chứa, để trong nhà có mái che.Trong xử lý chất thải nguy hại, Công tyđã thuê các doanh nghiệp có chứcnăng chuyên ngành như: Công ty

THAN VÀNG DANH

DUY PHươNG

Bảo vệ môi trường

phải luôn được song hành

với sản xuất. Thời gian

qua, Công ty CP Than

Vàng Danh đã đẩy mạnh

đầu tư và ứng dụng khoa

học kỹ thuật tiên tiến vào

khai thác, sản xuất với

mục tiêu thân thiện với

môi trường, ứng phó với

biến đổi khí hậu.

Trạm Xử lý nước thải mỏ Vàng Danh - Ảnh (CTV)

Hướng tới mục tiêu sản xuất khai thác thân thiện với môi trường

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 15

DOANH NGHIỆP VỚI MÔI TRƯỜNG

TNHH Tân Thuận Phong (Hải Phòng)Công ty Thương mại và Dịch vụ môitrường Ngôi Sao Xanh (Bắc Ninh) vậnchuyển, xử lý đúng quy định. Đối vớichất thải rắn gồm đất đá thải trongquá trình khai thác Công ty đã thuêđất để làm bãi đổ thải và thực hiện đổthải theo quy định. Các vị trí bãi thảiđã dừng đổ thải Công ty thực hiện sangạt và trồng cây theo nội dung camkết trong báo cáo đánh giá tác độngmôi trường.

Vấn đề xử lý nước thải được Côngty tiến hành tập trung bằng thiết bịcông nghệ tiên tiến, hiện đại, toàn bộcác nguồn nước thải của Công ty đãđược xử lý triệt để trước khi thải ra môitrường. Theo đó, toàn bộ nước trongmỏ thải ra đều được thu gom, xử lý,đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, được táisử dụng phục vụ sản xuất, không ảnhhưởng tới đời sống dân sinh. Cụ thể,được sự quan tâm của Tập đoàn TKV,TKV đã giao Công ty TNHH MTV Môitrường - TKV làm chủ đầu tư và trựctiếp thi công quản lý, vận hành trạmxử lý nước thải hầm lò bằng côngnghệ xử lý của Cộng hòa Liên bangĐức. Trạm được đưa vào vận hành giaiđoạn I từ tháng 9/2012 và giai đoạn IItừ tháng 12/2015 với tổng công suấtxử lý của hai giai đoạn là 3.000 m3/h.Nước thải hầm lò của Công ty đượcthu gom về trạm được xử lý triệt đểtrước khi thải ra môi trường. Nướcmưa chảy tràn bề mặt: Công ty đã xây

dựng các bể thu để lắng lọc đảm bảonước trong, trước khi thải ra môitrường. Nước thải từ nhà máy sàngtuyển than. Công ty đã đầu tư xâydựng trạm lọc ép than bùn giá trị hơn23 tỷ đồng. Lượng bùn nước sau sàngtuyển của nhà máy được đưa về đâylọc ép, sản phẩm than sau lọc ép đưavề kho tiêu thụ, nước bơm quay lạiphục vụ sản xuất cho nhà máy tuyển.Nước thải còn lại do tăng công suấtmà hệ thống lọc ép không đáp ứngđược thì đưa về bể lắng tự nhiên. Năm2015 Công ty đã cải tạo bể lắng bùnsố 3, số 4 trị giá hơn 9 tỷ đồng; xâydựng hệ thống xử lý nước thải nhàmáy tuyển giá trị gần 10 tỷ đồng. Tạiđây các nguồn nước thải từ nhà máytuyển được thu gom xử lý đạt độtrong sau đó bơm quay lại nhà máytuyển phục vụ sản xuất. Nước được sửdụng tuần hoàn không có nước thải ramôi trường. Nước thải sinh hoạt khuVàng Danh và khu Cánh Gà có lưulượng khoảng 400m3/ giờ. Năm 2015Công ty đã đầu tư xây dựng hoànthành và đưa vào sử dụng 02 trạm xửlý nước thải sinh hoạt với công suất550m3/h trị giá hơn 8 tỷ đồng hiệnđang hoạt động tốt.

XANH - SẠCH - ĐẸP VÀ THÂN

THIỆN MÔI TRƯỜNG

Với mục tiêu “xây dựng mỏ thanhiện đại, xanh - sạch - đẹp và thânthiện với môi trường”, hàng năm,

Công ty đều chú trọng thực hiện côngtác hoàn nguyên, trồng cây xanh bảovệ môi trường tại các bãi thải, mỏ saukhai thác. Mỗi năm, cán bộ công nhânCông ty đã trồng hàng nghìn cây xanhtrên các khu vực bãi thải đất đá lộ vỉa,tiến tới phủ xanh toàn bộ diện tích đấttrống, đồi núi trọc trong phạm vi ranhgiới mỏ quản lý. Ngoài ra, cán bộ côngnhân Than Vàng Danh còn rất tích cựchưởng ứng các phong trào, chươngtrình bảo vệ môi trường như: tham giahưởng ứng Ngày môi trường thế giới,hưởng ứng chiến dịch làm cho thếgiới sạch hơn. Công ty chăm sóc 60 harừng tự nhiên để bảo vệ nguồn sinhthái; tổ chức trồng và chăm sóc 120 hacây trồng; tăng cường trồng cây xanhtại các khu vực nhà xưởng sản xuấttrên khai trường và ven các đường vậnchuyển… Hàng năm, Công ty đãtrồng gần 2.000 cây xanh. Tại một sốđầu đường bãi thải được phục hồi,những vạt cây xanh của Công ty đãcao được vài mét thể hiện rõ hiệu quảtrồng cây xanh hoàn nguyên sau khaithác của Công ty.

Với việc tích cực đầu tư, thực hiệntốt công tác bảo vệ môi trường đã gópphần quan trọng để Than Vàng Danhbảo vệ được sức khoẻ cho người laođộng, thực hiện được mục tiêu, phươngchâm than Vàng Danh đề ra đó là “ThanVàng Danh thân thiện với môi trườngứng phó với biến đổi khí hậu”v

Tuyển than Cửa Ông khánh thành công trình “Xử lý cấp hạt

mịn trong các nhà máy tuyển”Ngày 22/9/2019, tại Phân xưởng Môi trường - Công ty Tuyển than Cửa Ông đã diễn ra lễ cắt băng khánh

thành công trình “Xử lý cấp hạt mịn trong các nhà máy tuyển”. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng11/2015 tại các nhà máy sàng tuyển với tổng mức đầu tư 52,7 tỷ đồng. Mục tiêu của công trình là hoàn thiện côngnghệ xử lý cấp hạt mịn trong các nhà máy tuyển, ổn định nồng độ bùn nước để cấp cho nhà máy xử lý bùn ép;nâng công suất, đồng bộ về chủng loại thiết bị bùn nước của các nhà máy tuyển để giảm cơ số dự phòng, gópphần giảm chi phí sản xuất; đồng thời, khắc phục tình trạng tràn bùn gây ách tắc sản xuất và ngập úng cục bộtrong nhà máy tuyển than, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Công trình đã được hoàn thànhtrước thời hạn 3 tháng. Cho đến nay, Tuyển than Cửa Ông là đơn vị đầu tiên và duy nhất của Tập đoàn Côngnghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam áp dụng và duy trì thành công hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩnISO 14001:2010.

PV

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016)16

DOANH NGHIỆP VỚI MÔI TRƯỜNG

Để theo dõi, đánh giá đượcchất thải, từ đó đưa ra biệnpháp bảo vệ môi trường.Công ty Than Mạo Khê đã

ký hợp đồng với Trung tâm Quan trắctài nguyên môi trường tỉnh QuảngNinh thực hiện quan trắc môi trường;kiểm tra các thông số về nước thảicũng như nguồn nước tiếp nhận mỗiquý một lần để phát hiện, xử lý kịpthời. Hàng năm, Công ty đã dành kinhphí hàng chục tỷ đồng để xây dựng,lắp đặt các hệ thống, thiết bị hiện đạinhằm cải thiện môi trường làm việccho người lao động và giảm thiểu ônhiễm môi trường xung quanh khuvực sản xuất. Để giảm thiểu lượng bụiphát sinh trong quá trình khai thác,sàng tuyển và cải thiện điều kiện khíhậu, điều kiện làm việc cho côngnhân, Công ty đã đầu tư hơn 7 tỉ đồnglắp đặt hệ thống chống bụi khu vựcnhà sàng 56 và tuyến đường khu vựccửa lò. Công ty đã đầu tư nhiều tỷ

đồng để thường xuyên phối hợp vớichính quyền địa phương thực hiệnnạo vét, khơi thông hệ thống suối CầuLim đoạn qua khu vực dân cư phườngMạo Khê, giúp bảo đảm tiêu thoátnước, giảm úng, lụt cục bộ cho khudân cư. Cùng với đó, Công ty đã đầutư gần 25 tỉ đồng cho việc triển khaithực hiện 15 dự án cải tạo môi trườngnhư cải tạo mở rộng bề mặt, gia cốthêm hệ thống rãnh thoát nước vàmột số vị trí xói mòn do mưa lũ gây ra,giúp phương tiện qua lại an toàn trêntuyến đường bê tông từ đường sắtquốc gia nối với cầu Non Đông cóchiều dài 1,2km, với tổng mức đầu tư12,3 tỉ đồng. Đầu tư hơn 3 tỉ đồng choviệc nạo vét hệ thống suối, cải tạo bờkè đập bãi thải có khối lượng25.000m3 đất đá…

Bên cạnh đó, Công ty cũng đãtiến hành cải tạo hệ thống chiếu sángbằng cách cắt giảm bớt bóng đèn ở

vị trí không cần thiết như khu vựccông viên, nhà sinh vật cảnh hay nhàvăn hóa, nhà sinh hoạt mỏ. Tại cáctuyến đường nội bộ, Công ty cốgắng tận dụng ánh sáng tự nhiên,chiếu sáng hợp lý. Thay thế bóngcao áp, sợi đốt có công suất lớnbằng bóng compact công suất nhỏhơn. Kết quả đã cắt giảm được 85bóng đèn tương đương tiết kiệmđược 12,5 nghìn kWh/năm. 50 bóngcao áp được thay thế đã mang lại lợiích tiết kiệm 35,6 nghìn kWh mỗinăm. Ngoài ra, Công ty còn thựchiện trồng cây xanh cải tạo phục hồimôi trường tại các bãi thải.

Với những nỗ lực cải thiện môitrường trong sản xuất, đầu tư hợp lýnhững năm gần đây, Công ty ThanMạo Khê luôn được Tập đoàn Côngnghiệp Than - Khoáng sản Việt Nambiểu dương và đánh giá cao trongcông tác bảo vệ môi trườngv

CÔNG TY THAN MạO KHÊ

Quan tâm đầu tư cho bảo vệ môi trường

HồNG VÂN

Xác định khai thác than lộ

thiên và hầm lò có quy mô

lớn thì chất thải, khói, bụi,

tiếng ồn sẽ ảnh hưởng và gây

ra ô nhiễm đến môi trường là

điều không tránh khỏi. Để

đảm bảo các yêu cầu về bảo

vệ môi trường đối với việc

quản lý chất thải, khí thải...

Công ty Than Mạo Khê đã

dành những khoản kinh phí

lớn đầu tư, xây dựng hệ

thống, xử lý chất thải đồng

bộ, mang lại hiệu qủa cao

trong sản xuất, khai thác của

Công ty.

Kiểm tra hệ thống xử lý nước thải Công ty Than Mạo Khê - Ảnh CTV

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 17

DOANH NGHIỆP VỚI MÔI TRƯỜNG

Xác định bảo vệ môi trườngtrong sản xuất chính là bảovệ an toàn cho hàng nghìnngười lao động và người lao

động cũng chính là yếu tố trọng tâmđể thực hiện công tác bảo vệ môitrường hiệu quả. Những năm qua, banlãnh đạo Công ty xác định: bên cạnh

việc đầu tư đổi mới công nghệ, hệthống xử lý chất thải, cần phải quantâm chú trọng đẩy mạnh tuyêntruyền, tập huấn, nâng cao ý thức bảovệ môi trường cho cán bộ công nhânlao động. Từ việc phân loại rác thảitheo đúng quy định đặc biệt đối vớirác thải nguy hại đều được người lao

động để đúng nơi quy định. Đồngthời đẩy mạnh tuyên truyền cho ngườilao động hiểu được tầm quan trọngcủa công tác giữ gìn vệ sinh môitrường. Để tạo chuyển biến, nâng caonhận thức cho người lao động về bảovệ môi trường, Công ty luôn tích cựctham gia hưởng ứng các phong trào,

THAN HồNG THÁI

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trườngcho người lao động

ĐINH HươNG

Công ty Than Hồng Thái - Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt

Nam, được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và khai thác than (theo phương pháp hầm lò)

trên địa bàn rộng gần 7,93 km2. Các hoạt động sản xuất thường ngày ảnh hưởng đến môi

trường chủ yếu phát sinh từ các quá trình khoan nổ mìn; bốc xúc, vận chuyển đất đá từ

khai trường mỏ đi bãi thải; khai thác, chế biến có nguy cơ phát tán bụi, tiếng ồn và ô

nhiễm do nước thải là rất lớn. Chính vì thế, công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là nâng

cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân lao động luôn được Công

ty đặc biệt quan tâm.

Đoàn Thanh niên Công ty Than Hồng Thái ra quân vệ sinh môi trường khu vực trụ sở cơ quan và tại mặt bằng +37 khu Tràng Khê - Ảnh CTV

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016)18

DOANH NGHIỆP VỚI MÔI TRƯỜNG

lễ phát động về bảo vệ môi trường. Cụ thể, hưởngứng Ngày môi trường thế giới hàng năm ĐoànThanh niên đã huy động hàng trăm đoàn viên thanhniên ra quân thực hiện các công việc quét, thu dọnvệ sinh làm đẹp cảnh quan Công ty và khu vực khaithác; xúc dọn đất, cát, cỏ dại mọc lấn ra lòng đường;khơi thông, xúc dọn hệ thống rãnh thoát nước; chặtbỏ những cành cây đã mục gãy rủ xuống mặt đất;nhặt cỏ dại khu khuôn viên đài phun nước; tuyêntruyền, nhắc nhở về việc bỏ rác đúng nơi quy định...

Hàng tháng, hàng quý, Công đoàn Công ty phátđộng cán bộ người lao động, đoàn viên, thanh niêntham gia tổng dọn vệ sinh, phát quang cây cỏ, chămsóc bảo vệ cây xanh, trồng dặm thêm cây xanh, câycảnh, xúc dọn bồi đắp đất đá tạo cảnh quan môitrường xanh - sạch - đẹp cho khu vực bãi thải củaCông ty, bởi khu vực này không chỉ có ý nghĩa quantrọng trong việc cải thiê n điê u kiê n môi trường sinhthái, đảm bảo sư c khỏe va an toan cho ngươi laođông trong Công ty và dân cư trong khu vực, mà cònnâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộngười lao động trong Công ty về bảo vệ môi trường,góp phần vào sự phát triển bền vững của Công ty.Không những thế, tại các phân xưởng sản xuất câyxanh cũng được trồng và chăm sóc tỷ mỉ bởi nhữngngười thợ mỏ Hồng Thái. Đến nay, Công đoàn Côngty cùng với chuyên môn đã phát động cán bộ ngườilao động trồng hàng trăm ha rừng tại các khu vựcbãi thải đã ngừng hoạt động và những khu vực bãithải đã hoàn nguyên khác trong khai trường Côngty. Những khu vực này từ chỗ là những bãi thải đấtđá khô cằn đã trở thành rừng cây phát triển xanhtươi góp phần cải tạo cảnh quan môi trường, đemlại “lá phổi xanh” cho thành phố Uông Bí:

Trong sản xuất, các phân xưởng, tổ đội còn đềxuất với Ban lãnh đạo Công ty áp dụng các biệnpháp sản xuất than theo hướng thân thiện với môitrường, tiết kiệm tối đa nguyên nhiên vật liệu, hạnchế đến mức thấp nhất lượng bụi phát tán vàokhông khí, làm tốt công tác đổ thải, vấn đề thoátnước mặt, bụi đối với khu dân cư. Môi trường và điềukiện làm việc ngày càng được cải thiện đã giúp nângcao hiệu quả làm việc của người lao động, hạn chếhỏng hóc máy móc, thiết bị góp phần duy trì sảnlượng.

Sản xuất phát triển, môi trường bền vững khôngchỉ là câu khẩu hiệu mà chính là thước đo để đánhgiá hiệu quả sản xuất khai thác của Than Hồng Thái,là chứng chỉ xanh đánh giá chất lượng cho nhữngtấn than đang được đào lên từ lòng đất. Bảo vệ môitrường chính là bảo vệ cuộc sống, sức khỏe chongười lao động và gia đình họ. Đó cũng là nhữngyếu tố mang tính nền móng để xây dựng nền kinh tếxanh mà Than Hồng Thái và ngành Than đanghướng tớiv

Tọa lạc vùng ven biển của vịnh Bái Tử Long Cẩm PhảQuảng Ninh, hàng năm, Công ty Tuyển than Cửa Ôngtiếp nhận từ 11-12 triệu tấn than nguyên khai về sàngtuyển và chế biến; trong quá trình này, phải sử dụng

tới 10.000m3nước/ngày phục vụ cho công việc sàng tuyển.Với quy trình này, việc xử lý bùn nước luôn là một trongnhững vấn đề mà nếu không xử lý tốt sẽ dẫn đến hậu quả ônhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhận thức được tầm quantrọng và ý nghĩa của công tác bảo vệ môi trường, Công ty đãnỗ lực từng bước xây dựng chính sách môi trường đúng vớibản chất, quy mô của Công ty, đồng thời khẳng định camkết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật cũng như yêu cầukhác về môi trường.

Để đảm bảo nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn chophép, Công ty tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ mớinhằm xử lý các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong từngcông đoạn sản xuất. Do quá trình sản xuất thải ra nhiều bùnnước, Công ty đầu tư nhiều hệ thống để thu gom, tách lắng,lọc ép nhằm thu hồi tuần hoàn 100% lượng nước sau tuyển,đưa vào tái sử dụng trong sản xuất. Cụ thể, Công ty thay hệthống xử lý bùn nước bằng bể lắng sang hệ thống phân cấpthuỷ lực bằng xoáy lốc huyền phù đã góp phần tăng tỉ lệ thuhồi than, làm giảm đáng kể lượng xít thải. Từ năm 2004, đượcsự hỗ trợ của Trung tâm năng lượng than Nhật Bản, Công tyđầu tư hơn 130 tỷ đồng hoàn thiện hệ thống xử lý bùn nước,triệt tiêu được nước bùn thải đổ ra vịnh Bái Tử Long. Năm

THAN CửA ÔNG

Đầu tư đổi mớicông nghệ trongsản xuất

KHÁNH HUYềN

Với mục tiêu phát triển bền vững và thân

thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới và

hiện đại hoá công nghệ cả trong sản xuất và

xử lý chất thải, đảm bảo an toàn lao động

và bảo vệ môi trường, những năm qua,

Công ty Tuyển than Cửa Ông đã triển khai

nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, trong đó

chú trọng vào việc hiện đại hóa hệ thống xử

lý chất thải, tạo môi trường, cảnh quan làm

việc xanh - sạch - đẹp và đã đạt được kết

quả đáng ghi nhận.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 19

DOANH NGHIỆP VỚI MÔI TRƯỜNG

2007, Công ty tiếp tục đầu tư 520 tỷđồng cho hệ thống đánh đống, khochứa than và kho tiêu thụ than, giúpgiảm lượng than trôi, rơi vãi. Từ năm2009 - 2013, để xử lý hết 100% lượngbùn nước sau khi sàng tuyển, Công tyđầu tư hơn 300 tỷ đồng xây dựng 2nhà máy xử lý bùn thải công nghệtách lọc nước bằng khí nén cao áp giaiđoạn 1 và 2. Theo quy trình này, nướcbùn thải sinh ra từ 2 nhà máy sàngtuyển được thu về 14 bể chứa, bơmsang các thùng khuấy, rồi bơm vàomáy lọc ép tăng áp bằng khí nén caoáp của nhà máy xử lý bùn nước thải đểkhô hóa và tận thu than bùn trôi. Nướcsau khi tách bùn được bơm về hồ lắngcặn trước khi chuyển về bể tuần hoànvà bơm trở lại các nhà máy tuyển.Công nghệ này đã xử lý được 60%lượng bùn nước sau tuyển, 40% cònlại được xử lý bằng công nghệ táchlắng tự nhiên qua hệ thống hồ ximăng và hồ đất. Nhờ quy trình này,mỗi năm, Tuyển than Cửa Ông thu hồiđược gần 1 triệu tấn than, với giá trịgần 1.000 tỷ đồng.

Trong công nghệ chế biến và sàngtuyển, ngoài các sản phẩm than sạch,hằng năm Công ty phải xử lý 1,8-2

triệu tấn đá xít thải sau tuyển. Do đó,vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường từquá trình vận chuyển, đổ xít thải là vấnđề được Công ty đặc biệt chú trọng.Hiện lượng đá xít thải sau tuyển đangđược Công ty tái sử dụng để sản xuấtthan nhiệt lượng thấp, cấp cho Nhàmáy Nhiệt điện Cẩm Phả. Phần còn lại(1,2-1,4 triệu tấn) được TKV cho phépđể san lấp mặt bằng Cụm Côngnghiệp 10-10 của Tập đoàn tạiphường Cẩm Thịnh (TP.Cẩm Phả). Đểphát triển một cách bền vững, hạnchế thấp nhất việc đổ thải ra môitrường, Công ty cùng TKV triển khaiDự án vận chuyển lượng xít thải trênquay trở lại đổ thải trên mỏ. Với dự ánnày sau khi hoàn thành, không còntình trạng đổ xít thải ra môi trườngnhư trước, mà được vận chuyển ngượclại mỏ để hoàn nguyên, hoàn thổ. Bêncạnh đó, Công ty tiến hành quy hoạchlại các kho bãi, tăng cường chuyển bùnvà tận thu cám đá ở Nhà máy Tuyểnthan 1, 2 cấp vào Nhà máy Tuyển than3, đào đắp bổ sung hố bùn… Do vậy,hệ thống bùn nước đã hoạt động ổnđịnh, các kho than, hồ bùn được quyhoạch đổ, phơi, bốc xúc điều hoà nênkhâu bùn nước thanh thoát.

Để đảm bảo môi trường làm việcxanh sạch đẹp, Công ty đã tăng cườngxe tưới nước dập bụi, lắp đặt thêm cáccột phun sương dập bụi cho các tuyếnđường vận chuyển than nội bộ và hơn50.000m2 mặt bằng sản xuất. Các hốnhận than ở các nhà máy tuyển đềuđược lắp quạt thông gió để giảm bụivà nhiệt độ, hệ thống cây xanh vớihàng vạn cây, hàng ngàn m2 thảm cỏđã được trồng ở các khu vực sản xuấtcủa Công ty, bến cảng, bãi xít...Tínhđến thời điểm hiện tại, Công ty đãtrồng được trên 14.000 cây xanh, câycảnh các loại, 28.000m2 cây trồngthảm, phủ xanh toàn bộ các nhà máy,văn phòng, mặt bằng sản xuất, đườngvận chuyển nội bộ, kết hợp trồng câyăn quả với cây xanh, cây cảnh và hệthống phun sương tưới cây vừa chắnbụi, giảm oi bức, vừa tạo mỹ quan tạicác khu vực sản xuất của Công ty.

