87
NHẬP MÔN BÁO TRỰC TUYẾN Trình bày: ThS. PHAN VĂN TÚ BÀI 1: TỔNG QUAN BÁO TRỰC TUYẾN I. Một số vấn đề lý luận 1. Khái lýợc về internet và truyền thông trực tuyến: 1.1. Internet Sự ra đời của một loại hình báo chí gắn liền với những phát minh công nghệ - Phát minh ra máy in của Gutenberg vào thế kỷ XV đánh dấu sự phát triển của báo in; - Phát minh ra máy điện báo và dịch vụ tin tức qua đýờng dây thép; - Nhiếp ảnh ra đời cuối thế kỷ 19; - Radio ra đời đầu thế kỷ 20; - Truyền hình ra đời vào những năm 1930; phát triển mạnh từ những năm 1970; - Internet ra đời vào cuối thế kỷ 20 trở thành nền tảng cho một hình thức truyền thông mới: báo trực tuyến; Một số điểm mốc trong quá trình ra đời của internet - Năm 1957, tổng thống Eisenhower (Mỹ) thành lập Cơ quan các dự án nghiên cứu cao cấp (Advanced Research Projects Agency/ARPA); - Năm 1969, ARPANET ra đời ; - Năm 1972, APRANET lần đầu tiên ra mắt công chúng và đổi tên thành DARPA - Cuối năm 1980, Internet ra đời từ sự tổng hợp từ các mạng ARPANET, NSFNET, USENET, BITNET, Compuserve , American Online Internet là gì? Internet là mạng thông tin diện rộng bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích luỹ được của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông thống nhất. Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên 1

 · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

NHẬP MÔN BÁO TRỰC TUYẾNTrình bày: ThS. PHAN VĂN TÚ

BÀI 1: TỔNG QUAN BÁO TRỰC TUYẾN

I. Một số vấn đề lý luận1. Khái lýợc về internet và truyền thông trực tuyến:1.1. InternetSự ra đời của một loại hình báo chí gắn liền với những phát minh công nghệ- Phát minh ra máy in của Gutenberg vào thế kỷ XV đánh dấu sự phát triển của báo in; - Phát minh ra máy điện báo và dịch vụ tin tức qua đýờng dây thép; - Nhiếp ảnh ra đời cuối thế kỷ 19;- Radio ra đời đầu thế kỷ 20; - Truyền hình ra đời vào những năm 1930; phát triển mạnh từ những năm 1970;- Internet ra đời vào cuối thế kỷ 20 trở thành nền tảng cho một hình thức truyền thông mới: báo trực tuyến;

Một số điểm mốc trong quá trình ra đời của internet

- Năm 1957, tổng thống Eisenhower (Mỹ) thành lập Cơ quan các dự án nghiên cứu cao cấp (Advanced Research Projects Agency/ARPA); - Năm 1969, ARPANET ra đời ;- Năm 1972, APRANET lần đầu tiên ra mắt công chúng và đổi tên thành DARPA - Cuối năm 1980, Internet ra đời từ sự tổng hợp từ các mạng ARPANET, NSFNET, USENET, BITNET, Compuserve , American Online

Internet là gì?Internet là mạng thông tin diện rộng bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích luỹ được của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông thống nhất. Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên mạng Internet rộng lớn hơn nhiều so với các phương tiện thông tin thông thường khác. Với Internet, mọi người có khả năng và điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với các nguồn thông tin trên thế giới 1.2. Internet một thực thể truyền thông mới: - Truyền thông và truyền thông đại chúng- Mô thức truyền thông internet- Truyền thông liên cá nhân- Truyền thông tập thể- Truyền thông đại chúng 2. Khái niệm báo trực tuyếnHiểu một cách chung nhất, báo trực tuyến là loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet, sử dụng công nghệ world wide web, với ngôn ngữ HTML, dành cho công chúng sử dụng Internet. 3. Về tên gọi loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet ở Việt Nam: - Báo điện tử- Báo online

1

Page 2:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

- Báo mạng- Báo mạng điện tử- Báo trực tuyếnXác định một số tiêu chí nhận diện báo trực tuyến: - Chủ thể của nội dung thông tin phải là các tổ chức được phép hoạt động như một cơ quan báo chí theo Luật báo chí hiện hành. - Báo trực tuyến phải có sự độc lập tương đối trên mạng Internet so với bản báo in, hoặc chương trình phát thanh – truyền hình của cùng cơ quan chủ quản, hoặc phải có ranh giới giữa thông tin của báo trực tuyến với thông tin của trang web mà nó cùng chung tên miền. - Nội dung thông tin phải được truyền bá tới đông đảo công chúng sử dụng Internet, nghĩa là bất kỳ ai sử dụng mạng Internet đều có thể truy cập. - Nội dung thông tin phải được cập nhật liên tục II. Đặc trưng loại hình1. Cập nhật phi định kỳ: 2. Đặc trưng trình bày: + Đặc thù màn hình và liên kết+ Phần mềm xuất bản và kết cấu nhiều lớp+ Tính chất phi tuyến tính và liên văn bản + Bài báo mở+ Không bị giới hạn về số lượng chữ viết, hình ảnh và số lượng “trang” báo + Vấn đề “bài toán trang nhất”3. Tích hợp multi media4. Lưu trữ và tìm kiếm thông tin 5. Phát hành đơn giản và rộng khắp6. Tính tương tácTính tương tác là khả năng cho phép công chúng truyền thông cùng tham dự vào nội dung thông tin của báo như phản hồi tin tức, liên hệ với chuyên gia, với những độc giả khác hay với chính những người làm báoPhân loại:- Tương tác giữa công chúng với tòa soạn; Tương tác giữa công chúng với nguồn tư liệu của tờ báo; Tương tác giữa công chúng với nhà báo; Tương tác giữa công chúng với nhân vật của bài báo; Tương tác giữa những công chúng với nhau;7. Chi phí sản xuất thấp 8. Cá nhân hóa thông tin Đặc trưng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến có thể hiểu là nhóm khả năng đặc biệt của loại hình báo chí này trong việc cho phép người sử dụng có thể tự do lựa chọn thông tin mình cần, vào đúng lúc mình cần (tiếp nhận thông tin không đồng bộ), theo cách thức mình mong muốn (khả năng tự trình bày)… 9. Hạn chế:- Độ tin cậy của thông tin; - Những hạn chế về mặt kỹ thuật (máy móc, cơ sở hạ tầng Internet, điện…);- Những hạn chế do trình độ, thói quen, tâm lý của bạn đọc;- Vấn đề quản lý/sắp xếp trang, mục;

2

Page 3:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

- Nguồn thu;III. Báo trực tuyến trên thế giới

1. Quá trình hình thành và phát triển

+ Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất nhau về mốc xác định báo trực tuyến trên thế giới ra đời ở đâu, ngày nào+ Nhà nghiên cứu Lancester cho rằng mô hình một tờ báo trực tuyến đã được nghĩ đến từ năm 1973. Nhưng khi tờ báo khảo cứu về lĩnh vực tinh thần xuất bản trên mạng năm 1979 ra đời thì đó là tờ báo trực tuyến đầu tiên. + Những “tờ” báo trực tuyến trên thế giới đầu tiên được biết đến trong giai đoạn 1990 – 1995 như Post modern Culture; Electronic journal of Communication; Journal of the International Academy of hospitality Research; LIBRES: Library and Information Science Research Electric Journal;…

+ Năm 1995, một loạt các tờ báo lớn của Mỹ đã xây dựng website của mình trên mạng như: Los Angeles Times, USA Today, New York Times… Cũng năm này, nhiều tờ báo khác ở Châu Á cũng xuất hiện trên mạng internet như China Daily, Utusan (Malaysia), Kompas (Indonesia)Asahi Simbun (Nhật Bản)…+ Một số mốc trong tiến trình phát triển: Năm 1992, báo trực tuyến tiến thêm một bước mới về hình thức (tích hợp multi media); Năm 1994, web phát triển rộng khắp, báo trực tuyến nở rộ, những nghiên cứu về báo trực tuyến bắt đầu; Năm 1997, đã có giáo trình giảng dạy về báo trực tuyến tại các trường báo chí ở Mỹ…

2. Báo trực tuyến trên thế giới hiện nay:

+ Các cơ quan báo chí trên thế giới hiện nay đều có báo trực tuyến với nhiều hình thức thông tin trực tuyến phong phú+ Đội ngũ nhà báo trên thế giới hiện nay đầu có tư duy làm báo trực tuyến, tư duy đa phương tiện+ Mô hình tòa soạn các cơ quan báo chí hiện nay mang tính tích hợp cao+ Hướng đến việc đưa thông tin trực tuyến qua các thiết bị di động+ Quảng cáo online đang dần chiếm ưu thế, các dịch vụ giá trị gia tăng cũng phát triển

IV. Báo trực tuyến ở Việt Nam

1. Quá trình hình thành và phát triển Internet ở Việt Nam

+ Ngày 5/3/1997, Việt Nam thành lập Ban điều phối quốc gia mạng internet. Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức hòa mạng Internet quốc tế. + Internet đã và đang làm nên nhiều thay trong các mặt đời sống ở Việt Nam. Và tiến trình phát triển Internet Việt Nam đã kéo theo sự ra đời của một thực thể truyền thông mới với sự phát triển nhanh chưa từng thấy: báo trực tuyến.

3

Page 4:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

+ Các chỉ số thống kê hơn 10 năm qua cho thấy sự phát triển cực nhanh của hạ tầng kỹ thuật internet và số lượng người sử dụng internet ở Việt Nam cũng như việc ứng dụng internet trong các lĩnh vực đời sống.

2. Sự ra đời báo trực tuyến, bước phát triển của hệ thống báo chí Việt Nam đương đại:

+ một tháng sau thời điểm Việt Nam kết nối Internet quốc tế, tờ báo đầu tiên của Việt Nam đã xuất hiện trên mạng thông tin toàn cầu: tạp chí Quê hương, tạp chí của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài.+ Giai đoạn 1997 – 2002 được xem là thời kỳ “tập dượt” của làng báo trực tuyến Việt Nam+ Từ 2002 đến nay được xem là giai đoạn phát triển cực thịnh của báo trực tuyến Việt Nam;

3. Một số báo tiêu biểu:

4. Một số đặc điểm trong tiến trình phát triển:

4.1. Phát triển gắn liền với thành tựu khoa học - công nghệ:- Công nghệ đã góp phần thay đổi phương thức làm báo - Hạ tầng viễn thông tác động tới việc phát triển- Các thiết bị công nghệ phát triển cũng góp phần tác động tới việc phát triển báo trực tuyến- Đây là đặc điểm có tính quy luật trong tiến trình phát triển của báo chí trực tuyến trên toàn thế giới4.2. Phát triển từ những cơ quan báo chí truyền thống - Tận dụng nguồn các nguồn lực- Hạn chế: thói quen, tư duy làm báo4.3. Phát triển song hành cùng với sự thu hút ngày càng nhiều công chúng trẻ và người Việt Nam ở nước ngoài- Công chúng báo trực tuyến là công chúng trẻ- Thế mạnh báo trực tuyến trong tuyên truyền đường lối chính sách đối ngoại, trong thông tin đối ngoại 4.4. Phát triển song hành với trình độ của báo chí trực tuyến thế giới - Công chúng Báo trực tuyến Việt Nam có khả năng sánh vai với làng báo chí trực tuyến toàn cầu - Báo trực tuyến Việt Nam là bước phát triển lớn của báo chí Việt Nam đương đại

BÀI 2: TỔ CHỨC TÒA SOẠN VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT

I. Mô hình tòa soạn

+ Không có mô hình chung cho tất cả các toà soạn báo trực tuyến+ Đa phần các toà soạn báo trực tuyến có biên chế gọn nhẹ, chuyên môn hoá cao+ Xu thế trên thế giới hiện nay: tòa soạn tích hợp

4

Page 5:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

+ Bộ máy nội dung của tòa soạn báo trực tuyến thường gồm (1) Bộ phận nội dung với hệ thống các ban chuyên mục (chuyền đề) - đội ngũ sản xuất (gồm các biên tập viên, thư ký tòa soạn); (2) bộ phận kỹ thuật và (3) đội ngũ quản lý bao gồm Tổng TKTS, Tổng Biên tập

TỔNG/PHÓ TỔNG BIÊN TẬPTỔNG/PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

TỔNG/PHÓ TỔNG THÝ KÝ TÒA SOẠNTỔNG/PHÓ TỔNG THÝ KÝ TÒA SOẠN

CÁC THÝ KÝ TÒA SOẠNCÁC THÝ KÝ TÒA SOẠN

CÁC TRÝỞNG BAN/TRANGCÁC TRÝỞNG BAN/TRANG

ĐỘI NGŨ PHÓNG VIÊNĐỘI NGŨ PHÓNG VIÊN

5

Phó Tổng thư ký tòa soạn

Phòng Nội dung

Biên tập viên phụ trách chuyên

mục

Phòng Chương trình Phòng Kỹ thuật

Cộng tác viên

Phóng viên

Biên tập viên chương trình (nghiên cứu, phát triển các chương trình

cho báo trực tuyến)

Kỹ thuật viên công nghệ thông tin

Họa sĩ thiết kế, trình bày

Page 6:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

II. Chức danh và quy trình sản xuất

+ Tổng biên tập là người đề ra định hướng tổ chức nội dung, người kiểm soát nội dung cao nhất. Nhưng trong quy trình sản xuất, thông thường, TBT chỉ duyệt những tin, bài nhạy cảm về chính trị hoặc những tin, bài do TKTS xin ý kiến duyệt) + Tổng thư ký tòa soạn hoặc Thư ký tòa soạn (kiểm soát nội dung ở mức sau TBT, có quyền đưa lên hoặc không đưa lên hầu hết tin, bài lên báo) + Trưởng ban/Trưởng trang (trực tiếp kiểm soát phóng viên và BTV, PV và đưa tin, bài lên để TKTS thông qua + BTV (biên tập tin, bài phóng viên cùng Trưởng ban/Trưởng trang trực tiếp giám sát, điều chỉnh quá trình thực hiện tin, bài của PV) – PV (thực hiện tin, bài, chịu sự động, giám sát trực tiếp của Trưởng Ban/Trưởng trang)

+ Các chức danh chính trong một tòa soạn báo trực tuyến:- Cấp quản lý: Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập, Phó Tổng Thư ký toà soạn, Trưởng ban;- Bộ phận nội dung: Trưởng ban, Biên tập viên, phóng viên viết, phóng viên ảnh, nhân viên nhập liệu, cộng tác viên; - Bộ phận kỹ thuật – trình bày: chuyên viên kỹ thuật mạng, hoạ sỹ trình bày;

+ Thông thường, vào đầu giờ sáng hoặc buổi chiều, PV đề xuất hoặc tiếp nhận đề tài từ Trưởng ban/Trưởng trang – Trao đổi những vẫn đề liên quan đề đề tài và quá trình triển

6

Tổng Biên tập

Phó Tổng Thư ký Toà

soạn

Trợ lý Tổng biên tập

Phụ trách kỹ thuật

Trưởng phòng hành chính

Các Trưởng ban(Kinh tế, Chính trị, Xã hội, Quốc tế, Giải trí Văn hoá, Thể thao, Net

Mode, CNTT, Thư Hà Nội, Bạn đọc, Tiếng Anh, Ảnh)

Thư ký xuất bản

Biên tập viênPhóng viên

Page 7:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

khai với Trưởng ban/Trưởng trang – Lấy thông tin thực tế - Viết tin/bài hoàn chỉnh – Chuyển tin, bài lên BTV. + Tuy nhiên, khi có tin nóng trong ngày, PV có thể chuyển tin thô về BTV/Trưởng trang/TKTS để những người này tổ chức tin, bài, cập nhật lên mạng.+ BTV thường là người có kinh nghiệm làm báo, có khả năng xử lý thông tin nhanh nhạy, nắm vững thông tin trong chuyên mục mình phụ trách, có các kỹ năng cần thiết để xử lý tin, bài , âm thanh, hình ảnh… + BTV còn có nhiệm vụ đảm bảo cho chuyên mục mình phụ trách luôn được cập nhật, có các tin, bài chất lượng, không vi phạm các quy định, đề xuất những hướng khai thác thông tin, cách trình bày tin, bài mới để phục vụ công chúng, đề xuất giao lưu/ phỏng vấn trực tuyến… + BTV có thể tự viết bài, dịch bài hoặc tổng hợp thông tin từ báo bạn. + Nhận bài của phóng viên/nhân viên nhập liệu gửi lên, kiểm tra thông tin, biên tập và xuất bản lên mạng. + Những trường hợp “nhạy cảm”, biên tập viên chuyển bài cho cấp cao hơn xử lý. Biên tập viên có quyền đăng tin, bài trực tiếp lên báo và chịu trách nhiệm sau khi đã ấn phím cho xuất bản. + Phóng viên có vai trò tạo ra bản sắc riêng cho nội dung trang báo trực tuyến; Đặc điểm: Phóng viên báo trực tuyến phải làm việc dưới áp lực deadline mạnh hơn trong các cơ quan truyền thông khác. Công việc: sẵn sàng có mặt tại hiện trường, thông tin về toà soạn theo cách nhanh nhất, có nhiều nguồn tin, viết tin – bài, chụp ảnh, ghi hình… + Cộng tác viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin/ đóng góp nội dung tin tức cho tờ báo; (TTO nhận trung bình 200 email/ngày)Họ có thể là các chuyên gia trong các lĩnh vực, bạn đọc trong nước và ngoài nước, sinh viên báo chí; phóng viên của những tờ báo khác…Tờ báo có mạnh hay không/có những tin tức độc đáo, thú vị hay không là nhờ đội ngũ cộng tác viên+ Nhân viên nhập liệu: Chuyển bài từ báo in lên báo trực tuyến, thu thập thông tin từ các mạng khác, viết, dịch bài và chuyển bài cho biên tập viên. Nhân viên nhập liệu của TTO có vai trò như phóng viên cho tờ báo trực tuyến, nhưng khác ở chỗ chủ yếu khai thác thông tin trên mạng. Nhân viên nhập liệu của TTO gồm phóng viên từ ban khác chuyển sang, cử nhân báo chí, sinh viên các ngành xã hội (sinh viên có thể làm bán thời gian vào buổi tối). + Nhân viên kỹ thuật: Phụ trách các vấn đề liên quan đến máy tính, web, các vấn đề kỹ thuật của tờ báo,… Ngoài ra nhân viên kỹ thuật cũng có thể viết tin, bài cho báo trực tuyến nếu yêu thích và có thời gian. + Họa sĩ trình bày: Thiết kế, chọn lựa màu sắc, font chữ, sắp xếp giao diện trang chính và các chuyên trang… để đạt hiệu quả thẩm mỹ, thu hút người đọc và tạo điều kiện cho người đọc tiếp thu thông tin tốt nhất+ Về quy trình: Tuỳ thuộc kiểu toà soạn; Có những đặc điểm chung: - Đi từ dưới lên; - Nhiều tầng duyệt bài -> hạn chế các lỗi chính tả, kiểm tra độ chính xác thông tin; - Người “ấn nút” cho xuất bản sẽ là người chịu trách nhiệm về tin/bài;

7

Page 8:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

+ Các toà soạn báo trực tuyến hiện nay đều sử dụng phần mềm toà soạn điện tử cho công việc viết tin, bài, chuyển bài, biên tập, xử lý hình ảnh, âm thanh, xuất bản bài, chỉnh sửa sau khi đã xuất bản… + Mỗi người sử dụng được cung cấp 1 tài khoản (account);Cho phép người dùng viết bài, gửi bài, biên tập bài gửi đến cho mình, gửi tiếp cho cấp trên hoặc gửi trả lại cấp dưới; Các biên tập viên luôn có danh sách đầy đủ những bài đang chờ biên tập. Phóng viên có thể biết tình trạng bài viết của mình (đã được đăng hay chưa, ai đang biên tập);+ Toà soạn điện tử nhằm mục đích đáp ứng mục tiêu tin học hoá, hiện đại hoá quá trình làm báo, tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc.

VIẾT VÀ BIÊN TẬP BÁO TRỰC TUYẾN

I. Tổ chức “trang” báo trực tuyến1. Giao diện:+ Giao diện (Interface) là hình thức tồn tại của tờ báo, là cách thức truyền tải thông tin đến độc giả, là cầu nối hai chiều giữa tòa soạn và độc giả, là một không gian thông tin không hề bị giới hạn;+ Trình bày giao diện;+ Tổ chức chuyên mục;+ Nguyên tắc chung (báo trực tuyến trên thế giới): TRÌNH BÀY RÕ RÀNG – DỄ ĐỌC 2. Multimedia: (slideshows, thư viện ảnh, video, audio, bản đồ)3. Blog của nhà báo4. RSS feedsRSS viết tắt từ Really Simple Syndication hoặc Rich Site Summary là một tiêu chuẩn định dạng tài liệu dựa trên XML (eXtensible Markup Language) nhằm giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất bằng cách tóm lược thông tin vào trong một đoạn dữ liệu ngắn gọn, hợp chuẩn.

II. Tổ chức tác phẩm báo chí trực tuyến+ Đề tài+ Tổ chức thực hiện+ Các thành tố liên quan trong tác phẩm (text, hình ảnh tĩnh, video, audio, soundslides,…)+ Đề tài ở đâu?- Từ thực tiễn cuộc sống- Từ tài liệu (các kết quả nghiên cứu, sách, báo, tài liệu lưu trữ, quảng cáo, Internet, thông cáo báo chí…) - Từ trò chuyện, các câu chuyện phiếm, tin đồn,…+ Tổ chức thực hiện thế nào?- Tư duy đa phương tiện- Ý tưởng thực hiệnPhân công công việc- Thu thập tư liệu- Xử lý tư liệu/thông tinPhân lớp thông tin:

8

Page 9:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

LỚP 1

LỚP 2

LỚP 3

Tựa, tít (headline)

Lời dẫn (lead, chapeau)

Hình ảnhNội dung

BoxBiểu đồ

- Những bài viết có liên quan (link)- Các trích đoạn âm thanh, hình ảnh (clip)

9

Page 10:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Đặc trưng loại hình và kỹ năng viết, biên tập văn bản đối với báo trực tuyến + Trang chủ và bài toán giao diện – biên tập+ Thói quen “đọc” báo trực tuyến+ Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thông tin+ Ẩn dụ “câu cá”+ Nguyên tắc “con bò và nắm cỏ”

IV. Viết lời dẫn (lead, chapeau)

+ Viết lời dẫn là “đội mũ” cho bài báo nhưng không được che khuất nó. Nó phải gợi, kích thích sự tò mò của công chúng truyền thông+ Lời dẫn giúp cho việc hoàn thiện cái tít bằng cách nói rõ hơn chủ đề của tác phẩm báo chí và góc tiếp cận: công chúng hình dung bài báo sẽ nói gì...+ Lời dẫn gợi cho công chúng cảm giác thông tin liên quan đến họ, kích thích sự tò mò tìm đọc (có tính chất giải thích ý đồ)+ Lời dẫn là nơi cho thấy sự sáng tạo của nghề báo. Thậm chí có người nói, nhà báo giỏi hay không thể hiện ở trình độ viết lời dẫn.

IV.1: Nội dung lời dẫn có gì?

+ Nội dung lời dẫn thường thể hiện phần TINH TÚY nhất của tác phẩm. Nội dung lời dẫn trả lời cho câu hỏi: CÂU CHUYỆN/VẤN ĐỀ CHÍNH Ở ĐÂY LÀ GÌ? CÂU CHUYỆN/VẤN ĐỀ CHÍNH Ở ĐÂY NÓI VỀ CÁI GÌ? + Có nhiều cách phân loại lời dẫn. Nhưng trong báo online, nhìn chung, lời dẫn có 2 loại cơ bản:

10

Page 11:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

1. Loại có tính thông tấn: giản dị, trung tính, nghiêm túc…2. Loại có tính phóng sự, có màu sắc văn nghệ: khơi gợi, nêu lên mâu thuẫn, kích thích sự khám phá của công chúng truyền thông…

IV.3. Cách viết lời dẫn

+ Độ dài của lời dẫn trên báo trực tuyến thế nào là hợp lý?+ Không có quy ước nào chung cho độ dài của lời dẫn. Với tin, các nhà chuyên môn khuyến cáo lời dẫn dài tối đa 25 – 30 chữ. Với các thể loại khác, bình quân chừng 50 chữ. Một số phần mềm xuất bản chỉ cho phép viết lời dẫn tối đa 50 chữ.+ Lời dẫn cho báo trực tuyến tốt nhất không nên quá ba câu đơn. Lời dẫn xuất sắc có khi chỉ là một câu.

+ Lời dẫn cần được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu (không lạm dụng các hình thức viết quá văn hoa, đánh đố)

+ Viết lời dẫn cho tin và các dạng bài tường thuật - Về nội dung, hãy đặt câu hỏi “câu chuyện chính ở đây là gì?”, “những thông tin nào trong tin bài là quan trọng?”. Khai thác các nội dung này để viết lời dẫn. - Lời dẫn trong tin thường cung cấp các câu trả lời về những yếu tố thông tin chưa có hoặc chưa rõ trong tít (như thời gian, không gian, đối tượng, nguyên nhân, mức độ…) - Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng 25 – 30 chữ), có cấu trúc ngữ pháp đơn giản. + Với thể loại phỏng vấn, lời dẫn nêu ra hoàn cảnh phỏng vấn, nhân vật được phỏng vấn, vấn đề người đó đề cập…+ Lời dẫn có thể sử dụng đoạn trích những phát biểu từ trong bài. Tất nhiên, đó phải là những phát biểu có giá trị/hàm lượng thông tin cao hoặc phục vụ tốt cho chủ đề của tác phẩm báo chí+ Nếu tít dùng một phát biểu, lời dẫn có thể nêu rõ hoàn cảnh phát biểu, nhân vật phát biểu và vấn đề tác phẩm sẽ đề cập

Cao ốc chui vào lòng đấtĐất mặt khu trung tâm TP.HCM ngày càng đắt đỏ, nhiều nhà đầu tư tìm cách “chui” xuống đất làm trung tâm thương mại, bãi đậu xe ngầm... để tận dụng vị thế “đất vàng”. Các cao ốc đua nhau... xuống đất. Du khách nước ngoài bị bắt làm con tin tại Philippines Tình huống xảy ra không khác gì một bộ phim Hollywood. Sáng nay 23-8, một cựu cảnh sát Philippines cầm súng máy đã chiếm giữ một xe buýt tại thủ đô Manila, và giữ gần 30 hành khách làm con tin. Thôi việc thầy giáo phạt học sinh nhập việnSáng 3/11, Hội đồng kỷ luật trường THPT Lê Quý Đôn (TP HCM) đã họp, xử lý buộc thôi việc đối với thầy Võ Hải Bình về hành vi phạt học sinh sai quy chế.

Áo trắng và cuộc chia ly màu đỏChín đội bóng tham dự ở hai bảng đấu của môn bóng đá nam tại SEA Games lần này sử dụng từ 2 đến 3 bộ trang phục khác nhau, riêng U23 VN chỉ mặc độc một màu trắng ở 4 trận vòng bảng

11

Page 12:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

II. Tổ chức tác phẩm báo chí trực tuyến

Phân lớp thông tin:

LỚP 1

LỚP 2

LỚP 3

Tựa, tít (headline)

Lời dẫn (lead, chapeau)

Hình ảnhNội

dungBoxBiểu đồ

- Những bài viết có liên quan (link)- Các trích đoạn âm thanh, hình ảnh (clip)

12

Page 13:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

+ Cách viết:Kết cấu:

- Hình tháp ngược;- Hình chữ T; Theo tuyến thời gian Kịch tính Xếp chồng (tin của các hãng thông tấn);- Nhiều cửa;Tổ chức nhiều cửa:- Chính văn (chia thành nhiều phần, sử dụng tít phụ);- Box;- Sơ đồ, bản đồ, biểu đồ,…;- Hình ảnh;- Audio & video;- Phần dành cho độc giả;…Chính văn (nội dung bài) nên có những yếu tố sau:+ Trích dẫn;+ Nguồn tin;+ Giải thích;+ Phân tích;+ Thông tin bối cảnh;+ So sánh;Độ dài: Tối đa 800 chữ- Độc giả “lướt mắt” nhiều hơn là đọc (Jacob Nielsen);- Không nói lòng vòng mà đi thẳng vào nội dung chính;- Không nên để độc giả phải lăn chuột hoặc click sang trang thứ hai;- Nên có các tiểu đề/nội đề chứa đựng thông tin (điểm nghỉ cho mắt, độc giả dễ tiếp nhận thông tin hơn); - Nêu rõ nguồn tin;

Tiết kiệm thời gian của người đọc:

- “Hãy thứ lỗi cho tôi về lá thư dài này, tôi không có thời gian để viết ngắn hơn” (Blaise Pascal)- Công chúng sẽ cảm ơn những người viết không làm họ mất thời giờ. Ngôn ngữ đơn giản, trực tiếp sẽ hiệu quả hơn là những câu chữ khoe khoang trình độ văn học. Phân đoạn:

- Mỗi đoạn 1 ý; - Đoạn có độ dài vừa phải (3-4 hàng); - Sử dụng phương pháp liệt kê hoặc gom thông tin thành từng cụm;

13

Page 14:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Diễn đạt câu: - Nên dùng phương pháp diễn dịch;- Câu chủ động; - Sử dụng nhiều động từ, giảm bớt tính từ; - Rõ ràng, không uốn éo hoa mỹ;

Chú ý những lỗi:- Tên gọi;- Chính tả;- Diễn đạt câu;

Cháy lớn ở chợ Tân Bình

Khoảng 22 giờ tối 11-4, tầng trên mặt tiền của chợ Tân Bình (Quận Tân Bình, TP.HCM) đã bốc cháy dữ dội. Lửa bốc cao khỏi tầng mái và lan rộng ra nhiều sạp hàng. Chỉ sau sau đó ít phút hàng chục xe cứu hỏa đã có mặt và phong tỏa toàn bộ tuyến đường Lý Thường Kiệt, Lê Minh Xuân xung quanh chợ. Khu vực bị cháy được xác định là gian hàng bán vật dụng gia đình và phụ liệu ngành tóc nằm ở tầng 1, có diện tích khoảng 32 mét vuông. Được tin báo, Sở cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP.HCM huy động lực lượng của Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận 11 lập tức ứng cứu.Sau khi dùng thang cứu hỏa phun nước từ mái xuống và tiếp cận chợ từ nhiều hướng, đến 23 giờ ngọn lửa phía trên mái đã tạm thời được khống chế. Sau đó cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã phá được vào bên trong để tiếp tục dập lửa cho các gian hàng phía trong. Thiệt hại hàng hóa chưa được xác định, song may mắn không có thiệt hại về người.

Voi xiếc quật chết một học sinh lớp 6

Khoảng 13g ngày 10-4, em Phạm Xuân Tín - học sinh lớp 6 Trường THCS Bình Đa (P.Bình Đa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) - đã bị một con voi xiếc của doanh nghiệp biểu diễn nghệ thuật Sao Mai, tỉnh Hải Dương quật chết ngay tại sân vận động Bình Đa. Theo nhiều học sinh chứng kiến vụ việc thì voi xiếc được xích chân. Lúc đó, một nhóm học sinh, trong đó có Tín, do chưa đến giờ vào lớp nên đã leo vượt qua lưới B40 để nghịch voi. Có nhiều em ném đá, có em kéo đuôi voi... Trong lúc voi giận dữ, Tín chưa kịp chạy đi đã bị voi dùng vòi cuốn lại quật hai lần xuống đất mới thả ra. Nhiều học sinh đã la lên và chạy vào khu bảo vệ đoàn xiếc, đánh thức những người đang ngủ trưa ở đây để đưa Tín đi cấp cứu.Ông Nguyễn Văn Hưng, phó đoàn xiếc Sao Mai, giải thích: trước khi xảy ra voi quật học sinh, cả đoàn đang ăn cơm thì có thấy một nhóm học sinh vào chọi voi. Khi chúng tôi ra tới nơi thì voi đã quật em Tín rồi. Ông Hưng cũng cho biết voi quật chết người là con voi cái, làm xiếc đá bóng. Có thể do trời nắng nóng quá nên voi “bực bội” khi bị học sinh nghịch phá.

14

Page 15:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Chủ tịch UBND P.Bình Đa Phạm Cành Tơ cho biết đoàn xiếc có ký hợp đồng với phường giá 2,5 triệu đồng thuê sân bãi, điện, nước, công tác bảo vệ khán giả... để biểu diễn xiếc thú duy nhất một đêm 10-4.

IV. Tổ chức nội dung tác phẩm báo trực tuyến

+ Xử lý kết cấu: mô hình hình tháp ngược. Logic thông tin: mới, lạ trước.+ Câu càng ngắn càng tốt, không ôm đồm mệnh đề, tránh tình trạng lẫn ý, ý phụ át ý chính+ Mỗi đoạn một ý độc lập+ Phần ý kiến nhân vật, tránh để nhân vật nói đi nói lại nhiều lần trong bài+ Không viết lòng vòng, nên đi thẳng vào câu chuyện, vấn đề+ Với những bài dài, nên có những tít xen chứa đựng thông tin. Tít xen (tít phụ) vừa tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa có tác dụng lôi kéo công chúng + Tận dụng tất cả ưu thế trình bày và cập nhật của báo trực tuyến khi viết bài (ảnh, đồ họa, liên kết, các định dạng văn bản…)+ Độ dài một bài viết cho báo trực tuyến tùy thuộc vào thể loại, tùy thuộc vào tôn chỉ mục đích và đối tượng của từng tờ báo, nhưng nhìn ở bình diện chung, các nhà chuyên môn đều khuyến cáo không nên quá 800 chữ.

V. Chụp ảnh và biên tập ảnh cho website

+ Vai trò của hình ảnh: - Bắt buộc; Có thể thay thế cho bài viết; Diễn đạt thông tin, tạo sự tin cậyMục đích sử dụng: - Riêng lẻ: Đặt trong bài viết - Nhiều hình ảnh: thực hiện bài báo thông qua hình ảnh (soundslides), thư viện ảnh, chùm ảnh… + Một số lưu ý về hình ảnh: - Bố cục theo nguyên tắc 2/3 - Điểm chết và đường chân trời- Hậu cảnh và tiền cảnh- Góc máy- Hướng nhìn- Khoảnh khắc bấm máy- Thông tin trong bức ảnh- Chú thích cho bức ảnh+ Nguyên tắc chụp và biên tập ảnh: 1. Chọn góc máy hợp lý để có sự giao tiếp bằng ánh mắt với đối tượng được chụp

15

Page 16:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

2. Chọn sử dụng phông rõ ràng

16

Page 17:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

3. Chú ý nguồn sáng để làm nổi rõ chủ đề

4. Chọn chụp cận để làm nổi rõ chủ đề bức ảnh

5. Không đặt chủ đề vào giữa bức ảnh (các điểm chết)

17

Page 18:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

6. Tránh sử dụng ảnh bị mất nét chủ đề

7. Phải chú ý các nguồn sáng

8. Khai thác ảnh đứng để tạo hiệu quả chiều sâu

18

Page 19:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

9. Hãy biết “đạo diễn” cho một bức ảnh khi có thể

Tổ chức thực hiệngiao lưu trực tuyến

Đôi nét về hình thức – thể loại+ Giao lưu trực tuyến là hình thức báo chí khai thác thế mạnh tương tác của báo online+ Giao lưu trực tuyến nhìn từ hệ thống thể loại báo chí+ Đặc điểm của giao lưu trực tuyến so với các hình thức tương tự trên phát thanh, truyền hìnhKhi nào chúng ta cần tổ chức giao lưu trực tuyến?+ Khi công chúng muốn có ý kiến, sự lý giải không phải của nhà báo mà là của những người có trách nhiệm. Do địa vị xã hội và chuyên môn của mình, họ có hiểu biết sâu sắc hơn, thông tin tốt hơn nhà báo về vấn đề mà xã hội quan tâm. + Khi nhà báo không chứng kiến được sự việc. Công chúng cần “nghe” những người trực tiếp tham dự cung cấp thông tin, giảm tối đa sự can thiệp của nhà báo vào phát ngôn của nhân vật.+ Khi chúng ta muốn giới thiệu những cá nhân đặc biệt với cái nhìn, quan điểm, trí tuệ, tâm hồn, câu chuyện… của chính họ.Phân loại (dựa theo tiêu chí nội dung)1. Dạng có chủ đề thông tấn: khai thác/cung cấp thông tin từ những người có trách nhiệm, liên quan…2. Dạng có chủ đề tư vấn: lý giải, giải thích cho công chúng những vấn đề; cung cấp phương pháp, nội dung có tính chất chuyên môn… 3. Dạng có chủ đề khắc họa chân dung nhân vật: cung cấp cho công chúng về chân dung một nhân vật đặc biệt (thường là người nổi tiếng, nghệ sĩ, vận động viên..)Trong thực tế, sự phân loại này chỉ có ý nghĩa tương đối và thông thường, có sự giao thoa giữa các nhóm chủ đề trên trong nhiều cuộc giao lưu trực tuyến Các bước tiến hành giao lưu trực tuyến1. Công tác chuẩn bị:+ Chuẩn bị chủ đề / góc tiếp cận+ “Chuẩn bị” khách mời- Nên mời tối đa bao nhiêu khách?Tùy theo chủ đề giao lưu. Số lượng có thể là 1 hoặc hơn nhưng không nên quá 5 người. Nhiều khách, nội dung sẽ loãng.

19

Page 20:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

- Khách mời phải có tư duy tốt, có hiểu biết toàn diện về chủ đề, có năng lực diễn đạt, có trách nhiệm liên quan v.v…+ Chuẩn bị bối cảnh giao lưu- Không gian giao lưu trực tuyến?- Phông nền, trang trí, sắp đặt bàn ghế, máy móc… sao cho phù hợp với chủ đề buổi giao lưu và thuận tiện cho tác nghiệp. Chú ý: bối cảnh giao lưu phải đảm bảo dễ chụp hình, ghi hình cho sinh động, tránh tiếng ồn, tránh sự di chuyển…+ Chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật- Máy vi tính cấu hình cao, số máy tương ứng với số PV/BTV nhập tin, số khách mời nếu cần; máy tính xử lý ảnh/video clip…, máy tính biên tập và xuất bản…- Đường truyền internet tốc độ cao, ổn định - Phần mềm editor trực tuyến thân thiện, link các tính năng tổng hợp câu hỏi từ độc giả, xử lý nhiều câu hỏi và câu trả lời, post nhiều câu hỏi và câu trả lời, post ảnh gần như đồng thời.

+ Chuẩn bị hệ thống câu hỏi+ Chuẩn bị… phương án dự phòng

2. Công tác quảng bá:+ Nêu rõ chủ đề / vấn đề của buổi giao lưu, giới thiệu kỹ về các khách mời… để cho công chúng tiện đặt câu hỏi trước+ Ngoài việc giới thiệu trên báo online của mình, còn phải tranh thủ giới thiệu trên các website khác, các kênh khác + Có thể đề ra các hình thức khen thưởng cho câu hỏi hay nhất nhằm thu hút trí tuệ của công chúng góp phần làm nên thành công của cuộc giao lưu3. Phân công công việc:+ Phân công người đảm trách phần kịch bản và dẫn chương trình cho nội dung giao lưu+ Phân công PV/BTV đảm trách phần nhập văn bản và biên tập nội dung trả lời của khách mời+ Phân công PV/BTV đảm trách phần chụp ảnh, ghi hình, ghi âm+ Phân công một BTV giỏi chịu trách nhiệm đọc duyệt và cho xuất bản các nội dung giao lưu…+ Phân công người lo các công tác hậu cầu: đón khách, tiếp khách, đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách4. Xây dựng kịch bản dẫn:+ Kịch bản giao lưu trực tuyến và kịch bản “mở” do có sự tham gia của cộng đồng và nội dung giao lưu. Tuy nhiên, ở góc độ tổ chức, cũng cần phải chủ động chuẩn bị một kịch bản gồm các khâu: giới thiệu mục đích ý nghĩa của buổi giao lưu, giới thiệu khách mời và đại biểu, bắt đầu đặt câu hỏi, các phần nội dung chính, các ghi chú cần thiết, phần chào kết và cám ơn, tặng hoa cho khách mời v.v…+ Kịch bản giao lưu trực tuyến cũng là văn bản dùng chung cho cả ê-kíp, có những quy ước liên lạc khi thay đổi kịch bản hoặc thứ tự các phần việc trong kịch bản+ Kịch bản phải thể hiện sự điều tiết nội dung, thời gian hợp lý cho cả ê-kíp cùng thống nhất làm việc5. Tác nghiệp:+ Thống nhất các thao tác chuyên môn, các quy tắc trong quá trình giao lưu trực tuyến

20

Page 21:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

+ Chủ động điều phối câu hỏi và nội dung giao lưu + Điều phối thống nhất và xử lý linh hoạt các phát sinh trong quá trình giao lưu+ Xử lý các tình huống rủi ro+ Biên tập câu trả lời: + Cắt bớt những nội dung thừa, không cần thiết.+ Sắp xếp, thay đổi vị trí các phần trả lời cho hợp lý hơn.+ Sửa chữa lỗi diễn đạt cho khách mời nhưng không được làm thay đổi tinh thần của phát ngôn 6. Một số yêu cầu:+ Cả ê-kíp phải tuân thủ sự chỉ đạo chung+ Có cơ chế liên lạc giữa các bộ phận, đặc biệt là trong các buổi giao lưu ở nhiều không gian khác nhau+ Người dẫn chương trình và các BTV luôn lắng nghe và quan sát khi khách mời trả lời để có thể kết nối tốt câu hỏi mới với khách mời phù hợp với những nội dung công chúng gửi đến+ Người xử lý câu hỏi của công chúng gửi đến phải nhanh, quyết đoán nhưng tránh sơ sót+ Trong rất nhiều trường hợp cần cho khách mời xem lại câu hỏi trước khi chính thức post lên+ Ảnh chụp phải sinh động, thể hiện được không khí buổi giao lưu (có toàn cảnh trung cảnh và cận cảnh). Chú ý những khoảnh khắc đặc biệt của khách mời. 7. Xử lý tình huống:+ Khi khách mời không chịu trả lời những câu hỏi “nhạy cảm”, câu hỏi “sốc”, câu hỏi trách nhiệm+ Khi khách mời không tới hoặc bị sự cố tới trễ+ Khi đang giao lưu bị cúp điện+ Khi đường truyền bị nghẽn mạch+ Khi không có nhiều câu hỏi từ công chúng+ Khi công chúng hỏi một câu quá khiếm nhã với khách mời+ Khi khách mời trả lời quá lan man

21

Page 22:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

ÔN THINHẬP MÔN BÁO TRỰC TUYẾN

1. Cạnh tranh với các loại hình báo chí khác?

Cạnh tranh thông tin giữa các báo điện tử Thứ sáu, 20 Tháng 4 2007 14:48 minhlq

Bởi vì thể loại tin chiếm phần lớn nội dung của các báo điện tử cho nên sự cạnh tranh giữa các báo này trước hết và chủ yếu là cạnh tranh về việc đưa tin nhanh và chất lượng thông tin.

Đưa tin nhanh

Đưa tin nhanh là một lợi thế và cũng là một tiêu chí hàng đầu của các báo điện tử. Những sự kiện thời sự nóng (breaking news) là trận địa nóng bỏng nhất. Họ thường huy động sức mạnh tổng lực cho những sự kiện này.

Để chạy đua đưa tin sớm nhất, trước hết, báo điện tử có thể chỉ chạy một cái tít và một câu mở đầu tin để thông báo sự kiện mới xảy ra. Sau đó họ mới bổ sung dần thông tin, ảnh, các dữ liệu khác.

Đối với những sự kiện lớn được công chúng quan tâm đặc biệt, họ còn có thể tường thuật trực tiếp sự kiện bằng hình ảnh (web TV) và bằng chữ để độc giả có thể theo dõi liên tục sự kiện đang diễn ra.

Nhưng vấn đề quan trọng đầu tiên là làm thế nào để có được thông tin sớm nhất. Ngoài số lượng phóng viên có hạn của mình theo dõi từng lĩnh vực, các báo chỉ có thể dựa vào mạng lưới đông đảo cộng tác viên và cộng đồng bạn đọc thân thiết gắn bó với tờ báo. Tờ báo nào xây dựng được đội quân này đông đảo hùng mạnh thì càng có nhiều cơ hội tiếp nhận được thông tin nhanh.

Một xu hướng mới của báo điện tử là công chúng tham gia ngày càng nhiều vào nội dung tờ báo. Trong rất nhiều trường hợp, bạn đọc không chỉ thông báo sự kiện cho báo mà họ còn ghi hình chụp ảnh và tường thuật sự kiện. Chẳng hạn như trong thảm hoạ sóng thần ở châu Á tháng 12-2004, nhiều khách du lịch châu Âu đã viết nhật ký trực tuyến (blog) tường thuật sự kiện và chụp ảnh, quay camera nhiều hình ảnh đưa lên mạng internet, sau đó được nhiều báo sử dụng.

Trong khi đó, một số đài ở Việt Nam với số lượng phóng viên lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người nhưng số phóng viên này lại chưa được huy động để giúp báo điện tử nâng cao sức cạnh tranh thông tin.

Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do chưa có cơ chế để mọi phóng viên trong cơ quan đều có trách nhiệm săn tin.

Mặt khác, viết tin và làm các sản phẩm cho báo điện tử cũng có những yêu cầu riêng và đòi hỏi sức ép về thời gian, kỹ năng sử dụng mạng internet cùng các thiết bị ngày càng tinh xảo phức tạp như máy tính xách tay, máy ảnh, máy camera, xử lý ảnh bằng kỹ thuật số, dựng hình,... . Đây là một thách đố lớn đối với nhiều nhà báo quen viết cho báo in hàng ngày, nhất là những nhà báo lớn tuổi.

Chất lượng thông tin

Đưa tin nhanh là một yếu tố hàng đầu của chất lượng thông tin trên báo điện tử, nhưng chất lượng thông tin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có ba yếu tố quan trọng là việc lựa chọn sự kiện thông tin, khai thác chiều sâu thông tin và kỹ thuật viết tin theo phong cách hiện đại.

- Việc lựa chọn sự kiện đưa tin

Việc lựa chọn sự kiện đưa tin thể hiện tính chuyên nghiệp của phóng viên và toà soạn. Căn cứ để lựa chọn

22

Page 23:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

sự kiện để đưa tin là giá trị thông tin của sự kiện. Mà giá trị thông tin của sự kiện phụ thuộc vào các yếu tố chính là: kịp thời, gần gũi với bạn đọc (về không gian địa lý và về tâm lý) và tác động xã hội của sự kiện.

Trên thực tế, những tờ báo có xu hướng giật gân, câu khách nhiều khi không chú trọng đúng mức các yếu tố chính yếu này mà lại đề cao quá mức các yếu tố như: kịch tính, tính mới lạ hay đời tư các nhân vật nổi tiếng.

- Chiều sâu của thông tin

Cùng với việc cạnh tranh để đưa tin nhanh, các báo còn cạnh tranh về chiều sâu của thông tin. Sau khi cạnh tranh để đưa lên mạng nhanh nhất thông tin ban đầu rồi, các báo tiếp tục cạnh tranh trong việc khai thác các góc cạnh, đi vào chiều sâu, bản chất của sự kiện. Cũng như các phương tiện truyền thông khác, các báo điện tử cũng có thể triển khai các bài phỏng vấn các nhân vật liên quan, viết chân dung nhân vật, viết phóng sự về vấn đề mà sự kiện đặt ra, viết bình luận phân tích ý nghĩa của sự kiện và bày tỏ thái độ đối với sự kiện.

Tuy nhiên, công cụ đắc lực nhất của báo điện tử là loại tin sâu với độ dài khoảng 300-400 chữ trở lên, với cấu trúc rộng lớn, cho phép phóng viên có thể triển khai tới cả nghìn chữ. Kỹ thuật viết tin theo phong cách hiện đại có thể được mô tả tóm tắt qua cấu trúc tin sâu sau đây.

- Cấu trúc tin sâu bao gồm

1. Đầu đềLà thông tin quan trọng đầu tiên, thể hiện góc độ của sự kiện mà nhà báo lựa chọn, thông báo về giới hạn nội dung của tin sẽ được đề cập, có vai trò chi phối toàn bộ nội dung của tin.2. Mở đầu tinMở đầu tin gồm một hoặc hai câu ngắn gọn, chứa đựng những chi tiết thông tin được phóng viên coi là quan trọng nhất. Phần mở đầu và đầu đề phải nói về cùng một chuyện chứ không nên nói về hai chuyện khác nhau. Nhưng thông tin trong phần mở đầu đầy đủ, chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn, có thể gồm một hoặc hai câu.3. Trích dẫnTin sâu luôn cần có các câu trích dẫn trực tiếp, nó làm cho tin thêm sinh động và chân thật vì chúng là lời nói đời thường sống động của những con người thật.

Nếu không có những câu trích dẫn, tin sẽ trở nên khô khan, nhạt nhẽo. Trong tin sâu nên có nhiều câu trích dẫn, trải đều trong cả tin. Câu trích dẫn nên xuất hiện sớm, có thể là ở đoạn thứ hai sau phần mở đầu, hoặc chậm nhất là ở đoạn thứ ba, thứ tư.

4. Nguồn tin

Tin nào cũng cần dẫn nguồn bởi vì phải có một ai đó là người cung cấp thông tin cho nhà báo, bản thân nhà báo không phải là nguồn tin, trừ phi nhà báo trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia vào sự kiện hoặc với tư cách một nhà quan sát thạo tin.

Nguồn tin phải rõ ràng, cụ thể, nếu là một người thì phải nêu tên tuổi chức vụ để bạn đọc có thể kiểm tra được, không nên dẫn nguồn chung chung, mơ hồ. Một tin có thể dẫn nhiều nguồn khác nhau, có thể bổ trợ cho nhau, cũng có thể khác nhau về chi tiết, về nhận định.

5. Giải thích

Đối với các khái niệm, thuật ngữ, hiện tượng mới khó hiểu phức tạp, cần phải giải thích để bạn đọc dễ hiểu. Nhiều nhà báo không để ý các thuật ngữ chuyên môn gây khó hiểu cho rất nhiều độc giả. Kể cả độc giả có trình độ cao, là nhà chuyên môn nhưng cũng chỉ am hiểu một lĩnh vực mà thôi và họ cũng không hiểu các thuật ngữ chuyên môn trong nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, các nhà báo phải định nghĩa, giải thích các thuật ngữ, các khái niệm khó hiểu mỗi khi chúng xuất hiện.

23

Page 24:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

6. Phân tíchCùng với việc đưa tin, đối với những sự kiện quan trọng, có thể viết tin sâu có phân tích, nêu thực chất vấn đề, bản chất sự việc, dựa trên đánh giá của những nhân vật có thẩm quyền hay am hiểu vấn đề, chứ không phải là ý kiến chủ quan của phóng viên.

Cũng dựa vào các chuyên gia nổi tiếng, nhà quan sát đáng tin cậy, tin sâu có thể nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của sự kiện; nêu bối cảnh của sự kiện, lý giải nguyên nhân sự kiện; nêu những hệ quả/hậu quả của sự kiện. Phóng viên trích dẫn lời bình luận, nhận định, ý kiến, thái độ của các nhà quan sát, nhà chuyên môn, nêu dư luận công chúng về sự kiện.

7. Thông tin bối cảnhNhắc lại chuyện cũ, các thông tin cũ liên quan, bối cảnh của sự kiện.

Nhiều bạn đọc có thể không theo dõi các sự kiện một cách thường xuyên, không biết đầu đuôi câu chuyện, nên phóng viên cần phải nhắc lại một cách vắn tắt những gì đã xảy ra trước đây để bạn đọc hiểu được đầy đủ toàn bộ câu chuyện mới xảy ra. Tuy nhiên cũng có nhiều người đã biết các diễn biến trước đó rồi, nên không cần viết quá dài dòng chi tiết trong phần này. Bối cảnh còn có nghĩa là giới thiệu với bạn đọc một bối cảnh, khuôn khổ rộng lớn hơn mà trong đó câu chuyện mình kể đang diễn ra.

8. So sánhSo sánh sự việc, hiện tượng với chính nó trong các thời điểm trước đây.

So sánh nó với các cái khác tương tự, cùng loại. So sánh nó với triển vọng trong tương lai gần, xa.

Nhóm 6 – Sự cạnh tranh của báo mạng điện tử với các loại hình báo chí   khác Posted on September 21, 2009 by k29bm

Báo mạng – một loại hình báo chí tuy chỉ vừa mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây –  nhưng đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng mọi độc giả. Sự xuất hiện của báo mạng điện tử không ít thì nhiều đã gây ra những xáo trộn đối với các loại hình báo chí khác. Cuộc cạnh tranh giữa báo truyền hình, báo nói, báo viết và báo điện tử hiện nay vẫn chưa đến hồi ngã ngũ, nhưng dường như tại thời điểm này, báo điện tử đang chiếm ưu thế, khẳng định sức mạnh của một loại hình báo sinh sau đẻ muộn nhưng đầy tiềm năng.

Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo Internet đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác ở Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu. Chỉ sau một thời gian ngắn, báo điện tử đã vươn lên chiếm ngôi của những loại báo lúc bấy giờ như báo in, báo hình hay báo nói. Theo các số liệu thống kê, số lượng độc giả của báo mạng tăng 30%, số lượng người đọc các tờ báo online hàng tháng là 55,5 triệu lượt. Một khảo sát lần đầu tiên về độc giả Internetcuar hãng dịch vụ thống kê truy cập Nielsen/NetRatings công bố mới đây cho thấy 1/5 số người lướt web thích đọc báo mạng hơn các phiên bản phi trực tuyến. Vậy nguyên nhân do đâu mà báo mạng điện tử đã có được vị trí như ngày hôm nay?

Ưu thế đầu tiên của báo điện tử chính là khả năng cập nhật thông tin nhanh nhạy, cùng với sự phong phú, đa dạng của các thông tin này. Với cùng một thông tin như nhau, nếu là báo hình hoặc báo nói thì phải đợi đến giờ phát sóng của các bản tin, hay với báo in thì phải chờ công đoạn kiểm duyệt thông tin, in báo, sau đó phải đợi đến tận ngày phát hành thì thông tin mới được đến với tay bạn đọc. Trong khi đó, với báo mạng bạn chỉ cần một cái nhấp chuột, tất cả những thông tin nóng hổi nhất sẽ luôn được cập nhật, gần như cùng một lúc với sự kiện diễn ra. Cái mà người đọc cần chính là sự nhanh nhạy trong các thông tin, và báo mạng đã đáp ứng được nhu cầu đó của các độc giả. Báo điện tử đã tham gia vào đời sống xã hội   với tư cách như một cơ quan đưa tin chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, những thông tin mà báo mạng đưa ra đều được trải rộng trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế – chính trị đến lĩnh vực văn hóa – xã hội hay thể thao, thời tiết, người đọc có thể tùy chọn theo từng mục đề mà

24

Page 25:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

mình thích để đọc báo. Luợng thông tin mà báo mạng đưa ra không hề thua kém những loại hình báo chí khác về sự đa dạng, phong phú.

Một trong những lợi thế khác của báo mạng chính là ở khả năng lưu trữ dường như là vô tận của các thông tin. Độc giả chắc sẽ cảm thấy khó khăn nếu muốn lưu trữ hay bảo quản những thông tin đã được phát sóng ở những chương trình phát thanh hoặc truyền hình. Với báo điện tử, người đọc có thể tìm kiếm các tài liệu cần thiết, sau đó có thể dễ dàng lưu (save) các thông tin đó để phục vụ cho mục đích của bản thân. Những tài liệu đó sẽ được lưu trữ một cách an toàn mà không chịu ảnh hưởng của thời gian, không gian như khi ta lưu giữ thông tin trên báo in. Không những thế, bằng cách đánh dấu các bài đọc, độc giả cũng tìm lại được các thông tin một cách dễ dàng. Ngoài ra, sức chứa dữ liệu của báo điện tử cũng vượt mặt những loại hình báo chí khác. Nếu như với báo truyền hình và báo phát thanh, lượng thông tin phải phụ thuộc vào thời lượng phát sóng của từng chương trình, hay với báo viết phải phụ thuộc vào số lượng trang báo thì báo điện tử lại không hề bị giới hạn về lượng thông tin được đưa ra.

Báo mạng còn có tính chủ động cao hơn so với các loại hình báo chí khác. Độc giả có quyền được lựa chọn thông tin một cách nhanh chóng. Với một chương trình truyền hình, người xem có thể phải mất một khoảng thời gian để đánh giá chương trình hay hay dở thì với một thông tin trên báo mạng, người đọc dễ dàng nhận ra thông tin mình có muốn theo dõi hay không chỉ qua những dòng chữ đầu tiên. Ngoài ra, giữa độc giả và tòa soạn của một tờ báo mạng luôn có sự tương tác rất cao. Người đọc dễ dàng gửi ý kiến về một bài báo ngay lập tức (đối với một số tờ báo mạng phía dưới bài báo luôn có một khung dành riêng cho ý kiến độc giả), và qua đó tòa soạn cập nhật những nhận xét hay những thông tin nóng được nhanh chóng hơn.

Với những thông tin lí thú ở trên những trang báo điện tử, bạn đọc dễ dàng chia sẻ nó cùng với bạn bè hay người thân bằng nhiều cách dễ dàng và thuận tiện như gửi email hoặc gửi trực tiếp vào yahoo messenger. Bằng cách đó, thông tin sẽ lan truyền rộng rãi, có sức ảnh hưởng sâu rộng hơn.

Còn một ưu thế nữa của loại hình báo điện tử đó chính là yếu tố đa phương tiện (multimedia). Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video). Người đọc lướt web không chỉ được cập nhật thông tin dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các website báo chí. Ưu thế này không hề xuất hiện ở các loại hình báo khác.

Chính những sự ưu việt của báo điện tử đã giúp loại hình báo này “lên ngôi”, đồng thời đẩy những loại hình báo chí khác rơi vào khủng hoảng. Đầu tiên phải kể đến báo in khi vào năm 2008, 5 tờ báo lớn nhất nước Mỹ đều sụt giảm lượng phát hành. Tờ New York Times giảm 3.6%, Los Angeles Times giảm 5.2%, Daily News giảm 7.2%, New York Post giảm 6.3%. Tờ nhật báo hàng đầu Christian Sciene Monitor (CSM) cũng tuyên bố sẽ đình bản in hằng ngày từ tháng 4/2009. Hàng loạt vụ phá sản của báo chí Mỹ cũng xảy ra trong năm 2008, khi mà báo điện tử vươn lên chiếm thế độc tôn.

Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Báo chí (Bộ TT&TT), đến tháng 5/2009 đã có 4 tờ báo xin ngừng hoạt động, 5 tờ báo xin giảm kì, 6 báo xin giảm trang. Có báo lớn đã phải cắt giảm 20% lương nhân viên.

Với báo hình, tại Mỹ số người xem truyền hình đã giảm 2,5 triệu chỉ trong vòng từ 2006 đến 2008. Ngoài ra thời lượng xem TV mỗi ngày cũng giảm một cách đáng kể. Nguyên nhân là bởi sự thiếu cải tiến trong các chương trình truyền hình, chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của độc giả. Trong khi đó với báo điện tử, dễ dàng thấy được rằng chất lượng hình ảnh và âm thanh không hề thua kém truyền hình hay phát thanh.

Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ Internet nói chung hay báo điện tử nói riêng đã giúp nhiều công ty kiếm lời bằng cách bán quảng cáo thông qua các đoạn video phát trên mạng. Từ trước đến nay ưu thế này chỉ dành riêng cho truyền hình, và xu hướng này của các nhà quảng cáo đã trở thành một thách thức lớn đối với mạng lưới truyền hình trên thế giới. Nhiều tờ báo in đã phải lập tức triển khai phiên bản điện tử, trong đó phần lớn là phát hành lại các bài báo từ bản giấy và cập nhật thêm thông tin riêng vừa để cạnh tranh với báo điện tử, vừa là không thể cưỡng lại xu thế điện tử hóa. Trên thế giới, các ông trùm báo chí đã “kết án” báo in khi cho ra đời hàng loạt phiên bản điện tử, khiến công chúng không bỏ tiền mua báo in nữa.

25

Page 26:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Biện pháp trên cũng được nhiều kênh truyền hình trên thế giới áp dụng. Ngay cả kênh truyền hình CNN cũng phải nhờ tới sự đột phá mang tên “CNN.com” mới giữ vững được ngôi vị là kênh truyền hình tin tức hàng đầu thế giới.

Với sự lớn mạnh như vũ bão của báo mạng điện tử, các loại hình báo chí khác đang có những sự thay đổi không ngừng để chiếm lại vị trí của mình trong lòng độc giả. Bên cạnh việc cải tiến nội dung, các loại báo này đang nỗ lực trong việc đổi mới cách trình bày hay giao diện. Mới đây, người ta tuyên bố sẽ gắn con chip điện tử lên những trang báo in, qua đó người đọc có thể thấy những hình ảnh quảng cáo vô cùng sống động như ta xem trên truyền hình. Những hình ảnh này có chế độ tự động bật – tắt khi ta giở sang trang kế tiếp. Cách tân này của báo in đã gây ra sự tò mò rất lớn đối với phần nhiều độc giả. Người ta đang chờ đợi từng ngày để có thể cầm trên tay tờ báo in công nghệ cao đầu tiên trên thế giới.

Nhiều tờ báo mạng cũng đã tuyên bố sẽ thu phí đọc báo online đối với các độc giả. Điều này đã gây ra sự hoang mang cho người đọc khi mà ưu điểm chi phí rẻ của báo mạng giờ đây đã không còn. Vậy với sự cạnh tranh không ngừng của các loại hình báo chí khác, liệu báo điện tử còn có thể chiếm vị trí độc tôn nhờ các ưu thế của mình hay không? Tương lai của báo mạng điện tử cùng với báo truyền hình, báo phát thanh và báo viết sẽ ra sao? Những câu hỏi này hiện vẫn đang chờ thời gian trả lời./.

2. Vấn đề nguồn thu báo trực tuyến

1.3. Doanh thu quảng cáo của báo trực tuyến sẽ tăng

Doanh thu quảng cáo trên báo chí trực tuyến toàn cầu, nhân tố làm thay đổi và kích thích sự phát

triển của loại hình truyền thông này đang tiếp tục tăng và có thể còn tăng nhanh hơn trong thời gian tới.

Hoạt động quảng cáo trên các website báo chí Châu Á, theo đánh giá của ADB, tuy chưa có số liệu cụ thể,

nhưng cũng tăng trưởng tốt. Sự phát triển đột biến của nguồn thu từ quảng cáo trên báo chí trực tuyến cũng

đã kéo doanh thu quảng cáo trên Internet tăng theo. Nhiều báo trực tuyến trên thế giới cho biết họ hoạt

động có lãi từ năm 2002. Hiện nay báo trực tuyến ở Việt Nam đa phần vẫn phải bù lỗ, nhưng có một vài

đơn vị báo trực tuyến độc lập nay đã bắt đầu khởi sắc. Đó có thể là dấu hiệu đáng ngại cho báo in, nhưng

cũng có thể là chiếc phao cho báo in, phát thanh, truyền hình tương lai khi tích hợp truyền thông.

Với sự phát triển nhanh của các hình thức truyền thông trực tuyến, chắc chắn, cả báo in, phát thanh

và báo hình đang trải qua thời kỳ khựng lại hoặc giảm lượng độc giả, thính giả, khán giả và doanh thu

quảng cáo bị chia ra. Tuy nhiên, sự giảm sút này không đáng ngại bằng việc công chúng truyền thông đang

có xu hướng chuyển sang loại hình báo chí mới. Theo các thống kê của Hiệp hội báo chí quốc tế, khi có

một sự kiện thời sự nóng, chẳng hạn chiến tranh Iraq, vụ tấn công Trung tâm Thương mại thế giới, vòng

chung kết giải bóng đá thế giới World Cup… lượng công chúng trực tuyến sẽ tăng đáng kể bởi khả năng

chuyển tin tức liên tục của báo trực tuyến có lợi thế hơn việc đưa tin theo chu kỳ 12 hoặc 24 giờ/lần như

các phương tiện báo chí truyền thống khác. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng sự thay đổi này không

quá nhanh như nhiều người hình dung, đặc biệt là ở Việt Nam. Nói cách khác, mặc dù báo in, phát thanh,

truyền hình được dự đoán sẽ bị báo trực tuyến “qua mặt” về thu nhập quảng cáo, nhưng điều đó không có

nghĩa là doanh thu quảng cáo của các kênh truyền thống sẽ bị chia cho báo trực tuyến. Bởi báo trực tuyến

26

Page 27:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

sẽ có đối tượng riêng của mình và các loại hình báo chí truyền thống sẽ tìm ra con đường phát triển riêng

(1). Một số nghiên cứu cho thấy số giờ trung bình mỗi năm mà người dân dành để đọc báo in đang có xu

hướng giảm, song đây không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gia tăng chậm hoặc giảm quảng cáo

trên phương tiện truyền thông này.

Lý do chính xuất phát từ đặc trưng của báo chí trực tuyến: Quảng cáo trực tuyến đang ngày một

phổ biến bởi nó đem lại cho các đơn vị tiếp thị những tính năng đặc biệt mà những kênh thông tin khác

không có. Người sử dụng sản phẩm, dịch vụ đã dần có thói quen “lướt web” để tìm hiểu “săm soi” sản

phẩm trước khi mua một cách rất riêng tư và thậm chí được tư vấn dễ dàng về chính sản phẩm đó trên

mạng. Quảng cáo trực tuyến tạo cho các nhà quảng cáo cơ hội rất tốt để gây ấn tượng với khách hàng trước

khi họ quyết định. Báo trực tuyến (và Internet) còn đem lại cho nhà quảng cáo khả năng theo dõi phản ứng

của người tiêu dùng trên mạng, nhờ đó đề ra được những cách tiếp thị thích hợp.

Góp phần vào sự tăng trưởng của quảng cáo trên báo trực tuyến là sự phổ cập của băng thông rộng,

công nghệ giúp tăng mạnh tốc độ truyền và lượng thông tin tới độc giả. Nó cho phép các nhà quảng cáo

giới thiệu các phim ngắn về sản phẩm, cho phép độc giả tương tác với sản phẩm: nghe được âm thanh sống

động, xem tại nhà để quyết định mua qua công nghệ tạo hiện trường ảo.

Chi phí quảng cáo trên báo trực tuyến thấp hơn nhiều so với quảng cáo truyền thống và khả năng

tương tác đa dạng và phong phú cũng khiến cho quảng cáo trên Internet hấp dẫn hơn. Đặc biệt với báo trực

tuyến, có thể đo lường được hiệu quả quảng cáo (bao nhiêu người có thể nhìn thấy (tiếp cận) thông tin

quảng cáo đó 1 lần, 2 lần,… n lần – khái niệm “reach”) và có thể tính ra chi phí cụ thể: mất bao nhiêu USD

để đưa được thông tin quảng cáo tới 1.000 người khai thác báo trực tuyến (trong tương quan so sánh với giá

quảng cáo qua truyền hình vào giờ cao điểm để đưa thông tin đó tới 1.000 khán giả).

Với đặc trưng chi phí thấp trong khâu sản xuất, báo trực tuyến càng có lợi thế hơn trong việc thu

hút quảng cáo vì báo in để tăng chất lượng thông tin quảng cáo phải tăng chi phí in ấn. Bên cạnh đó, đặc

trưng phát hành toàn cầu cho phép báo trực tuyến không bị giới hạn bởi thời gian và không gian địa lý. Sản

phẩm dịch vụ quảng bá được rộng rãi, tiếp cận tới công chúng/khách hàng bất kỳ lúc nào và bất cứ đâu

khắp toàn cầu. Tất nhiên ở Việt Nam hiện nay, một sản phẩm cụ thể như phân bón, mì chính, dầu gội đầu…

dành cho đối tượng là nông dân ở những vùng miền cụ thể thì việc quảng cáo trên báo trực tuyến không cần

thiết và không hiệu quả (thông tin quảng cáo đó không cần phát hành toàn cầu và nông dân đại đa số chưa

làm quen với báo trực tuyến).

Nhưng xu thế trên thế giới là lượng độc giả, thính giả, khán giả của báo in, phát thanh, truyền hình

truyền thống đang bị thu hút dần qua các báo trực tuyến tương ứng ngày càng nhiều hơn, nhất là công

chúng trẻ (2).

1(?) Theo phân tích của JupiterResearch, trong 5 năm tới, chi tiêu vào quảng cáo trên báo in sẽ dao động ít, chứ không giảm. Các doanh nghiệp sẽ bổ sung kênh online vào ngân sách quảng cáo chứ không điều tiết lại nguồn tiền hiện có.

27

Page 28:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Bên cạnh đó, trong tương lai, báo trực tuyến Việt Nam còn có thể bán được thông tin khi đã đầu tư

xây dựng thương hiệu, củng cố uy tín cũng như cung cấp thông tin hấp dẫn để đủ sức thuyết phục người sử

dụng bỏ tiền mua. Và điều đó trên thế giới đã không còn là dự báo bởi từ năm 2003, báo NewYork Times

Online (Nytimes.com), không cho phép người sử dụng khai thác tất cả nội dung miễn phí. Ngoài ra, muốn

xem thông tin lưu trữ trên Nytimes.com cũng phải mất tiền. Một số báo trực tuyến khác như Wall Street

Journal (wsj.com, thuộc Tập đoàn Dow Jones) thậm chí tính phí online cao hơn phí đăng ký báo in dài hạn

(79 USD/năm cho báo online, trong khi chỉ 39 USD/năm cho báo in) hoặc Time Online (time.com) từ đầu

năm 2004 đã không còn cho khai thác miễn phí tất cả bài báo, đặc biệt các “bài đinh”, chuyên đề (cover

story) phát hành thị trường Bắc Mỹ (3). 

Bên cạnh việc thu hút ngày càng cao hơn doanh số quảng cáo, tài trợ và dịch vụ, việc bán thông tin

trên báo trực tuyến được xem là một trong những xu hướng của loại hình báo chí này trong tương lai. 

3. Mạng xã hội có làm thay đổi mô thức truyền thông hiện nay?

Mạng xã hội Việt Nam: Cờ đã đến tayHà CúcDoanh Nhân Sài Gòn     11:05' AM - Thứ bảy, 29/05/2010Có cả sự định hướng của Chính phủ, quyết tâm của doanh nghiệp và sự sa sút của các đối thủ nước ngoài, bức tranh về các mạng xã hội “made in Việt Nam” phần nào rõ nét hơn...

Ở Việt Nam trong vài năm gần đây cũng đã xuất hiện một số các mạng xã hội hoàn toàn do người Việt xây dựng. Có thể điểm qua các tên như Vietspace, Yobanbe, Zingme. Các mô hình khác thì đều có mặt một vài tên tuổi như Tamtay, Yobanbe, Clipvn, Sannhac, Anhso.net...

Tuy nhiên, phải thừa nhận, nhìn chung, những mạng xã hội khác này đều là “bản sao chưa hoàn chỉnh” của các trang web nổi tiếng như MySpace, Flickr, Facebook hay Youtube. Các mạng xã hội “made in Vietnam” đều chưa phát triển được các ứng dụng như Facebook hay Google nên không thu hút đựơc người sử dụng.

Trong các mạng xã hội của Việt Nam hiện tại chỉ có Zingme là mạng xã hội do Công ty VinaGame xây dựng là có tới khoảng 4 triệu tài khoản. Nhưng người dùng Zingme phần lớn lại là những người chơi game, những học sinh, sinh viên tuổi teen nên không tạo nên ảnh hưởng đến

2(?) Hãng khảo sát thị trường Jupiter Research (Mỹ) vừa đưa ra dự báo: tiền chi vào tiếp thị online trong 3 năm tới sẽ tăng khoảng 500 triệu USD, lên 15 tỷ USD, so với 13,8 tỷ USD của các kênh thông tin truyền thống. Tốc độ đầu tư vào quảng cáo trực tuyến - tức những thông điệp có trả tiền trên các website, dịch vụ trực tuyến và một số kênh tương tác khác như nhắn tin (SMS) hoặc e-mail - dự kiến sẽ tiếp tục tăng (đến năm 2009, đạt 16,1 tỷ USD). 3(? ) Dẫn theo www.hocbao.com ; Nguyễn Hoàng dịch và tổng hợp

28

Page 29:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

xã hội nói chung.

Mặc dù vậy, có thể thấy, sự sa sút của Yahoo! 360 và chập chờn của Facebook là cơ hội cho mạng xã hội Việt Nam phát triển mạnh hơn. Chính phủ mới đây quyết định chi gần 1.000 tỷ đồng vào việc phát triển phần mềm và nội dung số được xem là tín hiệu tốt cho thị trường này. Đồng thời, một yếu tố quan trọng hơn là Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp mới đây cũng cho biết, trong năm nay dự kiến sẽ ra mắt mạng xã hội Việt Nam đủ sức định hướng và cung cấp đầy đủ thông tin theo nhu cầu người dân qua mạng internet.

Vấn đề còn lại là các mạng xã hội Việt Nam phát triển như thế nào, liệu có đủ khả năng cạnh tranh và thay thế các mạng xã hội nước ngoài? Có thể thấy, đây là câu hỏi có tính thị trường và dành cho các doanh nghiệp đã và đang đầu tư cho các mạng xã hội tại Việt Nam.

Trước đó, những website Việt ra đời trong "trào lưu" Web 2.0 nhấn mạnh nội dung do người dùng tự tạo như Ngoisaoblog.com, Clip.vn, Cyworld.vn, Yobanbe.vn, Cyvee.com, Phununet.com, Henantrua.com... Các mạng này và những mạng xuất hiện sau đó đều đang dựa chủ yếu vào hai mô hình kinh doanh là quảng cáo trực tuyến và dựa vào dịch vụ đi kèm, bán tài sản ảo.

Hầu hết doanh thu từ các mạng xã hội chưa là bao nhưng các doanh nghiệp đều xác định đầu tư lâu dài “nuôi thị trường”. Tính ra có gần 100 mạng xã hội do các doanh nghiệp nội địa đầu tư kéo theo sự cạnh tranh gay gắt lẫn một bức tranh “hỗn tạp” của mạng xã hội Việt Nam.

Cho đến thời điểm hiện tại rất nhiều sản phẩm sống lay lắt sau một thời gian hoạt động hoặc dừng hẳn.

Dù chưa có đánh giá cụ thể nhưng tiềm năng kinh doanh trên các mạng xã hội thực sự rất lớn, với khả năng thay thế di động, các hình thức kết nối, quảng cáo, nghiên cứu thị trường... Vì vậy, dù chưa thực sự hấp dẫn như các thị trường khác nhưng các “đại gia” bắt đầu nhảy vào đầu tư cho mạng xã hội và nội dung số. Các tên tuổi lớn như FPT, VCCorp, VinaGame, VTC Intecom, Vega Corp và Viettel... đều ít nhiều đã tham gia vào thị trường này với các sản phẩm khá phong phú, từ tán gẫu, mạng xã hội, học tập... cho đến các chương trình truyền hình số và các dịch vụ đa phương tiện khác.

Tất nhiên, Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam với lợi thế đi trước đã có mặt ở hầu hết các dịch vụ nội dung thông qua việc rót vốn cho các công ty nhỏ hoặc các ý tưởng có triển vọng với tham vọng tạo lập một chuỗi dịch vụ để hợp nhất cơ sở dữ liệu của cộng đồng. Theo ông Paul Hưng, Giám đốc công ty VON (chủ sở hữu YuMe), nhận định:

29

Page 30:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

“Không thể có sản phẩm đáp ứng được mọi nhu cầu, nên vấn đề của các mạng xã hội khác là phải tìm kiếm và phục vụ cho những nhu cầu chưa được đáp ứng”.

Ngoài những mạng xã hội “sao chép” nước ngoài, hiện nay nhiều mạng xã hội Việt Nam chuyển sang những thị trường ngách nhỏ hơn nhưng khác biệt. Thay vì phát triển các sản phẩm giống như Facebook, Myspace, Twister, nhiều sản phẩm lại được hướng vào các lĩnh vực chia sẻ nội dung nhạc, video, hình ảnh, game, marketing và tin tức.

Tạp chí Forbes châu Á mới có một bài viết về VinaGame - công ty đang đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty internet nội địa hàng đầu. Với doanh thu năm 2009 vừa được công bố là 50 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 50% so với năm 2008, Không chỉ thống trị thị trường game online, VinaGame cũng đã bắt đầu chuyển hướng sang đầu tư vào lĩnh vực mạng xã hội, đồng thời lên kế hoạch đổi tên công ty thành VNG để phản ánh một cách chính xác hơn sự phong phú về các loại hình dịch vụ mà họ cung cấp.

Hai năm trước, VinaGame đã ra mắt cổng thông tin tổng hợp Zing.vn. Hiện website này đang được Alexa.com - dịch vụ xếp hạng website uy tín hàng đầu thế giới xếp ở vị trí thứ ba tại Việt Nam chỉ sau Google và Yahoo!, tính theo số lượng người truy cập. Mạng xã hội ZingMe với các chức năng, cũng đang dẫn đầu thị trường với 4 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng.

Ông Henry Nguyễn, Tổng giám đốc IDG Ventures, cho biết, VinaGame hiện nay là một công ty có lợi nhuận khá lớn và đã bắt đầu giai đoạn tái đầu tư. Dù còn nhiều điều đáng bàn nhưng thành công của VinaGame cũng mang lại nhiều hy vọng cho một mạng xã hội “made in Vietnam” trong tương lai.

Hình thức kinh doanh của các mạng xã hội tại Việt Nam:

1. Quảng cáo trực tuyến bao gồm quảng cáo truyền thống, quảng cáo đa phương tiện, quảng cáo tài trợ, quan hệ công chúng… (đa số các mạng xã hội đều ít nhiều áp dụng như zing.vn, clip.vn, yume.vn, cyworld.vn,…)2. Bán tài sản ảo: có thể là đồ đạc, xe cộ, đồ thời trang, cuộc hẹn… (henantrua.vn, cyworld.vn, play.zing.vn, vihuni.vn…)3. Dịch vụ cao cấp khác: nhắn tin SMS kích hoạt tài khoản, đặt mua dịch vụ như henantrua.vn, mkool.zing.vn; tính phí giao dịch như PhunuNet.com, LopViet.com, Ringring.vn…

30

Page 31:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Mạng xã hội Việt Nam - con đường phía trước?

Đỉnh điểm của phong trào mạng xã hội Việt Nam là vào năm 2008, khi hàng loạt cái tên mới xuất hiện lúc đầu năm và cũng một vài cái tên khác lặng lẽ ra đi vào cuối năm.

Giới trẻ vẫn đang kỳ vọng vào một mạng xã hội Việt Nam trong tương lai gần

Mạng xã hội Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển Sự phát triển của MXHVN là xu hướng tất yếu bởi nó là một trào lưu của cả thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, ngay cả trên thế giới, mạng xã hội cũng chưa thực sự phát triển ổn định mà nó vẫn đang trong quá trình định hình mặc dù có rất nhiều cái tên đình đám.

Khó khăn đến từ đâu?

Đã được gần hai năm kể từ ngày mạng xã hội Việt Nam (MXHVN) được manh nha. Đỉnh điểm của phong trào này là năm 2008 khi mà hàng loạt cái tên mới xuất hiện lúc đầu năm và cũng một vài cái tên khác lặng lẽ ra đi vào cuối năm. Có ba loại mạng xã hội chính là ego-centric, relationship-centric và content-centric. Cả ba loại hình này đều đã có mặt ở Việt Nam và có những hướng phát triển riêng dựa trên đặc thù của từng loại hình. Với mạng xã hội ego-centric thì Yahoo! 360 chính là một người khổng lồ mà cái bóng của nó không dễ gì vượt qua. Các mô hình khác thì đều có mặt một vài tên tuổi như Tamtay, Yobanbe, Clipvn, Sannhac, Anhso.net…v.v, tất cả đều hào hứng với sân chơi mới, cả những người làm ra nó và cả những người trẻ tuổi sử dụng nó. Nhìn chung, những mạng xã hội khác này đều là ‘sản phẩm nhái’ (hay còn gọi là clone) của các trang web danh tiếng và cực kỳ phát triển của thế giới như MySpace, Flickr, Facebook hay Youtube.

"Chúng ta có nên quá lo lắng cho các mạng xã hội Việt Nam hay không?”. Đó là một câu hỏi lớn xuất phát từ những khó khăn, bất cập mà hầu hết các MXHVN đang phải đương đầu. Khó khăn thứ nhất không dễ gì vượt qua đó là các MXHVN sẽ phải đương đầu với các người khổng lồ. Ví dụ như Yahoo 360 đã chiếm phần lớn chiếc bánh thị trường blog của Việt Nam. Các nhà chiến lược của Việt Nam khi muốn xây dựng các trang mạng xã hội ego-centric tương tự như Y!360 đều phải tạo thêm tiện ích để hỗ trợ người dùng di chuyển tất cả nội dung từ Y!360 sang trang web mới. Tuy nhiên, việc này thật chẳng dễ dàng gì vì bản chất người sử dụng là ngại sự thay đổi một cách ép buộc.

Về mạng xã hội relationship-centric như Tamtay, Yobanbe…v.v - liệu rằng khi Facebook nay đã được dịch chuẩn sang tiếng Việt thì chỗ đứng của các mạng xã hội dạng này có còn nguyên vẹn? Đành rằng các trang MXHVN là thuần Việt nhưng đôi khi tâm lý người tiêu dùng Việt Nam lại chuộng ngoại hơn. Họ không chỉ muốn kết bạn với những người trong nước mà còn muốn tham gia vào ngôi nhà thế giới kia. Hơn nữa, về tiềm lực kinh tế, để phát triển các ứng dụng trên mạng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thì chắc chắn rằng các MXHVN khó có thể ‘chọi’ được với các đại gia thế giới. Bên cạnh đó, tuy số dân sử dụng Internet ở Việt Nam ngày càng gia tăng nhưng cần nhớ rằng chỉ có một phần trăm rất nhỏ sử dụng mạng vì những mục đích như phục vụ công việc, học tập…v.v, còn lại là đa phần chơi game. Đây là một thực trạng khó có thể chối cãi trong giới trẻ Việt Nam.

Nhìn ra thì còn mạng xã hội content-centric là còn có nhiều hy vọng hơn cả. Điều này bắt nguồn từ lý do đặc thù văn hóa vì sẽ chỉ có người Việt chăm chút đầu tư cho những nội dung phù hợp với đặc trưng dân tộc mà thôi. Tuy nhiên, nhìn theo một hướng khác thì cái quy mô của mạng xã hội này sẽ khó có thể trở nên to hơn được mảnh đất hình chữ S.

Những lợi thế thấy rõ của MXHVN

Lợi thế đầu tiên có thể thấy ngay được đó là MXHVN được làm bởi người Việt Nam nên hiểu người dùng Việt Nam và nắm bắt được thị hiếu của khách hàng. Làm tốt được điều này là những trang mạng như Zing hoặc Sannhac. Nếu như Zing phục vụ đủ mọi nhu cầu của khách hàng từ đọc tin giật gân, nghe nhạc, xem

31

Page 32:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

phim trực tuyến đến đăng hình những thành viên mạng xinh đẹp thì Sannhac lại chỉ chuyên vào sự đam mê âm nhạc và ca hát của nhóm khách hàng của mình. Trường hợp của Zing cũng là một thành công đáng nể phục vì giờ đây Zing là trang web có số lượng người truy cập cao nhất, vượt trên cả những trang web lâu đời và có truyền thống như Vnexpress hoặc Vietnamnet (theo thống kê của Alexa). Sản phẩm của Zing chủ yếu là ‘mì ăn liền’: nhanh nhất, giật gân nhất và phục vụ đúng một mục đích chung: thỏa mãn sự hiếu kỳ của khách hàng. Lượng người truy cập tăng, số lượng thành viên tăng và quảng cáo cũng tăng lên nhanh chóng.

Bên cạnh đó, một số MXHVN khác cũng hướng hoạt động của mình theo những con đường ‘tiểu ngạch’ theo cách nói hóm hỉnh của dân trong nghề. Các mạng xã hội này không hướng tới tất cả những người sử dụng mạng nói chung mà chỉ tập trung vào một nhóm thành viên nhỏ, ví dụ như trang web http://i-pro.vn/. Khi nói đến các hot boys và hot girls lứa tuổi thanh thiếu niên là người ta ngay lập tức nghĩ đến Webpro. Có thể coi đây là một hướng đi khá an toàn vì để thiết lập những mạng xã hội kiểu như thế này thì không cần quá nhiều vốn đầu tư. Vô hình trung, họ không phải tham gia các cuộc ‘chạy đua vũ trang’ nâng cấp các ứng dụng của mạng xã hội và cũng không phải cạnh tranh với các ‘ông lớn’.

Một lợi thế khác của MXHVN là có khả năng tổ chức các buổi họp mặt offline và các hoạt động gặp gỡ giữa các thành viên. Ở điểm này, các mạng xã hội nước ngoài khó có thể thực hiện được. Một số trang web ra đời dựa trên ý tưởng này và phát triển thành các trang mạng xã hội dành cho việc hẹn hò giữa các thành viên, tìm kiếm bạn tâm giao như trang mạng Cyvee, Henantrua hay Vietspace.

Người dùng cần gì ở MXHVN?

Một khi MXHVN đã có ý tưởng rồi hoặc đơn thuần chỉ là bắt chước ý tưởng của người khác thì khách hàng bao giờ cũng cần những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Có ý kiến chủ quan cho rằng nếu trên thế giới có một mạng xã hội rất phát triển thì chỉ trong vòng từ một tới một tháng rưỡi, ở Việt Nam sẽ có một phiên bản với ý tưởng tương tự. Tuy nhiên, do phải phát triển với tốc độ quá nhanh như vậy (chủ yếu trên mã nguồn mở) nên các mạng này không được chăm chút mà có muôn vàn lỗi khiến người dùng không khỏi khó chịu.

Ngoài vấn đề kỹ thuật, người dùng còn cần cái mà họ mong muốn. Điều này tưởng chừng quá hiển nhiên nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể dễ dàng đáp ứng được. Về điều này, trang web Vietnamworks đã làm rất tốt khi mà cả hai phía nhà tuyển dụng và người tìm việc đều tới đây nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Tuy Tamtay, Yobanbe, Cyvee hay Cyworld và cả Sannhac đều đang có những bước đi đáng kể nhưng xét về lâu về dài, cách phát triển của những trang web này đều có thể cải tiến hơn nữa. Hãy cho người dùng thật nhiều cơ hội để họ cá nhân hóa cái tôi ảo của mình. Xét cho cùng, mạng xã hội cũng là một cách để thể hiện bản thân, vậy thì tại sao cái tôi của người sử dụng lại cứ bị giới hạn trong một khuôn khổ vô hình? Bên cạnh đó, cũng hoàn toàn có thể tận dụng nguồn khách hàng này để tạo nên một cơ sở dữ liệu cho mạng xã hội - một cơ sở dữ liệu không bao giờ đóng mà lúc nào cũng sẽ trong trạng thái vận động phù hợp với nhịp sống.

Sự phát triển của MXHVN là xu hướng tất yếu bởi nó là một trào lưu của cả thế giới hiện nay. Tuy nhiên, ngay cả trên thế giới, mạng xã hội cũng chưa thực sự phát triển ổn định mà nó vẫn đang trong quá trình định hình mặc dù có rất nhiều cái tên đình đám. Vì thế, không hề có một đám mây đen tối nào đang che trên bầu trời MXHVN. Chúng ta vẫn có quyền đặt hàng giới công nghệ thông tin trong nước, hi vọng và chờ đợi.

4. Báo trực tuyến có đặt dấu chấm hết cho báo in, phát thanh, truyền hình?

32

Page 33:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

2.3.2. Hạn chế:

Tuy nhiên, cho đến nay, báo chí trực tuyến Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Sự bất cập ấy trước

hết xuất phát từ sự mặt trái của thông tin trên Internet nói chung. Đó là – đôi nơi, đôi chỗ - còn tình trạng

phát hành những thông tin thiếu chọn lọc, sai sự thật, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục hoặc tác động

tiêu cực đến đời sống, đến công tác quản lý điều hành xã hội. Rõ ràng việc phát triển cực kỳ nhanh chóng

của Internet đang tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, mang lại nhiều cơ hội cho

việc phát triển báo chí trực tuyến ở Việt Nam, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ về nguồn

thông tin không lành mạnh nếu chúng ta không kịp thời tận dụng thế mạnh về công nghệ, chủ động cung

cấp trên Internet những nguồn nội dung đa phương tiện, những chương trình truyền hình trực tuyến chính

thống và lành mạnh. Điều may mắn là những bất cập trên Internet hầu hết thuộc về những báo trực tuyến

không chính thống (dù không chính thống nhưng trong thực tế nó vẫn tồn tại và thu hút một khối lượng

không nhỏ công chúng trẻ tuổi). Có không ít những trang tin trực tuyến “lá cải” chuyên cung cấp những

thông tin giật gân câu khách và không có tính định hướng, giáo dục cần thiết. Và cùng với sự tăng trưởng

của Internet tốc độ cao, đã xuất hiện nhiều website cung cấp video và truyền hình trực tuyến cả trong và

ngoài nước, trong đó phần nhiều là những chương trình không chính thống, những video clip không lành

mạnh…

Hệ thống báo chí trực tuyến Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và các cơ quan chủ quản đã và

đang là những công cụ tuyên truyền sắc bén. Nhưng, hạn chế lớn của hệ thống báo chí trực tuyến ở Việt

Nam lâu nay xuất phát từ đặc trưng cập nhật: tốc độ của thông tin là lợi thế song cũng vô tình trở thành

điểm yếu. Độ tin cậy và chính xác của thông tin của báo trực tuyến chưa cao.

Một hạn chế khác của báo trực tuyến Việt Nam là nhiều đơn vị hiện nay (đặc biệt là các báo ngành,

báo Đảng địa phương, Đài địa phương) vẫn còn xem báo trực tuyến là “bản phụ” của tờ báo in, đài phát

thanh - truyền hình. Những website này có tốc độ cập nhật thấp, trễ và ít tính tương tác. Số báo trực tuyến ở

Việt Nam tận dụng thế mạnh của các đặc trưng của báo chí trực tuyến chưa nhiều. Ví dụ: Số báo trực tuyến

tổ chức được diễn đàn, đối thoại, tổ chức hồi âm của công chúng truyền thông, tích hợp phát thanh – truyền

hình trên mạng vẫn còn đếm trên đầu ngón tay trong số hơn 50 báo trực tuyến ở Việt Nam. Hoặc việc khai

thác thế mạnh của đặc trưng trình bày như cách rút tít (title, headline) hoặc cách viết lời dẫn (lead) hiện

chưa được một số báo trực tuyến ở Việt Nam sử dụng hiệu quả.

Bên cạnh đó, số cán bộ, phóng viên làm việc ở một số báo trực tuyến chủ yếu từ báo in sang nên

gặp rất nhiều khó khăn trong tác nghiệp. Các cơ sở đào tạo hiện nay mới bắt đầu đào tạo phóng viên báo

trực tuyến và năng lực đào tạo chưa thật sự đáp ứng nhu cầu phát triển quá nhanh của loại hình báo chí

mới mẻ nhưng khá năng động này.

Tốc độ truy nhập vào một số báo trực tuyến ở Việt Nam còn chậm. Nguyên nhân của vấn đề này có

phần do kênh truyền dẫn kết nối từ các IXP hoặc ISP đến máy chủ lưu trữ trang báo còn hẹp (thuê bao

đường truyền dung lượng quá thấp) hoặc do việc tổ chức mạng tại trụ sở của báo và việc tổ chức thông tin

trên các trang báo chưa thật khoa học (dữ liệu quá nặng khó tải) dẫn đến tình trạng mất “độc giả” – điều

33

Page 34:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

này cũng xuất phát từ việc chưa nắm vững đặc trưng của báo chí trực tuyến.

Ngoài ra, hiện nay một số trang tin trực tuyến ở Việt Nam chưa được chính thức hóa nên chưa có

cơ chế định hướng thông tin, chưa xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Đặc biệt, hành lang pháp

lý cho việc quản lý thông tin trên các trang Web hiện vẫn chưa đầy đủ.

Một hạn chế khác của báo chí trực tuyến ở nước ta là đối tượng khai thác Internet chủ yếu là giới

trẻ, công chức, doanh nhân, nên báo chí trực tuyến hiện chưa thể phổ biến cho rộng rãi các tầng lớp nhân

dân và nhất là những người có thu nhập thấp.

***

Tóm lại, báo trực tuyến Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền

chính sách của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng người Việt Nam trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài, và

cộng đồng quốc tế; cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí cho

một phần không nhỏ các bộ phận dân cư.

Báo trực tuyến Việt Nam đã biết phát huy thế mạnh nội sinh của mình và chủ động hoà nhập với

thế giới, xứng đáng là cánh cửa thông tin đầu tiên và đáng tin cậy cho bạn bè năm châu tìm hiểu về Việt

Nam.

Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rất rõ vị trí, vai trò, tác động của mạng thông tin toàn cầu nói

chung và các báo trực tuyến nói riêng đến sản xuất và đời sống xã hội. Thành tựu thời gian qua sẽ góp phần

quan trọng vào việc tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cũng như công tác chỉ đạo, quản lý

của các cơ quan nhà nước đối với báo chí trực tuyến; xây dựng các báo trực tuyến ở nước ta có kỹ thuật và

công nghệ hiện đại, đúng đắn, chân thực, phong phú về nội dung, sắc bén về tính định hướng, tính chiến

đấu, có tính văn hóa, tính nghiệp vụ cao, thực sự là vũ khí chính trị tư tưởng quan trọng, sắc bén của Đảng,

Nhà nước, các đoàn thể, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Báo trực tuyến "vượt mặt" báo in

Trong kết quả nghiên cứu mới được công bố, Pew - trung tâm nghiên cứu báo chí và con người Mỹ - cho hay dân Mỹ và Anh thích đọc tin tức trực tuyến hơn hẳn đọc báo in. 

Chiến thắng này có nghĩa loại hình đọc tin tức trực tuyến đã tiến thêm một bước lớn, đánh bật báo giấy ra khỏi vị trí thứ 3 trong top các kênh truyền thông, chỉ sau truyền hình địa phương và truyền hình quốc gia. Theo phân tích của Pew, điều này có được là do nhu cầu tìm hiểu thông tin của người Mỹ hiện tại là mọi lúc và mọi nơi, trong khi báo in khó có thể làm được điều đó.

Hơn 90% tổng số người được hỏi thường sử dụng nhiều cách để tiếp cận tin tức. Top 3 loại hình truyền tải thông tin được yêu thích nhất là: các kênh truyền hình địa phương (78%), các kênh truyền hình quốc gia như NBC hay truyền hình cáp như CNN, Fox News (71%), các kênh tin tức trực tuyến (61%). Sự ưa thích đối với báo giấy chỉ là 50%, xếp vị trí thứ tư.

Kết quả của Pew đưa ra cũng cho hay các trang tổng hợp tin tức (như Google News và AOL) hiện đang được ưa chuộng hơn cả, tiếp theo đó là website của CNN và BBC.

34

Page 35:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Mỹ: Báo trực tuyến lên ngôi

Khi các nhà quảng cáo và người đọc đang dần bỏ rơi tờ báo giấy truyền thống để chuyển sang các website trên Internet, thì ngày càng có nhiều tờ báo Mỹ coi báo trực tuyến như một giải pháp cứu vãn tình thế.

Các báo trực tuyến, một thời từng bị xem là mối đe dọa lớn nhất đối với báo in truyền thống, hiện nay dường như lại đang được xem là những vị cứu tinh của báo in.Trong một cuộc khủng hoảng dường như không có hồi kết, gần đây tờ Philadelphia Inquirer đã thông báo cắt giảm 17% số biên tập viên, tờ Boston Globe đóng cửa ba đại diện ở nước ngoài cuối cùng của mình, còn tờ Los Angeles Times thì đang tìm kiếm người mua lại.Theo Hiệp hội báo chí Mỹ (NAA), doanh thu của các tờ báo in đang tiếp tục giảm, với số người đọc trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 9/2006 giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước.Trong bản báo cáo về Tình hình báo chí truyền thông 2007, Dự án Excellence in Journalism viết: "Ngành công nghiệp báo chí đang ngày càng quan tâm tới báo trực tuyến hơn, và điều này có thể sẽ gia tăng trong năm 2007".Theo số liệu của NAA, trong năm 2006, số lượng bạn đọc của các tờ báo trực tuyến đã tăng 22%, đạt 56,4 triệu người.Trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay, ông Arthur Sulzberger, chủ bút tờ Thời báo New York nói: "Tôi thực sự cũng không biết là trong năm năm tới, chúng tôi có in tờ Thời báo New York nữa hay không?... Tôi không quan tâm".Sau đó, ông này đã phải sửa lại bình luận của mình và nói rằng: "Tôi vẫn tin tưởng rằng các tờ báo in sẽ vẫn tồn tại lâu dài. Nhưng tôi cũng tin rằng chúng ta cần phải chuẩn bị cho tình huống lời nhận định này là sai lầm".Mọi tờ báo đều có chiến lược riêng của mình. Nhờ có hai ban biên tập riêng biệt, tờ Bưu điện Washington đã tạo ra một tờ báo trực tuyến có bản sắc riêng, mang tính quốc tế hơn so với tờ báo in.Còn tờ Thời báo New York, lại tích hợp các ban biên tập bản in và bản trực tuyến để tạo ra một phiên bản giống hệt tờ báo in trên mạng Internet.Trên website NYTimes.com, bà Vivian Schiller giải thích rằng đây là một cách để làm tăng vị thế của tờ Thời báo New York bởi càng đưa được nhiều thông tin lên mạng thì người đọc sẽ tin tưởng hơn vào một nguồn tin chính thống và đáng tin cậy như Thời báo New York.Bà nói: "Đây là một cơ hội cho chúng tôi".Còn tại tờ Tin tức buổi sáng Dallas, kể từ tháng 1-2006, một nửa số phóng viên ảnh của họ đã chuyển sang làm việc với các máy quay và mỗi ngày tờ báo này đưa ra khoảng sáu bản tin video trực tuyến, ông Chris Wilkins, phó phòng ảnh của tờ báo này cho biết.Bầu không khí trong các phòng biên tập, vốn đã bị thu nhỏ tới hai lần trong hai năm, đã có một sự chuyển biến hoàn toàn. Ông này cũng dự đoán rằng trong 10 năm tới, "các tờ báo in sẽ trở thành một phụ bản của tờ báo trực tuyến, điều đó là không thể tránh khỏi".Với nhiều tờ báo, khả năng thu lợi nhuận vẫn là điều hết sức quan trọng. Ngoại trừ một số báo, hầu hết các tờ còn lại đều cho phép người dùng sử dụng miễn phí hầu hết các dịch vụ Internet của họ và thu lại lợi nhuận từ quảng cáo trực tuyến.Quảng cáo trực tuyến đang phát triển, theo NAA thì lĩnh vực này đã tăng 31,5% trong năm 2006. Mặc dù vậy, nó vẫn chỉ chiếm khoảng 5,4% trong số toàn bộ các quảng cáo trong ngành báo chí.Ông Rosenstiel nói: "Chỉ trông chờ vào quảng cáo trực tuyến thì không đủ. Bởi vậy câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra là các tập đoàn báo chí sẽ phải làm thế nào để mạng Internet tăng thêm lợi nhuận cho họ".Ông nhận xét, các nhà báo sẽ tồn tại và phát triển như thế nào phụ thuộc vào việc các khối kinh doanh phải nghiên cứu tìm ra một mô hình kinh tế mới để có thể nuôi sống đội ngũ nhà báo.Một số người khác, thí dụ như Rosenstiel, thì cho rằng việc chia sẻ lợi nhuận giữa các nhà cung cấp dịch vụ internet và các tờ báo, cũng như với truyền hình cáp, ít nhất cũng sẽ được thực hiện cho tới khi một kiểu kinh doanh mới được đưa ra.

35

Page 36:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

5. Đặc trýng týõng tác của báo trực tuyến

1.3.6. Đặc trưng tương tác (4)

Những ngày đầu tháng 11/2006, báo trực tuyến VietnamNet đã đưa lên mạng lời chào mời cho một

diễn đàn: “Bây giờ! sau 11 năm đàm phán, cánh cửa WTO đã mở, chào đón Viêt Nam! Đất nước chúng ta

đã bước lên con tàu để ra biển lớn! Vận hội rất to lớn, nhưng thách thức cũng hết sức gay gắt!   Bạn nghĩ gì

lúc này? Sẽ phải làm gì khi bước vào ngôi nhà mới! Mời quý vị bày tỏ ý kiến tại đây…”. Diễn đàn này đã

nhanh chóng đón nhận hàng trăm lượt ý kiến từ nhiều nơi trên thế giới sau vài ngày ra thông báo.

Cách đó vài tháng, báo Tuổi trẻ online đã nhận được hơn 2000 ý kiến từ diễn đàn “Tuổi trẻ và lễ

chào cờ”, Diễn đàn "Nuớc Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?" Thanh Niên mở ra từ ngày 27/3 - 30/6/2006,

thu hút hàng vạn lượt ý kiến trong và ngoài nuớc, thể hiện tâm huyết, sự trăn trở của mọi tầng lớp nguời

Việt Nam mong muốn đất nuớc ngày càng hùng mạnh (trong đó, số lượt ý kiến đóng góp qua Thanh niên

online là 9276). Đã có 200 ý kiến được đăng báo và Nhà xuất bản Thông tấn in thành sách (5). Điều thú vị

là những ý kiến đó khởi đi từ khắp nơi trên thế giới để đến với tòa soạn chỉ vài giờ sau khi báo mở ra diễn

đàn và đóng góp nhiều ý kiến hết sức sâu sắc đến không ngờ. Chỉ sau khi đi vào hoạt động không lâu,

VietnamNet đã mở ra chuyên mục phỏng vấn trực tuyến, rồi bàn tròn trực tuyến; Tuổi trẻ online hiện nay

có trang giao lưu trực truyến…

VietnamNet từ đầu năm 2006 đến nay được tạo ấn tuợng với độc giả của mình qua các bàn tròn

trực tuyến với các nhân vật nổi tiếng (6) hoặc các bàn tròn "Góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng X": Tận dụng

thời cơ vàng để đột phá

Điều đáng nói là nhiều “bàn tròn trực tuyến” của VietnamNet đã thực hiện bằng cả phát thanh,

4(?) Có người gọi đây là đặc thù “hồi âm độc giả” – chúng tôi cho rằng cụm từ này không diễn giải được hết bản chất của đặc trưng này của báo trực tuyến, Khái niệm tương tác (interactivity) diễn đạt sự tác động, ảnh hưởng qua lại với nhau, khái niệm “hồi âm độc giả” (feedback) diễn tả một chiều và không nêu được vai trò tích cực của công chúng truyền thông trong báo chí trực tuyến. 5(?) Số liệu do nhà báo Nguyễn Quang Thông – Phó Tổng biên tập báo Thanh niên cung cấp.6(?) Như phỏng vấn trực tuyến nguyên Phó Thủ tuớng Vũ Khoan với chủ đề “Hội nhập WTO và APEC”; Phó Hiệu truởng Truờng Kinh doanh Harvard với chủ đề “Xây dựng thuong hiệu Việt theo cách nào?”; Đại sứ Israel tại VN và nguyên Đại sứ VN tại Trung Đông với chủ đề “Khủng hoảng Trung Đông: Một góc nhìn từ nguời trong cuộc”; Đại sứ Anh, ông Robert Gordon với chủ đề "Chống tham nhung cần kiểm soát và cân bằng"; Nhà tỉ phú Patrick McGovern, Chủ tịch tập đoàn truyền thông và công nghệ cao IDG (Hoa Kỳ); Đại sứ Thụy Sĩ, ngài Bénédict de Cerjat; Đại sứ Trung Quốc Tề Kiến Quốc…

36

Page 37:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

truyền hình và văn bản trên mạng. Người khai thác Internet có thể nghe (như nghe phát thanh), xem như

xem truyền hình trực tiếp và đọc văn bản cuộc trò chuyện. Mỗi cuộc bàn tròn của VietnamNet thu hút hàng

trăm lượt ý kiến. Các bài tổng thuật sau đó phải chia thành nhiều kỳ để đăng tải lại. Nhân mùa 20/11/2006,

đầu tháng, Tuổi trẻ online phát động viết bài về chủ đề biết ơn thầy cô mang tên “Người đưa đò thầm lặng”.

Chỉ trong một tuần đầu phát động, báo đã nhận được hàng 215 bài gửi tới tòa soạn (7).

Công nghệ còn giúp báo trực tuyến hỗ trợ khả năng giao tiếp hai chiều với công chúng trở nên cực

kỳ thuận lợi mà không một loại hình truyền thông nào có được. Người sử dụng có thể gửi ngay ý kiến bình

luận hay nhận xét cá nhân vào bất cứ một vấn đề, một bản tin, một bài viết nào đã được đăng tải. Tin tức

được phát hành trên báo trực tuyến có thể nhanh chóng nhận ngay phản hồi của rất nhiều người về nội dung

thông tin, chia sẻ tình cảm với người trong cuộc hoặc thậm chí phản ứng ngay về cách đưa tin của báo (8).

Hiểu theo nghĩa rộng, báo in cũng có khả năng tương tác qua việc xây dựng các hình thức trả lời

thư bạn đọc, ý kiến độc giả v.v… Phát thanh, truyền hình với công nghệ trực tiếp (9) cũng tạo được khả

năng tương tác cao đặc biệt trong các chương trình giao lưu, tọa đàm (talkshow). Thính giả, khán giả được

mời gọi điện thoại trực tiếp đến phòng thu, trường quay để trao đổi với “nhà Đài” và khách mời. Hoặc hình

thức phỏng vấn dư luận (vox-pop) trên phát thanh, truyền hình trong chừng mực nào đó cũng có ý nghĩa

tương tác.

Tuy nhiên, so với báo trực tuyến, khả năng tương tác của báo in, phát thanh, truyền hình đều có

giới hạn. Đó là sự giới hạn về dung lượng, giới hạn về không gian giao tiếp, giới hạn về tần suất và mức độ

dân chủ trong giao tiếp. Với 1 đến 2 line điện thoại, phát thanh - truyền hình không thể cùng một lúc đón

nhận nhiều ý kiến vào chương trình (vốn bị giới hạn về thời lượng của mình). Hàng trăm, thậm chí hàng

ngàn khán thính giả khác trong cả nước sẽ không có cơ hội tham gia chương trình khi “đường dây đã bận”

do một khán thính giả nào đó đang sử dụng. Trong thực tế vì an toàn trên sóng, nhiều biên tập viên đã “giả

lập” các cuộc điện thoại gọi đến để tạo sắc thái giao lưu cho chương trình. Cuộc điện thoại đó không thực

sự đại diện cho ý kiến khán thính giả, mà là ý chí chủ quan của những người làm chương trình. Loại hình

phỏng vấn trực tuyến thể hiện rõ nét nhất tính ưu việt của báo mạng: không giới hạn số người tham gia, số

lượng câu hỏi phỏng vấn và nhất là giới hạn khoảng cách địa lý cũng bị loại bỏ. Hiện nay trên thế giới,

7(?) Tuổi trẻ online đã phát hành ngay loạt bài đầu tiên: Mắt ếch của thầy; Nhờ thầy, em đã đủ niềm tin; "Ông ngoại"; Thầy cô là sinh viên tình nguyện!; Cô giáo tôi!; Không có cô, em không thể có ngày hôm nay; Bài học từ những chiếc bánh mì; Mẹ là cô giáo vĩ đại nhất; Ông giáo già và lớp học tình thương; Lời phê cuối cùng v.v… 8(?) Ví dụ việc đưa tin về vụ sóng thần hồi cuối năm 2004 rất được quan tâm nhưng không ít người phàn nàn về việc đăng tải các hình ảnh quá thương tâm 9(?) Live broadcacsting: Có người đề xuất cách gọi là “phát thẳng”, không gọi là “trực tiếp”. Ở Trung Quốc, “live broadcacsting” được dịch là “trực tuyến”. Công nghệ phát thanh – truyền hình trực tiếp không phải nhìn ở góc độ kỹ thuật mà nhìn ở góc độ phương thức làm phát thanh truyền hình mới, có tính tương tác. Trong thực tiễn phát thanh – truyền hình Việt Nam, ngay từ buổi sơ khai, khi không đủ băng từ lưu trữ, phát thanh – truyền hình đều làm “trực tiếp”: cụ thể là đọc trực tiếp đưa lên sóng.

37

Page 38:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

nhiều báo trực tuyến đã nhận cả câu hỏi, lời bình luận của công chúng qua webcam, hoặc video clip (ghi

hình ảnh và tiếng nói của họ).

Đứng ở góc độ quản lý, đặc trưng này giúp báo trực tuyến dễ dàng thăm dò dư luận (và thống kê,

xử lý kết quả thăm dò) ngay trên “mặt báo” của mình - điều mà các loại hình báo chí cũ khó có thể làm:

Người đọc có thể điền thông tin và hồi âm lại chỉ bằng vài động tác click chuột. Với báo trực tuyến, có thể

đếm chính xác số lượt người truy cập đối với từng trang báo, từng bài báo… một cách cụ thể và khách

quan. Chỉ cần những thống kê đó, Ban biên tập có thể kịp thời chấn chỉnh cho phù hợp đối với từng trang

báo. Việc điều tra này diễn ra hết sức khách quan, chính xác mà không mất nhiều thời gian, công sức.

Với thế mạnh này, báo trực tuyến thực sự tạo ra một cách “đọc” mới của công chúng truyền thông.

Tác phẩm báo chí giờ đây không còn ý nghĩa là một sáng tạo của một nhà báo cụ thể mà là sản phẩm tập

thể, trong đó, công chúng báo trực tuyến là đồng chủ thể sáng tạo. Khả năng tương tác cao của báo trực

tuyến không chỉ tạo cảm giác gần gũi hơn giữa công chúng báo chí và tòa soạn mà nó có ý nghĩa dân chủ

trong thông tin và tiếp nhận thông tin.

1.3.7. Đặc trưng chi phí thấp:

Một trong những lợi thế của báo trực tuyến so với báo in là không mất chi phí và thời gian cho

công việc in ấn. Đối với báo trực tuyến, chi phí sản xuất không tỷ lệ thuận với số lượng phát hành (không

có chi phí về giấy, in ấn, chi phí phát hành…) như báo in, cũng không tỷ lệ thuận với vùng phủ sóng như

truyền hình analog (tương tự), truyền hình số vệ tinh và truyền hình cáp (10). Một tòa soạn báo in hằng ngày

phải đối mặt với chuyện chi phí như số lượng trang in màu, đơn sắc, cách thức chế bản, số lượng in, loại

giấy, vận chuyển báo... Bên cạnh đó, với đặc trưng phát hành toàn cầu, báo trực tuyến đã khắc phục được

cơ bản những trở ngại đối với báo in khi đưa ra nước ngoài.

Khi phóng viên báo trực tuyến tác nghiệp ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, việc truyền dữ liệu (văn

bản, hình ảnh, video, âm thanh…) về tòa soạn… chỉ cần những cú click chuột. Trong khi đó, truyền hình

phải thuê bao vệ tinh hoặc đường truyền cáp quang để có thể đưa một bản tin ngắn với chi phí cao (11). Dây

chuyền sản xuất báo trực tuyến rất đơn giản, chỉ cần một máy vi tính nối mạng, là có thể xuất bản một tờ

báo. Với báo trực tuyến, khái niệm trụ sở tòa soạn cụ thể chỉ còn có ý nghĩa pháp lý và giao dịch (Đây cũng

là mặt trái của loại hình truyền thông này nhìn từ góc độ quản lý). Quân đội Mỹ đã không thể tìm được “tòa

soạn” nhiều báo trực tuyến của Al Qaeda khi họ tung lên Internet hình ảnh những con tin để đòi các yêu

10(?) Chi phí tiền điện, chi phí cho truyền dẫn, hạ tầng kỹ thuật, chi phí thuê bao đường truyền, chi phí khấu hao máy móc phát sóng v.v… 11(?) Có thể đưa ra một con số: truyền dữ liệu video qua cáp quang từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội phải chi phí 750.000 đồng / phút (giá của Công ty Viễn thông liên tỉnh – VTN), nhưng chỉ có một chiều. Trong trường hợp làm cầu truyền hình, tín hiệu thuận nghịch, giá sẽ gấp đôi. Truyền dữ liệu qua vệ tinh rẻ hơn nhưng cần có thiết bị đầu – cuối và chất lượng hình ảnh, độ an toàn thấp hơn so với truyền cáp quang nên truyền cáp quang được ưu tiên hơn khi làm các cầu truyền hình trực tiếp. Vệ tinh là phương cách khai thác khi truyền dữ liệu từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại

38

Page 39:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

sách. Đặc trưng thông tin “đa nguồn – đa tiếp nhận” (12) của Internet cho phép báo trực tuyến xây dựng mô

hình sản xuất online trên phạm vi toàn cầu với chi phí rẻ. Cả hệ thống nhân viên của một tòa soạn trực

tuyến trên toàn thế giới có thể “giao ban”, trao đổi, biên tập, làm việc với nhau dễ dàng trên không gian

mạng. Báo trực tuyến có chi phí rẻ vì nó phát triển dựa trên tài nguyên chung của hạ tầng kỹ thuật Internet.

Việc ứng dụng công nghệ truyền hình trực tuyến băng thông rộng và việc phải tạo ra nhiều khoảng

trống hơn cho quảng cáo cũng như nội dung có đẩy chi phí sản xuất báo trực tuyến tăng lên, nhưng nó cũng

không đáng kể so với chi phí in ấn và phát hành báo in, càng không đáng kể so với truyền hình. Trong khi

đó, nguồn thu từ quảng cáo của báo trực tuyến ngày càng tăng lên. (13)

Ngày nay, với một vài phút tìm kiếm, nhà báo có thể có được thông tin mà nếu cách đây một thập

kỷ phải mất hàng giờ gọi điện đường dài đắt đỏ, có thể phỏng vấn một người mà không cần phải tiến hành

trò chuyện nếu không thể liên lạc bằng điện thoại, điện tín hay thư từ. Nhưng bên cạnh mặt tích cực, chi phí

thấp trong việc sản xuất của loại hình báo trực tuyến này cũng có mặt trái. Vì thế, càng tiện lợi trong sản

xuất, phân phối và thu thập thông tin, vai trò của người làm báo trực tuyến càng phải nâng cao hơn nhiều để

đáp ứng thực sự yêu cầu chân chính của truyền thông.

6. Đặc trýng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến

1.3.8. Đặc trưng cá nhân hóa thông tin:

Có thể nói, khả năng cá nhân hóa (14) thông tin là một trong những ưu điểm mạnh nhất, đặc biệt

nhất của truyền thông trực tuyến. Với đặc trưng này, báo trực tuyến được coi là phương tiện truyền thông lý

tưởng nhất. Bởi tính chất nổi bật trong mối quan hệ với người sử dụng của cả ba phương tiện báo chí cũ là

“tính một chiều” trong quy trình tiếp nhận thông tin. Vấn đề ở đây không phải là đặc trưng tương tác

12(?) Chữ dịch của Đỗ Anh Đức (sđd) 13(?) Có thể tham khảo một phép tính dự báo sau đây của Rick Edmonds thuộc Viện Poynter: Tổng kết từ các tờ báo của Mỹ cho thấy doanh thu quảng cáo báo trực tuyến vào thời điểm giữa năm 2004 chỉ chiếm khoảng 3 - 4%, mức tăng trưởng này của báo in truyền thống là khoảng 4%. Vậy một cơ quan báo có nguồn thu 3 triệu USD từ quảng cáo trên bản trực tuyến và 97 triệu USD từ quảng cáo trên báo in thì phải mất bao lâu hai con số này mới bằng nhau? Câu trả lời – theo Rick Edmonds - là 10 năm - vào năm 2014. 

2004200520062007200820092010Báo trực tuyến 3%8%12%18,6%26,8%31,8%42,3%Báo in97%100,9%104,9%109,1%113,5%118%122%Bảng so sánh ước tính về doanh thu quảng cáo

giữa báo trực tuyến và báo in ở Mỹ

Nhìn vào bàng trên, có thể thấy đến năm 2008, doanh thu quảng cáo trên mạng mới chỉ khoảng 30% so với báo in nhưng chỉ 2 năm sau đã đạt tới con số đáng kể. Những dự đoán sáng sủa hơn thậm chí còn cho rằng khoảng năm 2011-2012 là doanh thu quảng cáo trên báo trực tuyến ngang bằng hoặc hơn với doanh thu quảng cáo từ báo in. 14(?) Customize: nghĩa đen là “làm theo yêu cầu của khách hàng”. Trong thuật ngữ tin học, thường được dịch là “tùy biến”

39

Page 40:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

(interactivity) - như chúng ta đã nói ở phần trên mà là yếu tố tuyến tính (linerity) của báo in, phát thanh và

truyền hình. Đối với phát thanh và truyền hình, chương trình phát sóng luôn được sắp đặt một cách tuần tự,

khán thính giả không thể đảo lộn thứ tự này. Ví dụ, chương trình thời sự trên truyền hình Việt Nam được

phát lúc 19 giờ, chương trình ca nhạc thiếu nhi được phát lúc 18 giờ 30. Điều đó có nghĩa là để xem được

thời sự, khán giả phải đợi hết chương trình ca nhạc thiếu nhi. Họ không thể vượt qua được thứ tự đó.

Trong quá khứ, trước khi báo trực tuyến ra đời, ở châu Âu và một số nước châu Á đã thực hiện

hình thức truyền thông teletext (15) thông qua việc lợi dụng một dãi tần trong truyền hình để phát qua máy

thu hình. Teletext sau này được thử nghiệm ở Việt Nam và Đài phát thanh – truyền hình Đồng Nai là đơn

vị đầu tiên trong cả nước thực hiện công nghệ truyền teletext tiếng Việt. Teletext thông qua hạ tầng truyền

sóng analog của truyền hình biến các máy thu hình gần giống mạng máy tính cục bộ. Dịch vụ này cũng cho

phép công chúng lựa chọn thông tin theo thư mục sắp xếp. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là khả năng thô thiển

nếu so với Internet.

Đối với báo in, việc lựa chọn thông tin dễ dàng hơn vì bản chất "mang thông tin một lần" của tờ

báo. Độc giả có thể lựa chọn đọc thông tin mà họ thích. Tuy nhiên, giấy in là vật chuyển tải "chết", độc giả

không thể có được tờ báo chỉ đăng những thông tin mình thích. Nói cách khác, độc giả của báo yêu thích

tin thể thao thì vẫn phải mua một tờ báo đăng kèm cả thơ, truyện cười, bình luận chính trị v.v... Như vậy có

thể thấy những đặc điểm (đúng hơn là hạn chế) trên là do đặc thù của phương tiện chuyển tải trong truyền

thông quy định.

Báo trực tuyến với đặc thù Internet đã giải quyết từng bước bài toán “đa tiếp nhận” của công chúng

truyền thông. Nói một cách cụ thể: khả năng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến là khả năng mang

tính tiện ích (vì khai thác đặc trưng này để cung cấp cho công chúng hay không phụ thuộc vào nhà truyền

thông) cho phép người sử dụng lựa chọn những "thứ" họ thích. Đó có thể là thông tin, dịch vụ, màu sắc,

giao diện, bố cục.... (tùy thuộc khả năng tòa soạn).

Một ví dụ khác: Khi xem một trận bóng đá trực tiếp trên truyền hình, khán giả đều tiếp nhận thông

tin đồng bộ (linearity), theo một trật tự tuyến tính. Khán giả phải có mặt tại thời điểm phát sóng. Nếu phải

làm một việc khác trong lúc xem đá bóng (ví dụ tiếp khách đột ngột) nhưng trong thời gian đó đã có một

bàn thắng đẹp diễn ra. Làm sao xem lại pha bóng đã bị bỏ lỡ? Báo trực tuyến giải quyết được bài toán đó

15(?) Đó là hình thức truyền dẫn thông tin dưới dạng văn bản (text) thông qua kênh truyền hình thông thường. Phát minh teletext bắt đầu từ ý tưởng khai thác “phần lãng phí” của sóng truyền hình để chuyển tải thông tin: Các trang dữ liệu teletext được gửi đi bằng cách “lợi dụng” quãng xung đồng bộ dọc để đưa thông tin vào bằng các chuỗi xung nối tiếp. Đây là những vùng xung đồng bộ chưa sử dụng, được tận dụng để truyền dẫn thông tin. Do tốc độ truyền rất cao (khoảng 7 Mbps) nên có thể truyền 2.000 trang thông tin trong 8 giây. Thông thường hiện nay, người ta chỉ xây dựng khoảng teletext với 800 trang thông tin có cấu trúc của một hệ cơ sở dữ liệu. Như vậy, từ bất cứ máy thu hình nào có chức năng thu teletext, người xem đều có thể vừa xem chương trình truyền hình trên tivi vừa truy cập vào teletext để xem các thông tin cần thiết khác dưới dạng văn bản từ một Đài truyền hình nào đó có phát teletext.

40

Page 41:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

bằng đặc trưng cá nhân hóa thông tin, hay nói đúng hơn, bằng công cụ cho phép tiếp nhận thông tin không

đồng bộ, phi tuyến tính (non-linearity). Phát nhận thông tin không đồng bộ đem đến tiện lợi hơn cho người

sử dụng bởi “bản chất con người là vươn đến thông tin không đồng bộ” (16).

Một trong những ứng dụng khả năng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến đã được các báo lớn

trên thế giới khai thác là tạo ra phiên bản địa phương hóa (locality) (17). Các tờ báo trực tuyến lớn trên thế

giới như www.bbc.co.uk (của tập đoàn BBC) hoặc www.voanews.com (của Đài Tiếng nói Hoa kỳ) đã xây

dựng nhiều phiên bản cho các quốc gia khác nhau với nội dung phù hợp cho các quốc gia đó, tất nhiên,

bằng ngôn ngữ chính của quốc gia đó. BBC online và VOAnews online đều có phiên bản tiếng Việt bên

cạnh nhiều phiên bản các ngôn ngữ lớn trên thế giới. VOAnews trực tuyến phát hành 62 phiên bản địa

hương hóa với 62 ngôn ngữ, con số này với BBC là 33.

Chưa hết, đặc trưng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến, còn là khả năng cung cấp cho người

sử dụng tự trình bày hình thức site báo. Về lý thuyết, đó là khả năng cho phép người sử dụng tự thay đổi

các module của báo thông qua một phần mềm có nhiều tùy chọn. Người sử dụng thích đọc tin thể thao, họ

có thể sắp xếp lại trang chủ để đưa mục tin thể thao vào vị trí họ thích trên trang chủ, hoặc có thể tự thiết kế

lại website của một tờ báo trực tuyến nào đó sao cho vừa ý họ: thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ, màu nền của

trang báo trực tuyến, màu của manchette… Tất cả không chỉ là lý thuyết. Nhưng hiện nay báo trực tuyến

Việt Nam chưa khai thác khả năng này ra cho người sử dụng vì lý do an toàn thông tin (18).

Hiện nay, lý luận báo chí hầu như chưa có những tổng kết rõ ràng hoặc dự báo đầy đủ về đặc trưng

này của báo trực tuyến do Internet ngày càng hoàn thiện và phát triển. Nhưng từ góc độ phân tích lý thuyết,

có thể thấy, những yếu tố thể hiện khả năng cá nhân hóa thông tin của một báo trực tuyến phụ thuộc vào: 1.

Khả năng sáng tạo của báo; 2. Khả năng công nghệ cho phép.

Tóm lại, đặc trưng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến có thể hiểu là nhóm khả năng đặc

biệt của loại hình báo chí này trong việc cho phép người sử dụng có thể tự do lựa chọn thông tin mình cần,

vào đúng lúc mình cần (tiếp nhận thông tin không đồng bộ), theo cách thức mình mong muốn (khả năng tự

trình bày)…

Đặc trưng này thể hiện sự khác biệt về chất của mô hình truyền thông trực tuyến khi so sánh với

các loại hình báo chí khác. Cùng với đặc trưng tương tác, khả năng cá nhân hóa thông tin của báo trực

tuyến cho phép người sử dụng trở thành đồng chủ thể trong quy trình truyền thông. Thế mạnh của nó chính

là vấn đề dân chủ trong thông tin và tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, với thông tin đồng bộ, cả cộng đồng có

thể xem cùng một hình ảnh, nghe cùng một bản tin, chịu sự tác động của cùng một cách nhìn, và do đó, có

16(?) Bill Gates 17(?) Ở Việt Nam chưa có báo trực tuyến nào ứng dụng khả năng này18(?) Ở Việt Nam, có trang http://home.netnam.vn/ của NetNam đã thể nghiệm cung cấp tiện ích thay đổi màu sắc giao diện. Tuy nhiên, đặc trưng cá nhân hóa không chỉ dừng ở mức độ đó

41

Page 42:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

cùng một phản ứng, báo chí truyền thống có thể phát huy sức mạnh của truyền thông đại chúng. Cá nhân

hóa thông tin - vì thế - vừa mang ý nghĩa tích cực, vừa mang đến những hệ lụy khó lường khi quyền lực

được trao quá nhiều cho người sử dụng.

***

Khi truyền hình ra đời, nhiều người tưởng rằng thời của phát thanh đã hết. Khi báo trực tuyến xuất

hiện, nhiều ý kiến nói rằng báo in đã đến lúc cáo chung, nhưng thực tế sẽ không phải như vậy.  Tuy nhiên,

giới truyền thông cũng đang nhìn thấy ở báo trực tuyến những tiềm năng to lớn cả về truyền tải nội dung

cũng như những lợi ích thương mại mà phương tiện này có thể mang lại trong những năm tới. Thời đại số

đã tạo ra một phương tiện mới, tạo ra phương pháp tác nghiệp mới cho các nhà báo. Giữa một biển thông

tin không giới hạn, vai trò và kỹ năng của nhà báo lại được đặt lên hàng đầu: phải biết tận dụng các đặc

trưng của báo trực tuyến để làm tốt hơn nữa thiên chức nhà báo nhưng cũng không nên xem công nghệ như

“chiếc đũa thần”. Hơn ở đâu hết, báo trực tuyến đòi hỏi khắt khe các kỹ năng của nghề báo - kiểm tra sự

việc, xác định và đánh giá chất lượng các nguồn tin. Internet đưa nhân loại đi từ thái cực quá thiếu thông tin

đến thái cực quá tải thông tin. Khi thông tin tràn ngập, sự trung thực của thông tin mới có vai trò quyết

định. Người xem/nghe/đọc cần chọn sự thật từ kho thông tin đồ sộ. Báo trực tuyến là một loại hình báo chí

mạnh và mới, tạo cho nhà báo nhiều cơ hội, công cụ để tiếp cận, xử lý, phát hành nguồn tin. Nhưng nó

cũng trao quyền lực đó vào tay công chúng truyền thông. Ngày nay với mọi thông tin sẵn sàng trên đầu

ngón tay người sử dụng, người làm báo trực tuyến bên cạnh việc nắm bắt công nghệ, càng cần phải rèn

luyện tốt hơn nữa về các kỹ năng báo chí kinh điển.

7. Đóng góp của báo trực tuyến trong đời sống truyền thông của Việt Nam hiện nay

2.3. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG BÁO TRỰC TUYẾN VIỆT NAM:

2.3.1. Thành tựu:

Báo trực tuyến mới phát triển ở nước ta trong những năm qua nhưng đã đạt được những kết quả

đáng khích lệ. Với ưu thế mà báo in không có được, báo trực tuyến đã đề cập một cách nhanh nhất các sự

kiện, sự việc diễn ra trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Số lượng người truy cập ngày càng đông vì

loại hình này có thể đáp ứng nhiều yêu cầu và cung cấp nhiều thông tin mà mọi người quan tâm. So với báo

in, phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến còn có khả năng lưu trữ, bảo quản thông tin hiệu quả, gọn nhẹ,

đỡ tốn kém và phục vụ kịp thời cho việc tra cứu theo yêu cầu. Bên cạnh đó, so với các loại hình báo chí

khác, nó đã khắc phục được cơ bản những trở ngại đối với báo in khi đưa ra nước ngoài. Nhờ đó, báo trực

tuyến Việt Nam còn là phương tiện để tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước, giúp cho bạn bè trên thế giới, Việt kiều đang sống ở nước ngoài hiểu về công cuộc đổi mới, tình hình

phát triển của đất nước. Báo trực tuyến cũng góp phần đắc lực trong việc cung cấp thông tin phục vụ các

hoạt động phát triển kinh tế xã hội cho một phần không nhỏ các bộ phận dân cư.

Những dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, số truy cập từ nước ngoài chiếm tới 90% tổng số lượt truy

42

Page 43:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

cập của nhiều báo trực tuyến lớn ở Việt Nam như VietnamNet, Tuổi trẻ online, VnExpress... Cũng theo

thống kê tại tòa soạn VietNamNet, tới 40% thư gửi về tòa soạn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình đối

với những sự kiện đáng chú ý hay với các chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước mà báo trực

tuyến đã đăng tải, là từ người Việt Nam ở nước ngoài. Trong báo cáo về công tác tuyên truyền đối ngoại

được thảo luận trong kỳ họp Quốc hội tháng 4/2004, vai trò của báo trực tuyến trong thông tin tuyên truyền

đối ngoại đã được thừa nhận.

Đến nay, các báo trực tuyến lớn ở Việt Nam hoạt động khá hiệu quả, phần lớn thể hiện trên cả hai

thứ tiếng Việt và Anh và rất hấp dẫn các độc giả vì sự đa dạng và tính cập nhật thông tin, như báo Quê

Hương điện tử, Nhân dân điện tử, Lao động điện tử, Du lịch điện tử, Tuổi trẻ online, Thanh niên online,

Thời báo kinh tế Sài Gòn online v.v... Ngoài ra, còn hàng trăm các website của các Bộ, ngành và doanh

nghiệp – dù có thể không phải là báo trực tuyến - cũng là những nguồn thông tin vô cùng phong phú, góp

phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và cuộc sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Nội dung thông tin thời sự - chính trị của báo trực tuyến giúp cho công chúng truyền thông có cơ

hội nắm bắt một cách tổng hợp và nhanh chóng tình hình, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng. Sự

kiện Việt Nam gia nhập WTO, sự kiện APEC hay kỳ họp lần thứ 10 của Quốc hội khóa XI… với hàng loạt

thông tin (từ chủ trương của Đảng, từ những văn bản pháp quy đến những chuyện bên lề các sự kiện) đều

có thể tìm kiếm khá dễ dàng và phong phú trên báo trực tuyến. Mà những thông tin này giờ đây không chỉ

là văn bản. Một phát biểu của Tổng thống G. Bush tại Hà Nội cũng có thể được người nghe/xem/đọc báo

trực tuyến khắp nơi trên thế giới theo dõi từ các báo trực tuyến trong nước. Diễn đàn góp ý cho Đảng trước

Đại hội X là một minh chứng hùng hồn cả về sức mạnh, hiệu quả truyền thông của báo trực tuyến lẫn

đường lối báo chí của Đảng ta trong việc khai thác thế mạnh của báo chí trực tuyến. Trong những năm qua,

Chính phủ đã có nhiều sự quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có việc tạo điều

kiện để bà con Việt kiều được tiếp cận với các nguồn thông tin phong phú từ trong nước, đáp ứng mong

mỏi được biết tình hình quê nhà, các chủ trương chính sách của Nhà nước trên mọi lĩnh vực, nhất là cải

cách kinh tế, chính trị. Cùng với việc các ấn phẩm báo chí trong nước được phát hành ở nước ngoài với số

lượng tăng nhanh hàng năm và việc Đài Tiếng Nói Việt Nam mở rộng phạm vi phủ sóng, sự đón nhận nồng

nhiệt của Việt kiều với chương trình VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam là những ví dụ cụ thể cho thấy

nhu cầu rất cao của người Việt ở nước ngoài đối với thông tin trong nước. Tuy nhiên, do những khó khăn

về địa lý, chính trị xã hội của nước cư trú và do điều kiện tài chính và công nghệ có hạn, không phải tất cả

những người Việt Nam ở nước ngoài đều được tiếp cận với thông tin từ trong nước. Không những thế, các

thế lực thù địch chống phá Việt Nam vẫn thường xuyên tận dụng sự thiếu thông tin của bà con Việt kiều để

tung những thông tin thất thiệt, bóp méo sự thật về cuộc sống ở Việt Nam hiện tại cũng như các chính sách

của Chính phủ Việt Nam. Trong những cách chống phá trên mặt trận tư tưởng đó, có những biện pháp công

nghệ: phá sóng VTV4, VOV đối ngoại. Mặt khác, việc đưa sóng của Truyền hình Việt Nam tới được những

khu vực có đông người Việt sinh sống như Bắc Mỹ, Châu Âu, Australia… đánh dấu một mốc quan trọng

trong những nỗ lực của các cơ quan truyền thông đại chúng Việt Nam nhằm đưa thông tin chính thống từ

trong nước tới người Việt trên thế giới. Nhưng trong cộng đồng người Việt đang sinh sống ở nước ngoài,

43

Page 44:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

vẫn còn một bộ phận người Việt còn giữ sự thù hận với chính quyền Việt Nam hiện tại, tiếp tục các hành

động chống phá nhằm vào trong nước, trong đó có cả những hoạt động ngăn cản bà con ta xem, nghe các

chương trình truyền hình từ trong nước. Thực tế ở một số nơi thời gian qua đã có hoạt động khủng bố tinh

thần những gia đình người Việt có lắp parabol thu VTV4, thậm chí tiến hành phá sóng hay đập phá những

anten thu VTV4 của bà con Việt Kiều. Do đặc thù thu - phát qua vệ tinh, phải có ăngten để ngoài trời một

cách rõ ràng, nên trong cộng đồng người Việt đã dần xuất hiện tâm lý ngại gắn ăngten parabol thu VTV4 vì

không muốn bị bọn xấu gây sự do “thu truyền hình của Hà Nội’’. Vì lý do này, sự ưu việt của một kênh

truyền hình đối ngoại như VTV4 chưa phát huy hết được thế mạnh của mình. Trong khi đó, với những ưu

việt về công nghệ, tính phổ biến, tính linh hoạt, tính riêng tư và hoàn toàn không phụ thuộc vào khoảng

cách địa lý, báo trực tuyến trên Internet của Việt Nam đã trở thành phương tiện truyền thông gần gũi nhất

với người Việt Nam ở nước ngoài. Với thế mạnh của mình, báo trực tuyến Việt Nam đã hoàn toàn khắc

phục những hạn chế về phát hành của phát thanh – truyền hình, thậm chí không tốn kém về chi phí.

Báo trực tuyến Việt Nam đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin của người sử

dụng trong nước phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, vui chơi giải trí; nhu cầu quảng cáo, tìm kiếm đối

tác của các doanh nghiệp. Sự phát triển của báo trực tuyến nói riêng và Internet trong thời gian qua có

được là nhờ sự quan tâm của Chính phủ qua việc từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát

triển và quản lý Internet, việc đầu tư phát triển các báo trực tuyến và website của các Bộ, ngành, và sự nỗ

lực của các cơ quan trong việc xây dựng và hoàn thiện các tờ báo, và sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng.

Trang “nhịp sống số” của Tuổi trẻ online luôn cung cấp những thông tin, thường thức khoa học

hấp dẫn giới trẻ và giúp cho người sử dụng tự học thêm về công nghệ thông tin, tự học sử dụng những thiết

bị hiện đại trong đời sống hiện đại. Hàng loạt các trang về phòng mạch online, lối sống, pháp luật, tư vấn

học đường của VietnamNet, VnExpress, Thanh niên online v.v… đã thầm lặng góp phần nâng cao dân trí

trong những năm qua. Báo trực tuyến Việt Nam giờ đây còn là công cụ học tiếng Anh cho người Việt và

học tiếng Việt cho người nước ngoài cũng như thế hệ trẻ Việt Nam sinh ra ở nước ngoài. Báo trực tuyến

Việt Nam còn là công cụ để tìm kiếm tư liệu lịch sử (multimedia), tìm kiếm những sản phẩm văn hóa (sách,

thơ, ca khúc, nhạc không lời Việt Nam v.v…). Thậm chí, nhiều báo trực tuyến còn có trang mục dành cho

người yêu ô-tô, người chơi hoa kiểng… chẳng hạn, với một lượng thông tin khổng lồ về lĩnh vực chuyên

biệt này.

Với nguồn thông tin phong phú, đa dạng, báo trực tuyến Việt Nam hiện còn là công cụ nghiên cứu

cho sinh viên, các nhà khoa học và cũng là công cụ khai thác của… nhà báo. Việc trích dẫn, lấy tin trên báo

trực tuyến, dựa vào báo trực tuyến để khai thác tiếp, dường như trở thành một nếp làm việc ở không ít báo,

Đài phát thanh, Đài truyền hình. Nhà báo Thanh Lâm – nguyên phó trưởng ban Ban Thời sự Đài Truyền

hình Việt Nam - cho biết: Hằng ngày vào buổi sáng, Ban Thời sự phải thuê một công ty chuyên tổng hợp

tin tức thời sự từ các báo trực tuyến trên cả nước. Nhiều tin bài trên báo trực tuyến đã trở thành đề tài cho

Ban Thời sự triển khai chương trình (làm phóng sự, phỏng vấn, tin…). Một số phóng viên báo lớn thậm chí

hình thành thói quen khai thác tin, chờ tin trên báo trực tuyến để tổ chức nội dung mới cho báo mình. Đặc

44

Page 45:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

biệt, với tính cập nhật vượt trên mọi loại hình báo chí, báo trực tuyến đã và đang ảnh hưởng đến cách đưa

tin bài, cách tư duy trên hầu hết báo truyền thống. Nhiều tờ báo in hiện nay sử dụng báo trực tuyến để thu

hút độc giả và dành phần quan trọng để bán báo. Không phải mọi nội dung, chi tiết của sự kiện được đưa

hết lên báo trực tuyến hoặc đưa hết lên báo in, mà cung cách đưa phụ thuộc vào tính chất của thông tin và

thời điểm báo in phát hành.

Điều đáng nói nữa là sự ra đời và phát triển của báo chí trực tuyến ở Việt Nam đã minh chứng

hùng hồn về chủ trương phát triển và hiện đại hoá báo chí của Đảng và Nhà nước ta. Có người cho rằng

báo trực tuyến trong những năm gần đây còn có sức chiến đấu mạnh hơn các loại hình báo chí truyền

thống. Do dung lượng thông tin lớn, do khả năng cập nhật và sửa chữa nhanh, do khu biệt trong một số đối

tượng độc giả, nhiều báo trực tuyến cũng đã mạnh dạn đưa nhiều vấn đề khá nhạy cảm trong thông tin lên

mạng Internet. Nhiều diễn đàn như “thời cơ vàng, hiểm họa đen” trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản lần

thứ X được các báo trực tuyến khởi xướng tạo được không khí hết sức dân chủ. Loạt các tin bài về các vấn

đề nổi cộm như vụ án của trùm xã hội đen Năm Cam, vụ án tham nhũng Lã Thị Kim Oanh, vụ tiêu cực xà

xẻo Lòng Hồ Trị An, vụ tham nhũng ở PMU18 v.v..., liên quan đến nhiều cán bộ cao cấp, là một trong các

ví dụ. Hầu như không có "vùng cấm" đối với báo chí trực tuyến Việt Nam về các sự kiện ấy. Nhà nước chỉ

cấm đưa những thông tin sai lạc, không đúng sự thật, không có lợi cho đất nước, cho dân tộc. Những

trường hợp sai sót, đương nhiên bị nhắc nhở, chấn chính một cách nghiêm khắc, với mục đích cuối cùng là

vì công chúng truyền thông, vì quyền được thông tin chính xác, vì tính trung thực của một xã hội đang

hướng đến sự cởi mở về thông tin.

Với ưu thế của mình, báo trực tuyến còn là diễn đàn để các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người

Việt Nam xa Tổ quốc có cơ hội đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước. Những diễn đàn trực tuyến trên

các báo trực tuyến trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là một ví dụ sinh động. Báo trực tuyến tuy

còn non trẻ nhưng đã tỏ rõ được vai trò người lính tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá nói chung và

trên mặt trận báo chí nói riêng. Báo trực tuyến Việt Nam đang phát huy thế mạnh nội sinh còn rất lớn của

mình và chủ động hoà nhập với thế giới, xứng đáng là cánh cửa thông tin đầu tiên và đáng tin cậy cho bạn

bè năm châu tìm hiểu về Việt Nam, chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

Một ghi nhận khác về thành công của báo trực tuyến sau hơn một thập niên hình thành và phát

triển chính là sự lôi cuốn của nó đối với độc giả trẻ tuổi. Đây có thể xem là một thành tựu lớn xuất phát từ

đặc điểm phát triển của loại hình báo chí mới mẽ này. Rõ ràng là với sức lôi cuốn và hấp dẫn của báo trực

tuyến, những năm qua, nội dung thông tin - tuyên truyền của báo mạng đã góp phần xây dựng tâm hồn, tư

tưởng, nhân cách của một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Thông qua nhiều hình thức thu hút giới trẻ vào các

nội dung giải trí, các trò chơi tương tác, các dịch vụ giá trị gia tăng, các sự kiện văn hóa – thể thao lớn, các

báo trực tuyến ở Việt Nam đã đốt lên ngọn lửa yêu nước, đã kích thích được tinh thần tuổi trẻ qua sự tham

gia tích cực của chính thế hệ trẻ vào các vấn đề chính trị - xã hội.

Báo trực tuyến những năm gần đây thực sự có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự cạnh tranh

thông tin, dân chủ hóa đời sống và làm tốt chức năng diễn đàn của nhân dân. Trước đây, khi công nghệ

45

Page 46:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

phát thanh trực tiếp, truyền hình trực tiếp được chuyển giao từ các nước châu Âu vào Việt Nam (ví dụ

thông qua sự hỗ trợ đào tạo báo chí của SIDA Thuỵ Điển), nhiều người cho rằng, chỉ có phát thanh – truyền

hình mới thực sự có thể làm cầu nối dân chủ trong quá trình hoạt động báo chí nhờ khả năng tương tác cao.

Trong nhiều chương trình phát thanh - truyền hình, người dân có quyền đặt câu hỏi trực tiếp qua điện thoại.

Tiếng nói người dân lúc bấy giờ như thành tố chính cùng nhà báo tham gia xây dựng những chương trình

phát thanh – truyền hình. Thế nhưng, sự hạn chế về thời lượng, dung lượng và điều kiện công nghệ cũng

như tính chất tuyến tính của các chương trình phát thanh – truyền hình đã kéo theo sự hạn chế về khả năng

tương tác của các loại hình báo chí này. Chỉ đến khi báo trực tuyến ra đời và sự phát triển về công nghệ,

tính chất nhiều chiều trong thông tin báo chí, tính chất cá nhân hóa thông tin của báo chí trực tuyến cho

phép tạo ra một không khí dân chủ hơn trong đời sống báo chí, và đến lượt mình, báo chí trực tuyến lại tác

động đến đời sống dân chủ của xã hội. Hàng chục ngàn lượt ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị quyết Đại

hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam mới đây là một ví dụ. Với báo in và phát thanh truyền hình,

việc chuyển tải những thông tin này sẽ hết sức khó khăn và không phải khán giả, thính giả, độc giả nào trên

toàn cầu cũng có thể làm.

Công chúng báo chí trực tuyến Việt Nam hiện nay đang dần làm quen với lối đưa thông tin cực

nhanh, ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề của báo trực tuyến Việt Nam. Tốc độ cập nhật tin tức của báo trực

tuyến hiện nay cho thấy tin tức trên loại hình báo chí này “nóng” hơn rất nhiều so với các loại hình báo chí

khác. Tất nhiên, truyền hình hay phát thanh khi trực tiếp sự kiện thì cũng có khả năng tạo ra tin nóng.

Nhưng nhìn một cách tổng thể, khả năng cập nhật, “phát hành” quá dễ dàng cho phép báo trực tuyến đưa

tin nhanh hơn so với báo in trước đây cũng như phát thanh – truyền hình vốn lệ thuộc vào giờ phát. Diễn

biến của cơn bão Xangsane được cập nhập từng phút với nhiều không gian sự kiện cực kỳ phong phú từ các

tỉnh duyên hải miền Trung. Các sự kiện văn hóa – thể thao lớn, báo trực tuyến cũng có thể được truyền

hình online hoặc tường thuật trực tuyến (dưới dạng văn bản) trên mạng.

Một thành công nữa của báo chí trực tuyến Việt Nam là đã có sự phát triển về mặt ứng dụng công

nghệ và đã hình thành một đội ngũ làm báo trực tuyến. Truyền hình trực tuyến trên mạng, phát thanh trên

mạng, truyền hình và phát thanh theo yêu cầu qua mạng đã ra đời từ những tờ báo trực tuyến của

VietnamNet, Tuổi trẻ online, Thanh niên online, VTC, VTV, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài

Phát thanh truyền hình Hà Nội, Đài Phát thanh truyền hình Đồng Nai v.v… Việc xây dựng các hình thức

chương trình phát thanh - truyền hình trực tuyến giờ đây đã trở nên thuận lợi hơn nhờ sự phát triển của

Internet. Các báo trực tuyến lớn ở Việt Nam đã thử nghiệm thành công, ngày càng nâng cấp và được sự

đón nhận tốt của công chúng truyền thông Việt Nam về phát thanh truyền hình trực tuyến.

8. Nhận xét về giao diện của một báo trực tuyến tiêu biểu (nhý TTO, TNO, VNE, VNN, STTT online, SGGP online, TPO…)Hôm nay (15/7), Báo điện tử VietNamNet giới thiệu giao diện mới, trang beta sẽ được chạy 5 ngày để độc giả góp ý và chính thức thế chỗ cho trang cũ từ ngày 20/7.  

46

Page 47:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Đây là kết quả của một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng các giải pháp kỹ thuật và nội dung dựa trên kết quả của khảo sát thói quen, nhu cầu tìm kiếm thông tin và ý kiến phản hồi của độc giả VietNamNet.  Giao diện mới sẽ cung cấp tối đa những tiện ích cho độc giả trong việc khai thác và chia sẻ thông tin. Bên cạnh những thay đổi về giao diện, nội dung của VietNamNet cũng sẽ được cải tiến mạnh mẽ để thu hút đông đảo đối tượng độc giả trẻ. Nhìn tổng thể, giao diện mới vẫn giữ được gam màu truyền thống xanh - đỏ và trở thành tông màu nền chủ đạo của cả trang báo. Tuy nhiên, điều sẽ gây ấn tượng với các độc giả đó là các chuyên mục được sắp xếp lại một cách có trật tự, khoa học, hợp lý và thuận mắt. Toàn bộ trang chủ được chia thành 2 phần chính: Nửa bên trái là phần nội dung tin bài (text) và nửa bên phải là toàn bộ phần media (hình ảnh, video, âm thanh). Điểm đặc biệt nhất trong bố cục của giao diện mới là: các tiêu đề (title) đều được bắt đầu từ lề bên trái được thiết kế chỉ nằm gọn trên một dòng.

 Chiều ngang của website được chia làm 4 khu vực nội dung, theo trình tự từ trên xuống dưới lần lượt là các khu vực: Mới nóng - Nổi bật - Tâm điểm; Chính luận - Vĩ mô; Thời sự - Dân sinh và Giải trí. Điều này không chỉ phân bố đều các nội dung hấp dẫn của VietNamNet trên toàn trang mà còn giúp các bạn độc giả thuận lợi khi được tiếp cận thông tin theo cách: chỉ một lượng tối thiểu lần nhấp chuột sẽ đọc được một lượng tối đa tin tức! Không chỉ thay đổi giao diện trang nội dung, toàn bộ khối quảng cáo cũng được VietNamNet và đối tác quảng cáo – cty ADT digital – quy hoạch một cách khoa học hơn, kích thước của các banner quảng cáo được thay đổi về theo đúng chuẩn.  Đặc biệt, VietNamNet cùng ADT digital sử dụng đối tác thứ 3 trong việc đưa phần mềm quản lý quảng cáo để monitor và tracking số liệu pageviews, clicks và visitors, đồng thời triển khai hệ thống hỗ trợ trực tuyến (support 24/7) dành cho các nhà quảng cáo để có thể quản lý hiệu quả của mỗi chiến dịch quảng cáo.  Trong lần thay đổi giao diện mới này, ban biên tập Vietnamnet đã đưa ra định hướng mới nhằm hướng tới đối tượng độc giả trẻ hơn thông qua việc đẩy mạnh khai thác các mảng tin giải trí, thể thao, dân sinh, kinh tế, ôtô xe máy…  Lần đổi mới giao diện này, VietNamNet không chỉ đơn thuần thay đổi về mặt thiết kế trang web mà đi kèm với đó là sự cải tiến và nâng cao hơn nữa về chất lượng nội dung tin bài. Mục tiêu bao trùm của VietNamNet là không ngừng tự hoàn thiện về tất cả các mặt để trở thành tờ báo của độc giả.  Nhân dịp này, VietNamNet cũng xin cảm ơn sự quan tâm, gắn bó và chia sẻ của đông đảo các độc giả trong và ngoài nước tới từng bước phát triển của Báo trong suốt thời gian qua. Xuất phát từ tình cảm đó, việc đổi mới giao diện này xin được coi là sự tri ân của VietNamNet tới tất cả Quý độc giả. Mời Quý vị góp ý để cùng hoàn thiện giao diện mới của VietNamNet.

Tuổi Trẻ Online giao diện mới, tên miền mới

* 20 ổ cứng di động 250GB tặng bạn đọc

TTO - Vào lúc 0 giờ 0 phút ngày 20-3, Tuổi Trẻ Online ra mắt giao diện mới, tên miền mới (tuoitre.vn). Giao diện mới của một tờ báo điện tử hàng đầu với nhiều cái mới không thể bỏ qua.

- Mới tên miền: tuoitre.vn (nếu bạn truy cập theo tên miền cũ www.tuoitre.com.vn cũng sẽ tự động chuyển vào tên miền mới tuoitre.vn)

47

Page 48:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

- Mới tiện ích: bạn đọc tự sắp xếp các chuyên mục, tự chọn màu yêu thích cho trang web…- Mới nội dung: nhanh nhạy, hấp dẫn, phong phú- Mới kết nối: tương tác mạnh với bạn đọcXin được giới thiệu một số nét mới của Tuổi Trẻ Online.

Giao diện Tuổi trẻ Online mới

Thêm nhiều sự lựa chọn cho bạn đọc:

- Có thể lựa chọn giữa 2 theme màu xanh và đỏ để xem trang.- Có thể bấm chuột vào dấu mũi tên ngay sau tên chuyên mục để xếp gọn các chuyên mục lại.- Có thể sắp xếp các chuyên mục mình quan tâm, yêu thích ở các vị trí ưu tiên, dễ theo dõi.- Có thể bầu chọn (vote) hoặc chia sẻ (share) bài viết lên blog, Facebook, trang web cá nhân… bằng ứng dụng Bookmark ở ngay cuối bài viết.- Có thể nghe đọc báo trực tiếp chỉ bằng cách bấm vào nút Nghe đọc báo ngay trên trang, thay vì phải vào Tuổi Trẻ Media rồi mới chọn phần Tuổi Trẻ Audio như giao diện cũ.

Sắp xếp mới tiện lợi hơn:

Có đến 5 tin "nóng" được thể hiện bằng hình ảnh ở vị trí nổi bật 2 để bạn đọc có thể theo dõi nhanh hơn các tin tức đặc biệt cần chú ý trong ngày (so với giao diện trước đây, Tuổi Trẻ Online chỉ có hai tin ở vị trí nổi bật 2).

48

Page 49:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Tin nổi bật và nổi bật 2 ở giao diện Tuổi Trẻ Online mớiKhi đưa chuột vào các hình ảnh này, hình ảnh sẽ được phóng lớn, và thể hiện tựa bài ngay bên dưới. Bên cạnh phần tin nổi bật, tin mới cập nhật, tin được đọc nhiều nhất, sẽ có thêm phần tin bài được phản hồi nhiều nhất do chính bạn đọc bình luận và đánh giá. Các chuyên mục cũng sẽ được gom lại, sắp xếp lại để bạn đọc dễ dàng theo dõi hơn.Khi bấm vào các bài viết, bạn đọc sẽ được giới thiệu thêm nhiều nội dung liên quan, hoặc nội dung đáng chú ý.Mục Góc ảnh chia sẻ cùng bạn đọc những tin ảnh, phóng sự ảnh đáng chú ý sẽ hiển thị ngay trên trang chủ.

Truy cập tuoitre.vn, nhận quà lưu niệm

- Từ 0 giờ 0 phút ngày 20-3-2010, nếu bạn là người truy cập tuoitre.vn tương ứng với các thứ tự 3 triệu, 6 triệu, 9 triệu, 12 triệu, 15 triệu, 18 triệu, 21 triệu, 24 triệu, 27 triệu và 30 triệu, bạn sẽ là một trong số 10 người may mắn nhận quà lưu niệm của Tuổi Trẻ Online gửi tặng nhân dịp ra mắt giao diện mới, tên miền mới.Mỗi phần quà là một ổ cứng di động 250GB trị giá 1,3 triệu đồng.Khi bạn truy cập vào tuoitre.vn tương ứng với các thứ tự nói trên, màn hình của bạn sẽ xuất hiện một cửa sổ mới, yêu cầu bạn cung cấp những thông tin để Tuổi Trẻ Online tiện liên hệ và gửi giải thưởng. Sau khi điền đầy đủ chính xác các thông tin yêu cầu (bằng tiếng Việt có dấu) và bấm vào nút Hoàn tất, chương trình sẽ gửi đến bạn lời cám ơn, đồng thời email đến địa chỉ mail mà bạn đã đăng ký để xác nhận thông tin bạn đã trúng giải. Lưu ý: cửa sổ này chỉ tồn tại trong vòng 10 phút, nếu bạn không hoàn tất việc điền thông tin trong thời gian này, coi như bạn đã mất lượt may mắn, và cơ hội sẽ đến cho lượt truy cập tiếp ngay sau đó.Trong trường hợp bạn đọc bị thất lạc mail, hoặc chúng tôi không thể liên lạc được với người trúng giải, giải thưởng đó sẽ bị hủy.- Tuổi Trẻ Online cũng dành 10 phần quà (mỗi phần quà là một ổ cứng di động 250GB, trị giá 1,3 triệu đồng) cho 10 ý kiến nhận xét, đóng góp xác đáng nhất cho giao diện mới của Tuổi Trẻ Online.Để tham gia vào phần Thăm dò bạn đọc, bạn có thể bấm vào   đây , hoặc bấm banner Thăm dò bạn đọc được treo trên giao diện của Tuổi Trẻ Online, sau đó vui lòng hoàn thành đầy đủ các thông tin yêu cầu.10 phần quà (mỗi phần quà là một ổ cứng di động 250GB trị giá 1.300.000 đồng) sẽ được Tuổi Trẻ dành tặng cho 10 bạn đọc có ý kiến đóng góp xác đáng nhất.Thời gian tiến hành nội dung Thăm dò bạn đọc này sẽ được kéo dài cho đến ngày 31-3-2010, rất mong các bạn đọc tham dự.

49

Page 50:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Cùng rất nhiều điều thú vị khác đang chờ đón bạn khám phá với Tuổi Trẻ Online giao diện mới tại địa chỉ tuoitre.vn.Cảm ơn quý bạn đọc đã gắn bó với Tuổi Trẻ Online thời gian qua và mong mỏi bạn đọc tiếp tục đồng hành với Tuổi Trẻ Online trong những bước cải tiến sắp tới nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.

3.2. GIAO DIỆN BÁO TRỰC TUYẾN

3.2.1. Khái niệm về giao diện báo trực tuyến

Trong thuật ngữ công nghệ thông tin, giao diện được hiểu là một chương trình máy tính có thể

kiểm soát việc hiển thị qua các thiết bị ngoại vi (chủ yếu là màn hình) để cho người sử dụng có thể tương

tác với hệ thống. Trước đây, khi chưa có giao diện đồ họa, việc tác động tới máy tính phải sử dụng các

dòng lệnh. Ngày nay, công nghệ nhận dạng phát triển mạnh, việc tương tác với hệ thống thậm chí có thể sử

dụng giọng nói, hình ảnh.

Ngày nay, giao diện đồ họa tương tác quá quen thuộc trong đời sống. Chiếc máy di động đa số

chúng ta sử dụng đều có giao diện đồ họa rất dễ hiểu, dễ sử dụng. Kỹ thuật lập trình hướng đối tượng cho

phép từng yêu cầu của người sử dụng được định nghĩa trong các tác vụ mà máy tính phải thực hiện, thông

qua những cú click chuột hay gõ phím để tác động vào các hình thức hiển thị trên màn hình.

Giao diện báo trực tuyến nói riêng, website nói chung là tất cả những yếu tố có tính chất hình thức

nhưng có chức năng giúp công chúng truyền thông khai thác nội dung, xử lý thông tin. Khái niệm giao diện

báo trực tuyến còn được hiểu rộng hơn, nó bao hàm yếu tố nội dung, chứ không chỉ đơn thuần là những

hình thức tác động thông qua các nút bấm (button) trên màn hình. Đó là màu sắc, là hướng thiết kế, là sự

sắp xếp thuận tiện, hợp quy luật tiếp nhận, là ý đồ của người làm báo hướng đến thu hút sự quan tâm của

công chúng truyền thông. Với ý nghĩa đó, giao diện báo trực tuyến không còn là một công cụ kỹ thuật

thuần túy mà còn có ý nghĩa nội dung. Độ lớn của phông chữ, vị trí của tít, tựa, màu sắc của lời dẫn, sự

chọn lựa hình ảnh v.v… đều có ý nghĩa xây dựng giao diện.

Trong làm báo trực tuyến, chọn lựa việc xây dựng giao diện là việc làm thường xuyên và hết sức

quan trọng, thậm chí có người còn cho đây là một công việc có ý nghĩa sống còn của báo trực tuyến.

3.2.2. Một số yêu cầu trong thiết kế giao diện

Đứng ở góc độ kỹ thuật, việc thiết kế giao diện báo trực tuyến cần tính toán nhiều yếu tố. Việc

chọn giải pháp công nghệ nào để phục vụ được số đông người sử dụng, khai thác báo trực tuyến với màn

hình laptop, desktop, xác thiết bị cầm tay, thậm chí là điện thoại di động đều cần được tính toán. Việc chọn

các chuẩn dữ liệu ảnh, video clip cho phù hợp với hạ tầng viễn thông cũng cần được cân nhắc.

Nhưng đứng ở góc độ báo chí, thiết kế giao diện báo trực tuyến luôn đặt ra nhiều vấn đề liên quan

đến tâm lý tiếp nhận và tham gia thông tin của số đông. Chiều hướng quét mắt, thói quen đọc báo của công

chúng trực tuyến cũng là những yếu tố mà người làm báo phải nghiên cứu để chọn hướng liên kết chủ đạo

cho website. Việc người sử dụng khai thác báo trực tuyến đi từ điểm này đến điểm kia trong website, có thể

50

Page 51:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

nhìn tổng thể website là những vấn đề cần được người làm báo lưu tâm. Thiết kế giao diện phải hỗ trợ việc

truy cập theo ý muốn của người sử dụng – thiết kế sao cho người sử dụng có thể tự do di chuyển. Nên đặt

logo/icon trên mỗi trang để chỉ đường cho những người sử dụng truy cập thẳng vào trang trong.

Hình thức của giao diện cân giản dị. Các cụm thông tin phải được phân chia thành nhóm, thành

lớp. Làm thế nào dung hòa được yêu cầu mỹ thuật và yêu cầu dễ đọc. Hình ảnh phải được xử lý để hỗ trợ

thật tốt nội dung thông tin (Việc "cắt", "cúp", tạo hiệu ứng (effect) cho hình ảnh hiện nay có khá nhiều công

cụ phần mềm hỗ trợ). Nội dung sẽ bị ít quan tâm đi nếu dùng những hình ảnh không phù hợp hoặc những

bức ảnh kém. Nhiều báo trực tuyến hiện cũng khai thác ảnh động dạng animation hay flash. Tuy nhiên, các

chuyên gia cũng khuyến cáo là không nên lạm dụng các dạng thức này quá nhiều trong trang web.

Mục đích chính của việc chọn các phương án giao diện là thu hút sự quan tâm của người sử dụng,

khai thác báo trực tuyến. Không nên lạm dụng các kiểu font chữ trên màn hình. Nhiều nghiên cứu công

chúng truyền thông trực tuyến đã chỉ ra rằng những font chữ thông dụng (hầu hết các máy để font ngầm

định là Times, Arial hay Verdana) dễ đọc bài nhất. Màu sắc cũng tác động đến cách đọc thông tin của

người sử dụng. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo rằng, giao diện báo trực tuyến nên tránh sử dụng màu

nền tương phản với màu văn bản. Chữ đen trên nền trắng là chế độ đặt ngầm định và dễ đọc nhất.

Trong việc xây dựng giao diện báo trực tuyến, cả ba khâu thông tin, kỹ thuật, mỹ thuật đều có tầm

quan trọng. Nhưng yếu tố kỹ thuật có tính chất nền tảng và được xây dựng như nền móng, nhưng trong

thực tiễn tác nghiệp báo trực tuyến, việc cập nhập, tổ chức thông tin hằng ngày, hằng giờ mới là điều quan

trọng. Giao diện báo trực tuyến - hiểu theo nghĩa rộng - liên quan đến nội dung thông tin cho nên đây là

một quá trình xây dựng, thay đổi, cải tiến liên tục nhằm tạo nên phong cách cho báo (một phong cách trình

bày trang, tông màu phải nhất quán; một phong cách rút tít, đặt tựa, viết lời dẫn rất riêng…

Cái đích cuối cùng trong việc làm giao diện là tạo tâm lý muốn xem tiếp và “muốn nhắp chuột”

tiếp cho người sử dụng. Lý thuyết “con bò và nắm cỏ thơm” trong việc làm giao diện báo trực tuyến chỉ ra

rằng: Người sử dụng, khai thác internet nói chung, báo trực tuyến nói riêng hết sức thụ động, lười biếng.

Giao diện báo trực tuyến, đặc biệt là giao diện trang chủ phải như những nắm cỏ thơm để “nhử”, để dẫn dắt

đàn bò đi sâu vào các đồng cỏ xanh bên trong.

Nếu quan sát các báo trực tuyến Việt Nam và trên thế giới trong vòng 10 năm qua, sẽ thấy một

điều: trước đây, hệ thống chuyên mục, chuyên trang của các báo trực tuyến được sắp theo chiều dọc, từ trên

xuống dưới. Nhưng hiện nay, nhiều báo trực tuyến Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang cách sắp xếp ngang.

Quá trình thay đổi này cũng xuất phát từ các nghiên cứu về đặc điểm tiếp nhận thông tin của người sử dụng

internet và báo trực tuyến. Dòng mắt đọc trên màn hình luôn được quét từ trái sang phải thuận tiện hơn việc

quét (và đồng thời cuộn) từ trên xuống dưới. Hoặc có thể thấy ngày càng có nhiều báo trực tuyến ở có Việt

Nam có tốc độ cập nhật rất cao: 200 – 300 tin, bài/ngày và biên tập tin, bài theo hướng ngắn - gọn – rõ, câu

mở đầu phải thật thu hút, lượng thông tin đậm đặc ngay từ dòng đầu…

Tất cả những sự thay đổi đó xuất phát từ việc nhìn nhận vai trò của giao diện báo trực tuyến trong

51

Page 52:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

thực tiễn tác nghiệp, một yêu cầu đòi hỏi có những kỹ năng tổng hợp trong làm báo trực tuyến.

9. Vai trò của tít trong báo trực tuyến. Đánh giá về việc làm tít trên một số báo trực tuyến hiện nay III. Viết tít cho báo trực tuyến

a. Đặt tít cho tin, bài

Do đặc thù của internet, cụ thể là do đặc điểm kỹ thuật của phần mềm xuất bản, do cơ chế tìm kiếm

trên internet, tít trên báo trực tuyến không phải lúc nào cũng xuất hiện với không gian chung của tác phẩm

báo chí đó. Nếu ở báo in, tít chính của bài phải đi liền với bài, với ảnh minh họa, với lời dẫn thì trong báo

trực tuyến, tít bài có thể xuất hiện dưới dạng một danh sách, danh mục từ các email gửi đến, hoặc từ công

cụ tìm kiếm (search engine)…

Một cái tít không có thông tin, không gợi lên được một sự tò mò tìm hiểu của người đọc thì chắc

chắn sẽ bị bỏ qua giữa hàng ngàn bài viết trong môi trường online mà công chúng tiếp nhận.

Ngay cả khi tít đi liền cùng với bài, nhưng do đặc thù trình bày của màn hình, người sử dụng, khai

thác báo trực tuyến cũng không dễ tiếp cận nhanh thông tin như báo in. Mặt khác, do quy định của phần

mềm xuất bản nên tít của báo trực tuyến thường có dung lượng nhất định.

Những điểm khác biệt ấy dẫn đến việc đặt tít cho tin, bài trong báo trực tuyến phải có những kỹ

năng nhất định.

Tất nhiên, cũng như báo in, với báo trực tuyến, tít là thành tố quan trọng nhất trong tin, bài. Đó là

yếu tố chính ở mức độ đọc đầu tiên, yếu tố quyết định “số phận” tác phẩm báo chí. Bởi một tít tốt có chức

năng thu hút sự chú ý của người đọc, cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt, kéo người đọc đến

với bài báo. Cũng như báo in, tít trong báo trực tuyến cần sáng sủa, dễ hiểu, không viết tắt; ngắn, mạnh,

trực tiếp, không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu ở thể chủ động, hạn chế dấu chấm than, câu hỏi, thích hợp

với thể loại... Tít chính phải mang thông tin cốt lõi của tin, bài bằng những ngôn từ gần gũi với người sử

dụng. Đó phải là phần tóm lược cực ngắn của tin, bài liên quan. Hay nói một cách cụ thể, nội dung tít chủ

yếu trả lời 2 câu hỏi: Cái gì? và Ai?

Các dạng tít “văn nghệ”, chơi chữ, hay có sự tìm tòi ngôn ngữ “thông minh”… ít phù hợp với báo

trực tuyến. Cũng không nên phóng đại sự hấp dẫn để tạo ra sự thu hút công chúng click chuột đọc tin, bài.

Vì làm như thế, độc giả cảm thấy bị đánh lừa. Tít càng ngắn càng dễ đọc, vì thế, phải cố dùng những động

từ mạnh, hạn chế tối đa dùng tính từ để giảm bớt giới từ buộc phải kèm theo.

Có một chi tiết có tính chất thủ thuật, trong các công cụ tìm kiếm, cùng một thời điểm, tin tức sẽ

xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C. Việc đặt tít nếu chú ý điều này có thể tạo cho tin, bài được xếp hàng trên

nhờ việc đổi từ dùng hay trật từ từ trong tít. Từ đầu tiên nên là từ quan trọng nhất và mang nhiều thông tin

nhất. Nó có lợi khi xếp “chỗ tốt” vị trí trong danh mục tìm kiếm và khi người sử dụng nhìn sẽ thấy dễ hơn.

Tít ngắn có lợi cả về mặt trình bày trên báo nhưng điều quan trọng hơn là tít ngắn làm giảm sự khó

52

Page 53:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

chịu và “tức mắt” cho độc giả. Các nhà chuyên môn khuyến cáo một tít tin, bài nên cố gắng để đạt độ dài

chừng 40 - 60 ký tự (kể cả khoảng trắng) là tốt.

+ Tít là thành tố QUAN TRỌNG NHẤT trong tin bài của báo trực tuyến. + Tít có ý nghĩa quyết định “số phận” của tin bài+ Vì sao tít có vai trò quan trọng?Vì tít thu hút sự chú ý của công chúng vào tin bài. Tít cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt, khiến công chúng muốn đọc. Tít là yếu tố chính ở mức độ đọc đầu tiên. Ngoài ra, tít còn góp phần tổ chức trang, giúp công chúng lựa chọn...

III.1. Nội dung tít có gì?+ Nội dung tít báo trực tuyến chủ yếu trả lời 2 câu hỏi: Cái gì? và Ai?+ Nội dung tít thực chất là một tin vắn+ Thông thường, tít hay là tít có khả năng đứng độc lập vẫn cung cấp thông tin cốt lõi của tác phẩm (mà không cần đọc toàn bộ phần nội dung)+ Nội dung tít phải thu hút sự quan tâm và khao khát khám phá của công chúng (có nội dung ẩn) + Nội dung tít phải nêu lên được những gì quan trọng nhất của tin bài + Nội dung tít phải chuẩn xác và thẳng thắn. Tuyệt đối không lừa dối công chúng (tránh những tựa đề mơ hồ, nhiều nghĩa, gây cười, giật gân…) III.2. Hình thức của tít+ Cấu trúc ngữ pháp của tít như thế nào?Thông thường tít là một ngữ động từ. Tít có thể là một câu ngắn (nhưng nên hạn chế dùng một câu có đầy đủ cụm chủ - vị). Tít đôi khi chỉ là một từ, một cụm từ nhưng dạng tít như thế rất hiếm.+ Cấu trúc tít cần đơn giản và trực diện (ngắn gọn: chủ thể - hành động - đối tượng), dùng câu ở thể chủ động, hạn chế dùng ở thể bị động+ Độ dài của tít như thế nào là hợp lý?Độ dài tít nên dao động trong khoảng 2 - 12 chữ. Với báo trực tuyến, do một số phần mềm xuất bản có những quy định về hình thức của tít, lời dẫn (font chữ, số lượng chữ...) nên viết tít cho báo trực tuyến đôi lúc phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật ...+ Trong tít, tránh dùng các từ dài và phức tạp + Hạn chế dùng dấu chấm hỏi, chấm than+ Tránh dùng dấu chấm+ Khi trích dẫn phải có dấu ngoặc kép+ Không nên dùng các từ viết tắt+ Cái gì hiểu ngầm được thì không cần viết ra + Tìm từ khóa để diễn đạt nội dung cốt lõi của tít. Thường đây là những động từ. Hạn chế dùng tính từ, trạng từ trong tít+ Có nên dùng tít 2 dòng?Tít trên báo online tối kỵ 2 dòng vì nó cần đi trực diện vào vấn đề, nêu được thông tin mới, lạ nhất, thông tin bản chất của vấn đề hoặc trả lời được câu hỏi mà công chúng quan tâm, chờ đợi nhất, hoặc là một phát hiện của báo... Báo in có thể dùng tít 2 dòng nhờ phần hình thức trình bày. Báo trực tuyến khó chuyển tải tít 2 dòng do đặc điểm quá trình lướt web của công chúng.Nếu phải dùng tít 2 dòng, cố gắng dồn nén thông tin trong dòng tít chính.+ Khi viết tin bài, bạn đặt tít trước hay viết nội dung tin bài trước?

BÀI TẬP: Đặt lại tít cho một tin của báo trực tuyến

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÓI QUEN UỐNG RƯỢU BIACác nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố một kết quả khảo sát kéo dài 2 năm về thói quen uống bia rượu của những nhà báo trong khu vực. Hơn 100 nam phóng viên tuổi từ 30 – 55 của Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan đã tham gia vào đợt nghiên cứu này.Báo cáo khảo sát cho thấy rằng nhà báo Lào, Campuchia, Thái Lan trung bình mỗi tháng nhậu 4 lần với bạn bè hoặc trong công việc, trong khi đó, các nhà báo Việt Nam uống rượu bia bình quân mỗi tuần 2 lần.

53

Page 54:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Nhà báo Việt Nam nhậu 2 lần / tuầnNhà báo Việt Nam nhậu gấp 2 lần các đồng nghiệp khu vực

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố một kết quả khảo sát kéo dài 2 năm về thói quen uống bia rượu của những nhà báo trong khu vực. Hơn 100 nam phóng viên tuổi từ 30 – 55 của Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan đã tham gia vào đợt nghiên cứu này.Báo cáo khảo sát cho thấy rằng nhà báo Lào, Campuchia, Thái Lan trung bình mỗi tháng nhậu 4 lần với bạn bè hoặc trong công việc, trong khi đó, các nhà báo Việt Nam uống rượu bia bình quân mỗi tuần 2 lần.III.3. Một số thủ thuật làm tít khác

+ Chơi chữ:+ Vàng mắt vì giá vàng+ Nông trường Sông Hậu sẽ kết thúc có hậu?+ “Cò” đậu sân Gò Đậu + Cầu Dần Xây, xây dần dần+ Nở trường, nở lớp, không nở nhà vệ sinh

+ Khai thác thành ngữ, tục ngữ: + Trong cái khó ló... cái mới+ Nén bạc đâm toạc… hợp đồng+ Uống nước, quên nhớ nguồn+ Nghề nuôi cá chép đang hóa rồng

+ Khai thác ca dao:+ Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ+ Hòn đất mà biết nói năng+ Bao giờ cho đến ngày xưa… + Khai thác thơ, nhại thơ: + Bên A là chùm khế ngọt+ Sương khói vẫn mờ thôn Vỹ Dạ

+ Khai thác tính đối xứng, nhạc điệu:+ Mưa dập, lũ dồn+ Xăng dầu tăng giá: Dân kêu cao, bộ bảo thấp+ Sốt giá vàng, ai hốt bạc?+ Bão gần chưa qua, bão xa lại đến + Thái Lan ngã ngựa, Việt Nam ngả bò+ Tắc giao thông, kẹt phát triển

+ Khai thác lời ca khúc:+ Em ơi, Hà Nội… chóp+ Và con sông đã vui trở lại

+ Nhại tên một tác phẩm nhiều người biết:+ Cuốn theo chiều giá+ Chuông reo là… tắm+ Những trò lố hay là VTV và Hoàng Thùy Linh+ Bỗng dưng muốn… hét+ Chiếc nón kỳ cục

+ Khai thác sự đối lập:+ Đói ăn tại nước giàu nhất thế giới+ Vị Chủ tịch Nước và ông già Việt kiều+ Lê Công Vinh và những em bé bệnh ung thư

54

Page 55:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

+ Sử dụng câu hỏi tu từ:+ Nước Nhật nào đón ông Obama?

+ Tít ngắn:+ Xuất khẩu cá độc+ Vỡ đê

+ Kích thích sự hiếu kỳ:+ Đình Toàn thích... gãi+ Gương mặt Phi Thanh Vân bị biến dạng+ BB Phạm đi bán… trà

III.4. Cần hạn chế

+ Những cái tít chung chung:+ Có một nông dân như thế+ Trách nhiệm thuộc về ai?+ Cần chấm dứt tình trạng không ai nhận trách nhiệm + Ai quản lý?+ Vẫn còn bất cập+ Đâu là lối ra?+ Bức xúc những cây cầu+ Cha chung không ai khóc+ Biện pháp ngăn chặn thiếu khả thi+ Tổ chức hội thảo định hướng nghề nghiệp cho sinh viên+ Chú trọng tìm việc cho phụ nữ trung niên

+ Dùng tít 2 dòng:+ Kỳ án trộm cây sưa Hà Nội: Cơ quan chức năng bó tay+ Tuổi Trẻ Online: 6 năm - vẫn còn chờ những bước sải dài + Cung cấp thông tin SKSS cho vị thành niên và thanh niên trẻ tại Nghệ An: Sân chơi bổ ích

+ Tít tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau:+ Di dời tượng trái phép tại di sản Phong Nha – Kẻ Bàng+ Năm con cọp nghĩ về Tổ quốc

+ Xử lý tít bị vắt dòng, phân đoạn:+ KHI MÁ VÀO CA

BA CON NGỦ VỚI CÔ GIÁO

+ THÔNG QUA VIỆC ÔNG TRƯƠNG QUANGĐƯỢC GIỮ CHỨC PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

+ TỔNG THỐNG B. OBAMA LÀM TÌNHHÌNH CU BA CĂNG THẲNG

BBC đặt “tít” dài để nổi hơn trên Google

Kể từ ngày 20/11, các bài báo trên trang tin tức của BBC sẽ có tiêu đề dài hơn nhằm giúp người đọc dễ tìm thấy trên các cỗ máy tìm kiếm.

“Khoảng gần 29% lượng truy cập của BBC News (BBC Tin tức) đến từ các cỗ máy tìm kiếm,” Steve

55

Page 56:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Herrmann, biên tập viên của website thuộc hãng tin BBC cho biết.

Chính vì thế, kể từ nay BBC sẽ cho phép các nhà báo của mình được sử dụng những tiêu đề dài hơn cho các bài viết đăng trên BBC News. Mỗi bài sẽ có 2 tiêu đề, một tiêu đề với khoảng từ 31 đến 33 ký tự sẽ được dùng trên trang chủ hay trên trang dành cho điện thoại di động và một tiêu đề khác với độ dài lên tới 55 ký tự sẽ được dùng bên trong bài viết và xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến.

Việc tùy biến để “nổi hơn” trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến đã trở thành một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của các báo điện tử từ vài năm qua. Ngày càng nhiều độc giả tìm đến các trang tin thông qua dịch vụ tổng hợp tin tức của Google News hay thông qua những đường link (liên kết) mà người dùng gửi cho nhau trên các mạng xã hội, email, Twitter hay dịch vụ đọc tin RSS. Đó chính là lý do vì sao các hãng xuất bản trực tuyến muốn chắc chắn rằng độc giả “sẽ tìm được nơi mà họ muốn đến”.

“Tùy biến theo công cụ tìm kiếm (SEO) có nghĩa là đưa nội dung trở nên dễ tiếp cận nhất đối với độc giả và đó cũng chính là công việc quan trọng của BBC News”, ông Steve Herrmann nói trên blog của hãng tin này.

Liệu việc này có làm “hỏng” việc sử dụng ngôn ngữ báo chí? Hay nó chỉ là một hành động nhằm ngăn chặn việc các nhà báo sử dụng các cụm từ quá “ngắn” và phức tạp đôi khi khiến độc giả không thể hiểu nổi? Câu trả lời chưa rõ ràng nhưng ít nhất việc cố gắng SEO tốt hơn như bổ sung các từ khóa quan trọng mà người dùng thường nhập trên các công cụ tìm kiếm khiến các tiêu đề bài viết trở nên hữu dụng hơn.

Trên thực tế, sự thay đổi này gần như không mấy ảnh hưởng ngoại trừ việc trang chủ của các website tin tức sẽ trở nên chật chội hơn và “có thông tin” hơn.

Làm báo điện tử: Cắt dán và... bóp méo

Đọc qua cái tin kể trên trên VNExpress, tôi hơi áy náy về cái tít, còn nội dung thì không có ý kiến gì. Nhưng kiểm tra bản tin gốc trên Tuổi Trẻ, tôi thấy có một số cái “sự vênh.” Thứ nhất là bài lấy lại được biên tập đi chút ít (thôi thì để cho câu cú gọn gàng, tạm chấp nhận), thứ nhì là những cái tên viết tắt T., V., B. đã điềm nhiên biến thành Thu, Vân, Bích (tôi tặc lưỡi, ừ thì tên nào mà chẳng là tên giả, lại cho qua), nhưng cái tít gốc thì hoàn toàn chẳng có “nỗi nhục” nào cả. Cụ thể, nó là “Thâm nhập những đường dây môi giới lấy chồng ngoại - Bài 1: Đau đớn thay phận đàn bà.”  Cũng tình trạng biên tập bạt mạng như thế, tôi thấy một bài khác trên VNExpress với cái mở ngoặc (theo Lao Động) bên dưới. Tra bản gốc thì chỉ thấy một cái tít trung tính: “Hưng Yên: Xét xử sơ thẩm gần 70 con bạc liên tỉnh” nhưng sau khi biên tập một chút thì nó biến thành “Đánh bạc có gái 'giải đen'.” Cần lưu ý rằng chi tiết bắt “8 trường hợp mua bán dâm” chỉ là một chi tiết trong bài và thực sự trọng tâm chính là con số 116 con bạc bị bắt và 69 kẻ bị ra tòa vì liên quan đến vụ đánh bạc, mua bán dâm. Một vụ không có “xáo trộn” nhiều về nội dung khi được đăng tải lại nhưng khá buồn cười là tin “Hai lần bị vợ cắt ‘của quí’” trên Tuổi Trẻ được VNExpress biên tập, sau đó VietNamNet... lấy lại một phần tin trên VNExpess nhưng đổi tít thành “Vẫn ổn định sau hai lần bị vợ cắt ’của quý’.” Trong tin này, trên Tuổi Trẻ viết là “18h ngày 9/6” nhưng sang hai báo kia trở thành “Tối 9/6.” Và chắc hai báo kia thấy chữ “của quý” chưa rõ ràng nên sửa luôn thành... “dương vật.” Trước đó không lâu, một bài viết khá dài trên Tiền Phong về chị Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Bắc Mê (Hà Giang) xin sinh con ngoài giá thú khi xuất hiện trên một tờ báo điện tử khác chỉ còn chừng hơn 1/3 nhưng không hề theo dạng bài trích dẫn mà vẫn là mở ngoặc (theo...) ở dưới. 

Ly kỳ nhất có lẽ là vụ bài viết trên báo Đẹp của TTXVN với tựa đề “’Con đường tình yêu’ của Ánh” khi lên một số trang web lại biến thành “Nguyệt Ánh thất vọng vì đàn ông Việt” và gây nên một cuộc tranh cãi nảy lửa trên nhiều diễn đàn. Thực ra trong bài viết, nhân vật chỉ kể về mấy cuộc tình của mình và nêu quan điểm riêng rằng “Đàn ông Việt nên thay đổi quan niệm, đừng nghĩ tất cả phụ nữ đều cần tiền và phải dựa vào họ.” Song một câu đúc kết thành tít đã thực sự gây nên chấn động. Người ta phê phán, thậm chí chửi

56

Page 57:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

rủa mà chẳng cần đọc kỹ bài, chỉ dựa vào cái tít. Ô hay, cô ta đâu hề nói thất vọng, đấy là mấy tờ báo khai thác lại đã tự nói đấy chứ! Sau vài ngày, cái tít tai hại này đã được dỡ bỏ để trở về với “bản gốc” nhưng mọi sự đã quá muộn. Các cuộc tranh luận trên các diễn đàn vẫn đang tiếp tục. Có một trang web khá phổ biến từng bị phê phán trên các báo khác vì “biến hóa” bài sao chép thành bài của mình bằng cách cho cái cụm từ “theo...” vào một vị trí rất khiêm tốn trong nội dung bài. Hậu quả, người đọc có thể hiểu theo logic thông thường là chỉ có cái câu đó là lấy theo báo kia, còn toàn bộ nội dung là sản phẩm của tôi. May thay, tình trạng này lâu nay không còn thấy xuất hiện (hoặc chưa bị phát hiện thêm). Tôi cố gắng tự bào chữa cho hành động kể trên là chỉ nhằm gây hấp dẫn cho độc giả và nhiều khi là vô ý thức. Nhưng rõ ràng trong không ít trường hợp, việc giật tít cho thật sốc, thật choáng rõ ràng là có chủ ý. Và không ít trường hợp, nội dung thậm chí còn bị bóp méo như những ví dụ kể trên. Quan điểm của tôi về báo chí rất đơn giản: Không được sao chép của nhau để sử dụng vào mục đích thương mại (bán báo hoặc bán quảng cáo). Về nguyên tắc, muốn sử dụng bài của người khác thì phải xin phép, dù là dùng cho mục đích phi lợi nhuận. Tất nhiên, trong bối cảnh sử dụng thông tin từ Internet một cách tự do và tràn lan hiện nay, việc xin phép sử dụng cho mục đích cá nhân không phải thường xuyên được tuân thủ, song nếu một tờ báo lấy làm “hàng hóa” của mình để đưa lên trang web nhằm lôi kéo độc giả và bán quảng cáo thì không có lý gì lại được dùng “chùa.” Và dù là dùng “chùa” hay thậm chí là có thỏa thuận, tôi cũng có quan điểm rất rõ ràng về việc dùng lại tin của cơ quan báo chí khác như sau:

1. Nếu có dòng chữ “Theo...” ở đầu hoặc cuối bài thì nhất thiết phải đăng nguyên văn.

2. Nếu không thể đăng đầy đủ do diện tích/khoảng trống hạn chế thì có thể biên tập nhưng chỉ là cắt giảm chữ chứ không được can thiệp vào từng câu và không được làm thay đổi ý nghĩa của từng câu, và đương nhiên là cả toàn bộ bài (nói nôm na là không được cắt gọt tùy tiện). Ngay cả tiêu đề (tít) của bài cũng phải tôn trọng tiêu chí này và nếu cần thay đổi thì cũng không phải là một câu... bịa.

3. Nếu sử dụng theo kiểu trích dẫn từ một tờ báo, hãng tin thì có thể chỉ cần nêu nguồn tin và dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp những đoạn cần lấy, và nếu lấy một phần của câu thì không được làm người đọc hiểu sai nghĩa của câu đó.

4. Việc sửa chữa chính tả và ngữ pháp là được phép nhưng không được làm sai nghĩa của câu đó.

Đầu năm 2005, tôi đã có bài viết khuyến cáo về tình trạng “xào xáo” trên báo chí, kể cả báo điện tử. Đến nay, tuy một số tờ báo mạng đã tăng thêm số bài tự viết, nhưng kiểu sao chép của nhau vẫn rất phổ biến. Khó mà chỉ ra được một tờ báo điện tử nào của Việt Nam không thực hiện chiêu “cắt dán” này, kể cả website của những tờ báo tiếng tăm. Hãy tưởng tượng độc giả đọc mấy trang web và thấy một câu chuyện được đăng y chang trên 3-4 tờ liền thì còn gì là hứng thú. Cách làm này rõ ràng trước hết là không tôn trọng độc giả, và kế đó là hành động sao chép có thể bị quy thành “ngang nhiên cướp công lao động của người khác.” Đấy là chưa nói đến tình trạng bóp méo cả bản gốc.  Cắt dán bài của báo khác đã là việc không nên, cắt dán và làm cho sai lệch nội dung (hoặc cách hiểu của độc giả về nội dung) thì lại càng là điều cấm kị trong báo chí. Nhưng điều đó vẫn đang tồn tại và chắc là sẽ vẫn tiếp tục tồn tại nếu bản thân các tờ báo điện tử không tôn trọng những nguyên tắc cơ bản nhất của báo chí, vì lợi ích của độc giả, của các tờ báo khác và của chính mình./.

57

Page 58:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

Viết tít

Tít (đầu đề) cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu bạn viết hay độc giả có thể sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu bạn viết hỏng, toàn bộ

bài báo công phu của bạn sẽ bị bỏ qua. Vì vậy hãy dành nhiều công sức để viết tít. Đừng coi tít là phần phụ cần hoàn thành gấp rút sau khi bạn đã viết xong bài báo.

Một tít cần đảm bảo 4 yêu cầu sau:

- Trung thực - Hấp dẫn

- Chính xác- Trình bày đẹp

Tính trung thực

* Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và phải phù hợp với ảnh và /hoặc đồ họa kèm bài.

* Bài viết về vấn đề gì và mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng từ mào đầu (vấn đề chính của câu chuyện) để viết tít nhưng KHÔNG đơn thuần sao chép lại mào đầu.

* Đây là một câu chuyện vui, buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng? Câu chuyện về một cá nhân hay là tin về một chính sách của chính phủ? Đây là tin thời sự hay là một bài? Hãy cố gắng viết tít đúng với sắc thái của

câu chuyện và tính chất của bài viết.* Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng nội dung và đồ họa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh kèm bài vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh

trước tiên khi đọc trang báo. Sau đó họ đọc tít và rồi mới bắt đầu đọc bài báo.* Nếu bài có tít phụ thì tít phụ phải phù hợp với tít chính và cùng sắc thái với tít chính, đủ nội dung của tít

chính và phụ hoàn toàn khác nhau.

Tính hấp dẫn

* Tít phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy hãy dùng ngôn từ sắc sảo và hấp dẫn.* Lựa chọn từ ngữ cho tít là vấn đề đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả bài viết đó. Vì số lượng từ dành cho tít không nhiều phải đảm bảo từng từ đều đáng giá. Khi bạn đọc bài viết, hãy viết ra

những từ có thể dùng cho tít.* Vì chỗ trên trang báo dành cho tít rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ.

Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ. Các nhà báo cũng thường có xu hướng dùng những từ bóng bảy để gây ấn tượng cho độc giả. Cần tránh dùng từ bóng bảy khi có thể dùng từ đơn giản mà hiệu quả vẫn vậy.

Trên thực tế, hầu hết độc giả là những người bình thường và bận rộn, họ muốn đọc ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và không phải mất thời gian để nghĩ về chúng.

*Tránh dùng các câu sáo rỗng. Nên nhớ độc giả không hề quan tâm tới trình độ sử dụng ngôn ngữ của phóng viên mà họ quan tâm tới bản thân tin tức.

* Tránh chơi chữ, vì nó có thể phản tác dụng, đặc biệt đối với các đầu đề tin (đối với bài, hoặc một số phóng sự đặc biệt thì có thể chơi chữ). Nhưng nếu muốn chơi chữ thì phải đảm bảo dùng đúng cách.

* Hãy độc đáo khi dùng từ. Có một số từ thường được báo chí sử dụng quá nhiều trong tít. Nên tránh dùng những từ như vậy thì tít sẽ độc đáo hơn.

* Nên tránh dùng các từ viết tắt và nhiều dấu chấm, phẩy trong tít vì trông rối mắt và khó hiểu.* Dùng động từ chủ động thay vì bị động. Điều này giúp tít ngắn gọn hơn và mạnh hơn.

* Viết đơn giản và đảm bảo rằng tít có nghĩa rõ ràng. Tránh đưa những thông tin phức tạp và các con số không cần thiết vào tít.

* Nhờ đồng nghiệp góp ý kiến và nghiêm túc tiếp thu ý kiến của họ. Nếu họ thấy rằng tít bài rất hay nhưng chẳng có nghĩa gì thì nhiều khả năng độc giả cũng cảm thấy như vậy.

Tính chính xác

* Tít phải chính xác. Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung, chính tả, ngữ pháp... Nếu tít của bài báo sai,

58

Page 59:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo cũng sai.* Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác. Ngày tháng, số liệu, sự kiện... phải

chính xác tuyệt đối như thông tin nêu trong bài.* Kiểm tra và kiểm tra lại tất cả, kể cả chính tả, đặc biệt là họ tên. Khi đã viết xong tít và kiểm tra lại mọi

thứ cẩn thận, hãy kiểm tra thêm một lần nữa cũng không thừa.Hình thức đẹp

* Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít trên trang báo, không được nén hoặc dãn chữ. Tít trông phải đẹp mắt và hợp với các tít khác trên trang báo và các tít phụ.

* Cần biết tít của bạn sẽ được dành bao nhiêu chỗ trên trang báo và hãy viết tít vừa vặn với khoảng trống đó. Đừng co hoặc kéo dãn chữ trên tít cho vừa với khoảng trống và phải biết rõ chỗ ngắt dòng là ở đâu (đối

với đầu đề dài 2, 3 dòng), vì đôi khi ngắt dòng không đúng từ sẽ làm tít rất khó đọc.* Hãy xem xét tới phần trình bày của bài báo trang báo, nên làm việc trước với biên tập viên dàn trang để

viết tít bài báo của bạn hợp với các đầu đề khác, các đầu đề phụ và ảnh.

(Lược dịch bài giảng của Katherine McKinley, giảng viên lớp Phóng viên viết tin đối ngoại)

Chức năng của tít và cách viết tít hay

Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay một phóng sự. Hãy tưởng tượng trong một buổi sáng bận rộn, độc giả chỉ có thời gian cho những gì họ coi là quan trọng nhất. Tít là yếu tố chính yếu ở mức độ đọc đầu tiên, và nó quyết định số phận của bài báo. Vì vậy, đừng bỏ qua!

Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu lên sáu chức năng chủ yếu của tít:- Thu hút sự chú ý vào trang giấy;

- Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt; - Giúp độc giả lựa chọn bài; - Khiến độc giả muốn đọc;

- Tổ chức trang; - Sắp xếp thông tin.

Các loại tít:- Tít phụ: thường đóng vai trò định vị sự việc: chỉ rõ thời gian và địa điểm hoặc đưa ra miền thông tin. Đôi

khi chỉ rút lại thành một từ.- Tít: trình bày cỡ to, chứa đựng những từ khóa.

- Tít nhỏ: bổ xung thông tin cho tít (như thế nào, tại sao).- Tóm tắt: liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc trong chùm bài.

Một tít hay cần phải đáp ứng được những tiêu chí như sau:

- Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.- Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên

quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng chấm than, vì nó không thay thế được những từ mạnh.

- Hạn chế dùng dấu chấm câu, trừ dấu hai chấm.- Không dùng câu hỏi.

- Chính xác, trung thực. Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói quá.- Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt.

- Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức

với xã luận.

Tít có tính thông tin:

- Trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì).- Loại bỏ những câu rườm rà, những từ không cần thiết, những thông tin bổ sung.

- Dựa vào những tít khác, nhất là tít lớn.

59

Page 60:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

- Có hai cách: chủ ngữ-động từ-bổ ngữ hoặc câu không động từ. Mỗi một cách đều có cái hay riêng. Kiểu đầu chỉ rõ hành động. Kiểu thứ hai cô đọng, nhấn mạnh từ khóa.

Tít gợi:  Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo, nhưng nêu ý nghĩa chung của nó bằng cách kích thích

người ta đọc bài báo. Chúng ta thường thấy kiểu tít này trong các tạp chí. Khi thông điệp chính đã được xác định, chúng ta sẽ tìm một hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn.

Có vô số cách để viết tin gợi: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò mò, một điều khó tin, một chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối chơi chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu ngạn ngữ… Dùng hỗn hợp hai loại tít sẽ càng hiệu quả: vừa dùng tít lớn có tính thông tin, vừa dùng tít

có tính gợi.

Làm thế nào để thành công? Chọn ra vấn đề chính trong thông điệp cốt lõi: một tít hay là phần cốt yếu trong thông điệp này. Khi đã viết xong bài báo, cần đặt câu hỏi: mình cần nói điều gì với độc giả? Trước hay sau khi viết bài? Có những khi chúng ta tìm ra ngay được tít trước khi viết bài. Nhưng thông thường

phải viết xong bài mới đến công đoạn tìm tít.

10. Đánh giá về ảnh trên một số báo trực tuyến hiện nay V. Chụp ảnh và biên tập ảnh cho website

+ Vai trò của hình ảnh: - Bắt buộc; Có thể thay thế cho bài viết; Diễn đạt thông tin, tạo sự tin cậyMục đích sử dụng: - Riêng lẻ: Đặt trong bài viết - Nhiều hình ảnh: thực hiện bài báo thông qua hình ảnh (soundslides), thư viện ảnh, chùm ảnh… + Một số lưu ý về hình ảnh: - Bố cục theo nguyên tắc 2/3 - Điểm chết và đường chân trời- Hậu cảnh và tiền cảnh- Góc máy- Hướng nhìn- Khoảnh khắc bấm máy- Thông tin trong bức ảnh- Chú thích cho bức ảnh+ Nguyên tắc chụp và biên tập ảnh: 1. Chọn góc máy hợp lý để có sự giao tiếp bằng ánh mắt với đối tượng được chụp 2. Chọn sử dụng phông rõ ràng3. Chú ý nguồn sáng để làm nổi rõ chủ đề4. Chọn chụp cận để làm nổi rõ chủ đề bức ảnh5. Không đặt chủ đề vào giữa bức ảnh (các điểm chết)6. Tránh sử dụng ảnh bị mất nét chủ đề7. Phải chú ý các nguồn sáng8. Khai thác ảnh đứng để tạo hiệu quả chiều sâu9. Hãy biết “đạo diễn” cho một bức ảnh khi có thể

3.1.7. Hình ảnh, âm thanh, video clip:

Các yếu tố đa phương tiện tạo cho báo trực tuyến một thế mạnh mà các loại hình báo chí trước nó

không có được: báo trực tuyến vừa là báo in, vừa là phát thanh, vừa là truyền hình. Thế mạnh này ngày nay

60

Page 61:  · Web view- Lời dẫn trong tin thực chất là câu mào đầu của tin. Vì thế, phải cố gắng biểu đạt một ý, thông thường trong một câu ngắn (khoảng

đã được khai thác trong những mức độ nhất định.

Ứng dụng hình ảnh động, video hiện còn hạn chế do chuẩn công nghệ, đường truyền nhưng âm

thanh, hình ảnh (image) thì được khai thác khá tốt ngay khi báo trực tuyến vừa ra đời. Radio online, truyền

hình trực tuyến, truyền hình theoo yêu cầu là những chuyên mục nhiều báo trực tuyến khai thác khá tốt.

Tất nhiên, không phải báo trực tuyến nào cũng khai thác multi media nhưng có thể nói, những yếu

tố hình ảnh, âm thanh, video clip sẽ góp phần tạo nên sự phong phú trong việc chuyển tải thông tin của báo

trực tuyến và được coi là các thành tố trong hầu hết các site báo trực tuyến.

61