15
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 472/QĐ-ĐHHP Hải Phòng, ngày 01 tháng 9 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên Trường Đại học Hải Phòng HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Căn cứ Quyết định số 60/2004/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng; Căn cứ Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; Căn cứ Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên; Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Căn cứ Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề; Căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ; Căn cứ Quyết định số 2819/2015/QĐ- UBND ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, viên chức và lao động hợp đồng tại các đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố Hải Phòng; Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 164/QĐ-ĐHHP ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng; Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên Trường Đại học Hải Phòng. Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016, thay thế Quy định Chế độ làm việc đối với giảng viên Trường Đại học Hải Phòng ban

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 472/QĐ-ĐHHP Hải Phòng, ngày 01 tháng 9 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên

Trường Đại học Hải Phòng

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

Căn cứ Quyết định số 60/2004/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 4 năm 2004 của

Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành

Trường Đại học Hải Phòng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng

11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ

quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong

các cơ sở giáo dục đại học công lập;

Căn cứ Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên;

Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2016 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên,

giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục

công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của

Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt

Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007

của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao

đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;

Căn cứ Quyết định số 2819/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2015 của

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy định về quản lý tổ

chức bộ máy, viên chức và lao động hợp đồng tại các đơn vị sự nghiệp công lập

của thành phố Hải Phòng;

Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Hải Phòng ban

hành kèm theo Quyết định số 164/QĐ-ĐHHP ngày 29 tháng 8 năm 2014 của

Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ làm việc đối

với giảng viên Trường Đại học Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016, thay thế

Quy định Chế độ làm việc đối với giảng viên Trường Đại học Hải Phòng ban

Page 2: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

2

hành kèm theo Quyết định số 196/QĐ-ĐHHP, ngày 15 tháng 5 năm 2015 của

Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng; các văn bản trước đây của Trường có

nội dung trái với Quy định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Trưởng các phòng: Tổ chức Cán bộ, Đào tạo, Kế hoạch - Tài

chính, Quản lý khoa học, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trưởng các đơn vị

trực thuộc, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết

định này./.

Nơi nhận: - Sở Nội vụ TP. Hải Phòng;

- Đ.U, BGH, HĐT (để chỉ đạo);

- Công đoàn Trường;

- Như Điều 3 (để thực hiện);

- Lưu: VT, TCCB.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

PGS. TS. Phạm Văn Cương

Page 3: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

Chế độ làm việc đối với giảng viên Trường Đại học Hải Phòng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 472/QĐ-ĐHHP, ngày 01 tháng 9 năm 2016

của Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định chế độ làm việc đối với giảng viên giảng dạy tại

Trường Đại học Hải Phòng, bao gồm: nhiệm vụ của các chức danh giảng viên; quy

định về thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

2. Văn bản này áp dụng đối với viên chức là giảng viên tại các đơn vị (khoa,

viện, trung tâm, phòng, ban...) thuộc Trường Đại học Hải Phòng và các tổ chức, cá

nhân có liên quan.

3. Chế độ làm việc đối với giảng viên giảng dạy tại Trung tâm Giáo dục Quốc

phòng – An ninh Sinh viên thực hiện theo Thông tư số 43/2003/TT-BGDĐT ngày

26/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chế độ làm việc của

giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng.

4. Khối lượng và thời gian làm việc của giáo viên dạy nghề được thực hiện theo

Quy định về chế độ công tác giáo viên giảng dạy TCCN ban hành kèm theo Quyết

định số 18/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo, Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 6 năm 2008.

Điều 2. Mục đích

1. Làm căn cứ để Nhà trường phân công, bố trí, sử dụng, nâng cao chất lượng

và hiệu quả lao động đối với giảng viên.

2. Làm căn cứ để các cơ quan quản lý giáo dục kiểm tra, thẩm định, đánh giá,

xây dựng chính sách, chương trình đào tạo và bồi dưỡng giảng viên.

3. Làm cơ sở để giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, NCKH và học tập,

bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Làm cơ sở để Nhà trường đánh giá, xếp loại giảng viên hằng năm và đảm bảo

tính công khai, công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền và

nghĩa vụ của giảng viên.

Điều 3. Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên

1. Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên thực hiện theo quy định tại Thông tư

liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh

nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập gồm có:

- Giảng viên cao cấp (hạng I) - Mã số: V.07.01.01;

- Giảng viên chính (hạng II) - Mã số: V.07.01.02;

- Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03.

2. Giảng viên có chức danh phó giáo sư, giáo sư ngoài việc thực hiện nhiệm vụ

của giảng viên quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải thực hiện nhiệm vụ theo quy

Page 4: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

2

định tại Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng

Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh

giáo sư, phó giáo sư; Quyết định số 20/2012/QĐ- TTg ngày 27 tháng 4 năm 2012 của

Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ

nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số

174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 4. Quy định về thời gian làm việc

1. Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm việc

40 giờ và được xác định theo năm học.

2. Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực hiện

nhiệm vụ giảng dạy, NCKH, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà

trường là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.

3. Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên được quy ra tổng giờ chuẩn

nghĩa vụ (GCNV), bao gồm: giờ chuẩn giảng dạy, giờ chuẩn nghiên cứu khoa học và

giờ chuẩn nhiệm vụ khác được quy định cụ thể trong Bảng 1

Bảng 1. Định mức thời gian làm việc của giảng viên

Nhiệm vụ

Chức danh

Giảng dạy NCKH Hoạt động

khác Tổng

Quỹ

thời

gian

(giờ)

Định

mức

giờ

chuẩn

Quỹ

thời

gian

(giờ)

Định

mức

giờ

chuẩn

Quỹ

thời

gian

(giờ)

Định

mức

giờ

chuẩn

Quỹ

thời

gian

(giờ)

Định

mức

GCNV

GVCC 810 270 700 175 250 42 1760 487

GVC 845 270 650 162 265 44 1760 476

Giảng viên 900 270 600 150 260 43 1760 463

GV tập sự,

thử việc

900 135 200 50 660 110 1760 295

Điều 5. Quy định về giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn

1. Quy định về giờ chuẩn giảng dạy

a) Giờ chuẩn giảng dạy (sau đây gọi chung là giờ chuẩn) là đơn vị thời gian quy

đổi để thực hiện một công việc tương đương cho một tiết giảng lý thuyết trình độ cao

đẳng, đại học trực tiếp trên lớp theo niên chế, bao gồm thời gian lao động cần thiết

trước, trong và sau tiết giảng;

b) Định mức giờ chuẩn cho giảng viên trong một năm học là 270 giờ chuẩn,

trong đó, giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.

2. Quy đổi ra giờ chuẩn

a) Các nhiệm vụ của giảng viên được quy đổi ra giờ chuẩn, gồm có:

- Giảng dạy (lý thuyết, thực hành, chuyên đề);

- Hướng dẫn bài tập, tổ chức thảo luận trên lớp;

- Hướng dẫn thực hành thí nghiệm tại phòng thí nghiệm, phòng máy tính, xưởng

thực hành, vườn sinh nông, thực hành vẽ mỹ thuật, vẽ kỹ thuật; thực hành nghề…;

- Hướng dẫn và chấm kết quả thực tập, thực tế;

- Hướng dẫn tiểu luận, đồ án, khóa luận, luận văn, luận án;

Page 5: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

3

- Nhiệm vụ coi, chấm thi;

- Thực hiện nhiệm vụ NCKH…

b) Quy đổi ra giờ chuẩn thời gian thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

Việc quy đổi ra giờ chuẩn thời gian thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của giảng

viên được quy định cụ thể trong Bảng 2.

Bảng 2. Quy đổi ra giờ chuẩn thời gian thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy

TT Nhiệm vụ Số lượng Giờ

chuẩn

1. Giảng dạy

1.1 Giảng dạy lý thuyết, hướng dẫn bài tập, thảo luận, tự học có hướng dẫn của

giảng viên các lớp đào tạo trình độ cao đẳng, đại học (chung cho tất cả các

ngành đào tạo).

- Từ 40 sinh viên trở xuống 1 tiết 1,0

- Từ 41 sinh viên đến 60 sinh viên 1 tiết 1,1

- Từ 61 sinh viên đến 80 sinh viên 1 tiết 1,2

- Từ 81 sinh viên đến 100 sinh viên 1 tiết 1,3

- Từ 101 sinh viên đến 120 sinh viên 1 tiết 1,4

- Trên 120 sinh viên 1 tiết 1,5

1.2 Giảng dạy ngoại ngữ

- Từ 30 sinh viên trở xuống 1 tiết 1,0

- Từ 31 sinh viên đến 45 sinh viên 1 tiết 1,1

- Từ 46 sinh viên đến 60 sinh viên 1 tiết 1,2

- Từ 61 sinh viên đến 75 sinh viên 1 tiết 1,3

- Từ 76 sinh viên đến 90 sinh viên 1 tiết 1,4

- Trên 90 sinh viên 1,5

1.3 Giảng chuyên đề, giảng lý thuyết cho các lớp đào

tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và giảng bằng tiếng nước

ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ

với lớp từ 60 sinh viên trở xuống (nếu lớp trên 60

sinh viên, cứ mỗi 10 sinh viên tăng hệ số thêm 0,1,

tối đa không quá 2,0 giờ chuẩn)

1 tiết 1,5

1.4 Giảng dạy thực hành

- Giờ giảng thực hành các môn Vật lý, Hóa học,

Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ Thông tin,

Nghiệp vụ du lịch, TDTT... cho sinh viên chuyên

ngành: lớp học phần được chia thành các nhóm để

giảng dạy.

1 tiết 0,5

+ Giờ giảng thực hành, thí nghiệm tại phòng thí

nghiệm, phòng máy tính, xưởng thực hành, vườn

sinh nông, hướng dẫn nghiệp vụ du lịch, âm nhạc,

TDTT…: mỗi nhóm = 20 sinh viên (Nếu lớp có sĩ số

< 20 sinh viên, được tính thành 1 nhóm)

+ Các môn Thanh nhạc và nhạc cụ: 05-07 SV/nhóm

Page 6: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

4

TT Nhiệm vụ Số lượng Giờ

chuẩn

+ Các môn Hòa âm, Ca hát truyền thống, Xướng âm:

10-15 SV/nhóm

- Giờ giảng hướng dẫn thực hành các môn Vật lý,

Hóa học, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật, TDTT... cho

sinh viên các lớp không chuyên: lớp học phần được

chia thành các nhóm để giảng dạy

1 tiết 0,5

+ Các môn học thể dục thể thao: 30-40 SV/nhóm

+ Các môn học khác: 25-30 SV/nhóm

+ Trường hợp không phân nhóm giảng dạy (do

không đủ điều kiện cơ sở vật chất, không bố trí đủ

phòng học, không đủ giảng viên dạy nhiều nhóm….)

tính hệ số tăng thêm từ 0,05 đến 0,25 tương đương số

sinh viên tăng như Mục 1.1, Bảng 2

2. Hướng dẫn thực tập 01 ngày 2,0

3. Hướng dẫn, phản biện đồ án, khóa luận, luận văn, luận án

3.1 Hướng dẫn làm đồ án tốt nghiệp đại học 01 đồ án 20,0

3.2 Hướng dẫn làm khóa luận tốt nghiệp đại học 01 khóa luận 12,0

3.3 Hướng dẫn làm luận văn thạc sĩ 01 luận văn 40,0

3.4 Hướng dẫn làm luận án tiến sĩ 1 luận án 200,0

3.5 Phản biện đồ án, khóa luận tốt nghiệp 01 đồ án/

khóa luận 2,0

3.6 Phản biện luận văn thạc sĩ (02 cán bộ phản biện) 01 luận văn 9,0

c) Quy đổi ra giờ chuẩn thời gian thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi

- Việc quy đổi ra giờ chuẩn thời gian thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi bao gồm ra

đề, duyệt đề; coi thi, chỉ đạo thi, giám sát, thanh tra thi; chấm thi của giảng viên được

quy định cụ thể trong Bảng 3.

Bảng 3. Quy đổi ra giờ chuẩn thời gian thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi

TT Nhiệm vụ Số lượng Số giờ chuẩn

1. Ra đề, duyệt đề

1.1 Đào tạo cao đẳng, đại học

- Đề thi và đáp án học phần 04 đề 3,5

- Duyệt đề (một học phần) 04 đề 0,5

1.2 Đào tạo cao học

- Đề thi và đáp án học phần 02 đề 4,0

- Duyệt đề (một học phần) 02 đề 1,0

2. Coi thi

2.1 Coi thi hết học phần tự luận: 02 cán bộ coi thi/phòng thi, mỗi người được tính

giờ như sau

- Ngày thường (trình độ đại học trở xuống):

+ Thời gian thi: ≤ 90 phút 1 ca thi 1,0

Page 7: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

5

TT Nhiệm vụ Số lượng Số giờ chuẩn

+ Thời gian thi: > 90 phút 1 ca thi 1,5

- Ngày thứ Bảy, Chủ nhật (trình độ đại học trở

xuống):

+ Thời gian thi: ≤ 90 phút 1 ca thi 1,5

+ Thời gian thi: > 90 phút 1 ca thi 2,0

- Ngày thứ Bảy, Chủ nhật (trình độ thạc sĩ): 1 ca thi 2,0

2.2 Coi thi vấn đáp, thực hành, trắc nghiệm 1 buổi 2,0

- Ngày thường 1 buổi 1,5

- Ngày thứ Bảy, Chủ nhật 1 buổi 2,0

3. Chỉ đạo thi, thanh tra, giám sát thi

- Ngày thường 1 buổi 1,5

- Ngày thứ Bảy, Chủ nhật 1 buổi 2,0

4. Chấm thi học phần

4.1 Chấm thi tự luận: 02 cán bộ chấm thi (CBCT) cho mỗi bài thi

- Học phần ≤ 3 tín chỉ (01 bài thi/02 CBCT) 01 bài 0,10

- Học phần > 3 tín chỉ (01 bài thi/02 CBCT) 01 bài 0,12

4.2 Chấm thi trắc nghiệm bằng máy 1 buổi 1,5

4.3 Chấm thi vấn đáp, chấm thi thực hành (02 CBCT

cho mỗi thí sinh), mỗi người được tính giờ như

sau

01 SV 0,12

4.4 Chấm thi cao học (01 bài thi/02 CBCT) 01 bài 0,5

5. Chấm thanh tra thi

- Chấm thanh tra (01 bài thi/01CBCT) 01 bài 0,25

- Xử lý chấm chênh lệch (01 bài thi/01 CBCT) 01 bài 0,5

6. Chấm đồ án, khóa luận, luận văn tốt nghiệp

6.1 Hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp trình

độ đại học: mỗi thành viên được tính giờ như sau 01 SV 1,5

6.2 Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

- Chủ tịch Hội đồng 01 4,0

- Ủy Phản biện 1 01 3,0

- Ủy Phản biện 2 01 3,0

- Ủy viên Thư ký 01 3,0

- Ủy viên 01 2,5

- Việc quy đổi giờ chuẩn thời gian thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi trên áp dụng

đối với kỳ thi chính của tất cả các hệ đào tạo.

