36
Đề tài: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc và thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của HQ tại VN Người thực hiện : 1. Trần Trung Hiếu – 11121428 2. 1

luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

Đề tài: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc và thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của HQ tại VN

Người thực hiện:

1. Trần Trung Hiếu – 111214282.

1

Page 2: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

I. Lý thuyết

1.1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là một hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do các pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư.

Xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, FDI nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các quan hệ kinh tế quốc tế. Đến nay khi FDI đã trở thành xu hướng của thời đại thì cũng là một nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh lợi thế so sánh của các nước và mang lại quyền lợi cho cả đôi bên.

1.2 Đặc điểm

- Đây là hình thức đầu tư mà các chủ đầu tư được tự mình đưa ra quyết định đầu

tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh

doanh. Hình thức này mang tính khả thi và có hiệu quả cao, không có những rang buộc chính trị và không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.

- Chủ đầu tư nước ngoài tự mình điều hành một hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư.

- Nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận được với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài.

- Nguồn vốn đàu tư không chỉ là vốn đầu tư ban đầu mà còn có thể được bổ sung, mở rộng từ nguồn lợi nhuận thu được của chủ đầu tư nước ngoài.

1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Hình thức doanh nghiệp liên doanh đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước

ngoài, hình thức này có đặc trưng là mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên

2

Page 3: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

doanh là 1 pháp nhân riêng, nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn quy định vào liên doanh thì dù 1 bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại.

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên(gọi là các bên hợp tác kinh doanh)để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới. Hình thức này không làm hình thành một công ty hay một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nước nhà.

Ngoài ba hình thức cơ bản trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các công trình xây dựng còn có hình thức:

Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT) là một phương thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài(có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài)với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nước chủ nhà.

Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh là phương thức đầu tư dựa trên

văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nước chủ

3

Page 4: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

nhà. Nước chủ nhà có thể dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

Hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT)là một phương thức đầu tư nước ngoài

trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

4

Page 5: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

II. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc

2.1 Tổng quan nền kinh tế và chính sách đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc

2.1.1. Tổng quan nền kinh tế Hàn Quốc

- Hàn Quốc là một đất nước nghèo tài nguyên, trước thập niên 60 của thế kỷ

20 vẫn là một đất nước chậm phát triển. Nhưng bắt đầu từ sau những năm 1960,

kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, đến giữa thập niên 80 đã

trở thành nước công nghiệp phát triển mới ( NIC) với một nền kinh tế hỗn hợp:

kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.

- Ngày nay, Hàn Quốc đã trở thành một đất nước giàu có, là nền kinh tế đứng

thứ 8 thế giới. Sau chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh

chóng từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những

nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ

tăng trưởng kinh tế cao nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

5

Page 6: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

- Trong những năm 1970 đến 1980, kinh tế Hàn Quốc tập trung phát triển

ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô và đã thu được những thành công đáng

kinh ngạc: Hiện Hàn Quốc có Posco là công ty sản xuất thép lớn thứ 3 trên thế

giới và ngành sản xuất ô tô cũng phát triển nhanh chóng điển hình là Hyundai

Kia Automotive Group góp phần đưa Hàn Quốc trỏ thành cường quốc đứng thứ

5 trên thế giới về ngành này.

- Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc quan trọng

trong lịch sử phát trỉên kinh tế của họ. Ngành dịch vụ phát trỉên nhanh, chiếm

khoảng 70% GDP. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng

lên nhanh chóng thậm chí còn cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu

và Bắc Mỹ.

- Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự

đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung

Quốc, Việt Nam và Indonesia. Ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc đầu năm 2008 tăng vọt (tăng 69,8% trong quý I so với cùng kỳ năm ngoái) do có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn. Các thương hiệu đầu tư vào Hàn Quốc tăng 58% hàng năm lên 1.73 tỷ USD. FDI của Hàn Quốc chủ yếu từ Mỹ, liên minh Châu Âu và Nhật Bản.

- Có thể thấy rằng những bước phát triển của Hàn Quốc hoàn toàn xứng đáng với cái tên “Kỳ tích sông Hàn”: từ một đất bước nghèo đói, chậm phát triển, lại nghèo tài nguyên thiên nhiên, cộng với những hậu quả của cuộc chiến tranh dân tộc để lại họ đã vươn lên trở thành một con rồng của Châu Á chỉ sau có hơn 20 năm phát triển. Đây là thành công mà nhiều nước mong đợi và luôn tìm được cho mình những bài học kinh nghiệm trong công cuộc làm giàu cho đất nước mình.

Lý giải cho sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc có thể kể đến một số nguyên do sau:

6

Page 7: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

- Nhà nước đã có những thay đổi ,quyết định đúng đắn mang tính đột phá

Trong những năm sáu mươi nhà nước đã tạo ra một bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển công nghiệp của Hàn Quốc và từ đó tạo ra sự phát triển mang tính bùng nổ. Chính phủ đã nhận ra rằng chiến lược thay thế nhập khẩu (tức là tự cung cấp cho thị trường nội địa bằng các sản phẩm do trong nước sản xuất để tránh phải nhập khẩu) không phát huy được tác dụng. Mặc dù nhiều nước ở Nam Mỹ thực hiện được chính sách thay thế nhập khẩu này nhưng ở Hàn Quốc thị trường quá nhỏ bé, vả lại nước này lại rất nghèo tài nguyên. Sau đó giới hoạch định chính sách đã quyết định đảo ngược, nghĩa là sản xuất để phục vụ xuất khẩu. Kết quả là: người Hàn Quốc thu được ngoại tệ và lại càng có khả năng nhập khẩu nhiều hơn, chất lượng đời sống được cải thiện. Trong những năm bẩy mươi diên ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định thứ hai – chính phủ quyết định đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất.

- Sự đối đầu triền miên với Bắc Triều Tiên đã kích thích Hàn Quốc đi lên.

Có thể nói đây cũng là một yếu tố có ý nghĩa quyết định cho sự vươn lên của Hàn Quốc. Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, toàn bộ nền công nghiệp của Triều Tiên tập trung ở miền Bắc. Miền nam phải đối đầu với một người láng giềng vũ trang mạnh me nên phải tìm mọi cách để tồn tại. Do bị đe dọa triền miên nên người dân Hàn Quốc nung nấu ý chí vươn lên, và chính sự xung đột này buộc họ phải quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả và năng suất.

- Sự phát triển mạnh mẽ của các chaebols

Ai muốn tìm hiểu bí mật của sự thần kỳ kinh tế Hàn Quốc không thể bỏ qua

Chaebols. Chaebols là một sự tập hợp khổng lồ các doanh nghiệp

(Firmenkonglomerate) đóng vai trò làm cốt loi của nền kinh tế nước này. Khái

niệm này hình thành từ hai từ trong tiếng Triều Tiên đó là chae và pol, cả hai từ

đều khó dịch – chae có nghĩa là sở hữu, tài sản hoặc sự giầu có; pol có nghĩa là gia đình, họ tộc, nhưng cũng có nghĩa là nhóm lợi ích, phe nhóm.

Chaebols là những gã khổng lồ, mà người khổng lồ lớn nhất là Samsung. Đối với phương Tây thì Samsung chỉ chuyên sản xuất sản phẩm điện tử nhưng thực ra ngành xây dựng mới là chủ lực hàng đầu của tập đoàn này. Samsung chính là nhà thầu xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai cao 828 mét.

7

Page 8: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

Samsung cũng đóng tàu biển, có ngành hóa chất khá mạnh, và kinh doanh cả mảng bảo hiểm. Kế đó là các tập đoàn đối thủ ngang ngửa như Hyundai và LG. Bên cạnh các thái cực như Samsung và Hyundai còn có một loạt Chaebols đan xen, liên kết với nhau và có sức mạnh khác nhau. Khoảng 20 Chaebols gộp lại tạo nên 80% GDP của HQ.

2.1.2 Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc

- Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc có sự kết hợp giữa tích cực thu hút FDI từ nước ngoài và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài:

Nhìn lại chặng đường đầu tư ra nước ngoài trước kia của Hàn Quốc , trước 1975

vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc chưa có tầm quan trọng, chỉ khoảng 6 triệu USD trong khi điều luật về đầu tư ra nước ngoài đã được ban hành từ tháng 12 năm 1968. Tuy nhiên đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc bước sang giai đoạn mới từ 1975 khi phần lớn các cơ chế liên quan đến đầu tư ra nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Hàn Quốc đảm nhận thay vì xin phê duyệt của chính phủ như trước đây. Từ 1980, chính phủ nới lỏng, bãi bỏ các đạo luật, điều lệ gây hạn chế đầu tư ra nước ngoài trước đây khiến đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc tăng nhanh.

Các biện pháp thực hiện Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc:

- Nhà nước hỗ trợ vốn cho các nhà Đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài.

- Nhà nước tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư cùng các hoạt

động xúc tiến thương mại: Mở rộng mạng lưới của các tổ chức xúc tiến.

- Thành lập các Ủy ban hợp tác kinh tế song phương, tổ chức các diên đàn gặp mặt giữa ủy ban, hiệp hội, các nhà đầu tư, nhằm đánh giá và nắm bắt các khó khăn của các nhà đầu tư ở thị trường nước ngoài.

- Chính phủ Hàn Quốc nới lỏng các quy định về đầu tư ra nước ngoài cho phép gia tăng mức đầu tư vào bất động sản

- Chính phủ đã ủy quyền phê chuẩn cấp giấy phép đầu tư cho Ngân hàng Trung

Ương đối với những dự án quy mô vốn từ 100.000 USD trở xuống.

8

Page 9: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

- Nới lỏng trong việc thành lập các chi nhánh nước ngoài của các doanh nghiệp tài chính trong nước.

2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc bắt đầu cất cánh vào cuối năm 1980 khi Hàn Quốc giảm bớt các hạn chế về FDI . Đến những năm 1990, các chaebol mà đã có kinh nghiệm phát triển nhanh chóng trong suốt những năm 1980 đã tìm cách mở rộng đầu tư trên toàn cầu để tiếp cận thị trường nước ngoài và công nghệ tiên tiến trong sản xuất của họ. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 khiến FDI của Hàn Quốc có xu hướng tăng chậm lại trong đầu những năm 2000.

Theo số liệu thống kê chính thức, tính đến hết tháng 3 năm 2005, đầu tư của nước này ra nước ngoài đạt gần 40,3 tỷ USD, tăng 10 tỷ USD so với con số 30 tỷ USD vào thời điểm cuối năm 2002. Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc năm 2007 đạt 27,64 tỷ USD, tăng 49,2% so với năm 2006. Trong 8 tháng đầu năm 2008, đầu tư của Hàn Quốc ra nước ngoài đã đạt 9,68 tỷ USD. Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Hàn Quốc đã tăng 40% từ con số 6,88 tỷ USD cùng kỳ năm 2007. Trong 9 tháng đầu năm 2010 đã đạt 24,79 tỷ USD, tăng 84,7% so với cùng kỳ năm 2009. Luồng đạt kỷ lục 25 tỷ USD trong năm 2011.

Bảng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc

9

Page 10: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

Nguồn: Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

34.4

45.74

39.64

35.59 35.07

2010 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Bộ Tài chính và Kế hoạch Hàn Quốc (www.mosf.go.kr)

- Xét về địa chỉ đầu tư, FDI của Hàn Quốc cũng có sự thay đổi thay đổi theo thời gian. Như trước đây, FDI của Hàn Quốc hướng tới với các nước tiên tiến, đặc biệt là Mỹ. Kể từ giữa những năm 1990, các nước đang phát triển như Indonesia, Việt Nam, và Trung Quốc đã bắt đầu thu hút một phần lớn FDI của Hàn Quốc. khu vực Châu Á thu hút tổng cộng 17,2 tỷ USD vốn đầu tư của Hàn Quốc, tiếp theo là Bắc Mỹ (với 11 tỷ USD), châu Âu (6,7 tỷ USD)…Hàn Quốc hướng đến đầu tư trực tiếp vào Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, EU và một số nước Châu Á Thái Bình Dương. Sự gia tăng FDI của Hàn Quốc vào Trung Quốc đặc biệt đáng chú ý. Năm 1988, Hàn Quốc đã đầu tư một khoản tiền khoảng $ 10.000 vào Trung Quốc. Kể từ đó, FDI Hàn Quốc vào Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, và nó vượt qua cả Hoa Kỳ vào năm 2002

2012 2013 2014Asia 14.17 11.92 11.09Noth America 7.65 6.74 10.72Europe 5.97 7.01 5.84

10

Page 11: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

Asia

Noth AmericaEurope

0

10

20

20132014

Bảng: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc vào Mỹ, Trung Quốc và thế giới.

11

Nguồn: Bộ Tài chính và Kế hoạch Hàn Quốc (www.mosf.go.kr)

Page 12: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

Nguồn: Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc

Hàn Quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, là điểm đến bổ sung cho thị trường Trung Quốc đã bị bão hòa (Trung Quốc+1) do Việt Nam có sự ổn định về chính trị - xã hội, chi phí sản xuất còn tương đối thấp, lực lượng lao động và tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đã thiết lập được mạng lưới cung ứng ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, tận dụng được thị trường tự do ASEAN (AFTA) và cơ chế Hiệp định FTA Hàn Quốc -ASEAN.

- Xét về lĩnh vực đầu tư,khu vực sản xuất thu hút nhiều nhất vốn đầu tư của Hàn

Quốc (với 21,33 tỷ USD), tiếp theo lĩnh vực bán buôn, bán lẻ (với 8,94 tỷ USD),

dịch vụ (với 3,82 tỷ USD), khai khoáng (2,18 tỷ USD)…

2014 2013 2014Khu vực sản xuất 11.00 10.04 8.14Tài chính, bảo hiểm 5.17 4.05 7.21

Bất động sản 5.81 6.83 7.02

12

Page 13: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

Khu vực sản xuất Tài chính, bảo hiểm Bất động sản0

2

4

6

8

10

1211.00384

5.171855.8055

10.04

4.05

6.83

8.147.21 7.02

2012 2013 2014

Nguồn: Bộ Tài chính và Kế hoạch Hàn Quốc (www.mosf.go.kr)

- Vốn đầu tư của các tập đoàn lớn chiếm tới hơn 2/3 tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc (27,65 tỷ USD), tiếp theo là vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (gần 11 tỷ USD), còn lại là của các nhà đầu tư tư nhân.

27.65

11

2.825

Tập đoàn lớnDoanh nghiệp vừa và nhỏTư nhân

13

Nguồn: Bộ Tài chính và Kế hoạch Hàn Quốc (www.mosf.go.kr)

Page 14: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

- Báo cáo của Bộ tài chính Hàn Quốc công bố ngày 13/2/2010 cho biết: Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ thu hút đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc với tỷ lệ 9,2%, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc (23,5%), Mỹ (15,7%).

III. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của HQ tại VN

14

Page 15: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam bắt đầu từ trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, tuy nhiên ban đầu quy mô dự án cũng như khối lượng đầu tư rất nhỏ bé (1). Hàn Quốc chỉ chính thức đầu tư vào Việt Nam từ năm 1992. Từ đó đến nay, FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng (200 lần, từ mức hơn 100 triệu USD năm 1992 lên 22,9 tỉ USD năm 2010). Tính đến hết tháng 7-2011, với tổng số dự án còn hiệu lực là 2.605 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 23 tỉ USD, Hàn Quốc đứng thứ nhất cả về số dự án lẫn vốn đăng ký trong tổng số 100 nền kinh tế có FDI tại Việt Nam. Tỷ trọng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam trong suốt giai đoạn từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao tới nay chiếm gần 7% trong tổng số FDI vào Việt Nam và chiếm gần 5% tổng số vốn FDI của Hàn Quốc đầu tư ra nước ngoài. FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam được chia thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 (1992 - 2001) - từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến khi ký “Hiệp định quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI”. Trong giai đoạn này, FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam chiếm 3,5% tổng số FDI vào Việt Nam và tương đương với 3,4% tổng số FDI của Hàn Quốc ra nước ngoài; Giai đoạn 2 (2002 đến nay) - từ khi hai nước chính thức nâng tầm “Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI”. Vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng mạnh, chiếm tới 10,8% tổng số FDI vào Việt Nam, tương đương 6,5% tổng số FDI của Hàn Quốc ra nước ngoài giai đoạn(2000-2010).1.1. Về quy mô vốn đầu tư: Quy mô vốn dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc có sự đột phá mạnh. Nếu thời kỳ đầu, các dự án FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa, chỉ tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ, như dệt may, giày dép, thì nay có sự gia tăng đáng kể của các dự án lớn, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp, như: điện tử, thép, xây dựng đô thị mới, văn phòng và khách sạn, thậm chí cả lĩnh vực công nghệ cao. Hàn Quốc cũng được ghi nhận là một trong những nhà đầu tư có sự đột phá về quy mô vốn cho mỗi dự án, với hàng loạt dự án có vốn đầu tư lớn đang được triển khai. Trong đó, đã xuất hiện những dự án quy mô đầu tư siêu lớn với kim ngạch lên đến hàng tỉ USD, điều mà trước đây chưa từng xảy ra. Điển hình như: dự án nhà máy sản xuất gang thép mà Tập đoàn Posco của Hàn Quốc đầu tư với vốn đăng ký 1,126 tỉ USD; dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thương mại Giảng Vo và Khu triển lãm Mê Trì (Hà Nội) với tổng vốn 2,5 tỉ USD do Tập đoàn Kumho Asiana - một trong bảy tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam làm chủ đầu tư. Kumho Asiana còn xúc tiến đầu tư vào một số dự án lớn khác, như xây dựng cảng biển Vũng Tàu, đường cao tốc Thủ Đức - Nhơn Trạch (Thành phố Hồ Chí Minh); dự án xây dựng tổ hợp văn phòng và khách sạn Landmark Tower của Tập đoàn Keangnam với tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD; dự án xây dựng cụm tháp đôi khách sạn 5 sao Hà Nội Plaza và khu văn phòng cao cấp với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD của Tập đoàn Charmvit...

15

Page 16: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

Bức tranh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong quý 1 nổi bật với việc Hàn Quốc trở lại ngôi đầu khi quốc gia này bình quân mỗi ngày có một dự án đăng ký mới vào Việt Nam. Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý 1/2015 có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là hơn 491 triệu USD, chiếm 26,7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam.Tính từ đầu năm đến ngày 20/3/2015, Hàn Quốc có 89 dự án được cấp mới vào Việt Nam với tổng số vốn hơn 314 triệu USD, và 33 dự án tăng vốn với tổng số vốn 177 triệu USD. Như vậy, bình quân mỗi ngày Hàn Quốc có 1 dự án cấp mới và 3 ngày có 1 dự án tăng vốn tại Việt Nam. Trong số các dự án lớn được cấp phép trong quý 1 có dự án Công ty TNHH KMW Việt Nam tổng vốn đầu tư 100 triệu USD do doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại tỉnh Hà Nam. Dự án này se sản xuất thiết bị viên thông sử dụng vô tuyến điện, thiết bị đèn LED chiếu sáng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với 4.279 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 38,1 tỷ USD.Báo cáo cũng cho thấy, trong quý 1, BritishVirgin Islands là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 351,59 triệu USD, chiếm 19,1% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ 3 với số vốn 294,36 triệu USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư.  Tính chung cả quý 1, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,837 tỷ USD, giảm 44,9% so với cùng kỳ năm 2014, trong khi các dự án FDI đã giải ngân được 3,05 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.

1.2.Về cơ cấu vốn đầu tư: 

Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc có sự thay đổi lớn. Trong giai đoạn đầu, Hàn Quốc chú trọng nhiều tới lĩnh vực công nghiệp nhẹ, như may mặc, giầy dép, ba lô, túi sách… và công nghiệp chế biến lâm, hải sản, bởi các lĩnh vực này cần vốn đầu tư ít nhưng lại tận dụng được nhiều nhân công rẻ. Nhưng đến giai đoạn 2, các doanh nghiệp Hàn Quốc có xu hướng chuyển sang đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp nặng, điện tử, vận tải, bất động sản, khách sạn, nhà hàng với quy mô vốn lớn và công nghệ cao. Các dự án của Hàn Quốc được triển khai trên 18/21 ngành, lĩnh vực nhưng dẫn đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 2.510 dự án với tổng số vốn đăng ký ngành này là 24,03 tỷ USD (chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 81

16

Page 17: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

dự án tổng số vốn là 6,99 tỷ USD (chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư).Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 568 dự án, tổng số vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD chiếm 6,4% tổng vốn đầu tư. Còn lại thuộc về các ngành lĩnh vực khác

64%

19%

6%

11%

Tỉ lệ đầu tư theo ngành (%)

Công nghiệp chế biếnBất động sảnXây dựngCòn lại

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

1.3. Về hình thức đầu tư:  Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam dưới những hình thức: liên doanh (335 dự án); 100% vốn đầu tư nước ngoài (2.237 dự án); công ty cổ phần (36 dự án); hợp đồng hợp tác kinh doanh: BOT, BT, BTO (2 dự án) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (29 dự án). Rất nhiều các dự án liên doanh sau một thời gian hoạt động đã dịch chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư Hàn Quốc muốn thông qua vị trí áp đảo về vốn để nắm giữ quyền điều hành trong các dự án đầu tư.

17

Page 18: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

13%

85%

1% 0% 1%

Liên doanh 100% vốn nước ngoài Cổ phầnBOT, BTO, BT Hợp đồng hợp tác kinh doanh

1.4. Về sự phân bổ vốn đầu tư: 

Hàn Quốc tập trung đầu tư chủ yếu vào những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, với chính sách đầu tư thông thoáng và môi trường đầu tư, kinh doanh luôn được cải thiện, kết cấu hạ tầng tốt và nguồn lao động dồi dào như Hà Nội, Thái Nguyên, Đồng Nai, TP HCM, Bà Rịa Vũng Tàu…. Các tỉnh nhỏ, lẻ tiếp nhận số dự án của Hàn Quốc rất ít. Tính đến nay, Hàn Quốc đã đầu tư vào 51/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư từ Hàn Quốc nhất với 868 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,3 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư, đứng thứ hai là Thái Nguyên với 43 dự án với tổng vốn đầu tư là 4,72 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư, Đồng Nai đứng thứ 3 với tổng số đầu tư là 4,56 tỷ USD (chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các địa phương khác

18

Page 19: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

13%

14%

12%

61%

Thái Nguyên Hà Nội Đồng Nai Còn lại

Một số dự án lớn trên 1 tỷ USD của Hàn Quốc tại Việt Nam:

- Dự án Tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên – giai đoạn 2 nhà đầu tư Công ty TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên – Hàn Quốc, dự án đầu tư tại KCN Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD;

- Dự án Công ty TNHH LG electronics Việt Nam Hải Phòng, nhà đầu tư LG Electronics INC, dự án này đầu tư tại KCN Hải Phòng, tỉnh Hải Phòng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD;

- Dự án Công ty TNHH Samsung Electro-mechanics Việt Nam, nhà đầu tư Samsung Electro-mechanics Co.,Ltd, dự án được đầu tư tại KCN Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,23 tỷ USD;

- Dự án Công ty TNHH Posco-Việt Nam, nhà đầu tư Posco Co., Ltd, Hàn Quốc, dự án được đầu tư tại KCN Mỹ Phú II, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,128 tỷ USD;

- Dự Công ty TNHH SamSung Display Bắc Ninh, nhà đầu tư Sam Sung Display Co.,Ltd, dự án được đầu tư tại KCN Yên Phong I, tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ USD;

2. Thành công

19

Page 20: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

Hiện nay FDI của Hàn Quốc đang được triển khai sang một số lĩnh vực, như công nghệ thông tin, chế biến hải sản và sản phẩm nông nghiệp, máy móc xây dựng và các lĩnh vực cần nhiều vốn đầu tư. Những đóng góp của đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam thể hiện trên các mặt sau:Thứ nhất, tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế Việt Nam đang “khát” vốn, nhất là đầu tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực. Thứ hai, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp thu công nghệ, sản xuất và xuất khẩu trong các ngành công nghiệp.  Thứ ba, tăng nguồn đầu tư cho một số lĩnh vực Việt Nam đang yếu, như công nghiệp chế tạo, chế biến nông sản, công nghiệp nặng, điện tử, vận tải, bất động sản, nông - lâm nghiệp... với những dự án quy mô lớn và công nghệ cao. 

3, Hạn chế.Tuy nhiên, đầu tư của Hàn Quốc cũng có những hạn chế: Một là, tập trung quá nhiều vào công nghiệp nặng, điện tử, lắp ráp, trong khi đó vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản còn ít.

C c u FDI theo ngành c a Hàn Qu cơ ấ ủ ốđ u t vào Vi t Namầ ư ệ

dịch vụnông lâm nghiệpcông nghiệp

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ đầu tư. Hai là, cơ cấu đầu tư giữa các vùng mất cân đối. Vốn đầu tư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...) còn ở các tỉnh nhỏ, vùng sâu, vùng xa lại rất thấp (Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên... chỉ có 1 dự án).

20

Page 21: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

Ba là, do đầu tư theo hình thức liên doanh không nhiều dẫn đến hạn chế khả năng chuyển giao khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và giảm cơ hội kết nối doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất toàn cầu, điều mà các nước trong khu vực (Ma-lai-xi-a, Thái Lan...) đã làm được. 4. Nguyên nhân và giải pháp Hiện có hai vấn đề cơ bản làm các nhà đầu tư Hàn Quốc lo ngại là kết cấu hạ tầng hạn chế và giá thuê đất cao. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn bộc lộ một số điểm yếu chậm được cải thiện như còn tình trạng thiếu điện, kết cấu hạ tầng dịch vụ và nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, việc cấp phép một số dự án còn kéo dài… Ngoài ra, việc thiếu thông tin và bất đồng ngôn ngữ cũng là những trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc khi đầu tư vào Việt Nam.

Để thúc đẩy hơn nữa và nâng cao chất lượng đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, giải pháp quan trọng nhất mà chúng ta cần thực hiện là: 

Thứ nhất, tăng cường đầu tư vào kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông và điện.

Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao. 

Thứ ba, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào phát triển công nghiệp phụ trợ để giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm tại Việt Nam.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp và nâng cao sự hiểu biết luật pháp quốc tế, có những chính sách thu hút đầu tư phù hợp vào những lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế mạnh, như công nghiệp chế biến, cơ khí chính xác, điện tử, hóa chất, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu và năng lượng mới, dệt may và sản xuất giày da.

------------------------------------------------------------------------------------------------ (1) Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc, FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam có tổng giá trị vào khoảng 21.000 USD giai đoạn 1980 - 1991

IV. Giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả FDI

21

Page 22: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

4.1 Giải pháp từ phía nhà nước:Thứ nhất, định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:

Định hướng lĩnh vực đầu tư: Tập trung thu hút các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, tạo giá trị gia tăng lớn trên đơn vị sản phẩm; phấn đấu phát triển thành các cụm ngành công nghiệp. Định hướng địa bàn đầu tư:Trong những năm tới, dự báo vốn FDI vẫn se tập trung chủ yếu vào những địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí - địa lý. Và định hướng thu hút FDI đến những địa bàn có điều kiện KTXH khó khăn hơn nhằm nâng cao đời sống khu vực đó.Định hướng đối tác.Chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia (TNCs), việc thu hút các TNCs được khuyến khích cả hai hướng:-Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao, đảm bảo môi trường và đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội như: giải quyết việc làm, đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách,…;-Tạo điều kiện để một số tập đoàn đa quốc gia (TNCs) xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.Các đối tác nhà đầu tư chính hướng đến là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc); Châu Âu và Hoa Kỳ.

Thứ hai, tiếp tục quy hoạch, thực hiện phát triển hạ tầng:Cần tiến hành nâng cấp hệ thống đường bộ cả nước, cải tiến mạnh các hoạt động của ngành hàng không Việt Nam trên cơ sở phải hạch toán kinh tế, cần hiện đại hóa các sân bay nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng các chuyến bay trong nước và quốc tế; cài thiện hệ thống giao thông đô thị và chú trọng phát triển hệ thống giao thông ở nông thôn, vung sâu vùng xa trong quy hoạch phát triển của từng địa phương; mở rộng hệ thống giao thông quốc tế, cụ thể mở các tuyến đường sang các quốc gia như Lào, Campuchia, Trung quốc; phát triển hệ thống thông tin liên lạc; cải tạo các công trình cung cấp điện nước đảm bảo cho hoạt động sản xuất.

Thứ ba, về phát triển nguồn nhân lực: Tiếp tục triển khai thực hiện đề án nguồn nhân lực chất lượng cao. Chú trọng đào tạo chuyên môn, tay nghề kết hợp

22

Page 23: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

với đào tạo phẩm chất, con người (đạo đức, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật,…). Khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Khuyến khích sự liên kết, phối hợp giữa doanh nghiệp với các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, dạy nghề để tuyển dụng lao động phù hợp với nhu cầu.

Thứ tư, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư là công tác của mọi ngành, mọi cấp, cần được nhận thức và thực hiện một cách thực sự có hiệu quả, hợp lý. Triển khai xúc tiến đúng trọng tâm, bám sát nhu cầu thực tế của mỗi tỉnh. Chú trọng việc chuẩn bị mặt bằng và các cơ sở hạ tầng khác cho các dự án đang xúc tiến cũng như việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động của các dự án đã đầu tư vào các địa phương. Kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại và du lịch tại các nước có tiềm năng về thương mại như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU, Bắc Mỹ, ASEAN; các nước có tiềm năng về du lịch như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, EU, Bắc Mỹ, Nga; Kết hợp với các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp với nhau về xúc tiến đầu tư để tổ chức các hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh của mỗi địa phương; Lồng ghép chương trình xúc tiến đầu tư của địa phương với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. Chủ động công tác xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức khác nhau, trong đó chú trọng hình thức trực tiếp liên hệ, tiếp xúc với các đối tác, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới để giới thiệu điều kiện, môi trường đầu tư của mỗi địa phương. Công khai, minh bạch thông tin đầu tư, quảng bá hình ảnh – marketing địa phương trên các trang web của tỉnh.

Thứ năm, về quản lý Nhà nước tại địa phương đối với hoạt động FDI: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” nhằm giảm chi phí thời gian của doanh nghiệp FDI, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch. Hỗ trợ ưu đãi, khuyến khích đầu tư đặc thù. Xây dựng cơ chế phối hợp rất nhịp nhàng, linh hoạt giữa cơ quan cấp tỉnh, nhà đầu tư và chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự án, hỗ trợ doanh nghiệp sau đầu tư khi đi vào hoạt động ổn định. Thường xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp FDI để giải quyết các khó khăn, vướng mắc đồng thời ngăn ngừa doanh nghiệp hoạt động trái pháp luật, thực

23

Page 24: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

hiện kiên quyết rút giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án, doanh nghiệp FDI không triển khai, chậm triển khai dự án, hoạt động không hiệu quả, vi phạm GCNĐT và quy định của Nhà nước.

Thứ sáu, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ: Bên cạnh việc thu hút các ngành công nghiệp cơ bản từ Hàn Quốc, cần đẩy mạnh thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, kể cả chế biến nông lâm hải sản để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu (trong đó có xuất khẩu sang Hàn Quốc) để đáp ứng đúng khẩu vị và thị hiếu của người Hàn Quốc và phục vụ tiêu dùng của cộng đồng 123.000 người Việt tại Hàn Quốc. Tiếp tục quy hoạch và tổ chức thực hiện các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp hỗ trợ. Tạo điều kiện thuận lợi đối với việc thu hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút các tập đoàn lớn đến tìm hiểu, thực hiện đầu tư trên địa bàn. Có chính sách hỗ trợ đối với các chủ đầu tư hạ tầng KCN, cụm công nghiệp hồ trợ…4.2 Giải pháp từ phía các DN4.2.1 Nâng cao trình độ quản lý của đối tác doanh nghiệp việt nam. Trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, phía Việt Nam đã bộc lộ ro những hạn chế về khả năng quản lý, điều hành xí nghiệp liên doanh của cán bộ quản lý, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm được giao. Do trình độ chuyên môn, trình độ quản lý khác nhau nên có sự bất đồng trong việc tạo ra quyết định, nhiều quyết định mang tính thời cơ bị bỏ lỡ do thiếu dứt khoát và quyết đoán. Ngoài ra sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau về phgong tục tập quán, phong cách làm việc gây cản trở lớn trong công việc. Chính những điều này là một trong những nguyên nhân chính làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao, có nhiều dự án đã bị giải thể mà nguyên nhân từi mâu thuẫn trong công việc giữa hai bên đối tác. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết về phong tục tập quán , lối sống của bên đối tác, đồng thời phải rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, khoa học có hiệu quả.

4.2.2 Đảm bảo vốn đối ứng

24

Page 25: luonluon.com · Web view2018/08/08  · tư, quyết định sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiêm về kết quả kinh doanh. Hình thức này mang tính

Nhiều chuyên gia đã cho rằng tình hình các dự án triển khai hiện nay nguyên nhân chủ yếu là phần góp vốn bằng hiện vật hoặc bằng tiền của Việt Nam là rất ít,trong đó trị vốn góp chủ yếu là quyền sử dụng đất chiếm 90%,8%-9% là giá trị nhà xưởng ,tài sản hiện có chỉ 1%-2% bằng tiền , mà giá đất ở thị trường Việt nam hiện nay lại quá cao là nguyên nhân khiến đối tác nước ngoài rất ngần ngại.Vì vậy cần có nhưng giải pháp về mở rộng nguồn vốn đối ứng đầu tư trực tiếp nước ngoài ,từ phía doanh nghiệp là đối tác Việt Nam như: Huy động vốn nhàn rỗi trong dân, đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hóa se cho phép các doanh nghiệp Nhà nước mở nguồn tài chính để góp vốn liên doanh với các công ty nước ngoài thay vì chủ yếu dựa vào giá trị quyền sử dụng đất như hiện nay. Cổ phần hóa cũng tạo điều kiện nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý Việt Nam giúp họ sẵn sàng tham gia vào bộ máy quản lý của xí nghiệp liên doanh và nâng cao vai trò của đối tác Việt nam trong các doanh ngiệp liên doanh.

25