7
Ung thư phi Thuc lá là nguyên nhân chính của ung thư phổi ĐỘ TIN CY KHOA HC GIẢM NGUY CƠ TĂNG NGUY CƠ Thuyết phc Asen trong nước Bsung beta-carotene 1 Có khnăng Trái cây 2 Thc phm cha carotenoid 3 Hn chế Rau không tinh bt 2 Thc phm cha selen 3 Thc phm cha quercetin 3 Hoạt động thcht 4 Thịt đỏ 5 Thịt đã qua chế biến 6 Cht béo thc phm Bsung Retinol Cơ thể gy 1. Bng chng có ngun gc tcác nghiên cu sdng cht bsung vi liu cao (20 mg/ngày đối vi beta-carotene; 25 000 đơn vị quc tế/ngày cho retinol) người hút thuc. 2. Đánh giá trên rau và trái cây không bao gm nhng thc phm được bo qun bng mui hoc ngâm gim. 3. Bao gm các loi thc phm tnhiên có cha các thành phn và các loi thc phm được bsung. 4. Hot động thcht bao gm tt ccác loi: nghnghip, việc nhà, đi lại, và gii trí. 5. Thịt đỏ : tht bò, tht ln, tht cừu, dê… 6. Tht chế biến : dùng để chcác loi thịt được bo qun bng cách hun khói, mui, hoc dùng cht bo qun hóa hc. Thông tin tWorld Cancer Research Fund International, International Agency for Research on Cancer và World Health Organization.

Ung thư phdinhduongchuan.com/wp-content/uploads/2016/03/Ung-thư-phổi-Tài-liệu-Dinh-d... · biến. Tiếp xúc với asen còn gây ra các bệnh phổi mãn tính. Báo cáo

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ung thư phdinhduongchuan.com/wp-content/uploads/2016/03/Ung-thư-phổi-Tài-liệu-Dinh-d... · biến. Tiếp xúc với asen còn gây ra các bệnh phổi mãn tính. Báo cáo

Ung thư phổi Thuốc lá là nguyên nhân chính của ung thư phổi

ĐỘ TIN CẬY

KHOA HỌC GIẢM NGUY CƠ TĂNG NGUY CƠ

Thuyết phục

Asen trong nước

Bổ sung beta-carotene1

Có khả năng

Trái cây2

Thực phẩm chứa carotenoid3

Hạn chế

Rau không tinh bột2

Thực phẩm chứa selen3

Thực phẩm chứa quercetin3

Hoạt động thể chất4

Thịt đỏ5

Thịt đã qua chế biến6

Chất béo thực phẩm

Bổ sung Retinol

Cơ thể gầy

1. Bằng chứng có nguồn gốc từ các nghiên cứu sử dụng chất bổ sung với liều cao (20 mg/ngày đối với beta-carotene;

25 000 đơn vị quốc tế/ngày cho retinol) ở người hút thuốc.

2. Đánh giá trên rau và trái cây không bao gồm những thực phẩm được bảo quản bằng muối hoặc ngâm giấm.

3. Bao gồm các loại thực phẩm tự nhiên có chứa các thành phần và các loại thực phẩm được bổ sung.

4. Hoạt động thể chất bao gồm tất cả các loại: nghề nghiệp, việc nhà, đi lại, và giải trí.

5. Thịt đỏ : thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, dê…

6. Thịt chế biến : dùng để chỉ các loại thịt được bảo quản bằng cách hun khói, muối, hoặc dùng chất bảo quản hóa

học.

Thông tin từ World Cancer Research Fund International, International Agency for Research on Cancer

và World Health Organization.

