53
KHÁI NIỆM THÀNH PHỐ THÔNG MINH Khái niệm thành phố thông minh rất đa dạng. Mặc dù được biết đến trên toàn thế giới, khái niệm này được sử dụng với nhiều cách hiểu, cách tiếp cận và bối cảnh thực thi khác nhau. Thành phố thông minh là sự lồng ghép giữa hạ tầng, dịch vụ, ứng dụng công nghệ, nguồn lực xã hội để phát triển hạ tầng, tăng cường thể chế và huy động sự tham gia của người dân. Do đó, thành phố thông minh là một thuật ngữ phức tạp và đa nghĩa. *Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị TS. Trần Hữu Hà* XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THÔNG MINH >> GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI Tóm tắt: Đô thị hóa đặt ra vấn đề cấp thiết phải có các giải pháp thông minh hơn để kiểm soát những thách thức từ phát triển nhằm hướng tới phát triển các đô thị tích hợp nhiều tiện ích. Vậy làm thế nào để có thể giải quyết khó khăn trước mắt và những thách thức đặt ra. Bài báo giới thiệu khái quát về đô thị thông minh và những lợi thế, thách thức khi xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển đô thị theo hướng thông minh và bền vững. Từ khóa: Xây dựng, đô thị thông minh, quản lý đô thị. Abstract: Urbanization poses an urgent need for smarter solutions to control the challenges of development in order to aim at developing cities integrating many convenient facilities. So how to solve the current difficulties and the challenges given? The article briefly introduces smart city and the advantages as well as challenges when building smart city in Vietnam. Then, it proposes some solutions to develop city smartly and sustainably. Key words: Building, smart city, urban management 6 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TS. Trần Hữu Hà* - amc.edu.vnamc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/Tap-chi-Xay-dung-Do-Thi-So-55-PHAN 1.pdf · thông minh theo xu hướng thế giới và Việt Nam. Trong năm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

KHÁI NIỆM THÀNH PHỐ THÔNG MINH Khái niệm thành phố thông minh rất đa

dạng. Mặc dù được biết đến trên toàn thế giới, khái niệm này được sử dụng với nhiều cách hiểu, cách tiếp cận và bối cảnh thực thi khác nhau. Thành phố thông minh là sự lồng ghép giữa hạ tầng, dịch vụ, ứng dụng công nghệ, nguồn lực xã hội để phát triển hạ tầng, tăng cường thể chế và huy động sự tham gia của người dân. Do đó, thành phố thông minh là một thuật ngữ phức tạp và đa nghĩa.

*Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

TS. Trần Hữu Hà*

XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THÔNG MINH>> GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI

Tóm tắt: Đô thị hóa đặt ra vấn đề cấp thiết phải có các giải pháp thông minh hơn để kiểm soát những thách thức từ phát triển nhằm hướng tới phát triển các đô thị tích hợp nhiều tiện ích. Vậy làm thế nào để có thể giải quyết khó khăn trước mắt và những thách thức đặt ra. Bài báo giới thiệu khái quát về đô thị thông minh và những lợi thế, thách thức khi xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển đô thị theo hướng thông minh và bền vững.

Từ khóa: Xây dựng, đô thị thông minh, quản lý đô thị.Abstract: Urbanization poses an urgent need for

smarter solutions to control the challenges of development in order to aim at developing cities integrating many convenient facilities. So how to solve the current difficulties and the challenges given? The article briefly introduces smart city and the advantages as well as challenges when building smart city in Vietnam. Then, it proposes some solutions to develop city smartly and sustainably.

Key words: Building, smart city, urban management

6 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

“Thành phố thông minh” hay “Đô thị thông minh” là sự kết hợp giữa quản lý khai thác, phát triển không gian đô thị và ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin. Đô thị thông minh sẽ giúp người dân vận hành tất cả công việc trên hệ thống công nghệ thông tin dưới sự điều hành của một trung tâm. Đô thị thông minh làm cuộc sống con người trở nên dễ dàng hơn, môi trường sinh hoạt an toàn và thoải mái hơn. Sự tương tác giữa người dân và đô thị dễ dàng, linh hoạt hơn.

Xây dựng một đô thị thông minh là hướng đến thực hiện đô thị hóa một cách toàn diện. Chất lượng của đô thị hóa không chỉ thể hiện qua các số liệu báo cáo GDP, mà hơn hết nó thể hiện sự phát triển hài hòa, tổng thể mọi mặt của đô thị. Vừa hướng đến mục tiêu tăng trưởng song cũng hướng đến sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị. Khái niệm về đô thị thông minh đang dần trở nên rõ nét và càng có ý nghĩa hơn khi đô thị hóa đang trở thành xu thế của toàn cầu. Sự phát triển của thành phố thông minh chính là hướng tới sự thay đổi về chất cho quá trình đô thị hóa, mà ở đó công nghệ, khoa học kỹ thuật được áp dụng một cách có hiệu quả nhằm đem đến một môi trường sống ổn định, lành mạnh hơn cho người dân. Đặc biệt là thay đổi phương thức quản lý của các nhà quản lý đô thị trong giai đoạn mới.

NHỮNG LỢI THẾ VÀ THÁCH THỨC KHI XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM

1. Lợi thếQuản lý đô thị là quản lý động

lực phát triển kinh tế Hiện nay, Việt Nam có hơn 800 đô

thị, trong đó đô thị có quy mô lớn là 2 đô thị đặc biệt: Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (quy mô trung bình 7-8 triệu người); khoảng gần 30 đô

thị tương đối lớn bao gồm: các đô thị loại I và loại II có quy mô từ 25 vạn đến 1,5 triệu người. Năm 2016, tổng thu ngân sách của các tỉnh trực thuộc Trung ương luôn dẫn đầu danh sách cả nước . Tổng thu ngân sách của 5 thành phố ước đạt 538, 331 nghìn tỷ đồng, bằng 48,56% thu ngân sách cả nước, trong đó TP. Hồ Chí Minh tổng thu ngân sách đạt 307,336 nghìn tỷ đồng, bằng 57,84% tổng thu ngân sách của Cụm 5 thành phố. Có thể xem đây là một lợi thế khi chúng ta quản lý đô thị theo hướng hiện đại, thông minh bởi quản lý đô thị là quản lý động lực phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, việc phát triển đô thị thông minh cần phải hướng giải quyết các vấn đề như: Số dân đô thị tăng nhanh dẫn đến áp lực của đô thị tăng (môi trường, giao thông, dịch vụ y tế, an toàn, nhà ở…); hạ tầng lạc hậu, quá tải; cạnh tranh kinh tế giữa các đô thị, giữa các vùng ngày càng gay gắt và đòi hỏi ngày càng cao của người dân về chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm ra mô hình quản lý và phát triển các đô thị không chỉ có ý nghĩa cấp bách trước mắt, mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho sự phát triển bền vững của đất nước, xây dựng đô thị thông minh là một lựa chọn tất yếu, phù hợp xu thế phát triển của thời đại.

Việt Nam đang phát triển theo hướng tiếp cận với nhiều mô hình tiên tiến cùng xu thế hội nhập quốc tế

Lợi thế thứ hai có thể kể đến là các đô thị Việt Nam đang phát triển theo hướng tiếp cận với nhiều mô hình tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế, tạo ra những tiền đề về ứng dụng và phát triển CNTT, truyền thông để phát triển đô thị thông minh và quản lý thông minh. Hiện nay Việt Nam có gần 50 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ trên 53% dân số, cao hơn mức trung bình thế giới là 46,64%. Việt Nam đứng vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia có số lượng người sử dụng Internet nhiều nhất tại châu Á. Việt Nam có gần 14.000 doanh nghiệp CNTT với 500.000 lao động và doanh thu lớn. Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý nhà nước và các lĩnh vực đời sống xã hội, rõ nhất là ở các lĩnh vực quản lý ngân sách và kho bạc, quản lý thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, quản lý giao thông, quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng, môi trường…

Việt Nam có gần 20 tỉnh, thành phố xây dựng các dự án thí điểm về phát triển công nghệ thông tin

Hiện nay, ở Việt Nam có gần 20 tỉnh, thành phố đã tổ chức hội thảo và ký thoả thuận hợp tác (MOU) với các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin (CNTT) để xây dựng các dự án thí điểm về phát triển đô thị thông minh. Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn nhất cả nước đã có Quyết định số 4693 ngày 8/9/2016 về thành lập Ban Điều hành thực hiện Đề án “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh”. Để xây dựng thành phố thông minh, UBND TP. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký thỏa thuận hợp tác Tư vấn khung về công nghệ thông tin

“Thành phố thông minh” hay “Đô thị thông minh” cần sự kết hợp các tiện ích đô thị với công nghệ thông tin

7Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

và truyền thông (ICT) trong xây dựng và triển khai Đề án “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2017 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Tại Đà Nẵng, ngày 25/3/2014 Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã ký Quyết định 1797 phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2020”. Chiến lược phát triển đô thị thông minh tại Đà Nẵng sẽ theo hướng xây dựng một chính quyền thông minh kết nối được với những công dân thông minh, doanh nghiệp thông minh. Tại Bình Dương cũng đang có những bước đi đầu tiên để chuẩn bị cho lộ trình xây dựng thành phố thông minh. Tháng 9/2016, với sự phối hợp của Tập đoàn Braintport (Hà Lan) và Tổng Công ty Becamex IDC đã xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương” dựa trên mô hình của thành phố Eindhoven và báo cáo với UBND tỉnh Bình Dương để tiến tới hoàn thiện và có các bước triển khai phát triển đô thị thông minh tiếp theo trên địa bàn tỉnh. Với vị thế đặc biệt và cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, Phú Quốc là địa điểm rất thích hợp để trở thành thành phố thông minh. Ngày 29/9/2016, UBND Tỉnh Kiên Giang và VNPT đã tổ chức Hội nghị xây dựng và triển khai đề án thành phố thông minh Phú Quốc. Trong lộ trình xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố thông minh, có 4 giai đoạn. Đó là: Bước đầu triển khai hạ tầng mạng, công nghệ thông tin và triển khai các dịch vụ cơ bản. Sau đó, Phú Quốc sẽ xây dựng Trung tâm vận hành tập trung, triển khai thêm các dịch vụ thông minh và cuối cùng là xây dựng thành phố thông minh theo xu hướng thế giới và Việt Nam. Trong năm 2016, VNPT đã triển khai các dịch vụ cơ bản nhất, phục vụ nhu cầu thiết yếu của Phú Quốc như xây dựng Chính quyền điện tử, hệ thống Smart Wifi và hệ thống giám sát môi trường. Tại Thanh Hóa, bên cạnh các hoạt động hội thảo chuyên ngành, ngày 21/9/2016, Dự thảo Kế hoạch xây dựng mô hình thành phố thông minh hướng đến xây dựng thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và các đô thị động lực trở thành thành phố thông minh đã được lập và báo cáo UBND tỉnh, trong đó thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đô thị, từng bước nâng cao chất lượng sống cho người dân, phát triển các thành phố

thuộc tỉnh Thanh Hóa theo định hướng thành phố thân thiện với môi trường, thành phố đáng sống, phát triển bền vững; góp phần làm tăng sức hấp dẫn của tỉnh để thu hút các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ở tầm quốc gia, tháng 12/2016, trên cơ sở xem xét nội dung kiến nghị của Bộ Thông tin & Truyền thông tại báo cáo kèm theo văn bản 3963/BTTTT-KHCN ngày 11/11/2016 về xây dựng đô thị thông minh bền vững trên thế giới và Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 đã được ban hành kèm theo Quyết định 1819 ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh và hướng dẫn các địa phương thực hiện, bảo đảm việc đầu tư thiết thực, hiệu quả, phù hợp với khả năng cân đối vốn và điều kiện của từng địa phương, tránh đầu tư theo phong trào, lãng phí, thất thoát.

2. Thách thứcĐánh giá chung, phát triển “đô thị thông minh” ở nước

ta đang ở trong các giai đoạn ban đầu, một số đô thị đã quan tâm bắt tay vào việc xây dựng và phê duyệt các đề án, quy hoạch phát triển đô thị thông minh, điển hình như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Kiên Giang, Thanh Hóa… Trong quá trình đó, các công ty viễn thông, công nghệ thông tin đóng vai trò khá tích cực và quan trọng trong việc giới thiệu các giải pháp xây dựng đô thị thông minh cho chính quyền. Tuy nhiên, lựa chọn một chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện từng địa phương để phát triển đô thị thông minh trên khắp cả nước có hiệu quả không chỉ đơn thuần là phát huy tốt yếu tố công nghệ mà quan trọng hơn hết chính là tiềm năng con người. Đặc biệt chúng ta cần thẳng thắn đánh giá và nhận thức rõ những thách thức để từ đó có những chiến lược ngắn hạn cũng như trong dài hạn một cách cụ thể và chi tiết hơn.

Xây dựng đô thị thông minh là hướng đến thực hiện đô thị hóa

một cách toàn diện vì mục tiêu chất lượng cuộc sống8 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Vấn đề đầu tiên cần kể đến là điều kiện phát triển cho các đô thị thông minh chưa đồng bộ, hạ tầng cũng chưa được phát triển toàn diện. Do vậy, việc áp dụng hệ thống công nghệ cao trong phát triển đô thị ẩn chứa nhiều thách thức. Đặc biệt là khi lồng ghép hệ thống công nghệ cao vào sử dụng sẽ có những khó khăn nhất định.

Vấn đề thứ hai là sự tiếp nhận của người dân, đặc biệt là người quản lý đô thị. Để sở hữu những căn hộ thông minh trong khu đô thị thông minh, người dân bắt buộc phải chi trả một chi phí nhất định trong quá trình sử dụng, và chắc chắn là không rẻ. Thế nên, điều quan trọng là cần phải nâng cao nhận thức cho người dân để nhận thấy sự khác biệt giữa khu đô thị truyền thống và đô thị thông minh.

Để giải quyết bài toán thiếu đồng bộ giữa đô thị cũ và đô thị mới trong tương lai thì việc tạo hành lang pháp lý phù hợp, những quy chuẩn thích hợp với điều kiện của Việt Nam cũng như những Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết của các Bộ, Ngành liên quan nhằm tạo điều kiện để đô thị thông minh được phát triển theo hướng Thông minh là việc làm cần thiết ngay lúc này. Điều này cũng giúp cho công tác quản lý đô thị một cách hiệu quả và đồng bộ hơn. Hiện tại, một số khu chung cư mới đã được các nhà đầu tư đã áp dụng các quy chuẩn quốc tế để tạo sự cạnh tranh. Tuy nhiên đây mới chỉ là một giải pháp trước mắt mà thôi.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH

Điểm khó khăn nhất khi xây dựng thành phố thông minh chính là làm thế nào để thông qua hệ thống chia sẻ thông tin loại trừ trường hợp thông tin không tích hợp hoặc thông tin bị cô lập. Sự phát triển của thành phố thông minh chính là hướng tới sự thay đổi về chất cho quá trình đô thị hóa mới, một mặt áp dụng khoa học

kỹ thuật hiện đại, tri thức để thay đổi cách quản lý, một mặt đem đến hiệu quả và môi trường sống ổn định, lành mạnh hơn cho cư dân sống sinh sống tại đô thị đó. Đô thị thông minh hoạt động do con người và vì con người. Con người là chủ thể, công nghệ chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc quản lý đô thị sao cho hiệu quả. Chính vì vậy, vấn đề công nghệ và con người là một trong những yếu tố cơ bản giúp giải quyết tốt mục tiêu phát triển đô thị theo hướng hiện đại hóa, thông minh hóa. Không có một mô hình chuẩn nước nào về đô thị thông minh cho Việt Nam.

Con người là chủ thể quản lý Giải pháp đầu tiên cần đề cập tới chính là con người,

dùng tri thức để thúc đẩy đô thị hóa. Xây dựng thành phố thông minh là áp dụng công nghệ khoa học (Công nghệ ICT) vào ứng dụng trong đô thị hiện đại. Nói như vậy không có nghĩa đưa công nghệ hiện đại áp dụng vào đô thị truyền thống để đạt được mục tiêu công nghệ hóa đô thị. Dù giải pháp nào thì con người vẫn là chủ thể của công nghệ. Như vậy, đồng nghĩa với việc sẽ không có tính mở và tiêu chuẩn hóa cho một dự án xây dựng thành phố thông minh khi không có con người để vận hành nó. Các hoạt động quản lý và sử dụng công nghệ thông minh cần đặt trên nền tảng hợp tác nhóm, bao gồm việc đào tạo cán bộ quản lý biết phối hợp thông qua công nghệ thông minh, bồi dưỡng cư dân biết hợp tác và sử dụng các ứng dụng thông minh. Việc hợp tác giữa các nhóm quản lý đô thị theo chuyên đề và nhóm người sử dụng là hoạt động trung tâm và quan trọng nhất trong việc đem lại hiệu suất ứng dụng công nghệ cao và hiệu quả. Mục tiêu lớn nhất mà chúng ta muốn hướng đến khi xây dựng thành phố thông minh là kinh tế thông minh, giao thông thông minh, quản lý đô thị thông minh hay cuộc sống thông minh, con người thông minh… Ở đó, tiện ích đô thị luôn là mục tiêu cơ bản nhất. Con người là chủ thể quyết định cho sự thành công khi áp dụng đô thị thông

Phát triển thành phố thông minh chính là hướng tới sự thay đổi về chất cho quá trình đô thị hóa

Khóa đào tạo Nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch các thành phố, thị xã khu vực phía Bắc

9Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

minh và cũng là người thụ hưởng trực tiếp những tiện ích của đô thị thông minh. Ngoài việc nâng cao tầm nhận thức của người dân về đô thị, những người làm công tác đô thị phải có tầm nhìn mang tính định hướng và chiến lược trong công tác quy hoạch, xây dựng thành phố thông minh. Điều cần nhấn mạnh ở đây là các vấn đề đô thị hóa thông minh cần phải được giải quyết bằng khoa học kỹ thuật nhất là trong quá trình đô thị hóa quá mức, giao thông quá mức trong khi tiềm lực kinh tế lại hạn hẹp.

Ứng dụng công nghệ khoa học và hợp lýThành phố thông minh không chỉ là bước đột phá

kiểu mới mà ở đây công nghệ được ứng dụng, vận hành một cách khoa học, hợp lý. Công việc cần làm trong thành phố thông minh không chỉ do một bộ phận chuyên trách hoặc ứng dụng công nghệ mà cần một hệ thống tổng thể với nguồn thông tin lớn nhằm hướng đến một mục tiêu chung. Đô thị thông minh là nơi mà chính quyền địa phương cũng như cư dân sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ trong cuộc sống đời thường và trong công tác quản lý địa phương. Các ứng dụng điển hình của thành phố thông minh như: Quản lý thông tin các dự án quy hoạch, công trình bất động sản; Lập, theo dõi, phối hợp triển khai kế hoạch cho cá nhân, phòng ban, dự án, doanh nghiệp hoặc các cấp quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị; Cảm biến theo dõi mức độ ô nhiễm không khí, đo tiếng ồn; công nghệ để xây dựng giao thông thông minh, cảm biến để quản lý bãi đỗ xe, công nghệ quản lý nguồn nước; công nghệ xử lý rác thải...

Công nghệ thông tin ngày nay phát triển rất nhanh và kinh phí cho những giải pháp công nghệ tiên phong ứng dụng trong quản lý đô thị thường rất tốn kém, trên thế giới hiện vẫn chưa có những đô thị thông minh toàn diện mà chỉ có những đô thị thông minh theo hướng tập trung vào một số lượng chọn lọc nhất định trong các lĩnh vực như: Chính quyền điện tử, quản lý đô thị, giao thông vận tải, hạ tầng, môi trường, tiết kiệm năng lượng, y tế và sức khỏe, an ninh trật tự, giáo dục, viễn thông,… Ở Việt Nam, tại các đô thị đặc biệt lớn, như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, việc ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao cho những yêu cầu bức thiết nhất như quản lý hạ tầng và giao thông, quản lý ngập lụt và môi trường, quản lý hành chính và chính quyền điện tử.

Trong quá trình xây dựng thành phố thông minh cần giải quyết bài toán bắt đầu từ đâu? Bắt đầu như thế nào? Thay vì câu hỏi bắt đầu từ đâu, chúng ta nên nhìn nhận dưới góc độ của một cư dân sinh sống tại đô thị thông minh để trả lời câu hỏi. Quá trình xây dựng cần phải suy

nghĩ đến quy hoạch tổng thể, bao gồm nguồn lực tài chính, kế hoạch đầu tư, quản lý các hạng mục trong quá trình xây dựng, thông tin dịch vụ, phân cấp của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, vai trò của các tổ chức đoàn thể và huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Khi bài toán bắt đầu từ đâu được giải quyết thì đồng nghĩa với việc bắt đầu như thế nào đã được trả lời.

Thay đổi tư duy và hệ thống quản lý phù hợp với việc

áp dụng công nghệ thông minh: Việc tích hợp công nghệ thông minh sẽ không hiệu quả nếu không thực hiện song hành với việc cải tổ hệ thống, đổi mới tư duy quản lý đô thị theo khoa học. Việc tạo lập nền tảng pháp lý cho chính sách và tổ chức quản lý đô thị thông minh cũng rất quan trọng. Cho đến hiện nay, Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 là văn bản pháp luật duy nhất nói về xây dựng thành phố thông minh trong nước. Chính phủ cần nhanh chóng lập một chiến lược quốc gia về phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam và các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn kèm theo, không chỉ về mặt công nghệ mà cả về mặt đổi mới tư duy quản lý và cải tổ cơ cấu tổ chức hành chính đô thị phù hợp với xu hướng đô thị thông minh kết nối mạng, để hướng dẫn cho các đô thị trong nước có thể lập kế hoạch phát triển đô thị thông minh, vừa phù hợp với nhu cầu của địa phương, vừa hướng đến việc kết nối liên thông với nhau trong tương lai theo một chiến lược quốc gia thống nhất.

HỌC VIỆN AMC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH

Các vấn đề phát sinh trong đô thị đang ngày càng trở nên nghiêm trọng khi lượng người đổ dồn về đô thị sinh sống ngày càng cao, điều này đòi hỏi người cán

Công việc cần làm trong thành phố thông minh không chỉ do một bộ phận chuyên trách hoặc ứng dụng công nghệ mà cần mộthệ thống tổng thể với nguồn thông tin lớn nhằm hướng đến

mục tiêu chung

10 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Hội thảo Thúc đẩy đổi mới đô thị với mô hình Thành phố thông minh tổ chức tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

bộ làm công tác quy hoạch đô thị phải nghĩ đến hướng giải quyết các vấn đề của đô thị bằng khoa học kỹ thuật thông minh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các đô thị cùng với nhiệm vụ được Chính phủ và Bộ Xây dựng giao là đơn vị chủ trì thực hiện Đề án 1961 về “Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp”, những năm qua, hơn 10.000 lượt cán bộ quản lý, chuyên môn đô thị đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị. Hiện nay, Học viện đã và đang tích cực triển khai nhiều thỏa thuận hợp tác đào tạo và phân phối giải pháp quản lý quy hoạch và phát triển đô thị trong việc thúc đẩy phát triển đô thị thông minh, điển hình là việc phối hợp với Công ty Cp công nghệ và phần mềm TPIZI cùng nghiên cứu tạo lập, ứng dụng, phân phối phần mềm trong quản lý đô thị tại Việt Nam.

TPIZI.COM là phần mềm điện toán đám mây phục vụ công tác số hóa, quản lý thông tin các dự án quy hoạch, quản lý thông tin các dự án bất động sản, và đã được đăng ký bản quyền với Cục Bản quyền tác giả. Các tính năng của phần mềm TPIZI.COM bao gồm:

- Quản lý thông tin các dự án quy hoạch, các công trình bất động sản (cả nhà phân lô và nhà cao tầng) trên nền bản đồ trực tuyến phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch và phát triển đô thị.

- Lập, theo dõi, phối hợp triển khai kế hoạch cho cá nhân, phòng ban, dự án, doanh nghiệp hoặc các cấp quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị.

- Quản lý công việc, quản lý các hồ sơ về tiến độ, tài chính, chất lượng... của các dự án đầu tư xây dựng ở mọi giai đoạn.

- Quản lý bán hàng, quản lý các đại lý bán hàng cho các dự án bất động sản bao gồm chung cư, khu đô thị, khu công nghiệp...

- Quản lý các Chủ đầu tư, dự án, người dân... thuộc

phạm vi số hóa.Hiện nay, Học viện đã trình Bộ Xây dựng phê duyệt

thành lập Trung tâm Đô thị Tiên tiến trực thuộc Học viện với mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, tư vấn ở trình độ quốc tế những vấn đề liên quan tới quản lý và phát triển đô thị bền vững của Việt Nam; kết nối các lãnh đạo, nhà quản lý, chuyên gia đô thị trong nước và quốc tế để chia sẻ tri thức trong lĩnh vực xây dựng, phát triển đô thị, huy động các nguồn lực tài chính, tri thức, cùng hợp tác với các thành phố xây dựng và phát triển. Trong đó đặc biệt xúc tiến xây dựng các mô hình thành phố thông minh.

Phát triển Đô thị thông minh ngày càng được quan tâm tại nhiều đô thị trên thế giới. Tại Việt Nam, sự quan tâm và xúc tiến nghiên cứu chương trình và lộ trình phát triển đô thị thông minh của chính quyền các đô thị tạo ra nhiều thuận lợi cho việc đổi mới hạ tầng và cơ cấu quản lý theo tư duy đô thị thông minh. Vấn đề quan trọng ưu tiên hàng đầu hiện nay là cần lập một chiến lược quốc gia về xây dựng và phát triển đô thị thông minh giúp các đô thị nước ta có thể phát triển bền vững, hài hòa, nhằm hướng đến mục tiêu chung vì chất lượng cuộc sống của con người.

Tài liệu tham khảo- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020

- Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020

- Công văn 10384/VPCP-KGVX Xây dựng đô thị thông minh bền vững trên thế giới và Việt Nam

- http://www.vietnamplus.vn/tang-ty-le-nguoi-dung-internet-viet-nam-len-muc-8090-dan-so/432087.vnp

11Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

BAC LIEUTHE GREEN LIFEOF A YOUNG CITY

Lưu Hoàng Ly*

*Chủ tịch UBND TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Được công nhận là đô thị loại II năm 2014, đến nay TP. Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) được du khách đánh giá là một thành phố có nhiều đổi thay tích cực. Bạc Liêu đã tạo dựng hình ảnh về một thành phố năng động, hiếu khách, văn minh, lịch thiệp trong lòng mọi người. Về Bạc Liêu những ngày này mới cảm nhận hết được những đổi thay lớn trong diện mạo của một đô thị trẻ năng động: Đường phố khang trang, sạch đẹp; cây xanh tỏa bóng mát trên các cung đường; chất lượng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao. Nhiều dự án, sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia được tổ chức tại TP. Bạc Liêu càng khẳng định vị thế quan trọng của một thành phố trung tâm, niềm tự hào của người dân nơi đây.

Là thành phố trẻ, Bạc Liêu đang vươn mình trỗi dậy với

nhiều chương trình, dự án ấn tượng, hứa hẹn tạo ra một sức

vóc, diện mạo mới trong tương lai.

Recognized as a second-class city in

2014, evaluated by tourists as a city with a

lot of positive changes, Bac Lieu has grown

up and built for itself an image of a dynamic,

hospitable, civilized and polite city in visitors’

heart. Coming to Bac Lieu these days, visitors

can feel the great changes in the appearance

of a young and dynamic city: the streets

are wide and clean, where the trees are

green with cool shade; citizen’s life quality is

increasing ever. Many national- level projects,

cultural events have been held in Bac lieu

city, which affirms the important roles of a

central city, the pride of Bac lieu citizens.

As a young city, Bac Lieu is rising up with

many impressive programs and projects,

promising to create a new shape and

appearance in the near future.

BẠC LIÊU SỨC SỐNG XANH CỦATHÀNH PHỐ TRẺ

Quảng trường Hùng Vương - TP. Bạc Liêu

12 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Từ sự quyết tâm của người dân và chính quyền các cấp

Sau 05 năm thực hiện Nghị quyết số 01 của Tỉnh ủy

về xây dựng thành phố Bạc Liêu trở thành đô thị loại II,

thành phố xanh-sạch-đẹp, văn minh. Dưới sự lãnh đạo,

chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban

nhân dân tỉnh; sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các sở,

ban, ngành cấp tỉnh, sự vào cuộc mạnh mẽ của tập thể

lãnh đạo và người dân, thành phố Bạc Liêu tiếp tục được

đầu tư nâng cấp và chỉnh trang theo hướng xanh - sạch

- đẹp.

Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường; các

công trình có kiến trúc hiện đại và kiến trúc đặc trưng

của Bạc Liêu như: Quảng trường Hùng Vương, biểu tượng

văn hóa của tỉnh (Cây Đờn kìm cách điệu), Tượng đài chiến

thắng, Cổng chào thành phố Bạc Liêu, Khu lưu niệm

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và cố nhạc sĩ Cao

Văn Lầu, Nhà thi đấu đa năng, Trung tâm Hội chợ

triển lãm, các khu du lịch, cụm nhà Công tử

Bạc Liêu, quần thể nhà cổ, kè hai bên bờ

sông Bạc Liêu... được đầu tư, trùng tu và

đưa vào khai thác, sử dụng góp phần làm

thay đổi diện mạo đô thị của thành phố

và tạo ấn tượng tốt cho sự phát triển kiến

trúc đô thị.

Không gian đô thị được mở rộng, các khu đô thị

mới được hình thành; hệ thống cây xanh, chiếu sáng

được tăng cường; hệ thống thoát nước thải được đầu tư,

cải tạo; ý thức bảo vệ môi trường của người dân được

nâng lên; các tuyến đường kiểu mẫu được hình thành;

hẻm nội ô, vỉa hè tiếp tục được nâng cấp, chỉnh trang, làm

cho diện mạo đô thị ngày càng khang trang, xanh - sạch

- đẹp hơn; trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị được tăng

cường và dần đi vào nề nếp.

Sự phát triển đáng ghi nhậnLà trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã

hội, khoa học - kỹ thuật, dịch vụ, an ninh quốc phòng của

tỉnh Bạc Liêu, là đầu mối giao thương với các tỉnh, TP. Bạc

Liêu có đầy đủ ưu thế để phát triển kinh tế và văn hóa - xã

hội. Mặc dù năm 2016 còn gặp nhiều khó khăn trong bối

cảnh chung, nhưng với việc ban hành kịp thời các giải pháp

và làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nền kinh tế - xã hội của

thành phố tiếp tục tăng trưởng khá. Qua đó tạo nền tảng,

động lực cho năm 2017 tăng tốc, đưa thành phố phát triển

nhanh, xứng tầm là trung tâm kinh tế, du lịch của tỉnh.

Năm 2016, tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố là

7,18%, đạt 100,42% kế hoạch; tổng sản phẩm bình quân

đầu người hơn 59 triệu đồng/năm, đạt 100,34% kế hoạch.

Trong 23 chỉ tiêu của Nghị quyết số 01/NQ-TU về nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, các chỉ tiêu đều

đạt, một số chỉ tiêu vượt so với nghị quyết đề ra.

Ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển, một

số dự án động lực đang từng bước phát huy hiệu quả, giá

trị sản xuất công

nghiệp tăng 8,95%

so với cùng kỳ.

Hoạt động

thương

mại

tăng

t r ư ở n g

khá, tổng

mức bán lẻ

thương mại - dịch

vụ cả năm tăng 10,2%

so với cùng kỳ. Lĩnh vực du lịch tiếp

tục có bước phát triển khá mạnh, hạ

tầng du lịch được cải thiện, hoạt động dịch

vụ du lịch phong phú và có chất lượng hơn…

TP. Bạc Liêu đã và đang tập trung thực hiện rà soát

điều chỉnh, lập mới quy hoạch chi tiết, quy hoạch chung

thành phố đến năm 2030 tầm nhìn 2050, điều chỉnh cục

bộ một số quy hoạch chi tiết không còn phù hợp, hoàn

chỉnh quy hoạch chi tiết những khu dân cư đô thị sau khi

tỉnh điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố. Cập

Cây Đờn kìm cách điệu - biểu tượng của văn hóa

Bạc Liêu

13Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

14 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

nhật, điều chỉnh và phê duyệt lại các quy hoạch chi tiết

của toàn thành phố đảm bảo phù hợp với quy hoạch

tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 (đã được tỉnh phê duyệt). Xây dựng quy chế quản lý

kiến trúc đô thị, trước hết là quản lý kiến trúc nội ô thành

phố; giải quyết cơ bản những yếu kém trong quản lý nhà

nước về xây dựng cơ bản, nhà, đất, giao thông, vỉa hè, trật

tự mua bán…

Nét đặc trưng và cũng là niềm tự hào của nhân dân

thành phố là nơi bắt nguồn cảm hứng của nhạc phẩm

“Dạ cổ hoài lang”; với các giai thoại về Công tử Bạc Liêu;

về gốc xoài có niên đại 300 năm tuổi, đồng hồ đá, sân

chim, vườn nhãn, khu du lịch tâm linh Phật Bà Nam Hải,…

đã được du khách gần xa biết đến. Đây cũng là thế mạnh

để thành phố đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng

tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ - du lịch và công

nghiệp - xây dựng.

Đặt chân tới thành phố Bạc Liêu ngày hôm nay, người

dân và du khách có thể cảm nhận được rõ ràng sự phát

triển, nét nhộn nhịp đầy sức sống của một đô thị mới với

những điểm du lịch nằm cách trung tâm không xa như

chợ Bạc Liêu, Vườn chim, biển Nhà Mát, nhà hát và khu

tưởng niệm cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu, quảng trường trung

tâm… Du khách cũng không khỏi trầm trồ với những con

đường được điểm tô bởi cây xanh và cờ hoa rực rỡ.

Hướng đến một đô thị văn minh, hiện đại và bền vững

Để xây dựng thành phố Bạc Liêu tương xứng với vị

trí trung tâm kinh tế, hành chính-chính trị, văn hóa, giáo

dục-đào tạo của tỉnh và là đô thị kiểu mẫu trong khu vực

theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành

phố lần thứ XI. Thực hiện Kết luận số 15-KL/TU, ngày

04/01/2017 của Tỉnh ủy về xây dựng đô thị thành phố Bạc

Liêu theo hướng văn minh, từng bước hiện đại, Ban Chấp

hành Đảng bộ thành phố đề ra Nghị quyết về chỉnh trang,

nâng cấp đô thị theo hướng văn minh, từng bước hiện

đại.

Bạc Liêu hôm nay đặt ra mục tiêu tiếp tục nâng cao

các tiêu chí đạt thấp và sớm hoàn thành các tiêu chí chưa

đạt của đô thị loại II vào trước năm 2020, hướng đến đạt

cao các tiêu chí theo hướng văn minh, từng bước hiện

đại. Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện

quy hoạch; tập trung chỉnh trang đô thị và thực hiện tốt

trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị; tranh thủ các nguồn

lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát

huy hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa”, phường đạt chuẩn văn minh đô thị gắn với

chỉnh trang, nâng cấp đô thị. Nâng cao năng lực lãnh đạo,

quản lý của các cấp, các ngành; chỉnh trang, nâng cấp đô

thị đi đôi với đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã

hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân

dân; phát huy hiệu quả các công trình văn hóa gắn với

việc bảo tồn giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử và đưa thành

phố Bạc Liêu trở thành trung tâm phát triển du lịch của

tỉnh.

Tăng cường và đổi mới công tác quản lý nhà nước về

đô thị, thực hiện tốt nhất trách nhiệm công chức, công

vụ; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với

công tác này, tạo lập và duy trì cơ chế phối hợp giữa các

phòng, ban thành phố và Ủy ban nhân dân các phường,

xã, quyết tâm tạo sự gắn kết trách nhiệm của lực lượng

chức năng, chuyên ngành với cả hệ thống chính trị, phát

huy tối đa vai trò của lực lượng khóm, ấp, đoàn thể khu

dân cư, các mô hình tự quản trong công tác quản lý đô thị

nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác này.

Dù có đổi mới để phù hợp với sự phát triển của cuộc sống

hiện đại nhưng Bạc Liêu vẫn bảo tồn mà không làm mai

một những giá trị truyền thống.

Không còn ẩn mình trong những tháng ngày xưa cũ, Bạc

Liêu ngày nay đã trở mình vươn dậy với một sức sống hoàn

toàn mới Với những giải pháp đồng bộ, hy vọng TP. Bạc Liêu

sẽ ngày càng phát triển, hứa hẹn một sức vóc mới ở khu vực

đất chín rồng.

Thành phố đã giải quyết cơ bản những yếu kém trong quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản, nhà đất, giao thông, vỉa hè, trật tự xây dựng

THE VI ANNUAL CONFERENCE OF THE SOUTH WESTERN MEMBER URBAN ASSOCIATION – 2017

THE CONFERENCE’S THEME: “PRACTICING ORDER – DISCIPLINE – URBAN

CIVILIZATION”The South Western Member Urban Association is

made up of 28 towns, cities in 13 provinces in the South

West region, which is a nuclear factor of the Mekong river

Delta. These cities play a very important role in the stable

development of the whole area in all fields of urban.

During the last several years, the member towns

and cities have made rapid steps in socio-economic

development, which is one of the important requirements

to the general development of localities. The work of

urban management, building and development has

made clear progresses, meeting the demanding need of

development. The annual conference is the place where

cities in the association meet, exchange information,

share their experience, cooperate, assist each other in

solving difficult obstacles and propose initiatives, effective

solutions in the work of urban management, building and

development.

The VI annual conference of the South Western

Member Urban Association – 2017, held by Bac Lieu city

People’s Committee in Bac lieu city on 28-29 September

2017, will create opportunities for member cities,

scientists, top experts, and international organizations to

meet, discuss, unify the overall orientations of the action

plan among the member cities in the Association, as well

as create the cohesion among cities so as to enhance the

socio-economic development.

Besides, the conference also gives proposals to build up

policies for inter-regional urban development, ensuring

the cities in the association to have harmonious, civilized,

modern and stable development along with the general

orientations. The activities of cooperation, exchange with

other cities in the country and abroad are enhanced so

that experiences can be learnt and exchanged in building,

managing and developing cities. In addition to its main

agenda, the conference organizes seminars on current

issues. The annual conference of the South Western

Member Urban Association year 2017 will be an important

step to create foundation and orientation in organizing

and cooperating activities of the South Western urban

Association in the following years.

15Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CỤM ĐÔ THỊ HỘI VIÊN MIỀN TÂY NAM BỘ LẦN THỨ VI - NĂM 2017

CHỦ ĐỀ HỘI NGHỊ: “THỰC HIỆN TRẬT TỰ - KỶ CƯƠNG – VĂN MINH

ĐÔ THỊ”Cụm đô thị hội viên miền Tây Nam Bộ bao gồm 28

thị xã, thành phố thuộc 13 tỉnh thành miền Tây Nam

Bộ, là các hạt nhân của vùng đồng bằng sông Cửu

Long. Các đô thị đóng vai trò rất quan trọng trong sự

phát triển đô thị ổn định của toàn vùng trên các lĩnh

vực của đô thị.

Những năm qua các thị xã, thành phố hội viên đã

có bước phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, đó là

một trong những yêu cầu quan trọng đối với sự phát

triển chung của các địa phương. Trong đó công tác

quản lý, xây dựng phát triển đô thị đã có những bước

tiến rõ rệt, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát

triển ngày càng cao. Hội nghị thường niên là nơi để

các đô thị trong cụm gặp gỡ, trao đổi thông tin, chia

sẻ kinh nghiệm, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong giải

quyết những khó khăn, vướng mắc và đưa ra sáng

kiến, đề xuất các giải pháp hữu hiệu trong công tác

quản lý, xây dựng và phát triển đô thị.

Hội nghị thường niên Cụm đô thị hội viên miền

Tây Nam Bộ lần thứ VI năm 2017, do Ủy ban nhân dân

thành phố Bạc Liêu tổ chức tại thành phố Bạc Liêu

ngày 28-29/9/2017 sẽ tạo điều kiện cho các đô thị

hội viên và các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành,

tổ chức quốc tế gặp gỡ, thảo luận, thống nhất định

hướng chung về kế hoạch hành động của Cụm đô

thị hội viên, cũng như tạo sự gắn kết giữa các đô thị,

cùng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hội nghị phối hợp tham gia đề xuất việc xây dựng

các chính sách phát triển đô thị liên vùng, đảm bảo

các đô thị trong cụm phát triển hài hòa, văn minh,

hiện đại và bền vững theo định hướng chung. Đẩy

mạnh hợp tác, giao lưu với các đô thị trong và ngoài

nước nhằm trao đổi học tập kinh nghiệm trong xây

dựng, quản lý và phát triển đô thị. Ngoài nội dung

chính, Hội nghị còn tổ chức buổi Hội thảo với các

chủ đề mang tính thời sự. Hội nghị thường niên Cụm

đô thị miền Tây Nam bộ năm 2017 sẽ là bước quan

trọng tạo nền tảng và định hướng trong tổ chức và

phối hợp hoạt động của Cụm đô thị miền Tây Nam

Bộ trong những năm tiếp theo.

MÔ HÌNHCẠNH TRANH ĐÔ THỊ

VÀ CÁC YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG

TS. Phạm Văn Bộ*

*Phó Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

Trong xu hướng toàn cầu hóa, các đô thị

muốn tồn tại và phát triển không những phải

cạnh tranh với các đô thị trong nước, trong khu

vực mà cả với các đô thị trên thế giới. Việc nghiên

cứu về năng lực cạnh tranh đô thị đã được các

học giả và các nhóm học giả tiến hành trong

những thập niên vừa qua. Nhiều nhà nghiên

cứu sử dụng các phương pháp cũng như tạo

ra những công cụ để phân tích đánh giá năng

lực cạnh tranh của các địa phương trong đó có

các đô thị. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu

chủ yếu tập trung vào yếu tố kinh tế nhằm xác

định vị trí cạnh tranh; các lĩnh vực khác như xã

hội, lịch sử, văn hoá, pháp luật, chính trị, môi

trường ... chưa nhận được sự quan tâm hoặc đã

có nhưng ở mức độ khá khiêm tốn. Nghiên cứu

năng lực cạnh tranh đô thị dưới góc độ những

khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực

cạnh tranh trên cơ sở hệ thống hóa thành mô

hình với các yếu tố bên ngoài và bên trong đô

thị sẽ được đề cập trong nghiên cứu này.

16 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố chính ảnh hưởng trong mô hình cạnh tranh đô thị.

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết cơ bản và những nội dung liên quan đến hoạt động của đô thị, đưa ra các yếu tố và các nhân tố then chốt của môi trường vĩ mô và môi trường vi mô ảnh hưởng đến cạnh tranh của một thành phố đương đại trong một mô hình cạnh tranh để thấy rõ được bức tranh tổng thể.

Phương pháp nghiên cứu: Phân tích những lý thuyết liên quan để phân tích vấn đề như lý thuyết đô thị, chính sách công, quản lý, kinh tế học, xã hội học và địa lý. Nền tảng của nhận thức luận và phương pháp luận của nghiên cứu dựa trên cơ sở những lý thuyết như lý thuyết về cạnh tranh, lý thuyết hệ thống, lý thuyết về tổ chức, lý thuyết về phát triển đô thị, lý thuyết về cải tiến quản lý. Để xác minh cơ sở lý thuyết nhằm đưa ra các yếu tố cạnh tranh

chính của đô thị, nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành. Các chuyên gia đại diện cho các tổ chức của chính quyền địa phương và quốc gia, các đơn vị kinh doanh và các tổ chức phi chính phủ được phỏng vấn.

Các vấn đề về cạnh tranh đô thị dưới giác độ lý thuyết đã được phân tích bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phân tích theo hệ thống, phân tích so sánh và logic các tài liệu khoa học, phân tích trường hợp cụ thể, phân loại, dự đoán, mô hình lý thuyết, giải thích, tổng quát lý thuyết.

KHÁI NIỆM CẠNH TRANH ĐÔ THỊĐô thị là trung tâm và động lực cho sự phát triển kinh

tế - xã hội của quốc gia và quốc tế. Các đô thị góp phần lớn để các quốc gia đạt được các mục tiêu của đất nước đã đặt ra và các đô thị cũng đại diện cho các tâm điểm của sự tồn tại và lối sống của con người. Sự thịnh vượng của dân cư hầu hết các đô thị trên thế giới phụ thuộc rất lớn vào cơ chế của chính quyền địa phương. Những khía cạnh quan trọng của một đô thị được trình bày bằng khái niệm sau đây: Các đô thị là các đơn vị hành chính cấp dưới của quốc gia, có sự phân bổ dân cư với ranh giới đường biên xác định rõ ràng theo luật định, có quyền tự chủ về quản trị, một bộ phận lớn dân cư đô thị làm việc ở những ngành phi nông nghiệp.

Có thể tóm tắt những quan điểm của những nhà khoa học đưa ra những nhận định khác nhu về đô thị như sau: Đô thị là một tiến trình; Đô thị là một hệ thống; Đô thị là nơi chốn; Đô thị là kết quả; Đô thị là tổ chức; Đô thị là những chức năng.

Dựa trên cơ sở hai quan điểm đầu tiên, chúng ta có sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1: Đô thị là một hệ thống

Để đưa ra khái niệm về cạnh tranh, người ta đã đưa ra bốn nhóm quan điểm chính sau:

1) Quan điểm về năng lực cạnh tranh và/ hoặc lợi thế cạnh tranh (Durand and Giorno, 1987; Fagerberg, 1988),

2) Các nghiên cứu thực nghiệm (Fakiolas, 1985, Clegg, 1987, Fagerberg, 1988, Porter, 1990, Cartwright, 1993, Rugman và D.Cruz, 1993),

17Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

3) Quan điểm chiến lược và quản lý (Day and Wensley, 1988, Yip, 1989, Porter, 1985, 1990, 1999, D.Cruz và Rugman, 1993, Peters, 1988, Porter and Millar, 1985, Kogut, 1985),

4) Quan điểm lịch sử và văn hoá-xã hội (Hofstede, 1980, 1983, Kenedy, 1987, Hofstede và Bond, 1988, Aakers, 1989, Franke và cộng sự, 1991).

Các tài liệu khoa học về chủ đề này cho thấy năng lực cạnh tranh là muôn hình vạn trạng, phụ thuộc vào chủ đề phân tích nghiên cứu, và có thể xác định được ở các mức độ khác nhau – mức độ lớn, vĩ mô, trung bình và vi mô (Bảng 1).

Bảng 1: Một số khía cạnh phân tích mức độ cạnh tranh

Trong những năm gần đây, trọng tâm nghiên cứu của các học giả thế giới về vấn đề năng lực cạnh tranh của các chủ thể ở mức độ cực đại và vĩ mô đang tăng một

cách đáng kể. Năng lực cạnh tranh đô thị, với tư cách là một đơn vị quản trị địa phương, nhận được nhiều sự quan tâm về học thuật. Mặc dù vậy, số lượng các nghiên cứu năng lực cạnh tranh đô thị tiếp tục còn rất hạn chế và các phương pháp phân tích vấn đề này mới đưa ra ở mức độ sơ khai mà thôi.

Những mô hình về năng lực cạnh tranh được đưa ra phân tích ở 4 cấp độ: Cực đại, vĩ mô, trung mô và vi mô. Phần lớn những mô hình về năng lực cạnh tranh được biết ở mức độ vĩ mô như của Porter (1990) “Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh”, “Mô hình 9 yếu tố về cạnh tranh quốc tế” của Cho (1994), “Mô hình đôi kim cương” của Rugman và D’Cruz (1993), các mô hình thể hiện trong những báo cáo về sự cạnh tranh các nền kinh tế của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2006), Viện nghiên cứu Thế giới về Phát triển Quản lý (2006), WB (2006). Mô hình phân tích về cạnh tranh ở cấp chính quyền địa phương như Chỉ số kinh tế mới của đô thị (2006), mô hình về chỉ số cạnh tranh Châu Âu (2006), và Chỉ số sáng tạo của Florida (2002)… Điểm lại về mô hình cạnh tranh được sử dụng cho phân tích về những vấn đề ở cấp địa phương đều chỉ ra rằng phần lớn các mô hình nhấn mạnh vào yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến cạnh tranh đô thị không đề cập hoặc để ý nhiều đến các yếu tố khác, đặc biệt là những yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp đến đô thị. Như kết quả nghiên cứu lý thuyết khác nhau cho thấy, vấn đề cạnh tranh có thể được giải quyết hiệu quả hơn nếu quan tâm nhiều hơn đến vấn đề vốn xã hội (Putnam, 1993), Thiết chế thể chế (Amin và Thrift, 1995), Môi trường sáng tạo (Camagni, 1991) và các lĩnh vực khác theo chức năng của đô thị.

Đánh giá tổng quan chi tiết về các thị trường chung và các loại cạnh tranh đô thị, cũng như việc phân tích các khía cạnh khác nhau của thuật ngữ “năng lực cạnh tranh đô thị” do các tác giả đưa ra cho thấy các thành phố cạnh tranh trên các quy mô khác nhau và theo loại sản phẩm. Theo Turok và các cộng sự (2004), các thành phố cạnh tranh dưới các khía cạnh như sau: Dành vị trí trung tâm dịch vụ vùng, dành các sản phẩm thương mại mang tính quốc gia và quốc tế, đầu tư vào thị trường theo chiều sâu,

Mức độ phân tích

Cực lớn

Vĩ mô

Tầm trung

Vi mô

Những khía cạnh nổi bật về cạnh tranhThu nhập và việc làm ổn định ở mức độ caoThu nhập, thịnh vượng ở mức độ cao, mức độ việc làm cao, các doanh nghiệp duy trì được sự thành công

Giá cả, năng suất cạnh tranh, chia sẻ thị trường bên ngoàiNăng suất, tính ưu việt của giá cả sản phẩm, chia sẻ thị phần, chia sẻ lợi nhuận

Người nghiên cứu/ Viện nghiên cứuHội đồng Châu Âu, 1999

Porter, 1990; Dollar and Wolff, 1993; Bramezza, 1996; van der Berg, Braun, 1999; Harvey, 1989; Webster and Muller, 2000; Kaldor, 1970; Rowthom, 1999; Diễn đàn kinh tế Thế Giới 2005; và những nghiên cứu khácBryan,1994; Markusen, 1992; Blunck, 2006

Casson 1991; Rugman, Hodgetts 2000; Faulkner, Bowman 1995; Porter 1998; Hamel, Prahalad 1990; Stalk, Evans, Schulman 1992; Hill, Jones 1992; Blunck, 2006; Chikan, 2001; Tyson,1993, những nghiên cứu khác.

Melbourne là thành phố đáng sống nhất thế giới18 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

yếu tố về môi trường bên trong và bên ngoài”.

MÔ HÌNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐÔ THỊ VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU TRÚC

Mô hình năng lực cạnh tranh đô thị xác định tiến trình phổ biến về việc hình thành cạnh tranh đô thị và những yếu tố cấu trúc trong mô hình ảnh hưởng việc hình thành kết quả hoạt động đô thị. Begg (1999) chỉ ra rằng, “… hiểu các yếu tố cải thiện năng lực cạnh tranh đô thị trên thị trường quốc gia và quốc tế giúp việc xác định vị trí hiện tại của các đô thị chính xác hơn và phán đoán được triển vọng đô thị để có thể đưa ra chính sách phát triển đô thị đúng mục tiêu hơn”

Quy trình chung về hình thành năng cạnh tranh đô thị được thể hiện Hình 2:

Như vậy, hình trên đã đưa ra hai cấp độ môi trường đô thị - môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Đối với môi trường bên ngoài, lại được chia ra thành môi trường quốc tế và môi trường quốc gia được gọi chung làm một là môi trường bên ngoài đô thị.

