10
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI Số: /KH-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lào Cai, ngày tháng 02 năm 2020 KẾ HOẠCH Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai Căn cứ Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (viết tắt là ATVSLĐ); Thông tư số 02/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/02/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hằng năm và Kế hoạch số 4914/KH-BCĐTƯ ngày 18/11/2019 của Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động Trung ương về triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 , UBND tỉnh Lào Cai xây dựng Kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Thúc đẩy các chương trình, hành động cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở; nâng cao ý thức, nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động, Chỉ thị số 29 -CT/TW ngày 18/9/2019 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 2. Yêu cầu Tổ chức các hoạt động phong phú, có hiệu quả và phù hợp với điều kiện lao động, sản xuất; huy động sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, cơ sở lao động và người lao động. II. THỜI GIAN, CHỦ ĐỀ 1. Thời gian tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 được tổ chức trên phạm vi toàn tỉnh từ ngày 01 đến ngày 31/5/2020. 2. Chủ đề “ Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.

UBND TỈNH LÀO CAI · Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (nếu có); treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về công tác an toàn vệ sinh lao

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH LÀO CAI

Số: /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Lào Cai, ngày tháng 02 năm 2020

KẾ HOẠCH

Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2020

trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Căn cứ Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính

phủ về việc tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (viết tắt là

ATVSLĐ); Thông tư số 02/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/02/2017 của Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ

sinh lao động hằng năm và Kế hoạch số 4914/KH-BCĐTƯ ngày 18/11/2019 của

Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động Trung ương về triển

khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020, UBND tỉnh Lào Cai

xây dựng Kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm

2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thúc đẩy các chương trình, hành động cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp, cơ

sở; nâng cao ý thức, nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động

trong việc thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động, Chỉ thị số 29-CT/TW ngày

18/9/2019 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Yêu cầu

Tổ chức các hoạt động phong phú, có hiệu quả và phù hợp với điều kiện lao

động, sản xuất; huy động sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ

chức, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, cơ sở lao động và người lao động.

II. THỜI GIAN, CHỦ ĐỀ

1. Thời gian tổ chức

Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 được tổ chức trên

phạm vi toàn tỉnh từ ngày 01 đến ngày 31/5/2020.

2. Chủ đề

“ Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro

về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.

2

III. NỘI DUNG, CÁCH THỨC TỔ CHỨC

1. Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

Nhằm đổi mới, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp, các ngành, người

sử dụng lao động và người lao động trong thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao

động và tập trung hướng về cơ sở, năm 2020 Ủy ban nhân dân tỉnh giao các sở,

ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các

doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp,… tùy theo điều kiện cụ thể, tình hình thực tế

của sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp để tổ chức Lễ phát động hưởng ứng

Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động gắn với “Tháng công nhân” với

những nội dung thiết thực, phù hợp với yêu cầu trong thực hiện công tác an toàn,

vệ sinh lao động năm 2020 của ngành, địa phương, doanh nghiệp.

Chương trình của Lễ phát động gồm những nội dung chính sau: Thông tin

tổng quan về thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động, tình hình tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp năm 2019; phát động và truyền tải thông điệp Tháng hành

động về an toàn, vệ sinh lao động; cam kết thi đua đảm bảo ATVSLĐ- Phòng

chống cháy nổ năm 2020 (viết tắt là PCCN), khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao

động,...

2. Các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

Căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2017/TT-BLĐTBXH ngày

20/02/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tổ chức Tháng hành

động về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm và căn cứ vào chủ đề của Tháng hành

động năm 2020, các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,

thành phố; các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực hưởng ứng

Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, trong đó cần chú trọng vào các nội

dung chính sau:

a) Tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn, hướng dẫn, huấn luyện về kỹ

năng làm việc an toàn cho người lao động

- Xây dựng, phát sóng các thông điệp, phóng sự, cảnh báo phòng ngừa tai

nạn lao động; phát các sổ tay, tờ rơi, tài liệu hướng dẫn, video tuyên truyền về an

toàn, vệ sinh lao động tới các doanh nghiệp, người lao động;

- Tuyên truyền trên hệ thống các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện,

hệ thống loa truyền thanh cấp xã và hệ thống thông tin của doanh nghiệp; đồng

thời tăng cường các lớp tập huấn, các buổi tư vấn, hướng dẫn, huấn luyện kỹ năng

làm việc an toàn cho người lao động, cho doanh nghiệp, trong khu vực làng nghề,

phi kết cấu; tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, rà soát các nguy cơ mất an toàn, vệ

sinh lao động tại các công trình xây dựng, giao thông, nơi đông người qua lại, các

trung tâm thương mại, trường học, khu dân cư về an toàn điện, hàn cắt, phòng

ngừa tai nạn ngã cao, vật rơi,….

b) Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động

Tăng cường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên

ngành về an toàn, vệ sinh lao động: Tập trung vào một số ngành, nghề, lĩnh vực có

3

nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như: Sử dụng nồi hơi,

thiết bị nâng, hàn cắt kim loại, làm việc trong không gian hạn chế, xây dựng, điện,

... việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, công tác huấn luyện về an toàn vệ

sinh lao động.

c) Tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao

động; tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thăm

hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp; thăm quan các mô hình, doanh nghiệp điển hình về an toàn, vệ sinh lao

động; tổ chức các hoạt động hội thi, thực hành xử lý tình huống, giao lưu văn hóa,

văn nghệ có nội dung tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.

d) Tổ chức các hoạt động có sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động

như: Hội thi về an toàn, vệ sinh lao động, tọa đàm, đối thoại triển khai chính sách

với doanh nghiệp, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức giao lưu,

thăm quan các mô hình điển hình làm tốt về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức các

lớp bồi dưỡng, huấn luyện, hội nghị, hội thảo chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao

động; thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh

Ban hành Kế hoạch và tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực hưởng ứng

Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020; tăng cường công tác chỉ

đạo, thường xuyên đôn đốc các đơn vị, cơ sở trực thuộc triển khai các hoạt động cụ

thể hưởng ứng Tháng hành động; thực hiện kiện toàn Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức

Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (nếu có); treo băng rôn, khẩu hiệu

tuyên truyền về công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ tại cổng

trụ sở các khối cơ quan theo nội dung tại Phụ lục 1; tổng kết, đánh giá kết quả triển

khai.

2. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh

- Tổ chức các hoạt động “Tháng công nhân” năm 2020 lồng ghép với các

hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn cơ sở phối hợp với cơ quan chuyên

môn, người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về

an toàn, vệ sinh lao động lồng ghép với hoạt động của “Tháng công nhân” năm 2020.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách,

pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ kỹ

năng làm việc an toàn cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;

đặt in cấp phát tài liệu về ATVSLĐ - PCCN cấp phát tuyên truyền cho các sở,

ngành, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4

- Kiểm tra, hướng dẫn công tác ATVSLĐ tại các địa phương, doanh nghiệp.

- Tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương kết quả tổ chức Tháng hành

động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

4. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh

Tăng cường triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp trong các khu

công nghiệp lập Kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng

hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2020; treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên

truyền về công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ tại cổng trụ sở

các doanh nghiệp theo nội dung tại Phụ lục 1.

5. Các cơ quan thông tin đại chúng: Báo Lào Cai, Đài Phát thanh -

Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành

phô

Xây dựng các chương trình, chuyên mục và các tin, bài, phóng sự về an toàn

vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ tuyên truyền trước, trong và sau Tháng

hành động (mở rộng phạm vi tuyên truyền tới các xã, phường, các khu công

nghiệp, làng nghề, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh); tăng cường

thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh

lao động cũng như phản ánh thực trạng mất an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời

chia sẻ rộng rãi các sáng kiến, ứng dụng công nghệ thông tin cải thiện điều kiện lao

động; chia sẻ, lan tỏa các tổ chức, cá nhân điển hình trong công tác an toàn, vệ sinh

lao động.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phô

- Chủ động xây dựng, ban hành Kế hoạch hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, cơ

sở thuộc phạm vi quản lý triển khai các hoạt động thiết thực; thường xuyên đôn

đốc, chỉ đạo triển khai các hoạt động bám sát vào chủ đề, nội dung trọng tâm của

Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020.

- Bố trí kinh phí để tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về

an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 đảm bảo thiết thực, phù hợp với điều kiện của

địa phương.

- Tăng cường chỉ đạo việc tổ chức, phối hợp liên ngành trong triển khai các

hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn.

- Tổ chức treo, phát hành các pano, áp phích, tài liệu hướng dẫn tuyên truyền

cụ thể về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người

lao động về an toàn vệ sinh lao động; các nguy cơ rủi ro và các biện pháp phòng

ngừa nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

7. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh

- Xây dựng Chương trình, Kế hoạch chi tiết triển khai Tháng hành động về

an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 của đơn vị, cơ sở, đảm bảo tính hiệu quả, thiết

thực cho doanh nghiệp và người lao động.

5

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, bộ phận trực thuộc tăng cường công tác tự

kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại các

bộ phận và xây dựng các phương án, giải pháp khắc phục phù hợp; rà soát, bổ

sung, hoàn thiện các nội quy, quy trình, biện pháp kỹ thuật an toàn lao động; duy

trì các hoạt động thường xuyên về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp

luật, trong đó tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực để hưởng ứng Tháng hành

động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020.

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng nhận diện, đánh giá nguy cơ

rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, khám sức khỏe cho người lao

động; rà soát, bổ sung hoàn thiện các nội quy, quy trình, biện pháp kỹ thuật an toàn

lao động và phòng, chống cháy nổ tại các bộ phận, phân xưởng.

- Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về công tác an toàn vệ sinh lao động

- phòng chống cháy nổ tại cổng trụ sở các doanh nghiệp theo nội dung tại Phụ lục

1; tự kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; tổ

chức các hoạt động thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về an toàn, vệ sinh

lao động; tổ chức các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc; thi cán bộ,

an toàn vệ sinh viên giỏi.

- Tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn

lao động, bệnh nghề nghiệp.

VI. KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Về kinh phí tổ chức Tháng hành động

a) Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,

thành phố:

Xây dựng Kế hoạch, dự toán kinh phí tổ chức Tháng hành động về an toàn,

vệ sinh lao động năm 2020 đưa vào Kế hoạch kinh phí hoạt động thường xuyên

hàng năm của cơ quan, địa phương, đơn vị (kinh phí tổ chức thực hiện theo quy

định tại Điều 3, Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính

phủ về tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động).

b) Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh:

Xây dựng Kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai Tháng hành động về an

toàn, vệ sinh lao động năm 2020 trong Kế hoạch về an toàn vệ sinh lao động của

doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

2. Thực hiện chế độ báo cáo

Các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;

các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh gửi Kế hoạch tổ

chức Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động trước ngày 15/3/2020 và báo

cáo kết quả tổ chức Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động theo Phụ lục 2

trước ngày 30/6/2019 về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo

cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

6

Trên đây là Kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể

tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; chủ các doanh

nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh triển khai thực hiện./.

Nơi nhận: - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- TT. UBND tỉnh;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;

- Báo Lào Cai, Đài PT-TH tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Các doanh nghiệp (150 bản);

- Chánh VP, PCVP3;

- Cổng thông tin điện tử tỉnh;

- Lưu: VT, TH3, KT1, VX3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Hoàng Quôc Khánh

7

Phụ lục 1

Khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2020

(Kèm theo Kế hoạch số: /KH-UBND ngày /02/2020 của UBND tỉnh Lào Cai)

1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

năm 2020;

2. Cải thiện điều kiện làm việc vì an toàn, sức khỏe của người lao động và

sự phát triển bền vững của doanh nghiệp;

3. Tăng cường rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro mất an toàn, vệ sinh lao

động tại nơi làm việc;

4. Hãy nghĩ về an toàn trước khi hành động;

5. Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là giảm thiểu rủi

ro cho doanh nghiệp;

6. Chung tay xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc;

7. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được nếu chúng ta

làm tốt công tác phòng ngừa;

8. Doanh nghiệp và người lao động tích cực chủ động thực hiện các quyền

và trách nhiệm của mình theo Luật An toàn, vệ sinh lao động;

9. Bảo vệ sức khỏe người lao động - Bảo vệ nguồn nhân lực của đất nước.

10. Chủ động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp góp phần bảo vệ lợi ích cho

cơ sở lao động;

11. Môi trường làm việc an toàn - Tốt cho bạn, cho doanh nghiệp./.

8

Phụ lục 2

BÁO CÁO TỔNG KẾT THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN,

VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2020

(Kèm theo Kế hoạch số: /KH-UBND ngày /02/2020 của UBND tỉnh Lào Cai)

I. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG

1. Công tác chỉ đạo, ban hành Kế hoạch triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.

2. Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (nếu có).

3. Nội dung các hoạt động đã triển khai trong Tháng hành động.

4. Kinh phí tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.

- Ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Ngân sách hỗ trợ, vận động từ doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác (nếu

có).

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đã đạt được; bài học kinh nghiệm.

2. Khó khăn, tồn tại.

3. Kiến nghị, đề xuất.

4. Bảng tổng hợp số liệu các hoạt động tổ chức Tháng hành động (thống kê

theo Mẫu số 1).

9

Mẫu sô 1

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG

(Kèm theo Báo cáo tổng kết Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020)

STT Các hoạt động Đơn vị Sô

lượng Ghi chú

1

Tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện trong Quý II

năm 2020 hưởng ứng Tháng hành động

Lớp

Tổng số lượng người được huấn luyện, trong đó: Người

- Huấn luyện cho người quản lý phụ trách công

tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 1)

Người

- Huấn luyện người làm công tác an toàn, vệ sinh

lao động ( nhóm 2)

Người

- Huấn luyện cho người lao động làm công việc có

yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

(nhóm 3)

Người

- Huấn luyện cho nhóm 4 Người

- Huấn luyện cho người làm công tác y tế ( nhóm

5)

Người

- Huấn luyện cho an toàn, vệ sinh viên (nhóm 6) Người

2 Tổ chức tọa đàm, phóng sự, tin, bài đưa tin trên

truyền hình, báo chí

Tin, bài/

cuộc

3 Ấn phẩm thông tin (Sách, báo, tờ rơi, tranh áp

phích)

Quyển/

tờ

4

Phát động, triển khai phong trào thi đua về

ATVSLĐ

Phong

trào

Số tập thể/ cá nhân tham gia Tập thể/

cá nhân

5

Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về an toàn, vệ sinh

lao động

Cuộc thi

Số lượng người tham gia Người

6 Tổ chức thi an toàn vệ sinh viên giỏi Cuộc thi

Số lượng người tham gia Người

7

Số cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành và từng

ngành về an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức

trong Qúy II.

Cuộc

Số doanh nghiệp, cơ sở được thanh tra, kiểm tra Cơ sở

Số vi phạm được phát hiện Vi phạm

8

Tự kiểm tra về ATVSLĐ; rà soát phát hiện các

nguy cơ rủi ro, bổ sung các nội qui, trình làm việc

an toàn.

Các nguy cơ, rủi ro được phát hiện Nguy cơ

Các nội qui, qui trình làm việc an toàn được xây

dựng, bổ sung

Nội qui/

qui trình

10

9

Quan trắc môi trường lao động

Số cơ sở sản xuất thực hiện quan trắc môi trường

lao động

Cơ sở

Số cuộc thực hiện quan trắc môi trường lao động

( đối với cơ sở sản xuất)

Số cuộc

10

Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động (Quý

II năm 2020)

Cuộc

Tổng số người được khám Người

11 Số cơ sở sản xuất tổ chức Lễ phát động hưởng ứng

Tháng hành động

Cuộc

12 Thăm gia đình nạn nhân, người bị nạn

Nạn

nhân/gia

đình

13 Tổ chức hội thảo/hội nghị cuộc

14

Khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động:

Tập thể

Cá nhân

15

Số vụ tai nạn xảy ra trong Quý II

Trong đó:

Vụ

% tăng, giảm

so với cùng kỳ

Quí II năm

trước

- Tổng số người bị tai nạn Người

- Số người chết Người

- Số người bị thương nặng Người

16

Kinh phí

- Ngân sách nhà nước/ hoặc kinh phí của cơ sở

sản xuất kinh doanh

Triệu

đồng

- Kinh phí hỗ trợ, huy động từ các nguồn hợp

pháp khác (nếu có)

Triệu

đồng

17 Các nội dung khác (nếu có)