Với những cố gắng nỗ lực khôngngừng trong việc cải thiện, làm tốtcông tác môi trường có tính liên tụctrong những năm qua, mặt bằng sảnxuất Tuyển than Cửa Ông đang ngàycàng xanh - sạch - đẹp - hiện đạiv

Hệ thống phun sương dập bụi góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Công ty Tuyển than Cửa Ông - Ảnh CTV

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016)20

CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM MỚI

Xúc tác FCC của Nhà máy Lọcdầu Dung Quất hiện nayđang thải ra với tần xuất khálớn, 20 tấn/ngày, với thành

phần chiếm 10-15% zeolite Y và chấtnền aluminosilicat, xúc tác này còn giátrị sử dụng cao. Tuy nhiên, phươngpháp xử lý hiện nay là chôn lấp, gâylãng phí. Trong nghiên cứu này nhómtác giả sử dụng xúc tác FCC, biến tínhvới các kim loại khác hoặc tái sinh đểứng dụng trong xử lý ô nhiễm môitrường như hấp phụ hợp chất hữu cơdễ bay hơi (VOC), hấp phụ kim loạinặng trong nước thải hoặc để crackingnhựa thải tổng hợp ra các phân đoạnxăng, diesel. Kết quả đề tài đã cho thấymột đánh giá sơ bộ ban đầu đángkhích lệ về hướng ứng dụng loại xúctác FCC thải sau khi biến tính có dunglượng hấp phụ VOC >150mg/g, dunglượng hấp phụ kim loại nặng trongnước thải như Pb lên tới 38mg/g vàhiệu xuất cracking nhựa PP thải giữ ởmức cao 87%kl, trong đó các sảnphẩm có lợi như xăng, diesel, khí LPGlên tới hơn 95%kl.

Xúc tác đóng vai trò quan trọngtrong công nghiệp lọc hóa dầu, trongđó xúc tác FCC (Fluid Catalytic) vớithành phần chính là zeolite và chấtnền aluminosilicat vô định hình đượcsử dụng từ những năm đầu thập kỷ 60đã góp phần nâng cao hiệu suất cácsản phẩm có giá trị cao như xăng,giảm sự tạo cốc trên xúc tác. Do đặcthù của chế độ vận hành của phânxưởng FCC, xúc tác liên tục được táisinh và bổ sung xúc tác mới để duy trìđộ chuyển hóa, bù đắp lượng xúc tácmất mát cũng như hàm lượng kim loạiV, Ni trên xúc tác, theo đó, một lượngxúc tác tương đương sẽ được thải rangoài để đảm bảo lượng xúc tác trong

hệ thống là không đổi. Trung bìnhlượng xúc tác FCC thải hàng ngày củaNhà máy Lọc dầu Dung Quất lên đến20 tấn với tiềm năng hoạt hóa của xúctác vẫn còn. Trên thế giới đã nghiêncứu ứng dụng xúc tác FCC thải làmphụ gia cho xi măng, sử dụng làm xúctác cho quá trình nhiệt phân polymerphế thải, hỗ trợ xúc tác cho phản ứngFisher - Tropsh. Ở nước ta hiện đãnghiên cứu ứng dụng xúc tác FCC thảilàm xúc tác cho quá trình chuyển hóacao su phế thải thành nhiên liệu lỏng,sử dụng làm chất xúc tác cho quátrình nhiệt phân rơm rạ, hay xúc táccho quá trình cracking dầu nhờn thải.Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉdừng ở mức độ phòng thí nghiệm,chưa được ứng dụng vào thực tế. Hiệnnay, đa phần xúc tác FCC thải đềuđược xử lý bằng phương pháp chônlấp, một phần được xử dụng vào việclàm gạch không nung. Trong nghiêncứu này nhóm tác giả tận dụng cáctính chất hóa lý và hoạt tính còn lạicủa xúc tác FCC thải để một lần nữaứng dụng vào xử lý ô nhiễm môitrường. Việc dùng một chất thải để xửlý một chất thải khác là việc làm rất cóý nghĩa trong bảo vệ môi trường.

Trước hết với thành phần bao gồmchủ yếu là zeolit Y, có cấu trúc vi maoquản và pha nền (matrix) có cấu trúcmao quản trung bình, xúc tác FCC thảikhi được tái sinh, có thể khôi phục, giảiphóng được các hệ mao quản. Tiếptục bằng các biến đổi bề mặt nhằmthay đổi tính chất ưa hữu cơ của vậtliệu tạo điều kiện thuận lợi cho quátrình hấp phụ VOC ví dụ như biến tínhvới nhóm glucozo.

Mặt khác, cũng nhờ vật liệu FCCthải còn diện tích bề mặt lớn, cấu trúclỗ xốp là loại mao quản trung bình

nên khi được biến tính với hạt oxit kimloại sẽ làm tăng khả năng hấp phụkim loại nặng của vật liệu.

Vật liệu nhựa được ứng dụng rộngrãi nhưng hiện nay nhựa thải đang gâyra vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọngđến môi trường. Vòng đời sử dụng củasản phẩm nhựa ngắn và thời gian đểnhựa phân hủy trong tự nhiên mấthàng ngàn năm. Do đó, vấn đề xử lýnhựa thải trở trở thành cấp bách. Vớinhựa thải công nghiệp, mặc dù nhựathải do không đạt chất lượng chiếmlượng nhỏ trong hiệu suất nhà máy,nhưng khi lên hàng trăm tấn cũng ảnhhưởng đến môi trường và tính kinh tế.Trong đó, phương pháp nhiệt phânnhựa thải nhằm thu các loại nguyênliệu hydrocarbon và nhiên liệu đượctrú trọng nghiên cứu hiện nay.

Trong một số nghiên cứu củanhóm, nhựa thải được tiền xử lý bằngphương pháp nhiệt phân cho hiệusuất phân đoạn lỏng lên đến 90%klgồm xăng, KO (kerosene oil), DO(diesel oil) và phần cặn wax có nhiệtđộ sôi lớn hơn 3600C. Phần cặn wax cóhàm lượng paraffin cao có tiềm nănglàm nguyên liệu cracking tốt trongquá trình RFCC (Residue FCC). Đồngthời, nghiên cứu xúc tác sau khi tái chếcó diện tích bề mặt tương đương vớixúc tác cân bằng hoạt động trong nhàmáy, các tính chất hóa lý khác cũngnhư cấu trúc ô mang cơ sở không thayđổi. Do đó, đánh giá hoạt tính, độchọn lọc của xúc tác sau tái chế trongphản ứng cracking nguyên liệu phốitrộn trên thiết bị đánh giá xúc tácMicro Activity Test (MAT) được tiếnhành nhằm xác định khả năng hoạthóa của xúc tác cũng như tăng chấtlượng sản phẩm từ cặn wax thànhnhiên liệu có giá trị.

Nghiên cứu tái chế xúc tác FCCthải của nhà máy lọc dầu để xử lýô nhiễm môi trườngNHÓM TÁC GIả NGHIÊN CứUTrung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chế biến Dầu khí (Pv Pro), Viện Dầu khí Việt Nam, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 21

CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM MỚI

Xúc tác FCC thải được cung cấp từNhà máy Lọc dầu Dung Quất, xúc táctrước khi tiến hành phản ứng crackingphải xử lý loại cốc ở điều kiện nhiệt độ5400C trong 3 giờ. Tính chất của xúc tácthải, xúc tác thải sau khi loại cốc cũngnhư xúc tác cân bằng cùng thời điểm.Diện tích bề mặt và thể tích lỗ xốp củaxúc tác thu được từ phân tích hấp phụnitơ đẳng nhiệt. Tổng diện tích bề mặtđược xác định bằng phương pháp BET(Brunauer - Emmett - Teller theory) vớiáp suất tương đối từ 0,001 - 0,005 và sựphân biệt giữa cấu trúc lỗ xốp micro vàmeso được phân tích bằng phươngpháp T-plot, kích cỡ hạt phân bố đượcxác định từ phương pháp tán xạ tia lasertrong môi trường nước cất. Hình tháihạt xúc tác và vật liệu được quan sáttrên kính hiển vi điện tử quét và kínhhiển vi điện tử truyền qua.

KẾT QUẢ

Hướng hấp phụ kim loại nặng: Xúctác FCC được biến tính với 3%kl MnO2bằng phương pháp thủy. Vật liệu saukhi biến tính có diện tích bề mặt cao350m2/g. Bằng các phân tích SEM chothấy các hạt MnO2 được đưa lên bề mặtdưới dạng các hạt nano có kích thước từ200nm đến um. Kết quả cho thấy khibiến tính với MnO2 vật liệu có khả nănghấp phụ kim loại nặng lớn hơn nhiều sovới ban đầu.

Hướng hấp phụ hợp chất hữu cơ

dễ bay hơi

Xúc tác FCC tải được biến tính vớiglucozo cho diện tích bề mặt riêng lớn315 m2/g. Phân tích XRD cho thấy vật liệusau biến tính vẫn giữ được cấu trúc củazeolite Y. Tuy nhiên, trên bề mặt có xuấthiện của nhóm O-H đường của glucozo,đồng thời cấu trúc của vật liệu có sự dịchchuyển về tập trung ở vùng vi mao quảnvà mao quản trung bình. Chính cấu trúcnày và tính chất bề mặt ưa hữu cơ giúpvật liệu này có khả năng hấp phụ VOCcao hơn nhiều so với FCC thải ban đầu.Các đánh giá khả năng tái sử dụng củavật liệu cũng cho tấy sau 20 lần sử dụng,dung lượng hấp phụ VOC cực đại của vậtliệu vẫn có thể giữ trên 50%.

Hướng tái sử dụng FCC thải để

cracking nhựa thải

Tính chất của phần cặn wax thuđược từ quá trình chưng cất phân đoạntheo tiêu chuẩn D1160 của hỗn hợp sảnphẩm nhiệt phân nhựa PP thải được

trình bày và so sánh với cặn dầu chânkhông (VGO) từ dầu Azeri. Phươngpháp Microactivity (MAT) dùng để xácđịnh độ chuyển hóa và độ chọn lọc sảnphẩm của quá trình cracking xúc tác(FCC) quy mô phòng thí nghiệm dựatrên tiêu chuẩn ASTM D 5154. Sau phảnứnghơi hydrocacbon được làm lạnhdòng không khí ở 180C, phân tách, thuhồi và phân tích trên các thiết bị sắc kýkhí (xác định thành phần xăng, LCO,HCO), sắc ký khí đo trị số octan, thiết bịđo cacbon trong sản phẩm cốc. Trongnghiên cứu cho thấy hoạt tính của xúctác thải FCC và khả năng cracking trênhai loại nguyên liệu được so sánh. VGOlà loại nguyên liệu chuẩn cho quá trìnhcracking

FCC trong các nhà máy lọc dầu vàvới độ chuyển hóa lên đến 75% tại5600C tỉ lệ C/O là 2,5 cho thấy xúc tácFCC vẫn còn hoạt tính cao. Kết quảcracking đối với nguyên liệu wax cũngcho thấy xúc tác thải FCC có hoạt tínhcao và cặn wax là nguyên liệu crackingtốt với độ chuyển hóa lên đến hơn 90%ngay cả ở nhiệt độ thấp 4200C. Ở cùngnhiệt độ, độ chuyển hóa của nguyênliệu wax cao hơn VGO đến hơn 20% klvà tổng hiệu suất các sản phẩm có giátrị cao như LPG, xăng, LCO là 94,3%kl sovới 83,8%kl khi sử dụng nguyên liệuwax có hàm lượng paraffin cao hơn vàdễ cracking hơn VGO thể hiện qua chỉsố đểm aniline của hai nguyên liệu lầnlượt là 1130C và 970C. Để so sánh 2nguyên liệu tại cùng mật độ chuyểnhóa, phản ứng cracking đối với cặn waxnhiệt độ khảo sát ở 4200C và VGO ở5200C đã được tiến hành tại các tỉ lệ C/Okhác nhau. Do vậy, biểu diễn ảnhhưởng của sự thay đổi tỉ lệ C/O trongphản ứng cracking giữa hai loại nguyênliệu, đồng thới cơ cấu sản phẩm thuđược trên hai loại nguyên liệu khácnhau tại cùng độ chuyển hóa 75%kl. Kếtquả cho thấy phần cặn wax thu được từquá trình nhiệt phân nhựa thải rất dễcracking, độ chuyển hóa 75%kl đạtđược ngay ở nhiệt độ 4200C và tỉ lệ C/O1,5. Trong khi đó nguyên liệu VGO cầnlượng xúc tác ở tỉ lệ C/O 3,0 và nhiệt độ5200C để đạt độ chuyển hóa tươngđương. Về hiệu suất sản phẩm khôngmong muốn như cốc, khí khô thấp hơnhẳn so với VGO. Quan các khảo sát chothấy xúc tác thải FCC hoàn toàn có khả

năng cracking tốt, có thể chuyển hóagần như hoàn toàn phần cặn wax từnhiệt phân nhựa thải thành nhiên liệuhay sản phẩm có lợi như xăng, LPG, LCO.

HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI

TRƯỜNG

Qua các đánh giá sơ bộ về kinh tế,đối với hướng ứng dụng làm vật liệuhấp phụ thì giá thành sản phẩm biếntính còn cao. Tuy nhiên, khả năng hấpphụ VOC, kim loại nặng của vật liệu biếntính rất tốt, cao hơn gấp 2 lần so với Car-bon hoạt tính và khả năng tái sử dụngvật liệu hấp phụ VOC có thể lên tới 20lần và dung lượng vẫn giữ ở mức cao. Vìvậy, cần có những đánh giá chi tiết ởquy mô lớn hơn để nổi bật được các ưuđiểm cạnh tranh trên thị trường. Hướngứng dụng dùng làm xúc tác crackingnhựa PP thải cho kết quả rất khả quan,đặc biệt là khi hàm lượng sản phẩm cógiá trị như phân đoạn xăng, LCO cao vàcó giá thành tương đương với các sảnphẩm thương mại. Tổng chi phí tạo ra 1lít LCO được tính toán sơ bộ là 18.651đồng và 1 lít xăng là 17.320 đồng (theogiá nguyên liệu khi thực hiện đề tài năm2013). Do đó, việc dùng các phân đoạnnày để phối trộn tạo xăng thương phẩmhoàn toàn có thể triển khai được và rấtcó tiềm năng. Việc ứng dụng này rất cóý nghĩa trong bảo vệ môi trường vì cóthể xử lý được cùng lúc 2 chất thải lànhựa PP thải, xúc tác FCC thải để tạo racác sản phẩm nhiên liệu đốt có giá trị,phục vụ cho đời sống hàng ngày củacon người.

KẾT LUẬN

Từ các kết quả trên có thể thấyhướng ứng dụng làm vật liệu hấp phụhợp chất hữu cơ dễ bay hơi cũng cónhiều hứa hẹn, đặc biệt là trong các nhàmáy sơn, nhà máy sản xuất cao su… cócông suất nhỏ, tuy nhiên cần tối ưu, cơcấu lại giá thành để có thể cạnh tranhvới các sản phẩm thương mại. Hướngcracking nhựa thải cho thấy nhiều tiềmnăng hơn cả, VD như ứng dụng thay thếmột phần nguyên liệu cho quá trìnhFCC trong các nhà máy lọc dầu hoặcchuyển hóa trực tiếp thành nhiên liệu.Tuy nhiên, cũng cần mở rộng nguồnnguyên liệu để tăng khả năng ứngdụng và cần có các đánh giá ngyên liệuđầu vào để đảm bảo yêu cầu kĩ thuậtcho sản phẩm cuốiv

