22
UẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN SV.Bảo Quyên - y2003 SV.Thành Tâm - y2003 I. Đại cương: - Là một bệnh cảnh rất nghiêm trọng, là cấp cứu nội-ngoại khoa. - Cần hồi sức cấp cứu tình trạng mất máu càng sớm càng tốt. - Sự phân biệt XHTH do vỡ tĩnh mạch thực quản(TMTQ) giãn với XHTH không do vỡ TMTQ giãn có ý nghĩa rất quan trọng trong xử trí.Vì dự hậu của XHTH do vỡ TMTQ giãn xấu hơn. II. Tiếp cận bệnh nhân XHTH trên : *Bước 1 : Có XHTH không? Các tình huống phát hiện : 1. Nôn ra máu : màu đỏ tươi, đỏ sậm, café màu sắc tuỳ thuộc vào nồng độ HCl, thời gian máu đọng, số lượng máu mất. - Cần phân biệt : · Ho ra máu. · Chảy máu từ vùng hàm mặt. · Do thức ăn : tiết canh. 2. Đi cầu phân đen : phân lỏng màu nâu đen như bã càfê, mùi khắm (Có thể đi cầu ra máu đỏ tươi trong trường hợp XHTH trên ồ ạt, thường kèm choáng) - Cần phân biệt : · Táo bón : phân cứng, đen nâu

XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

UẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

SV.Bảo Quyên - y2003

SV.Thành Tâm - y2003

I. Đại cương:

- Là một bệnh cảnh rất nghiêm trọng, là cấp cứu nội-ngoại khoa.

- Cần hồi sức cấp cứu tình trạng mất máu càng sớm càng tốt.

- Sự phân biệt XHTH do vỡ tĩnh mạch thực quản(TMTQ) giãn với XHTH không

do vỡ TMTQ giãn có ý nghĩa rất quan trọng trong xử trí.Vì dự hậu của XHTH do

vỡ TMTQ giãn xấu hơn.

II. Tiếp cận bệnh nhân XHTH trên :

*Bước 1 : Có XHTH không?

Các tình huống phát hiện :

1. Nôn ra máu : màu đỏ tươi, đỏ sậm, café màu sắc tuỳ thuộc vào nồng độ HCl,

thời gian máu đọng, số lượng máu mất.

- Cần phân biệt :

· Ho ra máu.

· Chảy máu từ vùng hàm mặt.

· Do thức ăn : tiết canh. 

2. Đi cầu phân đen : phân lỏng màu nâu đen như bã càfê, mùi khắm

(Có thể đi cầu ra máu đỏ tươi trong trường hợp XHTH trên ồ ạt, thường kèm

choáng)

- Cần phân biệt :

· Táo bón : phân cứng, đen nâu

· Phân đen xanh do sắc tố mật.

Page 2: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

· Do sử dụng thuốc có chất Fe, chất than, bismuth, cam thảo.

3. Triệu chứng mất máu cấp tính : tuỳ thuộc vào lượng máu mất.

· Mất <500 ml : ít có biểu hiện lâm sàng.

· Mất < 10% - 20% VTH : Mạch tăng >15lần/ph hoặc HA hạ >10mmHg khi thay đổi

tư thế.

· Mất >20% VTH : sốc. 

-Phân biệt với xuất huyết nội.

*Bước 2: XHTH trên hay dưới?

XHTH trên XHTH dưới

TCLS -Ói ra máu/đi cầu phân đen -Đi cầu ra máu

(10% đi cầu ra máu)

Tube Levin -Ra máu -Không ra máu

Tỉ số BUN/CRÉ -Tăng -Không tăng

Nội soi DD-TT Nội soi HM-TT

*Bước 3: Mức độ xuất huyết :

· Cần lưu ý tốc độ mất máu và lượng máu mất.

· Chẩn đoán lượng máu mất dựa vào sonde DD.

· Bảng phân độ XHTH:

Page 3: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Lượng máu mất

<10% VTH

10 – 20 % VTH

> 20% VTH

DHST

Có thể thay đổi nhẹ,sau bồi hoàn dịch à về bt

M:100-120lần/p

HAthu> 90mmHg

Hoặc Tilt test (+)

M: > 120 lần/ph

HAthu<90 mmHg

Hoặc HA kẹp

Lâm sàng

Hồi hộp, mệt khi gắng sức.

Da niêm còn hồng

Da xanh, niêm nhạt.

Choáng váng chóng mặt khi gắng sức.

Nước tiểu/24h ↓

Da xanh, niêm trắng bệch.

Đầu chi lạnh

Toát mồ hôi

Page 4: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

Thiểu niệu hoặc vô niệu.

Hct 

30%

20 – 30%

<20%

Số lượng HC

>3triệu/mm3

2 – 3 triệu/mm3

< 2triệu/mm3

Đối với người già, người có bệnh lý tim mạch, bệnh phổi mãn tính thì Hct < 25%

là nặng.

*Bước 4: Chẩn đoán nguyên nhân : 

- Chảy máu do loét dạ dày-tá tràng, vỡ tĩnh mạch thực quản giãn và những tổn

thương cấp tính ở dạ dày-tá tràng chiếm 90% nguyên nhân.

Nguyên nhân

Tỉ lệ 

Loét tá tràng

24

Viêm dạ dày cấp

20

Loét dạ dày

15

Vỡ TMTQ giãn

14

Viêm thực quản

6

Page 5: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

Hội chứng Mallory-Weiss

5

Khác (**)

10

Không xác định

6

-Khác (**) : 

Hội chứng Mallory Weiss

Dò ĐM tá tràng (luôn nghĩ khi bn xuất

huyết có mảnh ghép ĐMC)

Túi thừa tá tràng

K dạ dày : thường máu ẩn trong phân, ít

khi XHTH rõ, tuổi >40, sụt cân nhanh,

hạch cổ (+).

Chảy máu đường mật : do nhiễm trùng

đường mật, K đường mật, ápxe đường

mật hoặc giun chui lên ống mật

Viêm tuỵ hoại tử xuất huyết, K đầu tuỵ.

Ngộ độc NH3, acid, baz.

Do thuốc : NSAIDs, steroide, kháng đông.

Bệnh lí về máu : giảm tiểu cầu, leucimie,

suy tuỷ, hemophilie, DIC.

*Bước 5: XHTH còn tái diễn hay không?

- Nếu đang tái diễn : 

· Sonde DD còn ra máu đỏ tươi

· Tiếp tục ói máu màu càng đỏ lên, tiêu phân lỏng màu đỏ nhiều hơn.

· DHST tiếp tục thay đổi theo chiều hướng xấu sau điều trị ban đầu.

Page 6: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

· Hct tiếp tục giảm sau truyền máu. 

- Nội soi lại: Forrest cải biên :

Đang chảy máu

Ia

Chảy máu phun thành vòi

Ib

Chảy rỉ rả

Chảy máu gần đây

IIa

Lộ mạch máu

IIb

Còn cục máu đông

IIc

Có chấm khác màu

Không chảy máu

III

Không thấy dấu hiệy chảy máu

*Bước 6: có yếu tố thúc đẩy XHTH không?

· Sử dụng thuốc: Aspirin, Clopidogrel, NSAIDs, Corticoide.

· Stress nặng: nhiễm trùng nặng, sau phẫu thuật, sau chấn thương nặng, hoặc

bỏng…

· Rượu

· Thuốc lá

· Nhiễm H.pylori.

Page 7: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN CHO 1 BỆNH NHÂN XHTH:

1.Xét nghiệm thường quy:

-CTM

-TQ, TCK

-GS

-Chức năng thận.

-Hct mỗi 12h.

2.Xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân và gợi ý vị trí chảy máu:

-Nội soi thực quản- dạ dày- tá tràng: (++) cần thực hiện sớm vì là cách giúp xác

định vị trí tổn thương tốt nhất, và nên thực hiện sau khi BN đã được điều trị

sốc. Đây vừa là phương tiện chẩn đoán vừa có thể điều trị cầm máu.

-Xét nghiệm về gan: (+) nhằm phát hiện tình trạng suy tế bào gan hoặc các rối

loạn đông máu

ü SGOT, SGPT

ü Bilirubin TP, TT

ü Điện di đạm

ü NH3 

ü HbsAg, antiHCV

ü Siêu âm bụng.

-Chụp động mạch đồ chọn lọc vùng tạng: ít khi có chỉ định, chỉ hữu hiệu khi nội

Page 8: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

soi không tìm ra nguyên nhân và vị trí chảy máu.Và qua đó có thể thực hiện kỹ

thuật thuyên tắc mạch để cầm máu.

XỬ TRÍ CẤP CỨU XHTH

*Mục tiêu:

A. Cầm máu sớm trước khi tổn thương lan rộng.

B. Phòng ngừa chảy máu tái phát.

1.Khi BN nhập viện cấp cứu cần thực hiện tức thì:

· Lập 2 đường truyền tĩnh mạch ngoại biên lớn.

· Giữ thông đường hô hấp, cho bệnh nhân thở Oxy ẩm 4lít/ph, nằm đầu thấp.

· Lấy máu TM ngay để thử nhóm máu, phản ứng chéo, CTM, TS, TC.

2.Chống sốc:

· Truyền dịch đẳng trương. 

· Truyền máu khi Hct <20% (mục tiêu đưa Hct>25%), đối với những bệnh nhân

già, có bệnh lý tim mạch đi kèm thì truyền máu khi Hct<25% (Hct>30%).

- Khi mất máu ồ ạt có thể truyền ngay nhóm máu O.

- HCL và Huyết tương tươi đông lạnh có thể thay thế máu toàn phần khi cần

truyền 1 lượng lớn.

- Ở những bệnh nhân đang chảy máu: việc truyền máu phải tiếp tục tương ứng

với sự mất máu đang diễn ra cho đến khi cầm máu.

- Bệnh lý về đông máu nên được điều chỉnh bằng huyết tương tươi đông lạnh

hoặc điều trị bằng yếu tố khác.

Page 9: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

· Giảm tiểu cầu <50K/mcl nên được điều chỉnh bằng TC.

· Theo dõi huyết động trong khi hồi sức ở những bệnh nhân XHTH đặc biệt khi

có kèm bệnh tim mạch (CVP).

* Theo dõi bệnh nhân dựa vào:

ü DHST

ü Hct mỗi 6 – 12 h

ü CVP nếu có thực hiện

ü Ống sonde mũi - dạ dày 

ü Lượng nước tiểu (có thể qua sonde tiểu)

3. Cầm máu:

A/XHTH do loét dạ dày tá tràng:

· 80% tự cầm máu.

· Mục tiêu điều trị chủ yếu không phải là cầm máu mà là phòng ngừa chảy máu

tái phát, thường dùng thuốc ức chế tiết dịch vị: PPIs liều cao, antiH2.Khi cấp cứu

nên dùng thuốc qua đường tĩnh mạch sau đó chuyển sang uống càng sớm càng

tốt.

· Các phương pháp cầm máu qua nội soi:

+ Dùng nhiệt : laser, đốt điện, que nhiệt, sóng ngắn.

+ Chích Adrenalin, hoặc cồn tuyệt đối.

+ Dùng keo sinh học, kẹp cầm máu.

· Can thiệp phẫu thuật khi:

+ Cầm máu qua nội soi thất bại à sốc mất máu.

Page 10: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

+ Máu chảy từ động mạch hoặc gần động mạch lớn (loét mặt sau hành tá tràng

ăn vào động mạch vị tá, loét bờ cong nhỏ thủng vào động mạch vành vị trái, hiếm

hơn là loét mặt sau thân dạ dày thủng vào động mạch lách)

B/Vỡ TMTQ giãn:

Có 5 pp cầm máu:

1. Cầm máu qua nội soi bằng chích chất xơ hoá TM hoặc thắt bằng dây thun

hoặc phối hợp cả 2.

2. Dùng thuốc co mạch:

- Vasopressine Triglycyllysine (Glypressin): chỉ hữu hiệu trong 50% cas, và 25%

bị tai biến trầm trọng.

- Somatostatin (Stilamin): làm giảm áp lực ở TM gan và hệ cửa nhưng half-time

ngắn chỉ vài phút.

- Octreotide Acetat (Sandostatin): hoạt tính tương tự Somatostatin nhưng mạnh

hơn gấp 45 lần (theo tác giả Bauer).

3. Đặt sonde Blakemore 

- CĐ: XHTH trên ồ ạt khiến điều trị nội thất bại 

- CCĐ: BN có tiền căn mổ DD-TQ

- Theo dõi: 

+ Mỗi 30p bơm rửa DD coi còn chảy máu không?

ü Nếu còn, bơm bong dạ dày sao cho Vbóng = 250ml khí.

ü Nếu vẫn chảy thì bơm thêm bóng TQ cho đủ 70ml khí.

Page 11: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

+ Ngày đầu: xả hết hơi trong bóng TQ mỗi 6h trong 30p (vẫn giữ ống tại chỗ).

ü Nếu chảy lại: bơm bóng TQ như lúc đầu

ü Nếu hết chảy: để sonde thêm 24h vẫn không chảy thì xả bong DD rồi rút sonde

+ Nếu phải để sonde qua ngày 2 thì mỗi 4h xả bong TQ 30p.

- Tai biến: Loét, vỡ TQ, nặng nhất là ngạt thở.

4.Làm cầu nối trong gan qua TM cổ ngoài.

5.Phẫu thuật: chỉ áp dụng khi chích xơ thất bại 2 lần hoặc điều trị nội và đặt

sonde Blakemore không hiệu quả.

- Khâu các búi TMTQ chảy máu.

- Tạo cầu nối cửa-chủ.

- Cầu nối Warren.

- Cắt ngang TQ, triệt mạch theo pp Sugiura

Tài liệu tham khảo:

1.Điều trị ngoại khoa tiêu hoá ĐHYD 2007.

2.Điều tri ngoại khoa ĐH Y Phạm Ngọc Thạch .

3.Bệnh học ngoại khoa tiêu hoá ĐHYD 2007.

4.Sổ tay lâm sàng ngoại BV.Bình Dân - Y2000.

5.The Washington Manual of Medical Therapeutics 32nd. 0

#2    X-man 

Page 12: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

Junior Member

Group:Cựu Thành Viên Posts:655 Joined:29-September 03 Gender:Male Location:ĐH Y Dược Interests:Thích màu xanh da trời

Thích đi dạo thành phố một mìnhThích đổ mồ hôiThích kỷ luật và đúng giờ!

Posted 17 October 2008 - 07:56 PM

Ý kiến

Quote

- Sự phân biệt XHTH do vỡ tĩnh mạch thực quản(TMTQ) giãn với XHTH không do vỡ

TMTQ giãn có ý nghĩa rất quan trọng trong xử trí. Vì dự hậu của XHTH do vỡ TMTQ giãn

xấu hơn.

Đã nói sự phân biệt này quan trọng cho xử trí thì sao lại "vì dự hậu ..." ?! Và đọc

cả bài cũng không thấy chỗ nào có nói đến các yếu giúp phân biệt hai tình trạng

bệnh này.(?)

Thực sự, việc phân biệt này là rất quan trọng cho việc xử trí cấp cứu mà không

có điều kiện nội soi tiêu hóa trên, mà cụ thể ra là để chỉ định đặt sonde

Blakemoore mà thôi.

Việc phân biệt xuất huyết do vỡ dãn TMTQ và loét dạ dày tá tràng có thể dựa

vào lâm sàng với độ tinh cậy nhất định thôi (tất nhiên rồi). Các yếu tố giúp phân

biệt: hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, tiền căn loét DDTT, tiền căn và biểu

hiện bệnh lý gan mãn.

- Về phần điều trị, câu tủ cần phải nhớ là "nội soi sớm trong 24h đầu khi huyết

động ổn định". Câu này thể hiện hết tinh thần chẩn đoán và điều trị của XHTH

trên rồi đó.

Thứ nhất, đây là một cấp cứu nội - ngoại khoa. Yêu cầu ổn định ngay huyết

động. Thứ hai, phải nhanh chóng chẩn đoán xác định nguyên nhân xuất huyết và

Page 13: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

nội soi cho khả năng chẩn đoán chính xác kèm theo khả năng can thiệp rất cao

cho cả hai nhóm bệnh lý chính gây XHTH trên này.

- Bài viết thiếu định nghĩa của XHTH trên. (là chảy máu trong lòng ống tiêu hóa

do tổn thương từ miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng đến phía trên góc Treitz).

- Một lưu ý nhỏ nữa là với BN XHTH do vỡ dãn TMTQ thì nên có điều trị dự

phòng hôn mê gan do XHTH là một yếu tố thức đẩy hôn mê gan rất lớn.

PS: tài liệu nên tham khảo - HỒI SỨC CẤP CỨU NỘI KHOA - Bộ môn Nội

ĐHYD TpHCM. Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đời!0

#3    lynn_ly 

Advanced Member

Group:Cựu Thành Viên Posts:3,363 Joined:20-June 07 Gender:Not Telling

Posted 18 October 2008 - 03:38 AM

Thứ sáu / ngày cuối tuần ... Chị Lynn làm biếng làm, nhưng siêng đọc thông tin Y

học, vừa đọc được bài viết này bên Diễn Đàn Điều Dưỡng Việt Nam thấy hay hay

đối với người không trong nghề như chị Lynn ... đem về post vào đây góp "vui

văn nghệ" !!! hihi ... Cho giỡn chút !!! Hy vọng Quyên + Tâm và Dr xman không

phiền 

--------------------------------------------------

Xuất huyết tiêu hoá(refer: http://www.hoidieudu...opic.php?p=2645 )

I.ĐẠI CƯƠNG:

Xuất huyết tiêu hoá là hội chứng do nhiều bệnh lý gây ra gồm:

Bệnh lý đường tiêu hoá: viêm, loét, k…

Bệnh lý toàn thân

Page 14: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

Xuất huyết tiêu hoá trên: Tổn thương từ góc Treitz trở lên, thực quản dạ dày, tá

tràng gây ói máu, đi cầu ra máu.

Xuất huyết tiêu hoá dưới:Tổn thương từ góc Treitz trở xuống hổng tràng, manh

tràng, đại tràng, gây đi cầu ra máu.

II.NGUYÊN NHÂN:

6 nhóm: XHTH Trên chiếm 80-85%. XHTH Dưới chiếm 15%

1. Tại đường tiêu hoá:

Viêm loét dạ dày tá tràng: chiếm 80-

85%

K ống tiêu hoá

U mạch máu, polype

Túi thừa, lồng ruột

Nhồi máu do tắc mạch mạc treo

Hội chứng Mallory-Weiss

2. Gan-Mật-Tụy:

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

do xơ gan

Đường mật: viêm, k đường mật

Viêm tuỵ thể hoại tử xuất huyết

K vùng cơ vòng Oddi

3. Bệnh về máu:

Suy tuỷ

Leucemia cấp, mãn

Hemophilie

Rối loạn số lượng, chất lượng tiểu

cầu

Page 15: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

4. Do thuốc:

Corticoid, kháng viêm Non-steroid,

kháng đông

5. Do ngộ độc:

Nội sinh: Suy thận, NH3 tăng, nhiễm

trùng huyết, stress.

Ngoại sinh: Do chất độc Acid, Baze,

chất độc khác gây tổn thương đường

tiêu hoá.

6. Nhiễm khuẩn và dị ứng:

Siêu vi: SXH, cúm

Vi trùng: thương hàn

KST: sốt rét ác tính thể XHTH, Amibe

Dị ứng đường tiêu hoá

III.PHÂN LOẠI:1. XHTH nhẹ

Máu chảy < 20% khối lượng tuần

hoàn cơ thể hay < 500ml

Triệu chứng toàn thân không thay đổi

Dấu hiệu sinh tồn bình thường: M <

100l/p, HA ổn định

Cận lâm sàng: không thay đổi HC >

3triệu, Hb > 11g/dl, Hct > 30%

2. XHTH trung bình

Lượng máu mất 20-40% khối lượng

tuần hoàn cơ thể hay mất 1000-

1500ml

Page 16: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

Triệu chứng toàn thân xuất hiện: da

xanh, niêm nhợt, hoa mắt, chóng mặt,

nước tiểu giảm trong 24 giơ.ø

M > 100 l/p, HA giảm nhẹ

3. XHTH nặng:

Máu mất > 40% khối lượng tuần hoàn

cơ thể hay >1500ml

Chi lạnh vả mồ hôi, thiểu niệu hoặc

vô niệu

M > 120l/p, HA giảm hoặc kẹp

Cận lâm sàng : CVP thấp, HC < 2

triệu, Hct < 20%

IV.XỬ TRÍ:Nhằm 3 mục đích:

Hồi phục khối lượng tuần hoàn cơ thể

Cầm máu

Giải quyết nguyên nhân và phòng ngừa

tái phát

A.Hồi phục khối lượng tuần hoàn cơ thể: rất quan trọng

Cho bệnh nhân nằn đầu thấp bất động

Lập đường truyền tĩnh mạch cố định bằng

dung dịch đẳng trương

Tiến hành lấy máu xét nghiệm: CTM, Gs,

Hct, Urê, Creatinin, SGOT, SGPT, đông

máu toàn bộ.

Khám và đánh giá mức độ chảy máu

1. Chảy máu mức độ nhẹ:

Thành lập đường truyền và cố định

Thăm dò mức độ và vị trí chảy máu

Page 17: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

Cầm máu

Chuẩn đoán nguyên nhân

2. Chảy máu mức độ trung bình

Bồi phục chủ yếu bằng dung dịch

đẳng trương NaCL 0.9%, Lactat

Ringer

Thở Oxy

Theo dõi tình trạng chảy máu

3. Chảy máu mức độ nặng

Thở Oxy 2-4 l/p

Có chỉ định truyền máu: truyền 1/3

khối lượng tuần hòan là máu, 2/3 khối

lượng tuần hoàn là dung dịch đẳng

trương, truyền đến khi hết dấu hiệu

thiếu oxy não, M, HA ổn định, Hct >

20%, HC >2 triệu

Trường hợp khi chưa có nhóm máu

kịp thời, ta truyền dung dịch thay thế

máu Gelafundin

Nâng huyết áp cho bệnh nhân:

Trường hợp bù dịch, máu mà huyết

áp vẫn chưa lên được, nếu để lâu có

thể gây suy thân, nhũn não, thiếu

máu cơ tim ---> có chỉ định dùng

thuốc vận mạch:

o Dopamin: liều < 5mg/kg/p để

nâng huyết áp, duy trì chức năng

thận

o CCĐ: Adrenalin, Nor-Adrenalin,

hydrocarbinat để nâng HA

Page 18: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

Chú ý: chỉ dùng Dopamin khi huyết áp

đến ngưỡng thận thì ngưng

B.Cầm máu

1. XHTH do loét DD-TT: gặp thường nhất

Đặt sonde dạ dày:

o Đặt sonde Tube Levin

o Rửa sạch máu trong dạ dày bằng

dung dịch NaCl 0.9%

o Lưu sonde 6-8 giờ để theo dõi,

dánh giá tình trạng chảy máu và

bơm thuốc cho bệnh nhân.

o Chuẩn đoán vị trí chảy máu, cầm

máu, điều trị nguyên nhân chảy

máu.

o Nội soi cấp cứu nên làm trước 24

giờ, vì có những tổn thương sẽ

lành sau 24 giờ như: hội chứng

Mallory-Weiss, viêm chợt dạ dày.

Cầm máu qua nội soi:

o Chỉ định: Cục máu đông ở đáy ổ

loét

o Đang có rỉ máu trên vết loét

o Động mạch chồi lên và thấy rõ

o Động mạch đang phun máu

o Dùng Adrenalin 0.1% 1ml + 9ml

NaCl: chích vào nơi chảy máu để

cầm máu

o Sau khi chích phải dùng thuốc ức

chế bơm proton mạnh: Losec

Page 19: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

80mg(TMC), sau 12-24 giờ nhắc

lại 40mg và tiếp tục liều

40mg/ngày đến khi ổn thì chuyển

qua uống. Nếu không có ức chế

bơm proton thì dùng ức chế H2

hoặc Antacid hoà tan uống 3

giờ/lần.

o Điều trị duy trì bằng phác đồ điều

trị loét dạ dày tá tràng.

2. XHTH do tăng áp lực tĩnh mạch cửa:

Dãn tĩnh mạch thực quản chia 3 độ trên

nội soi

Chỉ định cầm máu qua nội soi sau khi dãn

tĩnh mạch thực quản độ II căng phòng đến

doạ vỡ.

Tiến hành:

Đặt sonde Blackmoire, dùng trong

cấp cứu khi bệnh nhân đang vỡ tĩnh

mạch thực quản ồ ạt, sau 24 giờ tháo

sonde.

Xơ hoá TM thực quản bằng

Polidocanol 0.75-2% (thường 1%)

chích trực tiếp vào các túi tĩnh mạch

phồng căng trước, chích xơ nhắc lại

sau 7-10 ngày.

Xử trí và ngừa hôn mê gan: song

song

Kháng sinh: Neomycin 1.5g/ngày

Klion 0.25-1.5g/ngày

Thuốc sổ : Duphalac 1-3gói/ngày

Lactulose 1-3gói/ngày

Thuốc ngừa tái phát: Propranolon, chỉ

định dùng liều thấp sau đó tăng dần: 20-

40mg/ngày.

Page 20: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

g/giờ. Tiêm tĩnh mạch trong 3-4 ngày.

Dùng Sandostatin làm giảm áp lực tĩnh

mạch cửa: liều 25-50

Có thể dùng: Vasopresin 0.3 đơn vị / 1

phút

30 phút sau 0.6 đơn vị / 1 phút

30 phút sau 0.9 đơn vị / 1 phút

C.Giải quyết nguyên nhân chảy máu:

Tuỳ từng nguyên nhân mà giải quyết cụ thể

Chỉ định phẩu thuật:

K

Chảy máu tái phát nhiều lần

Hồi sức nội khoa không hiệu quả, đã

truyền 8 đơn vị máu mà huyết áp vẫn

không ổn định.

Vỡ tĩnh mạch thực quản liên tiếp --->

phương pháp thông nối cửa – chủ

Chế độ dinh dưỡng:

Trong thời gian đang chảy máu nuôi bằng đường tĩnh mạch

Khi đã cầm máu:

Nếu do loét DDTT: cho uống sữa lạnh để

trung hoà acid

Nếu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: uống

nước đường lạnh

Sau 5 ngày XHTT ổn định: cho ăn lại bình

thường từ lỏng đến đặc, coi như XHTH

chấm dứt.

Điều trị nguyên nhân tích cực.

-----------------------

Khi đọc bài viết trên và vài bài post trên NCYK. Chị Lynn không rõ "K" là gì .... Ai

Page 21: XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

rảnh giải thích cho chị Lynn biết ... còn không thì chị Lynn đi mò mò tìm xem "K"

là gì ... Love is nature's way of giving, a reason to be living !!!