Đề xuất này dựa trên quan điểm của Pumain (2003), Masure (2003), MsAvoy (2002), Cheshire và Hay (1989), Budd (1998), Ủy ban Châu Âu (2000) và của các tác giả khác, đã đưa ra rằng những năm gần đây do quá trình tái cấu trúc, các đô thị của các quốc gia dân chủ có sự lớn mạnh và ảnh hưởng trực tiếp của lực lượng toàn cầu, do vậy đòi hỏi phải thay đổi phù hợp với cấu trúc và nội dung các yếu tố bên ngoài của các đô thị.

có đội ngũ dân số di cư lành nghề và tổ chức các hội nghị, lễ hội văn hoá, thi đấu thể thao và các sự kiện nổi bật khác trong phạm vi thị trường của mình. Một loạt các định nghĩa về năng lực cạnh tranh của các đô thị và các khía cạnh chính được nhấn mạnh trong mỗi định nghĩa được trình bày trong Bảng 2.

Bảng 2. Định nghĩa về năng lực cạnh tranh đô thị

Những quan điểm khác nhau về khái niệm năng lực cạnh tranh đô thị cần được tôn trọng để mở ra những hướng tốt hơn (Sheppard, 2000; Krugman, 1994; Budd, 1998). Có thể nói rằng năng lực cạnh tranh được diễn tả giữa hai hoặc nhiều đối tượng phân tích và có thể được áp dụng cho các chủ thể về mức độ phân tích cũng như ở mỗi cấp đô thị.

Định nghĩa cụ thể về khái niệm cạnh tranh đô thị được đưa ra như sau: “Đó là khả năng của người dân đô thị duy trì vị trí cạnh tranh trong một khu vực cụ thể (thị trường) về cạnh tranh giữa các đô thị khác nhau có cùng loại hình tương tự và theo đuổi các mục tiêu tương tự bằng cách tiết kiệm tài nguyên và nâng cao phúc lợi của các thành viên bằng việc quản lý các

Tác giả

OECD

Storper (1997)

Webster ir Muller (2000)

Gordon và Cheshire (2001)

Kostiainen (2002)

Những khía cạnh nhấn mạnhNăng lực cạnh tranh về sản phẩm của đô thị; dân số địa phương có thu nhập cao hoặc tăng lên.Hấp dẫn/ duy trì các doanh nghiệp thành công; mức sống cao

Tăng cường năng lực cạnh tranh bằng những sản phẩm của địa phương

Gia tăng về tài nguyên, vốn, quản lý thị trường, sự thịnh vượng của cộng đồng địa phương. Khả năng thu hút dòng chảy, môi trường sáng tạo, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, mức sống cao.

Khái niệm về năng lực cạnh tranh đô thị

Trong điều kiện thị trường tự do và công bằng, thì mức độ mà các đô thị có thể sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được sự kiểm nghiệm của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế của người dân trong dài hạn.Năng lực cạnh tranh phản ánh năng lực của nền kinh tế thu hút và duy trì các doanh nghiệp với sự ổn định hoặc ra tăng cổ phiếu trong hoạt động, trong khi đó vẫn duy trì sự ổn định hoặc nâng cao được mức sống đối với những người tham ra vào quá trình đóNăng lực cạnh tranh đô thị liên quan tới khả năng của vùng đô thị sản xuất và tiếp thị tập hợp sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) đó là những hàng hóa có chất lượng tốt với giá trị cao (chứ không cần thiết phải là giá cả thấp) liên quan tới so sánh với các sản phẩm ở những vùng đô thị khác. Có thể được hình thành như là các nỗ lực của các cơ quan đại diện cho các khu vực cụ thể để tăng cường lợi thế địa phương của họ bằng cách vận động một số sản phẩm đặc trưng để góp phần làm nên giá trị của khu vực đó như việc xác định cho các hoạt động khác nhau.Khả năng thu hút thông tin, công nghệ, vốn, văn hóa, con người và các tổ chức, đây là vấn đề rất quan trọng đối với vùng, và đi cùng với nó là khả năng duy trì và phát triển chất lượng cuộc sống và mức sống của con người nơi đây, cũng như khả năng tạo ra môi trường vận hành đổi mới để các công ty có khả năng phát triển cạnh tranh.

QUY TRÌNH

19Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Webster và Muller (2000) chỉ ra rằng phần lớn các nước, các yếu tố quốc gia mất đi tầm quan trọng trước kia của họ do ảnh hưởng của lực lượng toàn cầu: Tự do thương mại, phân quyền và những yếu tố khác, đặt trách nhiệm vào nhiều yếu tố quan trọng về khả năng cạnh tranh ở cấp địa phương. Xác định các yếu tố đại diện cho môi trường bên trong và bên ngoài của đô thị có ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực cạnh tranh đô thị, trước hết cần bắt đầu bằng việc nhận dạng từ các yếu tố bên ngoài và cần xem xét tới yếu tố bên ngoài tác động tới các đô thị và những kết quả của đô thị. Các chính sách quốc gia và siêu quốc gia như cấu trúc nền kinh tế quốc dân, mức độ đổi mới, chính sách thuế quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, thuế quan, sáng kiến kinh tế vĩ mô và công nghiệp, các điều kiện chính sách công khác, mức độ tiếp cận, kỹ năng của lực lượng lao động... ảnh hưởng trực tiếp kết quả của mỗi đô thị (Ủy ban Châu Âu, 2000, Webster và Muller, 2000).

Việc xác định các yếu tố quan trọng nhất của môi trường bên ngoài đô thị dựa trên phân tích PEST (Politics, Economics, Social, Technology) được bổ sung bởi một khía cạnh khác, đang đóng một vai trò rất quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh đô thị - dưới khía cạnh môi trường sinh thái. Việc mô tả chi tiết của năm yếu tố bên ngoài (kinh tế, văn hóa - xã hội, công nghệ, luật pháp - chính trị, môi trường - sinh thái) và các yếu tố cấu thành các yếu tố đó là cần thiết.

Các yếu tố bên trong của môi trường đô thị có tầm quan trọng lớn nhất đối với kết quả hoạt động của đô thị. Do vậy, năng lực cạnh tranh của đô thị đã được xác định trên cơ sở phân tích chi tiết lý thuyết và quan điểm của các nhà khoa học quốc tế về việc giải quyết các vấn đề về năng lực cạnh tranh của đô thị. Tập hợp các yếu tố bên trong cũng như việc phân loại các yếu tố này thay đổi đáng kể ở các tài liệu học thuật. Phân tích những tài liệu trên hướng tới 5 nhóm sau: Các yếu tố đầu vào-kết quả (Fried and Lovell, 1996), Quan điểm về các yếu tố kiểm soát được không kiểm soát được (Fried và Lovell, 1996), Quan điểm về các yếu tố chiến lược và kinh tế (Kresl, 1995; van Dijk, 1998; Jensen-Butler, 1997; van den Berg, 1993; Lever, 1997), Quan điểm các yếu tố cấu trúc động lực (Sutarauta, 2001; Linnamaa, 1999) và Quan điểm các yếu tố bên trong (Duffy, 1995; Oatley, 1998 , Jensen-Butler, 1997, Savitch và Kantor, 2002, và các tác giả khác).

Trên cơ sở phân tích cụ thể các quan điểm khác nhau của các tác giả về những yếu tố bên trong (cũng như cấu trúc và ý nghĩa) đang ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đô thị, từ đó phân ra bốn loại yếu tố chính bên trong: Yếu

tố về con người, yếu tố về thiết chế, yếu tố về vật chất, yếu tố về kinh tế. Đặc tính cụ thể của mỗi yếu tố và các yếu tố cấu thành được cung cấp ở Bảng 3: Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh đô thị

Khi thực hiện phân tích các yếu tố cải thiện khả năng cạnh tranh đô thị không nên đề cao bất cứ một yếu tố đặc biệt nào mà cần phải phân tích một cách tổng hợp. Tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài tạo nên một hệ thống tổng thể, tất cả các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Hình 3 minh họa mô hình năng lực cạnh tranh đô thị và cấu trúc mô hình dưới góc độ lý thuyết. Mô hình này dựa trên phương pháp tiếp cận “đô thị như một hệ thống mở” liên quan đến các đặc trưng của đô thị và các sản phẩm của đô thị. Tất cả những yếu tố liên hệ chặt chẽ với nhau được tích hợp và hoạt động năng động trong một hệ thống thống nhất, trong đó mỗi yếu tố bổ sung và tăng cường cho nhau. Khi phân biệt các yếu tố cải thiện năng lực cạnh tranh đô thị quan trọng nhất, người ta đã cố gắng tách rời các yếu tố không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của đô thị, không mang tính thông tin, có nghĩa là ảnh hưởng của các yếu tố này rất hạn chế. Các nhóm yếu tố có giá trị như nhau, điều đó có nghĩa là các yếu tố không phụ thuộc vào vị trí của nó trong mô hình.

LoạiCác yếu tố về con người

Các yếu tố về thiết chế

Các yếu tố về vật chất

Các yếu tố về kinh tế

Các yếu tốKỹ năng lao độngCác năng lực về giáo dục và đào tạo Tình hình nhân khẩu học địa phươngLãnh đạo địa phươngĐổi mới/sáng tạo/tài năng của người dân địa phươngBao dung/văn hóa/ truyền thống của người dân địa phươngHiệu quả của chính quyền địa phươngTổ chức - lãnh đạoMạng lưới thể chếCơ sở vật chất và tiện nghi của thành phốChiến lược phát triển thành phốVị trí và khả năng tiếp cận của đô thịHạ tầng kỹ thuậtTài nguyên thiên nhiên đô thịCơ cấu kinh tếCác hoạt động có giá trị gia tăng caoHệ thống thuế địa phươngMức lương địa phươngTiếp cận vốn tại đô thịCác tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển thực nghiệm ở địa phươngCụm công nghiệp đô thị

20 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Trong mô hình cạnh tranh đô thị, năng lực cạnh tranh đô thị phần lớn phụ

thuộc vào các yếu tố nội tại bên trong đô thị. Tuy nhiên, để các đô thị tăng sức

cạnh tranh, các đô thị cần phải thay đổi thích ứng với các yếu tố bên ngoài. Những

nỗ lực nhằm cải thiện cạnh tranh của các đô thị cần tập trung tăng cường vào

các yếu tố bên trong như sau: Thúc đẩy hiệu quả hoạt động của chính quyền địa

phương (tăng cường chất lượng về việc thực hiện các chức năng nhà nước ở địa

phương), cải thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị (phát triển giao thông đô thị, cung cấp

năng lượng, xử lý nước, không gian công cộng và các hệ thống khác), đảm bảo tiếp

cận với đô thị dễ dàng nhất (bằng tất cả các phương tiện giao thông công cộng và

hệ thống mạng lưới viễn thông), thực hiện chiến lược phát triển đô thị (theo chiến

lược, ưu tiên, tầm nhìn phát triển tổng hợp), đào tạo và hỗ trợ lãnh đạo của các tổ

chức, ban ngành của đô thị.

Các đô thị cạnh tranh dựa trên quy mô, vị trí địa lý khác nhau cho những

mục đích khác nhau. Các đô thị quốc gia cạnh tranh với nhau và với những

thành phố có quy mô và có tầm quan trọng tương tự từ những đất nước láng

giềng. Các thành phố vùng cạnh tranh với các thành phố hàng đầu vùng khác,

đặc biệt những nơi có vị trí địa lý gần nhất. Các thành phố cấp huyện cạnh tranh

với thành phố cấp huyện khác hoặc thành phố có những chức năng riêng biệt

(ví dụ thành phố nghỉ dưỡng sức khỏe). Nói cách khác, khả năng cạnh tranh đô

thị là khả năng của dân cư đô thị duy trì vị thế cạnh tranh trong khu vực cạnh

tranh cụ thể (thị trường) với các đô thị khác có loại hình tương tự và theo đuổi

mục tiêu tương tự trên cơ sở bảo tồn tài nguyên và cải thiện phúc lợi cho những

thành viên trong đô thị bằng việc quản lý các yếu tố môi trường bên ngoài và

yếu tố bên trong đô thị.

Tài liệu tham khảo1. Cho, D. S. 1998. From National Competitiveness to Bloc and Global

Competitiveness, Competitive-ness

Review 8(1): 11–23

2. Durand, M., C. Giorno,

(1987), “Indicators of International

Competitiveness: Conceptual

Aspects and Evaluation”, OECD

Economic Studies, No. 9 Autumn,

147-182.

3. Fagerberg, J. (1988),

“International Competitiveness”,

The Economic Journal, No. 391,

(June),355-374.

4. Porter M.E. (1990),“The

competitive advantage of the

nations”, Ed. The FreePress, A Division

of MacMillan Press Ltd., New York.

5. Rugman, A. M. & D’Cruz, J. R.

(1993). The ‚Double diamond’ model

of international competitiveness:

6. The Canadian experience.

Management International Review,

33(2), 17-39.

7. World Economic Forum, The

Global Competitiveness Report

2009–2010, p.3

21Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

*Sáng lập viên và Chủ tịch danh dự FundaciónMetrópoli/ *Founder and Honorary President FundaciónMetrópoli

Chúng ta đang sống trong một thế giới của những đô thị, hành tinh của chúng ta đang ngày càng đô thị hóa. Các đô thị là những động lực mới của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời là những chủ thể chính phải đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu và đương đầu với sự bất bình đẳng và đói nghèo. Mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các đô thị ngày càng tăng do sự gia tăng kết nối vật lý và kỹ thuật số. Quy mô của các đô thị cũng thay đổi, đến mức các giới hạn hành chính truyền thống ngày càng trở nên không liên quan khi tìm kiếm câu trả lời cho các mục tiêu phát triển lớn, cân bằng và môi trường bền vững. Nếu trong quá khứ chúng ta đã trải qua những giai đoạn mà thế giới được tổ chức bởi các đế chế và sau đó bởi các quốc gia dân tộc, trong tương lai, chúng ta sẽ sống trong thế giới của những đô thị, thế giới của những siêu đô thị.

Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đã trải qua một trong những biến chuyển sâu sắc và mạnh mẽ nhất trong lịch sử nhân loại. Đổi mới công nghệ, sự phát triển của viễn thông và Internet, đang thúc đẩy sự xuất hiện của một trật tự kinh tế quốc tế mới được củng cố bởi sự tan rã dần dần các rào cản thương mại, sự hình thành các khối kinh tế lớn và mở rộng thị trường.

Cuộc “cách mạng số” chưa từng có này được định hình bởi sự hợp lưu của bốn xu hướng lớn đó là điện toán đám mây, thiết bị di động, mạng xã hội và sự thông minh được áp dụng cho Big Data (dữ liệu lớn). Chúng ta chưa bao giờ

Alfonso Vegara*

SIÊU ĐÔ THỊSỰ THÔNG MINH CỦA MỘT VÙNG LÃNH THỔ

We live in a world of cities, our Planet is increasingly urban. Cities are the new engines of the global economy and at the same time, they can be the main actors to face the challenges of climate change and fight against inequality and poverty. The level of interdependence between cities is increasing, thanks to the growth of physical and digital connectivity. The size of cities is also changing, to the point where traditional administrative delimitations are becoming increasingly irrelevant when seeking answers to the big goals of development, balance and environmental sustainability.If in the past we lived stages in which the world was organized by empires and then by nation-states, in the future we will live increasingly in a world of cities, in a world of SuperCities.

At the beginning of the 21st centurywe are experiencing one of the most profound and accelerated transformations in the history of humanity.Technological innovation, the development of telecommunications

SUPERCITIESTHE INTELLIGENCE OF THE TERRITORY

22 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

tận hưởng được sức mạnh của vi tính hóa như vậy, truy cập thông tin dễ dàng hơn, hay lựa chọn giao tiếp kỹ thuật số và vật lý tốt hơn. Tất cả các lựa chọn này đang thay đổi cách mọi người sống, làm việc, vui chơi, học hành và các hoạt động có liên quan. Chính trị, kinh tế, xã hội, và tất nhiên là các đô thị cũng đang thay đổi do những cơ hội này.

Toàn cầu hoá đã có những tiến bộ quan trọng, nhưng cũng có “bước đột phá lớn” giữa các quốc gia, thành phố, công ty và giữa những người được lồng ghép với những người không được lồng ghép vào trật tự kinh tế mới này. Sự khác biệt ngày nay giữa các nước giàu và các nước nghèo vẫn là khôn lường và các thành phố, đặc biệt là những thành phố lớn ở các nước đang phát triển đang phải trải qua những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng do các tác động trái chiều của toàn cầu hóa.

Đô thị ngày nay phải đối mặt với nhiều thách thức lớn; do đó cần phải tìm kiếm những hình thức mới để gắn kết xã hội, bảo vệ hệ sinh thái của chúng ta và phản ứng có trách nhiệm trước những thách thức của biến đổi khí hậu.

Các đô thị của chúng ta, hầu như luôn luôn có nguồn lực kinh tế hạn chế, nhiệm kỳ của chính quyền ngắn hạn và sức mạnh chính trị có hạn đang phải đối mặt với những thách thức gian nan. Đó là lý do tại sao chúng ta đặt tên “Siêu đô thị” cho thế hệ những địa điểm độc đáo này; trong suốt quá trình lãnh đạo, sáng tạo và chia sẻ tầm nhìn, loại hình này đang gây ra sức hút đặc biệt và qua đó phát triển các sáng kiến và dự án có ảnh hưởng xã hội lớn.

Những Siêu đô thị này có khả năng phân biệt sự thông minh của một vùng lãnh thổ. Chúng là những điểm nút của sự đổi mới và sáng tạo của Hành tinh của chúng ta. Các ngôi làng nhỏ ở nông thôn, các thành phố quy mô vừa, các khu đô thị có quy mô khác nhau và vùng đô thị phức tạp nhất mà chúng ta có thể hình dung được, có thể thiết kế một dự án tri thức tương lai và phát triển các hành động phù hợp với kịch bản mới cho sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu này, các thách thức bền vững và cam kết hội nhập xã hội và vượt qua đói nghèo. Một thế hệ mới của các Siêu đô thị được xem như là giải pháp chống lại những thách thức lớn mà con người đang phải đối mặt.

Siêu đô thị được lãnh đạo bởi những người đang ngày càng quan tâm đến xã hội của chúng ta: những thị trưởng có tầm nhìn, chuyên gia, doanh nhân, nghệ sĩ, quan chức, học giả và công dân – những người có thể cộng tác để đạt được những thành tựu đặc biệt trong dịch vụ cộng đồng. Các Siêu đô thị có thể có một dự án thông minh và chia sẻ nó trong tương lai và đạt được kết quả tuyệt vời về phát triển kinh tế, hội nhập xã hội và môi trường bền vững.

and Internet, are propitiating the emergence of a new international economic order reinforced by the progressive dissolution of trade barriers, the formation of large economic blocs and the expansion of markets.

This unprecedented “digital revolution” is characterized by the confluence of four megatrends that are cloud computing, mobile devices, social networks and intelligence applied to Big Data. We had never enjoyed of such computing power, easier access to information, or better physical and digital communication options, all these options are changing the way people live, work, play, learn and relate. Politics, economy, society, and of course cities are also changing due to these opportunities.

Globalization has made important progress, but there has also been a “big break” between countries, cities, companies and people who are integrated and those who are not integrated into this new economic order. Differences of today between rich countries and poor countries are still abysmal and cities, especially large cities in developing countries, are experiencing with particular virulence the contradictory effects of globalization.

The Cities of today face major challenges; therefore it’s necessary to seek new forms of social cohesion, protection of our ecosystems and responsible responses to the challenges of Climate Change.

Our cities, almost always with limited economic resources, short periods of government and scarce political power are facing arduous challenges. This is why we have named “SuperCities” to this generation of unique places that throughout leadership,creativity and a shared vision are causing special magnetism and therefore developing initiatives and projects of great social impact.

These SuperCities are being capable of distinguishing the Intelligence of the Territory. They are the nodes of innovation and creativity of our Planet. Small rural

23Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Siêu đô thị có khả năng đưa ra một “cuộc đối thoại thông minh” với môi trường và hệ sinh thái của họ như một công cụ tìm kiếm để tìm ra các thành phần chính và nghề nghiệp trong tương lai của họ.

Siêu đô thị, bất kể quy mô hoặc mức độ phát triển hiện tại của họ, cũng đều tìm kiếm sự xuất sắc và cam kết đóng góp từ lĩnh vực hành động của mình để “biến đổi thế giới” và trở thành một nguồn tham khảo cho các đô thị khác. Vì điều này, họ có thể khám phá ra bản sắc riêng của mình và những thành phần tạo nên sự xuất sắc làm cơ sở để xác định đô thị của họ kích hoạt mạng lưới hợp tác và phát triển dự án đô thị.

Đây là 3 thách thức cơ bản mà Siêu đô thị phải đối mặt ngày nay:

Ứng phó với biến đổi khí hậu. Khía cạnh hệ sinh thái của đô thị, đối thoại nhạy cảm với môi trường tự nhiên và sử dụng có trách nhiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Sự cần thiết phải cải tiến sâu sắc và vượt trội của chính quyền địa phương. Quản trị cần có một định hướng chiến lược trong các đô thị ngày nay.

Xã hội số, không chỉ theo sáng kiến của đô thị thông minh, hoặc sử dụng công nghệ số để nâng cao đáng kể hiệu quả của dịch vụ đô thị, mà còn là sự phát triển toàn diện của xã hội tri thức.

Siêu đô thị đang được chuyển đổi thành các nút trung tâm cho xung lực xã hội và kinh tế, trở thành nam châm có sức hút đặc biệt của tài năng và sự đổi mới. Đây là những địa điểm “kỳ diệu” nơi mà “Sự thông minh của một vùng lãnh thổ” được thể hiện đầy đủ.

village, medium-sized cities, metropolitan areas of different sizes and the most complex urban megaregion we can imagine, can design a futureintelligent project and develop actions to be relevant in this new global scenario ofcompetitionand cooperation, of sustainability challenges and of commitments of social integration and overcoming poverty.A new generation of SuperCities is seen as the solution against the great challengeshumanity is facing.

SuperCities are led by actors who are gaining a growing relevance in our society: mayors with vision, professionals, entrepreneurs, artists, officials, academics and committed citizens who, when able to collaborate achieve exceptional accomplishments at the service of the community.SuperCities are capable of having an intelligent and shared project of the future and achieve amazing results in terms of economic development, social integration and environmental sustainability.

SuperCities are capable of articulating an “intelligent dialogue” with their environment and ecosystem as aframework of reference in which to discover their key components and their future vocation.

SuperCities, regardless their size or current level of development are territories that seek excellence and assume commitment to contribute from their field of action to “transform the world” and be a referent for other cities. For this they’re able to discover their own identity and their components of excellence as a basis to define their urban profile activate their networks of cooperation and develop their own city project.

These are the 3 fundamental challenges that SuperCities face today:

Fight against climate change. Theecological dimension of the urban, the sensitive dialogue with the natural environment and the responsible use of natural resources.

The need of a deep and progressive improvement of territorial government. Governance acquires a strategic dimension within today’s cities.

Digital society, not only under initiatives of smart city, or use of digital technology for the substantial improvement of the efficiency of urban services, but as integral development of knowledge society.

SuperCities are being transformed into central nodes for social and economic impulse, becoming special magnets of talent and innovation. These are “magic” places where the “Intelligence of the Territory” is fully expressed.

24 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Ths. Phạm Thị Thu Hiền*

*Phó viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng và đô thị - AMC

Để phát triển công trình xanh, đòi hỏi trước tiên là nhận thức đúng đắn về nó. Công trình xanh là những toà nhà được xây dựng thân thiện với thiên nhiên, khi vận hành không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường khu vực và đô thị, giảm nhiều nhất tiêu thụ năng lượng hóa thạch, nhờ đó, giảm phát thải khí CO2, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước và tạo được môi trường sống tốt nhất cho con người và mọi loài sinh vật.

Mỹ là một trong những quốc gia nhận thức rất sớm về lợi ích mà công trình xanh mang lại cho môi trường sống. Cách đây khoảng 20 năm, khái niệm công trình xanh còn khá mới mẻ và phát triển công trình xanh là sự khởi đầu để tạo không gian xanh trên toàn nước Mỹ. Giờ đây, công trình xanh đã là khái niệm rất quen thuộc với các kiến trúc sư Mỹ. Các công trình được xây dựng với tiêu chí hàng đầu là tạo không gian cho môi trường sống, bất kể là công trình đó ở trung tâm thành phố hay ở vùng ngoại ô, bất kể là công trình nhà ở riêng lẻ hay cao ốc thương mại, trụ sở cơ quan hành chính,... Xin được giới thiệu một số dự án/công trình xanh tại Mỹ đã gây ấn tượng mạnh, tạo nên sự lan tỏa và sức hút đối với những ý tưởng xây dựng tương lai vì mục tiêu phát triển bền vững.

1. Bullitt CenterLà một tòa nhà văn phòng sáu tầng nằm ở Seattle, Washington với

tổng số vốn đầu tư 32,5 triệu USD. Ngay từ khi đưa vào sử dụng năm 2013, Bullit Center được đánh giá là một trong những tòa nhà xanh và bền vững trên thế giới và đã được trao chứng nhận Living Building - tiêu chuẩn cao nhất dành cho các công trình phát triển bền vững.