Page 2: Ung thư phdinhduongchuan.com/wp-content/uploads/2016/03/Ung-thư-phổi-Tài-liệu-Dinh-d... · biến. Tiếp xúc với asen còn gây ra các bệnh phổi mãn tính. Báo cáo

Ung thư phổi ............................................................................................................................................ 1

1. Asen ............................................................................................................................................. 2

2. Beta-carotene .............................................................................................................................. 2

3. Trái cây ........................................................................................................................................ 3

4. Thực phẩm chức carotenoid ....................................................................................................... 3

5. Rau không tinh bột ...................................................................................................................... 4

6. Thực phẩm chứa selen ................................................................................................................ 4

7. Thực phẩm chứa quercetin ......................................................................................................... 5

8. Hoạt động thể chất ...................................................................................................................... 5

9. Thịt đỏ ......................................................................................................................................... 5

10. Thịt chế biến sẵn...................................................................................................................... 6

11. Chất béo thực phẩm ................................................................................................................ 6

12. Bơ ............................................................................................................................................ 6

13. Bổ sung Retinol ........................................................................................................................ 6

14. Cơ thể gầy ................................................................................................................................ 7

1. Asen Hai nghiên cứu thuần tập, 2 nghiên cứu bệnh chứng, và 12 nghiên cứu sinh thái đã nghiên cứu tác

động của asen trong nước uống. Tất cả các nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng, và hầu hết các

nghiên cứu sinh thái, cho thấy một mối quan hệ giữa tăng nồng độ asen trong nước uống và tăng tỷ

lệ bị bệnh.

Asen hòa tan trong nước uống gây ra bệnh ung thư phổi trong các mô hình động vật. Ở người, asen

là tác nhân gây đột biến nhiễm sắc thể. Nó cũng có thể hoạt động như một tác nhân đồng gây đột

biến. Tiếp xúc với asen còn gây ra các bệnh phổi mãn tính. Báo cáo của ủy ban FAO / WHO về Phụ gia

thực phẩm đã thiết lập một lượng asen mà cơ thể có thể chịu được hàng tuần là 0,015 mg/kg trọng

lượng cơ thể.

IARC. 2004. Some Drinking-water Disinfectants and Contaminants, including Arsenic. In: IARC Monogr Eval Carcinog Risks Hum no 84. https://monographs.iarc.fr/ENG/Monographs/vol84/mono84.pdf

FAO/WHO. Evaluations of the Joint FAO/WHO Expert Committee on Food Additives (JECFA). Arsenic. http://apps.who.int/food-additives-

contaminants-jecfa-database/chemical.aspx?chemID=1863

2. Beta-carotene Bốn thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát và hai nghiên cứu thuần tập nghiên cứu về việc bổ sung

beta-carotene. Trong số này, một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát được thực hiện ở những

Page 3: Ung thư phdinhduongchuan.com/wp-content/uploads/2016/03/Ung-thư-phổi-Tài-liệu-Dinh-d... · biến. Tiếp xúc với asen còn gây ra các bệnh phổi mãn tính. Báo cáo

người hút thuốc. Nghiên cứu này cho thấy một sự gia tăng nguy cơ đáng kể 17% với 20 mg beta-

carotene bổ sung hàng ngày. Nó cũng gợi ý rằng việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ hơn.

Có một sự tương tác đáng kể giữa beta-carotene, nghiện thuốc lá nặng, và glutathione S-transferase

(GST) - một enzyme khử độc ung thư. Việc bổ sung beta-carotene được so sánh ở những người

không có GSTM1 (một trong những biến thể của gen GST), giữa người hút hơn 42 điếu thuốc mỗi

ngày và người hút dưới 37 điếu thuốc mỗi ngày. Một nguy cơ tương đối ở mức 6,01% đã được kết

luận.

Trong một nghiên cứu trên động vật, liều beta-carotene thấp giúp bảo vệ chống lại những thay đổi

do thuốc gây ra trong các gen ức chế khối u p53, trong khi liều cao thúc đẩy những thay đổi này.

Liu C, Russell RM, Wang XD. Low dose beta-carotene supplementation of ferrets attenuates smoke-induced lung phosphorylation of JNK, p38 MAPK, and p53

proteins. J Nutri 2004; 134:2705-10.

Goodman GE, Schaffer S, Omenn GS, et al. The association between lung and prostate cancer risk, and serum micronutrients: results and lessons learned from

beta-carotene and retinol efficacy trial. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 2003;12:518-26

Yu N, Su X, Wang Z, Dai B, Kang J. Association of Dietary Vitamin A and β-Carotene Intake with the Risk of Lung Cancer: A Meta-Analysis of 19 Publications.