- Chế độ cho Ban chỉ đạo thi, cán bộ quản lý các đơn vị có liên quan và chế độ

coi, chấm thi, giám sát, thanh tra thi trong kỳ thi phụ, thi tốt nghiệp hoặc các hoạt động

phát sinh khác do Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, các đơn vị thường trực các

Hội đồng thi lập dự toán, phối hợp với Phòng Kế hoạch Tài chính trình Hiệu trưởng

phê duyệt trên cơ sở cân đối thu chi và theo Quy chế chi tiêu nội bộ.

Page 8: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

6

Điều 6. Định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên được bổ nhiệm giữ

chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, công tác đảng, đoàn thể;

giảng viên được cử đi học, đi dự thi nghiên cứu sinh

1. Giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công

tác quản lý, công tác đảng, đoàn thể có nghĩa vụ giảng dạy theo định mức tại Bảng 4

(tính theo tỷ lệ % của định mức 270 giờ chuẩn).

Bảng 4. Định mức giờ chuẩn đối với giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ

lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, công tác đảng, đoàn thể

TT Giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo Định mức

% Giờ chuẩn

1. Hiệu trưởng 15 40,5

2. Chủ tịch Hội đồng trường, Phó hiệu trưởng 20 54,0

3. Trưởng phòng, ban, trung tâm và tương đương 25 67,5

4. Phó trưởng phòng, ban, trung tâm và tương đương 30 81,0

5. Trưởng khoa, phó trưởng khoa, viện

5.1 Đối với khoa có 40 giảng viên trở lên hoặc có quy mô 800 người học trở lên

- Trưởng khoa, viện 70 189,0

- Phó trưởng khoa, viện 75 202,5

5.2 Đối với khoa có dưới 40 giảng viên hoặc có quy mô dưới 800 người học

- Trưởng khoa, viện 75 202,5

- Phó trưởng khoa, viện 80 216,0

6. Trưởng bộ môn 80 216,0

7. Phó trưởng bộ môn, giáo vụ khoa, chủ nhiệm lớp, cố

vấn học tập

85 229,5

8. Bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn Trường 50 135,0

9. Phó bí thư đảng ủy, Phó chủ tịch công đoàn, Trưởng

ban thanh tra nhân dân, Trưởng ban nữ công

60 162,0

10. Bí thư chi bộ, Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn

Trường, Chủ tịch công đoàn khoa, viện, phòng, ban,

trung tâm và tương đương

85 229,5

11. Phó bí thư chi bộ, Phó chủ tịch công đoàn khoa viện,

phòng, ban, trung tâm và tương đương

90 243,0

12. Giảng viên làm công tác quốc phòng, quân sự không

chuyên trách quy định tại Nghị định số 119/2004/NĐ-

CP ngày 15 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về công

tác Quốc phòng của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan

thuộc Chính phủ và các địa phương

80 216,0

13. Giảng viên đang là quân nhân dự bị, tự vệ được triệu

tập huấn luyện, diễn tập hàng năm, thời gian tham gia

huấn luyện, diễn tập được tính quy đổi giờ chuẩn

1 ngày được

tính 2,5 giờ

chuẩn

14. Giảng viên làm công tác đoàn thanh niên, hội sinh viên,

hội liên hiệp thanh niên thực hiện theo Quyết định số

13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ

tướng Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với

cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội

Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Page 9: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

7

TT Giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo Định mức

% Giờ chuẩn

trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.

- Bí thư Đoàn trường 30 81,0

- Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội sinh viên 40 108,0

- Phó Chủ tịch Hội sinh viên 50 135,0

- Bí thư Liên chi đoàn khoa/viện có từ 1.000 sinh

viên, học sinh trở lên

60 162,0

15. Giảng viên không giữ chức vụ quản lý, công tác tại các

phòng, ban, trung tâm và tương đương

35 94,5

2. Giảng viên kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì áp dụng định mức giờ chuẩn thấp

nhất trong số các chức vụ kiêm nhiệm quy định tại Bảng 4.

3. Đối với giảng viên trong thời gian nghỉ sinh con, chữa bệnh dài ngày thì định

mức giờ chuẩn được tính như sau:

Định mức giờ chuẩn = (10 tháng – Số tháng nghỉ sinh con/chữa bệnh dài ngày)

* (Định mức/10). Trong đó: Định mức được tính là 270 giờ chuẩn hoặc định mức được

quy định trong Bảng 4.

4. Giảng viên trong thời gian được cử đi học theo quyết định, được cử đi dự thi

nghiên cứu sinh có nghĩa vụ giảng dạy theo định mức tại Bảng 5 (tính theo tỷ lệ % của

định mức 270 giờ chuẩn).

Bảng 5. Định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên đi học

TT Giảng viên đi học Định mức

% Giờ chuẩn

1. Học chuyên môn ở trong nước (đúng chuyên ngành

đang giảng dạy)

- Nghiên cứu sinh 25 67,5

- Cao học chính quy tập trung 35 94,5

- Cao học chính quy không tập trung 50 135,0

2. Học chuyên môn ở nước ngoài (Nghiên cứu sinh, Cao học) 0 0,0

3. Học lý luận chính trị

- Học chính quy tập trung 35 94,5

- Học không tập trung 75 202,5

4. Giảng viên được cử đi dự thi nghiên cứu sinh (chỉ được

tính nếu trúng tuyển trong năm dự thi đầu tiên) 75 202,5

5. Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm, giảng

viên đi học là căn cứ công nhận số năm liên tục giảng dạy để xét tặng các danh hiệu

nhà giáo, được hưởng phụ cấp ưu đãi, chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và

các chế độ, chính sách khác theo quy định.

Điều 7. Giảm trừ giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên

1. Giảng viên nghỉ chế độ thai sản, chữa bệnh dài ngày, giảng viên nữ nuôi con

nhỏ được giảm trừ giờ chuẩn giảng dạy theo quy định tại Bảng 6

Page 10: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

8

Bảng 6. Giảm trừ giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên nghỉ chế độ thai

sản, giảng viên nữ nuôi con nhỏ, chữa bệnh dài ngày

TT Đối tượng được giảm trừ %

Giảm trừ

1. Giảng viên nữ nghỉ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội là 06 tháng

(giảm 60% định mức). Trong trường hợp sinh đôi trở lên tính từ

con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng

(mỗi tháng tương ứng được giảm trừ 10% định mức).

60

2. Giảng viên nữ đang nuôi con nhỏ

- Con nhỏ từ sau khi mẹ nghỉ thai sản đến 12 tháng 20

- Con nhỏ từ 13 tháng đến 36 tháng 10

3. Giảng viên chữa bệnh dài ngày được giảm trừ nhiệm vụ theo tỷ lệ

tương ứng với thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội

2. Các đối tượng giảm trừ giờ chuẩn giảng dạy quy định tại Bảng 6 được tính

theo tỷ lệ % định mức 270 giờ chuẩn chung cho giảng viên hoặc theo định mức giờ

chuẩn quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 6.

3. Cách tính giảm trừ giờ chuẩn

a) Đối với giảng viên nữ nghỉ thai sản

Giờ chuẩn giảm trừ = (Định mức giảng dạy/10 tháng) * Số tháng được nghỉ

theo quy định.

b) Đối với giảng viên nuôi con nhỏ sau khi nghỉ thai sản đến 12 tháng

Giờ chuẩn giảm trừ = [(Định mức giảng dạy * 20%)/10 tháng] * Số tháng nuôi

con nhỏ dưới 12 tháng.

c) Đối với giảng viên nữ nuôi con nhỏ từ 13 tháng đến 36 tháng (không tròn cả

năm học)

Giờ chuẩn giảm trừ = [(Định mức giảng dạy * 10%)/10 tháng] * Số tháng nuôi

con nhỏ dưới 36 tháng.

Điều 8. Quy định về nghiên cứu khoa học

1. Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học

để làm nhiệm vụ NCKH.

2. Giảng viên học Cao học, Nghiên cứu sinh ở nước ngoài được miễn định mức

NCKH; Giảng viên học ở trong nước: Cao học được giảm 30% định mức NCKH,

Nghiên cứu sinh được giảm 50% định mức NCKH (Không tính thời gian gia hạn).

3. Viên chức có thời gian giữ chức danh giảng viên dưới 5 năm được giảm 50%

định mức NCKH nhằm tạo điều kiện tập trung bồi dưỡng chuyên môn.

4. Giảng viên tập sự, thử việc nếu thiếu định mức giờ chuẩn NCKH, có thể lấy

khối lượng giờ thực hiện nhiệm vụ khác để bù vào.

5. Giảng viên nghỉ chế độ thai sản, chữa bệnh dài ngày, giảng viên nữ nuôi con

nhỏ được giảm trừ nhiệm vụ NCKH tương ứng tại Bảng 6.

6. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ NCKH cho giảng viên phải phù

hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, định hướng phát triển hoạt động khoa học và

công nghệ của Trường và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên. Hàng

năm, Hiệu trưởng giao cho Phòng Quản lý khoa học là đơn vị đầu mối ký hợp đồng

giao nhiệm vụ NCKH cho giảng viên của từng đơn vị.

Page 11: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

9

7. Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ NCKH được giao tương ứng

với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Kết quả NCKH của giảng viên

được đánh giá thông qua các sản phẩm NCKH cụ thể quy định tại Bảng 7. Không tính

giờ NCKH đối với nhiệm vụ NCKH thực hiện quá hạn.

8. Đối với giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ NCKH theo quy định, Nhà

trường sẽ căn cứ mức độ, điều kiện cụ thể để xem xét đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên

quan. Giảng viên hoàn thành xuất sắc hoạt động NCKH sẽ được xem xét, đề nghị

khen thưởng.

9. Quy đổi ra giờ chuẩn thời gian thực hiện nhiệm vụ NCKH của giảng viên

được quy định cụ thể trong Bảng 7.

Bảng 7. Quy đổi ra giờ chuẩn thời gian thực hiện nhiệm vụ NCKH

TT Nhiệm vụ Giờ

làm việc

Giờ

chuẩn

1. Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp

1.1 Đề tài cấp Nhà nước 2.400 600,0

1.2 Nhánh đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, Thành phố, Quỹ Phát

triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) 1.200 300,0

1.3 Đề tài cấp trường 600 150,0

1.4 Đối với đề tài có nhiều người tham gia, chủ nhiệm đề tài được hưởng 2/3 số

giờ định mức, 1/3 số giờ còn lại chia đều cho các thành viên khác.

2. Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, bài giảng, tài liệu tham khảo, tài

liệu hướng dẫn học tập, biên dịch tài liệu...đã được nghiệm thu cấp trường

2.1 Giáo trình, sách chuyên khảo xuất bản trong nước 1.200 300,0

2.2 Giáo trình (lưu hành nội bộ), bài giảng cấp trường, biên

dịch tài liệu nước ngoài 600 150,0

2.3 Tài liệu tham khảo 300 75,0

2.4 Tài liệu hướng dẫn học tập 150 37,5

2.5

Nếu công trình thực hiện tập thể thì chủ biên được hưởng 1/2 số giờ định mức,

1/2 số giờ còn lại chia đều cho các thành viên khác. Trong trường hợp công

trình có 2 người thì chủ biên được hưởng 2/3 số giờ định mức.

3. Xây dựng đề án, dự án được phê duyệt

3.1 Đề án, dự án dành cho đào tạo sau đại học 900 225,0

3.2 Đề án, dự án dành cho đào tạo đại học, cao đẳng 600 150,0

3.3 Nếu đề án thực hiện tập thể thì chủ nhiệm được hưởng 1/2 số giờ định mức, 1/2

số giờ còn lại chia đều cho các thành viên khác.

4. Bài báo được đăng trên tạp chí; báo cáo khoa học được đăng trên kỷ yếu

Hội thảo

4.1 Tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI 1.800 450,0

4.2 Tạp chí nước ngoài được tính điểm công trình theo Hội

đồng chức danh giáo sư Nhà nước 1.000 250,0

Page 12: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

10

TT Nhiệm vụ Giờ

làm việc

Giờ

chuẩn

4.3 Tạp chí khoa học trong nước (có mã số ISSN) có/không

có trong danh mục tạp chí được tính điểm công trình của

hội đồng chức danh giáo sư nhà nước

- Chưa có trong danh mục 300 75,0

- Dưới 1,0 điểm 600 150,0

- Từ 1,0 điểm trở lên 900 225,0

4.4 Tạp chí khoa học Trường Đại học Hải Phòng 400 100,0

4.5 Báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế

phù hợp với chuyên ngành (có chỉ số ISBN) 900 225,0

- Bài viết bằng tiếng Anh (đối với chuyên ngành không

phải là ngoại ngữ) 1.000 250,0

- Bài viết bằng tiếng Việt 800 200,0

4.6 Báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội thảo chuyên

ngành, hội thảo quốc gia (có chỉ số ISBN) 600 150,0

4.7 Báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội thảo khoa học cấp

Trường hoặc tương đương (có chỉ số ISBN) 200 40,0

4.8

Bài báo có nhiều đồng tác giả, thì tác giả đứng tên đầu tiên được tính 1/2 số giờ

định mức, 1/2 số giờ còn lại chia đều cho các tác giả khác. Trong trường hợp bài

báo có 2 tác giả, thì tác giả đứng tên đầu tiên được tính 2/3 số giờ định mức.

5. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thi Olympic các môn đạt giải

5.1 Giải Nhất

- Cấp Bộ 600 150,0

- Cấp Trường 300 75,0

- Cấp Khoa 150 37,5

5.2 Giải Nhì

- Cấp Bộ 500 125,0

- Cấp Trường 250 62,5

- Cấp Khoa 100 25,0

5.3 Giải Ba

- Cấp Bộ 400 100,0

- Cấp Trường 200 50,0

- Cấp Khoa 70 17,5

5.4 Giải Khuyến khích

- Cấp Bộ 300 75,0

- Cấp Trường 150 37,5

- Cấp Khoa 50 12,5

5.5 Công trình được nhiều giải thì tính giờ cho giải cao nhất, nếu công trình do tập

thể giảng viên hướng dẫn thì số giờ chia đều cho các thành viên.

Page 13: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

11

TT Nhiệm vụ Giờ

làm việc

Giờ

chuẩn

6. Tham gia Hội đồng khoa học các cấp

6.1 Thành viên Hội đồng thẩm định đề cương nhiệm vụ

khoa học

- Cấp Nhà nước 80 20,0

- Nhánh cấp Nhà nước, cấp Bộ, Thành phố và tương

đương 60 15,0

- Cấp Trường 12 3,0

6.2 Thành viên Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học

- Cấp Nhà nước 150 37,5

- Nhánh cấp Nhà nước, cấp Bộ, Thành phố và tương

đương 100 25,0

- Cấp Trường 60 15,0

6.3 Thành viên Hội đồng thẩm định, chấm báo cáo đề tài

NCKH cấp Trường của sinh viên 12 3,0

7.

Sáng tác, thiết kế, biểu diễn, dàn dựng, chuyển thể

tác phẩm (âm nhạc, mỹ thuật, TDTT...) đạt giải cấp

Bộ, Thành phố và tương đương

- Giải Nhất 900 225,0

- Giải Nhì 700 175,0

- Giải Ba 500 125,0

- Giải Khuyến khích 300 75,0

8.

Tổ chức, tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về

NCKH; tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học - kỹ

thuật và hoạt động NCKH

100 25,0

9. Các hoạt động khác

Ngoài các hoạt động cụ thể nêu trên, hàng năm, Phòng Quản lý Khoa học sẽ

thỏa thuận với các giảng viên và đơn vị chuyên môn trình Hiệu trưởng xem xét

tính giờ NCKH cho các hoạt động tư vấn về chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ

thuật, kinh tế, chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên...

Điều 9. Quản lý hoạt động giảng dạy, NCKH

1. Đối tượng phải tính định mức giảng dạy và kê khai khối lượng giảng dạy bao gồm

toàn thể giảng viên ở các khoa, viện; giảng viên thuộc các phòng, ban, trung tâm, có ít nhất

một tháng làm việc trong năm học tại Trường (căn cứ theo sổ lương của Trường).

2. Các khoa, viện chịu trách nhiệm quản lý khối lượng, chất lượng giảng dạy

của từng giảng viên thuộc quyền quản lý của đơn vị; đồng thời, quản lý khối lượng,

chất lượng giảng dạy của các giảng viên kiêm chức được phân công sinh hoạt chuyên

môn tại đơn vị.

3. Tháng 6 hằng năm, Nhà trường ra quyết định phân công giảng viên kiêm

chức về các khoa, viện theo đăng ký tự nguyện của giảng viên, đảm bảo đúng yêu cầu

chuyên môn và có sự chấp thuận của lãnh đạo đơn vị đào tạo.

Page 14: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

12

4. Giảng viên phải kê khai toàn bộ khối lượng giảng dạy cao đẳng, đại học

chính quy, văn bằng 2, liên thông, vừa làm vừa học, cao học; khối lượng NCKH và

hoạt động khác (trừ khối lượng công việc đã được chi trả trực tiếp) theo Bộ môn.

5. Các khoa, viện, bộ môn phải bố trí hợp lý giờ giảng cho giảng viên. Trường

hợp giảng viên chưa đủ định mức giờ chuẩn trong năm học thì lãnh đạo đơn vị có trách

nhiệm sắp xếp, phân công giảng viên dạy thêm môn học hoặc làm nhiệm vụ khác để

đảm bảo đủ định mức giờ chuẩn theo quy định. Kế hoạch giảng dạy của khoa, bộ môn

và của từng giảng viên phải nộp về các đơn vị có chức năng quản lý.

6. Trường hợp đơn vị không có đủ khối lượng giảng dạy để phân công thì giảng

viên có thể lấy khối lượng NCKH để bù theo nguyên tắc 04 giờ chuẩn NCKH bù 01

giờ chuẩn giảng dạy; ngược lại, nếu giảng viên không đủ khối lượng NCKH, có thể lấy

khối lượng giờ giảng dạy để bù theo nguyên tắc 01 giờ chuẩn giảng dạy bù 04 giờ thực

NCKH. Giờ chuẩn NCKH vượt định mức không được thanh toán tiền, nhưng sẽ được

bảo lưu cho 02 năm học liền kề.

Điều 10. Các hoạt động khác

Ngoài hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giảng viên còn phải tham gia

các hoạt động khác như: hoạt động tập thể, sinh hoạt chính trị, hoạt động phục vụ cộng

đồng... do trường, khoa, bộ môn phân công. Căn cứ ý thức, thái độ và kết quả tham gia

các hoạt động, Trưởng các khoa/viện tính khối lượng giờ chuẩn quy đổi cho các giảng

viên trong đơn vị.

Điều 11. Phương pháp xác định giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức

1. Giờ chuẩn giảng dạy đã hoàn thành trong năm học của giảng viên là tổng số

giờ chuẩn giảng viên đã hoàn thành trong năm học, bao gồm giờ dạy (lý thuyết, thực

hành) cao đẳng, đại học, sau đại học; hướng dẫn luận văn, luận án, đồ án, khóa luận tốt

nghiệp, hướng dẫn thí nghiệm, hướng dẫn thực tập, coi chấm thi...

2. Giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức của giảng viên được tính bằng tổng số

giờ chuẩn giảng viên đã hoàn thành trong năm học cộng với giờ giảm trừ (nếu có) trừ

đi định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong năm học.

3. Giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức của bộ môn bằng tổng số giờ chuẩn

giảng dạy vượt định mức của các giảng viên trong bộ môn trừ đi định mức giờ chuẩn

giảng dạy của bộ môn trong một năm học.

4. Giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức của từng giảng viên chỉ được tính khi

tổng số giờ chuẩn giảng dạy của cả bộ môn đạt hoặc vượt định mức.

5. Giảng viên giảng dạy, NCKH, hoạt động chuyên môn và thực hiện các nhiệm

vụ khác vượt định mức được hưởng chế độ làm việc vượt định mức theo quy định tại

Quy chế chi tiêu nội bộ hoặc do Hiệu trưởng xem xét, quyết định cụ thể.

Điều 12. Nhiệm vụ thanh toán giờ dạy vượt định mức

1. Nhiệm vụ của giảng viên, tổ chuyên môn, khoa, viện

- Giảng viên phải gửi phiếu kê khai giờ giảng cho giáo vụ khoa/viện chậm nhất

là 1 tuần (05 ngày làm việc) sau khi kết thúc mỗi môn học/học phần.

- Lãnh đạo khoa/viện chỉ đạo cán bộ giáo vụ tổng hợp giờ giảng của giảng viên,

của từng bộ môn và toàn đơn vị theo từng học kỳ, cả năm học của từng hệ đào tạo theo

quy định.

2. Nhiệm vụ của các phòng, ban chức năng

a) Phòng Tổ chức Cán bộ chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, xác nhận về

định mức giờ giảng, số giờ miễn giảm của giảng viên trong toàn trường.

Page 15: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA … · nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

13

b) Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các với Phòng Khảo thí

và Đảm bảo chất lượng, Trung tâm Đào tạo Thường xuyên, Phòng Quản lý Sau đại

học và các đơn vị có chức năng quản lý đào tạo, các khoa/viện triển khai thực hiện chế

độ làm việc đối với giảng viên trong toàn trường; chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết

việc kê khai, tổng hợp giờ giảng của các giảng viên, đơn vị (các bước tiến hành, biểu

mẫu, tiến độ thời gian...); kiểm tra, xác nhận giờ giảng của giảng viên; tổng hợp giờ

giảng, giờ vượt định mức của toàn trường, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

c) Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp

với các khoa/viện điều tiết phân công giảng viên thực hiện nhiệm vụ coi, chấm thi;

hướng dẫn kê khai, tổng hợp và xác nhận quy đổi ra giờ chuẩn thời gian thực hiện nhiệm

vụ coi thi, chấm thi của giảng viên toàn Trường; là đơn vị đầu mối tổng hợp thanh quyết

toán về Phòng Kế hoạch - Tài chính theo đúng quy định, chế độ hiện hành.

d) Phòng Quản lý Khoa học chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai, kiểm tra

tiến độ thực hiện các nhiệm vụ NCKH; thẩm định hồ sơ, xác nhận kết quả NCKH và

kết quả quy đổi giờ NCKH sang giờ chuẩn và ngược lại cho giảng viên toàn Trường.

e) Phòng Kế hoạch - Tài chính chịu trách tham mưu cho Hiệu trưởng phương

án, định mức chi và triển khai chi tiền giờ giảng dạy vượt định mức cho giảng viên,

chậm nhất là 20 ngày sau khi nhận được kết quả tổng hợp giờ giảng vượt định mức do

Phòng Đào tạo bàn giao.

3. Nếu các khoa/viện không thực hiện kê khai giờ giảng theo đúng quy định sẽ

không được thanh toán tiền giờ giảng dạy vượt định mức (nếu có); lãnh đạo đơn vị và

các cá nhân có liên quan sẽ bị xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong

năm học.

Điều 13. Điều khoản thi hành

1. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.

2. Trưởng các phòng chức năng, Trưởng các khoa, viện, trung tâm, các đơn vị

và cá nhân có liên quan thuộc Trường Đại học Hải Phòng có trách nhiệm phối hợp tổ

chức, triển khai thực hiện Quy định này.

3. Đối với các trường hợp đặc biệt, Hiệu trưởng sẽ xem xét và có văn bản chỉ

đạo, hướng dẫn riêng.

4. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản

ánh bằng văn bản về Phòng Tổ chức Cán bộ, để tổng hợp, báo cáo và tham mưu cho

Hiệu trưởng ban hành văn bản bổ sung, sửa đổi kịp thời./.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

PGS. TS. Phạm Văn Cương