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016)22

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Việt Nam là nước có nguồn tàinguyên khoáng sản phongphú và đa dạng về chủng loại.Trong những năm vừa qua,

ngành Công nghiệp khai khoáng đãđóng vai trò quan trọng và tích cựctrong sự nghiệp phát triển côngnghiệp Việt Nam và trong nền kinh tếđất nước. Số liệu điều tra cho thấy, ViệtNam đã thăm dò và phát hiện mớitrên 5.000 điểm khoáng và mỏ, đánhgiá được một số loại khoáng sản có trữlượng tài nguyên dự báo lớn như dầu

khí với trữ lượng 1,2-1,7 tỷ m3, 240 tỷtấn than, 600 triệu tấn khoáng vậtnặng titan, và các loại khoáng sảnkhác như boxit, apatit, đất hiếm, cáckhoáng sản làm vật liệu xây dựng...Trong đó, có nhiều loại khoáng sản đãđược khai thác phục vụ cho nhu cầutrong nước và cho xuất khẩu. Đượcbiết, mỗi năm Việt Nam khai thác đượckhoảng 16 triệu tấn dầu thô, 40 triệutấn than thương phẩm, 3,0 triệu tấnquặng sắt, 2,4 triệu tấn apattit... Tuynhiên theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên

và Môi trường Trần Hồng Hà, thực tế,công tác điều tra, đánh giá tiềm năngkhoáng sản Việt Nam chưa được đánhgiá đầy đủ, mới thực hiện ở giai đoạnđiều tra cơ bản ban đầu, trên đất liềnchỉ 60-70%, nhưng độ sâu điều tratheo đánh giá chỉ khoảng 35%. Ở biển,độ sâu khoảng 30m mới chỉ 1-2%.Thời gian tới, để ngành Khai khoángphát triển bền vững, các chính sáchcủa Nhà nước phải theo tầm nhìn dàihạn và ổn định để các doanh nghiệpđầu tư dài hạn với công nghệ và

Hợp tác Việt - Úc trong phát triểnkhai khoáng bền vững

NGUYệT ÁNH

Australia là quốc gia đứng đầu thế giới về tiềm năng và sản lượng khai thác khoáng

sản, đồng thời cũng được biết đến là một trong các quốc gia có trình độ và kinh nghiệm

hàng đầu trong quản lý khai thác mỏ an toàn kết hợp với bảo vệ môi trường gắn với lợi

ích cộng đồng. Thời gian gần đây, Việt Nam và Australia đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm

và hội thảo nhằm tìm kiếm các cơ hội hợp tác về “Phát triển khoáng sản bền vững Việt

Nam - Australia” với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý, chuyên gia về khai

thác khoáng sản của hai nước.

Hội thảo về công nghiệp khai thác và khôi phục tài nguyên khoáng sản - Ảnh CTV

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016) 23

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

phương pháp quản lý hiện đại. Điềunày sẽ mở ra nhiều cơ hội để hợp tácvề quản lý và chuyển giao công nghệtiên tiến trong công nghiệp khaikhoáng cho Việt Nam, không chỉ chútrọng khai thác bền vững mà hai bêncòn hợp tác về đánh giá tiềm năngkhoáng sản.

Theo ông Nguyễn Văn Thuấn -Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất vàKhoáng sản Việt Nam, hợp tác khoángsản bền vững với Australia hiện đanglà một trong những nội dung hợp tácđược ưu tiên và chú trọng. Việc ViệtNam tổ chức các Hội thảo, triển lãm,diễn đàn về công nghệ kỹ thuật mỏbền vững Việt Nam và Australia lànhững hoạt động nhằm cụ thể hóacác cơ hội hợp tác quốc tế để tiếp thukhoa học hiện đại, áp dụng công nghệtiên tiến trong điều tra, thăm dò, khaithác và chế biến khoáng sản; khuyếnkhích hợp tác điều tra, thăm dò, khaithác. Đồng thời, tạo cầu nối cho cơquan quản lý và các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực khoáng sảncủa hai nước Việt Nam - Australia cùnggiao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệmvề các vấn đề khai thác khoáng sảntheo hướng bền vững, bảo vệ môitrường và quản lý hiệu quả nguồn tàinguyên khoáng sản và cũng là dịp đểcác cơ quan, doanh nghiệp Việt Namđược tiếp cận với công nghệ, thiết bịkhai thác khoáng sản tiên tiến và cácdịch vụ tư vấn khoáng sản của Australia. Theo ông Hugh Borrowman -Đại sứ Australia tại Việt Nam cho rằngViệt Nam là đối tác quan trọng củaAustralia trong khu vực ASEAN. NgànhKhai thác Khoáng sản góp phần quantrọng trong việc phát tiển kinh tế chocả Australia và Việt Nam. Bởi vậy, haiquốc gia có trách nhiệm cùng chia sẻmột số lợi ích chung, trong đó baogồm các vấn đề về phát triển và anninh năng lượng. Australia hiện cókhoảng 2.500 doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực mỏ với 320.000nhân công và khoảng 60% các doanhnghiệp khoáng sản trên thế giới đang

sử dụng các phần mềm phát triển tạiAustralia. Nhiều mỏ tại Việt Nam đãlựa chọn sử dụng dịch vụ công nghệthiết bị mỏ tại Australia. Hiện nay, Australia đang xuất khẩu các giải phápngành mỏ đi khắp thế giới. Australialà một trong những nước xuất khẩuthan lớn nhất trên thế giới. Trong khiđó, Việt Nam trước đây từng là nướcxuất khẩu than, nhưng hiện nay ViệtNam lại đang phải nhập khẩu mặthàng này nhằm đáp ứng nhu cầungày càng gia tăng, đặc biệt trongngành điện. Bởi vậy, với trữ lượng thanchất lượng cao, Australia có thể đápứng nhu cầu năng lượng đang ngàycàng gia tăng của Việt Nam. Bên cạnhnăng lực cung cấp than, Australia cònlà một trong những quốc gia đi đầutrong ngành khai thác khoáng sản với150 năm kinh nghiệm sẽ mở ra nhiềucơ hội hợp tác chia sẻ với các doanhnghiệp Việt Nam. Hiện Việt Nam có haimỏ được quản lý và khai thác bởi cácdoanh nghiệp đến từ Australia với tiêuchuẩn quốc tế là Núi Pháo (sở hữu củaMasan Resources, tập đoàn Masan) vàmỏ Nickel Bản Phúc (sở hữu và quảnlý bởi công ty TNHH Asian Mineral Resources). Hai mỏ này không chỉ đápứng yêu cầu về an toàn và khai thácbền vững theo tiêu chuẩn Australia vàquốc tế, mà đồng thời luôn đạt đượchiệu quả kinh tế cao trong khai thác.Bà Janelle Casey - Tham tán Thươngmại Australia tại Việt Nam cho biết, đểthích ứng với những môi trường thiênnhiên khắc nghiệt và xa xôi nhất trênthế giới, ngành công nghiệp khaikhoáng của Australia phải liên tục cảitiến, nâng cao năng suất và hiệu quả,phát triển và hoàn thiện công nghệ đểứng phó với điều kiện khắc nghiệt,nhằm đảm bảo năng suất mỏ, đạt tiêuchuẩn môi truờng cao và cân bằnggiữa yếu tố thương mại và tráchnhiệm đối với môi trường xã hội. Vớinăng lực này, Australia có thể hỗ trợViệt Nam trong việc phát triển ngànhkhai thác khoáng sản và sử dụngnguồn tài nguyên hiệu quả. Trong khi

đó, Việt Nam được đánh giá là quốcgia có nguồn tài nguyên khoáng sảnto lớn chưa được khai thác, nằm rải ráckhắp lãnh thổ: Khoảng 8,8 tỷ tấn thantrong lưu vực Đông Bắc, khoảng 29 tỷtấn than nâu ở khu vực đồng bằng BắcBộ, trữ lượng bauxite hàng đầu thế giới.Đây sẽ là cơ hội hợp tác giúp Việt Namcó thể sử dụng các công nghệ và dịchvụ tiên tiến cho ngành công nghiệpkhai thác và phục hồi khoáng sản.

