168
NGUYN-ĐĂNG-THC TRUYỀN - THỐNG THIỀN TỪ HUỆ - NĂNG ĐẾN TRẦN-THÁI-TÔNG & TỪ - NIỆM ĐẾN - TÂM [ Ghi-chú : Toàn bộ chữ Nho in trong sách là thủ bút của tác-giả ghi trong di cảo ] Phụ-trách Ấn-loát : Nguyễn-Kim-Ánh Copyright © Nguyễn-Kim-Ánh

TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

TRUYỀN - THỐNG

THIỀN

TỪ HUỆ - NĂNG

ĐẾN TRẦN-THÁI-TÔNG

&

TỪ VÔ - NIỆM

ĐẾN VÔ - TÂM

[ Ghi-chú : Toàn bộ chữ Nho in trong sách

là thủ bút của tác-giả ghi trong di cảo ]

Phụ-trách Ấn-loát : Nguyễn-Kim-Ánh

Copyright © Nguyễn-Kim-Ánh

Page 2: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần
Page 3: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

MỤC - LỤC

A/_ TÍN-NGƯỠNG THỰC-NGHIỆM TÂM-LINH …….1

B/_ TRIẾT-LÝ BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT………………...9

C/_ THIỀN-HỌC TÂM VÔ-NIỆM

* Huệ-Năng Phản-Đối Thái-Độ Tịch - Tĩnh ……...39

* Vô-Niệm Và Niệm - Niệm ……………………….69

* Thực-Hiện Tự-Tính Vô-Niệm …………………..105

D/_ TỪ VÔ-NIỆM CỦA HUỆ-NĂNG

ĐẾN VÔ-TÂM CỦA TRẦN-THÁI-TÔNG …...141

Page 4: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần
Page 5: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

1

TÍN-NGƯỠNG

THỰC-NGHIỆM TÂM-LINH

Kể lại cuộc đời hành đạo của một Đạo-sĩ

Ấn trứ-danh ở nước Pháp gần đây, Jacques

Linde trong bài nhan-đề " Un Maître de

Sagesse en Occident " _ ( N. Asie, n° 137

tháng 10 năm 1957 ) có đoạn :

" S'entretenant un jour avec un jeune

Vietnamien, ce dernier déplora la dé-

cadence spirituelle de son pays.

“ Comment, repartit le Swami, vous avez

dans votre tradition les stances de Hui-

Neng et vous cherchez la Vérité

ailleurs ! ” "

_ p. 317

Page 6: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

2

( Một hôm tiếp chuyện một thanh-

niên Việt-Nam, người thanh-niên Việt ấy

than phiền về sự suy-đồi tinh-thần của xứ

sở. Đạo-sĩ đáp : " Sao, các anh có trong

truyền-thống của các anh những câu thơ

của Huệ-Năng mà các anh lại đi tìm

Chân-lý ở đâu xa ! " ) .

Đạo-sĩ ấy là Swami Siddheswarânanda

thuộc dòng Ramakrishna-Vivekananda là hai

tinh-thần cách-mệnh tôn-giáo ở Ấn-Độ hiện-

đại, đã thực-nghiệm lại những chân-lý truyền-

thống Veda, phục-hưng lại nguồn tâm-linh cổ-

truyền để tìm lấy năng-lực sáng-tạo trong việc

thâu-hóa các giá-trị văn-hóa Âu-Tây khoa-học

cũng như tôn-giáo .

Đạo-sĩ được mời sang Pháp để giảng về

triết-học Ấn-Độ theo truyền-thống Vedanta, và

đã mất ở trên đất Pháp, tại tỉnh Gretz _

Armainvilliers, (77220) ngày 2 - 4 - 1957, đúng

như lời giới-thiệu của Jacques Linde : " Đạo-sĩ

đã tận-tụy suốt đời để khai mở cho người ta

bản-tính chân-thật của họ, cố-gắng phá bỏ

Page 7: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

3

những thành-trì phân-chia họ với nhau, và cầu

chỉ cho họ những bước đường để họ vươn lên

hiểu-biết. Đúng như lời tiên-tri của Đạo-sĩ

Vivekananda, Đạo-sĩ đặt cơ-sở cho " Đại-học

Nhân-loại " ( l'Université de l'Homme ), nó sẽ

tập-hợp các bác-học của tất cả các bộ-môn.

Không có sự ganh-tị lẫn nhau, một lòng theo

đuổi một mục-đích chung sẽ làm cho Đại-học

ấy là nơi " gập-gỡ giữa người với người " .

Câu trả lời cho thanh-niên Việt trên đây

quả đã phản-chiếu cái tinh-thần tôn-giáo đại-

đồng của Đạo-sĩ, không tìm truyền-bá tín-

ngưỡng của mình, không tìm mua linh-hồn của

người đến học-hỏi mà cố trả tâm-hồn ấy về

truyền-thống của họ, đấy mới thực là tinh-thần

Tam-giáo như ở Việt-Nam đã biểu-hiện, đứng

hẳn ra ngoài các hệ-thống, các Đạo để mà

thông-cảm với Chân-lý duy-nhất không có

giới-hạn thời-gian hay không-gian. Đạo-sĩ đã

bảo cho thanh-niên Việt-Nam nào trên kia cái

sự thật phũ-phàng : " Bụt chùa nhà không

thiêng, cầu Thích-Ca ngoài đường " của

phương-ngôn Việt-Nam đã nói. Đạo-sĩ đã bảo

Page 8: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

4

cho thanh-niên Việt-Nam hãy trở về phục-hưng

lại truyền-thống của mình đi, ôn lại bài học của

tiền-nhân, trước khi vội tìm thâu-hóa, bắt-

chước người. Và trong cái tư-tưởng truyền-

thống Việt-Nam, có cái tín-ngưỡng thực-

nghiệm của Thiền-tông mà Huệ-Năng là vị Tổ

của Nam-phương Thiền-học vậy .

Mở đầu bài " Tựa Thiền-Tông Chỉ Nam "

Trần-Thái-Tông chẳng đã viết :

" Trẫm thiết vị Phật vô Nam Bắc

quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư

giác ngộ. Thị dĩ dụ quần mê chi phương

tiện, minh sinh tử chi tiệp kính giả, ngã

Phật chi đại giáo dã. Nhậm thùy thế chi

quyền hành, tác tương lai chi quĩ phạm

Page 9: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

5

giả, tiên Thánh chi trọng trách dã. Cố

Lục Tổ hữu ngôn vân :“ Tiên đại Thánh

nhân dữ đại sư vô biệt, tắc tri ngã Phật

chi giáo hựu giả tiên thánh nhân dĩ

truyền ư thế dã ” " .

_ ( " Thiền-Tông Chỉ-Nam ", Trần-Thái-

Tông )

( Ta trộm bảo rằng Phật là Chân-lý

tuyệt-đối không có chia ra phương Nam,

phương Bắc, ai nấy đều có thể tu sửa để

cầu tìm thấy được. Tính người ta sinh ra

có người thông-minh, có người ngu-độn,

nhưng hết thảy đều tư-bẩm cái khả-năng

giác-ngộ. Bởi thế cho nên giáo-lý chính-

đại của Đức Phật ta là phương-tiện để dạy

bảo quần-chúng u-mê, con đường tắt để

soi tỏ việc sống, chết. Trách-nhiệm trọng-

yếu của Thánh-nhân là đi trước cầm mực-

thước cho đời, vạch lối gương-mẫu cho

tương-lai. Cho nên Lục-Tổ Thiền-tông

Huệ-Năng mới nói : " Bậc Thánh lớn đi

trước với các Thiền-sư lớn không khác

nhau, thì biết rằng giáo-lý của Phật ta lại

Page 10: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

6

phải mượn tay Thánh-nhân tiên-phong để

truyền vào đời vậy " ) .

Đấy là Trần-Thái-Tông đã hiểu Thiền-học

của Lục-Tổ Huệ-Năng như là một Tín-ngưỡng

Tâm-linh Thực-nghiệm dùng làm nguyên-lý

cơ-bản sâu rộng để tập-đại-thành hay là tổng-

hợp các tôn-giáo và triết-học, như là truyền-

thống hành-động nhân-sinh nhập-thế của Nho-

giáo bên Á-Đông với truyền-thống trí-thức

siêu-hình xuất-thế của Phật-giáo và Đạo-giáo,

đúng như lý-tưởng của Nguyễn-Công-Trứ sau

này đã tuyên-bố :

" Hành tàng bất nhị kỳ quan "

( Con đường hành-động vào đời với

con đường tiềm-tàng xuất-thế không phải

hai quan-điểm ).

Không phải là hai quan-điểm vì Hành và

Tàng, Nhập-thế vào đời và Xuất-thế về đạo

không phải là hai hệ-thống trí-thức danh-lý

đóng cửa mà chỉ là hai con đường thực-hiện,

hai thái-độ sống luôn luôn khai-triển đến cái ý-

Page 11: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

7

thức toàn-diện đại-đồng, tức là cái " Tâm vô

niệm " ( ) của Huệ-Năng hay là như

Trần-Thái-Tông viết :

" Nhân vị minh vọng phân tam giáo, liễu

đắc để đồng ngộ nhất tâm "

( Người chưa sáng-tỏ thì lầm phân-biệt có

ba giáo Nho, Lão, Phật, hễ hiểu thấu

nguồn-gốc thì cùng giác-ngộ một tâm ) .

Đấy là nguyên-lý tổng-hợp tập-đại-thành

của triết-học Huệ-Năng hay Trần-Thái-Tông

vậy. Cả hai đều lấy Kinh Kim-Cương làm

khởi-điểm hay trọng-tâm. Huệ-Năng nghe thấy

câu : ( ) " Ứng vô sở trụ

nhi sinh kỳ tâm " thì bừng tỉnh, bỏ Đời để

xuất-gia tìm Đạo. Thái-Tông cũng đọc đến câu

ấy mà khoát nhiên tự ngộ. Vậy trước hết chúng

ta hãy tìm hiểu cái triết-lý trong Kinh " Kim-

Cương " " Bát-Nhã Ba-La-Mật " ( Vajra -

Prajña - Paramita ) .

*************

Page 12: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần
Page 13: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

9

TRIẾT - LÝ

BÁT - NHÃ BA - LA - MẬT

( Prajña - Paramita )

Sách Bát-nhã Ba-la-mật gán cho Long-

Thọ ( Nagarjuna ) một triết-gia, hơn nữa một

hiền-triết Ấn sinh-trưởng khoảng thế-kỷ thứ II

sau T.C. Đây là một bộ sách căn-bản về triết-

lý Đại-thừa, gồm những lời vấn-đáp giữa Đức

Phật và Cao-đệ Sá-Lị-Tử ( Sariputra ). Lời chú

coi như linh-thiêng " Gaté, gaté, paramgaté,

parasamgaté Bodhi Swha " liên-hệ mật-thiết

với Prajñapâramitâ, được coi như toát-yếu đề-

tài của bộ Kinh, có nghĩa là : " Cái Biết ( Bồ-

Đề ) đã vượt, vượt lên trên, và lên trên cái bên

trên ; kính bái ! " Người Tầu dịch âm là :

Page 14: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

10

" Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng

yết đế, Bồ Đề Tát Bà Ha ! "

A.David-Neel và Lama Yonden dịch và

bình-luận lời chú theo tinh-thần Phật-giáo Tây-

Tạng như sau :

" Connaissance ( Bodhi ) qui est allée,

allée par-delà et au-delà du par-delà ; A

toi salut ! "

_ ( La Connaissance Transcendante _

Adyar -- Paris )

Tuy nhiên bản dịch của Tây-Tạng về

danh-từ Prâjña-paramita ngụ một ý-nghĩa rất

khác là " không phải một cái Biết đi vào một

cõi siêu-việt mà là một sự vượt lên trên cái

Biết " .

Câu phù-chú ấy là kết-luận cho cả một

bài Kinh khúc-triết đến tối nghĩa mà Tầu dịch

Page 15: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

11

là Tâm Kinh của Phật-giáo Đại-thừa " Prajñâ-

pâramitâ-hidaya-sutra " nghĩa đen là " Kinh về

bí-quyết của trí-tuệ hoàn-toàn ở Bến bên kia ".

Theo bản Tây-Tạng Kinh này mở đầu có thêm

đoạn sau đây :

" Bái lạy Prajñapâramitâ, ở trên lời

nói, ý-nghĩ, khen-ngợi, mà tự-tính ví như

hư-không, không sinh, không diệt. Đấy là

trạng-thái của Tuệ và Đức hiển-nhiên

cho ý-thức nội-tại của chúng ta và là Đức

Mẹ của tất cả chư Phật quá-khứ, hiện-tại

và vị-lai ".

Đoạn chính của đoạn Kinh toát-yếu rất

phổ-thông để tụng-niệm như sau :

" Quán Tự Tại Bồ-Tát, hành thâm

Bát-Nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến

ngũ uẩn giai không(độ nhất thiết khổ ách)

" Xá-Lỵ-Tử ! Sắc bất dị không,

không bất dị sắc ; Sắc tức thị không,

không tức thị sắc. Thụ, tưởng, hành, thức,

diệc, phục như thị .

Page 16: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

12

" Xá-Lỵ-Tử ! Thị chư pháp không

tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh,

bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô

sắc, vô thụ, tưởng, hành, thức. Vô nhãn,

nhĩ, tị, thiệt, thân, ý. Vô sắc, thanh,

hương, vị, súc, pháp. Vô nhãn-giới, nãi

chí, vô ý-thức giới. Vô vô minh, diệc vô

vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão

tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc

vô đắc, dĩ vô sở đắc cố !

" Bồ đề tát đóa y Bát-Nhã Ba-la-

mật-đa cố. Tâm vô quải ngại, vô quải

ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên

đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-Bàn.

Tam-thế chư Phật y Bát-Nha Ba-la-mật-

đa cố. Đắc A-nậu đa-la tam-diểu tam Bồ-

đề .

" Cố tri Bát-Nhã Ba-la-mật-đa, thị

đại Thần chú, thị đại minh chú, thị vô

thường chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng

trừ nhất thiết khổ, chân thiệt bất hư .

" Cố thuyết Bát-Nhã Ba-la-mật-đa

chú, tức thuyết chú viết :

Page 17: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

13

" Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la

tăng yết đế, Bồ Đề Tát bà ha ! "

( Khi Bồ-Đề Quán-Tự-Tại

( Avalokitesvara = Quan-Âm ) đang

thực-nghiệm trong cái ý-thức Bát-Nhã

thâm sâu, Ngài thấy tỏ rõ năm Uẩn

( Sắc : hình, tướng ; Thụ : cảm-giác ;

Tưởng : ý-nghĩ ; Hành : tạo tác ; Thức :

ý-thức ) đều không có tự-thể mà là hư-

không .

( Này Xá-Lị-Tử, ở đây hình-tướng

đều hư-không mà hư-không cũng là sắc-

tướng. Sắc-tướng không khác gì hư-

không, hư-không không khác gì hình-

tướng. Cái gì là sắc-tướng cái ấy là hư-

không, cái gì là hư-không, cái ấy là sắc-

tướng. Cảm-thụ, suy-tưởng, tạo-tác, ý-

thức cũng thế cả .

( Này Xá-Lị-Tử, đấy là cái tướng

hư-không của mọi vật, không có sinh ra

không bị diệt đi, không có nhiễm dơ

không có tinh khiết, không tăng tiến

không suy giảm .

Page 18: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

14

( Vậy nên, trong hư-không thì

không có hình-tướng, cảm-thụ, suy-

tưởng, tạo-tác, ý-thức ; không có mắt, tai,

mũi, lưỡi, thân-thể, ý-tưởng ; không có

mầu, tiếng, hương, vị, cảm-xúc, vật-thể ;

không có giới-hạn của mắt cho đến không

có giới-hạn của ý-thức ; không có vô-

minh cũng không có hết vô-minh, cho

đến không có già chết cũng không có hết

già chết, không có khổ-đế, tập-đế, diệt-đế,

đạo-đế ; không có tri-thức, không có

được cái chi, vì cớ không có cái chi để

được. Trong tinh-thần của Bồ-Tát nhập

vào sâu thực-nghiệm Bát-Nhã Ba-la-mật-

đa, thì không còn trở-ngại vì hết trở-ngại,

không còn sợ-hãi, xa lánh nghiêng-ngả,

mộng-tưởng, đến cứu-cánh viên-mãn

Niết-bàn. Các Phật ở quá-khứ, hiện-tại,

vị-lai suốt ba thế nương vào Bát-Nhã Ba-

la-mật-đa ấy đều đạt tới chính-giác, tối

cao, hoàn-toàn .

( Cho nên nói chú Bát-Nhã Ba-la-

mật-đa tức là đọc :

Page 19: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

15

( " Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-

la-tăng yết-đế, Bồ-Đề tát-bà-ha ! " = Bồ-

Đề ! Đi, đi, đi sang bến kia, lên đến bến

kia, Svaha ! )

Trên đây là bài tụng toát-yếu cả một

giáo-lý Đại-thừa trình-bày trong một vạn câu

thơ của bộ Đại-Bát-Nhã ( Maha-Prajña-

pâramitâ ) của ( Nagarjuna ) Long-Thọ Bồ-

Tát. Hay là đúng hơn thì bài tụng trên đây là

kết-luận của một vị Bồ-Tát đã rút ra sau khi

nghiên-cứu học-tập bộ Đại-Bát-Nhã .

Nó là một tràng những lời khẳng-định vũ-

đoán chẳng có lý-luận chi hết. Đấy là những lời

tuyên-bố của Bồ-Tát Quán-Thế-Âm về thực-

nghiệm thâm-sâu với ý-thức giác-ngộ hay là

Bát-Nhã, có vẻ hết sức phi-lý của thế-giới bên

kia mà trí-thức phổ-thông của thế-giới bên này

không thể hiểu được. Thực-chất, chân diện-

mục của cái Chân-lý mà Bồ-Tát Quán-thế-Âm

đã thấy trong khi " hành thâm Bát-Nhã Ba-la-

mật-đa " thì có thể là, khi vừa mới xuất ra, như

người mới ngủ dạy, lấy ngôn-ngữ danh-từ khéo

Page 20: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

16

gợi ra được, nhưng nó không cho phép phân-

tích biện-biệt. Đấy là con đường " diệu hạnh ",

con đường hành-động của Bồ-Tát, không phải

con đường trí-thức tư-biện của triết-gia .

" Bồ-Đề tát-đóa y Bát-Nhã Ba-la-

mật-đa cố. Tâm vô quải ngại, vô quải

ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên

đảo, mộng tưởng, cứu cánh, Niết-bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát-Nhã Ba-la-mật-

đa cố, đắc A-nậu đa-la tam diểu tam Bồ-

Đề ! "

( Bồ-Tát vì nương vào " Trí-

tuệ bên kia " nên tâm hết trở-ngại về tư-

tưởng. Đã không có trở-ngại về tư-tưởng

thì cũng hết cả sợ-hãi, y đã xa rời tinh-

thần nghiêng-ngả, mơ-mộng hão-huyền,

nhập vào cảnh-giới Niết-bàn vĩnh-cửu.

Tất cả các Phật quá-khứ, hiện-tại, vị-lai

nương-tựa vào " Trí-tuệ bên kia ", đều

giác-ngộ chính-giác, toàn-diện, hoàn-hảo,

tuyệt-đối ) .

Page 21: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

17

Tín-đồ Bát-Nhã phải vượt lên trên cái

Biết năng-tri ( sujet connaissant ) và sở-đắc

( objet de connaissance ) tìm biến-đổi, siêu-hóa

thân tâm không ngừng để đến được giác-ngộ "

Trí-tuệ bên kia " ( Prajñapâramitâ ) nghĩa là

vượt lên trên cái Biết của trí-thức danh-lý. Nó

phải đi vào quá-trình tiến-hóa cho chí một

trình-độ tinh-thần có thể hiểu được ý-nghĩa bí-

mật của bài tụng Tâm Kinh trên đây. Cái quá-

trình siêu-hóa ấy nhờ vào sự tụng-niệm bài chú

huyền-nhiệm, hình như gọi đến một năng-lực

ma-thuật vậy. Mục-đích sự tụng-niệm ấy chỉ là

để tập-trung tinh-thần, tăng sức tín-ngưỡng.

Bởi thế mà Bồ-đề, vốn là một ý-thức siêu-việt,

đã trở nên một cá-thể để cầu-nguyện. Lời cầu-

nguyện ấy lại là một tràng phủ-định tất cả thế-

giới hình-danh sắc-tướng ( nama - rupa ) mà

trọng-tâm là phủ-định cái Ngã ở thân, ở khẩu, ở

ý. Do đấy mà dần dần nó phá chấp ở ba bình-

diện với tất cả lòng nhiệt-thành tin-tưởng, nhờ

đấy mà tâm thân tín-đồ biến-đổi, siêu-hóa. Sự

biến-đổi, siêu-hóa tâm thân chính là lý-do tồn-

tại và là bản-thể của " Trí-tuệ bên kia "

( Prajñapâramitâ ). Cái " Trí-tuệ bên kia "

Page 22: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

18

( Prajñapâramitâ ) hay là Trí-tuệ siêu-nhiên,

đức Mẫu Bồ-Đề ấy phải thực-hiện bằng cả một

quá-trình biện-chứng phủ-định, không phải ở

danh-lý mà là ở ý-thức, cho nên gọi là

" Không " ( Sunyata ) .

Danh-từ " Không " tạm dùng để chỉ-định

cho một thực-nghiệm thuần-túy về cái Thực-tại

tối-cao mà Đức Phật Thích-Ca cho là bất-khả

tư-nghị vì ở trên cả khẳng-định có và phủ-định

không có. Theo Long-Thọ Bồ-tát ( Nagarjuna )

ở Trung-quán-luận ( Madhyamika Castra ) ch.

14, viết : " Giáo-lý của Buddha thuộc về hai

loại Chân-lý, Chân-lý tương-đối ( Tục-đế ) và

Chân-lý tuyệt-đối siêu-đẳng ( Chân-đế ) " . Và

Nagarjuna giải-thích về cái thực-nghiệm thuần-

túy bất-khả tư-nghị của Phật, gọi là Chân-đế

ấy, so với cái thực-nghiệm thông-thường gọi là

Tục-đế như sau :

" Mắt không thấy, tinh-thần không

nghĩ tới, đấy là Chân-lý tối-cao, cái Chân-

lý mà người ta không vào được. Đấy là

cảnh-giới người ta " khoát nhiên đại ngộ "

Page 23: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

19

thấy toàn-diện tất cả vật-thể, thì Phật

mệnh danh là cứu-cánh ( Paramartha ),

tuyệt-đối, Chân-lý không thể lấy lời nói

bảo cho biết được " .

Và Nagarjuna đã dùng biện-chứng Bát-

Nhã để thực-hiện, gọi là " Không " :

" Çûnyam iti na vaktavyam

Açûnyam iti vâ bhavet,

Ubhayam nobhayam ceti,

Prajñâptyartham tu kathyate " .

( Không thể gọi cái ấy là Không hay

không phải Không,

Không phải cái này cái kia đồng

thời,

Không phải một trong hai cái,

Nhưng để cho biết cái ấy, thì gọi là

Không ) .

Đấy là cách chỉ-định tiêu-cực về " cứu-

cánh, mục-đích tối-cao " siêu-nhiên, trái với

cách chỉ-định tích-cực của Nagarjuna. Cái

luận-lý biện-chứng táo-bạo ở suốt trong các

Page 24: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

20

câu Kinh " Bát-Nhã Ba-la-mật-đa " ( Prajñâ-

pâramitâ ) hay Kim-Cương ( Vajracchedikâ )

đã đem vào một không-khí hỷ-sả lạ-lùng, thực

cao-siêu .

" Bồ-Tát ư pháp ưng vô sở trụ, hành

ư bố thí .

" Sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ

thanh, hương, vị, xúc, pháp bố thí.

" Tu Bồ-Đề ! Bồ-Tát ưng như thị bố

thí, bất trụ ư tướng !

" Hà dĩ cố ?

" Nhược Bồ-Tát bất trụ tướng bố

thí, kỳ phúc đức bất khả tư lượng " .

_ ( Kinh Bát-Nhã Kim-Cương )

( Bồ-tát theo tinh-thần của đạo-pháp

làm việc bố-thí không có chấp vào chỗ

nào.

( Là nói : chẳng chấp vào hình-

tướng mà bố-thí, không chấp vào âm-

thanh, hương-vị, cảm-xúc, giáo-lý mà bố-

thí .

Page 25: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

21

( Bởi vì nếu Bồ-Tát không chấp vào

hình-tướng mà bố-thí thì phúc-đức lớn

không sao lường được ) .

Bởi vì thực-thể tối-cao tuyệt-đối đã là

" Không ", tức là không phải hiện-tượng lệ-

thuộc, nhân-duyên có, cho nên còn chấp vào

cái gì tương-đối có, tức là không hoàn-toàn

giải-thoát. Huệ-Năng giải rằng : " Bố-thí mà

cái tâm không trụ tướng, chẳng chấp là có bố-

thí, chẳng thấy có vật bố-thí, chẳng phân-biệt

có người được bố-thí, cho nên nói bố-thí không

chấp tướng " .

Trong " Không " ( Sunyata ) đã không

có chi là hình-danh sắc-tướng, không hiện-

tượng, không nhân-duyên, không năng-tri,

không sở-tri, vốn là thực-tại siêu-nhiên tuyệt-

đối vô-hạn. Cái gì vô-hạn thì không thể diễn-tả

bằng cái gì thuộc về hữu-hạn, cho nên chỉ phải

phủ-định, phủ-định hoài bằng cả một thái-độ

sống, bằng hành-động phủ-định cũng như bằng

lý-thuyết, bằng cả thân, khẩu, ý . Đấy là biện-

chứng Trung-Quán của triết-lý " Không ", biện-

Page 26: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

22

chứng thực-hiện hơn là biện-chứng danh-lý

như ở Hégel : " Trung-Quán ( Madhyamika )

có một biện-chứng-pháp ( Dialectic ) khác để

giải-quyết mâu-thuẫn của lý-tính. Nó vượt lên

trên tất cả mâu-thuẫn vì nó từ-chối hết cả hệ-

thống trí-thức về thực-tại sinh-thành linh-động,

nó không thừa-nhận cho lý-tính ( raison ) có

khả-năng bao-hàm toàn-thể thực-tại vì thực-tại

toàn-diện, tuyệt-đối, siêu-nhiên, siêu-việt cả tư-

tưởng duy-lý. Phản-đối tất cả quan-điểm triết-

học, Trung-Quán không dựa vào một lập-

trường nào khác tích-cực, hay thừa-nhận một

quan-điểm nào khác về vũ-trụ. Nó chỉ căn-cứ

vào mâu-thuẫn nội-tại ngụ ở mỗi quan-điểm.

Tác-dụng của biện-chứng-pháp Trung-Quán,

trên bình-diện luận-lý, thì hoàn-toàn tiêu-cực,

hoàn-toàn phủ-định .

Người ta có thể nhìn vấn-đề ở bốn quan-

điểm khác nhau, hai quan-điểm căn-bản là

khẳng-định và phủ-định, có và không, phải và

trái, thị và phi. Rồi đến hai quan-điểm phụ là

vừa khẳng-định vừa phủ-định, vừa có vừa

không, vừa thị vừa phi và vừa không khẳng-

Page 27: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

23

định chẳng phải phủ-định vừa chẳng thị chẳng

phi. Lấy dấu-hiệu thì :

1/ + Cộng

2/ Trừ

3/ + và Vừa Cộng - Trừ

4/ (+ và ) Không Cộng - Trừ

+ Cộng khẳng-định, hay Trừ phủ-định không

thể thu vào một mối được vì là hai mặt phải và

trái của một cái thuẫn vốn trái nghịch nhau.

Nếu phải cũng là trái và trái cũng là phải thì

không còn là cái thuẫn nữa mà mệnh-đề khởi-

điểm không còn có vấn-đề nữa vậy. Ví như

thái-độ của Phật trả lời câu hỏi thế-giới này có

thật hay không có thật, thì Ngài không khẳng-

định cũng không phủ-định, vì thế-giới này chỉ

tương-đối có thật mà thôi. Không có gì tự tại

có, tất cả đều liên-hệ với nhau mà có, và cuối

cùng là liên-hệ với cái ý-thức của người nhận-

thức mà có hay không .

Lại ví dụ như lý nhân-quả, chúng ta phải

phân-biệt ra nhân khác với quả, đồng thời cũng

có liên-hệ giữa chúng với nhau. Liên-hệ ấy

không thể là đồng-nhất hoàn-toàn, vì như thế

Page 28: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

24

thì hết nhân và quả. Nhưng chúng cũng không

thể hoàn-toàn khác nhau, độc-lập vì như thế thì

không có liên-hệ chi nữa. Nagarjuna bảo không

có vật nào có thể thành-lập như có thật mà

người ta không thể quan-niệm vừa là đồng-nhất

vừa là sai-biệt. Ngài biện-luận về liên-hệ giữa

một người với xúc-động của y, nhận thấy rằng

chúng chẳng là cái gì về toàn-thể hay đặc-thù.

Không có thể chứng-minh cá-thể có một, riêng-

biệt hay cả Thể lẫn Dụng được. Không có tư-

ngã ngoài tác-dụng của tâm-trạng, hay tâm-

trạng ngoài tư-ngã để thống-nhất. Chúng cũng

chẳng là cái gì về toàn-thể cả. Lửa không phải

dầu, sự cháy không phải chất cháy, nhưng dầu

cũng không rời được khỏi lửa vì không dầu thì

không lửa, không chất cháy thì hết sự cháy.

Tóm lại, bản-thể hay Thể ( = essence ) lệ-

thuộc vào tác-dụng hay Dụng ( = existence ),

Dụng cũng lệ-thuộc vào Thể, Thể, Dụng hỗ-

tương mà có. Mọi vật đều phải hiểu như là vừa

Thể vừa Dụng, không sao tách Thể khỏi Dụng

được, cũng như bộ-phận với toàn-thể. Chúng

đã tương-quan với nhau mà có thì chúng không

phải có thật tuyệt-đối .

Page 29: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

25

Liên-hệ hay tương-quan, nhân-duyên,

phải là hỗ-tương giữa tác-dụng khác nhau, trái-

nghịch với nhau. Coi như tương-quan tức là cái

nọ lệ-thuộc vào cái kia, thì phải đi đến sự đồng-

nhất cái nọ với cái kia. Nhưng đã tương-quan,

tương-liên giữa hai vật thì lại phải phân-biệt

chúng với nhau. Như thế thì người ta không thể

có được liên-hệ tương-quan giữa những cá-thể

đồng-nhất với nhau, hay cái nọ khác hẳn với

cái kia. Vậy nhân và quả, thể và dụng, bộ-phận

và toàn-thể, chủ và khách, tâm và vật… đều chỉ

là tương-đối mà có chứ không có như vật tự-

thân được. Cái gì đã tưong-đối có thì không

phải có thật. Những phạm-trù ( catégorie ) đều

là những phương-tiện vô kể mà lý-trí dùng để

thâu tóm thực-tại, vốn tuyệt-đối, có thật, không

thể thu vào phạm-trù danh-lý để biến thành vật

tương-đối. Lý-trí như thế đã giả-tạo. Sự thực

không một hiện-tượng, một đối-tượng

( objet ) của trí-thức nào có thể vượt khỏi vòng

tương-đối đại-đồng .

Tương-đối hay hỗ-tương quan-hệ, nhân

duyên sinh khởi là dấu-hiệu của tuồng ảo-hóa

Page 30: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

26

nửa thực nửa hư. Đối với Hégel thì tương-đối-

tính bản-nhiên của sự-vật luôn luôn biến-động,

vô-thường, là yếu-tính biện-chứng của lý-trí

( Raison ) hành-động với tính-chất mâu-thuẫn

trái-nghịch. Đấy là dấu-hiệu của Thực-tại theo

Hégel, vì Hégel không ra khỏi phạm-vi của lý-

tính. Quan-niệm về Thực-tại của ông chẳng đã

ngụ cả trong câu nói :

( Tout ce qui est Réel est rationnel, et

tout ce qui est Rationnel est réel )

= " Tất cả cái gì có thật đều hợp-lý, và tất

cả cái gì hợp-lý đều là thật tại " .

Đối với Đại-thừa Trung-quán-luận

( Madhyamita ) thì tương-quan, lệ-thuộc vào

điều-kiện là thiếu thể-tính nội-tại. Tattva =

Réel = Thật-tại = Chân-như là cái gì tự nó có

thật, tự-tại, tự-tồn, độc-lập. Lý-trí hiểu sự-vật

qua sự phân-biệt và liên-hệ là một nguyên-lý

giả-tạo vì nó bóp méo sự thật, che phủ Chân-

diện-mục của thực-tại. Chỉ có tuyệt-đối là thật

vì không lệ-thuộc, vô điều-kiện mà có, bởi thế

mà không có thể quan-niệm là Hữu ( Bhava )

Page 31: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

27

hay Vô ( Abhava ) hay vừa Hữu vừa Vô, nghĩa

là không thể đối-tượng-hóa với tâm-thức được .

Trên đây là đại-khái biện-chứng-pháp của

Kinh Kim-Cương Bát-Nhã, cũng như ở Tâm-

Kinh, nó là biện-chứng-pháp thực-hiện chứ

không phải biện-chứng-pháp danh-lý ( Concept

logique ). Cho nên chúng ta thấy cái luận-điệu

ấy được nhắc đi nhắc lại như nói :

" Thị cố bất ứng thư pháp, bất ứng

thư phi pháp.

" Dĩ thị nghĩa cố, Như-Lai thường

thuyết như đẳng tỳ-khưu tri ngã thuyết

pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng

xả, hà huống phi pháp " .

_ ( Kim-Cương )

( Như thế thì chẳng nên chấp vào

pháp, cũng chẳng nên chấp vào phi-pháp.

( Bởi cái nghĩa ấy nên Như-Lai

thường dạy các thày tỳ-khưu phải biết :

"Ta nói về pháp ví như cái bè để chở sang

sông, đến bến thì bỏ lại bè ". Pháp còn

phải bỏ đi huống chi là phi-pháp ) .

Page 32: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

28

Bởi vì Prâjñapâramita không phải lý-

thuyết của các hệ-thống trí-thức, mà là những

độ đường dẫn đến bên trên cái biết thông-

thường năng-tri và sở-tri. Nó chỉ cho ta một

chiều-hướng của tư-tưởng, chiều-hướng vượt

lên trên cả khẳng-định và phủ-định của tư-

tưởng la-tập ( logique ) duy-lý .

" Tu-Bồ-Đề ! Phật thuyết Bát-Nhã

Ba-la-mật tức phi Bá-Nhã Ba-la-mật, thị

danh Bát-Nhã Ba-la-mật " .

( Này Tu-Bồ-Đề ! Phật nói Bát-Nhã

Ba-la-mật chẳng phải Bát Nhã Ba-la-mật,

ấy gọi tên là Bát-Nhã Ba-la-mật ) .

Cũng như Lão-Tử nói về cái Đạo Vĩnh-

cửu thường còn ( permanent):

" Danh khả danh phi thường Danh

Đạo khả đạo phi thường Đạo " .

_ ( Lão-Tử )

Page 33: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

29

( Cái tên thật đã có thể gọi ra được

thì không còn là cái tên còn mãi.

Cái Đạo thật đã thuyết ra rồi thì

không phải cái Đạo không thay đổi, bất-

biến vĩnh-cửu ) .

Bởi thế mà Đức Phật đối với vấn-đề lý-

thuyết Có hay Không đã giữ thái-độ yên-lặng,

cũng như Lão-Tử chủ-trương ( )

" Bất ngôn chi giáo " nghĩa là giáo-lý không

nói .

Tuy nhiên không nói, nhưng không phải

là bảo " Bất khả tri " ( Agnostique ) mà bảo là

có cái Biết cao hơn cái Biết của lý-trí đối-đãi

năng-tri và sở-tri, đấy là vượt lên đến nguồn-

gốc bản-thể của cái Biết, tức là đến Giác-ngộ .

" Tu-Bồ-đề ! Như vật vị Như-Lai tác

thị niệm :“ Ngã dương hữu sở thuyết-

pháp !” Mạc tác thị niệm, Hà dĩ cố ?

Nhược nhân ngôn Như-Lai hữu sở thuyết

pháp, tức vi báng Phật, bất năng giải Ngã

sở thuyết cố.

Page 34: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

30

" Tu-Bồ-Đề ! Thuyết pháp giả vô

pháp khả thuyết thị danh thuyết pháp ! "

_ ( Kim-Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh )

(Này Tu-Bồ-Đề ! Anh chớ bảo Như-

Lai có cái ý-niệm này : " Ta nên thuyết-

pháp ! " Chớ tưởng như thế. Vì sao ?

Nếu có người nói Như-Lai có thuyết-pháp

ấy là nói xấu Phật, không có thể hiểu ý-

nghĩa ta nói.

( Này Tu-Bồ-Đề ! Thuyết pháp đấy,

không có pháp có thể thuyết, thế gọi là

thuyết-pháp ) .

Vì cái Pháp của Phật là Không (Sunyata)

nghĩa là không phải hiện-tượng nhân-duyên mà

là tuyệt-đối siêu lên trên, cho nên phải đi, đi, đi

lên, tiến tới bên kia mà sang bến giác chứ

không phải bên này trong phạm-vi hình-danh

sắc-tướng. Tuy không phải hình-danh sắc-

tướng nhưng hình-danh sắc-tướng cũng do đấy

mà ra cho nên khẳng-định cũng không phải

hẳn, phủ-định cũng không sai hẳn, nhưng là

vừa khẳng-định vừa phủ-định, vừa Có vừa

Page 35: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

31

Không để vượt lên, tiến tới giác-ngộ, một cảnh-

giới sáng chiếu của ý-thức tổng-hợp toàn-diện

viên-dung, hợp-nhất cả năng sở, chủ khách, nội

ngoại, mà sách " Trung-Dung " của Nho-gia

viết :

" Hợp ngoại nội chi đạo thời thố chi nghi"

( Hợp cả chân-lý khách-quan và chủ-

quan, lúc nào thái-độ cũng thích-đáng ) .

Đấy cũng chính là mô-tả cái tâm-trạng

không còn hình ảnh đối-tượng mà Lục-Tổ Huệ-

Năng gọi là ( ) " Tâm vô niệm ", và

Kinh Kim-Cương đã toát-yếu tất cả triết-lý

hành-động của Bồ-Tát :

" Ứng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm "

( Nẩy sinh ra cái ý-thức không hạn-

định vào đâu ).

Như thế là đến cái tâm không chấp, vì

không còn ảo-vọng nữa, không cầu mà hành-

động, không vì phúc-đức mà bố-thí .

Page 36: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

32

" Bồ-Tát sở tác phúc đức bất ưng

tham trước, thị cố thuyết bất thụ

phúc đức " .

( Bồ-Tát làm phúc đức chẳng nên

tham chấp cho nên mới nói là chẳng chịu

nhận lấy phúc đức ) .

_ ( Kinh Kim-Cương )

Đấy là làm việc với cái tâm Vô-cầu, Vô-

sở-trụ hay là Vô-Niệm. Nhưng như thế thì có

cái gì làm động-cơ cho hành-động ?

Hành-động ấy là bản-nhiên của Như-Lai,

cho nên Bồ-Tát lấy làm lý-tưởng, vì tâm của

Bồ-Tát đồng-nhất với Như-Lai, không có lai,

có khứ, theo quan-điểm của chúng-sinh. Cho

nên Thế-Tôn định-nghĩa hai chữ Như-Lai trong

" Bát-Nhã Kim-Cương " như sau :

Page 37: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

33

" Nhược hữu nhân ngôn Như-Lai, nhược

lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa,

thị nhân bất giả ngã sở thuyết nghĩa.

" Hà dĩ cố ? Như-Lai giả vô sở tòng lai,

diệc vô sở khứ, cố danh Như-Lai " .

( Nếu có người nói : Như-Lai hoặc tới,

hoặc lui, hoặc ngồi, hoặc nằm, thì người

ấy chẳng rõ cái nghĩa của ta nói.

( Vì cớ sao ? Như-Lai ấy là không phải

từ đâu mà tới, cũng không phải từ đâu mà

lui, nên gọi là Như-Lai ) .

Vì " Như-Lai " là bản-thể vũ-trụ vừa

nội-tại vừa siêu-nhiên, " Phật tức tâm "

( ) chính là cái tâm sinh-thành ở bình-

diện siêu-nhiên là bình-diện không có ngưng

định vào đâu, trên điều-kiện thời-gian và

không-gian, cho nên vô-cầu mà hành-động

sinh-thành, nghĩa là không có động-cơ theo

bình-diện tương-đối chúng-sinh. Đấy là quan-

điểm siêu-nhiên, không còn chấp trước vào

hiện-tượng hữu-hạn, bản-nhiên sáng-hóa sinh-

thành .

Page 38: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

34

" Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyền

bào ảnh.

Như lộ diệc như diện, ưng tác như thị

quan " .

( Những hiện-tượng tương-đối, như

chiêm-bao, bọt nước.

Như sương sa, như chớp, nên nhìn thế

giới sự-vật như thế ) .

Đấy là sau khi đã đạt tới cái ý-thức Như-

Lai, đã khai-phóng tự-tính Bồ-Đề theo biện-

chứng Bát-Nhã trực-giác, " đi sang bên kia tri-

thức " ( Prâjñâpâramitâ = trí tuệ đáo bỉ ngạn =

cái Biết sáng-lạn đến bờ bên kia ).

Tóm lại triết-lý bao-trùm trong Kinh

Kim-Cương Bát-Nhã là cái biện-chứng-pháp

thực-hiện tâm-không : Vô-Ngã, vô-nhân, vô-

chúng-sinh, vô-thọ-giả của " Tứ cú kệ "

( ) ( Có, Không, vừa Có vừa Không, vừa

chẳng Có chẳng Không ).Tức như Lục-Tổ giải:

" Ngã nhân chóng dứt, vọng tưởng mau trừ ".

Page 39: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

35

Đấy là cốt-tủy của Kinh Kim-Cương vậy.

Hành-động vô-cầu " không động-cơ hay là đi

lên, đi sang bên kia " ; " Ứng vô sở trụ nhi sinh

kỳ tâm " ( ) hay là " Bát-Nhã

Ba-la-mật-đa " ( Prâjñaparamitâ ) , không phải

không có định-hướng chắc-chắn mà phiêu-lưu

sờ-soạng trong đêm tối đâu. Lúc nào hình-ảnh

Hoa Sen cũng hiện-diện trong tinh-thần nhà

Phật-học với ý-nghĩa tượng-trưng cho cái thực-

thể Phật-tính vừa siêu-nhiên vừa hiện-sinh, tự

nó linh-động đàng sau hai phương-diện biểu-

hiện là luân-hồi và tịch-diệt " Samsara và

Nirvana ", Vô-minh ( Avidya ) và Minh

( Vidya ), như Nagarjuna ( Long-Thọ ) viết :

" L'Illuminé n'est prisonnier ni de

l'être ni du non-être.

" La Saint est soustrait à tous les

contraires " . _ ( Nagarjuna )

( Người giác-ngộ không chấp-trước

vào " Sắc " ( Hữu-thể ) hay " Không "

( Vô-hữu ).

Page 40: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

36

( Bậc Thánh vượt khỏi tất cả mâu-

thuẫn tương-phản ) .

" Nếu sự khích-động về ánh-sáng

không tiềm-tàng ở tại cái mầm chìm sâu

vào trong bùn đất đen tối thì không bao

giờ Hoa Sen hướng ra ánh-sáng được.

Nếu ngay trong Vô-minh hoàn-toàn,

trong đáy sâu thẳm nhất của mê-vọng

không có dục-cầu ý-thức, tri-giác mãnh-

liệt tiềm-tàng thì bao giờ mà Giác-ngộ có

thể từ trong đêm tối luân-hồi xuất-hiện ra

được ?

" Mầm Giác-ngộ từ vô-thủy, vô-

chung đã sẵn chứa trong thế-giới và theo

truyền-thống được các Tông Phật-giáo và

chính lời Phật dạy công-nhận, thì cũng

như các bậc Chính-giác đã xuất-hiện ở

quá-khứ, cũng thế mà hiện-tại các bậc

Chính-giác xuất-hiện, và tương-lai cũng

sẽ có các bậc Chính-giác xuất-hiện, một

khi có điều-kiện thiết-yếu và đầy đủ. Vì

thế mà Phật lịch-sử chỉ là một đốt trong

vòng liên-tục vô-hạn các đấng Chính-

Page 41: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

37

giác, chứ không phải là một xuất-hiện

độc-nhất và đặc-biệt " .

_ ( theo Lama Anagaika Gonda trong

" Mystique Tibétaine "_ ed.Albin Michel)

Đấy là ý-nghĩa Phật-giáo Đại-thừa theo

triết-lý " Kim-Cương " mà bình-dân Việt-Nam

đã phổ-biến bằng hình-ảnh tượng-trưng Hoa-

Sen : " gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn "

của Bồ-Tát " không chấp mà bố-thí ", " hành-

động vô-cầu ", " giác ngộ sang bến kia " vậy .

Đấy là một hình-thức, một đường lối

thực-hiện cái cơ-bản " đồng-nhất-thể " đại-

đồng chung của " truyền-thống " ( tradition )

Đông-Phương, tức là Tự-Tính " Nguyên thủy

phản chung " ( ) hay là " Vô thủy vô

chung " ( ) là thực-tại tuyệt-đối vừa

nôi-tại vừa siêu-nhiên " Phật tức tâm tâm tức

Phật " ( ).

********

*

Page 42: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần
Page 43: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

39

THIỀN-HỌC

TÂM VÔ-NIỆM

* HUỆ-NĂNG Phản-Đối Thái-Độ Tịch -Tĩnh._

Khuynh-hướng Thiền-học của Huệ-Năng

tỏ ngay ở bài kệ của mình đối với bài của

Thần-Tú. Thần-Tú trình công-phu tu-luyện của

mình lên cho Sư-phụ Hoằng-Nhẫn :

" Thân thị Bồ-Đề thụ

Tâm như minh kính đài

Thời thời cần phất thức

Vật sử nhạ trần ai ."

_ ( Thần-Tú )

Page 44: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

40

( Thân-thể là cây Bồ-Đề

Tâm-thức như đài gương sáng

Luôn luôn chuyên-cần lau chùi

Chớ để cho bụi trần bám ) .

Huệ-Năng cũng muốn trình lên Sư-phụ

Hoằng-Nhẫn bài kệ :

" Bồ-Đề bản vô thụ

Minh kính diệc phi đài

Bản lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai ".

_ ( Huệ-Năng )

( Bồ-Đề vốn không có cây

Gương sáng cũng chẳng phải đài

Bản lai vốn không có vật

Vào đâu để bụi trần bám ? )

Ở đây trọng-tâm của câu : " Bản lai vô

nhất vật " đã biểu-lộ tinh-thần Thiền phương

Page 45: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

41

Nam của Huệ-Năng đối-lập với tinh-thần Thiền

phương Bắc của Thần-Tú. Cả hai đều là cao-đệ

của một Thày là Hoằng-Nhẫn. Giáo-lý của

Hoằng-Nhẫn có thể hàm-ngụ cả hai khuynh-

hướng mâu-thuẫn trên đây. Theo lời kệ trên

đây thì Thần-Tú tin có Bồ-Đề và cái Tâm như

một đối-tượng để quan-sát và giữ-gìn khỏi mờ

bụi, luôn luôn lau chùi. Nhưng nếu Tâm bản-lai

vốn sáng thì làm sao phải lau chùi, và ai lau

chùi ? Đấy là quan-điểm trí-thức của Nhị-

Nguyên, ví như sau này thời nhà Tống khuynh-

hướng Lý-học của Chu-Hy giải-thích chữ

" Cách Vật " ( ) ở sách Đại-Học là ( Đến

Vật ), đem Tâm ý-thức đến sự-vật bên ngoài.

Như thế là Thần-Tú coi Phật-tính như cây Bồ-

Đề, như một đối-tượng, để quán-tưởng, thành

ra có hai Tâm, Tâm Phật bản-lai thanh-tĩnh với

Tâm mình nhiễm-ố phải luôn luôn lau chùi,

luôn luôn phải " Tĩnh-tâm " ( ) để " Kiến

tính " ( ) thành Phật .

Như Huệ-Năng với lời tuyên-bố quả-

quyết rằng : " Bản lai vô nhất vật " ( Khởi kỳ

thùy vốn không có vật ). Như thế cũng tương-

Page 46: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

42

tự như Lục-Tượng-Sơn và Vương-Dương-

Minh sau này phản-đối " Cách vật " là

" Chí vật ", mà hiểu là " Chính vật ", nghĩa là

( làm cho vật ngay chính ), vì trước sau phái

Tâm-học tin chỉ có một Tâm, không có hai

Tâm như phái Lý-học tin có Đạo-tâm và Nhân-

tâm riêng biệt. Với Huệ-Năng đây cũng thế,

chủ-trương " Bất nhị pháp " ( Không hai pháp )

vì " Bản lai vô nhất vật " thì khởi thủy vốn là

Không ( Sunnyata ). Nhưng " Không " chẳng

phải một đối-tượng như kẻ " chấp không " hay

chấp vào cái ý-niệm " tĩnh ", như nói " khán

tĩnh " ( ) hay thấy tính , " kiến tính "

( ). Sự thực " tĩnh " hay " tính " không

phải là một đối-tượng để người ta thấy, mà là

" tự kiến " ( ), có nghĩa là ( Sunnyata ),

vô-vật, vô-niệm, phá chấp, phá đến không còn

cái chi là " tĩnh ", là " tính ", là " không ",

nghĩa là không còn gì là đối-tượng cho Tâm

quán-tưởng. Tuy Huệ-Năng có nói " tĩnh tâm "

( ) " tọa thiền " ( ) nhưng không

phải chấp tâm, chấp tĩnh mà bất-động :

Page 47: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

43

" Thủ môn tọa thiền, nguyên bất

khán tâm, diệc bất khán tịnh, diệc bất thị

bất động . _ Diệu Hạnh phẩm, đệ ngũ " .

( Môn ngồi Thiền này, vốn không

coi vào tâm, cũng không để ý vào tịnh,

cũng không phải là không hoạt-động ) .

Và Thiền-sư giảng tại sao :

" Nhược ngôn khán Tâm. Tâm

nguyên thị vọng, tri Tâm như huyễn, cố

vô sở khán dã. Nhược ngôn khán Tịnh,

nhân Tính bổn Tịnh, do vọng niệm cố,

phú cái Chân Như. Dãn vô vọng tưởng,

Tánh tự thanh tịnh. Khởi Tâm khán Tịnh,

khước sinh Tịnh vọng. Vọng vô xứ sở,

khán giả thị vọng. Tịnh vô hình tướng,

khước lập Tịnh tướng ngôn thị công phu.

Tác thử kiến giả, chương tự bản Tính,

khước bị Tịnh phọc " .

Page 48: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

44

( Nếu nói là coi xem Tâm, thì Tâm

nguyên là vọng, biết Tâm như trò giả-dối,

cho nên không có gì mà coi xem vậy. Nếu

nói là coi xét Tịnh, thì Tính người ta vốn

Tịnh, chỉ bởi vọng niệm che lấp Chân-

như. Vậy chỉ cứ không vọng tưởng thì

Tánh tự nhiên thanh tịnh. Khởi Tâm coi

xem Tịnh liền sinh ra Tính mê-vọng vào

Tịnh. Điều vọng thì không có xứ sở, kẻ

coi xem cũng là vọng. Tịnh thì không có

hình tướng lại đi lập ra hình tướng Tịnh

mà bảo là công-phu. Sự thấy biết như thế,

che lấp mất cái bản Tính của mình, bị cái

tướng Tịnh kia nó trói buộc ) .

Đấy quan-điểm " Thiền " của Huệ-Năng,

phá chấp đến triệt-để để thực-nghiệm " Tự

kiến bản tính " ( ), cái bản tính ấy

" Bản lai vô nhất vật " ( ), thì chỉ là

" Kiến " ở trong cái Không, tức là cái Sunnyata.

Và cái " Kiến " ấy là sự minh chiếu thế-giới

sự-vật đa nguyên với ánh-sáng Bát-Nhã

( Prajna ). Và Bát-Nhã đã trở nên đề-tài chính

trong Đàn Kinh của Lục-Tổ Huệ-Năng, bắt đầu

Page 49: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

45

một khuynh-hướng mới trong lịch-sử tư-tưởng

Thiền kể từ thời Bồ-Đề Đạt-Ma. Kể từ đầu

lịch-sử Thiền-học, trọng-tâm đặt vào Phật-tính

hay là Tự-tính bản-nhiên ở chúng-sinh và

hoàn-toàn thanh-tịnh. Đấy là giáo-lý của Kinh

Niết-Bàn ( Nirvana-Sutra ) và các tín-đồ Thiền-

Tông từ Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma vẫn tin theo. Huệ-

Năng dĩ-nhiên cũng là một trong những tín-đồ

ấy, vì theo lời của Sư thưa lại Ngũ-Tổ Hoằng-

Nhẫn thì Sư tin có sự đồng-nhất giữa Phật-tính

với bản-tính chúng-sinh, không phân-biệt

chủng-tộc là Mán hay Hoa. Như thế thì không

phải Sư chỉ mới biết có Kinh Kim-Cương

( Vajracchedika ), Bát-Nhã ( Tuệ ) là một trong

ba đạo-lý Phật : Giới ( Sila ), Định ( Dhyana )

và Tuệ ( Prajna ) :

Giới là thi-hành lời Phật dạy đệ-tử để

bảo-vệ lấy tinh-thần ; Định là định-niệm để

tập-luyện cho tinh-thần mỗi người giữ được

yên-tĩnh không vọng động, vì chừng nào tinh-

thần chưa kiểm-soát tự-chủ bằng định-niệm thì

trì giới một cách máy móc không ích lợi gì hết,

bởi thế mà Giới thực-tế có nghĩa là để giữ được

Page 50: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

46

bình-tĩnh trong tinh-thần ; Tuệ là năng-lực

tham-thấu vào bản-tính của mỗi người cũng

như chính Chân-lý đã trực-giác thấy. Một Phật-

tử cần tuân theo thực-hành cả ba điều trên đây.

Nhưng sau khi Đức Phật nhập-tịch rồi, ba giáo-

lý trên tách rời thành ba môn học-tập. Hạng

người chuyên trì-giới trở nên Giáo Luật

( Vinaya ) ; Đạo-sĩ Yoga về Thiền-định thì

chuyên về nhập-định Tam-muội ( Samadhi ),

và cũng đạt được những quyền-năng thần-

thông như tiên-tri, thấu-thị v.v… Hạng chuyên

về đường Bát-Nhã ( Tuệ ) trở nên Trí-giả, biện-

thuyết. Cái học phiến-diện ấy về Tam-Tạng

( Kinh Luật Luận --- Giới - Định - Tuệ ) đã

phân giới Phật-học ra hai khuynh-hướng, đàng

đi về Định, đàng đi về Tuệ (Dhyana và Prajna).

Sự chia rẽ ấy càng ngày càng trầm-trọng

và con đường Bát-Nhã được quan-niệm như là

thực-hiện linh-động về Chân-lý, con đường

Dhyana trở nên tĩnh-tọa. Thế rồi từ tĩnh-tọa,

Dhyana biến thành xuất-thế, quên đời, ra hẳn

ngoài nhân-quần xã-hội, và Bát-Nhã biến thành

trí-thức biện-thuyết với những khái-niệm trừu-

Page 51: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

47

tượng. Kịp đến Huệ-Năng, mới lại nêu lên vấn-

đề hỏi xem Bát-Nhã ( Tuệ ) có thể dời Dhyana

( Định ) được không ? Xem bài kệ của Thần-Tú

trên kia, thì Thần-Tú có khuynh-hướng tĩnh-tọa

để luôn luôn quét bụi trên tấm gương sáng của

Tâm, còn Huệ-Năng có khuynh-hướng nối liền

Định với Tuệ :

" Định Tuệ nhất-thể, bất thị nhị.

Định thị Tuệ thể, Tuệ thị Định dụng, tức

Tuệ chi thời Định tại Tuệ, tức Định chi

thời Tuệ tại Định. Nhược thức thử nghĩa

tức thị Định Tuệ đẳng học, mạc ngôn tiên

Định phát Tuệ, tiên Tuệ phát Định các

biệt. Tác thử kiến giả, pháp hữu nhị

tướng " .

_ (Định Tuệ phẩm )

Page 52: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

48

( Định với Tuệ là một thể, chẳng

phải hai. Định là bản-thể của Tuệ, Tuệ là

công-dụng của Định. Đang lúc Tuệ thì

Định ở Tuệ, đang lúc Định thì Tuệ ở tại

Định. Nếu biết nghĩa ấy thì cái học Định,

Tuệ ngang nhau, đồng đều. Các người

học Đạo chớ nói trước là Định rồi mới

phát ra Tuệ hay là Tuệ trước rồi mới phát

ra Định, cái nọ khác cái kia. Kiến giải

như thế là cho pháp có hai tướng ) .

Có thể nói rằng đối với Huệ-Năng thì

Thiền-học là để thực-nghiệm cái ý-thức nhất-trí

từ tiềm-thức qua ý-thức cảm-nghĩ đến siêu-

thức hay thần-thức đồng-nhất-thể với Phật-tính

Giác. Ở mỗi bình-diện đều có cả Giới, Định,

Tuệ ở trình-độ khai-triển khác nhau. Tâm-thể

với Tâm-dụng không rời được nhau, đều là hai

phương-diện hỗ-tương của một Tự-tính bất-khả

tư-nghị tức là Chân-Không ( Sunyata ). Bởi thế

nên Tọa-Thiền là để thực-hiện cái ý-thức nhất-

quán Thể và Dụng. Sư viết về Tọa-Thiền :

Page 53: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

49

" Thế nào là Tọa Thiền ? Trong

pháp-môn này không chướng, không

ngại, bề ngoài đối với hết thảy cảnh-giới

thiện, ác, không nổi lên tâm niệm, ý-nghĩ

thì gọi là Tọa ( ngồi ). Bề trong thấy Tự

tánh không vọng-động, rối-loạn thì gọi là

Thiền .

" Thế nào là Thiền-Định ? Ở ngoài

dời khỏi hình tướng là Thiền. Ở trong

không rối-loạn là Định. Ở ngoài nếu chấp

vào hình tướng, trong tâm liền loạn. Ở

ngoài mà dời hết hình tướng, tâm liền hết

loạn. Bản-tính tự nó tịnh, tự nó Định, chỉ

vì thấy cảnh mà nghĩ về cảnh thì liền

loạn. Nếu thấy các cảnh mà tâm không

loạn, đấy mới thực là Định vậy .

" Ngoài dời hình tướng tức là Thiền.

Trong không rối-loạn tức là Định. Ngoài

Thiền, trong Định ấy là Thiền Định " .

_ (Tọa-Thiền )

Quan-niệm Thiền trên đây của Huệ-Năng

như thế đủ thấy khác với quan-niệm truyền-

thống của Tiểu-Thừa hay Đại-Thừa. Thiền

Page 54: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

50

( Dhyana ) không còn là nghê-thuật làm cho

tinh-thần yên-lặng, ngõ hầu bản-thể nội-tại của

nó trong sáng có thể xuất-hiện. Thiền của Huệ-

Năng không phải sản-phẩm của tinh-thần hay

Tâm lưỡng-nguyên. Công-phu cầu tới ánh-sáng

bằng cách đánh tan bóng tối, lau chùi Tâm như

lau chùi gương cho sạch bụi mờ, đấy là quan-

niệm lưỡng-nguyên, thì không cho người ta

hiểu chính-xác Tâm là gì. Cũng chẳng phải

tiêu-diệt Tâm đi là Thiền. Bởi thế mà Huệ-

Năng đồng-nhất Định với Tuệ như trên đây, hai

vật hỗ-tương quan-hệ nhau mà có. Nhìn Định

một cách phiến-diện như các Thiền-Sư trước

đây chỉ đưa đến tịch tĩnh và tiêu-diệt .

" Thiền Sư Trí-Hoàng, khi mới tham

lễ Ngũ-Tổ, tự cho mình đã đạt được chính

thụ Thiền-học, ngồi hoài ở trong am luôn

hai chục năm, đệ-tử của Sư-Tổ là Huyền-

Sách đi du-hành đến đất Hà-Bắc, nghe

danh Hoàng, bèn tới am hỏi rằng :

_ Người ở đây làm gì ?

Page 55: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

51

" Hoàng đáp :

_ Nhập định !

" Sách nói :

_ Người nói nhập-định là có cái

Tâm nhập hay là không có Tâm nhập.

Nếu là không có Tâm nhập thì hết thảy

các vật vô tình như cỏ, cây, gạch, đá nên

được nhập-định. Nếu có Tâm nhập, thì

hết thảy các giống hữu tình có tâm-thức

cũng nên được nhập-định .

" Hoàng nói :

_ Đang lúc ta nhập-định chẳng

thấy có Tâm có hay không có nữa !

" Sách nói :

_ Chẳng thấy Tâm Hữu, Vô tức là

thường-định, còn làm gì có xuất với nhập

nữa ? Nếu còn có xuất, nhập thì không

phải đại-định .

" Hoàng không trả lời được. Hồi lâu

Hoàng hỏi :

Page 56: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

52

_ Thầy nói Đạo của ai thế ?

" Sách nói :

_ Thày tôi là Lục-Tổ ở Tào-Khê .

" Hoàng hỏi :

_ Lục-Tổ cho thế nào là Thiền-

định ?

" Sách nói :

_ Thày tôi dạy thuyết mầu-nhiệm,

sâu lặng, viên mãn, im bặt, bản-thể và

tác-dụng như như. Năm âm vốn không,

sáu trần chẳng có, không xuất không

nhập, chẳng định chẳng loạn. Tính Thiền

không trụ, phải lìa cái ý trụ vào cảnh

Thiền Tịch. Tính Thiền không sinh, phải

lìa ý-tưởng sinh vào Thiền Tâm ví như

Hư-Không, cũng không có độ-lượng Hư-

Không .

" Hoàng nghe được thuyết ấy, đi

liền ngay tới tham yết Tổ. Tổ hỏi :

Page 57: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

53

_ Nhân giả ở đâu lại ?

" Hoàng thuật lại nhân-duyên trên.

Tổ nói :

_ Đúng như lời nói. ( Người cứ để

cái Tâm như Hư-Không mà không chấp

vào chỗ thấy như Hư-Không, thì ứng-

dụng không trở-ngại, động tĩnh vô-tâm,

quên tính phàm, thánh đi, năng sở đều

mất, tính tướng như như, không lúc nào là

chẳng định vậy )

" Hoàng từ đấy đại-ngộ, thở dài :

_ Hai mươi năm ngồi không ý-

nghĩa ! "

_ ( Pháp Bảo Đàn Kinh )

Đấy là Huệ-Năng phản-đối khuynh-

hướng Thiền-học từ trước đến nay chỉ ham

" tĩnh tọa ", ngồi một chỗ để quan-tâm, lo lau

chùi " minh kính ", phân-biệt " Thể " với

" Dụng ", " Tính " với " Tâm ", Định " với

" Tuệ ", tĩnh với động lưỡng-nguyên đối-đãi.

Thực ra Tính với Tâm, Thể với Dụng nhất-

Page 58: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

54

quán một khí lưu-thông, đấy là Tự-tính, như

Huệ-Năng bảo cho học-trò của Thần-Tú là Chí-

Thành :

Huệ-Năng hỏi :

_ Thày của anh ( Thần-Tú ) dạy bảo

thế nào ?

_Thày tôi thường dạy chúng tôi rằng :

" Trụ tâm quán tĩnh, trường tọa bất

ngọa "

( Ngưng Tâm xem tĩnh, ngồi hoài

không nằm )

Huệ-Năng nói :

_ Ngưng Tâm xem Tĩnh, đó là bệnh

chẳng phải là Thiền. Ngồi mãi buộc mình

đối với nguyên-lý có ích gì. Hãy nghe bài

kệ của ta :

" Sinh lại tọa bất ngọa

Tử khứ ngọa bất tọa

Page 59: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

55

Nguyên thị xú cốt đầu

Hà vi lập công khóa ?"

( Lúc sống ngồi không nằm

Lúc chết nằm chẳng ngồi

Vốn là bộ xương thối

Lập công khóa gì thôi .)

Huệ-Năng lại hỏi :

_ Ta nghe nói thày anh dạy đệ-tử

phép Giới, Định, Tuệ, chẳng hay thày anh

nói về hành tướng Giới, Định, Tuệ thế

nào, anh nói ta nghe .

Chí-Thành bạch :

_ Đại-sư Thần-Tú nói : " Đừng làm

mọi việc ác đó là Giới, tuân theo mọi điều

thiện là Tuệ, tự giữ cái ý cho thanh-tĩnh

đó là Định .

Huệ-Năng nói :

_ Giới, Định, Tuệ của thày anh là

Pháp để tiếp-dẫn người tới Đại-Thừa, còn

Giới, Định, Tuệ của ta là Pháp để tiếp-dẫn

người ta tới Thượng-Thừa cao nhất. Tỏ

Page 60: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

56

ngộ không giống nhau, sự thấy có mau

chậm Pháp của ta nói không dời Tự-Tính.

Dời Thể thuyết-pháp thì gọi là

thuyết về tướng mà thường mê Tự-Tính.

Nên biết hết thảy muôn Pháp đều theo

Tự-Tính mà nổi lên động-tác, ấy là pháp

Giới, Định, Tuệ chân-thật. Nghe bài kệ :

" Tâm địa vô phi Tự Tính Giới

Tâm địa vô si Tự Tính Tuệ

Tâm địa vô loạn Tự Tính Định

Bất tăng bất giảm Tự Kim Cương

Thân khứ thân lai bản Tam Muội ".

( Tâm địa không sai, Tự-Tính Giới

Tâm địa không mê, Tự-Tính Tuệ

Tâm địa không loạn, Tự tính Định

Không thêm không bớt, tự Kim-

Cương

Thân đi thân đến, vốn Tam-Muội ) .

Page 61: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

57

Lục-Tổ lại nói :

" Nếu giác-ngộ Tự-Tính cũng chẳng

đặt ra Bồ-Đề, Niết-bàn cũng chẳng đặt ra

Giải-thoát tri-kiến. Không một Pháp nào

có thể lấy được, mới hay xây-dựng được

muôn Pháp. Nếu hiểu rõ ý ấy cũng gọi là

Pháp-Thân, cũng gọi là Bồ-Đề, Niết-bàn,

cũng gọi là Giải-thoát tri-kiến. Người

thấy Tự-Tánh đứng một chỗ cũng đạt

được, chẳng đứng một chỗ cũng đạt được,

đi lại tự-do, không mắc không vướng.

Thích-ứng với công-dụng mà làm, ứng

theo lời hỏi mà đáp, thấy khắp cả hóa-

thân, chẳng dời Tự-Tính, liền được Tự-

Tại Thần-thông, Từ-bi Tam-muội, thế gọi

là thấy Tự-Tính " .

_ ( Phẩm Đốn Tiệm )

Trên đây là những mẩu vấn-đáp cho ta

hiểu rõ hơn quan-điểm Thiền tối Thượng-thừa

của Lục-Tổ Huệ-Năng, là quan-điểm Tâm-linh

Tuyệt-đối. Cái Tuyệt-đối ấy là Tự-Tính luôn

luôn biến-hóa thần-thông như mặt-trời với ánh-

nắng, ánh-nắng không dời với mặt-trời, có mặt-

Page 62: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

58

trời là có ánh-nắng. Ánh-nắng với mặt-trời

không phải là hai vật, mặc dầu sức nóng có

khác nhau. Chữ Tính ở lối diễn-tả tượng-hình

thì hội ý chữ Tâm ( ) với chữ Sinh ( ) .

Tâm là ý-thức, là biết và Sinh là sống, hoạt-

động, sáng-tạo. Ở đâu có sống là có biết, như

ngọn cây tự biết hướng ra ánh mặt-trời chứ

không chịu tự giam trong bóng tối. Vậy Tính là

một năng-lực bao-trùm tất cả tạo-vật, là

nguyên-lý sinh-hoạt vật-lý cũng như sinh-lý và

tinh-thần. Thân-thể, vật-thể cũng như tinh-thần

( tình-cảm, lý-trí và ý-chí ) hoạt-động có Tính

làm bản-thể bên trong tất cả. Tính là một thực-

tại linh-động làm bản-thể cho thế-giới hiện-

tượng của siêu-hình-học công-nhận, làm cái

đồng-nhất-thể với vũ-trụ ở trong tâm-hồn cá-

nhân của tâm-lý-học, làm tiêu-chuẩn giá-trị lý-

tưởng, ý-nghĩa cứu-cánh của nhân-sinh hành-vi

ở chỗ giác-ngộ hiểu-biết cái cơ-bản nội-tại

siêu-nhiên của tất cả hiện-hữu. Chính nó là cái

nguồn sống tuần-hoàn của nhân-dân nông-

nghiệp đã cảm-thông ở các Hội-Mùa, trước khi

được giới trí-thức mệnh-danh cho là Tính. Cho

nên Tính ấy không phải là một khái-niệm danh-

Page 63: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

59

lý tiên-nghiệm, mà là một hiện-thực có thể

thực-nghiệm được. Chính cái ấy mà Huệ-Năng

trong Đàn Kinh gọi là Tự-Tính, Tự-Tâm .

Tự-Tính là tự biết, vừa Thể vừa Dụng,

vừa có vừa biết, vì tự-biết nên có :

" Thế nhân chung nhật khẩu niệm

Bát-Nhã, bất thức Tự-Tính Bát-Nhã " .

( Người đời suốt ngày miệng niệm

Bát-Nhã, chẳng biết Tự-Tính là Bát-Nhã )

" Bản tính tự hữu Bát-Nhã chi trí, tự

dụng trí tuệ thường quan chiếu cố, bất

giả văn tự " .

( Bản-tính tự có cái biết Bát-Nhã.

Bởi vì tự mình dùng trí-tuệ quán-tưởng

soi xét luôn luôn, cho nên không mượn

đến văn-tự ngôn-ngữ danh-lý ) .

Page 64: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

60

Về trí-thức danh-lý khái-niệm ( concept

logique ) thì ở triết-học Đại-Thừa vốn có ba

khái-niệm của các học-giả dùng để giải-thích

quan-hệ giữa bản-thể và tác-dụng của nó : Thể

( ) , Tướng ( ) , Dụng ( ) như ở Đại-

Thừa Khởi-Tín-Luận của Mã-Minh ( Asva-

ghosha ). Thể là thực-tính của một vật, Tướng

là hình-trạng thuộc về thế-giới cảm-giác, Dụng

là tất cả công-dụng, giá-trị, tác-dụng. Một vật

thật phải đủ cả ba khái-niệm : Thể, Tướng,

Dụng. Đem những khái-niệm danh-lý áp-dụng

vào Thiền " Tối Thượng-Thừa " của Huệ-Năng

thì Tự-Tính là Thể mà Bát-Nhã ( trí-tuệ ) là

Dụng. Tự-Tính ở đây không thuộc về thế-giới

hình-tướng nên không có Tướng, chỉ có Thể,

Dụng trực-tiếp quan-hệ. Vì có Phật-tính để

đem lại cho thế-giới Phật, và Phật-tính hiện tại

ở tất cả chúng-sinh làm Tự-Tính của chúng.

Mục-tiêu của Thiền-học là giác-ngộ điều ấy,

nhận biết Tự-Tính, bản-lai diện-mục là Chân-

tính để giải-thoát khỏi mê-vọng sai lầm của

tham-dục. Sở dĩ có Thể được là vì Tự-Tính là

tư-giác. Thể không còn là Thể nếu không có

Dụng, Thể là Dụng. Biết mình là có mình, tự

Page 65: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

61

tác-dụng chứng-minh sự có thật. Và tác-dụng,

theo Huệ-Năng là " Tự kiến Tánh "

( ). " Kiến Tính thành Phật " ở đây là

một động-tác biến-hóa khí-chất, khai-triển tác-

dụng đến toàn-thể. Dụng tức là đồng-hóa với

Thể. Vén sạch mây, mặt-trời toàn chiếu. Có

ngọn đèn là có sáng, toàn-thể sáng là ngọn đèn.

Theo đấy thì kiến-tính ở Huệ-Năng không phải

là thụ-động như ở Thần-Tú, chú-ý vào phương-

diện Thể của Tự-Tính, chăm lau chùi bụi bám

để cho Tâm như minh kính sáng-tỏ ngõ hầu

nhìn thấy Tự-Tính phản-chiếu vào đấy. Như

thế là nhìn Thể với Dụng là hai vật biệt-lập.

Đối với Huệ-Năng thì ngoài Dụng không có

Thể, Thể ở trong Dụng, toàn Dụng là Thể, cho

nên khai-triển Tuệ ( Prajna ) thì có thể biết Tự-

Tính ( Self ) .

Biết Tự-Tính là thế nào ?

Theo phép Thiền của Huệ-Năng, trung-

thành với truyền-thống Tâm-linh " Vạn vật

nhất thể " thì :

Page 66: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

62

" Vạn pháp tận tại Tự Tâm trung.

Đốn Kiến Chân Như Bản Tính. Bồ Tát

giới Kinh vân : Ngã bản nguyên Tự Tính

thanh tĩnh, nhược thức Tự Tâm Kiến

Tính, giai thành Phật Đạo " .

( Muôn Pháp đều ở cả Tâm mình,

thình-lình thấy Bản Tính Chân-Như liền.

Bồ-Tát giới Kinh nói : Bản nguyên Tự-

Tính vốn thanh-tĩnh trong sạch, nếu biết

Tự Tâm thấy Tính, thẩy đều thành Đạo

Phật ) .

Vậy biết thấy Tự-Tính là biết Tự Tâm

mình. Bởi vì " trong Tâm mình tự có tri-thức

Tự-ngộ. Nếu nổi lòng tà mê, nghĩ lầm điên đảo

thì dù có thiện trí-thức bên ngoài dạy truyền

cũng cứu chẳng được. Nếu trí-tuệ ( Bát-Nhã )

chân-chính bừng dậy chiếu xét, trong khoảng

Page 67: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

63

chớp mắt (sát-na) vọng niệm đều tắt. Nếu biết

Tự-Tính, một tỉnh-ngộ là tới cõi Phật " .

Và " biết được Tự-Tính là biết bản Tâm,

là Giải-thoát, là Bát-Nhã Tam-muội ( Prajna

Samadhi ). " Bát-Nhã Tam-muội " theo Huệ-

Năng là " Vô-Niệm " ( ) .

Sao gọi là Vô-Niệm ?

" Nếu thấy hết thảy pháp ( hiện-

tượng, sự vật ), Tâm không tiêm-nhiễm,

chấp-nê, ấy là Vô-Niệm. Tác-dụng liền

khắp cả mọi nơi, cũng chẳng chấp-nê vào

một nơi nào hết. Chỉ trong sạch bản tâm,

khiến cho sáu thức ra sáu cửa, ở trong sáu

trần mà không nhiễm, không tạp loạn, đi

đến tự-do, thông-dụng, không vướng

mắc, tức là Bát-Nhã Tam-muội, Tự-tại

Giải-thoát, gọi là Hạnh Vô-Niệm. Nếu

mà đối với trăm vật chẳng nghĩ tới, rồi

khiến tắt hết ý-niệm, tức là phép trói

buộc, tức gọi là thiên-kiến " .

Page 68: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

64

Như thế thì " Tâm Vô-Niệm " không phải

là không có Tâm. Vẫn có Tâm hoạt-động tác-

dụng một cách liên-tục không bị đứt-đoạn vào

từng hình-ảnh khác nhau, ví như mặt nước

không gợn sóng mà giòng nước vẫn chảy. Lão-

Tử viết : ( )" Vô danh thiên

địa chi thủy " ( Chưa có tên gọi là khởi đầu của

trời đất ). Danh đây cũng tức là Niệm vậy. Tới

được cái Tâm Vô-Niệm là tới cái trạng-thái

" Vật ngã câu vong " ( ) năng-tri và

sở-tri hợp làm một, tức là cùng với cái Ý-thức

Vũ-trụ, cái " Thiên địa chi tâm "

( ) làm một Thể. Đấy là cái Thiền

Đốn-Ngộ của Huệ-Năng, đòi phải nhẩy vượt

bực vừa tâm-lý vừa biện-chứng, bỏ con đường

suy-luận hợp-lý, tiến-hóa dần dần. Cái phút mà

ý-chí cá-nhân ở trong tâm người ta chấm-dứt là

phút cách-mệnh, ý-thức về thế-giới lưỡng-

nguyên biến đi nhường chỗ cho cái Nguồn

Sống Ý-thức đại-đồng là Tam-muội thì phải

vượt bực như nhảy vào vực-thẳm ( Sunnyata )

mà các nhà Tâm-linh-học đã thực-nghiệm .

Page 69: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

65

" Vũ-trụ tắt, không-gian cũng không

còn. Bắt đầu những ý-niệm lờ mờ còn

thấp-thoáng trên nền tối của tinh-thần.

Một mình ý-thức yếu-ớt về Ngã nhắc đi

nhắc lại buồn tẻ, rồi cả đến cái ấy cũng

tắt. Còn lại một mình Sinh-tồn. Linh-hồn

biến vào trong Tự-Tại. Tất cả lưỡng-tính

tan mờ. Không-gian hữu-hạn và không-

gian vô-hạn chỉ là Một. Ngoài ngôn-ngữ,

ngoài tư-tưởng, Y thể-hiện Đại-Ngã " .

_ ( " La Vie de Ramakrishna " ---Romain

Rolland )

Cái trạng-thái ấy, danh-từ Thiền-học gọi

là " Vô tướng " " Vô trụ " sinh-động mãi mãi,

không bị cắt vụn thành ý-nghĩ, về tâm-lý-học

gọi là " Vô-Niệm " ( Unconscious ) do đấy

xuất-hiện tất cả tư-tưởng ý-thức và tình-tự, cái

Ấy là Tâm hay Tự-Tính vậy. Cái Ấy cũng là

" Vô-Tâm ", Chân Không ( Sunyata ), không

phải là không có Tâm, không có Niệm, hoàn-

toàn trống-rỗng hư-vô. Cái " Vô-Tâm ", " Vô-

Niệm ", " Vô-Danh " ấy chính là Đạo, Thực-

Page 70: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

66

tại sinh-thành nội-tại siêu-nhiên ( immanent-

transcendant ) .

" Hỡi Thiện Trí-thức ! Hễ ai tỉnh-

ngộ được Pháp Vô-niệm thì muôn Pháp

đều thông tỏ hết. Tỉnh-ngộ được Pháp

Vô-niệm thì thấy các cảnh-giới Phật.

Tỉnh-ngộ Pháp Vô-niệm thì đạt tới địa-vị

Phật ! "

_ ( Phẩm Bát-nhã )

Giáo-sư Thiền-học có uy-tín quốc-tế

hiện-đại là D.T.Suzuki, trong " Zen Buddhism"

có nhận thấy sự khó-khăn, đem áp-dụng các tư-

tưởng trí-thức hiện-đại chuyên giải-thích qua

khái-niệm danh-lý trừu-tượng cố-định, để giải-

thích Thực-nghiệm Thiền. Ông viết :

" Về một vật chúng ta thấy Huệ-

Năng gọi là Tự-Tính, nó là Phật-tính

trong Kinh Nirvana và các tác-phẩm Đại-

Thừa khác. Cái Tự-Tính ấy ở Bát-Nhã

Ba-la-mật ( Prajna-paramita ) là Như Như

( Tathata ), và Không-Hư ( Sunyata ).

Page 71: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

67

Như Như có nghĩa là Tuyệt-đối, cái gì

không lệ-thuộc vào định-luật của tương-

đối, và vì thế nên không có thể đắc bằng

các hình-tướng. Như Như là Vô-tướng

( Arupa ). Trong Phật-giáo, Hình-tướng

( Rupa ) đối-lập với Vô-tướng ( Arupa ),

nó là Vô-điều-kiện. Cái Vô-điều-kiện,

Vô-hình-tướng ấy là nhân-thế mà Vô-đắc

ấy là Không-Hư ( Sunyata ). Không-Hư

không phải là ý- tưởng tiêu-cực phủ-định,

và không có nghĩa, chỉ là không có.

Nhưng vì nó không ở trong thế-giới hình-

danh sắc-tướng thì gọi là Hư-Không, hay

là không vật gì, hay là Không .

" Như thế Hư-Không thì không có

thể đắc, không có thể với tới. Cái " Vô

đắc " có nghĩa là ngoài tri-giác, ngoài sự

bắt lấy, vì Hư-Không thì ở bên kia sự có

và không có. Tất cả trí-thức đều quan-hệ

với lưỡng-tính. Nhưng nếu Không-Hư

hoàn-toàn ngoài giới-hạn của công-phu

nhân-loại để nắm được bất cứ theo nghĩa

nào, thì nó không có giá-trị đối với chúng

Page 72: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

68

ta. Nó không còn thuộc phạm-vi ích-dụng

nhân-loại. Nó thực sự là không có, và

chúng ta cũng chẳng có gì để để ý đến nó.

Nhưng sự thực lại khác. Không-Hư luôn

luôn ở trong tầm thấy của chúng ta. Nó

luôn luôn có với chúng ta, ở trong chúng

ta và chi-phối tất cả tri-thức, tất cả động-

tác và chính là sinh-mệnh của chúng ta.

Chỉ có điều là khi chúng ta cố nhặt nó ra

và giơ nó lên trước mắt như một vật gì thì

nó chuồn mất, nó lừa dối tất cả cố-gắng

của chúng ta và biến đi như hơi khói.

Chúng ta luôn luôn bị nó đánh lừa, nhưng

nó chứng thực là một con ma-trơi " .

_ ( " The Zen Doctrine of No-Mind "

( Học Thuyết Vô-Niệm ) )

***

*

Page 73: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

69

VÔ-NIỆM VÀ NIỆM - NIỆM ._

Căn-bản Thiền-học của Huệ-Năng là

thực-hiện cái Tâm Vô-Niệm, như Tổ đã nói

trên đây, và còn giải-thích rõ như sau ở Phẩm

Định-Tuệ :

" Pháp-môn này của ta, từ trước đến

nay, trước hết lập Vô- Niệm làm đầu mối,

Vô-tướng làm thực-thể, Vô-trụ làm gốc.

Vô-tướng là ở nơi hình-tướng. Vô-niệm

là ở ý-niệm mà không niệm, không nghĩ.

Vô-Trụ là bản Tính của người ta. Đối với

những điều lành, dữ, tốt, xấu ở thế-gian,

cho chí đối với kẻ oán thù, người thân-

thích, và trong nói năng, tiếp-xúc, chỉ-

trích, khinh-khi, tranh-dành, hết thẩy đều

coi làm không có, chẳng nghĩ báo-thù làm

hại .

" Trong mỗi ý-niệm không nghĩ đến

cảnh trước. Nếu ý-niệm trước, ý-niệm bây

Page 74: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

70

giờ, ý-niệm tới sau, hết ý-niệm này đến ý-

niệm kia nối tiếp không dứt, thế gọi là

trói buộc. Đối với các Pháp, không để ý-

niệm dừng lại đấy, ấy là không bị trói

buộc. Bởi thế mới lấy Vô-Trụ làm gốc .

" Ngoài thì dời hết thảy hình-tướng,

gọi là Vô-tướng. Dời khỏi hình-tướng thì

thực-thể của Pháp thanh-tịnh, trong-sạch.

Thế nên lấy Vô-tướng làm Thể .

" Đối trước mọi cảnh, tâm không

tiêm-nhiễm, cho nên nói là Vô-niệm. Ở

chỗ mình ý-niệm thường dời hết cảnh

đối-tượng, không nẩy ra cái tâm với cảnh.

Nếu đối với trăm sự-vật mà chẳng nghĩ

gì, trừ sạch hết thảy ý-niệm, thì một ý-

niệm tắt rồi tức là chết. Rồi lại thụ-sinh ra

ở nơi khác, ấy là lầm lớn. Người học Đạo

hãy suy-nghĩ chỗ ấy. Nếu chẳng hiểu biết

ý-nghĩa của Pháp, tự mình lầm còn được,

lại còn khuyên nhủ người khác nữa kia !

Tự mình mê không thấy lại đi nói xấu

Kinh Phật ! Bởi vậy cho nên mới lấy Vô-

niệm làm đầu mối .

Page 75: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

71

" Hỏi sao dựng Vô-niệm làm đầu

mối ? Chỉ vì miệng nói thấy Tính, người

mê lầm đối với cảnh có ý-niệm, trong ý-

niệm liền nổi lên ý-kiến bậy-bạ. Rồi thì,

hết thảy vọng tưởng tục trần đều do đấy

mà nẩy sinh. Tự-Tính vốn không có thể

đắc một Pháp nào cả. Nếu có chỗ đắc thì

nói bậy về họa, phúc, tức là ý-kiến bậy-bạ

trần-tục. Bởi vậy cho nên môn Pháp này

dựng Vô-niệm làm đầu mối .

" ( Vô ) là không có sự việc gì ?

" ( Niệm ) là ý-niệm về sự vật gì ?

" Vô là không có hai hình-tướng,

không có các tâm trần lạc .

" Niệm là niệm về Bản-Tính Chân-

Như. Chân-như là thực-thể của ý-niệm, ý-

niệm là tác-dụng của Chân-như. Tự-Tính

Chân-như nổi lên ý-niệm, chẳng phải

mắt, tai, mũi, lưỡi có thể ý-niệm được.

Chân-như có Tính cho nên mới nổi lên ý-

niệm. Nếu không có Chân-như thì mắt,

tai, mũi, tiếng cùng lúc liền hủy .

Page 76: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

72

" Tự-Tính Chân-như nổi lên ý-niệm,

sáu căn tuy có thấy, nghe, suy, biết, chẳng

tiêm-nhiễm muôn cảnh, mà Chân Tính

vẫn luôn tự-tại " .

_ (Định Tuệ Phẩm )

Đoạn văn giáo-lý căn-bản trên đây giải-

thích rõ quan-điểm của Lục-Tổ Huệ-Năng về

yếu lý Thiền Vô-Niệm. Vô-Niệm theo đấy là

trạng-thái " Ứng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm "

( ) ( Nên nẩy sinh cái

tâm mình không ngưng chấp vào chỗ nào ).

Như thế là vừa có tâm vừa không có tâm, vẫn

ý-niệm mà không niệm vào cảnh nào. Ở Tâm-

lý-học khoa-học Âu-Tây hiện nay, nhất là ở

Phân-tâm-học người ta gọi trạng-thái Vô-niệm

là Vô-ý-thức ( Unconscious ). Và Suzuki bảo

Thiền của Huệ-Năng là " Nhìn thấy Vô-niệm "

( To see the Unconscious ). Và ông đã dịch

đoạn văn của Thần-Hội, một cao-đệ của Huệ-

Năng như sau :

" To see into the Unconscious is to

understand self-nature ; to understand

Page 77: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

73

self-nature is not to take hold of anything;

not to take hold of anything is the

Tathagatha 's Dhyana " .

( Nhìn được vào bên trong Vô-Niệm

là hiểu Tự-Tính ; hiểu Tự-Tính là không

bám giữ vào cái gì cả ; không bám giữ cái

gì hết là Thiền Chân-Như ) .

Nay thử xem Phân-tâm-lý-học và Tâm-lý-

học thực-nghiệm hiện-đại hiểu cái " Uncons-

cious " như thế nào ?

Phân-tâm-học tìm làm cho cái Vô-thức

( the Unconscious ) thành Ý-thức ( Conscious )

hay là theo luận-điệu của Freud là biến-hóa

xung-động Bản-năng ( Id ) vào trong cái Ngã

( Ego ). Vậy thì Vô-thức là gì ? và Ý-thức là

gì ? Làm thế nào mà Vô-thức trở nên Ý-thức ?

Nghĩa đầu tiên của Ý-thức và Vô-thức là

biết và không biết về một trạng-thái chủ-quan

trong cá-nhân. Biết về nội-dung tinh-thần là Ý-

thức về sự buồn, vui, về kinh-nghiệm nội-tâm.

Page 78: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

74

Còn Vô-thức là không giác tỉnh về chúng, về

tình-tự, dục-vọng, sợ-hãi của mình .

Nghĩa thứ hai là coi Ý-thức và Vô-thức

như các vị-trí và nội-dung liên-quan đến vị-trí

ấy ở trong một nhân-vật. Vậy ở đây Ý-thức và

Vô-thức là những thành-phần khác nhau của

một bản-ngã. Ở Freud thì Vô-thức là cơ-sở của

phí-lý, còn ở Jung thì đấy là nguồn thâm sâu

của hiền-năng, và Ý-thức là thành-phần trí-

thức.

Nghĩa thứ ba là phổ-thông người ta cho

Ý-thức ( Conscious ) đồng-nhất với lý-trí phản-

tỉnh, và Vô-thức ( Unconscious ) là kinh-

nghiệm không có phản-tỉnh suy-tư. Song, ý-

nghĩa thứ ba này rất hàm-hồ, vì tất cả cái gì

mình Ý-thức, mình tỉnh-giác không tất nhiên

đều là phản-tỉnh suy-tư trí-thức. Tôi suy-tư

phản-tỉnh trí-thức là sau khi tỉnh-giác về một

vật tôi phân-biệt ra năng-tri và sở-tri, cũng như

tôi ý-thức về hơi-thở của tôi với tôi suy-tư về

nó là hai việc .

Page 79: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

75

Đối với tư-tưởng Thiền, ý-nghĩa cơ-năng

đầu tiên của Ý-thức ( Conscious ) với Vô-thức

( Unconscious ) ở Tân tâm-lý-học có lẽ gần với

ý-nghĩa giác với bất-giác. Thử hỏi cái gì đã

cản-trở một kinh-nghiệm được người ta giác

trở nên Ý-thức ? Phần lớn người ta, thông-

thường sống với giả-tạo, huyễn-tưởng hơn là

với sự thật, phần lớn trong Ý-thức chúng ta là

Ý-thức giả hơn là thật, vì xã-hội đã uốn-nắn, in

sâu vào Ý-thức chúng ta những ước-lệ, những

giá-trị giả-tạo qua tập-tục thói-quen trở nên

thành-kiến, xa với sự thật. Những thành-kiến

cản-trở sự giác tỉnh sự thật .

Động-vật có một Ý-thức về sự-vật chung-

quanh, cái Ý-thức ấy rất giản-đơn thô-phác. Cơ

cấu trí não của loài người phức-tạp hơn và là

cơ-sở cho sự tự-giác, tự ý-thức như là chủ-thể

của kinh-nghiệm. Kinh-nghiệm nhân-loại chỉ

có thể đi vào Ý-thức trong điều-kiện để nó

được tri-giác, liên-hệ và xếp đặt thành hệ-thống

danh-lý và phạm-trù. Cái hệ-thống ấy là kết-

quả của sự tiến-hóa xã-hội. Mỗi xã-hội theo

tập-tục sinh-hoạt và cách-thức liên-hệ, cảm-

Page 80: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

76

tình và tri-giác, tạo nên một hệ-thống phạm-trù,

nó quyết-định hình-thức của tỉnh-giác. Bởi thế

mà kinh-nghiệm đi vào Ý-thức phải được lọc

qua cái hệ-thống phạm-trù do xã-hội điều-kiện-

hóa. Các hệ-thống phạm-trù lệ-thuộc xã-hội

gồm có ngôn-ngữ cùng ngữ-pháp, luân-lý,

hướng-dẫn cho tư-tưởng trong một khu-vực

văn-hóa nhất-định. Chẳng hạn ngôn-ngữ và

luân-lý Á-Đông khác với ngôn-ngữ và luân-lý

Âu-Tây. Ngoài ngôn-ngữ và luân-lý lại còn

những hệ-thống cấm-đoán của từng xã-hội,

chúng cản-trở kinh-nghiệm của con người sống

tập-thể không cho nó giác-tỉnh Ý-thức. Sống

trong đoàn-thể phải tuân theo luật-lệ của đoàn-

thể .

Vậy Ý-thức và Vô-thức ( Conscious -

Unconscious ), Ý-niệm và Vô-niệm đều lệ-

thuộc vào xã-hội. Tôi ý-thức, tỉnh-giác về tất cả

tình-tự và ý-nghĩ, tư-tưởng của tôi chừng nào

chúng được phép nhập vào tâm tôi qua cái lọc

lệ-thuộc xã-hội của ngôn-ngữ, luân-lý và tục-

lệ. Những kinh-nghiệm không được lọc qua thì

tích chứa lại trong tiềm-thức mà Phân-tâm-học

Page 81: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

77

gọi là Vô-thức ( Unconscious ). Cái Vô-thức

( Unconscious ) này của Phân-tâm-học hẳn là

không phải cái Vô-Niệm của Huệ-Năng vì nó

chỉ giới-hạn vào kinh-nghiệm bị điều-kiện xã-

hội không cho phép được ý-thức mà bị ẩn-ức

trong đáy lòng người. Tuy nhiên Phân-tâm-học

cũng công-nhận là Ý-thức không phải là tất cả,

ngoài Ý-thức còn cả một phạm-vi ẩn-ức gọi là

( Unconscious = Vô-thức ) mà nó muốn làm

thành Ý-thức ( Conscious ). Erich Fromm viết

trong " Phân-tâm-học Và Phật-giáo Thiền "

( Psycho-analysis And Zen Buddhism ) :

" Cái Vô-thức là con người toàn-thể,

--- trừ cái thành-phần của con người

tương-đương với xã-hội. Ý-thức đại-biểu

con người xã-hội, những giới-hạn ngẫu-

nhiên dựng lên bởi tình-thế lịch-sử trong

đó một cá-nhân đã bị ném vào. Vô-thức

đại-biểu con người đại-đồng, con người

toàn-thể bắt-nguồn trong vũ-trụ, nó đại-

biểu cho cây cỏ ở nó, động-vật ở nó, tinh-

thần ở nó, nó đại-biểu quá-khứ của nó kể

từ sơ-khai của sinh-tồn nhân-loại, và nó

Page 82: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

78

đại-biểu cho tương-lai của nó đến ngày

con người đã trở nên đầy đủ nhân-loại-

tính và đến ngày thiên-nhiên sẽ được

nhân-bản-hóa cũng như con người sẽ

thiên-nhiên-hóa " .

( The Unconscious is the whole man

--- minus that part of man which

corresponds to his society. Consciousness

represents social man, the accidental

limitations set by the historical situation

into which an individual is thrown.

Unconsciousness represents the plant in

him, the animal in him, the spirit in him ;

it represents his past down to the down of

human existence, and it represents his

future to the day when man will have

become fully human, and when nature

will be humanized as man will be

" naturalized " ) .

Trên đây con người ( Unconscious = Vô-

thức ) của Phân-tâm-học là con người thiên-

nhiên và con người ( Conscious = Ý-thức ) là

Page 83: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

79

con người xã-hội, làm cho con người thiên-

nhiên trở nên con người xã-hội đấy là lý-tưởng

nhân-bản-hóa thiên-nhiên đồng thời thiên-

nhiên-hóa xã-hội. Một khi công việc ấy thành-

tựu, theo biện-chứng vận-động mà nói, thì cả

con người xã-hội lẫn con người thiên-nhiên đều

biến-hóa vào trong con người Siêu-thức, như

William James đã nhận-thức :

" Ở Ấn-Độ, sự tu-luyện môn nội-

quan thần-bí đã được biết từ thời tối cổ ở

danh-từ Yoga. Yoga có nghĩa là sự hợp-

nhất thực-nghiệm giữa cá-nhân với thần-

linh. Nó căn-cứ vào sự tập-luyện chuyên-

bền. Và sự ăn chay ngồi Thiền, điều khí,

tập-trung tinh-thần và giới-luật không

mấy khác nhau ở các hệ-thống giáo-lý ấy.

Người Yogi hay đệ-tử nhờ những

phương-tiện ấy thắng-phục được sự che

tối của bản-tính thấp hèn tạm đủ rồi, y

nhập vào trong điều-kiện gọi là " Tam

muội " ( Samadhi ), đến đối-diện với

những thực-kiện mà bản-năng cùng lý-trí

không bao giờ có thể biết được " .

Page 84: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

80

" Y nhận-thức _

" Rằng chính tinh-thần có một trình-

độ sinh-tồn cao hơn, vượt quá lý-trí, một

trình-độ siêu-thức, và khi nào tinh-thần

đạt tới trình-độ cao hơn ấy bấy giờ cái tri-

thức siêu-lý mới đến …. Tất cả các giai-

đoạn khác nhau trong khoa Yoga đều

nhằm mục-đích dẫn chúng ta đến trình-độ

siêu-thức hay " Tam muội " một khoa-

học …. Chính như Vô-thức ( Uncon-

scious ) hành-động bên dưới Ý-thức

( Consciousness ) thì cũng có hành-động

khác bên trên Ý-thức, và nó cũng không

có kèm theo cảm-tưởng vị-ngã …. Ở đấy

không có cảm-tưởng về Ta, và tinh-thần

vẫn hành-động, vô-dục, vượt khỏi vọng-

động, không đối-tượng, không vật-thể.

Bấy giờ Chân-thật chiếu sáng đầy đủ hào-

quang, và chúng ta tự biết mình --- bởi vì

Tam muội tiềm-tàng ở tại tất cả chúng ta

--- Bởi vì chúng ta thực là chúng ta, tự-

do, bất tử, toàn-năng, dời khỏi hữu-hạn

với những mâu-thuẫn của nó về thiện và

Page 85: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

81

ác và đồng-hóa vào Atman hay Hồn Vũ-

trụ " . _ ( Vivekananda )

_ ( William James trong " Tâm-linh-học -

- Các Loại Thực-nghiệm Tôn-giáo " ) _

( Mysticism -- The Varieties of Religious

Experience )

Với Huệ-Năng cái Vô-Niệm không phải

là cái Unconscious của Phân-tâm-học hiện-đại,

mà là cái Tam-muội ( Samadhi ) như

Vivekananda đã nói trên đây, vì cái Vô-Niệm

của Huệ-Năng chính là cái Tâm Sinh Sinh

không ngừng định vào hình tướng nào cả. Vô-

Niệm là ( Tự-Tính Chân-như khởi-niệm, sáu

căn tuy có, thấy, nghe, giác, biết, không nhiễm

bởi các loại điều-kiện khách-quan, mà Chân-

Tính thường tự-tại ) " Chân như Tự-Tính khởi

niệm, lục căn tuy hữu, kiến văn giác tri bất

nhiếm vạn cảnh, nhi Chân-Tính thường tự tại "

Như thế thì " Vô-Niệm " là Chân Không

( Sunyata ) là cái Tâm Chân-như trong đó Thể

với Dụng là một, không có hai tướng, không có

Page 86: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

82

Năng và Sở đối đãi mà hợp làm một, Định với

Tuệ dung thông .

Giải-thích của Thần-Hội, cao-đệ của Huệ-

Năng còn làm sáng-tỏ hơn về cái Vô-Niệm ấy

như sau :

Có người hỏi Thiền-sư Thần-Hội :

_ Sư luôn luôn nói Vô-Niệm,

khuyến-khích người ta tu-luyện và học-

tập. Tôi không biết cái Vô-Niệm ấy có

hay không ?

_ Ta không nói nó có hay không có.

Bởi vì nếu ta nói nó có thì sẽ là có theo

tục-thế, và nếu ta nói nó không có thì sẽ

là không có theo thế-tục. Cho nên Vô-

Niệm chẳng phải có ( sat ) chẳng phải

không ( asat ) ( theo nghĩa tục-thế ) .

_ Sư đặt cho nó tên gì ?

_ Ta không cho nó có tên .

Page 87: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

83

_ Vậy thì nó là cái gì ?

_ Cũng không là cái gì (đặc-thù )

nữa. Bởi thế mà Vô-Niệm thì không nói

lên được ( Avaktavya ). Nếu người ta nói

là để trả lời cho câu hỏi. Nếu không có

câu hỏi đặt ra thì không khi nào người ta

nói về nó. Nó cũng ví như tấm gương

sáng không có một hình ảnh nào hiện ra ở

trong nếu không có vật gì để ở trước mặt.

Nếu người ta bảo có một hình ảnh hiện ra

trong gương là vì có một vật ở trước mặt

nó làm nguyên-nhân có sự biểu-hiện .

_ Nếu không có vật đối-tượng gì thì

gương có soi chiếu sáng không ?

_ Nếu là vấn-đề sáng chiếu, thì dù

có hay không có vật trước mặt gương,

gương vẫn thường chiếu .

_ Cứ như Sư nói Vô-Niệm là không

có đặc-tính kinh-nghiệm và một mặt nó

không thể nói ra được, vậy thì nó chẳng là

Page 88: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

84

gì hết, về mặt có ( nhất định ) và không

có ( bất định ) để có thể xây-dựng về nó.

Nếu nói về chiếu sáng thì bấy giờ là cái

chiếu sáng gì ?

_ Nếu nói về chiếu sáng là vì cái

gương tự nó có cái tính bản nhiên chiếu

sáng. Cũng như thế, vì bản-tính thanh-

tĩnh của tinh-thần chúng-sinh mà tự-nhiên

chúng có ngọn đuốc Tuệ soi chiếu sáng

khắp tất cả các cõi .

_ Làm thế nào để có thể thấy được

Vô-vật ? Sự thấy Vô-vật nhất-định gọi là

thế nào ?

_ Cái ấy không có tên gọi .

_ Nếu nó không có tên gọi thì Phật-

tính ra sao ?

_ Thấy rằng người ta không thấy

Vô-vật ( Vắng vật nhất-định ), đấy là

Page 89: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

85

Chính-kiến, đấy là Thường-kiến ( thấy

Chân, thấy Thường ) .

_ ( " Entretiens du Maître Dhyana " --

Chen-Houei du Ho-Tső _ 608 - 760 ) _

( Bản dịch Pháp-văn của Jacques Grenet

-- E.F.E.O -- vol. XXXII )

Ví Tuệ ( Prajna ) như tấm gương, hình-

ảnh này đã thấy ở các Đạo-sĩ Lão-Trang.

Trang-Tử viết :

" Thủy tĩnh do minh, nhi huống tinh

thần, Thánh nhân chi tâm tĩnh hồ. Thiên

địa chi giám dã, vạn vật chi kính dã. Phù

hư tĩnh điềm đạm, tịch mịch vô vi giả,

thiên địa chi bình nhi đạo đức chi chí " .

_ ( Thiên Đạo )

( Nước trong còn sáng, huống chi là

tinh-thần, cái tâm trong suốt của Thánh-

nhân ? Trời đất soi xét như tấm gương

của muôn vật. Ôi, trong suốt, điềm-đạm,

yên-lặng, không tác vi, trời đất bình-

thản mà đạo-đức cùng cực ) .

Page 90: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

86

Ở đoạn khác Thần-Hội cũng viết :

" Tri-giác thụ-động của những Xúc

( Sparça ) có nghĩa là hoàn-toàn không

vận-động của tinh-thần riêng. Cũng

tương-tự như thế mà trong một tấm

gương những hình-ảnh phản-chiếu toàn-

thể : bởi vì tấm gương tự nó không vận-

động ( acala ) mà hình-ảnh của tất cả các

loại hành-động ở đấy. Tri-giác của Xúc

( ) bởi tinh-thần giống như một tấm

gương sáng thì như kinh-nghiệm của Tuệ

( Prajnâ ), trí-tuệ chính-giác " .

Như thế có nghĩa là gương phản-ảnh

toàn-thể thực-tại, đồng thời nó phản-chiếu

thực-tại ấy : Vô-Niệm ấy là toàn-tri vậy .

" Vô-Niệm là ý-nghĩ chớp-nhoáng ;

ý-nghĩ chớp-nhoáng, ấy là toàn-tri

( Sarvajnata ), toàn-tri ấy, là Prajna-

paramita sâu thẳm và Bát-Nhã Ba-la-mật-

đa sâu thẳm, ấy là Thiền ( Dhyana ) của

Tathagata " .

Page 91: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

87

( L'Absence de pensée, c'est la

pensée instantanée; là pensée instantanée,

c'est l'omniscience (Sarvajnata), l'omni-

science, c'est la très profonde Prajnâpâra-

mitâ et la très profonde Prajnâpâramitâ,

c'est le Dhyana du Tathâgata ) .

_ ( Jacques Grenet -- " Entretiens du

Maître de Dhyana Chen-Houei "_

Traduction p. 74 - Publications de l'Ecole

F.E.O. )

Ở đoạn khác, Thiền-sư Thần-Hội nói :

" Kiến ( thấy ) Vô-Niệm, là giữ lục-

thức ( nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý ) không

nhiễm-ố. Kiến Vô-Niệm, là đạt được cái

biết hướng về Phật. Kiến Vô-Niệm có tên

là Chân-tướng. Kiến Vô-Niệm ấy, là

chân-lý theo nghĩa cùng-tột ( Para-

mârthasatya ) của Trung-đạo ( Madhya-

mâpratipad ). Kiến Vô-Niệm ấy, là thấy

nhiều đức tốt như hạt cát sông Hằng cùng

một lúc hiện-diện đầy đủ. Kiến Vô-Niệm,

ấy là có thể làm chủ được tất cả các pháp

Page 92: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

88

( Dharma ). Kiến Vô-Niệm, ấy là bao-

quát tất cả các Pháp ( Dharma ) " .

( Le Maître dit : " Voir l'Absence de

pensée, c'est avoir les six organes des

sens sans souillure. Voir l'Absence de

pensée, c'est obtenir une connaissance

orientée vers le Buddha . Voir l'Absence

de pensée a pour nom aspect véritable.

Voir l'Absence de pensée, c'est la vérité

de sens ultime ( Paramârthasatya ) du

Chemin du milieu ( Madhyamâpratipad ).

Voir l'Absence de pensée, c'est voir des

mérites, nombreux comme des grains de

sable du Gange au même instant présent

au complet. Voir l'Absence de pensée,

c'est être capable de maîtriser tous les

Dharmas. Voir l'Absence de pensée, c'est

embrasser tous les Dharmas ) .

Đấy cũng chính là quan-niệm của Lục-Tổ

Huệ-Năng nói ở trên kia :

Page 93: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

89

" Ngộ Vô-niệm pháp giả, vạn pháp

tận thông

Ngộ Vô-niệm pháp giả, kiến chư

Phật cảnh giới

Ngộ Vô-niệm pháp giả, Chí Phật địa

vị ."

_ ( Phẩm Bát Nhã )

( Hiểu phép Vô-niệm thì muôn Pháp

thông hiểu hết

Hiểu phép Vô-niệm thì thấy cảnh-

giới các Phật

Hiểu phép Vô-niệm thì đến được

địa-vị Phật ) .

Trở lại mỹ dụ " Tâm Vô-Niệm " với

" Minh kính " trên, không những hình-ảnh

Gương trong đã được Trang-Tử với các Đạo-sĩ

thường nói đến, mà ở trong văn-nghệ cũng là

hình-ảnh thông-dụng như Giáo-sư Golf Stein

đã nghiên-cứu :

Page 94: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

90

" La grotte ( động ) est dans

l'homme le siège de la méditation

mystique

" Un poème de l'Empereur Vũ-Đế

( ) des Leang rattache cette pureté

particulière du vide ( thanh-hư ) au

miroir ( phương-chư ) ….. La grotte

de la Pureté du vide, pureté particulière

au miroir ( phương-chư ) est

associée à une pièce d'eau appelée Puits --

- Œil de Dragon. Mais cette Pureté du

Vide qui désigne le premier des sites

paradisiaques célèbres est aussi l'expres-

sion qui caractérise l'état d'esprit de la

méditation mystique accomplie. Cet état

d'esprit de ravissement suprême dans un

monde incréé est exprimé dans l'art

extrême-Oriental et dans les métaphores

des mystiques, par l'image de la pleine

lune se reflétant dans une surface d'eau

parfaitement tranquille " .

_ ( Rolf Stein " Jardins en Miniature

d'Extrême-Orient"--B.F.E.O.TXLII-1942)

Page 95: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

91

( Động ở người là vị-trí thần-bí ….

( Một bài thơ của Lương-Võ-Đế

liên-hệ cái tinh-khiết đặc-biệt của Thanh-

hư ( ) với gương Phương-Chư ( )

Động Thanh-Hư, sự tinh-khiết đặc-biệt

của gương Phương-Chư liên-hiệp với mặt

nước gọi là Giếng - Long-Nhãn. Nhưng

cái Thanh-Hư chỉ vào cảnh Thiên-thai đệ

nhất danh-tiếng cũng là biểu-thị đặc-biệt

cho trạng-thái tinh-thần của định-niệm

thần-bí thành-tựu. Cái trạng-thái tinh-thần

hoan-lạc tối cao trong thế-giới tự-tồn hồn-

nhiên được mô-tả trong nghệ-thuật Á-

Đông và trong mỹ-dụ của nhà thần-bí-học

bằng hình-ảnh vầng-trăng đầy phản-chiếu

vào mặt nước hoàn-toàn phẳng-lặng ) .

_ ( Rolf Stein -- " Bồn Cảnh Á-Đông " )

Xem thế đủ biết mỹ-dụ Gương sáng của

Thần-Hội hay dùng để ví với cái Tâm Vô-

Niệm vốn có từ lâu trong tư-tưởng truyền-

thống Á-Đông, căn-cứ vào những quan-niệm

không những thuộc vào phạm-vi triết-học bác-

học mà còn thuộc phạm-vi tín-ngưỡng tôn-giáo

Page 96: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

92

nữa. Bởi vì vũ-trụ-quan Dịch vốn cố hữu ở Á-

Đông, và tín-ngưỡng của văn-hóa thảo-mộc là

tín-ngưỡng Nguồn-Sống vĩnh-cửu đại-đồng

( ) " Sinh Sinh chi vị Dịch " . Và

Nguồn-Sống ấy đi đi lại lại tuần-hoàn theo

thời-tiết bốn mùa của một năm. Nguồn-Sống

ấy vô-hạn, vô-biên, tràn-ngập không-gian thời-

gian ( ) " Chu lưu lục hư ", ( )

" Biến động bất cư " = ( Tràn ngập sáu cõi,

Biến động không ngừng ), không đầu không

cuối, ( ) " nguyên thủy phản chung ".

Và ở đâu có sự sống là có biết, cho nên Nguồn-

Sống tự ý-thức là ( ) " Thiên địa chi

tâm " tức là " Ý-thức vũ-trụ ", là Tính ( ),

hội ý Tâm với Sinh ( ). Cho nên ở

cổ-điển Ấn-Độ Prajna = Sinh-khí cũng là

Prajna = Tuệ, như Swami Abhedananda viết :

" Prajna là sự sống, sống là bất tử,

chừng nào Prajna còn ở tại thân-thể

chừng ấy còn sự sống. Bằng Prajna người

ta đạt sự bất tử ở thế-giới bên kia .

" Nếu chúng ta hiểu sự sống chân

thật là gì và cảm thấy chúng ta là một với

Page 97: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

93

sự sống và không dời khỏi nó, bấy giờ

chúng ta có thể thực-hiện sự bất tử của

chúng ta, vì sống thì không chết được, nó

không từ cái không-sống xuất ra. Nếu

chúng ta truy-nguyên sự sống, hồi-hướng

trong tưởng-tượng xa đến mấy đi nữa,

chúng ta cũng sẽ không bao giờ có thể

khám-phá thấy được nguyên-nhân của sự

sống, là cái gì không sống hay là sự chết.

Sự sống luôn luôn từ sự sống phát ra. Nó

đã có từ quá-khứ vô-thủy, và chúng ta

không thể nghĩ về nó như là lệ-thuộc vào

sự chết hay hủy-hoại. Bởi thế mà nó vĩnh-

cửu. Nhưng chừng nào cái sinh-khí tự

biểu-hiện qua một thân-thể, cái thể ấy

hiện ra sinh sống, đấy là biểu-hiện thứ hai

của sinh-khí chân-thật. Ở đây chúng ta

không được nghĩ về Sinh-khí hay là

Prajna mà là hình-thức nó vận-động và

làm một số hành-động. Chúng ta nói :

" Ông ấy sống lâu thế "," Đời sống của

ông ta trải nhiều năm thế, ba bốn chục

năm ". Tuy nhiên tất cả những biểu-thị ấy

ngụ ý sự biểu-hiện lần thứ của Prajna

Page 98: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

94

Sinh-khí. Ở ý-nghĩa thứ nhất, sự Sống là

bất-tử. Khi nào Prajna hay Sinh-khí tự

biểu-hiện, bấy giờ các cơ-quan mới sống,

giác-quan làm tác-dụng của chúng, tinh-

thần suy-nghĩ và trí-tuệ động-tác .

" Hơn nữa cái Prajna hay Sinh-khí,

sinh-lực ấy không ly dời với trí-tuệ ;

chúng ta không có thể phân-cách trí-tuệ

với cái năng-lực làm cho mọi vật trong

vũ-trụ vận-động. Cái Tự-Tính có hai

năng-lực tự biểu-thị ra như là trí-tuệ và

như là hoạt-động của Prajna hay Sinh-lực.

Trí-tuệ là cái làm nguồn của ý-thức. Nó

được gọi ở tiếng Sanscrit là Prajna = Bát-

nhã = Tuệ. Không thể dịch nó sang tiếng

Anh là " Knowledge " vì Knowledge có

nghĩa là hiểu-biết, một tác-dụng của lý-

trí. Nhưng Prajna là nói về nguồn của tất

cả hiểu-biết và ý-thức " .

_ ( Self - Knowledge -- Swami

Abhedananda )

Cái nghĩa thứ nhất của sự Sống Prajna

theo Abhedananda giảng trên đây chính cũng là

Page 99: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

95

cái nghĩa ( ) "Sinh sinh chi vị Dịch"

tức là Nguồn-Sống vũ-trụ Tự-Sinh, trước khi

biểu-hiện vào vật-thể. Sự tương-quan giữa

Nguồn-Sống " Sinh Sinh " bất-tử ấy với sự

biểu-hiện ở ý-nghĩa thứ hai của nó vào cá-thể

đã được Trần-Thái-Tông ở Việt-Nam trình-bày

rõ ràng :

" Nguyên phù tứ Đại bản vô, ngũ

Uẩn phi hữu. Do Không khởi vọng, vọng

thành Sắc, Sắc tự Chân Không. Thị vọng

tòng Không, Không hiện vọng, vọng sinh

chúng Sắc. Kỳ bội vô sinh vô hóa, vĩnh vi

hữu hóa, hữu sinh. Vô sinh hóa tắc vô

hóa vô sinh, hữu hóa sinh, cố hữu sinh

hữu hóa " .

( Nguyên-lai bốn yếu-tố cấu-tạo thế-

giới không có, năm yếu-tố cấu-tạo thân-

thể con người cũng không. Tự cái không

điều-kiện nhân-duyên nổi lên vọng-niệm,

Page 100: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

96

vọng-niệm trở nên hình sắc, hình-danh

sắc-tướng từ ở cái không có hình-danh

sắc-tướng. Thế là vọng-niệm theo cái

không có vọng-niệm mà ra, từ cái không

vọng-niệm hiện ra có vọng-niệm, vọng-

niệm sinh ra tất cả bao nhiêu hình sắc. Đã

phản-bội với cái không sinh, không hóa

thì mãi mãi là có hóa, có sinh. Không sinh

hóa thì không hóa, không sinh, có hóa

sinh cho nên có sinh, có hóa " .

_ ( Trần-Thái-Tông -- Khoá-Hư-Lục )

Và quan-hệ giữa cái nghĩa Sinh Sinh thứ

nhất với cái nghĩa Sinh-hóa thứ hai là chỉ do

( ) " Hữu sai nhất niệm, cố hiện đa đoan " ( Một niệm sai lầm, nhiều mối

nổi lên ). Vậy trạng-thái Vô-Niệm chính là

trạng-thái " Sinh Sinh " chưa biểu-hiện vào

các vật-thể vậy. Cái nguồn Sinh Sinh ấy chính

là cái Tâm Thiên Địa hay là Đạo-Tâm mà Thái-

Tông gọi là Vô-Tâm như ở câu :

Page 101: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

97

" Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý

Bạch vân xuất tụ bản vô tâm " .

Nước chảy xuống khe không dụng ý

Mây trắng đầu non vốn vô-tâm .

Nhưng cái Vô-tâm ấy chỉ là đối với ta ở

trong giới-hạn vật-thể tương-đối mà thôi, kỳ

thực thì :

" Mạc vị vô tâm vân thị đạo

Vô tâm do cách nhất trùng quan " .

( Chớ bảo vô tâm rằng là đạo

Vô tâm còn cách một trùng quan ).

Nghĩa là đối với bình-diện vũ-trụ của

Nguồn-Sống Sinh Sinh ở ý-nghĩa thứ nhất của

sự sống thì vẫn là cái Tâm Thiên Địa hay là

Đạo-Tâm vậy .

Nay hãy trình-bày bằng một Đồ-Biểu

Nguồn-Sống qua các bình-diện từ Tâm Thiên

Page 102: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

98

Địa hay Đạo Tâm theo Tâm-lý-học Yoga hay

Thiền :

9/_ Ý-thức vũ-trụ ( ) Tự-Tính ( )

8/_ Vô-niệm = Tuệ ( ) - Prajna - (Trực-giác)

7/_ Niệm-niệm = Ý-thức Thần-thức

6/_ nghĩa ( ) Lý-trí hay

Lý-tính

5/_ Tập-quán

4/_ Di-truyền Bản-năng

3/_ tri ( ) Cầm-thú

2/_ sinh ( ) - Thảo-mộc

1/_ khí ( ) - Kim-thạch

Sinh Sinh -- -- Prajna

Giải-thích :

1/_ Ngay ở trên bình-diện Sinh-Sinh là

Nguồn-Sống Prajna hiện ra động-tác đầu tiên

của tinh-thần vọng-niệm như gợn sóng trên mặt

nước, ấy là định-luật hấp-dẫn nguyên-tử thuộc

về khí Âm, Dương, thanh-khí " Đồng thanh

Page 103: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

99

tương ứng đồng khí tương cầu "

( ) .

2/_ Kế đến là ý-thức thảo-mộc, cái biết

sơ-khai nó phối-hợp nguyên-tử thành tế-bào,

đem vận-động sinh-mệnh vào kim thạch. Trong

cách tuyển-lựa ở đấy có ngụ cứu-cánh của Tâm

Thiên Địa .

3/_ Ý-thức cầm-thú và bản-năng để bảo-

tồn và tái-tạo cơ-thể nhân-loại : đói khát, trống

mái, sinh dục .

4/_ Bản-năng chính-thức nơi chứa đựng

tiềm-tàng những dục-vọng, thù-hận, oán hờn,

ghen ghét, tất cả năng-lực tiềm-tàng có thể xấu,

có thể tốt tùy cách sử-dụng. Đấy là cái cõi hạ-

tầng ( ça ) của Phân-tâm-học Freud.

5/_ Đây là bình-diện " dưới cái ta "

( Sur-moi ) của Phân-tâm-học thuộc về tiềm-

thức tập-thể, vì thói quen trở nên bản-tính thứ

hai, cha truyền con nối, từ đời nọ sang đời kia .

Page 104: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

100

6/_ Đây là bình-diện chính-thức của ý-

thức nhân-loại, địa-bàn của lý-trí và lý-tính.

Ngày nay thì từ Tâm-lý thực-nghiệm Âu-Tây,

cùng Phân-tâm-học và Triết-học Trực-giác đều

công-nhận với Tâm-lý-học Đông-phương là

phạm-vi ý-thức đối với toàn-thể tinh-thần chỉ là

một cù-lao giữa bể, một mẩu của tâm lúc thức,

ngoài ra còn cả sa-mạc hoang-vu của mộng và

ngủ-say .

7/_ Thần-thức bình-diện này cao hơn lý-

trí " Thần dĩ tri lai, trí dĩ tàng vãng "

( ) Cái biết sắp tới là

tiên-tri tiên-liệu, không do suy-luận đẻ ra mà

" như từ trên trời xuống ", như Berthelot kể lại

kết-luận phát-minh Hóa-học, sau khi tìm mãi,

đi đến thất-vọng về giải-đáp, thế rồi tự-nhiên

" C'est comme si elles étaient tombée du ciel ".

Nhà tập khoa Đạo-dẫn, thở thâm sâu, quét sạch

ý-nghĩ và sinh-khí, rồi một khi thanh-hư tâm-

hồn, mới tập-trung vào vấn-đề. Ví như Henri

Poincaré kể trong " Science et Méthode " rằng

trước hết ông gỡ rối vấn-đề, sau cùng một khi

đã thu lượm được đủ dự-kiện rồi ông phác-họa

Page 105: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

101

trong tinh-thần như sau : Tất cả những ý-tưởng

ấy, những dự-kiện ấy, những yếu-tố đã biết ấy,

ông tưởng-tượng liên-hệ với nhau thành một

bó, ông đẩy cái bó ấy vào trong tầng dưới ý-

thức, rồi ông bảo với Thần-thức : " Ta muốn

thấy những tài-liệu của vấn-đề được xếp đặt,

phân-tích, lựa-chọn, xếp-loại, và sáng mai ta có

kết-quả. Hãy lo việc ấy cho ta ."

Đấy là Thần-thức ở nhà Khoa-học hiện-

đại cũng tương-tự như cái biết do " Thần báo

mộng " trong các truyện xưa. Lang-Liêu được

Thần báo mộng cho cái hình " Bánh dầy bánh

chưng ", Vua Lý-Thái-Tông được Thần Đồng-

cổ báo mộng có nội-biến trong triều v.v…

8/_ Bình-diện ý-thức thứ tám vượt bậc

lên khỏi ý-thức tương-đối của lý-trí và Thần-

thức, đây là siêu-thức chính-thức của ý-thức

toàn-diện, có thể ví với cái Tự-Tính của Phân-

tâm-học Jung, là " Soi ". Chỉ một thiểu-số tu-

luyện đạt tới từng lúc bình-diện Ngộ ( ) như

chớp-nhoáng. Đây là Trực-giác hay Tuệ, Prajna

của nhà Thiền trong đó năng-tri và sở-tri hợp

Page 106: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

102

làm một, là cơ-bản cho sáng-tạo nghệ-thuật ở

trạng-thái Mỹ-cảm kinh-nghiệm. Đây là

Daimon ( Saiyov ) của Socrate như Plutarque

đã giải-thích " La partie de l'esprit qui

s'immerge dans le corps, lui expliqua l'oracle,

s'appelle l'âme, et la partie extérieure et

flottante le Daimon " ( Thành-phần tinh-thần

chìm trong thân-thể, giải-thích lời Sấm, gọi là

linh-hồn, và thành-phần bên ngoài bay nổi là

Daimon ).

Nhưng siêu-thức với tiềm-thức đều là

những hoạt-động tinh-thần chúng ta không ý-

thức được, vậy lấy gì làm tiêu-chuẩn để phân-

biệt thế nào là một linh-cảm chân-xác, thế nào

là linh-cảm " đồng-cốt quàng-xiên " ?

Theo Vivekananda thì " trước hết linh-

cảm không được trái nghịch với lý-trí. Ông già

không trái-nghịch với đứa trẻ, nó là tiếp nối với

nhau. Cái mà chúng ta gọi là linh-cảm thì tiếp-

tục lý-trí " .

Page 107: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

103

Cũng như Bergson giới-thuyết trực-giác

là " tiếp-tục đời sống nội-tâm của chúng ta " .

Và Vivekananda còn viết tiếp :

" Một linh-cảm thuần-túy đi qua con

đường lý-trí. Thứ đến là linh-cảm thuần-

túy phải vì hạnh-phúc cho tất cả chứ

không phải vì vinh-quang hay lợi lộc cá-

nhân mình. Khi nào những điều-kiện ấy

đầy đủ thì người ta có thể chắc dạ tin vào

linh-cảm. Hiện này chúng ta chỉ là đùa-

cợt với tôn-giáo. Với linh-cảm chúng ta

bắt đầu có tôn-giáo " .

Rồi Vivekananda dẫn sách lời Thánh

Paul :

" Ngày nay thì chúng nhìn như vào

trong gương, cách mơ-hồ. Đến bấy giờ

chúng ta sẽ thấy diện đối diện "

_ ( Maryse Choisy -- " La Métaphysique

des Yogas " -- ed. Mont Blanc -- p. 157 )

Page 108: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

104

" Diện đối diện " với cái thực-nghiệm

tâm-linh trong ấy Niệm-Niệm gián-đoạn biến

vào Vô-Niệm, hữu-hạn với vô-hạn không còn,

ví như trên mặt nước vô-biên không còn gợn

sóng, phẳng-lặng trong-suốt như mặt gương

sáng, Gương Tuệ = Prajna. Đấy là " Thiên Địa

chi tâm " " Ý-thức Vũ-trụ " " Tự-Tính Chân-

Như " nghĩa là tự ý-thức Nguồn Sống Sinh-

Sinh vậy .

****

*

Page 109: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

105

THỰC-HIỆN TỰ-TÍNH VÔ-NIỆM

Huệ-Năng viết ở Phẩm Bát-Nhã :

" Bản tính tự hữu Bát Nhã ( Prajna )

chi trí, tự dụng trí tuệ, thường quan chiếu

cố, bất giả văn tự " .

( Bản-tính tự có cái biết của Tuệ

( Prajna ), tự tác-dụng trí-tuệ. Vì luôn

luôn chiếu soi, không mượn trung-gian

văn-tự ) .

Cái bản-tính ấy chính là bản-lai Tự-Tính,

nguyên-lai của cái biết thật biết, tức là cái biết

chân-tri, vì tác-dụng của nó là Trí-tuệ Bát-Nhã:

Page 110: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

106

" Ngã bản nguyên Tự-Tính thanh

tịnh, nhược thức tự tâm kiến tính giai

thành Phật đạo "

( Vốn nguyên xưa Tự-Tính của ta

trong suốt. Nếu nay biết được cái Tự Tâm

thấy Tính ấy thì đều thành đạo Phật ) .

Rồi Huệ-Năng kể lại lúc Tổ thình-lình

thấy cái Tự-Tính ấy thế nào :

" Ta ở nơi Hòa-thượng Hoằng-

Nhẫn, nghe giảng một lần, nghe dứt lời

liền tỉnh-ngộ, sực thấy bổn Tính Chân-

như .

" Chư Phật ba cõi, mười hai bộ

Kinh, ở trong Tính vốn tự có đủ. Chẳng

may tự mình không tỉnh-ngộ được thì nên

tìm người thiện trí-thức chỉ bảo mới thấy.

Nếu tự mình tỉnh-ngộ thì khỏi phải cầu

tìm ở ngoài. Nếu nhất-định chấp-nê bảo

phải nhờ thiện trí-thức khác mới mong

được giải-thoát, thì không có điều ấy

được. Vì sao ? Tự trong tâm có tri-thức

Page 111: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

107

tự mình tỉnh-ngộ lấy. Nếu ở tâm nổi lên

mê lầm đảo điên, thì thiện trí-thức tuy có

dạy bảo, cũng không thể cứu vớt được.

Nếu trong tâm nổi lên trí Bát-Nhã Chân-

chính chiếu soi thì trong chớp-nhoáng

( Sát-na ), ý-niệm sai lầm đều mất. Nếu

biết Tự-Tính, một khi tỉnh-ngộ liền đến

đất Phật " .

_ ( Phẩm Bát-Nhã )

Đến đất Phật đây chẳng phải đến đâu ở

không-gian và thời-gian cả, mà là thực-hiện

trong tâm một trạng-thái " Tam muội ", vượt

bậc ở trên bình-diện ý-thức cảm-nghĩ tương-

đối lưỡng-nguyên ở một bình-diện siêu-nhiên

vũ-trụ-hóa, cho nên Tổ nói với Đại-chúng :

" Người ở đời sắc thân mình là cái

thành ; mắt, tai, mũi, lưỡi là cửa ngõ, ở

trong có cửa của Ý. Tâm là đất ; Tính là

Vua. Vua ở trên đất Tâm. Tính ở đâu thì

Vua ở đấy, Tính trụ thì Vua còn tại đấy,

Tính đi khỏi thì Vua cũng mất. Tính ở thì

Thân-Tâm còn, Tính đi thì Thân Tâm

Page 112: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

108

hủy. Phật do trong Tính ra, chẳng do ở

bên ngoài Thân tìm thấy được .

" Tự-Tính mình mê tức là chúng-

sinh ; Tự-Tính tỉnh giác tức là Phật " .

Theo Tâm-lý trí-thức trên đây thì đàng

sau cái biết của giác-quan còn có cái biết của

Ý. Ý đây là ý-thức nó phản-ứng lại xúc-giác

cùng những ấn-tượng của ngoại-vật tạo ra ở

cửa thành như mắt, tai, mũi, lưỡi để cho ta

những tri-giác về sự-vật ( percept ). Ở một

thân-thể chết, các cơ-quan trên đây tuy nguyên

vẹn, nhưng tri-giác về hình-tướng hay cảm-giác

về mầu sắc không thể có được cho thân-thể.

Phân-tích tri-giác chúng ta thấy rằng những

hoạt-động của giác-quan đều vô-thức tự bản-

tính của chúng. Ngoài giác-quan còn phải có

chủ-động cho quan-năng tác-dụng, người nhìn

cái thấy, người nghe âm-thanh v.v… Sách Đại-

Học của Nho-gia đã sớm viết :

Page 113: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

109

" Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến,

thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị " .

( Cái tâm không có ở đấy, thì nhìn

mà chẳng thấy, nghe mà chẳng hay, ăn

mà không biết ý-vị ) .

Ấy là nói hoạt-động của quan-năng là vô-

ý-thức vậy. Theo Tâm-lý-học Đông-phương

càng ngày càng được Khoa-học thực-nghiệm

Âu-Tây xác-nhận, thì tinh-thần hay là tác-dụng

của tâm chỉ là "chất tinh rung-động " ( finer

matter in vibration ). Nhưng ba-động chất-tinh

ấy không có thể tạo ra được ý-thức hay trí-tuệ.

Tâm-Thức hay Thân-Tâm chỉ là Đất mà Vua là

Tư-Tánh làm chủ-động .

Trong cổ-điển Ấn-Độ, có câu truyện

Thần-thoại giữa Sư-phụ và đệ-tử về vấn-đề

thực-hiện Tự-Tính tự-minh như sau :

Đệ-tử hỏi :

_ Bạch Sư-phụ, làm thế nào mà cái

thân hình của con lại có thể là Tự-Tính

Page 114: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

110

được vì nó luôn luôn biến-đổi ? Xin Sư-

phụ giải-thích điều khó-khăn của con và

làm cho con hiểu-biết cái Tự-Tính chân-

thật .

Sư-phụ đáp :

_ Phải, thực có như thế, cái gì biến-

đổi thì không có thể là Tự-Tính được. Ta

sẽ giải-thích cho con thế nào là Tự-Tính

thật, nhưng hãy sống ở đây với ta như là

đệ-tử 32 năm .

Sau thời-kỳ thử-thách ấy, một bữa kia Sư-

phụ bảo đệ-tử rằng :

_ Cái gì nó thưởng-thức tất cả các

giấc mộng trong khi mình ngủ ấy là Tự-

Tính. Nó bất-tử và là Tuyệt-đối không có

sợ-hãi !

Người đệ-tử, sau khi suy-tư, mới hỏi lại

Sư-phụ :

_ Làm sao cái người khán-giả biến-

đổi của các giấc mộng lại có thể là cái

Tự-Tính chân-thật được vì Tự-Tính bất-

Page 115: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

111

dịch, bất tử, giải-thoát khỏi tội-lỗi, đói

khát, sầu khổ, phiền não, sống và chết ?

Sư-phụ thấy đệ-tử hỏi lại thế, bèn đáp :

_ Con nói có lý. Ta sẽ giảng lại

cho con, nhưng phải ở đây với ta 32 năm

nữa .

Hết thời-gian này, Sư-phụ gọi đệ-tử lại

bảo :

_ Cái gì trong lúc ngủ-say hưởng-

thụ sự yên-tĩnh hoàn-toàn và không thấy

có mộng nữa, cái ấy là Tự-Tính thật hay

là Linh-hồn bất-tử !

Người đệ-tử lại suy-tư rất lâu về lời nói

trên của Sư-phụ, và không hiểu được làm sao

mà trạng-thái hư-vô tất cả ý-nghĩ, tình-cảm,

mộng mị, cảm-giác và ý-thức về thân-thể hay

ngoại-giới lại có thể là Tự-Tính được. Y bèn lại

đến trước Sư-phụ mà thưa rằng :

_ Bạch Sư-phụ, có phải Sư-phụ bảo

cái Tự-Tính chân-thật là trạng-thái tuyệt-

Page 116: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

112

đối hư-vô về ý-thức, trí-thức, cảm-giác và

tình-tự ?

Sư-phụ đáp :

_ Không, đấy không phải là Tự-

Tính chân-thật. Ta xem con hiểu-biết sâu

xa, Ta sẽ giảng cho con cái chân Tự-Tính

là gì. Hãy ở đây hầu-hạ ta 5 năm nữa thôi.

Hết hạn 5 năm, Sư-phụ mới thực truyền

cho đệ-tử cái biết tối cao :

_ Cái sắc-thân thô này không có thể

là Tự-Tính được, vì nó lệ-thuộc vào sự

chết, nó luôn luôn bị cái chết đe dọa. Sắc-

thân là đất hay là dụng-cụ của Tự-Tính

vốn bất-tử và không có thân-thể. Tự-Tính

không có hình-tướng đặc-thù, bởi thế mà

tuy nó tạm thời nhập vào sắc-thân để

biểu-hiện ra người biết của thân-thể,

người hưởng-thụ những cảm-giác, người

chủ-động của tất cả hành-động mà không

biến-đổi với giác-quan, với cảm-giác, với

tất cả cái gì quan-hệ với thân-thể .

Page 117: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

113

_ Chừng nào Tự-Tính ngự tại trong

thân-thể và bị đồng-nhất với nó, thì nó

không thoát khỏi sự vui buồn sướng khổ.

Nhưng ai biết Tự-Tính như phân-biệt với

thân-thể vật-lý thì không bị đụng chạm

với vui buồn sướng khổ " .

Nhưng sao ta biết có cái gì đàng sau tâm-

thức ( mind ) ? Bởi vì trí-thức là tự-minh, và là

cơ-bản của trí-tuệ, thì không có thể thuộc về

vật chết được. Chính trí-tuệ chiếu sáng tất cả

vật khác. Sắc-thân không tự sáng, vì đức tự-

sáng không thuộc về cái gì biến-đổi, cho nên

cái đức sáng nó chiếu qua tinh-thần thì không

phải của chính nó. Đức sáng tự-minh thuộc về

cái gì tự nó có, là bản-tính của nó. Không thể

nói linh-hồn biết, mà chính nó là biết, chính nó

là sinh-tồn .

Vậy Tự-Tính Chân-như theo Huệ-Năng là

Tuệ ( Prajna ) với hoạt-động quán-chiếu của nó

là Sinh Sinh ( Prana ). Không thấy ở đâu có tri-

thức mà không tự ý-thức. Chúng ta phải biết

mình, " Tri ngã tự thân " ( Connais-toi toi-

Page 118: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

114

même _ Socrate ) trước khi có thể biết vật gì

khác. Chúng ta có thể không biết Tự-Tính

chân-thật của ta vì khuyết-điểm trong sự hiểu-

biết, tuy vậy chúng vẫn có một loại tự-ý-thức,

cái tia sáng Linh-tính phú-bẩm ở trình-độ

" linh hơn muôn vật " ( ) trong trời

đất, do cái đồng-nhất-thể của nguồn-sống

" Sinh sinh chi vị Dịch ". Chỉ vì cái Ngã-ác,

Ngã-si khiến cho ý-niệm mê-vọng nổi lên trên

mặt nước trong sáng bình-lặng của Tự-Tính

nên Tự-Tính ở ta bị vô-minh che lấp, nhìn

" cái thừng ra con rắn ". Bởi thế nên Huệ-Năng

mới quả-quyết :

" Tự-Tính Mê tức thị chúng-sinh,

Tự-Tinh Giác tức thị Phật " .

Mê với Giác, Vô-niệm với Vọng-niệm

không phải là hai Vật, hai thế-giới riêng-biệt,

hai con người. Trước sau vẫn chỉ có Một Phật-

Tính, một Tự-Tính, " chuyển mê mở ra ngộ "

( ) .

Nhưng ở đây có vấn-đề khó-khăn nan-

giải nhất trong lịch-sử tư-tưởng tôn-giáo cũng

Page 119: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

115

như triết-học ấy là vấn-đề quan-hệ giữa Tự-

Tính tuyệt-đối với Mê-vọng tương-đối, giữa

Giải-thoát với Hệ-lụy, giữa Thiên-Địa-Tâm với

Nhân-Tâm vậy. Đấy là vấn-đề trọng-tâm của

truyền-thống " Bất Nhị Pháp " ở Huệ-Năng

cũng như Trần-Thái-Tông .

Mở đầu " Pháp Bảo Đàn Kinh " Huệ-

Năng kể lại :

" Thời hữu nhị tăng luận phong

phan nghĩa .

" Nhất tăng viết : _ Phong động !

" Nhất tăng viết : _ Phan động !

" Nghị luận bất dĩ. Huệ-Năng tiến

viết :

_ Bất thị phong động, bất thị phan

động, nhân giả tâm động !

" Nhất chúng hải nhiên. Ấn Tông

diên chí thượng tịch, trưng cật áo nghĩa,

kiến Huệ-Năng ngôn giản, lý đáng bất do

văn tự.

Page 120: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

116

" Tông vấn :

_ Hành giả định phi thường nhân.

Cửu vãn Hoàng Mai y pháp Nam lai, mạc

thị hành giả phủ ?

" Huệ-Năng viết :

_ Bất cảm !

" Tông y thị tác lễ, cáo thỉnh truyền

lại Y, Bát xuất thị đại chúng. Tông phục

vấn viết :

_ Hoàng Mai phó chúc, như hà chỉ

thụ ?

" Huệ-Năng viết :

_ Chỉ thụ tức vô, duy luận kiến

Tính, bất luận Thiền định giải thoát !

" Tông viết :

_ Hà bất luận Thiền định giải thoát?

" Huệ-Năng viết :

_ Vị thị nhị pháp, bất thị Phật pháp,

Phật pháp thị bất nhi chi pháp .

Page 121: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

117

" Tông hựu vấn :

_ Như hà thị Phật pháp, bất nhị chi

pháp ?

" Huệ-Năng viết :

_ Pháp-sư giảng Niết-Bàn Kinh,

minh Phật-Tính thị Phật-pháp bất nhi chi

pháp. Như Cao-Quí Đước-vương Bồ-Tát

bạch Phật ngôn :" Phạm Tứ trọng cấm,

tác Ngũ nghịch tội cập Nhứt xiển đề

đẳng, đương đoạn thiện căn, Phật Tính

phủ ? "

" Phật ngôn :

_ Thiện căn hữu nhị : Nhứt giả

thường, nhị giả vô thường.Phật-Tính phi

thường, phi vô thường, thị cố bất đoạn,

danh chi bất nhị. Nhất giả thiện, nhị giả

bất thiện. Phật-Tính phi thiện, phi bất

thiện, thị danh bất nhị. Uẩn chi dữ giới

phàm phu kiến nhị, trí giả liễu đạt kỳ Tính

vô nhị. Vô nhị chi Tính, tức thị Phật Tính

Page 122: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

118

" Ấn-Tông văn thuyết, hoan hỷ hiệp

chưởng ngôn :

_ Mỗ Giáp giảng Kinh do như ngõa

lịch : Nhân giả luận nghĩa do như chân

kim " .

_ ( Tự Tự Phẩm đệ nhất )

( Bấy giờ có hai nhà tu đang bàn cãi

về gió và phướn .

( Một thày nói : _ Gió động !

( Một thày nói : _ Phướn động !

( Bàn cãi mãi không thôi, Huệ-Năng

bước lên nói :

_ Chẳng phải gió động, chẳng phải

phướn động, ấy là lòng người động !

( Cả bọn tỏ ra kinh hãi. Ấn-Tông

mời ta lên chiếu trên, xin hỏi nghĩa lý

thâm sâu. Thấy Tuệ-Năng này lời giản-dị

mà lý chính-đáng, chẳng do nơi văn tự .

Page 123: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

119

( Tông hỏi :

_ Hành-giả chắc không phải người

thường. Từ lâu vẫn nghe nói Y, Pháp của

Hoàng-Mai dời xuống phương Nam, chắc

là Hành-giả phải chăng ?

( Huệ-Năng nói :

_ Không dám !

( Rồi đấy, Tông làm lễ, xin đem Y,

Bát truyền lại ra cho đại chúng thấy .

( Tông lại hỏi :

_ Trong khi phó chức, ngài Hoàng-

Mai chỉ dạy thế nào ?

( Huệ-Năng nói :

_ Chỉ dạy tức là Không, duy có bàn

về thấy Tính, không bàn về Thiền-định

giải-thoát .

( Tông hỏi :

_ Sao chẳng bàn về Thiền-định

giải-thoát ?

Page 124: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

120

( Huệ-Năng đáp :

_ Vì là hai pháp không phải là Phật-

Pháp, Phật-Pháp là Pháp Không-Hai .

( Tông lại hỏi :

_ Như thế nào là Phật-Pháp, là

Pháp Không-Hai ?

( Huệ-Năng nói :

_ Pháp-sư giảng Kinh Niết-Bàn, tỏ

sáng Phật-Tính đấy là Phật-Pháp là Pháp

Không-Hai. Như Cao-quí Đức-Vương

Bồ-Tát bạch Phật rằng :

_ Những kẻ phạm Bốn giới cấm

nặng, Năm tội nghịch và bọn Nhứt-xiển-

đề đáng dứt thiện-căn Phật-Tính chăng ?

( Phật đáp rằng :

_ Thiện-căn có hai, một là thường,

hai là vô-thường. Phật-Tính chẳng phải

thường chẳng phải vô-thường, cho nên

không dứt được. Gọi là Không-Hai, một

là thiện, hai là không thiện, Phật-Tính

chẳng phải thiện, chẳng phải không thiện,

Page 125: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

121

như thế gọi là Không-Hai. Ngũ-uẩn ( sắc,

thụ, tưởng, hành, thức hợp nên sắc-thân )

với Mười tám giới ( 6 căn, 6 trần, 6 thức )

kẻ phàm-phu thấy là Hai, người trí đạt

thấu-triệt cái Tính nó không Hai. Cái

Tính Không-Hai tức là Phật-Tính !

( Ấn-Tông nghe nói, vui mừng, chắp

tay mà thưa :

_ Người Giáp kia giảng Kinh dường

như ngói vụn, bậc Nhân luận nghĩa dường

như vàng thật ! )

Trên đây Huệ-Năng trình-bày quan-điểm

Thiền-Tông phương Nam Tối-Thượng-Thừa về

thực-tại tuyệt-đối của Phật-Tính là Không-Hai,

mà khởi-điểm đi từ quan-điểm dịch-động là

khởi-điểm chung của tư-tưởng Đông, Tây. Ở

đây Huệ-Năng trung-thành với truyền-thống Á-

Đông chủ-trương : ( ) " Dịch hữu

thái cực " biến-dịch hay dịch-động ắt phải có

nguyên-lý tối cao cùng cực là cái Một Tuyệt-

đối. Đứng trước thế-giới sự-vật luôn luôn dịch-

động thì tìm đến cái Một là lý dĩ-nhiên, vì có

Page 126: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

122

thế thế-giới mới không phải là hỗn-độn, trôi

chảy không có thể cho người ta biết được.

Khổng-Tử đứng trên bờ sông, nhìn xuống

giòng nước chảy mà than : " Thệ giả như tư

phù bất sả trú dạ " ( )

( Trôi chảy hoài ngày đêm không thôi ! ) Thế

rồi Khổng-Tử trực-giác thấy có cái nhất-quán

bên trong thế-giới trôi chảy, nên hai phen bảo

học-trò ( ) " Ngô đạo nhất dĩ

quán chi " (Đạo của ta lấy cái Một quán-thông

tất cả ) .

Cái Một, Toàn-Nhất biến thành Vũ-trụ

với ý-nghĩa Thời-Không là một. ( ) " Vũ " là

bốn phương, trên, dưới, tức không-gian, ( )

" Trụ " là xưa qua, nay lại, tức thời-gian, theo

quan-điểm Dịch. Nhưng ngoại-giới sắc-thân

cùng nội-giới tinh-thần là những trào-lưu dịch-

động. Sự-vật bên ngoài có là tương-quan với

tinh-thần nhận-thức của ta, ta biết cái sự-vật

bên ngoài là qua cái tâm tri-giác của ta, vậy sự-

vật động trước hết là vì tinh-thần mình động.

Thế-giới ảo-hóa là vì tâm mình mê-vọng, vô-

minh. Có là quan-hệ với nhau mà có. Cái

Page 127: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

123

nguyên-lý Một ngụ cái thực-tại hỗ-tương quan-

hệ trước hết. Huệ-Năng ở đây bảo hai nhà Sư

kia rằng tâm người động không phải gió động

hay phướn động là nói cái tâm người ta mê-

vọng nên nhìn thấy ảo-hóa, " cái thừng ra con

rắn " .

Vậy dịch-động hay ảo-hóa ở ngoại-giới là

do nội-giới dịch-động hay là Vô-minh,

" Người làm sao chiêm bao làm vậy ". Nhưng

động hay bất-động là nhận-thức của người ta,

còn ở tại bản thân của sự-vật, trước khi có

người đến nhận-thức thế này, thế nọ, thì không

biết sự-vật thế nào, cho nên Huệ-Năng đã đáp

Thần-Tú là : ( ) " Bản lai vô nhất

vật " ( Thủa đầu không có vật chi hết ), cũng

như Lão-Tử bảo :" Vô danh thiên địa chi thủy "

( ) ( Không có tên là khởi đầu

của trời đất ). Bởi vì như trong kinh-nghiệm

ngủ-say, ý-thức tri-giác của ta chưa biết có thế-

giới phi-ngã ngoại-vật với thế-giới ngã nội-

tâm. Trời đất, vật này, vật kia chưa có với

nhân-loại, chưa bị cái ý-thức nhân-loại phân-

biệt ra trời cao, đất dầy, hãy còn hồn-nhiên

Page 128: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

124

cùng với nhân-loại đồng-nhất-thể, bất-khả tư-

nghị. Cái đồng-nhất-thể ấy chính là Tự-Tính,

chính là Phật-Tính cũng là Ngã-Tính, như bảo

khi Phật mới giáng-sinh, chân bước bẩy ( 7 )

bước, ngón tay trỏ lên trời, ngón tay trỏ xuống

đất, miệng tuyên-bố : ( )

" Thiên thượng thiên hạ duy Ngã độc tôn "

( Trên trời dưới đất chỉ có cái Ngã là tối cao ).

Cái Ngã ấy là Atman và cũng là Brahman vì

" Cái Ấy là Mi " ( Tat twam Asi ) " Bỉ chi sinh

đẳng ư tồn " ( ). Cái Đồng-nhất

ấy không cho phép ta đối-tượng-hóa với ý-thức

của ta, nhất là ý-thức cảm nghĩ của trí-thức

danh-lý bởi vì cái ý-thức cá-nhân ấy tự trong

cái đồng-nhất-thể ấy xuất-hiện ra như từ trong

cái " Trung chưa phát " nói ở sách Trung-

Dung ( ) : ( )" Hỷ nộ ai lạc chi vị phát chi trung " ( Những tác

dụng của tâm như mừng, giận, thương, vui

chưa phát-hiện thì gọi là " Trung " ). Trạng-

thái " Trung " ở tâm-lý nhân-loại là trạng-thái

chưa có hình-ảnh gì nổi-hiện, hãy còn yên-

lặng, trong suốt như mặt nước không gợn sóng,

đấy là trạng-thái Tâm Vô-Niệm. Có Niệm là có

Page 129: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

125

ý-thức vì Niệm là động-tác của ý-thức, vì nói

ý-thức là nói ý-thức về cái gì, và đàng sau cái

ý-thức về " cái gì " ấy còn cái ý-thức chứng-

kiến nó, tức là ý-thức của ý-thức, ý-thức về cái

Ta .

Khi Huệ-Năng nói : " Tâm của người

động " là nói cái " ý-thức " động-tác nó ý-thức

về phướn động và gió động. Rồi Lục-Tổ đi

thẳng đến vấn-đề trọng-tâm của Phật-Pháp, là

Pháp " Không-Hai ". Không-Hai có nghĩa là

không lưỡng-tính, chỉ có một và không có hai.

Một ấy là Phật-Tính, tức là Tự-Tính tuyệt-đối,

tự biểu-hiện ra thế-giới hình-danh sắc-tướng,

thiên-hình vạn-trạng như làn sóng trên mặt

nước, qua cái màng Ảo-hóa của Thời-gian

Không-gian và lý Nhân-quả, làm như có hai

thế-giới, có hai vật : Phật-Tính và Ngã-Tính,

Nước và Sóng. Kỳ thực theo quan-điểm Bất-

Nhị-Pháp thì không có hai vật, hai tính vì như

thế thì phải có sự độc-lập với nhau. Tất cả sự-

vật ta thấy đều thấy qua Không-gian, Thời-gian

và liên-hệ Nhân-quả. Đặc-trưng của thời-gian

không-gian nhân-quả là chúng có với những

Page 130: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

126

vật khác. Nói đến thời-gian là phải nghĩ ngay

đến hai sự việc xẩy ra kế-tiếp nhau, và nói đến

không-gian là phải nghĩ ngay đến hai vật liên-

hệ với nhau về vị-trí, thứ-tự, hàng liệt. Không-

gian đi đôi với ý-niệm hàng liệt (juxtaposition),

và thời-gian đi liền với ý-niệm kế-tiếp

( succession ). Còn ý-niệm nhân-quả thì không

rời được với ý-niệm thời-gian và không-gian.

Sách Đại-Học đã cụ-thể-hóa bằng cái nguyên-

tắc :

" Vật hữu bản mạt, sự hữu chung

thủy, tri sở tiên hậu tắc cận đạo hỹ " .

_ (Đại-Học )

( Vật-thể trong thế-giới đều có gốc

và ngọn như cây cỏ, sự việc thì có đầu

cuối, biết chỗ trước sau thì gần với đạo-lý

rồi vậy ) .

Gốc ngọn, đầu cuối, trước sau, đấy là

cách nói cụ-thể về những phạm-trù không-gian,

thời-gian, nhân-quả, trong đó Tự-Tính biểu-

Page 131: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

127

hiện ra thế-giới hình-danh sắc-tướng mà chúng

ta tri-giác. Tự-Tính như biển nước, các sự-vật

biểu-hiện như sóng biển .

" Như ba vi thủy sở hiện, hiện tướng

chi ngã dữ bản thể chi Phật do chi thủy

dữ ba. Thử bản thể vi Chân như, diệc vị

chi Phật " . _ ( Thiên-Thai )

( Thế-giới hiện-tượng như sóng hiện

trên mặt nước. Cái ngã hiện-tượng với

bản-thể Phật tương-quan với nhau như

sóng với nước. Cái bản-thể ấy là Chân-

như, cũng gọi là Phật-Tính ) .

Huệ-Năng cũng quan-niệm Phật-Pháp là

Pháp Không-Hai vì không phân-biệt Thể với

Dụng thành hai vật ví như Nước với Sóng

không rời được nhau, hay là :

Page 132: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

128

" Do như đăng quang, hữu đăng tức

quang, vô đăng tức ám. Đăng thị quang

chi thể, quang thị đăng chi dụng. Danh

tuy hữu nhị, thể bản đồng nhất " .

( Ví như đèn với sáng, có đèn tức thì

sáng, không đèn tức thì tối. Đèn là thể của

sáng, sáng là dụng của đèn. Tên gọi tuy

có hai, thể vốn đồng-nhất ) .

Bởi thế nên Huệ-Năng chỉ nói " Kiến

tính " ( ) chứ không nói Thiền-định giải-

thoát. Cũng không nói Thường với Vô-thường,

Thiện với Bất-thiện, cùng tất cả các lưới lưỡng-

luận bội-phản, Có Không đối-đãi của trí-thức

danh-lý. Phật-Tính là cái Tự-Tính đồng-nhất-

thể, siêu-việt và bao-hàm tất cả biểu-hiện của

chính nó, như mặt-trời với ánh-nắng, như ngọn

đèn với ánh-sáng, như nước biển với sóng biển,

tuy không phải là hai, những cũng không hẳn là

một vì đứng ở quan-điểm sóng mà nhìn thì biển

với sóng ở hình-tướng vẫn là hai, ở quan-điểm

nước thì là một thể Tính. Bởi thế mà ý-thức

Page 133: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

129

nhân-loại không có thể đối-tượng-hóa được

Tự-Tính hay Phật-Tính đồng-nhất-thể .

Sóng nằm ở trong nước, ánh-sáng nằm

trong ngọn đèn, bóng nắng nằm trong mặt-trời,

cho nên phủ-nhận sóng để là nước, phủ-nhận

ánh-sáng để được ngọn đèn thì không có thể

được, vì đã phân-biệt có hai vật. Chỉ phải như

sóng lặn chìm vào nước, ánh-sáng lặn chìm vào

đèn :

" Chân như Tự-Tính khởi niệm, lục

căn tuy hữu, kiến văn giác tri bất nhiếm

vạn cảnh, nhi Chân Tính thường Tự Tại "

_ ( Định Tuệ Phẩm )

( Tự-Tính Chân-như khởi ra Niệm ;

sáu căn ( tức tri-giác ) tuy có thấy, nghe,

suy, biết mà chẳng nhiễm muôn cảnh thì

Chân-Tính vẫn thường Tự-Tại ) .

Page 134: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

130

Vậy " Kiến Tính " ( ) là nối liền

Thể với Dụng, thấy cả hai phương-diện ảo-hóa

đối-lập cách biệt mà tự thể-hiện cái

( . _ ) " Thành tính

tồn tồn đạo nghĩa chi môn. " ( Bản-tính vĩnh-

cửu là cửa ngõ của đạo-lý vũ-trụ và luân-lý

nhân-sinh . _ Dịch Truyện ) .

" Thế nhân Tính bản thanh tĩnh, vạn

pháp tòng Tự-Tính sinh. Tư lượng nhất

thiết ác sự, tức sinh ác hành ; tư lượng

nhất thiết thiện sự, tức sinh thiện hành.

Như thị chư pháp, tại Tự-Tính trung, như

Page 135: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

131

thiên thường thanh, nhật nguyệt thường

minh. Vi phù vân cái phúc, thượng minh

hạ ám. Hốt ngộ phong súy vân tán,

thượng hạ câu minh vạn tượng giai hiện.

Thế nhân tính thường phù du, như bỉ

thiên vân. " Thiện trí thức ! Trí như nhật,

Tuệ như nguyệt, Trí - Tuệ thường minh, ư

ngoại trước cảnh, bị vọng niệm phù vân

cái phúc, Tự-Tính bất đắc minh lãng.

Nhược ngộ thiện tri thức, văn chân chính

pháp, tự trừ mê vọng, nội ngoại minh

triệt, ư Tự-Tính trung vạn pháp giai hiện.

Kiến Tính chi nhân diệc phục như thị ! " .

_ ( Sám Hối Phẩm )

( Người đời vốn có Tính thanh-tịnh,

muôn hiện-tượng pháp tướng đều do nơi

Tính sinh ra. Hễ suy-nghĩ các việc dữ,

liền sinh hành-vi dữ, hễ suy-nghĩ các sự

lành, liền sinh hành-vi lành. Như thế các

pháp đều ở trong Tự-Tính. Như trời

thường trong, mặt-trời mặt-trăng thường

sáng, bị đám mây nổi che thành ra trên

sáng dưới tối. Xẩy ra gió thổi mây tan,

Page 136: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

132

trên dưới đều sáng, muôn cảnh đều hiện

ra. Người đời có tính thường trôi nổi như

đám mây trên trời kia vậy.

( Hỡi các vị thiện trí-thức ! Trí như

mặt-trời, Tuệ như mặt-trăng. Trí - Tuệ

thường sáng, bên ngoài bám vào cảnh

đối-tượng, vọng-niệm như mây nổi che

lấp Tự-Tính, không được sáng suốt. Nếu

gặp bậc hiền-trí, nghe được nói cái Pháp

chân-chính, tự mình trừ bỏ mê-vọng,

trong ngoài sáng suốt, thì ở trong Tự-Tính

muôn Pháp đều hiện lên. Người thấy Tính

( Kiến Tính ) cũng như thế ! )

Kiến-Tính nghĩa đen là " thấy cái bản-

tính " nhưng không phải có Người thấy và Vật

để thấy mà là tự thấy ( ) " Vật ngã

câu vong ", chỉ như chìm vào bể ánh-sáng vô-

biên .

D.T. Suzuky viết :

" Huệ-Năng và đệ-tử nay mới dùng

đến danh-từ Kiến-Tính ( ) thay cho

chữ cũ Khán-Tính ( ) có nghĩa là

Page 137: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

133

" nhìn vào trong bản-tính ( của tâm ) ".

Khán và Kiến cả hai đều liên-quan đến

thị-giác, như chữ Khán ( ) hội hợp chữ

Thủ ( ) và chữ Mục ( ) có nghĩa là

xem một vật như độc-lập với khán-giả ;

vật nhìn và động-tác nhìn là hai cá-thể

riêng biệt. Chữ Kiến gồm có cái Mục ( )

một mình trên hai cẳng ( ) có nghĩa là

động-tác thuần nhìn. Khi nó đi đôi với

chữ Tính ( ) là Bản-Tính, Bản-Thể,

Tâm thì nó có nghĩa là nhìn vào trong

bản-tính cùng tột của sự-vật chứ không

phải là đứng xem như ở hệ-thống Tăng-

Khư ( Samkhya ), Thần-Nhân ( Purusha )

ngắm nhìn Tự-nhiên ( Prakriti ) múa

nhảy. Sự nhìn không phản-chiếu vào vật

đối-tượng ví như là khán-giả không có

can hệ gì với nó cả. Sự nhìn, trái lại, đặt

người nhìn vào vật bị nhìn, cả hai không

vào chỗ đồng-nhất giản-đơn mà là trở nên

ý-thức về tự nó, hay đúng hơn về hành-

động của nó. Sự nhìn là một hoạt-động

ngụ quan-niệm động đích của Tự-Tính,

nghĩa là của Tâm. Sự phân-biệt của Huệ-

Page 138: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

134

Năng về hai chữ Khán và Kiến như thế có

thể coi như là cách-mệnh trong lịch-sử tư-

tưởng Thiền vây " .

_ ( trong " Zen and the Unconscious " )

Cuộc cách-mệnh ấy đã khai sáng một

Thừa thứ ba trong Phật-giáo Á-Đông, ấy là

Tối-Thượng-Thừa :

" Một ngày kia Sãi Trí-Thường hỏi

Sư rằng :

_ Phật thuyết " Pháp Ba Thừa " lại

nói " Tối Thượng Thừa ", đệ-tử này chưa

hiểu, xin thày truyền dạy cho :

( )

" Sư nói :

_ " Nhà người quán tưởng tự bản

Tâm, đừng chấp vào hình tướng của Pháp

ở ngoài, Pháp không có bốn thừa, Tâm

người ta tự có cấp bậc khác nhau. Thấy,

nghe, truyền tụng ấy là Tiểu-Thừa. Giác-

ngộ Pháp, hiểu nghĩa, ấy là Trung-Thừa.

Nương vào Pháp mà tu-hành, ấy là Đại-

Page 139: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

135

Thừa. Muôn Pháp đều thông hết, muôn

Pháp đều đầy đủ, đối với hết thảy không

nhiếm, dời khỏi các hình tướng Pháp,

không được có một cái gì, thì gọi là Tối-

Thượng-Thừa. Thừa nghĩa là thực-hành,

không phải tranh-luận ở miệng. Nhà

người tự tu lấy mình, đừng hỏi ta vậy. Ở

trong mỗi lúc Tự-Tính tự như " .

_ ( Phẩm Cơ Duyên )

" Nhất thiết thời trung Tự-Tính tự như "

( ) đấy là Kiến-Tính ( )

theo Huệ-Năng, không phải thấy một đối-tượng

nào mà là " tự thấy " vậy .

Và cái Thừa tối-thượng ấy cũng chẳng

phải Thừa nữa, tuy Huệ-Năng cũng có khi gọi

là Nhất Thừa, mà kỳ thực là cái Thừa Vô-danh:

" Chỉ có một Phật-Thừa ( ).

Không có Thừa nữa, như hai, như ba, cho

đến vô số. Phương-tiện các loại là lời nói

thí-dụ vì Pháp này là Nhất Phật Thừa vậy.

Sao nhà người chẳng tỉnh, ba thứ xe là

tạm giả-định vì thời trước kia. Nhất-Thừa

Page 140: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

136

là chân-thật vì thời bây giờ vậy. Chỉ dạy

người bỏ giả tạm đi mà trở về thực-hiện.

Sau khi đã về thực-hiện rồi thì thực-hiện

không có tên " .

_ ( Phẩm Cơ Duyên )

Thực-hiện ( Réalisation ) là tự bên trong

hiện ra, cái Ý-thức tự ý-thức lại nó như từ trong

giấc ngủ mà tỉnh dạy, tự giác " Bản lai diện

mục " ( ) của mình vậy. Bởi thế mà

Kiến-Tính thành Phật đối với Huệ-Năng không

có trình-độ Đốn ( ) hay Tiệm ( ) chi hết,

vì là Tự-Tính không phải là Hai : Giác với Mê,

Minh với Vô-minh, như Huệ-Năng nói với

Tiết-Giản :

" Phiền não tức thị Bồ-Đề, vô nhị vô

biệt. Nhược dĩ trí tuệ chiếu phá phiền não

giả, thử thị nhi thừa kiến giải, dương lộc

đẳng cơ. Thượng trí đại căn tất bất như

thị .

" Minh dữ vô minh, phàm phu kiến

nhị, trí giả liễu đạt, kỳ Tính vô nhị. Vô nhị

chi Tính tức thị Thực Tính. Thực Tính giả,

xứ phàm ngu nhi bất giảm, tại hiền thánh

Page 141: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

137

nhi bất tăng, trụ phiền não nhi bất

loạn, cư thiền định nhi bất tịch. Bất đoạn

bất thường, bất lai bất khứ, bất tại trung

gian, cập kỳ nội ngoại, bất sinh bất diệt.

Tính, Tướng Như Như, thường trụ bất

thiên, danh chi viết Đạo " .

_ ( Hộ Pháp Phẩm )

" Phiền não tức thị Bồ-Đề, vô nhị vô

biệt. Nhược dĩ trí tuệ chiếu phá phiền não

giả, thử thị nhi thừa kiến giải, dương lộc

đẳng cơ. Thượng trí đại căn tất bất như

thị .

" Minh dữ vô minh, phàm phu kiến

nhị, trí giả liễu đạt, kỳ Tính vô nhị. Vô nhị

chi Tính tức thị Thực Tính. Thực Tính giả,

Page 142: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

138

xứ phàm ngu nhi bất giảm, tại hiền thánh

nhi bất tăng, trụ phiền não nhi bất

loạn, cư thiền định nhi bất tịch. Bất đoạn

bất thường, bất lai bất khứ, bất tại trung

gian, cập kỳ nội ngoại, bất sinh bất diệt.

Tính, Tướng Như Như, thường trụ bất

thiên, danh chi viết Đạo " .

_ ( Hộ Pháp Phẩm )

( Phiền não tức là Bồ-Đề, không hai

không khác. Nếu đem trí tuệ chiếu phá

phiền não, đó là kiến giải của Hai Thừa,

như các xe dê, xe hươu. Bậc đại-căn

thượng-trí thẩy chẳng như thế ….

( Sáng với không sáng, kẻ phàm-

phu thấy là hai. Bậc trí-giả đạt rồi thấy

Tính ấy không hai. Cái Tính không có hai

ấy tức là Tính thật. Cái Tính thật ấy ở nơi

phàm-phu không giảm bớt, ở với hiền

thánh chẳng tăng thêm. Đứng trong

phiền-não mà không loạn, ở trong Thiền-

định mà không chìm lặng, chẳng đứt

đoạn, chẳng thường mãi, chẳng qua chẳng

lại, chẳng ở giữa cùng là trong hay ngoài,

Page 143: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

139

chẳng sinh chẳng diệt, Tính với Tướng

như như, thường trụ chẳng dời, gọi tên là

Đạo vậy ) .

Cái Đạo ấy là đường lối tu-hành thích-

hợp cho cả thượng-lưu trí-thức cũng như đại-

chúng bình-dân vì là cái Đạo Vô-tướng, Bất

Nhị Pháp :

" Tâm bình, hà lao tri Giới ?

Hành trực, hà dụng tu Thiền ?

Ân tắc dưỡng phụ mẫu .

Nghĩa tắc thượng hạ tương liên,

Nhượng tắc tôn ti hòa mục

Nhẫn tắc chúng ác vô huyễn

Nhược năng toàn mộc thủ hỏa

Ứ nê định sinh hồng liên

Khổ khẩu đích thị lương dược,

Nghịch nhĩ tất thị trung ngôn .

Cải quá, tất sinh trí tuệ

Hộ đoản, tâm nội phi hiền .

Nhật dụng thường hành nhiêu ích,

Thành đạo phi do thí tiền .

Bồ Đề chi hướng tâm mịch,

Hà lao hướng ngoại cầu huyền ?

Page 144: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

140

Thính thuyết y thử tu hành,

Thiên đường chỉ tại mục tiền " .

_ ( Nghi Vấn Phẩm )

( Tâm bình còn giữ Giới gì ?

Làm ngay còn ích lợi chi tu Thiền ?

An thì hiếu dưỡng Tổ-tiên ,

Nghĩa thì yêu dấu dưới trên một nhà .

Nhượng thì hòa mục gần xa,

Nhẫn thì mọi ác đâu mà phân tranh .

Khoan gỗ, lấy lửa công trình,

Bùn lầy nhất-định nẩy cành Hoa Sen .

Thuốc đắng, dã tật tự-nhiên .

Trái tai, ngược ý, lời hiền lời ngay .

Đổi lỗi, Trí-Tuệ sáng ngời,

Giấu diếm che đậy lòng thời mất an .

Ngày ngày làm ích nhân-dân

Bạc tiền bố-thí chẳng nên Đạo gì .

Bồ-Đề trong tâm hướng về,

Uổng công tìm lý huyền-vi bên ngoài .

Tu-hành thuyết ấy chẳng sai,

Thiên-đường trước mắt, Thiên-thai hiện tiền )

*****

Page 145: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

141

TỪ VÔ-NIỆM CỦA HUỆ-NĂNG

ĐẾN VÔ-TÂM CỦA TRẦN-THÁI-TÔNG

Huệ-Năng với Trần-Thái-Tông xa cách

nhau hàng sáu trăm ( 600 ) năm, nhưng cùng

tuyến-bố đã giác-ngộ với câu Kinh Kim-Cương

Bát-Nhã ( ) " Ứng vô sở

trụ nhi sinh kỳ tâm " ( Nên nẩy sinh cái tâm

không chấp vào đâu, không dừng lại ở nơi

nào ). Rồi Huệ-Năng, như đã trình-bày ở trên,

liền đi đến kết-luận về Thiền-học vào cái Tâm

Vô-Niệm ( ) sau khi đã được Hoằng-

Nhẫn truyền Y-Bát cho và suốt đời sống trong

rừng núi, ngoài xã-hội .

Trái lại, Thái-Tông, sống đời hoạt-động

hết sức, ở địa-vị một người lãnh-đạo nhân-dân,

Page 146: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

142

bảo-vệ dân-tộc và khai-sáng xây-dựng cả một

quốc-gia trong lúc giặc-dã như giặc Mông-Cổ

xâm-lăng. Và tác-giả " Khoá-Hư-Lục " đã kết-

luận Thiền-học của mình vào cái Tâm Vô-Tâm

( ) như Ngài đã giới-thuyết bằng câu thơ

khẩu chiếm :

" Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý

Bạch vân xuất tụ bản vô tâm

Mạc vị vô tâm vân thị đạo

Vô tâm do cách nhất trùng quan " .

( Nước chảy xuống khe không dụng ý

Mây bay đỉnh núi vốn vô tâm

Chớ bảo vô tâm là đạo ấy

Vô tâm còn cách ải mấy tầm ) .

Đấy là trình-bày biện-chứng-pháp Tâm-

linh Vũ-trụ, hay là cái Ý-thức Chân-không

vượt lên cả thái-độ trí-thức khẳng-định và phủ-

định, chỉ còn là Nguồn Sống sinh-thành như

Page 147: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

143

thiên-nhiên, hành-động " Vô sở vi nhi vi "

( ), như nghệ-sĩ Tạo-hóa :

" Hóa nhi đa hý lộng "

( Trẻ Tạo-hóa hay đùa chơi )

Chơi đùa là tâm-lý mê say không tính-

toán lợi hại nữa, hành-động như Vô-tâm, như

ngủ quên " Dormir c'est se désintéresser _

Bergson " ( Ngủ là vô-tư hóa ). Vậy Vô-tâm là

cái Tâm vô-tư-hóa, nó tác-dụng ở một bình-

diện khác với bình-diện của ý-thức lúc thức, là

bình-diện cảm-nghĩ ( sensori - intellectuel ),

bình-diện tạo-tác những ý-niệm với những dự-

kiến của giác-quan phản-ứng với ngoại-giới sự-

vật như thực-tại khách-quan đối-lập với ý-thức

chủ-quan. Ở bình-diện này ta bắt đầu ý-thức về

ta như là chủ-động, ta là cái này, ta không là

cái kia, nghĩa là ý-thức tự giới-hạn vào cá-

nhân. Mỗi ý-niệm là một cá-nhân, dù rằng

xuất-hiện chớp-nhoáng để lại biến đi như làn

sóng trên mặt nước. Đấy là bình-diện mà Thái-

Tông gọi là " Niệm niệm diệt chi " ( ).

Page 148: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

144

Và cái lý-tưởng của Ngài khi niệm Phật là cốt

sao đến được chỗ dẹp tắt hết niệm, như nói ở

mục " Niệm Phật luận " ( ) :

" Dĩ niệm ý niệm, niệm niệm diệt

chi, niệm diệt chi thời, tất qui chính đạo "

( Lấy ý-niệm để ý-thức ý-niệm thì

ý-niệm với ý-niệm không có đối-tượng

nữa mà biến đi. Khi ý-niệm tác-dụng đã

tắt rồi thì hẳn là trở về với đạo chính là

Giác-ngộ hay là Vô-niệm ) .

Vậy Tâm Vô-Niệm của Huệ-Năng cũng

chính là cái Tâm-đạo của Trần-Thái-Tông hay

là Vô-Tâm. Vậy Vô-Tâm không phải là không

có Tâm mà là không có cái Tâm tác-dụng ở

bình-diện cá-nhân cảm-nghĩ. Tuy nhiên, ở chữ

" Vô-Tâm " người ta nghĩ ngay đến kinh-

nghiệm ngủ-say, thụy-miên ( ), cá-nhân

không còn ý-thức được mình nữa, không còn

chủ-động trong hành-vi, Vô-Tâm mà làm. Còn

Page 149: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

145

Vô-Niệm thì người ta không nghĩ vật gì hết

( ) " Bách vật bất tư " _ ( " Định Tuệ

Phẩm " Huệ-Năng ). Tư duy là khi người ta

thức thì mới không suy-tư, nhưng còn trong khi

mộng, trong Tâm vẫn có Niệm của cái ý-thức

mộng, vẫn còn chủ-thể và đối-tượng. Và theo

Huệ-Năng thì " Chân như Tự-tính khởi niệm,

lục căn tuy hữu, kiến văn giác tri bất nhiếm vạn

cảnh, nhi Chân-tính thường tự tại " ( Tự-tính

Chân-như nổi lên niệm, sáu căn tuy có thấy

( tức là quan-năng tri-giác ) nghe, suy, biết mà

chẳng bị muôn cảnh ảnh-hưởng, thì Chân-Tính

vẫn thường tự-tại ). Như thế thì Vô-Niệm là cái

niệm Chân-như tại nguồn của Tính, chẳng khác

gì trạng-thái Vô-Tâm của Trần-Thái-Tông vậy .

Nhưng ở Trần-Thái-Tông, cái Vô-Tâm

còn có nghĩa là Nhất-Tâm, là ý-thức vũ-trụ

tuyệt-đối, bao-hàm tất cả hiện-hữu như là cái

" Thiên địa chi tâm " ( ) nói ở Kinh

Dịch :

Page 150: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

146

" Bỉ vật thượng năng lĩnh ngộ,

huống nhân hà bất hồi tâm ? Hoặc hữu

mai đầu khiết phạn nhi không qua nhất

sinh, hoặc hữu thố lộ tu hành nhi bất tỉnh

giá ý. Khởi thức Bồ-đề Giác-tính cá cá

viên thành. Tranh tri Bát-nhã Thiện căn

nhân nhân cụ túc. Mạc vấn Đại ẩn, Tiểu

ẩn. Hưu biệt tại gia, xuất gia. Bất câu

tăng tục nhi chỉ yếu biện tâm, bản vô nam

nữ nhi hà tu trước tướng ? Vị minh nhân

vọng phân tam giáo, Liễu đắc để đồng,

ngộ nhất tâm. Nhược năng phản chiếu hồi

quang, giai đắc kiến Tính thành Phật " .

_ ( Khuyến phát tâm Bồ-Đề )

( Các giống-vật kia còn có thể thấu

hiểu giác-ngộ huống chi loài người, sao

chẳng chú-ý vào trong Tâm ? Có kẻ vùi

Page 151: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

147

đầu ăn uống mà sống uổng một đời, có kẻ

tu-hành sai đường mà chẳng thức-tỉnh ý

kia. Há chẳng biết Tính-Giác Bồ-Đề ai

nấy đều toàn vẹn ? Nào có hay Căn

Thiện " Bát-nhã " người người đầy đủ.

Chớ hỏi ẩn-sĩ nhỏ, ẩn-sĩ lớn, đừng phân-

biệt người tại-gia, người xuất-gia. Chẳng

nệ vào tăng hay tục mà chỉ cốt biện biệt

lấy Tâm, vốn nó không có Tâm trai, Tâm

gái thì tại sao còn chấp vào hình-tướng.

Người chưa sáng lầm phân-biệt có ba

giáo, kẻ thấy hết đến nguồn-gốc thì cùng

giác-ngộ Một Tâm. Nếu có thể quay lại

soi xét, chiếu sáng trở về thì đều thấy

Tính mà thành Phật ) .

Trên đây Trần-Thái-Tông đồng-nhất-hóa

chữ Ngộ ( ) với chữ Minh ( ), tỏ rằng

Ngài quan-niệm cái biết thật biết không phải là

cái biết của trí-thức có năng-tri đối với sở-tri,

mà là cái biết tự biết hay là " Kiến Tự-Tính "

( ), " Ngộ Tự Tâm " ( ) để nói về

cái trạng-thái nguồn sáng của ý-thức ở trong

lúc Đức Phật đạt Chính-giác dưới gốc Bồ-Đề.

Page 152: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

148

Bồ-Đề Tâm là cơ-bản của Phật-giáo Đại-Thừa,

người phát được Bồ-Đề Tâm là Bồ-Tát, tức là

có cái Tâm muốn cho tất cả chúng-sinh giải-

thoát hết đau khổ, đạt tới cảnh-giới an-lạc. Đấy

là Bồ-Đề-Tâm và là căn-bản của Phật-pháp .

Cơ-cấu của Tâm-thức theo Phật-giáo có

ba tầng-lớp hay phương-diện. Phương-diện thứ

nhất hay là ở ngoài nhất là mặt biểu-hiện và

hoạt-động tác-dụng hay là Dụng ( ), bao-hàm

tác-dụng tinh-thần về trí-thức, tình-cảm lẫn ý-

chí .

Phương-diện thứ hai hay nội-giới ở chữ

Hán gọi là Tướng ( ) mà đặc-tính của cái

Tâm ấy là tự-giác, có nghĩa là tự ý-thức về kết-

quả của ý-thức tác-dụng hay là hình-ảnh và ấn-

tượng của ý-thức thu-hoạch. Đấy là thuần-túy

kinh-nghiệm của Tâm, trong đó không có

năng-tri và sở-tri, cả hai dung-hợp làm một cá-

thể thuần-túy tri-giác. Đấy là thuần-túy tự-giác,

nội-quan và thực-nghiệm bất nhị, không hai,

nghĩa là không lưỡng-nguyên. Tự-giác là bản-

tính của Tâm không phải là tác-dụng biết, mà

Page 153: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

149

chính tự nó là cái Biết. Khi người ta Tự-giác,

Tự-tri thì người ta cảm thấy toàn-thể con người

biến-hóa. Lão-Tử nói :( )

" Tri nhân giả trí, tự tri giả minh " ( Biết

người hay vật đối-tượng với mình làm sở-tri là

lý-trí, tự biết mình vừa năng-tri vừa sở-tri ấy là

sáng ). Sáng ấy cũng là hết Vô-minh ( avidya )

tới Minh ( vidya ) hay là Giác-ngộ vậy. Và theo

sách Đại-Học của Nho-giác thì người đã làm

sáng được cái Đức Sáng khắp trong nhân-quần

xã-hội, ( ) " Minh minh đức ư thiên hạ ", thì người ấy có thể đã hoàn-thành

chương-trình tu-thân, tề-gia, trị-quốc, bình

thiên hạ .

Cả ba truyền-thống chính ở Á-Đông là

Nho, Lão, Phật đều đặt cơ-bản ở tại cái Tính

Sáng bản-lai là nguồn của tác-dụng tâm-linh :

lý-trí, tình-cảm và ý-chí. Ở người nào mà tất cả

tác-dụng tâm-lý đã tập-trung cả vào một điểm

tức là đạt tới trạng-thái " Nhất-tâm ", cũng là

trình-độ hoạt-động tối cao của Tâm đến mức

sáng cực độ ( ) " Tổng trì

chúng pháp, hiển thị nhất tâm " ( Tổng-hợp tất

Page 154: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

150

cả các Pháp đến chỗ nhất-quán mà biểu-hiện

sáng-tỏ một Tâm ) .

Cái Nhất-quán mà Trần-Thái-Tông nói ở

đây chưa hẳn là cái Tâm Phật, nhưng là cái ý-

thức cùng-cực của luân-hồi, bao-hàm toàn-thể

thế-giới Hình-danh Sắc-tướng ( Nama-rupa ).

Nhà Thiền-sư hiện-đại từng thực-nghiệm ở

Tây-Tạng về môn Thiền-học là Trương-

Chừng-Cơ ( ), tác-giả ( )

" Thiền Đạo Tu Tập " viết :

" Nếu cái trạng-thái Tâm-Ngộ

( ), Tự-tri ( ), Tự-giác ( )

( self - awareness ) ấy có thể giữ được và

tu-luyện thì người ta sẽ thực-nghiệm

trạng-thái sáng-tỏ của Tâm mà có nhiều

nhà Tâm-linh-học ( Mystic ) gọi là Ý-

thức thuần-túy ( Pure Consciousness ).

Khi cái ý-thức sáng chiếu ấy được tu-

luyện đến hết mức của nó, thì toàn-thể

vũ-trụ được thấy minh-bạch trong nhất-

quán của nó. Nhiều nhà Tâm-linh-học và

Phật-học đã lầm coi cái ý-thức ấy như là

Page 155: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

151

bình-diện tối cao, cảnh-giới Niết-bàn hay

là điểm cuối cùng của sự hợp-nhất với Ý-

thức Đại-đồng hay là Vũ-trụ ( )

" Dữ thiên địa tham ". Nhưng theo Thiền-

học bình-diện ý-thức ấy còn ở biên-giới

của ( Samsara ) = " Sinh tử luân hồi ".

Đạo-sĩ một khi đạt tới đấy hãy còn lệ-

thuộc vào ý-niệm Nhất-nguyên thăm-căn

cố-đế, không có khả-năng cắt đứt hệ-lụy

của chấp-tính tế-nhị để tự giải-thoát sang

bờ bên kia của tự-do hoàn-toàn. Bởi vậy

mà sự Tự-giác hay là hình-thức tu-luyện

của nó là ý-thức sáng chiếu tỏ ngộ, là chìa

khoá cho những thực-hiện nội-tâm về

phẩm-tính và bản-chất còn chấp-trước hệ-

lụy .

" Giác-ngộ Phật-giáo không đạt

được trong sự ngưng trụ vào tự-giác của

mình hay chú-trọng vào đấy. Trái lại sự

giác-ngộ Chính-giác ấy phải đạt tới bằng

sự diệt-trừ hay phá hủy tất cả cố-chấp vào

cái ý-thức sáng chiếu ấy ; người ta chỉ có

thể vào được nội-tâm của Tinh-thần, vào

tới cái Không-Hư sáng chiếu, hoàn-toàn

Page 156: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

152

tự-do không bản-chất, bằng sự siêu-việt

khỏi cái ý-thức sáng chiếu trên đây. Cái

Tính Không-Hư Sáng-chiếu, tuy không

mà năng-động ấy gọi là Thể ( ) của

Tâm " .

_ ( Chang-Chen-Chi " The Practice of

Zen " -- Harper & Brothers, H.B. New-

York )

Theo giải-thích trên đây của Thiển-sư họ

Trương, chúng ta có thể nhận thấy cái " Nhất-

tâm " của Trần-Thái-Tông chính giống như cái

" Ý-thức Sáng-chiếu được luyện đến hết mức,

toàn-thể vũ-trụ được thấy trong nhất-quán của

nó ". Bởi vậy mới bảo : " Tổng trì chúng pháp,

hiển thị nhất tâm " nghĩa là ( Tập-trung tất cả

tác-dụng để tỏ rõ Một Tâm ). Cái Nhất-Tâm ấy

cũng chính là cái " Tâm chí thành " như nói ở

( ) " Lục thi sám hối khoá

nghi tự ":

" Thứ cơ hữu tín chi đồ, năng ư nhật

dạ phát chí thành tâm "

Page 157: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

153

( May ra có tín-đồ có đức tin, có thể

ngày đêm phát-động cái Tâm chí thành,

hết sức thật ).

Theo sách Trung Dung của Nho-gia, thì

chữ Thành ( ) là hội ý chữ Ngôn ( ) đại-

biểu cho tác-dụng trí-thức và chữ Thành ( )

là đại-biểu cho hành-động, hợp làm một là Tri

và Hành hợp-nhất cho nên bảo : " Thành tắc

minh, minh tắc thành " ( )

nghĩa là ( lòng thành thật thì sáng tỏ, tâm sáng

tỏ thì thành thật ). Và Tâm thành-thật đến cực

độ thì người ta cảm-thông với Thần-linh : " Chí

thành như thần " ( ) tức là phát-

triển cái đức sáng bản-lai của Tự-Tính đến hết

mức. Vậy Tâm Thành là trạng-thái tinh-thần

hết sức tập-trung vào một điểm vì " Tinh-thần

tập-trung là nguồn của tất cả trí-thức " như

Swami Vivekananda dạy trong khoa Raja -

Yoga :

" Concentration of the mind is the

source of all knowledge "

_ ( " Six Lessons of Raja - Yoga " --

Udbodhan Office, Calcutta 1928 )

Page 158: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

154

Trần-Thái-Tông sở dĩ đồng-nhất-hóa cái

Nhất-Tâm của nhà Phật với Tâm-Thành của

nhà Nho là để theo lời dạy của Quốc-sư Phù-

Vân bảo ( Trong núi không có Phật, Phật ở tại

trong tâm, tâm bình lặng mà biết, ấy là chân

Phật )

( )

" Sơn bản vô Phật, duy tồn hồ tâm, tâm

tịch nhi tri, thị danh chân Phật "

Do đấy mà nhà Vua trở về xã-hội, trước

hết là để hy-sinh sở-thích cá-nhân cho gia-tộc

nhà Trần, thứ đến lãnh-đạo nhân-dân, bảo-vệ

dân-tộc và xây-dựng quốc-gia, để hy-sinh cho

đoàn-thể, trước sau thành tâm phụng-sự, ( lấy

ý muốn của dân làm ý muốn của mình, lấy tâm

thiên hạ làm tâm mình ) " Dĩ thiên hạ dục vi

dục, dĩ thiên hạ tâm vi tâm ".

( ) Đấy là ở

trong đời hành-động để thực-hiện cái tâm đạo,

để rồi cùng đi đến chỗ giác-ngộ như Huệ-Năng

về chân-lý Bát-nhã Kim-Cương : " Ứng vô sở

trụ nhi sanh kỳ tâm " ( )

khác nhau ở chỗ một đàng xuất-thế sống với

Page 159: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

155

thiên-nhiên ngoài xã-hội, nhân-quần, một đàng

nhập-thế với nhiệm-vụ lãnh-đạo dân-tộc, quốc-

gia. Chính trong hành-động nhân-sinh thực-tế

mà Trần-Thái-Tông đã tỉnh-ngộ chân-lý " Nên

nẩy sinh cái tâm không vướng mắc vào đâu "

tức là tiêu-trừ cái tâm cá-nhân đến điểm Không

ngõ hầu cảm-thông với nhân-dân, rồi từ nhân-

dân cảm-thông hòa-hợp với nhịp điệu vận-hành

của thiên-nhiên qua cảm-hứng văn-nghệ " Vô

sở vi nhi vi " ( ) ( Không vì cái gì

mà làm ) .

" Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý

Bạch vân xuất tụ bản vô tâm "

( Nước chảy xuống khe không dụng ý

Mây bay đỉnh núi vốn vô tâm ) .

Đấy là cái " Nhât-Tâm = Vô-Tâm " cũng

lại là cái Tâm-Thành của Trần-Thái-Tông,

giống với cái Ngã-Thành của Tâm-học Mạnh-

Tử :

Page 160: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

156

" Vạn vật giai bỉ ư ngã giả, phản

than nhi thành lạc mạc đại yên "

_ ( Mạnh-Tử )

( Tạo vật đều đủ cả nơi ta, trở vào

bản thân mà thành-thật thì không còn

nguồn vui thú nào lớn hơn vậy ) .

Nguồn lạc cảm vô-biên của cái Tâm

Thành mà Mạnh-Tử nói đây đã đem lại cho nhà

Vua cái mỹ-cảm kinh-nghiệm lấy thiên-nhiên

làm nguồn cảm-hứng văn-nghệ để khai-phóng

cho tâm-hồn, giải-thoát cho nhân-sinh mà từ

giã hẳn cuộc đời hệ-lụy của quốc-gia để xuất-

thế, ngõ hầu tiêu-trừ nốt cái ý-thức cá-nhân

đặng thưởng-thức ý-vị tự-do giải-thoát như

Ngài đã biểu-lộ ở bài thơ gửi cho Thiền-sư

Đức-Sơn tại Am Thanh-Phong :

" Phong đả tùng quan nguyệt chiếu

đình

Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh

Page 161: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

157

Cá trung tì vị vô nhân thức

Phó dữ sơn tăng thưởng đáo minh "

( Sân chùa trăng tỏ gió thông reo

Cảnh tình thanh khí đã từ lâu

Thú vị thiên tâm ai biết đấy

Dành riêng sư núi sáng canh thâu ) .

Đấy là thanh khí giữa hai tâm-hồn, hai

thái-độ sống, của nhà Vua nhập-thế với nhà Sư

xuất-thế, có vẻ trái-nghịch mâu-thuẫn với nhau

ở quan-điểm trí-thức danh-lý, nhưng ở quan-

điểm thực-nghiệm tâm-linh thì chỉ là hai hướng

biện-chứng thực-hiện của Một Tâm Bát-Nhã,

của một cái Tâm Vô-Tâm, giải-thoát. Bởi vì ở

tâm-lý thực-nghiệm, thái-độ nhập-thế là nói về

hạng người đem hết sức chú-ý hướng ra cuộc

đời sống thế-gian, tức là tâm-lý ngoại-hướng

( extraverti ). Còn thái-độ xuất-thế là đem sức

chú-ý hướng vào trong bản-thân mình, tức là

nội-hướng ( introverti ).

Ngoại-hướng là tìm quên mình cho tha-

nhân, từ gần đến xa, gia-tộc, quốc-tộc, thiên-

hạ, tình-yêu hoạt-động đi tìm đối-tượng cho nó,

Page 162: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

158

cho đến khi tìm thấy đối-tượng bất-biến, vĩnh-

cửu ở cái đức sinh-thành vô-hạn của trời đất.

Cái ấy là cái Tâm " Bình đẳng nhất chân chi

tâm " ( ) cái đối-tượng " Pháp

thân vô tướng chi thể " ( )

_" Bình đẳng lễ nghi văn " _ Cái ấy cũng

chính là cái " Đức Duy-nhất " của Nho-gia, cái

" Đức Hiếu-sinh " chung của ba truyền-thống

giáo-lý Á-Đông :

" Nho điển thi nhân bố tức, đại kinh

ái vật hiếu sinh, Phật duy giới sát thị trì "

_ ( Giới Sát Sinh Văn )

( Sánh Nho thi-hành đức nhân-ái

phổ-cập, sách Đạo dạy yêu vật hiếu sống,

Phật gia chỉ giữ điều cấm giết từ-bi ) .

Ngoại-hướng cần phải có đối-tượng cho

tình-yêu để quên mình cho đối-tượng. Yêu từ

gần đến xa, từ hẹp đến rộng cho đến khi nào

chỉ còn tình yêu, vì tình-yêu hoàn-toàn vô-tư

cũng như đối-tượng nên vô-hạn, đồng-hóa với

Page 163: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

159

hòa-điệu đại-đồng của năng-lực sinh-thành

sáng-hóa của vũ-trụ. Đấy là :

" Tâm kỳ phong cảnh cộng thế

thanh ! "

Cái hòa-điệu giữa tình với cảnh ấy, giữa

năng và sở như thế thì không còn người biết

với vật để biết nữa, mà chỉ còn lạc-cảm vô-

cùng .

" Cá trung ti vị vô nhân thức "

Bởi vì cả chủ lẫn khách đã hợp làm một

trong cái tâm-trạng " Trang-Chu mộng làm

Hồ-điệp " của nghệ-sĩ mà thi-hào Tagore ngày

nay đã gọi là cái " Duy nhất sáng tạo "

( L'Unité créatrice ) theo quá-trình biện-chứng

của tình-yêu :

" Toujours un et toujours deux, c'est

le chant de l'amour ! "

( Luôn luôn một và luôn luôn hai, ấy

là điệu hát của tình-yêu )

Page 164: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

160

Ở đây nhà Vua cũng đi đến cái ý-thức

mộng ấy, hợp-nhất chủ-thể với đối-tượng,

nhưng đối-tượng của Thái-Tông là Đức Phật

từ-bi, chính lại là cái Tâm Thành của mình tự

đối-tượng-hóa ra, cho nên mới :

" Lễ pháp thân vô tướng chi thể !

( Lễ Đức Phật là đạo-lý cụ-thể

không có thực-thể ! )

Còn thái-độ nội-hướng của Thiền-sư

Đức-Sơn ở trong núi, lại hướng vào trong, vào

trong mãi, vượt cả tri-giác của " lục thức ", của

" ngũ uẩn " để nhập vào cảnh-giới thường-

định, thường sáng :

" Phó dữ sơn tăng thưởng đáo minh "

Nhà nội-hướng từ ngoại-cảnh quay sức

chú-ý trở vào với ý-vị bên trong tâm-hồn riêng

mình mình biết, riêng ta ta hay, như thi-hào

Page 165: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

161

Nguyễn-Du, ngắm cảnh Tam-Thanh Động đã

đi đến tâm Thiền-định :

" Mãn cảnh giai không hà hữu tướng

Thử tâm thường định bất ly thiền " .

Trước khi đi đến cái " Tâm Không " ấy

của nhà tu Thiền với thiên-nhiên, Trần-Thái-

Tông đã hành-động phụng-sự với Tâm Thành

mà cúng dâng kết-quả của hành-động lên đấng

Từ Tôn qua chúng-sinh và chúng Thánh :

" Ngã đảng hồi tâm qui thánh chúng

Ân cần đầu địa lễ Từ Tôn

Nguyện tương công đức cập chúng

sinh

Bằng thử thắng nhân thành Chính

giác " .

Page 166: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

162

( Chúng con hồi tâm về với Thánh

Dập đầu kính cẩn lễ Từ Bi

Nguyện đem công đức cho quần

sinh

Nhờ nhân tốt ấy nên Chính-giác ) .

_ ( Khóa-Hư-Lục, q. II )

Vậy Đức Từ Tôn ấy cũng là Chính-Giác,

không ở đâu xa mà ở tại nơi Tâm mình .

" Nhiệt hướng tâm lô trường cúng

dưỡng "

( Nhiệt-thành hướng vào lò tâm để

mãi mãi cúng dường )

Cứ như thế mà sức hành-động vô-tư sẽ

biến-hóa ý-thức cá-nhân thành cái ý-thức Vô-

Tâm, Vô-Niệm vậy. Bởi vì đối-tượng của sám-

hối là Đức Từ-Bi tức là đối-tượng của tình-yêu.

Hiệu-lực của tình-yêu là khi nào chủ-thể tự

đồng-nhất-hóa hoàn-toàn với khách-thể, năng-

ái với sở-ái hợp vào làm một theo biện-chứng-

pháp của tình-yêu là tuy hai mà một :

Page 167: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

163

" Mình với ta tuy hai mà một

Ta với mình dẫu một mà hai "

_ ( Tản-Đà )

hay là như R. Tagore viết :

" Toujours un et toujours deux, c'est

le chant de l'amour "

( Luôn luôn một và luôn luôn hai,

đấy là điệu hát của tình-yêu )

Huống chi đối-tượng của Sùng-bái, của

tôn-giáo tình-yêu ở đây lại là cái Tâm mình tự

đối-tượng-hóa ra, vì ( )

" Phật tức tâm, tâm tức Phật " , cho nên khi

mình tự quên mình vào Đức Từ-Bi thì chính

mình tự quên vào chính Bản-lai diện-mục của

mình vậy. Đấy là cứu-cánh của lễ sám-hối, lễ

" Pháp thân vô tướng chi thể " tức là khai-

phóng được cái Tâm cá-nhân mê-vọng đến

điểm Tâm Vô-Niệm, không chấp vào cái gì mà

sinh-thành, như Trần-Thái-Tông đã khéo mỹ-

dụ :

Page 168: TRUYỀN THỐNG THIỀNfreephung.free.fr/cactacphamchuain/TRUYENTHONGTHIENVONIEMVOTAM.pdf · quân khả tú cầu, tính hữu trí ngu đồng tư giác ngộ. Thị dĩ dụ quần

TRUYỀN-THỐNG-THIỀN

164

" Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý

Bản lai xuất tụ bản vô tâm "

( Nước chảy xuống núi không cố ý

Mây trắng khỏi hang vốn vô-tâm )

Đấy là hoạt-động vô-tư vô-cầu, dâng kết-

quả của hành-động lên Đức Từ Tôn vậy .

Cái Tâm Vô-Tâm đấy chính là cái Tâm ở

câu Kinh Kim-Cương :

" Ứng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm "

_ ( Kim-Cương )

( Nên có cái tâm mình không chấp

vào đâu cả ) .

Chính câu Kinh ấy đã làm cho Tổ HUỆ-

NĂNG cũng như TRẦN-THÁI-TÔNG bừng

giác-ngộ vậy .

%%%%%%%%%%%%%%%