52
Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7 MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HOẠ: Sử dụng để ra đề kiểm tra cuối mỗi chuyên đề ( văn biểu cảm, chuyên đề ca dao, tục ngữ...). Đề số 1: Loài cây mà em yêu. Đề số 2: Bóng dáng của một người thân yêu. Đề số 3 : Cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích. Đề số 4: Cảm nhận của em về hai đoạn thơ được trích trong bài “Thư gửi mẹ” của Hen-rích Hai-nơ. Đề số 5: Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó…” Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Đề số 6: Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người thân đến hỏi nơi nào đẹp nhất, anh ta trả lời: Không nơi nào đẹp bằng quê hương”. Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những bài ca dao viết về quê hương, hãy trình bày những cảm nhận của riêng mình đối với tình yêu quê nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người Việt Nam. Đề số 7: 1

Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

  • Upload
    dothu

  • View
    237

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HOẠ:

Sử dụng để ra đề kiểm tra cuối mỗi chuyên đề ( văn biểu cảm, chuyên đề ca dao, tục ngữ...).Đề số 1:

Loài cây mà em yêu.

Đề số 2: Bóng dáng của một người thân yêu.

Đề số 3: Cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích.

Đề số 4: Cảm nhận của em về hai đoạn thơ được trích trong bài “Thư gửi mẹ” của Hen-rích Hai-nơ.

Đề số 5: “ Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó…”

Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.Đề số 6:

Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người thân đến hỏi nơi nào đẹp nhất, anh ta trả lời:

“Không nơi nào đẹp bằng quê hương”.

Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những bài ca dao viết về quê hương, hãy trình bày những cảm nhận của riêng mình đối với tình yêu quê nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người Việt Nam.

Đề số 7: Bàn về vai trò và vị trí của nhà văn trong xã hội, có người cho rằng: “Nhà văn là kĩ sư tâm hồn”.

Em hãy giải thích ý kiến trên. Bằng việc cảm nhận một số văn bản nghệ thuật chọn lọc trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy làm rõ thiên chức và sứ mệnh cao cả của nhà văn trong việc bồi đắp tâm hồn con người.

1

Page 2: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

Đề số 8: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. (Theo Ngữ văn 7, tập hai)

Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.Đề số 9:

“Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết”

(Theo Ngữ văn 7, tập hai)

Bằng một số dẫn chứng trong bài “Tinh thần yêu nứoc của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), hãy chứng minh rằng cách viết của Bác Hồ rất giản dị.

Đề số 10: Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, tác giả Phạm Duy Tốn đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.

Đề số 11: Câu 1 :Câu 1 : Trình bày cảm nhận của em về văn bản sau ;Trình bày cảm nhận của em về văn bản sau ;Con cò mà đi ăn đêmCon cò mà đi ăn đêmĐậu phải cành mềm lộn cổ xuống aoĐậu phải cành mềm lộn cổ xuống aoÔng ơi ông vớt tôi naoÔng ơi ông vớt tôi naoTôi có lòng nào ông hãy xáo măngTôi có lòng nào ông hãy xáo măngCó xáo thì xáo nước trongCó xáo thì xáo nước trongĐừng xáo nước đục đau lòng cò conĐừng xáo nước đục đau lòng cò conCâu 2Câu 2  :: Tinh yêu quê hương đất nước là mạch nguồn xuyên suốt trong văn Tinh yêu quê hương đất nước là mạch nguồn xuyên suốt trong văn

học Việt Nam.học Việt Nam.Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu ấy trongHãy phát biểu cảm nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu ấy trong

văn thơ trữ tình hiện đại Việt Nam.văn thơ trữ tình hiện đại Việt Nam.Đề số 12Câu 1: ( 6 điểm) Trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” nhà thơ Tế Hanh có viết: “ Quê hương tôi có con sông xanh biếc.

2

Page 3: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

Nước gưong trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.”Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ.

Câu 2: ( 14 điểm Cảm nhận của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Đề số 13

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN :NGỮ VĂN 7

Câu 1 : (4đ) Đọc đoạn văn sau : “ Sài Gòn vẫn trẻ .Tôi thì đương già.Ba trăm năm so với năm ngàn tuổi của

Đất Nước thì cái đô thị này còn xuân chán .Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà , trên đà thay da đổi thịt , miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu chăm bón , trân trọng , giữ gìn cái đô thị ngọc ngà. Tôi yêu Sài Gòn da diết …Tôi yêu trong nắng sớm , một thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ .Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt lại như thuỷ tinh , tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu náo động , dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sớm tinh sương với làn không khí mát dịu , thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.” ( “Sài Gòn tôi yêu” - Lê Minh Hương)

a) Tác giả giới thiệu Sài Gòn bằng cách nào ? Cái hay của cách giới thiệu ấy?b) Người viết đã bộc lộ tình yêu của mình với Sài Gòn như thế nào ? Cách bộc lộ

có gì đặc biệt?Câu 2 : (6 đ) Nhà văn người Đức Hen –rich Hai- nơ có viết đoạn thơ trong bài “Thư gửi mẹ” như sau :

“Con thương sống ngẩng cao đầu , mẹ ạ Tính tình con hơi ngang bướng , kiêu kì Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi

Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào Đứng trước mẹ dịu dàng , chân thật Con thấy mình bé nhỏ làm sao .” ( Tế Hanh dịch)

3

Page 4: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

a) Nêu ý chính của từng khổ thơ? Hai ý chính ấy có quan hệ với nhau như thế nào?

b) Hai khổ thơ trên nối liền nhau thành một văn bản. Hãy phân tích sự liên kết chặt chẽ của văn bản ?

c) Phát biểu cảm nghĩ về hai khổ thơ trên bằng một đoạn văn ngắn.Câu 3 : (10 đ). Có một đọan thơ rất hay , rất xúc động viết về Bác Hồ kính yêu như sau :

“ Đất nước đẹp vô cùng . Nhưng Bác phải ra đi.Cho tôi làm sống dưới con tàu đưa tiễn BácKhi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre …Đêm xa nước đầu tiên , ai nỡ ngủ Sóng dưới chân tàu đâu phải sóng quê hươngTrời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi ,càng hiểu nước đau thương…”

(“ Người đi tìm hình của nước” – Chế Lan Viên)

a) Đoạn thơ đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì ?

b) Phân tích hiệu quả của dấu chấm câu giữa câu thơ thứ nhất và từ “ nhưng”.c) Viết đoạn văn biểu cảm ( 12 -15 câu) về đọan thơ trên.

Đề số 14

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN.

( Thời gian làm bài: 120 phút )

Câu1 ( 2 điểm ): Đọc đoạn thơ sau:“ Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ

“Cục...cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.”

( Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh )

4

Page 5: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng để diễn tả tâm trạng người lính trẻ trên đường hành quân ra trận?

A. Nhân hoá và so sánh. B. So sánh và điệp ngữ.

C. Điệp ngữ và ẩn dụ. D. Điệp ngữ và nhân hoá.

2. Có sự chuyển đổi cảm giác như thế nào trong ba câu thơ có từ “nghe”?

A. Thính giác ’ xúc giác. B. Thính giác ’ khứu giác.

B. Thính giác ’ cảm giác C. Thính giác ’ vị giác.

3. Nhận xét về cấu tạo của câu “ Nghe gọi về tuổi thơ”?

A. Là câu đơn bình thường. B. Là câu đặc biệt.

C. Là câu rút gọn. C. Cả A,B,C sai.

4. Trong bài thơ, cụm từ “Tiếng gà trưa” được xuất hiện mấy lần?

A. Hai. B. Bốn.

C. Sáu. D. Tám.

Câu 2 ( 2 điểm ):

“ Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.”

( Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng )

Tác giả đã gửi đến chúng ta điều gì qua đoạn văn trên? Suy nghĩ của em về lời gửi ấy?

Câu 4 ( 6 điểm ):

“Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người”

( Ana tôn Prance. )

Câu nói trên của nhà văn Pháp giúp em cảm nhận được những gì khi học hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.

5

Page 6: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7

MÔN: NGỮ VĂN.

Câu1 ( 2 điểm ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

1. C 2. B 3. C 4. B.

Câu2 ( 2 điểm ): Mỗi ý trả lời đúng cho 1 điểm:

- Lời gửi của tác giả : Qua việc khẳng định sự hoà hợp giữa đời sống vật chất giản dị và đời sống tinh thần phong phú trong con người Bác Hồ, tác giả còn muốn nói về ý nghĩa đích thực của đời sống con người: Không phải là sự thoả mãn càng nhiều về vật chất, mà là đời sống tinh thần, tư tưởng , tình cảm phong phú, thậm chí là vô tận. Cuộc sống như thế, theo tác giả là cuộc sống thực sự văn minh mà Bác Hồ đã nêu gương sáng trong thời đại ngày nay.

- Suy nghĩ của em : HS cần nêu được suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của đời sống con người, về mối quan hệ giữa nhu cầu vật chất và đời sống tinh thần. Nếu chạy theo hưởng thụ vật chất sẽ có thể dẫn đến sự nghèo nàn, què quặt về tinh thần, tình cảm...

Câu3 ( 6 điểm ):

1. Yêu cầu chung:

- Trên cơ sở hiểu đúng hai bài thơ trữ tình của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học.

2. Yêu cầu cụ thể:

HS có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách, cảm thụ đôi chỗ khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau:

- Tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó chan hoà với thiên nhiên:

+ Viết nhiều về thiên nhiên ( Đặc biệt là trăng.)

+ Có nhiều rung động, sự say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc.

+ Chan hoà, mật thiết với thiên nhiên, cảnh vật.

- Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước sâu nặng.

+ Chất nghệ sĩ và tâm trạng người chiến sĩ luôn thống nhất trong con người của Bác.

6

Page 7: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

3. Tiêu chuẩn cho điểm:

- Điểm 6: Đáp ứng yêu cầu nêu trên, diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học. Có những cảm nhận và phát hiện mới mẻ, tinh tế.

- Điểm 4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên. Có thể còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt, trình bày.

- Điểm 2: Chưa thật hiểu đề, bài làm còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.

Đề số 15

Từ một bài cao dao than thân đã học trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1,Từ một bài cao dao than thân đã học trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.hãy phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

Đề số 16

Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về một truyện ngắn đã học trongNêu cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về một truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 7.chương trình Ngữ văn 7.

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 NGA SƠN Năm học 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài :150 phút ( Không kể thời gian giao đề) SBD: Ngày thi: 16 tháng 4 năm 2011

ĐỀ BÀICâu 1: ( 3 điểm ) Trình bầy cảm nhận của em về doạn văn sau: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

7

Đề chính thức

Page 8: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng- Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 2: ( 3 điểm ) Phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

" A ! cuộc sống thật là đáng sốngĐời yêu tôi. Tôi lại yêu đờiTất cả cùng tôi. Tôi với muôn ngườiChỉ là một. Nên cũng là vô số."

( Một nhành xuân – Tố Hữu )

Câu 3: ( 6 điểm ) Từ thực tiễn và qua những tác phẩm văn học ( thơ, văn xuôi ) mà em đã được đọc, được học nói về người Mẹ. Em hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 200 từ) với tiêu đề: Mẹ- ngọn lửa hồng soi sáng cuộc đời con!

Câu 4: (8 điểm) “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” ( Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh - Ngữ văn 7, tập 2) Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy chứng minh cho ý kiến trên. Đề thi gồm có 01 trang

PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM NGA SƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 Năm học: 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn Đáp án gồm có 02 trang Câu I: (3 điểm) Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. (0,5 điểm) Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” (0,5 điểm) Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. (0,5 điểm) Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so

8

Page 9: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nướ,… thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. (1,5 điểm)Câu II: ( 3 điểm) 1. Yêu cầu về hình thức: Là một đoạn văn tương đối hoàn chỉnh ( 0,5 điểm)

2. Yêu cầu về nội dung:- Chỉ ra được các biện pháp điệp ngữ : sống, đời, yêu, tôi (0,5 điểm)- Giá trị nghệ thuật:+ Các từ ngữ: sống, đời, yêu, tôi được điệp lại hai lần nhằm diễn tả mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa tác giả với cuộc sống. ( 0,5 điểm)+ Đó là sự gắn kết giữa nhà thơ với Đảng, đất nước và nhân dân bằng một tình yêu lớn. ( 0,5 điểm)+ Đó là tình cảm thiết tha, yêu đời mãnh liệt, muốn cống hiến tất cả cho cuộc đời, cho nhân loại. ( 0,5 điểm)

* Khuyến khích học sinh biết phân tích giá trị của dấu câu như dấu cảm ( ! ), dấu chấm (.) ở giữa các dòng thơ thứ 2,3 và 4. ( 0,5 điểm)Câu III. ( 6 điểm)

1. Yêu cầu về kỹ năng trình bầy: - Đảm bảo một bài văn có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn viết giầu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. ( 1 điểm)

2. Yêu cầu về nội dung: - Khẳng định vị trí tuyệt vời của người mẹ và hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. ( 1 điểm) - Nêu được công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ từ khi em lọt lòng đến những năm tháng em được cắp sách đến trường( lấy dẫn chứng từ thực tế và thông qua các bài văn, thơ đã đọc, đã học như : Ca dao về tình cảm gia đình, Mẹ tôi, Thư gửi mẹ, Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ, Trách nhiệm của bố mẹ, Thế giới rộng vô cùng…( Chương trình Ngữ văn 7) và các bài văn, thơ khác để chứng minh cho có sức thuyết phục. ( 1,5 điểm) - Ghi nhớ công ơn của mẹ bằng hành động cụ thể, thiết thực trong đời sống hàng ngày như: học tập tốt, rèn luyện nhân cách, biết vâng lời, làm theo lời hay, ý đẹp, ở nhà là con ngoan, ở trường là trò giỏi để không phụ lòng cha mẹ, anh chị và thầy cô, bạn bè. ( 1,5 điểm) - Mở rộng và nâng cao vấn đề: Mẹ- không chỉ là ngọn lửa hồng soi sáng cuộc đời con trong hiện tại mà còn soi sáng cuộc đời con cả ở tương lai phía trước. ( 1 điểm) Lưu ý chung:

9

Page 10: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

- Khuyến khích những bài có ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lý, có tính thuyết phục, bài viết có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng.Câu IV. ( 8 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng trình bầy: Đảm bảo một bài văn chứng minh có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, có sức thuyết phục cao, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn viết khúc chiết, cô đọng, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. ( 1 điểm) 2. Yêu cầu về kiến thức: - Làm sáng tỏ nhận định: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có thông qua các ý sauu: + Văn chương làm cho ta biết vui, buồn, hờn, dận vì những chuyện không đâu, những người không quen biết. ( Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong văn học để chứng minh.) ( 1 điểm) + Văn chương làm cho đời sống thêm phong phú. ( Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong văn học để chứng minh.) ( 1 điểm) - Làm sáng tỏ nhận định: Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có như: Giáo dục đạo đức, tình cảm, nhắc nhở hành động…trong mỗi con người ( 1 điểm) + Tình yêu ông bà, cha, mẹ… là những tình cảm sẵn có, văn chương nhắc nhở ta tình cảm đối với ông bà, cha, mẹ… ( Lấy dẫn chứng) ( 1 điểm) + Văn chương giáo dục lòng biết ơn đối với con người. ( Lấy dẫn chứng) ( 1 đ ) + Văn chương giúp chúng ta thêm yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên đất nước… giúp ta biết phân biệt phải- trái, xấu- tốt…( Lấy dẫn chứng) ( 1 điểm) - Khẳng định và nâng cao vấn đề thông qua nhận định của đề bài. ( 1 điểm) Lưu ý chung * Khuyến khích những bài có những ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lý, có sức thuyết phục, bài viết có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng.

PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHÁI THỤY

KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆNNĂM HỌC 2011-2012

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2 điểm) Phần kết văn bản Ca Huế trên sông Hương (Ngữ văn 7 tập hai), tác giả

Hà Ánh Minh viết:

10

ĐỀ CHÍNH THỨC

Page 11: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.

Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại…Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông

Hương qua đoạn văn trên ?

Câu 2. (6 điểm) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:

Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hátCó cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánhLớn rồi con sẽ bay xa ...

(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

Câu 3 (12 điểm) Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.

PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤMKHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2011-2012

Môn: Ngữ văn 7

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Hướng dẫn chung

11

Page 12: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).

II. Đáp án và thang điểm

Câu 1. 2 điểm Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn (…)Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được 4 ý cơ bản như sau (mỗi ý 0,5 điểm): - Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch, tao nhã.

0,5 điểm

- Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn cảm thấy tình người. 0,5 điểm

- Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng con người đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu… 0,5 điểm

- Ca Huế mãi mãi quyến rũ, làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó.0,5 điểm

Câu 2. 6 điểm Thơ Trương Nam Hương thường lung linh những hình ảnh về mẹ, về quê hương và tuổi thơ. Như nhà thơ từng tâm sự: Tôi nhớ về mẹ, về quê hương, về những miền đất, về những năm tháng gian nan nghèo khó, đã cưu mang nuôi dưỡng mình. Đẹp, buồn và trong trẻo biết bao … Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:

- Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho ta xúc động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai

12

Page 13: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

câu thơ “ Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” Như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. 2 điểm

- Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! HS cần cảm nhận về ý nghĩa tiếng hát của mẹ đối với con, nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành cho con. 2 điểm

- Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin và nghị lực để con bay cao, bay xa. Mẹ chính là động lực, là cuộc sống của con. HS có thể nêu một số câu thơ khác viết về mẹ để mở rộng, nâng cao và làm rõ cảm nhận của mình ... khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc. 2 điểm

Câu 3. 12 điểm Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

Hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.

1) Yêu cầu chung:

- Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học). - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm. - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn…

2) Yêu cầu cụ thể:Mở bài: 2 điểm - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm...

1 điểm - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm

13

Page 14: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước... 1 điểm

Thân bài: 8 điểm Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.+ Ý thứ nhất: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ: 4 điểm - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: " Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ …" 1 điểm - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng: " - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt…" 1 điểm - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu: " Tay bà khum soi trứng dành từng quả chắt chiu " 1 điểm - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ… 1 điểm

+ Ý thứ hai: Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước: 4 điểm- Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu … 1 điểm

- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình:

" Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà…" 1 điểm

14

Page 15: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

- Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. 1 điểm

- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…1 điểm

* HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có cùng chủ đề viết về bà, về mẹ …

Kết bài: 2 điểm + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. 1 điểm

+ Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ...

1 điểm

3) Vận dụng cho điểm:

11 - 12 điểm: Vận dụng tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về bài thơ, bài viết có sáng tạo, diễn đạt tốt.

9 - 10 điểm: Vận dụng tương đối tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, bài viết có một số ý sáng tạo, diễn đạt tương đối tốt.

7 - 8 điểm: Biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu yêu cầu của đề bài, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc nhưng đã làm sáng tỏ được các ý chính, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.

15

Page 16: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

5 - 6 điểm: Vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài chưa tốt, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.

3 - 4 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, bài làm có chỗ còn lan man, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.

1 - 2 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài. Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, nhiều chỗ diễn xuôi ý bài thơ hoặc kể lể lan man lại ý thơ, bài làm lủng củng, còn mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt.

0 điểm: bỏ giấy trắng .

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNGNăm học:2012

Môn: Ngữ văn 7

Đ Ề BÀI

Câu 1 (4 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:

“Trên đường hành quân xaD?ng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục... cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” ( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I)

Câu 2 (6 điểm): Viết đoạn văn khoảng 15 câu nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau:

Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mặt mù khói tỏa ngàn sương,Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

16

Page 17: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

Câu 3 (10 điểm): Em hiểu như thế nào lời khuyên của nhân dân ta thể hiện trong câu ca dao:

Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNGMôn : Ngữ Văn 7 - Năm học: 2011 – 2012

Câu 1 (4 điểm): Yêu cầu:* Hình thức: Viết thành đoạn văn.* Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.Biểu điểm:- Điểm 4: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.- Điểm 3: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.- Điểm 2: Làm được 2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.- Điểm 1: Làm được 1 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ.- Điểm 0,5: Học sinh viết chung chung về nội dung của khổ thơ, không hiểu rõ đề.- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.Câu 2 (6 điểm): Viết đoạn văn khoảng 15 câu nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau:

Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuôngTrấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

17

Page 18: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

Yêu cầu:* Hình thức: Viết thành đoạn văn khoảng 15 câu.* Nội dung: nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao.Cảnh sáng sớm mùa thu nơi kinh thành Thăng Long thưở trước. Mỗi câu ca dao là một cảnh đẹp được vẽ bằng hai nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều. Cái hồn của cảnh vật mang vẻ đẹp màu sắc cổ điển.- Câu thứ nhất tả gió và trúc: chữ “đưa” gợi làn gió thu thổi nhè nhẹ làm đung đưa những cành trúc rậm rạp, lá sum sê đang “la đà”.- Câu thứ hai nói về tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà tàn canh báo sáng tỏ làng Thọ Xương vọng tới. Lấy xa để nói gần, lấy động để tả tĩnh, nhà thơ dân gian đã thể hiện được cuộc sống êm đ?m, yên vui, thanh bình nơi Kinh thành xưa.- Câu thơ thứ ba bức tranh xương khói mùa thu: đảo ngữ “Mịt mù khói tỏa” trên ngàn sương bao la mênh mông đã làm cho cảnh vật trở nên mịt mờ huyền ảo và tĩnh lặng...- Câu thơ thứ tư: trời sắp sáng, tiếng chày giã dó từ làng Yên Thái làm giấy vang lên dồn dập. Nhịp sống lao động sôi nổi nổi lên một sức sống mạnh mẽ chốn cố đô ngày xưa. Hình ảnh “mặt gương Tây Hồ” là hình ảnh trung tâm, một tứ thơ đẹp tỏa sáng toàn bài ca dao.- Tác giả (khuyết danh) phải là một con người tài hoa và có tâm hồn trong sáng tuyệt đẹp.Biểu điểm - Điểm 6: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.- Điểm 5: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.- Điểm 4: Làm được 3 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về ch?nh tả.- Điểm 3: Làm được 2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về ch?nh tả.- Điểm 2: Làm được 1 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ.- Điểm 1: Học sinh viết chung chung về nội dung câu ca dao, không hiểu rõ đề.- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.Câu 3 (10 điểm): Yêu cầu: Viết bài văn có bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng. Biết liên kết, chuyển ý, chuyển đoạn chặt chẽ, lôgich, biết giải thích các từ: bầu, bí, thương, khác giống, một giàn, biết lấy dẫn chứng để lập luận.- Kiểu bài nghị luận giải thích.- Nội dung: giải thích lời khuyên về tình thương yêu, đoàn kết.* Các ý chính cần có:- Giải thích ý nghĩa hình ảnh bầu và bí.+ Bầu và bí cùng có điều kiện sống như nhau.

18

Page 19: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

+ Bầu và bí có những đặc điểm gần gũi, tương tự nhau.- Vì sao bầu và bí phải thương nhau?+ Bầu và bí gần gũi, nương tựa vào nhau.+ Bầu gặp rủi ro thì bí cũng không tránh khỏi thiệt hại.- Qua hình ảnh bầu và bí, nhân dân ta muốn khuyên bảo điều gì?+ Bầu thương bí, người thương người.+ Bầu bí chung một giàn, người chung làng xóm, quê hương, đất nước.+ Người thương yêu, đoàn kết, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.Biểu điểm- Điểm 9-10 : Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, bố cục chặt chẽ, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.- Điểm 8: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, bố cục chặt chẽ, còn mắc một vài sai sót nhỏ.- Điểm 7: Làm được 2/3 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, bố cục chặt chẽ, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.- Điểm 5-6 : Làm được 1/2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, bố cục chặt chẽ, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.- Điểm 3-4 : Làm được 1/2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, bố cục còn lộn xộn, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ.- Điểm 1-2 : Học sinh viết chung chung về nội dung câu ca dao, không hiểu rõ đề.- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.

ĐỀ KIỂM TRA HSGMÔN: NGỮ VĂN 7

Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: …“ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh…” Đoàn Giỏi

a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó?b. Tìm câu chủ động có trong đoạn văn và chuyển đổi thành câu bị động?

Câu 2: (2 điểm)

19

Page 20: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

Cho đoạn thơ sau: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương… Chế Lan Viên- Người đi tìm hình của nước

a. Theo em đoạn thơ trên đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì?b. Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa. Hãy chỉ ra 3 từ đó? Có thể dùng 1 từ được không? Vì sao tác giả lại sử dụng như vậy?c. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?

Câu 3: (5 điểm)“ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh; thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất”. Em hãy chứng minh nhận định trên.ĐÁP ÁN KIỂM TRA HSG Câu 1: ( 3 điểm)

a. Thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn : Trên gốc cây mục . 0.5đ Tác dụng: Chỉ nơi chốn 0,5đb. Tìm câu chủ động trong đoạn văn trên chuyển đổi thành câu bị động là.

Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất-> Hoa tràm được nắng bốc hương thơm ngây ngất. (1đ)

Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.-> Mùi hương ngọt được gió đã lan xa, phảng phất khắp rừng (1đ)

Câu 2: ( 2 điểm) Cho đoạn thơ sau:

a. Đoạn thơ trên đã viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác có tên là: anh Ba. (0,5đ)

b. (0,5đ) Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước Không thể dùng 1 trong số 3 từ đó được . Vì: Nước: Chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường Quê hương: gần gũi, thân mật Xứ sở: đối với một mảnh đất mình đã cách xa.

a. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (1đ)

20

Page 21: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

Câu 3: ( 5 điểm) * Mở bài: 0.75 đ Dẫn nhập vào đề Trích luận đề Giới hạn vấn đề cần chứng minh* Thân bài: 3 đ a.(1,5 đ) Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh: - Dẫn chứng câu tục ngữ: Tấc đất, tấc vàng. Nhất thì, nhì thục - Phân tích chỉ ra: số tiếng, gieo vần, ngắt nhịp, hình ảnh của các câu tục ngữ.b. (1,5 đ) Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất”.- Về thiên nhiên : + Đêm tháng năm cha nằm đã sáng Ngày tháng mời cha cời đã tối + Mau sao thì nắng, váng sao thì ma + Ráng mỡ gà có nhà thì giữ +Tháng bẩy kiến bò chỉ lo lại lụt ........- Về lao động, sản xuất: + Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền + Nhất nớc, nhì phân, tam cần, tứ giống + Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen Phân tích dẫn chứng, lập luận chặt chẽ c. (0.75 đ) Khẳng định tính đúng dắn của vấn đề Suy nghĩ bản thân * Hình thức:Bố cục đầy đủ 3 phần, không sai lỗi chính tảTrình bày khoa học

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7Năm học 2004 - 2005

(Thời gian làm bài 150 phút)

Câu 1 (3 điểm): Viết một đoạn văn so sánh cụm từ “Ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “Ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang” của Bà huyện Thanh Quan.

Câu 2 (5 điểm):21

Page 22: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

Trình bày cảm nhận về những cái hay của đọan văn sau: “ Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.

(Trích “Mùa xuân của tôi”- Vũ Bằng)

Câu 3 (12 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưaothong qua các văn bản: “Những câu hát than thân” (Ca dao); “Sau phút chia ly” (Đoàn Thị Điểm); “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7NĂM HỌC 2006 - 2007

(Thời gian làm bài 150 phút)

Câu 1 (3 điểm): Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:

“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

(Sau phút chia ly - Đoàn Thị Điểm).

Câu 2 (5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”

(Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam)

Câu 3 (12 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

22

Page 23: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7NĂM HỌC 2007 - 2008

(Thời gian làm bài 150 phút)

Câu 1 (3 điểm): Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:

“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương).

Câu 2 (5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:

“Yêu nhau yêu cả đường điGhét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.

(Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)

Câu 3 (12 điểm): Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài. Hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.

23

Page 24: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎIMÔN NGỮ VĂN 7NĂM HỌC 2007-2008

Tổng điểm cho cả bài thi là 20 điểm, phân chia như sau:Câu 1 (3 điểm):* Yêu cầu 1 (1,0 điểm): Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.* Cho điểm: Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm): - Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm. - Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ. - Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. - Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.* Cho điểm: - Mỗi ý đúng, sâu sắc cho 0,5 điểm. - Chạm vào yêu cầu cho 0,25 điểm. - Thiếu hoặc sai hoàn toàn cho 0 điểm.Câu 2 (5 điểm):* Yêu cầu: Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương. - Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn. - Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã,… ta

24

Page 25: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha. - Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước.* Cho điểm: - Cho 4,0 – 5,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế. - Cho 3,0 – 3,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có lúc sâu sắc, tinh tế. - Cho 2,0 – 2,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, nhưng tản mạn, khô cứng. - Cho 1 – 1,75 điểm: Cảm nhận hời hợt, nông cạn. - Cho 0,25 – 0,75 điểm: Có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.Câu 3 (12 điểm):a) Mở bài (0,5 điểm):* Yêu cầu: Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người than trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó thông qua việc đọc các văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).* Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toànb) Thân bài (11 điểm):* Yêu cầu: Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). + Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). - Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng niu chăm sóc. - Biết ơn, trân trọng nâng niu những tình cảm, công lao mà cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình đã giành cho mình. - Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ chín chữ cù lao, làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ thương cha mẹ ông bà trong mọi hoàn cảnh. - Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.

25

Page 26: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

+ Bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). - Cuộc đời còn biết bao nhiêu bạn sống thgiếu những tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thuỷ trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác.

*********************

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7NĂM HỌC 2008 – 2009

(Thời gian làm bài 150 phút)

Câu 1 (4 điểm):Tìm 4 thành ngữ nói về đặc điểm của con người và mỗi thành ngữ đó hãy đặt

một câu?Câu 2: (6,0 điểm):

Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các

cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)Câu 3 (10,0 điểm):

Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).

26

Page 27: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎIMÔN NGỮ VĂN 7NĂM HỌC 2008-2009

Tổng điểm cho cả bài thi là 20 điểm, phân chia như sau:Câu 1 (4,0 điểm):* Yêu cầu:

Tìm 4 thành ngữ nói về đặc điểm con người. Ví dụ như:Hiền như đất, đẹp như tiên, vắt cổ chày ra nước, rán sành ra mỡ … - Đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được (Câu đúng về ngữ pháp, hợp về ngữ nghĩa).* Cho điểm:

Mỗi thành ngữ tìm đúng cho 0,5 điểm, đặt câu đúng yêu cầu cho 0,5 điểm.Câu 2 (6 điểm):* Yêu cầu: - Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản nghị luận về Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh. - Đoạn văn đã sử dụng phép lập luận chứng minh, cách lập luận rất rõ ràng theo quan hệ Tổng - Phân - Hợp giàu sức thuyết phục: + Câu mở đoạn nêu luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay đồng thời còn có sự so sánh đối chiếu với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng. + Các câu 2,3,4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nêu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già … các cháu thiếu niên nhi đồng; các kiều bào … đồng bào vùng bị tạm chiếm; nhân dân miền ngược … miền xuôi; những chiến sĩ ngoài mặt trận … các công chức ở hậu phương; những phụ nữ … bà mẹ; nam nữ công nhân và nông dân … những đồng bào điền chủ …

Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động, biểu hiện của tấm lòng yêu nước của những con người này: Ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc, … nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, … nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, … khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, … săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình, … thi đua tăng gia sản xuất, … không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, … quyên đất ruộng cho chính phủ…

Kiểu câu “Từ …. đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với điệp từ những, các và phép liệt kê rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đã dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn, hành động, việc làm. + Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.

27

Page 28: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

- Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu nước ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.* Cho điểm: - Cho 5,5 - 6 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế. - Cho 4,0 - 5,25 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có lúc sâu sắc, tinh tế. - Cho 2,0 - 3,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ nhưng tản mạn, khô cứng. - Cho 1,0 - 1,75 điểm: Cảm nhận hời hợt, nông cạn. - Cho 0,25 - 0,75 điểm: Có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.Câu 3 (10 điểm):A- Mở bài (0,5 điểm):* Yêu cầu:

Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ qua “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.* Cho điểm:

- Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

B- Thân bài (9,0 điểm): - Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh: + Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, , rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã … Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ. + Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây. Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những người chiến sĩ đang toạ đàm quân sự. Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt

28

Page 29: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

động vì dân, vì nước mà tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì vậy người đọc không thể quên được hình ảnh ánh trăng ngân đầy thuyền, một hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn. - Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tượng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này: + Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà thi sĩ Nguyễn Trãi trong bài “bài ca Côn Sơn” đã chủ động đến với thiên nhiên hoà mình vào thiên nhiên và yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, bản lĩnh kiên cường, phong thái ung dung, tự tại. Ta trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch, ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng hô, giọng điệu, hành động và những hình ảnh thiên nhiên. + Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài “ Rằm tháng giêng”: Cảm mến trước tâm hồn nhạy cảm yêu cảnh thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ, yêu vẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng sông nước nơi chiến khu. Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi, sống động, thân thương. Đó cũng chính là lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, nó thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh. Nhưng cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ với thú lâm tuyền như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ. ánh trăng ngân đầy thuyền như ngân lên tình yêu quê hương, đất nước của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.* Cho điểm: - Điểm 7,25 - 9,0: Các ý đầy đủ, cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc, tinh tế, rõ ràng, trong sáng và chân thực; lời văn thích hợp và gợi cảm, khéo léo trong sự so sánh cảnh vật tâm hồn. - Điểm 5,25 - 7,0: các ý đầy đủ, cảm xúc và suy nghĩ khá sâu sắc, tinh tế, rõ ràng, trong sáng và chân thực;ời văn thích hợp và gợi cảm, khéo léo trong sự so sánh cảnh vật tâm hồn. - Điểm 3,25 - 5,0: Các ý tương đối đầy đủ, cảm xúc và suy nghĩ rõ ràng, trong sáng và chân thực; lời văn còn đôi chỗ chưa thích hợp và chưa gợi cảm. - Điểm 0,25 - 1,0: Tỏ ra có hiểu chút ít yêu cầu của đề - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toànC- Kết bài (0,5 điểm):* Yêu cầu: Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ.* Cho điểm: - Cho 0,5 điểm đạt như yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

29

Page 30: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7NĂM HỌC 2009 – 2010

(Thời gian làm bài 150 phút)

Câu 1 (3 điểm):Chỉ rõ và phân tích nét độc đáo trong cách dùng từ và biện pháp nghệ thuật

trong đoạn trích sau:“Nhìn bàn tay của em mảnh mai dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không

hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em … Từ đấy chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi”.

(Trích “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoà)Câu 2 (7 điểm): Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông?Câu 3 (10 điểm): Từ các văn bản “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”, “Sài Gòn tôi yêu” trong sách Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ về tình yêu, lòng tự hào với quê hương, đất nước, con người.

ĐỀ THI HSG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7Câu 1 ( 6 đ iểm ) : Phân tích những giá trị nghệ thuật tiêu biểu góp phần tạo nên nét đặc sắc trong đoạn thơ sau:

“Việt Nam đất nước ta ơi !Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”

(Bài thơ Hắc Hải - Nguyễn Đình Thi)

Câu 2 (14 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

ĐÁP ÁNCâu 1(4đ): - Yêu cầu và biểu điểm: HS nêu được những nét nghệ thuật tiêu biểu:

30

Page 31: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

1. Nghệ thuật (2,5điểm) – mỗi ý 0,5điểm + Từ ngữ cảm thán “ơi” => bộc lộ cảm xúc thiết tha, tự hào về Tổ quốc VN thân yêu. + Từ láy: mênh mông, rập rờn => gợi tả không gian rộng lớn, bao la của cánh đồng lúa. + Đảo ngữ: “mênh mông biển lúa” => nhấn mạnh không gian rộng lớn của cánh đồng. + So sánh “đâu trời đẹp hơn” => lòng tự hào về đát nước VN. + Thể thơ lục bát quen thuộc + Dùng từ Hán Việt “Trường Sơn” => Tình cảm trang trọng.

2. Nội dung: (1,5điểm)- Đoạn thơ ca ngợi đát nước VN rộng lớn, giàu đẹp, nên thơ, trù phú cùng với vẻ đẹp hùng vĩ “đỉnh Trường Sơn”. Đó chính là tình cảm yêu mến thiết tha, lòng tự hào về Tổ quốc VN thân yêu.Câu 1(6đ): HS cần nêu được các ý sau:A. MB: Giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa, nét thành công tiêu biểu. Tình yêu quê hương, tình cảm gia đình thiết tha sâu nặng. (1điểm) B. TB: Kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. (4đ)a. Kỉ niệm tuổi thơ. (2đ) – mỗi ý 0,5 điểm-Âm thanh tiếng gà gáy trưa bên xóm nhỏ bất chợt gợi về cả một trời thương nhớ. + Nỗi nhớ da diết những tháng năm tuổi thơ sống bên bà, nhận được sự chăm chút dạy bảo ân cần của bà.+ Hình ảnh những con gà mái mơ, ổ rơm hồng sắc trứng.+ Kỉ niệm nhìn trộm gà đẻ trứng bị bà mắng yêu:

“Gà đẻ mà mày nhìnRồi sau này lang mặt…………..…lo lắng”

+ Niềm vui của cháu thơ, cảm giác sung sướng khi được xúng xính trong bộ quần áo mới:

“Ôi cái quần quần chéo goỐng rộng dài quét đất…….............sột soạt”

2. Hình ảnh người bà và tình bà cháu. (1đ) + Bà luôn chịu thương, chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà và dành tất cả tình yêu thương cho cháu “Bà lo đàn gà toi/….Cháu được quần áo mới”.+ Bà chăm chút, dạy bảo cháu nên người => bà là người phụ nữ tần tảo giàu đức hi sinh.3. Nghệ thuật: (1đ) + Thể thơ năm chữ phù hợp với dòng cảm xúc êm đềm gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ. Những hình ảnh,chi tiết hết sức bình dị, gần gũi mà thiêng liêng “tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng..”

31

Page 32: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

+ Điệp từ “Tiếng gà trưa, nghe, vì..” -> nhấn mạnh tình cảm đẹp – người chiến sĩ ra đi chiến đấu bắt nguồn từ tình yêu quê hương thân thuộc.C. KB: (2đ)- Bài thơ chan chứa kỉ niệm về tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu mà ấm áp. Đó chính là điểm tựa là sức mạnh nâng đỡ bước chân người chiến sĩ trên đường hành quân đầy gian nan của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.- Tình yêu thương sâu nặng của bà đối với cháu và sự kính trọng, biết ơn của cháu đối với người bà thân thương. - Gợi nhắc mỗi chúng ta thêm yêu quê hương, Tổ quốc mình.

--------------------------------------------

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7NĂM HỌC 2006 - 2007

(Thời gian làm bài 150 phút)Câu 1 (3 điểm): Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:

“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương).

Câu 2 (5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:

“Yêu nhau yêu cả đường điGhét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.

(Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)

Câu 3 (12 điểm): Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài. Hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.

32

Page 33: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

Đáp án :

Tổng điểm cho cả bài thi là 20 điểm, phân chia như sau:Câu 1 (3 điểm):* Yêu cầu 1 (1,0 điểm): Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.* Cho điểm: Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm): - Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm. - Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ. - Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. - Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.* Cho điểm: - Mỗi ý đúng, sâu sắc cho 0,5 điểm. - Chạm vào yêu cầu cho 0,25 điểm. - Thiếu hoặc sai hoàn toàn cho 0 điểm.Câu 2 (5 điểm):* Yêu cầu: Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương. - Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn. - Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã,… ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách

33

Page 34: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha. - Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước.* Cho điểm: - Cho 4,0 – 5,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế. - Cho 3,0 – 3,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có lúc sâu sắc, tinh tế. - Cho 2,0 – 2,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, nhưng tản mạn, khô cứng. - Cho 1 – 1,75 điểm: Cảm nhận hời hợt, nông cạn. - Cho 0,25 – 0,75 điểm: Có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.Câu 3 (12 điểm):a) Mở bài (0,5 điểm):* Yêu cầu: Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người than trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó thông qua việc đọc các văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).* Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toànb) Thân bài (11 điểm):* Yêu cầu: Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). + Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). - Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng niu chăm sóc. - Biết ơn, trân trọng nâng niu những tình cảm, công lao mà cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình đã giành cho mình. - Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ chín chữ cù lao, làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ thương cha mẹ ông bà trong mọi hoàn cảnh. - Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.

34

Page 35: Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7files.xuannguyen-vn-ae.webnode.vn/200000100-33d2934c9b... · Web viewHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7 MÔN: NGỮ VĂN

+ Bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài). - Cuộc đời còn biết bao nhiêu bạn sống thgiếu những tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thuỷ trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác.

*********************

35