21

Click here to load reader

ty gia hoi doai

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: ty gia hoi doai

1

LỜI MỞ ĐẦU:

Trong những năm qua, cán cân thương mại của Việt Nam luôn trong tình trạng

thâm hụt. Nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng này, trong đó có nguyên

nhân tỷ giá. Các nhận định cho rằng, tỷ giá là lý do chính gây ra thâm hụt thương

mại, bởi sự thay đổi của tỷ giá sẽ tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu, ảnh

hưởng tới doanh nghiệp, đến cán cân thương mại. Vậy nếu chính phủ Việt Nam

quyết định đánh giá thấp đồng Việt Nam so với USD thì điều gì sẽ xảy ra? Quyết

định này sẽ tác động đến doanh nghiệp đến cán cân thanh toán như thế nào? Đó là

những vấn đề mà bài tiểu luận của nhóm chúng em sẽ giới thiệu đến thầy và các

bạn trong ngày hôm nay.

Page 2: ty gia hoi doai

2

MỤC LỤC:

Page 3: ty gia hoi doai

3

I. Tỷ giá hoái đối:

1) Tác động của việc phá giá tiền tệ

Trong ngắn hạn

Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá tiền tệ

sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của quốc

gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách

tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị

trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy

tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời

gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các

nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như

vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng

hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng

nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu

tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng

lai có thể xấu đi.

Trong trung hạn

GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư, chi cho

đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá làm tăng

cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau:

Page 4: ty gia hoi doai

4

Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn

rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.

Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy

động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng

tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của

việc phá giá. Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và

đạt mục tiêu tăng xuất ròng thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính thắt

chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính phủ) để tổng cầu không tăng

nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước.

Trong dài hạn

Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách tài chính thắt chặt có

thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước thì trong dài hạn các yếu tố từ phía

cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh

nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải

tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng

lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền

lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực

nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5

năm.

1) Tại sao chính phủ phá giá tiền tệ

Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh

tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự

điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu

ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho

đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến

Page 5: ty gia hoi doai

5

mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách

phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.

Trong trường cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để

mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt

thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.

I. Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế

Tỷ giá hối đoái hiểu đơn giản đó là giá của hai đồng tiền; nhưng tiền tệ ngày nay

biểu hiện nội dung và tình trạng kinh tế của mỗi quốc gia. Kinh tế của quốc gia

tăng trưởng thì giá trị của đồng tiền cũng tăng, ngược lại kinh tế của quốc gia suy

thoái thì giá trị của đồng tiền sẽ giảm. Sự thay đổi giá trị của tiền tệ sẽ ảnh hưởng

rất lớn đến nền kinh tế ở những mặt sau:

Thứ nhất, ngoại thương; tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm cho giá trị hàng hóa

của quốc gia có thương mại qua lại với nhau thay đổi. Điều này sẽ làm thay đổi

cán cân thương mại giữa hai quốc gia; bởi vì sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ tác

động trực tiếp đến xuất nhập khẩu của quốc gia. Chính vì vậy ngày nay nhiều

chính phủ đã dùng chính sách tỷ giá làm công cụ hữu hiệu nhằm thay đổi tương

quan thương mại của hai quốc gia.

Về mặt xuất khẩu, chính phủ Việt Nam phá giá tiền tệ,xuất khẩu của

Việt Nam có nhiều thuận lợi: lượng xuất khẩu tăng và sản phẩm của chúng

ta có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường thế giới. Giả sử công ty xuất

Page 6: ty gia hoi doai

6

khẩu lúa gạo xuất 1kg gạo với chi phí bằng là 20000đ với tỷ giá là

1USD=20000vnd, thì giá 1kg gao trên thị trường thế giới theo tỷ giá hiện

hành là 1USD/1kg. Nhưng nếu chính phủ Việt Nam phá giá tiền tệ, tỷ giá

1USD=25000vnd, giá 1kg gạo chỉ còn 0.8USD/1kg. Sự giảm giá sản

phẩm do tỷ giá đem lại đã làm cho lúa gạo VN có sức cạnh tranh cao hơn

và tiêu thụ được nhiều hơn.

Nhập khẩu: lĩnh vực này sẽ gặp khó khăn khi chính phủ phá giá tiền

tệ, chi phí hàng hóa nhập khẩu bằng VNĐ sẽ tăng và các nhà kinh doanh

dễ gặp rủi ro. Giả sử giá thế giới 1 siêu xe là 2,00,000USD, với tỷ giá

1USD=20,000vnd chi phí 1 siêu xe theo VNĐ sẽ là 4,000,000,000đ.

Nhưng với tỷ giá là 1USD=25000vnd, thì chi phí 1 siêu xe theo VNĐ sẽ là

5,000,000,000đ tăng 1,000,000,000đ nhưng số lượng và chất lượng của

hàng nhập khẩu không đổi. Khi tỷ giá tăng thì sự rủi ro kinh doanh cũng

dễ xảy ra. Vẫn lấy thí dụ nhập khẩu là siêu xe. Trước khi chính phủ phá giá

tiền tệ,giá xe tại Việt Nam là 4,000,000,000đ/xe ;nếu nhập khẩu 1 siêu xe

theo tỷ giá 1USD=20000vnd thì cứ tiêu thụ 1 siêu xe nhà kinh doanh có lời

1,000,000,000đ. Nhưng khi chính phủ Việt Nam phá giá tiền tệ thì lúc này

chi phí nhập khẩu và giá bán bằng nhau, nhà nhập khẩu thì sẽ không có lời.

nói cách khác nhà kinh doanh trong trường hợp này đã gặp rủi ro.

Page 7: ty gia hoi doai

7

Thứ hai, lĩnh vực đầu tư nước ngoài: sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ tác động

trực tiếp đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Nó ảnh hưởng đến thu nhập và tài sản

của nhà đầu tư nước ngoài tại nước tiếp nhận đầu tư. Chúng ta lấy thí dụ minh

họa sau: Coca Cola đầu tư vào Việt Nam,lập nhà máy sản xuất nước ngọt, giá 1

lon Coca Cola bán tại Việt Nam là 6000đ. Nếu tỷ giá 1USD=15000vnd thì sau

khi tiêu thụ được 1 lon nước ngọt tại Việt Nam hãng Coca Cola có thu nhập là

0.4USD. Khi chính phủ Việt Nam phá giá tiền tệ,tỷ giá là 1USd=20000vnd, thì

thu nhập của hãng từ 1lon Coca Cola chỉ còn là 0.3USD, giảm 0.1USD. Chúng

ta có thể kết luận việc phá giá tiền tệ của chính phủ đã làm cho môi trường đầu

tư về tài chính xấu đi.

Thứ ba,tỷ giá hoái đoái và vấn đề thanh toán nợ nước ngoài; trong nền kinh

tế thế giới hiện đại các quốc gia vừa đi vay đồng thời vừa cho vay. Do vậy

chính phủ phải có chính sách tỷ giá phù hợp để có lợi cho quốc gia. Khi tỷ giá

thay đổi thì gánh nặng nợ nước ngoài cũng thay đổi. mối quan hệ giữa tỷ giá hối

đoái vá thanh toán nợ nước ngoài là mối quan hệ ngược chiều. Nợ thì nhiều loại

nợ , ta lấy thí dụ nợ người bán ( khi DN nhập khẩu máy móc , hoặc nguyên vật

liệu ,…) với tổng nợ là 200.000USD với tỷ giá 1USD=20.000VND thì DN phải

chi 4000.000.000VND để trả. Nếu DN chọn thanh toán trả sau 1 năm,khi đó tỷ

giá 1USD=25.000VND,thì DN phải chi là 5000.000.000. Khi đó,DN bị lỗ

1000.000.000VND.

Page 8: ty gia hoi doai

8

Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế là rất quan trọng; do vậy chính

sách về tỷ giá là một trong những chính sách quan trọng của chính phủ trong vai

trò can thiệp vào nền kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng.

II. Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán:

Sự thay đổi tỉ giá hối đoái phụ thuộc vào độ co giãn của khối lượng xuất

khẩu và độ co giãn của khối lượng nhập khẩu. Một khi đã biết được các độ co giãn

đó,ta có thể tính toán được sự thay đổi tỷ giá hối đoái nhằm mang lại sự thay đổi

đã đặt ra cho cán cân thanh toán.

Một sự phá giá đồng bạc (giảm giá đồng nội tệ) sẽ làm tăng tổng giá trị xuất

khẩu tính bằng đồng nội tệ, nếu như độ co giãn của số cầu về hàng hóa xuất khẩu

tính bằng nội tệ hơn không (> 0).

Một sự phá giá đồng bạc sẽ làm giảm thiểu tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu

tính bằng nội tệ,nếu độ co giãn của số cầu đối với hàng nhập khẩu lớn hơn một

(>1).

Khi tổng giá trị xuất khẩu tăng và tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu giảm sẽ

dẫn tới cải thiện được cán cân thanh toán.

Tuy nhiên trong thực tế có thể xảy ra trường hợp mức độ co giãn nhu cầu

nhập khẩu hàng hóa từ nước khác bằng không (tức là nhu cầu hoàn toàn không

Page 9: ty gia hoi doai

9

biến động). Có nghĩa là người tiêu dùng của quốc gia cho rằng không một loại

hàng hóa nào có thể thay thế được hàng nhập khẩu. Khi đó giá hàng nhập khẩu ở

một nước thay đổi trong khi giá hàng nội địa vẫn giữ nguyên và không ảnh hưởng

gì đến khối lượng hàng hóa cần nhập khẩu.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào

của mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào

biến động trên thị trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến

động giá cả. Ở khía cạnh nhập khẩu, TGHĐ có thực sự hạn hạn chế nhập

khẩu, để thông qua đó hạn chế nhập siêu? Điều này cũng không hẳn như

vậy. Do xuất khẩu nhiều, nhưng hầu hết ở dạng thô, giá trị gia tăng trên từng

đơn vị xuất khẩu không cao, trong khi nhập siêu rất lớn, chủ yếu từ Trung

Quốc (chiếm đến 80-90%/tổng kim ngạch nhập khẩu). Như vậy sự phụ

thuộc của giá cả trong nước vào giá cả thị trường quốc tế khá lớn. Chỉ xét

riêng mối quan hệ giữa tỷ giá với nợ quốc gia cũng cho thấy cần rất thận

trọng trong việc nâng hay giảm giá của tiền đồng.

Việt Nam đang là một nước nhập siêu khi hạ giá VND sẽ giúp cải thiện cán

cân thanh toán trong nhiều năm qua, và thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu.

Đặc biệt hiện tại người láng giềng khổng lồ Trung Quốc cũng kiên trì theo

đuổi chính sách đồng nhân dân tệ yếu để đẩy mạnh sản xuất trong nước và

xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, tăng dự trữ ngoại tệ. Nếu chúng

Page 10: ty gia hoi doai

10

ta định giá VND cao thì hàng hóa từ quốc gia này tràn sang sẽ càng mạnh

mẽ, ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu nội địa.

Giả sử đồng tiền Việt Nam giảm gía 10% so với đồng dola của Mỹ ( từ

20000VNĐ/USD xuống 22000VNĐ/USD ), trong khi nhu cầu nhập khẩu của

Việt Nam về sắt thép, phân bón không thay đổi. Giá cả sắt thép, phân bón trên

thị trường thế giới tính bằng đồng dola Mỹ không đổi. Giả định giá sắt thép,

phân bón trong thị trường của Việt Nam cũng không đổi, thì khi đó Việt Nam

bán khối lượng hàng hóa tính bằng đồng Việt Nam thấp hơn 10% (vì đồng Việt

Nam giảm giá 10% so với dola Mỹ). Do đó cán cân buôn bán của Việt Nam

(tính bằng USD) giảm 10% và như vậy sẽ bất lợi cho nền kinh tế của chúng ta.

Trong trường hợp này cả tỷ lệ trao đổi lẫn cán cân thanh toán thì nhà nước phải

áp dụng chính sách ngược lại và nâng giá trị đồng tiền của quốc gia.

III. Ảnh hưởng tới doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp vay USD từ các ngân hàng trong nước và quốc tế.

Nếu nguồn thu nhập chính của họ bằng VND và phải trả nợ bằng USD thì khi tỷ

giá USD/VND tăng, lợi nhuận của các doanh nghiệp này sẽ giảm, thậm chí một số

trường hợp có thể không trả được nợ và ngân hàng phải chịu thêm nợ xấu.

Khi chính phủ Việt Nam hạ giá VND so với USD

Page 11: ty gia hoi doai

11

Ảnh hưởng tích cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu khuyến khích các doanh

nghiệp xuất khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận cho các

doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp thủy sản, gạo trong việc duy trì sức cạnh

tranh, các doanh nghiệp dệt may và giày dép.

Ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp nhập khẩu như: chi phí đầu vào

của các doanh nghiệp sẽ tăng, giá thành sản phẩm tăng nhưng việc tăng giá

bán các sản phẩm là không dễ dàng điều này sẽ làm giảm doanh thu và lợi

nhuận cho các doanh nghiệp và một số doanh nghiệp có thể dẫn tới tình

trạng lỗ. Ví dụ

Với ngành dược do phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu từ nước

ngoài, tỷ giá USD/VND nếu tăng sẽ ảnh hưởng lớn tới chi phí đầu vào của

ngành dược. Trong khi đó, việc tăng giá thuốc sẽ tương đối khó khăn khi

ngánh chịu sự quản lý chặt chẽ của Cụa quản lý dược. Những công ty có

nguồn dược liệu trong nước sẽ chịu ảnh hưởng thấp hơn từ tăng tỷ giá.

Ngành sữa các công ty sữa cũng đang nhập khẩu trên 80% nguyên

liệu đầu vào từ nước ngoài và tỷ giá chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực

Ngành thép chủ yếu nhập phôi thép từ nước ngoài, tỷ giá tăng sẽ có

ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của ngành thép và các doanh nghiệp trên sàn

Page 12: ty gia hoi doai

12

IV. Kết luận:

Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, việc phá giá mạnh đồng nội tệ là không

thực tế. Mặc dù phá giá sẽ làm cho hàng hoá trong nước rẻ tương đối so với hàng

ngoại, nghĩa là tăng sức cạnh tranh, nhưng nếu phá giá mạnh thì hậu quả để lại là

khôn lường. Phá giá mạnh đồng Việt Nam sẽ làm mất lòng tin của dân chúng đối

với VND và chính sách tiền tệ của nhà nước, làm giảm đầu tư trong nước, đồng

thời chức năng thanh toán và bảo tồn giá trị của đồng tiền có thể bị xói mòn,

nguy cơ về một cuộc khủng hoảng rất lớn. Mặt khác, phá giá sẽ gây thiệt hại về

kinh tế cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến vay tiền bằng

ngoại tệ. Bên cạnh đó việc đánh giá cao đồng nội tệ cũng lại là một bất lợi vì

đồng nội tệ tăng giá thực tế có nghĩa là hàng Việt Nam trở nên đắt hơn so với

hàng ngoại trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Kết quả là nhập khẩu tăng,

xuất khẩu bị thu hẹp, cán cân tài khoản vãng lai sẽ ngày càng lún sâu vào thâm

hụt. Vậy nên trong điều kiện hiện nay, áp dụng chính sách phá giá nhẹ đồng Việt

Page 13: ty gia hoi doai

13

Nam là thích hợp nhất. Nó có tác dụng tích cực trong việc cải thiện đồng thời cả

cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài: khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập

khẩu, tăng việc làm, tăng sn lượng và thu nhập của nền kinh tế trong khi vẫn

kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Chính sách này không những kích thích tăng

trưởng kinh tế mà còn không gây tổn thương cho bất cứ đơn vị kinh tế nào, hạn

chế tình trạng đầu cơ trên thị trường ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

http://saga.vn/Taichinh/19107.saga

Sách: Kinh doanh quốc tế Tác giả: Hoàng Thị Chỉnh

Sách: Kinh tế toàn cầu Tác giả: