121
UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TP. CẦN THƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT BÁO CÁO TNG HP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÕNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LÖA CAO SẢN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Cơ quan chủ trì: CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT Chủ nhiệm dự án: Ths. NGUYỄN THỊ KIỀU Cần Thơ - 2011

XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TP. CẦN THƠ

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÕNG TRỪ CỎ DẠI

TRÊN LÖA CAO SẢN

TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cơ quan chủ trì: CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

Chủ nhiệm dự án: Ths. NGUYỄN THỊ KIỀU

Cần Thơ - 2011

Page 2: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

ii

UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TP. CẦN THƠ

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÕNG TRỪ

CỎ DẠI TRÊN LÖA CAO SẢN

TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

(Ký, ghi rõ họ tên vá đóng dấu) CHỦ NHIỆM

(Ký và ghi rõ họ tên)

Danh sách thành viên ban chủ nhiệm:

1. Nguyễn Thị Mỹ Sơn

2. Lƣơng Thu Dung

3. Trần Thị Yến Phƣợng

4. Trần Trung Nghĩa

5. Phan Kim Ngọc

6. Phan Văn Năm

7. Nguyễn Phƣợng Liên

8. Đặng Văn Hiền

9. Mã Thị Thanh Thủy

10. Đỗ Kiên Trƣờng

Page 3: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

iii

TÓM LƢỢC

Để quản lý cỏ dại một cách có hiệu quả, giảm tối đa việc lệ thuộc vào thuốc

hóa học và bổ sung quy trình sản xuất lúa chất lƣợng cao của thành phố Cần Thơ,

dự án “Xây dựng mô hình quản lý cỏ dại trên lúa cao sản tại thành phố Cần Thơ”

đƣợc triển khai từ tháng 08/2008 đến tháng 09/2010 tại 04 quận, huyện: Vĩnh

Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Thốt Nốt.

Dự án đã thực hiện 18 mô hình trình diễn, 04 nghiên cứu các biện pháp

phòng trừ cỏ dại. Giúp nông dân có cơ sở bổ sung và hoàn thiện quy trình cỏ dại

tổng hợp phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, mực thủy văn, nguồn lực,… tại địa

phƣơng.

Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy:

Khi sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp để kiểm soát cỏ dại, mật độ sạ 100,

150, 200 kg/ha đều kiểm soát cỏ dại rất tốt, nghiệm thức sử dụng mật độ sạ 100

kg/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Việc đƣa nƣớc vào ruộng lúc 3, 6 ngày sau khi sạ cho hiệu quả tốt nhất.

Tại nghiên cứu về ảnh hƣởng của thuốc trừ cỏ đến sự phát sinh và phát triển

của cỏ dại cho thấy, không có sự khác biệt khi sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm

và hậu nảy mầm sớm.

Nghiên cứu về biện pháp làm đất cho thấy, biện pháp làm đất kỹ trƣớc khi

gieo sạ kiểm soát cỏ dại tốt nhất, kế đến là biện pháp sạ chay (đốt đồng rồi sạ) và

không làm đất.

Kết quả thực hiện từ 18 mô hình trình diễn đƣợc nông dân tham gia trực tiếp,

cho thấy áp dụng đồng bộ các giải pháp theo quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp đã

giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần sử dụng thuốc trừ cỏ, bên cạnh đó còn

tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất từ tiết kiệm giống, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh.

Nông dân quan tâm đến việc sử dụng giống xác nhận để gieo sạ, nhất là việc sử

dụng nƣớc để “ém cỏ” và bón phân cân đối N-P-K. Lợi nhuận mang lại từ

Page 4: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

iv

4.148.700 - 5.585.700 đồng/ha so với đối chứng.

Kết quả điều tra đánh giá tác động của dự án cho thấy, tình hình sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã giảm chỉ còn 4,25 lần/vụ, số lần phun thuốc cỏ

chỉ còn 0,80 lần/vụ, giảm chi phí sử dụng thuốc BVTV 402.700 đồng/ha, giảm chi

phí phân bón 1.074.600 đồng/ha, tăng năng suất lúa 200 kg/ha.

Page 5: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

v

MỤC LỤC Trang

TÓM LƢỢC ............................................................................................................. III

THÔNG TIN CHUNG ............................................................................................XII

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3

I.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TP. CẦN THƠ ................................. 3

I.1.1 Vị trí địa lý và hành chính ................................................................................. 3

I.1.2 Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................. 4

I.2 CỎ DẠI ................................................................................................................. 5

I.2.1 Định nghĩa cỏ dại ............................................................................................... 5

I.2.2 Những đặc điểm cơ bản của cỏ dại trên ruộng lúa nƣớc ................................... 5

I.2.3 Nguồn gốc cỏ dại ............................................................................................... 7

I.2.4 Đặc trƣng của những loại cỏ độc hại ................................................................. 7

I.2.5 Phân loại cỏ dại .................................................................................................. 8

I.2.6 Tác hại của cỏ dại đối với nền sản xuất lúa nƣớc ............................................ 10

I.2.7 Ý nghĩa kinh tế và đặc điểm sinh học của một số loài cỏ dại chủ yếu trên

ruộng lúa ở nƣớc ta ................................................................................................... 17

I.2.8 Quản lý cỏ dại tổng hợp (Integrated Weed Management - IWM) .................. 23

I.2.9 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc .................................................................... 39

CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ........................................................ 43

II.1 ĐIỀU TRA NÔNG DÂN ................................................................................... 43

II.2 TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHIÊN CỨU ............................................ 44

II.2.1 Nghiên cứu 1: Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến sự phát sinh, phát triển của

cỏ dại ........................................................................................................................ 45

Page 6: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

vi

II.2.2 Nghiên cứu 2: Ảnh hƣởng của thời gian đƣa nƣớc vào ruộng đến mật độ cỏ

dại ............................................................................................................................. 45

II.2.3 Nghiên cứu 3: Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ cỏ ...................... 46

II.2.4 Nghiên cứu 4: Ảnh hƣởng của biện pháp làm đất đến sự phát sinh phát triển

của cỏ dại .................................................................................................................. 47

II.3 XÂY DỰNG NHÓM NÔNG DÂN THỰC HIỆN MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN ... 47

II.4 TỔ CHỨC HỘI THẢO TRAO ĐỔI KỸ THUẬT ............................................ 51

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 52

III.1 NGHIÊN CỨU BỔ SUNG - NGHIÊN CỨU DIỆN HẸP ................................. 52

III.1.1 Nghiên cứu “Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến sự phát sinh và phát triển của cỏ

dại” ........................................................................................................................... 52

III.1.2 Ảnh hƣởng của thời gian đƣa nƣớc vào ruộng đến mật độ cỏ dại ................ 54

III.1.3 Nghiên cứu “Đánh giá hiệu lực của thuốc trừ cỏ đến mật độ cỏ dại”. ......... 55

III.2 NGHIÊN CỨU BỔ SUNG – NGHIÊN CỨU DIỆN RỘNG ............................ 57

III.3 XÂY DỰNG NHÓM NÔNG DÂN VÀ THỰC HIỆN MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN

.................................................................................................................................. 62

III.3.1 Địa điểm triển khai mô hình.......................................................................... 62

III.3.2 Giống lúa ....................................................................................................... 62

III.3.3 Mật độ sạ ....................................................................................................... 63

III.3.4 Số chồi ........................................................................................................... 64

III.3.5 Rầy nâu .......................................................................................................... 66

III.3.6 Diễn biến cỏ dại ............................................................................................. 67

III.3.7 Số lần sử dụng thuốc BVTV ......................................................................... 70

III.3.8 Lƣợng đạm (N) bón cho ruộng mô hình và ruộng nông dân ........................ 72

III.3.9 Lƣợng lân (P2O5) bón cho ruộng mô hình và ruộng nông dân ..................... 73

III.3.10 Lƣợng phân kali (K2O) bón cho ruộng mô hình và ruộng nông dân .......... 73

III.3.11 Hạch toán kinh tế giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân ......................... 74

Page 7: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

vii

III.4 ĐIỀU TRA - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ..................................... 76

III.4.1 Tình hình chung của nông dân ...................................................................... 76

III.4.2 Diện tích sản xuất .......................................................................................... 77

III.4.3 Giống lua ....................................................................................................... 78

III.4.4 Cơ cấu giống lúa............................................................................................ 79

III.4.5 Vê sinh đồng ruộng ....................................................................................... 81

III.4.6 Mât đô sa ....................................................................................................... 81

III.4.7 Tình hình sử dụng phân bón .......................................................................... 82

III.4.8 Tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật ..................................................... 83

III.4.9 Chi phí đầu tƣ và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa ................................... 85

III.5 QUY TRÌNH QUẢN LÝ CỎ DẠI TỔNG HỢP TRONG THÂM CANH LÚA

CAO SẢN TẠI TP. CẦN THƠ ................................................................................ 86

III.5.1 Chuẩn bị đất .................................................................................................. 86

III.5.2 Chuẩn bị giống .............................................................................................. 86

III.5.3 Mật độ sạ ....................................................................................................... 87

III.5.4 Quản lý nƣớc ................................................................................................. 87

III.5.5 Sử dụng thuốc trừ cỏ ..................................................................................... 87

III.5.6 Nhổ cỏ tay bổ sung và khử lẫn ...................................................................... 88

III.5.7 Bón phân ....................................................................................................... 88

III.5.8 Phòng trừ sâu bệnh ........................................................................................ 88

III.5.9 Sau khi thu hoạch .......................................................................................... 88

III.6 HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN ........................................................ 88

III.6.1 Hiệu quả về bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ ................... 88

III.6.2 Hiệu quả về kinh tế........................................................................................ 89

III.6.3 Hiệu quả về xã hội ......................................................................................... 89

III.6.4 Liên kết sản xuất và đời sống ........................................................................ 89

CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 92

Page 8: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

viii

IV.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 92

IV.2 ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................... 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 94

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 101

Page 9: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

ix

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 1: Một số cỏ dại là ký chủ phụ của các dịch hại khác trên lúa (Ou, 1985;

IRRI, 1986; Ampong-Nyarko & De Datta, 1991). .................................................. 15

Bảng 2: Nội dung sinh hoạt hàng tuần ..................................................................... 49

Bảng 3: Diễn biến về số chồi giữa các nghiệm thức (chồi/m2) ................................ 53

Bảng 4: Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng suất thực tế của lúa. .......................... 53

Bảng 5: Mật số cỏ hòa bản giữa các nghiệm thức (cây/m2)..................................... 56

Bảng 6: Hạch toán kinh tế ........................................................................................ 61

Bảng 7: Địa điểm triển khai mô hình tại các quận, huyện ....................................... 62

Bảng 8: Giống lúa đƣợc gieo sạ tại các mô hình ..................................................... 63

Bảng 9: Mật độ sạ tại các điểm triển khai mô hình qua 03 vụ Đông Xuân 08-09, Hè

Thu 09, Đông Xuân 09-10. ...................................................................................... 64

Bảng 10: Số lần sử dụng thuốc BVTV giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân….70

Bảng 11: Lƣợng đạm (N) bón cho ruộng mô hình và ruộng nông dân ................... 72

Bảng 12: Lƣợng lân (P2O5) bón cho ruộng mô hình và ruộng nông dân ................. 73

Bảng 13: Lƣợng kali (K2O) bón cho ruộng mô hình và ruộng nông dân ................ 74

Bảng 14: Hạch toán kinh tế giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân ...................... 75

Bảng 15: Thông tin cơ bản của hô nông dân trồng lua tai huyên Vinh Thanh , Cơ

Đo, Thôt Nôt – TP. Cần Thơ. ................................................................................... 77

Bảng 16: Thông tin về diện tích sản xuất lúa của nông dân trồng lua tại Vinh

Thạnh, Cơ Đo, Thôt Nôt - thành phố Cần Thơ. ....................................................... 78

Page 10: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

x

Bảng 17: Nguồn giống lua gieo trồng va cach xƣ ly giông cua nông dân trồng lua

tại Vinh Thanh, Cơ Đo, Thôt Nốt - thành phố Cần Thơ. ......................................... 79

Bảng 18: Tỷ lệ (%) giống lua đƣợc nông dân sử dụng canh tác tại những điểm điều

tra của TP. Cần Thơ. ................................................................................................ 80

Bảng 19: Những biện pháp làm đất đƣợc nông dân áp dụng tại những điểm điều tra

của TP. Cần Thơ. ...................................................................................................... 81

Bảng 20: Mật độ gieo sạ của nông dân tại các điểm điều tra của TP. Cần Thơ. ..... 82

Bảng 21: Tình hình sử dụng phân bón của nông dân tại các điểm điều tra của TP.

Cần Thơ. ................................................................................................................... 83

Bảng 22: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân tại các điểm điều tra của

TP. Cần Thơ. ............................................................................................................ 84

Bảng 23: Hạch toán kinh tế tại các điểm triển khai ................................................. 85

Page 11: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

xi

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ ......................................................... 3

Hình 2: Cỏ lồng vực nƣớc (Echinochloa crus-galli L.) ........................................... 17

Hình 3: Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.) ................................................... 19

Hình 4: Rau mác bao (Monochoria vaginalis)......................................................... 20

Hình 5: Cỏ chác (Fimbristylis miliacea L.) ............................................................. 22

Hình 6: Diễn biến mật số cỏ lồng vực ...................................................................... 58

Hình 7: Diễn biến mật số cỏ đuôi phụng ................................................................. 58

Hình 8: Diễn biến mật số cỏ chác lác ....................................................................... 59

Hình 9: Diễn biến số chồi giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân tại xã Vĩnh Bình

– huyện Vĩnh Thạnh – vụ Đông Xuân 09 -10 .......................................................... 65

Hình 10: Diễn biến số chồi giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân ....................... 65

Hình 11: Diễn biến rầy nâu giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân tại phƣờng

Thuận Hƣng - quận Thốt Nốt - vụ Đông Xuân 09-10. ............................................ 67

Hình 12: Tỷ lệ nhóm cỏ trên ô đối chứng tại Xã Vĩnh Nhuận – huyện Vĩnh Thạnh -

vụ Đông Xuân 09-10. ............................................................................................... 68

Hình 13: Tỷ lệ các nhóm cỏ trên ô đối chứng tại Xã Trƣờng Thành - huyện Thới

Lai - vụ Hè Thu 2009 ............................................................................................... 68

Hình 14: Diễn biến mật số cỏ hòa bản tại xã Trƣờng Thành – huyện Thới Lai - Vụ

Hè Thu 09. ................................................................................................................ 69

Hình 15: Diễn biến mật độ nhóm cỏ chác lác tại xã Trƣờng Thành - huyện Thới Lai

Vụ Hè Thu 2009. ...................................................................................................... 70

Page 12: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

xii

THÔNG TIN CHUNG

1. Tên dự án: “XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÒNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LÚA

CAO SẢN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ”

2. Đơn vị chủ trì: CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Địa chỉ: Số 5E - đƣờng 30 tháng 4 - Quận Ninh Kiều - TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0710.3825787 Fax: 0710.3821447

E-mail: [email protected]

3. Đơn vị phối hợp: VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1. TS. Dƣơng Văn Chín - Tƣ vấn đề tài

2. TS. Lƣơng Minh Châu - Tƣ vấn đề tài

4. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Kiều

Địa chỉ: Khu vực 6 - An Khánh - Quận Ninh Kiều - TP. Cần Thơ

Điện thoại: (CQ): 0710.3825787 (NR): 0710.3740951 Fax: 0710.3821447

E-mail: [email protected] Điện thoại: 0918.707297

5. Danh sách cá nhân phối hợp thực hiện dự án:

1/ Nguyễn Thị Mỹ Sơn - Phó Chi Cục Trƣởng Chi Cục BVTV TP. Cần Thơ

2/ Lƣơng Thu Dung - Phó Phòng QL trồng trọt - Chi Cục BVTV TP. Cần Thơ

3/ Trần Thị Yến Phƣợng - CBKT - Chi Cục BVTV TP. Cần Thơ

4/ Trần Trung Nghĩa - Phó Chi Cục Trƣởng Chi Cục BVTV TP. Cần Thơ

5/ Phan Kim Ngọc - CBKT - Chi Cục BVTV TP. Cần Thơ

6/ Đỗ Kiên Trƣờng - Kế toán - Chi Cục BVTV TP. Cần Thơ

7/ Mã Thị Thanh Thủy - Thủ quỹ - Chi Cục BVTV TP. Cần Thơ

8/ Phan Văn Năm - Trƣởng Trạm BVTV huyện Vĩnh Thạnh

9/ Nguyễn Phƣợng Liên -Trƣởng Trạm BVTV quận Thốt Nốt

10/ Đặng Văn Hiền - Trƣởng Trạm BVTV huyện Cờ Đỏ (cũ)

6. Thời gian thực hiện dự án: Tháng 08/2008 đến tháng 09/2010

7. Kinh phí thực hiện dự án: 457.167.000 đồng

8. Địa điểm triển khai dự án: Huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ (cũ), quận Thốt Nốt

9. Thời gian hoàn thành báo cáo kết quả đề tài: Tháng 11/2010

Page 13: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

1

PHẦN MỞ ĐẦU

Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng

với sâu, bệnh và chuột. Thiệt hại do cỏ dại gây ra đối với lúa là rất lớn. Theo thống

kê ở các nƣớc trồng lúa châu Á, cỏ dại có thể làm giảm tới 60% năng suất lúa,

trong đó nhóm cỏ chác lác chiếm trên 50% thiệt hại (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai

Thành Phụng, 1999). Ở nƣớc ta, nhiều yếu tố làm ảnh hƣởng năng suất lúa trong đó

thiệt hại do cỏ dại là một trong những nhân tố chính. Trung bình giảm năng suất do

cỏ trên lúa sạ khoảng 46% (Dƣơng Văn Chín, 2000).

Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dƣỡng và nƣớc với cây lúa, là nơi lƣu

tồn và lan truyền nhiều loại sâu, bệnh hại. Cỏ dại cũng là nơi trú ẩn của chuột phá

hại lúa. Hạt cỏ lẫn trong lúa sau thu hoạch làm giảm chất lƣợng và giá trị của lúa

gạo.

Quản lý cỏ dại trên ruộng lúa đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới nghiên cứu

nhằm góp phần khắc phục thiệt hại về năng suất cho nhiều vùng trồng lúa.

Những năm gần đây cỏ dại trở thành một trong những dịch hại quan trọng

nhất tại đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.

Với diện tích lúa khoảng 210.000 ha, thành phố Cần Thơ có những điều kiện

thuận lợi về đất đai, con ngƣời, khí hậu, hệ thống thủy lợi tƣơng đối hoàn chỉnh, đê

bao khép kín đã tạo điều kiện cho nông dân thâm canh tăng vụ. Việc xuống giống

liên tục, tranh thủ thời vụ nên khâu chuẩn bị đất, giống, vệ sinh đồng ruộng không

đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cộng với sự tích lũy mật số cỏ dại qua nhiều vụ liên tục

đã làm cỏ dại ngày càng phát triển mạnh gây thiệt hại đáng kể đến năng suất lúa từ

20 - 30% (Chi Cục BVTV Cần Thơ, 2003).

Đặc biệt, trong vụ Hè Thu, cỏ dại phát triển mạnh do mặt ruộng không bằng

phẳng, thiếu nƣớc đầu vụ, việc giữ mực nƣớc ruộng hạn chế cỏ dại không đảm bảo

nên nông dân chủ yếu sử dụng thuốc trừ cỏ. Kết quả điều tra tại thành phố Cần Thơ

vụ Hè Thu năm 2003 cho thấy nông dân sử dụng thuốc cỏ từ 2 - 3 lần/vụ làm tăng

Page 14: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

2

chi phí phòng trừ cỏ dại từ 300.000 - 450.000 đồng/ha. Sự hiểu biết của nông dân

về biện pháp quản lý cỏ dại còn nặng về sử dụng hóa chất,… Đó chính là một trong

những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành nông sản và gây ô

nhiễm môi trƣờng sinh thái (Chi cục BVTV Cần Thơ, 2003).

Vì vậy, để quản lý cỏ dại một cách có hiệu quả, giảm chi phí thuốc trừ cỏ,

góp phần giảm ô nhiễm môi trƣờng, bổ sung quy trình sản xuất lúa chất lƣợng cao

theo hƣớng ứng dụng “3 giảm 3 tăng” tại thành phố Cần Thơ, dự án “Xây dựng mô

hình phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa cao sản tại thành phố Cần Thơ” đƣợc Chi cục

Bảo vệ thực vật Cần Thơ thực hiện từ tháng 08 năm 2008 đến tháng 09 năm 2010.

Page 15: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

3

Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TP. CẦN THƠ

I.1.1 Vị trí địa lý và hành chính

Thành phố Cần Thơ ở vị trí trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long, tọa độ

địa lý giới hạn trong khoảng 9055’08” – 10

019’38” vĩ độ Bắc và 105

013’38” –

105050’35” kinh độ Đông.

Thành phố cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.401 km2 chiếm 3,46%

tổng diện tích toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Về hành chính, thành phố Cần Thơ có 5 quận nội thành: Thốt Nốt, Ô Môn,

Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng và 4 huyện ngoại thành: Vĩnh Thạnh, Thới Lai,

Cờ Đỏ, Phong Điền. Tổng số xã phƣờng và thị trấn trong thành phố là 85 (Hình 1).

Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ.

Page 16: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

4

Thành phố Cần Thơ nằm tại vị trí trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu

Long, là điểm giao nhau của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng Tứ giác Long

Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm phía Nam.

Phía Bắc Cần Thơ là tỉnh An Giang, Nam giáp tỉnh Hậu Giang, Tây giáp

tỉnh Kiên Giang và phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Thành phố Cần Thơ nằm giữa một mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch chằng

chịt, cách biển Đông 75 km. Tính theo tuyến đƣờng bộ, Cần Thơ cách thành phố

Hà Nội 1.877 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km.

Thành phố Cần Thơ là vùng đất đƣợc kiến tạo từ sự bồi tụ của phù sa sông

Mekong. Thành phố có địa hình thấp và bằng phẳng, hệ thống sông rạch chằng chịt

và không có phần đất nào tiếp giáp với biển.

Cao độ mặt đất phổ biến nằm trong khoảng 0,8 - 1,0 m so với mực nƣớc

biển. Độ dốc của Thành phố Cần Thơ theo chiều giảm dần theo hƣớng Đông Bắc -

Tây Nam, từ sông Hậu đi vào vùng nội đồng, cao độ giảm dần.

I.1.2 Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Cần Thơ nằm dọc 55 km phía tả ngạn sông Hậu, là một phần của

hệ thống sông Mekong. Mật độ sông rạch thành phố khá lớn, khoảng 1,8 - 2,0

km/km2.

Ngoài sông chính là sông Hậu, thành phố Cần Thơ còn có các chi lƣu khác

nhƣ rạch Cần Thơ, rạch Tham Tƣớng, rạch Bình Thủy, rạch Cam, rạch Trà Nóc,

rạch Thốt Nốt, kênh Cái Sắn,...

Các mạng lƣới sông rạch và kênh mƣơng trong khu vực đã tạo nên một chế

độ thủy văn đồng nhất. Dòng chảy trên sông chịu ảnh hƣởng của chế độ thủy triều

bán nhật triều không đều của biển Đông. Sông rạch có vai trò quan trọng cho tƣới

tiêu, giao thông thủy, cấp nƣớc sinh hoạt và tiêu úng trong mùa mƣa.

Cũng nhƣ các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu ở thành phố

Cần Thơ có tính chất gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung

bình từ 26,70 - 27

0C (nhiệt độ cao nhất là 33,9

0 C và thấp nhất 21,7

0C), biên độ

Page 17: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

5

nhiệt trong ngày trung bình 7,40 C. Cán cân bức xạ 90 kcal/cm

2/năm, tổng bức xạ

150 kcal/cm2/năm; tổng giờ nắng 2.300 – 2.500 giờ/năm.

Cũng nhƣ các tỉnh khác trong vùng, Cần Thơ có hai mùa rõ rệt: mùa khô và

mùa mƣa: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mƣa từ tháng 5 đến

tháng 11. Lƣợng mƣa trung bình về mùa mƣa từ 1.489mm – 1.723mm (chiếm 92%

- 97% lƣợng mƣa cả năm). Ẩm độ khá cao, trung bình từ 75% (mùa khô) đến 85%

(mùa mƣa).

I.2 CỎ DẠI

I.2.1 Định nghĩa cỏ dại

Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về cỏ dại. Tuy nhiên, tất cả đều

nhấn mạnh tới các đặc điểm có liên quan đến lợi ích của con ngƣời (Chu Văn Hách,

1999). “Cỏ dại là những thực vật mọc hoang, mọc lẫn hay mọc ở nơi ngoài ý muốn

của con ngƣời”. Với định nghĩa trên thì cỏ dại trên ruộng lúa là bất cứ loài thực vật

nào không phải là lúa kể cả lúa cỏ. Thực tế, có nhiều loài thực vật có quan hệ rất

gần gũi với cây lúa, trong một số trƣờng hợp chúng còn là tổ tiên của cây lúa, ví dụ

hai loài lúa dại Oryza barthis và Oryza longistaminata là tổ tiên của lúa trồng

Oryza glaberima ở châu Phi hiện nay, hay loài Oryza rufipogon và Oryza nivara là

tổ tiên của loài Oryza sativa đang trồng ở châu Á (Ampong-Nyarko & De Datta,

1991).

I.2.2 Những đặc điểm cơ bản của cỏ dại trên ruộng lúa nƣớc

* Cỏ dại có khả năng cạnh tranh và phát triển quần thể rất lớn

Một số loài cỏ dại có khả năng sản sinh ra một lƣợng hạt lớn, nên quần thể cỏ

dại phát triển rất nhanh. Một số loài mọc thẳng đứng cao hơn cây lúa nhƣ cỏ lồng

vực, cỏ đuôi phụng, nhƣng lại có một số loài bò dƣới gốc, phủ kín mặt đất nhƣ cỏ

bợ, bèo cái. Nhiều loài cỏ dại có hiệu suất quang hợp và tốc độ phát triển ban đầu

cao hơn cây lúa, một số loài khác lại có bộ lá to hơn, hệ thống rễ ăn sâu hơn. Bên

cạnh đó, cỏ dại cũng có khả năng thích nghi rất cao trƣớc sự thay đổi của môi

trƣờng, đặc biệt là trong các điều kiện khắc nghiệt; vì vậy, cỏ dại cạnh tranh dinh

Page 18: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

6

dƣỡng, nƣớc, oxy và ánh sáng đối với cây lúa để tồn tại và phát triển. Qua thực tế

theo dõi ở miền Bắc nƣớc ta cho thấy, khi nhiệt độ trong vụ lúa Xuân dƣới 100C,

cây lúa thƣờng bị đình trệ sinh trƣởng hoặc chết, trong khi đó nhiều loài cỏ hòa

thảo nhƣ cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ lá tre hay các loài cỏ cói lác vẫn có thể nảy

mầm và phát triển, do đó chúng có thể lấn át cây trồng và làm cho năng suất thất

thu hoàn toàn (Nguyễn Văn Tuất và ctv., 2002).

* Cỏ dại có khả năng sinh sản và phát tán mạnh, tồn tại dƣới nhiều hình thức

Trong điều kiện thuận lợi, nhiều loài cỏ dại có thể sản sinh ra một lƣợng hạt

rất lớn. Ví dụ nhƣ cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona) có thể sản sinh ra 100.000

hạt trên cây, cỏ mần trầu (Eleusin indica) có thể sản sinh ra 50.000 hạt trên cây.

Việc sản sinh ra một lƣợng hạt lớn nhƣ vậy cho phép cỏ dại tồn tại ngay cả khi gặp

điều kiện khắc nghiệt. Mặt khác, hạt cỏ thƣờng chín trƣớc cây lúa, chín không đều

và rất dễ rụng, do vậy hạt có thể rụng xuống đất trƣớc khi thu hoạch lúa và chúng

có thể tồn tại từ vụ này sang vụ khác (Nguyễn Văn Tuất và ctv., 2002).

Nhiều loài cỏ hàng năm có chu kỳ sống rất ngắn và có thể sinh sản nhiều đợt

trong năm, trong khi đó nhiều loài cỏ lâu năm lại có thể vừa sản sinh ra hạt vừa có

thể sản sinh ra các bộ phận sinh sản vô tính nhƣ thân ngầm, củ, thân hành, bào tử,

thân bò,… tùy theo điều kiện thời tiết cũng nhƣ các yếu tố khác. Phần lớn các hạt

cỏ thƣờng có đặc tính ngủ nghỉ có thể thuộc về bản chất di truyền, cảm ứng hay bắt

buộc, có nghĩa là hạt cỏ tồn tại trong đất và không nảy mầm khi gặp điều kiện bất

lợi (Nguyễn Văn Tuất và ctv., 2002).

* Cỏ dại có thể biến đổi để tạo nên sự giống nhau về tập tính sống với cây lúa

Yêu cầu về dinh dƣỡng cũng nhƣ tập tính sống của cỏ dại luôn biến đổi để phù

hợp với đời sống của cây lúa. Sự phù hợp đó có thể bao gồm sự giống nhau về kích

thƣớc, đặc điểm chín của hạt, hình thái học hay sinh lý học. Ví dụ các loài lúa dại

rất giống với các loài lúa trồng, hay một số loài cỏ lồng vực nhƣ Echinochloa crus-

galli, E. oryzoides đều có hình thái và các đặc điểm sinh lý cũng nhƣ tập tính sống

Page 19: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

7

tƣơng tự cây lúa. Sự giống nhau đó giúp cho cỏ dại có thể tận dụng nhiều hơn các

yếu tố dinh dƣỡng mà con ngƣời cung cấp cho cây trồng.

I.2.3 Nguồn gốc cỏ dại

Các loài thực vật đã hiện diện từ rất lâu đời trên hành tinh chúng ta, nhƣng chỉ

từ khi con ngƣời biết trồng trọt, mới nảy sinh quan niệm về cỏ dại, do đó một loài

thực vật có phải là cỏ dại hay không là do chính con ngƣời gán cho nó (Trần Vũ

Phến, 2002).

Trong sản xuất nông nghiệp, cỏ dại có thể có nguồn gốc từ những loài thực vật

mọc hoang, trong tự nhiên và đã thích ứng lâu đời đối với những tác động quấy

nhiễu của tự nhiên, những loài thực vật hay các dạng hình mới của chúng đƣợc

hình thành trong quá trình đồng tiến hóa với cây trồng của chúng (Muzik, 1970).

I.2.4 Đặc trƣng của những loại cỏ độc hại

Những loài cỏ đƣợc xem là độc hại trong sản xuất nông nghiệp thƣờng có 5

đặc trƣng cơ bản sau:

- Tốc độ sinh trƣởng nhanh: ví dụ nhƣ cỏ lồng vực (Echinochloa colona),

sau 45 ngày tính từ lúc nảy mầm đã phát triển cho ra 50 chồi/bụi.

- Sinh sản dễ, sớm và hiệu quả: khác với cây trồng, cỏ dại là những thực vật

bƣớc vào giai đoạn sinh sản rất sớm, tạo ra nhiều hạt và hạt có khả năng nảy mầm

cao. Nhiều loài cỏ đa niên, có thể sinh sản vừa vô tính vừa hữu tính, khó diệt trừ.

- Khả năng thích ứng và sống sót trong điều kiện môi trƣờng khắc nghiệt:

+ Cỏ túc (Digitaria sanguinalis) và cỏ tranh (Imperata cylindrica) có khả

năng kháng hạn rất tốt. Một số loại cỏ khác có khả năng chịu đƣợc ẩm độ quá thừa,

đặc biệt là các loài cỏ thủy sinh (bèo, rau mác bao).

+ Lác (Scirpus maritimus), rau mác bao (Monochoria vaginalis),… có khả

năng phát triển bình thƣờng cả trong điều kiện mặn.

- Cơ quan sinh sản và mầm cỏ có miên trạng: hạt hoặc các truyền thể sinh

sản sinh dƣỡng của nó thƣờng có miên trạng. Hạt của cỏ lồng vực (Echinochloa

spp.) có thời gian miên trạng 4 - 6 tháng. Đây là cơ chế giúp thoát khỏi các điều

Page 20: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

8

kiện bất lợi môi trƣờng hoặc tác động kiểm soát cỏ của con ngƣời trong quá trình

canh tác, nên cũng khó diệt trừ chúng.

- Khả năng gây ảnh hƣởng trên năng suất cây trồng ở mật độ thấp: những

loài cỏ độc hại thƣờng có khả năng cạnh tranh mạnh, từ đó làm ảnh hƣởng trên

năng suất cây trồng, ngay cả khi chúng chỉ hiện diện ở mật độ thấp, cỏ lồng vực

nƣớc (Echinochloa crus-galli) ở mật độ 1,5 cây/m2 có thể làm giảm năng suất lúa

từ 25 đến 57% (Trần Vũ Phến, 2002).

I.2.5 Phân loại cỏ dại

Theo Nguyễn Văn Tuất và ctv. (2002), cỏ dại trên ruộng lúa đƣợc phân loại

dựa vào các hình thức sau:

* Phân loại theo chu kỳ sống

Dựa vào chu kỳ sống, cỏ dại có thể đƣợc phân theo 3 nhóm chính:

- Cỏ mọc theo vụ: là các loài cỏ có thể hoàn thành vòng đời trong một vụ lúa.

- Cỏ hàng năm: là cỏ có thể duy trì vòng đời qua 2, 3 vụ lúa sau đó ra hoa,

kết hạt vào cuối năm.

- Cỏ lâu năm: là những loài cỏ có thể kéo dài chu kỳ sống trong nhiều năm

liên tục.

Ở nƣớc ta, do cây lúa đƣợc trồng từ 2 - 3 vụ trong năm, sau đó có thể trồng

xen các cây trồng vụ đông hoặc trải qua một thời gian không gieo trồng, vì vậy đa

số các loài cỏ dại đều mọc theo vụ, ví dụ nhƣ cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chác,

lác. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài cỏ, đặc biệt là cỏ thuộc nhóm hai lá mầm nhƣ cỏ

bợ, cỏ vảy ốc, cỏ dừa nƣớc,… rất ít khi ra hoa, kết quả là vào mùa hè, chúng

thƣờng tồn tại qua 2 vụ lúa sau đó kết thúc vòng đời vào cuối mùa thu khi điều kiện

thời tiết không thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng có một số loài cỏ có thể duy trì vòng

đời từ năm này qua năm khác khi một số điều kiện sống đƣợc duy trì nhƣ cỏ chỉ

(Cynodon dactylon), cỏ thia lia (Hygroryza aristata), cỏ năn (Eleocharia dulcis),

cây bèo tây hay bèo cái.

Page 21: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

9

* Phân loại theo hình thái học

- Cỏ một lá mầm: bao gồm các loài cỏ khi mọc mầm chỉ có một lá mầm, các

lá thật thƣờng dài và hẹp, gân lá chạy song song. Thân mọc thành cụm, thân hoặc

cụm thân có hình ống và có bẹ lá mọc từ các đốt. Rễ mọc thẳng, bất định và thƣờng

có hình sợi. Trên ruộng lúa, một số họ thực vật chủ yếu thuộc lớp một lá mầm: họ

bèo tây, họ hòa thảo và họ thài lài. Họ cói lác cũng thuộc nhóm một lá mầm nhƣng

thân của các loài cỏ thuộc họ này đều có hình tam giác.

- Cỏ hai lá mầm: cây con của các loài thuộc lớp này sau khi mọc có hai lá

mầm, lá thật thƣờng rộng và có gân hình mạng. Bộ rễ thƣờng bao gồm nhiều rễ

cọc. cây thƣờng có hình tán, phân nhánh. Đa số các loài cỏ có bản lá rộng đều

thuộc lớp hai lá mầm. Tuy nhiên, cũng có một số loài cỏ không thuộc hai lớp này

nhƣ cây bèo tây, cây cỏ ớt và cỏ thài lài (Commelina benghalensis).

* Phân loại theo nhóm cỏ

Cỏ dại trên ruộng lúa có thể đƣợc phân thành 3 nhóm chính:

- Nhóm cỏ hòa thảo: bao gồm tất cả các loài thuộc họ hòa thảo Poaceae

- Nhóm cỏ cói lác: bao gồm các loài thuộc họ Cyperaceae

- Nhóm cỏ lá rộng: bao gồm các loài cỏ có bản lá rộng và có gân hình mạng

thuộc lớp hai lá mầm và một số loài thuộc lớp một lá mầm.

Ngoài ra, cỏ dại cũng có thể đƣợc phân loại theo nhiều hình thức khác nhau

nhƣ:

- Phân loại theo tập tính sống: phân ra nhóm cỏ ƣa nƣớc, cỏ ƣa ẩm và cỏ ƣa

cạn.

- Phân loại theo phƣơng thức sinh sản: có thể phân ra các nhóm cỏ sinh sản

bằng hình thức hữu tính, nhóm cỏ sinh sản vô tính hay nhóm cỏ sinh sản bằng cả 2

hình thức vô tính và hữu tính.

- Phân loại theo đặc điểm sinh lý: có thể chia ra các nhóm cỏ quang hợp theo

con đƣờng C3 và nhóm cỏ quang hợp theo con đƣờng C4.

Page 22: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

10

- Phân loại theo độ pH đất: có thể phân ra các nhóm chịu chua nhƣ cỏ cói lác

Cyperaceae, cỏ chịu mặn, chịu phèn hay cỏ ƣa pH trung tính nhƣ cỏ hòa thảo

Poaceae.

I.2.6 Tác hại của cỏ dại đối với nền sản xuất lúa nƣớc

Cỏ dại là một yếu tố quan trọng làm giảm khả năng tăng năng suất lúa. Lampe

(1990) cho rằng cỏ dại là nguyên nhân làm giảm năng suất trên đồng ruộng hơn các

loại dịch hại khác. Nếu so sánh các đối tƣợng dịch hại khác nhau thì mức độ thiệt

hại do cỏ dại gây ra đối với sản xuất là lớn nhất (45%), do côn trùng là khoảng

30%, do bệnh hại là 20% và các dịch hại khác là 5% (Trần Vũ Phến, 2002).

* Cỏ dại có khả năng cạnh tranh và gây thiệt hại đáng kể năng suất, phẩm

chất cây trồng

Ánh sáng, nƣớc và dinh dƣỡng là ba yếu tố rất cần thiết và không thể thiếu

đƣợc trong đời sống của thực vật. Cây lúa và cỏ dại đều là thực vật, do đó giữa

chúng xảy ra sự cạnh tranh gay gắt về các yếu tố dinh dƣỡng, làm cho cây trồng bị

suy giảm về khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất. Mức độ ảnh hƣởng càng

trở nên nghiêm trọng khi xảy ra sự thiếu hụt một trong ba yếu tố trên (Ampong-

Nyarko & De Datta, 1991). Năng suất lúa bị giảm thƣờng tỷ lệ thuận với lƣợng

nƣớc, ánh sáng và dinh dƣỡng mà cỏ dại đã cạnh tranh mất của cây trồng (Moody,

1978). Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh nƣớc, ánh sáng, dinh dƣỡng còn phụ thuộc

rất nhiều vào từng loài cỏ dại. Nhiều loài cỏ hòa thảo nhƣ cỏ lồng vực

(Echinochloa spp.), cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis), cỏ chỉ (Cynodon

dactylon), cỏ túc (Digitaria spp.), một số cỏ cói lác nhƣ cỏ cú (Cyperus rotundus)

hay cỏ lá rộng nhƣ rau dền (Amaranthus spp.). Là những thực vật C4, chúng có

hiệu suất quang hợp cao hơn, do đó cần nhiều dinh dƣỡng hơn các thực vật C3

(trong đó có cây lúa) nhƣ rau mác bao (Monochoria vaginalis), cỏ lác dù (Cyperus

difformis) (Petterson, 1985). Theo dõi lƣợng đạm hút đƣợc của cây lúa, Arai Masao

(1966) cho biết nếu trên ruộng lúa có những loài cỏ thấp nhƣ cây rau mác bao

(Monochoria vaginalis), cây vảy ốc (Rotala indica), lƣợng đạm do lúa hấp thu chỉ

Page 23: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

11

bằng 70% so với ruộng không có cỏ, còn nếu trong ruộng lúa có các loài cỏ cao cây

nhƣ cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) hay cỏ lác dù (Cyperus difformis) thì cây

lúa chỉ hấp thu đƣợc xấp xỉ 50% lƣợng đạm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mỗi khi cỏ dại tăng trƣởng thêm 1 kg thì tăng

trƣởng của cây trồng sẽ giảm đi tƣơng ứng 1 kg sinh khối. Theo Subramanian và

ctv. (1997) thì thất thu năng suất do cỏ dại gây ra là khoảng 29,8% khi so sánh giữa

làm cỏ bằng tay và không làm cỏ. Bên cạnh đó, ở những điều kiện canh tác khác

nhau thì thất thu năng suất lúa do cỏ gây ra cũng khác nhau (Ampong-Nyarko &

De Datta, 1991). Điển hình là ở vùng canh tác lúa phụ thuộc vào nƣớc trời, đất thấp

thì năng suất thất thu là 74% đối với lúa sạ khô, 61% đối với lúa sạ mộng và 51%

đối với lúa cấy. Đối với vùng lúa dẫn thủy, năng suất thất thu là 48% đối với lúa

cấy, 44% đối với lúa sạ ngầm và 55% đối với lúa sạ thẳng. Ngay cả dƣới điều kiện

đƣợc kiểm soát, thiệt hại do cỏ dại trên năng suất lúa bình quân toàn cầu là khoảng

10% (46 triệu tấn lúa). Thiệt hại này đƣợc tính bao gồm cả những chi phí mà con

ngƣời phải đầu tƣ thêm cho việc kiểm soát cỏ, cũng nhƣ chi phí để khắc phục

những trở ngại mà cỏ dại gây ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung.

Ngoài ra, mức độ cạnh tranh của cỏ dại còn bị ảnh hƣởng bởi các giống lúa,

điều kiện và trình độ thâm canh, đặc biệt là thời gian xuất hiện của cỏ dại. Sự cạnh

tranh của cỏ dại thƣờng xảy ra gay gắt vào giai đoạn đầu sau khi gieo cấy từ 4 - 5

tuần và quyết định rất lớn đến mức độ giảm năng suất của cây trồng. Trên các

ruộng canh tác tốt, phòng trừ cỏ kịp thời, bón phân đầy đủ và cân đối sẽ tạo điều

kiện cho cây lúa hấp thu nhanh dinh dƣỡng, phát triển sớm và lấn át cỏ dại. Ngƣợc

lại, trên những ruộng chăm sóc kém, việc đầu tƣ nhiều phân bón, đặc biệt là phân

đạm sẽ mang lại hiệu quả nghịch. Theo Moody (1990, 1991) do sự cạnh tranh gay

gắt, cỏ dại đã làm giảm đáng kể năng suất lúa. Các thí nghiệm đƣợc tiến hành tại

IRRI từ năm 1977 - 1988 cho biết nếu không đƣợc phòng trừ, cỏ dại có thể làm

giảm năng suất lúa từ 44 đến 96%. Tùy thuộc vào phƣơng pháp gieo trồng và điều

kiện canh tác mà mức độ giảm năng suất sẽ khác nhau. Năng suất lúa ở các nƣớc

Page 24: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

12

Đông Nam Á bị giảm trung bình từ 30 - 35% và đôi khi đến 80% do cỏ dại gây ra.

Trên lúa cấy, mức độ thiệt hại thƣờng thấp hơn so với lúa sạ (Holm, 1977). Ở Thái

Lan, năng suất lúa bị giảm do cỏ dại gây ra là 37% trên lúa cấy và 79% trên lúa

gieo thẳng (Menakamit, 1991). Ở các quốc gia khác nhƣ Đài Loan, Philippines, Ấn

Độ, Malaysia, Iraq thì thiệt hại về năng suất do cỏ dại gây ra trên lúa cấy lần lƣợt là

16; 15,7; 50; 30 và 46% trong khi trên lúa gieo thẳng mức độ thiệt hại là 61; 40,8;

97; 100 và 90% (Chiang, 1981; Moody, 1996; Malick, 1996; Ho, 1996; Hassan,

1996). Theo Ampong-Nyarko & De Datta (1991) thì thậm chí sau khi đã tiến hành

phòng trừ, cỏ dại vẫn có thể làm giảm khoảng 10% năng suất lúa. Theo ƣớc tính thì

tổng thiệt hại hàng năm do cỏ dại gây ra trong nền sản xuất lúa trên toàn thế giới

vào khoảng 46 triệu USD.

Ở nƣớc ta, qua kết quả thử nghiệm với 2 giống lúa NN8 và NN22 cho thấy,

nếu không đƣợc phòng trừ cỏ dại năng suất lúa NN8 chỉ đạt 19,46% so với đƣợc

trừ cỏ, còn giống NN22 chỉ đạt 39,47% (Phùng Đăng Chinh, 1978). Tuy nhiên,

mức độ giảm về năng suất phụ thuộc vào mật độ và trọng lƣợng cỏ. Nếu trên 1 m2

có 100 cây cỏ, năng suất đạt 83,2%; 200 cây năng suất đạt 73,1%; 300 cây đạt

69,4%; 400 cây đạt 65,5%; 500 cây đạt 60,6%; trên 600 cây đạt 56,8% so với ruộng

không có cỏ (Nguyễn Văn Tuất và ctv., 2002).

Qua kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, thiệt hại về cỏ dại

trên lúa cấy dao động từ 15 - 45%, trung bình là 25% (Nguyễn Hồng Sơn, 2000).

Tuy nhiên, mức độ thiệt hại có sự biến động rất lớn tùy theo điều kiện mùa vụ, đất

đai và trình độ thâm canh. Trong vụ Xuân ở miền Bắc, cây lúa thƣờng chậm phát

triển do nhiệt độ thấp, đôi khi còn bị thiếu nƣớc, do đó cỏ dại phát sinh với mật độ

cao hơn, nếu không đƣợc phòng trừ kịp thời, năng suất có thể bị giảm tới 40%,

thậm chí có ruộng gần nhƣ bị thất thu hoàn toàn. Trong khi đó mật độ cỏ dại trong

vụ Mùa lại rất thấp và theo ƣớc tính thì năng suất chỉ giảm tối đa là 30%. Tƣơng

tự, mức độ phát sinh và gây hại của cỏ dại trong mùa khô ở miền Nam thƣờng cao

hơn so với mùa mƣa.

Page 25: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

13

Trong cùng điều kiện thời vụ, giống lúa và chăm sóc, mức độ phát sinh của cỏ

dại trên các chân ruộng cao, tƣới tiêu thiếu chủ động thƣờng cao hơn rất nhiều so

với các chân ruộng thƣờng xuyên ngập nƣớc, do đó mức độ thiệt hại về năng suất

lúa có thể tăng gấp 2 - 3 lần. Đối với lúa sạ thẳng, mức độ thiệt hại về năng suất

cao hơn rất nhiều so với lúa cấy. Theo đánh giá chung nếu không đƣợc phòng trừ

cỏ, mức độ thiệt hại có thể biến động từ 30 đến 80%, trung bình là 46% (Dƣơng

Văn Chín, 1997). Ngoài ra, mức độ thiệt hại về năng suất trên lúa sạ thẳng phụ

thuộc rất nhiều vào chân ruộng, trên các chân ruộng cao mức độ thiệt hại trong vụ

Đông Xuân có thể lên đến 70%, trong khi trên chân ruộng trũng là 52,2% và đất cát

ven biển là 67,1% (Nguyễn Hữu Hoài, 2000).

Các điều kiện thâm canh khác nhau nhƣ: làm đất, giống, phân bón,... cũng có

ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh dinh dƣỡng của cỏ dại, do đó ảnh hƣởng

đến mức độ thiệt hại về năng suất do chúng gây ra. Trong điều kiện không đƣợc trừ

cỏ, khi lƣợng đạm bón là 0; 90; 120 và 150 kg/ha, năng suất lúa cấy giảm lần lƣợt

là 16,6; 23,5; 31,6 và 38,9% so với ruộng đƣợc làm cỏ hai lần bằng tay (Nguyễn

Hồng Sơn, 2000).

* Cỏ dại làm tăng chi phí sản xuất

Hoạt động phòng trừ cỏ dại đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức hơn và chắc

chắn cả về tài chính. Trên toàn thế giới, các chi phí cho hoạt động phòng trừ cỏ dại

bao gồm các hoạt động canh tác, phòng trừ thủ công, cơ giới và sử dụng thuốc trừ

cỏ theo ƣớc tính vào khoảng 5% so với tổng sản lƣợng thu đƣợc, tƣơng đƣơng

khoảng 3,5 tỷ USD (Ampong-Nyarko & De Datta, 1991). Chi phí cho hoạt động

phòng trừ cỏ dại trên lúa cấy ở Nhật Bản chiếm 6,3% tổng chi phí cho sản xuất lúa

(Chisaka, 1983); 11,1% ở Indonesia; 13% trên lúa gieo thẳng ở Bangladesh. Ở

Muda - Malaysia, chỉ tính riêng chi phí cho thuốc trừ cỏ đã đạt 5,7% tổng chi phí

sản xuất. Ở Mỹ, chi phí cho hoạt động trừ cỏ chiếm 7% chi phí sản xuất.

Trong vụ Xuân ở nƣớc ta, để đạt đƣợc năng suất lúa cấy từ 5 - 6 tấn/ha/vụ thì

chi phí cho hoạt động phòng trừ cỏ thủ công chiếm 11,1 - 13,3% so với tổng thu

Page 26: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

14

nhập. Trên lúa gieo thẳng, chi phi cho phòng trừ cỏ thủ công có thể tăng gấp hai lần

so với lúa cấy. Nếu sử dụng thuốc trừ cỏ thì chi phí có thể giảm một cách đáng kể,

theo ƣớc tính chỉ từ 2,3 - 3,2% tổng sản lƣợng tùy theo thời vụ, loại thuốc và

phƣơng thức gieo cấy. Tuy nhiên, nếu so với các công lao động cho các hoạt động

khác nhƣ làm đất, cấy, thu hoạch thì chi phí cho hoạt động trừ cỏ thủ công có thể

chiếm 20 - 30% tổng số công, còn nếu so sánh với tổng số tiền mua vật tƣ nhƣ

giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, cỏ dại,... thì chi phí cho thuốc trừ cỏ chiếm

khoảng 15,2% (Nguyễn Văn Tuất và ctv., 2002).

* Cỏ dại là ký chủ phụ của nhiều sâu bệnh, gây khó khăn cho công tác phòng

trừ

Trong phòng trừ dịch hại tổng hợp đối với nhiều loài sâu bệnh, ngƣời ta

thƣờng nhắc đến vấn đề vệ sinh đồng ruộng trong đó có việc dọn sạch tàn dƣ cây

trồng và cỏ dại. Nguyên nhân là do cỏ dại là nguồn ký chủ phụ của nhiều đối tƣợng

sâu và bệnh hại khác nhau. Chúng có thể cung cấp dinh dƣỡng, có thể là nới trú

ngụ cũng có thể là nơi đẻ trứng của nhiều loài côn trùng, tuyến trùng và các tác

nhân gây bệnh khác.

Nhiều loài cỏ dại là ký chủ phụ, ký chủ trung gian là nguồn thức ăn, nơi lƣu

trú, ẩn náo, sinh sản của các dịch hại khác (Bảng 1).

Page 27: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

15

Bảng 1: Một số cỏ dại là ký chủ phụ của các dịch hại khác trên lúa (Ou, 1985;

IRRI, 1986; Ampong-Nyarko & De Datta, 1991).

Dịch hại Những loài cỏ là ký chủ phụ

Bệnh sọc lá lúa (virus) Cỏ lồng vực nƣớc (Echinochloa crus-galli),

cỏ chỉ (Cynodon dactylon), cỏ túc (Digitaria

sanguinalis)

Bệnh lúa vàng lùn (virus) Cỏ san đôi (Paspalum distichum), cỏ đuôi

phụng (Leptochloa chinensis), cỏ bắc (Leersia

hexandra), cỏ tranh (Imperata cylindrica)

Bệnh lùn xoắn lá (virus) Cỏ môi (Leersia hexandra), Cỏ chỉ (Cynodon

dactylon), Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa

colona), Cỏ cú (Cyperus rotundus), rau mác

bao (Monochoria vaginalis)

Bệnh Tungro (virus) Cỏ cú (Cyperus rotundus), cỏ chác

(Fimbristylis miliacea), lúa dại (Oryza

barthii, O. longistaminata)

Bệnh cháy bìa lá (vi khuẩn) Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis)

Đốm nâu (nấm) Cỏ chỉ (Cynodon dactylon), cỏ bắc (Leersia

hexandra), cỏ túc (Digitaria sanguinalis)

Bƣớu rễ (tuyến trùng) Cỏ chác (Fimbristylis miliacea), cỏ lồng vực

cạn (Leptochloa colona)

Lúa cỏ (virus) Cỏ bắc (Leersia hexandra), Cỏ chỉ (Cynodon

dactylon), cỏ lồng vực cạn (Leptochloa

colona), rau mác bao (Monochoria vaginalis)

Sâu xám, bọ xít đen Cỏ lồng vực (Echinochloa spp.)

Sâu phao, rầy nâu, sâu đục thân Cỏ lồng vực nƣớc (Echinochloa crus-galli),

Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis), cỏ bắc

(Leersia hexandra)

Page 28: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

16

* Cỏ dại cản trở quá trình thu hoạch và làm giảm chất lƣợng nông sản

Cỏ dại có thể làm cản trở quá trình thu hoạch lúa thông qua nhiều hình thức.

Một số loài cỏ thƣờng cao hơn lúa nhƣ cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ lác,... khi chín

chúng thƣờng làm cho cây lúa bị đổ rạp, do đó gây khó khăn trong khi thu hoạch.

Ngoài ra, cỏ dại có thể cản trở quá trình thao tác của các công cụ thủ công hay máy

móc khi thu hoạch lúa. Bên cạnh đó, cỏ dại còn lẫn vào lúa khi thu hoạch, gây

nhiễm bẩn thóc gạo, làm giảm chất lƣợng và giá trị tiêu thụ trên thị trƣờng. Ví dụ

hạt cỏ dại thƣờng rất dễ lẫn vào thóc và rất khó loại bỏ ra khỏi sản phẩm. Để tạo

nên màu sắc gạo đồng đều phải dùng loại máy đánh bóng gạo đặc biệt, do đó làm

giảm phẩm chất gạo (Nguyễn Văn Tuất và ctv., 2002; Trần Vũ Phến, 2002).

* Cỏ dại còn gây ra những tác động về mặt xã hội

Hoạt động phòng trừ cỏ dại tốn rất nhiều công lao động, đa số các công việc

này do phụ nữ và trẻ em đảm nhận. Vì vậy, gây ảnh hƣởng lớn về sức khỏe cũng

nhƣ các điều kiện sống khác nhƣ học tập, văn hóa,... của phụ nữ và trẻ em thuộc

các nƣớc đang và đặc biệt là các nƣớc chậm phát triển (Labrada, 1997). Ở các nƣớc

nhiệt đới, do điều kiện dinh dƣỡng và thời tiết thuận lợi nên nhiều loài cỏ sống

thƣờng xuyên dƣới nƣớc nhƣ bèo ván Pistria stratiotes, bèo tây Eichhornia

crassipes,... Các loài cỏ dại này có thể làm tăng cƣờng quá trình bốc hơi nƣớc, làm

cạn kiệt nguồn nƣớc từ các sông ngòi, làm cản trở giao thông hay gây ra một số

dịch bệnh do nguồn nƣớc từ các kênh, rạch, ao, hồ bị nhiễm bẩn. Nhiều loài cỏ còn

tiết ra chất hữu cơ gây ô nhiễm và làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời. Một

số loài cỏ thủy sinh nhƣ: lục bình (Eichhornia crassipes), rau muống (Ipomoea

aquatica),… làm giảm phẩm chất nƣớc và cản trở dòng chảy (Trần Vũ Phến,

2002).

Page 29: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

17

I.2.7 Ý nghĩa kinh tế và đặc điểm sinh học của một số loài cỏ dại chủ yếu trên

ruộng lúa ở nƣớc ta

* Cỏ lồng vực nƣớc (Echinochloa crus-galli L.)

+ Ý nghĩa kinh tế và đặc điểm phân bố

Đây là loài cỏ dại đƣợc coi là có ý nghĩa kinh tế lớn nhất ở các nƣớc trồng lúa

nƣớc, nó có mặt ở 61 nƣớc và trên 36 cây trồng khác nhau. Phạm vi phân bố của nó

có thể từ 500 Bắc đến 40

0 Nam. Không chỉ là loài cỏ có mặt rộng khắp ở các vùng

trồng lúa mà còn có khả năng gây ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất lúa do cỏ này

thuộc nhóm thực vật C4, có kích thƣớc cao hơn cây lúa và có trọng lƣợng sinh khối

lớn nên có khả năng cạnh tranh một lƣợng lớn dinh dƣỡng, nƣớc, ánh sáng,... với

cây lúa. Khi mọc với mật độ cao, cỏ lồng vực có thể làm giảm tới 100% năng suất

lúa (Nguyễn Văn Tuất và ctv., 2002; Trần Vũ Phến, 2002

+ Đặc điểm hình thái

Là cỏ nhất niên, cạnh tranh rất mạnh, cao từ 1 - 2 m, thân cứng, chắc, mọc

thành từng bụi, đứng thẳng với nhiều dạng hình. Lá hẹp hình ngọn giáo dài tới 40

cm, rộng từ 5 - 15 cm, không có lá thìa, bông màu xanh tới đỏ tía ở ngọn, từ 40 - 50

gié, hạt hình elip, có râu 3 - 4 mm hoặc không râu, trổ hoa quanh năm, sinh sản

bằng hạt (Hình 2). Thích hợp nơi đất ẩm nhiều ánh sáng, giàu đạm, thƣờng mọc

trong ruộng lúa, mƣơng nƣớc và đầm lầy (Dƣơng Văn Chín & Hoàng Anh Cung,

2005).

Hình 2: Cỏ lồng vực nƣớc (Echinochloa crus-galli L.).

Page 30: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

18

+ Đặc điểm sinh học và sinh thái

Trong điều kiện ở nƣớc ta, cỏ lồng vực có thể sinh sản trung bình từ 3.000 -

3.500 hạt/bông. Trong điều kiện vụ Xuân, hạt cỏ cần thời gian ngủ nghỉ từ 60 - 70

ngày, còn trong vụ Mùa thời gian ngủ nghỉ khoảng 100 - 120 ngày. Sau khi hết thời

kỳ ngủ nghỉ, hạt có thể nảy mầm quanh năm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình

nảy mầm là 25 - 350C, tối đa là 45

0C và tối thiểu là 10

0C, ẩm độ từ 70 - 90%, thích

hợp nhất là 80%. Cỏ có thể nảy mầm trong điều kiện ngập nƣớc nhƣng khi mực

nƣớc trong ruộng cao hơn 10 cm, cỏ bị giảm tỷ lệ và kéo dài thời gian nảy mầm.

Khi mực nƣớc từ 0 - 3 cm, cỏ có thể nảy mầm sau lần làm đất cuối cùng khoảng 5

ngày (trong vụ Xuân) và 3 ngày (trong vụ Mùa). Mực nƣớc trên ruộng càng cao, tỷ

lệ nảy mầm càng giảm, tuy nhiên sau khi mọc mầm cỏ lại rất cần có nƣớc để phát

triển. Thời gian sinh trƣởng từ 60 - 65 ngày, trong điều kiện vụ Xuân ở miền Bắc

có thể kéo dài tới 70 ngày (Nguyễn Văn Tuất và ctv., 2002).

* Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.)

+ Ý nghĩa kinh tế và đặc điểm phân bố

Cỏ đuôi phụng có nguồn gốc từ các nƣớc nhiệt đới thuộc châu Á, hiện nay nó

có mặt ở hầu hết các nƣớc trồng lúa thuộc vùng Đông Nam Á trừ Singapore và

Brunei. Cũng nhƣ cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng thuộc nhóm thực vật C4 và đƣợc

chấp nhận cao trong điều kiện nóng, khô hạn và điều kiện ánh sáng trong hệ sinh

thái đƣợc thâm canh cao. Ampong-Nyarko & De Datta (1991) cho biết cỏ đuôi

phụng có khả năng cạnh tranh dinh dƣỡng, nƣớc và ánh sáng với cây trồng rất cao

đặc biệt trong các điều kiện bất lợi cho sinh trƣởng của cây lúa. Cỏ đuôi phụng có

thể sinh sản và phát tán nhanh vì hạt có kích thƣớc nhỏ, lại nằm ở phần tán trên của

cây lúa, vì vậy cỏ này dễ gây nên dịch lớn cho một vùng sinh thái rộng lớn.

Ở một số khu vực thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, do việc phòng trừ không

hợp lý dẫn đến cỏ đuôi phụng gây hại cục bộ ở một số ruộng lúa sạ, kết hợp với

điều kiện khô hạn trong mùa khô, nhiều ruộng lúa bị cỏ đuôi phụng lấn át hoàn

toàn và gần nhƣ bị thất thu về năng suất.

Page 31: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

19

+ Đặc điểm hình thái

Cỏ đuôi phụng thuộc loại cỏ nhất niên thân bụi, mọc khỏe, cao đến 1m. Giai

đoạn cây con rất giống với cây lúa, chỉ khác là không có tai lá. Thân thon, thẳng

đứng hoặc nhô lên từ cành gốc, lá thẳng và láng, dài 10 - 20 cm, dẹt, nhọn, mỏng,

mặt trên nhám, lá thìa dài 1 - 2 mm. Phát hoa có lông hình trứng hẹp, trục chính dài

10 - 40 cm, cành đơn, phân nhiều cành và dài 5 - 15 cm. Gié phụ không có cuống

phụ, mỗi gié phụ mang 3 - 7 hoa màu xanh hạt hoặc hơi đỏ (Hình 2) (Trần Vũ

Phến, 2002; Dƣơng Văn Chín và Hoàng Anh Cung, 2005).

Hình 3: Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.).

+ Đặc điểm sinh học và sinh thái

Cỏ lồng vực có khả năng quang hợp theo kiểu cây C4 (Tai & Lin, 1989; Das

et al., 1993). Theo Nguyễn Văn Tuất và ctv. (2002) thì do kích thƣớc hạt nhỏ nên

cỏ đuôi phụng có thể sinh ra một lƣợng hạt rất lớn. Cũng nhƣ cỏ lồng vực, cỏ này

có thể nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ 25 - 350C, ẩm độ 70 - 90%. Tuy hạt cỏ có

thể nảy mầm dƣới nƣớc, nhƣng điều kiện ẩm độ cao, không ngập nƣớc là điều kiện

tối ƣu nhất cho cỏ nảy mầm. Sau khi nảy mầm, cỏ có thể sống tốt trong điều kiện

ngập nƣớc. Vì vậy, cỏ thƣờng xâm nhiễm và gây hại nặng trên các ruộng lúa sạ.

Trong điều kiện ở miền Nam nƣớc ta, thời gian cỏ nảy mầm kéo dài từ 3 - 4 ngày

tính từ khi làm đất. Khi mực nƣớc trong ruộng tăng từ 0 - 5cm, thời gian nảy mầm

kéo dài từ 3,8 đến 8 ngày. Còn khi mực nƣớc trên 5 cm, cỏ hoàn toàn mất khả năng

Page 32: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

20

nảy mầm. Thời gian sinh trƣởng của cỏ đuôi phụng cũng vào khoảng 60 - 65 ngày.

Bên cạnh sinh sản bằng hạt, cỏ cũng có khả năng tái sinh mạnh từ các gốc cắt hay

các đốt rễ sát mặt đất. Tuy nhiên, hình thức sinh sản này chủ yếu duy trì ở các vùng

đất hoang hóa, ngập lụt hay vùng đầm lầy.

* Rau mác bao (Monochoria vaginalis)

+ Ý nghĩa kinh tế và đặc điểm phân bố

Rau mác bao có phạm vi phân bố rất rộng từ các nƣớc nhiệt đới đến ôn đới

thuộc khu vực châu Á. Do có kích thƣớc nhỏ hơn nên thiệt hại về năng suất do loài

M. vaginalis gây ra không cao lắm. Tuy vậy, đây là loại cỏ rất phổ biến, có thể

thích ứng trong điều kiện ruộng ngập nƣớc cũng nhƣ thiếu nƣớc, do vậy mật độ cỏ

thƣờng rất cao, thiệt hại về năng suất đôi khi có thể tới 85%.

+ Đặc điểm hình thái

Là cỏ lá rộng lâu năm, sống dƣới nƣớc, thân thảo, thân mềm xốp, cao khoảng

7 - 20 cm, không có rễ ở các đốt gốc. Thân giả do các bẹ lá tạo thành. Đẻ nhánh ít,

từ 1 - 4 nhánh. Lá xếp theo hình xoắn ốc. Cây già bẹ lá vẫn giữ màu xanh, cuống lá

ngắn, phiến lá nhỏ và chia thùy không rõ rệt, dài khoảng 2 - 6 cm, rộng từ 1,5 - 4

cm. Hoa màu lam tím, mọc thành chùm ở lƣng chừng cuống lá, mỗi hoa kép gồm

nhiều hoa tách rời nhau (Hình 4). Có 3 lá đài, 6 cánh hoa, 6 nhị, số quả/chùm ít, từ

1 - 7 quả. Cuống trái mập và ngắn 0,5 - 1,5 cm, trái thon dài 1,2 - 1,6 cm, rộng 0,4 -

0,6 cm. Trái chứa nhiều hạt, khi chín nứt và tung hạt ra ngoài. Hạt to hơn màu đen

sẩm. Sinh sản bằng hạt và thân rễ. Hoa ra rải rác từ tháng 10 đến tháng 12.

Hình 4: Rau mác bao (Monochoria vaginalis).

Page 33: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

21

+ Đặc điểm sinh học và sinh thái

Rau mác bao thƣờng sinh ra lƣợng hạt rất lớn, hạt thƣờng nảy mầm chậm vào

khoảng 10 - 15 ngày thậm chí kéo dài đến 25 ngày sau cấy, vì vậy các thuốc trừ cỏ

tiền nảy mầm thƣờng ít có hiệu quả với loại cỏ này. Trong điều kiện vụ Xuân, cỏ

mọc chủ yếu từ hạt, còn trong vụ Mùa cỏ có thể mọc cả từ hạt hoặc từ thân (bị vùi

dƣới đất từ vụ trƣớc) khi đƣợc đƣa lên tầng đất mặt. Quá trình nảy mầm cũng nhƣ

sinh trƣởng của cỏ ít phụ thuộc vào mực nƣớc, cây có thể nảy mầm trong điều kiện

ngập nƣớc ở mức trung bình, do vậy cỏ này thƣờng phổ biến hơn trên lúa cấy.

Trong giai đoạn đầu sau mọc, chiều cao tăng rất chậm, sau đó 7 ngày chiều cao

tăng nhanh và đến 21 ngày thì gần nhƣ không tăng nữa. Trọng lƣợng sinh khối cỏ

cũng tăng nhanh từ 7 - 14 ngày sau khi mọc, đến 28 ngày thì đạt trọng lƣợng ổn

định. Sau khi ổn định về chiều cao, phiến lá và bẹ lá bắt đầu phát triển mạnh, cây

tập trung tăng trƣởng về sinh khối để chuẩn bị ra hoa, do đó tại thời điểm chuẩn bị

ra hoa, trọng lƣợng sinh khối cây tăng gấp 3,5 lần so với khi cây ổn định về chiều

cao. Cây thƣờng ra hoa vào 80 - 85 ngày sau khi mọc, trái thƣờng chín rải rác, sau

khi chín các trái đơn nứt và tung hạt ra ngoài. Thời gian tính từ khi ra hoa cho đến

khi trái chín rộ khoảng 15 - 20 ngày. Vì thời gian sinh trƣởng dài nên trong vụ

Xuân rất ít khi cây ra hoa và hình thành trái. Trong vụ Mùa, cây cũng chỉ ra hoa sau

khi thu hoạch lúa tức là từ tháng 10 đến tháng 12. Ở miền Nam nƣớc ta, cây lúa

đƣợc gieo trồng liên tục trong năm, rau mác bao không có điều kiện để ra hoa và

kết hạt. Do vậy đây không phải là cỏ phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ (Nguyễn Văn

Tuất và ctv., 2002).

* Cỏ chác (Fimbristylis miliacea L.)

+ Ý nghĩa kinh tế và đặc điểm phân bố

Cỏ chác có phạm vi phân bố ở hầu hết các nƣớc nhiệt đới và có mặt ở 21 nƣớc

trồng lúa. Cũng nhƣ cỏ lác Cyperus difformis L., đây là một trong những loại cỏ

quan trọng nhất của họ Cyperaceae trên ruộng lúa. Cỏ chác thƣờng sinh ra lƣợng

hạt rất lớn và thích nghi với điều kiện ẩm hoặc ngập nƣớc không thƣờng xuyên nên

Page 34: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

22

cỏ xâm nhiễm với mật độ rất cao trên các ruộng lúa sạ. Do có bộ rễ phát triển

nhanh nên cỏ thƣờng có khả năng cạnh tranh dinh dƣỡng cao hơn cỏ lác, đôi khi bộ

rễ còn phát triển nhanh hơn rễ lúa, chúng bao quanh hoặc xuyên vào giữa bộ rễ lúa

để hút thức ăn. Theo ƣớc tính, thiệt hại do cỏ chác gây ra khoảng 50% năng suất

lúa sạ.

+ Đặc điểm hình thái

Là cỏ mọc theo vụ, cao từ 20 - 70 cm. Thân dẹt ở phần dƣới, ở phần ngọn

chẻ góc 4 - 50. Lá mảnh, chỉ mọc ở gốc thân, thƣờng phủ vảy, dài khoảng 3,5 mm,

rộng 1 - 2,5 mm. Lá trên thân có phiến lá rất ngắn. Cụm hoa kép 2 - 3 lần, phân

nhánh nhiều. Phát hoa màu nâu hay vàng rơm (Hình 4). Quả màu ngà hoặc nâu, bế

quả 3 góc, sinh sản bằng hạt. Thích hợp với đất lúa nƣớc (Nguyễn Văn Tuất và

ctv., 2002; Dƣơng Văn Chín và Hoàng Anh Cung, 2005).

Hình 5: Cỏ chác (Fimbristylis miliacea L.).

+ Đặc điểm sinh học và sinh thái

Cỏ chác có thể sinh ra một lƣợng hạt rất lớn, khoảng 10.000 hạt/cây. Phần lớn

hạt không trải qua giai đoạn ngủ nghỉ mà có thể mọc ngay sau rụng. Trong một số

điều kiện thời tiết bất thuận, hạt cũng trải qua thời kỳ ngủ nghỉ nhƣng rất ngắn.

Cũng nhƣ cỏ lác, hạt cỏ chác ƣa nảy mầm trong điều kiện ẩm độ bão hòa hoặc ngập

nƣớc nhƣng không thƣờng xuyên. Khi mực nƣớc cao đến 5 cm, hạt vẫn có khả

năng nảy mầm nhƣng thời gian nảy mầm kéo dài tới 7 ngày. Trên đồng ruộng, cỏ

có thể mọc mầm sau khi làm đất 3 - 4 ngày. Trong điều kiện ngập nƣớc thƣờng

Page 35: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

23

xuyên, cỏ không thể mọc đƣợc. Ánh sáng cũng rất cần cho quá trình phát triển của

hạt cỏ, do vậy những hạt cỏ bị lớp đất mặt che phủ thƣờng kém nảy mầm hơn. Mực

nƣớc trong ruộng khoảng 3 - 5 cm thích hợp cho cây con sinh trƣởng. Trên đồng

ruộng, cỏ chác có thể hoàn thành chu kỳ sống trong vòng 60 - 70 ngày. Tuy nhiên,

trong một số trƣờng hợp bất thuận ở giai đoạn đầu, những cây cỏ mọc sau có thể rút

ngắn thời gian sinh trƣởng xuống 45 - 50 ngày.

I.2.8 Quản lý cỏ dại tổng hợp (Integrated Weed Management - IWM)

Trƣớc năm 1950, hoạt động phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa vẫn dựa chủ yếu

vào việc sử dụng các công cụ thô sơ và đơn giản. Biện pháp này có ƣu điểm là

phòng trừ triệt để, không gây ô nhiễm môi trƣờng. Tuy nhiên, biện pháp này nhiều

công lao động, khó áp dụng khi mở rộng diện tích, đặc biệt là trên lúa sạ thẳng.

Trong bối cảnh đó, ngành công nghiệp hóa chất trừ cỏ đã ra đời và đƣợc đánh dấu

bằng sự xuất hiện đầu tiên của hoạt chất Phenoxy acetic acid với sản phẩm thƣơng

mại là 2,4D vào năm 1951, sau đó là hàng loạt các nhóm thuốc khác nhƣ Triazines,

Thiocarbamates, Diquat và Paraquat (Kearney, 1976). Thuốc trừ cỏ đƣợc coi nhƣ là

một cứu cánh và là một giải pháp không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp

nói chung và sản xuất lúa nói riêng, đặc biệt là ở các nƣớc phát triển. Tuy nhiên,

các kết quả nghiên cứu đều khẳng định không thể có một biện pháp phòng trừ cỏ

dại đơn lẻ nào mang lại hiệu quả cao và lâu dài trong mọi trƣờng hợp vì tập tính

cũng nhƣ chu kỳ sống của các loài cỏ dại rất khác nhau (De Datta, 1983). Nếu tăng

cƣờng sử dụng thuốc trừ cỏ thì vô hình chung chúng ta đang chuyển biện pháp

phòng trừ cỏ dại từ đa dạng về một biện pháp đơn lẻ. Mặt khác, cho đến nay nhiều

loài cỏ, đặc biệt là cỏ lồng vực là một khó khăn cho hầu hết các vùng sản xuất lúa

mà thuốc trừ cỏ không phải lúc nào cũng đạt đƣợc hiệu quả phòng trừ cao, chƣa kể

đến một số loài nhất định đã chống với các thuốc đang đƣợc sử dụng. Thêm vào đó,

nông dân vẫn còn thiếu kiến thức về thuốc trừ cỏ nhƣ thời gian sử dụng, lƣợng

dùng, bảo hộ lao động, máy móc, thiết bị hợp lý để phun thuốc. Những khó khăn

này đã làm giảm năng suất lúa, gây ô nhiễm nguồn nƣớc, đất và các sinh vật sống

Page 36: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

24

xung quanh (Labrada, 1996). Cho đến nay vẫn chƣa có một giải pháp nào cho nông

dân để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững mà vẫn đáp ứng về lợi

ích kinh tế, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển. Tuy vậy, không phải phát triển

một nền nông nghiệp bền vững có nghĩa là chúng ta quay lại với quá khứ mà chúng

ta phải biết vận dụng những điểm tốt trong quá khứ với cái tốt của kỹ thuật canh tác

hiện đại và điều đó chỉ có thể có đƣợc khi chúng ta giảm bớt thuốc trừ cỏ, đồng

thời kết hợp đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác khác để làm tăng hiệu quả sử

dụng chúng (Moody, 1995; Blacklow, 1997). Hay nói cách khác, việc quản lý tổng

hợp cỏ dại là một yêu cầu cấp bách nhằm cải thiện hiệu quả phòng trừ, đảm bảo an

toàn cho con ngƣời và môi trƣờng sống.

Quản lý cỏ dại tổng hợp cỏ dại (IWM) thƣờng đƣợc hiểu là việc áp dụng đồng

bộ các kỹ thuật thay thế nhƣ canh tác, gen, cơ giới, sinh học và hóa học nhằm làm

giảm mật độ và tác hại của cỏ dại (Regnier, 1990).

Theo Trần Vũ Phến (2002), để thành công trong quản lý cỏ dại tổng hợp cần

phải có sự phối hợp các biện pháp kiểm soát cỏ với nhau. Không một biện pháp trừ

cỏ riêng lẻ nào có thể giải quyết đƣợc tất cả các vấn đề do cỏ dại trên tất cả các loại

cây trồng ở những điều kiện sinh thái, canh tác,… khác nhau. Ví dụ nhƣ đối với

ruộng lúa cấy, việc giữ nƣớc ngập liên tục trong ruộng có thể kiểm soát đƣợc nhiều

loài cỏ hòa bản, nhƣng không hiệu quả đối với cỏ thủy sinh và bán thủy sinh. Các

biện pháp có hiệu quả đối với cỏ hàng niên, có thể rất kém hiệu quả trên cỏ đa niên.

Ngoài ra, mỗi biện pháp kiểm soát cỏ đều có những mặt ƣu điểm và mặt hạn chế

nhất định. Do đó, khi phối hợp hợp lý và hài hòa các biện pháp sẽ bổ trợ lẫn nhau

trong phát huy hiệu quả kiểm soát cỏ. Để kiểm soát cỏ trên ruộng lúa nƣớc, canh

tác theo phƣơng pháp sạ thẳng (sạ ƣớt), ruộng có tiền sử nhiễm nặng cỏ hòa bản,

việc kết hợp giữa chuẩn bị đất kỹ, chọn giống không lẫn hạt cỏ, sinh trƣởng nhanh,

sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm có hiệu lực với cỏ hòa bản, kết hợp với kiểm

soát đƣợc mực nƣớc sau khi gieo sạ lúa, tỏ ra có hiệu quả, do các biện pháp đã phát

huy đƣợc tác dụng bổ trợ nhau.

Page 37: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

25

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, hoạt động quản lý cỏ dại tổng hợp phải dựa trên 4

phƣơng hƣớng chủ yếu sau:

- Ngăn ngừa sự lây lan và xâm nhiễm ban đầu của cỏ dại

- Áp dụng các hoạt động bổ sung nhằm hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây

hại của cỏ dại nhƣ sử dụng giống cây trồng, điều khiển mật độ cấy, phân bón, luân

canh cây trồng.

- Sử dụng các biện pháp phòng trừ gián tiếp cỏ dại bao gồm làm đất và điều

khiển chế độ nƣớc tƣới.

- Sử dụng các biện pháp phòng trừ trực tiếp cỏ dại nhƣ làm cỏ bằng tay và sử

dụng các công cụ thủ công, sử dụng thuốc hóa học và biện pháp sinh học.

Bốn phƣơng hƣớng trên có thể kết hợp thành 4 biện pháp chủ yếu là: sử dụng

các kỹ thuật canh tác để hạn chế cỏ dại, tiêu diệt trực tiếp bằng biện pháp thủ công,

cơ giới, sử dụng thuốc hóa học và biện pháp sinh học. Các biện pháp này cần có sự

kết hợp chặt chẽ với nhau, biện pháp này là cơ sở để quyết định biện pháp khác.

* Quản lý cỏ dại bằng biện pháp canh tác

+ Loại bỏ nguồn xâm nhiễm ban đầu của cỏ dại

Nguồn lây lan của cỏ dại rất đa dạng và phong phú nhƣng chủ yếu nhất là qua

đất. Đa số hạt cỏ đều chín sớm, rụng xuống đất và tồn tại lâu dài nhờ lớp vỏ bọc

vững chắc. Các cơ quan sinh sản khác nhƣ: thân, rễ, chồi, thân ngầm,… cũng tồn

tại dƣới đất hoặc phát tán trên ruộng. Ngoài ra, cỏ dại còn có thể lây lan qua nhiều

con đƣờng khác nhƣ hạt giống, mạ, phân bón, nguồn nƣớc, tàn dƣ sau thu hoạch

nhƣ rơm, rạ,… Việc loại bỏ nguồn lây lan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn

chế hình thành mật độ quần thể cỏ dại ban đầu, làm tăng hiệu quả cũng nhƣ giảm

các hoạt động phòng trừ cỏ tiếp theo.

Ở nƣớc ta, qua kết quả điều tra cho thấy, số lƣợng hạt cỏ rụng và tồn tại trong

đất sau mỗi vụ gieo trồng rất lớn, chỉ trong 500g đất (thu từ mẫu có kích thƣớc 15 x

15 cm) trung bình có tới 47,5 hạt cỏ lồng vực phân bố ở độ sâu 0 - 20 cm. Với tỷ lệ

Page 38: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

26

nảy mầm trung bình 26,7% thì trong điều kiện thuận lợi nguồn hạt cỏ lồng vực

trong đất có thể tạo nên mật độ cỏ cho vụ sau là 261,1 cây/m2.

Hạt cỏ cũng có thể đƣợc lây lan qua con đƣờng hạt giống và phân chuồng. Tuy

nhiên, qua kết quả điều tra cho thấy, lƣợng hạt cỏ trong các vật liệu này không

nhiều.

Việc loại bỏ nguồn hạt cỏ trong đất hoặc hạn chế khả năng nảy mầm của

chúng là rất quan trọng. Để loại đƣợc nguồn hạt cỏ trong đất, ta có thể tiến hành cắt

bỏ các cây cỏ còn sót trên ruộng trƣớc khi chúng rụng hạt xuống đất, vì nhiều loài

cỏ khi ra hoa, kết hạt thƣờng vƣơn lên cao hơn cây lúa. Bên cạnh hƣớng cắt bổ

sung cỏ dại trƣớc thời kỳ thu hoạch, có thể tiến hành đồng bộ các biện pháp là cày

đất sau thu hoạch, ngâm đất hoặc phơi ải hợp lý để làm giảm khả năng nảy mầm

của hạt.

Nhƣ vậy, để ngăn ngừa có hiệu quả sự lây lan của cỏ dại có thể tiến hành đồng

bộ các hoạt động sau:

- Cắt đứt nguồn tái sinh của cỏ dại bằng cách loại bỏ chúng trƣớc khi ra hoa

kết quả hay sinh các bộ phận sinh sản nhằm hạn chế nguồn hạt và cơ quan sinh sản

của vụ sau.

- Loại bỏ nguồn tàn dƣ cỏ dại bằng cách cắt bỏ phần gốc còn lại sau thu hoạch,

đốt ruộng. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, 100% nông dân áp dụng biện pháp đốt

ruộng, đây là thao tác gắn liền với kỹ thuật sạ chay nhằm hạn chế cỏ dại (Trần Đức

Văn, 1998).

- Sử dụng hạt giống sạch, mạ không lẫn cỏ trƣớc khi gieo cấy.

- Sử dụng phân chuồng hoai mục để hạn chế khả năng nảy mầm của cỏ.

- Có thể sử dụng một số loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc hoặc cào, cuốc để trừ

cỏ trong mùa đông trƣớc khi tiến hành làm đất cho vụ sau (Kim, 1992).

+ Làm đất

Các hoạt động làm đất bao gồm cày, bừa, trục, kéo phẳng đất đều trực tiếp hay

gián tiếp tiêu diệt cỏ dại đặc biệt là cỏ lâu năm. Thông qua hoạt động cày đất, hạt

Page 39: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

27

cỏ cũng nhƣ các cơ quan sinh sản bị vùi xuống tầng đất dƣới làm cho chúng bị chết

hoặc mất sức nảy mầm. Các cỏ thân ngầm thƣờng suy giảm nhiều, thậm chí là

không tồn tại đƣợc trên ruộng cày đất thƣờng xuyên sau mỗi vụ gieo trồng vì các

cơ quan sinh sản nhƣ rễ, thân ngầm bị tiêu diệt trƣớc khi sinh ra hạt. Các cỏ lâu

năm thân bò không chỉ có khả năng sinh hạt giữa 2 kỳ làm đất mà còn có khả năng

sinh ra thế hệ mới bằng những cơ quan dinh dƣỡng (kể cả khi bị cắt đứt thành từng

đoạn thông qua hoạt động cày đất). Nhƣng dẫu sao thì cày đất cũng đã cắt đứt quan

hệ giữa thực vật với nguồn dinh dƣỡng trong đất trong một thời gian nhất định. Nếu

trong điều kiện đất khô, trời nắng thì các nguồn sinh sản từ cơ quan dinh dƣỡng sẽ

bị chết (Merrill, 1985). Hoạt động bừa và làm phẳng đất có tác dụng vùi thêm

những hạt cỏ hay các bộ phận sinh sản khác xuống sâu dƣới tầng đất mặt, làm cho

chúng bị thiếu oxy, dẫn đến quá trình nảy mầm và phát triển của cỏ dại bị ức chế

(De Datta, 1979).

Nhiều nghiên cứu đã đánh giá các mức độ làm đất khác nhau nhƣ một phƣơng

tiện để rút ngắn thời gian giữa các vụ gieo trồng và tiết kiệm công lao động, chi phí

năng lƣợng mà vẫn không ảnh hƣởng đến năng suất. Tuy nhiên, đối với những

vùng có cỏ lâu năm phổ biến thì việc giảm liên tục hoạt động làm đất sẽ dẫn đến sự

tăng lên mạnh mẽ của thảm cỏ này (De Datta, 1983). Đặc biệt trên lúa nƣớc,

phƣơng thức cày bừa đất ƣớt đƣợc coi là một hoạt động có hiệu quả cao để quản lý

cỏ dại vì khi cỏ dại bị vùi xuống bùn, chúng sẽ phân hủy thành mùn nhờ các vi sinh

vật. Nếu cày ngập nƣớc 2 lần trong vòng 15 ngày trƣớc khi cấy có tác dụng hạn chế

đáng kể cỏ dại và tăng năng suất lúa (Sarkar, 1983). Nguyễn Hữu Hoài (2001) cũng

khẳng định, việc làm kỹ đất trên ruộng lúa sạ thẳng có thể giảm mật độ cỏ 2 - 2,8

lần và trọng lƣợng sinh khối cỏ 1,8 - 2,5 lần.

Làm đất kỹ không chỉ hạn chế cỏ dại mà còn giúp cho việc điều khiển nƣớc

trên mặt ruộng đƣợc đồng đều hơn, do đó cũng có tác dụng hạn chế cỏ dại cũng

nhƣ nâng cao độ an toàn và hiệu quả của thuốc trừ cỏ.

Page 40: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

28

+ Điều khiển chế độ tưới tiêu

Mực nƣớc trên đồng ruộng có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình nảy mầm, sinh

trƣởng và phát triển ban đầu của cỏ dại, do đó biện pháp điều khiển chế độ tƣới tiêu

để quản lý cỏ dại đƣợc coi là biện pháp dễ làm và hiệu quả nhất trong các hoạt

động canh tác. Từ lâu, nông dân ở các nƣớc châu Á đã biết sử dụng biện pháp này

để quản lý cỏ dại. Qua các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, nếu duy trì ngập nƣớc

thƣờng xuyên trên đồng ruộng có thể hạn chế khả năng nảy mầm của nhiều loài cỏ

hòa thảo và cói lác. Nhƣ vậy, sau khi làm đất cần ngâm nƣớc 15 - 20 cm trong vòng

5 - 10 ngày sẽ hạn chế rất nhiều loài cỏ dại. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp hạn

chế sinh trƣởng của cỏ dại sau mọc, ngƣời ta lại áp dụng tháo cạn nƣớc sau gieo 10

ngày đối với lúa sạ thẳng vì nhiều loài cỏ tuy nảy mầm nhƣng lại sinh trƣởng kém

trong điều kiện khô hạn. Mặt khác, khi tháo nƣớc sẽ hạn chế đáng kể của một số cỏ

lá rộng và cói lác (Smith, 1973; Prasan, 1993; Mai, 1997).

Theo Hoang Anh Cung (1981) thì điều khiển chế độ tƣới tiêu hợp lý là một

biện pháp đạt hiệu quả cao trong việc quản lý cỏ dại cho nhiều mô hình canh tác

khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu làm đất không kỹ, nhƣng quản lý nƣớc

tốt se han chê đƣơc 20% cỏ dại. Bên cạnh đó, nhiều loài cỏ không thể nảy mầm

trong điều kiện ngập nƣớc, nhƣng vì lý do nào đó một khi chúng đã nảy mầm thì sẽ

phát triển đƣợc trong điền kiện ngập nƣớc. Nếu trên ruộng lúa chúng ta có thể duy

trì nƣớc ngập liên tục thì quần thể cỏ dại có thể giữ đƣợc ở mức tối thiểu mà không

gây ảnh hƣởng tới năng suất lúa. Quản lý nƣớc kém cũng đồng nghĩa với việc làm

giảm hiệu quả phòng trừ cỏ dại ngay cả khi dùng thuốc hóa học và dẫn tới làm

giảm năng suất lúa một cách nghiêm trọng (Janiya & Moody, 1984). Viêc đƣa nƣơc

vào ruộng sớm từ 3 - 5 ngày sau sạ với mực nƣớc 5 cm đa han chê tôt co lông vƣc

và gia tăng năng suât so vơi đƣa nƣơc muôn 7 - 10 ngày sau sạ. Tuy nhiên, nêu đƣa

nƣơc sơm luc 1 ngày sau sạ đã ảnh hƣởng tới sinh trƣởng và phát triển ban đầu của

cây lua (Tông Khiêm, 1992). Theo Nguyên Tât Canh (1993) thì duy tri nƣơc ngâ p

Page 41: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

29

liên tuc 10 cm cho ruông lua đa han chê tôt kha năng nay mâm va phat triên cua co

lông vƣc.

Ngoài biện pháp làm đất , biên phap quan ly nƣơc đong vai tro quan trong đê

phòng trừ lúa cỏ và một số loại cỏ khác . Viêc ngăn chăn sƣ nay mâm va xuât hiên

của lúa cỏ và các loài cỏ khác bằng cách làm thiếu oxy trong đất ƣớt và đất ngập

nƣơc đa đƣơc thƣc hiên tƣ hang nghin năm trƣơc trên ruông lua sa theo hang. Ở Mỹ

giai đoan đâu vu nêu giƣ ngâp nƣơc tƣ 10 đến 20 cm đa lam giam sƣ lân ap cua co

lông vƣc (Smith, 1983). Dùng nƣơc để phong trƣ co hoa ban ơ giai đoan tƣ 1 - 4 lá

tôt hơn so vơi cây đa trƣơng thanh. Ở mực nƣớc 7,5 cm không thây co hoa ban xuât

hiên, năng suât lua IR 36 đat năng suât 4 tân/ha trong khi đo ơ mƣc nƣơc 2,5 cm

năng suât chi đat 3,3 tân/ha (De Data , 1979). Chê đô duy tri ngâp nƣơc liên tuc

hoăc tƣơi nƣơc tƣ 1 tơi 3 ngày sau sạ đã làm giảm khối lƣ ợng chất khô của cỏ và

gia tăng năng suât lua (Muthukrisnan, 1992). Duy tri chê đô ngâp nƣơc liên tuc 5

cm cho hiêu qua phong trƣ co dai cao hơn so vơi chê đô bao hoa theo sau bơi ngâp

nƣơc tai giai đoan đe nhanh va trô . Chế độ ẩm - khô xen ke cho hiêu qua thâp nhât

ngay ca khi co ap dung thuôc diêt co (Singh, 1991). Làm ngập nƣớc liên tục kết

hợp với lam co suc bun lam giam khôi lƣơng khô va kha năng hâp thu N , P, K cua

cỏ, gia tăng năng suâ t lua va giam kha năng hâp thu N , P, K cua lua khi gia tăng

lƣơng phân bon N. Quản lý nƣớc cho ruộng lúa sạ là một trong những phƣơng pháp

quan trong đê gia tăng sƣ ôn đinh cho cây lua (Moody, 1993). Theo Gupta (1993)

làm ngập nƣ ớc liên tục cho hiệu quả phòng trừ cỏ dại tốt nhất so với các chế độ

khác. Tuy nhiên, chê đô tƣơi nƣơi 4 lân vao cac giai đoan đe nhanh , đe nhanh tôi

đa, tƣơng đong va trổ cho năng suât lua cao nhât (2.748 kg/ha) so vơi c ác chế độ

tƣơi nƣơc khac (2.261 - 2.701 kg/ha).

+ Sử dụng các giống lúa thích hợp

Khả năng cạnh tranh của cỏ dại với cây trồng phụ thuộc vào đặc tính của

giống và khả năng tự vệ của cây trồng. Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định

những giống lúa cao cây, sinh trƣởng nhanh và mạnh ở giai đoạn đầu, góc lá trải

Page 42: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

30

rộng, hệ thống rễ khỏe, khả năng đẻ nhánh cao có khả năng cạnh tranh dinh dƣỡng

và ánh sáng tốt hơn giống thấp cây, góc lá đứng, đẻ nhánh kém. Chính vì vậy, trong

nhiều năm nông dân vùng nhiệt đới châu Á đã quen sử dụng những giống lúa cổ

truyền cao cây nhằm vận dụng khả năng cạnh tranh dinh dƣỡng với cỏ dại. Những

giống lúa mới hiện nay có góc lá đứng cho phép nhiều ánh sáng xuyên qua tán lá,

do đó nhiều hạt cỏ có khả năng nảy mầm và sinh trƣởng tốt hơn (De Datta, 1996).

Smith (1983) cũng cho biết các giống có thời gian chín nhanh, khả năng cạnh tranh

dinh dƣỡng kém hơn giống lúa có thời gian chín kéo dài. Hơn nữa, các giống lúa

mới thƣờng đòi hỏi thâm canh cao kéo theo việc sử dụng nhiều phân bón, do đó

việc quản lý cỏ dại càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, do nghịch lý giữa việc

tăng năng suất cây trồng với khả năng hạn chế cỏ dại mà sự thành công trong việc

tìm kiếm những giống lúa mới không trùng với việc cải thiện hoạt động phòng trừ

cỏ dại.

Bên cạnh khả năng cạnh tranh cơ giới, một số giống lúa có khả năng làm suy

giảm sinh trƣởng của cỏ dại nhờ độc tố từ rễ, lá hay các bộ phận khác của chúng,

đặc tính này đƣợc gọi là tính đối kháng của cây trồng (Allelopathy). Tính đối kháng

lần đầu tiên đƣợc Molisch định nghĩa năm 1937 nhƣ là sự tƣơng tác hóa sinh giữa

thực vật với nhau (kể cả các vi sinh vật). Sau đó, Rice (1984) đã định nghĩa tính đối

kháng là một tác động trực tiếp hay gián tiếp và có lợi hoặc bất lợi bởi một cây

trồng lên một cây trồng khác (kể cả các vi sinh vật), thông qua việc sản sinh ra

những hợp chất hóa học vào môi trƣờng sống. Các nghiên cứu của Dilday (1998);

Hasan (1998); Kim (1993) cho biết một số giống lúa thí nghiệm ở IRRI có khả

năng hạn chế từ 50 - 90% mức độ phát triển của cỏ lồng vực E. crus-galli và cỏ lác

dù Cyperus difformis.

+ Điều khiển mật độ sạ

Trên ruộng lúa sạ thẳng, nếu sạ với lƣợng giống là 175 kg/ha thì mật độ và

trọng lƣợng sinh khối cỏ có thể giảm đi 3 lần so với khi sạ thƣa ở lƣợng 50 kg/ha.

Khi lƣợng giống tăng ở một mức độ nhất định (dƣới 150 kg/ha), khả năng hạn chế

Page 43: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

31

đối với cỏ hòa thảo và cói lác rất ít, trong khi đó thảm cỏ lá rộng lại bị giảm khá rõ

rệt. Tuy khi gia tăng mật độ sạ, thảm cỏ dại bị giảm rõ rệt nhƣng để đạt đƣợc năng

suất cao nhất thì chỉ nên sạ ở mức 125 kg/ha (Nguyễn Văn Tuất và ctv., 2002).

+ Luân canh cây trồng

Khả năng tồn tại và bùng phát của một số loài hoặc nhóm cỏ dại nào đó có thể

trở nên mạnh mẽ hơn nếu trồng cùng một cây trồng trên cùng một cánh đồng trong

nhiều năm liên tục. Bằng việc luân phiên cây trồng có thể hạn chế cơ hội cho sự

hình thành của một số loài hoặc một số nhóm cỏ và do đó làm giảm tác hại của cỏ

dại vì mỗi loài cỏ dại đề thích nghi với một số cây trồng, trong điều kiện canh tác

nhất định khi luân canh cây trồng sẽ làm thay đổi mạnh mẽ chu kỳ sống hoặc điều

kiện canh tác, do đó phá vỡ điều kiện sống bình thƣờng của các loài đó (Moody,

1983). Trong nhiều trƣờng hợp việc luân canh cây trồng có thể loại bỏ hoặc ít nhất

là giảm bớt khó khăn do cỏ dại. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy việc điều

khiển những cây trồng khác nhau làm cho quần thể cỏ dại chuyển từ một số loài

khó phòng trừ sang dễ trừ hơn.

Khi điều kiện cây trồng, đất đai, tƣới tiêu cũng nhƣ các hoạt động phòng trừ

cỏ dại thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi thảm cỏ hay cắt đứt đời sống liên tục của cỏ ƣa

nƣớc thay thế bằng cỏ ƣa cạn, từ đó dẫn đến giảm cỏ dại khi canh tác lúa trở lại.

+ Điều khiển hợp lý chế độ phân bón

Cỏ dại và cây trồng đều sử dụng phân bón làm nguồn dinh dƣỡng, do đó việc

bón phân đặc biệt là phân đạm có ảnh hƣởng lớn đến quần thể cỏ dại. Nếu bón

phân hợp lý có thể hạn chế cỏ dại cũng nhƣ khả năng cạnh tranh dinh dƣỡng của

chúng. Việc điều khiển phân bón và chế độ bón phân càng trở nên cấp thiết đối với

quá trình sử dụng những giống lúa mới có năng suất cao vì những giống này yêu

cầu nhiều phân bón hơn những giống lúa cổ truyền. Theo Ampong-Nyarko & De

Datta (1989), cỏ dại có khả năng cạnh tranh đạm tốt hơn lúa, do đó nếu sử dụng

nhiều đạm không những không đền bù đƣợc thiệt hại năng suất do cỏ gây ra mà còn

kích thích cỏ sinh trƣởng, làm tăng khả năng cạnh tranh dinh dƣỡng của cỏ với cây

Page 44: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

32

lúa, dẫn đến năng suất giảm nhiều hơn khi bón ít hoặc không bón đạm. Nếu không

bón đạm thì cỏ và lúa có tỷ lệ sử dụng đạm nhƣ nhau, nhƣng nếu bón đạm ở lƣợng

150 kg/ha cỏ sẽ hấp thụ nhiều đạm hơn cây lúa.

Qua các thí nghiệm trên lúa cấy ở Đồng bằng sông Hồng cho thấy, khi bón

phân đạm ở liều lƣợng càng cao thì các chỉ tiêu sinh trƣởng, sinh thực của cỏ lồng

vực nhƣ số chồi/bụi, chiều cao cây, trọng lƣợng bông đều tăng lên. Không chỉ đối

với cỏ lồng vực, khi lƣợng đạm thay đổi đã ảnh hƣởng tới quần thể cỏ dại nói

chung trên đồng ruộng cũng nhƣ năng suất lúa. Trong điều kiện không đƣợc phòng

trừ, khi lƣợng phân đạm tăng lên kéo theo sự tăng trƣởng mạnh mẽ của các loài cỏ,

trọng lƣợng sinh khối cỏ tăng lên rõ rệt. Sự thay đổi này xảy ra chủ yếu xảy ra đối

với nhóm cỏ hòa thảo và cói lác mà rất ít ảnh hƣởng đến nhóm cỏ lá rộng. Trong

điều đƣợc phòng trừ cỏ dại, năng suất lúa khi bón 90 kg N/ha cao hơn so với không

bón, nhƣng khi tăng lƣợng phân đạm lên 120 và 150 kg/ha, năng suất không tăng

nữa. Trong điều kiện không làm cỏ, năng suất lúa khi bón đạm ở liều lƣợng 90

kg/ha vẫn đạt cao nhất (3,6 tấn/ha), nhƣng mức độ giảm năng suất cao hơn khi

không bón phân (23,5% so với 16,6%). Đặc biệt, khi lƣợng bón tăng lên 120 và

150 kg N/ha và không trừ cỏ, mức độ giảm năng suất tới 31,6 và 38,9%.

Nhƣ vậy, việc sử dụng nhiều phân bón chỉ nên tiến hành trong điều kiện

phòng trừ tốt cỏ dại, trƣờng hợp ngƣợc lại có thể dẫn đến phản tác dụng. Khi bón

nhiều đạm tạo điều kiện cho sự phát triển cỏ hòa thảo nhiều hơn, nhƣng ít ảnh

hƣởng đến cỏ lá rộng và cói lác.

* Quản lý cỏ dại bằng biện pháp thủ công, cơ giới

Là một nƣớc nông nghiệp, nƣớc ta có nguồn nhân lực lao động khá dồi dào,

đây là điều kiện thuận lợi để áp dụng các biện pháp phòng trừ cỏ thủ công, cơ giới.

Chính vì vậy, biện pháp này đã đƣợc duy trì từ xa xƣa cho đến đầu thập kỷ 70, khi

có sự xâm nhập của các thuốc trừ cỏ đầu tiên vào nƣớc ta để sử dụng trên lúa. Cho

đến nay, mặc dù đã có nhiều biện pháp phối hợp có hiệu quả cũng nhƣ có nhiều

loại thuốc trừ cỏ có hiệu quả cao, chi phí giảm rõ rệt so với làm cỏ bằng tay, nhƣng

Page 45: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

33

biện pháp thủ công vẫn đang đƣợc duy trì hoặc áp dụng chọn lọc trong từng điều

kiện nhất định nhất là đối với lúa cấy.

Theo Nguyễn Văn Tuất và ctv. (2002) thì tuy biện pháp thủ công, cơ giới đòi

hỏi một lƣợng lớn nhân công lao động, nhƣng hiện vẫn đang đƣợc 80,2% nông dân

miền Bắc nƣớc ta ứng dụng vì một số nguyên nhân chính sau:

- Hiện nay, diện tích canh tác tác bị chia nhỏ thành nhiều mảnh không tiện cho

sử dụng thuốc. Đôi khi chỉ có một mảnh ruộng nhỏ, nông dân vẫn phải chi phí một

công phun thuốc và chuẩn bị dụng cụ, trong một vụ họ phải mất nhiều lần chuẩn bị

nhƣ vậy, trong khi thực tế họ chỉ cần 1 - 1,5 công phun là xong cả diện tích.

- Nhiều nông dân cho rằng làm cỏ bằng tay triệt để và ổn định hơn, nhất là đối

với những ruộng cao nhiều cỏ vì trên những chân ruộng này nông dân thƣờng phải

làm cỏ bổ sung 1 - 2 lần sau khi đã dùng thuốc trừ cỏ. Ngoài ra, họ còn cho rằng

việc áp dụng các biện pháp thủ công, cơ giới có thể kết hợp sục bùn tạo điều kiện

cho bộ rễ lúa phát triển tốt hơn, nhất là trong điều kiện vụ Xuân khi có những đợt

rét kéo dài.

- Thu nhập từ sản xuất lúa còn quá thấp, do vậy nhiều nông dân vẫn muốn tận

dụng nhân công lao động nhàn rỗi để tiết kiệm tiền mua thuốc, nhất là những nông

dân ở các vùng xa đô thị và không có các ngành nghề phụ.

Nhƣ vậy, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội đã tác động rất lớn đến việc

quyết định lựa chọn phƣơng thức trừ cỏ ở từng địa phƣơng cũng nhƣ từng hộ nông

dân, thậm chí đôi khi nông dân vẫn còn dựa vào thói quen mà chƣa có những đánh

giá kỹ lƣỡng về hiệu quả kinh tế cũng nhƣ sinh thái của từng biện pháp mà họ lựa

chọn. Nếu không quan tâm đến năng suất thì quả là chi phí về nhân công lao động

còn quá cao so với sử dụng thuốc trừ cỏ.

Qua các thí nghiệm cho thấy, trong vụ Xuân nếu tiến hành làm cỏ 2 lần bằng

tay thì năng suất có thể tƣơng đƣơng với áp dụng 3 lần trừ cỏ mà hiệu quả kinh tế

cao hơn nhiều. Nếu chỉ hoàn toàn áp dụng biện pháp thủ công (làm cỏ 2 lần bằng

tay) thì năng suất có tăng hơn phun thuốc trừ cỏ (4,8 tấn/ha so với 4,4 tấn/ha), song

Page 46: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

34

mức thu nhập từ việc tăng năng suất không cao hơn so với chi phí công lao động,

do vậy hiệu quả kinh tế thấp hơn. Nếu tiến hành phun thuốc trừ cỏ sớm sau đó bổ

sung thêm một lần làm cỏ bằng tay sẽ vừa cho năng suất cao, vừa tăng hiệu quả

kinh tế. Trong vụ Mùa, do mật độ cỏ thƣờng thấp hơn nên chỉ cần phun thuốc trừ

cỏ hoặc làm cỏ một lần bằng tay vào 20 - 25 ngày sau cấy là có thể mang lại hiệu

quả trừ cỏ cao và giảm chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp thủ công, cơ giới trên lúa sạ thẳng gặp rất

nhiều khó khăn và tốn nhiều công lao động, do vậy hiện nay có xấp xỉ 90% nông

dân đã sử dụng thuốc trừ cỏ trên diện tích này. Theo Nguyễn Hữu Hoài (2001), nếu

áp dụng nhổ cỏ bằng tay trên lúa sạ thẳng thì phải tiến hành 2 lần/vụ với số công

bình quân là 50 công/lần nhƣng hiệu quả vẫn rất thấp. Nhiều loài cỏ rất khó phòng

trừ triệt để nhƣ cỏ chác, nhiều loại khác dễ bị đứt và sót lại khi nhổ, nhiều loại nhƣ

cỏ lồng vực hay đuôi phụng rất khó phân biệt khi cây mới mọc. Nhƣ vậy, hiệu quả

kỹ thuật chỉ đạt dƣới 60%, đôi khi còn làm tổn thƣơng đến cây lúa, do vậy năng

suất ở các công thức làm cỏ bằng tay cũng thấp hơn các ô phun thuốc trừ cỏ.

* Sử dụng thuốc hóa học trong quản lý cỏ dại

Thuốc trừ cỏ là những hợp chất hóa học có khả năng tiêu diệt, ngăn chặn sự

nảy mầm của hạt cỏ hoặc sự phát triển của cỏ dại. Xét về lợi ích trƣớc mắt thì thuốc

trừ cỏ đƣợc coi là một biện pháp thực tiễn, có hiệu quả kỹ thuật và kinh tế đối với

sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Vì vậy, lƣợng thuốc trừ

cỏ đƣợc sử dụng trên lúa tăng lên mạnh mẽ trong những năm gần đây. Có 3 nguyên

chính dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của thuốc trừ cỏ trên lúa là:

- Quá trình thâm canh tăng năng suất và sự ra đời của các giống mới có năng

suất cao đã thúc đẩy sự đầu tƣ thuốc trừ cỏ của ngƣời nông dân nhằm hạn chế thiệt

hại do cỏ dại gây ra (Naylor, 1996b). Mặt khác, sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lúa cấy

sang lúa gieo thẳng trong những năm gần đây đã làm tăng sự xâm nhiễm của cỏ dại

trên lúa ở các nƣớc nhiệt đới, do đó thuốc trừ cỏ là một sự thay thế logic để quản lý

cỏ dại (Ho, 1995).

Page 47: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

35

- Thuốc trừ cỏ đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt

là sản xuất lúa. Ở Philippines, tỷ lệ giữa chi phí thuốc trừ cỏ trên lợi nhuận không

ngừng giảm xuống đã làm cho thuốc trừ cỏ càng trở nên hấp dẫn.

Khác với thuốc trừ sâu và trừ bệnh, đối tƣợng tác động của thuốc trừ cỏ là

nhiều loài cỏ dại có đặc điểm rất khác nhau và lại có quan hệ gần gũi với cây lúa.

Vì vậy, kỹ thuật sử dụng của thuốc trừ cỏ đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt và mang đặc

thù riêng. Để đảm bảo an toàn cho cây lúa đồng thời đạt đƣợc hiệu quả trừ cỏ cao

cần phải lƣu ý tới các điểm sau :

- Tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ: đây là một đặc điểm quan trọng nhất để

một hóa chất có thể trở thành thuốc trừ cỏ. Với quan niệm thuốc trừ cỏ đƣợc sử

dụng để diệt những cây dại, cây mọc hoang, mọc lẫn ngoài ý muốn của con ngƣời.

Vì vậy, đa số chúng đƣợc sử dụng một cách chọn lọc cho từng đối tƣợng cây trồng

riêng biệt. Ví dụ 2,4D đƣợc khuyến cáo sử dụng cho lúa, nhƣng nếu khi bị rò rỉ hay

phun nhầm cho cây 2 lá mầm sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng. Nhƣ vậy, tính chọn

lọc là một đặc điểm của thuốc trừ cỏ chỉ tiêu diệt hoặc đình trệ sinh trƣởng của một

số loài hoặc nhóm thực vật mà không gây ảnh hƣởng đến loài khác. Đặc tính chọn

lọc có thể xảy ra theo các cơ chế nhƣ : chọn lọc sinh lý, chọn lọc không gian hay

chọn lọc theo cấu trúc vật lý.

- Phổ tác động của thuốc trừ cỏ: nhiều loại thuốc có phổ tác động rộng, có

thể trừ đƣợc hầu hết các nhóm cỏ, nhƣng có loại chỉ trừ đƣợc một số loài hoặc

nhóm cỏ, do đó khi lựa chọn các thuốc trừ cỏ cần phải căn cứ vào thành phần cỏ

dại ở từng địa điểm cần phòng trừ và phổ tác động của từng loại thuốc để xác định

loại thuốc phù hợp.

- Thời gian và phạm vi sử dụng của thuốc: để đảm bảo phát huy hiệu quả

trừ cỏ và độ an toàn cao, thuốc trừ cỏ đòi hỏi phải đƣợc áp dụng nghiêm ngặt về

thời gian, phạm vi sử dụng, phƣơng pháp và liều lƣợng. Hiện nay, có nhiều nhóm

thuốc cỏ có thể sử dụng vào các thời điểm khác nhau nhƣ nhóm thuốc trừ cỏ tiền

nảy mầm (phun sau khi gieo cấy 0 - 3 ngày), nhóm thuốc hậu nảy mầm sớm (phun

Page 48: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

36

sau cấy 5 - 7 ngày) hay nhóm thuốc hậu nảy mầm muộn (có thể phun sau cấy từ 10

- 15 ngày hoặc muộn hơn). Phần lớn các thuốc hậu nảy mầm có thời gian sử dụng

rộng rãi hơn các thuốc tiền nảy mầm. Không chỉ có thời gian sử dụng mà phạm vi

ứng dụng của thuốc trừ cỏ còn thể hiện ở sự lựa chọn về đất đai, thời tiết, khí hậu.

Do cơ chế chọn lọc của các loại thuốc có sự khác nhau nên có những thuốc chỉ

thích ứng với một số loại đất nhất định, khi sử dụng trên các loại đất khác có thể

gây tổn thƣơng cho cây lúa.

- Hỗn hợp và tƣơng tác thuốc trừ cỏ: khi hỗn hợp hai hay nhiều thuốc trừ cỏ

hoặc hỗn hợp thuốc trừ cỏ với thuốc trừ sâu, bệnh khác phải lƣu ý những phản ứng

hay tác động phụ của chúng dẫn đến có thể làm mất hiệu lực hay gây ảnh hƣởng

xấu cho cây.

Tuy thuốc trừ cỏ đã đóng góp vai trò lớn lao trong việc phát triển một nền

nông nghiệp ổn định, nhƣng việc sử dụng quá nhiều và lạm dụng nó có thể gây ra

một số khó khăn trong sản xuất.

Khó khăn lớn nhất phải kể đến là việc sử dụng lâu dài chúng đã gây ra hiện

tƣợng kháng thuốc của cỏ dại. Tính kháng của cỏ dại đối với thuốc đƣợc phát hiện

vào những năm cuối của thập kỷ 60 khi ngƣời ta thấy một số loài cỏ có khả năng

kháng lại Atrazin, sau đó số lƣợng loài cỏ, số nhóm thuốc trừ cỏ cũng nhƣ số khu

vực địa lý bị ảnh hƣởng ngày càng tăng lên (Cotterman, 1995). Cho đến nay đã có

trên 30 quốc gia báo cáo về hiện tƣợng kháng của một hoặc một số loài cỏ dại đối

với thuốc trừ cỏ. Tuy số loài cỏ dại kháng thuốc cho đến nay rất nhiều, nhƣng trên

lúa nƣớc số loài cỏ kháng thuốc cũng còn ít. Các thuốc bị kháng bao gồm: 2,4D đã

bị kháng sau 20 năm sử dụng (Kim, 1998; Jonathan, 1996); Propanil chỉ sau 10

năm sử dụng liên tục đã bị kháng tại nhiều quốc gia (Marambe, 1997); các thuốc

thuộc nhóm ức chế Acetolactate tổng hợp đã nhanh chóng bị kháng chỉ sau 3 đến 6

năm sử dụng liên tục (Malcolim, 1997; Jonathan, 1996); Butachlor cũng bị kháng

sau 30 năm sử dụng (Huang, 1993).

Page 49: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

37

Có nhiều giải pháp để khắc phục tính kháng của cỏ dại đối với thuốc trừ cỏ,

nhƣng 4 biện pháp sau đây đƣợc coi là hữu hiệu và có tính khả thi nhất:

- Luân phiên cây trồng và thay đổi các thuốc trừ cỏ có hình thức tác động khác

nhau (Matthew, 1994).

- Sử dụng hỗn hợp các thuốc trừ cỏ có hình thức tác động khác nhau.

- Sử dụng thuốc trừ cỏ có thời gian tồn tại ngắn.

- Hạn chế số lần phun trên một vụ cùng một hình thức tác động để trừ cùng

một loại cỏ (Cotterman, 1995).

Khó khăn thứ hai là việc sử dụng lâu dài thuốc trừ cỏ đã làm chuyển thảm cỏ

một năm sang cỏ lâu năm khó phòng trừ. Thêm vào đó, thuốc trừ cỏ làm thay đổi

mật độ của các vi sinh vật trên đất trồng lúa và trong nƣớc, do đó phá vỡ tính ổn

định về độ màu mỡ đất (Roger, 1996). Cuối cùng là thuốc trừ cỏ dù ở mức độ nào

cũng gây ảnh hƣởng tới sức khỏe cho con ngƣời trong quá trình sử dụng, sản xuất,

bảo quản và lƣu thông. Ngoài ra, thuốc có thể gây ra hậu quả mãn tính về sức khỏe

cũng nhƣ ảnh hƣởng lâu dài cho môi trƣờng do việc nhiễm bẩn nguồn nƣớc trong

đất và trên bề mặt, thông qua quá trình rửa trôi và thấm lậu (Hill, 1996). Thuốc trừ

cỏ cũng làm tăng mức độ chết của các động vật và sinh vật thủy sinh khác nhƣ cá,

ếch, tôm,… là nhóm sinh vật đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng

nhƣ điều hòa sinh thái (Naylor, 1996a).

Tóm lại, tuy còn tồn tại một số nhƣợc điểm nhất định nhƣng phải công nhận

rằng sự phát hiện ra thuốc trừ cỏ là một thành tựu lớn nhất trong nghiên cứu phòng

trừ cỏ dại trên thế giới thế kỷ 20. Cho đến nay thuốc trừ cỏ vẫn đang đóng vai trò

chủ đạo trong phòng trừ cỏ dại đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất

lúa nói riêng. Ở nƣớc ta, quá trình sử dụng thuốc trừ cỏ tuy có chậm hơn các thuốc

trừ dịch hại khác, nhƣng hiện nay nó đã và đang trở nên phổ biến và quan trọng

trong sản xuất lúa và đƣợc coi là biện pháp không thể thay thế đƣợc trên lúa gieo

thẳng. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về kỹ thuật sử dụng của nông dân

mà đôi khi hiệu quả sử dụng các thuốc trừ cỏ còn chƣa cao hoặc chƣa ổn định. Do

Page 50: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

38

đó, để phát huy đƣợc vai trò tích cực của thuốc trừ cỏ thì việc nâng cao kỹ thuật

phòng trừ cho ngƣời nông dân cần đƣợc coi trọng hơn nữa.

* Quản lý cỏ dại bằng biện pháp sinh học

Quản lý cỏ dại bằng biện pháp sinh học đƣợc định nghĩa nhƣ một hoạt động

nghiên cứu ứng dụng các côn trùng ký sinh, bắt mồi, ăn thịt hay các tác nhân gây

bệnh đối với một quần thể ký chủ xác định. Cũng nhƣ đối với các đối tƣợng phòng

trừ khác, phòng trừ sinh học cỏ dại đƣợc chia thành 2 dạng là phòng trừ cổ điển và

biện pháp lan truyền sinh học. Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều kết quả nghiên

cứu và ứng dụng thành công phòng trừ sinh học trên cỏ dại, nhƣng đối với châu Á,

đặc biệt là các nƣớc Đông Nam Á thì quá trình nghiên cứu sử dụng vẫn còn chậm

phát triển và thành tựu cũng còn rất hạn chế (De Datta, 1996; Julien, 1992;

Waterhouse, 1994).

Ngoại trừ bèo ong Salvinia molesta và bèo cái Pistia stratiotes, chƣa có kết

quả phòng trừ cổ điển nào thành công trên lúa nƣớc. Waterhouse (1994) đã giải

thích 2 nguyên nhân tại sao cỏ dại trên lúa nƣớc lại không phải là mục tiêu của

phòng trừ sinh học cổ điển. Thứ nhất là hơn một nửa số loài cỏ dại quan trọng nhất

trên lúa nƣớc (17/32 loài) là cỏ hòa thảo và đa số các loài này lại có nguồn gốc từ

châu Á. Giữa lúa và cỏ hòa thảo có quan hệ rất gần gũi với nhau, do đó có thể nói

rằng nếu một loài kẻ thù tự nhiên nào đó tấn công cỏ hòa thảo thì chúng cũng tấn

công lúa. Thứ hai là phòng trừ sinh học cổ điển chỉ hoạt động tốt nhất khi có sự du

nhập các loài côn trùng từ bên ngoài vào. Chính vì vậy, trong số 61 loài cỏ dại chủ

yếu ở trên lúa nƣớc ở châu Á, chỉ có 6 loài đƣợc Waterhouse (1994) coi nhƣ mục

tiêu của phòng trừ sinh học là rau mác bao Monochoria vaginalis, cỏ chác

Fimbristylis miliacea, cỏ lồng vực E. crus - galli, cây cứt lợn Ageratum conyzoides,

cỏ xà bông Sphenoclea zeylanica và Rottboellia cochinchinensis. Bên cạnh đó,

phòng trừ sinh học còn đạt đƣợc trên 4 loài cỏ thủy sinh là Alternanthera

philoxeroides, bèo lục bình Eichhornia crassipes, bèo cái Pistia stratiotes và

Salvinia molesta. Những điều tra xem xét cho thấy việc sử dụng loại nấm

Page 51: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

39

Alternaria đã hạn chế tác hại của cỏ xà bông Sphenoclea zeylanica trên ruộng lúa

tại Philippines (Bayot, 1994). Ở Việt Nam, Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành nhân

thả thành công 2 tác nhân sinh học là sâu đục thân Carmenta mimosa để trừ cây

trinh nữ Mimosa pigra và bọ cánh cứng Neochetina bruchi để trừ cây bèo tây

Eichhornia crassipes.

Ở nƣớc ta, nghiên cứu và phát triển nấm có ích cũng đang đƣợc tiến hành tại

Viện Bảo vệ thực vật. Trong 3 năm 1995 - 1997 đã điều tra và phân lập đƣợc 91

chủng nấm từ 52 loài cỏ dại trên lúa, trong đó có 71 chủng đƣợc phân lập từ cỏ

lồng vực Echinochloa spp. Kết quả ban đầu cho thấy, nấm Exoserohilum

monoceras ở nồng độ bào tử 106/ml có thể trừ 100% cỏ lồng vực ở giai đoạn 2 - 4

và an toàn đối với cây lúa (Tuat et al., 1997).

I.2.9 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc

Cỏ dại là một yếu tố quan trọng làm giảm khả năng tăng năng suất lúa. Klaus

Lampe (1990) cho rằng cỏ dại là nguyên nhân làm giảm năng suất trên đồng ruộng

hơn các loại dịch hại khác. Theo Holm (1977), cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli

và E. colona đứng hàng thứ ba, thứ tƣ trong số các loài cỏ gây hại lớn nhất trên thế

giới. Cỏ dại mọc không theo qui luật nào trong những vùng trồng lúa liên tục. Hạt

cỏ không nảy mầm trong điều kiện ngập nƣớc, nhƣng sinh trƣởng đƣợc trong

những vùng lúa thiếu nƣớc tƣới và đƣợc tìm thấy từ những vùng đất nhẹ, đầm lầy,

ngập lụt dọc theo mƣơng rãnh, và hiện diện trên tất cả các cánh đồng lúa.

Nhiều thí nghiệm cho thấy sự giảm năng suất lúa tỷ lệ thuận với mật độ cỏ

dại, cứ 100 cây cỏ/m2 làm giảm 17% năng suất, từ 100 - 200 cây cỏ/m

2 thì năng

suất giảm thêm 10%. Cỏ dại đƣợc xem là yếu tố làm giảm năng suất và chất lƣợng

hạt lúa nƣơng. Nguyên nhân mất năng suất của lúa nƣơng do không quản lý cỏ dại

là 96% (Sankaran & De Datta, 1985).

Năng suất lúa phụ thuộc lớn vào mùa vụ, các loài cỏ, mật độ cỏ, chế độ canh

tác lúa, tốc độ sinh trƣởng và mật độ lúa. Lúa cỏ chiếm 35% có thể làm mất 65%

Page 52: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

40

năng suất (Watanabe et al., 1997). Ở mức độ gây hại nghiêm trọng đƣợc ghi nhận

mất đến 75% năng suất trên lúa sạ (Azmi, 1998)

Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, nƣớc, dinh dƣỡng với lúa. Nhiều nghiên cứu cho thấy

thời gian cạnh tranh ánh sáng, dinh dƣỡng và nƣớc mạnh nhất của cỏ dại đối với

lúa từ 10 - 20 ngày sau khi sạ và từ 28 - 42 ngày sau cấy (Sharma, 1977).

Những nghiên cứu về cỏ dại của Azmi et al. (1998) đã nhận định những nguy

cơ trong quản lý cỏ trên lúa sạ tại Việt Nam, Malaysia và Thái lan:

- Việc sử dụng lập lại thuốc trừ cỏ nhiều lần và cung cấp nƣớc tƣới hạn chế

là những nhân tố làm thay đổi quần thể các loài cỏ trên lúa sạ. Các loài cỏ nhƣ

Echinochloa crus-galli, Echinochloa spp. (E. colona, E. stagnina, E. picta),

Leptochloa chinensis, và Ischaemum rugosum là những loài không thƣờng gặp và

không có ƣu thế trong ruộng lúa tại Malaysia vào những năm 1970 (Azmi et al.,

1993) đã trở nên phổ biến trong những năm 1990.

- Qua nghiên cứu tại những vùng lúa sạ từ 1989 - 1993 cho thấy, năm 1989,

khi phƣơng pháp cấy là chủ lực thì Monochoria vaginalis, Sphenoclea guyanensis,

Fimbristylis miliacea và Limnocharis flava có ƣu thế. Năm 1993, những loài này

đã đƣợc thay thế bởi L. chinensis, E. crus-galli, M. vaginalis và E. colona trong

những vùng lúa sạ. Từ 1981 - 1994, những vùng bị gây hại bởi L. chinensis đƣợc

đánh giá khoảng 4%, nhƣng đến năm 1992 thì toàn bộ những vùng tại Muda đều bị

thiệt hại do L. chinensis. Tại Thái Lan, Sphenoclea zeylanica, Monochoria

vaginalis, và Marsilea minuta chiếm ƣu thế trong hệ thống lúa cấy, trong khi E.

crus-galli, L. chinensis, Cyperus iria và C. diffomis thì chủ lực ở vùng lúa sạ ƣớt

(Vongsaroj, 1997). Tƣơng tự tại Việt Nam, cỏ E. crus-galli, L. chinensis, Cyperus

iria và C. difformis, lúa cỏ là có ƣu thế trên vùng lúa sạ (Chin, 2001).

- Lúa cỏ rất khó quản lý bởi vì nó tƣơng tự nhƣ lúa trồng. Những nghiên cứu

về lúa cỏ gần đây cho thấy lúa cỏ trở thành vấn đề khó khăn ở Malaysia và đƣợc

xem là một đe dọa nghiêm trọng sản lƣợng lúa gạo (Azmi et al, 2003). Lúa cỏ đƣợc

tìm thấy ở Malaysia năm 1998 (Azmi & Abdillah, 1998), Việt Nam năm 1994

Page 53: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

41

(Dƣơng Văn Chín, 2001) và xâm nhiễm nhanh chóng trên lúa sạ tại khu vực miền

Trung Thái Lan trong những năm gần đây.

Đối với việc quản lý cỏ dại, Ampong-Nyarko & De Datta (1991) cho rằng

nhận dạng hình thái, cấu tạo bên ngoài và phƣơng pháp làm giống thì quan trọng

hơn những yếu tố khác để xác định biện pháp quản lý tối ƣu đối với từng nhóm cỏ,

đồng thời thực hiện tốt quá trình khử lẫn đảm bảo tiêu chuẩn giống, tránh lẫn hạt cỏ

dại.

Các chuyên gia cỏ dại Việt Nam và Nhật Bản đã thu thập, nhận dạng mẫu, ghi

hình ảnh và xuất bản sách về cỏ dại vùng đất trũng ở Việt Nam. Ghi nhận đƣợc 60

loài: Poaceae 11 loài, Cyperaceae 19 và 30 loài khác đƣợc phân bố từ vùng Nam,

Đông Nam, và Đông Bắc Châu Á đến Úc. Trên lúa cấy, Echinochloa crus-galli đã

giảm năng suất từ 7 - 13% ( 5 - 10 cây /m2), từ 23 - 27% (15 - 37 cây/m

2) (Trung et

al., 1995).

Thuốc trừ cỏ đóng một vai trò quan trọng để quản lý cỏ trong canh tác lúa.

Đầu vụ sự cạnh tranh quan trọng của cây cỏ làm giảm năng suất lúa và thuốc trừ cỏ

đƣợc sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, hầu nhƣ hạt cỏ nảy mầm liên tục, thời gian nảy

mầm kéo dài trong ruộng lúa so với thời gian tác động của thuốc trừ cỏ nên thuốc

không đủ khả năng quản lý cỏ. Năm 1991, Nhật Bản đã chi 530 triệu đô la Mỹ cho

thuốc trừ cỏ lúa, bình quân 265 đô la/ha (Ampong-Nyarko & De Datta, 1991).

Những nghiên cứu về tác động lâu dài của việc sử dụng thuốc trừ cỏ trên lúa

sạ đã nhận định rằng: Sự thiếu hụt lao động đã dẫn đến sự gia tăng diện tích lúa sạ

và gia tăng một cách nhanh chóng việc sử dụng và phụ thuộc vào thuốc trừ cỏ. Sự

phụ thuộc này dẫn đến sự thay đổi các loài cỏ không mong muốn và liên quan đến

sự ô nhiễm môi trƣờng. Tính kháng thuốc trừ cỏ xuất hiện và có bằng chứng là các

loài cỏ nhƣ S. zeylanica, Marsilea minuta, F. miliacea đã phát triển tính kháng

nhóm thuốc trừ cỏ Phenoxy (Watanabe et al, 1997). Các hợp chất Phenoxy và

Sulfonylurea đƣợc sử dụng rộng rãi ở Malaysia, Việt Nam và Thái lan để phòng trừ

cỏ lá rộng và cỏ chác lác trên lúa sạ. Gần đây, các dòng kháng ức chế acetolactate-

Page 54: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

42

synthase (ALS) trên nhiều loài cỏ đã đƣợc báo cáo tại nhiều nƣớc bao gồm cả

Malaysia (Azmi & Baki, 2003). Thuốc trừ cỏ ức chế ALS bao gồm Sulfonylurea

đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới gây độc với động vật và làm tổn hại đến nhiều

loại cây trồng.

Tóm lại, quản lý cỏ hiệu quả là điều kiện tiên quyết, quan trọng trong canh

tác lúa. Việc áp dụng thuốc trừ cỏ tƣởng chừng nhƣ thật cần thiết, tuy nhiên việc sử

dụng bừa bãi thuốc trừ cỏ tại Malaysia, Việt Nam, Thái Lan đã xuất hiện các dòng

cỏ kháng thuốc và sự ô nhiễm môi trƣờng tiếp theo sau đó. Các yêu cầu kỹ thuật

quản lý cỏ dại tổng hợp đã đƣợc chứng minh là cần phải phát triển. Điều này có thể

thông qua sự hiểu biết một cách hoàn hảo về sinh học, sinh thái, kinh tế xã hội các

loại cỏ chính trong hệ sinh thái ruộng lúa. IWM (Integrated Weed Management)

đẩy mạnh kiểm soát về kỹ thuật canh tác và sinh học, giảm sử dụng thuốc trừ cỏ

nhƣ chìa khóa để giữ vững hệ thống canh tác lúa trong vùng.

Page 55: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

43

Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

II.1 ĐIỀU TRA NÔNG DÂN

Điều tra nông dân trƣớc và sau khi thực hiện dự án tại 3 huyện: Vĩnh Thạnh,

Thốt Nốt (nay là quận Thốt Nốt) và Cờ Đỏ (nay là huyện Thới Lai và Cờ Đỏ).

- Phƣơng pháp điều tra:

+ Điều tra bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp nông dân tại các huyện

triển khai dự án theo biểu mẫu điều tra đƣợc soạn sẵn.

+ Chọn ngẫu nhiên 25 hộ nông dân/điểm, tại 6 điểm: xã Vĩnh Bình, xã

Thạnh An huyện Vĩnh Thạnh; thị trấn Thới Lai, xã Trƣờng Thành huyện Thới Lai;

phƣờng Thuận Hƣng quận Thốt Nốt, xã Trung Hƣng huyện Cờ Đỏ.

+ Số phiếu điều tra: 50 phiếu/huyện x 3 huyện x 2 lần = 300 phiếu.

Cở mẫu (sample size): bao gồm số lƣợng cá thể quan sát trong mẫu, cở mẫu

đƣợc ký hiệu là n (công thức Slovin, 1984)

N

n =

1 + Ne2

Trong đó:

n: cở mẫu

N: quần thể (120.000 hộ)

e = 0,1 mức độ ý nghĩa của α (khoảng tin cậy)

- Thời gian tiến hành:

+ Đầu vụ Đông Xuân 08-09, trƣớc khi triển khai dự án: 150 phiếu.

+ Cuối dự án, vào cuối vụ ĐX 09-10: 150 phiếu.

- Nội dung điều tra:

+ Tập quán canh tác: biện pháp làm đất, xử lý giống, mật độ sạ, chế độ

nƣớc, sử dụng phân bón, tình hình dịch hại, tình hình sử dụng thuốc BVTV,… và

các biện pháp quản lý cỏ dại trên lúa cao sản của nông dân.

Page 56: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

44

+ Điều tra cuối kỳ, đánh giá tác động thay đổi tập quán quản lý cỏ dại trong

sản xuất, hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng quy trình quản lý tổng hợp cỏ dại.

II.2 TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHIÊN CỨU

- Các chủ đề nghiên cứu đƣợc thực hiện tùy theo nhu cầu của nông dân ở

mỗi huyện.

- Dự án thực hiện 03 nghiên cứu trong vụ Đông Xuân 08-09 và 01 nghiên

cứu trong vụ Hè Thu 2010.

- Nghiên cứu đƣợc thực hiện để bổ sung, cải tiến và hoàn thiện quy trình

quản lý cỏ dại từ khâu chọn giống, làm đất đến khi thu hoạch, theo phƣơng pháp

mời nông dân tham gia thực hiện.

Phƣơng pháp thực hiện các nghiên cứu

+ Chỉ tiêu theo dõi

Thành phần các nhóm cỏ và loài cỏ phổ biến, mật độ của từng nhóm cỏ

trên ruộng vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau sạ và giai đoạn lúa làm

đòng, trổ đều và trƣớc thu hoạch 7 ngày.

Theo dõi sự sinh trƣởng và phát triển của cây lúa định kỳ hàng tuần.

Điều tra các đối tƣợng dịch hại, thiên địch có liên quan định kỳ hàng

tuần.

Thu hoạch năng suất khi lúa chín 85% bông.

+ Phƣơng pháp điều tra

Trên mỗi nghiệm thức điều tra 5 điểm cố định theo hai đƣờng chéo góc,

diện tích mỗi điểm điều tra là khung 0,5 m x 0,4 m = 0,20 m2 qui ra mật độ cỏ/m

2.

Điều tra sự sinh trƣởng và phát triển của cây lúa trên mỗi nghiệm thức

2 khung cố định 0,5 m x 0,4 m = 0,20 m2 qui ra mật độ chồi/m

2.

Trên mỗi nghiệm thức điều tra dịch hại và thiên địch 5 điểm di động

ngẫu nhiên theo hai đƣờng chéo góc, diện tích mỗi điểm điều tra là khung 0,2 m x

0,25 m = 0,05 m2 qui ra mật số/m

2.

Page 57: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

45

Thu năng suất thực tế: Điểm gặt cách xa bờ ít nhất 1m2, gặt 5 m

2 trên 1

ô thí nghiệm theo phƣơng pháp lấy chỉ tiêu của Trung tâm Kiểm định và Khảo

nghiệm thuốc BVTV Phía Nam.

+ Xử lý số liệu

Số liệu thu thập từ các nghiên cứu sẽ đƣợc nhập và vẽ đồ thị bằng chƣơng

trình Microsoft Excel, tính thống kê bằng phần mềm SPSS.

II.2.1 Nghiên cứu 1: Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến sự phát sinh, phát

triển của cỏ dại

+ Địa điểm và thời gian thực hiện: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong vụ

Đông Xuân 08-09 tại xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

+ Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn

ngẫu nhiên một nhân tố với 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại là 3 lô tƣơng ứng với 3

nghiệm thức, diện tích mỗi lô thí nghiệm là 100 m2. Các nghiệm thức trong thí

nghiệm bao gồm:

- Nghiệm thức 1: Mật độ sạ 100 kg/ha

- Nghiệm thức 2: Mật độ sạ 150 kg/ha

- Nghiệm thức 3: Mật độ sạ 200 kg/ha

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên nền ruộng chủ động đƣợc nƣớc, tƣơng đối

bằng phẳng, có đắp bờ ngăn cách giữa các lô thí nghiệm. Giống lúa đƣợc sử dụng

trong thí nghiệm là OM 1490. Hạt giống trƣớc khi gieo sạ đƣợc xử lý bằng nƣớc

muối 15% trong 5 - 10 phút để loại bỏ hạt cỏ, hạt bị lép, lững và sau đó rửa sạch

nƣớc muối, tiến hành ngâm ủ bình thƣờng. Các biện pháp canh tác đƣợc thực hiện

theo quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp, chỉ thay đổi yếu tố mật độ sạ.

II.2.2 Nghiên cứu 2: Ảnh hƣởng của thời gian đƣa nƣớc vào ruộng đến mật độ

cỏ dại

+ Địa điểm và thời gian thực hiện: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong vụ

Đông Xuân 08-09 tại xã Trƣờng Thành, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

+ Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn

Page 58: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

46

ngẫu nhiên một nhân tố với 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại là 3 lô tƣơng ứng với 3

nghiệm thức, diện tích mỗi lô thí nghiệm là 100 m2. Các nghiệm thức trong thí

nghiệm bao gồm:

- Nghiệm thức 1: Đƣa nƣớc vào ruộng để khống chế cỏ dại ở 3 ngày sau sạ

- Nghiệm thức 2: Đƣa nƣớc vào ruộng để khống chế cỏ dại ở 6 ngày sau sạ

- Nghiệm thức 3: Đƣa nƣớc vào ruộng để khống chế cỏ dại ở 9 ngày sau sạ

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên nền ruộng chủ động đƣợc nƣớc, tƣơng đối

bằng phẳng, có đắp bờ ngăn cách giữa các lô thí nghiệm. Giống lúa đƣợc sử dụng

trong thí nghiệm là OM 6162 đƣợc gieo sạ với mật độ 100 kg/ha. Hạt giống trƣớc

khi gieo sạ đƣợc xử lý bằng nƣớc muối 15% trong 5 - 10 phút để loại bỏ hạt cỏ, hạt

bị lép, lững và sau đó rửa sạch nƣớc muối, tiến hành ngâm ủ bình thƣờng. Các biện

pháp canh tác đƣợc thực hiện theo quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp, chỉ thay đổi

yếu tố thời gian đƣa nƣớc vào ruộng. Mực nƣớc đƣa vào ruộng từ 2 - 5 cm tùy theo

chiều cao cây lúa và giữ mực nƣớc đó cho đến khi lúa giáp tán.

II.2.3 Nghiên cứu 3: Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ cỏ

+ Địa điểm và thời gian thực hiện: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong vụ

Đông Xuân 08-09 tại ấp Thầy Ký, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần

Thơ.

+ Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn

ngẫu nhiên một nhân tố với 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại là 3 lô tƣơng ứng với 3

nghiệm thức, diện tích mỗi lô thí nghiệm là 100 m2. Các nghiệm thức trong thí

nghiệm bao gồm:

- Nghiệm thức 1: Đối chứng - không phun thuốc trừ cỏ

- Nghiệm thức 2: Xử lý thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Sofit 300 EC với lƣợng

thuốc 1 lít/ha, lƣợng nƣớc sử dụng 400 lít/ha (10 ml thuốc/4 lít nƣớc/100 m2).

- Nghiệm thức 3: Xử lý thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Cantanil 550 EC với liều

lƣợng 2 lít/ha, lƣợng nƣớc sử dụng 400 lít/ha (20ml/4 lít nƣớc/100 m2).

Page 59: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

47

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên nền ruộng chủ động đƣợc nƣớc, tƣơng đối

bằng phẳng có đắp bờ ngăn cách giữa các lô thí nghiệm. Giống lúa đƣợc sử dụng

trong thí nghiệm là OM 2517 đƣợc gieo sạ với mật độ 120 kg/ha. Hạt giống trƣớc

khi gieo sạ đƣợc xử lý bằng nƣớc muối 15% trong 5 - 10 phút để loại bỏ hạt cỏ, hạt

bị lép, lững và sau đó rửa sạch nƣớc muối, tiến hành ngâm ủ bình thƣờng. Các biện

pháp canh tác đƣợc thực hiện theo quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp, chỉ thay đổi

yếu tố thuốc trừ cỏ.

II.2.4 Nghiên cứu 4: Ảnh hƣởng của biện pháp làm đất đến sự phát sinh phát

triển của cỏ dại

+ Địa điểm và thời gian thực hiện: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong vụ Hè

Thu 2010 tại ấp Thới Xuân, xã Trƣờng Thắng, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

+ Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí trên diện rộng gồm 3 lô thí

nghiệm tƣơng ứng với 3 nghiệm thức, diện tích mỗi lô thí nghiệm là 500 m2. Các

nghiệm thức trong thí nghiệm bao gồm:

- Nghiệm thức 1: Làm đất kỹ

- Nghiệm thức 2: Xới sạ, không bừa, trục

- Nghiệm thức 3: Không làm đất, đốt đồng rồi sạ

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên nền ruộng chủ động đƣợc nƣớc, tƣơng đối

bằng phẳng có đắp bờ ngăn cách giữa các lô thí nghiệm. Giống lúa đƣợc sử dụng

trong thí nghiệm là OM 4218 đƣợc gieo sạ với mật độ 140 kg/ha. Hạt giống trƣớc

khi gieo sạ đƣợc xử lý bằng nƣớc muối 15% trong 5 - 10 phút để loại bỏ hạt cỏ, hạt

bị lép, lững và sau đó rửa sạch nƣớc muối, tiến hành ngâm ủ bình thƣờng. Các biện

pháp canh tác đƣợc thực hiện theo quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp, chỉ thay đổi

yếu tố làm đất.

II.3 XÂY DỰNG NHÓM NÔNG DÂN THỰC HIỆN MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN

- Bước 1: Xây dựng nhóm nông dân

Kết hợp với chính quyền địa phƣơng tiến hành xây dựng nhóm nông dân

tham gia dự án. Tại mỗi huyện chọn 02 nhóm nông dân, mỗi nhóm gồm 25 nông

Page 60: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

48

dân trồng lúa, tham gia thực hiện dự án trong suốt 3 vụ lúa.

- Bước 2: Tập huấn kỹ thuật

Tập huấn quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp cho các nhóm nông dân vào mỗi

đầu vụ lúa. Quy trình sẽ đƣợc đánh giá và cải tiến bổ sung sau mỗi vụ để hoàn thiện

và phù hợp với điều kiện canh tác tại thành phố Cần Thơ.

- Bước 3: Xây dựng mô hình

+ Mỗi nhóm thực hiện 01 mô hình với tiêu chí chủ ruộng nhiệt tình và thực

hiện đúng theo quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp và sự hƣớng dẫn của cán bộ kỹ

thuật quản lý nhóm. Ruộng phải chủ động nƣớc và đặc biệt trên ruộng vụ trƣớc

phải có cỏ dại, trong mô hình gồm có:

* Ruộng mô hình: áp dụng biện pháp tổng hợp quản lý cỏ dại hại lúa, quy

mô 1.000 m2.

* Ruộng nông dân: áp dụng theo tập quán nông dân, quy mô 1.000 m2. Trên

ruộng nông dân cần thực hiện ô đối chứng không phun thuốc trừ cỏ 20 m2 để so

sánh hiệu quả của quy trình.

SƠ ĐỒ RUỘNG MÔ HÌNH

Ruộng mô hình Ruộng nông dân

+ Quy trình đƣợc cán bộ kỹ thuật hƣớng dẫn trực tiếp và giám sát thực hiện

trong suốt quá trình sản xuất từ gieo sạ đến thu hoạch. Tại mỗi nhóm cán bộ kỹ

thuật kết hợp với nông dân trong nhóm theo dõi, thăm đồng thƣờng xuyên, hƣớng

Khung

cố định

Ô ĐỐI

CHỨNG

Khung

cố định Khung

cố định

Khung

cố định

Khung

cố định

Khung

cố định

Khung

cố định

Khung

cố định

Khung

cố định

Khung

cố định

Page 61: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

49

dẫn nông dân thực hiện quy trình quản lý cỏ dại bằng biện pháp tổng hợp.

+ Mỗi nhóm nông dân sẽ tiến hành họp định kỳ hàng tuần, nội dung sinh

hoạt hàng tuần đƣợc trình bày cụ thể ở Bảng 2. Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trƣởng

phát triển của cây lúa (chiều cao, số chồi...) và các đối tƣợng dịch hại, thiên địch có

liên quan, đề xuất biện pháp quản lý ruộng mô hình.

Bảng 2: Nội dung sinh hoạt hàng tuần.

STT Nội dung

1 Ổn định lớp

2 Hƣớng dẫn nông dân điều tra hệ sinh thái trên ruộng mô hình và

ruộng nông dân

3 Từng nhóm thảo luận, phân tích hệ sinh thái và đƣa ra hƣớng quản lý

ruộng mô hình

4 Nông dân trong nhóm báo cáo lại tình hình ruộng nhà, thảo luận và

đƣa ra hƣớng quản lý

5 Sinh hoạt chuyên đề, nội dung sinh hoạt tùy theo tình hình thực tế tại

địa phƣơng

6 Đánh giá lớp học

7 Thảo luận kế hoạch huấn luyện tuần tới

Chỉ tiêu đƣợc ghi nhận

* Chiêu cao cây : Trong khung cô đinh , đo tƣ măt đât đên chop la cao nhât ,

trung binh cua 3 cây lua, lây chi tiêu hang tuân.

* Sô chôi : Trong khung cô đinh , đếm tổng số chồi trong khung , tính tổng

công 5 khung nhân quy ra đƣơc sô chôi/ m2, lây chi tiêu hang tuân.

* Mƣc nƣơc: Trong khung di đông , đo tƣ măt đât đên ngang mƣc nƣơc , lây

bình quân 5 khung, lây chi tiêu hang tuân.

Page 62: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

50

* Sâu hai: Trong khung di đông, điều tra các loài sâu hai chính hiên diên trên

ruông theo tƣng giai đoan sinh trƣơng cua cây lua, tính mât sô/m2.

* Bênh hai: Trong khung di đông , điều tra các loại bệnh hại chính hiên diên

trên ruông theo tƣng giai đoan sinh trƣơng cua cây lua, câp bệnh, tỷ lệ bệnh.

* Thiên đich: Trong khung di đông , quan sat tât ca cac loai thiên đich hiên

diên trên ruông theo tƣng giai đoan sinh trƣơng cua cây lua , tính mât sô thiên

đich/m2.

* Cỏ dại: Thành phần các nhóm cỏ và loài cỏ phổ biến, mật độ của từng

nhóm cỏ trên ruộng vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau sạ.

Một số qui cách đếm các loài cỏ

- Cỏ lồng vực (Echinochloa spp.): đếm chồi, mỗi nhánh là 1 cây

- Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis): đếm chồi, mỗi nhánh là 1 cây

- Rau bợ (Marsilea quadrifolia): đếm chồi, mỗi nhánh lá là 1 cây

- Rau mác bao (Monochoria viginalis): đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây

- Cỏ chác (Fimbristylis miliacea):đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây

- Cỏ lác (Cyperus iria): đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây

* Năng suất lúa: So sanh năng suât lua va hiệu quả kinh tế giữa mô hình trình

diễn và ruộng sản xuất của nông dân không thực hiện theo mô hình.

Phân tích và thảo luận

Phân tích, thảo luận và giải quyết những khó khăn vƣớng mắc trong quá

trình sản xuất lúa của các thành viên trong nhóm.

Tập huấn chuyên đề

Tập huấn các chuyên đề liên quan đến quá trình sản xuất lúa của nông dân

nhƣ quản lý cỏ dại, nhu cầu dinh dƣỡng cho cây lúa, bón phân tiết kiệm, sâu bênh

chính trên lua: rầy nâu, sâu cuôn la, nhên gie, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, bệnh lúa

von, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá,… Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4

đúng, các giống lúa triển vọng tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Page 63: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

51

Các chuyên đề tập huấn hàng tuần có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế

tại địa phƣơng và nhu cầu của nông dân lớp học.

- Bước 4: Tổ chức hội thảo đầu bờ

Vào mỗi cuối vụ sẽ tiến hành hội thảo đầu bờ nhằm phổ biến kết quả trình

diễn cho nhiều nông dân quanh vùng ứng dụng.

II.4 TỔ CHỨC HỘI THẢO TRAO ĐỔI KỸ THUẬT

Hội thảo trao đổi kỹ thuật đƣợc tiến hành 02 cuộc vào cuối vụ Đông Xuân

08-09 và Hè Thu 2009 nhằm báo cáo kết quả đạt đƣợc của các nghiên cứu và mô

hình trình diễn tại các quận/huyện, chia sẽ kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý cỏ

dại.

Page 64: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

52

Chƣơng III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

III.1 NGHIÊN CỨU BỔ SUNG - NGHIÊN CỨU DIỆN HẸP

III.1.1 Nghiên cứu “Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến sự phát sinh và phát triển

của cỏ dại”

- Mật số cỏ dại:

Kết quả thí nghiệm cho thấy, cả 3 nghiệm thức đều không có sự hiện diện

của cỏ dại. Điều này là do thí nghiệm đƣợc thực hiện trong vụ Đông Xuân nên việc

đƣa nƣớc vào ruộng rất dễ dàng, trên nền đất đƣợc chuẩn bị rất kỹ, bằng phẳng, vì

vậy cả 3 nghiệm thức sạ ở mật độ 100, 150 và 200 kg/ha đều không có sự hiện diện

của cỏ dại. Nhƣ vậy, khi áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật thì lƣợng giống gieo sạ

không ảnh hƣởng đến mật số cỏ dại. Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn cho rằng sạ

thƣa làm gia tăng cỏ dại, bởi vì họ không kiểm soát cỏ bằng cách phối hợp nhiều

giải pháp mà gần nhƣ chỉ chú ý vào việc sử dụng thuốc hóa học để diệt cỏ.

- Số chồi:

Kết quả bảng 3 cho thấy, giai đoạn từ mạ đến làm đòng (42 NSS), sồ chồi

giữa 3 nghiệm thức có sự khác biệt về mặt thống kê, số chồi đạt cao nhất tại

nghiệm thức 200 kg/ha (949 chồi/m2), kế đó là nghiệm thức 150 kg/ha (831

chồi/m2) và thấp nhất ở nghiệm thức 100 kg/ha (745 chồi/m

2). Tuy nhiên, đến giai

đoạn chín (80 NSS), số bông/m2 giữa 3 nghiệm thức không có sự khác biệt qua

phân tích thống kê. Nghiệm thức sạ 100 kg/ha cho tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất.

Nhƣ vậy, với lƣợng giống 100 kg/ha vẫn đảm bảo đƣợc số bông trên đơn vị

diện tích, do khả năng đẻ nhánh tốt, ít cạnh tranh về dinh dƣỡng và ánh sáng hơn so

với sạ dày 150 - 200 kg/ha, vì vậy tỉ lệ chồi hữu hiệu – chồi cho bông cao.

Page 65: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

53

Bảng 3: Diễn biến về số chồi giữa các nghiệm thức (chồi/m2).

Nghiệm thức 14 NSS 28 NSS 42 NSS 56 NSS 80 NSS

100 kg/ha 250 c 600 c 745 c 537 b 505

150 kg/ha 330 b 680 b 831 b 583 b 509

200 kg/ha 470 a 871 a 949 a 633 a 518

F * * * * ns

CV (%) 6,31 2,91 3,02 3,53 2,30

Ghi chú: Trong cùng một cột các trung bình có cùng một mẫu tự theo sau khác biệt không ý

nghĩa 5% qua phép thử Duncan

*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

ns: : không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%

- Năng suất: Qua kết quả ở Bảng 4 cho thấy, năng suất thực tế giữa các

nghiệm thức không có sự khác biệt qua phân tích thống kê.

Nhƣ vậy, sạ với mật độ 100 kg/ha vẫn đảm bảo đƣợc năng suất lúa khi đƣợc

chăm sóc tốt. Trong điều kiện sạ thƣa, số chồi trong giai đoạn mạ mặc dù thấp,

nhƣng có khả năng đẻ nhánh tốt, ít bị cạnh tranh về ánh sáng, dinh dƣỡng nên hình

thành chồi hữu hiệu cao, đảm bảo số bông trên đơn vị diện tích, vì vậy, năng suất

không khác biệt so với khi gieo sạ 150 và 200 kg/ha.

Bảng 4: Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng suất thực tế của lúa.

Nghiệm thức Năng suất (tấn/ha)

100 kg/ha 7,0

150 kg/ha 7,3

200 kg/ha 7,1

F ns

CV (%) 8,4

Ghi chú: ns: không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%

Page 66: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

54

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp

kỹ thuật theo quy trình quản lý tổng hợp cỏ dại ngay từ đầu vụ cho cả 3 nghiệm

thức trên các mật độ sạ khác nhau, mật số cỏ dại trên đồng ruộng không có hoặc có

xuất hiện với mật số rất thấp, không có sự khác biệt về mật số cỏ dại đối với các

mật độ sạ khác nhau.

Sạ thƣa không phải là nguyên nhân đƣa đến cỏ dại tăng cao trên ruộng mà

yếu tố nƣớc và mặt bằng đất đai quyết định phần lớn mật số cỏ trên ruộng. Mặt

ruộng bằng phẳng, bờ bao tốt để có thể chủ động điều tiết nƣớc hợp lý thì cỏ dại

gần nhƣ không có trên ruộng.

Quản lý nƣớc kém cũng đồng nghĩa với việc làm giảm hiệu quả phòng trừ cỏ

dại ngay cả khi dùng thuốc hóa học và dẫn tới làm giảm năng suất lúa một cách

nghiêm trọng (Janiya & Moody, 1984).

III.1.2 Ảnh hƣởng của thời gian đƣa nƣớc vào ruộng đến mật số cỏ dại

- Mật số cỏ dại:

Kết quả điều tra cho thấy, khi đƣa nƣớc vào ruộng sớm (3 NSS) giúp quản lý

rất tốt cỏ dại trong suốt các thời điểm điều tra. Hai nghiệm thức đƣa nƣớc vào

ruộng ở thời điểm 6 và 9 NSS vẫn phát hiện cỏ dại lúc 10 NSS nhƣng với mật số

rất thấp (1 cây/m2). Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa so với thời điểm

đƣa nƣớc vào ruộng lúc 3 NSS qua phân tích thống kê. Sau đó, mật số cỏ dại tiếp

tục bị nƣớc khống chế suốt thời gian điều tra tại tất cả các nghiệm thức.

Nhiều tác giả cho rằng, mực nƣớc trên đồng ruộng có ảnh hƣởng rất lớn đến

quá trình nảy mầm, sinh trƣởng và phát triển ban đầu của cỏ dại, do đó biện pháp

điều khiển nƣớc để quản lý cỏ dại đƣợc coi là biện pháp dễ làm và hiệu quả nhất

trong các hoạt động canh tác (Smith, 1973; Prasan, 1993; Mai, 1997).

Theo Smith (1983), biên phap quan ly nƣơc đong vai tro quan trong đê

phòng trừ lúa cỏ và một số loại cỏ khác . Viêc ngăn chăn sƣ nay mâm va xuât hiên

của lúa cỏ và các loài cỏ khác bằng cách làm thi ếu oxy trong đất ƣớt và đất ngập

nƣơc trên ruông lua sa theo hang đã đƣợc thực hiện từ rất lâu đời . Ở Mỹ, giai đoan

Page 67: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

55

đâu vu nêu giƣ ngâp nƣơc tƣ 10 đến 20 cm đa lam giam sƣ lân ap cua co lông vƣc .

Moody (1993) cũng cho rằng, quản lý nƣớc cho ruộng lúa sạ là một trong những

phƣơng phap quan trong đê gia tă ng sƣ ôn đinh cho cây lua . Làm ngâp nƣơc liên

tục cho hiệu quả phòng trừ cỏ dại tốt nhất so với các chế độ khác (Gupta, 1993).

Viêc đƣa nƣơc vào ruộng sớm từ 3 - 5 ngày sau sạ với mực nƣớc 5 cm đa han chê

tôt co lông vƣc va gia tăng năng suât so vơi đƣa nƣơc muôn 7 - 10 ngày sau sạ

(Tông Khiêm, 1992).

Nhƣ vậy, thời gian đƣa nƣớc vào ruộng từ 3, 6 và 9 NSS trong điều kiện áp

dụng rất tốt các biện pháp để quản lý cỏ dại từ đầu vụ đều khống chế cỏ dại tốt.

Tuy vậy, cần chủ động đƣa nƣớc vào ruộng sớm từ 3 - 6 NSS thì dễ dàng hơn trong

việc quản lý cỏ dại.

Với những điều kiện thuận lợi, mực nƣớc trên ruộng có ảnh hƣởng rất lớn đến

quá trình nảy mầm, sinh trƣởng và phát triển ban đầu của cỏ dại, do đó biện pháp

điều khiển nƣớc để quản lý cỏ dại đƣợc xem là biện pháp dễ làm và hiệu quả nhất

trong các hoạt động canh tác.

Cần đƣa nƣớc vào ruộng sớm để không chế cỏ dại ngay từ giai đoạn 3 - 6

ngày sau sạ, nâng dần mực nƣớc lên theo chiều cao của cây lúa và giữ mực nƣớc 5

cm cho đến khi lúa giáp tán.

III.1.3 Nghiên cứu “Đánh giá hiệu lực của thuốc trừ cỏ đến mật độ cỏ dại”.

- Mật số cỏ dại:

Kết quả thí nghiệm chỉ ghi nhận đƣợc sự hiện diện của nhóm cỏ họ hòa bản,

không phát hiện nhóm cỏ lá rộng và chác lác. Mật số cỏ hòa bản giữa các nghiệm

thức trong thí nghiệm có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Trong đó, giai đoạn 23 NSS trở về sau, hai nghiệm thức sử dụng thuốc trừ cỏ tiền

nảy mầm (Sofit 300 ND) và hậu nảy mầm (Cantanil 550 EC), mật số cỏ dại xuất

hiện tƣơng đƣơng nhau và thấp hơn so với đối chứng, không xử lý thuốc trừ cỏ

(Bảng 5). Trong giai đoạn đầu, từ khi gieo sạ đến 16 NSS, đây là thời điểm ruộng

đầy đủ nƣớc nên cỏ dại xuất hiện không đáng kể, tuy nhiên từ 16 NSS (lúa chƣa

Page 68: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

56

giáp tán) trở về sau, ruộng thiếu nƣớc nên mật số cỏ dại xuất hiện nhiều nhất ở

nghiệm thức đối chứng không phun thuốc trừ cỏ.

Bảng 5: Mật số cỏ hòa bản giữa các nghiệm thức (cây/m2).

Nghiệm thức 16 NSS 23 NSS 30 NSS 37 NSS 44 NSS 51 NSS 72 NSS 80 NSS

Đối chứng 1,0 b 7,0 a 9,0 a 8,7 a 7,7 a 8,3 a 8,0 a 6,0 a

Sofit 300EC 0,0 b 1,3 b 2,7 b 3,3 b 3,3 b 3,0 b 2,3 b 2,3 b

Cantanil 550EC 3,3 a 1,7 b 2,7 b 3,0 b 3,0 b 2,3 b 1,7 b 1,7 b

F * * * * * * * *

CV (%) 54,91 12,26 31,59 27,08 31,54 27,86 14,43 12,26

Ghi chú: Trong cùng một cột các trung bình có cùng một mẫu tự theo sau khác biệt không ý

nghĩa 5% qua phép thử Duncan; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

Thuốc trừ cỏ đã đóng góp vai trò rất lớn trong việc phát triển một nền nông

nghiệp ổn định. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều và lạm dụng nó có thể gây ra

một số khó khăn trong sản xuất. Khó khăn lớn nhất phải kể đến là việc sử dụng lâu

dài chúng đã gây ra hiện tƣợng kháng thuốc của cỏ dại (Cotterman, 1995). Bên

cạnh đó, việc sử dụng lâu dài thuốc trừ cỏ đã làm chuyển thảm cỏ một năm sang cỏ

lâu năm khó phòng trừ. Thêm vào đó, thuốc trừ cỏ làm thay đổi mật độ của các vi

sinh vật trên đất trồng lúa và trong nƣớc, do đó phá vỡ tính ổn định về độ màu mỡ

đất (Roger, 1996). Cuối cùng là thuốc trừ cỏ dù ở mức độ nào cũng gây ảnh hƣởng

tới sức khỏe cho con ngƣời trong quá trình sử dụng, sản xuất, bảo quản và lƣu

thông. Ngoài ra, thuốc có thể gây ra hậu quả mãn tính về sức khỏe cũng nhƣ ảnh

hƣởng lâu dài cho môi trƣờng do việc nhiễm bẩn nguồn nƣớc trong đất và trên bề

mặt, thông qua quá trình rửa trôi và thấm lậu (Hill, 1996). Thuốc trừ cỏ cũng làm

tăng mức độ chết của các động vật và sinh vật thủy sinh khác nhƣ cá, ếch, tôm,…

là nhóm sinh vật đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đời sống xã hội

cũng nhƣ điều hòa sinh thái (Naylor, 1996a).

Page 69: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

57

Do những hạn chế nhất định về kỹ thuật sử dụng của nông dân mà đôi khi

hiệu quả sử dụng các thuốc trừ cỏ còn chƣa cao hoặc chƣa ổn định. Do đó, để phát

huy đƣợc vai trò tích cực của thuốc trừ cỏ thì việc nâng cao kỹ thuật phòng trừ cho

ngƣời nông dân cần đƣợc coi trọng hơn nữa.

Tóm lại, việc sử dụng thuốc trừ cỏ là một trong những biện pháp cần thiết

trong hệ thống các biện pháp quản lý cỏ dại, điều quan trọng là cần phải thực hiện

đúng yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm

hay thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm đều có hiệu quả nhƣ nhau và khác biệt có ý nghĩa so

với đối chứng.

Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định không thể có một biện pháp phòng

trừ cỏ dại đơn lẻ nào mang lại hiệu quả cao và lâu dài trong mọi trƣờng hợp vì tập

tính cũng nhƣ chu kỳ sống của các loài cỏ dại rất khác nhau (De Datta, 1983). Theo

Trần Vũ Phến (2002), để thành công trong quản lý cỏ dại tổng hợp cần phải có sự

phối hợp các biện pháp kiểm soát cỏ với nhau. Không một biện pháp trừ cỏ riêng lẻ

nào có thể giải quyết đƣợc tất cả các vấn đề do cỏ dại trên tất cả các loại cây trồng

ở những điều kiện sinh thái, canh tác,… khác nhau.

III.2 NGHIÊN CỨU BỔ SUNG – NGHIÊN CỨU DIỆN RỘNG

Nghiên cứu “Ảnh hƣởng của biện pháp làm đất đến sự phát sinh phát triển

của cỏ dại”

- Mật số cỏ dại:

+ Cỏ lồng vực:

Kết quả ghi nhận ở Hình 6 cho thấy, mật số cỏ lồng vực ở nghiệm thức 2 -

xới, sạ không bừa, trục cao nhất ở 7 NSS (87 cây/m2), kế đến là nghiệm thức 3 - đốt

đồng, sạ (39 cây/m2) và nghiệm thức 1 - làm đất kỹ có mật số cỏ dại thấp nhất (13

cây/m2). Đến 21 NSS, mật số cỏ giảm dần do nông dân đƣa nƣớc vào ruộng và sử

dụng thuốc cỏ hậu nẩy mầm.

Page 70: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

58

Hình 6: Diễn biến mật số cỏ lồng vực.

+ Cỏ đuôi phụng:

Tƣơng tự, mật số cỏ đuôi phụng ở nghiệm thức 2 cao nhất ở 7 NSS (155 cây/

m2), kế đến là nghiệm thức 1 (66 cây/m

2) và cuối cùng là nghiệm thức 2 (39

cây/m2). Mật số cỏ giảm dần ở 21 NSS (Hình 7).

Hình 7: Diễn biến mật số cỏ đuôi phụng.

0

40

80

120

160

200

7 14 21NSS

Làm đất kỹ

Xới, sạ, không bừa, trục

Đốt đồng rồi sạ

Cây/m2

0

20

40

60

80

100

7 14 21NSS

Làm đất kỹ

Xới, sạ không bừa, trục

Đốt đồng rồi sạ

Cây/m2

Page 71: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

59

+ Cỏ chác lác:

Kết quả mật số cỏ chác lác đƣợc trình bày ở Hình 8 cho thấy, ở 7 NSS,

nghiệm thức 2 (46 cây/m2), cao nhất so với nghiệm thức 1 (31 cây/m

2)

và nghiệm

thức 3 (44 cây/m2).

Hình 8: Diễn biến mật số cỏ chác lác.

Ruộng chỉ xới sạ, không bừa trục, trang bằng tạo nên các gò, trũng không

bằng phẳng nên việc điều khiển mực nƣớc rất khó khăn.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trên lúa nƣớc, phƣơng thức cày bừa đất ƣớt

đƣợc coi là một hoạt động có hiệu quả cao để quản lý cỏ dại vì khi cỏ dại bị vùi

xuống bùn, chúng sẽ phân hủy thành mùn nhờ các vi sinh vật. Nếu cày ngập nƣớc 2

lần trong vòng 15 ngày trƣớc khi cấy có tác dụng hạn chế đáng kể cỏ dại và tăng

năng suất lúa (Sarkar, 1983).

Hoạt động bừa và làm phẳng đất có tác dụng vùi thêm những hạt cỏ hay các

bộ phận sinh sản khác xuống sâu dƣới tầng đất mặt, làm cho chúng bị thiếu oxy,

dẫn đến quá trình nảy mầm và phát triển của cỏ dại bị ức chế (De Datta, 1979).

Nguyễn Hữu Hoài (2001) cũng khẳng định, việc làm kỹ đất trên ruộng lúa sạ

thẳng có thể giảm mật độ cỏ 2 - 2,8 lần và trọng lƣợng sinh khối cỏ 1,8 - 2,5 lần.

0

10

20

30

40

50

7 14 21NSS

Làm đất kỹ

Xới, không bừa trục

Đốt đồng rồi sạ

Cây/m2

Page 72: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

60

Làm đất kỹ không chỉ hạn chế cỏ dại mà còn giúp cho việc điều khiển nƣớc

trên mặt ruộng đƣợc đồng đều hơn, do đó cũng có tác dụng hạn chế cỏ dại cũng

nhƣ nâng cao độ an toàn và hiệu quả của thuốc trừ cỏ.

- Hạch toán kinh tế:

Kết quả trình bày ở Bảng 6 cho thấy, tổng chi phí đầu tƣ ở nghiệm thức 1

(làm đất kỹ) là cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức 3 (đốt đồng rồi sạ). Nguyên

nhân dẫn đến sự chênh lệch về chi phí đầu tƣ là do ở khâu làm đất. Ngoài ra, kết

quả ở Bảng 6 còn cho thấy nghiệm thức 1 có năng suất cao nhất (6,19 tấn/ha) và

thấp nhất vẫn là nghiệm thức 3 (5,44 tấn/ha). Điều này đã dẫn đến tổng thu của

nghiệm thức 1 (22.272.000 đồng) là cao nhất. Mặc dù nghiệm thức 1 có tổng chi

cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại, nhƣng năng suất ở nghiệm thức này cao nhất,

nên đã dẫn đến lợi nhuận ở nghiệm thức này cao hơn so với nghiệm thức 2 (xới sạ)

là 1.316.000 đồng/ha và nghiệm thức 3 (đốt đồng rồi sạ) là 2.288.000 đồng/ha. Do

đó, tỷ lệ lợi nhuận so với đầu tƣ ở nghiệm thức 1 cao hơn so với 2 nghiệm thức còn

lại.

Page 73: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

61

Bảng 6: Hạch toán kinh tế.

Đvt: đồng/ha

STT Đề mục Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 1

1 Làm đất 700.000 480.000 300.000

2 Lúa giống 840.000 840.000 840.000

3 Công sạ 300.000 300.000 300.000

4 Phân bón 3.886.000 3.886.000 3.886.000

5 Công bón phân 400.000 400.000 400.000

6 Thuốc BVTV 1.351.600 1.351.600 1.351.600

7 Công phun thuốc 300.000 300.000 300.000

8 Công cấy dặm 800.000 800.000 800.000

9 Chi phí bơm nƣớc 600.000 600.000 600.000

10 Công thu hoạch 3.600.000 3.600.000 3.600.000

Năng suất (tấn/ha) 6,19 5,76 5,44

Tổng chi 12.777.600 12.557.600 12.377.600

Tổng thu 22.272.000 20.736.000 19.584.000

Lợi nhuận 9.494.400 8.178.400 7.206.400

Tỉ lệ lợi nhuận (%) 74,3 65,1 58,2

Tóm lại, làm đất kỹ (NT1) giúp ruộng bằng phẳng, dễ dàng điều chỉnh mực

nƣớc ruộng đã hạn chế cỏ dại rất tốt và tăng hiệu quả khi sử dụng thuốc trừ cỏ nên

mật số cỏ thấp nhất. Tại nghiệm thức 2, làm đất không kỹ, chỉ xới sạ, không bừa,

trục nên mặt ruộng không bằng phẳng, việc điều khiển mực nƣớc ruộng rất khó

khăn, cỏ phát triển mạnh tại các khu vực gò, thiếu nƣớc nên mật số cỏ dại cao nhất

so với hai nghiệm thức 1 và 3 (không làm đất, chỉ đốt đồng rồi sạ).

Page 74: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

62

Tuy nhiên, việc đốt đồng có khả năng làm ảnh hƣởng đến quần thể sinh vật

trong ruộng lúa, ảnh hƣởng sa cấu đất, gây ô nhiễm môi trƣờng và làm mất đi một

nguồn hữu cơ đáng kể nên cần thiết phải hạn chế.

III.3 XÂY DỰNG NHÓM NÔNG DÂN VÀ THỰC HIỆN MÔ HÌNH TRÌNH

DIỄN

III.3.1 Địa điểm triển khai mô hình

Dự án đã xây dựng 06 mô hình tại các huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Cờ Đỏ

thực hiện liên tiếp trong 03 vụ. Từ năm 2009, do chia tách huyện nên địa điểm triển

khai các mô hình bao gồm 04 quận, huyện: Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới

Lai. Đến nay, đã có 18 mô hình đã triển khai tại 04 quận, huyện (Bảng 7).

Bảng 7: Địa điểm triển khai mô hình tại các quận, huyện.

STT Ấp Xã Huyện

1 F2 Thạnh An Vĩnh Thạnh

2 Thạnh Trung Trung Hƣng Cờ Đỏ

3 Vĩnh Nhuận Vĩnh Bình Vĩnh Thạnh

4 Tân Thạnh Thuận Hƣng Thốt Nốt

5 Thới Hòa A Thị trấn Thới Lai Thới Lai

6 Trƣờng Thắng Trƣờng Thành Thới Lai

III.3.2 Giống lúa

Các giống lúa đƣợc sử dụng trong 18 mô hình đƣợc trình bày ở Bảng 8 là

những giống đặc sản, chất lƣợng cao đƣợc nông dân sử dụng khá phổ biến nhƣ

Jasmine 85, OM 2517, VD 20, OM 4900 và một số giống mới nhƣ OM 4218, OM

5472, OM 5464.

Page 75: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

63

Bảng 8: Giống lúa đƣợc gieo sạ tại các mô hình.

STT Địa điểm ĐX 08-09 Hè Thu 09 ĐX 09-10

1 Ấp F2 - Thạnh An - VT OM 2517 OM 4218 OM 2517

2 Thạnh Trung - Trung Hƣng - CĐ Jasmine 85 OM 5464 Jasmine 85

3 Vĩnh Nhuận - Vĩnh Bình - VT OM 1490 OM 4900 OM 4218

4 Tân Thạnh - Thuận Hƣng - TN Jasmine 85 OM 4218 OM 5472

5 Thới Hòa A - TT. Thới Lai - TL Jasmine 85 VD 20 Jasmine 85

6 Trƣờng Thắng - Trƣờng Thành - TL OM 4218 OM 2517 OM 4218

III.3.3 Mật độ sạ

Mật độ sạ trên ruộng mô hình bình quân từ 100 - 120 kg/ha, phù hợp khuyến

cáo của ngành nông nghiệp thành phố. Trên ruộng nông dân, mật độ sạ cao hơn so

với khuyến cáo và đƣợc quyết định bởi mật độ sạ bình quân trong khu vực do nông

dân thảo luận và thực hiện (Bảng 9).

Vụ Đông Xuân 08-09, ruộng nông dân áp dụng mật độ sạ bình quân 195

kg/ha, cao hơn so với ruộng mô hình 86 kg/ha.

Tƣơng tự, mật độ sạ bình quân trên ruộng nông dân vụ Hè Thu 2009 là 177

kg/ha và vụ Đông Xuân 09-10 là 175 kg/ha, cao hơn ruộng mô hình lần lƣợt là 69

và 70 kg/ha.

Qua 03 vụ triển khai, nông dân đã giảm dần lƣợng giống gieo sạ ngay cả trên

ruộng nông dân và ruộng mô hình. Tuy nhiên, mật độ sạ trên ruộng nông dân vẫn

còn ở mức cao so với khuyến cáo.

Page 76: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

64

Bảng 9: Mật độ sạ tại các điểm triển khai mô hình qua 3 vụ Đông Xuân 08-09,

Hè Thu 09, Đông Xuân 09-10.

ĐVT: kg/ha

STT Địa điểm Đông Xuân 08-09 Hè Thu 09 Đông Xuân 09-10

MH ND MH ND MH ND

1 Trƣờng Thành - Thới Lai 120 180 100 160 120 180

2 Thới Tân - Thới Lai 100 240 100 160 90 180

3 Thuận Hƣng - Thốt Nốt 100 180 110 180 100 150

4 Vĩnh Bình - Vĩnh Thạnh 96 180 100 200 100 180

5 Thạnh An - Vĩnh Thạnh 120 220 120 180 100 180

6 Trung Hƣng - Cờ Đỏ 120 170 120 180 120 180

Trung Bình 109 195 108 177 105 175

Chênh lệch 86 69 70

III.3.4 Số chồi

Kết quả tại xã Vĩnh Bình huyện Vĩnh Thạnh cho thấy, giai đoạn đầu số chồi

giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân có sự chênh lệch rất lớn từ 150 (9 NSS) đến

128 chồi/m2 (30 NSS). Điều này là do ruộng nông dân sạ dày hơn ruộng mô hình.

Tuy nhiên, đến 44 NSS, khoảng chênh lệch đã đƣợc thu hẹp chỉ còn 63 chồi/m2 và

đến giai đoạn chín sáp (79 NSS) chỉ còn 17 bông/m2 (Hình 9).

Page 77: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

65

Hình 9: Diễn biến số chồi giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân

tại xã Vĩnh Bình – huyện Vĩnh Thạnh – vụ Đông Xuân 09 - 10.

Tƣơng tự, kết quả tại xã Trƣờng Thành huyện Thới Lai cho thấy, giai đoạn

đầu số chồi giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân có sự chênh lệch rất lớn từ 500

(9 NSS) đến 160 chồi/m2 (30 NSS). Tuy nhiên, đến 44 NSS, khoảng chênh lệch đã

đƣợc thu hẹp chỉ còn 75 chồi/m2 và đến giai đoạn 72 NSS chỉ còn 10 bông/m

2

(Hình 10).

Hình 10: Diễn biến số chồi giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân

tại xã Trƣờng Thành – huyện Thới Lai - vụ Hè Thu 09.

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

9 30 44 58 79NSS

Mô hình

Nông dân

Chồi/m2

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

9 16 23 30 37 44 58 72NSS

Mô hình

Nông dân

Chồi/m2

Page 78: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

66

Từ kết quả trên cho thấy, mặc dù số chồi ban đầu trên ruộng nông dân cao

hơn ruộng mô hình, nhƣng do cạnh tranh dinh dƣỡng và ánh sáng nên số chồi vô

hiệu trên ruộng sạ dày cao hơn ruộng sạ thƣa, kết quả là số bông/m2 không có sự

khác biệt so với ruộng mô hình.

Nhƣ vậy, gieo sạ thƣa hợp lý giúp giảm chi phí sản xuất nhƣng vẫn đảm bảo

số bông/m2, gia tăng lợi nhuận. Sạ thƣa là một trong những yêu cầu quan trọng và

là chìa khóa mở đƣờng của kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”.

III.3.5 Rầy nâu

Kết quả trình bày ở Hình 11 cho thấy, mật số rầy nâu tích lũy và tăng cao

vào giai đoạn đẻ nhánh (23 NSS) và giai đoạn trổ (58 NSS) lần lƣợt là 1.500

con/m2, 950 con/m

2 và 3.580 con/m

2, 1.910 con/m

2 tƣơng ứng trên ruộng mô hình

và ruộng nông dân.

Mật số rầy nâu trên ruộng nông dân luôn cao hơn so với ruộng mô hình. Việc

áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp để quản lý rầy nâu ngay từ đầu vụ nhƣ sạ thƣa,

bón phân cân đối, sử dụng giống xác nhận, vệ sinh đồng ruộng trƣớc khi gieo sạ, sử

dụng chế phẩm sinh học nấm xanh (Ometar) để quản lý rầy nâu giúp hệ sinh thái

trên ruộng mô hình luôn ổn định, nấm xanh phát triển và ký sinh trên rầy nâu nên

không có hiện tƣợng cháy rầy. Trong khi ruộng nông dân sử dụng thuốc hóa học

(Applaud và Chess) làm ảnh hƣởng đến thiên địch nên rầy nâu có điều kiện tăng

cao hơn trong giai đoạn sau.

Page 79: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

67

Hình 11: Diễn biến rầy nâu giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân tại phƣờng

Thuận Hƣng - quận Thốt Nốt - vụ Đông Xuân 09-10.

Thực tế trên ruộng mô hình đã giúp nông dân nhận thức rõ hơn tác hại của

việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ rầy nâu và bắt đầu làm quen với biện pháp

phòng trừ sinh học trong quản lý dịch hại.

III.3.6 Diễn biến cỏ dại

Qua 3 vụ triển khai, kết quả ghi nhận đƣợc tại các mô hình cho thấy cỏ dại

hiện diện với mật số thấp không đáng kể.

Ruộng mô hình áp dụng các biện pháp tổng hợp để quản lý cỏ nhƣ vệ sinh

đồng ruộng, làm đất kỹ, sử dụng giống xác nhận, xử lý nƣớc muối 15% để loại bỏ

hạt cỏ trƣớc khi ngâm ủ giống, đƣa nƣớc vào ruộng để khống chế cỏ dại từ 3 - 6

NSS và làm cỏ bằng tay những nơi cỏ còn sót lại (vụ Đông Xuân), sử dụng thuốc

trừ cỏ hậu nẩy mầm phun những chỗ cỏ sót lại (vụ Hè Thu).

Ruộng nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ từ 2 - 3 lần/vụ.

Trong 2 vụ Đông Xuân 08-09 và 09-10, đầu vụ vào những đợt triều cƣờng

mực nƣớc trong ruộng rất cao thuận lợi cho việc khống chế sự phát sinh phát triển

của cỏ dại trên ruộng lúa. Vì vậy, dùng nƣớc “ém cỏ” là giải pháp kỹ thuật đơn

giản hạn chế cỏ dại phát triển rất hiệu quả.

Ometar

Ometar

Ometar

Ometar

Applaud

Chess

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

9 16 23 30 37 44 51 58 65NSS

Mô hình

Nông dân

Con/m2

Page 80: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

68

Trong vụ Hè Thu 09, việc điều khiển mực nƣớc tƣơng đối khó khăn hơn nên

kết hợp sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm để phun diệt cỏ còn sót lại trên gò

sau khi khống chế bằng nƣớc là biện pháp hiệu quả nhất. Sử dụng thuốc trừ cỏ cần

tuân thủ nguyên tắc 04 đúng. Cỏ dại trong các điểm triển khai chỉ hiện diện trên các

ô đối chứng 20 m2 không phun thuốc trừ cỏ, trong vụ Đông Xuân cỏ dại hiện diện

với 03 nhóm cỏ chủ yếu là cỏ hòa bản (54%), kế đến là nhóm cỏ lá rộng (25%) và

chác lác (21%) (Hình 12).

Hình 12: Tỷ lệ nhóm cỏ trên ô đối chứng tại Xã Vĩnh Nhuận – huyện Vĩnh

Thạnh - vụ Đông Xuân 09-10.

Hình 13: Tỷ lệ các nhóm cỏ trên ô đối chứng tại Xã Trƣờng Thành - huyện

Thới Lai - vụ Hè Thu 2009.

Tại ô đối chứng 20 m2 không phun thuốc trừ cỏ trong vụ Hè Thu, nhóm cỏ

phổ biến trên ruộng chủ yếu là nhóm cỏ lá rộng chiếm 68%, nhóm hòa bản 18% và

nhóm chác lác 14% (Hình 13). Do vụ Hè Thu, ruộng thƣờng bị khô đầu vụ nên cỏ

Cỏ chác

21%

Lá rộng

25%

Hoà bản

54%

Hòa bản

18%

Lá rộng

68%

Chác lác

14%

Page 81: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

69

có điều kiện nảy mầm và mọc nhanh hơn vụ Đông Xuân, nhất là nhóm cỏ lá rộng.

Kết quả ghi nhận tại xã Trƣờng Thành, huyện Thới Lai, vụ Hè Thu 09 và

một số mô hình khác cho thấy, mật số cỏ dại trong ô đối chứng cao gấp 20 đến 30

lần mật số cỏ dại trên ruộng mô hình và ruộng nông dân (Hình 14 và 15). Điều này

cho thấy, ruộng mô hình áp dụng tốt các biện pháp quản lý cỏ nên mật số cỏ dại

trên ruộng giảm đáng kể.

Hình 14: Diễn biến mật số cỏ hòa bản tại xã Trƣờng Thành – huyện Thới Lai -

Vụ Hè Thu 09.

0

10

20

30

40

50

60

70

9 16 23 30 37 44

NSS

Mô hình

Nông dân

Đối chứng

Cây/m2

Page 82: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

70

Hình 15: Diễn biến mật độ nhóm cỏ chác lác tại xã Trƣờng Thành - huyện

Thới Lai Vụ Hè Thu 2009.

Từ những kết quả trên, nông dân tham gia mô hình nhận thấy rằng ruộng mô

hình do áp dụng các biện pháp nhƣ sử dụng giống xác nhận, làm đất kỹ, trang bằng

mặt ruộng, sử dụng nƣớc muối 15% để loại bỏ hạt cỏ,… đặc biệt là điểu khiển mực

nƣớc để “ém cỏ” nên cỏ dại đã đƣợc quản lý tốt trên ruộng.

III.3.7 Số lần sử dụng thuốc BVTV

Thuốc có thể gây ra hậu quả mãn tính về sức khỏe cũng nhƣ ảnh hƣởng lâu

dài cho môi trƣờng do việc nhiễm bẩn nguồn nƣớc trong đất và trên bề mặt, thông

qua quá trình rửa trôi và thấm lậu (Hill, 1996). Thuốc trừ cỏ cũng làm tăng mức độ

chết của các động vật và sinh vật thủy sinh khác nhƣ cá, ếch, tôm,… là nhóm sinh

vật đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng nhƣ điều hòa sinh thái

(Naylor, 1996a).

Ruộng mô hình áp dụng các biện pháp tổng hợp để quản lý cỏ dại trên cơ sở

chƣơng trình 3 giảm 3 tăng, việc áp dụng các kỹ thuật quản lý cỏ dại đã giúp các

đối tƣợng sâu bệnh trên mô hình xuất hiện thấp. Do vậy, số lần phun thuốc BVTV

luôn thấp hơn ruộng nông dân, đặc biệt số lần phun thuốc trừ cỏ đã giảm dần qua

0

10

20

30

40

50

60

9 16 23 30 37 44 58 68 72NSS

Mô hình

Nông dân

Đối chứng

Cây/m2

Page 83: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

71

từng vụ, từ 1 lần trên ruộng mô hình trong vụ trong Đông xuân 08-09 xuống còn

0,7 và 0,2 lần trong các vụ Hè Thu 09, Đông Xuân 09-10 (Bảng 10).

Bảng 10: Số lần sử dụng thuốc BVTV giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân.

Đvt: số lần/vụ

STT Địa điểm Thuốc sâu Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ cỏ

MH ND MH ND MH ND

1 Đông Xuân 08-09 1,00 2,4 1,8 3,00 1,00 1,50

2 Hè Thu 09 1,70 3,20 2,30 3,30 0,70 1,00

3 Đông Xuân 09-10 1,17 2,83 2,00 2,80 0,20 1,00

Trung Bình 1,29 3,02 2,15 3,03 0,63 1,17

Chênh lệch 1,73 0,88 0,54

Riêng tại các mô hình xã Trung Hƣng, huyện Cờ Đỏ; xã Thuận Hƣng, quận

Thốt Nốt và xã Trƣờng Thành, huyện Thới Lai đã áp dụng đồng bộ các biện pháp

quản lý cỏ nhất là dùng nƣớc để ém cỏ, nhổ bằng tay cỏ còn sót lại nên trong vụ lúa

Đông Xuân 09-10 đã hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ cỏ trong suốt vụ.

Kết quả ghi nhận về số lần sử dụng thuốc BVTV (Bảng 10) cho thấy số lần

phun thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ trên ruộng mô hình thấp hơn so

với ruộng thực hiện theo tập quán nông dân lần lƣợt là 1,73; 0,88 và 0,54 lần/vụ.

Qua mô hình, nông dân đã nhận thức đƣợc tác hại của việc sử dụng thuốc

BVTV, nhận biết đƣợc các loại dịch hại và biện pháp quản lý nhằm hạn chế mật số

dịch hại ở mức thấp không ảnh hƣởng đến năng suất, giảm chi phí phòng trừ, tăng

lợi nhuận.

Page 84: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

72

III.3.8 Lƣợng đạm (N) bón cho ruộng mô hình và ruộng nông dân

Theo Ampong-Nyarko & De Datta (1989), cỏ dại có khả năng cạnh tranh

đạm tốt hơn lúa, do đó nếu sử dụng nhiều đạm không những không đền bù đƣợc

thiệt hại năng suất do cỏ gây ra mà còn kích thích cỏ sinh trƣởng, làm tăng khả

năng cạnh tranh dinh dƣỡng của cỏ với cây lúa, dẫn đến năng suất giảm nhiều hơn

khi bón ít hoặc không bón đạm.

Kết quả ghi nhận ở Bảng 11 cho thấy, nông dân vẫn còn tập quán bón thừa

đạm, vụ Đông Xuân 08-09 lƣợng đạm nguyên chất đƣợc bón trên ruộng nông dân

trung bình 98 kg/ha, cao hơn ruộng mô hình 20 kg/ha. Tƣơng tự, vụ Hè Thu 09

lƣợng đạm nguyên chất trên ruộng nông dân 109 kg/ha, cao hơn ruộng mô hình 20

kg/ha. Vụ Đông Xuân 09-10, ruộng nông dân đƣợc bón 97 kg/ha, cao hơn ruộng

mô hình bón 17 kg/ha. Tuy nhiên, qua tham gia mô hình nông dân đã có chiều

hƣớng giảm lƣợng phân đạm.

Bảng 11: Lƣợng đạm (N) bón cho ruộng mô hình và ruộng nông dân.

Đvt: kg/ha

ĐỊA ĐIỂM ĐX 08-09 HT 09 ĐX 09-10

MH ND MH ND MH ND

Trƣờng Thành – Thới Lai 97 95 97 97 80 100

TT. Thới Lai – Thới Lai 71 98 92 124 72 98

Thuận Hƣng – Thốt Nốt 75 102 73 111 92 103

Vĩnh Bình – Vĩnh Thạnh 75 90 99 111 75 90

Thạnh An – Vĩnh Thạnh 74 101 80 72 80 98

Trung Hƣng – Cờ Đỏ 76 102 92 138 82 93

Trung bình 78 98 89 109 80 97

Chênh lệch 20 20 17

Page 85: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

73

III.3.9 Lƣợng lân (P2O5) bón cho ruộng mô hình và ruộng nông dân

Lân là một trong 3 nguyên tố dinh dƣỡng rất cần cho quá trình phát triển rễ,

nhảy chồi, ra hoa, tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với môi trƣờng.

Nông dân hiện nay đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của phân lân nên những năm gần

đây lƣợng phân lân nguyên chất đƣợc bón trên ruộng đƣợc tăng lên nhiều so với

trƣớc đây nông dân chỉ chú trọng đến phân đạm.

Qua kết quả trình bày ở Bảng 12 cho thấy, lƣợng phân lân đƣợc bón tƣơng

đối đủ cho nhu cầu cho cây lúa và không có sự chênh lệch nhiều giữa ruộng mô

hình và ruộng nông dân.

Bảng 12: Lƣợng lân (P2O5) bón cho ruộng mô hình và ruộng nông dân.

Đvt: kg/ha

ĐỊA ĐIỂM ĐX 08-09 HT 09 ĐX 09-10

MH ND MH ND MH ND

Trƣờng Thành - Thới Lai 48 35 47 52 46 34

TT. Thới Lai - Thới Lai 10 41 46 68 37 41

Thuận Hƣng - Thốt Nốt 78 67 61 72 40 70

Vĩnh Bình - Vĩnh Thạnh 60 37 60 60 60 37

Thạnh An - Vĩnh Thạnh 80 88 64 69 60 82

Trung Hƣng - Cờ Đỏ 43 53 64 63 55 88

Trung bình 53 53 57 64 50 59

III.3.10 Lƣợng phân kali (K2O) bón cho ruộng mô hình và ruộng nông dân

Hiện nay, trong sản xuất lúa, cùng với việc thâm canh tăng vụ làm giảm

lƣợng kali trong đất, các bộ phận thân lá, rơm rạ,... sau khi thu hoạch đƣợc nông

dân sử dụng để nuôi trồng nấm, làm vật liệu độn chuồng, làm chất đốt,... và bị đƣa

ra khỏi đồng ruộng. Vì vậy, để đảm bảo năng suất nông dân cần phải tăng cƣờng

Page 86: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

74

bón phân kali cho cây lúa.

Tại các mô hình, lƣợng kali nguyên chất bón cho ruộng nông dân và ruộng

mô hình tƣơng đƣơng nhau, cho thấy nông dân đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng

của chất dinh dƣỡng đứng thứ ba (kali) sau đạm và lân (Bảng 13).

Bảng 13: Lƣợng kali (K2O) bón cho ruộng mô hình và ruộng nông dân.

Đvt: kg/ha

ĐỊA ĐIỂM ĐX 08-09 HT 09 ĐX 09-10

MH ND MH ND MH ND

Trƣờng Thành - Thới Lai 48 38 24 27 42 36

TT. Thới Lai - Thới Lai 60 42 30 45 42 36

Thuận Hƣng - Thốt Nốt 42 26 27 39 50 75

Vĩnh Bình - Vĩnh Thạnh 48 60 46 81 50 54

Thạnh An - Vĩnh Thạnh 44 73 48 40 36 72

Trung Hƣng - Cờ Đỏ 28 46 54 37 42 34

Trung bình 45 48 38 45 44 51

III.3.11 Hạch toán kinh tế giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân

Kết quả cho thấy, chi phí sản xuất giảm dần qua từng vụ nhờ các biện pháp

kỹ thuật tốt: áp dụng 3 giảm 3 tăng, giảm số lần phun thuốc BVTV trong đó có

thuốc trừ cỏ (Bảng 14).

Ruộng mô hình áp dụng quy trình tổng hợp để quản lý cỏ dại ngay từ khâu

chọn giống, xử lý giống, vệ sinh đồng ruộng, làm đất, trang bằng mặt ruộng, bón

phân hợp lý, hạn chế thuốc BVTV,… nên lãi suất ruộng mô hình cao hơn ruộng

nông dân từ 4.148.700 - 5.585.700 đồng/ha.

Page 87: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

75

Hiệu quả kinh tế giữa ruộng nông dân và ruộng mô hình đƣợc ghi nhận cũng

là một thông số chứng minh cho nông dân thấy đƣợc hiệu quả của quy trình quản lý

cỏ dại so với tập quán sản xuất cũ của nông dân.

Bảng 14: Hạch toán kinh tế giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân.

ĐVT: 1.000 đồng/ha

Đề mục ĐX 08-09 HT 09 ĐX 09-10

MH ND MH ND MH ND

Lúa giống 685,0 1.564,0 777,0 1.257,5 800,0 1.333,0

Phân bón 3.370,0 3.710,5 3.368,6 4.039,0 2.629,8 3.615,0

Thuốc BVTV 1.449,0 2.145,0 1.359,0 2.260,0 1.224,0 2.515,0

Chi khác 5.397,5 5.659,0 7.475,0 7.630,0 6.276,7 6.433,0

Tổng chi 10.901,5 13.078,5 12.979,6 15.186,5 10.930,5 13.896,0

Tổng thu 31.594,0 29.558,0 20.055,5 18.113,7 36.294,5 33.674,3

Lợi nhuận 20.692,5 16.479,5 7.075,9 2.927,2 25.364,0 19.778,3

Tỷ lệ lợi

nhuận (%) 189,8 126,0 54,5 19,3 232,0 142,3

Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định, không thể có một biện pháp phòng

trừ cỏ dại đơn lẻ nào mang lại hiệu quả cao và lâu dài trong mọi trƣờng hợp (De

Datta, 1983). Nếu chỉ dựa vào thuốc trừ cỏ có nghĩa là chuyển biện pháp phòng trừ

cỏ dại từ đa dạng về một biện pháp đơn lẻ. Cho đến nay nhiều loài cỏ, đặc biệt là cỏ

lồng vực không phải lúc nào sử dụng thuốc trừ cỏ cũng đạt đƣợc hiệu quả phòng

trừ cao, chƣa kể đến một số loài nhất định đã kháng với các thuốc đang đƣợc sử

dụng. Nhiều nông dân vẫn còn thiếu kiến thức về thuốc trừ cỏ. Những khó khăn

này đã làm giảm năng suất lúa, gây ô nhiễm nguồn nƣớc, đất và các sinh vật sống

xung quanh (Labrada, 1996).

Page 88: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

76

Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững mà vẫn đáp ứng về lợi ích kinh

tế, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển, cần phải giảm bớt thuốc trừ cỏ, đồng thời

kết hợp đồng bộ các biện pháp kỹ thuật khác để làm tăng hiệu quả sử dụng chúng

(Moody, 1995; Blacklow, 1997). Hay nói cách khác, việc quản lý tổng hợp cỏ dại

là một yêu cầu cấp bách nhằm cải thiện hiệu quả phòng trừ, đảm bảo an toàn cho

con ngƣời và môi trƣờng sống.

III.4 ĐIỀU TRA - ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

III.4.1 Tình hình chung của nông dân

- Giới tính: Kết quả điều tra cho thấy, ngƣời trực tiếp sản xuất lua là nam

giới chiếm 90,41%, tỷ lệ nữ giới là 9,59% đã phản ánh đúng thực trạng của nông

thôn miền Nam, trong đó các công việc đồng áng do ngƣời nam trong gia đình đều

gánh vác, phụ nữ chủ yếu đảm nhiệm phần nội trợ và chăm sóc con cái (Bảng 15).

- Tuổi lao động: Độ tuôi nông dân tham gia canh tac lua thâp nhât 19 tuôi,

cao nhât 79 tuôi, trung binh 43 tuôi, trong đo đô tuôi 19 - 30 chiếm tỷ lệ 10,96% độ

tuổi trên 30 - 40 chiêm tỷ lệ 32,88%, độ tuổi trên 40 - 60 chiêm 50,0%, độ tuổi trên

60 chiếm tỷ lệ 6,16%. Thông tin thu thập đƣợc cho thấy nông dân trực tiếp sản xuất

đa số thuộc độ tuổi trung niên. Thu nhập từ ruộng lúa không đủ cho sinh hoạt gia

đình nên thanh niên nông thôn hiện nay đang có xu hƣớng tìm việc làm tại các khu

công nghiệp, cơ quan nhà nƣớc, công ty tƣ nhân (Bảng 15).

- Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của nông dân không đồng đều. Tuy

nhiên, tỷ lệ từ cấp 2 trở lên chiếm 68,49%. Đây la điều kiện thuận lợi để nông dân

tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tính toán đầu tƣ hợp lý để nâng cao hiệu

quả trong sản xuất lúa tại nông hộ (Bảng 15).

Page 89: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

77

Bảng 15: Thông tin cơ bản của hô nông dân trồng lua tai huyên Vinh Thanh ,

Cơ Đo, Thôt Nôt – TP. Cần Thơ.

STT Đặc điểm Tỷ lệ (%)

1 Độ tuổi nông dân

19 - 30 10,96

>30 - 40 32,88

>40 - 60 50,00

>60 - 70 6,16

2 Giới tính

Nam 90,41

Nữ 9,59

3 Trình độ học vấn

Không 1,37

Cấp 1 28,77

Cấp 2 44,52

Cấp 3 23,97

III.4.2 Diện tích sản xuất

Qua kết quả trình bày ở Bảng 16 cho thấy, nông dân có diện tích thấp nhất là

0,1 ha cao nhất là 4,3 ha, diện tích < 0,5 ha chiếm tỷ lệ 34,17% và có trên 65%

nông dân có diện tích canh tác từ 0,5 ha trở lên, thuận lợi cho việc sản xuất lúa

hàng hóa và triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hình thành vùng sản xuất lúa chất

lƣợng cao theo hƣớng VietGAP phù hợp định hƣớng sản xuất lúa của thành phố

Cần Thơ.

Page 90: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

78

Bảng 16: Thông tin về diện tích sản xuất lúa của nông dân trồng lua tại Vinh

Thạnh, Cơ Đo, Thôt Nôt - thành phố Cần Thơ.

STT Diên tich (ha) Tỷ lệ (%)

1 < 0,5 34,17

2 0,5 – 1 36,99

3 > 1 – 2 17,20

4 > 2 11,64

III.4.3 Giống lua

- Chất lƣợng giống tốt góp phần giảm mật số cỏ trên ruộng và tạo cây lúa

khỏe ngay từ đầu vụ, yếu tố góp phần thành công cho vụ lúa. Tại các điểm triển

khai mô hình, nông dân ngay cang nhận thức cao về chất lƣợng giống, vào đầu kỳ

nông dân chƣa quan tâm lắm đến chất lƣợng giống, chỉ có 60% nông dân sử dụng

giống xác nhận. Đến cuối kỳ, tỷ lệ nông dân sử dụng giống xác nhận trên 85% tăng

25% so với đầu kỳ (Bảng 17).

- Hầu hết nông dân mua giống tại Viện lúa ĐBSCL, trƣờng Đại học Cần

Thơ, Trại Giống của Cần Thơ hoặc An Giang, Hợp tác xã, Câu lạc bộ nhân giống,

từ nguồn hỗ trợ giống của Trung tâm Khuyến nông là những nơi có uy tín để chất

lƣợng giống đƣợc đảm bảo (Bảng 17).

- Nhằm làm giảm hạt cỏ trên ruộng phải loại bỏ hạt cỏ lẫn trong hạt giống thì

kỹ thuật xử lý nƣớc muối trƣớc khi ngâm ủ giống rất cần thiết. Tuy nhiên, đầu kỳ

nông dân hoàn toàn không áp dụng biện pháp này, đến cuối kỳ đã có 4% nông dân

áp dụng biện pháp xử lý nƣớc muối. Điều này cho thấy nông dân trong vùng triển

khai dự án đã phần nào nhận thức đƣợc lợi ích của việc xử lý hạt giống trƣớc khi

gieo sạ (Bảng 17).

- Tâm lý lo ngại rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bù lạch gây hại

giai đoạn mạ, nên đầu kỳ đã có 36,96% nông dân xử l ý giống bằng một số loại

Page 91: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

79

thuốc sâu: Cruiser plus, Gaucho, Regent. Sau khi tham gia mô hình nông dân đã

nhận thức đƣợc lợi và hại của biện pháp xử lý giống bằng thuốc sâu, nên đến cuối

kỳ đã giảm đƣợc 8,96% so với đầu kỳ (Bảng 17).

- Trong vụ Đông Xuân, nông dân thƣờng xử lý giống bằng thuốc trừ bệnh để

ngừa bệnh lúa von nên tỷ lệ nông dân xử lý thuốc ở đầu kỳ chiếm tỷ lệ rất cao

78,26%. Loại thuốc trừ bệnh đƣợc nông dân sử dụng phổ biến là Folicur, Jivon,

Workup. Đến cuối kỳ, nông dân đƣợc hƣớng dẫn các biện pháp làm giảm tỷ lệ bệnh

lúa von trên ruộng nên tỷ lệ nông dân xƣ lý hạt giống bằng các loại thuốc trừ bênh

chỉ còn 26%, giảm 52,3% so với đầu kỳ. Điều này cho thấy nông dân đã có ý thức

hơn trong việc hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học để xử lý giống trƣớc khi

gieo sạ (Bảng 17).

Bảng 17: Nguồn giống lua g ieo trồng va cach xƣ ly giông cua nông dân trồng

lúa tại Vĩnh Thạnh, Cơ Đo, Thôt Nôt - thành phố Cần Thơ.

Chỉ tiêu Đầu kỳ (%) Cuối kỳ (%) Chênh lệch (%)

Sƣ dung giông xac nhận 60,00 85,00 25,00

Nông dân tƣ đê giông 39,13 0,93 -38,20

Nông dân xƣ ly nƣơc muôi - 4,00 4,00

Xƣ ly giông băng thuôc trƣ sâu 36,96 28,00 -8,96

Xƣ ly giông băng thuôc trƣ bênh 78,26 26,00 -52,30

III.4.4 Cơ cấu giống lúa

Ở đầu kỳ, nông dân canh tác cac giông lúa chu yêu là Jasmine 85, IR 50404,

OM 2517, MTL 500, OM 1490, còn lại là cac giông OM 5930, OM 4218, OM

2514, OM 2395. Cuối kỳ, các giống lúa chủ yếu trên vẫn đƣợc nông dân tiếp tục

gieo sạ, riêng một số giống mới có phẩm chất tốt, năng suất cao nhƣ OM 6162, OM

5472 cũng đƣợc nông dân bắt đầu sử dụng.

Page 92: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

80

Tỷ lệ phân bố các giống lúa không đồng đều, nông dân sản xuất theo nhu câu

thị trƣờng , tâp trung vao môt sô giông nhƣ Jasmine 85 và IR 50404, thiêu sự đa

dạng về giông lua. Đây la điêu kiên thuân lơi cho dich bênh phat sinh va pha t triên,

tăng chi phi đâu tƣ . Tuy nhiên, sau dự án cơ cấu giống tƣơng đối cân đối, riêng

giống IR 50404 vẫn còn ở mức cao (30,87%) hơn so với khuyến cáo, đây là giống

nông dân cho rằng dễ canh tác, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và một phần tham

gia xuất khẩu theo gạo 25% (Bảng 18).

Bảng 18: Tỷ lệ (%) giống lua đƣợc nông dân sử dụng canh tác tại những điểm

điều tra của TP. Cần Thơ.

Giống lúa Đầu kỳ (%) Cuối kỳ (%) Chênh lệch (%)

BTE1 0,68 -0,68

CS 2000 0,68 -0,68

OM 2395 0,68 -0,68

OM 2514 0,68 8,72 8,04

OM 4218 0,68 9,40 8,72

OMCS 2000 0,68 1,34 0,66

OM 5930 2,74 -2,74

VND 95-20 2,74 0,67 -2,07

OM 1490 8,22 4,70 -3,52

MTL 500 13,70 -13,7

OM 2517 15,75 17,45 1,7

IR 50404 23,97 30,87 6,9

Jasmine-85 28,77 18,12 -10,65

OM 6162 2,68 2,68

OM 5472 2,68 2,68

Page 93: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

81

III.4.5 Vê sinh đông ruông

Vệ sinh đồng ruộng thật kỹ sẽ tăng độ đồng đều trên ruộng, thuận lợi cho

việc điều tiết nƣớc để quản lý các loài dịch hại, áp dụng biện pháp đƣa nƣớc vào

ém cỏ. Đây cũng là biện pháp quan trọng giúp nông dân hạn chế đƣợc sự lây lan và

gây hại của một số loài dịch hại mà đặc biệt là Ốc bƣơu vàng, một đối tƣợng mà

nông dân lo ngại trong việc sử dụng biện pháp dùng nƣớc để khống chế cỏ khi lúa

mới gieo sạ. Kết quả trình bày ở Bảng 19 cho thấy, đa số nông dân (82,88%) quan

tâm chu trong đến khâu vệ sinh đồng ruộng trƣơc khi gieo sạ.

Bảng 19: Những biện pháp làm đất đƣợc nông dân áp dụng tại những điểm

điều tra của TP. Cần Thơ.

Chỉ tiêu Đầu kỳ (%) Cuối kỳ (%)

Vê sinh đông ruông 82,88 81,67

Đốt đồng 0 0

Không lam đât 2,77 0

Cày 0 7,33

Xới 0 36,00

Bƣa, trục nhận 74,66 56,00

Phơi đât 0 1,33

III.4.6 Mât đô sa

Mật độ gieo sạ đã đƣợc ngành nông nghiệp khuyến cáo từ 100 - 120 kg/ha

đối với sạ lan, 70 - 100 kg/ha đối với sạ hàng. Sạ dày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

dịch hại phát sinh và phát triển, cây lúa sinh trƣởng kém. Tuy nhiên, kết quả điều

tra cho thấy, ở đầu kỳ hộ gieo sạ cao nhất 300 kg/ha, thấp nhất 100 kg/ha, mật độ sạ

bình quân 191 kg/ha. Tỷ lệ gieo sạ trên 150 - 180 kg/ha chiếm 32,88%, mật độ sạ

Page 94: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

82

dƣới 150 kg/ha chiếm 18,49%, và trên 180 kg/ha chiếm tỷ lệ 48,63%. Đến cuối kỳ,

mức gieo sạ cao nhất của nông dân chỉ còn 250 kg/ha, thấp nhất 100 kg/ha, trung

bình 167 kg/ha. Tỷ lệ gieo sạ trên 150 - 180 kg/ha tăng lên chiếm 56,58%, mật độ

sạ dƣới 150 kg/ha chiếm 28% và trên 180 kg/ha chỉ còn 15,42%, giảm 33% so với

đầu kỳ (Bảng 20).

Bảng 20: Mật độ gieo sạ của nông dân tại các điểm điều tra của TP. Cần Thơ.

Chỉ tiêu ĐVT Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

Mật độ sạ:

+ Thấp kg/ha 100 100 0

+ Cao kg/ha 300 250 -50,00

+ Trung bình kg/ha 191 167 - 24,00

Tỷ lệ áp dụng mật độ sạ: -

+ Từ 100 - 120 (kg/ha) % 3,42 11,33 7,91

+ >120 - 150 (kg/ha) % 15,07 16,67 1,60

+ > 150 - 180 (kg/ha) % 32,88 56,58 23,70

+ >180 - 200 (kg/ha) % 34,60 12,32 - 22,28

+ > 200 (kg/ha) % 14,03 3,10 - 10,93

Nhìn chung, từ kết quả điều tra cho thấy nông dân đã có sự thay đổi nhận

thức trong việc giảm lƣợng giống gieo sạ.

III.4.7 Tình hình sử dụng phân bón

Bón phân có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ cung cấp dinh dƣỡng cho sự

sinh trƣởng và phát triển của cây lúa mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển dịch hại

trên đồng ruộng. Tập quán hiện nay của nông dân vẫn còn bón thừa đạm, chƣa chú

ý cân đối N-P-K đƣa đến dich hại phát triển . Vẫn còn một số nông dân bón quá

thừa đạm (173 kg N/ha), thiếu lân và kali (9 kg/ha). Qua kết quả trình bày ở Bảng

Page 95: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

83

21 cho thấy, lƣợng phân N nông dân sử dụng thay đổi tùy theo từng địa phƣơng ,

tƣng mua vu . Tuy nhiên, đa số nông dân sử dụng tƣơng đối cân bằng giữa N, P và

K. Riêng đối với phân N, nông dân sử dụng bình quân 95 kg N/ha (đầu kỳ) và 91

kg N/ha (cuối kỳ) .

Bảng 21: Tình hình sử dụng phân bón của nông dân tại các điểm điều tra của

TP. Cần Thơ.

ĐVT: kg/ha

Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

+ Lƣợng phân đạm

. Cao 173 141 -32

. Thấp 54 46 -8

. Trung bình 95 91 - 4

+ Lƣợng phân lân

. Cao 98 87 -9

. Thấp 18 18 -

. Trung bình 52 48 -4

+ Lƣợng phân kali

. Cao 98 97 -1

. Thấp 9 42 -33

. Trung bình 42 48 6

III.4.8 Tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật

Qua kết quả điều tra cho thấy, đầu kỳ 100% nông dân sử dụng thuốc BVTV,

với số lân phun thuốc trung bình 5,61 lân/vụ, thấp nhất 01 lân/vụ, cao nhất 11

lân/vụ, đến cuối kỳ nông dân trong vùng đã giảm 1,36 lần/vụ, chỉ còn 4,25 lần, số

lần phun thuốc trừ cỏ giảm chỉ còn 0,8 lần/vụ (Bảng 22).

Page 96: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

84

Bảng 22: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân tại các điểm điều tra

của TP. Cần Thơ.

ĐVT: lần/vụ

Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

+ Thuốc BVTV

. Cao 11,00 7,00 -4,00

. Thấp 1,00 1,00 0,00

. Trung bình 5,61 4,25 -1,36

+ Thuốc trừ cỏ

. Cao 3,00 2,70 0,30

. Thấp 0,00 0,00 0,00

. Trung bình 1,99 0,80 - 1,19

Thông tin thu thập từ các phiếu điều tra cho thấy nông dân thƣờng sử dụng

tập trung vào một loại thuốc BVTV nhƣ sau:

- Loại thuốc trừ sâu nông dân thƣờng sử dụng là: Bassa, Padan, Actara,

Tungcydan, Chess, Abasuper, Penalty, Petrang, Sherpal super,… trong đó tỷ lệ sử

dụng thuốc Bassa, Chess, Abasuper chiếm 10 - 20%.

- Loại thuốc trừ bệnh nông dân thƣờng sử dụng là Tilt Super, Beam, Nativo,

Folicur, Filia, Anvil, Flash. Trong đó Tilt Super đƣợc nông dân sử dụng phổ biến

nhất, kế đến là Beam, Nativo và Anvil.

- Loại thuốc trừ cỏ nông dân thƣờng sử dụng là Sofit, Cantanil, Dietmam,

Topshot. Tuy nhiên, nông dân chỉ tập trung vào một hoặc hai loại thuốc, trong đó tỷ

lệ nông dân sử dụng Sofit chiếm 50%.

Qua kết quả sử dụng thuốc BVTV cho thấy nông dân thƣờng tập trung vào

một số loại thuốc nhất định nếu loại thuốc đó đạt hiệu quả cao trong các vụ trƣớc.

Page 97: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

85

Việc sử dụng thƣờng xuyên một loại thuốc sẽ dễ gây hiện tƣợng kháng thuốc của

dịch hại và bộc phát về sau rất khó phòng trị.

III.4.9 Chi phí đầu tƣ và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa

Kết quả điều tra cho thấy, thông qua dự án nông dân trong vùng đã giảm

đƣợc chi phí sử dụng thuốc BVTV 402.700 đồng/ha và giảm chi phí phân bón

1.074.600 đồng/ha, giúp gia tăng năng suất lúa (200 kg/ha). Tuy nhiên, do giá bán

tại thời điểm điều tra đầu kỳ là 4.690 đồng/kg, cao hơn so với cuối kỳ 261 đồng/kg

nên đã dẫn đến lợi nhuận chỉ tăng 376.700 đồng/ha. Tuy vậy, tỷ lệ lợi nhuận so với

đầu tƣ sau dự án vẫn cao hơn so với đầu kỳ 29,5% (Bảng 23).

Bảng 23: Hạch toán kinh tế tại các điểm triển khai.

ĐVT: 1.000 đồng/ha

Đề mục Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

Giống 1.033,5 1.150,3 116,8

Phân bón 4.255,3 3.180,7 - 1.074,6

Thuốc BVTV 1.627,2 1.224,5 - 402,7

Năng suất (tấn/ha) 7,4 7,6 0,2

Giá bán 4,69 4,43 0,261

Tổng chi 11.916,0 10.496,3 - 1.419,7

Tổng thu 34.717,3 33.674,3 - 1.043,0

Lợi nhuận 22.801,3 23.178,0 376,7

Tỷ lệ lợi nhuận (%) 191,3 220,8 29,5

Page 98: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

86

Qua điều tra đánh giá tác động của dự án nhận thấy:

- Nông dân chú trọng biện pháp vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống

xác nhận, xử lý nƣớc muối để loại bỏ hạt cỏ nhiều hơn so với trƣớc khi triển khai dự

án.

- Mật độ sạ bình quân có thay đổi theo chiều hƣớng giảm nhƣng vẫn còn cao

so với khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

- Nông dân quan tâm hơn việc bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.

- Số lần phun thuốc hóa học có giảm, trong đó số lần sử dụng thuốc trừ cỏ

giảm 1,19 lần/vụ so với trƣớc khi triển khai dự án.

Thông qua dự án, nông dân trong vùng đã giảm đƣợc chi phí sử dụng thuốc

BVTV 402.700 đồng/ha và giảm chi phí phân bón 1.074.600 đồng/ha, giúp gia tăng

năng suất lúa (200 kg/ha).

III.5 QUY TRÌNH QUẢN LÝ CỎ DẠI TỔNG HỢP TRONG THÂM CANH

LÚA CAO SẢN TẠI TP. CẦN THƠ

III.5.1 Chuẩn bị đất

- Cày ải, phơi đất ít nhất 2 - 3 tuần giữa hai vụ giúp cây lúa sinh trƣởng, phát

triển tốt, giảm tỷ lệ đổ ngã, giảm ngộ độc hữu cơ, dọn sạch cỏ dại và tàn dƣ sâu

bệnh trên ruộng trƣớc khi làm đất lần cuối.

- Đắp và gia cố bờ thật kỹ, trang bằng mặt ruộng, đánh đƣờng nƣớc kỹ, trục

trạc và đánh bùn thật nhuyễn tạo điều kiện cho hạt giống mọc tốt ngay từ đầu.

- Khai thông các kênh mƣơng, chủ động nƣớc tƣới tiêu.

III.5.2 Chuẩn bị giống

- Sử dụng giống xác nhận.

- Xử lý hạt giống bằng axit nitric nồng độ 5‰ để phá miên trạng đối với

những giống mới thu hoạch.

- Trƣớc khi ngâm ủ, cần sàng sảy lại để loại bỏ hạt cỏ, sử dụng nƣớc muối

(15%) ngâm trong 10 - 15 phút, quậy đều, vớt bỏ hạt cỏ dại và hạt giống lúa lép

Page 99: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

87

lửng. Rửa kỹ lại cho sạch hết nƣớc muối và ủ kỹ trong thời gian 12 - 24 giờ cho

đến khi hạt giống nảy mầm.

III.5.3 Mật độ sạ

- Sạ lan: 100 - 120 kg/ha

- Sạ hàng: 70 - 100 kg/ha

III.5.4 Quản lý nƣớc

- Nƣớc cần đƣợc rút cạn ruộng sau khi làm đất lần cuối để tạo điều kiện thuận

lợi cho hạt lúa đã nảy mầm đóng chông và phát triển sau khi sạ. Đƣa nƣớc vào

ruộng sớm lúc 3 NSS - 6 NSS để ém cỏ (chú ý: áp dụng các biện pháp tổng hợp để

diệt ốc bƣơu vàng trƣớc, trong và sau khi gieo sạ).

- Khi lúa giáp tán, nên tháo cạn nƣớc, cho nƣớc vô ruộng 5 cm khi quan sát

thấy những lằn nứt chân chim trên mặt ruộng.

III.5.5 Sử dụng thuốc trừ cỏ

- Đối với những ruộng thƣờng xuyên có nhiều cỏ trong các vụ trƣớc, gặp khó

khăn trong khâu làm bằng mặt ruộng, cần sử dụng thuốc trừ cỏ. Chú ý nếu sử dụng

thuốc đúng kỹ thuật, mang lại hiệu quả tốt thì không cần dùng loại thuốc trừ cỏ nào

nữa.

- Khi sử dụng thuốc trừ cỏ cần chú ý 3 đặc tính quan trọng của thuốc trừ cỏ:

+ Phổ tác dụng trừ cỏ của thuốc: Xem thuốc có thể diệt đƣợc những loại cỏ

gì để chọn loại thuốc phù hợp với thành phần cỏ trong ruộng cần diệt.

+ Tính chọn lọc của thuốc: Thuốc chọn lọc thì an toàn với cây trồng, có thể

phun lên ruộng đã gieo trồng cây. Còn thuốc không chọn lọc thì hại cả cây nên chỉ

phun lên cỏ, không phun hoặc để bụi thuốc bay lên cây.

+ Thời gian tác động của thuốc trừ cỏ: Tiền nảy mầm hay hậu nảy mầm.

Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm tác động chủ yếu khi hạt cỏ chƣa mọc thành cây,

nên phải dùng sớm nhƣ: Echo 60EC, Sofit 300EC,…

Thuốc hậu nảy mầm chủ yếu tác động lên cây cỏ đã mọc nên thƣờng dùng

muộn nhƣ: Sirius 10 WP, Cantanil, Clipper 25 OD,…

Page 100: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

88

Nguyên tắc quan trọng của việc sử dụng thuốc trừ cỏ là theo 04 đúng,

tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất mới có hiệu quả

cao.

III.5.6 Nhổ cỏ bằng tay bổ sung và khử lẫn

- Nhổ bỏ bằng tay tất cả các cây cỏ dại còn sót trên ruộng và các cây lúa cỏ.

- Khử lẫn hai lần trƣớc trổ và hai lần sau trổ.

III.5.7 Bón phân

Công thƣc phân khuyến cáo đối với đât phu sa: 90-50-30

+ Bón lót: Toàn bô phân lân

+ Đợt 1 (7 - 10 ngày sau sạ): 40% N + 50% K2O

+ Đợt 2 (18 - 22 ngày sau sạ): 40% N

+ Đợt 3 (40 - 45 ngày sau sạ): 20% N + 50% K2O

Chú ý: tùy điều kiện sinh trƣởng, mùa vụ, thời gian sinh trƣởng của giống

lúa đang canh tác mà gia giảm thời gian bón.

Nên sử dụng bảng so màu lá lúa để tránh sử dụng lãng phí phân đạm

III.5.8 Phòng trừ sâu bệnh

- Phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc IPM.

- Đối với bệnh đạo ôn, nên sử dụng chất kích kháng Biosar để xử lý giống và

phun vào giai đoạn lúa 25 ngày sau sạ. Phun thuốc đặc trị ngừa bệnh đạo ôn cổ

bông trên ruộng bị đạo ôn lá. Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 04 đúng.

III.5.9 Sau khi thu hoạch

- Cày lật đất sớm và ngâm nƣớc nếu ruộng có thời gian nghỉ dài.

- Luân canh cây trồng cạn (bắp, đậu, rau các loại): Sau khi thu hoạch lúa

Đông Xuân, cỏ dại trong hệ thống hai lúa một màu sẽ ít và dễ quản lý hơn trong

ruộng trồng ba vụ lúa quanh năm.

III.6 HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN

III.6.1 Hiệu quả về bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ

- Bổ sung và hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp cỏ dại.

Page 101: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

89

- Giúp 06 cộng tác viên và 180 nông dân hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hƣởng

đến sự phát sinh phát triển cỏ dại, kinh nghiệm quản lý cỏ dại tùy từng mùa vụ.

Hiểu rõ cơ chế tác động và tính năng diệt cỏ của một số loại thuốc trừ cỏ, phân tích

mặt tích cực và hạn chế trong quy trình quản lý cỏ.

- Nâng cao kỹ năng huấn luyện và tiếp cận nông dân của 16 cán bộ kỹ thuật tại

Chi cục và các quận, huyện tham gia dự án.

- Nâng cao năng lực quản lý nhóm nông dân của cán bộ tham gia chƣơng trình.

III.6.2 Hiệu quả về kinh tế

- Giảm sự lƣu tồn cỏ dại trong đất, giảm áp lực cỏ dại hại lúa và giảm chi phí sử

dụng thuốc trừ cỏ hại lúa.

- Góp phần giúp nông dân nâng cao năng suất lúa, tăng chất lƣợng gạo, tăng

hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.

- Hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình là 4,1- 5,6 triệu đồng/ha. Với diện

tích lúa hằng năm gần 210.000 ha, nếu chỉ 50% diện tích ứng dụng quy trình thì lợi

nhuận mang lại cho nông dân thành phố Cần Thơ là 430,5 - 588,0 tỷ đồng/năm.

III.6.3 Hiệu quả về xã hội

- Góp phần bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe ngƣời trực tiếp sản xuất, cộng đồng

dân cƣ do hạn chế đƣợc số lần phun xịt thuốc hóa học.

- Thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Tạo sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo an toàn cho ngƣời tiêu

dùng.

- Nhóm nông dân tham gia dự án ngày càng gắn kết hơn trong tổ chức quản lý

sản xuất, cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, thống nhất các giải pháp kỹ thuật,

lịch thời vụ trƣớc khi xuống giống. Thắt chặt tình làng nghĩa xóm, cải thiện đời

sống tinh thần trong cộng đồng nông thôn.

III.6.4 Liên kết sản xuất và đời sống

- Nâng cao nhận thức về phƣơng pháp quản lý cỏ dại và sử dụng thuốc trừ cỏ

cho nông dân.

Page 102: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

90

- Giúp nông dân hạn chế phun xịt thuốc, bảo vệ sức khỏe, giảm chi phí y tế và

tăng chất lƣợng cuộc sống.

- Giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, giúp nông dân cải thiện đời sống và cải

thiện sức khỏe để tái sản xuất.

- Hình thành vùng liên kết sản xuất, và phục vụ cho yêu cầu tổ chức sản xuất

gắn kết với tiêu thụ hàng hóa.

* ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN:

Thuận lợi:

- Đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

trƣờng Đại học Cần Thơ, sự phối hợp của các Ban ngành chức năng có liên quan,

ngành Nông nghiệp các quận, huyện trong việc phối hợp, triển khai thực hiện dự

án.

- Sự quan tâm phối hợp, hỗ trợ nhiệt tình của Đài phát thanh truyền hình

thành phố Cần Thơ, báo chí Cần Thơ đã liên tục thông tin, tuyên truyền kết quả của

dự án đến rộng rãi bà con nông dân trồng lúa trên địa bàn thành phố.

- Ngay từ đầu vụ, các thành viên trong dự án đã tổ chức phân công và chủ

động xây dựng và triển khai kế hoạch dự án đạt chất lƣợng, đúng tiến độ.

- Mục tiêu của dự án giải quyết đúng nhu cầu cần thiết của nông dân sản xuất

lúa, nên đƣợc sự hợp tác, ủng hộ nhiệt tình và ứng dụng rộng rãi của nông dân

trong vùng dự án và những vùng lân cận.

- “Quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp trong thâm canh lúa cao sản tại thành

phố Cần Thơ” thực hiện đơn giản, dễ ứng dụng, mang tính thuyết phục cao đối với

nông dân, là cơ sở bổ sung vào quy trình sản xuất lúa theo hƣớng an toàn, bền vững

của thành phố Cần Thơ.

- Kêt qua chuyên giao va ƣng dung nhƣng tiên bô ky thuât ngày càng đƣợc

áp dụng phổ biến trong sản xuất lúa nhƣ : Kỹ thuật sản xuất lúa chất lƣợng cao và

an toàn theo hƣớng GAP , mô hinh ứng dụng các giải pháp kỹ thuật mới “ 3 giảm 3

tăng”, “1 phải 5 giảm”, ứng dụng các chế phẩm sinh học (nấm Ma) trong quan ly

Page 103: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

91

rầy nâu , tăng cƣờng sử dụng phân hữu cơ , phân vi sinh , đặc biệt là quản lý bệnh

đạo ôn bằng biện pháp tổng hợp đã giúp nông dân tăng năng suất , giảm chi phí đâu

tƣ, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tạo ra

nông sản có chất lƣợng và an toàn.

- Nông dân nhiệt tình, chịu khó tham gia học hỏi và tin tƣởng ứng dụng theo

quy trình.

Khó khăn:

- Sản xuất nhỏ lẻ, không chủ động trong khâu tiêu thụ, phần lớn lƣợng lúa

bán ra thông qua tƣ thƣơng, không có doanh nghiệp đứng ra thu mua, nông dân bị

tƣ thƣơng ép giá, cho nên thu nhập nông dân vẫn còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế

không cao. Viêc thƣc hiên môi liên kêt 04 nhà chƣa thật sự chặt chẽ và đồng bộ.

- Để ứng dụng quy trình phòng trừ cỏ dại tốt thì khâu làm đất và trang mặt

ruộng bằng phẳng để dễ dàng quản lý nƣớc khống chế cỏ dại là một yếu tố không

thể thiếu. Tuy nhiên, do diện tích đất sản xuất còn manh mún nên việc ứng dụng cơ

giới hóa còn hạn chế, và việc trang bị máy san bằng mặt ruộng bằng laser cũng

chƣa thực hiện đƣợc.

- Hệ thống thủy lợi nội đồng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên công tác

tƣới tiêu, chủ động nƣớc trên ruộng phục vụ sản xuất còn gặp khó khăn.

- Việc quản lý cỏ dại bằng biện pháp đƣa nƣớc vào ruộng sớm làm cho ốc

bƣơu vàng có điều kiện gây hại mạnh trên ruộng lúa. Điều này làm nông dân lo

ngại khi ứng dụng theo quy trình.

Page 104: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

92

CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

IV.1 KẾT LUẬN

- Áp dụng đồng bộ các biện pháp, nhất là biện pháp quản lý nƣớc giúp nông

dân giảm số lần phun thuốc trừ cỏ và hạn chế đƣợc chi phí trong sản xuất.

- Ruộng mô hình áp dụng quy trình tổng hợp để quản lý cỏ dại ngay từ khâu

chọn giống, xử lý giống, vệ sinh đồng ruộng, làm đất, trang bằng mặt ruộng, phân

bón hợp lý, thuốc BVTV,… nên lợi nhuận thu đƣợc từ ruộng mô hình cao hơn

ruộng nông dân từ 4.148.700 - 5.585.700 triệu đồng/ha.

- Thời gian đƣa nƣớc vào ruộng sớm (3 - 6 NSS) cho hiệu quả phòng trừ cỏ

dại tốt nhất. Nếu đƣa nƣớc vào ruộng càng trễ, hiệu quả phòng trừ cỏ dại trên ruộng

càng thấp.

- Để quản lý cỏ dại đạt hiệu quả cao, nƣớc là biện pháp tốt nhất trong điều

kiện đất đai phải đƣợc bằng phẳng và bờ bao thật tốt. Sử dụng nƣớc để “ém cỏ” và

sau đó có thể sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm để diệt cỏ còn sót lại.

- Sạ dày là biện pháp không cần thiết để hạn chế cỏ khi áp dụng tốt các biện

pháp quản lý cỏ dại. Mật độ sạ thích hợp khoảng 100 kg/ha.

- Làm đất thật kỹ trƣớc khi gieo sạ giúp hạn chế tốt cỏ dại so với việc đốt

đồng rồi sạ trong vụ Hè Thu.

- Áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng trong sản xuất lúa và quản lý cỏ dại thật

tốt sẽ tăng hiệu quả kinh tế và góp phần giảm số lần phun thuốc BVTV.

IV.2 ĐỀ NGHỊ

- Chi cục Bảo vệ thực vật công nhận “Quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp trong

thâm canh lúa cao sản tại thành phố Cần Thơ”.

- Chuyển giao “Quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp trong thâm canh lúa cao sản

tại thành phố Cần Thơ” do dự án đề xuất cho Hội nông dân và Cán bộ Khuyến

nông địa phƣơng.

Page 105: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

93

- Chuyển giao “Quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp trong thâm canh lúa cao sản

tại thành phố Cần Thơ” cho Trung Tâm Khuyến Nông TP. Cần Thơ, Phòng Nông

Nghiệp, phòng Kinh Tế các quận, huyện để tiếp tục triển khai rộng ra cho nông dân

khắp TP. Cần Thơ với kinh phí của hệ thống khuyến nông TP. Cần Thơ.

- Chi cục Bảo vệ thực vật TP. Cần Thơ in ấn quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp

do dự án đề xuất để phổ biến rộng ra cho nông dân.

- Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ đầu tƣ trang bằng mặt ruộng bằng công nghệ

lazer, tăng cƣờng thủy lợi nội đồng để dễ dàng điều khiển mực nƣớc ruộng, hạn chế

sử dụng thuốc trừ cỏ.

Page 106: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ampong-Nyarko K. and S. K. De Datta (1989), Ecophysiological studies in relation

to weed management strategies in rice, In: Proceeding of the twelfth Asian -

Pacific Weed Science Society Conference, Seoul (Korea), pp. 31-46.

Ampong-Nyarko K. and S. K. De Datta (1991), A hand book for weed control in

rice, IRRI. P. O. Box 933, 1009 Manila, Philippines, 113p.

Azmi M. and B. B. Baki (2003), Weed species diversity and management practices

in tho Sekinchan Farm Block, Selangor’s South West Project - a highly

productive rice area in Malaysia, Proceedings 1, 19th Asian-Pacific Weed

Science Society Conference, 17-21 March 2003, Philippines, pp. 174-184.

Azmi M., B. B. Baki, M. Mashhor (1993), Weed communities in principal rice-

growing areas in Peninsular Malaysia, MARDI Report 165, 15 p.

Azmi M., M. Z. Abdullah (1988), A manual for the identification and control of

padi angin (weedy rice) in Malaysia. Serdang (Malaysia): MARDI Publication,

18 p.

Bayot R. G., A. K. Watson, K. Moody, P. J. Bay (1994), Control of paddy weeds

by plant pathogens in the Philippines, Intergrated management of paddy and

aquatic weeds in Asia, Proceedings of an international seminar, Tsukuba, Japan,

pp. 139-143.

Buchanan G. A. (1976), Weed and weed management in cotton, Proceeding

Beltwide cotton production research conference, pp. 166-168.

Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Cần Thơ (2003), Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra đánh giá

tác động giữa kỳ hoạt động IPM cộng đồng tỉnh Cần Thơ.

Chin D. V., T. V. Hien (2000), Weedy rice in Vietnam, In: Baki B. B., Chin D. V.,

Mortimer M., editors, Wild and weedy rice in rice ecosystems in Asia: a review.

Limited Proceedings No. 2. Los Banos (Philippines): International Rice

Research Institute, pp. 45-50.

Page 107: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

95

Chu Văn Hách (1999), Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ cỏ dại cho lúa sạ

ƣớt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp,

Viện Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

Cother E. J. (1996), Bioherbicides and weed management in Asian rice fields.

Cotterman J. C. (1995), Current status of herbicide resistant weeds and their

management strategies, In: 15th Asian - Pacific Weed Science Society

Symposium, Innovative weed management strategies for sustainable agriculture,

Hova Hall, Tsukuba, Japan, pp. 124-132.

De Datta S. K. (1979), Weed problem and method of control in tropical rice, In:

Symposium of weed control in tropical crops, Published by weed science

society of the Philippines.

De Datta S. K. (1983), Perennial weeds and their control in rice in the tropics, In:

Weed control in rice, proceeding of the conference on weed control in rice,

IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines, pp. 255-272.

Dilday R. H., W. G. Yan, K. A. K. Moldenhauer and K. A. Gravois, Allelopathic

activity in rice for controlling major aquatic weeds, In: Allelopathy in rice,

Edited by M. Olofsdotter, IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines, pp. 7-26.

Dƣơng Văn Chín (1997), Lúa cỏ trên ruộng lúa tại các tỉnh phía Nam, Kết quả

nghiên cứu khoa học 1977 - 1997. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 149-154.

Dƣơng Văn Chín và Hoàng Anh Cung (2005), Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam, Xuất

bản lần 2, 488 trang.

Hassan S. M. (1996), Weed management in rice in the Near East, In: Weed

management in rice, FAO plant production and protection paper N0139, Rome,

pp. 143-156.

Hassan S. M., I. R. Aidy, A. O. Bastawisi and A. E. Draz, Weed management using

allelopathy in rice, Eddited by M. Olofsdotter, IRRI, Los Banos, Laguna,

Philippines, pp. 27-37.

Page 108: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

96

Hill J. E. and L. S. Haw Kins (1996), Herbicides in United States, Rice production

lesson for Asia, In: Herbicides in Asian rice, Transition in weed management,

Institute for International studies, Stanford University, pp. 37-52.

Ho N. K. (1995), Current status of rice herbicide use in the Tropics, In: Innovative

weed management strategies for sustainable agriculture, the 15th APWSS

Symposium Hova Hall, Tsukuba, Japan, pp. 77-86.

Ho N. K. (1996), Water management for weed control in rice cultivation, In:

Report of FAO in regional workshop on improved weed management in rice,

Ho Chi Minh City, Vietnam, pp. 63-69.

Jonathan G. and M. B. Aurora (1996), Herbicide resistance in rice: Status, cause

and presentation, In: Weed management in rice, FAO Plant Production and

Protection paper N0139, Rome, Italy, pp. 195-238.

Juline M. H. (1992), Biological control of weeds, A world catalogue of agents and

their target weeds, Third Edition, C. A. B. International in association with

ACIAR, 86 pp.

Kim K. U. (1992), Weed management in Korea: Present status and prospect,

proceeding of the symposium on weed management in Asia and the Pacific

Region, Research Bulletin of Institute of Agricultural Science and Technology,

Kyungpook National University, Special Supplement 7, pp. 59-71.

Kim K. U. and D. H. Shin, Rice allelopathy research in Korea, In: Allelopathy in

rice, Edited by M. Olofsdotter, IRRI, Los banos, Laguna, Philippines, pp. 39-43.

Labrada R. (1996), The need for integrated weed management in rice production,

In: Weed management in rice, FAO production and protection paper N0139,

Rome, pp. 259-272.

Labrada R. (1997), Importance and element of weed management in rice, In:

Report on regional workshop on improved weed management in rice, Ho Chi

Minh City, Vietnam, pp. 25-30.

Page 109: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

97

Mai V. (1997), The importance of weed management in the context of IPM in rice,

In: Report of regional workshop on improved weed management in rice, Ho Chi

Minh City, Vietnam, pp. 31-35.

Malik R. K. and B. T. S. Moort (1996), Present status and problem of weed

management in rice in South Asia, In: Weed management in rice, FAO plant

production and paper protection N0139, Rome, pp. 125-139.

Marambe B., L. Amarasinghe, G. R. P. B. Senaratne (1997), Propanil resistance

Barnyard grass (Echinochloa crus-galli) in Srilanca, In: Proceeding of the 16th

Asian Pacific Weed Science Society Conference, Published by Malaysian Plant

Protection Society, pp. 222-224.

Matthew J. M. (1994), Management of herbicide resistant weed population, In:

Herbicide resistance in plants, Biology and biochemistry, Edited by Stephen. B.

Powles et al., Lewis publishers, pp. 317-335.

Merrill A. R. and A. Carole (1985), Applied weed science, Macmillan publishing

company New York, Collier Macmillan publishers, London, 340p.

Moody K. (1978), Crop weed management competition, Philippines Journal of

Weed Scinece N05, pp. 28-43.

Moody K. (1990), Weed populations and sampling, In: Crop Loss Assessment in

rice, IRRi, Los Banoz. P. O. Bix 933, Manila 1099 Philippines, pp. 75-86.

Moody K. (1995), Sustainability in rice management, In: Innovative weed

management strategies for sustainable agriculture, The 15th APWSS Symposium

- Hova Hall, Tsukuba, Japan, pp. 48-56.

Moody K. (1996), Priorities for weed science research, In: Rice research in Asia

progress and priorities CAB international in association with IRRI, pp. 277-290.

Naylor R. (1996), Herbicide use in Asian rice production perspectives from

economics, ecology and the agriculttural science, In: Herbicides in Asian,

Transitions in weed management, Stanford University, Institute for International

Studies 200 Encina Hall, Stanford, California 94305 - 6055 USA, pp. 1-26.

Page 110: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

98

Nguyễn Hồng Sơn (2000), Một số nghiên cứu về cỏ dại trên ruộng lúa cấy ở vùng

Đồng Bằng Sông Hồng và biện pháp phòng trừ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp

Hà Nội.

Nguyễn Hữu Hoài (2001), Nghiên cứu cỏ dại trên ruộng lúa gieo thẳng ở Quảng

Bình và một số biện pháp phòng trừ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng (1999), Cỏ dại trong ruộng lúa và biện

pháp phòng trừ.

Nguyễn Văn Tuất, Hoàng Anh Cung, Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn

(2002), Cỏ dại trên ruộng lúa nƣớc và biện pháp phòng trừ, trong “Cây lúa Việt

Nam thế kỷ 20 - Tập II”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 410-470.

Phùng Đăng Chinh, Dƣơng Hữu Tuyền và Lê Trƣờng (1978), Cỏ dại và biện pháp

phòng trừ, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Prasan V. (1993), Integrated management of paddy weeds in Thailand, Extension

Bulletin N0367 of Food and Fertilizer Technology Center, pp. 1-14.

Roger P. A. and I. Simpson (1996), Effect of herbicide use on soil mocrobiology,

In: Herbicides in Asian rice, Transition in weed management, Institute for

international studies, Stanford University, pp. 69-93.

Sarlan A. (1997), Probability study of no-tillage method for rice cultivation under

low land condition, Poster papers presented in the 16th

Asian Pacific weed

science society conference, Kuala Lumpur, Malaysia, pp. 45.

Smith R. J. (1986), Biological control of Northern Jointvetch (Aeschynomene

virrginica) in rice (Oryza sativa) and soybean (Glycinmax), A. research’s view,

Weed Science 34 - Suplement 1, pp. 17-23.

Smith R. J. J. (1983), Weeds of major economic importance in rice and yield losses

due to weed competition, In: proceeding of the conference on weed control in

rice, IRRI, Los Banos, Laguna, P. O. Box 933, Manila, Philippines, pp. 19-36.

Trần Đức Văn (1998), Cỏ dại trên ruộng lúa sạ không làm đất ở Đồng Bằng Sông

Cửu Long, Tạp chí Bảo vệ thực vật, tr. 25-29.

Page 111: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

99

Trần Vũ Phến (2002), Cỏ dại và biện pháp quản lý, Khoa Nông Nghiệp & Sinh

Học Ứng Dụng trƣờng Đại Học Cần Thơ, 130 trang.

Trung H. M., N. T. Tan and H. A. Cung (1995), Present status and prospect of

weed control in rice in Vietnam, In: Proceedings of the 15 th

Asian-Pacific

Weed Science Society, Tsukuba, pp. 601-606.

Tuat N. V., S. Hetherington and B. Auld (1997), Prospect for biological weed

control in Viet Nam, Report on Regional Workshop on Improved Weed

Management in Rice, FAO Pulication.

Vongsaroj P. (1997), Weed management in paddyfields. Botany and Weed Science

Division, Department of Agriculture, Bangkok. Bangkok (Thailand): Amarin

Printing Company, 175 p.

Watanabe H., M. Azmi, I. Md Zuki (1997), Emergence of major weeds and their

population change in wet-seeded rice fields in the Muda area, Peninsular

Malaysia, Proceedings of 16th

Asian Pacific Weed Science Society, pp. 246-

250.

Waterhouse D. F. (1994), The major anthropoid pest and weeds of agriculture in

Southeast Aisa, ACIAR Consultant in plant protection, pp. 54-81.

Watson A. K., M. O. Babbayad, W. Zhang, R. F. Masangkaf-Watson, L. Z.

Deluna-Coutures, C. B. Yandoc, T. C. Paulitz and Mortinmer, Progress of a

biological weed control project in rice - based cropping systems in Southeast

Asia, In: The Proceeding of the 16th Asian - Pacific Weed Science Society

Published by Malysia Plant Protection Society, pp. 342-344.

Zainal L. (1997), Effect of continuous glyphosate application on selected nutrient

status of zero-tilled irrigated low land rice, In: Proceeding of the 16th Asian -

Pacific weed science society conference, Published by Malaysian plant

protection society, pp. 286-288.

Page 112: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

100

Zhang W. and A. K. Watson (1997), Efficacy of exerrohilum monoceras for the

control of Echinochloa species in rice (Oryza sativa), IRRI Weed Science 45,

pp. 144-150.

Zhang Z. P. (1996), Weed management in transplanted rice, In: Weed management

in rice, FAO plant production and protection paper N0139, Rome, pp. 77-81.

Page 113: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

101

PHỤ LỤC

BẢNG ANOVA

* Nghiên cứu “Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến sự phát sinh và phát triển của cỏ dại”

Bảng 1: Số chồi ở thời điểm 14 ngày sau sạ

Nguồn biến động Tổng bình

phƣơng Độ tự do

Trung bình

bình phƣơng F tính

Mức ý

nghĩa

Nghiệm thức 74400,000 2 37200,000 76,230 0,001

Lặp lại 2936,000 2 1468,000 3,008 0,159

Sai số 1952,000 4 488,000

Tổng 1181788,000 9

CV(%) = 6,31

Bảng 2: Số chồi ở thời điểm 28 ngày sau sạ

Nguồn biến động Tổng bình

phƣơng Độ tự do

Trung bình

bình phƣơng F tính

Mức ý

nghĩa

Nghiệm thức 116470,889 2 58235,444 133,381 0,000

Lặp lại 390,889 2 195,444 0,448 0,668

Sai số 1746,444 4 436,611

Tổng 4751147,000 9

CV(%) = 2,91

Bảng 3: Số chồi ở thời điểm 42 ngày sau sạ

Nguồn biến động Tổng bình

phƣơng Độ tự do

Trung bình

bình phƣơng F tính

Mức ý

nghĩa

Nghiệm thức 63344,667 2 31672,333 49,003 0,002

Lặp lại 674,000 2 337,000 0,521 0,629

Sai số 2585,333 4 646,333

Tổng 6447280,000 9

CV(%) = 3,02

Page 114: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

102

Bảng 4: Số chồi ở thời điểm 56 ngày sau sạ

Nguồn biến động Tổng bình

phƣơng Độ tự do

Trung bình

bình phƣơng F tính

Mức ý

nghĩa

Nghiệm thức 14022,222 2 7011,111 16,479 0,012

Lặp lại 2680,222 2 1340,111 3,150 0,151

Sai số 1701,778 4 425,444

Tổng 3092582,000 9

CV(%) = 3,53

Bảng 5: Số chồi ở thời điểm 80 ngày sau sạ

Nguồn biến động Tổng bình

phƣơng Độ tự do

Trung bình

bình phƣơng F tính

Mức ý

nghĩa

Nghiệm thức 280,889 2 140,444 1,019 0,439

Lặp lại 968,222 2 484,111 3,514 0,132

Sai số 551,111 4 137,778

Tổng 2346782,000 9

CV(%) = 2,30

Bảng 6: Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng suất thực tế của lúa

Nguồn biến động Tổng bình

phƣơng Độ tự do

Trung bình

bình phƣơng F tính

Mức ý

nghĩa

Nghiệm thức 175555,556 2 87777,778 2,431 0,204

Lặp lại 482222,222 2 241111,111 6,677 0,053

Sai số 144444,444 4 36111,111

Tổng 4,602E8 9

CV(%) = 8,4

Page 115: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

103

* Nghiên cứu “Đánh giá hiệu lực của thuốc trừ cỏ đến mật độ cỏ dại”.

Bảng 7: Mật số cỏ hòa bản giữa các nghiệm thức

Nguồn biến

động

Biến phụ

thuộc

Tổng bình

phƣơng

Độ tự

do

Trung bình

Bình

phƣơng

F tính Mức ý

nghĩa

Nghiệm thức 16 NSS 2,265 2 1,133 22,470 0,007

23 NSS 60,667 2 30,333 182,000 0,000

30 NSS 80,222 2 40,111 17,610 0,010

37 NSS 60,667 2 30,333 16,545 0,012

44 NSS 40,667 2 20,333 9,385 0,031

51 NSS 64,889 2 32,444 20,138 0,008

72 NSS 72,667 2 36,333 109,000 0,000

80 NSS 32,667 2 16,333 98,000 0,000

Lặp lại 16 NSS ,101 2 ,050 1,000 0,444

23 NSS 2,667 2 1,333 8,000 0,040

30 NSS 4,222 2 2,111 ,927 0,467

37 NSS 6,000 2 3,000 1,636 0,302

44 NSS 8,667 2 4,333 2,000 0,250

51 NSS 2,889 2 1,444 ,897 0,477

72 NSS 2,000 2 1,000 3,000 0,160

80 NSS ,667 2 ,333 2,000 0,250

Sai số 16 NSS 3,111 4 ,778

23 NSS ,202 4 ,050

30 NSS ,667 4 ,167

37 NSS 9,111 4 2,278

44 NSS 7,333 4 1,833

51 NSS 8,667 4 2,167

72 NSS 6,444 4 1,611

80 NSS 1,333 4 0,333

16 NSS ,667 4 0,167

Tổng 16 NSS 41,000 9

23 NSS 17,493 9

30 NSS 164,000 9

37 NSS 299,000 9

Page 116: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

104

44 NSS 299,000 9

51 NSS 254,000 9

72 NSS 261,000 9

80 NSS 220,000 9

16 NSS 134,000 9

Ghi chú:

- NSS: ngày sau sạ

Page 117: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

105

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN CỎ DẠI

TẬP HUẤN KỸ THUẬT ĐẦU VỤ

Tập huấn kỹ thuật đầu vụ tại Q. Thốt Nốt Tập huấn kỹ thuật đầu vụ tại H. Thới Lai

Tập huấn kỹ thuật đầu vụ tại Q. Thốt Nốt Tập huấn kỹ thuật đầu vụ tại H. Vĩnh Thạnh

Page 118: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

106

LỚP TẬP HUẤN SINH HOẠT HÀNG TUẦN

Điều tra hệ sinh thái đồng ruộng

Thảo luận hệ sinh thái và các chuyên đề

Page 119: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

107

HỘI THẢO ĐẦU BỜ

Tham quan ruộng mô hình

Chia se kinh nghiệm trong hội thảo

Page 120: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

108

HỘI THẢO TRAO ĐỔI KỸ THUẬT

Page 121: XÂY DỰNG M HÌNH PHNG TRỪ CỎ DẠI TRÊN LA CAO SẢN TẠI …sokhcn.cantho.gov.vn/DesktopModules/STM/... · giúp nông dân quản lý tốt cỏ dại, giảm số lần

109

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KIỂM TRA TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN