210
LỜI NÓI ĐẦU Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận cấu thành của Hệ thống Kế toán Nhà nước và là một môn học thuộc chuyên ngành kế toán. Chính vì vậy, tập bài giảng Kế toán Hành chính Sự nghiệp được biên soạn nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của học sinh ngành Kế toán – Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc. Tập bài giảng cung cấp những kiến thức cơ bản về hạch toán kế toán trong đơn vị HCSN, giúp sinh viên và bạn đọc nắm vững và vận dụng tốt các quy định của chế độ kế toán HCSN vào công tác thực tế. Căn cứ vào Quyết định số 19 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 30/3/2006 về Hệ thống chế độ Kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN trong phạm vi cả nước, kết hợp với những thay đổi của chế độ quản lý kinh tế - tài chính mà Nhà nước đã ban hành trong thời gian qua tác giả đã biên soạn tập bài giảng gồm 7 chương sau: Chương 1: Nhiệm vụ và yêu cầu tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN Chương 2: Kế toán tiền và vật tư, sản phẩm – hàng hóa Chương 3: Kế toán tài sản cố định Chương 4: Kế toán các khoản thanh toán Chương 5: Kế toán nguồn kinh phí và các khoản thu Chương 6: Kế toán các khoản chi trong đơn vị HCSN Chương 7: Báo cáo tài chính Bài giảng này là tài liệu giảng dạy chính thức của học phần Kế toán HCSN hệ Trung cấp chuyên ngành Kế toán trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc và được lưu hành nội bộ. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong khoa Kinh tế đã tham gia góp ý và giúp đỡ tôi hoàn thành bài giảng này. Mặc dù đã được biên soạn rất cẩn thận song bài giảng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của các đồng nghiệp và các em học sinh để tôi tiếp tục hoàn thiện bài giảng này. Tác giả 1

soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

LỜI NÓI ĐẦU Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận cấu thành

của Hệ thống Kế toán Nhà nước và là một môn học thuộc chuyên ngành kế toán. Chính vì vậy, tập bài giảng Kế toán Hành chính Sự nghiệp được biên soạn nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của học sinh ngành Kế toán – Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc. Tập bài giảng cung cấp những kiến thức cơ bản về hạch toán kế toán trong đơn vị HCSN, giúp sinh viên và bạn đọc nắm vững và vận dụng tốt các quy định của chế độ kế toán HCSN vào công tác thực tế.

Căn cứ vào Quyết định số 19 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 30/3/2006 về Hệ thống chế độ Kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN trong phạm vi cả nước, kết hợp với những thay đổi của chế độ quản lý kinh tế - tài chính mà Nhà nước đã ban hành trong thời gian qua tác giả đã biên soạn tập bài giảng gồm 7 chương sau:

Chương 1: Nhiệm vụ và yêu cầu tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN

Chương 2: Kế toán tiền và vật tư, sản phẩm – hàng hóaChương 3: Kế toán tài sản cố địnhChương 4: Kế toán các khoản thanh toánChương 5: Kế toán nguồn kinh phí và các khoản thuChương 6: Kế toán các khoản chi trong đơn vị HCSNChương 7: Báo cáo tài chínhBài giảng này là tài liệu giảng dạy chính thức của học phần Kế toán

HCSN hệ Trung cấp chuyên ngành Kế toán trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc và được lưu hành nội bộ.

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong khoa Kinh tế đã tham gia góp ý và giúp đỡ tôi hoàn thành bài giảng này. Mặc dù đã được biên soạn rất cẩn thận song bài giảng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của các đồng nghiệp và các em học sinh để tôi tiếp tục hoàn thiện bài giảng này.

Tác giả

1

Page 2: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................1MỤC LỤC..........................................................................................................................2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................6CHƯƠNG 1: NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẤU TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP..........................................................................7

1.1. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP...................................................................................................7

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị hành chính sự nghiệp....................................7

1.1.2. Nhiệm vụ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp..................................8

1.1.3. Yêu cầu công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.............................81.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP....9

1.2.1. Nội dung công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp.................9

1.2.2. Yêu cầu tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp...10

1.2.3. Một số nội dung chủ yếu của tổ chức công tác kế toán............................10CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TIỀN VÀ VẬT TƯ, SẢN PHẨM – HÀNG HÓA..............28

2.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN............................................................................28

2.1.1. Nguyên tắc kế toán các loại tiền.................................................................28

2.1.2. Kế toán quỹ tiền mặt...................................................................................28

2.1.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc.........................................................322.2. KẾ TOÁN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ....................................................................34

2.2.1. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu, dụng cụ.....................................................34

2.2.2. Phân loại và đánh giá vật liệu, dụng cụ.....................................................35

2.2.3. Kế toán nhập, xuất vật liệu, dụng cụ.........................................................372.3. KẾ TOÁN SẢN PHẨM, HÀNG HÓA..............................................................40

2.3.1. Đặc điểm của sản phẩm, hàng hoá.............................................................40

2.3.2. Tính giá thành sản phẩm, hàng hoá..........................................................41

2.3.3. Kế toán sản phẩm, hàng hoá......................................................................41CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH..............................................................52

3.1. ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ, PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH..............52

3.1.1. Đặc điểm của tài sản cố đinh......................................................................52

3.1.2. Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định...............................................................52

3.1.3. Phân loại tài sản cố đinh.............................................................................53

3.1.4. Đánh giá tài sản cố định..............................................................................53

2

Page 3: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

3.1.5. Kế toán tăng, giảm tài sản cố định.............................................................563.2. KẾ TOÁN HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.....................................................63

3.2.1. Một số vấn đề chung về kế toán hao mon tài sản cố định........................63

3.2.2. Chứng tư kế toán sử dụng..........................................................................64

3.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng.........................................................................64

3.2.4. Phương pháp hạch toán..............................................................................653.3. KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG..................................................66

3.3.1. Nội dung chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.................................................66

3.3.2. Chứng tư kế toán sử dụng..........................................................................66

3.3.3. Tài khoản kế toán sử dụng.........................................................................67

3.3.4. Phương pháp hạch toán..............................................................................67CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN...........................................81

4.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN...........................................................................................................81

4.1.1. Khái niệm.....................................................................................................81

4.1.2. Nội dung các nghiệp vụ thanh toán...........................................................81

4.1.3. Nguyên tắc kế toán thanh toán...................................................................824.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU..............................................................82

4.2.1. Nội dung các khoản phải thu......................................................................82

4.2.2. Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu.......................................................83

4.2.3. Chứng tư kế toán sử dụng..........................................................................83

4.2.4. Tài khoản kế toán sử dụng.........................................................................83

4.2.5. Phương pháp hạch toán..............................................................................844.3. KẾ TOÁN TẠM ỨNG........................................................................................87

4.3.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý...............................................................87

4.3.2. Nhiệm vụ kế toán thanh toán tạm ứng......................................................87

4.3.3. Chứng tư kế toán sử dụng..........................................................................88

4.3.4. Tài khoản sử dụng.......................................................................................88

4.3.5. Phương pháp kế toán..................................................................................884.4. KẾ TOÁN KINH PHÍ CẤP CHO CẤP DƯỚI.................................................89

4.4.1. Chứng tư kế toán sử dụng..........................................................................89

4.4.2. Tài khoản sử dụng.......................................................................................89

4.4.3. Phương pháp hạch toán..............................................................................89

3

Page 4: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4.5. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ........................................................90

4.5.1. Nội dung các khoản phải trả......................................................................90

4.5.2. Nhiệm vụ kế toán các khoản phải trả........................................................91

4.5.3. Kế toán các khoản phải trả.........................................................................914.6. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI NỘP CHO NHÀ NƯỚC...................................94

4.6.1. Những quy định kế toán phải nộp cho nhà nước.....................................94

4.6.2. Chứng tư kế toán sử dụng..........................................................................94

4.6.3. Tài khoản kế toán sử dụng.........................................................................94

4.6.4. Phương pháp hạch toán..............................................................................954.7. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ VIÊN CHỨC, CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP THEO LƯƠNG...................................................................98

4.7.1. Kế toán các khoản phải trả viên chức.......................................................99

4.7.2. Kế toán các khoản phải trả cho các đối tượng khác..............................100

4.7.3. Kế toán các khoản phải nộp theo lương..................................................101CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN CÁC NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN THU.............110

5.1. KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG.............................................110

5.1.1. Nội dung kế toán nguồn kinh phí hoạt động...........................................110

5.1.2. Chứng tư kế toán sử dụng........................................................................110

5.1.3. Tài khoản kế toán sử dụng.......................................................................110

5.1.4. Phương pháp kế toán................................................................................1115.2. KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ DỰ ÁN.........................................................114

5.2.1. Nội dung nguồn kinh phí dự án...............................................................114

5.2.2. Chứng tư kế toán sử dụng........................................................................115

5.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng.......................................................................115

5.2.4. Phương pháp hạch toán............................................................................1155.3. KẾ TOÁN QUỸ CƠ QUAN.............................................................................117

5.3.1. Nguồn hình thành quỹ cơ quan................................................................117

5.3.2. Chứng tư kế toán sử dụng........................................................................118

5.3.3. Tài khoản kế toán sử dụng.......................................................................118

5.3.4. Phương pháp hạch toán............................................................................1185.4. KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN.....................120

5.4.1. Nguồn hình thành nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.................120

5.4.2. Chứng tư kế toán sử dụng........................................................................120

4

Page 5: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

5.4.3. Tài khoản kế toán sử dụng.......................................................................120

5.4.4. Phương pháp hạch toán............................................................................1215.5. KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH THU CHI CHƯA XỬ LÝ..................................122

5.5.1. Tài khoản kế toán sử dụng.......................................................................122

5.5.2. Phương pháp hạch toán............................................................................123

5.6. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU.......................................................................124

5.6.1. Nội dung các khoản thu............................................................................124

5.6.2. Nhiệm vụ của kế toán................................................................................124

5.6.3. Chứng tư kế toán sử dụng........................................................................125

5.6.4. Tài khoản kế toán sử dụng.......................................................................125

5.6.5. Phương pháp kế toán................................................................................125CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ

NGHIỆP..........................................................................................................................1336.1. KẾ TOÁN CHI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH........................133

6.1.1. Nguyên tắc chi hoạt động sản xuất kinh doanh......................................133

6.1.2. Phương pháp kế toán................................................................................1336.2. KẾ TOÁN CHI HOẠT ĐỘNG........................................................................136

6.2.1. Chứng tư kế toán sử dụng........................................................................136

6.2.2. Tài khoản sử dụng.....................................................................................136

6.2.3. Phương pháp kế toán................................................................................1376.3. KẾ TOÁN CHI DỰ ÁN....................................................................................138

6.3.1. Tài khoản sử dụng.....................................................................................138

6.3.2. Phương pháp hạch toán............................................................................139CHƯƠNG 7: BÁO CÁO TÀI CHÍNH........................................................................148

7.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM, THỜI HẠN LẬP VÀ NỘP BÁO CÁO TÀI CHÍNH............................................................................148

7.1.1 Mục đích, nội dung của việc lập................................................................148

7.1.2. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi.............................................................1497.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH............151

7.2.1. Bảng cân đối tài khoản..............................................................................152

7.2.2. Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng...............153

7.2.3. Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định..........................................155

7.2.4. Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu...........................................155

7.2.5. Thuyết minh báo cáo tài chính.................................................................159

5

Page 6: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- BCTC : Báo cáo tài chính- BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp- BHXH : Bảo hiểm xã hội- BHYT : Bảo hiểm y tế- CCDC : Công cu dung cu- CNV : Công nhân viên- DTKP : Dự toán kinh phí- ĐĐH : Đơn đặt hàng- ĐK : Đầu kỳ- ĐVT : Đơn vị tính- GTGT : Giá trị gia tăng- HCSN : Hành chính sự nghiệp- HĐTX : Hoạt động thường xuyên- KP : Kinh phí- KPCĐ : Kinh phí công đoàn- KPDA : Kinh phí dự án- KPHĐ : Kinh phí hoạt động- NK : Nhập khẩu- NSNN : Ngân sách nhà nước- NVL : Nguyên vật liệu- SXKD : Sản xuất kinh doanh- TGNH : Tiền gửi ngân hàng- TK : Tài khoản- TSCĐ : Tài sản cố định- TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình- TSCĐVH : Tài sản cố định vô hình- TTĐB : Tiêu thu đặc biệt- VL, DC : Vật liệu, dung cu- VNĐ : Việt Nam đồng- XDCB : Xây dựng cơ bản

6

Page 7: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Chương 1: NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Mục tiêu:- Giúp người đọc khái quát hóa, hệ thống hóa những nội dung cơ bản

của chế độ kế toán áp dụng trong các đơn vị HCSN, trước hết là nội dung của chế độ kế toán hiện hành.

- Tạo điều kiện giúp người học tìm hiểu, xác định hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và bảng biểu kế toán theo chế độ kế toán phù hợp với đặc điểm của đơn vị HCSN.

1.1. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị hành chính sự nghiệpa. Khái niệmĐơn vị HCSN là những đơn vị quản lý hành chính Nhà nước, đơn vị

sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo duc, thể thao, sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế… hoạt động bằng nguồn kinh phí Nhà nước cấp, cấp trên cấp hoặc các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhận viện trợ, tài trợ, biếu tặng… theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vu của Đảng và Nhà nước giao.

Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị cũng như chủ động trong việc chi tiêu các đơn vị HCSN phải lập dự toán.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vu của từng đơn vị có thể chia ra các đơn vị dự toán thành các loại sau:

- Các cơ quan quản lý Nhà nước: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cuc, Tổng cuc, UBND, Sở, Ban, Ngành…

- Các đơn vị sự nghiệp: sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo duc, y tế, văn hoá, thể thao…

- Các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội…- Các cơ quan an ninh, quốc phòng.

7

Page 8: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

b. Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp- Hoạt động của đơn vị HCSN rất phong phú, đa dạng và phức tạp,

các khoản chi cho hoạt động chủ yếu được trang trải bằng nguồn kinh phí của Nhà nước cấp, kinh phí này thường không hoàn lại. Điều đó đòi hỏi việc quản lý chi tiêu phải đúng muc đích, đúng dự toán đã phê duyệt theo từng nguồn kinh phí, từng nội dung chi tiêu theo tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.

- Không như các doanh nghiệp hoạt động với muc tiêu tìm kiếm lợi nhuận, đơn vị HCSN hoạt động theo muc tiêu, nhiệm vu của Nhà nước. Ngoài ra, tùy theo từng loại hình và đặc thù của từng đơn vị mà ở các đơn vị này có tổ chức thêm các hoạt động khác nhằm tạo nguồn thu cho đơn vị. Có thể thấy hoạt động tài chính của đơn vị HCSN gồm hai mặt sau:

+ Theo dõi, quản lý, sử dung kinh phí NSNN cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vu được giao.

+ Tự huy động vốn và tận dung cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động sẵn có của đơn vị để tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vu.

1.1.2. Nhiệm vụ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệpĐể thực sự là công cu sắc bén, có hiệu quả trong công tác quản lý

kinh tế, tài chính, kế toán trong các đơn vị HCSN phải thực hiện các nhiệm vu chủ yếu sau:

- Ghi chép, phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dung tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dung nguồn kinh phí, tình hình và kết quả sản xuất – kinh doanh tại đơn vị.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán.

- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị, dự toán thu – chi và quyết toán của đơn vị cấp dưới.

1.1.3. Yêu cầu công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệpĐể đáp ứng thực hiện tốt nhiệm vu của mình, kế toán đơn vị HCSN

phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

8

Page 9: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, quỹ, kinh phí, tài sản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị.

- Chỉ tiêu kinh tế phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và phương pháp tính toán.

- Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các nhà quản lý có được những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của đơn vị.

- Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.1.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH

CHÍNH SỰ NGHIỆP1.2.1. Nội dung công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự

nghiệpTrong đơn vị có các công việc kế toán bao gồm:- Kế toán vốn bằng tiền: phản ánh số hiện có và tình hình biến động

của các loại vốn bằng tiền của đơn vị gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kho bạc, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.

- Kế toán vật tư, tài sản:+ Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động của các

loại vật tư, sản phẩm – hàng hoá của đơn vị.+ Phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ hiện

có và tình hình biến động của TSCĐ, công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa tại đơn vị.

- Kế toán thanh toán:+ Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản

nợ phải thu của các đối tượng trong và ngoài đơn vị.+ Phản ánh các khoản nợ phải trả, các khoản trích nộp theo lương,

các khoản phải trả CNV chức và các đối tượng khác, các khoản phải nộp ngân sách và tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp.

- Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các nguồn KPHĐ, nguồn KPDA, kinh phí khác và các loại vốn quỹ của đơn vị.

- Kế toán các khoản thu: Phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vu và

9

Page 10: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

các khoản thu khác phát sinh tại đơn vị và nộp kịp thời các khoản thu khác vào ngân sách, hoặc cấp trên.

- Kế toán các khoản chi:+ Phản ánh tình hình chi phí cho hoạt động sự nghiệp, chi thực hiện

chương trình dự án, chi theo ĐĐH nhà nước được duyệt và việc thanh quyết toán các khoản chi đó.

+ Phản ánh chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khác, trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vu.

- Lập báo cáo tài chính và phân tích quyết toán của đơn vị: Trong từng phần công việc trên, công tác kế toán được tiến hành qua các khâu. Lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, tổng hợp lập báo cáo kế toán, kiểm tra và phân tích số liệu, tài liệu kế toán, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán. Riêng khâu ghi sổ kế toán lại tiến hành theo hai nội dung:

+ Kế toán tổng hợp+ Kế toán chi tiết1.2.2. Yêu cầu tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành

chính sự nghiệpTổ chức công tác kế toán trong một đơn vị HCSN phải đảm bảo đầy

đủ các yêu cầu:- Phải phù hợp với chính sách chế độ do Nhà nước quy định.- Phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vu được Nhà

nước giao và tiết kiệm chi phí trong hạch toán, kế toán.- Phải phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị.- Phải phù hợp với trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ kế toán.1.2.3. Một số nội dung chủ yếu của tổ chức công tác kế toána. Tổ chức công tác ghi chép ban đầuMọi nghiệp vu kế toán phát sinh trong việc sử dung kinh phí và thu

chi ngân sách đều phải lập chứng từ kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác. Kế toán phải căn cứ vào chế độ chứng từ do Nhà nước ban hành trong chế độ chứng từ kế toán HCSN và nội dung hoạt động kinh tế, tài chính cũng như yêu cầu quản lý các hoạt động kinh tế quy định cu thể việc sử dung mẫu chứng từ phù hợp, quy định người chịu trách nhiệm ghi nhận các nghiệp vu và trình tự luân chuyển từng loại chứng từ một cách khoa học –

10

Page 11: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

hợp lý. Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ là do kế toán trưởng quy định.

b. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toánCác đơn vị HCSN phải dựa vào hệ thống tài khoản kế toán đơn vị

HCSN ban hành theo QĐ 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính và tùy đặc điểm hoạt động của đơn vị để xác định tài sản cần sử dung, bảo đảm phản ánh đầy đủ toàn bộ hoạt động của đơn vị và quản lý chặt chẽ tài sản, vật tư, tiền vốn của đơn vị.

Lựa chọn các hình thức tổ chức công tác kế toán có liên quan mật thiết đến việc thiết kế bộ máy kế toán ở đơn vị.

Bảng 1-1. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán HCSN

STTSỐ HIỆU

TKTÊN TÀI KHOẢN

PHẠM VI

ÁP DỤNGGHI CHÚ

LOẠI 1: TIỀN VÀ VẬT TƯ1 111 Tiền mặt Mọi đơn vị

1111 Tiền Việt Nam1112 Ngoại tệ1113 Vàng, bạc, kim khí quý, đá

quý2 112 Tiền gửi Ngân hàng, Kho

bạcMọi đơn vị Chi tiết theo

từng TK tại từng NH, KB

1121 Tiền Việt Nam1122 Ngoại tệ1123 Vàng, bạc, kim khí quý, đá

quý3 113 Tiền đang chuyển Mọi đơn vị

4 121 Đầu tư tài chính ngắn hạn Đơn vị có phát sinh

1211 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

11

Page 12: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

1218 Đầu tư tài chính ngắn hạn khác

5 152 Nguyên liệu, vật liệu Mọi đơn vị Chi tiết theo yêu cầu quản

6 153 Công cụ, dụng cụ Mọi đơn vị lý

7 155 Sản phẩm, hàng hoá Đơn vị có hoạt

Chi tiết

1551 Sản phẩm động SX, KD

theo sản phẩm,

1552 Hàng hoá hàng hoáLOẠI 2: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

8 211 TSCĐ hữu hình Mọi đơn vị Chi tiết theo2111 Nhà cửa, vật kiến trúc yêu cầu

quản 2112 Máy móc, thiết bị lý2113 Phương tiện vận tải, truyền

dẫn2114 Thiết bị, dung cu quản lý2115 Cây lâu năm, súc vật làm việc

và cho sản phẩm2118 Tài sản cố định khác

9 213 TSCĐ vô hình Mọi đơn vị10 214 Hao mon TSCĐ Mọi đơn vị

2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình2142 Hao mòn TSCĐ vô hình

11 221 Đầu tư tài chính dài hạn2211 Đầu tư chứng khoán dài hạn2212 Vốn góp 2218 Đầu tư tài chính dài hạn khác

12 241 XDCB dở dang

12

Page 13: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

2411 Mua sắm TSCĐ2412 Xây dựng cơ bản 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ

LOẠI 3: THANH TOÁN

13 311 Các khoản phải thu Mọi đơn vị Chi tiết theo 3111 Phải thu của khách hàng yêu cấu 3113 Thuế GTGT được khấu trừ Đơn vị

đượcquản lý

31131 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ

khấu trừ thuếGTGT

31132 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

3118 Phải thu khác14 312 Tạm ứng Mọi đơn vị Chi tiết

từng đối tượng

15 313 Cho vay Đơn vị có dự

Chi tiết

3131 Cho vay trong hạn án tín dung từng đối tượng

3132 Cho vay quá hạn3133 Khoanh nợ cho vay

16 331 Các khoản phải trả Mọi đơn vị Chi tiết 3311 Phải trả người cung cấp từng đối

tượng3312 Phải trả nợ vay3318 Phải trả khác

17 332 Các khoản phải nộp theo lương Mọi đơn vị

3321 Bảo hiểm xã hội

13

Page 14: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

3322 Bảo hiểm y tế3323 Kinh phí công đoàn 3324 Bảo hiểm thất nghiệp

18 333 Các khoản phải nộp nhà nước Các đơn vị có phát sinh

3331 Thuế GTGT phải nộp33311 Thuế GTGT đầu ra33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu3332 Phí, lệ phí3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp3337 Thuế khác3338 Các khoản phải nộp khác

19 334 Phải trả công chức, viên chức

Mọi đơn vị

20 335 Phải trả các đối tượng khác Chi tiết theo từng đối tượng

21 336 Tạm ứng kinh phí

22 337 Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau

3371 Nguyên liệu, vật liệu, công cu, dung cu tồn kho

3372 Giá trị khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành

3373 Giá trị khối lượng XDCB hoàn thành

23 341 Kinh phí cấp cho cấp dưới Các đơn vị cấp trên

Chi tiết cho từng đơn vị

14

Page 15: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

24 342 Thanh toán nội bộ Đơn vị có phát sinh

LOẠI 4 – NGUỒN KINH PHÍ

25 411 Nguồn vốn kinh doanh Đơn vị có hoạt động SXKD

Chi tiết theo từng

nguồn26 412 Chênh lệch đánh giá lại tài

sảnĐơn vị có phát sinh

27 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái Đơn vị có ngoại tệ

28 421 Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

4211 Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên

4212 Chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, kinh doanh

4213 Chênh lệch thu, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Đơn vị có đơn đặt hàng của Nhà nước

4218 Chênh lệch thu, chi hoạt động khác

29 431 Các quỹ Mọi đơn vị4311 Quỹ khen thưởng4312 Quỹ phúc lợi4313 Quỹ ổn định thu nhập4314 Quỹ phát triển hoạt động sự

nghiệp30 441 Nguồn kinh phí đầu tư xây

dựng cơ bản Đơn vị có đầu

15

Page 16: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4411 Nguồn kinh phí NSNN cấp tư XDCB dự án

4413 Nguồn kinh phí viện trợ4418 Nguồn khác

31 461 Nguồn kinh phí hoạt động Mọi đơn vị Chi tiết từng

4611 Năm trước nguồn KP46111 Nguồn kinh phí thường xuyên46112 Nguồn kinh phí không thường

xuyên4612 Năm nay46121 Nguồn kinh phí thường xuyên46122 Nguồn kinh phí không thường

xuyên4613 Năm sau46131 Nguồn kinh phí thường xuyên46132 Nguồn kinh phí không thường

xuyên32 462 Nguồn kinh phí dự án Đơn vị có

dự án4621 Nguồn kinh phí NSNN cấp 4623 Nguồn kinh phí viện trợ4628 Nguồn khác

33 465 Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Đơn vị có đơn đặt hàng củaNhà nước

34 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Mọi đơn vị

LOẠI 5: CÁC KHOẢN THU

35 511 Các khoản thu Đơn vị có 5111 Thu phí, lệ phí phát sinh

16

Page 17: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

5112 Thu theo đơn đặt hàng của nhà nước

5118 Thu khác36 521 Thu chưa qua ngân sách Đơn vị có

5211 Phí, lệ phí phát sinh5212 Tiền, hàng viện trợ

37 531 Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh

Đơn vị có HĐ SXKD

LOẠI 6: CÁC KHOẢN CHI38 631 Chi hoạt động sản xuất,

kinh doanhĐơn vị có hoạt động SXKD

Chi tiết theo động SXKD

39 635 Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước

Đơn vị có đơn đặt hàng của Nhà nước

40 643 Chi phí trả trước Đơn vị có phát sinh

41 661 Chi hoạt động Mọi đơn vị6611 Năm trước66111 Chi thường xuyên66112 Chi không thường xuyên6612 Năm nay66121 Chi thường xuyên66122 Chi không thường xuyên6613 Năm sau66131 Chi thường xuyên66132 Chi không thường xuyên

42 662 Chi dự án Đơn vị códự án

Chi tiết theodự án6621 Chi quản lý dự án

17

Page 18: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

6622 Chi thực hiện dự ánLOẠI 0: TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

1 001 Tài sản thuê ngoài 2 002 Tài sản nhận giữ hộ, nhận

gia công 3 004 Khoán chi hành chính 4 005 Dụng cụ lâu bền đang sử

dụng 5 007 Ngoại tệ các loại 6 008 Dự toán chi hoạt động

0081 Dự toán chi thường xuyên0082 Dự toán chi không thường

xuyên7 009 Dự toán chi chương trình,

dự án 0091 Dự toán chi chương trình, dự

án0092 Dự toán chi đầu tư XDCB

c. Lựa chọn hình thức kế toán- Hình thức Nhật ký – Sổ cái- Hình thức Chứng từ ghi sổ- Hình thức Nhật ký chung- Hình thức Kế toán trên máy vi tínhTùy thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu và trình độ

quản lý, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, mỗi đơn vị kế toán được phép lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp với đơn vị mình nhằm đảm bảo cho kế toán có thể thực hiện tốt việc thu nhận, xử lý và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu (kế toán) kinh tế phuc vu cho công tác lãnh đạo.

18

Page 19: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

* Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cáiĐặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký – Sổ cái các nghiệp vu kinh

tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và phân loại, hệ thống hóa theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp là sổ Nhật ký - Sổ cái và trong cùng một quá trình ghi chép.

Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

Hình thức sổ kế toán Nhật ký – Sổ cái gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau:

- Nhật ký – Sổ cái.- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái.- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp

chứng từ kế toán đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ cái. Mỗi chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ được ghi một dòng đồng thời ở cả hai phần Nhật ký và Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ được lập cho những chứng từ cùng loại, phát sinh nhiều lần trong một ngày (như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập vật liệu…).

- Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ sau khi được dùng để ghi Nhật ký – Sổ cái phải được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ Nhật ký và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng Nhật ký – Sổ cái ở cột phát sinh của phần Nhật ký và cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ cái để ghi vào dòng cột phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này để tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng, tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng TK.

- Việc kiểm tra đối chiếu các số liệu sau khi cộng Nhật ký – Sổ cái phải đảm bảo yêu cầu sau:

Tổng số phát sinh ở phần Nhật ký

Tổng số phát sinh Nợcủa tất cả các tài khoản

= =Tổng số phát sinh Có

của tất cả các tài khoản

19

Page 20: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỔQUỸ

SỔ, THẺKẾ TOÁNCHI TIẾT

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG

TỪ GỐC

NHẬT KÝ - SỔ CÁIBẢNG

TỔNG HỢP CHI TIẾT

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải cộng số phát sinh Nợ, số phát

sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng; căn cứ số liệu của từng đối tượng chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết từng tài khoản được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư của tài khoản đó trên Nhật ký – Sổ cái.

- Số liệu trên Nhật ký – Sổ cái, trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết và Bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp đúng được sử dung để lập Bảng cân đối tài khoản và các Báo cáo tài chính khác.

Ghi chú: Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu số liệu cuối tháng

Sơ đồ 1-1. Sơ đồ phản ánh trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái

* Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổĐặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là việc ghi

sổ kế toán tổng hợp được căn cứ trực tiếp vào “chứng từ ghi sổ”. Chứng từ ghi sổ là một loại sổ kế toán để phân loại, hệ thống hóa và xác định nội

20

Page 21: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỔ QUỸ SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔCHỨNG TỪ GHI SỔ

BẢNG CÂN ĐỐI SỔ PHÁT SINH

SỔ CÁIBẢNG

TỔNG HỢP CHI TIẾT

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

dung kinh tế của các hoạt động kinh tế tài chính đã phát sinh. Việc ghi sổ kế toán trên cơ sở Chứng từ ghi sổ sẽ được tách biệt thành hai quá trình riêng rẽ:

- Ghi theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vu kinh tế tài chính trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

- Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vu kinh tế tài chính phát sinh trên Sổ cái.

Các loại sổ kế toán chủ yếu của hình thức Chứng từ ghi sổ:- Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, Sổ cái,- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu số liệu cuối tháng

Sơ đồ 1-2. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng tư ghi sổ

21

Page 22: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra để lập Chứng từ ghi sổ hoặc để lập Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, sau đó mới căn cứ vào số liệu của chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng chứng từ kế toán để lập Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ đã được lập chuyển cho phu trách kế toán ký duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ chỉ sau khi đã ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (lấy số và ngày) mới được sử dung để ghi vào Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Sau khi phản ánh tất cả các Chứng từ ghi sổ đã được lập trong tháng vào Sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu kiểm tra, số liệu trên Sổ cái được sử dung để lập “Bảng cân đối tài khoản” và các báo cáo tài chính khác.

- Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì Chứng từ kế toán, Bảng tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo Chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng, tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên Sổ cái của tài khoản đó. Các Bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính.

* Hình thức kế toán Nhật ký chungĐặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp

vu kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế nghiệp vu đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vu phát sinh.

22

Page 23: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ, THẺ KT CHI TIẾT

SỔ CÁI BẢNG TH CHI TIẾT

BẢNG CÂN ĐỐI SỔ PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu cuối tháng

Sơ đồ 1-3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chungHình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung- Sổ cái

. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ để

ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vu phát sinh vào sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi Sổ Nhật ký chung, các nghiệp vu phát sinh phải được ghi vào các Sổ kế toán chi tiết liên quan.

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm công số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

23

Page 24: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

MÁY VI TÍNH

SỔ KẾ TOÁN- Sổ tổng hợp- Sổ chi tiết

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

PHẦNMỀM

KẾ TOÁN

HỆ THỐNG MỤC LỤC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Chương/loại/khoản/muc/tiểu mucC/L/K/M/TM

- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) dùng để lập các Báo cáo tài chính.

- Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

* Hình thức kế toán trên máy vi tính

Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngàyIn sổ, báo cáo cuối thángĐối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1-4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tínhd. Một số nội dung của mục lục Ngân sách nhà nước

24

Page 25: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

* Về Chương và cấp quản lý (Chương):Phân loại theo Chương và cấp quản lý (viết tắt là Chương) là phân

loại dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan chủ quản) được tổ chức quản lý ngân sách riêng nhằm xác định trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức đó đối với Ngân sách nhà nước. Trong các Chương, có một số Chương đặc biệt dùng để phản ánh nhóm tổ chức, nhóm cá nhân có cùng tính chất, nhưng không thuộc cơ quan chủ quản.

- Các nội dung phân loại được mã số hoá 3 ký tự và được chia làm 4 khoản ứng với 4 cấp quản lý:

+ Các số có giá trị từ 001 đến 399 dùng để mã số hoá các cơ quan, tổ chức thuộc Trung ương quản lý;

+ Các số có giá trị từ 400 đến 599  dùng để mã số hoá các cơ quan, tổ chức thuộc cấp tỉnh quản lý;

+ Các số có giá trị từ 600 đến 799  dùng để mã số hoá các cơ quan, tổ chức thuộc cấp huyện quản lý;

+ Các số có giá trị từ 800 đến 989 dùng để mã số hoá các cơ quan, tổ chức thuộc cấp xã quản lý. 

- Căn cứ khoản thu ngân sách đơn vị có nghĩa vu hoặc trách nhiệm quản lý, nộp Ngân sách nhà nước thuộc cơ quan chủ quản để xác định mã số Chương; căn cứ khoản chi thuộc dự toán ngân sách giao đơn vị, dự án đầu tư thuộc cơ quan chủ quản để xác định mã số Chương. Ví dụ: Bệnh viện tuyến tỉnh thuộc Sở Y tế khi nộp thuế từ hoạt động dịch vu, hoặc chi ngân sách thanh toán lương, phu cấp cho cán bộ, công chức của bệnh viện, đều được hạch toán Chương 423 “Sở Y tế”.

- Khi hạch toán thu, chi Ngân sách nhà nước chỉ cần hạch toán mã số Chương. Căn cứ vào khoảng cách quy định nêu trên sẽ biết được khoản thu, chi thuộc cấp nào quản lý.

* Về ngành kinh tế (Loại, Khoản):Phân loại theo ngành kinh tế (viết tắt là Loại, Khoản) là dựa vào tính

chất hoạt động kinh tế (ngành kinh tế quốc dân) để hạch toán thu, chi Ngân sách nhà nước. Các nội dung phân loại (Loại, Khoản) được mã số

25

Page 26: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

hoá 3 ký tự; mỗi loại cách nhau 30 giá trị. Riêng Loại “Công nghiệp chế biến, chế tạo” có 60 giá trị.

Căn cứ tính chất của hoạt động phát sinh nguồn thu ngân sách hoặc khoản chi ngân sách cho hoạt động có tính chất gì để xác định mã số Loại, Khoản.

Khi hạch toán thu, chi Ngân sách Nhà nước, chỉ hạch toán mã số Khoản. Căn cứ vào khoảng cách nằm trong khoảng theo nguyên tắc trên, sẽ xác định được khoản thu, chi ngân sách thuộc Loại nào.

Khi sử dung Muc luc Ngân sách nhà nước về phân loại theo Loại, Khoản, cần lưu ý một số nội dung sau:

Đối với các khoản kinh phí của Ngân sách nhà nước cấp cho một đơn vị dự toán để thực hiện các nhiệm vu, lĩnh vực chi khác nhau: Khi chi căn cứ vào dự toán kinh phí được phân bổ để hạch toán theo Loại, Khoản tương ứng.

Ví dụ: Đơn vị dự toán X được phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2008 để thực hiện những nhiệm vu sau:

- Chi quản lý hành chính: Hạch toán vào Loại 460, Khoản tương ứng.- Chi nghiên cứu khoa học về công nghệ: Hạch toán vào Loại 370,

Khoản tương ứng- Chi đào tạo lại: Hạch toán vào Loại 490, Khoản 504 ...* Về nội dung kinh tế (Mục, Tiểu mục):Phân loại theo nội dung kinh tế (viết tắt là Muc, Tiểu muc) là dựa

vào nội dung kinh tế (hay tính chất kinh tế) của khoản thu, chi NSNN để phân loại vào các Muc, Tiểu muc; Nhóm, Tiểu nhóm khác nhau.

Các Muc thu Ngân sách nhà nước quy định trên cơ sở chế độ, chính sách thu Ngân sách nhà nước; các Muc chi Ngân sách nhà nước quy định trên cơ sở chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu Ngân sách nhà nước. Trong từng Muc thu, chi, để phuc vu yêu cầu quản lý chi tiết, quy định các Tiểu muc. Các Muc thu, chi có nội dung gần giống nhau lập thành Tiểu nhóm; các Tiểu nhóm có tính chất gần giống nhau lập thành Nhóm để phuc vu yêu cầu quản lý, đánh giá Ngân sách nhà nước.

Các nội dung phân loại được mã số hoá 4 ký tự:  - Các số có giá trị từ 0001 đến 0049 dùng để mã số hoá các Muc tạm thu

26

Page 27: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Các số có giá trị từ 0051 đến 0099 dùng để mã số hoá các Muc tạm chi- Các số có giá trị từ 0110 đến 0799 dùng để mã số hoá các Nhóm,

Tiểu nhóm.- Các số có giá trị từ 0800 đến 0899 dùng để mã số hoá các Muc,

Tiểu muc vay và trả nợ gốc vay.- Các số có giá trị từ 0900 đến 0999 dùng để mã số hoá các Muc,

Tiểu muc theo dõi chuyển nguồn giữa các năm.- Các số có giá trị từ 1000 đến 5999 dùng để mã số hoá các Muc,

Tiểu muc thu Ngân sách nhà nước.- Các số có giá trị từ 6000 đến 9989 dùng để mã số hoá các Muc,

Tiểu muc chi Ngân sách nhà nước.Khi hạch toán thu, chi Ngân sách nhà nước chỉ hạch toán Tiểu muc

(riêng đối với các khoản tạm thu, tạm chi hạch toán theo Muc).

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Đơn vị HCSN là gì? Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kế toán HCSN?Câu 2: Nêu nội dung công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp?Câu 3: Trình bày các hình thức tổ chức sổ kế toán áp dung trong các

đơn vị HCSN?

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ tài chính, Chế độ kế toán công trong đơn vị HCSN, NXB Thống kê,

2006.2. PGS. TS Nguyễn Văn Công, Giáo trình kế toán HCSN, NXB Thống kê,

2006.3. TS Hà Thị Ngọc Hà, Hướng dân thực hành chế độ kế toán HCSN

– Bài tập và lập BCTC – 2011, NXB Lao động xã hội, 2011.4. Nguyễn Văn Nhiệm, Hướng dân thực hành kế toán đơn vị HCSN,

NXB Thống kê, 2008.5. Nguyễn Thị Quỳnh, Hệ thống mục lục NSNN, NXB Lao động xã hội, 2010.6. Bộ tài chính, Luật kế toán, NXB Tài chính, 2008.

27

Page 28: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Chương 2: KẾ TOÁN TIỀN VÀ VẬT TƯ, SẢN PHẨM – HÀNG HÓA

Mục tiêu:- Giúp người học nhận thức đối tượng kế toán là các loại vốn bằng

tiền, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.Trang bị cho người học phương pháp hạch toán thu, chi

tiền mặt, tăng, giảm tiền gửi và tiền đang chuyển; hạch toán tồn kho, xuất kho, nhập kho các loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa trong các đơn vị HCSN.

2.1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 2.1.1. Nguyên tắc kế toán các loại tiềnTiền của đơn vị HCSN là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá

trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, kho bạc (kể cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý). Kế toán các loại tiền trong các đơn vị HCSN phải quán triệt nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Mọi nghiệp vu kinh tế phát sinh được kế toán sử dung một đơn vị tiền tệ thống nhất là “Đồng” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phản ánh (VND).

- Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có và tình hình thu, chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ (theo nguyên tệ và theo Đồng Việt Nam quy đổi), từng loại vàng, bạc, đá quý (theo số lượng, trọng lượng, quy cách, độ tuổi, kích thước, giá trị…)

2.1.2. Kế toán quỹ tiền mặta. Chứng từ kế toánKế toán quỹ tiền mặt sử dung các chứng từ sau:- Phiếu thu- Phiếu chi- Biên lai thu tiền- Giấy đề nghị tạm ứng- Giấy thanh toán tạm ứng- Hóa đơn bán hàng

28

Page 29: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Hóa đơn mua hàng- Bảng kiểm kê quỹ- Bảng kê vàng bạc đá quýTheo mẫu của Bộ Tài Chính quy định.b. Tài khoản kế toán sử dụngĐể phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, kế toán sử dung

tài khoản 111 – Tiền mặt.* Kết cấu:- Bên nợ : Các khoản tiền mặt tăng do+ Nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc...+ Kiểm kê phát hiện thừa.+ Giá tri ngoại tệ tăng khi đánh giá lại.

- Bên có : Các khoản tiền mặt giảm do + Xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc…+ Số thiếu hut quỹ khi kiểm kê+ Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại- Dư nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc… còn tồn quỹ còn

lại cuối kỳ.* Tài khoản 111 có 3 TK cấp 2:- TK 111.1: Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tiền

Việt Nam.- TK 111.2: Ngoại Tệ: Phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ ngoại tệ (theo

đồng Việt Nam).- TK 111.3: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng,

bạc... nhập xuất tồn quỹ.c. Phương pháp hạch toánCác nghiệp vu kế toán phát sinh về tiền mặt rất nhiều, sau đây là một

số nghiệp vu kế toán phát sinh chủ yếu có liên quan Kế toán tăng tiền mặt 1. Rút tiền gửi Ngân hàng, kho bạc về nhập quỹ tiền mặt

Nợ TK 111: Tiền mặtCó TK 112: Tiền gửi Ngân hàng, kho bạc

2. Khi nhận kinh phí được cấp bằng tiền mặt, căn cứ vào phiếu thu

29

Page 30: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 441: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động Có TK 462: Nguồn kinh phí dự án Có TK 465: Nguồn kinh phí theo đơn ĐĐH của Nhà nước

Những khoản tiền nhận là kinh phí rút ra từ dự toán kinh phí ghi: Có TK 008: Dự toán chi hoạt động Có TK 009: Dự toán chi chương trình, dự án3. Khi thu phí, lệ phí và các khoản thu khác bằng tiền mặt kế toán ghi

Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 511: Các khoản thu4. Khi thu được các khoản phải thu khác của khách hàng, tiền thừa tạm ứng Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 311 (311.1, 311.8): Các khoản phải thu Có TK 312: Tạm ứng5. Khi được Ngân sách Nhà nước (NSNN) hoàn lại thuế GTGT đầu

vào bằng tiền mặt Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 311.3: Thuế GTGT được khấu trừ6. Khi thu được các khoản tạm ứng hoặc khi được Kho bạc cho tạm

ứng KP bằng tiền mặt Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 312: Thu tạm ứng thừa Có TK 336: Nhận tạm ứng kinh phí của Kho bạc7. Khi thu hồi các khoản thu nội bộ bằng tiền mặt Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 342: Thanh toán nội bộ8. Kiểm kê phát hiện thừa chưa xác định được nguyên nhân Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 331.8: Phải trả khác9. Thu về bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vu, dịch vu Nợ TK 111: Tiền mặt

Có TK 531: Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh

30

Page 31: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 333.1: Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

10. Phản ánh các khoản thu giảm chi Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 631: Chi hoạt động SXKD Có TK 661: Chi hoạt động Có TK 662: Chi dự án11. Phát sinh chênh lệch đánh giá ngoại tệ tăng (tỷ giá tăng) Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái Kế toán giảm tiền mặt1. Mua vật tư, hàng hoá bằng tiền mặt

- TH1: Mua về dùng cho hoạt động thường xuyên, dự án, đơn đặt hàng Nhà nước thì giá mua là giá bao gồm cả thuế

Nợ TK 152, 153, 155 Có TK 111- TH2: Mua về dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì tuỳ

thuộc vào tính thuế theo phương pháp nàoNợ TK 152, 153, 155

Nợ TK 311.3 Có TK 111Các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua không được ghi nhận vào

giá trị của vật tư, hàng hoá mà được ghi chi trực tiếp cho hoạt động sử dung vật tư, hàng hoá tương ứng

Nợ TK 661: Chi hoạt động Nợ TK 662: Chi dự án Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanh Nợ TK 635: Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước Nợ TK 3113 (nếu có - dùng cho hoạt động SXKD) Có TK 111: Tiền mặt2. Mua TSCĐ bằng tiền mặt Nợ TK 211, 213 Nợ TK 311.3

31

Page 32: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 111

Căn cứ vào nguồn đầu tư TSCĐ kế toán chuyển nguồn như sau:- Đối với TSCĐ được đầu tư bằng các nguồn kinh phí

Nợ TK 431, 441 Nợ TK 661, 662, 635 Có TK 466 - Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD Nợ TK 441, 431

Có TK 4113. Chi cho các hoạt động Nợ TK 661, 662, 631, 635 Có TK 1114. Các trường hợp làm giảm tiền mặt khác Nợ TK 312: Tạm ứng Nợ TK 331: Thanh toán các khoản phải trả Nợ TK 332: Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN

Nợ TK 334: Thanh toán tiền lương và các khoản có tính chất như lương

Nợ TK 335: Thanh toán cho các đối tượng khác Nợ TK 336: Hoàn ứng kinh phí cho Kho bạc Nợ TK 341: Cấp kinh phí cho cấp dưới Nợ TK 342: Thanh toán các khoản phải trả nội bộ Nợ TK 333: Thanh toán các khoản phải nộp Nhà nước Có TK 111: Tiền mặt2.1.3. Kế toán tiền gửi Ngân hàng, Kho bạca. Chứng từ kế toán sử dụng- Giấy báo Có, Giấy báo Nợ- Lệnh chi tiền- Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, bảng sao kê nộp Séc

- Các chứng từ khác có liên quanb.Tài khoản kế toán sử dụng

32

Page 33: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Để hạch toán tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc kế toán sử dung TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc để hạch toán.

* Kết cấu - Bên Nợ:

+ Các loại tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc… gửi vào Ngân hàng, Kho bạc+ Giá trị ngoại tệ tăng khi đánh giá lại ngoại tệ

- Bên Có: + Các loại tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc… rút từ Ngân hàng,

Kho bạc+ Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại ngoại tệ.

- Dư Nợ: Các loại tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc… còn gửi tại Ngân hàng, Kho bạc * Tài khoản 112 có 3 TK cấp 2:

+ TK 112.1: Tiền Việt Nam: phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền Việt Nam của đơn vị tại Ngân hàng, Kho bạc

+ TK 112.2: Ngoại tệ: phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị của các loại ngoại tệ đang gửi tại Ngân hàng, Kho bạc

+ TK 112.3: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: phản ánh số hiện có và tình hình biến động của giá trị vàng, bạc, kim khí quý của đơn vị tại Ngân hàng, Kho bạc

c. Phương pháp kế toán* Kế toán tăng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc1. Gửi tiền mặt vào Ngân hàng, Kho bạc

Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạcCó TK 111: Tiền mặt

2. Nhận kinh phí bằng chuyển khoảnNợ TK 112

Có TK 441, 461, 462, 4653. Thu bán hàng, thu sự nghiệp, phí lệ phí

Nợ TK 112Có TK 511, 531

33

Page 34: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4. Thu hồi nợNợ TK 112

Có TK 311, 312, 341, 3425. Nhận kinh phí bằng tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Nợ TK 112Có TK 461, 462, 465, 441

6. Đánh giá lại ngoại tệ chênh lệch tỷ giá tăngNợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 413: Các quỹĐồng thời ghi đơn số nguyên tệ

Nợ TK 007: Ghi tăng nguyên tệ * Kế toán giảm tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

1. Rút TGNH về quỹ tiền mặtNợ TK 111: Tiền mặt

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc2. Mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ bằng TGNH

Nợ TK 152, 153, 211, 213Có TK 112

Đồng thời căn cứ vào nguồn đầu tư TSCĐ kế toán chuyển nguồn tương tự như ở phần 2 – Kế toán giảm tiền mặt.

3. Thanh toán các khoản phải trảNợ TK 331, 342

Có TK 1124. Khi chi cho các hoạt động kế toán ghi

Nợ TK 631, 661, 662, 241Có TK 112

5. Đánh giá lại ngoại tệ chênh lệch tỷ giá giảmNợ TK 413: Các quỹ

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc2.2. KẾ TOÁN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ2.2.1. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu, dụng cụ

34

Page 35: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập – xuất – tồn về số lượng, giá trị của từng thứ vật liệu, dung cu.

- Giám đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức sử dung, tình hình hao hut, dôi thừa vật liệu, góp phần tăng cường quản lý, sử dung một cách hợp lý, tiết kiệm vật liệu ngăn ngừa tham ô, lãng phí.

- Chấp hành đầy đủ các thủ tuc, xuất kho vật liệu, kiểm nghiệm vật liệu.- Cung cấp số liệu, tài liệu về vật liệu, dung cu cho các bộ phận có

liên quan.- Tham gia đánh giá lại, kiểm kê vật liệu, dung cu theo đúng quy

định của chế độ Nhà nước.2.2.2. Phân loại và đánh giá vật liệu, dụng cụa. Phân loại vật liệu, dụng cụ- Nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác chuyên môn như: các loại

thuốc dùng khám chữa bệnh, giấy, bút, mực…- Nhiên liệu như: than, củi, xăng, dầu… - Phu tùng thay thế: dùng để thay thế, sửa chữa các chi tiết, bộ phận

của máy móc, thiết bị…- Công cu dung cu: Là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là

TSCĐ như ấm, chén, phích nước, máy tính cá nhân…b. Đánh giá vật liệu, dụng cụ- Giá thực tế vật liệu, dung cu nhập kho:+ Dùng cho hoạt động SN, hoạt động DA, hoạt động theo ĐĐH của

Nhà nướcVật liệu, dung cumua cho HĐTX

=Giá mua (hóa đơn bao gồm cả thuế

GTGT)+

Thuế TTĐB,thuế nhập

khẩu-

Các khoản

giảm trừ

Chi phí thu mua sẽ được hạch toán trực tiếp cho hoạt động sử dung vật tư tương ứng TK 661, TK 662, TK 635.

+ Dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương pháp khấu trừ.

Vật liệu, dung cu

=Giá mua (hoá đơn) không có

+Thuế TTĐB,

thuế nhập -

Các khoản

35

Page 36: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

dùng cho SXKD

thuế GTGT khẩu giảm trừ

Chi phí thu mua được hạch toán trực tiếp vào TK 631 – Chi hoạt động SXKD.

Giá thực tế VL,DC tự chế NK =Tổng chi phí thực tế hợp

lệ để sản xuất VL,DC

Giá thực tế vật liệu, dung cu thu hồi = Giá do hội đồng đánh giá

- Giá thực tế vật liệu, dung cu xuất kho: Được tính theo một trong các phương pháp sau:

+ Giá thực tế bình quân gia quyền:Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng hóa, vật tư xuất

kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng hóa vật tư tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng hóa, vật tư được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

Đối tượng áp dụng: Thường áp dung đối với đơn vị có nhiều mặt hàng, giá hàng hóa ít biến động

Nội dung: Theo phương pháp này phải tính đơn giá bình quân gia quyền vào thời điểm cuối kỳ, sau đó lấy số lượng vật tư xuất kho trên từng chứng từ xuất kho nhân với đơn giá bình quân đã tính

Công thức:

Giá thực tế bình quân một đơn vị VL, DC

=

Giá thực tế VL, DC tồn ĐK + Giá thực tế VL, DC nhập TK

Số lượng VL, DC tồn ĐK + Số lượng VL, DC nhập TK

Ưu điểm: Đơn giản dễ làm Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán

dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nó+ Giá thực tế nhập trước, xuất trước Nội dung: Theo phương pháp này, vật tư nào nhập trước thì xuất

trước và lấy giá thực tế của lần đó là giá của vật tư xuất kho.

36

Page 37: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Đối tượng áp dụng: Áp dung đối với đơn vị có ít loại mặt hàng, đơn giá vật tư hàng hóa lớn cần theo dõi chính xác đơn giá xuất của từng vật tư theo từng lần nhập. Ưu điểm: Độ chính xác cao. Nhược điểm: Phải theo dõi được vật tư theo từng lần nhập, tính toán phức tạp, đối với vật tư có biến động giá mạnh mà hàng tồn kho nhiều thì đơn giá xuất kho sẽ chênh lệch lớn với đơn giá vật tư theo giá thị trường hiện tại (đơn giá xuất không được cập nhật).

+ Giá thực tế nhập sau, xuất trướcNội dung: Theo phương pháp này, vật tư nào nhập sau thì xuất trước

và lấy giá thực tế của lần đó là giá của vật tư xuất kho. Đối tượng áp dụng: Áp dung đối với đơn vị có ít loại mặt hàng, đơn

giá vật tư hàng hóa lớn cần theo dõi chính xác đơn giá xuất của từng vật tư theo từng lần nhập, đơn giá vật tư hàng hóa biến động mạnh.

Ưu điểm: Độ chính xác cao, đơn giá xuất vật tư được cập nhật so với đơn giá thị trường.

Nhược điểm: Phải theo dõi được vật tư theo từng lần nhập, tính toán phức tạp, đối với vật tư có biến động giá mạnh mà hàng tồn kho nhiều thì đơn giá tồn kho sẽ chênh lệch lớn với đơn giá vật tư theo giá thị trường hiện tại.

+ Giá thực tế đích danhTheo phương pháp này, đơn vị phải quản lý vật tư, hàng hóa theo

từng lô hàng, khi xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lô hàng đó. Điều kiện áp dụng: Áp dung đối với những đơn vị có ít mặt hàng

hoặc mặt hàng ổn định có thể nhận diện được. Công thức tính:Đơn giá xuất kho = Đơn giá thực tế nhập kho (Theo đích danh lô

hàng chọn xuất kho)Ưu điểm: Độ chính xác cao Nhược điểm: Phải theo dõi được vật tư theo từng lô hàng, đơn vị có

nhiều lô hàng thì việc theo dõi và tính toán phức tạp. 2.2.3. Kế toán nhập, xuất vật liệu, dụng cụa. Chứng từ kế toán sử dụng

37

Page 38: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

-Phiếu nhập kho.-Phiếu xuất kho.-Giấy báo hỏng, mất công cu, dung cu.-Biên bản kiểm kê NVL, CCDC.-Bảng kê mua hàng.-Biên bản kiểm nghiệm NVL, CCDC, sản phẩm hàng hoá.-Sổ kho (thẻ kho).-Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, CCDC.-Bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, vật liệu, CCDC, SPHH-Hóa đơn mua hàngb. Tài khoản kế toán sử dụngĐể phản ánh số hiện còn và tình hình biến động giá trị các loại vật

liệu, dung cu kế toán sử dung: TK 152: Nguyên vật liệu, TK 153: Công cu, dung cu

Kết cấu: * TK 152:- Bên nợ: + Trị giá thực tế vật liệu, dung cu nhập kho+ Trị giá vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê- Bên có: + Trị giá thực tế vật liệu xuất kho+ Trị giá vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê- Dư nợ: Trị giá vật liệu hiện còn trong kho của đơn vị* TK 153:- Bên nợ: + Trị giá thực tế công cu, dung cu nhập kho+ Trị giá thực tế công cu, dung cu thừa khi kiểm kê- Bên có: + Trị giá thực tế công cu, dung cu xuất kho+ Trị giá thực tế của công cu, dung cu phát hiện thiếu khi kiểm kê.- Dư nợ: Trị giá thực tế của công cu, dung cu hiện còn trong kho của

đơn vị.c. Phương pháp hạch toán

38

Page 39: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

* Kế toán nhập kho vật liệu, dụng cụ1. Khi nhập kho vật liệu, dung cu mua ngoài kế toán ghi

Nợ TK 152, 153: Tổng giá thanh toánCó TK 111, 112: Nếu thanh toán bằng tiền mặt hoặc TGKBCó TK 331: Nếu chưa trả tiền cho người bánCó TK 461, 462, 465, 441: Nếu rút dự toán để thanh toán

Nếu rút dự toán để thanh toán đồng thời phản ánhCó TK 008 hoặc Có TK 009

2. Vật tư hình thành từ quá trình sản xuấtNợ TK 152, 153: Giá thành thực tế của vật liệu, dung cu

Có TK 661, 662, 635: Hình thành từ quá trình thí nghiệmCó TK 631: Hình thành từ quá trình sản xuất kinh doanh

3. Nhận tài trợ, viện trợ bằng vật tư, công cu dung cuNợ TK 152, 153: Trị giá NVL, CCDC nhập kho

Có TK 521: Nếu chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sáchCó TK 461, 462, 465, 431: Nếu có chứng từ

4. Nhập kho vật liệu, dung cu được cấp vốn hoặc cấp kinh phíNợ TK 152, 153

Có TK 411, 441, 461, 4625. Nhập kho vật liệu, dung cu bằng tiền tạm ứng hoặc trừ vào tiền

ứng trước cho người bánNợ TK 152, 153: Trị giá NVL, CDCD nhập kho

Có TK 312: Tạm ứngCó TK 331: Số tiền ứng trước cho người bán

6. Nhập kho vật liệu, dung cu vay mượn của đơn vị khácNợ TK 152, 153: Số vật liệu, dung cu vay nhập kho

Có TK 331.2: Phải trả cho đơn vị vay, mượn7. Vật tư phát hiện thừa khi kiểm kê chưa rõ nguyên nhân

Nợ TK 152, 153: Trị giá vật liệu, dung cu thừaCó TK 331.8: Tăng khoản phải trả khác

* Kế toán xuất kho vật liệu, dụng cụ1. Phản ánh giá trị vật tư xuất dung cho các hoạt động

Nợ TK 661, 662, 635, 631: Trị giá vật tư dùng cho các hoạt động

39

Page 40: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 152, 153: Trị giá NVL, CCDC xuất dung2. Xuất vật liệu, dung cu cho hoạt động XDCB

Nợ TK 241: Trị giá vật liệu, dung cu dùng cho XDCBCó TK 152, 153: Trị giá vật tư xuất dùng

3. Cấp kinh phí cho cấp dưới bằng vật liệu, dung cu- Đơn vị cấp trên cấp

Nợ TK 341: Kinh phí cấp cho cấp dướiCó TK 152, 153: Trị giá VL, DC cấp cho đơn vị cấp dưới

- Đơn vị cấp dưới nhậnNợ TK 152, 153: Trị giá NVL, CCDC cấp trên cấp

Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động4. Xuất kho vật liệu, dung cu cho vay, cho mượn

Nợ TK 311: Tăng khoản phải thuCó TK 152, 153: Trị giá vật liệu, dung cu xuất dùng

5. Vật liệu, dung cu mua ngoài không nhập kho đưa vào sử dung ngayNợ TK 661, 662, 635, 631: VL, DC dùng cho các hoạt động

Có TK 111, 112, 331: Trị giá vật liệu, dung cu xuất dùng6. Vật liệu, dung cu phát hiện thiếu khi kiểm kê

Nợ TK 311: Tăng các khoản phải thuCó TK 152, 153: Trị giá VL, DC thiếu khi kiểm kê

7. Xuất bán vật tư dùng không hết- Giá vốn:

Nợ TK 531: Ghi giảm thu hoạt động SXKDCó TK 152, 153: Trị giá thực tế VL, DC xuất bán

- Doanh thu:Nợ TK 111, 112: Nếu thu bằng tiền mặt hoặc TGNHNợ TK 311: Nếu chưa thu được tiền

Có TK 531: Số tiền thu được Có TK 333.1: Số thuế GTGT phải nộp (nếu có)

2.3. KẾ TOÁN SẢN PHẨM, HÀNG HÓA2.3.1. Đặc điểm của sản phẩm, hàng hoáXuất phát từ đặc điểm hoạt động SXKD trong các đơn vị HCSN, sản

phẩm, hàng hoá trong các đơn vị HCSN có các đặc điểm sau:

40

Page 41: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Một số sản phẩm sản xuất ra từ hoạt động SXKD trùng với hoạt động nhiệm vu chuyên môn của đơn vị (sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo duc…).

- Một số sản phẩm sản xuất ra, hàng hoá mua về để bán cho các đơn vị vừa phuc vu hoạt động chuyên môn của đơn vị, vừa cung cấp cho khách hàng như các cơ sở khám chữa bệnh sản xuất ra các loại thuốc vacxin, thuốc chữa bệnh để bán, hoặc các cơ sở giáo duc làm đại lý sách….

2.3.2. Tính giá thành sản phẩm, hàng hoáSản phẩm, hàng hoá trong đơn vị HCSN được tính theo giá thực tế.

Giá thực tế của sản phẩm, hàng hoá bao gồm toàn bộ chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để sản xuất hoặc mua hàng hoá tính cho đến khi sản phẩm, hàng hoá đã được kiểm nghiệm đúng quy cách, phẩm chất và đã nhập kho đơn vị. Cu thể:

- Đối với sản phẩm

Giá thực tế = Giá thành sản xuất

- Đối với hàng hoáGiá thực tế hàng

hoá=

Giá mua (Hoá đơn)

+Chi phíthu mua

+Thuế

TTĐB, thuế NK

-Các khoản giảm trừ

- Giá thực tế của sản phẩm, hàng hoá xuất kho cũng sử dung các phương pháp tính giá tương tự như tính giá thực tế vật liệu, dung cu.

2.3.3. Kế toán sản phẩm, hàng hoáa. Chứng từ kế toán sử dụng- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

- Hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng- Giấy thanh toán tạm ứng- Biên bản kiểm kê sản phẩm, hàng hoáb. Tài khoản kế toán sử dụng* Kết cấu: TK 155: Sản phẩm, hàng hoá- Bên Nợ: + Trị giá thực tế của sản phẩm, hàng hoá nhập kho+ Kiểm kê sản phẩm, hàng hoá phát hiện thừa- Bên có:

41

Page 42: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

+ Trị giá thực tế của sản phẩm, hàng hoá xuất kho+ Kiểm kê sản phẩm, hàng hoá phát hiện thiếu- Dư nợ: Trị giá thực tế sản phẩm, hàng hoá hiện còn cuối kỳ

* TK 155 có 2 TK cấp 2:- TK 155.1: Sản phẩm- TK 155.2: Hàng hoác. Phương pháp kế toán1. Nhập kho sản phẩm do bộ phận sản xuất tạo ra

Nợ TK 155.1: Trị giá sản phẩm nhập kho Có TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanh

2. Sản phẩm thu về từ hoạt động chuyên môn, chế tạo thử Nợ TK 155.1: Sản phẩm, hàng hoá nhập kho

Có TK 661, 662: Các khoản chi3. Hàng hoá mua về nhập kho

Nợ TK 155.2: Trị giá hàng hoá mua về nhập khoNợ TK 311.3: (nếu có)

Có TK 111, 112, 312, 331: Tổng giá thanh toán4. Khi bán sản phẩm, hàng hoá+ Phản ánh giá vốn:

Nợ TK 531: Giảm thu hoạt động SXKDCó TK 155: Trị giá sản phẩm, hàng hoá xuất bán

+ Phản ánh doanh thu tiêu thuNợ TK 111, 112, 311: Số tiền thu được Có TK 531: Tăng thu hoạt động SXKD Có TK 333.1: Thuế GTGT đầu ra phải nộp(nếu có)

5. Chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàngNợ TK 111, 112: Số chiết khấu được hưởng

Có TK 531: Tăng thu hoạt động SXKD6. Xuất kho sản phẩm, hàng hoá dùng cho các hoạt động

Nợ TK 631, 661, 662, 635: Dùng cho các hoạt độngCó TK 155: Trị giá sản phẩm, hàng hoá xuất kho

7. Sản phẩm, hàng hoá phát hiện thừa khi kiểm kê

42

Page 43: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Nợ TK 155: Trị giá số thừaCó TK 331.8: Tăng khoản phải trả khác

8. Sản phẩm, hàng hoá phát hiện thiếu khi kiểm kê + Thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân

Nợ TK 311.8: Tăng khoản phải thuCó TK 155: Trị giá số thiếu

+ Khi có quyết định xử lý căn cứ vào từng trường hợp cu thể kế toán ghi Nợ TK 334: Nếu nhân viên phải bồi thường trừ vào lươngNợ TK 631, 661, 662: Nếu tính vào cho các hoạt động

Có TK 311.8: Số thiếu đã được xử lý

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ những nguyên tắc nào?Câu 2: Trình bày TK, nội dung và phương pháp kế toán tiền mặt?Câu 3: Trình bày TK, nội dung và phương pháp kế toán tiền gửi

ngân hàng, kho bạc?Câu 4: Anh chị hãy phân loại đánh giá vật liệu, dung cu? Cho ví

du minh hoạ?Câu 5: Trình bày TK, nội dung và phương pháp kế toán vật liệu,

công cu dung cu?Câu 6: Trình bày cách tính giá thành sản phẩm hàng hóa?Câu 7: Trình bày TK, nội dung và phương pháp kế toán sản phẩm –

hàng hóa?BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Bài 1: Đơn vị HCSN K trong tháng 3 năm N có các nghiệp vu kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: 1000đ)

1. Nhận thông báo dự toán kinh phí hoạt động (KPHĐ) do cơ quan tài chính duyệt cho quý I/N số tiền 80.000.

2. Ngày 5/3 phiếu thu số 130 rút dự toán KPHĐ về nhập quỹ tiền mặt số tiền 30.000.

3. Ngày 5/3 phiếu chi số 149, chi trả lương và phu cấp khác cho viên chức 17.000, phu cấp lương 2.000.

43

Page 44: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

3. Ngày 7/3 phiếu chi số 150 chi mua vật liệu nhập kho dùng cho hoạt động HCSN số tiền 16.500.

4. Ngày 8/3 phiếu thu số 131, thu học phí của sinh viên số tiền 135.000.5. Ngày 9/3 phiếu chi số 101, gửi tiền mặt vào ngân hàng số tiền 50.000.

6. Ngày 10/3 phiếu chi số 152 chi mua TSCĐHH lắp đặt sử dung cho HĐTX. Biên bản giao nhận TSCĐ ghi nguyên giá 15.000.000, tài sản này được mua bằng nguồn KPHĐ.

7. Ngày 12/3, phiếu chi số 153 chi trả phu cấp học bổng sinh viên số tiền 12.000.

8. Ngày 14/03 phiếu chi số 154 chi trả tiền điện thoại, tiền điện 5.540 ghi chi hoạt động thường xuyên.

9. Ngày 15/3, phiếu chi 155 chi mua tài liệu phuc vu phuc vu hoạt động HCSN ghi chi hoạt động thường xuyên là 10.850.

10. Ngày 25/3, phiếu chi số 156, chi hoạt động nghiệp vu và chuyên môn được ghi chi thường xuyên 9.800.

11. Ngày 25/3 nhận cấp phát bằng lệnh chi tiền để chi tiêu đột xuất (hội thảo chuyên đề) số tiền 12.000 đơn vị nhận được giấy báo Có của kho bạc nhà nước.

12. Ngày 27/3 phiếu thu 132, rút tiền kho bạc về quỹ tiền mặt 12.000.13. Ngày 27/3 phiếu chi số 157, chi cho hội thảo chuyên đề 12.000,

trong đó:- Chi viết bài hội thảo: 2.400.- Khai và bế mạc: 1.000.- Thông tin báo đài: 2.200.- Tài liệu: 3.000.- Nước uống: 400.- Chi phí phuc vu: 1.000.- Chi báo cáo viên: 2.000.Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh.2. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản kế toán biết tiền mặt tồn quỹ đầu

tháng 3 là 50.000.

44

Page 45: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Bài 2: Có tài liệu về tình hình tiền gửi ngân hàng, kho bạc tại đơn vị HCSN B trong tháng 3/N như sau: (ĐVT: 1000đ)

1. Giấy báo nợ số 934 ngày 6/4 của Kho bạc thanh toán tiền mua nguyên vật liệu nhập kho, giá hóa đơn 16.500, dung cho hoạt động HCSN.

2. Giấy báo có số 900 ngày 9/4 của Kho bạc về khoản lãi tín phiếu đơn vị được hưởng số tiền 9.800.

3. Giấy báo nợ số 956 ngày 15/4 của kho bạc về số KPHĐ cấp cho đơn vị cấp dưới số tiền 195.700.

4. Giấy báo có số 952 ngày 20/4 của kho bạc về số KPHĐ được nhận cấp bằng lệnh chi tiền số tiền 14.000.

5. Giấy báo nợ số ngày 25/4 của kho bạc về khoản kinh phí chi trả nợ cho người bán số tiền 15.000.

6. Theo séc lĩnh tiền mặt số 105 ngày 28/4 rút TGKB về nhập quỹ tiền mặt số tiền 45.500 (đơn vị đã lập phiếu thu).

Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản biết tiền gửi ngân hàng, kho bạc ngày đầu kỳ là 450.290.

Bài 3: Tài liệu cho tại đơn vị sự nghiệp có thu N tháng 4/N (ĐVT: 1000đ):I. Số dư đầu kỳ:

- TK 111 (1111): 300.000- TK 112 (1121): 240.000

II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: 1. Ngày 4/4 rút dự toán kinh phí hoạt động về quỹ tiền mặt: 180.0002. Ngày 6/4 chi tiền mặt mua vật liệu văn phòng nhập kho cho hoạt

động sự nghiệp 135.000.3. 6/4 Rút TGKB về quỹ tiền mặt để chi lương 120.000

4. 6/4 Chi tiền mặt trả lương 108.0005. 12/4 chi mua TSCĐ bằng tiền mặt 150.000, đã bàn giao cho bộ

phận văn phòng sử dung cho hoạt động thường xuyên.6. 14/4 thu sự nghiệp bằng TGKB 187.500.7. Cấp KPHĐ cho cấp dưới bằng chuyển khoản kho bạc 75.000, bằng

tiền mặt 30.000.8. 18/4 thu phí, lệ phí bằng tiền mặt 112.5009. 19/4 thu bán thanh lý TSCĐ bằng tiền mặt 18.000

45

Page 46: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

10. 24/4 chi tiền mặt nộp cho Nhà nước các khoản thu phí, lệ phí 112.50011. 25/4 thanh toán cho người bán bằng tiền gửi kho bạc 82.50012. 25/4 rút dự toán KPHĐ bằng TGKB 60.00013. 28/4 nhận lệnh chi tiền bằng TGKB 180.00014. 29/4 rút TGKB về quỹ tiền mặt để chi theo lệnh chi tiền 180.00015. 30/4 chi tiền mặt theo lệnh chi tiền 180.000Yêu cầu: Định khoản và ghi vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vu trên.Bài 4: Tài liệu cho tại đơn vị sự nghiệp có thu K trong tháng 6/N (ĐVT: 1000đ)- Ngày 1/6: Dư quỹ tiền mặt 45.0001. 3/6 rút dự toán kinh phí về tài khoản kho bạc thuộc kinh phí dự án

là 210.000, kinh phí hoạt động là 210.000.2. 4/6 rút TGKB về quỹ tiền mặt thuộc KPHĐ thường xuyên

690.000, KP dự án 210.000.3. 6/6 chi tiền mặt trả lương viên chức và các khoản phải trả khác

cho viên chức 480.000, trả học bổng sinh viên 22.5004. 8/6 chi tạm ứng cho dự án - đề tài nghiên cứu khoa học 90.0005. 10/6 thu sự nghiệp bằng tiền mặt 795.0006. 12/6 nộp tiền mặt vào tài khoản TGKB 750.0007. 14/6 chi tạm ứng tiền công tác phí 11.4008. 16/6 chi tiền mua vật liệu văn phòng đã nhập kho cho hoạt động

sự nghiệp là 51.6009. 18/6 chi hội họp định kỳ bằng tiền mặt cho HĐTX 4.500, cho dự án 5.500.10. 20/6 mua đồ dung văn phòng thuộc TSCĐ trang bị cho các bộ

phận sử dung 27.000, đã chi bằng tiền mặt thuộc nguồn KPHĐ.11. 22/6 chi tiền mặt mua máy móc đầu tư cho dự án đề tài khoa học

114.500, đã bàn giao cho dự án sử dung.12. 24/6 thanh toán tiền tạm ứng công tác phí ghi chi hoạt động

thường xuyên 8.400, số còn lại nhập quỹ tiền mặt.13. 26/6 hoàn tạm ứng số chi thực tế cho dự án theo chứng từ 90.00014. 30/6 nộp tiền mặt vào tài khoản TGKB 900.000Yêu cầu: Định khoản và ghi vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vu kinh

tế phát sinh.Bài 5: Ở đơn vị hành chính B có các tài liệu kế toán sau (đơn vị: 1.000đ).

46

Page 47: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

I. Số dư đầu tháng 04/N:- TK 111: 300.000- TK 112: 240.000

II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:1. Rút tiền gửi kho bạc về nhập quỹ tiền mặt: 30.0002. Chi tạm ứng bằng tiền mặt: 5.0003. Rút dự toán kinh phí hoạt động kinh thường xuyên về nhập quỹ

tiền mặt: 100.0004. Chi tiền mặt trả tiền điện nước dùng cho hoạt động thường xuyên: 60.0005. Thu phí, lệ phí bằng tiền mặt: 25.0006. Rút tiền gửi mua nguyên vật liệu đưa vào sử dung cho dự án A: 27.0007. Nộp cho nhà nước các khoản thu phí, lệ phí bằng tiền mặt: 40.0008. Thu nợ của khách hàng A bằng tiền gửi ngân hàng: 150.0009. Cấp kinh phí cho đơn vị cấp dưới bằng tiền gửi Kho bạc: 120.00010. Trả nhà cung cấp M 50.000 bằng tiền gửi kho bạcYêu cầu:1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vu kinh tế phát

sinh trên.2. Mở và ghi vào sổ kế toán các nghiệp vu kinh tế phát sinh trên theo

hình thức “Nhật ký chung”.Bài 6: Tại đơn vị HCSN Y trong tháng 12/N có tình hình tồn kho và

nhập xuất vật liệu X như sau:I. Vật liệu tồn 1/12: 2.000 x 9.000 đ/kg = 18.000.000đII. Tháng 12/N có các nghiệp vụ sau phát sinh:1. 6/12 mua nhập kho vật liệu X chưa thanh toán 1.500kg, giá mua

chưa có thuế GTGT 9.300đ/kg, thuế suất thuế GTGT 5%, vật liệu mua cho hoạt động thường xuyên.

2. 8/12 xuất vật liệu X cho hoạt động thường xuyên 2.200kg.3. 10/12 mua vật liệu X nhập kho dung cho hoạt động thường xuyên

1.600kg, giá mua chưa có thuế GTGT 9.360kg, thuế suất thuế GTGT 5%, chưa trả tiền cho người bán.

47

Page 48: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4. 13/12 xuất vật liệu X cho hoạt động thường xuyên 1.100kg.5. 15/12 rút dự toán KP HĐTX chuyển trả nợ người bán vật liệu X.6. 18/12 rút dự toán KP HĐTX mua vật liệu X 2.500 kg, đơn giá

chưa có thuế GTGT là 9.200đ/kg, thuế suất thuế GTGT 5%.7. 20/12 xuất vật liệu cho HĐTX là 2.400kg.Yêu cầu:1. Tính giá vật liệu X xuất kho theo phương pháp Nhập trước – Xuất

trước và phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.2. Định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ

tài khoản biết giá trị vật liệu X xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

Bài 7: Tài liệu cho tại đơn vị HCSN H trong tháng 8/N (ĐVT: 1000đ)I. Vật liệu P tồn đầu kỳ:- Số lượng: 1.600 cái.- Đơn giá: 6000đ/cái.II. Tháng 8/N có các nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu P dung cho hoạt động

thường xuyên như sau:1. 6/8 mua nhập kho vật liệu P chưa thanh toán:- Số lượng: 1.200 cái.- Giá mua chưa có thuế GTGT: 6.500đ/cái, thuế GTGT 5% tiền hàng chưa trả

người bán.2. 8/8 xuất vật liệu P dùng cho hoạt động thường xuyên 1.500 cái.3. 10/8 mua vật liệu P nhập kho:- Số lượng 2.400 cái.- Giá mua chưa có thuế GTGT 5% là 6.360đ/cái, tiền hàng chưa thanh

toán người bán.4. 13/8 xuất vật liệu P cho hoạt động thường xuyên 1.100 cái.5. 15/8 rút dự toán KPHĐ thường xuyên trả nợ người bán vật liệu P.6. 18/8 xuất vật liệu P dung cho hoạt động thường xuyên 1.000 cái.Yêu cầu: 1. Tính giá vật liệu P xuất kho theo phương pháp Nhập sau – Xuất trước

và phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

48

Page 49: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

2. Định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản trong trường hợp chấp nhận yêu cầu 1.

Bài 8: Ở đơn vị sự nghiệp B có các tài liệu kế toán liên quan đến kế toán nguyên liệu, vật liệu, công cu, dung cu như sau: (ĐVT: 1000đ)

I. Số dư đầu tháng 2 năm N của TK 152: 20.000, trong đó có vật liệu X tồn kho số lượng 100 kg, giá nhập kho 4.000 đ/kg.

II. Trong tháng 2 năm N có các nghiệp vụ phát sinh:1. Nhập kho vật liệu X do cấp trên cấp KP hoạt động số lượng

300kg, giá nhập kho 4.500 đ/kg. 2. Rút dự toán chi hoạt động thường xuyên để mua vật liệu X nhập

kho 500 (số lượng 100kg, giá mua 5.000đ/kg). Tiền thuê vận chuyển vật liệu X đã trả bằng tiền mặt 50.

3. Xuất vật liệu X dùng cho hoạt động thường xuyên 150kg4. Dùng tiền gửi kho bạc mua công cu A về đưa ngay vào sử dung

cho phòng kế toán, trị giá 1.500.5. Xuất 300 kg vật liệu X để sản xuất sản phẩm N.6. Đơn vị chi tạm ứng 1.000 cho ông A để mua nguyên liệu X.

Yêu cầu:1. Định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh

2. Mở và ghi vào sổ chi tiết và sổ cái TK 152 Biết răng: Đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá thực tế hàng xuất kho được tính theo phương pháp nhập sau - xuất trước.

Bài 9: Anh chị hãy nêu nội dung các nghiệp vu kinh tế phát sinh tại một cơ quan hành chính hoặc đơn vị sự nghiệp phù hợp với các định khoản kế toán sau, sau đó hoàn thiện các định khoản kế toán đó.

1. Nợ TK 111Có TK 112/121/221

2. Nợ TK 112Có TK 111/121/221

3. Nợ TK 111/112

49

Page 50: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 441/461/462/4654. Nợ TK 111/112

Có TK 511/531

5. Nợ TK 111/112Có TK 311/312/342/331

6. Nợ TK 111/112Có TK 241/661/662/635

7. Nợ TK 111/121/221Có TK 112

8. Nợ TK 152/153/155/211/213Có TK 111/112

9. Nợ TK 311/312/331/332/333/334/335/341/342Có TK 111/112

Bài 10: Có số liệu về sản phẩm, hàng hóa tháng 6/N tại một đơn vị sự nghiệp có thu X như sau (ĐVT: 1.000 đồng)

I. Số dư đầu tháng của các tài khoản- TK 155.1 (A): 120.000 (số lượng 300 cái x 400/cái)- TK 155.2 (C): 35.000 (số lượng 350 cái x 100/cái)- Các tài khoản khác có số dư hợp lýII. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh:1. Ngày 5/6 bộ phận sản xuất bàn giao 1.000 sản phẩm A trị giá 450.000 2. Ngày 8/6 nhập kho hàng hoá C mua bằng tiền mặt- Số lượng: 300, thành tiền 39.600, trong đó thuế GTGT 10%.3. Ngày 10/6 xuất kho sản phẩm, hàng hoá bán cho công ty Y- Sản phẩm A: 350 cái giá bán đơn vị cả thuế GTGT 10% là 550- Hàng hoá C: 450 cái, tổng giá bán 74.250, trong đó thuế 6.7504. Ngày 15/6 sản xuất nhập kho sản phẩm A đợt 2: 1.200 đơn vị, giá

thành đơn vị sản phẩm 4205. Ngày 18/6 xuất kho sản phẩm, hàng hoá bán cho công ty Z. - Hàng hoá C: 180 cái, giá bán đơn vị chưa có thuế GTGT 10% là 170.- Sản phẩm A: 1.400 cái, tổng giá bán có thuế GTGT 10% cho 1.400 sản

phẩm A là: 770.000

50

Page 51: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

6. Ngày 20/6 rút tiền gửi kho bạc mua hàng hoá C về nhập kho với số lượng 250, tổng giá thanh toán 30.250, trong đó thuế GTGT 10%

Yêu cầu:1. Định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh2. Phản ánh vào sơ đồ tài khoảnBiết răng: Đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương

pháp khấu trừ, giá thực tế hàng xuất kho được tính theo phương pháp nhập sau – xuất trước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ tài chính, Chế độ kế toán công trong đơn vị HCSN, NXB Thống kê, 2006.2. PGS. TS Nguyễn Văn Công, Giáo trình kế toán HCSN, NXB Thống kê, 2006.3. TS Hà Thị Ngọc Hà, Hướng dân thực hành chế độ kế toán HCSN – Bài

tập và lập BCTC – 2011, NXB Lao động xã hội, 2011.4. Nguyễn Văn Nhiệm, Hướng dân thực hành kế toán đơn vị HCSN, NXB

Thống kê, 2008.5. Nguyễn Thị Quỳnh, Hệ thống mục lục NSNN, NXB Lao động xã hội, 2010.6. Bộ tài chính, Luật kế toán, NXB Tài chính, 2008.

51

Page 52: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Chương 3: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNHMục tiêu:

- Giúp người học nhận thức đối tượng kế toán là tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang. - Trang bị cho người học phương pháp hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn các loại tài sản cố định; quá trình thi công và nghiệm thu các công trình lắp đặt, xây dựng, sửa chữa lớn, trong các đơn vị HCSN... phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.

3.1. ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ, PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

3.1.1. Đặc điểm của tài sản cố định- TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn (theo quy định hiện

hành lớn hơn hoặc bằng 10 triệu đồng) và có thời gian sử dung từ 01 năm trở lên. Những tư liệu lao động và tài sản khác thiếu một trong hai điều kiện trên là công cu dung cu.

- Thời gian sử dung lâu dài cho hoạt động sự nghiệp, dự án hay hoạt động kinh doanh và không thay đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến khi nhượng bán hoặc hư hỏng phải loại bỏ, thanh lý.

- TSCĐ kinh phí khi trích khấu hao được ghi giảm nguồn KP đã hình thành TSCĐ.

- TSCĐ kinh doanh khi trích khấu hao được ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh.

- Trong trường hợp dùng TSCĐ kinh phí phuc vu cho muc đích SXKD bên cạnh việc trích khấu hao TSCĐ kinh phí ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, kế toán đồng thời phản ánh tăng chi phí SXKD.

3.1.2. Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định- Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng,

hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và việc sử dung TSCĐ ở đơn vị.

52

Page 53: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Tham gia nghiệm thu và xác định nguyên giá TSCĐ trong các trường hợp: hoàn thành việc mua sắm, xây dựng, bàn giao đưa vào sử dung.

- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TS trong đơn vị, lập kế hoạch theo dõi việc sữa chữa, thanh lý, khôi phuc, mở rộng, đổi mới TSCĐ.

- Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ, phân tích tình hình bảo quản, hiệu quả sử dung TSCĐ.

3.1.3. Phân loại tài sản cố địnha. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện- TSCĐ hữu hình: Là những tư liệu lao động có hình thái vật chất cu

thể và có đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian sử dung theo quy định trong chế độ quản lý tài chính. Bao gồm:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc+ Máy móc, thiết bị+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn+ Thiết bị, dung cu quản lý+ Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.+ TSCĐ khác- TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất cu thể,

thể hiện một lượng giá trị đã đầu tư, chi, trả nhằm có được lợi ích hoặc các nguồn có tính kinh tế.

b. Phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụngDựa vào cách phân loại này TSCĐ bao gồm:+ TSCĐ dùng cho hoạt động HCSN+ TSCĐ dùng cho hoạt động chương trình, dự án, đề tài+ TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD, dịch vu+ TSCĐ dùng vào muc đích phúc lợi+ TSCĐ chờ xử lý3.1.4. Đánh giá tài sản cố địnhTrong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc

đánh giá theo nguyên giá (giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị còn lại của TSCĐ.

* Tài sản cố định hữu hình:

53

Page 54: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Nguyên giá TSCĐ hình thành từ mua sắm: Là giá mua thực tế (giámua ghi trên hóa đơn trừ (-) đi các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá (nếu có) cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dung.

- Nguyên giá TSCĐ hình thành từ đầu tư xây dựng: Là giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

- Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến: Là giá trị của tài sản ghi trong Biên bản bàn giao tài sản điều chuyển cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có), mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dung.

- Nguyên giá TSCĐ được tặng cho: Là giá trị của tài sản được cơ quan tài chính tính làm căn cứ để hạch toán hoặc giá trị do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ quan tài chính cùng cấp thống nhất cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có), mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dung.

- Nguyên giá tài sản đặc biệt: Được sử dung giá quy ước làm căn cứ ghi sổ kế toán. Giá quy ước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ chuyên ngành quản lý quy định.

* Nguyên giá tài sản cố định vô hình:- Giá trị quyền sử dung đất:Đối với đất được giao có thu tiền sử dung đất; đất nhận chuyển

nhượng quyền sử dung đất hợp pháp; đất được thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê thì giá trị quyền sử dung đất được xác định là tiền sử dung đất phải nộp khi được nhà nước giao đất có thu tiền sử dung đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dung đất hợp pháp hoặc

54

Page 55: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

số tiền thuê đất đã trả 1 lần cho toàn bộ thời gian thuê cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có).

Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dung đất thì giá trị quyền sử dung đất được xác định theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/1/2006 của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dung đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dung đất cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có).

- Giá trị bằng phát minh sáng chế: Là các chi phí cơ quan, đơn vị phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế hoặc đơn vị mua lại bản quyền bằng sáng chế của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài.

- Giá trị bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích: Là tổng số tiền chi thù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình.

- Giá trị phần mềm máy vi tính: Là số tiền chi trả cho việc thuê lập trình hoặc mua phần mềm máy vi tính theo các chương trình của đơn vị (khi thực hiện ghi chép, quản lý bằng máy vi tính).

Đối với giá trị phần mềm máy vi tính được tặng cho: nguyên giá được xác định là giá trị của tài sản được cơ quan tài chính tính làm căn cứ để hạch toán hoặc giá trị do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ quan tài chính cùng cấp thống nhất.

* Nguyên giá TSCĐ được thay đổi trong các trường hợp sau:- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền.- Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn tài sản cố định. - Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định.Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, đơn vị phải lập Biên bản ghi

rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn luỹ kế của tài sản cố định trên sổ kế toán và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành.

55

Page 56: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

3.1.5. Kế toán tăng, giảm tài sản cố địnha. Chứng từ kế toán sử dụng- Biên bản giao nhận TSCĐ. - Biên bản thanh lý TSCĐ.- Biên bản đánh giá lại TSCĐ.- Biên bản kiểm kê TSCĐ.- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành- Sổ TSCĐ- Sổ theo dõi TSCĐ và dung cu tại nơi sử dung- Sổ chi tiết các tài khoản.b. Tài khoản kế toán sử dụng

* TK 211: TSCĐ hữu hìnhKết cấu:- Bên Nợ: + Nguyên giá TSCĐ tăng do mua sắm, XDCB hoàn thành bàn giao

đưa vào sử dung, hoặc tăng do được cấp, biếu tặng…+ Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm

hoặc do cải tạo, nâng cấp, đánh giá lại.- Bên Có:+ Nguyên giá của TSCĐ giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do

nhượng bán, thanh lý…+ Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo dỡ bớt một số bộ phận, đánh

giá lại.- Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có tại đơn vị

TK 211 có 6 TK cấp 2:- TK 211.1: Nhà cửa, vật kiến trúc- TK 211.2:Máy móc, thiết bị- TK 211.3: Phương tiện vận tải, truyền dẫn- TK 211.4: Thiết bị, dung cu quản lý- TK 211.5: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm- TK 211.8: TSCĐ khác

56

Page 57: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

* TK 213: TSCĐ vô hìnhKết cấu:- Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng- Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm- Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở đơn vịc. Phương pháp hạch toán

* Kế toán tăng TSCĐ1. Rút dự toán chi hoạt động, chi chương trình, dự án, kinh phí theo

đơn đặt hàng của Nhà nước, quỹ cơ quan mua TSCĐ ghi:Có TK 008: Chi hoạt động thường xuyênCó TK 009: Chi chương trình, dự án

- Khi mua về sử dung ngay, không phải qua lắp đặt, chạy thử: Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình

Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt độngCó TK 462: Nguồn kinh phí dự ánCó TK 465: Nguồn kinh phí theo ĐĐH Nhà nước

Có TK 111, 112, 331: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ- Nếu phải qua lắp đặt, chạy thử ghi: Nợ TK 241.1: Mua sắm TSCĐ

Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt độngCó TK 462: Nguồn kinh phí dự ánCó TK 465: Nguồn kinh phí theo ĐĐH Nhà nướcCó TK 111, 112, 331: Chi phí lắp đặt, chạy thử

- Khi lắp đặt xong, bàn giao TSCĐ vào nơi sử dung Nợ TK 211

Có TK 241.1- Tất cả các trường hợp trên đều phải đồng thời ghi tăng nguồn kinh

phí đã hình thành TSCĐ và chi cho các hoạt động, ghi: Nợ TK 661: Chi hoạt động Nợ TK 662: Chi dự án Nợ TK 635: Chi theo ĐĐH của Nhà nước

Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

57

Page 58: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

2. Xuất quỹ tiền mặt, hoặc rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc hoặc mua chịu TSCĐ về dùng ngay cho hoạt động sự nghiệp, cho chương trình, dự án

Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hìnhCó TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán

Đồng thời căn cứ vào nguồn kinh phí dùng mua TSCĐ để kết chuyển ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 661: Chi hoạt động (bằng nguồn KPHĐ) Nợ TK 662: Chi dự án (bằng nguồn KPDA) Nợ TK 635 Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước Nợ TK 431: Quỹ cơ quan

Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ3. TSCĐ tăng do hình thành từ quá trình đầu tư XDCB:- Tập hợp chi phí XDCB phát sinh:

Nợ TK 241.2Có TK 111, 112, 312, 152, 461, 462

- Khi công việc XDCB hoàn thành bàn giao kế toán ghi: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình

Có TK 2412: XDCB dở dangDựa vào nguồn đầu tư TSCĐ kế toán chuyển nguồn như sau:

Nợ TK 661, 662, 441, 635 Có TK 466- Nếu cuối năm tài chính công việc XDCB chưa hoàn thành bàn giao

kế toán ghi: Nợ TK 661, 662, 635

Có TK 337.3- Sang năm sau khi công việc XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào

sử dung:+ Phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ:

Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Có TK 2412: XDCB dở dang

Đồng thời kế toán chuyển nguồn như sau: Nợ TK 337.3: Nguồn kinh phí đã quyết toán chuyển sang năm sau

58

Page 59: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Nợ TK 661, 662: Chi hoạt động, dự án Nợ TK 441: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ4. TSCĐ nhận được do cấp trên cấp kinh phí căn cứ vào biên bản

giao nhận TSCĐ đưa vào sử dung và thông báo ghi thu chi NSNN+ Nhận một tài sản mới:

Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động

+ Nhận một TS đã qua sử dung: Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình

Có TK 214: Giá trị hao mònCó TK 461, 462: Giá trị còn lại

Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Nợ TK 661, 662: Chi hoạt động

Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ5. Kiểm kê thừa TSCĐ+ TSCĐ thừa do để ngoài sổ sách, kế toán căn cứ vào hồ sơ TSCĐ

để ghi tăng TSCĐ tùy theo trường hợp cu thể.+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa là tài sản của đơn vị khác thì phải báo

cáo cho đơn vị biết, đồng thời ghi: Nợ TK 002: Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công

- Tài sản thừa chưa xác định được nguyên nhân, kế toán ghi: Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình

Có TK 331.8: Các khoản phải trả- Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định xử lý Nợ TK 331.8

Có TK 111, 1126. Nếu TSCĐ được mua về dùng cho hoạt động SXKD bằng quỹ

phúc lợi Nợ TK 211: Nợ TK 311.3

Có TK 111, 112, 331

59

Page 60: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Đồng thời: Nợ TK 431: Các quỹ

Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh7. TSCĐ mua nhập khẩu dùng cho SXKD thuộc đối tượng chịu thuế

GTGT tính trực tiếp Nợ TK 211: Nguyên giá bao gồm cả thuế

Có TK 333.7: Thuế nhập khẩu Có TK 333.1: Thuế GTGT hàng nhập khẩu Có TK 111, 112, 331: (Tổng giá thanh toán)

8. Khi mua TSCĐ thuộc quỹ khen thưởng, phúc lợi dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi

Nợ TK 211 Có TK 111, 112, 331

Đồng thời: Nợ TK 431: Các quỹ

Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ9. Khi được tài trợ, viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐa. Trường hợp đơn vị có đủ chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay

khi được tiếp nhận viện trợ Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình

Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt độngCó TK 462: Nguồn kinh phí dự án

Đồng thời ghi: Nợ TK 661: Chi hoạt động Nợ TK 662: Chi dự án

Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐb. Trường hợp đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách:

Nợ TK 211Có TK 521

Đồng thời ghi: Nợ TK 661: Chi hoạt động

Nợ TK 662: Chi dự án

60

Page 61: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 466: Nguồn KP đã hình thành TSCĐ - Khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về TSCĐHH

nhận viện trợ Nợ TK 521.2

Có TK 461, 462* Kế toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ 1. Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ - Căn cứ vào chứng từ liên quan tới thanh lý, nhượng bán, ghi

Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Nợ TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ kinh phí

Nợ TK 511.8: GTCL của TSCĐ kinh doanh Có TK 211: Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)

- Số thu về bán TSCĐNợ TK 111, 112, 311.8

Nợ TK 152 Có TK 511.8

Có TK 333.1- Chi phí nhượng bán, ghi:

Nợ TK 511.8 Nợ TK 311.3

Có TK 111, 112, 331.82. Trường hợp TSCĐ giảm do cấp trên điều động cho cấp dưới

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Nợ TK 341: Giá trị còn lại

Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ3. Trường hợp đánh giá lại TSCĐ- Trường hợp giảm nguyên giá, ghi: Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 211: TSCĐ hữu hình (Nguyên giá giảm)- Trường hợp giảm giá trị hao mòn, ghi Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ(phần hao mòn giảm)

Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản

61

Page 62: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4. TSCĐ phát hiện thiếu, mất khi kiểm kêa. Nếu là TSCĐ kinh phí:- Trong thời gian chờ xử lý, kế toán ghi giảm sổ TSCĐ Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ Nợ TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 211: Tài sản cố định hữu hình- Phản ánh giá trị TSCĐ kinh phí bị thiếu, mất phải thu hồi

Nợ TK 311.8: Các khoản phải thu Có TK 511.8: Các khoản thu

- Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào từng trường hợp cu thể, ghi:+ Nếu cho phép xóa bỏ số thiệt hại do thiếu hut Nợ TK 511.8: Các khoản thu

Có TK 311.8: Các khoản phải thu+ Nếu quyết định người chịu trách nhiệm phải bồi thường khi thu

được tiền hoặc trừ lương viên chức, trừ vào tiền nợ phải trả ghi: Nợ TK 334 Nợ TK 111, 112 Nợ TK 331.8 Có TK 311.8+ Tuỳ theo quyết định xử lý số tiền thu được phải nộp ngân sách

hoặc ghi tăng nguồn kinh phí các loại: Nợ TK 511.8: Các khoản thu

Có TK 461, 462: Nguồn KP hoạt động, dự án Có TK 333: Các khoản phải nộp Nhà nước

b. Nếu TSCĐ dùng cho bộ phận SXKD, khi giảm TSCĐ- Xoá sổ TSCĐ: Nợ TK 311.8: Các khoản phải thu (giá trị còn lại) Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình- Phần giá trị còn lại của TSCĐ, căn cứ vào quyết định xử lý kế toán ghi

Nợ TK 111, 112, 334: Phần cá nhân phải bồi thường Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD Nợ TK 411: Giảm nguồn

62

Page 63: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 311.8: Các khoản phải thu.3.2. KẾ TOÁN HAO MÒN TSCĐ

3.2.1. Một số vấn đề chung về kế toán hao mon TSCĐ a. Đối tương, phạm vi tính hao mon TSCĐ

- Tất cả TSCĐ được Nhà nước giao quản lý, sử dung tại đơn vị đều phải tính hao mòn.

- Các loại TSCĐ không phải tính hao mòn:+ Tài sản cố định là giá trị quyền sử dung đất.+ Tài sản cố định đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 4 Chế độ này+ Tài sản cố định đơn vị thuê sử dung;+ Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước.+ Các tài sản cố định đã tính hao mòn hết nguyên giá mà vẫn còn sử

dung được; + Các tài sản cố định chưa tính hao mòn hết nguyên giá mà đã hư

hỏng không tiếp tuc sử dung được.* Trích khấu hao đối với tài sản cố định dùng vào hoạt động sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ và góp vốn liên doanhMọi TSCĐ của các cơ quan, đơn vị sử dung vào các hoạt động sản

xuất, kinh doanh, dịch vu, góp vốn liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê (nếu có) đều phải trích khấu hao tài sản. Việc trích khấu hao đối với những tài sản này được thực hiện như sau:

- Đối với tài sản cố định sử dung toàn bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vu; được đưa vào góp vốn, liên kết không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê (nếu có), cơ quan, đơn vị phải thực hiện trích khấu hao theo chế độ quản lý, sử dung và trích khấu hao tài sản cố định tại các đơn vị.

- Đối với những tài sản cố định vừa sử dung phuc vu theo chức năng nhiệm vu của cơ quan, đơn vị, vừa được sử dung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vu; cơ quan, đơn vị phải tính toán phân bổ khấu hao căn cứ vào thời gian, số lần sử dung hoặc khối lượng công việc hoàn thành cho phù hợp.

Khấu hao tài sản cố định của cơ quan, đơn vị được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vu hoặc chi phí trong hoạt động liên doanh,

63

Page 64: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

liên kết. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định của cơ quan, đơn vị được sử dung theo quy định của pháp luật.

b. Nguyên tăc và phương pháp tính hao mon+ Đối với TSCĐ có nguồn gốc ngân sách hoặc do ngân sách cấp :

Hao mòn TSCĐ có nguồn gốc ngân sách hoặc do ngân sách cấp được tính theo nguyên tắc tròn năm nghĩa là những TSCĐ tăng hoặc giảm trong năm nay thì năm sau mới tính hoặc thôi tính hao mòn.

Mức tính hao mònbình quân năm của TSCĐ

=Nguyên giá của TSCĐ

xTỷ lệ hao mòn bình quân năm

Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, đơn vị tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, đơn vị cho năm đó theo công thức:

Số hao mòn phải trích năm nay

=

Số hao mòn đã

trích năm trước

+

Số hao mòn của những TSCĐ

tăng thêm trong năm trước

-

Số hao mòn của những TSCĐ giảm đi trong

năm trước+ Đối với TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vu

và góp vốn liên doanh: Hao mòn TSCĐ được tính theo phương pháp tròn tháng nghĩa là những TSCĐ tăng, giảm tháng trước thì tháng sau mới được tính hao mòn hoặc thôi không tính hao mòn. Bởi vậy, hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí theo công thức sau:

Số hao mòn phải trích tháng này

=

Số hao mòn đã

trích tháng trước

+

Số hao mòn của những TSCĐ

tăng thêm trong tháng trước

-

Số hao mòn của những TSCĐ giảm đi trong tháng trước

3.2.2. Chứng tư kế toán sử dụng- Bảng tính hao mòn TSCĐ- Hóa đơn mua hàng3.2.3. TK kế toán sử dụngKế toán hao mòn tài sản cố định sử dung TK 214 – Hao mòn tài sản

cố định.

64

Page 65: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Kết cấu:- Bên Nợ: Giảm giá trị hao mòn TSCĐ (Thanh lý, nhượng bán, điều

chuyển nơi khác, đánh giá lại giảm giá trị hao mòn).- Bên Có: Tăng giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dung hoặc

tăng giá trị hao mòn khi đánh giá lại.- Dư Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.3.2.4. Phương pháp hạch toán1. Hàng năm phản ánh giá trị hao mòn đã tính của TSCĐ trong hoạt

động sự nghiệp, hoạt động chương trình dự án. Nợ TK 466: Nguồn kinh phí hình thành

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ2. Tính khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh, dùng vào hoạt

động SXKD dịch vu:- Nếu TSCĐ do đơn vị đầu tư:

Nợ TK 631: Chi phí hoạt động Có TK 214: Hao mòn TSCĐ

- Nếu TSCĐ do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc Ngân sách đang dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng khi trích khấu hao kế toán ghi:

+ BT1: Nợ TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Có TK 214: Hao mòn TSCĐ

+ BT2: Nợ TK 631: Giá trị hao mòn Có TK 431.4: Nếu được bổ sung quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp

Có TK 333: Nếu phải nộp Nhà nước3. Giảm giá trị hao mòn do giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng bán) do

Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc Ngân sách: Nợ TK 466: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ4. Giảm giá trị hao mòn do giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng bán, thiếu

mất...) thuộc nguồn vốn kinh doanh:Nợ TK 511.8: Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán

65

Page 66: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Nợ TK 311.8: Giá trị còn lại của TSCĐ phát hiện thiếuNợ TK 214: Giá trị hao mòn

Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ5. Tăng, giảm giá trị hao mòn do đánh giá lại TSCĐ:

- Trường hợp giảm giá trị hao mòn, ghi: Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (phần hao mòn giảm)

Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản- Trường hợp tăng giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 214: Hao mòn TSCĐ (phần hao mòn tăng)

3.3. KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG3.3.1. Nội dung chi phí đầu tư XDCBChi phí đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí về lao động, vật tư, vốn bằng

tiền và các chi phí khác có liên quan mà đơn vị bỏ ra cho công tác đầu tư XDCB. Theo công dung của chi phí, chi phí đầu tư XDCB bao gồm:

- Chi phí mua sắm TSCĐ: là toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình mua sắm TSCĐ cho đến khi bàn giao và đưa vào sử dung bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử… trước khi đưa vào sử dung.

- Chi phí XDCB: là toàn bộ chi phí đơn vị bỏ ra cho quá trình đầu tư xây dựng mới, bao gồm: chi phí xây dựng, lắp đặt, giá trị thiết bị, chi kiến thiết cơ bản khác.

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: là toàn bộ chi phí mà đơn vị bỏ ra trong quá trình sửa chữa lớn TSCĐ đến khi bàn giao và trở lại hoạt động bình thường, bao gồm: chi phí nhân công, vật tư, thiết bị, chi phí thuê ngoài sửa chữa…

3.3.2. Chứng tư kế toán sử dụng- Hợp đồng xây dựng, sửa chữa lớn TSCĐ- Biên bản nghiệm thu bàn giao khối lượng công việc XDCB hoàn thành.- Hóa đơn mua hàng- Phiếu xuất kho- Quyết toán khối lượng XDCB hoàn thành- Các chứng từ khác có liên quan

66

Page 67: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

3.3.3. TK kế toán sử dụngTK 241 – XDCB dở dang.* Kết cấu:- Bên Nợ:

+ Chi phí thực tế đầu tư XDCB, mua sắm, sữa chữa lớn TSCĐphát sinh.

+ Chi phí đầu tư để cải tạo, nâng cấp TSCĐ.- Bên Có:

+ Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kếtchuyển khi quyết toán được duyệt.

+ Các khoản ghi giảm chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phísữa chữa lớn.

+ Giá trị TSCĐ và các tài sản khác hình thành qua đầu tưXDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dung.

+ Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành kết chuyểnkhi quyết toán được duyệt.

- Dư Nợ: + Chi phí XDCB và sửa chữa lớn dở dang.+ Giá trị công trình XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành

nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dung hoặc quyết toán chưa được duyệt. * Tài khoản 241 có 3 TK cấp 2:

- TK 241.1: Mua sắm TSCĐ.- TK 241.2: Xây dựng cơ bản dở dang

- TK 241.3: Sửa chữa lớn TSCĐ3.3.4. Phương pháp hạch toána. Kế toán mua săm TSCĐ1. Khi mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử...- Nếu để dùng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vu:

Nợ TK 241.1Nợ TK 311.3

Có TK 111, 112, 331...- Nếu để dùng cho các hoạt động HCSN, dự án, đơn đặt hàng của

Nhà nước

67

Page 68: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Nợ TK 241.1 Có TK 111, 112, 331, 461, 462, 441…

Nếu rút dự toán chi hoạt động, chương trình dự án để mua đồng thời ghi: Có TK 008, 009

2. Khi phát sinh các chi phí lắp đặt, chạy thử các TSCĐ: - Nếu để dùng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vu:

Nợ TK 241.1Nợ TK 311.3

Có TK 111, 112, 331... - Nếu để dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, đơn

đặt hàng của Nhà nướcNợ TK 241.1

Có TK 111, 112, 331...3. Khi bàn giao TSCĐ đã mua sắm qua lắp đặt, chạy thử

Nợ TK 211: NG TSCĐ hữu hình Có TK 241.1: Mua sắm TSCĐ

Đồng thời, căn cứ vào nguồn hình thành để phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ nhằm phuc vu hành chính sự nghiệp, dự án, đơn đặt hàng của Nhà nước như sau:

Nợ TK 661, 662, 635, 431, 441 Có TK 466

Nếu đầu tư từ nguồn kinh doanh, sẽ đồng thời ghi: Nợ TK 431, 441

Có TK 411b. Kế toán chi phí đầu tư XDCB1. Khi tạm ứng kinh phí qua Kho bạc để tiến hành hoạt động XDCB

Nợ TK 241.2: Xây dựng cơ bản Có TK 336: Tạm ứng kho bạc

2. Khi nhận khối lượng xây dựng, xây lắp... hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao:

- Nếu để dùng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vu: Nợ TK 241.2: Xây dựng cơ bản

Nợ TK 311.3: Thuế GTGT được khấu trừ

68

Page 69: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 331.1: Các khoản phải trả- Nếu để dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, đơn

đặt hàng của Nhà nước Nợ TK 241.2: Xây dựng cơ bản

Có TK 331.1: Các khoản phải trả3. Trường hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đặt đến nơi thi

công giao cho bên nhận thầu hoặc bên sử dung thiết bị:- Nếu để dùng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vu:

Nợ TK 241.2: Xây dựng cơ bảnNợ TK 311.3: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331.1: Các khoản phải trả- Nếu để dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp, dự án, ĐĐH

của Nhà nước Nợ TK 241.2: Xây dựng cơ bản

Có TK 331.1: Các khoản phải trả4. Khi trả tiền cho nhà thầu, người cung cấp thiết bị, vật tư, dịch vu

liên quan đến hoạt động đầu tư XDCBNợ TK 331.1

Nợ TK 241.2Có TK 111, 112, 312...Có TK 461, 462, 465, 441...

Nếu rút dự toán chi hoạt động, chi chương trình dự án để chi trả, đồng thời ghi:

Có TK 008, TK 0095. Khi xuất thiết bị giao cho nhà nhận thầu - Nếu thiết bị không cần lắp đặt,ghi:

Nợ TK 241.2: Xây dựng cơ bản Có TK 152: Nguyên vật liệu

- Đối với thiết bị cần lắp đặt: + Khi xuất thiết bị cần lắp đặt, ghi:

Nợ TK 152: (Chi tiết thiết bị đưa đi lắp đặt) Có TK 152: (Chi tiết thiết bị trong kho)

69

Page 70: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

+ Khi có khối lượng lắp đặt hoàn thành của bên nhận thầu bàn giao, được nghiệm thu, ghi:

Nợ TK 241.2: Xây dựng cơ bản Có TK 152: (Chi tiết thiết bị đưa đi lắp đặt)

6. Khi phát sinh các khoản chi phí quản lý và chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB:

- Nếu XDCB để dùng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vu: Nợ TK 241.2

Nợ TK 331.1 Có TK 111, 112, 312, 331

- Nếu XDCB để dùng cho các HĐSN, dự án, ĐĐH của Nhà nước Nợ TK 241.2

Có TK 111, 112, 312, 331 Có TK 461, 462, 465, 441

Nếu rút dự toán chi hoạt động, chi chương trình dự án để chi trả, ghi: Có TK 008, 009

7. Khi các chương trình XDCB đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dung, được quyết toán

Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hìnhNợ TK 311.8: Phần chi phí không được duyệt bỏ phải thu hồi

Nợ TK 441: Phần chi phí được duyệt bỏ Có TK 241.2: Xây dựng cơ bảnĐồng thời, căn cứ vào nguồn hình thành để phản ánh nguồn kinh

phí đã hình thành TSCĐ nhằm phuc vu SN, dự án, đơn đặt hàng của Nhà nước như sau:

Nợ TK 661, 662, 635, 431, 441 Có TK 466

Nếu đầu tư từ nguồn kinh doanh, sẽ đồng thời ghi: Nợ TK 431, 441

Có TK 4118. Trường hợp đầu tư XDCB bằng nguồn kinh phí hoạt động đến

cuối năm công việc XDCB chưa hoàn thành bàn giao thì toàn bộ chi phí tập hợp đến ngày 31/12 thuộc kinh phí của năm báo cáo:

70

Page 71: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Hạch toán ở năm báo cáo: Nợ TK 661.2, 662, 635

Có TK 337.3 - Hạch toán ở năm sau:

+ Phản ánh công trình XDCB đã hoàn thành: Nợ TK 211: NG TSCĐ hữu hình Có TK 241.2: Xây dựng cơ bản

+ Đồng thời quyết toán kinh phí hình thành TSCĐ: Nợ TK 337.3: Nguồn KP quyết toán vào năm trước

Nợ TK 661, 662: Phần KP của năm báo cáo Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

c. Kế toán sửa chưa lớn TSCĐ1. Kế toán chi phí sửa chữa thường xuyên- Phản ánh chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ phát sinh:

Nợ TK 661, 662, 631, 635Nợ TK 311.3: (nếu có)

Có TK 111, 112, 152, 331…2. Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ- Theo phương thức tự làm, căn cứ vào chứng từ chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 241.3Có TK 111, 112, 152, 461, 462, 465,…

Nếu rút dự toán chi hoạt động, chương trình, dự án đồng thời ghi: Có TK 008, 009

- Theo phương thức giao thầu sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán phản ánh số tiền phải trả theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng sửa chữa Nợ TK 241.3: Sửa chữa lớn TSCĐ Có TK 331: Các khoản phải trả

- Khi công trình sửa chữa lớn đã hoàn thành kế toán phải tính toán giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa để quyết toán số chi phí này theo nguồn KP dùng để sửa chữa lớn: + Nếu dùng kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, kinh phí theo đơn đặt hàng để sửa chữa lớn, kế toán ghi: Nợ TK 661, 662, 635, 631

71

Page 72: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 241.3 + Nếu chi phí sửa chữa TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD lớn cần phải phân bổ dần kế toán ghi: Nợ TK 643: Chi phí trả trước Có TK 241.3: Sửa chữa lớn TSCĐ Định kỳ phân bổ:

Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanh Có TK 643: Chi phí trả trước

- Nếu cải tạo, nâng cấp TSCĐ Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ Có TK 241.3: Sửa chữa lớn TSCĐ

Đồng thời: Nợ TK 661, 662, 635 Có TK 466

- Chú ý: Nếu sửa chữa lớn TSCĐ mang tính phuc hồi thì không phải ghi tăng NG TSCĐ còn sữa chữa nâng cấp khi hoàn thành thì chi phí sữa chữa sẽ ghi tăng NG TSCĐ

3. Trường hợp cuối năm công việc sửa chữa lớn chưa hoàn thành, thì căn cứ vào bảng xác nhận khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành tới ngày 31/12 phản ánh phần chi phí sửa chữa lớn liên quan đến KP của năm báo cáo kế toán ghi:

Nợ TK 661.2: Chi hoạt động Có TK 337.2: KP đã quyết toán chuyển sang năm sau

- Sang năm sau, khi công tác sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao đưa vào sử dung kế toán ghi: Nợ TK 661: Phần KP năm nay Nợ TK 337.2: Phần KP năm trước Có TK 241.3: Tổng chi phí sửa chữa lớn

Trường hợp sửa chữa nâng cấp khi chuyển nguồn kế toán ghi: Nợ TK 661:

Nợ TK 337.2 Có TK 466

72

Page 73: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Hãy trình bày cách phân loại tài sản cố định hữu hình theo

hình thái biểu hiện và công dung?Câu 2: Hãy cho biết các chỉ tiêu đánh giá tài sản cố định? Trình bày

cách đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá? Cho ví du minh hoạ?Câu 3: Trình bày nội dung, phương pháp và TK dùng để hạch toán

TSCĐ trong đơn vị HCSN?Câu 4: Nêu công thức tính hao mòn tài sản cố định hàng năm? Cho

ví du minh hoạ?Câu 5: Trình bày nội dung, phương pháp hạch toán sửa chữa thường

xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ?BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Bài 1: Tại một đơn vị hành chính sự nghiệp K trong tháng 5/N có các nghiệp vu kinh tế phát sinh sau: (ĐVT: 1000đ)

1. Rút dự toán chi hoạt động thanh toán tiền mua một trang thiết bị quản lý theo giấy rút dự toán hạn mức kinh phí số 15 ngày 05/05/N, số tiền 18.000, đơn vị đã nhận giấy báo của Kho bạc số 52 ngày 07/05/N chuyển trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp máy.

2. Đơn vị rút dự toán chi hoạt động mua một máy móc dùng cho công tác chuyên môn của đơn vị, giấy rút dự toán chi hoạt động số 16 ngày 08/05/N, giá theo hợp đồng 11.000 trong đó thuế GTGT 1.000. Chi phí lắp đặt chạy thử trả bằng tiền mặt 1.000 phiếu chi số 83 ngày 11/05/N chuyển trả trực tiếp cho người cung cấp. Tài sản cố định đã hoàn thành việc lắp đặt và nghiệm thu đưa vào sử dung theo biên bản nghiệm thu số 10 ngày 12/05/N.

3. Đơn vị tiến hành công tác xây dựng cơ bản để xây dựng một nhà bảo vệ theo phương thức giao thầu. Hợp đồng số 18 ngày 02/05/N chi phí đầu tư xây dựng phải trả cho bên nhận thầu là 100.000 theo biên bản nghiệm thu số 11 ngày 15/05/N.

Các chi phí về trang thiết bị cho nhà bảo vệ đã thanh toán bằng tiền mặt 12.000 theo phiếu chi số 90 ngày 15/05/N.

Nhà bảo vệ đã đưa vào sử dung cho hoạt động của đơn vị, đơn vị đã chuyển tiền thanh toán cho bên nhận thầu bằng chuyển khoản theo giấy

73

Page 74: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

báo của kho bạc số 75 ngày 14/05/N. Nhà bảo vệ được đầu tư từ quỹ cơ quan theo quyết định số 10 ngày 02/05/N.

4. Đơn vị tiến hành thanh lý một nhà kho dung cho hoạt động sự nghiệp đã cũ không thể sửa chữa theo biên bản thanh lý TSCĐ số 02 ngày 16/05/N;

Nguyên giá TSCĐ là 32.000.Giá trị đã hao mòn lũy kế là 30.000.Chi phí thanh lý chi ra bằng tiền mặt theo phiếu chi số 97 ngày

16/05/N số tiền 1.200.Giá trị phế liệu thu hồi bán thu tiền mặt theo phiếu thu số 18 ngày

16/05/N số tiền 3.800.Chênh lệch thu chi đơn vị được phép ghi bổ sung nguồn kinh phí

hoạt động.5. Được phép của cấp trên nhượng bán 01 xe ô tô con dùng cho

hoạt động sự nghiệp, có nguyên giá 86.000, giá trị hao mòn lũy kế đến ngày bán là 56.000, chi phí phát sinh cho việc nhượng bán xe ô tô đã chi bằng tiền mặt theo phiếu chi số 102 ngày 17/05/N là 1.500. Các thủ tuc bán TSCĐ đã hoàn tất, đơn vị bàn giao xe ô tô cho người mua theo biên bản giao nhận TSCĐ số 04 ngày 17/05/N.

Tiền bán TSCĐ theo thỏa thuận là 40.000 đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu thu số 20 ngày 17/05/N, chênh lệch thu chi đơn vị được phép ghi bổ sung nguồn kinh phí hoạt động 50%, đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 50%.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh.Bài 2: Tại một ĐV HCSN có tình hình tăng, giảm TSCĐ, trong

tháng 12/N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)I. Số dư đầu tháng 12/N của một số TK - TK 211: 750.500- TK 214: 370.500- Các tài khoản khác có số dư hợp lý

74

Page 75: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh:1. Ngày 1/12 Rút dự toán KP dự án mua một TSCĐ hữu hình,

nguyên giá chưa có thuế 150.000, thuế GTGT đầu và o 5%, chi phí liên quan trước khi đưa tài sản vào sử dung đơn vị đã trả bằng tiền gửi kho bạc 1.200.

2. Ngày 5/12 đơn vị tiến hành nhượng bán 1 thiết bị A cho công ty M với giá 15.000 đã thu bằng tiền gửi, nguyên giá tài sản 75.000, giá trị hao mòn lũy kế 65.000, chi nhượng bán bằng tiền mặt 4.000 phần chênh lệch thu lớn hơn chi được phép bổ sung quỹ phát triển sự nghiệp.

3. Ngày 7/12 tiếp nhận của cấp trên một TSCĐ hữu hình dùng cho HĐTX trị giá 25.000, chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt 700.

4. Ngày 20/12 nhà thầu A bàn giao khối lượng XDCB trị giá 54.000. Tài sản đã lắp đặt hoàn thành bàn giao cho hoạt động sự nghiệp. Tài sản này được hình thành từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

5. Ngày 23/12 điều chuyển một TSCĐ cho cấp dưới, nguyên giá 20.000, giá trị hao mòn luỹ kế 12.000.

6. Ngày 27/12 thanh lý 1 thiết bị N cho ông A thu bằng tiền gửi với giá 7.000, nguyên giá 90.000 giá trị hao mòn luỹ kế 87.000, chi thanh lý 2.500 bằng tièn mặt , giá trị phế liệu thu hồi nhập kho 500.

7. Ngày 31/12 giá trị hao mòn trong năm N là 90.000, trong đó hoạt động sự nghiệp 63.000, chương trình dự án: 27.000.

Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh trên và phản ánh vào

sơ đồ TK của các TK có liên quan.2. Nghiệp vu 2, 6 TSCĐ nhượng bán thanh lý thuộc NVKD thì hạch

toán như thế nào?Bài 3: Tại một đơn vị HCSN có tình hình tăng giảm tài sản cố định

trong kỳ như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)I. Số dư đầu tháng 12/N của một số tài khoản - TK 211: 24.792.- TK 466: 20.300.- TK 214: 4.492.- Các tài khoản khác có số dư hợp lý

75

Page 76: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế sau phát sinh:1. Đơn vị tiếp nhận của đơn vị cấp trên 1 TSCĐ hữu hình dùng cho

hoạt động thường xuyên trị giá 25.000, chi phí vận chuyển bằng tiền mặt 700 tính vào chi phí hoạt động thường xuyên

2. Đơn vị mua 1 TSCĐ hữu hình qua lắp đặt, giá mua TSCĐ được lắp đặt chưa có thuế 300.000, thuế GTGT đầu vào 5% đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, tài sản này được đầu tư bằng nguồn kinh phí dự án.

3. Đơn vị tiến hành thanh lý một TSCĐ sử dung trong lĩnh vực HCSN, nguyên giá 37.680, giá trị hao mòn luỹ kế 37.400, thu thanh lý bằng tiền mặt 450, chi thanh lý bằng tiền mặt 250, phần chênh lệch thu lớn hơn chi được phép bổ sung quỹ hỗ trợ phát triển sự nghiệp.

4. Trính hao mòn tài sản cố định trong năm là 210.000 Yêu cầu: Định khoản phản ánh lên sơ đồ các tài khoản.Bài 4: Tại đơn vị HCSN K có hoạt động sản xuất kinh doanh và

cung ứng dịch vu. Trong tháng 5/N có các nghiệp vu kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: đồng).

1. Mua xe tải nhẹ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thanh toán bằng tiền mặt lấy từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, giá theo hóa đơn thuế GTGT: giá chưa có thuế GTGT 115.000.000 thuế GTGT 10%. Phiếu chi tiền mặt số 118 ngày 2/5/N.

2. Mua máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng nhập khẩu. Giá mua thanh toán bằng chuyển khoản là 84.000.000, theo giấy báo Nợ số 86 ngày 5/5/N. Thuế nhập khẩu phải nộp là 25.200.000. Thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Đơn vị đã nộp thuế bằng tiền mặt theo phiếu chi tiền mặt số 114 ngày 8/5/N. TSCĐ này đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB.

3. Thanh lý một TSCĐ hữu hình là vu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình như sau:máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh có nguyên giá 22.000.000, đã trích khấu hao 20.600.000 chi phí thanh lý thuê ngoài trả bằng tiền mặt theo phiếu chi số 85 ngày 10/5/N, số tiền 1.650.000 trong đó đã bao gồm thuế GTGT 10%. Giá trị phế liệu thu hồi gồm:

Đánh giá nhập kho theo phiếu nhập kho số 32 ngày 13/5/N là 1.000.000.

76

Page 77: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Bán thu tiền mặt theo phiếu thu số 20 ngày 14/5/N số tiền 3.360.000 trong đó theo giá chưa có thuế GTGT thuế VAT 160.000.

Bán thanh lý TSCĐ đã lập biên bản thanh lý TSCĐ số 3 ngày 15/5/N.4. Đơn vị nhượng bán một xe tải dùng để chở hàng kinh doanh

nguyên giá của TSCĐ 80.000.000đ, đã trích khấu hao 62.000.000đ.Các chi phí tân trang, sửa chữa xe và tổ chức bán đã chi bằng tiền

mặt theo phiếu chi số 107 ngày 18/5/N số tiền 2.750.000đ trong đó chi phí chưa có thuế GTGT là 2.500.000đ thuế GTGT 10%.

Tiền bán xe đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu thu số 22 ngày 20/5/N số tiền 21.000.000đ trong đó thuế GTGT là 1.000.000đ.

TSCĐ cùng các tài liệu kỹ thuật liên quan đã được bàn giao cho bên mua theo biên bản giao nhận TSCĐ số 08 ngày 20/5/N.

Yêu cầu: Lập định khoản các nghiệp vu trên.Bài 5: Tại một đơn vị HCSN có tình hình tăng giảm TSCĐ trong kỳ

như sau: (ĐVT: đồng)1. Đơn vị cấp kinh phí cho đơn vị cấp dưới TSCĐ hữu hình theo

biên bản giao nhận TSCĐ số 05 ngày 18/5/N gồm:- Một máy photocopy Ricoh còn mới nguyên giá 18.400.000.- Hai máy điều hòa nhiệt độ Toshiba còn mới 22.000.000.2. Điều động cho cấp dưới một bộ máy vi tính đã qua sử dung có

nguyên giá là 12.000.000, đã hao mòn: 2.800.000. Theo biên bản giao nhận TSCĐ số 06 ngày 19/5/N.

Chi phí vận chuyển do đơn vị cấp dưới chi trả. Các tài sản trên được dùng cho hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

3. Đơn vị cấp trên cấp kinh phí bằng 1 xe ô tô còn mới có nguyên giá 92.000.000. Theo biên bản giao nhận TSCĐ số 07 ngày 19/5/N.

Yêu cầu: Lập định khoản các nghiệp vu kinh tế trên.Bài 6: Biên bản kiểm kê TSCĐ ngày 31/05/N tại đơn vị HCSN K như

sau: (ĐVT: 1.000 đồng)1. Thừa một xe ô tô cũ không xác định được chủ sở hữu, đơn vị đã

báo cáo với cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính. Đơn vị đang tạm giữ chờ quyết định xử lý. Theo biên bản tạm giữ số 01 ngày 31/5/N giá trị tài sản tạm đánh giá là 18.000.000.

77

Page 78: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

2. Thừa một máy lạnh chưa xác định nguyên nhân, cơ quan có thẩm quyền chưa có quyết định xử lý, giá trị theo đánh giá là 15.200.000. (Biên bản đánh giá số 02 ngày 31/5/N).

3.Thiếu mất một máy vi tính đang dùng cho phòng quản trị. Biên bản số 02 ngày 31/5/N. Theo số liệu trên sổ sách kế toán, nguyên giá của máy là 10.000.000, đã hao mòn 5.800.000. Sau khi xem xét nguyên nhân gây ra mất mát, quyết định xử lý 05 ngày 31/5/N như sau: được phép xóa bỏ 50% thiệt hại, còn 50% thiệt hại phòng Quản trị phải chịu trách nhiệm bồi thường, nộp ngay bằng tiền mặt 60% giá trị thiệt hại theo phiếu thu số 25 ngày 31/5, còn 40% trừ vào lương của bộ phận chịu trách nhiệm sử dung và quản lý theo quyết định số 13 ngày 31/5/N.

4. Thiếu mất một thiết bị đang dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Biên bản số 03 ngày 31/5/N theo số liệu trên sổ sách của kế toán: nguyên giá của thiết bị này là 12.000.000, đã khấu hao 8.000.000. Quyết định xử lý ghi giảm vốn kinh doanh 50% còn 50% trừ lương của bộ phận chịu trách nhiệm sử dung và quản lý theo quyết định số 13 ngày 31/5/N.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vu kinh tế trên.Bài 7: Tại đơn vị hành chính sự nghiệp X trong tháng 6/N có các

nghiệp vu kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)1. Mua một thiết bị chuyên dùng cho hoạt động sự nghiệp phải qua

lắp đặt, thanh toán trực tiếp qua Kho bạc bằng dự toán chi hoạt động theo giá hóa đơn thuế GTGT là 17.600 trong đó theo giá chưa có thuế là 16.000, thuế GTGT 10%, đơn vị đã nhận giấy báo của Kho bạc số 125 ngày 12/6/N. Giấy rút dự toán chi số 10 ngày 16/6/N.

Chi phí lắp đặt thiết bị trên đơn vị đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu chi tiền mặt số 85 ngày 12/6/N số tiền 550 trong đó đã bao gồm thuế GTGT 10%.

Thiết bị đã nghiệm thu đưa vào sử dung cho hoạt động sự nghiệp theo biên bản nghiệm thu số 10 ngày 13/6/N, kế toán đã ghi tổng nguyên giá TSCĐ đồng thời đã kết chuyển nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.

2. Đơn vị mua một thiết bị dùng cho hoạt động dự án, số tiền phải tính cho nhà cung cấp là 22.000 trong đó thuế GTGT 2.000 theo hợp đồng cung cấp số 22 ngày 15/6/N. Thiết bị phải qua công tác lắp đặt, chạy thử

78

Page 79: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

tiền đã trả cho việc lắp đặt, chạy thử đã chi bằng tiền mặt theo phiếu chi số 87 ngày 16/6/N số tiền 2.000, thiết bị đã nghiệm thu đưa vào sử dung theo biên bản nghiệm thu số 11 ngày 16/6/N, kế toán ghi tăng TSCĐ và kết chuyển nguồn vốn theo quy định.

Đơn vị đã chuyển tiền thanh toán cho bên cung cấp máy theo giấy báo của KB số 130 ngày 20/6/N.

3. Mua một máy móc thiết bị phải qua lắp đặt dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vu, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (giá chưa thuế là 50.000 thuế GTGT 10%) theo giấy báo của KB số 135 ngày 25/06/N.

Chi phí lắp đặt, chạy thử phát sinh gồm:- Vật liệu xuất dùng 420 theo phiếu xuất kho số 18 ngày 25/6/N- Lương phải trả cho việc lắp đặt 250 (theo bảng lương tháng 6/N)- Các khoản chi bằng tiền mặt theo phiếu chi số 90 ngày 26/6/N là

660 trong đó thuế GTGT 10%.Công việc lắp đặt, chạy thử đã hoàn thành, máy móc thiết bị đã được

nghiệm thu đưa vào sử dung theo biên bản nghiệm thu số 12 ngày 27/6/N. Máy móc này được đầu tư từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản. Đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

Yêu cầu: Lập định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh.Bài 8: Tài liệu cho tình hình đầu tư XDCB và sửa chữa TSCĐ tại

đơn vị HCSN S trong năm N như sau: (ĐVT: 1000đ).I. Thực hiện kế hoạch đầu tư xây lắp một nhà văn phòng theo

phương thức giao thầu, KP XDCB gồm: 70% KP XDCB, 30% huy động quỹ cơ quan. Giá trị công trình giao thầu 3.600.000.

1. Rút DTKP XDCB về TK TGKB là 2.520.0002. Tạm ứng cho nhà thầu theo tiến độ thi công số KP XDCB bằng

TGKB 1.764.000.3. Cuối năm N công trình được nghiệm thu theo giá thầu 3.600.000,

sau khi giữ lại 5% giá trị công trình đơn vị trả nốt nhà thầu qua TK TGKB.4. Tỷ lệ hao mòn năm 5%.

79

Page 80: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

II. Trong năm N đã mua thiết bị thuộc kinh phí XDCB trong dự toán dùng cho hoạt động sự nghiệp:

1. Rút DTKP XDCB về TK TGKB là 960.0002. Mua vật tư thiết bị lắp đặt tạm nhập kho chờ lắp đặt là 936.600,

tiền mua đã thanh toán bằng ủy nhiệm chi qua kho bạc Nhà nước.3. Xuất vật tư thiết bị để lắp đặt 936.6004. Chi phí lắp đặt tính vào giá trị tài sản là 23.400, đã chi bằng tiền mặt.5. Thiết bị đã hoàn thành bàn giao cho đơn vị sử dung theo giá

960.000, tỷ lệ hao mòn năm 20%.III. Thực hiện sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên TSCĐ năm N:1. Sửa chữa lớn thuê ngoài đã nhận bàn giao, chi phí sửa chữa lớn

ghi chi phí HĐTX là 60.000 ghi dự án 45.000, chi kinh doanh 30.000 bằng tiền gửi kho bạc. ĐV đã rút DTKP thanh toán tiền sửa chữa lớn 135.000 cho bên nhận thầu sửa chữa.

2. Chi phí sửa chữa thường xuyên thiết bị văn phòng được ghi chi thường xuyên gồm:

- Vật tư cho sửa chữa 7.500. - Tiền công sửa chữa chi bằng tiền mặt 4.500.Yêu cầu:1. Định khoản và phản ánh vào TK các nghiệp vu kinh tế phát sinh.2. Mở và ghi sổ các nghiệp vu vào sổ “Nhật ký chung”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ tài chính, Chế độ kế toán công trong đơn vị HCSN, NXB Thống kê, 2006.2. PGS. TS Nguyễn Văn Công, Giáo trình kế toán HCSN, NXB Thống kê, 2006.3. TS Hà Thị Ngọc Hà, Hướng dân thực hành chế độ kế toán HCSN – Bài

tập và lập BCTC – 2011, NXB Lao động xã hội, 2011.4. Nguyễn Văn Nhiệm, Hướng dân thực hành kế toán đơn vị HCSN, NXB

Thống kê, 2008.5. Nguyễn Thị Quỳnh, Hệ thống mục lục NSNN, NXB Lao động xã hội, 2010.6. Bộ tài chính, Luật kế toán, NXB Tài chính, 2008.

80

Page 81: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Chương 4: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁNMục tiêu:- Giúp cho người học nhận thức đối tượng kế toán là các khoản phải

thu ở khách hàng, phải trả cho khách hàng, các khoản vay, nợ, tạm ứng qua kho bạc, các khoản ứng trước, trả trước, các khoản nhận trước trong các đơn vị HCSN.

- Trang bị cho người học phương pháp kế toán công nợ thanh toán các khoản phải thu, các khoản phải trả trong các đơn vị HCSN.

4.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN

4.1.1. Khái niệmCác nghiệp vu thanh toán của đơn vị HCSN phát sinh trong mối quan

hệ giữa đơn vị với các đối tượng bên trong và bên ngoài nhằm giải quyết các quan hệ tài chính liên quan tới quá trình hình thành, sử dung và thanh quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước và kinh phí khác.

4.1.2. Nội dung các nghiệp vụ thanh toánCác nghiệp vu thanh toán trong đơn vị HCSN là những quan hệ

thanh toán giữa đơn vị với Nhà nước, với các tổ chức, cá nhân bên ngoài về quan hệ mua, bán, dịch vu, vật tư, sản phẩm, hàng hóa và các quan hệ thanh toán giữa đơn vị cấp trên, cấp dưới, với viên chức và các đối tượng khác trong đơn vị.

* Các nghiệp vu thanh toán nếu được phân loại theo đối tượng thanh toán thì có:

- Các khoản phải thu khách hàng.- Tạm ứng cho cán bộ, nhân viên của đơn vị.- Các khoản phải thanh toán cho người cung cấp.- Phải thanh toán cho công chức, viên chức và đối tượng khác.- Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ BHTN phải nộp.- Các khoản phải nộp Nhà nước về thuế và lệ phí.- Kinh phí cấp cho cấp dưới- Thanh toán nội bộ cấp trên và cấp dưới.* Xét theo tính chất công nợ phát sinh:- Thanh toán các khoản phải thu (khách hàng mua, CNV, cho vay,

81

Page 82: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

thuế GTGT khấu trừ, các khoản phải thu khác).- Thanh toán các khoản phải trả (phải trả người bán, nội bộ, thanh

toán các khoản cho Nhà nước, phải nộp theo lương, phải nộp khác).4.1.3. Nguyên tắc kế toán thanh toánĐể quản lý tốt các khoản phải thu và nợ phải trả, hạch toán các

nghiệp vu thanh toán cần tôn trọng các quy định sau:- Mọi khoản thanh toán của đơn vị phải được kế toán chi tiết từng nội

dung thanh toán cho từng đối tượng và từng đợt thanh toán.- Kế toán phải theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu, nợ phải

trả và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, thu hồi nợ, tránh tình trạng chiếm dung vốn, kinh phí. Đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật thanh toán, kỷ luật thu nộp ngân sách, tránh gây tổn thất kinh phí cho Nhà nước.

- Những khách nợ, chủ nợ mà đơn vị có quan hệ giao dịch thanh toán thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn kế toán cần phải lập bảng kê nợ, phải đối chiếu, xác nhận công nợ cho nhau, và có kế hoạch thu hồi hoặc trả nợ kịp thời, tránh tình trạng kê đọng làm tổn thất kinh phí của nhà nước.

- Trường hợp một đối tượng vừa là phải thu, vừa là phải trả, sau khi hai bên đối chiếu, xác nhận nợ có thể lập chứng từ để thanh toán bù trừ.

- Các khoản phải thu và nợ phải trả bằng vàng, bạc, đá quý phải được kế toán chi tiết chi từng khoản con nợ và chủ nợ theo cả hai chiều số lượng và giá trị.

4.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU4.2.1. Nội dung các khoản phải thuTheo tính chất và đối tượng thanh toán, các khoản phải thu gồm:- Các khoản phải thu của đơn vị sự nghiệp với khách hàng về tiền bán

sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vu, dịch vu, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

- Các khoản phải thu của đơn vị sự nghiệp đối với Nhà nước theo các đơn đặt hàng.

- Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý- Các khoản phải thu khác.

82

Page 83: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4.2.2. Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thuKế toán phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng

khoản phải thu, từng đơn đặt hàng và từng lần thanh toán.Mọi khoản nợ phải thu của đơn vị đều phải được kế toán ghi chi tiết

theo từng đối tượng, từng nghiệp vu thanh toán. Số nợ phải thu của đơn vị trên tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số nợ phải thu trên tài khoản chi tiết của các đối tượng nợ.

Các khoản nợ phải thu của đơn vị bằng vàng, bạc, đá quý phải được kế toán chi tiết cho từng đối tượng nợ theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.

Trong kế toán chi tiết, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ để có biện pháp thu hồi nợ kịp thời.

Tài khoản này còn phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân chờ quyết định xử lý và các khoản bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hoá đã có quyết định xử lý, bắt bồi thường vật chất.

4.2.3. Chứng tư kế toán sử dụng- Hóa đơn bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vu do kế toán của đơn vị

lập làm căn cứ xác định doanh thu.- Đơn đặt hàng của khách hàng- Cá chứng từ phản ánh thanh toán công nợ- Biên bản quyết định xử lý khi phát hiện thiếu hàng hóa, vật tư, sản phẩm- Khế ước cho vay, mượn đối với vật tư, hàng hóa cho vay, mượn…- Bảng kê tính lãi đối với các khoản lãi cho vay, lãi trái phiếu…- Ngoài ra còn có: Biên lai thu tiền, quyết định thu hồi các khoản chi

sai chế độ…4.2.4. Tài khoản kế toán sử dụng

a. Kết cấu TK 311 - Các khoản phải thu- Bên Nợ: + Số tiền phải thu của khách hàng về bán sản phẩm, hàng hóa,...+ Các khoản chi hoạt động, chi dự án, chi theo ĐĐH của Nhà nước,

chi đầu tư XDCB không được duyệt bị xuất toán phải thu hồi.+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.+ Số tiền phải thu về bồi thường vật chất

83

Page 84: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

+ Các khoản phải thu về cho vay, cho mượn tạm thời+ Các khoản phải thu khác- Bên Có:+ Các khoản phải thu đã thu được+ Số thuế GTGT đơn vị đã được khấu trừ, được hoàn lại+ Số tiền ứng trước, trả trước của khách hàng+ Số tiền đã thu về bồi thường vật chất- Dư Nợ: + Các khoản nợ còn phải thu+ Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ và số thuế GTGT được

hoàn lại nhưng ngân sách chưa hoàn trả.Hoặc Dư Có: Số ứng trước của người mua. b. Tài khoản 311 có 3 TK cấp 2:- TK 311.1: Phải thu của khách hàng- TK 311.3: Thuế GTGT được khấu trừ- TK 311.8: Các khoản phải thu khác4.2.5. Phương pháp hạch toána. Kế toán phải thu của khách hàng1. Phản ánh doanh thu cung cấp hàng hóa, dịch vu chưa thu tiền:

Nợ TK 311.1: Các khoản phải thuCó TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanhCó TK 333.1: Các khoản phải nộp Nhà nước

2. Xác định giảm giá hàng bán, chiết khấu thanh toán, hàng bán bị trả lại:

Nợ TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanhNợ TK 333.1: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 311.1: Các khoản phải thu3. Nhận được tiền do khách hàng trả nợ hoặc khách hàng ứng trước tiền:

Nợ TK 111, 112Có TK 311.1

4. Nợ không thu được ghi chi hoạt động hoặc chi dự án:Nợ TK 661, 662…

Có TK 311.1

84

Page 85: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

5. Bù trừ trên cùng một đối tượng:Nợ TK 331.1: Các khoản phải trả

Có TK 311.1: Các khoản phải thu6. Xoá sổ nợ phải thu không đòi được:

Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanhCó TK 311.1: Các khoản phải thu

b. Kế toán thuế GTGT đươc khấu trừ 1. Khi mua vật tư hàng hoá được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (áp

dung cho đơn vị tham gia SXKD hoặc thực hiện các dự án viện trợ không hoàn lại):

Nợ TK 152, 153, 155, 631, 662Nợ TK 311.3

Có TK 111, 112, 3312. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá dùng cho SXKD số thuế GTGT

của hàng nhập khẩu được khấu trừ ghi:Nợ TK 311.3

Có TK 3331 (33312)3. Mua hàng được hưởng CKTM, GGHM hoặc hàng mua trả lại cho

người bán:Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 152, 153, 155Có TK 311.3

4. Cuối kỳ kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra phải nộp:

Nợ TK 333.1: Thuế GTGT đầu ra phải nộpCó TK 311.3: Thuế GTGT được khấu trừ

5. Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ghi chi hoạt động:Nợ TK 661, 662, 631, 635

Có TK 311.36. Khi được Nhà nước hoàn lại thuế:

Nợ TK 111, 112Có TK 311.3

85

Page 86: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

c. Kế toán các khoản phải thu khác1. Trường hợp vật tư, hàng hóa và số tiền mặt tồn quỹ phát hiện

thiếu khi kiểm kê, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:Nợ TK 311. 8

Có TK 111, 152, 153, 1552. Những TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn vay, bằng nguồn vốn

kinh doanh, khi phát hiện thiếu, ghi:Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐNợ TK 311.8: GTCL

Có TK 211, 213: Nguyên giá3. Những TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN khi phát hiện thiếu

kế toán ghiNợ TK 214: Hao mòn TSCĐNợ TK 466: Nguồn KP đã hình thành TSCĐ (GTCL)

Có TK 211, 213: Nguyên giáĐồng thời phản ánh GTCL bị thiếu mất phải thu hồi:

Nợ TK 311.8Có TK 511.8

Khi có quyết định xử lýNợ TK 511.8: Nếu cho phép xoá bỏNợ TK 111, 112, 334

Có TK 311.84. Các khoản nợ phải thu vì lý do nào đã không đòi được

Nợ TK 661, 662Có TK 311.8

5. Các khoản đã chi hoạt động hoặc chi dự án không được duyệt phải thu hồi:

Nợ TK 311.8Có TK 661, 662, 635

6. Lãi đầu tư tài chính chưa thu được:Nợ TK 311.8: Phải thu khác

Có TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh

86

Page 87: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

7. Thu hồi được các khoản phải thu khácNợ TK 111, 112, 152

Có TK 311.8: Phải thu khác4.3. KẾ TOÁN TẠM ỨNG4.3.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lýa. Khái niệm:Tiền tạm ứng là khoản tạm chi quỹ kinh phí, vốn nhằm thực hiện các

hoạt động hành chính, sự nghiệp hoặc kinh doanh trong đơn vị. Số tiền tạm ứng có thể được sử dung để chi tiêu cho các công vu như: mua sắm văn phòng phẩm, chi trả công sửa chữa, chi mua vật tư, hàng hóa, dịch vu, chi công tác phí, chi nghiệp vu phí, tạm ứng, chi thực hiện dự án, đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học, nhu cầu cho tạm ứng, có thể bằng tiền hoặc tài sản tương đương tiền.

b. Nguyên tăc quản lý:Tiền tạm ứng được quản lý, chi tiêu, thanh toán hoàn ứng theo chế độ

quy định, trên cơ sở nguyên tắc chung như sau:Chỉ được cấp chi tạm ứng trên cơ sở lệnh chi của thủ trưởng, kế toán

trưởng trong đơn vị. Chỉ được cấp chi tạm ứng cho cán bộ, viên chức thuộc danh sách lương của đơn vị để đảm bảo khả năng hoàn ứng khi đến hạn.

Tiền tạm ứng phải chi trên cơ sở chứng từ hợp lý, hợp lệ.Chi tạm ứng cho các đối tượng đã thực hiện thanh toán đúng quy

định các lần tạm ứng trước đã.Tiền tạm ứng phải được theo dõi: Sử dung, thanh toán, đúng muc

đích và đúng hạn.4.3.2. Nhiệm vụ kế toán thanh toán tạm ứngTheo dõi, phản ánh số tiền tạm ứng khi tạm ứng tới lúc thanh toán từ

các chứng từ gốc hợp lý, hợp pháp.Ghi chép nghiệp vu tạm ứng theo lần tạm ứng, đối tượng tạm ứng

trên sổ kế toán chi tiết, tổng hợp.Thực hiện nghiêm ngặt công tác quản lý giám sát số tiền tạm

ứng từ khi chi tới lúc thanh toán.Báo cáo thường xuyên tình hình chi tiêu thanh toán tạm ứng trong

đơn vị.

87

Page 88: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4.3.3. Chứng tư kế toán sử dụng- Giấy đề nghị tạm ứng- Giấy thanh toán tạm ứng- Giấy đi đường, phiếu nhập kho và các chứng từ khác liên quan4.3.4. Tài khoản sử dụng Tài khoản 312 – Tạm ứng

Kết cấu: - Bên nợ: Các khoản tiền, vật tư tạm ứng- Bên có:

+ Các khoản tạm ứng đã được thanh toán+ Số tạm ứng dùng không hết nhập quỹ hoặc trừ vào lương

- Dư nợ: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán4.3.5. Phương pháp kế toán1. Xuất tiền hoặc vật tư tạm ứng cho cán bộ CNV

Nợ TK 312: Tạm ứngCó TK 111, 112, 152, 153, 155

2. Khi cán bộ, CNV thanh toán số chi tạm ứng- TH1: Tạm ứng dùng không hết nhập quỹ

Nợ TK 111, 112, 334Có TK 312: Tạm ứng

- TH2: Nếu thanh toán bằng chứng từ như: Hợp đồng mua hàng và các chứng từ khác có liên quan

+ Nếu số tạm ứng chi vừa đủ Nợ TK 152, 153, 211, 661, 662

Có TK 312: Tạm ứng+ Nếu số tạm ứng nhỏ hơn số thực chi:

Nợ TK 152, 153, 155Có TK 312: Số đã tạm ứngCó TK 111, 112: Số tạm ứng thiếu

+ Nếu số tạm ứng lớn hơn số thực chi:Số thực chi:

Nợ TK 152, 153Có TK 312: Tạm ứng

88

Page 89: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Số tạm ứng thừa:Nợ TK 111, 112, 334

Có TK 312: Tạm ứng4.4. KẾ TOÁN KINH PHÍ CẤP CHO CẤP DƯỚI4.4.1. Chứng tư kế toán sử dụng- Giấy rút dự toán kinh phí: Là chứng từ do đơn vị lập- Uỷ nhiệm chi: Đơn vị cấp trên cấp KP cho đơn vị cấp dưới bằng

tiền mặt hoặc chuyển khoản.- Báo cáo tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dung ở cấp

dưới đã được duyệt.4.4.2. Tài khoản sử dụngTK 341: KP cấp cho cấp dưới. Kết cấu:- Bên Nợ: Số KP đã cấp, đã chuyển cho cấp dưới- Bên Có: + Thu hồi số KP thừa không sử dung hết

+ Kết chuyển số KP đã cấp trong kỳ cho các đơn vị cấp dưới để ghi giảm nguồn KP

- Tài khoản này không có số dư (Cấp cho cấp dưới dùng không hết thì thu hồi lại). 4.4.3. Phương pháp hạch toán

1. Cấp trên cấp KP cho cấp dưới bằng dự toán chi- Cấp trên: Có TK 008, 009- Cấp dưới: Nợ TK 008, 0092. Khi cấp dưới rút dự toán chi về sử dung- Cấp trên:

Nợ TK 341: KP cấp cho cấp dưới Có TK 461, 462

- Cấp dưới: Nợ TK 111, 112

Có TK 461, 462Đồng thời: Có TK 008, TK 009

89

Page 90: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

3. Cấp trên cấp KP cho cấp dưới bằng tiền hoặc tài sản- Cấp trên:

Nợ TK 341 Có TK 111, 112, 152, 153

- Cấp dưới: Nợ TK 111, 112, 152, 153 Có TK 461, 462

4. Cấp dưới nộp KP thừa không sử dung hết cho cấp trên- Cấp trên:

Nợ TK 111, 112 Có TK 341

- Cấp dưới: Nợ TK 461, 462 Có TK 111, 112

5. Khi cấp dưới gửi báo cáo quyết toán cho cấp trên và được duyệt- Cấp trên:

Nợ TK 461, 462 Có TK 341

- Cấp dưới: Nợ TK 461, 462 Có TK 661, 662

4.5. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ 4.5.1. Nội dung các khoản phải trảCác khoản phải trả trong đơn vị hành chính sự nghiệp thường phát

sinh trong các quan hệ giao dịch giữa đơn vị với người bán vật tư, hàng hóa, dịch vu, tài sản cố định, kinh phí tạm thu, tạm giữ. Nội dung cu thể các khoản phải trả gồm:

Các khoản nợ phải trả cho người bán, người cung cấp hàng hóa, dịch vu, vật tư, người nhận thầu về XDCB, sửa chữa lớn.

- Các khoản nợ vay, lãi về nợ vay phải trả.- Giá trị tài sản thừa chưa xác định được nguyên nhân chờ giải quyết.- Các khoản phải trả khác như: phạt bồi thường vật chất.

90

Page 91: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4.5.2. Nhiệm vụ kế toán các khoản phải trảMọi khoản nợ phải trả của đơn vị đều phải được kế toán ghi chi tiết

theo từng đối tượng, từng nghiệp vu thanh toán. Số nợ phải trả của đơn vị trên tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số nợ phải trả trên tài khoản chi tiết của các chủ nợ.

Thanh toán kịp thời, đúng hạn cho các công nợ cho các chủ nợ, tránh gây ra tình trạng dây dưa kéo dài thời hạn trả nợ.

Các khoản nợ phải trả của đơn vị bằng vàng, bạc, đá quý phải được kế toán chi tiết theo cho từng chủ nợ theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.

4.5.3. Kế toán các khoản phải trảa. Chứng từ kế toán sử dụng- Hoá đơn mua hàng- Khế ước nhận nợ của đơn vị- Biên bản kiểm kê tài sản- Phiếu chi- Giấy báo Nợ, giấy báo Có của kho bạc…b. Tài khoản sử dụng* Kết cấu TK 331: Các khoản phải trả- Bên Nợ: + Các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hoá, dịch vu,

người nhận thầu về XDCB.+ Các khoản nợ vay đã thanh toán+ Xử lý kiểm kê phát hiện thừa- Bên Có: + Số tiền phải trả cho người bán+ Các khoản phải trả nợ vay+ Kiểm kê phát hiện thừa- Dư Có: Số tiền còn phải trả cho các đối tượngHoặc dư Nợ: Số tiền đã ứng trước, đã trả trước cho các đối tượng.* Tài khoản 331 có 3 TK cấp 2:- TK 3311: Phải trả người cung cấp- TK 3312: Phải trả nợ vay- TK 3318: Phải trả khác

91

Page 92: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

c. Phương pháp hạch toán* Kế toán phải trả nhà cung cấp1. Mua chịu hàng hóa, dịch vu

Nợ TK 152, 155, 211: Nếu mua về nhập khoNợ TK 661, 662, 631, 635: Nếu dùng ngayNợ TK 311.3: (Nếu có - Dùng cho hoạt động SXKD)

Có TK 331.1: Phải trả nhà cung cấp2. Nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD

thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ chưa thanh toán tiền:

Nợ TK 152, 153, 155, 211, 213Có TK 331.1Có TK 333.7

Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp NSNN và được khấu trừ:

Nợ TK 311.3: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 333.1: Thuế GTGT phải nộp

+ Tính theo phương pháp trực tiếpNợ TK 152, 153, 155, 211, 213

Có TK 331.1: Số tiền phải trả người bánCó TK 333.7: Thuế nhập khẩu phải nộp (nếu có)Có TK 333.1: Thuế GTGT phải nộp

3. Thanh toán các khoản phải trả hoặc ứng trước tiền hàng cho người bán Nợ TK 331.1

Có TK 111, 112, 461, 462, 465, 441Nếu rút dự toán để thanh toán đồng thời ghi:

Có TK 008, 0094. Bù trừ trên cùng một đối tượng

Nợ TK 331.1: Phải trả nhà cung cấpCó TK 311.1: Phải thu khách hàng

* Kế toán phải trả nợ vay 1. Vay tiền để thanh toán nợ, để mua vật tư, hàng hóa hoặc mua TSCĐ

Nợ TK 111, 112, 331.1, 152, 153, 155, 211, 241

92

Page 93: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 331.2- Khi công trình XDCB hoàn thành:

Nợ TK 211: NG TSCĐ hữu hìnhCó TK 241: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản

2. Khi trả nợ vay- Tiền gốc:

Nợ TK 331.2Có TK 111, 112

- Khi trả nợ vay bằng nguồn KP đầu tư XDCB hoặc các quỹ đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp mua bằng nguồn vốn vay kế toán đồng thời ghi tăng nguồn KP đã hình thành TSCĐ:

Nợ TK 431, 441Có TK 466

- Trường hợp TSCĐ mua vào hoặc đầu tư XDCB bằng nguồn vốn vay để dùng cho hoạt động SXKD khi trả nợ vay bằng các quỹ ghi:

Nợ TK 431: Các quỹCó TK 411: Nguồn vốn kinh doanh

- Lãi vay:Nợ TK 661, 662, 631

Có TK 111, 112* Kế toán các khoản phải trả khác1. Trường hợp tài sản thừa khi kiểm kê chờ xử lý

Nợ TK 111, 112, 152, 155Có TK 331.8

- Khi có quyết định xử lý tài sản thừa, căn cứ quyết định xử lýNợ TK 331.8: Phải trả khác

Có TK 152, 153, 155: Xuất NVL, CCDC, SPHHCó TK 331.1: Trả lại tiền cho người bánCó TK 461, 462, 465, 441: Ghi tăng nguồn KP

2. Thu tiền ăn, xe đưa đưa đón học sinhNợ TK 111, 112

Có TK 331.8

93

Page 94: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

3. Chi tiền ăn, xe đưa đón học sinh, hoặc trả lại tiền ăn còn thừaNợ TK 331.8

Có TK 111, 1124.6. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI NỘP CHO NHÀ NƯỚC 4.6.1. Những quy định kế toán phải nộp cho nhà nước- Đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thu nộp với Nhà nước.- Đơn vị phải mở sổ chi tiết theo số phải nộp, số đã nộp của từng khoản

phải nộp Nhà nước.- Những đơn vị thu và nộp cho ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ thì

phải quy đổi ra đồng VN theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.- Đối với những đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

theo quy định sau :+ Doanh thu là doanh thu chưa có thuế+ Giá trị vật tư, tài sản, hàng hóa là giá trị chưa có thuế+ Phản ánh chính xác thuế GTGT đầu ra và đầu vào phát sinh+ Thuế GTGT được hoàn lại, còn phải phải nộp4.6.2. Chứng tư kế toán sử dụng- Bảng kê các khoản phí, lệ phí- Giấy báo Nợ- Hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng- Bảng kê các khoản thuế phải nộp Nhà nước4.6.3. Tài khoản kế toán sử dụng

* TK 333: Các khoản phải nộp nhà nước- Bên Nợ: Các khoản thuế và các khoản khác đã nộp Nhà nước- Bên Có: Các khoản thuế và các khoản khác phải nộp Nhà nước- Dư Có : Các khoản còn phải nộp cho nhà nước* Tài khoản 333 có 5 TK cấp 2:- TK 333.1: Thuế GTGT phải nộp- TK 333.2: Phí, lệ phí- TK 333.4: Thuế thu nhập doanh nghiệp- TK 333.7: Thuế khác- TK 333.8: Các khoản phải nộp khác

94

Page 95: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4.6.4. Phương pháp hạch toán* Kế toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ1. Khi bán hàng hóa, dịch vu thuộc diện chịu thuế GTGT, kế toán

phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán:

Nợ TK 111, 112, 311.1Có TK 333.1

Có TK 5312. Khi phát sinh thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc diện chịu thuế GTGT

Nợ TK 111, 112, 311.1Có TK 511.8Có TK 333.1

3. Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, TSCĐNợ TK 152, 153, 155, 211: Giá chưa có thuế GTGT

Có TK 333.7: Chi tiết thuế nhập khẩu phải nộpCó TK 111, 112, 331: Số tiền phải trả cho người bán

Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu+ Trường hợp nhập khẩu hàng hóa dùng cho hoạt động SXKD hàng

hóa, dịch vu chịu thuế GTGT khấu trừNợ TK 311.3

Có TK 333.12+ Trường hợp nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động

SXKD hàng hóa, dịch vu không chịu thuế GTGT hoặc hoạt động HCSNNợ TK 152, 155, 211, 531, 661, 662

Có TK 333.124. Xuất quỹ hoặc rút TGNH nộp thuế vào NSNN

Nợ TK 333.12Có TK 111, 112

5. Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp- Nếu số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra:

Nợ 333.1Có TK 311.3

95

Page 96: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhỏ hơn số thuế GTGT đầu ra phát sinh:

Nợ TK 333.1Có TK 311.3Có TK 111, 112

- Khi nộp thuế:Nợ TK 333.1

Có TK 111, 112- Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT

đầu ra phát sinh thì số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế.

- Đơn vị nhận tiền NSNN hoàn lại thuế GTGT đầu vàoNợ TK 111, 112

Có TK 311.36. Hàng bán bị trả lại- Giá vốn:

Nợ TK 155Có TK 531

- Giá bánNợ TK 531: Giá bán chưa có thuế GTGTNợ TK 333.1: Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại

Có TK 111, 112, 3117. Khi được giảm thuế- Nếu được trả lại bằng tiền

Nợ TK 111, 112Có TK 531

- Nếu được trừ vào số thuế GTGT đầu raNợ TK 333.1

Có TK 5318. Sản phẩm, hàng hóa chịu thuế TTĐB - Phản ánh thuế TTĐB phải nộp

Nợ TK 531Có TK 333.7

96

Page 97: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Khi nộpNợ TK 333.7

Có TK 111, 112* Kế toán phí, lệ phí1. Khi thu được phí, lệ phí

Nợ TK 111, 112 Có TK 511.1

2. Xác định số tiền thu phí, lệ phí đơn vị phải nộp Nhà nướcNợ TK 511.1

Có TK 333.23. Khi nộp phí, lệ phí vào NSNN

Nợ TK 333.2Có TK 111, 112

* Kế toán thuế TNDN1. Hàng quý, phản ánh số thuế TNDN phải nộp

Nợ TK 421Có TK 333.4

2. Khi nộp thuế TNDN vào NSNN Nợ TK 333.4

Có TK 111, 1123. Cuối năm, khi báo cáo quyết toán thuế được duyệt, xác định số

thuế TNDN phải nộp- TH 1: Thuế TNDN phải nộp thực tế lớn hơn Số tạm nộp

Nợ TK 421: Chênh lệch thu chi chưa xử lýCó TK 333.4: Thuế TNDN phải nộp

- TH 2: Thuế TNDN phải nộp thực tế nhỏ hơn Số tạm nộpNợ TK 333.4: Thuế TNDN phải nộp

Có TK 421: Chênh lệch thu chi chưa xử lý4. Trường hợp được giảm thuế TNDN

Nợ TK 333.4Có TK 421

97

Page 98: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

* Kế toán thuế TNCN1. Hàng tháng, xác định số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập

thường xuyênNợ TK 334

Có TK 333.72. Khi nộp vào NSNN

Nợ TK 333.7Có TK 111: Tiền mặt

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng* Thuế khác1. Thuế khác (thuế môn bài) của đơn vị tham gia hoạt động SXKD

phải nộp Nhà nướcNợ TK 631

Có TK 333.72. Các khoản thu khác phải nộp cho Nhà nước

Nợ TK 511.8Có TK 333.8

3. Khi nộp cho Nhà nướcNợ TK 333.7, 333.8

Có TK 111, 1124.7. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ VIÊN CHỨC, CÁC

ĐỐI TƯỢNG KHÁC VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP THEO LƯƠNG Chi về quỹ tiền lương cho CBCNV, học bổng cho học sinh, sinh

viên, phu cấp cho hạ sĩ quan chiến sĩ, lương hưu cho cán bộ nghỉ hưu... trong các đơn vị HCSN là khoản chi thường xuyên cơ bản trong toàn bộ các khoản chi tiêu chủ yếu bằng tiền mặt và có liên quan đến nhiều chính sách chế độ kinh phí. Do đó, khi kế toán thanh toán lương cho CBNV và các đối tượng khác, cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc về quản lý tiền lương và quản lý tiền mặt.

Ngoài chế độ tiền lương, công chức còn được hưởng chế độ BHXH theo quy định và các khoản chi trả trực tiếp khác.

98

Page 99: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4.7.1. Kế toán các khoản phải trả viên chứca. Chứng từ kế toán sử dụng- Bảng chấm công- Bảng chấm công làm thêm giờ- Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm- Bảng thanh toán tiền thưởng- Bảng thanh toán phu cấp- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương- Bảng kê thanh toán công tác phí- Bảng thanh toán lương- Bảng thanh toán học bổng, sinh hoạt phí cho học sinh, sinh viênb. Tài khoản sử dụngTK 334 – Phải trả CNVKết cấu: - Bên Nợ: Tiền lương, tiền công, các khoản phải trả đã trả cho CNV Các khoản đã khấu trừ vào lương- Bên Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cán bộ,

CNV, người lao động- Dư Có: Các khoản còn phải trả cho Cán bộ, CNV, người lao động.c. Phương pháp hạch toán1. Phản ánh tiền lương phải trả cho CBCNV tính vào chi phí

Nợ TK 661, 662, 635, 631 Có TK 334

2. Khi thanh toán tiền lương, tiền công cho CBCNVNợ TK 334

Có TK 111, 112, 461, 462- Nếu rút dự toán để thanh toán đồng thời phản ánh

Có TK 008, 0093. Các khoản tiền tạm ứng, bồi thường được khấu trừ vào lương, sinh

hoạt phíNợ TK 334: Phải trả viên chức.

Có TK 312: Tạm ứngCó TK 311.8: Các khoản phải thu

99

Page 100: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4. Khi có quyết định trích quỹ cơ quan để thưởng cho viên chức hoặc trích quỹ ổn định thu nhập để trả lương

Nợ TK 431: Quỹ cơ quanCó TK 334: Phải trả viên chức

- Khi chi lương, thưởng cho viên chức Nợ TK 334

Có TK 1115. Số BHXH, BHYT, BHTN viên chức phải nộp, tính trừ vào lương

Nợ TK 334: Phải trả viên chứcCó TK 332 (1, 2, 4): Các khoản phải nộp theo lương

6. Số BHXH phải trả cho viên chức tại đơn vị theo chế độ quy địnhNợ TK 332.1: Các khoản phải nộp theo lương

Có TK 334: Phải trả viên chức4.7.2. Kế toán các khoản phải trả cho các đối tượng kháca. Tài khoản sử dụngTK 335 - Phải trả các đối tượng khác- Bên Nợ:

+ Học bổng, sinh hoạt phí và các khoản khác đã trả cho các đối tượng + Các khoản đã khấu trừ vào học bổng, sinh hoạt phí

+ Số đã chi trợ cấp cho người có công- Bên Có:

+ Học bổng, sinh hoạt phí và các khoản khác phải trả + Kết chuyển chi trợ cấp tính vào chi hoạt động

- Dư Có: Các khoản còn phải trả cho các đối tượngb. Phương pháp hạch toán1. Tính ra học bổng, sinh hoạt phí phải trả cho học sinh, sinh viên

Nợ TK 661 Có TK 3352. Khi thanh toán học bổng, sinh hoạt phí cho học sinh, sinh viên

Nợ TK 335 Có TK 111

100

Page 101: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

3. Khi chi trợ cấp cho người có côngNợ TK 335

Có TK 111, 1124. Cuối kỳ kết chuyển số chi trả thực tế cho người có công tính vào

chi hoạt độngNợ TK 661

Có TK 3354.7.3. Kế toán các khoản phải nộp theo lươnga. Nhưng vấn đề chung về BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN

Tổng các khoản phải nộp theo lương là 32,5% trong đó:- Tổng số BHXH phải nộp cho Nhà nước là 24% trong đó: Đơn vị

sử dung lao động nộp 17%, người lao động đóng 7%.- Tổng số BHYT phải nộp 4,5% trong đó: đơn vị sử dung lao động

đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.- KPCĐ phải nộp 2% đơn vị sử dung lao động phải nộp toàn bộ.- BHTN phải nộp 2% trong đó: đơn vị sử dung lao động phải đóng

1%, người lao động đóng 1%.Theo dõi việc trích nộp và thanh toán các khoản BHXH, BHYT của

đơn vị phải theo dõi chi tiết theo từng nội dung và tuân theo các quy định của Nhà nước. Hạch toán chi tiết và tổng hợp theo từng loại quỹ phải nộp theo lượng số phải nộp, đã nộp, chưa nộp. Tính số BHXH thanh toán tại đơn vị một cách kịp thời cho các đối tượng được hưởng BHXH.

b. Chứng từ kế toán sử dụng- Bảng kê trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN- Phiếu nghỉ hưởng BHXH- Phiếu trợ cấp BHXH- Danh sách nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau- Biên lai điều tra tai nạn lao động và các chứng từ khácc. Tài khoản kế toán sử dụng* TK 332 – Các khoản phải nộp theo lương- Bên Nợ: + BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ+ Số BHXH phải trả cho CNV được hưởng tại đơn vị

101

Page 102: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Bên Có:+ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí của đơn vị+ BHXH, BHYT, BHTN được trừ vào lương của người lao động+ Số tiền BHXH được cơ quan bảo hiểm thanh toán trả cho các đối

tượng hưởng chế độ bảo hiểm của đơn vị.+ Số lãi phải nộp về bị phạt nộp chậm số BHXH- Dư Có: Số BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN còn phải nộp- Có thể Dư Nợ: Phản ánh số tiền BHXH đơn vị đã trả cho CNV

nhưng chưa được cơ quan bảo hiểm thanh toán.* Tài khoản 332 có 4 TK cấp 2:- TK 332.1: Bảo hiểm xã hội- TK 332.2: Bảo hiểm y tế- TK 332.3: Kinh phí công đoàn- TK 332.4: Bảo hiểm thất nghiệpd. Phương pháp hạch toán1. Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào các khoản

chi (23%)Nợ TK 661, 662, 631, 635

Có TK 332 (3321, 3322, 3323, 3324)2.Tính số BHXH, BHYT, BHTN trừ vào thu nhập người lao động (9,5%)

Nợ TK 334 Có TK 332 (1, 2, 4)

3. Khi đơn vị chuyển tiền nộp BHXH, BHTN, KPCĐ, mua thẻ BHYT hoặc chi tiêu KPCĐ tại cơ sở

Nợ 332 (1, 2, 3, 4)Có TK 111, 112, 461, 462

- Nếu rút dự toán kinh phí thì ghi Có TK 008, 0094. Khi nhận giấy phạt nộp chậm số tiền BHXH phải nộp

Nợ TK 311.8: Các khoản phải thu (chờ xử lý phạt nộp chậm)Nợ TK 661: Chi hoạt động (nếu được phép ghi chi)

Có TK 332.1: Các khoản phải nộp theo lương

102

Page 103: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

5. BHXH phải trả cho công chức, viên chức theo chế độ quy định Nợ TK 332.1

Có TK 3346. Khi chi trả BHXH cho viên chức trong đơn vị

Nợ TK 334 Có TK 111, 112

7. Nhận trợ cấp BHXH, KPCĐ được cấp bổ sung Nợ TK 111, 112

Có TK 332 (1, 3)

CÂU HỎI ÔN TẬPCâu 1: Kế toán nghiệp vu thanh toán các khoản phải thu (TK sử dung,

phương pháp kế toán)?Câu 2: Kế toán nghiệp vu thanh toán các khoản phải trả (TK sử dung,

phương pháp kế toán)?Câu 3: Trình bày TK và nguyên tắc kế toán các khoản thanh toán với NSNN?Câu 4: Trình bày TK và nguyên tắc kế toán các khoản kinh phí cấp

cho cấp dưới?Câu 5: Tạm ứng là gì? Nêu các quy định về tạm ứng và thanh toán

tạm ứng? Trình bày phương pháp hạch toán TK 312?Câu 6: Nêu chứng từ kế toán sử dung trong hạch toán tiền lương?

Trình bày nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán TK 334?

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Bài 1: Ở đơn vị sự nghiệp có thu A có các tài liệu kế toán liên quan đến các khoản nợ phải thu như sau: (ĐVT: 1.000đ)

I. Số dư đầu tháng 2/N của TK 311: 15.000 trong đó- TK 3111: 14.000 (Chi tiết công ty X)- TK 3118: 1.000(Chi tiết tài sản thiếu)- Các tài khoản khác có số dư hợp lý

103

Page 104: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 2/N:1. Ngày 02/02/N xuất kho sản phẩm để bán cho công ty Y, giá xuất

kho 86.000, giá bán 99.000 trong đó thuế GTGT 10%, 1 tháng sau công ty Y thanh toán.

2. Ngày 05/2/N nhận được tiền do công ty X trả nợ kỳ trước bằng tiền gửi 14.000

3. Ngày 10/2/N thu bồi thường về giá trị tài sản phát hiện thiếu theo quyết định xử lý bằng tiền mặt: 400, trừ dần vào lương phải trả viên chức: 600.

4. Các khoản chi hoạt động khi quyết toán không được duyệt y phải thu hồi: 2.000.

5. Phát hiện thiếu mất một TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động HCSN, làm thủ tuc thanh lý:

- Nguyên giá: 43.500- Hao mòn lũy kế: 36.250- Giá trị còn lại TSCĐ thiếu mất chờ xử lý thu hồi.6. Xử lý giá trị TSCĐ thiếu mất:- Xóa bỏ số thiếu mất 30%- Số còn lại thu bồi thường bằng tiền mặt 50%, còn lại khấu trừ

lương tháng này.Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào sơ đồ kế toán các nghiệp vu kinh

tế trên.Bài 2: Tại trường Đại học X trong kỳ có tình hình như sau: (ĐVT: 1.000đ)I. Số dư ĐK TK 312: 142.000 trong đó chi tiết:- 312 A: 20.000 (tạm ứng nhân viên A đi công tác)- 312 B: 36.000 (tạm ứng nhân viên B thực hiện đề tài khoa học)- 312 C: 86.000 (tạm ứng nhân viên C mua nguyên liệu)- Các tài khoản khác có số dư hợp lýII. Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh:1. Thanh toán hoàn tạm ứng của anh C mua nguyên liệu nhập kho

83.000, còn lại nhập quỹ 3.000.2. Thanh toán hoàn tạm ứng cho anh A đi công tác, số tiền là 19.900,

trừ lương trong tháng số tiền anh A tạm ứng chi chưa hết.

104

Page 105: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

3. Anh B hoàn chứng từ đề tài khoa học đã nghiệm thu 36.000, ghi chi thường xuyên.

4. Tạm ứng cho anh A số tiền mặt để quảng cáo: 4.000Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào TK tổng hợp, chi tiết cho

từng đối tượng tạm ứng.Bài 3: Tài liệu tại 1 đơn vị HCSN E có tình hình thanh toán kinh

phí cấp phát nội bộ như sau: (ĐVT: 1.000đ, các tài khoản khác có số dư hợp lý).

1. Nhận thông báo dự toán kinh phí được cấp trong quý I/N trong đó hoạt động thường xuyên 15.000.000

2. Phân phối dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên năm cho đơn vị F 10.400.000

3. Đơn vị F báo cáo đã rút dự toán kinh phí quí 1 để chi tiêu bằng tiền gửi kho bạc 4.680.000

4. Cho phép F bổ sung KPHĐ từ nguồn thu sự nghiệp 1.430.0005. Cấp phát bổ sung kinh phí hoạt động 863.200 cho F bằng chuyển

khoản ngoài dự toán kinh phí.6. Đơn vị F báo đã tiếp nhận kinh phí hoạt động thường xuyên từ

nguồn ngân sách địa phương bằng tiền gửi kho bạc là 403.0007. Cuối quý I/N đơn vị phu thuộc F nộp báo cáo quyết toán gồm các khoản:- Chi phí thường xuyên theo báo cáo: 5.063.500- Chi lương và các khoản phu cấp cho viên chức 4.160.000- Quỹ phải nộp theo lương ghi chi: 707.200- Học bổng phải trả cho sinh viên: 127.400- Chi mua vật liệu bằng tiền mặt: 68.900Yêu cầu:1. Định khoản và ghi vào tài khoản của đơn vị E cấp trên.2. Mở và ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vu đã cho tại đơn vị E

(Nhật ký chung và sổ cái TK 341).Bài 4: Ở đơn vị sự nghiệp có thu A có tài liệu kế toán về các khoản

phải trả như sau (ĐVT: 1.000đ)I. Số dư đầu tháng 2/N của TK 331 : 18.000 Trong đó:+ TK 331.1 : 13.000 (Chi tiết công ty B)

105

Page 106: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

+ TK 331.2 : 4.000+ TK 331.8 : 1.000+ Các tài khoản khác có số dư hợp lýII. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/N:1. Chuyển tiền gửi kho bạc về trả nợ Công ty B ở kỳ trước, số tiền: 13.0002. Mua vật liệu về nhập kho chưa trả tiền người bán, số tiền: 5.0003. Vay tiền của đơn vị X mua hàng hoá về nhập kho, số tiền: 8.0004. Quyết định xử lý số 01: Xác định số tài sản thừa tháng trước

1.000 được bổ sung KP hoạt động.Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào sơ đồ kế toán các nghiệp vu kinh

tế trên.Bài 5: Tại một đơn vị bệnh viện X trong quý I/ N có tình hình như sau

(ĐVT: 1000đ)I. Số dư đầu kỳ - TK 331: 70.000, trong đó:Chi tiết: TK 3311 (A): 25.000

TK 3311 (B): 15.000 TK 3312: 30.000 (vay tiền)

- TK 111: 246.000- TK 112: 159.000II. Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh:1. Nhượng bán một máy trợ tim cho đơn vị Y, nguyên giá 120.000, đã hao

mòn 60.000, người mua chưa trả tìên, giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 80.000.2. Xuất quỹ tiền mặt cho đơn vị bạn vay 20.0003. Các khoản phải thu về lãi tín phiếu, kho bạc được xác định là 8.0004. Rút tài khoản kho bạc ứng trước tiền cho người bán hoác chất Z là

50.000 theo hợp đồng.5. Người nhận thầu bàn giao công trình sửa chữa lớn nhà kho bệnh

viện theo giá thanh toán phải trả là 100.000.6. Rút TGKB thanh toán cho người nhận thầu sửa chữa lớn 100.000.7. Theo biên bản kiểm kê TSCĐmột máy chuyên dùng sử dung cho

việc điều trị mất chưa rõ nguyên nhân. Nguyên giá 50.000, đã khấu hao 20.000, TSCĐ hình thành từ nguồn KP HĐSN

106

Page 107: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

8. Tình hình mất TSCĐ ở nghiệp vu 7, đơn vị quyết định bắt nhân viên làm mất bồi thường 50%, 50% giá trị còn lại cho phép xoá bỏ. Số thu hồi nộp Nhà nước.

9. Nhập quỹ tiền mặt số tiền đơn vị bạn vay 15.00010. Nhận được giấy báo Có về tiền nhượng bán máy trợ tim là 88.000.

Số tiền này được phép ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp.Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh.Bài 6: Ở đơn vị sự nghiệp có thu A có các tài liệu về tình hình thanh

toán các khoản phải nộp Nhà nước (ĐVT: 1.000đ):I. Số dư đầu tháng 6/N của TK 333: 10.000 trong đó:- TK 3331: 7.000- TK 3332: 3.000- Các tài khoản khác có số dư hợp lýII. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/N:1. Doanh thu bán hàng hoá: 99.000, trong đó thuế GTGT 10%, đã

thu bằng tiền gửi ngân hàng, giá vốn hàng bán 36.0002. Số thuế thu nhập doanh nghiệp quý II/N đơn vị phải nộp NSNN: 3.0003. Các khoản thu phí đơn vị phải nộp NSNN: 4.0004. Thuế GTGT đầu vào phát sinh được khấu trừ: 12.0005. Chuyển TGNH nộp thuế giá trị gia tăng: 4.000 và nộp thuế TNDN: 3.0006. Xuất quỹ tiền mặt nộp tiền thu phí: 6.000Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào sơ đồ kế toán các nghiệp vu kinh

tế trên?Bài 7: Tại đơn vị HCSN có thu T trong tháng 6/N (ĐVT: 1.000đ,

các tài khoản có số dư hợp lý):1. Tính số tiền lương phải trả cho viên chức, công chức 150.000.2. Tính các khoản trích theo lương theo quy định3. Các khoản viên chức còn nợ khấu trừ lương:- Nợ tạm ứng quá hạn 350.- Nợ tiền phạt vật chất 150.- Nợ tiền điện thoại 304. Rút dự toán kinh phí hoạt động kỳ báo cáo về quỹ tiền mặt

150.000 và nộp BHXH 25.000

107

Page 108: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

5. Chi quỹ tiền mặt để trả lương viên chức và lao động hợp đồng 141.970 và mua thẻ BHYT cho viên chức 3.750

6. Tính số chi học bổng sinh viên 850.000 được ghi chi hoạt động thường xuyên

7. Nhận tiền BHXH cấp bù chi bằng TGKB 18.0008. Rút TGKB về quỹ tiền mặt để chi trả các khoản khác cho lao

động 1.433.000 và để chi trả học bổng sinh viên 850.000.9. Chi tiền mặt trả các khoản cho lao động và học bổng sinh viên ở trên.

Yêu cầu: 1. Định khoản và ghi tài khoản các nghiệp vu.2. Mở và ghi sổ các nghiệp vu theo hình thức “Nhật ký chung”

Bài 8:Tại đơn vị HCSN X trong tháng 6 năm N có tình hình như sau:

I. Số dư đầu tháng 4/N (ĐVT: 1000đ)- TK 334 (Dư Có): 700.- TK 332 (Dư Có): 420+ TK 3321: 140+ TK 3322: 160+ TK 3324: 120II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 6/N:1. Tổng hợp tiền lương phải trả cán bộ, viên chức ở các bộ phận:- Tính vào chi hoạt động: 8 000- Tính vào chi phí SXKD: 2 0002. Tổng hợp BHXH phải trả viên chức 6003. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỉ lệ quy định.4. Tiền thưởng từ quỹ cơ quan phải trả viên chức 1.2005. Rút dự toán kinh phí thường xuyên mua thẻ BHYT cho cán bộ

viên chức 540.6. Chuyển tiền gửi kho bạc nộp BHXH cho cơ quan quản lý 1.040.7. Tổng hợp các khoản tạm ứng chi không hết trừ vào lương của viên

chức 2008. Xuất quỹ tiền mặt chi trả tiền lương, BHXH, tiền thưởng cho cán

bộ viên chức 11.600

108

Page 109: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

9. Cơ quan BHXH thanh toán tiền BHXH đơn vị đã chi trả cho viên chức bằng tiền mặt 600.

10. Đơn vị nhận được trợ cấp BHXH, KPCĐ được cấp bổ sung 2.200.Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh trên 2. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ tài chính, Chế độ kế toán công trong đơn vị HCSN, NXB Thống kê, 2006.2. PGS. TS Nguyễn Văn Công, Giáo trình kế toán HCSN, NXB Thống kê, 2006.3. TS Hà Thị Ngọc Hà, Hướng dân thực hành chế độ kế toán HCSN – Bài

tập và lập BCTC – 2011, NXB Lao động xã hội, 2011.4. Nguyễn Văn Nhiệm, Hướng dân thực hành kế toán đơn vị HCSN, NXB

Thống kê, 2008.5. Nguyễn Thị Quỳnh, Hệ thống mục lục NSNN, NXB Lao động xã hội, 2010.6. Bộ tài chính, Luật kế toán, NXB Tài chính, 2008.

109

Page 110: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Chương 5: KẾ TOÁN CÁC NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN THU

Mục tiêu - Giúp cho người học nhận thức đối tượng kế toán là các loại kinh

phí như kinh phí hoạt động sự nghiệp, kinh phí dự án, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ cơ quan và các khoản chênh lệch thu chi chưa xử lý; đối tượng kế toán là các khoản thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước, thu phí, lệ phí, thu viện trợ... trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Trang bị cho người học phương pháp kế toán các nguồn kinh phí, các khoản thu trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

5.1. KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG 5.1.1. Nội dung kế toán nguồn kinh phí hoạt độngNguồn KPHĐ là nguồn KP nhằm duy trì và bảo đảm sự hoạt động

theo chức năng của đơn vị HCSN.Nguồn KPHĐ hình thành từ các hoạt động:- Ngân sách Nhà nước cấp- Nhận biếu tặng, tài trợ, viện trợ- Thu hồi phí, các khoản đóng góp của hội viên- Bổ sung từ khoản thu tại đơn vị theo quy định- Bổ sung từ các khoản khác theo quy định của chế độ tài chính.5.1.2. Chứng tư kế toán sử dụng- Thông báo DTKP được cấp- Giấy phân phối hạn mức kinh phí

- Giấy nộp trả KP - Giấy rút DTKP kiêm lĩnh tiền mặt - Giấy rút DTKP kiêm chuyển khoản - Thông báo duyệt y quyết toán - Giấy báo có, chứng từ khác có liên quan

5.1.3. Tài khoản kế toán sử dụng* Kết cấu TK 461 - Nguồn KPHĐ- Bên Nợ: + Số KP thừa nộp lại cho Nhà nước hoặc cấp trên+ Kết chuyển số chi hoạt động đã được phê duyệt với nguồn KPHĐ

110

Page 111: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

+ Kết chuyển số KP đã cấp trong kỳ cho cấp dưới khi cấp dưới gửi báo cáo quyết toán lên

+ Kết chuyển KPHĐTX còn lại sang TK 421+ Các khoản được phép ghi giảm nguồn KPHĐ- Bên Có: + Số KP đã nhận của NSNN hoặc cấp trên+ Số KP đã nhận được do các hội viên đóng góp, nhận tài trợ, viện trợ+ Kết chuyển KP đã tạm ứng khi được cấp KP- Dư Có: Nguồn KP hiện còn chưa sử dung hoặc đã sử dung nhưng

chưa quyết toán* Tài khoản 461 có 3 TK cấp 2:- TK 461.1: Năm trước+ TK 4611.1: Nguồn kinh phí thường xuyên+ TK 4611.2: Nguồn kinh phí không thường xuyên- TK 461.2: Năm nay+ TK 4612.1: Nguồn kinh phí thường xuyên+ TK 4612.2: Nguồn kinh phí không thường xuyên- TK: 461.3 Năm sau+ TK 4613.1: Nguồn kinh phí thường xuyên+ TK 4613.2: Nguồn kinh phí không thường xuyên5.1.4. Phương pháp kế toán1. Nhận kinh phí thường xuyên do Ngân sách hỗ trợ

Nợ TK 111, 112, 152, 155Nợ TK 331

Có TK 4612. Nhận kinh phí được cấp bằng TSCĐ hữu hình

Nợ TK 211: Nhận kinh phí bằng TSCĐHHCó TK 461: Nguồn kinh phí năm nay

Đồng thời ghi:Nợ TK 661: Tăng chi hoạt động

Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ3. Khi nhận thông báo về Dự toán chi hoạt động được cấp, kế toán ghi

Nợ TK 008: Dự toán chi dự án

111

Page 112: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4. Khi rút dự toán chi hoạt động để chi tiêu, kế toán ghiNợ TK 111: Rút Dự toán về nhập quỹ tiền mặtNợ TK 152, 153, 155: Rút Dự toán chi HĐ mua vật tư, hàng

hóa nhập kho. Nợ TK 331: Rút Dự toán chuyển trả trực tiếp cho người bán, người cho vay

Nợ TK 661: Rút Dự toán chi hoạt động chi trực tiếpCó TK 461: Nguồn kinh phí năm nay

Đồng thời phản ánh số Dự toán chi hoạt động đã rút: Có TK 0085. Các khoản thu khác được phép ghi tăng nguồn kinh phí ( thu đóng

góp, thu biếu tặng, thu viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cơ quan, hội viên)Nợ TK 111, 112, 152, 153, 155

Có TK 4616. Bổ sung nguồn kinh phí hoạt động từ các khoản khác

Nợ TK 421: Bổ sung từ chênh lệch thu, chiNợ TK 511.1: Bổ sung từ khoản thu phí, lệ phíNợ TK 511.8: Thu sự nghiệp khác

Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động tăng7. Nhận NSNN cấp bằng lệnh chi, khi nhận được tiền

Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạcCó TK 461: Nguồn KP hoạt động

8. Kế toán các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án được ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động:

- Trường hợp đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách khi tiếp nhận hàng, tiền viện trợ phi dự án để dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 241, 331, 661Có TK 521

Đồng thời, đối với TSCĐ:Nợ TK 661: Chi hoạt động

Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

112

Page 113: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

9. Khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về các khoản hàng, tiền viện trợ phi dự án để dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp

Nợ TK 521: Thu chưa qua ngân sách Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động

- Trường hợp đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách khi tiếp nhận hàng, tiền viện trợ phi dự án để dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 153, 211, 241, 331, 661Có TK 461

Đồng thời, đối với TSCĐNợ TK 661: Chi hoạt động

Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ10. Kết chuyển KP đã cấp cho cấp dưới

Nợ TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động Có TK 341: KP cấp cho cấp dưới

11. Nộp lại KP thừa cho Nhà nước hoặc cấp trênNợ TK 461

Có TK 111, 11212. Cuối kỳ, kế toán xác định số phí, lệ phí đã thu trong kỳ phải nộp

NSNN được để lại chi theo qui định nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách

Nợ TK 511.1Có TK 521.1

Sang kỳ sau, khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về số phí, lệ phí đã thu trong kỳ phải nộp NSNN được để lại chi theo qui định, ghi:

Nợ TK 521.1Có TK 461

13. Khi các khoản chi tiêu thuộc nguồn kinh phí được duyệt trong năm, kế toán kết chuyển số chi tiêu được duyệt, ghi:

Nợ TK 461 (461.1 – Năm trước)Có TK 661 (661.1 – Năm trước)

113

Page 114: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

14. Cuối kỳ, kế toán năm các khoản chi hoạt động chưa được quyết toán với nguồn KPHĐ hoặc chưa sử dung hết thì nguồn KPHĐ đã sử dung được kết chuyển từ nguồn KPHĐ năm nay sang nguồn KPHĐ năm trước để theo dõi và chờ duyệt quyết toán

Nợ TK 461.2Có TK 461.1

15. Đối với những đơn vị được cấp trước nguồn KPHĐ của năm sau để sử dung trong năm nay

- Khi được cấp kế toán ghi: Nợ TK 111, 112

Có TK 461.3- Đến cuối năm tài chính hoặc đầu năm sau kế toán chuyển KPHĐ

năm sau thành năm nay để tiếp tuc theo dõiNợ TK 461.3

Có TK 461.216. Nguồn KPHĐ của năm trước chưa sử dung hết được phép

chuyển thành nguồn KPHĐ năm nay kế toán ghi:Nợ TK 461.1

Có TK 461.2- Khi báo cáo quyết toán được duyệt xác định số chênh lệch thu, chi

của hoạt động thường xuyên (Số đã tiết kiệm được), căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền kế toán ghi:

Nợ TK 461.1, 461.2Có TK 421.1

5.2. KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ DỰ ÁN 5.2.1. Nội dung nguồn kinh phí dự ánNguồn KPDA được hình thành từ các nguồn sau:- Do ngân sách cấp, cấp trên cấp- Nguồn viện trợ quốc tế, nguồn huy động của các tổ chức và nhân

dân trong nước hỗ trợ.- Các nguồn thu khác được bổ sung thành nguồn KPDA

114

Page 115: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

5.2.2. Chứng tư kế toán sử dụng- Thông báo HMKP dự án được cấp- Giấy phân phối hạn mức kinh phí dự án

- Giấy nộp trả kinh phí dự án - Giấy rút HMKPDA kiêm lĩnh tiền mặt - Giấy rút HMKPDA kiêm chuyển khoản

- Thông báo duyệt y quyết toán- Giấy báo có, chứng từ khác có liên quan5.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng* Kết cấu TK 462 - Nguồn kinh phí dự án- Bên Nợ: + Số KPDA sử dung không hết phải nộp lại cho NSNN hoặc nhà tài trợ+ Các khoản được phép ghi giảm nguồn KPDA+ Kết chuyển số chi chương trình, dự án, đề tài được quyết toán với

nguồn KP chương trình dự án.+ Đơn vị cấp trên kết chuyển số KPDA đã cấp cho cấp dưới- Bên Có:+ Số KP chương trình, dự án đã thực nhận trong kỳ+ Khi kho bạc thanh toán số tạm ứng, chuyển số đã tạm ứng thành

nguồn KPDA- Dư có: Số KP chương trình, dự án chưa sử dung hoặc đã sử dung

nhưng quyết toán chưa được duyệt.* Tài khoản 462 có 3 TK cấp 2:- TK 4621: Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp- TK 4623: Nguồn kinh phí viện trợ- TK 4628: Nguồn khác5.2.4. Phương pháp hạch toán1. Ngân sách cấp kinh phí chương trình, dự án, đề tài bằng dự toán

chi chương trình- Khi đơn vị nhận được quyết định, ghi đơn

Nợ TK 009 (0091)- Khi rút dự toán chi theo chương trình, dự án

Có TK 0091

115

Page 116: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Đồng thời:Nợ TK 111, 112, 152, 153, 153, 241, 331, 662

Có TK 4622. Trường hợp chưa nhận được dự toán, đơn vị được Kho bạc cho

tạm ứng kinh phíNợ TK 111: Tiền mặtNợ TK 152, 1552: Vật tư, hàng hóa.Nợ TK 331: Trả cho người bán, người cho vay. Nợ TK 662: Chi trực tiếp

Có TK 336: Tạm ứng kinh phí3. Khi đơn vị làm thủ tuc thanh toán tạm ứng với Kho bạc bằng dự

toán đã được giaoNợ TK 336: Tạm ứng kinh phí

Có TK 462: Nguồn kinh phí dự ánĐồng thời ghi:

Có TK 00914. Nhận NSNN cấp bằng lệnh chi, khi nhận được giấy báo có của

kho bạcNợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 462: Nguồn KPDA5. Trường hợp đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay

khi tiếp nhận tiền hàng viện trợ không hoàn lại, ghi:Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 331, 662

Có TK 462Đồng thời, đối với TSCĐ:

Nợ TK 662: Chi dự ánCó TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

6. Trường hợp đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay khi tiếp nhận tiền hàng viện trợ không hoàn lại, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 331, 662Có TK 521: Thu chưa qua ngân sách

116

Page 117: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Đồng thời, đối với TSCĐ: Nợ TK 662: Chi dự án

Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ- Khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay khi tiếp

nhận tiền hàng viện trợ không hoàn lại, ghi:Nợ 521: Thu chưa qua ngân sách

Có TK 462: Nguồn kinh phí dự án7. Khi đơn vị cấp kinh phí chương trình, dự án cho các đơn vị cấp dưới

Nợ TK 341Có TK 111, 112, 152

Cuối kỳ, kết chuyển số KPDA đã cấp cho cấp dưới trong kỳ, kế toán ở đơn vị cấp trên

Nợ TK 462: Nguồn kinh phí dự ánCó TK 341: Kinh phí cấp cho cấp dưới

8. Các khoản thu trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án được phép ghi bổ sung nguồn kinh phí.

Nợ TK 511.8Có TK 462

9. Khi các khoản chi tiêu thuộc nguồn kinh phí dự án được duyệt trong năm, kế toán kết chuyển số chi tiêu được duyệt:

Nợ TK 462: Số chi tiêu đã duyệt trừ vào nguồn kinh phí năm nayCó TK 662: (Số chi tiêu đã được duyệt)

10. Trường hợp nguồn kinh phí dự án cuối năm chi tiêu không hết, đơn vị nộp lại. Nợ TK 462: Nguồn KPDA (ghi giảm nguồn KP năm nay)

Có TK 111, 112: Nộp lại kinh phí không dùng hết 5.3. KẾ TOÁN QUỸ CƠ QUAN5.3.1. Nguồn hình thành quỹ cơ quan- Trích từ chênh lệch thu > chi ở hoạt động SXKD ở đơn vị HCSN- Trích từ các khoản thu theo quy định của Bộ tài chính- Nhận viện trợ, biếu tặng, cấp dưới nộp lên, cấp trên cấp xuống

117

Page 118: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

5.3.2. Chứng tư kế toán sử dụng- Bảng kê phân phối các khoản thu, chênh lệch thu, chi- Biên bản giao nhận tài sản (biếu, tặng…)- Các quyết định phân phối quỹ của cấp trên cho cấp dưới- Quyết định phân phối sử dung quỹ- Các chứng từ khác có liên quan5.3.3. Tài khoản kế toán sử dụng* Kết cấu TK 431 – Các quỹ- Bên Nợ: Các khoản chi từ các quỹ

- Bên Có: Số trích lập các quỹ từ chênh lệch thu > chi của các hoạt động theo quy định của chế độ tài chính.

- Dư Có: Số quỹ hiện còn chưa sử dung* Tài khoản 431 có 4 TK cấp 2- TK 431.1: Quỹ khen thưởng- TK 431.2: Quỹ phúc lợi- TK 431.3: Quỹ ổn định thu nhập- TK 431.4: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp5.3.4. Phương pháp hạch toán1. Trong kỳ, trích lập các quỹ tính vào chi hoạt động để chi tiêu

Nợ TK 661: Chi hoạt độngCó TK 431: Các quỹ

2. Trích lập quỹ từ chênh lệch thu > chi của các hoạt độngNợ TK 421: Chênh lệch thu chi chưa xử lý

Có TK 431: Các quỹ3. Cấp trên cấp hoặc cấp dưới nộp lên để hình thành các quỹ

Nợ TK 342: Thanh toán nội bộCó TK 431: Các quỹ

4. Kết chuyển chênh lệch thu > chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, nguyên vật liệu… được bổ sung vào quỹ cơ quan

Nợ TK 511.8: Các khoản thu khácCó TK 431: Các quỹ

118

Page 119: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

5. Tiền thưởng định kỳ cho cán bộ CNV, thưởng đột xuất trích từ quỹNợ TK 431: Các quỹ

Có TK 334: Các khoản phải trả CBCNV6. Khi chi tiêu các quỹ

Nợ TK 431Có TK 111, 112, 312, 331

7. Bổ sung nguồn KP đầu tư XDCB từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Nợ TK 431.4: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệpCó TK 441: Nguồn KP đầu tư xây dựng cơ bản

8. Mua TSCĐ bằng các quỹNợ TK 211, 213Nợ TK 311.3 (Nếu mua TSCĐ về dùng cho HĐ SXKD)

Có TK 111, 112 Đồng thời, kết chuyển nguồn

+ Nếu TSCĐ dùng cho HĐ SXKDNợ TK 431: Các quỹ

Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh+ Nếu dùng cho HĐ HCSN

Nợ TK 431: Các quỹCó TK 466: Nguồn KP đã hình thành TSCĐ

9. Sửa chữa TSCĐ bằng quỹ phúc lợi dùng cho hoạt động văn hóa- Khi phát sinh:

Nợ TK 241Có TK 111, 112

- Khi công việc hoàn thành kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành

Nợ TK 431Có TK 241

10. Nộp cấp trên hoặc cấp cho cấp dưới khi phân phối các quỹ theo quy định

Nợ TK 431: Các quỹCó TK 342: Thanh toán nội bộ

119

Page 120: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 111, 112: Nộp ngay cấp trên hoặc cấp ngay cho cấp dưới. 5.4. KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN 5.4.1. Nguồn hình thành nguồn kinh phí đầu tư xây dựng

cơ bản- Do ngân sách Nhà nước cấp, cấp trên cấp- Được bổ sung từ các khoản thu tại đơn vị- Được tài trợ, biếu tặng5.4.2. Chứng tư kế toán sử dụng

- Thông báo DTKP ĐTXDCB được cấp - Giấy phân phối hạn mức kinh phí ĐTXDCB - Giấy nộp trả kinh phí ĐTXDCB - Giấy rút DTKPĐT kiêm lĩnh tiền mặt - Giấy rút DTKPĐT kiêm chuyển khoản - Thông báo duyệt y quyết toán - Giấy báo có, chứng từ khác có liên quan

5.4.3. Tài khoản kế toán sử dụng * TK 441 – Nguồn KP đầu tư XDCB - Bên Nợ :

+ Các khoản chi đầu tư XDCB xin duyệt bỏ được duyệt y+ Chuyển nguồn KP đầu tư XDCB thành nguồn KP đã hình thành

TSCĐ đối với TSCĐ được nâng cấp, cải tạo bằng nguồn KP đầu tư XDCB + Kết chuyển nguồn KP đầu tư XDCB đã cấp trong kỳ cho đơn vị cấp dưới+ Hoàn lại nguồn KP đầu tư XDCB cho cấp dưới+ Các khoản làm giảm nguồn KP đầu tư XDCB

- Bên Có: + Nhận nguồn KP đầu tư XDCB do ngân sách cấp + Các quỹ, các khoản thu được chuyển thành nguồn KP đầu tư XDCB + Nhận viện trợ, biếu tặng… làm tăng nguồn KP đầu tư XDCB

- Dư Có: Nguồn KP đầu tư XDCB chưa sử dung hoặc đã sử dung nhưng chưa được quyết toán * Tài khoản 441 có 3 TK cấp 2:

- TK 441.1 Nguồn kinh phí NSNN cấp

120

Page 121: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- TK 441.3 Nguồn kinh phí viện trợ- TK 441.8 Nguồn khác5.4.4. Phương pháp hạch toán1. Khi nhận được KP đầu tư XDCB do ngân sách cấp bằng lệnh chi tiền

Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàngCó TK 441: Nguồn KP đầu tư xây dựng cơ bản

2. Khi nhận KP đầu tư XDCB do ngân sách cấp theo dự toán đầu tư XDCB được giao - Khi nhận:

Nợ TK 009.2: Dự toán chi dự án - Khi rút để sử dung:

Nợ TK 111, 112, 152, 241, 331Có TK 441

3. Nhận được KP đầu tư XDCB do cấp trên cấpNợ TK 111, 152, 153 Có TK 441

4. Chuyển quỹ thành nguồn KP đầu tư XDCBNợ TK 431.4: Bổ sung từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Có TK 441: Ghi tăng nguồn kinh phí XDCB.5. Trường hợp đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay khi tiếp

nhận tiền hàng viện trợ không hoàn lại bổ sung kinh phí đầu tư XDCB, ghi:Nợ TK 111, 112, 152, 153, 241, 331

Có TK 4416. Trường hợp đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách

ngay khi tiếp nhận tiền hàng viện trợ không hoàn lại, ghi:Nợ TK 111, 112, 152, 153, 241, 331...

Có TK 521- Khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách

Nợ 521: Thu chưa qua ngân sáchCó TK 441: Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

7. Khi được tài trợ, đóng gópNợ TK 111, 112, 152, 153

Có TK 441

121

Page 122: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

8. Khi việc mua sắm TSCĐ, xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dung, báo cáo quyết toán kinh phí đầu tư XDCB được phê duyệt

Nợ TK 211, 213Nợ TK 441: Các khoản chi phí đầu tư XDCB xin duyệt bỏ đã

được duyệtNợ TK 311.8: Chi phí đầu tư XDCB xin duyệt bỏ hoặc số chi

sai không được duyệt phải thu hồiCó TK 241.2

Đồng thời ghi giảm nguồn kinh phí đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ:

Nợ TK 441: Nguồn vốn kinh doanhCó TK 466: Nguồn KP đã hình thành TSCĐ

9. Cuối kỳ, kết chuyển số kinh phí đầu tư XDCB đã cấp trong kỳ cho cấp dưới, kế toán cấp trên ghi:

Nợ TK 441: Nguồn kinh phí đầu tư XDCBCó TK 341: Kinh phí cấp cho cấp dưới

10. Nộp lại số kinh phí đầu tư XDCB cho Ngân sách hoặc cấp trên (nếu không dùng hết)

Nợ TK 441Có TK 111, 112

5.5. KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH THU CHI CHƯA XỬ LÝ5.5.1. Tài khoản kế toán sử dụng * TK 421 – Chênh lệch thu chi chưa xử lý. Kết cấu:- Bên Nợ: + Chênh lệch chi lớn hơn thu của hoạt động SXKD còn lại sau thuế

TNDN được bổ sung nguồn KP HĐTX.+ Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi của các hoạt động vào các

TK liên quan theo quy định của chế độ tài chính+ Thuế TNDN phải nộp NSNN

- Bên Có:+ Chênh lệch thu lớn hơn chi của các hoạt động (HĐTX, HĐ

122

Page 123: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

SXKD, theo dơn đặt hàng NN).+ Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu khi có quyết định xử lý- Dư Nợ: Chênh lệch chi lớn hơn thu chưa xử lý- Dư Có: Chênh lệch thu lớn hơn chi chưa xử lý* Tài khoản 421 có 4 TK cấp 2:- TK 421.1: Chênh lệch thu, chi của hoạt động thường xuyên- TK 421.2: Chênh lệch thu, chi của hoạt động sản xuất kinh doanh- TK 421.3: Chênh lệch thu, chi theo đơn đặt hàng nhà nước- TK 421.8: Chênh lệch thu, chi của hoạt động khác5.5.2. Phương pháp hạch toán1. Cuối kỳ kết chuyển chênh lệch thu chi của hoạt động SXKD- Nếu thu lớn hơn chi:

Nợ TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanhCó TK 421.2: Chênh lệch thu chi của hoạt động SXKD

- Nếu chi lớn hơn thu:Nợ TK 421.2: Chênh lệch thu chi của hoạt động SXKD

Có TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh2. Khi báo cáo quyết toán năm trước được duyệt, xác định số chênh

lệch giữa nguồn KP hoạt động lớn hơn chi hoạt động thường xuyên nếu được kết chuyển sang 4211 theo quy định của chế độ tài chính

Nợ TK 461Có TK 421.1

- Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi của HĐTX vào các tài khoản liên quan:

Nợ TK 421.1Có TK 461, 431

3. Xác định chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động theo đơn đặt hàng Nhà nước:

Nợ TK 511.2Có TK 421.3

- Nếu được bổ sung nguồn KP hoạt động: Nợ TK 421.3

Có TK 461

123

Page 124: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Nếu được trích lập vào các quỹNợ TK 421.3

Có TK 4314. Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động khác

Nợ TK 511.8: Các khoản thu khácCó TK 421.8: Chênh lệch thu, chi hoạt động khác

- Nếu được bổ sung vào nguồn KP hoạt động Nợ TK 421.8

Có TK 4615. Số thuế TNDN phải nộp của hoạt động SXKD

Nợ TK 421Có TK 333.4

6. Chênh lệch thu lớn hơn chi sau thuế TNDN nếu được bổ sung vào nguồn KPHĐ, nguồn vốn KP hoặc các quỹ

Nợ TK 421.2Có TK 461, 411, 431

7. Số phải nộp cấp trên từ kết quả hoạt động SXKDNợ TK 421: Chênh lệch thu chi chưa xử lý

Có TK 342: Thanh toán nội bộ5.6. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU5.6.1. Nội dung các khoản thu- Các khoản thu phí, lệ phí theo chức năng và tính chất hoạt động

của các đơn vị (như học phí, viện phí, phí kiểm định, phí phân tích…)- Các khoản thu sự nghiệp: là các khoản thu gắn với hoạt động

chuyên môn, nghiệp vu theo chức năng, nhiệm vu được giao mà không phải là các khoản phí, lệ phí quy định trong Pháp lệnh phí, lệ phí.

- Các khoản thu khác như: Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn thuộc các chương trình, dự án viện trợ, thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ…

5.6.2. Nhiệm vụ của kế toán- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh tại đơn vị.- Thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định thu theo từng loại

thu, các chế độ phân phối những khoản thu đó.

124

Page 125: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phuc vu cho xây dựng dự toán thu, định mức thu, tỷ lệ phân phối và định mức sử dung các khoản thu.

5.6.3. Chứng tư kế toán sử dụng- Biên lai thu tiền- Hóa đơn bán hàng- Hóa đơn GTGT- Phiếu thu, bảng kê thanh toán lãi5.6.4. Tài khoản kế toán sử dụng* TK 511- Các khoản thu. Kết cấu:- Bên Nợ:+ Số thu phí lệ phí phải nộp Ngân sách+ Kết chuyển số thu được để lại bổ sung nguồn KPHĐ+ Kết chuyển số thu lại để lại đơn vị+ Kết chuyển số chi thực tế theo ĐĐH của Nhà nước trừ vào thu

theo ĐĐH của Nhà nước+ Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước+ Chi phí thanh lý, nhượng bán nguyên liệu, vật liệu, CCDC, TSCĐ- Bên Có: Các khoản thu phát sinh trong kỳ- Dư Có: Các khoản thu chưa kết chuyển* Tài khoản 511 có 3 TK cấp 2:- TK 511.1: Thu phí, lệ, phí- TK 511.2: Thu theo đơn đặt hàng của nhà nước- TK 511.8: Thu khác5.6.5. Phương pháp kế toán1. Khi phát sinh các khoản thu phí, lệ phí

Nợ TK 111, 112Có TK 511.1

2. Xác định số phí, lệ phí phải nộp cấp trênNợ TK 511.1

Có TK 3423. Số phí, lệ phí phải nộp Ngân sách

Nợ TK 511.1Có TK 333.2

125

Page 126: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4. Số phí, lệ phí đã thu phải nộp NSNN được phép giữ lại khi có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách

Nợ TK 511.1Có TK 461

- Khi chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sáchNợ TK 511.2

Có TK 521- Sau khi có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách

Nợ TK 521Có TK 461

5. Khi đơn vị có khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành nghiệm thu bàn giao căn cứ vào đơn đặt hàng của Nhà nước

Nợ TK 465Có TK 511.2

Đồng thời kết chuyển chi phí thực tế phát sinhNợ TK 511.2

Có TK 6356. Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi về thực hiện theo đơn đặt

hàng của Nhà nướcNợ TK 511.2

Có TK 421.37. Khi được trích lập các quỹ hoặc bổ sung nguồn KPHĐ

Nợ TK 421.3Có TK 431, 461

8. Khi thu được tiền và các khoản thu sự nghiệp Nợ TK 111, 112

Có TK 511.89. Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi

Nợ TK 421.8Có TK 511.8

10. Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chiNợ TK 511.8

126

Page 127: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 421.811. Chênh lệch thu lớn hơn chi phải nộp Nhà nước, cấp trên

Nợ TK 511.8Có TK 333Có TK 342

12. Chênh lệch thu lớn hơn chi bổ sung nguồn KPNợ TK 511.8

Có TK 461, 46213. Thu về giá trị của tài sản khi phát hiện thiếu- Khi chưa xác định được nguyên nhân:

Nợ TK 311.8Có TK 511.8

- Nếu quyết định xóa sổ: Nợ TK 511.8

Có TK 311.8- Kết chuyển số thu bồi thường về tài sản phát hiện thiếu khi kiểm

kê theo quy định:Nợ TK 511.8

Có TK 333, 461, 462, 431

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Nêu nội dung, TK và phương pháp kế toán nguồn KPHĐ?Câu 2: Nêu nội dung, TK và phương pháp kế toán nguồn KPDA?Câu 3: Nêu nội dung, TK và phương pháp kế toán các quỹ cơ quan

trong ĐV HCSN?Câu 4: Trình bày nội dung, TK và phương pháp kế toán nguồn KP

đầu tư XDCB?Câu 5: Nêu nội dung các khoản thu trong đơn vị HCSN, nội dung

kết cấu tài khoản sử dung trong hạch toán các khoản thu trong đơn vị hành chính sự nghiệp?

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

127

Page 128: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Bài 1: Tại đơn vị HCSN có thu Y trong quý I năm tài chính N có các nghiệp vu sau: (ĐVT: 1.000đ, các tài khoản có số dư hợp lý)

1. Ngày 2/1 Nhận dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên năm tài chính 3.960.000

2. Ngày 3/1 Rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên vê qũy tiền mặt 880.000

3. Ngày 20/1 Rút dự toán kinh phí HĐTX trả tiền mua nguyên vật liệu nhập kho theo giá thanh toán 44.000 và chi trực tiếp cho hoạt động thường xuyên 396.000

4. Ngày 25/1 Rút dự toán kinh phí HĐTX cấp cho đơn vị phu thuộc 528.000

5. Ngày 3/3 Nhận bàn giao từ nhà thầu công trình sửa chữa lớn thuộc hoạt động thường xuyên trị giá 35.200

6. Ngày 15/2 Rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên chi thanh toán tiền thuê thầu sửa chữa 40.000

7. Ngày 28/2 Tiền lương phải trả viên chức trong tháng 2 là: 440.0008. Ngày 28/2 Các khoản trích theo lương theo quy định9. Ngày 5/3 Rút dự toán chi hoạt động thường xuyên mua TSCĐ HH

đã bàn giao cho sử dung theo giá mua có thuế GTGT 10% là 792.000. Chi phí mua, lắp đặt chạy thử chi bằng tiền mặt 9.900.

10. Ngày 7/3 Xuất vật liệu chi dùng cho hoạt động thường xuyên 44.000

11. Ngày 10/3 Nhận dự toán kinh phí hoạt động không thường xuyên năm tài chính 1.500.000

12. Ngày 16/3 Cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho cấp dưới bằng tiền mặt 594.000

13. Ngày 17/3 Rút dự toán kinh phí hoạt động không thường xuyên cấp cho cấp dưới 660.000

14. Ngày 21/3 Rút dự toán chi HĐ không thường xuyên chi thanh toán dịch vu mua ngoài 239.800

15. Ngày 24/3 Chi khác cho hoạt động thường xuyên bằng tiền mặt 91.300

16. Ngày 30/3 Duyệt quyết toán chi của cấp dưới theo số cấp đã dùng.

128

Page 129: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Yêu cầu1. Định khoản và ghi tài khoản các nghiệp vu.2. Mở và ghi sổ theo hình thức "Nhật ký chung".Bài 2: Tài liệu cho tại đơn vị sự nghiệp Y (ĐVT: 1000đ)1. Nhận dự toán kinh phí hoạt động được phân phối 1.440.000.2. Rút dự toán kinh phí hoạt động về quỹ tiền mặt để chi 320.000.3. Rút dự toán HPHĐ trả tiền mua vật tư nhập kho.4. Rút dự toán KPHĐ mua dung cu dùng trực tiếp cho bộ phận 144.000.5. Rút dự toán KPHĐ cấp cho dơn vị phu thuộc 192.000.6. Chi phí sửa chữa lớn nhà văn phòng thuê thầu đã bàn giao cho

sử dung 12.800.7. Rút dự toán KPHĐ thanh toán tiền cho nhà thầu sữa chữa lớn 12.800.8. Tổng số tiền lương phải trả viên chức ghi trong năm 160.000.9. Quỹ phải nộp theo lương được ghi chi hoạt động 27.200.10. Dùng dự toán KPHĐ mua TSCĐ HH đã bàn giao cho sử dung theo

giá mua 288.000, chi phí lắp đặt chạy thử bằng tiền mặt 3.600.11. Xuất kho vật liệu cho hoạt động 16.000.12. Rút dự toán KPHĐ về quỹ tiền mặt 120.000.13. Rút dự toán KPHĐ chi trả tiền mua vật liệu văn phòng dùng

ngay cho hoạt động 20.000.14. Cấp KPHĐ cho đơn vị phu thuộc bằng tiền mặt 216.000.15. Cấp kinh phí cho cấp dưới bằng dự toán KPHĐ rút 240.000.16. Chi dịch vu điện, nước cho hoạt động là 120.400, trong đó chi

bằng dự toán KPHĐ rút 87.200, còn lịa chi tiền mặt 33.200.17. Duyệt cho cho cấp dưới theo số kinh phí cấp phát năm tài chính.18. Ghi kết chuyển kinh phí và chi sử dung kinh phí năm nay chờ

duyệt năm sau.Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh và phản ánh

vào sơ đồ tài khoản các tài khoản có liên quan.Bài 3: Cho tài liệu tại một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu như

sau (ĐVT:1000đ)

129

Page 130: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

1. Mua một TSCĐ trị giá 120.000, chưa trả người bán. Chi phí tiếp nhận đã chi bằng tiền mặt 1.500. Tài sản được mua bằng nguồn chi hoạt động.

2. Dùng số tiết kiệm chi trong nguồn kinh phí Nhà nước cấp theo đơn đặt hàng mua một TCSĐ đưa vào sử dung ngay theo nguyên giá 21.000. Tiền mua đã thanh toán bằng chuyển khoản.

3. Thanh lý một TSCĐ đang dùng cho quản lý dự án biết nguyên giá tài sản là 60.000, đã hoa mòn 58.000. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 500. Người mua chấp nhận mua theo giá 2.800 và đã thanh toán bằng chuyển khoản.

4. Rút hạn mức kinh phí mua một TSCĐ dùng cho hoạt động dự án trị giá 34.000. Chi phí lắp đặt 1.000. Tiền mua và chi phí khác đã thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt. Biết tài sản được mua bằng nguồn kinh phí dự án.

5. Điều chuyển cho đơn vị cấp dưới một TSCĐ đang dùng có nguyên giá 42.000, đã hao mòn 20.000.

6. Tiếp nhận một TSCĐ do cấp trên điều động theo giá trị còn lại trên sổ của đơn vị cấp trên là 20.000.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vu kinh tế trên.Bài 4: Tại đơn vị HCSN Q có tài liệu sau về kinh phí dự án và sử

dung kinh phí dự án quý IV/N (ĐVT: 1.000đ)1. Nhận dự toán kinh phí dự án quý IV được giao 1.800.000, trong

đó dự toán kinh phí quản lý dự án 30%, thực hiện dự án 70%.2. Rút dự toán kinh phí dự án về quỹ tiền mặt để chi tiêu, trong

đó: dự toán kinh phí quản lý dự án 270.000, dự toán kinh phí thực hiện dự án là 630.000

3. Mua vật liệu cho thực hiện dự án chi bằng tiền mặt 160.000, trả bằng dự toán kinh phí thực hiện dự án rút thanh toán 180.000.

4. Mua TSCĐ hữu hình cho thực hiện dự án 720.000, trong đó trả bằng tiền mặt 40%, trả bằng dự toán kinh phí rút 60%.

5. Lương phải trả cho dự án 54.000, trong đó quản lý dự án là 8.100, thực hiện dự án 45.900

6. Tính các khoản chi mua vật liệu dùng trực tiếp cho quản lý dự án 54.000 (bằng tiền mặt 30%, bằng dự toán kinh phí 70%)

130

Page 131: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

7. Mua thiết bị cho quản lý dự án 378.000, trong đó chi bằng tiền mặt 189.000, còn lại trả bằng dự toán kinh phí dự án rút thanh toán.

8. Chi tiền mặt cho thực hiện dự án: 8.100, quản lý dự án: 9.900.9. Rút dự toán kinh phí dự án trả dịch vu mua ngoài cho:- Thực hiện dự án: 54.000- Quản lý dự án: 9.90010. Dịch vu điện nước đã chi:- Bằng tiền mặt cho quản lý dự án 16.200, cho thực hiện dự án 36.000- Rút dự toán kinh phí trả tiền dịch vu mua cho quản lý dự án

16.200, thực hiện dự án 36.00011. Dịch vu thuê văn phòng quản lý dự án đã chi trả trực tiếp bằng

tiền mặt là 19.800, bằng dự toán kinh phí dự án rút là 27.900.12. Quyết toán kinh phí dự án được duyệt, kết chuyển chi dự án sang

nguồn kinh phí dự án.Yêu cầu:1. Định khoản và ghi tài khoản các nghiệp vu.2. Mở và ghi sổ Nhật ký chung, sổ cái tài khoản 662 và 462.Bài 5: Tài liệu cho: Đơn vị HCSN có tình hình thu, chi và kết quả

hoạt động năm tài chính N (ĐVT: 1.000đ, các tài khoản có số dư hợp lý):1. Thu sự nghiệp trong năm 19.200.000, trong đó: - Thu tiền mặt: 12.000.000- Thu chuyển khoản kho bạc: 7.200.0002. Thu từ hoạt động dịch vu kinh doanh 11.760.000.Trong đó:- Thu bằng tiền mặt: 4.704.000- Thu bằng chuyển khoản: 7.056.0003. Chi bằng tiền mặt cho hoạt động sự nghiệp 10.560.000, từ nguồn

kinh phí bổ sung từ thu sự nghiệp 12.000.000.4. Quyết định thu sự nghiệp còn lại chuyển bổ sung kinh phí XDCB

50%, phải nộp nhà nước 50%.5. Chi kinh phí kinh doanh kết chuyển vào nguồn thu kinh doanh

dịch vu là 6.000.000.

131

Page 132: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

6. Kết chuyển thu lớn hơn chi hoạt động dịch vu kinh doanh chờ phân phối.

7. Chênh lệch thu lớn hơn chi được phân phối như sau:- Bổ sung quỹ khen thưởng: 20%- Bổ sung quỹ phúc lợi: 20%- Bổ sung vốn kinh doanh: 60%8. Quyết định khen thưởng cho cán bộ viên chức 552.0009. Chi quỹ phúc lợi thanh toán công trình XDCB hoàn thành bàn

giao cho sử dung với giá trị quyết toán 366.000 và chi phúc lợi trực tiếp bằng tiền mặt 300.000.

Yêu cầu:1. Định khoản và ghi tài khoản các nghiệp vu.2. Mở và ghi sổ kế toán hình thức “Nhật ký chung”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ tài chính, Chế độ kế toán công trong đơn vị HCSN, NXB Thống kê, 2006.2. PGS. TS Nguyễn Văn Công, Giáo trình kế toán HCSN, NXB Thống kê, 2006.3. TS Hà Thị Ngọc Hà, Hướng dân thực hành chế độ kế toán HCSN – Bài

tập và lập BCTC – 2011, NXB Lao động xã hội, 2011.4. Nguyễn Văn Nhiệm, Hướng dân thực hành kế toán đơn vị HCSN, NXB

Thống kê, 2008.5. Nguyễn Thị Quỳnh, Hệ thống mục lục NSNN, NXB Lao động xã hội, 2010.6. Bộ tài chính, Luật kế toán, NXB Tài chính, 2008.

132

Page 133: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Chương 6: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Mục tiêu:- Giúp cho người học nhận thức đối tượng kế toán là chi hoạt động,

chi dự án, chi sản xuất, kinh doanh trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.- Trang bị cho người học phương pháp kế toán các khoản chi trong

các đơn vị hành chính sự nghiệp.6.1. KẾ TOÁN CHI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH6.1.1. Nguyên tắc chi hoạt động sản xuất kinh doanh- Phải theo dõi chi tiết cho từng hoạt động SXKD dịch vu, hoạt động sự

nghiệp, nghiên cứu.- Phải theo dõi chi tiết cho từng loại sản phẩm dịch vu.- Chi phí hoạt động SXKD dịch vu phản ánh vào TK 631 bao gồm:

chi phí thu mua vật tư, hàng hóa dùng vào muc đích SXKD, chi phí bán hàng, chi phí quản lý liên quan đến SXKD. Chi phí phải được hạch toán theo từng nội dung chi phí và chi tiết theo từng loại hoạt động.

- Không hạch toán vào TK 631 những chi phí sau:+ Chi phí vật liệu, dung cu văn phòng, in ấn tài liệu, chi phí tiếp

khách, hội nghị…+ Chi phí đầu tư XDCB+ Chi cho chương trình, dự án, đề tài…6.1.2. Phương pháp kế toána. Chứng từ kế toán sử dụng- Phiếu xuất kho vật liệu, dung cu- Bảng thanh toán tiền lương- Bảng tính khấu hao TSCĐ- Hóa đơn mua hàng- Phiếu chiVà các chứng từ khác có liên quan

133

Page 134: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

b. Tài khoản sử dụngTK 631- Chi hoạt động SXKD. Kết cấu:- Bên Nợ: + Các chi phí SXKD phát sinh+ Chi phí bán hàng, quản lý liên quan đến hoạt động SXKD+ Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động SXKD- Bên Có: + Kết chuyển giá trị hoàn thành nhập kho+ Giá trị sản phẩm hoàn thành bán thẳng+ Các khoản thu ghi giảm chi (nếu có)+ Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp+ Kết chuyển giá thành sản phẩm hoàn thành bán trong kỳ- Dư Nợ: Chi hoạt động SXKD còn dở dang cuối kỳc. Phương pháp kế toán1. Xuất vật liệu, dung cu dùng cho SXKD

Nợ TK 631Có TK 152, 153

- Nếu CCDC có giá trị lớn sử dung trong nhiều kỳ phải tính và phân bổ dần vào chi phí SXKD:

Nợ TK 643: Chi phí trả trướcCó TK 153: Công cu, dung cu

Đồng thời: Nợ TK 005: Công cu dung cu lâu bền đang sử dungPhân bổ lần đầu:

Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanhCó TK 643: Chi phí trả trước

2. Tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (nếu có) của CNV liên quan đến hoạt động SXKD

Nợ TK 631Có TK 334, 332

3. Chi phí dịch vu mua ngoài để phuc vu cho hoạt động SXKD và các hoạt động khác

Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanhNợ TK 311.3: (Nếu có)

134

Page 135: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 331.1, 111, 112, 3124. Khi mua NVL, CCDC không nhập kho đưa vào sử dung ngay

Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanhNợ TK 311.3: (Nếu có)

Có TK 111, 112, 3315. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD dịch vu:- Nếu là TSCĐ hình thành từ nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn

vay dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, ghi:Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanh

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ- Nếu là TSCĐ do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách dùng

cho hoạt động SXKDNợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh

Có TK 431.4: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệpCó TK 333: Các khoản phải nộp Nhà nước

6. Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKDNợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanh

Có TK 643: Chi phí trả trước7. Định kỳ tính lãi vay phải trả vào chi phí hoạt động SXKD

Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất kinh doanhCó TK 331.8: Các khoản phải trả

8. NVL dùng không hết nhập khoNợ TK 152, 153

Có TK 6319. Sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho

Nợ TK 155: Sản phẩm, hàng hóaCó TK 631: Chi hoạt động SXKD

- Nếu tiêu thu ngayNợ TK 531: Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vu

Có TK 631: Chi HĐSXKD10. Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí của khối lượng lao vu, dịch

vu hoàn thành được xác định là tiêu thu trong kỳNợ TK 531: Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vu

135

Page 136: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Có TK 631: Chi HĐSXKD

- Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí QLDN liên quan đến hoạt động SXKD

Nợ TK 531: Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vuCó TK 631: Chi HĐSXKD

6.2. KẾ TOÁN CHI HOẠT ĐỘNG6.2.1. Chứng tư kế toán sử dụng- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vu- Bảng thanh toán tiền lương- Bảng kê trích nộp BHXH, BHYT...- Phiếu xuất kho vật liệu- Phiếu chi- Bảng kê thanh toán công tácphí- Quyết toán chi hội nghị- Bảng kê trợ cấp khó khăn6.2.2. Tài khoản sử dụng* Kết cấu TK 661 – Chi hoạt động- Bên Nợ: Các khoản chi hoạt động phát sinh ở đơn vị- Bên Có: + Các khoản chi được phép ghi giảm

+ Những khoản chi sai không được duyệt phải thu hồi + Kết chuyển từ TK 661 sang TK 461 khi được duyệt

- Dư Nợ: Số chi hoạt động chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt.

* Tài khoản 661 có 3 TK cấp 2:- TK 661.1: Năm trước+ TK 66111: Chi thường xuyên+ TK 66112: Chi không thường xuyên- TK 661.2: Năm nay+ TK 66121: Chi thường xuyên

136

Page 137: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

+ TK 66122: Chi không thường xuyên- TK 661.3: Năm sau+ TK 66131: Chi thường xuyên+ TK 66132: Chi không thường xuyên6.2.3. Phương pháp kế toán1. Xuất vật liệu, dung cu sử dung cho hoạt động

Nợ TK 661 Có TK 152, 153

2. Xác định tiền lương, phu cấp phải trả cho cán bộ, nhận viên trong đơn vị, xác định học bổng, sinh hoạt phí, xác định các khoản phải trả theo chế độ cho người có công

Nợ TK 661 Chi hoạt động thường xuyênCó TK 334 Phải trả công chức, viên chứcCó TK 335 Phải trả các đối tượng khác

3. Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi hoạt động thường xuyên

Nợ TK 661Có TK 332

4. Phải trả về các dịch vu điện, nước, điện thoại, bưu phí… đơn vị đã sử dung nhưng chưa thanh toán căn cứ vào hóa đơn của bên cung cấp dịch vu, ghi:

Nợ TK 661 Có TK 331

5. Thanh toán các khoản tạm ứng đã chi cho hoạt động của đơn vịNợ TK 661: Chi hoạt động thường xuyên

Có TK 312: Tạm ứng6. Rút dự toán chi hoạt động mua VL, DC về sử dung ngay, ghi:

Nợ TK 661 Có TK 461

Đồng thời, ghi giảm dự toán chi hoạt động: Có TK 0087. Phân bổ chi phí trả trước vào hoạt động thường xuyên, ghi

Nợ TK 661: Chi hoạt độngCó TK 643: Chi phí trả trước

137

Page 138: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

8. NVL, CCDC tồn kho cuối năm thuộc KP hoạt động chuyển sang năm sau

Nợ TK 661.2Có TK 337.1

9. Hạch toán năm báo cáo giá trị khối lượng sửa chữa lớn, XDCB hoàn thành đến ngày 31/12 liên quan đến số KPHĐ được ngân sách cấp được quyết toán tính vào chi hoạt động của năm báo cáo

Nợ TK 661.2Có TK 337 (337.2, 337.3)

10. Phát sinh các khoản thu giảm chiNợ TK 111, 112

Có TK 661: Chi hoạt động11. Cuối năm khi quyết toán KP được duyệt:

Nợ TK 461.2Có TK 661.2

12. Cuối năm nếu quyết toán chưa được duyệt, kế toán tiến hành chuyển số chi hoạt động năm nay thành số chi hoạt động năm trước

Nợ TK 661.1Có TK 661.2

13. Năm sau khi báo cáo quyết toán chi hoạt động được duyệt, tiến hành kết chuyển số chi hoạt động vào nguồn KPHĐ

Nợ TK 461.1: Nguồn KP hoạt độngCó TK 661.1

14. Chi sai vượt chi tiêu không được duyệt phải thu hồiNợ TK 311.8

Có TK 661.16.3. KẾ TOÁN CHI DỰ ÁN6.3.1. Tài khoản sử dụng* Kết cấu TK 662 – Chi dự án - Bên Nợ: Chi thực tế cho việc quản lý thực hiện chương trình, dự

án, đề tài- Bên Có:+ Số chi sai bị xuất toán phải thu hồi

138

Page 139: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

+ Số chi chương trình, dự án, đề tài được quyết toán với nguồnkinh phí dự án

- Dư Nợ: Số chi chương trình dự án, đề tài chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt

* Tài khoản 662 có 2 TK cấp 2:- TK 662.1 Chi quản lý dự án- TK 662.2 Chi thực hiện dự án6.3.2. Phương pháp hạch toán1. Khi xuất quỹ tiền mặt, rút tiền gửi chi cho chương trình dự án, đề tài

Nợ TK 662: Chi dự ánCó TK 111, 112

2. Xuất NVL, CCDC sử dung cho chương trình, dự ánNợ TK 662: Chi dự án

Có TK 152, 153Đối với CCDC có giá trị lớn khi xuât ra sử dung đồng thời ghi:

Nợ TK 0053. Dịch vu mua ngoài sử dung cho chương trình, dự án, đề tài chưa

thanh toán ghi:Nợ TK 662: Chi dự án

Có TK 331: Các khoản phải trả4. Rút dự toán chi chương trình, dự án để thực hiện dự án

Nợ TK 662: Chi dự ánCó TK 462: Nguồn KPDA

Đồng thời ghi: Có TK 009: Dự toán chi dự án

5. Tiền lương phải trả cho cán bộ chuyên trách dự án, những người tham gia thực hiện chương trình, dự án

Nợ TK 662: Chi dự ánCó TK 334: Phải trả CNV

6. Thanh toán tạm ứng tính vào chi dự ánNợ TK 662: Chi dự án

Có TK 312: Tạm ứng7. Mua TSCĐ dùng cho chương trình, dự án

139

Page 140: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Nợ TK 211: TSCĐ hữu hìnhCó TK 111, 112, 331

Đồng thời ghi: Nợ TK 662: Chi dự án

Có TK 466: Nguồn KP đã hình thành TSCĐ8. Kết chuyển chi phí sữa chữa lớn TSCĐ của dự án hoàn thành

Nợ TK 662: Chi dự ánCó TK 241: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

9. Phải trả cấp dưới về các khoản cấp dưới đã chi trả hộ thuộc về chi chương trình, dự án

Nợ TK 662Có TK 342

10. Những khoản chi sai của dự án không được duyệt phải thu hồiNợ TK 311.8

Có TK 66211. Khi phát sinh các khoản thu giảm chi

Nợ TK 111, 112Có TK 662

12. Khi quyết toán chi dự án được duyệt, kết chuyển số chi dự án để ghi giảm nguồn KP

Nợ TK 462Có TK 662

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Nêu nội dung các khoản chi HCSN, nội dung kết cấu tài khoản sử dung trong hạch toán các khoản chi hoạt động SXKD?

Câu 2: Nêu nội dung các khoản chi HCSN, nội dung kết cấu tài khoản sử dung trong hạch toán các khoản chi hoạt động?

Câu 3: Nêu nội dung các khoản chi HCSN, nội dung kết cấu tài khoản sử dung trong hạch toán các khoản chi dự án?

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

140

Page 141: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Bài 1: Tài liệu cho tại đơn vị HCSN Đ tháng 6/N (ĐVT: 1.000đ, các tài khoản khác có số dư hợp lý).

I. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 61.920 (sản xuất sản phẩm) II. Chi phí phát sinh tháng 6/N:

1. Chi phí khấu hao TSCĐ của hoạt động SXKD 15.4802. Chi phí điện nước mua ngoài cho hoạt động SXKD phải trả 201.2403. Chi phí tiền lương phải trả cho hoạt động SXKD 94.800.4. Trích các quỹ phải nộp tính cho chi phí SXKD 18.012.5. Chi phí điện thoại đã thanh toán bằng tiền mặt 193.5006. Chi quản lý tính cho hoạt động kinh doanh 185.760.7. Nhượng bán TSCĐ kinh doanh, nguyên giá: 774.000, KH lũy kế:

748.200, thu bán TSCĐ chưa thanh toán: 77.400, chi bán TSCĐ bằng tiền mặt: 7.740.

8. Xuất vật liệu dùng cho hoạt động SXDK 464.0009. Thanh lý một TSCĐ của hoạt động kinh doanh, nguyên giá:

464.400, hao mòn đã khấu hao: 412.800, giá trị bán thu hồi sau thanh lý bằng tiền mặt: 61.920.

10. Phát hiện thiếu mất một TSCĐ hữu hình của hoạt động thường xuyên, nguyên giá: 193.500, hao mòn lũy kế 154.800, giá trị thiếu mất chờ xử lý phải thu: 38.700.

11. Cuối kỳ tính giá thực tế 10.000 sản phẩm hoàn thành nhập kho. Biết chi phí SXKD dở dang cuối kỳ 77.400

12. Xất sản phẩm bán cho khách hàng, số lượng xuất: 5.000 sản phẩm, giá vốn sản phẩm xuất kho 485.000, doanh thu bán phải thu 688.240.

13. Xác định chênh lệch thu lớn hơn chi kinh doanh và kết chuyển.14. Quyết định bổ sung 30% số chênh lệch thu, chi cho kinh phí

HĐTX, 50% cho nguồn vốn kinh doanh và 20% cho quỹ cơ quan.Yêu cầu: 1. Định khoản và ghi tài khoản, biết đơn vị tính thuế VAT theo

phương pháp khấu trừ2. Mở và ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chung”.Bài 2: Tài liệu tại đơn vị HCSN có thu năm N có tài liệu sau

(ĐVT: 1000đ)

141

Page 142: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

I. Chi phí dịch vụ kinh doanh dở dang 10.815.II. Chi phát sinh trong kỳ:1. Chi tiền lương tính theo số phải trả của hoạt động cung cấp dịch

vu kinh doanh 14.500.2. Tính các khoản phải nộp theo lương theo tỷ lệ quy định.3. Khấu hao thiết bị và TSCĐ khác của hoạt động kinh doanh 1.450.4. Điện nước phuc vu hoạt động kinh doanh mua ngoài phải trả 19.800.5. Chi phí cho kinh doanh dịch vu chi bằng tiền mặt theo giá chưa

có thuế GTGT 5% là 1.500.6.Chi quản lý hành chính trả bằng tiền mặt tính cho hoạt động kinh

doanh 17.400.7. Dịch vu hoàn thành cung cấp cho khách hàng theo giá dịch vu

chưa có thuế GTGT 10% là 188.000, đã thu bằng tiền mặt 50%, bán chịu phải thu 50%.

8. Thanh lý TSCĐ kinh doanh:- Nguyên giá 217.500.- Hao mòn lũy kế 217.500.- Thu thanh lý bằng tiền mặt chưa có thuế GTGT 10% là 7.500.- Chi thanh lý bằng tiền mặt 725.- Chênh lệch thanh lý bổ sung vốn kinh doanh.

9. Phát hiện thiếu mất một TSCĐ HH dùng cho hoạt động HCSN- Nguyên giá 43.500.- Hao mòn lũy kế 36.250.- Giá trị còn lại TSCĐ thiếu mất chờ xử lý thu hồi.

10. Xử lý giá trị TSCĐ thiếu mất tại nghiệp vu 9- Xóa bỏ số thiếu mất 30%.- Số còn lại thu bồi thường bằng tiền mặt 725, còn lại khấu trừ lương

10 tháng liên tuc từ tháng báo cáo. - Số thu hồi giá trị tài sản thiếu mất được bổ sung quỹ hỗ trợ phát

triển sự nghiệp. 11. Xác định chênh lệch thu, chi hoạt động kinh doanh và kết chuyển chờ xử lý.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh.

142

Page 143: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Bài 3: Tài liệu cho tại đơn vị sự nghiệp G (ĐVT: 1.000đ)I. Tình hình kinh phí và sử dụng kinh phí ngày 1/10/N- TK 461: 1.996.800 (TK 461.1: 512.000; TK 461.2: 1.484.800 )- TK 661: 1.996.000 (TK 661.1: 512.000; TK 661.2: 1.484.000)- Các tài khoản khác có số dư hợp lýII. Nghiệp vụ phát sinh quý IV/N:1. Rút dự toán kinh phí hoạt động quý IV về tài khoản TGKB 2.560.000.2. Bổ sung kinh phí hoạt động quý IV/N từ nguồn thu sự nghiệp đã

có chứng từ ghi thu, ghi chi 11.520.000.3. Nhận cấp phát kinh phí theo lệnh chi tiền 64.000.4. Chi hoạt động thường xuyên phát sinh trong kỳ gồm:- Lương lao động thuộc quỹ lương phải trả: 1.024.000.- Lương cho lao động hợp đồng phải trả: 384.000.- Các khoản phải nộp theo lương ghi chi .- Chi phu cấp khác ngoài dự toán KP được ghi chi viên chức là 8.448.000.- Chi thanh toán tiền học bổng cho sinh viên theo quyết định: 3.584.000. - Chi trả điện nước cho HĐTX bằng TGKB 51.200, bằng tiền mặt 38.400.- Xuất dùng công cu lâu bền cho hoạt động: 20.480.- Mua máy vi tính văn phòng cho HĐTX: 202.240 trả bằng TGKB,

đã bàn giao cho sử dung.- Số kinh phí cấp phát cho đơn vị phu thuộc bằng tiền mặt là: 217.600.5. Chi kinh phí quý trước đã được duyệt y theo thực tế chi kết

chuyển chờ duyệt.6. Đơn vị phu thuộc báo số kinh phí cấp, cấp trên duyệt y số chi theo

chứng từ 217.600.7. Kinh phí chi quý IV kết chuyển chờ duyệt trong năm (N+1)Yêu cầu:1. Định khoản và ghi tài khoản các nghiệp vu quý IV.2. Mở và ghi sổ theo hình thức "Nhật ký chung" cho quý IV.Bài 4: Cho tài liệu tại một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu như

sau (ĐVT: 1.000đ). Các tài khoản khác có số dư hợp lý

143

Page 144: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

1. Mua một TSCĐHH trị giá 120.000, chưa trả người bán. Chi phí tiếp nhận đã chi bằng tiền mặt 1.500. Tài sản được mua bằng nguồn kinh phí dự án.

2. Mua một số TSCĐHH đưa vào sử dung ngay theo nguyên giá 21.000. Tiền mua đã thanh toán bằng chuyển khoản. Tài sản dùng cho chương trình dự án.

3. Thanh lý một TSCĐHH đang dùng cho quản lý dự án biết nguyên giá tài sản là 60.000, đã hao mòn 58.000. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 500. Người mua chấp nhận mua theo giá 2.800 và đã thanh toán bằng chuyển khoản

5. Mua một TSCĐHH dùng cho hoạt động thường xuyên trị giá 34.000. Chi phí lắp đặt 1.000. Tiền mua và chi phí khác đã thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt. Biết tài sản này được mua bằng nguồn kinh phí hoạt động.

6. Điều chuyển cho đơn vị cấp dưới một TSCĐHH đang dùng có nguyên giá 42.000, đã hao mòn 20.000.

7. Tiếp nhận một TSCĐHH dùng cho hoạt động sự nghiệp do cấp trên điều động theo giá trị còn lại trên sổ của đơn vị cấp trên là 20.000.

Yêu cầu:1. Định khoản các nghiệp vu kinh tế trên.2. Mở và ghi sổ các nghiệp vu kinh tế theo hình thức “Nhật ký chung”.Bài 5: Tại đơn vị sự nghiệp có thu K, trong kỳ N có tình hình như sau:I. Số dư đầu kỳ của các TKKT (ĐVT: 1000đ)- TK 111: 124.000- TK 112: 241.000- TK 631: 21.000- TK 152: 58.000- TK 461: 49.000II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:1. Nhận dự toán chi thường xuyên được phân bổ 500.000.2. Rút dự toán KPHĐ bằng TGKH 100.000, bằng tiền mặt 50.000.3. Mua vật liệu nhập kho phuc vu cho hoạt động SXKD thanh toán

bằng tiền mặt theo giá chưa có thuế GTGT 70.000, thuế GTGT 10%.4. Xuất vật liệu phuc vu cho SXKD 50.000.

144

Page 145: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

5. Tiền lương phải trả cho các đối tượng:- Viên chức thuộc HĐTX 40.000.- Lao động thuộc bộ phận SXKD 12.000.6. BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trích theo quy định của chế độ

trên lương thực tế viên chức và lao động SXKD.7. Dịch vu mua ngoài thanh toán bằng TGKB phuc vu HĐTX theo

giá chưa có thuế GTGT 10% là 24.000, phuc vu HĐSXKD 21.000.8. Dịch vu kinh doanh đã hoàn thành và được khách hàng chấp nhận

với giá chưa thuế GTGT 10% là 120.000.Yêu cầu: Định khoản và phản ánh các nghiệp vu vào tài khoản Bài 6: Tài liệu tại theo đơn vị HCSN A trong quý IV/N như sau

(ĐVT: 1000 đ)I. Số dư đầu kì một số tài khoản:- TK 111.1: 21.300- TK 461.2: 2.200.000- TK 661.2: 2.200.000Các tài khoản khác có số dư phù hợp.II. Trong kì có các nghiệp vụ phát sinh:1. Ngày 2/10, GBC 12, đơn vị nhận cấp phát kinh phí theo lệnh

chi tiền: 950.000.2. Ngày 3/10 phiếu thu 76, rút TGKB về quỹ tiền mặt để chi theo

lệnh chi tiền : 350.000.3. Ngày 5/10, rút dự toán KPHĐ về quỹ tiền mặt theo giấy rút dự

toán kiêm lĩnh tiền mặt số tiền là : 970.000.4. Ngày 7/10, phiếu nhập kho 179, đơn vị rút dự toán kinh phí hoạt

động mua NVL nhập kho dùng cho HĐSN, giá mua chưa thuế GTGT 160.000, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển trả bằng chuyển khoản 2000.

5. Ngày 8/10, phiếu chi 105, cấp kinh phí cho cấp dưới bằng tiền mặt: 192.000.

6. Ngày 10/10, mua một bộ máy vi tính sử dung cho bộ phận văn phòng, giá mua chưa thuế GTGT là 14.000, thuế GTGT là 10%, chi phí vận chuyển 1.600. Đơn vị đã thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt theo phiếu chi 106.

145

Page 146: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

7. Ngày 5/11, nhượng bán một xe ôtô cũ của bộ phậndự án. Nguyên giá 350.000, đã hao mọn 150.000. Người mua chấp nhận với gia 220.000. Chi phí thanh lí đã trả bằng tiền mặt theo phiếu chi 107 là 105.000. Phần chênh lệch phải nộp ngân sách nhà nước.

8. Ngày 10/12, tình tiền lương phải trả cho CBCNV 65.000.9. Ngày 10/12, các khoản trích theo lương tính theo tỉ lệ quy định.10. Ngày 15/12, phiếu xuất kho số 147, xuất kho vật liệu dùng cho

HĐSN: 17.600.11. Ngày 17/12, Phiếu chi 108, chi tiền mặt trả lương CBCNV đã

tính ở ngày 10/12.12. Ngày 19/12, nhận viện trợ phi dự án một TSCĐ trị giá 350.000,

đơn vị chưa nhận được chứng từ ghi thu ghi chi ngân sách . Tài sản đưa vào sử dung ở bộ phận sự nghiệp.

13. Ngày 20/12, chi tiền mặt tạm ứng cho viên chức theo phiếu chi số 109: 17.000.

14. Ngày 21/12, phiếu chi 110, chi hội họp bằng tiền mặt cho hoạt động thường xuyên là 18.600, cho hoạt động dự án là 7.100.

15. Ngày 22/12, thanh toán số thực chi hoạt động sự nghiệp từ tiền tạm ứng 15.000, số còn lại nộp hoàn quỹ tiền mặt theo phiếu thu 78 là 2000.

16. Ngày 23/12 cấp kinh phí cho cấp dưới bằng chuyển khoản: 72.400.17. Ngày 25/12, theo biên bản kiểm kê TSCĐ 05, một TSCĐ mất

chưa rõ nguyên nhân. Nguyên giá 50.000, đã khấu hao 20.000. TSCĐ phuc vu hoạt động sự nghiệp.

18. Ngày 27/12, tình hình mất TSCĐ ngày 25/12 đơn vị quyết định bắt bồi thường 50% giá trị, đã thu bằng tiền mặt, 50% giá trị còn lại cho phép xoá bỏ, số còn lại phải nộp nhà nước.

19. Ngày 21/12, điện nước dùng cho hoạt động SN: 60.000. Trong đó, đơn vị chi trả bằng tiền mặt theo phiếu chi 111 là 33.200, còn lại đơn vị rút dự toán chi hoạt động thanh toán.

20. Ngày 29/12, nhận được chứng từ ghi thu fhi chi ngân sách của số tài sản được nhận viện trợ ngày 19/12.

146

Page 147: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

21. Tình hình sửa chữa lớn một TSCĐ thuộc bộ phận sự nghiệp chưa hoàn thành, căn cứ bảng xác nhận khối lượng sữa chữa lớn hoàn thành tới ngày 31/12 là 26.400.

22. Chuyển khoản toàn bộ số tiền phải nộp NSNN.23. Ngày 31/12, báo cáo quyết toán của đơn vị cấp dưới được phê

duyệt theo số thực tế đã cấp phát trong kì.24. Ngày 31/12, quyết toán kì trước được duyệt theo số thực chi.25. Ngày 31/12, kết chuyển chi và nguồn kinh phí SN năm nay chờ

quyết toán năm N+1. Yêu cầu:

1. Định khoản các nghiệp vu phát sinh.2. Mở sổ cái TK có số dư đầu kỳ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ tài chính, Chế độ kế toán công trong đơn vị HCSN, NXB Thống kê, 2006.2. PGS. TS Nguyễn Văn Công, Giáo trình kế toán HCSN, NXB Thống kê, 2006.3. TS Hà Thị Ngọc Hà, Hướng dân thực hành chế độ kế toán HCSN – Bài

tập và lập BCTC – 2011, NXB Lao động xã hội, 2011.4. Nguyễn Văn Nhiệm, Hướng dân thực hành kế toán đơn vị HCSN, NXB

Thống kê, 2008.5. Nguyễn Thị Quỳnh, Hệ thống mục lục NSNN, NXB Lao động xã hội, 2010.6. Bộ tài chính, Luật kế toán, NXB Tài chính, 2008.

147

Page 148: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Chương 7: BÁO CÁO TÀI CHÍNHMục tiêu:Cung cấp các kiến thức liên quan đến BCTC: mục đích, trách nhiệm

và thời hạn lập, nộp báo cáo, phương pháp tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán trong kỳ để lập các BCTC cuối kỳ theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

7.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM, THỜI HẠN LẬP VÀ NỘP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.1.1 Mục đích, nội dung của việc lậpa. Mục đích việc lập- BCTC là một báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình tài sản của đơn

vị. Tình hình và kết quả cấp phát, tiếp nhận vốn, kinh phí, các khoản thu. Tình hình sử dung tài sản, kinh phí và quyết toán kinh phí, các khoản thu trong một thời kỳ nhất định.

- Muc đích của việc lập BCTC:+ Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài

sản, tình hình tiếp nhận kinh phí của Nhà nước, kinh phí viện trợ… và tình hình sử dung các loại KP.

+ Ngoài ra các đơn vị SXKD còn phải tổng hợp thu, chi và kết quả của từng hoạt động SXKD trong kỳ kế toán.

+ Cung cấp thông tin kinh tế cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, việc quản lý tài sản của Nhà nước. Tổng hợp, phân tích, đánh giá các hoạt động của mỗi đơn vị nói riêng và toàn xã hội nói chung, giúp Chính phủ khai thác nguồn thu, điều chuyển các khoản chi một cách hợp lý.

- Yêu cầu của việc lập BCTC+ Báo cáo phải lập đúng theo mẫu quy định của BCTC

148

Page 149: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

+ Số liệu trên báo cáo phải chính xác, đầy đủ.+ Lập báo cáo phải đúng hạn quy định+ Báo cáo đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu+ Chấp hành đúng các quy định về báo cáo hàng năm do Bộ Tài

chính quy địnhb. Nội dung của BCTC- Bảng cân đối tài khoản- Tổng hợp tình hình KP và quyết toán KP đã sử dung- Báo cáo chi tiết KPHĐ- Báo cáo chi tiết KPDA- Bảng đối chiếu dự toán KP ngân sách tại KBNN- Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD- Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ- Báo cáo số kinh phí chưa sử dung đã quyết toán năm trước

chuyển sang- Thuyết minh báo cáo tài chínhc. Công việc chuẩn bị trước khi lập BCTC- Kiểm tra việc ghi sổ kế toán, đảm báo số liệu trên sổ kế toán phản

ánh đầy đủ, chính xác, trung thực đúng với thực tế của đơn vị.- Hoàn tất việc ghi sổ kế toán, thực hiện ghi chuyển số liệu giữa các

sổ kế toán có liên quan, khóa sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu với số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, sổ chi tiết với sổ kế toán tương ứng.

- Thực hiện kiểm kê tài sản theo chế độ kiểm kê tài sản quy định, điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán phù hợp với số liệu kết quả kiểm kê, đảm báo phản ánh trung thực số tài sản hiện có.

- Chuẩn bị đầy đủ mẫu biểu các bảng BCTC cần thiết cho việc lập BCTC theo quy định.

7.1.2. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi a. Trách nhiệm của cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước, thuếCơ quan tài chính, kho bạc NN, thuế và các đơn vị khác có liên quan

có trách nhiệm phối hợp trong công việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, cung cấp và khai thác số liệu về kinh phí và sử dung kinh phí, quản lý và

149

Page 150: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

sử dung tài sản và các hoạt động khác có liên quan đến tình hình thu, chi NSNN và các hoạt động nghiệp vu chuyên môn của đơn vị HCSN.

b. Đối tương áp dụngTất cả các đơn vị HCSN thu hưởng ngân quỹ Nhà nước, các tổ chức

điều hành chương trình, dự án, các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các đơn vị HCSN gán thu bù chi, sự nghiệp kinh tế đều phải lập và gửi BCTC theo đúng quy định của chế độ hiện hành.

c. Thời hạn nộp báo cáo tài chính- Báo cáo quý+ Đơn vị kế toán cấp III nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp II và cơ

quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 10 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý.

+ Đơn vị kế toán cấp II nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp I hoặc cho cơ quan Tài Chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 15 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý.

+ Đơn vị kế toán cấp I nộp BCTC cho cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 25 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý.

- Báo cáo năm+ Đơn vị dự toán cấp III nộp báo cáo cho đơn vị dự toán cấp II hoặc

cấp I và cơ quan tài chính cùng cấp chậm nhất 15 ngày khi kết thúc năm.+ Đơn vị dự toán cấp II nộp báo cáo cho đơn vị dự toán cấp I và cơ

quan tài chính cùng cấp chậm nhất 20 ngày khi kết thúc năm.+ Đơn vị dự toán cấp I nộp báo cáo cho cơ quan tài chính cùng cấp

chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc năm.d. Kỳ hạn lập và nơi nhận báo cáo

Bảng 7-1. Đơn vị dự toán cấp cơ sở

STT Ký hiệu biểu Tên Báo cáo

Kỳ hạn lập

Nơi nhậnTài

chínhKho Bạc

Cấp trên

Thống kê

1 B01-H Bảng cân đối TK Quý, năm x x

2 B02-HTổng hợp tình hình

KP và quyết toán KP đã sử dung

Quý, năm x x x x

150

Page 151: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

3 F02-1H Báo cáo chi tiết KPHĐ

Quý, năm x x x x

4 F02-2H Báo cáo chi tiết KPDA

Quý, năm x x x x

5 F02-3aH Bảng đối chiếu dự toán KPNS tại KBNN

Quý, năm x x x

6 F02-3bH

Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng KP ngân

sách tại KBNN

Quý, năm x x x

7 B03-HBáo cáo thu – chi hoạt

động sự nghiệp và hoạt động SXKD

Quý, năm x x x

8 B04-H Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ Năm x x x

9 B05-H

Báo cáo số KP chưa sử dung đã quyết toán

năm trước chuyển sang

Năm x x x

10 B06-H Thuyết minh báo cáo tài chính Năm x x

Ghi chú: (*) Chỉ nộp báo cáo tài chính năm- Những đơn vị vừa là đơn vị dự toán cấp I vừa là đơn vị dự toán cấp

III nhận dự toán kinh phí trực tiếp từ Thủ tướng chính phủ hoặc Chủ tịch UBND do cơ quan tài chính trực tiếp duyệt quyết toán thì báo cáo đó gửi cho cơ quan tài chính.

Bảng 7-2. Đơn vị dự toán cấp I, II

STT Ký hiệu Tên báo cáo Kỳ hạn

lập

Nơi nhận báo cáo

Tài

chính

Kho

bạc

Cấp

trên

Thống

1 2 3 4 5 6 7 8

1Mẫu số B02/

CT – H

Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh

phí đã sử dungNăm x x x x

2Mẫu số B03/

CT – H

Báo cáo tổng hợp thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt

động SXKDNăm x x x x

3 Mẫu số B04/ CT – H

Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân Năm x x x x

151

Page 152: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

sách và nguồn khác của đơn vị

7.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.2.1. Bảng cân đối tài khoảna. Khái niệm, ý nghĩa của bảng cân đối tài khoản- Bảng cân đối tài khoản là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh

tổng quát tình hình kinh phí và sử dung kinh phí, tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản, kết quả hoạt động sự nghiệp của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

- Số liệu trên bảng cân đối tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên BCTC khác.

b. Kết cấu bảng cân đối tài khoảnBảng cân đối tài khoản được chia ra các cột:- Số hiệu tài khoản- Tên tài khoản kế toán- Số dư đầu kỳ (Nợ, Có)- Số phát sinh kỳ này (Nợ, Có)- Số phát sinh luỹ kế từ đầu năm (Nợ, Có)- Số dư cuối kỳ (Nợ, Có) c. Cơ sở để lập bảng cân đối tài khoản- Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết tài khoản- Bảng cân đối tài khoản kỳ trướcTrước khi lập Bảng cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ và

khoán sổ kế toán chi tiết và tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu giữa các số liệu có liên quan.

d. Nội dung và phương pháp lập bảng cân đối tài khoản- Số liệu ghi vào bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại:

152

Page 153: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

+ Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (cột 1, 2), tại thời điểm cuối kỳ (cột 7) trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột Nợ, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột Có.

+ Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các TK từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4) hoặc số phát sinh ngày đầu năm đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 5, 6) trong đó tổng số phát sinh Nợ của các TK được phản ánh vào cột Nợ, tổng số phát sinh Có được phản ánh vào cột Có.

- Phương pháp lập:+ Cột A, B - Số hiệu TK, tên TK của tất cả các TK cấp I mà đơn vị

đang sử dung và một số TK cấp II cần phân tích.+ Cột 1, 2 - Số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư đầu kỳ, số liệu để ghi vào cột

này được căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên sổ Cái các TK hoặc cột số dư cuối kỳ của Bảng cân đối TK kỳ trước.

+ Cột 3, 4, 5, 6 - Phản ánh số phát sinh + Cột 7, 8 - Số dư cuối kỳ, phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ

báo cáo, số liệu phản ánh và cột này được căn cứ vào số dư cuối kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc được tính căn cứ vào các cột dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ trên bảng cân đối TK kỳ này.

Số liệu báo cáo TK trong bảng của bảng cân đối TK phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:

Tổng số dư Nợ = Tổng số dư có của các TKTổng số phát sinh Nợ = Tổng số phát sinh Có của các TK trong kỳ

báo cáo.Tổng số phát sinh Nợ luỹ kế từ đầu năm = Tổng số phát sinh Có luỹ kế từ

đầu năm của các TK.Ngoài việc phản ánh các TK trong bảng, báo cáo còn phản ánh số

dư, phát sinh của các TK ngoài bảng cân đối TK.7.2.2. Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã

sử dụnga. Mục đích của báo cáo

153

Page 154: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Báo cáo tổng hợp tình hình KP và sử dung KP là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình nhận và sử dung các nguồn KP ở đơn vị trong kỳ báo cáo.

- Muc đích: Giúp cho đơn vị và các cơ quan chức năng của Nhà nước nắm được tổng số các loại KP ở đơn vị trong một kỳ kế toán.

b. Kết cấu của báo cáoGồm 2 phần:- Phần I: Tổng hợp tình hình kinh phíPhản ánh tổng hợp toàn bộ tình hình nhận và sử dung nguồn kinh

phí trong kỳ của đơn vị theo từng loại KP.- Phần II: Kinh phí đã sử dung đề nghị quyết toán

Phản ánh toàn bộ KP sử dung trong kỳ của đơn vị theo nội dung hoạt động, theo Loại, Khoản, Nhóm muc chi, Muc, Tiểu muc của Muc luc ngân sách Nhà nước đề nghị quyết toán.

c. Cơ sở lập báo cáo- Căn cứ vào báo cáo “Tổng hợp tình hình KP và quyết toán KP đã

sử dung” kỳ trước.- Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết của các TK loại 4, loại 6 như sổ theo

dõi nguồn KP, sổ chi tiết hoạt động, sổ chi tiết dự án và sổ chi tiết TK 241.d. Nội dung và phương pháp lậpPhần I: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ“Tổng hợp tình hình kinh phí” được phản ánh theo từng nội dung

kinh phí: Kinh phí hoạt động, Kinh phí dự án, Nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn ĐTXDCB.

Góc trên bên trái: Ghi mã Chương theo muc luc ngân sách- Cột B: Ghi tên các chỉ tiêu báo cáo.- Cột C: Ghi tên số các chỉ tiêu- Cột 1: Ghi tổng số tiền của các chỉ tiêu- Cột 2: Ghi số tiền kinh phí đã nhận và sử dung thuộc nguồn ngân

sách trung ương cấp.- Cột 3: Ghi số tiền kinh phí hoặc vốn đã nhận, đã sử dung thuộc

nguồn vốn ngân sách địa phương cấp.- Cột 4: Ghi số tiền theo từng chỉ tiêu được hình thành từ số tiền tài

154

Page 155: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

trợ, viện trợ.- Cột 5: Ghi số tiền của từng chỉ tiêu được hình thành từ nguồn khác:

thu hội phí, bổ sung từ các khoản thu sự nghiệp và kết quả kinh doanh,...Phần II: TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG ĐỀ NGHỊ

QUYẾT TOÁNKinh phí đã sử dung đề nghị quyết toán được phản ánh theo từng nội

dung kinh tế, theo từng muc luc NSNN và theo các cột: muc, tiểu muc, mã số, tổng số, ngân sách TW, ngân sách địa phương, tài trợ, thu sự nghiệp khác.

7.2.3. Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố địnha. Bản chất và ý nghĩa của báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ- Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ là báo cáo tài chính tổng hợp,

phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và số hiện có từng loại TSCĐ ở đơn vị, báo cáo này được lập theo năm.

b. Kết cấu của báo cáo- Dòng ngang phản ánh từng loại TSCĐ hiện có của đơn vị theo kết cấu- Cột dọc phản ánh theo các nội dung: số thứ tự, chỉ tiêu, đơn vị tính,

số đầu năm, tăng trong năm, giảm trong năm, số cuối năm theo 2 chỉ tiêu: số lượng và giá trị.

c. Cơ sở số liệu để lập báo cáo- Sổ chi tiết TK 211 – TSCĐ HH- Sổ chi tiết TK 213 - TSCĐ VH- Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ của kỳ trướcd. Nội dung và phương pháp lập- Cột A, B: Phản ánh số thứ tự và tên gọi của từng loại tài sản cố

định theo kết cấu.- Cột 1, 2 “Số đầu năm”: Phản ánh số lượng, giá trị tài sản cố định

tại thời điểm đầu năm theo từng loại tài sản cố định. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số liệu ở cột 7, 8 của báo cáo năm trước.

- Cột 3, 4 “Tăng trong năm”: Phản ánh giá trị, số lượng TSCĐ tăng trong năm theo từng loại TSCĐ. Số liệu ghi vào các cột này dựa vào sổ chi tiết tài khoản 211, 213 phần tăng trong năm.

- Cột 5, 6 “Giảm trong năm”: Phản ánh giá trị, số lượng TSCĐ giảm trong năm theo từng loại TSCĐ. Số liệu ghi vào các cột này dựa vào sổ chi

155

Page 156: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

tiết tài khoản 211, 213 phần giảm trong năm.- Cột 7, 8 “Số cuối năm”: Phản ánh số lượng, giá trị TSCĐ hiện có

đến cuối năm báo cáo. Số liệu ghi vào Cột 7 = Cột 1 + Cột 3 - Cột 5; còn số liệu ghi vào Cột 8 = Cột 2 + Cột 4 - Cột 6.

7.2.4. Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu a. Bản chất và ý nghĩa của báo cáo

Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sự nghiệp có thu và kết quả kinh doanh trong đơn vị sự nghiệp trong một kỳ kế toán của đơn vị, chi tiết theo từng hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh có thu, tình hình phân phối các khoản thu, thanh toán với ngân sách...

Báo cáo này chỉ áp dung với những đơn vị hành chính sự nghiệp có những hoạt động tạp ra thu nhập, những đơn vị có những khoản thu gắn liền với chức năng nhiệm vu hoạt động.

b. Kết cấu của báo cáo- Các dòng ngang phản ánh chi tiết số thu, chi phí, chênh lệch thu,

chi và việc phân phối kết quả hoạt động theo các nội dung: nộp ngân sách, nộp cấp trên, bổ sung kinh phí,...

- Các cột dọc phản ánh các chỉ tiêu: số thứ tự, chỉ tiêu, hoạt động,...Mỗi đơn vị chỉ phản ánh một hoạt động sự nghiệp có thu hoặc một

hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn vị có bao nhiêu hoạt động thi phải mở bấy nhiêu cột.

c. Cơ sở số liệu để lập báo cáo- Sổ chi tiết TK 511- Các khoản thu- Sổ chi tiết TK 531 - Thu hoạt động sản xuất kinh doanh- Sổ chi tiết TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh- Sổ chi tiết TK 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý- Báo cáo này kỳ trước.d. Nội dung và phương pháp lập* Số chênh lệch thu lớn chi chưa phân phối kỳ trước chuyển sang –

Mã số 01:Là chỉ tiêu phản ánh số chênh lệc thu lớn hơn chi chưa phân phối kỳ

trước chuyển sang của từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh

156

Page 157: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

doanh. Nếu chi lớn hơn thu thì ghi số âm (-). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ chỉ tiêu Mã số 19 của báo cáo này kỳ trước. * Thu trong kỳ - Mã số 02:

Phản ánh số thu trong kỳ của từng hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 511 “Các khoản thu” và TK 531 “Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh”

- Lũy kế từ đầu năm – Mã số 03: Phản ánh số thu hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy số liệu ghi ở chỉ tiêu có Mã số 02 của báo cáo này kỳ này cộng (+) số liệu ghi ở chỉ tiêu có Mã số 03 của báo cáo này kỳ trước.

* Chi trong kỳ - Mã số 04: Phản ánh tổng các khoản chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản

xuất, kinh doanh trong kỳ được giảm trừ vào thu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 531 đối ứng với bên Có các TK 155, TK 631… và số phát sinh bên Nợ TK 511 đối ứng với bên Có các TK 111, 112…(Chi tiết chi trực tiếp cho hoạt động sự nghiệp (nếu có)) trong kỳ báo cáo trong đó:

- Giá vốn hàng bán – Mã số 05: Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vu bán ra trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 531 đối ứng với bên Có TK 155, 631… trong kỳ báo cáo.

- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý – Mã số 06: Phản ánh số chi phí bán hàng và chi phí quản lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ được giảm trừ vào thu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí bán hàng, chi phí quản lý” được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 631 “Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh” chi tiết muc chi phí bán hàng, chi phí quản lý trên sổ “Sổ chi phí sản xuất kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

- Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp – Mã số 07: Phản ánh số thuế GTGT của các hoạt động SXKD phải nộp của đơn vị nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi

157

Page 158: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 531 đối ứng có TK 333.1 chi tiết thuế GTGT trong kỳ báo cáo.

Lũy kế từ đầu năm – Mã số 08: Phản ánh số chi của hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

* Chênh lệch thu lớn hơn chi kỳ này – Mã số 09Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động

sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Nếu chênh lệch chi lớn hơn thu thì ghi số âm (-). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 421 – Chênh lệch thu, chi chưa xử lý và bên Có TK 511 – Các khoản thu (nếu có)

Mã số 09 = Mã số 02 – Mã số 04Lũy kế từ đầu năm – Mã số 19: Phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn

chi của hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh lũy kế từ đầu năm.

Mã số 10 = Mã số 03 – Mã số 08* Nộp NSNN – Mã số 11:Phản ánh số phải nộp NSNN của các hoạt động sự nghiệp và hoạt

động sản xuất kinh doanh. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 333 đối ứng bên Nợ TK 421 (Đối với số thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh) và bên Nợ TK 511 (Đối với hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác trong kỳ báo cáo.

- Lũy kế từ đầu năm – Mã số 12: Phản ánh số đơn vị phải nộp NSNN theo chế độ của hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có Mã số 11 của báo cáo kỳ này cộng (+) số liệu ghi ở chỉ tiêu có Mã số 12 của báo cáo này kỳ trước.

* Nộp cấp trên kỳ này – Mã số 13:Phản ánh số phải nộp cấp trên (nếu có) của các hoạt động sự nghiệp

và hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 421, TK 511 đối ứng với bên Có TK 342 chi tiết phần phái nộp cấp trên trong kỳ báo cáo.

- Lũy kế từ đầu năm – Mã số 14: Phản ánh số đơn vị phải nộp cấp

158

Page 159: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

trên theo quy định của hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có Mã số 13 của báo cáo kỳ này cộng (+) số liệu ghi ở chỉ tiêu có Mã số 14 của báo cáo này kỳ trước.

* Bổ sung nguồn kinh phí kỳ này – Mã số 15Phản ánh số bổ sung nguồn kinh phí hoạt động trong kỳ báo cáo. Số

liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 461 đối ứng bên Nợ Tk 421, Tk 511 trong kỳ báo cáo.

- Lũy kế từ đầu năm – Mã số 16: Phản ánh số bổ sung nguồn kinh phí hoạt độnglũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có Mã số 15 của báo cáo kỳ này cộng (+) số liệu ghi ở chỉ tiêu có Mã số 16 của báo cáo này kỳ trước.

* Trích lập các quỹ kỳ này – Mã số 17Phản ánh số trích lập các quỹ theo quy định trong kỳ báo cáo. Số

liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 431 đối ứng bên nợ TK 421, Tk 511 trong kỳ báo cáo.

- Lũy kế từ đầu năm – Mã số 18: Phản ánh số trích lập các quỹ lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có Mã số 17 của báo cáo kỳ này cộng (+) số liệu ghi ở chỉ tiêu có Mã số 18 của báo cáo này kỳ trước.

* Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa phân phối đến cuối kỳ này – Mã số 19:

Phản ánh số chênh lệch thu lơn hơn chi chưa phân phối còn lại đến cuối kỳ báo cáo. Nếu chi lớn hơn thu thì ghi số âm (-). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có TK 421 và số dư Có TK 511 cuối kỳ báo cáo.

7.2.5. Thuyết minh báo cáo tài chínha. Mục đíchThuyết minh báo cáo tài chính là 1 bộ phận hợp thành hệ thống báo

cáo tài chính của đơn vị Hành chính sự nghiệp được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình thực hiện các nhiệm vu cơ bản của đơn vị, tình hình chấp hành các kỷ luật tài chính về thu, chi Ngân sách Nhà nước trong kỳ báo cáo mà các Báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và

159

Page 160: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

chi tiết được b. Nội dung và phương pháp lập

Thuyết minh Báo cáo tài chính trình bày khái quát biên chế lao động, quỹ lương, tình hình thực hiện nhiệm vu cơ bản, thường xuyên của đơn vị, tình hình kinh phí chưa quyết toán, tình hình nợ, tình hình sử dung các quỹ cơ quan… Phần cuối thuyết minh là những nhận xét và kiến nghị với cơ quan cấp trên.

Ngoài việc phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã quy định trong thuyết minh báo cáo tài chính, đơn vị có thể thuyết minh thêm những nội dung về sử dung kinh phí, quản lý và sử dung tài sản của Nhà nước tại đơn vị.

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập trên cơ sở thuyết minh báo cáo tài chính năm trước, Bảng cân đối tài khoản, sổ theo dõi lao động, sổ thanh toán tiền lương và các sổ kế toán chi tiết khác có liên quan. Cách lập các chỉ tiêu cu thể như sau:

Chỉ tiêu I – Tình hình thực hiện nhiệm vu hành chính - sự nghiệp năm- Tình hình biên chế, lao động, quỹ lương: Phản ánh khái quát tình hình biến động (tăng, giảm) trong năm về lao động (kể cả lao động hợp đồng và thử việc) và tổng quỹ lương thực hiện cả năm (chi tiền lương thử việc)- Thực hiện các chỉ tiêu của nhiệm vu cơ bản: Trình bày tình hình thực hiện kế hoạch đặt ra trên một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh nhiệm vu cơ bản của đơn vị.

Chỉ tiêu II – Các chỉ tiêu chi tiết: Phản ánh số dư đầu kỳ của tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vật tư tồn kho, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả (dựa vào số liệu “Dư cuối kỳ” trên báo cáo này kỳ trước) và số dư cuối kỳ tương ứng (dựa vào số dư cuối kỳ của các TK 111, 112, 152, 311, 331)

Chỉ tiêu III – Tình hình sử dung các quỹ: Phản ánh tình hình biến động các quỹ cơ qua của đơn vị trong kỳ báo cáo, chi tiết theo từng quỹ (quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ khác) cả về số dư đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ. Số liệu dựa vào sổ chi tiết tài khoản 431 “Quỹ cơ quan”.

Chỉ tiêu IV – Tình hình thực hiện nộp ngân sách: Phản ánh các khoản thuế GTGT, thuế TNDN và các khoản khác mà đơn vị phải nộp, đã nộp và còn phải nộp ngân sách đến cuối kỳ báo cáo.

160

Page 161: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

Chỉ tiêu V – Thuyết minh: Nêu ngắn gọn tình hình và những phát sinh bất thường trong năm cũng như các nguyên nhân gây ra biến động so với dự toán và so với năm trước.

Chỉ tiêu VI – Nhận xét và kiến nghị: Trình bày các nhận xét, đánh giá chủ yếu kèm theo kiến nghị xử lý với cấp có thẩm quyền.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: BCTC là gì? Trình bày yêu cầu, các công việc chuẩn bị trước khi lập BCTC?

Câu 2: Trình bày khái niệm, kết cấu, nội dung và phương pháp lập bảng cân đối TK?

Câu 3: Trình bày khái niệm, kết cấu, nội dung và phương pháp lập báo cáo tổng hợp tình hình KP và quyết toán KP đã sử dung?

Câu 4: Trình bày khái niệm, kết cấu, nội dung và phương pháp lập báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ?

Câu 5: Trình bày khái niệm, kết cấu, nội dung và phương pháp lập báo cáo tình hình kết quả hoạt động sự nghiệp có thu?

Câu 6: Trình bày khái niệm, kết cấu, nội dung và phương pháp lập thuyết minh BCTC?

BÀI TẬP ỨNG DỤNGBài 1: Tài liệu tại một đơn vị HCSN có hoạt động kinh doanh tính

thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong quý I/N (ĐVT: 1.000 đồng)I. Tình hình đầu quý:- Tạm ứng: 70.000- Phải trả nhà cung cấp: 270.000- Phải trả viên chức: 60.000- Phải trả nợ vay: 100.000- Hao mòn TSCĐ: 60.000- Nguồn vốn kinh doanh: 400.000- Chênh lệch thu chi, chưa xử lý (dư có): 100.000- Nguồn kinh phí hoạt động: 1.200.000

161

Page 162: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

- Năm nay: 900.000- Năm trước: 300.000- Dự toán kinh phí hoạt động: 1.300.000- Tài sản cố định HH: 1.560.000- Nguyên vật liệu: 350.000- Thành phẩm, hàng hóa: 160.000- Tiền mặt: 100.000- Phải thu người mua: 150.000- Chi phí SXKD dở dang: 80.000- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: 600.000- Chi hoạt động năm trước: 250.000

- Dung cu: 70.000II. Các nghiệp vụ phát sinh trong quý:1. Ngày 2/1 Người mua thanh toán toàn bộ tiền hàng còn nợ kỳ

trước bằng chuyển khoản.2. Ngày 3/1 Xuất kho vật liệu để cho sản xuất 160.000, cho hoạt

động sự nghiệp 150.0003. Ngày 4/1 Tính ra tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ, công

chức và công nhân sản xuất trong kỳ 360.000, trong đó cho bộ phận cán bộ, công chức hành chính sự nghiệp 300.000, bộ phận công nhân sản xuất 60.000 (trong đó nhân viên trực tiếp sản xuất 40.000, nhân viên quản lý 20.000)

4. Ngày 10/1 trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.5. Ngày 13/1 Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất 25.0006. Ngày 18/1 Nhận kinh phí hoạt động, tổng số 800.000, bao gồm:- Tiền mặt: 100.000- Tiền gửi kho bạc: 230.000- Vật liệu: 140.000- Tài sản cố định hữu hình: 330.000.7. Ngày 21/1 Chi phí dịch vu mua ngoài sử dung cho hoạt động sản

xuất đã trả bằng tiền tạm ứng (gồm cả thuế GTGT 10%) là 33.000.8. Ngày 24/1 Xuất dung cu cho hoạt động SN 40.000, cho hoạt động

sản xuất 20.000.

162

Page 163: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

9. Ngày 25/1 Nhập kho thành phẩm từ sản xuất số lượng 10.000 sản phẩm10. Ngày 2/2 Xuất bán trực tiếp tại kho cho người mua 9.000 thành

phẩm, giá bán chưa thuế 70/sản phẩm, thuế GTGT 10%. Tiền hàng người mua sẽ thanh toán vào quý sau.

11. Ngày 4/2 Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng tiêu thu đã chi bằng tiền mặt 6.000

12. Ngày 8/2 Rút dự toán kinh phí sự nghiệp chi trực tiếp cho hoạt động SN 100.000

13. Ngày 10/2 Nhận viện trợ bằng tiền mặt bổ sung nguồn kinh phí hoạt động đã có chứng từ ghi thu, ghi chi 200.000.

14. Ngày 20/2 Bổ sung nguồn kinh phí hoạt động từ chênh lệch thu, chi 50.000

15. Ngày 23/2 Rút dự toán kinh phí sự nghiệp 190.000, trong đó mua dung cu hoạt động (đã nhập kho) trị giá 40.000, thanh toán cho người bán 150.000.

16. Ngày 27/2 Báo cáo quyết toán năm trước được duyệt, công nhận số chi họat động 250.000 được kết chuyển vào nguồn kinh phí. Số kinh phí năm trước còn lại chưa sử dung hết, đơn vị đã nộp lại ngân sách bằng tiền gửi kho bạc.

17. Ngày 2/3 Tổng số tiền điện, nước, điện thoại đã trả bằng tiền mặt thuộc hoạt động sự nghiệp trong kỳ 50.000.

18. Ngày 12/3 Thanh toán các khoản cho cán bộ, công chức và công nhân sản xuất của đơn vị bằng tiền mặt 340.000.

19. Ngày 31/3 Kết chuyển chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

20. Ngày 31/3 Bổ sung quỹ khen thưởng: 25%, quỹ phúc lợi 25%, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 20%, còn lại bổ sung kinh phí HĐTX từ chênh lệch thu, chi chưa xử lý.

Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vu kinh tế phát sinh và phản ánh vào tài khoản2. Lập bảng cân đối tài khoản3. Lập báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã

sử dung.

163

Page 164: soldtbxh.vinhphuc.gov.vnsoldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/thongbao/Lists/ThongBao... · Web viewLỜI NÓI ĐẦU. Kế toán Hành chính – Sự nghiệp (HCSN) là một bộ phận

4. Lập báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu.Biết răng: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (CPSXKD dở dang cuối kỳ) là 100.000.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ tài chính, Chế độ kế toán công trong đơn vị HCSN, NXB Thống kê, 2006.2. PGS. TS Nguyễn Văn Công, Giáo trình kế toán HCSN, NXB Thống kê, 2006.3. TS Hà Thị Ngọc Hà, Hướng dân thực hành chế độ kế toán HCSN – Bài

tập và lập BCTC – 2011, NXB Lao động xã hội, 2011.4. Nguyễn Văn Nhiệm, Hướng dân thực hành kế toán đơn vị HCSN, NXB

Thống kê, 2008.5. Nguyễn Thị Quỳnh, Hệ thống mục lục NSNN, NXB Lao động xã hội, 2010.6. Bộ tài chính, Luật kế toán, NXB Tài chính, 2008.

164