429
HƯỚNG DẪN TRA CỨU ÁP DỤNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 1

sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

HƯỚNG DẪN TRA CỨU ÁP DỤNG CÁC VĂN BẢN

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN HỒNG QUANG - PTP. PHÒNG VIỆC LÀM, AN TOÀN LAO ĐỘNG

1

Page 2: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

TÍCH HỢP CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

A. QUY ĐỊNH CHUNG

I. Phạm vi điều chỉnhCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính

sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

II. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người

học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người

lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.5. Người sử dụng lao động.6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ

sinh lao động.

B. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

* Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động 1. Quyền của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động:a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao

động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;

b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm

2

Page 3: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

khả năng lao động và được trả phí khám giám định trongtrường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.2. Nghĩa vụ của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động:a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao

động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;

b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Quyền của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động:a) Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước,

xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động;

b) Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện;

d) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.4. Nghĩa vụ của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động:a) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình

thực hiện theo quy định của pháp luật;

3

Page 4: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

b) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;

c) Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật áp dụng riêng với đối tượng này có quy định khác.

6. Người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

7. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; riêng việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 (hàng tháng người sử dụng lao động đóng 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp).

* Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động 1. Quyền của người sử dụng lao động:a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp

bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi

phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai

nạn lao động.2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ

chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động (điểm a, khoản 1, Điều 3 Nghị định 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017: hàng tháng người sử dụng lao động đóng 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp);

b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao

4

Page 5: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;

d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợpvới Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;

g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

* Điều 10 Luật An toàn, vệ sinh lao động:Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao

động 1. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện

kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động.

2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.

3. Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động.

4. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5

Page 6: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

5. Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6. Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định củapháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ công đoàn và người lao động.

7. Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.

8. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động; tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động để ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động; trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định thì công đoàn cơ sở có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để tiến hành điều tra.

9. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

10. Những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại Điều này khi được người lao động ở đó yêu cầu.

* Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động: Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.

6

Page 7: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

2. Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.

4. Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động, người sử dụng lao động.

5. Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế.

6. Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

7. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.* Điều 13 Luật An toàn, vệ sinh lao động: Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động 1. Người sử dụng lao động phải thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn,

vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động; hướng dẫn quy định về an toàn, vệ sinh lao động cho người đến thăm, làm việc tại cơ sở của mình.

2. Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động kèm theo sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng trong quá trình lao động.

3. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao

7

Page 8: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

động của mình; tuyên truyền, vận động xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, gây hại, nguy hiểm cho sức khỏe bản thân và cộng đồng trong quá trình lao động.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương.

4. Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, lồng ghép thông tin về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với các chương trình, hoạt động thông tin, truyền thông khác.

* Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động: Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động1. Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an

toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.

Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.

3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn.

4. Người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động (nhóm 4) không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người học nghề, tập nghề, người thử việc trước khi tuyển dụng hoặc bố trí làm việc và định kỳ huấn luyện lại nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, phù hợp với vị trí công việc được giao.

5. Việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều này phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động và không gây khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động chủ động tổ chức huấn luyện riêng về an toàn, vệ sinh lao động hoặc kết hợp huấn luyện các nội

8

Page 9: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

dung về an toàn, vệ sinh lao động với huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy hoặc nội dung huấn luyện khác được pháp luật chuyên ngành quy định.

6. Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật đầu tư và Luật này.

Trường hợp doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì phải đáp ứng điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

- Điều 17 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủĐối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng,

ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ

sinh lao động.- Điều 18 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủNội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động1. Huấn luyện nhóm 1a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy,

quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về

9

Page 10: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

2. Huấn luyện nhóm 2a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và

thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;

c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

3. Huấn luyện nhóm 3a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an

toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.

4. Huấn luyện nhóm 4

10

Page 11: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

5. Huấn luyện nhóm 5:a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy,

quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;

6. Huấn luyện nhóm 6:Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung

huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

- Điều 19 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủThời gian huấn luyệnThời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả

thời gian kiểm tra.2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian

huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian

kiểm tra.4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian

kiểm tra.5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã

được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.- Điều 20 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ

11

Page 12: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Chương trình khung và chương trình, tài liệu huấn luyện1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành

liên quan ban hành Chương trình khung chi tiết huấn luyện chuyên ngành, đặc thù theo Chương trình khung huấn luyện quy định tại Phụ lục này.

PHỤ LỤC: CHƯƠNG TRÌNH KHUNG HUẤN LUYỆNChương trình khung huấn luyện được xây dựng cho các lớp huấn luyện có quy mô không quá 120 người/lớp huấn luyện phần lý thuyết, không quá 40 người/lớp huấn luyện phần thực hành. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện có quyền tổ chức lớp huấn luyện riêng theo từng nhóm hoặc tổ chức lớp huấn luyện ghép các nhóm có cùng nội dung huấn luyện chung về lý thuyết.1. Chương trình khung huấn luyện nhóm 1

STT NỘI DUNG HUẤN LUYỆN Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng số Trong đó

LýthuyếtThựchànhKiểm tra

I Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8 8 0 0

1 Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6 6

2 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

1 1

3 Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

1 1

II Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

7 7 0 0

1 Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an

1 1

12

Page 13: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

toàn, vệ sinh lao động.

2 Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.

4 4

3 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

1 1

4 Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

1 1

III Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện 1 1 0

Tổng cộng 16 14

2. Chương trình khung huấn luyện nhóm 2

STT NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng sốTrong đó

Lý thuyết Thực hành Kiểm tra

I Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8 8 0 0

1 Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6 6

2 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

1 1

3 Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

1 1

II Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

28 23 4 1

1 Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm

1 1

13

Page 14: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

2 Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.

4 4

3 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

1 1

4 Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

1 1

5 Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động.

2 2 0

6 Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.

8 4 3 1

7 Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.

4 4

8 Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.

4 4

9 Công tác sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

3 2 1

III Nội dung huấn luyện chuyên ngành 8 6 2

Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc

8 6 2

14

Page 15: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

an toàn với máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

IV Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện 4 2 2

Tổng cộng 48 40 1 1

3. Chương trình khung huấn luyện nhóm 3

STT NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng sốTrong đó

Lý thuyết Thực hành Kiểm tra

I Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động 8 8 0 0

1Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6 6

2 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. 1 1

3

Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

1 1

II Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động 8 8

1 Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. 4 4

2 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. 1 1

3 Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. 1 1

4 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng 1 115

Page 16: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

5

Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

1 1

III Nội dung huấn luyện chuyên ngành 6 4 2

Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

6 4 2

IV Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện 2 2

Tổng cộng 24 22 2

4. Chương trình khung huấn luyện nhóm 4

STT NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng sốTrong đó

Lý thuyết Thực hành Kiểm tra

I Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động 8 8

1 Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. 4 4

2 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. 1 1

3 Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. 1 1

16

Page 17: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

4

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

1 1

5

Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

1 1

II Nội dung huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc 6 0 6

1Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại, nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn tại nơi làm việc.

2 2

2

Thực hành quy trình làm việc an toàn; quy trình xử lý sự cố liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao; quy trình thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp.

2 2

3 Thực hành các phương pháp sơ cứu đơn giản. 2 6

III Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện 2 2

Tổng cộng 16 10 6

5. Chương trình khung huấn luyện nhóm 5

STT

Nội dung huấn luyện Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết Thực hành Kiểm tra

I Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động 8 8 0 0

1 Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ

6 6 0

17

Page 18: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

sinh lao động.

2 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. 1 1 0

3

Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

1 1 0

II Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động 7 7

1

Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

1 1 0

2Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.

4 4 0

3 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động. 1 1 0

4 Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. 1 1 0

III Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện 1 1

6. Chương trình khung huấn luyện nhóm 6

STT NỘI DUNG HUẤN LUYỆN Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng số Trong đó

Lý thuyết Thực Kiểm tra18

Page 19: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

hành

I Kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên 3 3

II Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện 1 1

Tổng cộng 4 4

2. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện căn cứ chương trình khung huấn luyện, xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu thực tế huấn luyện.

- Điều 21 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủHuấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao

động và huấn luyện định kỳ1. Huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo

quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao độngÍt nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn

có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu. Người làm công tác y tế thực hiện việc cập nhật kiến thức theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

2. Huấn luyện định kỳ theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động thuộc nhóm 4 được huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.

3. Huấn luyện khi có sự thay đổi về công việc; thay đổi về thiết bị, công nghệ và huấn luyện sau thời gian nghỉ làm việc

a) Thay đổi công việc hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ: Trước khi giao việc phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới hoặc thiết bị, công nghệ mới.

Trường hợp đối tượng đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới hoặc kể từ khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện.

b) Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ làm việc

19

Page 20: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện lần đầu. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.

- Điều 24 (khoản 1, 2, 4, 5) Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.

Quản lý việc cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn1. Cấp Giấy chứng nhận huấn luyệna) Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện cấp Giấy

chứng nhận huấn luyện cho người được huấn luyện thuộc các nhóm 1, 2, 5 và 6 sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu;

b) Giấy chứng nhận huấn luyện theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Cấp Thẻ an toàna) Người sử dụng lao động cấp Thẻ an toàn cho người được huấn luyện

thuộc nhóm 3 sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Tổ chức huấn luyện cấp Thẻ an toàn cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;

b) Thẻ an toàn theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.4. Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyệna) Người sử dụng lao động ghi kết quả huấn luyện của người được huấn

luyện thuộc nhóm 4 vào Sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

b) Sổ theo dõi công tác huấn luyện theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.

5. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện và cơ sở sản xuất, kinh doanh lập sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn; Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện:SỔ THEO DÕI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN

HUẤN LUYỆNNăm 20………………

I - NHÓM 1

TT Họ tên Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

H/ luyện từ ngày …

Đến ngày…

Kết quả Số GCN Chữ ký

20

Page 21: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1

2

II - NHÓM 2

TT Họ tên Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

H/ luyện từ ngày …

Đến ngày…

Kết quả Số GCN Chữ ký

1

2

III - NHÓM 5

TT Họ tên Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

H/ luyện từ ngày …

Đến ngày…

Kết quả

Số GCN/CCCN Chữ ký

1

2

IV - NHÓM 6

TT Họ tên Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

H/ luyện từ ngày …

Đến ngày…

Kết quả Số GCN Chữ ký

1

2

 Thủ trưởng

(Ký tên, đóng dấu)Người vào sổ

(Ký tên) 

SỔ THEO DÕI CẤP THẺ AN TOÀNNăm 20 ………..

21

Page 22: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

TT Họ tên Năm sinh

Chức vụ Ngày cấp Thẻ an toàn

Số Thẻ an toàn

Huấn luyện định kỳ ngày ...

Chữ ký

1

2

 Thủ trưởng

(Ký tên, đóng dấu)Người vào sổ

(Ký tên) 

SỔ THEO DÕI NGƯỜI THUỘC NHÓM 4 ĐƯỢC HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Năm 20…………….

TT Họ tên Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

H/ luyện từ ngày ... đến

ngày ...

Kết quả huấn luyện

Chữ ký

1

2

...

 Thủ trưởng

(Ký tên, đóng dấu)Người lập danh sách

(Ký tên)

- Điều 29. Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. Doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và tự chịu

trách nhiệm về chất lượng huấn luyện cho người lao động nhóm 4 theo một trong các hình thức sau đây:

a) Tự tổ chức huấn luyện nếu bảo đảm điều kiện về người huấn luyện theo quy định tại Nghị định này;

b) Thuê tổ chức huấn luyện.

22

Page 23: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

2. Trình tự xem xét, đánh giá điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau: (đã được sửa đổi)

a) Doanh nghiệp có nhu cầu tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng B, C lập 01 bộ hồ sơ chứng minh đủ điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện gửi cơ quan có thẩm quyền (hạng B gửi Sở Lao động, hạng C gửi Bộ Lao động). Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng A tự công bố đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên trang thông tin điện tử hoặc thông báo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

b) Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tự huấn luyện Hạng B và C.

Hết thời hạn 25 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền không có thông báo về việc doanh nghiệp không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động huấn luyện thì doanh nghiệp được tự huấn luyện trong phạm vi đã đề nghị.

c) Thời hạn đủ điều kiện tự huấn luyện hạng B, C là 5 năm. Trước khi hết thời hạn 30 ngày, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tự huấn luyện thì doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét đánh giá lại đủ điều kiện hoạt động.

- Điều 22 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủTiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động1. Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao độnga) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc

nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:

a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;

23

Page 24: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động.

3. Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành:a) Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên

ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

b) Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

4. Huấn luyện thực hành:a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù

hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;

b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;

c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;

d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;

đ) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm.

5. Định kỳ 5 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, trừ người huấn luyện thuộc điểm a Khoản 1 Điều này, người huấn luyện sơ cấp cứu.

6. Tổ chức thực hiện khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ghi sổ theo dõi và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.”

24

Page 25: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

- Điều 26 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủPhân loại tổ chức huấn luyện, điều kiện hoạt động và cấp Giấy chứng nhận

đủ điều kiện hoạt động1. Tổ chức huấn luyện được phân loại theo đặc điểm, tính chất phức tạp của

đối tượng huấn luyện như sau:a) Hạng A huấn luyện nhóm 4 và 6;b) Hạng B huấn luyện nhóm 1, 4, 5 và 6;c) Hạng C huấn luyện nhóm 1, 2, 3, 4, 5 và 6.2. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng A như sau:a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít

nhất từ 30 m2 trở lên;b) Có ít nhất 02 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật, nội

dung nghiệp vụ và 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;c) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây

dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này;d) Máy, thiết bị, nhà xưởng, nơi huấn luyện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao

động theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động(1. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2. Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc).

3. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng B như sau:a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít

nhất từ 30 m2 trở lên;b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu

thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện;

c) Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;

25

Page 26: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

d) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này.

4. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng C như sau:a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít

nhất từ 30 m2 trở lên;b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu

thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện. Máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, nơi huấn luyện thực hành phải bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; khu huấn luyện thực hành bảo đảm diện tích ít nhất 300 m2;

c) Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;

d) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này.”

- Điều 27 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủThẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng

nhận đủ điều kiện hoạt động của tổ chức huấn luyện1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền tiếp nhận, cấp mới,

cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với các tổ chức huấn luyện sau đây:

a) Tổ chức huấn luyện do các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập;

b) Tổ chức huấn luyện Hạng C.2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương có thẩm quyền tiếp nhận, cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với tổ chức huấn luyện hạng B, trừ tổ chức huấn luyện thuộc điểm a Khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức huấn luyện hạng A tự công bố đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và gửi thông báo theo mẫu:

CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) TÊN TỔ CHỨC/DOANH NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc 

---------------

……….., ngày… tháng … năm ………

26

Page 27: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

 

THÔNG BÁO

Đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng A

Kính gửi:………………………

1. Tên tổ chức/doanh nghiệp đăng ký: …………………………………………………………

2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………

Điện thoại:………………….. Fax:…………………….. Email: …………………………………

Địa chỉ chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác (nếu có): ……………………………………………

3. Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh:

Số: ………………………………………………Ngày tháng năm cấp: …………………………

Cơ quan ra quyết định hoặc cấp: …………………………………………………………………

4. Họ và tên người đứng đầu tổ chức/doanh nghiệp: ………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu: ………………………………………

Tự công bố đủ điều kiện hoạt động huấn luyện/tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đạt hạng A.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng quy định pháp luật về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quy định của pháp luật có liên quan./.

 

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ như sau: a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tiếp nhận thông báo tự công bố

với tổ chức huấn luyện do các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập;

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận thông báo tự công bố đối với tổ chức huấn luyện hạng A trừ điểm a Khoản 1 Điều này không thuộc thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”

- Điều 28 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủHồ sơ, thủ tục cấp mới, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận

đủ điều kiện hoạt động của tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động1. Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo Mẫu số 01

Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;b) Bản thuyết minh về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực

hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

27

Page 28: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

c) Tài liệu huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (chỉ liệt kê danh mục theo Mẫu 02 Phụ lục II Nghị định này; xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thẩm định).

2. Hồ sơ gia hạn, cấp lại, cấp bổ sung, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:

a) Trường hợp giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức huấn luyện có văn bản đề nghị gia hạn giấy chứng nhận; nếu có thay đổi thông tin so với hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận thì cập nhật thông tin bổ sung theo mẫu hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động theo Mẫu số 01 Phụ lục II; bản thuyết minh bổ sung thông tin về phạm vi huấn luyện thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;Mẫu số 01

CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) TÊN TỔ CHỨC/DOANH NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc 

---------------

……….., ngày … tháng … năm ………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (thay đổi, bổ sung phạm vi hoạt động huấn luyện)

Kính gửi:……………………..

1. Tên tổ chức/doanh nghiệp đăng ký: …………………………………………………………

2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………….......Fax:……………….. Email:………………………………………

Địa chỉ chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác (nếu có): ……………………………………………

3. Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: Số: ………………Ngày tháng năm cấp: ………………… Cơ quan ra quyết định hoặc cấp:…………………………………………………………………

4. Họ và tên người đứng đầu tổ chức/doanh nghiệp: …………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu: ……………

5. Đăng ký công bố hoạt động huấn luyện/tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đạt hạng (B, C) ... trong phạm vi hoạt động huấn luyện lĩnh vực, công việc/sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động huấn luyện như sau (có bản thuyết minh điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động kèm theo): …………………………………………………………………………………

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng quy định pháp luật về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quy định của pháp luật có liên quan./.

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

28

Page 29: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Mẫu số 02

CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) TÊN TỔ CHỨC/DOANH NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc 

---------------

……….., ngày… tháng … năm ………

 

BẢN THUYẾT MINH

Về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện

I. Cơ sở vật chất và thiết bị của tổ chức/doanh nghiệp

1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của tổ chức/doanh nghiệp

- Công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của trụ sở chính:……………

- Công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác (nếu có): ……………………………………………………………………………..

2. Công trình, phòng học sử dụng cho huấn luyện:

- Phòng học: ………………………………………………………………………………………..

- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm, xưởng thực hành: …………………………………………..

- Công trình phụ trợ (hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá...): ……………………….

3. Các thiết bị huấn luyện:

TT Tên thiết bị Số lượng Ghi chú

1

2

...

(Kèm theo bản sao giấy chứng nhận sở hữu hoặc thuê hoặc liên kết đối với các máy, thiết bị, phương tiện có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cần kiểm định kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động)

II. Tài liệu huấn luyện

TT Tên tài liệu, năm xuất bản hoặc ban hành

1

2

...

III. Cán bộ quản lý, người huấn luyện cơ hữu

STT Họ tên Năm sinh Trình độ chuyên môn

Số năm làm công việc về an toàn, vệ sinh lao động

29

Page 30: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

I Người quản lý, phụ trách công tác huấn luyện

- - -

1

2

...

II Người huấn luyện cơ hữu - - -

1

2

...

 

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

c) Trường hợp giấy chứng nhận bị hỏng, mất thì có văn bản đề nghị cấp lại;d) Trường hợp đổi tên tổ chức trong giấy chứng nhận thì có văn bản đề nghị

cấp đổi giấy chứng nhận và nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện bản chính.

3. Trình tự cấp mới, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và công bố thông tin tổ chức huấn luyện như sau:

a) Tổ chức có nhu cầu cấp mới, gia hạn, bổ sung phạm vi hoạt động Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động hạng B, hạng C gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều này tới cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, gia hạn, cấp lại, đổi tên tổ chức; nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.

Hồ sơ đề nghị gia hạn, tổ chức huấn luyện gửi đến cơ quan có thẩm quyền chậm nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận.

b) Đối với tổ chức đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng A tự công bố gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều này cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ tự công bố.

c) Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động; công bố trên cổng thông tin điện tử đối với tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện, đủ điều kiện hoạt động huấn luyện

30

Page 31: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Hạng A tự công bố. Trường hợp không cấp hoặc không công bố thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động do bị hỏng, mất; cấp đổi tên tổ chức huấn luyện trong giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành cấp lại giấy chứng đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện cho tổ chức huấn luyện đề nghị cấp lại.

4. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.”

- Điều 31 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ.Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, đình chỉ hoạt động tự huấn

luyện1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp

sau đây:a) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động huấn luyện hoặc thời hạn tước quyền sử

dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền mà không khắc phục vi phạm dẫn đến bị xử phạt.

b) Tiến hành hoạt động huấn luyện trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.

2. Tổ chức, doanh nghiệp tự công bố đủ điều kiện Huấn luyện hạng A bị đình chỉ tự huấn luyện nếu vi phạm quy định về điều kiện hoạt động huấn luyện.”

- Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ Lao động - TBXH

Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động:1. Chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, kiểm

định kỹ thuật an toàn lao động, giám sát hoạt động máy, thiết bị thuộc Danh Mục máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.

3. Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...).

4. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng gồm: máy đóng cọc, máy ép cọc,

31

Page 32: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

khoan cọc nhồi, búa máy, tàu hoặc máy hút bùn, máy bơm; máy phun hoặc bơm vữa, trộn vữa, bê tông; trạm nghiền, sang vật liệu xây dựng; máy xúc, đào, ủi, gạt, lu, đầm rung, san; các loại kích thủy lực; vận hành xe tự đổ có tải trọng trên 5 tấn.

5. Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, máy phay, máy bào, máy tiện, uốn, xẻ, cắt, xé chặt, đột, dập, đục, đập, tạo hình, nạp liệu, ra liệu, nghiền, xay, trộn, cán, ly tâm, sấy, sàng, sàng tuyển, ép, xeo, chấn tôn, tráng, cuộn, bóc vỏ, đóng bao, đánh bóng, băng chuyền, băng tải, súng bắn nước, súng khí nén; máy in công nghiệp.

6. Làm khuôn đúc, luyện, cán, đúc, tẩy rửa, mạ, đánh bóng kim loại, làm sạch bề mặt kim loại; các công việc luyện quặng, luyện cốc; làm các công việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng, lò nung hoặc buồng đốt vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, luyện đất đèn; vận hành, sửa chữa, kiểm tra, giám sát, cấp liệu, ra sản phẩm, phế thải các lò thiêu, lò nung, lò luyện.

7. Các công việc làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2 mét trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm.

8. Các công việc trên sông, trên biển, lặn dưới nước.9. Chế tạo, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy, thiết bị trong hang

hầm, hầm tàu, phương tiện thủy.10. Các công việc làm việc có tiếp xúc bức xạ ion hóa.11. Các công việc có tiếp xúc điện từ trường tần số cao ở dải tần số từ 30

GHz tới 300 GHz.12. Các công việc làm việc ở các nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát

sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm, các công trình xử lý nước thải, rác thải.

13. Các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại.

14. Khảo sát địa chất, địa hình, thực địa biển, địa vật lý; Khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí; Chế tạo, sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình, thiết bị, hóa chất, dung dịch dùng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí, các sản phẩm của dầu khí trên biển và trên đất liền.

15. Các công việc trực tiếp thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới; sửa chữa, cải tạo, di rời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

16. Các công việc làm về thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện; thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện.

17. Các công việc làm về hàn, cắt kim loại./.32

Page 33: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

* Điều 15 Luật An toàn, vệ sinh lao động: Nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động Người sử dụng lao động căn cứ pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn, vệ sinh lao động và điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, lao động để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

* Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động: Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh

lao động tại nơi làm việc 1. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi,

khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

3. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

4. Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

5. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng.

6. Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

7. Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy định, nội quy, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động, biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

33

Page 34: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

8. Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.

* Điều 17 Luật An toàn, vệ sinh lao động: Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao

động tại nơi làm việc 1. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao

động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

2. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.

3. Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

4. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc1. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy

hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.

2. Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.

3. Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

34

Page 35: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.

4. Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:

a) Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;

b) Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;

c) Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

- Điều 3 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủNguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc1. Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại

nơi làm việc;2. Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về kiểm

soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải quy định việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến từng tổ, đội, phân xưởng;

3. Lưu hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phù hợp quy định Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành;

4. Công khai kết quả kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động được biết;

5. Có quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm phù hợp với Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành.

- Điều 4 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủNội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc1. Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.2. Xác định Mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm,

yếu tố có hại.3. Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố

nguy hiểm, yếu tố có hại.35

Page 36: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

- Điều 5 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủNhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại1. Phân tích đặc Điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và

kết quả kiểm tra nơi làm việc.2. Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật,

làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.3. Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm

quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

- Điều 6 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủXác định Mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố

có hại1. Căn cứ vào việc nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại,

người sử dụng lao động xác định Mục tiêu và các biện pháp phù hợp để phòng, chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu;

b) Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các biện pháp tổ chức, hành chính (thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động).

2. Xác định rõ thời gian, địa Điểm và nguồn lực để thực hiện Mục tiêu, biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

- Điều 7 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy

hiểm, yếu tố có hại1. Người sử dụng lao động hướng dẫn người lao động biện pháp phòng,

chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.2. Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá

hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01

36

Page 37: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.

3. Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:

a) Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc;

b) Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ;

c) Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

d) Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;

đ) Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;

e) Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, Điều tra tai nạn lao động.

4. Việc đánh giá hiệu quả biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:

a) Việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;

b) Kết quả cải thiện Điều kiện lao động.* Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm

trọng và ứng cứu khẩn cấp1. Người sử dụng lao động phải có phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất

an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập theo quy định của pháp luật; trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động.

2. Trách nhiệm xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp:

a) Người sử dụng lao động phải ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, việc sử dụng vật tư, chất, hoạt động lao động tại nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc

37

Page 38: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

nếu các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động chưa được khắc phục; thực hiện các biện pháp khắc phục, các biện pháp theo phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp để tổ chức cứu người, tài sản, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, người xung quanh nơi làm việc, tài sản và môi trường; kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp;

b) Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra ở cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương nào thì người sử dụng lao động, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó sự cố theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

c) Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì người sử dụng lao động, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm ứng phó và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương khác tham gia ứng cứu; cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện và phối hợp thực hiện biện pháp ứng cứu khẩn cấp trong phạm vi, khả năng của mình.

- Điều 8 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm

trọng và ứng cứu khẩn cấp1. Phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm

trọng quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung sau đây:

a) Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên tham gia; lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận;

b) Phương tiện kỹ thuật phải có theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thiết bị đo lường cần thiết dùng trong quá trình xử lý sự cố (các thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường);

c) Cách thức, trình tự xử lý sự cố.2. Phê duyệt hoặc gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và định kỳ tổ chức

diễn tập phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Điều 26 Nghị

38

Page 39: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ (2. Ngoài việc khai báo theo quy định, các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải được khai báo, Điều tra, thống kê và báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành.3. Đối với những sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc khai báo thì thực hiện như sau: a) Người phát hiện hoặc nhận được tin báo xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng báo ngay cho người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố. Người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố; b) Đối với sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì người sử dụng lao động, địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

* Điều 20 Luật An toàn, vệ sinh lao động Cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động 1. Người sử dụng lao động phải thường xuyên phối hợp với Ban chấp hành

công đoàn cơ sở để tổ chức cho người lao động tham gia hoạt động cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.

2. Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.

* Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động 1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất

một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi

39

Page 40: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động. (Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế Điều 2. Đối tượng áp dụng: 1. Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng. 2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này (sau đây gọi tắt là người sử dụng lao động). 3. Các cơ sở y tế có đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh nghề nghiệp)).

4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

* Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Danh mục đính kèm tại

phụ lục)1. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc

biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng

40

Page 41: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

3. Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

* Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao độngPhương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động 1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được

người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

2. Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.

3. Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

b) Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;

c) Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;d) Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh

đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.

- Điều 3 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

2. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:a) Phương tiện bảo vệ đầu;b) Phương tiện bảo vệ mắt, mặt;

41

Page 42: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

c) Phương tiện bảo vệ thính giác;d) Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;đ) Phương tiện bảo vệ tay, chân;e) Phương tiện bảo vệ thân thể;g) Phương tiện chống ngã cao;h) Phương tiện chống điện giật, điện từ trường;i) Phương tiện chống chết đuối;k) Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.3. Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với

việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.

4. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo chất lượng, quy cách theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của nhà nước.

- Điều 4. Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhânNgười lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu

tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;b) Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;c) Các yếu tố sinh học độc hại khác;4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế

lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.

- Điều 5. Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Nguyên tắc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân1. Người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết

bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của 42

Page 43: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

2. Người sử dụng lao động thực hiện việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong trường hợp các nghề, công việc chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại không bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động thì người sử dụng lao động trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc đó, đồng thời phải báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ, ngành chủ quản theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này để đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung vào danh mục.

3. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở của mình, tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động để quyết định thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.

4. Người sử dụng lao động phải lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và phải có chữ ký của người lao động nhận phương tiện bảo vệ cá nhân theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này cho phù hợp với điều kiện thực tế. Người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động trước khi quyết định.

6. Người đến thăm quan, học tập thì tùy theo yêu cầu cụ thể, người sử dụng lao động cấp phát các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết để sử dụng trong thời gian thăm quan, học tập.

7. Nghiêm cấm người sử dụng lao động cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hoặc giao tiền cho người lao động tự đi mua.

- Điều 6. Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng

thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.

43

Page 44: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động (hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.

3. Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.

4. Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.

- Điều 7. Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản

phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao.

2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra.

* Điều 24 Luật An toàn, vệ sinh lao động Bồi dưỡng bằng hiện vật 1. Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có

hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật. 2. Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây:a) Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể;b) Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm;

44

Page 45: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

c) Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.

- Điều 2 Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các

điều kiện sau:a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng

nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).

2. Mức bồi dưỡng:a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị

bằng tiền tương ứng theo các mức sau:- Mức 1: 10.000 đồng;- Mức 2: 15.000 đồng;- Mức 3: 20.000 đồng;- Mức 4: 25.000 đồng.b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động

và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Điều 3 Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày

làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn

giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.

45

Page 46: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

3. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.

4. Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từng người lao động được xác định như sau:a) Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2

của Thông tư này, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên;

b) Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng) đối với người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

5. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; riêng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.

6. Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng theo quy định của Chính phủ sẽ không được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Thông tư này.

- Điều 4 Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trách nhiệm của người sử dụng lao động1. Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ

sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Khi người sử

46

Page 47: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

dụng lao động áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường thiết bị an toàn lao động và cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm không còn yếu tố nguy hiểm, độc hại thì dừng thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.

2. Tổ chức đo môi trường lao động định kỳ hằng năm. Căn cứ vào kết quả đo môi trường lao động hoặc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm, đối chiếu với quy chuẩn, tiêu chuẩn về vệ sinh lao động để áp dụng mức bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng cho từng nghề, công việc cụ thể theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với các nghề, công việc có điều kiện lao động phức tạp mà chưa thể xác định ngay mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đề nghị bồi dưỡng bằng hiện vật gửi Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý tổng hợp và có ý kiến để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xem xét quyết định mức bồi dưỡng.

3. Khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức để cải thiện điều kiện lao động, thì phải căn cứ vào kết quả mới về môi trường lao động và các yếu tố vi sinh vật có hại để điều chỉnh các mức bồi dưỡng đúng theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này.

4. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung Thông tư và quy định của cơ sở mình về việc thực hiện chế độ này đến người lao động.

5. Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể tương ứng với các mức bồi dưỡng.

6. Nghiêm túc tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện vật, bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ, đúng chế độ theo quy định tại Thông tư này.

* Điều 25 Luật An toàn, vệ sinh lao động Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại 1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm thời gian tiếp xúc với

yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của người lao động nằm trong giới hạn an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động (Điều 104 Bộ Luật lao động 2012 như sau: 3. Thời giờ làm việc không quá 06

47

Page 48: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm).

* Điều 26 Luật An toàn, vệ sinh lao động Điều dưỡng phục hồi sức khỏe Hằng năm, khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức cho người lao

động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và người lao động có sức khỏe kém được điều dưỡng phục hồi sức khỏe.

* Điều 27 Luật An toàn, vệ sinh lao động Quản lý sức khỏe người lao động1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho

từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.

- Điều 2 Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tếYêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động1. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho

người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.

2. Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;

b) Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

- Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế

48

Page 49: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động1. Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm:a) Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động;b) Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động

đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).

2. Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:a) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm

việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;

b) Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;

c) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);d) Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có)3. Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật thực hiện theo mẫu quy định

tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.- Điều 4 Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tếQuản lý hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động1. Tất cả các trường hợp bị tai nạn lao động, nhiễm độc tại nơi làm việc phải

được lập hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động.2. Hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3

ban hành kèm theo Thông tư này và phải lưu giữ tại cơ sở lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.

* Điều 28 Luật An toàn, vệ sinh lao động Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao

động Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao

động là máy, thiết bị, vật tư, chất trong điều kiện lưu giữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng hợp lý, đúng mục đích và đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng trong quá trình lao động, sản xuất vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người.

49

Page 50: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

* Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

DANH MỤC CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

STT MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Mục I Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

1 Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°C.

2 Nồi gia nhiệt dầu.

3 Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76mm trở lên theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158:1996 và TCVN 6159:1996.

4 Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên 210 bar.

5 Bồn, bể (xi téc), thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010.

6 Các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí thiên nhiên nén, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar.

7 Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén, khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan.

8 Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định, đường ống, dẫn khí đốt trên biển; Hệ thống đường ống dẫn khí y tế.

9 Hệ thống lạnh các loại theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104:2015, trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3.

50

Page 51: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

10 Cần trục các loại: cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục đường sắt, cần trục chân đế.

11 Cầu trục các loại: Cầu trục lăn, cầu trục treo.

12 Cổng trục các loại: Cổng trục, bán cổng trục.

13 Trục cáp chở hàng; Trục cáp chở người; Trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng.

14 Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.

15 Xe tời điện chạy trên ray.

16 Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người làm việc trên cao; tời nâng người làm việc trên cao.

17 Tời tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.

18 Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.

19 Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.

20 Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người; máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng.

21 Thang máy các loại.

22 Thang cuốn; băng tải chở người.

23 Sàn biểu diễn di động.

24 Các thiết bị trò chơi: tàu lượn, đu quay, máng trượt mang theo người lên cao từ 2m trở lên, tốc độ di chuyển của người từ 3m/s so với sàn cố định trừ các phương tiện thi đấu thể thao.

25 Hệ thống cáp treo chở người.

26 Tời, trục tải có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò.

27 Cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chống giữ lò trong khai thác hầm lò.

28 Động cơ đốt trong (thể tích Cac-te trên 0,6 m3 hoặc đường kính xi lanh trên 200mm).

51

Page 52: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

29 Máy biến áp phòng nổ.

30 Động cơ điện phòng nổ.

31 Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ (khởi động từ, khởi động mềm, Aptomat, máy cắt điện tự động, biến tần, rơ le dòng điện rò).

32 Thiết bị điều khiển phòng nổ (bảng điều khiển, hộp nút nhấn).

33 Máy phát điện phòng nổ.

34 Cáp điện phòng nổ.

35 Đèn chiếu sáng phòng nổ.

36 Máy nổ mìn điện.

37 Hệ thống cốp pha trượt.

38 Hệ thống cốp pha leo.

39 Hệ giàn thép ván khuôn trượt.

40 Máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc chuyên dùng có hệ thống tời nâng.

41 Máy bơm bê tông.

42 Máy thi công công trình hầm, ngầm: Máy và thiết bị trong các công nghệ đào hở; máy và thiết bị trong các công nghệ đào kín; máy thi công tuyến ngầm bằng công nghệ khiên và tổ hợp khiên; máy làm bê tông công trình ngầm.

43 Hệ giàn giáo thép; thanh, cột chống tổ hợp.

44 Sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng.

45 Đài phát thanh có công suất phát cực đại từ 150W trở lên.

46 Đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150W trở lên.

Mục II

Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù quân sự

1 Các loại thuốc nổ.

2 Phương tiện nổ (kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm,...).

3 Cáp và cáp quang cẩu bộ thiết bị 3f-24.40; 3f-24.50; ƃFMИ 468929.058.

4 Quang cẩu bộ thiết bị 3f-10.36-04.

5 Thiết bị thử tải 8E088.

6 Thiết bị MC-35004/Bộ thiết bị MC-35030.52

Page 53: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

7 Bộ xe nâng chuyển tên lửa K350-110.

8 Trạm sấy và làm lạnh YXHC f55-70MЭ.

9 Giá đỡ tháo dỡ K350-60.

10 Đòn gánh cẩu K350-14-01.

11 Hệ thống chai, mạng đường ống dẫn Nitơ.

12 Hệ thống trạm, mạng tồn trữ, chiết nạp, điều chế Nitơ lỏng-khí có độ tinh khiết cao đến 98%.

13 Bình khí Nitơ xe bệ phóng 9Õ-117M.

14 Bộ cáp cẩu công ten nơ tên lửa.

15 Thanh cẩu tên lửa P-15UÕY9513-0.

16 Cáp cẩu công ten nơ tên lửa; động cơ phóng Õ9510-10A; đầu đạn Õ9590-0; đầu đạn trong hòm C1.42-00.

17 Máy nén khí ДK-9M và ЭK-9.

18 Thiết bị an định thuốc phóng, thuốc nổ (Thiết bị an định Linter; thiết bị an định Hecxozen; thiết bị an định Nitro Xelulo (NC).

19 Thiết bị phản ứng thuộc dây chuyền sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ (thiết bị tạo NitroGlyxerin (NG); thiết bị tạo NitroXelulo (NC); Thiết bị tạo Dinitrotoluen (DNT); thiết bị chế tạo axít Tetraxen; thiết bị chế tạo axít Stipnat chì).

20 Thiết bị chịu áp lực chứa nguyên liệu chế tạo vật liệu nổ (thùng áp suất vận chuyển Na2CO3; thùng áp suất vận chuyển DNT; thùng áp suất vận chuyển Na2SO4; thùng áp suất vận chuyển Na2SO3.

21 Thiết bị nhồi, nén thuốc nổ thuộc dây truyền sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ: Thiết bị bằng cơ khí (máy nén tinh, máy nén 10 vị trí); thiết bị bằng thủy lực (máy nén thủy lực, thiết bị nén thuốc hạt lửa, máy ép thuốc đen).

22 Thiết bị hỗn lô thuốc phóng, thuốc nổ được dây truyền thuốc phóng, thuốc nổ: Thiết bị trộn thùng quay (máy trộn thuốc dây dẫn nổ, máy nghiền trộn thuốc đen 3 phần, máy nghiền trộn Amonit, máy trộn bột tan với thuốc); thiết bị trộn dạng lắc (máy sang thuốc TEN, máy khử bụi chọn hạt thuốc đen, máy tạo hạt thuốc đen, máy sàng thuốc gợi nổ); thiết bị trộn dạng cánh đảo (máy trộn thuốc hỗn hợp, máy trộn hỗn hợp thuốc nổ ướt, máy trộn gôm với thuốc).

23 Thiết bị lắp ráp, rung xóc đạn, hạt lửa: Máy thử chấn động; máy thử va đập;

53

Page 54: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

máy rút, tóp đạn; thiết bị tháo ngòi và ống đuôi đạn B40.

24 Máy đánh rỉ đạn.

25 Thiết bị kẹp đạn bằng khí nén.

26 Buồng tăng, giảm áp suất; bình lọc khí cao áp; buồng áp suất sử dụng trong huấn luyện và điều dưỡng cho đặc công nước.

27 Trạm khí nén YKC; VZ20/350; trạm ôxy AKZC 75M; trạm Azốt UGZCIA.

28 Cần trục các loại dùng: Nâng hạ ngư lôi, tên lửa, nâng hạ xuồng trên tàu, đảo.

29 Xà cẩu đạn tên lửa.

30 Hệ thống nâng hạ bộ cầu phà PMP (tời để nâng hạ).

31 Thiết bị nâng hạ bom, đạn (Palăng điện; Pa lăng kéo tay có trọng tải nâng từ 500 kg trở lên).

32 Tời điện, tời thủ công dùng để nâng tải, kéo tải trong các xưởng sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ.

33 Xe nâng bom, đạn.

34 Xe cẩu ghế dù.

* Điều 29 Luật An toàn, vệ sinh lao động Lập phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở

rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

1. Trong hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải có phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.

2. Phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở;b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở;c) Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, sự cố có thể phát sinh trong

quá trình hoạt động;

54

Page 55: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

d) Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp.

* Điều 30 Luật An toàn, vệ sinh lao động Sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ

sinh lao động1. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh

lao động phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trong thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng, phải được kiểm định theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.

2. Khi đưa vào sử dụng hoặc không còn sử dụng, thải bỏ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân phải khai báo với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) tại nơi sử dụng theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 của Luật này, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.

3. Trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, lập và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

4. Việc sử dụng chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định của pháp luật về hóa chất và pháp luật chuyên ngành.

* Điều 31 Luật An toàn, vệ sinh lao động Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động 1. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

2. Việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch.

- Điều 16 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có

yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động1. Lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm

định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; chỉ

55

Page 56: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định đạt yêu cầu.

2. Khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

3. Lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Trong trường hợp chuyển nhượng (hoặc cho thuê lại) các đối tượng kiểm định, người bán (hoặc cho thuê lại) phải bàn giao đầy đủ hồ sơ kỹ thuật an toàn cho người mua (hoặc thuê lại).

4. Tạo điều kiện cho tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật liên quan đến các đối tượng kiểm định để cung cấp cho kiểm định viên và cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định.

5. Thực hiện các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các đối tượng kiểm định. Không được tiếp tục sử dụng các đối tượng kiểm định có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn kiểm định.

6. Quản lý, sử dụng, loại bỏ đối tượng kiểm định theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

7. Mẫu công văn khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định tại Phụ lục Iđ ban hành kèm theo Nghị định này.

* Điều 32 Luật An toàn, vệ sinh lao động Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao

động 1. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là đơn vị sự

nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

2. Quyền của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:a) Thực hiện hoạt động kiểm định theo hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm

định;b) Từ chối cung ứng dịch vụ kiểm định khi không bảo đảm điều kiện an toàn

khi thực hiện hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư;c) Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hành vi cản trở hoạt động kiểm định;

56

Page 57: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định cung cấp các tài liệu, thông tin phục vụ hoạt động kiểm định.

3. Nghĩa vụ của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:a) Cung ứng dịch vụ kiểm định trong phạm vi, đối tượng được quy

định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định;b) Thực hiện kiểm định theo quy trình kiểm định;c) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, bồi thường thiệt hại do hoạt động

kiểm định gây ra theo quy định của pháp luật; thu hồi kết quả kiểm định đã cấp khi phát hiện sai phạm;

d) Hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý lĩnh vực theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này và cơ quan quản lý nhà nước về lao động tình hình hoạt động kiểm định đã thực hiện theo quy định của pháp luật;

đ) Lưu giữ hồ sơ kiểm định.* Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động 1. Việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao

động thực hiện như sau:a) Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất

an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;

b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại điểm a khoản này làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

c) Đối với các vụ tai nạn, sự cố xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành;

d) Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị

57

Page 58: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý.

Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan Công an cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn để kịp thời có biện pháp xử lý.

Trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì người phát hiện có trách nhiệm kịp thời khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi xảy ra sự cố kỹ thuật và việc báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 36 của Luật này.

2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết tin báo về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, thông báo kết quả giải quyết tin báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin khi có yêu cầu và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người đã báo tin.

- Điều 10 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động1. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ

02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:

a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);

b) Nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động, ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành, người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn phải khai báo như sau:

58

Page 59: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho Công an cấp huyện;

b) Nội dung khai báo được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì việc khai báo theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:

a) Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động;

b) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

* Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao

động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng 1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao

động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.

Trường hợp tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn

59

Page 60: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

lao động phải lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để tiến hành điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên, kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này; điều tra lại vụ tai nạn lao động đã được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã điều tra khi có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết.

Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh gồm có đại diện của Thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Sở Y tế, đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và một số thành viên khác.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương để tiến hành điều tra các vụ tai nạn lao động khi xét thấy tính chất nghiêm trọng của tai nạn lao động hoặc mức độ phức tạp của việc điều tra tai nạn lao động vượt quá khả năng xử lý của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh; điều tra lại vụ tai nạn lao động đã được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra.

Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương gồm có đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Bộ Y tế, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số thành viên khác.

4. Đối với các vụ tai nạn, sự cố quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này, việc thực hiện điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về lao động và có sự phối hợp của Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động.

5. Người sử dụng lao động và các cá nhân liên quan đến tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải có nghĩa vụ hợp tác với Đoàn điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và không được từ chối hoặc cản trở quá trình điều tra.

Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây:

a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông;c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này

thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn

60

Page 61: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.

6. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:

a) Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động;

b) Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động;

c) Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên;

d) Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.

Đối với tai nạn lao động được quy định tại các điểm b, c và d của khoản này có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại các điểm này; Trưởng đoàn điều tra phải báo cáo việc gia hạn và được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động đối với tai nạn lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản này.

7. Trong quá trình điều tra tai nạn lao động quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm, Đoàn điều tra phải báo cáo bằng văn bản, kèm theo các tài liệu, chuyển giao đồ vật, phương tiện liên quan (nếu có) cho cơ quan điều tra để xem xét, khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Thời hạn giải quyết đối với kiến nghị khởi tố thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; trường hợp cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án, thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra có trách nhiệm cung cấp và chuyển giao cho Đoàn điều tra tai nạn lao động các tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động.

8. Biên bản điều tra tai nạn lao động phải được công bố công khai tại cuộc họp dưới sự chủ trì của Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động và các thành viên

61

Page 62: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

tham dự là thành viên của Đoàn điều tra, người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản, đại diện tổ chức công đoàn, người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn; trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người còn có đại diện cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động phải gửi đến các cơ quan có thành viên trong Đoàn điều tra tai nạn lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động và các nạn nhân hoặc thân nhân người bị tai nạn lao động.

9. Trách nhiệm công bố biên bản điều tra tai nạn lao động và các thông tin cần thiết khác liên quan đến tai nạn lao động như sau:

a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố thông tin nếu việc điều tra vụ tai nạn lao động quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động; Ủy ban nhân dân cấp xã công bố thông tin nếu vụ tai nạn lao động do Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản;

b) Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động hoặc cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện điều tra các vụ tai nạn lao động quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này có trách nhiệm công bố thông tin;

c) Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động hoặc cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện điều tra các vụ tai nạn lao động có trách nhiệm công bố thông tin, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Sau khi nhận được biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện niêm yết công khai, đầy đủ thông tin để người lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động biết; trường hợp tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải niêm yết công khai để nhân dân biết;

d) Trưởng đoàn điều tra hoặc cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện điều tra tai nạn, sự cố theo quy định tại khoản 4 Điều này, điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng có trách nhiệm công bố công khai biên bản điều tra và các thông tin cần thiết khác liên quan sau khi hết thời hạn điều tra, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

10. Trường hợp vượt quá thời hạn điều tra đối với tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích

62

Page 63: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

11. Chính phủ quy định chi tiết về phân loại, khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và việc giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động trong trường hợp vụ tai nạn lao động có quyết định khởi tố vụ án hình sự.

- Điều 11 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủQuyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sởa) Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị

thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn Điều tra.

2. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnha) Khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn làm chết người hoặc làm từ 02 người

bị tai nạn nặng trở lên thuộc thẩm quyền Điều tra, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cử người đến hiện trường trong thời hạn 02 giờ và thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.

b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này, sau khi nhận đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, tiến hành Điều tra và lập biên bản xác minh tai nạn lao động.

c) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương

63

Page 64: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Việc thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương theo Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, trừ các vụ tai nạn lao động được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động;

b) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc Bộ trưởng các bộ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 Nghị định này thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động;

c) Quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.

- Điều 12 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủNhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động1. Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:a) Quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong

các thành viên Đoàn Điều tra;b) Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn Điều tra;c) Tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và

chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động;d) Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.2. Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:a) Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt

động chung của Đoàn Điều tra;b) Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết

định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;

c) Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

- Điều 13 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủQuy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao

động cấp cơ sởĐoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục sau

đây:

64

Page 65: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1. Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.2. Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến

vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).4. Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết

luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.

5. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này.

7. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động bao gồm:

a) Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;b) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy

quyền bằng văn bản;c) Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;d) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc

hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn

cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.8. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra

tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

9. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.

- Điều 14 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ

65

Page 66: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh

Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:

1. Thực hiện các nội dung như quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 13 Nghị định này.

2. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ sở hoặc tại trụ sở Ủy ban nhân cấp xã nơi xảy ra tai nạn.

4. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động gồm:a) Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;b) Thành viên đoàn Điều tra tai nạn lao động;c) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy

quyền bằng văn bản trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc theo hợp đồng lao động; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc không theo hợp đồng lao động;

d) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn;

đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc theo hợp đồng lao động;

e) Mời đại diện cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân đã tham gia Điều tra trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người.

5. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động; người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản ký tên, đóng dấu (nếu có) vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn Điều tra tai nạn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động và nạn nhân hoặc thân nhân người bị nạn.

