34
MỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận nghiên cứu thời đại trên phương diện chính trị - xã hội đó là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917. Nhận thức đúng đắn về thời đại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động như hiện nay, đây cũng là đòi hỏi khách quan đối với các ĐCS trong việc định ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng giai cấp, dân tộc, xã hội và giải phóng con người. Đồng thời là cơ sở để đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái xung quanh vấn đề thời đại.

linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

MỞ ĐẦU

Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận nghiên cứu thời đại trên phương diện chính trị - xã hội đó là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917.

Nhận thức đúng đắn về thời đại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động như hiện nay, đây cũng là đòi hỏi khách quan đối với các ĐCS trong việc định ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng giai cấp, dân tộc, xã hội và giải phóng con người.

Đồng thời là cơ sở để đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái xung quanh vấn đề thời đại.

Page 2: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

NỘI DUNGI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI ĐẠI

1. Khái niệm thời đạia) Khái niệm

Thời đại là một thời kỳ lịch sử lâu dài, trong đó diễn ra sự ra đời, tồn tại và phát triển của một hình thái kinh tế - xã hội mới. Sự ra đời của một thời đại được đánh dấu bằng sự thay đổi về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và phương hướng phát triển chủ yếu của xã hội loài người, trọng tâm là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn.

Nghiên cứu khái niệm trên cần chú ý một số vấn đề sau:- Thời đại là một thời kỳ lịch sử lâu dài, nó thường liên quan đến nhiều chặng đường của hình thái kinh tế - xã hội song không trùng khít với hình thái kinh tế - xã hội mà chỉ ở một mặt nào đó.

Câu hỏi: Vậy theo đồng chí, thời gian xác định của thời đại là bao nhiêu?Kết luận: Hằng thế kỷBởi vì:

+ Xét về mặt thời gian, thời đại lịch sử không phải là 5 năm, 10 năm... mà là thế kỷ và hằng thế kỷ.

Sự ra đời và phát triển của hình thái KT-XH là một thời kỳ lịch sử rất dài, có thể đến vài thế kỷ.+ Trong hình thái KT-XH có thể hàm chứa các yếu tố của thời đại, cho nên sự không trùng khít của thời đại lịch sử với hình thái KT-XH được xem xét ở góc độ thời gian.- Thời đại có những phong trào lớn tương đối ổn định, có phong trào nhỏ, phong trào cá biệt, cục bộ, khi tiến, khi lùi, thậm chí có phong trào đi chệch khỏi quỹ đạo, nhịp độ chung của lịch sử.

Bởi vì, mỗi thời đại lịch sử hàm chứa các phong trào khác nhau. Sự vận động và phát triển của mỗi phong trào phụ thuộc vào các yếu tố xã hội lịch sử khác nhau.

Ví dụ:Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên CNXH là phong trào

lớn tương đối ổn định. Tuy nhiên, phong trào đó có lúc lạm lắng, thậm chí thụt lùi do nhiều nguyên nhân khác nhau (chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ năm 1991 là một ví dụ điển hình).- Thời đại không chỉ là lát cắt về mặt thời gian, mà nó bao gồm tổng số các sự kiện khác nhau, trong đó có sự kiện chủ yếu có ý nghĩa quyết định để phân biệt thời đại này với thời đại khác.

Page 3: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

Điều đó đòi hỏi:+ Khi xem xét thời đại lịch sử không những xem xét về mặt thời gian mà còn phải xem xét các sự kiện lịch sử.+ Khi xem xét các sự kiện của thời đại lịch sử phải chú ý đến sự kiện chủ yếu có ý nghĩa quyết định để phân biệt thời đại này với thời đại khác.

Bởi vì, mỗi thời đại lịch sử đều có nhiều sự kiện lịch sử khác nhau, có sự kiện đóng vai trò trung tâm chi phối quá trình vận động và phát triển của thời đại.

Ví dụ:Xem xét trong mỗi thời đại lịch sử cần chú ý đến các cuộc cách mạng xã

hội. Thông thường cách mạng xã hội sẽ mở đầu cho một thời đại mới, tạo bước ngoặt căn bản cho sự phát triển của xã hội loài người theo hướng tiến bộ hơn.

Thời đại TBCN bắt đầu từ cách mạng tư sản...Thời đại hiện nay bắt đầu từ Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm

1917.Như vậy, thời đại là một thời kỳ lịch sử lâu dài song nó liên quan tới

nhiều chặng đường của hình thái KT-XH nhưng không trùng khít với hình thái KT-XH.b) Phân biệt khái niệm thời đại của môn chủ nghĩa xã hội khoa học với khái niệm thời đại của các môn khoa học khác

Câu hỏi: Theo đồng chí, khái niệm thời đại của môn CNXHKH khác với khái niệm thời đại của các môn khoa học khác, lĩnh vực khác ở điểm nào?

Kết luận:- Khái niệm thời đại của môn chủ nghĩa xã hội khoa học khác với khái niệm thời đại của các môn khoa học khác, lĩnh vực khác:+ Khái niệm thời đại của môn chủ nghĩa xã hội khoa học: tập trung nghiên cứu dưới góc độ triết học, chính trị - xã hội, những quan niệm chung nhất về chính trị - xã hội, thế giới quan phương pháp luận chính trị - xã hội.+ Khái niệm thời đại của các môn khoa học khác, lĩnh vực khác như khảo cổ học, khoa học và công nghệ, tin học... nghiên cứu dưới góc độ ngành, bộ phận cụ thể.- Khái niệm thời đại ngày nay, thời đại hiện nay, thời đại mới, thời đại của chúng ta là những khái niệm đồng nghĩa.

Tên gọi tuy khác nhau nhưng thực chất nội dung là một, điều đó thể hiện sự nhấn mạnh tính chính trị - xã hội của thời đại.2. Căn cứ phân chia thời đại

Khi nghiên cứu về thời đại, ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau có nhận thức khác nhau. Do đó, việc phân chia thời đại cũng có nhiều quan niệm khác nhau.

Page 4: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

- Một số quan niệm phân chia thời đại phi mác-xít:+ Thế kỷ XVII: Vicô người Italia (1668 - 1744), căn cứ vào sự khủng hoảng có tính chu kỳ của chủ nghĩa tư bản khi mới ra đời, đã phân chia thời đại lịch sử như vòng đời của con người: ấu thơ, thanh niên, thành niên, tuổi già.+ Thế kỷ XVIII-XIX:

Hêghen người Đức (1770 - 1831) căn cứ vào địa chính trị, địa kinh tế phân chia lịch sử xã hội thành ba thời kỳ chủ yếu: thời kỳ phương đông, thời kỳ cổ đại, thời kỳ Giécmani.

Sáclơ Phuriê người Pháp (1772 - 1837) căn cứ vào sự tiến bộ của lực lượng sản xuất và quan hệ con người với con người trong xã hội, đã phân chia lịch sử xã hội thành bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh.

Hăng ri Moóc Găng người Mỹ (1818 - 1882) căn cứ vào tình trạng hôn nhân, phân chia lịch sử xã hội thành các thời kỳ: mông muội, dã man, văn minh.+ Thế kỷ XX:

Rôxnâu - nhà xã hội học người Mỹ với lý thuyết phi cộng sản, Ông chia lịch sử xã hội loài người làm năm giai đoạn: xã hội cổ truyền, xã hội quá độ, xã hội cất cánh, xã hội giai đoạn chín muồi, xã hội chi phí tiêu dùng gắn với nhà nước phúc lợi chung.

Alvintôphlơ - nhà tương lai học người Mỹ đã căn cứ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật phân chia lịch sử xã hội thành ba nền văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp.

Câu hỏi: Nghiên cứu quan niệm phân chia thời đại phi mác-xít, đồng chí có nhận xét gì?

- Về ưu điểm?- Về hạn chế?Kết luận:Cách phân chia trên có những điểm hợp lý nhất định, song vẫn chưa khoa

học, chưa phản ánh toàn diện xã hội, đặc biệt là tính chất chính trị - xã hội và động lực phát triển của thời đại. Biểu hiện:

Ưu điểm: Tiếp cận nghiên cứu thời đại từ góc độ LLSX và KHKT.Hạn chế: Đó là những quan niệm chủ quan, duy ý chí; chưa đề cập một

cách toàn diện mà mới tiếp cận một mặt nào đó của thời đại; chưa chỉ ra được tính chất, động lực phát triển của xã hội.- Căn cứ phân chia thời đại của chủ nghĩa Mác-Lênin:

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã kế thừa giá trị tư tưởng của những người đi trước để xem xét thời đại trên cơ sở khoa học, sát với sự vận động phát triển của xã hội loài người và đưa ra căn cứ khoa học để phân chia thời đại lịch sử. Những căn cứ đó là:

Page 5: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

+ Căn cứ vào sự thay thế lẫn nhau của các hình thái KT-XH trong lịch sử.Hình thái KT-XH là nội dung cấu thành của thời đại, bao gồm toàn bộ các

yếu tố cấu thành thời đại được xem xét khách quan, toàn diện cả về LLSX và QHSX, CSHT và KTTT trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội.

Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Trong mỗi thời đại lịch sử, phương thức sản xuất chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng với cơ cấu xã hội do phương thức đó quyết định, đã cấu thành cơ sở chính trị của thời đại và lịch sử của sự phát triển trí tuệ của thời đại. Cái cơ sở mà chỉ có xuất phát từ đó mới cắt nghĩa được lịch sử”1.

Như vậy, sự thay thế lẫn nhau giữa các hình thái KT-XH là cơ sở để phân chia thời đại.

Đó là cách nhìn nhận tiến trình phát triển của xã hội loài người như dòng chảy tự nhiên, là sự phủ định biện chứng giữa các hình thái KT-XH.

Thời đại là một thời kỳ lịch sử lâu dài của sự hình thành, ngự trị, phát triển của một hình thái KT-XH mới, tiến bộ hơn.

C.Mác, Ph.Ăngghen chỉ rõ: Mỗi hình thái KT-XH này với quá trình hình thành, phát triển và thay thế của nó đánh dấu một thời đại lịch sử.

Lý luận hình thái KT-XH của chủ nghĩa Mác-Lênin không những luận giải đúng đắn thời đại hiện tồn mà còn chỉ rõ thời đại đã qua và chiều hướng của thời đại tương lai theo đúng quy luật vận động phát triển của xã hội loài người. Các ông khẳng định lịch sử xã hội loài người đã, đang và sẽ trải qua 5 hình thái KT-XH: CSNT, CHNL, PK, TBCN và CSCN.

Đó là quan điểm khoa học, tiếp cận hình thái KT-XH để nghiên cứu thời đại một cách toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; LLSX, quan hệ sản xuất; cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng.+ Căn cứ vào sự thay đổi vị trí trung tâm của giai cấp trong xã hội.

Đây là căn cứ quan trọng để nhận thức đúng thời đại.Câu hỏi: Quan niệm giai cấp giữ vị trí trung tâm là giai cấp chiếm đông

đảo trong xã hội, đúng hay sai? Vì sao?Kết luận:Sai.Bởi vì: Đó phải là giai cấp đại diện cho LLSX tiên tiến; đại diện cho xu

hướng phát triển tất yếu của lịch sử; có khả năng lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh xóa bỏ chế độ xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới.

Câu hỏi: Theo đồng chí, trong mỗi thời đại khác nhau tương ứng có giai cấp giữ vị trí trung tâm nào?

Kết luận:1 C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 26, Nxb CTQG, H.1995, tr.175.

Page 6: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

Mỗi thời đại lịch sử, có giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, giữ vai trò tiên phong và là động lực chủ yếu chi phối sự vận động phát triển của xã hội.

V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Chúng ta biết giai cấp nào đứng ở trung tâm của thời đại này hay thời đại khác và xác định nội dung căn bản, phương hướng phát triển của thời đại ấy, những đặc điểm chủ yếu của bối cảnh lịch sử của thời đại ấy”2.

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, ở mỗi thời đại khác nhau đều có giai cấp đứng ở vị trí trung tâm: thời đại chiếm hữu nô lệ - giai cấp chủ nô; thời đại phong kiến - giai cấp địa chủ phong kiến; thời đại TBCN - giai cấp tư sản; thời đại quá độ lên CNXH - giai cấp công nhân.

Như vậy, quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin về thời đại là quan điểm toàn diện, cách mạng và khoa học. Đây là cơ sở để phê phán các quan điểm sai trái.

Cách mạng: Ở chỗ nó đã khắc phục và giải quyết triệt để những khiếm khuyết, những quan điểm không đúng của các đại biểu trước đó về thời đại.

Khoa học: Quan điểm về thời đại của chủ nghĩa Mác-Lênin phán ánh toàn diện, đầy đủ về thời đại; khẳng định thời đại ra đời luôn gắn với một hình thái KT-XH và giai cấp giữ vị trí trung tâm trong xã hội.II. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY

1. Nội dung cơ bản của thời đại hiện nayVẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM

1. Vì sao cách mạng XHCN Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi lại mở đầu cho thời đại hiện nay?

2. Đi lên CNXH có phải là xu hướng tất yếu của lịch sử hay không, vì sao?3. Mâu thuẫn cơ bản nhất của thời đại hiện nay là gì, sự vận động của

mâu thuẫn này chi phối như thế nào đến việc xác định đường lối của các ĐCS?Kết luận:Việc xác định đúng nội dung cơ bản của thời đại hiện nay là cơ sở quan

trọng để mỗi quốc gia, dân tộc lựa chọn con đường phát triển phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử; quyết định đến việc hoạch định đường lối chiến lược, sách lược của các ĐCS.

Hội nghị 81 ĐCS và công nhân quốc tế họp ở Mátxcơva năm 1960 đã chỉ ra, thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917. - Thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 Nga đã biến chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực. Xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa đối lập

2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva.1980, tr.174.

Page 7: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

phủ định hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân giữ vị trí là giai cấp trung tâm, động lực chính của thời đại.

Biểu hiện:Tháng 2 năm 1848, đánh dấu sự ra đời của lý luận CNXH khoa học. Hành

trình vận động 69 năm đến tháng 10 năm 1917 CNXH đã trở thành hiện thực.Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đánh dấu sự ra đời

của hình thái KT-XH CSCN, giai cấp công nhân trở thành giai cấp trung tâm, động lực phát triển chính của thời đại.

Đây là cuộc cách mạng làm rung chuyển thế giới, nó phá tan khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của CNĐQ và mở đầu thời đại mới với sự xuất hiện hình thái KT-XH CSCN.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên toàn thế giới”3.- Phản ánh xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử mà trục xuyên suốt là chuyển biến cách mạng đi lên chủ nghĩa xã hội, các dân tộc cơ bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Biểu hiện: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là cột mốc đánh

dấu sự mở đầu một thời đại lịch sử mà trục xuyên suốt là chuyển biến cách mạng quá độ đi lên CNXH, các dân tộc cơ bản quá độ lên CNXH.

CNXH với tính ưu việt của nó đã cổ vũ hàng loạt các nước đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, xoá bỏ tàn tích của chế độ thực dân phong kiến. Nhiều nước sau khi giành được độc lập đã chọn con đường quá độ đi lên CNXH, hoặc định hướng quá độ lên CNXH.

Thực tế sau Cách mạng Tháng Mười, hàng loạt các nước giành được độc lập và đi lên xây dựng CNXH.

Các nước đi lên CNXH theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin: Mông Cổ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari, Bulgari, CHDC Đức, CHDCND Triều Tiên, Nam Phi, Nam Tư, Việt Nam, Cu Ba, Lào, Trung Quốc...

Các nước đi lên CNXH không theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin: Băngladesh, Ai Cập, Guyana, Bồ Đào Nha, Srilanka, Vênêzuêla, Thổ Nhĩ Kỳ...

Hiện nay còn Việt Nam, Cu Ba, Trung Quốc, Lào. Riêng Triều Tiên với tình trạng không rõ ràng.

CNXH đã vượt khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống trên thế giới đối lập với hệ thống TBCN.

3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H.1995, tr.594.

Page 8: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

Mặc dù, “chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là tổn thất lớn đối với PTCS cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường XHCN trong đó có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách , đổi mới giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục”4.- Phản ánh mâu thuẫn cơ bản nhất của thời đại và sự đan xen chi phối của những mâu thuẫn ấy đến đường lối chiến lược, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản.

Biểu hiện: mâu thuẫn cơ bản nhất của thời đại là mâu thuẫn giữa CNXH với CNTB; sự tác động chi phối của mâu thuẫn đó đến đường lối chiến lược, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản.

Sự ra đời của CNXH trên thế giới đối lập với CNTB trở thành mâu thuẫn cơ bản nhất của thời đại, mâu thuẫn này tồn tại xuyên suốt thời đại quá độ lên CNXH.

Từ đó, đòi hỏi các ĐCS trong hoạch định đường lối chiến lược, sách lược, đối nội, đối ngoại phải tính đến một thực tế của - Phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài, giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

Biểu hiện: phản ánh tính chất của cuộc đấu tranh giai cấp là gay go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài; nội dung giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

Thời đại mới tất yếu còn tồn tại đan xen giữa thế giới cũ - TBCN và thế giới mới - XHCN đang từng bước hoàn thiện, hai thế giới đó vừa chung sống vừa đấu tranh với nhau.

CNTB luôn tìm cách trì trì sự áp bức, bóc lột, sự thống trị của mình trên thế giới với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.

CNXH với bản chất tốt đẹp của mình là mục tiêu hướng tới của nhân loại tiến bộ trên thế giới. Trong thời đại hiện nay diễn ra cuộc cải biến cách mạng sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; diễn ra cuộc cách mạng phong phú, đa dạng, sự tìm tòi thử nghiệm các phương án khác nhau của tiến bộ xã hội. Do vậy không thể tránh khỏi một số sai lầm, đổ vỡ trên con đường phát triển.

Tóm lại, nội dung cơ bản của thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới mở đầu từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917).

Nắm chắc nội dung cơ bản của thời đại hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với các ĐCS trong hoạch định đường lối, sách lược, chiến lược của mình, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay.

Qua đó, cần phê phán một số quan điểm sau:4 Đảng Cộng Sản Việt Nạm: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 67,68.

Page 9: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

-> Quan điểm cho rằng, trước những biến động của thế giới hiện nay làm thay đổi xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử.-> Quan điểm phủ nhận ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917).-> Mơ hồ, mất cảnh giác; cổ súy cho những luận thuyết, quan điểm sai trái, phản động như: đã chấm dứt thời kỳ quá độ lên CNXH, đang quá độ sang một nền văn minh mới không phải là CNXH, CNTB mà là một nền văn minh khác - văn minh KHCN, tin học, nền kinh tế toàn cầu, dân chủ, văn hóa, tư tưởng toàn cầu...

Ý nghĩaNghiên cứu nội dung cơ bản của thời đại hiện nay phải toàn diện, thấy

được cái chung, cái đặc thù của từng quốc gia, dân tộc, từ đó tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam.2. Các giai đoạn chính của thời đại hiện nay

Câu hỏi: Qua nghiên cứu tài liệu (Giáo trình CNXHKH (dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb CTQG, H. 2007, trang 12-16), đồng chí cho biết thời đại hiện nay chia thành mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?

Kết luận: Thời đại hiện nay được chia thành 4 giai đoạn. Việc phân chia này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi nghiên cứu cần chú ý:- Giai đoạn 1: Từ năm 1917 đến kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1945, đây là giai đoạn thắng lợi của cách mạng XHCN. CNXH hình thành ở nước Nga và sau đó ở một số nước.- Giai đoạn 2: Từ năm 1945 đến đầu những năm 1970+ Đây là giai đoạn CNXH phát triển thành hệ thống thế giới (chiếm 26% diện tích, 30% dân số, 30% tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới).+ Sự nghiệp xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước XHCN đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, chứng tỏ tính ưu việt của chế độ XHCN so với chế độ TBCN.+ Tuy nhiên, cuối giai đoạn này bắt đầu xuất hiện sự bất đồng giữa các nước XHCN, giữa các ĐCS và công nhân quốc tế.

Ví dụ: Xung đột biên giới Xô - Trung (1969)- Giai đoạn 3: Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980, đây là giai đoạn ở nhiều nước XHCN, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng. Lợi dụng tình hình đó, CNĐQ và các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động chống phá, gây rối loạn chính trị, xã hội dẫn đến sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.

Nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng, sản xuất suy thoái; hệ thống chính trị yếu kém, quan liêu, tham nhũng; những vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, văn hóa, xã hội... nhiều bất cập.

Page 10: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

Công cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới ở một số nước mắc phải những sai lầm...

Đây là mảnh đất màu mỡ cho CNĐQ và các thế lực thù địch chống phá CNXH.- Giai đoạn 4: Từ năm 1990 đến nay+ CNXH tạm thời lâm vào thoái trào. Cùng với sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, nhiều ĐCS và phong trào công nhân bị tan rã.+ Một số nước XHCN như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba… vẫn đứng vững, tiến hành cải cách, đổi mới thành công đạt được nhiều thành tựu to lớn.+ Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế sau thời kỳ khủng hoảng cũng đang dần phục hồi và tiếp tục tăng cường ảnh hưởng ở nhiều nơi trên thế giới. CNXH thế giới sau khủng hoảng, ảnh hưởng bị giảm đi nghiêm trọng giờ đã phục hồi và có khả năng phát triển, đặc biệt là xu hướng XHCN phát triển mạnh ở các nước châu Mỹ-Latinh, nơi được coi là sân sau của CNĐQ.

Tóm lại, nghiên cứu nội dung cơ bản và các giai đoạn chính của thời đại hiện nay cho chúng ta cái nhìn khách quan có tính hệ thống theo chiều dài lịch sử về thời đại, từ đó phê phán những quan điểm sai trái về nội dung của thời đại hiện nay; đồng thời là cở sở quan trọng để nghiên cứu tính chất, mâu thuẫn, đặc điểm và xu thế biến đổi của nó.III. TÍNH CHẤT, MÂU THUẪN, ĐẶC ĐIỂM VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY

1. Tính chất và mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện naya) Tính chất của thời đại hiện nay

Khái quát: tính chất của thời đại hiện nay là tính chất quá độ đang diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới, cuộc đấu tranh đó chi phối toàn bộ quá trình vận động, phát triển của lịch sử nhân loại.

Câu hỏi: Bằng sự hiểu biết của mình, đồng chí hãy diễn tả tính chất găy go, quyết liệt của cuộc đấu tranh giữa CNXH và CNTB?

Kết luận:- Đây là cuộc đấu tranh giữa một chế độ xã hội mới ra đời, đang trưởng thành nhưng còn hạn chế về nhiều mặt với một chế độ xã hội cũ lạc hậu về mặt lịch sử nhưng đang có những ưu thế nhất định về kinh tế, quân sự.

Chế độ xã hội mới ra đời - chế độ XHCN đang trưởng thành nhưng còn hạn chế về nhiều mặt.

Chế độ xã hội cũ - chế độ TBCN đã lạc hậu về nhiều mặt nhưng còn ưu thế nhất định về kinh tế, quân sự và KHCN.

Page 11: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

- Cuộc đấu tranh giữa hai chế độ xã hội đối lập về bản chất đang diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa...+ Trong lĩnh vực kinh tế:

CNTB luôn tìm mọi cách kiềm chế, chống phá sự phát triển kinh tế của các nước XHCN. Với lợi thế hiện có trên lĩnh vực kinh tế, các học giả tư sản đang biện minh cho nền kinh tế TBCN là vĩnh cửu, CNTB không còn bóc lột như trước.

CNXH đang từng bước khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế, tranh thủ những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để đẩy mạnh tổ chức, phát triển của nền kinh tế XHCN.+ Trong lĩnh vực chính trị:

Các đảng của giai cấp tư sản, CNĐQ và các thế lực thù địch dùng mọi cách để tuyên truyền, quảng bá cho chế độ dân chủ tư sản, tự do tư sản, thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình” nhằm lật đổ chế độ XHCN.

Các ĐCS, các nước XHCN phải chủ động kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu phá hoại của CNĐQ và các thế lực thì địch; bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng.+ Trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:

CNĐQ đang tìm mọi cách phổ biến những giá trị của Phương Tây, tuyên truyền quan điểm tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, hoặc phi giai cấp, phi ý thức hệ, phi chính trị… làm lẫn lộn giữa đúng, sai, phải, trái nhằm chống lại CNXH, chống các lực lượng hoà bình và tiến bộ trên thế giới.

Các ĐCS, Nhà nước XHCN phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh tư tưởng - văn hoá bằng nhiều cách khác nhau và cổ vũ cho cuộc đấu tranh vì một thế giới hoà bình, hữu nghị, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

Tóm lại, đó là quá trình đấu tranh găy go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội giữa hai chế độ, hai con đường CNXH và CNTB. Song với những gì đã và đang diễn ra cả về phương diện lý luận và thực tiễn, chắc chắn rằng “loài người nhất định đi lên CNXH” như Đảng ta đã khẳng định.

Từ đó, cần phê phán tư tưởng chủ quan, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn; mơ hồ, thủ tiêu đấu tranh giai cấp.b) Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay

Có quan điểm cho rằng: Thời đại hiện nay không còn mâu thuẫn; hoặc có còn thì những mâu thuẫn đó đã dịu đi bởi lẽ sự yếu thế của CNXH, sự điều chỉnh thích nghi của CNTB và thế giới chỉ còn một cực.

Câu hỏi: Vậy, theo đồng chí, quan điểm đó có đúng không? Nếu còn mâu thuẫn thì đó là những mâu thuẫn nào?

Kết luận:

Page 12: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

Thời đại hiện nay chứa đựng nhiều mâu thuẫn, trong đó nổi lên bốn mâu thuẫn cơ bản. Những mâu thuẫn này tồn tại trong suốt thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH.- Mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB.

Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất quyết định nội dung, tính chất của thời đại hiện nay, sự vận động của mâu thuẫn này tác động tới những mâu thuẫn còn lại.

Đây là mâu thuẫn giữa hai lực lượng chủ yếu, hai chế độ xã hội, hai con đường, xu hướng phát triển đối lập nhau là CNXH và CNTB trên phạm vi thế giới, nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Câu hỏi: Biểu hiện mới của mâu thuẫn này hiện nay là gì?Kết luận:Biểu hiện mới hiện nay của mâu thuẫn này là: vừa hợp tác, vừa đấu tranh

trong cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau. - Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.

Đây là mâu thuẫn phản ánh sự bóc lột lao động làm thuê của giai cấp tư sản, mâu thuẫn này bắt nguồn từ mâu thuẫn kinh tế của CNTB, giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của LLSX với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất.

Trong giai đoạn hiện nay, CNTB đã tiến hành điều chỉnh để thích nghi với điều kiện mới, nhằm tránh nguy cơ bùng nổ xung đột, đe dọa sự tồn tại của CNTB. Song, những nỗ lực điều chỉnh ấy không hề làm giảm bớt sự phân cực giữa giai cấp tư sản ngày càng giàu lên nhanh chóng và các tầng lớp nhân dân lao động làm thuê nghèo khổ.

Hiện nay, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động không chỉ diễn ra trong lòng các nước TBCN, mà cả ở các nước XHCN, chừng nào thành phần kinh tế TBCN, quan hệ sản xuất TBCN và giai cấp tư sản còn tồn tại thì mâu thuẫn này còn tồn tại và phát triển.

Đảng ta khẳng định: “Hiện tại, CNTB còn khả năng phát triển nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột bất công. Những mâu thuẫn vốn có của CNTB, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của LLSX với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc.”5

- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc với CNĐQ.Đây là mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với các nước đế quốc thực

hiện chính sách thực dân xâm chiếm thuộc địa. Do ý thức độc lập dân tộc và tự chủ, các dân tộc ngày càng thức tỉnh nhờ sự cổ vũ của phong trào độc lập dân tộc, phong trào công nhân và phong trào XHCN nên hàng trăm quốc gia thuộc địa và phụ thuộc đã giành được độc lập ở các mức độ khác nhau.

5 Đảng Cộng Sản Việt Nạm: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 68,69.

Page 13: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

Hiện nay, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ bị xoá bỏ. Nhưng, sự độc lập về chính trị của các nước này chưa mang lại sự phát triển phồn vinh và bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Các nước chậm phát triển và đang phát triển tiến hành cuộc đấu tranh đầy khó khăn, phức tạp để chống lại các nước tư bản phát triển đòi độc lập và bình đẳng thực sự, chống can thiệp, xâm lược của CNĐQ. - Mâu thuẫn giữa các nước TBCN, các tập đoàn tư bản, các trung tâm tư bản với nhau.

Đây chính là sự cạnh tranh giữa các nước tư bản với nhau hòng tìm kiếm và giành giật lợi ích trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự.

Trong những năm gần đây, giữa các nước tư bản đã có những điều chỉnh lợi ích nhất định, nhằm xoa dịu những xung đột vốn có của CNTB, song giữa các nước tư bản không tránh khỏi mâu thuẫn, nhiều khi còn phát triển gay gắt.

Như vậy, thời đại hiện nay vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Và “Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn.”6

2. Đặc điểm và xu thế phát triển của thế giới trong thời đại hiện nay

a) Đặc điểm của thời đại hiện nayĐây là nội dung trọng điểm của bài.

- Đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp trên phạm vi thế giới.

Biểu hiện: Tính chất của đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc gay gắt, phức tạp; Phạm vi diễn ra ở từng nước, khu vực và thế giới.

Đây là cuộc đấu tranh diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, dân tộc, nhiều khu vực trên phạm vi thế giới với hình thức và cấp độ khác nhau và trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, quân sự.

Hiện nay, cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền của các quốc gia đang hướng vào việc chống chính sách cường quyền, áp đặt, can thiệp, xâm lược của nước ngoài; giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ chế độ, bảo vệ nền văn hóa.

Thực tế có những cuộc đấu tranh, xung đột dân tộc, sắc tộc… như ở Ixraen và Palextin, Bắc Phi, Thái Lan…

Từ đó đặt ra vấn đề cần phải giải quyết tốt vấn đề dân tộc, tôn giáo, chống “Diễn biến hòa bình”.- Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều mặt, song trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, một số Đảng Cộng sản đã mắc 6 Đảng Cộng Sản Việt Nạm: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 67

Page 14: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

phải những sai lầm, khuyết điểm dẫn đến khủng hoảng sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, làm ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình thế giới hiện nay và nhiều năm tới.

Biểu hiện: những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực; nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, sự tác động đến tình hình thế giới hiện nay và nhiều năm tới.+ Dưới sự lãnh đạo của các ĐCS, công cuộc cải tạo xây dựng CNXH ở các nước XHCN trước đây đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Đó đã từng là chỗ dựa cho phong trào hoà bình và cách mạng thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Ví dụ: Đến năm 1935, sau gần 20 năm xây dựng CNXH, Liên Xô đã trở thành một cường quốc công nghiệp hùng mạnh. Sản lượng công nghiệp đứng hàng đầu Châu Âu, thứ 2 thế giới, đuổi kịp các nước Đức, Anh, Pháp.+ Các ĐCS trong quá trình cải tạo và xây dựng CNXH đã phạm phải sai lầm trong xác lập mô hình CNXH mang tính chủ quan duy ý chí, duy trì quá lâu những khuyết tật của mô hình xã hội cũ của CNXH, nhiều nước XHCN lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ở một số nước, ĐCS và công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo đã dẫn tới đổi màu chế độ xã hội.

Tuy nhiên, đây không phải vấn đề thuộc về bản chất của CNXH mà do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến là sai lầm trong đường lối cải tổ, trong tổ chức cán bộ, sự chủ quan duy ý chí, nóng vội, chủ quan, sự chống phá của CNĐQ…

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:-> Về kinh tế:

Chủ quan, nóng vội, duy ý chí muốn nhanh chóng có CNXH, nên đã xóa bỏ các hình thức sở hữu trung gian, ồ ạt, công hữu hóa trong khi LLSX còn thấp.

Trong quản lý kinh tế: Duy trì chế độ bao cấp, tập trung, phân phối bình quân kéo dài

Ở Liên xô năm 1986 tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề: “CNXH là gì?” do Trung ưởng Đoàn TNCS Lê nin chủ trì, qua 6 tháng tranh luận đưa ra kết luận: XHCN là chế độ “xếp hàng cả ngày”.

CNXH là ai cũng có việc làm nhưng ai cũng không làm việc; không làm việc nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch vẫn lĩnh lương, lĩnh thưởng.-> Về chính trị:

Có lúc nhận thức và vận dụng một cách giáo điều những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin; có lúc duy tâm, chủ quan duy ý chí dẫn đến tả khuynh; công thức hóa con đường đi lên CNXH ai đi chệch bị coi là xét lại; chủ nghĩa kinh nghiệm...

Page 15: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

Xử lý mối quan hệ giữa các tổ chức trong HTCT chưa đúng. Đảng lãnh đạo, bao biện, làm thay; Nhà nước thì quan liêu, tham nhũng...; cán bộ thì đặc quyền, đặc lợi; quyền dân chủ bị vi phạm...

Sai lầm trong công tác cán bộ: Đào tạo, sử dụng tùy tiện, quản lý giá dục lúc tả, lúc hữu.

Ví dụ:Thời Xtalin: Chém đầuThời Khơ Rútxốp: Đấu tốThời Brêgiơnép: cho đi sứ, đá lên trênThời Goócbachốp hữu khuynh không nói gì, tự do vô tổ chứcCó lúc tuyệt đối hóa mặt mẫu thuẫn, mặt đấu tranh mà không thấy mặt

thống nhất, hợp tác giữa CNXH và CNTB.-> Về văn hóa, tư tưởng:

Xem nhẹ việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, coi nhẹ bản sắc văn hóa dân tộc, chưa chú trọng đúng mức vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền...-> Về đối ngoại:

Có lúc sai lầm trong xác định bạn, thù đẩy đồng minh về phía đối lậpQuan hệ trong hệ thống XHCN bao cấp kéo dài, ban ơn, ra điều kiệnĐóng cửa quan hệ với các nước TB, thực hiện “nhất biên đảo”, ca ngợi

một chiều...Nguyên nhân trực tiếp:

-> Đường lối chính trị: Là đường lối xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin, xa rời những vấn đề có tính nguyên tắc Mác-xít trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN và xây dựng Đảng.

Biểu hiện: Xuyên tạc nội dung thời đại, bản chất chiến tranhChấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lậpDân chủ cực đoan, vô tổ chứcBôi nhọ, xuyên tạc lịch sửPhi chính trị hóa quân đội, từ bỏ đấu tranh giai cấp thay bằng thi đua lịch

sử, ngôi nhà chung Châu ÂuTừ bỏ CNQT vô sản, hy sinh bè bạn

-> Sai lầm trong công tác cán bộ, tư tưởng, tổ chứcNúp dưới tự do tư tưởng ra sức đào bới lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, phủ định

sạch trơn thành tựu của Đảng, của DT, của đất nước.

Page 16: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

Cán bộ chủ chốt thay đổi liên tục không có sự chuẩn bị kế cận: Sau Brêgiơnép => TrécNencô => Anđrôbốp => Goocbachốp-> Giải quyết sai lầm mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị

Đổi mới chính trị trước KT (trái qui luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng)

Tư nhân hóa ồ ạt (Sử dụng liệu pháp xốc trong kinh tế)Thả nổi đồng Rúp làm rối loạn thị trường, đời sống nhân dân khó khăn =>

bất mãn với chính phủ => lật đổ chế độChấp nhận thị trường tự do không có sự quản lý của Nhà nước, tư nhân

thao túng thị trường giá cả-> Sự chống phá quyết liệt của CNĐQ và các thế lực thù địch.+ Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu phản ánh khúc quanh của lịch sử, đó chỉ là sự đổ vỡ của một mô hình xã hội cụ thể. Lý tưởng XHCN không mất đi, các lực lượng XHCN không bị tiêu diệt hoàn toàn, phong trào đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH vẫn tồn tại và có bước phát triển nhất định.

Ví dụ: Trung Quốc cải cách mở cửa năm 1978, Cu Ba vẫn trụ vững và ngày càng phát triển, Việt Nam với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới… Hiện nay, phong trào cánh tả ở các nước Mỹ Latinh đang phát triển mạnh mẽ.

ĐCS Việt Nam khẳng định: “CNXH trên thế giới từ những thành công và thất bại cũng như từ những khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới, theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người sẽ tiến tới CNXH”7.- Chủ nghĩa tư bản mặc dù đã lỗi thời về mặt lịch sử nhưng trước mắt chủ nghĩa tư bản vẫn còn khả năng phát triển, song những mâu thuẫn vốn có trong lòng nó không mất đi mà ngày càng phát triển. Đồng thời xuất hiện những mâu thuẫn mới đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.

Biểu hiện: sự lỗi thời về mặt lịch và khả năng phát triển của CNTB; Nguyên nhân đẩy nhanh sự sụp đổ của CNTB.+ Nhờ nắm ưu thế về vốn, KH và CN, thị trường và CNTB có những điều chỉnh thích nghi nên CNTB còn khả năng phát triển nhất định.

CNTB qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển đã hoàn thành sơ bản nhiệm vụ phát triển kinh tế của nó. LLSX do CNTB tạo ra tính từ cách mạng tư sản Anh (1774) đến nửa sau thế kỷ XIX tương đương tổng LLSX mà con người sáng tạo ra trong quá khứ, đến nay thì còn lớn hơn rất nhiều.

Nhưng càng tăng trưởng bao nhiêu về kinh tế thì càng làm gia tăng bất công xã hội bấy nhiêu.7. Đảng Cộng Sản Việt Nạm: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 14.

Page 17: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

Trong xã hội tư bản, sự giàu có về vật chất không mang lại sự phong phú và lành mạnh về tinh thần. CNTB ở đâu cũng có đói nghèo và thất nghiệp.

STT Tên nước Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tăng trưởng GDP năm 2011 (%)

1 Nam Phi 24,7 3.12 Tây Ban Nha 21,6 0,73 Hy Lạp 17,7 - 6,94 Ireland 14,4 0,75 Bồ Đào Nha 12,7 - 1,56 Iran 12,3 2,57 Côlômbia 10,8 5,98 Pháp 10,0 1,79 Thổ Nhĩ Kỳ 9,8 8,510 Ba Lan 9,3 4,3

Ví dụ: Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện nay ở mức 7.8%. Tuy nhiên, tỷ lệ này không phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế Mỹ. Bản chất của tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là do tỷ lệ người tham gia lao động sụt giảm do số người từ 55-65 tuổi (chiếm khoảng 40% dân số Mỹ) xin nghỉ hưu sớm.

Số người thất nghiệp ở Châu Âu cao nhất thế giới.Theo thống kê của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), danh sách 10 nước

có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất hiện nay:Sự điều chỉnh thích nghi làm cho CNTB khả năng duy trì và nâng cao

trình độ bóc lột tinh vi hơn, làm cho nhiều người ngộ nhận CNTB đã thay đổi về bản chất.+ Nhưng CNTB vẫn không thay đổi về bản chất, vẫn là chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Bóc lột giá trị thặng dư vẫn là phương thức sống của CNTB. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lòng xã hội tư bản không mất đi, mà trái lại trên một số vấn đề, một số lĩnh vực càng trầm trọng hơn.

Ví dụ: Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ năm 2008-2009 từ nước Mỹ, sau lan rộng ra khắp thế giới.

Từ đó càng đẩy nhanh sự diệt vong tất yếu của CNTB.- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt với các nước chậm phát triển.

Biểu hiện: sự tác động, lôi cuốn các nước của cuộc cách mạng KH&CN; những thách thức đặt ra đối với các nước, đặc biệt là các nước chậm phát triển.

Page 18: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

+ Sự phát triển kỳ diệu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang tác động toàn diện và sâu sắc đến mọi mặt của thời đại.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm thay đổi cơ bản tính chất và trình độ của LLSX; trực tiếp đưa đến những biến đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… và cả kiến trúc thượng tầng chính trị của xã hội.

Nó nghiên cứu cả thế giới vĩ mô và vi mô.Ví dụ: Công nghệ thông tin và truyền thông, Internet, điện thoại di động,

chính phủ điện tử, vật liệu mới… cho đến những bí mật về con người.KHCN hiện đại trở thành LLSX trực tiếp, trí tuệ hóa lao động.Điều đó đòi hỏi các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế phải có những thay

đổi trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội.+ Bên cạnh đó, cách mạng khoa học và công nghệ tạo ra nguy cơ, thách thức: tụt hậu xa hơn về kinh tế, nghèo đói và lạc hậu.

Hệ quả chính trị - xã hội: Phân hóa giàu nghèo, nạn thất nghiệp, tệ nạn xã hội, hủy hoại môi trường sinh thái, chạy đua vũ trang, cơ cấu xã hội - giai cấp phức tạp…

Đảng ta khẳng định: “Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước”.8

- Cùng với sự phân cực ngày càng sâu sắc về kinh tế - xã hội, tính chỉnh thể thế giới có xu hướng tăng lên, những vấn đề toàn cầu nổi lên gay gắt đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia cùng giải quyết.

Biểu hiện: Sự phân cực về kinh tế - xã hội (giàu nghèo, giá trị xã hội, thể chế chính trị...) và tính chỉnh thể (sự hợp tác giữa các nước có chế độ chính trị, trình độ phát triển khác nhau... trong giải quyết các vấn đề quốc tế) của thế giới tăng lên; những vấn đề toàn cầu đặt ra đòi hỏi các nước phải cùng nhau giải quyết như: đói nghèo, bệnh tật, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.+ Cách mạng khoa học và công nghệ thúc đẩy quá trình quốc tế hoá đời sống xã hội làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và làm nảy sinh, phát triển xu hướng phân cực, sự phát triển không đều giữa các nước, làm cho khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo, giữa các nước phát triển và các nước chậm phát triển ngày một lớn.+ Tính chỉnh thể của thế giới ngày nay tạo ra sự thống nhất, hợp tác và cộng đồng trách nhiệm của tất cả các dân tộc trên thế giới tạo thời cơ thuận lợi cho sự phát triển của các dân tộc, đồng thời cũng tạo ra nguy cơ thách thức đối với tất cả các nước.

8 Đảng Cộng Sản Việt Nạm: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 67

Page 19: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

+ Những vấn đề toàn cầu liên quan đến vận mệnh của loài người, đòi hỏi các quốc gia, các tổ chức quốc tế, không phân biệt chế độ xã hội, phải có sự hợp tác liên kết giữa các quốc gia cùng nhau giải quyết.

Ví dụ: Thiên tai (Lũ lụt, sóng thần, động đất…); Dịch bệnh: Ebola; Chống khủng bố: Alkêđa, IS…; Đói nghèo…

“Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hoà bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo...Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc.”9

- Khu vực châu Á Thái Bình Dương đang phát triển năng động và tiếp tục phát triển với tốc độ cao, đồng thời cũng tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định.

Biểu hiện: sự phát triển của khu vực châu Á Thái Bình Dương đã tác động rất lớn đối với thế giới (đặc biệt là về kinh tế); Những tiềm ẩn gây mất ổn định tác động đến thế giới (tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, xung đột vũ trang, khủng bố...).+ Xuất phát từ vị trí địa kinh tế, địa chính trị:

Tiếp giáp các đại dương, châu lục, chiếm 40% diện tích, 51% dân số thế giới, là nơi tập trung các nước XHCN, các cường quốc hạt nhân, là khu vực đa dân tộc, đa tôn giáo.

Đây cũng là nơi tập trung nhiều lợi ích của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc.Khu vực châu Á Thái Bình Dương có khả năng phát triển với tốc độ cao tạo

điều kiện cho các nước trong khu vực thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng giao lưu quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ, đầu tư khoa học và công nghệ hiện đại. + Trong khu vực này luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lợi, biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước.

Ví dụ: Vấn đề tranh chấp biển Đông.+ Hiện nay, Mỹ chuyển trọng tâm sang Châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường diễn đàn khu vực, đầu tư, mở rộng thương mại, hiện diện quân sự…+ Tác động đến Việt Nam:

Thời cơ: Tạo cơ hội để phát triển kinh tế; hội nhập và hợp tác quốc tế…Thách thức: Giữ vững độc lập chủ quyền; tạo sức ép trong quan hệ quốc

tế; nguy cơ tụt hậu về kinh tế; xói mòn văn hóa…-> Quan điểm của Đảng ta: “Củng cố phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng 9 Đảng Cộng Sản Việt Nạm: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 69.

Page 20: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vững vai trò quan trọng trong khuôn khổ hợp tác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.”10

Tóm lại, những đặc điểm trên cho chúng ta nhận thức sâu sắc thêm bức tranh toàn cảnh của thế giới trong thời đại hiện nay. Những đặc điểm đó tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho tất cả các nước đi đến xã hội tương lai tốt đẹp.

Từ đó, phê phán quan điểm sai trái như: Thời đại hiện nay không còn mâu thuẫn; không còn đấu tranh giai cấp; đề cao cách mạng KHCN, kinh tế tri thức; đề cao CNTB…b) Những xu thế phát triển chủ yếu của thế giới trong thời đại hiện nay- Hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển.

Đây là xu thế vận động và phát triển chung của thế giới và là xu thế chính, xu thế chủ đạo của thế giới trong thời đại hiện nay. Bởi vì:+ Hoà bình, ổn định và hợp tác trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, đây là nguyện vọng thiết tha, chính đáng của nhân dân lao động trên thế giới. + Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước là nhân tố bảo vệ hoà bình và thúc đẩy sự phát triển. + Phát triển là mục tiêu của các quốc gia và cộng đồng quốc tế, quyết định đến sự phồn vinh của dân tộc và sức mạnh của đất nước, bảo đảm cho hòa bình, ổn định xã hội và bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

Ví dụ: Trong thời kỳ cải cách, từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ĐCS Trung Quốc từ bỏ cách nhìn “chiến tranh thế giới là không thể tránh khỏi và sắp xảy ra”, và xác định “hòa bình, phát triển là chủ đề lớn của thời đại hiện nay” (Đại hội XIV - 1992). Trên cơ sở đó, ĐCS Trung Quốc ra khẩu hiệu: “Tiến kịp thời đại, tiến vượt thời đại” và đến Đại hội XVI - 2002 điều chỉnh thành: “Tiến cùng thời đại”.11

Đảng ta nhận định: “Hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn những bất trắc, khó lường”12

- Toàn cầu hóa kinh tế.+ Toàn cầu hoá (trước hết và trước nhất là toàn cầu hóa kinh tế) với cách nhìn phổ biến hiện nay, về bản chất là quá trình tăng lên rất nhiều những mối liên hệ, sự ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia, khu vực, các dân tộc trên toàn thế giới trong quá trình vận động và phát triển, trước hết là phát triển kinh tế.

Nguyên nhân dẫn đến toàn cầu hoá kinh tế do sự phát triển của LLSX, tính chất xã hội hoá của LLSX trên phạm vi quốc gia và quốc tế; do nền kinh tế thị trường…

10 Đảng Cộng Sản Việt Nạm: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 237.11 PGS, TS Lê Mạnh Quân, Hòa bình, hợp tác và phát triển xu thế lớn trên thế giới hiện nay, Nxb CTQG, H.2010, tr.15.12 Đảng Cộng Sản Việt Nạm: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 69.

Page 21: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

+ Toàn cầu hóa là xu thế khách quan của thế giới hiện đại (bắt đầu từ thế kỷ XX).+ Toàn cầu hoá tạo ra cơ hội và thách thức:

Cơ hội: Tận dụng KHCN, vốn, kinh nghiệm quản lý; sự gia tăng của các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia; đẩy mạnh đầu tư thương mại; di chuyển vốn; chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực cạnh tranh…

Thách thức: Hòa tan, phụ thuộc, là bãi thải của các nước phát triển…Ví dụ: Khánh thành nhà máy lắp đặt cửa cho máy bay hành khách loại

Boeing 777 của Công ty TNHH MIH Aerospace Việt Nam tai khu công nghiệp Thăng Long.- Hợp tác và đấu tranh diễn ra ngày càng gay gắt giữa các nước lớn, nhỏ, chế độ chính trị xã hội khác nhau.+ Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu hướng toàn cầu hoá, các quốc gia dân tộc không thể tự mình độc lập giải quyết mọi vấn đề, buộc phải có sự hợp tác, liên kết trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá.+ Quá trình hợp tác, liên kết cũng là nơi diễn ra cuộc đấu tranh giữa các lợi ích, mà chủ thể của các lợi ích này là các tập đoàn kinh tế, các giai cấp, dân tộc, quốc gia và liên quốc gia, hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt.- Ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của các dân tộc ngày càng phát triển.+ Trước mưu đồ áp đặt sự thống trị, bóc lột của CNĐQ, các dân tộc đang tích cực đấu tranh đòi độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.+ Ngày nay, xu thế ấy ngày càng phát triển.- Các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng Cộng sản, các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì mục tiêu thời đại. + Sau sự khủng hoảng sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, tạo thế bất lợi cho các nước XHCN, các ĐCS và các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới. Song, đấu tranh cho hoà bình, ổn định, tiến bộ và phát triển vẫn là xu thế chung của nhân loại.+ Hiện nay, tuy các nước XHCN, các ĐCS và công nhân quốc tế vẫn là lực lượng đi đầu, lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống lại CNĐQ và các thế lực thù địch bảo vệ hoà bình thế giới, phấn đấu vì sự phát triển tiến bộ của nhân loại.

KẾT LUẬN

Bài “Thời đại hiện nay” đã làm rõ: khái niệm, căn cứ phân chia thời đại; nội dung và các giai đoạn chính; tính chất, mâu thuẫn, đặc điểm và xu thế phát triển của thế giới trong thời đại hiện nay.

Nghiên cứu nắm vững bức tranh toàn cảnh về thời đại hiện nay là cơ sở để học viên xem xét sự vận dụng sáng tạo của ĐCS Việt Nam trong quá trình hoạch định đường lối chiến lược, sách lược lãnh đạo cách mạng. Đấu tranh

Page 22: linktailieu.com · Web viewMỞ ĐẦU Thời đại là một vấn đề lý luận - thực tiễn mang tính thời sự và có nhiều quan điểm khác nhau. Tiếp cận

chống lại các quan điểm, tư tưởng sai trái bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước XHCN. Củng cố niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN ở Việt Nam.

CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA

1. Căn cứ phân chia thời đại, ý nghĩa thực tiễn?2. Các giai đoạn chính của thời đại hiện nay, ý nghĩa thực tiễn?3. Nội dung cơ bản của thời đại hiện nay, ý nghĩa thực tiễn?4. Tính chất và mâu thẫn cơ bản của thời đại hiện nay, ý nghĩa thực tiễn?5. Những đặc điểm của thời đại hiện nay, ý nghĩa thực tiễn?6. Những xu thế phát triển chủ yếu của thế giới trong thời đại hiện nay, ý nghĩa thực tiễn?

ĐỊNH HƯỚNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI GIẢNG TIẾP THEO

1. Tên bài: Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa2. Tài liệu: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng cho đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội bậc đại học), Nxb QĐND, H. 2008, T.1, tr 167-195.3. Nội dung cần tập trung:- Khái niệm dân chủ, chế độ dân chủ, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.- Bản chất, đặc điểm của chế độ dân chủ XHCN.- Nội dung của chế độ dân chủ.- Phương hướng xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ XHCN.