50
Giàn khoan Hải Dương 981 cắm vào hải phận đất nước quả là cây cọc đóng vào trái tim mọi người Việt (ngoại trừ những tên thái thú thời mới). Để bày tỏ nỗi đau, toàn dân trong nước đã phản ứng cách mãnh liệt và sôi động qua hai cuộc biểu tình ngày 11 rồi 18-05- 2014 (có thể kể thêm những cuộc biểu tình ôn hòa của công nhân ngày 11 và 12-05). Đồng bào ngoài nước cho đến nay cũng đã liên tục xuống đường phản đối Tàu cộng khắp mọi nơi mình cư trú. Riêng đối với bộ sậu lãnh đạo Cộng sản thì có nhiều phản ứng khác nhau. Sau khi im lặng một thời gian dài, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã muốn thân hành qua Bắc Kinh xin xỏ Tập Cận Bình rút giàn khoan về nước, nhưng đã bị tên Đại Hán này từ chối không tiếp, thành thử đành phải muối mặt sai thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn đi đêm cầu khẩn với địch. Tại Hội nghị trung ương 9 của đảng hôm 14-05, Tổng Lú nhà ta mới đề cập gián tiếp đến vụ việc qua vài dòng về Biển Đông nhưng cũng chẳng dám nhắc đến tên Trung Quốc: “Đặc biệt là tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”. Về phần Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thay vì đưa ra một tuyên bố long trọng với tư cách nguyên thủ quốc gia, thì đã đợi đến ngày 17-05 mới phát biểu về tình hình Biển Đông nhân lúc tiếp xúc với các cử tri ở Sài Gòn, nhưng cũng với não trạng độc tài cộng sản thường nhật: “Tôi mong bà con trong những tình huống khó khăn như thế này cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt và nhắc nhở nhau tăng cường đoàn kết xung quanh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và phải hết sức cảnh giác trước những thông tin mang tính chất chia rẽ nội bộ” !?! Riêng Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng thì có phần nổi trội hơn. Ông ta hùng hồn tuyên bố tại Hội nghị cao cấp ASEAN ngày 21-05-2014 ở Manila rằng Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông”, kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế”, khẳng định với thế giới qua TTX Reuters rằng Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng”, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Ông ta còn cho biết sẽ tính tới chuyện hợp tác với Philippin để cùng phản kháng Tàu và kiện Tàu ra Liên Hiệp Quốc. Ngay lập tức, một số tay chân của đảng hay loại “đối lập trung thành” đã nhanh nhẩu tung hứng. Như Phó giáo sư - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Khoa học biển và hải đảo, đã phát biểu trên đài Tiếng nói VN ngày 25-05: “Lời Thủ tướng là lời hiệu triệu của non sông của đất nước, của ý Đảng lòng dân, của gần 100 triệu người dân nước Việt và nó biểu đạt nhận thức của cộng đồng quốc tế”. Nhà báo Osin Huy Đức cũng góp giọng:Giàn khoan 981 xuất hiện trước thềm Hội nghị ASEAN ở Myanmar và Diễn đàn kinh tế Manila như một trái banh được đặt vào chân Thủ tướng khi ông đang ở gần khung thành nhất. Những tuyên bố đúng lúc, ngang tầm nguyên thủ, đã khiến ông trở thành một người hùng!” Nguyễn Tấn Dũng cũng từng trở thành người hùng trong vụ Đoàn Văn Vươn cách đây mấy năm, khi vào ngày 10-02-2012, ông về tận Hải Phòng tuyên bố nhà cầm quyền địa phương đã sai trái vô luật đồng thời ra lệnh thành lập tổ điều tra xét xử lại. Lúc đó, trên báo điện tử của Chính phủ và các tờ báo quốc doanh khác đã xuất hiện các bài viết ca ngợi Thủ tướng ngất trời về lối “giải quyết hợp tình, hợp lý”, “làm nức lòng nhân dân”… Nhưng rồi người ta thấy gì? Những kẻ như Đỗ Trung Thoại (Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng), Đỗ Hữu Ca (tay đại tá công an đem lâu la đến bắn phá nhà nạn nhân) lại nằm trong tổ điều tra xét xử. Anh em Đoàn Văn Vươn thì lâm cảnh tù tội, tán gia bại sản còn Đỗ Hữu Ca được chính Nguyễn Tấn Dũng thăng lên cấp tướng sau đó. Chưa hết, trong thông điệp đầu năm nay, Nguyễn Tấn Dũng cũng nói những “lời có cánh” chưa từng nghe trong chế độ CSVN khiến ông lại trở thành “người hùng” lần nữa: “Đảng ta đã khẳng định Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người… Dân chủ sẽ phát huy khả năng sáng tạo của mỗi người, góp phần xóa bỏ mặc cảm,

€¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

  Giàn khoan Hải Dương 981 cắm vào hải phận đất nước quả là cây cọc đóng vào trái tim mọi người Việt (ngoại trừ những tên thái thú thời mới). Để bày tỏ nỗi đau, toàn dân trong nước đã phản ứng cách mãnh liệt và sôi động qua hai cuộc biểu tình ngày 11 rồi 18-05-2014 (có thể kể thêm những cuộc biểu tình ôn hòa của công nhân ngày 11 và 12-05). Đồng bào ngoài nước cho đến nay cũng đã liên tục xuống đường phản đối Tàu cộng khắp mọi nơi mình cư trú.

Riêng đối với bộ sậu lãnh đạo Cộng sản thì có nhiều phản ứng khác nhau. Sau khi im lặng một thời gian dài, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã muốn thân hành qua Bắc Kinh xin xỏ Tập Cận Bình rút giàn khoan về nước, nhưng đã bị tên Đại Hán này từ chối không tiếp, thành thử đành phải muối mặt sai thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn đi đêm cầu khẩn với địch. Tại Hội nghị trung ương 9 của đảng hôm 14-05, Tổng Lú nhà ta mới đề cập gián tiếp đến vụ việc qua vài dòng về Biển Đông nhưng cũng chẳng dám nhắc đến tên Trung Quốc: “Đặc biệt là tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”. Về phần Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thay vì đưa ra một tuyên bố long trọng với tư cách nguyên thủ quốc gia, thì đã đợi đến ngày 17-05 mới phát biểu về tình hình Biển Đông nhân lúc tiếp xúc với các cử tri ở Sài Gòn, nhưng cũng với não trạng độc tài cộng sản thường nhật: “Tôi mong bà con trong những tình huống khó khăn như thế này cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt và nhắc nhở nhau tăng cường đoàn kết xung quanh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và phải hết sức cảnh giác trước những thông tin mang tính chất chia rẽ nội bộ” !?!

Riêng Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng thì có phần nổi trội hơn. Ông ta hùng hồn tuyên bố tại Hội nghị cao cấp ASEAN ngày 21-05-2014 ở Manila rằng “Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông”, kêu gọi cộng đồng quốc tế “lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế”, khẳng định với thế giới qua TTX Reuters rằng “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng”, và “nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Ông ta còn cho biết sẽ tính tới chuyện hợp tác với Philippin để cùng phản kháng Tàu và kiện Tàu ra Liên Hiệp Quốc.

Ngay lập tức, một số tay chân của đảng hay loại “đối lập trung thành” đã nhanh nhẩu tung hứng. Như Phó giáo sư - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Khoa học biển và hải đảo, đã phát biểu trên đài Tiếng nói VN ngày 25-05: “Lời Thủ tướng là lời hiệu triệu của non sông của đất nước, của ý Đảng lòng dân, của gần 100 triệu người dân nước Việt và nó biểu đạt nhận thức của cộng đồng quốc tế”. Nhà báo Osin Huy Đức cũng góp giọng:“Giàn khoan 981 xuất hiện trước thềm Hội nghị ASEAN ở Myanmar và Diễn đàn kinh tế Manila như một trái banh được đặt vào chân Thủ tướng khi ông đang ở gần khung thành nhất. Những tuyên bố đúng lúc, ngang tầm nguyên thủ, đã khiến ông trở thành một người hùng!”

Nguyễn Tấn Dũng cũng từng trở thành người hùng trong vụ Đoàn Văn Vươn cách đây mấy năm, khi vào ngày 10-02-2012, ông về tận Hải Phòng tuyên bố nhà cầm quyền địa phương đã sai trái vô luật đồng thời ra lệnh thành lập tổ điều tra xét xử lại. Lúc đó, trên báo điện tử của Chính phủ và các tờ báo quốc doanh khác đã xuất hiện các bài viết ca ngợi Thủ tướng ngất trời về lối “giải quyết hợp tình, hợp lý”, “làm nức lòng nhân dân”… Nhưng rồi người ta thấy gì? Những kẻ như Đỗ Trung Thoại (Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng), Đỗ Hữu Ca (tay đại tá công an đem lâu la đến bắn phá nhà nạn nhân) lại nằm trong tổ điều tra xét xử. Anh em Đoàn Văn Vươn thì lâm cảnh tù tội, tán gia bại sản còn Đỗ Hữu Ca được chính Nguyễn Tấn Dũng thăng lên cấp tướng sau đó.

Chưa hết, trong thông điệp đầu năm nay, Nguyễn Tấn Dũng cũng nói những “lời có cánh” chưa từng nghe trong chế độ CSVN khiến ông lại trở thành “người hùng” lần nữa: “Đảng ta đã khẳng định Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người… Dân chủ sẽ phát huy khả năng sáng tạo của mỗi người, góp phần xóa bỏ mặc cảm, tăng cường gắn kết xã hội và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc… Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại... Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch”. Giáo sư Tương Lai, một trong những “đối lập trung thành” nổi tiếng đã bày tỏ với BBC ngay hôm sau (02-01-2014) rằng ông "mừng" và "thú vị" trước thông điệp của thủ tướng mà ông cho là đại diện cho một tư tưởng "tiến bộ". Tung hứng lời Nguyễn Tấn Dũng bằng cách thêu dệt và bịa đặt, ngày 05-02-2014, tại Geneve Thụy Sĩ, nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu lần thứ hai, phái đoàn Hà Nội nhà nước VN đã đưa ra trước thế giới một hình ảnh hết sức tích cực và sáng đẹp trên lý thuyết lẫn thực tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Nhưng kể từ thông điệp “có cánh” nói trên, người ta đã thấy bức tranh nhân quyền và dân chủ tại VN ngày càng thêm ảm đạm với việc tiếp tục những màn cướp đoạt đất đai, tàn phá hoa màu, đánh đập thân xác và bắt bớ giam cầm nông dân, như tại Văn Giang, Dương Nội, Mỹ Đức, Mễ Trì, Vũng Áng, Thạch Hà, Ninh Thuận… tiếp tục những màn sách nhiễu cuộc sống, cản trở sinh nhai, cấm đoán công việc, hành hung tàn bạo và tống vô nhà tù rất nhiều chiến sĩ dân chủ, blogger độc lập, công dân yêu nước như các ông Hoàng Văn Sang, Dương Văn Tu, Lý Văn Dinh và Thào Quán Mua thuộc dân tộc H’Mông, như các ông Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Minh, các bà Bùi Thị Minh Hằng, Trần Ngọc Anh, Lê Thị Phương Anh, Trần Thúy Nga, các anh Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung…, như các nhà báo Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất…

Page 2: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 196 Trang

như các ông Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Minh, các bà Bùi Thị Minh Hằng, Trần Ngọc Anh, Lê Thị Phương Anh, Trần Thúy Nga, các anh Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung…, như các nhà báo Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất…

Trở lại chuyện giàn khoan, cùng lúc lên gân chống Tàu cộng bên lề các diễn đàn quốc tế nói trên, chính Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị (chắc thế, vì ai có trách nhiệm và quyền lực cao hơn nữa?) cho tay chân tổ chức cuộc biểu tình song hành để phá thối cuộc biểu tình yêu nước của nhân dân ngày 11-05, cho công an để mặc bọn côn đồ mang cờ đỏ thỏa sức tấn công, đập phá các công ty xí nghiệp tại Bình Dương ngày 13-05 ngõ hầu Dũng có thể ban mệnh lệnh “cấm biểu tình trái pháp luật” (qua các công ty viễn thông Viettel, Mobifone và Vinafone) đến 50 triệu thuê bao điện thoại trong ngày 17-05, và chính ngày 18-05 thì cho lực lượng của đảng (công an, dân phòng, côn đồ, đoàn thanh niên CS…) đàn áp thẳng tay cuộc biểu dương lòng căm phẫn của nhân dân trước ngoại thù xâm lược. Song song đó, những kẻ thân cận của Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục ru ngủ người dân về tình hữu nghị đối với bọn bành trướng. Như Vũ Mão, cựu Chánh văn phòng Quốc hội, ngay bên lề cuộc họp QH ngày 21-05-2014, lại có những lời thánh thót với báo chí: “Chúng ta nên nói với nhân dân thế nào về phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt trong quan hệ đối ngoại hai nước. Tôi cho rằng 16 chữ ấy có thể có lúc không đạt được nhưng nó vẫn là cái mong muốn muôn thuở”. Phần phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trước đó ít hôm (17-05), trong buổi gặp gỡ các khoa học gia trẻ tại Hà Nội, lại nói rằng chuyện kiện Trung Quốc ra tòa “giống như bát nước đổ đi, lấy lại sẽ rất khó” (phải chăng Tàu đã ăn ở với Việt như bát nước đầy?) và rằng “VN không liên minh với nước nào để chống lại một nước thứ ba cả”. Trong cuộc trao đổi với đài BBC hôm 27-05-2014 từ Hà Nội, PGS-TS Hoàng Ngọc Giao, cựu phó vụ trưởng Ban biên giới Chính phủ, còn cho biết “Việt Nam vẫn 'chần chừ' chưa kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế về vụ giàn khoan Hải Dương 981 cũng như vụ Hoàng Sa bị 'cưỡng chiếm' là do lãnh đạo còn 'e ngại' động chạm tới 'quan hệ hữu nghị với Trung Quốc' và thiếu một sự thống nhất 'quyết tâm' trong nội bộ lãnh đạo từ Đảng tới Quốc hội. Tình trạng thiếu thống nhất về 'quyết tâm' chính trị này này cũng làm VN 'bỏ lỡ' cơ hội phối hợp lập trường với Philippin khi nước này kiện Trung Quốc về vụ bản đồ đường lưỡi bò”. Ngoài ra, cho tới hôm nay, dẫu có nhiều công dân tâm huyết đề nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vẫn chưa gửi công hàm đến lãnh đạo Trung Quốc phản đối và yêu cầu họ rút giàn khoan Hải Dương 981 về nước.

Thành ra, những lời lên gân của Nguyễn Tấn Dũng trên đây (dù mới được một số nhà trí thức khen ngợi trong một thư ngỏ), như bao lần vẫn là kiểu ru ngủ và lường gạt quốc dân lẫn quốc tế. Cứ bình thản chờ đợi, người ta sẽ thấy chẳng có biến chuyển chính trị nào quan trọng, sẽ thấy đảng vẫn để cho Tàu cộng ung dung xâm chiếm vùng biển của Tổ quốc không những với giàn khoan dầu khủng mà còn với cả hàng trăm tàu quân sự lẫn dân sự đủ loại, sẽ vẫn tiếp tục hô hào ngư dân “vùng biển ta, ta cứ đánh cá, sợ gì mà sợ!” nhưng nhất định không cho tàu hải quân hay cảnh sát biển ra cứu họ khi họ bị tàu TQ giết chết hay đâm chìm. Cứ chờ đợi rồi sẽ thấy những hoạt động ngoại giao với các nước dân chủ từ Mỹ sang Âu, từ Úc lên Á sẽ chẳng đưa tới một liên minh quốc phòng quân sự nào, vì một là các quốc gia dân chủ (sau kinh nghiệm thế chiến 2) chẳng hề muốn đồng minh với một quốc gia cộng sản (vốn luôn tráo trở và lợi dụng), hai là Ba Đình thật sự chẳng muốn thoát vòng tay Trung Nam Hải, vì đó là chỗ dựa vững chắc để đảng tiếp tục đè đầu cưỡi cổ dân Việt, dẫu biết trước hiểm họa Bắc thuộc ngày càng gần kề. Vì đảng CSVN, kể từ Hồ Chí Minh, chưa bao giờ coi Tổ quốc, Đồng bào là giá trị tối thượng. Nước mất dân tàn cũng được, miễn là đảng trường tồn.

BAN BIÊN TẬP

Trg 01Lên gân phải chăng để lường gạt ???

Trg 03Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước.-Một số nhà trí thức VN.

Trg 04Tuyên bố về việc đàn áp và bắt giam người biểu tình yêu nước.-20 tổ chức xã hội dânsự độc lập

Trg 05Phát biểu nhân cuộc biểu tình chống Trung Cộng tại Úc châu.-Giám mục Nguyễn Văn Long.

Trg 06Một huynh trưởng Gia đình Phật tử tự thiêu ở Sài Gòn....-Phòng Thông tin Phật giáo QT.

Trg 07Vai trò của GH Gioan-Phaolô 2 trong việc làm sụp đổ chế độ...

-Carl Bernstein. Trg 10Bản lên tiếng v/v công an trại

giam khủng bố Ms Ng.C.Chính.-Hội đồng Liên tôn Việt Nam.

Trg 11“Chúng ta giống như cướp biển. Xấu hổ vì là người TQ“-Dân Việt.

Trg 12Để thắng được Trung Cộng. -Trần Trung Đạo.

Trg 15Trung Cộng: Không cần phải đánh Việt Nam chúng nó! -Vũ Đông Hà.

Trg 16Sẽ chẳng có biến chuyển chính trị nào cả! -Lê Diễn Đức.Trg 17Nhà cầm quyền rơi vào sai

lầm cực kỳ nguy hiểm. -Âu Dương Thệ.

Trg 21Giải pháp duy nhất cho đảng CS để bảo vệ chủ quyền quốc gia-Ls Nguyễn Văn Đài.

Trg 22Đấu tranh cứu nước cần muôn vẻ linh hoạt! -Hà Sĩ Phu.Trg 24Đẹp lòng kẻ xâm lược:Nỗi đau

của nhân dân, của lịch sử VN-Phạm Đình Trọng.

Trg 26Việt cộng dọn đường cho Tàu cộng xâm lăng. -Lewis Trương.

Trg 27Ai đứng đằng sau giật dây?-Ngô Nhân Dụng.

Trg 29Mồi lửa và đống củi.-Huy Đức.

Trg 30Từ vụ tự thiêu nghĩ tới luật biểu tình.-Hoàng Xuân.

Trg 32Chuyến đi biển hãi hùng của hai ngư dân bị nạn. -VNExpress.

Trg 31Biểu tình, bạo động từ Bình Dương lan tràn khắp nơi.-Mặc Lâm, RFA.

TƯỞNG NIỆM CÁC CHIẾN SĨ ĐÃ HY SINH VÀ CÁC

ĐỒNG BÀO ĐÃ MẤT MẠNG VÌ TỰ DO TRONG

BIẾN CỐ 30-04-1975

Xứ của những người mù (Babui - Danchimviet.infot)

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2008

GIẢI TRUYỀN THÔNG LIÊN MẠNG 2011TRONG SỐ NÀY

2

Page 3: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Kính gửi đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài,

cùng toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc huy động nhiều loại tàu, đặc biệt là tàu vũ trang, tàu quân sự và cả máy bay yểm trợ cho việc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí ở sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu, thuyền của ngư dân và tàu công vụ của Việt Nam hoạt động ở vùng biển này. Đó là hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký kết, đánh dấu một bước leo thang mới rất nguy hiểm của thế lực bành trướng Trung Quốc trong mưu đồ lấn chiếm Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, uy hiếp chủ quyền của một số nước khác tiếp giáp Biển Đông và đe dọa trực tiếp hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực. Hành động này, cùng với thái độ ngoan cố, xuyên tạc sự thật trước sự phản đối của dư luận quốc tế, đã phơi trần dã tâm bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc, phản bội quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-Trung. 

Tình thế hiểm nghèo khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm đòi hỏi phải phân tích, dự báo diễn biến và có đối sách chủ động ứng phó. Trách nhiệm này được đặt ra trước hết cho cơ quan lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đảng đang cầm quyền. Mấy ngày sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của ĐCSVN đã họp trong 7 ngày (từ 8-5 đến 14-5-2014) song không đáp ứng yêu cầu nêu trên. Phát biểu khai mạc và bế mạc của Tổng Bí thư Đảng CSVN cũng như thông báo của Hội nghị khi kết thúc đều không lên án,

phân tích và đề ra đối sách chống lại mưu đồ và hành động xâm lược mới của thế lực bành trướng Trung Quốc. Như vậy, khi đất nước đối mặt với nguy cơ lớn, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, trước hết là Tổng Bí thư và Bộ Chính trị đã buông lơi trách nhiệm của mình đối với nước, với dân.

Trước dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc, nhân dân muốn bày tỏ ý chí chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng các cuộc biểu tình ôn hòa trong mấy năm qua đều bị nhà cầm quyền trấn áp. Sau “vụ giàn khoan,” các cuộc biểu tình yêu nước của dân vẫn không được chính quyền ủng hộ, mà còn dùng nhiều hình thức ngăn trở, phá đám nên không đạt quy mô và hiệu quả thể hiện đúng sự phẫn nộ và đoàn kết của 90 triệu dân Việt trước kẻ xâm lăng. Nghiêm trọng hơn nữa là sự mất cảnh giác và tình trạng đột ngột tê liệt đến khó hiểu của nhà cầm quyền và các lực lượng an ninh để cho những phần tử xấu chen vào các cuộc biểu tình kích động bạo động phá hoại ở một số nơi, gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài, cho nền kinh tế và cho uy tín quốc gia. Dư luận chưa được biết chính xác ai đứng sau những vụ kích động có chủ đích này, song thấy rõ một điều là nhà cầm quyền Trung Quốc đã lập tức thổi phồng những cuộc bạo động này để làm mờ hành vi xâm lược ở Biển Đông và bôi xấu hình ảnh Việt Nam. Các cấp chính quyền nước ta trong khi trợ giúp các doanh nghiệp bị thiệt hại, trấn an các nhà đầu tư nước ngoài, lại lấy các sự cố đó làm cớ để ngăn chặn nhân dân tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược.

Tình thế hiểm nghèo của đất nước hiện nay vừa thách thức nghiêm trọng, vừa tạo cơ hội lớn cho dân tộc ta chấn hưng đất nước

theo con đường dân tộc và dân chủ, trước hết là giải tỏa nhận thức mơ hồ về thế lực bành trướng Trung Quốc, thấy rõ sự xâm nhập, lũng đoạn bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và thâm độc của thế lực này trên nhiều mặt mà nước ta phải phấn đấu để thoát khỏi sự phụ thuộc, xây dựng quan hệ láng giềng hòa bình, hữu nghị trên cơ sở tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

Dư luận xã hội ghi nhận và ủng hộ những quan điểm và hành động tích cực trong thời gian gần đây của không ít người có trách nhiệm trong bộ máy cầm quyền ở các ngành, các cấp trước mưu đồ bành trướng của Trung Quốc. Trong những biểu hiện đó, nổi lên lời phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp ngày 11-5, tại hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á ngày 22-5, đặc biệt là lời khẳng định “Việt Nam nhất định không chịu đánh đổi chủ quyền thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”, thể hiện đúng ý chí của nhân dân ta.

Tình hình hiện nay đòi hỏi và tạo cơ sở cho các cán bộ, đảng viên trung thành với tâm nguyện vì dân vì nước cùng với nhân dân vạch rõ và đấu tranh không khoan nhượng chống lại những quan điểm và thái độ nhu nhược đối với kẻ xâm lược, dùng bạo lực, lừa mị đối với dân, lo mất chức quyền hơn mất nước của một số người lãnh đạo ở cơ quan Trung ương và các cấp, đặc biệt là những kẻ có quan hệ mờ ám với nhà cầm quyền Trung Quốc. Những nhân tố tích cực trong giới cầm quyền cần thoát khỏi sự khống chế và kìm hãm lâu nay, gắn bó mật thiết với dân để cùng nhân dân thúc đẩy cải cách chính trị, chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa, gắn với cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục, đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc hiện nay, mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. Chỉ có như vậy chúng ta mới tập hợp, đoàn kết được toàn dân tộc và thu hút được sự đồng tình, ủng hộ mạnh

Số 196 Trang 3

Page 4: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

mẽ của nhân loại tiến bộ để có đủ sức mạnh bảo vệ và phát triển đất nước.

Không một thủ đoạn lừa bịp, hăm dọa hay bạo lực nào từ bên ngoài có thể khuất phục được ý chí bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta!

Không một sự lừa mị, một hành động trấn áp nào có thể lung lạc được tinh thần yêu nước của nhân dân!

Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh nêu trên của những đảng viên vì nước vì dân của đảng CSVN sẽ được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, góp sức. Mọi người Việt Nam hãy đồng lòng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia bằng nhiều hình thức thể hiện rõ tính chính nghĩa và nhân văn, hết sức cảnh giác trước những thủ đoạn kích động của thế lực bành trướng Trung Quốc và tay sai, hết lòng cổ vũ, hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ biển đảo và ngư dân bám biển, đồng thời góp phần tích cực thúc đẩy cải cách chính trị, xây dựng nền dân chủ và pháp trị thực sự, đổi mới và phát triển kinh tế, văn hóa để bảo vệ chủ quyền, đưa đất nước thoát khỏi lệ thuộc và tụt hậu. 

Chúng tôi mong nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đồng bào ở trong và ngoài nước cùng với nhiều đảng viên ĐCSVN, thể hiện trước hết bằng việc ký thư ngỏ này và vận động nhiều người khác tham gia. *

Những người ký tên đầu tiên ngày 30-05-2014: (115 vị):

1- Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Khoa học (CNRS), Đại học Pierre et Marie Curie, Paris, Pháp. 2- Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử, Huế. 3- Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế. 4- Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, Hà Nội. 5- J.B Nguyễn Hữu Vinh, kỹ sư, blogger, nhà báo tự do, Hà Nội. 6- Dương Tường, nhà thơ - dịch giả, Hà Nội. 7- Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội. 8- Trần Thị Tươi, làm biên tập website, TP HCM. 9- Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, Hà Nội. 10- Nguyễn Đức Tùng, M.D., Canada….

* Để ký tên xin ghi rõ: (1) họ tên; (2) nghề nghiệp; (3) địa chỉ cư trú (mức thành phố, tỉnh); (4)

nước nơi đang cư trú; và gửi về địa chỉ  [email protected] 

Vào ngày 18-5-2014 lực lượng an ninh đã ngăn chặn, cấm đoán, đàn áp, và bắt giam nhiều công dân Việt Nam xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt Nam.

Trước sự kiện này, chúng tôi nhận định rằng:

1- Việc canh giữ, ngăn chặn công dân Việt Nam không được xuống đường ngày Chủ Nhật vừa qua là một hành vi lạm quyền, xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại được hiến định của công dân.

2- Cấm đoán, đàn áp và bắt giam công dân bày tỏ thái độ chống xâm lược của ngoại bang là những hành động triệt tiêu lòng yêu nước, làm suy yếu sức mạnh của dân tộc và làm lợi cho bá quyền Bắc Kinh.

3- Lực lượng an ninh đã thiếu trách nhiệm trong việc chặn đứng những hành vi bạo động, đốt phá, giết người trong những cuộc biểu tình không do 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập kêu gọi; ngược lại đã rất năng nổ trong việc ngăn chặn cuộc biểu tình ôn hoà đã được thông báo trước của những người yêu nước.

Từ những nhận định trên chúng tôi tuyên bố:

1- Vinh danh những công dân yêu nước xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và cương quyết tranh đấu đòi tự do cho những người đã bị bắt giam vì yêu nước. Bỏ tù họ chính là bỏ tù lòng yêu nước, tự do của họ chính là tự do được yêu nước của dân tộc VN.

2- Yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện tất cả những người vẫn còn bị nhà cầm quyền giam giữ chỉ vì đã xuống đường phản đối

Trung Quốc xâm lược ngày 18 tháng 5 năm 2014.

3- Không chấp nhận bất kỳ chủ

trương và hành động nào ngăn cản công dân Việt Nam tranh đấu trong ôn hoà, hợp hiến để bảo vệ Tổ quốc đồng thời lên án việc cung cấp vật lực, tài lực cho côn đồ lợi dụng việc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược để bạo động và bôi nhọ hình ảnh chống xâm lược của người VN.

4- Tiếp tục thực thi quyền yêu nước thiêng liêng bất khả xâm phạm qua việc biểu tình cho đến khi giàn khoan HD981 không còn hiện hữu trên lãnh hải Việt Nam. Kêu gọi đồng bào cả nước đồng lòng bảo vệ Tổ quốc bằng nhiều phương thức ôn hoà khác nhau trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Các tổ chức xã hội dân sự sẽ thông báo kế hoạch cụ thể trong thời gian tới.

20 tổ chức xã hội dân sự đồng ký tên: 1- Ba Sàm. 2- Con Đường Việt Nam. 3- Dân Làm Báo. 4- Dân Luận. 5- Diễn đàn Xã hội Dân sự. 6- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo. 7- Hội Anh em Dân chủ. 8- Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. 9- Hội Bầu bí Tương thân. 10- Hội đồng Liên tôn. 11- Khối 8406. 12- Mạng lưới Blogger Việt Nam. 13- Nhật ký Yêu Nước. 14- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. 15- No-U Hà Nội. 16- No-U Sài Gòn. 17- Phong trào Liên đới Dân oan. 18- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. 19- Truyền thông Chúa Cứu Thế. 20- VOICELê Thị Phương Anh, Đỗ Nam

Trung và Phạm Minh Vũ bị bắt cóc tại Đồng Nai ngày 15-

05-2014 Sáng ngày 15-5, bà Lê Thị Phương

Anh cùng hai người bạn nữa là Đỗ Nam Trung Nghĩa và Phạm Minh Vũ đi thực tế tại Đồng Nai. Khi họ tới gần khu công nghiệp Amata thì bị 1 toán công an khoảng 50 người sắc phục vàng lẫn xanh chặn lại. Họ yêu cầu bà

Số 196 Trang 4

Page 5: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Phương Anh xoá hết các ảnh mà bà đã chụp trong điện thoại. Sau đó, họ bắt giữ cả 3 người và giam tại trại tạm giam của công an Đồng Nai.

Báo Pháp Luật Tp HCM hôm 27-05 lại loan tin CA Đồng Nai nói bắt được ba người của đảng Việt Tân đã tham gia tác động công nhân biểu tình bạo loạn chống Trung Quốc hôm 13-05.

Phải chăng đây là trò vu cáo trắng trợn và lố bịch cho 3 người nói trên nhằm chạy tội cho bọn côn đồ phá hoại tại Bình Dương trước đó mà CA

đã để cho tự do tung hoành ?

Qúy vị và đông bào thân mên,Cách đây hơn 1000 năm, khi nhà

Tống từ phương Bắc đem quân xâm lược nước ta, một bài thơ mang tên Nam Quốc Sơn Hà đã được sáng tác và ngâm lên để khích lệ tướng sĩ và toàn dân ta, dẫn đến chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Ngữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Sông núi nước Nam, vua Nam ở. Rành rành định phận tại sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm. Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Với những lời bất hủ trên, tổ tiên chúng ta đã khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc trên mảnh đất hình chữ S và biển đảo chung quanh nó. Các thế hệ con cháu cũng đã tiếp nối truyền thống hào hùng được cô đọng trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên này. Đã bao nhiêu lần trong chiều dài lịch sử hơn 4000 năm, người dân Việt với một ý chí quật cường chống lại ngoại xâm và bảo vệ toàn ven lãnh thổ.

Ngày hôm nay, lại một lần nữa, chúng ta đối diện với hiểm họa xâm lăng của ngoại bang. Nhà cầm quyền Trung Cộng bấp chấp những công ước quốc tế đã ngang nhiên chiếm đóng Trường Sa và Hoàng Sa. Họ còn thô bạo ngăn cản bắt giữ và giết hại ngư phủ của chúng ta. Rồi gần đây nhất, họ ngang nhiên

đặt dàn khoan khai thác ngay trên thềm lục địa nước ta.

Đứng trước sự xâm lấn ngang tàng của Trung Cộng và sự nhu nhược hay nếu không nói là sự đồng lõa của đảng Cộng sản Việt Nam, người dân Việt trong nước đã vùng dậy đòi chủ quyền trong những cuộc xuống đường vô tiền khoáng hậu. Làn sóng này không những nói lên tinh thần ái quốc ngàn đời bất

diệt, mà còn thể hiện một cuộc cách mạng dân chủ trong một đất nước bị hoàn toàn bế tắc, tê liệt, băng hoại vì một thể chế lỗi thời. Dân ta nói “cháy nhà ra mặt chuột”. Trước cơn điêu linh của tổ quốc, đảng Cộng sản Việt Nam giờ đây hiện nguyên hình là một bè lũ bán nước, hèn với giặc ác với dân. Họ đặt quyền lợi bổng lộc của đảng và của chính họ lên trên cả vận mệnh của tổ quốc.

Chính vì thế, hôm nay, người Việt tại Uc và trên khắp thế giới, chúng ta cùng thể hiện sự hiệp thông sâu xa với đồng bào trong nước. Chúng ta cùng đồng hành với dân tộc không chỉ qua những ngày xuống đường mà còn qua cuộc hành trình gian khổ tiến đến ngày cánh chung của chế độ Cộng sản và ngày quang phục của một Việt Nam thực sự độc lập, dân chủ và vững mạnh trước những thử thách mới.

Hôm nay, trước công luận quốc tế và nhất là trước vong linh của những tiền nhân anh dũng, chúng ta cùng mạnh dạn lên tiếng:

1- Chúng tôi không chống người dân Trung Quốc và nhất là những

kiều bào Trung Quốc cũng đã và đang chia sẻ những thăng trầm của lịch sử nước Việt Nam. Thế nhưng chúng tôi cực lực lên án những hành vi xâm phạm chủ quyền đất nước Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Cộng bất chấp những công ước quốc tế về lãnh thổ và lãnh hải. 

2- Chúng tôi cực lực lên án

những hành vi gây hấn bằng bạo lực và võ trang của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với các lực lượng quân sự và nhất là với các ngư dân Việt Nam trong vùng biển đặc quyền và thềm lục địa Việt Nam.

3- Chúng tôi cực lực lên án sự nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN trước thái độ “hèn với giặc, ác với dân”. Một mặt họ thông đồng với quan thầy Trung Cộng qua chính sách “mười sáu chữ vàng, bốn tốt”. Một mặt khác, họ dập tắt ngọn lửa ái quốc của quần chúng qua sự đàn áp sách nhiễu dã man những người bất đồng chính kiến, phong trào đòi nhân quyền dân chủ và những bạn trẻ yêu nước.

4- Chúng tôi xác định rằng: việc bảo vệ chủ quyền và toàn ven lãnh thổ của đất nước Việt Nam chỉ có thể thực hiện một cách chín chắn và hữu hiệu khi đất nước được lãnh đạo bởi một chính phủ do dân, vì dân và cho dân (Trong kiến nghị của Hội đồng Giám mục Việt Nam về việc sửa đổi Hiến pháp, các ngài đã yêu cầu phải thực hiện một tiến trình dân chủ dẫn đến một “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”). Nói một cách khác, một chế độ Cộng sản lỗi thời và một tập đòan lãnh đạo Hà Nội gắn liền với Trung Cộng trong một liên minh ý thức hệ thì không thể đối phó với tình hình đất nước lâm nguy như hiện nay.

5- Chúng tôi kêu gọi những người trong guồng máy cai trị đất nước, đặc biệt các anh em trong quân đội và mọi lực lượng trị an hãy vì tổ quốc ăn năn, vì thời giờ đã điểm, vận mệnh quốc gia đã đến ngày định đọat. Chúng ta không thể chống lại dân tộc và bảo vệ cho đảng để rồi phải chung số phận với

những kẻ phản quốc. Hãy can đảm đứng về phía dân tộc. Hãy chấm dứt làm công cụ đàn áp khủng bố của một chế độ tàn ác vong nô.

Kính thưa toàn thể quý vị và đông bào thân mên,

Bánh xe lịch sử đã lăn chuyển tới một khúc quanh hệ trọng. Đất nước đang đứng trước một giai

Số 196 Trang 5

Page 6: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

đoạn chuyển tiếp và người dân Việt Nam đang vươn mình đứng dậy giành lại quyền làm chủ đất nước sau hơn 70 năm lầm than dưới chế độ Cộng sản vong nô. Không một chính quyền nào có thể ngăn được sức mạnh của lòng dân. Không một chính thể độc tài nào có thể chống lại xu hướng tất yếu của thời đại. Một Việt Nam tự do, dân chủ và một Việt Nam do dân và vì dân sẽ chiến thắng mọi thế lực xâm lược.

Vì sự nghiệp của tiền nhân và vì tương lai của những thế hệ nối tiếp, chúng ta hãy vượt qua sự vô cảm và sự sợ hãi. Chúng ta hãy cùng đoàn kết trong truyền thống bảo vệ tổ quốc hào hùng mà cha ông ta đã đề lại. Hãy “cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi” (lời bài hát của anh Việt Khang) chống lại thù trong giặc ngoài và kiến tạo một Việt Nam dân chủ, văn minh, nhân ái, thái hòa cho xứng với hy sinh của tiền nhân và niềm kiêu hãnh của thế hệ tương lai. 

Đất nước Việt Nam muôn năm. Dân tộc Việt Nam muôn năm.+Vincent Nguyễn Văn Long,

Giám mục Phụ tá Melbourne

Một nguồn tin Phật giáo từ Sài Gòn gọi điện sang Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris cho biết một Huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Miền Quảng Đức vừa tự thiêu lúc 5 giờ 30 sáng hôm nay thứ sáu 23-5-2014 trước Hội trường Thống Nhất, tức Dinh Độc Lập cũ.

Chị Lê Thị Tuyết Mai, Huynh trưởng Cấp Tấn, Phó Trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Miền Quảng Đức, đơn vị trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Nhà đương cục đã chở ngay người tự thiêu vào bệnh viện. Công an thành phố đã phong toả tại bệnh viện, không ai có thể vào ra thăm viếng hay liên lạc.

Miền Quảng Đức là đơn vị hoạt động của GHPGVNTN tại thủ đô Sài Gòn trước kia.

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế liên lạc ngay với Hoà thượng

Thích Thanh Quang, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên, Viện Hoá đạo hỏi thăm, thì được Hoà thượng gửi cho bản Khẩn trình do Huynh trưởng Nguyên Chánh Lê Công Cầu, Trưởng ban Hướng dẫn Trung ương Gia đình Phật tử Việt Nam kiêm Vụ trưởng Gia đình Phật tử Vụ viết trình Hội đồng Lưỡng viện, cho biết chi tiết như sau :

KHẨN TRÌNHv/v Huynh trưởng Đông Xuân Lê

Thị Tuyêt Mai tự thiêuNgưỡng bạch:

- Đức Đệ ngũ Tăng thống- Đại lão Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa đạo- Hòa thượng Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên.

Kính bạch Chư Tôn Đức.Trước tình hình GHPGVNTN bị

chính quyền CS đàn áp liên tục.Trước tình hình Trung Cộng

xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, cướp phá tài nguyên của Đất Nước.

Mấy tuần lễ qua, nhiều Huynh Trưởng gởi thư về Gia đình Phật Tử vụ phát nguyện tự thiêu để bảo vệ Đạo pháp và Chủ quyền Dân tộc. Trong số này có Huynh trưởng Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai.

Anh em chúng con đã khuyên nhau nên bình tĩnh, hãy lấy lời dạy của Đức Cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang nhân việc Huynh trưởng Hồ Tấn Anh tự thiêu tại Đà Nẵng năm 2001 để Bảo vệ Chánh Pháp : “Trong giai đoạn nầy người Phật tử nên phục vụ Giáo hội và Dân tộc bằng chính mạng sống của mình, mọi sự hy sinh thân mạng là cần thiết khi Đạo Pháp và Dân Tộc lâm nguy không còn lối thoát”.

Do ý thức sâu sắc khi Trung Cộng ngang nhiên đặt giàn khoan HD 981 trái phép trong thềm lục địa Việt Nam, bất chấp các Công ước về Luật Biển và sự phản đối của Cộng đồng Quốc tế. Đặc biệt sau khi đọc bản Tuyên cáo của Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, công

bố ngày 10-5-2014, về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải VN nên

Sáng nay, ngày 23 tháng 5 năm 2014 lúc 05g30 trước Dinh Độc Lập, nay là Hội Trường Thống Nhất: Phật Tử Lê Thị Tuyêt Mai, pháp danh ĐỒNG XUÂN. Sinh năm 1947. Huynh trưởng Cấp Tấn Gia đình Phật tử Việt Nam, Phó Trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Miền Quảng Đức trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã vị pháp, vị quốc thiêu thân.

Gia đình Phật Tử Vụ thành kính cẩn trình lên Chư Tôn Đức thẩm tường. Kính xin Giáo sư Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Truyền thông kiêm Giám đốc Phòng Thông tin Quốc tế thông tri đến đồng bào Phật tử các giới góp phần cầu nguyện để  Hương linh Huynh trưởng Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai hoàn thành chí nguyện.

Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật.

Trích Phỏng vấn của RFI với Hòa thượng Không Tánh về

vụ tự thiêu RFI : Thưa thầy, hôm này vừa có

sự kiện một phật tử tự thiêu chống Trung Quốc xâm lược ?

Ht TKT: Dạ thưa, đúng vậy đó cô. Chúng tôi ngay từ sáng sớm hôm nay đã được tin. Quý anh em huynh trưởng Phật tử có báo cho chúng tôi, vì chúng tôi thuộc GHPGVNTN và trước đây là Chánh đại diện của miền Quảng Đức. Mà cô Lê Thị Tuyết Mai, pháp danh Đồng Xuân là một huynh trưởng cấp Tấn, và là Phó trưởng ban hướng dẫn của Gia đình Phật tử miền Quảng Đức.

Hồi sáng tới giờ cũng đang cố gắng kiếm cách để tổ chức cúng lễ và cầu nguyện. Nhưng công an họ bao vây rất kỹ lưỡng, nên không thể nào đến gần được. Họ cũng làm khó dễ cả nơi gia đình, và thân nhân cũng rất sợ. Cho nên bên này chúng tôi cũng không biết làm sao. Thành thử quý huynh trưởng Phật tử cũng chỉ hết lòng kính cầu nguyện thôi.

Mong rằng chí nguyện mà do đó cổ đã tự thiêu được thành tựu, chứ

Số 196 Trang 6

Page 7: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hiện tại chúng tôi cũng có rất nhiều nỗi đau khổ, và cũng chỉ biết cầu nguyện vậy thôi, vì bị cô lập và phong tỏa rất chặt chẽ.

RFI : Thưa thầy, vì sao phật tử LTTM lại lấy thân mình làm đuốc ?

Cô vốn là một huynh trưởng Gia đình Phật tử VN thuộc hệ thống GH PGVNTN, huynh trưởng cấp Tấn. Cô vẫn thường sinh hoạt với chúng tôi. Tinh thần của cô với đạo pháp và đất nước rất cao, bởi vì đa phần quý huynh trưởng Gia đình PTVN mà vào cấp Tấn đổ lên, tâm nguyện và hạnh nguyện, tinh thần đối với đạo pháp và

dân tộc rất cao….(Tiếp theo số 194 và hết)Những chỉ thị mậtVào năm 1982, ba tuần lễ trước

khi gặp ĐGH Gioan-Phaolô II, TT Reagan ký một một chỉ thị mật về an ninh quốc gia mang số NSDD 32. Theo chỉ thị này, TT cho phép áp dụng hàng loạt biện pháp mật từ kinh tế đến ngoại giao nhằm hoá giải nỗ lực của Liên bang Sô Viết đang thống trị ở Đông Âu. Về phương diện thực tế, thì hoạt động bí mật quan trọng nhất được diễn ra trong nội địa Ba Lan, và mục tiêu chính của chỉ thị NSDD 32 là làm lung lay chính quyền Ba Lan qua các hoạt động như tuyên truyền và trợ giúp tổ chức Công đoàn Đoàn Kết, cổ vũ nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và quyền của Giáo hội Công giáo, áp lực kinh tế và cô lập ngoại giao đối với chế độ Cộng sản. Tài liệu trong chỉ thị này cũng nói đến nhu cầu phải bảo vệ các nỗ lực cải cách tự do dân chủ trên khắp đế quốc Liên Sô. Chỉ thị cũng kêu gọi gia tăng tuyên truyền bằng các hoạt động phát thanh bí mật ở Đông Âu. Những biện pháp này, giới chức phụ tá của TT Reagan cũng như các người bất đồng chính kiến ở Đông Âu tin rằng nó rất hữu hiệu, gạt bỏ được quan niệm cho rằng Sô Viết là bách chiến bách thắng.

Ông Henry Hyde, Dân biểu của đảng Cộng hòa, thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện trong thời gian 1985 đến 1990, đã lượng định những hoạt động bí mật của chính quyền Reagan, đưa ra nhận xét: “Ở Ba Lan, chúng tôi đã làm tất cả những gì mà chúng tôi đã áp dụng ở các quốc gia khác để lật đổ chế độ Cộng sản, đồng

thời củng cố sức mạnh cho lực lượng chống đối chế độ ấy. Chúng tôi cung cấp đồ tiếp liệu, trợ giúp kỹ thuật, trợ giúp các tờ báo bí mật, phát thanh, tuyên truyền, tài chánh, trợ giúp tổ chức và cố vấn. Và từ Ba Lan, chúng tôi giúp tổ chức những lực lượng chống đối trong các quốc gia Cộng sản khác ở Âu Châu”.

Trong số những người đóng vai trò cố vấn trong vấn đề này có ông Zbigniew Brezinski, sinh trưởng ở Ba Lan, là Cố vấn An ninh cho Tổng thống Jimmy Carter. Ông tuyên bố: “Tôi rất quen biết ông Casey. Ông ta

rất uyển chuyển, có đầu óc sáng tạo, không câu nệ hành chánh, cái gì cần làm là phải làm. Để duy trì các nỗ lực bí mật, phải cần tiếp tế, cần hệ thống v.v... và chính vì vậy mà Công đoàn Đoàn Kết đã không bị nghiền nát”.

Về các tin tình báo quân sự, tin Hoa Kỳ giá trị hơn tin của Vatican, nhưng vấn đề lượng định tình hình chính trị thì tin của Giáo hội hơn hẳn tin của Hoa Kỳ. Và vấn đề am hiểu dân chúng và liên lạc với lãnh đạo Công đoàn Đoàn Kết thì Giáo hội có một vị thế không ai so bì được. Đức Hồng y Silvestrini lúc bấy giờ là Tổng trưởng Ngoại giao giải thích: “Tin tức của chúng tôi về Ba Lan rất có cơ sở vì các Đức Giám mục thường xuyên liên lạc với Tòa thánh và với Công đoàn Đoàn Kết. Họ thông báo cho chúng tôi biết ai đang bị bắt, về các hoạt động và nhu cầu của của các nhóm Công đoàn Đoàn Kết, về thái độ chính quyền cũng như chúng tôi biết các người nằm trong chính quyền nhưng đang phản lại chính quyền Ba Lan”. Tất cả những tin tức đó đều gửi cho TT Reagan hay ông Casey biết. 

Một giới chức thân cận với ĐGH nói: Nếu có nghiên cứu tình hình Công đoàn Đoàn Kết thì qúy ông sẽ thấy Công đoàn đã đã hành xử một cách rất khôn khéo, không thái quá trong những giờ phút nghiêm trọng vì họ được Giáo hội hướng dẫn. Vâng, cũng có lúc chúng tôi đã kìm hãm Công đoàn Đoàn Kết. Nhưng Ba Lan là một trái bom có thể nổ ngay trong trái tim chế độ Cộng sản, mà các nước chung quanh là Liên bang Sô Viết, Tiệp Khắc, Đông Đức. Áp bức quá trái bom sẽ nổ”

Cà phê Capuccino của ông Casey.

Trong khi đó, tại Washington, một đường giây liên lạc tay ba được phát triển giữa ông Casey, ông Clark và Đức TGM Pio Laghi (về sau là Hồng y, ghi chú của người dịch). Ông Clark kể lại rằng: “Mỗi khi có tình hình nghiêm trọng, ông Casey và tôi thường ghé tư thất của TGM Pio Laghi vào sáng sớm để thu thập những nhận định và nghe lời khuyến cáo. Chúng tôi uống cà phê ăn sáng với nhau trong khi bàn luận những việc đang được thi hành ở Ba Lan. Tôi thường xuyên nói chuyện bằng điện thoại với Đức Khâm sứ vì Ngài luôn luôn liên lạc với ĐGH”.

Còn Đức TGM Pio Laghi nói: “Hai ông ấy thích uống cà phê Capuccino lắm (Đức TGM là người Ý và cà phê Capuccino là của Ý rất nổi tiếng - ghi chú của người dịch). Thỉnh thoảng chúng tôi bàn đến vấn đề Trung Mỹ hay lập trường của Giáo hội về vấn đề hạn chế sinh sản, nhưng hầu hết các câu chuyện đều tập trung vào vấn đề Ba Lan.”

Ông Robert McFarlane từng là phụ tá cho ông Clark và ông Casey, sau này là Cố vấn An ninh của TT Reagan kể lại: “Hầu hết mọi việc ở Ba Lan được thi hành không phải theo con đường của Bộ Ngoại giao mà thông qua ông Casey và ông Clark. Tôi biết hai ông ấy gặp gỡ Đức Khâm sứ Pio Laghi trước khi Đức Khâm sứ gặp Tổng thống. Ông Clark không bao giờ nói với tôi về nội dung câu chuyện giữa ông ấy với Đức TGM Pio Laghi”. 

Đức TGM Pio Laghi đã gặp gỡ TT Reagan ít nhất là 6 lần. Mỗi khi vào Tòa Bạch ốc để gặp TT hay ông Clark, Đức Khâm Sứ đều đi vào cổng ở phía Tây Nam để tránh các ký giả. Đức TGM Pio Laghi nói: “Có mối liên hệ thân mật như vậy, nhưng tôi đã không vượt qua lằn mức giới hạn, vai trò chính của tôi là dàn xếp các cuộc gặp gỡ giữa ông đại sứ Walters và Đức Thánh cha. Đức Thánh cha biết rõ dân tộc của Ngài. Đây là một tình thế rất phức tạp – làm sao cứ đòi hỏi nhân quyền, tự do tôn giáo và giữ cho Công đoàn Đoàn Kết tồn tại mà không khiêu khích nhà cầm quyền Cộng sản hơn nữa. Tôi vẫn nói với ông Vernon Walters rằng “Hãy nghe Đức Thánh Cha”. Đến nay chúng tôi đã có 2000 năm kinh nghiệm.”

Ông William Casey mặc dầu bị chỉ trích nhiều trong thời gian ông làm Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), nhưng trong vấn đề Ba Lan, không ai chỉ trích ông. Dân biểu Edward Derwinski, nói được tiếng Ba Lan, một chuyên gia về vấn đề Đông

Số 196 Trang 7

Page 8: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Âu thường cố vấn cho chính quyền cũng như thường gặp gỡ ông Casey đã phát biểu rằng: “Cơ bản mà nói, ông ta âm thầm xác tín rằng Cộng sản không thể tiếp tục giữ mãi nhiều nơi được, nhất là ở Ba Lan. Ông ta cũng tin rằng hệ thống Cộng sản đang đổ vỡ và tất phải sụp đổ bằng cách này hay cách khác – và Ba Lan sẽ là sức mạnh dẫn tới việc đổ vỡ hàng loạt. Ông yêu cầu Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ phải chú tâm vào Đông Âu. Trong khi đó, người bên ngoài không chú ý tới Đông Âu mà lại chú ý đến những câu chuyện gây nhiều tranh cãi, những câu chuyện gây ồn ào như vấn đề Nicaragua và El Salvador”.

Tại Ba Lan, ông Casey tiến hành một loại hoạt vụ cổ điển mà ông đã từng biết. Hoạt vụ đó ông đã áp dụng trong những ngày ông phục vụ ở Văn phòng sở Chiến thuật thời Thế chiến II, hay trong những năm đầu tiên của ông ở Cơ quan Tình báo Trung ương, và khi các nền dân chủ của Tây Âu mới tái xuất hiện sau Thế chiến II.

Những viên chức phụ tá cho ông Casey kể rằng chính nhờ các cuộc tiếp xúc của ông Casey mà các đơn vị của đảng Xã hội Quốc tế được thành lập nhân danh Công đoàn Đoàn Kết - y như các đảng Dân chủ Xã hội ở Tây Âu đã được CIA dùng làm dụng cụ cho chính sách Hoa Kỳ trong việc nặn ra các chính phủ chống cộng sau thế chiến II. Bây giờ mục tiêu của ông Casey ở Ba Lan cũng vậy, là thành lập đảng Dân chủ Kitô giáo, bao gồm Giáo hội và đại đa số đảng viên là người Công giáo trong Công đoàn Đoàn Kết để làm thành một lực lượng chủ yếu trong thời Ba Lan hậu Cộng sản.

Nhờ các cuộc tiếp xúc của ông Casey với các lãnh tụ của đảng Xã hội Quốc tế, kể cả các viên chức chính quyền có khuynh hướng xã hội như Pháp, Thụy Điển, mà ông Casey có thể bảo đảm được việc chuyên chở đồ vật giúp cho Ba Lan qua đường bộ hay đường thủy để vào Ba Lan. Ông Brezinski cho biết: “Đây không phải là vụ tiêu pha số tiền khổng lồ mà là đưa ra một sứ điệp và chống đối: gồm sách, dụng cụ truyền tin, phương tiện tuyên truyền, mực và máy móc in báo”.

Tìm nhãn hiệu Công đoànTại hầu hết mọi tỉnh lỵ và thành

phố ở Ba Lan, các báo lậu, các bản tin roneo đua nhau xuất hiện, thách đố lại các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát. Giáo hội xuất bản báo riêng. Giấy tờ của Công đoàn Đoàn Kết được in ấn bằng máy

móc do Hoa Kỳ cung cấp, được dán trên các bảng thông cáo của nhà thờ. Rồi có những người bạo gan đem bích chương của công đoàn dán ngay tại các đồn bót cảnh sát, tại các tòa nhà chính phủ, tại lối ra vào đài truyền hình của chính phủ đang do sĩ quan quân đội phụ trách truyền hình.

Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Warsaw trở thành căn cứ chủ yếu của CIA trong thế giới Cộng sản và theo nhiều đánh giá, đó là nơi hữu hiệu nhất. Trong khi đó, nghiệp đoàn lao động AFL - CIO là nguồn hỗ trợ lớn nhất của Hoa Kỳ cho Công đoàn Đoàn Kết, trước khi Ba Lan ban hành quân luật, thì người ta cho rằng cách thức của TT Reagan quá chậm chạp, không đủ để đương đầu với nhà cầm quyền Ba Lan. Tuy nhiên, theo tin tình báo, Chủ Tịch nghiệp đoàn AFL – CIO là ông Lane Kirkland và viên phụ tá là ông Tom Kahn thường xuyên tham khảo ý kiến với ông Poindexter, ông Clark, các viên chức của Bộ Ngoại giao, và các viên chức Hội đồng An ninh Quốc gia về các vấn đề làm sao và khi nào thì chuyên chở hàng hoá tiếp liệu cho Công đoàn Đoàn Kết, thành phố nào Công đoàn Đoàn Kết cần sự trợ giúp về mặt tổ chức và khảo sát xem Công đoàn Đoàn Kết và nghiệp đoàn AFL-CIO có thể hợp tác với nhau thế nào để chuẩn bị những tài liệu tuyên truyền.

Dân biểu Derwinski nhận xét: “Ông Lane Kirkland xứng đáng được ghi công. Họ không thích nhận công lao ấy nhưng thực ra họ đã sát cánh với chính quyền. Cũng đừng quên là vợ ông Bill Clark và vợ ông Kirkland đều là người Tiệp Khắc. Đây là một vấn đề của những người đồng hội đồng thuyền, không có chuyện chiến đấu mà còn so bì hơn thiệt, cũng không phải là những người chiến đấu cô đơn, hay là những người chỉ biết từ chối nhiệm vụ. 

Các giới chức nghiệp đoàn AFL-CIO không biết mức độ trợ giúp bí mật của Mỹ và họ cũng không biết chừng mực chính quyền Hoa Kỳ tín nhiệm vào sự hướng dẫn của Giáo hội thế nào trong việc đối phó ra sao với nhà cầm quyền Ba Lan và Sô Viết. Ông Casey đã thận trọng không muốn làm mất thanh danh các phong trào nghiệp đoàn ở Mỹ và Âu Châu bằng việc cho họ biết nhiều tin tức về những nỗ lực của chính quyền Mỹ. Và thực vậy, đây không phải là một công tác của riêng CIA mà là hoạt vụ được pha trộn giữa bí mật và công khai, giữa chính sách chung và những liên minh bí mật.

Ông Casey nhận thấy rằng trong nhiều trường hợp, nghiệp đoàn AFL-CIO có nhiều hoạt động tưởng tượng hơn là những hoạt động đích thật là cung cấp trợ giúp về mặt tổ chức cho Công đoàn Đoàn Kết và chuyển lậu máy móc dụng cụ vào Ba Lan. Theo ông Inman, nguyên Phụ tá Giám đốc CIA, ông Casey phải thừa nhận giữa nghiệp đoàn Hoa Kỳ và Công đoàn Đoàn Kết có mối liên hệ rất tốt đẹp, đến độ CIA cần gì, họ đều được tài trợ hay cung cấp qua đường dây của nghiệp đoàn AFL-CIO. Ông Inman nói thêm “Không phải họ cần tài chánh mà là tổ chức, và hẳn nhiên đó là cách thức trợ giúp tốt hơn so với các hoạt vụ bí mật cổ điển”.

Văn phòng của Công đoàn Đoàn Kết ở Brussels trở thành ngân hàng hối đoái quốc tế cho các đại diện của Vatican, của các điệp viên CIA, cho đại diện nghiệp đoàn AFL-CIO, cho các đại diện của tổ chức Xã hội Quốc tế, cho các vị hoạt động trong quỹ Quốc gia Yểm trợ Dân chủ do quốc hội Hoa Kỳ yểm trợ. Những tổ chức này đều làm việc sát cánh với ông Casey. Đó là nơi để Công đoàn Đoàn Kết liên lạc với các người ủng hộ mình. Nhiều khi chính công đoàn cũng không biết danh tính người ủng hộ mình là ai. Họ chỉ cần nói ở đâu đang cần những nhà tổ chức, ở đâu đang cần những hàng hoá hay đồ tiếp liệu nào. Các linh mục, các người đưa tin, các nhà tổ chức lao động, các điệp viên tình báo đi ra đi vào Ba Lan để xin trợ giúp, đồng thời cũng mang theo tin tức về tình hình nội bộ trong chính quyền Ba Lan và những lực lượng hoạt động bí mật. Quần áo, thực phẩm, tài chánh đổ vào Ba Lan để trả những món tiền phạt cho các lãnh tụ Công đoàn Đoàn Kết bị chính quyền đưa ra tòa. Trong nội địa Ba Lan, các linh mục là những người chạy qua lại giữa các nhà thờ, mang tin tức đến cho các lãnh tụ công đoàn đang ẩn trốn.

Vào mùa hè năm 1984, những biện pháp trừng phạt có vẻ làm tổn hại thường dân Ba Lan hơn là người Cộng sản, Đức TGM Pio Laghi đã đi Santa Barbara gặp TT Reagan ở tòa Bạch Ốc Miền Tây để thúc giục TT bãi bỏ một số trừng phạt. (Santa Barbara nằm về phiá tây Hoa Kỳ thuộc bang California, nơi có trang trại của gia đình Reagan nên báo chí gọi đây là Tòa Bạch Ốc Miền Tây – ghi chú của người dịch). Chính quyền Reagan nghe theo lời đề nghị của Đức Khâm Sứ về Ba Lan. Nhưng đối với Liên Sô, sau khi tham khảo chặt chẽ với Tòa thánh, Hoa Kỳ đã không

Số 196 Trang 8

Page 9: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

giảm bớt sức ép kinh tế lên Moscow, như từ chối cung cấp kỹ thuật, thực phẩm, trao đổi văn hóa. Sức ép này là giá Liên Sô phải trả cho việc bức bách Ba Lan.

Hầu hết các dụng cụ gửi cho Công đoàn Đoàn Kết đều bằng tầu thủy và bên ngoài thùng đồ ghi sai nơi gửi là từ Đan Mạch hay Thụy Điển. Các thùng đồ đều gửi đến bến tàu Gdansk hay những bến cảng khác có thành viên Công đoàn Đoàn Kết làm việc. Theo những quan chức chính quyền Reagan thì chính quyền xã hội của Thụy Điển, và các nghiệp đoàn lao động của Thụy Điển đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hàng hóa đến Ba Lan. Đến bến cảng ở Ba Lan, dụng cụ máy móc được chở đến nơi giao hàng bằng xe vận tải do chính những người có thiện cảm với Công đoàn Đoàn Kết lái, và họ thường dùng các nhà thờ hay linh mục làm nơi liên lạc giao hay nhận hàng. 

“Hoan hô Công đoàn Đoàn Kết”Dân biểu Derwinski bây giờ (1992)

là Bộ trưởng Cựu Chiến binh nhận xét rằng: Chính quyền Hoa Kỳ đã móc nối được với tất cả đường dây chính. Ông nói: “Không chỉ qua các giới chức cao cấp mà còn qua cả các Giáo hội địa phương và Giám mục. Đức Ông Bronislaw Dabrowski, Phụ tá cho Đức Hồng y Glemp thường đến với chúng tôi và cho biết đang cần cái gì. Ngài đã đến gặp tôi, gặp ông Casey, gặp Hội đồng An ninh Quốc gia và đôi khi gặp ông Walters”.

Đức Hồng y John Krol cai quản Tổng Giáo phận Philadelphia, có thân phụ sinh trưởng ở Ba Lan, là giới chức Giáo hội Hoa Kỳ rất thân cận với ĐGH Gioan-Phaolô II. Đức Hồng y thường xuyên gặp ông Casey để thảo luận việc trợ giúp Công đoàn Đoàn Kết và các hoạt động bí mật. Theo tin của CIA và của ông Derwinski thì “Đức Hồng y Krol rất ăn ý với TT Reagan và là nguồn cung cấp các ý kiến cố vấn”. Theo ông Derwinski, "Đức Hồng y luôn luôn là người mà ông Casey và ông Clark chạy tới để vấn ý và được coi là người am hiểu tình hình”.

Vào năm 1985 chiến dịch chính quyền Ba Lan đàn áp Công đoàn Đoàn Kết đã hoàn toàn bị thất bại. Theo báo cáo của ông Adrian Karatnycky, người giúp nghiệp đoàn lao động AFL-CIO trợ giúp cho Công đoàn Đoàn Kết, thì có hơn 400 tạp chí bí mật được lưu hành ở Ba Lan, một vài tạp chí có số lưu hành đến 30,000 số. Sách báo được in hàng ngàn ấn bản, thách thức lại quyền lực

của chính quyền Cộng sản. Những sách có nội dung hài hước châm biếm cũng được xuất bản cho thiếu nhi, nhái lại những chuyện cổ tích hay thần thoại Ba Lan, ví dụ Thủ tướng Jaruzelski được vẽ thành tên côn đồ qủy sứ, Cộng sản là con rồng đỏ hung ác, còn ông Lech Walesa được mô tả là một dũng sĩ anh hùng. Trong các hầm ở nhà thờ hay tư gia, hàng triệu người xem các băng video tài liệu bằng máy móc và phim được đưa lậu vào Ba lan.

Với những máy móc truyền thanh do CIA và nghiệp đoàn AFL-CIO cung cấp, Công đoàn Đoàn Kết đã có thể thường xuyên cắt ngang được chương trình phát thanh của chính phủ và chen vào những lời như: “Hoan hô Công đoàn Đoàn Kết hay Hãy chống đối”.

Cũng được trang bị với máy phát sóng truyền hình, qua tần số của Giáo hội Ba Lan, Công đoàn Đoàn Kết đã có thể cắt ngang chương trình truyền hình của chính phủ, cả về âm thanh lẫn hình ảnh và thay vào đó công đoàn kêu gọi đình công hay biểu tình. Một giới chức của Vatican kể lại: “Có một lần thật không thể tưởng tượng được, là vào lúc nghỉ giải lao giữa hai hiệp của trận đá banh tranh giải vô địch toàn quốc, tiếng còi vừa được thổi lên chấm dứt nửa hiệp thì màn ảnh truyền hình hiện ngay lên một tấm biểu ngữ với chữ “CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT MUÔN NĂM” và cuốn băng phát ra âm thanh kêu gọi dân chúng đứng lên chống lại chính phủ. Thật là họ khôn khéo, nếu cảnh đó xảy ra trong lúc đang đá banh thì có lẽ làm mất lòng dân”. Và ông Brzezinski đã tóm tắt như sau: “Đây là lần đầu tiên chuyện đàn áp của công an Cộng sản đã bị thất bại”.

Một Đức Hồng y phụ tá thân cận nhất của Đức Giáo hoàng đã phát biểu: “Không ai ngờ được sự sụp đổ của chủ thuyết Cộng sản lại có thể xẩy ra nhanh và đúng thời biểu như vậy. Nhưng, ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, cả Đức Thánh cha lẫn Tổng thống đều tự nguyện và đưa cơ chế của Giáo hội và quốc gia Hoa Kỳ ra để đạt được mục tiêu như thế. Và kể từ ngày đó, mục tiêu là phải xảy ra như vậy ở Ba Lan.”

Thế rồi chính quyền Sô Viết và Cộng sản Ba Lan, cứ hết bước này đến bước khác, đành chịu nhượng bộ trước áp lực luân lý, kinh tế và chính trị do Đức Giáo hoàng và Tổng thống áp đặt. Các nhà tù trở nên trống rỗng, phiên tòa xử ông Walesa về tội vu khống giới chức chính quyền nhà nước bị huỷ bỏ, đảng Cộng Sản Ba

Lan dần dần tan vỡ, kinh tế quốc gia sụp đổ trong đám mây mù của các cuộc đình công biểu tình và trừng phạt. Vào ngày 19-2-1987, sau khi Warsaw cam kết mở cuộc đối thoại với Giáo hội, Tổng thống Reagan bãi bỏ lệnh trừng phạt. Bốn tháng sau Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II được hàng triệu đồng bào hoan hô nghênh đón khi ngài du hành khắp Ba Lan đòi hỏi nhân quyền và ca ngợi Công đoàn Đoàn Kết. Đến tháng 7-1988, Tổng Bí thư Gorbachev viếng thăm Warsaw. Ông đưa ra tín hiệu cho biết Moscow thừa nhận chính quyền Ba Lan không thể cai trị được, nếu không có sự hợp tác của Công đoàn Đoàn Kết. Vào ngày 5-4-1989 hai bên (Cộng sản và Giáo hội Công giáo Ba Lan) ký thỏa ước hợp thức hóa Công đoàn Đoàn Kết, và vào tháng 6 mở cuộc tuyển cử dân biểu vào quốc hội. Tháng 12-1990, tức 9 năm sau khi bị bắt và công đoàn bị cấm hoạt động, ông Lech Walesa đã trở thành Tổng thống Ba Lan.

Nguyễn Long Thao chuyển ngữ.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tiếp tục bị đàn áp trong tùTheo tin vừa nhận được, sáng nay

nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa gọi điện từ trại giam An Điềm (Đà Nẵng) về cho vợ là bà Nguyễn Thị Nga. Cuộc điện thoại kéo dài chừng 5 phút dưới sự giám sát chặt chẽ của CA trại giam.

Ông Nghĩa cho biết, hiện tình trạng sức khỏe của ông rất tồi tệ. Ông bị chứng bệnh đau răng hành hạ vài tháng nay. Phía trại giam chỉ đưa ông đi nhổ răng sau những lần ông đấu tranh quyết liệt. Tuy nhiên, thay vì nhổ răng đau, trong hai lần đưa đi khám công an đã nhổ hai chiếc răng khỏe của ông. Nhà văn đã phản đối sự vô nhân đạo của nhà tù và tiếp tục có những nỗ lực trong đơn độc, buộc phía trại gian phải đưa ông đi nhổ bỏ chiếc răng sâu. Trong cuộc điện thoại gọi về nhà, ông Nghĩa cho biết ông rất đau đớn và mệt mỏi. Bác sĩ trại giam giải thích đó là vì phản ứng của thuốc và ông bị… đau dây thần kinh số năm (chứ không phải đau răng). Ông cũng nói rằng, mặc dù chỉ còn hơn 3 tháng nữa là mãn hạn tù nhưng phía trại giam liên tục gây sức ép cho ông.

Cần nhắc lại, tháng 11 năm 2012, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã bị xiềng chân và tay ngay trên giường bệnh khi vừa rời khỏi phòng mổ. Ông chỉ được tháo xiềng khi phản đối quyết liệt và tuyên bố sẽ tự vẫn ngay trên giường bệnh để bảo vệ danh dự và khí tiết. Mặc dù ca mổ đã thực hiện cách đây gần hai năm nhưng ông vẫn

Số 196 Trang 9

Page 10: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

luôn bị đau đớn. Ông Nghĩa bị mắc một số bệnh như khối u tiền liệt tuyến, khối u ở má trái, đau dạ dày và một số biểu hiện đáng lo ngại khác.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa là một nhà đối kháng rất nổi tiếng. Ông sống tại Hải Phòng và bị bắt trong “chiến dịch mùa thu” tháng 9-2008 cũng với nhiều nhân vật tranh đấu khác như Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc, Phạm Văn Trội, Phạm Thanh Nghiên, Ngô Quỳnh, Vũ Hùng, Nguyễn Kim Nhàn. Ông là thành viên trong ban điều hành Khối 8406. Ông cũng là một cây viết rất khỏe với nhiều thể loại như bình luận, ký sự, tùy bút, phóng sự, thơ… Bên cạnh đó, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa còn là một trong những nhân vật mạnh mẽ nhất trong việc chống Trung Quốc xâm lược. Ông đã nhiều lần xuống đường biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc và bày tỏ lòng yêu nước. 

Trong 6 năm bị giam giữ, ông Nghĩa đã bị chuyển đi nhiều nhà tù từ bắc tới miền Trung như Trần Phú (Hải Phòng), B14 (HN), Nam Hà (Hà Nam), Trại 6 (Nghệ An) và bây giờ là An Điềm (Đà Nẵng)….

CTV Danlambao

31-05-2014  Kính gởi:

- Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc;- Ông Trương Tấn Sang Chủ tịch nước CHXHCNVN;- Ông Trần Đại Quang, bộ trưởng Bộ Công an.

Hội đồng Liên tôn Việt Nam được biết trong thời gian gần đây, tình trạng công an có hành vi đàn áp, khủng bố tù nhân, đặc biệt tù nhân lương tâm, ngày càng thường xuyên hơn và xảy ra nhiều nơi hơn. Sau đây là thêm một bằng chứng mới:

Ngày 21-5-2014, sau chuyến đi thăm nuôi về, bà Trần Thị Hồng, phu nhân của Mục sư Nguyễn Công Chính, đã cho chúng tôi hay: Mục sư Chính, đang thụ án 11 năm tù bất công tại trại giam An Phước, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tiếp tục

bị khủng bố dưới hình thức đấu tố trước tập thể tù nhân. Nguyên nhân là vì Ông đã cùng một số anh em tù nhân sắc tộc viết đơn yêu cầu cải thiện chế độ sinh hoạt nhà tù như: ăn uống đảm bảo sức khỏe tù nhân, mở cửa phòng giam thay đổi không khí, dep bỏ những qui định khắc khe, những cuộc hành hung vô cớ… Đơn này cũng được một số tù nhân chuyển ra ngoài như lời kêu cứu nhưng không may bị phát giác. Công an bèn tra tấn ép buộc một số người quay lại tố cáo Mục sư Chính như kẻ chủ mưu lôi kéo họ.

Ngày 17 tháng 5 năm 2014 vừa qua, công an trại giam đã đưa Mục sư Chính ra đấu tố trước tập thể nhằm trừng phạt chính ông đồng thời răn đe những ai có ý định phản đối chính sách đàn áp ngược đãi người tù. Mục sư Chính cho vợ biết: tại cuộc đấu tố, những tù nhân khuất phục công an đã có nhiều lời nói, hành động nhục mạ, vu khống, thêu dệt nhằm bêu xấu thanh danh và

khủng bố tinh thần Ông.Bà Trần Thị Hồng còn cho biết

thêm: không chỉ lần này mà từ ngày Mục sư Chính bị bắt đến nay, công an đã liên tục sách nhiễu đàn áp ông ở trong trại tù. Điển hình là:

- Ngày 18-5-2012, lúc 5g sáng, trong lúc ông đang cầu nguyện, 15 công an quản giáo trại T20 Gia Lai đã cầm gậy cao su, roi điện, bình xịt hơi cay, chó nghiệp vụ kéo xuống phòng giam đánh đập không cho Ông cầu nguyện.

- Ngày 19-8-2013, Đại úy Đinh Ngọc Quỳnh, Thiếu tá Hoàng Đức Giang lại xúi giục tù nhân đánh đập Mục sư Chính tại Khu A, phân trại số 2, trại giam An Phước.

Ngoài ra, công an điều tra và cơ quan tố tụng còn có những vi phạm nghiêm trọng như sau:

- Trong thời gian điều tra, họ đã biệt giam Mục sư Nguyễn Công

Chính 7 tháng không cho gặp người thân (vợ, con). Sau khi kết thúc điều tra, họ tiếp tục biệt giam ông 20 tháng nữa.

- Ngày 26-3-2012 Tòa án tỉnh Gia Lai xét xử Mục sư Chính nhưng không hề có sự tham gia của luật sư và gia đình Mục sư.

- Đến hôm nay, Mục sư Chính bị tù hơn 3 năm nhưng bản thân Ông vẫn không nhận được kết luận điều tra của Công an và bản án của Tòa theo như quy định của pháp luật.

Từ những sự việc trên cũng như qua nhiều chứng từ khác, Hội đông Liên tôn nhận thấy:

1- Thời gian qua, những hành động vi phạm pháp luật như hành hung, tra tấn, đối xử khắc nghiệt với tù nhân ngày càng xảy ra nhiều hơn ở các trại giam trực thuộc Bộ công an. Chủ thể vi phạm là các công an quản lý, quản giáo và các tù nhân bị công an mua chuộc hay ép buộc.

2- Những hành vi khủng bố tinh thần và thể xác nhắm vào các tù nhân dám đứng lên đấu tranh chống lại những bất công hay những tù nhân lương tâm không chịu nhận tội, tất cả đều là những hình thức trả thù.

3- Hiện tượng tham nhũng cắt xén chế độ ăn uống, sinh hoạt của tù nhân cũng như hiện tượng đòi hối lộ tù nhân để được đối xử dễ thở hơn đang diễn ra ngày càng lộ liễu trắng trợn.

Do đó, Hội đông Liên tôn chúng tôi tuyên bố:.

1- Cực lực phản đối các hành vi khủng bố, trấn áp tù nhân, nhất là tù nhân lương tâm vốn đang xảy ra ở nhiều trại giam thuộc Bộ công an. Điển hình là trường hợp Mục sư Nguyễn Công Chính ở trại giam An Phước, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

2- Mạnh mẽ yêu cầu Nhà cầm quyền điều tra hiện tượng cán bộ, công an trại giam thoái hóa, biến chất về đạo đức và nghĩa vụ; có biện pháp chấm dứt những hành động (và có thể là chủ trương) vi phạm pháp luật Việt Nam lẫn các Công ước quốc tế về quyền con người.

Số 196 Trang 10

Page 11: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

3- Nhanh chóng khắc phục những hậu quả do tệ nạn tham nhũng gây ra trong trại giam. Sớm cải thiện chế độ sinh hoạt trong nhà tù thật sự tôn trọng quyền con người của các tù nhân theo đúng luật pháp quốc tế và tiêu chuẩn văn minh của nhân loại. Xử lý nghiêm những con người lợi dụng chức quyền để sách nhiễu tù nhân.

Làm tại Việt Nam, ngày 29 tháng 05 năm 2014

Hội đồng Liên tôn Việt Nam: 1- Cụ Lê Quang Liêm, Hội

trưởng PGHH. 2- Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật giáo. 3- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công giáo. 4- Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công giáo. 5- Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công giáo. 6- Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài giáo. 7- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài giáo 8- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài giáo. 9- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành. 10- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành. 11- Ông Phan Tấn Hòa, PGHH. 12- Ông Tống Văn Chính, PGHH. 13- Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành. 14- Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành

Dư luận nhân dân Trung Quốc

đã xuất hiện những tiếng nói hiểu biết, tôn trọng sự thật, ủng hộ lẽ phải, phê phán, không đồng tình với những luận điệu tuyên truyền bịa đặt, vu cáo của báo chí Trung Quốc.

Sau mấy ngày im ắng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tổ chức họp báo, đưa ra những thông tin bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc về sự kiện họ đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tân Hoa xã và báo chí chính thống Trung Quốc bắt đầu chiến dịch vu cáo Việt Nam “đưa tàu quân sự xâm nhập vùng biển của Trung Quốc quấy nhiễu, cản trở hoạt động tác nghiệp bình thường

của doanh nghiệp Trung Quốc”. Họ cho đăng tải những thông tin thất thiệt với dụng ý kích động dư luận. Những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc đó, đã gây nên phản ứng tiêu cực trong dư luận. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người Trung Quốc đều tin vào sự tuyên truyền của giới cầm quyền.

Trung Quốc tự vẽ ra “Đường 9 đoạn”.

Ông Lý Lệnh Hoa, chuyên viên nghiên cứu thuộc Trung tâm Thông tin cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về luật biển của Trung Quốc, đã kịp thời lên tiếng tỏ rõ thái độ phản đối hành động của phía Trung Quốc.

Trong bài báo công bố trên các trang mạng http://blog.163.com và http://blog.sina.com.cn ngày 6/5, ông viết: “Hơn 4 giờ chiều hôm nay (6.5), phóng viên Thời Báo Hoàn Cầu (TBHC) gọi điện thoại tới, hỏi quan điểm của tôi đối với tình huống liên quan tới Việt Nam ở Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam); nói: TBHC đã có bài viết về vụ việc, rồi đề cập cả đến tình hình các nước như Malaysia, Philippin, Indonesia ở Nam Hải (Biển Đông)

thời gian gần đây. Tôi thẳng thắn nói với ông ta quan điểm của mình: Trung Quốc là nước đã ký Công ước biển LHQ (UNCLOS 1982), cần phải hành xử theo các điều 74, 83 của công ước, phải tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước láng giềng. Những nội dung liên quan vấn đề này, tôi đã bày tỏ trong các bài viết của mình gần đây, mong đồng chí phóng viên TBHC tìm đọc”.

Trong một bài viết nhan đề “Trung Quốc cần có chính sách thống nhất với các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông” được đăng trước đó, ông Lý Lệnh Hoa đã vạch trần tính phi lý trong

yêu sách về Biển Đông của chính phủ Trung Quốc. Ông viết: “Từ năm 1947, Trung Quốc tự ý vẽ ra một đường đứt đoạn trên bản đồ Biển Đông, gọi là “Đường 9 đoạn” hay “Đường hình chữ U”, rồi coi đó là “đường biên giới biển truyền thống”. Chính phủ ta (Trung Quốc) chưa bao giờ chính thức giải thích về hàm nghĩa pháp luật của cái đường này… Cần phải nói rõ một điều: vùng nước bên trong “Đường hình chữ U” chiếm tới 80% diện tích Biển Đông không thể nào là “vùng nước lịch sử” của nước ta (tức Trung Quốc) được. Cái “Đường hình chữ U” này không phải là biên giới biển của Trung Quốc. Quy tắc quốc tế cho thấy rõ: giống như biên giới trên đất liền, biên giới trên biển cũng phải là một đường thực tế, không thể là một cái đường ảo. Nếu Trung Quốc cứ kiên trì cái gọi là “Đường 9 đoạn” không có căn cứ pháp luật, không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, sẽ không được các nước xung quanh Biển Đông và cộng đồng quốc tế chấp nhận. Trung Quốc cần tôn trọng lập trường của các quốc gia ven Biển Đông về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo tinh thần của Công ước biển LHQ năm 1982”. Ông khẳng định: “Tiền đề của việc bảo vệ lợi ích quốc gia là phải tuân thủ quy tắc quốc tế. Trong vấn đề giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc cần phải có lý tính, cần phải nghĩ đến lâu dài”. Khi mà trên báo chí và các diễn đàn mạng xuất hiện những luận điệu thù địch chống Việt Nam, hô hào, kích động gây chiến tranh trên Biển Đông, Lý Lệnh Hoa đã viết bài “Hai nước Trung-Việt cần tiêp tục hữu hảo” đăng ngày 8-5. Ông viết: “Trang 11 báo “Tin tức Tham khảo” ngày 8-5 có đăng hai bài báo “Trung-Việt cùng nhau ôn lại tình hữu nghị chiến đấu Điện Biên Phủ” và “Đến Điện Biên Phủ” kỷ niệm 60 năm chiến thắng ĐBP và ôn lại tình hữu nghị chiến đấu năm xưa giữa chính phủ và nhân dân hai nước Trung-Việt. Các bài báo đó viết rất hay, chỉ rõ mối

Số 196 Trang 11

Page 12: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam được kế thừa; hai nước Trung-Việt núi liền núi, sông liền sông… là anh em, quan hệ hữu nghị Trung-Việt phải cần được tiếp tục”. Ông chỉ rõ: “Cả Trung Quốc và Việt Nam đều cần phát triển kinh tế. Biển Đông cần phải giữ hòa bình và ổn định. Hiện nay, mặc dù giữa hai nước đang tồn tại bất đồng nghiêm trọng và xung đột về chủ quyền biển đảo và hoạch định ranh giới trên biển, nhưng hai nước là láng giềng, đều là những quốc gia ký DOC 2002 và Công ước biển LHQ năm 1982 (UNCLOS). Chỉ cần hai nước bình tĩnh, tỉnh táo xem xét, với thái độ hiểu biết, nhân nhượng, cùng có lợi, vì hạnh phúc của nhân dân, thông qua đàm phán hữu nghị, tích cực trao đổi và giao lưu thì mọi tranh chấp và bất đồng đều có thể giải quyết được”.

Không nghe lọt taiTrên các trang diễn đàn mạng

như Sohu, Sina cũng đã xuất hiện nhiều ý kiến của người dân Trung Quốc thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình và phê phán thái độ của những phần tử cực đoan trong giới cầm quyền. Bạn đọc có nick Henshehen gou comment trên blog của ông Lý Lệnh Hoa: “Trung Quốc phải từ bỏ ngay thứ quan niệm “từ cổ xưa đến nay”, nếu không sẽ chẳng thể giải quyết được những tranh chấp với các nước láng giềng”.Nhiều bạn đọc bày tỏ trên diễn đàn Sohu: “Tại sao phải suốt ngày tranh chấp, yên ổn hòa bình với nhau không được sao”, “Đại diện chính quyền của hai quốc gia có thể ngồi lại và cùng thảo luận. Chúng ta nên tuân thủ luật pháp quốc tế”, “Phải chăng chính quyền ta đang nghĩ rằng chỉ có lợi ích vĩnh viễn không có bạn bè vĩnh viễn. Dùng sức mạnh của mình thay cho tôn trọng các quốc gia khác là một điều không nên”.

Nhiều ý kiến bày tỏ nghi ngờ, không tin vào luận điệu tuyên truyền của chính quyền. Bạn đọc có nick Kuangyelangren viết trên mạng Sohu: “Sao tôi xem chương trình “Tin tức 360” thấy tàu Hải

cảnh Trung Quốc phun vòi rồng và tông húc vào tàu Việt Nam? Lại còn đưa mấy chục tàu ra để bảo vệ? Rốt cuộc thông tin nào là đúng vậy?” Bạn Xianrenruyuan viết: “Chao ôi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cố ý làm ra vẻ ta vô tội. Thực ra tàu Việt Nam bị húc đến thảm. Phía ta toàn là tàu chiến hoán cải thành hải giám, sao có thể bó tay chịu húc? Vậy mà toàn thấy đưa tin “bị khiêu khích, bị bắt nạt. Người Trung Quốc bình thường chỉ cần có chút đầu óc khẳng định đều không thể thấy lọt tai”. Bạn đọc Baixue ở Thiên Tân viết: “Cảm giác của tôi: Trung-Việt đối đầu lần này là do phía ta (Trung Quốc) gây ra. CNOOC không khoan dầu ở đó thì sập tiệm hay sao? Gần đây Việt Nam không hề chơi xấu Trung Quốc, mấy nước khác đang muốn lôi kéo Việt Nam. Nếu lần này xử lý không tốt rất có thể sẽ đẩy Việt Nam xa lánh… Nếu dư luận thế giới đều không ủng hộ Trung Quốc thì tình thế ngoại giao của Trung Quốc trở nên gay go”. Bạn đọc Jiubannongju ở Tứ Xuyên viết: “Chúng ta đang giống như cướp biển. Xấu hổ vì là người Trung Quốc” , “Trong khi bạo động trong nước đang khiến dân chúng lo lắng, chính quyền lại đi gây hấn với quốc gia khác”.

- Câu nói “Không có đế quốc nào tồn tại mãi mãi” thoạt nghe rất bình thường và hiển nhiên vì lẽ đơn giản trên đời này không có gì tồn tại mãi mãi, tuy nhiên quy luật đó đã được chứng minh rất nhiều lần trong lịch sử bằng bao máu xương của nhân loại. Một đế quốc vừa hình

thành ở Á Châu và đang đe dọa cho hòa bình thế giới: Đế quốc Trung Cộng. Đế quốc này sẽ tồn tại thêm được bao lâu và sẽ sụp đổ bằng cách nào vẫn còn là chủ đề được các nhà phân tích chính trị, các sử gia bàn cãi không chỉ trên bên ngoài Tr. Cộng mà ngay tại đầu não của cơ chế độc tài.

Trung Cộng (TC) tồn tại được bao lâu? 

Trên cả nước Trung Cộng có một nơi duy nhất được quyền phê bình đảng CS và một nhóm người rất nhỏ trong số hơn một tỉ dân được trao đặc quyền tự do tranh luận về ngày tàn của đảng CS mà không sợ trả thù, nơi đó là Trường Đảng Trung Ương trực thuộc Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSTQ và nhóm người đó là những cán bộ lý luận cao cấp của trường. Trong một biệt điện hoàng gia cũ ở phía tây Bắc Kinh được đổi thành Trường Đảng, một số nhỏ chuyên gia ưu tú nhất của trường dành trọn thời gian chỉ để làm một việc là phân tích mọi sai lầm của lãnh đạo đảng, mọi chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn của đảng, mọi kế hoạch kinh tế, các chính sách đối nội và đối ngoại của đảng. Và câu hỏi chính được đặt ra cho nhóm người có đặc quyền này “Đảng CS sẽ tồn tại bao lâu và những khả năng nào xảy ra sau khi đảng sụp đổ”. Dĩ nhiên mục đích tranh luận không phải để lật đổ chế độ mà nhằm tìm các biện pháp thích nghi ngăn chận kịp thời mọi sai lầm, sơ sót để cỗ máy độc tài khỏi rơi xuống hố như trường hợp Liên Xô.

Hiện nay tồn tại hai quan điểm đối lập nhau về tương lai Trung Cộng. Một quan điểm của đảng CSTQ cho rằng Trung Cộng là một nước có biệt lệ về văn hóa chính trị nên làn sóng cách mạng dân chủ tại châu Âu trước

đây cũng như Bắc Phi vừa qua không đập vào bờ Trung Cộng. Một quan điểm khác gồm những học giả chuyên về Trung Cộng, trí thức Trung Quốc có ảnh hưởng và ngay cả một số viên chức CS cao cấp có khuynh hướng tự do cho rằng đảng CS phải chết nhưng vấn đề là chết bằng cách nào mà thôi. Điều đó cũng cho thấy nỗi lo sợ một ngày cơ chế độc tài CSTQ sẽ sụp đổ ám ảnh thường xuyên trong suy nghĩ của lãnh đạo CSTQ và hai yếu tố lớn nhất dẫn đến sự sụp đổ của Trung Cộng vẫn là chính trị và kinh tế.

Số 196 Trang 12

Page 13: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Về chính trị. Bài học Thiên An Môn cho lãnh đạo Trung Cộng biết nguy cơ hàng đầu vẫn là khát vọng tự do của con người. Dân chủ là hướng đi của thời đại. Năm 1900 mở đầu cho thế kỷ 20 trên thế giới chỉ có 12 phần trăm nhân loại sống trong các cơ chế chính trị được gọi là dân chủ. Đầu thế kỷ 21, 120 trong số 192 quốc gia được quốc tế công nhận là những nước được lãnh đạo bởi các chính phủ do dân bầu. Nhiều lãnh đạo CSTQ đổ lỗi sự sụp đổ của Liên Xô lên đầu Mikhail Gorbachev như Giáo sư Shen Zhihua, chuyên viên về Liên Xô của đại học Đông Hoa và cả cựu Chủ tịch TC Giang Trạch Dân từng phát biểu “Gorbachev phản bội cách mạng”. Tuy nhiên họ cố tình không quan sát đến tiến trình chuyển hóa không ngừng của xã hội con người.

Giáo sư Archie Brown thuộc đại học Oxford, Anh quốc, trong tác phẩm Sự vươn lên và sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản (The Rise And Fall Of Com-munism) nêu ra 8 lý do khiến chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, trong đó lý do hàng đầu không phải là kinh tế hay quân sự mà là sự thay đổi xã hội. Sự chuyển hóa tri thức nhanh hay chậm tùy theo điều kiện mỗi nước nhưng là một tiến trình không thể bị ngăn chận bởi bất cứ một cơ chế độc tài nào. Những nguồn đối kháng từ bên trong các nước CS đã âm thầm lớn mạnh chỉ chờ cơ hội là bùng vỡ như được chứng minh qua việc 300 ngàn thanh niên Đông Đức tham dự buổi nhạc hội của Bruce Springsteen vào ngày 19-07-1988 và hàng ngàn thanh niên Đông Đức hô to khẩu hiệu “Tự do muôn năm!” trên bờ tường Bá Linh tối ngày 9-11-1989. Sức sống của đất nước cũng như của xã hội là một dòng chảy không bao giờ ngừng nghỉ, các thế lực cầm quyền độc tài chỉ là những khe đá, có thể làm chậm dòng thác văn minh nhưng không thể ngào ngăn chận được. Tóm lại, yếu tố chính tác động vào sự sụp đổ của Liên Xô, hệ thống CS tại châu Âu và sẽ diễn ra tại Trung Cộng cũng như Việt Nam chính là nội lực phát xuất từ xã hội, kết quả của các phong trào xã hội và sự chuyển hóa không ngừng của xã hội.

Về mặt kinh tế xã hội. Như lịch sử đã chứng minh, sự phát triển của giai cấp trung lưu là nguồn thúc đẩy của cách mạnh dân chủ vì đó là giai cấp có học thức, có phương tiện và có nhiều nhu cầu vật chất cũng như tinh thần cần được thỏa mãn. Cách đây 20 năm, giai cấp trung lưu này không tồn tại nhưng nay là một lực lượng đông đảo và phát triển theo lũy

thừa. Thành phần trung lưu chiếm 14 phần trăm dân số thành thị tại Trung Cộng và có lợi tức bình quân từ 17 ngàn đôla đến 37 ngàn đôla. Với hướng phát triển xã hội có tính quy luật đó, theo giáo sư David Sham-baugh, giám đốc Chương trình Chính sách Trung Quốc thuộc đại học Geor-ge Washington, sự suy thoái của đảng CSTQ đang diễn ra sẽ giống như các triều đại Tr. Hoa trước đây: chiếm đoạt, hưng thịnh và sụp đổ.

Trong một tổng kết mới đây, The World Bank's International Compari-son Program cho rằng Trung Cộng với GDP 2011 là 13.5 ngàn tỉ đôla, sẽ qua mặt Mỹ nhanh hơn dự đoán. Thống kê này dựa trên việc so sánh sức mua tương đương (purchasing power parity) của hàng hóa giữa hai quốc gia. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế không đồng ý vì không thể dùng giá cả của những ổ bánh mì, bao thuốc lá để làm thước đo cho mức độ giàu nghèo giữa hai nước trong lúc những món hàng quan trọng nhất lại không thể mua tại Trung Cộng. Tom Wright của Wall Street Journal ví dụ một cách chính xác và cụ thể: Trung Cộng không thể mua một chiếc tàu, một giàn hỏa tiễn hay một chiếc xe Đức đắt tiền mà phải trả bằng một giá hối suất cao gấp nhiều lần. Nếu tính trên phạm vi cả nước, theo phân tích của Global Public Square staff, Trung Cộng không đứng nhất, nhì hay thậm chí 30 mà đứng sau cả Peru. Nhưng dù phát triển kinh tế nhanh, sự phát triển đó vẫn phải đồng hành với các phát triển chính trị, văn hóa để tạo nên một xã hội thịnh vượng hài hòa. Điều đó không tồn tại tại Trung Cộng. Các thành tựu kinh tế của Trung Cộng được đổi bằng sự chịu đựng, hy sinh, mồ hôi, xương máu của nhiều dân tộc khác và ngay tại Trung Cộng, hàng trăm triệu dân thiểu số vẫn phải tiếp tục sống trong xã hội tham nhũng, độc tài, nghèo đói, bất công, bạc đãi. Hai nhà lý luận CS Lin Zhe và Chen Shu, thành viên trong nhóm nhỏ của trường đảng có đặc quyền phê phán, mặc dù tin rằng đảng CSTQ sẽ tồn tại lâu cũng thừa nhận tham nhũng kinh tế có thể làm sụp đổ đảng. Bà Lin Zhe dành 20 năm để nghiên cứu phương pháp diệt tham nhũng tại các cấp đảng vì theo bà “Tham nhũng là mối đe dọa nguy hiểm có thể dẫn đến sự sụp đổ của đảng và nhà nước”. 

Ngọn núi lửa Trung Cộng Tuyệt đại đa số con người không

ai muốn chiến tranh và là người Việt Nam lại càng không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, chiến tranh và hòa

bình không phải là chuyện muốn hay không muốn mà đó là hai mặt biện chứng nhân quả của một quá trình mang tính lập lại của phát triển xã hội loài người. Sau khi hiệp ước Versai-lles được ký kết, Thống chế Pháp Ferdinand Foch nhận xét: “Đây không phải là hòa bình mà chỉ là cuộc đình chiến hai mươi năm”. Thế chiến thứ hai bùng nổ 20 năm và 65 ngày sau đó. Nhận xét của danh tướng Ferdi-nand Foch không phải là lời tiên đoán của các ông thầy bói nhưng vì các nguyên nhân kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội dẫn đến thế chiến thứ nhất chẳng những không giải quyết mà còn tác động vào nhau để tạo thành nguyên nhân cho thế chiến thứ hai đẫm máu hơn. Tương tự, TC với chính sách cực đoan về cả đối nội lẫn đối ngoại đang là mầm mống cho một chiến tranh khốc liệt tại Á Châu.

Đảng Cách Mạng Thể Chế Mexico (Mexico’s Institutional Revolutionary Party) cầm quyền được 71 năm và chế độ độc tài CS Liên Xô tồn tại được 74 năm nhưng cả hai đều đã mất quyền lãnh đạo. TC tồn tại đến nay được 65 năm nhưng liệu sẽ thoát ra ngoài sự chi phối của quy luật “không có đế quốc nào tồn tại mãi” hay không. Câu trả lời dĩ nhiên là không. Một khi ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán như giòng nham thạch đang cuồng cuộn sôi trong lòng núi, khả năng chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ một cách hòa bình tại TC là một chuyện khó xảy ra. Với các mâu thuẫn bên trong và thù địch bên ngoài vô cùng sâu sắc, không có cách mạng nhung, cách mạng da cam nào mà chỉ có máu chảy ngập đường phố Bắc Kinh, Thượng Hải và các vùng Tân Cương, Ninh Hạ, Nội Mông, Tây Tạng. Việt Nam với quan hệ hữu cơ về chính trị tư tưởng và với vị trí chiến lược trong vùng biển Đông cũng khó thoát khỏi ảnh hưởng đầy tai họa của cách mạng máu.

Giáo sư Yuan-kang Wang thuộc đại học Western Michigan viết trong tạp chí Foreign Policy: “Nếu quyền lực tiếp tục gia tăng, Trung Quốc sẽ mở rộng ảnh hưởng đến vùng Đông Á. Chính sách này sẽ không tránh khỏi tạo nên sự cạnh tranh an ninh với Mỹ trong khu vực và các vùng chung quanh. Washington đang bước ra khỏi mối bận tâm Iraq và Afgha-nistan và đang là ‘mấu chốt’ hướng tới Á Châu. Như người Trung Quốc thường nói “Một núi không thể có hai cọp”, nhớ ráng hết sức mình, trò chơi còn tiếp tục”. Ngọn núi lửa Trung Cộng sẽ phun tuy chưa biết chính xác

Số 196 Trang 13

Page 14: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

ngày nào.Bài học cho Việt Nam Lịch sử để lại nhiều bài học về

chính sách đối ngoại khôn ngoan, nhưng đáng học nhất vẫn là bài học về cách giải quyết xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô.

Từ khi thành lập nền cộng hòa năm 1923, Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cô đơn. Chiến tranh với Anh vừa chấm dứt bằng chiến thắng nhưng bị các quốc gia dân chủ Tây Phương cô lập. Quân đội không nhỏ nhưng chỉ được trang bị võ khí còn lại từ thời đế quốc Ottoman và thế chiến thứ nhất. Để được an toàn, chính phủ Thổ kết thân với một anh láng giềng bên kia Hắc Hải cũng đang bị cô lập, đó là Liên Xô. Cuối thập niên 1930, khi Đức Quốc Xã trở thành mối đe dọa, Stalin quyết định phải kiểm soát Eo Biển Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chận các chiến hạm các quốc gia không thuộc vùng Hắc Hải di chuyển qua đó và đề nghị Thổ cùng phối hợp để làm việc này. Thổ từ chối sang nhượng chủ quyền Eo Biển. Stalin khó chịu nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị với Thổ. Khi Thổ nhích gần tới Anh và Pháp qua việc tham gia Balkan Pact 1934 và Saadabad Pact 1937 do khối Tây Phương chủ trương, Liên Xô công khai bày tỏ quan điểm gọi là “khó hiểu khi Thổ lại thương thảo với những kẻ cựu thù”.

Trước tham vọng xâm lược ngày càng lộ liễu của Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ còn một con đường duy nhất là đứng hẳn về phía Tây Phương. Tuy nhiên, muốn thân các quốc gia dân chủ Tây Phương, trước hết giới lãnh đạo Thổ phải tiến hành các cải tổ chính trị. Tổng thống Mustafa İsmet Inonu, người tiếp tục chính sách của cố tổng thống Mustafa Kemal Ataturk, mở rộng chính phủ theo hình thức đa đảng. Mỹ đánh giá thiện chí của Thổ qua các cải cách chính trị và cũng thấy cần phải tích cực ngăn chận ảnh hưởng Liên Xô trên vùng Hắc Hải, đã gởi chiến hạm lừng danh USS Missouri đến Istanbul vào tháng Tư 1946. Thiết giáp hạm USS Missouri là niềm kiêu hãnh của hải quân Mỹ, từng tham dự hai trận Iwo Jima và Okinawa, và cũng là nơi Mỹ nhận sự đầu hàng của Nhật. Anh theo bước Mỹ, cùng tham gia cuộc diễn tập quân sự trong vùng biển Aegean tháng Chín 1946. Báo chí Liên Xô lên án Mỹ, Anh và cho rằng hai nước này đang thiết lập căn cứ quân sự trong vùng Eo Biển Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ không thừa nhận nhưng cả thế giới lúc đó đều biết Mỹ quyết tâm bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ. Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ một

nước tách ra khỏi một đế quốc tan rã, giành độc lập bằng xương máu chống lại khối dân chủ Tây Phương, bị cô lập, trung lập trong thế chiến thứ hai nhưng đã khôn khéo từng bước xích lại gần với những kẻ cựu thù và cuối cùng được trở thành hội viên của NATO. Để biết ơn và xiển dương các giá trị dân chủ, mỗi năm chính phủ Thổ dành một ngân sách lớn để viện trợ cho các đề án nhằm cải cách dân chủ khắp thế giới. Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ 3.4 tỉ đôla cho 121 quốc gia. Thổ cũng dành riêng 1 tỉ đôla trong ngân sách để viện trợ nhân đạo và được xếp vào hàng thứ tư trên thế giới chỉ sau Mỹ, Cộng đồng Châu Âu và Anh Quốc.

Để thắng được Trung CộngQua xung đột giữa Liên Xô và Thổ

Nhĩ Kỳ, chúng ta có thể rút ra bốn điều kiện để thoát ra khỏi sự khống chế và sẽ thắng được Trung Cộng trong trận cuối cùng:

1- VN phải có dân chủ trước TC. Phần đông các nhà phân tích chính trị VN đồng ý rằng VN phải có dân chủ mới bảo vệ được đất nước. Điều đó đúng nhưng cần phải nói thêm: dân chủ không chỉ giúp bảo vệ đất nước mà còn để thắng được TC. Ngoài ra, dân chủ phải đến sớm, đừng đợi đến khi chiến tranh Á Châu bùng nổ, máu đổ, thây phơi mới đến. Chỉ có một Việt Nam đoàn kết dưới ngọn cờ dân chủ mới thật sự tập trung được sức mạnh tổng hợp của dân tộc và là nền tảng cho một quốc gia dân chủ thịnh vượng lâu dài. Trung Cộng không sợ USS George Washington hay bom nguyên tử mà sợ dân chủ và rất lo “sân sau” CSVN trở thành một nước dân chủ. Vũ khí dân chủ sẽ gây một phản ứng dây chuyền dẫn tới sự tan vỡ toàn bộ cơ chế CS. Một TC mênh mông có nguy cơ tan thành nhiều mảnh, chủ quyền ngay tại lục địa còn không giữ được nói chi là chủ quyền trên hai nhóm đảo Hoàng Sa, Trường Sa xa xôi.

2- Đoàn kết dân tộc. Dân chủ là điều kiện tiền đề trong chính sách đối ngoại nhằm tạo sự tin cậy nơi các nước dân chủ Tây Phương nhưng quan trọng nhất là nền tảng của đoàn kết dân tộc. Một dân tộc chia rẽ không thắng được ai. Đây là thời điểm để xác định lại lòng yêu nước. Yêu nước ngày nay không phải là phó sản của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay bùa mê CS mà gắn liền với với quyền lợi sống còn của đất nước và hướng đi dân chủ nhân bản của thời đại. Trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iraq, nhiều người nghĩ kẻ có lợi nhiều nhất sẽ là dân tộc Kurds.

Nhưng không, họ là những người chịu đựng thiệt thòi nhiều nhất. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, Saddam Hussein tàn sát không thương tiếc các cuộc nổi dậy của nhân dân Kurds ly khai trước sự làm ngơ của Mỹ. Nhiều nhà phân tích cho rằng Mỹ phản bội lý tưởng độc lập của nhân dân Kurds. Điều đó chỉ đúng một nửa. Nửa còn lại là sự phân liệt vô cùng trầm trọng trong tập thể 35 triệu Kurds sống trong nhiều quốc gia vùng Tây Á. Một dân tộc chia rẽ, cấu xé nhau, không có một hướng đi chung, không thể vận dụng được sự ủng hộ từ quốc tế và cũng không xứng đáng để được quốc tế ủng hộ. Tương tự, Mỹ bỏ 900 tỉ đôla hay 3 ngàn tỉ đôla tùy theo cách tính và 4486 nhân mạng để lật đổ Sadam Hussein, không phải chỉ nhằm đem lại hòa bình dân chủ cho nhân dân Iraq. Tuy nhiên, nếu là một dân tộc khôn ngoan, đây là cơ hội giúp Iraq vượt qua những khó khăn trong vài năm nữa trở thành một cường quốc trong thế giới Ả Rập và nếu họ không làm được thì cũng đừng đổ thừa cho Mỹ, đổ tội cho Saddam Hussein mà phải trách ở chính mình.

3. Chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia. VN chỉ trở thành một vị trí chiến lược sau khi TC thôn tính toàn lục địa Trung Hoa 1949 nhưng trước đó thì không. Tương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để bước sang phía thế giới tự do, Ai Cập trở nên một đồng minh chiến lược của Mỹ ở Trung Đông và được viện trợ ít nhất 1.5 tỉ đôla hàng năm từ đó đến nay. Vì lợi ích kinh tế cũng như về các giá trị nhân quyền, Mỹ mong muốn được thấy TC trở thành một quốc gia dân chủ trong một châu Á và Thái Bình Dương ổn định. Trung Cộng là nhà băng của nhiều quốc gia trên thế giới kể cả Mỹ, nhưng không giống như các công ty tài chánh Lehman Bro-thers hay Merrill Lynch, khủng hoảng chính trị tại TC sẽ gây tác hại vô cùng trầm trọng đối với nền kinh tế thế giới không thể đo lường được. Biết chủ động chiến lược hóa, quốc tế hóa, quan trọng hóa vị trí của quốc gia cũng như biết khai thác mối lo của cường quốc sẽ làm cho vị trí của quốc gia quan trọng hơn trong tranh chấp quốc tế. Trái lại, chủ trương của lãnh đạo CSVN “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa

Số 196 Trang 14

Page 15: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

vào nước này để chống nước kia” là chủ trương tự cô lập, không đúng về lý thuyết lẫn thực tế chính trị và sẽ chết tức tưởi trong cô đơn mà chẳng được ai ngó ngàng.

4. Đoàn kết với láng giềng cùng hoàn cảnh và tham gia các liên minh tin cậy. VN đang đứng trước những ngã ba, ngã năm trong bang giao quốc tế nhưng dù bao nhiêu ngã cũng chỉ có thể đi trên một con đường trong một thời điểm nhất định. Sự liên minh khôn khéo trong nhiều trường hợp giúp quốc gia tránh được chiến tranh hay có thêm thời gian để chuẩn bị chiến tranh. Giáo sư Alastair Smith thuộc đại học Washing-ton University đã công thức hóa toán học nhiều mô thức liên minh trong lịch sử bang giao quốc tế và kết luận: các quốc gia có những liên minh không đáng tin cậy sẽ dễ bị tấn công hơn là các quốc gia có sự liên minh tin cậy. Hiện nay tại Á Châu có bốn liên minh quân sự gồm ba liên minh tin cậy Mỹ-Nhật, Mỹ-Phi, Mỹ-Nam Hàn và liên minh SCO về biên giới gồm Trung Cộng, Kazakh-stan, Kyrgyzstan, Rus-sia, Tajikistan và Uzbekistan. Khi chảo dầu Á châu được đun nóng hơn, nhiều liên minh quân sự mới tương tự như Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (SEATO) trong thời chiến tranh Việt Nam sẽ ra đời. Đối với Mỹ, vùng biển Đông Á là huyết mạch kinh tế lẫn an ninh của các nước đồng minh với Mỹ như Nhật Bản, Nam Hàn, Philippin, Indonesia, liên minh được với Mỹ vừa có thể thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa đất nước vừa bảo đảm an ninh.

Bốn điều kiện để thắng được TC chỉ có thể thực hiện nếu lãnh đạo là những người thực tâm vì đất nước. Điều đó không có tại VN. Rồi mai đây, sau trận đánh ghen HD-981 này, lãnh đạo CSVN lại lên đường sang Bắc Kinh triều cống, lại 16 chữ vàng, lại ca ngợi tình đồng chí, nghĩa anh em thắm thiết. Cơn hờn giận giữa hai đảng CS theo thời gian có thể sẽ nguôi ngoai nhưng trên các vùng biên giới, trong lòng biển VN, máu của ngư dân VN, của người lính biển VN sẽ không ngừng chảy. Dân tộc VN lại bị đảng dắt đi vòng vòng trong ngõ cụt tối tăm như đã và đang đi suốt 39 năm qua. Do đó, chọn lựa một lối thoát, một hướng đi cho đất nước không phải là chọn lựa của lãnh đạo CSVN nhưng 90 triệu người dân VN phải can đảm đứng lên quyết định vận mạng chính mình.

Trần Trung ĐạoTại sao phải đánh chúng khi hơn

700km2 vùng biên giới phía nam của ta đã được chúng dâng cho ta, một nửa thác Bản Giốc đã được ta cắm cờ 5 sao, ải Nam Quan đã trở thành Hữu Nghị Quan mà chúng vẫn cực kỳ coi trọng đại cục hữu nghị giữa hai đảng và nâng niu gìn giữ để trao lại cho những thế hệ mai sau của chúng. 

Súng đạn nào mãnh liệt bằng phong bì tống vào miệng chúng để sau đó Đại Hán ta ngồi ngay trên nóc nhà Tây Nguyên, đào mồ xới mả đất Me của chúng, thải chất độc vào môi trường của chúng và Bộ chính trị của chúng vẫn khăng khăng đấy là chiến lược đã quyết, là chính sách công nghiệp hóa hiện đại đất nước không thể ngừng.

Xe tăng đại pháo nào bằng hàng ngàn công trình xây dựng để những sư đoàn Trung Hoa trong bộ áo công nhân có mặt trên xứ sở của chúng, kéo dài từ mũi Cà Mau cho đến Hữu Nghị Quan.

Phi cơ, chiến hạm sao bằng 90% gói thầu của chúng ta đang khống chế nền kinh tế của chúng, hàng hóa thặng dư made in China đang ở trên thân thể chúng, bàn ăn của chúng, bao tử của chúng, nhà cầu của chúng. 

Tại sao phải đánh chúng khi chỉ cần đóng đường biên giới là dân của chúng không đủ tiền mua quần áo mặc, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, xe Dream và giấc mơ thấp hèn của chúng không còn chạy đầy đường, cắt xăng dầu là cả nước chúng tối đen và chỉ cần một cú nổ là Tây Nguyên của chúng sẽ nhuộm bùn đỏ. 

Chúng ta không phải đánh, không phải bắn một viên đạn nào mà vẫn có thể làm sụp đổ thị trường chứng khoán của chúng, làm tan gia bại sản những tên đồng chí tư bản đỏ mà tài sản vốn liếng có được là nhờ vào và đang lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Hoa made in Vietnam. 

Tại sao chúng ta phải

đánh !!!??? Cần gì phải đánh khi cả vùng

biển mà chúng gọi là biển Đông đã, đang và sẽ là sân nhà của chúng ta; khi ngư dân của chúng đi đánh cá trên vùng biển của tổ tiên chúng mà lấm lét như đi ăn trộm; khi hải quân của chúng không dám lai vãng trong suốt thời gian giàn khoan khủng của ta chậm chậm tiến vào và khoan vào lòng biển của chúng nó; khi sự chống trả của chúng là những lời tuyên bố đã trở thành trò hề trên sân khấu ngoại giao; khi phản đối của chúng là những cú điện đàm với lãnh đạo ta bằng cái điện thoại không cắm dây; và chúng ta chỉ cần đuổi chúng ra khỏi nhà của chúng bằng vòi rồng phun nước.  

Cần gì phải đánh để chúng ta trở thành đạo quân xâm lăng và mang tiếng dưới mắt nhìn của thế giới, làm xấu đi hình ảnh yêu chuộng hòa bình của Đại Hán. Trong khi chúng ta đã từng bước trong hòa bình thành công thu tóm từng tấc đất, tất biển, từng vùng đất, vùng biển của chúng bằng văn kiện do chính chúng ký kết. Trong khi chúng ta vô cùng hiệu quả trong tiến trình biến chủ quyền của chúng thành vùng tranh chấp, biến vùng tranh chấp thành vùng khai thác của ta và chúng chỉ dám vừa lên tiếng như chó sủa người qua đường vừa cúi đầu cam kết tất cả vì đại cục Việt-Trung. 

Đó là đối với chúng ta. Còn đối với dân của chúng:Cần gì phải đánh khi chúng thay

thế ta ngăn chặn, trấn áp, bắt giam, bỏ tù dân của chúng đứng lên phản đối Đại Hán. Đánh chúng sẽ khơi dậy lòng yêu nước của dân tộc chúng vốn đã là sức mạnh vô biên từng đánh bại chúng ta hàng ngàn năm qua. Đảng của chúng đã tích cực giúp chúng ta tiêu diệt lòng yêu nước của dân tộc chúng trong suốt bao năm qua, đã biến đa phần dân của chúng thành những đàn cừu chỉ muốn sống trong hòa bình của một cuộc đời nô lệ. Chúng đang làm tốt!

Chưa bao giờ trong lịch sử bành trướng, chúng ta có được một đám thái thú địa phương làm tay sai đắc

Số 196 Trang 15

Page 16: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

lực và hiệu quả như chúng. Khi chúng ta có mặt ở biển Đông ngay trước cửa nhà chúng, chúng đã ra lệnh hải quân của chúng không được bén mảng sợ làm phiền lòng ta. Khi cần đốt phá, cướp của, giết người để bôi đen những tên biểu tình yêu nước, công an mật vụ của chúng ngoan ngoãn nghe lời ta tạm lánh. Khi cần cấm ngặt từng tên yêu nước năng nổ xuống đường phản đối chúng ta, chúng đã nhiệt tình như những con chó Tứ Xuyên quên ăn quên ngủ canh gác ngày đêm. Tại sao chúng ta phải đánh chúng và sau đó phải cai trị dân của chúng? Tại sao ta phải làm công việc đối phó với 90 triệu dân của chúng trong khi giống cẩu phương nam này làm giỏi hơn chúng ta? 

Chúng ta không cần đánh bởi chúng đã đánh dân của chúng thế chúng ta. 

Chúng ta cũng không cần phải cướp vì chúng đã tự cướp nước của chúng để dâng để bán và sẽ tiếp tục dâng, tiếp tục bán cho chúng ta. 

Khi cần chúng ta sẽ chuyển quân, kéo đại pháo, xe tăng chạy vòng quanh biên giới để giúp đảng của chúng nhân danh hòa bình, ngăn chặn hiểm họa chiến tranh mà trị đám dân muốn vọng động của chúng.

Người đứng đầu Thủ đô đã ra lệnh dân của chúng rằng: "Biểu thị lòng yêu nước, yêu Thủ đô thông qua việc ra sức lao động, học tập, công tác và hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước nhằm phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định đời sống nhân dân..." 

Người đứng đầu nhà nước ra lệnh cho dân của chúng rằng: “Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống và góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theo đúng luật pháp của nước ta và luật pháp quốc tế...." 

Chúng đã làm đúng bổn phận của một chư hầu trung thành với chính sách trị dân thuộc địa: hãy lo làm giàu và sống yên ổn. Dân của

chúng chỉ được làm giàu và đó là phương thức duy nhất được cho phép để bảo vệ tổ quốc của chúng.

Không cần phải đánh. Cờ đại Hán của chúng ta sẽ từ 5 sao thành 6 sao phất phới trên toàn cõi lãnh thổ của chúng. Không bằng súng đạn mà sẽ bằng những văn kiện ký kết từng phần giao nhượng. Văn kiện sau cùng là văn kiện chúng ta viết sẵn cho chúng để chúng XIN ký kết được làm một vùng tự trị trong Đại hán vĩ đại của chúng ta. 

Vũ Đông Hà

Trong tình hình các diễn biến quanh sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào khu vực thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, một số người đưa ra nhiều nhận định về thời cuộc, trong đó có người cho rằng, có thể “đây là một trong những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của chính trị Việt Nam trong mấy thập niên vừa qua.”

Tôi thì không nghĩ như thế. Ðây là một sự kiện nóng, có thể làm thay đổi tư duy của dân chúng về vấn đề lãnh thổ bị Trung Quốc xâm chiếm, nhận diện rõ hơn bộ mặt “nối giáo cho giặc” của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, nhưng là “bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển chính trị” thì không.

Ðiều đáng nói là khó có thể xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, dù là cục bộ trên biển. Trước hết, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang bám lấy Trung Quốc về ý thức hệ để giữ quyền lực, duy trì sự thống trị độc đảng. Mặt khác họ đã bị gắn chặt với Trung Quốc bằng các lợi ích kinh tế từ các dự án của Trung Quốc ở Việt Nam. Tập đoàn lãnh đạo Cộng sản Việt Nam khó lòng thoát khỏi vòng kim cô kinh tế này.

Trung Quốc tuy mạnh hơn và hung hăng nhưng sách lược của họ là chơi và lấn ép một Hà Nội luôn ở thế yếu, gặm nhấm dần lãnh thổ và đẩy Việt Nam vào vòng lệ thuộc mà không cần chiến sự. Cuộc xâm thực mềm bằng thuê 50 năm gần 300 hécta rừng đầu nguồn của Việt Nam, kiểm soát hơn 90% tổng thầu các dự án quốc gia, hàng chục ngàn công nhân sang lao động bất hợp pháp... thậm chí còn nghiêm trọng hơn bất kỳ

sự lấn chiếm lãnh hải nào. Bởi vì nó được thực hiện, tuy tốn kém, nhưng hợp pháp với sự tiếp tay của Hà Nội. 

Nếu có chiến tranh, Trung Quốc sẽ mất rất nhiều. Họ có thể thắng Việt Nam trên biển, nhưng trên đất liền, sẽ lao đao, lận đận vì truyền thống chống ngoại xâm bất khuất và sự phản kháng bằng cuộc chiến tranh nhân dân của người Việt.

Sự kiện giàn khoan HD 981 sẽ khó có thể làm thay đổi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ðây là mối quan hệ hữu cơ giữa hai đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa, đã được ghi nhận bằng nhiều văn kiện mà quan trọng nhất là tuyên bố chung

Việt-Trung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào năm 2011. Trong đó “khẳng định tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung là tài sản quý báu của hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước, cần hết sức gìn giữ và không ngừng phát huy mạnh mẽ.” 

Sự tồn tại của đảng và duy trì độc quyền lãnh đạo là cơ sở tối thượng cho mối quan hệ, cho nên vấn đề lãnh thổ cũng bị nhân nhượng. Sự ngang ngược của Trung Quốc lần này sẽ không làm nhà cầm quyền Việt Nam thức tỉnh. Bởi vì họ không ngủ vùi, không u mê, họ có ý thức rất rõ về chính sách của mình. Sự phản đối dối trá của họ là bắt buộc để mị dân.

Rốt cuộc rồi họ sẽ xử lý sự việc thông qua đàm phán, thoả hiệp và cục diện sẽ chẳng có gì thay đổi. Việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 coi như sự đã rồi. Ðây là mưu đồ sâu xa nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Ðông, mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là kinh tế, nên Trung Quốc cũng quyết không lùi. 

Sự không thực tâm của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam còn chứng tỏ thái độ của họ đối với các cuộc biểu tình yêu nước. Nhà cầm quyền không hề có ý định hợp thức hoá các cuộc biểu tình. Bật đèn xanh cho cuộc biểu tình trong ngày 11 tháng 5 với chỉ mục đích phá rối, quấy nhiễu, thể hiện rõ ràng qua việc cướp micro của các vị trí thức trước nhà hát thành phố Sài Gòn, hay mang những khẩu hiệu chẳng ăn nhập gì với nội dung cuộc biểu tình như “Ðảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm,” “Sống, học tập, chiến đấu theo gương

Số 196 Trang 16

Page 17: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Bác Hồ vĩ đại.”Các cuộc biểu tình tự phát của

công nhân trong các khu công nghiệp ở Bình Dương và Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã bị phá hoại, kích động bởi những phần tử du côn, biến thành cuộc bạo loạn. Sự làm ngơ của cảnh sát và công an cho phép suy ra rằng chúng được nhà chức trách địa phương nhắm mắt làm ngơ. Cho đến khi tình hình trở nên phức tạp, vượt tầm kiểm soát, thì nhà cầm quyền mới điều động quân đội tới can thiệp.

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục giam cầm những người chỉ vì cái “tội” xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược như Nguyễn Văn Hải (Ðiếu Cày), Tạ Phong Tần, Luật sư Lê Quốc Quân, Ðinh Nguyên Kha, Bùi Thị Minh Hằng và gần đây bắt giam Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm)... 

Những động thái trên đây cho thấy nhà cầm quyền không thay đổi thái độ chính trị, vẫn tiếp tục chính sách đàn áp những ai có tư tưởng chống Trung Quốc. Cho nên, nói bật đen xanh cho biểu tình chống Trung Quốc là cơ hội cho các cuộc biểu tình được hợp thức hoá là không đúng. Luật biểu tình vẫn chưa có một tín hiệu nào cho thấy sẽ được ra đời, mặc dù quyền biểu tình được hiến pháp bảo hộ.

Lời kêu gọi chung trên các mạng xã hội, mà nổi bật là bài viết của Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập và là nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền, kêu gọi cả nước xuống đường trong ngày 18 tháng 5, đã bị cấm đoán, ngăn cản. Những người từng tham gia các cuộc biểu tình ôn hoà trước đây bị an ninh kìm cặp, theo dõi. Nhiều người chưa kịp tham gia biểu tình đã bị bắt giữ, hành hung.

Nhà báo Phạm Chí Dũng viết: “Nếu chiếu theo quyền được tự do lên tiếng và quyền phản đối chính đáng của người dân đối với vấn đề sự can thiệp của Trung Quốc, thì không lý do gì ngăn chặn, khống chế và cô lập người dân, để người dân không xuống đường biểu tình. Ðây không phải là biểu tình để lật đổ chế độ, lật đổ đảng cầm quyền, mà đây là sự phản kháng chính đáng của người dân đối với Trung Quốc. 

“Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đã ký công điện không cho các tầng lớp nhân dân không tham gia tuần hành, biểu tình. Ðây lại thêm một bước lùi nữa trong mối tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy thêm một lần nữa, một bộ phận trong Nhà Nước Việt Nam biểu lộ thái độ nhu nhược, chủ hòa và có thể dẫn

tới chủ bại đối với Trung Quốc. Và như vậy, đó chính là họa diệt vong mất nước.”

Công khai nhìn nhận Trung Quốc là kẻ thù là điều không tưởng đối với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay. 

Mặc dù trong lịch sử, Trung Quốc luôn luôn có tham vọng tìm bành trướng xuống phía nam, khống chế Biển Ðông và biến Việt Nam thành một nước chư hầu. Chúng đã từng đô hộ Việt Nam gần một ngàn năm, từng xua quân xâm lược Việt Nam nhiều lần, ngay cả lúc Việt Nam đang đứng chung một phe xã hội chủ nghĩa: cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 và xâm chiếm Trường Sa năm 1988. Hiến pháp năm 1980 đã ghi bành trướng Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Nhưng những cái bắt tay tại Hội Nghị Thành Ðô năm 1990 đã vô hiệu hoá tất cả, mở toang cửa trước mời Trung Quốc vào nhà. 

Trong tình hình sôi động này mà Vũ Ðức Ðam, phó thủ tướng, nói: “Ðối với nước bạn láng giềng Trung Quốc, phương châm quan hệ giữa hai nước đã được lãnh đạo đảng và nhà nước hai nước đưa ra phương châm 4 tốt và 16 chữ vàng. Phía Việt Nam luôn luôn thực tâm, chân thành và nỗ lực hết sức để phấn đấu xây dựng mối quan hệ dựa trên phương châm 16 chữ vàng. Và chúng ta cũng mong rằng phía Trung Quốc cũng như vậy.”

Trong bối cảnh trình bày trên đây, tôi không nhìn thấy một biến chuyển chính trị nào cả. Bức tranh về sự thay đổi xã hội vẫn mờ mịt. Từ phía nhà cầm quyền vẫn bạo lực, bạo lực và bạo lực. Những thành viên của các nhóm dân sự vẫn bị trấn áp dã man, hết sức khó khăn để hoạt động bình thường

Chừng nào tập đoàn lãnh đạo Cộng sản còn cầm quyền, chừng đó lãnh thổ và lãnh hải tiếp tục rơi tay giặc. Viễn cảnh một cuộc Bắc thuộc lần thứ tư của Ðại Hán là khó tránh khỏi, cho dù tinh thần chống ngoại xâm và không khuất phục của dân tộc Việt là bất diệt.

Cuộc đối đầu với kẻ thù xâm lược sẽ được chuyển qua cuộc đối đầu với nhà cầm quyền bán nước. Tuy nhiên cuộc đối đầu này sẽ còn lâu dài và nhiều gian truân

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì

Cộng sản làm!

(Lời Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu)

Sự phá sản trong chính sách Trung Quốc chứng minh sự sai lầm cực kì nguy hiểm của nhóm cầm đầu chế độ toàn trị

Việc Tập Cận Bình để gần 100 tầu chiến, phi cơ, tầu hải giám... hộ tống giàn khoan dầu khủng HD 981 vào sâu trong thềm lục địa VN và lại từ chối yêu cầu của Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh đàm phán, đây là đỉnh cao chứng tỏ sự phá sản toàn bộ chính sách Trung Quốc của nhóm cầm đầu CSVN. Rõ ràng đây là hậu quả của chính sách trao trứng cho ác, xây nhà trên cát của những người cầm đầu chế độ độc tài toàn trị!

Ban chấp hành Trung ương ĐCS VN vừa mở Hội nghị Trung ương 9 (HNTU) kéo dài cả một tuần từ 8 tới 14-5-2014. Theo Điều lệ Đảng, đây là cơ quan cao nhất thảo luận và quyết định các chính sách hệ trọng. ĐCSVN là đảng cầm quyền độc nhất nên mọi quyết định và hành động của chính quyền đảng này sẽ gây tác động trực tiếp tới quyền lợi của nhân dân và tương lai của đất nước. Cương lĩnh chính trị 2011 và Hiến pháp 2013 cũng tiếp tục giành độc tôn cho ĐCSVN và đảng này tự phong là lực lượng tiên phong, lực lượng chính trị duy nhất và chính đáng lãnh đạo toàn bộ đất nước. 

Quyền cao thì trách nhiệm phải lớn. Đã đòi quyền tuyệt đối cho mình thì chính mình cũng phải nhận trách nhiệm tuyệt đối những việc mình làm và những hậu quả của nó! Đây là thước đo lương tâm, trí tuệ và thái độ của những người cầm đầu chế độ toàn trị đối với nhân dân VN và dư luận quốc tế!

Trong khi TBT Nguyễn Phú Trọng kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương, tức Tổng tư lệnh các lực lượng quân sự đọc diễn văn khai mạc tại HNTU 9 thì đúng một tuần trước đó (ngày 1-5) gần 100 tầu hải quân, trực thăng quân sự, hải giám, kiểm ngư của Trung Quốc đã hộ tống giàn khoan dầu khổng lồ nhất của Trung Quốc vào sâu trong thềm lục địa VN cách đảo Lý Sơn chừng 119 hải lý (221km), thuộc lô 143 trên bản đồ dầu khí của Việt Nam [i] để thăm dò dầu khí theo quyết định của Chủ tịch nước và Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng trong các cuộc gặp cấp cao trước đây hai bên đều thề thốt không bên nào được

Số 196 Trang 17

Page 18: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

phép làm xấu tình hình đi. Từ sau Hội nghị bí mật ở Thành đô (Trung Quốc) đầu tháng 9-1990 ĐCSVN đã coi ĐCS Trung Quốc là đồng minh tin cậy nhất, và chính ông Trọng đã coi Tập Cận Bình là "Bạn" chân tình. 

Như vậy với việc dựng giàn khoan HD 981 ngay trong thềm lục địa VN đồng thời dùng gần 100 tầu chiến, phi cơ, các tầu hải giám hộ tống HD 981 ngay trên thềm lục địa VN từ 1-5, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã xâm lấn ngang ngược lãnh thổ, tài nguyên, đồng thời vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN. Sự kiện này chứng minh hiển nhiên là Tập Cận Bình đã coi thường các thỏa thuận với Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng...

Nhưng từ diễn văn khai mạc và bế mạc của Nguyễn Phú Trọng, tới các thông cáo hoạt động từng ngày của Hội nghị tuyệt nhiên không có một đoạn nào công khai kết án hành động xâm lược trắng trợn và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN từ phía Bắc Kinh. [ii] Như vậy là Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu chế độ toàn trị, đã đặt "tình bạn" với Tập Cận Bình trên quyền lợi của đất nước, trên danh dự của tổ quốc? Hay sự nhu nhược và tham quyền-tiền của nhóm cầm đầu trong Bộ chính trị đã bắt họ phải câm miệng? Vậy căn cứ ngay trên Điều lệ Đảng, Cương lĩnh Chính trị 2011 và Hiến pháp 2013. ông Trọng và những người có quyền lực nhất trong Bộ chính trị có còn đủ tư cách và uy tín lãnh đạo đất nước nữa không?

Giải pháp cho đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa VN đã được Bắc Kinh chuẩn bị từ lâu

Giàn khoan dầu HD 981 là một giàn khoan khổng lồ, có trọng tải 31,000 tấn, dài 114 m, rộng 90 m, cao 137.8 m [iii]. Vì thế theo sự tính toán của nhiều chuyên viên quốc tế, muốn di chuyển giàn khoan khổng lồ này một đoạn đường xa cả ngàn cây số thì phải cần nhiều tuần lễ. [iv] Nói một cách khác, đưa giàn khoan này vào hoạt động ngay trên thềm lục địa VN đã được giới cầm quyền cao nhất Bắc Kinh quyết định xong từ lâu, vấn đề còn lại chỉ là vào thời điểm nào thì Bắc Kinh có thể ra tay hành động thuận lợi nhất mà thôi.

Từ đầu năm 2014 Bắc Kinh đã chuẩn bị dư luận quốc tế, đồng thời nắn bóp gân và định hướng tư tưởng cùng thái độ của nhóm cầm đầu Hà Nội cho kế hoạch này của họ:

- Ngay từ đầu tháng 1 Bắc Kinh đã ra lệnh cho tầu bè quốc tế muốn đánh cá và thăm dò tài nguyên trong khu

vực "đường lưỡi bò" ở biển Đông phải xin phép và chịu sự kiểm soát của hải quân Trung Quốc. Cùng lúc họ còn bắn tin cho thế giới biết Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc gia về biên giới-lãnh thổ Bộ Ngoại giao Việt Nam sang Bắc kinh tiến hành “vòng tham vấn thứ nhất về cùng khai thác trên biển giữa hai nước Trung-Việt” [v]. Qua đó họ muốn để dư luận quốc tế coi như chuyện đã xong trong hai việc: 1- Khu vực "đường lưỡi bò" do Bắc Kinh tự định ra và chiếm tới 3 triệu km2 ở biển Đông là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. 2- Nhà cầm quyền Hà Nội đã thỏa thuận các quyết định này của Bắc Kinh, nên mới cử phái đoàn sang Bắc Kinh thảo luận lần thứ nhất về việc "cùng khai thác trên biển".

- Giữa tháng 1-2014 trong cuộc điện đàm qua đường giây nóng, Tập Cận Bình đã thành công trong việc bắt Nguyễn Phú Trọng phải thực hiện tiêu chí mà cấp cao hai bên đã thỏa thuận từ đầu thập niên 90 là "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Vì thế đã không để thanh niên và trí thức VN được quyền tổ chức các buổi lễ kỉ niệm 40 năm Bắc Kinh xâm chiếm Hoàng Sa của VN (19-1-197419-1-2014) và 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17-2-197917-2-2014). [vi]

- Cũng theo chiều hướng đó, cuối năm 2013 Bắc Kinh cũng đã thành công trong việc bắt nhóm cầm đầu CSVN cấm báo chí phổ biến các nhận định hay tuyên bố bất lợi cho Bắc Kinh, dù đó là của người cầm đầu chính phủ. Ngày 30-12-2013 một số báo lề đảng đã nhắc lại tuyên bố nẩy lửa của Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc gặp với Hội nghiên cứu Lịch sử VN là: "Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 - chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc." [vii]

Nhưng chỉ ngày hôm sau các bài này đã bị bóc đi, Nguyễn Tấn Dũng nín thinh! 

- Trước đó hai tuần, tại Hội nghị ngành Ngoại giao lần 28, Nguyễn Phú Trọng đã công khai cho biết: các quyết định về đường lối đối ngoại, quốc phòng, an ninh, chủ quyền và độc lập... "đều phải tập trung vào một đầu mối dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư". Nói khác, quyết định cuối cùng là TBT Nguyễn Phú Trọng:

"Kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối và thống nhất quản lý

hoạt động đối ngoại. Thống nhất quản lý đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh... là một yêu cầu vừa lâu dài, cơ bản, vừa có tính thời sự cấp bách. Theo tinh thần đó, mọi quyết định và hoạt động đối ngoại, nhất là những vấn đề liên quan đến sự ổn định và phát triển của đất nước, đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và danh dự quốc gia, đều phải tập trung vào một đầu mối dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư" [viii]

- Từ tháng 2, cuộc khủng hoảng ở Ukraine trở nên cực kì trầm trọng với việc TT Putin bất chấp Hiệp ước An ninh và Hợp tác Âu châu cũng như Công pháp quốc tế, đã sát nhập bán đảo Krim của Ukraine vào Nga. Mĩ và EU phải tập trung toàn bộ để giải quyết cuộc khủng hoảng này ở Âu châu. Bắc Kinh đã thấy đây là thời điểm thuận lợi nên đã âm thầm thực hiện kế hoạch di chuyển giàn khoan HD 981 xuống biển Đông và hoàn thành việc này chỉ ít ngày sau chuyến thăm 4 nước Á châu của TT Mĩ Obama vào cuối tháng 4 là Nhật, Nam Hàn, Mã Lai Á và Phi Luật Tân. [ix]

HNTU 9 hoàn toàn im lặng trước cuộc xâm lấn ngang ngược của Bắc Kinh

Trong vai trò của một đảng độc quyền cai trị và tự khoác cho mình độc tôn lãnh đạo đất nước thì đúng ra người đứng đầu đảng là Nguyễn Phú Trọng phải thông báo ngay và đầy đủ về hành động xâm lấn của Bắc Kinh từ ngày 1-5 khi giàn khoan khủng HD 981 tiến vào thềm lục địa VN với sự hộ tống và bảo vệ của gần trăm tầu chiến, phi cơ, tầu hải giám... của Trung Quốc. Vì đây là trách nhiệm của người cầm đầu chế độ. 

Trong các diễn văn khai mạc và bế mạc, ông Trọng đã không thông báo cho nhân dân và cũng không cho thảo luận ở HNTU 9 họp suốt trong một tuần. Mãi hai hôm trước ngày khai mạc HNTU 9, báo chí chế độ toàn trị mới đưa tin Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với người đồng nhiệm Trung Quốc để kết án hành động xâm lấn này. Ngày 13-5 tờ New York Times cho biết Nguyễn Phú Trọng đã tìm cách điện đàm với Tập Cận Bình và đề nghị sẵn sàng sang Bắc Kinh để giải quyết cuộc tranh chấp này. Nhưng Tập Cận Bình đã nhất mực từ chối đề nghị của ông Trọng [x]. Tuy nhiên các việc làm này ông Trọng cũng không thông tin trực tiếp cho nhân dân và trong Đảng! Ém nhẹm như vậy có phải sợ mất lòng họ

Số 196 Trang 18

Page 19: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Tập? Hay sợ rằng nhân dân sẽ phê bình sự bất lực và nhu nhược? Trong diễn văn khai mạc ngày 8-5 tuyệt nhiên không thấy Nguyễn Phú Trọng nhắc một lần nào biến cố thời sự cực kì quan trọng và nguy hiểm này. Mãi tới ngày 11-5 ông mới để Nguyễn Tấn Dũng kết án Bắc Kinh tại Hội nghị Cấp cao ASEAN ở thủ đô Miến Điện [xi]. Nhưng trong Thông cáo chung kết thúc của Hội nghị này đã không kết án Trung Quốc mà chỉ khuyên các bên giải quyết êm thắm cuộc tranh chấp [xii]. Có phải vì các nước trong ASEAN không tin cậy lẫn nhau hay chính vì nhiều nước đã thấy rõ thái độ mập mờ với Bắc Kinh của ngay người cầm đầu chế độ toàn trị VN trong HNTU 9?

Sau khi hàng ngàn người biểu tình ngày Chủ nhật 11-5 ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều thành phố khác kết án sự xâm lấn của Bắc Kinh và đòi Bắc Kinh phải rút giàn khoan HD 981 ngay ra khỏi thềm lục địa VN, tứ trụ triều đình toàn trị Trọng-Sang-Dũng-Hùng cũng không lên tiếng ủng hộ, trái lại còn cho công an chìm nổi phá rối và mua chuộc, tìm cách biến các cuộc biểu tình này thành ủng hộ đường lối của chế độ! [xiii] Trong diễn văn dài bế mạc HNTU 14-5, Nguyễn Phú Trọng chỉ nhắc vỏn vẹn hai lần tới biển Đông, lần đầu sơ qua, mãi lần hai mới nói "tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng"... Nhưng tuyệt nhiên ông ta tránh không đả động tới diễn biến nghiêm trọng như thế nào và nước nào là thủ phạm gây ra tình trạng nghiêm trọng hiện nay trên biển Đông. Nghĩa là Nguyễn Phú Trọng vẫn không dám nêu đích danh nhà cầm quyền Bắc Kinh ra kết án! Mãi phần cuối của Thông báo HNTU 9 mới nhắc tới điểm này. Nhưng lời lẽ hé lộ ra thật rất lạ lùng: "Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta..." [xiv]

Qua đó cho thấy, dù là cơ quan cao nhất của Đảng giữa hai nhiệm kì, nhưng tại HNTU 9 Ban chấp hành trung ương cũng chỉ được "nghe báo cáo" của các cơ quan cấp dưới, nhưng tuyệt nhiên không có thảo luận gì!

Trước tình hình nghiêm trọng đất nước đang bị xâm lăng, nhưng HNTU 9 đã không thảo luận mà chỉ tập trung vào việc chuẩn bị tổ chức Đại hội 12

làm thế nào để tiếp tục giữ độc quyền cho ĐCS. Còn về chính sách văn hóa thì HNTU 9 vẫn lập lại những khẩu hiệu rỗng tuếch và răn đe trừng trị "tự diễn biến, tự chuyển hóa" trong Đảng và ngăn cấm các hoạt động văn hóa và báo chí lề dân, như việc hủy bỏ luận văn "Vị trí kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa" của chị Đỗ Thị Thoan [xv] và bắt giam nhiều blogger gần đây đang gây bất bình trong nhiều giới ở trong lẫn ngoài nước và dư luận quốc tế kết án nghiêm khắc:

"Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trên lĩnh vực văn hóa. Quản lý tốt hơn việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sa đà vào những thông tin, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện lai căng, những sản phẩm độc hại, những hành vi phi văn hóa, phản văn hoá..." [xvi]

Tóm lại, mặc dù Bắc Kinh đã xâm phạm ngang ngược vùng biển VN trước và trong thời gian HNTU 9 họp, tức là lãnh thổ, chủ quyền và độc lập đang bị đe dọa nghiêm trọng, nhưng tuyệt nhiên Ban chấp hành Trung ương tại HNTU 9 đã không được phép bàn tới vấn đề nóng bỏng và cực kì hệ trọng tới tương lai đất nước. Sự kiện này lại chứng minh một lần nữa rất rõ ràng là, vì quyền-tiền nên cả phe bảo thủ lẫn các nhóm lợi ích từ Bộ chính trị tới Trung ương đảng đã thỏa hiệp ngầm với nhau và không dám đưa việc xâm lấn của Bắc Kinh ra thảo luận công khai trong HNTU 9. Vì họ lo sợ rằng, đưa vấn đề này ra thảo luận trong HNTU 9 thì chẳng khác gì cởi áo cho người xem lưng và số phận của chế độ và cả chính họ không biết sẽ đi về đâu! Vì hầu hết 16 ủy viên Bộ chính trị đều đã từng phất cao ngọn cờ "16 chữ vàng" và "4 tốt" của Bắc Kinh, nếu nay đem chính sách với Bắc Kinh ra thảo luận sẽ khơi sâu thêm sự phân hóa và kình chống giữa các phe và làm trò cười trước nhân dân VN và dư luận quốc tế!

Các hành động xâm lấn từng bước của Bắc Kinh biến Biển Đông thành cái hồ của Trung Quốc

Giàn khoan HD 981 đang đứng sừng sững ngang ngược trong hải phận VN chỉ là một chuỗi các chuẩn bị và hành động xâm lấn có tính toán

từ lâu của Bắc Kinh. Bất chấp thỏa thuận giữa cấp cao của hai bên là không được làm căng thẳng tình hình biển Đông, nhưng trong nhiềm năm qua nhằm thực hiện mục tiêu biến biển Đông thành cái ao của Trung Quốc và từ đó thực hiện “Giấc mơ vĩ đại của Trung Quốc” [xvii] mà chính Tập Cận Bình đã tuyên bố toạc ra sau khi làm Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc và Chủ tịch Trung Quốc. 

Chỉ liệt kê một số hành động xâm lấn có tính toán của Bắc Kinh trong vài năm trở lại đây:

- Cho các tầu hải quân Trung Quốc ba lần xâm phạm hải phận VN và phá các hoạt động kinh tế VN trong năm 2011.

- Lập căn cứ quân sự và cho các đơn vị quân đội Trung Quốc đóng thường trú ở Hoàng Sa.

- Tháng 7-2012 cho lập thành phố Tam sa trong đó có quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp với VN, thành cơ sở hành chánh mới của Trung Quốc, nghĩa là mặc nhiên coi Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.

- Các chiến hạm Trung Quốc thường xuyên tuần tra trên khu vực đang có tranh chấp với VN và nhiều nước Đông Nam Á.

- Cho cả ngàn tầu đánh cá Trung Quốc ồ ạt xuống biển Đông đánh cá dưới sự hộ tống của hải quân Trung Quốc.

- Trong khi đó nhiều tầu đánh cá và ngư dân VN đã bị các tầu hải quân Trung Quốc săn đuổi, bắn phá và gây thiệt mạng cũng như thương tích.

- Đầu năm nay còn leo thang thêm với việc ra lệnh tầu ngoại quốc đánh cá và thăm dò trong khu vực "lưỡi bò" phải xin phép Trung Quốc, như nói ở phần đầu. 

- Áp lực với giới cầm đầu CSVN cấm các cuộc biểu tình của nhân dân VN chống chính sách bành trướng của Bắc Kinh và ngăn cản các lễ kỉ niệm 19-1 và 17-2; áp lực với nhóm cầm đầu Hà Nội cấm báo chí viết bài không có lợi cho Bắc Kinh và bắt giam nhiều blogger từng tố cáo sự xâm lấn của Bắc Kinh. 

Bắc Kinh đã thành công vì nhóm cầm đầu CSVN mang nặng bệnh tâm lí tự ti mặc cảm, thái độ cúi đầu và tư tưởng sai lầm lạc hậu

Câu hỏi trung tâm ở đây là, làm sao Bắc Kinh đã có thể tự do hoành hành xâm lấn biển Đông như chỗ không có chủ trong các năm qua? Muốn giải đáp câu hỏi này thì cần biết rõ, những người cầm đầu chế độ toàn trị CSVN đã đối xử như thế nào với giới lãnh đạo Bắc Kinh, sáng suốt hay

Số 196 Trang 19

Page 20: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

u mê, can đảm hay nhu nhược? Đứng về phía nhân dân hay o bế Bắc Kinh? Ở đây chỉ liệt kê một số hoạt động của họ trong vài năm gần đây: 

- Năm 2010 khi tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng, lúc đó với tư cách Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước UBTV Quốc hội là "Tình hình biển Đông không có gì mới" [xviii] và cấm không cho Quốc hội được đưa vấn đề biển Đông ra thảo luận.

- Để vận động cho chuyến thăm ra mắt Bắc Kinh vào tháng 10-2011với tư cách tân TBT, mùa hè 2011 Nguyễn Phú Trọng đã phái hai Thứ trưởng Quốc phòng sang uốn lưỡi lấy lòng phương Bắc. Trong khi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng quốc phòng và phụ trách đối ngoại, đã tuyên bố “Một thực tế hiển nhiên là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam” [xix] Còn Tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, thì hứa với Bắc Kink "Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Vấn đề tranh chấp giữa hai nước thì do hai nước giải quyết." [xx]

- Trong khi tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng, trước chính sách xâm lấn của Bắc Kinh khiến Phi Luật Tân đã phải kiện Trung Quốc tại Tòa án quốc tế, nhưng vì sợ Bắc Kinh nên Hà Nội không dám ủng hộ Phi Luật Tân, một thành viên trong ASEAN. Giữa khi ấy Nguyễn Tấn Dũng đã huyênh hoang tại cuộc hội thảo quốc tế "Đối thoại Shangri-La" vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 tại Singapore vẫn còn nuôi "Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng" với Bắc Kinh. Làm thế có khác nào trao trứng cho ác! [xxi]

- Giữa tháng 12-2013 khi về HN dự Hội nghị Ngoại giao do Nguyễn Phú Trọng chủ trì, Đại sứ VN tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ cũng theo chiều hướng tùng phục như vậy, đã nói với báo chí về chính sách ngoại giao trước sau của Hà Nội với Bắc Kinh là "Chúng ta không có hai lòng." [xxii] Nghĩa là theo chủ trương trung thần bất sự nhị quân, coi Trung Quốc là thiên triều, còn VN là thuộc quốc như thời phong kiến vài thế kỉ trước!

Những lời tuyên bố vừa ngênh ngang vừa ngờ nghệch trên của những người cầm đầu Đảng, Chính phủ hay những người có trách nhiệm về quốc phòng, ngoại giao đã cho thấy thái độ ươn hèn và những quan điểm cực kì sai lầm về các ý đồ và chính sách của Bắc Kinh... Nó bắt

nguồn từ tư duy cực kì lạc hậu và tâm lí tự ti mặc cảm của giới lãnh đạo toàn trị còn sót lại từ thời phong kiến. Đặc biệt bệnh tâm lí tự ti mặc cảm đối với phương Bắc trở thành căn bệnh nặng của Nguyễn Phú Trọng. Ông tỏ ra rất hãnh diện khi được người cầm trịch ở Bắc Kinh chú ý và tự khen với thái độ vui như con nít ngay trước hội nghị quan trọng của Đảng. Ông Trọng coi việc Hồ Cẩm Đào khi ấy là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước đã cử đặc phái viên sang mừng Nguyễn Phú Trọng được cử làm Tổng bí thư (1-2011) là một niềm hãnh diện lớn: 

“Chưa bao giờ ngay sau Đại hội, một số đảng anh em như... Đảng Cộng sản Trung Quốc cử đặc phái viên của Tổng bí thư, Chủ tịch nước sang gặp Tổng bí thư ta để trực tiếp chúc mừng thành công của Đại hội”! [xxiii]

Từ tâm lí tự ti mặc cảm với phương Bắc, cho nên sung sướng và hãnh diện được kết "bạn" với Bắc Kinh là logic rất biện chứng của ông Trọng. Điều này Nguyễn Phú Trọng đã nói rõ trước mặt cả hơn ngàn cán bộ trung và cao cấp tại Hội nghị Cán bộ toàn quốc ngày 27-2-2012. Khi nhắc tới các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, ông Trọng luôn luôn tỏ vẻ kính trọng, như "Bạn thường nhấn mạnh, không để bị "Tây hóa, tha hóa, thoái hóa!" [xxiv] Một điều bạn bảo, hai điều bạn khuyên, sự cung kính như thế có khác nào như thái độ coi đó như những lời bố dậy bảo! 

Cho nên không lạ, khi người đứng đầu giữ thái độ khúm núm và tự ti như vậy, coi Bắc Kinh như thiên triều ngày xưa, thì chẳng trách những người dưới quyền cũng quị lụy như vậy, đồng thời còn ra tay ru ngủ cả toàn Trung ương đảng và quân đội! Chính vì vậy nên Bắc Kinh đã được đằng chân lân đằng đầu. Việc Bắc Kinh cho cả gần trăm tầu chiến, phi cơ quân sự, hải giám hộ tống giàn khoan khủng HD 981 vào sâu trong thềm lục địa VN hiện nay rõ ràng là hậu quả tất yếu của thái độ nhu nhược và cực kì sai lầm của Nguyễn Phú Trọng và những người cầm đầu chế độ toàn trị. 

Đối với Bắc Kinh thì quị lụy cúi đầu, cùng "xây dựng lòng tin chiến lược", nhưng với nhân dân, thanh niên và trí thức VN thì Nguyễn Phú Trọng lại khinh thường, ngạo mạn. Khi nhiều trí thức, nhân sĩ từ trong Đảng tới ngoài xã hội tố cáo việc sửa đổi Hiến pháp giả vờ, Nguyễn Phú Trọng đã rất hách dịch kết án họ là "suy thoái đạo đức". Cũng vẫn giữ cách phách lối đó, trong HNTU 9

Nguyễn Phú Trọng đã đe dọa những người dân chủ và cả những đảng viên tiến bộ:

"Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trên lĩnh vực văn hóa. Quản lý tốt hơn việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet..."

Còn người cầm đầu chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không bỏ lỡ một cơ hội nào để tung hô dân chủ, bảo vệ chủ quyền; nhưng chỉ là trò đánh trống bỏ dùi, làm người bán dạo ở đường phố, ưu tiên đầu tiên vẫn là quyền tiền và gia đình, trước sau vẫn khinh thường trí thức và đàn áp những người dân chủ!

***Nói tóm lại, việc Bắc Kinh ngang

ngược cho cả gần 100 tầu chiến, phi cơ, tầu hải giám và kiểm ngư hộ tống giàn khoan đầu khủng HD 981 vào sâu trong thềm lục địa của VN từ 1-5 và việc Tập Cận Bình quyết liệt từ chối lời yêu cầu của Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh thảo luận đã cho thấy sự phá sản toàn bộ trong chính sách với Trung Quốc của nhóm cầm đầu chế độ toàn trị CSVN. Mặc dù VN ngày nay xét cả về diện tích, dân số và tài nguyên là nước trung bình cả trong khu vực lẫn thế giới. Cả thế giới đang bước vào thời đại toàn cầu hóa cả trong kinh tế lẫn chính trị và kỉ nguyên thông tin điện tử đang có sức mạnh đánh tan đêm tối độc tài và tiến vào quĩ đạo dân chủ. Nhưng nhóm cầm đầu chế độ toàn trị ở VN tới nay vẫn chưa nhận ra được và cũng không dám nhìn nhận những sai lầm và cực kì nguy hiểm cho đất nước trong chính sách với Bắc Kinh của họ. Vì thế đã dẫn tới sự phá sản toàn bộ của chính sách này. Biến cố HD 981 là một điểm cao mới chứng minh sự phá sản này.

Sự phá sản chính sách đối với Trung Quốc nằm chính ngay trong đầu của những lãnh đạo CSVN. Do tư duy cực kì bảo thủ coi ý thức hệ CS... cao hơn lợi ích của dân tộc, nên họ nhận định hoàn toàn sai lầm về ý đồ của Bắc Kinh. Tâm lí tự ti mặc cảm đã khiến họ sẵn sàng thần phục và quỵ lụy Bắc Kinh như thời phong kiến. Trong khi ấy đối với nhân dân thì họ chỉ tính lừa đảo, khinh thường trí thức và thanh niên, đàn áp những người dân chủ và đang tăng cường trấn áp cả những đảng viên tiến bộ, biết quí lòng tự trọng!

Họ đòi quyền cao tuyệt đối cho Đảng trong mọi lãnh vực, trong đó có chính sách đối ngoại. Nay chính sách

Số 196 Trang 20

Page 21: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

với Bắc Kinh đã hoàn toàn thất bại và phá sản, nhưng họ không nhận trách nhiệm. Chẳng những thế họ lại còn không cho Trung ương đảng thảo luận về những nguy cơ của đất nước, không cho nhân dân -đi đầu là trí thức, thanh niên- được quyền biểu tình ôn hòa chống lại sự xâm lấn của Bắc Kinh. Như thế vài người đứng đầu trong Bộ chính trị đã trở thành siêu độc tài và đang củng cố quyền lực với việc thực hiện câu nói của Mao Trạch Đông: Trí thức chỉ như cục phân, nhân dân như cỏ dại!

17.5.2014Âu Dương Thệdanlambaovn.blogspot.comGhi chú: [i]. Họp báo, trong Quân Đội Nhân

Dân 7-5, BBC 5-5; Ông Trần Công Trực: 'Trung Quốc đang có bước đi nguy hiểm', VNexpress 5.5. [ii]. http ://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=650891; http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=652087. [iii]. BBC 9-5. [iv]. Süddeutsche Zeitung 15-5. [v] RFI 9-1, Đài Bắc Kinh 9-1. [vi]. Cùng tác giả, "Đầu năm Nguyễn Phú Trọng tỏ sự "không hai lòng" với Tập Cận Bình như thế nào? Trong: http: //www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2014/adt62.htm#_edn2. [vii]. FB Nguyễn Hồng Kiên 1-1-14, Diễn đàn Xã hội Dân sự (DĐXHDC) 1-1-14. Xem thêm cùng tác giả: Thông điệp năm mới 2014: Nguyễn Tấn Dũng đóng đúng vai anh "treo đầu dê bán thịt chó"! http://www .dcvapt.net/thoisu/baithoi su2014/thongdiep.htm#ednref2. [viii]. Cộng sản 18-12. [ix]. Cùng tác giả, Tranh chấp Mĩ-Liên Âu với Nga ảnh hưởng thế nào tới VN? trong http://ww w.dcpt.org/thoisu/baithoisu2014/tu%20Ukraine%20toi%20VN.htm. [x]. New York Times 13-5. [xi]. Tuổi trẻ 11-5. [xii]. BBC 11-5. [xiii]. Thông cáo số 2 của 20 tổ chức XHDS độc lập VN, Dân quyền 16-5. [xiv]. http://dangcong san.vn/ cpv/Modules/News/NewsDe tail.aspx?co_id=30106&cn_id=652086. [xv] Cùng tác giả, TBT Nguyễn Phú Trọng châm ngòi như thế nào cho vụ hủy Luận văn và tước bằng Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan? http:// www.dcpt. org/thoisu/baithoisu2014/dothithoan.htm. [xvi]. Diễn văn bế mạc HNTU 9, như trên. [xvii]. Đài Bắc Kinh 30-11-12. [xviii]. Lao động 26-8-10. [xix]. Thông tấn xã VN 30-8-11. [xx]. Quân

Đội Nhân Dân 16-9-11. [xxi]. http:// www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2013/shangri.htm. [xxii]. Vietnam Net 16-12-13. [xxiii]. Cùng tác giả, "Tháng 6-2011 là cái mốc lịch sử: Đảng đang chống lại nhân dân!" http://www.dcpt. org/thoisu/baithoisu2011/adt306.htm. [xxiv]. Nguyễn Phú Trọng, diễn văn tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 27-2-12, Cộng sản 27-2-12 

Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: 

www.dcpt.org hay www.dcvapt.net. Địa chỉ: [email protected] 

Phần I: Chiên lược bành

trướng của Trung QuốcTrung Quốc có tiềm lực kinh tế,

quân sự rất hùng hậu. GDP và chi phí quân sự đều đứng thứ hai trên thế giới. Nền kinh tế luôn đòi hỏi nguồn nguyên, nhiên liệu rất lớn cho sự phát triển. Bởi vậy, việc tìm kiếm các nguồn nguyên, nhiên liệu luôn được ưu tiên trong chính sách bành trướng của Trung Quốc.

Chúng ta hãy cùng suy xét xem quốc gia nào trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là mục tiêu bành trướng đầu tiên của Trung Quốc? 

Nhìn lên phía Bắc của Trung Quốc là một nước Nga hùng mạnh về quân sự và rất cứng rắn trong vấn đề chủ quyền quốc gia. Hải quân Nga không nhân nhượng mà đã nổ sung vào tàu cá của TQ khi xâm phạm lãnh hải của họ. TQ còn thua kém Nga rất nhiều về tiềm lực quân sự. Do vậy, TQ không thể bành trướng sang nước Nga.

Nhìn sang phía Đông là Hàn Quốc và Nhật Bản, Đài Loan. Họ đều hùng mạnh về kinh tế, quân sự và là đồng minh của Mỹ. Mỹ có hiệp ước an ninh với Nhật và Hàn, có luật về bảo vệ Đài Loan. TQ không thể bành trướng về phía Đông.

Nhìn sang phía Tây là các nước Trung Á, là vùng đệm chiến lược của Nga. Tiếp đó là Afganistan, quân Mỹ và NATO đang đóng quân ở đó. Tiếp đến Pakistan đang là đồng minh của TQ. Còn Ấn Độ là

cường quốc kinh tế, quân sự, là đối thủ ngang sức của TQ. Tiếp theo là Miến Điện, đang là đồng minh, đối tác tốt của TQ. Nhưng tương lai, Miến Điện có thể là đồng minh của Mỹ và phương Tây.

Phía Nam là Philippin và Việt Nam. Philippin có hiệp an ninh với Mỹ và là đồng minh lâu năm của Mỹ. TQ không thể tùy tiện mà bành trướng sang Philippin.

Việt Nam có biển Đông với trữ

lượng dầu khí, khoáng sản và thủy hải sản dồi dào. Kinh tế kém phát triển và phụ thuộc nhiều vào TQ về nguồn nguyên liệu. Chi phí quốc phòng chỉ bằng 1/30 của TQ. Lực lượng hải quân và không quân chỉ bằng 1/3 hạm đội Nam Hải của TQ. Việt Nam không có đồng minh để có thể giúp đỡ quân sự, chuyên gia quân sự, hậu cần, thông tin tình báo,… nếu xảy ra xung đột. Chính quyền và đảng CS cầm quyền thì tham nhũng, nhu nhược và không đoàn kết, đánh mất niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân.

Bởi vậy VN là mục tiêu yếu nhất và dễ nhất trong chiến lược bành trướng của TQ. Và thực tiễn đã, đang và sẽ chứng minh điều này.

Chiên lược bành trướng của TQ đối với VN

Hiện tại và tương lai, TQ không sử dụng quân sự để tấn công đánh chiếm các đảo của VN ở quần đảo Trường Sa trước. Mà TQ đang và sẽ tiếp tục sử dụng chiến thuật lấn chiếm từng bước vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Họ tiếp tục sử dụng lực lượng quân sự, bán quân sự, dân sự với số lượng áp đảo để tiếp tục duy trì và đặt các dàn khoan mới. Mỗi năm, họ có thể đặt từ 2-3 dàn khoan và từng bước lấn chiếm cho tới khi hết các vùng biển có tiềm năng dầu khí của VN.

Các giải pháp đối phó của VNViệt Nam chỉ đưa các lực lượng

cảnh sát biển, kiểm ngư ra thực thi công vụ, thì chẳng khác gì con muỗi cắn vào mông con voi. Chỉ tự thiệt

Số 196 Trang 21

Page 22: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hại về kinh tế, tài sản, thương vong về người mà trong khi TQ vẫn tiếp tục lấn chiếm.

Việt Nam sử dụng quan hệ ngoại giao để kêu gọi và được cả thế giới ủng hộ, lên tiếng, thì đó cũng chỉ là những phát ngôn, tuyên bố chính trị, ngoại giao. TQ vẫn trơ mặt mà tiếp tục lấn chiếm. Lợi ích quốc gia về kinh tế, chính trị, an ninh của họ vẫn quan trọng hơn. Các nước khác dù ghét TQ nhưng vẫn là đối tác kinh tế của họ.

VN kiện TQ ra các tòa án quốc tế và thắng kiện, VN cũng không đủ sức mạnh để dùng các phán quyết, bản án đã thắng đó để thi hành án, thực thi phán quyết với TQ. Thắng kiện nhưng không đòi lại được chủ quyền lãnh hải quốc gia.

Cuối cùng là Việt Nam phải dùng giải pháp quân sự để bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia. VN không có đồng minh và tiềm lực quân sự lại thua kém TQ. TQ sẽ mượn cớ VN dùng vũ lực giải quyết tranh chấp, TQ sẽ uy hiếp trên đất liền và dùng toàn bộ sức mạnh tiêu diệt lực lượng quân sự của VN trên biển, đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa. Lúc đó, người VN muốn rửa chân ở biển cũng phải xin phép TQ. Việt Nam không thể một mình, đơn phương dùng giải pháp quân sự với TQ.

Vậy, giải pháp nào để VN có thể bảo vệ được chủ quyền lãnh hải quốc gia của mình?

Phần II: Giải pháp cho đảng CSVN để bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia. 

Muốn bảo vệ được chủ quyền lãnh hải quốc gia, muốn phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và trở thành một quốc gia hùng mạnh về kinh tế, quân sự, VN phải xây dựng được các mối quan hệ đồng minh chiến lược. Từ đó VN có đủ sức mạnh về quân sự cùng với sự giúp đỡ của các đồng minh thì mới có thể bảo vệ được chủquyền quốc gia.

Lựa chọn quốc gia để xây dựng mối quan hệ đồng minh: Có hai quốc gia mà VN có thể lựa chọn để xây dựng mối quan hệ đồng minh.

Thứ nhất là Nga, nhưng Nga

đang sa lầy ở Ukraine, bị Mỹ và các nước phương Tây bao vây, cấm vận. Mâu thuẫn, tranh chấp giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây sẽ còn kéo dài. Bởi vậy, Nga rất cần TQ để buôn bán, làm ăn. Đồng thời, Nga cũng cần TQ trong các liên kết chính trị, kinh tế để đối phó với phương Tây. Do vậy, Nga không bao giờ muốn làm phật lòng TQ để xây dựng quan hệ đồng minh với VN chống TQ. Thực tế, từ khi TQ xâm lược VN trên biển Đông, Nga chưa lên tiếng để bênh vực cho VN. Thậm chí, Nga còn mong TQ và VN có mâu thuẫn, chiến tranh với nhau để Nga bán vũ khí và làm TQ suy yếu một phần. 

Chắc chắn, Nga sẽ không bao giờ đồng ý xây dựng mối quan hệ đồng minh với VN.

Thứ hai là Mỹ. Mỹ luôn luôn

muốn VN đứng về phía Mỹ, cùng chia sẻ mối quan tâm và lợi ích trên biển Đông. Nước Mỹ với tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh của họ, Mỹ hoàn toàn có đủ khả năng không chỉ giúp VN phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế mà còn bán vũ khí, viện trợ vũ khí, cung cấp thông tin tình báo, hỗ trợ hậu cần, huấn luyện,… giúp VN có đủ năng lực đối phó với TQ trên biển Đông. 

Khi VN đã xây dựng được quan hệ đồng minh với Mỹ, thì VN sẽ dễ dàng trong việc xây dựng quan hệ đồng minh với Nhật, Hàn Quốc, Uc, Canada, các nước phương Tây và Nato. Từ đó VN sẽ nhanh chóng phát triển về kinh tế, tăng cường tiềm lực quốc phòng đủ sức bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Làm sao để xây dựng mối quan hệ đông minh với Mỹ?

Trở ngại lớn nhất và duy nhất là vấn đề nhân quyền và dân chủ. Nước Mỹ chỉ có thể xây dựng mối quan hệ đồng minh với một nước VN dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

Vậy muốn xây dựng được quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ để có thể

bảo vệ được chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế đất nước, Đảng CSVN phải thả hết tù chính trị, cải thiện và tôn trọng các quyền con người. Công nhận và cho phép các tổ chức chính trị, đảng phái chính trị thành lập và hoạt động bình đẳng. Sửa đổi Hiến pháp, luật bầu cử và tiến hành bầu cử tự do, công bằng. 

Làm được điều này, đảng CSVN không chỉ xây dựng được quan hệ đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ. Mà còn hòa hợp, hòa giải dân tộc và đoàn kết được tất cả người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước trong việc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.

Giải pháp duy nhất mà VN có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia đó là đảng CSVN phải cải thiện và tôn trọng nhân quyền, dân chủ hóa xã hội. Xây dựng các mối quan hệ

đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây.

Hà Nội, ngày 14-5-2014Luật sư Nguyễn Văn Đài

...Một mặt chúng ta thẳng thắn đòi thực hiện cho được quyền biểu tình yêu nước ôn hòa, nhưng trong khi chưa đạt yêu cầu ấy thì cần phát huy các sáng kiến linh hoạt như biểu tình tại gia, liên gia, gửi những bản tin và khẩu hiệu yêu nước, nghiêm chỉnh, hợp pháp, nhằm lên án xâm lược cứu nước, gửi đến từng gia đình trong khu vực dân cư, một cách đàng hoàng và cố gắng tranh thủ sự đồng thuận của các cán bộ địa phương trong không khí cùng lo việc nước. Cốt sao đánh thức lòng yêu nước chống giặc trong toàn dân. Đấu tranh để cứu nước trong hoàn cảnh phức tạp như nước ta bây giờ nếu gò vào những hình thức cứng nhắc với yêu cầu cao ngay sẽ rất khó. Sự mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng, vừa dũng cảm vừa thích nghi chắc sẽ dễ thực hiện hơn...

*1. Ngăn cản biểu tình ở Đà LạtĐà Lạt là thành phố nhỏ, ít dân,

Số 196 Trang 22

Page 23: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

lâu nay quen yên tĩnh, chỉ có mấy người thường lên tiếng phản biện đã được biết rõ... nên việc biểu tình có khó khăn hơn nhiều nơi khác.

Lần này chúng tôi quyết định đánh động dư luận trước vụ giàn khoan HD-981. Ông Trần Thế Việt (nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt) cùng với nhà thơ Bùi Minh Quốc viết một thư ngỏ thông báo cho bạn bè và cho UBND tỉnh và thành phố về dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình yêu nước chống xâm lược, đề nghị công an giữ gìn trật tự an ninh giúp dân biểu tình được an toàn.

Các quan chức tỉnh và thành phố từ chối việc trả lời, giành sự trả lời cho cấp phường, trả lời rằng muốn biểu tình hợp pháp phải báo trước ít nhất một tuần!

Sau đó, từ chiều 17-5 các sĩ quan an ninh đã đến nhà các ông Trần Thế Việt, Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh để giải thích quan điểm chính thức của Chính phủ là không cho biểu tình trong lúc này (e bị kẻ xấu phá hoại).

Thế rồi, 6g30 sáng 18-5 tại trung tâm thành phố (nơi dự kiến biểu tình) đã có rất đông cảnh sát tụ tập. Trước nhà các vị trên, nhất là nhà Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc... đều có rất đông công an chốt chặn, và cử một đoàn cán bộ Mặt trận và Ban dân vận vào tận trong nhà để thăm hỏi sức khỏe và đàm thoại rất lâu để giữ chân mọi người không thể ra khỏi nhà. 

2. Vạch rõ những ngụy biện của nhà nước trong việc ngăn cấm biểu tình:

Bị giữ chân tại nhà, cuộc đấu giữa chính biện và ngụy biện là điều tất yếu phải diễn ra.

Trong không khí ôn hòa, chúng tôi tranh thủ làm rõ những nhận thức đúng về hiện tình đất nước trước sự xâm lăng có hệ thống của Trung Quốc suốt mấy chục năm qua. Lý lẽ của các quý vị Ban Dân vận trước sau xoay quanh chỉ thị sau cùng của Thủ tướng: Phẫn nộ trước xâm lăng là đúng, nhưng nếu biểu tình sẽ bị kẻ xấu lợi dụng phá phách gây nhiều tổn hại nguy hiểm, nên phải bình tĩnh, để yên cho Đảng

và nhà nước tiến hành các biện pháp chống xâm lược theo đúng đường lối của Đảng, cho nên nhà nước phải ngăn chặn biểu tình tự phát.

Tôi lần lượt vạch rõ những ngụy biện trong lập luận đó:

- Để mặc đảng và nhà nước xử lý như mấy chục năm nay thì kết quả là Việt Nam cứ lùi từng bước trước kế hoạch thôn tính Việt Nam một cách bài bản và hệ thống, dẫn đến vụ giàn khoan HD-981 thì nguy cơ mất nước đã cận kề. Nên nhân dân không thể ngồi yên như bấy lâu nay, mà phải thức tỉnh để cứu nước khi đã lâm nguy.

- Sức mạnh nền tảng để cứu nước là nhân dân, từ đó mới đảm bảo cho sức mạnh của nhà nước và quân đội. Ngược lại, khoán cho người cầm quyền là nguy hiểm, ví dụ kẻ nắm quyền vì sự dồn ép nào đấy phải ký một văn kiện đầu hàng thì mọi máy bay, tầu ngầm và quân đội cũng vô tác dụng. Về phía kẻ địch, nếu không thấy nhân dân Việt Nam phẫn nộ thì giặc cướp sẽ yên tâm lấn tới, họ chỉ sợ nhân dân chứ không sợ nhà nước đâu.

- Vin cái cớ "kẻ xấu kích động" để cấm biểu tình là một kịch bản vụng về và với ý đồ không trong sáng. Tôi xin chứng minh:

* Công nhân bị kích động là rất ít, bọn lưu manh phá phách là bọn chuyên nghiệp, rất có tổ chức, có tiền bạc và tự tiến hành công việc phá phách, số công nhân a dua không đáng kể. Chính liên đoàn Lao động cũng xác nhận như vậy. Tôi thương công nhân bị quy kết oan.

* Công an hầu như để mặc, chờ cho bọn xấu thực hiện xong công việc của chúng đã rồi mới ra tay. 

* Công tác an ninh kém đến mức không có tình báo gì để phát hiện nguồn gốc của một bọn có tổ chức quy mô như vậy. Kém đến mức không xử lý kịp thời ngay lúc chúng xuất hiện mà để cho chúng trở thành đông đảo, hướng dẫn đoàn biểu tình đi khắp hàng trăm xí nghiệp.

* Được nhà nước và nhân dân ủy thác cho sứ mệnh giữ an ninh để dân biểu tình mà để xảy ra kết quả

tệ hại như vậy là không hoàn thành nhiệm vụ. Đáng lẽ công an-cảnh sát phải nhận lỗi lầm to lớn ấy và phải bị khiển trách, chứ sao lại được trọng thưởng trong vụ này? Chẳng lẽ lại khen thưởng về thành tích đã khôn khéo để cho bọn lưu manh thực hiện xong hành vi phá phách của chúng để có cớ mà ngăn cấm biểu tình hay sao?

* Nhà nước vẫn xác nhận nhân dân biểu tình yêu nước chống xâm lược là rất chính đáng, nhưng nay biểu tình bị kẻ xấu gây tác dụng xấu thì đáng lẽ phải dep bọn xấu để cho biểu tình được an toàn, thế mới là hướng giải quyết tích cực. Nay chỉ vì bọn xấu mà ta phải từ bỏ một công việc có ý nghĩa lớn lao, ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước thì đó là hướng giải quyết tiêu cực. Thế là lực lượng toàn dân và toàn lực lượng vũ trang đã chịu thua một bọn lưu manh phá rối? Sao lại vô lý như thế được?

* Biện bạch rằng nếu thấy bọn lưu manh phá phách đang khoác lá cờ đỏ mà công an bắt ngay e tạo ra hình ảnh xấu, mang tiếng là chống biểu tình? Ôi, sao lại chậm và hiền quá vậy? Bắt ngay thằng lưu manh giả danh lá cờ ấy lại, vạch rõ nguồn gốc của nó để giữ an toàn cho biểu tình rồi công bố trên mạng thì uy tín của công an tăng lên bao nhiêu lần chứ sao lại mang tiếng? Mang tiếng phải là những vụ như đạp vào mặt người đảng viên biểu tình Chí Đức, như đánh chết người vô tội trong đồn công an kia!

Tóm lại cái lý do ngăn cấm biểu tình vì sợ có kẻ xấu xúi giục là ngụy biện không thể đứng vững. Mục đích sự ngụy biện này là gì sẽ minh định sau, nhưng hãy trả lại ngay quyền biểu tình cho dân, vì đấy là sức mạnh nền tảng để cứu nước khi họa xâm lăng đã đến sát chân tường.

3. Đấu tranh để cứu nước nên linh hoạt, đa dạng:

Tôi đang nói chuyện với đoàn Dân vận thì nhận được điện thoại của nhà thơ Bùi Minh Quốc, nói cũng đang làm việc với Ban Dân vận, không ngờ bà Thục (phu nhân

Số 196 Trang 23

Page 24: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

ông Quốc) ra trước cổng hô lớn: "Đả đảo Trung Quốc xâm lược! Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!" Bà Thục biểu tình một mình, tại gia, không cản trở giao thông, không có kẻ xấu xúi giục, vậy rất đúng quy định của Thủ tướng. 

Tôi bèn nói lại thông tin ấy với đoàn Dân vận đang ngồi quanh tôi, mọi người chỉ cười không nói gì.

Lát sau, đoàn Dân vận về rồi, ông Đoàn Nhật Hồng, người đảng viên tiền khởi nghĩa 84 tuổi, gọi điện báo cho biết: ông đã đẩy chiếc xe lăn đưa bà ra trước cổng với khẩu hiệu chống Tàu xâm lược trên tay. Ông nói không cho biểu tình đông người thì đôi vợ chồng già này biểu tình tại gia vậy, ông khoe đã chụp ảnh để báo cáo với anh em bè bạn rồi.

9g30, vừa kịp ăn sáng xong thì một anh bạn đến chơi (anh vốn là công nhân cho một công ty trồng hoa ở Đà Lạt), mang theo cả vợ chồng người con trai cùng đứa cháu nội.

Anh bảo: Tôi biết có tin biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nên mang cả gia đình đi tham dự để các cháu biết yêu đất nước. Nhưng ra đấy chỉ thấy công an nên tôi ghé thăm anh chị để "biểu tình tại gia" với anh chị vậy. Và chúng tôi chụp chung với nhau dưới khẩu hiệu chống giặc Tàu này:

***Trước sự chăm sóc rất chu đáo,

đồng bộ và bài bản của các cơ quan an ninh và dân vận của nhà nước quá đông đảo, không cho biểu tình chống xâm lược, chúng tôi không thể thực hiện cuộc biểu tình đã dự định, nhưng chúng tôi thẳng thắn nói với các cán bộ hữu trách để báo cáo với nhà nước ý kiến của chúng tôi rằng:

- Biểu tình để nhân dân bộc lộ lòng căm phẫn và biểu dương khí thế trước họa xâm lăng là điều thiêng liêng, nếu bảo hình thức ấy chưa thích hợp trong lúc này thì bao giờ sẽ thích hợp, hình thức nào là thích hợp và có hiệu quả, xin cho biết để thảo luận.

- Đảng và nhà nước đưa ra chủ

trương, luật pháp. Nhưng luật lệ nào hợp lòng dân và ích nước thì được dân tin, luật lệ nào không hợp lòng dân, bất lợi cho đất nước thì lòng tin đã xói mòn chỉ càng bị xói mòn đấy.

Về phần người dân, một mặt chúng ta thẳng thắn đòi thực hiện cho được quyền biểu tình yêu nước ôn hòa, nhưng trong khi chưa đạt yêu cầu ấy thì cần phát huy các sáng kiến linh hoạt như biểu tình tại gia, liên gia, gửi những bản tin và khẩu hiệu yêu nước, nghiêm chỉnh, hợp pháp, nhằm lên án xâm lược cứu nước, gửi đến từng gia đình trong khu vực dân cư, một cách đàng hoàng và cố gắng tranh thủ sự đồng thuận của các cán bộ địa phương trong không khí cùng lo việc nước. 

Cốt sao đánh thức lòng yêu nước chống giặc trong toàn dân. Chúng tôi nghĩ: Đấu tranh để cứu nước trong hoàn cảnh phức tạp như nước ta bây giờ nếu gò vào những hình thức cứng nhắc với yêu cầu cao ngay sẽ rất khó. Sự mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng, vừa dũng cảm vừa thích nghi chắc sẽ dễ thực hiện hơn.

Hà Sĩ Phu18-5-2014

Sáu giờ sáng chủ nhật, 18-5-2014, tôi đi xe máy chưa ra khỏi nhà hầm để xe thì ông Lâm Ngọc Thích, trung tá, trưởng công an xã Phước Kiển cùng năm sáu người nữa chặn xe tôi. Một ông giải thích bác không nên đi biểu tình bị lợi dụng. Tôi hỏi: Ông là ai? Tôi là hội nông dân. Tôi bảo, tôi không có việc gì liên quan đến hội nông dân. Ông Mặt trận Tổ quốc tiếp lời ông hội nông dân. Tôi bảo Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam bằng việc đưa giàn khoan vào biển Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc phải vận động người dân đi biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược chứ không phải là ngăn cản người dân biểu tình. Tôi nói có việc phải đi rồi nổ máy ra khỏi nhà xe. Tưởng đi sớm trước khi công an đến chặn cửa nhưng công an còn đến sớm hơn!

Đến gần dinh Độc lập, tôi dừng xe đợi đèn xanh ở ngã tư Trương Định–Nguyễn Thị Minh Khai thì phát hiện ngay cạnh xe tôi là xe anh thanh niên to đậm, mắt hiếng. Những lần có biểu tình chống Trung Quốc xâm lược trước đây, anh này vẫn thường bám theo tôi. Đèn tín hiệu đã chuyển sang xanh, tôi không đi, anh ta cũng không đi. Tôi vừa cất tiếng định bảo lại vẫn là anh à, nhưng âm đầu tiên của tôi vừa cất lên, anh ta đã xuống xe đến sát tôi trừng mắt, vung tay: Muốn gì? Ông muốn gì? Tôi biết anh ta sẽ hành hung tôi để công an xô đến đưa tôi về đồn nên tôi lẳng lặng phóng xe đi. Còn sớm quá. Tôi vòng quanh mấy phố quan sát lực lượng biểu tình và lực lượng công an. Anh chàng mắt hiếng vẫn bám sát tôi. Tôi không nhận ra bóng dáng người biểu tình nhưng công an thì rải đầy đường. 

Tôi phone cho anh Tô Lê Sơn rồi gửi xe máy, đến chỗ anh Sơn thì anh Sơn cũng có một nữ và một nam an ninh bám sát bên cạnh. Chúng tôi đang ngồi nói chuyện trên ghế trong vườn cây trước dinh Độc Lập chỗ gần đầu đường Alexandre de Rhodes thì anh thanh niên mắt hiếng lại đến gây sự định đánh anh Sơn. Chúng tôi đều phải im lặng để người muốn gây sự không thể gây sự được. 

Nhìn quanh tôi nhận ra những người lảng vảng đầy công viên phần lớn đều có dáng vẻ an ninh. Tuyệt nhiên không thấy ai có dáng vẻ là

người biểu tình. Tình hình này, biểu tình không thể tổ chức được rồi. Tôi định ngồi nán lại chút nữa rồi về. Có thêm anh Lê Anh Hùng và anh Nguyễn Bá Thuận đến góp chuyện. Anh Thuận vốn là nhà khoa học làm việc ở bộ Nghiên cứu và phát triển khoa học Đan Mạch đã nghỉ hưu, người thứ 35 trong số 54 trí thức ngày 9-5-2014 gửi thư cho chủ tịch thành phố đề nghị được biểu tình phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào biển Việt Nam. Tôi bảo anh Thuận có bộ râu đẹp như bộ râu của nhà văn Nga Anton Chekhov. Thời đi học, tôi mê mệt nền văn học Nga và văn học Pháp nên tôi nhớ gương mặt từng nhà văn của hai nền văn học đó. Chúng tôi đang nói chuyện văn chương thì tôi thấy có rất nhiều bộ mặt an ninh dồn lại chỗ chúng tôi. Tôi đứng dậy đi dạo quanh

Số 196 Trang 24

Page 25: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

ngắm những vòm lá rung rinh nắng, những dáng cổ thụ rất đẹp thì có hai cánh tay cứng như hai gọng kìm thép xốc hai nách tôi, một bàn tay to và dầy bịt chặt mồm tôi, lôi tôi đi trên con đường láng ciment trong vườn cây, lôi tôi xuống đường Lê Duẩn, đẩy vào chiếc xe du lịch năm chỗ ngồi đã mở cửa đợi sẵn. Một cách bắt cóc thô bạo, phi pháp nhưng quen thuộc của công an nhà nước Cộng sản Việt Nam với những người dân có tiếng nói đòi tự do, dân chủ. Khi xuống xe ở điểm dừng cuối cùng tôi mới được biết chiếc xe mang biển trắng với hàng số 51A 535 20.

Hàng ghế trước là người lái xe và người có cung cách chỉ huy. Đó là người da ngăm đen. Tóc cứng, cắt ngắn chỉ trên dưới một centimet. Mặt ngắn. Trán ngắn. Cơ bắp chắc nịch trên vai, trên cánh tay. Hàng ghế sau là hai người tuổi khoảng trên dưới bốn mươi ngồi kẹp chặt hai bên sườn tôi. Tất cả đều mặc đồ dân sự. Người chỉ huy ngồi trên ra lệnh cho hai người phía sau: Kiểm tra điện thoại. Lập tức, từ hai phía, hai bàn tay thọc vào hai túi quần tôi lôi ra ở túi bên trái là điện thoại, túi bên phải là máy ảnh rồi mỗi người một máy, sục vào thẻ nhớ, xăm soi. Người chỉ huy lại lệnh cho lái xe dừng lại đầu đường Calmette rồi phone gọi người đi xe máy đến và lệnh cho tôi đưa chìa khóa xe máy và phiếu gửi xe của tôi cho người đó.

Khi ôtô chui vào đường hầm Thủ Thiêm, tôi chắc mẩm ôtô sẽ vòng sang Bình Thạnh đưa tôi về số 4 Phan Đăng Lưu, nơi đã từng giam giữ vợ chồng đại tá Phạm Quế Dương, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Công Định... và giam giữ tất cả những tiếng nói đòi tự do dân chủ bị bắt. Nhà giam số 4 Phan Đăng Lưu của bộ Công an. Như vậy những người bắt tôi là công an bộ. Tôi bỗng bần thần tiếc sẽ phải bỏ dở bao việc gấp gáp đang làm. Nhưng ôtô không rẽ trái sang Bình Thạnh mà cứ phăm phăm phóng thẳng trên con đường thênh thang mới mở hướng về quận 9. Quẹo vào đường đi Cát Lái rồi lại quẹo tiếp vào đường qua cầu Phú Mỹ, quay về đường Nguyễn Văn Linh, quận 7. Tôi lại đinh ninh rằng từ đường Nguyễn Văn Linh, ôtô sẽ rẽ vào đường Nguyễn Hữu Thọ, đưa tôi về nhà, đọc lệnh bắt tôi mà họ đã mang theo. 

Nhưng đến Phú Mỹ Hưng, ôtô lại vòng trái vào đường Nguyễn Lương Bằng, đi qua lối rẽ vào nhà Hoàng Hưng, băng sang đường Hoàng Quốc Việt, quẹo vào đường Huỳnh Tấn

Phát. Tôi đang phân vân không biết ôtô sẽ đưa tôi đến đâu thì người chỉ huy quay lại đe nẹt: Tôi nói cho chú biết: từ nay có người giám sát chú hai mươi bốn trên hai mươi bốn. Chú ra khỏi nhà là bị bắt! Đúng là tư duy công an, ngôn ngữ công an của nhà nước độc tài, muốn bắt ai thì bắt, như xã hội đen, không cần biết đến pháp luật, không cần biết đến quyền con người. Nhưng chính câu đe nẹt vô lối đó lại làm cho tôi yên tâm. Tôi còn được về nhà để họ giám sát tôi 24/24 tức là hôm nay tôi chưa phải “nhập kho”. Còn việc giám sát tôi cũng không phải là điều mới mẻ gì vì ông Tuấn suốt mấy năm nay đã làm rất sốt sắng, bền bỉ rồi. Tôi cũng nhận ra họ là công an thành phố chứ không phải công an bộ. 

Người kèm bên trái tôi căng giọng mạt sát, trấn áp tôi. Với ngôn từ xấc xược, anh ta bảo tôi gây rối, phá hoại. Tôi bảo anh ta: Khi tôi chịu bom đạn, sốt rét ở mặt trận miền Nam chiến đấu vì sự sống còn của nhà nước này thì anh chưa ra đời. Tôi không phải là tội phạm. Anh không được xấc xược như vậy. Biểu tình là quyền công dân chính đáng của người dân. Chính các anh mới là người gây rối. Người chỉ huy bảo tôi rằng chú đã từng là đảng viên, được nhà nước cưu mang mà còn chống phá nhà nước. Tôi nói: Tôi không phải là người vô tích sự để nhà nước phải cưu mang. Toàn bộ tuổi trẻ đẹp nhất của tôi đã ném vào cuộc chiến đấu cho sự tồn tại của nhà nước này. Nhà nước này phải cảm ơn tôi mà có cưu mang gì tôi đâu. Nhà nước lại đang đi theo hướng sai lầm và tôi thấy như bị phản bội nên phải lên tiếng.

Cũng trên đường Huỳnh Tấn Phát, người chỉ huy phone cho ai đó hẹn mười giờ sẽ đến. Lúc đó là hơn tám giờ. Như vậy ôtô còn chạy gần hai giờ nữa. Giọng dịu lại, người chỉ huy bảo tôi: Hôm nay ra biển đổi gió, chú cháu vui vẻ với nhau. Chú cũng mới đi biển phải không? Tôi bảo: Hôm nay các anh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngăn chặn được cuộc biểu tình chính đáng của chúng tôi thì các anh vui, chứ tôi làm sao vui được. Tên tôi thì các anh biết rồi. Xin lỗi, anh có thể cho tôi biết tên được không. Thấy sự ngần ngại của ông chỉ huy, tôi bảo: Anh không muốn cho biết tên thì thôi, không sao cả.

Qua phà Bình Khánh, ôtô hướng ra biển Cần Giờ, rẽ phải vào khu du lịch 30 tháng Tư, dừng lại trước resort Cần Giờ. Năm 2002 mẹ mất, tôi rầu rĩ mãi, con trai tôi liền đưa cả nhà ra biển Cần Giờ và cũng đến

đây. Lúc đó bãi biển còn hoang sơ, đường xá, nhà cửa còn ngổn ngang, tuềnh toàng. Phòng trọ gia đình tôi thuê trong ngôi nhà cũ, chật chội, kín mít như gian nhà kho, ngoài trời gió lồng lộng mà trong phòng nóng ngột ngạt. Bây giờ mấy ông an ninh dẫn tôi vào một nhà hàng đẹp giữa rừng dương cao vút và những bóng dừa hiền hòa. Nhưng vào trong nhà hàng liền có sự tách nhóm. Ông chỉ huy ngồi bàn riêng, có người ban quản lí resort ra ngồi tiếp. Còn lại, hai người kèm tôi cùng lái xe và tôi ngồi ở bàn cách xa. 

Bữa cơm được dọn ra ở hai bàn cách biệt đó. Ông chỉ huy đến chỗ tôi mời tôi ăn cơm. Tôi hỏi: Tôi được anh mời cơm tức là tôi là khách mời của anh phải không? Vâng, tôi mời! Với khách mời cần có lịch sự tối thiểu. Tôi đề nghị cần có hai điều lịch sự tối thiểu là. Một, các anh trả lại cho tôi điện thoại và máy ảnh các anh đã thọc tay vào túi tôi lấy. Ông chỉ huy liền bảo chưa được. Tôi nói tiếp. Hai, tôi cần được biết ai mời cơm tôi chứ? Đến bây giờ tôi vẫn không biết các anh là ai, xã hội đen hay công an. Vì cách các anh bắt tôi như xã hội đen bắt người. Ông chỉ huy đưa tay cho tôi bắt và nói: Tôi tên Tâm. Tôi bắt tay người xưng tên Tâm và nói: Cảm ơn lời mời của anh nhưng tôi không ăn uống gì để phản đối cách bắt người phi pháp của các anh. Tôi ra chiếc bàn trống ngồi quay lưng lại bàn mấy người ăn uống nhưng tôi cứ phải thấy nhân viên nhà hàng diễu ngang qua mặt tôi mang đặc sản biển đến tiếp cho bàn ông chỉ huy. Ăn xong ông chỉ huy được dẫn đi nghỉ. Ba người an ninh cùng tôi vạ vật trên mấy chiếc ghế nhà hàng qua buổi trưa nắng nóng.

Hơn hai giờ chiều. Tôi và hai người đi kèm ngồi đợi ra ôtô. Để kiểm tra tên ông chỉ huy là thật hay giả, tôi đột ngột hỏi: Anh Tâm ra chưa? Bị bất ngờ, người được hỏi chưa kịp nhớ ra cái màn tự giới thiệu “Tôi là Tâm” của ông chỉ huy nên ngẩn ra, hỏi lại tôi: Tâm nào? Tôi cười: Người chỉ huy các anh tự giới thiệu “Tôi là Tâm” đó. Vậy là anh đó không phải tên Tâm rồi. Ngồi trong ôtô trở lại thành phố, tôi bảo ông chỉ huy: Tôi biết tên anh không phải là Tâm. Ông chỉ huy phủ nhận điều tôi nói một cách yếu ớt. Tôi tiếp: Làm việc không đàng hoàng, đến cái tên cũng phải giấu giếm. Người kèm bên trái tôi quát: Sao không đàng hoàng? Cách các anh bắt tôi phi pháp là không đàng hoàng. 

Hai người kèm tôi, người bên trái

Số 196 Trang 25

Page 26: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

luôn gây sự, sừng sộ, trấn áp tôi, người bên phải chỉ im lặng. Lần duy nhất anh ta lên tiếng là khi tôi bảo biểu tình là quyền công dân chính đáng của người dân, anh ta khẽ hỏi: Điều luật nào cho phép biểu tình? Nghe tôi nói: Điều 69 Hiến pháp 1992 và điều 25 Hiến pháp 2013 đều cho người dân được quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình, anh ta lại im lặng. Ở chỗ nghỉ trưa, khi chỉ có tôi và anh ta, tôi nói: Các anh quá lạm quyền trong việc bắt người, phá biểu tình. Không còn biết đến pháp luật. Không còn biết đến quyền con người. Không còn biết rằng đất nước đang vô cùng nguy khốn. Anh ta cũng im lặng.

Trên đường trở về, con người công cụ hung hăng và xấc xược lại căng giọng mạt sát tôi: Bảy, tám mươi tuổi mà chạy xe trốn lui lủi không biết nhục. Văn hay chữ tốt chẳng làm được việc gì có ích, chỉ đi gây rối. Nhà văn cái gì loại đó. Tôi cũng lớn tiếng với anh ta: Tôi với các anh chỉ bất đồng chính kiến. Tôi không phải tội phạm. Anh không được xúc phạm tôi. Chỉ là con người công cụ, không có lí lẽ gì nên anh ta vẫn lặp đi lặp lại nhiều lần những điều vừa nói. 

Thông tin cá nhân trong điện thoại cũng là bí mật riêng tư được pháp luật bảo đảm nhưng khi ôtô dừng đợi xuống phà Bình Khánh, con người công cụ đó lại mang điện thoại của tôi ra khởi động máy và nói: Xem đám bạn có nhắn tin gì không. Anh ta lại thản nhiên chăm chú đọc từng tin nhắn còn lưu trong thẻ nhớ. Bỗng điện thoại của tôi mà anh ta đang cầm đổ chuông. Anh ta đưa điện thoại lên tai và giục người gọi đến: Nói đi! 

Đưa tôi về trước khối nhà tôi ở, anh ta mới trả lại tôi điện thoại và máy ảnh. Xe máy của tôi cũng đã có người đưa về hầm để xe dưới nhà tôi. Con người công cụ lại vằn mắt bảo tôi: Tôi nhắc lại: Ông ra khỏi nhà, tôi bắt! Nói với con người này là thừa, tôi chỉ trừng mắt nhìn thẳng vào mắt anh ta. Anh ta giận dữ dướn người muốn đánh tôi. Nhìn vẻ hung dữ, nhìn cái dướn người của sức mạnh bạo lực, tôi hiểu vì sao nhiều người dân bị đánh chết trong trụ sở công an đến thế. Những con người công cụ này chỉ được giáo dục và rèn luyện về bạo lực. Bạo lực được tuyệt đối hóa. Lòng trung thành cũng được thể hiện bằng bạo lực. Với họ, chỉ có một giá trị là đảng Cộng sản của họ. Còn lại, tất cả những gì không phải đảng, trái với đảng đều là xấu xa, tội lỗi, chẳng

ra gì, chẳng có giá trị gì, dù là mạng sống của người dân lương thiện!

Về đến nhà, tôi mở ngay máy vi tính vào các trang mạng xem tin tức cuộc biểu tình sáng nay. Cuộc biểu tình của những mưu đồ phá hoại đen tối thì được làm ngơ để diễn ra suốt hai ngày, đánh phá tan hoang nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, đánh sập lòng tin của nhà đầu tư với Việt Nam. Cuộc biểu tình ôn hòa trật tự của lòng yêu nước, của ý chí quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của người dân Sài Gòn thì bị lực lượng công an đông đảo và hung hãn dẹp tan. Nhiều bạn trẻ vừa đến nơi tham dự biểu tình đã bị bắt, bị đánh trong đồn công an. Đọc tên các bạn trẻ bị bắt, bị đánh tôi lại nhớ đến những lời mạt sát tôi của người bắt tôi. Với những người có tuổi như tôi, họ đánh vào danh dự, vào nhân cách, họ sử dụng bạo lực tinh thần. Với những người trẻ, họ đánh vào thân xác, họ sử dụng bạo lực cơ bắp. 

Cuộc biểu tình chính đáng là tiếng nói của khí phách, của lịch sử Việt Nam với quân xâm lược. Dẹp tan cuộc biểu tình đó đã làm đẹp lòng quân xâm lược và là nỗi đau của nhân dân, của lịch sử Việt Nam.

nguồn: http://huynhngocchenh.blogspot.com/2014/05/

(Nhan để do chúng tôi đặt. TDNL)Tôi có ông bạn học hiện làm cấp

tướng trong hải quân VN, trong một buổi nhậu bạn bè với nhau cách đây gần năm ở HN, tôi hỏi hắn: “Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!”

Tôi ngạc nhiên: “Sao chết nhanh vậy?” Hắn lại cười: “Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại gì chết cho ai?!”

“Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?” - “Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!”

Tôi thắc mắc: “Tại sao thế? Sĩ quan tinh thần cao hơn và phải làm gương cho lính cơ mà?” - “Ừ, nhưng sĩ quan lại biết mình toàn nói dối và thấy cấp trên cũng toàn nói dối. Và ai cũng biết chết thì mình chịu, thắng thì là chiến công của sếp, tội gì chết thế!”

Chúng tôi cười xòa, coi đó là câu chuyện cười nói cho vui, vì ông bạn trong Bộ tổng tư lệnh ở HN, nó đâu có phải ra trận. Nhưng nó cũng không cần phải mua vui với tôi, nó nói có phần nhiều là thật. Thế nên tôi không quên được.

Một bữa khác cách nay khoảng nửa năm, trong chuyến xe đêm từ Sài Gòn đi Nha Trang, tôi nằm cạnh anh lính trẻ trả phép ra Cam Ranh. Tôi hỏi chuyện ăn ở sinh hoạt của lính nghĩa vụ ngoài đó, cậu thật thà:

“Cháu mới đi mấy tháng, nhờ có người quen chạy cho nên không phải đi vùng xa hay đảo, chỉ ra Cam Ranh thôi, được về phép đều đặn, nếu biết quà cáp cho sĩ quan còn được kéo dài phép…”

“Thế sĩ quan có về phép thường xuyên không?” - “Sĩ quan của bọn cháu toàn chuyên nghiệp, gia đình họ ở C.R. và Nha Trang luôn, họ đâu cần về phép, và họ có thể về nhà bất cứ lúc nào họ muốn, họ sướng lắm!” - “Thế họ có ăn chung với các cháu không?” - “Không, họ có tiêu chuẩn riêng cao gấp mấy lần lính bọn cháu! Họ ăn ở riêng.”

“Thế tiêu chuẩn lính bọn cháu thế nào?” - “Chúng cháu được 35 ngàn đồng ngày. Thế là cao đấy chú ạ, vì chúng cháu gần Ban chỉ huy vùng. Mấy thằng bạn cháu đóng quân ở xa kêu khổ lắm, chỉ có 28 ngàn đồng ngày thôi…” - “Sao lại 28 ngàn thôi?!”

Tôi xót xa nhẩm tính: lính của mình (công nhân và kỹ sư của tôi) ở công trường cảng Vân Phong này được ăn 80 nghìn đồng/ngày mấy năm nay, vừa tăng lên 100 nghìn ngày do giá cả lên, mà tôi vẫn thương chúng khổ, gầy và đen, bắt chúng cố ăn, và lo chúng bỏ về Sài Gòn, thế mà chiến sĩ của ta…

Tôi lại đi lạc đề muốn nói rồi. Ý của tôi là: chỉ chuyện ăn ở thôi thì

Số 196 Trang 26

Page 27: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

lính của ta cũng thiếu sức chiến đấu rồi, chưa nói đến tinh thần chiến đấu và niềm tin vào cấp trên.

Giờ nói về chủ đề chính, đó là bảo vệ lãnh thổ. Xin kể câu chuyện thứ ba.

Cách đây mấy tháng, chúng tôi tổ chức một đoàn “du lịchthám hiểm” ra điểm Cực Đông trên đất liền của đất nước với mục đích: sống 1 ngày gần với Hoàng Sa Trường Sa nhất (về kinh tuyến). Trên đường ra đó rất khó khăn, chúng tôi không ngờ cả một khu bán đảo rộng lớn bờ biển dài mấy chục cây số không có dân cư (đã bị đuổi đi hết) và chỉ có một đồn biên phòng gần ra đến Cực Đông đã bị bỏ hoang do chuyển vào gần quốc lộ 1 hơn, trong khi đường lớn do các “dự án lớn” của Vinalines làm đến nơi cũng bỏ hoang không bóng người. Hỏi ra mới biết đó là tình trạng của hàng loạt đồn biên phòng ven biển và trên các đảo khu vực bắc và nam Vân Phong (thuộc Khánh Hòa và Tuy hòa). Họ đã rút hết vào sống trong dân và để quản dân, không quản bờ biển nữa. Hàng trăm cây số ven biển không có ai canh giữ, nhưng đã có sẵn đường lớn nhập vào quốc lộ 1… Ngày xưa họ ở đó là để bắt người vượt biên thôi… Biên phòng VN không quay súng ra biển mà quay súng vào dân!

Câu chuyện thứ tư: Đơn vị chúng tôi tham gia rất nhiều công trình lớn dọc biển miền Trung, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật hiện đại (rất ít khi là đồ TQ). Từ Dung Quất đến Vũng Áng, Vân Phong… Nhưng ở đâu chúng tôi cũng thấy các đơn vị TQ đấu thầu và thắng thầu thi công phần các cầu cảng. Họ chỉ quan tâm và bỏ mọi giá để nhận phần việc đó dù rất nhiều đơn vị VN làm được, nhưng các nhà thầu VN phải lè lưỡi bỏ ra cho họ vì giá của họ quá thấp… Sau đó họ luôn quây kín cả một vùng biển và bờ biển lớn, người khác không được vào để họ thi công trong suốt nhiều năm trời. Và họ thường là đơn vị làm kéo dài các dự án lớn nhưng không ai làm gì được. Khi họ thi công xong, chúng tôi mới lên lắp thiết bị và

không ai biết bên dưới và bên trong những khối bêtông cầu cảng lớn đó có những gì. Chúng tôi thường đùa nhau: ngày đầu tiên TQ đánh VN, họ sẽ cho nổ tung tất cả những cầu cảng trị giá vài chục đến vài trăm triệu đôla này (có thể cặp mạn những con tàu lớn đến 150.000-300.000dwt)… hoặc họ sẽ khống chế chúng để làm điểm đổ quân tuyệt vời cho họ, ở Dung Quất, Vân Phong, Vũng Áng và nhiều nơi nữa phía Bắc và Nam, nhất là Kiên Giang cũng sẵn sàng…

Câu chuyện thứ năm: Tôi về quê ngoại Quảng Ninh, ra Hạ Long gặp mấy thằng bạn cũ, trong đó có thằng đại gia chuyên san đất lấp biển bán nền, giầu không để đâu hết tiền, luôn khoe có đội xe máy húc ủi đào đông như quân Nguyên, đã phá không biết bao đồi núi, lấp biết bao bờ vịnh san hô và sú vet để bán trên giấy, từ Quảng Yên đến Hải Hà…

Gặp nó tôi bảo: “Tội phá hoại môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long của mày phải đem ra bắn!” Nó cười khẩy: “Bắn tao hơi khó! Mày phải bắn hết các bí thư và chủ tịch, phó  chủ tịch tỉnh và các huyện thị Quảng Ninh này đi đã!” Rồi nó quàng vai người ngồi cạnh: “A, cả thằng này nữa, giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường mà…”

Tôi nhăn mặt nghĩ: Đúng thật, nếu muốn bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long và Bái Tử long mà tôi yêu quí, tôi sẽ phải bắn gần hết các bạn học cũ của mình, vì chúng nó làm quan chức kín cả cái tỉnh quê ngoại của tôi

rồi… Tôi phán tiếp: “Mày còn một tội lớn nữa! Mày đem xe máy lên Tiên Yên, Ba Chẽ (hai huyện núi biên giới) làm đường từ biên giới xuống cho bọn Ba Tàu sau này tấn công mình lần nữa. Lần trước nó tấn công không có đường xuống, tự vệ dân quan còn cản được. Lần này chỉ mấy giờ là xe nó chạy đến Hạ Long này, lại có cầu Bãi Cháy rồi, công chúng mày to quá!”

Thằng đại gia xep hẳn xuống lẩm bẩm: “Đéo me bọn Tàu! Chúng nó còn không chịu trả tiền công cho tao nữa! Đau quá!” (Đó là nó chửi mấy công ty Đài Loan thuê rừng 50 năm rồi thuê nó làm đường lên “trồng rừng”. Đường làm xong lên các đỉnh núi biên giới, không trả tiền và rừng tất nhiên cũng không).

Và câu chuyện cuối cùng: Tôi đưa con trai lên Tây Nguyên chơi, mới đây thôi, để nó biết Tây Nguyên là thế nào. Một số đoạn đi qua đường HCM mới làm lớn mà vô cùng hoang vắng, thằng bé rất ngạc nhiên hỏi: “Bố, sao mình làm đường lớn đep dài mà không có người đi thì làm gì vậy?” Tôi thở dài chua chát: “Bố chịu!”

Chả lẽ nói ra ý nghĩ thật của mình: Bố sợ rằng người ta làm đường để sau này TQ đánh VN sẽ dễ chiếm và khống chế Tây Nguyên và rồi cả đất nước này!

Sau chuyến đi Tây Nguyên về, tôi đùa với con trai:“Con ơi, hãy học tiếng Anh giỏi để du học rồi ở lại đó luôn, như chị con vậy đó. Bằng không, hãy học tiếng Tàu! Nước mình sắp thay quốc ngữ rồi!”

Vâng, ý của tôi là thế đó. Người Việt Nam, chính quyền Việt Nam hiện nay đã chuẩn bị sẵn sàng địa thế và mọi cửa ngõ lãnh thổ quốc gia để TQ tràn vào dễ dàng nhất. Tinh thần quân đội và sức chiến đấu thì rất bạc nhược rồi, cảnh giác thì… chĩa súng vào dân rồi. Các chiến sĩ Trung Hoa cứ yên tâm mà đến! Đất nước này dường như đã có

chỉ đạo bàn giao nhe nhàng để sát nhập vào TQ?

Chỉ còn một điều: Liệu dân Việt ta có chịu thế hay không?

Lewis TruongNgay sau vụ công nhân biểu

tình đốt phá ở Bình Dương, cả công an lẫn hệ thống tuyên truyền nhà nước đều xác định các biến cố này là “tự phát,” không ai tổ chức. Ðiều này khó hiểu, vì xưa nay mỗi lần như vậy thế nào họ cũng tố cáo

Số 196 Trang 27

Page 28: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

những “thế lực thù địch” xúi giục và tổ chức.

Tại sao họ xác nhận về tính “tự phát” nhanh chóng, không cần phải nghiên cứu, điều tra một thời gian nào cả? Câu trả lời tự nhiên là: Họ không cần điều tra, vì họ biết đây không phải là những hành động tự phát. Ai ra lệnh cho cả guồng máy nói cùng một giọng nói dối như vậy?

Ðể trả lời những câu hỏi này, cần kiểm điểm coi các sự kiện đã diễn ra như thế nào.

Trước hết, có thể khẳng định rằng các cuộc biểu tình bạo động ở Bình Dương ngày Thứ Ba 13-05-2014, không do công nhân phát động mà họ đã bị sách động. Nhiều nguồn tin khác nhau trên mạng cung cấp các thông tin cho ta thấy điều đó. Chẳng hạn, một số chủ nhân người Trung Quốc đã cho công nhân được nghỉ làm việc trong buổi sáng hôm đó. Ðây là một chuyện bất thường, không có lý do nào cả. Cùng trong buổi sáng, một số người không phải công nhân đã vào các nhà máy kêu mọi người đi biểu tình. Công nhân hưởng ứng ngay vì trong lòng đã chứa sẵn uất ức; và họ nghĩ việc này không nguy hiểm vì được chính quyền khuyến khích. Tâm lý họ được chuẩn bị rồi, vì hai ngày trước đó ai cũng biết các báo, đài, loan tin về những vụ biểu tình chống Trung Cộng ở Hà Nội, Sài Gòn, Ðà Nẵng, Huế, vân vân, mà không ai bị đàn áp.

Hai chi tiết trên chứng tỏ có đám người lợi dụng tình cảm uất ức của công nhân, kêu họ đi biểu tình. Lại thêm các chi tiết khác bất thường hơn nữa. Chẳng hạn, trên các con đường đám biểu tình đi qua, cảnh sát công an hoàn toàn vắng mặt. Có blogger nhìn thấy “một chiếc xe Matiz bí ẩn” mang cờ đỏ “búa liềm và ngôi sao” dẫn đầu đoàn biểu tình. Cờ búa liềm là biểu tượng uy quyền của đảng Cộng sản, các công nhân càng yên tâm tiến bước. Nhiều blogger ghi nhận có đám đầu gấu dẫn đầu đi lật đổ nhiều chiếc xe và container của các công ty, rồi đốt cháy, nhưng chúng không cướp của; chứng tỏ chúng đang thi hành những mệnh lệnh quan trọng hơn, chỉ nhằm khích động đám đông đốt, phá. Một nhạc sĩ đã ghi lại: “…một người đàn ông bí ẩn, mặc áo công nhân, phất tay liên tục,” hoặc “một anh người Bắc, đội nón bộ đội và đeo kính đen” ra lệnh cho đám người mang “dùi cui gỗ có hình dạng như điếu cày.” Việc đốt phá không phân biệt các nhà máy là của người Trung Quốc, Ðài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc; chắc chắn

do cố ý chứ không phải vô tình. Một chi tiết không biết xác thực tới đâu, cho biết: Những người chỉ huy “chạy trên các xe có biển số 36,” và trên xe mang theo “ống sắt, xà beng, cờ trống,” vân vân. Số xe 36 là của tỉnh Thanh Hóa.

Với các chi tiết được nhiều người quan sát đưa ra như trên, chúng ta có thể xác định: Công nhân đã được khích động đi biểu tình; nhưng các vụ cướp phá là do một đám khác cố ý gây ra, không phải do công nhân khởi xướng. Nhiều đồng bào trong nước cũng như ở hải ngoại đã kêu gọi các công nhân bình tĩnh, đừng đốt, đừng giết người TQ. Thực ra, không công nhân nào chủ mưu các hành động đó. Cho nên blogger Người Buôn Gió và Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã đặt câu hỏi: “Có ai đó đứng đàng sau giật dây cuộc bạo động.”

Họ có thể dễ dàng “đứng đàng sau giật dây” thực hiện âm mưu của họ; vì họ biết dân Việt Nam đang sẵn sàng xuống đường chống Trung Cộng. Những kẻ giật dây đó là ai? Những người đó là ai? Âm mưu của họ nhắm mục đích nào?

Những kẻ chủ mưu phải là người có đủ uy thế hoặc quyền lực; có như vậy họ mới có thể yêu cầu các chủ nhân người Trung Quốc cho công nhân nghỉ làm việc. Hơn nữa, họ có khả năng sai khiến một đám quân đầu gấu chuyên nghiệp. Vì thế, có người tin rằng đám người “đứng đàng sau giật dây” thuộc hàng cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam, từ trung ương hoặc địa phương.

Nhưng có người nào trong đảng Cộng sản muốn gây ra cảnh hỗn loạn như ở Bình Dương, lan ra Bắc đến tận Hà Tĩnh? Trong đám lãnh đạo Cộng sản hiện nay có kẻ nào muốn gây loạn để lật đổ bọn nắm quyền, cho nhóm khác lên thay? Hoặc có người muốn gây loạn khiến quân đội phải can thiệp, sau đó quân đội sẽ lên nắm quyền? Chúng ta đã thấy đám côn đồ lợi dụng biểu tình đi đốt phá ở Bình Dương bị quân đội ngăn cản đã phải chuyển hướng qua Biên Hòa, chứng tỏ quân đội có khả năng dẹp loạn. Lần đầu tiên xe tăng đã xuất hiện trên đường phố Sài Gòn kể từ năm 1975 khiến dân chúng ngạc nhiên. Hiện tượng đó có chuẩn bị cho một chế độ quân phiệt lên thay chế độ Cộng sản hay không?

Nhưng giả thiết “phá trong nội bộ” trên đây ngầm hiểu rằng những kẻ “đứng đàng sau giật dây” muốn thay thế cả bộ máy thống trị bằng 1 nhóm khác, với đường lối hoàn toàn mới. Hơn nữa, theo giả thuyết này thì đám

chủ mưu chấp nhận nguy cơ không ai kiểm soát được cảnh hỗn loạn lan tràn, dẫn tới cảnh chế độ tan rã.

Trong đảng Cộng sản có người nào hiện nay sẵn sàng làm liều như thế hay chưa? Người ngoài khó biết được. Nếu có, thì số người này rất ít, và chắc họ không có đủ quyền thế để có khả năng sai khiến, chỉ huy nhiều tay sai đầu gấu như thế, trong lúc đám công an đứng ngoài không can thiệp. Trừ khi chính các tay trùm công an chủ mưu. Bọn chỉ huy công an đã quen sử dụng côn đồ đàn áp đồng bào từ hàng chục năm nay.

Khi xét lại giả thiết nội bộ phá lẫn nhau để giành quyền, chúng ta thấy một điều khó tin nhất, là dù ai chủ mưu thì họ cũng phải thấy nhiều mối rủi ro, nguy hiểm. Thứ nhất là các phe tranh quyền sẽ chịu chung số phận nếu các cuộc bạo loạn khiến cả chế độ tan rã. Thứ hai là kinh tế sẽ suy sụp dù ai lên nắm quyền thay đám lãnh tụ hiện nay. Lâu nay CSVN vẫn khoe chế độ của họ tạo được “ổn định chính trị.” Nay thì ai cũng biết một xã hội không thể nào ổn định khi trong dân chúng chất chứa bao nhiêu bất công, oan ức. Có người nào trong đám lãnh tụ Cộng sản, cả các tay chỉ huy công an, sẵn sàng chấp nhận hai thứ rủi ro đó hay không? Có lẽ bản năng sinh tồn sẽ ngăn cản không cho người ta làm liều như vậy.

Cho nên nhiều người nghĩ rằng các cuộc bạo loạn vừa qua không do một phe nào trong đảng CSVN chủ mưu. Thay vào đó là giả thuyết chính hệ thống tình báo Trung Cộng đứng đằng sau giật dây các cuộc bạo động. Gián điệp Trung Cộng hiện đang len lỏi khắp nơi, hoạt động bên trong và bên ngoài chính quyền. Họ không cần ra mặt mà có thể đứng đàng sau giật dây cả đám công an, mật vụ và đầu gấu. Giả thiết này có vẻ đáng tin, khi chúng ta nhận ra rằng chính quyền Bắc Kinh rất có lợi khi các cuộc bạo loạn tuần qua xảy ra.

Tình báo Trung Cộng chắc chắn biết trước người Việt Nam sẽ sôi máu khi họ đưa giàn khoan dầu HD-981 vào chiếm biển nước ta. Một chứng cớ mới được tiết lộ cho thấy hai tháng trước đó, một xí nghiệp lớn của Trung Quốc đã được báo động. Chứng cớ này là một bản văn do công ty Hua Wei gửi cho các nhân viên của họ ở Việt Nam vào ngày 8-3-2014. Trong văn thư gửi qua Internet, ban giám đốc ra lệnh nhân viên của họ đang làm việc ở Việt Nam hãy về nước, và đưa gia đình ra khỏi Việt Nam để tránh nguy hiểm. Cuối văn thư còn ghi ba số điện thoại để liên

Số 196 Trang 28

Page 29: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

lạc nếu cần cấp cứu.Ðược hỏi về văn thư trên, ban

giám đốc Hua Wei nói rằng việc họ báo động nhân viên là có thật, nhưng không liên can gì tới các biến cố HD-981, lúc đó chưa xảy ra. Nhưng tại sao họ lại biết những mối nguy hiểm từ hai tháng trước? Công ty Hua Wei mua bán trong 150 quốc gia khắp thế giới, cho nên họ phải nhận được những tin mật quan trọng mà các công ty nhỏ không biết. Người nào đưa tin cho họ, chắc phải thuộc hàng quan chức cao cấp của đảng Cộng sản Trung Hoa, biết trước kế hoạch HD-981. Họ có thể đoán rằng khi giàn khoan vào Biển Ðông thì người Việt sẽ phản đối mạnh mẽ.

Nhưng làm sao họ đoán trước được rằng cuộc chống sẽ đưa tới tình trạng đốt, phá các nhà máy và tìm giết người Trung Hoa? Mối hiểm nguy chết chóc là căn bản khiến Hua Wei gửi thư báo động. Chính quyền Bắc Kinh làm sao biết chắc sinh mạng người Trung Hoa sẽ bị đe dọa, trong khi kinh nghiệm cho họ thấy các cuộc biểu tình chống Trung Cộng trong hàng chục năm qua đều ôn hòa mà vẫn bị chính quyền Cộng sản Việt Nam đàn áp, ngăn cấm.

Họ có thể biết trước được nếu chính họ chủ mưu gây ra cảnh hỗn loạn. Ðiều này có thể tin được khi chúng ta suy nghĩ theo lối nhà trinh thám đi tìm thủ phạm một vụ giết người. Ai được lợi nếu nạn nhân chết, những người đó được xếp vào loại tình nghi.

Tình trạng hỗn loạn ở VN rất lợi cho chính quyền Trung Cộng. Nếu biết trước dân VN sẽ chống đối giàn khoan HD-981, thì phản ứng tốt nhất của Bắc Kinh là vô hiệu hóa các cuộc chống đối này trước dư luận, làm sao cho cả thế giới thấy dân Việt chống Trung Quốc là một lũ người bạo động, kém văn minh, không tôn trọng các quy tắc pháp luật và đạo đức. Muốn vậy, hãy đẩy cho phong trào chống đối chuyển sang tình trạng vô kỷ luật, tham tàn, phi pháp, và phi đạo đức. Khi đó cả phong trào phản đối của nhân dân Việt Nam sẽ bị vô hiệu. Cả thế giới sẽ bỏ rơi dân Việt Nam, chính quyền Trung Cộng được tự do hành động ở Biển Ðông.

Nhưng Trung Cộng không chỉ nhắm mục tạo ra hình ảnh xấu xa nhất cho dân Việt Nam để họ chiếm cảm tình của thế giới loài người. Các cuộc bạo loạn còn có thể gây ảnh hưởng xa hơn, là phá hoại cả nền kinh tế Việt Nam. Các cuộc biểu tình chống Trung Cộng đã bị biến hóa thành những cuộc bạo động, cướp

bóc và giết người. Nhưng nguy hiểm nhất là bọn chủ mưu đã đi tấn công cả các công ty không phải của người Trung Hoa trong lục địa. Một hệ quả thấy ngay, là chính quyền ở Hồng Kông, Ðài Loan, Singapore đã phản đối và cảnh cáo dân chúng của họ không nên tới Việt Nam. Nếu giới đầu tư ngoại quốc mất tin tưởng, rút lui khỏi Việt Nam, thì không biết bao giờ kinh tế mới phát triển?

Công ty Formosa Plastics Group đang thiết lập một nhà máy thép hàng lớn nhất tại tỉnh Hà Tĩnh, với số vốn đầu tư lên tới 20 tỷ đôla, là một công ty tư của Ðài Loan, không liên can đến Cộng sản Trung Quốc, nhưng vẫn bị đầu gấu tấn công và nhiều người bị giết. Làm sao các công ty khác tin tưởng được rằng họ chắc chắn tránh được tình cảnh đó?

Bây giờ chúng ta hiểu được một lời đe dọa trên một tạp chí của đảng Cộng sản Trung Quốc, khi họ báo trước rằng Bắc Kinh sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học” khác. Bài học mới này là đánh cả nước Việt Nam bằng đòn kinh tế, thay vì dùng vũ lực như năm 1979.

Giả thuyết tình báo Trung Cộng là bọn đứng đàng sau giật dây các vụ bạo động có cơ sở đáng tin hơn là giả thuyết trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam phá lẫn nhau.

Nhưng giả thuyết Trung Cộng chủ mưu vẫn có một “lỗ hổng” cần giải thích: Tại sao Trung Cộng lại phá hoại cả hình ảnh “ổn định giả tạo” và làm suy yếu nền kinh tế Việt Nam như vậy, mà không lo cả chế độ Cộng sản ở Việt Nam sẽ tan vỡ? Nếu còn sống thì đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trung thành làm theo ý Bắc Kinh hơn bất cứ một chính phủ mới nào ở Việt Nam. Có lẽ nào Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh đám đàn em của họ, sau khi đã nuôi nấng Cộng sản Việt Nam từ Hội nghị Thành Ðô năm 1990 đến nay?Sự thật là Bắc Kinh không cần đến đảng Cộng sản Việt Nam nữa, họ sẵn sàng vứt bỏ, như vứt một đôi giầy cũ nát. Họ đã đạt được nhiều lợi thế sau khi ký kết các bản hiệp định về biên giới, trên đất liền và trên biển. Họ có nhiều quyền lợi cao hơn là duy trì một chế độ mang tên Cộng sản ở nước láng giềng. Ngay cả những việc như khai thác bô xít, buôn lậu qua biên giới, vân vân, cũng chỉ là những quyền lợi kinh tế nhỏ, so với những quyền lợi lớn khi làm chủ được nhiều phần Biển Ðông hơn.

Cho nên, để đánh phủ đầu phong trào biểu tình phản đối vụ HD-981, và đánh đòn chí tử vào triển vọng đầu tư, phát triển ở Việt Nam, Trung Cộng

có thể đã chủ mưu sai khiến đám đàn em trong Cộng sản Việt Nam gây bạo động, giết người trong các cuộc biểu tình, từ Bình Dương đến Hà Tĩnh. Những người tham dự cuộc biểu tình Chủ nhật 18-05 này phải hết sức bảo vệ trật tự, kỷ luật, và coi chừng đám đầu gấu sách động gây loạn.

Sự kiện Bình Dương - Vũng Áng cho thấy: khi gậy gộc đã ở trong tay đám đông, mọi giá trị đều trở nên vô nghĩa [1]. Tuy nhiên, còn "vô nghĩa" hơn nếu sự kiện "Bình Dương - Vũng Áng" được sử dụng như những con ngoáo ộp để dọa dân chúng nhằm củng cố độc tài, toàn trị.

Một thế lực bành trướng & một nền kinh tế

Trong số 315 nhà đầu tư chịu thiệt hại trong vụ Bình Dương, có 12 công ty bị cháy lớn (nhiều nhà xưởng bị cháy rụi), 3 công ty bị cháy nhỏ, 33 công ty bị trộm cướp tài sản, 196 nhà xưởng bị đập phá, 241 văn phòng bị hư hại, có nhiều văn phòng bị đốt sạch, phá sạch. Con số thiệt hại chưa được quy thành tiền nhưng cho dù nó lớn tới mức nào, đó cũng chỉ là những tổn thất có khả năng đo, đếm được.

Chưa biết bao giờ các nhà máy trong 29 khu công nghiệp ở Bình Dương mới có thể trở lại hoạt động bình thường. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp ngay tới hơn hai trăm ngàn lao động Việt Nam. Thiệt hại vì sự sút giảm uy tín của môi trường đầu tư còn khó định lượng hơn.

Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc là thị trường có mức độ phát triển tốt nhất của ngành hàng không Việt Nam. Trước 13-5-2014, trung bình mỗi ngày có gần 20 chuyến bay ViệtTrung. Nay con số đó đang có nguy cơ bằng không. Thiệt hại cho Hàng không Việt Nam có thể lên đến hàng nghìn tỷ.

Chủ một resort thường xuyên có 30% khách đến từ Trung Quốc ở Hội An cho biết: tất cả khách đặt phòng người Trung Quốc đều đã "cancelled". Hàng nghìn biệt thự trên bãi biển Đà Nẵng vốn từ lâu sống nhờ khách Trung Quốc nay đang lần lượt bị trả lại....

Những phản ứng vừa qua cho thấy người Việt Nam chỉ mới nhạy cảm trước một Trung Quốc bành trướng, trong khi Trung Quốc còn là một nền kinh tế lớn.

Yếu tố bên trongNgười Việt có vẻ như đã xích lại

gần nhau trong những ngày vừa qua. Dân chúng dễ dàng bỏ qua những chính sách đã đưa đất nước lún sâu.

Số 196 Trang 29

Page 30: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Một vài nhà lãnh đạo bỗng dưng sáng lên. Nhưng chúng ta sẽ làm gì nếu giàn khoan HD 981 vẫn nằm lì ngoài Biển đông. Chúng ta sẽ làm gì nếu tất cả những nguyên nhân làm cho đất nước thất thế, tụt hậu vẫn tiếp tục phát huy; những kẻ bảo thủ, trì trệ vẫn bình chân và bọn tham nhũng vẫn tiếp tục ngự trị?

Một quốcgia không thể giữ yên bờ cõi nếu không đoàn kết. Nhưng nếu một quốc gia chỉ thực sự đứng bên nhau khi "tổ quốc bị xâm lăng" thì bi kịch còn lớn hơn. Nếu không sớm tìm ra một yếu tố bên trong để đoàn kết quốc gia, chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ luôn dễ dàng bị các bên lợi dụng (cả Chính phủ và những người được coi là "dân chủ").

Cái giá mà dân tộc Việt Nam phải trả cho cuộc chiến kéo dài mười năm, 1979-1989, là không chỉ bằng sự kiệt quệ nội lực, sự cô lập trên trường quốc tế mà còn bằng xương, máu của hàng triệu thanh niên. Chúng ta cần một chính phủ ứng xử với Trung Quốc bằng tư thế của một quốc gia có chủ quyền chứ không phải một chính phủ, lúc thì quá lệ thuộc, lúc lại đẩy dân ra chỗ hòn tên mũi đạn.

Sáng 1-1-2014, khi nói chuyện với chúng tôi, ông Trần Việt Phương, người giúp việc của nhiều nhà lãnh đạo Hà Nội (từng sống và làm việc bên cạnh Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh từ 19491969) nói: “Trong lịch sử nghìn năm giữ nước, chưa có thời nào Việt Nam mất cảnh giác và chịu lệ thuộc vào Trung Quốc như 'triều đại' ngày nay. Sở dĩ có điều đó là vì chúng ta đã nhiều lúc ứng xử với tư thế một ông em ngoan, ngây thơ tin các ông anh cũng vì tinh thần quốc tế vô sản”. Theo ông Trần Việt Phương, thời còn Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã từng ở trong một nền thực dân kém văn minh hơn nền thực dân trước kia.

Trong những ngày giàn khoan HD 981 đang ở trong vùng biển Hoàng Sa, nhiều người Việt bàn đến chuyện "thoát Trung". Nhưng theo tôi trước khi "thoát Trung", người Việt phải thoát ra khỏi chính vấn đề đang ở trong tay người Việt.

Năm 1974, nếu người Việt chúng ta ở chung một chiến hào, chắc chắn Hoàng Sa không thể rơi vào tay Trung Quốc. Chắc chắn không có sự kiện HD 981. Chắc chắn Trung Quốc không thể khoan vào những nơi người Việt Nam rất dễ bị tổn thương.

Theo tôi, điều cấp bách nhất mà chúng ta, bao gồm cả những người cầm quyền, phải làm là phải thoát hoàn toàn ra khỏi ý thức hệ, điều

khiến cho Chính quyền có những lúc "ngây thơ" tin vào "mười sáu chữ vàng"; điều đã khiến cho lãnh thổ quốc gia bị hơn 20 năm chia cắt; điều khiến cho người Việt Nam, gần 40 năm sau chiến tranh, vẫn không thể nào ngồi bàn với nhau hòa giải.

Giai cấp trai làngNói chuyện với hàng chục chủ

doanh nghiệp và công nhân ở Bình Dương, chúng tôi nhận thấy cách lôi kéo công nhân biểu tình hôm 13-5-2014 gần giống như cách mà các cuộc đình công vẫn diễn ra ở đây. Liên đoàn Lao động không bao giờ có vai trò nào ngoài việc buộc các doanh nghiệp phải trả công đoàn phí hàng tháng một khoản tiền bằng 2% quỹ lương. Đứng sau các cuộc đình công

thường là một bọn người giấu mặt.Bọn người tương tự đã xuất hiện

vào ngày 13-5-2014, xông vào các nhà máy, yêu cầu giới chủ phải cho công nhân nghỉ để đi "biểu tình chống Trung Quốc". Đề nghị này ngay lập tức được công nhân hoan nghênh. Một số bỏ về nhà nghỉ ngơi, vui vì được "hưởng nguyên lương". Một số khác đi theo những người cầm đầu cuộc "biểu tình". Những công nhân vô tội này không ngờ rằng họ đang bị kéo vào một âm mưu nguy hiểm.

Người lao động ở Bình Dương mà những người Marxists thích gọi là "giai cấp công nhân", thực chất vẫn là những nông dân. Trong số 235.800 lao động làm việc trong 29 khu công nghiệp ở Bình Dương chỉ có 9,8% là

người địa phương. Họ phải rời bỏ quê hương vì chính sách đất đai và chính sách công nghiệp hóa sai lầm.

Chính sách đất đai không cho phép tích tụ những mảnh ruộng manh mún để hình thành các trang trại lớn, nơi có thể hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến nông sản, nơi các trai làng có thể ở tại chỗ mà ly nông thay vì phải ly hương.

Họ bị dồn vào một nơi cách xa lũy tre, vẫn chất phác nông dân nhưng bị lẫn trong bộ đồng phục, không danh tính, không làng xóm. Họ ngây thơ đi theo đoàn "biểu tình chống Trung Quốc", bị cuốn trong một cơn kích động, nghĩ là mọi hành động đập phá, lấy cắp của họ sẽ bị lẫn vào đám

đông."Ý thức hệ"Hôm 29-4-2014, Cựu Bộ trưởng

Trương Đình Tuyển đã được hoan nghênh khi ông phát biểu công khai ở Diễn đàn kinh tế mùa xuân Hạ Long: "Đã đến lúc phải thừa nhận xã hội dân sự". Nhưng, cũng ông Trương Đình Tuyển vào ngày 17-4-2014, khi nói chuyện nội bộ về TPP với các đại biểu quốc hội ở Văn phòng Quốc hội phía Nam lại cho rằng, phá bỏ thế độc quyền của Liên đoàn Lao động Việt Nam (cho công nhân lập các công đoàn độc lập), là điều không thể thương nghị.

Hy vọng ông Trương Đình Tuyển, người đang cố vấn cho Chính phủ về đàm phán TPP, tìm hiểu vai trò Liên

Số 196 Trang

Vụ việc một phụ nữ tự thiêu trước cổng dinh Thống Nhất (hay dinh Độc Lập trước 1975) ở Quận I, TP Hồ Chí Minh, vào buổi sáng 23-5-2014 khiến dư luận trong nước bất ngờ và bối rối.

Ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận này trong cuộc họp báo chiều cùng ngày nói người phụ nữ 63 tuổi này để lại thư tuyệt mệnh và nhiều biểu ngữ xung quanh, cho biết bà tự thiêu do 'cuộc sống riêng bế tắc' đồng thời để 'phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan' vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Những vụ việc đem lại 'cảm xúc cực điểm' như tự thiêu là vô cùng hiếm hoi và thường bắt nguồn từ các lý do cá nhân. Nhưng có lẽ sau vụ tự thiêu nổi tiếng của Hòa thượng Thích Quảng Đức cách đây 51 năm, nay mới lại có một vụ tự thiêu thứ hai vì lý do chính trị như vụ này. Và dư luận bàng hoàng, lo lắng. Lo lắng ở chỗ phản ứng quá mãnh liệt và cực đoan của người phụ nữ trên liệu có gợi ý cho ai đó học theo? Đặc biệt khi trong tuần qua, chính quyền hết sức dè dặt với các cuộc biểu tình của người dân.

Ngoại trừ các buổi mít tinh trong phòng họp kín do các ban ngành đoàn thể tổ chức thì các hoạt động biểu tình đều được khuyến cáo không tham gia, các cán bộ phường đến tận nhà người dân khuyên can, và lực lượng an ninh làm hết sức để giải tán tụ tập đông người?

Lo lắng ở chỗ nếu việc biểu tình ôn hòa bày tỏ lòng yêu nước cũng không được phép thì nhiệt tình bị ngăn lại ấy có giống một nồi súp-de không? Khi áp suất lên quá ngưỡng, liệu nó có phá vỡ theo các hướng không mong muốn? Làm gì để tháo "ngòi nổ" cực đoan và tạo điều kiện để đám đông nhân dân xả

30

Page 31: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

đoàn Lao động trong các vụ đình công, bạo động, ở Bình Dương, để thấy chỉ vì ngăn cản công nhân hình thành các tổ chức đại diện cho mình (điều kiện mà TPP đòi), khi lâm sự, chủ doanh nghiệp cũng như Đảng, Nhà nước đã không có ai để mà "thương nghị". Công nhân nhanh chóng bị cuốn vào những đám đông không còn khả năng kiểm soát.

Cũng hôm 17-4-2014, ông Trương Đình Tuyển giải thích: Liên đoàn lao động là tổ chức của Đảng, giữ vị trí độc quyền của nó là giữ một đặc trưng của chế độ. Tiền thuế của dân đang được chi để nuôi các đoàn thể quốc doanh. Điều này rất dễ ru ngủ chế độ khi trong ấm, ngoài êm. Nhưng, khi lâm trận thì mới thấy những tổ chức rình rang tốn kém đó nhanh chóng trở nên vô dụng.

Cựu Phó thủ tướng Trần Phương, một nhà lý luận gần gũi với Tổng bí thư Lê Duẩn thừa nhận: "Cho đến trước khi Liên Xô sụp đổ, đầu óc chúng tôi vẫn bị cầm tù trong sự giáo điều của chủ nghĩa MarxLenin". Thật khó để biết một cách chắc chắn, thế hệ lãnh đạo hiện nay đã để cho đầu óc của mình ra khỏi "nhà tù ý thức hệ" như thế hệ Trần Phương hay chưa. Một người được coi là cởi mở như ông Tuyển, mà vẫn tư duy như vậy thì liệu có ai thực sự đã thoát khỏi "chiếc còng tư tưởng".

"Mồi lửa đã ở dưới đống củi"Nếu có một xã hội dân sự trưởng

thành, công nhân có các tổ chức đại diện cho mình, chắc chắn sẽ không dễ bị kéo vào một đám đông như thế. Nếu có một nhà nước pháp quyền (và có luật biểu tình), cảnh sát tự tin vào tính chính danh của quyền lực công, chắc chắn đã có hành động thích hợp trước khi đám đông phạm tội.

Không chỉ gây ra thiệt hại, phải coi sự kiện "Vũng ÁngBình Dương" là những cảnh báo sớm. Một chế độ toàn trị rõ ràng đã không có khả năng gìn giữ "ổn định chính trị" như nhiều người vẫn tưởng lầm. Mồi lửa đã ở dưới đống củi.

Đi đến tự do chính trị mà không có lộ trình thích hợp thì rất dễ gây rối loạn. Nhưng khước từ dân chủ hóa thì sự sụp đổ là chắc chắn xảy ra. Khi đó, bạo loạn sẽ không còn ở mức độ "Vũng ÁngBình Dương" như chúng ta vừa chứng kiến.

VN đã rất cô độc trong xung đột Biển Đông không chỉ vì không có ai thực sự là đồng minh, mà còn, thay vì hòa vào xu thế của thời đại văn minh, Hà Nội lại tự xích mình trong nhóm những quốc gia bị "loài người (thực sự) tiến bộ" đặt sang bên lề thương

hại. Cho dù không thể có ai là "bạn vĩnh viễn", nhưng nếu Việt Nam có một chế độ chính trị tiến bộ, bên trong tôn trọng dân chúng, bên ngoài chỉ "trao đổi vàng" với những nhà nước dân chủ văn minh, chúng ta chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn đồng hành.

Trong những ngày này, tôi tin là có hàng triệu người VN tuy không xuống đường biểu tình nhưng vẫn đang nung nấu trong mình lòng yêu nước. Nhưng tôi tin không ai, không riêng một đảng phái nào, đứng riêng lẻ mà có thể tìm được cho VN một con đường đi đến dân chủ, văn minh mà tránh được những tháng năm tao loạn.

Mỗi chúng ta phải bắt đầu làm gì đó trong nỗ lực của mình, để đảng cầm quyền ngồi lại với nhân dân, cùng đối thoại để tìm ra lối thoát. Để đất nước rơi vào nông nỗi này, chúng ta có thể đổ lỗi cho những người CS. Nhưng, nếu cứ để đất nước tiếp tục tình trạng này, mỗi chúng ta đều phải cộng đồng trách nhiệm.

Không ai thách thức quyền lực của những người Cộng sản nếu như quyền lực đó không đặt chế độ lên trên sự phát triển bền vững của quốc gia. Không ai có thể ngồi mãi trên đỉnh cao quyền lực, Nếu anh thiết lập trên đầu dân chúng một phương thức cai trị thực dân, sẽ có ngày anh trở thành nô lệ trong nền thực dân do chính anh tạo lập.

Đừng cố gắng giữ nền độc tài cho tới ngày con cháu có thể thừa kế ngai vàng. Hãy thiết lập một thể chế mà nếu con cái quý vị xứng đáng, nhân dân sẽ trao "ngai vàng" cho chúng.

[1] Đám đông không còn phần biệt Hàn Quốc, Nhật hay Đài Loan, trong số 315 công ty có nhà xưởng bị đập phá ở Bình Dương chiều 13 rạng sáng 14-5-2014, chỉ có 12 công ty của Trung Quốc và 5 liên doanh có đối tác là TrungQuốc (không tính Hong Kong).

Làm gì để tháo "ngòi nổ" cực đoan và tạo điều kiện để đám đông nhân dân xả xú-páp đúng hướng?

Những diễn biến cả như ý và bất như ý trong hai tuần qua tại Việt Nam, nhất là từ vụ tự thiêu của người phụ nữ Phật tử, tức là sinh mạng thường dân bị mất đi, dường như đã minh chứng một điều: Việt Nam cần ngay và thực thi Luật biểu tình gấp.

Ba cuộc biểu tình, ba thái độChỉ trong một tuần, thái độ của

Nhà nước với các cuộc biểu tình chống giàn khoan trái phép của Trung Quốc thay đổi đến chóng mặt khiến người dân hoang mang.

Còn nhớ, buổi sáng ngày 10-5, tôi đi biểu tình. Cuộc biểu tình này chỉ có trên dưới 200 người tham gia trước lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM. Lực lượng công an và an ninh mắt nhắm mắt mở: ban đầu chúng tôi bị thu biểu ngữ nhưng sau đó tương đối thoải mái. Biểu ngữ được in lại, phân phát công khai, chúng tôi tuần hành hô đả đảo Trung Quốc xâm lược v.v... An ninh và công an không cho phép đứng yên một chỗ nhưng chỉ cần xê dịch vài chục bước rồi quay lại chỗ cũ là được.

Sáng hôm sau thì cuộc biểu tình tuần hành lớn gấp bội, với cả năm bảy ngàn người tham gia diễn ra trên khắp các đường phố trung tâm TP HCM. Lần này đoàn biểu tình không được tiếp cận Lãnh sự quán Trung Quốc nữa với lý do đảm bảo an ninh, ngoài khu vực này thì hoàn toàn được cổ vũ. Cảnh sát chờ sẵn ở các ngã tư, yên lặng dẹp đường cho đoàn đi yên ổn. Vài thái độ, lời nói nóng nảy của người dân được giải thích với nụ cười. Báo chí tự do tác nghiệp, say sưa tường thuật và cập nhật liên tục, tưng bừng các dòng tít lớn. Một ngày rưỡi sau, đài truyền hình quốc gia, dù là đơn vị truyền thông đưa tin chậm nhất, cũng nói về cuộc biểu tình với thái độ tích cực.

Cuộc biểu tình lớn diễn ra suốt 4 tiếng đồng hồ ngay giữa trung tâm thành phố lớn nhất nước, hoàn toàn ôn hòa, không có bất cứ sự cố đáng tiếc nào

Cuộc 'bạo động' không được ra tay xử lý kịp thời ở nhiều tỉnh đã xảy ra ngay sau cuộc biểu tình hôm Chủ nhật 11-5. Trải nghiệm khủng khiếp đó khiến nhiều người sợ từ biểu tình. Họ kêu gọi nhau không ra đường vào Chủ nhật 18-5.

Chỉ còn một nhóm vài trăm người vẫn tụ lại tại trung tâm Sài Gòn, nhưng lực lượng công an, an ninh và cả những người mặc thường phục dán một mẩu giấy vuông màu xanh, to bằng quân cờ trên ngực áo kiên quyết giải tán toàn bộ.

Bản thân tôi được đến 6 người thay nhau mời và đẩy đi khỏi khu vực lãnh sự quán Trung Quốc, do tôi không đồng ý nghe mệnh lệnh từ những người cũng mặc thường phục giống mình chứ không mặc sắc phục.

Có những người trong đoàn biểu tình tự nhiên xông vào đấm túi bụi người khác. Có người bị một đầu là cảnh sát, một đầu là một người mặc thường phục, túm tay chân khiêng đi. Một nhà báo của báo Thanh Niên mô tả trên facebook cá nhân: Mọi người bị xúc hết vào ba chiếc xe buýt lớn

Số 196 Trang 31

Page 32: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

chở đi. Cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra trong 15 phút.

Và người dân hoang mangSau cuộc bạo loạn, thái độ chung

dễ thấy là nhiều nhà báo, trí thức trong nước cũng đánh đồng biểu tình với bạo loạn, đánh đồng việc kêu gọi phản đối hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc với phản đối người dân và doanh nghiệp Trung Quốc đang làm ăn ở Việt Nam. Nhiều người thậm chí kêu gọi tẩy chay biểu tình, nghĩa là tẩy chay một quyền được hiến định của người dân!

Một số người nhìn các nhân sĩ, trí thức đã tổ chức cuộc biểu tình không thành công trước Nhà hát Thành phố hôm 11-5 như những nhân vật hết thời và yếu ớt, bị đem ra làm trò cười.

Một số khác hoang mang không biết sau này có nên tham gia biểu tình không. Hành vi tấn công bất ngờ và công khai nhắm vào người thanh niên giơ biểu ngữ (mà clip phản ánh đã tràn lan trên mạng internet) khiến nhiều người đâm ra nghi ngờ người đi cạnh mình.

Thực sự họ là ai? Tại sao họ dám công nhiên đánh người? Mình có gặp rắc rối khi biểu tình yêu nước không? Có bị ai đó lợi dụng không?

Ở một góc khác, người dân nhìn công an và lực lượng an ninh, đã đồng hành với họ trước đó, như một lực lượng "trở mặt", "công cụ mù quáng cho chính quyền" và luôn đối kháng với nhân dân. Công an thì nhìn người dân đi biểu tình như một đám gây rối nguy hiểm.

Báo chí nước ngoài hoang mang khi liên tiếp chứng kiến những biểu hiện trái ngược ở VN trong vòng chỉ một tuần. Rút cục, thông điệp của nhà nước và người dân VN là gì đây? Tất cả những phản ứng cực đoan và phiến diện như trên chỉ khiến cho lòng người dân càng phân rã. Sự hòa hợp quý giá vừa mới nảy mầm mong manh đã nhanh chóng bị vùi lấp.

Thế nào là biểu tình đúng pháp luật?

Trong những bài báo đầu tiên sau ngày 10-5, từ biểu tình không được nhắc đến. Báo chí dùng cách nói giảm "xuống đường tuần hành". Có lẽ trước nay, "biểu tình" ở VN được mặc định là chống chính quyền (!) nên đã trở thành một từ ngữ "nhạy cảm". Nhưng sau cuộc bạo loạn thì từ biểu tình được sử dụng thường xuyên trong chỉ thị ngày 17-5 của TT Ng. Tấn Dũng. Ông kêu gọi "người dân không tham gia biểu tình trái pháp luật" và "xử lý nghiêm khắc những hành vi tuyên truyền kích động".

Chỉ thị này đúng đắn để đảm bảo

quyền biểu tình đúng pháp luật. Nhưng, như thế nào là mới là biểu tình đúng pháp luật? Cuộc biểu tình nhỏ ngày 18-5 theo quan sát của nhiều nhà báo là ôn hòa, tại sao đã không được cổ vũ?

Nhìn sang các cuộc biểu tình của người Việt ở các nước Đức, Pháp, Mỹ, Hungary, Phillipin, Nhật Bản... liên tiếp gần đây, chúng đều diễn ra rất mãnh liệt nhưng vẫn ôn hòa và được người dân sở tại quan tâm. Vậy người trong nước rút ra bài học gì?

Theo tôi đó là bài học tổ chức và tuân thủ pháp luật. Các cuộc biểu tình được thông báo với chính quyền về ngày giờ, địa điểm, mục đích, nội dung, ban tổ chức, các hoạt động sẽ diễn ra như đọc bài phát biểu, bấm chuông đại sứ quán Trung Quốc để trao thư phản đối (dĩ nhiên họ không ra nhưng đây là hành động chính thức tại Hungary), phát tán tài liệu... đều được thông báo công khai.

Cảnh sát "có trách nhiệm đảm bảo cuộc biểu tình được suôn sẻ" như lời một cảnh sát Úc chia sẻ với một người tham gia biểu tình ở Sydney. Nói nôm na, nó không bị quy buộc "biểu tình lén" như ở Việt Nam. Các mầm mống manh động đã có phương án đối phó. Lực lượng an ninh không đối kháng với người biểu tình mà là chỗ dựa tin cậy của họ.

Chỉ thị ngày 17-5 không cấm 'biểu tình đúng pháp luật'. Tuy nhiên, không thể điều hành mọi thứ bằng chỉ thị, nhất là trong một đất nước hòa bình và đang phát triển.

Tôi nghĩ đã đến lúc Việt Nam nhất định phải có Luật biểu tình. Và Luật biểu tình sẽ là chiếc khiên bảo vệ quyền dân chủ được hiến định của người dân

Cho đến nay, trên các diễn đàn công khai từ Quốc hội cho đến mạng xã hội, sự lo sợ về dân trí (thấp?) và ý thức (kém, dễ bị lôi kéo?) của người dân, một lề lối nhận thức và tư duy lâu nay không rõ có phải là định kiến không, đã và đang được xem là cản trở lớn nhất cho việc ra đời Luật biểu tình. Vì thế mà dự luật này, tuy đã được cân nhắc trong hai, ba năm qua, ít nhất vẫn còn phải chờ đến hết năm nay, nếu sẽ không còn phải chờ thêm nữa.

'Tôi không tin như thế'Song, có thực là dân trí Việt Nam

thấp đến nỗi không thể thực hiện được một quyền dân chủ được hiến định hay không? Có thực là ý thức

của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam non yếu đến nỗi dễ bị lôi kéo vào những âm mưu gây hại cho đất nước? Tôi không tin như thế.

Cách đây 68 năm, ngay trong Lời nói đầu, Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH tháng 11-1946 đã khẳng định nguyên tắc đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân. Trong Điều thứ 10 ghi rõ: "Công dân VN có quyền tự do tổ chức và hội họp." Như thế biểu tình cũng có nghĩa là bình đẳng như hội họp. 13 năm sau, trong Hiến pháp 1959, quyền biểu tình được nhắc lại rõ hơn trong điều 25: "Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó."

70 năm trước, quyền biểu tình của người dân đã được các bản hiến pháp đầu tiên trân trọng như vậy đấy. Chẳng lẽ gần 70 năm sau, dân trí và nhận thức của dân VN lại tụt hậu?

Hôm nay, người dân muốn biểu tình phản đối hành vi ngang ngược của nhà cầm quyền TQ. Rộng hơn, người dân cần được trực tiếp bày tỏ sự đồng tình hay không đồng tình với các chính sách cụ thể của nhà nước, trong hành lang pháp lý.

Về mặt tâm lý, đó là một nút xả an toàn cho những bất đồng tất yếu luôn có để nó không bị nén thành phản ứng tiêu cực, đồng thời giúp chính quyền nhìn ra những khuyết điểm trong quản lý điều hành để sửa chữa. Điều đó rõ ràng chỉ mang lại lợi ích cho đất nước.

Những hành vi quá khích, manh động bất cứ khi nào và ở đâu cũng có thể xuất hiện, ở trên cả thế giới này, chứ không riêng ở Việt Nam. Thế nhưng nếu chúng ta có luật, nhà nước sẽ có cơ sở chắc chắn để ngăn chặn chúng.

Và tôi nghĩ một xã hội ngày càng phát triển thì không thể khỏa lấp các quyền dân chủ ấy của người dân với những lý do được cho là thiếu cơ sở và phiến diện. Và thực vậy, hôm nay

từ vụ tự thiêu trước cửa dinh Thống Nhất, thiển nghĩ chúng ta càng xác quyết rằng đã đến lúc VN phải nhanh chóng cho ra đời Luật Biểu tình, mà không thể chậm trễ hơn.

Giữa đêm tối, kiểm ngư Trung Quốc bất ngờ tấn công tàu cá, đánh đập thuyền trưởng Hải và ngư dân

Số 196 Trang 32

Page 33: €¦ · Web viewTương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran, nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Anh, lột sạch trang thiết bị liên lạc và toàn bộ số hải sản đánh bắt được.

Thở nặng nhọc trên giường bệnh, thuyền trưởng Hải kể: tối 16-5, sau bữa cơm chiều, 12 ngư dân trên tàu chia nhóm đi trên hai canô ra đánh bắt thủy sản ở gần đảo Phú Lâm, vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Vị thuyền trưởng cùng ngư dân trẻ Lê Anh ở lại trông tàu cá, cả hai đang say sưa trò chuyện thì tàu kiểm ngư của TQ, số hiệu 306 cùng hai canô bất ngờ ập tới tấn công.

Thuyền trưởng Hải vừa giữ chắc vô-lăng tìm đường thoát khỏi vòng vây của tàu Trung Quốc vừa tìm cách báo tin cho 12 ngư dân đang đánh bắt trên 2 canô. Hơn một tiếng đồng hồ rượt đuổi, tàu kiểm ngư Trung Quốc liên tục rú còi inh ỏi, rồi vượt lên chặn đầu, còn hai canô áp sát hai bên mạn tàu của anh Hải.

Hơn 20 người mặc đồ rằn ri, cầm dao, dùi cui tràn lên tàu, đập cửa, phá cabin khiến mảnh kính và gỗ văng tung tóe khắp sàn. Trong lúc nguy nan, Hải vẫn không rời vô-lăng, rú ga lao về phía trước trong khi ngư dân Lê Anh chui xuống gầm buồng ngủ ẩn nấp. 

"Thấy tôi không chịu dừng tàu, nhóm người Trung Quốc dùng dùi cui đánh tới tấp làm cánh tay trái sưng vù. Sau đó họ dùng búa gỗ (dụng cụ dùng đập đá ướp thủy sản trên tàu cá) đánh mạnh vào mặt khiến tôi ngất xỉu ngay dưới vô-lăng", anh Hải kể.

Vài phút sau, nhóm người Trung Quốc phát hiện ra Lê Anh và lôi ra phía trước mũi tàu, dùng dùi cui đánh tới tấp vào đầu, vùng ngực, hông... khiến ngư dân trẻ này lăn ra bất tỉnh. Lúc sau, thuyền trưởng Hải tỉnh dậy, dù đầu óc choáng váng, cánh tay trái sưng vù đau đớn nhưng vẫn gắng nổ máy, lái tàu dò tìm đến khu vực 12 ngư dân đang lặn bắt thủy sản gần đảo Phú Lâm.

Ngư dân Phạm Tấn Sơn cho biết: khoảng 20g tối 16/5, anh em đang lặn bắt tôm, hải sâm, cách tàu cá khoảng 6 hải lý thì nghe thuyền trưởng Hải điện báo tàu cá bị phía TQ tấn công, rượt đuổi, sau đó mất liên lạc hoàn toàn. Gần 1g sáng 17-

5, nhóm ngư dân nhìn thấy tín hiệu đèn pin quét vòng tròn từ con tàu.

"Thấy tín hiệu đèn pin, chúng tôi quay vội về tàu, tập trung sơ cứu cho Hải và Anh. Sau đó cẩu hai canô đưa lên tàu, quay về đất liền hy vọng kịp cứu sống hai ngư dân", ông Sơn thuật lại. 

Trên hành trình từ Hoàng Sa về đất liền, các ngư dân giã gừng, dùng đũa và xé vải để nep buộc cánh tay sưng vù của anh Hải. Còn ngư dân trẻ Lê Anh thì cứ ăn vào là nôn thốc nôn tháo, cơ thể nóng ran, run lẩy bẩy... khiến ai cũng lo anh khó sống nổi trước khi về đến đất liền. Trong lúc mê sảng, Anh khóc rưng rức nói về người vợ trẻ sắp đến ngày sinh con đầu lòng ở quê nhà. 

Không chỉ đánh đập khiến thuyền trưởng Hải và ngư dân Anh ngất xỉu, phía Trung Quốc còn cướp đi khoảng 8 tấn thủy sản (cá, tôm và hải sâm) cùng máy liên lạc Icom, máy dò, máy định vị, máy quét..., hút hơn 2.000 lít dầu diesel, ước tính thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.  

Sau một ngày đêm chạy hết ga, đến trưa 18-5, các ngư dân cập bến Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh. Ngành y tế đã bố trí xe cấp cứu cùng kíp y, bác sĩ tại bến cảng kịp thời đưa thuyền trưởng Hải và ngư dân Anh về cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Đến chiều nay, sức khỏe của hai ngư dân này dần hồi phục, ổn định.  Lãnh đạo tỉnh cùng Quỹ hỗ trợ ngư dân đã đến chia sẻ, hỗ trợ động viên các ngư dân gặp nạn vừa trở về từ Hoàng Sa sớm vượt qua khó khăn, ổn định tinh thần, tiếp tục vươn khơi bám biển. 

Theo thống kê của các địa phương huyện Bình Sơn và huyện đảo Lý Sơn, chỉ trong 2 tuần qua, có 8 vụ tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu TQ rượt đuổi, tấn công, đánh đập, trấn lột tài sản trong lúc hành nghề ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, ước tính thiệt hại ban đầu hơn 3 tỷ đồng. 

Số 196 Trang 33