3
GS. Lưu Trần Tiêu* ngầm vào khu trung tâm và một nhà ga cách trung tâm thành phố khoảng 10km. Cuộc tranh luận lại bùng lên. Cuối cùng, tuyến đường này đã phải đổi hướng vòng ra ngoại vi thành phố thay vì đi qua trung tâm. Sau khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt cao tốc này đều đạt hiệu quả cao ở cả 3 lợi ích nêu trên. Dẫu vậy, không phải lúc nào mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển cng được giải quyết thuận chiều như thế. Trên thực tế, vì những lý do khác nhau, trong khá nhiều trường hợp, sự “xung đột” thường kết thúc với lợi thế về phía phát triển kinh tế - xã hội, mà công trình xây dựng Sân vận động Olympics 2008 Bắc Kinh là một ví dụ. Ngay sau khi có chủ trương, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã diễn ra cuộc tranh luận khá sôi nổi trong giới nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau về việc nên hay không nên xây dựng sân vận động tại khu vực này, nơi đây dưới lòng đất có hàng trăm di tích và rất nhiều hiện vật khảo cổ, nhưng rồi Sân vận động “tổ chim” vẫn mọc lên sau khi các nhà khảo cổ tiến hành khai quật và đưa tài liệu hiện vật vào lưu giữ, giới thiệu trong bảo tàng. Ở nước ta, sự “xung đột” giữa bảo tồn và phát triển như nêu ở trên không phải hiếm gặp ở nơi này nơi kia. Có nhiều vấn đề, cả về lý luận và thực tiễn, về mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Ở đây, chỉ xin nêu một số ví dụ cụ thể về các giải pháp thành phố Hà Nội đã tổ chức thực hiện có kết quả, trên cơ sở lấy ý kiến, tạo được sự đồng thuận, phối hợp của các cơ quan chuyên ngành và nhiều nhà nghiên cứu có liên quan. Theo đó được đưa ra các giải pháp vừa giữ gìn và phát huy được giá trị di tích dưới các hình thức bảo tồn phù hợp, vừa có sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển trong điều kiện không gian đô thị. Cụ thể: Giải pháp bảo tồn tại chỗ Di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu thuộc Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội dưới hình thức như là một “bảo tàng ngoài trời”. Như chúng ta đã biết, từ năm 2002, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) chủ trì thực hiện các dự án khai quật, nghiên cứu khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu. Kết quả khai quật đã làm phát lộ một quần thể di tích lớn, quan trọng về Kinh đô Thăng Long với số lượng rất (Tiếp theo kỳ trước) GIẢI QUYẾT HÀI HÒA MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Không phải ở đâu và cng không phải lúc nào người ta cng giải quyết được một cách hài hòa giữa bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong không gian đô thị. Không phải chỉ ở nước nghèo mà ngay cả ở nước phát triển thì sự “xung đột” đó vẫn thường xẩy ra. Tôi còn nhớ vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Bộ Xây dựng và Giao thông Hàn Quốc lập dự án Tuyến đường sắt cao tốc Seoul - Pusan đi qua khu Trung tâm thành phố Kyongju, nơi có hàng chục di tích được xếp hạng cấp quốc gia và Khu di sản thế giới hang động Phật giáo Sukkuram. Một cuộc tranh luận tốn không biết bao nhiêu giấy mực kéo dài suốt 5 năm. Ai cng có lý lẽ riêng của mình, chủ yếu xoay quanh 3 vấn đề: Bảo tồn di sản, phát triển kinh tế và lợi ích của dân chúng. Có lúc, cơ quan lập dự án đưa ra phương án “nhượng bộ” là xây dựng đường Tuyến đường sắt cao tốc Seoul - Pusan 91 Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Tuyến đường sắt cao tốc Seoul - Pusanamc.edu.vn/images/baiviet/2016/10/AMC48-vanhoa.pdf · hợp, sự “xung đột” thường kết thúc với lợi thế về phía

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

GS. Lưu Trần Tiêu*

ngầm vào khu trung tâm và một nhà ga cách trung tâm thành phố khoảng 10km. Cuộc tranh luận lại bùng lên. Cuối cùng, tuyến đường này đã phải đổi hướng vòng ra ngoại vi thành phố thay vì đi qua trung tâm. Sau khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt cao tốc này đều đạt hiệu quả cao ở cả 3 lợi ích nêu trên. Dẫu vậy, không phải lúc nào mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển cung được giải quyết thuận chiều như thế. Trên thực tế, vì những lý do khác nhau, trong khá nhiều trường hợp, sự “xung đột” thường kết thúc với lợi thế về phía phát triển kinh tế - xã hội, mà công trình xây dựng Sân vận động Olympics 2008 Bắc Kinh là một ví dụ. Ngay sau khi có chủ trương, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã diễn ra cuộc tranh luận khá sôi nổi trong giới nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau về việc nên hay không nên xây dựng sân vận động tại khu vực này, nơi đây dưới lòng đất có hàng trăm di tích và rất nhiều hiện vật khảo cổ, nhưng rồi Sân vận động “tổ chim” vẫn mọc lên sau khi các nhà khảo cổ tiến hành khai quật và đưa tài liệu hiện vật vào lưu giữ, giới thiệu trong bảo tàng.

Ở nước ta, sự “xung đột” giữa bảo tồn và phát triển như nêu ở trên không phải hiếm gặp ở nơi này nơi kia. Có nhiều vấn đề, cả về lý luận và thực tiễn, về mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Ở đây, chỉ xin nêu một số ví dụ cụ thể về các giải pháp thành phố Hà Nội đã tổ chức thực hiện có kết quả, trên cơ sở lấy ý kiến, tạo được sự đồng thuận, phối hợp của các cơ quan chuyên ngành và nhiều nhà nghiên cứu có liên quan. Theo đó được đưa ra các giải pháp vừa giữ gìn và phát huy được giá trị di tích dưới các hình thức bảo tồn phù hợp, vừa có sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển trong điều kiện không gian đô thị. Cụ thể:

Giải pháp bảo tồn tại chỗ Di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu thuộc Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội dưới hình thức như là một “bảo tàng ngoài trời”. Như chúng ta đã biết, từ năm 2002, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) chủ trì thực hiện các dự án khai quật, nghiên cứu khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu. Kết quả khai quật đã làm phát lộ một quần thể di tích lớn, quan trọng về Kinh đô Thăng Long với số lượng rất

(Tiếp theo kỳ trước)

GIẢI QUYẾT HÀI HÒA MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Không phải ở đâu và cung không phải lúc nào người ta cung giải quyết được một cách hài hòa giữa bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong không gian đô thị. Không phải chỉ ở nước nghèo mà ngay cả ở nước phát triển thì sự “xung đột” đó vẫn thường xẩy ra. Tôi còn nhớ vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Bộ Xây dựng và Giao thông Hàn Quốc lập dự án Tuyến đường sắt cao tốc Seoul - Pusan đi qua khu Trung tâm thành phố Kyongju, nơi có hàng chục di tích được xếp hạng cấp quốc gia và Khu di sản thế giới hang động Phật giáo Sukkuram. Một cuộc tranh luận tốn không biết bao nhiêu giấy mực kéo dài suốt 5 năm. Ai cung có lý lẽ riêng của mình, chủ yếu xoay quanh 3 vấn đề: Bảo tồn di sản, phát triển kinh tế và lợi ích của dân chúng. Có lúc, cơ quan lập dự án đưa ra phương án “nhượng bộ” là xây dựng đường

Tuyến đường sắt cao tốc Seoul - Pusan

91Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Giải pháp bảo tồn tại chỗ Di tích khảo cổ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nộidưới hình thức như là một “bảo tàng ngoài trời”

Giải pháp khai quật, tư liệu hóa một cách khoa học, đưa toàn bộ tài liệu, hiện vật về lưu trữ, bảo quản tại bảo tàng để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo quản, trưng bày và phát huy giá trị di tích, lấp hố khai quật và bàn giao mặt bằng cho chủ dự án để tiếp tục thi công công trình xây dựng. Đó là các hố khai quật ở các nút giao thông trên đường Văn Cao, Đào Tấn, Cầu Giấy, Đội Cấn thực hiện giải pháp bảo tồn nói trên. Kết quả khai quật ở các nút giao thông này đã thu thập được nhiều tư liệu quý, xác minh trên thực địa những ghi chép trong chính sử Việt Nam, rằng Đại La thành được đắp rất kiên cố, công phu với kỹ thuật cao vào thời Lý và được các triều Trần, Lê sơ tu sửa, mở rộng. Các vòng thành hiện còn là bằng chứng vật chất hiếm hoi, rất có giá trị, thể hiện công sức, tài năng, sáng tạo của ông cha ta trong quá trình xây dựng Kinh đô Thăng Long. Những cuộc khai quật nêu trên vừa cung cấp cho chúng ta những tư liệu quý, lại vừa đáp ứng được yêu cầu xây dựng các công trình giao thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Đến tham quan di tích ở các nước, chúng ta còn có thể quan sát được nhiều cách thức khá đa dạng trong hoạt động bảo tồn di tích hài hòa với phát triển. Chẳng hạn, đi bộ qua đường hầm để sang phía đường bên kia, có thể nhìn thấy di tích ở hai bên vách kính của đường hầm. Đi trên mặt đường được làm bằng kính chịu lực đặc biệt của một phố đi bộ, nhìn xuống phía dưới có thể thấy một tuyến thành cổ. Vào làm việc với một cơ quan nào đó, chúng ta có thể được hướng dẫn xuống tầng hầm tham quan nền móng của một công trình kiến trúc cổ, hoặc vết tích của dòng sông cổ v.v… Đối với nhiều nước trên thế giới, số lượng khách không quan trọng bằng việc tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù, độc đáo riêng có của mình, tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp, tạo được ấn tượng tốt đẹp và sự hài lòng của khách với “phương châm” là thu được “đồng xu cuối cùng” của khách trước khi họ về nhà hoặc lên máy bay về nước.

Khi tiến hành công tác bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, nhất là ở các khu đô thị cổ, không nước nào không gặp những khó khăn, trở ngại về nguồn tư liệu làm cơ sở khoa học cho việc nhận diện và phục hồi di tích, về yêu cầu chuyên sâu và kinh nghiệm khảo cổ học đô thị. Đặc biệt là không phải dễ dàng tạo được sự đồng thuận, sự phối hợp ngay từ đầu giữa nhà quản lý, nhà khảo cổ, ban quản lý dự án xây dựng, giao thông và cộng đồng gắn với quyền lợi khi đi vào giải quyết những vấn đề cụ thể.

Các di tích kiến trúc trong lòng đất thường có quy mô lớn, đa dạng về loại hình (cung điện, đình, chùa, đền, miếu, đàn tế, nhà cửa, thành quách…), được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, thời sau chồng xếp, thậm chí làm xáo trộn tầng văn hóa của thời trước, chưa kể các công trình xây mới ngày nay đã phá hủy những gì ở phía dưới... Do tính chất đặc thù, phức tạp

lớn di vật văn hóa của các thời đại và nhiều loại hình di tích kiến trúc chồng xếp lên nhau liên tục suốt hơn 1.000 năm lịch sử. Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt và giá trị to lớn của những phát hiện này, Khu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu được bảo tồn tại chỗ dưới hình thức như là một “bảo tàng ngoài trời” để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo quản, tham quan du lịch.

Giải pháp lấp cát kỹ thuật để bảo tồn tại chỗ Di tích Đàn Xã Tắc: Sau khi khai quật khảo cổ tại di tích Đàn Xã Tắc ở ngã năm Ô Chợ Dừa, Hà Nội, dù ý kiến còn có phần khác nhau, nhưng nhiều nhà sử học, khảo cổ học xác định di tích nằm trong khu vực của Đàn Xã Tắc - một trong những thiết chế tín ngưỡng quan trọng vào bậc nhất của Thăng Long để cầu cho mùa màng tốt tươi, Quốc thái dân an. Tuy là di tích quan trọng, nhưng trước mắt chưa có điều kiện bảo tồn tại chỗ dưới hình thức như là một “bảo tàng ngoài trời”, trong khi yêu cầu giải tỏa sự ách tắc giao thông tại ngã năm này đang đặt ra cấp bách. Bởi vậy, giải pháp được đồng thuận là: Sau khi thực hiện tư liệu hóa một cách khoa học toàn bộ các hố khai quật, đưa những hiện vật di chuyển được về bảo quản và trưng bày trong bảo tàng, phủ lớp vải địa kỹ thuật lên toàn bộ bề mặt hố khai quật, rồi tiến hành lấp cát và bàn giao mặt bằng cho chủ dự án với điều kiện không được đào sâu xuống tầng văn hóa khảo cổ trong khu vực bảo vệ di tích, khi có điều kiện sẽ khai quật trở lại.

92 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VĂN HOÁ

và bố cục tổng mặt bằng thường có phạm vi lớn, vì vậy, nếu diện tích khai quật khảo cổ nhỏ hẹp thì khó có thể cung cấp đầy đủ những tư liệu cần thiết cho nhà nghiên cứu nhận biết được toàn bộ diện mạo của một di tích. Vấn đề là ở chỗ tìm ra giải pháp phù hợp nhất để vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích, lại vừa giải quyết được “đường thông, hè thoáng” ở nút thắt giao thông; đồng thời cung cần quan tâm thỏa đáng đến vấn đề an sinh xã hội đối với người dân hiện đang sinh sống trong khu vực khai quật khảo cổ.

Khi thực hiện dự án bảo tồn một di tích hoặc một khu di tích nào đó, xu hướng chung hiện nay là phải đặt di tích ấy trong không gian văn hóa, trong môi trường xã hội và cảnh quan tạo nên giá trị tổng thể và đặc trưng của di tích. Chẳng hạn, khi bảo tồn Khu phố cổ Hà Nội, chúng ta không chỉ tập trung bảo tồn những ngôi “nhà ống” đặc trưng, nhà cổ tiêu biểu, những đình, chùa, đền, miếu, bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể (phong tục tập quán, ẩm thực, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống), mà còn cần giải quyết đồng bộ những vấn đề gắn với con người và xã hội đã và đang tạo nên sức sống của khu di tích. Đó là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông đô thị, môi trường, cảnh quan, không gian văn hóa, đời sống sinh hoạt đặc trưng khắc họa bản sắc, cốt cách riêng của khu phố cổ. Làm mất đi sự hồn nhiên, cởi mở, sự ứng xử tinh tế đối vớí khách hàng; sự phong phú, đa dạng muôn màu muôn vẻ của mặt hàng; sự sôi động, chật chội đôi khi chen chúc nhưng ai cung thấy hài lòng trong dòng người đi trên “36 phố phường”… thì không thể nói là dự án bảo tồn thành công như mong đợi.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc bảo tồn các “di sản sống” sẽ không có mấy kết quả nếu không coi cư dân hiện sinh sống trong đó cũng là “đối tượng bảo tồn” và thiếu sự vào cuộc đồng bộ, đầy trách nhiệm của các ban, ngành có liên quan của chính quyền đô thị. Tuyên bố Amsterdam năm 1975 nhấn mạnh mục tiêu xã hội của công tác bảo tồn di tích, phải chú ý tiếng nói của công chúng vào các giải pháp bảo tồn, coi việc bảo tồn như là một công cụ xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội.

Một vài ví dụ nêu trên về việc thực hiện các giải pháp giải quyết hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội cho thấy, việc giải quyết các “xung đột” không hề giản đơn, nhưng không phải là không thể giải quyết được, trên thực tế, chúng ta đã giải quyết được. Để chủ động phòng ngừa trước sự “xung đột” có thể xảy ra, trong quá trình chuẩn bị và triển khai xây dựng các đồ án quy hoạch, các Ngành có liên quan như xây dựng, giao thông vận tải, điện lực,… cần chủ động phối hợp với

ngành Văn hóa nghiên cứu sự phân bố các loại hình di tích trong khu vực lập quy hoạch để quy hoạch được lập và thực hiện việc cải tạo, xây dựng không làm ảnh hưởng đến di tích cả trên mặt đất và dưới lòng đất. Trong quá trình thi công công trình, nếu phát hiện thấy di tích thì chủ đầu tư và đơn vị thi công phải báo ngay cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch kịp thời thống nhất phương án giải quyết. Những công việc nêu trên đều trong tầm tay. Vấn đề còn lại là ở ý thức thực thi pháp luật, nhận thức về di sản văn hóa và thiện chí, có trách nhiệm trong việc giải quyết sự “xung đột” giữa bảo tồn và phát triển như thế nào!

Bảo tồn di sản văn hóa là một lĩnh vực rất đặc thù, bởi vì di sản văn hóa là tài sản quý giá nhưng không thể tái sinh, thay thế và dễ bị tổn thương. Bởi vậy, rất cần sự sẻ chia, chung tay, chung sức, cộng tác của các tổ chức có liên quan, các nhà nghiên cứu trên những chuyên ngành khác nhau và của cả cộng đồng.

Khi phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988-1997), UNESCO đưa ra luận điểm quan trọng: “Nhận thức vế vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển, chúng ta cần vượt lên cách tiếp cận kinh tế học thuần túy và tìm ra hàng trăm phương thức có thể được để cho tính công nghiệp và sáng tạo có thể gắn bó, móc nối với nhau và để cho kinh tế có thể bắt rễ trong văn hóa”.

*GS.TSKH, Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia

Tài liệu tham khảoLưu Trần Tiêu: Mấy vấn đề về

hoạt động tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa. Tạp chí Di sản văn hóa, số 3 (36) - 2011.

Lưu Trần Tiêu: Di sản văn hóa phi vật thể - Bảo tồn và phát huy, kế thừa và phát triển. Hội thảo quốc tế 10 năm Công ước UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể. Hội An, 23/6/2013.

Giải pháp lấp cát kỹ thuật để bảo tồn tại chỗ Di tích Đàn Xã Tắc trước yêu cầu giải tỏa sự ách tắc giao thông

93Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