13
Trường THCS Trn Bội Cơ – TNgvăn TRƢỜNG THCS TRN BỘI CƠ TNGVĂN NI DUNG KHOCH HC TP TRONG GIAI ĐOẠN PHÕNG CHỐNG DO DCH BNH COVID 19 KHI 6 PHN I: TING VIỆT: BÀI SO SÁNH (TIẾP THEO) 1/ Ôn lại kiến thức cũ: Thế nào là so sánh? Cấu tạo phép của phép so sánh? 2/ Bài mới: Có 2 kiểu so sánh: - So sánh ngang bằng: + Ví dụ: Cô giáo nhƣ mhin. + Các từ so sánh ngang bằng: như, giống như, tựa như, là, bằng,... - So sánh không ngang bằng: + Ví dụ: Nam ln tui hơn An. + Các từ so sánh không ngang bằng: hơn, chẳng bằng, chưa bằng,... 3/ Bài tập áp dụng: Đặt 2 câu có phép so sánh ngang bằng, 2 câu có phép so sánh không ngang bằng. PHN II: TẬP LÀM VĂN: VĂN MIÊU TẢ CNH Đề: Viết một bài văn miêu tả li cnh sum hp của gia đình em vào ngày Tết. PHẦN III: VĂN BẢN Học sinh đọc 2 văn bản sau và trả lời các câu hỏi sau: 1/ Văn bản: Vƣợt thác. Câu 1: Tìm những chi tiết miêu tả quang cnh: a/ Con thuyn qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác. b/ Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ. c/ Con thuyn đoạn sông sau khi vượt qua thác dữ. Câu 2: Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Dượng Hương Thư khi vượt thác. Câu 3: Viết đoạn văn ngắn miêu tcảnh sông nước mà em có dịp quan sát. 2/ Văn bản: Bc tranh của em gái tôi. Câu 1: Tóm tắt truyn. Câu 2: Tìm những chi tiết thhiện tâm trạng của người anh qua các giai đoạn: a/ Trước khi phát hiện ra tài năng của người em. b/ Khi tài năng hội ha ca người em được phát hiện. c/ Khi đứng trước bức tranh được gii nht ca em. Câu 3: Cho biết tài năng và tính cách của cô em gái Kiều Phương. Qua đó, em cảm nhận được điều gì về nhân vật này?

TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ

TỔ NGỮ VĂN

NỘI DUNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP

TRONG GIAI ĐOẠN PHÕNG CHỐNG DO DỊCH BỆNH COVID – 19

KHỐI 6

PHẦN I: TIẾNG VIỆT: BÀI SO SÁNH (TIẾP THEO)

1/ Ôn lại kiến thức cũ: Thế nào là so sánh? Cấu tạo phép của phép so sánh?

2/ Bài mới:

Có 2 kiểu so sánh:

- So sánh ngang bằng:

+ Ví dụ: Cô giáo nhƣ mẹ hiền.

+ Các từ so sánh ngang bằng: như, giống như, tựa như, là, bằng,...

- So sánh không ngang bằng:

+ Ví dụ: Nam lớn tuổi hơn An.

+ Các từ so sánh không ngang bằng: hơn, chẳng bằng, chưa bằng,...

3/ Bài tập áp dụng:

Đặt 2 câu có phép so sánh ngang bằng, 2 câu có phép so sánh không ngang bằng.

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN: VĂN MIÊU TẢ CẢNH

Đề: Viết một bài văn miêu tả lại cảnh sum họp của gia đình em vào ngày Tết.

PHẦN III: VĂN BẢN

Học sinh đọc 2 văn bản sau và trả lời các câu hỏi sau:

1/ Văn bản: Vƣợt thác.

Câu 1: Tìm những chi tiết miêu tả quang cảnh:

a/ Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.

b/ Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.

c/ Con thuyền ở đoạn sông sau khi vượt qua thác dữ.

Câu 2: Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Dượng Hương Thư khi vượt thác.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh sông nước mà em có dịp quan sát.

2/ Văn bản: Bức tranh của em gái tôi.

Câu 1: Tóm tắt truyện.

Câu 2: Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của người anh qua các giai đoạn:

a/ Trước khi phát hiện ra tài năng của người em.

b/ Khi tài năng hội họa của người em được phát hiện.

c/ Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em.

Câu 3: Cho biết tài năng và tính cách của cô em gái Kiều Phương. Qua đó, em cảm nhận được

điều gì về nhân vật này?

