10
Vấn Đề 1: Bồi thương thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng gây ra. 1, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật việt nam. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được xác định dựa trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự hình thành theo thoả thuận giữa các bên trong một hợp đồng. Bên có nghĩa vụ dân sự đã cam kết trong hợp đồng mà không thực hiện hoặc thực hiện khômg đúng nghĩa vụ đó sẽ phải bồi thường cho bên kia. Ngoài ra thì căn cứ theo luật thương mại “Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại” 2, Suy nghĩ của anh/chị về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường theo luật Việt Nam (trên cơ sở so sánh với phát luật nước ngoài). Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường theo luật việt nam thì do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín…vv..mà gây thiệt hại thì phải bồ thường. Cơ sở pháp lý: điều 604BLDS 2005 Nói chung thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của luật việt nam thì mang tính bao quát chung, không đề cập cụ thể dẫn đến khi có vụ việc cụ thể sẽ khó áp dụng. 3, Tòa án đã buộc Bitexco bồi thường cho Bà Bình những khoản thiệt hại nào? Nêu rõ đoạn của bản án liên quan đến tường khoản thiệt hại được bồi thường.

Vấn Đề 1 (1)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

db af ga ga a ah e ha er ea

Citation preview

Page 1: Vấn Đề 1 (1)

Vấn Đề 1: Bồi thương thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng gây ra.1, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật việt nam.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được xác định dựa trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự hình thành theo thoả thuận giữa các bên trong một hợp đồng. Bên có nghĩa vụ dân sự đã cam kết trong hợp đồng mà không thực hiện hoặc thực hiện khômg đúng nghĩa vụ đó sẽ phải bồi thường cho bên kia.

Ngoài ra thì căn cứ theo luật thương mại “Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;2. Có thiệt hại thực tế;3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”

2, Suy nghĩ của anh/chị về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường theo luật Việt Nam (trên cơ sở so sánh với phát luật nước ngoài).

Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường theo luật việt nam thì do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín…vv..mà gây thiệt hại thì phải bồ thường.

Cơ sở pháp lý: điều 604BLDS 2005Nói chung thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của luật việt nam thì mang tính bao quát chung, không đề cập cụ thể dẫn đến khi có vụ việc cụ thể sẽ khó áp dụng.

3, Tòa án đã buộc Bitexco bồi thường cho Bà Bình những khoản thiệt hại nào? Nêu rõ đoạn của bản án liên quan đến tường khoản thiệt hại được bồi thường.

Tòa án đã phải bồi thường cho bà Bình các khoản thiệt hại là: Bồi thường 418.000.000đồng tiền thuê nhà.

Đoạn “ Công ty trách nhiệm hưu hạn sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nhựa Bình Minh phải trả cho bà Nguyễn thị Bình giá trị căn hộ AE 305 khu căn hộ cao cấp Bitexco số 91 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh số tiền 4.609.094.601đồng và bồi thường tiền thuê số tiền 418.000.000đồng Tổng cộng công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh (Bitexco) phải trả cho bà Bình số tiền 5.027.094.601đồng”.

4, Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.Tòa án đã giải quyết theo đúng pháp luật và trình tự thủ tục, lập luận chặt

chẽ, không có mâu thuẫn.

5, Đoạn nào cho thấy bà Bình có yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần.

Page 2: Vấn Đề 1 (1)

Doạn “Theo đơn phản tố của bà Bình ngày 18-01-2008 thì ngoài những yêu cầu đã xem xét ở trên bà Bình còn yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất trong căn hộ AE 305: do nước trào ngược dơ bẩn làm hư hỏng một số tài sản với giá trị là 5.000.000đồng và bồi thường thiệt hại tinh thần do chất lượng căn hộ không bảo đảm gây ảnh hưởng về tâm lý là 16.000.000đồng”.

6, Tổn thất về tinh thần có tồn tại trong lĩnh vực hợp đồng không? Vì sao?

Tổn thất về tinh thần không tồn tại trong lĩnh vực hợp đồng.Vì Tổn thất về tinh thần tồn tại trong lĩnh vực ngoài hợp đồng. Do trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần được hiểu là người gây thiệt hại cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, danh dự, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại như sự buồn rầu, lòng đau thương..vv..

7, Văn bản hiện hành có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do không thực hiện đúng hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Văn bản hiện hành không đề cập đến việc cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do không thực hiện đúng hợp đồng.Căn cứ theo khoản 3 điều 307 BLDS 2005 thì thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần chỉ quy đinh chung chung, chưa có chế tài cụ thể. trong trường hợp BTTH về tinh thần thì rõ ràng những tổn thất về tinh thần là những tổn thất không thể nhìn thấy, không thể tính toán và không thể chứng minh được. Chính vì vậy, trong trường hợp này pháp luật cần quy định một mức nhất định để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp một người có hành vi xâm phạm đến các quyền nhân thân của người khác.

Vấn để số 2: Phạt vi phạm hợp đồng.1,Điểm mới của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1999 về phạt vi phạm hộp đồng.

Thứ nhất là căn cứ theo khoản 7 điều 420 BLDS 2005 trong hợp đồng dân sự các bên đã thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồngphạt vi phạm hợp đồng được áp dụng ngay trong trong hợp đồng, đây cũng chính là cơ sở để phạt vi phạm khi một bên vi phạm hợp đồng.

Thứ hai là mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên thỏa thuận, căn cứ theo khoản 2 điều 422 BLDS 2005.2,Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng.

Page 3: Vấn Đề 1 (1)

Hai chế định luật này đều là sự ràng buộc các bên phải thực hiện đúng mục đích như đã thỏa thuận giữu hai bên bằng những chế tài được quy định tại khoản 2 điều 385 BLDS 2005 và điều 422 BLDS 2005.3,Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là nội dung của phạt vi phạm hợp đồng?

Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là nội dung của phạt vi phạm hợp đồng.

Đoạn trong bản án “…phía bị đơn không từ chối thực hiện hợp đồng, trái lại đã đi vào thực hiện hợp đồng thông qua việc giao hàng cho nguyên đơn sau khi nhận cọc. Tranh chấp phát sinh khi các bên đã đi vào giai đoạn thực hiện hợp đồng, phía bị đơn yêu cầu thay đổi đơn giá, hai bên thương lượng không đạt dẫn đến việc khởi kiện đến Tòa án”.4,Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền trả trước 30%.

Theo hướng giải quyết trên của Tòa án rất hợp lý, Tòa án đã đưa ra lập luận chính sác, không có sự mâu thuẫn với các lập luận khác và cũng tuân theo đúng pháp luật. Vì khoản tiền trả trước 30% lúc đầu là tiền đặt cọc, nhưng khi phát sinh tranh chấp thì các bên đã đi vào giai đoạn thực hiện hợp đồng, nên áp dụng chế định phạt vi phạm vi phạm hợp đồng.*Đối với vụ việc thứ hai:1,Trong quyết định của trọng tài.Mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn như thế nào?

Quyết định của trọng tài với mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn là không được quá 8% giá trị hợp đồng.

Đoạn “Mức phạt hợp đông trong trường hợp này được xác định căn cứ theo quy định của Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005 là 8% giá trị của hợp đồng . Do vậy, bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn khoản tiền phạt là 2.780 USD, tương đương vơi 8% giá trị của hợp đồng”.2,So với văn bản, mức giới hạn trong quyết định có thuyết khục không? Vì sao?

So với văn bản, mức giới hạn trong quyết định có thuyết khục.Vì những quan hệ nào được Luật Thương mại điều chỉnh để có thể áp

dụng một cách chính xác theo Luật Thương mại 2005 thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.vậy vụ việc trên nên căn cứ theo Điều 301 LTM 2005 quy định về mức phạt vi phạm “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”.

Page 4: Vấn Đề 1 (1)

3,Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp đồng có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có thỏa thuận về vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?

Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp đồng không được kết hợp với bồi thường thiệt hại nếu các bên không có thỏa thuận về vấn này.

Vì: Căn cứ theo khoản 3 điều 422BLDS 2005 thì “Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”.Căn cứ theo khoản 1 điều 307 LTM 2005 thì “Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”.

4, Trong quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường thiện hại không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?

Trong quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường thiện hại.

Đoạn : “Mức phạt hợp đông trong trường hợp này được xác định căn cứ theo quy định của Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005 là 8% giá trị của hợp đồng . Do vậy, bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn khoản tiền phạt là 2.780 USD, tương đương vơi 8% giá trị của hợp đồng. Tuy nhiên điều 301 Luật thương mại cũng có quy đinh ngoài mức phạt như trên, bên bị thiệt hại có quyền đòi bồi thường thiệt hại thực tế ”.5,Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng.

Phạt vi phạm hợp đồng Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng

Giống nhau

-Do vi phạm hợp đồng đã giao kêt.-Các bên có thể thỏa thuận về mức phát vi phạm, mức bồi thường thiệt hại.

Khác nhau

-nếu không có thỏa thuận về việc bối thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

-hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công vệc nào đó.-nếu do lỗi vô ý thì sẽ được giảm mức bồi thường.

6,Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm vời bồi thường thiệt hại có bị giới hạn không? Vì sao?

Nếu hai bên có thỏa thuận về việc bên vi phạm vừa phải phạt vi phạm, vừa phải bồi thường thiệt hại thì khoản tiền đó không bị giới hạn.

Page 5: Vấn Đề 1 (1)

Vì: trong bộ luật dân sự và luật thương mại chưa quy định rõ về việc giới hạn này.7,Trọng quyết định trong tài, khoản tiền do phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có bị giới hạn không? Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trong quyết định về vấn đề này.

Trong quyết định trọng tài, khoản tiền do phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có bị giới hạn.

Giải pháp: nên đưa ra một chế định rõ ràng về giới hạn khoản tiền khi kết hợp hai hình thức là phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại. Phải có một cách tính cụ thể để giới hạn khoản tiền này nằm trong một phạm vi nào đó.

8,Suy nghĩ của anh/chị về khả năng của Tòa án được quyền giảm mức phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.

Nếu bên vi phạm do vô ý thì được quyền giảm mức phạt vi phạm hợp đồng.

Vấn đề 3: Sự kiện bất khả kháng.1,Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng trong BLDS và luật thương mại sửa đổi.

Khi có sự kiện bất khả kháng xẩy ra thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ: Được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra; Được kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ do sự kiện bất khả kháng.Ngoài ra, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho các bên thì các bên có thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng.2,Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên.

Số hàng trên bị hư hỏng là do sự kiện bất khả kháng.Với tình huống trên thì các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng là:

(căn cứ theo khoản 1 điều 161 BLDS 2005 thì sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khác phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép).Thứ nhất: đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai, lũ lụt, nhưng cũng thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba. Vậy tình huống trên là do thiên tai, gió bão nhấn chìm tàu.

Page 6: Vấn Đề 1 (1)

Thứ hai: đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”. Nều trường hợp ngoài biển có bão lớn thì phải có dự báo thời tiết trước, nhưng có thể do bão chuyển hướng di chuyển nên không thể lường trước được, mặc dù đã xem dự báo thời tiết.Thứ ba: sự việc xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết. theo phân tích trên thì có thể bão chuyển hướng di chuyển nên anh Văn không thể khắc phục được dù đã dùng mọi biện pháp.3,Nếu số hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường cho anh Bình về việc hàng hự hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trường hợp: không có thỏa thuận về trách nhiệm dân sự do sự kiện bất khả kháng.thì:

Nếu số hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn không phải bồi thường cho anh Bình về việc hàng hự hỏng.

Cơ sở pháp lý: căn cứ theo khoản 2 điều 302 BLDS 2005 thì bên có nghĩa vụ dân sự không thể thực hiện nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu tránh nhiêm dân sự.căn cứ theo khoản 3 điều 546 thì “trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”.

Trường hợp: các bên có thỏa thuận vế sự kiện bất khả kháng vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc pháp luật có quy định khac.Thì:

Nếu số hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn phải bồi thường cho anh Bình về việc hàng hự hỏng.

Cơ sở pháp lý: căn cứ theo khoản 2 điều 302 BLDS 2005 thì “trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy đinh khác”.Căn cứ theo khoản 3 điều 546 BLDS 2005 thì “trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy đinh khác”.

4,Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh văn có được yêu cầu công ty bảo hiểm thanh toán khảo tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản và thực tiễn xét xử.

Dưới góc độ văn bản và thực tiễn xét xử thì anh Văn được quyền yêu cầu công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này.

Nếu trong bản hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm không ghi cụ thể về việc có bồi thường trong trường hợp sự kiện bất khả kháng, thì hợp đồng phải có lợi cho bên có ưu thế yêu. Trong tình huống này thì bên công ty bảo hiểm là bên chiếm ưu thế, còn bên anh Văn là bên yếu thế. Căn cứ theo khoản 8 điều

Page 7: Vấn Đề 1 (1)

409 BLDS 2005 thì “ trong trường hợp bên mạnh đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế” và căn cứ theo Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì “trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm”.