70

Truyền thông là gì?

  • Upload
    vanphuc

  • View
    235

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Truyền thông là gì?
Page 2: Truyền thông là gì?

2 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Sổ tay

Truyền thông dân tộcChịu trách nhiệm nội dung

ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm xuất bản

Nhà văn Nguyễn Trường - Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Niên

Giấy đăng ký xuất bản số:

2938-2015/CXBIPH/04-146/TN cấp ngày 12/11/2015

In 350 bản khổ 20,5x20,5cm, tại Công ty Cổ phần In La Bàn.Giấy đăng ký xuất bản số 2938-2015/CXBIPH/04-146/TNNhà xuất bản Thanh Niên cấp ngày 12/11/2015

Page 3: Truyền thông là gì?

3HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI NÓI ĐẦU

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Đặc điểm dân tộc thiểu số Việt Nam ảnh hưởng đến truyền thông dân tộc

Dân tộc là gì ?

Thế nào là dân tộc thiểu số?

Những đặc điểm nào về dân tộc thiểu số ảnh hưởng đến truyền thông dân tộc?

Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng dân tộc thiểu số

Truyền thông trong phát triển cộng đồng thiểu số

Truyền thông là gì?

Có mấy hình thức truyền thông?

Một quy trình truyền thông bao gồm các yếu tố nào?

Truyền thông dân tộc phải đạt được những yêu cầu gì?

Trong truyền thông dân tộc, tạo nên một mạng lưới đóng vai trò quan trọng, vì sao?

Lồng ghép giới trong truyền thông dân tộc ra sao?

Người làm truyền thông dân tộc cần những kiến thức, kỹ năng cơ bản gì?

Những trở ngại nào thường gặp trong truyền thông dân tộc?

KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP

Thế nào là truyền thông trực tiếp?

Những kỹ năng cơ bản

Đặt câu hỏi

Lắng nghe

Quan sát

Nói, thuyết trình

Giao tiếp không lời

Lồng ghép thông điệp

Động viên, khuyến khích

Mục Lục5

6

8

8

9

19

19

20

Page 4: Truyền thông là gì?

4 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Cách sử dụng tài liệu trực quan

Tài liệu trực quan là gì?

Tờ rơi, tờ gấp

Tranh lật

Tranh cổ động

Băng, đĩa ghi âm, ghi hình

Một số hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng

Thăm hộ gia đình

Tư vấn

Thảo luận nhóm

Tổ chức họp

Sản xuất và tổ chức biểu diễn tiểu phẩm sân khấu

Tổ chức sự kiện (thông tin lưu động tại chợ phiên, bản làng)

KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG

Khái niệm

Nguyên tắc

Viết cho báo in

Viết cho phát thanh

Viết cho truyền hình

Viết cho báo điện tử

Sử dụng mạng xã hội để truyền thông dân tộc

THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Mục đích

Nguyên tắc

Đặc điểm chiến dịch truyền thông

Các bước tiến hành

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một số mẫu kịch bản truyền thông

Danh mục tài liệu tham khảo

24

27

43

43

43

44

48

53

55

57

59

59

59

59

60

65

65

70

Page 5: Truyền thông là gì?

5

Hỗ trợ thúc đẩy các dân tộc thiểu số phát triển là một trong những trọng tâm trong chương trình xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam củanhiều tổ chức trong nước và quốc tế trong đó có Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Liên Hợp Quốc (UNESCO). Mối quan tâm hàngđầu của UNESCO là các nước thành viên đưa ra những chính sách, chiến lược đáp ứng được sự đa dạng văn hóa và sắc tộc trong đó có các

chính sách, chiến lược thông tin và truyền thông cho dân tộc thiểu số, giúp người dân tiếp cận được những thông tin về chính sách của nhànước, kiến thức sản xuất, kinh doanh nhằm nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, dân tộc thiểu số vẫn là nhóm thiệt thòi vànghèo nhất. Mặc dù Chính phủ đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách và chương trình và các tổ chức tài trợ và phát triển đã có nhiều cố gắnghỗ trợ Việt Nam, tỷ lệ người nghèo thuộc dân tộc thiểu số vẫn rất cao (63% trong năm 2010) chiếm 14,6% dân số và dân tộc thiểu số chiếm mộtnửa trong tổng số người nghèo. (1)

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, Việt Nam nhanh chóng khai thác sự hội tụ của các công nghệ mới, tăngcường cung cấp kiến thức, thông tin văn hóa, xã hội, kinh tế, giáo dục, giải trí cho người dân. Tuy nhiên trong khi miền xuôi, các khu vực đô thịđã bão hòa thông tin thì ở các vùng sâu vùng xa đặc biệt những vùng dân tộc thiểu số vẫn còn tình trạng thiếu thông tin.

Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) là một trong các cơ quan thông tin đại chúng hàng đầu trong truyền thông dân tộc trên toàn quốc với Hệ phátthanh dân tộc VOV4 phát thanh bằng 12 thứ tiếng dân tộc và các chương trình dân tộc bằng quốc ngữ. Ngoài ra, trang điện tử VOV4 lưu giữ vàphát lại các chương trình phát thanh tiếng dân tộc qua mạng internet để người nghe có thể tiếp cận bất cứ lúc nào và ở đâu.

Trong thời gian vừa qua, UNESCO đã hỗ trợ và phối hợp với Đài Tiếng Nói Việt Nam nâng cao năng lực của phóng viên, biên tập chương trình phátthanh dân tộc sản xuất các chương trình phát thanh sử dụng công nghệ thông tin. Trên cơ sở các khuyến nghị, các kinh nghiệm tập huấn cho cácphóng viên, biên tập, quản lý truyền thông dân tộc, UNESCO và VOV thiết kế biên soạn cuốn Sổ tay truyền thông dân tộc cung cấp những kĩ năngtruyền thông, nâng cao chất lượng thông tin, tăng cường thông tin bằng các thứ tiếng dân tộc thiểu số, nắm bắt, tận dụng khai thác và sử dụngcác công nghệ thông tin truyền thông mới nhằm tăng cường hiệu quả của truyền thông dân tộc, một mặt trận trong công cuộc xóa đói giảmnghèo, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững của Việt Nam mà cũng là tôn chỉ mục đích của tổ chức UNESCO.

UNESCO tại Việt Nam Đài Tiếng nói Việt Nam

Lời giới thiệu

(1) Nguồn: "Đề án Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đến năm 2020, định hướng 2030"

Page 6: Truyền thông là gì?

6 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Lời nói đầuTruyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại kết quả bền vững cho các chương

trình phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định xã hội. Truyền thônglàm thay đổi nhận thức của con người, dẫn đến sự tự nguyện thay đổi hành vi, một trong

những yếu tố duy trì kết quả phát triển bền vững.

Từ nhiều năm nay, Đảng, Nhà nước luôn dành các điều kiện ưu đãi nhằm nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần của các cộng đồng thiểu số, hỗ trợ thực hiện quyền bình đẳng ở nhiều lĩnhvực. Chính phủ cũng có nhiều Chính sách về phát triển thông tin, truyền thông ở vùng dân tộcthiểu số, ví dụ: Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtChương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới,hải đảo giai đoạn 2012–2015; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 4/12/2013 của Thủ tướngChính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm2020.

Đối tượng truyền thông là người dân tộc thiểu số cần có cách tiếp cận cũng như phương pháptruyền thông với những đặc thù riêng trên cơ sở tôn trọng, vận dụng và phát huy đa dạng vănhóa, tri thức bản địa và giá trị đặc sắc của từng tộc người.

Truyền thông sẽ kém hiệu quả nếu không hiểu biết sâu sắc đối tượng, đặc biệt là đối với ngườidân tộc thiểu số - một đối tượng đặc thù: Cư trú không tập trung nơi giao thông cách trở, trìnhđộ học vấn chưa cao, đời sống kinh tế còn khó khăn, sở hữu nền văn hóa, tri thức bản địa phongphú, đa dạng.

Mặc dù được sự quan tâm đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước, song đến nay, khoảng cáchhưởng thụ thông tin văn hóa giữa miền xuôi và miền núi, vùng dân tộc thiểu số vẫn còn kháxa. Các phương tiện truyền thông như báo in, phát thanh, truyền hình chưa đáp ứng được yêucầu truyền thông dân tộc. Các ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông như báomạng và mạng xã hội vẫn chưa được tận dụng hiệu quả trong truyền thông dân tộc.

Cuốn sổ tay này cung cấp những kiến thức cơ bản về truyền thông dân tộc, tập trung vào đốithoại, truyền thông trực tiếp, kết hợp với truyền thông gián tiếp (các phương tiện thông tinđại chúng) và công nghệ truyền thông mới; Chú trọng đến sự am hiểu nội dung vấn đề; Tầm

Page 7: Truyền thông là gì?

7HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

quan trọng của việc hiểu nhóm đối tượng; Các công cụlập kế hoạch truyền thông; Giúp những người làmtruyền thông cải thiện và nâng cao kỹ năng truyềnthông cho người dân tộc thiểu số.

Nội dung hướng đến 2 nhóm đối tượng sử dụng chính:Thứ nhất là những người làm truyền thông khôngchuyên ở vùng dân tộc, công tác trong các cơ quan củachính quyền, đoàn thể, công tác văn hóa thông tin,Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, giáo viên, bộ đội biênphòng, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cơ sở, cộngtác viên dân số, cán bộ xã. Thứ hai là những người hoạtđộng trong lĩnh vực truyền thông: phóng viên, cán bộĐài truyền thanh xã, huyện, tỉnh ở vùng dân tộc. Ngoàira, sổ tay còn hướng đến nhóm người có uy tín trongcộng đồng như già làng, trưởng bản, nhà sư, linh mục.Những người làm công tác truyền thông dân tộc tạinhững tổ chức, cơ quan, ngành liên quan cũng có thểtìm thấy ở đây những hướng dẫn truyền thông hữu íchphục vụ cho công tác của mình.

Một cuốn sổ tay trang bị một cách hệ thống các kỹnăng truyền thông, đặc biệt qua các ứng dụng côngnghệ truyền thông mới nhằm tăng cường hiệu quảtruyền thông dân tộc trong bối cảnh chính phủ đangtiếp tục đầu tư các chương trình phát triển toàn diệnvùng dân tộc chính là góp thêm “viên gạch” cho sự pháttriển bền vững cộng đồng thiểu số.

CUỐN SỔ TAY CÓ THAM KHẢO, SỬ DỤNG MỘT SỐ TƯ LIỆU CỦA ĐỒNG NGHIỆP.

Page 8: Truyền thông là gì?

8

Cơ sở lý luận của truyền thông dân tộc ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Dân tộc là gì ? “Dân tộc” là khái niệm đa nghĩa, nhưng có hai nghĩa chính, chỉ cộng đồng dân cư của một quốc gia hoặc chỉ một cộng đồng dân cư của một tộcngười sử dụng chung một ngôn ngữ, có đặc điểm chung về văn hoá và ý thức tự giác tộc người, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế,truyền thống văn hóa.

Thế nào là dân tộc thiểu số?

Dân tộc thiểu số chiếm số ít so với dân tộc chiếm số đông nhất trong một quốc gia đa dân tộc.

Những đặc điểm dân tộc thiểu số ảnh hưởng đến truyền thông dân tộc ?Phần lớn các cộng đồng thiểu số Việt Nam cư trú phân tán, xen kẽ tại vùng núi, địa hình chia cắt, phức tạp tại nhiều địa bàn chiến lược quan trọngvề chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, có tầm quan trọng đặc biệt về môi trường sinh thái. Đời sống người dân ở đây còn nhiều khó khăn,trình độ phát triển không đồng đều. Vì vậy, truyền thông dân tộc cần đầu tư thích đáng nguồn nhân lực, vật lực.

Theo số liệu thống kê năm 2009, ở vùng dân tộc có một nửa dân số độ tuổi từ trung niên trở lên chưa đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông. Truyềnthông bằng tiếng dân tộc là một lợi thế. Thực tế cho thấy, truyền thông trực tiếp, đối thoại ở vùng dân tộc là phù hợp và hiệu quả hơn so vớitruyền thông gián tiếp.

Các dân tộc thiểu số Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo cũng khác biệt. Tận dụng được lợi thế về truyềnthống văn hóa, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, quan hệ xã hội của mỗi dân tộc thì truyền thông dân tộc sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Hiếu khách, yêu văn nghệ là đặc tính nổi trội, phổ biến ở các cộng đồng thiểu số. Yếu tố này cần được sử dụng triệt để khi thực hiện các sản phẩmtruyền thông.

Page 9: Truyền thông là gì?

9HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Một đặc điểm khá nổi trội trong các cộng đồng thiểu số, đó là vai trò dẫn dắt, then chốt của những người tiên phong, người có uy tín. Truyềnthông dân tộc đem lại kết quả tốt khi đối tượng hóa một cách mạnh mẽ và hướng về cơ sở, đến từng nhóm đối tượng và nhắm đến các đối tượngnày. Các phương thức truyền thông dân tộc cần mang đặc trưng thôn bản, dựa trên sự tôn trọng đa dạng văn hóa và sự tham gia tích cực củangười dân.

Tính gắn kết cộng đồng cao là tác nhân quan trọng để lan tỏa và duy trì các thực hành mới làm tăng hiệu quả truyền thông; Truyền thông sẽ hiệuquả khi tạo được dư luận tích cực.

Người dân tộc thiểu số thường có tâm lý tự ti, bảo thủ, mẫn cảm. Vì thế, sự lan tỏa các thực hành mới trong cộng đồng thiểu số là quá trình mangtính lựa chọn, cần một khoảng thời gian nhất định. Quá trình lan tỏa các thực hành mới cần thực hiện từng bước, tạo cơ hội để người dân kiểmchứng và học hỏi từ thực tế.

Để truyền thông hiệu quả cần thông qua các kênh khác nhau, từ người tiên phong đến các thành viên khác thông qua mối liên hệ gia đình, dònghọ, sinh hoạt cộng đồng cũng như tất cả các lực lượng truyền thông như trực tiếp, báo in, phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin mới.

Ở một số vùng dân tộc hiện nay, du lịch phát triển mạnh, internet, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông.

Thiếu thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin vẫn là tình trạng khá phổ biến ở vùng dân tộc. Đẩy mạnh truyền thông dân tộc, đưa thông tin mạnhmẽ về cơ sở, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng về thông tin, thúc đẩy sự trao quyền cho các cộng đồng thiểu số, giúp họ chủ động tham gia vào cácchương trình phát triển.

Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng dân tộc thiểu số

Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo vệ sự đa dạng văn hoá, tạo điều kiện cho các dân tộc phát huy bản sắc văn hoá, Nhà nước đãthực hiện chính sách phát triển toàn diện vùng dân tộc. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trên thực tế, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số.

TRUYỀN THÔNG TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG THIỂU SỐ (2)

Truyền thông là gì?

Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ, kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăngcường hiểu biết lẫn nhau, làm thay đổi nhận thức để điều chỉnh hành vi phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân và xã hội.

(2) Nguồn: "Chia sẻ - Sổ tay hướng dẫn đào tạo truyền thông" , Ban Thư ký chương trình Chia sẻ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, [tr.2-6; tr.8]

Page 10: Truyền thông là gì?

10 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Căn cứ vào phương thức truyền thông, có thể chia thành 2 hình thức:

Truyền thông trực tiếp

Có sự tương tác, có thể điều chỉnh nội dung cho phù hợp.

Tác động ngay để thay đổi nhận thức, thái độ, thực hành của đối tượng.

Hiểu rõ đối tượng.

Đến được ít người.

Tốn thời gian và công sức.

Truyền thông gián tiếp

Đến được nhiều người.

Nhanh, tạo dư luận xã hội.

Khó thu được phản hồi ngay.

Đòi hỏi có trang thiết bị.

Hạn chế việc can thiệp, thay đổi thực hành.

Căn cứ vào sự tương tác trong quá trình truyền thông, có thể chia thành hai hình thức cơ bản:

Truyền thông 1 chiều Truyền thông 2 chiều

Có mấy hình thức truyền thông?

Để đạt được mục tiêu, việc kết hợp các kênh truyền thông khác nhau là rất cần thiết.

Page 11: Truyền thông là gì?

11HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Một quy trình truyền thông gồm các yếu tố nào?

Người gửi Kênh truyền thông

Phản hồi

Thông điệp

Người nhận

Thông điệp là gì?

Thông điệp là thông tin trung tâm, cốt lõi của một sản phẩm truyền thông (chương trình truyền thông, chiến dịch truyền thông), được đúckết thành một số câu ngắn, cô đọng.

Thế nào là một thông điệp tốt?

Thể hiện rõ mục đích của sản phẩm truyền thông.

Chính xác, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.

Sử dụng từ ngữ đúng, chính xác, dùng động từ ở thì chủ động.

Mỗi thông điệp chỉ có một ý duy nhất, gắn với mục tiêu truyềnthông.

Hấp dẫn, gây ấn tượng.

Thích hợp về văn hóa – xã hội, mặt bằng nhận thức.

Đảm bảo phù hợp với nhu cầu và mong muốn của đối tượng truyềnthông.

Một thông điệp truyền đi được tiếp nhận và hiểu đúng.

Các sản phẩm truyền thông

Tranh cổ động, tờ gấp, tờ rơi, tranh lật.

Chương trình phát thanh, truyền hình, băng âm thanh, băng hình.

Tiểu phẩm sân khấu (diễn trực tiếp hoặc được ghi âm, ghi hình vào băng, đĩa...).

Tùy từng chủ đề, thông điệp mà lựa chọnsản phẩm truyền thông thích hợp để đạtmục tiêu và hiệu quả truyền thông.

Page 12: Truyền thông là gì?

Truyền thông điệp bằng lời nói trực tiếp thì kênh truyền thônglà những cuộc gặp mặt, đối thoại trực tiếp, ví dụ:

12 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Các kênh truyền thông

Nếu truyền thông điệp bằng lời nói gián tiếp thì kênh truyền thông là

Hội họp

Hội thảo

Các sự kiện

Các chuyến thâm nhập thực tế

Điện thoại ( Tin nhắn, gửi hình ảnh, âm thanh)

Đài phát thanh, truyền hình phường, xã

Đài vô tuyến

Đĩa âm thanh, đĩa hình

Thông cáo báo chí

Báo cáo

Thư điện tử

Bảng thông báo tại thôn bản

Máy fax

Lịch hoặc tranh cổ động

Bản tin

Báo in, Báo điện tử

Nếu truyền thông điệp bằng văn bản thì kênh truyền thông là:

Page 13: Truyền thông là gì?

Trong quá trình truyền thông, ngườitruyền đạt quyết định sẽ nói cái gì,nhưng nghe hay không thì phụ thuộchoàn toàn vào người nhận. Ngườinhận thông điệp là người quyết địnhlàm thế nào để nghe được và xử lý cácthông điệp của người truyền đạt.

13HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Vai trò của người nhận thông điệp Bộ lọc cá nhân (Trình độ, quan niệm, tâm lý,…)

VŨ NAM MUA THỊ MỶ

1. Nam nói cái gì?

2. Nam thực sựmuốn nói cái gì?

3. Mỷ ngheđược cái gì?

4. Mỷ thực sự hiểu cái gì?

Để truyền thông thành công,nghĩa là để đạt mục đích củangười đưa ra thông điệp thìphải thoả mãn được nhu cầucủa người nhận thông điệp.

Để truyền thông thành công, đầutiên, bạn phải thu hút được sự chúý lắng nghe của đối tượng. Nếu họkhông thực sự lắng nghe, sẽ khôngthể truyền tải tới họ bất cứ cái gì.

6

32

1

Người nhận sử dụng được thông điệp

Người nhận ghi nhớ được thông điệp

Duy trì sự chú ý của người nhận

Thu hút sự chú ý của người nhận thông điệp

Truyền tải thông điệp đến người nhận

Các bước của quá trình truyền thông điệp từ người gửi đến người nhận

Người gửi v

à người n

hận thông đ

iệp

phải thực h

iện đ

ầy đủ cá

c bước c

ủa quá

trìn

h truyề

n thông.

54 Người nhận hiểu được thông điệp

Page 14: Truyền thông là gì?

14 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Người gửi thông điệp phải hiểu về nhóm đối tượng

Hai bước cần thực hiện khi làm việc với nhóm đối tượng

1. Xác định nhóm đối tượng truyền thông bằng cách tự đặt các câu hỏi sau:

Chủ đề bạn đề cập là gì?

Mục tiêu của tôi là gì?

Ai là người mà tôi cần tiếp cận để đạt được mục tiêu của mình?

“Nếu bạn thực sự muốn giúp đỡmột người nào đó thì bạn hãybắt đầu sau khi đã tìm hiểuhoàn cảnh cụ thể của người ấy”.

2. Tìm hiểu về nhóm đối tượng của mình.

Họ là ai?

Nhu cầu thông tin của họ là gì?

Page 15: Truyền thông là gì?

15HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Hãy nghĩ về:

n Làm thế nào để thông điệp có thể đáp

ứng nhu cầu của người nhận?

n Kiến thức mới nào bạn có thể cung cấp?

n Thái độ của nhóm đối tượng là gì?

n Họ có thích thông tin mà bạn đang cung cấp cho họ

không?

n Kiến thức cơ bản nào mà nhóm đối tượng đã có về

chủ đề này?

n Giới tính của nhóm đối tượng có phải là một vấn đề

không?

n Môi trường làm việc và chức năng nhiệm vụ của mỗi

người trong nhóm đối tượng của bạn là gì?

n Trình độ, nhận thức của người nhận thông điệp?

n Người nhận thuộc nhóm văn hóa nào?

n Ngôn ngữ mà họ có thể đọc và viết là gì?

n Các thành viên trong nhóm đối tượng có đọc và hiểu

tiếng Việt một cách thông thạo không?

Page 16: Truyền thông là gì?

16 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Tại sao cần biết nhiều về nhóm đối tượng?

Truyền thông chỉ thực sự thành công khi mànhóm đối tượng thấy nội dung thông điệp:

Liên quan

Việc bạn có thấy một thông điệp hoặc một chủđề có liên quan hay không còn tùy thuộc vàobạn là ai. Nó còn phụ thuộc vào tình huống,hay sở thích và kinh nghiệm của bạn.

Dễ hiểu

Bạn cần hiểu rằng thông điệp đưa ra nên chúý đến sự phù hợp giữa ngôn ngữ và nội dungcủa thông điệp với trình độ và nhận thức củanhóm đối tượng.

Dễ sử dụng

Người mà bạn trao đổi phải sử dụng đượcthông điệp bạn đưa ra. Ví dụ, bạn không chỉnói: “Không ăn nấm độc” mà bạn phải giảithích rõ vì sao và cách nhận biết nấm độc”.

Phản hồi có vai trò quan trọng như thế nào?

Thông qua phản hồi, người truyền thông sẽ biết thông điệp có được đối tượng hiểu đúng và ghi nhớ hay không.

Có thể biết được đối tượng sử dụng thông điệp như thế nào, có thay đổi hành vi hay không.

Truyền thông dân tộc phải đạt được những yêu cầu gì? Có mục tiêu phù hợp với nhu cầu chính đáng và sát thực tế của cộng đồng.

Đảm bảo các vấn đề truyền thông phải chính xác.

Được lặp lại nhiều lần.

Nội dung, phương thức truyền thông phù hợp, dễ áp dụng với người dân tộc.

Ngôn ngữ dễ hiểu và hiểu đúng với cộng đồng.

Phương tiện dễ sử dụng.

Trong truyền thông dân tộc, tạo nên một mạng lưới đóng vai trò quan trọng, vì sao?

Sử dụng mạng lưới sẵn có hoặc tạo nên một mạng lưới là một trong những chiến lược truyền thông tốt nhất đối với người dân tộc thiểu số.

Truyền thông trong một mạng lưới không chỉ từ một người gửi tin cho tất cả mọi thành viên mà nó tạo thành dòng chảy truyền thông giữa cácthành viên trong nhóm và cho cả các nhóm thành viên khác nữa.

Đặc biệt, truyền thông mạng lưới có hiệu quả cao trong việc chia sẻ những bài học kinh nghiệm và hình thành ý tưởng.

Có liên quan

Dễ hiểu

Dễ sử dụng

Bởi vì

Page 17: Truyền thông là gì?

17HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Luôn luôn có nhiều cá nhân giao tiếp mặt đối mặt.

Đảm bảo sự giao tiếp chặt chẽ với các nhóm đối tượng.

Truyền thông mạng lưới có tiền năng lớn trong việc thay đổi thái độ của người dân

tộc thiểu số, bởi đặc điểm tính gắn kết cộng đồng cao, dư luận xã hội đóng vai trò

quan trọng trong thay đổi nhận thức và hành vi cá nhân.

Các cá nhân dễ bị ảnh hưởng từ dư luận, giao tiếp xã hội hơn là các tác động bên

ngoài khác.

Truyền thông mạng lưới

mạnh, hiệu quảđối với người dân tộc

vì:

Page 18: Truyền thông là gì?

18 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Lồng ghép giới trong truyền thông dân tộc ra sao?

Giới là gì? Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. (3)

Lồng ghép giới trong tất cả hoạt động và nội dung của truyền thông dân tộc:

Đảm bảo cân bằng giới trong các sản phẩm truyền thông.

Sử dụng ngôn ngữ trung tính.

Tránh ngôn từ, hình ảnh có tính khuôn mẫu, mang định kiến giới.

Tránh tạo khuôn mẫu về vai trò của phụ nữ và nam giới.

Cân bằng nam và nữ trong tác nghiệp, quản lý, tổ chức truyền thông.

Người làm truyền thông dân tộc cần những kiến thức, kỹ năng cơ bản gì? Am hiểu văn hóa, phong tục tập quán của người dân tộc.

Có kiến thức đúng và đủ về nội dung, nghiệp vụ truyền thông và hiểu biết chính trị, pháp luật.

Nói rõ ràng, chính xác, diễn đạt có sức thuyết phục với người dân tộc.

Có kỹ năng giao tiếp và làm việc với cộng đồng thiểu số.

Ứng xử đúng đắn, khéo léo trước mọi tình huống nảy sinh khi tác nghiệp.

Thạo tiếng nói của người thiểu số là lợi thế.

Sử dụng thành thạo mạng internet, mạng xã hội cũng là một lợi thế.

Những trở ngại thường gặp trong truyền thông dân tộc?

Bất đồng ngôn ngữ.

Nhiều người ở độ tuổi trung niên trở lên chưa đọc thông, viết thạo.

Người dân tộc thường có tâm lý thiếu tự tin, e ngại.

Truyền thông hiện vẫn chủ yếu bằng tiếng Việt, không phải bằng tiếng mẹ đẻ nên hạn chế tiếp nhận thông tin của người dân tộc.

Dịch vụ xã hội ở nhiều vùng thiếu hoặc yếu kém, thiếu phương tiện truyền thông.

(3) Nguồn: “Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006”.

Page 19: Truyền thông là gì?

Kỹ năng truyền thông trực tiếpTHẾ NÀO LÀ TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP?

Truyền thông trực tiếp là quá trình trao đổi thông tin một cách trực tiếp giữa người làm truyền thông với một đối tượng hoặc một nhóm đốitượng, thông qua các giao tiếp không lời hoặc có lời.

Với người dân tộcthiểu số, truyềnthông trực tiếpthường đạt hiệuquả caoẢNH: MINH HUỆ

19

Page 20: Truyền thông là gì?

20 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN

Đặt câu hỏi

Mục đích

Tìm hiểu đối tượng, thu thậpthông tin.

Xác minh thông điệp mà đốitượng nhận được có chính xáchay không.

Giúp hai bên có cơ hội hiểu sâuhơn về các vấn đề liên quan.

Động viên, khuyến khích đốitượng chia sẻ thông tin.

Dẫn dắt cuộc trò chuyện.

Nên

Hỏi từng câu một.

Đặt câu hỏi ngắn, rõ ràng, dễ hiểu.

Đặt câu hỏi mở (câu hỏi dùng các từ: Như thế nào? Bao giờ? Tại sao?Cái gì? Ở đâu?)

Bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản, dễ trả lời.

Đặt câu hỏi cho những người mạnh dạn trước.

Cân nhắc xem câu hỏi có gây tổn thương cho đối tượng không vàhọ có khả năng trả lời hay không.

Sử dụng các câu hỏi đóng, câu hỏi mở xen kẽ nhau một cách hợp lý.

Không nên

Hỏi liên tục, dồn dập như kiểu “hỏicung”.

Câu hỏi soi mói, tra khảo.

Đặt nhiều câu hỏi đóng liền nhau(câu hỏi mà đối tượng chỉ có câutrả lời “có”, “không”).

Đặt quá nhiều câu hỏi “tại sao”.

Câu hỏi khó hiểu, khó trả lời.

Câu hỏi dài, nhiều nội dung.

Lắng nghe

Mục đích

Tiếp nhận đầy đủ thôngtin.

Khuyến khích người nóitiếp tục trình bày ý kiến.

Hiểu rõ nội dung và cảmxúc của đối tượng.

Thể hiện sự tôn trọng,đồng cảm với người nói.

Thu nhận thông tinphản hồi để có sự điềuchỉnh nội dung.

Nên

Ngồi ngang tầm đối tượng, hơi nghiêng về đối tượng.

Nhìn vào mắt đối tượng một cách thân thiện.

Dành thời gian cho đối tượng nói với thái độ tôn trọng,cởi mở, kiên nhẫn.

Gật đầu, mỉm cười tán thưởng, thông cảm với đối tượng.

Sử dụng các từ đệm như “à”, thế à” v.v… hoặc “tôi hiểu”,hoặc nhắc lại điều đối tượng nói.

Lắng nghe một cách khách quan, thái độ thoải mái, kếthợp với quan sát.

Giữ bí mật những điều đối tượng chia sẻ với mình.

Không nên

Tranh cãi hoặc cắt ngang lời người nói.

Dùng những lời lẽ phê phán như: “không đúng”, “sai”,“xấu”, “không thích hợp”. Điều này sẽ làm cho đối tượngcảm thấy có lỗi hoặc sai sót.

Tỏ ra lơ đễnh, không quan tâm.

Để quan điểm riêng của mình tác động đến việc hiểu vấnđề mà đối tượng nói.

Đưa ra nhận xét, phê phán hay lời khuyên khi đối tượngkhông có yêu cầu.

Chỉ nghe những gì mà mình thích và quan tâm.

Có thái độ định kiến với đối tượng (về tôn giáo, trình độhọc vấn, tuổi tác).

Page 21: Truyền thông là gì?

21HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Quan sát

Mục đích

Giúp thu được thông tin cần thiết, nhận biếtđược sự việc một cách có chủ định.

Nhận thức sâu hơn về những gì đang xảy raxung quanh đối tượng mình đang quan sát.

Hiểu rõ kiến thức thái độ hành vi của đốitượng.

Sơ bộ hiểu được hoàn cảnh, tâm trạng, tháiđộ của người đang đối thoại, giúp đưa raquyết định đúng đắn.

Thu nhận thông tin phản hồi từ đối tượngđể điều chỉnh nội dung phù hợp.

Học hỏi thông qua những gì quan sát được.

Nên

Chọn vị trí quan sát và di chuyển hợp lý.

Quan sát tế nhị, lịch sự, bao quát và khách quan.

Quan sát tầm vóc, nét mặt, cử chỉ, cách ăn mặc, nói năng, thái độcủa đối tượng.

Quan sát những tiện nghi trong gia đình để thu thập thông tin vềđiều kiện kinh tế.

Quan sát môi trường xã hội: Ai là bạn của họ? Ai là người có ảnhhưởng tới họ? Họ tin vào những tập tục nào, tại sao?

Quan sát kết hợp với lắng nghe và thái độ động viên, khích lệ.

Lưu ý những thời điểm hay vấn đề mà khi trao đổi, bạn thấy đốitượng thay đổi nét mặt, cử chỉ, thái độ hay có những phản ứngđặc biệt.

Không nên

Thái độ thờ ơ, hờhững, thiếu tậptrung.

Soi mói, ánh mắtthiếu thiện cảm.

Quan sát kết hợp vớiphê phán, bìnhphẩm bằng từ ngữbất lịch sự hoặc tháiđộ, cử chỉ thiếu sựtôn trọng.

Nói, thuyết trình

Mục đích

Cung cấp thông tin,kiến thức cần thiếtcho đối tượng, nhằmđạt mục tiêu truyềnthông.

Bày tỏ suy nghĩ, giảithích những quanniệm sai lầm.

Giúp đô ́i tươ ̣ng có cơhội hiểu rộng, hiểusâu thông điệp.

Nên

Tìm hiểu kỹ đối tượng nghe. Mục đích, mục tiêu thuyết trình? Nội dung vàvà phạm vi trình bày? Thời gian trong bao lâu? Thuyết trình ở đâu? Phươngtiện, phương pháp đánh giá là gì?

Mở đầu thu hút đối tượng (bằng một câu chuyện, câu đố, phát hoặc chiếumột đoạn băng ngắn logic), tập trung vào thông điệp chính, nhiệt tình nhưngbiết dừng đúng lúc.

Dùng câu đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, có âm điệu, ngữ điệu phù hợp. Kếthợp với ngôn ngữ không lời một cách hợp lý. Hài hước khi có thể.

Trang phục chỉnh tề, di chuyển hợp lý. Sử dụng công cụ hỗ trợ phù hợp vớitừng nội dung.

Nhìn vào công chúng, thỉnh thoảng thay đổi điểm nhìn để tạo sự chú ý củangười nghe, cho họ thấy bạn đang nói với chính họ, quan tâm đến họ.

Không nên

Nói to quá hoặc nói nhỏ quá.

Nói đều đều, không có ngữ điệu,không có cảm xúc.

Nói lan man, dài dòng, không cótrọng tâm.

Nói những điều mình không biếtchắc chắn.

Dùng câu dài, ngắt câu khônghợp lý.

Không quan tâm đến thái độ củangười nghe.

Page 22: Truyền thông là gì?

22 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Giao tiếp không lời

Mục đích

Chuyển tải thông điệp,nhằm động viên,khuyến khích tạo niềmtin cho đối tượng .

Bày tỏ sự đồng cảm giữangười làm truyền thôngvà đối tượng.

Tìm hiểu suy nghĩ, tìnhcảm, hành vi của đốitượng được chính xác vàkhách quan hơn.

Nên

Trang phục chỉnh tề, đơn giản, phù hợp với văn hóa và phong tục tập quánđịa phương.

Chọn vị trí ngồi (đứng) phù hợp. Khoảng cách giữa truyền thông viên với đốitượng từ 1m đến 1,5m.

Tư thế ngồi (đứng) thoải mái. Ngồi thì hơi ngả về phía trước.

Nhìn vào mắt đối tượng thể hiện sự quan tâm. Nếu trướ́c mộ̣t nhóm đối tượng,nên nhìn vào mỗi người 2-4 giây rồi rời mắt sang người khác.

Nét mặt thay đổi phù hợp với cử chỉ, lời nói, tình huống giao tiếp và tâm trạngđối tượng..

Thái độ hòa nhã, thân thiện.

Không nên

Ngồi bắt chéo chân hoặc ngảngười ra phía sau trong khi nói.

Tỏ ra vội vã, làm việc riêng, thởdài.

Chỉ trỏ, đập tay xuống bàn.

Nhìn chằm chằm vào một đốitượng qúa lâu (trong thảo luậnnhóm, họp).

Cau có, bực tức, hoặc lạnh nhạt,vô cảm.

Lồng ghép thông điệp

Mục đích

Giúp đối tượng dễ dàngtiếp nhận, ghi nhớthông điệp, nhằm tănghiệu quả truyền thông.

Nên

Thông điệp được lồng ghép khéo léo ở tất cả các phần, các công đoạn truyềnthông.

Nhấn mạnh thông điệp kết hợp sử dụng thiết bị truyền thông hỗ trợ, tranh,ảnh, hoặc phát băng hình, điện thoại thông minh, máy tính bảng (nếu có).

Liên hệ, so sánh với sự vật, sự việc, con người tại địa phương để đối tượng dễhiểu, dễ tiếp thu và ghi nhớ thông điệp.

Sau mỗi nội dung, tình huống cần nhấn mạnh thông điệp cốt lõi.

Kiểm tra sự tiếp nhận thông điệp bằng những câu hỏi gợi mở.

Không nên

Bỏ quên thông điệp chính.

Giao giảng thông điệp một cáchchung chung.

Chỉ nhắc đến thông điệp ở phầncuối cùng của hoạt động truyềnthông.

Không kiểm tra xem đối tượngcó tiếp thu được thông điệp haykhông.

Page 23: Truyền thông là gì?

23HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Động viên, khuyến khích

Mục đích

Giúp đối tượng sẵnsàng tiếp nhận và chiasẻ thông tin nhằm đạtmục tiêu truyềnthông.

Nên

Tạo không khí thân mật, cởi mở.

Gật đầu thể hiện sự đồng tình, sử dụng các từ đệm “à”, “thế à”, “vậy sao”, mỉmcười.

Khen ngợi những gì đối tượng đã làm tốt, hiểu đúng.

Hỏi ý kiến đối tượng trong mỗi tình huống cụ thể.

Không nên

Thờ ơ, thiếu tập trung.

Động viên với thái độ xã giaohoặc làm cho qua chuyện.

Khen ngợi quá mức.

Người truyền thôngkhông chỉ đơn thuầnlà truyền đạt thôngđiệp. Đó còn là nghệthuật cuả sự khíchlệ, định hướng vàhướng dẫn.

Động viên, khuyến khích kịp thời khiến người đối thoại dễ dàng chia sẻẢNH: MINH HUỆ

Để truyền thông hiệu quả, truyền thông viên cần phối hợp các kỹ năng một cách nhuần nhuyễn.

Page 24: Truyền thông là gì?

24 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU TRỰC QUAN

Tài liệu trực quan là gì?

Trong truyền thông trực tiếp, tờ rơi, tờ gấp, tranh lật, ảnh, tranhcổ động, băng, đĩa âm thanh, đĩa hình là những tài liệu trực quan.Với người dân tộc thiểu số, hình ảnh đẹp, âm thanh sống độngấn tượng, nhất là các băng, đĩa hình thường có sức lôi cuốn lớn.

Tờ rơi, tờ gấp

Dùng trong trường hợp nào?

Tờ gấp là tờ tranh được gấp 2 hoặc 3 lần, gồm chữ và tranh minh họa, chuyển tải nhiều nội dungcủa một chủ đề. Tờ rơi có 1 hoặc 2 mặt, có tranh và chữ. Tờ rơi có thể chỉ có một tranh hoặc mộtbộ nhiều tranh nói về một chủ đề.

Phát cho từng người tại buổi mít tinh, cuộc họp, ở nơi công cộng hoặc hộ gia đình để mọi ngườitự đọc, hiểu và làm theo nội dung của tờ rơi, tờ gấp.

Tài liệu trực quan có sức thu hút lớn với người dân tộc thiểu sốẢNH: MINH HUỆ

“Trăm nghe không bằng một thấy”.

“Một bức tranh có giá trị bằng một nghìn lời”.

Cách sử dụng?

Dùng trong thảo luận nhóm, trước hết giới thiệu về chủ đề thảo luận.

Phát tờ gấp cho từng người để họ tự đọc.

Đặt các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu về nội dung của tờ rơi, tờ gấp.

Giải thích những điểm mà đối tượng chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng.

Tóm tắt những nội dung chính một cách chính xác, lôgíc, đơn giản để mọingười dễ nhớ.

Mẫu tờ gấp

Page 25: Truyền thông là gì?

25HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Tranh lật

Dùng trong trường hợp nào?

Tranh lật gồm nhiều tờ tranh được trình bày nối tiếp nhau. Mặt sau của tranh là phần chữ ghi nội dung chínhcần truyền thông. Trong một quyển tranh lật thường có nhiều nội dung của một chủ đề. Tranh lật dùng chotruyền thông cá nhân hoặc thảo luận nhóm nhỏ. Lưu ý sự cân bằng hình ảnh nam và nữ trong tranh lật.

Cách sử dụng?

Cầm tranh lật trên tay hoặc đặt trên bàn. Hình vẽ quay về phía đối tượng, giữ ở vị trí trung tâm hoặc xoay chuyểnđể mọi người có thể nhìn thấy mọi chi tiết.

Xem trước nội dung tranh; Chuẩn bị kỹ phần trình bày và các câu hỏi dành cho đối tượng.

Cho đối tượng xem tranh. Mời họ nói về nội dung tranh theo ý hiểu của họ. Cùng thảo luận về nội dung đó.Khuyến khích họ thảo luận bằng các câu hỏi mở.

Giải thích và bổ sung thêm thông tin. Tóm tắt lại nội dung tranh theo trình tự để họ dễ nhớ, dễ hiểu.

Mời đối tượng trình bày lại nội dung tranh.

Thảo luận và thống nhất những điều đối tượng cần làm.

Một buổi nói chuyện

chỉ nên giới thiệu 1

hoặc 2 nội dung. Giới

thiệu kỹ, tạo cơ hội

cho mọi người trao

đổi, họ sẽ nhớ lâu.

Tranh cổ độngDùng trong trường hợp nào?

Tranh cổ động là một tờ giấy khổ lớn, rộng chừng 60cm, cao 90cm, gồm chữ, hìnhvẽ các biểu tượng (hoặc ảnh chụp) để truyền đạt một nội dung cụ thể. Tranh cổ độngphải đảm bảo đứng xa 3 mét đọc được chữ và đứng xa 6 mét nhìn rõ hình. Tranh cổđộng chủ yếu được treo ở nơi công cộng hoặc dùng trong thảo luận nhóm.

Cách sử dụng?

Treo tranh cổ động ở nơi công cộng: Đó là chỗ đông người qua lại như chợ, phònghọp, phòng khám bệnh, treo ngang tầm mắt để mọi người dễ quan sát. Tránh treo ởnhững nơi được coi là thiêng liêng, đặc biệt đối với cộng đồng.

Sử dụng tranh cổ động trong thảo luận nhóm: Treo tranh cổ động tại nơi mọi người dễ dàng nhìn thấy, dễ quan sát kỹ. Hỏi đối tượng nhìn thấygì, nghĩ gì về những điều được thể hiện trên tranh. Nếu trong nhóm có người không biết chữ thì mời người biết chữ đọc to lên cho cả nhóm ngheđiều được viết trên tranh.

Khi thảo luận về nội dung tranh cổ động, có thể cung cấp thêm thông tin liên quan. Cuối buổi, mời đối tượng nhắc lại những nội dung mà tranhmuốn chuyển tải. Tóm tắt lại nội dung tranh cổ động để họ ghi nhớ.

Tranh cổ động NGUỒN: CHINHPHU.VN

Page 26: Truyền thông là gì?

26 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Băng, đĩa âm thanh, đĩa hình

Dùng trong trường hợp nào?

Sử dụng trong thảo luận nhóm, cuộc họp đông người hoặc phát trên loa truyền thanh củaxã, thôn. Với người dân tộc thiểu số, băng, đĩa hình có sức hấp dẫn hơn so với các tài liệutrực quan khác.

Cách sử dụng?

Mỗi buổi thảo luận nhóm, cuộc họp chỉ nên nghe 1 hoặc 2 nội dung.

Cho đối tượng nghe từng nội dung, sau đó mời đối tượng nhắc lại các ý chính, rồi cùng thảoluận, thống nhất ý kiến.

Có thể sử dụng băng đĩa âm thanh, hình có nội dung phù hợp tải về từ Internet, qua điệnthoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy vi tính, chiếu lên màn hình.

Có thể chia sẻ các tài liệu bằng âm thanh và hình ảnh cho mọi người (nếu họ cũng có điện thoại thông minh, máy tính bảng). Hướng dẫn cách sửdụng để họ mở cho những người khác cùng xem.

Nếu phát phát băng, đĩa âm thanh trên loa truyền thanh của xã, thôn, nên chọn thời điểm phát thích hợp để nhiều người nghe được nhưng khôngảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân.

ẢNH: PHẠM MINH

Page 27: Truyền thông là gì?

27HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

MỘT SỐ HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP TẠI CỘNG ĐỒNG

Thăm hộ gia đình

Mục đích

Giúp đối tượng có thêm kỹ năng mới.

Kiểm tra việc thực hiện các cam kết trước đó.

Thu thập các thông tin cần thiết cho nội dung cần truyền thông.

Tìm hiểu các hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình liên quan đếnvấn đề truyền thông.

Nguyên tắc

Tôn trọng các quy tắc xã giao của gia đình. Tuân thủ những kiêng kỵ theotập quán của từng dân tộc.

Tạo không khí vui vẻ, cởi mở, tránh phê bình, chỉ trích.

Câu chuyện không nhất thiết diễn ra trong nhà mà có thể tại gian bếp nếuđối tượng đang nấu cơm hoặc ngoài vườn, ngoài hiên, nơi đối tượng thấythoải mái, thuận tiện.

Chuẩn bị

Thu thập thông tin về gia đình: dân tộc gì, phong tục tập quán,số người, tên các thành viên, tuổi, nghề nghiệp.

Hẹn và thông báo trước thời gian đến thăm. Nên chọn thờigian thuận lợi để các thành viên có mặt ở nhà.

Nội dung cần truyền thông tại nhà.

Tài liệu và phương tiện cần thiết như ảnh, băng âm thanh,băng hình, tờ rơi.

Câu chuyện khôngnhất thiết phải diễn

ra bên bàn nướcẢNH: MINH HUỆ

Page 28: Truyền thông là gì?

28 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Các bước tiến hành

Bước 1: Chào hỏi, giới thiệu, nói rõ mụcđích cuộc đến thăm.

Bắt đầu từ người cao tuổi trước. Cách xưnghô, cử chỉ theo phong tục của người dân tộc(Bắt tay, khẽ gật đầu, mỉm cười hoặc chắp taytrước ngực...).

Bước 5: Kiểm tra lại những điều vừatrao đổi và đạt được cam kết

Yêu cầu đối tượng nhắc lại các nội dungvừa trao đổi để xem họ hiểu được đến đâu.Có chỗ nào chưa đúng hoặc bị hiểu sai đểbổ sung thêm hoặc chỉnh sửa lại ngay.

Thống nhất với gia đình những việc cầnthực hiện và thời gian cụ thể để hoànthành.

Động viên, khuyến khích họ thực hiệncam kết.

Sau khi kiểm tra, cần tóm tắt

những điểm chính bằng thông

điệp mà gia đình cần thực hiện,

đạt được cam kết của gia đình về

hành vi mong đợi.

Bước 2: Quan sát, tìm hiểu về kiến thức, hành vi có liên quan đếnnội dung truyền thông.

Quan sát ngay lúc bước chân vào nhà để sơ bộ đánh giá hoàn cảnh sống, pháthiện các vấn đề liên quan đến nội dung truyền thông.

Ân cần thăm hỏi tình hình sức khỏe, làm ăn của các thành viên, tạo sự hòa hợp.

Kiểm tra việc thực hiện các cam kết trước đó (nếu đã từng truyền thông). Tìm hiểunhững khó khăn, cách họ giải quyết khó khăn; Khen ngợi nếu họ làm tốt.

Tìm hiểu kiến thức và các hành vi liên quan đến chủ đề truyền thông.

Cần thực hiện tốt kỹ năng quan sát, đặt câu hỏi (cho cả nữ và

nam), động viên, khuyến khích đối tượng chia sẻ để tìm hiểu.

Bước 3: Cung cấp hoặc bổ sung thông tin, hướng dẫn thực hành

Nên sử dụng tài liệu, thiết bị truyền thông hỗ trợ để thu hút sự chú ý như máytính, điện thoại thông minh... cho đối tượng xem ảnh, băng hình.

Sau đó, cùng trao đổi về nội dung truyền thông và kết hợp giải đáp những thắcmắc của đối tượng.

Để người dân tộc tiếp nhận thông điệp, cách tốt nhất là kể chuyện người thật,việc thật, đồng thời lồng ghép thông điệp, chuyện của người trong chính làngbản của họ thường có sức thuyết phục cao.

Bước 4: Tìm hiểu khó khăn và thảo luận cách giải quyết

Phân tích lợi ích, hạn chế của từng biện pháp để họ tự quyết định sẽ thực hiệnbiện pháp nào, tránh áp đặt.

Page 29: Truyền thông là gì?

29HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Những lưu ý khi truyền thông cho ngườicó uy tín trong cộng đồng thiểu số

Người có uy tín trong cộng đồng thiểu số có thểlà già làng, trưởng bản, trưởng thôn. Tuy nhiên,cần lưu ý: Mỗi cộng đồng có một loại người uytín khác nhau, không phải cứ già làng, trưởngbản là có uy tín. Ví dụ, vùng người Dao thì ngườicó uy tín là thầy cúng. Vùng người Mông ngườicó uy tín thường là ông trưởng dòng họ. Vùngngười Khmer là nhà sư.

Người làm truyền thông cần tìm hiểu kỹ và biếtrõ, ở vùng đó, đối tượng nào là người có uy tínđối với dân chúng, phải chọn lựa đối tượng cóuy tín thực sự.

Truyền thông cho người có uy tín rất quan trọng.Bởi đầu tiên họ là đối tượng truyền thông, saukhi được truyền thông, họ thấm nhuần, thôngsuốt và họ sẽ trở thành “truyền thông viên” chodân làng mình. Nếu họ đã thông suốt, nắmvững thông điệp thì chính bản thân họ sẽ truyềnthông tốt nhất cho cộng đồng.

Người làm truyền thông phải tìm hiểu kỹ về người có uy tín: Tên, tuổi, hoàn cảnh gia đình, học vấn, sở trường. Tiếng nói của họ ảnh hưởng đếnđâu trong cộng đồng? Nếu họ biết chữ thì kết hợp với giới thiệu tài liệu, còn nếu đối tượng không biết chữ thì nên dùng hình ảnh trực quan sốngđộng.

Buổi gặp đầu tiên hãy gợi chuyện, tạo cơ hội để người có uy tín thể hiện bản thân, những thành công, hiểu biết của họ.

Truyền thông viên cần có thái độ khiêm nhường, cầu thị từ cách xưng hô, ứng xử, hành vi, đề cao, trân trọng, học hỏi những tri thức của họ, tránhtỏ ra cái gì cũng biết, dạy khôn người khác.

Đặc biệt cần tìm hiểu đặc điểm tâm lý dân tộc, ví dụ người Mông rất thẳng tính, bộc trực nhưng với người Dao lại phải nói khéo.

Thường thì thông điệp dễ được người dân tộc đón nhận khi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bản thân họ. Truyền thông viên cần phân tíchcho họ tự nhận thấy, làm việc đó đem lại quyền lợi cho cá nhân và cho chính cộng đồng mình.

Sau khi được truyền thông, già làng sẽ là“truyền thông viên” tốt cho dân bản mình.ẢNH: THÀO HOÀNG MINH

Page 30: Truyền thông là gì?

30 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Tư vấn

Mục đích

Giải đáp thắc mắc của đối tượng.

Giúp đối tượng nhận được thông tin chính xác, rõ ràng nhằm nâng cao nhận thức.

Giúp cho đối tượng hiểu rõ vấn đề của họ, thảo luận giúp họ lựa chọn giải pháp và đưa ra quyết định phù hợp để giải quyết.

Hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tâm lý tình cảm, ổn định tinh thần.

Hỗ trợ đối tượng thay đổi hành vi.

Nguyên tắc

Truyền thông viên cung cấp thông tin, trao đổi, chia sẻ giúp đối tượng tự đưa ra quyết định và hành động theo quyết định của họ.

Không áp đặt ý kiến chủ quan của truyền thông viên.

Chuẩn bị

Xác định vấn đề, xác định đối tượng cần được tư vấn.

Chọn thời gian và nơi tư vấn thoải mái cho đối tượng.

Thông báo trước thời gian, địa điểm để đối tượng biết và chủ động.

Nắm chắc nội dung chủ đề tư vấn.

Chuẩn bị tài liệu minh họa.

Tại không gian lao động sản xuất, câu chuyện dễ đi vàolòng người bởi sự hòa đồng, cảm thông

ẢNH: MINH HUỆ

Tại chợ phiên, lễ hội, truyền thông viên dễ dàng gặp gỡ,tư vấn cho nhiều đối tượng

ẢNH: MINH HUỆ

Page 31: Truyền thông là gì?

31HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Bước 3: Giới thiệu, cung cấp thông tin

Cung cấp những thông tin chính xác và cần thiếtcho đối tượng (cả mặt tích cực và tiêu cực, cả yếutố thuận lợi và không thuận lợi).

Sử dụng thiết bị, phương tiện thông tin phù hợp.

Bước 4: Giúp đỡ

Giúp đối lựa chọn và đưa ra các quyết định vàhướng dẫn họ cần làm gì để thực hiện được cácquyết định đó.

Truyền thông viên không được áp đặt ý kiến củamình.

Bước 5: Giải thích

Giải thích những gì đốitượng còn thắc mắchoặc hiểu chưa đúng.

Cung cấp tài liệu hướngdẫn có liên quan đếnvấn đề của họ.

Bước 6: Hẹn đối tượng quay trở lại đểtheo dõi kết quả thực hành

Bước 2: Gợi hỏi

Gợi hỏi nhu cầu, mong muốn, lý do cần tư vấn.Tìm hiểu những nhu cầu hiện tại và sắp tới củađối tượng.

Gợi hỏi các thông tin có liên quan đến nội dungtư vấn (gia đình, điều kiện sống, cây trồng vậtnuôi, vốn liếng, những băn khoăn của họ về việclựa chọn cây trồng, vật nuôi...).

Bước 1: Gặp gỡ

Chào hỏi thân thiện, nhiệt tình, khéo léo mời đối tượng lại gần, hoặc ngồi xuống,miệng luôn nở nụ cười để gây thiện cảm.

Vui vẻ tự giới thiệu về mình.

Quan sát nhanh và đánh giá tâm trạng đối tượng.

Giao tiếp ban đầu tạo sự thoải mái, tin cậy.

Nơi gặp gỡ có thể tại nhà, cũng có thể tại không gian lao động sản xuất như ngoàiruộng, trên nương rẫy.

Nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng (lễ hội, chợ phiên). Do khônggian trò chuyện thường ồn ào, nhiều hoạt động, đối tượng dễbị phân tâm nên cần chọn chỗ thuận tiện và tạo sự tin tưởngcho đối tượng.

Sẽ dễ dàng hơn nếu truyền thông viên tham gia làmviệc cùng với người dân tộc thiểu số, tạo sự hòa đồng,cảm thông, ví dụ cùng nhặt cỏ, tỉa cành, hái chè...

Các bước 2, 3,4,5 phải thực hiện xen kẽnhau. Có gợi hỏi tốt mới biết được đốitượng suy nghĩ gì để cung cấp thôngtin thiết thực, giúp đỡ và giải thích kỹcho họ hiểu.

Sử dụng câu hỏi mở, kết hợp các kỹ nănglắng nghe, quan sát, động viên để khuyếnkhích đối tượng chia sẻ.

Các bước tiến hành

tư vấn

Page 32: Truyền thông là gì?

32 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Điều kiện để một cuộc tư vấn tốt

Nắm vững các nội dung liên quan đến lĩnh vực mình tư vấn.

Được đào tạo về kỹ năng tư vấn và nắm chắc nguyên tắc tư vấn.

Sử dụng tốt các kỹ năng giao tiếp trong tư vấn.

Kiên trì, linh hoạt khi tư vấn, đảm bảo quyền lợi, danh dự cho đối tượng.

Thái độ nhiệt tình, đồng cảm, sẵn sàng hỗ trợ đối tượng.

Tạo mối quan hệ gần gũi, làm cho họ thấy thoải mái, tin cậy.

Tư vấn phải dựa trên nhu cầu cụ thể và mong muốn của đối tượng.

Đưa ra các giải pháp và cùng đối tượng thảo luận, để họ lựa chọn chứ không ép buộc họ làm theo ý kiến của mình.

Tôn trọng sự riêng tư của người được tư vấn.

Thống nhất và cùng cam kết về các bước tiếp theo để tiếp tục hỗ trợ đốitượng thực hiện giải pháp mà họ chọn lựa.

Cần liên hệ để biết được hành động của đối tượng sau tư vấn để tiếp tục hỗtrợ, giúp đỡ thực hiện quyết định mà họ đã lựa chọn.

Địa điểm tư vấn cần có tranh ảnh, thông tin chỉ dẫn, tài liệu hỗ trợ phù hợp.

Mục đích

Thảo luận, chia sẻ khó khăn, giải pháp khắc phục với đối tượng trongquá trình thực hiện các hành vi mới.

Cung cấp thông tin, kiến thức với mục tiêu thực hiện hành vi mới đemlại lợi ích cho cá nhân và cộng đồng.

Hỗ trợ, động viên, khuyến khích các thành viên duy trì các hành vi mới.

Chuẩn bị

Chọn chủ đề mà đối tượng quan tâm và cần giải quyết: Nên lànhững vấn đề liên mà đối tượng quan tâm.

Xác định rõ mục tiêu cần đạt được thông qua thảo luận để tập trungvào những nội dung chính, không lan man.

Thảo luận nhóm

Page 33: Truyền thông là gì?

33HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Xác định đối tượng tham gia: Tùy theo chủ đề thảo luận mà chọn người tham gia phù hợp, có cả nam và nữ.

Một cuộc thảo luận nhóm thường từ 8-10 người.

Cần tìm hiểu trước đặc điểm văn hóa, kinh tế, mối quan tâm, vướng mắc và sự tham gia của các thành viên vào các hoạt động liên quan đến chủđề thảo luận.

Khảo sát sơ bộ, chọn ra người phát biểu đầu tiên. Việc này rất quan trọng để thảo luận thành công. Ý kiến của người phát biểu đầu tiên mang tínhdẫn dắt, định hướng.

Người phát biểu đầu tiên phải là người có nhận thức và quan điểm tích cực.

Xác định thời gian và địa điểm: Chọn thời điểm thích hợp để mọi người tham gia đông đủ.

Thông báo thời gian, địa điểm, thời lượng buổi thảo luận (thường từ 60-90 phút) cho người tham dự trước ít nhất 2 ngày để họ sắp xếp công việc.

Gửi trước lịch trình thảo luận để họ lên kế hoạch và chuẩn bị ý kiến.

Chọn nơi yên tĩnh để mọi người dễ dàng phát biểu (ví dụ nhà văn hóa thôn bản).

Có thể lồng ghép nội dung thảo luận trong các buổi sinh hoạt của cộng đồng như họp xóm, thôn, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân.

Chuẩn bị nội dung, tài liệu, phương tiện: Tìm hiểu kỹ nội dung và chuẩn bị những câu hỏi mở liên quan đến chủ đề thảo luận.

Thu thập tài liệu, thiết bị hỗ trợ như tranh lật, tranh cổ động, tờ gấp, tờ rơi, ảnh, băng hình, băng ghi âm, máy chiếu (nếu có).

Xin phép, thông báo cho lãnh đạo địa phương về kế hoạch thảo luận nhóm. Có thể yêu cầu địa phương cử người hỗ trợ.

Các bước tiến hành

Bước 1: Chào hỏi, nêu chủ đề thảo luận

Giới thiệu người tham dự và truyền thông viên. Tạo không khí thân mật, thoải mái bằng văn nghệ, trò chơi.

Giới thiệu tóm tắt chủ đề thảo luận.

Chọn những cách mở đầu gây ấn tượng để thu hút mọi người. Có thể mở đầu bằng một thông tin gây sốc, sự việc xảy ra tại địa phươngthường có sức thu hút. Ví dụ “Ông Sùng A Di ở bản X bị chó dại cắn, ông vừa qua đời sau một ngày đau đớn giãy giụa sùi bọt mép...” (nếuchủ đề của thảo luận nhóm là phòng bệnh dại).

Page 34: Truyền thông là gì?

34 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Bước 2: Trao đổi, tìm hiểu kinh nghiệm của mọi người về chủ đề thảo luận

Nhắc lại vai trò của mỗi người và những điều truyền thông viên mong đợi ở họ. Việc này “buộc”họ phải thu thập thông tin liên quan cho thảo luận.

Đặt câu hỏi mở để tìm hiểu xem đối tượng đã biết gì về chủ đề thảo luận: Đã làm gì? Kết quảra sao? Điều tâm đắc nhất là gì? Câu hỏi dễ hiểu, người nghe hiểu đúng nghĩa. Câu hỏi gợimở sẽ khiến họ nghĩ về một vấn đề mà trước đây họ chưa từng nghĩ tới hoặc hướng họ chú ýđến vấn đề đó theo chiều hướng, một trạng thái khác.

Mời người có nhận thức, quan điểm tích cực (đã lựa chọn trước) phát biểu đầu tiên. Sau đó,mời những người khác phát biểu.

Khen ngợi những ý kiến hay.

Không chê bai, chỉ trích điều mọi người hiểu sai hoặc làm chưa đúng.

Tốt nhất bạn hãy giúp đỡ để họ tự nhận ra những điều chưa tốt.

Bước 3: Bổ sung thông tin cho chính xác và đầy đủ

Bổ sung kiến thức và kỹ năng mới.

Linh hoạt trong sử dụng phương tiện máy chiếu, điện thoại thông minh, máy tính bảng (nếu có).

Có thể tự chụp ảnh, ghi hình bằng điện thoại thông minh những mô hình, kinh nghiệm thực tế tại địa phương để minh họa.

Bước 4: Tìm hiểu những vướng mắc và thảo luận cách giải quyết

Đặt câu hỏi mở để tìm hiểu những cản trở đối tượng thực hiện hành vi mới.

Thảo luận cách giải quyết.

Khuyến khích mọi người chia sẻ kinh nghiệm.

Đừng quên khen ngợi các giải pháp hay.

Việc mời người có

nhận thức, quan điểm

tích cực (đã lựa chọn

trước) phát biểu đầu

tiên, mang tính dẫn

dắt, định hướng có ý

nghĩa quyết định sự

thành, bại của buổi

thảo luận.

Page 35: Truyền thông là gì?

35HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Bước 5: Kiểm tra và đạt được cam kết thực hiện hành vi mới

Mời một số thành viên trong nhóm (cả nam và nữ) nhắc lại những nội dung chính vừa trao đổi.

Bổ sung thêm cho đầy đủ hoặc chỉnh sửa lại thông tin (nếu cần).

Tóm tắt các điểm chính và đạt được cam kết của mọi người về thực hiện hành vi mới. Cuối cùng, chốt lại bằng thông điệp.

Bước 6: Chia sẻ tài liệu

Nếu đối tượng có điện thoại thông minh, có thể chia sẻ tài liệu truyền thông, các tài liệu bằng âm thanh, hình ảnh, ảnh và hướng dẫnhọ cách sử dụng.

Có thể lập trang người hâm mộ (Fan Page) của nhóm trên mạng xã hội để chia sẻ, trao đổi thông tin. Bạn sẽ dễ dàng nhận được phảnhồi và “đo đếm” được hiệu quả truyền thông.

Thế nào là một cuộc thảo luận nhóm tốt?

Đạt được mục tiêu đề ra.

Tất cả các thành viên (nam và nữ) đều thamgia trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.

Không khí vui vẻ, hứng thú, tin tưởng.

Không ai lấn át ai; Không có sự chỉ trích haytra xét ý kiến của nhau.

Tập trung vào chủ đề thảo luận, không lạc đề.

Khi thảo luận đều gắn với hoàn cảnh và đờisống thực tế của người dân.

Có tóm tắt những điều đã bàn bạc và đề ra kếhoạch thực hiện tiếp theo.

Cách giải quyết một số tình huống khó?

Một số người im lặng: Hãy nhìn vào họ tỏ ý muốn mời phát biểu. Mời họ phát biểu nếuhọ tỏ ra quan tâm.

Một số người liên tục phát biểu và nói quá nhiều: Cảm ơn sự đóng góp của họ và nói: “Mọingười đang muốn được nghe những ý kiến của những người khác”, sau đó, mời ngườikhác phát biểu.

Một số người đi chệch chủ đề đang thảo luận: Nhắc lại câu hỏi thảo luận để họ tập trunghơn vào chủ đề chính. Viết to lên bảng để mọi người nhìn thấy dễ dàng.

Mâu thuẫn khi tranh luận: Khen 2 bên có ý kiến đóng góp cho thảo luận không chê tráchbên nào. Dung hòa và đi đến thống nhất.

Ý kiến cực đoan dẫn đến nguy cơ bạo lực: Nhẹ nhàng phân xử, làm dịu căng thẳng, đồngthời kín đáo đề các nghị thành viên hỗ trợ can ngăn và liên lạc với những người có tráchnhiệm tại địa phương cùng giải quyết, xử lý.

Page 36: Truyền thông là gì?

36 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Mục đích

Nhằm phổ biến kiến thức và khuyến khích mọi người cùng hành động,giải quyết vấn đề nào đó. Hỗ trợ nhóm lớn để đi đến một kết luận, haymột quyết định được đa số chấp thuận. Kỹ năng trình bày và giao tiếpkhông lời đóng vai trò quan trọng.

Chuẩn bị

Xác định đối tượng tham dự: Thường từ 20-40 người (có ít nhất 1/3 là phụnữ). Họ là những thành phần nào? Họ mong đợi gì? Phải trả lời được haicâu hỏi này để điều hành tốt cuộc họp.

Xác định nội dung: Nội dung liên quan trực tiếp tới đời sống của đối tượng. Phải xác định điều cần đạt được thông qua họp là gì. Không nên ômđồm quá nhiều nội dung trong một cuộc họp. Những vấn đề nào cần được thảo luận; Những quyết định chủ chốt nào cần hướng tới. Xây dựnglịch trình cuộc họp thật chi tiết.

Xác định thời gian họp: Không nên họp quá lâu, gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi. Cần phân bổ thời gian cho các nội dung một cách hợp lý, dànhnhiều thời gian cho phần quan trọng nhất.

Địa điểm: Chọn địa điểm phù hợp với số đông và phù hợp tập quán của cộng đồng. (Ví dụ: nhà cộng đồng, nhà rông với người Bana, nhà gươl vớingười Cơ Tu hay chùa với người Khmer).

Chuẩn bị tài liệu và thiết bị hỗ trợ truyền thông: Chuẩn bị tài liệu chu đáo; Dự kiến câu hỏi cho những cuộc thảo luận được diễn ra một cách có tổchức, phù hợp với mục tiêu, chủ đề và định hướng chung của cuộc họp; Tăng âm, màn hình tivi, đầu đĩa, loa đài, trình chiếu qua màn hình điệntử; Tranh cổ động, tranh gấp, ảnh phù hợp với không gian, thời gian cuộc họp diễn ra.

Phân công, phân nhiệm cụ thể: Phân công người phát tài liệu, người ghi chép (ghi biên bản cuộc họp).

Một số kỹ năng tổ chức cuộc họp

Khởi động (làm quen, giới thiệu): Tự giới thiệu bản thân, mục đích và nội dung cuộc họp bằng giọng thân thiện, cởi mở nhưng nghiêm túc.

Thu hút sự chú ý bằng cách: Cho mọi người nghe hoặc xem một đoạn băng hình, nghe băng ghi âm ngắn, xem ảnh mang tính cảnh báo, hoặc vềngười thật việc thật tại địa phương (liên quan đến nội dung cuộc họp). Sau đó, nói về sự cần thiết họp.

Thuyết trình – Gợi hỏi – Lắng nghe trong điều hành và dẫn dắt cuộc họp: Truyền thông viên sử dụng nhuần nhuyễn kỹ năng “Nói/thuyếttrình”, “Gợi hỏi”, “Lắng nghe” đã trình bày ở phần “Các kỹ năng truyền thông trực tiếp” của cuốn sổ tay. Lưu ý một số điểm sau:

Tổ chức họp

Thảo luận nhóm trong cuộc họp ẢNH MINH HUỆ

Page 37: Truyền thông là gì?

37HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Điều hành thảo luận nhóm trong cuộc họp và xử lý thông tin, tình huống:Giải quyết thỏa đáng các câu hỏi mà đối tượng đặt ra. Đảm bảo rằng tất cả đềuđược phát biểu.

Đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có quyền được phát biểu.

Hãy thể hiện rằng bạn thực sự đánh giá cao các ý kiến và chất vấn của mọi người. Đưa ra những câu hỏi mở nhằm khuyến khích phát biểu.

Giúp đỡ mọi người đạt được sự đồng thuận và tìm kết luận.

Khuyến khích ý kiến tốt qua tranh luận, nhưng cần tránh mâu thuẫn cá nhân.

Đừng dập tắt sự sáng tạo hoặc làm tổn thương người có ý kiến trái chiều.

Đảm bảo tất cả thành viên hiểu rõ nội dung thảo luận, vấn đề cần giải quyết và các mục tiêu cần phải đạt được.

Nên

Dùng lối nói của người dân bản địa, thành ngữ, tục ngữ, dễ đi vào lòng người.

Nói rõ ràng, nhấn mạnh những điểm quan trọng.

Nêu các ví dụ từ thực tế địa phương sẽ cuốn hút người nghe hơn.

Minh họa bằng hình ảnh, âm thanh trình chiếu qua màn hình điện tử và tàiliệu trực quan khác.

Duy trì sự giao tiếp bằng mắt với người nghe, nét mặt thân thiện, cởi mở đểtăng sự tin cậy, chú ý.

Sử dụng nhiều câu hỏi gợi mở để thu hút sự quan tâm.

Dành thời gian để trò chuyện và nghe mọi người nói, đồng thời chia sẻ vớihọ những câu chuyện đó.

Đề nghị mọi người đưa ra quan điểm của mình, bảo vệ những tư tưởng mới.Làm rõ những ý kiến then chốt.

Lắng nghe tích cực, chăm chú, nhìn vào mắt người dự họp để thu nhận thôngtin phản hồi. Biểu lộ sự cảm kích và ủng hộ những ý kiến xây dựng của mọingười.

Lắng nghe kết hợp quan sát sự chú ý của người dự họp, gợi hỏi để tìm hiểusự nắm bắt của họ ở mức nào. Nhắc lại, hỏi lại điều mà họ trao đổi cũng làcách lắng nghe tích cực.

Không nên

Nói đều đều như ru ngủ.

Đọc văn bản.

Tỏ ra quá nghiêm nghị hay cứng nhắc.

Di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm, gây phản cảm.

Ai?

Cái gì ?

Ở đâu ?

Như thế nào?

Khi nào?

Page 38: Truyền thông là gì?

38 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Sau mỗi nội dung, tổng kết lại vấn đề nào đã thảo luận, vấn đề nào đạt được đồng thuận của số đông.

Đối với câu hỏi ngoài tầm hiểu biết của mình, hãy mỉm cười và bình tĩnh tìm một câu trả lời tích cực.

Nếu chưa trả lời được câu hỏi khó, hãy khai thác kinh nghiệm của những người tham dự hoặc hẹn trảlời vào dịp khác nhưng điều này không nên lặp lại quá nhiều.

Kết thúc với một lời phát biểu tích cực. Tổng kết lại những gì tập thể đã làm được. Đảm bảo rằng mỗingười đều biết rõ nhiệm vụ của mình. Lịch sự cảm ơn sự tham gia và đóng góp của mọi người trongcuộc họp.

Hoạt náo, gây hứng thú, truyền cảm hứng: Giọng nói sôi nổi, có lửa nhiệt thành, ngôn ngữ cơ thể phù hợp. Khiếu hài hước, dí dỏm, hoạt ngônlà một lợi thế.

Kể những mẩu chuyện dân gian phù hợp với nội dung họp. Chiếu phim ngắn, dùng ảnh minh họa đúng lúc dễ gây hứng thú.

Tùy theo đặc điểm tâm lý, vănhóa từng tộc người, khởi xướnghọat động văn nghệ, mời ngườidự họp tham gia, vào thời điểmchuyển từ phần 1 sang phần 2hoặc sang phần thảo luận.

Đặc điểm tiểu phẩm

Truyền thông bằng nghệ thuật, sử dụng hình thức diễn xuất, đối thoại sân khấu để chuyển tải thông tin, gần gũi, hấp dẫn với người dân tộc. Câuchuyện, tình huống khai thác từ bản làng, được hư cấu thêm tình tiết, có yếu tố văn nghệ.

Các thành tố của tiểu phẩm sân khấu: Lời nói, điệu bộ, cử chỉ, hành động của nhân vật, phục trang, kịch tính, ánh sáng, âm nhạc, tiếng động,khung cảnh và và các thủ pháp kỹ thuật, điện tử khác.

Thời lượng từ 4-5 phút hoặc từ 10-20 phút

Nội dung: Có thể là một tình huống, một sự việc hoặc một câu chuyện với nhiều sự kiện, tình tiết. Qua diễn xuất của diễn viên với các tình tiết,sự kiện, người xem tiếp nhận được thông điệp.

Các bước xây dựng tiểu phẩm

Bước 1: Xác định đề tài

Tiểu phẩm có thời lượng ngắn nên đề tài thường đơn giản, giới hạn trong nội dung truyền thông cụ thể.

Bước 2: Xác định thông điệp

Thông điệp phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ.

Với những vấn đề chuyên sâu, thông điệp đưa ra cần có sự tư vấn của các nhà chuyên môn để đảm bảo tính chính xác, khoa học.

Sản xuất và tổ chức biểu diễn tiểu phẩm sân khấu

Page 39: Truyền thông là gì?

39HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Bước 3: Xây dựng nội dung câu chuyện

Tiểu phẩm ngắn chuyển tải một thông điệp, có từ 3 – 5 nhân vật với các tình tiết, tình huống, sự việc. Tư tưởng, tính cách, hành xử của nhân vậtchính toát lên thông điệp.

Xác định hệ thống nhân vật: Nhân vật chính? Nhân vật phụ? Sự liên quan? Lưu ý cân bằng giới trong lựa chọn nhân vật. Tính cáchnhân vật? Hành động xuyên suốt của nhân vật này là gì? Nhân vật liên quan ra sao đến thông điệp (tích cực, tiêu cực). Sự chuyểnbiến nhận thức, hành vi của nhân vật là gì?

Đặt tên nhân vật: Theo lối đặt tên của người dân tộc thiểu số cho gần gũi và dễ gây hứng thú cho người xem.

Đạo cụ: Căn cứ vào chủ đề, nhân vật, sử dụng những đạo cụ thích hợp.

Xác định sự kiện chính: Sự kiện cao trào mà nhân vật sẽ gặp phải là gì?

Xác định hệ thống sự kiện:

Xác định các thủ pháp: Bố trí không gian, bối cảnh, thời gian, đạo cụ, trang trí, diện mạo nhân vật: Sự kiện sẽ xảy ra ở không giannào, vào thời gian nào và có thay đổi hay không? Tạo các tình huống bất ngờ, tạo sự hấp dẫn của tình tiết, cốt truyện, để nhân vậtbộc lộ tính cách. Cơ bản là phải làm cho khán giả tin tưởng là có thật, không phải bịa ra.

Tạo sự hấp dẫn bằng nhân vật: Có những nét dễ gây cảm tình, tạo sự đồng cảm với nhân vật.

Đối diện với nguy hiểm hoặc tai họa, tức là tạo ra tình huống để nhân vật thay đổi nhận thức, tình cảm; vô tình vướng phải lỗi lầmnhỏ, nhưng bị đe dọa trừng phạt nặng; Thay đổi hoàn cảnh, số phận (đang nghèo bỗng giàu lên, đang giàu bỗng lâm vào hoàn cảnhtúng quẫn); Khám phá sự thật (khiến khán giả hồi hộp chờ đợi sự thật được phơi bày); Nhầm lẫn (về người, tính cách); Gặp nhữngtrở ngại bất ngờ (do ý đồ của đối phương, hoàn cảnh).

Tình huống mở đầu: Là tình huống trước khi xuất hiện kịch tính, mở ra hoàn cảnh, xuất hiện tính cách 1nhân vật nào đó.

Sự kiện thắt nút: Là sự kiện làm phát sinh xung đột. Các sự kiện làm cho xung đột phát triển, đẩy lên caodần cuối cùng lên đến đỉnh cao nhất.

Sự kiện cao trào: Là lúc xung đột kịch phát triển đến mức căng thẳng nhất, tính cách nhân vật, sự chuyểnbiến nhận thức lộ ra rõ nhất. Cao trào rất quan trọng để thể hiện thông điệp. “Thiết kế” cao trào tốt thì kếtthúc mới sức thuyết phục, thông điệp mới sáng rõ.

Sự kiện mở nút: Sự kiện để giải quyết cao trào.

Kết thúc: Những việc xảy ra sau khi mở nút (vui, buồn, hy vọng, thất vọng, gợi ra những nhận thức mới,hoặc nhận thức sâu sắc hơn vấn đề, nhấn mạnh thông điệp).

Cốt truyện dễ theodõi, cảm nhận.Mạch truyện khôngquá rắc rối, rõ ràng,khúc chiết. Đọc xongkịch bản, có thể tómtắt cốt truyện mộtcách mạch lạc.

Page 40: Truyền thông là gì?

40 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Tạo sự hấp dẫn bằng tình huống và thủ pháp gây bất ngờ: Tạo tìnhhuống để nhân vật bộc lộ tính cách; Từ sự bất ngờ của nhân vật gâybất ngờ mới cho khán giả và các nhân vật khác.

Dẫn dắt sự chờ đợi của nhân vật và khán giả theo một chiều hướngnhưng lại cho sự kiện diễn ra theo hướng khác. Nhân vật giành thắnglợi khi tưởng thất bại hoặc ngược lại. Nhân vật quyết định một cáchđột ngột.

Xử lý sự kiện ngẫu nhiên phù hợp vớihoàn cảnh đặc biệt xảy ra; Phù hợpvới tính cách, ăn nhập với hành độngnhân vật, tạo nên chuyển biến mớitrong các mối quan hệ của nhân vật,làm nổi rõ thông điệp.

Lời thoại phải là lời nói đời thường, ngắn gọn, lối nói của người dân tộc, đúng với tính cách, lứa tuổi, giới tính.Quan trọng là thích hợp với đặc trưng văn hóa của từng dân tộc để không gây phản tác dụng.

Bước 4: Viết kịch bản

Kịch bản dễ hiểu, kết cấu theo sự kiện (mở đầu, thắt nút, cao trào, mở nút, kết thúc).

Viết lời thoại, xây dựng tình tiết cùng hệ thống sự kiện và tình huống, bối cảnh với các thủ pháp đã hình dung gồm nhằm làm nổi bật thông điệp.

Chọn diễn viên, tập dượt thuần thục trước khi biểu diễn chính thức

Chọn lựa trong thôn bản những người có khiếu văn nghệ diễn xuất (tốt nhất là người dân tộc thiểu số). Điều này rất thu hút dân bản vì bản tínhcủa họ là yêu văn nghệ, thích được thể hiện tài năng. Diện mạo, phong cách càng gần với nhân vật trong tiểu phẩm càng tốt. Trang phục diễnviên, đạo cụ theo đúng kịch bản.

Diễn viên thể hiện lời thoại như đời thực, diễn xuất hay, thể hiện được tâm trạng, tính cách nhân vật, tình huống.

Kết hợp hài hòa giữa lời nhân vật, tiếng động, âm nhạc cùng điệu bộ, cử chỉ diễn xuất.

Đạo diễn, dàn dựng sân khấu

Tạo dựng đường nét, hình tượng trên sàn diễn để bật sáng thông điệp, truyền đạt mạnh mẽ thông điệp tới công chúng.

Nhắc nhở diễn viên điểm nhấn của từng nhân vật, của kịch bản, những đoạn thoại chứa đựng thông điệp cần rõ ràng, mạch lạc và được nhấnmạnh; Chú ý giọng điệu, từng xúc động nhỏ, cái nức nở, thở dài, tiếng khóc, cười, tiếng hét thất thanh, bất chợt.

Sử dụng ánh sáng hợp lý cho từng bối cảnh và tình huống của tiểu phẩm.

Tổ chức biểu diễn

Page 41: Truyền thông là gì?

41HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Chọn nhạc phù hợp để thể hiện tình huống, bốicảnh, miêu tả tính cách hoặc tâm lý nhân vật;Nhạc diễn tả mâu thuẫn, hoặc cao trào xung độtkịch; Chọn tiếng động làm bật chủ đề, tìnhhuống, tâm trạng nhân vật.

Thu thập ý kiến phản hồi

Bằng cách trò chuyện, trao đổi với người xemthuộc các đối tượng, lứa tuổi khác nhau, cả namvà nữ. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng mụctiêu, hỏi xem họ tiếp nhận được những thôngđiệp nào qua tiểu phẩm.

Đặt những câu hỏi gợi mở (Ví dụ: Bạn thích nhânvật nào? Xem xong, bạn nhớ nhất điều gì? Nếurơi vào tình huống đó, bạn xử lý như ra sao?). Từđó, điều chỉnh nội dung, hành động kịch, sao chođối tượng tiếp nhận thông điệp một cách dễdàng, hào hứng và ghi nhớ được thông điệp.

Yêu cầu về sản phẩm truyền thông

Nếu là tranh cổ động, phải trình bày đẹp, ấn tượng và làm nổi bật những từ quan trọng, hình minh họa. Bộ tài liệu như trò chơi, tranh vẽ cần dựatrên những nét văn hóa gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của người dân tộc.

Nếu chuyển tải thông điệp qua phát thanh, truyền thanh thì cần ngắn gọn, rõ ràng, truyền cảm, cuốn hút cùng với âm nhạc dân tộc khi sản xuấtcác chương trình dành cho phát thanh. Dùng tiếng dân tộc thiểu số là ưu tiên số 1 (nếu truyền thông cho từng dân tộc).

Nếu truyền thông điệp bằng băng hình, chương trình truyền hình cần đầu tư cẩn thận với hình ảnh ấn tượng. Người xem sẽ nhớ nhanh hơn, sứclan tỏa nhanh hơn, tạo hứng thú hơn do kết hợp cả hình ảnh và âm nhạc, tác động đến nhiều giác quan cùng một lúc.

Nên tận dụng truyện, thơ ca, trò chơi dân gian của người dân tộc để có cách thức thể hiện phù hợp. Nên đặt hàng nghệ nhân ở thôn bản sáng tácthơ, tấu hài theo chủ đề truyên truyền.

Sản phẩm truyền thông là tiểu phẩm sân khấu thường được người dân tộc thiểu số ưa chuộng.

Tổ chức sự kiện (thông tin lưu động tại chợ phiên, bản làng)

Biểu diễn tiểu phẩm trên sân khấu NGUỒN: BAOYENBAI.COM.VN

Page 42: Truyền thông là gì?

42 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Các bước tiến hành

Xây dựng kế hoạch: Cụ thể, xác định rõ mục tiêu, thông điệp, đối tượng nhắmđến; Dự kiến những điểm thuận lợi, khó khăn hoặc những cản trở đột xuất cóthể xảy ra như: mưa, nắng, hoặc mất điện.

Chọn địa điểm: Là nơi trung tâm, nhưng gần gũi với người dân. Có thể là mộtgò đất cao; hoặc bãi rộng, sạch sẽ gần lối vào chợ, hay giữa thôn, nơi ai cũngphải đi qua. Không chọn nơi đang diễn văn nghệ, đá bóng, hát hò ồn ào.

Địa điểm càng được trang trí rực rỡ sắc màu, sôi động âm thanh bao nhiêu thìcàng thu hút sự chú ý bấy nhiêu. Cần có phông màn, cờ, hoa, tăng âm, loaphóng thanh, màn hình tivi lớn. Treo tranh cổ động, tranh ảnh; Chuẩn bị băngghi hình để chiếu hoặc phát băng thu thanh văn nghệ.

Xác định đối tượng truyền thông: Phân định rõ hai loại đối tượng: Đối tượngđích và đối tượng đại trà. Đối tượng đích là đối tượng chính mà thông điệpmuốn hướng vào họ. Ví dụ, nếu muốn truyền thông về các biện pháp tránhthai, thì đối tượng đích là các cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ.

Số lượng? Thành phần? (độ tuổi, dân tộc, thanh niên, phụ nữ); Nhu cầu củađối tượng? Người làm truyền thông có thể tìm hiểu, gặp gỡ, quan sát, hỏichuyện hoặc tìm hiểu qua tài liệu, sách báo, báo cáo tổng kết, trao đổi với cánbộ xã, bản.

Mở đầu: Nên có lời chào mừng, hài hước, hoạt náo.Để tạo không khí, nên có các tiết mục văn nghệ để lôicuốn sự chú ý. Sau đó, khơi gợi nhu cầu của ngườinghe, dẫn dắt vào nội dung chính.

Nội dung chính: Trình bày ngắn gọn những điểm mới,có tính thời sự để thu hút người nghe. Kết hợp xen kẽvới văn nghệ của người dân địa phương, chiếu phim,diễn tiểu phẩm để lồng ghép thông điệp.

Kết thúc: Có thể đặt câu hỏi mang tính chất giao lưuvới mọi người để qua đó nhấn mạnh thông điệp.

Thông điệp phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lầnbằng các hình thức khác nhau. Bởi không gianchợ phiên ồn ào, có nhiều hoạt động khác làmảnh hưởng đến sự chú ý của đối tượng.

Giao tiếp và thu hút cộng đồng, đám đông. Để giao tiếp và thu hút đám đông tốt, cần chú ý:

Gây thiện cảm ban đầu

Ăn mặc giản dị, gần gũi với người dân; cách dẫn chuyện có duyên, dí dỏm.

Dáng vẻ tự tin, đĩnh đạc, nét mặt tươi, cởi mở, cử chỉ, phong thái đúng mực; giọng nói to, rõ ràng.

Tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng bằng giọng nói, điệu bộ

Nói rõ ràng, mạch lạc nhưng truyền cảm. Âm lượng thay đổi theo nội dung và nhấn mạnh những điểm quan trọng.

Chuẩn bị

Thực hiện

Page 43: Truyền thông là gì?

Kỹ năng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng

KHÁI NIỆM

Truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông tin đến các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện truyềnthông đại chúng.

Các phương tiện truyền thông đại chúng là kênh để truyền đạt thông tin tới người dân. Các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại baogồm: báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, sách, điện thoại, phim và băng, đĩa hình. Các loại hình báo chí gồm có báo in, phát thanh, truyềnhình và báo điện tử. Ngoài ra, người làm truyền thông có thể sử dụng mạng xã hội để truyền thông tin tới cộng đồng.

NGUYÊN TẮC

Xác định rõ mục tiêu chương trình truyền thông.

Hiểu rõ đối tượng: Vùng dân tộc tộc thiểu số nào? Điều kiện sống của người dân rasao? Nét văn hóa khác biệt là gì? Họ đang muốn những thông tin gì?

Bài viết phải nhắm đến đối tượngcần truyền thông, làm họ thíchđọc, thích nghe, thích xem vì thấycó bản thân mình trong đó.

43

Page 44: Truyền thông là gì?

44 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

VIẾT CHO BÁO IN

Bài viết của bạn về những câuchuyện của người dân tộc, chongười dân tộc thiểu số có thể đăngtrên các tờ báo địa phương, báoTrung ương hoặc bản tin của xã,phường.

Ưu thế của báo in

Báo in có thể dùng để phát, tặng cho mọi người.

Dễ dàng lưu giữ được.

Có thể chuyền tay nhau đọc.

Đọc bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu.

Các bước tiến hành viết bài báo

Tìm đề tài

Có trong chương trình truyền thông của bạn. Hãy bám sát chương trìnhtruyền thông, nghiên cứu kỹ sẽ tìm thấy đề tài phù hợp.

Có trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân tộc. Hãy quansát, tìm hiểu và tiếp xúc với người dân, cán bộ trong xã, bản để tìm racâu chuyện cho bài viết của mình. Có thể là một hoạt động điển hìnhở địa phương, ví dụ: “Mô hình nuôi gà thả vườn cho thu nhập cao”, hay“Người Dao biết đi buôn hàng tạp hóa”.

Các báo cáo của chính quyền, đoàn thể; các bài báo trên ti vi, đài phátthanh, trang báo mạng, các nguồn khác, có thể gợi ý cho bạn nhữngđề tài hay, phù hợp.

Báo có thể chuyền tay nhau đọc NGUỒN: BAODANSINH.VN

Bacáchđể có đề

tài hay,

phù hợp

Quan sát trực tiếp, chứng kiến tận mắtsự việc, con người.

Nói chuyện với người dân, người cótrách nhiệm, chuyên gia và đặt các câuhỏi cho họ để tìm ra đề tài.

Đọc các tài liệu, báo cáo, báo chí và ghichép vào sổ tay những con số, chi tiếtcần cho bài báo.

Page 45: Truyền thông là gì?

45HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Thu thập thông tin

Về hoạt động, sự việc, câu chuyện bạn muốn kể

Hoạt động, (câu chuyện) đó diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?

Tại sao có hoạt động đó? Hoạt động đó giải quyết vấn đề gì ở địa phương?

Ai tham gia vào hoạt động đó?

Ai hỗ trợ, ai thực hiện, ai hưởng lợi?

Tìm nhân vật điển hình cụ thể (1 hoặc nhiều người, cả nam, cả nữ) để phỏng vấn. Ghi lại câu trả lời đầy đủ của họ để lựa chọn trích dẫn. Ghi lạithông tin cá nhân (tên, tuổi...) của người được phỏng vấn. Quan sát và ghi lại miêu tả một số đồ đạc, nhà cửa hay các con vật nuôi ... của ngườiđược phỏng vấn.

Hoạt động đó được diễn ra như thế nào? Có những công đoạn nào, kế hoạchnhư thế nào? Kết quả ra sao?

Mô tả tác động của họat động đó đến cộng đồng, ảnh hưởng đến những đốitượng khác nhau, người già, trẻ em, nam giới, phụ nữ, như thế nào?

Vấn đề trước đây, hiện tại hay tương lai của gia đình (hay một cá nhân) màmình phỏng vấn.

Chụp ảnh người thật việc thật (người được phỏng vấn, tham gia trực tiếpvào họat động).

Viết chú thích cho ảnh – ai đang làm gì và tại sao?

Về bối cảnh mà họat động hoặc câu chuyện diễn ra

Số người (hoặc hộ gia đình) trong thôn, xã (tên thôn, xã, huyện, tỉnh...)

Nguồn thu nhập chủ yếu?

Môi trường, nguồn tài nguyên?

Thu nhập bình quân hàng tháng/năm của cá nhân hay hộ gia đình.

Page 46: Truyền thông là gì?

46 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Cấu trúc bài báo

Mở đầu

Thu hút, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, khiến họ thấy mình có liênquan trực tiếp tới nội dung bài báo.

Viết cô đọng, súc tích.

Nhất thiết phải dùng các câu ngắn.

Đi thẳng vào câu chuyện để người đọc hiểu ngay bạn định nói vềđiều gì.

Dùng từ ngữ miêu tả sự việc khiến người đọc mà như nhìn thấy mộtbức ảnh và cảm nhận được.

Trích dẫn một câu phát biểu ngắn gọn, rõ ràng của một người cótrách nhiệm trong làng, xã, huyện liên quan tới nội dung bài báo.

Dùng một câu chuyện dân gian có ý nghĩa liên quan tới nội dungbài báo.

Dùng một châm ngôn, câu tục ngữ, ca dao có trong cộng đồng.

Nêu một con số ấn tượng có trong nội dung bài viết.

Đặt một câu hỏi buộc người đọc phải chú ý.

Một số cách mở đầu

Thân bài

Viết theo một cấu trúc đơn giản:

Nêu điểm chính, mô tả họat động (câu chuyện) đó. Giải thích rõ họatđộng đó là gì, ảnh hưởng đến ai? Ảnh hưởng như thế nào? Miêu tả địađiểm, khung cảnh diễn ra họat động.

Các biện pháp giải quyết cho người dân địa phương đó như thế nào? (kếtquả dự kiến ra sao?)

Miêu tả kỹ các chi tiết quan sát được.

Xen kẽ những đoạn kể, miêu tả, đưa vào các câu trích dẫn lời nhân vật.

Có thể viết theo trình tự thời gian họat động (hoặc câu chuyện) diễn ra.Nhưng hay nhất là đưa thông tin theo hình tháp lộn ngược, tức là việc gìhay thông tin gì quan trọng viết trước rồi bổ sung dần dần thông tin ítquan trọng hơn.

Diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu bằng cách:

Dùng từ giản dị, không viết tắt.

Viết câu ngắn – mỗi câu một ý.

Viết các đoạn văn ngắn – mỗi đoạn tập trung vào một thông điệp chính.

Viết theo cách kể chuyện

Suy nghĩ về những dữ liệu, số liệu mình hỏi ghi chépvà thu thập được. Phân tích xem nó có ý nghĩa gì vớibài báo hay không? Chỉ đưa vào bài những thông tinphù hợp với câu chuyện, sắp xếp các dữ liệu đó sao chomạch lạc để người đọc hiểu rõ ràng, tường tận.

Page 47: Truyền thông là gì?

47HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Kết bài

Khéo léo lưu lại trong đầu người đọc những ý chính của bài báo.

Đoạn kết phải làm cho người đọc có ấn tượng tốt về bài báo, và muốn làm theonhững gì bài báo đã nêu ra.

Viết câu ngắn, mạnh mẽ, dứt khoát.

Gợi quan tâm, tò mò, đặt câu hỏi và mở ra định hướng người đọc có thể làm theo.

Trong quá trình viết, hãy luôn đặt cho mìnhcác câu hỏi: Bài viết này đem lại điều có íchnào cho người đọc? Chi tiết mình đưa trongbài có khiến người đọc quan tâm không?Người dân tộc thiểu số đọc bài này có học hỏiđược gì không?

Bài báo không phải là bản báocáo, vì vậy hãy viết ngắn gọn,đơn giản, dễ hiểu nhưng cuốnhút. Vấn đề, sự kiện nêu ra,các chi tiết, con số, trích dẫnsử dụng trong bài viết phảiđảm bảo: trung thực, chínhxác, khách quan, có xuất xứ rõràng; cân đối và công bằng,không có định kiến giới và sựkỳ thị dân tộc.

Ví dụ: Bài viết về gương thanh niên làm kinh tế giỏi

Anh ta là ai?

Ở đâu?

Hoàn cảnh trước đây thế nào?

Sao lại muốn làm giàu?

Làm giàu bằng nghề gì, cách gì?

Quá trình làm nghề đó?

Những khó khăn, thuận lợi?

Những thất bại và thành công?

Ai giúp đỡ?

Quan niệm và ý chí của bản thân?

Đánh giá của những người liên quan?

Anh ấy muốn phát triển ngành nghề

này như thế nào?

Kinh nghiệm anh ấy muốn chia sẻ là gì?

Đặt tên cho bài báo

Tên của bài báo giúp cho người đọc biết bài báo viết về vấn đề gì, và vì sao họphải đọc.

Tên bài báo hay, hấp dẫn, thiết thực sẽ khiến người đọc muốn đọc bài báongay.

Hãy dành nhiều công sức để đặt tên cho bài báo có thể là trước khi viết bàihoặc sau khi viết xong bài báo.

Tên bài báo phải ngắn gọn (không quá 15 từ), chính xác, hấp dẫn, thu hút sựchú ý, trình bày đẹp, không dùng các từ viết tắt, không dùng nhiều dấy phẩy.

Page 48: Truyền thông là gì?

48 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Khi nhiều người dân tộc thiểu số chưa đọc thông viếtthạo tiếng phổ thông thì phát thanh, đặc biệt là phátthanh bằng tiếng dân tộc là một trong những phươngtiện truyền thông hiệu quả.

VIẾT CHO PHÁT THANH

Ưu thế của phát thanh

Phát thanh là kênh truyền thông có hiệu quả đến với số lượng thính giảrộng khắp, nhất là ở vùng dân tộc.

Phát thanh có khả năng tương tác với người dân

Phát thanh có thể được thực hiện bằng ngôn ngữ dân tộc.

Có thể sản xuất các chương trình phát thanh với những nội dung đa dạng,hấp dẫn.

Có thể tổ chức các diễn đàn phát sóng phát thanh với sự tham gia củacác quan chức địa phương, các chuyên gia và người dân.

Có thể sử dụng đài phát thanh, truyền thanh địa phương (xã, phường)để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm thực tế.

Có thể nghe chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc trên đài phátthanh, đài truyền thanh, internet, qua loa truyền thanh, đài, điện thoạithông minh, máy tính bảng.

Nguyên tắc

Viết bằng ngôn ngữ thường nói, thường giao tiếp hàng ngày, với những từ giản dị, thân mật.

Viết câu ngắn, ý rõ để dễ nói, dễ nghe.

Dùng từ ngữ thì hiện tại: “Đang diễn ra”, “vừa diễn ra”, “mới diễn ra”, “cách đây ít phút”.

Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, để thính giả nghe một lần nhớ ngay, nắm bắt ngay được thông điệp cốt lõi.

Viết như nói: Nên dùng câu đơn giản: “Tôi mua cá, mua rau rồi mới về nhà” chứ không nói “Tôi về nhà sau khi mua cá vàmua rau”.

Các thể loại tin bài phát thanh có thể dùng trong truyền thông dân tộc: tin, bài phản ánh, bài phân tích, tổng hợp,phóng sự, phỏng vấn, tọa đàm, trao đổi, phỏng vấn đường phố bất kỳ ai và bất kỳ chủ đề gì, câu chuyện truyền thanh,kịch truyền thanh, ca nhạc...

Viết cho phátthanh làviết chongườinghe

Page 49: Truyền thông là gì?

49HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Cách viết tin cho phát thanh

Tin là thể loại phổ biến nhất, dễ sử dụngnhất để chuyển tải tới cộng đồng nhữngsự kiện, những vấn đề nóng hổi cầntruyền thông tới người dân. Tin ngắn gọn,súc tích, cô đọng khiến người dân tộc dễtiếp thu, dễ nghe và dễ hiểu.

Làm tin khi:

Có một chủ trương mới, chính sách mới liên quan tới bà con dân tộc, liên quan tới nội dungchương trình truyền thông.

Nội dung ấy được nhiều người quan tâm.

Nội dung ấy tác động đến nhiều người.

Tin tức đáp ứng được nhu cầu củangười nghe khi nó trả lời được cáccâu hỏi:

Việc gì? Đó là sự việc, sự kiện gì?

Ai? Sự việc xảy ra với ai, do ai, cho ai, ảnh hưởng hay liên quan đến ai?

Tại sao? Tại sao hay do đâu mà sự kiện, sự việc xảy ra?

Như thế nào? Sự việc, sự kiện xảy ra như thế nào, diễn biến ra sao?

Ở đâu? Sự việc, sự kiện xảy ra hay được tổ chức ở đâu?

Khi nào? Sự việc, sự kiện xảy ra khi nào/bao giờ?

Mỗi tin chỉ tiếp cận ở một khía cạnh, một chủđề chính.

Tin phải đảm bảo chính xác.

Câu ngắn, cô đọng, súc tích.

Sử dụng ít con số, nếu có phải làm tròn tất cảcác con số.

Đây là đài truyền thanhBản GÀ

Page 50: Truyền thông là gì?

50 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Cấu trúc tin

Mở đầu

Nêu lên nội dung chính của tin.

Câu đầu tiên trả lời cho các câu hỏi cơ

bản như: ai, cái gì, khi nào, ở đâu...

Câu mở đầu của tin ngắn gọn, súc tích, đithẳng vào vấn đề.

Câu mở đầu là cơ hội để cuốn hút thính giả- lôi kéo họ vào câu chuyện, kể chuyện chohọ nghe: “Hãy lắng nghe, chúng tôi cóchuyện này quan trọng để kể cho bạn này!”

Thân tin

Là phần chính yếu của tin, chi tiếtnhững nội dung trong phần mở đầu đãnêu.

Phần thân tin nêu những chi tiết cụ thể,những câu trích dẫn, những con số và thêmbối cảnh lịch sử để bổ sung cho phần mởđầu.

Thông tin quan trọng nhất và hấp dẫn nhất

(chủ đề chính)

Chi tiết giải thích hoặc phát triển thông

tin từ câu mở đầu

Ngữ cảnh liên quan đến thông

tin trong câu mở đầu

Chi tiết bổ sung thêm,

lời trích dẫn

Thông tin ít

giá trị

MÔ HÌNH TIN PHÁT THANH

Page 51: Truyền thông là gì?

51HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Biên tập chủ trương chính sách thành tin công báo phù hợp với địa phương

Các chủ trương, chính sách cần được biên tập thành các dạng tin ngắn gọn, phù hợp với địa phương để giúp người dân tộc thiểu số tại địa phươngnắm bắt được thông tin và hiểu được dễ dàng.

Cách viết phóng sự phát thanh

Phóng sự phát thanh là tái tạo bức tranh hiện thựcbằng giọng nói, âm nhac, tiếng động giúp chongười nghe như được tận mắt chứng kiến hoặctham gia vào sự kiện đó.

Chúng ta viết phóng sự khi muốn truyền thông sâu hơn một vấn đề, một sự kiện.

Muốn truyền tải thông điệp đầy đủ hơn, chi tiết hơn, hấp dẫn, sinh động hơn.

Muốn chuyển tới đối tượng truyền thông một góc nhìn cụ thể, dễ hiểu.

Áp dụng công thức sau:

Tin Tin chủ trương chính sách

Việc/Cái gì? Chủ trương, chính sách gì?

Ai? Chủ trương, chính sách đó do ai đưa ra? Ai là đối tượng bị ảnh hưởng/được hưởng lợi từ chủ trương chính sách đó? (ví dụ: phụnữ, nam giới, trẻ em; hộ nghèo, cận nghèo...)

Tại sao? Dựa vào đâu, lý do vì sao mà có chủ trương chính sách này?

Như thế nào? Nội dung chính của chủ trương chính sách đó bao gồm những điểm gì?

Ở đâu? Phạm vi của chủ trương chính sách đó ở đâu? Trung ương, tỉnh,huyện xã nào...?

Khi nào? Chủ trương chính sách được đưa ra khi nào, bao giờ có hiệu lực? Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 4/12/2013

Page 52: Truyền thông là gì?

52 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Lưu ý khi viết cho phát thanh:

Lời dẫn Mở đầu Thân bài Phần kết

Là lời giới thiệu phóng sự, lời mờingười nghe nghe phóng sự củabạn. Lời dẫn phóng sự không quá5 dòng, nêu ý chính, hấp dẫn củabài báo. Lời lẽ gây tò mò, có tínhchất mời gọi.

Có thể mở đầu phóng sự có thểbằng một câu chuyện, một lời tríchdẫn, những con số đặc biệt... Câuđầu tiên phải viết ngắn gọn, cótính chất gợi mở, lôi kéo, giữ chânngười nghe, đưa người nghe đithẳng vào vấn đề.

Là phần chính của bài viết làm rõhơn nội dung mà lời dẫn và phầnmở đầu đã nêu. Đưa ra nhữngthông tin cụ thể, chi tiết, nhữnglời trích dẫn, những ví dụ cụthể... để thể hiện rõ quan điểm,góc tiếp cận của phóng sự.

Phần kết phóng sự không khéplại mà mở vấn đề để người nghehình dung được nhiều hơn vàmuốn hành động.

Viết phóng sự là kể một câu chuyện, viết cho người không được chứng kiến nghe và hình dung ra. Để viết bài phóng sự hay,bạn hãy đặt cho mình một mục tiêu và theo nó đến cùng. Phóng sự phát thanh nhất thiết phải có tiếng động hiện trường.

Kết cấu bài phóng sự

Nên

Kể chuyện theo trật tự lôgic, đi thẳng vào vấn đề cụ thể.

Viết như nói (dùng các câu ngắn).

Mỗi câu chỉ mang MỘT ý. Chỉ MỘT mà thôi!

Dùng thời HIỆN TẠI, thể CHỦ ĐỘNG.

Dùng ngôn từ để vẽ nên bức tranh.

Dùng những từ bình thường, giảm bớt những từ bóng bẩy, chơi chữ.

Phiên âm rõ các tên riêng nước ngoài.

Làm tròn số khi có thể (Ví dụ: Viết là “gần 1.900 tấn” chứ không viết “1.878 tấn”)

Không nên

Nói những gì không cần thiết.

Viết tắt (ví dụ: HLHPNVN, UBND...)

Chất đầy bài bằng các tính từ.

Dùng những lời sáo rỗng.

Dùng từ quá đặc biệt, khó hiểu hoặc mơ hồ. Dùng từ đồng nghĩaliền nhau.

Dùng con số dài.

Gửi tin, bài khi chưa thử đọc thành tiếng chính bài viết của mình.

Page 53: Truyền thông là gì?

53HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

VIẾT CHO TRUYỀN HÌNH

Ưu thế của truyền hình

Cách viết tin bài cho truyền hình

Truyền hình cung cấp thông tin rất lớn.

Truyền hình có độ tin cậy cao.

Có thể tổ chức các chương trình diễn đàn với sự tham gia của các nhà chức trách, chuyên gia và người dân.

Truyền hình sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu.

Có thể xem các chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc trên vô tuyến và mạng internet, máy thu hình, máy tính bảng, điện thoại thôngminh.

Truyền hình là phương tiện truyền thông đạichúng hiện đại có khả năng thông tin nhanhchóng, kịp thời bằng hình ảnh và âm thanh.Người xem có thể nghe được, nhìn được mộtcách chi tiết, tường tận sự kiện, vấn đề.

Với ưu thế có cả âm thanh, hình ảnh, ngườilàm truyền thông dân tộc có thể tổ chức sảnxuất và phát các chương trình truyền hìnhbằng tiếng dân tộc trên đài truyền hình Trungương, địa phương. Có thể đăng tải các tin tứcvà phóng sự truyền hình lên Youtube và mạngxã hội.

Nhóm sản xuất tin bài truyền hình

Phóng viên, biên tập viên.

Người quay phim.

Phát thanh viên

Kỹ thuật viên dựng hình, kỹ thuật trường quay.

Page 54: Truyền thông là gì?

54 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Quy trình sản xuất truyền hình

Sản xuất tiền kỳ

Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế.

Chọn đề tài, chủ đề, góc tiếp cận cho tác phẩm.

Xây dựng kịch bản phác thảo và chi tiết.

Có mặt tại hiện trường thu thập thông tin, ghi hình,phỏng vấn...

Sản xuất hậu kỳ

Xem lại băng ghi hình, lên danh sách cảnh quay.

Xây dựng kịch bản dựng.

Dựng phim (bao gồm cả kỹ thuật dựng và nghệ thuật dựng).

Viết lời bình, đọc lời bình, hoàn tất, ghép nhạc.

Duyệt và phát sóng.

Lắng nghe thông tin phản hồi.

Kịch bản có thể coi nhưxương sống của một sảnphẩm truyền hình. Mỗithể loại truyền hình cónhững kịch bản mang đặctrưng, tính chất riêng,phù hợp với thể loại đó.

Kịch bản truyền hình mang tính dự báo, dự kiến.

Kịch bản luôn dựa trên cơ sở người thật, việc thật.

Kịch bản là căn cứ chủ yếu để phóng viên thu thập tài liệu, quay phim ghi hình cho phù hợp với nội dung.

Kịch bản có thể thay đổi khi phóng viên xuống hiện trường.

Kịch bản truyền hình

Viết lời dẫn và lời bình cho tin và bài truyền hình

Lời dẫn

Là lời mời, giới thiệu tin, bài với người xem.

Phần dẫn thường trả lời 4 câu hỏi chính: ai? cái gì? ở đâu? khi nào?

Câu ngắn, cô đọng, có sức hút, gợi sự tò mò, liên tưởng.

Dẫn theo lối kể chuyện:

Giới thiệu câu chuyện bằng một mệnh đề bao quát tình hình chung, hay tóm tắt vài điểmchính của sự kiện, một điều gì gây sự chú ý của người xem, sau đó đi vào chi tiết.

Dẫn theo lối gợi mở:

Đó là lời dẫn ít cụ thể, không đưa ra tin chính, không để lộ nhiều câu chuyện mà chỉ chuyểntải những điều gợi mở để thu hút sự chú ý, tò mò, tạo sự mong đợi cho khán giả.

Lời bình

Trả lời 2 câu hỏi: như thế nào? tại sao?

Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, gợi sự liêntưởng.

Nói được những chi tiết mà hình ảnh khôngthể diễn đạt được.

Page 55: Truyền thông là gì?

55HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

VIẾT CHO BÁO ĐIỆN TỬ

Báo điện tử là loại hình truyền thông có khả năng vượt trội so với các loại hình báo chí khác bởi khả năng thông tin nhanh, đadạng và tương tác.

Ưu thế của báo điện tửBáo điện tử có khả năng cung cấp thông tin đa phươngtiện (bài viết, ảnh, âm thanh, hình) và cập nhật thôngtin nhanh, nhiều, đồng thời.

Có thể tạo ra sự tương tác qua lại giữa báo chí và côngchúng; giữa công chúng và công chúng với nhau.

Có khả năng lưu trữ, tìm kiếm và rút lại thông tin nhanhnhất.

Có thể nghe và xem các chương trình phát thanh, truyềnhình bằng tiếng dân tộc lưu giữ trên các trang mạng củacác đài phát thanh và truyền hình trung ương và địaphương.

Học sinh dân tộc thích vào mạng đọc báo và chia sẻ thông tinẢNH: PHẠM NGỌC BẰNG

Báo điện tử là hình thức báo chí được sinh ra từsự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói,báo hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao nhưmột nhân tố quyết định, qui trình sản xuất vàtruyền tải thông tin qua mạng internet.

Page 56: Truyền thông là gì?

56 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Viết ngắn gọn, đúng trọng tâm

Không diễn đạt lòng vòng, phức tạp để người đọc tiếp nhậnthông tin một cách nhanh nhất.

Viết câu ngắn.

Viết câu chủ động.

Bỏ bớt các từ: “thì, là, mà, rằng, này, sự, một cách, ngoài ra,bên cạnh đó, có, của, những, các, về, được...”

Giảm các từ chung nghĩa trong 1 câu: “đang - hiện”, “đã -từng”...

Viết bài ngắn, các đoạn ngắn, câu đơn giản

Thay vì viết một bài báo dài, nên viết nhiều bài báo nhỏ có độdài chỉ khoảng một đến hai trang màn hình, mỗi bài ngắn nênviết kỹ, có chiều sâu về một vấn đề.

Nhất thiết phải viết phần dẫn vào bài báo

Phần dẫn bài là một vài câu dẫn vào bài của báo điện tử.

Đáp ứng nhu cầu người đọc muốn biết nhanh nhất nhữngthông tin quan trọng, hấp dẫn, thú vị nhất.

Phần dẫn bài cần ngắn, gọn, mạnh mẽ, cần dẫn dắt, lôi cuốnngười đọc đến với sự kiện, câu chuyện bài báo nêu.

Kết hợp đa phương tiện trong thông tin

Phải thể hiện tác phẩm bằng văn bản, bằng âm thanh, bằnghình ảnh hay đồ họa.

Tăng cường sử dụng hình ảnh động nhằm đưa đến người xemmột lượng thông tin sinh động, hấp dẫn.

Nguyên tắc viết tin bài cho báo điện tử

Để đủ “nguyên liệu” xây dựng tác phẩm đa phương tiện, đòihỏi người viết có ý thức ngay từ khi thu thập thông tin. Điềunày phải được coi như kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt độngsáng tạo tác phẩm.

Page 57: Truyền thông là gì?

57HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Cấu trúc thông tin trong tin, bài của báo điện tử

Cấu trúcthông tin củamột bài báođiện tử đượctổ chức theonhiều cửa

Tiêu đề chínhPhần lời dẫnChính vănTiêu đề phụTranh, ảnhĐồ hình (sơ đồ, bản đồ, biểu đồ…)Phần hình ảnh và ảnh độngPhần âm thanhCác hộp thông tin, dữ liệu Các đường liên kết

Tin, bài được tổ chức để giúpngười đọc rất dễ tiếp nhận, thỏamãn và phù hợp với mọi ý thích,thói quen và cách thức tiếpnhận thông tin của công chúng.Tùy vào sự quan tâm, ý thíchtiếp nhận mà người đọc/xem cóthể đọc toàn bộ văn bản, cũngcó thế chỉ lướt qua tiêu đề, đọcqua lời dẫn, hoặc xem ảnh, nghephần âm thanh.

Ưu thế của mạng xã hộiNhững người làm truyền thông dân tộc có thể đăng tải tin, bài, ảnh, các đoạn bănghình, băng âm thanh lên trang blog cá nhân của mình để chuyển tải thông tin chođối tượng cần truyền thông, nhất là đối với lớp trẻ, sinh viên, học sinh dân tộc thiểusố.

Có thể sử dụng mạng xã hội kết nối với các trang mạng để cộng đồng dân tộc thiểusố có nghe lại các chương trình phát thanh, xem lại các chương trình truyền hìnhthông tin về cộng đồng thiểu số và bằng các ngôn ngữ dân tộc.

Mạng xã hội giúp người làm truyền thông có thể kết nối trực tiếp, đồng thời, nhậnđược các nhận xét, và trao đổi ý kiến với khán thính giả về các chủ đề đang truyềnthông.

Mạng xã hội giúp cập nhật thông tin về các chương trình truyền thông và tương tácngay tại hiện trường khi truyền thông sự kiện; khi đang phát sóng chương trình phátthanh, truyền hình.

SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Page 58: Truyền thông là gì?

58 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Một mạng xã hội là một trang mạng cho phép bạn kết nối vớicộng đồng, chia sẻ hình ảnh, phim, âm nhạc và các thông tincá nhân khác với một nhóm những người bạn chọn hoặc mộtnhóm người rộng lớn hơn, tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn.

Làm thế nào để trang blog trênmạng xã hội thu hút công chúng?Lựa chọn một cái tên thật hay và ấn tượng đặt têncho blog của bạn.

Hướng vào mục tiêu truyền thông dân tộc.

Thông tin ngắn gọn, dễ nhớ.

Làm cho thông tin của bạn trên trang mạng xã hộithật ấn tượng.

Thông tin mới và hấp dẫn, được nhiều người quantâm.

Thông tin tác động đến nhiều người.

Sử dụng các ứng dụng để đăng ảnh, phim ảnh hoặcâm thanh.

Gửi trang blog, trang Facebook hoặc Twitter củamình giới thiệu với bạn bè đồng nghiệp.

Bạn phải thường xuyên ghé thăm Facebook hoặcTwitter của mình.

Lớp trẻ vùng cao chia sẻ thông tin qua điện thoại thông minhẢNH: PHẠM NGỌC BẰNG

Page 59: Truyền thông là gì?

Thực hiện chiến dịch truyền thông dân tộcMỤC ĐÍCH

59

Chiến dịch truyền thông là một đợt hoạt động tập trung vào một số nội dung ưu tiên, trong thời gian ngắn, phối hợp nhiều phương tiện, kênhtruyền thông, phát huy thế mạnh của nhiều bên liên quan, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, nhằm chuyển tải thông điệp cần thiết, tácđộng đến nhóm đối tượng mục tiêu.

NGUYÊN TẮC

Đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng thiểu số.

Phù hợp với văn hóa của họ.

ĐẶC ĐIỂM CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG

Diễn ra trong một thời gian nhất định và ngắn. Có thể một vài ngày, 1 tuần hoặc một tháng.

Diễn ra đồng loạt, cùng lúc. Có thể liên kết nhiều địa phương.

Có thể tập trung vào một chủ đề duy nhất hoặc 2 - 3 chủ đề nhưng có liên quan với nhau.

Cần sự chỉ đạo tập trung, thống nhất và có quyền lực, sự phối hợp giữa các lực lượng nòng cốt của các bên liên quan.

Page 60: Truyền thông là gì?

60 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Chiến dịch truyền thông đòi hỏi có sức thu hút, lôi kéo đông người dân tộc thiểu số tham gia. Nên hình thức truyền thông phải ấn tượng, hấpdẫn, lôi cuốn số đông.

Quan trọng là truyền thông viên phải lắng nghe, hiểu được suy nghĩ, quan điểm, mối quan tâm của người tham gia, có cách tiếp cận và điềuchỉnh nội dung phù hợp nhằm đạt mục tiêu đề ra.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Xác định mục tiêu, nội dung chính

Mục tiêu cần đạt trong chiến dịch truyền thông này là gì?

Nội dung truyền thông gồm những gì?

Cần thu thập những dữ liệu, số liệu có sẵn nào? ở đâu?

Những kênh truyền thông nào sẽ được sử dụng?

Cách tiếp cận và phương thức triển khai là gì?

Những yếu tố nào có thể gây cản trở chiến dịch truyền thông này?

Nếu có sự tham gia của cộng đồng thì hiệu quả của chiến dịch truyền thông như thế nào?

BƯỚC 2

BƯỚC 1

Phân tích đối tượng

Đối tượng của chiến dịch truyền thông là ai? Tỷ lệ nam, nữ? Độ tuổi?

Phân loại nhóm đối tượng (gồm những dân tộc nào? những người bị ảnh hưởng tiêu cực, nhóm được hưởng lợi, nhữngngười thực hiện, những người có thể truyền thông cho người khác).

Trình độ học vấn, thái độ, hành vi, mối quan tâm của từng nhóm.

Khả năng chấp nhận hành vi mới.

Thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của các nhóm đối tượng.

Đối tượng có được phương tiện truyền thông nào?

Chú ý hoàn cảnh xã hội, địa vị xã hội của từng nhóm đối tượng. Họ có những kỳ vọng, quyền lợi, động cơ, kiêng kỵ khácnhau cũng như tâm lý tộc người khác biệt.

Page 61: Truyền thông là gì?

61HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Lập kế hoạch (4)

BƯỚC 3

Tại sao?

Mục tiêu của các hoạt động đấy là gì?Chính xác và cụ thể.Có tính thực tế.Có thể đo lường được(Xây dựng tiêu chí đo lường, đánh giátiến độ và tác động của việc thực hiện).

Cho ai?

Nhóm đối tượng là những ai? Xác định nhóm đối tượng và tìm hiểu họ.Nhu cầu truyền thông của họ là gì?Thái độ của họ khi tham gia hoạt độngtruyền thông?Xác định sự thay đổi mục tiêu truyềnthông trong nhóm đối tượng: sự hiểubiết, kiến thức, ghi nhớ, hành vi mới.

Cái gì?

Điều mà bạn muốn nói là gì, thông điệp của bạnlà gì?Chọn một thông điệp duy nhất. Làm cho thông điệp đó rõ ràng, đơn giản và ấn

tượng.

Sau khi đã xác định rõ mục tiêu, nhóm đối tượngvà thông điệp tổng quát, bạn có thể lập kế

hoạch nội dung.

Bằng cách nào?

Kênh truyền thông nào bạn nên sử dụng Mỗi kênh truyền thông đều có điểm mạnh vàđiểm yếu. Mỗi kênh truyền thông phù hợp với một loạithông điệp. Có thể kết hợp truyền thông đại chúng vớitruyền thông nhóm hoặc cá nhân.Việc lựa chọn kênh truyền thông sẽ quyết địnhhoàn cảnh truyền thông. Người nhận sẽ ngồi trong ngôi nhà yên tĩnh củahọ hay đứng ở sân làng hoặc tham dự một cuộcgặp mặt?

Khi nào?

Thời điểm nào phù hợp rất quantrọng đối với các nhóm đối tượng? Thời gian bao lâu? Lịch trình các hoạtđộng?

Ở đâu?

Ngân sách cho các hoạt động truyềnthông được lấy ở đâu?Nhân lực huy động ở đâu? Ai làm việc gì?

Mô hình

kế hoạch

chiến

dịch

truyền

thông

Cuối cùng, bạn không nên quên việc theo dõi vàđánh giá kế hoạch hoạt động truyền thông củamình: dự kiến hoạt động đó thành công ở mức nào,có cần sửa đổi hay phải thay thế không? Dự kiếnphương án duy trì các kết quả khi chiến dịch kết thúc.

Trả lời các câu hỏi

Mục tiêu

Thông điệp

Nhóm đối tượng Nội dung

Hoàn cảnh

Ngân sáchThời điểm

Kênh truyền thông

(4) Nguồn: "Chia sẻ - Sổ tay hướng dẫn đào tạo truyền thông", Ban Thư kýchương trình Chia sẻ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, [tr.7]

Page 62: Truyền thông là gì?

62 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

BƯỚC 4Lựa chọn các phương tiện truyền thông nào? (Tranh, ảnh, tờ gấp, đài, vô tuyến)

Đơn giản mà hiệu quả.

Phù hợp với đối tượng là người dân tộc thiểu số.

Dễ sử dụng hoặc đã từng sử dụng.

Có thể phát triển và sản xuất tại địa phương.

Kết hợp nhiều phương tiện truyền thông cùng một lúc sẽ tốt hơn.

Tính đến chi phí, hiệu quả của từng loại.

BƯỚC 5Sản xuất sản phẩm truyền thông

Sản phẩm truyền thông như tranh cổ động, các vở kịch, múa, hát, phim ảnh, băng âm thanh phục vụ tốt cho chiến dịchcần sản xuất đúng kế hoạch và thời gian.

Khai thác các câu chuyện, thơ ca, trò chơi, tranh dân gian của người dân tộc thiểu số đưa vào sản phẩm truyền thông.

Huấn luyện cho tất cả những người tham gia vào quá trình sản xuất khi cần thiết.

Có chỉ dẫn rõ ràng đối với các sản phẩm truyền thông về nội dung, thiết kế, trang phục để nhớ lâu và gây ấn tượng.

Sản xuất càng gần nơi tổ chức chiến dịch truyền thông càng tốt.

Hiệu quả một chiến dịchtruyền thông phụ thuộcrất nhiều vào thông điệpcó thu hút được sự chú ýhay không và đối tượng cóhiểu và ghi nhớ được haykhông. Thông điệp phảithiết kế phù hợp với đặctính văn hóa tộc người,mặt bằng nhận thức,mong muốn, có ý nghĩađối với từng dân tộc.

Khai thác vănnghệ dân gianđể sản xuấtsản phẩmtruyền thôngẢNH: MINH HUỆ

Page 63: Truyền thông là gì?

63HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

BƯỚC 6Thử nghiệm sản phẩm truyền thôngĐể xem xét:

Đối tượng truyền thông có đủ sản phẩm truyền thông hay không? Sản phẩm đó có thích hợp về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc đó hay không?Có tiết kiệm thời gian và chi phí không?Cách thức tiến hành tại nơi sẽ diễn ra chiến dịch truyền thông như thế nào?Đối tượng truyền thông có hiểu đúng mục tiêu đưa ra hay không?Sản phẩm có được tin cậy và được chấp nhận hay không?Có khả năng tác động đến sự thay đổi hành vi không?

BƯỚC 7Triển khai thực hiện

Thông tin kịp thời, đầy đủ khi phối hợp các hoạt động khác nhau.

Kết hợp trình diễn các sản phẩm truyền thông qua các phương tiện và kênh truyền thông thích hợp.

Nhắc lại nhiều lần thông điệp bằng các hình thức, phương tiện truyền thông khác nhau.

Có thể tổ chức giao lưu văn nghệ hay gặp gỡ nhân vật quan trọng, nổi tiếng đối với cộng đồng dân tộc đó để lồng ghépthông điệp.

Tuyên truyền chính sách kế hoạch hóagia đình ở vùng biên giới tỉnh Sơn La.

NGUỒN: VOV4.VOV.VN

Page 64: Truyền thông là gì?

64 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

BƯỚC 8Giám sát, đánh giá

Giám sát liên tục suốt quá trình thực hiện để xem chương trình của chiến dịch truyền thông có đúng như dự định haykhông?

Đánh giá từng hoạt động để xem xét tính hiệu quả; Khảo sát mức độ nhận biết, mức độ nhớ, hiểu, và tác động củathông điệp.

Đánh giá, tổng kết sau khi kết thúc chiến dịch để xem xét tính bền vững và hiệu quả của chiến dịch.

BƯỚC 9Làm tài liệu

Thế nào là làm tài liệu?

Là cách chia sẻ kinh nghiệm thực hiện một hoạt động hoặc chiến dịch, mô hình nào đó qua bài viết, hình ảnh (ảnh,băng hình, đĩa hình).

Làm tài liệu để làm gì?

Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện làm cơ sở điều chỉnh kế hoạch, nội dung, phương thức thực hiện cho chiến dịch truyềnthông tiếp theo.

Rút kinh nghiệm. Phân tích những quyết định thành công và kém thành công được đưa ra trong quá trình lập kế hoạch,thực hiện và quản lý.

Nhân rộng.

Báo cáo hoạt động.

Làm tài liệu bằng cách nào?

Tùy theo khả năng, các cá nhân thuộc các nhóm cộng đồng có thể thu thập thông tin, các mô hình hoạt động, gươngngười tốt, việc tốt ngay tại địa phương mình dưới các hình thức sau:

Bài viết về câu chuyện điển hình.

Tài liệu mô tả công việc đã thức hiện theo trình tự thời gian.

Chụp ảnh, làm bộ ảnh về các công việc đã thực hiện.

Page 65: Truyền thông là gì?

Tài liệu tham khảo65

MỘT SỐ MẪU KỊCH BẢN TRUYỀN THÔNG

Bài báo điện tử

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc nấm rừng

Tại tỉnh Kon Tum đã liên tiếp xảy ra 4 vụ, với 13 người bị ngộ độc nấm rừng, trong đó 3 trường hợp tử vong. Nấm rừng là thức ăn kháphổ biến và ưa thích của đồng bào các dân tộc thiểu số nên nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc rất cao.

Hàng ngày, tranh thủ những lúc nhàn rỗi, bà Y Tha thường đeo gùi lên rẫy, vào rừng kiếm nấm. Với người dân Xơ Đăng ở làng Long Hy 1, xã MăngRi, huyện Tu Mơ Rông, nấm rừng là món ăn quen thuộc. Bà Y Tha cho biết, nấm mọc nhiều nhất ở những khu rừng già. Cứ sau mỗi trận mưa dài,vài ngày sau vào rừng nhất định kiếm được nấm về ăn. Nấm không mất tiền mua lại ngon nên người dân rất thích.

Bà Y Tha giải thích rất chắc chắn với chúng tôi về kinh nghiệm chọn nấm rừng của mình: “Nấm không ăn được là không lấy. Chỉ nấm mối, nấmmèo đấy thì ăn được. Thấy con gì ăn nấm đấy thì con người ăn được. Ví dụ chuột, chim trong rừng nó không ăn được chắc con người cũng khôngăn được”.

Tại các vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum, người dân vẫn giữ thói quen đi hái nấm rừng theo kinh nghiệm truyền miệng. Điều nguy hiểm làmột số nấm độc có hình dáng, màu sắc khá giống với loại nấm bà con thường ăn nên khó phân biệt. Anh A Miêu, ở làng Long Hy 1, chỉ cho chúngtôi một loại nấm gia đình anh đã ăn và bị đau bụng, khiến cả nhà được một phen hú vía: “Bà già bảo nấm này là ăn được, nhưng ăn đau bụng,quá mệt, gần chết luôn. Quá sợ!”

Không có may mắn như gia đình anh A Miêu, giữa tháng 5 vừa qua, ở làng Long Hy 1 đã xảy ra một vụ ngộ độc nấm khiến chị Y Poan và cháu YBúi tử vong. Trong căn nhà ảm đạm, nhắc lại chuyện cũ, bà Y Brun nước mắt tuôn rơi vì xót thương cho con và cháu mình. Bà ân hận vì chính mìnhlà người lên rẫy hái nấm về nấu cho cả nhà ăn.

Ông Phạm Bình Thuận, cán bộ Trạm y tế xã Măng Ri, cho biết người dân địa phương còn rất chủ quan khi sử dụng nấm làm thức ăn. Khi bị ngộđộc lại thường chậm trễ đưa nạn nhân đến cơ sở y tế: “Trạm cũng truyền thông thường xuyên nhưng lúc họ ăn mình cũng không rõ, không biếtđược. Một phần họ cũng chủ quan, họ cũng nghĩ là bình thường đau bụng nôn mửa thôi cho nên họ mới chậm trễ trong việc đưa xuống trạm ytế”.

Page 66: Truyền thông là gì?

66 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Theo bác sỹ Đỗ Xuân Thủy, Khoa hồi sức cấp cứu - Trung tâm y tế huyện Tu Mơ Rông, việc phân biệt giữa nấm độc và không độc là rất khó. Bởi vậyngười dân cần hết sức thận trọng: “Để phòng tránh, người dân nên ăn những loại nấm đã biết rõ nguồn gốc hoặc biết chắc nấm đó là không độc.Những loại nấm mình chưa biết nguồn gốc hoặc không phân biệt được nấm độc hay không độc thì không nên ăn. Khi bị nhiễm độc nấm, bằngmọi cách phải kích thích gây nôn. Nôn được càng nhiều càng tốt, sau đó uống nhiều nước và đến ngay cơ sở y tế”.

Từ đầu mùa mưa đến nay, tại tỉnh Kon Tum, đã có 13 người bị ngộ độc sau khi ăn nấm rừng, trong đó 3 trường hợp tử vong. Các vụ ngộ độc nấmđều xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi người dân có thói quen thu hái nấm mọc tự nhiên về chế biến làm thức ăn. Hiện tại, Tây Nguyênđang là mùa mưa, các loại nấm mọc nhiều và dễ kiếm nên nguy cơ tiếp tục xảy ra các vụ ngộ độc nấm còn rất cao.

(Nguồn: http://vov4.vov.vn/TV/chuyen-vung-dan-toc/canh-bao-nguy-co-ngo-doc-nam-rung-c1256-50071.aspx)

KHOA ĐIềM - VOV TÂY NGUYÊN

Nắm rừng được người dân thu hái rồi đem bán trên hè phố

Page 67: Truyền thông là gì?

67HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Phóng sự phát thanhMở hướng làm ăn mới

Dẫn: Thưa quý vị! Nhờ sự nhanh nhạy với thị trường, nhiều phụ nữ Mông ở Đồng Văn, Hà Giang đã biến những đặc sản vốn có của địa phương mìnhthành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Phóng Sự “Mở hướng làm ăn mới” của Hải Huyền – Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Tiếng cười, tiếng nói của khách du lịch

Mặt trời lên gần đỉnh đầu. Nương tam giác mạch của chị Hờ Thị Duyên ngay cạnh đường lớn, tấp nập khách ghé chụp ảnh. Thảm hoa màu tímhồng nổi bật trên nền xanh của núi. Thôn Thèn Pả, xã Lũng Cú, nơi trồng nhiều hoa tam giác mạch bắt đầu đông khách từ tháng 10.

Những năm trước, tam giác mạch chỉ trồng để nuôi lợn. Từ năm 2013, thấy du khách khắp nơi đổ về ngắm hoa ngày càng nhiều, chị bèn trồng3ha để phục vụ khách, mỗi ngày gia đình chị cũng kiếm được 700 – 800.000 đồng:

Băng: Tự nhiên mình trồng xong là có khách ở dưới kia lên, đông người họ cũng thích nên tự nhiên nghĩ ra những ý nghĩ trồng hoa để khách lên ngườita tham quan, người ta chụp ảnh thôi. Năm ngoái trồng khoảng 80 cân vào đây, khoảng 3ha. Ngày nào cũng có khách chụp ảnh. 1 người thì 10.000đồng.

Cũng bắt nhịp được với nhu cầu của khách du lịch, chị Sùng Thị Má trồng 3ha hoa tam giác mạch. Trước thì chỉ trồng ở gần nhà để giữ giống. Thấykhách kéo đến vườn chụp ảnh ngày một đông, sẵn có 3 ha nương, chị dành hết để trồng hoa. Mỗi người vào chụp ảnh, chị thu 10 ngàn đồng. Tiềnkiếm được lên tới hàng chục triệu đồng một vụ. Chị Má cười rõ tươi, phô hàm răng trắng bóng.

Băng: Mỗi ngày có khoảng 100 – 150 lượt người vào thăm nhà tôi thu được 1 – 1,5 triệu. Ngày bình thường cũng đông. Trong một tháng ít thì được30, nhiều cũng được 45 – 50 triệu. Năm nay so với năm ngoái thì khách du lịch đông hơn, thu được nhiều hơn, nhà tôi trồng hoa phải gấp 2, gấp 3diện tích của năm ngoái.

Tiếng cười, tiếng nói của khách du lịch

Tam giác mạch được gieo vào tháng 9 dương lịch, sau 1 tháng hoa bắt đầu nở và 3 - 4 tháng sau là thu hoạch. Thời điểm hoa nở rộ cũng chính làlúc khách đến đông. Nhưng để thu hút được khách thì phải có bí quyết. Chị Sùng Thị Má vô tư chia sẻ:

Băng: Mình phải chịu khó, mình muốn thu hút được khách du lịch thì mình sẽ trộn với nhiều phân chuồng, mình rải ra cho đất tốt lên. Cây tam giácmạch sẽ cao mà cho hoa tốt, nở đẹp thì nó sẽ thu hút được lượng khách du lịch. Còn nếu mình mà không chịu khó, không cho phân vào gieo xuống vớiđất thì hoa sẽ ra ít, không đẹp. Và phải gieo hạt đều khi trồng thì cây mới có dáng đẹp.

Từ khi mở rộng diện tích trồng hoa tam giác mạch, cuộc sống của gia đình chị Sùng Thị Má khá hắn lên. Chị nói giọng reo vui: “Số tiền thu được,mình cất được ngôi nhà mới to đẹp, có tiền cho con đi học, mở rộng sản xuất”. Chị còn nhận nuôi một cậu con trai giúp cho một gia đình khó khăntrong xã.

Băng: Tiền thu nhập đấy tôi mua lợn, mua bò về để nuôi, tăng gia sản xuất gia đình. Sau đó là nuôi các con ăn học. Không chỉ riêng gia đình tôi, cảxã những gia đình mà ở gần đường trồng tam giác mạch đều có cuộc sống ổn định và cũng có thu nhập ổn định khá lớn, nuôi được các con em đi họcđàng hoàng.

Page 68: Truyền thông là gì?

68 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Nhu cầu trồng cây tam giác mạch trong huyện ngày một cao, chị Má trở thành một trong những nhà phân phối hạt giống cho bà con, vừa đểtrồng, vừa để làm bánh bán cho khách:

Băng: Năm vừa rồi nhà nước cũng thu mua một yến 100.000 đồng bán cho những xã khác để người ta có thể trồng và phát triển cây tam giác mạch.Xã này chỉ có mùa hoa thôi chứ không làm bánh. Làm bánh thì lại cung cấp hạt này cho xã Sà Phìn để họ làm.

Từ năm 2013, nhận thấy hoa tam giác mạch có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, huyện Đồng Văn, Hà Giang đã khuyến khích bà con mở rộngquy mô và kéo dài thời gian gieo trồng, đồng thời quy hoạch vùng trồng để tập trung hỗ trợ giống, vốn cho bà con. Ông Ly Mí Vàng, Phó Bí thưhuyện uỷ Huyện Đồng Văn cho biết:

Băng : Bắt đầu từ năm 2014 này, hoa tam giác mạch cũng là một hướng đi của chúng tôi, có thể nói là riêng có của cao nguyên đá Đồng Văn này. Dukhách rất là thích đến đây chiêm ngưỡng và chụp ảnh. Chúng tôi đã có cơ chế hỗ trợ cho các hộ gia đình, đặc biệt là chị em phụ nữ. Ví dụ như 1ha câytam giác mạch chúng tôi sẽ hỗ trợ 2 – 3 triệu, lấy từ quỹ từ chương trình 30a của chính phủ hoặc ngân sách của huyện để hỗ trợ cho các hộ trồng tamgiác mạch. Hai nữa là hiện nay chúng tôi đã thử nghiệm thành công bánh kẹo từ hạt tam giác mạch. Khi mà hết hoa, thành quả thì chúng tôi sẽ thumua lại quả này thành sản phẩm để bán lại cho khách du lịch.

Từ chỗ chỉ là cây cứu đói mùa giáp hạt, giờ hoa tam mạch ở Đồng Văn đang trở thành cây thoát nghèo khi người dân và chính quyền chủ độngmở hướng làm ăn mới.

Nổi nhạc sáo Mông vui

HảI HUYềN – VOV4

Page 69: Truyền thông là gì?

69HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

Tiểu phẩm ngắnLời thần rừng

Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên Dao

Tiểu phẩm ngắn, dạng spot. Phát trên Đài phát thanh

Thông điệp: Không dùng chung bơm kim tiêm

Thính giả mục tiêu: Thanh niên Dao từ 15-24 tuổi

Thời lượng: 2 phút

Tác giả: Minh Huệ

Nhân vật Lời thoại Thời lượng (S)

TIẾNG CHIM HÓT, TIẾNG SUỐI CHẢY GỢI KHÔNG GIAN NÚI RỪNG. 5

PÓ (NAM) (MÃN NGUYỆN): Chà, ở đây vắng vẻ quá. Yên tâm là không ai nhìn thấy chúng mình. (DỪNG) Lạ thật. Không biết cái kim tiêm của mình đâu mất rồi. 10

TIẾNG SỘT SOẠT BAO NILON 3

PHÀN (NAM) (XỞI LỞI, DỄ DÃI): Đây, mình có đây này, Pó dùng trước đi… 5

THẦN RỪNG (NAM) (GIỌNG VANG, CẢNH BẢO). Cái kim này không được dùng chung…Hai chàng trai trẻ kia! Hãy nghe lời ta.Không được dùng chung kim tiêm. Nghe lời ta là còn sự sống. Không biết nghe lời ta, con đường đến cái chết sẽ chỉ là 1 gang tay … 12

PÓ (NGƠ NGÁC, NÓI MỘT MÌNH): Ai nói thế nhỉ? 5

THẦN RỪNG (DỨT KHÓAT, RA LỆNH): Ta là thần rừng đây. Cái bơm kim tiêm kia là vật truyền HIV nhanh nhất. Các ngươi không được dùng chung, nếu không muốn chết. Rõ chưa? 10

PHÀN (NẰN NÌ): Dùng chung 1 lần thôi mà. 5

PÓ (GIỌNG YẾU ỚT): Chỉ một lần thôi… 4

THẦN RỪNG (ÔN TỒN): Một lần cũng không được. HIV chui vào người ngay lập tức nếu các ngươi dùng chungbơm kim tiêm của người đã nhiễm bệnh. 12

ÂM THANH RÙNG RỢN 4

THẦN RỪNG (THÚC GIỤC, RA LỆNH): Nào, nhanh lên…hai ngươi hãy tách nhau ra, mỗi người một đường. Kim của ai người ấy dùng. Đó là cách dễ nhất để phòng tránh HIV. 12

NHẠC (Câu khẩu hiệu): “Cùng hòa nhịp con tim!” 5

Page 70: Truyền thông là gì?

70 HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC

1. Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường,và Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ISEE. Thông điệp truyền thông về dân tộc

thiểu số trên báo in. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2011.

2. Đài Tiếng Nói Việt Nam. Tài liệu tập huấn phát thanh số cho phóng viên, biên tập viên chương trình phát thanh tiếng dân tộc. Hà Nội, 2012.

3. Đặng Thị Huệ. Nâng cao chất lượng tuyên truyền các vấn đề dân tộc của Đài TNVN trong giai đoạn hiện nay. Hà Nội, 2011.

4. Đài Tiếng nói Việt Nam. Phát thanh Truyền hình địa phương. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2007.

5. Kim Ngọc Anh. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phát thanh tiếng dân tộc thiểu số. Hà Nội, 2007.

6. AIBD, FES, UNESCO. Truyền thông cho mọi người: Chú trọng về giới. Hà Nội, 2011.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông, UNESCO. Bộ chỉ số về giới trong truyền thông Việt Nam. Hà Nội, 2014.

8. Hội Phụ nữ Việt Nam, Oxfam, Truyền thông có nhạy cảm giới. Hà Nội 2015.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Sổ tay hướng dẫn truyền thông môi trường. Hà Nội, 2010.

10. Tổng cục Môi trường, Viện Rosa Luxemburg. Sổ tay truyền thông môi trường. Hà Nội, 2011.

11. Trần Phong, Vũ Thế Thường, Phạm Thị Bích Ngọc. Truyền thông cộng đồng về biến đổi khí hậu.

12. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương, Bộ Y tế. Truyền thông phòng chống ung thư. Hà Nội, 2015.

13. Trung tâm phát triển nông thôn bền vững. Truyền thông cộng đồng về biến đổi khí hậu. Hà Nội.

14. Ban thư ký chương trình Chia sẻ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chia sẻ - Sổ tay hướng dẫn đào tạo truyền thông. Website: http://chiase.mpi.gov.vn

15. Oxfam Anh. Nâng cao kỹ năng tài liệu hóa,Tài liệu tập huấn. Hà Nội, 2010.

16. Liên Hợp Quốc. Báo cáo Chương trình chung Liên hợp quốc Hỗ trợ Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới. Hà Nội, 2014.

17. Cục bảo vệ môi trường. Tài liệu tập huấn quản lý môi trường cấp huyện. Hà Nội, 2007.

18. Cục bảo vệ môi trường. Sổ tay hướng dẫn truyền thông về sức khỏe môi trường. Hà Nội, 2005.

19. Hội nhà báo Việt Nam. Cẩm nang truyền thông đại chúng về phòng chống HIV/AIDS, 2011.

20. Chương trình Quyền trẻ em và Bảo vệ trẻ em, Childfund Vietnam. Cẩm nang xây dựng sản phẩm truyền thông có sự tham gia của trẻ em.

Hà Nội, 2012.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO