34
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Khoa lí luận chính trị Tiểu luận khoa học Những nguyên lí cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin Đề tài: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó tới nền giáo dục Việt Nam hiện nay Người thực hiện: 1. Nguyễn Tuấn Dũng (SHSV: 20090550) 2. Nguyễn Đức Văn (SHSV: 20093232) Lớp ICT C-K54 1

Tieu Luan Triet Hoc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tieu Luan Triet Hoc

Trường đại học Bách Khoa Hà NộiKhoa lí luận chính trị

Tiểu luận khoa họcNhững nguyên lí cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin

Đề tài: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó tới nền giáo dục Việt Nam hiện nay

Người thực hiện: 1. Nguyễn Tuấn Dũng (SHSV: 20090550) 2. Nguyễn Đức Văn (SHSV: 20093232)

Lớp ICT C-K54

Hà Nội tháng 11 năm 2009

1

Page 2: Tieu Luan Triet Hoc

Phần mở đầu

Với địa thế là trung tâm của Đông Nam Á, phía Đông và Tây giáp biển Đông, là cầu nối giữa đất liền và đại dương, Việt Nam có vị trí thuận lợi để giao thương buôn bán, giao lưu hàng hóa với các nước khác trên thế giới. và Ấn Độ có ảnh hưởng rộng khắp. Chính vị trí địa lí và sự phát Theo chân các thương lái là các nền văn hóa của khắp mọi miền trên thế giới, đặc biệt là phương Đông, nơi mà tư tưởng và văn hóa Trung Quốc triển của các nền văn minh, các triều đại đã thúc đẩy, ảnh hưởng, tạo ra cơ hội lớn lao cho Việt Nam tiếp thu, chắt lọc những tinh hoa, tinh túy cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển nền văn hóa riêng, nền văn hóa mang đậm tính dân tộc của người Việt Nam.

Do có vị trí địa lí thuận lợi, giàu có về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản lại có một thị trường rộng lớn nên Việt Nam từ xưa đã bị nhiều nước lớn trên thế giới để ý, tìm cách thôn tính. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Việt Nam bị xâm lược nhiều lần, trong đó, rất dễ nhận ra là tần suất xuất hiện của các vương triều phương Bắc trong lịch sử Việt Nam một cách dày đặc. Theo bước chân xâm lăng đô hộ của các vương triều phía Bắc là nền văn hóa và tư tưởng. Có lẽ vì lí do đó mà Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là hệ tư tưởng Nho giáo.

Với mong muốn tìm hiểu, mở rộng tầm hiểu biết của bản thân, đồng thời có hứng thú tìm tòi về vấn đề: “Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó tới nền giáo dục Việt Nam hiện nay”, nhóm em đã quyết định thể hiện quan điểm của mình qua tiểu luận này.

2

Page 3: Tieu Luan Triet Hoc

Phần 1Cái nhìn tổng quan về Nho giáoTư tưởng giáo dục của Nho giáo

I) Cái nhìn tổng quan về Nho giáoI.1) Lịch sử và quá trình phát triểnNho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống

đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam

*) Nho giáo nguyên thủyThời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải

thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay “tư tưởng Khổng-Mạnh”. Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành.

*) Hán NhoĐến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ

Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó

3

Page 4: Tieu Luan Triet Hoc

làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng “lễ trị” để che đậy “pháp trị”.

*) Tống NhoĐến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ

Ký và cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ nay được gọi là Tống nho, với các tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là “Trạng Trình”). Phương Tây gọi Tống nho là “Tân Khổng giáo”. Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố “tâm linh” (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố “siêu hình” (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị.

I.2) Nội dung cơ bảnCốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết

chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với “tiểu nhân”, những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau “quân tử” còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với “tiểu nhân” là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải “tự đào tạo”, phải “tu thân”. Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải “hành đạo” (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo

4

Page 5: Tieu Luan Triet Hoc

đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh)

I.2.1) Tu thânKhổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam

tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.

Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.

I.2.1.1) Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng).

Trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc”chết người”

1. Quân thần: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” nghĩa là: dù vua có bảo cấp dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp dưới không trung với vua. Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ.

2. Phụ tử: “Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu” nghĩa là: cha khiến con chết, con không chết thì con không có hiếu.

3. Phu phụ: “Phu xướng phụ tùy” nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo.

I.2.1.2) Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

1. Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật. 2. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ

phải.

5

Page 6: Tieu Luan Triet Hoc

3. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người. 4. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng

sai. 5. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.

I.2.1.3) Tam tòng: tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”

1. Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha. 2. Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng. 3. Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con.

I.2.1.4) Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh.

1. Công: khéo léo trong việc làm. 2. Dung: hòa nhã trong sắc diện. 3. Ngôn: mềm mại trong lời nói. 4. Hạnh: nhu mì trong tính nết.

I.2.2) Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân

* Đạt đạo. Đạo có nghĩa là “con đường”, hay “phương cách” ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. “Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè” (sách Trung Dung), tương đương với “quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu”. Đó chính là Ngũ thường, hay Ngũ luân. Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là “trung dung”. Tuy nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là Tam thường hay còn gọi là Tam tòng.

* Đạt đức. Quân tử phải đạt được ba đức: “nhân - trí - dũng”. Khổng Tử nói: “Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi” (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay “dũng” bằng “lễ, nghĩa” nên ba đức trở thành bốn đức:

6

Page 7: Tieu Luan Triet Hoc

“nhân, nghĩa, lễ, trí”. Hán nho thêm một đức là “tín” nên có tất cả năm đức là: “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Năm đức này còn gọi là ngũ thường.

* Biết thi, thư, lễ, nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về “đạo” và “đức”, người quân tử còn phải biết “thi, thư, lễ, nhạc”. Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện.

I.2.3) Hành đạoSau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải

làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:

* Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” – “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: “Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?” (sách Luận ngữ).

* Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi

đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. “Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành” (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” – “Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (sách Luận ngữ).

Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm gọi lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Và đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ mục đích cai trị mà thôi.

7

Page 8: Tieu Luan Triet Hoc

Quân tử ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc. Tuy nhiên, sau này từ đó còn có thể chỉ những người có đạo đức mà không cần phải có quyền. Ngược lại, những người có quyền mà không có đạo đức thì được gọi là tiểu nhân (như dân thường).

II) Tư tưởng giáo dục của Nho giáoII.1) Giáo dục con ngườiNho giáo coi Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là những phẩm

chất đạo đức cao cả mà mọi người cần tu dưỡng đề tự hoàn thiện mình

Nhằm thủ tiêu và đè bẹp ý thức phản kháng của giai cấp “người bị trị”, nhằm bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, các nhà Nho đều khuyên răn, gieo rắc trong đầu óc những người bị trị tư tưởng bằng lòng với cảnh nghèo, yên lòng với thân phận và địa vị của mình. Chẳng hạn, trong sách Luận ngữ có đoạn: Tử Cống hỏi đức Khổng Tử: “Như nghèo mà chẳng dua bợ, giàu chẳng kiêu căng, người như vậy nhân phẩm thế nào?” Đức Khổng Tử đáp: “Như vậy là khá? Song, chưa bằng người nghèo mà vui, người giàu mà ưa việc lễ nghĩa”.

II.1.1) Giáo dục trong gia đình:Nho giáo mong ước có được một xã hội ổn định, thái bình,

đại đồng, mọi người đều sống hòa mục, thân ái, bình đẳng. Mơ ước về một xã hội như vậy, trong Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Vua chư hầu có nước, quan đại phu có nhà, hai hạng ấy chẳng lo sợ cho nước nhà mình ít người, mà lo sợ rằng: tình hình và phép tắc chẳng được đồng đều, chẳng lo sợ cho nước mình nghèo khổ, mà lo sợ chẳng được an ninh. Là vì hễ đồng đều thì chẳng nghèo khổ, người hòa thì dân số không ít, có an ninh thì nước nhà không nghiêng ngả”. Xã hội lý tưởng được các nhà Nho nêu lên còn là một xã hội mà ở đó, có vua thánh, tôi hiền, mọi cái đều là của chung, mọi người đều có quyền lợi, có sản nghiệp riêng và đều được chăm sóc.

8

Page 9: Tieu Luan Triet Hoc

Trong thiên Lễ vận, sách Lễ ký, Khổng Tử nói: “Sự thực hiện của đạo lớn là, thiên hạ là của chung, tuyển chọn người hiền và cử người tài năng, nói điều tín và tu sửa hòa mục. Cho nên người ta không chỉ tôn kính cha mẹ mình, không chỉ thương yêu con cái mình, còn khiến cho người già được sống trọn đời, người trai tráng được sử dụng, trẻ thơ được lớn lên, người không vợ, người không chồng, trẻ mồ côi, người không con người tàn tật, tất cả đều được chăm sóc”.

Các nhà Nho coi một trong những nguồn gốc làm cho xã hội rối loạn là sự rối loạn từ trong gia đình. Do đó, các nhà Nho đều cho rằng muốn cho xã hội có trật tự, kỷ cương, thì trước hết và cơ bản là gia đình phải có trật tự, kỷ cương, sao cho “cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng”. Các nhà Nho chủ trương giáo dục, giáo hoá mọi người trong xã hội theo những nguyên lý đạo đức Chính danh, Tam cương, Ngũ thường, trước hết và chủ yếu là nhằm mục đích trên. Cho nên cũng dễ hiểu tại sao Nho giáo chú trọng, đề cao giáo dục, giáo hoá với phương châm “Hữu giáo vô loại”, “Phú nhi hậu giáo”, coi giáo dục, giáo hoá là biện pháp căn bản nhất để duy trì trật tự, kỷ cương trong gia đình - tiền đề và điều kiện bảo đảm trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội.

Song những chủ trương ấy của các nhà Nho không phải là nhằm đem lại một gia đình mà trong đó, mọi người đều bình đẳng hoàn toàn. Trong cái gia đình ấy, người cha luôn có uy quyền cao nhất, người chồng có quyền lớn hơn vợ. Có như vậy, gia đình ấy mới được xem là gia đình có kỷ cương, trật tự và có giáo dục. Đến Đống Trọng Thư thì quan niệm về một gia đình có trật tự, kỷ cương lại càng trở nên chặt chẽ hơn, khắc nghiệt hơn, trong đó quyền hành của người cha, người chồng là tuyệt đối: “Cha bắt con chết con phải chết, con không chết là bất hiếu, vợ phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của chồng”. Và khi coi gia đình là tế bào của xã hội, nhà là gốc của nước, trật tự, kỷ cương trong gia đình là tiền đề, điều kiện để duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, rốt cuộc các nhà Nho đều chủ trương bảo vệ, duy trì vinh viễn địa vị thống trị tuyệt đối của ông vua (Thiên

9

Page 10: Tieu Luan Triet Hoc

Tử), cố định hoá trật tự và cơ cấu giai cấp của xã hội phong kiến. Rõ ràng, cái xã hội lý tưởng, theo quan niệm của các nhà Nho, phải là một xã hội mà ở đó, đứng đầu nhà nước là Thiên Tử và Thiên Tử là người có uy quyền cao nhất, dưới Thiên Tử là vua chư hầu, dưới vua chư hầu là các quan đại phu, dưới quan đại phu là thần dân trong thiên hạ. Nói cách khác, cái xã hội đó phải luôn đặt trong vòng trật tự có lợi cho giai cấp thống trị và vì vậy, kẻ nào phá hoại cái “trật tự” đó sẽ bị Thiên Tử trừng phạt - đúng như các nhà Nho luôn luôn chủ trương: Lê nhạc, chinh phạt đều từ Thiên Tử mà ra.

Khi đưa ra quan niệm về một xã hội lý tưởng, cũng tất yếu, trong học thuyết của mình, các nhà Nho đều mong muốn rằng trong xã hội đó, bằng mọi cách, phải duy trì được nguyên tắc: giai cấp địa chủ phong kiến mãi mãi là giai cấp “cai trị người” và được người phụng dưỡng, còn các giai cấp, tầng lớp khác mãi mãi “bị người cai trị” và phải nuôi dưỡng người. Đôi khi, trước một thực trạng xã hội mà trong đó, mâu thuẫn giữa các giai cấp và mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị diễn ra gay gắt, hầu như không thể điều hòa được, cũng như tình trạng rối loạn xã hội hầu như không chấm dứt, các nhà Nho phải viện tới “ý trời”, “mệnh trời”. Theo đó, cái trật tự đẳng cấp, phân vị ấy là do trời sắp đặt, là ý trời và không thể đảo ngược được. Và những hành vi hành động nào làm nguy hại đến trật tự đó là “có tội với trời và dù có cầu đảo thì trời cũng không tha thứ” (Khổng Tử). Như vậy, dù Nho giáo có đưa ra quan niệm về một xã hội đại đồng lý tưởng thì chẳng qua cũng chỉ nhằm tô vẽ, bảo vệ sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ phong kiến cũng như quyền lợi và địa vị thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến, nhằm duy trì vĩnh viễn sự bất công, bất bình đẳng. Xét đến cùng, quan niệm của Nho giáo về một xã hội lý tưởng - thái bình, ổn định, có trật tự, kỷ cương... là hết sức nghiệt ngã, hết sức hình thức và thù địch với cuộc sống, với con người, với nhân dân, là cản trở và đi ngược lại xu thế phát triển tất yếu của lịch sử.

10

Page 11: Tieu Luan Triet Hoc

II.1.2) Giáo dục trong xã hộiTrong quan niệm cua các nhà Nho, xã hội lý tưởng phải là

xã hội có giáo dục, mọi người phải được giáo dục, giáo hoá và có đạo đức. Ở các nhà Nho, giáo dục, giáo hóa cũng là một trong những biện pháp chính trị căn bản để xây dựng một xã hội ổn định, thái bình, thịnh trị, có trật tự, kỷ cương, và tạo ra những con người có đạo đức, những mẫu người lý tưởng. Chính vì vậy mà Nho giáo đặc biệt đề cao, coi trọng giáo dục, giáo hóa. Nhận thức được vai trò của con người, của giáo dục, giáo hóa mà ngay từ đầu Khổng Tử đã đưa ra chủ trương “Hữu giáo vô loại”, “Phú nhi hậu giáo” với phương châm “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Tất nhiên, nội dung giáo dục, giáo hóa trước sau vẫn là những lời dạy của các bậc Thánh hiền trong Tứ thư, Ngũ kinh - những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của đạo làm vua, đạo làm bề tôi và đạo làm người. Hầu hết các nhà Nho đều khẳng định vai trò quyết định của đạo đức đối với việc hoàn thiện con người và ổn định, hoàn thiện xã hội. Khổng Tử đã từng nói: “Muốn dẫn dắt dân chúng, nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh, muốn trị dân, nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết, thì chẳng những dân biết xấu hổi họ lại còn cảm hoá mà trở nên tốt lành”

Song, để làm cho dân có đức hạnh và tuân phục, để làm tròn trách nhiệm là người “thay trời trị dân” , “cha mẹ của muôn dân”, để xứng đáng với cương vị là người giáo hoá, “dưỡng dân”, theo các nhà Nho, người cầm quyền, kẻ cai trị trước hết phải là người được giáo dục, tự mình giáo hoá và có đạo đức Khổng Tử nói: “Này, nếu người bề trên chuộng lễ, thì dân chẳng dám bỏ niềm cung kính. Nếu người bề trên háo nghĩa, thì dân chẳng bội lẽ công chính. Nếu người bề trên biết tín thật, thì dân chẳng dám sai ngoa trong tình giao ước. Nếu nhà cầm quyền đủ lễ, nghĩa, tín như vậy, thì dân chúng từ bốn phương xa sẽ sai con đến để phục dịch mình. Cần chi phải học nghề cày cấy”.

Các nhà Nho, tiêu biểu là Khổng Tử và Mạnh Tử, coi việc dân đủ ăn, đủ mặc là một công việc hàng đầu để trị nước, là một trong những tiền đề cho sự ổn định của xã hội, cho việc giáo hoá thành công (có hằng sản mới có hằng tâm). Nhưng các nhà Nho

11

Page 12: Tieu Luan Triet Hoc

vẫn coi công việc giáo dục, giáo hoá là nhiệm vụ chính trị cơ bản nhất của nhà cầm quyền, coi việc dân có đủ đức quan trọng hơn việc họ có đủ ăn, coi Nhân, Nghĩa cần thiết hơn nước và lửa. Khổng Tử đã từng khuyên nhà cầm quyền không chỉ phải giúp dân làm giàu, mà điều chủ yếu và cơ bản là khi dân đã giàu thì phải giáo hoá họ. Còn Mạnh Tử thì coi việc giáo hoá để dân có đạo đức là công việc quan trọng nhất của kế sách giữ nước. Bởi lẽ như ông nói: “Thành quách chẳng hoàn bị, đồ kinh pháp chẳng nhiều, chẳng phải là tai nạn trong nước vậy, ruộng nương chẳng mở mang, của cải chứng tích tụ chẳng phải là sự nguy hại trong nước vậy Người trên không có lễ giáo, người dưới không có học thức, kẻ dân tàn tặc đấy lên, nước mất đến nơi”. Tiếp tục tư tưởng này của Mạnh Tử, nhà tư tưởng của chế độ phong kiến tập quyền Đặng Trọng Thư cũng nói: “Kìa muôn dân chạy theo cái lợi, như nước chảy xuống chỗ thấp, nếu không lấy giáo hoá mà ngăn chặn thì lại không thể giữ lại được. Thế cho nên, giáo hoá xây dựng được thì gian tà đều ngừng lại và việc ngăn ngừa mới hoàn thành, giáo hoá mà bị phế bỏ thì gian tà đua nhau mà nảy ra, hình phạt không kể xiết, việc ngăn ngừa bị hỏng. Các bậc vua đời xưa hiểu rõ điều đó, thế cho nên họ cứ ngồi yên mà trị thiên hạ, không ai không coi việc giáo hoá là việc lớn”.

Nội dung giáo dục của Nho giáo, trước sau cũng chỉ là những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản trong Tam cương, Ngũ thường. Nho giáo đùng Tam cương, Ngũ thường để giáo hoá mọi suy nghĩ, hành động của con người đúng với danh phận, địa vị của mình. Có như vậy, con người mới có đạo đức, xã hội mới ổn định, mới có trật tự, kỷ cương. Tất nhiên, xét về tính chất giai cấp và mục đích chính trị, tư tưởng giáo dục, giáo hoá ở Nho giáo là nhằm bảo vệ và duy trì sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ phong kiến. Và vì vậy, ở Nho giáo, giáo dục, giáo hóa còn là một phương tiện chính trị, một biện pháp cai trị. Cho nên, không phải ngẫu nhiên, từ thời Tuân Tử về sau, các chính quyền phong kiến đều rất coi trọng và khuyến khích giáo dục, khoa cử. Đồng thời, với việc đề xuất chủ trương chọn người ra làm quan theo phương châm “Học nhi ưu tắc sĩ”, thì trên thực tế, Nho giáo đã đòi hỏi người cầm quyền không chỉ là người có đạo đức mà còn phải là người có tri thức Nho giáo.

12

Page 13: Tieu Luan Triet Hoc

Như vậy, trong quan niệm của các nhà Nho, việc giáo dục, giáo hóa để làm cho tất cả mọi người trong xã hội đều có đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập một xã hội lý tưởng.

II.2) Chủ trương giáo dục của Khổng Tử:II.2.1) Thích ứng với xu thế “văn hóa học thuật chuyển

xuống dưới”Ở thời Xuân Thu, hoạt động giáo dục của Khổng tử trên

chừng mực nhất định có mang tính chất phổ cập, bình dân, chống độc quyền văn hóa của giai cấp quý tộc. Ông từng nói: “Trong việc dạy dỗ, ta không phân biệt loại người này, loại người kia” (Hữu giáo vô loại) – thiên Vệ Linh Công – Sách Luận ngữ; “Từ người chỉ có một bó nem mang đến (để làm lễ ra mắt xin học), trở lên, ta chưa từng (vì lễ vật đơn sơ) mà từ chối không dạy “Tự hành thúc tu dưỡng thượng, ngô vị thường vô hối yêu”- thiên Thuật nhi - sđd)… Chủ trương này được thực hiện khá rộng rãi và nhất quán ở các đời sau, kết hợp với chế độ thi cử, thực tế đã mở đường tiến thân cho nhiều người có tài năng xuất thân từ bình dân (đó chính là hiện tượng “bố ý khanh tướng” - các khanh tướng xuất thân từ tầng lớp bình dân, áo vải).

II.2.2) Đề cao việc học tậpKhổng tử quan niệm sự hiểu biết không phải là sinh ra đã

có sẵn mà phải được tích lũy qua quá trình học tập, rèn luyện khá công phu. Ngay các đức tính như nhân, trí, tín, trực, dũng, cương cũng cần phải học tập rèn luyện thì mới có thể phát triển đúng hướng, ứng dụng hoàn hảo. Ông chủ trương muốn ra hành đạo giúp đời cần phải học thật giỏi (“Học ưu tắc sĩ”). Sách Luận ngữ còn ghi lại một đoạn đối đáp giữa Khổng tử và học trò là Tử Cao như sau: “Tử Lộ muốn đưa Tử Cao (một người chưa được học hành đến nơi đến chốn) ra làm chức huyện trưởng huyện Phí. Khổng tử nghe tin đó bèn nói: “Như vậy là làm hại con nhà người ta!” Tử Lộ nói: “Nơi đó có dân, có đất đai, có thóc lúa (cứ đứng ra mà cai trị rồi sẽ quen việc) hà tất phải học

13

Page 14: Tieu Luan Triet Hoc

tập trên sách vở rồi mới được coi là có học!” Khổng tử bèn mắng luôn: “Vì vậy ta mới ghét cái trò nguy biện khéo nói của nhà ngươi” (xem Thiên Tiên Tiến - Sđd). Truyền thống “hiếu học” của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng Nho giáo có lẽ cũng bắt nguồn từ đây.

II.2.3) Xác định rõ mục đích của việc học tập, đó là: hành đạo, giúp vua, giúp nước.

Ông từng nói: “Học thuộc lòng ba trăm bài thơ trong Kinh Thi, giao cho việc chính sự, không làm nổi; sai đi sứ ở bốn phương, không biết đối đáp ra sao. Như vậy thì tuy học nhiều thật đấy nhưng nào có ích lợi gì đâu“ (xem Thiên Tử Lộ - Sđd)... Sau khi đã khẳng định giá trị của tập Kinh Thi: “Làm người mà không học thơ Chu Man, Thiệu Man thì chẳng khác gì đứng quay mặt vào tường (chẳng nhìn thấy gì, mà cũng chẳng nhúc nhích tiến tới được một bước)” và “Học Kinh Thi có thể phát huy khả năng liên tưởng, có thể nâng cao năng lực quan sát, có thể rèn luyện tính hợp quần, có thể học được cách châm biếm phúng thích”, Khổng tử đã nhấn mạnh “gần thì có thể vận dụng những đạo lý trong đó để thờ cha, xa thì có thể vận dụng những đạo lý trong đó để thờ vua…” (Xem Thiên Dương Hóa - Sđd). Chủ trương này sẽ được tiếp tục triển khai thành các mệnh đề “trí quân trạch dân”, “Kinh bang tế thế” trong tư tưởng các nhà Nho lớp sau.

II.2.4) Kết hợp chặt chẽ việc truyền thụ tri thức văn hóa vào việc rèn luyện phẩm chất đạo đức.

Ở mức độ nhất định, có thể nói Khổng tử chủ trương coi việc rèn luyện đạo đức là ưu tiên số một. Ông từng căn dặn các môn đồ nhỏ tuổi: “Này các trò, ở trong nhà thì ăn ở hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài xã hội thì kính trọng nhường nhịn các bậc huynh trưởng; nên ít lời và đã nói thì phải thành thực, nên thân yêu rộng khắp mọi người nhưng nên gắn đủ những người có đức nhân. Thực hiện được đầy đủ những việc đó rồi, nếu còn dư sức lực thì sẽ dùng để trau dồi tri thức văn hóa” (xem Thiên Dương Hóa - Sđd).

14

Page 15: Tieu Luan Triet Hoc

II.2.5) Đỉnh cao mà việc rèn luyện nhân cách cần đạt tới là con người “toàn đức” (bao gồm cả ba phẩm chất nhân, trí, dũng)

Con người coi việc thực hiện “đức nhân” là lý tưởng tối cao, có thể hy sinh thân mình để hoàn thành điều nhân (sát thân thành nhân). Rất coi trọng vai trò của ý chí lý tưởng, ông từng nói: “Có thể bắt sống tướng soái của ba quân nhưng khó lòng cưỡng ép một người bình thường rời bỏ ý chí” (xem Thiên Tử Hãn - Sđd). Chính những chủ trương quan niệm trên đây đã góp phần tạo nên cái sau này được gọi là “khí tiết sĩ phu”, góp phần tạo nên những nhân cách cứng cỏi: “Phú quý không thể làm sa đọa đam mê, nghèo khổ không thể lay chuyển được ý chí, uy vũ không thể khuất phục nổi” (Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất).

15

Page 16: Tieu Luan Triet Hoc

Phần 2Sự ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục

Nho giáo tới nền giáo dục Việt Nam hiện nay

Trước hết, cần thấy rõ tinh thần Khổng giáo đã thấm vào mọi ngõ ngách của đời sống người dân Việt Nam trong quá khứ, đã gây những ảnh hưởng rất sâu rộng. Hiện nay, những ảnh hưởng này vẫn tồn tại ở những mức độ khác nhau trong mọi mặt của cuộc sống, nhiều khi quá sâu sắc, tế vị, phức tạp, dưới muôn hình vạn trạng, không nên quan niệm một cách đơn giản rằng ảnh hưởng của Khổng giáo ở Việt Nam là không đáng kể chỉ tác động đến tầng lớp trên, tầng lớp có học v.v… Vấn đề đặt ra là cần phải tìm cách nhận diện chúng và xử lý chúng một cách khoa học.

Điều gì khiến một đất nước từng phát động “phê Lâm, đả Khổng” (phê phán Lâm Bưu, đả phá Khổng Tử) chưa đầy 4 thập kỷ trước nay lại quay ngoắt 180 độ một cách ngoạn mục để tôn vinh những giá trị của Khổng giáo như tinh thần đoàn kết, đạo đức cá nhân, tôn trọng quyền lực, tôn ty, trật tự xã hội? Chúng ta cũng có lúc phủ nhận mọi giá trị của Nho giáo, xem đấy chính là hiện thân của thứ tư duy bảo thủ, phong kiến. Ngay các học giả Hàn Quốc như giáo sư Kim Kyong Il (Đại học Sanmyung, Seoul) khi nhận xét về sự khác biệt giữa quan điểm phương Tây (đề cao cá nhân và tự do cá nhân) còn Khổng giáo (nhắm vào việc xây dựng mối quan hệ giữa người với người theo một trật tự tôn ty từ gia đình ra xã hội) cũng kết luận: “Khổng giáo là một ý thức hệ mà giai cấp thống trị biện minh cho những phép tắc độc đoán”. Trong khi phương Tây ngợi khen “những giá trị châu Á” như là động lực cho sự vươn lên, “hóa rồng” ở các nước Bắc Á thì chính các học giả châu Á lại không thừa nhận. Có người còn khẳng định, kết quả “hóa rồng” là do đi theo khoa học công nghệ và quản lý phương Tây; Khổng giáo, dù có lý

16

Page 17: Tieu Luan Triet Hoc

giải cách nào, cũng không thể là nguồn cảm hứng cho sự phát triển.

Ở nước ta, có người còn đi xa hơn khi giải thích lý do người Việt Nam không quan tâm đến tài sản trí tuệ là vì: “Trước hết phải kể đến triết lý giáo dục của Nho giáo, định hướng nghiên cứu cho xã hội cốt ở việc tinh thông các tác phẩm kinh điển của Khổng Tử và Mạnh Tử. Cách tuyển dụng công chức và đánh giá người tài vốn cũng chỉ tập trung vào việc thông hiểu kinh điển và thơ ca. Khi lễ và nhạc trở thành công cụ giáo hóa và cai trị dân chúng, thì các khoa học tự nhiên kỹ thuật không được xã hội nghiên cứu, trọng dụng và đề cao….”. Tư duy này vẫn sống dai dẳng cho đến ngày nay. Cách thi cử của nước ta về cơ bản vẫn dựa vào sự thuộc bài, và các “nho sĩ đương đại” vẫn thường “tầm chương trích cú” của những “thánh hiền ngoại quốc”. Mọi sự cách tân đều dễ bị xem là không bài bản”. Tác giả còn nhận định rằng sự “kính lão” chỉ làm cản trở sự phát triển tài năng của những người trẻ. Vì “trong khi 60% dân số ở độ tuổi dưới 30, 85% dưới 40, những người trẻ tuổi này chỉ được tham gia kiểm soát các nguồn lực kinh tế, chính trị và hoạch định chính sách quốc gia một cách bị hạn chế đáng kể so với lớp thanh niên cùng lứa ở phương Tây.

Chúng ta phải công nhận rằng lối học và dạy hôm nay không khác gì hàng trăm năm về trước từ quan điểm cho đến phương pháp, chỉ khác phần nội dung. Hãy nghe các bậc túc nho nói về cái học cách đây 80 năm và xem hiện nay ra sao : “Người nước mình từ xưa đến nay, cái tâm lý đối với việc học là học mà đi thi, đi học cũng như đi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích chỉ là cầu lợi mà thôi. Tiếng rằng nước mình tôn sùng đạo Khổng, song đó là vì học đi thi mà tôn sùng chứ không phải vì tôn sùng mà học”. “Nho học có lợi cho cái chính thể quân chủ chuyên chế nên các đế vương nước ta lại càng tôn sùng lắm. Cái chế độ khoa cử thật là một cái quà rất hại mà nước Tàu đã tặng cho ta”. Nhận xét của hai học giả Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh rất đáng suy ngẫm. Cái học chỉ để đi thi lấy văn bằng, một nền giáo dục trọng khoa cử, một nền đại học tương đương phổ thông

17

Page 18: Tieu Luan Triet Hoc

cấp 4, thi cử thì hết “ba chung” đến “hai chung”, sản sinh 15.000 tiến sĩ mà mỗi năm chỉ có 300 công trình khoa học, 28,5% Phó giáo sư và 30,3% Giáo sư không biết vi tính.

Nếu như thế thì hình ảnh Khổng giáo trong chúng ta còn đậm nét, nhưng tiếc thay lại… đậm nét tiêu cực. Vây đâu là những “giá trị tích cực” cần phát huy khiến Khổng giáo được phục hưng? Nếu những tư tưởng Khổng Tử để lại thực sự bảo thủ cổ hủ, trì trệ như vậy thì Tư Mã Thiên đã quá ưu ái khi viết về ông hẳn một biệt truyện và kết luận “Có thể gọi Khổng Tử là bậc chí thánh”? (Tư Mã Thiên - Sử ký). Hãy thử đọc lại xem những giá trị nào có thể chắt lọc và xây dựng lại như những tinh hoa của tiền nhân?

Phạm Quỳnh đã từng viết: “Người Nhật Bản họ hơn mình vì họ không mắc cái vạ khoa cử. Họ bắt chước cái gì của Tàu thì bắt chước, chứ đến cái lối khoa cử thì họ không chơi”. Có tác giả còn nhận ra, các công ty Nhật học cách quản trị của người Mỹ, nhưng đã đem về “xào nấu” chung với giáo điều Khổng giáo cả ngàn năm nay thành đặc điểm quản trị riêng của họ. Quản trị Nhật xem con người là yếu tố hàng đầu nhưng là con người trong mối tương quan với tập thể, và họ cần lòng trung thành của nhân viên. Chính vì vậy nên họ huy động nhân viên tăng ca, thêm giờ ít khi gặp rắc rối. Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore đồng thời là Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khổng giáo quốc tế, cũng khẳng định: “Vấn đề là cần có một xã hội trật tự để mọi người có thể hưởng thụ tự do của mình”.

Rõ ràng, có những giá trị của Khổng giáo cần minh định. Về chính trị, Khổng Tử từng nói: “Nhân đạo chính vi đại” (Đạo người thì chính trị là lớn). Nói như Trần Trọng Kim thì “Đạo của Khổng Tử cốt lấy đạo nhân làm gốc, lễ nhạc làm căn bản cho sự giáo hóa… Ngài chủ trương ba điều chính là: chính danh tự, định danh phận, tôn quân quyền (Trần Trọng Kim, Nho giáo - Hình nhi hạ học). Hoặc, “Đạo của Khổng Tử là đạo tùy thời, theo thiên lý mà lưu hành, tất phải biến đổi luôn để ngày càng mới”. Đặc biệt là về sự học, Khổng Tử dạy người ta phải giữ cái

18

Page 19: Tieu Luan Triet Hoc

tâm cho trung chính và việc làm cho thành thực. Để sự biết và việc làm hợp làm một, trong ngoài không có hai. Ngài từng nói rằng, cần để chí vào cái đạo, giữ lấy cái đức, tựa vào cái nhân, ưu du ở nghệ thuật. Nghĩa là không chỉ học đạo đức mà cần phải tinh thông lục nghệ để sinh hoạt ở đời nữa.

Về phương pháp, ngài cho rằng “Biết mà học không bằng thích mà học; thích mà học không bằng vui say mà học” (Luận ngữ, Ưng Giả, VI). Đồng thời, “Học nhi thời tập chi” (học phải thực tập luôn luôn).

19

Page 20: Tieu Luan Triet Hoc

Phần kết luận

Nho giáo du nhập vào nước ta cách đây khoảng hơn 2000 năm và gắn liền với sự hình thành và phát triển của chế độ và xã hội phong kiến Việt Nam. Nó đã trở thành hệ tư tưởng, công cụ thống trị của giai cấp phong kiến và ảnh hưởng tới nhiều mặt  của đời sống xã hội Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị và giáo dục khoa cử. Nho giáo và giáo dục Nho giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hoá dân tộc. Vì vậy khi nghiên cứu tư tưởng truyền thống của dân tộc không thể bỏ qua vị trí, vai trò của giáo dục Nho giáo trong lịch sử. Theo chúng tôi suy nghĩ, cần phải nhìn nhận những di sản này một cách “thực sự cầu thị”; cần phải nghiên cứu để nhận thức chúng một cách lịch sử và biện chứng. Những yếu tố văn hóa Khổng giáo sở dĩ có thể sống lâu dài ở Việt Nam trước hết có lẽ là do bản thân chúng có mang theo những giá trị có tính phổ quát toàn nhân loại. Những giá trị phổ quát này đã tích hợp các giá trị văn hóa bản địa tương ứng, trên chừng mực nào đó đã được cấu trúc lại cho phù hợp nội tâm thế Việt Nam. Hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế -xã hội, ngay cả môi cảnh thiên nhiên, vị trí địa lý nữa v.v… cũng đã góp phần tạo thêm sức sống cho những yếu tố văn hóa ngoại nhập này. Có lẽ đó là những điều cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ kỹ lưỡng để tránh thái độ nôn nóng, đơn giản… khi muốn xóa bỏ ảnh hưởng này nọ được quan niệm là gắn bó với tinh thần Khổng giáo. Việc tìm hiểu về giáo dục Nho giáo còn giúp chúng ta có những đánh giá toàn diện hơn giáo dục Nho giáo từ đó khắc phục hạn chế và kế thừa những giá trị tích cực của nó vào hệ thống giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay.

20

Page 21: Tieu Luan Triet Hoc

Danh mục các tài liệu tham khảo:

1) Sử ký (Tư Mã Thiên)2) Nho giáo Trung Quốc (Nguyễn Tôn Nhan-NXB Văn hóa thông tin)3) Luận ngữ - Thánh kinh của người Trung Hoa (Hồ Sỹ Điệp-NXB Đồng Nai)4) Nho giáo - Hình nhi hạ học (Trần Trọng Kim-NXB Văn hóa thông tin)

21

Page 22: Tieu Luan Triet Hoc

rMục lục

TrangPhần mở đầu 2Phần 1: Cái nhìn tổng quan về Nho giáo - Tư tưởng giáo dục của Nho giáo

3

I) Cái nhìn tổng quan về Nho giáo 3I.1) Lịch sử và quá trình phát triển 3I.2) Nội dung cơ bản 4

II) Tư tưởng giáo dục của Nho giáo 8II.1) Giáo dục con người 8

II.1.1) Giáo dục trong gia đình 8II.1.2) Giáo dục trong xã hội 11

II.2) Chủ trương giáo dục của Khổng Tử: 13Phần 2: Sự ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho giáo tới nền giáo dục Việt Nam hiện nay

16

Phần kết luận 20Danh mục các tài liệu tham khảo 21

22