Nutrients. 2015; 7(11):9309-9324.

3. Trái cây Hai mươi lăm nghiên cứu thuần tập, 32 nghiên cứu bệnh chứng, và 7 nghiên cứu sinh thái đã điều tra

về việc tiêu thụ trái cây. Hầu hết cho thấy việc giảm nguy cơ đi cùng với lượng tiêu thụ tăng lên. Phân

tích meta dữ liệu nhóm cho thấy giảm 6% nguy cơ cho mỗi khẩu phần 80g/ngày; phân tích các dữ liệu

bệnh chứng cho thấy giảm 20% rủi ro cho mỗi phần ăn/ngày. Một phân tích gộp của 8 nghiên cứu

thuần tập (hơn 430000 người tham gia, theo dõi trong 6-16 năm, với hơn 3200 trường hợp ung thư

phổi) cho thấy giảm 23% rủi ro cho các nhóm mà ăn trái cây nhiều nhất. Có sự không đồng nhất đáng

kể, có lẽ giải thích bởi tính chất rộng lớn và khác nhau trong nhóm này.

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa khác, chẳng hạn như carotenoid, phenol

và flavonoid, cũng như các chất phytochemical có khả năng hoạt tính sinh học cao. Chất chống oxy

hóa bẫy các gốc tự do và các phân tử ôxy linh động, giúp bảo vệ chống lại thiệt hại do quá trình oxy

hóa gây ra. Ngoài ra, chất flavonoid tìm thấy trong trái cây trực tiếp ức chế sự biểu hiện của một loại

enzyme cytochrome P450. Điều này giúp chuyển hóa các chất độc có liên quan tới việc tăng nguy cơ

ung thư phổi, chủ yếu ở người hút thuốc. Không hề dễ dàng để làm sáng tỏ tầm quan trọng tương

đối của mỗi thành phần, và tác dụng bảo vệ có thể là kết quả của sự kết hợp giữa những ảnh hưởng

trên một số quá trình liên quan đến ung thư.

Alexandrov K, Cascorbi I, Rojas M, et al. CYP1A1 and GSTM1 genotypes affect benzo[a]pyrene DNA adducts in smokers’ lung: comparison with

aromatic/hydrophobic adduct formation. Carcinogenesis 2002; 23:1969-77.

Key, T J. Fruit and vegetables and cancer risk. Br J Cancer 2011: 104, 6–11.

A.R. Vieira et al. Fruits, vegetables and lung cancer risk: a systematic review and meta-analysis Ann Oncol, first published online September 14, 2015

4. Thực phẩm chức carotenoid Tổng cộng có 11 nghiên cứu thuần tập, 16 nghiên cứu bệnh chứng, và 1 nghiên cứu sinh thái đã xem

xét tổng số carotenoid trong chế độ ăn uống; 4 nghiên cứu thuần tập và 5 nghiên cứu bệnh chứng

xem xét carotenoid trong huyết thanh hoặc huyết tương. Gần như tất cả các nghiên cứu thuần tập và

hầu hết các nghiên cứu bệnh chứng cho thấy mối liên hệ giữa việc giảm nguy cơ với lượng tiêu thụ

tăng lên. Phân tích meta của dữ liệu nhóm cho thấy 2% rủi ro được giảm cho mỗi 1 mg carotenoid

trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Một số nghiên cứu bệnh chứng không điều chỉnh cho yếu tố hút

Page 4: Ung thư phdinhduongchuan.com/wp-content/uploads/2016/03/Ung-thư-phổi-Tài-liệu-Dinh-d... · biến. Tiếp xúc với asen còn gây ra các bệnh phổi mãn tính. Báo cáo

thuốc. Dữ liệu đến chủ yếu từ nguồn thực phẩm, không bổ sung; do đó tác dụng không thể được quy

cho carotenoid tách biệt từ các loại thực phẩm.

Carotenoid là những chất chống oxy hóa, có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid và các stress liên

quan đến oxy hóa.

Mary Chatterjee, Kaushik Roy, M. Janarthan, Subhadeep Das and Malay Chatterjee, Biological Activity of Carotenoids: Its Implications in Cancer Risk and

Prevention, Current Pharmaceutical Biotechnology 2012, volume 13, issue 1, pages 180-190.

Veeramachaneni S, Wang XD. Carotenoids and lung cancer prevention. Front Biosci (Schol Ed). 2009 Jun 1;1:258-74.

5. Rau không tinh bột Tổng cộng có 17 nghiên cứu thuần tập, 27 nghiên cứu bệnh chứng, và 6 nghiên cứu sinh thái điều tra

về các loại rau tổng quát. Các nhóm khác được khảo sát là rau không tinh bột (3 nghiên cứu thuần

tập, 1 nghiên cứu bệnh chứng); rau lá xanh, không kể họ cải (5 thuần tập, 17 bệnh chứng); rễ và củ

của rau không tinh bột (2 thuần tập); và cà rốt (6 thuần tập, 21 bệnh chứng, 1 sinh thái). Hầu hết các

nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư giảm với lượng tiêu thụ rau tăng lên. Dữ liệu này đặc biệt phù

hợp cho cà rốt. Một phân tích gộp của 8 nghiên cứu thuần tập (hơn 430 000 người tham gia, theo dõi

trong 6-16 năm, với hơn 3200 trường hợp ung thư phổi) cho thấy không có sự giảm rủi ro có ý nghĩa

cho các nhóm ăn rau nhiều nhất. Có sự không đồng nhất đáng kể, mà chưa giải thích được hết.

Đây là một loại thực phẩm thực vật rộng và gồm nhiều loại khác nhau, và nhiều thành phần trong các

loại rau không tinh bột có thể góp phần vào tác dụng bảo vệ. Chúng bao gồm chất xơ, carotenoid,

folate, selenium, glucosinolate, dithiolethiones, indole, coumarin, ascorbat, chất diệp lục, flavonoid,

allylsulphid, flavonoid, và các kích thích tố nữ, một số chất có khả năng chống oxy hóa. Chất chống

oxy hóa bẫy các gốc tự do và các phân tử ôxy linh động, bảo vệ chống lại thiệt hại do oxy hóa. Không

hề dễ dàng để làm sáng tỏ tầm quan trọng tương đối của mỗi thành phần, và tác dụng bảo vệ có thể

là kết quả của sự kết hợp giữa những ảnh hưởng trên một số quá trình liên quan đến ung thư.

Kathryn E Bradbury, Paul N Appleby, and Timothy J Key. Fruit, vegetable, and fiber intake in relation to cancer risk: findings from the European Prospective

Investigation into Cancer and Nutrition (EPIC) Am J Clin Nutr 2014 100: Supplement 1 394S-398S

M Wang, S Qin, T Zhang, X Song and S Zhang. The effect of fruit and vegetable intake on the development of lung cancer: a meta-analysis of 32 publications

and 20 414 cases. European Journal of Clinical Nutrition 2015, 69, 1184-1192.

Khan, Naghma et al. Dietary agents for prevention and treatment of lung cancer. Cancer Letters 2015, Volume 359, Issue 2, 155 – 164.

6. Thực phẩm chứa selen Hai nghiên cứu thuần tập, 2 nghiên cứu bệnh chứng, và 2 nghiên cứu sinh thái xem xét selen trong

chế độ ăn uống; 10 nghiên cứu thuần tập, 7 nghiên cứu bệnh chứng, và 4 nghiên cứu sinh thái kiểm

tra selen huyết tương và huyết thanh; và 3 nghiên cứu thuần tập điều tra mức selen trong móng tay.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy giảm nguy cơ ung thư với lượng tiêu thụ tăng lên. Phân tích meta

dữ liệu của nghiên cứu thuần tập về selen trong huyết tương hoặc huyết thanh cho thấy bằng chứng

về việc giảm nguy cơ và một mối quan hệ liều lượng-tác dụng rõ ràng.

Việc thiếu hụt selen trong chế độ ăn đã được chứng minh là gây ra sự thiếu biểu hiện của

selenoprotein. Hai mươi lăm selenoprotein đã được xác định ở động vật và một số trong số này có

đặc tính chống viêm và chống oxy hóa quan trọng. Bốn trong số đó là các peroxidaza glutathione, bảo

vệ chống lại thiệt hại của sự oxy hóa với phân tử sinh học như lipid, lipoprotein, và DNA. Có ba

reductases thioredoxin, ngoài các chức năng khác, chúng tái tạo sản phẩm của acid ascorbic bị oxy

hóa trở lại thành dạng chất chống oxy hóa.

Fritz H, Kennedy D, Fergusson D, et al. Selenium and Lung Cancer: A Systematic Review and Meta Analysis. Zhivotovsky B, ed. PLoS ONE. 2011; 6(11):e26259.

Page 5: Ung thư phdinhduongchuan.com/wp-content/uploads/2016/03/Ung-thư-phổi-Tài-liệu-Dinh-d... · biến. Tiếp xúc với asen còn gây ra các bệnh phổi mãn tính. Báo cáo

Lener M, Muszyńska M, Jakubowska A, et al. Selenium as a marker of cancer risk and of selection for control examinations in surveillance. Contemporary

Oncology. 2015;19(1A):A60-A61.

Cortés-Jofré M, Rueda JR, Corsini-Muñoz G, Fonseca-Cortés C, Caraballoso M, Bonfill Cosp X. Drugs for preventing lung cancer in healthy people. Cochrane

Database of Systematic Reviews 2012, Issue 10.

7. Thực phẩm chứa quercetin Hai nghiên cứu thuần tập và ba nghiên cứu bệnh chứng xem xét về lượng quercetin. Cả hai nghiên

cứu thuần tập cho thấy sự giảm rủi ro có ý nghĩa thống kê cho các nhóm tiêu thụ lượng quercetin cao

nhất. Dữ liệu từ các nghiên cứu bệnh chứng thì lại không đồng nhất.

Quercetin là một flavonoid mà trực tiếp ức chế sự biểu hiện của enzyme cytochrome P450, giúp

chuyển hóa các chất độc, dẫn đến thiệt hại đối với DNA giảm trong phòng thí nghiệm.

Kang ZC, Tsai SJ, Lee H. Quercetin inhibits benzo[a]pyrene-induced DNA adducts in human Hep G2 cells by altering cytochrome P-450 1A1 gene

expression. Nutrition and cancer 1999; 35:175-9.

Woo HD, Kim J. Dietary Flavonoid Intake and Smoking-Related Cancer Risk: A Meta-Analysis. Davis KR, ed. PLoS ONE. 2013;8(9):e75604.

8. Hoạt động thể chất Có tổng cộng 5 nghiên cứu thuần tập đã xem xét tổng số hoạt động thể chất; 2 nghiên cứu thuần tập

điều tra hoạt động phi-giải trí; 4 nghiên cứu thuần tập và 2 nghiên cứu bệnh chứng điều tra hoạt

động trong nghề nghiệp; và 11 nghiên cứu thuần tập và 4 nghiên cứu bệnh chứng điều tra hoạt động

giải trí. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc giảm nguy cơ ung thư và

tăng hoạt động thể chất. Trong số các phân tích, mối quan hệ bảo vệ phù hợp đã được báo cáo cho

tổng số hoạt động thể chất, hoạt động phi giải trí, và các hoạt động giải trí. Kết quả không đồng nhất

đối với hoạt động thể chất trong nghề nghiệp có thể do sự khác nhau lớn về số lượng hoạt động

trong số những người tham gia hoặc do tỷ lệ đóng góp thấp của hoạt động trong nghề nghiệp vào

tổng số hoạt động thể chất.

Hoạt động thể chất duy trì, vừa phải làm tăng tỷ lệ trao đổi chất và làm tăng sự hấp thu oxy tối đa. Về

lâu dài, thời gian thường xuyên hoạt động như vậy làm tăng hiệu quả của cơ thể trao đổi chất và tăng

năng lực (số lượng công việc nó có thể thực hiện), cũng như làm giảm huyết áp và giảm kháng insulin.

Steindorf K, Friedenreich C, Linseisen J, et al. Physical activity and lung cancer risk in the European Prospective Investigation into Cancer and

Nutrition Cohort. Int J Cancer 2006; 119: 2389-97.

Filaire, Edith et al. Lung cancer: What are the links with oxidative stress, physical activity and nutrition.Lung Cancer 2013, Volume 82, Issue 3, 383

– 389.

Joanna Kruk and Urszula Czerniak. Physical Activity and its Relation to Cancer Risk: Updating the Evidence. Asian Pac J Cancer Prev.

2013;14(7):3993-4003.

9. Thịt đỏ Một nghiên cứu thuần tập và 9 nghiên cứu bệnh chứng đã xem xét tác động của thịt đỏ. Nghiên cứu

thuần tập duy nhất và hầu hết các nghiên cứu bệnh chứng cho thấy việc tăng nguy cơ với lượng tiêu

thụ tăng lên. Thịt đỏ có chứa sắt heme tự do. Chất sắt tự do này có thể dẫn đến việc sản xuất các gốc

tự do. Khi nấu chín ở nhiệt độ cao, thịt đỏ cũng có thể chứa các amin dị vòng và các hydrocacbon

thơm đa vòng, có thể gây ảnh hưởng đến ung thư.

Lippi, Giuseppe et al. Meat consumption and cancer risk: a critical review of published meta-analyses. Critical Reviews in Oncology / Hematology

2016, Volume 97, 1 - 14

Hooda J, Shah A, Zhang L. Heme, an Essential Nutrient from Dietary Proteins, Critically Impacts Diverse Physiological and Pathological

Processes. Nutrients. 2014;6(3):1080-1102.

David M. Klurfeld, Research gaps in evaluating the relationship of meat and health, Meat Science, Volume 109, November 2015, Pages 86-95.

Page 6: Ung thư phdinhduongchuan.com/wp-content/uploads/2016/03/Ung-thư-phổi-Tài-liệu-Dinh-d... · biến. Tiếp xúc với asen còn gây ra các bệnh phổi mãn tính. Báo cáo

10. Thịt chế biến sẵn Bốn nghiên cứu thuần tập và 10 nghiên cứu bệnh chứng xem xét tác động của thịt chế biến. Hầu hết

trong số đó cho thấy việc tăng nguy cơ với lượng tiêu thụ tăng lên. Các hợp chất N-nitroso bị nghi

ngờ gây đột biến và gây ung thư được tìm thấy trong các loại thịt chế biến, và được sản xuất trong dạ

dày từ nitrat. Nhiều loại thịt chế biến cũng chứa hàm lượng muối và nitrit cao. Khi nấu chín ở nhiệt

độ cao, các loại thịt cũng có thể chứa các amin dị vòng và các hydrocacbon thơm đa vòng.

Goldman R, Shields PG. Food mutagens. J Nutr 2003;133 Suppl 3:965S-73S.

Lippi, Giuseppe et al. Meat consumption and cancer risk: a critical review of published meta-analyses. Critical Reviews in Oncology / Hematology

2016, Volume 97, 1 - 14

David M. Klurfeld, Research gaps in evaluating the relationship of meat and health, Meat Science, Volume 109, November 2015, Pages 86-95.

11. Chất béo thực phẩm Chín nghiên cứu thuần tập, 17 nghiên cứu bệnh chứng, và 4 nghiên cứu sinh thái xem xét tổng lượng

chất béo tiêu thụ. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc tăng nguy cơ với lượng tiêu

thụ tăng lên, mặc dù dữ liệu thuần tập không gợi ý về hiệu ứng, và chỉ một vài nghiên cứu có ý nghĩa

thống kê. Không có bằng chứng cho các cơ chế hợp lý được tìm thấy.

Stephanie A. Smith-Warner et al. Dietary Fat and Risk of Lung Cancer in a Pooled Analysis of Prospective Studies. Cancer Epidemiol Biomarkers

Prev October 2002 11:987-992

12. Bơ Hai nghiên cứu thuần tập và tám nghiên cứu bệnh chứng đã xem xét việc tiêu thụ bơ. Hầu hết các

nghiên cứu cho thấy việc tăng nguy cơ với lượng tiêu thụ tăng, nhưng dữ liệu thuần tập không thống

nhất. Không có bằng chứng cho các cơ chế hợp lý được tìm thấy.

Paul Knekt et al. Dietary cholesterol, fatty acids, and the risk of lung cancer among men. Nutrition and Cancer 1991, Vol. 16, Iss. 3-4.

Brennan, Paul et al.. A Multicenter Case-control Study of Diet and Lung Cancer Among Non-smokers. Cancer Causes & Control 11.1 (2000): 49–

58.

13. Bổ sung Retinol Hai thử nghiệm (một ngẫu nhiên, một không ngẫu nhiên), hai nghiên cứu thuần tập, và hai nghiên

cứu bệnh chứng đã điều tra về retinol hoặc việc bổ sung retinol. Thử nghiệm ngẫu nhiên duy nhất,

thực hiện ở người hút thuốc đang hoặc đã từng hút thuốc trước đây, cho thấy nguy cơ ung thư gia

tăng đáng kể với một lượng bổ sung liều cao. Có một đề xuất về tỷ lệ mắc cao hơn ở người hút thuốc

nặng và công nhân khai thác amiăng. Thử nghiệm không ngẫu nhiên không cho kết quả thuyết phục.

Một nghiên cứu thuần tập, cũng phân chia theo tình trạng hút thuốc, cho thấy một mối quan hệ giữa

tỷ lệ tăng với người đang trong tình trạng hút thuốc. Tất cả các nghiên cứu khác không phân tầng

theo tình trạng hút thuốc lá và không có kết quả thuyết phục.

Có thể có một số tác dụng bảo vệ khi số lượng khẩu phần ăn của các vitamin bị mất bởi sự bổ sung

với hàm lượng dược học.

Yu N, Su X, Wang Z, Dai B, Kang J. Association of Dietary Vitamin A and β-Carotene Intake with the Risk of Lung Cancer: A Meta-Analysis of 19

Publications. Nutrients. 2015; 7(11):9309-9324.

Fritz H, Kennedy D, Fergusson D, et al. Vitamin A and Retinoid Derivatives for Lung Cancer: A Systematic Review and Meta Analysis, Minna JD,

ed. PLoS ONE. 2011;6(6):e21107.

Page 7: Ung thư phdinhduongchuan.com/wp-content/uploads/2016/03/Ung-thư-phổi-Tài-liệu-Dinh-d... · biến. Tiếp xúc với asen còn gây ra các bệnh phổi mãn tính. Báo cáo

14. Cơ thể gầy 21 nghiên cứu thuần tập, 24 nghiên cứu bệnh chứng, và 1 nghiên cứu sinh thái đã xem xét về tình

trangh cơ thể to béo, được đo bằng chỉ số BMI. Gần như tất cả các nghiên cứu thuần tập và nghiên

cứu bệnh chứng cho thấy liên hệ giữa việc giảm nguy cơ với sự tăng chỉ số BMI. Phân tích meta dữ

liệu các nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng cung cấp bằng chứng về việc giảm nguy cơ một cách

đáng kể về mặt thống kê, không có sự không đồng nhất trong dữ liệu thuần tập.

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi và cũng có thể được liên kết với BMI thấp. Do

những người hút thuốc thường giảm cân nên có thể tồn tại hiện tượng đảo ngược quan hệ nhân quả.

Không bằng chứng về cơ chế thông qua đó cơ thể bớt gầy có thể bảo vệ chống lại bệnh ung thư phổi,

hay là cơ thể gầy có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Duan P, Hu C, Quan C, et al. Body mass index and risk of lung cancer: Systematic review and dose-response meta-analysis. Scientific Reports.

2015; 5:16938.

Sun H, Sun X, Zhai X, et al. Body mass index and exon 19 mutation as factors predicting the therapeutic efficacy of gefitinib in patients with

epidermal growth factor receptor mutation‐positive non‐small cell lung cancer. Thoracic Cancer. 2016;7(1):61-65.

Hyun SH, Lee K-H, Choi JY, et al. Influence of Body Mass Index on the Prognostic Value of Tumor 18F-FDG Uptake in Stage I Non-Small Cell

Lung Cancer. St-Pierre Y, ed. PLoS ONE. 2015;10(12):e0145020.