Giáo sư David Mulligan, trong lĩnhvực phát triển và nghiên cứu vềkhoáng sản cho rằng, Ở Australia, lộtrình tiến tới khai thác bền vững đãđược nhận thức từ những năm 1960,các thập niên sau đó tiếp tục được đầutư, đặc biệt là nâng cao nhận thức vềphát triển bền vững. Sáng kiến củaChính phủ Australia về hợp táckhoáng sản bền vững Việt Nam- Australia nhằm hỗ trợ đưa ra chiếnlược khai khoáng bền vững theohướng có trách nhiệm hơn. Mục tiêuchủ yếu là nâng cao nhận thức, về cácmô hình, thực tiễn tốt trong quản lýtác động đối với đất, nước, môi trường;tính bền vững trong bối cảnh khaikhoáng ở Việt Nam… Vừa qua, trongkhuôn khổ "Mining Vietnam 2016",phái đoàn Hiệp hội Doanh nghiệpvùng Hunter Valley (Hunternet) hoạtđộng trong lĩnh vực dịch vụ và kỹ thuậtkhai thác khoáng sản đã giới thiệu vàchia sẻ kinh nghiệm chuyên môntrong công tác khai thác bền vững.Theo ông Geoff Crowe - Tổng giám đốcCảng Newcastle, việc xây dựng cảnghàng hóa có thể tiếp nhận tàu chởthan có tải trọng lớn nhằm phục vụ kếhoạch nhập khẩu than có ý nghĩa rấtquan trọng đối với Việt Nam. Đây cũnglà lĩnh vực mà Australia có năng lực vàkinh nghiệm có thể chia sẻ với ViệtNam. Cảng Newcastle hiện nay xuất158 triệu tấn than mỗi năm và có côngsuất lên đến 211 triệu tấn mỗi năm. Vìvậy, ông Geoff Crowe cũng bày tỏmong muốn gặp gỡ và trao đổi với cácđối tác thương mại Việt Nam về cơ hộihợp tác trong tương laiv

Khởi động “Khuôn khổ cácthành phố carbon thấp”,Malaysia đã thúc đẩy nhữngnỗ lực hướng tới một nền

kinh tế carbon thấp để đáp ứng mụctiêu giảm lượng khí thải carbon dioxide xuống 40% vào năm 2020,hiện Malaysia đã cắt giảm khí thảivào khoảng hơn 33%. Chính phủMalaysia đã thúc đẩy năng lượng táitạo trở thành mục tiêu trọng điểm vàhướng tới đạt tỷ lệ 11% năng lượngtái tạo trong tổng các nguồn nănglượng trước vào năm 2020. Chínhphủ Malaysia đã ban hành nhiềuchính sách nhằm tập trung cho đầutư, nghiên cứu phát triển công nghệxanh. Cụ thể, Malaysia đã ban hànhĐạo luật Năng lượng tái sinh trongđó có những điều khoản khuyếnkhích đầu tư vào năng lượng tái sinh;thúc đẩy phát triển các phương tiệntiết kiệm nhiên liệu, xây dựng khuônkhổ về thành phố ít khí thải carbon;xây dựng hệ thống giao thông côngcộng nhằm hạn chế ô tô cá nhân đivào các thành phố. Chẳng hạn đểnâng cao hiệu quả quản lý và sửdụng nguồn nước, Malaysia đã ápdụng công nghệ quản lý, sử dụng tàinguyên nước và xử lý nước thải hiệuquả bằng cách xây dựng hệ thốngthu nước mưa, xử lý và quản lý nướcthải dùng cho vệ sinh môi trườnghoặc các hoạt động trồng trọt. Mộtsố các dịch vụ quản lý nguồn nướcđược cung cấp bởi các doanh nghiệpMalaysia có năng lực, chuyên môncao như: Quản lý nước mưa, tái chếnước thải, xử lý nước thô, xử lý nướcthải… Malaysia khuyến khích cácdoanh nghiệp nâng cấp thiết bịnước, trang bị hệ thống xử lý nướcthải để tái sử dụng sau sản xuất.

Trong xử lý chất thải, Malaysiaban hành Đạo luật Quản lý Chất thảirắn và Vệ sinh Công cộng với nhữngquy định chi tiết, chặt chẽ về quytrình quản lý chất thải rắn từ phátthải, thu gom đến vận chuyển, xử lý,công tác quy hoạch, mô hình quản lý,đầu tư, mô hình xử lý, công nghệ xửlý, các chính sách có liên quan và phíxử lý chất thải rắn; các quy định vềcấp phép cho các tổ chức tham giavào công tác xử lý rác. Mô hình quảnlý chất thải rắn của Malaysia là mộttrường hợp điển hình khi tổ chứcquản lý chất thải rắn theo chế độ liênbang và tư nhân hóa ngành này chỉvới ba công ty tư nhân trong đó TổngCông ty Quản lý Chất thải rắn và Vệsinh Công cộng là Công ty lớn nhấtcó một trụ sở chính và chi nhánh tạitất cả các bang trên Bán đảoMalaysia. Công ty này cung cấp dịchvụ quản lý chất thải rắn và vệ sinhcông cộng, thực hiện chính sách, kế

hoạch, chiến lược của Chính quyềnLiên bang, phát triển dịch vụ, đề xuấttiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý chấtthải rắn, xây dựng và thực hiện cácchương trình đào tạo, nghiên cứu pháttriển, xác định mức phí - giá đối vớinhững dịch vụ mà Công ty cung cấp...

Người dân Malaysia luôn có ý thứcbảo vệ môi trường, tại các gia đìnhngười dân Malaysia rác thải đượcphân loại tại nguồn, mỗi gia định sửdụng từ 4 đến 5 thùng để phục vụ choviệc phân loại rác thải. Việc phân loạirác khoa học ngoài việc giúp xử lý ráccác khâu sau được thuận tiện và hữuích, bảo vệ môi trường… thì mỗingười dân và gia đình cũng tự ý thứcđược việc tiết kiệm tài nguyên thiênnhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môitrường. Còn tại các siêu thị, khi đi muahàng, người dân phải mang túi củamình đi đựng hàng hóa, hoặc nếukhông có thì phải mua túi đựng bảovệ môi trườngv

Malaysia nhiều chính sách về bảo vệ môi trường

THÙY TRANG

Malaysia là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu Asean. Thời gian qua, Chính

phủ Malayssia đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế xanh, thân thiện với

môi trường và đã đạt được nhiều kết quả.

MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP XANH (Tháng 9/2016)24

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Ở Malaysia - Người dân luôn có ý thức bảo vệ môi trường.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

SỐ 3 - THÁNG 9/2016

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (TKV)

bền vữngPhát triển theo hướng

KHAI THÁC VÀ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN THÔ:

Những bài học lớn

Trong soá naøy

8-10 DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

11-19 DOANH NGHIỆP VỚI MÔI TRƯỜNG

SỐ 3 - THÁNG 9/2016

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (TKV)

bền vữngPhát triển theo hướng

KHAI THÁC VÀ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN THÔ:

Những bài học lớn

Số 3, tháng 9/2016

1 TIN TỨC

2-7 TIÊU ĐIỂM

20-21 CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM MỚI

22-24 TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

25

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

TS. Trần Văn Lượng

Cục trưởng Cục KTAT & MTCNThS. Đặng Thị Ngọc Thu

Tổng biên tập Tạp chí Công Thương

BAN BIÊN TẬP

KS. Vũ Ngọc Hưng

ThS. Vũ Huyền Phương

ThS. Lê Bá Việt Bách

Nhà báo Thanh Tú

TÒA SOẠN

25 Ngô Quyền, Hà Nội

ĐT: 04. 22218320

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản số: 28/GP-XBBT

Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền

thông cấp ngày 12/4/2016

In tại Công ty CP Đầu tưvà Hợp tác quốc tế

u TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trường

u Dự án phát triển năng lượng tái tạo

u Hãy hành động vì môi trường đô thị xanh bền vững

u Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV):Phát triển theo hướng bền vững

u Cải tạo, phục hồi môi trường: Cần nâng cao trách nhiệm củađơn vị khai thác

u Nâng cao quản lý Nhà nước trong khai thác khoáng sản - bảo vệ môi trường

u Khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô: Những bài học lớn

u Hội nghị phổ biến văn bản pháp luật năm 2016 khu vực phía Bắc

u Nghiên cứu tái chế xúc tác FCC thải của nhà máy lọc dầu đểxử lý ô nhiễm môi trường

u Hợp tác Việt - Úc trong phát triển khai khoáng bền vững

u Malaysia: Nhiều chính sách về bảo vệ môi trường

u Hướng dẫn quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường khi khaithác khoáng sản

u Cao Bằng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở khai tháckhoáng sản vi phạm môi trường

u Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất các sản phẩm đạt tiêuchuẩn môi trường

u Than Vàng Danh hướng tới mục tiêu sản xuất khai thác thânthiện với môi trường

u Công ty Than Mạo Khê quan tâm đầu tư cho bảo vệ môi trường

u Than Hồng Thái nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho ngườilao động

u Than Cửa Ông đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất

Bộ Tài chính vừa ban hànhThông tư 66/2016/TT-BTC Hướngdẫn thực hiện Nghị định số12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016của Chính phủ về phí bảo vệ môitrường đối với khai thác khoáng sản.

Theo đó, phương pháp tính phíBVMT mới được xác định không chỉcăn cứ trên số lượng khai tháckhoáng sản trong kỳ và mức phítheo từng loại khoáng sản nữa; mà,còn phụ thuộc bởi: số lượng đất đábốc xúc thải ra từ hoạt động khaithác trong kỳ nộp phí và hệ số tínhphí theo từng phương pháp khaithác khoáng sản như lộ thiên, hầmlò, hay các phương pháp khác.

Thông tư này áp dụng cho đốitượng là các tổ chức, cá nhân hoạtđộng khai thác khoáng sản; các cơquan Nhà nước và tổ chức, cá nhânliên quan trong việc quản lý, thu phíbảo vệ môi trường đối với khai tháckhoáng sản.

Tổ chức, cá nhân khai tháckhoáng sản phải nộp hồ sơ khai phíbảo vệ môi trường với cơ quan Thuếquản lý trực tiếp cùng nơi kê khainộp thuế tài nguyên. Trường hợptrong tháng không phát sinh phíbảo vệ môi trường đối với khai tháckhoáng sản, người nộp phí vẫn phảikê khai và nộp tờ khai nộp phí vớicơ quan Thuế.

Trường hợp tổ chức thu muagom khoáng sản phải đăng ký nộpthay người khai thác thì tổ chức đócó trách nhiệm nộp hồ sơ khai phíbảo vệ môi trường với cơ quanthuế quản lý cơ sở thu mua khoángsản. Thời hạn kê khai phí bảo vệmôi trường với cơ quan thuế chậmnhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp

theo. Người nộp phí phải kê khaiđầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịutrách nhiệm về tính chính xác củaviệc kê khai.

Về việc quản lý và sử dụng phíbảo vệ môi trường, phí bảo vệ môitrường đối với khai thác khoángsản, không kể dầu thô và khí thiênnhiên, khí than là khoản thu ngânsách địa phương hưởng 100% để hỗtrợ cho công tác bảo vệ và đầu tưcho môi trường tại địa phương nơicó hoạt động khai thác khoáng sảntheo Luật bảo vệ môi trường và Luậtngân sách Nhà nước.

Phí bảo vệ môi trường đối vớidầu thô và khí thiên nhiên, khí thanlà khoản thu ngân sách trung ươnghưởng 100% để hỗ trợ cho công tácbảo vệ và đầu tư cho môi trườngtheo quy định của Luật Bảo vệ môitrường và Luật Ngân sách Nhà nước.

Nơi có hoạt động khai tháckhoáng sản quy định tại điều này lànơi thực tế diễn ra hoạt động khaithác khoáng sản và các khu vực bịảnh hưởng do hoạt động khai tháckhoáng sản theo địa bàn quản lýcủa cấp xã và cấp huyện.

Chậm nhất là trước ngày 31tháng 3 hằng năm, cơ quan thu phíbảo vệ môi trường có trách nhiệmthông tin công khai: số lượngkhoáng sản khai thác, số lượng đấtđá bốc xúc thải ra, số phí bảo vệ môitrường đối với khai thác khoáng sảnmà doanh nghiệp đã nộp của nămtrước trên các phương tiện thôngtin đại chúng như: báo địa phương,đài phát thanh địa phương, đàitruyền hình địa phương, trangthông tin điện tử của cơ quan thuphí và các hình thức phù hợp khácđể người dân được biếtv

Hướng dẫn quản lý sử dụng phí bảo vệmôi trường khi khai thác khoáng sản

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam

đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030

Nhằm xây dựng ngành Than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển; có sức cạnh tranh cao;có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, sửdụng than; đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện. Ngày14/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạchphát triển ngành than đến 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

Theo Quy hoạch, việc sản xuất và tiêu thụ than đảm bảo bền vững, đáp ứng lâu dài cho nhu cầu sử dụngtrong nước. Phát triển ngành Than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tàinguyên than của đất nước; ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước; đảm bảo việc xuất, nhập khẩu hợp lý theohướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng. Đẩymạnh hoạt động kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng đủ than cho nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội. Thực hiện kinh doanh than theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hài hòa với thị trường thanthế giới. Mục tiêu xây dựng ngành Than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển; có sức cạnh tranhcao; có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực.

Một số mục tiêu cụ thể: Đến hết năm 2025 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng thanđảm bảo đủ trữ lượng và tài nguyên tin cậy để huy động vào thiết kế khai thác trong giai đoạn 2021 - 2030và giai đoạn sau 2030. Giai đoạn đến năm 2020, đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất 9 dự án mỏ (Cẩm Phả4 dự án, Hòn Gai 4 dự án, Uông Bí 1 dự án); đầu tư xây mới 41 dự án mỏ (Cẩm Phả 17 dự án, Hòn Gai 7 dự án,Uông Bí 17 dự án). đầu tư xây dựng mới các nhà máy tuyển than: Vàng Danh 2 công suất khoảng 2 triệutấn/năm; Khe Thần công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm; Hòn Gai công suất khoảng 5 triệu tấn/năm; KheChàm công suất khoảng 7 triệu tấn/năm; Lép Mỹ công suất khoảng 4 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2021 - 2030,đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất nhà máy sàng-tuyển Khe Thần từ 2,5 triệu tấn/năm lên khoảng 5 triệutấn/năm. Phấn đấu đến năm 2030 nâng cấp phần tài nguyên còn lại từ cấp 333, 334a và 334b lên cấp 222 và332. Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của quy hoạch: Khoảng 41 - 44triệu tấn vào năm 2016; 47 - 50 triệu tấn vào năm 2020; 51 - 54 triệu tấn vào năm 2025 và 55 - 57 triệu tấnvào năm 2030. Trong đó bể than sông Hồng giai đoạn 2021 - 2030 thực hiện dự án thử nghiệm, làm cơ sởcho việc đầu tư phát triển mỏ với quy mô công nghiệp; phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm (quy đổi)khoảng 0,5 - 1,0 triệu tấn vào năm 2030. Trước năm 2020 hoàn thành việc bố trí các cơ sở sàng tuyển vùngQuảng Ninh để tối ưu hóa công tác vận tải, sàng tuyển và phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị vùngthan, quy hoạch giao thông vận tải, cảng biển và yêu cầu bảo vệ môi trường. Sau năm 2020 chế biến thantheo hướng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng linh hoạt nhu cầu thị trường.

Quy hoạch xây dựng phân vùng, tổng trữ lượng và tài nguyên than, quy hoạch thăm dò, khai thác, sàngtuyển, chế biến than, định hướng xuất, nhập khẩu than, quy hoạch cung cấp điện, vận tải ngoài, quy hoạchcảng xuất than, cảng nhập than, đóng cửa mỏ. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành Than đến năm 2030khoảng 269.003 tỷ đồng, bình quân 17.934 tỷ đồng/năm.

Về huy động vốn đầu tư: đa dạng hóa việc huy động vốn theo nhiều hình thức, đa dạng hóa đầu tư cácdự án cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển ngành Than theo hình thức PPP, BOT, BT, BO,......

Về cơ chế, chính sách: Ngành Than tiếp tục thực hiện giá bán than theo cơ chế thị trường nhằm khuyếnkhích sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên than, giúp ngành Than phát triển bền vững theo Quy hoạch.Ngành Than được xem xét cho vay vốn từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, một phần vốnODA, trái phiếu Chính phủ để đầu tư phát triển ngành theo Quy hoạch.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09 tháng01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020,có xét triển vọng đến năm 2030.