126
…………..o0o………….. LUN VĂN TT NGHIP Tgiá hi đoái và tác động ca tgiá ti ngoi thương

[123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

Embed Size (px)

DESCRIPTION

adeda

Citation preview

Page 1: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

…………..o0o…………..

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương

Page 2: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

1

Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương

Tỷ giá hối đoái là một trong những biến số kinh tế vĩ mô hết sức nhạy cảm. Tỷ giá biến động từng ngày, từng giờ và chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Bên cạnh các yếu tố mà ảnh hưởng của chúng đến tỷ giá dễ dàng nhận biết như cung cầu ngoại hối, lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán…tỷ giá còn chịu tác động bởi những yếu tố nếu thoáng qua sẽ tưởng như chẳng có mối ràng buộc nào cả. Ví như công việc của một người bán hàng rong: xét một cách cụ thể công việc của một người bán hàng rong ảnh hưởng đến thu nhập của anh ta, đến lượt thu nhập lại tác động lên chi tiêu thực tế, gây ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng và cuối cùng là tỷ giá hối đoái thực tế. Mặc dù biến động của tỷ giá hối đoái là vô cùng phức tạp song tỷ giá luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý vĩ mô trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay. Các quốc gia trên thế giới từ lớn đến nhỏ, từ mạnh đến yếu đều ý thức được rằng tỷ giá hối đoái sẽ là một công cụ hữu hiệu, một liều thuốc cứu cánh cho thương mại các quốc gia nói chung cũng như ngoại thương nói riêng đang trong tình trạng hấp hối. Việc nghiên cứu những lý luận cơ bản về tỷ giá hối đoái dưới đây do đó sẽ giúp ta hiểu hơn tại sao tỷ giá hối đoái lại quan trọng đối với các quốc gia đến như vậy. 1.1.Khái niệm, cơ chế hình thành và phân loại tỷ giá hối đoái: 1.1.1. Khái niệm: Tất cả chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm thương mại trong nước, khi ta mua cam Sài Gòn hay bưởi Vĩnh Long, tất nhiên chúng ta sẽ trả bằng tiền đồng của Việt Nam và tất cả những người bán cũng muốn chúng ta trả cho họ bằng đồng tiền như vậy. Điều đó cho thấy các giao dịch kinh tế trong phạm vi một nước rất đơn giản. Song nếu chúng ta muốn mua cam California (Mỹ) thì mọi việc sẽ hoàn toàn khác. Các nhà xuất khẩu Mỹ sẽ muốn chúng ta trả cho họ đô la Mỹ chứ không phải tiền đồng Việt Nam, do đó ta sẽ phải mua đô la Mỹ, từ đó dùng lượng đô la này để trả cho họ. Một câu hỏi đặt ra liệu chúng ta sẽ cần bao nhiêu đô la Mỹ ? Khi ấy, chúng ta sẽ phải quan tâm đến một khái niệm mới đó là: tỷ giá hối đoái.

Page 3: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

2

Karl Mark (1818-1883) chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm tỷ giá hối đoái. Trong bộ “Tư bản”(1858) ông viết: “Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế lịch sử, gắn với giai đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất,cường độ tác động của nó phụ thuộc vào trình độ phát triển thị trường và các giai đoạn cụ thể trong lưu thông tiền tệ thế giới”. Đây là một khái niệm khá phức tạp mang nặng tính lý luận hơn nghiên cứu thực tế song cũng đã thể hiện được phần nào tính lịch sử cũng như sự vận động của tỷ giá. Sau Mark, tỷ giá hối đoái đã được hiểu đơn giản hơn và cho đến nay khái niệm thường được sử dụng nhất là: Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này tính theo đồng tiền nước khác(2). Điều đó có nghĩa tỷ giá hối đoái cũng là giá cả song giá cả của một loại hàng hóa đặc biệt: tiền tệ.

Mỗi quốc gia hiện nay thường tạo dựng cho mình một đồng tiền riêng, đồng tiền nước này là ngoại tệ của nước khác, việc thanh toán giữa các quốc gia đòi hỏi phải sử dụng đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia, từ đó lại xuất hiện hai khái niệm cụ thể hơn về tỷ giá hối đoái xét trên phạm vi một quốc gia:

*Tỷ giá là giá của đồng ngoại tệ tính theo đơn vị nội tệ. Khái niệm này biểu trưng cho cách yết giá trực tiếp (ngoại tệ/nội tệ). Ví dụ tỷ giá EUR/VND (EUR: euro, đồng tiền chung Châu Âu) trên thị trường Việt Nam ngày 5/11/2003 là 18.142VND và ở đây giá 1EUR đã được biểu hiện trực tiếp bằng VND.

*Tỷ giá là giá cả của đồng nội tệ tính theo ngoại tệ. Đây là khái niệm chỉ cách yết giá gián tiếp (nội tệ/ngoại tệ), ví dụ như tỷ giá CNY/VND (CNY: Nhân dân tệ) tại Bắc Kinh là 1.842, giá VND chưa biểu hiện ra bên ngoài, do vậy để biết được giá VND, phải tiến hành chuyển đổi như sau: 1VND = 1/1.842CNY.

Điều 4 mục 3.5 nghị định của Chính phủ về quản lý ngoại hối ban hành 17/8/1998 quy định: Tỷ giá hối đoái là giá một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ Việt Nam.

Để tiện nghiên cứu, trong toàn bộ đề tài này nếu không có ghi chú gì đặc biệt thì tỷ giá tăng sẽ được hiểu là tỷ giá nội tệ tăng tức đồng nội tệ tăng giá, còn tỷ giá giảm sẽ được hiểu là tỷ giá nội tệ giảm, đồng nội tệ giảm giá. Điều này cũng có nghĩa phá giá làm tỷ giá hối đoái giảm còn nâng giá làm tỷ giá hối đoái tăng.

Page 4: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

3

Trong cách viết EUR/VND, EUR đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vị tiền tệ; VND đứng sau là tiền định giá, là một số đơn vị tiền tệ thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá(35).

1.1.2.Cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có một quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều chế độ khác nhau, các chế độ tỷ giá hối đoái luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thương mại thế giới. Từ chế độ bản vị vàng (1875-1914) đến chế độ bản vị hối đoái vàng (1944-1972) rồi chế độ tỷ giá thả nổi, thả nổi có quản lý (1975 - nay), tỷ giá đều được hình thành trên tương quan so sánh giá trị đồng tiền quốc gia này với quốc gia khác bất kể đó là vàng hay là tiền tệ của một quốc gia đơn lẻ nào đó. Có thể nói trong lịch sử phát triển của mình, tỷ giá được hình thành trên hai ngang giá chính đó là ngang giá vàng và ngang giá sức mua. 1.1.2.1.Ngang giá vàng: Trước năm 1850, rất nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi một chế độ tiền tệ song bản vị: bạc và vàng là hai loại tiền tệ chính được lưu hành trong thanh toán thương mại giữa các quốc gia, tỷ giá hối đoái do đó được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng và bạc. Năm 1850, khi khám phá ra hai mỏ vàng mới ở Mỹ và Úc, lượng vàng khai thác được đổ dồn về các quốc gia Châu Âu. Nếu trước đó chỉ có Anh tiến hành vàng hóa thanh toán (tức mọi giấy bạc của Anh đều đổi được ra vàng) thì năm 1851, Pháp và một số quốc gia khác cũng đi theo bước chân của Anh. Đồng bạc bị loại khỏi thanh toán và chế độ bản vị vàng bắt đầu. Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước bất kì thời kỳ bản vị vàng được quyết định dựa trên việc so sánh hàm lượng vàng của hai nước với nhau. Giả sử hàm lượng vàng của đồng bảng Anh (GBP) là 1 ounce = 6 GBP trong khi hàm lượng vàng của franc Pháp (FRF) là 1 ounce = 12 FRF thì suy ra: 6GBP = 12FRF 1GBP = 2FRF

Page 5: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

4

Có thể tổng quát hóa bằng công thức sau:

Tỷ giá hối đoái (đồng A/ đồng B)= BtiênviđontrongvàngluongHàmAtiênviđontrongvàngluongHàm

11

Dưới chế độ bản vị vàng, khi tiền giấy tự do đổi ra vàng và ngược lại, thì mọi biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tự động được điều chỉnh về mức cân bằng. Hãy lấy ví dụ trên làm minh chứng. Với hàm lượng vàng như trên giữa các đồng tiền GBP và FRF, giả sử GBP bị sụt giá trên thị trường ngoại hối tức 1GBP= 1,8FRF; một nhà nhập khẩu Anh cần 1000FRF để mua hàng hóa từ Pháp; nếu nhà nhập khẩu mua trực tiếp FRF bằng GBP, nhà nhập khẩu sẽ phải bỏ ra 555,56 GBP để có 1000FRF. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu này đã dùng 1000FRF để mua vàng tại Anh sau đó đổi từ vàng sang GBP. Qui trình 1 khiến nhà nhập khẩu phải mua vàng để có 1000FRF với giá (1000/12)*6 = 500GBP; như vậy nhà nhập khẩu này đã lãi 55,56 GBP. Các nhà nhập khẩu khác cũng sẽ làm tương tự như vậy dẫn đến cầu đồng bảng tăng cho đến khi tỷ giá quay trở lại vị trí cân bằng ban đầu 1GBP = 2FRF. Chế độ bản vị vàng với cơ chế ngang giá vàng đã đem lại nguồn lợi cho rất nhiều quốc gia đặc biệt là Anh. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ 19, các mỏ vàng đứng trước nguy cơ bị khai thác hết, lượng cung vàng khan hiếm dần, tình trạng giảm phát liên tiếp xảy ra, một cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái mới xuất hiện: Cơ chế ngang giá sức mua. 1.1.2.2. Ngang giá sức mua: Thời kì bản vị vàng qua đi, tiền giấy đảm nhận toàn bộ chức năng thanh toán, cùng với việc giấy bạc không được tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng ấn định, ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái; thay vào đó, việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai loại tiền tệ. Tỷ giá hối đoái hình thành trên cơ chế ngang giá sức mua ra đời. Và để nghiên cứu cơ chế này, chúng ta hay cùng nhau tìm hiểu thuyết ngang giá sức mua. Ý tưởng ngang giá sức mua xuất phát từ thế kỉ thứ 19 với sự góp mặt của nhà kinh tế học trường phái cổ điển David Ricardo, sau đó được mở rộng và hệ thống hóa bởi nhà kinh tế học Thụy Điển Gustav Cassel những năm 1920. Ngang giá sức mua nhanh chóng được đón nhận trong bối cảnh siêu lạm phát diễn ra ở Đức,

Page 6: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

5

Hungari và Liên bang Xô Viết khi sức mua tiền tệ các quốc gia này đột nhiên sụt giảm bất ngờ. Thuyết ngang giá sức mua được xây dựng trên sự phát triển qui luật một giá cho rằng: Tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ hai quốc gia sẽ bằng tỷ lệ giữa mức giá của hai quốc gia đó. Từ đây, tỷ giá hối đoái được hình thành như sau: nếu xem PD là mức giá của giỏ hàng hóa trong nước (tính bằng nội tệ), PF là mức giá của giỏ hàng hóa (tính bằng ngoại tệ) thì :

Tỷ giá hối đoái (số đơn vị nội tệ /1 đơn vị ngoại tệ) = PD / PF Ví dụ tại Mỹ, một áo sơ mi bán với giá 4 USD trong khi tại Anh, cũng áo đó nhưng giá bán là 3 GBP thì trên thị trường Mỹ, tỷ giá sẽ là 1GBP = 4/3 = 1,3 USD. Cách áp dụng tính tỷ giá như trên gọi là PPP tuyệt đối, chỉ đúng trong trường hợp chi phí vận chuyển thấp, không có rào cản nào giữa hoạt động thương mại hai nước còn khi chi phí vận chuyển cao đi cùng với cạnh tranh không hoàn hảo, có sự can thiệp của nhà nước bằng các hàng rào thuế và phi thuế thì tỷ giá hối đoái chắc chắn sẽ không hoàn toàn được xác định như trên. PPP tương đối được đưa ra để khắc phục nhược điểm này. Đối với PPP tương đối thì tỷ giá được hình thành trên cơ sở xem xét chênh lệch lạm phát giữa hai nước.

%∆S = %∆ PD - %∆PF

Trong đó: %∆S: Tốc độ thay đổi của tỷ giá %∆PD: Tỷ lệ lạm phát trong nước %∆PF: Tỷ lệ lạm phát nước ngoài

Điều này có thể hiểu là nếu tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam là 10%, ở Mỹ là 5% thì giá đồng đô la sẽ được nâng lên 5% so với đồng Việt Nam. Tuy nhiên, PPP tương đối lại chỉ xem xét hàng hóa mậu dịch; đối với hàng hóa phi mậu dịch như dịch vụ cắt tóc thì PPP tương đối chưa giải thích được cơ chế hình thành tỷ giá, PPP tương đối không giải thích được tại sao cắt một kiểu đầu mới giá ở Mỹ là 20 USD trong khi ở Mêhicô chỉ có 7 USD. Song dù thế nào đi nữa thì PPP cũng đã đưa ra được một cơ chế hình thành tỷ giá mới dựa trên cơ sở ngang giá sức mua, mặc dù tỷ giá được xem là chịu tác động của nhiểu yếu tố như lạm phát, lãi suất…song cái cốt lõi của việc hình thành tỷ giá trong chế độ tiền giấy ngày nay vẫn chính là ngang giá sức mua.

Page 7: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

6

1.1.3. Phân loại: Tỷ giá hối đoái trên cơ sở thực tiễn đã được phân làm nhiều loại, dựa trên những căn cứ khác nhau mà người ta phân loại ra những cặp tỷ giá khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài, người viết xin đưa ra những tỷ giá tiêu biểu nhất được xem là khuôn mẫu cho quá trình vận động của tỷ giá.

*Căn cứ vào thời điểm thanh toán: _Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá dùng cho các mua bán ngoại hối thanh toán ngay

vào ngày hôm đó hoặc sau đó 2 ngày. _ Tỷ giá kỳ hạn : là tỷ giá được dùng cho các giao dịch kỳ hạn, thời gian giữa

ngày kí hợp đồng và ngày giao tiền thường kéo dài từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hay 1 năm. *Căn cứ vào tính chất của tỷ giá:

_Tỷ giá danh nghĩa: Tỷ giá danh nghĩa được hiểu là tỷ giá đo lường giá trị danh nghĩa của đồng tiền mà không phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước trong trao đổi thương mại quốc tế. Sự phá giá tỷ giá danh nghĩa vì vậy cũng không phản ánh được sự thay đổi trong tính cạnh tranh quốc tế hàng hóa một nước như tỷ giá thực tế trình bày dưới đây.

_Tỷ giá thực tế(i): là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa các nước, có tính đến sức mua thực tế và quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa quốc gia.

*Căn cứ vào phương tiện thanh toán: _Tỷ giá điện hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, là cơ sở xác định các loại

tỷ giá khác _ Tỷ giá thư hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.

(i)Tỷ giá danh nghĩa được công bố hàng ngày trên thông tin đại chúng trong khi tỷ giá thực tế phải được tính toán dựa trên tỷ giá danh nghĩa như sau: Tỷ giá thực tế = (Tỷ giá danh nghĩa * Mức giá nước ngoài)/ Mức giá trong nước

Page 8: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

7

*Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối, ở những nước kém phát triển, ngoài thị trường ngoại hối chính thức còn xuất hiện thị trường chợ đen, tỷ giá được chia thành tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương quy định và tỷ giá chợ đen do quan hệ cung cầu ngoại hối quyết định(35). *Căn cứ vào hoạt động thanh toán ngoại thương:

_Tỷ giá xuất khẩu: tỷ giá xuất khẩu được tính bằng tỷ số của giá bán hàng xuất khẩu theo điều kiện F.O.B bằng ngoại tệ với giá bán buôn xí nghiệp cộng thuế xuất khẩu bằng nội tệ.

_Tỷ giá nhập khẩu: tỷ giá nhập khẩu được tính bằng tỷ số giữa giá bán buôn hàng nhập khẩu tại cảng bằng nội tệ với với giá nhập khẩu bằng ngoại tệ.

Khái niệm tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu chính xác hơn chính là tỷ suất phí của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Để doanh nghiệp xuất nhập khẩu có lãi thì bất đẳng thức sau phải được thỏa mãn: tỷ giá xuất khẩu < tỷ giá chính thức < tỷ giá nhập khẩu (xem (5),(35)). *Căn cứ vào chế độ tỷ giá hối đoái: có 3 loại tỷ giá chính. _Tỷ giá hối đoái cố định: là tỷ giá được nhà nước ấn định cố định trong tương quan giá cả giữa nội tệ và ngoại tệ. Tỷ giá cố định được áp đặt một cách cứng nhắc, mọi biến động của tỷ giá cố định sẽ phải xoay quanh mức tỷ giá với biên độ rất nhỏ do nhà nước cho phép. Nhà nước sẽ là tổ chức duy nhất được quyền quyết định thay đổi lại tỷ giá nếu có biến động quá lớn giữa ngang giá sức mua các đồng tiền. Mặc dù tỷ giá cố định có ưu điểm là tạo niềm tin về đồng tiền ổn định cho các nhà đầu tư, giúp các nhà xuất, nhập khẩu tránh được rủi ro hối đoái…song tỷ giá cố định thường là căn nguyên của các cuộc khủng hoảng kinh tế do chính sách tiền tệ thường xuyên bị phụ thuộc vào quốc gia có đồng tiền được neo tỷ giá, đi kèm với việc ngân hàng trung ương phải thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối giữ tỷ giá ổn định, dẫn đến cạn kiệt lượng ngoại hối dự trữ… _Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: tỷ giá thả nổi được ưa chuộng sau khi hệ thống Bretton Wood sụp đổ, tỷ giá thả nổi hoàn toàn được xác lập hoàn toàn dựa trên cung cầu ngoại hối, sự vận động hàng ngày của tỷ giá thả nổi đều phản ánh chính xác sự luân chuyển các luồng tiền tệ giữa các quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ không còn

Page 9: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

8

gặp nguy cơ cạn kiệt dự trữ ngoại hối như trong trường hợp tỷ giá cố định nữa, chính sách tiền tệ trở nên độc lập hơn... Tuy vậy, trong sự vận động không hoàn hảo của thị trường, tỷ giá hoàn toàn thả nổi cũng ẩn chứa nhiều rủi ro; đó là hễ tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong cán cân thanh toán, cụ thể hơn là cán cân thương mại để phù hợp với mức tỷ giá mới. Tỷ giá thả nổi sẽ luôn gây ra sự sụt giá trên thị trường nội địa do những thay đổi về lợi nhuận của các nhà đầu tư, các nhà xuất- nhập khẩu. Chưa hết, tỷ giá thả nổi còn là miếng mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ tiền tệ, việc đầu cơ theo trào lưu rất dễ gây tổn thương khu vực tài chính, tiền tệ của nền kinh tế. _Tỷ giá thả nổi có quản lý: Đây là loại tỷ giá được ưa chuộng nhất, đứa con ruột của cuộc hôn phối giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi, nó khắc phục được các nhược điểm của cả hai loại tỷ giá trên. Trong tỷ giá thả nổi có quản lý, tỷ giá vận hành theo sự biến động cung cầu thị trường, chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ dựa trên điều chỉnh tỷ giá chính thức. Tỷ giá thả nổi có quản lý một mặt phản ánh cung cầu ngoại hối, mặt khác đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế thông qua việc điều chỉnh tỷ giá của nhà nước nên được các quốc gia rất ưa chuộng. Tính từ đầu năm 1970 đến nay, số quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý đã tăng từ 23% (trong tổng số các quốc gia) lên tới 84% năm 2002 và Việt Nam chúng ta cũng nằm trong số các quốc gia này (47). 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở:

Dưới con mắt các nhà kinh tế học, tỷ giá hối đoái luôn vận động theo những biến động vĩ mô của nền kinh tế. Mặc dù khoác cho mình tấm áo tỷ giá danh nghĩa có lúc được xem là ổn định song tỷ giá danh nghĩa đối với các nước áp dụng chế độ thả nổi tỷ giá hoặc thậm chí cố định cũng thường xuyên thay đổi. Tỷ giá giữa đô la Mỹ và đồng Yên Nhật ngày 31/9 năm 2003 đang dừng ở mức 118 JPY ăn 1 USD thì chỉ tám ngày sau đó đã lên đến 109 JPY một USD, một mức biến động khá lớn, ấy là chưa kể trong khoảng thời gian chưa đầy một tuần từ 3/9 đến 8/9 năm 2003 tỷ giá giữa đồng Baht (Thái Lan) đã tăng giá 2% so với USD (39) . Thế giới ngày nay thực sự đã đổi khác, các hoạt động thương mại, đầu tư trở nên gấp gáp hơn, những

Page 10: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

9

bữa ăn trưa của các doanh nhân cũng vội vàng hơn, thời gian dường như bị thu hẹp lại, tất cả bị cuốn đi trong vòng xoáy toàn cầu hóa, tự do hóa. Và tỷ giá hối đoái, người bạn đồng hành của lưu thông hàng hóa tiền tệ cũng không tránh khỏi nhịp sống đó. Hãy nhìn lại trước kia khi đa số các quốc gia theo đường lối Xã Hội Chủ Nghĩa phủ nhận vai trò tỷ giá thì tỷ giá dường như chỉ là cái bóng mờ nhạt bên cạnh những người bạn đồng hành của nó ví như lạm phát, lãi suất…Cụ thể hơn, đối với một nền kinh tế đóng mà hiện nay Bắc Triều Tiên là một quốc gia điển hình thì sự tồn tại của tỷ giá hối đoái chỉ đồng nghĩa với việc trao đổi thuần túy hàng hóa giữa các quốc gia, chức năng của nó chẳng qua là chỉ để thay thế cho phương trình trao đổi 1chiếc rìu bằng 3 quả tạ mà thôi. Nhà nước hoàn toàn ấn định tỷ giá theo sự cảm nhận chủ quan của mình, cũng có tính đến những nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái song những tính toán đó có thể coi là không chính xác, không theo kịp mọi bước đi gấp gáp của vũ điệu thương mại thế giới. Nói một cách khác, trong nền kinh tế đóng, sự vận động của tỷ giá hối đoái không phản ánh đúng tác động gây ra bởi các nhân tố như cán cân thanh toán, đầu cơ, lạm phát, lãi suất, buôn lậu…Trái lại, trong một nền kinh tế mở cửa, dù là mở cửa ở mức độ nào thì tỷ giá hối đoái cũng được xem là vô cùng nhạy cảm, hấp thu mọi tác động từ các biến số kinh tế vĩ mô khác, các nhà hoạch định do đó cần phải rất thận trọng khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái, phải cân nhắc tới mọi động thái, mọi nhân tố tác động để có thể đạt được mục tiêu hiệu quả trên tổng thể trên toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ thực tiễn hơn 80% tổng số quốc gia trong đó có Việt Nam theo đuổi chiến lược mở cửa nền kinh tế, phần này sẽ chỉ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở và hãy bắt đầu bằng một nhân tố quen thuộc: Độ mở nền kinh tế. 1.2.1. Độ mở nền kinh tế:

Theo Tiến sĩ kinh tế học Johnathan Heward hiện đang là giảng viên trường Đại học Arizona (Mỹ) thì độ mở nền kinh tế chính là mức độ mà một quốc gia tham gia thương mại quốc tế, quan hệ quốc tế, tiến hành việc giao lưu hàng hóa, tiền tệ, lao động, bí quyết công nghệ và vốn với phần còn lại của thế giới. Ông cũng đã tiến hành nghiên cứu và đặt trọng số về độ mở nền kinh tế, vấn đề này có thế được khái quát giản đơn bằng sơ đồ sau:

Page 11: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

10

Sơ đồ 1: Sơ đồ giới hạn mức độ mở cửa Mức độ mở cửa (%)

0 50 +100 (Đóng cửa) (Độ mở trung bình) (Hoàn toàn mở cửa) Nguồn: Báo cáo chiến lược kinh tế bang Arizona (Mỹ), 11/2001.

Ở mức 0%, nền kinh tế trong trạng thái “ngủ”, nhân tố mở không còn, khái niệm độ mở không tồn tại và do đó cũng sẽ không có tác động của độ mở nền kinh tế lên tỷ giá hối đoái. Mức 0% đến 50% là các quốc gia có độ mở vừa phải, đa số là các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế nhỏ mở cửa, thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp đến trung bình (dưới 1000 USD) trong đó có thể kể đến Lào, Việt Nam, Tuynidi, Nevanda… Việc mở cửa nền kinh tế các quốc gia này được tiến hành một cách từ từ, có tính chất thăm dò và chủ yếu dựa trên các hiệp định thương mại song phương, mục đích kinh tế vẫn còn bị chính trị chi phối, mọi khía cạnh tự do hóa thị trường tài chính, tự do hóa đầu tư, lãi suất…vẫn còn nằm trong ý chí chủ quan của nhà nước. Mức trung bình đến 90% là mức độ mở cửa của các quốc gia như Mỹ, Nhật, EU, Canada… các quốc gia này tìm kiếm tự do hóa thương mại dựa trên hiệp định cả song phương lẫn đa phương, việc mở cửa kinh tế không đơn thuần chỉ dựa vào các hoạt động thương mại mà còn liên kết với nhau trên các lĩnh vực như quân sự, hàng không, thám hiểm vũ trụ, đại dương. Tuy nhiên, cho dù mở cửa ở mức độ nào thì độ mở ấy cũng sẽ gây ra những tác động nhất định lên tỷ giá hối đoái.

Trước tiên có thể kể đến việc mở cửa đối với các hoạt động thương mại, một khi thương mại được tiến hành tự do giữa các quốc gia thì khối lượng hàng hóa, kéo theo khối lượng tiền tệ luân chuyển là khá lớn. Nếu độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác động lên tỷ giá hối đoái càng diễn ra thường xuyên, việc kinh doanh, mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp, liên tục đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ giả sử tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối London ở mức cân bằng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đã khiến nhà nhập khẩu Anh phải bán đồng bảng Anh để mua đô la Mỹ, trên thị trường ngoại hối,

Page 12: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

11

cung bảng Anh tăng lên dẫn đến đồng bảng bị giảm giá, còn đồng đô la Mỹ lại tăng giá, tại Anh tỷ giá USD/GBP giảm (theo phương pháp yết giá trực tiếp). Do nhu cầu thương mại giữa Anh và Mỹ không chỉ dừng lại ở việc Anh nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ mà những nhà ngoại thương Mỹ cũng muốn nhập khẩu hàng hóa từ Anh cộng với việc giao dịch tiền tệ giữa hai quốc gia là hoàn toàn tự do nên tỷ giá sẽ liên tục biến động tăng giảm. Bên cạnh tự do hóa thương mại, mở cửa đối với lĩnh vực ngân hàng, đối với các hoạt động vốn trên thị trường tài chính, tiền tệ cũng tác động mạnh lên tỷ giá hối đoái. Chi phí giao dịch ngoại hối giảm do việc áp dụng hàng loạt các biện pháp mới khi mở cửa như thanh toán điện tử… cộng với chính sách cho phép người ngoại quốc được mua trái phiếu, cổ phiếu, dòng vốn luân chuyển trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ cũng như giữa hai thị trường này trở nên dễ dàng hơn, thường xuyên hơn, gây tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại hối, cung cầu ngoại hối đến lượt nó lại quyết định mức độ của tỷ giá, vấn đề này sẽ được bàn kĩ trong phần 1.2.5 Mở cửa nền kinh tế cũng đồng nghĩa tìm kiếm những cơ hội đầu tư từ các đối tác nước ngoài. Những mức độ mở cửa khác nhau hay nói đúng hơn là mức độ cho phép các nhà đầu tư đầu tư vào những lĩnh vực nào cũng sẽ dẫn đến các tác động khác nhau lên tỷ giá hối đoái. Đối với những nước bắt đầu mở cửa, danh mục khuyến khích đầu tư thường hạn chế, đầu tư nước ngoài không phản ánh đúng vai trò của nó, không kích thích sản xuất, tiêu dùng, sản phẩm trong nước chất lượng yếu kém song dân chúng vẫn bắt buộc phải mua do cung có giới hạn dẫn đến vấn đề giảm giá đồng nội tệ do sức mua đồng nội tệ giảm. Hiệu ứng trên có thể xem là ngược lại đối với các quốc gia có độ mở cửa lớn. Tuy nhiên, có thể thấy độ mở cửa càng cao thì rủi ro tài chính tiền tệ càng lớn, quốc gia tiến hành mở cửa sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào các tác động bên ngoài, tỷ giá hối đoái do đó rất dễ bị tổn thương. Mức độ giao lưu vốn, liên kết trực tiếp lãi suất nội địa và lãi suất quốc tế sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu lực của tỷ giá. Trong trường hợp quốc gia cố định tỷ giá kèm theo tự do giao lưu

Page 13: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

12

vốn thì một sự giảm trong lãi suất quốc tế cũng sẽ dẫn đến lãi suất nội địa giảm, làm tăng sức ép đối với tỷ giá thông qua cán cân vãng lai. Việc mở cửa, mức độ hội nhập bản thân nó đã thôi thúc các quốc gia đến các quyết định ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương về tỷ giá hối đoái. Đó là trường hợp các thành viên của Cộng đồng kinh tế Châu Âu (sau là Liên minh Châu Âu: EU) đã cùng nhau kí kết Hiệp định Roma năm 1957, ấn định tỷ giá hối đoái giữa các nước thành viên và từ đó đến nay, mặc dù có được điều chỉnh một vài lần song tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế Châu Âu này luôn được giữ ổn định, dao động trong biên độ thấp nhằm tránh các cú sốc kinh tế bên ngoài gây bất ổn cho tỷ giá và nền kinh tế các quốc gia này (46). Năm 2003, các nước thành viên EU mặc dù đã quen với việc sử dụng đồng tiền chung, song việc cố định tỷ giá cộng với trình độ phát triển không đồng đều giữa các nước thành viên đã khiến mức giá tại một số quốc gia như Bỉ liên tục tăng, gây căng thẳng cho NHTW Châu Âu trong việc ghìm giữ mức tỷ giá theo luật định. Cuối cùng, có thể nói lý thuyết cũng như thực tế đã chỉ ra rằng thước đo độ mở cửa không phải yếu tố nào khác mà chính là mức độ bảo hộ nền kinh tế, nếu các biện pháp bảo hộ càng cao thì cũng đồng nghĩa với độ mở cửa nền kinh tế càng hẹp. Bằng các chính sách bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, hàng rào bảo hộ được dựng lên ngăn cản tự do hóa thương mại, thu hẹp độ mở nền kinh tế. Các mức thuế quan cũng như các biện pháp phi thuế khác: hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật… được áp đặt đối với sản phẩm nhập khẩu vô hình chung làm tăng giá sản phẩm nhập khẩu trên thị trường nội địa, giảm lợi ích người tiêu dùng, hạn chế khối lượng hàng hóa – dịch vụ nhập khẩu, dẫn đến giảm cầu ngoại tệ khiến đường cầu ngoại tệ dịch chuyển xuống phía dưới, cân bằng tỷ giá bị phá vỡ, giá ngoại tệ giảm đẩy giá trị đồng nội tệ tăng lên trong dài hạn. Ví dụ Việt Nam áp dụng chế độ bảo hộ lên sản phẩm xe hơi bằng cách đánh thuế 300% xe nhập khẩu từ Nhật, khi đó giá xe ô tô của Nhật sẽ tăng lên , nhu cầu nhập xe ôtô từ Nhật giảm, cầu về Yên nhật giảm (từ D xuống D’: Hình 1), đồng Việt Nam tăng giá (tỷ giá chuyển từ vị trí 1 xuống vị trí 2), tỷ giá hối đoái giảm (theo phương pháp yết giá gián tiếp nội tệ/ngoại tệ)

Page 14: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

13

Hình 1: Tác động của hàng rào bảo hộ lên tỷ giá hối đoái cân bằng

Nói tóm lại, mức độ mở cửa luôn được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Mở cửa tác động trực tiếp đến các nhân tố mũi nhọn như thương mại, đầu tư, du lịch, ngân hàng, tài chính…sự tăng giảm các yếu tố này cũng sẽ gây ra những biến động cho tỷ giá hối đoái, song việc mở cửa đến mức độ nào nhằm đảm bảo tận dụng triệt để được hiệu quả của tỷ giá thì vẫn là một bài toán khó cần phải giải đáp. 1.2.2. Lãi suất: Lãi suất là một trong những công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ, lãi suất đóng một vai trò quan trọng trong việc ấn định mức tỷ giá hối đoái một cách hợp lý. Xét về định nghĩa, lãi suất được xem là “mối tương quan giữa khoản tiền lãi mà một người cho vay nhận được với khoản tiền vốn mà người đó cho vay, được biểu thị bằng một số phần trăm trong một thời gian nào đó”(5) hay nói một cách đơn giản, lãi suất chính là giá cả của đồng tiền. Lãi suất được xem là công cụ của NHTW trong việc điều chỉnh tỷ giá, một sự gia tăng lãi suất nội tệ thường được sử dụng như một bảo bối kinh điển để bảo vệ tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Năm 1989, Chính phủ Việt Nam đã có những nhận thức cơ bản trong chính sách lãi suất, lần đầu tiên đã phân biệt được lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa (lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát; nếu lãi suất danh nghĩa = tỷ lệ lạm phát thì lãi suất thực tế = 0, điều này đồng nghĩa với việc gửi tiền không được lãi ), lãi suất tiền

Q (JPY)

D’

D

S

1

2

E(VND/JPY)

Q2 Q1

Trong đó: Q (JPY) là lượng ngoại tệ E (VND/JPY) tỷ giá giữa nội tệ và ngoại tệ D, D’ : Cầu ngoại tệ 1 : Điểm cân bằng gốc 2 : Điểm cân bằng sau khi cầu ngoại tệ giảm S : Cung ngoại tệ

Page 15: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

14

gửi nội tệ đã được nâng rất cao vào tháng 3 năm 1989 (12%/tháng) và đã thu hút được một lượng tiền mặt lớn vào ngân hàng, sự sụt giá tiền đồng Việt Nam được chặn đứng cho đến tận đầu năm 1990(27). Còn đối với lãi suất ngoại tệ, một khi lãi suất ngắn hạn ở một nước cao hơn mức lãi suất quốc tế, vốn ngắn hạn sẽ chảy vào với mục đích thu lãi dựa trên những khoản chênh lệch đó và kết quả là cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm xuống kéo theo tỷ giá giảm. (35)

Mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất cũng đã được nhiều nhà kinh tế học quan tâm. Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, đồng tiền của một quốc gia nào có lãi suất thấp hơn thì nhất định sẽ bù kì hạn cho hợp đồng kỳ hạn đối với đồng tiền của một quốc gia nọ có lãi suất cao hơn hay nói đơn giản hơn là sự cân bằng thị trường hối đoái đòi hỏi sự ngang bằng về tiền lãi, lợi tức của hai loại tiền gửi bất kỳ là tương đương nhau khi cùng quy về một đồng tiền. Và khi tất cả các lãi suất dự kiến bằng nhau tức có sự xuất hiện ngang giá lãi suất thì thị trường hối đoái sẽ cân bằng do không thể có dư cung hoặc dư cầu. Tuy nhiên lý thuyết ngang giá lãi suất này lại được xây dựng dựa trên nguyên tắc cố định các nhân tố khác (cetacis paribas) nên độ chính xác chỉ có tính tương đối, tỷ giá hối đoái tương lai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không chỉ có riêng lãi suất, song xét cho cùng đây cũng là lý thuyết đầu tiên mô phỏng khái quát ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá và cũng đã gặt hái được nhiều thành công nhất định (34). Bên cạnh lý thuyết cân bằng lãi suất, thực tế đã chứng minh sự chênh lệch lãi suất là căn nguyên cơ bản dẫn đến những biến động của tỷ giá hối đoái. Lãi suất cao sẽ hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất nội tệ cao hơn lãi suất ngoại tệ ở nước ngoài thì dòng vốn ngắn hạn chảy vào chủ yếu làm chuyển hóa lượng ngoại tệ sang nội tệ để được hưởng lãi cao hơn, điều này dẫn đến cung ngoại tệ tăng (cầu nội tệ tăng) từ đó đồng ngoại tệ sẽ giảm giá còn nội tệ sẽ tăng giá. Trường hợp ngược lại sẽ cho hiệu ứng ngược lại. Nói một cách tổng quát, nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài thì sẽ dẫn đến nhập khẩu tiền tệ, còn lãi suất nước ngoài cao hơn, sẽ xuất hiện xuất khẩu tiền tệ với điều kiện lãi suất xem xét phải được cân nhắc dựa trên lãi suất thực tế và chỉ có lãi suất thực mới tạo nên sự nhập hoặc xuất khẩu vốn, từ đó mới gây tác động thực đến tỷ giá hối đoái.

Page 16: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

15

Năm 2003, USD mất giá nghiêm trọng, bên cạnh các nguyên nhân mất lòng tin từ phía các nhà đầu tư Mỹ, cuộc chiến tại Irắc khiến chính quyền Bush tiêu tốn hàng tỷ đô la thì vấn đề chênh lệch lãi suất cũng được xem là yếu tố khiến đồng đô la mất giá nghiêm trọng so với Euro. Trước tháng 10 năm 2003, trong khi Mỹ vẫn duy trì lãi suất cơ bản đối với đồng USD ở mức 1,25% thì ngân hàng trung ương Châu Âu ECB lại duy trì lãi suất cơ bản đối với đồng Euro ở mức 2,5% (gấp đôi mức lãi suất của Mỹ), chính khoảng cách chênh lệch này đã khiến các tài sản định giá bằng đồng EUR trở nên hấp dẫn hơn đồng USD, cầu Euro tăng mạnh, đồng đôla sụt giá nghiêm trọng, tính đến tháng 11 năm 2003, sau khi cả FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ) và ECB đồng loạt cắt giảm lãi suất xuống mức tương ứng là 1% (mức thấp kỉ lục trong lịch sử nước Mỹ từ trước đến nay) và 1,75%, đồng USD đã mất giá gần 30% so với đồng Euro (24). Mặt khác, bên cạnh việc nâng hoặc giảm lãi suất danh nghĩa, ngân hàng trung ương còn có thể tác động vào lãi suất chiết khấu, điều chỉnh mức độ tăng giảm cung tiền, gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cung tiền giảm đồng nghĩa với tỷ giá hối đoái tăng, cung tiền tăng đi đôi với tỷ giá hối đoái giảm… Xét riêng thị trường Việt Nam, vấn đề lãi suất nóng lên cũng gây tác động xấu tới tỷ giá hối đoái. Nếu xu hướng chung năm 2003 trên thế giới là duy trì lãi suất ở mức thấp thì Việt Nam lại đi theo chiều hướng mức lãi suất cao, tính trung bình 11 tháng đầu năm 2003, lãi suất VND cao hơn lãi suất USD tới khoảng 6% điểm (17), việc VND đang bị định giá cao so với giá trị thực là 20% cộng với sự sụt giảm chỉ số giá tiêu dùng, vô hình chung cho thấy tỷ giá hối đoái thực tế có xu hướng tăng, gây tổn hại đến các hoạt động xuất khẩu, du lịch, đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên cũng có trường hợp tác động tăng hoặc giảm của lãi suất không hề gây ra biến động nào cho tỷ giá hối đoái, đó là trường hợp nền kinh tế đang trong tình trạng bất ổn có nguy cơ khủng hoảng, khi ấy cho dù lãi suất có tăng đến mấy cũng không có một nhà đầu tư nào làm cái việc dại dột là chuyển vốn của mình vào nơi nước sôi lửa bỏng để ăn chênh lệch lãi suất cả. Điển hình là trong khủng hoảng kinh tế năm 1971-1973 mặc dù lãi suất trên thị trường Newyork cao gấp rưỡi thị

Page 17: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

16

trường London, gấp ba lần thị trường Frankfurk nhưng vốn ngắn hạn vẫn không được chuyển vào Mỹ mà lại đưa đến Tây Đức và Nhật Bản (21). Song dù thế nào đi nữa thì trong điều kiện kinh tế bình thường, lãi suất và tỷ giá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc điều hành chính sách lãi suất không hiệu quả có thể gây ra những bất lợi như nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát chảy máu ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ… Mặc dù có thể xem lãi suất luôn như là một công cụ hữu hiệu để chuyển hướng tỷ giá theo mục tiêu các nhà quản lý song lãi suất chỉ phát huy hiệu quả của nó trong ngắn hạn. Về lâu dài, giải pháp này có thể gây ra những tác động tai hại lên toàn bộ nền kinh tế, tăng sức ép lên tỷ giá hối đoái bởi bản chất của vấn đề chính là sức mua thực sự của đồng tiền chứ không phải một sự lên giá tạm thời. 1.2.3. Lạm phát: Lạm phát được xem là sự biểu thị của mức tăng giá chung, lịch sử ra đời lạm phát gắn liền với sự xuất hiện của kinh tế thị trường. Lạm phát thường bị coi là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế, nếu lạm phát ở mức vừa phải tức chỉ số giá tiêu dùng CPI(ii) nằm trong khoảng 1,01-1,06 (lạm phát khoảng từ 1% đến 6%) thì nền kinh tế được xem là vận động có hiệu quả. Lạm phát vừa phải và ổn định sẽ kích thích cầu đầu tư, tiêu dùng, nhờ đó thúc đẩy sản xuất, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tỷ giá có xu hướng giảm giá nhẹ. Trong trường hợp lạm phát cao hoặc siêu lạm phát, đồng tiền sẽ mất giá mạnh, một sự gia tăng lạm phát lớn hơn mức tăng tỷ giá có thể sẽ dẫn đến một sự “phá giá”, bóp méo cơ chế truyền dẫn vốn có giữa lạm phát và tỷ giá, sự vận động của lạm phát sẽ trở nên độc lập với tỷ giá hối đoái và rất khó kiểm soát.

(ii) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI: Consumer Price Index) là thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. CPI đo lường chi phí mua một lô hàng chuẩn tại những thời điểm khác nhau và được xây dựng dựa trên việc gắn quyền số cho những lô hàng khác nhau của một giỏ hàng hóa kiểu mẫu.(23)

Page 18: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

17

Trong trường hợp lạm phát chỉ xảy ra ở một nước, mức giảm tỷ giá đối với tiền tệ các nước bất kỳ sẽ được xem bằng với mức lạm phát ở quốc gia đó. Cụ thể hơn, nếu mức lạm phát tại nước A là 6%/năm thì đồng tiền nước A sẽ bị giảm giá 6% tương ứng so với đồng tiền nước B trong trường hợp nước B không có lạm phát. Nếu lạm phát xảy ra đồng thời ở cả hai quốc gia A và B với mức lạm phát lần lượt là 3% và 4% thì đồng tiền nước A được xem là tăng giá 1% so với đồng tiền nước B. Tức nước nào có mức độ lạm phát cao hơn, sức mua đồng tiền nước đó sẽ thấp hơn và đồng tiền nước đó sẽ giảm giá tương ứng đúng bằng mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước.

Lạm phát càng tăng, sức mua thực tế đồng nội tệ càng giảm, dân chúng sẽ tìm mọi cách “vứt” đồng tiền của mình đi càng nhanh càng tốt, họ tích trữ vàng, động sản thay vì cầm trong tay một đống giấy lộn và thế là đồng nội tệ bị cuốn trong vòng xoáy giảm giá. Các nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng lạm phát càng cao thì tốc độ mất giá đồng tiền càng nhanh. Năm 1920, nước Cộng hòa Weimar (hiện nay thuộc Đức) đã in tiền với mục đích trang trải cho các chi tiêu chính phủ, kết quả là giá cả tăng vọt, nếu tỷ số lạm phát năm 1923 so với 1922 mới ở mức 140% thì tỷ số năm 1924 so với 1923 đã lên đến 6666666,7%, đồng Mác Đức bị sụt giá thấp chưa từng có trong lịch sử (49). Tuy nhiên một mức lạm phát liên tục giảm sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng, nếu giảm xuống mức thấp hơn 1% thì cũng có nghĩa là nền kinh tế đã rơi vào tình trạng giảm phát, một căn bệnh nguy hiểm không kém gì lạm phát phi mã. Những yếu tố thiểu phát sẽ tác động mạnh hơn những yếu tố làm lạm phát, thiểu phát sẽ làm cho các nhà sản xuất phải bán hàng với giá hạ đi trong khi chi phí đầu vào không giảm tương ứng, dẫn đến thu hẹp đầu tư, giảm thu nhập, giảm cầu nền kinh tế. Với tâm lý giá hàng hóa sẽ còn giảm trong tương lai, người tiêu dùng sẽ hạn chế chi tiêu kích thích tỷ giá tăng mạnh hơn nữa. Việt Nam hiện nay cũng đang có nguy cơ phải trải qua tình trạng giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng sụt giảm, tính đến tháng 9 năm 2003, trung bình lạm phát mới chỉ ở mức 1,5% cùng với việc đồng Việt Nam bị định giá cao hơn giá trị thực thì nguy cơ tăng tỷ giá có thể xem là rất gần.

Page 19: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

18

Lạm phát rõ ràng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái, đặc biệt là tỷ giá hối đoái thực tế do tỷ giá này được xây dựng trên cơ sở tính toán lạm phát (công thức phần 1.1.3). Chính vì vậy, khi điều hành công cụ tỷ giá, cần phân tích kĩ động thái lạm phát nhằm tránh những tình huống xấu có thể xảy ra gây tổn hại nền kinh tế quốc gia. 1.2.4.Cán cân thanh toán: Ngày nay trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nghe đến thuật ngữ cán cân thanh toán, với định nghĩa “là sự ghi chép các luồng giao dịch của một nước với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) (40), thuật ngữ này luôn được xem là trọng tâm chú ý của các nhà kinh tế cũng như chính trị học trên toàn thế giới. Những gì xảy ra đối với cán cân thanh toán quốc gia hay đúng hơn là trạng thái cán cân thanh toán luôn được chính phủ để mắt bởi nó có ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái và tình hình kinh tế trong nước. Cán cân thanh toán ghi chép mọi khoản thu ngoại tệ (+) và chi ngoại tệ (-) của một nước đối với nước ngoài. Thặng dư cán cân thanh toán có nghĩa là các khoản thu ngoại tệ lớn hơn các khoản chi ngoại tệ và thâm hụt đồng nghĩa với chi ngoại tệ lớn hơn thu ngoại tệ. Với tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán, chính phủ có thể tăng lãi suất, giảm nhu cầu nhập khẩu, tiến hành kiểm soát xuất nhập khẩu, ngoại hối cũng như sự chu chuyển các luồng vốn nhằm mục đích ổn định tỷ giá. Cán cân thanh toán bao gồm các khoản mục chủ yếu là: Tài khoản (cán cân) vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản dự trữ chính thức (trong cán cân vãng lai có sự góp mặt của cán cân thương mại, ghi chép mọi hoạt động ra vào của ngoại tệ thông qua xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình). Việc cân bằng cán cân thanh toán không có nghĩa là các tài khoản vãng lai và vốn phải đồng thời cân bằng, mà tài khoản vãng lai có thể thâm hụt, trong khi tài khoản vốn thặng dư. Tuy nhiên do những biến động của các luồng vốn ngắn hạn, dài hạn, của thương mại quốc tế mà hiếm khi cán cân thanh toán được cân bằng, đây là nguyên nhân trực tiếp và tổng quát dẫn đến sự thay đổi của tỷ giá. Cần lưu ý là khái niệm không cân bằng trong cán cân thanh toán hiện nay không phải là cán cân thanh toán với ý nghĩa đầy đủ của nó mà thường

Page 20: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

19

được sử dụng để chỉ tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn. Điều đó có nghĩa là một sự thâm hụt trong cán cân thanh toán có nghĩa là cán cân dự trữ chính thức tăng lên, trái lại, một sự thặng dư trong cán cân thanh toán đồng nghĩa với việc cán cân dự trữ sẽ giảm xuống. Với cấu trúc cán cân thanh toán như vậy, ảnh hưởng của cán cân thanh toán đến tỷ giá hối đoái sẽ được phân tích qua cán cân vãng lai và cán cân vốn. 1.2.4.1.Ảnh hưởng của cán cân vãng lai đến tỷ giá hối đoái:

Cán cân vãng lai bao gồm các yếu tố thể hiện việc mua bán hàng hóa dịch vụ giữa một nước với các nước khác, nó bao gồm các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình, các khoản mục thu nhập từ đầu tư và các khoản chuyển giao tiền tệ, song tác động chủ yếu lên tỷ giá vẫn thuộc các yếu tố nằm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình, gọi là cán cân thương mại. Cán cân thương mại là một phần cấu thành cán cân vãng lai, với hai hạng mục chủ yếu là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa hữu hình. Sự di chuyển các luồng ngoại tệ ra, vào một đất nước thông qua quá trình xuất nhập khẩu này là nhân tố cơ bản và tiên quyết dẫn đến biến động tăng giảm của tỷ giá hối đoái. Nếu cán cân thương mại thâm hụt, đồng nghĩa với việc nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, cung nội tệ để nhập hàng sẽ tăng lên vượt quá cầu nội tệ, phá vỡ mức cân bằng ngắn hạn, nếu các biến số vĩ mô khác là không đổi, thì đồng nội tệ sẽ bị đặt trước sức ép giảm giá, ngược lại nếu xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu tức cán cân thương mại thặng dư thì đồng nội tệ sẽ đứng trước sức ép tăng giá, nếu trong cơ chế thả nổi tỷ giá, hiệu ứng này sẽ xảy ra, tức thì, đồng nội tệ tăng giá kéo theo nhập khẩu tăng…Chúng ta có thể khái quát tác động của cán cân thương mại lên tỷ giá là như sau

Page 21: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

20

Sơ đồ 2: Tác động của cán cân thương mại lên tỷ giá (Tỷ giá tăng) Sức ép tăng giá nội tệ Thặng dư cán cân thương mại Thâm hụt cán cân thương mại (+) (-) Sức ép giảm giá nội tệ (Tỷ giá giảm)

Hãy lấy một ví dụ cụ thể đó là nếu ở Mỹ, lượng ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩu vượt lượng ngoại tệ thu về từ xuất khẩu thì cung đô la sẽ vượt cầu đô la trên thị trường ngoại hối, và kết quả là đồng đô la có thể bị sụt giá so với các đồng tiền khác. Và thực tế cho thấy tính đến tháng 6 năm 2003, cán cân thương mại Mỹ đã thâm hụt gần 200 tỷ USD (7) (tức là hơn 1 tỷ USD/ngày) tạo nên nguồn cung đô la rất lớn trên thị trường hối đoái toàn cầu, mặc dù cố duy trì chính sách đồng đô la mạnh song thâm hụt quá lớn từ phía cán cân thương mại đã khiến Mỹ buộc phải giảm giá đồng đô la hồi đầu tháng 10 năm 2003. Mô hình trên có thể coi là đúng đắn trong cả chế độ tỷ giá thả nổi lẫn cố định, mặc dù trong chế độ tỷ giá cố định, độ trễ của mô hình lớn hơn do có sự can thiệp của nhà nước trong ấn định tỷ giá song tất yếu qui luật trên sẽ xảy ra và vấn đề còn lại chỉ nằm ở yếu tố thời gian mà thôi.

Bên cạnh yếu tố kim ngạch xuất nhập khẩu, các yếu tố tác động lên cầu xuất nhập khẩu cũng được xem là gián tiếp gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ví dụ như mức giá cả tương đối, chính sách bảo hộ, sở thích người tiêu dùng trong việc sử dụng hàng nội và hàng ngoại…Những năm 1970, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ

Page 22: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

21

Nhật của những người dân Mỹ tăng mạnh, cán cân thương mại Nhật Bản thặng dư, chính quyền Nhật Bản đã buộc phải tăng tỷ giá đồng Yên so với đô la Mỹ lên 5% trong vòng 2 năm từ 1976 đến 1978 (52). Từ đó có thể kết luận những thay đổi về cầu xuất nhập khẩu nếu làm cho cán cân thương mại thặng dư thì nước đó sẽ có điều kiện tăng dự trữ ngoại tệ đồng nội tệ cũng sẽ tăng giá (hoàn toàn ngược lại trong trường hợp thâm hụt cán cân thương mại). 1.2.4.2. Tác động của tài khoản vốn lên tỷ giá hối đoái: Tài khoản vốn ghi chép sự vận động các luồng vốn: đầu tư trực tiếp, gián tiếp, vốn tín dụng dài hạn, ngắn hạn, các khoản tiền gửi dài hạn ngân hàng. Việc xem xét tác động của mỗi nhân tố trong cán cân vốn lên tỷ giá phải được đặt trong mối tương quan giữa sự vận động của các nhân tố khác trong tổng thể cán cân vốn. Song xét một cách tổng quát, có thể nói mọi lượng vốn chảy vào một nước sẽ làm tăng tài sản ngoại tệ của nước đó và ngược lại, bất kì lượng vốn nào chảy ra cũng làm suy giảm tài sản ngoại tệ. Các nhân tố làm thay đổi luồng di chuyển các dòng vốn sẽ làm thay đổi cán cân tài khoản vốn và làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thị trường tài sản, quan hệ cung cầu đó đến lượt nó lại làm thay đổi tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong ngắn hạn.

Không giống như các tác động của cán cân vãng lai, tác động của cán cân vốn lên tỷ giá vận động một cách phức tạp hơn, sự vận động các luồng vốn vào ra này chịu sự chi phối của rất nhiều các biến sô khác như lãi suất, lạm phát… thay đổi của lãi suất, lạm phát dẫn đến sự di chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia và tác động đến tỷ giá hối đoái, điều này đã đề cập ở phần trên.(1.2.2; 1.2.3) 1.2.5.Cung, cầu ngoại hối: Cũng giống như các hàng hóa khác, giá cả của tiền tệ (tỷ giá hối đoái) cũng được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu. Tỷ giá thay đổi hàng ngày, hàng giờ do những biến động tương tác giữa hai lực lượng chính: cung, cầu ngoại hối trên thị trường ngoại hối, nơi diễn ra sự trao đổi giữa đồng tiền quốc gia này với đồng tiền quốc gia khác. Các thị trường ngoại hối lớn trên thế giới như thị trường ngoại hối Tokyo, London, Zurich thường xuyên tiến hành buôn bán hàng trăm tỷ ngoại tệ mỗi ngày. Việc nghiên cứu tác động của cung, cầu ngoại hối đến tỷ giá hối đoái sẽ được

Page 23: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

22

xem xét qua việc sử dụng những đường cầu và cung trong mô hình cân bằng cung-cầu quen thuộc nhằm minh họa rõ việc thị trường sẽ quyết định giá cả tiền tệ như thế nào. Trước hết, cầu ngoại tệ sẽ nảy sinh khi nào ? Đó là khi một nước có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ cũng như các tài sản khác ở nước ngoài (23). Đường cầu ngoại tệ thông thường có độ dốc xuống từ trái sang phải giống đường cầu hàng hóa, điều này đồng nghĩa với việc tỷ giá hối đoái và cầu ngoại tệ vận động ngược chiều nhau. Cụ thể hơn, đường cầu ngoại tệ biểu hiện mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và lượng cầu ngoại tệ. Khi cầu đồng tiền A giảm xuống (Q1 xuống Q2), giá ngoại tệ A giảm, giá nội tệ C tăng, tỷ giá giữa ngoại tệ A và nội tệ C theo phương pháp yết giá trực tiếp tăng (từ E1 đến E2). (Hình 2) Hình 2: Đường cầu ngoại tệ E(A/C) 0 Q2 Q1 Q(A) (Với phương pháp yết giá trực tiếp, sự tăng lên của tỷ giá trên chính là sự tăng lên của giá đồng nội tệ)

Trong thương mại quốc tế, với giả thiết việc mua sắm sẽ được thanh toán bằng đồng tiền của nước bán thì một sự giảm đi trong nhu cầu người tiêu dùng sẽ khiến nhu cầu mua ngoại tệ giảm, trên thị trường ngoại hối, cầu ngoại tệ giảm, trong khi trong ngắn hạn cung ngoại tệ không đổi, đồng ngoại tệ có xu hướng giảm giá. Nhà kinh tế học Paul Samuelson (Mỹ) cho rằng một sự giảm trong cầu ngoại tệ sẽ khiến đường cầu ngoại tệ dịch chuyển xuống dưới, gây tác động giảm giá đồng ngoại tệ.

B

B’

E2 E1

E1 : Mức tỷ giá ban đầu E2: Mức tỷ giá A sau khi cầu A giảm. Q1: Cầu ngoại tệ A gốc Q2: Lượng ngoại tệ A sau khi giảm cầu Q(A): Lượng ngoại tệ A E(A/C) : tỷ giá ngoại tệ trên nội tệ theo phương pháp yết giá trực tiếp D : Đường cầu ngoại tệ

D

Page 24: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

23

Một ví dụ cụ thể: Giả sử dịch bệnh SARS khiến người dân Mỹ đi du lịch sang Trung Quốc ít đi, có nghĩa là số người dân Mỹ phải đổi USD lấy CNY (Nhân dân tệ) giảm xuống, điều này sẽ làm giảm cầu CNY trên thị trường ngoại hối, khiến đường cầu nhân dân tệ dịch sang trái, đồng nhân dân tệ xuống giá trong khi đồng đô la Mỹ lên giá (giả sử nếu trước kia người Mỹ cần 0,15 USD mới đổi đước 1 CNY, thì nay chỉ cần 0,125 USD). Sở dĩ biết được sự lên giá của đồng đô la là do chúng ta đã đảo ngược diễn biến mối quan hệ cung cầu bằng cách phân tích cung cầu USD trên cơ sở cung cầu CNY và điều này là chấp nhận được. Trong thế giới buôn bán ngày nay, việc trao đổi các hoạt động thương mại, du lịch, đầu tư… dù dưới vỏ bọc nào vẫn có thể coi đó là quan hệ song phương, khi ấy, cầu nhân dân tệ của Mỹ được chuyển thành cung đô la và cung về nhân dân tệ của người Trung Hoa cũng sẽ được chuyển thành cầu về đồng đô la.

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa cầu ngoại tệ và các yếu tố cấu thành nên cầu ngoại tệ cũng được xem là cơ sở cho việc tạo nên những biến đổi cầu ngoại tệ gây ảnh hưởng đến tỷ giá. Xét riêng trong phạm vi một quốc gia, nếu nhu cầu mua sắm hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài tăng lên thì cầu ngoại tệ cũng tăng lên, cầu nội tệ giảm và kết quả là tỷ giá nội tệ giảm. Điều đó cho thấy cầu ngoại tệ vận động ngược chiều với các yếu tố tạo ra nó. Sự tương quan nghịch giữa cầu ngoại tệ và các yếu tố cấu thành cầu ngoại tệ được mô hình hóa dưới dạng sau: DNgT = f(cầu của dân chúng một nước về hàng hóa, dịch vụ, tài sản của nước ngoài;γ)

(trong đó γ là biểu thị tác động các yếu tố ngẫu nhiên lên cầu ngoại tệ.) Yếu tố còn lại quyết định tỷ giá hối đoái chính là cung ngoại hối. Đường cung

ngoại hối có chiều hướng lên trên, từ trái sang phải, thể hiện quan hệ khi cung ngoại hối tăng lên (Q đến Q’), giá cả ngoại hối giảm xuống, giá cả nội tệ tăng và tỷ giá tăng lên (E đến E’)(trường hợp ngược lại sẽ cho hiệu ứng ngược lại) (Hình 3).

Page 25: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

24

Hình 3: Đường cung ngoại tệ

Một ví dụ tiêu biểu cho tác động của cung ngoại tệ lên giá cả nội tệ chính là “Dịch bệnh Hà Lan”. Sau khi phát hiện ra nguồn khí ga thiên nhiên ở Hà Lan, ngoại tệ từ việc bán dầu như nước đổ dồn về vùng đất trũng này đã làm tăng nhanh giá trị đồng nội tệ,

giá cả ngoại tệ giảm mạnh, kéo theo sự suy giảm xuất khẩu.

Về mặt lý thuyết, cung ngoại hối phát sinh cùng với sự xuất hiện của cầu ngoại hối. Trên thị trường ngoại hối, một nhu cầu về ngoại tệ thường đi kèm với nguồn cung nội tệ. Cung nội tệ của nước A sẽ trở thành cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, một nhà đầu tư Brazil muốn đầu tư vào Việt Nam sẽ phải đổi đồng Real nước họ ra VND, cùng lúc, nhà đầu tư thực hiện hai vấn đề, cung đồng Real và cầu đồng Việt Nam. Do đó hàm biểu thị mối liên hệ giữa cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung ngoại hối, gián tiếp gây nên biến động tỷ giá hối đóai sẽ có dạng: SNgT = f(cầu của dân chúng nước ngoài về hàng hóa dịch vụ , tài sản một nước; ζ)

(trong đó ζ cũng được xem là biểu thị sự vận động của cung ngoại hối bởi các biến ngẫu nhiên)

S

E’

E

Q(Ngt) Q Q’

E(Ngt/Nt) E(Ngt/Nt): Tỷ giá ngoại tệ/nội tệ theo phương pháp yết giá trực tiếp Q(Ngt): Lượng cung ngoại tệ S: đường cung ngoại tệ

Page 26: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

25

Một cách tổng quát, cung cầu ngoại hối trên thị trường cùng nhau xác lập một mức tỷ giá ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Khi tỷ giá hối đoái cân bằng cũng là lúc cung ngoại hối bằng cầu ngoại hối, ví như nếu lượng bảng Anh bán ra đúng bằng lượng bảng Anh mua vào thì tỷ giá sẽ trong trạng thái cân bằng tối ưu. Tuy nhiên, trong thực tế, sự cân bằng đó chỉ xảy ra trong khoảnh khắc, sự vận động liên tục giữa các luồng vốn xuyên quốc gia nhằm mục đích đầu tư, đầu cơ, thương mại… đã khiến cho thị trường ngoại hối liên tiếp lâm vào tình trạng dư cung hoặc dư cầu. Trước tình trạng này, các nước theo chế độ tỷ giá cố định thường can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm mục đích ổn định tỷ giá. Giữa năm 2001, thị trường ngoại hối tại Việt Nam liên tiếp rơi vào tình trạng căng thẳng, cầu đô la tăng mạnh khiến NHTW phải tung đô gần 800 triệu đô la ra bán (55). Tác động của cung cầu ngoại hối lên tỷ giá hối đoái dựa chủ yếu vào các yếu tố cấu thành nên nó, tuy nhiên ngoài các tác nhân tác động trực tiếp lên cung cầu ngoại hối thì các nhân tố gián tiếp như thu nhập, chi tiêu chính phủ, sản lượng… cũng gây ảnh hưởng không nhỏ lên tỷ giá hối đoái. Thu nhập tăng lên đồng nghĩa với chi tiêu tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài tăng lên, cầu ngoại tệ tăng lên và cuối cùng kéo theo một sự lên giá đồng ngoại tệ. Chi tiêu cũng vậy, nếu chi tiêu chính phủ vượt quá mức cho phép dẫn đến thâm hụt ngân sách trầm trọng thì một sự cắt giảm chi tiêu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ tất yếu dẫn đến qui luật giảm cầu ngoại tệ, cuối cùng là đồng ngoại tệ giảm giá. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, chính phủ buộc phải cắt giảm lực lượng lao động, sản lượng sụt giảm làm tăng nguy cơ lạm phát và giảm giá tỷ giá hối đoái thực tế …Có thể nói, cung cầu ngoại hối là hai yếu tố vô cùng nhạy cảm, quyết định trực tiếp mức độ tăng giảm của tỷ giá hối đoái. Những tín hiệu bất bình thường về cung cầu ngoại hối sẽ luôn là công cụ hữu hiệu để ngân hàng trung ương có những giải pháp đối phó kịp thời với những rủi ro tiềm ẩn xảy ra do biến động của tỷ giá hối đoái . 1.2.6. Năng suất lao động: Năng suất lao động được xem là yếu tố quyết định trình độ phát triển kinh tế một quốc gia. Trong điều kiện tự do hóa, toàn cầu hóa, năng suất lao động được tạo nên không chỉ bởi nội lực quốc gia mà còn bởi việc giao lưu vốn, công nghệ. Một

Page 27: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

26

sự tăng lên hoặc giảm xuống trong năng suất lao động tất yếu sẽ kéo theo hàng loạt biến động trong nền kinh tế trong đó có tỷ giá hối đoái. Mặc dù không tác động trực tiếp đến tỷ giá, nhưng mức độ tăng lên hoặc giảm xuống của năng suất lao động vẫn được xem là nhân tố có tác động mạnh mẽ lên sự vận động của tỷ giá hối đoái và thường xuyên được các nhà kinh tế học quan tâm. Việc xem xét ảnh hưởng năng suất lao động lên tỷ giá trong khuôn khổ bài viết sẽ tuân theo hướng vận động tăng giảm của năng suất lao động.

Thứ nhất có thể kể đến biến động tăng trong năng suất lao động, việc tăng năng suất lao động có thể dẫn đến những kết quả chủ yếu sau đối với tỷ giá:

Năng suất lao động tăng kéo theo sự gia tăng sản lượng sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, cung ngoại tệ tăng lên, giá ngoại tệ giảm, tỷ giá có xu hướng tăng. Trường hợp này chỉ đúng trong điều kiện mức sản lượng toàn bộ nền kinh tế chưa đạt đến mức tiềm năng, một khi mức tiềm năng đã được nền kinh tế đạt tới thì một sự tăng lên trong năng suất lao động lại dẫn đến chi phí sản xuất tăng, đội giá hàng tiêu dùng trong nước lên cao, sức mua thực tế giảm sút, đồng nội tệ sụt giá kèm theo nó là nạn thất nghiệp trầm trọng do việc cắt giảm chi phí lao động, bảo tồn lợi nhuận từ phía các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc tăng năng suất lao động trong chừng mực nào đó sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế đến lượt nó lại thúc đẩy tăng trưởng trong hoạt động đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút các luồng vốn quốc tế chảy vào trong nước, cung ngoại tệ tăng, giá ngoại tệ giảm, đồng nội tệ có xu hướng tăng giá.

Việc tăng lên trong năng suất lao động với điều kiện kinh tế phát triển ổn định sẽ dẫn đến niềm tin đồng nội tệ tăng giá trong tương lai và thế là nạn đầu cơ xuất hiện, các nhà đầu cơ sẽ nhanh chóng mua nội tệ, tỷ giá nội tệ sẽ phải đối mặt trước sức ép tăng giá. Đây là trường hợp rất nguy hiểm, tạo nên hiện tượng khan hiếm nội tệ, khan hiếm tiền mặt trong lưu thông, nếu tồn tại dưới một chế độ tỷ giá cố định thì ngân hàng trung ương sẽ vô cùng vất vả trong việc giữ tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, vấn đề này sẽ được đề cập kĩ hơn trong phần 1.2.7 dưới đây.

Page 28: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

27

Đối với trường hợp mức tăng năng suất lao động nhỏ hơn mức tăng tương đối của chi phí đầu vào như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao…thì sẽ dẫn đến lợi nhuận sụt giảm, sản lượng giảm, kinh tế suy thoái, lạm phát có xu hướng tăng, kéo đồng nội tệ mất giá.

Cuối cùng, xét năng suất lao động trong tương quan hai nền kinh tế, nếu nền kinh tế nào có mức độ tăng năng suất lao động cao hơn thì hàng hóa nước đó sẽ trở nên rẻ tương đối, sức mua đồng nội tệ nước đó sẽ cao hơn và tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nước đó với đồng tiền có năng suất lao động thấp hơn sẽ tăng lên.

Ngoài sự tăng lên trong năng suất, năng suất lao động giảm xuống cũng là một yếu tố cần phải được xem xét. Năng suất lao động giảm thường gây tâm lí hoang mang về nguy cơ suy thoái kinh tế, xuất khẩu bị xói mòn do mức sản lượng sụt giảm, hàng hóa trở nên khan hiếm hơn trước, giá cả tăng, sức mua đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái giảm. Mặt khác, một sự giảm xuống trong năng suất lao động sẽ khiến hàng hóa trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, việc tăng nhập khẩu do đó sẽ diễn ra, cầu ngoại tệ tăng lên, đồng ngoại tệ tăng giá…

Nói tóm lại, năng suất lao động cũng gây ra một số tác động nhất định đến tỷ giá hối đoái. Trong dài hạn, năng suất lao động sẽ tác động trước tiên đến mặt bằng giá cả nội địa, qua đó đến tỷ giá hối đoái. 1.2.7. Đầu cơ tiền tệ: Đầu cơ giờ đây là khái niệm không còn xa lạ đối với các quốc gia mở cửa, hướng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường như Việt Nam. Đầu cơ tiền tệ được hiểu là việc mua hoặc bán tiền tệ sau đó bán hoặc mua tiền tệ kiếm lời khi giá cả hoặc tỷ giá hối đoái thay đổi. Cụ thể là các nhà đầu cơ sẽ mua đồng tiền yếu, chờ lên giá rồi bán, hoặc bán đồng tiền mạnh, chờ xuống giá rồi mua lại để kiếm lãi và kết quả là họ làm cho các đồng tiền mạnh yếu đi, đồng tiền yếu mạnh lên.

Đối với các quốc gia có hệ thống tiền tệ yếu kém, tăng trưởng dựa trên luồng vốn ngắn hạn, vốn khống hay còn gọi là vốn ảo, đầu cơ thường đem lại hiệu quả xấu, gây biến động lớn đến tỷ giá hối đoái. Do việc đầu cơ tiền tệ được tiến hành thông qua mua bán một khối lượng lớn các loại tiền nên đầu cơ thường có xu hướng khiến tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng đồng Peso hồi tháng

Page 29: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

28

2 năm 2002 khiến Chính phủ Áchentina điêu đứng là một minh chứng thể hiện tác động tiêu cực của đầu cơ lên tỷ giá hối đoái. Tổng thống Achentina ông Eduardo Duhalde đã lớn tiếng chỉ trích những kẻ đầu cơ tiền tệ khiến đồng Peso rớt giá đến mức kỉ lục, giá đô la từ 1 peso ăn một đô la ngày 1/2/2002 đã lên đến 10 peso/đôla ngày 11/2/2002 (1). Một số nhà đầu cơ nước ngoài vì mục đích lợi nhuận đã sẵn sàng tung toàn bộ số peso trong tài khoản ra bán, điều này kéo theo hiệu ứng đám đông trong dân chúng và kết quả là đồng peso sụt giá thảm hại; Chính phủ Achentina đã buộc phải từ bỏ chế độ ấn định tỉ giá cố định 1/1 đối với đồng đô la sau khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Các nhà đầu cơ khác với những nhà bảo hiểm rủi ro tỷ giá, họ luôn nắm giữ tài sản “nợ” với hi vọng trong tương lai việc bàn các tài sản này sẽ có lợi cho họ. Số vốn ban đầu mà các nhà đầu cơ bỏ ra để có quyền mua một hợp đồng tiền tệ trên thực tế thấp hơn rất nhiều so với tổng số tiền trên hợp đồng tiền tệ họ nhận được sau này. Cụ thể trước khủng hoảng 97 – 98, ở Thái Lan, chỉ cần 510 triệu bạt là có thể mua được 200 hợp đồng tiền tệ với tổng trị giá 2 tỷ USD (19), đây là những “quả bom nguyên tử” có sức công phá lớn trên thị trường tiền tệ thường bị những kẻ đầu cơ lợi dụng để kiếm chác. Tháng 5/1997, tỷ phú George Soros (Mỹ) đã dùng các hợp đồng tiền tệ mua 2 tỷ bạt, đến thời điểm thực hiện hợp đồng, cùng với sự mua vào như đã định sẵn, tỷ phú Soros đã kí hợp đồng giao ngay bán ngay 2 tỷ bạt ra thị trường với mục đích ăn chênh lệch tỷ giá, các nhà đầu tư trước nguy cơ giảm giá đồng bạt cũng đã liên tiếp bán tống bán táng mọi chứng khoán, chuyển mọi khoản cho vay bằng đồng bạt sang USD rút về nước và kết quả là đồng bạt sụt giá thê thảm, từ 26 bạt/USD xuống 80 bạt/USD, Chính phủ Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá. Bên cạnh tác động làm sụt giá tiền tệ này, đầu cơ đồng thời lại làm tăng giá tiền tệ khác bởi xét mối quan hệ mua bán tiền tệ song phương, cầu tiền tệ này chính là cung tiền tệ kia và ngược lại. Các nhà đầu cơ do đó cho dù là đầu cơ giá lên hay đầu cơ giá xuống đều gây tác động dẫn đến lên giá đồng tiền này và hạ giá đồng tiền kia. Một nhà đầu cơ A khi có nhu cầu mua một lượng lớn đồng tiền X bằng đồng tiền Y thì ngay lập tưc đồng tiền X sẽ có xu hướng lên giá và đồng tiền Y có

Page 30: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

29

xu hướng hạ giá. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, hiện tượng đầu cơ cũng mang lại một số hiệu quả nhất định, đó là việc các nhà đầu cơ đã chấp nhận rủi ro, thông qua các nghiệp vụ kinh doanh, quyền chọn, bán non, các lệnh đình chỉ thua lỗ, các hợp đồng kì hạn… đã phần nào đưa đồng tiền các quốc gia về đúng với giá trị thực của nó, làm ổn định thị trường ngoại hối. 1.2.8. Chính sách tiền tệ:

Chính sách tiền tệ cùng với chính sách tài khóa là hai công cụ cơ bản được các quốc gia sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nếu chính sách tài khóa dựa trên việc kiểm soát thuế và chi tiêu chính phủ thì chính sách tiền tệ lại tác động lên nền kinh tế thông qua lãi suất và cung cầu tiền tệ (cung cầu tiền ở đây được hiểu là lượng tiền trong nội bộ nền kinh tế). Các biện pháp thường xuyên được sử dụng đó là chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tiền tệ lỏng.

Xét trong phạm vi nội bộ quốc gia, chính sách tiền tệ chặt đó là việc chính phủ tiến hành tăng lãi suất, giảm cung tiền; với khái niệm cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh khoản (MS) thì một sự thay đổi trong cung tiền sẽ dẫn đến sự thay đổi trong lãi suất, từ đó tác động đến mức giá đồng nội tệ. (Hình 4). Chính phủ có thể tiến hành giảm cung tiền bằng cách phát hành trái phiếu, giảm lượng tiền mặt lưu thông, đường cung tiền dịch sang trái (M đến M*), nâng mức lãi suất lên mức i*. Ở mức lãi suất cao hơn này đối với một nền kinh tế nhạy cảm với chi tiêu thì có thể làm tăng tỷ giá hối đoái đồng bản tệ.

Hình 4: Sự vận động lãi suất trong tương quan với cung tiền

MM*

MDi

Cung tiền

M : Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp i : Lãi suất ban đầu i* : Lãi suất sau khi thu hẹp cung tiền MD: Cầu tiền

i*

Lãi suất

Page 31: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

30

Đối với chính sách tiền tệ lỏng, hiệu ứng sẽ ngược lại, một sự tăng cung tiền sẽ làm lãi suất giảm xuống, khiến tỷ giá đồng bản tệ giảm trong ngắn hạn.

Tỷ giá hối đoái của một quốc gia trong thế giới tự do hóa thương mại ngày nay không đơn thuần chỉ chịu tác động của riêng chính sách tiền tệ quốc gia đó mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có đồng tiền mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Anh…USD giờ đây mặc dù đã suy yếu song thế giới vẫn dõi theo từng động thái trong chính sách tiền tệ Mỹ. Với hai phần ba lượng đô la phát hành được lưu thông ngoài nước Mỹ, việc tăng, giảm lãi suất đồng đô la cũng sẽ là một trong những nguyên nhân chủ đạo tác động đến tỷ giá hối đoái các nền kinh tế ngoài Mỹ. Ngay sau khi Mỹ tuyên bố cắt giảm lãi suất USD từ 1,25% xuống 1% (ngày 9/10/2003), NHTW Châu Âu cũng đã hạ lãi suất EUR xuống 1,5% từ 1,75%. Việc cắt giảm lãi suất của EUR nhằm mục đích duy trì mức tỷ giá cạnh tranh, không để đồng đô la giảm giá qua nhiều so với EUR bởi điều này sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu của các nước thuộc liên minh châu Âu sang Mỹ. Tại Việt Nam ngân hàng Ngoại Thương đã giảm 0,2% đối với tất cả các kì hạn song theo bà Vũ Phương Liên, vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ (NHNNVN) thì việc cắt giảm lãi suất này chỉ tác động nhẹ tới tỷ giá, tỷ giá chỉ dao động giảm trong biên độ cho phép (24).

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, có thể nói chính sách tiền tệ các quốc gia có đồng tiền mạnh, có tỷ trọng thương mại quốc tế lớn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia khác, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Giao lưu thương mại quốc tế càng được mở rộng, vấn đề tỷ giá sẽ càng được quan tâm, việc hoạch định một chính sách tiền tệ sao cho tạo được một mức tỷ giá có lợi cho tổng thể nền kinh tế do vậy phải được xây dựng dựa trên những biến động trong tiền tệ cũng như quản lý tiền tệ của các quốc gia khác. 1.2.9. Sự can thiệp của nhà nước: Nhà nước là cơ quan quyền lực tối cao của một quốc gia, nhà nước quyết định mọi chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Mọi biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất hay tỉ giá hối đoái chỉ được xem là những quân cờ trong ván

Page 32: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

31

cờ với những người bạn láng giềng khác của mình. Nhà nước ấn định chế độ tỷ giá hối đoái, quyết định việc sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán, hoạch định xu thế vận động của tỷ giá và kết quả là tỷ giá được xem như một sản phẩm do bàn tay nhà nước nhào nặn. Trong thế giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng, việc lựa chọn một chế độ hối đoái phù hợp với bối cảnh quốc tế, điều kiện cụ thể của từng nước nhất là các nước đang phát triển luôn là một vấn đề nan giải. Việc lựa chọn ấy cũng như việc điều hành tỷ giá được nhà nước tiến hành thông qua hoạt động của ngân hàng trung ương. Thực tế đã chứng minh rằng nếu nhà nước can thiệp quá sâu vào việc điều chỉnh tỷ giá, sẽ dẫn đến hiện tượng tỷ giá lệch khỏi trục cân bằng, không phản ánh xác thực cung cầu thị trường, gây bất ổn trong biến động tỷ giá. Tuy nhiên nếu nhà nước quá lơi lỏng, để tỷ giá hoàn toàn vận động theo cung cầu thị trường thì tỷ giá sẽ luôn có những biến động bất thường, tăng giảm đột ngột do hiện tượng đầu cơ gây nên. Chính vì vậy, sự can thiệp của nhà nước là rất cần thiết. Thực tiễn cho thấy quá trình can thiệp lên tỷ giá của nhà nước vận hành theo quá trình vận động của các chế độ tỷ giá: Sơ đồ 3: Quá trình vận động các loại chế độ tỷ giá.

Nguồn: (44) Khi tỷ giá chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang thả nổi thì mức độ can thiệp của nhà nước giảm dần. Dưới chế độ tỷ giá cố định hoàn toàn, nhà nước can thiệp để giữ tỷ giá ở mức không thay đổi, dưới chế độ tỷ giá tự do thả nổi, nhà nước không can thiệp vào thị trường ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ cần thiết giảm tới mức tối thiểu, điều này có thể làm mất cân đối cung cầu ngoại hối, dẫn đến hiện tượng tỷ giá tăng giảm đột ngột chỉ trong thời gian ngắn. Song hiện nay trên thế giới, đa số can thiệp của nhà nước là có chủ đích và có lợi cho xu hướng vận động của tỷ giá, sự

Tỷ giá cố định hoàn toàn

Cố định có

khả năng bị điều

chỉnh

Ổn định trong thời kỳ nhất định

Thay đổi có quản lý (khung tỷ giá)

Tỷ giá thả

nổi tự do

Page 33: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

32

can thiệp ấy thường được tiến hành thông qua ngân hàng trung ương dưới hai hình thức sau:

*Can thiệp theo trách nhiệm: Khi tỷ giá của một đồng tiền trong hệ thống tỷ giá cố định cao hoặc thấp tới cận điểm thì ngân hàng trung ương sẽ can thiệp, sự can thiệp này giúp làm tăng hoặc giảm tỷ giá hối đoái nội tệ. Trong cuộc khủng hoảng 97-98, sau khi áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà đồng bạt vẫn rớt giá, chính phủ Thái Lan đã bán hết 36 tỷ dự trữ ngoại hối của mình với hi vọng đồng bạt sẽ nâng giá trở lại.

*Can thiệp tự do: Xảy ra ở cả chế độ tỷ giá cố định lẫn chế độ tỷ giá thả nổi, ngân hàng trung ương sẽ can thiệp trước khi xảy ra những biến động tỷ giá đạt tới cận điểm biên độ nhằm giảm bớt sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối. Cho dù ở loại hình can thiệp nào thì sự can thiệp của ngân hàng trung ương lên thị trường ngoại hối luôn nằm trong hai động thái chính sau đây: một là tác động trực tiếp vào khối lượng ngoại tệ trên cơ sở mua vào hoặc bán ra, hai là trực tiếp gây biến động lên mức lãi suất trong nước, gián tiếp làm tăng hoặc giảm tỷ giá nội tệ.

Để thực hiện sự can thiệp của mình, NHTW sử dụng chủ yếu các công cụ sau:

Lãi suất chiết khấu: việc nâng cao lãi suất chiết khấu có tác dụng thu hút được vốn ngắn hạn chảy vào, sự căng thẳng bớt đi, trong dài hạn, tỷ giá có xu hướng giảm, trường hợp hạ lãi suất chiết khấu, hiệu ứng hoàn toàn ngược lại.

Nghiệp vụ thị trường hối đoái: Đó là nghiệp vụ về mua, bán ngoại tệ nhằm mục đích điều chỉnh tỷ giá hối đoái bằng cách tác động trực tiếp. Việc mua bán ngoại tệ này cần được thực hiện trên nguyên tắc diễn biến giá cả ngoại tệ trên thị trường, không nên áp đặt máy móc mà cần tính toán kĩ lưỡng mức độ can thiệp dựa trên xu hướng phát triển tương lai của nền kinh tế.

Quĩ bình ổn dự trữ hối đoái: được lập nên từ việc phát hành trái phiếu kho bạc hoặc sử dụng vàng. Khi cán cân thanh toán thâm hụt, quĩ sẽ đưa vàng ra bán để thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, giảm bớt sự lên giá đồng nội tệ và ngược lại.

Phá giá đồng tiền: là việc giảm thấp sức mua của đồng tiền so với các ngoại tệ khác, kết quả của phá giá đồng tiền là một sự giảm mạnh trong tỷ giá hối đoái.

Page 34: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

33

Ngược lại, công cụ nâng giá đồng tiền lại được sử dụng với mục đích nâng cao sức mua đồng tiền này so với đồng tiền khác, tạo hiệu ứng tăng tỷ giá hối đoái nội tệ.

Bên cạnh sự can thiệp vào tỷ giá hối đoái thông qua ngân hàng trung ương, các can thiệp khác đối với các hoạt động thương mại, đầu tư, môi trường… cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái. Đơn cử là việc tăng thuế nhập khẩu đối với ô tô của Bộ Thương Mại sẽ làm giá ô tô trở nên đắt hơn, hạn chế nhập khẩu, cầu ngoại tệ giảm, tỷ giá đồng nội tệ tăng hay việc hải quan thu giữ lô hàng không cho xuất khẩu khiến nguồn cung ngoại tệ sụt giảm, giá ngoại tệ tăng, đồng nội tệ giảm giá.

Nhìn chung, sự can thiệp của nhà nước có thể làm tỷ giá hối đoái ổn định, song cũng có thể làm tỷ giá đang ổn định bỗng trở thành bất ổn. Mặc dù sự can thiệp ấy là vô cùng cần thiết song điều đó không đồng nghĩa với việc can thiệp liên tục trên thị trường ngoại hối; giải pháp can thiệp khi cần thiết thực tế cho đến nay vẫn luôn là biện pháp tốt nhất cho các nhà quản lý tỷ giá. 1.3. Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương: Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rẫy những thử thách, biến động. Các hoạt động thương mại quốc tế trong đó có hoạt động ngoại thương vận động với một tốc độ chóng mặt. Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngoại thương luôn được các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển quan tâm. Khác hẳn với viện trợ kinh tế, đầu tư nước ngoài hay đầu tư gián tiếp đều có thể mang lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế không dưới hình thức này cũng dưới hình thức khác, hoạt động ngoại thương thông qua xuất nhập khẩu đã từ lâu được xem là con đường ngắn nhất góp phần tăng tích lũy của cải, giải quyết gánh nặng nợ nần cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù phát triển mức cao hay mức thấp đều có khao khát thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Ngoại thương không chỉ đem đến cho chúng ta của cải mà ngoại thương còn xóa mờ đi ranh giới giữa các quốc gia, mở ra cho ta cuộc sống mới, cho ta hiểu biết về thế giới xung quanh, về các quốc gia thậm chí chúng ta chẳng bao giờ đặt chân tới. Một sáng, chúng ta thức dậy bằng tiếng chuông phát ra từ chiếc đồng hồ báo thức Thụy Sĩ,

Page 35: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

34

uống cà phê từ chiếc máy pha cà phê xuất xứ từ Đức rồi đi ra đường với đôi giày da bóng lộn sản xuất tại Ý, tất cả những điều đó đều do ngoại thương mang lại cho chúng ta. Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của ngoại thương, các quốc gia trên thế giới hiện nay lại bước chân vào một cuộc chạy đua mới, cuộc đua thúc đẩy hoạt động ngoại thương và tỷ giá hối đoái được xem là công cụ hữu hiệu nhất để tối ưu hóa mục đích. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái là một thế giới đầy bí ẩn, đầy bất trắc; sự vận động của nó có thể vượt ra ngoài mọi dự đoán cũng như mọi khả năng chế ngự của nhà nước. Tỷ giá ngày hôm nay rất có thể sẽ hoàn toàn khác ngày hôm qua, sự lên giá, xuống giá đột ngột của những đồng tiền luôn là bài toán mới mẻ, đầy hóc búa cho các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư. Song đối với hoạt động ngoại thương, tác động của biến động tỷ giá dường như vận động theo một xu thế nhất định, có thể dự báo được trong ngắn hạn. Và xu thế đó vận hành theo chiều hướng nào ? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời cho vấn đề này. 1.3.1. Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu: Xuất khẩu là một trong hai yếu tố cấu thành cơ bản nên hoạt động ngoại thương, tác động của tỷ giá lên ngoại thương sẽ được xem xét trước tiên thông qua tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu.

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch xuất khẩu: Khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu

sẽ giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp, xuất khẩu không được khuyến khích hay xu thế chung thường gặp là một sự sút giảm trong hoạt động xuất khẩu. Cụ thể là giả sử trong khoảng thời gian tháng 9 đến tháng 10 năm 2003, tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam tăng từ 1 USD = 15.000VND lên 1USD=13.000VND thì một nhà xuất khẩu A với doanh thu 100.000USD sẽ bị thiệt một khoản tiền là (15.000- 13.000)* 100.000 = 200.000.000 VND. Nếu tỷ giá diễn biến tăng liên tục trong một thời gian dài, lợi nhuận các doanh nghiệp xuất khẩu giảm dần, lượng hàng xuất khẩu sản xuất ra cũng sẽ trở nên khan hiếm, kim ngạch xuất khẩu do vậy sẽ liên tiếp sụt giảm cho đến khi trở về 0. Vấn đề ảnh hưởng xấu đối với kim ngạch xuất khẩu của việc tăng tỷ giá thường xuyên là chủ đề

Page 36: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

35

chính trên các mặt các báo chí Mỹ trước tháng 12 năm 2002. Theo thời báo The NewYork Times số ra ngày 21 tháng 12 năm 2002 thì năm 2001, việc đồng đô la Mỹ tăng giá 11% so với các đồng tiền chủ chốt như Yên Nhật đã khiến kim ngạch xuất khẩu Mỹ giảm từ 10% GDP xuống còn 7% GDP.

Bên cạnh đó, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống thì một tương lai tươi sáng lại mở ra cho các nhà xuất khẩu, do lượng ngoại tệ thu về đổi ra được nhiều ngoại tệ hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kích thích hoạt động xuất khẩu tăng trưởng và phát triển với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu không tăng lên tương ứng. Nhà xuất khẩu A trong ví dụ trên sẽ được lãi thay vì lỗ 200 triệu VND nếu tỷ giá giảm từ 1USD = 13000VND xuống 1USD=15000VND. *Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu hàng xuất khẩu: Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản, thô sơ chế dường như nhạy cảm hơn đối với mọi biến động tăng, giảm của tỷ giá hối đoái so với các mặt hàng như máy móc, thiết bị toàn bộ, xăng dầu…Lý do được đưa ra nhằm giải thích cho vấn đề này đó là độ co giãn của các mặt hàng nông sản, thô sơ chế đối với giá xuất khẩu hoặc tỷ giá hối đoái áp dụng là rất cao, do đây là các mặt hàng có thể thay thế được trong khi độ co giãn của các mặt hàng máy móc, thiết bị toàn bộ, các mặt hàng không thể thay thế được như xăng, dầu … là rất thấp. Tỷ giá hối đoái tăng lên khiến giá hàng xuất khẩu bị đắt tương đối, các mặt hàng dễ bị thay thế là danh mục đầu tiên bị loại ra khỏi danh sách sử dụng của người tiêu dùng ngoại quốc và các mặt hàng này cũng sẽ mất dần tron g cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Giả sử người tiêu dùng Mỹ thích ăn thịt bò đóng hộp của Việt Nam được bán với mức giá 18000VND/hộp, ở mức tỷ giá 1USD=18000VND, chỉ cần 1USD là người tiêu dùng Mỹ đã có thể mua được một hộp; nay tỷ giá tăng lên 1USD=9000VND thì người Mỹ phải cần đến 2USD mới có thể có thịt bò hộp của Việt Nam trong tay. Lúc ấy, thay vì sử dụng thịt bò từ Việt Nam, họ sẽ sử dụng thịt bò của Chilê với giá rẻ hơn hoặc chuyển sang ăn thịt gà. Nếu giá VND vẫn giữ ở mức cao như vậy, cầu đối với thịt bò hộp của Việt Nam từ người dân Mỹ sẽ giảm dần và tiến tới bằng 0, trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam, sẽ không còn dấu hiệu của thịt bò đóng hộp nữa. Trái lại, khi tỷ giá giảm, cơ cấu mặt

Page 37: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

36

hàng xuất khẩu có thể sẽ trở nên phong phú hơn do tính cạnh tranh về giá, sự tăng doanh thu xuất khẩu khiến các nhà xuất khẩu đa dạng hóa mặt hàng…Đối với các mặt hàng không thể thay thế như xăng dầu thì tỷ giá có tăng hay giảm cũng hầu như không ảnh hưởng gì mấy đến cơ cấu cũng như tỷ trọng các mặt hàng này. *Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của xuất khẩu: Đối với cạnh tranh về giá hàng xuất khẩu, một sự tăng lên của tỷ giá nội tệ của nước này so với các đồng tiền nước khác sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu nước này trở nên kém tính cạnh tranh do giá cả đắt hơn, ngược lại nếu giá đồng nội tệ giảm tức tỷ giá giảm sẽ khiến giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ tương đối, tính cạnh tranh về giá tăng lên. Thập niên 70, Nhật Bản là quốc gia áp dụng thành công cạnh tranh về giá thông qua tỷ giá hối đoái để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, đến thập niên 80, hàng của Nhật Bản đã phủ kín Châu Âu, giành giật thị phần với thị trường Mỹ khiến xuất khẩu của Mỹ bị thu hẹp. Những năm đầu của thế kỉ 21, giá hàng nông sản Mỹ tăng mạnh, giá xuất khẩu ngô từ Mỹ sang Nhật Bản năm 2001 so với 2000 giảm 11,3% từ 16 MT xuống 14,2 MT sau khi USD tăng giá 30 % so với đồng Yên (từ 93,4 JPY/1USD lên 130,8 USD/JPY) (46). Trong cùng một thị trường tiêu thụ nếu chất lượng hàng hóa như nhau thì xu hướng chung, người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm nào rẻ hơn. Và giả sử chi phí sản xuất tại các quốc gia quy về cùng một đồng tiền là ngang nhau thì nước nào có mức giảm tỷ giá đồng tiền nước mình so với giá bản tệ của thị trường tiêu thụ lớn hơn thì tính cạnh tranh về giá của nước đó cao hơn, nước đó có cơ hội phát triển xuất khẩu nhiều hơn. Tóm lại, giá đồng nội tệ giảm có lợi cho xuất khẩu, giá đồng nội tệ tăng ngược lại sẽ gây bất lợi. Xu hướng này hầu như đúng đối với các quốc gia thực thi chế độ tỷ giá thả nổi hoặc thả nổi có quản lý, nơi tỷ giá danh nghĩa sát hoặc tiến sát giá trị thực, còn đối với các quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định, việc giảm, tăng tỷ giá chính là giảm, tăng tỷ giá danh nghĩa, không phải tỷ giá thực, do đó nếu một sự giảm tỷ giá mà vẫn khiến tỷ giá danh nghĩa cao hơn tỷ giá thực thì đồng nội tệ vẫn bị xem là định giá cao hơn giá trị thực, tác dụng thúc đẩy xuất khẩu sẽ không nhiều.

Page 38: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

37

1.3.2. Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động nhập khẩu: Phần còn lại của ngoại thương chính là hoạt động nhập khẩu. Có người cho rằng để ngoại thương phát triển cần tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu làm tổn hại nền kinh tế, làm tiêu tốn ngoại tệ dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Quan niệm này dường như quá khe khắt bởi chính hoạt động nhập khẩu lại góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu là tiền đề cho xuất khẩu và đến lượt xuất khẩu lại cung cấp vốn cho nhập khẩu. Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái lên ngoại thương do đó cần phải xem xét cả trên hoạt động nhập khẩu. *Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch nhập khẩu:

Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, xu hướng chung thường thấy là khi giá đồng nội tệ tăng hay tỷ giá nội tệ tăng, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập khẩu trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu. Ví như tháng 1 năm 1999, việc đồng Peso (Argentina) tăng giá 10% so với đồng Real (Brazil) khiến lượng giầy da nhập khẩu vào Argentina tăng gần 30% so với cùng kì năm 1998(48) . Cụ thể hơn, giả sử giá một bộ hộp đựng bút tại Mỹ là 1USD, ở mức tỷ giá 1 USD= 15000 VND, nhà nhập khẩu B của Việt Nam phải bỏ ra 100 USD (khoảng 1,5 triệu VND) để mua 100 hộp bút. Nếu tỷ giá tăng 1 USD = 14000 VND, chi phí nhập khẩu 100 hộp bút sẽ giảm xuống còn 1,4 triệu VND (khoảng 7%). Điều này đồng nghĩa với việc giá nhập khẩu hộp bút rẻ đi 7%, theo quy luật cung cầu: giá giảm - cầu tăng, để tăng lợi nhuận, các nhà nhập khẩu có thể sẽ tăng lượng nhập khẩu kéo theo sự tăng lên tương ứng trong kim ngạch nhập khẩu hộp bút. Bên cạnh đó, khi tỷ giá giảm (đồng nội tệ giảm giá) sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu, giá nhập khẩu trở nên đắt hơn, việc các nhà nhập khẩu phải bỏ nhiều tiền hơn để mua một lượng ngoại tệ như cũ sẽ dẫn đến việc giảm lợi nhuận các nhà nhập khẩu. Một khi lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí, cầu nhập khẩu giảm xuống, do đó kim ngạch nhập khẩu giảm. *Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu nhập khẩu:

Trên phương diện cơ cấu nhập khẩu, một sự tăng tỷ giá hối đoái sẽ khiến các nhà quản lý cân nhắc xem sẽ phải nhập khẩu những mặt hàng gì, những mặt hàng như nông sản có thể sẽ bị hạn chế, các mặt hàng như xăng, dầu, máy móc, thiết bị

Page 39: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

38

toàn bộ có thể sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục nhập khẩu (điều này đặc biệt đúng với các nước đang phát triển hướng về xuất khẩu), còn một sự tăng trong tỷ giá hối đoái sẽ cho chiều hướng ngược lại. *Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu: Xét về tính cạnh tranh nhập khẩu, không một quốc gia nào muốn sản phẩm nhập khẩu lại có tính cạnh tranh cao hơn sản phẩm trong nước, khi tỷ giá tăng lên, sản phẩm nhập khẩu có lợi thế trong khi sản phẩm trong nước lại bất lợi về giá, khi tỷ giá giảm, cạnh tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu không còn, việc tỷ giá giảm tương đương với việc đánh thuế lên hàng nhập khẩu do đó hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, nếu tình trạng này kéo dài, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này có thể được thay thế bằng hàng hóa thị trường khác hoặc sản phẩm trong nước. Xuất khẩu và nhập khẩu là hai bộ phận vô cùng quan trọng trong hoạt động ngoại thương, tuy nhiên tác động của tỷ giá hối đoái lên hai hoạt động then chốt này lại vận động ngược chiều nhau, nếu tỷ giá có lợi cho xuất khẩu sẽ hạn chế nhập khẩu còn nếu tỷ giá vận động theo chiều hướng có lợi cho nhập khẩu sẽ kìm hãm xuất khẩu.Việc lựa chọn sách lược sử dụng công cụ tỷ giá nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương từ đó phải hài hòa hóa được lợi ích cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, phải được xây dựng dựa trên tác động của tỷ giá hối đoái lên tổng thể hoạt động ngoại thương. Thông thường, tác động của tỷ giá lên ngoại thương được xem có hiệu quả nếu nó đem lại thặng dư cán cân thương mại và kém hiệu quả khi cán cân thương mại thâm hụt, song làm thế nào để có được thặng dư thương mại thông qua điều hành tỷ giá, nghiên cứu tác động nâng giá, phá giá tiền tệ dưới đây sẽ phần nào trả lời được điều đó. 1.3.3. Tác động của phá giá, nâng giá tiền tệ lên tổng thể hoạt động ngoại thương: 1.3.3.1. Phá giá tiền tệ: Phá giá tiền tệ là việc chính phủ một nước quyết định giảm mạnh giá trị trao đổi đồng tiền nước mình(2). Biện pháp phá giá này chỉ được các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc tỷ giá thả nổi có điều tiết (quản lý) theo đuổi(45). Các

Page 40: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

39

quốc gia nhập siêu nặng, kim ngạch xuất khẩu không cao thường tìm đến phá giá như một liều thuốc cứu chữa cán cân thương mại đang hấp hối. Theo lý thuyết, việc phá giá nội tệ tương đương với việc giảm mạnh giá trị đồng nội tệ hay giảm tỷ giá nội tệ, khi đó, xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm, ngoại thương được cải thiện, cán cân thương mại cân bằng thậm chí sẽ thặng dư. Tuy nhiên, thực tế lại rẽ theo hướng khác, tùy từng các quốc gia khác nhau, tùy từng điều kiện ngoại thương, môi trường kinh doanh, chất lượng cũng như cơ cấu xuất khẩu khác nhau mà mức độ phá giá giúp cải thiện ngoại thương khác nhau. Điều kiện tiên quyết để phá giá giúp cải thiện ngoại thương chính là các quốc gia khác không phá giá hoặc phá giá ở mức thấp hơn so với nước có chủ định phá giá. Điều kiện thứ hai sẽ được xây dựng dựa trên mô hình Marshall-Lerner trình bày ngay sau đây.

Năm 1937, hai nhà kinh tế học Alfred Marshall và Abba Lerner (Mỹ) đã xem xét mức độ ảnh hưởng của phá giá lên hoạt động xuất, nhập khẩu. Quan điểm chính là phá giá sẽ tác động đến cán cân vãng lai trong đó chủ yếu là cán cân thương mại theo hai hướng, một là làm giảm thâm hụt (xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu), hai là đẩy thâm hụt tiến tới trầm trọng hơn (tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn tăng xuất khẩu). Một mô hình dưới tên gọi Marshall-Lerner được đưa ra, đây là mô hình đầu tiên và cũng khá chính xác khi phân tích tác động của phá giá đến ngoại thương thông qua tác động của phá giá lên cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán, mô hình căn cứ vào việc tính toán độ co giãn xuất khẩu, co giãn nhập khẩu so với tỷ giá hối đoái.

Độ co giãn xuất khẩu so với tỷ giá chính là tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi của giá trị xuất khẩu bằng nội tệ so với phần trăm thay đổi của tỷ giá (d (X/X)/d(S/S)) và chính bằng độ co giãn của xuất khẩu với giá, kí hiệu: ηx; độ co giãn nhập khẩu so với tỷ giá bằng phần trăm thay đổi của giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ so với phần trăm thay đổi của tỷ giá (-d(N/N)/d(S/S)), kí hiệu: ηn. Và xuất phát từ trạng thái cân bằng cán cân thanh toán, phá giá sẽ chỉ giúp cải thiện cán cân thương mại, tăng cường hoạt động ngoại thương thông qua tăng xuất khẩu khi ηx

+ ηn >1, trường hợp ngược lại ηx

+ ηn <1 thì cán cân thanh toán sẽ chỉ thâm hụt trầm trọng

hơn mà thôi, việc phá giá không giúp cải thiện hoạt động ngoại thương. Nghiên cứu

Page 41: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

40

còn chỉ ra đối với các nước đang phát triển, tổng này thường <1 và do đó phá giá không có lợi cho ngoại thương, trong khi tại các nước phát triển, chỉ cần giảm tỷ giá nhẹ chưa cần phá giá thì đã giúp cải thiện cán cân thương mại.Tại sao lại như vậy?

Có ηx + ηn = d(X/X)/d(S/S) + (-d(N/N)/d(S/S))

Do các quốc gia đang phát triển có tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hoặc những mặt hàng không thể thay thế lớn trong cơ cấu nhập khẩu nên cầu nhập khẩu các nước này được xem là không co giãn tức khi tỷ giá giảm 1%, nhu cầu nhập khẩu giảm ít hơn 1%, tỷ số -d(N/N)/d(S/S) mang hệ số âm. Trong khi hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là thô sơ chế, nguyên vật liệu lại cho sản xuất hàng xuất khẩu lại phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trường hợp mức độ tăng kim ngạch xuất khẩu không đủ bù đắp chi phí, thì tỷ giá giảm 1% không đưa đến việc kim ngạch xuất khẩu tăng >1%, khi đó, hệ số co giãn xuất khẩu sẽ <= 1, trừ đi hệ số co giãn nhập khẩu >1, tổng tất yếu phải <1. Đối với các nước phát triển, tình hình hoàn toàn ngược lại, nhập khẩu chủ yếu nông sản, thô sơ chế có độ co giãn cao, xuất khẩu máy móc,thiết bị toàn bộ, chi phí để phục vụ xuất khẩu không tăng nhanh bằng kim ngạch xuất khẩu, suy ra ηx

+ ηn >1. Kết quả của Marshall-Lerner ngày nay vẫn được rất nhiều nhà kinh tế học

nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn nước mình trên cơ chế cetacis paribas. Mô hình tỏ ra có hiệu quả cao và được nhiều nhà kinh tế học cân nhắc khi xem xét tác động của tỷ giá đến hoạt động ngoại thương. Mặt khác, do ngoại thương không đơn giản chỉ phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái mà còn phụ thuộc vào sự kết hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô như tài chính, tiền tệ, thu nhập nên việc phá giá phải được cân nhắc trên cơ sở kết hợp hài hòa lơi ích các chính sách. Bài học về “ngày thứ ba đen tối” ở nước Nga năm 1989 vẫn còn đó. NHTW đã phạm sai lầm nghiêm trọng sau khi phá giá đồng Rúp so với đô la Mỹ, giá USD đột ngột tăng cao làm cho dân chúng hoang mang về nền kinh tế vốn bất ổn của họ, điều này kéo theo giá, lạm phát tăng, tổn hại nghiêm trọng đến ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu (49). Cuối cùng có thể nói để phá giá có hiệu quả, các nhà kinh tế, các nhà quản lý cần nắm rõ tình hình kinh tế-xã hội, trạng thái cán cân thương mại, tỷ trọng cơ cấu nhập khẩu…cân nhắc kĩ xem liệu các quốc gia khác có tiến hành phá giá hối đoái tương

Page 42: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

41

ứng không, nếu có thì ở mức độ nào. Đặc biệt, chúng ta nên tính đến hệ số co giãn để đảm bảo có được quyết định đúng đắn về thời điểm cũng như mức độ phá giá. 1.3.3.2. Nâng giá tiền tệ: Không giống như phá giá tiền tệ, nâng giá tiền tệ vận hành theo cơ chế hoàn toàn ngược lại. Với khái niệm là nâng cao sức mua của đồng tiền so với giá trị thực của nó, việc nâng giá tiền tệ nhìn chung khiến tỷ giá danh nghĩa tách rời rất xa tỷ giá thực, bóp méo cơ chế vận hành tỷ giá hối đoái và thường mang lại tác động xấu đến ngoại thương của một quốc gia. Nâng giá tiền tệ khiến nhập khẩu trở nên rẻ bất ngờ trong khi xuất khẩu giảm sút. Nâng giá tiền tệ còn làm cho chi phí đầu vào tăng nhanh hơn doanh thu đầu ra, làm tăng giá thành sản phẩm, thu hẹp lãi cận biên, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu rất khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường ngoại quốc. Trong lịch sử phát triển ngoại thương đến nay, chưa một quốc gia nào lại sử dụng công cụ “nâng giá tiền tệ” để thúc đẩy hoạt động ngoại thương, đa số đều tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế và thay thế dần nhập khẩu. Chính vì vậy tác động của nâng giá tiền tệ lên hoạt động ngoại thương mới chỉ dừng lại ở những kết luận có tính chất định tính và hiếm khi tìm thấy được một mô hình kinh tế lượng nghiên cứu sâu sắc về tác động của nâng giá tiền tệ lên hoạt động xuất nhập khẩu.

“Nâng giá tiền tệ” thường bị xem là phương pháp bất đắc dĩ trong điều hành tỷ giá hối đoái. Các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá cố định chỉ nâng giá tiền tệ khi cán cân thương mại xuất siêu một lượng lớn hoặc bị đặt dưới sức ép nâng giá đồng nội tệ bởi các quốc gia khác. Người viết tán thành với ý kiến của các chuyên gia nước ngoài trong công tác cố vấn hoạch định, quản lý tỷ giá tại Việt Nam năm 1999 rằng “bất cứ một nước nào muốn trở thành một nước xuất khẩu đều phải thận trọng để tránh một tỷ giá bị nâng cao và nếu Chính phủ mắc sai lầm khi tác động vào tỷ giá hối đoái thì thà phạm sai lầm giảm giá, chứ tuyệt đối không được tăng giá đồng tiền trong nước”(42). Mặc dù nâng giá tiền tệ tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại thương song mức độ tác động thường có một độ trễ nhất định. Do đường cầu nhập khẩu được bắt nguồn từ đường cung-cầu hàng hóa của mỗi nước trong khi đường cầu hàng hóa của một nước thường không co giãn trong ngắn hạn nên cầu nhập khẩu trong ngắn hạn

Page 43: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

42

có độ co giãn thấp hơn cầu nhập khẩu trong dài hạn. Vì vậy sau khi đồng tiền tăng giá, người tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm nội địa do chưa điều chỉnh được toàn bộ ý thức về hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn hàng hóa sản xuất trong nước; bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu cần phải có một thời gian nhất định trong việc tìm kiếm được nguồn hàng cung cấp ngoại quốc. Kết quả là phải sau một thời gian nhất định, xuất khẩu mới giảm, nhập khẩu mới tăng, đây cũng là kết luận của hiệu ứng tuyến J được đề cập một cách sâu sắc từ cuối những năm 80 thế kỉ trước. Hình 5: Tuyến J trong trường hợp nâng giá nội tệ. 0 Nguồn: (40)

Hình 5 cho thấy sự vận động của cán cân thương mại trong đó có xuất khẩu, nhập khẩu khi đồng nội tệ bị nâng giá. Giai đoạn ngắn hạn, cán cân thương mại vẫn thặng dư do giá trị xuất khẩu giảm ít hơn so với giá trị nhập khẩu, số người biết đến và tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu do lợi thế về giá đang trong diện hẹp; giai đoạn dài hạn, xuất-nhập khẩu trở nên co giãn hơn, tốc độ tăng giá trị nhập khẩu nhanh hơn so với tốc độ giảm giá, số người tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu tăng lên trên diện rộng dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt. Nâng giá tiền tệ nói tóm lại thường mang lại hậu quả xấu cho hoạt động ngoại thương, gây thâm hụt cán cân thương mại và thường là miếng mồi béo bở cho các nhà đầu cơ. Vì thế, trong các danh mục các giải pháp thúc đẩy ngoại thương của đa số các quốc gia trên thế giới thường không có giải pháp về “nâng giá tiền tệ”.

Thặng dư (+)

Thâm hụt (-)

Ngắn hạn

Dài hạn

Thời gian

Cán cân thương mại

Page 44: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

43

Chương 2: Ngoại thương Việt Nam dưới tác động của tỷ giá hối đoái

Đã gần hai thập kỉ trôi qua kể từ khi ngoại thương Việt Nam bước vào một chặng đường mới, chặng đường đổi mới và cũng là chặng đường của sự hợp tác phát triển, của xu thế tự do hóa thương mại với nhiều hi vọng tươi sáng về tương lai. Ngoại thương được cởi trói, các hoạt động ngoại thương trở nên tự do hơn, khái niệm “độc quyền ngoại thương” dường như đã bị lãng quên từ lâu lắm.

Thế nhưng, lúc gặt hái được những thành công bước đầu cũng chính là lúc ngoại thương Việt Nam phải đối mặt với thử thách mới. Khó khăn về tìm kiếm thị trường, về những hàng rào bảo hộ vô hình liên tiếp được lập ra từ phía các nước phát triển. Bắt đầu là vấn đề dư lượng kháng sinh trong tôm khiến rất nhiều lô hàng từ Việt Nam xuất sang EU bị trả về rồi đến vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá ba sa do hiệp hội cá nheo Mỹ cố tình lập nên hay hàng loạt những vụ tranh chấp lẻ tẻ về khăn mặt bông, bật lửa ga, oxit kẽm…liên tiếp đặt ngoại thương Việt Nam trước những sức ép mới. Trong cuộc chiến thương mại đầy cam go này, chân lí sẽ thuộc về kẻ mạnh. Bởi thế, xuất khẩu của Việt Nam nói riêng cũng như ngoại thương nói chung luôn phải chịu cảnh ấm ức, thiệt thòi. Nhưng may sao vẫn còn có một loại vũ khí mà chúng ta có thể sử dụng để bảo vệ chính mình mà không bị các quốc gia khác nhòm ngó gây sự đó chính là tỷ giá hối đoái. Công cụ tỷ giá nếu sử dụng tốt sẽ đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thông qua cạnh tranh giá cả, lấy số lượng bù chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương. Đây cũng là thứ vũ khí mà Trung Quốc cũng đã sử dụng; sau khi hạ giá đồng nhân dân tệ từ 5,2 CNY/ 1đôla xuống còn 8,2 CNY/đôla, hàng hóa của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Mỹ, thị trường Tây Âu… đưa thặng dư thương mại của Trung Quốc lên hàng chục tỷ đô la. Điều đáng tiếc là ngay lúc này, cái vũ khí ấy của chúng ta lại đang bị xơ cứng. Trong hơn 3 năm trở lại đây, tỷ giá hối đoái của Việt Nam so với các đồng tiền chủ chốt đặc biệt là đô la lại giảm rất thấp. Có ý kiến cho rằng do cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam thiên về xuất hàng thô, nông sản, nhập máy móc, nguyên vật liệu… nên công cụ tỷ giá có sử dụng cũng chẳng ích gì. Song bằng việc phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam dưới đây, chúng ta sẽ

Page 45: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

44

hiểu hơn được phần nào về những gì mà tỷ giá đã làm cho ngoại thương của chúng ta, nhưng trước hết, hãy bắt đầu với đôi nét về ngoại thương Việt Nam trong xu thế hội nhập. 2.1. Đánh giá sơ bộ hoạt động ngoại thương Việt Nam trong xu thế hội nhập:

Thực sự chuyển mình những năm 90 của thế kỉ trước, ngoại thương Việt Nam đã đem lại cho quốc gia nhiều lợi ích. Với lợi thế là quốc gia đi sau, chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam được xây dựng dựa trên những kết tinh của chiến lược các nước công nghiệp mới, các quốc gia thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, của Nhật Bản…Xét về cơ cấu xuất khẩu, bao gồm những mặt hàng nguyên liệu thô, nông nghiệp cổ truyền và một số mặt hàng sơ chế thì ngoại thương Việt Nam được xem là đang ở giai đoạn đầu thời kỳ Hàn Quốc, Đài Loan trải qua cách đây 40-45 năm; song nếu xét về các biện pháp được áp dụng, các chế độ bảo hộ và hỗ trợ tài chính cho sản xuất trong nước thì Việt Nam đang có đặc trưng của thời kỳ thay thế nhập khẩu sơ cấp, còn nếu xem xét đến các chính sách cốt lõi được Nhà nước công bố cũng như xu thế hoạt động chế xuất tăng nhanh dựa nhiều vào các ngành sử dụng nhiều lao động chuyên môn thấp thì ngoại thương Việt Nam lại được xếp vào giai đoạn đầu của công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu sơ cấp. Và rất nhiều chuyên gia nước ngoài đã cho rằng, thực chất, Việt Nam đang ở giai đoạn thay thế nhập khẩu sơ cấp, quan niệm này xem ra có vẻ phù hợp với cơ cấu xuất nhập khẩu của thị trường Việt Nam.

Cùng chiến lược thay thế nhập khẩu, hướng về xuất khẩu, ngoại thương Việt Nam bắt đầu bước vào hội nhập thế giới. Việc trở thành thành viên các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC…, tham gia khu mậu dịch tự do AFTA sắp tới sẽ là ACFTA, kí hiệp thành công Hiệp định thương mại Việt-Mỹ hay việc bắt tay hoạt động thương mại với gần 200 nước trên thế giới đã đem lại những thành tích đáng kể cho ngoại thương quốc gia nhỏ bé này. Năm 1989, tấn dầu đầu tiên được xuất khẩu đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp phát triển ngoại thương Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần qua các năm, các sản phẩm xuất khẩu như thủy sản, da giầy, dệt may...cho đến nay đã tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lương thực không đủ ăn, quanh năm phải nhập hàng

Page 46: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

45

lương thực vì mục đích tiêu dùng thì nay Việt Nam đã vươn lên nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia công cuộc tái thiết Irắc thông qua việc viện trợ không hoàn lại số gạo trị giá năm trăm nghìn đôla. Đây quả là một kết quả đáng khích lệ đối với ngoại thương nói riêng và cả Việt Nam nói chung. 2.1.1. Qui mô, tốc độ tăng trưởng ngoại thương:

Ngoại thương Việt Nam trong suốt thời kì 1991-2003 không ngừng mở rộng qui mô, nếu đầu năm 1991, tổng số doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động ngoại thương mới dừng lại ở 1.875 thì đến năm 1999, con số này đã lên đến 8.117 rồi 12.146 doanh nghiệp năm 2002(47). Các doanh nghiệp ngoại thương đã có những thay đổi đáng kể về chất, từ vai trò trung gian đã chuyển sang xuất nhập khẩu trực tiếp. Đối với một số mặt hàng xuất khẩu như thủy sản, mây tre đan, đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm gỗ…việc sản xuất sản phẩm đã dần đi từ khâu nguyên liệu chế biến đến qui trình sản xuất sản phẩm rồi tới khai thác thị trường và tổ chức xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phân bố khắp các tỉnh thành trong nước nhưng tập trung chủ yếu vẫn là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; tính đến nay đã có khoảng 100 khu công nghiệp và khu chế xuất, tạo điều kiện ưu đãi về xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Bên cạnh việc quản lý hành chính từ phía Chính phủ với sự góp mặt của Bộ Thương Mại, các hiệp hội xuất khẩu chuyên ngành như gạo, cà phê, hạt điều… cũng được thành lập và phần nào đã đẩy nhanh quá trình hoàn thiện qui mô hoạt động xuất nhập khẩu cả về lượng lẫn về chất. Qui mô xuất nhập khẩu được mở rộng kéo theo sự phát triển nhanh chóng trong qui mô thị trường cũng như qui mô mặt hàng xuất nhập khẩu. Quan hệ ngoại giao với chiến lược chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”, tăng cường hợp tác dựa trên mục tiêu “hai bên cùng có lợi” đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong hoạt động ngoại thương Việt Nam.

Page 47: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

46

Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ giai đoạn 1991-2003

Tổng kim ngạch Kim ngạch xuất

khẩu Kim ngạch nhập

khẩu

Nhập siêu

Năm Giá trị (triệu USD)

Tốc độ tăng (%)

Giá trị (triệu USD)

Tốc độ tăng (%)

Giá trị (triệu USD)

Tốc độ tăng (%)

Giá trị (triệu USD)

tỷ lệ nhập siêu/

XK(%)1991 4425,2 85,8 2087,1 86,8 2338,1 85 251,0 12,0

1992 5121,4 115,7 2580,7 123,6 2540,7 108,7 -40,0

1993 6909,2 134,9 2985,2 115,7 3924,0 154,5 938,8 31,4

1994 9880,1 143,0 4054,3 135,8 5825,8 148,5 1771,5 43,7

1995 13604,3 137,7 5448,9 134,4 8155,4 140,0 2706,5 49,7

1996 18399,5 135,3 7255,9 133,2 11143,6 136,6 3887,7 53,6

1997 20777,3 112,9 9185,0 126,6 11592,3 104 2407,3 26,2

1998 20859,9 100,4 9360,3 101,9 11499,6 99,2 2139,3 22,9

1999 23283,5 111,6 11541,4 123,3 11742,1 102,1 200,7 1,7

2000 30119,2 129,4 14482,7 125,5 15636,5 133,2 1153,8 8,0

2001 31189,0 103,6 15027,0 3,8 16162,0 103,4 1135 7,6

2002 36438,8 116,8 16705,8 11,1 19733,0 122,1 3027,2 18,1

(ước)8/2003 41920,0 115,0 19108,0 14,3 22812,0 115,6 3704,0 19,4

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Thương Mại Các số liệu thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần qua

các năm, tốc độ tăng bình quân đạt 19,5%. Giai đoạn năm 1991-1995, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt tới 28%/năm, cao nhất là năm 1996, đạt kỷ lục 33%. Tuy nhiên nếu xét về doanh thu xuất khẩu thì giai đoạn 2001-2003 lại là giai đoạn có doanh thu cao nhất. Từ gần 16 tỷ năm 2002, doanh thu xuất khẩu dự kiến sẽ đạt được 19,2 tỷ năm 2003, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp 5 tỷ.Việc tăng mạnh trong tổng kim ngạch do sự tăng lên đã đạt được ở cả hai lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu (Đồ thị 1).

Page 48: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

47

Đồ thị 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1991-2003

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

40000

45000

1991 1993 1995 1997 1999 2001 (ước)2003

Năm

Giá

trị (

triệ

u U

SD)

Kim ngạch XK Kim ngach NK Tổng kim ngạch

Nguồn: Tổng cục thống kê, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương Mại)

So với năm 2001, xuất khẩu năm 2002 tăng 11,1% và theo số liệu ước tính của Bộ Thương Mại tốc độ tăng xuất khẩu cuối năm 2003 có thể sẽ là 14,3% với kim ngạch xuất khẩu có thể đạt tới khoảng 19,1 tỷ USD chiếm khoảng 50% GDP. Nguyên nhân chủ yếu của tăng kim ngạch xuất khẩu là do giá một số mặt hàng chủ lực tăng cao như giá gia công hàng dệt may xuất khẩu tăng khoảng 10-20%, giá dầu vẫn giữ ở mức cao 31 USD/thùng…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân đã được bình đẳng hơn khi tham gia xuất khẩu, chế độ quản lý ngoại hối được nới lỏng với tỷ lệ kết hối giảm xuống còn 0% khiến các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kí kết hợp đồng cũng như thu mua hoặc nhập khẩu hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương Mại) sau những “bất hạnh” với con cá basa cũng đã tích cực hơn trong công tác tìm kiếm thị trường, nội trong tháng 10/2003 đã có ít nhất ba cuộc hội thảo về thâm nhập thị trường đó là các thị trường Brazil, Nam Phi, Mêhicô. Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực xuất khẩu mang lại, mấy năm gần đây (từ 2000 đến 2003), ngoại thương Việt Nam lại đang phải đối mặt với sự

Page 49: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

48

gia tăng nhanh chóng trong kim ngạch nhập khẩu, tốc độ tăng nhập khẩu lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng xuất khẩu khiến cán cân thương mại luôn trong tình trạng thâm hụt, nhập siêu triền miên (trừ năm 1992 xuất siêu). Năm 1993 nhập siêu 938,8 triệu đô la, ba năm sau, năm 1996, nhập siêu đã lên đến con số 3,9 tỷ đô la, đến nay năm 2003, dự tính mức nhập siêu cuối tháng 12/2003 sẽ lên đến con số 5 tỷ vượt ngưỡng an toàn là 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Xét một cách khách quan, nhập siêu không phải là xấu, trong chừng mực nào đó, nhập siêu thể hiện nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, nhập siêu do đó sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng đối với ngoại thương Việt Nam, nhập siêu dường như thể hiện hiệu ứng ngược lại, nhập siêu càng tăng, mức tăng kim ngạch xuất khẩu càng chậm lại. Năm 2002, xuất khẩu tăng 110% thì nhập siêu tăng 116,8%.

Việc tốc độ tăng nhập khẩu luôn lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu gây ra tình trạng nhập siêu một phần do các mặt hàng xuất khẩu của ta đa số cần nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu trong khi giá nguyên vật liệu lại liên tục tăng ví như giá nhập khẩu năm 2003 tăng trung bình 15% so với cùng kì năm 2002, trong đó: xăng dầu tăng 22,9%, giá phân bón tăng 18,2%, giá phôi thép tăng 34,6%... phần khác là do các yếu tố về thị trường, cơ cấu sản phẩm…(sẽ được tình bày ngay ở phần dưới đây). Nhập siêu nếu đúng như dự tính thì mức 5 tỷ năm 2003 thì sẽ là mức cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay và điều này thực sự gây tâm lí lo lắng cho các nhà quản lý hoạt động ngoại thương.

Mặt khác, mức nhập siêu dự tính gần 5 tỷ USD này được xem là dấu hiệu của hiện tượng nhập khẩu tràn lan, nhiều máy móc thiết bị được nhập khẩu về với giá đắt hơn nhiều lần so với giá chuẩn của thế giới, một số hàng hóa Việt Nam có thể sản xuất được vẫn được nhập khẩu. Nếu như giai đoạn 1999-2001, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dựa trên tăng trưởng chủ đạo của cả xuất khẩu và nhập khẩu (mức xuất khẩu xấp xỉ bằng nhập khẩu do chiến lược thay thế nhập khẩu hướng về xuất khẩu tỏ ra có hiệu quả) thì nay, sự tăng lên không ngừng của tổng giá trị xuất nhập khẩu lại chủ yếu dựa vào sự “bứt phá ngoạn mục” của nhập khẩu. Mặc dù nhập khẩu tăng cũng có biểu hiện tích cực đó là nhu cầu tiêu dùng của người dân được

Page 50: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

49

đáp ứng, làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước song do cơ cấu xuất nhập khẩu chưa hợp lý nên đối với ngoại thương Việt Nam, sự tăng mạnh mẽ trong kim ngạch xuất nhập khẩu thời điểm này là dấu hiệu đáng lo hơn đáng mừng. 2.1.2.Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu: Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập siêu như đã đề cập ở trên chính là yếu tố cơ cấu trong hoạt động ngoại thương. Xét một cách tổng thể thì cơ cấu ngoại thương Việt Nam trong suốt thập kỉ 90 thế kỉ trước đến nay đã có một số biến chuyển nhất định, song sự thay đổi đó còn chậm và chưa phù hợp với xu thế hội nhập ngày nay. Ông Haward Mc. Kneal (Mỹ), nhân viên được cử sang làm việc tại WB (Việt Nam) khi được hỏi đã nhận định “cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam còn chuyển dịch chậm, năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam còn kém. Tốc độ hội nhập về ngoại thương được đánh giá ở mức trung bình và cần thiết phải có một bước đột phá về cơ cấu mới có thể cải thiện được tình hình ngoại thương Việt Nam…”. Việc nghiên cứu cơ cấu ngoại thương dưới đây sẽ thông qua đánh giá về cơ cấu cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. *Cơ cấu xuất khẩu: Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam chia làm 3 nhóm xuất khẩu chính: nhóm I: công nghiệp nặng-khoáng sản (than, quặng, dầu thô…) nhóm II: công nghiệp nhẹ-tiểu thủ công nghiệp (mây tre đan, giày dép…), nhóm III: nông lâm thủy sản (lạc, gạo, tôm, cao su…). Nhìn chung, nhóm xuất khẩu công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp có tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm thể hiện việc chuyển dịch tích cực trong cơ cấu xuất khẩu. Mặc dầu vậy, nhóm xuất khẩu nông lâm thủy sản tuy có giảm giai đoạn 1995-1999, song bước sang giai đoạn 2000-2002 lại có xu hướng tăng lên. Cùng với việc tỷ trọng xuất khẩu nhóm mặt hàng công nghiệp nặng, khoáng sản không có sự gia tăng đột biến cho thấy cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam còn chuyển dịch chậm. Bên cạnh đó, trong khi nông lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 1/4 GDP nhưng lại chiếm tới gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu thì công nghiệp chế biến đóng góp tới gần 20% GDP lại chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu.

Page 51: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

50

Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 1995-2002

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Nhóm I (%) 25,3 27,6 24,1 24,0 24,6 25,0 34,91 29,00

Nhóm II(%) 28,4 30,1 35,8 35,6 36,5 35,5 35,72 41,00

Nhóm III(%) 46,3 42,3 40,1 39,4 38,9 39,5 29,37 30,00

Nguồn: Tính toán theo số liệu Bộ Thương Mại

Biểu đồ 1:Cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 1995-2002. Đơn vị: %

0% 20% 40% 60% 80% 100%

1995

1997

1999

2001

năm

Nhóm INhóm IINhóm III

Nguồn: TCTK

Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là thô, sơ chế ví như gạo, cà phê, cao su, than đá, dầu thô…mà một nền xuất khẩu dựa vào nguyên liệu thô sẽ chẳng bao giờ tạo ra được sự tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động ngoại thương. Theo con số tính toán đưa ra từ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tháng 10/2003, cơ cấu xuất khẩu của ta còn bất hợp lý, trung bình cứ 7 USD kim ngạch xuất khẩu mới có 1 USD là hàng gia công, trong khi đó tại Trung Quốc năm 1994, xuất khẩu nguyên liệu thô chỉ chiếm 16,3%. Mọi nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vẫn chỉ dừng ở việc xuất khẩu những gì sẵn có, thiếu một chiến lược chủ động xuất khẩu phát triển những ngành, những lĩnh vực sản xuất, những nhóm hàng phục vụ xuất khẩu dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu thực sự của thị trường và lợi thế so sánh của Việt Nam. Các mục tiêu đặt ra còn xa vời, thường chạy theo thành tích hơn căn cứ vào thực lực nền kinh tế. Đơn cử là chiến lược xuất khẩu từ nay đến

Page 52: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

51

năm 2005 đặt ra 500 triệu đô la cho xuất khẩu phần mềm, một công việc không tưởng khi đến nay phần mềm của chúng ta mới chỉ xuất khẩu được gần 100 triệu. Xét cụ thể về các mặt hàng đầu tầu, tính đến tháng 8 năm 2003, các sản phẩm chủ lực của ta bao gồm những mặt hàng thường xuyên đạt kim ngạch trên 1 tỷ đô la ngoài dầu thô là thủy sản, dệt may, da giầy cũng đã đạt mức tăng trưởng khá trong đó dệt may đạt cao nhất 2,921 tỷ USD, dự kiến đạt 3,11 tháng 12/2003. Danh mục mặt hàng chủ lực đã dài thêm do xuất hiện những mặt hàng có kim ngạch khá như sản phẩm gỗ: 393 triệu USD, dây điện và dây cáp điện 204 triệu USD…Tuy nhiên sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu của đa số mặt hàng chủ lực là chưa vững chắc do hàng xuất khẩu Việt Nam còn đang phải chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều quốc gia đặc biệt là Trung Quốc và các quốc gia trong ASEAN.

Bên cạnh đó, cơ cấu thiên về xuất khẩu nông sản với sự sụt giảm về giá của các mặt hàng rau quả, cà phê, cao su, hạt tiêu, chè…đang đặt ngoại thương Việt Nam trước thách thức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong một vài năm tới. Với độ co giãn cao hay chịu áp lực của “giá cánh kéo”, cơ cấu xuất khẩu Việt Nam nếu không được cải thiện sẽ gây bất lợi không chỉ cho hoạt động ngoại thương Việt Nam mà còn cho cả nền kinh tế, tác động lên đầu tư, tiết kiệm, tiêu dùng và vô hiệu hóa tỷ giá hối đoái. Bộ Thương Mại cũng như các ngành các cấp có liên quan khác cần nhanh chóng tìm ra những sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới nhằm chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm I, giảm dần tỷ trọng nhóm III.

*Cơ cấu nhập khẩu: Trái với cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam thiên về nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu cũng diễn ra khá chậm, tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng diễn biến thất thường, thể hiện sự bấp bênh, yếu kém trong điều hành, quản lý nhập khẩu nhóm hàng này. Nguyên nhân chủ đạo có thể do lượng hàng nhập lậu, gian lận thương mại khá lớn khiến việc xác định cầu tiêu thụ của người dân không chính xác dẫn đến hiện tượng thường xuyên phải nhập khẩu bổ sung hàng tiêu dùng.(xem 1.1 phụ lục 1)

Page 53: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

52

Biểu đồ 2: Cơ cấu nhập khẩu 1995-2003

01020304050607080

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003(ước)

Năm

Tỷ trọn

g (%

)

Máy móc thiết bị Nguyên vật liệu Hàng tiêu dùng

Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Thương Mại.

Trong cơ cấu nhập khẩu (biểu đồ 2), việc nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và ngày càng tăng, từ 61,6% năm 2001 đến 62,9% năm 2002, ước tính đến cuối năm 2003 tỷ trọng này sẽ lên tới 67,2%. Tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu càng lớn chứng tỏ cơ cấu sản xuất của ta càng phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu và cũng thể hiện sự yếu kém trong công tác triển khai sản xuất hàng hóa, nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu.

Tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị trong tổng cơ cấu nhập khẩu từ năm 1995 đến nay cũng có thay đổi, song không đáng kể. Việc giảm tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị năm trước lại đi kèm với mức tăng trong năm sau, nguyên nhân chủ yếu vẫn do nhu cầu đầu tư lớn, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, nghiên cứu tăng mạnh. Nhập siêu đứng ở mức cao do cầu nhập khẩu máy móc thiết bị cho cả mục đích nghiên cứu lẫn tiêu dùng có độ co giãn thấp nên việc giảm kim ngạch nhập khẩu thông qua giảm lượng nhập khẩu là công việc vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, với chiến lược đi tắt, đón đầu công nghệ, các công nghệ tiên tiến được nhập về trong khi ta chưa chuẩn bị kỹ nguồn nhân lực để có thể đủ trí lực tiếp quản, vận hành dẫn đến hiện tượng máy móc nhập về để đấy, gây tốn kém hàng triệu đô la. Chưa hết, tiếp theo đó, một công nghệ khác với trình độ vừa phải phù

Page 54: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

53

hợp với trình độ sẽ được nhập khẩu tiếp tục phục vụ sản xuất dẫn đến nhập siêu bị đội lên rất cao. Thậm chí có những hàng hóa mà Việt Nam có thể sản xuất đủ tiêu dùng vẫn được nhập khẩu tràn lan, ví như năm 2002 trong khi giá đường trong nước ở mức thấp, số lượng đường tồn kho ở mức cao thì đường ngoại quốc vẫn tiếp tục được nhập khẩu. Hiện tượng “trên bảo dưới không nghe” hay “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thường xuyên diễn ra trong hoạt động nhập khẩu của Việt Nam. Chính vì thế, hiệu quả nhập khẩu không cao và đến thời điểm này, sau gần 20 năm đổi mới, có thể kết luận chiến lược thay thế nhập khẩu áp dụng những năm trở lại đây chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Trong số 38 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu chỉ có 5 mặt hàng là bột mỳ, xi măng đen, kính xây dựng, bột ngọt, tivi, video biểu hiện được khả năng thay thế nhập khẩu. Dự báo trong tương lai, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như xăng dầu, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị vẫn sẽ tiếp tục tăng do khả năng sản xuất trong nội bộ nền kinh tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Nói tóm lại, cơ cấu xuất nhập khẩu còn chứa đựng nhiều điểm bất hợp lý, sự chuyển dịch cơ cấu quá chậm sẽ xói mòn ngoại thương, làm cạn kiệt nguồn ngoại tệ, hủy hoại xuất khẩu và rất có thể sẽ dẫn đến sự “phá sản” của chiến lược ngoại thương Việt Nam. 2.1.3. Thị trường xuất nhập khẩu: Thị trường và mở rộng thị trường luôn là vấn đề quan tâm của cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Trong xu thế hội nhập ngày nay khi cạnh tranh trở nên gay gắt hơn thì vấn đề thị trường lại đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Sau công cuộc đổi mới 86, đặc biệt là sau khi Liên Xô sụp đổ, cơ cấu thị trường Việt Nam có những thay đổi rõ rệt. Nếu năm 1990, xuất khẩu sang Liên xô chiếm đến 38,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả Việt Nam (tương đương 1 tỷ rúp) thì sang năm 1991 chỉ còn chiếm 10,3%. Trước thực tế thị trường Nga và các nước Đông Âu không còn trở nên hấp dẫn, ngoại thương Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu, tiến tới hoàn thiện chủ trương làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Page 55: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

54

Xét riêng thị trường xuất khẩu, quán triệt chủ trương “tích cực và chủ động thâm nhập, mở rộng thị trường quốc tế”, ngoài các thị trường truyền thống, chủ chốt như Mỹ, Nhật, ASEAN (đạt mức xuất khẩu 2,4 tỷ USD năm 2002), EU (đạt 3,1 tỷ USD năm 2002) với sức mua lớn, Việt Nam còn tích cực tìm kiếm các thị trường ở Châu Phi, Mỹ la tinh như Nam Phi, Zimbabwe, Namibia, Brazil… Về cơ cấu các thị trường xuất khẩu phân theo châu lục, xuất khẩu sang Châu Á vẫn là chủ yếu với mức tỷ trọng bình quân 65% (cao nhất thời kỳ 1991-1995 đạt 73,4%). Tuy nhiên xu thế xuât khẩu sang Châu Á giảm dần, xuống 70,9% năm 1996; 63,8% năm 1997; 60,3% năm 2000 và khoảng 50% năm 2002 (40). Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Châu Á giảm dần đi đôi với tăng dần trong xuất khẩu trên các thị trường khác như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương. Xu thế chuyển hướng thị trường từ Châu Á sang Châu Âu, Mỹ phản ánh biến chuyển tích cực và hiệu quả trong công tác xúc tiến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và của Việt Nam nói chung (xem 1.2 phụ lục 1) Tuy nhiên, xét một cách cụ thể hơn, ba năm trở lại đây, thị trường xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực bắt đầu có những thay đổi đáng ngại. Thị trường xuất khẩu gạo sang Châu Âu và Bắc Mỹ đang có xu hướng giảm sút do các thị trường này đang giảm dần lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là nguy cơ thể hiện việc gạo Việt Nam đang mất dần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh khác, đặc biệt là Thái Lan, Trung Quốc.(xem 1.4 phụ lục 1). Mặt hàng thủy sản vẫn tỏ ra ưu thế vượt trội với việc lượng xuất khẩu tăng liên tiếp vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU đến mức một số chuyên gia kinh tế đã tỏ ra hoài nghi rằng liệu con số xuất khẩu sang các thị trường đó là có thực, liệu một số doanh nghiệp có thực hiện việc “xuất khẩu không hàng” để chiếm đoạt tiền từ ngân sách thông qua hoàn thuế ? Chưa hết, xuất khẩu linh kiện máy tính, niềm hy vọng của xuất khẩu Việt Nam lại phần lớn xuất khẩu theo kiểu ăn theo, thầu lại hợp đồng của các công ty mẹ chủ yếu từ các thị trường Thái Lan, Philipin, Nhật Bản. Đa số các lần chào hàng trên thị trường mới như châu Âu, Trung Mỹ, Trung Đông, châu Phi đều không dẫn đến hợp đồng cho những năm sau, điều này cho thấy sản phẩm của ta thực sự chưa được các thị trường này chấp nhận.

Page 56: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

55

Đối với thị trường nhập khẩu, ngược lại với thị trường xuất khẩu, tỷ trọng nhập khẩu từ Châu Á lại tăng dần qua các năm và chiếm vai trò chủ đạo trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam. Từ 37% năm 1990 lên đến 77,6% năm 1995 rồi 80,4 % năm 1999 và 82,21% năm 2002 (40). Các thiết bị, máy móc chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường có nền công nghệ trung gian như Thái Lan, Xinhgapo, Đài Loan, Hàn Quốc…thể hiện mô hình “đàn sếu bay” được áp dụng trung thành đối với nhập khẩu Việt Nam. Cùng với sự tăng mạnh từ thị trường Châu Á, tỷ trọng thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam là thị trường Châu Âu lại có xu hướng giảm dần, mức giảm trung bình giai đoạn 1991-2002 khoảng 5%/năm. (xem 1.3 phụ lục 1) Nguyên nhân chủ đạo trong sự tăng mạnh nhập khẩu từ thị trường Châu Á, giảm dần thị trường Châu Âu chính là do đầu tư nước ngoài từ các quốc gia Châu Á tăng mạnh mẽ. Đa số các doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Á sử dụng công nghệ nhập khẩu từ nước họ. Tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị riêng đối với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đã lên đến gần 30% tồng giá trị nhập khẩu, cao nhất là năm 1999 với 33,4%. Mặt khác, cũng có thể thấy rằng nước nào hỗ trợ ODA cho Việt Nam càng nhiều thì máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu…của nước họ càng được xuất nhiều sang Việt Nam. Ví như giai đoạn 1998-2001, Đài Loan, Singapore vừa là các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam (lần lượt ở mức 4,32 tỷ USD; 5,3 tỷ USD) lại vừa là các thị trường Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất (6,78 tỷ USD; 9,42 tỷ USD). Một cách khái quát, thị trường nhập khẩu Việt Nam đã ít nhiều có được định hướng chuyên sâu, từng bước vận động phù hợp với chính sách mặt hàng và chiến lược thay thế nhập khẩu của ta. Tuy nhiên, việc nhập khẩu không đơn giản chỉ phụ thuộc vào cầu trong nược mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác đặc biệt là đầu tư nước ngoài nên thị trường nhập khẩu trước mắt vẫn tiếp tục đi theo chiều hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu từ Châu Á, giảm tỷ trọng từ Châu Âu và các châu lục khác.

Cuộc chiến hội nhập thực sự đem lại cho ngoại thương Việt Nam nhiều trăn trở, trăn trở trong tìm kiếm thị trường, trong hoạch định chiến lược phát triển cũng như trong vấn đề thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu. Có người cho rằng xu thế khu

Page 57: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

56

vực hóa kinh tế với sự tham gia khu mậu dịch tự do AFTA hoặc sắp tới năm 2004 sẽ tham gia khu mậu dịch Trung Quốc-ASEAN (ACFTA) là một lợi thế mỹ mãn cho ngoại thương Việt Nam trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hàng hóa của Việt Nam sẽ được giảm thuế, việc giảm thuế sẽ dẫn đến tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam vào các thị trường này từ đó sẽ góp phần cải thiện ngoại thương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ý tưởng này chỉ đúng được phần nào. Trước hết phải hiểu rằng nếu Việt Nam được lợi thế cạnh tranh về thuế thì các quốc gia khác trong nội bộ khối cũng sẽ được lợi thế đó. Trong khi hàng hóa các nước ASEAN, đặc biệt là ASEAN6 có tính cạnh tranh cao, giá rẻ, chất lượng tốt thì hàng hóa Việt Nam lại liên tục bị trả về phần vì lỗi, phần vì không phù hợp với mẫu mã hàng hóa đưa ra.

Mặt khác, do cùng một điều kiện khí hậu, cùng chiến lược phát triển và cùng cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, chính các quốc gia ASEAN lại là những đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất của Việt Nam. Thái Lan vội vã tìm cho mình con đường riêng thông qua đàm phán kí kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ, Ấn Độ, Úc, Tây Ban Nha. Cămpuchia âm thầm bắt tay với Mỹ; Malayxia thì ra sức phấn đấu kí kết Hiệp định tự do hóa thương mại với khu vực Bắc Âu…Trong khi đó, công tác tự do hóa thương mại của Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc thâm nhập thị trường chứ chưa đi đến kí kết hiệp định thương mại song phương, trừ Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Hiện chúng ta đang trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, một chặng đường đầy khó khăn với sự phản đối của không ít các quốc gia, thời gian gia nhập dự tính sẽ còn 2 năm, trong khoảng thời gian đó, Việt Nam cần tích cực chủ động hơn trong công tác xúc tiến thương mại của mình để có thể cạnh tranh và cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung.

Xét một cách vi mô hơn, sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ, chính vì thế mà chúng ta đã bỏ qua không biết bao nhiêu cơ hội xuất khẩu hàng hóa với khối lượng lớn. Xét riêng bánh đậu xanh Rồng Vàng, một loại hàng xuất khẩu được ưa chuộng trên các thị trường Tiệp, Đức năm 2001 đã bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu trong hợp đồng 300.000 hộp do khả năng sản xuất còn giới hạn. Việc

Page 58: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

57

dự báo cầu xuất khẩu trên thị trường thế giới còn chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng thiếu hàng để xuất. Theo Bộ Thương Mại thì cuối năm 2003 cầu về gạo sẽ gia tăng đột biến song gạo đã được xuất gần hết trong vòng 6 tháng đầu năm nên việc tìm nguồn hàng tăng cường thêm lượng gạo xuất khẩu sẽ gặp khó khăn.

Hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra còn mang tính chất đối phó; có những trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng”, gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động ngoại thương. Trong đa số trường hợp quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu rơi vào tình trạng không được bảo vệ hoặc không thể bảo vệ do việc tìm hiểu luật các quốc gia đối tác chưa được nhà nước quan tâm phổ biến cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương. Bên cạnh đó, chiến lược thị trường tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ, đặc biệt là chiến lược thị trường xuất khẩu. Một thực tế là nếu hàng hóa của ta tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ, tất yếu sẽ gây sự chú ý và những kết cục bất lợi cho ta. Bài học phá giá cá tra, cá basa chưa kịp lắng xuống thì tôm Việt Nam lại tiếp tục rơi vào tình cảnh tương tự. Khi hàng hóa của Việt Nam chưa có tiếng tăm thì chắc chắn sẽ chẳng ai dòm ngó tới song “bất hạnh” ở chỗ là ta đã xuất khẩu được một lượng kha khá thủy sản, một lượng đáng kể dệt may và cũng không ít lần ta xuất khẩu giầy da sang thị trường Mỹ, EU. Thế giới khâm phục ta hơn, nể sợ ta hơn song cũng dùng những thủ đoạn thâm hiểm hơn để đối phó với ta. Đã qua rồi cái thời bấu víu vào đâu đó để tồn tại, trong trận chiến mà các quốc gia đều muốn giành cho mình phần thắng thì sự vui sướng ở nơi này đồng nghĩa với sự đau khổ ở nơi kia. Chính vì thế, hơn lúc nào hết, ngoại thương Việt Nam phải tự đứng lên bảo vệ chính mình, song có làm được điều đó hay không thì còn phải trông vào sự sáng suốt và công bằng của chính các nhà quản lý hoạt động này.

2.2. Thực tiễn điều hành tỷ giá hối đoái và tác động tỷ giá tới ngoại thương Việt Nam: 2.2.1. Giai đoạn trước đổi mới 1986:

Page 59: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

58

Đã từ lâu, tỷ giá hối đoái luôn là người bạn song hành của hoạt động ngoại thương Việt Nam. Thời kì phong kiến, tỷ giá được hình thành dựa trên cơ sở ngang giá vàng, bạc, tiền nội địa với tiền của các thương nhân nước ngoài, do hoạt động mua bán diễn ra tự do nên tỷ giá hối đoái cũng được hình thành một cách tự do giữa các thương nhân với nhau. Năm 1858, sau khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, ngoại thương bị đặt dưới sự quản lý khe khắt của chế độ thực dân, tỷ giá giữa đồng tiền Đông Dương do Ngân hàng Đông Dương phát hành với đồng France Pháp cũng như việc qui đổi ra đồng đô la Mỹ, đồng bảng Anh, đồng Yên đều do chính quyền thực dân qui định. Bước sang 1954 cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ là sự trở về của chính quyền cộng sản Việt Nam, thực hiện quản lý mọi hoạt động kinh tế đất nước.

Suốt giai đoạn 1955 đến 1986, về cơ bản nước ta tồn tại chế độ đa tỷ giá, không phản ánh thực sự sức mua thực tế của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa nước ngoài. Người ta nhắc nhiều tới tỷ giá chính thức, một loại tỷ giá được chính phủ hai bên tự ý xác lập, tự ý qui định quan hệ so sánh giữa đồng tiền hai nước trên cơ sở xem xét rất khiêm tốn các nhân tố ảnh hưởng. Tỷ giá chính thức đầu tiên được chính phủ thành lập với Trung Quốc năm 1955 trên cơ sở căn cứ vào 34 mặt hàng tiêu dùng, chủ yếu tại Hà Nội và Bắc Kinh, đứng ở mức 1CNY= 1470 VND. Thời gian này, tỷ giá đồng Rúp (Liên Xô) được xác định trên cơ sở tính chéo; 1Rúp Liên Xô = 0,5 Nhân dân tệ, tỷ giá chéo là 735 VND = 1 Rup(31). Và tỷ giá tính chéo với đồng Rúp này lại được xem là cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái với các nước tư bản khác như Anh, Mỹ…đồng Nhân dân tệ cùng đồng Rúp bỗng nhiên trở thành đồng tiền trụ cột của tỷ giá Việt Nam. Rõ ràng nhận thấy cách tính tỷ giá như trên bộc lộ rất nhiều nhược điểm, trong đó nhược điểm lớn nhất là tỷ giá bị cố định cứng nhắc do đó không phản ánh được cung cầu thị trường, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thực doãng ra, các chức năng của tỷ giá như thúc đẩy hoạt động ngoại thương bị hủy hoại, cán cân thanh toán mất cân đối nghiêm trọng khiến nền kinh tế lâm vào tình trạng đói kém triền miên. Thế nhưng cách ấn định tỷ giá này vẫn tiếp tục đeo bám dai dẳng nền kinh tế của chúng ta trong một thời gian dài.

Page 60: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

59

Sau đổi tiền 1959, đặc biệt là sau chiến tranh biên giới 1979, đồng Rúp lên ngôi và nhanh chóng được coi là chuẩn mực cho việc ấn định tỷ giá của Việt Nam. Tỷ giá chính thức (tỷ giá mậu dịch) lúc này được xác lập giữa đồng Việt Nam và Rúp chuyển nhượng thông qua thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng quốc tế về hợp tác kinh tế (một ngân hàng có trách nhiệm thực hiện thanh toán thương mại, viện trợ song biên giữa các nước thành viên trong Hội đồng tương trợ kinh tế trước đây: SEV). Trong suốt thời kỳ 70, 80 thế kỷ trước, tỷ giá này cố định và được sử dụng để ghi sổ cân bằng thanh toán giữa Việt Nam và các nước thành viên khối SEV. Song song với tỷ giá mậu dịch là tỷ giá phi mậu dịch, qui định cho các hoạt động khác như ngoại giao, ngoại kiều, học sinh, sinh viên…được xác lập trên mức giá bán lẻ một số hàng tiêu dùng, xem ra có vẻ gần “thực tế hơn” bởi đã phản ánh chút ít đến sức mua thực tế đồng nội tệ song vẫn bị cố định trong từng khoảng thời gian nhất định.

Cũng thời kì này, do nền kinh tế kiểu tập trung, mệnh lệnh nên các thành phần kinh tế tư nhân bị ruồng rẫy, khinh rẻ . Các doanh nghiệp tồn tại chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, bởi thế các chủ thể tham gia kinh doanh cũng chính là các doanh nghiệp này. Chính sự tồn tại trên đã tạo điều kiện cho một loại tỷ giá nữa tồn tại đó là tỷ giá kết toán nội bộ “sử dụng trong các giao dịch nội bộ giữa ngân hàng với các tổ chức ngoại thương, giữa các tổ chức ngoại thương với ngân sách nhà nước có liên quan theo cơ chế giá nội địa”(29), được thực hiện thông qua cơ chế thu, bù chênh lệch ngoại thương. Một cơ chế hết sức vô lý với quan niệm phần lãi trong hoạt động ngoại thương sẽ được góp vào ngân quỹ nhà nước, nếu hoạt động các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhà nước chẳng may lỗ thì nhà nước sẽ rút ruột bù lỗ. Những tưởng cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương do rủi ro lỗ đã được nhà nước gánh chịu, song thực tế hoạt động ngoại thương tại các doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu ngày càng trở nên ảm đạm. Việc tỷ giá kết toán nội bộ luôn được ấn định nhỏ hơn tỷ giá thị trường cộng với việc kết hối 100% ngoại tệ đã khiến kim ngạch xuất khẩu Việt Nam luôn trong tình cảnh eo hẹp. Ví như có thời kì tỷ giá thị trường là 2000đ ăn 1 đôla thì tỷ giá do NHNNVN quy định để kết hối chỉ có 200 VND/USD. Lợi nhuận thu được từ các hợp đồng xuất, nhập

Page 61: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

60

khẩu không đáng kể, thêm vào đó là việc chi phí đầu vào bị nâng cao hơn, vượt quá sức chịu đựng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khiến họ buộc phải bấu víu vào ngân sách nhà nước như là một phương kế cuối cùng để tồn tại; nền kinh tế đã nghèo, càng nghèo.

Bên cạnh những tác động đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã trình bày ở trên, thời kỳ này do tỷ giá được ấn định cố định cộng với sự tiêu điều bởi họa chiến tranh liên miên đã khiến tỷ giá không phát huy được vai trò cơ bản của nó. Tỷ giá với cách ấn định chủ quan duy ý chí dường như chỉ là cái bóng mờ nhạt đứng bên cạnh người bạn lạm phát. Song nếu nói tỷ giá hoàn toàn không có tác động gì đến hoạt động ngoại thương thời kỳ này là không chính xác, chính sự hạn chế, tù túng của tỷ giá cũng đã khiến hoạt động ngoại thương trở nên ngột ngạt, bế tắc. Việc áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ đã làm cho việc bù lỗ nhập khẩu vượt quá mức chịu đựng của ngân sách, thủ tiêu động lực xuất khẩu, càng xuất càng lỗ, ấy là chưa kể đến hàng loạt tỷ giá mặt hàng riêng lẻ thuộc tỷ giá kết toán nội bộ như tỷ giá bông, tỷ giá sắt, tỷ giá xăng dầu…áp đặt theo tư duy chủ quan duy ý chí khiến hoạt động ngoại thương bị xé lẻ, manh mún, lâm vào tình cảnh nhập siêu trầm trọng.

Bảng 3: Tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với xuất nhập khẩu giai đoạn 1958-1985

% Tăng, giảm Mốc thời

gian

Tỷ giá KTNB

(USD/VND)

Tỷ giá chính thức

(USD/VND) Xuất khẩu

Nhập khẩu

1958 4,21 3,59 100 100 1959 4,21 3,59 131,52 148,03

1961-1966 4,21 2,94 101,26 111,6 1967-1970 5,08 3,75 67 112,83 1971-1972 5,08 2,71 128,72 107,7 1973-1974 4,21 2,44 165,6 133,66 1975-1980 3,84 1,85 116,98 112,88 1981-1984 12 9 118,49 105,17

1985 15 15 107,53 106,44

Nguồn: Tổng hợp trên số liệu Vụ ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước

Trong suốt giai đoạn 1958-1985, có thể nhận thấy tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh một vài lần trong đó tỷ giá kết toán nội bộ thường xuyên được áp đặt cao

Page 62: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

61

hơn tỷ giá chính thức. Bảng 3 cho thấy xu thế tăng giảm của tỷ giá thời kỳ 1958 đến 1975 không kéo theo mức giảm, tăng của xuất khẩu như quy luật chung. Năm 1966, tỷ giá giảm từ 4,21 đồng/đôla xuống 5,08 đồng/đôla song xuất khẩu lại không tăng trưởng, thậm chí còn sụt giảm 33% so với năm trước. Xu thế này cho thấy hiện tượng tăng giảm của tốc độ xuất nhập khẩu không phụ thuộc nhiều vào tỷ giá hay nói đúng hơn xuất nhập khẩu vận hành trên một quỹ đạo độc lập với tỷ giá.

Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ giá kết toán nội bộ không được xây dựng dựa trên ngang giá sức mua do đó không phản ánh đúng sự vận động thương mại giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng và thống nhất đất nước, với tình cảnh kinh tế vừa được khôi phục đã bị kẻ địch tàn phá nên nhu cầu nhập khẩu phục vụ tiêu dùng, chiến đấu không hề giảm sút, tỷ giá thực của đồng nội tệ dù có giảm đến bao nhiêu chăng nữa thì nhập khẩu vẫn tăng lên. Viện trợ không hoàn lại cũng như tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu. Viện trợ năm 1975 lên đến 50% kim ngạch nhập khẩu, khoản nợ giai đoạn 1955-1975 đã lên đến 5,5 tỷ Rúp/đôla. Nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu, hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 thế kỉ trước tưởng chừng sẽ bị tê liệt nếu không có động lực nhập khẩu trợ giúp. Cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, các mặt hàng nhập khẩu trải dài từ máy móc thiết bị cho đến hàng tiêu dùng thiết yếu như gạo, vải, xà bông... Giai đoạn 1980-1985, tỷ giá chính thức cũng như tỷ giá kết toán nội bộ lệch rất xa khỏi trục tỷ giá thực, nền kinh tế lâm vào tình trạng bất ổn, chính sách tài chính-tiền tệ tỏ ra không hiệu quả, tỷ giá bắt đầu tác động tiêu cực lên hoạt động ngoại thương. Trong khi kinh tế toàn cầu bước vào chu kỳ tăng trưởng với sự xuất hiện hàng loạt các nước công nghiệp mới, sức mua của thế giới tăng mạnh dẫn đến giá trị đồng tiền các quốc gia tư bản phát triển trên thế giới tăng cao thì Việt Nam chúng ta vẫn “cò cưa” chế độ bao cấp tem phiếu, khủng hoảng trầm trọng kéo theo sản xuất trong nước bị đình đốn. Giá trị thực của đồng Việt Nam giảm sút, nếu đúng theo qui luật cung-cầu tiền tệ, đồng Việt Nam sẽ bị mất giá mạnh. Thế nhưng, tỷ giá kết toán nội bộ của chúng ta vẫn được giữ cố định ở mức dao động trung bình từ 10 đến 15 VND/đô la, tình trạng này đã khiến đồng Việt Nam bị định giá cao hơn

Page 63: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

62

nhiều lần so với các đồng tiền khác trên thị trường thế giới. Trên thị trường chợ đen, tỷ giá liên tục leo thang và tình trạng này lập tức đã tác động rất xấu đến hoạt động xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu thay vì kết hối toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu đã bằng mọi cách giấu giếm để có thể quay sang bán ăn chênh lệch trên thị trường chợ đen. Có thể nói, sự chênh lệch ngày một lớn giữa tỷ giá chính thức, tỷ giá kết toán nội bộ và tỷ giá thị trường đã thủ tiêu động lực xuất khẩu, khiến giá trị xuất khẩu tăng chậm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu cơ hối đoái, làm xuất hiện cơ chế phá giá ngầm đồng nội tệ cũng như đẩy nhanh tốc độ lạm phát. Năm 1985, mức chênh lệch đã lên đến đỉnh điểm, đạt 666,6%, đây cũng là năm có mức nhập siêu cao nhất 1.158,9 triệu Rúp/đôla (21). Nói tóm lại, thời kỳ 80-85, tỷ giá hối đoái tác động lên hoạt động ngoại thương chủ yếu thông qua biểu hiện kim ngạch xuất nhập khẩu; tỷ giá không tác động gì mấy đến cơ cấu hàng xuất-nhập khẩu do sản xuất trong nước còn nghèo nàn chủ yếu dựa vào viện trợ. Mặt khác, tỷ giá cũng không có tác dụng mở rộng hay thu hẹp thị trường bởi việc trao đổi, buôn bán với Liên Xô là yếu tố bắt buộc trong điều kiện bị bao vây, cấm vận kinh tế. Xét một cách khách quan thì tỷ giá hối đoái không phải là nhân tố duy nhất đẩy ngoại thương Việt Nam đến bên bờ vực thẳm bởi ngoại thương hoạt động không chỉ dựa vào tỷ giá mà còn dựa vào hàng loạt các luật lệ, quy tắc mà yếu tố chi phối chủ đạo là nguyên tắc độc quyền ngoại thương. Song chế độ đa tỷ giá với việc sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ một cách cứng nhắc, không tuân theo quy luật quốc tế trong thu-chi dù sao cũng đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác điều hành quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước nói chung cũng như kìm hãm hoạt động xuất khẩu nói riêng. 2.2.2. Giai đoạn sau đổi mới 1986: 2.2.2.1. Giai đoạn 1986-1989: Trong vòng ba năm kể từ sau đổi mới 86, mặc dù cơ chế quan liêu bao cấp đã bị xóa bỏ cùng với sự ra đi của chế độ độc quyền ngoại thương song quan điểm chỉ đạo trong quản lý tỷ giá vẫn là cố định tỷ giá, chế độ đa tỷ giá vẫn tồn tại. Giải thích cho vấn đề này có thể do tỷ giá là nhân tố nhạy cảm, việc thay đổi đột ngột tỷ giá có thể sẽ dẫn đến khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng, bên cạnh đó việc mở cửa kinh tế

Page 64: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

63

trong khi những kiến thức thực tế về tỷ giá hối đoái vẫn còn khiêm tốn đã vô tình tước đi sự “tự do” của tỷ giá. Xét trên góc độ thực tế điều hành tỷ giá, tỷ giá kết toán nội bộ vẫn được xem là đứa con ruột của hoạt động ngoại thương Việt Nam và tỷ giá này lại tiếp tục cái công việc xói mòn hoạt động ngoại thương như nó đã từng làm trước đây. Càng ngày, tỷ giá kết toán nội bộ càng lệch xa tỷ giá thị trường, việc không tính đến mức độ trượt giá trong ấn định tỷ giá đã khiến ngân sách phải liên tục bù lỗ hàng xuất khẩu, càng xuất lại càng lỗ. Tính chung thời kì 1986-1989, trên thị trường, 1Rúp mua được trên dưới 1500VND hàng xuất khẩu, 1 USD được khoảng 3000VND thì tỷ giá kết toán nội bộ trong thanh toán quan hệ xuất-nhập cố định ở mức lần lượt là 150 VND/Rúp và 225 VND/USD. Điều này có nghĩa là 1 Rúp hàng xuất khẩu, Nhà nước phải bù lỗ 1350VND và 1 USD phải bù 2775 VND. Năm 1987, cả nước xuất khẩu được 650 triệu Rúp/đô la trong đó khu vực đồng Rúp là 500 triệu, khu vực đồng đô la là 150 triệu thì ngân sách nhà nước đã phải bù lỗ hơn 900 tỷ(50). Việc các ngành, các địa phương càng cố gắng xuất khẩu nhiều để thực hiện nghĩa vụ với các nước bạn đồng nghĩa với việc Nhà nước càng phải bù lỗ xuất khẩu. Khi Ngân sách Nhà nước không đủ bù lỗ thì nợ giữa các doanh nghiệp, các ngành tham gia hoạt động ngoại thương tăng lên do vấn đề chậm trễ trong thanh toán; vốn phục vụ kinh doanh, thu mua nông sản thiếu hụt kéo theo sự giảm sút trong sản xuất hàng xuất khẩu. Đối với hoạt động nhập khẩu, thực chất Nhà nước vẫn đứng ra phân phối cho các ngành kinh tế quốc dân vật tư, nguyên vật liệu với mức giá thấp theo tỷ giá kết toán nội bộ kể trên và vẫn áp dụng chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương. Việc áp dụng tỷ giá nhập khẩu đối với một số loại mặt hàng, nhóm hàng trong khi không bao quát được tổng thể mặt bằng giá cả hàng hóa đã khiến xảy ra tình trạng 1 xe xúc than Bella loại 20 tấn của Liên Xô giá 500 đồng bằng giá một xe môtô cũ. Bên cạnh đó, tình cảnh bù lỗ nhập khẩu diễn ra tương tự như đối với xuất khẩu. Năm 1988, giá trung bình 1kg bông nhập khẩu trên thị trường các nước là 4500 đồng trong khi giá nhập khẩu của Việt Nam chỉ dừng ở mức 3000đồng/kg, sở dĩ có mức giá rẻ như vậy là do mức giá này được tính từ mức tỷ giá 630 đồng/Rúp. Và mỗi một cân

Page 65: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

64

bông, nhà nước phải bù lỗ khoảng 1500 đồng. Đối với các mặt hàng khác như phân bón, lúa gạo... tình cảnh cũng diễn ra tương tự. Việc bù lỗ liên tục đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng như cách áp đặt cứng nhắc tỷ giá đã khiến ngoại thương Việt Nam không phát huy được vai trò của nó trong thúc đẩy phát triển kinh tế, càng đẩy mạnh xuất khẩu, nhập siêu càng nghiêm trọng. Việc tạo ra tỷ giá chính thức, tỷ giá kết toán nội bộ với mục đích hoang đường là ổn định hoạt động kinh tế đối ngoại đã bóp nghẹt động lực cũng như tính sáng tạo trong sản xuất và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu.

Có thể nói, trong thời kỳ 86-89 này, cơ chế tỷ giá kết toán nội bộ đã làm nảy sinh hai khuynh hướng chủ đạo trong việc điều hành và bù lỗ hoạt động xuất nhập khẩu. Một là nếu thực hiện đúng như cam kết giao hàng đối với nước bạn thì lỗ hàng xuất khẩu nảy sinh rất lớn nhưng nếu trì hoãn lại nghĩa vụ giao hàng thì nợ đọng lại tăng lên kéo theo tăng nghĩa vụ xuất khẩu để trả nợ. Hai là do tỷ giá được ấn định thấp nên các tổ chức kinh tế được quyền xuất khẩu có ngoại tệ không bán lại cho ngân hàng như quy định vì sợ mất lãi mà quay sang buôn bán trên thị trường chợ đen. Cả hai khuynh hướng này đều làm rối loạn hoạt động ngoại thương, khiến xuất khẩu trở nên tiêu điều, cán cân thương mại nhập siêu nghiêm trọng, đặt công tác điều hành và quản lý tỷ giá trước sức ép phải được đổi mới. 2.2.2.2. Giai đoạn 89-92: Giai đoạn phá giá mạnh đồng nội tệ Phát súng đầu tiên trong đổi mới tỷ giá chính là chỉ thị 271-CT ban hành tháng 10/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với nội dung xác lập một mức tỷ giá đồng Việt Nam đối với khu vực ngoại tệ chuyển đổi phù hợp với mức tỷ giá thị trường trong biên độ dao động 10-20%. Tháng 3/1989, nhà nước bãi bỏ hệ thống tỷ giá kết toán nội bộ, tiến tới thực hiện thống nhất một mức tỷ giá duy nhất cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế gọi là tỷ giá chính thức. Đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển ngoại thương Việt Nam, động lực phát triển ngoại thương dần được khôi phục, kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đã bước sang một trang mới.

Cùng với việc ban hành các chỉ thị, các quan điểm điều hành tỷ giá được các nhà quản lý đưa ra. Vấn đề chủ yếu gây tranh cãi đó là giai đoạn 89-92 có phải là

Page 66: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

65

giai đoạn phá giá đồng Việt Nam hay không? Theo đa số các nhà nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước, giai đoạn 1989-1992 được xem là thời kỳ Việt Nam phá giá mạnh đồng tiền của mình, thế nhưng cũng có quan điểm cho rằng phá giá phải là đánh tụt sức mua hàng hóa so với giá trị thực của nó, tức phá giá thực sự phải tác động đến tỷ giá thực chứ không phải tỷ giá danh nghĩa. Nếu hiểu theo quan niệm này thì có thể xem giai đoạn 1989-1992 là giai đoạn giảm mạnh giá trị danh nghĩa đồng nội tệ chứ chưa đến mức phá giá. Nhưng dù theo quan niệm nào thì ngay lập tức, tỷ giá hối đoái cũng đã thể hiện vai trò của nó trong thúc đẩy hoạt động ngoại thương trên tất cả các phương diện từ kim ngạch cho đến cơ cấu, thị trường xuất nhập khẩu. Một nền kinh tế mở với nhịp tăng trưởng nhanh chóng trong đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân được cởi trói...đã tạo môi trường thuận lợi cho tỷ giá hối đoái phát huy “sứ mệnh cao cả” của mình. Bảng 4: Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu giai đoạn 1986-1992

Tỷ giá chính thức (USD/VND) Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tỷ giá thị trường

(USD/VND)

Năm Mức tỷ giá

(đồng) %Tăng,

giảm

Kim ngạch (triệu USD)

% Tăng, giảm

Kim ngạch (triệu USD)

% Tăng, giảm

Giá trị (triệu USD)

% Tăng, giảm

Mức tỷ giá

(đồng) % Tăng,

giảm

1986 80 100 789,1 100 2155,1 100 -1366 100 425 369,56 1987 368 460 854,2 108,25 2455,1 113,92 -1600,9 117,20 1270 298,82 1988 3000 815,21 1038,4 121,56 2756,7 112,29 -1718,3 107,33 5000 393,70 1989 3900 130 1320 127,12 2565,8 93,08 -1245,8 72,50 4100 82 1990 6300 161,54 2404 182,12 2752,4 107,27 -348,4 27,96 6500 158,54 1991 9767 155,03 2087,1 86,82 2338.4 84,96 -251,3 72,13 11975 184,23 1992 10720 109,75 2580,7 123,65 2540,7 108,65 40 -15,92 10550 88,1 Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Tổng Cục Thống Kê

Bảng 4 cho thấy giá trị danh nghĩa đồng Việt Nam sụt giảm mạnh và liên tiếp

trong suốt giai đoạn 89-92. Từ mức tỷ giá 1USD = 3000VND năm 1989, đồng nội tệ đã giảm xuống 10720 đồng/đôla năm 1992; trong vòng 3 năm, tỷ giá đã sụt giảm gần 4 lần. Sự sụt giảm này đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là trên phương diện kim ngạch xuất-nhập khẩu trong quan hệ buôn bán với các quốc gia bao gồm cả những nước tư bản phương tây.

Có thể dễ dàng nhận thấy trước thời điểm 1989, khi Nhà nước càng cố gắng hạ giá đồng nội tệ thì nhập siêu lại càng nặng. Nếu nhập siêu năm 1987 khoảng 1,6

Page 67: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

66

tỷ thì sang năm 1988, khi tỷ giá bị hạ xuống thấp hơn so với năm trước đó 8 lần thì nhập siêu lại lên đến hơn 1,7 tỷ. Điều này cho thấy việc hạ giá đồng Việt Nam trong bối cảnh vẫn áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ không những không kích thích được ngoại thương mà còn đẩy hoạt động này đến tình cảnh nhập siêu trầm trọng hơn.

Thời kỳ 86-89, tổng độ co giãn xuất nhập khẩu chỉ đạt 0,003 (trong khi giai đoạn 89-92, chỉ số co giãn này đạt 0,46) một chỉ số quá thấp thể hiện nền kinh tế tăng trưởng không bền vững hay đúng hơn là không tăng trưởng. Trung bình giá đồng nội tệ giảm 1 đồng thì xuất khẩu chỉ tăng có 0,195 đồng và nhập khẩu giảm 0,192 đồng. Nhưng do lượng hàng xuất đi luôn nhỏ hơn lượng hàng nhập về nên tình trạng kim ngạch nhập khẩu lớn gấp hai, ba lần kim ngạch xuất khẩu diễn ra liên tục trong 3 năm 1986-1989. Lý do cơ bản giải thích cho vấn đề này chính là trong khi sản xuất hàng xuất khẩu sụt giảm, động lực xuất khẩu bị thủ tiêu do tính cứng nhắc của tỷ giá, thì nhập khẩu lại tăng lên để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, nhu cầu mà sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng nổi.

Năm 1989, sau khi xóa bỏ tỷ giá kết toán nội bộ, thực hiện thống nhất tỷ giá, bộ mặt ngoại thương lập tức có biến chuyển rõ nét. Mặc dù mức giá đồng ngoại tệ chỉ tăng 30% ( ít hơn so với giai đoạn trước đó) song nhập khẩu đã giảm xuống chỉ bằng 93% so với năm trước, xuất khẩu được kích thích tăng trưởng nên kim ngạch đã đạt được 1,3 tỷ đô la, thu hẹp khoảng cách nhập siêu xuống còn 1,2 tỷ đô la (so với mức 1,7 tỷ đô la năm 1988).

Mặt khác, do tỷ giá chính thức được điều chỉnh tiến sát với tỷ giá thị trường, hình thành theo quy luật cung cầu nên tác động của tỷ giá đến hoạt động thương mại- xuất nhập khẩu trở nên rõ nét hơn, chính xác hơn. Giá đồng nội tệ giảm xuống thực sự kích thích tăng trưởng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Năm 1989 nếu tỷ giá giảm 1 đồng, xuất khẩu lập tức tăng lên 0,97 đồng, thì bước sang năm 1990 sau khi giảm tỷ giá xuống trên 60% thì 1 đồng giảm của tỷ giá lại khiến xuất khẩu tăng những 1,13 đồng, một mức tăng khá, thể hiện xuất khẩu co giãn hoàn toàn với tỷ giá do đó có tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu. Trong bốn năm 1989-1992 yếu tố nổi bật trong tác động của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu là mức giảm giá đồng nội tệ càng lớn thì mức tăng nhập khẩu càng giảm. Đơn cử như năm 1989, mức

Page 68: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

67

giảm giá 30%, trong đó 1 đồng giảm giá kéo theo mức tăng 0,71 đồng thì bước sang năm 1990, tỷ giá giảm đến 60% đã lập tức thu hẹp mức tăng nhập khẩu xuống còn 0,66 đồng.

Đặc biệt, sự kiện tỷ giá danh nghĩa giảm thấp hơn 7,04% so với tỷ giá thị trường cuối năm 1991 cộng với quyết định bãi bỏ “tỷ giá nhóm hàng” trong thanh toán ngoại thương năm 1992 đã khiến ngoại thương Việt Nam xuất siêu liên tục trong 6 tháng đầu năm 1992. Kết thúc năm 1992, cán cân thương mại thặng dư 40 triệu đô la. Nguyên nhân xuất siêu do tỷ giá năm 1992 là hoàn toàn rõ ràng bởi tại thời điểm 92 giá thành sản xuất hàng Việt Nam còn cao, chất lượng còn kém, công tác xúc tiến thương mại cũng chưa được ý thức triệt để và khi ấy, cạnh tranh về giá được xem là yếu tố duy nhất đưa ngoại thương Việt Nam đạt thành tích kể trên. Nếu đầu năm 1991, buôn lậu qua biên giới Việt-Trung tăng mạnh do hàng hóa của Trung Quốc được duy trì ở mức giá thấp hơn nhiều so với mức giá hàng hóa của chúng ta thì cuối năm 1991, khi đồng Việt Nam bị phá giá mạnh so với đô la 50% từ khoảng 7000VND/đô la xuống 14500 VND/đô la thì tỷ giá đồng Việt Nam so với nhân dân tệ của Trung Quốc cũng bị sụt giảm mạnh. So với năm 1991, đồng nhân dân tệ đã tăng giá 50%, mức tăng giá này đã kéo theo tình trạng giá hàng Trung Quốc bị đội cao, gặp khó khăn trong tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Và thế là với chiến lược thâm nhập thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhiều mặt hàng nhờ lợi thế về giá đã cạnh tranh được với mặt hàng Trung Quốc như bóng đèn, phích nước, đồ sứ dân dụng, bia, sữa, mì ăn liền, máy nổ, động cơ điện...

Xét về tác động của tỷ giá lên cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giai đoạn 1989-1992, cùng với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở giảm giá đồng nội tệ, nền kinh tế đã tích lũy được một số vốn sử dụng trong việc đầu tư, mở rộng sản xuất. Sản xuất lương thực trong nước đối với một số mặt hàng nhờ có vốn đã bắt đầu đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Số lượng gạo nhập khẩu giảm, thay vào đó là các mặt hàng thuộc danh mục tư liệu sản xuất, nguyên nhiên vật liệu. Cơ cấu xuất khẩu cũng có sự thay đổi, danh mục các mặt hàng xuất khẩu được mở rộng. Năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô với sản lượng 1,5 triệu tấn, đó

Page 69: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

68

là chưa kể đến hàng loạt các nhà máy cũ được đổi mới, các nhà máy mới được xây dựng nhằm phục vụ công tác xuất khẩu. Ngoại thương được đa dạng hóa ở mức cao, tạo ra được gần 10 mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD. Bên cạnh đó, việc tỷ giá giảm mạnh kéo theo sự tăng lên đáng kể trong đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp đã làm phong phú hơn danh mục xuất nhập khẩu của Việt Nam. Việc liên doanh thường dẫn đến tình trạng góp vốn thông qua công nghệ và thế là Việt Nam bắt đầu nhập về những công nghệ mới như công nghệ dán da, công nghệ xử lý chất thải...những công nghệ từ trước tới nay chưa từng có trong danh mục nhập khẩu để rồi đi đến sản xuất những chủng loại hàng có thể cũng chưa bao giờ xuất hiện trong danh mục xuất khẩu. Ví như năm 1991, xí nghiệp mì ăn liền Hà Nội liên doanh với Vifon Sài Gòn đã nhập một dây chuyền sản xuất mì ăn liền phục vụ xuất khẩu trị giá 600 ngàn đô la Mỹ, đưa công suất tăng gấp ba lần, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và đã xuất khẩu được 150000 thùng.

Về thị trường xuất nhập khẩu, do tỷ giá hối đoái neo với đồng đô la được xem là chuẩn mực nên khu vực thị trường xuất nhập khẩu cũng có xu thế chuyển hướng sang những khu vực sử dụng đồng đô la trong thanh toán. Tỷ trọng xuất nhập khẩu từ khu vực đồng Rúp giảm hẳn, chỉ còn khoảng 15% năm 1989 so với 85% năm 1987. Thị trường Đông Âu không còn giữ vai trò chủ đạo, thay vào đó là sự lên ngôi của thị trường Châu Á trong hợp tác thương mại với Việt Nam trên cả lĩnh vực xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, thời kỳ này do có lợi thế về giá cộng với rủi ro tỷ giá hoàn toàn không có nên đã yên tâm phát triển sản xuất, mạnh bạo hơn trong vấn đề vay vốn và bước đầu sản xuất hàng xuất khẩu có hiệu quả. Điển hình của nỗ lực đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu thời kỳ này là Công ty dệt kim Đông Xuân với tổng số vốn đầu tư hơn 1 triệu đô la Mỹ đã sản xuất được 95% sản phẩm loại A, đưa doanh thu xuất khẩu năm 1992 tăng 29% so với 1991...(21)

Có thể kết luận việc xóa bỏ tỷ giá kết toán nội bộ, thống nhất tỷ giá, đưa tỷ giá chính thức tiến gần tỷ giá thị trường nhằm đạt được mức tỷ giá hợp lý những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 thế kỷ trước là một chủ trương đúng đắn. Chủ trương này đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động nhập khẩu, giúp cải thiện

Page 70: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

69

cán cân thương mại và nhất là tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam trong phát triển kinh tế thông qua xuất khẩu. Tuy nhiên, mức tỷ giá hợp lý này kéo dài không được bao lâu. Tâm lý “sợ tiền ta mất giá” đã được khơi mào ngay sau đó, tỷ giá liên tục bị đẩy cao hơn giá trị thực, gây ra rất nhiều bất lợi cho hoạt động ngoại thương nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vấn đề này sẽ được đề cập ngay dưới đây. 2.2.2.3. Giai đoạn 1993-1996: Giai đoạn nâng giá đồng Việt Nam Thành tích xuất siêu năm 1992 kéo dài không được bao lâu. Ngay trong năm 1992, trong khi 6 tháng đầu năm xuất siêu do tỷ giá diễn biến có lợi cho xuất khẩu thì 6 tháng cuối năm, nhập siêu liên tục diễn ra. Quan điểm nâng giá nội tệ không dựa trên chỉ số giá cả dưới vỏ bọc “không phá giá tiền ta” trở lại với lối nghĩ xưa cũ thời bao cấp. Trong khi báo chí ra sức cảnh báo việc tăng giá nội tệ sẽ hủy hoại xuất khẩu thì tỷ giá lại tiếp tục bị điều chỉnh theo hướng lên giá và ngày càng lệch xa khỏi trục tỷ giá thực. Thậm chí những người nhào nặn ra mức tỷ giá nội tệ cao giả tạo này lại vô cùng hoan hỉ, cho rằng với việc tăng giá đồng Việt Nam như vậy sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng vững chắc hơn. Tháng 3 năm 1994, một đoàn lãnh đạo cao cấp của ta sang thăm Thái Lan với mục đích học tập kinh nghiệm điều hành quản lý kinh tế. Được nước bạn cung cấp cho bí quyết điều hành tỷ giá, một vị lãnh đạo đã tuyên bố xanh rờn “Thái Lan phát triển đến ngày nay là nhờ họ đã cố định tỷ giá nội tệ ở mức cao 25 bạt/đôla suốt 10 năm liền...”. Thật nực cười khi chỉ 3 năm sau đó, chính mức tỷ giá cao giả tạo này đã khiến Thái Lan phải bán hết lượng dự trữ ngoại hối 36 tỷ đô la và lâm vào tình cảnh khủng hoảng kinh tế toàn diện. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính của việc chỉ đạo lên giá nội tệ lại được đổ cho lạm phát đang trong tình trạng cao, do đó cần nâng tỷ giá hối đoái để tăng cường sức mua, triệt tiêu lạm phát. Rồi người ta hoan hỉ khi mức lạm phát giảm từ 17,5% năm 1992 xuống còn 5,2% năm 1993. Thế nhưng khi lạm phát tăng đột biến từ 5,2% năm 1993 lên 14,4% năm 1994 thì tác động “hữu ích” của nâng giá tiền tệ lại không được đề cập tới. Thực ra động lực kéo tụt lạm phát thời kỳ này không phải là nâng giá tiền tệ mà do độ trễ trong xuất siêu 1992. Chính việc sự kiện phá giá giai đoạn 89-91 đã thúc đẩy xuất khẩu, một lượng ngoại tệ lớn đổ vào trong nước nâng

Page 71: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

70

sức mua thực tế của đồng Việt Nam cao hơn, từ đó lạm phát giảm xuống. Quan điểm chỉ đạo nâng giá nội tệ trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, khi chiến lược hướng về xuất khẩu vừa được thực thi thực sự là một rào cản đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn này.

Trở lại với vấn đề điều hành tỷ giá, sau khi mức giảm giá nội tệ âm suốt 11 tháng cuối năm 1992, tháng 3/1993 nhằm phục vụ quan điểm lên giá đồng tiền, Nhà nước đã chỉ đạo đặt giá USD của Nhà nước cao hơn giá thị trường, USD liên tục được bán ra. Từ tháng 8/1993 đến 3/1994, Nhà nước đã bán ra 5,049 triệu đô la(22), đồng Việt Nam do đó lên giá tương đối so với đô la. Có một bài báo đã phấn khởi rằng tiền ta đã lên giá so với USD, đồng tiền mạnh nhất thế giới!

Đồ thị 2: Diễn biến tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực (USD/VND) giai đoạn 1993-1999

0

5000

10000

15000

20000

1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

Năm

Đồn

g

Tỷ giá danh nghĩa Tỷ giá thực

Nguồn: Vụ ngoại hối, NHNN Trong suốt thời kỳ 93-96, tỷ giá danh nghĩa (USD/VND) liên tục bị ép ở mức

cao tương đối so với tỷ giá thực. Trong khi tỷ giá thực giảm đáng kể thì tỷ giá danh nghĩa hầu như không đổi. Có thể thấy rõ điều này trong biểu đồ 5, khoảng cách giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa ngày càng doãng rộng ra, năm có độ doãng cao nhất chính là 1996, đây cũng là năm tổng kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến do nhập siêu đạt mức kỷ lục. Xét trên góc độ tài chính-tiền tệ, cách điều hành tỷ giá trong giai đoạn đầu thập niên 90 còn mang nặng tính chủ quan, việc ấn định tỷ giá còn quá đơn giản, xa rời thực tế bởi ngân hàng trung ương đã coi việc giảm tỷ giá danh

Page 72: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

71

nghĩa là phá giá đồng tiền mà không tính đến tương quan chỉ số giá tiêu dùng cũng như mức lạm phát giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Đơn cử năm 1994, tỷ lệ lạm phát nội tệ 14,4% và USD 3% tức USD tăng giá 11,4% so với VND song ngân hàng trung ương chỉ chỉ đạo cho giá tăng có 1,8%. Việc giảm 1,8% được giải thích là đã phá giá nhẹ tiền ta, một ảo ảnh trông tỷ giá danh nghĩa thành tỷ giá thực tiếp tục tồn tại, bóp méo cơ chế điều hành tỷ giá vốn dựa trên qui luật thị trường và tiếp tục tác động xấu đến hoạt động thương mại.

Những năm 90, có ý kiến cho rẳng tỷ giá không hề ảnh hưởng gì đến hoạt động xuất-nhập khẩu nói riêng cũng như ngoại thương nói chung, rằng hoạt động này chịu sự chi phối hoàn toàn của các chiến lược phát triển ngoại thương, cách quản lý hạn ngạch, cách áp đặt thuế suất và nhất là chất lượng sản phẩm. Song thực tế cho thấy trong khi Bộ Thương Mại cùng các cơ quan chức năng đang ra sức củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩu, đầu tư mới dây chuyền-công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu thì mức tăng kim ngạch xuất khẩu lại sụt giảm. Năm 1994, nếu mức tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 36% ở mức giảm giá danh nghĩa nội tệ 2,96% thì sang năm 1995, mức tăng xuất khẩu chỉ đạt khoảng 34% bởi tỷ giá giảm rất thấp: 0,14%. Việc tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với sự kiện Mỹ bãi bỏ cấm vận thương mại năm 1995 xem ra cũng không phải là liều thuốc hiệu quả tuyệt đối như người ta mong đợi khi nhập siêu liên tục gia tăng. Cán cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng, từ 1 tỷ năm 1994, rồi trên 2 tỷ năm 1995 và gần 4 tỷ năm 1996. Chỉ trong một thời gian ngắn việc mức thâm hụt thương mại đạt đến con số hàng tỷ đô la quả là một điều đáng buồn đối với ngoại thương Việt Nam.

Ấy thế nhưng người ta đã đem Hàn Quốc ra để biện hộ cho tác động tiêu cực của chính sách nâng giá nội tệ lên hoạt động ngoại thương thời kỳ này. Với lý luận rằng Hàn Quốc thời kỳ bắt đầu mở cửa cũng nhập siêu liên tục, tổng mức nhập siêu tăng lên qua các năm nên từ đó kết luận ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ lên ngoại thương không phải hoàn toàn tiêu cực. Thế nhưng thực tế cho thấy tình hình nhập siêu của Hàn Quốc hoàn toàn khác với nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 93-96. Nếu Hàn Quốc nhập siêu với tốc độ ngày càng giảm (từ 29% năm 1979 xuống

Page 73: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

72

14,2% năm 1980 và 13,7% năm 1981) thì Việt Nam lại nhập siêu với tốc độ ngày càng tăng (bảng 5). Hơn nữa nếu nhập siêu của Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh giá đồng Won giảm mạnh (mất giá khoảng 170,8% năm 1984) thì nhập siêu của Việt Nam lại đi kèm với mức tăng giá nội tệ (lạm phát 3 năm 93, 94, 95 cộng lại là 32% song tỷ giá ngoại tệ USD tại Việt Nam chỉ tăng 2%). Điều đó có nghĩa là trong khi Hàn Quốc định giá theo đúng mức độ mất giá của đồng Won thì ta lại giữ cho giá đồng Việt Nam cao hơn 30% giá trị thực. Việc nhập siêu tại Việt Nam do đó có thể kết luận không phải do cầu nhập khẩu tăng lên mà do mức giá rẻ tương đối đã khiến hàng ngoại ồ ạt xâm lấn thị trường Việt Nam. Và xu thế mở cửa nền kinh tế nhưng coi nhẹ vai trò của tỷ giá đã vô tình biến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ béo bở của bạn hàng nước ngoài.

Bảng 5: Xuất-nhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá giai đoạn 1993-1999

Tỷ giá chính thức (USD/VND) Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương

mại Hệ số co giãn

Năm Mức tỷ giá

%Tăng, giảm

Kim ngạch (triệu USD)

% Tăng, giảm

Kim ngạch (triệu USD)

% Tăng, giảm

Thâm hụt (triệu USD)

% Tăng, giảm

Xuất khẩu (ηx)

Nhập khẩu (ηn)

1993 10640 100 2985,2 100 3924 100 938,8 100 1994 10955 102,9 4054,3 135,8 5825,8 148,5 1771,5 143,7 1,32 -1,44 1995 10970 100,1 5448,9 134,4 8155,4 140 2706,5 149,7 1,34 -1,40 1996 11100 101,2 7255,9 133,2 11143,6 136,6 3887,7 153,6 1,32 -1,35 1997 11175 100,7 9185 126,6 11592,3 104 2407,3 126,2 1,26 -1,03 1998 12985 116,2 9360 101,9 11499,6 99,2 2139,6 122.9 0,88 -0,85 1999 14004 107.848 11541.4 123.306 11742.1 102.109 200.7 101,7 1,14 -0,94

Nguồn: Tính toán theo số liệu WB, Tổng Cục thống kê,

Vụ ngoại hối-Ngân hàng nhà nước.

Xét một cách cụ thể hơn, với các số liệu tính toán từ bảng 5 trên đây, việc tỷ giá luẩn quẩn quanh biên độ giao động +/- 0,5% giai đoạn 93-96 đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu. Nhập siêu tăng gần gấp đôi trong năm 93, 94. Đặc biệt năm 1996, khi tỷ giá danh nghĩa bị ấn định so với tỷ giá thực ở mức cao nhất 28% thì nhập siêu cũng đạt mức kỷ lục: 3,8 tỷ đô la. Trung bình giai đoạn 94-96, cứ 1 đồng tăng giá nội tệ kéo theo hàng nhập khẩu rẻ đi 1,4 đồng trong khi

Page 74: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

73

xuất khẩu sụt giảm 1,3 đồng(51). Điều này cho thấy tác động của tỷ giá hối đoái lên ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh tỷ giá hối đoái nội tệ bị định cao hơn so với giá trị thực của nó vận động rất đúng theo xu thế lí luận chung. Tỷ giá tăng đã kéo lùi tốc độ tăng xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ nhập siêu và thực sự gây tổn hại đến sản xuất trong nước. Đối với cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, việc tỷ giá lên cao dường như ưu ái cho các mặt hàng nhập khẩu hơn. Tỷ giá danh nghĩa được định cao hơn tỷ giá thực bao nhiêu thì giá hàng nhập khẩu cũng được rẻ đi bấy nhiêu. Giá đô la hạ xuống 12,5% từ khoảng 12.000 tháng 1/1993 xuống 10500 cuối năm khiến hàng nhập theo giá đô la cũng được rẻ đi 12,5% . Và thế là hàng ngoại nhập giá rẻ trời cho tràn vào với đủ mẫu mã, chủng loại, danh mục hàng nhập khẩu cứ thế dài ra. Trước tình trạng hàng trong nước cạnh tranh không nổi, năm 1994, nhà nước buộc phải cấm nhập khẩu 17 mặt hàng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Ví như giá đường trong nước năm 1993 nếu qui đổi ra USD là 544 USD/tấn trong khi giá đường nhập khẩu chỉ có 400USD/tấn thì tất yếu phải cấm nhập khẩu đường bởi nếu không giá 544USD không thể địch nổi với giá 400USD. Thời điểm này, hàng hóa nhập khẩu lợi thế bao nhiêu thì hàng hóa xuất khẩu lại bất lợi bấy nhiêu. Trong 3 năm 1993-1995, nếu lấy năm 1992 làm mốc thì đồng Việt Nam đã lên giá 24% và giá hàng xuất khẩu đã bị đẩy đắt lên 24% trên các thị trường ngoại quốc. Nếu một đô la xuất khẩu gạo trả theo tỷ giá thực năm 1995 là 13.992 (hay chỉ 12.000 theo cách xóa dần tình trạng lên giá đồng nội tệ) thì nông dân sản xuất hàng xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không bị lỗ đến hơn 1000 đồng/đôla. Giá tơ tằm xuất khẩu quy theo USD giai đoạn 93-96 tăng từ 18 USD lên 26 USD/kg làm sao có thể địch nổi giá tơ 21 USD/kg của Trung Quốc (22). Ngoài ra, việc đồng Việt Nam tăng giá so với đồng đô la cũng đã phần nào khiến đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác như Nhân dân tệ, Yên Nhật...Điều này cũng khiến công tác mở rộng thị trường trở nên khó khăn. Tuy nhiên do công tác xúc tiến thị trường giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại thị trường nước ngoài bắt đầu được tiến hành rầm rộ nên qui mô thị trường không những

Page 75: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

74

không bị thu hẹp mà ngày càng được mở rộng hay nói cách khác, thời kỳ này tỷ giá không ảnh hưởng mấy đến vấn đề thị trường xuất-nhập khẩu. 2.2.2.4. Giai đoạn 1997-1999: Khủng hoảng 97-98 đã thay đổi toàn bộ quan điểm điều hành tỷ giá của Việt Nam. Sau khi Thái Lan rồi đến lần lượt các quốc gia khác lâm vào tình cảnh khủng hoảng, đồng USD lên giá mạnh so với tất cả các đồng tiền trong khu vực Đông Nam Á, xét thấy việc cố định tỷ giá ở mức cao là không thể được, ngân hàng Trung Ương đã tiến hành điều chỉnh ngay tỷ giá đồng Việt Nam. Trước tiên là việc tăng biên độ tỷ giá giao dịch lên +/-0,5% rồi +/- 10%. Sau đó là hành động giảm giá dần tiền đồng Việt Nam, nâng mức tỷ giá chính thức tiến sát tỷ giá thực tế, với phương châm điều chỉnh linh hoạt tỷ giá, tạo một mức tỷ giá phản ánh chính xác cung-cầu tiền tệ trên thị trường. Bên cạnh đó, để tránh các hoạt động làm biến dạng tỷ giá hối đoái ví như hoạt động đầu cơ hối đoái trên thị trường chợ đen và cũng để giảm bớt nạn đô la hóa vốn rất nhức nhối trong dân chúng, quyết định 173/1998 TTg đã được ban hành ngày 12/9/1998, qui định lượng ngoại tệ kết hối của người cư trú tối thiểu là 80% (năm 1999 tỷ lệ này giảm xuống còn 50%). Cơ chế điều hành tỷ giá tỏ ra hoạt động có hiệu quả khi chỉ trong vòng 1 năm (1997 so với 1996 ) đồng Việt Nam đã giảm giá 16%, khoảng cách giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa được thu hẹp, tác động tích cực đến ngoại thương Việt Nam (Biểu đồ 5). Rõ nét nhất là kim ngạch nhập khẩu tăng chậm, chỉ dừng ở mức 4%, đưa mức nhập siêu xuống 2,4 tỷ so với 3,8 tỷ năm 1997 so với 1996. Và đặc biệt năm 1999, mức nhập siêu chỉ còn khoảng 200 triệu đô la.

Mặc dầu vậy, khi đặt đồng Việt Nam trong tương quan với giá tiền tệ các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng thì giá đồng Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Trung bình, tỷ lệ mất giá so với đô la của các đồng tiền thuộc khu vực khủng hoảng là 30-40%, cao nhất là đồng Rupiah của Indonesia với độ mất giá đến hơn 80%, ngay cả đồng đô la Singapore cũng bị sụt giá 16% trong khi đó đồng Việt Nam chỉ được giảm giá trung bình 8,25%. Điều này đồng nghĩa với việc VND bị định giá cao hơn bạt Thái Lan... ít nhất 15%. Chính sự tăng giá đồng Việt Nam này đã không tạo điều kiện về giá cho hàng hóa Việt Nam để có thể cạnh tranh được

Page 76: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

75

trên thị trường các quốc gia Đông Nam Á. Năm 1998, giá một chiếc áo phông Thái Lan qui ra tiền Việt Nam chỉ có 7000 đồng trong khi giá áo phông Việt Nam xuất khẩu lại lên đến 40.000 đồng. Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao lượng xuất khẩu của Việt Nam không tăng mấy trong năm 1998, kéo theo kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng xuất khẩu đứng ở mức thấp 1,9%.

Cơ cấu thị trường nhập khẩu thời kỳ này không có sự biến động lớn, đáng lưu tâm thực sự phải kể đến cơ cấu thị trường xuất khẩu. Trước khủng hoảng, thị trường ASEAN chiếm khoảng 70% trong tổng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, sau khủng hoảng, tỷ trọng này chỉ còn khoảng 60%; thay thế vào đó là thị trường Châu Âu với tỷ trọng tăng từ 15% năm 1996 lên trên 20% thời kỳ sau đó. Sự thay đổi tỷ trọng này do hai nguyên nhân chính: một là động lực cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu Việt Nam bị triệt tiêu trên các thị trường Châu Á, kết quả của vấn đề đồng Việt Nam tăng giá như đã đề cập ở trên; hai là do suy thoái kinh tế, các quốc gia Châu Á buộc phải bảo vệ lượng ngoại tệ ít ỏi bằng mọi biện pháp trong đó có biện pháp hạn chế nhập khẩu. Cả hai nguyên nhân này đều dẫn đến việc cánh cửa thị trường Châu Á không còn rộng mở như trước; để tồn tại, tất yếu xuất khẩu Việt Nam buộc phải tìm kiếm thị trường mới và thị trường Châu Âu được xem là thị trường mục tiêu của xuất khẩu Việt Nam.

Có thể nói tác động bao trùm của tỷ giá lên hoạt động ngoại thương thời kỳ này mang tính tích cực. Lần đầu tiên chúng ta đã dung hòa được mối quan hệ vốn mâu thuẫn giữa xuất khẩu-tỷ giá-nhập khẩu. Nhập khẩu được kiểm soát còn xuất khẩu trở nên chủ động hơn trên những thị trường mới và thời kỳ 1997-1999 có thể xem là thời kỳ thành công trong điều hành tỷ giá ở Việt Nam. 2.2.2.4. Giai đoạn 2000 đến nay: Thế kỷ mới bắt đầu với hàng loạt sự kiện đáng chú ý, trong đó có sự kiện đồng EUR. Việc đồng tiền chung Châu Âu được lưu hành thống nhất trên tất cả các quốc gia thành viên trong cộng đồng Châu Âu EU đã khiến EUR thực sự trở thành đối thủ nặng ký của USD. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động đặc biệt là biến động tiền tệ, để giảm thiểu rủi ro tỷ giá, Việt Nam đã chọn quan điểm điều hành tỷ giá theo cơ chế bò trườn (crawling peg) (iii) nhằm tránh gây

Page 77: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

76

các cú sốc đột biến, đồng thời gắn đồng Việt Nam với “rổ tiền tệ” trong đó cố gắng nâng dần tỷ trọng EUR so với USD.

(iii) Crawling peg – Chế độ neo tỷ giá hối đoái điều chỉnh dần: Một hình thái của chế độ tỷ giá cố định, trong đó tỷ giá giữa các đồng tiền được cố định ở những giá trị nhất định, nhưng được thay đổi thường xuyên hàng tuần, hàng ngày hoặc hàng tháng với mức độ nhỏ, tạo ra những tỷ giá cố định mới để phản ánh những chuyển biến cơ bản trên thị

trường ngoại hối (44).

Giai đoạn 2000-2003 cũng chính là giai đoạn các chính sách liên quan đến vấn đề tỷ giá được chú trọng, hàng loạt các quyết định ra đời trong đó phải kể đến quyết định nới rộng biên độ tỷ giá từ +/-0,1% lên +/-0,25% đối với nghiệp vụ giao ngay và từ +/-0,4% lên +/0,5% đối với nghiệp vụ kì hạn ngày 1/7/2002. Bên cạnh đó, cũng vào năm 2002, Chính phủ cũng đã cho phép ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank thực hiện bảo hiểm rủi ro tỷ giá, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp xuất- nhập khẩu. Có thể nói ngân hàng nhà nước giai đoạn này đã tạo mọi điều kiện để tỷ giá phát huy vai trò của nó, thế nhưng do những biến động bất thường của thế giới cũng như sự lên xuống thất thường của các đồng tiền chủ chốt, NHTW lại buộc phải can thiệp liên tục trên thị trường ngoại hối nhằm tránh gây những cú sốc cầu ngoại tệ ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam. Sự can thiệp này xem ra hơi quá tay bởi kết quả đạt được là đồng Việt Nam lại tăng giá so với đồng đô la.

Suốt 3 năm 2000-2003, giá đồng nội tệ so với đô la có giảm song mức giảm tỷ giá nội tệ không đáng kể, trung bình là 2,4%, một mức giảm khá dè dặt thể hiện chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam còn nặng về thay thế nhập khẩu (Hình 1). Thời kỳ tăng giá đồng Việt Nam quay trở lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu lâm vào tình trạng suy thoái liên tiếp. Năm 2000, đồng bạt (Thái Lan ) mất giá 14,5%; Yên Nhật 21,25%, Rupiah (Philippines) 24,18%...so với đô la càng làm mức tăng giá của Việt Nam bị đội cao.

Page 78: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

77

Hình 6: Diễn biến giá nội tệ so với đô la Mỹ giai đoạn 1999-2003

7.8

3.4

2.5

2.6

2.2

1999

2000

2001

2002

2003 (ước)

Năm

Mức giảm (%)

Nguồn: Tài liệu hội thảo- Vụ ngoại hối, NHNN-2003

Xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn trong việc giữ vững thị trường Châu Á bởi sự xâm lấn của hàng hóa Trung Quốc được trợ giá đến gần 40% (do tỷ giá USD/CNY được định thấp hơn tỷ giá thực khoảng 30-40%). Kim ngạch xuất khẩu tăng chậm, thấp nhất là trên 3 % năm 2001. Tuy nhiên nếu coi lý do nền kinh tế toàn cầu lâm vào tình trạng suy thoái do đó kim ngạch xuất-nhập khẩu sụt giảm năm 2001 là có thể chấp nhận được thì bước sang năm 2002, khi kinh tế thế giới bắt đầu giai đoạn phục hồi, hoạt động ngoại thương vẫn chưa có được những bước tiến vượt bậc trong kim ngạch. Giai đoạn 2002-2003 tốc độ tăng xuất khẩu luôn nhỏ hơn tốc độ tăng nhập khẩu, dẫn đến tình trạng nhập siêu mức cao từ khoảng 1 tỷ năm 2001 lên trên 2 tỷ năm 2002 và tính đến tháng 10/2003, mức nhập siêu đã lên đến con số 4,55 tỷ đô la. Một tình trạng báo động khiến nhiều nhà quản lý phải thực sự lo lắng (12).

Nguyên nhân chủ đạo của việc nhập siêu chính là do tỷ giá nội tệ bị ép cao hơn giá trị thực nhiều lần. Tại thời điểm cuối năm 2003 này, giá đồng Việt Nam so với USD bị định cao hơn giá trị thực từ 10-20%. Sự cao giá VND sẽ làm nâng giá toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu tính theo USD. Nếu VND cao giá khoảng 10% thì giá cả toàn bộ mặt hàng xuất khẩu cũng sẽ bị đội lên 10%, tương đương với mức thuế 10% áp dụng cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh hàng xuất khẩu sẽ giảm đi tương đối. Điều đáng chú ý là từ trước tới nay việc tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại chủ yếu dựa vào việc tăng lượng nên mức giá không

Page 79: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

78

hấp dẫn sẽ nhanh chóng triệt tiêu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Ngược lại, đối với việc tăng tỷ giá nội tệ, hàng nhập khẩu nghiễm nhiên được giảm thuế 10%, tình trạng này sẽ dẫn đến hiện tượng nhập khẩu hàng loạt đối với mọi chủng loại hàng hóa và nhanh chóng đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng cao. Thực tế cho thấy từ đầu năm đến nay những mặt hàng nhập khẩu ngoài máy móc thiết bị toàn bộ, đa số đều là những mặt hàng trong nước có thể sản xuất thay thế được như chất hóa dẻo TOTM, đèn hình tivi màu, giấy DUPLEX 180 GSM...Tuy nhiên với mức giá nhập khẩu rẻ hơn thì việc sản xuất trong nước trở nên vô nghĩa, việc phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu đặc biệt là nguyên vật liệu trước mắt sẽ tiếp tục diễn ra. Theo dự báo của Vụ Châu Á Thái Bình Dương, với việc định giá quá thấp tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ so với đô la (thấp đến 40%) thì trong năm 2003 kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc sẽ tăng 0,34 tỷ trong khi xuất khẩu chỉ tăng 0,2 tỷ. Và tại thị trường này, Việt Nam sẽ tiếp tục nhập siêu, tăng nhập nhanh hơn tăng xuất. Ngoài hiệu ứng về giá mà tỷ giá hối đoái đã gây ra cho kim ngạch xuất khẩu cũng như nhập khẩu, hiệu ứng nổi bật thứ hai chính là việc đồng Việt Nam lên giá cộng với những biến động bất thường về tỷ giá các đồng tiền mạnh như biến động USD, EUR...đã gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do các đồng tiền mạnh khác ngoài USD như Yên Nhật, EUR, GBP...được khuyến khích trong thanh toán nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào một loại tiền tệ duy nhất nên rủi ro tỷ giá không chỉ còn nằm ở giá cả đồng đô la mà còn ở giá cả các đồng tiền khác cũng được sử dụng trong thanh toán. Và thế là việc tăng giảm đột ngột của các đồng tiền mạnh trên thế giới trong thời gian cực ngắn đã đẩy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào tình cảnh dở khóc dở cười. Tháng 9 năm 2002, việc đồng Euro mất giá mạnh chỉ còn 0,84 USD đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ký kết hợp đồng thanh toán bằng đồng Euro tại thời điểm 1 EUR = 0,94 USD phải gánh chịu các khoản lỗ phát sinh là 0,1 EUR/USD. Đây cũng là thời điểm giá gia công của một số các công ty giày da lớn xuất sang EU bị dìm từ 1,5 USD/đôi xuống 0,91 USD/đôi. Chưa hết, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2003, trên thị trường thế giới, đồng EUR đột ngột tăng giá so với

Page 80: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

79

USD do đó tỷ giá EUR/VND đã leo từ 16000đồng/EUR xuống đến 16800 đồng/EUR khiến chi phí đầu tư nhập khẩu phát sinh cao. Điển hình là công ty giày da thời trang T&T đã phải trả thêm 700 triệu đồng để mua 700000 EUR thanh toán cho việc nhập khẩu một lô thiết bị phục vụ sản xuất. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tình hình cũng không mấy khả quan hơn; giá đồng Việt Nam định cao hơn giá đô la 20% đã khiến doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thiệt thòi gần 2000 đồng với mỗi đô la xuất khẩu thu về, từ đó vốn đầu tư phục vụ việc mở rộng thị trường trong nước bị thu hẹp thậm chí một số doanh nghiệp đã phải đi vay VND với lãi suất cao để thực hiện được các dự án của mình, đây là trường hợp xảy ra với Mecanimex Saigon (Công ty xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí tại thành phố Hồ Chí Minh) (xem (52) ). Suốt giai đoạn 2000 đến nay, Việt Nam đang trải qua tình trạng giảm phát với mức tăng lạm phát thấp, có thời kỳ dưới 1% trong khi Cục dự trữ liên bang Mỹ lại duy trì chính sách đồng đô la yếu nhằm kích cầu tiêu dùng, nâng chỉ số giá tiêu dùng lên 6% (tháng 11/2003) điều này tất yếu dẫn đến việc tỷ giá thực đồng Việt Nam sẽ tiếp tục giảm mạnh. Do đó với cách duy trì tỷ giá danh nghĩa ở mức cao, độ giảm thấp, ngoại thương Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bị tổn hại. Có thể nói trong suốt giai đoạn 2000 đến nay, mặc dù núp dưới vỏ bọc tỷ giá thả nổi, vận động theo qui luật thị trường có sự điều tiết của nhà nước song thực chất tỷ giá hối đoái của Việt Nam lại tiếp tục bị áp đặt một cách chủ quan duy ý chí, tư tưởng định giá cao đồng nội tệ đã quay trở lại sau chưa đầy một thập kỷ. Người ta dường như quá “đau xót” nếu đồng Việt Nam bị giảm giá, với lý do giảm giá đồng Việt Nam sẽ gây tâm lý mất lòng tin vào đồng nội tệ, gây tình trạng đô la hóa, tăng nợ đọng, tăng chi phí nhập khẩu đầu vào... Tuy nhiên, theo WB thì cho đến năm 2007, Việt Nam mới thực sự bắt đầu phải trả những khoản nợ nhưng ở mức lãi suất rất thấp, tình trạng đô la hóa cũng đã giảm và đến nay không phải là điều đáng ngại. Bên cạnh đó việc nâng cao tỷ giá hỗ trợ nhập khẩu thường gây ra tình trạng thiếu vốn tái đầu tư do kim ngạch xuất khẩu sụt giảm. Vậy phải chăng việc duy trì tỷ giá cao hơn giá trị thực là nhằm để bảo vệ cho sự yếu kém ở đâu đó trong hệ thống tài chính-tiền tệ? Trung Quốc cũng đã từng giảm giá đồng nhân dân tệ đến 40% năm 1994 song

Page 81: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

80

Trung Quốc đâu có rơi vào tình trạng khủng hoảng đồng nội tệ, thay vào đó là việc tăng trưởng liên tiếp của hoạt động ngoại thương, xuất siêu gần 10 năm trời (49). Thiết nghĩ nếu chúng ta phối hợp được đồng bộ việc điều hành tỷ giá và cơ chế quản lý ngoại hối một cách chặt chẽ thì việc giảm giá nội tệ sẽ mang đến nhiều ích lợi hơn tác hại cho hoạt động ngoại thương nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Xin được kết thúc phần viết này bằng câu trả lời của Phó thủ tướng Vũ Khoan trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình mới đây rằng: “ Khả năng cạnh tranh về giá của hàng Việt Nam hiện nay còn thấp, mức giá bị định cao khiến một số mặt hàng không xuất khẩu được như xi măng, sắt thép... Đến 2006, chúng ta phải thực hiện AFTA, lúc ấy giá hàng xuất khẩu nếu quá cao sẽ bị thua thiệt. Trong một môi trường kinh doanh ngày càng chật hẹp với đầy rẫy những rào cản mọc lên như hiện nay thì một sự trợ giá xuất khẩu ngầm thông qua tỷ giá có thể coi là cần thiết...”

Page 82: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

81

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối

đoái lên hoạt động ngoại thương Việt Nam. Suy thoái kinh tế dần qua, nhân loại đang cùng nhau bước vào thế giới đa sắc của thương mại toàn cầu, các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu đều có thể thử sức mình trong cái thế giới thương mại phù hoa ấy. Thế nhưng, trong vòng xoáy nghiệt ngã của sự cạnh tranh, của những chiếc hố do các quốc gia vốn lọc lõi trên thương trường âm thầm tạo ra thì thành công đối với các quốc gia nhỏ bé hơn, ít kinh nghiệm hơn sẽ rất mong manh. Tuy nhiên nếu các quốc gia nhỏ bé này biết cách hội nhập, biết cách học hỏi, tận dụng thời cơ và tạo được lợi thế cho mình trên thị trường thế giới thì mọi việc thực sự đổi khác. Vậy lợi thế của các quốc gia nhỏ bé này là gì ? Theo T.S John T.Barkoulas, giảng viên khoa kinh tế trường Đại học Tenesse (Mỹ) thì lợi thế trong hoạt động thương mại của các nước đang và kém phát triển chính là lợi thế về giá, một mức giá cạnh tranh sẽ giúp cho việc thâm nhập cũng như củng cố thị trường trở nên nhanh chóng hơn, vững chắc hơn. Điều này thậm chí đúng với cả các nước phát triển, do các nước phát triển có trình độ công nghệ như nhau, sản phẩm làm ra tương đồng nhau nên giá cả cạnh tranh hơn sẽ thôi thúc quyết định mua hàng hơn. Thực sự phát triển hoạt động ngoại thương, tham gia thương mại quốc tế hai thập kỷ trở lại đây, Việt Nam cũng đã tạo cho mình được những thành tựu nổi bật. Song yếu tố mức giá cạnh tranh dường như không được đáp ứng theo đúng nghĩa của nó. Trong tương quan với chất lượng thực, hàng hóa của Việt Nam luôn bị xem là đắt tương đối so với hàng hóa thế giới. Người ta dường như chỉ quan tâm đến vấn đề sản xuất thật nhiều hàng hóa, giảm thấp nhất chi phí thu mua hàng hóa từ đó tiến đến giảm giá thành sản phẩm, giảm giá bán ra mà đã bỏ qua một yếu tố quan trọng nhất quyết định trực tiếp khả năng cạnh tranh về giá trong hoạt động ngoại thương đó là tỷ giá. Tỷ giá có thể đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, giúp giá cả hàng hóa đứng ở mức cạnh tranh mà không cần phải giảm giá bán sản phẩm. Đối với một nước đang phát triển ở mức thấp, đang từng bước phải đổi mới công nghệ như Việt Nam thì việc giảm giá bán sản phẩm không phải là chuyện một sớm, một chiều. Thế

Page 83: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

82

nhưng tỷ giá của Việt Nam lại chưa được vận động trong một môi trường thuận lợi để có thể làm cái sứ mệnh cao cả của mình. Chương 3 do đó sẽ tập trung đưa ra một số giải pháp nhằm tạo được môi trường thuận lợi ấy, giúp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá lên hoạt động ngoại thương. Để các giải pháp này có tính thực tế và mang lại hiệu quả cao, trước hết ta hãy cùng xem xét căn cứ lựa chọn các giải pháp. 3.1. Căn cứ lựa chọn các giải pháp: *Căn cứ đầu tiên chính là các giải pháp về tỷ giá hối đoái phải được xây dựng phù hợp với mọi biến động tiền tệ trong hệ thống tiền tệ thế giới. Đây là một căn cứ rất quan trọng nhất là trong xu thế hội nhập ngày nay, khi hiện tượng nhất thể hóa tiền tệ được nhiều quốc gia ủng hộ. Lịch sử đã từng chứng kiến những sự kiện đau lòng khi các biện pháp điều hành tỷ giá của một quốc gia bị tách biệt gần như hoàn toàn với mức biến thiên của các đồng tiền mạnh trên thế giới. Đó là bài học của Chile những năm 70 thế kỷ trước. Trong tình cảnh thâm hụt trầm trọng cán cân thanh toán, tăng trưởng xuất khẩu ở mức âm, lạm phát leo thang, Chile đã quyết định neo đồng nội tệ của mình vào đô la Mỹ với hy vọng tìm kiếm sự ổn định tỷ giá mà không hề bận tâm đến việc đồng đô la lúc đó đang suy yếu. Khi hệ thống Bretton Wood sụp đổ, USD chỉ còn là một mớ giấy lộn thì Chile lâm vào tình cảnh khủng hoảng nợ nghiêm trọng, hệ thống ngân hàng bị tê liệt, mất hoàn toàn khả năng kiểm soát vốn. Khủng hoảng tài chính-tiền tệ lan sang khủng hoảng chính trị và rốt cuộc, tổng thống Chile đã phải đệ đơn từ chức. Do đó, tỷ giá hối đoái của Việt Nam sẽ phải được xây dựng dựa trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng những biến động về tỷ giá, về xu thế tỷ giá thế giới. *Thứ hai, sự lựa chọn và điều hành hoạt động tiền tệ cũng như hoạt động thương mại phải hướng tới việc nâng cao uy tín của VND, từng bước đưa VND thành đồng tiền chuyển đổi. Bởi nếu uy tín VND được nâng cao, VND trở thành đồng tiền chuyển đổi thì rủi ro về tỷ giá cũng sẽ giảm bớt, các doanh nghiệp tham gia ngoại thương cũng sẽ ít phải lo lắng hơn về vấn đề chi phí phát sinh do biến động tỷ giá *Thứ ba, các giải pháp đưa ra phải tạo được một môi trường thuận lợi để tỷ giá có thể phát huy được vai trò của nó. Môi trường thuận lợi chính là môi trường

Page 84: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

83

kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định về chính trị, hàng hóa được tự do tham gia thương mại, các rào cản thuế quan, phi thuế được hạn chế ở mức tối đa; tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, các luồng vốn được phép tự do vận động và quan trọng nhất là tỷ giá phải được thực sự hình thành dựa trên quan hệ cung cầu tiền tệ. *Thứ tư, các giải pháp phải phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, tuân thủ tuyệt đối các chiến lược Đảng, Nhà nước đề ra và phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các lĩnh vực kinh tế một cách toàn diện. Không thể vì mục đích chú trọng hoạt động ngoại thương mà điều hành tỷ giá theo hướng triệt tiêu hoàn toàn lợi ích các hoạt động khác. Ví như giải pháp nâng giá tiền tệ sẽ giúp kích thích nhập khẩu song về mặt dài hạn lại hủy hoại đầu tư, gây xói mòn cán cân thanh toán.

*Thứ năm, các giải pháp cần mang tính ứng dụng thực tế cao, phù hợp với trình độ quản lý của các cơ quan chức năng bởi có như vậy, mới không dẫn đến tình trạng “quá sức” trong quá trình thực thi giải pháp. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều quốc gia rơi vào tình trạng này khi thực thi chính sách tài chính-tiền tệ. Trường hợp thả nổi đồng bạt năm 1998 là môt minh chứng cho vấn đề này. Xuất phát từ chủ trương cố định tỷ giá với đô la nhằm tăng tính ổn định của đồng bạt, yên tâm với lượng dự trữ ngoại hối được xem là cao thứ hai Đông Nam Á, Chính phủ Thái Lan đã nâng dần giá trị đồng bạt so với đô la và kết quả là NHTW Thái Lan đã không thể kiểm soát được hiện tượng đầu cơ đồng bạt một cách ồ ạt. Thêm nữa, việc can thiệp trên thị trường ngoại hối liên tiếp nhằm giữ vững giá trị đồng nội tệ đã làm cạn kiệt toàn bộ khoản ngoại hối dự trữ mà Thái Lan vốn tự hào. Giải pháp cố định tỷ giá giúp tăng trưởng kinh tế sụp đổ, ngân hàng kiệt sức trên thị trường ngoại hối và tỷ giá đồng bạt bị thả nối ngoài ý muốn của Thái Lan. Rõ ràng tình cảnh này thể hiện việc Chính phủ Thái Lan đã quá tin tưởng vào trình độ quản lý tiền tệ của mình mà xa rời thực tế, gây tổn hại nghiêm trọng đến kinh tế quốc gia.

*Thứ sáu, các giải pháp phải được hình thành trên cơ sở tìm hiểu tình hình thực tế của Việt Nam, tuyệt đối tránh tình trạng theo đuôi các chính sách, giải pháp của các quốc gia khác. Kinh nghiệm cho thấy việc dập khuôn nguyên si không những không giải quyết được gì mà còn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Tháng

Page 85: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

84

9/1992, Brazil phá giá đồng Real 10% với mục đích cải thiện hoạt động ngoại thương, chỉ trong vòng 6 tháng, xuất khẩu Brazil đã đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng lên đến 28%, cán cân thương mại chuyển từ thâm hụt sang thặng dư (8). Thấy tình hình Brazil có vẻ khả quan, cuối năm 1994, Mêhico cũng bắt đầu giảm giá 10% đồng Peso và kết quả là hoạt động đầu cơ leo thang, xuất khẩu không hề thấy tăng trưởng, thay vào đó là tình trạng thâm hụt nặng cán cân thương mại, khủng hoảng đồng Peso nổ ra.

*Việc tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế chính là căn cứ thứ bẩy trong quá trình xây dựng các giải pháp. Khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam không chỉ phụ thuộc đơn lẻ vào yếu tố tỷ giá mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác trải dài từ khâu thu mua nguyên liệu đầu vào, sản xuất, thử nghiệm, xúc tiến thị trường cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm; tất cả phải được tạo mọi điều kiện và quan tâm tuyệt đối. Ngoài ra, xét một cách vĩ mô, các quy tắc, luật lệ do các cơ quan chức năng đưa ra cũng được xem là yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, do đó cũng cần được cân nhắc.

*Thứ tám, các giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá lên hoạt động ngoại thương Việt Nam phải được hình thành trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Bởi nếu các giải pháp chỉ đảm bảo lợi ích kinh tế riêng cho Việt Nam, tất yếu sẽ nảy sinh phản kháng từ phía nước ngoài, trong đa số trường hợp đó là những phản kháng rất bất lợi. Chúng ta đã chứng kiến các cuộc trả đũa trong việc bảo hộ nông sản giữa Châu Âu và Mỹ, nay chúng ta lại chứng kiến sự trả đũa của Mỹ đối với Nhật Bản bằng hiện tượng đồng Yên tăng giá. Do đó, căn cứ trên là vô cùng quan trọng nếu chúng ta muốn tồn tại lâu dài trên trường quốc tế.

*Căn cứ thứ chín là các giải pháp phải được xây dựng không chỉ dựa vào định tính mà còn phải tính đến cả các yếu tố định lượng nếu cần thiết. Bởi giải pháp đưa ra nếu được chứng minh qua những yếu tố định lượng sẽ trở nên rõ ràng hơn, tạo dựng được niềm tin và sự kiên trì trong việc tiếp tục thực thi giải pháp.

Cuối cùng, các giải pháp tất yếu phải vừa phát huy được ảnh hưởng tích cực của tỷ giá đến quá trình vận động của hoạt động xuất- nhập khẩu vừa hạn chế được

Page 86: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

85

những ảnh hưởng tiêu cực của biến động tỷ giá lên lợi nhuận các doanh nghiệp tham gia ngoại thương. Có làm được điều này thì hoạt động ngoại thương mới thực sự tiến lên phía trước.

Nói tóm lại, có rất nhiều căn cứ lựa chọn các giải pháp, song căn cứ chủ đạo vẫn là các giải pháp phải được xây dựng phù hợp với thực tiễn cũng như các chính sách của Việt Nam, phù hợp với sự vận động trong lĩnh vực thương mại, tiền tệ thế giới và nhất là phải có tính áp dụng thực tiễn cao. 3.2. Một số giải pháp cụ thể: 3.2.1. Giải pháp vĩ mô: 3.2.1.1. Nhóm giải pháp đối với hoạt động của NHNN:

NHNN là cơ quan chức năng tối cao trong việc điều hành, quản lý tỷ giá. NHNN được giao trọng trách quyết định chế độ, ấn định khuôn khổ vận động của tỷ giá sao cho có lợi nhất đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong những năm trở lại đây, báo chí liên tiếp ca ngợi rằng công cuộc điều hành tỷ giá của NHNN là rất có hiệu quả, rằng đã đảm bảo được nhập khẩu, giảm bớt gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế, hài hòa được lợi ích giữa tỷ giá và hoạt động thương song nếu nhìn nhận một cách khách quan thì vận động của tỷ giá lại cho chiều hướng ngược lại. Với mục tiêu ổn định tỷ giá, NHTW đã liên tiếp can thiệp trên thị trường ngoại hối, gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài suốt tháng 4 đến tháng 8 năm 2001. Sự can thiệp giữ giá VND ở mức cao đã khiến đồng Việt Nam ngày càng ra rời giá trị thực của nó.

Page 87: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

86

Đồ thị 3: Chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực (x đồng/1 đô la Mỹ) giai đoạn 1993-2003

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

1993 1995 1997 1999 2001 Tháng8/2003

Năm

Đồn

gMức chênh lệch

Nguồn: Phòng hối đoái, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Đồ thị 3 cho thấy mức chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa do NHNN kiểm soát và tỷ giá thực đang có xu hướng leo thang, mức tăng rất nhanh do độ dốc lớn đang gây hậu quả xấu cho hoạt động ngoại thương Việt Nam. Có người cho rằng con số nhập siêu dự tính trên dưới 5 tỷ đô la năm 2003 không phải do yếu tố tỷ giá, rằng trong bối cảnh cơ cấu xuất-nhập khẩu còn bị điều tiết theo ý muốn chủ quan, động lực tỷ giá bị kìm hãm thì tỷ giá chưa thể có khả năng tác động mạnh mẽ đến xuất-nhập khẩu như vậy được. Thế nhưng hình như người ta đã quên mất một điều rằng năm 2003 chính là năm mà các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra rầm rộ nhất, các hội chợ giới thiệu hàng xuất khẩu liên tiếp diễn ra ở hầu hết tất cả các châu lục, mới đây nhất ngày 10/11/2003, hai thị trường Látvia và Lítvia cũng được liệt vào danh sách các thị trường mục tiêu trong năm tới. Trong khi đó Bộ Thương Mại cũng như các cơ quan chức năng khác đâu có khuyến khích, xúc tiến thị trường nhập khẩu mà kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng mạnh, tốc độ tăng nhập khẩu gần gấp đôi tốc độ tăng xuất khẩu, tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Phải chăng ở đây có sự xuất hiện của tỷ giá ? Quả thật đúng như vậy bởi với thực tế giá đồng Việt Nam bị định cao hơn giá trị thực thì vấn đề hỗ

Page 88: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

87

trợ nhập khẩu, kìm hãm xuất khẩu, xói mòn cán cân thương mại, gây tổn hại đến hoạt động ngoại thương là điều tất yếu.Vậy theo lý thuyết, NHNN có nên phá giá tiền tệ để lập lại được trạng thái cân bằng xuất nhập khẩu cho hoạt động ngoại thương Việt Nam ngay lúc này không ? Câu là lời sẽ là không bởi những nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, phá giá VND theo đúng nghĩa thực của nó là việc đánh tụt sức mua tiền tệ xuống dưới sức mua thực tế của VND tức hạ thấp tỷ giá danh nghĩa xuống dưới mức tỷ giá thực. Hiện nay đồng Việt Nam bị định giá cao hơn giá trị thực 20%, nếu lấy mức tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng ngày 10/11/2003 là 15629 đồng/đôla thì khi phá giá, đồng Việt Nam sẽ dừng ở con số 18755 đồng/ đôla và khi đó các nhà đầu cơ sẽ lao vào canh bạc đỏ đen với hi vọng kiếm chác dựa trên mức chênh lệch 3126 đồng/đô la. Với sự hỗ trợ của thị trường chứng khoán; hàng loạt cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền đồng Việt Nam sẽ liên tiếp bị bán ra, gây xáo trộn thị trường vốn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tiền tệ. Với lượng dự trữ ngoại tệ chính thức quá ít ỏi 3,5 tỷ đô la hiện nay thì NHNN sẽ không đủ khả năng để có thể đối phó được với những tình huống đầu cơ tiền tệ với khối lượng lớn như canh bạc mà tỷ phú Soros đã đặt ra cho Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ trước đây. Thứ hai, việc đồng Việt Nam bị xuống giá quá mạnh trong một thời gian ngắn sẽ gây tâm lý mất lòng tin vào đồng nội tệ, người ta sẽ đến ngân hàng, rút tiền Việt Nam, đổi thành đô la Mỹ. Theo quy luật đám đông, số người rút tiền đồng Việt Nam chuyển thành USD càng ngày sẽ càng tăng, các NHTM sẽ lâm vào tình cảnh khan hiếm tiền đồng cho vay trong khi lại quá thừa thãi USD, cán cân vốn mất cân đối nghiêm trọng, dễ gặp rủi ro trước những biến động tiền tệ thế giới. Bên cạnh đó việc khan hiếm tiền đồng sẽ dẫn đến việc các NHTM hạn chế đầu tư, cho vay, gây tổn thất đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động ngoại thương nói chung.

Chưa hết, đa số các NHTM của chúng ta hiện nay lại đang trong tình trạng thừa vốn ngắn hạn, thiếu vốn trung-dài hạn, trung bình tỷ trọng vốn ngắn hạn/ tổng tiền gửi xấp xỉ 80%. Do nhu cầu vốn trung dài hạn tăng cao, các ngân hàng đã mạo

Page 89: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

88

hiểm hoạt động theo kiểu “lấy ngắn nuôi dài”, tức lấy vốn ngắn hạn cho các khoản vay trung-dài hạn; có ngân hàng tỷ trọng vốn ngắn hạn trong các khoản cho vay trung-dài hạn đã lên đến 40% thể hiện nguy cơ “sai lệch kép” (sai lệch về cơ cấu và thời hạn). Thêm vào đó, tình trạng nợ xấu trong hệ thống các NHTM ngày một tăng cao, chỉ tính riêng nợ xấu cho đẩu tư xây dựng cơ bản tính đến hết năm nay đã là 10.000 tỷ đồng. Nếu mức an toàn cho vay là 12 đồng/ 1 đồng vốn thì tỷ lệ này tại các ngân hàng của ta đã là 25 đồng/ 1 đồng vốn (25). Điều này có nghĩa là sự tồn tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tình cảnh phá giá tiền tệ là rất mong manh. Trong tình huống giả định phá giá tiền tệ như trên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu đa số dân chúng đến rút tiền trong hệ thống ngân hàng thương mại? Các NHTM sẽ phải huy động đến cả các khoản dự trữ bắt buộc, cầu cứu NHTW và khi dự trữ cạn kiệt thì tiền đồng Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng thả nổi, không thể kiểm soát. Cuối cùng, do bản chất nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường thuở sơ khai nên xuất khẩu chủ yếu vẫn là nông sản, nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nên một sự phá giá để cải thiện tình hình ngoại thương sẽ làm tình cảnh trở nên trầm trọng hơn mà thôi. Xét một cách cụ thể hơn, nông sản là loại hàng hóa có thể thay thế, trong khi máy móc thiết bị, nguyên vật liệu thường là những mặt hàng thiết yếu, không thể thay thế. Với sự kiện phá giá đồng Việt Nam, theo cách hiểu thông thường, đồng Việt Nam sẽ trở nên rẻ tương đối, kéo theo hàng nhập khẩu đắt lên từ đó mà hạn chế được lượng nhập khẩu, cải thiện tình hình ngoại thương. Tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy, bởi đối với mặt hàng thiết yếu như xăng-dầu thì dù có muốn hay không vẫn phải nhập khẩu, ấy là chưa kể giá máy móc thiết bị cao hơn giá nông sản rất nhiều lần khiến mức tăng kim ngạch xuất khẩu không thể theo kịp mức tăng kim ngạch nhập khẩu trong một thời gian ngắn, việc phá giá ngay lập tức sẽ gây hiện tượng nhập siêu nặng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu tác động của tỷ giá lên hoạt động ngoại thương Việt Nam của T.S Ngô Quốc Tạo, Viện kinh tế thế giới, trên cơ sở mô hình Marshall- Lerner càng minh chứng rõ cho điều này. Với tổng độ co giãn xuất-nhập khẩu so với tỷ giá trong suốt giai đoạn 1990-2003 nhỏ hơn 1 (1,33 + (-1,28) = 0,05 <1 ), phá giá sẽ thực sự không đem lại kết quả gì.

Page 90: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

89

Vậy liệu pháp nào có thể áp dụng với tỷ giá để cải thiện tình hình ngoại thương Việt Nam hiện nay ? Đó là biện pháp điều chỉnh tỷ giá từ từ, giảm dần tỷ giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ, tránh liệu pháp sốc đột ngột. NHNN cần mạnh dạn hơn trong việc giảm tỷ giá, cần quy định mức giảm tỷ giá cao hơn hiện tại 2,2%, có thể giảm khoảng 6% năm 2004 và giảm nốt mức chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực trong hai năm tiếp theo. Việc giảm như vậy sẽ khiến người dân quen với việc giảm giá đồng đô la, ngoài ra, do có độ trễ nên việc tốc độ tăng xuất khẩu có thể theo kịp tốc độ tăng nhập khẩu, xuất khẩu sẽ trở nên sôi động hơn. Giảm tỷ giá đồng thời sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh đồng loạt của hàng nhập khẩu mà không quốc gia nào phê phán Việt Nam vi phạm nguyên tắc WTO (tổ chức thương mại thế giới). Nhờ đó có thể hạ thấp hàng rào thuế quan xuống mức như WTO yêu cầu mà không hề gây hại gì đến sản xuất trong nước. Trung Quốc đã hạ giá đồng CNY 40% năm 1994, nhờ vậy mà việc giảm thuế nhập khẩu trung bình từ 40% xuống 12% hiện nay không hề ảnh hưởng gì đến tính cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc (49). Đối với Việt Nam, theo nghiên cứu của nhóm tác giả Đinh Hiền Minh, Đỗ Thu Hương, Hoàng Văn Thành (Bộ Kế hoạch và Đẩu tư) tiến hành năm 2003 thì bước sang năm 2004, với kịch bản tỷ giá hối đoái tăng trên 5%; GDP tăng 7,5%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14%/năm, giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng 4,4%, dịch vụ tăng 8%/năm thì tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trưởng ở mức 18%, thâm hụt cán cân thương mại sẽ giảm xuống 16%. Điều này có nghĩa là mức giảm tỷ giá 6% trong năm 2003 có khả năng cải thiện được tình hình ngoại thương Việt Nam. * Song song với biện pháp tăng mức độ giảm giá đồng nội tệ, tránh phá giá nội tê như đã đề cập ở trên, một số giải pháp sau cần được thực hiện: _ Xác lập tỷ giá Forward (kỳ hạn) dựa trên cơ sở lãi suất của hai đồng tiền hoán đổi: Về mặt nguyên tắc, tỷ giá kỳ hạn được xem là tổng của tỷ giá giao ngay với mức chênh lệch lãi suất cho vay của hai đồng tiền định giá và yết giá. Song đối với Việt Nam, cách ấn định tỷ giá kỳ hạn lại có phần khác, chính sự khác biệt này đã gây thiệt thòi cho rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia mua, bán ngoại tệ kỳ hạn.

Page 91: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

90

Giả sử doanh nghiệp A tiến hành nghiệp vụ kì hạn 1 tháng mua ngoại tệ nhập khẩu. Với mức tỷ giá giao ngay là 15629 VND = 1 USD, theo quyết định số 679/2002/QĐ – NHNN, tỷ giá kì hạn bằng tỷ giá giao ngay cộng với từng mức tỷ lệ phần trăm gia tăng tương ứng với từng kì hạn giao dịch cụ thể (kỳ hạn từ 7-30 ngày: 0,5%; từ 31-60 ngày: 1,2%...). Như vậy tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch của doanh nghiệp A với ngân hàng sẽ là: RF = 15629 (1 + 0,5%) = 15707 VND/ 1 đô la và điểm tăng kỳ hạn = 15629* 0,5% = 15707 – 15629 = 78 (VND) (a) Tuy nhiên nếu tính tỷ giá kỳ hạn trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa VND và USD thì ta sẽ có kết quả khác:

Với công thức RF = RS + RS* 12N (IV – IU)

Trong đó : RF : Tỷ giá kì hạn RS : Tỷ giá giao ngay = 15629 VND/ 1đô la N : Thời hạn cho vay (tháng) = 1 IV : Lãi suất cho vay VND = 7,6%/năm IU : Lãi suất cho vay USD = 2,4%/năm

(theo các số liệu giao dịch của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ngày 10/8/2003) ta có tỷ giá giao ngay:

RF = 15629 + 15629* 121 *(7,6% - 2,4%) = 15696 VND/ 1 đô la

ở điểm gia tăng kỳ hạn thực tế là : 15696 – 15629 = 68 (VND) (b) (a) và (b) cho thấy điểm bất hợp lý của nghiệp vụ kỳ hạn tại Việt Nam. Để có được 1 USD, sau 1 tháng, nhà nhập khẩu phải trả thêm 78 đồng (theo cách tính của Việt Nam); trong khi đó nếu áp dụng cách tính dựa trên chênh lệch lãi suất thì con số này chỉ là 67 đồng. Tức theo cách tính NHNN, với mỗi đô la, nhà nhập khẩu A phải mua đắt hơn 11 đồng so với cách tính quốc tế . Điều này chứng tỏ cách cộng thêm vào từng kỳ hạn giao dịch cụ thể kể trên có phần hạn chế và rất không phù hợp với thực tiễn. Với tình trạng thị trường tiền tệ thế giới luôn luôn biến động, lãi

Page 92: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

91

suất luôn luôn thay đổi thì một giải pháp xây dựng tỷ giá kỳ hạn dựa trên mức chênh lệch lãi suất là rất cần thiết. Và đã đến lúc NHNN phải đưa việc tính tỷ giá kỳ hạn trở về đúng với bản chất khoa học của nó. _Tiếp theo, để khuyến khích xuất khẩu, NHNN cần nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND, lên trên +/-0,5%, khoảng +/-5% đến +/-10%. Một vấn đề tồn tại là nhà nước chỉ quy định biên độ giao dịch giữa tỷ giá đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ, còn tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác lại được tính chéo dựa trên tương quan tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ và các đồng tiền khác trên thế giới. Với mức biên độ chật hẹp, tỷ giá USD/VND được coi là hầu như cố định, trong khi tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ khác lại gần như được thả nổi. Cách quản lý nửa vời với việc xoay sở sao cho vừa giữ ổn định tỷ giá VND với đô la, vừa theo dõi diến biến vận động của các đồng tiền khác trên thị trường ngoại hối đã làm cho nguồn lực quản lý bị phân tán. Thêm vào đó, một mức tỷ giá cố định không thể phản ánh được hoàn hảo những biến động trong cung cầu tiền tệ cũng như sự di chuyển của các luồng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và đặc biệt rất dễ gây tình trạng ngộ nhận về sức mạnh đồng nội tệ. Ngoài ra, với một mức biên độ quá hẹp để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, các NHTM luôn phải bằng mọi cách giao dịch ở mức kịch trần. Nới rộng biên độ giao dịch vì vậy sẽ khiến tỷ giá hối đoái của Việt Nam bám sát với tỷ giá thực tế hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vấn đề quản lý cũng như phát triển hơn hoạt động ngoại thương. _ Tiếp tục xây dựng phương pháp tính tỷ giá theo “rổ tiền tệ”: Để giảm thiểu rủi ro tỷ giá vào một đồng tiền duy nhất, việc tính tỷ giá theo rổ tiền tệ nên thường xuyên được cân nhắc. Điểm cốt yếu ở đây là phải xác định rổ tiền tệ bao gồm những loại tiền tệ nào cũng như việc cân nhắc trọng số của từng loại tiền tệ trong rổ. Đồng EUR và USD thường là những đồng tiền có trọng số cao nhất do đây là các đồng tiền có khả năng chuyển đổi và được hậu thuẫn bởi các cường quốc mạnh nhất về kinh tế. Tuy nhiên theo Nhật báo Trung Hoa số ra ngày 27/9/2003 thì giữa năm 2004, Trung Quốc sẽ nâng giá đồng CNY và đưa CNY thành đồng tiền chuyển đổi trên tài khoản vãng lai.Với một quốc gia có tiềm lực tài chính như Trung Quốc,

Page 93: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

92

tổng GDP > 1000 tỷ thì chúng ta sẽ phải cần có thêm CNY trong rổ tiền tệ của mình. _Tăng cường hơn nữa công tác bảo hiểm rủi ro hối đoái bằng cách mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, cho phép triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm biến động tỷ giá trong mọi NHTM . Hiện nay, các công cụ phòng chống, trợ giúp cũng như bảo hiểm rủi ro hối đoái ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Các nghiệp vụ trợ giúp phòng chống rủi ro hối đoái vẫn là nghiệp vụ kỳ hạn, hay nghiệp vụ hoán đổi (SWAP), theo thống kê từ NHNN thì hai loại nghiệp vụ này hầu như rất ít được thực hiện. Phần vì các doanh nghiệp hiểu biết sâu lĩnh vực này không nhiều, phần vì khi áp dụng sinh ra rất nhiều bất cập như bất cập ví như vấn đề về chênh lệch điểm gia tăng trong nghiệp vụ kì hạn đã đề cập ở trên. Tháng 4/2003, NHNN đã cho phép ngân hàng thương mại cổ phần Xuất-nhập khẩu (EXIMBANK) tiến hành nghiệp vụ quyền lựa chọn (option) đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương (38), bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng cách cam kết mua lại toàn bộ ngoại tệ hoặc nội tệ của doanh nghiệp ở mức tỷ giá khi chưa có biến động tăng, giảm đột ngột. Đa số các doanh nghiệp xuất- nhập khẩu khi tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại EXIMBANK đều rất phấn khởi vì giờ họ không phải lo nghĩ nhiều đến vấn đề lỗ phát sinh từ các biến động ngoại tệ nữa. Thiết nghĩ NHNN nên mở rộng thêm các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như nghiệp vụ tương lai (future), nghiệp vụ option...và cho phép nhiều ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm tỷ giá hơn nữa. _Giải pháp thứ năm: NHNN nên tiến hành thiết lập các mối quan hệ hợp tác tiền tệ với các quốc gia trên thế giới, trước hết là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Một điều dễ hiểu là những biến động tiền tệ dù mạnh hay yếu đều kéo theo những biến động trên thị trường hàng hóa quốc tế, tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại thương, do đó việc hợp tác tiền tệ này sẽ giúp cho NHNN có thể đứng vững được trước những sóng gió bất ngờ xảy ra do tranh thủ được sự giúp sức của các quốc gia bên ngoài. NHNN có thể thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới ở một mức ngoại tệ nhất định, điều này cho phép NHNN được quyền mượn tạm dự trữ ngoại tệ từ các quốc gia khác để ổn định

Page 94: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

93

tỷ giá trong tình trạng nguy cấp hoặc giải quyết các vấn đề nợ nần cũng như cân bằng cán cân thanh toán trong một thời gian nhất định. Với lượng dự trữ ngoại tệ ít ỏi 3,5 tỷ USD của NHNN hiện nay thì việc áp dụng vấn đề hoán đổi ngoại tệ kể trên trở nên vô cùng bức thiết. Tuy nhiên để thực hiện được điều này, NHNN cần được sự trợ giúp của Chính phủ trong việc kí kết thỏa thuận song phương về hoán đổi ngoại tệ giữa Việt Nam và các quốc gia khác. _ Đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ chính thức chính là giải pháp thứ sáu. Dự trữ ngoại tệ luôn được xem là công cụ đắc lực cho phép NHNN can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm điều tiết tỷ giá theo hướng có lơi cho kinh tế đất nước. Song trong tình trạng hiện nay, dự trữ ngoại tệ chủ yếu dưới dạng USD (khoảng 80%), dự trữ bằng EUR chỉ chiếm trên 10% (khoảng 200 triệu USD, trong khi trung bình giao dịch trên thị trường ngoại tệ 1 ngày là 900 triệu USD) (30), 10% còn lại là một số đồng tiền khác như GBP, DEM... Điều này cho thấy nếu tỷ giá giữa VND và các đồng tiền khác ngoài Mỹ biến động lớn thì việc duy trì một mức tỷ giá hợp lý là rất khó khăn. _ NHNN nên xem xét việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ. Hiện nay, tỷ lệ dự trữ ngoại tệ bắt buộc trong hệ thống ngân hàng thương mại là 15%, một mức dự trữ được xem là cao hơn so với mức trung bình 10% của thế giới. Dự trữ bắt buộc cao như vậy sẽ hạn chế các NHTM trong việc bán ngoại tệ và cho vay tiền gửi ngoại tệ, giảm lợi nhuận kinh doanh của các NHTM do tiền gửi bằng ngoại tệ ra nước ngoài giảm, từ đó hạn chế khả năng mở rộng vốn, khả năng cho vay của NHTM đối với các doanh nghiệp trong nước, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động đầu tư, xuất-nhập khẩu. _ Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương, NHNN cần đề nghị Chính phủ cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mở tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng ở nước ngoài. Theo điều 9 nghị định 63/1998/NĐ-CP ban hành ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối thì những người được phép mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài là những tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, bưu điện, bảo hiểm, xuất khẩu lao động. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình không được

Page 95: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

94

phép mở tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng ngoại quốc. Trong khi đó, chính những doanh nghiệp này lại là những doanh nghiệp mà nhu cầu mở tài khoản ở ngoại quốc trở nên bức thiết nhất. Do bản chất kinh doanh của các doanh nghiệp là làm ăn với các đối tác nước ngoài, thường xuyên phải tìm kiếm, xúc tiến thương mại thậm chí ký kết hợp đồng ngoại thương ngoài lãnh thổ quốc gia nên việc không có tài khoản ngoại tệ để thanh toán cho bạn hàng nước ngoài sẽ khiến rất nhiều cơ hội bị bỏ lỡ. Bên cạnh đó, việc rút cùng một lúc một số tiền lớn tại các ngân hàng trong nước để phục vụ các hợp đồng xuất-nhập khẩu lại gặp rất nhiều khó khăn, mức rút tối đa hiện nay mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có thể đáp ứng chỉ là 3 triệu đô la/ 1 hợp đồng xuất khẩu (28). Chính vì thế, để hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoại thương có hiệu quả thì việc cho phép mở tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng nước ngoài rất cần được nhanh chóng thực thi. _Giải pháp thứ chín là hạ lãi suất nội tệ. Vấn đề lãi suất hiện nay đang là đề tài nóng bỏng và gây nhiều tranh cãi nhất. Lãi suất ngoại tệ đã được tự do hóa, song lãi suất nội tệ hầu như vẫn do NHNN ấn định. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện một sự chênh lệch lớn giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ. Nếu xu hướng chung của kinh tế thế giới năm 2003 là duy trì mức lãi suất thấp thì nước ta lại duy trì mức lãi suất cao. Lãi suất VND cao hơn USD đến hơn 5%. Việc lãi suất tiền đồng tăng cao như vậy đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào một tình thế kinh doanh bất lợi – phải vay vốn đầu tư sản xuất với lãi suất cao hơn nước ngoài khoảng 5% điểm. Với mức lãi suất đi vay 8- 10%, một số doanh nghiệp đã phải giảm vay, hạn chế kinh doanh nhằm đảm bảo cân bằng giữa chi phí đi vay với tỷ suất lợi nhuận bình quân, thậm chí có doanh nghiệp còn rút vốn ra khỏi kinh doanh mua trái phiếu để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Và kết quả là tiêu dùng sụt giảm, đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu bị thu hẹp, gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích toàn nền kinh tế. Giải pháp hạ lãi suất sẽ kích cầu tiêu dùng, tăng cầu đầu tư, tạo điều kiện cho tái sản xuất mở rộng, tạo môi trường thuận lợi cho giá VND vận động phù hợp với xu thế chung về tỷ giá trên thế giới hiện nay. _Thứ mười chính là giải pháp trong vấn đề đào tạo cán bộ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ đồng thời biết kết hợp hài hòa

Page 96: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

95

các yếu tố chiến thuật, chiến lược, đặc biệt là tiến tới xóa bỏ dần tư tưởng thích lên giá tiền ta, đồng tiền mạnh là đồng tiền có giá định cao hơn các đồng tiền khác; triển khai hiệu quả công tác dự báo biến động tỷ giá trong tương quan với các tiền tệ khác trên thế giới...Việc thực hiện giải pháp này có thể sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc; song nếu thực hiện tốt, đây sẽ là giải pháp mang lại nhiều kết quả tốt đẹp nhất cho nền kinh tế. 3.2.1.2. Nhóm giải pháp đối với hệ thống ngân hàng NHTM: Hoạt động với tư cách là người đi vay và người cho vay, NHTM đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút các lượng vốn nhàn rỗi từ dân cư rồi phân bổ cho các dự án đi vay từ phía các tổ chức, cá nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp. Mặc dù đã có thị trường chứng khoán , song đa số các doanh ngiệp Việt Nam đều tìm đến các NHTM khi có vướng mắc về vốn. Điều này càng làm tăng thêm ý nghĩa của sự tồn tại hệ thống NHTM bởi NHTM chi phối hầu như toàn bộ lượng vốn vận động của nền kinh tế nên mọi sự sai sót tác động tiêu cực đến NHTM sẽ rất dễ gây tổn thương cho hệ thống tiền tệ nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động ngoại thương nói chung. Có rất nhiều giải pháp để nâng cao hoạt động của NHTM, song trong khuôn khổ của bài viết, người viết sẽ đề cập đến một số giải pháp xuất phát từ những bất cập trong thực tế và đã ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái cũng như ngoại thương Việt Nam. *Xóa bỏ dần tình trạng nợ xấu trong hệ thống các NHTM: Nợ xấu luôn là vấn đề nan giải của các NHTM, đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Ngay tại thời điểm này, nợ xấu đang ăn mòn dần khả năng cho vay của NHTM. Tình trạng vốn cho vay không quay vòng lại ngân hàng sau một thời gian quy định như lúc này nếu kéo dài sẽ khiến các ngân hàng buộc phải thu hẹp phạm vi cho vay, hiệu quả kinh doanh giảm dần, lợi nhuận dự tính chuyển thành chi phí dự tính và kết quả là nếu không được sự trợ giúp từ phía NHNN, các NHTM này sẽ phá sản, thị trường tiền tệ bị tê liệt, hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ bị đông cứng.

Tuy nhiên thực tế thật trớ chêu khi 90% khoản nợ xấu của hệ thống NHTM hiện nay có sự góp mặt của các “con nợ” là các doanh nghiệp nhà nước, nợ trung và dài hạn chiếm đến 30% trong đó nhiều nhất là nợ xấu trong đầu tư xây dựng cơ bản

Page 97: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

96

(28). Sở dĩ xuất hiện tình trạng như vậy là do đa số các doanh nghiệp nhà nước vay vốn với lượng lớn nhưng làm ăn không hiệu quả. Thái độ “cả nể” và phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đeo bám hoạt động của các NHTM hay chính xác hơn là những nhân viên hoạt động trong hệ thống ngân hàng này. Họ cho rằng nếu các doanh nghiệp nhà nước không trả nợ được cho họ thì bản thân nhà nước sẽ đứng ra bù đắp thiệt hại cho ngân hàng. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm mà Nhật Bản đã từng vấp phải trong cuộc khủng hoảng 97-98. Các NHTM tại Nhật Bản theo chủ trương khuyến khích đầu tư của nhà nước đã ra sức cho các doanh nghiệp vay, thậm chí NHNN Nhật Bản còn ủng hộ cho quan điểm này bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 0%, hậu quả là nợ xấu liên tiếp xuất hiện. Khi các NHTM Nhật Bản tìm đến giải pháp hạn chế cho vay, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tình trạng tăng giá đồng Yên, xuất khẩu sụt giảm, nhập siêu leo thang đã vượt ngoài tầm kiểm soát của quốc gia này. Cộng thêm với nạn đầu cơ ồ ạt trên thị trường chứng khoán, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, hệ thống ngân hàng gần như đổ vỡ hoàn toàn và phải mất 5 năm các NHTM của Nhật Bản mới vượt qua sóng gió. Với bài học từ Nhật Bản, các NHTM nên giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách kiên quyết không cho các dự án không khả thi, những dự án không có thế chấp hoặc thế chấp ở mức thấp vay; công bằng hơn khi xem xét các dự án đi vay thuộc khu vực tư nhân. Tránh tình trạng móc ngoặc tự ý cho vay bừa bãi của các nhân viên bằng cách tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động các nhân viên và có chế độ thưởng, phạt nghiêm khắc. Làm được điều này chính là đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho tỷ giá phát huy vai trò thúc đẩy ngoại thương của mình. *Chủ động tìm kiếm thị trường vay và cho vay, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh: Do NHTM là một tổ chức hoạt động vì mục đích lợi nhuận, nếu coi NHTM như một doanh nghiệp kinh doanh thì NHTM cũng cần phải quảng bá cho dịch vụ của nó. Điều đó đồng nghĩa với việc để tồn tại, các NHTM phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, lối hoạt động xưa cũ ngồi chờ khách hàng sẽ bị thay thế bởi các chiến lược thu hút tiền gửi, tạo tiền vay. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn toàn bộ hệ thống ngân hàng, kiểm soát được những vận động của

Page 98: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

97

tỷ giá, các NHTM nên thực hiện đa dạng hóa thị trường kinh doanh, có nghĩa là không chỉ tiến hành quan hệ vay và cho vay với những người cư trú mà việc vay và cho vay này còn được mở rộng, xúc tiến đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài không cư trú tại Việt Nam. Nếu giải pháp này được thực thi thì tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các NHTM sẽ được đa dạng hóa, giảm bớt sự phụ thuộc vào một số đồng tiền chủ chốt. Mặt khác, các tài khoản tiền gửi ngoại quốc có thể sẽ là cứu cánh cho NHTM trong nước khi gặp khó khăn về vốn hoặc chịu sức ép rút vốn hàng loạt từ những người cư trú.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh cũng được xem là một công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao khả năng cạng tranh của các NHTM, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi tham gia vay vốn hoặc kinh doanh, chuyển đổi ngoại tệ. Hơn nửa năm trở lại đây, cạnh tranh giữa các NHTM đặc biệt là các NHTM cổ phần diễn ra rất gay gắt, lãi suất nhận tiền gửi liên tiếp tăng lên trong khi đó lại suất cho vay lại liên tiếp được giảm xuống để thu hút các khoản cho vay. Việc làm này đã khiến lợi nhuận kinh doanh các NHTM sụt giảm do chênh lệch giữa lãi suất vay và cho vay bị thu hẹp, gây nguy cơ phá sản một số ngân hàng. Song nếu các NHTM tiến hành đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, có dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống, biếu-tặng quà nhân dịp lễ tết... thì chắc chắn số khách hàng tìm đến sẽ càng đông, cuộc chạy đua về lãi suất khi ấy sẽ không còn là bài toán không lời giải. *Tăng cường triển khai an ninh tài khoản tiền gửi và bảo vệ toàn bộ hệ thống mạng của NHTM: Các NHTM Việt Nam hiện nay dường như quá chú trọng vào việc làm thế nào để có thật nhiều lợi nhuận, tăng được số lượng các tài khoản tiền gửi mà quên đi mất công việc giữ an toàn cho các tài khoản tiền gửi ấy. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lại luôn tâm niệm tiền chính là sinh mệnh. Để kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải có tiền, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày kia tiền trong tài khoản ngân hàng các doanh nghiệp này đột nhiên biến mất ? Hậu quả thật khó có thể lường trước song chắc chắn hệ thống tiền tệ sẽ bị tổn thương, tỷ giá sẽ biến động bất ổn, kéo theo sự tê liệt toàn bộ hoạt động ngoại thương.

Page 99: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

98

Năm 2003 là năm chứng kiến sự kiện hàng loạt NHTM tiến hành áp dụng phương thức thanh toán điện tử song vấn đề an ninh ngân hàng vẫn bị coi nhẹ. Và thế là nạn nhân đầu tiên của những vụ tấn công trên mạng xuất hiện: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Tin tặc đã sử dụng công cụ giải mã mật khẩu để đột nhập vào hệ thống danh sách khách hàng, lấy thông tin về một số cá nhân có tài khoản tại ngân hàng và sau đó là hành động tung tin thất thiệt được lập tức triển khai đến các khách hàng này. Sóng gió nổi lên, sự đồn thổi đã khiến rất nhiều người dân đến ACB rút tiền, ACB đã phải cầu cứu đến sự trợ giúp của NHNN để giải quyết tình huống khó khăn này. Một cách khách quan, tên hacker tấn công vào hệ thống mạng ACB vẫn còn rất nhân đạo. Ở một số nước, tin tặc tấn công còn làm đảo lộn toàn bộ tài khoản tiền gửi và tiền vay, các giữ liệu quan trọng bị đánh cắp thậm chí còn bị xóa sạch. Trong tình cảnh các NHTM VN hiện nay chỉ mới tìm đến công cụ bảo mật bằng các loại khóa mật khẩu hay mật khẩu gồm 8 ký tự thì việc bị tấn công tất yếu xảy ra. Tin tặc sẽ sử dụng công cụ lấy cắp mật khẩu cũng như bẻ khóa mật khẩu tải miễn phí từ các trang web như http://www.fc.net./phrack/under/misc.html hoặc http://globalkos.org/files.html sau đó giải mã mật khẩu và đột nhập (9). Vì vậy các NHTM nên sử dụng hệ thống phát hiện đột nhập IDS (Instruction detection system) và thay thế mật khẩu 8 ký tự giản đơn bằng mã vân tay hoặc mã từ.

Nếu việc triển khai an ninh mạng trong hệ thống NHTM được thực hiện như trên thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ an tâm hơn, phấn khích hơn khi tham gia hoạt động ngoại thương.

*Đảm bảo tính công bằng trong việc hỗ trợ tín dụng xuất- nhập khẩu đối với các doanh nghiệp ngoại quốc doanh: Hiện nay, các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu ngoại quốc doanh vẫn đang trong tình cảnh bị phân biệt đối xử. Hầu hết các khoản vay để mở rộng hoạt động sản xuất thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp này đều được huy động từ bạn bè, người thân, bởi các khoản cho vay từ phía NHTM rất khó tiếp cận, đa số các NHTM đều có đôi chút phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Vì thế nên đôi khi các doanh nghiệp ngoại quốc doanh phải trả cho các chủ nợ phi chính thức khoản lãi suất cao hơn lãi suất ngân

Page 100: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

99

hàng từ 3 đến 6 lần. Điều này vừa tác động xấu đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa gây thiệt hại lớn cho toàn bộ nền kinh tế.

* Tất cả các giải pháp trên sẽ không thể thực hiện được nếu không có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiêm, có trình độ cao. Do đó NHTM một mặt phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên mặt khác lại phải có những chế độ đãi ngộ hợp lý để mọi hoạt động của nhân viên sẽ không thể gây tổn hại đến lợi ích của bản thân NHTM nói riêng cũng như lợi ích của hoạt động thương mại quốc tế nói chung. 3.2.1.3. Một số giải pháp vĩ mô khác: * Xây dựng hệ thống ngân hàng thông tin hỗ trợ hoạt động tỷ giá và xuất nhập khẩu: Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng, đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam, thông tin chính là thứ bảo bối giúp các doanh nghiệp cạnh tranh và cạnh tranh được trên trường quốc tế. Thế nhưng thông tin về hoạt động xuất-nhập khẩu cũng như tỷ giá hiện nay lại rất manh mún, chủ yếu được quy tụ từ báo chí. Các trung tâm thông tin hỗ trợ việc quản lý tỷ giá và xuất nhập khẩu còn thiếu, dẫn đến tình trạng tìm hiểu các thông tin chi tiết về thị trường các quốc gia khác như thông tin về luật pháp, biến động tiền tệ, tâm lý người tiêu dùng...vẫn còn rất khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống thương vụ của Việt Nam tại các quốc gia trong công tác cung cấp thông tin thị trường và định chế thương mại chính tại thị trường các quốc gia ấy lại hoạt động chưa mấy hiệu quả. Điều này đã khiến hoạt động ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu phải trả giá khá đắt. Điển hình là tháng 5 năm 2003, một lô hàng gốm sứ từ Việt Nam xuất khẩu sang Ả rập Xê – út đã bị trả về với lý do lô hàng không thích hợp tiêu thụ trên thị trường này. Số là nhà sản xuất Việt Nam đã in hình đức Phật Di Lặc lên trên hàng hóa của mình, hình ảnh “thoải mái” của đức Phật trên những chiếc lọ nếu ở thị trường Việt Nam là biểu tượng của sự vui vẻ thì trên thị trường xứ đạo Hồi này, đó lại là một điều “sỉ nhục”. Doanh nghiệp xuất khẩu lô hàng này đã mất thị trường Ả rập Xê-út và tai hại hơn nếu chúng ta không thiết lập ngay ngân hàng thông tin như đã đề cập thì sẽ còn rất nhiều doanh nghiệp nữa lâm vào tình cảnh này.

Page 101: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

100

Các ngân hàng thông tin có thể được xây dựng bởi các chính các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với sự hỗ trợ tài chính của nhà nước, nhưng tốt hơn cả là nhà nước nên đứng ra thành lập ngân hàng thông tin, sau đó sẽ thu lệ phí từ các doanh nghiệp sử dụng nó.

* Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới: Bản thân các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiếm khi

có thể tự quảng bá trên thị trường thế giới do đó sự hỗ trợ của nhà nước trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp này tham gia hội chợ, triển lãm nước ngoài là một điều hết sức cần thiết. Đến nay, Nhà nước cũng đã hỗ trợ một phần tài chính cho một số doanh nghiệp trong việc tham gia triển lãm và hội trợ quốc tế, song biện pháp này cần được mở rộng về cả phạm vi và hình thức hỗ trợ như khấu trừ một phần thuế thu nhập doanh nghiệp theo một tỷ lệ nhất định với chi phí tham dự hội chợ, triển lãm nước ngoài hoặc hỗ trợ thêm một phần tài chính nếu doanh nghiệp ký kết được hợp đồng cho sản phẩm mới, thị trường mới.

*Ngăn chặn, đẩy lùi hoàn toàn hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại: Buôn lậu, gian lận thương mại là những hành vi gây tổn hại nghiêm trọng đến

hoạt động ngoại thương Việt Nam. Chúng làm xáo trộn thị trường trong nước, kìm hãm phát triển xuất khẩu, hủy hoại năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và cuối cùng, gây sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng ngay tại thời điểm này, hoạt động buôn lậu vẫn liên tiếp diễn ra, hàng lậu vẫn tiếp tục trôi nổi tại thị trường trong nước, gian lận thương mại không giảm, điển hình là một số doanh nghiệp sản xuất thép đã nhập khẩu dây thép song lại khai báo là lõi que hàn khiến thuế nhập khẩu giảm từ 40% xuống còn 5%, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Do đó để từng bước đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, chúng ta có thể tiến hành biện pháp chủ yếu sau:

Tăng cường thêm lực lượng kiểm soát sự ra vào các luồng hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

Trang bị thêm hệ thống tia chiếu phát hiện hàng lậu, thường xuyên đào tạo nâng cao nghiệp vụ và thanh lọc đội ngũ chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Page 102: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

101

Đảm bảo sự phối hợp đồng giữa các cơ quan trong việc quản lý, triển khai kế hoạch thực hiện nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu, gian lận hiện nay.

* Tiếp tục cải cách thủ tục hải quan, thực hiện chiến lược trong sạch hóa đội ngũ cán bộ hải quan:

Mặc dù đã có những nỗ lực lớn trong thời gian qua song thủ tục hải quan vẫn còn gây nhiều phiền phức cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó một số giải pháp sau cần được cân nhắc:

Đơn giản hóa trong việc thủ tục mở tờ khai hải quan, ví dụ giám đốc hoặc phó giám đốc có thể ủy quyền cho cán bộ ký tờ khai

Nghiên cứu hình thành việc mở tờ khai một lần đối với lô hàng lớn xuất, nhập nhiều lần.

Tiến hành thống nhất hệ thống mã số hàng hóa quốc tế với hệ thống mã số thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhằm làm giảm bớt tình trạng xử lý tương đối tùy tiện của một số cán bộ hải quan. Ví dụ một mặt hàng hóa chất khi được coi là một loại nguyên liệu sẽ chịu mức thuế nhập khẩu thấp hơn hẳn so với thuế nhập khẩu nếu coi mặt hàng này là một loại hàng tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Tổng cục hải quan cũng nên tăng cường giám sát các hoạt động nhân viên mình do trong đội ngũ hải quan đã xuất hiện một số “con sâu làm rầu nồi canh”. Hơn 70% các vụ buôn lậu và gian lận thương mại lớn đều có sự góp mặt của các cán bộ, nhân viên hải quan. Rất nhiều cán bộ hải quan đã tiếp tay cho các doanh nghiệp làm ăn phi pháp, nhập khẩu hàng hóa trốn thuế khiến chiến lược ngoại thương về thay thế nhập khẩu của nhà nước hoạt động không mấy hiệu quả. Trong khi đó, hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường các nước tư bản lại thường xuyên phải chịu sự giám sát kỹ lưỡng thậm chí khe khắt từ phía hải quan nước họ. Vì vậy, trong sạch hóa đội ngũ cán bộ hải quan cũng chính là làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, giúp sự vận động giữa hàng xuất khẩu với hàng nhập khẩu trở nên công bằng hơn.

Page 103: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

102

* Công khai thông tin đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Việc công khai thông tin hiện đang là điểm yếu của giới điều hành, quản lý hoạt động xuât nhập khẩu. Các thông tin quan trọng như hạn ngạch xuất nhập khẩu hàng năm thường không được phổ biến đến các doanh nghiệp. Do đó đã xuất hiện tình trạng mua, bán hạn ngạch, ưu tiên cấp riêng hạn ngạch cho một số doanh nghiệp mà năng lực thực tế còn hạn chế. Chính điều này đã giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như thủ tiêu sự đoàn kết giữa các doanh nghiệp trong việc cùng nhau vươn ra thị trường quốc tế. Và có thể nói, việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề kinh doanh phục vụ xuất khẩu nếu không được xoa dịu bằng việc công khai thông tin thì về mặt dài hạn động lực phát triển của hoạt động ngoại thương Việt Nam cũng sẽ bị ăn mòn.

*Mở thêm một số điểm cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O và tiến hành cấp C/O vào thứ bẩy cho doanh nghiệp các tỉnh, địa phương: Hiện nay, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam -VCCI có 8 điểm cấp giấy chứng nhận C/O, đó là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu và Cần Thơ. Tuy nhiên, các địa điểm cấp C/O chưa được đặt một cách hợp lý, khoảng cách giữa các văn phòng này còn khá xa nhau nên đối với một số doanh nghiệp, riêng việc đi lại xin giấy chứng nhận cũng đã mất nửa ngày. Chẳng hạn như văn phòng Khánh Hòa và Đà Nẵng cách nhau tới 600 km. Đến được nơi xin cấp giấy phép nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, họ lại phải quay trở về văn phòng công ty để làm thủ tục lại từ đầu. Việc này vừa tốn kém, vừa làm mất thời gian của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc VCCI... không làm việc trong ngày cuối tuần cũng gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp. “Có những hôm chúng tôi cần có giấy xác nhận ngay trong ngày thứ bảy, nhưng đáng tiếc là văn phòng của VCCI lại không làm việc vào ngày này. Như vậy, chúng tôi lại phải chờ đợi đến thứ hai tuần sau” - giám đốc một công ty thủy sản ở TP HCM phản ánh. Với việc chờ đợi này, các doanh nghiệp có thể sẽ phải gánh chịu một khoản chi phí lớn do xuất hàng chậm ngày. Trong một cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ, ông Lê Văn Quang, Giám đốc Công ty Minh Phú (Cà Mau) cũng đã cho biết, C/O nộp trước 10h sáng mới nhận

Page 104: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

103

trong ngày, nộp sau thời gian này, ngày hôm sau mới được nhận. Theo tính toán từ Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, cách làm việc này có thể gây cho doanh nghiệp xuất khẩu thiệt hại khoảng 850.000 đồng cho một lô hàng trị giá 250.000 USD nếu xuất hàng chậm mất 1 ngày (53).

* Hoàn thiện và thống nhất các chính sách điều hành quản lý hoạt động ngoại thương, tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản ban hành từ nhiều cơ quan quản lý, gây khó dễ cho công tác triển khai thực hiện. Đây là biện pháp luôn được các cấp, bộ ngành nhắc tới với mục tiêu làm định hướng chỉ đạo cho hoạt động của mình, thế nhưng việc thực hiện lại chẳng mấy hiệu quả. Việc quản lý chồng chéo vẫn diễn ra, ví như đối với vụ việc nhập khẩu thép phế liệu hồi tháng 5/2003 của công ty Gang Thép Thái Nguyên trên con tàu Century Luck và Global mặc dù được BTM cũng như một số cơ quan khác ủng hộ song đã bị “gác ở cửa môi trường ” và một điều lạ là ở phía nam, doanh nghiệp cũng nhập loại hàng tương tự mà không thấy bị ách tắc gì. Nguyên nhân chính chính là sự khó hiểu của quyết định 65/2001/QĐ- BKHCNMT, điều 2 khoản 2 có quy định tỷ lệ tạp chất lẫn trong thép phế liệu được phép nhập khẩu phải là “một lượng không đáng kể” khiến các cơ quan quản lý mỗi nơi hiểu một kiểu và các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu rốt cuộc vẫn là các tổ chức duy nhất gánh chịu mọi thiệt hại.

* Cải cách thủ tục mua hóa đơn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Các thủ tục mua hóa đơn, các yêu cầu về giấy tờ cần có để mua hóa đơn thuế tại Việt Nam hiện nay đã tiêu tốn rất nhiều sinh lực của các doanh nghiệp. Quy định đặt ra chỉ có lợi cho vấn đề quản lý mà không hề nghĩ đến những tình trạng nhiêu khê mà các doanh nghiệp sẽ gặp phải. Thông tư của Bộ Tài Chính 120/2002/TT-BTC (ban hành tháng 12/2002) quy định về việc để mua và sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp cần có sơ đồ trụ sở, hợp đồng thuê nhà có xác nhận của UBND phường sở tại... và nhất là phải đích thân giám đốc mang theo chứng minh thư mới được mua hóa đơn. Điều này đã khiến một số giám đốc trong chuyến đi công tác nước ngoài phải vội vàng quay về chỉ để “mua hóa đơn”, chưa hết, để đổi được hóa đơn cũ đã hết hạn, ông Nguyễn Khắc Phụng, giám đốc công ty tư vấn

Page 105: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

104

kinh doanh Hà Nội phải chuẩn bị tới 12 loại giấy tờ khác nhau, đồng thời cán bộ thuế yêu cầu đích thân ông phải đi đổi... Chính những sự phiền nhiễu không đáng có này đã khiến một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng bế tắc, ở cơ quan quản lý nào, doanh nghiệp cũng bị gây khó rễ. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ không thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, tập trung vào sản xuất chừng nào mà sức lực của họ vẫn bị chi phối bởi các thủ tục nhũng nhiễu như trong việc mua hóa đơn kể trên. 3.2.2. Giải pháp vi mô: 3.2.2.1. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Hạt nhân quan trọng nhất thúc đẩy hoạt động ngoại thương chính là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mọi giải pháp phát triển ngoại thương sẽ trở nên vô nghĩa nếu hoạt động của bản thân các doanh nghiệp bề trễ. Vì vậy, những giải pháp sau cần được xem xét: * Tìm hiểu kỹ lưỡng đối tác trước khi ký kết hợp đồng xuất-nhập khẩu: Thực tế chứng minh đã có rất nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc ký kết hợp đồng xuất-nhập khẩu mà quên đi vấn đề cần kiểm tra độ tin cậy của đối tác. Các doanh nghiệp sau khi mất hàng, mất tiền mới chợt bừng tỉnh. Kỳ quặc thay còn có một số trường hợp ký kết hợp đồng qua email trong khi không hề xác minh trụ sở thực khai báo trên email có chính xác hay không. Đó là sự vụ của một doanh nghiệp tại Hà Nội, ký kết hợp đồng qua email mua 300 tấn nhôm thành phẩm từ một doanh nghiệp Hồng Kông dưới cái tên Leettee Ptc. Ltd năm 2002. Người mua nhanh chóng mở L/C thanh toán 80% tiền hàng, số còn lại thanh toán khi nhận hàng. Khi lô hàng đến cảng, người mua phát hiện đó là phân bón chứ không phải nhôm và lập tức gửi email, fax, phản ánh cho phía Hồng Kông song được thông báo là số fax ghi trong hợp đồng không có ở Hồng Kông. Đây là bài học đau lòng cho những doanh nghiệp quá cả tin vào bạn hàng dẫn đến thiệt hại lớn về mặt vật chất. Vấn đề này không chỉ gây thiệt hại riêng cho doanh nghiệp mà còn làm méo mó sự vận động của tỷ giá, gây thiệt hại đến hoạt động thương mại. Bởi thế các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng đối tác trước khi ký kết hợp đồng, có thể tìm hiểu thông qua ngân hàng nơi đối tác có tài khoản, thông qua những bạn hàng đã từng buôn bán với đối tác...Có như vậy, ngoại thương Việt Nam mới có thể thực sự phát triển.

Page 106: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

105

*Cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn đồng tiền, tỷ giá thanh toán: Việc lựa chọn đồng tiền thanh toán cũng là một trong những nhân tố quan

trọng bởi nó quyết định trực tiếp doanh thu của doanh nghiệp. Lời khuyên truyền thống đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương chính là nếu nhập khẩu, nên thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng xuống giá còn nếu xuất khẩu, nên thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng lên giá, tuyệt đối tránh những đồng tiền biến động thất thường trong khoảng thời gian cực ngắn, không theo chu kỳ, khó dự đoán hoặc đồng tiền của các quốc gia đang trong tình trạng bất ổn về chính trị.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên cân nhắc xem mình sẽ áp dụng mức tỷ giá như thế nào khi thanh toán, tỷ giá giao ngay hay tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá SWAP. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có một đội ngũ am hiểu về những biến động tiền tệ, biết triển khai công tác dự báo từ đó áp dụng lựa chọn loại tỷ giá nhất định cho mỗi hợp đồng xuất-nhập khẩu nhằm thu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi mới bước chân vào kinh doanh thường ấn định một mức tỷ giá nhất định trong thanh toán đối hợp đồng của họ, và vì vậy họ đã bỏ qua khoản lợi nhuận đáng lẽ ra có thể thu được nhờ biết cách kinh doanh dựa trên biến động tỷ giá. Tuy nhiên, trong tình hình thực tiễn hiện nay, do việc áp dụng tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá SWAP còn có những hạn chế nên các doanh nghiệp thường không chú trọng đến vấn đề này. Song để có thể hội nhập tốt và đững vững lâu dài trong kinh doanh, các doanh nghiệp nên xem xét vấn đề này một cách đúng đắn hơn.

* Tiến hành đa dạng hóa ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tiến hành đa dạng hóa tài khoản tiền gửi của mình nhất là trong xu thế vận động khôn lường của hệ thống tiền tệ thế giới, việc phụ thuộc quá nhiều vào một đồng tiền duy nhất sẽ gây nên những rủi ro lớn. Hãy thử tưởng tượng xem nếu trong tài khoản của doanh nghiệp A sẽ chỉ có toàn USD, cái gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Mỹ quyết định đổi tiền 10USD cũ = 1 USD mới ? Số ngoại tệ trong tài khoản doanh nghiệp A khi ấy sẽ chỉ còn bằng 1/10 so với trước kia. Giới kinh

Page 107: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

106

doanh có câu “không bỏ trứng vào một giỏ”, trong trường hợp này điều đó có nghĩa là đa dạng hóa ngoại tệ cũng chính là biện pháp giảm rủi ro trong thanh toán. Ngoài ra, đa dạng hóa ngoại tệ sẽ giúp các doanh nghiệp không phải bỏ tiền ra mua ngoại tệ nhập khẩu, thay vào đó là sử dụng ngoại loại ngoại tệ cần thiết vốn đã có sẵn trên tài khoản, chi phí mua ngoại tệ sẽ giảm bớt, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất hơn.

* Tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá: Bảo hiểm rủi ro tỷ giá đã được cho phép tiến hành ở EXIMBANK và mới đây là Ngân hàng Đầu tư – Phát triển bằng việc thực hiện nghiệp vụ Option. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể yên tâm không sợ rủi ro trong thanh toán bất kỳ ngoại tệ nào. Đặc biệt, EXIMBANK đã tái bảo hiểm cho các ngân hàng đối tác ở nước ngoài với đúng mức phí bằng mức phí bảo hiểm tại ngân hàng mình, điều này có nghĩa là EXIMBANK không được hưởng lợi từ bất kỳ một khoản phí bảo hiểm nào. Do thời điềm này chi phí bảo hiểm rủi ro tỷ giá không cao cộng với việc ngân hàng đang ra sức thu hút khách hàng thông qua việc giảm phí nên có thể xem đây là cơ hội tốt đối với các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu khi áp dụng dịch vụ này. * Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trên cơ sở thành lập các liên hiệp doanh nghiệp: Để thành công trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần có một sức mạnh tổng hợp, đó là sự kết hợp của sức mạnh về khả năng sản xuất hàng hóa, sức mạnh trong tìm kiếm, giữ vững thị trường, sức mạnh tự cứu mình thoát khỏi những chiếc bẫy vô hình được nhào nặn bởi các quốc gia vốn lọc lõi trên thương trường. Thế nhưng thật đáng buồn là cho đến nay, sức mạnh ấy của ta vẫn còn ở dạng tiềm ẩn. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc giành được đơn đặt hàng xuất khẩu hiện nay diễn ra khá gay gắt. Thậm chí có một số doanh nghiệp không có khả năng thực hiện được đơn đặt hàng vẫn nhất quyết không trông cậy vào sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp khác. Đáng lẽ ra, các doanh nghiệp của chúng ta phải cùng nhau hợp sức trên trường quốc tế thì nay, lợi nhuận trước mắt đã che mờ lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết của các doanh nghiệp. Và thế là sức mạnh của ta bị xé lẻ, xuất khẩu Việt Nam đành ngậm ngùi chứng kiến cảnh ra đi lần lượt của những đơn đặt hàng lớn. Thiết nghĩ để có thể tồn tại trong bối cảnh phức tạp

Page 108: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

107

hiện nay, các doanh nghiệp cần liên kết với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm cạnh tranh và cạnh tranh được trên thị trường thế giới. *Thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng là một trong số những nhân tố được sử dụng nhằm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Song hiện nay vẫn có rất nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào một số thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, dẫn đến tình trạng “được ăn cả, ngã về không”. Người ta hẳn còn nhớ như in những khó khăn mà các công ty xuất nhập khẩu thủy sản gặp phải khi CFA đưa cá tra, cá basa của chúng ta ra trước tòa án Mỹ. Ấy thế mà mức độ đa dạng hóa thị trường của các công ty vẫn diễn ra rất chậm, dường như các công ty này chỉ chú trọng đến vấn đề tìm kiếm sao cho thật nhiều lợi nhuận mà quên đi việc làm gì để có thể giữ gìn lợi nhuận ấy. Thế là việc phụ thuộc vào một số ít thị trường vẫn diễn ra đối với những công ty kinh doanh lâu năm. Công ty cổ phần xuất-nhập khẩu mây tre đan Babonimex (Hải Phòng) hiện vẫn có đến 60% sản phẩm được xuất sang thị trường Mỹ. Và một khi thị trường Mỹ quay lưng với sản phẩm mây tre đan của Việt Nam thì 60% doanh thu của công ty sẽ biến mất. Do đó, các công ty Việt Nam cần thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trên cơ sở củng cố thị trường nội địa nhằm tạo hậu phương vững chắc để doanh nghiệp có thể yên tâm chiến đấu nơi tiền tuyến nóng bỏng. * Liên kết chặt chẽ với người sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đảm bảo có được nguồn hàng xuất khẩu trong thời gian cần thiết: Quan hệ trực tiếp giữa những nhà xuất khẩu và nông dân sản xuất ra nguyên vật liệu, nông sản xuất khẩu hiện nay còn khá lỏng lẻo. Vì thế mà đã dẫn đến tình trạng ép giá từ phía các tiểu thương. Doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu phải mua nguyên vật liệu, nông sản đầu vào với giá cao trong khi những người nông dân lại bị ép bán với giá thấp. Cũng có một số doanh nghiệp tiến hành liên hệ trực tiếp với nông dân, song lại chưa đưa ra được những ràng buộc cụ thể để xảy ra tình trạng người dân tự ý phá vỡ hợp đồng nếu có lợi cho họ. Những người nông dân đơn giản thấy được giá thì bán, họ đâu có bận tâm đến việc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu thiệt hại thế nào khi vi phạm

Page 109: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

108

hợp đồng đã kí kết với các đối tác nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa bản thân doanh nghiệp với người dân bằng cách:

Kí kết hợp đồng với những chế tài cụ thể, đảm bảo bù đắp cho nông dân nếu có những biến động về giá.

Thường xuyên tổ chức những cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp và nông dân nhằm phát hiện sớm được những khó khăn, từ đó kịp thời đưa ra được các phương hướng giải quyết.

* Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tự quảng bá, giới thiệu thương hiệu sản phẩm: Muốn đứng vững trên thị trường thế giới, các sản phẩm của Việt Nam cần có thương hiệu riêng của mình cũng như phải giữ vững được thương hiệu ấy. Thế nhưng sản phẩm các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất sang thị trường thế giới thường lại thường phải ngậm ngùi dưới thương hiệu của các nước khác. Có thể thấy rõ vấn đề này trong xuất khẩu dệt may, da giầy. Kết quả là người tiêu dùng nước ngoài sẽ chẳng bao giờ biết đến sản phẩm của chúng ta, việc nâng cao chất lượng sản phẩm trở nên vô nghĩa bởi nó sẽ chỉ khuyếch trương những thương hiệu không phải của Việt Nam mà thôi. Ấy là chưa kể đến việc mấy năm gần đây, các thương hiệu nổi tiếng của chúng ta lần lượt bị giành mất trên thị trường thế giới (Ví như thương hiệu thuốc lá Vinataba đã bị Malayxia đăng kí bảo hộ trên 15 thị trường trong đó có thị trường Singapore). Do đó để bảo vệ chính mình, doanh nghiệp cần tự lập thương hiệu riêng, đăng ký bảo hộ thương hiệu trên một số thị trường chủ yếu thực hiện các chiến lược quảng bá thương hiệu thông qua hội chợ, triển lãm, các phương tiện truyền thông như Truyền hình, Internet...và tăng cường các dịch vụ sau bán.

Tất cả các giải pháp trên sẽ không có tác dụng nếu chất lượng sản phẩm yếu kém, trong bối cảnh người tiêu dùng thế giới ngày càng trở nên khó tính thì việc nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua đổi mới công nghệ, thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng toàn diện tất cả các khâu từ tìm hiểu nhu cầu thị trường đến dịch vụ sau bán trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Bản thân Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng nhận định “ hàng hóa của Việt Nam còn kém về chất lượng, giá thành không cạnh tranh, nếu cứ giữ như thế này thì chúng ta sẽ ngày càng tụt hậu so với

Page 110: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

109

thế giới...”. Tất nhiên, để có thể làm được điều này, các doanh nghiệp cần tạo lập cho mình một đội ngũ nhân viên có trình độ bằng cách thường xuyên đào tạo cán bộ và đặc biệt là có những chế độ thực sự ưu đãi nhằm thu hút người tài. 3.2.2.2. Giải pháp đối với người sản xuất hàng xuất khẩu: Từ khi hoạt động ngoại thương phát triển, cuộc sống của người sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là những người nông dân trở nên khấm khá hơn. Tuy nhiên, do sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thô sơ chế nên việc sản xuất thường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngoài đặc biệt là điều kiện về môi trường, thời tiết. Số phận người nông dân do đó trở nên bấp bênh hơn. Để bảo vệ chính mình và cũng để bảo vệ nguồn lợi xuất khẩu, nông dân cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: * Tham gia tích cực các lớp huấn luyện nuôi trồng sản phẩm xuất khẩu: Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ nông dân tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu theo kiểu trào lưu, hầu hết đều chưa qua bất kỳ một lớp đào tạo nào mà chỉ học hỏi kinh nghiệm theo kiểu truyền miệng. Vì thế mà hiệu quả sản xuất không cao, việc áp dụng một số giống mới vào sản xuất do không được áp dụng đúng kỹ thuật đã gây tổn thất không nhỏ. Tháng 10/2003, hàng loạt nông dân áp dụng giống lúa cao sản do viện nông nghiệp tiến hành nghiên cứu đã lâm vào tình cảnh bi thảm khi toàn bộ số lúa họ trồng đều lép hạt. Số là giống lúa này chỉ thích hợp trồng vào mùa xuân, song do chưa được phổ biến kỹ, họ đã tiến hành trồng vào thời điểm hè-thu. Ấy là chưa kể đã có rất nhiều gia đình nhổ lúa, trồng tôm sú và đã gặp cảnh tôm chết hàng loạt vì chưa có kiến thức thực sự về phòng và chữa bệnh cho tôm. Bởi thế, các hộ gia đình cần tích cực tham gia các lớp huấn luyện nuôi trồng, ở đó họ sẽ vừa được học hỏi những kiến thức đúng đắn về nuôi trồng, lại vừa được giải đáp mọi thắc mắc giúp cho việc sản xuất có hiệu quả hơn. * Tham gia bảo hiểm cây trồng, vật nuôi: Thực tế cho thấy việc tham gia bảo hiểm sẽ giảm bớt những thiệt hại do những rủi ro không lường trước gây ra cho cây trồng, vật nuôi, giúp người dân có được một lượng vốn duy trì sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ví như đối với công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam, trong vụ tôm 2002, công ty đã bán bảo hiểm tôm sú cho 15

Page 111: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

110

khách hàng với tổng hợp đồng 30 triệu. Trong thời gian bảo hiểm có 6 khách hàng bị rủi ro và công ty đã trả bảo hiểm 400 triệu đồng. Song vấn đề bảo hiểm cây trồng, vật nuôi hiện nay vẫn còn là một khái niệm mới mẻ đối với những người dân. Họ không tin tưởng lắm vào các loại hình bảo hiểm và chỉ tiến hành bảo hiểm đối với những vật nuôi, cây trồng gặp nhiều rủi ro. Vì thế mà đã có rất nhiều người nông dân mất trắng đành phải bỏ ruộng vườn, nhà cửa đi làm mướn. Để bảo vệ quyền lợi của chính mình cũng như quyền lợi sản phẩm xuất khẩu, thiết nghĩ ngay tại thời điểm hiện nay, người nông dân nên xem xét vấn đề mua bảo hiểm một cách nghiêm túc. * Phối hợp thành lập hiệp hội nông dân sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu: Hoạt động sản xuất của nông dân Việt Nam chủ yếu vẫn còn phân tán, có tính chất manh mún, nhỏ lẻ, vì thế những người dân rất khó có thể tự bảo vệ mình trước những biến động về giá cũng như trước những thủ đoạn của một số tiểu thương. Việc thành lập hiệp hội sẽ giúp những người nông dân có thêm tiếng nói, họ nhất thiết sẽ phải đoàn kết với nhau để có thể chống lại sự cạnh tranh từ phía hàng nhập khẩu cũng như đòi hỏi những quyền lợi họ đáng lẽ được hưởng. Ở các quốc gia phát triển, hình thức này đã được thực hiện từ lâu và các hiệp hội này đã hoạt động rất tích cực trong việc chống lại sự xâm lấn của hàng nhập khẩu. Điển hình là Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép làm tăng giá bán cá tra, cá basa của ta trên thị trường họ. Các hiệp hội của Việt Nam ra đời sẽ liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó có thể giúp giảm phí trung gian, tăng lợi nhuận và doanh thu cho các hộ gia đình. Với lợi nhuận tăng lên như vậy, chắc chắn những hộ nông dân sẽ trung thành hơn trong việc thực hiện các cam kết với các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài một số giải pháp đối với những người dân sản xuất đầu vào xuất khẩu nói trên, lực lượng lao động trong bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần nỗ lực hết mình để có thể đưa hoạt động ngoại thương Việt Nam đạt được mục tiêu làm đòn bẩy, đưa đất nước trở thành quốc gia bán công nghiệp vào năm 2010. Tuy nhiên, những nỗ lực ấy chỉ đạt được khi lực lượng lao động của chúng ta luôn tự nâng cao trình độ, không ngừng học hỏi và đặc biệt là tạo được cho mình tác

Page 112: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

111

phong lao động công nghiệp, có tính kỷ luật cao. Người ta hẳn vẫn chưa quên sự kiện đau lòng khi một giám đốc Đài Loan đánh ba công nhân Việt Nam hồi năm 1998. Đành rằng hành vi này là không thể chấp nhận được song khách quan nhìn nhận, tính kỷ luật của các công nhân Việt Nam còn chưa cao, tính “tự do” vẫn hiện hữu. Ấy là chưa kể đến việc ở một số doanh nghiệp, hễ có bất bình là công nhân lại kéo nhau biểu tình mà không hề thương lượng trước với giám đốc. Điều này đã khiến năm 2002, trên báo Lao động ngày 13/8, Chính phủ đã phải tuyên bố cấm biểu tình ở các doanh nghiệp dệt may, thủy sản. Lộ trình hội nhập ngày một đến gần, hơn bao giờ hết, để ngoại thương Việt Nam phát triển, để chính sách tỷ giá phát huy vai trò đòn bẩy của nó, các giải pháp trên rất cần được thực sự xem xét.

Page 113: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

112

Kết luận Ngoại thương Việt Nam đã bước đi trên chặng đường đổi mới được gần 20 năm. Từ đó đến nay, thế giới thực sự đã đổi khác. Các quốc gia ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau hơn bởi sự vận động của những luồng hàng hóa, dịch vụ không thể nào kìm hãm nổi. Cùng với sự di chuyển các luồng hàng hóa dưới tốc độ chóng mặt, tỷ giá hối đoái các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như USD, JPY, EUR cũng liên tục biến động, phản ánh chính xác tương quan sức mua giữa các nước trên thế giới. Là một quốc gia đang bước những bước đầu tiên trong quá trình hội nhập, đã đến lúc Việt Nam chúng ta phải có những nhìn nhận đúng đắn hơn về công cụ tỷ giá, đặc biệt là tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên ngoại thương Việt Nam. Có ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay sẽ chủ yếu được gây dựng nhờ việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, xúc tiến thương mại..., rằng với cơ cấu xuất-nhập khẩu ở thời điểm hiện tại thì tỷ giá hối đoái sẽ không có tác động mấy đến hoạt động ngoại thương Việt Nam..Xin thưa nếu sản phẩm của chúng ta có cải tiến đến đâu, mẫu mã có phong phú đến cỡ nào, khi vận động dưới một chế độ tỷ giá bị áp đặt cao hơn nhiều lần so với giá trị thực của nó như tại thời điểm này thì cánh cửa hội nhập chắc chắn sẽ dần khép lại. Ấy là chưa kể đến việc hàng hóa của Việt Nam vốn kém tính cạnh tranh trên trường quốc tế, chất lượng thấp, giá thành cao... Các doanh nghiệp nhà nước với thói quen làm ăn kiểu cũ dù được đầu tư khá nhiều song đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu không được là bao. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó mấy năm trở lại đây, đầu tư nước ngoài lại không ngừng suy giảm. Lúc Việt Nam bước chân lên thương trường quốc tế cũng chính là lúc hàng hóa Việt Nam liên tiếp gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía. Đằng sau những thái độ cởi mở, giảm dần mức thuế quan hay cho hưởng đãi ngộ tối huệ quốc là những rào cản vô hình do các quốc gia trên thế giới ngấm ngầm tạo ra nhằm bảo vệ sản xuất nước họ. Chiêu bài mà các nước phát triển thường sử dụng để ngăn cản sự xâm lấn của hàng hóa các nước đang phát triển trên thị trường nước họ chính là

Page 114: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

113

bán phá giá hàng hóa. Điều này cho thấy việc cạnh tranh dựa trên giảm giá thành sản xuất tiến đến giảm giá bán hàng xuất khẩu không còn là biện pháp tối ưu. Bài học đau lòng về vụ kiện cá tra, cá basa còn đó và tôm của chúng ta cũng rất có thể sẽ lâm vào tình cảnh tương tự, khi ấy liệu các nhà hoạch định của chúng ta có còn quay lưng với tỷ giá ? Thiết nghĩ đây chính là thời điểm thích hợp nhất để tỷ giá hối đoái được trả về vận động theo đúng xu thế tự nhiên của nó.

Page 115: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

114

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt (1) Augustine Arize - Dùng đồng Peso là yêu nước - Tạp chí Dân chủ Argentina – 3/2002. (2) Nguyễn Ngọc Bích, T.S. Nguyễn Đức Dị, T.S.Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Mạnh Tuấn -Từ điển kinh tế kinh doanh Anh-Việt- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2000. (3) Hải Bình, Thúy Ngà - Thị trường tiền tệ và chứng khoán thế giới nửa đầu năm 2003 - Thông tin tài chính, 7/2003. (4) T.S. Võ Văn Đức, Đỗ Quang Hưng -Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp xuất-nhập khẩu Việt Nam hiện nay – Tài Chính, 8/2002. (5) Mc. Grawhill - Quản trị tài chính quốc tế- Nhà xuất bản quốc tế , 2002. (6) Nguyễn Thanh Hà - Nhìn nhận về những biến động về tỷ giá USD tại Việt Nam trong thời gian qua – Tài Chính, 9/2001. (7) Nguyễn Thanh Hà - Vì sao đồng đô la sụt giá ?- www.econet.com (15/10/2003), (8) Quang Hải - Cung cầu ngoại tệ mất cân bằng có phải do điều tiết ?– Báo Đầu tư, 3/2003. (9) Thanh Hải - Rủi ro trong thanh toán điện tử– Tạp chí Tin học và đời sống, 12/2002. (10) Lê Xuân Hiếu - Một số vấn đề về tỷ giá hối đoái và phá giá đồng nội tệ – Tài Chính, tháng 7/2001 (11) T.S. Nguyễn Xuân Hiếu, T.S.Nguyễn Hồng Sơn -Chế độ tỷ giá và hiệu quả kinh tế ở các nước đang phát triển – Tài Chính, 4/2003. (12) Trọng Hồ - Hiểu thế nào về nhập siêu cho đúng hiện nay - Thương mại, số 26/2003. (13) Nguyễn Thị Thanh Hoài - Giải pháp khi hàng Việt Nam bị nước ngoài điều tra bán phá giá – Thương mại, số 36/2003. (14) T.S. Nguyễn Đắc Hưng - Hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối và công cụ điều hành tỷ giá – Tài Chính, 12/2001.

Page 116: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

115

(15) Th.s Nguyễn Văn Khách -Dự báo tỷ giá USD/VND năm 2003-2004 – Tạp chí Ngân Hàng, số 6/2003. (16) Nguyễn Văn Lộc -Tỷ giá VND/USD hiện nay và các giải pháp điều chỉnh – Tài Chính, 11/2001. (17) Võ Đại Lược - Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm - Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, 10/2003. (18) Hồng Minh - Đồng Euro chiếm gần 10% dự trữ ngoại hối của Việt Nam – Báo Thanh niên, số 12/2003. (19) Thành Nam - Tỷ phú Soros và quỹ đầu cơ tiền tệ – Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 28/10/1999. (20) Trần Nguyên Nam - Đánh giá về hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng – Tài chính, 2/2002. (21) PGS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ -Tỷ giá hối đoái và nghệ thuật điều chỉnh- Nhà xuất bản tài chính, 1998. (22) Vũ Ngọc Nhung - Những vấn đề tiền tệ- ngân hàng- Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1999. (23) Paul A.Samuelson & William D. Norhaus - Kinh tế học vĩ mô - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2001. (24) Lan Phương -USD giảm giá, lợi hay hại ?– www.vcb.com.vn, 12/2003 (25) HQ -Thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản đang chất lên các ngân hàng- Thời báo ngân hàng, số 92(871), 14/11/2003. (26) T.S Nguyễn Hồng Sơn -Tài chính tiền tệ thế giới năm 2001-Tạp chí Ngân hàng số 1+2/2002. (27) TS. Nguyễn Đình Tài -Cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái và vấn đề kinh tế đối ngoại - Nhà xuất bản giáo dục, 1995. (28) Lê Hồng Tâm -Rủi ro vay vốn ngoại tệ và sự lựa chọn nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của doanh nghiệp– Tạp chí thương mại, số 29/2003. (29) Lê Hồng Tâm -Vận dụng nghiệp vụ Option-ngân hàng giúp doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro về tỷ giá– Thương mại, số 30/2003.

Page 117: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

116

(30) Trọng Tâm -Nửa đầu năm 2003 nhìn lại thị trường ngoại hối, những điều đúng và không đúng với dự đoán– Thị trường tài chính tiền tệ, 1/8/2003. (31) Nguyễn Ngọc Thanh -Lịch sử tỷ giá Việt Nam- Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 3/2003. (32) PGS. TS. Đỗ Văn Thành, T.S Vũ Đình Ánh, Th.s Nguyễn Văn Tạo -Một số giải pháp kinh tế tài chính phục vụ chiến lược hướng về xuất khẩu– Bộ Tài Chính, 2001. (33) Thanh Thảo -Bao giờ tỷ giá đồng NDT thay đổi ?– Thông tin tài chính, 8/2003. (34) Trần Thị Ngọc Trang -Mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất– Tạp chí Phát triển kinh tế, 8/2001 (35) PGS.Đinh Xuân Trình -Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương- Nhà xuất bản giáo dục, 2001. (36) T.S. Nguyễn Công Trực -Phân tích tỷ giá và cơ chế hình thành tỷ giá tại Việt Nam- Viện nghiên cứu Tài Chính, 2000. (37) Lê Xuân -Khi đồng Việt Nam tăng giá- Thời báo Kinh tế Sài Gòn- Số 12/2003. (38) Bình Yên -C/O: bài toán khó tìm lời giải- Báo diễn đàn doanh nghiệp điện tử, 12/9/2003. (39) TTQ -Thông tin kinh tế, 12/10/2003. (40) Niên giám thống kê 2002; Nhà xuất bản thống kê. (41) Thống kê tháng 10/2003; Vụ chính sách tiền tệ, NHNN. (42) Việt Nam – Cải cách theo hướng rồng bay- Viện phát triển Havard, 1999 Tiếng Anh (43) Aktuelle Analysen –Getting inflation in Russia down: A tricky task- Bundesinsitut fur ostwissenschaftliche und internationale Studien, 8/11/2000. (44) Bob Stallman –Exchange rate regimes and management tactics- Ngân hàng thế giới, 2000. (45) Dragi Tasevski – Exchange rate influence over inflation and development – Ministry of Finance, Russia 2003.

Page 118: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

117

(46) Eduardo Fernández-Arias, Ugo Panizza, Ernesto Stein –Trade Agreements and Exchange rate disagreements- Fortaleza_Brazil, 3/2002. (47) Emil-Maria Claassen – Exchange rate policies in developing and post-socialist countries –An International Center for Economic Growth Publication ICS Press, San Francisco- California, 12/2002. (48) Harald A.Euler –Exchange rate control under fixed E.R system- WB, 2002. (49) Johnathan Mc.Carthy –Monetary inflation, real danger for economies- Center for economic development, Berlin, 1998. (50) Temir Burzhubaev, Tatyana Fukalova –Foreign trade and exchange rate problem in Kyrgyzstan– IMF, 1999. (51) Weinmar Guiner –Interest rates and the exchange rate control- Institute of strategic economic development of Germany, 2000. (52) Yokiko Ama –Japan 20 years before- University of Tokyo, 8/1998. (53) Yu Yongding –The Yuan depreciation and its impacts on Chinese economy- Institute of the Asia economics and politics development, 11/2002. (54) Vietnam: Preparing for Take-off ? – WB 2003 (55) Yen Vu -Banking system in Vietnam- www.thebanker.com, 22/12/2001 (56) Economic Times, 17/10/2003.

Page 119: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

118

Phụ lục

Page 120: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

119

Phụ lục 1 1.1.Cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 1995-2003 Đơn vị: %

Nhóm Năm

Máy móc thiết bị Nguyên vật liệu Hàng tiêu dùng

1995 27.5 57.8 16.5 1996 33.2 56 10.8 1997 28 63 9 1998 27.6 55.7 6.7 1999 28.4 66.4 5.2 2000 30.9 63.8 5.3 2001 30.5 61.6 7.9 2002 32 62.9 5.1

2003 (ước) 28 67.2 6.8

Nguồn: Báo cáo ước tính của Bộ Thương Mại, 8/2003.

Page 121: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

120

1.2.Cơ cấu thị trường xuất khẩu phân theo châu lục giai đoạn 1999-2002

1999 2000 2001 2002 (%)

2000/2001 (%)

2002/2001 Tổng kim ngạch (triệu USD) 11541,0 14455,0 15027,0 16796,0 104,0 Châu Á Kim ngạch (triệu USD) 6656,6 8716,4 9086,0 8711,0 104,2 95,9 Tỷ trọng (%) 57,7 60,3 60,5 52,1 Châu Âu Kim ngạch (triệu USD) 3078,0 3363,6 3795,0 3981,0 113,2 103,2 Tỷ trọng (%) 26,7 23,2 25,3 23,5 Châu Mỹ Kim ngạch (triệu USD) 714,0 954,0 1398,0 2730,0 146,5 195,3 Tỷ trọng (%) 6,2 6,6 9,3 16,3 Châu Phi Kim ngạch (triệu USD) 137,7 144,5 171,0 129,0 118,3 75,4 Tỷ trọng (%) 1,2 1,0 1,1 0,8 Châu Đại Dương Kim ngạch (triệu USD) 836,5 1286,5 1027,0 1355,0 79,8 131,9 Tỷ trọng (%) 7,2 8,9 6,9 8,1

Nguồn: Tổng cục thống kê

Page 122: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

121

1.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu theo châu lục giai đoạn 1999-2002

Năm

Thị trường

1999

2000

2001

2002

(%)

2001/2000

(%)

2002/2001

1. Châu Á

*Kim ngạch

(tỷ USD)

*Tỷ trọng

9,438

80,4%

12,852

82,2%

12,768

79%

19,733

80,2%

99,3

124,0

2. Châu Âu

*Kim ngạch

(tỷ USD)

*Tỷ trọng

1,544

14,2%

1,861

13,1%

2,181

13,5%

2,803

11,9%

117,3

128,5

3. Châu Mỹ

*Kim ngạch

(tỷ USD)

*Tỷ trọng

0,424

3,6%

0,516

3,3%

0,411

2,5%

0,682

3,5%

79,7

165,9

4. Châu Phi

*Kim ngạch

(tỷ USD)

*Tỷ trọng

0,039

0,3%

0,047

0,3%

0,051

0,3%

0,067

0,3%

108,7

131,4

5.Châu Đại

Dương

*Kim ngạch

(tỷ USD)

*Tỷ trọng

0,272

1,5%

0,360

1,1%

0,588

4,7%

0,353

4,1%

163,5

60

Nguồn: Bộ Thương Mại

Page 123: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

122

1.4.Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực phân theo khu vực thị trường

giai đoạn 1997-2002 Đơn vị: triệu USD

1997 1998 1999 2000 2001 2002 Gạo 819,20 984,20 798,90 512,31 478,15 650,7

Châu Âu 326,40 182,60 131,70 52,65 60,85 58,30 Châu Á 345,00 653,10 635,70 288,70 264,00 320,40

Châu Phi 1,61 7,67 24,58 - 29,82 - Trung Đông 81,21 96,70 1,96 160,30 116,30 -

Châu Mỹ 64,98 44,34 4,96 10,83 7,18 - Cà phê 478,88 587,52 620,16 482,11 387,85 -

Châu Âu 225,70 329,80 375,20 311,40 253,20 - Châu Á 179,90 170,40 178,80 95,80 54,90 -

Châu Phi - 0,16 0,42 - 0,81 - Trung Đông - - 3,81 0,10 0,46 -

Châu Mỹ 73,28 87,16 61,93 74,81 65,44 - Cao su 179,8 118,90 145,94 162,24 159,02 -

Châu Âu 26,40 22,54 29,42 43,25 43,97 - Châu Á 151,70 93,87 113,50 116,90 108,00 -

Châu Phi - - 0,01 - 0,01 - Trung Đông - 0,04 0,02 - 4,57 -

Châu Mỹ 0,84 1,59 2,99 2,09 2,47 - Thủy hải

sản 754,83 804,60 958,52 1459,00 1727,90 2024,20 Châu Âu 77,15 100,00 95,13 110,84 127,60 - Châu Á 631,70 616,10 728,60 1024,00 1097,00 -

Châu Phi - 0,10 0,09 - 0,21 - Trung Đông - 0,07 1,30 0,23 0,97 -

Châu Mỹ 45,98 88,33 133,40 324,00 502,10 - Dệt may 1231,40 1367,70 1603,8 1846,90 1974,10 2710,10 Châu Âu 473,30 628,30 686,10 712,20 737,40 - Châu Á 715,90 649,40 856,30 1046,00 1143,00 -

Châu Phi - 0,28 0,23 - 1,34 - Trung Đông - 0,86 0,85 0,31 5,25 - Châu Mỹ 42,21 52,90 60,31 79,45 87,13 - Da giầy - 839,20 1109,70 1395,80 1426,80 1828,00 Châu Âu - 508,10 774,10 1084,00 1106,00 -

Page 124: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

123

Châu Á - 191,30 184,60 191,10 156,20 - Châu Phi - 3,25 3,05 - 6,77 - Trung Đông - 0,04 7,05 2,87 3,69 - Châu Mỹ - 136,50 140,09 117,80 154,20 - Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Hải quan.

Page 125: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

124

Phụ lục 2

Tác động của biến động tỷ giá hối đoái lên nhóm hàng xuất khẩu và nhóm thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Nhóm đối chứng Hệ quả Tích cực (+)/ tiêu cực (-)

Nhóm đầu tư xuất khẩu

Dựa vào vốn vay USD Tăng gánh nặng nợ, hạn chế đầu tư

-

Dựa vào vốn vay trong nước

Giảm gánh nặng nợ, tạo điều kiện tăng đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

+

Nhóm nguyên nhiên liệu Kích thích xuất khẩu do tăng thu nếu tính bằng nội tệ và có khả năng giảm giá

+

Nhóm gia công, chế biến

Tỷ lệ xuất khẩu cao Khả năng cạnh tranh cao hơn do giá gia công tính bằng ngoại tệ hạ

+

Tỷ lệ tiêu thụ nội địa cao Giá nhập khẩu tăng, giá bán không tăng tương ứng nên dễ bị lỗ

_

Nhóm nước thanh toán bằng USD

Qui định không nghiêm về bán phá giá

Tăng sức cạnh tranh do giảm giá bán

+

Qui định nghiêm ngặt về chống bán phá giá

Ít có khả năng giảm giá bán song lợi nhuận tính bằng nội tệ tăng

+

Page 126: [123doc.vn] Tai Lieu Luan Van Tot Nghiep Ty Gia Hoi Doai Va Tac Dong Cua Ty Gia Toi Ngoai Thuong Doc

125

Nhóm nước thanh toán bằng bản tệ

Tỷ giá ngoại tệ tăng nhanh hơn tỷ giá VND

Tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu

+

Tỷ giá ngoại tệ tăng chậm hơn tỷ giá VND

Việt Nam khó xuất khẩu sang thị trường này

_