- Điều 15 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ66

Page 67: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương

Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:

1. Sau khi có quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động, Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thông báo ngay cho các cơ quan thuộc thành phần Đoàn Điều tra tai nạn lao động tham gia Điều tra tai nạn lao động;

2. Đoàn Điều tra tai nạn lao động đến ngay nơi xảy ra tai nạn, yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền cung cấp các tài liệu, hồ sơ, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn và phối hợp với Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh tiến hành Điều tra tại chỗ để lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm thương tích, thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn;

3. Thực hiện nội dung như quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và 4 Điều 14 Nghị định này;

4. Thành viên dự họp có ý kiến chưa nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên của mình vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động; người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản ký tên, đóng dấu (nếu có) vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động;

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động và Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn Điều tra tai nạn lao động, người sử dụng lao động và nạn nhân hoặc thân nhân người bị nạn; trường hợp vụ tai nạn lao động được Điều tra theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 21 Nghị định này thì đồng thời phải gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Điều 16 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủHồ sơ vụ tai nạn lao động1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ

sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);b) Sơ đồ hiện trường;c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường

hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;

67

Page 68: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);

e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

g) Biên bản Điều tra tai nạn lao động;h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).2. Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì

mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.3. Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao độnga) Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại

Khoản 8 Điều 18 Nghị định này.b) Cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp trung ương

lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ.- Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủĐiều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố biên bản Điều tra tai nạn lao

động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc Điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;

b) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại Điểm a, Khoản này mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền Điều tra theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để tiến hành Điều tra lại tai nạn lao động, đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả Điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành Điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;

c) Cơ sở để xảy ra tai nạn và Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp tỉnh;

68

Page 69: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

d) Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương;

đ) Kết luận của Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.

2. Biên bản Điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản Điều tra lại được công bố.

- Điều 19 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủKhai báo, Điều tra, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt

Nam đi làm việc ở nước ngoài1. Ngoài việc phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại, người sử dụng lao

động, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn phải thực hiện việc khai báo, Điều tra, báo cáo theo quy định tại Điều này khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đi làm việc theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Người lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động giao phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam đối với các công việc sau đây: tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế ở nước ngoài.

2. Việc khai báo đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:

a) Khi xảy ra tai nạn lao động thì người bị nạn hoặc người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài cùng với nạn nhân biết sự việc phải báo ngay cho người sử dụng lao động biết;

b) Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được tin báo tai nạn, phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở

69

Page 70: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

chính của người sử dụng lao động; nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Việc Điều tra, xác minh đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:

a) Người lao động Việt Nam bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao tại địa Điểm và thời gian hợp lý thì được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động;

b) Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong thời hạn 05 ngày kể từ khi kết thúc Điều tra, người sử dụng lao động phải cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều này cho Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động để xem xét và lập biên bản xác minh tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Người sử dụng lao động phải lập, lưu giữ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, bao gồm:

a) Quyết định của cơ sở cử người lao động đi làm việc ở nước ngoài;b) Bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường của

cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;c) Bản dịch và bản sao sơ đồ hiện trường của cơ quan có thẩm quyền của

nước ngoài; ảnh hiện trường; ảnh nạn nhân;d) Bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản khám nghiệm tử thi hoặc

khám nghiệm thương tích;đ) Bản dịch có chứng thực biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự

việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có);e) Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy chứng nhận tai nạn của cơ quan

có thẩm quyền của nước ngoài;g) Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy chứng thương của cơ sở y tế nước

ngoài hoặc giấy chứng thương của cơ sở y tế Việt Nam;h) Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy ra viện của cơ sở y tế nước ngoài

hoặc giấy ra viện của cơ sở y tế Việt Nam, nếu Điều trị ở Việt Nam.- Điều 20 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủPhối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có

dấu hiệu tội phạm70

Page 71: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1. Việc phối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người thực hiện như sau:a) Khi phát hiện hoặc nhận được tin báo tai nạn lao động chết người, Đoàn

Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát Điều tra có thẩm quyền Điều tra ban đầu thực hiện việc sau đây: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, thu thập hồ sơ và tài liệu liên quan; đồng thời thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi;

b) Cơ quan đến nơi xảy ra tai nạn lao động trước có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đến sau (cơ quan Cảnh sát Điều tra thông báo cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh thông qua Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Sau khi thông báo, nếu Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh chưa đến kịp, cơ quan Cảnh sát Điều tra vẫn tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, thu thập hồ sơ và tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thông báo cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh những công việc mà cơ quan Cảnh sát Điều tra đã tiến hành thuộc phạm vi quan hệ phối hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn về an toàn, vệ sinh lao động và thông tin, tài liệu phục vụ việc Điều tra, giải quyết vụ tai nạn lao động;

d) Sau khi kết thúc lập biên bản khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi, Cơ quan Cảnh sát Điều tra cung cấp bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường, bản sao biên bản khám nghiệm tử thi cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh;

đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc việc phối hợp Điều tra ban đầu, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có công văn gửi Cơ quan Cảnh sát Điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân tham gia phối hợp, ghi rõ quan Điểm về nguyên nhân, lỗi của người có liên quan và tai nạn này là tai nạn lao động hay không;

e) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra có văn bản trả lời vụ tai nạn này là tai nạn lao động hay không hoặc chưa xác định rõ;

g) Trường hợp Cơ quan Cảnh sát Điều tra xác định là tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiến hành Điều tra, kết luận theo quy định tại Điều 14 Nghị định này và thông báo kết quả đến Cơ quan cảnh sát Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp;

71

Page 72: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

h) Trường hợp Cơ quan Cảnh sát Điều tra chưa xác định là tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tạm dừng việc Điều tra tai nạn cho đến khi có kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra.

2. Việc phối hợp Điều tra tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm thực hiện như sau:

a) Trong quá trình Điều tra tai nạn lao động theo thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và các Điều 13, 14, 15, 17, 19, 21 và 22 Nghị định này, nếu phát hiện tình Tiết có dấu hiệu tội phạm, thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động gửi văn bản kiến nghị khởi tố, kèm theo bản chính các tài liệu, chuyển giao đồ vật, phương tiện liên quan (nếu có) cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra để xem xét, khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật; đồng thời gửi văn bản kiến nghị đến Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp;

b) Cơ quan Cảnh sát Điều tra có trách nhiệm giải quyết kiến nghị khởi tố và thông báo kết quả giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra trong trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động như sau:

a) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động, Cơ quan Cảnh sát Điều tra có trách nhiệm gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp quyết định không khởi tố này và tài liệu có liên quan;

b) Trong vòng 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý không khởi tố của Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan Cảnh sát Điều tra gửi quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động này, đồng thời tiến hành bàn giao tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ án cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động đối với vụ án được kiến nghị theo Điểm a Khoản 2 Điều này, hoặc cho cơ quan có thẩm quyền thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động tương ứng với vụ tai nạn lao động theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 21 Nghị định này.

4. Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động như sau:

a) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động, Cơ quan Cảnh sát Điều tra gửi quyết định khởi tố này kèm theo tài liệu liên quan cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; đồng thời gửi bản sao quyết định khởi tố này cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội;

b) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày có kết luận Điều tra, Cơ quan Cảnh sát Điều tra gửi bản kết luận Điều tra đến Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội;

72

Page 73: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

c) Trong vòng 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý đình chỉ Điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan Cảnh sát Điều tra tiến hành bàn giao tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ án cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động đối với vụ án được đề nghị theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, hoặc cho cơ quan có thẩm quyền thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 21 Nghị định này.

5. Khi tiến hành giao nhận tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều này phải lập biên bản bàn giao. Các tài liệu, đồ vật, phương tiện bàn giao gồm có:

a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;

b) Biên bản khám nghiệm hiện trường;c) Sơ đồ hiện trường;d) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân (nếu có);đ) Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể; biên bản khám nghiệm tử thi (nếu

có);e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân (nếu có), của người làm chứng và

những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động;g) Kết quả trưng cầu giám định tư pháp (nếu có);h) Đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động (nếu có) thuộc diện

được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật, kèm theo biên bản thu giữ, tạm giữ.

6. Định kỳ hằng năm, Cơ quan công an cấp tỉnh thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm đã khởi tố, không khởi tố, đình chỉ Điều tra và đề nghị truy tố.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy chế phối hợp Điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm.

- Điều 21 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủĐiều tra tai nạn lao động trong các lĩnh vực đặc thùTai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu

khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì việc Điều tra tai nạn thực hiện như sau:

73

Page 74: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1. Điều tra tai nạn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.2. Đối với các vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động làm từ hai

người lao động bị thương nặng trở lên mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc Điều tra tai nạn lao động, thì các cơ quan Điều tra theo thẩm quyền như sau:

a) Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực phóng xạ;

b) Bộ Giao thông vận tải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trên các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không; các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;

c) Bộ Công Thương thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, trừ trường hợp xảy ra trên các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;

d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thuộc thẩm quyền quản lý;

đ) Đoàn Điều tra tai nạn lao động quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này phối hợp với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động, hoặc Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện Điều tra; quy trình, thủ tục Điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

3. Đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động làm một người lao động bị thương nặng mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc Điều tra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động tiến hành Điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 và Điều 13 Nghị định này.

4. Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX và Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.

- Điều 22 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủĐiều tra tai nạn lao động làm bị thương một người lao động chuyển thành tai

nạn lao động chết ngườiĐối với vụ tai nạn lao động làm bị thương người lao động thuộc thẩm quyền

Điều tra của người sử dụng lao động, nhưng sau đó người lao động bị chết trong thời gian Điều trị hoặc do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra thì việc phối hợp Điều tra được quy định như sau:

74

Page 75: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến tai nạn lao động đang Điều tra cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh;

2. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở chưa Điều tra hoặc chưa hoàn thành việc Điều tra thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiếp tục Điều tra theo quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động chết người quy định tại Điều 14 Nghị định này;

3. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã hoàn thành Điều tra vụ tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh xem xét hồ sơ vụ tai nạn lao động nhận được và đánh giá kết quả Điều tra của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; khi xét thấy cần thiết thì tiến hành Điều tra lại và lập biên bản Điều tra đối với vụ tai nạn lao động này theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

- Điều 23 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao độngTrường hợp người lao động bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công

việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động có thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 11 và Điều 21 Nghị định này tiến hành xác minh, lập biên bản Điều tra tai nạn lao động căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:

1. Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông;2. Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;3. Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai

nạn.- Điều 26 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. Khai báo, Điều tra, báo cáo sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động

và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng1. Khi xảy ra sự cố làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người trở

lên mà nạn nhân không phải là người lao động thuộc quyền quản lý hoặc có người lao động bị nạn nhưng chưa rõ thương vong thì người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố phải khai báo bằng cách nhanh nhất với thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra sự cố, với Công an cấp huyện nếu nạn nhân bị chết theo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Ngoài việc khai báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này, các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh

75

Page 76: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

lao động nghiêm trọng phải được khai báo, Điều tra, thống kê và báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Đối với những sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng mà pháp luật chuyên ngành không quy định việc khai báo thì thực hiện như sau:

a) Người phát hiện hoặc nhận được tin báo xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng báo ngay cho người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra sự cố hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố. Người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố;

b) Đối với sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương thì người sử dụng lao động, địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm báo ngay về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Sau khi tiến hành Điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì Điều tra gửi kết quả hoặc kết luận, biên bản Điều tra tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.

* Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao độngThống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh

lao động nghiêm trọng.1. Người sử dụng lao động phải thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ

thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại cơ sở của mình và định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

2. Định kỳ 06 tháng, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 34 của Luật này với Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo các vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng được thống kê, báo cáo theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

a) Báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn;

76

Page 77: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

b) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, gửi báo cáo tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và công tác an toàn lao động trên địa bàn.

4. Định kỳ 06 tháng, hằng năm, Bộ Y tế thống kê các trường hợp người bị tai nạn lao động khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về an toàn lao động trong phạm vi cả nước.

- Điều 24 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.Thời Điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao độngViệc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ

sinh lao độngđược thực  hiện như sau:1. Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động

về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao độngvới Ủy ban nhân dân cấp huyện theo mẫu quy định Phụ lục XVI  ban hành kèm theo Nghị định này trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 05 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.

4. Trách nhiệm báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:a) Báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng

làm bị thương từ hai người lao động trở lên về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định này;

77

Page 78: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

b) Tổng hợp tình hình tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm trên địa bàn tỉnh; gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV và Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) và Cục Thống kê tỉnh trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.

5. Các cơ quan chủ trì thực hiện Điều tra tai nạn lao động trong lĩnh vực đặc thù theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 21 Nghị định này có trách nhiệm báo cáo tình hình tai nạn lao động thuộc thẩm quyền Điều tra, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định này.

* Điều 37 Luật An toàn, vệ sinh lao độngThống kê, báo cáo về bệnh nghề nghiệp 1. Tất cả người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp phải được thống kê và báo

cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi lấy ý

kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức xã hội có liên quan và được rà soát sửa đổi, bổ sung phù hợp với thay đổi về môi trường lao động, thiết bị, công nghệ.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo, thống kê về phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế cấp tỉnh để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế.

3. Hằng năm, Bộ Y tế gửi báo cáo thống kê, đánh giá về bệnh nghề nghiệp, tình hình thực hiện công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

4. Bộ Y tế tổ chức, hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình bệnh nghề nghiệp; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về phòng, chống bệnh nghề nghiệp; tổ chức điều tra bệnh nghề nghiệp.

- Điều 22 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế.Trách nhiệm của người sử dụng lao động1. Lập, quản lý hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh nghề nghiệp và lưu giữ trong suốt

thời gian người lao động làm việc tại đơn vị; trả hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có) cho người lao động khi người lao động chuyển công tác sang cơ quan khác hoặc thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ.

78

Page 79: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

2. Phối hợp với các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp lập kế hoạch, tổ chức khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

3. Tạo điều kiện cho người lao động đi điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật.

4. Hoàn chỉnh hồ sơ và giới thiệu người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đi khám giám định trong thời gian 20 ngày làm việc sau khi điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng đối với những bệnh nghề nghiệp có khả năng điều trị hoặc sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với những bệnh không có khả năng điều trị.

5. Thực hiện cải thiện điều kiện lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định.

6. Bố trí sắp xếp vị trí làm việc phù hợp với sức khỏe người lao động.7. Cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp với Đoàn điều tra bệnh nghề

nghiệp.8. Báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa

bàn theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.9. Trường hợp có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở có trách

nhiệm:a) Khai báo bệnh nghề nghiệp theo quy định của Thông tư này;b) Thông báo đầy đủ về tình hình bệnh nghề nghiệp tới người lao động thuộc

cơ sở của mình nhằm ngăn chặn những bệnh nghề nghiệp tái diễn xảy ra;c) Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.* Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao độngTrách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn

lao động, bệnh nghề nghiệp Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp như sau:1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải

tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

79

Page 80: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

80

Page 81: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

- Điều 18 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động

nặng theo nguyên tắc sau đây:a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại

có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);

b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.

4. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.

5. Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.

6. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.

8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:

a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động

khác.

81

Page 82: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.

10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.

- Điều 3 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp1. Đối tượng được bồi thường:a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5%

trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;

b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau:

- Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế).

2. Nguyên tắc bồi thường:a) Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện

từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;

b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:

- Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;

- Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

3. Mức bồi thường:

82

Page 83: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như sau:

a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:

Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}Trong đó:- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở

lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp;- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.Ví dụ 1:- Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức

suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:

Tbt = 1,5 + {(15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).- Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng

lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:

Tbt = 20 x 0,4 = 8.0 (tháng tiền lương).- Điều 4 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội. Trợ cấp tai nạn lao động1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên

hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của

chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc

hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ

83

Page 84: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).

2. Nguyên tắc trợ cấp: Việc trợ cấp được thực hiện từng lần; tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

3. Mức trợ cấp:a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả

năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao

động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:

Ttc = Tbt x 0,4Trong đó:- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên

10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10%

trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).Ví dụ 2:- Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an

toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).

- Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:

Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).- Điều 6 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội. Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp1. Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp là tiền lương được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc,

84

Page 85: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động, thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.

2. Mức tiền lương tháng quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định cụ thể theo từng đối tượng như sau:

a) Đối với công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

b) Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương ghi trên hợp đồng lao động, bao gồm cả tiền lương theo công việc, chức danh và phụ cấp lương (nếu có);

c) Đối với người lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại địa điểm người lao động làm việc; trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp cho người lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận;

d) Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc, tập sự thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định tại Điều 28 của Bộ luật lao động hoặc tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Điều 7 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Hồ sơ bồi thường, trợ cấp1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi

thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:

a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương;

85

Page 86: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;

c) Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;

d) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường gồm các tài liệu sau:

a) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành;

b) Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp) và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền;

c) Quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:a) Người sử dụng lao động giữ một bộ;b) Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân

nhân của người lao động bị nạn hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ;c) Một bộ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh

nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.

- Điều 8 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp1. Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người

bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc

86

Page 87: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.

2. Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định.

- Điều 9 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chi phí y tế1. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, người sử dụng

lao động phải thanh toán chi phí y tế đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp.

2. Đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này, khuyến khích người sử dụng lao động chi trả chi phí y tế cho những trường hợp người lao động bị tai nạn, bệnh tật khác có liên quan đến lao động.

* Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong

những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động 1. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ

hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.

2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì người sử dụng lao động phải trả phần

87

Page 88: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.

4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.

- Điều 5 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù1. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân

theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.

4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, người sử dụng lao động phải trả chế độ bảo hiểm xã hội thay

88

Page 89: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

cơ quan bảo hiểm xã hội cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

b) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bằng mức quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hàng tháng theo thỏa thuận của các bên.

* Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao độngTrường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao

động khi bị tai nạn lao động - Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy

định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

+ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

+ Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;+ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.* Điều 41 Luật An toàn, vệ sinh lao động Nguyên tắc thực hiện chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quỹ thành phần của

Quỹ bảo hiểm xã hội; việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng quỹ thực hiện theo quy định của Luật này và Luật bảo hiểm xã hội.

2. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng.

3. Mức hưởng trợ cấp, mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động, mức đóng và thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

4. Việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

* Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

89

Page 90: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.5. Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp.6. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp khi trở lại làm việc.7. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện

theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.8. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.* Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định.

- Điều 5. Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động

giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động được quy định như sau:

1. Hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc một lần được tính trên cơ sở tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng vào quỹ tai nạn

90

Page 91: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại thời Điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhưng không quá mức tối đa theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.

2. Chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động quy định tại Nghị định này và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

* Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao độngMức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp 1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương

làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại Điều 43 của Luật này vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:

a) Khoản đóng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật bảo hiểm xã hội;

c) Các nguồn thu hợp pháp khác.3. Căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp, Chính phủ quy định chi tiết mức đóng vào quỹ quy định tại khoản 1 Điều này.

- Điều 3 Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ.Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động với mức như sau:

a) 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình.

b) 0,5% trên mức lương cơ sở đối với người lao động được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.

91

Page 92: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

3. Căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

* Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được

hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu

cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

* Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao độngĐiều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp 1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ

Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;

92

Page 93: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.

2. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.

- Điều 6. Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Giám định cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ

hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 46 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp do yếu tố tác hại của nghề cũ gây nên trong Khoảng thời gian bảo đảm kể từ ngày nghỉ hưu, chuyển việc khác hoặc thôi việc thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp.

2. Người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều này được Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương IV Nghị định này.

3. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển việc khác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang làm việc hoặc bản sao quyết định hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động đã nghỉ hưu;

b) Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp;c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám

định y khoa;d) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.4. Trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng theo

hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.5. Thời gian bảo đảm đối với từng bệnh nghề nghiệp và trình tự, hồ sơ khám

giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

93

Page 94: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

- Điều 10. Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/9/2017 của Bộ Lao động – TBXH

Trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

1. Trường hợp người lao động đã nghỉ hưu, thôi việc mà còn trong thời gian bảo đảm, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, sau khi có kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của Bộ Y tế.

2. Trường hợp người lao động chuyển việc khác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà còn trong thời gian bảo đảm, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc lập hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp trên cơ sở hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động.

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh nghề nghiệp cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả.

3. Sau khi hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp, người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc đề nghị đơn vị nơi người lao động đã từng làm việc hoặc đang làm việc giới thiệu.

4. Sau khi có kết quả giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP đến cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố để giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo mẫu quy định tại Khoản 4, Điều 58 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

5. Thời điểm hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

- Thông tư 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ y tế ban hành Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định

1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

94

Page 95: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Bệnh hen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.

14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.

16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.

17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.

18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này.

19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.

95

Page 96: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.

21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.

22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.

23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.

24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này.

25. Bệnh sạm da nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này.

26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 26 ban hành kèm theo Thông tư này.

27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.

28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư này.

29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 29 ban hành kèm theo Thông tư này.

30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông tư này.

31. Bệnh lao nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 31 ban hành kèm theo Thông tư này.

32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 32 ban hành kèm theo Thông tư này.

33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 33 ban hành kèm theo Thông tư này.

34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 34 ban hành kèm theo Thông tư này.

* Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao độngGiám định mức suy giảm khả năng lao động

96

Page 97: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng

điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được giám định lại

tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó; trường hợp do tính chất của bệnh nghề nghiệp khiến người lao động suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

* Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động Trợ cấp một lần 1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được

hưởng trợ cấp một lần.2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ

sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm

khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó. (khoản 1, Điều 5. Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/9/2017 của Bộ Lao động – TBXH: Trợ

97

Page 98: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:

Mức trợ cấp một lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm

khả năng lao động +Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

= {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} + {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

Trong đó:- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(lấy số tuyệt đối 5 ≤m ≤ 30).- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.- t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.Ví dụ: Ông A là công chức bị tai nạn lao động ngày 16 tháng 6 năm 2017.

Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 05 tháng 7 năm 2017. Ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông A có 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 5 năm 2017 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với hệ số là 3,66. Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7 năm 2017 là 1.300.000 đồng, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông A được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:5 x 1.300.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.300.000 = 16.250.000 (đồng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:0,5 x 3,66 x 1.300.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3,66 x 1.300.000 = 15.225.600 (đồng).

- Mức trợ cấp một lần của ông A là:16.250.000 + 15.225.600 = 31.475.600 đồng).

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong trường hợp người lao động thay đổi mức hưởng trợ cấp do giám định lại, giám định tổng hợp:

- Điều 6. Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/9/2017 của Bộ Lao động – TBXH

98

Page 99: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát

1. Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:

a) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:

- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng mức trợ cấp một lần theo quy định sau:

Mức suy giảm khả năng lao động trước khi giám định lại

Mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại

Mức trợ cấp một lần

Từ 5% đến 10%

Từ 10% trở xuống Không hưởng khoản trợ cấp mới

Từ 11% đến 20% 4 tháng lương cơ sở

Từ 21% đến 30% 8 tháng lương cơ sở

Từ 11% đến 20%Từ 20% trở xuống Không hưởng khoản trợ

cấp mới

Từ 21% đến 30% 4 tháng lương cơ sở

Từ 21% đến 30% Từ 30% trở xuống Không hưởng khoản trợ cấp mới

- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. Mức hưởng theo quy định tại điểm b khoản này.

Ví dụ: Ông B bị tai nạn lao động tháng 10/2006 với mức suy giảm khả năng lao động là 21%, đã nhận trợ cấp một lần là 5.400.000 đồng. Tháng 3/2017, do thương tật tái phát ông B được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Ông B có mức suy giảm khả năng lao động thuộc nhóm 2, được hưởng mức trợ cấp hàng tháng bằng 0,6 mức lương cơ sở.

Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp hàng tháng của ông B là: 0,6 x 1.210.000 = 720.000 (đồng/tháng).

99

Page 100: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

b) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, sau khi giám định lại thì căn cứ vào kết quả giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, được hưởng mức trợ cấp hằng tháng theo quy định sau:

Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp hàng tháng

Nhóm 1: Từ 31% đến 40% 0,4 tháng lương cơ sở

Nhóm 2: Từ 41% đến 50% 0,6 tháng lương cơ sở

Nhóm 3: Từ 51% đến 60% 0,8 tháng lương cơ sở

Nhóm 4: Từ 61% đến 70% 1,0 tháng lương cơ sở

Nhóm 5: Từ 71% đến 80% 1,2 tháng lương cơ sở

Nhóm 6: Từ 81% đến 90% 1,4 tháng lương cơ sở

Nhóm 7: Từ 91% đến 100% 1,6 tháng lương cơ sở

2. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007:

a) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động tăng so với trước đó và dưới 31% thì hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng hiệu số giữa mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới với mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó.

Ví dụ: Ông C bị tai nạn lao động tháng 8/2013 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tháng 10/2016, do thương tật tái phát ông C được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 30%. Mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Ông C được hưởng mức trợ cấp một lần như sau:{5 x Lmin + (30 - 5) x 0,5 x Lmin} - {5 x Lmin + (20 - 5) x 0,5 x Lmin} =

= (5 x Lmin + 12,5 x Lmin) - (5 x Lmin + 7,5 x Lmin) = 5 x Lmin =

= 5 x 1.210.000 đồng = 6.050.000 đồng

Trong đó:- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.b) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên

thì được hưởng trợ cấp hằng tháng, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới; mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính với số năm đóng bảo hiểm xã

100

Page 101: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

hội và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đã tính hưởng trợ cấp một lần trước đó.

Ví dụ: Ông P bị tai nạn lao động tháng 8/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tính đến trước tháng bị tai nạn lao động, ông P có 10 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động là 3.500.000 đồng. Do thương tật tái phát, tháng 10/2018, ông P được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 32%. Giả sử mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.300.000 đồng/tháng. Ông P được hưởng mức trợ cấp hằng tháng tính theo công thức sau:Mức trợ cấp hàng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm

khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

= {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}

Trong đó:- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(lấy số tuyệt đối 31 ≤m ≤ 100).- L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới là:

0,3 x Lmin + (32 - 31) x 0,02 x Lmin = 0,3 x Lmin + 0,02 x Lmin = 0,32 x Lmin

= 0,32 x 1.300.000 = 416.000 đồng- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là:

0,005 x L + (10 - 1) x 0,003 x L = 0,005 x L + 0,027 x L = 0,032 x L= 0,032 x 3.500.000 = 112.000 đồng

- Mức trợ cấp hằng tháng của ông P là: 416.000 đồng + 112.000 đồng = 528.000 đồng

3. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hằng tháng mới được tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/9/2017 của Bộ Lao động – TBXH, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới. Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là mức hiện hưởng.

101

Page 102: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Ví dụ: Ông D bị tai nạn lao động tháng 9/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 40%, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng, trong đó mức trợ cấp tính theo số năm tham gia quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện hưởng là 112.000 đồng/tháng. Do thương tật tái phát, tháng 11/2018, ông D được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.300.000 đồng/tháng.

Ông D được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tính theo công thức sau:Mức trợ cấp hàng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm

khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH

Trong đó:- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới là:

0,3 x 1.300.000+ (45-31) x 0,02 x 1.300.000= 754.000 (đồng/tháng)- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp là mức hiện hưởng bằng 112.000 đồng/tháng.- Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông D là:

754.000 đồng + 112.000 đồng = 866.000 đồng4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà mức suy giảm

khả năng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà thương tật, bệnh tật tái phát sau khi giám định mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì mức trợ cấp tính theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/9/2017 của Bộ Lao động – TBXH.

5. Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng Giám định y khoa.

6. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát, gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp; bản sao hợp lệ (là bản sao được chứng thực sao từ sổ gốc hoặc sao từ bản chính hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính)

b) hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

102

Page 103: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

c) Biên bản điều tra tai nạn lao động hoặc kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội.

d) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.

đ) Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa.

e) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).

* Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động Trợ cấp hằng tháng 1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được

hưởng trợ cấp hằng tháng.2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương

cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được

hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó. (khoản 2, Điều 5, Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/9/2017 của Bộ Lao động – TBXH: Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng quy định tại Khoản 2 Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:

Mức trợ cấp hằng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm

khả năng lao động +Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

= {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,05 x L + (t-1) x 0,003 x L}

103

Page 104: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Trong đó:- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(lấy số tuyệt đối 31 ≤m ≤ 100).- L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.Ví dụ: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 8 năm 2016.Sau khi điều trị ổn định thương tật ông E được giám định có mức suy giảm

khả năng lao động do tai nạn lao động là 40%.Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông E thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:0,005 x 3.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 3.400.000 = 129.200 (đồng/tháng)

- Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:580.800 đồng/tháng + 129.200 đồng/tháng = 710.000 đồng/tháng).3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày

104

Page 105: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và khoản 4 Điều 110 của Luật bảo hiểm xã hội. (khoản 3, Điều 5. Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/9/2017 của Bộ Lao động – TBXH: Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư mà có yêu cầu thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp đang hưởng.

Ví dụ: Bà A đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp tại thời điểm tháng 12 năm 2016 là 2.000.000 đồng. Tháng 01 năm 2017 bà A ra nước ngoài định cư, bà A được hưởng mức trợ cấp một lần bằng: 3 x 2.000.000 đồng = 6.000.000 đồng).

6. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

* Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao độngThời điểm hưởng trợ cấp 1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật này

được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật này thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

* Điều 51 Luật An toàn, vệ sinh lao động

105

Page 106: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình 1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương

các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, niên hạn, mức tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và hồ sơ, trình tự thực hiện.

- Điều 8. Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/9/2017 của Bộ Lao động – TBXH Quy định về cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn cấp.

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng).

2. Loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạna) Tay giả;b) Máng nhựa tay;c) Chân giả;d) Máng nhựa chân;đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;g) Áo chỉnh hình;h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe

lăn hoặc xe lắc;i) Nạng;k) Máy trợ thính;l) Lắp mắt giả;m) Làm răng giả theo số răng bị mất; lắp hàm giả do hỏng hàm;n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với trường hợp bị liệt nửa người

hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động.

106

Page 107: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp một lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;

o) Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng của mỗi phương tiện là 06 năm.

3. Mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện), niên hạn cấp theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) cho cả niên hạn sử dụng được thực hiện cùng một lần.

- Điều 9. Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/9/2017 của Bộ Lao động – TBXH Cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

1. Người được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này về việc sử dụng phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

2. Cơ quan Bảo hiểm xã hộia) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ

quy định tại Khoản 1 Điều này, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, ra quyết định cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b) Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm theo toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đề nghị.

- Điều 18 Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Hồ sơ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình đối với người TNLĐ, BNN

1. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan BHXH quản lý.

2. Chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật do TNLĐ, BNN. Đối với trường hợp có chỉ định lắp mắt giả thì có thêm chứng từ lắp mắt giả (bản chính).

3. Vé tàu, xe đi và về (bản chính) trong trường hợp thanh toán tiền tàu, xe.* Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động

107

Page 108: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Trợ cấp phục vụ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột

sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

* Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần

mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;b) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố

là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;c) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường

hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;d) Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được

xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;

đ) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

* Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao độngDưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

108

Page 109: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

* Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp khi trở lại làm việc1. Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử

dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.

2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.

- Điều 7. Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp khi trở lại làm việc

109

Page 110: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều 55 Luật an toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các Điều kiện sau đây:

1. Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;

2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi công việc.

- Điều 8. Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp1. Học phí quy định tại Khoản 2 Điều 55 được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào

tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức hỗ trợ cho

từng đối tượng nhưng không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở.

- Điều 9. Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ1. Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo

chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.- Điều 10. Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này

cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định mức hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp.

* Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động

110

Page 111: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Hằng năm, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:

a) Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủĐiều 11. Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao độngNgười lao động được hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định

tại Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:1. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này có

đủ Điều kiện sau đây:a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

b) Người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định;

c) Người lao động được đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp là người đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điều kiện.

2. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này (đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp) khi đi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp phải còn trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 12. Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá

khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời Điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 1/3 mức lương cơ sở/người/lần khám.

2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

3. Người lao động có thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp đã nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển sang đơn vị khác được

111

Page 112: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% mức chi khám bệnh nghề nghiệp.

Điều 13. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp1. Đối với trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định

này, hồ sơ bao gồm:a) Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao

động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;b) Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động;c) Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

nghề nghiệp đủ Điều kiện.2. Đối với trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định

này, hồ sơ bao gồm:a) Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao

động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;b) Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động trong thời

gian người lao động làm việc tại đơn vị có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);c) Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

nghề nghiệp đủ Điều kiện;d) Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy

định.Điều 14. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp1. Đối với trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định

này, người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Đối với trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này, người lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp.

112

Page 113: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Điều 15. Điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Người lao động được hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:

1. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này có đủ Điều kiện sau đây:

a) Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điều kiện;

b) Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đủ 12 tháng trở lên và đang được tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

c) Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian người lao động làm các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp;

d) Người sử dụng lao động đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định.

2. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp.

Điều 16. Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá

chữa bệnh nghề nghiệp tại thời Điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 10 lần mức lương cơ sở/người.

2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

Điều 17. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao

động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;2. Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ Điều kiện;3. Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề

nghiệp;4. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.

113

Page 114: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Điều 18. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp1. Trường hợp đủ Điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này, nộp hồ sơ

theo quy định tại Điều17 Nghị định này cho Sở Lao động -  Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.

b) Phục hồi chức năng lao động;- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủĐiều 19. Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao độngNgười lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy

định tại Điểm b Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:1. Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;2. Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp.Điều 20. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động1. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí

phục hồi chức năng lao động sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 02 lần mức lương cơ sở/người/lượt.

2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

Điều 21. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người

lao động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;2. Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao

động của Hội đồng giám định Y khoa;3. Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng

lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng;

114

Page 115: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

4. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.

Điều 22. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động

1. Người lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 21 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp.

c) Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;

- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủĐiều 27. Điều kiện hỗ trợĐiều kiện chi hỗ trợ chi phí Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp theo đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền tổ chức Điều tra lại khi có yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;

2. Các vụ tai nạn lao động và trường hợp bệnh nghề nghiệp Điều tra lại không thuộc các trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 28. Nội dung chi và mức hỗ trợQuỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả 100% kinh phí chi

cho việc Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp về công tác phí, thuê chuyên gia và phí trưng cầu giám định theo quy định hiện hành.

Điều 29. Hồ sơ hỗ trợ1. Quyết định thành lập đoàn Điều tra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề

nghiệp;2. Biên bản Điều tra lại các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;3. Bản sao có chứng thực chứng từ thanh quyết toán chứng minh chi phí cho

việc Điều tra theo quy định của pháp luật.115

Page 116: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Điều 30. Trình tự hỗ trợ1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có

thẩm quyền Điềutra lại  các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.2. Căn cứ vào đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà

nước có thẩm quyền thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định thành lập đoàn Điều tra tai nạn lao động; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành Y tế xem xét, quyết định thành lập đoàn Điều tra bệnh nghề nghiệp.

3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập đoàn Điều tra có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán kinh phí cần hỗ trợ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để tạm ứng tối đa 80% kinh phí Điều tra.

4. Sau khi tiến hành Điều tra lại, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thành lập đoàn Điều tra quy định tại Khoản 2 Điều này gửi hồ sơ quyết toán theo quy định tại Điều 29 Nghị định này về cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán chi phí hỗ trợ Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Luật này.

3. Việc hỗ trợ các hoạt động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này không bao gồm phần chi phí do Quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế hoặc chi phí do người sử dụng lao động đã hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hỗ trợ, hồ sơ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hỗ trợ, việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này và phải bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủĐiều 23. Điều kiện hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao độngNgười sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao

động quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các Điều kiện sau:

1. Thực hiện đúng quy định pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;

116

Page 117: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

2. Người lao động được hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định đủ từ 12 tháng trở lên tính đến tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 24. Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động1. Mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được tính trên

cơ sở các đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo mức tối đa như sau:

a) Không quá 01 lần mức lương cơ sở/người đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;

b) Không quá 1/2 mức lương cơ sở/người đối với người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Không quá 1/4 mức lương cơ sở/người đối với người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động; người làm công tác y tế; an toàn, vệ sinh viên.

2. Mức hỗ trợ tối đa bằng 30% mức giá dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.

Điều 25. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện cho người lao động theo mẫu

do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;2. Văn bản chứng minh thực hiện đúng các quy định pháp luật về bảo hiểm

tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;3. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.Điều 26. Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao

động1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 25 Nghị định

này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người sử dụng lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

* Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động

117

Page 118: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động1. Sổ bảo hiểm xã hội.2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao

động đối với trường hợpnội trú.3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám

định y khoa.4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm

xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Điều 14 Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

1. Sổ BHXH.2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ do người sử dụng lao động lập

theo mẫu số 05-HSB (bản chính).3. Biên bản Điều tra TNLĐ theo quy định.4. Giấy ra viện sau khi đã Điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường

hợp Điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, Điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.

5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).

6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

6.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

6.2. Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan Điều tra hình sự quân đội.

* Điều 58 Luật An toàn, vệ sinh lao động Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp1. Sổ bảo hiểm xã hội.2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề

nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.

118

Page 119: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Điều 15 Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

1. Sổ BHXH.2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN do người sử dụng lao động lập

theo mẫu số 05-HSB (bản chính).3. Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại hoặc kết quả đo, kiểm tra

môi trường lao động trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp biên bản hoặc kết quả đo, kiểm tra được xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao biên bản hoặc trích sao kết quả đo, kiểm tra. Đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ BNN thì thay bằng Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Giấy ra viện đối với trường hợp Điều trị nội trú sau khi Điều trị BNN ổn định. Đối với trường hợp không Điều trị nội trú là giấy khám BNN hoặc phiếu hội chẩn BNN. Đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ BNN thì thay bằng giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).

* Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao độngGiải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời

hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Điều 60 Luật An toàn, vệ sinh lao động

119

Page 120: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người sử dụng lao động lập danh sách người đã hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định là sức khỏe chưa phục hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.

* Điều 61 Luật An toàn, vệ sinh lao động Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chậm

so với thời hạn quy định 1. Trường hợp vượt quá thời hạn giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn

lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 59 và khoản 1 Điều 60 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Trường hợp giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chi trả tiền trợ cấp chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của bản thân người lao động hoặc của thân nhân của người lao động được hưởng chế độ tử tuất.

* Điều 62 Luật An toàn, vệ sinh lao động Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải

quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp1. Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải

quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

2. Việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật.

* Điều 63 Luật An toàn, vệ sinh lao động An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao

động là người khuyết tật 120

Page 121: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Những quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động, Luật người khuyết tật và Luật này.

* Điều 64 Luật An toàn, vệ sinh lao động Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc,

độc hại, nguy hiểm 1. Chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc

hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;

b) Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành;

c) Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;d) Có ít nhất một người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng

làm việc;đ) Có sự tự nguyện của người lao động cao tuổi khi bố trí công việc.2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.- Điều 29 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.1. Chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc,

độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi khi có đủ các Điều kiện sau đây:

a) Người lao động cao tuổi phải là người có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời Điểm ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi;

b) Người lao động cao tuổi là người có tay nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động;

c) Người lao động cao tuổi phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong 01 năm;

121

Page 122: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

d) Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;đ) Phải bố trí ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao

tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc;

e) Có đơn của người lao động cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động.

2. Người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau đây:

a) Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc Điểm Điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng người lao động cao tuổi;

b) Đề xuất và đánh giá từng Điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Bộ quản lý ngành quy định chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được sử dụng người lao động cao tuổi và Điều kiện cụ thể trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

4. Việc sử dụng người cao tuổi làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải thực hiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này như đối với người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

* Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao độngAn toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động 1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm sau đây:a) Thỏa thuận với bên thuê lại lao động trong việc bảo đảm quyền và lợi ích

hợp pháp về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động thuê lại nhưng không được thấp hơn so với người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau; đưa các nội dung đã thỏa thuận trên vào hợp đồng cho thuê lại lao động và thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và Luật này;

b) Phối hợp và kiểm tra bên thuê lại lao động thực hiện việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại. Trường hợp bên thuê lại lao động không thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động đã ký kết, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm đầy đủ quyền lợi của người lao động thuê lại;

122

Page 123: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

c) Lưu giữ hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại; thực hiện báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này.

2. Bên thuê lại lao động có trách nhiệm sau đây:a) Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng thuê lại lao động; không

được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình;

b) Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại, phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho nạn nhân, đồng thời thông báo ngay với doanh nghiệp cho thuê lao động và thực hiện khai báo, điều tra theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này;

c) Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của Luật này, trừ trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã tổ chức huấn luyện phù hợp với công việc mà người lao động thuê lại được giao; định kỳ 6 tháng, hằng năm, tổng hợp tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại gửi doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

d) Phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong việc điều tra tai nạn lao động; lưu giữ các hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại.

3. Người lao động thuê lại phải tuân thủ nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động.

4. Chính phủ quy định chi tiết về an toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động; trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại, bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động thuê lại phù hợp với quy định của Bộ luật lao động và Luật này.

- Điều 30 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ1. Trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao

động với bên thuê lại lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao độnggồm  nội dung chính sau đây:

a) Khám sức khỏe trước khi bố trí vị trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp;

b) Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;c) Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;d) Khai báo, Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;đ) Chế độ cho người lao động thuê lại bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

123

Page 124: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

e) Phối hợp và kiểm tra bên thuê lại lao động thực hiện việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại.

2. Nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động phải bảo đảm theo nguyên tắc sau đây:

a) Không được có những quyền, lợi ích thấp hơn những nội dung trong hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động thuê lại;

b) Nội dung về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại không được thấp hơn so với người lao động của bên thuê lại lao động trong cùng một Điều kiện làm việc.

- Điều 31 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủTrách nhiệm về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp cho

thuê lại lao động theo Khoản 1 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định như sau:

1. Phải bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động thuê lại thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động. Trường hợp bên thuê lại lao động không cam kết hoặc không thực hiện đầy đủ các cam kết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động đã ký, thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động thuê lại;

2. Phối hợp với bên thuê lại lao động trong việc Điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuê lại thuộc thẩm quyền Đoàn Điều tra tai nạn lao động cơ sở; thực hiện các chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 38 và Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động;

3. Lưu giữ hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại; thực hiện báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại các Điều 36 và 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 24 Nghị định này (Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm);

4. Thông báo cho người lao động thuê lại các các nội dung về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động; cử người thường xuyên giám sát, phối hợp và kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại của bên thuê lại lao động;

124

Page 125: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

5. Thực hiện đầy đủ các cam kết khác về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động ghi trong hợp đồng thuê lại lao động.

- Điều 32 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động

theo Khoản 2 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:1. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động đối với

công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động và các nội dung hướng dẫn tại Nghị định này; không được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

2. Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, khám sức khỏe và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuê lại theo quy định tại các Điều 21 và 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

3. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

4. Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã tổ chức huấn luyện cho người lao động thuê lại, bên thuê lại lao động có trách nhiệm huấn luyện bổ sung những nội dung phù hợp với thực tế Điều kiện lao động tại nơi người lao động thuê lại làm việc như đối với người lao động của bên thuê lại lao động được hướng dẫn.

5. Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại, bên thuê lại lao động có trách nhiệm như sau:

a) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn;b) Khai báo theo quy định tại Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động và

Khoản 1 Điều 10 Nghị định này;c) Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đối với các vụ tai nạn

thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này (1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở: a) Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. b) Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của

125

Page 126: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn Điều tra); chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để Điều tra tai nạn lao động; thực hiện các chế độ đối với người lao động bị nạn đúng theo cam kết trong hợp đồng cho thuê lại lao động.

6. Khi phát hiện người lao động thuê lại bị bệnh nghề nghiệp, bên thuê lại lao động phải kịp thời thông báo ngay với doanh nghiệp cho thuê lao động để thực hiện các chế độ đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp đúng theo cam kết trong hợp đồng cho thuê lại lao động.

7. Tổng hợp tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại gửi doanh nghiệp cho thuê lại lao động để thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định tại các Điều 36 và 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 24 Nghị định này (Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm).

8. Lưu và sao gửi các hồ sơ về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến người lao động thuê lại đến doanh nghiệp thuê lại lao động.

* Điều 66 Luật An toàn, vệ sinh lao độngAn toàn, vệ sinh lao động tại nơi có nhiều người lao động thuộc nhiều người

sử dụng lao động cùng làm việc Tại nơi làm việc có nhiều người lao động thuộc nhiều người sử dụng lao

động cùng làm việc thì chủ dự án hoặc chủ đầu tư phải tổ chức để những người sử dụng lao động cùng lập văn bản xác định rõ trách nhiệm của từng người trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động và cử người để phối hợp kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động.

* Điều 67 Luật An toàn, vệ sinh lao độngAn toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở

nước ngoài 1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định tại Điều này

bao gồm người lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động cử đi và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động của pháp luật nước sở tại và phải tuân thủ các quy định sau đây:

126

Page 127: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

a) Bảo đảm thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động được quy định tại Luật này; trường hợp quy định của nước sở tại về những chế độ này có lợi hơn cho người lao động thì thực hiện theo quy định của nước sở tại;

b) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại trong việc tiến hành điều tra tai nạn, bệnh tật xảy ra cho người lao động;

c) Đối với tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng thì phải cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của cấp tỉnh ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động.

3. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác

* Điều 68 Luật An toàn, vệ sinh lao động.An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình 1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng máy,

thiết bị, đồ dùng, các biện pháp phòng, chống cháy, nổ trong gia đình có liên quan đến công việc của lao động là người giúp việc gia đình; thực hiện các chế độ có liên quan đến bảo đảm an toàn và chăm sóc sức khỏe của lao động là người giúp việc gia đình.

2. Lao động là người giúp việc gia đình có trách nhiệm chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng và phòng, chống cháy, nổ.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động được áp dụng đối với lao động là người giúp việc gia đình.

- Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15/8/2014 của Bộ Lao động – TBXH

Điều 19. Khám sức khỏe của người lao độngKhám sức khỏe của người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định

số 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:1. Người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động khám sức khỏe định

kỳ ít nhất một năm một lần.2. Trường hợp cần thiết người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thực

hiện khám sức khỏe tại cơ sở y tế do người sử dụng lao động chỉ định.

127

Page 128: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

3. Chi phí khám sức khỏe định kỳ và khám sức khỏe theo yêu cầu của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này do người sử dụng lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Điều 20. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP thực hiện như sau:

1. Sơ cứu và tìm mọi biện pháp đưa người lao động đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

2. Chăm sóc chu đáo và tạo mọi điều kiện cần thiết để người lao động được điều trị ổn định thương tật.

3. Thông báo ngay và thường xuyên cho người thân của người lao động biết về tình trạng sức khỏe của người lao động bị tai nạn lao động.

4. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế hoặc một phần chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật theo thỏa thuận với người lao động chưa tham gia bảo hiểm y tế.

5. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động trong thời gian điều trị.

6. Bồi thường cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi tai nạn lao động không do lỗi của người lao động với mức bồi thường như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

7. Trợ cấp cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại Khoản 6 Điều này khi tai nạn lao động do lỗi của người lao động.

8. Khai báo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

* Điều 69 Luật An toàn, vệ sinh lao động

128

Page 129: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động nhận công việc về làm tại nhà

1. Người lao động khi thỏa thuận bằng văn bản với người sử dụng lao động về việc giao công việc về làm tại nhà trên cơ sở căn cứ vào việc người lao động bảo đảm được yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc được giao tại nhà.

2. Nếu xảy ra tai nạn lao động khi làm việc tại nhà, thì người lao động hoặc thân nhân của họ phải báo cáo ngay để người sử dụng lao động biết.

Trường hợp người bị tai nạn lao động đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được giải quyết các chính sách, chế độ liên quan đến người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật này.

Trường hợp người bị tai nạn lao động là người thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 38 của Luật này.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động nhận công việc về làm tại nhà; thực hiện các cam kết trong thỏa thuận với người lao động nhận công việc về làm tại nhà; báo cáo tai nạn lao động xảy ra khi làm việc tại nhà của người lao động cùng với báo cáo chung về tai nạn lao động quy định tại Điều 36 của Luật này.

* Điều 70 Luật An toàn, vệ sinh lao động. An toàn, vệ sinh lao động đối với học sinh, sinh viên, người học nghề, tập

nghề, thử việc 1. Cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về

an toàn, vệ sinh lao động cho học sinh, sinh viên, người học nghề trong thời gian thực hành, học nghề như đối với người lao động quy định tại các điều 15, 16, 18, 19, 20, 23, 24, 25 và khoản 1 Điều 27 của Luật này.

2. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người học nghề, tập nghề, thử việc như đối với người lao động tại Luật này, kể cả trường hợp bị tai nạn lao động.

3. Học sinh, sinh viên, người học nghề trong thời gian thực hành, học nghề, tập nghề phải tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề.

Trường hợp học sinh, sinh viên trong thời gian thực hành bị tai nạn lao động thì được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

- Điều 33. Nghị định số 39/2016/NĐ-CP

129

Page 130: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành

Trách nhiệm hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành theo Khoản 3 Điều 70 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho học sinh, sinh viên bị tai nạn.2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi Điều trị ổn định cho

học sinh, sinh viên bị tai nạn như sau:a) Tạm ứng và thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không

nằm trong danh Mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế;

b) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với học sinh, sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế.

3. Giới thiệu để học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định mức độ tổn thương cơ thể tại Hội đồng giám định y khoa và thanh toán phí khám, giám định mức độ tổn thương cơ thể.

4. Hỗ trợ 01 lần bằng tiền cho học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 0,6 lần mức lương cơ sở nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% mức suy giảm khả năng lao động được hỗ trợ thêm 0,16 lần mức lương cơ sở nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất bằng 12 lần mức lương cơ sở cho học sinh, sinh viên bị suy giảm khả năng lao động từ 8 % trở lên hoặc cho thân nhân học sinh, sinh viên bị chết do tai nạn lao động;

c) Thực hiện hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày có giấy báo tử đối với trường hợp bị chết do tai nạn.

5. Hồ sơ, thủ tục để học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động hưởng hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này như hồ sơ, thủ tục để người lao động bị tai nạn lao động hưởng trợ cấp từ người sử dụng lao động.

6. Đối với những trường hợp học sinh, sinh viên là người lao động do người sử dụng lao động cử đi học thì cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm:

130

Page 131: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

a) Thực hiện trách nhiệm đối với học sinh, sinh viên quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Phối hợp với người sử dụng lao động để khai báo, Điều tra, báo cáo tai nạn lao động theo đúng quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị định này.

* Điều 71 Luật An toàn, vệ sinh lao động Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản

xuất, kinh doanh 1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh khi tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh

lao động ngoài việc phải tuân thủ các quy định, về an toàn, vệ sinh lao động tại các chương I, II, III và IV của Luật này còn phải thực hiện các quy định tại Chương này.

2. Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý; phối hợp tổ chức kiểm tra hoạt động về an toàn, vệ sinh lao động và báo cáo về hoạt động an toàn, vệ sinh lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi quản lý, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

3. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động, Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng quy định về an toàn, vệ sinh lao động của Luật này đối với các cơ sở khác, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều này phù hợp với điều kiện lao động, tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và các quy định khác của pháp luật chuyên ngành có liên quan

- Điều 35 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.Trách nhiệm ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu

công nghệ cao đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động theo Khoản 2 Điều 71 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Tuyên truyền, phổ biến, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

2. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong phạm vi quản lý, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác;

3. Phối hợp với các đoàn kiểm tra, thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu;

131

Page 132: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

4. Tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quản lý về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

* Điều 72 Luật An toàn, vệ sinh lao động Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động 1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.2. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận an toàn, vệ

sinh lao động có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy, nổ;

b) Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

c) Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

d) Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

đ) Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;

g) Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;

h) Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên;

i) Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.

132

Page 133: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

3. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có quyền sau đây:

a) Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động;

b) Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng;

c) Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham dự lớp huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

4. Người làm công tác an toàn, vệ sinh, lao động phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật và có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

5. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này thì phải thuê các tổ chức có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện các nhiệm vụ an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Điều 36 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.Việc tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động theo Khoản 1 Điều 72 Luật

An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành

nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 50 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 50 đến dưới 300 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;

133

Page 134: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách.

2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động, phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 2 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách.

3. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng một trong các Điều kiện sau đây:

a) Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;

b) Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;

c) Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

4. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng một trong các Điều kiện sau đây:

a) Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật;b) Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01

năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;c) Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp

làm các công việc kỹ thuật; có 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

* Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao độngBộ phận y tế

134

Page 135: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.2. Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người

sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động, với nội dung chủ yếu sau đây:

a) Xây dựng phương án, phương tiện sơ cứu, cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;

b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tư vấn các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; đề xuất, bố trí vị trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;

c) Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở và sơ cứu, cấp cứu người bị nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;

d) Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo quy định;

đ) Lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);

e) Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này.

3. Người làm công tác y tế, bộ phận y tế có quyền sau đây:a) Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc

có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này; quản lý trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;

b) Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về an toàn, vệ sinh lao động;

135

Page 136: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

c) Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.

4. Người làm công tác y tế ở cơ sở phải có trình độ chuyên môn về y tế và chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người lao động quy định tại khoản 2 Điều này.

- Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ

sinh lao độngđược quy định  như sau:1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề

chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;

136

Page 137: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.

3. Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;

b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.4. Người sử dụng lao động phải thông báo thông tin của người làm công tác

y tế cơ sở theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:

a) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;

b) Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

* Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động.An toàn, vệ sinh viên 1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một

an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

2. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.

3. An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá

137

Page 138: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.

4. An toàn, vệ sinh viên có nghĩa vụ sau đây:a) Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp

hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;

c) Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ;

d) Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;

đ) Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục.

5. An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây:a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động

tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an

toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.

Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;

c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;

d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.

* Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động138

Page 139: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở 1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.2. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn sau

đây:a) Tư vấn, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội

quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;

b) Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động, người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;

c) Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;

d) Yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động.

3. Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở bao gồm:a) Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng;b) Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người

lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn làm Phó Chủ tịch Hội đồng;c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở sản xuất, kinh doanh

là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng;d) Người làm công tác y tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh;đ) Các thành viên khác có liên quan.Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở phải bảo đảm tỷ lệ

thành viên nữ tham gia phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới, điều kiện thực tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Điều 38 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.Việc tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở theo Khoản 1 Điều 75

Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

139

Page 140: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1. Người sử dụng lao động phải thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động lao động cơ sở trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định này và sử dụng từ 300 người lao động trở lên;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Điểm a Khoản này, có sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên;

c) Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định

tại Khoản 1 Điều này thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động nếu thấy cần thiết và đủ Điều kiện để hoạt động.

* Điều 76 Luật An toàn, vệ sinh lao động Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế

hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.

2. Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

b) Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;c) Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao

động của năm kế hoạch;d) Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh

tra, đoàn kiểm tra.3. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:a) Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;b) Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải

thiện điều kiện lao động;c) Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;d) Chăm sóc sức khỏe người lao động;đ) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao

động.* Điều 77 Luật An toàn, vệ sinh lao động

140

Page 141: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động 1. Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là việc phân tích,

nhận diện nguy cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động.

2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.

3. Các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động phải được áp dụng bắt buộc và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.

4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy

định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.

2. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời Điểm sau đây:

a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01

lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;

c) Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

3. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các bước sau đây:

a) Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;b) Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;c) Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

141

Page 142: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

- Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động1. Xác định Mục đích, đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện cho việc

đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.2. Lựa chọn phương pháp nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố

nguy hiểm, yếu tố có hại.3. Phân công trách nhiệm cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất

(nếu có) và cá nhân trong cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

4. Dự kiến kinh phí thực hiện.- Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hộiTriển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động1. Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trên cơ sở tham khảo thông

tin từ các hoạt động sau đây:a) Phân tích đặc Điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan;b) Kiểm tra thực tế nơi làm việc;c) Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật,

làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc;d) Xem xét hồ sơ, tài liệu về an toàn, vệ sinh lao động: biên bản Điều tra tai

nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; số liệu quan trắc môi trường lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ; các biên bản tự kiểm tra của doanh nghiệp, biên bản thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Phân tích khả năng xuất hiện và hậu quả của việc mất an toàn, vệ sinh lao động phát sinh từ yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.

- Điều 6 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động1. Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao

động tương ứng với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.2. Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu

nguy cơ rủi ro đến mức hợp lý.

142

Page 143: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

3. Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện Điều kiện lao động, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

Căn cứ vào kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động xác định nội dung, quyết định hình thức, tổ chức hướng dẫn cho người lao động thực hiện các nội dung sau đây:

1. Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;2. Áp dụng các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

tại nơi làm việc;3. Phát hiện và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về nguy cơ xảy ra

sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp1. Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.2. Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.3. Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.4. Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.5. Thi công công trình xây dựng.6. Đóng và sửa chữa tàu biển.7. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.8. Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.9. Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.10. Tái chế phế liệu.11. Vệ sinh môi trường.* Điều 78 Luật An toàn, vệ sinh lao độngKế hoạch ứng cứu khẩn cấp

143

Page 144: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1. Căn cứ vào nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh tật tại nơi làm việc và quy định pháp luật, người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.

2. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:a) Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm;b) Biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn;c) Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra;d) Trang thiết bị phục vụ ứng cứu;đ) Lực lượng ứng cứu tại chỗ; phương án phối hợp với các lực lượng bên

ngoài cơ sở; phương án diễn tập.3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được

thực hiện theo quy định của pháp luật.* Điều 79 Luật An toàn, vệ sinh lao độngTổ chức lực lượng ứng cứu 1. Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có nguy cơ gây tai nạn

lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên trách hoặc bán chuyên trách theo quy định và tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động.

2. Lực lượng ứng cứu phải được trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu, cấp cứu kịp thời và phải được huấn luyện.

* Điều 80 Luật An toàn, vệ sinh lao động Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động1. Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc tự

kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể phải bảo đảm hiệu quả,

phù hợp với tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động của cơ sở.

- Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1. Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.

2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động chủ động quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

144

Page 145: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.

4. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề khác với ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong một năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.

* Điều 81 Luật An toàn, vệ sinh lao động Thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải thực hiện thống kê, báo cáo về an

toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như sau:a) Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động với cơ quan quản lý nhà

nước về lao động và cơ quan quản lý nhà nước về y tế cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác;

b) Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết điểm a khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.

2. Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 25 tháng 01 hằng năm.

145

Page 146: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

- Điều 11 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động, với các nội dung sau: phân tích kết quả, hạn chế, tồn tại và bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; phát động phong trào thi đua bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

2. Việc sơ kết, tổng kết phải được thực hiện từ cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất lên đến cơ sở sản xuất, kinh doanh.

III. CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ATVSLĐ

1. QCVN 29: 2016/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục.

2. QCVN 30: 2016/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với cầu trục, cổng trục.

3. QCVN 32:2018/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình.

4. QCVN 20:2015/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người.

5. QCVN 7: 2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.

6. QCVN 25:2015/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.

7. QCVN 16: 2013/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng.

8. QCVN 13: 2013/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Pa lăng điện.

9. QCVN 26:2016/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện không buồng máy.

10. QCVN 02: 2011/BLĐTBXH - QCVN về an toàn lao động đối với thang máy điện.

11. QCVN 11: 2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang cuốn và băng tải chở người.

12. QCVN 21:2015/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh.

146

Page 147: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

13. QCVN 01: 2008/BLĐTBXH - QCVN về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực.

14. QCVN 22:2015/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại.

15. QCVN01: 2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.16. QCVN 17:2013/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

lao động đối với công việc hàn hơi.17. QCVN 3: 2011/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện.18. QCVN 27:2016/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với

phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn.19. QCVN 09: 2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ.20. QCVN 05: 2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn

lao động trong khai thác và chế biến đá.21. QCVN 18: 2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong

xây dựng.22. QCVN QTĐ 7:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật

điện; Tập 7: Thi công các công trình điện.23. QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn - Mức

tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.24. QCVN 26/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá

trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.25. QCVN 27/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị

cho phép tại nơi làm việc.26. QCVN 22:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chiếu sáng -

Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.27. QCVN 04: 2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong

khai thác mỏ lộ thiên.

IV. CÁC DANH MỤC NGHỀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM1. Quyết định số1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

147

Page 148: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

******** ********

Số: 1453/LĐTBXH-QĐ Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNHVỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC

BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘICăn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 7/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội.Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994.Sau khi có ý kiến của Bộ Y tế tại công văn số 6971/VS ngày 29/9/1995.

QUYẾT ĐỊNHĐiều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời: "Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" và " nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".Điều 2: Người lao động làm các nghề, công việc nói ở Điều 1, được thực hiện các chế độ Bảo hộ Lao động, tiền lương và Bảo hiểm Xã hội quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật.Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995. Đối với nghề, công việc chưa có trong danh mục kèm theo quyết định này, các Bộ, Ngành cần soát xét và lập thành danh mục gửi Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế để ban hành. 

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

 

DANH MỤCNGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM(Kèm theo Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995)

I- KHAI KHOÁNG:

148

Page 149: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1 Khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lò

- Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

2 - Khoan khai thác đá bằng búa máy cầm tay.

- Làm việc trên các sườn núi đá, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng của bụi, ồn và rung rất lớn.

- Vận hành khoan xoay cầu, khoan búa ép hơi

- Làm ngoài trời, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần

II-LUYỆN KIM:

Số

TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

1 ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

- Làm việc trên đỉnh lò cốc - Làm việc trên đỉnh lò rất nóng, công việc nặng nhọc, nguy hiểm

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

2 - Lái xe chặn than cốc nóng - Làm việc trên cao rất nóng, nguy hiểm và ảnh hưởng của CO2, CO và bụi

3 - Sửa chữa nóng lò cốc - Công việc thủ công nặng nhọc, rất nóng, nguy hiểm tiếp xúc với khí CO, bụi

4 - Điều nhiệt độ lò cốc - Làm việc gần lò luyện rất nóng, nguy hiểm, ảnh hưởng CO và bụi

5 - Lái xe tống cốc, đập cốc - Tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, ảnh hưởng khí CO, CO2

6 - Lái xe rót than trên đỉnh lò cốc

- Làm việc trên đỉnh lò rất nóng, nguy hiểm chịu tác động của CO2 và CO và bụi nồng độ rất cao.

149

Page 150: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số

TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

7 - Luyện Fero. - Công việc nặng nhọc, rất nóng, ảnh hưởng ồn, CO, CO2 và bụi nồng độ cao

8 - Đúc thỏi thép. - Công việc nguy hiểm rất dễ bị cháy, bỏng, ảnh hưởng của nóng, ồn, CO, CO2

9 - Phá, Đầm tường, xây lò luyện thép

- Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, ảnh hưởng của bụi, ồn cao và rung lớn

10 - Sản xuất hồ cực điện; - Tiếp xúc thường xuyên với nóng, ồn, bụi nồng độ cao và các hoá chất độc CO, CO2, Brai vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

11 - Cán thép nóng - Công việc nặng nhọc, chịu tác của rất nóng, bụi và ồn cao, rất cao

12 - Luyện thép lò điện, lò bằng (trên 1 tấn)

- Công việc nặng nhọc, rất nóng, bụi, ồn cao, ảnh hưởng của CO và CO2.

13 - Đúc nhôm, cán nhôm nóng - Công việc nặng nhọc, nơi làm việc rất nóng và ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

III- CƠ KHÍ:

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 - Hàn điện trong hầm tàu, hầm xà lan

- Nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, bẩn và thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của CO, CO2. MnO2 và ồn

2 - Hàn trong nồi hơi xitéc - Nơi làm việc chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó, ảnh hưởng của khí hàn, tia hồ quang, CO, CO2

3 - Gõ rỉ trong hầm tàu, hầm xà lan

- Nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, bẩn, từ thế gò bó, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của bụi nồng độ cao và rất ồn.

4 - Phun cát tẩy rỉ vỏ tàu - Làm ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động

150

Page 151: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

của ồn, rung lớn và bụi nồng độ rất cao.

5 Tẩy bavia bằng hơi ép - Công việc nặng nhọc, chịu tác động liên tục của bụi, ồn rất cao và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

6 - Nấu hợp kim chì, thiếc đúc cut-xi-nê và các chi tiết đầu máy xe lửa

- Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt và hơi chì vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

7 - Sơn chống gỉ trong hầm tàu, hầm xà lan

- Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, tư thế gò bó, chịu tác động của CO2, tôluen và các hoá chất khác trong sơn.

8 - Nung đá mài - Công việc nặng nhọc, thủ công, rất nóng, chịu tác động của CO, CO2

9 - Luyện Corindon sản xuất đá mài

- Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nhiệt độ cao, bụi, ồn và khí CO

IV- HOÁ CHẤT

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1 - Điều chế Supe lân - Làm việc trên sàn cao, tiếp xúc với hoá chất độc (HF, SO3) nồng độ cao dễ bị nhiễm độc, nguy hiểm.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

2 - Sản xuất, đóng bao Na2SiFe - Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với khí độc (HF), ồn và nồng độ bụi rất cao.

3 - Nghiền quặng Apatít, pyrít; đóng bao bột Apatít

- Thường xuyên tiếp xúc với bụi, ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

4 - Vận hành lò, cấp quặng pyrít vào lò tầng sôi sản xuất axít H2SO4.

- Làm việc trên sàn cao cạnh lò, tiếp xúc trực tiếp với bụi, ồn và khí SO2 nồng độ cao

5 - Vận hành bơm và đóng bình axít H2SO4

- Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc và ồn

151

Page 152: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

6 - Lọc bụi điện sản xuất axít H2SO4

- Thường xuyên tiếp xúc với bụi, hoá chất độc và ồn cao.

7 - Sản xuất ắc quy: luyện chì tái sinh; nghiền bột chì, đúc chì; trộn trát cao chì; cắt mài, sấy tấm cực chì; hàn chùm cực, cầu tiếp; hoá thành tấm cực chì; lắp ráp ắc quy.

- Thường xuyên tiếp xúc với ồn, nóng và bụi chì nồng độ rất cao

8 - Nghiền bột Puzôlan - Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

9 - Luyện đất đèn - Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của nóng, ồn, CO2, CO và bụi có nồng độ rất cao.

10 - Luyện cao su - Công việc nặng nhọc, độc hại, tiếp xúc nhiệt độ cao, bụi, SO2, H2S

V- VẬN TẢI:

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 - Sĩ quan, thuyền viên, kỹ thuật viên, thợ máy các tàu công trình

- Thường xuyên ăn ở sinh hoạt trên sông, biển; công việc nặng nhọc, chịu tác động của sóng và tiếng ồn lớn.

2 - Lái đầu máy xe lửa - Thường xuyên lưu động trên tàu, luôn căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng của tiếng ồn.

3 - Lái xe vận tải, có trọng tải 20 tấn trở lên

- Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao

4 - Lái máy xúc dung tích gầu từ 4m3 trở lên

- Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi, ồn cao.

VI- XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ KHO TÀNG BẾN BÃI

152

Page 153: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1 - Ngâm tẩm, bảo quản tà vẹt phòng mục bán tự động

- Công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại do phải tiếp xúc trực tiếp với hoá chất độc mạnh (phenol) ở nồng độ rất cao.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

2 - Làm mới, đại tu đường sắt. - Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc.

3 - Vận hành máy chèn đường sắt. - Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của tiếng ồn, rung lớn.

4 - Bốc xếp thủ công ở các cảng. - Công việc thủ công, làm việc ngoài trời và rất nặng nhọc

VII- ĐIỆN

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 - Vận hành lò nhà máy nhiệt điện

- Nơi làm việc có nhiệt độ cao, rất bụi và nguy hiểm

2 - Sửa chữa, bảo tồn lò nhà máy nhiệt điện

- Công việc nặng nhọc, nóng, nồng độ bụi rất cao, thường xuyên tiếp xúc với bông thuỷ tinh dễ gây ngứa, dị ứng.

3 - Vận hành băng tải than dưới nhà hầm, nhà máy nhiệt điện

- Phải đi lại nhiều lần, tiêu hao năng lượng lớn, bẩn, nồng độ bụi rất cao

4 - Vận hành điện, vận hành máy trong hang hầm nhà máy thủy điện

- Giải quyết công việc phức tạp, phải đi lại nhiều, nơi làm việc thông thoáng khí kém, ảnh hưởng của ồn, rung trong suốt ca làm việc

5 - Sửa chữa thiết bị thủy lực, thiết bị chính máy điện nhà máy điện

- Nơi làm việc chật hẹp, dầu mỡ, thiếu dưỡng khí; công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, ảnh hưởng của ồn, rung.

6 - Sửa chữa cáp thông tin, cáp - Công việc nặng nhọc, luôn tiếp xúc với dầu mỡ,

153

Page 154: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

lực trong hang hầm nơi làm việc thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng của ồn, rung.

7 - Cạo rỉ, sơn trong thùng kín trong hang hầm

- Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, tư thế gò bó, chịu tác động của hoá chất trong sơn và CO2

8 - Phun cát tẩy rỉ, sơn trong hang hầm

- Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, rung, bụi nồng độ cao và các hoá chất trong sơn, CO2

9 - Khoan phun bê tông trong hang hầm

Công việc nặng nhọc, tiêu hao năng lượng lớn, ảnh hưởng của bụi, ồn rất cao và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

VIII- THÔNG TIN LIÊN LẠC

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1 - Xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng cột cao ăng ten (từ 50m trở lên)

- Công việc nặng nhọc, khi làm việc trên cao rất nguy hiểm và khi sửa chữa, bảo dưỡng chịu tác động của điện từ trường cao tần và siêu cao tần.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

2 - Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thông tin về tinh (đài hoa sen)

- Thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường siêu cao tần vượt tiêu chuẩn cho phép nên ảnh hưởng đến sức khoẻ

3 - Xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa cáp ngầm

- Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của mưa nắng và bụi; khi sửa chữa, bảo dưỡng bẩn thỉu, hôi thối.

4 - Giao thông viên vùng cao - Công việc vất vả, nặng nhọc, phải đi lại nhiều qua các vùng núi cao, nhiều dốc không kể mưa nắng.

5 - Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị viba ở các trạm trên núi cao, rừng sâu

- Giải quyết nhiều công việc phức tạp, khả năng ứng cứu không có, ảnh hưởng của điện từ trường

IX- SẢN XUẤT XI MĂNG

154

Page 155: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1 - Đóng bao xi măng bằng 4 vòi bán tự động

- Công việc rất nặng nhọc, nóng, tư thế làm việc rất gò bó, chịu tác động của ồn, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

2 - Đóng bao xi măng bằng máy quay tròn tự động

- Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần

3 - Vận hành máy đập hàm, máy đập búa

- Tiếp xúc với tiếng ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần

4 - Xúc clinkez gầm lò nung - Công việc thủ công, rất nặng nhọc, nơi làm việc rất nóng, ồn, nồng độ bụi rất cao

5 - Quay van nóc lò - Làm việc trên sàn cao, rất nóng, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiềulần.

X- SÀNH SỨ, THỦY TINH, NHỰA TẠP PHẨM, GIẤY GỖ...

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 - Pha trộn hoá chất làm mút xốp PU bằng thủ công và bán thủ công.

- Công việc nặng nhọc, độc hại, thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất độc gây thương tổn cho hệ thống thần kinh như: Tôluen, Toluen diccoyanate, popylen gucol; NH3

2 - Vận hành máy nghiền đá thạch anh

- Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi và ồn lớn

3 - Mạ ruột phích - Công việc nặng nhọc, độc hại, phải đi lại nhiều, ảnh hưởng của nóng và chất độc. NH3 nồng độ cao.

4 - Thổi thủy tinh bằng miệng - Công việc nặng nhọc, độc hại, nóng

XI- TRỒNG TRỌT, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN:

155

Page 156: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

- Sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.

- Tiếp xúc thường xuyên với nhiều loại hoá chất độc nguy hiểm như Wofatox, Bassa, Axeton, Ether

- Vận chuyển, bốc vác hoá chất bảo vệ thực vật.

- Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với các hoá chất độc nguy hiểm như Wofatox, Bi 58, Bassa, Axeton, Ether...

XII- CHĂN NUÔI- CHẾ BIẾN GIA SÚC GIA SÚC, GIA CẦM:

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 - Cấp lông vũ vào máy - Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với bụi có nhiều nấm và vi sinh vật gây bệnh

DANH MỤCNGHỀ VÀ CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

(Kèm theo Quyết định số 1453 / LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995)I-KHAI KHOÁNG

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 - Vận hành bơm tuyển quặng sắt trong hầm

- Làm việc dưới hầm sâu, lầy lội, chật hẹp, thiếu ánh sáng, ảnh hưởng của tiếng ồn.

2 - Vận hành máy sàng quay to tuyển quặng sắt.

- Làm việc trên sàn cao, chịu tác động của tiếng ồn cao.

3 - Vận hành máy nghiền to tuyển quặng sắt.

- Làm việc dưới hầm sâu, chật hẹp, lầy lội, thiếu ánh sáng, ảnh hưởng của ồn.

4 - Vận hành băng tải tuyển quặng sắt hầm ngầm

- Công việc nặng nhọc, ồn cao

5 - Vận hành máy sàng rung tuyển quặng sắt

- Ảnh hưởng của tiếng ồn và rất rung

156

Page 157: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

6 - Vận hành máy nghiền bi tuyển quặng

- Làm việc trong điều kiện lầy lội ẩm ướt, tiếng ồn cao

7 - Vận hành máy nghiền vừa tuyển quặng.

- Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn cao. Làm việc trên sàn, đi lại liên tục

8 - Vận hành súng bắn nước tuyển quặng

- Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, tiếng ồn cao.

II-LUYỆN KIM:

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 - Lái cầu trục nạp luyện thép Fero

- Làm việc trên cao, nóng, ồn, bụi hỗn hợp, bụi Mn và CO

2 - Nghiền, sàng, trộn vật liệu tường lò luyện thép

- Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với ồn và bụi nồng độ cao.

3 - Xây bàn khuôn đúc thép - Nơi làm việc nóng, ồn, bụi nồng độ rất cao, công việc thủ công nặng nhọc

4 - Lái máy cán thép - Thường xuyên tiếp xúc với nóng, ồn, CO và CO2

5 - Vận hành máy nghiền sàng quặng

- Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của tiếng ồn cao và MnO2

6 - Lái cầu trục gian buồng cán thép

- Ảnh hưởng của nóng, ồn và rung lớn.

7 - Lái cầu trục gia công nguyên liệu luyện Fero

- Thường xuyên tiếp xúc với bụi, rung và ồn cao

8 - Cắt đậu rót thép nóng - Nơi làm việc chật chội, nóng, bụi và ồn cao.

9 - Thải xỉ nóng lò luyện thép - Nơi làm việc rất bụi và nóng, ảnh hưởng của ồn, CO và CO2

10 - Kiểm tra kỹ thuật thép cán - Tiếp xúc thường xuyên với ồn, nóng, CO và CO2

157

Page 158: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

11 - Phân loại thép phế để luyện thép

- Nơi làm việc chật hẹp, bẩn, ảnh hưởng của ồn và bụi nồng độ rất cao

12 - Vận hành điện lò luyện thép, Fero

- ảnh hưởng của nóng, bụi, ồn, CO, và CO2

13 - Sấy thùng rót thép - Công việc thủ công nặng nhọc, nóng, ảnh hưởng của ồn, CO và CO2

14 - Vận hành quạt khí than lò luyện cốc

-Tiếp xúc thường xuyên với nóng, bụi, CO và ồn cao

15 - Cấp than mỡ vào băng tải ngầm luyện cốc

- Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn và bụi nồng độ cao

16 - Vận hành băng tải than mỡ lò luyện cốc

- Đi lại nhiều, tiếp xúc thường xuyên với ồn, bụi nồng độ cao

17 - Vận hành máy nghiền, trộn than mỡ luyện cốc

- Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, bụi nồng độ cao

18 - Vận hành băng tải than cốc - Tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, ồn, CO và CO2

III-CƠ KHÍ:

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 - Nhiệt luyện kim loại có dùng hoá chất

- Công việc nặng nhọc, rất nóng, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt CO, CO2, SO2 và ồn rất cao

2 - Hàn điện trong thùng dài - Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng khí CO2, Mn, hơi khí hàn và tia hồ quang.

3 - Hàn vỏ phương tiện thuỷ - Hàn ngoài trời, tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của CO2, khí hàn, tia hồ quang

4 - Hàn thủ công vành bánh xe lửa

- Chịu tác động của khí hàn, tia hồ quang và hơi chì

158

Page 159: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

5 - Gõ rỉ nồi hơi, đầu máy, toa xe bằng thủ công.

- Tư thế gò bó, chịu tác động của bụi nồng độ cao và ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

6 - Gõ rỉ các phương tiện vận tải thuỷ

- Làm ngoài trời, tư thế gò bó, chịu tác động của ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

7 - Đánh rỉ sắt bằng máy cầm tay

- Chịu tác động của ồn cao, rung lớn và bụi nồng độ cao

8 - Lồng băng đa bánh xe lửa - Làm việc trong môi trường từ tính, nặng nhọc, độc hại, ồn

9 - Sơn vỏ phương tiện thuỷ - Làm ngoài trời, tư thế làm việc gò bó, ảnh hưởng của hoá chất độc trong sơn và Tôluen

10 - Sơn toa xe - Tiếp xúc thường xuyên với hoá chất độc

11 - Gò nóng tôn dầy từ 4mm trở lên

- Công việc nặng nhọc, nóng, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt, CO2và ồn rất cao

12 - Nguội sửa chữa đầu máy, toa xe lửa

- Công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, tiếp xúc với dầu mỡ, bụi và ồn rất cao.

13 - Mạ kẽm - Chịu tác động của nhiều loại khí độc như HCl, NH3, NH4OH, NH4Cl, ZnO và chì

14 - Khám, chữa toa xe lửa - Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, nơi làm việc bẩn, bụi và ồn.

15 - Tiện vành bánh xe lửa - Công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, ảnh hưởng của tiếng ồn cao

16 - Sản xuất và lắp ráp ghi - Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của bức xạ nhiệt và ồn rất cao

17 - Đột, dập nóng - Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bức xạ nhiệt và ồn rất cao

18 - Rèn búa máy từ 350 kg trở lên

- Công việc nặng nhọc, nóng và ồn rất cao

19 - Sửa chữa máy tàu sông (ở - Công việc nặng nhọc, nóng, ẩm ướt, thường xuyên 159

Page 160: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

âu, đà) tiếp xúc với dầu mỡ

20 - Vận hành điện lò luyện Corindon sản xuất đá mài.

- Nơi làm việc rất nóng, bụi và ồn

21 - Đập, nghiền, sàng Corindon sản xuất đá mài

- Công việc nặng nhọc, độc hại, chịu tác động của ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

22 - Trộn liệu ép đá mài, ép tấm kê bao nung đá mài

- Công việc nặng nhọc, ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần

23 - Tiện đá mài - Công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, chịu tác động của ồn và bụi nồng độ rất cao

24 - Ngâm rửa, sấy hạt mài - Công việc thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, chịu tác động ồn, bụi và SO3.

25 - Hút sắt, sàng, phân loại hạt mài

- Thường tiếp xúc với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

26 - Phá tảng Corindon, chuẩn bị lò luyện Corindon

- Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn và bụi nồng độ rất cao

27 - Sản xuất chất kết dính đá mài

- Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của ồn và bụi nồng độ rất cao

28 - Mài đá mài bằng máy, bằng tay

- Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

29 - Thử tốc độ đá mài - Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của ồn và bụi

IV- HOÁ CHẤT

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 - Nghiền vôi và than để luyện đất đèn; đóng thùng đất đèn

- Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

160

Page 161: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

2 - Vận hành lò hơi - Công việc nặng nhọc, bụi, ồn và nóng

3 - Vận hành lò sấy quặng apatít, pyrít.

- Công việc nặng nhọc, bụi, ồn và nóng

4 - Vận hành băng tải quặng pyrít, apatít, lưu huỳnh, than và các sản phẩm axít

- Thường xuyên tiếp xúc với ồn, bụi quặng nồng độ cao

5 - Lái cẩu trục chuyển quặng pyrít, apatít

- ảnh hưởng của ồn, bụi quặng nồng độ cao

6 - Nghiền phụ gia để sản xuất phân NPK

- Công việc nặng nhọc, ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

7 - Sấy, vê viên, đóng bao phân NPK

- Tiếp xúc thường xuyên với nóng, bụi và NH3

8 - Đóng bao, khâu bao và bốc vác supe lân

- Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi, SO3, HF

9 - Cán màng mỏng PVC, PP, PE Tiếp xúc với hơi xăng, nóng và các chất nhựa độc

10 - ép suất, thành hình các sản phẩm cao su

- Công việc nặng nhọc, nóng, bụi, ồn và hơi xăng dầu

11 - Cán tráng, cán hình vải cao su - ảnh hưởng của ồn, xăng và SO2

12 - Xử lý tanh trong sản xuất lốp các loại

- Thường xuyên tiếp xúc với bụi, xăng và chất độc mạnh như Sylen

13 - Vận hành điện lò luyện đất đèn

- Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, bụi nồng độ cao

14 - Phân loại tấm cực chì sản xuất ắc quy

- Công việc thủ công, ảnh hưởng của ồn và bụi chì

V- VẬN TẢI

161

Page 162: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 - Điều độ viên trực tiếp chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh)

- Luôn giải quyết những việc phức tạp, căng thẳng thần kinh

2 - Tuần đường, tuần cầu (đường sắt)

- Đi lại nhiều, tập trung quan sát để kiểm tra đường, lưu động ngoài trời

3 - Cấp than đầu máy hơi nước (tàu hoả)

- Công việc nặng nhọc, nóng, bụi và ồn

4 - Lái ô tô ray, xe goòng - Thường xuyên lưu động, ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi

5 - Vận hành máy tàu sông - Thường xuyên lưu động trên sông, ảnh hưởng nóng, ồn, luôn tiếp xúc với dầu mỡ.

6 - Trưởng dồn móc nối đầu máy toa xe ở các ga lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh)

- Làm ngoài trời, đi lại nhiều, ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi

7 - Nhân viên nấu ăn, phục vụ ăn uống trên tàu Bắc Nam

- Lưu động theo tàu, công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, nóng, ồn

8 - Sỹ quan, thuyền viên các tàu vận tải sông có công suất từ 90CV trở lên

- Thường xuyên lưu động trên sông, công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của sóng, gió, ồn

9 - Cấp dưỡng tàu công trình - ăn, ở sinh hoạt trên sông, biển như các thuyền viên; nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc

VI- XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ KHO TÀNG, BẾN BÃI:

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

1 - Sửa chữa, bảo dưỡng, duy tu cầu, đường sắt

- Làm việc ngoài trời, công việc thủ công nặng nhọc, bụi

2 - Vệ sinh sân ga, vệ sinh toa xe ở các ga (Hà Nội, Đà

- Làm ngoài trời, ảnh hưởng của ồn và bụi bẩn

162

Page 163: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

Nẵng, TP Hồ Chí Minh)

3 - Lái xe cần trục từ 20 tấn trở lên

- Công việc nặng nhọc, nóng

4 - Lái máy ủi - Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, rung và bụi

5 - Trực trạm quản lý đường ven sông, ven biển, lòng hồ

- Lưu động trên sông nước, công việc nặng nhọc

6 - Lái cẩu điện, cẩu diezen ở cảng

- Chịu tác động của ồn, bụi và nóng

7 - Vận hành cẩu trục chân đế ở cảng

- Tiếp xúc thường xuyên với bụi và ồn rất cao

VII- ĐIỆN:

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 - Vận hành máy, vận hành điện trong nhà máy điện

- Công việc phức tạp, đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao

2 - Trưởng kíp vận hành kiểm nhiệt nhà máy nhiệt điện

- Đi lại nhiều, ảnh hưởng của nóng, ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

3 - Vận hành bơm tuần hoàn nhà máy nhiệt điện

- Làm việc dưới hầm ẩm ướt, chịu tác động liên tục của tiếng ồn cao

4 - Trưởng kíp vận hành than nhà máy nhiệt điện

- ảnh hưởng của ồn và bụi nồng độ cao

5 - Vận hành thiết bị phụ tuốc bin nhà máy điện

- Tiếp xúc thường xuyên với rung và tiếng ồn rất cao

6 - Vận hành máy nén khí áp lực từ 8kg/cm2 trở lên

- ảnh hưởng của rung và tiếng ồn rất cao

7 - Sửa chữa van hơi nhà máy - Nơi làm việc chật hẹp, tư thế làm việc gò bó, ảnh

163

Page 164: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

nhiệt điện hưởng của nóng và bụi nồng độ rất cao

8 - Thí nghiệm thiết bị điện, thí nghiệm điện cao áp.

- ảnh hưởng của điện từ trường cao, thường xuyên tiếp xúc với điện cao áp nên rất nguy hiểm đến tính mạng

9 - Sửa chữa thiết bị tự động nhà máy điện

- ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao

10 - Sửa chữa điện trong nhà máy điện

- Tư thế làm việc gò bó, ảnh hưởng của ồn, rung và bụi

11 - Sửa chữa kiểm nhiệt nhà máy nhiệt điện

- Tiếp xúc thường xuyên với nóng, rung và ồn cao

12 - Sửa chữa băng tải than - Nơi làm việc bẩn và rất bụi, tư thế làm việc gò bó

13 - Vệ sinh công nghiệp nhà máy nhiệt điện

- Công việc thủ công, ảnh hưởng của nóng, ồn và nồng độ bụi rất cao

14 - Vận hành cửa nhận nước trạm bơm bờ trái, thiết bị đóng mở cánh phải đập tràn nhà máy thủy điện Hòa Bình

- Công việc nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, trơn dầu mỡ, ảnh hưởn của ồn cao

15 - Sửa chữa, phóng nạp ắc quy trong hang hầm nhà máy điện

- Nơi làm việc thiếu dưỡng khí, thường xuyên tiếp xúc với axít H2SO4, CO2

16 - Sửa chữa nén khí, thiết bị trạm biến thế

- Nơi làm việc chật hẹp, trơn dầu mỡ, ảnh hưởng của ồn cao

17 - Thí nghiệm hoá nhà máy điện

- Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, các hoá chất độc, ồn và bụi

18 - Lọc dầu máy biến thế trong hang hầm

- Nơi làm việc chật hẹp, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, ảnh hưởng của ồn cao

19 - Sửa chữa cơ, điện phụ trong hang hầm nhà máy điện

- Nơi làm việc kém thông thoáng, tư thế gò bó, ảnh hưởng của ồn cao

20 - Khoan phun bê tông bằng máy nén khí cầm tay

- Công việc nặng nhọc, bẩn, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

164

Page 165: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

21 - Lái cầu trục 350 tấn trong hầm nhà máy thuỷ điện

- Làm việc trên cao, ảnh hưởng của rung, ồn lớn

22 - Vệ sinh công nghiệp trong hang hầm nhà máy thuỷ điện

- Công việc thủ công, nơi làm việc thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao

23 - Công nhân vận hành trạm biến thế từ 110 KV trở lên

- Căng thần kinh tâm lý, chịu tác động của điện từ trường cao, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ

24 - Công nhân địa chất quan trắc địa hình

- Làm việc ngoài trời, đi bộ nhiều, tiêu hao năng lượng lớn

VIII- THÔNG TIN LIÊN LẠC

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 - Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị vi ba ở các trạm trên núi

- Thường xuyên chịu tác động của điện từ trường và giải quyết nhiều công việc phức tạp

2 - Giao thông viên trung du, miền núi và đồng bằng (đường thư dài từ 45km trở lên)

- Đi bộ và đạp xe, chịu tác động của mưa, nắng, gió, công việc nặng nhọc.

3 - Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy thu, phát công suất từ 1KW trở lên

- Thường xuyên chịu tác động của điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

4 - Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thông tin vệ tinh (đàiintelsat)

- Thường xuyên làm việc trong môi trường có điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

5 - Khai thác, phát hành báo chí tại Trung tâm (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh)

- Chuyên làm về đêm, công việc nặng nhọc, tiếp xúc bụi và ồn rất cao

6 - Khai thác, phát hành bưu chính

- Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi

165

Page 166: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

7 - Bảo quản cấp phát tem chơi, tem lưu trữ (sử dụng asen để bảo quản)

- Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh như asen và CO2

8 - Đục tem bằng máy HKA 5/68 (sản xuất tại Đức)

- Tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của tiếng ồn cao vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

9 - Khai thác điện thoại (điện thoại viên cấp I, cấp II)

- Thường xuyên tiếp xúc với màn hình, căng thẳng thần kinh, tâm lý

10 - Khai thác phi thoại (điện thoại viên cấp I, cấp II)

- Thường xuyên tiếp xúc với màn hình, căng thẳng thần kinh, tâm lý

11 - Điện toán (truyền dẫn số liệu, quản lý danh bạ điện thoại, xử lý phần mềm và lập trình)

- Thường xuyên tiếp xúc với màn hình, căng thẳng thần kinh, tâm lý

IX- SẢN XUẤT XI MĂNG

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

1 - Vận hành cầu trục, cầu rải kho nguyên liệu

- Tiếp xúc thường xuyên với ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần

2 - Vận hành băng cân định lượng Clinkez

- Đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao

3 - Vận hành thiết bị lọc bụi điện lọc bụi tay áo, vít tải bụi

- Làm việc trên sàn cao, đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao

4 - Pha khoáng máy nghiền bùn - Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi và ồn rất cao

5 - Bôi trơn lò nung clinkez. - Đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao

6 - Vận hành lò nung clinkez tự động (có phòng điều khiển trung tâm)

- Phải đi lại nhiều, ảnh hưởng của nhiệt độ cao và bụi

7 - Vận hành van cửa tháo - Nơi làm việc chật hẹp, nóng và bụi rất cao, tư thế gò bó

166

Page 167: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

8 - Đập clinkez thủ công - Công việc nặng nhọc, đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn và bụi.

9 - Vận hành băng tải xỉ, bunker xỉ, đất, đá

- Đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao

10 - Ra, vào bi đạn - Công việc nặng nhọc, bụi và ồn rất cao

11 - Vận hành và chấm đầu máy nghiền bùn

- Nơi làm việc bẩn, ẩm ướt, đi lại nhiều, chịu tác động của ồn cao

12 - Vận hành buồng đốt - Tiếp xúc với nóng, ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

13 - Bơm buồng - Tiếp xúc với nóng, ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

14 - Vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng

- Ảnh hưởng của nóng, bụi và ồn rất cao

15 - Vận hành băng tải xích vận chuyển clinkez

- Đi lại nhiều, tiếp xúc với ồn cao và nồng độ bụi rất cao

16 - Vận hành gầu nâng - Đi lại nhiều, tiếp xúc với ồn cao và nồng độ bụi rất cao

17 - Vận hành băng tải cao su vận chuyển clinkez

- Tiếp xúc với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần

18 - Vận hành bơm fule - Tiếp xúc với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

19 - Đốt lửa máy sấy nhà than - Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi và CO2

X- SÀNH SỨ, THỦY TINH, NHỰA TẠP PHẨM, GIẤY GỖ...

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 - Vít đáy ruột phích - Công việc nặng nhọc, phải tiếp xúc với nhiệt độ cao,

167

Page 168: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

tiếng ồn lơn

2 - Vận hành, sửa chữa lò tròn nung sứ

- Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của nóng, bụi và khí CO2

3 - Chuyển, xếp bao ra vào lò tròn

- Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao và CO2

4 - Sản xuất loa trụ bóng đèn; cắt cổ bóng đèn; vít miệng bóng đèn; vít miệng ruột phích; cắt cổ và cắt đáy ruột phích; rút khí chân không bóng đèn, phích nước

- Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, gò bó, luôn phải tiếp xúc với nhiệt độ cao, CO2 và ồn trong suốt ca làm việc

5 - Nấu thủy tinh - Công việc nặng nhọc, rất nóng và bụi

6 - Khều, cắt thuỷ tinh; giữ khuôn thổi bình, phích; chạy bình, phích và phụ kéo ống

- Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, CO2

7 - Vận hành lò sản xuất ga (khí than)

- Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của nóng, bụi, CO và CO2

8 - Vận hành máy nghiền, xào thạch cao

- Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng bụi và ồn.

9 - Sấy khuôn thạch cao - Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng nóng, bụi và CO2

10 - Nung men - Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nhiệt độ cao, bụi SiO2 và ăngtimoan

11 - Phun hoa - Công việc đơn điệu, chịu tác động của các hoá chất trong sơn và bụi

12 - Rửa trắng nhôm, khử dầu, tẩy bẩn sản phẩm nhôm bằng axít

- Công việc thủ công, nặng nhọc và độc hại do phải tiếp xúc với hoá chất độc

13 - Nấu, tẩy rửa bột giấy bằng clo

- Luôn tiếp xúc với hoá chất độc mạnh vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

168

Page 169: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

14 - Pha trộn, nghiền nguyên liệu thủy tinh

- Công việc nặng nhọc, tiếp xúc thường xuyên với bụi có hàm lượng SiO2 cao

XI- DA GIẦY, DỆT:

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

1 - Xì Formon vào da sơn xì da - Làm việc trong buồng kín, tiếp xúc với hoá chất có nồng độ cao

2 - Thuộc da bằng tanin và crôm

- Công việc thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc bẩn thỉu, hôi thối có nhiềuloại vi khuẩn, nấm gây bệnh và hoá chất độc (crôm)

3 - Bảo quản, sơ chế, pha chặt da tươi

- Công việc thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, bẩn thỉu, hôi thối, tỉ lệ nấm và vi khuẩn gây bệnh rất cao

4 - Dán da bằng cồn làm gông, đai

- Công việc thủ công, tiếp xúc với hoá chất độc, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

5 - Đứng máy kéo sợi con - Khi làm việc đi lại nhiều, ảnh hưởng của bụi, nóng và ồn cao

6 - Đứng máy dệt thoi - Đi lại nhiều, ảnh hưởng của bụi bông, nóng và ồn cao

XII- TRỒNG TRỌT, KHAI THÁC CHẾ BIẾN NÔNG LÂM SẢN:

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Kiểm định thực vật và khử trùng

-Nặng nhọc, độc hại, chịu tác động của hoá chất độc PH3, BrCH3

2 - Kiểm định dư lượng hoá chất trong lương thực, thực phẩm, rau quả và chất lượng hoá chất bảo vệ thực vật

- Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc nguy hiểm như: ASen, Toluen, axeton, Ether, Bi58...

3 - Giao nhận, sang mạn thuốc bảo vệ thực vật trên tàu biển,

- Ảnh hưởng của sóng nước và các hoá chất độc: axeton, Ether, Wofatox, Bi58

169

Page 170: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

tàu sông và các bến cảng.

4 Thủ kho thuốc bảo vệ thực vật

-Nơi làm việc kém thông thoáng, chịu ảnh hưởng của hoá chất độc Wofatox, Bi58, Bassa, axeton, Ether...

5 Vận hành máy sản xuất bao bì bằng chất dẻo (bán thủ công).

- Công việc nặng nhọc, chịu tác động của hơi độc, ồn trong suốt ca làm việc.

6 Thủ kho phân hoá học Nơi làm việc chật hẹp, kém thông thoáng, chịu tác động của CO2, NH3

7 Bốc xếp vận chuyển phân hoá học.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với CO2, NH3.

8 Cơ chế thủ công phân lân vi sinh.

Công việc thủ công nặng nhọc, bẩn ảnh hưởng của bụi.

XIII- CHĂN NUÔI - CHẾ BIẾN GIA SÚC, GIA CẦM

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Chăm sóc vận động bò đực giống

Thường xuyên tiếp xúc với phân, rác và các vi khuẩn gây bệnh.

2 Vận hành máy nghiền, trộn thức ăn gia súc.

Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, bụi nồng độ cao.

3 Chăn nuôi động vật thí nghiệm, xử lý bệnh phẩm, dụng cụ thí nghiệm.

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây bệnh và các hoá chất độc như: Fomol, NaOH, HCL.

4 Nghiên cứu, chẩn đoán, giải phẫu bệnh, xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh cho gia súc, gia cầm.

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây bệnh và các hoá chất độc như: Formol, CO2, Ether, axít fenic.

5 Kiểm nghiệm sản xuất vacxine, thuốc thú y.

Tiếp xúc thường xuyên với các vi khuẩn gây bệnh hiểm nghèo và các hoá chất độc: Ether, axeton, HCL.

6 Nghiên cứu thí nghiệm công Luôn tiếp xúc với các hoá chất mạnh gây đột biến tế

170

Page 171: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghềhoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao độngcủa nghề, công việc

nghệ gen và tế bào các loại cây trồng.

bào như Cochandin, IAA.

7 Sơ chế lông vũ Công việc nặng nhọc, bẩn tiếp xúc với nhiều bụi chứa vi khuẩn nấm và sinh vật gây bệnh.

8 Giết mổ lợn Chuyên làm đêm, công việc nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt.

9 Nhặt phân loại, vận chuyển xương động vật

Công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, hôi thối, tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, nấm gây bệnh và khí H2S

10 Chế biến xương động vật Công việc nặng nhọc, nơi làm việc bẩn, hôi thối, tiếp xúc với bụi, ồn và H2S

11 Khuân vác, dập khuôn trong kho đông lạnh.

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc rất lạnh, ồn cao và chuyên làm đêm.

12 Đóng gói thịt trong buồng đông lạnh

Nơi làm việc rất lạnh, công việc nặng nhọc, đơn điệu ảnh hưởng tiếng ồn cao, chuyên làm đêm.

13 Vận hành sửa chữa máy lạnh và hệ thống cấp lạnh

Nơi làm việc chật hẹp, lạnh, ảnh hưởng của tiếng ồn cao và NH3.

2. Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996.

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 915/LĐTBXH-QĐ Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNHVỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC

BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

171

Page 172: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 7/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;Căn cứ Bộ luật lao động ngày 26/3/1994;

Sau khi có ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 6195/VS ngày 29/7/1996.QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời: "Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" và "Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".Điều 2. Người lao động làm các nghề, công việc nói ở Điều 1, được thực hiện các chế độ Bảo hộ lao động, Tiền lương và Bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. 

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

 

DANH MỤCNGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

(Kèm theo Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996)1- KHAI THÁC MỎ:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Khai thác mỏ hầm lò - Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2.

2 Sấy, nghiền, trộn, đóng gói, vật liệu nổ. - Công việc độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, ồn, bụi và hoá chất độc (TNT, Cl2, Licacmon...).

3 Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lên - Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Điều kiện lao động loại V

172

Page 173: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

4 Sửa chữa cơ điện trong hầm lò - Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi than.

5 Vận hành trạm quạt khí nén, điện, diezel, trạm xạc ắc quy trong hầm lò.

- Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của ồn, bụi và nóng.

6 Thợ sắt, thợ thoát nước trong hầm lò. - Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn và CO2.

7 Lái, phụ lái đầu máy xe lửa chở than. - Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung và bụi.

8 Vận tải than trong hầm lò. - Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và nóng.

9 Đo khí, đo gió,trực cửa gió, trắc địa. KCS trong hầm lò.

- Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của ồn, nóng, bụi.

10 Chỉ đạo kỹ thuật trực tiếp trong hầm lò. - Giải quyết nhiều công việc phức tạp, nơi làm việc nóng, bụi và nguy hiểm.

11 Thủ kho mìn trong hầm lò. - Công việc độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng của ồn, nóng và bụi.

12 Lấy mẫu, hoá nghiệm phân tích than. - Thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi, CO và các hoá chất độc khác.

13 Làm và sửa chữa đường mỏ - Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi và ồn.

14 Vận hành máy khoan super, khoan sông đơ, khoan đập cáp trên các mỏ lộ thiên.

- Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn và rung lớn.

15 Bắn mìn lộ thiên - Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và khí NO2.

16 Khai thác đá thủ công. - Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng, bụi và ồn, dễ mắc bệnh nghề nghiệp.

17 Lái, phụ xe, áp tải xe chở vật liệu nổ cả bụi, ồn và rung.

- Công việc độc hại, nguy hiểm, chịu tác động.

173

Page 174: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

18 Thuyền viên, kỹ thuật viên, thợ máy tàu vận tải thuỷ chở vật liệu nổ

- Công việc độc hại, nguy hiểm, chịu tác động của sóng nước, ồn và rung.

19 Bảo quản, bốc xếp vật liệu nổ - Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, khí độc.

20 Thử nổ. - Làm việc ngoài trời, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và NO2.

21 Lái máy gạt, ủi có công suất từ 180 CV trở lên.

- Tư thế làm việc gò bó,chịu tác động của bụi, ồn cao và rung mạnh.

2. THƯƠNG MẠI:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Đo tính, bảo quản, giao nhận xăng, trong hang hầm.

- Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dầudưỡng khí, chịu tác động của xăng, dầu vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

2 Vận hành máy bơm xăng,dầu trong hang hầm.

- Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của tiếng ồn cao và hơi xăng, dầu.

3 Lắp đặt, sửa chữa các thiết bị và bể xăng, dầu trong hang hầm

- Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của tiếng ồn, xăng và dầu.

4 Tái sinh, pha chế dầu bằng phương pháp thủ công.

- Công việc nặng nhọc, độc hại, chịu tác động của xăng, dầu và các hoá chất độc.

5 Sĩ quan, thuyền viên tàu chở xăng, dầu trên biển.

- Chịu tác động của sóng nước, ồn, rung và xăng, dầu.

6 Giao, nhận xăng, dầu trên biển. - Chịu tác động của sóng gió, rung, ồn cao và hơi xăng, dầu vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

7 Xúc rửa, hàn, tẩy rỉ,sơn các bể xăng, dầu loại lớn.

- Làm việc trong thùng kín, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của xăng, dầu, nóng, ồn, bụi và hoá chất trong sơn.

174

Page 175: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

8 Vận hành máy bơm xăng, dầu có áp lực từ 50kg/cm2 trở lên

- Chịu tác động của ồn cao, rung và xăng, dầu nồng độ rất cao.

9 Bơm, rót, đóng bình a xít H2SO4, HCl - Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hoá chất độc mạnh, nguy hiểm

3. PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát hình, phát thanh FM có tổng công suất từ 40 KW trở lên hoặc có tổng công suất từ 20 KW trở lên đặt ở núi cao trên 1000 m

- Thường xuyên làm việc trong môi trường điện từ trường cao tần và siêu cao tần vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Chịu tác động của tiếng ồn cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát thanh có tổng công suất 1000KW trở lên

- Công việc căng thẳng, thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường cao tần, siêu cao tần vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và tiếng ồn.

3 Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng cột ăng ten phát thanh, phát hình cao từ100 m trở lên.

- Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, rất nặng nhọc và nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của điện từ trường.

Điều kiện lao động loại V

4 Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng cột ăng ten phát thanh,phát hình cao từ 30m đến dưới 100 m.

- Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của điện từ trường.

5 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát thanh MW,SW có tổng công suất 200 KW đến dưới 1000 KW

- Công việc căng thẳng, chịu tác động của điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và tiếng ồn.

6 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát hình,máy phát thanh FM có tổng công suất từ 10 KW đến dưới 40 KW.

- Công việc căng thẳng, thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường cao tần và siêu cao tần vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều.

4. NGÂN HÀNG:

Số Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề

175

Page 176: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

TT công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Sản xuất lô in tiền - Chịu tác động của nhiệt độ cao và nhiều loại hoá chất độc bảng A, nguy hiểm.

2 Sản xuất bản in tiền. - Chịu tác động của axít cromic, axít sunfuric vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

3 Vận hành máy in tiền, máy in xổ số cào. - Chịu tác động của tiếng ồn cao và nhiều loại hoá chất độc mạnh vượt tiêu chuẩn cho phép.

4 Xử lý nước thải nhà máy in tiền. - Chịu tác động của nhiều loại hoá chất độc mạnh như: axít sunfuric, a xít cromic, fery xianua

5 Thủ kho và phụ kho tiền Ngân hàng Trung ương (kho có diện tích từ 2000m2trở lên).

- Công việc nặng nhọc, nơi làm việc kém thông thoáng (O2 thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều) chịu tác động của hoá chất chống mối, mọt và CO2.

6 Tiêu huỷ tiền rách nát - Nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi (tạp chất, nấm và vi khuẩn gây bệnh).

5. DỰ TRỮ QUỐC GIA:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Phun thuốc phòng và diệt côn trùng trong các kho dự trữ

- Tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của nhiều loại hoá chất độc mạnh (như Malathion Sumithion, nhôm phốt phát...).

6. Y TẾ:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Trực tiếp khám,điều trị, phục vụ người - Công việc rất nguy hiểm, nguy cơ lây

176

Page 177: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

nhiễm HIV, AIDS. nhiễm cao bệnh không có khả năng cứu chữa,căng thẳng bệnh nhânthần kinh tâm lý.

2 Giải phẫu bệnh lý đại thể, liệm xác, ướp xác,khám nghiệm tử thi và vệ sinh nhà xác.

- Thường xuyên tiếp xúc với xác chết, các vi khuẩn có hại và các hoá chất độc, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại V

3 Giải phẫu bệnh lý vi thể,chuyên trách kiểm nghiệm độc chất pháp y.

- Thường xuyên tiếp xúc với các phủ tạng nhiễm bệnh, hôi thối và các hoá chất độc.

4 Đứng máy, phụ máy, chuyên sửa chữa, kiểm chuẩn máy X quang,máy chiếu xạ; sử dụng máy cobalt, kim radium và các chất phóng xạ khác để điều trị và chẩn đoán bệnh.

- Tiếp xúc với bức xạ ion hoá vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều và các nguồn lây nhiễm.

5 Chuyên sửa chữa kiểm chuẩn may hút đờm, mủ.

- Thường xuyên tiếp xúc với chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao.

6 Trực tiếp khám,điều trị,xét nghiệm, phục vụ bệnh nhân phong, tâm thần, lao.

- Thường xuyên làm việc ở nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

7 Trực tiếp khám,điều trị, phục vụ bệnh nhân truyền nhiễm.

- Thường xuyên làm việc ở nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

8 Mổ, phụ mổ, gây mê hồi sức; chuyên cấp cứu, theo dõi hồi sức sau mổ.

- Công việc nặng nhọc,rất căng thẳng thần kinh tâm lý, làm việc không kể ngày đêm.

9 Trực tiếp khám,điều trị, phục vụ trẻ sơ sinh bệnh lý.

- Công việc nặng nhọc,bận rộn,căng thẳng trong suốt ca làm việc vì phải theo dõi liên tục hiện tượng bất thường của trẻ sơ sinh mắc bệnh hiểm nghèo.

10 Trực tiếp khám,điều trị, phục vụ bệnh nhân ung thư, bỏng, xuất huyết não, liệt, chấn thương cột sống, sọ não, trẻ em bại não.

- Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với mủ, phân, nước tiểu bẩn thỉu, hôi thối.

11 Chuyên xét nghiệm bệnh tối nguy hiểm (dịch tả,dịch hạch, viêm gan, viêm não, HIV và các bệnh lạ nguy hiểm khác).

- Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với hoá chất độc, vi sinh vật gây bệnh tối nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao.

177

Page 178: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

12 Diệt chuột, côn trùng và vi khuẩn gây bệnh.

- Thường xuyên tiếp xúc với ổ bệnh, dịch nguy hiểm và hoá chất độc mạnh.

7. NÔNG NGHIỆP:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Phun thuốc bảo vệ thực vật. - Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc,độc hại,tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

2 Khai thác mủ cao su. - Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng của hoá chất trừ sâu.

3 Chế biến mủ cao su. - Nơi làm việc ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn lớn và các hoá chất độc như NH3, axít axêtic, axít focmic.

4 Chăm sóc ngựa đực giống. - Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên tiếp tục với phân, rác và các vi sinh vật gây bệnh.

8. LÂM NGHIỆP:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Chặt hạ gỗ bằng cơ giới. - Lao động ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của rung, ồn và bụi.

2 Chặt hạ thủ công (gỗ, song, mây, tre nứa) - Lao động ngoài trời, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm.

3 Cưa, xẻ gỗ tại cội bằng thủ công. - Lao động ngoài trời, công việc thủ công, rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

4 Lăn gom gỗ, bốc xếp gỗ thủ công. - Lao động ngoài trời, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm.

178

Page 179: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

5 Vận xuất gỗ bằng voi, trâu từ rừng ra bãi một

- Làm việc ngoài trời, ở các địa hình đồi, núi dốc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

6 Đóng cốn, xuôi bè mảng trên sông,suối. - Làm việc ngoài trời trên sông, suối, công việc thủ công, nặng nhọc, rất nguy hiểm.

7 Nấu keo phenol, urefoc. - Chịu tác động của nóng và các hoá chất độc mạnh.

8 Sản xuất thuốc chống mối, mọt. - Lao động thủ công, tiếp xúc với hoá chất độc mạnh như DDT, Asen...

9 Ngâm tẩm gỗ phòng chống mối, mọt bằng hoá chất.

- Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động động của các hoá chất độc mạnh như Asen, DDT, 666, focmon...

10 Lái xe vận tải chuyên dùng, có trọng tải từ 10 tấn trở lên chở gỗ từ bãi I ra bãi II.

- Công việc nặng nhọc, nguy hiểm,chịu tác động của ồn, rung và bụi.

11 Khai thác nhựa thông. - Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm.

9. THUỶ LỢI:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Nổ mìn khai thác, phá đá nền móng công trình.

- Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi,ồn và khí NO2

2 Thuỷ thủ, thuyền viên, kỹ thuật viên thợ điện, thợ máy tàu công trình thuỷ lợi.

- Thường xuyên lưu động, công việc rất nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn cao và rung.

10. CƠ YẾU:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Nấu lô,nấu sơn tổng hợp, keo quét, gắn, phủ các loại tài liệu mật mã.

- Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng và các hoá chất độc.

11. CƠ KHÍ:

179

Page 180: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Nấu hợp kim chì, thiếc đúc các chi tiết toa xe lửa.

- Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt và hơi chì vượt tiêu chuẩn cho phép.

12. XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ KHO TÀNG BẾN BÃI:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Bốc xếp thủ công ở các ga, kho, bến, bãi. - Làm việc ngoài trời, công việc thủ công rất nặng nhọc.

DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM(Kèm theo Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996)

1. KHAI THÁC MỎ:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Sửa chữa cơ điện trên các mỏ lộ thiên. - Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, dầu mỡ và bụi.

2 Vận hành máy bơm nước dưới moong - Chịu tác động của ồn, rung và nóng.

3 Sàng tuyển thủ công công ở mỏ lộ thiên. - Công việc nặng nhọc, làm ngoài trời, chịu khai thác than thủ tác động của ồn, bụi.

4 Vận hành băng tải, máy nghiền, sàng than, đá; chọc máng than, chọc máng quang lật điện, tời gầm sàng.

- Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

5 Bảo vệ, giao nhận, thủ kho, phụ kho xí nghiệp sản xuất vật liệu nổ.

- Nơi làm việc nguy hiểm, kém thông thoáng, chịu tác động của khí, bụi độc.

6 Thí nghiệm vật liệu nổ. - Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất và bụi độc.

180

Page 181: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

7 Lái máy trục bốc dỡ vật liệu nổ. - Chịu tác động của hoá chất và bụi độc.

8 Sửa chữa cơ điện các thiết bị sản xuất vật liệu nổ.

- Tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của xăng, dầu, hoá chất và bụi độc.

9 Vệ sinh công nghiệp xí nghiệp vật liệu nổ. - Công việc thủ công, năng nhọc, chịu tác động sản xuất của hoá chất và bụi độc.

10 Trực tiếp chỉ đạo sản xuất và kiểm tra chất lượng vật liệu nổ.

- Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất và bụi độc.

11 Lái máy gạt,ủi công suất dưới 180 CV - Chịu tác động của nóng, bụi, ồn và rung.

12 Lái máy xúc dung tích gầu dưới 4 m3. - Chịu tác động của nóng, bụi, ồn và rung.

13 Vận hành máy nghiền sàng đá. - Làm việc ngoài trời, chịu tác động của ồn, rung và bụi nồng độ rất cao.

14 Lái xe vận tải chở than, đá... trong khu khai thác mở

- Công việc nặng nhọc, nguy hiểm,chịu tác động của rung, ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.

15 Quấn ống giấy bao gói vật liệu nổ. - Chịu tác động của nóng, hoá chất độc trong suốt ca làm việc.

2. THƯƠNG MẠI:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Giao nhận,bán buôn, bán lẻ xăng, dầu, nhựa đường, các sản phẩm hoá dầu tại cửa hàng, kho,trạm, bến, bãi và trên sông.

- Công việc độc hại, tiếp xúc thường xuyên với xăng, dầu và các sản phẩm hoá dầu.

2 Sĩ quan,thuyền viên xà lan, tàu chở xăng, dầu trên sông

- Thường xuyên lưu động, chịu tác động của tiếng ồn và xăng, dầu.

3 Vận hành máy bơm xăng, dầu có áp lực dưới 50 kg/cm2.

- Chịu tác động của tiếng ồn và hơi xăng, dầu.

4 Bảo vệ kho, đường ống xăng, dầu. - Đi lại nhiều, chịu tác động của hơi xăng, dầu.

5 Xúc rửa, hàn, nắn phuy xăng, dầu. - Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác

181

Page 182: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

động trực tiếp của xăng, dầu.

6 Đo tính xăng, dầu trên các bể loại lớn. - Chịu tác động của hơi xăng, dầu vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, tư thế làm việc gò bó.

7 Vệ sinh công nghiệp ở kho, bãi xăng, dầu - Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động trực tiếp của xăng, dầu.

8 Pha chế xăng, dầu ở kho bãi lớn. - Công việc nặng nhọc, chịu tác động của xăng, dầu.

9 Sản xuất thùng phuy bồn, bể chứa xăng, dầu các loại.

- Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của tiếng ồn cao.

10 Lái, phụ xe vận tải xăng,dầu, nhựa đường và các sản phẩm hoá dầu.

- Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, xăng và dầu.

11 Lái xe nâng hàng trong kho xăng, dầu và các sản phẩm hoá dầu.

- Chịu tác động của xăng, dầu và các sản phẩm hoá dầu trong suốt ca làm việc.

12 Hoá nghiệm xăng, dầu và các sản phẩm hoá dầu.

- Thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu và các hoá chất độc.

13 Duy tu, sửa chữa đường ống xăng, dầu - Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu.

14 Sửa chữa thiết bị ngành xăng dầu; sửa chữa ôtô, tầu, xà lan chở xăng, dầu và các sản phẩm hoá dầu.

- Tư thế làm việc gò bó, luôn tiếp xúc với dầu mỡ, chịu tác động của tiếng ồn.

15 Vận hành máy thông gió trong hang hầm. - Chịu tác động của tiếng ồn, hơi xăng, dầu.

16 Vận hành lò hơi pha chế dầu, lò bảo ôn nhựa đường.

- Chịu tác động của nóng, ồn, hơi dầu và dung môi hữu cơ.

17 Bán buôn, bán lẻ xi măng. - Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi xi măng vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

18 Thủ kho, bảo quản hoá chất độc. - Làm việc trong kho kín, chịu tác động của nhiều loại hoá chất độc.

19 Bán hàng, đóng gói lẻ hoá chất độc. - Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của

182

Page 183: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

các hoá chất độc hại.

20 Lái xe vận tải chuyên dùng chở hoá chất. - Chịu tác động của ồn, rung và hoá chất độc nguy hiểm.

21 Hoá nghiệm kiểm tra chất lượng hoá chất . - Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc.

3. PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát thanh MW,SW có tổng công suất từ 2 KW đến dưới 200 KW.

- Thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường và tiếng ồn cao.

2 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát hình, phát thanh FM có tổng công suất từ 500W đến dưới 10 KW và thiết bị thông tin vệ tinh.

- Thường xuyên làm việc trong môi trường có điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phát thanh, phát hình vi ba ở các trạm trên núi,biên giới, hải đảo, hầm sâu.

- Giải quyết nhiều công việc trong điều kiện phức tạp, thường xuyên chịu tác động của điện từ trường.

4 Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phát thanh, phát hình, vi ba.

- Công việc nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn và điện từ trường.

5 Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng cột ăng ten phát thanh, phát hình dưới 30m

- Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của mưa, nắng, gió và điện từ trường.

6 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.

- Căng thẳng thần kinh,chịu tác động của tiếng ồn và điện từ trường.

7 Quản lý kho băng tư liệu phát thanh, phát hình.

- Làm việc trong phòng kín, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của hoá chất bảo vệ băng tư liệu

8 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị trong trung tâm tin, điều hành và kiểm tra sóng phát thanh phát hình.

- Công việc căng thẳng thị giác, thính giác, chịu tác động của ồn và điện từ trường.

183

Page 184: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

9 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điều hoà trung tâm có công suất từ 10.000 BTU trở lên.

- Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, hơi khí độc và dầu mỡ.

10 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện cho đài phát thanh,phát hình và trung tâm sản xuất chương trình

- Nơi làm việc không cố định, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của tiếng ồn và điện từ trường.

11 Bảo vệ đường dây phi-đơ, bãi ăng ten ở các đài phát sóng phát thanh có tổng công suất từ 100 KW trở lên.

- Làm việc ngoài trời, phải đi lại nhiều, chịu tác động của điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

12 Phát thanh viên đài phát thanh, phát hình. - Công việc căng thẳng, làm việc trong phòng kín thiếu dưỡng khí, chịu tác động của ánh sáng có cường độ mạnh và điện từ trường.

4. NGÂN HÀNG:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Vận hành máy cắt, máy đóng gói tiền. - Nơi làm việc kém thông thoáng, chịu tác động của dư lượng hoá chất in tiền (dung môi, oxyt kim loại...) vượt tiêu chuẩn cho phép.

2 Kiểm chọn, đóng gói tiền mới in. - Nơi làm việc kém thông thoáng, căng thẳng thị giác, chịu tác động trực tiếp của dư lượng hoá chất in tiền.

3 Thủ kho, bảo quản, giao nhận giấy in tiền và tiền mới in

- Nơi làm việc chật trội, kém thông thoáng, ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ trong giấy và dư lượng hoá chất ở tiền mới in.

4 Vệ sinh công nghiệp nhà máy in tiền. - Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của dung môi, hoá chất in tiền vượt tiêu chuẩn cho phép.

5 Thủ kho, phụ kho ngân hàng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (diện tích kho dưới 2000 m2).

- Nơi làm việc chật hẹp, kém thông thoáng (02 thấp hơn tiêu chuẩn cho phép) chịu tác động của hoá chất chống mối mọt và CO2...

184

Page 185: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

6 Kiểm ngân, thủ quỹ ngân hàng. - Công việc bận rộn, nhịp điệu cử động cao, căng thẳng thị giác,chịu tác động của bụi nồng độ cao (bụi tổng hợp, nấm, vi sinh vật có hại)

7 Phân kim, chế tác vàng, bạc - Tư thế lao động gò bó, căng thẳng thị giác, ảnh hưởng của nóng và các hoá chất độc.

8 Nung, chế tác đá quý. - Tư thế làm việc gò bó,nhịp điệu cử động cao, căng thẳng thị giác, ảnh hưởng của bụi đá và hoá chất độc mạnh (HF).

9 Kiểm định,phân loại đá quý. - Công việc tỷ mỷ, căng thẳng thị giác, chịu tác động của ánh sáng mạnh, tia cực tím và hoá chất độc mạnh (HF).

10 Vẽ mẫu giấy bạc. - Tư thế làm việc gò bó, căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh tâm lý, công việc đòi hỏi nhiều động tác tỷ mỷ.

5. DỰ TRỮ QUỐC GIA:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Thủ kho, bảo quản lương thực dự trữ. - Nơi làm việc chật hẹp,nóng,kém thông thoáng, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của bụi và các hoá chất độc chống mối, mọt.

2 Thủ kho, bảo quản xăm, lốp dự trữ. - Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc kém thông thoáng, thiếu ánh sáng, ảnh hưởng của bụi (bột tale).

3. Thủ kho, bảo quản xe máy,thiết bị kim khí dự trữ

- Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, xăng...

6. Y TẾ:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

185

Page 186: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1 Làm việc trong các cơ sở điều trị nhân phong, lao, tâm thần.

- Thường xuyên làm việc trong môi trường lây bệnhnhiễm cao.

2 Trực tiếp khám,điều trị, phục vụ bệnh nhân da liễu, hoa liễu, viêm tắc mạch chi, trĩ, ngoại, tiết niệu, hậu môn nhân tạo.

- Thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lở loét, hôi thối, nguy cơ lây nhiễm cao.

3 Đỡ đẻ, khám, điều trị các bệnh phụ khoa. - Công việc nặng nhọc, giải quyết nhiều công việc phức tạp, căng thẳng thần kinh tâm lý

4 Rửa tráng phim X quang. - Làm việc trong phòng kín, thiếu ánh sáng, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với hoá chất độc

5 Xoa bóp, day bấm huyệt, vận động trị liệu,kéo nắn xương, bó bột.

- Công việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý.

6 Hộ lý làm việc tại các bệnh viện. - Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với các chất thải của bệnh nhân và vi sinh vật gây bệnh.

7 Rửa, sấy, hấp tiệt trùng, tiêu huỷ các dụng cụ, bệnh phẩm, chai lọ thí nghiệm, đựng thuốc; giặt quần áo bệnh nhân.

- Nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất và các chất thải bẩn thỉu, dễ lây nhiễm bệnh.

8 Điều tra côn trùng y học (bọ chét, ve, mò, mạt, muỗi truyền sốt rét, giun chỉ, sốt xuất huyết,viêm não); điều tra,giám sát và chống dịch.

- Công việc nguy hiểm, thường xuyên lưu động ở các vùng rừng, núi, biên giới, hải đảo, nguy cơ nhiễm bệnh cao.

9 Kiểm dịch nơi biên giới, hải cảng. - Thường xuyên lưu động trên biển, các vùng biên giới, hải đảo, tiếp xúc với hoá chất độc và vi sinh vật gây bệnh.

10 Nghiên cứu hoá chất diệt côn trùng truyền bệnh cho người.

- Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc mạnh.

11 Nghiên cứu,sản xuất các loại vacxin và huyết thanh phòng, chữa bệnh.

- Làm việc trong phòng kín, kém thông thoáng, tiếp xúc với hoá chất độc và xúc vật bị nhiễm bệnh, dễ bị lây nhiễm.

12 Xét nghiệm vi sinh vật, sinh hoá, huyết học

- Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với hoá chất độc và các vi sinh vật gây bệnh, dễ bị lây nhiễm.

186

Page 187: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

13 Giữ giống, chủng vi sinh vật, ký sinh trùng.

- Thường xuyên tiếp xúc với mẫu máu, phân súc vật bị nhiễm bệnh, khả năng lây nhiễm bệnh cao

14 Chạy thận nhân tạo và nội soi - Tư thế lao động gò bó, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với bệnh phẩm bị bệnh.

15 Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dược liệu - Công việc nặng nhọc, phải đi lại nhiều, thường xuyên lưu động các vùng rừng, núi.

16 Chuyên xông sấy dược liệu bằng phốt pho kẽm & lưu huỳnh

- Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc nồng độ cao.

17 Nghiên cứu dược liệu, xét nghiệm dược lý, hoá thực vật, đông dược,dược động học trong điều trị bệnh.

- Thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ, các hoá chất độc và các động vật bị nhiễm bệnh

18 Trực tiếp sao tẩm, tán, rây, xay, nhào trộn dược liệu thủ công & bán thủ công tại các bệnh viện y học dân tộc.

- Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn và bụi dược liệu.

19 Sản xuất chất hấp thụ silicazen, ống chuẩn độ (dung dịch mẹ) để phân tích sắc ký.

- Thường xuyên tiếp xúc với a xít đậm đặc (H2SO4, HCl, HNO3...) rất độc và nguy hiểm.

20 Lấy mẫu & phân tích các yếu tố độc hại về vệ sinh lao động môi trường thuộc hệ vệ sinh phòng dịch.

- Chịu tác động của các yếu tố độc hại, nguy hiểm của môi trường lao động.

21 Sản xuất chỉ phẫu thuật tự tiêu. - Chịu tác động của nóng và các loại hoá chất độc.

22 Cán, ép,lưu hoá cao su để sản xuất dụng cụ y tế (điều khiển máy nhúng và tạo hình trong sản xuất condom, găng cao su, thu gom, lột găng cao su, lưu hoá sản phẩm cao su).

- Thường xuyên tiếp xúc với nóng, ồn bụi và hoá chất độc.

23 Thủ kho chuyên sang chai, đóng gói lẻ hoá chất phục vụ y tế.

- Làm việc trong kho kín, thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc.

24 Chuyên tiêu huỷ các bộ phận cắt, lọc của cơ thể.

- Thường xuyên tiếp xúc với các phủ tạng nhiễm bệnh, hôi thối, bẩn thỉu.

25 Chăn nuôi động vật thí nghiệm để phục vụ - Thường xuyên tiếp xúc với chất thải của

187

Page 188: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

cho y học và sản xuất vacxin động vật và nguồn lây bệnh.

26 Sắc thuốc tập trung bằng phương pháp thủ công.

- Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của nóng, CO và CO2.

7. NÔNG NGHIỆP:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Lái máy nông nghiệp - Tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của ồn, rung và bụi.

2 Khai hoang,làm đất, trồng, chăm sóc cây rừng và cây công nghiệp.

- Làm việc ngoài trời, công việc thủ công,nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi và các vi sinh vật gây bệnh.

3 Tuần tra và bảo vệ sản phẩm nông, lâm nghiệp chưa thu hoạch.

- Làm việc ngoài trời, phải đi lại trong suốt ca làm việc, không kể ngày đêm và thời tiết, tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

4 Thu hoạch sản phẩm nông, lâm nghiệp. - Làm việc ngoài trời, công việc thủ công,nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

5 Chế biến chè xanh và chè đen. - Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi và nóng.

6 Cân, trộn và đóng chè vào thùng. - Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi và nóng.

7 Sản xuất hương liệu chè. - Chịu tác động của nóng, bụi, khí CO, CO2 và các chất gây kích thích niêm mạc mắt, tai, mũi và họng.

8 Cấp nguyên liệu vào máy xay xát bằng thủ công.

- Lao động thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi nồng độ rất cao.

9 Vận chuyển, bốc xếp thóc gạo, bột mì trong nhà máy.

- Lao động thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của bụi và ồn.

10 Sàng tạp chất của nguyên liệu xay xát - Chịu tác động của ồn, rung và bụi.

11 Ủ lúa mì. - Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò

188

Page 189: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

bó, chịu tác động của ồn và khí CO2.

12 Nghiền bột mì. - Chịu tác động của ồn, rung và bụi.

13 Xay xát & đánh bóng gạo xuất khẩu. - Chịu tác động của ồn cao, bụi,căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh tâm lý.

14 Sàng, phân loại, tách màu hạt gạo. - Chịu tác động của rung, bụi và ồn cao.

15 Sản xuất đường glucoza - Nơi làm việc ẩm ướt, chịu tác động của nóng, bụi, ồn cao và các chất hoá học.

16 Rửa thùng đựng đường. - Lao động thủ công ngoài trời,tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với hoá chất tẩy dầu mỡ.

17 Vận chuyển, bốc vác và cào mía. - Làm việc ngoài trời, công việc thủ công,nặng nhọc, tiếp xúc với bụi, bẩn.

18 Vận hành máy cẩu tháp trong nhà máy đường.

- Làm việc trên cao, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn.

19 Vận hành hệ thống xé tơi và ép mía. - Chịu tác động của nóng, ồn cao.

20 Bơm, cân nước mía, mật chè & gia nhiệt trung hoá, bốc hơi.

- Nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn và nhiệt độ cao.

21 Vận hành hệ thống nẫu đường, trợ tinh và hồi dung.

- Chịu tác động của ồn, nhiệt độ cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

22 Lọc ép, lọc túi và ly tâm đường mía. - Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và ồn.

23 Đốt xông lưu huỳnh. - Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của hơi khí độc và nóng.

24 Vận hành lò hơi và tuốc bin máy phát điện trong nhà máy đường.

- Chịu tác động của nhiệt độ cao, ồn, bụi và khí CO2.

25 Nuôi và chăm sóc lợn. - Lao động thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, hôi thối, tiếp xúc với nấm và vi sinh vật gây bệnh.

189

Page 190: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

26 Chăm sóc, theo dõi sinh lý, sinh sản tâm lý, và thụ tinh nhân tạo cho ngựa giống.

- Công việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh thường xuyên tiếp xúc với chất thải của động vật và vi sinh vật gây bệnh.

27 Ấp trứng, chọn trống, mái gia cầm. - Nơi làm việc chật hẹp, ngột ngạt, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, bụi, tiếp xúc với nấm và vi sinh vật gây bệnh.

28 Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh chuồng trại giống gia cầm

-Làm việc trong môi trường bụi, bẩn,hôi thối công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nhiều loại nấm và vi sinh vật gây bệnh.

8. LÂM NGHIỆP:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Điều tra quy hoạch rừng. - Làm việc ngoài trời, thường xuyên đi lại ở nơi địa hình phức tạp, nhiều đèo, dốc, tiếp xúc với côn trùng và vi sinh vật gây bệnh.

2 Điều tra, thu hái quả, cành giống lâm nghiệp.

- Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó.

3 Kiểm lâm viên trực tiếp quản lý và bảo vệ rừng.

- Lao động ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm,giải quyết nhiều công việc phức tạp, tiếp xúc với công trùng & vi sinh vật gây bệnh

4 Phòng chống cháy rừng. - Lao động thủ công, nặng nhọc, khi chữa cháy rất nguy hiểm, tiếp xúc với nóng, CO2.

5 Vận xuất gỗ bằng cáp, tời (cơ giới) ra bãi I. - Lao động ngoài trời, công việc nặng nhọc, có phần nguy hiểm, tiếp xúc với côn trùng và vi sinh vật gây bệnh.

6 Sản xuất ván dăm, ván sợi gỗ. - Công việc nặng nhọc, độc hại, chịu tác động của ồn, bụi nóng và các hoá chất độc.

7 Sấy, luộc, bảo quản gỗ thủ công. - Lao động thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nhiệt độ cao

190

Page 191: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

8 Sản xuất cot ép bán thủ công. - Lao động thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với nóng, khí độc (formaldehyt, phenol).

9 Khai thác cánh kiến - Lao động ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc côn trùng và vi sinh vật gây bệnh.

10 Chế biến nhựa thông cánh kiến. - Chịu tác động của nhiệt độ cao và hoá chất độc.

11 Mộc máy. - Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn và bụi.

12 Nuôi thú rừng trong các vườn quốc gia. - Lao động ngoài trời, công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với chất thải của động vật và vi sinh vật gây bệnh.

13 Sản xuất thuốc vi sinh diệt trừ sâu bệnh. - Chịu tác động của ồn, bụi, hoá chất độc và vi sinh vật gây bệnh.

14 Lái xe vận tải chuyên dùng trọng tải dưới 10T, chở gỗ từ bãi I ra bãi II.

- Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung và bụi.

15 Sử dụng, bảo quản thuốc chống mối. - Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

9. THUỶ LỢI:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Thuỷ thủ, thuyền viên, thợ máy tàu lai dắt. - Công việc nặng nhọc, chịu tác động của sóng nước, ồn và rung.

2 Vận hành & sửa chữa máy bơm điện công suất từ 4000 m3/h trở lên.

Nơi làm việc ẩm ướt, chịu tác động của nóng, rung, ồn và thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ.

3 hoan, phụt vữa gia cố đê, kè, cống. - Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc,chịu tác động của ồn, rung và hoá chất chống mối.

4 Xây dựng thủ công các công trình thuỷ lợi (mộc,nề,sắt...)

- Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn và bụi.

191

Page 192: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

5 Nạo vét sông, kênh, mương thủ công. - Làm việc ngoài trời, công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó,tiếp xúc với nhiều loại nấm, vi sinh vật gây bệnh.

10. CƠ YẾU:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Mã dịch mật mã. - Làm việc trong buồng kín, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của điện từ trường, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2 Nghiên cứu,chế thử, thử nghiệm máy mật mã và sản xuất khoá mật mã.

- Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với hoá chất bảo vệ mật mã, chịu tác động của điện từ trường, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3 Sản xuất mạch in của máy mật mã. - Chịu tác động của bụi, ồn và các hoá chất độc như: axít HCl, Xianua, amôniắc...

4 Nấu đúc, tẩy rửa chữ chì, chữa nhựa. - Thường xuyên tiếp xúc với nóng, hơi,bụi chì, xăng và hoá chất độc.

5 Vận hành máy in Typo, ốp-sét in cáctài liệu mật mã.

- Chịu tác động của ồn, bụi và hoá chất bảo vệ loại tài liệu mật mã.

6 Đóng xén thủ công các tài liệu mật mã - Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi giấy và hoá chất bảo vệ tài liệu mật mã.

11. CƠ KHÍ:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Rèn thủ công. - Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi và khí CO.

2 Sơn bằng phương pháp thủ công. - Tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc trong sơn.

12. VẬN TẢI:

192

Page 193: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Trưởng tàu khách, trưởng tàu hàng. - T

hường xuyên lưu động theo tàu,chịu tác động của ồn, rung và bụi, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2 Áp tải, bảo vệ,giao nhận hàng hoá, hành lý, thiết bị theo tàu.

- Lưu động theo tàu, chịu tác động của ồn,rung và bụi.

3 Trực ban, điều độ, chạy tàu ở các ga. - Đi lại nhiều, giải quyết nhiều công việc phức tạp, căng thẳng thần kinh tâm lý.

4 Trưởng dồn,móc nối, dẫn máy ở các ga lập tàu.

- Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, đi lại nhiều, chịu tác động của ồn và bụi.

5 Quay ghi đường sắt ở các ga lập tàu. - Làm việc ngoài trời, công việc thủ công,nặng nhọc, chịu tác động của ồn và bụi.

6 Gác chắn đường ngang cấp I, gác chắn cầu chung.

- Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi than và bụi hỗn hợp (khi tàu chạy qua).

7 Tuần hầm đường sắt. - Đi lại nhiều trong hầm tối, tập trung quan sát để kiểm tra đường.

8 Vệ sinh sân ga, vệ sinh toa xe ở các ga xe lửa.

- Làm việc ngoài trời, ảnh hưởng của ồn và bụi

9 Lắp đặt và đại tu thiết bị thông tin tín hiệu đường sắt.

- Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi.

10 Sàng và cấp cát đầu máy xe lửa. - Làm việc ngoài trời, công việc thủ công,nặng nhọc, chịu tác động của bụi nồng độ rất cao.

11 Vận hành bể luộc rửa phụ tùng đầu máy, toa xe.

- Công việc nặng nhọc, luôn tiếp xúc với dầu mỡ và các hoá chất độc.

12 Phụ cẩu, móc cáp. - Làm việc ngoài trời, công việc nặng 193

Page 194: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

nhọc, nguy hiểm.

13 Phục vụ ăn, uống cho công nhân duy tu và đại tu đường sắt.

- Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, đi lại nhiều, chịu tác động của nóng, bụi.

13. THÔNG TIN LIÊN LẠC:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Sản xuất ống cáp nhựa thông tin. - Thường xuyên tiếp xúc với nóng, hơi, khí và bụi độc.

2 Chặt, uốn, hàn sắt làm cốt bê tông, cấu kiện thông tin.

- Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc cácvới ồn, bụi, ảnh hưởng của khí hàn, tia hồ quang.

3 Trộn, đổ bê tông sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn các cấu kiện thông tin bằng phương pháp bán thủ công.

- Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, rất nặng nhọc, tiếp xúc với ồn, bụi, thường xuyên lưu động theo các công trình.

3. Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc 

---------------

Số: 1629/LĐTBXH-QĐ Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNHCỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ

1629/LĐTBXH-QĐ NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 1996 VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI,

NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂMBỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

194

Page 195: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 7/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23/6/1994;Sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Y tế tại công văn số 10407/VS ngày 26 tháng 12 năm 1996.

QUYẾT ĐỊNHĐiều 1.- Ban hành kèm theo Quyết định này Bản danh mục tạm thời: "Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" và "Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".Điều 2.- Người lao động làm các nghề, công việc nói ở Điều 1, được hưởng các chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.Điều 3.- Kể từ ngày 01/01/1997 thực hiện thống nhất trong cả nước việc áp dụng các danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được ban hành tại Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, tại Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 và tại Quyết định này của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bãi bỏ những quy định về các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trái với Quyết định này.Điều 4.- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đối với nghề, công việc chưa được quy định trong các danh mục ban hành kèm theo Quyết định này, Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐngày 13/10/1995, và Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành cần soát xét và lập thành danh mục gửi liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Y tế để xem xét, ban hành bổ sung. 

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

 

DANH MỤCNGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM(Kèm theo Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996)

I. CƠ KHÍ - LUYỆN KIM

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Nấu đúc phôi nhôm, đồng để cán dây điện Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác

195

Page 196: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

động của nóng, hơi khí độc

2 Nấu luyện ăngtimon bằng lò phản xạ Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, tiếp xúc với As, CO, SiO2, Sb.

3 Nấu, luyện thiếc có Asen bằng lò phản xạ Thường xuyên tiếp với nhiệt độ cao, As, CO, SiO2, Sb.

4 Thiêu khử khí asen, lưu huỳnh trong quặng thiếc, quặng ăngtimon.

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, As, CO, SiO2, chì và Sb.

5 Luyện quặng chì. Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, tiếp xúc với As, CO, SiO2, chì và Sb.

6 Tuyển nổi quặng kim loại mầu, thuỷ luyện kim loại (hoà, tách, ngâm, chiết)

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc H2SO4, CuSO4, ZnSO4, Clo và Sb.

7 Nấu luyện ZnO thành bột bằng lò phản xạ, lò quay Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, Pb, CO, ZnO.

8 Vận hành, sửa chưa thiết bị thu bụi kim loại mầu trong buồng bụi tĩnh điện ZnO.

Thường xuyên làm việc trong điều kiện nhiệt độ vao, tiếp xúc với hơi chì,

9 Nấu rót kim loại. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng và hơi khí độc.

10 Nung, đúc liên tục phôi cán thép. Công việc nặng nhọc,chịu tác động của nóng, ồn, bụi.

II. ĐỊA CHẤT

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Đào hào, giếng,lò địa chất trong vùng mỏ phóng xạ. Lao động ngoài trời, công việc thủ công rất nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của phóng xạ.

2 Địa vật lý hàng không. Công việc rất nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn cao, rung mạnh.

3 Khoan tay, khoan máy trong vùng mỏ phóng xạ Làm việc ngoài trời, nơi làm việc lầy lội,công việc nặng nhọc, chịu tác động thường xuyên của phóng xạ.

Điều kiện lao động loại V

4 Đo carôta lỗ khoan. Công việc rất nguy hiểm, vì phải tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở cường độ rất lớn.

5 Lộ trình lập bản đồ địa chất, địa chất thuỷ văn, địa vật lý, quan tắc địa chất thuỷ văn, tìm kiếm khoáng sản vùng phóng xạ hoặc núi cao, biên giới, hải đảo.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, phải đi lại nhiều ở vùng núi cao nhiều dốc, chịu tác động của phóng xạ.

196

Page 197: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

6 Khảo sát, lấy mẫu quặng, mẫu phóng xạ trong các công trình (hào,lò,giếng)

Làm việc ở vùng núi cao, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của phóng xạ.

7 Khảo sát địa vật lý vùng phóng xạ. Làm việc ngoài trời ở vùng núi cao, đi lại nhiều, chịu tác động của phóng xạ.

8 Đào hào, giếng, lò địa chất. Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó.

9 Gia công, phân tích mẫu quặng phóng xạ. Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh và phóng xạ.

10 Lấy mẫu, đãi mẫu trọng sa Làm việc ngoài trời,công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, phải đi lại nhiều.

11 Phân tích mẫu địa chất bằng phương pháp Rơnghen, nhiễu xa, phương pháp khối cho phổ đồng vị phóng xạ và phương pháp microzon hiển vi điện tử quét.

Thường xuyên chịu tác động của phóng xạ và điện từ trường vượt tiêu chuẩn phép nhiều lần.

12 Phân tích mẫu địa chất bằng quang phổ plasma (ICP) Thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường và các axit mạnh như: HF, HCL, H2SO4, HNO3.

13 Trắc địa địa hình,trắc địa công trình địa chất vùng núi cao, biên giới, hải đảo.

Làm việc ngoài trời ở các vùng địa hình khó khăn, phức tạp, công việc nặng nhọc.

14 Khảo sát địa chất, trắc địa, địa vật lý, địa chất thuỷ văn trên biển.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của sóng gió, ồn và rung.

15 Khoan tay địa chất Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc lầy lội, bẩn thỉu, khi khoan dưới sông, biển phải ngâm nước suốt ca làm việc.

III. HOÁ CHẤT

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Hàn chì trong thùng tháp kín. Nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và hơi chì nồng độ rất cao.

2 Sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật các loại. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các loại hoá chất độc mạnh.

Điều kiện lao động loại V

3 Vận hành lò khí hoá than trong công nghệ sản xuất phân đạm

Làm việc trên sàn cao, công việc nặng nhọc, độc hại, tiếp xúc CO vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

4 Sửa chữa hệ thống lò khí hoá than trong công nghệ sản Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó,

197

Page 198: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

xuất phân đạm. tiếp xúc CO.

5 Tổng hợp amôniắc (NH3) trong công nghệ sản xuất phân đạm.

Độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc NH3 nồng độ cao.

6 Vận hành máy nén cao áp trong công nghệ sản xuất phân đạm.

Công việc nguy hiểm, tiếp xúc ồn, NH3 nồng độ cao.

7 Vận hành bơm trung cao áp amôniắc và phân giải urê. Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, tiếp xúc với NH3.

8 Cô đặc, tạo hạt và khống chế tập trung urê. Tiếp xúc với các loại hoá chất độc.

9 Sản xuất axít salixilic, HNO3, H3PO4. Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất độc mạnh.

10 Trung hoà supe lân. Thường xuyên tiếp xúc với bụi và hoá chất độc mạnh.

11 Vận hành hệ thống tháp rửa khí nguyên liệu. Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với SO2, SO3 và H2SO4.

12 Sấy hấp thụ khí SO2 và SO3 trong sản xuất axít SO2. Thường xuyên tiếp xúc với H2SO4, SO3, H2SO4.

13 Vận hành thiết bị tiếp xúc trong công nghệ sản xuất axít H2SO4.

Tiếp xúc với SO2, SO3.

14 Sản xuất ôxít sắt trong khu vực sản xuất supe phốt phát. Tiếp xúc nóng, bụi Fe2SO3 và hoá chất độc.

15 Trích ly axít H3PO4 từ supe lân Tiếp xúc với bụi và các hợp chất chứa Flo.

16 Vận hành tời nạp liệu lò cao sản xuất phân lân nung chảy.

Độc hại, tiếp xúc CO, CO2, H2S.

17 Ra liệu lò cao sản xuất phân lân nung chảy. Tiếp xúc với CO, Fluor và nhiệt độ cao.

18 Vận hành hệ thống tháp hấp thụ khí thải lò cao sản xuất phân lân nung chảy.

Tiếp xúc khí độc HF, SiF4, sữa vôi, xỉ lò.

19 Vận hành lò đốt gió nóng (CO) trong công nghệ sản CO, xuất phân lân nung chảy.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc khí độc nhiệt độ cao.

20 Sản xuất phụ gia thuốc trừ sâu Chịu tác động của bụi độc, SiO2 và các ôxít kim loại.

21 Hoá lỏng, đóng bình Clo; sản xuất axít HCL tinh khiết. Tiếp xúc với Clo, axít HCL rất độc.

22 Xử lý Clo thừa. Độc hại, tiếp xúc với khí Clo rất độc.

23 Nghiền sàng, sấy, xử lý nguyên liệu thuốc bọc que hàn. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nóng, bụi SiO2, Silic và chất độc mạnh Na2SiF6...

198

Page 199: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

24 Cân phối liệu, trộn khô thuốc bọc que hàn. Tiếp xúc với hoá chất độc.

25 Sấy, nghiền, đóng bao quặng mangan. Tiếp xúc với nóng, ồn và bụi mangan nồng độ cao.

26 Vận hành băng tải xích và băng tải cao su dưới hầm nhà máy tuyển apatít.

Làm việc dưới hầm sâu, ẩm ướt, thiếu ánh sáng, thiếu không khí, chịu tác động của ồn, bụi nồng độ cao.

27 Vận hành máy sàng GHIT trong nhà máy tuyển quặng apatít.

Làm việc dưới hầm, ẩm ướt, chịu tác động của ồn, bụi.

28 Vận hành máy đập hàm, đập búa dưới hầm nhà máy tuyển quặng apatít.

Làm việc dưới hầm sâu, âm ướt, chịu tác động của bụi và ồn cao.

29 Vận hành máy bơm bùn dưới hầm sâu Làm việc dưới hầm sâu, thiếu ánh sáng, lầy lội, ẩm ướt, công việc rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

30 Hàn chì trong công nghệ sản xuất hoá chất. Tiếp xúc hơi chì nồng độ cao.

31 Sửa chữa lò, thùng tháp trong công nghệ sản xuất hoá chất.

Nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nhiệt độ cao và hoá chất mạnh.

32 Bốc xếp, vận chuyển than đen thủ công. Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với bụi than (bụi hô hấp) nồng độ rất cao.

33 Sửa chữa, nạo vét cống ngầm trong nhà máy hoá chất. Công việc thủ công, rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với các chất phế thải và hoá chất độc hại.

34 Sản xuất hợp chất crôm. Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh.

IV. VẬN TẢI

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Sĩ quan máy, thợ máy, thợ điện tàu viễn dương, tàu ven biển vận tải hàng hoá, xăng, dầu...

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động nóng, rung và ồn.

2 Lái xe vận tải chuyên dùng, có trọng tải từ 60 tấn trở lên. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động của ồn, rung và bụi.

Điều kiện lao động loại V

3 Sĩ quan boong, sĩ quan điện, vô tuyến điện, thuỷ thủ, cấp dưỡng, phục vụ, bác sĩ, quản trị trưởng trên tàu viễn dương, tàu ven biển vận tải hàng hoá, xăng, dầu...

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng gió, ồn và rung.

199

Page 200: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

4 Lái xe ôtô chở khách từ 80 ghế trở lên. Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và rung.

5 Máy trưởng, thợ máy phà tự hành, ca nô lai dắt phà và tàu sông có công suất từ 90 CV trở lên.

Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của ồn, rung, nóng, thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu, tư thế lao động gò bó.

V. XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ KHO TÀNG, BẾN BÃI

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Thợ lặn công trình. Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của áp suất cao.

2 Quản lý và khai thác đèn biển trên quần đảo Trường Sa. Thường xuyên chịu tác động của sóng, gió, ồn và khí hậu khắc nghiệt.

Điều kiện lao động loại V

3 Kích kéo lắp dầm thép trên cao Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của rung và ồn.

4 Đổ bê tông, xây mố, trụ cầu. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn và rung.

5 Gia công cọc, ván thép; lao lắp nâng hạ dầm cầu. Công việc rất nặng nhọc,nguy hiểm,chịu tác động của ồn và rung.

6 Phun cát tẩy rỉ Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung, bụi nồng độ rất cao.

7 Vận hành máy đóng cọc xây dựng công trình. Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc dầu mỡ, ồn, tư thế làm việc gò bó.

8 Lái cẩu nổi thi công cầu và lao lắp dầm cầu. Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn cao.

9 Tán đinh ri vê kết cấu thép. Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, nóng, khí CO và CO2.

10 Khoan nhồi bê tông tạo cọc móng trụ cầu; vận hành máy tạo vữa Ben-tô-nít vào lỗ khoan cọc nhồi.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, luôn tiếp xúc với hoá chất và ồn.

11 Làm việc dưới móng trụ cầu trong vòng vây cọc, ván thép

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn.

12 Pha chế sơn và phun sơn dầm cầu. Tiếp xúc hoá chất độc hại, tư thế lao động gò bó.

200

Page 201: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

13 Hàn đối đầu các dầm cầu thép. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, thường xuyên tiếp xúc hơi khí độc.

14 Sử dụng máy quang tuyến X chụp mối hàn dầm cầu, mặt cầu thép.

Làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó, chịu tác động trực tiếp của tia Rơn ghen.

15 Đào đất, đá hạ giếng chìm bằng thủ công. Lao động thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi và ồn.

16 Phá đá, phá trụ cầu, phá dầm cầu dưới nước. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

17 Vận hành máy trộn bê tông nhựa nóng (không có buồng điều khiển).

Chịu tác động của nhiệt độ cao, ồn, rung mạnh, hơi khí độc và bụi nhiều.

18 Cấp nhựa cho máy nấu nhựa bằng thủ công. Rất nặng nhọc, độc hại và nóng.

19 Nấu, tưới nhựa nóng vá láng mặt đường bằng thủ công. Nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với hơi, khí, bụi độc và bức xạ nhiệt.

20 Xây dựng, lắp ráp, sửa chữa thiết bị, công trình hải đăng, đèn đảo.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió.

21 Quản lý và khai thác đèn biển trên các đảo và cửa biển. Chịu tác động của sóng, gió và khí hậu khắc nghiệt.

22 Gạt than, phân bón rời dưới hầm tàu biển, tàu sông, xà lan.

Nơi làm việc chật hẹp,thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

23 Thợ lặn căn kê tàu. Lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó.

24 Sơn, cạo rỉ đáy tàu. Lao động nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc thiếu dưỡng khí, hôi thối.

25 Khảo sát, kiểm tra, thông báo luồng cửa sông, cửa biển. Thường xuyên làm việc ngoài trời, trên sông nước, môi trường hôi thối, bẩn thỉu.

26 Thắp đèn ở các phao trên luồng hàng hải, cửa sông, vùng hồ, dọc theo các sông có vận tải thuỷ.

Làm việc ngoài trời, nguy hiểm, chịu tác động của sóng gió, rung lắc, tư thế lao động gò bó.

VI. XÂY DỰNG (XÂY LẮP)

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Vận hành máy khoan trong hầm. Làm việc trong hầm kín, thiếu dưỡng khí, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của ồn, rung và bụi đá.

2 Nổ mìn trong hầm. Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và NO2.

201

Page 202: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Điều kiện lao động loại V

3 Vận hành các loại xe, máy thi công, xây lắp trong hầm. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn,rung, bụi.

4 Vận hành, lắp ráp, sửa chữa các loại máy, thiết bị phục vụ thi công, xây lắp trong hầm.

Công việc nguy hiểm, làm việc trong môi trường ồn, bụi nhiều.

5 Chuyên xây lắp thủ công trong hầm. Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu ảnh hưởng của ồn và bụi.

6 Xây lắp, sửa chữa lớn thế từ 110 KV trở lên. Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, đường dây, cột điện cao tư thế lao động gò bó.

7 Hàn điện, hàn hơi trong hầm. Nơi làm việc chật hẹp,thiếu ánh sáng, thiếu khí, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của khí độc.

VII. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Nạo vét bùn cống ngầm đô thị. Công việc thủ công, nặng nhọc, hôi thối, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí.

Điều kiện lao động loại V

2 Chôn, cất mồ mả. Công việc rất nặng nhọc, độc hại, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3 Nạo vét bùn cống ngang. Thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, hôi thối, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí.

4 Xây lắp, sửa chữa cống ngầm. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nước bẩn, hôi thối.

5 Thu dọn, cải tạo hố xí hai ngăn và hố xí thùng. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với chất thải hôi thối, bẩn thỉu.

6 Xúc, san bãi rác. Công việc nặng nhọc, thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm nặng.

7 Chế biến rác. Thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm.

8 Hạ cây, chặt cành. Làm việc trên cao nguy hiểm, công việc thủ công, nặng nhọc.

VIII. SẢN XUẤT XI MĂNG

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

202

Page 203: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Điều kiện lao động loại V

1 Vận hành lò nung luyện clinker (lò đứng) Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi và hơi khí độc.

2 Đóng bao xi măng thủ công Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi nồng độ rất cao.

3 Cào, rửa gầm máy nghiền bùn. Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn, thường xuyên ngâm mình dưới nước bẩn.

4 Pha, bổ đá hộc Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, rất nặng nhọc.

IX. SẢN XUẤT GẠCH, GỐM, SỨ, ĐÁ, CÁT, SỎI, KÍNH XÂY DỰNG

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Đốt lò vôi, ra lò vôi và chọn vôi nóng (lò thủ công). Làm việc trên lò cao, công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng và bụi độc.

2 Tháo, đổ xi măng vào máy trộn bê tông. Công việc thủ công, rất nặng nhọc, chịu tác động của bụi xi măng nồng độ rất cao.

3 Cắt, mài đá hoa Granito, đá ốp lát Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung và bụi.

4 Phun cát làm mờ kính Làm việc trong môi trường bụi nhiều, chịu tác động của ồn, rung.

5 Vận hành máy đập, nghiền nguyên liệu sản xuất gạch lửa

Chịu tác động tiếng ồn cao, bụi có nồng độ SiO2 rất cao.

X. SẢN XUẤT THUỐC LÁ

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Vận chuyển, bốc xếp thuốc lá thủ công. Công việc thủ công, rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với nicotin, bụi, nấm mốc.

2 Phun hương liệu (mentol). Làm việc trong phòng kín, hẹp, tiếp xúc trực tiếp với mentol nồng độ cao và nicotin.

XI. SẢN XUẤT GIẤY

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Vận hành, sửa chữa máy điện giải và kiểm nghiệm xút- Công việc nặng nhọc, độc hại, thường xuyên tiếp xúc

203

Page 204: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

clo với bụi amiăng và hoá chất độc hại.

2 Vận hành lò hơi thu hồi (đốt bằng dịch đen). Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

3 Xúc, vận chuyển, cấp vôi bột thủ công để điều chế dịch vôi.

Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với bụi vôi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

XII. DƯỢC

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Sản xuất cao thuốc phiện và các dẫn xuất từ cao thuốc phiện.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với thuốc phiện và các hoá chất độc, nóng.

2 Sản xuất Ete. Công việc nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với Ete, thuỷ ngân, cồn, a xít, ảnh hưởng thần kinh.

3 Sản xuất các sản phẩm hoá dược có sử dụng dung môi hữu cơ.

Điều kiện làm việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của nóng, hoá chất độc mạnh, nguy hiểm.

4 Sản xuất nguyên liệu kháng sinh. Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, hoá chất độc, dễ gây dị ứng và gây kháng thuốc.

5 Sản xuất artemisinin và các dẫn xuất. Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, hoá chất độc mạnh, xăng, gây ảnh hưởng tới sắc tố da.

6 Chuyên bào chế sản xuất thuốc độc bảng A, B. Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của độc dược, dung môi hữu cơ, vô cơ, nóng, bụi, ồn.

7 Chuyên xay, rây, pha chế các loại thuốc: kháng sinh, hoóc môn, hướng tâm thần, gây nghiện, thuốc sốt rét.

Thường xuyên tiếp xúc với chất độc gây kháng thuốc, di ứng, ảnh hưởng thần kinh.

XIII. LÂM NGHIỆP

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Điều tra quy hoạch ở vùng núi cao, rừng sâu và hải đảo. Chuyên đi lưu động trên các địa hình hiểm trở, công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

XIV. THUỶ LỢI

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Lặn khảo sát các công trình thuỷ lợi. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của áp suất cao.

204

Page 205: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

2 Sĩ quan máy, thợ máy tầu công trình. Công việc rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, ồn cao và rung mạnh.

3 Vận hành máy cạp lốp dung tích gầu từ 16m3 trở lên. Công việc rất nặng nhọc, chịu tác động của bụi, ồn cao và rung mạnh, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại V

4 Vận hành, sửa chữa máy bơm điện tại các trạm bơm có từ 5 máy trở lên với tổng công suất trên 100.000 m3/h.

Đi lại liên tục, chịu tác động của tiếng ồn cao, rung kéo dài, tư thế lao động gò bó.

5 Vận hành máy xáng, cạp. Làm việc ngoài trời, trên sông nước, công việc nặng nhọc, tiếp xúc bụi, ồn, rung và dầu mỡ.

6 Vận hành máy cạp xích có công suất trên 220 CV. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu ảnh hưởng của nóng, ồn, rung.

7 Lắp ráp cấu kiện trên cao. Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

8 Điều tra, khảo sát quy hoạch các công trình thuỷ lợi. Thường xuyên lưu động ở vùng sâu, xa xôi hẻo lánh, công việc nặng nhọc.

9 Khoan xử lý thân và nền móng công trình thuỷ lợi. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, rung và bụi nồng độ rất cao.

XV. ĐỊA CHÍNH

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Trắc địa cơ bản ở vùng núi cao, rừng sâu, biên giới, hải đảo.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên đo đạc, khảo sát vùng núi cao và hải đảo.

2 Khảo sát, đo đạc bản đồ biên giới và hải đảo. Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên đo đạc, khảo sát vùng núi cao và hải đảo.

XVI. KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn ở quần đảo Trường Sa và Khu vực DK I.

Làm việc ngoài trời, ngày đêm liên tục, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió.

Điều kiện lao động loại V

2 Quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn ở các đảo còn lại.

Làm việc ngoài trời, ngày đêm liên tục, nguy hiểm.

205

Page 206: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

XVII. KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Lặn sưu tầm mẫu vật biển và nghiên cứu hệ sinh thái ngầm.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, làm việc trong điều kiện sóng lớn, tư thế lao động gò bó.

2 Đo liều phóng xạ, kiểm xa môi trường; vận hành, bảo dưỡng máy phát Notro NA-3C máy gia tốc Microtron M-17

Tiếp xúc thường xuyên với các nguồn phóng xạ liều cao.

Điều kiện lao động loại V

3 Gia công, chế tạo, đo đạc, phân tích mẫu phóng xạ. Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ liều cao.

4 Nghiên cứu và sử dụng các nguồn phóng xạ trong các phòng thí nghiệm.

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ cao.

5 Thủ kho, bảo quản các nguồn mẫu phóng xạ. Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ liều cao.

6 Nghiên cứu công nghệ chế tạo các vật liệu vô cơ và các chất xúc tác.

Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: H2SO4, HNO3, xilen...

7 Phân tích thành phần hoá học và xác định cấu trúc mẫu xạ hiếm.

Chịu ảnh hưởng của các chất phóng xạ và các hoá chất độc như:Hg, H2SO4, HF, benzen...

8 Tổng hợp và phân tích các chất hữu cơ.Tiếp xúc với các hoá chất và dung môi hữu cơ nồng độc cao như: benzen, toluen, clo, methanol...

9 Xử lý và làm tiêu bản thực vật. Tiếp xúc với các hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại như: HgCl, alocol, asen, foomaldehyt.

10 Sinh học phân tử và công nghệ gen. Tiếp xúc với các hoá chất độc hại như: KCl, clorofooc,tretrodoxin và các chất gây đột biến gen.

11 Công nghệ vi sinh vật Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: HgCl2, clorofooc, axeton..., các chất gây đột biến gen và vi sinh vật gây bệnh.

12 Công nghệ tế bào động, thực vật. Tiếp xúc hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại: benzen, tuluen, clorofooc, axeton và các chất đồng vị phóng xạ.

XVIII. VĂN HOÁ - THÔNG TIN

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

206

Page 207: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1 Diễn viên xiếc uốn dẻo, đế trụ, nhào lộn và xiếc khác trên cao.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và ánh sáng có cường độ cao.

Điều kiện lao động loại V

2 Khảo sát, khai quật khảo cổ. Thường xuyên lưu động, công việc rất nặng nhọc, tiếp xúc với các hoá chất và khí độc trong lăng mộ

 3 Múa ballet, múa cổ truyền và hát tuồng. Rất nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và ánh sáng có cường độ cao.

4 Diễn viên rối nước. Luôn phải ngâm mình trong nước bẩn (cả mùa đông và mùa hè), công việc nặng nhọc, thường xuyên phải tiếp xúc với nấm, vi sinh vật gây bệnh, tiếng ồn và khói thuốc pháo.

5 Dạy thú và biểu diễn xiếc thú. Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và ánh sáng cường độ cao.

6 Diễn viên xiếc. Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và ánh sáng cường độ cao.

7 Nhạc hơi, nhạc trưởng. Rất căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của tiếng ồn, ánh sáng có cường độ mạnh.

8 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật trong nhà hầm bảo tàng.

Làm việc trong hầm ngầm, thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn cao, xăng, dầu.

XIX. HÀNG KHÔNG

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Lái máy bay. Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của tiếng ồn cao, rung, thay đổi nhiệt độ, áp suất.

2 Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa radar ở các đài,trạm, sân bay; trắc thủ radar.

Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, điện từ trường dải siêu cao tần.

Điều kiện lao động loại V

3 Tiếp viên hàng không. Căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của tiếng ồn, rung, thay đổi nhiệt độ, áp suất.

4 Cơ giới, đặc thiết, vô tuyến radar máy bay. Chịu ảnh hưởng tiếng ồn cao và phóng xạ.

5 Kiểm soát không lưu: chỉ huy bay đường dài, tiếp cận, Chịu ảnh hưởng tiếng ồn, điện từ trường, căng thẳng

207

Page 208: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

cất, hạ cánh tại sân bay. thần kinh tâm lý, trách nhiệm cao.

6 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy thông tin UHF tần số từ 300 đến 3000 MHZ

Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, điện từ trường dải cao tần.

7 Lắp đặt radar. Làm việc ngoài trời,chịu ảnh hưởng của điện từ trường siêu cao tần, tư thế lao động gò bó.

8 Bốc xếp hàng, hành lý lên, xuống máy bay. Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của ồn, nóng, bụi.

9 Gò, hàn, tán vá, bọc cánh máy bay. Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó, chịu ảnh hưởng của hơi khí độc, bụi, ồn.

 Điều kiện lao động loại V

10 Lái xe vận tải chuyên dùng chở xăng, dầu máy bay từ 16,5 tấn trở lên.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu ảnh hưởng nóng, ồn, rung.

11 Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa anten hàng không cao từ 50 m trở lên.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó, chịu ảnh hưởng điện từ trường, bụi và dung môi pha sơn.

12 Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng đường dây thông tin liên lạc hàng không.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc,chịu tác động của điện từ trường, ồn và bụi

XX. THUỶ SẢN

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tầu đánh cá ngoài khơi và ven biển.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của nóng, rung, xăng, dầu và tiếng ồn rất cao.

Điều kiện lao động loại V

2 Cán bộ, thuyền viên làm việc trên tầu đánh bắt hải sản ngoài khơi và ven biển.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu động của sóng, gió, ồn, rung.

3 Khai thác tổ yến. Thường xuyên làm việc ngoài đảo xa, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm.

4 Vận hành máy xay, nghiền, sấy phế liệu hải sản làm thức ăn gia súc.

Làm việc trong môi trường hôi thối, bẩn thỉu tiếp xúc với nóng, ồn, bụi, nấm và vi sinh vật gây bệnh.

 

DANH MỤC

208

Page 209: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM(Kèm theo Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996)

I. CƠ KHÍ - LUYỆN KIM

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Mạ kim loại và xyanua. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với hơi chì.

2 Sơn, sấy lõi tôn silíc. Tiếp xúc với nóng và dung môi pha sơn.

3 Hàn điện, hàn hơi. Tiếp xúc với nóng và hơi khí độc.

4 Mài khô kim loại. Tiếp xúc với bụi đá, bụi kim loại, rung và ồn.

5 Bả ma tít và sơn xì thân máy. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi, dung môi pha sơn và hơi xăng.

6 Tiện gang. Bụi, căng thẳng thị giác, tập trung chú ý cao.

7 Đập gang bằng tay. Nặng nhọc, tiếp xúc với bụi gang.

8 Pha trộn cát, đất sét để làm khuôn đúc. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nóng và bụi.

9 Phá khuôn đúc bằng chầy hơi. Nặng nhọc, nóng, bụi, rung.

10 Sàng cát bằng máy để làm khuôn đúc. Nặng nhọc, bụi, ồn, tư thế làm việc gò bó.

11 ép nhựa bakêlít. Tiếp xúc với nóng, bụi và hơi khí độc.

12 Sấy khuôn, ruột khuôn đúc bằng lò than. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nóng, bụi, hơi khí độc.

13 Vận hành máy đột dập kim loại. Nóng, ồn, rung, căng thẳng thị giác.

14 Lái cầu trục trong phân xưởng đúc cơ khí. Nóng, bụi, căng thẳng thần kinh tâm lý

15 Tiện gang và cao su rulô xát gạo. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi gang, bụi cao su.

16 Kéo dây đồng và nhôm. Công việc nặng nhọc,tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

17 Nung, ép định hình đồng, nhôm. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn và hơi khí độc.

18 Tráng, sơn cách điện dây điện. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn và hơi khí độc.

19 Tạo hạt nhựa PVC, PP, PE. Công việc nặng nhọc,tiếp xúc với tiếng ồn, bụi và hơi

209

Page 210: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

khí độc.

20 Bọc dây điện bằng nhựa PVC, PP, PE. Chịu tác động thường xuyên của nóng và hơi khí độc.

21 Nấu, đúc gang trong phân xưởng cơ khí. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng, bụi.

22 Làm sạch vật đúc. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn, bụi.

23 Đúc áp lực kim loại (nhôm, đồng). Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi.

24 Hàn thiếc thùng thuốc trừ sâu. Tiếp xúc với nóng và hoá chất trừ sâu, tư thế lao động gò bó.

25 Kéo, cuộn dây thép. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn, bụi.

26 Lấy mẫu, phân tích quặng và sản phẩm kim loại. Thường xuyên tiếp xúc nóng, bụi, As, CO, Mg.

27 Bảo quản, xếp dỡ, đóng gói quặng và sản phẩm kim loại mầu.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với As, Pb, SiO2, ZnO, Mg và Sb.

28 Sửa chữa cơ, điện trong dây chuyền chế biến thiếc, ZnO, Sb, tuyển từ, tuyển nổi.

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi và các loại hoá chất độc, tư thế lao động gò bó.

29 Sấy, đóng bao quặng crôm. Công việc nặng nhọc,tiếp xúc với nóng, crôm, SiO2.

30 Khai thác thủ công quặng kim loại màu. Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với nóng, bụi.

31 Nhúng dung dịch xilen kìm điện. Tiếp xúc với nóng, xilen, dầu thông và xăng.

32 ép gen kìm điện. Tiếp xúc với nóng, hơi, khí độc.

II. ĐỊA CHẤT

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Múc, đổ nước thí nghiệm trong công tác nghiên cứu địa chất thuỷ văn.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc.

2 Bơm, hút nước thí nghiệm lỗ khoan địa chất thuỷ văn Làm việc ngoài trời, công việc thủ công nặng nhọc.

3 Phân tích mẫu địa chất bằng phương pháp hoá, lý, nhiệt và cơ học.

Chịu tác động của ồn, bụi, nóng và các hoá chất độc.

4 Gia công, tuyển khoáng mẫu địa chất. Chịu tác động của ồn và bụi khoáng chất.

210

Page 211: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

5 Phân tích mẫu địa chất bằng phương pháp quang phổ hồ quang.

Chịu tác động của nóng, điện từ trường và hơi khí độc.

6 Phân tích mẫu vàng, bạc bằng phương pháp nung luyện.

Chịu tác động của nhiệt độc cao và hoá chất độc.

7 Lái xe khoan địa chất. Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung.

8 Vận hành máy khoan địa chất. Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nơi làm việc lầy lội, tư thế lao động gò bó.

III. HOÁ CHẤT

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Sàng, sấy hoá chất, phối liệu cao su. Tiếp xúc với nhiệt độ cao, bụi, hoá chất độc.

2 Chế tạo cao su tái sinh. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi than, và hoá chất độc.

3 Lưu hoá các sản phẩm cao su. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các hoá chất độc.

4 Chế tạo băng tải công nghiệp. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với dung môi hữu cơ (benzen) và hoá chất độc.

5 ép suất thành hình săm, lốp ôtô, máy bay, máy kéo. Công việc nặng nhọc,tiếp xúc với nhiệt độ cao, các hoá chất và dung môi hữu cơ

6 Tổng hợp nhựa ankýt sản xuất sơn. Tiếp xúc với phênol, benzen, xilen.

7 Nấu cán kẽm trong công nghệ sản xuất pin. Tiếp xúc với nhiệt độ cao, bụi kẽm.

8 Vận hành lò nung cọc than trong công nghệ sản xuất pin.

Tiếp xúc với nhiệt độ cao,dung môi hữu cơ và bụi.

9 Trộn bột cực dương trong công nghệ sản xuất pin. Tiếp xúc với hoá chất điện giải và bụi

10 Trộn bột ép cọc than trong công nghệ sản xuất pin. Tiếp xúc với nhiệt độ cao và bụi than.

11 Sản xuất khí C2H2 và muội axêtylen. Công việc nguy hiểm, tiếp xúc với khí độc và bụi than.

12 Vận hành bơm cô đặc trong công nghệ tuyển quặng apatít.

Môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với axít và muối axít.

13 Vận hành bơm cấp axít và thùng tiếp xúc trong công nghệ tuyển quặng apatít.

Tiếp xúc với các axít mạnh nồng độ rất cao.

14 Tái sinh dung dịch đồng. Tiếp xúc với các axít vô cơ mạnh.

211

Page 212: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

15 Sản xuất amôn bicácbônát. Tiếp xúc với axít mạnh (HCl) và Cl2.

16 Vận hành tháp rửa bằng dung dịch đồng, kiềm trong công nghệ sản xuất phân đạm.

Tiếp xúc với các chất xút và dung dịch các muối hữu cơ ăn mòn.

17 Đóng bình nguyên liệu, thành phẩm khí và lỏng trong công nghiệp hoá chất

Làm việc trong môi trường nhiều hoá chất độc: C2H2, NH3, CO2.

18 Đóng bao, bốc xếp urê. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc bụi, NH3.

19 Sản xuất than hoạt tính. Thường xuyên tiếp xúc với khí NH3.

20 Sản xuất Bari cabonát (BaCO3). Nặng nhọc, tiếp xúc với bụi, H2SO4.

21 Sản xuất các muối sunfít. Tiếp xúc với axít H2SO4 đậm đặc.

22 Sản xuất tripoly. Tiếp xúc với bụi, axít H3PO4.

23 Sản xuất nước lọc dùng trong công nghiệp sản xuất hoá chất.

Nơi làm việc ẩm ướt, tiếp xúc với Clo và zaven.

24 Vận hành cầu trục, máy vớt bán thành phầm phân lân nung chảy.

Nơi làm việc ẩm ướt, tiếp xúc với bụi và hoá chất độc mạnh (HF).

25 Nạp liệu lò cao sản xuất phân lân nung chảy. Tiếp xúc bụi than đá, khí CO, H2S, CO2 ở nhiệt độ cao.

26 Vận hành băng tải bán thành phẩm phân lân nung chảy. Phải đi lại nhiều, tiếp xúc với ồn, bụi nồng độ rất cao.

27 Vận hành quạt gió cao áp, lò cao sản xuất phân lân nung chảy.

Chịu tác động của ồn, rung và bụi.

28 Kiểm tra lò cao sản xuất phân lân nung chảy. Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, tiếp xúc CO, Fluor, HF.

29 Vận hành cầu trục nạp liệu máy sấy. Tiếp xúc nhiệt độ cao, bụi.

30 Vận hành máy sấy thùng quay sản xuất phân lân. Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, bụi.

31 Vận hành máy nghiền thành phẩm phân lân. Tiếp xúc với bụi, ồn.

32 Vận hành lò đốt cấp nhiệt cho máy sấy. Tiếp xúc với nóng, bụi và khí CO.

33 Vận hành băng tải thành phẩm phân lân. Tiếp xúc với bụi, ồn.

34 Vận hành máy đóng bao phân lân. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi nồng độ rất

212

Page 213: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

cao và ồn.

35 Bốc xếp, vận chuyển bao phân lân. Công việc thủ công, rất nặng nhọc, chịu tác động của bụi.

36 Vận hành máy đập quặng nguyên liệu sản xuất phân lân.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động bụi và ồn.

37 Vận hành băng tải trong dây chuyền sản xuất phân lân. Thường xuyên tiếp xúc với bụi và ồn.

38 Vận hành thiết bị sàng tuyển nguyên liệu khô, ướt trong công nghệ sản xuất hoá chất.

Nơi làm việc ẩm ướt, tiếp xúc bụi, ồn.

39 Sàng tuyển, vận chuyển than trong công nghệ sản xuất phân bón hoá học.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi.

40 Vận chuyển bụi lò cao trong công nghệ sản xuất phân lân nung chảy.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi và hơi khí độc của khói lò cao.

41 ép bánh quặng apatít mịn, than cám trong công nghệ sản xuất phân lân.

Lao động ngoài trời, công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi.

42 Điện phân dung dịch NaCl sản xuất NaOH. Làm việc trong môi trường có Clo và dung dịch bão hoà.

43 Cô đặc xút NaOH. Tiếp xúc với xút ăn da.

44 Sửa chữa thùng điện giải trong công nghệ sản xuất NaOH.

Tiếp xúc với các chất độc mạnh như: NaOH, axít.

45 Sản xuất phèn. Tiếp xúc với bụi, axít H2SO4, khí SO2 và SO3.

46 Trộn ướt, ép bánh thuốc bọc que hàn. Tiếp xúc với bụi MnO2, SiO2.

47 Sấy que hàn bằng lò điện. Tiếp xúc với nhiệt độ cao, bụi fri.

48 Gia công làm sạch bề mặt lõi que hàn điện. Thường xuyên tiếp xúc với bụi sắt và axít.

49 Nghiền, cán, khuấy, trộn, pha mầu; đóng hộp sơn. Tiếp xúc với phenol, xylen, benzen, ôxít crôm, sắt, kẽm.

50 Nấu si, sáp trong công nghệ sản xuất pin. Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, dễ cháy, độc hại.

51 Tuyển chọn Mangan theo phương pháp trọng lực trong công nghệ sản xuất pin.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi mangan.

52 Vận hành máy đạp, sàng quặng mangan. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi, ồn.

213

Page 214: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

53 Cắt vải, dán ống, lốp máy bay, máy kéo, ôtô, mô tô. Tiếp xúc với xăng, dung môi hữu cơ.

54 Chế tạo ống cao su chịu áp lực. Nặng nhọc, tiếp xúc với các hoá chất xúc tác, lưu huỳnh.

55 Đục khuôn mẫu lốp các loại Chịu tác động của tiếng ồn và bụi kim loại

56 Sản xuất bột CaCO3 Tiếp xúc với bụi SiO2, sữa vôi

57 Vận hành băng tải xích, băng tải cao su trong tuyển quặng apatít.

Chịu tác động của rung, ồn và bụi.

58 Vận hành máy sàng ướt tuyển quặng apatít. Nơi làm việc ẩm ướt, chịu tác động của ồn và rung.

59 Vận hành máy nghiền phân cấp tuyển quặng apatít. Làm việc trong môi trường ẩm ướt, ồn, rung và bụi.

60 Vận hành thiết bị tiếp thuốc tuyển quặng apatít. Tiếp xúc thường xuyên với hoá chất độc.

61 Pha chế thuốc tuyển nổi quặng apatít. Tiếp xúc thường xuyên với hoá chất độc

62 Vận hành hệ thống máy lọc thành phẩm quặng apatít. Tiếp xúc dung môi hữu cơ và axít.

63 Vận hành hệ thống máy sấy thành phẩm quặng apaptít. Chịu tác động của bụi, ồn, nhiệt độ cao.

64 Sản xuất ống PVC các loại Tiếp xúc với nóng, bụi, hơi và khí độc.

65 Vận hành máy dệt bao PP, PE các loại. Đứng suốt ca làm việc, chịu tác động của ồn, rung và bụi.

66 Vận hành nồi hơi trong công nghệ sản xuất hoá chất. Tiếp xúc với bụi, khói từ các loại nguyên liệu, các loại dầu nhớt và nhiệt độ cao.

67 Vận hành máy nén khí trong công nghệ sản xuất hoá chất.

Chịu tác động của ồn, rung và hoá chất.

68 Sửa chữa cơ, điện trong dây chuyển sản xuất hoá chất. Làm việc trong môi trường có hoá chất độc, tư thế lao động gò bó.

69 Bọc lót chống ăn mòn trong dây chuyển sản xuất hoá chất

Tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

70 Sửa chữa hệ thống, thiết bị đo lường trong công nghệ sản xuất hoá chất

Làm việc trong môi trường hoá chất độc hại, tư thế lao động gò bó.

71 Vận hành bơm các dung dịch axít, bazơ trong công nghệ sản xuất hoá chất.

Thường xuyên tiếp axít và bazơ độc hại.

72 Vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy sản xuất hoá Làm việc trong môi trường hoá chất độc công việc thủ

214

Page 215: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

chất. công, nặng nhọc.

73 Chỉ đạo kỹ thuật trực tiếp trong dây chuyền sản xuất hoá chất.

Xử lý nhiều công việc phức tạp, chịu tác động của ồn, bụi và hoá chất độc.

74 Sản xuất các hoá chất tinh khiết. Công việc thủ công nặng nhọc, làm việc trong môi trường hoá chất độc hại.

75 Vận hành máy tuyển nổi quặng nguyên liệu. Chịu tác động của ồn, rung.

76 Vận hành máy cấp thuốc tuyển. Tiếp xúc với dung môi hữu cơ và axít.

77 Sản xuất xà phòng kem, xà phòng bột. Thường xuyên chịu tác động của hoá chất, bụi độc.

IV. VẬN TẢI

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Thuyền trưởng, thuyền phó, thuỷ phủ phà, canô lai dắt phà.

Chịu tác động của sóng, gió, ồn, rung, thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu.

2 Điều khiển máy bánh hơi thi công nền, mặt đường. Làm việc nặng nhọc, ảnh hưởng của nóng, bụi và rung.

3 Lái xe vận tải từ 7 tấn đến dưới 20 tấn. Nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý, ồn, rung, nguy hiểm.

4 Lái xe ôtô khách từ 40 ghế đến dưới 80 ghế. Lưu động, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh, chịu tác động của ồn, rung.

V. XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ KHO TÀNG, BẾN BÃI

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Đúc bê tông dầm cầu dự ứng lực, cọc ống ly tâm. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn cao, nóng và bụi.

2 Hàn ống thép phục vụ cọc khoan nhồi. Làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của khí độc (khí hàn).

3 Làm ván khuôn cấu kiện dầm cầu, mố trụ cầu; làm sắt cầu, cầu cáp.

Lao động ngoài trời, nặng nhọc, nguy hiểm.

4 Điều khiển máy đầm bê tông, cấu kiện bê tông. Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, rung và bụi.

5 Đúc đẩy bê tông dự ứng lực Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, ồn và bụi.

215

Page 216: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

6 Vận hành trạm trộn bê tông nhựa nóng tự động (có buồng điều khiển).

Chịu tác động của ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

7 Vận hành máy nấu nhựa, máy sấy đá,nồi hơi bảo ôn trạm trộn bê tông nhựa nóng.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của hơi khí độc và bụi nhiều.

8 Phục vụ trạm trộn bê tông nhựa nóng (vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, tháo bao bột đá vào băng chuyền, xúc và vận chuyển bột đá ở máy sấy thải ra, quét dọn dầu, than... quét dầu, phun dầu vào thùng xe chở bê tông nhựa nóng).

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với hơi khí độc, bụi.

9 Sửa chữa cơ khí thiết bị tại trạm trộn bê tông nhựa nóng.

Làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hơi, khí, bụi độc.

10 Lái các loại xe lu lăn đường. Nặng nhọc, ồn, rung, nóng và bụi nhiều.

11 Điều khiển xa máy ép hơi thổi bụi mặt đường, xe phun nhựa nóng, máy trải thảm bê tông nhựa nóng.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của ồn, rung, bụi, hơi khí độc và nóng.

12 Cuốc, xúc bù, san mặt đường theo máy trải thảm bê tông nhựa nóng.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng, hơi khí độc.

13 Sản xuất bê tông, nhựa đường, nhũ tương. Tiếp xúc thường xuyên với nóng,bụi đá, hơi khí độc hyđrôcacbua axít và các hoá chất phụ gia khác).

14 Duy tu, sửa chữa cầu, đường bộ. Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của bụi

15 Nhân viên hoa tiêu. Làm việc trong buồng lái trên tàu biển, luôn đứng suốt hành trình dẫn tàu, tập trung quan sát cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

16 Đóng bao phốt phát, apatít phân lân, urê,... ở các kho, bến, bãi, cảng sông, cảng biển, ga đường sắt.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi độc.

17 Trắc địa địa hình, địa chất khảo sát đường bộ, đường sông và đường biển.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên lưu động, chịu tác động của bụi, mưa,nắng.

18 Sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện, đường ống trong hầm tàu thuỷ.

Nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

19 Hoả công dưới hầm tàu thuỷ, xà lan. ảnh hưởng nóng, ồn, thiếu dưỡng khí.

VI. XÂY DỰNG (XÂY LẮP)

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Thường xuyên kiểm tra, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật Làm việc trong môi trường ồn và bụi nhiều.

216

Page 217: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

trong hầm.

2 Vận hành máy trộn bê tông. Thường xuyên làm việc trong môi trường ồn và bụi.

3 Vận hành máy phun vữa, phun xi măng. Chịu ảnh hưởng của ồn, công việc nặng nhọc.

4 Xây lắp, sửa chữa cột, đường dây điện dưới 110KV Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó.

VII. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Vệ sinh chuồng thú. Công việc thủ công, bẩn, hôi thối.

2 Trông coi nhà xác, trông coi nghĩa trang, điện táng Công việc đơn điệu, ảnh hưởng thần kinh tâm lý.

3 Duy tu, nạo vét bùn mương, sông, cống thoát nước. Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, tiếp xúc bùn, nước bẩn.

4 Vận hành tầu cuốc, tầu hút bùn, máy bơm nước thải. Làm việc trong môi trường ô nhiễm nặng, chịu tác động của tiếng ồn.

5 Thu dọn rác bến tàu, xe; quét rác đường phố. Thường xuyên tiếp xúc với rác bẩn và bụi nồng độ cao.

6 Nuôi thú dữ. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

7 Lái, vận hành các loại xe chuyên dùng chở phân, rác. Chuyên làm việc trong môi trường bị ô nhiệm bởi rác bẩn.

8 Thu dọn nhà vệ sinh công cộng bến tàu, bến xe; chế biến đất độn phân.

Làm việc trong môi trường ô nhiễm, công việc thủ công, nặng nhọc.

9 Hút phân, hút bùn. Thường xuyên làm việc trong môi trường hôi thối, bẩn thỉu.

VIII. SẢN XUẤT XI MĂNG

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Vệ sinh công nghiệp đầu lò nung. Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của nóng, bụi nhiều.

2 Vận chuyển xi măng bằng xe cầy. Lao động thủ công, nặng nhọc, nóng, bụi.

3 Bốc dỡ xỉ than, thạch cao. Công việc thủ công, nặng nhọc,làm việc ngoài trời, bụi

217

Page 218: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

than vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

4 Gia công nguyên liệu sản xuất xi măng lò đứng (đập, xay, nghiền đá bán thủ công).

Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc ngoài trời, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

5 Sửa chữa các thiết bị sản xuất xi măng trong các phân xưởng sản xuất chính.

Công việc nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó ồn, nóng, bụi nhiều.

6 Vệ sinh công nghiệp trong các phân xưởng sản xuất chính.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó, ồn, bụi nhiều.

7 Vê viên clinker trong sản xuất xi măng lò đứng. Công việc thủ công nặng nhọc, môi trường làm việc nóng, bụi.

8 Vận hành lò quay nung clinker. Làm việc trong điều kiện nóng, bụi, ồn.

9 Vận hành máy xúc clinker trong kho. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn và bụi nhiều.

10 Vận hành các xyclon trao đổi nhiệt. Công việc thủ công, nặng nhọc, nóng, bụi.

11 Chọc xylo xi măng. Công việc thủ công, nặng nhọc, bụi,ồn.

IX. SẢN XUẤT GẠCH, GỐM, SỨ, ĐÁ, CÁT, SỎI, KÍNH XÂY DỰNG

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Vận hành và sửa chữa lò nấu thuỷ tinh. Chịu tác động của bụi và nóng.

2 Vận hành các thiết bị gia công nguyên liệu sản xuất kính (đập, xay, nghiền sa mốt).

Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn và bụi có nồng độ SiO2 cao.

3 Đốt gạch lò vòng, lò tuynen, lò thủ công. Thao tác thủ công trên đỉnh lò, chịu ảnh hưởng của nóng, bụi than, khí CO.

4 Chuyển xếp gạch vào, ra lò vòng. Công việc thủ công nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, nóng, bụi nhiều.

5 Đóng bao vữa samốt, vá, đổi bao sôđa. Công việc thủ công, nặng nhọc, môi trường làm việc nhiều bụi (có nồng độ SiO2 cao).

6 Thông sửa nồi hơi, đường ống dẫn dầu và bơm vét dầu từ xà lan.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, luôn tiếp xúc với bụi bẩn,khí SO2,dầu.

7 Vận hành và sửa chữa lò tôi kính. Làm việc trong môi trường nóng, ồn, vượt tiêu chuẩn cho phép.

218

Page 219: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

8 Đẩy xe goòng nạp liệu sản xuất kính. Công việc thủ công, nặng nhọc, môi trường làm việc nóng, bụi.

9 Điều khiển buồng đốt máy sấy gạch chịu lửa. Làm việc trong môi trường nóng, bụi, ồn.

10 Sửa chữa, bảo dưỡng, kênh lò nung tuynen. Công việc thủ công nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, nóng, tư thế lao động gò bó.

11 Vận hành, sửa chữa máy kéo kính. Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao

12 Sản xuất trục amiang máy kéo kính. Môi trường làm việc bụi, ồn.

13 Tạo hình gạch chịu lửa bằng máy đầm rung và thủ công.

Môi trường làm việc bụi, ồn, rung.

14 Phun men, sửa và làm sạch sản phẩm sứ vệ sinh. Công việc thủ công, nặng nhọc, môi trường làm việc ồn, bụi.

15 Sấy và vận hành trạm bơm dầu FO. Làm việc dưới hầm sâu, nóng, ồn, thiếu dưỡng khí.

16 Vận hành máy quay ly tâm, máy đầm rung trong sản xuất bê tông đúc sẵn.

Làm việc trong môi trường ồn, rung lớn.

17 Cắt, bẻ, treo, tháo, mài và khoan kính. Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, ồn và bụi.

18 Trực tiếp làm việc trong dây chuyền sản xuất má phanh ôtô.

Làm việc trong môi trường nóng, ồn, bụi amiang.

19 Vận hành máy ép gạch chịu lửa. Tiếp xúc với bụi có nồng độ SiO2 cao.

20 Đập tuyển chọn sa mốt thủ công. Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc ngoài trời.

21 Cạo xỉ và phân loại gạch chịu lửa. Công việc thủ công, nặng nhọc, bụi nhiều.

22 Rà gạch lò tuynen. Công việc thủ công, nặng nhọc, bụi nhiều.

23 Phơi, đảo gạch trong nhà kính. Công việc thủ công, đi lại nhiều.

24 Gia công, đổ, rót hồ sản xuất sứ vệ sinh. Làm việc trong môi trường ồn, bụi.

25 Làm khuôn sản phẩm sứ, thuỷ tinh. Công việc thủ công, nặng nhọc, bụi nhiều.

26 Tháo khuôn thạch cao. Công việc thủ công, nặng nhọc.

27 Chuyển, xếp sản phẩm sứ, thuỷ tinh ra, vào lò sấy. Làm việc thủ công, trong môi trường nóng, bụi.

28 Vận hành máy nghiền sa luân. Chịu ảnh hưởng của bụi, ồn, vượt tiêu chuẩn cho phép.

219

Page 220: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

29 Gia công nguyên liệu sản xuất gạch ốp, lát, sứ vệ sinh. Làm việc trong môi trường nóng, bụi, ồn.

30 Trộn nguyên liệu sản xuất gạch lát hoa. Làm việc trong môi trường nóng, bụi, ồn.

31 Gia công cốt thép trong sản xuất bê tông đúc sẵn. Công việc thủ công, môi trường làm việc ồn, bụi.

32 Nấu keo dán; sản xuất matít, giấy ôjalit; pha chế thuốc in ôjalit.

Tiếp xúc thường xuyên hoá chất độc.

33 Hấp tấm bê tông. Tiếp xúc với hoá chất độc.

34 Quét thuốc phòng mục. Tiếp xúc với hoá chất độc.

35 Phơi cót đã tẩm keo phenol. Công việc thủ công, tiếp xúc với các hoá chất độc như HCl, phenol.

X. SẢN XUẤT THUỐC LÁ

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Kiểm tra chất lượng lá thuốc lá. Thường xuyên tiếp xúc với nicotin, nấm, vi khuẩn gây bệnh, tư thế lao động gò bó.

2 Thủ kho, bảo quản lá thuốc lá. Làm việc trong phòng kín, thiếu dưỡng khí, tiếp xúc nicotin nồng độ rất cao, tư thế lao động gò bó.

3 Sây, hấp chân không, cắt cuộng, ngọn thuốc lá. Thường xuyên tiếp xúc với nicotin, nấm mốc, tạp khuẩn gây bệnh.

4 Vận hành dây chuyền chế biến sợi thuốc lá. Chịu tác động của bụi, ồn, nicotin.

5 Hứng sợi, đóng kiện, vận chuyển phụ liệu, sợi thuốc lá trong xưởng.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với nicotin, bụi thuốc lá.

6 Vận hành máy cuốn điếu, đóng bao thuốc lá. Tiếp xúc ồn bụi và nicotin.

7 Vệ sinh công nghiệp tại phân xưởng sản xuất thuốc lá và xử lý thuốc lá phế liệu, phế thải.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi thuốc lá, nicotin nồng độ cao.

8 Vận hành lò rang thuốc lá. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, bụi thuốc lá và nicotin nồng độ cao.

9 Phân loại, chế biến lá thuốc; xử lý lá thuốc mốc. Tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với các loại nấm mốc, tạp khuẩn và nicotin nồng độ cao.

10 Vận hành máy xé, sàng điếu thuốc lá hỏng. Nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi thuốc, nicotin.

220

Page 221: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

11 Sàng, rang, nghiền bụi thuốc lá. Chịu tác động của bụi thuốc lá nồng độ rất cao và nicotin vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

12 Trộn, cán thuốc lá tấm. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nicotin và bụi thuốc nồng độc rất cao

13 Làm sạch, xé, sàng giấy cuốn thuốc lá phế liệu. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nicotin và bụi.

14 Vận hành máy in bao bì và phụ liệu thuốc lá. Thường xuyên tiếp xúc với ồn, toluen vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

15 Nấu thủ công hồ dán thuốc lá. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi và các hoá chất: HCl, distrin, CO.

16 Vận hành hệ thống điều không thông gió. Đi lại nhiều, chịu tác động của ồn, bụi và nicotin.

17 Tước cuộng, làm ẩm lá thuốc bằng thủ công. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc bụi,nấm mốc và nicotin nồng độ rất cao.

18 Vận hành máy khử bụi thuốc lá. Làm việc trong phòng kín,chịu tác động của tiếng ồn cao, bụi nicotin vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần.

XI. SẢN XUẤT GIẤY

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Vận chuyển nguyên liệu (tre gỗ, nứa, bột thải) bằng thủ công.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi.

2 Vận hành máy bóc vỏ gỗ, máy nạp, chặt, sàng nguyên liệu.

Làm việc trên sàn cao, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi và ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

3 Sản xuất bột giấy bằng phương pháp hoá nhiệt cơ. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn, nóng, bụi và các chất độc.

4 Vận hành máy xeo giấy. Đứng quan sát suốt ca làm việc, chịu tác động của nóng, ồn và bụi.

5 Cuộn lại, cắt giấy vệ sinh bán thủ công. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của tiếng ồn, bụi.

6 Vận hành máy tráng phấn giấy. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nhiệt độ cao, hoá chất độc.

7 Sản xuất keo tráng phấn giấy. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn và nhiều loại hoá chất độc.

8 Sản xuất vôi. Thường xuyên chịu tác động của nóng, ồn và bụi nồng

221

Page 222: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

độ rất cao.

9 Chưng bốc, xút hoá. Phải đi lại nhiều, chịu tác động của nóng, bụi vôi và hoá chất độc.

10 Vệ sinh công nghiệp khu vực chưng bốc, xút hoá. Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó,chịu tác động của nóng, bụi và hoá chất.

11 Đổ muối sunphát (Na2SO4) vào lò thu hồi. Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với hoá chất.

12 Vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nơi làm việc hôi thối, chịu tác động của ồn và các hoá chất (NaOH, H2SO4, H2S).

13 Vận hành máy mài lô. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi vợt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

14 Sửa chữa, hàn ống nhựa PVC và derakene. Tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với bụi bông thuỷ tinh và hoá chất độc.

15 Vận hành máy thuỷ lực ép gỗ dán. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hoá chất độc.

16 Cắt cạnh gỗ dãn. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn lớn và bụi nồng độ cao.

17 Đánh bóng bề mặt gỗ dán. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn.

18 Pha chế, tráng keo phenol. Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh.

19 Vận hành máy nghiền bột giấy. Chịu tác động của hoá chất, ồn và bụi.

20 Điều chế phụ gia, hoá chất để phối chế sản xuất giấy. Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

XII. DỆT - MAY

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Vận hành máy cung bông và máy chải cúi. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn.

2 Vận hành dây chuyền sợi. Đứng và đi lại suốt ca làm việc, chịu tác động nóng, bụi và ồn.

3 Vệ sinh máy chải, dây chuyền sợi, dệt, nhuộm. Công việc thủ công, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, bụi, dầu mỡ.

4 Đổ sợi cho máy sợi con, máy se. Phải đi lại nhiều, công việc đơn điệu, nhịp độ lao động

222

Page 223: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

cao, chịu tác động của ồn, bụi.

5 Vận hành máy hồ sợi dọc. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng, ồn.

6 Vận hành máy dệt kiếm. Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, ồn và bụi.

7 Vận hành máy sấy văng, máy sấy cuộn vải. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, ồn và các hoá chất độc.

8 Vận hành máy đốt lông, nấu tẩy vải bằng NaOH, Cl2. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hoá chất độc.

9 Vận chuyển kiện bông, kiện vải, trục sợi, trục vải, hoá chất, thuốc nhuộm.

Công việc thủ công rất nặng nhọc, chịu tác động của bụi, hoá chất độc.

10 Vận hành máy giặt, nhuộm liên hợp. Chịu tác động của nóng, ồn và hoá chất độc.

11 Vận hành máy in hoa trên trục, trên lưới. Chịu tác động của nóng, ồn và hoá chất độc.

12 Vận hành máy cào lông. Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, ồn và bụi nồng độ rất cao.

13 Nhuộm, hấp len, sợi tổng hợp. Chịu tác động của nóng và các hoá chất tẩy, nhuộm.

14 Dệt len thủ công. Công việc nặng nhọc, đơn điệu, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi.

15 Giặt, tẩy, mài quần bò. Chịu tác động của nóng, bụi và hoá chất độc.

16 May công nghiệp. Tư thế lao động gò bó, công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mọi thần kinh tâm lý.

17 Sửa chữa máy sợi, dệt, nhuộm tại phân xưởng. Tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với dầu mỡ, chịu tác động của nóng, ồn, bụi và hoá chất độc.

18 Đúc chì chân kim. Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và hơi chì.

19 Mài ống côn giấy. Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn và bụi nồng độ rất cao.

XIII. DƯỢC

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động củanghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Sản xuất các sản phẩm hoá dược ở các khâu sử dụng Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với hoá

223

Page 224: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

axít vô cơ mạnh,kiềm mạnh, cồn, tinh dầu thông. chất độc, cồn tinh dầu thông và nóng.

2 Nuôi và lấy nọc rắn độc. Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu mùi hôi thối, tanh bẩn.

3 Sản xuất cloral và cloramin. Chịu tác động của hoá chất độc như: Cl2, HCl, H2SO4.

4 Hoà tan, cô, vớt, vẩy,rửa, sấy, xay, rây, đóng gói hở các sản phẩm hoá dược.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của hơi nóng, bụi và hoá chất độc.

5 Chiết xuất, tinh chế các hoạt chất từ dược liệu. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của hoá chất độc, bụi, nóng.

6 Chuyên nấu cao thảo mộc, cao động vật. Công việc nặng nhọc, thường xuyên chịu tác động của nóng.

7 Băm, chặt, sao, tẩm, phơi, sấy, chải mốc dược liệu bằng thủ công.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi nấm, mốc.

8 Xay, rây, nhào trộn, pha chế các loại dược chất, tá dược; vận hành máy dập và bao viên thuốc.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi thuốc có nồng độ cao, nóng, ồn.

9 Pha chế, đóng thuốc dầu nước, cao xoa. Chịu tác động của hơi tinh dầu, ảnh hưởng đến niêm mạc, da, mắt.

10 Pha chế, đóng, hàn thuốc tiêm bằng công nghệ chân không; đóng hàn kháng sinh ở dạng bột.

Phải làm việc trong buồng kín, thiếu không khí, nóng.

11 Sản xuất các loại thuốc từ phủ tạng, thuốc subtilit. Công việc nặng nhọc, phải tiếp xúc với hoá chất độc, nóng, vi khuẩn gây bệnh.

12 Vận hành máy cất nước bằng phương pháp nhiệt. Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

13 Chuyên ủ, kéo, rửa, vẩy ống tiêm bằng thủ công. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu ảnh hưởng của nóng.

14 Chiết xuất và sản xuất thử các sản phẩm hoá dược. Chịu tác động của hoá chất độc.

15 Chuyên bốc vác thủ công nguyên liệu, dược liệu, dược phẩm.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với bụi, hoá chất độc.

16 Trực tiếp kiểm nghiệm các sản phẩm hoá dược, dược phẩm, mỹ phẩm.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

17 Thủ kho kiêm bảo quản nguyên liệu, dược liệu độc A, B.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc hoá chất độc, nóng và bụi.

18 Vệ sinh công nghiệp trong các xí nghiệp sản xuất dược & trang thiết bị y tếnghiệp.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với hoá chất, chất thải công

224

Page 225: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

XIV. NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Sơ chế cà phê (phơi, xát tươi, xát khô, sàng phân loại, đánh bóng, đóng bao hạt).

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng bụi, nóng, ồn.

2 Rang, xay cà phê. Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng nóng, bụi cà phê (kích thích thần kinh)

3 Tiêu hoà vôi trong quy trình các bon nát hoá (trong sản xuất đường mía)

Lao động thủ công nặng nhọc, tiếp xúc với bụi vôi và vôi sữa (ăn mòn da tay)

4 Sản xuất bột canh thủ công Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng nóng, CO, muối, tiêu, hành, tỏi (kích thích niêm mạc đường hô hấp).

5 Vệ sinh công nghiệp trong các xí nghiệp chế biến. Lao động thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với các chất phế thải.

6 Sản xuất nhân giống, chiếu kính, bảo quản trứng tằm trong nhà lạnh.

Làm việc trong môi trường lạnh, thường giốngxuyên tiếp xúc với bụi phấn ngài, formon, axít HCl.

7 Nuôi tằm. Lao động thủ công, tiếp xúc với phân tằm, formon, Bi58, CaCl2 (trừ bệnh cho tằm).

8 Ươm tơ Thường xuyên tiếp xúc với hơi nóng, độ ẩm cao, mùi hôi của nhộng tằm, tay tiếp xúc với nước có protein phân huỷ gây dị ứng, căng thẳng thị giác.

9 Làm mềm tơ, lụa. ảnh hưởng bụi, hoá chất độc,căng thẳng thị giác.

10 In hoa, tẩy chuội, nhuộm, hoàn tất lụa. Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, hoá chất nhuộm, NaOH,dầu (làm mềm tơ).

11 Chế biến phế liệu tơ tằm. Lao động thủ công, thường xuyên tiếp xúc với bụi phế liệu, hoá chất tẩy, mùi hôi của protein phân huỷ.

12 Vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy ươm tơ, dệt lụa, in nhuộm.

Lao động thủ công, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, các chất thải công nghiệp.

13 Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. Làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc hoá chất độc nguy hiểm như: asen, toluen, aceton, Bi58, este.

14 Điều tra, phát hiện dự tính, dự báo bảo vệ thực vật. Làm việc ngoài đồng ruộng, tiếp xúc với các loại hoá chất trừ sâu và côn trùng.

15 Kiểm nghiệm, phân loại, bảo quản hạt giống trong Chịu ảnh hưởng của nóng ẩm, hoá chất HCl, H2SO4,

225

Page 226: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

phòng kín. dithiocacbonat kẽm, cacbary, vectroon.

16 Vận hành máy sàng phân loại hạt điều. Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi và tiếng ồn cao.

17 Vận hành máy chao dầu hạt điều. Lao động nặng nhọc, tiếp xúc thường xuyên nóng và dầu.

18 Tách hạt điều thủ công. Lao động thủ công, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi.

19 Xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh tại các nhà máy chế biến mủ cao su.

Làm việc ngoài trời, lặn, ngâm mình dưới nước bẩn, tiếp xúc với hoá chất độc.

20 Vận hành máy in túi PP, PE hữu cơ. Thường xuyên tiếp xúc với dung môi

XV. THUỶ LỢI

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Lái xe, máy thi công ở các công trình thuỷ lợi. Chịu tác động của rung, ồn, bụi, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2 Sửa chữa xe, máy thi công ở các công trình xây dựng. Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với dầu mỡ.

3 Đóng, mở cửa cống tại cầu công tác ở các đập thủy lợi. Làm việc trên cao,trong mọi thời tiết, công việc nặng nhọc.

4 Thí nghiệm, xử lý đất, bê tông ngoài hiện trường công tại các công trình xây dựng thuỷ lợi.

Lao động ngoài trời, công việc thủ nặng nhọc, tiếp xúc với hoá chất, ồn, rung và bụi.

5 Kiểm tra đê điều. Làm việc ngoài trời, thường xuyên phải đi lại, không kể ngày đêm.

XVI. ĐỊA CHÍNH

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Trắc địa cơ bản ở vùng trung du và đồng bằng. Công việc nặng nhọc, thường xuyên lưu động ngoài trời.

2 Trắc địa địa hình. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó,thường xuyên lưu động ngoài trời

3 Đo đạc địa chính. Công việc nặng nhọc, làm việc ngoài trời, lưu động phân tán ở mọi miền đất nước.

226

Page 227: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

XVII. KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Lựa chọn, phân loại, bảo quản, tu sửa, phục chế tài liệu ở kho lưu trữ trung tâm tư liệu khí tượng thuỷ văn.

Thường xuyên tiếp xúc với khí CO, formôn.

2 Khảo sát khí tượng thuỷ văn ở miền núi và hải đảo. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên lưu động ở các tỉnh miền núi và hải đảo.

3 Hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật quan trắc, đo đạc khí tượng thuỷ văn tại các trạm, các điểm đo ở miền núi, hải đảo.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên đi lưu động đến các trạm trong rừng, ngoài đảo.

4 Quan trắc lưu lượng nước và các yếu tố thuỷ văn ở các trạm thuỷ văn miền núi.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

5 Quan trắc các yếu tố khí tượng cao không trong buồng radar: Meteosit 2, tổ hợp AKB, radar thời tiết.

Làm việc trong phòng kín, thiếu ánh sáng, chịu tác động thường xuyên của tia X, sóng siêu cao tần và ồn.

6 Hoá nghiệm phân tích đất, nước, không khí và vi sinh. Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

XVIII. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu tạo nguồn năng lượng và xử lý môi trường.

Tiếp xúc các hoá chất độc hại: bột chì, H2SO4, SO3...

2 Nghiên cứu công nghệ sản xuất vật liệu compozit, sơn, nhựa, cao su.

Tiếp xúc với các hoá chất, dung môi độc hại: phenol, butanol, toluen, và các axít.

3 Chiết tách các hợp chất có hoạt tính sinh học từ động, thực vật thử hoạt tính sinh học.

Tiếp xúc với các hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại: benzen, toluen, methanol.

4 Phân tích tuổi tuyệt đối của các mẫu quặng. Tiếp xúc với hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại: HF, HCl, HNO3, benzen.

5 Quan trắc bức xạ điện từ trường trái đất dùng nguồn phóng xạ.

Điều kiện làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng của tia phóng xạ.

6 Xử lý và làm tiêu bản động vật (thuộc da, nhồi mẫu động vật...).

Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: foocmaldehyt, Cr2O3 và các hợp chất chứa asen.

7 Sinh hoá và công nghệ enzim. Tiếp xúc với các hoá chất và dung môi hữu cơ độc hại: HgCl2, clorofooc, toluen và CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép

227

Page 228: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

8 Làm tiêu bản hiển vi động vật không xương sống, côn trùng, ký sinh trùng.

Tiếp xúc các hoá chất, các loại alcol, các axít vô cơ, hữu cơ, phenol vượt tiêu chuẩn cho phép.

XIX. VĂN HOÁ - THÔNG TIN

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Vận hành máy in opset, typo, máy xén, kẻ giấy. Thường xuyên tiếp xúc với bụi, ồn và các hoá chất độc.

2 Sửa chữa cơ, điện các máy công cụ, máy in, xén... Tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với ồn, bụi, hoá chất độc và dầu mỡ.

3 Tráng mạ phơi và sửa bản kẽm. Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc và tia cực tím.

4 Chụp ảnh, truyền phim sang kẽm. Thường xuyên làm việc trong buồng kín, thiếu ánh sáng, chịu tác động của hoá chất độc.

5 Sắp chữ điện tử. Làm việc trong buồng kín,chịu tác động của bức xạ ion hoá.

6 Pha chế và bảo quản các loại hoá chất. Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất độc.

7 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị sản xuất phim. Thường xuyên lưu động, chịu tác động của ồn và hoá chất độc.

8 Dựng cảnh, khói lửa. Thường xuyên lưu động theo đoàn làm phim, công việc nặng nhọc, tiếp xúc với hoá chất độc (thuốc súng...).

9 Dựng nhà bạt, rạp xiếc lưu dộng, nhà trưng bày triển lãm.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên lưu động.

10 Chăm sóc, nuôi dưỡng thú. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc các chất thải của động vật, nấm và vi sinh vật gây bệnh.

11 Nhạc công trong các dàn nhạc, đội nhạc. Căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của tiếng ồn, ánh sáng cường độ mạnh.

12 Làm con rối. Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc như: xăng, axeton, sơn ta.

13 Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách, báo, phim, ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ.

Thường xuyên làm việc trong kho kín, thiếu dưỡng khí,tiếp xúc với hoá chất, bụi nấm, mốc

14 Tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng.

Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hoá chất, bụi nấm, mốc.

228

Page 229: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

15 Mộc chạm các công trình di tích lịch sử, tạc tượng và điêu khắc.

Thường xuyên lưu động, công việc nặng nhọc,nguy hiểm,tư thế lao động gò bó.

16 Thông tin lưu động của các tỉnh (miền núi, hải đảo). Thường xuyên lưu động, đi lại nhiều ở vùng rừng, núi và hải đảo.

17 Tráng phim, rửa ảnh. Làm việc trong phòng kin, thiếu ánh sáng, dưỡng khí, tiếp xúc với hoá chất độc.

18 Diễn viên chèo, cải lương, dân ca, kịch, điện ảnh và ca sĩ chuyên nghiệp.

Căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của tiếng ồn, ánh sáng có cường độ mạnh và nóng.

19 Hướng dẫn khách thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh. Phải đi lại và nói nhiều, căng thẳng thần kinh tâm lý.

XX. HÀNG KHÔNG

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Rửa lọc bằng phương pháp siêu âm. Chịu tác động của sóng siêu âm, hơi dầu, nóng.

2 Xúc nạp ắc quy tại sân bay, trung tâm ACC, APP. Làm việc trong môi trường nóng, ồn, hơi độc axít.

3 Bảo quản suất ăn ở kho lạnh. Công việc nặng nhọc, làm việc trong phòng kín, chịu tác động của hơi lạnh

4 Bảo vệ đường băng, sân đỗ máy bay, đài, trạm radar. Làm việc ngoài trời, chịu tác động của ồn, điện từ trường.

5 Sửa chữa các loại xe đặc chủng, đôly tại sân bay. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, điện từ trường, hơi xăng, dầu, hoá chất.

6 Thu gom, xếp, đặt thùng cotainer ở sân bay. Làm việc trong môi trường nóng,ồn cao, công việc nặng nhọc.

 7 May, mộc công nghiệp máy bay. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi, ồn.

8 Vận hành, sửa chữa máy nạp bình cứu hoả.Làm việc trong môi trường ồn, nóng, hơi khí độc CO2.

9 Cứu hoá sân bay. ảnh hưởng tiếng ồn và điện từ trường.

10 Thủ kho và bảo quản hoá chất. Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của hoá chất độc, ồn, bụi.

11 Nhân viên giao, nhận hàng hoá ở kho hàng. Công việc nặng nhọc, bị ảnh hưởng của tiếng ồn, nóng, hơi khí độc.

12 Hướng dẫn máy bay vào sân đỗ. Làm việc ngoài trời, trong môi trường nóng, ồn, căng

229

Page 230: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

thẳng thần kinh tâm lý.

13 Điều hành, khai thác, hiệp đồng, thông báo bay tại sân bay.

Chịu ảnh hưởng điện từ trường, căng thẳng thần kinh tâm lý.

14 Vận hành máy soi chiếu hành lý, kiểm tra an ninh. Chịu ảnh hưởng của phóng xạ, điện từ trường.

15 Sửa chữa, lập trình máy vi tính. Chịu ảnh hưởng bức xạ ion hoá, căng thẳng thần kinh tâm lý.

16 Vận hành, sửa chữa máy, thiết bị đo lường kiểm chuẩn. Chịu tác động của điện từ trường, nóng, ồn.

17 Theo dõi màn hình rada, thiết bị AMSS, AFTN. Chịu ảnh hưởng sóng điện từ, căng thẳng thần kinh tâm lý.

18 Tiếp nhận, cấp phát, vận hành, tra nạp, hoá nghiệm dầu, xăng, dầu hàng không.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc xăng, nóng, ồn.

19 Bảo vệ, sửa chữa và vệ sinh đường ống, kho, bể xăng, dầu.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc hơi bồn, xăng, dầu.

20 Thủ kho xăng, dầu hàng không. Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với xăng, dầu.

21 Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng nhà ga, đường băng, đường lăn, sân đỗ máy bay.

Công việc nặng nhọc, làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi.

22 Vận hành máy ép nhựa phun thổi, in, cắt, dán polime, hút màng PVC, in lưới.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc hoá chất độc, bụi, nóng, ồn.

23 Nấu, chế biến thức ăn cho hành khách. Lao động thủ công nặng nhọc, tiếp xúc với nóng.

24 Vận hành máy thi công xây dựng nhà ga, sân bay. Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn, bụi.

25 Thợ cơ khí máy bay. Làm việc trong môi trường ồn, công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

26 Nhiệt luyện chi tiết máy bay. Lao động nặng nhọc, ảnh hưởng của nóng, ồn.

27 Sửa chữa, bảo dưỡng cấu kiện sắt, thép ở sân bay. Công việc thủ công, nặng nhọc,làm việc ngoài trời trong môi trường ồn, điện từ trường.

28 Bốc xếp hàng hoá, hành lý ở các đội thương vụ, kho hàng hoá.

Công việc nặng nhọc, nóng, ồn.

29 Lái xe tra nạp xăng, dầu máy bay. Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, điện từ trường hơi độc của xăng, dầu.

30 Lái xe đưa, đón khách tại sân đỗ máy bay. Chịu tác động của nóng, ồn, căng thẳng thần kinh tâm

230

Page 231: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

lý.

31 Phân tích, cân đong hoá chất. Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

32 Vệ sinh đường băng, sân đậu máy bay, sân đỗ ôtô, đài, trạm radar.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi.

33 Giám sát dịch vụ mặt đất, trên không tại sân đỗ máy bay.

Đi lại nhiều, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, điện từ trường.

34 Rửa bát đĩa, dụng cụ đựng suất ăn. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc ẩm ướt.

35 Sửa chữa điện, nước tại sân bay. Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của ồn, điện từ trường.

36 Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trung tâm ACC, APP.

Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, điện từ trường.

37 Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa anten hàng không cao dưới 50m.

Làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó, công việc thủ công, nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của bụi, dung môi pha sơn.

38 Quan trắc khí tượng hàng không. Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, điện từ trường.

39 Vệ sinh máy bay,phun thuốc phòng dịch, diệt côn trùng trên máy bay.

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của hoá chất độc, ồn, điện từ trường.

40 Vệ sinh công nghiệp máy bay; xử lý chất thải môi trường; giặt, bọc thảm máy bay.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với bụi bẩn, vi sinh vật gây bệnh.

41 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy thông tin VHF tần số từ 30 đến dưới 300 MHZ.

Chịu tác động của tiếng ồn, điện từ trường.

42 Lắp đặt máy thu, phát. Làm việc ngoài trời, chịu tác động của điện từ trường, tư thế lao động gò bó.

43 Lái, vận hành các loại xe đặc chủng tại sân đỗ máy bay. Làm việc trong môi trường nóng, ồn và điện từ trường.

XXI. THUỶ SẢN

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Nuôi trai lấy ngọc. Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, thường xuyên phải ngâm mình dưới nước.

XXII. SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN MUỐI ĂN

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

231

Page 232: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Điều kiện lao động loại IV

1 Sản xuất muối ăn thủ công. Lao động ngoài trời, công việc thủ công, rất nặng nhọc.

2 Bốc vác, pha trộn và đóng gói muối iốt thủ công và bán thủ công.

Lao động thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, môi trường làm việc có độ ẩm cao.

3 Công nhân sản xuất hoá chất (MgCO3, MgCl2, MgSO4) sau muối ăn.

Công việc thủ công, tiếp xúc với nóng, ẩm và các hoá chất: kiềm, Cl2, NaCO3.

4. Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------

Số: 190/1999/QĐ-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNHVỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI,

NGUY HIỂMBỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 07/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994;Sau khi có ý kiến của Bộ Y tế tại công văn số 1120/YT-DP ngày 25/02/1999 về việc ủy nhiệm cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời: "nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" và "nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".

232

Page 233: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Điều 2: Người lao động làm các nghề, công việc nói ở điều 1, được hưởng các chế độ Bảo hộ lao động, Tiền lương và Bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Đối với các nghề, công việc chưa được quy định trong các danh mục ban hành kèm theo Quyết định này, Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 và Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành cần soát xét và lập thành danh mục gửi Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Y tế để xem xét, ban hành bổ sung. 

Nơi nhận: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW- Văn phòng Chính phủ- Văn phòng Chủ tịch nước- Văn phòng quốc hội- Văn phòng TW và các Ban của Đảng- Cơ quan TW các đoàn thể Xã hội- Sở LĐTBXH, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW- Lưu VP, Vụ BHLĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THỨ TRƯỞNG

Lê Duy Đồng

 

DANH MỤCNGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

(Kèm theo Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)1. Cơ khí, luyện kim:

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Khai thác lộ thiên quặng kim loại màu, Crôm Công việc thủ công, rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thiếu dưỡng khí, thường xuyên tiếp xúc với bụi độc.

2 Vận hành máy nghiền, trộn quặng kim loại màu Chịu tác động của tiếng ồn cao, bụi độc vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhiều lần.

3 Tuyển trọng lực quặng kim loại màu, Crôm Công việc thủ công, chịu tác động của Asen và các ôxýt kim loại.

4 Vận hành cầu trục trong phân xưởng tuyển, luyện quặng và sản phẩm kim loại màu

Thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ cao, bụi, hơi và khí độc.

5 Đóng bao, bốc xếp quặng và sản phẩm kim loại màu

Công việc thủ công, rất nặng nhọc, nơi làm việc lầy lội, chịu tác động của hóa chất độc trong quặng.

6 Chế biến thủ công quặng kim loại màu Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với

233

Page 234: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

các chất độc như: asen, chì...

7 Làm việc trên sàn đúc luyện gang, thép Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nhiệt độ cao và bụi.

8 Làm việc trước lò luyện gang, thép, cốc Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của nóng, bụi, hơi và khí độc.

9 Vận hành máy hút khí (thượng thăng) nhà máy luyện cốc

Thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ cao, hơi khí độc và bụi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhiều lần.

10 Chưng cất dầu cốc và các sản phẩm sau cốc Thường xuyên tiếp xúc với nóng và hóa chất dễ gây bệnh da nghề nghiệp.

11 Xử lý thải xỉ lò cao Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, rất nóng, bụi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép rất nhiều lần.

12 Nấu, sửa chữa lò nấu gang Quy bi lô Công việc rất nặng nhọc, chịu tác động của nhiệt độ cao, bụi, CO và CO2.

13 Sấy bàn khuôn, cần nút Công việc rất nặng nhọc, chịu tác động của nhiệt độ cao, hơi và khí độc.

 

2. Giao thông vận tải:

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Bốc xếp thủ công dưới các hầm tàu vận tải biển Công việc rất nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó.

Điều kiện lao động loại V

2 Sản xuất vỏ tàu và các sản phẩm từ Composic Tiếp xúc với các hóa chất độc như: butanol, axetol, bông thủy tinh...

3 Làm việc trên đốc nổi Thường xuyên làm việc trong hầm chật hẹp, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của nóng và tiếng ồn cao

4 Lặn kiểm tra tàu, vệ sinh lòng bến, đặc goong phục vụ hạ thủy

Công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

 

3. Sắt tráng men, nhựa, tạp phẩm, da, giầy, giấy, gỗ, diêm

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Pha chế mực viết Công việc thủ công, thường xuyên tiếp xúc với Asen

234

Page 235: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

2 Nấu men Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm thường xuyên chịu tác động của bức xạ nhiệt rất cao và hơi khí độc.

 

4. Xây dựng:

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Xây dựng ống khói, lò cao, xi lô bằng phương pháp bê tông cốp pha trượt và cáp dự ứng lực

Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của bụi nồng độ cao.

 

5. Thủy sản:

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu kiểm ngư, tàu nghiên cứu nguồn lợi hải sản

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của rụng và ồn rất cao.

2 Lặng bắt các loại hải sản tự nhiên dưới đáy biển Công việc rất nặng nhọc và rất nguy hiểm.

3 Bốc xếp thủ công ở dưới các hầm tàu đánh cá biển

Công việc rất nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó.

Điều kiện lao động loại V

4 Cán bộ, thuyền viên làm việc trên tàu kiểm ngư, tầu nghiên cứu nguồn lợi hải sản

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động của sóng gió, ồn, rung.

5 Bốc dỡ đá cây, thùng đá lên xuống tàu đánh cá biển

Công việc rất nặng nhọc, nơi làm việc chật trội, tư thế làm việc gò bó.

6 Làm việc thường xuyên trong hầm, kho đông lạnh.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc chật hẹp, rất lạnh.

7 Khai thác nguyên liệu, sản xuất thuốc kích dục cá đẻ.

Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc như: H2SO4, Axêtôn, Axít Benzoic.

8 Lắp đặt, sửa chữa thiết bị cơ điện lạnh, đường ống, van kết trong hầm tàu đánh cá biển.

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động rất gò bó, tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

 

6. Dầu khí

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển Làm việc ngoài trời, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm,

235

Page 236: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc, sóng, gió.

2 Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

3 Chống ăn mòn các công trình dầu khí ngoài biển Công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động của bụi, hóa chất độc, ồn, rung, sóng và gió.

4 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu chứa dầu

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của rung và ồn cao.

5 Thợ lặn dầu khí Công việc rất nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của áp suất cao.

6 Địa vật lý (Karota, định lượng xạ) giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển

Công việc nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

Điều kiện lao động loại V

7 Bơm trám xi măng, dung dịch khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc, ồn, rung.

8 Bốc mẫu giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc, ồn, rung.

9 Xử lý vùng đáy giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của các loại hóa chất độc, ồn, rung.

10 Gọi dòng dầu khí trên các giàn khoan dầu khí ngoài biển

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc, ồn, rung.

11 Khảo sát, thử vỉa giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc, ồn, rung.

12 Karota khí trên các giàn khoan dầu khí ngoài biển

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc, ồn, rung.

13 Bắn nổ mìn giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan dầu khí ngoài biển

Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của hơi khí độc.

Điều kiện lao động loại V

14 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị khai thác, xử lý dầu khí trên các giàn khoan, khai thác dầu khí ngoài biển.

Nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung và hóa chất độc.

15 Vận hành, sửa chữa các thiết bị, máy móc trên tàu chứa dầu và trên các công trình dầu khí ngoài biển

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, rung, thường xuyên tiếp xúc với dầu, mỡ

16 Phòng ngừa và xử lý sự cố dầu khí trên các giàn khoan, khai thác dầu khí ngoài biển

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung.

236

Page 237: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

17 Móc cáp treo hàng trên các công trình dầu khí ngoài biển

Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, ồn và rung.

18 Vận hành máy Xray, máy quang phổ Auger Thường xuyên chịu tác động của các tia xạ.

19 Lắp ráp, sửa chữa các công trình dầu khí Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi nồng độ rất cao.

20 Khảo sát thực địa biển Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của điện từ trường, ồn, rung và sóng gió.

21 Vận hành cẩu nổi từ 600 tấn trở lên Công việc nguy hiểm, chịu tác động của sóng gió, ồn và rung.

22 Bác sỹ sinh lý lặn Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của áp suất cao.

23 Phân tích các chỉ tiêu đặc biệt (P, V, T) của lưu thể và dầu thô

Thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân, và các dung môi hữu cơ.

 

7. Thể dục, thể thao

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Vận động viên quyền anh, võ vật, cử tạ, lặn Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng rất lớn, nguy hiểm và căng thẳng thần kinh tâm lý.

2 Vận động viên bóng đá, đua ô tô, mô tô, ca nô, máy bay, tàu lượn, nhảy dù, đua ngựa

Thường xuyên làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao nặng lượng rất lớn, rất nguy hiểm và căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại V

3 Huấn luyện viên bóng đá, quyền anh, võ vật, lặn, đua ô tô, mô tô, máy bay, nhảy dù, đua ngựa

Cường độ làm việc cao, tiêu hao nặng lượng lớn, nguy hiểm và căng thẳng thần kinh tâm lý.

4 Vận động viên bóng rổ, bóng ném, điền kinh, đua xe đạp, bơi lội, bơi nghệ thuật, bơi thuyền, bóng nước, nhảy cầu, lướt ván, thể dục dụng cụ

Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, nguy hiểm và căng thẳng thần kinh tâm lý.

 

8. Thương binh và xã hội

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Trực tiếp khám, điều trị, xét nghiệm, phục vụ bệnh nhân phong, lao, tâm thần, liệt, chấn thương cột sống, sọ não tại các cơ sở điều trị,

Công việc nặng nhọc, độc hại, thường xuyên tiếp xúc với phân, mủ, nước tiểu bẩn thỉu hôi thối.

237

Page 238: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

điều dưỡng, phục hồi chức năng

2 Đổ, nặn nhựa tổng hợp lỏng làm các chi tiết để sản xuất chân, tay giả bằng phương pháp thủ công

Tư thế làm việc gò bó, thường xuyên tiếp xúc với các dung môi hữu cơ và các hóa chất độc khác.

 

DANH MỤCNGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

(Kèm theo Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)1. Cơ khí, luyện kim:

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Thủ kho, giao nhận quặng và các sản phẩm kim loại màu

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi độc.

2 Bảo vệ bãi khai thác quặng, Crôm Thường xuyên phải đi lại, chịu tác động của ồn và bụi.

3 Trực tiếp chỉ đạo sản xuất trong khai thác, tuyển, luyện quặng kim loại màu và Crôm.

Thường xuyên chịu tác động của ồn, bụi và hơi, khí độc.

4 Sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị khai thác, tuyển, luyện quặng kim loại màu

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của các yếu tố ồn, bụi.

5 Vệ sinh công nghiệp phân xưởng, nhà máy tuyển, luyện quặng kim loại màu

Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi và hơi khí độc.

6 Vận hành quạt gió lò cao, lò cốc Chịu tác động của nhiệt độ cao, bụi và khí độc.

7 Vận hành xe hứng liệu luyện gang Thường xuyên chịu tác động của bụi và khí độc.

8 Đốt lò gió nóng Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nhiệt độ cao và bụi.

9 Sản xuất xỉ bông, xỉ hạt Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng và bụi nồng độ rất cao.

10 Thủ kho dầu cốc Chịu Tác động của nóng, hơi và khí độc.

11 Nạp liệu lò cao Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi CO và CO2

12 Coi nước lò cao Phải đi lại nhiều, chịu tác động của nhiệt độ cao, CO và CO2

13 Vận hành băng truyền cấp liệu cốc và thiêu kết Phải đi lại thường xuyên, nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của bụi nồng độ cao.

14 Điều chỉnh hệ thống nhiệt luyện cốc (Giao hoán) Chịu tác động của nhiệt độ cao, bụi.

238

Page 239: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

15 Vận hành, sửa chữa đồng hồ lưu lượng Tiếp xúc với nhiệt độ cao, bụi và thủy ngân.

16 Phối liệu thiêu kết Chịu tác động của nóng và bụi nồng độ cao

17 Sữa chữa, bơm mỡ bảo dưỡng thiết bị luyện kim Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với nóng, bụi.

18 Vận hành máy, van hơi thiêu kết Công việc rất nặng nhọc, tiếp xúc với nhiệt độ cao, CO, CO2.

19 Bơm nước dập lửa than cốc Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nóng và bụi nồng độ rất cao.

20 Sấy, phân loại quặng Công việc nặng nhọc, nóng, bụi.

21 Vận hành máy nghiền bùn để luyện, đúc gang thép

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc lầy lội, ẩm ướt, chịu tác động của ồn, rung.

22 Thao tác phễu thành phẩm thiêu kết Chịu tác động của nóng, bụi nồng độ cao.

23 Vận hành máy lọc bụi quặng thiêu kết Chịu tác động của nóng và bụi nồng độ rất cao.

24 Trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật luyện gang, thép, cán thép

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, bụi, CO và CO2.

25 Làm việc trên sàn nguội, cắt, bó sản phẩm thép cán.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi.

26 Sản xuất, sữa chữa khuôn kéo dây thép Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với bụi, nóng.

27 Tu sửa đường ống khí than, khí nén, nước nhà máy luyện kim

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của bụi, nóng.

28 Vệ sinh công nghiệp nhà máy luyện kim Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi.

29 Nghiền sàng Đôlômít và vôi Chịu tác động của rung, ồn và bụi.

30 Xuống than và gom than Công việc thủ công nặng nhọc, chịu tác động của bụi nồng độ rất cao.

31 Thủ kho dầu cốc Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với hơi dầu cốc nóng và độc.

32 Bảo quản kim khí Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với dầu, mỡ.

33 Vận hành máy nghiền, sàng bột xây dựng Chịu tác động của ồn, rung và bụi có nồng độ rất cao.

34 Vận hành máy mài, băng dũa Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi.

35 Nhiệt luyện kim loại bằng lò tôi cao tần Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng và bụi.

239

Page 240: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

36 Vận hành máy cắt phôi dũa, máy cán mũi và chuôi dũa

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung.

37 Nung kim loại bằng lò trung tần Công việc nặng nhọc, thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ cao.

38 Đốt, vận hành lò ủ kim loại Công việc nặng nhọc, thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ cao, CO và CO2.

39 Tẩy rửa, nhuộm đen kim loại và các sản phẩm kim loại bằng hóa chất

Thường xuyên tiếp xúc với các loại axít, xút....

40 Mạ Niken, Crôm. Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

41 Chà sàng, cạo rỉ, đánh bóng kim loại Tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của ồn, bụi nồng độ cao.

42 Vận hành máy dập, dũa, mài bi kim loại Thường xuyên tiếp xúc với rung, ồn và hóa chất độc

43 Vận hành máy quay, đánh bóng bi kim loại Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với bụi, ồn

44 Cà đá mài bi Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi, ồn.

45 Đúc chì để gắn đá mài bi Thường xuyên tiếp xúc với nóng và hơi chì.

46 Chọn bi kim loại (đường kính dưới 1cm) bằng mắt

Công việc nặng nhọc, đơn điệu, rất căng thẳng thị giác, tư thế lao động gò bó.

47 Hàn bằng phương pháp nung chảy Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, bụi.

48 Hàn cao áp. Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và khí độc.

49 Nguội sửa chữa xe cơ giới loại từ 10 tấn trở lên và các loại xe chạy bằng bánh xích.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ.

50 Vệ sinh công nghiệp nhà máy cơ khí Công việc thủ công nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với bụi, hóa chất.

 

2. Giao thông vận tải:

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật đóng, sửa chữa tàu, thuyền ở các bến cảng

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó.

2 Sản xuất Matít để xảm vỏ tàu gỗ Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.

 

240

Page 241: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

3. Sắt tráng men, nhựa, tạp phẩm, da, giầy, giấy, gỗ, diêm

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Đốt lò nung men Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, bụi.

2 Pha trộn bột men thủ công Công việc thủ công, thường xuyên tiếp xúc với bụi độc nồng độ cao.

3 Sản xuất keo để gắn các sản phẩm nhựa PVC Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ.

4 Vận hành máy xẻ ống nhựa PVC Tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với bụi nồng độ cao.

5 Vận hành máy xay, nghiền, trộn, cán, đùn, ép nhựa PVC, PE

Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với bụi, hơi và khí độc.

6 Viền mép sản phẩm sắt tráng men Công việc đơn điệu, tư thế lao động gò bó, làm việc trong môi trường nóng.

7 Tráng men thủ công Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với nóng.

8 Cán nhôm lạnh Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của tiếng ồn cao.

9 Hấp, ủ nhôm Công việc nặng nhọc, thường xuyên làm việc trong môi trường nóng, bụi.

10 Căng sấy da, ty da Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh.

11 Hấp da chân không Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với nóng.

12 Mài nhẵn mặt da, lạng da. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gó bó, tiếp xúc với bụi nồng độ cao.

13 Vận hành máy gò giấy. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với ồn và nhiệt độ cao.

14 Sơn, in da và pha chế hóa chất để sơn, in da Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ.

15 Phết keo đế và mũ giầy. Công việc thủ công, rất độc hại, thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ.

16 Vệ sinh công nghiệp nhà máy thuộc da Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc và vi khuẩn gây bệnh.

241

Page 242: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

17 Hấp lưu hóa giầy, dép cao su Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.

18 Cán, luyện cao su trong sản xuất giầy dép Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, ồn, bụi, khí độc SO2 và H2S

19 Sàng, sấy hóa chất phối liệu cao su Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc.

20 Hóa nghiệm, phân tích chất lượng hóa chất, các sản phẩm trong sản xuất giấy

Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc như: HCl, H2SO4, HNO3, HF, CH3COOH...

21 Bảo quản bè gỗ trên sông Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên làm việc ngoài trời, chịu tác động của các vi sinh vật gây bệnh.

22 Bảo quản, ngâm, vớt gỗ trong hồ Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với nước bẩn có nhiều vi sinh vật gây bệnh.

23 Vận hành máy cưa, xẻ gỗ làm diêm Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, chịu tác động của tiếng ồn cao.

24 Làm sạch gỗ ngâm. Công việc thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, tư thế lao động gò bó.

25 Vận hành máy bào, chặt, sấy, sàng, chọn que diêm

Thường xuyên tiếp xúc với ồn và bụi nồng độ cao.

26 Pha chế axít, H3PO4 để tẩm que diêm và thuốc mặt phấn

Tư thế làm việc gò bó, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc.

27 Vận hành máy khuấy, chấm hóa chất đầu que diêm.

Công việc nặng nhọc, Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn và hóa chất độc.

28 Vận hành máy sắp que diêm mộc Chịu tác động của tiếng ồn cao, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

29 Sấy que diêm thuốc và diêm phấn. Công việc bán thủ công, nặng nhọc, làm việc trong môi trường nóng và độc.

30 Vận hành máy xay, nghiền, tán muối KCl2O3 Tiếp xúc với hóa chất dễ cháy nổ, ồn và bụi.

31 Tinh chế muối KCl2O3 Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất dễ cháy, nổ, bụi.

32 Vận hành máy quét mặt phấn Công việc bán thủ công, đơn điệu, tiếp xúc với hóa chất độc.

 

4. Thủy sản:

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

242

Page 243: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1 Chế biến thủy, hải sản đông lạnh Phải đứng suốt ca làm việc, thường xuyên tiếp xúc với nước lạnh, nơi làm việc lầy lội, ẩm ướt.

2 Vận hành hệ thống thiết bị chế biến thủy, hải sản Tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với nóng, ồn, nơi làm việc ẩm ướt.

3 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lạnh, kho lạnh, hệ thống sản xuất đá cây, đá vẩy.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với lạnh.

4 Chế biến chượp,mắm tôm, mắm kem, nước mắm, thủy, hải sản khô; xúc rửa bao bì, bể chượp.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc lầy lội, ẩm ướt.

5 Trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật sản xuất thuốc kích dục cá đẻ.

Chịu tác động của các hóa chất độc như: H2SO4, Axêtôn, axít Benzoic.

6 Sửa chữa thiết bị đánh bắt hải sản Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh.

7 Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở sông, hồ, đầm. Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh.

8 Căng hấp, nhuộm lưới Công việc rất nặng nhọc, thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ cao và hóa chất độc.

9 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị sản xuất, tái sinh cước

Tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của ồn và hóa chất độc.

10 Đánh dĩa sang chỉ trong sản xuất sợi đan lưới Công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với tiếng ồn và bụi.

11 Đánh dây lưới bằng máy và thủ công Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn.

12 Hóa nghiệm, phân tích chất lượng sản phẩm thủy, hải sản

Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc.

13 Sản xuất thức ăn cho tôm, cá. Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi và ồn.

14 Sản xuất Chitin, Chitozan, Gelatin Alginat, Aga-aga

Công việc nặng nhọc, làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với kiềm, axít và thuốc tẩy zaven.

15 Pha trộn các hợp chất Pasta làm gioăng nắp hộp; tráng véc ni thân nắp hộp đồ hộp

Thường xuyên tiếp xúc với NH3, sơn và dung môi hữu cơ.

16 Sản xuất, trực tiếp chỉ đạo sản xuất giống tôm, cá, nhuyễn thể và các thủy, hải sản khác.

Công việc nặng nhọc, làm việc ngoài trời, trong đầm, sông, hồ...

17 Lấy mẫu và phân tích mẫu nước, mẫu sinh vật; xử lý mẫu tiêu bản

Thường xuyên tiếp xúc với H2SO4, HCl...

18 Vận hành máy dệt lưới Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn.

19 Sấy, pha chế, kiểm mẫu viên dầu cá Thường xuyên tiếp xúc với nóng, cồn và Axeton.

243

Page 244: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

20 Vệ sinh công nghiệp nhà máy chế biến thủy, hải sản

Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

 

5. Dầu khí:

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật trên các giàn khoan, khai thác dầu khí

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung.

2 Nấu ăn và phục vụ trên các công trình dầu khí ngoài biển.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn và rung.

3 Thu gom dầu tràn. Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung.

4 Giám thị lặn Thường xuyên chịu tác động của ồn, rung, sóng, gió.

5 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị vận hành khí và đường ống dẫn khí

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung và hóa chất độc.

6 Trực và xử lý sự cố cháy, nổ các trạm bơm khí và đường ống dẫn khí.

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn.

7 Sửa chữa thiết bị khoan, khai thác dầu khí Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu và ồn.

8 Sửa chữa thiết bị địa vật lý giếng khoan dầu khí Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của chất phóng xạ.

9 Trực tiếp chỉ đạo sản xuất, lắp đặt, sửa chữa các công trình dầu khí.

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, bụi.

10 Sản xuất hóa phẩm dầu khí Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với ồn, rung, bụi và các hóa chất độc như: axít đậm đặc, xút...

11 Nấu mỡ từ sản phẩm dầu mỏ Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, dầu, mỡ và các hóa chất phụ gia.

12 Sản xuất, pha chế dầu nhờn. Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với ồn, dầu, mỡ và các hóa chất phụ gia.

13 Vệ sinh công nghiệp các phân xưởng pha chế dầu nhờn, nấu mỡ, sản xuất hóa phẩm dầu khí

Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu, bụi, ồn và các hóa chất độc.

14 Bơm thử áp lực cần, ống khoan dầu khí Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn cao.

15 Sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị nấu mỡ, pha chế dầu nhờn, sản xuất các hóa phẩm dầu khí.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu, bụi, ồn và các hóa chất độc.

244

Page 245: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

16 Gia công mẫu lõi Chịu tác động của bụi, ồn và các hóa chất độc.

17 Tách lọc, phân tích địa - hóa, cơ -lý dung dịch khoan, dầu thô và các sản phẩm dầu khí

Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, xăng và dầu.

18 Chụp ảnh dưới ánh sáng tia cực tím. Thường xuyên chịu tác động của tia cực tím.

19 Phân tích mẫu vi cổ sinh, thạch học và nước vỉa ô nhiễm.

Thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ, axít HF, HCl, HNO3, CH2COOH

20 Tinh chế dung môi hữu cơ và các chất phụ gia. Thường xuyên tiếp xúc với nóng và các hóa chất độc như: Clorofooc, izopropanol...

 

6. Thể dục, thể thao:

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Vận động viên đá cầu, bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt, cầu mây, bắn súng, bắn cung, nỏ, đấu kiếm, cờ vua, cờ tướng.

Cường độ làm việc cao, rất căng thẳng thần kinh tâm lý.

2 Huấn luyện viên bóng rổ, bóng ném, điền kinh, đua xe đạp, bóng nước, bơi, nhảy cầu, lướt ván, đá cầu, bóng chuyền, cầu mây, bắn súng

Thường xuyên làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3 Giáo viên dạy thể dục, thể thao tại các khoa, trường chuyên thể dục, thể thao.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

 

7. Hóa chất

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Lấy mẫu, phân tích chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong dây chuyền sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất...

Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc, ồn và bụi.

2 Vận hành, sửa chữa đồng hồ đo áp lực trong dây chuyền sản xuất hóa chất

Thường xuyên phải đi lại, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của bụi và hóa chất độc.

3 Sửa chữa ắc quy Công việc thủ công, thường xuyên tiếp xúc chì và axít.

4 Thí nghiệm, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm ắc quy

Công việc thủ công, thường xuyên tiếp xúc với hơi, bụi chì và axít.

5 Nạp điện ắc quy trong dây chuyền sản xuất ắc quy

Công việc thủ công, tiếp xúc với hơi, bụi chì và axít.

245

Page 246: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

6 Bốc xếp, vận chuyển hóa chất và các sản phẩm hóa chất trong công nghệ sản xuất hóa chất.

Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc.

 

8. Sản xuất vật liệu xây dựng:

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Xây, vá lò nung Clinke Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi.

2 Chọc két than. Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi, CO và CO2.

3 Vận hành máy xay, nghiền vật liệu chịu lửa Thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn, bụi có hàm lượng SiO2 rất cao.

4 Đốt, vận hành lò nung vật liệu chịu lửa Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi có hàm lượng SiO2 rất cao.

 

9. Thông tin liên lạc:

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị truyền dẫn trên tuyến và mạng điện thoại nội hạt

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó.

2 Trực tiếp chỉ đạo xây dựng cột cao ăngten. Thường xuyên làm việc ngoài trời, chịu tác động của mưa, nắng, bụi, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3 Sửa chữa thiết bị đầu cuối thuê bao (điện thoại, Fax, máy nhắn tin...)

Nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.

4 Tuần tra bảo vệ các tuyến cáp quang Làm việc ngoài trời, thường xuyên phải đi tuần tra không kể ngày đêm, mưa, nắng.

5 Lắp đặt, sữa chữa, bảo dưỡng các tuyến cáp quang

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên làm việc ngoài trời không kể ngày đêm, mưa, nắng.

6 Chuyên khảo sát, đo đạc và lắp đặt các công trình thông tin

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của điện từ trường.

7 Vận hành khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng các tổng đài cửa quốc tế, tổng đài có dung lượng từ 10.000 số trở lên, các đài, trạm thông tin vệ tinh mặt đất, các trung tâm công nghệ, kỹ thuật cao và cáp biển

Công việc đơn điệu, thường xuyên chịu tác động của điện từ trường.

246

Page 247: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

8 Hộ tống viên kiêm lái xe ô tô bưu chính có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên hoặc trên các tuyến đường thư thuộc mạng cấp II ở các tỉnh miền núi

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên chịu tác động của rung và xóc.

9 Hộ tống bưu chính trên phương tiện tàu hỏa tuyến Bắc - Nam

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi, rung, xóc.

 

10. Sản xuất bánh kẹo

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Vận hành máy sản xuất giấy tinh bột Nơi làm việc chật hẹp, nóng, thiếu dưỡng khí, độ ẩm vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, tư thế làm việc gò bó

2 Nấu kẹo thủ công Công việc rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của nóng, CO, CO2

3 Nấu kẹo bằng hơi Công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nóng, tư thế lao động gò bó.

4 Làm nguội kẹo và quật kẹo thủ công Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng.

5 Nướng bánh quy và kem xốp thủ công Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng.

 

11. Du lịch

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Nấu ăn trong các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể có từ 100 suất ăn trở lên

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên chịu tác động của nóng.

2 Cứu nạn ở các bãi tắm biển Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên chịu tác động của sóng gió.

 

12. Thương binh và xã hội:

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Làm việc trong các cơ sở điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng bệnh nhân phong, lao, tâm thần, liệt, chấn thương cột sống, sọ não

Thường xuyên làm việc trong môi trường lây nhiễm cao, rất căng thẳng thần kinh tâm lý.

2 Sản xuất các dụng cụ chỉnh hình (chân, tay giả, Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi, ồn rất cao.

247

Page 248: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

giầy, nẹp, áo chỉnh hình...)

5. Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc 

---------------

Số: 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNHVỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI,

NGUY HIỂMBỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;Căn cứ Nghị định số 96/CP, ngày 07/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 23/6/1994;Sau khi có ý kiến của Bộ Y-tế tại công văn số 10052/ YT-DP ngày 21/12/2000 về việc uỷ nhiệm cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

QUYẾT ĐỊNHĐiều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời: "Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".Điều 2. Người lao động làm các nghề, công việc nói ở Điều 1 được hưởng chế độ Bảo hộ lao động, Tiền lương và Bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.Điều 3. Người lao động ở các ngành khác làm các nghề, công việc giống như các nghề, công việc nói ở Điều 1, cũng được hưởng chế độ Bảo hộ lao động, Tiền lương và Bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành như các nghề, công việc nói ở Điều 1;Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Đối với các nghề, công việc chưa được quy định trong các danh mục ban hành kèm theo Quyết

248

Page 249: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

định này, Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 và Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH , ngày 03/03/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành cần soát xét và lập danh mục gửi Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Y-tế để xem xét và ban hành bổ sung. 

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

 

DANH MỤCNGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI VI, V) VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI,

NGUY HIỂM (LOẠI IV) (Kèm theo Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội )

1- CÔNG NGHIỆP

A- KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN CAO LANH

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 Bắn mìn để khai thác cao lanh Làm việc ngoài trời nặng nhọc, nguy hiểm; chịu tác động của tiếng ồn, bụi đất đá có hàm lượng SiO2 cao.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Khai thác cao lanh thủ công tại mỏ lộ thiên

Làm việc ngoài trời thủ công, nặng nhọc; chịu tác động của nhiệt độ nóng, lạnh, gió chênh cao ở mong sâu và bụi đá có hàm lượng SiO2 cao.

2 Chế biến cao lanh thủ công Công việc ngoài trời nặng nhọc, thủ công, đơn điệu; chịu tác động của bụi đất đá có hàm lượng SiO2 cao.

B- CƠ KHÍ

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Khoan, bào, tiện gang Bụi, căng thẳng thị giác, tập trung chú ý cao.

249

Page 250: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

C- ĐIỆN

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Nấu, trộn tẩm, ép nhựa Bakelit Công việc thủ công, nặng nhọc; tiếp xúc với nhiệt độ cao và hoá chất độc vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (Phenol, Formalin, Amoniac...)

D- SẢN XUẤT GIẤY

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Trồng, chăm sóc và khai thác rừng (trong các lâm trường nguyên liệu giấy).

Làm việc ngoài trời; công việc thủ công, nặng nhọc; tiếp xúc với côn trùng gây bệnh.

E- SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT VÀ HƯƠNG LIỆU MỸ PHẨM

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Ép dầu thực vật Công việc bán thủ công, nặng nhọc; chịu tác động của nhiệt độ cao, bụi.

2 Chế biến dầu thực vật (Trung hoà, tẩy màu, khử mùi, sản xuất Shortening, Magrine)

Làm việc trên sàn cao, trơn dễ bị trượt ngã. Chịu tác động của nóng, bụi, ồn.

3 Bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu và dầu thực vật thành phẩm

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc; chịu tác động của bụi, mùi ẩm mốc của nguyên liệu.

4 Sản xuất than hoạt tính từ sọ dừa

Công việc bán thủ công, nặng nhọc; Chịu tác động của bụi than và nhiệt độ cao.

5 Sấy nông sản Công việc thủ công, nặng nhọc; tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, bụi, nấm mốc và vi sinh vật

250

Page 251: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

gây bệnh.

6 Nấu xà phòng thủ công Công việc thủ công, nặng nhọc; tiếp xúc thường xuyên với xút (NaOH) và nhiệt độ cao.

7 Xúc rửa bao bì đựng dầu (thùng phuy, can nhựa...)

Tiếp xúc thường xuyên với nước nóng, lạnh và hoá chất xúc rửa (NaOH), môi trường ẩm ướt, lao động thủ công đơn điệu.

F- RƯỢU - BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 Tráng Parafin trong bể chứa rượu Làm việc trong hầm kín, nóng, thiếu oxy, nồng độ hơi cồn cao. Tư thế lao động rất gò bó, công việc thủ công.

2 Lên men bia trong hầm lạnh Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc trong môi trường lạnh (2-5 0C ), ẩm ướt, nồng độ CO2cao.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Vận chuyển nguyên liệu nấu rượu, bia, nước giải khát

Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc trong môi trường bụi cao.

2 Xay nghiền nguyên liệu để sản xuất rượu, bia

Chịu tác động của tiếng ồn lớn, bụi nhiều. Công việc bán thủ công.

3 Vận hành thiết bị nấu nguyên liệu sản xuất rượu.

Công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.

4 Đường hoá lên men trong qui trình sản xuất rượu.

Môi trường lao động ẩm, tiếp xúc với Focmon, CO2, nấm và các hoá chất khác. Tư thế lao động gò bó, công việc nặng nhọc.

5 vận hành thiết bị chưng cất cồn Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc thường xuyên với hơi cồn, aldehyt và các hoá chất độc hại khác.

6 Phân tích kiểm tra chất lượng cồn trong qui trình sản xuất rượu, bia, nước giải khát.

Tiếp xúc thường xuyên với Etylic nồng độ cao và các hoá chất độc.

251

Page 252: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

7 Chưng cất hương liệu sản xuất rượu mùi.

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc thường xuyên với cồn và các hương liệu. Tư thế lao động gò bó, công việc nặng nhọc.

8 Lên men hoa quả để sản xuất rượu vang.

Môi trường lao động ẩm ướt,tiếp xúc thường xuyên với các loại vi sinh vật, khí CO2. Tư thế lao động gò bó, công việc thủ công nặng nhọc.

9 Vận hành hệ thống máy nén khí lạnh bằng NH3.

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, tiếp xúc thường xuyên với NH3 ảnh hưởng thần kinh.

10 Vận hành thiết bị thu hồi khí CO2và bảo quản bình chứa CO2.

Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với CO2

11 Vận hành thiết bị nấu lọc bia, nước giải khát

Công việc bán thủ công nặng nhọc. Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi nhiều.

12 Làm việc trong dây truyền rửa chai, lon rượu -bia -nước giải khát

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, tiếng ồn, nhiệt độ cao.

13 Bốc xếp thủ công thùng két trong sản xuất rượu -bia -nước giải khát.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc bụi nhiều.

14 Sản xuất hộp catton đựng chai, lon rượu -bia -nước giải khát

Làm việc trong môi trường nóng, bụi, ồn tư thế lao động gò bó.

G- CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Chế biến dịch sữa Công việc nặng nhọc; tư thế lao động gò bó; làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, ẩm ướt, tiếng ồn lớn, bụi nhiều.

2 Vận hành hệ thống tháp sấy bột sữa, bột dinh dưỡng, tháp cô đặc sữa tươi.

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi nhiều, tập trung chú ý cao.

3 Vận hành thiết bị rót và đóng gói Làm việc trong phòng kín, kém thông thoáng, độ

252

Page 253: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

sản phẩm. ẩm thấp, tiếng ồn lớn; nhịp điệu lao động khẩn chương, đơn điệu,tư thế lao động gò bó, độ tập trung quan sát cao

4 Sản xuất hộp thiếc đựng các sản phẩm từ sữa, trái cây...

Công việc nặng nhọc, đơn điệu, thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn.

5 Bảo quản các sản phẩm trong nhà lạnh.

Nhiệt độ thay đổi đột ngột, thường xuyên phải làm việc trông môi trường -30 0C. Công việc thủ công, nặng nhọc, đơn điệu.

6 Trộn nguyên liệu (bột mì) trong sản xuất mì ăn liền

Công việc bán thủ công, nặng nhọc; chịu tác động của bụi, nhiệt độ cao, ồn và rung.

7 Cán, hấp, bỏ mì vào khuôn trước khi chiên

Làm việc trong môi trường nóng, ẩm; công việc bán thủ công, đơn điệu, nguy hiểm ( khâu cán)

8 Vận hành lò dầu, lò chiên (mì, đậu phộng)

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm; thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, dầu trơn dễ gây tai nạn.

9 Vận hành máy tráng, hấp các loại thực phẩm bằng gạo

Môi trường lao động nóng, ẩm; công việc bán thủ công, đơn điệu; đi lại, đứng quan sát suốt ca làm việc.

10 Thu hồi sản phẩm sau sấy Môi trường lao động nóng; công việc bán thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

11 Nghiền phôi cháo Công việc bán thủ công, nặng nhọc; ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi.

12 Chế biến nguyên liệu, pha trộn, đóng gói bột canh, bột gia vị

Công việc bán thủ công, nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao và nhiều loại nguyên liệu gây kích thích niêm mạc, mắt mũi, da.

13 Snack mì (xay, sàng, tái chế mì vụn)

Công việc thủ công; tiếp xúc với nhiệt độ cao và bụi.

14 Chế biến tương ớt Công việc thủ công; môi trường lao động nóng, ẩm ướt; tiếp xúc với ớt (khi xay, nấu,nghiền) gây kích thích da, niêm mạc.

2- ĐỊA CHÍNH

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

253

Page 254: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1 Đo đạc địa hình đáy biển Công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm. Thường xuyên làm việc trên biển, chịu áp lực của sóng biển, tiếng ồn cao và rung mạnh.

3- SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 Công nhân đốt lò nung gạch chịu lửa Công việc nặng nhọc; chịu tác động của nhiệt độ cao và bụi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

2 Công nhân xếp - ra lò gạch chịu lửa Công việc nặng nhọc; chịu tác động của nhiệt độ cao và bụi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

4- NÔNG NGHIỆP

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 Khoan tay thăm dò khai thác nước ngầm

Công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc lầy lội bẩn thỉu. Đi làm lưu động tại các vùng rừng núi, hải đảo.

2 Khảo sát đo địa vật lý thăm dò khai thác nước ngầm

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, luôn lưu động ở vùng núi cao, rừng sâu, hải đảo.

3 Công nhân xây lát đá thuỷ lợi (kể cả làm rồng đá)

Công việc ngoài trời, lao động thủ công, nặng nhọc; tư thế lao động gò bó, nguy hiểm; ảnh hưởng của bụi vôi, xi măng, cát...

4 Trực tiếp kiểm tra, giám định cà phê và nông sản xuất nhập khẩu tại các vùng núi sâu, xa và trên tàu biển.

Công việc lưu động, liên tục căng thẳng; ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt và thay đổi thất thường của vùng; môi trường lao động: nóng, bụi, ồn và liên tục phải hít ngửi vi sinh vật nấm mốc, gây bệnh.

5 Thử nếm, cảm quan chất lượng cà Cường độ thử nếm cao, ảnh hưởng trực tiếp hàm

254

Page 255: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

phê và hàng hoá nông sản xuất khẩu từ 400 cốc/ ngày trở lên.

lượng caphein cao và các tạp chất lẫn trong cà phê như nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh.

6 Kiểm dịch thực vật và khử trùng hàng hoá nông, lâm sản xuất nhập khẩu trên tầu biển, xà lan, trong Xilo.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm do trèo cao, mang vác nặng trong điều kiện có sóng, gió biển; ảnh hưởng trực tiếp các loại hoá chất để khử trùng: PH3, CH3Br; làm việc ngoài trời hoặc trong hầm tầu, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí.

7 Làm việc trong hầm men bia lạnh Nhiệt độ thấp, ẩm; Chịu ảnh hưởng của khí amoniac (NH3) và cácbonic (CO2)

8 Phun cát tẩy gỉ để mạ kẽm Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng bụi, rung, ồn trong suốt ca làm việc.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Vận hành máy khoan thăm dò, khai thác nước ngầm (kể cả lái xe)

Luôn phải lưu động tại vùng rừng núi, hải đảo thiếu nước ngọt, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp ồn rung lớn, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc bẩn thỉu.

2 Xây lắp đường ống nước, bể nước trên vùng cao.

Lao động nặng nhọc, nguy hiểm và luôn phải đi lưu động vùng rừng núi, hải đảo

3 Chăn nuôi dê, thỏ Lao động thủ công, nơi làm việc ẩm ướt, hôi thối, luôn phải tiếp xúc với nấm và vi sinh vật gây bệnh.

4 Phân tích, kiểm tra, xử lý, lưu trữ hồ sơ giám định xuất nhập khẩu cà phê và hàng hoá nông sản trên máy vi tính.

Công việc khẩn chương, căng thẳng, đảm bảo nhanh tiến độ giao nhận hàng ngoài cảng; thường xuyên tiếp xúc với màn hình, chịu ảnh hưởng của điện từ trường.

5 Phân tích, kiểm nghiệm chất lượng cà phê và hàng hoá nông sản xuất nhập khẩu trong phòng thí nghiệm

Thường xuyên tiếp xúc với các loại chất độc hại và các chất dung môi hữu cơ như hecxan, toluen, ête etylic, ête petrol... để phân tích các độc tố (nấm mốc gây ung thư); xác định các loại sâu mọt, côn trùng.

6 Kiểm dịch thực vật và khử trùng hàng hoá nông, lâm sản xuất nhập khẩu tại các kho tàng bến bãi, container, trên ô tô,

Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng trực tiếp các loại hoá chất để khử trùng như Phosphin (PH3) metyl bromide (CH3Br) C02, DDVP. Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí.

255

Page 256: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

7 Luyện, cán cao su để làm lốp ô tô các loại xe nông nghiệp

Công việc nguy hiểm; thường xuyên tiếp xúc với hoá chất nồng độ cao, nóng, bụi.

5- THƯƠNG MẠI

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 Giám định dầu thô ngoài dàn khoan

- Làm việc ở ngoài khơi, xa bờ, chịu tác động của sóng, gió, thời tiết khắc nghiệt, trèo cao, công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Giám định tàu thuỷ trước khi phá dỡ hoặc sửa chữa.

- Làm việc dưới hầm tàu (sâu 20-30m)trong điều kiện môi trường độc hại, thiếu dưỡng khí và nguy hiểm.

2 Giám định các công trình xây dựng thiết bị toàn bộ

- Công việc lưu động, ngoài trời, chịu ảnh hưởng của nắng, nóng, gió, bụi.

3 Giám định hàng hoá xuất, nhập khẩu ở các kho, bãi, hầm chứa hàng.

- Công việc lưu động, ngoài trời, chịu ảnh hưởng của bụi bẩn lớn, nóng, lạnh (kho lạnh)

4 Phân tích, kiểm nghiệm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trong phòng thí nghiệm.

Phải thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại.

5 Khử trùng, xông hơi, chiếu xạ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu

Tiếp xúc trực tiếp với hoá chất để khử trùng như Phosphin (PH3) metyl bromide (CH3Br), DDVP. Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí.

6- VĂN HOÁ - THÔNG TIN

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa biển quảng cáo

Công việc lưu động, ngoài trời; thường xuyên làm việc trên cao nguy hiểm, mang vác nặng.

2 Chiếu phim lưu động tại vùng nông thôn, rừng, núi, hải đảo.

Thường xuyên đi lưu động ở các vùng nông thôn và vùng núi, hẻo lánh; mang vác máy móc nặng, bụi bẩn.

256

Page 257: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

3 Hướng dẫn khách thăm quan trong khu di tích Phủ Chủ tịch

Cường độ lao động cao, liên tục đi lại và thuyết minh trong ca làm việc; căng thẳng thần kinh tâm lý.

7- DU LỊCH

Số TT

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Sơ chế thực phẩm phục vụ chế biến các món ăn từ 100 suất ăn trở lên trong nhà hàng, khách sạn

Lao động thủ công nặng nhọc, đứng, cúi khom, di chuyển ngắn liên tục trong ca; tiếp xúc với nóng, ẩm ướt, khí CO2 từ chất đốt.

2 Rửa bát đũa và đồ dùng ăn uống trong các nhà hàng, khách sạn.

Công việc nặng nhọc, khẩn chương, liên tục; đứng, cúi suốt ca; chịu ảnh hưởng của nóng, ẩm ướt và hoá chất tẩy rửa.

3 Bảo quản, cấp phát, vận chuyển thực phẩm trong kho lạnh.

Chịu tác động nóng, lạnh (dưới 0 0C) đột ngột; vận chuyển thực phẩm nhiều lần trong ca làm việc.

4 Vệ sinh nhà bếp, cống rãnh khách sạn.

Công việc nặng nhọc, không cố định; tiếp xúc bụi bẩn, ẩm ướt, khí CO2 và nấm mốc vi sinh.

5 Giặt, là thủ công trong khách sạn.

Công việc nặng nhọc, thủ công; tiếp xúc trực tiếp với nóng, ẩm ướt và thuốc tẩy rửa: sút, a xit...

6 Lái xe ô tô du lịch từ 40 chỗ ngồi trở lên

Lưu động, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh, chịu tác động của ồn, rung, hơi xăng.

8- GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 Thí nghiệm vật lý hạt nhân Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ

2 Thí nghiệm hoá phóng xạ Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ, hoá chất độc hại

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

257

Page 258: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1 Thí nghiệm hoá, sinh, điện cao áp. Làm việc trong phòng kín, ảnh hưởng của điện từ trường cao, tiếp xúc với hoá chất độc, điện áp cao và các vi sinh vật gây bệnh.

2 Thủ kho hoá chất Làm việc trong môi trường kín, chật hẹp; tiếp xúc với hoá chất độc hại.

9. CÁC NGHỀ VẬN DỤNG CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP

Số TT

Tên nghề, công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện LĐ loại

Ghi chú

1 Khảo sát đo địa, vật lý

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, luôn lưu động ở vùng núi cao, rừng sâu, hải đảo, thiếu nước ngọt

5 Vận dụng

QĐ 1629,

Mục: Địa chất

Chức danh số 14

2 Luyện cao su Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất có nồng độ cao, nóng, bụi

Vận dụng QĐ 1453

- Mục Hoá chất

Chức danh số 10

3 Làm việc trong hầm men bia lạnh

Vận dụng

Mục

Chức danh số

4 Phun cát tẩy rỉ: Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng bụi, rung, ồn trong suốt ca làm việc

5 Vận dụng:

QĐ 1453

Mục: Cơ khí

Chức danh số 4

5 Mạ kẽm Chịu tác động của nhiều loại hơi khí độc: chì, HCl, NH3, NH4OH,NH4Cl,ZnO

4 Vận dụng:

QĐ 1453

Mục: Cơ khí

Chức danh số 13

6 Phân tích, kiểm nghiệm chất lượng cà phê và hàng nông sản XNK

Thường xuyên tiếp xúc với các loại chất độc hại như H2S04đậm đặc. HCl, HN03 và các chất dung môi hữu cơ như hecxan,

4 Vận dụng

QĐ - Mục:

258

Page 259: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

trong phòng thí nghiệm

toluen, ête etylic, ête petrol... để phân tích các độc tố như aflatoxin ochratoxin (nấm mốc gây ung thư). Xác định các loại sâu mọt, côn trùng.

Thương mại

Chức danh số 4

7 Trồng, chăm sóc, thu hái các loại cây thức ăn gia súc để chăn nuôi dê, thỏ và nuôi các loại gia súc, gia cầm khác.

Làm việc ngoài trời, lao động thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

4 Vận dụng: QĐ 915

Mục Nông nghiệp

Chức danh số 4

6. Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 9 năm 2003

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNHCỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ

1152/2003/QĐ-BLĐTBXH NGÀY18/9/2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ

ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂMBỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;Sau khi có ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 7263/YT-DP/AIDS ngày 24/07/2003 về việc uỷ nhiệm cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,

259

Page 260: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời:"Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".Điều 2. Người lao động làm các nghề, công việc nói ở Điều 1 được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật Lao động, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.Điều 3. Người lao động ở các Bộ, ngành làm các nghề, công việc như các nghề, công việc ban hành tại Quyết định này và các Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 3/3/1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì được áp dụng và được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội như các nghề, công việc đã ban hành.Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. đối với các nghề, công việc chưa được quy định trong các danh mục kèm theo các Quyết định kể trên, các Bộ, ngành cần soát xét và lập danh mục gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế để xem xét và ban hành bổ sung. 

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

 

DANH MỤCNGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI VI, V) VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI,

NGUY HIỂM (LOẠI IV) (Kèm theo Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1. CÔNG NGHIỆP

A. KHAI THÁC MỎ

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của

nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 Rèn búa máy từ 1 tấn trở lên. Chịu tác động của nhiệt độ cao, rung động lớn, và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

2 Chỉ đạo sản xuất trực tiếp trong hầm lò (quản đốc, phó quản đốc, đội trưởng lò, lò trưởng).

Giải quyết nhiều công việc phức tạp; nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của bụi, ồn, khí CO2.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

260

Page 261: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1 Vận hành cầu poóc-tích, máy bốc rót than nhà máy sàng tuyển than.

Làm việc trên cao, chịu tác động của nắng, nóng và bụi; căng thẳng thần kinh tâm lý.

2 Vận hành toa xe tự lật nhà máy sàng tuyển than.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của nắng, nóng, bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

3 Sửa chữa cơ điện trong nhà máy sàng tuyển than.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó; tiếp xúc thường xuyên với dầu mỡ, bụi than, nhiệt độ cao, rung và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

4 Thay mỡ, bơm dầu ổ trục các thiết bị nhà máy sàng tuyển than.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với dầu, mỡ; ảnh hưởng của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

5 Bẩy xe, chèn xe trong gầm nhà sàng tuyển than.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm; chịu tác động của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

6 Xúc dọn thủ công than và tạp chất trên tàu, xà lan, băng truyền tải và trong nhà máy sàng tuyển than.

Công việc nặng nhọc; chịu tác động của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

7 Nhặt than, nhặt tạp chất trên băng chuyền nhà máy sàng tuyển than.

Công việc đơn điệu; chịu tác động của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

8 Dỡ tải than (chọc than, đổ than, mở máng than...) trong nhà máy sàng tuyển than.

Chịu tác động của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép; công việc có yếu tố nguy hiểm.

9 Móc ngáo (móc cáp, móc xích) trong nhà máy sàng tuyển.

Công việc nặng nhọc, đơn điệu; làm việc ngoài trời, chịu tác động của môi trường (nóng, lạnh, gió...) và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

10 Sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị khai thác than (khoan, xúc, gạt, ủi...).

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó; tiếp xúc với bụi bẩn và dầu mỡ.

11 Chỉ đạo sản xuất trực tiếp khai thác than lộ thiên và trong nhà máy sàng tuyển (quản đốc, phó quản đốc, đội trưởng).

Chịu tác động của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép.

B. CƠ KHÍ - LUYỆN KIM

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Tiện, phay, bào, cưa phíp, bakelit. Chịu tác động của bụi gỗ phíp, bụi bakelit, hơi Phenol nồng độ cao.

2 Sơn tĩnh điện. Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, nơi làm việc nóng, thiếu

261

Page 262: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

không khí.

3 Vận hành búa máy. Chịu tác động của nhiệt độ cao, rung động lớn, và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

C. ĐIỆN

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của

nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 Kiểm tra kim loại bằng quang phổ và siêu âm trong các nhà máy điện.

Chịu ảnh hưởng của chất phóng xạ; môi trường nóng, ồn, bụi, đôi khi làm việc ở nơi thiếu không khí.

2 Vận hành bao hơi nhà máy nhiệt điện. Nơi làm việc có nhiệt độ cao, rất bụi và nguy hiểm.

3 Sửa chữa thiết bị cơ khí thuỷ lực cửa nhận nước, cửa đập tràn.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm (làm việc ở độ cao trên 30 m); không gian làm việc chật hẹp, trơn, rất nguy hiểm.

4 Sửa chữa máy bơm nước nhà máy thuỷ điện. Công việc nặng nhọc, không gian làm việc chật hẹp, trơn, ẩm ướt; chịu tác động của nóng, ồn, hơi xăng, dầu.

5 Vận hành, sửa chữa cầu trục trong hầm máy phát điện.

Công việc nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, dầu, mỡ và tiếng ồn cao.

6 Vận hành, sửa chữa hệ thống thông gió trong hầm nhà máy thuỷ điện.

Công việc nặng nhọc; tiếp xúc với bụi bẩn, dầu, mỡ và độ ồn cao.

7 Quản lý, vận hành đường dây và trạm biến áp 500KV. Công việc nặng nhọc; thường xuyên lưu động theo đường dây qua các vùng địa hình, khí hậu phức tạp; tiếp xúc với điện từ trường cao, nguy hiểm.

8 Công nhân sửa chữa đường dây cao thế đang mang điện.

Công việc nguy hiểm, thường xuyên làm việc trên cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Hiệu chỉnh lò hơi nhà máy nhiệt điện. Làm việc cạnh các thiết bị có nhiệt độ cao từ 1600C đến 540 0C, chịu tác động của tiếng ồn và bụi.

2 Vận hành máy nghiền than trong nhà máy nhiệt điện. Chịu tác động của nóng, tiếng ồn và bụi than có nồng độ cao.

3 Vận hành băng tải, xúc và gom than trong nhà máy nhiệt điện.

Công việc thủ công nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn và bụi than có nồng độ cao.

4 Vận hành máy bơm dầu đốt lò nhà máy nhiệt điện (Vận hành nhà dầu).

Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, tiếng ồn và nhiệt độ cao.

262

Page 263: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

5 Vận hành hệ thống thải xỉ nhà máy nhiệt điện (bơm thải xỉ, khử bụi, tống tưới...).

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, độ ồn cao và nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.

6 Kiểm nhiệt (trực chính, trực phụ) trong nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, rung, độ ồn cao và nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.

7 Sửa chữa các thiết bị điện trong nhà máy điện. Tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của ồn, rung và bụi.

8 Lái quang lật toa than. Thường xuyên làm việc ở môi trường nóng, bụi, ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

9 Móc nối toa xe than trong nhà máy nhiệt điện. Làm việc ngoài trời, chịu tác động của môi trường (nóng, lạnh, gió...), tiếng ồn và nồng độ bụi than cao.

10 Công nhân xúc xỉ đuôi lò nhà máy nhiệt điện. Công việc nặng nhọc, đơn điệu; thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi.

11 Vận hành tua bin khí. Chịu tác động của rung, nóng và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

12 Hàn và mài cánh hướng nước, cánh tua bin nhà máy thuỷ điện.

Làm việc trong hầm sâu, thiếu dưỡng khí; tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn, nhiệt độ cao, hơi khí độc và bụi thép.

13 Quản lý, vận hành đường dây từ 110KV đến dưới 500KV.

Thường xuyên lưu động theo đường dây, qua các vùng địa hình, khí hậu phức tạp; tiếp xúc với điện từ trường cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

14 Vệ sinh công nghiệp trạm biến áp 500 KVA. Công việc đơn điệu; tiếp xúc với bụi bẩn, điện từ trường cao ảnh hưởng đến sức khoẻ và nguy hiểm.

15 Sản xuất hòm công tơ vật liệu Composit. Tiếp xúc với nóng, hoá chất độc nồng độ cao, gây khó thở, mệt mỏi.

16 Sửa chữa, sấy máy biến áp có công suất từ 200 KVA trở lên.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, môi trường có nhiệt độ cao.

17 Vận hành máy bện cáp nhôm. ảnh hưởng trực tiếp của bụi nhôm và tiếng ồn cao.

18 Vận hành máy đúc cột điện bê tông ly tâm. Chịu tác động của tiếng ồn, rung và bụi.

19 Sản xuất vật liệu cách điện. Công việc nặng nhọc; tiếp xúc với nhiệt độ cao và hoá chất độc hại ( Phenol, Formalin, Amoniac...) nồng độ cao.

D. HOÁ CHẤT

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của

nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

263

Page 264: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1 Vận hành trạm bơm nước thải (thải nhiễm dầu, thải bẩn); trạm bơm nước tuần hoàn và xử lý nước thải.

Thường xuyên làm việc ở độ sâu từ - 10m đến - 20m; tiếp xúc với tiếng ồn, chất thải độc hại, vi sinh vật gây bệnh và hoá chất xử lý nước.

2 Sửa chữa, vận hành các thiết bị hoá (xử lý nước, khử muối, trưởng kíp vận hành).

Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc hại, tiếng ồn và bụi.

3 Sản xuất CO2 lỏng, rắn. Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, hoá chất (CO2 lỏng, rắn, nồng độ cao; thuốc tím; khí H2S) và máynén khí CO2 áp suất cao.

4 Thu hồi, lọc dầu, tái sinh dầu bôi trơn. Công việc thủ công; làm việc trong môi trường hoá chất độc hại và tiếng ồn cao; chịu tác động trực tiếp của hơi dầu nóng và hơi nước.

5 Thải xỉ nóng lò hơi nhiệt. Công việc thủ công, nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn, bụi xỉ than và hơi khí độc.

6 Thủ kho bình (chai) chịu áp lực (O2, N2, CO2 lỏng, NH3 lỏng).

Thường xuyên tiếp xúc với các bình chứa khí có áp suất cao, dễ cháy nổ, nguy hiểm; Chịu ảnh hưởng của hơi hoá chất độc hại.

7 Nhặt than thủ công tại bãi xỉ thải của lò khí hoá than. Làm việc ngoài trời, công việc thủ công nặng nhọc; Chịu tác động của nóng, bụi xỉ than và hỗn hợp hơi nước, khí CO, H2S.

8 Khai thác, vận chuyển than bùn. Làm việc ngoài trời trên các hồ lắng than bùn, công việc thủ công nặng nhọc; Chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ, hơi ẩm, bụi xỉ than và hỗn hợp hơi nước, khí CO, CO2, NH3, H2S.

9 Vận hành hệ thống thu hồi nhiệt từ khí hoá than. Thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn; tiếp xúc với thiết bị có áp suất cao, phát sinh hơi khí độc CO, CO2, NH3, H2S.

Đ. SẢN XUẤT BÁNH KẸO

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của

nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Sấy bột kẹo Jelly. Công việc thủ công nặng nhọc, đơn điệu; môi trường làm việc nóng, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.

2 Sản xuất giấy tinh bột (xử lý, li tâm, hồ hoá). Công việc thủ công nặng nhọc; môi trường làm việc ẩm ướt và nóng.

E. DỆT MAY

264

Page 265: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Vận hành, cấp nguyên liệu cho máy tách hạt, máy cán bông.

Tư thế lao động gò bó; chịu tác động của tiếng ồn và bụi bông vượt tiêu chuẩn cho phép.

2 Đóng hạt thủ công. Công việc nặng nhọc; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn.

3 Vận hành máy ép đóng kiện bông. Đứng và đi lại suốt ca làm việc; chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

4 Bốc bông hồi lại trong dây chuyền sợi, dệt. Công việc nặng nhọc; chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

5 Vận hành máy suốt, bốc suốt, bỏ suốt (tiếp suốt). Đứng và đi lại suốt ca làm việc, công việc đơn điệu, nhịp điệu lao động cao; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

6 Vận hành máy cửi, mắc sợi. Công việc đơn điệu, tập trung thị giác cao; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn.

7 Xe sợi len. Chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn.

8 Tỉa, sửa thảm len. Công việc tỉ mỉ, tập trung thị giác cao; chịu tác động của bụi.

9 Vận hành máy đảo sợi, xe con sợi. Đứng và đi lại nhiều; chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn.

10 Đổ sợi cho máy thô. Phải đi lại suốt ca, công việc đơn điệu, nhịp độ lao động cao, chịu tác động của bụi bông, nóng và tiếng ồn cao.

11 Bốc sợi máy ống. Đứng và đi lại suốt ca, chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao.

12 Vận hành máy dệt khí, dệt nước. Đứng và đi lại nhiều; tư thế lao động gò bó; chịu tác động của bụi bông và nóng.

13 Vận hành máy dệt kim tròn. Tư thế lao động gò bó; chịu tác động của bụi bông và nóng.

14 Nối gỡ, nối trục máy dệt. Đứng và đi lại suốt ca làm việc; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao.

15 Vận hành máy mắc, máy hồ vải, sợi trong dây chuyền dệt.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao.

16 Xâu go trong dây chuyền dệt. Công việc thủ công, đơn điệu, tập trung thị giác cao; chịu tác

265

Page 266: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

động của bụi bông và nóng.

17 Châm dầu máy dệt, máy se, máy hồ. Công việc thủ công, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với dầu, mỡ; chịu tác động của bụi bông, nóng, ồn.

18 Nấu hồ trong dây chuyền dệt, nhuộm. Công việc nặng nhọc; chịu tác động của nóng, ồn, ẩm và hơi hóa chất.

19 Vận hành máy phòng co vải (Sanfor) trong dây chuyền nhuộm.

Chịu tác động của nhiệt độ cao và hơi hoá chất.

20 Vận hành máy làm bóng vải trong dây chuyền nhuộm. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nhiệt độ, hoá chất thuốc nhuộm.

21 Làm trục hoa lưới trong công đoạn nhuộm. Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hơi hoá chất và bụi.

22 May khuyết, cúc (khuy nút) trong may công nghiệp. Công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh; chịu tác động của nóng và bụi.

23 Vận hành máy thổi form trong dây chuyền may. Đứng và đi lại suốt ca làm việc, chịu tác động của hơi nóng, ẩm.

24 Cắt vải trong công nghệ may. Đứng suốt ca làm việc, căng thẳng thị giác và mệt mỏi thần kinh; chịu tác động của hơi nóng và bụi bông.

25 Vận chuyển vải, sợi trong kho nguyên liệu, kho sản phẩm và giữa các công đoạn của dây chuyền sợi, dệt, nhuộm, may.

Công việc thủ công nặng nhọc, đứng, đi lại suốt ca làm việc; chịu tác động của bụi bông, nóng và tiếng ồn cao.

26 Kiểm gấp trong dây chuyền dệt, may. Công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác, đứng suốt ca làm việc; chịu tác động của nóng, bụi và mùi hoá chất.

27 Đóng kiện trong dây chuyền dệt, may. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao.

28 Vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy sợi, dệt, nhuộm, may. Vệ sinh nền xưởng nhuộm, in hoa.

Công việc thủ công, tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của tiếng ồn, nóng, bụi bông, dầu mỡ, hoá chất tẩy rửa và chất thải công nghiệp.

29 Mài, bảo dưỡng suốt da (cao su); thay, tháo, dán dây da.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi cao su và dung môi, hoá chất độc.

30 Sửa chữa điện trong dây chuyền nhuộm. Tư thế lao động gò bó, làm việc trong môi trường ẩm ướt, nóng; tiếp xúc với NH3, hoá chất tẩy, nhuộm.

31 Sửa chữa, chế tạo lược máy dệt. Chịu tác động của bụi rỉ, hơi nhựa đường nóng, keo và hoá chất.

32 Thí nghiệm, phân tích hoá chất, thuốc nhuộm. Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại; nhiệt độ, độ ẩm

266

Page 267: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

cao.

F. SẢN XUẤT THUỐC LÁ

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 Vận chuyển, bốc xếp thủ công nguyên liệu thuốc lá. Công việc thủ công, rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với nicotine, bụi, nấm mốc gây bệnh.

2 Phân tích hoá chất và đánh giá chất lượng nguyên liệu và sản phẩm thuốc lá.

Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất, nicotine, tar, khói thuốc qua đường hô hấp.

3 Vận hành lò lên men, lò sấy điếu. Thường xuyên tiếp xúc với chất nicotine, hơi và bụi thuốc lá, nấm gây bệnh. Chịu tác động của nhiệt độ cao.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Cấp phát vật tư, nguyên liệu ở phân xưởng sản xuất sợi, đóng bao, cuốn điếu thuốc lá.

Đi lại nhiều; chịu tác động của tiếng ồn, bụi, nicotine.

2 Sửa chữa thiết bị trong các phân xưởng sản xuất sợi, đóng bao, cuốn điếu thuốc lá.

Công việc nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó; chịu tác động của tiếng ồn, bụi, nicotine.

3 Pha chế hương liệu sản xuất thuốc lá. Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất, nicotine, các chất gây kích thích niêm mạc, mắt, tai, mũi, họng.

4 Kiểm tra chất lượng thuốc lá điếu trên dây chuyền công nghệ.

Thường xuyên tiếp xúc với nicotine, nấm, tar, vi khuẩn gây bệnh; tư thế lao động gò bó.

2. GIAO THÔNG - VẬN TẢI

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của

nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Soát vé, điều hành xe tại các trạm thu phí cầu, đường, bến phà.

Chịu tác động của bụi, tiếng ồn, hơi xăng dầu, khí độc (CO2, CO...) và thời tiết thay đổi theo mùa.

2 Dừng xe, hướng dẫn xe lên bàn cân tại các trạm kiểm tra tải trọng xe.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của bụi, tiếng ồn, hơi xăng dầu, khí độc (CO2, CO...).

3 Sửa chữa cần cẩu, máy, thiết bị thi công tại các công trình giao thông.

Làm việc ngoài trời, trên cao; chịu tác động của thời tiết thay đổi; tư thế làm việc gò bó, nguy hiểm.

4 Nhân viên phục vụ (nấu ăn, phục vụ ăn uống, dọn dẹp, vệ sinh toa, giường nằm) trên các đoàn tầu hoả chở khách.

Phải kiêm nhiệm nhiều việc, công việc vất vả, thường xuyên lưu động theo tầu suốt ngày đêm. Chịu tác động của bụi, ồn, rung và khí hậu thay đổi của các miền trong một thời gian

267

Page 268: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

ngắn.

3. XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ KHO TÀNG, BẾN BÃI

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 Thợ sắt, thợ hàn sắt trên các công trình xây dựng và sửa chữa cầu

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, rung, khí CO2, CO...

4. DỰ TRỮ QUỐC GIA

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Thủ kho, bảo quản vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn. - Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc kém thông thoáng, thiếu ánh sáng, ảnh hưởng của bụi (bột tale), tiếp xúc với dầu mỡ, xăng...

5. BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI

1 Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị thông tin trên cột cao ăng ten (từ 50 m trở lên).

Công việc nặng nhọc; thường xuyên phải làm việc trên cao rất nguy hiểm; tư thế làm việc gò bó và khi sửa chữa, bảo dưỡng chịu tác động của điện từ trường cao tần và siêu cao tần.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị thông tin tại các trạm thông tin bố trí dọc theo tuyến đường dây 500 KV.

Thường xuyên lưu động trên các địa hình đồi núi, tiếp xúc với vi khí hậu, điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép.

2 Kiểm soát, thu đo tần số, máy phát vô tuyến điện. Thường xuyên lưu động, làm việc ngoài trời, trên cao, tư thế lao động gò bó; căng thẳng thần kinh.

3 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cáp quang và máy hàn nối cáp quang.

Thường xuyên lưu động, làm việc ngoài trời, tiếp xúc với tia laze.

4 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị VSAT, thiết bị thuê kênh riêng.

Làm việc nơi núi cao, hải đảo..., tiếp xúc với vi khí hậu xấu, điện từ trường.

5 Nhập và đối soát số liệu chuyển tiền bằng máy vi tính.

Công việc đơn điệu, cường độ lao động cao, căng thẳng thị lực, tâm lý.

6 Vận chuyển bưu điện (bưu tá) tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Làm việc ngoài trời, thường xuyên đi lại trên đường có mật độ giao thông cao, nguy hiểm; chịu ảnh hưởng của vi khí hậu,

268

Page 269: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

tiếng ồn và bụi.

7 Pha chế a xít, phóng nạp ắc quy. Thường xuyên tiếp xúc với hơi, bụi chì; a-xít (H2SO4) nồng độ cao.

6. KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của

nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Thử nghiệm rung, sức bền va đập của vật liệu xây dựng và công trình xây dựng, giao thông.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi có hàm lượng SiO2 rất cao, tiếng ồn, rung, chấn động mạnh và liên tục.

2 Thử nghiệm cấp bảo vệ chống xâm nhập bụi của các thiết bị điện.

Tiếp xúc với điện từ trường, bụi khí và tiếng ồn cao.

3 Kiểm định, hiệu chuẩn các bộ chuyển đổi nhiệt độ, dụng cụ đo áp suất tại các bồn bể, xi téc chứa xăng dầu và trên xà lan.

Làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó; thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu, dễ cháy nổ.

4 Thử nghiệm sức bền, lão hoá, độ cháy của vật liệu điện.

Làm việc trong môi trường kín; tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, bụi cháy, hơi khí độc của nhựa và dung môi bị cháy.

5 Thử nghiệm phóng điện bề mặt. Công việc nguy hiểm, độc hại, tiếp xúc với điện áp cao và bụi khí do nhựa, cao su, dung môi bị cháy.

6 Lấy mẫu hoá chất, dung môi, xăng dầu để kiểm tra, thử nghiệm

Làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc; có thể nguy hiểm khi lấy mẫu tại hiện trường.

7 Lấy mẫu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để kiểm tra, thử nghiệm.

Thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, hoá chất độc.

8 Thử nghiệm hoá môi trường, hoá thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Tiếp xúc với bụi, các hoá chất và dung môi hữu cơ độc hại, nồng độ cao như: H2SO4, HNO3, ASen, Axeton, Toluen, Benzen, Clo, Foomalđhyt...

7. NÔNG NGHIỆP

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Thanh tra chuyên ngành thuốc bảo vệ thực vật. - Công việc thường xuyên phải đi lưu động, tiếp xúc với các hoá chất độc nguy hiểm như Wofatox, Bi 58, Bassa, Axeton, Ether.

8. Y TẾ

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

269

Page 270: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 Điều trị, chăm sóc bệnh nhân cai nghiện. Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý; tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

2 Vận hành xử lý hệ thống chất thải và nạo vét cống rãnh trong bệnh viện.

Công việc thủ công, nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, hôi thối và nguồn lây nhiễm cao.

3 Giặt quần áo bệnh nhân bằng tay. Công việc nặng nhọc, ẩm ướt; thường xuyên tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa và các chất bẩn có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.

4 Sản xuất bột thạch cao (đập đá, sắp đá vào lò, đốt lò, ra lò, xay, đóng hộp).

Công việc thủ công nặng nhọc; chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao, bụi si líc, khí CO, CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép.

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV

1 Xúc, rửa, thanh trùng dụng cụ, chai lọ dùng trong nghiên cứu, sản xuất, kiểm định các loại vaccin, huyết thanh, chế phẩm sinh học.

Nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa (NaOH), các hoá chất độc khác và các nguồn lây nhiễm.

2 Trực tiếp khám, điều trị, phục vụ bệnh nhân ở các khoa (phòng) khám bệnh, cấp cứu tổng hợp của bệnh viện.

Làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao; căng thẳng thần kinh tâm lý.

3 Sửa chữa máy móc, thiết bị y tế tại buồng bệnh và trong phòng thí nghiệm.

Công việc vất vả, tư thế lao động gò bó; thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, hoá chất và môi trường làm việc có nguy cơ lây nhiễm cao.

4 Pha trộn hoá chất với mủ cao su nước. Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, nóng, mùi vị khó chịu.

5 Ly tâm cao su. ảnh hưởng hoá chất độc, mùi vị khó chịu.

9. THUỶ SẢN

STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V

1 Cán bộ, thuyền viên làm việc trên tàu thu mua, vận tải thuỷ sản trên biển.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, ồn, rung; tiếp xúc với thuỷ sản tanh, hôi.

7. Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

270

Page 271: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Số: 36/2012/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

 

THÔNG TƯBAN HÀNH BỔ SUNG DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC

HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂMCăn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 04 năm 2007;Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,Điều 1.1. Ban hành bổ sung danh mục “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”, chi tiết tại Phụ lục kèm theo.2. Thông tư này áp dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân có sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức quốc tế, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.Điều 2.1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động làm các nghề, công việc quy định tại Khoản 1 Điều 1, Khoản 2 Điều 2 của Thông tư này được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật Lao động, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.2. Người lao động làm các nghề, công việc như các nghề, công việc ban hành tại Thông tư này và các Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐngày 30 tháng 7 năm 1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh

271

Page 272: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

và Xã hội thì được áp dụng và được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội như các nghề, công việc đã ban hành.Điều 3.Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./. 

Nơi nhận:- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ;- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;- Văn phòng Tổng Bí thư;- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;- HĐND, UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW;- Tòa án nhân dân tối cao;- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;- Kiểm toán Nhà nước;- Cơ quan TW các đoàn thể và các Hội;- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;- Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty hạng đặc biệt;- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;- Ngân hàng Chính sách xã hội;- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);- Đăng Công báo;- Website của Bộ LĐTBXH;- Lưu: VT, Cục ATLĐ, PC.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Bùi Hồng Lĩnh

 

DANH MỤCNGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI VI, V) VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI,

NGUY HIỂM (LOẠI IV)(ban hành kèm theo Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A. Khai khoáng

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Đội viên cứu hộ mỏ. Nghề đặc biệt nguy hiểm.

2Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp hầm lò.

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, khí CO2

3 Vận hành các thiết bị công nghệ luyện kim bằng phương pháp thủy, hỏa luyện (đồng, kẽm, thiếc,

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, asen, hơi

272

Page 273: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Titan, Crom, Vonfram,...). khí độc, hóa chất.

Điều kiện lao động loại V

1 Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp lộ thiên, bán lộ thiên.

Công việc thủ công, nóng, thường xuyên tiếp xúc với bụi độc, thiếu dưỡng khí.

2Vận hành các thiết bị tuyển quặng kim loại màu bằng phương pháp tuyển nổi, tuyển trọng lực, tuyển từ (hóa, tách, ngâm, chiết,...)

Chịu tác động tiếng ồn cao, bụi, độc hóa chất, asen, oxit kim loại...

3Vận hành các thiết bị phụ trợ trong công nghệ luyện kim (đồng, kẽm, thiếc, Vonfram, Titan, Crom,...) bằng phương pháp thủy, hỏa luyện.

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, asen, khí độc, hóa chất.

4

Nhân viên, công nhân giám sát an toàn trong hầm lò; công nhân vận hành, sửa chữa các thiết bị trong hầm lò; vận hành và phụ tàu điện, tàu ắc quy trong hầm lò; vận hành, sửa chữa, nạp ắc quy trong hầm lò; nghiệm thu các sản phẩm trong hầm lò; thủ kho các loại trong hầm lò; bảo vệ kho trong hầm lò; quét dọn hầm vệ sinh, nạo vét bùn trong hầm lò; vận chuyển vật liệu trong hầm lò; trực gác tín hiệu trong hầm lò; phục vụ bồi dưỡng trong hầm lò; lắp đặt, sửa chữa hệ thống thông tin liên lạc trong hầm lò; vận hành trạm mạng trong hầm lò; trực gác cửa gió trong hầm lò; đo khí, đo gió trong hầm lò.

Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi than và khí CO2.

5 Công nhân điện phân (chăm sóc, ra vào các tấm dương cực, âm cực, bùn...), sản xuất đồng thỏi.

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, nhiều loại hơi khí độc, nguy cơ bị bỏng hơi axit cao.

6 Thao tác xử lý bùn điện phân, thu hồi kim loại quý trong sản xuất kim loại màu.

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, asen, khí độc, oxit kim loại...

7 Sửa chữa lò nấu luyện sản xuất kim loại màu. Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, asen, khí độc, oxit kim loại...

8 Vệ sinh công nghiệp trong sản xuất kim loại màu Công việc thủ công, nóng, thường xuyên tiếp xúc với bụi độc, và các hơi khí độc, dung môi khác

B. Hóa chất

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1Sản xuất và đóng thùng Phốt pho vàng (P4). Làm việc trên cao, cạnh lò nóng, tiếp xúc trực tiếp với

bụi (đá Quắc zit, Apatit, than cốc) và khí độc (CO, P2O5, PH3, HF, P4...) ồn và dễ bị nhiễm độc, dễ cháy nổ.

Điều kiện lao động loại V

1 Sản xuất, đóng bao Al(OH)3. Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc NaOH, hơi ẩm, bụi ở nhiệt độ cao.

2 Vận hành băng tải cấp lưu huỳnh, vận hành lò đốt lưu huỳnh để sản xuất axit H2SO4.

Tiếp xúc thường xuyên nóng, ồn, nồng độ SO2, khí H2S cao.

273

Page 274: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

3 Vận hành cầu trục đảo trộn supe lân. Tiếp xúc thường xuyên với bụi, ồn, nồng độ Flo, khí H2S rất cao.

4 Công nhân sản xuất muối ZnCl2. Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, khí độc CO, HCl, H2S.

Điều kiện lao động loại IV

1 Công nhân lò đốt than trong Công nghệ sản xuất hóa chất.

Lao động thủ công, tiếp xúc thường xuyên với bụi, nóng, nồng độ khí CO2, khí SO2cao.

2 Công nhân sản xuất Na2SiO3. Thường xuyên tiếp xúc nhiệt độ cao, bụi Silic, sôđa (Na2CO3).

3 Công nhân sản xuất Poly aluminium clorua (P.A.C), sản xuất CaCl2.

Thường xuyên tiếp xúc nhiệt độ cao, khí HCl.

C. Hải quan

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Vận hành máy soi, chiếu hành lý, hàng hóa. Chịu ảnh hưởng của phóng xạ, điện từ trường.

2 Vận hành máy soi, chiếu container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chịu ảnh hưởng của phóng xạ, điện từ trường.

3 Giám sát tàu biển. Làm việc ngoài trời chịu tác động của tiếng ồn, điện từ trường.

4 Giám sát bãi container chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Làm việc ngoài trời chịu tác động của tiếng ồn, điện từ trường.

5 Giám sát sân đỗ máy bay tại các sân bay quốc tế. Làm việc ngoài trời chịu tác động của tiếng ồn, điện từ trường.

6

Sử dụng tàu cao tốc kiểm soát Hải quan tuần tra chống buôn lậu trên biển và tàu dầu phục vụ chống buôn lậu trên biển (Thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng; Thủy thủ phục vụ trên tàu).

Chịu tác động của sóng, gió, tiếng ồn, rung, nóng tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu.

7Huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ phát hiện ma túy, vũ khí, chất nổ và phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh từ chó nghiệp vụ, phân rác và các vi khuẩn gây bệnh.

8Phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc và sử dụng các loại hóa chất).

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc, ồn và bụi hóa chất.

9 Thủ kho và bảo quản hóa chất phục vụ việc phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của hóa chất độc, bụi hóa chất.

D. Giao thông vận tải

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

274

Page 275: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1

Trực tiếp làm việc trong Hầm đường bộ Hải Vân (vận hành máy, thiết bị; phòng cháy chữa cháy; bảo dưỡng, vệ sinh hầm; đảm bảo an toàn giao thông, hướng dẫn lánh nạn).

Chịu tác động của từ trường lớn do có sự cộng hưởng từ các thiết bị điện; chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, hơi xăng dầu, hơi khí độc, bụi; chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt do ở độ cao 127m so với mặt nước biển; chịu ảnh hưởng của nước thải và hóa chất tẩy rửa từ công tác vệ sinh hầm; làm việc trong điều kiện thiếu dưỡng khí, dễ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

2 Nhân viên điều độ chạy tàu (Điều độ viên trực tiếp chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm).

Công việc rất phức tạp, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3 Vận hành cần trục giàn cầu tầu. Làm việc trên cao, độ rung lắc lớn, nguy cơ mất an toàn cao.

4 Vận hành cần trục chân đế. Làm việc trên cao, độ rung lắc lớn, nguy cơ mất an toàn cao.

5 Vận hành cần trục bánh lốp. Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương.

6 Vận hành xe nâng hàng xếp dỡ Container. Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương.

7 Vận hành xe nâng hàng bách hóa (không phải Container).

Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương

8 Lái xe vận tải trong dây chuyền xếp dỡ. Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương.

9 Bốc xếp thủ công. Môi trường bụi, ồn, hơi khí độc, cường độ lao động khẩn trương, nặng nhọc nguy hiểm.

Điều kiện lao động loại IV

1

Trực tiếp quản lý, vận hành Hầm đường bộ Hải Vân (làm việc tại Trung tâm điều hành OCC; bảo vệ hầm thông gió; nhân viên vệ sinh, chăm sóc cây cảnh).

Chịu tác động của từ trường lớn; chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, hơi xăng dầu, hơi khí độc; chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt do ở độ cao 127 mét so với mặt nước biển; chịu ảnh hưởng của nước thải và hóa chất tẩy rửa từ công tác vệ sinh hầm, thiếu dưỡng khí, nhiều bụi, khói; làm việc trong điều kiện dễ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

2Công nhân xây dựng cầu đường bộ. Lao động phân tán, lưu động, thủ công, ngoài trời; chịu

tác động của bụi, tiếng ồn, hơi khí độc; làm việc trong điều kiện dễ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

3Nhân viên bán vé, hỗ trợ bán vé, hỗ trợ soát vé cầu, đường bộ.

Chịu tác động của bụi, tiếng ồn, hơi xăng dầu, khí độc (CO, CO2...); làm việc ngoài trời, trong điều kiện dễ xảy ra tai nạn giao thông.

4Sơn gờ giảm tốc, giải phân làn trên đường bộ. Chịu tác động của bụi, tiếng ồn, hơi xăng dầu, hơi khí

độc; lao động ngoài trời, trong điều kiện dễ xảy ra tai nạn giao thông.

5 Lái máy san. Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, rung và bụi.

6 Cấp nhiên liệu cho đầu máy, toa xe. Công việc độc hại, tiếp xúc thường xuyên với xăng, dầu và các sản phẩm hóa dầu.

7 Vận hành, điều khiển cầu đường sắt. Tiếp xúc thường xuyên với ồn, bụi vượt TCCP.

8 Phun bi, tẩy rỉ kim loại. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác

275

Page 276: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

động của ồn, rung và bụi nồng độ cao.

9 Vận hành máy đầm, máy rung, máy dùi, máy xiết đinh đường sắt.

Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của tiếng ồn và rung lớn.

10 Sản xuất bê tông (tà vẹt bê tông, cấu kiện bê tông...).

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, ồn và bụi.

11 Duy tu, vệ sinh cầu Thăng Long. Làm việc ngoài trời, chịu tác động của ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.

12Gác chắn đường ngang. Làm việc ngoài trời, chịu tác động của ồn và bụi vượt

TCCP. Công việc nặng nhọc căng thẳng, nguy cơ tai nạn cao.

13 Thợ máy tàu. Môi trường bụi, ồn, hơi khí độc, cường độ lao động khẩn trương, nặng nhọc nguy hiểm

14 Sỹ quan thủy thủ, thuyên viên trên tầu vận tải. Môi trường bụi, ồn, hơi khí độc, cường độ lao động khẩn trương, nặng nhọc nguy hiểm

15 Sửa chữa gầm, máy các loại ô tô, xe nâng container.

Chịu tác động bụi, ồn, hơi khí độc; công việc nặng nhọc.

16 Chiết nạp và sản xuất khí công nghiệp. Chịu tác động bụi, ồn; công việc gò bó, nguy hiểm.

17 Kiểm tra và sửa chữa bình áp lực. Chịu tác động bụi, ồn; công việc nguy hiểm.

E. Sản xuất thuốc lá

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Bình hút chất lượng thuốc lá nguyên liệu và thuốc lá điếu.

Thử nếm cảm quan chất lượng thuốc lá. Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, nicotin, tar (nhựa thuốc lá) và khói thuốc qua đường hô hấp.

2 Nuôi cấy mô thuốc lá. Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, hóa chất khử trùng mẫu và dụng cụ, các chất kích thích tăng trưởng và gây đột biến; tiếp xúc đèn cồn trong điều kiện nhiệt độ cao.

G. Khoa học - Công nghệ

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Thử nghiệm vật lý hạt nhân; thử nghiệm hóa phóng xạ.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ, hóa chất độc hại.

2 Nhân viên bức xạ. Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ, hóa chất độc hại.

Điều kiện lao động loại IV

1 Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ở các kho Công việc lưu động, ngoài trời, chịu ảnh hưởng của bụi

276

Page 277: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

bãi, hầm chứa hàng. bẩn, nóng, lạnh.

H. Cơ yếu

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị trong xe máy mã.

Làm việc trong điều kiện chật hẹp, thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng do tiếng ồn, khí độc của các loại vật liệu.

Điều kiện lao động loại IV

1 Thủ kho bảo quản, bốc xếp, tiếp nhận, cấp phát tài liệu, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật mật mã.

Làm việc trong buồng kín, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng của tiếng bụi, hóa chất bảo vệ tài liệu, phương tiện kỹ thuật mật mã.

2 Vận hành công văn, tài liệu mật mã tối khẩn, hẹn giờ.

Công việc không kể ngày đêm, thường xuyên đi lại trên đường, nguy hiểm, chịu tác động của khí hậu, mưa nắng; đòi hỏi tính khẩn trương, cơ mật cao.

3 Thiêu hủy, vận hành hệ thống nghiền hủy các loại tài liệu, trang thiết bị kĩ thuật mật mã.

Làm việc trong môi trường có nhiều bụi giấy, than, nhiệt độ nóng bức của lò hơi, tiếng ồn lớn của máy nghiền và các loại hóa chất H2SO4, NaOH... dễ gây các bệnh ngoài da, bệnh phổi.

4 Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật mật mã và máy mã.

Làm việc trong buồng kín, căng thẳng thần kinh, đòi hỏi độ chính xác cao, thường xuyên chịu ảnh hưởng của hóa chất độc hại.

5 Chế bản, in tài liệu kỹ thuật mật mã; chế bản điện tử cho sản xuất mạch in.

Làm việc trong buồng kín, căng thăng thần kinh, chịu tác động của tiếng ồn động cơ, tiếp xúc với hóa chất độc hại.

6 Kiểm tra các loại tài liệu, trang thiết bị kĩ thuật mật mã.

Làm việc trong buồng kín, thiếu dưỡng khí, căng thẳng thần kinh, đòi hỏi độ chính xác cao.

7 Vận hành, quản trị các hệ thống chứng thực điện tử; giám sát an ninh mạng cho các hệ thống công nghệ thông tin.

Làm việc trong phòng kín, chịu tác động của tiếng ồn, bức xạ điện từ ở mức độ cao, liên tục.

8 Sửa chữa cơ, điện bảo đảm cho sản xuất các loại tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật mật mã.

Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất: dung dịch axít H2SO4 HNO3 (GC400), Hỗn hợp dung dịch phốt phát bề mặt kim loại ZC 365.

9 Kiểm định, đánh giá các loại sản phẩm mật mã và máy mã.

Làm việc trong buồng kín, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của điện từ trường, căng thẳng thần kinh tâm lý.

I. Thủy sản

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1 Lặn biển (thuộc nghề nuôi cá lồng biển). Thường xuyên lặn sâu trên 10 mét để kiểm tra lồng.

Điều kiện lao động loại V

277

Page 278: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

1 Nghề nuôi cá lồng trên biển (thuộc nghề nuôi cá lồng biển).

Lao động trên biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng sóng biển, gió lốc bất ngờ.

2 Nghề thu hoạch cá tra, basa. Làm việc ngoài trời, dưới nước; thường xuyên khuân vác nặng, nguy hiểm.

Điều kiện lao động loại IV

1 Nghề nuôi tôm hùm lồng Thường xuyên lặn sâu 5 - 7,8 mét

K. Sản xuất ô tô, xe máy

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Nấu rót kim loại. Môi trường bụi, nóng ồn, hơi khí độc, cường độ lao động cao.

Điều kiện lao động loại IV

1 Hàn điện, hàn hơi trong dây chuyền sản xuất xe máy.

Nhịp điệu cử động cao, tư thế làm việc gò bó, mang cầm vật nặng trong suốt ca làm việc, chịu tác động của hơi khí độc.

2 Bê khung, động cơ xe trong dây chuyền sản xuất xe máy.

Nhịp điệu cử động cao, công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, cúi vặn mình nhiều lần.

3 Chạy thử xe máy ngoài trời. Làm việc ngoài trời, chịu tác động của tiếng ồn, bụi, hơi khí độc, căng thẳng thần kinh, tâm lý.

4 Xử lý, vét cặn sơn thải. Tiếp xúc thường xuyên với dung môi hữu cơ, tư thế làm việc gò bó, vận chuyển vật nặng trong suốt ca.

5 Kiểm tra nắn sửa khung xe trong dây chuyền sản xuất xe máy.

Nhịp điệu cử động cao, tư thế gò bó, cúi vặn thân mình nhiều lần.

6 Vận hành máy đánh bóng bề mặt chi tiết (shot blash) sản xuất ô tô, xe máy.

Chịu tác động hơi khí độc, rung cục bộ, tư thế làm việc gò bó, cúi khom, mang cầm vật nặng.

7 Vận hành máy cắt gọt kim loại (máy cắt gate). Chịu tác động bụi, nóng, ồn, hơi khí độc, rung cục bộ, tư thế làm việc gò bó, cúi khom, mang cầm vật nặng.

8 Vận hành máy sơn phủ bề mặt khuôn đúc. Chịu tác động bụi, nóng, ồn dung môi hữu cơ, tư thế lao động gò bó, cúi khom.

9 Sơn phun trong dây chuyền sản xuất ô tô, xe máy. Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ

10 Vận hành máy đột dập kim loại. Công việc đơn điệu căng thẳng thị giác, chịu tác động bởi tiếng ồn lớn, rung.

11 Pha trộn sơn trong sản xuất ô tô, xe máy. Tiếp xúc thường xuyên với dung môi hữu cơ, thao tác liên tục, mang vác vận chuyển vật nặng trong suốt ca.

12 Phân loại và xử lý rác thải. Công việc thủ công, chịu tác động nhiệt độ cao, tiếp xúc thường xuyên với chất độc hại.

278

Page 279: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

13 Cấp phát nhiên liệu và vận hành hệ thống xăng tái chế.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc thường xuyên với xăng dầu vượt tiêu chuẩn, tư thế làm việc gò bó.

14 Pha trộn cát làm khuôn đúc. Công việc nặng nhọc, chịu tác động nóng, hơi khí độc, bụi, ồn, rung cục bộ, tư thế làm việc gò bó, cúi khom.

15 Phá khuôn đúc bằng chầy hơi. Công việc nặng nhọc, nóng, bụi, rung, tư thế lao động gò bó

16 Đúc áp lực kim loại đồng, nhôm. Chịu tác động nóng, bụi, rung, hơi khí độc, ồn, tư thế làm việc gò bó, cúi khom, mang cầm vật nặng.

17 Mài khô, làm sạch vật đúc. Tiếp xúc với bụi, rung và ồn, tư thế làm việc gò bó, cúi khom.

18 Vận hành lò sấy nước sơn dầu. Môi trường làm việc nóng, nguy cơ cháy nổ cao, chịu tác động bức xạ nhiệt, tiếp xúc thường xuyên dung môi.

19 Vận hành lò sấy sơn chống rỉ. Môi trường làm việc nóng, nguy cơ cháy nổ cao, chịu tác động bức xạ nhiệt, tiếp xúc thường xuyên dung môi.

20 Vận hành buồng phun sơn bóng. Tiếp xúc thường xuyên với dung môi hữu cơ, tư thế lao động gò bó, mang cầm vật nặng suốt ca làm việc.

21 Lái cầu trục và sửa khuôn đúc Môi trường làm việc nóng, chịu tác động hơi khí độc, bụi, ồn, cường độ lao động cao, tư thế lao động gò bó, cúi khom.

22 Vận hành và bảo dưỡng thiết bị hàn trong dây chuyền sản xuất xe máy.

Chịu tác động của ồn cao, hơi khí độc, căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó.

L. Môi trường đô thị

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Công nhân cắt cỏ máy đeo vai, cầm tay, làm việc ở quảng trường các tỉnh, thành phố.

Tiếp xúc với hơi khí độc, chịu tác động rung.

M. Điện lực

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1 Vận hành cầu trục gian tua bin, máy phát nhà máy nhiệt điện.

Làm việc trên cao, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu ảnh hưởng của bụi, ồn cao và rung lớn.

2 Vận hành cầu trục kho than nhà máy nhiệt điện. Làm việc trên cao, tư thế gò bó, chịu tác động của bụi, rung, ồn cao.

3 Vận hành máy đánh, phá đống kho than nhà máy nhiệt điện.

Làm việc trên cao, thường xuyên phải di chuyển lên xuống, chịu tác động của nóng bụi, ồn cao.

4 Vận hành thiết bị khử khí lưu huỳnh nhà máy nhiệt điện.

Làm việc ở nhiêu độ cao khác nhau (từ 25mét xuống âm 10 mét), tiếp xúc nguồn phóng xạ kín, chịu tác động bụi,

279

Page 280: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

ồn.

5 Sửa chữa thiết bị điện lạnh nhà máy nhiệt điện. Làm việc trên cao, tư thế gò bó, thường xuyên tiếp xúc môi chất lạnh, chịu tác động bụi, nóng ồn.

6 Vận hành, sửa chữa thiết bị đo lường, điều khiển nhà máy nhiệt điện.

Làm việc ở nhiều độ cao khác nhau (từ 50 mét đến âm 10 mét), căng thẳng thần kinh, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động bụi, nóng, ồn, phóng xạ.

7 Vận hành trạm bơm tuần hoàn nước hồ xỉ nhà máy nhiệt điện than.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động ồn, rung, thường xuyên tiếp xúc hơi axit HCl.

8 Nhân viên thí nghiệm, hiệu chỉnh tua bin hơi nhà máy nhiệt điện.

Công việc nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của ồn, rung lớn.

9 Tổ trưởng tổ thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị lò hơi, tua bin nhà máy nhiệt điện.

Công việc nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của ồn, rung lớn.

10 Vận hành thiết bị điện phân hydro nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên tiếp xúc hơi kiềm (KOH) và khí H2, chịu tác động của ồn cao.

11 Vận hành thiết bị kênh nước tuần hoàn và thiết bị thải trên hồ xỉ nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, đi lại nhiều (trên 15 km/ngày), công việc nặng nhọc, chịu tác động bụi bẩn.

12 Sửa chữa thiết bị thông tin (cáp thông tin, điện thoại, loa, bộ đàm, camera giám sát) trong nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên đi lên xuống (từ âm 10 mét đến 50 mét), tư thế làm việc gò bó, chịu tác động bụi, ồn và điện từ trường.

13 Lái xe tải chở xỉ trong nhà máy nhiệt điện. Làm việc trong khu vực có thiết bị điện, lối đi chật hẹp, công việc căng thẳng thần kinh, chịu tác động ồn, rung, nóng.

14 Công nhân trực tiếp đo, kiểm tra, giao nhận than, dầu tại nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên làm việc ngoài trời; kiểm tra dưới các hang, hầm ẩm ướt, công việc gò bó, chịu tác động nóng, bụi, hơi dầu.

15 Công nhân lấy mẫu than, dầu nhà máy nhiệt điện. Thường xuyên làm việc ngoài trời; kiểm tra dưới các hang, hầm ẩm ướt, công việc gò bó, chịu tác động nóng, bụi, hơi dầu.

16 Công nhận vận hành hệ thống, thiết bị tuyển tro xỉ trong nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, chịu tác động nóng, bụi.

17 Trưởng ca vận hành nhà máy nhiệt điện. Làm việc theo ca, thường xuyên đi lại làm việc ngoài trời, công việc căng thẳng chịu trách nhiệm cao, chịu tác động nóng, bụi.

18 Vận hành trạm dỡ tải than nhà máy nhiệt điện. Thường xuyên làm việc ngoài trời, làm việc trên sông nước, chịu tác động nóng, bụi.

19 Lái xe ô tô cầu tự hành trong nhà máy nhiệt điện. Công việc căng thẳng thần kinh, chịu tác động nóng, bụi.

20 Quản lý và vận hành trạm biến áp từ 110KV đến dưới 500 KV.

Công việc nặng nhọc, lưu động, tiếp xúc với điện từ trường cao.

280

Page 281: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

21 Sửa chữa, vệ sinh buồng ngưng và đường ống bơm tuần hoàn làm mát chính các tổ máy tua bin hơi.

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, chịu tác động nóng.

22 Công nhân thay lọc gió tua bin khí. Làm việc trên cao, chịu tác động bụi thủy tinh, ồn.

23 Công nhân làm việc với máy chụp ảnh bức xạ công nghiệp; kiểm tra bằng phương pháp thẩm thấu chất lỏng (PT), kiểm tra bằng bột từ (MT).

Tiếp xúc hóa chất độc hại, chịu tác động tia cực tím, tia bức xạ.

24 Công nhân sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị trạm từ 110KV đến dưới 500 KV.

Công việc nguy hiểm, chịu tác động của điện từ trường cao.

25 Công nhân sửa chữa, bảo dưỡng tua bin khí, tua bin hơi, lò thu hồi nhiệt và máy phát nhà máy nhiệt điện.

Công việc căng thẳng đòi hỏi độ chính xác cao, chịu tác động nóng, bụi, ồn.

26 Phun, phủ kim loại tua bin nhà máy nhiệt điện. Tiếp xúc với bụi silic, hóa chất độc hại, chịu tác động tia bức xạ.

27 Quản lý, vận hành lưới điện trung, hạ thế. Làm việc trên cao, ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện.

28 Công nhân vận hành, bảo trì trạm phát điện sử dụng dầu (trạm diesel).

Công việc thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ, chịu tác động tiếng ồn.

29 Vận hành, bảo trì trạm biến thế trung thế. Căng thẳng thần kinh, tiếp xúc với từ trường cao.

30 Kiểm định điện kế (công tơ). Tiếp xúc trực tiếp chì, điện từ trường cao.

8. Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc 

---------------

Số: 15/2016/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2016

 

THÔNG TƯBAN HÀNH DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI,

NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂMCăn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

281

Page 282: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.Điều 1. Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmBan hành kèm theo Thông tư này Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.Điều 2. Tổ chức thực hiện1. Người lao động làm các nghề, công việc ban hành kèm theo Thông tư này và Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 9 năm 2003, Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.2. Người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động làm các nghề, công việc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.3. Hằng năm, các bộ quản lý ngành lĩnh vực chủ động rà soát Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ.Điều 3. Hiệu lực thi hành1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2016.2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./. 

Nơi nhận:- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ;

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Doãn Mậu Diệp

282

Page 283: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Tòa án nhân dân tối cao;- Kiểm toán nhà nước;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung ương;- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung ương;- Các Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty hạng đặc biệt;- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;- Ngân hàng Chính sách xã hội;- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;- Lưu: VT, ATLĐ, PC.

 

DANH MỤCNGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV) VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG

NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V, VI)(ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. DẦU KHÍ

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

2Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

3Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

4 Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên sa mạc.Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

5 Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên đầm lầy.Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

6Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, giàn nhẹ, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

7Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ở sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

8 Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, rất

283

Page 284: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

khoan ở đầm lầy. nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

9Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

10Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu khoan.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của rung, ồn, hơi khí độc.

11Chống ăn mòn công trình dầu khí trên vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất độc.

12Chống ăn mòn công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất độc.

Điều kiện lao động loại V

1Khảo sát, thử vỉa, lắp đặt thiết bị lòng giếng khoan dầu khí trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

2Khảo sát, thử vỉa, lắp đặt thiết bị lòng giếng khoan dầu khí trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

3Khảo sát, thử vỉa, lắp đặt thiết bị lòng giếng khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

4Vận hành thiết bị cân bằng giàn khoan trên giàn tự nâng, tàu khoan, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung và hóa chất độc.

5Pha chế, xử lý dung dịch khoan trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

6Pha chế, xử lý dung dịch khoan trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

7Pha chế, xử lý dung dịch khoan trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

8Bơm trám xi măng, dung dịch khoan trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

9Bơm trám xi măng, dung dịch khoan trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

10Bơm trám xi măng, dung dịch khoan trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

284

Page 285: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

11Vận hành hệ thống, thiết bị theo dõi dữ liệu khoan và dữ liệu địa chất trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

12Vận hành hệ thống, thiết bị theo dõi dữ liệu khoan và dữ liệu địa chất trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

13Vận hành hệ thống, thiết bị theo dõi dữ liệu khoan và dữ liệu địa chất trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, trong trạm máy, công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

14Bắn nổ mìn giếng (khoan thăm dò, khai thác) trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

15Bắn nổ mìn giếng (khoan thăm dò, khai thác) trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

16Bắn nổ mìn giếng (khoan thăm dò, khai thác) trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

17Bốc mẫu giếng khoan trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

18Bốc mẫu giếng khoan trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

19Bốc mẫu giếng khoan trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

20Vận hành thiết bị kiểm soát giếng khoan trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, hóa chất độc.

21Vận hành thiết bị kiểm soát giếng khoan trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, hóa chất độc.

22Vận hành thiết bị kiểm soát giếng khoan trên giàn tự nâng, giàn khoan nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

23Gọi dòng dầu khí trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

24Gọi dòng dầu khí trên công trình khai thác dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

25Gọi dòng dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

26Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thiết bị khai thác, xử lý dầu khí trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

285

Page 286: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

27Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thiết bị khai thác, xử lý dầu khí trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

28Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thiết bị khai thác, xử lý dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

29Vận hành hệ thống bơm nước ép vỉa trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

30Vận hành hệ thống bơm nước ép vỉa trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

31Vận hành hệ thống bơm nước ép vỉa trên giàn khoan cố định, giàn ép vỉa.

Làm việc ngoài trời, trên biển, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

32Xử lý giếng khoan dầu khí trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

33Xử lý giếng khoan dầu khí trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

34Vận hành hệ thống khai thác dầu khí bằng phương pháp khí nén (gaslift) trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

35Vận hành hệ thống khai thác dầu khí bằng phương pháp khí nén (gaslift) trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

36Vận hành hệ thống khai thác dầu khí bằng phương pháp khí nén (gaslift) trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

37Móc cáp treo hàng trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung.

38Móc cáp treo hàng trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung.

39Móc cáp treo hàng trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn.

40Giao nhận, bảo quản vật tư, hóa chất, vật liệu nổ, trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Nơi làm việc chịu tác động của môi trường khắc nghiệt, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc.

41Giao nhận, bảo quản vật tư, hóa chất, vật liệu nổ, trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Nơi làm việc chịu tác động của môi trường khắc nghiệt, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc.

42 Thủ kho, chủ nhiệm kho, nhân viên xuất nhập Làm việc trên biển, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu

286

Page 287: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

hóa chất trên các công trình dầu khí trên biển. tác động của hóa chất độc.

43Vận hành tuốc bin, máy phát điện diezen trên các công trình dầu khí trên biển, trên phao rót dầu.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

Điều kiện lao động loại IV

1Bác sỹ, quản trị, phiên dịch, tạp vụ, phục vụ sinh hoạt trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Nơi làm việc chịu tác động của môi trường khắc nghiệt.

2Bác sỹ, quản trị, phiên dịch, tạp vụ, phục vụ sinh hoạt trên trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Nơi làm việc chịu tác động của môi trường khắc nghiệt.

3

Bác sỹ, quản trị, phiên dịch, tạp vụ, phục vụ sinh hoạt trên trên giàn khoan cố định, giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan, tàu chứa dầu trên biển.

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung.

4Vận hành hệ thống kho chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Công việc nguy hiểm, nguy cơ cháy nổ, ngộ độc, ngạt hóa chất và bỏng lạnh.

5Vận hành tuốc bin, máy phát điện diezen trên các công trình dầu khí trên bờ.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, hóa chất.

6Vận hành hệ thống thiết bị xuất nhập khí tại cầu cảng.

Công việc nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất.

7Vận hành hệ thống thiết bị phân phối khí tại các nhà máy chế biến khí, kho cảng chứa khí, trạm phân phối, trung tâm phân phối khí.

Công việc nguy hiểm, chịu ảnh hưởng của hóa chất độc, nguy cơ cháy nổ.

8Vận hành hệ thống cracking dầu mỏ bằng công nghệ xúc tác tầng sôi (RFCC) và xử lý xăng naphtha từ RFCC.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi, nhiệt độ cao.

9Vận hành hệ thống chế biến hạt nhựa poly-propylene từ dòng propylene của quá trình lọc dầu.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất, tia phóng xạ.

10Vận hành hệ thống chưng cất dầu thô và xử lý dầu hỏa (kerosene).

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất, tia phóng xạ.

11Vận hành hệ thống xử lý xăng naphtha bằng hydro và hệ thống chuyển hóa (reforming) xúc tác tăng chỉ số oc-tan của xăng.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất.

12Vận hành hệ thống đồng phân hóa xăng naphtha.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hơi hóa chất.

13Vận hành hệ thống xử lý và thu hồi propylen, khí hóa lỏng.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hơi hóa chất.

14 Vận hành hệ thống xử lý dầu dầu nhẹ trộn Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu

287

Page 288: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

diezen (LCO) bằng khí hydro. tác động của bụi, ồn, hơi hóa chất.

15 Vận hành hệ thống cung cấp kiềm NaOH.Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, hóa chất độc.

16Vận hành hệ thống máy, thiết bị sản xuất xăng sinh học (Ethanol).

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, hóa chất độc và tia phóng xạ.

17Vận hành hệ thống bồn chứa Amoniắc, đuốc đốt.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, hóa chất độc.

18Sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm tra các thiết bị chế biến dầu khí và sản phẩm - hóa phẩm dầu khí.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc, ồn, rung, bụi, chất phóng xạ, nguy cơ cháy nổ cao.

19Vận hành thiết bị phòng chống cháy nổ và ứng cứu khẩn cấp trong công nghiệp chế biến dầu khí và sản phẩm dầu khí.

Công việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý, nguy cơ cháy nổ cao.

20

Vận hành, sửa chữa nhỏ hệ thống thiết bị điện, điện lạnh, thông tin liên lạc, nồi hơi trên giàn khoan cố định, giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan, tàu chứa dầu, phao rót dầu trên biển.

Công việc nặng nhọc, làm việc trên biển, chịu tác động của ồn, rung, hơi khí độc.

21

Ứng cứu sự cố (cháy, nổ, phun trào, tràn dầu) trên giàn khoan cố định, giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan, tàu chứa dầu, phao rót dầu trên biển.

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung lắc.

II. LƯU TRỮ

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1Trực tiếp làm hoạt động lưu trữ tại kho, phòng kho lưu trữ, xưởng kỹ thuật bảo quản.

Chịu tác động của bụi, hóa chất, nấm mốc, vi sinh vật có hại.

III. GIAO THÔNG VẬN TẢI

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1Khai thác viên hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam.

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn.

2Kỹ thuật viên hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam.

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, điện từ trường.

3Thuyền viên làm việc trên tàu tìm kiếm cứu nạn, trục vớt tài sản chìm đắm, cứu hộ.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, thời tiết, căng thẳng thần kinh tâm lý.

288

Page 289: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

4Giám sát viên, điều hành viên hệ thống hành hải tàu thuyền.

Căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, điện từ trường siêu cao tần.

5Kỹ thuật viên điều hành hệ thống hành hải tàu thuyền.

Căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó, thường xuyên làm việc trên tháp radar cao 50m, chịu ảnh hưởng của ồn, điện từ trường siêu cao tần.

6Thuyền viên làm việc trên tàu, ca nô công vụ của cảng vụ hàng hải.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung, ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

7Thuyền viên làm việc trên tàu, ca nô phục vụ tiếp tế, kiểm tra hệ thống báo hiệu hàng hải đèn biển, luồng hàng hải; đưa đón hoa tiêu hàng hải.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung, ồn.

8Kiểm tra tàu, thuyền, công trình thuỷ, báo hiệu hàng hải.

Công việc nguy hiểm, chịu tác động của bụi, hơi khí độc.

9 Kiểm tra công trình biển. Làm việc ở ngoài khơi, xa bờ, chịu tác động của sóng, gió.

10Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa phao tiêu, báo hiệu hàng hải.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung.

11Quản lý và vận hành các thiết bị báo hiệu hàng hải trên luồng hàng hải, cửa sông, dọc theo các sông có vận tải thuỷ.

Làm việc ngoài trời, công việc nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung.

12 Công nhân quản lý, vận hành đèn biển.Làm việc ngoài khơi, công việc nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió.

Điều kiện lao động loại  IV

1 Công nhân quản lý đường thủy nội địa. Làm việc ngoài trời, nặng nhọc, ảnh hưởng của sóng, gió.

2Công nhân khảo sát, duy tu, bảo trì đường thủy nội địa.

Làm việc ngoài trời, nặng nhọc, ảnh hưởng của sóng, gió.

3 Công nhân lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa. Làm việc ngoài trời, chịu tác động của sóng, gió.

4Thuyền trưởng, máy trưởng làm việc trên tàu công tác quản lý đường thủy nội địa.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của sóng, gió.

5Nhân viên phục vụ hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam.

Chịu tác động của ồn, điện từ trường.

6Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa ra- đa ở các trạm ra-đa trong hệ thống lưu thông hàng hải trên luồng.

Chịu ảnh hưởng của điện từ trường, thường xuyên làm việc trên cao.

7 Công nhân quản lý vận hành luồng hàng hải.Làm việc theo ca, chịu nhiều ảnh hưởng của điện từ trường, căng thẳng thần kinh tâm lý.

8Tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh, an toàn hàng hải.

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của điện từ trường.

289

Page 290: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

IV. HÓA CHẤT

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Sản xuất, đóng bao Na2SiF6.Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với khí độc (HF), ồn, nồng độ bụi cao.

V. KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1Vận hành và bảo dưỡng lò phản ứng hạt nhân (lò năng lượng, lò nghiên cứu).

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

2Thực hiện công việc bảo đảm an toàn tại lò phản ứng hạt nhân.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

Điều kiện lao động loại V

1Thực nghiệm công nghệ tuyển, xử lý quặng phóng xạ và đất hiếm.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn và các chất độc hại.

2Thực nghiệm công nghệ chế tạo vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…) có cường độ cao, ồn, khí dễ cháy nổ, và các loại hóa chất độc hại.

3Thực nghiệm xử lý, lưu giữ, quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn, khí dễ cháy nổ, và các chất độc hại.

4Trực tiếp vận hành, bảo dưỡng thiết bị bức xạ, thực nghiệm vật lý hạt nhân; thực nghiệm hóa học phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

5Khai thác sử dụng các kênh neutron của lò phản ứng hạt nhân.

Khu vực làm việc chật hẹp, làm việc liên tục trong môi trường phóng xạ hỗn hợp neutron và gamma.

6Sản xuất đồng vị phóng xạ và điều chế dược chất phóng xạ.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

7Phân tích mẫu bằng kỹ thuật hạt nhân, chuẩn liều và hoạt độ phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với phóng xạ.

8Phân tích mẫu quặng và nguyên tố phóng xạ bằng các phương pháp vật lý, hóa học.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn, khí dễ cháy nổ, và các chất độc hại.

9Tháo dỡ các cơ sở hạt nhân, thiết bị hạt nhân, quản lý công tác tẩy xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ và các vật liệu nhiễm bẩn phóng xạ.

290

Page 291: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

10Đo đạc, đánh giá an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, cơ sở khai thác chế biến quặng phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

11Kiểm tra, kiểm định, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.

12Đóng gói, lưu giữ, vận chuyển các chất phóng xạ và dược chất phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ, bụi chứa phóng xạ và các rủi ro khi vận chuyển.

13Sử dụng các nguồn hoặc thiết bị bức xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

14

Thực hiện công việc đảm bảo an toàn bức xạ tại các cơ sở có dụng các nguồn hoặc thiết bị bức xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

15Tìm kiếm, định vị, ứng phó sự cố, tẩy xạ các nguồn phóng xạ ngoài môi trường.

Công việc nặng nhọc, làm việc chủ yếu trong môi trường phóng xạ ngoài trời.

16Thu hồi nguồn phóng xạ, áp tải vận chuyển nguồn phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ, vật liệu phóng xạ, vật liệu hạt nhân với liều bức xạ gây nguy hiểm.

17Tháo dỡ các cơ sở hạt nhân, thiết bị hạt nhân, quản lý công tác tẩy xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ và các vật liệu nhiễm bẩn phóng xạ.

18Đo đạc, đánh giá an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, cơ sở khai thác chế biến quặng phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

19Kiểm tra, kiểm định, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.

Điều kiện lao động loại IV

1Làm công việc bức xạ trực tiếp, làm việc với các nguồn bức xạ khác có tỷ số hoạt độ phóng xạ nhỏ hơn 10.

Tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ.

2 Thử nghiệm tương thích điện từ. Tiếp xúc trực tiếp với điện từ trường.

VI. THỂ DỤC THỂ THAO

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1Vận động viên, huấn luyện viên leo núi thể thao.

Làm việc ngoài trời, nơi làm việc cheo leo, rất nguy hiểm, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2 Vận động viên, huấn luyện viên mô tô nước. Làm việc ngoài trời, dưới nước, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng rất lớn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm

291

Page 292: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

lý.

3 Vận động viên, huấn luyện viên dù lượn.Làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng rất lớn, công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại V

1 Huấn luyện viên ca nô.Thường xuyên làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, rất nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2 Huấn luyện viên đua thuyền.Thường xuyên làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, rất nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3 Huấn luyện viên cử tạ.Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

4 Huấn luyện viên thể dục dụng cụ.Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, rất nguy hiểm và căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại IV

1 Vận động viên, huấn luyện viên vũ đạo giải trí.Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2 Huấn luyện viên đấu kiếm.Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3Vận động viên, huấn luyện viên Pa-tanh (patin).

Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

VII. KHAI KHOÁNG

Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1 Công nhân trộn, đổ bê tông trong hầm lò.Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, nóng, bụi.

2 Quan trắc khí mỏ trong hầm lò.Thường xuyên làm việc trong hầm lò, nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, thiếu dưỡng khí, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, nóng, bụi.

Điều kiện lao động loại IV

1Vận hành các thiết bị tuyển than bằng phương pháp tuyển nổi, tuyển từ trong nhà máy sàng tuyển than.

Thường xuyên chịu tác động ồn cao, bụi, độc hóa chất.

292

Page 293: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

2Vệ sinh công nghiệp trong các phân xưởng sửa chữa ô tô, thiết bị khai thác mỏ.

Công việc thủ công, chịu tác động của ồn, tiếp xúc dầu mỡ và chất thải công nghiệp.

3 Bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ than. Làm việc ngoài trời, đi lại nhiều, công việc nguy hiểm.

4Công nhân nạp ắc quy, sửa chữa đèn lò; sửa chữa, cấp phát ắc quy, đèn lò.

Công việc thủ công, thường xuyên tiếp xúc với chì và axít.

5Công nhân sửa chữa máy bốc rót than nhà máy sàng tuyển than.

Làm việc trên cao, công việc nguy hiểm, tư thế lao động gò bó.

6 Thủ kho vật liệu nổ công nghiệp.Làm việc ngoài lò, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại.

VIII. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Số TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1Khảo sát, đo đạc thành lập bản đồ tài nguyên môi trường biển và hải đảo.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên làm việc trên biển, chịu tác động của sóng, gió, ồn cao, rung mạnh.

2Lặn lấy mẫu nghiên cứu, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên, môi trường đáy biển.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của áp suất cao.

Điều kiện lao động loại V

1Vận hành tàu điều tra, khảo sát tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên làm việc trên biển, chịu tác động của sóng, gió, ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2Khoan đáy biển (trên giàn tự nâng, phao bè, tàu, thuyền)

Làm việc ngoài trời, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung lắc.

3Quan trắc các điều kiện tự nhiên, động lực, môi trường, sinh thái biển.

Làm việc ngoài trời, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung lắc.

4 Đo phổ gamma theo tàu.Làm việc ngoài trời, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung lắc.

5Khảo sát địa vật lý biển theo tàu (địa chấn, từ biển, trọng lực biển, sonar, điện từ).

Làm việc ngoài trời, căng thẳng thần kinh, tâm lý, chịu tác động của ồn, rung lắc.

6Khảo sát đo địa vật lý vùng phóng xạ ngành tài nguyên nước.

Làm việc ngoài trời ở vùng núi cao, đi lại nhiều, chịu tác động của phóng xạ.

7 Đo carôta lỗ khoan ngành tài nguyên nướcCông việc rất nguy hiểm, tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở cường độ rất lớn.

8Điều tra tài nguyên nước ở vùng núi, rừng sâu, hải đảo, biên giới và trên biển.

Làm việc ngoài trời ở các địa hình khó khăn, nơi làm việc lầy lội, công việc nặng nhọc, chịu tác động sóng, gió, ồn, rung.

9 Lộ trình lập biểu đồ tài nguyên nước, quan trắc Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, phải đi 293

Page 294: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

tài nguyên nước, tìm kiếm nguồn nước vùng sâu, vùng xa hoặc núi cao, biên giới, hải đảo.

lại nhiều ở vùng núi cao nhiều dốc.

10Quan trắc lấy mẫu môi trường phóng xạ, trầm tích, chất dioxin/furan, các độc chất khác.

Làm việc ngoài trời, nơi làm việc địa hình hiểm trở, công việc thủ công, đi lại nhiều, tiếp xúc với hóa chất độc.

11Phân tích các thông số môi trường đất, nước, khí, phóng xạ, trầm tích, bùn thải, chất thải nguy hại, chất dioxin/furan, các độc chất khác.

Tiếp xúc trực tiếp với hoá chất, làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ, ồn.

12Quan trắc tài nguyên nước vùng sâu, vùng xa hoặc núi cao, biên giới, hải đảo.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, đi lại nhiều, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại IV

1

Quan trắc tại các khu vực ven biển (đo biến thiên từ ngày đêm, quan trắc nước triều, đo điểm tựa trọng lực, đo câu nối các điểm trắc địa cơ sở phục vụ các dự án điều tra biển).

Làm việc ngoài trời, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung lắc.

2 Vận hành máy khoan tài nguyên nước.Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nơi làm việc lầy lội, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với các hóa chất trong ben-tô-nít.

3Lái xe khoan, xe tải từ 7,5 tấn trở lên ngành tài nguyên nước.

Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung.

4Phân tích thí nghiệm mẫu cơ lý đất, đá, cơ lý vật liệu, hóa lý nước.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi, các loại hóa chất độc hại.

5Quan trắc tài nguyên nước ở các trạm quan trắc vùng đồng bằng, trung du.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, đi lại nhiều.

6Lựa chọn, phân loại, bảo quản, tu sửa, phục chế tài liệu ở kho lưu trữ Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia.

Thường xuyên tiếp xúc với khí CO, phooc-môn.

7Múc, đổ nước thí nghiệm trong công tác nghiên cứu tài nguyên nước.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc.

8Bơm, hút nước thí nghiệm lỗ khoan tài nguyên nước.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc.

9Hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật quan trắc tại các trạm, các điểm đo ở miền núi và hải đảo.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên đi lưu động.

10Quan trắc lưu lượng nước và các yếu tố thuỷ văn ở các trạm quan trắc tài nguyên nước miền núi.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

294

Page 295: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

9. Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc 

---------------

Số: 36/2017/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

THÔNG TƯBAN HÀNH DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ HỌC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI,

NGUY HIỂM TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNGCăn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp;Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2018. Thông tư này làm căn cứ để các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các quy định trong giáo dục nghề nghiệp liên quan đến các ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Thông tư số 20/2014/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới phát sinh, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.

295

Page 296: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

 

Nơi nhận:- Ban Bí thư Trung ương Đảng;- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;- Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Tòa án nhân dân tối cao;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Công báo, Website Chính phủ;- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Lê Quân

 

DANH MỤCNGÀNH, NGHỀ HỌC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

- Mã cấp I - Trình độ đào tạo: 01 chữ số

- Mã cấp II - Lĩnh vực đào tạo: 03 chữ số

- Mã cấp III - Nhóm ngành, nghề: 05 chữ số

- Mã cấp IV - Tên ngành, nghề: 07 chữ số

TRUNG CẤP CAO ĐẲNG

Mã số Tên gọi Mã số Tên gọi

5 Trình độ trung cấp 6 Trình độ cao đẳng

521 Nghệ thuật 621 Nghệ thuật

52104 Mỹ thuật ứng dụng 62104 Mỹ thuật ứng dụng

5210407 Đúc, dát đồng mỹ nghệ 6210407 Đúc, dát đồng mỹ nghệ

5210408 Chạm khắc đá 6210408 Chạm khắc đá

5210422 Gia công và thiết kế sản phẩm mộc 6210422 Gia công và thiết kế sản phẩm mộc

551 Công nghệ kỹ thuật 651 Công nghệ kỹ thuật

55101Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng

65101Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng

296

Page 297: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

5510109 Xây dựng công trình thủy 6510109 Xây dựng công trình thủy

5510112 Lắp đặt cầu 6510112 Lắp đặt cầu

5510113 Lắp đặt giàn khoan 6510113 Lắp đặt giàn khoan

5510114 Xây dựng công trình thủy điện

5510115 Xây dựng công trình mỏ

5510116 Kỹ thuật xây dựng mỏ 6510116 Kỹ thuật xây dựng mỏ

55102 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 65102 Công nghệ kỹ thuật cơ khí

5510204 Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển 6510204 Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển

5510205 Công nghệ kỹ thuật vỏ tàu thủy

5510213 Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy 6510213 Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy

55104Công nghệ hoá học, vật liệu, luyện kim và môi trường

65104Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường

5510401 Công nghệ kỹ thuật hóa học 6510401 Công nghệ kỹ thuật hóa học

5510402 Công nghệ hóa hữu cơ

5510403 Công nghệ hóa vô cơ

5510404 Hóa phân tích

5510405 Công nghệ hóa nhựa

5510406 Công nghệ hóa nhuộm 6510406 Công nghệ hóa nhuộm

5510407 Công nghệ hóa Silicat

5510408 Công nghệ điện hóa

5510409 Công nghệ chống ăn mòn kim loại 6510409 Công nghệ chống ăn mòn kim loại

5510410 Công nghệ mạ 6510410 Công nghệ mạ

5510411 Công nghệ sơn

5510412 Công nghệ sơn tĩnh điện 6510412 Công nghệ sơn tĩnh điện

5510413 Công nghệ sơn điện di

5510414 Công nghệ sơn ô tô

297

Page 298: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

5510415 Công nghệ sơn tàu thủy 6510415 Công nghệ sơn tàu thủy

55105 Công nghệ sản xuất 65105 Công nghệ sản xuất

5510505 Công nghệ sản xuất ván nhân tạo 6510505 Công nghệ sản xuất ván nhân tạo

5510507 Sản xuất vật liệu hàn 6510507 Sản xuất vật liệu hàn

5510508 Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp 6510508 Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp

5510509 Sản xuất các chất vô cơ 6510509 Sản xuất các chất vô cơ

5510510 Sản xuất sản phẩm giặt tẩy 6510510 Sản xuất sản phẩm giặt tẩy

5510511 Sản xuất phân bón 6510511 Sản xuất phân bón

5510512 Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật 6510512 Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

5510513 Sản xuất sơn 6510513 Sản xuất sơn

5510514 Sản xuất xi măng 6510514 Sản xuất xi măng

5510516 Sản xuất gạch Ceramic

5510517 Sản xuất gạch Granit

5510518 Sản xuất đá bằng cơ giới

5510519 Sản xuất vật liệu chịu lửa

5510521 Sản xuất bê tông nhựa nóng

5510522 Sản xuất sứ xây dựng 6510522 Sản xuất sứ xây dựng

5510525 Sản xuất pin, ắc quy 6510525 Sản xuất pin, ắc quy

5510535 Sản xuất tấm lợp Fibro xi măng

5510536 Sản xuất gốm xây dựng 6510536 Sản xuất gốm xây dựng

55109Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa

65109Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa

5510915 Khoan thăm dò địa chất 6510915 Khoan thăm dò địa chất

55110 Công nghệ kỹ thuật mỏ 65110 Công nghệ kỹ thuật mỏ

5511003 Khai thác mỏ

5511004 Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò 6511004 Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò

298

Page 299: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

5511005 Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên

5511006 Vận hành thiết bị sàng tuyển than 6511006 Vận hành thiết bị sàng tuyển than

5511007 Vận hành thiết bị sàng tuyển quặng kim loại 6511007 Vận hành thiết bị sàng tuyển quặng kim loại

5511008 Khoan nổ mìn 6511008 Khoan nổ mìn

5511009 Khoan đào đường hầm 6511009 Khoan đào đường hầm

5511010 Khoan khai thác mỏ 6511010 Khoan khai thác mỏ

5511011 Vận hành thiết bị mỏ hầm lò 6511011 Vận hành thiết bị mỏ hầm lò

5511012 Vận hành trạm khí hóa than 6511012 Vận hành trạm khí hóa than

5511013Vận hành, sửa chữa trạm xử lý nước thải mỏ hầm lò

6511013Vận hành, sửa chữa trạm xử lý nước thải mỏ hầm lò

552 Kỹ thuật 652 Kỹ thuật

55201 Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật 65201 Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật

5520104 Chế tạo thiết bị cơ khí 6520104 Chế tạo thiết bị cơ khí

5520107 Gia công và lắp dựng kết cấu thép 6520107 Gia công và lắp dựng kết cấu thép

5520113 Lắp đặt thiết bị cơ khí 6520113 Lắp đặt thiết bị cơ khí

5520121 Cắt gọt kim loại 6520121 Cắt gọt kim loại

5520122 Gò 6520122 Gò

5520123 Hàn 6520123 Hàn

5520124 Rèn, dập 6520124 Rèn, dập

5520126 Nguội sửa chữa máy công cụ 6520126 Nguội sửa chữa máy công cụ

5520129 Sửa chữa, vận hành tàu cuốc

5520130 Sửa chữa máy tàu biển 6520130 Sửa chữa máy tàu biển

5520131 Sửa chữa máy tàu thủy 6520131 Sửa chữa máy tàu thủy

5520139 Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò 6520139 Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò

5520141 Sửa chữa thiết bị hóa chất 6520141 Sửa chữa thiết bị hóa chất

5520144 Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí 6520144 Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí

5520161 Bảo trì và sửa chữa thiết bị cơ giới hạng nặng

299

Page 300: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

5520176 Bảo trì và sửa chữa thiết bị hóa chất

5520182 Vận hành cần, cầu trục 6520182 Vận hành cần, cầu trục

5520183 Vận hành máy thi công nền 6520183 Vận hành máy thi công nền

5520184 Vận hành máy thi công mặt đường 6520184 Vận hành máy thi công mặt đường

5520185 Vận hành máy xây dựng 6520185 Vận hành máy xây dựng

5520186 Vận hành máy đóng cọc và khoan cọc nhồi

5520188 Vận hành, sửa chữa máy thi công đường sắt 6520188 Vận hành, sửa chữa máy thi công đường sắt

5520189 Vận hành, sửa chữa máy tàu cá 6520189 Vận hành, sửa chữa máy tàu cá

5520191 Điều khiển tàu cuốc 6520191 Điều khiển tàu cuốc

55202 Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông 65202 Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông

5520204 Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò 6520204 Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò

5520256Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên

6520256Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên

5520257Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110KV trở xuống

6520257Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110KV trở xuống

55203Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường

65203Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường

5520301 Luyện gang 6520301 Luyện gang

5520302 Luyện thép 6520302 Luyện thép

5520303 Luyện kim đen

5520304 Luyện kim màu 6520304 Luyện kim màu

5520305 Luyện Ferro hợp kim 6520305 Luyện Ferro hợp kim

5520306 Xử lý chất thải công nghiệp và y tế

5520307 Xử lý chất thải trong công nghiệp đóng tàu 6520307 Xử lý chất thải trong công nghiệp đóng tàu

5520308 Xử lý chất thải trong sản xuất thép 6520308 Xử lý chất thải trong sản xuất thép

5520309 Xử lý nước thải công nghiệp 6520309 Xử lý nước thải công nghiệp

5520310 Xử lý chất thải trong sản xuất cao su 6520310 Xử lý chất thải trong sản xuất cao su

5520311 Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải 6520311 Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải

300

Page 301: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

55290 Khác 65290 Khác

5529001 Kỹ thuật lò hơi 6529001 Kỹ thuật lò hơi

5529002 Kỹ thuật tua bin 6529002 Kỹ thuật tua bin

5529012 Lặn trục vớt 6529012 Lặn trục vớt

5529013 Lặn nghiên cứu khảo sát 6529013 Lặn nghiên cứu khảo sát

5529015 Lặn thi công 6529015 Lặn thi công

554 Sản xuất và chế biến 654 Sản xuất và chế biến

55401 Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống 65401 Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống

5540113 Công nghệ kỹ thuật sản xuất muối

5540114 Sản xuất muối từ nước biển

558 Kiến trúc và xây dựng 658 Kiến trúc và xây dựng

55802 Xây dựng 65802 Xây dựng

5580201 Kỹ thuật xây dựng 6580201 Kỹ thuật xây dựng

5580203 Xây dựng cầu đường

5580205 Xây dựng cầu đường bộ 6580205 Xây dựng cầu đường bộ

5580207 Cốp pha - giàn giáo

5580208 Cốt thép - hàn

5580209 Nề - Hoàn thiện

562 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 662 Nông, lâm nghiệp và thủy sản

56201 Nông nghiệp 66201 Nông nghiệp

5620116 Bảo vệ thực vật 6620116 Bảo vệ thực vật

584 Dịch vụ vận tải 684 Dịch vụ vận tải

58401 Khai thác vận tải 68401 Khai thác vận tải

5840108 Điều khiển phương tiện thủy nội địa 6840108 Điều khiển phương tiện thủy nội địa

5840109 Điều khiển tàu biển 6840109 Điều khiển tàu biển

5840110 Khai thác máy tàu biển 6840110 Khai thác máy tàu biển

301

Page 302: sldtbxh.dongnai.gov.vnsldtbxh.dongnai.gov.vn/Lists/VanBan/Attachments/435/Ti…  · Web viewCác quy định này, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

5840111 Khai thác máy tàu thủy 6840111 Khai thác máy tàu thủy

5840112 Vận hành máy tàu thủy 6840112 Vận hành khai thác máy tàu

5840123 Điều khiển tàu hỏa

5840124 Lái tàu đường sắt 6840124 Lái tàu đường sắt

585 Môi trường và bảo vệ môi trường 685 Môi trường và bảo vệ môi trường

58501 Kiểm soát và bảo vệ môi trường 68501 Kiểm soát và bảo vệ môi trường

5850110 Xử lý rác thải 6850110 Xử lý rác thải

302