52
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: /BC- BNN-TCCB CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2017 BÁO CÁO Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng Phần thứ nhất TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ 2004 - 2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Bộ đa ngành, quản lý nhiều lĩnh vực (Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi, Thuỷ sản, Diêm nghiệp và phát triển nông thôn) với hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, có trên 400.000 cán bộ, công nhân viên chức và người lao động. Các cơ quan đơn vị thuộc Bộ gồm: Khối cơ quan quản lý nhà nước với 20 đơn vị (Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Tổng cục, Cục tổng hợp và Cục chuyên ngành), Khối các đơn vị sự nghiệp với 74 đơn vị (Viện nghiên cứu, Trường, các Ban quản lý dự án, Trung tâm, Bệnh viện), Khối doanh nghiệp gồm 01 Tập đoàn kinh tế, 04 Tổng công ty và 06 doanh nghiệp hoạt động trên khắp mọi miền tổ quốc. Bộ quản lý ngành đối với 63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 20 Hiệp hội và 23 Hội chuyên ngành. I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUÁN TRIỆT VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai: 1

 · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Số: /BC-BNN-TCCB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

BÁO CÁOTổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng

Phần thứ nhấtTÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ 2004 - 2017

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Bộ đa ngành, quản lý nhiều lĩnh vực (Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi, Thuỷ sản, Diêm nghiệp và phát triển nông thôn) với hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, có trên 400.000 cán bộ, công nhân viên chức và người lao động. Các cơ quan đơn vị thuộc Bộ gồm: Khối cơ quan quản lý nhà nước với 20 đơn vị (Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Tổng cục, Cục tổng hợp và Cục chuyên ngành), Khối các đơn vị sự nghiệp với 74 đơn vị (Viện nghiên cứu, Trường, các Ban quản lý dự án, Trung tâm, Bệnh viện), Khối doanh nghiệp gồm 01 Tập đoàn kinh tế, 04 Tổng công ty và 06 doanh nghiệp hoạt động trên khắp mọi miền tổ quốc. Bộ quản lý ngành đối với 63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 20 Hiệp hội và 23 Hội chuyên ngành.

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUÁN TRIỆT VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai:Nhận thức sâu sắc chủ trương của Đảng, Chính phủ về công tác thi đua,

khen thưởng, trong 13 năm qua (2004 - 2017) ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai Luật Thi đua, khen thưởng và có nhiều biện pháp chủ động tích cực động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giai cấp nông dân lao động sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kết quả đó đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý, phát huy tính chủ động và sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo được khí thế thi đua sôi nổi, thu hút hầu hết cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành tham gia, chất lượng công tác được nâng cao.

Ngay sau khi có Luật Thi đua, khen thưởng, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ đã quan tâm thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003, Luật sửa đổi, bổ sung một

1

Page 2:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013. Bộ đã xây dựng Kế hoạch tuyên truyền Luật trong toàn ngành. Căn cứ vào Kế hoạch của Bộ, các cơ quan đơn vị đã xây dựng kế hoạch triển khai Luật và tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của ngành, lồng ghép trong các cuộc họp, Hội nghị sơ tổng kết hàng năm để quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nắm bắt được các quy định của Luật Thi đua khen thưởng.

Chỉ đạo, phổ biến, quán triệt, thực hiện các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng như: Nghị định số 121/2005/NĐ-CP, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về công tác thi đua khen thưởng. Chỉ đạo các cơ quan tham mưu trình Bộ trưởng ký ban hành các Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành.

Chỉ đạo phổ biến, triển khai thực hiện, tuyên truyền Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”; chú trọng gắn phong trào thi đua yêu nước với việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”.

Ban Cán sự Đảng Bộ đã chỉ đạo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 39 CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến”, đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện tạo sự chuyển biến sâu rộng trong toàn ngành.

Đặc biệt trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ đã trực tiếp chỉ đạo, tổ chức các lớp tập huấn triển khai thực hiện Luật, Nghị định, các văn bản hướng dẫn cho cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng thuộc các đơn vị trong ngành. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị trong ngành cũng chủ động tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng của các đơn vị trực thuộc.

2. Công tác ban hành văn bản quy định chi tiết và văn bản chỉ đạo, đôn đốc thi hành Luật Thi đua, khen thưởng:

Trong 13 năm qua, căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013 và các Nghị định 121/2005/NĐ-CP, Nghị định 42/2010/NĐ-CP, Nghị định 39/2012/NĐ-CP và Nghị định 65/2014/NĐ-CP, Bộ đã ban hành các Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn1, thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội

1 Thông tư số 75/2008/TT-BNN ngày 23/6/2008, Thông tư số 63/2011/TT-BNNPTNT ngày 30/9/2011, Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 10/02/2014 và Thông tư số 47/2015/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2015.

2

Page 3:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

đồng sáng kiến cấp Bộ. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và các văn bản hướng dẫn, Bộ đã thường xuyên, kịp thời kiện toàn Hội đồng Thi đua, khen thưởng, Hội đồng sáng kiến.

Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực hiện, Bộ ban hành các văn bản hướng dẫn việc tổ chức tổng kết phong trào thi đua và bình xét khen thưởng vào dịp cuối năm.

Căn cứ Luật, Nghị định, các thông tư hướng dẫn của Bộ, hầu hết các cơ quan, đơn vị đã cụ thể hóa thành các Quy chế thi đua, khen thưởng của từng đơn vị, làm cơ sở trong việc tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua và bình xét khen thưởng.

Để tổ chức các phong trào thi đua trong toàn ngành, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức xây dựng các cụm/khối thi đua gồm: Khối các Cục, Tổng cục; Khối các Vụ, Thanh tra, Văn phòng, Đảng, đoàn thể; Khối các Trung tâm, Báo, Tạp chí, Bệnh viện; Khối các Ban quản lý dự án; Khối các Viện thuộc Bộ; Khối trường; Khối doanh nghiệp thuộc bộ; Khối các Tổng công ty; Khối Hội, Hiệp hội và 07 Cụm thi đua các Sở Nông nghiệp và PTNT (riêng các Tổng cục, Viện đặc biệt, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, các Tổng công ty tự phân chia và chỉ đạo các khối thi đua sau khi có sự nhất trí của Bộ). Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ thường xuyên chỉ đạo, theo dõi hoạt động của các khối thi đua.

3. Tổ chức thực hiện phong trào thi đua, chính sách khen thưởng:a. Triển khai tổ chức các phong trào thi đua yêu nước:Từ khi Luật Thi đua, khen thưởng được ban hành, việc triển khai tổ chức

các phong trào thi đua yêu nước trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã từng bước đi vào nề nếp. Các phong trào đã được đặt tên gắn ngọn, dễ nhớ, có nội dung, kế hoạch triển khai cụ thể trong từng giai đoạn, thời điểm. Trong giai đoạn 2004 - 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức triển khai nhiều phong trào thi đua2 do Đảng, Nhà nước, Chính phủ phát động, chủ động triển khai, tổ chức các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, gắn liền với nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn đã tạo ra bước chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, hăng hái thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Bộ ban hành các kế hoạch, hướng dẫn, văn bản chỉ đạo tổ chức phong trào thi đua, xét khen thưởng sơ tổng kết các phong trào thi đua. Tổ chức ký kết giao ước thi đua hàng năm cho các cụm, khối thi đua trong toàn ngành.

Các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên) đều tích cực vận động cán bộ, đoàn viên và người lao động tham gia các phong trào thi đua. Công tác chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện phong trào, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; đánh giá, bình xét tuyên dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân, nhân tố mới, đồng thời tuyên truyền, phổ biến nhân rộng những điển hình

2 Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Phong trào thi đua “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới”; “Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn”….

3

Page 4:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

tiên tiến thông qua tổ chức các buổi lễ vinh danh, trên các trang tin điện tử, báo trong và ngoài ngành. Qua đó, đã tạo không khí phấn khởi, sôi nổi, tăng cường tình đoàn kết, gắn bó, phối hợp chặt chẽ giữa các tập thể, đơn vị trong toàn ngành.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, Bộ trưởng đã ban hành các Chỉ thị, Kế hoạch3, triển khai trong toàn ngành. Trên cơ sở Chỉ thị, Kế hoạch của Bộ, căn cứ vào tình hình cụ thể theo từng năm, từng thời điểm, Bộ và các cơ quan, đơn vị đã phát động các đợt thi đua theo chuyên đề, đợt thi đua ngắn ngày, đợt thi đua cao điểm nhằm phấn đầu hoàn thành, về đích trước thời hạn được giao.

Việc tổ chức phát động, triển khai thực hiện các phong trào thi đua có tác dụng thiết thực đối với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội.

b. Thực hiện chính sách khen thưởng:Từ khi có Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định và Thông tư hướng dẫn

triển khai thực hiện, công tác khen thưởng có nhiều đổi mới. Là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đông, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp chiếm tới 75% dân số cả nước. Ban Cán sự, lãnh đạo Bộ đã luôn quan tâm đến việc đổi mới công tác khen thưởng, chỉ đạo thực hiện công tác khen thưởng chặt chẽ, nề nếp, đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn và thành tích, kịp thời và đạt hiệu quả nhằm khuyến khích, động viên các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Bộ đã ban hành các Thông tư và văn bản hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua, xét khen thưởng hàng năm trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xây dựng quy trình xét duyệt khen thưởng của Bộ theo Tiêu chuẩn ISO 9001-2008; quyết định thành lập Tổ Thẩm định thành tích để giúp Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ trong công tác xét khen thưởng; ban hành các văn bản mẫu. Chính vì vậy, chất lượng khen thưởng của Bộ ngày càng được nâng cao, diện khen rộng, hạn chế được sai sót.

Quy trình xét khen thưởng được thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo công bằng đúng thành tích. Chú trọng việc thực hiện đăng ký thi đua ngay từ đầu năm làm căn cứ và cơ sở để đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng cuối năm. Việc xét khen thưởng đã có quan tâm đến người lao động trực tiếp, công nhân, phụ nữ và cân đối giữa các đối tượng. Việc tổ chức lễ trao tặng danh hiệu thi đua

3 Chỉ thị số 1483/CT-BNN-VP ngày 14/6/2006 phát động đợt thi đua đặc biệt phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2006 và kế hoạch 5 năm 2006 - 2010; Kế hoạch số 2018/KH-BNN-TCCB ngày 13/7/2011 Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17/01/2011của Thủ tướng Chính phủ phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2011 và kế hoạch 5 năm (2011-2015) theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI; Kế hoạch số 8390/KH-BNN-TCCB ngày 04/10/2016 về thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

4

Page 5:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

và các hình thức khen thưởng đã được các cơ quan, đơn vị trong ngành tổ chức nghiêm túc, trang trọng, tiết kiệm, góp phần tôn vinh, giáo dục, nêu gương.

Đặc biệt, để thực hiện tốt chủ trương trên, Bộ đã nghiêm túc triển khai thực hiện:

- Đối với xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”: Bộ trưởng đã quyết định thành lập Hội đồng sáng kiến Bộ để xét và quyết định công nhận các giải pháp, sáng kiến, đề tại nghiên cứu khoa học có phạm vi ảnh hưởng đối với quy mô cấp Bộ, ngành hoặc toàn quốc trước khi trình Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ xem xét.

- Về Bằng khen Bộ trưởng: Bộ chỉ đạo Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khi trình Bộ xem xét phải có quyết định danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở có quyết định công nhận các giải pháp, sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học có phạm vi ảnh hưởng đối với đơn vị của cá nhân trong 02 năm liên tục.

Đồng thời, để bảo đảm công tác xét khen thưởng đạt hiệu quả, kịp thời gian, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành nghiêm túc thực hiện Thông tư của Bộ về hướng dẫn công tác thi đua và khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng:Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn được thành lập, kiện toàn theo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, trong đó tổ chức chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng là cấp phòng:

- Giai đoạn từ năm 2003 - 2007, Bộ thành lập Phòng Thi đua Khen thưởng thuộc Văn phòng Bộ và Bộ trưởng đã ban hành các quyết định thành lập, kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ4.

Thành phần Hội đồng thi đua, khen thưởng Bộ gồm: Bộ trưởng làm Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch: Thứ trưởng phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Uỷ viên Hội đồng là lãnh đạo một số cục, vụ chuyên ngành, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ.

- Giai đoạn 2008 đến nay, Bộ thành lập Phòng Thi đua - Khen thưởng thuộc Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ trưởng đã ban hành các quyết định thành lập, kiện toàn, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ5, thành lập, Hội đồng sáng kiến Bộ6.

4 QĐ số 442/QĐ-BNN-TCCB ngày 01/02/20085 Các quyết định thành lập, kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ: QĐ số 884/QĐ-BNN-TCCB ngày 07/4/2010; QĐ số 3278/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/12/2012; QĐ số 1258/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/4/2016.Các quyết định ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ: QĐ số 3279/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/12/2102; QĐ số 1259/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/4/2016.6 Quyết định số 1012/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/5/2012 QĐ số 1260/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/4/2016về việc thành lập Hội đồng sáng kiến Bộ;; Quyết định số 1019 ngày 07/5/2012 ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng sáng kiến

5

Page 6:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

Phòng Thi đua - Khen thưởng là cơ quan thường trực tham mưu giúp việc cho Hội đồng, Bộ quyết định thành lập Tổ Thẩm định thành tích7 để giúp Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ trong công tác xét khen thưởng. Tổ thẩm định thành tích do Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách công tác thi đua khen thưởng làm Tổ trưởng, các thành viên là lãnh đạo Công đoàn ngành, các Vụ, Cục và cơ quan chuyên môn.

Hệ thống tổ chức Thi đua khen thưởng của ngành đã được Bộ trưởng chỉ đạo và yêu cầu các đơn vị thực hiện. Nhưng đến nay, chỉ có Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam có Ban Thi đua chuyên trách, một số đơn vị lớn là Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc có cán bộ chuyên trách, còn lại hầu hết các đơn vị thuộc Bộ đều không có cán bộ chuyên trách, chỉ phân công cán bộ kiêm nhiệm tham mưu công tác thi đua khen thưởng.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1. Mặt tích cực:Trên cơ sở các quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, vai trò quản lý nhà

nước về công tác thi đua khen thưởng được tăng cường. Công tác thi đua khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã từng bước di vào nề nếp, kịp thời động viên, khích lệ, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong lao động sản xuất. Thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiến tiến, nhiều nhân tố mới tiêu biểu để nêu gương học tập và nhân rộng. Việc khen thưởng kịp thời đã góp phần cổ vũ, động viên các phong trào thi đua, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành được giao.

Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác thi đua khen thưởng trong cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành đã được nâng lên. Việc nhận thức đúng đã giúp cho việc triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng cơ bản đã được các cấp lãnh đạo quan tâm, công chức, viên chức và người lao động tích cực hưởng ứng. Do đó các phong trào thi đua đã có những tác dụng thiết thực, trở thành động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - chính trị của ngành.

Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ, cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đã nhận thức đúng mức về vai trò, vị trí của công tác thi đua, khen thưởng, thực hiện nghiêm chính những chủ trương, quy định về thi đua khen thưởng của Luật, Nghị định và các văn bản hướng dẫn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, đã cụ thể hóa để vận dụng phù hợp vào tình hình của Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị. Hội đồng Thi đua khen thưởng các cấp trong ngành và cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng đã có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực đổi mới trong tư duy, nhận thức, nên đã có nhiều đề xuất, tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua và bình xét khen thưởng.

7 Quyết định số 1133/QĐ-BNN-TCCB ngày 16/4/2010; QĐ số 1318/QĐ-BNN-TCCB ngày 15/4/2016.

6

Page 7:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào thi đua đã đi vào nề nếp, bài bản so với trước khi có Luật, Các phong trào thi đua được tiến hành từ khâu xây dựng chương trình, kế hoạch phát động, ký kết giao ước thi đua, tổ chức thực hiện, phát hiện nhân rộng các điển hình tiên tiến, sơ tổng kết và đánh giá phong trào thi đua. Bộ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc đã tổ chức phân chia cụm, khối thi đua theo từng lĩnh vực, ngành nghề. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã có sự phối hợp chặt chẽ, phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong công tác thi đua, có sự đổi mới, sáng tạo và sức hấp dẫn, thu hút được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành cùng tham gia.

Công tác khen thưởng đã được Bộ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc bám sát vào Luật và các văn bản hướng dẫn để bình xét khách quan, công khai, dân chủ, đảm bảo khen đúng người, đúng thành tích, chất lượng được nâng lên rõ rệt. Chú trọng đến việc thực hiện đăng ký thi đua ngày từ đầu năm để làm căn cứ và cơ sở tiến hành đánh giá, bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Việc xét khen thưởng bước đầu đã có sự quan tâm đến các tập thể nhỏ và người lao động trực tiếp.

2. Những kết quả cơ bản đạt được:a. Việc phát động triển khai các phong trào thi đua:Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ, cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị

thuộc Bộ luôn xem phong trào thi đua là đòn bẩy để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Do vậy, các phong trào thi đua yêu nước luôn được triển khai một cách chủ động, thiết thực và có hiệu quả.

Ngay từ đầu năm, Bộ đều ban hành Kế hoạch thực hiện triển khai Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của năm, ban hành Chỉ thị đẩy mạnh phong trào thi đua phấn đầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Chính phủ giao. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị trong ngành ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội và chào mừng các ngày lễ lớn của Đất nước nói chung và của ngành, đơn vị nói riêng.

Ngoài các phong trào thi đua thường xuyên, vào các mốc thời gian quan trọng, các công trình trọng điểm, Bộ, các đơn vị trực thuộc đều phát động phong trào thi đua theo chuyên đề, theo đợt ngắn ngày nhằm hoàn thành trước tiến độ được giao. Một số phong trào thi đua cụ thể sau:

* Hưởng ứng các phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước, Chính phủ phát động:

- Phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:

Ban Cán sự đã chỉ đạo Đảng uỷ Bộ, Đảng uỷ Khối cơ sở Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh và các Đảng bộ, Chi bộ các đơn vị thuộc Bộ thực hiện Cuộc vận động.Việc tổ chức thực hiện Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo

7

Page 8:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

đức Hồ Chí Minh được cấp ủy, lãnh đạo và tổ chức đoàn thể các cơ quan, đơn vị trong ngành triển khai tới từng cán bộ, đảng viên với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và mang lại hiệu quả thiết thực như: vận động cán bộ, đảng viên học tập chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh đã được các đảng bộ, chi bộ ban hành; tổ chức sinh hoạt chi bộ theo các chuyên đề hoặc tổ chức tọa đàm, nói chuyện chuyên đề; tổ chức các cuộc hội thảo “Từ lời dạy của Bác đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp” và Hội thi thuyết trình "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ”; hướng dẫn tổ chức các Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ cấp cơ sở đến cấp Bộ, tích cực tham gia Hội thi do Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức...

Các cơ quan, đơn vị trong ngành đã chú trọng triển khai phong trào xây dựng văn hóa công sở, môi trường làm việc thân thiện, xây dựng khối đoàn kết, trong các cơ quan, tập trung vào đổi mới phong cách, lề lối làm việc và đạo đức công vụ.

- Phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”:Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Nam”, Bộ đã phối hợp với Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức, người lao động trong ngành thay đổi nhận thức, hành vi trong tiêu dùng hàng hóa Việt Nam theo hướng ưu tiên sử dụng hàng hóa, sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, coi đó là biểu thị lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, xóa bỏ tâm lý ưa dùng hàng ngoại.

- Hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội” do Thủ tướng Chính phủ phát động năm 2008, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành tham gia với những việc làm thiết thực như đăng ký các công trình, sản phẩm mới chào mừng Đại lễ, tổ chức gắn biển công trình, phấn đấu nhiều doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích được trao tặng Cúp Thăng Long, Cúp Thánh Gióng và chỉ đạo lồng ghép phong trào gắn với cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”:Thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn

mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động, Bộ đã ban hành Kế hoạch số 3330/BNN-TCCB ngày 15/11/2011 để phát động hưởng ứng phong trào thi đua trong toàn ngành về xây dựng nông thôn mới, kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành nỗ lực thi đua phấn đấu, lao động sáng tạo cùng chung sức xây dựng nông thôn mới. Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào thi đua của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tập trung theo hướng: Khối cơ quan quản lý nhà nước tham mưu, đề xuất và hướng dẫn về cơ chế chính sách; khối trung tâm, viện, trường tập trung vào công tác tập huấn đào tạo, xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; khối đoàn thể, báo chí tập trung công tác truyền thông; khối doanh nghiệp hỗ trợ nguồn lực xây dựng mô hình và công trình phúc lợi xã hội...

8

Page 9:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

- Tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc:

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 04/KH-HĐTĐKT ngày 23/02/2013 của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương về việc tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc - Ngày truyền thống Thi đua yêu nước (11/6/1948 - 11/6/2013), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, có ý nghĩa như: Tổ chức lễ kỷ niệm, Lễ tuyên dương, nhân rộng điển hình tiên tiến; tổ chức hội thảo, hội nghị về công tác thi đua khen thưởng; các hội thi tay nghề, hội thao, hội diễn…Thông qua việc tổ chức các hoạt động nhân Ngày thi đua yêu nước, các cơ quan, đơn vị đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của công tác thi đua khen thưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, đã góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với công tác thi đua khen thưởng.

* Các phong trào thi đua do Bộ trưởng phát động:- Phong trào thi đua “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông

thôn, nâng cao giá trị sử dụng đất, xây dựng cánh đồng, trang trại đạt 50 triệu đồng/ha/năm”.

Đây là phong trào thi đua được phát động từ năm 2004 hướng tới thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, đã được các địa phương và nông dân cả nước nhiệt liệt hưởng ứng. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh lúa, màu, trái cây, chăn nuôi, thuỷ sản đạt 50 triệu đồng, 100-200 triệuđồng/ha/năm, có mô hình trồng hoa, nuôi tôm, nuôi cá Tra, nuôi thuỷ đặc sản đạt hàng tỷ đồng/ha/năm.

- Phong trào thi đua liên kết “Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn” giai đoạn 1999 - 2009 và giai đoạn 2010 - 2020 đã được phát động trên cơ sở Nghị quyết liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Đây là phong trào thi đua hưởng ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và triển khai thực hiện Nghị quyết 26 khóa X của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ và Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã chỉ đạo tổ chức Phong trào theo hướng lồng ghép, gắn kết với các Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới” nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tác động của Phong trào. Các cấp công đoàn phối hợp với chính quyền, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp đồng cấp, triển khai các nội dung của Phong trào tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

9

Page 10:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

- Phong trào thi đua “Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ di dân tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La” được phát động từ năm 2007. Đây là dự án có số lượng hộ dân di chuyển lớn nhất từ trước đến nay. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ; sự phối hợp của các Bộ, ngành; sự chỉ đạo trực tiếp của UBND 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng rộng khắp của các cấp, các ngành và nhân dân. Đến thời điểm chặn dòng tích nước thượng lưu, đã di chuyển 20.260 hộ, đạt 100% kế hoạch đến nơi cư trú mới an toàn.

- Phong trào thi đua“Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng công trình thuỷ lợi thuỷ điện Cửa Đạt” được phát động từ năm 2008. Phong trào thi đua đã được lực lượng thi công trên công trường và các nhà thầu tích cực hưởng ứng. Nhiều đợt thi đua ngắn ngày, thi đua nước rút do các nhà thầu phát động đã tạo khí thế lao động sôi nổi trên công trường; nhiều hạng mục công trình đã hoàn thành vượt tiến độ, bảo đảm chất lượng. Công trình đã được bàn giao cho địa phương quản lý theo đúng tiến độ thời gian.

- Phong trào thi đua“Vì một nền Nông nghiệp Việt Nam chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”đã được phát động trong năm 2008 trước yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Phong trào đã thực sự nâng cao được nhận thức trong các cấp, các ngành về việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm, hàng hoá nông nghiệp, từ lúa gạo, trái cây, hoa quả, gia cầm, gia súc và thuỷ sản… Đã có nhiều biện pháp tích cực được triển khai để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới với đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và an toàn sản phẩm nông nghiệp.

- Phong trào thi đua “Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (Việt Gap) trong sản xuất rau, quả, chè; Áp dụng mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc xuất xứ thực hiện nuôi tốt (GAP) trong Thuỷ sản”:

Phong trào thi đua Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) được Bộ phát động năm 2009 nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, người sản xuất, kinh doanh, trước hết với sản phẩm rau, quả, chè, thuỷ sản góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mở rộng thị trường nội địa và quốc tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Việc triển khai tổ chức Phong trào thi đua đã tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ công tác nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

- Phong trào thi đua thực hiện“Chương trình hoá công tác, quy chế hoá công vụ, hiện đại hoá thông tin, dân chủ hoá cơ quan”, trong các cơ quan khối quản lý nhà nước và đơn vị trực thuộc Bộ. Nhiều đơn vị đã vận dụng phát động phong trào thi đua gắn với cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức “Trung thành - Sáng tạo - Tận tuỵ - Gương mẫu”, phát động các phong trào thi đua theo chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính, gắn với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng cơ quan văn hóa, trụ sở xanh - sạch - đẹp.

10

Page 11:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

- Phong trào thi đua “Toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới”:

Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngày 17/5/2014, Bộ trưởng - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ đã phát động Phong trào thi đua “Toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới”giai đoạn 2014 - 2015 và đến năm 2020. Ngay sau khi Bộ trưởng phát động, các cơ quan, đơn vị trong ngành đã tích cực hưởng ứng, tổ chức quán triệt, triển khai sâu rộng đến CB, CCVC và người lao động.

Từ phong trào thi đua trên, căn cứ đặc điểm tình hình của các cụm/khối thi đua, tính chất chuyên môn của từng lĩnh vực công tác và chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị đã phát động các phong trào thi đua phù hợp, thiết thực nhằm khuyến khích, động viên công chức, viên chức và người lao động thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được Đảng, nhà nước và Bộ giao, như: Phong trào thi đua “Xây dựng tuyến đê kiểu mẫu” trong 19 tỉnh, thành phố có đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt giai đoạn 2016 - 2020; Phong trào thi đua “Xây dựng công trình thủy lợi đảm bảo chất lượng, vượt tiến độ thi công”; Phong trào thi đua “hoàn thành vượt tiến độ, đạt chất lượng cao công trình cầu máng vượt sông Âm” tại Thanh Hóa; Phong trào “Thi đua xây dựng Công trình đập dâng Tân Mỹ” thuộc dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ tại tỉnh Ninh Thuận; Phong trào thi đua “Nâng cao chất lượng công tác văn phòng giai đoạn 2016 - 2020”.

- Phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng đại hội đảng, đại hội thi đua các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX và kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam:

Đợt thi đua cao điểm do Bộ trưởng phát động được triển khai thực hiện từ 02/9/2014 đến 14/11/2015 nhằm phấn đấu thực hiện các nội dung là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, góp phần đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển của ngành theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; hoàn thành các chương trình, kế hoạch trọng tâm, trọng điểm của Bộ, của từng cơ quan, đơn vị và địa phương. Điểm nhấn của đợt thi đua là việc Bộ hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đăng ký công trình chào mừng đại hội đảng các cấp, là công trình tiêu biểu có giá trị, hiệu quả về kinh tế xã hội. Đã có 58 đơn vị đăng ký 84 công trình thuộc các lĩnh vực của ngành, các Hội đồng xét chọn đã trình Bộ trưởng quyết định công nhận và gắn biểncho 22 công trình. Điển hình là các công trình chào mừng: “Khu di tích Bộ Canh nông tại tỉnh Tuyên Quang”, “Đập dâng Văn Phong, hợp phần Khu tưới Văn Phong thuộc dự án thủy lợi Hồ chứa nước Định Bình, tỉnh Bình Định”, “Cống Sơn Đốc 2, hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, tỉnh Bến Tre”, “Cảng cá Vĩnh Lương, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, “Mô hình rừng trồng được cấp chứng chỉ bền vững - FSC, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp”…

11

Page 12:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

* Các phong trào thi đua do cơ quan, đơn vị phát động:Căn cứ các phong trào thi đua của Trung ương, của Bộ trưởng đã phát

động và chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, các cơ quan, đơn vị đã phát động triển khai một số phong trào tiêu biểu như sau:

- Hưởng ứng Phong trào thi đua “Chương trình hóa công tác, quy chế hóa công vụ, hiện đại hóa thông tin, dân chủ hóa cơ sở” trong khối quản lý nhà nước, nhiều cơ quan, đơn vị đã phát động và tổ chức các phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ cụ thể, như Phong trào thi đua“Nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật”, phong trào xây dựng người công chức “Trung thành - Sáng tạo - Tận tụy - Gương mẫu”, xây dựng cơ quan văn hóa, trụ sở cơ quan xanh - sạch - đẹp và phát động các phong trào thi đua theo chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính.

- Phong trào thi đua“Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”,“ứng dụng khoa học công nghệ” trong các doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Tiêu biểu là Phong trào “Luyện tay nghề, thi đua lao động sản xuất giỏi”của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam đã luôn phát huy sáng kiến, gắn liền với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả công tác, tăng năng suất lao động. Phong trào “Thi đua tích cực trong lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, tăng hộ giàu, xóa hộ nghèo, quyết tâm xây dựng đơn vị phát triển bền vững” của Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã gắn sản xuất kinh doanh với làm kinh tế của từng hộ gia đình, từng cá nhân...

- Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” đã trở thành truyền thống, xuyên suốt trong mọi hoạt động giáo dục của khối trường.

- Phong trào thi đua “Mỗi viện là một khuôn viên khoa học”,“Nghiên cứu khoa học” thuộc khối Viện ngày càng sôi nổi, đã có hàng trăm giống cây trồng, vật nuôi, quy trình, tiến bộ kỹ thuật đưa vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao được người tiêu dùng và bà con nông dân đón nhận.

- Các phong trào thi đua: “Nông dân làm giàu”, “Nhà vườn sáng tạo”,“3 giảm, 3 tăng”, “Nghệ nhân kinh Bắc”, “Nghệ nhân bàn tay vàng đúc đồng”,“Triệu phú nghề nông”, “Triệu phú nghề rừng”, “Giống tốt bội thu”, “Bàn tay vàng”, “Giải thưởng chất lượng vàng thuỷ sản Việt Nam”, “Công trình chất lượng cao”, “Giám đốc quản lý giỏi”, “Vững chắc chân đê, cứng hoá mặt đê, xanh hóa thân đê, ”,“Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp” được khối thi đua các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai có hiệu quả thông qua việc phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cấp, các ngành để phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

* Hoạt động thi đua cụm, khối:Được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và

trách nhiệm của cụm trưởng, khối trưởng nên công tác tổ chức phong trào thi đua trong toàn ngành có nhiều bước chuyển biến tích cực. Phong trào thi đua đã được triển khai đến các đơn vị cơ sở với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế,

12

Page 13:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

gắn liền tăng trưởng với phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, củng cố bộ máy, ngăn chặn, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng.

Phong trào thi đua của khối, cụm đã dần đi vào nề nếp. Các cụm, khối thi đua đã xây dựng và ban hành quy chế hoạt động; trong đó đã đề cập đến quy chế làm việc của cụm, khối, chế độ họp, chế độ báo cáo, tiêu chí thi đua, chấm điểm, bình xét, suy tôn… Hàng năm, các cụm, khối thi đua đã xây dựng Kế hoạch hoạt động, trên cơ sở đó, xây dựng các thang bảng điểm thi đua trên nguyên tắc chung và có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với đặc thù của cụm, khối thi đua.

Việc ký kết và thực hiện giao ước thi đua giữa các đơn vị trong từng cụm, khối được tiến hành nghiêm túc với nội dung, tiêu chí thi đua đã sát hơn với chức năng, nhiệm vụ được giao trên lĩnh vực của ngành. Phong trào thi đua theo cụm, khối có nhiều nét mới, có những cụm, khối thi đua tổ chức được phong trào thi đua chung.100% các cụm, khối thi đua đều tổ chức sơ kết, tổng kết theo đúng thời gian quy định, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, các thành viên của khối, cụm thi đua tham dự đầy đủ, đúng thành phần. Các cụm, khối thi đua đều thống nhất trong cách chấm điểm, dựa trên kết quả triển khai thực hiện giao ước thi đua đã được ký kết ngay từ đầu năm của các thành viên trong khối, bỏ phiếu suy tôn đơn vị xuất sắc nhất nên đã đảm bảo kịp thời, khách quan, công bằng, công khai, dân chủ, đúng đối tượng. Đặc biệt có một số cụm, khối đã có sáng kiến lồng ghép trao đổi, báo cáo kinh nghiệm của các mô hình, điển hình tiên tiến tại các Hội nghị sơ kết, tổng kết (Khối Cục, Tổng cục, Khối Ban Quản lý, Khối Sở địa phương...).

b. Việc bình xét các danh hiệu thi đua:Trên cơ sở Luật, Nghị định và các văn bản hướng dẫn khác của Hội đồng

Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ đã ban hành Thông tư hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong toàn ngành, trong đó đã phân chia các khối thi đua thuộc Bộ, phân cấp tổ chức các khối thi đua cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, quy định số lượng cờ thi đua hàng năm của các khối, phân định rõ ràng tiêu chí, tiêu chuẩn và thời gian cụ thể xét các danh hiệu thi đua.

Thông tư đã quy định cụ thể về việc xét sáng kiến các cấp có liên quan đến danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, quy định về việc thành lập Hội đồng thi đua, Hội đồng sáng kiến từ cơ sở đến cấp Bộ và chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các hội đồng…

Căn cứ vào các quy định trên, ngay từ đầu năm các cụm, khối thi đua, cơ quan, đơn vị trực thuộc đều phải đăng ký các danh hiệu thi đua về Bộ. Các cụm, khối thi đua đều triển khai tổ chức ký kết giao ước thi đua, thông qua Quy chế và kế hoạch hoạt động, bình xét thi đua và đề nghị tặng các danh hiệu thi đua cho các tập thể tiêu biểu trong khối theo đúng quy định.

c. Kết quả khen thưởng (có bảng tổng hợp kèm theo)

13

Page 14:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

3. Những khó khăn, hạn chế, bất cập vướng mắc và nguyên nhâna. Những khó khăn, vướng mắc:- Một số phong trào thi đua còn mang tính hình thức, chạy theo thành tích,

“phát” nhưng không “động” do chưa xác định được nội dung, tiêu chí cụ thể, rõ ràng, thiếu sự gắn kết chặt chẽ vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Việc tổ chức các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề chưa được chú trọng dẫn tới việc khen thưởng thành tích theo đợt, theo chuyên đề chưa được quan tâm thỏa đáng.

- Việc đánh giá người đứng đầu, công chức, viên chức và người lao động thường chậm so với thời gian quy định trình xét khen thưởng, do đó việc bình xét khen thưởng cũng như đề nghị cấp trên khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đôi khi chưa đảm bảo thời gian theo quy định.Việc khen thưởng chưa gắn chặt với công tác thi đua, trong bình bầu còn tình trạng nể nang, cào bằng, chưa chú trọng khen thưởng chuyên đề, đột xuất, khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người lao động trực tiếp.

- Việc xét công nhận sáng kiến làm căn cứ đề nghị khen thưởng còn quy định chung chung, không có hướng dẫn cụ thể dẫn đến khó xây dựng tiêu chí cho việc công nhận sáng kiến.

- Việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện các phong trào thi đua tới các cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến công tác xây dựng, tuyên truyền và nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến còn hạn chế, chưa thành động lực để động viên, cổ vũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và tạo ra sức lan tỏa của các điển hình trong tập thể cơ quan nói riêng và trong toàn ngành nói chung.

- Công tác tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra nhìn chung chưa được thực hiện thường xuyên, nên việc nắm bắt nghiệp vụ chuyên môn chưa sâu, còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện.

b. Nguyên nhân:* Nguyên nhân chủ quan:- Nhận thức của một số cấp ủy, lãnh đạo chưa đúng về vị trí, vai trò của

công tác thi đua, khen thưởng nên chưa có sự quan tâm đúng mức.- Cán bộ làm công tác thi đua kiêm nhiệm, thường xuyên luân chuyển,

không được đào tạo chuyên sâu, phần lớn việc đào tạo chắp vá, chủ yếu thông qua tập huấn nghiệp vụ và học hỏi kinh nghiệm thực tế.

* Nguyên nhân khách quan:- Luật, Nghị định, Thông tư và văn bản hướng dẫn về công tác thi đua,

khen thưởng sửa đổi nhiều lần nên gặp khó khăn trong cập nhật.- Đối tượng điều chỉnh rộng, nhưng tiêu chuẩn khen thưởng cho từng đối

tượng còn mang tính khái quát, chưa cụ thể hóa.Các nội dung của Luật còn định tính, chung chung.

- Kinh phí cho công tác thi đua khen thưởng còn nhiều khó khăn.

14

Page 15:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

- Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng không đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

c. Đề xuất, kiến nghị:Đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua -

Khen thưởng Trung ương sửa đổi và hợp nhất các Luật Thi đua, khen thưởng.Đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua -

Khen thưởng Trung ương báo cáo Thủ tướng chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 10/4/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua khen thưởng.

4. Bài học kinh nghiệm:Qua 13 năm triển khai Luật Thi đua, khen thưởng, từ thực tiễn chỉ đạo và

triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất: Phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, tạo điều kiện của cơ quan chuyên môn, chính quyền cùng cấp, sự phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng trong tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức, đoàn thể vận động, cán bộ, công chức và người lao động tham gia hưởng ứng”.

Thứ hai: Việc đánh giá đúng mức kết quả đạt được trong phong trào thi đua, chỉ ra được những hạn chế, tồn tại để khắc phục;công tác kiểm tra, đôn đốc, sơ tổng kết, biểu dương, khen thưởng phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời thì mới lôi cuốn được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia, mới có sức lan tỏa và có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương.

Thứ ba: Khi phát động phong trào thi đua phải xác định rõ được mục tiêu, các nội dung thi đua được cụ thể hóa, sát hợp với điều kiện và khả năng phấn đấu của cơ quan, đơn vị, phải thể hiện nguyện vọng của cán bộ, công chức và người lao động. Tiêu chí thi đua phải được xây dựng phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi cơ quan, đơn vị trong từng giai đoạn.

Thứ tư: Khen thưởng phải kịp thời, đúng thành tích, đúng đối tượng, đảm bảo tính công khai, dân chủ và đúng quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng. Việc tôn vinh phải được coi trọng, hình thức tổ chức trao tặng phải trang trọng, thiết thực và tiết kiệm, nhằm tạo ra sức lan tỏa trong đơn vị và toàn ngành.

Thứ năm: Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng phải là những người nhiệt tình, tâm huyết với công việc; có trách nhiệm, công tâm, sáng tạo trong triển khai và thực hiện nhiệm vụ; có khả năng vận động quần chúng và tham mưu tích cực cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng phải được ổn định. Phải có chế độ, chính sách, cơ sở vật chất, kinh phí thoả đáng cho công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua và khen thưởng từ Trung ương đến địa phương, cơ sở.

Thứ sáu: Phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác thông tin, tuyên truyền với công tác thi đua, khen thưởng.

15

Page 16:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

Phần thứ haiCÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THI ĐUA,

KHEN THƯỞNG TRONG THỜI GIAN TỚI

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC

1. Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng

- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, nhất là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước nhằm đổi mới về quan điểm, nhận thức của các cấp ủy Đảng, tạo được quan tâm, sâu sát và thường xuyên đến các phong trào thi đua để đưa ra phương hướng, chỉ đạo cụ thể, kịp thời, thiết thực, trọng tâm, chống bệnh quan liêu, hình thức, bệnh thành tích trong thi đua, khen thưởng.

- Cần tạo sự thống nhất về tư tưởng của cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Công tác thi đua, khen thưởng phải gắn liền với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng, nhân rộng những gương điển hình tiên tiến.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời phát hiện, khắc phục tồn tại, hạn chế để công tác thi đua, khen thưởng thực sự đi vào chiều sâu.

2. Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

- Các phong trào thi đua phải gắn liền với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các phong trào thi đua theo cụm, khối.

- Cùng với việc tổ chức phát động phong trào thi đua thường xuyên hàng năm, phải kết hợp phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, đặc biệt là tổ chức các phong trào thi đua vào những khâu yếu, việc khó, những nhiệm vụ trọng tâm.

- Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào th đua. Việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua trong thời gian tới. Công tác xây dựng điển hình tiên tiến phải được thực hiện từ cơ sở và chỉ đạo thực hiện đồng bộ tốt cả 4 khâu: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân rộng. Gắn trách nhiệm của cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông trong việc định hướng dư luận và nhân rộng các điển hình tiên tiến.

16

Page 17:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

3. Đổi mới về tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng- Xây dựng bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng phải đồng bộ, có hệ

thống và được thống nhất từ trung ương đến cơ sở.- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong chỉ

đạo, điều hành công tác thi đua, khen thưởng. Chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng.

- Kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ theo phương châm gọn nhẹ, có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nghiên cứu xây dựng chức danh, tiêu chuẩn cán bộ về thi đua, khen thưởng; hoạch định kế hoạch, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp;

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống tổ chức thi đua, khen thưởng các cấp; hệ thống hoá và lưu trữ các dữ liệu về thi đua, khen thưởng.

4. Đổi mới chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung Luật thi đua, khen thưởng

- Đổi mới xây dựng các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, bảo đảm sự thống nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn để Nhà nước quản lý thi đua, khen thưởng bằng pháp luật; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tiếp cận, tìm hiểu, áp dụng một cách thuận tiện, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng;

- Pháp luật về thi đua khen thưởng phải thể hiện được tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc; quán triệt và thể chế hóa các đường lối chính sách thi đua, khen thưởng của Đảng trong giai đoạn mới; phát huy những ưu điểm, kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng qua các giai đoạn cách mạng;

- Pháp luật về thi đua, khen thưởng phải xác định được hệ thống tiêu chí thi đua, khen thưởng. Tạo lập khuôn khổ pháp lý, làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng. Khi được ban hành phải đảm bảo tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.

II. KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Để nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới, đề nghị Bộ Nội vụ (Ban Thi đua-Khen thưởng TW) nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc Hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật thi đua, khen thưởng như sau:

1. Quy định chặt chẽ, nâng cao tiêu chuẩn danh hiệu thi đua như: “Tập thể lao động xuất sắc”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, vì đây là cơ sở để bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao hơn nhằm đảm bảo chất lượng, tính nêu gương, giáo

17

Page 18:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

dục của công tác thi đua, khen thưởng (ví dụ không xét khen thưởng cho cá nhân bị kỷ luật từ khiển trách trở lên, thay vì từ cảnh cáo trở lên).

2. Quy định rõ tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của tổ chức này tại các Bộ, ngành, địa phương.

3. Quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ hơn đối với cá nhân có sáng kiến, đề tài khoa học, quy trình kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật, giải pháp công tác phục vụ cho công tác thi đua, khen thưởng; việc xây dựng, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến.

4. Đối với loại hình khen thưởng theo công trạng và thành tích cho tập thể, cá nhân nên xem xét, nghiên cứu bổ sung thêm cụm từ “trước thời điểm đề nghị” theo hướng: sau khi đã nhận được hình thức khen thưởng mức thấp hơn liền kề, sau 5 năm (hoặc 10 năm) trở lên trước thời điểm đề nghị có 5 năm (hoặc 10 năm) liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc. Như vậy sẽ đảm bảo được tính liên tục theo điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng.

Trên đây là báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết 13 năm thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng, trân trọng đề nghị Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương xem xét tổng hợp./.

Nơi nhận:- Ban Thi đua - Khen thưởng TW;- Bộ trưởng (để b/c);- Các UV HĐTĐKT Bộ;- Lưu: VT, TCCB. (25b)

CC soạn thảo: Vũ Văn Tiến

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Hà Công TuấnPHÓ CHỦ TỊCH THỨ NHẤT

HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG BỘ

18

Page 19:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

Phụ lục 1TỔNG HỢP CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG CẤP NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Báo cáo số 7700/BC-BNN-TCCB ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)NĂM 2011

Số TT Hình thức khen thưởng

Tổng số đã trình Thủ

tướng Chính phủ

Tổng số đã

có quyết định khen

thưởng

Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được

Khen thưởng chuyên đề, đột xuất

Khen thưởng niên

hạn

Khen thưởng đối

ngoại

Khen thưởng

cống hiến

Ghi chúTổng

số

Tỷ lệ %

Số lượng CN là lãnh đạo

quản lý

Số lượng

CN không là lãnh

đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng CN là lãnh đạo

quản lý

Số lượng

CN không là lãnh

đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

1 Huân chương các loại

Huân chương Sao vàng

Huân chương Hồ Chí Minh

Huân chương Độc lập 4 4

Huân chương Lao động 150 150

2 Danh hiệu vinh dự Nhà nước

Anh hùng Lao động

Anh hùng Lực lượng vũ trang

Nhà giáo nhân dân

Nhà giáo ưu tú

3 Cờ thi đua của Chính phủ 33 33

4 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

300 300

5 Chiến sĩ thi đua toàn quốc 9 9

Page 20:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

NĂM 2012

Số TT Hình thức khen thưởng

Tổng số đã trình Thủ

tướng Chính phủ

Tổng số đã

có quyết định khen

thưởng

Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được

Khen thưởng chuyên đề, đột xuất

Khen thưởng niên

hạn

Khen thưởng đối

ngoại

Khen thưởng

cống hiến

Ghi chúTổng

số

Tỷ lệ %

Số lượng CN là lãnh đạo

quản lý

Số lượng

CN không là lãnh

đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng CN là lãnh đạo

quản lý

Số lượng

CN không là lãnh

đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

1 Huân chương các loại

Huân chương Sao vàng

Huân chương Hồ Chí Minh

Huân chương Độc lập 1 1

Huân chương Lao động 233 233

2 Danh hiệu vinh dự Nhà nước

Anh hùng Lao động 1 0

Anh hùng Lực lượng vũ trang

Nhà giáo nhân dân

Nhà giáo ưu tú

3 Cờ thi đua của Chính phủ 25 25

4 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

701 701

5 Chiến sĩ thi đua toàn quốc 4 4

20

Page 21:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

NĂM 2013

Số TT Hình thức khen thưởng

Tổng số đã trình Thủ

tướng Chính phủ

Tổng số đã

có quyết định khen

thưởng

Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được

Khen thưởng chuyên đề, đột xuất

Khen thưởng niên

hạn

Khen thưởng đối

ngoại

Khen thưởng

cống hiến

Ghi chúTổng

số

Tỷ lệ %

Số lượng CN là lãnh đạo

quản lý

Số lượng

CN không là lãnh

đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng CN là lãnh đạo

quản lý

Số lượng

CN không là lãnh

đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

1 Huân chương các loại

Huân chương Sao vàng

Huân chương Hồ Chí Minh

Huân chương Độc lập 7 7

Huân chương Lao động 277 277

2 Danh hiệu vinh dự Nhà nước

Anh hùng Lao động

Anh hùng Lực lượng vũ trang

Nhà giáo nhân dân

Nhà giáo ưu tú

3 Cờ thi đua của Chính phủ 25 25

4 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

501 501

5 Chiến sĩ thi đua toàn quốc 4 4

21

Page 22:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

NĂM 2014

Số TT Hình thức khen thưởng

Tổng số đã trình Thủ

tướng Chính phủ

Tổng số đã

có quyết định khen

thưởng

Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được

Khen thưởng chuyên đề, đột xuất

Khen thưởng niên

hạn

Khen thưởng đối

ngoại

Khen thưởng

cống hiến

Ghi chúTổng

số

Tỷ lệ %

Số lượng CN là lãnh đạo

quản lý

Số lượng

CN không là lãnh

đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng CN là lãnh đạo

quản lý

Số lượng

CN không là lãnh

đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

1 Huân chương các loại

Huân chương Sao vàng

Huân chương Hồ Chí Minh

Huân chương Độc lập 6 6

Huân chương Lao động 266 266

2 Danh hiệu vinh dự Nhà nước

Anh hùng Lao động 1 1

Anh hùng Lực lượng vũ trang 1 1

Nhà giáo nhân dân

Nhà giáo ưu tú

3 Cờ thi đua của Chính phủ 21 21

4 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

468 468

5 Chiến sĩ thi đua toàn quốc 4 4

22

Page 23:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

NĂM 2015

Số TT Hình thức khen thưởng

Tổng số đã trình Thủ

tướng Chính phủ

Tổng số đã

có quyết định khen

thưởng

Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được

Khen thưởng chuyên đề, đột xuất

Khen thưởng niên

hạn

Khen thưởng đối

ngoại

Khen thưởng

cống hiến

Ghi chúTổng

số

Tỷ lệ %

Số lượng CN là lãnh đạo

quản lý

Số lượng

CN không là lãnh

đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng CN là lãnh đạo

quản lý

Số lượng

CN không là lãnh

đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

1 Huân chương các loại

Huân chương Sao vàng

Huân chương Hồ Chí Minh

Huân chương Độc lập 1

Huân chương Lao động 44

2 Danh hiệu vinh dự Nhà nước

Anh hùng Lao động

Anh hùng Lực lượng vũ trang

Nhà giáo nhân dân

Nhà giáo ưu tú

3 Cờ thi đua của Chính phủ 31

4 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

151

5 Chiến sĩ thi đua toàn quốc 3

23

Page 24:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

NĂM 2016

Số TT Hình thức khen thưởng

Tổng số đã trình Thủ

tướng Chính phủ

Tổng số đã

có quyết định khen

thưởng

Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được

Khen thưởng chuyên đề, đột xuất

Khen thưởng niên

hạn

Khen thưởng đối

ngoại

Khen thưởng

cống hiến

Ghi chúTổng

số

Tỷ lệ %

Số lượng CN là lãnh đạo

quản lý

Số lượng

CN không là lãnh

đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng CN là lãnh đạo

quản lý

Số lượng

CN không là lãnh

đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

1 Huân chương các loại

Huân chương Sao vàng

Huân chương Hồ Chí Minh

Huân chương Độc lập

Huân chương Lao động 168 86 77 5

2 Danh hiệu vinh dự Nhà nước

Anh hùng Lao động

Anh hùng Lực lượng vũ trang

Nhà giáo nhân dân

Nhà giáo ưu tú

3 Cờ thi đua của Chính phủ 3 3

4 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

231 173 58

5 Chiến sĩ thi đua toàn quốc 1 1

24

Page 25:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

Phụ lục 2TỔNG HỢP CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG THUỘC THẨM QUYỀN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

(Ban hành kèm theo Báo cáo số 7700/BC-BNN-TCCB ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

NĂM 2011

TT Hình thức khen thưởng

Số lượng khen thưởng trong năm

Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được Khen thưởng chuyên đề, đột xuất Khen thưởng

đối ngoại

Số lượng khen

thưởng cho Sở,

ban, ngành,

đoàn thể cấp tỉnh

Tổng số

Số lượng khen

cho tập thể -

Chiếm tỷ lệ (%)

Số lượng khen

cho cá nhân - Chiếm

tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý

(lãnh đạo từ cấp

phòng trở lên

Số lượng khen

thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, công chức, viên

chức không làm công

tác quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý

(lãnh đạo từ cấp

phòng trở lên

Số lượng khen

thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, công chức, viên

chức không làm công

tác quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

1 Bằng khen 3.047

2 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ 500

3 Cờ thi đua Bộ 132

4 Tập thể lao động xuất sắc

5 Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam

6 Danh hiệu Doanh nghiệp Vì nhà nông

25

Page 26:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

NĂM 2012

TT Hình thức khen thưởng

Số lượng khen thưởng trong năm

Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được Khen thưởng chuyên đề, đột xuất Khen thưởng

đối ngoại

Số lượng khen

thưởng cho Sở,

ban, ngành,

đoàn thể cấp tỉnh

Tổng số

Số lượng khen

cho tập thể -

Chiếm tỷ lệ (%)

Số lượng khen

cho cá nhân - Chiếm

tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý

(lãnh đạo từ cấp

phòng trở lên

Số lượng khen

thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, công chức, viên

chức không làm công

tác quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý

(lãnh đạo từ cấp

phòng trở lên

Số lượng khen

thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, công chức, viên

chức không làm công

tác quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

1 Bằng khen 2.859

2 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ 135

3 Cờ thi đua Bộ 98

4 Tập thể lao động xuất sắc

5 Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam

56

6 Danh hiệu Doanh nghiệp Vì nhà nông

26

Page 27:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

NĂM 2013

TT Hình thức khen thưởng

Số lượng khen thưởng trong năm

Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được Khen thưởng chuyên đề, đột xuất Khen thưởng

đối ngoại

Số lượng khen

thưởng cho Sở,

ban, ngành,

đoàn thể cấp tỉnh

Tổng số

Số lượng khen

cho tập thể -

Chiếm tỷ lệ (%)

Số lượng khen

cho cá nhân - Chiếm

tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý

(lãnh đạo từ cấp

phòng trở lên

Số lượng khen

thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, công chức, viên

chức không làm công

tác quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý

(lãnh đạo từ cấp

phòng trở lên

Số lượng khen

thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, công chức, viên

chức không làm công

tác quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

1 Bằng khen 2.915

2 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ 213

3 Cờ thi đua Bộ 108

4 Tập thể lao động xuất sắc

5 Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam

6 Danh hiệu Doanh nghiệp Vì nhà nông

27

Page 28:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

NĂM 2014

TT Hình thức khen thưởng

Số lượng khen thưởng trong năm

Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được Khen thưởng chuyên đề, đột xuất Khen thưởng

đối ngoại

Số lượng khen

thưởng cho Sở,

ban, ngành,

đoàn thể cấp tỉnh

Tổng số

Số lượng khen

cho tập thể -

Chiếm tỷ lệ (%)

Số lượng khen

cho cá nhân - Chiếm

tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý

(lãnh đạo từ cấp

phòng trở lên

Số lượng khen

thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, công chức, viên

chức không làm công

tác quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý

(lãnh đạo từ cấp

phòng trở lên

Số lượng khen

thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, công chức, viên

chức không làm công

tác quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

1 Bằng khen 2.270

2 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ 91

3 Cờ thi đua Bộ 86

4 Tập thể lao động xuất sắc

5 Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam

6 Danh hiệu Doanh nghiệp Vì nhà nông

28

Page 29:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

NĂM 2015

TT Hình thức khen thưởng

Số lượng khen thưởng trong năm

Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được Khen thưởng chuyên đề, đột xuất Khen thưởng

đối ngoại

Số lượng khen

thưởng cho Sở,

ban, ngành,

đoàn thể cấp tỉnh

Tổng số

Số lượng khen

cho tập thể -

Chiếm tỷ lệ (%)

Số lượng khen

cho cá nhân - Chiếm

tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý

(lãnh đạo từ cấp

phòng trở lên

Số lượng khen

thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, công chức, viên

chức không làm công

tác quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý

(lãnh đạo từ cấp

phòng trở lên

Số lượng khen

thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, công chức, viên

chức không làm công

tác quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

1 Bằng khen 3.275

2 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ 76

3 Cờ thi đua Bộ 82

4 Tập thể lao động xuất sắc

5 Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam

80

6 Danh hiệu Doanh nghiệp Vì nhà nông

10

29

Page 30:  · Web viewBÁO CÁO. Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng. Phần thứ nhất. TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ

NĂM 2016

TT Hình thức khen thưởng

Số lượng khen thưởng trong năm

Khen thưởng theo công trạng, thành tích đạt được Khen thưởng chuyên đề, đột xuất Khen thưởng

đối ngoại

Số lượng khen

thưởng cho Sở,

ban, ngành,

đoàn thể cấp tỉnh

Tổng số

Số lượng khen

cho tập thể -

Chiếm tỷ lệ (%)

Số lượng khen

cho cá nhân - Chiếm

tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý

(lãnh đạo từ cấp

phòng trở lên

Số lượng khen

thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, công chức, viên

chức không làm công

tác quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý

(lãnh đạo từ cấp

phòng trở lên

Số lượng khen

thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp, công chức, viên

chức không làm công

tác quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

1 Bằng khen 2.368 693 1.672 1.374 991

2 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ 100

3 Cờ thi đua Bộ 103

4 Tập thể lao động xuất sắc

5 Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam

6 Danh hiệu Doanh nghiệp Vì nhà nông

30