Page 2: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên hệ thực tế bản thân (Em

đã từng có tâm trạng ganh ghét, đố kị khi đứng trước tài năng và thành công của người khác

không? Qua đó, em nhận thức được điều gì?)

GỢI Ý ĐÁP ÁN KHỐI 6

PHẦN I: TIẾNG VIỆT: BÀI SO SÁNH (TIẾP THEO)

Đặt 2 câu có phép so sánh ngang bằng, 2 câu có phép so sánh không ngang bằng.

Học sinh đặt câu đúng kiểu câu so sánh theo yêu cầu đề bài (sử dụng đúng từ so sánh); câu đầy

đủ thành phần câu.

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN: VĂN MIÊU TẢ CẢNH

Đề: Viết một bài văn miêu tả lại cảnh sum họp của gia đình em vào ngày Tết.

I/ Mở bài:

Giới thiệu cảnh sum họp gia đình em vào dịp Tết

II/ Thân bài:

- Khung cảnh diễn ra cuộc sum họp gia đình vào ngày Tết:

+ Cảnh nhà được bày trí như thế nào? (Bàn thờ, bánh chưng, cây mai, bánh mứt, trái cây…)

+ Ngày Tết trong nhà gồm những ai (Ông, bà, cha, mẹ, cô, chú, anh, chị…) Mọi nguời mặc

trang phục như thế nào so với ngày thường?

+ Hành động của mọi người: Chúc tết, hỏi thăm, ăn uống…

+ Không khí gia đình như thế nào? (Vui tươi, rộn ràng, náo nhiệt, ấm cúng…)

- Cảm xúc của em ra sao?

- Ý nghĩa cuộc sum họp ngày Tết (Đoàn viên, hứa hẹn 1 năm mới tốt đẹp đến với mọi người.)

III/ Kết bài:

Cảm nghĩ về cảnh sum họp gia đình vào ngày Tết.

PHẦN III: VĂN BẢN

Học sinh đọc 2 văn bản sau và trả lời các câu hỏi sau:

1/ Văn bản: “Vƣợt thác” tác giả Võ Quảng.

Câu 1: Tìm những chi tiết miêu tả quang cảnh:

a/ Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.

+ Cảnh buồm nhỏ căng phồng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon.

+ Xung quanh bãi dâu trải bạt ngàn.

+ Những thuyền chở cau, dây mây, dầu rái, mít, quế: xuôi chậm chậm.

+ Vườn tược càng um tùm.

+ Những cây cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngầm

+ Núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.

b/ Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt như đuôi rắn.

+ Thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.

+ Cảnh dữ dội hiện lên qua hành động con người “suốt buổi phải chống liền tay không phút

hở”.

c/ Con thuyền ở đoạn sông sau khi vượt qua thác dữ.

Page 3: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

+ Chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững.

+ Dọc sườn núi có những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô

đám con cháu hân hoan đón chào con người chiến thắng thiên nhiên.

+ Cảnh đồng ruộng mở ra bằng phẳng, yên bình.

Câu 2: Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Dượng Hương Thư khi vượt thác.

* Ngoại hình:

- Cởi trần như pho tượng đồng đúc.

- Các bắp thịt cuồn cuộn.

- Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra.

- Cặp mắt nảy lửa.

* Hành động:

- Co người phóng chiếc sào xuống lòng sông.

- Ghì chặt trên đầu sào, chiếc sào dưới sức chống bị cong lại.

- Thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh sông nước mà em có dịp quan sát.

Dòng sông gì? (Tên gọi) Ở đâu? Độ dài con sông bao nhiêu? Dòng chảy con sông như thế

nào? Nước sông màu gì? Trên mặt nước, hai bên con sông có những hình ảnh gì? (Con người,

thuyền, cây cối,...).

2/ Văn bản: “Bức tranh của em gái tôi” tác giả Tạ Duy Anh

Câu 1: Tóm tắt truyện.

Mèo là cái tên tôi đặt cho Kiều Phương – em gái tôi. Nó là đứa thích lục lọi, hay tìm tòi chế ra

các màu vẽ. Chú Tiến Lê đã phát hiện ra tài năng vẽ của Mèo. Kể từ ngày ấy, tôi như bị đẩy ra

ngoài và càng trở nên xét nét, cau có với em. Vào một ngày, Mèo mừng rỡ trở về nhà với giải nhất

cuộc thi vẽ và muốn gia đình cùng đi nhận giải. Tôi ngạc nhiên đến hãnh diện rồi lại thầy xấu hổ

đứng trước bức tranh em vẽ tôi. Tôi cảm nhận được tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái dành

cho mình.

(Học sinh viết theo cách của mình, đảm bảo đủ ý, trên đây là đoạn văn tham khảo).

Câu 2: Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của người anh qua các giai đoạn:

a/ Trước khi phát hiện ra tài năng của người em.

Coi thường - giọng điệu kẻ cho là trò trẻ con khi thấy em chế màu vẽ. “Trời ạ! Thì ra nó chế

thuốc vẽ”.

b/ Khi tài năng hội họa của người em được phát hiện.

+ Mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.

+ Chỉ muốn gục khóc.

+ Không chơi thân, hay cáu gắt với em.

+ Lén xem trộm tranh của em: không biết đánh giá như thế nào, trút tiếng thở dài.

c/ Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em.

- Ngạc nhiên, ngỡ ngàng vì em lại vẽ mình đầy chân thực.

- Hãnh diện vì mình được hóa thân vào tác phẩm nghệ thuật và đoạt giải cao.

- Muốn khóc và thấy xấu hổ: Trong mắt em, mình thật hoàn hảo mà mình lại đối xử tệ với em.

Page 4: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

Câu 3: Cho biết tài năng và tính cách của cô em gái Kiều Phương. Qua đó, em cảm nhận được

điều gì về nhân vật này?

- Tài năng: Thích vẽ, vẽ mọi thứ trong nhà.

- Tính cách: Hồn nhiên, giàu tình yêu thương, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu.

- Học sinh nêu cảm nhận về nhân vật theo suy nghĩ của mình.

Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên hệ thực tế bản thân (Em

đã từng có tâm trạng ganh ghét, đố kị khi đứng trước tài năng và thành công của người khác

không? Qua đó, em nhận thức được điều gì?)

- Bài học:

+ Cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti, không đố kị trước tài năng, thành công của người khác để

có được niềm vui chân thành.

+ Lòng nhân hậu, vị tha giúp con người gần nhau hơn, và tự vượt lên bản thân mình.

- Học sinh tự liên hệ câu chuyện bản thân và đưa ra nhận thức cho chính mình.

NHÓM VĂN 7

Chủ đề Nội dung dạy học Trọng tâm

Chuyển đổi câu * Chuyển đổi câu chủ động

thành câu bị động

* Đức tính giản dị của Bác

Hồ

* HS nắm cách chuyển đổi từ

câu chủ động thành câu bị động

* Hiểu đức tính giản dị và

phẩm chất cao quý của Bác Hồ

Văn nghị luận chứng

minh

* Luyện tập viết đoạn văn

chứng minh

* Ý nghĩa văn chương

* Kiểm tra văn

* Luyện tập viết đoạn chứng

minh

* Hiểu nguồn gốc, ý nghĩa,

công dụng của văn chương

* Hệ thống kiến thức văn học

Chuyển đổi câu Chuyển đổi câu chủ động

thành câu bị động (tiếp theo)

HS nắm cách chuyển từ câu

chủ động thành câu bị động

Bài tập rèn luyện làm ở nhà (TLV)

Đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

Định hướng làm bài:

A. Mở bài

- Giới thiệu về Bác và tình cảm thiêng liêng dành cho Bác

- Giới thiệu về lối sống giản dị của Bác

B. Thân bài

Giới thiệu về lối sống giản dị của Bác qua các phương diện:

- Cách ăn

- Cách mặc

- Cách ở

- Trong bài viết

Page 5: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

C. Kết bài

- Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác

- Rút ra bài học.

NHÓM 7 (TT):

- Chủ đề: Văn nghị luận chứng minh

Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Nội dung ôn tập: Giúp HS hiểu được đức tính giản dị và phẩm chất cao quý của Bác.

Câu hỏi ôn tập:

1. Tìm luận điểm chính của văn bản?

2. Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả?

3. Tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị của Bác.

4. Qua văn bản em hiểu thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?

GỢI Ý ĐÁP ÁN 7:

1. Luận điểm chính: Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời

sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chí Minh.

2. Trình tự lập luận:

Tác giả xác định luận điểm sau đó đưa luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) để làm sáng tỏ luận điểm

và cuối cùng nêu nhận xét, ý nghĩa.

3. Học sinh tự tìm ví dụ.

4. Giản dị là lối sống không xa hoa, không cầu kì, không đòi hỏi quá mức. Đây là một trong

những đức tính cần thiết của con người trong cuộc sống hang ngày và cũng là nét đẹp của nhân

cách con người.

Là học sinh, chúng ta luôn phải có ý thức rèn luyện cho mình lối sống giản dị, giúp chúng ta

dễ dàng hòa đồng với mọi người.

NHÓM VĂN 8 (14/2/2020)

Tháng 2 Chủ đề Tên bài Trọng tâm Phƣơng pháp

Tuần 1 Văn thuyết minh

- Thuyết minh về

danh lam thắng

cảnh.

- Thuyết minh về

một phương pháp.

- Biết cách viết, giới

thiệu danh lam,

thắng cảnh

- Trình bày được

cách làm một món

ăn dân tộc Việt Nam

- Thuyết trình

- Vấn đáp

Tuần 2

Các văn bản nghị

luận cổ trung đại

Việt Nam

1/ Chiếu dời đô

2/ Hịch tướng sĩ

3/ Nước Đại Việt

ta

4/ Bàn luận về

phép học

- Nắm được đặc

điểm của các thể loại

chiếu-hịch-cáo-tấu.

- Thấy được khát

vọng của dân tộc về

một đất nước tự do,

độc lập, hùng cường,

trí tuệ nhân nghĩa.

- Diễn giảng

- Vấn đáp

- Trực quan

Page 6: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

NHÓM VĂN 8 (TT) 19/2/2020

Câu hỏi ôn tập: Yêu cầu học sinh lập 1 dàn bài trong các bài đã cho ở tuần 1 và

tuần 2.

Tuần 3 Chủ đề Dàn bài tham khảo Trọng tâm

Thuyết minh về

một danh lam

thắng cảnh

I/ Mở bài

- Giới thiệu về đối tượng thuyết

minh.

- Cảm nhận chung về đối tượng.

II/ Thân bài

- Giới thiệu vị trí địa lý

- Lịch sử hình thành

- Tả cảnh từ bao quát đến chi tiết

- Giá trị văn hóa lịch sử

-Thuyết minh một trong những danh

lam thắng cảnh nổi tiếng

III/ Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về đối tượng.

Biết cách viết, giới

thiệu danh lam, thắng

cảnh

Tuần 4 Văn bản trung

đại Việt Nam

Học sinh đọc thêm và tự tìm hiểu trả

lời các câu hỏi ở tuần 4

1/ Hịch là gì? Lòng yêu nước căm

thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua

đoạn trích?

2/ Chiếu là gì?

Theo tác giả, địa thế thành Đại La có

những thuận lợi gì để ta chọn làm nơi

đóng đô.

3/ Cáo là gì? Để khẳng định chủ

quyền dân tộc, tác giả đã dựa vào

những yếu tố nào?

4/ Theo Nguyễn Thiếp mục đích của

việc học chân chính là gì? Tác giả đã

phê phán những lối học lệch lạc sai

trái nào? Tác hại của lối học ấy.

Page 7: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

GỢI Ý ĐÁP ÁN VĂN 8 (20/2/2020)

1/ Hịch là gì? Lòng yêu nƣớc căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn trích?

Đáp án: Hịch là thể văn nghị luận cổ thời xưa, được vua chúa tướng lĩnh dùng để cổ

động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt

chẽ, lý lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, thường được viết theo thể văn biền ngẫu.

- Lòng yêu nước, căm thù giặc của TQT thể hiện: Quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt

ruột, uất ức, căn tức khi chưa trả thù, chưa thể hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Tâm

tư đó ẩn chứa trong đoạn “Ta thường tới bữa...vui lòng”

2/ Chiếu là gì?

Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để ta chọn làm nơi đóng

đô.

Đáp án: Là thể văn được vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Thường được viết bằng văn

vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu

- Về lịch sử: Là kinh đô cũ của Cao Vương

- Về vị trí địa lý: Là vùng đất trung tâm, đất rộng bằng phẳng. Ở thế rộng cuộn hổ ngồi,

hướng nhìn sông dựa núi, không lo ngập lụt, cây cối phát triển

Là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương

3/ Cáo là gì? Để khẳng định chủ quyền dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố

nào?

Đáp án: Là thể văn nghị luận cổ (vua chúa, tướng lĩnh dùng). Viết bằng văn vần, văn

biền ngẫu là chủ yếu. Dùng để trình bày chủ trương, chính sách hay công bố kết quả sự

nghiệp để mọi người cùng biết.

- Những yếu tố khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc: Văn hiến lâu đời, lãnh thổ,

phong tục, chủ quyền, truyền thống lịch sử (Dẫn chứng trong văn bản SGK/67)

4/ Theo Nguyễn Thiếp mục đích của việc học chân chính là gì? Tác giả đã phê

phán những lối học lệch lạc sai trái nào? Tác hại của lối học ấy.

Đáp án: Học để làm người có đạo đức, có trí thức góp phần làm hưng thịnh đất nước

- Phê phán: Lối học hình thức, hòng cầu danh lợi, không biết đến tam cương, ngũ

thường

- Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.

Page 8: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

NHÓM VĂN 9:

(TỪ 17/2/2020- 22/2/2020)

ÔN TẬP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƢỢNG ĐỜI SỐNG

1. Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tƣợng đời sống?

- Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng

có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

- Yêu cầu: phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt

lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

2. Dàn ý chung của bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tƣợng đời sống.

Mở bài: Giới thiệu khái quát sự việc hiện tượng đời sống cần bàn luận

Thân bài: Giải thích vấn đề, nêu được các biểu hiện, nguyên nhân, đánh giá lợi hại của vấn đề,

liên hệ thực tế bản thân…

Kết bài: Kết luận, khẳng định, lời khuyên, cảm nghĩ của người viết về vấn đề đó.

3. Luyện tập

Đề 1: Nêu suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay bằng một văn bản

ngắn.

Đề 2: Hãy viết một văn bản nêu suy nghĩ của em về ý thức tự học của học sinh trong giai

đoạn phòng chống dịch nCoV hiện nay.

B. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƢ TƢỞNG ĐẠO LÝ

1. Thế nào là nghị luận về một tƣ tƣởng đạo lý?

- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối

sống… của con người.

Yêu cầu: Làm sáng tỏ vấn đề bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích…

để chỉ ra chỗ đúng (hoặc sai), nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

2. Dàn ý chung của bài văn nghị luận xã hội về một tƣ tƣởng đạo lý

Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận

Thân bài:

- Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý

- Nhận định đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

Page 9: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

3. Luyện tập:

Đề 1: Đức tính trung thực của con người trong cuộc sống hiện nay.

Đề 2: Trong cuộc sống, ai cũng muốn có một niềm hạnh phúc trọn vẹn. Quan niệm về hạnh

phúc của mỗi người đều khác nhau. Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em

về hạnh phúc.

(TỪ 24/2/2020- 29/2/2020)

ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. KIẾN THỨC MỚI

Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

1. Học sinh tìm hiểu và nhớ được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

2. Chủ đề chính, bố cục của bài thơ và chủ đề của từng khổ thơ.

3. Nắm được nghệ thuật (thể thơ, nhịp thơ, giọng điệu thơ, biện pháp tu từ, …) của từng

khổ thơ; và nghệ thuật tiêu biểu của cả bài thơ.

4. Học thuộc lòng bài thơ.

B. LUYỆN TẬP

1. Cảm nhận ngắn gọn một khổ thơ mà em thích trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh

Hải.

2. Học sinh lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam ở HKI theo bảng

sau:

STT Tên bài Tác giả

Hoàn cảnh

sáng tác

Thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ

thuật

1 …

2 …

3 …

Page 10: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

GỢI Ý ĐÁP ÁN K9

ĐÁP ÁN ÔN TẬP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (17 - 22/2/2020)

A. NGHỊ LUẬN VỀ SỰ VIỆC HIỆN TƢỢNG ĐỜI SỐNG

Đề 1: Suy nghĩ về ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu

Dàn bài chung

I. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát hai hiện tượng của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng

- Nhận xét: Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến đời sống, sức

khỏe và tính mạng con người.

II. Thân bài

1. Giải thích:

- Môi trường là gì? Biến đổi khí hậu là gì?

2. Những biểu hiện (hiện trạng) ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu cụ thể?

3. Nguyên nhân

4. Tác hại (hậu quả)

5. Biện pháp khắc phục

6. Liên hệ thực tế nhận thức và hành động của bản thân.

III. Kết bài

- Khẳng định, nhận xét vấn đề

- Cảm nghĩ.

Đề 2: Tinh thần tự học trong giai đoạn dịch Corona

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề

- Khẳng định vai trò của tự học nói chung và tự học trong giai đoạn dịch.

II. Thân bài

1. Giải thích:

Page 11: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

- “Học” và “tự học” là gì? (là quá trình tiếp thu kiến thức, tự học là ý thức tự giác học

tập không đợi sự nhắc nhở của cha mẹ, thầy cô, tự nghiên cứu tìm hiểu, sáng tạo tích cực

học tập…

Khẳng định học và tự học là vô cùng quan trọng.

2. Biểu hiện của “học và “tự học” trong giai đoạn khó khăn (nạn dịch)

- Học những điều cơ bản đã được giảng dạy (ôn tập trên mạng, nòng cốt, nội dung

chính, siêng năng luyện tập đề nhuần nhuyễn và không bị quên kiến thức…vv)

- Học những kiến thức mới (tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau, phải đáng tin cậy, học

có chọn lọc…)

3. Phân tích mặt đúng/ sai.

+ Lợi ích của tự học

+ Phản đề

4. Bài học nhận thức hành động

- Phương hướng, bài học, liên hệ bản thân.

III. Kết bài

- Nhận xét, khẳng định vấn đề

- Suy nghĩ bản thân.

B. NGHỊ LUẬN VỀ TƢ TƢỞNG ĐẠO LÝ

Đề 1: Đức tính trung thực

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề

- Giới thiệu vấn đề: đức tính trung thực

II. Thân bài:

1. Giải thích: Trung thực là gì?

2. Biểu hiện của đức tính trung thực?

- Gia đình

- Nhà trường

- Xã hội

3. Phân tích và chứng minh

Page 12: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

- Khẳng định tầm quan trọng của trung thực

- Phê phán những người thiếu trung thực

4. Bàn bạc mở rộng:

- Bài học nhận thức

- Liên hệ, hành động.

Đề 2: Quan niệm về hạnh phúc

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: quan niệm hạnh phúc của mỗi người

II. Thân bài

1. Hạnh phúc là gì?

2. Biểu hiện của hạnh phúc?

- Cuộc sống

- Công việc

- Mối quan hệ xã hội.

3. Phân tích và chứng minh

- Khẳng định sự cần thiết của hạnh phúc trong cuộc sống mỗi người

- Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc

4. Bàn bạc mở rộng:

- Bài học nhận thức

- Liên hệ, hành động.

ĐÁP ÁN ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (24-29/2/2020)

VĂN BẢN: “MÙA XUÂN NHO NHỎ” – THANH HẢI

A. Kiến thức:

1. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang nằm trên giường bệnh

(11/1980), không lâu sau đó 12/1980 nhà thơ qua đời.

2. Chủ đề của bài thơ:

Page 13: TRƢỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ T NGỮ...Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học ý nghĩa gì? Từ đó, liên

Trường THCS Trần Bội Cơ – Tổ Ngữ văn

- “Mùa xuân nho nhỏ” thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, tình yêu mùa

xhân, thiên nhiên, đất nước và ước nguyện cống hiến với cuộc đời của tác giả.

3. Bố cục bài thơ

Khổ 1: Cảm xúc của tác giả với thiên nhiên đất trời tràn ngập sức sống khi vào xuân

Khổ 2, 3: Cảm hứng đất nước của tác giả

Khổ 4, 5 Ước nguyện cống hiến và quan niệm sống đẹp của tác giả

Khổ 6: Bài ca quê hương đất nước qua làn điệu ca Huế

4. Nghệ thuật của bài thơ, khổ thơ:

- Giọng điệu bài thơ thiết tha, trong sáng

- Thể thơ tự do 5 chữ

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ

B. BÀI TẬP

Đề bài: Cảm nhận về một khổ thơ mà em thích nhất trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

của tác giả Thanh Hải.

Dàn ý khái quát

I. Mở bài:

- Khái quát về tác giả, tác phẩm

- Cảm xúc chung

II. Thân bài:

- Nêu được luận điểm của khổ thơ

- Chép khổ thơ

- Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ

- Đánh giá đoạn thơ

III. Kết bài:

- Tóm lại nội dung – nghệ thuật đoạn thơ

- Khẳng định vai trò của tác giả.

----------------------