21
Lời mở đầu Triết học Phật giáo là một trong những học thuyết triết học - tôn giáo lớn, tồn tại lâu đời trên thế giới . Với hệ thống giáo lý rất đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp, triết học Phật giáo nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của rất nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Ngày nay dù đã trải qua các cuộc cách mạng xã hội và các cuộc cách mạng trong hệ ý thức với chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Tại sao tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người nói chung và của người Việt nói riêng lại lớn đến như vậy? Có lẽ việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về điều này. Đồng thời qua đó ta cũng vận dụng vào trong nền kinh tế thi trường ở Việt Nam để tìm ra một phương cách hợp lý để hướng đạo theo điều thiện, tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn góp phần xây dựng đất nước giau mạnh hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, niềm tin của quần chúng nhân dân và nhiều điều khác tốt đẹp nữa. Với mong muốn đó chúng em đã chọn đề tài : “Tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo. Vận dụng tư tưởng trong nền kinh tế thi trường ở Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu. 1

Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Dialectical Thoughts in Buddhism Philosophy

Citation preview

Page 1: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

Lời mở đầu

Triết học Phật giáo là một trong những học thuyết triết học - tôn giáo

lớn, tồn tại lâu đời trên thế giới . Với hệ thống giáo lý rất đồ sộ và số lượng

phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp, triết học Phật giáo nhanh chóng

trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của rất

nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Ngày nay

dù đã trải qua các cuộc cách mạng xã hội và các cuộc cách mạng trong hệ ý

thức với chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của

chúng ta nhưng giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của

một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Tại sao tác động của đạo Phật đối với

thế giới quan, nhân sinh quan của con người nói chung và của người Việt

nói riêng lại lớn đến như vậy? Có lẽ việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá tư duy

biện chứng trong triết học Phật giáo sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về điều này.

Đồng thời qua đó ta cũng vận dụng vào trong nền kinh tế thi trường ở Việt

Nam để tìm ra một phương cách hợp lý để hướng đạo theo điều thiện, tránh

cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn góp phần xây dựng đất nước

giau mạnh hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái, lên đồng, gây

ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, niềm tin của quần chúng nhân dân và nhiều

điều khác tốt đẹp nữa. Với mong muốn đó chúng em đã chọn đề tài : “Tư

duy biện chứng trong triết học Phật giáo. Vận dụng tư tưởng trong nền kinh

tế thi trường ở Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu.

1

Page 2: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

Chương 1 : Tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo

Phật giáo là một tôn giáo, nhưng trong đó hai yếu tố tôn giáo và triết

học quyện vào nhau, làm cơ sở luận chứng cho nhau. Tư tưởng triết lý Phật

giáo được tập trung trong một khối lượng kinh điển rất lớn, được tổ chức

thành ba bộ kinh lớn gọi là tam tạng gồm:

- Tạng Luận: Gồm toàn bộ những giới luật của Phật giáo qui định cho

cả năm bộ phái Phật giáo như: “ Tứ phần luật” của thượng toạ bộ, Maha tăng

kỷ luật của “Đại chúng bộ”, căn bản nhất thiết hữu bộ luật” ... Sau này còn

thêm các Bộ luật của Đại Thừa như An lạc, Phạm Võng.

- Tạng kinh: Chép lời Phật dạy, trong thời kỳ đầu tạng kinh gồm nhiều

tập dưới dạng các tiền đề, mỗi tập được gọi là một Ahàm.

- Tạng luận: Gồm những bài bình chú, giải thích về giáo pháp của

Phật giáo. Tạng luận gồm bảy bộ thể hiện một cách toàn diện các quan điểm

về giáo pháp của Phật giáo.

Tư tưởng triết học Phật giáo trên hai phương diện, về bản thể luận và

nhân sinh quan, chứa đựng những tư tưởng duy vật và biện chứng chất phác.

1. Bản chất của tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo

Tư duy biện chứng trong phật giáo là tư duy về sự vận động biến đổi

của vạn vật trong thế giới. Nó thể hiện rõ ràng nhất, nổi bật nhất là phạm trù

tư duy về về thế giới và con người trong đó luận giải về các vấn đề sinh ra,

tồn tại và biến mất: con người nằm trong vòng sinh lão bệnh tử, quan niệm

về con người trong vòng luôn hồi số kiếp và giải thoát; thế giới vô thường -

vô tại, hiện tại này là nguyên nhân dẫn đến những cái khác trong xã hội…

Tư duy biện chứng thể hiện rõ nhất và trung tâm nhất là ở thuyết vô

ngã - vô thường và luật nhân quả :

2

Page 3: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

+ Luật nhân - quả: triết học phật giáo đề cao tính tự thân sinh thành,

biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối quyết định của một lực lượng

thần linh hay thượng đế tối cao nào. Trái lại vạn vật đều tuân theo tính tất

định và phổ biến của luật nhân – quả. Điều này được quán triệt trong việc lý

giải những vấn đề của cuộc sống nhân sinh như: hạnh phúc, đau khổ, giàu

nghèo, thọ, yểu …

+Thuyết vô ngã - vô thường: Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật

giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc luận chứng về tính chất “vô ngã” và “vô

thường” của vạn vật .

2. Thế giới quan trong triết học Phật giáo

2.1 Thuyết vô ngã- vô thường

Phạm trù “vô ngã” bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vụ trụ

vốn không có tính thường hằng nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ nhân

duyên nên thành ra “có” (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực tế con

người chẳng qua cũng là do “ngũ uẩn” (năm yếu tố) hội hợp lại: Sắc (vật

chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức). Theo

cách phân loại khác - “lục tại”: địa (chất khoảng), thuỷ (chất nước), hoả

(nhiệt năng), phong (hơi thở), không (khoảng trống) và thức (ý thức). Nói

một cách tổng quát thì vạn vật chỉ là sự “hội hợp” của hai loại yếu tố là vật

chất “sắc” và tinh thần “danh”. Như vậy thì không có cái gọi là “tôi” (vô

ngã).

3

Page 4: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

Phạm trù “vô thường” gắn liền với phạm trù “vô ngã”. Vô thường

nghĩa là vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: Sinh – Trụ – Dị –

Diệt (hay: Sinh – Trụ – Hoại – Không). Vậy thì “có có” – “không không”

luân hồi (bánh xe quay) bất tận: “thoáng có”, “thoáng không” cái còn mà

chẳng còn, cái mất mà chẳng mất.

Triết học Phật giáo cho rằng các sự vật hiện tượng trong vũ trụ là vô

thủy vô chung (vô cùng - vô tận). Tất cả thể giới đều ở quá trình biến đổi

liên tục (vô thường) không có một vị thần nào sáng tạo ra vạn vật cả. Tất cả

các Pháp đều thuộc về một giới ( vạn vật nằm trong vũ trụ) gọi là Pháp giới.

Mỗi một pháp ( mỗi một sự vật hiện tượng, hay một lớp các sự vật hiện

tượng) đều ảnh hưởng đến toàn pháp. Như vậy các sự vật, hiện tượng hay

các quá trình của thế giới là luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua

lại và quy định lẫn nhau. Tác phẩm “thanh dung thực luận” của kinh phật

viết: có người cố chấp có Đại tự nhiên là bản thể chân thực bao khắp cả, lúc

nào cũng thường định ra chu pháp, đạo Phật cho rằng toàn bộ chư pháp đều

chi phối bởi luật nhân quả, biến hóa vô thường, không có cái bản ngã cố

định, không có cái thực thể, không có hình thức nào tồn tại vĩnh viễn.

“SINH DIỆT VÔ THƯỜNG”: Là sự vô thường nhanh chóng trong từng ý

niệm, nó thay đổi hoàn toàn, cái mà xảy ra bên trong bất cứ một chúng sanh

nào hay một sự vật nào, ngoài sự tập hợp của các pháp thì xuất hiện sự sanh

diệt ngay lúc đó. Như vậy, mỗi người, mỗi vật luôn luôn thay đổi và không

4

Page 5: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

bao giờ giống nhau, vì hai sự kiện hoạt động tiếp nối nhau. Trong Triết học

Phật giáo gọi là “sinh diệt vô thường”, nguyên lý này được giải thích theo

quan điểm Phật giáo là bất cứ sự thay đổi nào của vạn vật đều sanh diệt

không ngừng trong từng khoảnh khắc.

Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra

quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta

muốn có. Nhưng không hẳn là như vậy mà lắm lúc chúng ta quên đi sự vô

thường và biến hoại của vật chất trong từng giây phút đi qua. Ta có thể tận

mắt nhìn một đám mây đang bay ngang trước mắt, nhưng rồi nó cũng phải

biến tướng dời đi nơi khác mà không còn nguyên vẹn như ban đầu chúng ta

đang có cảm thọ là đám mây kia vẫn ở vị trí cũ.

Tóm lại, ngay từ đầu triết học Phật giáo đã giả quyết các vấn đề một

cách biện chứng và duy vật. Triết học Phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo

thế giới của các đấng tối cao, của thượng đế và cho rằng bản thể của thế giới

tồn tại khách quan và không do vị thần nào sáng tạo ra cả. Cái bản thể ấy

chính là sự thường hằng trong vận động của vũ trụ, là muôn ngàn hình thức

của vạn vật trong vận động, nó có mặt trong vạn vật nhưng nó không dừng

lại ở bất kỳ hình thức nào.Và có thể nói qua thuyết vô ngã vô thường người

ta nhận ra thế giới quan trong triết học phật giáo hay nói cách khác là cách

nhìn nhận thế giới của triết học phật giáo. Đó là một thế giới luôn vận động,

biến đổi không ngừng và triết học phật giáo đã nhìn nhận thế giới trong sự

5

Page 6: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

hình thành, tồn tại, phát triển và biến mất. Hay nói một cách khác triết học

Phật giáo đã nhìn nhận sự tồn tại thế giới trong sự phức tạp của nó.

2.2 Luật nhân quả

Luật nhân quả được hiểu một cách thông thường như sau: cái nhân

nhờ có cái duyên mới sinh ra được mà thành quả. Qủa lại nhờ có duyên mà

thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà thành quả mới … Cứ thế

nối nhau vô cùng, vô tận mà thế giới, vạn vật, muôn loài, cứ sinh sinh, hóa

hóa mãi. Tất cả vạn vật đều tuân theo luật nhân quả biến đổi không ngừng và

chỉ có sự biến hoá ấy là thường còn (vĩnh viễn).

Do quy luật nhân quả mà vạn vật ở trong quá trình biến đổi không

ngừng, thành, trụ, hoại, diệt ( sinh thành, biến đổi, tồn tại và diệt vong). Qúa

trình đó phổ biến khắp vạn vật, trong vũ trụ, nó là phương thức thay đổi chất

lượng của sự vật hiện tượng. Phật giáo trong quá trình giải thích sự biến hóa

vô thường của vạn vật đã xây dựng nên thuyết nhân duyên. Trong thuyết

nhân duyên có ba khái niệm cơ bản là Nhân, Qủa, Duyên:

+ Cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay nhiều kết quả nào đó được

gọi là Nhân.

+ Cái gì tập lại từ Nhân gọi là Qủa.

+ Duyên là điều kiện, mối liên hệ giúp Nhân tạo ra Quả. Duyên không

phải là một cái gì đó cụ thể, xác định mà nó là sự tương hợp, điều kiện để

giúp cho sự biến chuyển của Phật pháp.

6

Page 7: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

Luật nhân quả có thể hiểu cụ thể như sau:

+ Nhân Quả là một định luật mới nhìn thì rất giản dị, nhưng nếu

càng đi sâu vào sự vật thì càng thấy phức tạp, khó khăn! Trong vũ trụ mọi sự

vật không phải đơn thuần tách rời từng món, mà có liên quan mật thiết, xoắn

lấy nhau, ảnh hưởng nhau, tương phản nhau, tiếp thừa nhau, chằng chịt giữa

sự vật, hành giả gọi nó là "Duyên" nên mới có từ “Nhân Duyên”. Ví dụ hạt

lúa cái quả của cây lúa đã thành, mà lại là cái nhân của cây lúa sắp thành.

Lúa muốn thành cây lúa có bông lại phải nhờ có điều kiện và những mối liên

hệ thích hợp như đất, nước, không khí, ánh sáng. Những nhân tố đó chính là

“Duyên”. Trong thế giới sinh vật, khi đã giải thích về nguyên nhân biến hoá

vô thường của nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện đại tới tương lại, Phật

giáo đã trình bày thuyết “ Thập Nhị Nhân Duyên” ( mười hai quan hệ nhân

duyên) được coi là cơ sở của mọi biến đổi trong thế giới hiền sinh, một cách

tất yếu của sự liên kết nghiệp quả. Mối quan hệ Nhân - Duyên là mối quan

hệ biện chứng trong không gian và thời gian giữa vạn vật. Mối quan hệ đó

bao trùm lên toàn bộ thế giới không tính đến cái lớn nhỏ, không tính đến sự

giản đơn hay phức tạp. Một hạt cát nhỏ được tạo thành trong mối quan hệ

nhân quả của toàn vũ trụ. Cả vũ trụ hoà hơp tạo nên nó. Cũng như nó hoà

hợp tạo nên cả vũ trụ bao la. Trong một có tất cả trong tất cả có một. Do

nhân Duyên mà vạn vật sinh hay diệt. Duyên hợp thì sinh, Duyên tan thì

diệt. Vạn vât sinh hoá vô cùng là do ở các duyên tan hợp, hợp tan nối nhau

7

Page 8: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

mà ra. Nên vạn vật chỉ tồn tại ở dạng tương đối, trong dòng biến hoá vô tận

vô thường vô thực thể, vô bản ngã, chỉ là hư ảo. Chỉ có sự biến đổi vô

thường của vạn vật, vạn sự theo nhân duyên là thường còn không thay đổi.

+ Mối quan hệ Nhân – Qủa là mối quan hệ biện chứng trong không

gian và thời gian giữa vạn vật. Mối quan hệ bao trùm lên toàn bộ thế giới

không tính đến cái lớn nhỏ, cái đơn giản hay phức tạp. Ví như một hạt cát

nhỏ được tạo thành từ mối quan hệ nhân quả trong toàn vũ trụ, cả vũ trụ hòa

hợp tạo nên nó.

+ Thuần nhân không sinh ra quả. Hạt lúa không thành cây, nếu không

đem gieọ hạt lúa không thành cơm, nếu không đem xay giả và nấu chín. Ở

khía cạnh khác thì lại khác. Thí dụ, muốn có quả cam thì phải có nhân (hạt)

cam. Tức nhân nào thì quả nấỵ. Học đàn thì biết đàn. Nghĩa là nhân quả phải

đồng loại nhau. Do đó, nhân chuyển đổi thì quả cũng chuyển đổi theo. Thế

nên dựa vào luật nhân quả ông bà ta khuyên ngắn gọn "làm lành hưởng

phước, làn ác mang họa", với ước muốn con cháu ăn hiền ở lành.

+ Trong nhân có quả, trong quả có nhân. Chính trong Nhân hiện tại đã

hàm chứa cái Quả vị lai; cũng chính trong Quả hiện tại đã có hình bóng của

Nhân quá khứ. Một sự vật ta gọi là Nhân, là khi nó chưa biến chuyển, hình

thành ra cái Quả. Một vật đều có Nhân và Quả; đối với quá khứ nó là Quả,

nhưng đối với tương lai nó là Nhân. Nhân và Quả đấp đổi nhau, tiếp nối

nhau không bao giờ dứt. Nhờ sự liên tục ấy, mà trong một hoàn cảnh nào,

8

Page 9: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

người ta cũng có thể đoán biết quá khứ và tương lai của một sự vật hay một

người.

+ Sự biến chuyển từ Nhân đến Quả có khi mau, khi chậm, chứ không

phải bao giờ diễn tiến trong một thời gian đồng đều. Có những Nhân và Quả

xảy ra kế tiếp nhau, Nhân vừa phát thì Quả xuất hiện, như khi ta vừa đánh

xuống mặt trống (nhân) thì âm thanh phát ra (quả). Nhiều khi Nhân gây rồi,

nhưng phải đợi một thời gian mới hình thành. Cái thời gian ấy phức tạp vô

chừng. Như gieo hạt lúa phải cần thời gian vài ba tháng. Có khi từ Nhân đến

Quả hàng chục năm, như từ khi đi học (nhân) đến lúc thành tài (quả). Có khi

từ Nhân đến Quả phải đợi một vài trăm năm hay hơn nữa. Điều này vượt qua

mức sự kiểm soát của một kiếp người nên có kẻ không tin luật Nhân Quả.

Nhân Quả nơi con người: nói đến con người thì có nhiều phương diện

nào vật chất, như con người do cha mẹ sinh ra (nhân) rồi hoàn cảnh cuộc

sống (duyên). Về phương diện tinh thần thì có tư tưởng tốt và xấu. Nói một

cách tổng quát dù vật chất hay tinh thần, hễ gieo nhân nào thì gặt quả nấỵ

Về thời gian thì Nhân trước, Qủa sau. Nhân Qủa tồn tại trong diễn

biến trước sau nối nhau, trong sự hòa hợp liên quan đến nhau. Có nguyên

nhân thì tất có kết quả, có kết quả thì tất có nguyên nhân. Mọi sự vật đều

biến đổi sinh diệt theo phép Nhân quả. Luật nhân quả là lý luận cơ bản mà

triết học Phật giáo dùng để giải thích mối quan hệ tương hỗ của mọi sự vật.

3. Nhân sinh quan trong triết học Phật giáo

9

Page 10: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

Quan điểm về triết lý nhân sinh, ở phương Đông đã kết luận bản tính

tự nhiên của con người. Ở phương Tây thì kết luận con người được cấu tạo

từ vật chất. Còn theo triết học Mác – Lê nin, quan niệm về con người: Con

người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với xã hội; trong tính

hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội; con

người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Đạo Phật quan niệm về triết lý

nhân sinh thể hiện trong thuyết “thập nhị nhân duyên”. Trong mười hai nhân

duyên thì vô minh căn bản. Từ nhân quá khứ sang quả hiện tại lại làm lại

nhân cho quả tương lai. Cũng theo Phật giáo nguồn gốc vũ trụ và con người

không do lực lượng siêu nhân sáng tạo ra mà cho rằng thế giới là vô cùng vô

tận.

Trong thập nhị nhân duyên ta chú trọng đến quy luật “sinh lão bệnh

tử”, là bốn nỗi khổ mà ai cũng phải trải qua theo như Phật giáo. Sinh lão

bệnh tử là quy luật lẽ thường của tự nhiên, cái chết không loại trừ bất cứ ai.

Trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt: sự sống và cái chết. Khi con

người sinh ra và lớn lên cũng đồng nghĩa với việc tiến dần tới cái chết. .

Nhưng chết - sống là hai mặt đối lập nhau không tách rời nhau. Thể xác tan

đi là hết nhưng linh hồn vẫn ở trong vòng vô minh. Cho nên lại mang nghiệp

rơi vào vòng luân hồi khổ não. Do vậy, nếu tất cả mọi người đều hiểu được

sinh tử là quy luật tự nhiên thì họ sẽ sống tích cực hơn và ra sức đóng góp

cho đời nhiều hơn. Sau khi lý giải được nỗi khổ ở cuộc đời con người là do “

10

Page 11: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

thập nhị nhân duyên” làm cho con người rơi vào bể trầm luân. Đạo Phật đã

chủ chương tìm con đường diệt khổ. Con đường giải thoát đó không những

đòi hỏi ta nhận thức được nó mà cao hơn ta phải hành động, phải thấm

nhuần tứ diệu đế.

Tứ diệu đế: Là bốn sự thật chắc chắn, bốn chân lý lớn, đòi hỏi chúng

sinh phải thấu hiểu và thực hiện nó. Tứ diệu đế gồm:

+ Khổ đế: Con người và vạn vật sinh ra là khổ, ốm đau là khổ, già yếu

là khổ, chết là khổ, ghét nhau mà phải sống gần nhau là khổ, yêu nhau mà

phải chia lìa nhau là khổ, mất là khổ mà được cũng là khổ. .... Những nỗi

khổ ấy từ đâu? chúng ta tiếp tục tìm hiểu Tập đế.

+ Tập đế: Tập là tập hợp, tụ tập lại mà thành. Vậy do những gì tụ tập

lại mà tạo ra nỗi khổ cho chúng sinh?

Đó là do con người có lòng tham, dâm (giận dữ), si ( si mê, cuồng mê,

mê muội) và dục vọng. Lòng tham và dục vọng của con người xâu xé là do

con người không nắm được nhân duyên vốn như là một định luật chi phối

toàn vũ trụ. Chúng sinh khômg biết rằng mọi cái là ảo ảnh, sắc sắc, không

không. Cái tôi tưởng là có nhưng thực là không. Vì không hiểu được ra nỗi

khổ triền miên, từ đời này qua đời khác.

+ Diệt đế: Là phải thấu hiểu được “Thập nhị nhân duyên” để tìm ra

được căn nguyên của sự khổ - để dứt bỏ từ ngọn cho đến gốc rễ của cái khổ.

Thực chất là thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi, sinh tử.

+ Đạo đế: Là con người ta phải theo đế diệt khổ, phải đào sâu suy

nghĩ trong thế giới nội tâm ( thực nghiệm tâm linh ). Tuy luyện tâm trí, đặc

biệt là thực hành YOGA để đạt tới cõi siêu phàm mà cao nhất là đạt tới cõi

phận là đạt tới trình độ giác ngộ bát nhã. Tới chừng đó sẽ thấy được chân

11

Page 12: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

như và thanh thản tuyệt đối, hết ham muốn, hết tham vọng tầm thường, tức

là đạt tới cói “niết bàn” không sinh, không diệt.

Thực hiện Đạo đế là một quá trình lâu dài, kiên trì, giữ nguyên giới

luật tập trung thiên định cao độ Phật giáo đã trình bày 8 con đường hay 8

nguyên tắc ( Bát chính Đạo) - buộc ta phải tuân thủ bát chính đạo gồm:

- Chính kiến: Phải nhận thức đúng, phân biệt được phải trái, không để

cho những cái sai che lấp sự sáng suốt.

- Chính tư duy: Suy nghĩ phải, phải chính, phải đúng đắn.

- Chính nghiệp: Hành động phải chân chính, phải đúng đắn.

- Chính ngữ: Nói phải đúng, không gian dối, không vu oan cho người

khác.

- Chính mệnh: Sống trung thực, không tham lam, vụ lợi, gian tà,

không được bỏ điều nhân nghĩa.

- Chính tịnh tiến: Phải nỗ lực, siêng năng học tập, có ý thức vươn lên

để đạt tới chân lý.

- Chính niệm: Phải luôn luôn hướng về đạo lý chân chính, không nghĩ

đến những điều bạo ngược gian ác.

- Chính định: Kiên định tập trung tư tưởng vào con đường chính,

không bị thoái chí, lay chuyển trước mọi cán dỗ.

12

Page 13: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

Chương 2 : Vận dụng tư tưởng trong nền kinh tế thị trường ở

Việt Nam

Thời đại ngày nay, là thời đại phát triển. Nước ta vừa trải qua mấy

chục năm chiến tranh và hàng chục năm sống dưới chế độ quan liêu bao cấp,

đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu vẫn cần đến sự phát triển. Phát triển có

nghĩa là sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống vật chất và văn

hoá. Đảng và nhà nước đã chỉ ra nhiệm vụ trước mắt làm dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng văn minh. Để đạt mục tiêu này nước ta cần có

những người có tham vọng lớn, năng động, lạc quan, tin tưởng, dũng cmở

rộng sáng tạo. Những phẩm chất này phần lớn trái với giáo lý nhà Phật, vì

tham vọng trái với cấm dục, vô dục, ly dục của Nhà Phật ... Vì vậy việc cần

làm hiện nay là phải xác định rõ Phật giáo có ảnh hưởng đến hệ tư tưởng của

người Việt Nam như thế nào để từ đó đưa ra những chính sách phát triển phù

hợp với lòng dân, làm cho xã hội ngày càng phát triển tiến bộ và tốt đẹp hơn.

Mô hình lý tưởng nhân đạo của Phật giáo và chủ nghĩa cộng sản trong

nền kinh tế thị trường là: Một bên là duy tâm, một bên duy vật. Một bên diệt

dục triệt để bằng ý chí và coi dục là căn nguyên của mọi tội lỗi, bên kia thì

cố gắng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người bằng lao động với

năng suất và chất lượng cao nhằm cải tạo thế giới, coi nhằm cải tạo thế giới,

coi đó là tiêu chuẩn đánh giá tính nhân đạo thực sự tiến bộ của xã hội, một

bên hứa hẹn một mô hình niết bàn bình đẳng tự do cho tất cả mọi người, từ

13

Page 14: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

bi bác ái như nhau, không còn bị ràng buộc bởi các nhu cầu trần tục, còn bên

kia khẳng định mô hình lý tưởng cho mọi người lao động, coi lao động là

nhu cầu sống chứ không phải phương tiện sống, lao động không còn là

nguồn gốc của khổ đau, qua lao động con người hoàn thiện cả bản thân và

hoàn thiện cả xã hội.

Đấy là những tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Nó phù

hợp với xu thế phát triển của thời đại, của xã hội. Do đó, nó nhanh chóng

được hầu hết mọi người ủng hộ, tiếp thu. Còn hạn chế lớn nhất của Phật

giáo đối với phương pháp tư duy của người Việt Nam là quan điểm

duy tâm thần bí. Quan điểm này khiến người ta không hướng vào

hiện thực, mà hướng vào nghiệp, vào quả báo, vào thần linh để mong

được phù hộ, độ trì. Và một khi tư duy như vậy thì không cần gì đến

sự tìm tòi và khám phá, sáng tạo và hành động.

Mặt khác, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mọi

lĩnh vực trong đời sống con người đều có bước nhảy vọt. Xu thế toàn cầu

hoá thể hiện ngày càng rõ nét. Điều kiện đó đòi hỏi con người phải hết sức

năng động, nhanh nhạy nắm bắt vấn đề trong cuộc sống. Trong khi đó, theo

giáo lý nhà Phật con người trở nên không có tham vọng tiến thân, bằng lòng

với những gì mình đã có, sống nhẫn nhục, không đấu tranh, hướng tới cõi

niết bàn khi cuộc sống trần gian đã chấm dứt. Như vậy Phật giáo đã tách con

người ra khỏi điều kiện thực tiễn của con người xã hội, làm cho con người

14

Page 15: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

có thái độ chấp nhận chứ không phải là cải tạo thế giới. Đạo đức xuất thể

của Phật giáo là chạy trốn nhu cầu bản năng chứ không phải chế ngự thiên

nhiên, bắt nó phục vụ cho mình. Các chương trình xã hội của Phật giáo

không phải cải tạo lại điều kiện sống mà chỉ để cố san bằng xã hội bằng đạo

đức, trong xã hội đó ai cũng từ bi, bác ái, hỉ xả, nhẫn nhục …

Tuy nhiên các phong trào nhân đạo như “ Lá lành đùm lá rách”., “ quỹ

giúp bạn nghèo vượt khó” , “ quỹ viên gạch hồng” , “quỹ vì người nghèo”...

tiêu biểu cho tư tưởng nhân đạo, bác ái, giúp đỡ người khác mà cơ sở của

nền tảng ấy là tư tưởng giáo lý nhà Phật đã hoà tan với giá trị truyền thống

của con người Việt Nam. Sự đồng cảm với những con người gặp khó khăn,

những số phận bất hạnh cô đơn, cộng với truyền thống từ bi, bác ái đã giúp

chúng ta, có đủ nghị lực và tâm huyết để lập ra những kế hoạch, tham gia

vào những hoạt động thiết thực như hội chữ thập đỏ, hội tình thương, các

chương trình phổ cập văn hoá cho trẻ em nghèo, chăm nom các bà mẹ Việt

Nam nghèo ... Tất cả những điều đó chứng tỏ chúng ta không chỉ năng động,

sáng tạo đầy tham vọng trong cuộc sống mà còn thừa hưởng những giá trị

đạo đức tốt đẹp của ông cha, đó là sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa

mọi người, lòng thương yêu giúp đỡ mọi người qua cơn hoạn nạn mà không

chút nghĩ suy, tính toán. Và ta không thể phủ nhận Phật giáo đã góp phần tạo

nên những giá trị tốt đẹp ấy.

15

Page 16: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

Ngoài ra chúng ta cần phải thấy rằng một trong những bài học lớn của

phân tích kinh tế là ngoài việc thừa nhận sự phát triển kinh tế bằng những

yếu tố đơn thuần về tự nhiên và kinh tế, còn có một yếu tố khác nữa cực kỳ

quan trọng, đó là văn hóa tâm linh với những hệ quả tâm lý và xã hội của

chúng. Có thể xem đây là một trong những nhân tố làm đòn bẩy cho sự phát

triển kinh tế nước nhà từ điểm nhìn văn hóa Phật giáo. Văn hóa Phật giáo đã

hòa quyện vào trong mỗi nền văn hóa dân tộc mỗi nước, khó mà tách bạch

rõ ràng được trong sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội...

Trong đời sống kinh tế thị trường, ai cũng biết muốn phát triển phải

tăng cường đầu tư. Muốn đầu tư, phải tiết kiệm vốn. Tỷ lệ tiết kiệm vốn tùy

thuộc thái độ đối với sự hưởng thụ. Theo triết học Phật giáo hẳn nhiên phải

thực hành một nếp sống đạm bạc, tri túc, và cần siêng năng lao động theo

tinh thần Bát chính đạo và “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (một ngày

không làm thì một ngày không ăn). Rõ ràng triết học Phật giáo đề cao tinh

thần tự chủ, độc lập trong vấn đề sinh tồn và phát triển cá nhân và tạo ra cơ

sở đóng góp cho cộng đồng. Hơn nữa, ý niệm sâu sắc về cuộc đời vô thường

cũng thúc đẩy chúng ta sống biết đủ, đạm bạc và có một cái nhìn một cách

tích cực và thiết thực.

Triết học Phật giáo luôn đề cao về sự ý thức khả năng tiến bộ không

giới hạn của con người, sống và làm việc theo tinh thần duyên khởi tính,

16

Page 17: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

khiến chúng ta phải làm việc khẩn trương tối đa, và luôn luôn học hỏi ở

người khác giỏi hơn mình. Cho nên, với vai trò lãnh đạo tối cao của công ty,

chúng ta không nên xem công nhân như là phương tiện mà chính là mục

đích của công ty mình phụ trách, thì điều đó không có nghĩa hy sinh mục

đích cho phương tiện mà xem mục đích như là nội hàm, trong tất cả mọi

phương tiện được sử dụng để đạt tới mục đích đó. Vận dụng nguyên tắc này,

hệ quả, công nhân rất mực trung thành và tự hào với công ty của mình, thậm

chí sẵn sàng tự nguyện chịu giảm lương để công ty có thể khởi động lên và

làm ăn có lãi. Tất nhiên khi công ty phát triển, đời sống cá nhân và gia đình

họ đều tăng thêm thu nhập. Và để đền đáp lại, công nhân làm việc thêm giờ

tự nguyện, sẵn sàng hiến dâng những sáng kiến ở mọi cấp, chứ không phải

từ cấp lãnh đạo công ty mà thôi.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trong các công ty, thành phần lãnh

đạo cũng cần tham khảo các ý kiến tập thể công nhân trên tinh thần thống

nhất mới đi đến quyết định quan trọng. Kết quả là giữa các thành viên của

cộng đồng, không có ganh đua mà là tinh thần hợp tác, đoàn kết vì lợi ích

chung của cộng đồng. Kết quả là có nhiều sáng kiến hay, xuất phát từ cấp

dưới khi người ta sống tình nghĩa với nhau.

Một tư tưởng trong triết học Phật giáo nữa có liên quan là sự thay đổi trong

bản thân khi cần thiết, để thích ứng với hoàn cảnh đổi mới là tư tưởng Phật

17

Page 18: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

giáo nỗ lực tối đa, cải thiện tối đa, đối với cá nhân cũng như đối với toàn xí

nghiệp, công ty. Đấy là lí do của hiện tượng: sản phẩm tốt và rẻ của các tổ

chức làm kinh tế. Những người lãnh đạo, không thắc mắc quá đáng về vấn

đề thị trường, vì họ tin rằng một sản phẩm tốt và rẻ nhất định sẽ có thị

trường.

Một đặc sắc nữa của tư tưởng Phật giáo là chủ thể hòa nhập vào khách

thể, là một hệ quả của thuyết vô ngã Phật giáo. Người công nhân hay kỹ sư

hòa nhập vào xí nghiệp, và công việc chuyên môn của họ. Do đó, năng suất

làm việc của mọi người tăng lên rất nhiều.

Thêm nữa , khoa học và kỹ thuật là mẹ đẻ của phát triển kinh tế. Nếu

trong lịch sử tôn giáo thời phong kiến châu Âu, từng có sự chống đối lại tiến

bộ kỹ thuật, thì đạo Phật không cố chấp, cởi mở và duy lý hơn. Đạo Phật lấy

thuyết nhân quả làm một chủ thuyết nền tảng của nó, mà thuyết nhân quả

chính là cơ sở của tư tưởng khoa học hiện đại. Nói cách khác, Phật giáo dễ

dàng tiếp thu mọi tư tưởng và phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại. Đạo

Phật là tôn giáo điển hình không giáo điều và chống giáo điều. Phật tuyên

bố: Ta không phải là kẻ giáo điều mà là một người phân tích (Kinh Soubha

số 99). Tư tưởng chống giáo điều là một tư tưởng tiến bộ và thúc đẩy tiến bộ

trong tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và

kinh tế. Vì thế, nề nếp tư duy và công tác của đạo Phật cần có dấu ấn rõ nét

18

Page 19: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

trong tổ chức làm việc của các tập đoàn, công ty, xí nghiệp phát huy tác

dụng như là những yếu tố phát triển kinh tế và sản xuất.

Rõ ràng, nếu biết vận dụng triết lý Phật giáo vào trong lĩnh vực kinh tế

thì có khả năng đưa đến sự phát triển đời sống cho mọi người dân chứ không

phải mối quan tâm hàng đầu là lợi nhuận, là mức tăng trưởng kinh tế mà nền

kinh tế thị trường đang tạo ra. Còn số lợi nhuận và mức tăng trưởng kinh tế

đó đòi hỏi một trả giá như thế nào về mặt đạo đức và xã hội, thì nền kinh tế

thị trường cũng không quan tâm hay là ít quan tâm. Mọi hoạt động của con

người - kể cả hoạt động kinh tế cũng vậy, đều phải có nội dung đạo đức,

nhằm tới hạnh phúc của bản thân cũng như cộng đồng. Bởi vì đồng tiền,

không phải thâu góp bằng bàn tay đạo đức, sẽ là con dao hai lưỡi, sẽ giết

chết người chủ của nó. Giá trị của đồng tiền là ở chỗ nó là phương tiện tạo ra

môi trường thuận lợi cho sự tiến bộ đạo đức và tâm linh con người.

Tóm lại chúng ta muốn dân giàu nước mạnh, mọi người đều an cư

lạc nghiệp, thì phải có một kế hoạch phát triển kinh tế toàn diện hợp lý, đảm

bảo cho nghề nông, nghề buôn bán phát triển, còn công nhân viên chức thì

lương bỗng tốt. Vì thế việc thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế là vì hạnh

phúc thật sự của người dân, vì sự giàu mạnh và độc lập thật sự của đất nước

chúng ta, với một môi trường sống được bảo vệ tốt, những kho tàng tài

nguyên thiên nhiên được khai thác và sử dụng hợp lý, vì lợi ích không

19

Page 20: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

những của thế hệ hiện nay, mà còn của các thế hệ mai sau nữa, với những

giá trị văn hóa truyền thống thắm màu bản sắc dân tộc

20

Page 21: Tu Duy Bien Chung Trong Triet Hoc Phat Giao Van Dung Tu Tuong Trong Nen Kinh Te Thi Truong o Viet Nam

Kết luận

Đất nước ta đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài với những biến

động và thăng trầm của riêng mình. Gắn liền với nó là sự ảnh hưởng của rất

nhiều các trường phái triết học khác nhau đã du nhập, đã được chọn lọc và

áp dụng trong cách sống, cách tư duy của người Việt Nam chúng ta. Và

không thể phủ nhận rằng trong hàng loạt các tư tưởng triết học đó, chúng ta

nói riêng và Đông Nam Á cũng như Châu Á nói chung đã bị ảnh hưởng khác

sâu sắc và rõ rệt bởi mảng triết học Phật giáo. Tuy nhiên chúng ta có những

tư duy riêng của mình, có những cảm thụ cũng như cách chắt lọc riêng về

những lý luận hay tri thức mà triết học Phật giáo mang lại cho chúng ta. Vì

vậy chúng ta đã và đang nhận thức cũng như từng bước áp dụng tư duy biện

chứng của triết học Phật giáo vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã

hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước để đất nước ta ngày càng giàu đẹp,

dân ta ngày càng ám no, hạnh phúc.

Do bị giới hạn về mặt thời gian cũng như sự hiểu biết còn hạn chế nên

bài viết này chác chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong được

sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

21