Bullitt Center được thiết kế để thúc đẩy văn hóa và sự tương tác giữa những người sử dụng với nhau. Ở đó, người ta có thể sử dụng mọi hệ thống trong toà nhà. Không có bất cứ sự trở ngại nào trong việc tận hưởng các yếu tố tự nhiên như ánh sáng hoặc không khí. Các yếu tố về kiến trúc tự nhiên của tòa nhà cũng đáp ứng được nhu cầu của con người trong việc tiếp xúc với thiên nhiên: Tất cả những chiếc bàn đều được đặt ở nơi thông thoáng để đón ánh nắng trực tiếp, mọi không gian có người ở đều được lắp cửa sổ, nhằm đón gió trời và ánh nắng tự nhiên.

Phát triển công trình xanh là một tất yếu trên thế giới để tạo sự phát triển về môi trường sống, môi trường sinh thái bền vững. Phong trào công trình xanh ra đời từ những năm 1990 – 1995, trong bối cảnh loài người đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn về sinh thái và môi trường từ cuối thế kỷ 20, bước sang thế kỷ 21 - khoảng thời gian khí hậu toàn cầu biến đổi rõ rệt, đe dọa đến sự sống trên trái đất.

CÔNG TRÌNH

XANHẤN TƯỢNG TỪ

ĐÔ THỊ MỸ

25Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Bullitt Center là toà nhà không tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với mức nó tạo ra. Trong suốt thời gian đánh giá để được cấp chứng nhận Living Building, tòa nhà sử dụng 152,877 KWh trên tổng số 243,671 KWh điện mà nó tạo ra thông qua 575 tấm pin năng lượng mặt trời trên mái. Điện năng dư thừa được hòa vào lưới điện vào những tháng hè, khi mức độ sản xuất tăng cao, để tới mùa đông, mức độ sản xuất giảm xuống thì toà nhà này sẽ lại lấy điện năng từ lưới điện.

Bên cạnh đó, Bullitt Center còn được kiểm chứng là công trình tiết kiệm nước. Toàn bộ tòa nhà được lắp hệ thống toilet tự hoại khô và hệ thống thu, dẫn nước mưa từ mái nhà xuống bể chứa ngầm để lọc. Nước thải xám từ bồn rửa, vòi hoa sen, máy rửa bát được giữ lại và lọc trong đất ngập nước kiến tạo (một dạng bể lọc sinh học) trước khi đưa ra ngoài tầng nước ngầm. Trong khi đó, nước thải đen từ nhà vệ sinh được tận dụng cho hệ thống sản xuất phân compost của tòa nhà. Phân compost và nước thải đã qua xử lý đi qua một hệ thống xử lý thứ cấp trước khi được dùng làm phân bón.

Cuối cùng, không thể không đề cập đến yếu tố đặc biệt đó là hệ thống địa nhiệt của toà nhà. Hệ thống này được sử dụng với những đường ống có chứa hỗn hợp nước và glycol chảy xuống 26 giếng kín, hỗn hợp này được đun nóng ở nhiệt độ 12 độ C và bơm lên các tầng, giúp sưởi ấm toàn bộ tòa nhà vào mùa đông. Vào mùa hè, hệ thống này có thể được đảo ngược, đem cái nóng của mùa hè truyền vào lòng đất.

2. David and Lucile Packard Foundation Headquarters

Dự án hoàn thành vào tháng 7/2012 với nguồn kinh phí đầu tư 37,2 triệu USD, dự án đã làm thay đổi diện mạo của cả một khu vực đô thị, từ một khu đất trơ trọi với rất ít công trình được xây dựng và cây xanh nay đã trở thành một khu vực với mật độ xây dựng 35% và tỷ lệ phủ xanh bề mặt lên đến 90%.

Mặt bằng dự án được thiết kế gồm ba khối công trình bố trí song song, vật liệu chính sử dụng cho xây dựng công trình là gỗ và đá ở vùng giáp ranh Nevada và Utal, đã giảm thiểu được đáng kể lượng phát thải carbon ra môi trường.

Công trình được thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu của khu vực, không gian bên trong và bên ngoài được kết nối bằng vách kính trong suốt. Việc kết hợp hài hòa giữa hệ thống chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo là một trong những giải pháp thiết kế bền vững được ứng dụng vào công trình. Hệ thống chiếu sáng tự nhiên có được nhờ bố cục mặt bằng gồm hai khối công trình đặt song song với khoảng sân vườn ở giữa đóng vai trò trung tâm trong một tổng thể. Hệ thống mái che công trình vươn rộng đạt hiệu quả tối đa cho việc che nắng. Ở những vị trí bất lợi do bị nắng chiếu, đều được trang bị màn che nắng bên trong và trồng cây xanh. Hệ thống bể chứa có dung tích lớn được xây dựng dưới lòng đất, đã tận thu được toàn bộ lượng nước mưa từ mái nhà xuống, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho khoảng 90% các thiết bị trong khu vệ sinh và khoảng 60% cho nhu cầu tích trữ.

3. John and Frances Angelos Law CenterCông trình được coi là “ngôi nhà mới” của Khoa luật

John and Frances Angelos, hoàn thành vào tháng 4/2013 với tổng mức đầu tư khoảng 114 triệu USD, tọa lạc tại ngã tư phố Charles và Mount Royal của thành phố Baltimore. Công trình này là minh chứng cho cam kết của Đại học Baltimore bằng hành động thiết thực nhằm đối phó với các vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường toàn cầu.

Những khối nhà hình chữ L được bố trí đan xen nhau. Không gian bên trong công trình là các văn phòng làm việc, lớp học, thư viện, khu quản lý và khu vực nghỉ ngơi,

David and Lucile Packard Foundation Headquarters đã làm thay đổi diện mạo của cả một khu vực đô thị

26 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

được phân biệt qua các màu sắc khác nhau: Khu vực quản lý, lớp học và văn phòng làm việc có màu xanh lục; màu vàng là khu vực thư viện và các khu vực nghỉ ngơi. Lớp học và văn phòng luật được bố trí xen kẽ tạo ra sự tương tác giữa sinh viên luật với công việc thực tế.

Dựa trên đặc tính khí hậu se lạnh của khu vực Baltimore, các giải pháp chiếu sáng và thông gió tự nhiên đã được ứng dụng vào công trình. Hệ thống các cửa lấy sáng được thiết kế hợp lý nhằm đảm bảo hệ số độ rọi tự nhiên cho các không gian. Các mặt tường tiếp xúc với không gian thông tầng được cấu tạo bằng các lớp kính trong suốt, cho phép không gian được chiếu sáng tự nhiên và kết nối các hoạt động bên trong và bên ngoài, đặc biệt là các hoạt động sinh hoạt học thuật của trường. Hệ thống che nắng bên ngoài có thể di động cho phép người sử dụng điều chỉnh nhằm tối đa chất lượng chiếu sáng tự nhiên.

Với thiết kế thông tầng giữa nhà, ngoài hiệu quả thiết kế không gian còn mang lại hiệu quả thông gió tự nhiên cho các không gian bên trong, nhờ sự chênh lệch nhiệt độ giữa các không gian trong và ngoài công trình, tạo ra các dòng khí đối lưu chuyển động. Hệ thống cửa mái, cửa thông tầng giữa nhà được điều khiển bằng hệ thống điều khiển tự động theo điều kiện khí hậu bên ngoài. Hệ thống quạt đẩy không khí được bố trí trên mái thông tầng sẽ được bật khi tốc độ thông gió tự nhiên thấp, nhằm đảm bảo chất lượng thông gió xuyên phòng cho tất cả các không gian.

4. The Sustainability TreehouseĐược hoàn thành vào năm 2013, với chi phí đầu tư xây dựng khoảng 7,7

triệu USD, The Sustainability Treehouse nằm tại miền tây Virginia đã được đánh giá là công trình đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí về quản lý và tái sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên. Các giải pháp thiết kế tiết kiệm năng lượng và các giải pháp công nghệ cao đã được đưa vào công trình, như:

Công trình là minh chứng cho cam kết của Đại học Baltimore bằng hành động thiết thực nhằm đối phó với các vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường toàn cầu

Vỏ bao che được cách nhiệt hợp lý, tối ưu hóa phương vị công trình, khai thác hiệu quả ánh sáng tự nhiên; sử dụng pin năng lượng mặt trời, tua – bin gió, các hệ thống địa nhiệt,… đã giúp giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ và điện lưới đưa vào sử dụng.

Sự tương tác giữa con người với tự nhiên là ý tưởng thiết kế xuyên suốt được đưa vào mọi không gian của công trình, giúp cho du khách cảm nhận những góc nhìn chân thực nhất về cuộc sống tự nhiên. Không gian bên trong công trình gồm các phòng trưng bày - nơi giới thiệu cho khách thăm quan về những giải pháp thiết kế bền vững, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tận dụng lợi thế khu vực. Không gian bên ngoài là khu vực nghỉ ngơi, tổ chức thành các lối đi, bậc thang, tạo cho du khách những trải nghiệm ở các cao độ khác nhau và đắm mình vào không gian sống trong lành, tinh khiết.

Có thể nói, lợi ích mà công trình xanh mang lại là rất lớn đối với quá trình phát triển đô thị của một quốc gia, tạo lập môi trường sống bền vững cũng như góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sống của mọi người dân. Những công trình đô thị xanh của Mỹ đã tạo ấn tượng không nhỏ cho khách đến tham quan về một hình ảnh đô thị Mỹ phát triển với không gian xanh, để khẳng định rằng: Một quốc gia càng phát triển, một đô thị càng phát triển càng không thể tách rời việc phát triển những công trình xanh.

* Nguồn số liệu: Từ Hội đồng Công trình xanh Mỹ (USGBC); Bullitt Center financial case study.

27Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

PGS,TS. Nguyên Hông Tiên*

*Nguyên Cuc trưởng Cuc Hạ tâng ky thuật, Bộ Xây dựng

VAI TRÒ CỦA CÂY XANH TRONG ĐÔ THỊ Cây xanh đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người,

là một bộ phận trong hệ sinh thái tự nhiên có tác dụng to lớn

trong việc thanh lọc không khí, cải tạo và điều hòa khí hậu,

giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu tiếng ồn và góp phần bảo vệ

môi trường. Người ta thường ví cây xanh đối với môi trường đô

thị tương tự như lá phổi hô hấp của con người.

Cây xanh góp phần chống xói mòn, làm nền cho đa dạng

sinh học; phát triển cây xanh, mảng xanh thay cho tình trạng

bê tông hóa có tác dụng thẩm thấu nước xuống đất, hoàn

trả-bổ cập nước nguồn, lọc chất ô nhiễm và làm chậm dòng

chảy nước mưa góp phần giảm thiểu úng ngập và ô nhiễm môi

trường đất, nước.

Cây xanh góp phần tạo dựng cảnh quan, bố cục, không

gian đô thị, tôn lên giá trị thẩm mỹ các công trình kiến trúc,

đài kỷ niệm, các danh lam thắng cảnh... Thành công trong việc

tổ chức cây xanh trong đô thị tạo nên sắc thái hình ảnh riêng,

đi vào các tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa, gắn bó với tâm hồn

người dân địa phương (như hoa sữa ở Hà Nội, hoa phượng ở

Hải Phòng...) và góp phần tạo sự hấp dẫn và thu hút khách du

lịch, nói một cách khác là góp phần phát triển đô thị bền vững.

Cây xanh, không gian xanh có ý nghĩa xã hội và nhân văn to

lớn, nơi mà mọi tầng lớp người dân đều được hưởng các giá trị

quý giá của thiên nhiên ngay trong lòng đô thị như: Dạo chơi,

hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh thiên nhiên, thư giãn

tinh thần.

KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CÂY XANH TRONG THỜI GIAN QUA

Một số kết quả nổi bậtTrong thời gian qua, công tác phát

triển cây xanh, công viên đô thị đã được

các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.

Diện tích đất cây xanh đô thị từng bước

tăng dần cả về số lượng và chất lượng.

Cây trồng đặc biệt ở các đô thị lớn ngày

càng phong phú về thể loại.

Ngày 11/6/2010, Chính phủ đã ban

hành Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về

Quản lý cây xanh đô thị. Nghị định đã

quy định cụ thể dựa trên một số nguyên

tắc cơ bản:

(1) Việc quản lý, phát triển cây xanh

đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị,

quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần

tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa

dạng sinh học.

(2) Khi triển khai xây dựng khu đô

thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ

đất cây xanh; cây xanh được trồng phải

đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng

theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới

28 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

TRACH NHIÊM CUA CAC TỔ CHỨC VÀ CÔNG ĐÔNG

TRONG VIÊC BAO VÊCÂY XANH ĐÔ THI

Cây xanh đường phố

đã được phê duyệt, đồng thời phải có

trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây

xanh đến khi bàn giao cho cơ quan

quản lý theo quy định của Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh.

(3) Khi xây dựng mới đường đô

thị phải trồng cây xanh đồng bộ với

việc xây dựng các công trình hạ tầng

kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường

đô thị, các công trình đường ống kỹ

thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm

các công trình đường dây, cáp nổi tại

các đô thị có liên quan đến việc bảo

vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới

cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo

cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa

bàn biết để giám sát thực hiện..

Đồng thời trách nhiệm bảo vệ

cây xanh đô thị trong Nghị định số

64/2010/NĐ-CP đã quy định rõ:

(1) Cây xanh đô thị phải được giữ

gìn, bảo vệ và kiểm tra thường xuyên.

(2) Mọi tổ chức và cá nhân, hộ gia

đình có trách nhiệm chăm sóc, bảo

vệ cây xanh đô thị, ngăn chặn kịp

thời các hành vi vi phạm các quy định

vể bảo vệ cây xanh trong đô thị, đồng

thời thông báo cho Ủy ban nhân dân

theo phân cấp quản lý để có biện

pháp xử lý.

(3) Ủy ban nhân dân theo phân

cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức

bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm

phạm về cây xanh đô thị; tổ chức, cá

nhân vi phạm các quy định về bảo vệ

cây xanh đô thị có trách nhiệm khắc

phục, bồi thường thiệt hại theo quy

định của pháp luật.

(4) Đơn vị thực hiện dịch vụ về

quản lý cây xanh đô thị có trách

nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa

bàn được giao theo hợp đồng với cơ

quan quản lý cây xanh đô theo phân

cấp.

Căn cứ Nghị định của Chính phủ,

trong thời gian vừa qua nhiều địa

phương đã tổ chức thực hiện có hiệu

quả: Đến nay đã có 45 tỉnh/ thành

phố ban hành quy định về quản lý

cây xanh, phân công, phân cấp quản

lý cây xanh trên địa bàn. Hằng năm,

trong ngân sách địa phương đã bố

trí kinh phí để đầu tư, phát triển, xây

mới, cải tạo, chỉnh trang và nâng

cấp, cải tạo hệ thống cây xanh đô

thị, lập kế hoạch duy trì bảo tồn và

phát triển cây xanh đường phố đô

thị. Một số thành phố, thị xã đã lập

đồ án quy hoạch hệ thống cây xanh

thành phố (như Hà Nội, Vĩnh Yên,

Hà Tĩnh, Tây Ninh…) hoặc xây dựng

đề án phát triển cây xanh (như Hải

Phòng, Đà Nẵng, Đồng Hới, Bình

Thuận, Gia Lai…).

29Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Cây xanh, không gian xanh có ý nghĩa xã hội và nhân văn to lớn, nơi mà mọi tầng lớp người dân đều được hưởng các giá trị quý giá của thiên nhiên ngay trong lòng đô thị

Cây xanh đường phố

Những thành công bước đầu đó

là thể hiện sự quan tâm của các cấp

chính quyền và công sức to lớn của

cộng đồng trong trồng, chăm sóc,

bảo vệ và phát triển cây xanh.

Những hạn chế còn tồn tạiChưa đảm bảo chất lượng trong

công tác quy hoạch trồng cây xanh đô thị

Hiện trạng hệ thống công viên,

vườn hoa, cây xanh trên địa bàn đô

thị còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu

cầu vui chơi giải trí của nhân dân.

Nhiều cây đã đến tuổi trưởng thành

bị mối đục thân hoặc mục gốc, thân

cành có thể gãy đổ gây nguy hiểm

trong mùa mưa bão. Một số loài cây

trồng hiện có là các loài cây không

thuộc danh mục cây trồng đường

phố, được người dân trồng tự phát

nhiều trên vỉa hè để lấy bóng mát với

đặc điểm cây gỗ nhỏ, rễ nông, dễ gãy

đổ khi gặp mưa gió, cây có quả gây

mất vệ sinh môi trường, có nhiều sâu

róm, cong xấu, chiều cao thấp che

khuất tầm nhìn gây mất mỹ quan đô

thị.

Trong quá trình phát triển của

đô thị, do tác động của các nguyên

nhân chủ quan, nhiều cây xanh bóng

mát phát triển cong, nghiêng, xấu

gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao

thông. Các cây này cần phải có kế

hoạch thay thế bằng các loài cây đảm

bảo chất lượng theo quy hoạch.

Lựa chọn cây trồng phù hợp với

mỗi đô thị chưa được quan tâm thỏa

đáng. Nhiều thành phố lớn ở Việt

Nam, hoa sữa được trồng vừa lấy

hương thơm và tạo bóng mát. Loài

cây này cũng đi vào trong thơ ca

như là điểm nhấn, nét đặc trưng của

Hà Nội. Việc trồng cây hoa sữa ở các

thành phố lớn với mật độ vừa phải

tạo nên mùi hương êm dịu, nhưng với

mật độ quá dày đặc lại cho mùi hắc,

rất khó chịu và nhiều nơi phải chặt bỏ

bớt cây hoa sữa ví dụ TP. Quy Nhơn

(Bình Định) đã chặt bỏ 3.000 cây hoa

sữa (trong tổng số 4.000 cây) hay tại

TP. Đồng Hới (Quảng Bình) hoặc ở TP

Trà Vinh - UBND tỉnh Trà Vinh đã có

chủ trương cho đốn bỏ các cây hoa

sữa trồng dọc nhiều tuyến đường và

thay thế bằng loại cây khác vì “mùi

hoa sữa đã làm ảnh hưởng đến sức

khỏe”.

Chương trình trồng 1 triệu cây

xanh của Hà Nội đang triển khai

thực hiện. Trên nhiều tuyến phố đã

được trồng cây có đường kính cây

to hơn, tạo mảng xanh nhanh hơn,

tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cần

được xem xét thêm: Có nên trồng

cây dưới đường sắt đô thị không? Có

nên trồng cây tại các dải phân cách

khi chiều rộng dải phân cách này chỉ

rộng 0,5-1m hoặc tại các hè phố chỉ

rộng 1-2m; khoảng cách giữa các cây

hoặc loại cây trồng trong thời gian

vừa qua có phù hợp không… việc

tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn

quy định về cây trồng trong đô thị

như thế nào?

Bảo vệ cây xanh đô thị còn nhiều tồn tại

Mặc dù có nhiều kết quả trong

quá trình phát triển, việc tổ chức

trồng, chăm sóc được toàn xã hội

quan tâm và đang trở thành phong

trào sâu rộng, thiết thực song công

tác trồng cây chưa đi đôi với bảo vệ

cây và hiện cũng còn quá nhiều tồn

tại và hạn chế trong công tác này mà

vừa qua dư luận đang lên tiếng đó là:

- Phá hoại cây xanh từ cộng đồng:

Người dân có rất nhiều kiểu bức hại

cây với các hình thức: Cố tình chặt;

đổ hóa chất, a-xít, đổ nước sôi vào

gốc cây; khoanh, cắt, tróc vỏ, đặt lò

nướng thịt, bếp than tổ ong, đốt

vàng mã và đốt vỏ quanh gốc hoặc

thân cây; đổ bê tông kín gốc, đóng

đinh treo đồ lên thân cây… Thậm

chí còn cưa trộm cây xanh. Nhiều hộ

dân ven đường hoặc tại mặt đường

phố, vì động cơ cá nhân như: Xây

dựng cải tạo nhà, hạ vỉa hè để thuận

lợi cho việc tập kết hàng hoá, chỗ để

phương tiện cho khách hàng hoặc

muốn tạo mặt bằng kinh doanh rộng

và thuận tiện… đã đang chung tay

“sát hại” cây xanh đô thị.

30 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Hoa sữa trên đường phố Hà Nội

- Bức tử cây xanh từ các hoạt động

xây dựng: Trong quá trình cải tạo hè,

nâng cấp hoặc mở rộng đường phố,

chỉnh trang đô thị, cải tạo, xây dựng

các công hạ tầng kỹ thuật nhiều đơn

vị thi công cố tình hoặc chặt cây xanh

để việc thi công được tiện lợi hoặc

chặt bớt rễ cây và hậu quả cây bị loại

bỏ quá nhiều rễ lớn, không còn độ

bám vào đất, dẫn đến cây chết đứng,

hoặc đổ ngả mỗi khi có giông, gió.

- Tính không đồng bộ từ quy hoạch,

dự án đầu tư và thực tế triển khai

Việc gắn kết giữa quy hoạch, xây

dựng đô thị với quản lý và phát triển

cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ

nước… chưa chặt chẽ. Việc xem xét

dự án đầu tư xây dựng hầu như chưa

có sự kết hợp với bảo tồn cây xanh

(có thể trong báo cáo đánh giá tác

động môi trường chưa có sự xem xét

đến vấn đề này…) và dẫn đến những

hậu quả. Việc chặt hạ hàng loạt cây

xanh này mà lâu nay đã gắn bó với

mỗi người dân đô thị để xây dựng các

công trình giao thông như xây dựng

đường sắt đô thị, đường trên cao tại

Hà Nội và tại nhiều đô thị khác để lại

cho chúng ta quá nhiều suy nghĩ (và

nếu/giá như là… thì sẽ có câu trả lời

sẽ phải làm gì).

- Sự buông long trong quản lý, thiếu

các quy định, hướng dẫn

Trong quá trình xây dựng, việc

lấn chiếm, thu hẹp mặt nước (mỗi

khi cải tạo hồ nước, diện tích bị thu

hẹp lại), lấn chiếm đất công viên, cây

xanh hay xây dựng công trình không

đúng chức năng trong các khuôn

viên, công viên cây xanh vẫn diễn ra

thường xuyên.

Việc trồng cây xanh ở đường phố,

những nơi công cộng như vườn hoa,

công viên vẫn còn mang tính tự phát,

manh mún, cây xanh được trồng

chưa thể hiện đúng vai trò chức năng

vốn có của chúng. Ở một số thành

phố dù tỷ lệ cây xanh tương đối cao

song chưa có bàn tay tác động của

con người, chưa tôn thêm vẻ đẹp cho

đô thị, chưa tạo được những nét đẹp

đặc trưng. Vấn đề tồn tại cũng có thể

là chưa có hướng dẫn về lựa chọn cây

trồng nào phù hợp với mỗi loại đô thị

như: Khí hậu, thổ nhưỡng, văn hóa và

quy định loại cây nào cấm trồng, loại

cây nào nên khuyến khích trồng.

Công tác quản lý cây xanh nhiều

nơi thực hiện còn lỏng lẻo, một mặt

ngân sách hạn chế, mặt khác chưa có

các ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát

triển cây xanh. Mặc dù các văn bản

pháp luật quy định về quản lý cây

xanh đã có nhưng khi thực hiện vẫn

còn nhiều bất cập,

Những hành vi xâm hại, bứt tử,

chặt hạ cây xanh chưa các biện pháp

phòng ngừa, ngăn chặn hữu hiệu.

Sự phối hợp giữa các cơ quan

chức năng chưa chặt chẽ; công tác

thông tin tuyên truyền chưa kịp thời,

đầy đủ, công khai, minh bạch, chưa

phát huy trách nhiệm và vai trò của

cộng đồng trong việc bảo vệ cây

xanh đô thị.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN CÂY XANH BỀN VỮNG CÓ SỰ HUY ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị và cộng đồng trong việc phát triển cây xanh đô thị

Tăng cường giáo dục và truyền

thông thông qua các phương tiện

truyền thông đại chúng, qua nội

dung giáo dục cho học sinh, sinh viên

trong nhà trường, trong các cổng

thông tin điện tử có thêm chuyên

mục về cây xanh. Tổ chức triển lãm

về cây xanh kết hợp với các triển lãm

có liên quan đến bảo vệ môi trường.

Kết hợp giữa tuyên truyền và vận

động tạo sự đồng thuận cao trong

cộng đồng đối với các chính sách,

chủ trương phát triển cây xanh đô thị

đồng thời tạo điều kiện để nhân dân

thực hiện chức năng giám sát việc

thực hiện các chủ trương chính sách

phát triển cây xanh.

Thống nhất trong nhận thức: Việc

tham gia phát triển cây xanh đô thị

là trách nhiệm và quyền lợi của mọi

thành phần kinh tế và cộng động

(không phải chỉ là trách nhiệm của

các Công ty công viên – cây xanh...).

Đẩy mạnh cuộc vận động hưởng ứng

Tết trồng cây, ngày chủ nhật xanh,

trồng cây đi đôi với bảo vệ cây, ngày

cây xanh Việt Nam. Kịp thời biểu

dương, khen thưởng các tổ chức cá

nhân làm tốt công tác phát triển cây

xanh.

2. Những giải pháp về quản lý và hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Tăng cường quản lý và phát triển

mảng xanh nhằm giảm thiểu tác

31Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Chặt cây xanh để xây dựng công trình giao thông

nhân của biến đổi khí hậu đã được đề cập trong Chiến lược, chương trình

mục tiêu quốc gia đến năm 2020, trong đó nêu rõ cải thiện môi trường

không khí trong các đô thị, khu dân cư là thực hiện nghiêm các yêu cầu

về bố trí đất cho công viên, cây xanh và tăng cường kiểm tra, giám sát

việc thực hiện các chỉ tiêu này đối với các dự án xây dựng, chỉnh trang đô

thị, khu dân cư. Cần có các giải pháp mang tính đồng bộ từ quy hoạch mà

trong đó xác định cụ thể đất dành cho cây xanh; đề xuất xây dựng công

trình gắn với bảo vệ cây xanh hiện hữu (việc chặt hạ nhiều cây xanh để

xây dựng công trình cần phải được xem xét, cân nhắc thận trọng trên các

yếu tố kinh tế, hậu quả môi trường); quản lý chặt chẽ đất dành cho cây

xanh chống lấn chiếm, cấm chuyển đổi mục đích… Xây dựng và cụ thể

hóa các tiêu chí “Xanh” trong đánh giá, xếp loại đô thị (đô thị xanh, con

đường xanh, đường hoa đẹp…,)

Xây dựng đề án huy động các nguồn lực để kêu gọi đầu tư, quản lý,

duy trì vào lĩnh vực cây xanh công viên trong đề án cần làm rõ: (1) Những

công việc gì có thể xã hội hóa, những việc nhà nước quản lý và những

việc gì kết hợp giữa nhà nước và tư nhân; (2) Những ưu đãi hỗ trợ cho

đầu tư hoặc quản lý; (3) Những cơ chế, chính sách mới trong hợp tác, liên

danh…;

Quy định rõ loại cây nào khuyến khích trồng và loại cây không được

trồng ở đô thị. Biến đổi khí hậu tác động rất bất lợi đến cây xanh đô thị vì

vậy lựa chọn cây trồng cho đô thị phải lưu ý yếu tố này (đối với các đô thị

ven biển phải là các cây chịu được gió bão) đồng thời cũng có những giải

pháp hữu hiệu bảo vệ cây trước những sự bất thường của thời tiết (kinh

nghiệm của Đà Nẵng như H2 của bài viết này)

Quản lý dữ liệu cây xanh, phải tiến hành đánh số tất cả các cây trên

đường phố. Cây xanh phải có lý lịch, để từ đó quản lý cây xanh thông qua

lý lịch cây. Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý và phát triển cây xanh.

Bổ sung các quy định có liên quan đến bảo vệ cây: Những tội xâm

phạm cây xanh như đóng đinh treo

biển quảng cáo hay đổ dầu, đổ muối

gây cho cây chết để thoáng đãng mặt

tiền kinh doanh cần phải xử phạt nặng;

Những quy định về trách nhiệm bảo vệ

cây xanh của mỗi người dân, chẳng hạn

như cây xanh trước mặt tiền cửa hàng

của hộ dân nào thì hộ dân đó phải có

trách nhiệm chăm sóc, bảo quản cây

xanh.

Các tổ chức và cộng đồng phải có

trách nhiệm trong việc trồng và bảo

vệ cây xanh đô thị và để nâng cao vai

trò của cây xanh và bảo vệ cây xanh.

Hy vọng gần đây chúng ta sẽ tổ chức

được Ngày cây xanh Việt Nam và khi

đó chúng ta có dịp tôn vinh những tổ

chức và cá nhân, cộng đồng đã làm tốt

công tác này.

Đô thị của chung ta se xanh hơn nếu trong môi đô thị có nhiều ngôi nhà xanh, công trình xanh, không gian xanh và môi góc phố, môi con đường phố có nhiều cây xanh… Điều đó chỉ xảy ra khi môi tổ chức, cá nhân hiểu, quan tâm, cam kết tự nguyện tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

Tài liệu tham khảo1. Kỷ yếu hội thảo “Y tưởng phát

triển cây xanh thành phố Đà Nẵng”

Tháng 4/2014

2. PGS.TS. Vũ thị Vinh, “Một vài kinh

nghiệm về sự tham gia của Công đồng

xây dựng các thành phố Xanh ở nước

ta”.

3. GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng “Nét

đặc trưng của đô thị Xanh” Báo Nhân dân

cuối tuần số 45(1345) ngày 9/11/2014

4. Nguyễn văn Ngọc, “Thương cây,

thương phố…” Báo Nhân dân cuối tuần

số 45(1345) ngày 9/11/2014.

32 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Đô thị của chúng ta sẽ xanh hơn nếu trong mỗi đô thị có nhiều ngôi nhà xanh, công trình xanh, không gian xanh và mỗi góc phố, mỗi con đường phố có nhiều cây xanh…

TIỀM NĂNG PHÁT TRỂN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM

Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm

năng lớn về năng lượng mặt trời. Năng lượng mặt

trời ở nước ta có sẵn quanh năm, khá ổn định và

phân bố rộng rãi trên các vùng miền của đất nước.

Đặc biệt, số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của

miền Trung và miền Nam là khoảng 300 ngày/năm.

Năng lượng mặt trời có thể được khai thác cho hai

nhu cầu sử dụng: Sản xuất điện và cung cấp nhiệt.

Với lợi thế về gió và mặt trời của một quốc gia khí

hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam xác định, đây là 2

nguồn năng lượng chính để phát triển điện sạch.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, khai thác hiệu

quả nguồn điện từ gió và mặt trời không hề đơn

giản.

Theo đánh giá của Hiệp hội Năng lượng sạch

Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia

có ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong bản đồ bức

xạ mặt trời thế giới. Trung bình, tổng bức xạ năng

lượng mặt trời ở nước ta dao động từ 4,3-5,7 triệu

kWh/m2. Ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, số

giờ nắng khá cao, đạt từ 2.000 - 2.600 giờ/năm.

Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam:TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC

Nguyên Hương

Hội thảo Phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam - những xu hướng gần đây và các vấn đề mới nổi

Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đưa ra triển vọng và đặt kế

hoạch khai thác được khoảng 850MW điện mặt trời vào

năm 2020; sẽ nâng lên 4.000MW vào năm 2025 và có thể

khai thác khoảng 12.000MW vào năm 2030.

Tại COP21 (Hội nghị Liên hiệp quốc về khí hậu), Chính

phủ Việt Nam cam kết giảm khí phát thải nhà kính từ việc

giảm phát triển nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện chạy

than. Chính phủ vừa qua đã ban hành Quyết định 11/2017/

QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt

trời tại Việt Nam. Cùng với đó, nhiều hành động chính

sách cấp quốc gia và cấp Bộ gồm chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch hành động… cho phát triển năng lượng tái tạo

(gồm năng lượng mặt trời) của Việt Nam đã được ban hành.

Tuy nhiên, để phát triển công nghệ năng lượng pin mặt

trời còn vấp phải rất nhiều khó khăn về kỹ thuật, hệ thống

tích trữ năng lượng, đặc biệt là giá thành điện mặt trời còn

khá cao so với các nguồn điện khác. Giá thành của 1 kW/h

điện mặt trời nối lưới dao động khoảng 12 cent/kWh, trong

33Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

khi giá điện từ các nguồn hiện nay trung bình khoảng 5-6

cent/kWh. Các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần đưa

ra các cơ chế hỗ trợ về giá điện mặt trời. Có như vậy, mới

khuyến khích phát triển được nguồn năng lượng sạch và

tiềm năng này.

THỰC TẾ CÔNG TÁC KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Trong khi các dự án nguồn thủy điện lớn đã được khai

thác tối đa, các dự án nhiệt điện than phải đối mặt với

áp lực về môi trường thì việc phát triển các nguồn năng

lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời, đang là

hướng đi mới tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Huy Hoạch (Hiệp hội Năng

lượng sạch Việt Nam), dù tiềm năng rất lớn, nhưng việc

khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam còn chưa

đáng kể. Hầu hết các dự án điện mặt trời chỉ ở quy mô

nhỏ và tập trung chủ yếu vào việc khai thác nhiệt năng

từ năng lượng mặt trời. Chi phí đầu tư lớn là rào cản chủ

yếu cho việc phát triển các dự án điện mặt trời ở nước ta.

Dự án điện mặt trời được nối lưới đầu tiên là Nhà máy

quang năng An Hội (Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu). Dự án

được triển khai từ giữa tháng 3/2014, hoàn thành việc xây

dựng lắp đặt và đấu nối vào lưới điện của Điện lực Côn

Đảo vào đầu tháng 12/2014 với công suất 36 kWp, điện

lượng hơn 50 MWh.

Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số dự án năng lượng

mặt trời lớn như: Dự án Thiên Tân –2019MW (Quảng Ngãi-

19.2MW, Ninh Thuận-2000MW); Sao Mai Group –210MW

(An Giang); Xuân Cầu -2000MW (Tây Ninh); Thành Thành

Công –1000MW (Bình Thuận, Gia Lai, Ninh Thuận, Huế…);

BIM –200MW (Ninh Thuận); Tập đoàn AES –500MW

(Dak Lak); TH True Milk –1000MW (Đắk Lắk); Xuân Thiện

–2000MW Đắk Lắk); EVN –2000MW (Khánh Hòa - 50MW.

Phần nhiều các dự án tập trung vào phát triển ở Bình

Thuận (100 dự án), Ninh Thuận (140 dự án), Đak Lak (13

dự án), Khánh Hòa (12 dự án), Tây Ninh, An Giang, Gia Lai,

Bình Phước, Thanh Hóa…

Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam cũng cho biết đến

nay, dự án điện mặt trời Quảng Ngãi nối lưới là dự án đầu

tiên có quy mô tương đối lớn đã cơ bản hoàn thành xây

dựng. Tuy vậy, trong dài hạn chúng ta cần phải có chiến

lược và giải pháp tổng thể để thúc đẩy mạnh hơn nữa

việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng

sạch này tại Việt Nam.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng thách thức lớn nhất

đối với việc phát triển điện mặt trời tại Việt Nam là biểu

giá điện hiện hành chưa hấp dẫn các nhà đầu tư; suất đầu

tư hiện nay còn rất cao trong khi Chính phủ chưa ban

hành giá bán điện mặt trời. Cùng với đó nhà đầu tư chưa

tiếp cận được nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ năng lượng tái tạo

mà phải dùng nguồn vốn trong nước, đa phần các thiết

bị đều phải nhập khẩu, vì vậy giá thành của một đơn vị

sản phẩm cao.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng

mặt trời rất cần có các giải pháp thực tế. Cần xây dựng

Quy hoạch trung hạn và dài hạn về phát triển năng lượng

mặt trời với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đối với từng giai

đoạn phát triển kinh tế, xã hội. Mặt khác, nên xác định

các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai ưu tiên về năng lượng

mặt trời và xem nó như là các nhiệm vụ khoa học công

nghệ trọng điểm. Từ đó cần có sự đầu tư đúng mức để

giải quyết ngay các vấn đề có tính quan trọng đối với

phát triển năng lượng mặt trời (ví dụ như điều tra, đánh

giá tiềm năng; lựa chọn công nghệ phù hợp; đề xuất các

cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cụ thể…). Xây dựng một số

cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên

sâu về năng lượng tái tạo. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để

học hỏi trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ,

tranh thủ các nguồn tài trợ… nhằm đẩy nhanh quá trình

phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Việc khai thác nguồn năng lượng mặt trời ở Việt Nam còn chưa đáng kể

Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời

34 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Cần định hướng đúng cho người dân về hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời

Trao đổi về vấn đề này, bà Hoàng Thu Hường - Phó

Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương cho

rằng, Việt Nam có đủ điều kiện, dư địa phù hợp để phát

triển điện mặt trời, đặc biệt là ở miền Trung. Thời gian

qua, Chính phủ đã thông qua các chính sách hỗ trợ mới.

Bên cạnh đó, theo Quyết định 11/QĐ-TTg về cơ chế hỗ

trợ điện mặt trời, các loại thuế nhập khẩu, thuế thu nhập

doanh nghiệp, thuế sử dụng đất đều được cắt giảm hoặc

miễn thuế. Những cơ chế này sẽ góp phần hỗ trợ sự phát

triển điện mặt trời trên toàn quốc.

Từ thực tế phát triển nguồn năng lượng mặt trời, ông

Diệp Bảo Cánh (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Năng lượng

Mặt trời Đỏ) kiến nghị ngoài đáp ứng về nguồn nhân lực,

Nhà nước cũng cần sớm có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên

quan đến điện mặt trời đầy đủ hơn (ví dụ như tiêu chuẩn

tấm pin, invester chuyển điện, giàn khung đỡ…) để giúp

người tiêu dùng mua đúng sản phẩm chất lượng. Chính

phủ cũng nên sớm ban hành giá mua điện lên lưới từ

nguồn năng lượng mặt trời.

Theo ông Lê Vĩnh Sơn (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn

Hà), cấp thẩm quyền trước hết cần xây dựng và công bố

quy hoạch phát triển điện mặt trời. Sau đó sớm công bố

giá mua bán điện mặt trời hợp lý và cơ chế hòa lưới điện

quốc gia; ban hành bộ tiêu chuẩn cho các thiết bị sử dụng

và thực hiện thử nghiệm chất lượng để hạn chế lưu thông

sản phẩm kém chất lượng, định hướng đúng cho người

dân về hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời.

Ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng tái

tạo (Bộ Công Thương) khẳng định: Sự tham gia của năng

lượng tái tạo ngoài đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng,

còn giúp khai thác nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo

rất dồi dào ở Việt Nam. Việt Nam có thể thành lập Quỹ

phát triển năng lượng bền vững sử dụng các nguồn từ

ngân sách, phí môi trường đối với nhiên liệu hóa thạch.

Cơ chế chính sách giá điện và đảm bảo đầu tư, là điểm

nghẽn khi phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có năng

lượng mặt trời hiện nay. Nhiều nhà đầu tư vẫn đang cảm

thấy gặp rủi ro cao về tài chính trong đầu tư hay những

hạn chế về năng lực chế tạo, lắp đặt và vận hành nên chi

phí đầu tư điện mặt trời cao hơn so với đầu tư vào điện

đốt than và khí. Cần có cơ cấu chính sách hỗtrợ mang tính

chất bắt buộc và đáng tin cậy cho điện mặt trời (những

mục đích ngắn, trung, dài hạn, chính trị, kỹ thuật, công

nghiệp). Có những quy định ưu tiên nối lưới cho năng

lượng mặt trời. Thiết kế quy trình kỹ thuật hành chính

tinh gọn và minh bạch để giảm thiểu giá thành phát sinh

và tạo sự tin tưởng cho người đầu tư và người vận hành

hệ thống (giấy phép, kết nối mạng lưới, yêu cầu dự án

và sự chấp thuận,..). Xây dựng kiến thức và năng lực cho

các nhà đầu tư, phát triển dự án, các tổ chức tài chính,

hành chính tập trung và cục bộ…Tạo các chiến dịch nâng

cao nhận thức của người dân nhằm tăng sự chấp nhận

và thấu hiểu những chính sách hỗ trợ và những sự thay

đổi trong hệ thống năng lượng. Mặt khác, cũng cần đặt

ra những chuẩn mực đánh giá chất lượng cao cho công

nghệ và lắp đặt nhằm đảm bảo thành công về mặt lâu

dài cho quá trình chuyển đổi năng lượng cũng như sự tin

tưởng và chấp nhận của các bên liên quan và công chúng.

Như vậy, rất cần có sự ưu tiên trong hình thành, phát

triển thị trường, trong quy hoạch và các chính sách ưu đãi,

hỗ trợ tài chính để phát triển năng lượng tái tạo. Qua đó,

góp phần bảo tồn năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm, giảm

thiểu biến đổi khí hậu, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển

kinh tế bền vững. Các chuyên gia, cơ quan chức năng trong

nước cần đánh giá lại việc sử dụng nguồn năng lượng nào

để giảm thiểu nguy hại đến môi trường cũng như sức khoe

con người và hướng đến một tương lai bền vững.

35Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Nhà máy quang năng An Hội (Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã khánh thành

TS. Lê Quỳnh Chi*

Nhận diện và quản lý

trong bối cảnh toàn cầu hóa tại Việt Nam

Tóm tắt: Việt Nam có một nền văn hóa đặc sắc, lâu

đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân

tộc cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Tuy nhiên, đứng trước thách thức của quá trình đô thị hóa

mạnh mẽ và nhận thức hạn chế của cộng đồng, công tác

bản tồn các di sản đô thị đang gặp rất nhiều khó khăn. Bài

viết sẽ giúp độc giả nhìn nhận lại lịch sử phát triển của các

khái niệm về di sản đô thị nhằm làm rõ xu hướng trên thế

giới, phương pháp phân tích đặc điểm và đánh giá giá trị

của di sản đô thị Châu Á, và các bài học rút ra đối với nhận

diện và quản lý di sản đô thị tại Việt Nam.

Từ khóa: Di sản đô thị, bảo tồn, Việt Nam.

Summary: Vietnam has a unique and long life culture with

a long history of forming and developing nation and diverse

natural resources. However, coping with the challenges of

the strong urbanization and the limited awareness of the

community, the conservation of city heritage is encountering

a lot of difficulties. This article will help readers to have an

overview of the development history of city heritage concepts

in order to clarify tendency in the world, methods to analyze

the characteristics and evaluate the value of Asian city

heritage, and the lessons learnt in the field of identifying and

managing the city heritage in Vietnam.

Key words: City heritage, conservation, Vietnam

Nhận ngày 22/7/2017, chỉnh sửa ngày 12/8/2017, chấp nhận đăng ngày 20/8/2017.

36 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

các công trình lịch sử. Năm 1972, nhiều nước phát triển đã ký vào Hiệp ước UNESCO về bảo vệ các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới. Trong khi Hiến chương Venice chỉ quan tâm đến các công trình lịch sử riêng lẻ, Hiệp ước UNESCO đã giới thiệu khái niệm di sản văn hóa, là cơ sở cho việc bảo tồn và cải tạo khu vực. Kể từ khái niệm khởi nguồn về di sản văn hóa năm 1972 cho đến nay, rất nhiều khái niệm về di sản đô thị đã ra đời nhằm thích ứng với sự thay đổi của kinh tế, xã hội. Năm 1976, UNESCO đề xuất khái niệm Khu vực/thành phố lịch sử bao gồm nhóm các công trình, cấu trúc và không gian mở; phương pháp bảo tồn là bảo tồn nguyên trạng. Hiến chương Washington năm 1987 đã mở rộng mối quan tâm, theo Hiến chương, Khu vực đô thị lịch sử cần đặt trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và nhân tạo. Bên cạnh vai trò là chứng nhân lịch sử, các khu vực này chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống. Đến năm 2004, Hiệp hội Châu Âu chính thức đề xuất các hợp phần của Di sản đô thị bao gồm ba loại chính (1) Di sản mang tính biểu tượng, chứa đựng giá trị văn hóa độc đáo (2) Các thành phần di sản tuy không chứa đựng giá trị độc đáo nhưng biểu hiện rõ ràng, góp phần tạo nên sự phong phú (3) Các nhân tố đô thị mới nên được xem xét; ví dụ: Hình thái đô thị, không gian mở, hạ tầng đô thị. Khái niệm mới nhất hiện nay được UNESCO đề xuất năm 2011 là Cảnh quan đô thị lịch sử. Khái niệm đã mở rộng và thể hiện sự linh hoạt của định nghĩa di sản đô thị. Theo khái niệm này, Cảnh quan đô thị lịch sử là các khu vực đô thị hình thành do sự chồng lớp lịch sử của các giá trị và thuộc tính về văn hóa và tự nhiên; khái niệm cũng mở rộng mối quan tâm đến bối cảnh đô thị và các nhân tố về địa lý.

Phố cổ Hội An - Di sản Văn hóa thế giới

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng với bề dày văn hóa lịch sử lâu năm, Việt Nam hiện đang có 22 di sản thế giới được UNESSCO vinh danh, hàng trăm các di sản cấp quốc gia hay cấp địa phương được công nhận, và hàng ngàn các công trình có giá trị đang hiện hữu tại các khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, các di sản văn hóa lịch sử, đặc biệt là các di sản ở đô thị chưa được công nhận, đang chịu sức ép từ sự phát triển, trong đó có hai thách thức lớn bao gồm: Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ kéo theo sự tăng trưởng dân số, và nhận thức hạn chế của cộng đồng và giáo dục. Nhằm cứu giữ những di sản này, cần thiết có một cách nhận diện linh hoạt hơn về di sản đô thị, đặc biệt trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KHÁI NIỆM DI SẢN ĐÔ THỊ

Năm 1964, ICOMOS đưa ra Hiến chương Venice (Venice Charter), thiết lập phương pháp bảo tồn cho

37Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN ĐÔ THỊ TẠI CHÂU Á

Đầu thế kỉ 21, hai vấn đề đã chi phối việc bảo tồn quốc tế là tính xác thực và tính toàn vẹn. Đây là những vấn đề mà việc bảo tồn đã giải quyết sau nhiều thế kỷ tìm kiếm và phát triển các học thuyết và ý tưởng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra về phù hợp và những hạn chế của các học thuyết bảo tồn được phát triển ở các nước phương Tây áp dụng vào trong khu vực Châu Á, nơi có sự khác biệt về lịch sử xây dựng, văn hóa và bối cảnh phát triển đô thị. Phần này sẽ tập trung bàn luận xoay quanh vấn đề của tính xác thực, đưa ra quan điểm làm cơ sở cho việc phân tích đặc điểm và đánh giá giá trị của di sản tại Châu Á.

Khởi nguồn từ Hiến chương Venice năm 1964, trong nhiều năm, các tài liệu tham khảo chính cho nền tảng của bảo tồn quốc tế bắt đầu bằng việc cho rằng: “Trách nhiệm của chúng ta là trao lại cho các thế hệ sau di sản văn hóa mang tính xác thực cao” (“It is our duty to hand them on in the full richness of their authenticity”). Đây là một nguyên lý quan trọng của bảo tồn quốc tế trong quá trình xác định những di sản đích thực.

Câu hỏi cần phải đặt ra trong phạm vi di sản của Châu Á là những gì chúng ta đang bảo vệ, tinh thần hay vật chất của di sản đó. Kể từ khi áp dụng kỹ thuật và khoa học tự nhiên phục vụ cho công việc bảo tồn, chúng ta đã có thể kiểm tra một cách chắc chắn về sự xác thực; Ví dụ về việc xác định tuổi thực của một đối tượng, nghiên cứu về xác thực của việc xây dựng hay sự xác thực về tông màu sắc .v.v. Tuy nhiên, đối với các di sản của Châu Á, chỉ số ít trong những trường hợp đặc biệt mới có thể được phục hồi để có tính xác thực; đa số trường hợp chỉ là tân trang chứ không bao giờ có thể được tái tạo lại về nguyên gốc. Nguyên nhân là do các di sản liên tục trải qua quá trình xây dựng lại, các công trình thường được cách điệu hơn vì lí do truyền thống. Seung Jim trong những nghiên cứu về

Trong rất nhiều di sản của Châu Á, giá trị phi vật thể luôn nổi trội hơn

bảo tồn ở Nam Triều Tiên, ông đã kết luận về bảo tồn ở Châu Á là nơi mà những yếu tố về tâm linh và sự tinh tế được sử dụng để xác định giá trị. Larsen trong Bảo tồn kiến trúc tại Nhật Bản (Architectural Preservation in Japan) đã lưu ý rằng “không phải là gốc ban đầu được đánh giá là xác thực mà chính là sự xây dựng nó để truyền lại cho chúng ta qua lịch sử”. Theo cách này, tại thời điểm cộng đồng bắt đầu nhận thức tầm quan trọng của công trình, công trình đó được coi là một di sản lịch sử với các giá trị mặc định. Hiến chương Nara đã giải quyết một phần những vấn đề về tính xác thực, các định nghĩa về tính xác thực cần linh động và phù hợp hơn. Trong khi người phương Tây chủ yếu nhìn nhận về vật chất, cách tiếp cận của người Châu Á lại được miêu tả là một cách nhìn được định hình bằng sự hòa hợp, thống nhất của con người, cộng đồng.

38 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Quần thể di tích cố đô Huế - Di sản Thế giới tại Việt Nam

Việc bảo tồn truyền thống phương Tây tập trung vào những giá trị thực tế của di sản, điều này đẩy việc bảo tồn các giá trị vật chất lên cao hơn giá trị tinh thần của di sản. Trong rất nhiều di sản của Châu Á, giá trị phi vật thể luôn nổi trội hơn, nhất là trong bối cảnh những di sản Châu Á không có tính vĩnh cửu. Đối với nền văn hóa Châu Á, giá trị lại ở chính đời sống văn hóa truyền thống của họ. Chen & Aass (1989) đã nhấn mạnh nhân tố then chốt của những công trình di sản văn hóa trong phạm vi Châu Á là di sản phi vật thể, là các giá trị tinh thần, văn hóa. Chúng không cần giá trị vật chất cụ thể, cũng không thể hiện giá trị qua kết cấu hay hình thức của công trình di sản. Giống như việc thể hiện thần thái trong một bức tranh Trung Quốc, những người nghệ sĩ Trung Hoa đã cảm nhận hàng ngàn năm nay rằng mục đích chính của việc vẽ tranh là thể hiện được cái thần thái của chủ thể trong bức tranh. Một bức vẽ núi rất ít khi họa ra hẳn hình ảnh cụ thể mà chỉ là các hình ảnh ước lệ, khi nhìn vào sẽ không thấy núi cụ thể, song lại mang sắc thái núi non rõ ràng. Việc giải thích, miêu tả này đã nhấn mạnh sự khác nhau trong cách tiếp cận và cũng cho thấy rõ giá trị tinh thần có ý nghĩa lớn lao như thế nào so với giá trị vật thể.

ÁP DỤNG VÀO BỐI CẢNH ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAMTrong bối cảnh phát triển năng động tại các đô thị ở

Việt Nam, cần thiết một cách thức nhận diện linh hoạt về di sản đô thị, bắt kịp xu hướng thế giới. Việc áp dụng khái niệm mới nhất của UNESSCO đưa ra về Cảnh quan đô thị lịch sử yêu cầu thừa nhận các nguyên tắc trong quy hoạch xây dựng: Chấp nhận các thay đổi trong lịch sử phát triển đô thị như một phần trong truyền thống thành phố; Đáp ứng các yêu cầu về nâng cao tiện nghi sống và phát triển kinh tế, trong khi vẫn tôn trọng cảnh quan được kế thừa nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và thẩm mỹ của các khu vực lịch sử.

Khi xem xét, nhận diện và phân tích đặc điểm và giá trị không gian kiến trúc cảnh quan lịch sử, chúng ta cần

nhìn nhận những lớp thông tin: (1) Nhìn nhận trong bối cảnh phát triển của thành phố, có tính đến quy hoạch chung để nhận diện các áp lực phát triển (2) Các yếu tố tự nhiên (3) Các yếu tố về môi trường xây dựng: Môi trường xây dựng (cả môi trường lịch sử và môi trường hiện tại); Hạ tầng (nổi và ngầm); Không gian mở và vườn hoa, Hình thái sử dụng đất và tổ chức không gian, Các nhân tố khác của cấu trúc đô thị (5) Các giá trị phi vật thể: Bao gồm kỹ thuật xây dựng và sử dụng vật liệu truyền thống, giá trị về tâm linh, vai trò quan trọng của công trình trong cộng đồng, đời sống văn hóa truyền thống.

Khuyến nghị một số các chính sách và chiến lượcMột là, cần đánh giá kỹ lưỡng về cơ hội và nguy cơ

trong quy trình quy hoạch cảnh quan đô thị nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng nhất.

Hai là, cần nhìn nhận các kiến trúc đương đại là nhân tố bổ sung giá trị cho cảnh quan đô thị lịch sử.

Ba là, cần giới hạn ngưỡng phát triển kinh tế vì tầm nhìn tổng thể và dài hạn, bảo tồn di sản lâu dài trong tương lai.

Tài liệu tham khảoChen, W. and Aass, A. (1989) “Heritage Conservation:

East and West”, ICOMOS Information, 3: 348Larsen, K. (1994)“Archiectural Preservation in Japan”,

Nhà xuất bản Tara, Nauy, 204 trang. ISBN 82-519-1432-9Seung-Jin, C (1998)“Architectural Conservation in

the East Asian Cultural Context with special reference to Korea”. Khoa Môi trường xây dựng. Sydney, Đại học New South Wale : 284

Seung-Jin, C. (2005). “East Asian Values in Historic Conservation”. Tạp chí bảo tồn Kiến trúc: 55-50.

UNESCO (2011), “UNESCO Recommendation on the Historic Urban Landscape”, website chính thức của UNESCO.

39Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Giá bất động sản (BĐS) cũng giống như các loại hàng hóa thông thường khác được hình thành trên cơ sở quan hệ cung – cầu về BĐS trên thị trường. Giá cả BĐS là biểu hiện bằng tiền giá trị của tài sản mà bên bán và bên mua có thể chấp nhận. Về cơ bản giá cả BĐS bao gồm giá của đất và giá công trình. Trong đó, đất đai không phải là sản phẩm do con người tạo ra nên không có giá thành sản xuất. Giá trị của đất đai chủ yếu là do tự nhiên sinh ra và do con người khai thác sử dụng đất đai mang lại. Khi khai thác sử dụng đất đai, lợi ích thu được càng lớn thì giá trị của đất càng cao. Đất đai có thể được mua bán, chuyển nhượng dẫn tới đất đai có “giá trị trao đổi”. Giá trị của đất đai được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, đó chính là “giá cả của đất đai” thường gọi là giá đất. Tuy nhiên, hàng hoá BĐS, nhà ở là hàng hoá đặc biệt, do đó giá cả BĐS có một số đặc trưng riêng. Giá cả BĐS phụ thuộc vào mức độ lợi ích sử dụng, mức độ khan hiếm tương đối và mức cầu của người mua.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤTGIẢI PHÁP ĐIỀU TIẾT GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN

Ths. Nguyên Hông Phú*

*Viện Kinh tế Xây dựng, Bộ Xây dựng

PHÂN LOẠI GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Giá cả BĐS nhà ở có nhiều cách phân loại khác nhau phụ

thuộc vào ý nghĩa, mục đích sử dụng riêng. Sau đây là một số

cách phân loại giá BĐS thông dụng:

- Giá thị trường là giá mua bán BĐS mang tính phổ biến, nó

chỉ có ý nghĩa trên khi có thị trường mở và cạnh tranh, lợi ích

của bản thân người mua và người bán được thể hiện rõ ràng,

trong điều kiện được thông tin đầy đủ và không chịu bất kỳ

áp lực của hoàn cảnh đặc biệt nào;

- Giá đầu tư là giá của BĐS cho người đầu tư, sự tăng thêm

giá trị trên thị trường của đối tượng bất động sản nhờ việc

đầu tư;

- Giá bảo hiểm là giá thị trường của đối tượng, được tính

với mục đích bảo hiểm. Thông thường đây là giá thay thế hay

giá xây dựng lại (khôi phục);

- Giá thay thế là giá của đối tượng bất động sản mới với các

tính chất chức năng tương tự, sử dụng loại vật liệu, có kết cấu

và trang thiết bị tại mặt bằng thời điểm hiện tại;

- Giá xây dựng lại (khôi phục) là giá tái xây dựng đối tượng

bất động sản, như vậy toàn bộ chi phí cho việc xây dựng được

lấy y nguyên theo đối tượng cần định giá;

- Giá cầm cố, được tính trên cơ sở giá thị trường phục vụ

việc cho vay (tín dụng);

- Giá tính thuế là giá của BĐS được xác định cho việc tính

thuế và được tính phù hợp với các quy định pháp luật. Đây

40 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

là giá thị trường hay giá khôi phục lại phụ thuộc vào đối

tượng bất động sản;

- Giá tận dụng là giá của đối tượng BĐS được định giá

bằng giá vật liệu thị trường của bản thân đối tượng và có

tính toán đến các chi phí cho việc tận dụng đối tượng đó;

Ngoài ra, nếu căn cứ vào công dụng của BĐS, còn có

các loại giá khác như Giá thuê, dùng trong giao dịch cho

thuê; Giá đền bù, dùng trong giải phóng mặt bằng; Giá

khởi điểm đấu giá; Giá trưng mua lại khi Chính phủ cần

huy động BĐS...Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của

dự án, ta chỉ cần quan tâm đến giá thị trường của BĐS.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Giá cả BĐS tuỳ thuộc một phần lớn vào quan hệ cung –

cầu trên thị trường. Khi cầu lớn hơn cung, giá BĐS thường

bị đẩy cao lên; ngược lại, khi cầu thấp hơn cung, giá BĐS

có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, giá cả BĐS còn phụ

thuộc vào nhiều yếu tố khác như những yếu tố xuất phát

từ những khuyết tật của thị trường như “độc quyền”, “đầu

cơ”, “cạnh tranh không lành mạnh”... có những yếu tố xuất

phát từ sự can thiệp của Nhà nước như đầu tư của Nhà

nước vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng khu dân cư (đường

giao thông, cấp và thoát nước, cấp điện...), tăng hoặc

miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc,

áp dụng việc bán đấu giá tài sản BĐS thuộc sở hữu Nhà

nước, chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp...; có

những yếu tố bắt nguồn từ tâm lý, thói quen của người

dân như không muốn bán nhà đất do cha ông để lại, hoặc

không thích ở nhà chung cư, hoặc nhu cầu có nhà nằm

trên quốc lộ, tỉnh lộ...

Có 3 nhóm nhân tố tác động ảnh hưởng đến giá BĐS

nói riêng cũng như đối với BĐS nói chung, cụ thể là:

1. Yếu tố thị trườngYếu tố thị trường ảnh hưởng mạnh nhất đến giá BĐS

là tính hữu dụng và nhu cầu về loại BĐS trên thị trường.

Tính hữu dụng được hiểu là các lợi ích mang lại cho người

chủ sở hữu của BĐS. BĐS càng tiện nghi, thỏa mãn được

nhiều lợi ích cho người tiêu dùng thì giá thành BĐS đó

càng lớn và khả năng sẵn sàng trả giá cao hơn cho BĐS

đó cũng sẽ tăng lên. Từ đó có thể thấy, tính chất này đồng

biến theo giá trị của BĐS. Tuy nhiên, trong một số trường

hợp đặc biệt, khi tài sản có hữu dụng nhưng không có

khả năng chuyển giao thì cũng có thể làm giảm giá trị

của nó. Ví dụ như: Vị trí của BĐS nằm trong khu quy hoạch

treo, khả năng chuyển giao bị giới hạn làm cho giá trị bị

sụt giảm.

Tính khan hiếm và nhu cầu thể hiện qua quan hệ cung

cầu thị trường. Khi BĐS nào đó khan hiếm trên thị trường

có nghĩa rằng cung thị trường có hạn, theo quy luật cung

– cầu, nếu thị trường vẫn có nhu cầu về loại BĐS đó thì

giá BĐS đó sẽ tăng lên. Với trường hợp loại BĐS nào đó có

nhu cầu tăng cao có nghĩa rằng cầu thị trường tăng lên

thì theo quy luật cầu, giá của loại BĐS đó sẽ tăng và ngược

lại. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng cung của BĐS trong

ngắn hạn có tính chất co giãn kém, do vậy giá của BĐS

trong ngắn hạn chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của thị

trường, hay nói khác đi cầu tăng, giá tăng và ngược lại.

Một số đồ thị minh họa cho việc giá BĐS chịu ảnh

hưởng từ thay đổi cung, cầu của thị trường:

Hình 1. Giá tăng khi cầu (nhu cầu) tăng

Hình 2. Giá tăng khi cung thị trường giảm (khan hiếm)

S: đường cung về BĐS, D: đường cầu về BĐS, Q: số

lượng BĐS, P: giá BĐS

Tại Hình 1, cung và cầu BĐS gặp nhau tại 1 điểm hình

thành mức giá P1 ứng với số lượng Q1. Khi nhu cầu tăng

làm cho đường cầu dịch chuyển sang phải, vì thế đường

cung và đường cầu cắt nhau tại điểm mới và hình thành

Giá bất động sản phụ thuộc vào mức độ lợi ích sử dụng, mức độ khan hiếm tương đối và mức cầu của người mua

41Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

nên giá mới là P2 ứng với lượng mới là Q2. Tương tự vậy,

Hình 2 minh họa giá BĐS tăng khi BĐS khan hiếm, cung

BĐS sụt giảm làm cho giá BĐS tăng lên.

2. Yếu tố vị tríMỗi BĐS đều gắn liền với một vị trí cố định, và gần như

duy nhất. Hầu như các BĐS khác nhau đều có vị trí khác

nhau, không lặp lại hay giống nhau mà chỉ có thể tương

tự nhau. Với mỗi vị trí của BĐS, khả năng sinh lời của BĐS

cũng khác nhau. Khả năng sinh lời do yếu tố vị trí BĐS

mang lại càng cao thì giá trị của BĐS càng lớn. Việc xem

xét đánh giá ưu thế về vị trí BĐS là cực kỳ quan trọng, đặc

biệt là đối với việc xác định giá đất.

Mỗi BĐS luôn đồng thời tồn tại 2 loại vị trí, vị trí tuyệt

đối và vị trí tương đối. Vị trí tuyệt đối của BĐS là vị trí duy

nhất với mỗi BĐS thể hiện tính cố định của BĐS, còn vị

trí tương đối của BĐS thể hiện đặc điểm tương đồng của

một nhóm BĐS như: Những BĐS nằm tại trung tâm đô

thị, BĐS ở ngoại ô... Cả 2 loại vị trí nói trên đều có vai trò

quan trọng trong việc xác lập giá trị của BĐS. Ví dụ như

BĐS ở mặt phố có giá cao hơn BĐS ở trong ngõ hẻm (vị trí

tuyệt đối), BĐS ở trung tâm TP. Hà Nội có giá cao hơn BĐS

ở ngoại ô Thành phố (vị trí tương đối).

Sự khác biệt về vị trí, hướng nhà tạo nên một sự chênh

lệch khá lớn về giá bán ở trong cùng một dự án bất động

sản. Tính duy nhất về vị trí của một mảnh đất nhất định

và khả năng sinh lời của đất được hiểu là khoản lợi nhuận

thu được từ đất do nó có vị trí thuận lợi hơn so với các vị

trí đất khác. Khi những thửa đất có diện tích như nhau,

được sử dụng cho những mục đích giống nhau và các

yêu cầu tương tự về vốn, lao động và quản lý tạo ra các

thu nhập ròng khác nhau. Chênh lệch về thu nhập ròng

từ những mảnh đất này chính là thể hiện về chênh lệch

về giá đất và cần được tính đến trong quá trình xác định

giá trị đất đai.

Thông thường, những BĐS có thể mang lại lợi ích kinh

tế cao thường có giá trị rất đắt đỏ. Đặc biệt là những BĐS

nằm tại vị trí mặt đường các khu phố sầm uất, thuận lợi

cho việc kinh doanh, buôn bán. Còn với những

người muốn mua BĐS để phục vụ nhu

cầu về chỗ ở thì hầu hết đều đặt ra

một số tiêu chí về vị trí BĐS để

chọn lựa như: đường hoặc ngõ

rộng, gần trường học, gần

bệnh viện, gần chợ, gần mặt

đường phố, gần các khu

trung tâm vui chơi giải trí... Những BĐS nằm tại vị trí càng

thỏa mãn được nhiều tiêu chí đó thì giá càng cao. Trong

đó, việc BĐS nằm tại vị trí có đường hoặc ngõ rộng ảnh

hưởng khá nhiều tới giá BĐS. Qua khảo sát tại các trung

tâm thành phố có thể thấy, BĐS nằm ở mặt phố có thể

đắt hơn BĐS trong ngõ từ 2-5 lần, BĐS nằm ở ngõ to mà

hiện nay người ta thường định lượng bằng việc ô tô có

thể vào được có thể có giá cao gấp 1,2-2 lần BĐS cùng

khu vực nhưng nằm ở ngõ nhỏ hơn. Còn tại các khu đô

thị mới, vị trí của các BĐS ảnh hưởng tới giá BĐS cũng

không nhỏ.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu riêng của từng đối

tượng sử dụng BĐS mà giá BĐS có thể khác nhau. Những

người làm khoa học thì lại thích mua BĐS có vị trí yên

tĩnh, thoáng mát. Những người làm nghệ thuật thì muốn

sở hữu BĐS có vị trí gần gũi với thiên nhiên, lãng mạn.

Với mỗi nhu cầu, sở thích riêng biệt này, BĐS thỏa mãn

được các yêu cầu phù hợp cũng sẽ có lợi thế về giá hơn

các BĐS khác.

Mặt khác, không chỉ thuận tiện và thỏa mãn được các

nhu cầu, vị trí BĐS mang lại khả năng sinh lời cao do sự

tăng giá BĐS cho người sở hữu. Có thể thấy, với tốc độ

tăng dân số như hiện nay và nhu cầu mở rộng các thành

phố, các đô thị hiện nay thì quỹ đất tại các khu trung tâm

có vị trí đẹp sẽ ngày càng hạn hẹp. Do đó, việc sở hữu một

vị trí BĐS đắc địa sẽ ngày càng khó.

3. Các yếu tố khácNgoài hai yếu tố chính ảnh hưởng đến giá BĐS là yếu

tố thị trường và yếu tố vị trí thì còn một số yếu tố khác

cũng có những ảnh hưởng nhất định tới giá BĐS như:

♦ Kích thước, diện tích, hình thể thửa đất hoặc lô đất

Một kích thước và diện tích thửa đất tối ưu khi thoả

mãn một loại nhu cầu cụ thể của đa số dân cư trong vùng

thì sẽ có giá cao. Ví dụ: Tại Hà Nội, với nhu cầu để ở, thì

loại kích thước và diện tích tối ưu khi mặt tiền thửa đất từ

4m-5m và chiều sâu thửa đất là từ 10m-15m. Khi diện tích

ô đất lớn hơn diện tích tối ưu thì giá trị đất sẽ giảm đi do

số người dân có đủ khả năng để mua được ô

đất diện tích lớn cũng giảm đi, còn với

diện tích ô đất nhỏ hơn diện tích

tối ưu thì nhu cầu ít hơn nên

giá trị đất cũng giảm đi. Về

hình thể, đa số người dân

đều thích lô đất có hình

chữ nhật, các lô đất méo

Sự khác biệt về vị trí,hướng nhà tạo nên một sự chênh lệch

khá lớn về giá bán ở trong cùng một dự án bất động sản

42 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

mó hoặc có góc nhọn sẽ bị giảm giá

trị trừ trường hợp lô đất “nở hậu” tức

có chiều dài của mặt sau nhà lớn hơn

chiều dài mặt tiền thì giá trị đất lại cao

hơn.

♦ Địa hình BĐS toạ lạc

Địa hình nơi BĐS toạ lạc cao hay

thấp so với các BĐS khác trong vùng

lân cận có tác động đến giá trị BĐS.

Nước ta có hai mùa là mùa mưa và

mùa khô diễn ra rõ rệt. Vào mùa

mưa, những khu vực có địa hình thấp

thường hay bị ngập nước hay bị hiện

tượng triều cường gây rất nhiều khó

khăn trong việc đảm bảo giao thông

cũng như làm đảo lộn và tác động

xấu tới cuộc sống của người dân. Do

đó, mọi người đều không muốn mua

những BĐS này, làm giá của BĐS bị

thấp xuống. Ngược lại, những BĐS có

địa hình cao sẽ có giá đắt hơn.

♦ Tình trạng môi trường

Mọi người đều có xu hướng chọn

BĐS có môi trường xung quanh trong

lành, sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh.

Một môi trường tốt sẽ giúp con người

thư thái, khỏe mạnh, dễ dàng nghỉ

ngơi và thư giãn. Do đó, môi trường

trong lành hay bị ô nhiễm, yên tĩnh

hay ồn ào đều ảnh hưởng trực tiếp

đến giá BĐS. Cụ thể, môi trường khu

vực xung quanh BĐS càng tốt thì giá

BĐS càng cao và ngược lại môi trường

xung quanh BĐS càng bị ô nhiễm thì

giá BĐS càng thấp.

♦ Hiện trạng về hệ thống cơ sở hạ

tầng nơi có BĐS

Hệ thống cơ sở hạng tầng như hệ

thống đường giao thông, hệ thống

cấp thoát nước, cấp điện, thông tin

liên lạc…càng hoàn chỉnh, năng lực

phục vụ càng tốt thì giá BĐS càng cao.

Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng kém, năng

lực phục vụ yếu như hay bị mất điện,

mất nước... thì giá BĐS sẽ càng thấp.

♦ Tình trạng pháp lý của BĐS

Các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà,

giấy phép xây dựng... hiện có nếu không đầy đủ theo quy định của pháp luật

thì giá trị BĐS sẽ thấp. Hoặc nếu BĐS đang trong tình trạng thế chấp hoặc

tranh chấp quyền sử dụng đất, sở hữu nhà…thì giá trị BĐS cũng bị giảm.

♦ Các yếu tố xã hội

Môi trường xã hội cũng có tác động lớn đến giá trị BĐS. Một khu vực mà

mật độ dân số đột nhiên tăng cao do tốc độ tăng của dân số cơ học thì giá trị

BĐS nơi đó sẽ tăng lên do cân bằng cung-cầu bị phá vỡ. Ngoài ra, các yếu tố

xã hội khác trong vùng như: chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, trình độ dân trí,

vấn đề an ninh trật tự... cũng ảnh hưởng thuận chiều tới giá BĐS.

♦ Các cơ chế chính sách của Nhà nước

Các cơ chế chính sách của Nhà nước có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián

tiếp tới giá BĐS thông qua những tác động vào hoạt động của thị trường BĐS

nói chung và sự đầu tư vào lĩnh vực BĐS nói riêng.

♦ Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Có rất nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động tới giá BĐS như: tỷ lệ lạm

phát, tình hình thị trường lao động, thị trường chứng khoán, tỷ giá ngoại tệ,

thị trường tín dụng...

GIẢI PHÁP VỀ ĐIỀU TIẾT GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN PHÙ HỢP VỚI MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VÀ MỨC THU NHẬP CHUNG CỦA TOÀN XÃ HỘI

Theo báo cáo của Ủy ban kinh tế Quốc hội, trong vòng 20 năm qua, giá nhà

đất ở nước ta đã tăng lên 100 lần và giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với

thu nhập bình quân của người lao động. So với thu nhập, giá BĐS trung bình

ở các nước Châu Âu chỉ bằng 7 lần, Thái Lan 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần. Dù

gặp khó khăn suốt 2 năm qua, tính trên tổng thể, giá nhà ở thực tế không giảm

nhiều, chỉ giảm ở những phân khúc và những khu vực bị thổi lên một cách quá

vô lý. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, giá BĐS ở nước ta là ảo vì giá không tương

xứng với thu nhập của người dân và giá trị sinh lời của BĐS. Nguyên nhân giá

BĐS cao bất hợp lý là do các nguyên nhân về cung cầu, tính kém minh bạch

Người sử dụng bất động sản có nhu cầu tiếp cận các dự án đáp ứng được không gian sống, môi trường sống văn minh, khoa học, lành mạnh

43Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

của thị trường, chi phí chuẩn bị các dự án quá cao. Việc

điều tiết giá BĐS có thể thực hiện như sau:

1. Đối với nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp

Nhà nước có chính sách khống chế giá một cách có

hiệu quả thông qua các quy định cụ thể, theo hướng: Có

phương án quản lý về thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư

ngay trong giai đoạn lập dự án của các chủ đầu tư; Cần

thống nhất về thời điểm huy động vốn từ khách hàng và

mức độ huy động vốn. Bên cạnh đó nghiên cứu cơ chế

quản lý đầu tư phù hợp cho loại nhà này với mục tiêu tiết

giảm tối đa chi phí.

Đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các loại công nghệ xây

dựng hiện đại và sử dụng các loại vật liệu xây dựng thích

hợp sẽ nâng cao được chất lượng, giảm giá thành nhà ở

và rút ngắn thời gian xây dựng, phù hợp với điều kiện cụ

thể của từng địa phương.

ảnh 5: Bất động sản sẽ trở về giá trị thực khi người

mua nhà đất cảm thấy giá nhà đất phù hợp với khả năng

chi tiêu họ

2. Đối với nhà ở thương mạiBất động sản sẽ trở về giá trị thực khi người mua nhà

đất cảm thấy giá nhà đất phù hợp với khả năng chi tiêu

họ. Để đưa BĐS về giá trị thực của nó, Nhà nước có thể

can thiệp gián tiếp qua các giải pháp:

- Làm cho thị trường minh bạch hơn thông qua các biện

pháp công khai quy hoạch BĐS; tổ chức đấu thầu đấu giá

đất; tổ chức, nâng cao chất lượng, năng lực hệ thống các

sàn giao dịch BĐS thực sự.

- Giảm chi phí chuẩn bị dự án thông qua giảm thủ tục

hành chính, quy trình phê duyệt dự án, thủ tục đền bù

giải phóng mặt bằng và các chi phí bất hợp lý khác liên

quan đến đền bù mặt bằng, tiền sử dụng đất.

- Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội nhằm tăng nguồn

cung cho thị trường thông qua các chính sách hỗ trợ của

Nhà nước như: Chính sách tiếp cận quỹ đất, chính sách

đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách thuế, lãi suất,…

- Kiểm soát chống đầu cơ BĐS thông qua các biện pháp

về thuế, hành chính và kinh tế khác.

- Tổ chức bình ổn giá, không để giá các sản phẩm liên

quan đến đầu vào BĐS tăng cao bất hợp lý.

- Sớm hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường BĐS,

trước mắt cần công bố thông tin về giá thành xây dựng

BĐS nhà ở, giá bình quân của BĐS (giá nhà, đất) đã giao

dịch thành công trên thị trường, chỉ số đánh giá thị trường

BĐS để các đối tượng trong xã hội có thể tham khảo khi

quyết định đầu tư, kinh doanh BĐS.

Minh bạch được giá BĐS cũng như làm rõ các chi phí

xây dựng thì mới có thể đưa BĐS trở về đúng giá trị thực

của nó. Khi ấy mới có thể làm tăng tính thanh khoản của

thị trường BĐS và khiến thị trường sôi động trở lại. Để

đảm bảo tính hiệu quả của các dự án, quản lý được giá

BĐS, không cho phép giá BĐS lên quá cao gây mất cân

đối cung cầu, việc thường xuyên có các cuộc điều tra,

nghiên cứu để cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường

BĐS là hết sức cần thiết. Chức năng điều tiết thị trường

không của ai khác ngoài của chính quyền địa phương và

cơ quan quản lý Nhà nước về phát triển nhà và thị trường

BĐS. Việc đảm bảo thị trường BĐS hoạt động có hiệu

quả không chỉ mang lại lợi ích cho Nhà nước, nhà đầu tư,

người sử dụng mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế, cải thiện xã hội, cải thiện nhà ở cho đại bộ phận

dân cư đô thị.

Theo các chuyên gia, thông thường, để xác định mức

độ hợp lý về giá của BĐS thường dựa vào các yếu tố cơ

bản, đó là: Yếu tố đầu tiên là dựa trên so sánh chi phí làm

ra BĐS và tỷ suất lợi nhuận chung của nền kinh tế, hoặc là

tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư chính ngành kinh doanh

BĐS với các ngành có liên quan. Thứ hai, phải so sánh với

mức thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán của các

tầng lớp dân cư. Thứ ba, xem xét mức sinh lợi của ngành

kinh doanh BĐS so với mức sinh lợi chung của nền kinh tế

và mức sinh lợi của kênh dân cư đầu tư vốn vào thị trường

tiền tệ.

44 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

45Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

TS. Nguyên Liên Hương*

*Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng- Trường Đại học Xây dựng

Tóm tắt: Chi phí dự phòng là khoản mục chi phí

không thể thiếu trong ngân sách dự án để đảm bảo

sự thành công của dự án đầu tư xây dựng. Bài báo

đã xem xét một số vấn đề cơ sở lý luận về chi phí dự

phòng và xác định chi phí dự phòng theo thông lệ

quốc tế và ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những điểm khác

biệt giữa hai cách tiếp cận. Mặt khác, bài báo cũng

đã chỉ ra 6 tồn tại trong việc xác định và quản lý chi

phí dự phòng theo các quy định hiện hành ở Việt

Nam và đề xuất 4 giải pháp định hướng cho các vấn

đề này, góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về

đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu quả các dự án.

Từ khóa: Dự án đầu tư xây dựng, rủi ro dự án đầu

tư xây dựng, chi phí dự phòng, quản lý rủi ro, cơ sở dữ

liệu quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Nhận ngày 15/8/2017, chỉnh sửa ngày 25/8/2017,

chấp nhận đăng ngày 31/8/2017.

Abstract: Contingency is the cost item that can’t be lack in the project budget to ensure the success if the construction investment project. The article has reviewed some of the theoretical basics of contingency costs and determining contingency cost under the international practice and in Vietnam, from which, it points out the differences between these two approaches. On the other hand, the article also points out six shortcomings in the defining and managing contingency expenses under the current regulations in Vietnam and proposes four solutions to these issues, contributing to the improvement of Laws on investment in construction and improving

the effectiveness of projects.

Key words: Construction investment project, risks

in construction investment project, contingency cost,

risk management, data base to manage the cost in

construction investment.

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỰ PHÒNGTRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Việc dự toán chi phí cho một dự án đầu tư xây dựng

được tiến hành theo hai bước: (i) tính toán các chi phí cơ

sở và (ii) xác định các rủi ro và thiết lập chi phí dự phòng.

Chi phí cơ sở được hiểu là các chi phí mà có khả năng xảy

ra nhất ở mọi giai đoạn của dự án, mà thường là bao gồm

toàn bộ các chi phí của dự án có thể nhận dạng được và

được dự toán. Theo quá trình thực hiện dự án, chi phí cơ

sở sẽ tăng lên trong khi chi phí dự phòng sẽ giảm đi, do

các rủi ro dẫn đến cần bố trí các khoản dự phòng ngày

càng được nhận dạng nhiều hơn [4]. Chi phí dự phòng

là khoản mục không thể thiếu trong ngân sách dự án để

đảm bảo sự thành công của dự án. Tuy nhiên, việc xác

định các khoản chi phí dự phòng cho các dự án đầu tư

xây dựng ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề khi thực hiện

trong thực tế, và cũng có những sự khác biệt nhất định so

với thông lệ quốc tế.

CHI PHÍ DỰ PHÒNG TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ

Để hiểu rõ hơn vể chi phí dự phòng cho dự án đầu tư

xây dựng, cần hiểu về rủi ro cho loại dự án này. Rủi ro dự

án nói chung được định nghĩa là “một sự kiện hay điều

kiện chưa chắc chắn mà nếu nó xảy ra, sẽ có ảnh hưởng

đến ít nhất một mục tiêu của dự án, ví dụ như phạm

vi, tiến độ, chi phí và chất lượng. Rủi ro luôn nằm trong

tương lai” [5]. Theo cách hiểu này, rủi ro có thể tạo ra các

kết quả tích cực (rủi ro thuộc loại cơ hội) hoặc tiêu cực (rủi

ro thuộc loại nguy cơ), khác với cách hiểu phổ biến ở Việt

Nam là rủi ro chỉ mang nghĩa tiêu cực. Các rủi ro, có thể

ảnh hưởng đến các mục tiêu khác của dự án như phạm

vi, tiến độ, chất lượng, nhưng người ta cũng thường tìm

cách quy đổi về chi phí để dễ đo lường hậu quả, hệ quả.

Nhiều nghiên cứu trên phạm vi quốc tế cho thấy, rất

nhiều các dự án đầu tư xây dựng phải đối mặt với việc

chi phí dự án có nguy cơ vượt ngân sách. Do đó, khi tính

toán ngân sách cho các dự án này, người ta phải đưa vào

các khoản chi phí dự phòng. Các khoản chi phí dự phòng

có thể được phân loại theo nhiều cách, trong đó có thể

phân loại dựa trên loại rủi ro nó được sử dụng để xử lý,

thành chi phí dự phòng cho các rủi ro đã nhận dạng được

(allowances) và chi phí dự phòng cho các rủi ro chưa nhận

dạng được (contingencies). Cách phân loại này chưa được

sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, và cũng chưa được đề cập

đến trong các quy định pháp luật và hướng dẫn về quản

lý chi phí đầu tư xây dựng hiện hành.

Có nhiều phương pháp xác định chi phí dự phòng, theo

Hiệp hội Tăng cường Kỹ thuật Chi phí (The Association for

the Advancement of Cost Engineering), chi phí dự phòng

có thể được xác định theo các phương pháp sau:

- Đánh giá của chuyên gia (Expert judgment);

- Theo các nguyên tắc định trước (Predetermined

guidelines);

- Phân tích mô phỏng (Simulation analysis);

- Mô hình hóa theo tham số (Parametric modeling).

Các phương pháp này còn được phân loại thành hai

nhóm khá phổ biến là:

- Các phương pháp tất định (Deterministic methods)

- Các phương pháp xác suất (Probabilistic methods).

Trong thực tế, các phương pháp tất định phổ biến

hơn. Cách tiếp cận này được sử dụng bởi các chủ đầu tư

không muốn, vì nhiều lý do, thực hiện các đánh giá rủi ro

cho dự án. Trong nhóm này có các cách tiếp cận sau:

- Quy định một tỷ lệ phần trăm cố định tùy thuộc vào

loại dự toán họ đang tính toán. Ví dụ, ở dự toán nhóm 5

theo cách phân loại của tổ chức này, người ta xác định chi

phí dự phòng là 40%, trong khi dự toán nhóm 2 thì tỷ lệ

ấy sẽ là 15%.

- Đánh giá của chuyên gia: Phương pháp này sử dụng

một chuyên gia hoặc một nhóm chuyên gia, nội bộ hoặc

thuê ngoài, về quản lý rủi ro và về loại dự án đang xem xét

để xác định giá trị dự phòng.

Việc sử dụng các phương pháp xác suất để xác định

chi phí dự phòng khi tính dự toán chi phí kém thông

dụng hơn. Các phương pháp này thường được sử dụng

cho các dự án rất phức tạp. Sử dụng phương pháp này,

một loạt các chi phí có khả năng phát sinh được gán cho

từng hạng mục của dự án sử dụng mức độ tin cậy theo

các giá trị khác nhau của chi phí dự án. Chi phí dự phòng

tổng thể được xác định dựa trên mức độ tin cậy tổng thể

mà chủ đầu tư mong muốn cho cả dự án.

Các phương pháp xác suất có thể sử dụng mô phỏng

hoặc không sử dụng mô phỏng. Các phương pháp mô

phỏng xác suất là các phương pháp đòi hỏi chi phí cao

nhất vì cần các phần mềm mô phỏng phức tạp. Các

phương pháp không sử dụng mô phỏng liên quan đến

việc sử dụng các phương pháp phân tích để tính toán rủi

ro và chi phí dự phòng, như:

- Phương pháp cây xác suất (Probability Tree); FOSM

(First-Order Second-Moment, tạm dịch là Khoảng khắc

thứ hai của Chuỗi Taylor); Giá trị kỳ vọng (Expected Value);

Kỹ thuật soát xét và đánh giá chương trình (Program

46 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Evaluation and Review Technique – PERT); Ước lượng

tham số (Parametric Estimation); Phân tích thứ bậc

(Analytical Hierarchy Process); Dự báo theo nhóm tham

chiếu (Reference Class Forecasting);

Việc sử dụng các phương pháp này một cách chi tiết

để dự báo chi phí dự phòng sẽ được tìm hiểu trong một

nghiên cứu khác.

CHI PHÍ DỰ PHÒNG TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM

1. Các khoản mục chi phí dự phòng và phương pháp xác định theo quy định hiện hành ở Việt Nam

Theo hướng dẫn của quy định pháp luật hiện hành,

trong thành phần của tổng mức đầu tư cũng như dự toán

xây dựng, dự toán gói thầu của các dự án đầu tư xây dựng

phải tính toán đến chi phí dự phòng để đảm bảo đủ vốn

cho việc thực hiện dự án, các gói thầu của dự án khi có

các tình huống bất trắc xảy ra. Theo quy định tại Nghị

định 32/2015/NĐ-CP và Thông tư 06/2016/TT-BXD, trong

dự án đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng gồm chi phí dự

phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự

phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự

án. Theo quy định tại Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, ngoài

hai khoản mục trên, còn có thêm chi phí dự phòng cho

các khoản tạm tính được tính thêm tùy dự án [1]. Riêng

trong việc xác định Sơ bộ tổng mức đầu tư, theo hướng

dẫn của Thông tư 06/2016/TT-BXD, chi phí dự phòng phải

bổ sung ước tính chi phí phần khối lượng không lường

trước được của dự án. Các văn bản quy phạm pháp luật

nói trên cũng đã chỉ rõ, việc xác định các khoản mục chi

phí này tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư xây

dựng, với quy định hiện hành là Nghị định 32/2015/NĐ-

CP và Thông tư 06/2016/TT-BXD [2, 3].

Theo đó, Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công

việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên

tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự

án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác (trong

giá gói thầu, chi phí dự phòng cho từng loại gói thầu

được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên chính khoản mục chi

phí chính của gói thầu đó).

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá tùy thuộc vào

mục đích tính toán, được xác định trên cơ sở độ dài thời

gian thực hiện dự án (trong Sơ bộ Tổng mức đầu tư hoặc

Tổng mức đầu tư), hoặc thời gian xây dựng công trình

(tính bằng tháng, quý, năm, trong dự toán xây dựng công

trình), hoặc thời gian thực hiện của gói thầu, kế hoạch

bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công

trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá

trong nước và quốc tế. Thông tư 06/2016/TT-BXD đã

đưa ra công thức để tính toán loại chi phí dự phòng này

cho đủ các trường hợp xác định Sơ bộ tổng mức đầu tư,

Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình và cả dự

toán giá gói thầu. Trong đó, đã yêu cầu tính toán cả mức

biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo thời

gian dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân

của đơn vị thời gian (quý, năm) đã tính và được xác định

trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi

phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm

chuyên gia.

Theo Thông tư 06/2016/TT-BXD [2], trong tính toán sơ

bộ tổng mức đầu tư và tổng mức đầu tư, chi phí dự phòng

do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức

sau:

(5)

Đối với việc xác định dự toán xây dựng công trình, dự

toán gói thầu thi công xây dựng, dự toán gói thầu mua

sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình thì chi phí dự

phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo

công thức:

(6)

Có thể thấy, cách tiếp cận về xác định chi phí dự

phòng theo các quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam

có nhiều sự khác biệt với thông lệ quốc tế. Mặt khác, các

quy định này còn chưa xem xét đến các vấn đề phức tạp

nảy sinh trong các dự án lớn và phức tạp.

2. Một số vấn đề tồn tại trong việc xác định các chi phí dự phòng trong dự án đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành

Các quy định pháp luật trên đã có định hướng khá rõ

ràng để giải quyết bài toán xác định các chi phí dự phòng

trong dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tế

thực hiện, việc xác định các khoản mục chi phí dự phòng

nói trên còn một số vấn đề phải giải quyết để đảm bảo

yêu cầu tính đúng, tính đủ, nâng cao hiệu quả quản lý dự

án đầu tư xây dựng, cụ thể:

- Chưa có sự thống nhất về các khoản mục chi phí dự

phòng giữa quy định của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Xây

dựng; như trên đã chỉ ra, Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT đề

xuất có dự án có thể tính thêm chi phí dự phòng cho các

khoản tạm tính trong khi các hướng dẫn của Bộ Xây dựng

không đề cập đến khoản mục này.

47Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

48 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

- Phương pháp xác định chi phí dự phòng cho khối

lượng công việc phát sinh còn chưa có hướng dẫn cụ thể

cách tính tỷ lệ dự phòng, mới chỉ quy định căn cứ để xác

định mức tỷ lệ này là mức độ phức tạp của công trình

thuộc dự án và điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng

công trình và quy định mức độ tối đa cho tỷ lệ này tùy

thuộc vào giai đoạn tính toán.

- Phương pháp tính chi phí dự phòng khối lượng dựa

vào một tỷ lệ tối đa cố định là chưa thực sự sát với thực tế.

Các dự án khác nhau có đặc điểm khác nhau (do tính duy

nhất của dự án) nên sẽ có các rủi ro khác nhau. Từ đó việc

quy định khống chế một mức dự phòng tối đa như nhau

cho tất cả các dự án là chưa khoa học, bởi vẫn có thể có

các dự án đòi hỏi mức dự phòng lớn hơn tỷ lệ phần trăm

cố định đã quy định. Mặt khác, quy định này đưa đến thực

tế phổ biến là mức tỷ lệ cao nhất được lấy để tính toán,

gây thất thoát, lãng phí trong nhiều trường hợp, nhất là

khi sử dụng hợp đồng trọn gói.

- Chưa có các hướng dẫn cụ thể để dự báo xu hướng

biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và

quốc tế phục vụ việc tính toán mức biến động bình quân

của chỉ số giá xây dựng theo năm xây dựng công trình so

với mức độ trượt giá bình quân của năm cần tính (trong

việc xác định chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá); vấn

đề này cùng với việc xác định xu hướng biến động bằng

kinh nghiệm chuyên gia sẽ dẫn đến các hệ lụy phức tạp

trong quản lý chi phí, trong thanh tra, kiểm toán các dự

án đầu tư xây dựng.

- Bên cạnh rủi ro do phát sinh khối lượng và trượt giá

đã được đề cập trong chi phí dự phòng, còn một số yếu

tố có thể gây phát sinh chi phí mà chưa được tính toán

đến ví dụ như: Do không kiểm soát được hoặc xác định rõ

phạm vi dự án, gói thầu hoặc ngay cả công việc, dẫn đến

phát sinh thêm đầu mục công việc mới, khoản mục chi

phí mới, hay do chất lượng (chi phí chất lượng), do thời

gian kéo dài… Các vấn đề nói trên thường xảy ra ở các

dự án lớn, phức tạp, nhất là các dự án thực hiện theo hợp

đồng EPC, gây hệ lụy xấu cho quản lý chi phí, trong thanh

tra, kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng.

- Việc phân cấp quản lý tất cả giá trị và khoản mục chi

phí dự phòng cho chủ đầu tư là chưa hợp lý và khác biệt

so với thông lệ quốc tế. Thông lệ quốc tế chia chi phí dự

phòng ra làm hai nhóm: Chi phí dự phòng cho các rủi ro

đã được nhận dạng và chi phí dự phòng cho các rủi ro

chưa được nhận dạng. Việc xác định dự phòng theo một

loại rủi ro như ở Việt Nam sẽ làm giảm hiệu quả việc sử

dụng các khoản dự phòng này.

Các vấn đề trên đòi hỏi phải được giải quyết nhằm

tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chi phí đầu tư

xây dựng nói riêng và quản lý dự án đầu tư xây dựng nói

chung, đảm bảo nguyên tắc đã được đề cập đến trong

Điều 3, Nghị định 32/2015/NĐ-CP, đó là chi phí đầu tư xây

dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công

trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ

dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường

tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công

trình.

ĐỊNH HƯỚNG VỀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC TỒN TẠI VỀ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỰ PHÒNG TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

- Đối với các dự án lớn, phức tạp, chi phí dự phòng

nên được phân thành hai loại theo thông lệ quốc tế, đó

là chi phí dự phòng cho các rủi ro đã nhận dạng được,

tuy nhiên chiến lược đối phó rủi ro được áp dụng là chấp

nhận, và chi phí dự phòng cho những rủi ro chưa nhận

dạng được. Đối với các rủi ro đã nhận dạng được, có thể

chia nhỏ ra thành ba loại theo cách phân loại của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư trong Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, đó

là: Chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh

khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính

(nếu có). Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát

sinh có thể được tính toán bằng một tỷ lệ % ước lượng

theo phương pháp chuyên gia, hoặc các phương pháp

khác đề xuất dưới đây. Chi phí dự phòng trượt giá và chi

phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có) tính toán

theo các quy định pháp luật hiện hành. Chi phí dự phòng

cho các rủi ro chưa nhận dạng được cần được ước lượng

theo một tỷ lệ phần trăm, dựa trên ý kiến chuyên gia.

- Nguyên tắc quản lý các loại chi phí dự phòng trên

như sau: Chi phí dự phòng cho các rủi ro đã nhận dạng

được quản lý theo các gói thầu, tùy thuộc vào loại hợp

đồng tính toán; chi phí dự phòng cho các rủi ro chưa

nhận dạng được cần do cấp quyết định đầu tư quản lý,

chỉ khi được cấp này phê duyệt, lượng vốn cho khoản dự

phòng này mới được chuyển vào ngân sách dự án để chi

tiêu cho các rủi ro phát sinh hợp lý.

- Với các dự án lớn và phức tạp, để tính chính xác hơn

tỷ lệ chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh,

bài báo đề xuất áp dụng phương pháp ước lượng dựa

trên cơ sở các công trình tương tự về quy mô và địa điểm.

Thông tin về các khoản dự phòng đã được sử dụng từ

một số dự án nhất định đã thực hiện ở cùng địa phương

cần được thu thập lại, người làm công tác quản lý chi phí

phân tích các chi phí đã phát sinh cho các rủi ro này để

ước lượng chi phí dự phòng gán cho dự án đang xét. Để

làm được điều này, các địa phương (các Sở Xây dựng) và

cả ở cấp Trung ương (cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây

dựng) cần xây dựng và vận hành các trung tâm dữ liệu

phù hợp. Số liệu về chi phí của các công trình xây dựng đã

hoàn thành ở các địa phương được thu thập thông qua

công tác tư vấn và/hoặc mệnh lệnh hành chính để tập

hợp vào các trung tâm dữ liệu trên. Dữ liệu thu thập được

không chỉ phục vụ việc xác định chi phí dự phòng, mà

còn có thể sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ xác định và

quản lý chi phí đầu tư xây dựng khác.

- Với các dự án rất phức tạp, các phương pháp trên có

thể không đảm bảo đủ độ chính xác, cần xác định chi phí

dự phòng dựa trên kế hoạch quản lý rủi ro của dự án đầu

tư xây dựng.

Các quy định pháp luật và hướng dẫn về xác định chi phí

hiện nay mới chỉ giải quyết được một số vấn đề trong việc

xác định chi phí dự phòng cho các dự án đầu tư xây dựng.

Còn khá nhiều vấn đề còn tồn tại, nhất là đối với các dự án

đầu tư xây dựng phức tạp, như bài báo đã chỉ ra 6 vấn đề

chính. Bài báo đã dựa trên kinh nghiệm quốc tế và điều kiện

Việt Nam, đề xuất 4 giải pháp mang tính định hướng để giải

quyết các vấn đề này, nhằm đảm bảo nguyên tắc đã được

đề cập đến trong Điều 3, Nghị định 32/2015/NĐ-CP, đó là chi

phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng

dự án, công trình, gói thầu xây dựng. Các giải pháp cụ thể

cho các vấn đề này sẽ được nghiên cứu chi tiết hơn ở các

nghiên cứu sau.

Tài liệu tham khảo1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Thông tư số 10/2015/

TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư về việc quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn

nhà thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ biên.

2. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 06/2016/TT-BXD

ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và

quản lý chi phí đầu tư xây dựng, chủ biên.

3. Chính Phủ (2015), Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày

25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây

dựng, chủ biên.

4. Keith Molenaar, Stuart Anderson và Clifford

Schexnayder (2011), AASHTO practical guide to

estimating, chủ biên.

5. PMI (2012), A Guide to the Project Management

Body of Knowledge, 5th ed., Project Management

Institute.

49Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

*Giảng viên Viện Kinh tế XD & Đô thị - Học viện CBQL xây dựng và đô thị

Thị trường xây dựng đang cạnh tranh gay gắt do sự xuất hiện của các doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước ngày càng tăng, việc giành thắng lợi trong đấu thầu là yếu tố sống còn đối với môi doanh nghiệp xây dựng. Nhưng làm thế nào để có thể thắng thầu một cách chắc chắn và nhanh nhất là một vấn đề các doanh nghiệp xây dựng đang quan tâm. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu có một vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công và phát triển của các doanh nghiệp xây dựng.

KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒCạnh tranh Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ

thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối,

bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân,…)

nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi

thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay

tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích

về kinh tế, thương mại khác để thu được

nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có

thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân

phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người

sản xuất với người tiêu dùng khi người sản

xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá

cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với

giá thấp. Cạnh tranh của một doanh nghiệp

là chiến lược của doanh nghiệp với các đối

thủ trong cùng một ngành. Năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp xây dựng là khả

năng doanh nghiệp xây dựng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng

tạo ra năng suất, chất lượng cao và giá thành hạ so với đối thủ nhằm

duy trì và phát triển doanh nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, tạo

ra khả năng phát triển tốt cho doanh nghiệp trong tương lai. Muốn có

được năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư

xây dựng, nâng cấp bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng các chiến lược

sản xuất kinh doanh phù hợp gồm: Thị trường, nhân lực, máy móc thiết

bị và công nghệ. Ngoài ra còn có các yếu tố như vị thế, uy tín doanh

nghiệp, môi trường cũng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp xây dựng. Trong lĩnh vực xây dựng, để đánh giá về cạnh

tranh giữa các doanh nghiệp cũng sử dụng các tiêu chí để đánh giá

như các ngành khác, gồm: Về khả năng duy trì và mở rộng thị trường:

Tỷ lệ thắng thầu; số lượng các hợp đồng đã và đang thực hiện; kinh

nghiệm; loại, nhóm công trình xây dựng, gói thầu doanh nghiệp đã và

đang thực hiện; Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng của sản phẩm; các

thành tích, giải thưởng mà doanh nghiệp đã thực hiện; Về năng suất

các yếu tố sản xuất: Năng suất lao động; năng suất thiết bị thi công; Về

giá cả: Giá trúng thầu; giá thanh toán hợp đồng tính trên đơn vị quy

mô sử dụng công trình xây dựng trong cùng điều kiện thực hiện, cùng

CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANHTRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

Ths.Đặng Thị Dinh Loan*

50 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

thời điểm thi công so với các doanh nghiệp khác; Về hiệu

quả sản xuất kinh doanh: Cạnh tranh bằng các chỉ tiêu tài

chính như tỷ suất lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, vốn

tự có so với tổng nguồn vốn,…

Vai trò của đấu thầu đối với nhà thầu Tham dự đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thầu,

các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả phương

diện. Nhờ nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đấu

thầu, các nhà thầu cạnh tranh bình đẳng trên thương

trường, nhà thầu phải phát huy tối đa tính chủ động

trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu và kí kết

hợp đồng (khi trúng thầu) tạo công ăn việc làm cho người

lao động, phát triển sản xuất. Nhờ đấu thầu, các nhà thầu

phải đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực công

nghệ và kỹ thuật của mình. Từ đó sẽ nâng cao năng lực

của doanh nghiệp trong tham gia đấu thầu. Để đạt mục

tiêu thắng thầu, các doanh nghiệp xây dựng phải tự hoàn

thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán

bộ quản lý trong tham gia đấu thầu và thực hiện công

trình đã thắng thầu. Thông qua phương thức đấu thầu,

các doanh nghiệp xây dựng sẽ tự nâng cao hiệu quả công

tác quản trị chi phí kinh doanh, quản lý tài chính, thúc đẩy

nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn

thu được lợi nhuận.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÁC NHÀ THẦU XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

Đối với một số doanh nghiệp xây dựng mạnh có tên

tuổi và thương hiệu, họ có đội ngũ chuyên gia về đấu

thầu thực hiện thì hồ sơ năng lực và hồ sơ dự thầu của

họ cơ bản đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và khả

năng thắng thầu của các nhà thầu này rất cao. Tuy nhiên,

phần lớn các nhà thầu xây dựng còn lại vẫn thiếu chuyên

nghiệp, không nhất quán, thời gian chuẩn bị hồ sơ, làm

thầu chậm, việc tìm kiếm thông tin về giá cả, chất lượng

sản phẩm, vật liệu trên thị trường còn yếu, dẫn đến giá dự

thầu chưa linh hoạt, còn thiếu tính cạnh tranh. Việc giảm

giá còn tùy tiện, mang tính chủ quan, chưa quan tâm tới

các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất để có thể hạ giá

thành sản phẩm.

Hoạt động đấu thầu có đặc điểm là nhà thầu phải

phục tùng những yêu cầu của Chủ đầu tư. Các yêu cầu

này được thể hiện trong hồ sơ mời thầu. Nếu công ty

không đáp ứng được các yêu cầu đó thì khả năng hồ sơ

bị loại rất cao. Nếu những yêu cầu của Chủ đầu tư phù

hợp với thế mạnh của công ty thì công ty sẽ đáp ứng dễ

dàng, tăng sức cạnh tranh trong gói thầu. Ngược lại, nếu

thế mạnh của công ty không phù hợp với yêu cầu của

Chủ đầu tư thì khả năng đáp ứng yêu cầu ấy của công ty

không tốt bằng các đối thủ khác, khả năng cạnh tranh

của công ty sẽ giảm xuống.

Nếu Công ty luôn nắm bắt được thông tin về tình hình

cung cấp đầu vào vật tư, sự biến động của giá cả vật tư thì

trước hết đó là một điều kiện thuận lợi cho việc tính giá

công trình và có thể đưa ra mức giá hợp lý nhất. Ngược

lại, nếu Công ty không nắm rõ thông tin về các nguồn

cung cấp nguyên vật liệu cần thiết thì khi tính giá sẽ gặp

khó khăn, phải sử dụng mức giá không sát với giá thực tế.

Nguồn cung cấp vật tư ổn định, kịp thời cũng là điều

kiện thuận lợi đảm bảo tiến độ thi công của công trình.

Tiến độ thi công phụ thuộc vào tiến độ cung cấp vật tư.

Nếu nguồn vật tư không được cung cấp thường xuyên và

ổn định thì công ty sẽ bị chậm tiến độ so với tiến độ đặt

ra ban đầu. Không hoàn thành công trình đúng tiến độ,

công ty sẽ bị mất uy tín với chủ đầu tư và trong những

lần đấu thầu tiếp theo, khả năng cạnh tranh của công ty

sẽ giảm.

NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÁC NHÀ THẦU XÂY DỰNG

Cơ hội Trong bối cảnh hội nhập, các nhà thầu xây dựng ở Việt

Nam có nhiều khả năng hơn để tiếp cận những thành tựu

khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới, tiếp nhận

Để đạt mục tiêu thắng thầu, các doanh nghiệp xây dựng phải tự hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong tham gia đấu thầu

51Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

chuyển giao những công nghệ thích hợp. Nguy cơ: Các

công trình có vốn ngân sách nhà nước gặp rất nhiều khó

khăn về vốn xây dựng, bị ứ đọng vốn ở các công trình đã

hoàn thành nhưng chưa bàn giao, hoặc các công trình

bị ngừng thi công, việc này đã gây khó khăn cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của các nhà thầu đã và đang

thi công các công trình vốn ngân sách nhà nước. Với các

công trình xây dựng có thời gian thi công kéo dài, nhu

cầu vốn rất lớn, bởi vậy tình trạng trượt giá, lạm phát liên

tục làm cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm.

Nguồn nhân lực Nhân tố con người là vô cùng quan trọng đối với hoạt

động của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đảm

bảo yêu cầu về nhân sự chủ chốt của hồ sơ mời thầu để

có thể đáp ứng được yêu cầu về năng lực nhân sự khi sơ

tuyển nhà thầu. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp đảm

bảo về số lượng cũng như chất lượng sẽ giúp cho doanh

nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản

phẩm, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp, đồng thời

với nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm, doanh

nghiệp có thể giảm được giá dự thầu nhờ giảm được chi

phí nhân công, góp phần nâng cao khả năng thắng thầu

của doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ làm hồ sơ dự thầu

có ảnh hưởng lớn đến khả năng thắng thầu của doanh

nghiệp. Bên cạnh đó, lãnh đạo của doanh nghiệp cần đưa

ra chiến lược dự thầu hợp lý, để đội ngũ cán bộ làm hồ sơ

dự thầu có thể đưa ra giá dự thầu hợp lý nhất, nâng cao

khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp.

Công tác tổ chức thi công Biện pháp tổ chức thi công trong giai đoạn tham gia

đấu thầu là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp. Không đơn giản là việc có

được biện pháp tổ chức thi công hợp lý mà điều quan

trọng hơn là khả năng áp dụng công nghệ mới - đó mới

là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh. Việc áp dụng công

nghệ tiên tiến vào thi công giúp cho nhà thầu đưa ra

được biện pháp thi công hợp lý, có khả năng rút ngắn

được tiến độ thi công, giảm được giá dự thầu, góp phần

nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh

nghiệp. Năng lực máy móc, thiết bị thi công là nhân tố

đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Phải

đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về máy móc của bên mời

thầu: Chủng loại máy, số lượng, công suất máy, doanh

nghiệp phải chứng minh được khả năng huy động máy

móc để đảm bảo thi công, nếu doanh nghiệp đi thuê

máy móc thì phải có hợp đồng thuê máy, tuy nhiên nếu

phần lớn máy móc thiết bị doanh nghiệp là đi thuê thì

khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp sẽ

giảm. Doanh nghiệp có máy móc thiết bị tốt, công nghệ

tiên tiến, hợp lý, đồng bộ sẽ đáp ứng được yêu cầu về

năng lực kỹ thuật khi sơ tuyển.

Nhân tố về tài chính Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện

ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn

phục vụ sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các

nguồn vốn đó. Quy mô vốn tự có phụ thuộc quá trình tích

luỹ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô vốn tự có

lớn cho thấy khả năng tự chủ về tài chính và chiếm được

lòng tin của nhà cung cấp, chủ đầu tư và khách hàng,…

Doanh nghiệp nên phấn đấu tăng vốn tự có lên một mức

nhất định đủ đảm bảo khả năng thanh toán nhưng vẫn

đủ kích thích để doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy tài chính

làm tăng lợi nhuận, qua đó sẽ nâng cao khả năng cạnh

tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp. Để đáp ứng các

yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp

có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn. Tuy nhiên, nếu

doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn vay, làm cho tổng nợ

của doanh nghiệp tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận thu

được, đồng thời, chủ đầu tư sẽ không tin tưởng vào khả

năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, từ đó sẽ làm

giảm khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Có đầy đủ

vốn, doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi trong đổi mới

công nghệ, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ

giá thành sản phẩm, giữ vững được sức cạnh tranh và củng

cố vị thế của mình trên thị trường.

Các nhà thầu xây dựng ở Việt Nam có nhiều khả năng hơn để tiếp cận những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới

52 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG

Giải pháp về tài chính Tăng cường huy động vốn và phát triển nguồn vốn tự

có: Cần tăng cường huy động vốn từ các cổ đông trong

và ngoài đơn vị. Huy động vốn góp từ người lao động

vừa tăng nguồn tài chính cho sản xuất kinh doanh vừa

làm cho người lao động gắn bó với công ty hơn, có trách

nhiệm hơn trong công việc vì có quyền lợi kinh tế của họ

ở đó. Tăng cường mối quan hệ sẵn có với các ngân hàng,

đảm bảo uy tín trong quan hệ tài chính với ngân hàng và

các tổ chức tín dụng để có sự trợ giúp về vốn hoặc đứng

ra bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các công ty trong

hoạt động tham gia đấu thầu và thực hiện thi công công

trình.

Đẩy mạnh đầu tư để phát triển sản xuất: Các đơn vị cần

nâng cao năng lực máy móc thiết bị, năng lực nhân sự

bằng cách mua sắm thêm thiết bị máy móc, tuyển dụng

thêm nhân sự để có thể thi công nhiều loại công trình, thi

công được các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức

tạp, từ đó góp phần mở rộng thị trường hoạt động xây

dựng chuyên sâu bài bản.

Nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất: Các doanh

nghiệp ngành Xây dựng cần tích cực tìm kiếm các công

trình để có thể tăng doanh thu, mang lại việc làm cho

các cán bộ của đơn vị, đồng thời nâng cao hiệu quả sử

dụng của máy móc thiết bị, tránh để máy móc bị ngừng

việc quá lâu, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn đầu tư.

Cần có các biện pháp giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận

thu được, đảm bảo mức tăng trưởng của doanh thu và

lợi nhuận đồng thời với việc phát triển nguồn vốn nhằm

nâng cao khả năng thắng thầu.

Về nhân sự của doanh nghiệp Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cần

xây dựng một đội ngũ quản lý giỏi có kiến thức tổng

hợp để điều hành, biết nghệ thuật kinh doanh để có thể

đưa ra được chiến lực sản xuất kinh doanh tối ưu, quản

trị doanh nghiệp được tốt hơn. Thực hiện công tác đào

tạo, bồi dưỡng và trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Thực

hiện luân chuyển cán bộ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém

không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, nâng

cao năng lực của nhân sự sẽ góp phần đáp ứng được

các yêu cầu về trình độ nhân sự, cũng như các bằng cấp,

chứng chỉ của lực lượng cán bộ chủ chốt của công trình

đúng như yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nâng cao được khả

năng thắng thầu.

Đối với vật tư, máy móc trang, thiết bịCần phải có kế hoạch đầu tư mua sắm thêm thiết bị

máy móc để có thể làm tăng khả năng cạnh tranh. Máy

móc thiết bị là tài sản cố định của mỗi đơn vị, do vậy khi

quyết định đầu tư vào tài sản cố định phải dựa vào chiến

lược sản xuất kinh doanh và kế hoạch hàng năm của đơn

vị để vẫn có thể đảm bảo cơ cấu nguồn vốn của đơn vị và

chỉ nên đầu tư mua sắm những loại máy móc, công nghệ

cần thiết nhất của đơn vị chưa có, không nên đầu tư tràn

lan gây tốn kém và không khai thác, sử dụng tối đa công

suất máy móc, đem lại hiệu quả không cao, gây lãng phí.

Tăng cường năng lực bộ máy điều hành Tăng cường năng lực quản trị của Giám đốc và cán bộ

quản lý trong các doanh nghiệp về quản trị kinh doanh,

quản trị chiến lược. Trong mọi điều kiện, doanh nhân cần

thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần

thiết (kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, lãnh đạo doanh

nghiệp, quản lý sự biến đổi, khả năng thuyết trình, đàm

phán và giao tiếp,...) để có đủ sức cạnh tranh trên thị

trường và tiếp cận kinh tế tri thức.

Xây dựng kỹ năng quản lý Xây dựng kỹ năng giám sát và đánh giá về tiến độ,

chất lượng công trình nhằm đảm bảo hiệu quả cho gói

thầu. Một công trình xây dựng hoàn thành - đó là sản

phẩm, là công sức của cả một tập thể cán bộ, nhân viên,

công nhân lao động. Sản phẩm đó thể hiện rõ hiệu quả

chất lượng, trình độ quản lý, tính chuyên nghiệp của đội

ngũ cán bộ, kỹ thuật chuyên môn và tay nghề của người

thợ. Việc thi công một công trình được thực hiện khoa

học, tính toán kỹ lưỡng, kiểm tra, giám sát và đánh giá cẩn

thận thì hiệu quả sẽ được bảo đảm.

Giải pháp khi lập hồ sơ dự thầuXây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách đấu

thầu. Cần tăng cường tổ chức các chuyến đi khảo sát thực

tế, tham dự các hội thảo, đấu thầu để nắm bắt những

thông tin mới, rút ra kinh nghiệm hay để áp dụng cho các

doanh nghiệp.

Hoàn thiện kỹ thuật lập hồ sơ dự thầuNâng cao chất lượng lập hồ sơ dự thầu, cải tiến mẫu mã,

tiến tới chuyên môn hoá trong từng khâu như khâu lập giá,

lập biện pháp thi công, tiến độ thi công, hồ sơ năng lực

tài chính, nhân sự, máy móc của các doanh nghiệp. Hoàn

thiện cơ sở dữ liệu phục vụ công tác làm thầu.

53Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào thi công giúp cho nhà thầu đưa ra được biện pháp thi công hợp lý, góp phần nâng cao khả năng

cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp

Nghiên cứu hồ sơ mời thầu, gói thầu: Cần phải nghiên

cứu các yêu cầu của hồ sơ mời thầu và phương pháp

đánh giá các yêu cầu, đồng thời phải xem xét thời gian

nộp hồ sơ dự thầu để bố trí việc lập hồ sơ dự thầu hợp lý.

Nắm vững thông tin của Chủ đầu tư và các Công ty khác

có thể tham gia đấu thầu công trình: Công ty phải thu thập

các thông tin về chủ đầu tư, các đối thủ cạnh tranh: Năng

lực thực sự của đối thủ cạnh tranh về máy móc thiết bị,

nhân sự, mối quan hệ với chủ đầu tư, điểm mạnh điểm

yếu của các đối thủ, mục đích tham gia đấu thầu… để có

phương án cạnh tranh phù hợp.

Nâng cao kỹ năng tổ chức thi công, tiến độ dự thầu: Với

việc nghiên cứu địa hình, địa điểm, mặt bằng thi công,

cũng như tính chất công trình, cần đề ra biện pháp thi

công phù hợp.

Nâng cao kỹ năng đề xuất giá dự thầu: Giá dự thầu phải

được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn vững

chắc. Nó phải được xây dựng dựa trên các định mức, các

tiêu chuẩn chất lượng được Bộ Xây dựng ban hành và

tình hình thực tế của doanh nghiệp như: Khả năng tài

chính, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực, chính sách

khấu hao máy móc thiết bị,… Không chỉ có vậy, giá dự

thầu còn phải tính đến sự biến động của giá cả mới có thể

xác định được giá dự thầu có tính cạnh tranh cao.

Chiến lược khi tham gia chào giá dự thầuChiến lược đặt giá dự thầu thấp: Chiến lược này chỉ

áp dụng trong trường hợp đông nhà thầu tham gia đấu

thầu và có nhiều đối thủ mạnh có ưu thế hơn rất nhiều

hay doanh nghiệp đang trong tình trạng làm ăn ít hiệu

quả. Với mỗi gói thầu công ty cần xây dựng nhiều mức giá

chào hàng khác nhau để thuận lợi khi ra quyết định đấu

thầu, đàm phán ký hợp đồng.

Nâng cao kỹ năng đàm phán nội dung, ký kết hợp đồng

Công ty cần xem xét các điều khoản hợp đồng đưa ra

với giá trị hợp đồng và tiến độ thi công phù hợp với hồ

sơ dự thầu. Đồng thời, cần chú ý các điều khoản về tạm

ứng, thanh, quyết toán với chủ đầu tư trong hợp đồng,

để có thể được chủ đầu tư thanh toán đúng hạn và tránh

nợ đọng, ảnh hưởng đến nguồn vốn của công ty. Cần chú

ý điều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, điều

này trong thực tế chưa được công ty quan tâm. Khả năng

doanh nghiệp thắng thầu không chỉ đem lại việc làm, lợi

nhuận và cả kinh nghiệm quý báu trong kinh doanh, sản

xuất.

Trong xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Tình hình cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp cũng không nằm ngoài xu thế này. Để không bị đè bẹp trong cơn lốc cạnh tranh, các công ty xây dựng cần nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp, môi nhà thầu phải đưa ra được những giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu gồm: Nâng cao khả năng thắng thầu của đơn vị nhờ lập đầy đủ và sử dụng có hiệu quả ngân hàng dữ liệu phục vụ công tác lập HSDT; Nâng cao năng lực tài chính của Công ty phù hợp với quy mô phát triển; Đầu tư trang bị và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, công nghệ xây dựng; Nâng cao khả năng thắng thầu của doanh nghiệp nhờ phát triển và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; Sử dụng có hiệu quả lợi thế cạnh tranh chi phí thấp để xây dựng chiến lược giá theo thị trường một cách linh hoạt; Hoàn thiện công tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu; Nghiên cứu, áp dụng chủ trương công khai năng lực nhà thầu trong đấu thầu.

54 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

*Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tâng

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2011-2020

Quyết định số 838/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2011-2020 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) ký ngày 13/9/2012 được xem là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển nhân lực ngành Xây dựng nói chung và của từng đơn vị trong Ngành nói riêng, đồng thời triển khai xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện phát triển nhân lực của toàn ngành Xây dựng.

Theo Quy hoạch, mục tiêu nhằm phát triển toàn diện về đào tạo, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Xây dựng; phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực mà ngành Xây dựng có lợi thế so sánh; gắn đào tạo với giải quyết việc làm - đào tạo theo địa chỉ; tích cực phân luồng lao động

sau đào tạo Đại học, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề; xây dựng một số cơ sở đào tạo đạt chuẩn chất lượng và chất lượng cao trong khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành Xây dựng trong nước, tham gia cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường xây dựng khu vực và quốc tế. Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong ngành Xây dựng dưới các hình thức, cấp học, ngành học khác nhau; đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực của ngành; đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa cấp học, ngành học và địa phương.

Mục tiêu cụ thể: Nhân lực ngành Xây dựng tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 5 triệu năm 2015 và khoảng 8 - 9 triệu người năm 2020; tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ mức 41,0% năm 2010 lên khoảng 60,0% năm 2015 và khoảng 65,0% năm 2020. Trong đó, bậc đào tạo nghề chiếm khoảng 68,5% năm 2015 và khoảng 68,0% năm 2020, bậc trung cấp chuyên nghiệp chiếm khoảng 25,0% năm 2015 và khoảng 24,0% năm 2020, bậc Cao đẳng chiếm

Phấn đấu đến năm 2020, 70% số giảng viên Đại học có trình độ Thạc sĩ , 30% trình độ Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học

55Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNHXÂY DỰNG VIỆT NAM MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁPKHẮC PHỤC PGS. TS. Lưu Đức Hải*

khoảng 2,0% năm 2015 và khoảng 3,0% năm 2020, bậc Đại học và trên Đại học chiếm khoảng 4,5% năm 2015 và khoảng 5,0% năm 2020.

Riêng đối với đào tạo bậc Đại học, mục tiêu đề ra đến năm 2020 toàn Ngành có khoảng 5.500 người đạt trình độ sau Đại học và trên Đại học, khoảng 200 nghìn người có trình độ Đại học và khoảng 124 nghìn người có trình độ Cao đẳng chuyên nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 số giảng viên Đại học có trình độ Thạc sĩ khoảng 70%, còn lại 30% có trình độ Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học, trong đó có khoảng 100 Giáo sư, Phó Giáo sư; giảng viên Cao đẳng có trình độ Thạc sĩ khoảng 60%, giảng viên có trình độ Tiến sĩ khoảng 8%.

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG HIỆN NAYLao động

“Đội ngũ công nhân ngành Xây dựng - những người trực tiếp lao động tạo ra thực thể công trình còn thiếu về số lượng, ít về chất lượng. Tỷ lệ lao động thủ công, lao động nông nhàn chưa qua đào tạo còn khá cao”. (Đánh giá của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng).

Xây dựng là một trong những ngành có chỉ số nhân lực tăng trưởng liên tục. Cũng theo số liệu của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của Ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1:1,3:3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10. Với tỷ lệ này, ngành Xây dựng đang tồn tại tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

Mặt khác, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, điều kiện sống của người lao động còn nhiều thiếu thốn đã ảnh hưởng đến cường độ và năng suất lao động. Đội ngũ công nhân ngành Xây dựng còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Số lượng lao động có trình độ Trung cấp nghề và công nhân kỹ thuật được đào tạo có xu hướng giảm, trong khi đội ngũ thợ bậc cao, lành nghề tuổi đời ngày càng cao chậm được bổ sung. Tỷ lệ lao động thủ công, lao động nông nhàn chưa qua đào tạo còn nhiều. Mức độ thành thạo, tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp chưa cao. Do đó, nhiều khi có một bộ phận lao động ngành Xây dựng chưa đáp ứng với yêu cầu trình độ công nghệ và tốc độ phát triển sản xuất của Ngành.

Đào tạoThực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng

hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đội ngũ công chức cơ quan Bộ Xây dựng tuy có những bước trưởng thành, nhưng vẫn còn tình trạng “nợ

tiêu chuẩn” công chức (chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp...), trong khi một bộ phận không nhỏ công chức cơ quan Bộ không được đào tạo đúng Ngành, đúng nghề. Bên cạnh đó, đội ngũ doanh nghiệp ngành Xây dựng được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất thấp (3,90%) và nhìn chung ít được đào tạo bài bản, nhất là kiến thức về quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... Có thể nói, thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý đô thị và sự phát triển chung của ngành Xây dựng.

Hằng năm các trường Đại học, Cao đẳng và Cao đẳng nghề, trường Trung cấp và các Học viện liên tục đào tạo nhân lực cho ngành Xây dựng. Tuy nhiên, số lượng người được đào tạo nghề có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Ngành và không cân đối giữa các trình độ đào tạo. Đào tạo ở bậc Cao đẳng, Đại học tăng quá nhanh trong khi đào tạo nghề và Trung học tăng chậm hơn, làm cho cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ càng thêm bất hợp lý.

Có một bộ phận lao động ngành Xây dựng chưa đáp ứng với yêu cầu trình độ công nghệ và tốc độ phát triển sản xuất của Ngành

Việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp, các ngành là vô cùng cần thiết và quan trọng

56 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

Việc tổ chức đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa thực sự gắn bó với nhu cầu sử dụng, với tiến bộ khoa học công nghệ và công việc thực tế mà người học khi ra trường phải đảm nhận. Hệ quả là khi ra trường người học phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với công việc, không ít trường hợp đơn vị sử dụng tiến hành bổ túc hay đào tạo bổ sung, đào tạo lại.

MỘT SỐ HẠN CHẾ CHỦ YẾU CỦA NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG NƯỚC TA

Theo Báo cáo đánh giá về “Thị trường lao động Việt Nam” của Cục Việc làm, dự kiến số lao động làm việc trong doanh nghiệp đến 12/2016 khoảng 12,9 triệu người. Nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp vẫn tập trung ở nhóm lao động trình độ thấp và một phần nhỏ đối với lao động có trình độ cao; còn lại hầu hết những lao động bậc trung lại ít có nhu cầu sử dụng. Qua đó, có thể thấy việc sử dụng nhân lực lao động nói chung cũng như nhân lực của ngành Xây dựng nói riêng không được quản lý chặt chẽ.

Trong bối cảnh chuyển đổi và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì sự hình thành và phát triển của thị trường lao động Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, chức năng và lộ trình phát triển của thị trường lao động; khuôn khổ pháp lý cho phát triển doanh nghiệp và thị trường lao động chậm đổi mới tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, phân bổ nguồn nhân lực; các điều kiện để phát triển đồng bộ cung - cầu lao động và gắn kết cung-cầu lao động yếu kém; các thể chế quan hệ lao động và quản trị thị trường lao động còn yếu; huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho phát triển thị trường lao động chưa hợp lý và kém kiệu quả.

Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương của nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của nhà nước và xã hội.

Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển của ngành Xây dựng Việt Nam. Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp; vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả.

Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm

việc của nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài, ngoại ngữ, hiểu biết văn hoá thế giới luôn là điểm yếu của lao động Việt Nam.

Tinh thần trách nhiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, ý thức văn hoá công nghiệp, kỷ luật lao động của một bộ phận đáng kể người lao động chưa cao.

Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Đáng lo ngại là năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tăng chậm hơn so với các nước đang phát triển trong khu vực.

Từ những vấn đề trên, việc cần làm ngay đó là tăng cường công tác đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động. Đồng thời việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp, các ngành là vô cùng cần thiết và quan trọng, công tác đào tạo phải gắn với thực tiễn đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp tự đào tạo lao động để đáp ứng yêu cầu công việc.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát triển

nhân lực Trong đó, cần tập trung vào việc hoàn thiện bộ máy

quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực. Cần hình thành một cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực trên địa bàn cả nước. Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển nhân lực, cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực.

Về mặt thể chế, chính sáchCần xây dựng, hoàn thiện các Luật Việc làm, Luật Tiền

lương tối thiểu, Luật Quan hệ lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội; xây dựng Luật Bảo hiểm thất nghiệp... phù hợp với quy luật của thị trường, lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động và doanh nghiệp.

Bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực

Ngân sách nhà nước là nguồn lực chủ yếu để phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020. Cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội.

Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân

57Số 55.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức khác nhau.

Đẩy mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển nhân lực Việt Nam; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ trợ phát triển nhân lực (ODA); thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài cho phát triển nhân lực.

Đổi mới giáo dục và đào tạo Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ yếu để phát

triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 và những thời kỳ tiếp theo. Cần tập trung vào một số nội dung sau đây:

- Cấu trúc lại chương trình đào tạo theo hướng tập trung cho đào tạo kỹ năng.

- Tăng cường đội ngũ giáo viên để đào tạo theo hướng lấy kỹ năng làm trọng.

- Tăng cường hợp tác với cơ sở sản xuất có nhiều trang thiết bị mới nhằm giúp cho việc đào tạo kỹ năng có thể thực hành, thực hiện công tác với công cụ hiện đại.

- Chú trọng vào việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho tất cả các lớp đào tạo.

Chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Công tác hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng cũng cần đặc biệt chú trọng. Chúng ta học tập kinh nghiệm của các nước về phát triển nguồn nhân lực đi vào thực chất, có hiệu quả thiết thực để đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tham gia kiểm định quốc tế chương trình đào tạo. Thực hiện đánh giá và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết, trao đổi về giáo dục và đào tạo Đại học, sau Đại học và các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ giữa các cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam và thế giới.

Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực Đại học và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam.

Tăng cường dạy và bồi dưỡng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), văn hoá thế giới, kỹ năng thích ứng trong môi trường cạnh tranh quốc tế cho người Việt Nam.

Để thực hiện thành công các giải pháp trên, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho cán bộ, công chức của toàn bộ hệ thông chính trị các cấp, các tầng lớp nhân dân, các nhà trường, các doanh nghiệp, tổ chức hiểu rõ vai trò và trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, biến thách thức về nhân lực thành lợi thế để phát triển kinh tế,

xã hội và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá

và hội nhập quốc tế, phát triển nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, phát triển nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Việc phát triển nhân lực, đặc biệt là nhân lực ngành Xây dựng, một mặt, cần phải có tầm nhìn chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn, nhưng đồng thời, trong mỗi thời kỳ nhất định, cần xây dựng những định hướng cụ thể, để từ đó đánh giá thời cơ, thách thức, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân… để đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển thích hợp cho giai đoạn đó phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

Tài liệu tham khảo1. Quyết định số 838/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch

phát triển nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2011 - 2020 ngày 13/9/2012 của Bộ Xây dựng.

2. Số liệu thống kê của Tổng cục Thủy lợi năm 2012.3. Số liệu của thống kê của Bộ xây dựng năm 2010.4. Báo cáo đánh giá về “Thị trường lao động Việt Nam”

của Cục Việc làm (Bộ LĐ-TBXH) năm 2016.5. http://www.baoxaydung.com.vn - Nâng cao chất

lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Xây dựng.6. http://amc.edu.vn - Phát triển nguồn nhân lực

ngành Xây dựng đáp ứng nhu cầu hội nhập.7. http://www.vncold.vn - Phát triển mạnh mẽ nguồn

nhân lực ngành Xây dựng nước ta.8. http://xaydungtayninh.vn - Chiến lược đào tạo

nguồn nhân lực ngành Xây dựng. 9. http://www.sonadezi.edu.vn - Kiến trúc, xây dựng

cần nhiều nhân lực cao đẳng, trung cấp.10. http://tcxd.edu.vn - Ngành Xây dựng, kiến trúc –

nhu cầu thực tế và vấn đề đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.

11. http://www.viendong.edu.vn - Dự báo nhu cầu nhân lực 2015 đến 2025.

58 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO