98
1 Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀNLỜI MỞ ĐẦU 1/ Sự cần thiết chọn đề tài Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đang từng bước phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trước những cơ hội và thách thức mới, các Doanh Nghiệp Việt Nam đang tìm cách khẳng định mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước.Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và làm sao để tối đa hóa lợi nhuận thu được, nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp Doanh Nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững. Hầu hết trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tài chính và phân tích hoạt động tài chính chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Vì hoạt động tài chính là một trong những hoạt động cơ bản của các doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu việc cung ứng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Được tiến hành bình thường, đúng tiến độ và đạt hiệu quả sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động tài chính bình thường và có hiệu

“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

1

“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình

tài chính tại Công ty TNHH PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN”

LỜI MỞ ĐẦU

1/ Sự cần thiết chọn đề tài

Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đang từng bước phát triển

và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trước những cơ hội và thách thức mới, các Doanh

Nghiệp Việt Nam đang tìm cách khẳng định mình trên thị trường trong nước cũng như

thị trường ngoài nước.Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và làm sao để tối đa hóa lợi

nhuận thu được, nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp Doanh Nghiệp có thể tồn tại và

phát triển bền vững.

Hầu hết trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tài chính và phân tích hoạt

động tài chính chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý kinh doanh của

doanh nghiệp. Vì hoạt động tài chính là một trong những hoạt động cơ bản của các

doanh nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu

việc cung ứng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Được tiến hành bình thường, đúng tiến độ

và đạt hiệu quả sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động tài chính bình thường và có hiệu

quả, việc đảm bảo thanh toán cho cán bộ công nhân viên, thanh toán với khách hàng,

với ngân sách Nhà Nước... Ngược lại, việc đảm bảo bình thường các hoạt động tài

chính việc tổ chức và huy động các nguồn vốn, việc quản lý phân phối và sử dụng các

nguồn vốn sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường

và liên tục. Vậy muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần phải có một khối lượng

vốn tiền tệ nhất định gồm cả vốn cố định và vốn lưu động để duy trì và phát triển doanh

nghiệp.

Mặt khác, việc quản lý, phân phối, sử dụng lượng vốn đó như thế nào sẽ ảnh

hưởng tích cực hoặc tiêu cực, có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản

xuất, lưu chuyển hàng hoá... của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu

Page 2: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

2

của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là hướng tới lợi nhuận tối đa với chi phí thấp

nhất, những sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế luôn diễn ra quyết liệt. Do đó

các doanh nghiệp phải chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong đó

phải chủ động về hoạt động tài chính, giữ vững giá trị thực tế của các nguồn vốn mà

doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng, không phân biệt nguồn gốc hình thành, đảm

bảo đủ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phải đảm bảo tính hợp lý,

tiết kiệm, hiệu quả và hợp pháp trong việc bảo toàn và phát triển đồng vốn của doanh

nghiệp.

Qua phân tích cơ bản như trên ta thấy quản trị tài chính là một bộ phận quan

trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới

tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác

động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác

quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ

chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân

tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm

cần khắc phục. Qua đó các nhà quản lý tài chính có thể xác định được nguyên nhân gây

ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt

động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới.

Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH BỀN VỮNG AN

ĐIỀN, em đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

thông qua phân tích tình hình tài chính Công ty trong vài năm gần đây nhằm mục đích

tự nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề tài chính doanh nghiệp nói chung, phân tích

tài chính nói riêng. Vì vậy, em chọn đề tài “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài

chính tại Công ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN” làm chuyên đề thực

tập tốt nghiệp của mình nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính cũng

như đề xuất một số biện pháp khả thi giúp ban lãnh đạo có những quyết định đúng đắn

hơn khi ra quyết định.

2/ Đối tượng nghiên cứu

Việc đánh giá tài chính cũng là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông

tin như: Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện

Page 3: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

3

tại và tương lai, các khách hàng, người lao động… để họ an tâm vào đơn vị mình đang

quản lý, vào đơn vị mình đang đầu tư, giúp họ có những bước đi đúng đắn hơn. Và hơn

hết là giúp chính đơn vị đó nhận ra khả năng thực sự của mình, phát huy những điểm

mạnh vốn có, và hạn chế được những điểm yếu một cách kịp thời. Cho nên, các Doanh

Nghiệp cần có kế hoạch tài chính phù hợp từng thời điểm , thời gian và không gian

nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

3/ Phạm vi nghiên cứu

Nhằm đáp ứng một phần các yêu cầu đã nêu ở trên cần tiến hành định kỳ phân

tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thông qua các số liệu kế toán các

chỉ tiêu tài chính như: Hệ số thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất lợi nhuận, cơ cấu

vốn các nguồn vốn... mà người quản lý có thể nhận biết thực trạng tốt, xấu, nguyên

nhân của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có các biện pháp cần thiết, kịp thời để

cải tiến, tạo tiền đề cho việc tăng cường hiệu quả của sản xuất kinh doanh trong doanh

nghiệp.

Chuyên đề này em tập trung vào phân tích lĩnh vực tài chính của Công Ty

TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN, dựa vào số liệu và các kết quả phân tích

tỷ số tài chính của công ty trong 4 năm gần đây và đưa ra một số biện pháp để hoàn

thiện tình hình tài chính tại Công ty.

4/ Phương pháp nghiên cứu

Với câu hỏi, làm sao để nâng cao lợi nhuận một cách tối đa cho Doanh nghiệp,

bằng các phương pháp phân tích, đánh giá qua Báo cáo tài chính và các chỉ số tài

chính, giúp đánh giá thực tế tình hình tài chính tại Doanh Nghiệp như khả năng sinh

lời, khả năng thanh toán, khả năng sử dụng vốn, và tình hình hoạt động trong thời gian

qua có hiệu quả hay không, lợi nhuận đạt được nhiều hay không,…từ đó biết được

doanh nghiệp kinh doanh lỗ lãi ra sao, tìm ra nguyên nhân làm nguồn tài chính của

Doanh nghiệp bị sút giảm, để từ đó có những biện pháp cải thiện tình hình tài chính cho

phù hợp.

5/ Bố cục của đề tài

Page 4: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

4

Trong chuyên đề này, em sẽ đánh giá tình hình tài chính, và đưa ra một số biện

pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG AN ĐIỀN trong 4 năm đầu hoạt động 2009, 2010, 2011 và 2012. Chuyên đề

này được chia bố cục như sau:

Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính Doanh Nghiệp và phân tích báo cáo

tài chính Doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG AN ĐIỀN

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tài chính tại Công Ty TNHH

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN.

Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu làm chuyên đề em luôn nhận được sự chỉ

bảo tận tình của Thầy hướng dẫn thực tập cùng các Anh Chị trong Công ty TNHH

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN. Đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc đến các Thầy Cô trường Đại học Tài Chính-Marketing đã cho em kiến thức nền

tảng vô cùng bổ ích và đặc biệt là Thầy giáo – TS. TÔN THẤT VIÊN đã hướng dẫn,

tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề. Cuối cùng em xin

gởi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong Công ty đã nhiệt tình chia sẻ những

kinh nghiệm quý báu, thiết thực để em hoàn thành tốt chuyên đề này.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản

thân còn nhiều hạn chế, nên chuyên đề tốt nghiệp của em chắc chắn sẽ không tránh

khỏi những thiếu sót và còn mang nặng tính lý thuyết. Vì vậy em rất mong nhận được

sự bổ sung đóng góp ý kiến của các Thầy Cô cũng như các Anh Chị trong công ty để

chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Page 5: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

5

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1/ Khái quát về tài chính Doanh nghiệp

1.1.1/ Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra

đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,

doanh nghiệp cần bỏ ra một số vốn nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh

doanh của mình nhằm có được các phương tiện cần thiết, đó là sức lao động, đối tượng

lao động và tư liệu lao động. Qua quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đầu ra, doanh

nghiệp tiến hành tiêu thụ hàng hóa, lấy thu bù chi, nộp thuế cho Nhà nước, còn lại lợi

nhuận sau thuế và tiếp tục phân phối khoản lợi nhuận này. Như vậy, quá trình hoạt

động của doanh nghiệp cũng chính là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ

tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi

nhuận và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Sự phát sinh, vận động và chuyển hóa liên tục

của các dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính

và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếu nhằm tạo ra sự chuyển dịch

về giá trị.

Bên trong của quá trình tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các

quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính phản ánh bản

chất của tài chính doanh nghiệp. Đó là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà

nước; quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác; quan hệ tài chính

trong nội bộ doanh nghiệp.

Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục

tiêu gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp liên quan tới các nội dung

sau:

Thứ nhất, trong rất nhiều các quyết định đầu tư, doanh nghiệp nên lựa chọn đầu

tư vốn vào đâu, đánh giá cơ hội đầu tư và hoạch định dự toán vốn như thế nào để đem

lại lợi nhuận lớn nhất trong tương lai.

Page 6: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

6

Thứ hai, với nhu cầu vốn đầu tư đã được hoạch định đó thì doanh nghiệp nên sử

dụng nguồn tài trợ nào? Doanh nghiệp cần cân nhắc nhiều mặt: về kết cấu nguồn vốn,

ưu, nhược điểm của từng hình thức huy động vốn, chi phí sử dụng vốn… để đưa ra lựa

chọn tối ưu.

Thứ ba, tổ chức quản lý và sử dụng vốn như thế nào để đảm bảo tiết kiệm, hiệu

quả và huy động tối đa mọi nguồn lực hiện có vào hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh

nghiệp được tiến hành như thế nào, có hợp lý, vừa đảm bảo được lợi ích của người lao

động, các cổ đông vừa đáp ứng nhu cầu vốn phát triển doanh nghiệp những kỳ tiếp

theo hay không?

Thứ năm, kiểm soát, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động như thế nào để tìm

ra những điểm mạnh, điểm yếu, đưa ra dự báo, từ đó có được những quyết định kịp

thời, thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, luôn đảm bảo

doanh nghiệp trong tình trạng tài chính lành mạnh.

Thứ sáu, thực hiện kế hoạch hóa tài chính như thế nào để đảm bảo doanh

nghiệp luôn hoạt động liên tục và có hiệu quả.

Như vậy, Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện

dưới hình thức giá trị gắn liền với sự chu chuyển vốn của doanh nghiệp phát sinh trong

quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu

kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh

nghiệp; nó huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường

và liên tục; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và là công cụ

hiệu quả để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2/ Nội dung của tài chính doanh nghiệp

Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc vào việc lựa chọn

và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được

mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng

gia tăng giá trị doanh nghiệp trên cơ sở cung ứng tốt nhất sản phẩm hàng hóa cho xã

hội và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Page 7: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

7

Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp, có sức ảnh

hưởng, chi phối các quyết định quản trị khác trong toàn doanh nghiệp. Trong hoạt

động kinh doanh, các vấn đề tài chính luôn vận động liên tục, đòi hỏi các nhà quản trị

tài chính phải có năng lực quản lý nhạy bén, vững về chuyên môn để đưa ra và tổ

chức thực hiện các quyết định tài chính một cách khoa học, kịp thời và phù hợp. Như

vậy, để thực hiện tốt việc quản trị tài chính của doanh nghiệp thì cần phải xây dựng

chiến lược kinh doanh, xác định rõ mục tiêu, lộ trình thực hiện và vạch ra chính sách

tài chính doanh nghiệp. Các chuyên gia tài chính luôn phải đối mặt với các câu hỏi

xoay quanh ba loại quyết định chiến lược quan trọng:

+ Quyết định đầu tư: Doanh nghiệp nên đầu tư vào cơ hội nào, lĩnh vực nào là

phù hợp và có khả năng đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất ? Đầu tư dài hạn hay ngắn

hạn, ra bên ngoài hay bên trong doanh nghiệp ?...

+ Quyết định tài trợ: Doanh nghiệp huy động nguồn vốn nào cho quyết định

đầu tư, vốn chủ hay vốn vay, nguồn dài hạn hay ngắn hạn, cơ cấu huy động như thế

nào là hợp lý? ...

+ Quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của doanh

nghiệp được chia như thế nào, tỷ lệ phân chia lãi, tỷ lệ giữ lại tái đầu tư là bao nhiêu

%?

Để thực hiện được mục tiêu cuối cùng là gia tăng giá trị doanh nghiệp thì các

nhà quản trị tài chính sau khi đề ra mục tiêu dài hạn cần phải xác định được những

công việc cụ thể, thực hiện các mục tiêu trong ngắn hạn. Chỉ khi dựa trên cơ sở phân

tích, đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp thì mới đưa ra được các quyết định tài

chính phù hợp, khả thi và hiệu quả.

Tài chính doanh nghiệp có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của

doanh nghiệp; điều đó được thể hiện qua những điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn

và dài hạn cho các hoạt động thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển của doanh

nghiệp. Tài chính doanh nghiệp giúp xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết

trong từng thời kỳ và tìm nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh. Các

nhà quản trị sẽ cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương án huy động vốn có chi phí

Page 8: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

8

thấp, thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra

bình thường và liên tục.

Thứ hai, Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả.

Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn

dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án, từ

đó giúp lựa chọn dự án tối ưu. Việc huy động vốn kịp thời và phương pháp huy động

vốn thích hợp giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi

nhuận. Đồng thời, huy động tối đa số vốn hiện có giúp doanh nghiệp tránh được thiệt

hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm số vốn vay, giảm tiền lãi phải trả, góp

phần tăng lợi nhuận.

Thứ ba, Kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu

tài chính, các báo cáo tài chính, các nhà quản trị có thể đánh giá tổng quát và kiểm soát

các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện những tồn tại và đưa ra các quyết

định điều chỉnh thích hợp.

Tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động của

doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần sử dụng tốt công cụ quan trọng này

để đưa ra được những kết quả phân tích đúng đắn và các quyết định phù hợp nhằm đạt

được mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

1.1.3/ Các quan hệ tài chính Doanh nghiệp

+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi

doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào

doanh nghiệp.

+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Mối quan hệ này được

thể hiện khi doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư. Các

hoạt động cụ thể như: vay ngắn hạn, phát hành chứng khoán, đầu tư chứng khoán…

+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác: Trong quá trình hoạt động

kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải tham gia vào các thị trường hàng hóa, lao

động, vật tư, bất động sản… và doanh nghiệp sẽ phải làm sao để hoạch định ngân sách

đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị sao cho thỏa mãn nhu cầu thị trường.

Page 9: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

9

+ Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là vấn đề giữa các bộ phận sản xuất

kinh doanh, giữa cổ đông với người quản lý, cổ đông với chủ nợ, quyền sử dụng vốn

và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ thể hiện qua: Chính sách cổ tức, chính sách đầu

tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí..

Tổng quát hơn, tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ về mặt giá trị được

biểu hiện bằng tiền trong lòng một doanh nghiệp và giữa nó với các chủ thể có liên

quan ở bên ngoài mà trên cơ sở đó giá trị của doanh nghiệp được tạo lập. Giá trị của

doanh nghiệp là sự hữu ích của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu và xã hội. Các hoạt

động của doanh nghiệp làm tăng giá trị của nó:

Tìm kiếm, lựa chọn cơ hội kinh doanh và tổ chức huy động vốn.

Quản lý chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, hạch toán chi phí và lợi

nhuận.

Tổ chức phân phối lợi nhuận cho các chủ thể liên quan và tái đầu tư.

1.2/ Sự cần thiết khách quan của việc phân tích báo cáo tài chính

1.2.1/ Khái niệm

+ Phân tích tài chính là việc nghiên cứu, đánh giá toàn bộ thực trạng tình hình

tài chính của công ty, phát hiện các nguyên nhân tác động đến đối tượng phân tích, đề

xuất đưa ra giải pháp khắc phục hay hoạch định chiến lược tài chính cho công ty trong

tương lai nhằm đạt đến mục tiêu tối đa hóa giá trị của công ty để đạt đến tối đa hóa thu

nhập của chủ sở hữu và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

+ Phân tích tài chính là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính của

Doanh Nghiệp ở thời điểm hiện hành và quá khứ, phát hiện điểm mạnh- điểm yếu

nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro và tiềm năng của doanh nghiệp trong tương

lai.

+ Phân tích tài chính là việc sử dụng các phương pháp, các công cụ phân tích

cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác liên quan đến tình hình tài

chính của Doanh Nghiệp.

+ Như vậy, Phân tích tình hình tài chính là một công cụ hết sức quan trọng, nhất

là đối với người quản lý Doanh Nghiệp. Dựa vào kết quả phân tích, một phần đã giúp

cho nhà quản trị đánh giá được hiệu quả hoạt động của Doanh Nghiệp mình trong thời

Page 10: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

10

gian qua và góp phần cho việc đưa ra các quyết định tài chính đánh giá Doanh Nghiệp

một cách chính xác, đó là:

. Báo cáo tài chính: là một trong những tài liệu kế toán chủ yếu và quan trọng

của Doanh Nghiệp, là kết quả công tác kế toán và là nguồn thông tin quan trọng của

các nhà quản lý. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế- tài

chính, giúp cho việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích

thực trạng tài chính của Doanh Nghiệp trong một kỳ nhất định.

. Hệ thống thông tin trong đánh giá báo cáo tài chính là những căn cứ quan

trọng trong việc đánh giá, phát hiện những khả năng tiềm tàng kinh tế, giúp dự toán

tình hình hoạt động sản xuất, cũng như xu hướng phát triển trong tương lai. Các thông

tin đó phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

+ Trung thực và hợp lý.

+ Khách quan.

+ Đầy đủ.

+ Kịp thời.

+ Dễ hiểu.

+ Có thể so sánh được.

. Quy trình lập một Báo Cáo Tài Chính:

: ghi hằng ngày

Chứng từ gốc

Sổ (thẻ) kế toán chi tiếtSổ quỹ Máy tính xử lý

Chứng từ ghi sổ

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Bảng tổ hợpSổ cái

Bảng cân đối số

Báo Cáo Tài Chính

Page 11: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

11

: ghi cuối tháng

: quan hệ đối chiếu

Hình 1.1: Sơ đồ lập Báo Cáo Tài Chính

(nguồn phòng kế toán Công ty)

. Yêu cầu lập Báo Cáo Tài Chính:

+ Lập Báo Cáo Tài Chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán để tổng

hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của Doanh Nghiệp.

+ Lập cuối kỳ kế toán năm, trường hợp pháp luật quy định kỳ kế toán khác thì

Doanh Nghiệp phải lập theo.

+ Lập Báo Cáo Tài Chính dựa vào số liệu sau khi khóa sổ kỳ kế toán.

+ Lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán,

nếu khác thì phải thuyết minh rõ lý do.

+ Lập Báo Cáo Tổng Hợp Hay Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất dựa trên Báo Cáo

Tài Chính.

+ Báo cáo phải được người lập, kế toán trưởng hay người đại diện theo pháp

luật của đơn vị kế toán ký.

+ Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của

báo cáo.

1.2.2/ Nhiệm vụ của việc phân tích báo cáo tài chính

+ Đánh giá chính xác, cụ thể kết quả của việc Sản Xuất Kinh Doanh.

+ Xác định các nguyên nhân và mức độ tác động của từng nguyên nhân ảnh

hưởng tới đối tượng phân tích.

+ Đề xuất các biện pháp cần thiết để cải tiến công tác Kinh Doanh và quản lý

nhằm nâng cao hiệu quả Kinh Doanh cho Doanh Nghiệp.

1.2.3/ Mục tiêu của việc phân tích báo cáo tài chính

+ Dựa vào Báo Cáo Tài Chính mà Doanh Nghiệp đã lập báo cáo đánh giá tình

hình tài chính của doanh nghiệp mình (thường Báo Cáo được lập theo từng Qúy hay

một năm một lần vào ngày 31/12 mỗi năm), nhà đầu tư có thể nhận biết được khả năng

sinh lời của Doanh Nghiệp, rủi ro cũng như tiềm năng mà Doanh Nghiệp đã và đang

gặp phải, nhà đầu tư sẽ có quyết định nên đầu tư vào Doanh Nghiệp hay không.

Page 12: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

12

+ Đánh giá kết quả hoạt động Kinh Doanh và việc thực hiện các hoạt động tài

chính của Doanh Nghiệp, từ đó tạo cơ sở đưa ra quyết định thích hợp về quản lý tài

chính nói riêng và quản lý Doanh Nghiệp nói chung, có thể xác định các tiềm năng

phát triển của Doanh Nghiệp, các điểm mạnh cần phát huy, và các điểm yếu cần khắc

phục, cải thiện.

+ Nhà đầu tư cũng quan tâm đến việc tính tóan giá trị của Doanh Nghiệp như

việc nắm được thông tin về tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức của cổ phần, giá

trị tăng thêm vốn đầu tư và tình hình hoạt động sản xuất Kinh Doanh của Doanh

Nghiệp trong suốt thời gian hoạt động.

1.2.4/ Đối tượng của phân tích tài chính

+ Tài chính Doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị

gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Doanh nghiệp trong quá trình

kinh doanh. Về hình thức, tài chính Doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển

hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các

quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của Doanh nghiệp.

+ Quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính trong tiến trình

phân phối để tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của Doanh

nghiệp diễn ra như thế nào, kết quả kinh tế tài chính của sự vận động và chuyển hóa ra

sao, có phù hợp với mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm đến tài chính

của Doanh nghiệp là đối tượng nghiên cứu cụ thể của phân tích tài chính Doanh

nghiệp.

+ Kết quả kinh tế tài chính thuộc đối tượng nghiên cứu của phân tích tài chính

Doanh nghiệp, có thể là kết quả của từng khâu, từng bộ phận, từng quan hệ kinh tế,

từng quyết định kinh tế như mua vào, bán ra, bộ phận A,B..; quan hệ kinh tế nội sinh,

ngoại sinh, quyết định sử dụng vốn chủ sỡ hữu, vốn vay… cũng có thể là kết quả tổng

hợp của cả quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính Doanh nghiệp.

Thông thương mọi hoạt động kinh tế của mọi đối tượng đều có mục tiêu, kế hoạch cụ

thể. Vì vậy phân tích tài chính Doanh nghiệp hướng vào việc kết quả thực hiện các

mục tiêu, kế hoạch đặt ra là kết quả đã đạt được ở các kỳ trước đồng thời xác định kết

quả có đạt được trong tương lai hay không.

1.2.5/ Thông tin sử dụng trong phân tích báo cáo tình hình tài chính

Page 13: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

13

+ Thông tin bên trong: thông tin kế toán trong nội bộ Doanh Nghiệp là nguồn

thông tin quan trọng nhất phản ánh toàn bộ tình hình tài chính của Doanh Nghiệp.

+ Thông tin kế toán thông qua các số liệu để phân tích từ: Bảng Cân Đối Kế

Toán, bảng Báo Cáo Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh, bảng Báo Cáo Lưu Chuyển

Tiền Tệ, bảng Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính...

+ Thông tin bên ngoài: các thông tin liên quan đến ngành nghề mà Doanh

Nghiệp mình Kinh Doanh,vấn đề liên quan đến tài chính, chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ

giá hối đoái. Và luôn cập nhật thông tin mới nhất từ thị trường tài chính.

1.2.6/ Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính

+ Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh

doanh. Doanh Nghiệp có thành công hay không thể hiện qua tình hình tài chính của

Doanh Nghiệp đó.

+ Các Báo Cáo Tài Chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của

Doanh Nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế.

1.2.7/ Sự cần thiết khách quan của việc phân tích báo cáo tài chính

+ Tạo ra những chu kỳ điều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn

đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi

ro trong Doanh nghiệp…

+ Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình

hình thực tế của Doanh nghiệp như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi

nhuận…

+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính.

+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát trong

hoạt động của Doanh nghiệp.

+ Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để

xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một Doanh nghiệp,

tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra

những quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh

nghiệp.

1.3/ Nội dung phân tích báo cáo tài chính

1.3.1/ Khái quát Phân tích báo cáo tài chính

Page 14: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

14

Về nguyên tắc, khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính của công ty, để dễ

dàng tiếp cận và ứng dụng, nên phân loại các tỷ số tài chính, dựa vào cách thức sử

dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính chia thành 3 loại: tỷ số tài chính xác định từ

bảng cân đối kế toán, tỷ số tài chính từ báo các kết quả hoạt động kinh doanh, và tỷ số

tài chính từ báo cáo lưu chyển tiền tệ.

Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính chia thành các tỷ số thanh

khoản, tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả nợ và lãi vay, tỷ số hiệu quả hoạt động, tỷ số

khả năng sinh lợi, các tỷ số tăng trưởng. Khi đã nắm bắt được tất cả các loại tỷ số sử

dụng trong phân tích tài chính, cũng như các công cụ phân tích, cần nắm vững các

bước tiến hành phân tích báo cáo tài chính, gồm 10 bước như sau:

Bước 1: Đọc và hiểu báo cáo tài chính, nghĩa là hiểu các chỉ tiêu đã được trình

bày trên báo cáo tài chính, hiểu rõ các khoản mục trên báo cáo tài chính được hình

thành như thế nào? Việc phản ánh của kế toán có tuân thủ theo các nguyên tắc và

chuẩn mực kế toán hay không?

Bước 2: Vận dụng kĩ thuật so sánh tuyệt đối và tương đối nhằm đánh giá và đưa

ra nhận xét tổng thể về tình hình tài chính của công ty.

Bước 3: Xác định đúng công thức đo lường theo chỉ tiêu cần phân tích trên báo

cáo tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được tình hình tài chính cùa công ty.Bước 4: Xác

định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lấp vào công thức tính toán các chỉ tiêu

đã chọn.

Bước 5: Gỉai thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán, vận dụng tình hình thực tế

của công ty để có phần nhận xét và đánh giá phù hợp với tình hình sức khỏe tài chính

của công ty.

Bước 6: Đánh giá tỷ số vừa tính toán, đem ra so sánh giữa các kì hoặc bình

quân ngành để đưa ra nhận định và đánh giá thực tế tình hính tài chính của công ty.

Bước 7: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của công ty.

Bước 8: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số tài chính của công ty, xem

xét các yếu tố chiếm tỷ trọng cao thấp, làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công

ty.

Bước 9: Đưa ra các khuyến nghị để khắc phục hoặc củng cố các tỷ số tài chính

trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tác động trực tiếp đến tỷ số

tài chính.

Page 15: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

15

Bước 10: Viết báo cáo tổng hợp sau khi hoàn thành việc phân tích, chỉ ra được

các biến động và ý nghĩa từng tỷ số thay đổi đó.

1.3.2/ Thực hiện Phân tích báo cáo tài chính (Phân tích cơ bản)

Phân tích báo cáo tài chính là việc làm quan trọng đối với các nhà đầu tư, mục

đích phân tích các báo cáo tài chính là nhằm đánh giá:

+ Khả năng sinh lợi của tổ chức phát hành. Khả năng sinh lợi của đồng vốn chủ

sở hữu thường được quan tâm rất nhiều, nhất là những công ty phát hành cổ phiếu, bởi

vì các nhà đầu tư kỳ vọng khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trong tương lai sẽ đưa

ra quyết định đầu tư cổ phần vốn được mua bán trên thị trường chứng khoán.

+ Khả năng thanh toán nợ dài hạn. Đánh giá tình hình tài chính của công ty, đòn

bẩy tài chính nhằm đánh giá những nổ lực của những nhà quản trị khi đưa ra quyết

định tăng thêm vốn hay tăng nợ phải trả thông qua phát hành cổ phiếu hay trái phiếu.

+ Khả năng thanh toán, tức khả năng chi trả các khoản nợ đặc biệt nợ ngắn hạn.

Khả năng chiếm dụng vốn của công ty càng cao chứng tỏ công ty có uy tín trong

thương trường, khả năng tài chính cao.

+ Tiềm năng phát triển trong tương lai. Kỳ vọng lãi ròng trên vốn chủ sở hữu

gia tăng, đây là tỷ số cần thiết mà các nhà đầu tư quan tâm để mong muốn hiệu quả

kinh doanh của công ty trong tương lai.

1.3.3/ Thực hiện phân tích báo cáo tài chính

1.3.3.1/ Phân tích tài sản hoạt động và vốn hoạt động

= - Tổng nợ ngắn hạn không

chịu lãi

Tổng tài sản lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Vốn lưu động hoạt động thuần

= - Tài sản cố định thuần

Vốn lưu động hoạt động

thuần

Tổng vốn hoạt động

Page 16: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

16

+ Tài sản ngắn hạn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty. Phân tích biến động tài sản ngắn hạn nhằm xem xét việc sử dụng

vốn hoạt động thế nào, sữ biến động của tài sản ngắn hạn có đảm bảo cho việc dự trữ

tài sản cho việc sản xuất hay không? Từ đó tìm ra nguyên nhân và nhà quản trị có

hướng giải quyết cụ thể cho các khoản mục: vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản

phải thu, hàng tồn kho.

+ Tài sản dài hạn là yếu tố quan trọng và quyết định chiến lược kinh doanh của

công ty trong dài hạn. Do vậy khi có sự gia tăng hoặc giảm đi, cần xem xét quy mô sản

xuất kinh doanh và đầu tư của công ty, cơ sở vật chất, các khoản đầu tư dài hạn, đầu tư

tài chính…

+ Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản. Phân tích kết cấu nguồn

vốn là đánh giá biến động của các loại nguồn vốn nhằm thấy được tình hình huy động,

sử dụng vốn. Đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, cũng như tính tự chủ của

doanh nghiệp trong sản xuất kinhdoanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp đương

đầu. Phân tích được thể hiện qua các khoản mục nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu,

cho thấy mức độ tự chủ của công ty về vốn, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với nguồn

vốn tổng.

1.3.3.2/ Phân tích biến động của dòng tiền

+ Phân tích biến động qua các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ

hoạt động đầu tư, và dòng tiền từ hoạt động tài chính, để thấy được khả năng tạo tiền

= - Khấu haoEBIT (1-thuế suất)

= - Đầu tư vào vốn hoạt động

Dòng tiền hoạt động

Dòng tiền tự do

Dòng tiền hoạt động

Page 17: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

17

của công ty chủ yếu từ hoạt động kinh doanh và việc sử dụng tiền hiệu quả như thế

nào khi công ty thực hiện các chính sách đầu tư.

1.3.3.3/ Các tài liệu được sử dụng trong phân tích tài chính tại Doanh Nghiệp:

Phân tích tài chính dựa vào cáo báo cáo tài chính, các báo này do kế toán tài

chính soạn thảo vào mỗi kỳ kế toán theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài

Chính.

+ Bảng Cân đối kế toán:

. Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ

giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của Doanh Nghiệp tại một thời

điểm nhất định.

. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá kết quả tình hình tài

chính của Doanh Nghiệp.

. Nội dung kết cấu:

Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản của Doanh Nghiệp bằng thước

đo tiền tệ tại một thời điểm nhất định theo 2 mặt là kết cấu tài sản và nguồn hình

thành. Do vậy, để phản ánh được 2 mặt này thì bảng cân đối kế toán phải được xây

dựng kết cấu gồm 2 phần:

+ Phần bên trái hoặc phần bên trên dùng phản ánh kết cấu tài sản hay còn gọi là

phần tài sản.

+ Phần bên phải hay bên dưới dùng phản ánh nguồn hình thành của tài sản hay

còn gọi là nguồn vốn.

. Phần tài sản: phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của Doanh Nghiệp tại thời điểm

báo cáo theo kết cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh

của Doanh Nghiệp. Phần tài sản được chia làm 2 phần:

+ Tài sản ngắn hạn : Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn.

+ Tài sản dài hạn : Tài sản cố định và Đầu tư dài hạn.

. Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của Doanh

Nghiệp tại thời điểm báo cáo. Thể hiện trách nhiệm pháp lý của Doanh Nghiệp đối với

tài sản đang quản lý và sử dụng. Phần nguồn vốn cũng được chia 2 phần:

+ Nợ phải trả.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu.

Page 18: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

18

. Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột: mã số, số

đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm).

. Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán là căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp,

chi tiết và căn cứ vào bảng cân đối kế toán kỳ trước.

. Trong bảng cân đối kế toán, tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.

+ Bảng Kết quả hoạt động Kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh

tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của Doanh Nghiệp, chi

tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác.

Bảng Kết quả hoạt động Kinh doanh gồm 3 phần:

+ Phần I: Lãi - Lỗ

. Doanh thu: doanh thu bán sản phẩm hàng hóa trong kỳ báo cáo.

. Các khoản giảm trừ: các khoản làm giảm doanh thu như chiết khấu, giảm giá,

giá trị hàng hóa bị trả lại, các khoản thuế tính trừ vào doanh thu( thuế tiêu thụ đặc biệt,

thuế xuất khẩu).

. Doanh thu thuần: doanh thu bán hàng đã trừ các khoản giảm trừ.

. Giá vốn hàng bán: phản ánh giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm.

. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh phần còn lại sau khi

lấy doanh thu thuần BH & CCDV trừ đi giá vốn hàng bán.

. Doanh thu hoạt động tài chính: chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu thuần từ

hoạt động tài chính. Theo chế độ hiện hành, các khoản được tính vào doanh thu hoạt

động tài chính bao gồm: tiền lãi (lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả

góp, lãi do bán ngoại tệ…); cổ tức được hưởng; lãi chuyển nhượng vốn…và trong quá

trình ghi nhận phải loại trừ các khoản giảm doanh thu thuộc hoạt động tài chính

(doanh thu hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, thuế GTGT

tính theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu).

. Chi phí tài chính: phản ánh các chi phí hoạt động tài chính thực tế phát sinh

trong kỳ bao gồm toàn bộ các khoản chi phí và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động

đầu tư tài chính; chi phí đi vay và chi phí cho vay; chi phí góp vốn liên doanh liên kết,

lỗ bán ngoại tệ.

Trong đó: Chi phí lãi vay: lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong

kỳ.

Page 19: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

19

. Chi phí bán hàng : phản ánh tổng chi phí bán hàng trừ vào kết quả tiêu thụ

trong kỳ.thuộc chi phí bán hàng bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu,

bao bì đóng gói, chi phí khấu hao TSCĐ…; loại trừ các khoản thu hồi ghi giản chi phí

bán hàng.

. Chi phí quản lí doanh nghiệp: chi phí quản lý phân bổ số hàng hóa, thành

phẩm đã bán.

. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp.

+ Phần II: Từ các hoạt động khác

. Thu nhập khác: phản ánh số thu thập thuần từ các hoạt động khác phát sinh

trong kỳ.

. Chi phí khác: phản ánh tổng số chi phí khác thực tế phát sinh trong kỳ.

. Lợi nhuận khác: phản ánh tổng số lợi nhuận hay lỗ thuần phát sinh từ hoạt

động khác trong kỳ báo cáo.

+ Phần III: Thuế

. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: là chỉ tiêu phản ánh tổng số lợi nhuận do

kế toán ghi nhận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và

hoạt động khác mà doanh nghiệp ghi nhận trước khi nộp thuế TNDN.

. Chi phí thuế TNDN hiện hành: số thuế TNDN phải nộp trong kỳ báo cáo.

. Chi phí thuế TNDN hoãn lại: chi phí thuế TNDN phát sinh trong kỳ báo cáo.

. Lợi nhuận sau thuế TNDN: phần lãi sau khi đã trừ các khoản thuế.

+ Căn cứ vào các số liệu và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên

báo cáo, có thể biết được một cách khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của

Doanh nghiệp trong năm tài chính.

+ Bảng Lưu chuyển Tiền tệ:

. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Báo cáo tài chính Tổng hợp phản ánh việc hình

thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ của Doanh Nghiệp. Báo cáo lưu

chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về các dòng tiền lưu chuyển giúp cho các đối tượng

sử dụng có thể phân tích rõ tình hình tài chính của Doanh Nghiệp.

. Nội dung kết cấu:

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: phản ánh chênh lệch giữa tổng số

tiền thu vào so với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.

Page 20: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

20

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền

thu vào so với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo.

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền

thu vào so với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.

+ Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: phản ánh chênh lệch thu chi từ 3 hoạt

động(kinh doanh, tài chính, đầu tư).

+ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ.

+ Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính:

. Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính là Báo cáo tài chính tổng hợp dùng để mô

tả hoặc phân tích chi tiết các thông tin đã trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cũng như các thông tin

cần thiết khác.

. Nội dung kết cấu:

+ Đặc điểm hoạt động

. Hình thức sở hữu vốn.

. Lĩnh vực kinh doanh.

. Ngành nghề kinh doanh

+ Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng

. Kỳ kế toán năm.

. Đơn vị tiền tệ được sử dụng.

+ Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng.

+ Các chính sách kế toán áp dụng.

+ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán.

+ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng kết quả hoạt động

kinh doanh.

+ Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền

tệ.

+ Thông tin khác.

+ Các tài liệu khác

. Các tài liệu khác như: các kế hoạch tài chính của Doanh Nghiệp trong kỳ phân

tích, các tài liệu kế toán chi tiết có liên quan,các thông tin bên ngoài có liên quan tới

Doanh Nghiệp…

Page 21: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

21

1.3.3.4/ Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính

+ Phương pháp so sánh:

- Phương pháp này được coi là phương pháp phân tích kỹ thuật cơ bản nhất

dùng để phân tích báo cáo tài chính. Các chỉ tiêu kinh tế hình thành trong cùng một

khoản thời gian như nhau và phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán,

các chỉ tiêu muốn so sánh thì phải quy đổi về cùng quy mô hoạt động và điều kiện

kinh doanh như nhau.

- Phương pháp này có thể theo dõi tình hình tài chính của Doanh Nghiệp trong

một năm hay nhiều năm và có thể sử dụng xen kẽ với các phương pháp khác.

+ Phương pháp tỷ số:

. Là phương pháp quan trọng, có thể xác định rõ cơ sở những mối quan hệ kết

cấu và xu thế quan trọng về tình hình tài chính. Các tỷ số là những công cụ chính để

đánh giá.

+ Phương pháp cân đối:

Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu

tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên lý của sự cân bằng về lượng giữa hai mặt

các yếu tố và quá trình kinh doanh, người ta có thể xây dựng phương pháp phân tích

mà trong đó, các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới

dạng tổng số hoặc hiệu số.

Phương pháp này nhằm xác định được các nhân tố có liên quan đến chỉ tiêu

phân tích.

+ Phương pháp thay thế:

Là việc tiến hành thay thế từng nhân tố theo một chỉ tiêu nhất định. Nhân tố nào

được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó tới các chỉ tiêu phân

tích.

1.3.3.5/ Phân tích các tỷ số tài chính:

+ Phân tích khả năng thanh toán:

. Phân tích khả năng thanh toán nhanh: (QR):

Thể hiện tính thanh khoản của Doanh Nghiệp. Tỷ số này càng thấp chứng tỏ

khả năng trả nợ nhanh của Doanh Nghiệp không cao và có thể làm ảnh hưởng đến sản

xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp. QR càng cao càng tốt.

Page 22: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

22

Công thức:

. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời: (CR):

Thể hiện tính thanh khoản của Doanh Nghiệp. Tỷ số cho thấy 1 đồng nợ ngắn

hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng Tài Sản Lưu Động.

Công thức:

+ Phân tích các tỷ số quản lý tài sản:

. Vòng quay hàng tồn kho: (VTK):

Đo lường tốc độ luân chuyển hàng tồn kho (dự trữ) trong một năm của Doanh

Nghiệp là nhanh hay chậm. Vòng quay lớn cho thấy tốc độ bán hàng của Doanh

Nghiệp nhanh, ít có tồn kho và ngược lại. VTK lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mục tiêu

của Doanh Nghiệp đề ra.

Công thức:

+ Ngày thu tiền bình quân: (DSO):

Cho thấy việc thu tiền nhanh hay chậm khi sử dụng phương thức bán hàng tín

dụng của Doanh Nghiệp. Trung bình công ty cần bao nhiêu thời gian phải đợi từ lúc

bán hàng đến lúc thu được tiền.

TSLĐ – HTK

QR = x 100

Nợ ngắn hạn

TSLĐ

CR = x 100

Nợ ngắn hạn

GVHB

Vtk = x 100

HTKBQ

Page 23: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

23

Công thức:

+ Vòng quay tài sản ngắn hạn:

Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói chung, bao gồm tiền và các

khoản tương đương.

Công thức:

+ Vòng quay tài sản dài hạn:

Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn nói chung, chủ yếu quan tâm đến tài

sản cố định như máy móc thiết bị. Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của riêng tài sản

dài hạn.

Công thức:

+ Vòng quay tổng tài sản:

Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt ngắn hạn hay dài

hạn, đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, nhằm giúp nhà quản trị nhìn thấy

được hiệu quả đầu tư của công ty.

Phải thu của khách hàng x 365

DSO =

Doanh thu bình quân ngày

Doanh Thu

VTSNH =

Giá trị tài sản ngắn hạn

Doanh Thu

VTSDH =

Giá trị tài sản dài hạn

Page 24: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

24

Công thức:

+ Phân tích tỷ số quản trị nợ:

. Tỷ số nợ trên tổng tài sản: (D/A)

Đo lường mức độ trả nợ của Doanh Nghiệp, một trăm đồng vốn thì có bao

nhiêu đồng nợ. Tỷ số này càng thấp thì rủi ro của Doanh Nghiệp càng thấp (càng thấp

càng tốt).

Công thức:

. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu:(D/E):

Cho thấy tỷ lệ vốn vay dài hạn so với chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh

doanh, đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong mối tương quan với mức độ sử

dụng vốn chủ sở hữu.

Công thức:

. Tỷ số khả năng trả lãi:

Phản ánh khả năng trang trải lãi vay của công ty từ lợi nhuận sản xuất hoạt

động kinh doanh, cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của công ty,

đánh giá xem công ty có khả năng trả lãi vay hay không.

Doanh Thu

VTS =

Giá trị tổng tài sản

Tổng nợ

Tỷ số =

Tổng tài sản

Nợ phải trả

D/E =

Vốn CSH

Page 25: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

25

Công thức:

. Tỷ số khả năng trả nợ:

Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để

trả nợ của công ty, mục tiêu chính của việc phân tích nợ dài hạn là chỉ ra công ty có

phá sản hay không?

Công thức:

+ Phân tích khả năng sinh lời:

. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:

Tỷ số đo lường lượng lãi ròng có trong một đồng doanh thu thu được. Lãi ròng

thu được sẽ phụ thuộc vào doanh thu, và cho thấy các chi phí liên quan đến doanh thu.

Công thức:

. Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản:

Tỷ số nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của công ty, chưa kể đến ảnh

hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính của công ty.

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Tỷ số =

Chi phí lãi vay

GVHB + Chi phí khấu hao + EBIT

Tỷ số =

Nợ gốc + Chi phí lãi vay

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ số = x 100

Doanh thu

Page 26: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

26

Công thức:

. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản: (ROA):

Đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản của Doanh Nghiệp. Tỷ suất này

thể hiện 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lãi ròng. ROA càng cao càng

tốt.

Công thức :

. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:(ROE):

Đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Doanh Nghiệp để tạo ra thu

nhập và lãi cho các cổ đông. Tỷ suất này đo lường thu nhập trên 1 đồng vốn chủ sở

hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh

Công thức:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Tỷ số = x 100

Bình quân tổng tài sản

Lợi nhuận trước thuế

ROA = x 100

Vốn bình quân

Lợi nhuận trước thuế

ROE = x 100

Vốn CSH BQ

Page 27: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

27

+ Phân tích giá trị thị trường:

. Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận trên cổ phần:

Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do

Doanh Nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một

cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ.

Công thức:

+ Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E), là tỷ số tài chính dùng để đánh

giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán)

và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho

một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

+ Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng

cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp. Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu

của công ty trong vòng một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động

của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuống thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể

thay đổi bất thường giữa các năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào

duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong

nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành

hay trong cùng nền kinh tế.

+ Tỷ số giá thị trường và giá trị sổ sách:

. Tỷ số M/B được xây dựng trên cơ sở so sánh giá trị thị trường và giá trị sổ sách cổ

phiếu. Phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty

Công thức :

Giá thị trường một cổ phiếu

P/E = x 100

Thu nhập bình quân trên một cổ phần

Giá thị trương một cổ phiếu

M/B = x 100

Giá sổ sách một cổ phiếu

Page 28: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

28

Chương 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN

2.1/ Giới thiệu tổng quan về Công ty

2.1.1/ Giới thiệu sơ nét về đơn vị

Tên gọi: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN, có

Giám đốc/Đại diện pháp luật: TRẦN VĂN ĐIỀN, với Giấy phép kinh doanh:

0310363324, Mã số thuế: 0310363324, Hoạt động chính: Hoạt động thiết kế

chuyên dụng.

STT Tên NgànhMã

Ngành

Ngành

Chính

1 Hoạt động thiết kế chuyên dụng 7410 Y

2 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 4669 N

3Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong

các cửa hàng chuyên doanh4771 N

4 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình 4649 N

5 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép 4641 N

6 Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) 1322 N

7 Sản xuất thảm, chăn đệm 1323 N

Page 29: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

29

STT Tên NgànhMã

Ngành

Ngành

Chính

8 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) 1410 N

9 Đại lý, môi giới, đấu giá 4610 N

2.1.2/ Nhiệm vụ và chức năng

2.1.2.1/ Nhiệm vụ

+ Nhiệm vụ chung của công ty là làm sao để Doanh Nghiệp có thể ngày càng

phát triển và đứng vững trên thị trường, làm cách nào để tất cả các sản phẩm của công

ty ngày một phát triển hơn dưới hình thức mẫu mã phong phú, đặc biệt là có chất

lượng ngang hàng với thế giới.

+ Trực tiếp kí kết hợp đồng thương mại và gia công với khách hàng, xuất khẩu

trực tiếp sản phẩm của công ty, nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất. Đảm bảo vốn

kinh doanh trong quá trình kinh doanh và thực hiện đầy đủ trách nhiệm với Nhà Nước.

Thực hiện phân phối theo lao động, chế độ lương bổng, bảo hiểm, phúc lợi xã hội,

chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân viên.

+ Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng kí kinh doanh

và kinh doanh ngành nghề đã đăng kí.

+ Công ty phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và chịu trách nhiệm trước

pháp luật về sản phẩm mà công ty đã sản xuất ra.

+ Công ty phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, có kế hoạch sản xuất

kinh doanh phù hợp với chiến lược Nhà Nước giao cho và phù hợp với nhu cầu thị

trường.

+ Công ty thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kì theo quy định của Nhà

Nước và báo cáo thất thường theo yêu cầu của đại diện cổ đông.

+ Công ty chịu sự kiểm tra của đại diện cổ đông và tuân thủ các quy định về

thanh tra của cơ quan tài chính.

Page 30: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

30

+ Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng các chế độ và các quy định về quản lý

vốn, tài sản, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và chế độ khai thác do Nhà Nước

quy định.

+ Công ty có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản ngân sách Nhà Nước theo pháp

luật quy định.

+ Công ty phải thực hiện theo quy định của Nhà Nước về vấn đề tài nguyên và

môi trường.

2.1.2.2/ Chức năng

+ Công ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN là đơn vị sản xuất và

thương mại các loại hàng may mặc, cung ứng nhu cầu thị trường nhằm tìm kiếm lợi

nhuận.

+ Công ty bán ra thị trường trong nước và thị trường quốc tế những sản phẩm tự

sản xuất, đổi lại, công ty sẽ thu được tiền và các hình thức thanh toán từ các khách

hàng. Công ty phân phối hợp lí thành quả nhằm tạo ra động lực phát triển sản xuất,

đảm bảo cân bằng xã hội.

+ Công ty hoạt động theo nguyên tắc tập trung, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có

con dấu riêng để giao dịch, mở tài khoản Ngân Hàng theo quy định của Nhà Nước.

. Về nhập khẩu: công ty nhập các nguyên, phụ liệu, vật tư, thiết bị phụ tùng để

phục vụ sản xuất, xuất khẩu và gia công theo đơn đặt hàng.

.Về xuất khẩu: công ty xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu các loại sản

phẩm may mặc.

Page 31: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

31

2.1.3/ Cơ cấu tổ chức tại đơn vị

2.1.3.1/ Sơ đồ bộ máy tổ chức

+ Nhiệm vụ và chức năng của Ban Lãnh Đạo

Hình 2.1.Sơ đồ tổ chức của công ty

(nguồn phòng tổ chức hành chính)

Giám Đốc

Phòng

Tài Chính - Kế Toán

Phòng

Marketing

Phòng

TC – HC

Phòng

KTCN

Phòng kế hoạch XNK

XN may

Phòng

Kinh doanh

Phòng

Kĩ thuật

Page 32: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

32

. Chỉ đạo đôn đốc cho Cán Bộ Công Nhân Viên hoạt động sản xuất kinh doanh

theo hướng mọi nguồn lực tập trung thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

. Đảm bảo thông tin cần thiết cho các thành viên có thẩm quyền trong công ty.

. Thúc đẩy mọi người trong công ty nhận thức được nhu cầu của khách hàng.

. Mỗi khâu, mỗi bộ phận duy trì thông tin liên lạc với nhau để quy trình sản

xuất cũng như quy trình quản lý được đảm bảo liên tục.

. Tuân theo hệ thống trao đổi thông tin của công ty từ Ban Lãnh Đạo xuống các

phòng ban, xí nghiệp.

. Đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác.

+ Nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban

Giám Đốc: là người điều hành cao nhất của công ty, đứng đầu trong hệ thống

Ban Lãnh Đạo, trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tổng Giám Đốc chỉ giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược, định hướng phát triển

lâu dài trong sản xuất kinh doanh. Và còn là người chịu trách nhiệm trước Hội Đồng

Quản Trị và các Cổ Đông, trước pháp luật về hững sai phạm nghiệp vụ gây tổn thất

cho công ty. Đặc trách cán bộ nhân sự, đối ngoại, chỉ đạo phòng tổ chức hành chính,

phòng kỹ thuật.

Phòng Tài Chính Kế Toán: tổ chúc hướng dẫn kiểm tra các nghiệp vụ kế toán

thống kê tại công ty,lập sổ sách chứng từ theo đúng quy định của Nhà Nước, cập nhật

chính xác diễn biến tình hình tài chính của công ty, lập báo cáo thuế, theo dõi tài sản

cố định trong công ty và đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng kinh tế và thanh lý hợp đồng kinh tế.

Phòng Kế Hoạch Xuất Nhập Khẩu: tìm kiếm khách hàng, lập kế hoạch, ký

kết các hợp đồng gia công đảm bảo sản xuất ổn định, tổ chức giao nhận, cung cấp

hàng hóa vật tư đồng bộ, đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu của các xí nghiệp.

Thực hiện công tác xuất nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật.

Công tác kế hoạch điều độ:

Tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, tiến hành đàm phán và chuẩn bị các

thủ tục cần thiết để Tổng Giám Đốc kí kết các hợp đồng kinh tế phục vụ sản xuất kinh

doanh của công ty.

Hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính từng thời kỳ của

công ty đảm bảo yêu cầu cân đối, phát huy hết năng lực sản xuất của công ty.

Page 33: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

33

Công tác xuất nhập khẩu:

Làm thủ tục với Hải Quan, Bộ Thương Mại, Cục Thuế, Tổng cục thuế đảm bảo

việc xuất nhập khẩu nhanh chóng, kịp thời, chính xác tránh lưu kho, lưu bãi. Theo dõi

hợp đồng, tổ chức quyết toán thanh lý với Hải Quan các hợp đồng thanh lý đã thực

hiện xong.

Đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí trong công tác xuất nhập khẩu hàng

hóa.

Công tác kho và cung ứng sản phẩm:

Tổ chức giao nhận và cáp phát nguyên vật liệu, các loại tài sản khác đáp ứng

nhu cầu sản xuất của công ty, tổ chức sắp xếp kho hàng, theo dõi chặt chẽ việc tồn kho

về nguyên phụ liệu của khách hàng và nguyên phụ liệu tiết kiệm.

Lập thủ tục cần thiết để Tổng Giám Đốc ký hợp đồng cung ứng vật tư với

khách hàng.

Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

Chức năng: tổ chúc nghiên cứu, sao mẫu tính toán định mức nguyên phụ liệu

xây dựng quy trình công nghệ sản xuất. Tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý và

xử lý hiệu quả máy móc thiết bị; quản lý và bảo trì tòa bộ thiết bị cơ điện của toàn

công ty phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh tránh tình trạng công nhân không có

việc làm, làm ngưng trệ hoạt động sản xuất của công ty.

Nhiệm vụ: cùng với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tham khảo để tính toán

giá để tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng. Phòng KTCN phải nắm

vững tình hình cung cấp nguyên phụ liệu của khách hàng để lập bảng cân đối và theo

dõi tình hình sử dụng định mức vật tư. Tổ chức quyết toán nguyên phụ liệu với khách

hàng khi hợp đồng kết thúc. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, theo

dõi giải quyết những vấn đề khó khăn về mặt kỹ thuật.

Phòng Kinh Doanh: nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh của công

ty, tìm kiếm nguồn hàng, khai thác thị trường để đẩy mạnh kinh doanh. Lên kế hoạch

sản xuất, đầu tư, kinh doanh, hoạt động maketing cho công ty, thống kê số liệu xuất

nhập khẩu và kinh doanh; đồng thời, thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán

cho công ty.

Phòng Tổ Chức Hành Chính: quản lý tình hình nhân sự của công ty, Trưởng

Phòng tổ chức hành chính là người được Phó Tổng Giám Đốc ủy quyền tuyển công

Page 34: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

34

nhân may vào 2 xí nghiệp. Nghiên cứu đề xuất với giám đốc công ty về bộ máy quản

lý, việc sử dụng lao động, việc đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiên chính sách lao đông

của Nhà Nước, chính sách của công ty đối với các cổ đóng góp vốn và thực hiện chính

sách đối nội- đối ngoại. Tổ chức thực hiện công tác y tế, sinh để có kế hoạch, vệ sinh

an toàn lao động, công tác phòng chống cháy nổ, an toàn tài sản vật tư hàng hóa và an

ninh trật tự trong công ty.

Xí Nghiệp may:

Chức năng: tổ chức điều hành tổ cắt, tổ may và tổ hoàn thành thực hiện kế

hoạch hàng tháng giao công ty.

Nhiệm vụ: tổ chức bố trí lao động, thiết bị, hàng hóa cho tổ cắt, tổ may và tổ

hoàn thành nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng và thời gian giao

hàng. Nâng cao tay nghề cho công nhân, tiến hành xây dựng.

2.1.4/ Quy mô sản xuất

+ Tình hình máy móc thiết bị

. Để đảm bảo thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như phục vụ tốt

công tác quản lý nên công ty đã trang bị hầu hết các máy móc thiết bị khá mới và mới.

. Hoàn toàn với 80% thiết bị nhập từ Nhật Bản, đây là điều kiện cần thiết trong

thị trường cạnh tranh hiện nay.

. Hiện nay ngành công nghệ thông tin có những bước phát triển vượt bậc về

ngành công nghệ, áp dụng nó trong cac nghiệp vụ của công ty rất có lợi, tiết kiệm

nhiều thời gian, chi phí và sức lực. Như: việc vi tính hóa tại phòng kinh doanh Xuất

Nhập Khẩu nên việc giao dịch, kí kết các hợp đồng, khai báo điện tử từ xa…một cách

nhanh chóng, thuận tiện, kip thời. Như công tác kế toán cũng được vi tính hóa bằng

phần mềm kế toán Fast Accounting 2002 (sản phẩm của công ty Cổ Phần Phần Mềm

Tài Chính Kế Toán Fast) giúp xử lý số liệu một cách nhanh chóng, thông tin kế toán

kịp thời, chính xác.

+ Tình hình lao động

.Số lao động hiện tại của công ty là hơn 300 lao động: lao động trực tiếp, lao

động gián tiếp và lao động thời vụ.

.Công ty luôn có kế hoạch tuyển dụng công nhân mới vào công ty.

Page 35: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

35

.Đội ngũ công nhân viên chức trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc chiếm

tỷ lệ khá cao nên việc kinh doanh của công ty có nhiều hiệu quả hơn và tiết kiệm được

chi phí đào tạo cho công ty.

2.1.5/ Những mặt khác

2.1.5.1/ Thuận lợi:

+ Trong những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam rất năng động, đang

trong đà tiến tới hội nhập với nền kinh tế của thế giới, đây là điều kiện thuận lợi cho

việc mở rộng và phát triển các ngành nghề sản xuất thương mại.

+ Máy móc thiết bị luôn được tu bổ, trang bị hệ thống máy móc hiện đại nên

tiến độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm được nâng cao.

+ Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, nhiệt tình và luôn

học hỏi trong công việc.

+ Công ty có phòng công đoàn, thông qua đây nắm được tình hình cán bộ công

nhân viên về nhu cầu cuộc sống hơn. Từ đó, công ty có các chính sách hỗ trợ, quan

tâm hơn về lao đông của công ty và tạo tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp.

+ Sản phẩm của công ty có chỗ đứng trên thị trường các nước Tây Âu, Bắc Mỹ,

Canada…, công ty có nhiều đối tác nước ngoài nên sản phẩm xuất nhập khẩu sẽ phong

phú, đa dạng hơn, công ty sẽ thu được kết quả kinh doanh cao hơn. Thể hiện qua việc

tăng doanh thu của công ty qua các năm.

2.1.5.2/ Khó khăn:

+ Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn mà hầu như tất cả các doanh

nghiệp đều gặp phải như: sư cạnh tranh gay gắt của các đơn vị cùng ngành, đặc biệt là

các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như khu chế xuất, khu công nghiệp vốn đầu tư

nước ngoài….

+ Khó khăn lớn nhất là việc tìm đối tác để sản xuất kinh doanh, làm sao sản phẩm tung

ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường và làm thỏa mãn người tiêu dùng.

Page 36: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

36

2.2 /Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH BỀN VỮNG AN ĐIỀN:

Dưới đây là các số liệu dùng trong việc tính toán các chỉ tiêu trong phân tích tình

hình tài chính của Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN trong 4 năm

đầu hoạt động, năm 2009,năm 2010, năm 2011, và năm 2012.

Các số liệu tính toán được ghi nhận ở kỳ báo cáo. Theo lý giải như sau:

Năm 2012: kỳ báo cáo

Năm 2011: kỳ báo cáo hay kỳ gốc của năm 2012

Năm 2010: kỳ báo cáo hay kỳ gốc của năm 2011

Năm 2009: kỳ báo cáo hay kỳ gốc của năm 2010.

Năm 2008: kỳ gốc của năm 2009

Hay, kỳ báo cáo: cuối kỳ.

Kỳ gốc : đầu kỳ

Theo nguyên tắc: BQ = (Đầu kỳ + Cuối kỳ ) / 2

Sử dụng Lợi Nhuận trước thuế để tính toán

Để có được cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của Doanh nghiệp, ta tiến hành

phân tích sơ lược về các chỉ tiêu sau:

Page 37: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

37

- Tài sản hoạt động và vốn hoạt động:

Bảng 2.2.1 Phân tích vốn lưu động hoạt động thuần:

Đơn vị tính: 1,000 đ

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch %

2010/2009 2011/2010 2012/2011

Tiền 293,344 2,187,925 715,366 8,751,700 745.86 32.7 1,223.39

Các khoản

phải thu2,583,734 5,077,558 9,162,811 20,310,232 196.52 180.46 221.66

HTK 2,165,881 5,202,518 8,665,709 20,810,072 240.2 166.57 240.14

TSNH khác 396,543 626,485 555,469 2,505,940 157.99 88.66 451.14

Các khoản phải

trả5,545,280 13,069,063 17,581,491 52,276,252 235.68 134.53 297.34

Vốn lưu động

hoạt động thuần-105,778 25,423 1,517,864 101,692 1.105 334.00 1.839

Bảng 2.2.2 Phân tích tổng vốn hoạt động qua các năm của công ty:

Đơn vị tính:1,000 đ

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch %

2010/2009 2011/2010 2012/2011

Vốn lưu động hoạt

động thuần-105,778 25,423 1,517,864 101,692 1.105 334.00 1.839

Page 38: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

38

Tài sản cố

định thuần2,115,226 1,949,454 1,809,473 7,797,816 92.16 92.82 430.94

Tổng vốn hoạt

động2,009,448 1,974,877 3,327,337 7,899,508 93.01 427.02 433.01

Vốn hoạt động thuần của công ty trong năm 2009 mang dấu âm, nhưng sang

năm 2011 tăng mạnh so với năm trước 2010 là 59.7% qua năm 2012 lại giảm 0.07%

so với 2011. Nguyên nhân chủ yếu có sự biến động này là do tài sản ngắn hạn biến

động theo hướng tăng dần qua mỗi năm. Điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh

doanh của công ty tăng lên. Để tránh sử dụng vốn không hiệu quả công ty đã thực hiện

việc chú trọng vào các công trình quan trọng để giảm việc ứ đọng vốn. Đây là biểu

hiện tốt, cho thấy công ty sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn. Nếu nhìn vào kết cấu

tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản. Điều này cho thấy công

ty có xu hướng mở rộng kinh doanh. Sự biến động của tài sản ngắn hạn thể hiện rõ nét.

Năm 2011 tăng 240% so với năm 2010, và 2012 so với 2011 tăng145%. Sự tăng lên

này tốt bởi vì nó làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng lên, làm tăng

tính hiệu quả của vốn, bên cạnh đó sự gia tăng này làm cho có một lượng tiền dư thừa

vì tiền mặt và gửi ngân hàng đều tăng. Vì thế công ty cần xem xét nhu cầu tiền mặt

cho hợp lý, đưa lượng tiền thừa vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng quay

vòng vốn.

Qua phân tích vốn hoạt động thuần,cho thấy kết cấu tài sản qua các năm có xu

hướng tăng dần lên, quy mô tăng, chủ yếu do tài sản ngắn hạn tăng là chính, do hàng

tồn kho và vốn tiền mặt tăng. Mặt khác, các khoản thuế chưa được khấu trừ tăng lên

đây là tình trạng không được tốt của công ty. Đặc biệt vốn tiền mặt, công ty cần xem

xét để tránh tình trạng ứ đọng vốn, bên cạnh đó giảm xuống các khoản phải thu là rất

tốt, cần có biện pháp sử dụng hợp lý.Tình hình nguồn vốn của công ty chủ yếu được

hình thành từ khoản mục nợ phải trả là chính. Nợ phải trả năm 2010 tăng 234.4% năm

2011 và 133.9% đến năm 2012 tăng mạnh 297.34%. Vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn

vốn có xu hướng giảm,khoản nợ phải trả, sự biến động nợ phải trả tăng chủ yếu là do

vay, tỷ lệvay và nợ ngắn hạn tăng. Tỷ lệ này quá cao làm cho quy mô nợ ngắn hạn

cũng tăng lên. Điều này sẽ gây khó khăn cho công ty vì công ty phải trang trãi một số

tiền lãi lớn, và nghiêm trọng hơn nữa có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ

Page 39: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

39

của công ty về sau. Tuy nhiên các khoản như: phải trả người bán, người lao động, và

các khoản nộp khác, vay và nợ dài hạn đều giảm xuống cho thấy công ty đã hoàn

thành tốt nghĩa vụ của mình trong sản xuất kinh doanh.Đối với nguồn vốn chủ sở hữu,

biến động qua các năm.Nguyên nhân là do lợi nhuận chưa phân phối giảm, đây là biểu

hiện không được tốt về khả năng tự chủ tài chính của công ty. Công ty cần xem xét lại

tìm biện pháp giảm tiền, hàng tồn kho, chỉ thật cần thiết mới cho vay và cần có biện

pháp khắc phục nguồn vốn kinh doanh, bổ sung lãi chưa phân phối để nâng cao nguồn

tài chính cho công ty.

+ Dòng tiền hoạt động:

Bảng 2.2.3 Phân tích dòng tiền hoạt động qua các năm của công ty:

Đơn vị tính:1,000đ

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch %

2010/2009 2011/2010 2012/2011

EBIT (1-thuế

suất)1,056,676 1,591,377 2,186,373 6,365,508 150.6 137.39 291.14

Khấu hao 78,338 17,684 42,054 70,736 22.57 237.81 168.20

Dòng tiền hoạt

động1,135,014 1,609,061 2,228,427 6,436,244 173.01 375.02 459.01

Bảng 2.2.4 Phân tích dòng tiền tự do qua các năm của công ty:

Đơn vị tính:1,000đ

Chỉ

tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch %

2010/2009 2011/2010 2012/2011

Dòng tiền

hoạt động1,135,014 1,609,061 2,228,427 6,436,244 173.01 375.02 459.01

Hoạt động

đầu tư2,943,565 4,892,138 3,552,528 19,568,552 166.19 72.62 550.83

Dòng tiền -1,808,551 -3,283,077 -1,324,101 -13,132,308 6.82 302.4 -91.82

Page 40: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

40

tự do

+ Dòng tiền phát sinh từ các hoạt động đầu tư liên quan đến tài sản cố định và

các khoản đầu tư khác hay nói cách khác chỉ tiêu này phản ánh việc mua bán tài sản cố

định và các khoản tham gia đầu tư của công ty. Cụ thể nhìn vào bảng phân tích ta thấy

số tiền thuần từ hoạt động đầu tư tăng dần qua các năm. Trong khi đó dòng tiền lưu

chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh qua các năm đều tăng dần so với những năm

trước. Nguyên nhân chủ yếu hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, doanh nghiệp đang

mở rộng quy mô sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm và công tác quản lí ngày

càng tăng, sản phẩm cũng được tiêu thụ mạnh hơn, quy mô rộng hơn, chính điều này

đã làm cho tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ngày càng tăng mạnh, sản

phẩm được tiêu thụ nhiều hơn. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh qua các năm, năm

sau cao hơn năm trước chứng tỏ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đã bù đắp cho hoạt

động kinh doanh.Qua chỉ tiêu doanh thu thuần tăng dần qua các năm ta thấy được nỗ

lực phấn đấu của công ty trong việc giảm thiểu các chi phí để tăng doanh thu với

phương châm vốn bỏ ra ít nhất nhưng hiệu quả thu về là cao nhất.

+ Hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho: (VTK):

Bảng 2.2.5 Phân tích Vòng quay hàng tồn kho:

Đơn vị tính : 1,000 đ

Chỉ

tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011

DT 22,244,896 31,849,646 54,327,482 127,398,584 143.18 170.57 234.51

HTK 1,291,867 3,830,646 7,120,184 14,736,521 296.52 185.87 206.97

VTK 17.22 8.31 7.63 8.65 48.29 91.77 113.30

Qua bảng phân tích cho thấy vòng quay hàng tồn kho giảm dần qua các năm tức

là việc luân chuyển HTK chậm dần.

Năm 2009 quay được 17.22 vòng.Năm 2010 số vòng quay giảm 3,64 vòng

tương ứng giảm 29.41% Năm 2011 giảm tiếp 0.81 vòng tương ứng giảm 9.37%. Và

2012 tăng 0.51 vòng. Nguyên nhân là do HTK ứ đọng quá nhiều. Ở chỉ tiêu này, tồn

Page 41: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

41

kho tăng bình quân 88.21%. Ứ đọng quá nhiều nhưng so với năm 2010 thì tăng rất

nhiều 102,62%. Tốc độ tăng của HTK nhanh hơn tốc độ tăng của Doanh thu.

Vấn đề cấp thiết trong thời điểm này là phải làm sao giải quyết lượng HTK một

cách nhanh chóng, tăng tốc độ bán hàng, tăng cường các khâu khuyến mãi, tiếp thị,

quảng cáo để sản phẩm của công ty có mặt trên phạm vi rộng rãi hơn. Cần có kế

hoạch đẩy nhanh tiến độ vận chuyển, bốc vác để giảm chi phí lưu kho lưu bãi.

Năm 2012, trung bình ngành của vòng quay hàng tồn kho là 8.5 doanh nghiệp

là 8.6. Nguyên nhân dẫn đến chỉ tiêu này cao hơn so với ngành chủ yếu là do lượng

hàng tồn kho đã được giải quyết. Nhưng công tác bán hàng với tốc độ vẫn còn chậm,

dẫn đến doanh thu chưa cao và lợi nhuận còn thấp hơn so với cùng ngành.

+ Nợ phải trả, nợ phải thu:

Ngày thu tiền bình quân (DSO):

Bảng 2.2.6 Ngày thu tiền bình quân:

Đơn vị tính : 1,000 đ

Chỉ

tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011Phải

thu của

khách

hàng

2,583,734 5,077,558 9,162,811 20,310,232 196.52 180.46 221.66

Doanh

thu22,244,896 31,849,646 54,327,482 127,398,584 143.18 170.57 234.51

DSO 42.39 58.19 61.56 58.19 137.26 105.79 94.52

+ Qua bảng phân tích cho thấy ngày thu tiền bình quân của công ty qua các năm

có nhiều biến động. Năm gần nhất là 2012 giảm 0.94% so với năm trước 2011.Năm

2011 tăng 1.05% so với 2010 và năm 2010 tăng 1.37% so với 2009. Nguyên nhân dẫn

đến sự biến động này là do các khoản phải thu của khách hàng tăng đều mỗi năm do

chính sách bán chịu. Công ty cần có giải pháp phù hợp để thúc đẩy thu hồi nợ từ khách

hàng.

Vòng quay khoản phải thu: (LKPT):

Bảng 2.2.7 Phân tích vòng quay khoản phải thu:

Page 42: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

42

Đơn vị tính : 1,000 đ

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011

DSO 42.39 58.19 61.56 58.19 137.26 105.8 94.52

LKPT 8.61 6.27 5.93 6.27 72.86 94.52 105.73

+ Qua bảng phân tích cho thấy vòng quay khoản phải thu giảm dần qua các

năm, ta thấy rõ tốc độ thu tiền của công ty là chậm. Cụ thể, vòng quay khoản phải thu

năm 2010 giảm 3.44 vòng tương ứng giảm 29.28% so với năm 2009. Và giảm tiếp

9.45% tức là giảm 0.68 vòng vào năm 2011.Năm 2012 lại tăng 0.34 vòng so với

2011.Nguyên nhân là do tốc độ tăng các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng của

doanh thu.

+ Vòng quay khoản phải thu của công ty là rất thấp 6.27 vòng so với trung bình

ngành là 13.77 vòng năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do chính sách bán chịu, các

khoản phải thu tăng cao, trong khi tốc độ doanh thu tăng nhưng không bù đắp kịp thời.

Công ty cần phải đẩy nhanh công tác thu hồi vốn để đáp ứng nhu cầu vốn hiện tại.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản: (D/A)

Bảng 2.2.8 Phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản:

Đơn vị tính : 1,000 đ

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011

Tổng Nợ 5,586,833 13,151,939 17,616,186 52,607,756 235.41 133.94 298.63

Tổng Vốn 8,383,069 17,986,627 22,651,884 71,946,508 214.56 125.94 317.62

D/A 0.66 0.73 0.77 0.73 109.72 106.36 94.02

+ Qua bảng phân tích cho thấy kết cấu nợ nằm ngoài khả năng an toàn, khoản

nợ này là rất cao. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của Nợ phải trả nhanh hơn tốc độ

tăng của nguồn vốn. Năm 2009 trong 100 đồng vốn thì có 67 đồng nợ, hệ số này là

cao. Năm 2010 số đồng nợ này vẫn tăng thêm 6 đồng tương ứng tăng 9.7% và năm

2012 giảm 0.94% so với 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng, nhiều

Page 43: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

43

nhất là các khoản vay và phải trả người bán tăng dẫn đến ảnh hưởng đến khoản mục

này. Nguồn vốn chủ sở hữu trong năm cũng tăng nhẹ. Công ty cần có kế hoạch quản lý

khoản nợ phải trả của mình có hiệu quả hơn, nhất là các khoản nợ ngắn hạn và tiết

kiệm các chi phí phải trả không cần thiết.

+ Năm 2012, chỉ số trung bình ngành là 0.54 trong khi doanh nghiệp là 0.73.

Cho thấy kết cấu nợ vẫn nằm ngoài khả năng an toàn, tốc độ nợ phải trả tăng nhanh

hơn tốc độ tăng nguồn vốn, các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng hơn so với

cùng kì.

+ Vốn chủ sở hữu:

Tỷ số nợ so với vốn chủ sỡ hữu:(D/E):

Bảng 2.2.9 Phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Đơn vị tính : 1,000 đ

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011

Nợ phải trả 5,586,833 13,151,939 17,616,186 52,607,756 235.41 133.94 298.63

Vốn CSH 2,780,079 4,797,749 5,006,295 19,190,996 172.57 104.35 383.34

D/E 2.00 2.74 3.52 2.74 136.41 128.36 77.91

+ Qua phân tích cho thấy tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của

Vốn CSH nên tỷ số nợ trên Vốn CSH càng ngày càng tăng. Năm 2009 cứ 1 đồng tài

sản tài trợ bằng Vốn CSH thì tương ứng với 2 đồng nợ phải trả, tương ứng 2.72 đồng

nợ phải trả năm 2010 và năm 2011 tương ứng với 3.5 đồng nợ phải trả.Năm 2012 chỉ

số này lại giảm 0.7% so với 2011.Điều này gây khó khăn cho công ty khi thuyết phục

các nhà đầu tư tín dụng cho vay.Do vậy, công ty cần có các giải pháp thích hợp để

giảm số nợ phải trả và tăng số vốn Chủ Sở Hữu.

+ Chỉ số trung bình ngành là 1.48 cao hơn so với doanh nghiệp năm 2012 là

2.74. Nguyên nhân chỉ tiêu nợ trên vốn chủ sở hữu này là do công ty đang bị áp lực từ

các khoản nợ phải trả, trong khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu chậm do hiệu quả kinh

doanh chưa tốt, công tác bán hàng còn chậm, chi phí chi ra vẫn còn nhiều, doanh thu

đạt được chưa cao.

Page 44: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

44

+ Vay ngân hàng:

Tỷ số khả năng trả lãi:

Bảng 2.2.10 Phân tích tỷ số khả năng trả lãi:

Đơn vị tính : 1,000 đ

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011

EBIT 1,056,676 1,591,377 2,186,373 6,365,508 150.6 137.39 291.14

Chi phí lãi

vay73,270 181,390 205,491 725,560 247.56 113.29 353.08

Tỷ số 14.42 8.77 10.64 8.77 61.32 121.03 82.46

+ Năm 2009 tỷ số khả năng trả lãi là 14.42 cao hơn năm 2010 là 8.77.Tương

ứng năm 2010 giảm 0.61%. Năm 2011 tăng lên 1.21% cho thấy lãi thu nhập và lãi vay

đang tăng dần lên, do ảnh hưởng của chính sách bán hàng làm tăng doanh thu qua các

năm kéo theo EBIT tăng, các khoản chi phí cũng tăng nhưng không đáng kể. Năm

2012 chỉ tiêu này lại giảm 0.8% so với năm trước, mặc dù doanh thu có tăng nhưng do

chính sách bán trả chậm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và làm cho doanh

nghiệp lãi không cao.

Tỷ số khả năng trả nợ:

Bảng 2.2.11 Phân tích tỷ số khả năng trả nợ:

Đơn vị tính : 1,000 đ

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011

EBIT 1,056,676 1,591,377 2,186,373 6,365,508 150.6 137.39 34.35

Chi phí lãi

vay73,270 181,390 205,491 725,560 247.56 113.29 28.32

Gía vốn hàng

bán18,504,241 27,120,001 48,751,846 108,480,004 146.56 179.76 44.94

Nợ gốc 5,586,833 13,151,939 17,616,186 52,607,756 235.41 133.94 33.48

Page 45: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

45

Tỷ số 3.45 2.15 2.85 2.15 62.31 132.21 132.55

+ EBIT năm 2011 tăng hơn so với các năm trước là 2010 và 2009.Cụ thể tăng

1.37% cho năm 2011 và 1.12% cho năm 2010. Sang năm 2012 giảm 0.75% so với

2011.Nguyên nhân chủ yếu này làm ảnh hưởng đến tỷ số khả năng trả nợ công ty là

các khoản chi phí lãi vay và giá vốn hàng bán cũng tăng dần lên qua các năm, cộng với

số nợ gốc mà công ty phải trả lại tăng lên nhanh chóng do khả năng thanh toán chậm

và xấu dần qua các năm.

2.3 TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO TÀI CHÍNH:

+ Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người

sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân

và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính. Trên cơ sở đó đề xuất

các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác

quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Để hiểu sâu tình hình tài chính Doanh nghiệp ta tiến hành phân tích hoạt động

kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong đó, do đặc thù của Doanh nghiệp ta chỉ tập trung

phân tích vào:

. Khả năng thanh khoản

. Khả năng sinh lời

+ Phân tích khả năng thanh khoản:

Phân tích khả năng thanh toán nhanh: (QR):

Bảng 2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán nhanh:

Đơn vị tính : 1,000 đ

Chỉ tiêu Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011

TSLĐ 5,439,503 13,094,488 19,099,356 52,377,952 240.73 145.86 274.23

HTK 2,165,881 5,202,518 8,665,709 20,810,072 240.3 166.57 240.14

Nợ ngắn hạn 5,545,280 13,069,063 17,581,491 52,276,252 235.68 134.53 297.33

Page 46: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

46

QR 0.59 0.6 0.59 0.6 102.29 98.27 101.69

Qua bảng phân tích cho thấy khả năng trả nợ của công ty là thấp qua các năm.

Tài sản lưu động của công ty năm 2010tăng 140.73 % so với năm 2009. Trong

đó HTK tăng 140.2%. Như vậy, HTK tăng chiếm 39.67% tốc độ tăng của tài sản lưu

động. Tỷ lệ này chiếm quá cao.Nguyên nhân là do các khoản vay và nợ tăng, phải trả

cho người bán tăng, phải trả người lao động, thuế phải nộp cho Nhà Nước, các khoản

phải trả phải nộp khác (kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội), tất cả đều

tăng qua các năm dẫn đến ảnh hưởng mạnh đến tài sản lưu động.

Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2011 có giảm so với năm trước

2010. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản lưu động tăng chậm hơn do với tốc độ

tăng của hàng tồn kho. Đây là biểu hiện tốt trong công tác bán hàng, giảm lượng hàng

ứ đọng so với năm 2010. Trong năm nay hàng tồn kho tăng chiếm 50.5% tăng vốn lưu

động. Vì tài sản lưu động tăng chậm hơn năm trước nguyên nhân chủ yếu là do khoản

tiền mặt của công ty giảm mạnh. Năm 2011 lượng tiềm mặt giảm 67,7% so với năm

2010.Nợ ngắn hạn tăng 34.53%. Chứng tỏ công ty thu hồi khoản nợ hay nói cách khác

công ty đang cố gắng trong việc thu hẹp khoản nợ của mình trong khi việc vay và nợ

của công ty vẫn cao.

Năm 2012, chỉ số thanh toán nhanh của trung bình ngành là 1.05 doanh nghiệp

là 0.6. Nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh khoản thấp này là do công ty đã chưa giải

quyết được ứ đọng của hàng tồn kho, khoản tài sản lưu động của công ty cũng tăng

chậm, dẫn đến tỷ số QR trong năm 2012 này giảm. Vì vậy công tác bán hàng cần phải

đẩy mạnh hơn nữa để có thể giải quyết các khoản nợ có xu hướng tăng do khoản vay

công ty vẫn còn đang ở mức cao.

Phân tích khả năng thanh toán hiện thời (CR):

Bảng 2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán hiện thời:

Đơn vị tính : 1,000 đ

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011

Page 47: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

47

TSLĐ 5,439,503 13,094,488 19,099,356 52,377,952 240.73 145.86 274.24

Nợ ngắn

hạn5,545,280 13,069,063 17,581,491 52,276,252 235.68 134.53 297.33

CR 0.98 1.0 1.08 1.00 102.14 108.42 92.59

Dựa vào việc phân tích 2 yếu tố tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, thì qua bảng

này ta thấy rõ khả năng thanh toán hiện thời của công ty là thấp. Do hệ số thanh toán

hiện thời được các chủ nợ chấp nhận là 2. Trong 3 năm phân tích thì tỷ số này đang

tăng dần, năm 2010 tăng 0.02 lần tương ứng tăng 2.04% so với năm 2009 và năm 2011

tăng 0.09 lần tương ứng tăng 8.42% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 lại giảm

0.08 lần so với 2011 Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Doanh

Nghiệp càng giảm sút.

So với trung bình ngành là 1.7 thì công ty đang có khả năng thanh toán hiện

thời là rất thấp, chỉ có 1.00. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản vay ngày càng có

xu hướng tăng. Công tác bán hàng còn trì trệ, hiệu quả kinh doanh vẫn chưa đạt mức

cao nhất, dẫn đến doanh thu tăng không đáng kể, lợi nhuận tăng chậm, gây ra khả năng

thanh toán hiện thời của doanh nghiệp là thấp so với ngành.

+Khả năng sinh lời:

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:

Bảng 2.3.3 Phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:

Đơn vị tính : 1,000 đ

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011

LN trước

thuế1,056,676 1,591,377 2,186,373 6,365,508 150.6 137.39 291.14

DT thuần 22,244,896 31,849,646 54,327,482 127,398,584 143.18 170.57 234.5

Page 48: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

48

Tỷ số (%) 4.75 4.99 4.02 4.99 105.18 80.54 124.15

Qua bảng phân tích cho thấy tốc độ tăng Doanh Thu thuần nhanh hơn tốc độ

tăng LN trước thuế nên khả năng tạo tiền cũng có biến động. Năm 2010 suất sinh lợi

trên doanh thu tăng 5.18% so với năm 2009 do tác động bởi hai yếu tố: DT Thuần tăng

43.18% việc này hoàn toàn tăng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dich vụ. Thời gian

này công ty tập trung tối đa vào các khoản tài chính của mình nhằm thu được lợi

nhuận cao từ hoạt động tài chính. Cùng với thời điểm này, lãi suất ngân hàng đang ở

mức cao.Năm 2011: suất sinh lời giảm 19.6% so với năm 2010. Do doanh thu thuần

tăng tương đương với tốc độ tăng của Lợi Nhuận. Tốc độ tăng của Doanh thu nhanh

hơn tốc độ tăng của lãi, dẫn đến Lợi nhuận của năm 2011 giảm so với năm 2010 và

2009. Chứng tỏ kết quả kinh doanh của công ty chưa có hiệu quả lắm, Doanh thu của

công ty qua các năm vẫn tăng cao nhưng vấn đề quan tâm ở đây là các chi phí và các

phí có liên quan. Song song với việc tăng Doanh thu và tăng LN trước thuế thì các chi

phí cũng tăng cao. Công ty cần có biện pháp tiết kiệm chi phí kịp thời, giảm các phí

không cần thiết, tăng hoạt động đầu tư tài chính.

Năm 2012, suất sinh lợi trên doanh thu của công ty chiếm 4.99% trung bình

ngành là 4.66%. Trong năm này công ty kinh doanh tốt, đạt được doanh thu cao dẫn

đến lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên đáng kể.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản: (ROA):

Bảng 2.3.4 Phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản:

Đơn vị tính : 1,000 đ

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011

LN trước thuế 1,056,676 1,591,377 2,186,373 6,365,508 150.6 137.39 291.14

Tổng TS 8,383,069 17,986,627 22,651,884 71,946,508 214.56 125.94 317.62

ROA (%) 12.6 8.85 9.65 8.84 70.19 109.09 91.66

Page 49: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

49

Qua bảng phân tích cho thấy:Từ năm 2009 đến năm 2010 suất sinh lợi trên tài

sản giảm 0.7% nhưng đến năm 2011 thì tỷ suất này lại tăng 1.09% trở lại.Nhưng đến

năm 2012 lại giảm 0.91% so với 2011. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ suất này biến

động là do tốc độ tăng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng lãi ròng. Một phần, do công ty

chuyên về xuất khẩu và gia công hàng may mặc, thị trường tiêu thụ rộng rãi nên khó

khăn trong việc thanh toán và giao dịch.Ngoài ra còn tăng các khoản như: tồn kho

thành phẩm, tồn hàng hóa và hàng gửi đi bán tăng.Công ty tập trung đầu tư tài chính

dài hạn như đầu tư vào công ty con, công ty liên kết liên doanh vì vậy các khoản mục

này cũng tăng. Như vậy, với chỉ tiêu ROA này công ty có sự biến động trong việc

quản lý tài sản của mình trong 4 năm. Công ty cần cố gắng để đạt được ROA càng cao

càng tốt, cần có kế hoạch phù hợp để kiểm soát việc tăng nguyên vật lệu, giảm thiểu

lượng hàng tồn kho, tìm cách tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp.

Năm 2012 chỉ số ROA của ngành là 5.7% công ty là 8.84%.So với ngành thì

tình hình suất sinh lợi trên tài sản của công ty tốt hơn. Chứng tỏ công ty đã sử dụng tốt

tài sản của mình, nguyên nhân là do công ty đã thu gọn việc đầu tư ngắn hạn, giảm tồn

kho mức tối đa, quan trọng là doanh thu sản suất kinh doanh tăng, trong khi tốc độ tài

sản tăng chậm dẫn đến ROA năm này tốt.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:(ROE):

Bảng 2.3.5 Phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:

Đơn vị tính : 1,000 đ

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011LN trước

thuế1,056,676 1,591,377 2,186,373 6,365,508 150.6 137.39 291.15

Vốn CSH 2,780,079 4,797,749 5,006,295 19,190,996 172.57 104.35 383.34

ROE (%) 38.1 33.17 43.67 33.17 87.27 131.66 75.95

Qua bảng phân tích cho thấy, ROE biến động qua các năm, năm 2009 công ty

thu được 38.1 đồng lợi nhuận trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra và năm 2010 thu

được 33.71 đồng và thu 43.67 đồng vào năm 2011 và giảm 10.5 đồng trong năm 2012.

Page 50: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

50

Nguồn vốn của công ty biến động chứng tỏ công ty đang chú tâm vào việc huy động

vốn của các cổ đông trong công ty.Và công ty sẽ có khả năng tự tài trợ vốn cao, tận

dụng nguồn vốn nội bộ trong Doanh Nghiệp, làm tăng nguồn vốn của công ty.Công ty

dễ dàng trong việc vay vốn từ ngân hàng thông qua khả năng tài chính của công ty.

Năm 2012, ROE của công ty là 33.17% so với ngành là 41.93%.So với ngành

thì công ty thấp hơn.Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn nội bộ đang có chiều

hướng tăng qua các năm và vẫn đang giữ vững ở mức cao, cùng với hoạt động kinh

doanh của công ty cũng đang phát triển theo hướng thuận lợi, bằng chứng là không tận

dụng nhiều vốn nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn không ngừng tăng cao.

Tóm tắt các tỷ số tài chính và đánh giá về tình hình tài chính của Doanh nghiệp

Bảng 2.3.6 - Bảng Tóm tắt Bảng cân đối kế toán qua các năm:

Đơn vị tính: 1,000đ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012Chênh lệch (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011

TÀI SẢN:

A.TSNH 5,439,503 13,094,488 19,099,356 52,377,952 240.73 145.86 274.24

1.Tiền 293,344 2,187,925 715,366 8,751,700 745.86 32.7 1,223.39

2. Các KPT 2,583,734 5,077,558 9,162,811 20,310,232 196.52 180.46 221.66

3. HTK 2,165,881 5,202,518 8,665,709 20,810,072 240.2 166.57 240.14

4. TSNH khác 396,543 626,485 555,469 2,505,940 157.99 88.66 451.14

B.TSDH 2,943,565 4,892,138 3,552,528 19,568,552 166.2 72.62 550.83

1.TSCĐ 2,115,226 1,949,454 1,809,473 7,797,816 92.16 92.82 430.94

2.ĐTTC dài hạn 750,000 2,925,000 1,701,000 11,700,000 39.00 58.15 687.83

3.TSDH khác 78,338 17,684 42,054 70,736 22.57 237.81 168.20

Tổng TS 8,383,069 17,986,627 22,651,884 71,946,508 214.56 125.94 317.62

NGUỒN VỐN:

A.Nợ phải trả 5,586,833 13,151,939 17,616,186 52,607,756 235.41 133.94 298.63

1.Nợ ngắn hạn 5,545,280 13,069,063 17,581,491 52,276,252 235.68 134.53 297.34

2. Nợ dài hạn 41,552 82,876 34,695 331,504 199.45 41.86 955.48

Page 51: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

51

B. Vốn CSH 2,796,236 4,834,687 5,035,698 19,338,748 172.9 104.16 384.03

1.Vốn CSH 2,780,079 4,797,749 5,006,295 19,190,996 172.57 104.35 383.34

2.KP và quỹ khác 16,157 36,937 29,402 147,748 228.61 79.6 502.51

Tổng NV 8,383,069 17,986,627 22,651,884 71,946,508 214.56 125.94 317.62

Bảng 2.3.7 Tóm tắt các tỷ số tài chính:

Chỉ tiêuNăm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Trung

bình

ngành

Đánh giá

Nhóm tỷ số thanh khoản

Thanh toán nhanh (QR) 0.59 0.6 0.59 0.6 1.05 Xấu

Thanh toán hiện hành (CR) 0.98 1.01 1.08 1 1.7 Xấu

Nhóm tỷ số quản lý tài sản

Vòng quay hàng tồn kho 17.22 8.31 7.63 8.65 8.5 Tốt

Vòng quay khoản phải thu 8.61 6.27 5.93 6.27 13.77 Xấu

Ngày thu tiền bình quân

(DSO)42.39 58.19 61.56 58.19    

Vòng quay tài sản ngắn hạn 4.08 2.43 2.84 2.43 2.63 Bình thường

Vòng quay tổng tài sản 2.65 1.77 2.39 1.78 1.63 Tốt

Nhóm tỷ số quản lý nợ

Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0.66 0.73 0.77 0.73 0.54 Cao ( rủi ro )

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2 2.74 3.52 2.74 1.48 Cao ( rủi ro )

Khả năng trả lãi 14.42 8.77 10.64 8.78    

Khả năng trả nợ 3.45 2.15 2.85 2.15    

Nhóm tỷ số khả năng sinh lời

Lãi ròng trên doanh thu 4.75 4.99 4.02 4.98 4.66 Tốt

Page 52: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

52

Lợi nhuận trên tổng tài sản

(ROA)12.6 8.85 9.65 8.84 5.7 Tốt

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

(ROE) 38.1 33.17 43.67 33.17 41.93 Bình thường

Qua phân tích các tỷ số tài chính cho thấy Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có

tiềm năng phát triển.Tuy nhiên còn một số hạn chế về tiềm lực tài chính và đang tồn

tại những nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro ở mức trung bình, khả năng tự chủ tài chính chưa

cao, các khoản bán chịu thu hồi chậm gây ra khả năng thanh khoản các khoản nợ còn

thấp. Hệ số nợ quá cao dẫn đến rủi ro khả năng chi trả rất yếu. Công ty cần có chính

sách quản lý các khoản thu hồi chặt chẽ, rút ngắn thời gian huy động vốn, đồng thời

chú trọng điều hòa nguồn vốn hợp lý để giảm bớt rủi ro về khả năng chi trả các khoản

vay nợ.

Page 53: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

53

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG

TY TNHH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG AN ĐIỀN

3.1 /Giải pháp 1: Môi trường vĩ mô

Năm 2011, là một năm khó khăn bậc nhất đối với kinh tế Việt Nam khi lạm

phát vẫn còn khá cao (thứ 2 thế giới), kéo theo lãi suất tín dụng tăng khiến số doanh

nghiệp ngừng hoạt động tăng khoảng 21%. Sức mua giảm khiến lượng hàng tồn kho

tăng gây khó khăn cho giai đoạn tiếp theo. Thị trường chứng khoán trì trệ, bất động

sản đóng băng trong thời gian dài. Đó là do những chính sách vĩ mô thời gian qua

chưa hợp lý, mô hình tăng trưởng trong giai đoạn này không còn phù hợp, đã đến lúc

phải tiến hành tái cấu trúc ngay trong giai đoạn khủng hoảng chứ không phải đợi đến

sau khủng hoảng.

Năm 2012, trước những khó khăn thách thức, các chuyên gia cũng dự báo rằng:

trước hết các doanh nghiệp phải tự cứu mình, tận dụng những cơ hội để đẩy mạnh đầu

tư xuất khẩu vào các thị trường truyền thống. Ngoài việc mở rộng thị trường đầu tư

xuất khẩu thì doanh nghiệp cũng phải khai thác tốt thị trường trong nước, tự tiến hành

tái cấu trúc để nâng cao sức cạnh tranh. Kinh tế Việt Nam dựa vào lao động rẻ, duy trì

nền công nghiệp gia công quá lâu, do đó thời gian tới phải chuyển từ gia công sang

sản xuất, tăng phát triển công nghiệp phụ trợ. Đặc biệt, phải chú ý đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao, đổi mới về kỹ thuật công nghệ để làm "đòn bẩy” phát triển mạnh

khi kinh tế thế giới vượt qua thời kỳ khủng hoảng và trì trệ.

Đối với nhà nước:

Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế nhằm tạo hành

lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp theo hướng cạnh tranh

bình đẳng. Mặt khác, để hoạt động tài chính của các doanh nghiệp đạt kết quả tốt,

Page 54: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

54

Nhà nước luôn tạo ra sự ổn định về mặt chính trị cũng như sự ổn định về mặt tiền tệ,

ổn định về các chính sách kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các

công ty cổ phần.

Nhà nước cần xây dựng khuân khổ pháp lý cho hoạt động giao dịch cổ

phiếu của các công ty cổ phần qua thị trường chứng khoán, hoàn thiện hệ thống thông

tin liên lạc, thúc đẩy các doanh nghiệp làm quen với chế độ công khai tài chính trên

thị trường chứng khoán qua đó làm cho hoạt động của thị trường chứng khoán được

diễn ra một cách sôi động, thực sự phát huy được những tích cực của mình, trở thành

kênh chủ yếu thu hút vốn đầu tư cho các công ty cổ phần.

Nhà nước cần đổi mới cơ chế cho vay các thành phần tư nhân, đặc biệt

các công ty cổ phần có quy mô lớn, làm ăn có hiệu quả, đơn giản hóa các thủ tục đi

vay, cũng như tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và tư vấn cho doanh

nghiệp linh hoạt trong việc thay đổi hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp cần

đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kết hợp đồng bộ chính sách tín dụng

với các chính sách vi mô khác.

3.2 /Giải pháp 2: Tăng hiệu quả tuyển dụng và đào tạo

Đội ngũ lao động là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất

kinh doanh của một Doanh nghiệp. Ngày nay cho dù trên thế giới đã tạo ra được

nhiều thiết bị tự động, Rô bốt thay thế con người trong hoạt động sản xuất, Tuy nhiên

các máy móc đó cho dù hiện đại đến đâu đi nữa nếu thiếu sự điều khiển của con

người cũng trở nên vô tác dụng. Trong qúa trình sản xuất kinh doanh lao động tác

động đến mọi khẩu, đến mọi quá trình hoạt động từ khâu thu mua nguyên vật liệu,

chế tạo ra sản phẩm đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hay nói cách khác lao động là

nguồn gốc sáng tạo ra mọi của cải vật chất cho xã hội. Do đó công ty cần phải phát

huy được sức mạnh của độ ngũ lao động khơi dậy trong họ tiềm năng to lớn tạo cho

họ động lực để họ phát huy được hết khả năng. Khi đó công việc được giao cho họ sẽ

đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn tối ưu của lao động đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật

cao về chuyên môn và phải đào tạo có hệ thống. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lao

động:

Page 55: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

55

Thứ nhất, công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất

lượng lao động tuyển thêm. Mặt khác do yêu cầu đổi mới công nghệ nên công ty cần

khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng

các yêu cầu kỹ thuật.

Thứ hai, người lao động chỉ có thể phát huy có hiệu quả khả năng và trình độ

của họ khi được khuyến khích và đánh giá đúng khả năng vì vậy bên cạnh chính sách

đào tạo bồi dưỡng trình độ, công ty cần phải chú ý đến việc phân phối thù lao lao

động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động. Làm được như

vậy sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để

tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả cao góp phần tăng kết quả sản xuất

kinh doanh của công ty.

Nhìn chung công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đế phát triển

nguồn nhân lực thông qua đào tạo nâng cao trình độ người lao động thể hiện: Công ty

đã có chương trình đào tạo đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất về những kiến thức

có liên quan đến kỹ thuật công nghệ, tổ chức công tác thi nâng bậc, nâng cấp cho

công nhân lao động, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ quản đốc, tổ trưởng sản

xuất. Hình thức đào tạo tuy chưa được phong phú mới chỉ dừng lại ở hình thức truyền

thống là cử nhân viên đi học tại các trường đại học, trung tâm. Vì vậy công ty cần mở

rộng nội dung đào tạo kết hợp nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật với nâng cao

năng lực quản trị. Số lượng công nhân viên có trình độ đại học và sau đại học ở công

ty còn ít. Công ty có thể thi tuyển dụng để có được những người có trình độ cao hoặc

tuyển chọn những người trẻ tuổi, có năng lực để đào tạo đại học và trên đại học, đặc

biệt là chuyên nghành Quản trị kinh doanh để nâng cao năng lực quản lý.

Bên cạnh đó công ty cần đào tạo bộ phận chuyên trách Marketing. Ngoài ra

công ty cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà cung cấp công nghệ để nâng cao trình độ

người lao động làm chủ các công nghệ mới.

Hiệu quả của việc bồi dưỡng đội ngũ lao động là rất lớn. Việc công ty quan

tâm đến đào tạo con người chắc chắn sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình sản xuất kinh

doanh, từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực tài chính cho công ty.

Page 56: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

56

Người lao động trực tiếp sản xuất sau khi được đào tạo, nâng cao tay nghề thì

công việc làm sẽ chuẩn xác hơn, giảm tỷ lệ phế phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm,

thời gian hoàn thành công việc cũng rút ngắn đi. Do đó người lao động làm tăng năng

suất và giảm chi phí sản xuất cá nhân góp phần nâng cao năng suất và giảm bớt chi

phí sản xuất của toàn công ty nghĩa là hoạt động sản xuất của công ty đạt hiêụ quả cao

hơn.

Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý công ty nghĩa là nâng cao hiệu

quả của công tác quản lý. Cán bộ quản lý có năng lực sẽ biết bố trí đúng người đúng

việc, góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên vật liệu, thiết bị máy móc,

sức lao động của công ty qua đó tác động tích cực đến việc nâng cao kết quả và hiệu

quả kinh doanh của công ty. Nhà quản trị kinh doanh trình độ cao có khả năng chớp

được ngôi sao sáng và biết cách động viên khuyến khích huy động mọi nguồn lực

trong công ty để biến cơ hội kinh doanh thành khả năng sinh lợi cao.

Tóm lại: việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có thể đem lại

hiệu quả vô cùng lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò như những người trèo lái con thuyền

công ty, nếu được đào tạo bồi dưỡng có đủ năng lực trình độ sẽ đưa được con thuyền

đến những đích chiến lược đã vạch ra bằng con đường ngắn nhất ít sóng gió nhất và

trong thời gian ngắn nhất.

Để làm được như vậy, công ty cần:

. Trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động.

. Có chính sách khuyên khích và hỗ trợ đối với cán bộ công nhân viên có điều

kiện tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

. Có chính sách sử dụng hợp lý những cán bộ công nhân viên đã qua đào tạo

trình độ được nâng cao lên như đề bạt tăng bậc lương, tuyên chuyển vị trí công tác

đến nơi phù hợp có trình độ cao hơn...

3.3 /Giải pháp 3: Tăng doanh thu bán hàng

Qua bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG AN ĐIỀN trong 4 năm đầu hoạt động, ta thấy rõ Doanh thu của công ty

tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng này không đều. Nói là Doanh thu về bán hàng

Page 57: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

57

và cung cấp dịch vụ, song, phần thu ấy chủ yếu từ hoạt động bán hàng, trong khi hoạt

động dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trong rất nhỏ. Nên công ty cần khai thác mạnh nguồn

thu từ hoạt

động này, phải nâng cao chất lượng dịch vụ hơn. Như về phương tiện vận chuyển của

công ty có sẵn, cần tận dụng hết công suất vận chuyển và trọng tải của phương tiện.

Cần phải tính toán đoạn đường vận chuyển ngắn nhất để giảm chi phí vận chuyển mà

vẫn giao hàng đúng thời hạn. Ngoài ra công ty có thể cho khách hàng thuê phương tiện

để chuyên chở nhưng phải đảm bảo công tác chuyên chở của mình diễn ra thuận lợi.

Như vậy, công ty vẫn có thể thu thêm Lợi nhuận từ dịch vụ cho thuê ngoài.

Bộ phận nghiên cứu thị trường phải thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị

hiếu của người tiêu dùng bằng việc gửi các bảng câu hỏi đến các cửa hàng, và người

tiêu dùng. Từ đó, bộ phận thiết kế sản phẩm sẽ đưa ra sản phẩm mới, mẫu mã phong

phú nhằm thỏa mãn người tiêu dùng. Cần khai thác các nguồn hàng, tìm nhà cung cấp

uy tín chất lượng và giá cả phù hợp nhất, tìm kiếm các đối tác trên thị trường quốc tế

nhằm mở rộng phạm vi phân phối, đưa thương hiệu của công ty vươn xa hơn.

Trong nền kinh tế năng động như hiện nay, sản phẩm may mặc quốc tế ngày

càng du nhập vào nước ta, hợp thời trang và giá cả cũng phải chăng nên thu hút người

tiêu dùng rất lớn. Nắm bắt được tình hình như vậy, công ty cần có chính sách cải tiến

sản phẩm của mình nhiều hơn. Ngoài việc đưa ra sản phẩm mới với kiểu dáng phong

phú, mẫu mã đa dạng thì quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của sản phẩm. Tích

cực tham gia hội chợ “ Người Việt dùng hàng việt”, nhằm giới thiệu sản phẩm của

công ty tới khách hàng, hòa nhập vào với thời trang của thế giới nhưng mang đậm bản

chất Việt. Công ty nên mở thêm nhiều đại lý, cửa hàng phân phối, cửa hàng giới thiệu

sản phẩm hơn. Riêng cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại công ty thì phải trang trí mặt

bằng bắt mắt, sản phẩm đủ loại, đủ kích cỡ, kiểu dáng, thường xuyên có chính sách

khuyến mãi, giảm giá bán, tặng quà vào các dịp lễ tết… Đối với hàng gửi đi bán, công

ty cần có chính sách tăng hoa hồng, tăng phần trăm cho đơn vị nhận ký gửi.

Mặt khác, công ty cần quan tâm nhiều đến giá cả và chất lượng của sản phẩm

hơn. Gía bán càng cao thì doanh thu càng nhiều nhưng đó cũng là con dao 2 lưỡi, nên

cần đưa ra mức giá phù hợp. Các bộ phận xuất kho phải kiểm tra thật kỹ thành phẩm,

để có biện pháp khắc phục kịp thời nếu như có bất kỳ điều gì không đúng. Sai ở khâu

Page 58: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

58

nào, bộ phận nào thì phải phân định rõ ràng bộn phận đó, khâu đó khắc phục ngay.

Tránh tình trạng hàng đến khách hàng bị khách hàng phát hiện sai sót sẽ bị bồi thường

thiệt hại, làm giảm Doanh thu bán hàng, tốn chi phí vận chuyển và chi phí sửa chữa lại

thành phẩm.

Hình thức thanh toán chủ yếu của công ty là chuyển khoản, công ty cần có

thực hiện việc thu tiền ngay của khách hàng nếu có thể, đưa ra chính sách chiết khấu

thanh toán và phạt nếu quá hạn thanh toán. Tránh trường hợp tiền ứ đọng ở khâu phải

thu của khách hàng, phải vay nợ để quá trình kinh doanh của công ty không bị gián

đoạn. Công ty hạn chế vay nợ, do lãi suất càng ngày càng cao, tăng cường thu hồi tiền

từ khách hàng, không để khách hàng chiếm dụng vốn, sử dụng vốn đó quay vòng

trong kinh doanh.

Công ty cũng quan tâm hơn đến việc tăng doanh thu từ hoạt động tài chính. Cần am

hiểu lãi suất thị trường, sự biến động của tỷ giá ngoại tệ mà thời điểm nào nên dự trữ

ngọai tệ, khi nào nên bán đểthu lợi nhuận.

3.4/Giải pháp 4: Giảm tối đa số lượng hàng tồn kho:

- Tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tồn kho quá nhiều làm doanh thu giảm vì

hàng đã thành phẩm tốn rất nhiều chi phí có liên quan trong quá trình sản xuất sản

phẩm. Ngoài ra, tồn kho còn làm công ty tốn chi phí lưu kho, lưu bãi, hàng để lâu có

thể bị hư hỏng, lỗi thời, chất lượng giảm dần nên tốn chi phí sửa chữa lại. Vì thế cần

tăng tốc luân chuyển hàng tồn kho, có thể giảm một nửa giá bán hoặc tặng kèm quà,

nhưng đảm bảo lợi nhuận.

Tiết kiệm các chi phí trung gian như thực hiện bán hàng trực tiếp cho khách

hàng, trả hoa hồng bán hàng…để hàng hóa được bán đi nhanh chóng, tránh tồn kho.

Công ty cần nâng cao năng suất lao động, tăng cường cải tiến máy móc thiết

bị cho phù hợp với công nghệ hiện đại. Thường xuyên kiểm tra, bào trì, sửa chữa máy

móc như vậy là công ty tiết kiệm được chi phí thiệt hại, làm cho quá trình sản xuất liên

tục, và để giảm được số hàng bị lỗi, đảm bảo sản xuất bao nhiêu là xuất bán hết bấy

nhiêu.

Công ty giao hàng tại cảng. Như vậy, công ty tiết kiệm được chi phí bảo

hiểm hàng hóa trên đường đi, độ rủi ro sẽ thuộc về khách hàng chịu trách nhiệm, tiết

kiệm chi phí vận chuyển, để rút ngắn thời gian từ xưởng sản xuất đến tay khách hàng,

tránh tình trạng hàng sản xuất nhiều và bị ứ đọng.

Page 59: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

59

3.5/Giải pháp 5: Tăng cường hoạt động thu hồi vốn từ cáckhoản bán chịu

Công ty cần có chính sách thu hồi doanh thu hợp lý với khách hàng, khi

số lượng hàng bán quá nhiều, thời gian gấp rút để đạt doanh số, làm cho một số khách

hàng ỷ lại vào chính sách bán chịu của công ty, không chú tâm vào việc hoàn thành

khâu cuối cùng trong giao dịch mua bán là trả nốt phần tiền còn thiếu. Nhằm tránh sự

sao nhãng này xảy ra, công ty cần có chính sách phù hợp từ ban đầu, các điều khoản

trong hợp đồng mua bán phải rõ ràng để khách hàng không thể chậm trễ và doanh thu

của công ty thu hồi một cách nhanh chóng.

Bằng sự tin tưởng, công ty cần có kế hoạch phân công nhân lực hợp lý, để từ đó

nguồn nhân lực của công ty chính là những người sẽ đứng ra đi thu hồi vốn về cho

công ty.

3.6/Giải pháp 6: Huy động vốn và cải tiến công nghệ

Trong cơ chế thị trường hiện nay, khả năng cạnh tranh quyết định bởi chất

lượng hàng hoá trên một đơn vị chi phí thấp nhất. Những năm qua, do máy móc thiết

bị không theo kịp nhu cầu thị trường nên chất lượng sản phẩm của công ty chưa được

cao. Vài năm trở lại đây, công ty đã từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất và đã

mang lại những hiệu quả kinh tế nhất định. Tuy nhiên, do số vốn dùng cho đổi mới

công nghệ còn hạn hẹp nên công ty tiến hành đổi mới công nghệ từng phần dẫn đến

máy móc thiết bị của công ty thiếu đồng bộ, hạn chế hiệu suất tài sản cố định. Cho đến

nay, phần giá trị TSCĐ còn lại của công ty chiếm khoảng 1/3 nguyên giá và một số

TSCĐ đã khấu hao hết nhưng chưa có điều kiện đổi mới.

Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của công ty là đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nhanh

chóng nắm bắt và ứng dụng khoa học- công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh

doanh.

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới công nghệ nhằm góp phần thiết

thực vào việc nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh, công ty cần chú ý đổi mới

đồng bộ các yếu tố cấu thành công nghệ: từ máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu,

năng lượng đến nâng cao trình độ, kỹ năng kỹ xảo của người lao động, đổi mới tổ chức

sản xuất và quản lý. Ttong thời gian tới, công ty nên thực hiện đồng bộ nhiều giải

pháp, cụ thể như:

Page 60: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

60

Công ty cần tính toán để đầu tư vào các bộ phận thiết yếu trước. Từng bước

thay thế một cách đồng bộ thiết bị cho phù hợp với nhu cầu thị trường bằng việc đầu

tư có hiệu quả vào công nghệ hiện đại hơn. Việc đổi mới công nghệ phải đảm bảo cân

đối giữa phần cứng và phần mềm để phát huy hiệu quả của công nghệ mới. Khi mua

các thiết bị máy móc cũng như bí quyết công nghệ công ty có thể thương lượng với

các đối tác để được thanh toán theo phương thức trả chậm.

Tận dụng trang thiết bị máy móc hiện có trong công ty, ngoài ra phải tiến hành

bảo dưỡng máy móc theo định kỳ thay cho việc cứ khi nào phát sinh sự cố thì công ty

mới cử cán bộ kỹ thuật đến sửa chữa như hiện nay nhằm đảm bảo các trục trặc được

sửa chữa kịp thời giúp cho dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục và tiếp kiệm thời

gian và công sức cho người trực tiếp lao động sản xuất.

Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất.

Để nâng cao năng lực công nghệ, công ty cần phải xây dựng mối quan hệ với

các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để phát triển

công nghệ theo chiều sâu và từng bước hoàn chỉnh công nghệ hiện đại.

Tích cực đào tạo độ ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, công nhân

lành nghề trên cơ sở đảm bảo bồi dưởng vật chất thoả đáng cho họ.

Nâng cao trình độ quản lý, trong đó chú trọng đến vai trò của quản lý kỹ thuật.

Tiến hành các nghiên cứu, phân tích về thị trường, nhu cầu thị trường, năng lực

công nghệ của công ty để lựa chọn máy móc thiết bị công nghệ phù hợp nhằm đem lại

hiệu quả cao nhất cho công ty.

Hiệu quả đổi mới công nghệ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung

và tình hình tài chính của công ty nói riêng rất khó định lượng. Bởi lẽ cơ cấu sản phẩm

của công ty đa dạng, giá trị các loại sản phẩm chênh lệch nhau nhiều, hơn nữa một loại

thiết bị công nghệ không thể áp dụng cho hầu hết các loại sản phẩm của công ty.

Nhưng thực tế đã chứng minh từ khi thực hiện việc nâng cấp đồng bộ hệ thống trang

thiết bị phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua đó ta thấy rõ được hiệu quả của đối mới công nghệ đối với hoạt động của

công ty: Quy mô sản xuất tăng lên, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Do đó khả năng

hoạt động của công ty cũng được cải thiện, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao

Page 61: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

61

hơn nên tiêu thụ tốt hơn vì vậy khả năng sinh lợi của công ty cũng tăng lên. Ngoài ra

đổi mới công nghệ còn làm cho cơ cấu vốn của công ty hợp lý hơn, và để thực hiện

được tốt hơn nữa giải pháp này, công ty cần:

Công ty phải tiến hành những nghiên cứu, phân tích đánh giá xem đầu tư vào

một thiệt bị công nghệ cụ thể nào đó có khả thi không, có thật sự cần thiết không, có

đem lại hiệu quả không.

Công ty có đủ khả năng huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho

hoạt động đổi mới thiết bị công nghệ của mình.

Công ty phải thiết lập được mối quan hệ với các công ty tư vấn về công nghệ để

lựa chọn được thiết bị hiện đại phù hợp giá cả phải chăng.

Công ty cần tăng cường nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân kỹ

thuật để có đủ kiến thức điều khiển, làm chủ công nghệ mới.

3.7/Giải pháp 7 : Tăng khả năng cạnh tranh

- Công ty nên đầu tư, nâng cấp phòng marketing về khoản nhân sự cũng như tài

chính để phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường sao cho hiệu quả nhất . Vì trước nay,

bộ phận này chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nhu cầu cấp bách của công ty để

xây dựng được chính sách giá cả, chính sách quảng bá chào hàng của doanh nghiệp

trên thị trường. Đây là cơ sở cho công ty đưa ra mức giá cạnh tranh, tăng số lượng sản

phẩm tiêu thụ và thu được lợi nhuận cao hơn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của

công ty trong cơ chế kinh tế thị trường khốc liệt hiện nay.

3.8/Giải pháp 8: Xây dựng thương hiệu vững mạnh

Mục đích chính của việc xây dựng thương hiệu vững mạnh là để các nhà đầu tư,

các chủ nợ, ngân hàng,..có sự tin tưởng vào khả năng kinh doanh của công ty, để từ đó

họ yên tâm vào sự đầu tư của mình vào công ty.

Công ty cần trang bị hệ thống máy móc phù hợp với tiêu chuẩn công nghệ hiện

đại, thừơng xuyên có kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết nhằm nâng cao năng

suất lao động và mở rộng quy mô sản xuất của công ty.

Thực hiện công tác sản xuất, giao hàng, bán hàng đúng số lượng, chất lượng,

đúng thời gian quy định nhất là những đối tác nước ngoài cần có biện pháp dự phòng

Page 62: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

62

khi xảy ra các sự cố, rủi ro trong quá trình vận chuyển cũng như trong quá trình buôn

bán hàng hóa.

Thanh toán các khoản nợ đúng hạn quy định.

Trong những năm tới, công ty có thể đưa cổ phiếu của mình giao dịch trên sàn

chúng khoán. Như vậy thương hiệu may mặc của Công Ty sẽ được biết đến nhiều hơn,

thu hút nguồn đầu tư vào công ty nhiều hơn.

Công ty cần đầu tư vào việc quảng cáo công ty, đầu tư thêm chi phí vào bộ phận

nghiên cứu thị trường, bộ phận bán hàng nhằm quảng bá sản phẩm của mình đến với

người tiêu dùng. Công ty cần có một website riêng, giới thiệu về tổng thể của công ty,

lĩnh vực kinh doanh và giới thiệu mặt hàng kinh doanh của công ty. Vận dụng việc bán

hàng qua mạng, khi mà công nghệ ngày càng phát triển, công ty có thể làm một trang

web bán hàng 3D, khách hàng có thể an tâm hơn về chất lượng thực của sản phẩm.

Công ty cần mở rộng quỹ phúc lợi xã hội như tham gia khen thưởng cho cán bộ

công nhân viên làm việc tốt có hoàn cảnh khó khăn, tham gia trao học bổng cho học

sinh sinh viên nghèo vượt khó học tập, tham gia các chương trình nhân đạo ngoài xã

hội.

Page 63: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

63

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công Ty TNHH PHÁT TRIỂN BỀN

VŨNG AN ĐIỀN, trong 4 năm hoạt động, tình hình tài chính công ty có nhiều biến

động. Nhưng gần đây nhất, năm 2012, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đạt

hiệu quả cao bên cạnh những khó khăn gặp phải. Việc quan trọng hiện nay là công ty

phải làm sao giải quyết lượng hàng tồn kho, hạn chế vốn đi vay mượn, tăng cường thu

hồi công nợ của khách hàng.

Và trong 4 năm phân tích, cho thấy kết cấu nợ của công ty quá cao, doanh thu của

công ty chủ yếu từ hoạt động bán hàng, trong khi lượng hàng tồn kho quá nhiều. Điều

này làm cho Doanh thu giảm dần vì tốn chi phí sản xuất ra các hàng hóa đó mà không

tiêu thụ được. Các khoản phải thu thì quá chậm và ngày càng tăng cao. Công ty cần đưa

ra chính sách thu nợ kịp thời, không để khách hàng chiếm dụng vốn, tăng tốc độ luân

chuyển hàng tồn kho. Công ty cần tiết kiệm tối đa các chi phí không cần thiết trong

kinh doanh, tận dụng khả năng có sẵn của Doanh Nghiệp.

Bên cạnh đó, công ty cần phát hành thêm cổ phiếu, nhằm thu hút vốn đầu tư của các

cá nhân, Doanh Nghiệp bên ngoài, huy động vốn góp của các cổ đông nhằm phục vụ

cho quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tự tài trợ của công ty lên.

Do công ty xuất khẩu các mặt hàng ra thị trường nước ngoài nhiều, đây là cơ hội

công ty có thêm nhiều bạn hàng trên thị trường EU. Đồng thời, giúp cho thị trường của

công ty ngày càng được mở rộng và có uy tín với khách hàng, sản phẩm của công ty có

thể cạnh tranh với các sản phẩm may mặc khác trên thị trường thời trang. Nhưng cũng

không tránh khỏi cạnh tranh giữa các đơn vị cùng ngành trên thị trường trong nước

cũng như trên thị trường quốc tế.

Công ty cần đầu tư vào máy móc thiết bị nhiều hơn, thường xuyên kiểm tra máy

móc thiết bị định kỳ, cải tiến máy móc thiết bị hiện đại hơn, nâng cao năng suất lao

động. Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ ngày càng nhiều hơn, góp phần nâng

cao Doanh thu của công ty. Ngoài ra, công ty tập trung đầu tư vào các hoạt động tài

chính, vì Lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư này khá cao trong 4 năm hoạt động.

Trước xu thế nền kinh tế ngày càng phát triển, công ty cần xây dựng một hướng đi

đúng đắn, giải pháp đúng đắn, phù hợp nhất cho Doanh Nghiệp để giải quyết thực trạng

Page 64: “ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển bền vững an điền

64

công ty trong từng thời kỳ. Đưa thương hiệu công ty, sản phẩm công ty quảng bá rộng

rãi trên thị trường trong và ngoài nước hơn.Sản phẩm sản xuất ra ngày càng phong phú,

kiểu dáng đa dạng, phù hợp với xu thế thời đại. Chất lượng của sản phẩm đúng quy

cách, đúng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000.

Công ty cần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công

ty, phân công công việc hợp lý đúng nghiệp vụ chuyên môn của họ để đơn vị đạt được

hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, nhằm thu được lợi nhuận cao trong tương lai.