50
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM MÔN: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Thảo luận: THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM

Chủ đề 2 thị trường lnh một số nước và vn

  • Upload
    tttt999

  • View
    439

  • Download
    5

Embed Size (px)

DESCRIPTION

TTTT

Citation preview

Page 1: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

MÔN: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Thảo luận:

THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG

MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2013

Page 2: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

MỤC LỤC

Chương 1 : Cơ sở lý luận về thị trường liên ngân hàng......................................................3

I. Khái niệm, bản chất của thị trường liên ngân hàng......................................................3

II. Đặc điểm của thị trường liên ngân hàng.....................................................................3

III. Các chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng........................................................4

IV. Các giao dịch chủ yếu trên thị trường liên ngân hàng...............................................5

V. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.......................................................................5

VI. Thanh toán trên thị trường liên ngân hàng................................................................5

VII. Vai trò của thị trường liên ngân hàng.......................................................................6

Chương 2 : Thị trường liên ngân hàng một số nước và Việt Nam......................................7

I. Thị trường liên ngân hàng Trung Quốc....................................................................7

1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường liên ngân hàng Trung Quốc.......7

2. Các bộ phận cấu thành thị trường liên ngân hàng Trung Quốc............................8

3. Các chủ thể tham gia trên thị trường.....................................................................9

4. Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng Trung Quốc..............................9

II. Thị trường liên ngân hàng Nhật Bản...................................................................14

1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường liên ngân hàng Nhật Bản.........14

2. Các bộ phận cấu thành thị trường liên ngân hàng Nhật Bản..............................15

3. Các chủ thể tham gia...........................................................................................16

4. Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng Nhật Bản................................17

III. Thị trường liên ngân hàng Việt Nam..................................................................21

1. Quá trình phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam..................21

2. Các bộ phận cấu thành thị trường liên ngân hàng Việt Nam..............................24

3. Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng Việt Nam................................24

4. Một số tồn tại và nguyên nhân............................................................................30

Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam.................32

1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý................................................................................32

2. Phát triển thị trường repo........................................................................................32

3. Nâng cao vai trò quản lý, điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với

thị trường liên ngân hàng...............................................................................................33

2

Page 3: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

3

Page 4: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

Chương 1 : Cơ sở lý luận về thị trường liên ngân hàng

I. Khái niệm, bản chất của thị trường liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng là nơi các ngân hàng hoặc các TCTD vay mượn nhau

các khoản dự trữ dư thừa nhằm bù đắp nhu cầu ngân quỹ tạm thời cho các nghĩa vụ tài

chính thường xuyên.

Hiểu theo nghĩa rộng, thị trường liên ngân hàng là nơi thực hiện các giao dịch cơ

bản(Money Base – MB) giữa các ngân hàng, thông thường các giao dịch này thực hiện

thông qua tài khoản tiền gửi của các ngân hàng tại ngân hàng trung ương. Đây là thị

trường thực hiện các giao dịch vốn ngắn hạn dưới nhiều hình thức giữa các ngân hàng và

các tổ chức trung gian tài chính khác. Hiểu theo nghĩa hẹp, thị trường liên ngân hàng là

nơi thực hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau giữa các ngân hàng nhằm bù đắp nhu cầu

gây quỹ của mình.

II. Đặc điểm của thị trường liên ngân hàng

Một là, thị trường liên ngân hàng là thị trường vốn ngắn hạn: Tuy các quốc gia

không quy định thị trường liên ngân hàng là thị trường vốn ngắn hạn nhưng trong thực tế

các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng chủ yều là giao dịch ngắn hạn.

Hai là, thị trường liên ngân hàng chủ yếu là thị trường bán buôn: Hàng hóa giao

dịch ở thị trường liên ngân hàng là mua bán tiền gửi ngân hàng, tức là khỏan dự trữ dư

thừa tạm thời với những giao dịch lớn trị giá hơn 1 triệu USD (tức là bán buôn). Ngòai ra,

các loại giấy tờ có giá ngắn hạn là hàng hóa được mua bán thường xuyên và khối lượng

lớn trên thị trường này.

Ba là, thị trường liên ngân hàng là thị trường vay mượn vay mượn với độ rủi ro

cao. Các giao dịch ở đây hầu như không có tài sản bảo đảm, các thủ tục pháp lý cực kỳ

đơn giản. Vì vậy, để trở thành thành viên của thị trường, các ngân hàng và các tổ chức

trung gian tài chính đáp ứng được các yêu cầu về vốn, ký quỹ, chuyên môn, đạo đức nghề

nghiệp và có giấy phép hành nghề.

4

Page 5: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

Bốn là, thị trường liên ngân hàng là thị trường cực kỳ nhạy cảm và là thị trường

thông tin: Thị trường liên ngân hàng là một mạng lưới các quan hệ ngân hàng đại lý,

trong đó ngân hàng thương mại mở tài khỏan tiền gửi thanh tóan tại ngân hàng thương

mại khác. Hệ thống tài khỏan giữa các ngân hàng đại lý giúp cho thị trường liên ngân

hàng họat động hiệu quả.

Năm là, thị trường liên ngân hàng là thị trường vô hình, liên kết toàn cầu: Thông

qua hệ thống giao dịch hiện đại, các doanh vụ mua bán trên thị trường liên ngân hàng

được thực hiện trên cơ sở liên kết tòan cầu giữa các ngân hàng, các nhà kinh doanh phi

ngân hàng và một môi giới tiền tệ.

Sáu là, thị trường liên ngân hàng thực hiện giao dịch thông qua các công cụ hiện

đại: Thị trường liên ngân hàng là thị trường giao dịch mà chủ thể tham gia là các ngân

hàng, các nhà kinh doanh (dealers) và nhà môi giới (brockers). Trên thị trường liên ngân

hàng, người môi giới (đa số là ngân hàng) mua bán tiền gửi qua điện thoại, máy tính…

bằng các công cụ phái sinh như quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai…

III. Các chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng.

1. Các tổ chức TD, chủ yếu là các NHTM:

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường

xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để

cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán

Mục đích:

- Kinh doanh tiền tệ từ nguốn vốn tạm thời nhàn rỗi.

- Đảm bảo khả năng thanh khoản khi khách hàng rút tiền hoặc giải ngân, tăng tính

thanh khoản trên thị trường.

- Huy động nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh .NHTM huy động và tập

trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM

sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó

thúc đẩy nền kinh tế phát triển

- Giảm thiểu chi phí cơ hội do phải duy trì dự trữ bắt buộc.

5

Page 6: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

2. Ngân hàng trung ương:

Ngân hàng trung ương là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc

Chính phủ, thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân

hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý Nhà nước về các

hoạt động về tiền tệ, tín dụng cho mục tiêu phát triển và ổn định của cộng đồng.

Mục đích: điều tiết thị trường thông qua các công cụ chính sách tiền tệ để duy trì các

điều kiện tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng phù hợp với mục tiêu hoạt động

IV. Các giao dịch chủ yếu trên thị trường liên ngân hàng.

1. Gửi tiền và nhận tiền gửi ở ngân hàng khác

2. Vay và cho vay ngân hàng khác

3. Mua bán hẳn hoặc có kỳ hạn các giấy tờ có giá

V. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.

Lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng là lãi suất thỏa thuận, thay đổi theo

thời gian và phù hợp với chính sách lãi suất của NHTW. Nói cách khác, sự thay đổi lãi

suất liên ngân hàng phụ thuộc vào sự thay đổi các yếu tố cấu thành cung - cầu vốn khả

dụng.

NHTW là người chi phối sự biến động của lãi suất liên ngân hàng mặc dù nó là lãi

suất thị trường và được hình thành do quan hệ cung cầu vốn khả dụng trên thị trường liên

ngân hàng. NHTW có thể thường xuyên tác động vào lãi suất nội tệ liên ngân hàng theo

yêu cầu của chính sách tiền tệ thông qua việc thiết kế một hệ thống lãi suất chủ đạo và sử

dụng để điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng hàng ngày.

VI. Thanh toán trên thị trường liên ngân hàng.

Trên thị trường liên ngân hàng, các giao dịch liên ngân hàng đựơc thanh toán liên

ngân hàng hoặc qua hệ thống Chips (Clearing House Interbank Payments System). Đây là

6

Page 7: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

hệ thống thanh toán được vi tính hóa với chủ sở hữu là các ngân hàng thanh toán bù trừ

lớn. Thông thường thanh toán giữa 2 ngân hàng liên quan được thực hiện thông qua Tung

tâm thanh toán bù trừ (Clearing House). Đây là một tổ chức mà tại đó các ngân hàng duy

trì một lượng tiền trên tài khoản của các ngân hàng khác nhằm thanh toán những giao

dịch liên ngân hàng.

Cũng có thể thực hiện thanh toán liên ngân hàng qua hệ thống Swipt ( có từ năm

1977) và thay thế cho bưu điện và điện tín. Hệ thống này được liên kết với nhau bằng vệ

tinh và các bức điện được chuyển hóa giữa các ngân hàng đựơc tiêu chuẩn hóa nhằm tối

đa hóa các sai sót do tập quán và ngôn ngữ. Hầu hết các ngân hàng trên thế giới, kể cả

Nga, các nước Đông Âu, Việt Nam… đều đã tham gia thị trường này.

VII. Vai trò của thị trường liên ngân hàng

1. Đối với NHTM

- Đảm bảo cho nguồn vốn của toàn hệ thống ngân hàng được điều hòa và phân bổ có hiệu

quả

- Thị trường liên ngân hàng tạo tính lỏng cho các khoản ngân quỹ nói riêng và các khoản

mục tài sản khác của NHTM

- Tác động tích cực đến yêu cầu quản lý vốn khả dụng của hệ thống NHTM

- Giảm chi phí cơ hội của việc duy trì dự trữ thường xuyên cho các NHTM

2. Đối với NHTW

- Thị trường nội tệ liên ngân hàng là nơi cung cấp thông tin về tình trạng vốn khả dụng

của hệ thống các tổ chức tín dụng

- Tiếp nhận và chuyển tải tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.

7

Page 8: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

Chương 2 : Thị trường liên ngân hàng một số nước và Việt Nam

I. Thị trường liên ngân hàng Trung Quốc

1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường liên ngân hàng Trung Quốc

Thị trường liên ngân hàng Trung Quốc được thành lập vào năm 1996, tuy nhiên, các

ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đã bắt đầu giao dịch với nhau từ những năm

80 của thế kỷ 20, khi chưa có sự quản lý điều hành của Ngân hàng Trung ương Trung

Quốc. Ban đầu, mối quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng được hình thành chủ yếu nhằm

cân đối các nguồn vốn trung và dài hạn. Vào năm 1993, thị trường liên ngân hàng trở nên

hỗn loạn do các doanh nghiệp và tổ chức phi tài chính sử dụng một lượng lớn nguồn vốn

vay (kỳ hạn ngắn) trên thị trường liên ngân hàng để đầu tư vào những tài sản rủi ro trên

thị trường chứng khoán hoặc bất động sản. Bên cạnh đó, giao dịch trên thị trường liên

ngân hàng còn không tuân theo khuôn khổ lãi suất của ngân hàng Trung ương Trung

Quốc (PBC). Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát cao ở Trung

Quốc thời kỳ đó. Do vậy, xây dựng một thị trường liên ngân hàng có sự quản lý của Ngân

hàng Trung ương là mục tiêu quan trọng nhất trong quá trình cải cách thị trường tài

chính. Ngay từ năm 1996, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đề ra các biện pháp cải

cách:

Thứ nhất, chất lượng của các tổ chức tài chính đã được xếp hạng.

Thứ hai, tất cả các thành viên giao dịch trên thị trường liên ngân hàng phải thực hiện

thông qua hệ thống giao dịch điện tử của Ngân hàng trung ương giúp cho Ngân hàng

Trung ương Trung Quốc nắm bắt kịp thời thông tin về cung cầu vốn khả dụng của hệ

thống ngân hàng.

Thứ ba, Ngân Hàng Trung ương Trung Quốc giới hạn kỳ hạn đáo hạn và số lượng

cho vay, đi vay đối với tất cả các tổ chức tài chính. Theo đó thì đối với các ngân hàng

thương mại thời hạn đáo hạn lớn nhất của các khoản cho vay lẫn nhau trên thị trường liên

ngân hàng là không được vượt quá 4 tháng và số lượng cho vay, đi vay phải dựa trên

khoản mục cân dối tiền gửi. Còn đối với các Tổ chức tài chính phi ngân hàng thì kỳ hạn

đáo hạn ít hơn 7 ngày và số lượng cho vay, đi vay dựa trên khả năng của nguồn vốn.

8

Page 9: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

2. Các bộ phận cấu thành thị trường liên ngân hàng Trung Quốc

Thị trường tiền tệ Trung Quốc được hình thành bởi các thị trường cấp dưới sau: Thị

trường liên ngân hàng, thị trường hợp đồng mua lại trái phiếu, thị trường trái phiếu, thị

trường tiền tệ và nghiệp vụ thị trường mở, thị trường tín phiếu). Sự phát triển của các thị

trường cấp dưới này cho thấy sự phát triển của thị trường tiền tệ Trung Quốc.

Từ tháng1/1996: Thị trường liên ngân hàng Trung quốc (được điều hành bởi NIFC)

bao gồm các thị trường bộ phận:

- Thị trường CHIBOR (Thị trường vay- cho vay LNH): Lãi suất liên ngân hàng

Trung Quốc – China Interbank Offered Rate (CHIBOR) là lãi suất thả nổi trên thị

trường tín dụng liên ngân hàng. Tháng 2/2007, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC)

chính thức cho ra mắt hệ thống lãi suất cho vay liên ngân hàng mới SHIBOR áp dụng

trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đây là kết

quả của những nỗ lực nhằm đẩy mạnh tự do hoá tỷ lệ lãi suất theo hướng thị trường và

củng cố hệ thống lãi suất chuẩn trên thị trường tiền tệ Trung Quốc. SHIBOR được tính

cho tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ bao gồm 16 kì hạn từ qua đêm cho đến 1

năm. Trong khi đó, CHIBOR chỉ có 7 kì hạn: qua đêm, 7 ngày, 14 ngày, 1tháng, 2 tháng,

3 tháng, 4 tháng. Sự đa dạng về kì hạn này đã tạo ra hàng loạt sản phẩm phái sinh giao

dịch trên thị trường liên ngân hàng từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường liên ngân

hàng Trung Quốc.

- Thị trường trái phiếu LNH (Bond market) và thị trường mua lại trái phiếu (Repo

Bon market): Hoạt động repo trái phiếu ở Trung Quốc chính thức bắt đầu từ năm 1991.

Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 1991 đến tháng 6/1997 hoạt động này mới chỉ diễn ra trên Sở

giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Vào đầu năm 1997, nhằm ngăn chặn nguồn vốn từ các

ngân hàng thương mại chảy vào thị trường chứng khoán quá nhiều, PBC buộc các ngân

hàng thương mại phải rút vốn từ các giao dịch repo trái phiếu trên Sở giao dịch chứng

khoán về thực hiện trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng.

- Thị trường ngoại hối liên ngân hàng.

9

Page 10: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

3. Các chủ thể tham gia trên thị trường

3.1. Các tổ chức tín dụng

Bộ phận quan trọng các tổ chức tín dụng tham gia thị trường tiền tệ liên

ngân hàng Trung Quốc chính là các ngân hàng thương mại. Hiện nay, có thể nói số lượng

các ngân hàng thương mại của Trung Quốc khá lớn với nhiều hình thức ngân hàng như:

Ngân hàng chính sách (Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng phát

triển Trung Quốc, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc), Ngân hàng thương mại cấp

một: Ngân hàng Trung Quốc, các Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, các Ngân hàng

nông nghiệp của Trung Quốc, và Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng

thương mại cấp hai (gồm các ngân hàng thương mại nhỏ hơn), Ngân hàng thương mại

thành phố (chủ yếu được thành lập trên cơ sở hợp tác xã tín dụng đô thị) và Ngân hàng

nước ngoài.

3.2. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC)

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thành lập ngày 11 tháng 12 năm 1948 trên cơ sở

hợp nhất các ngân hàng Hoa Bắc, ngân hàng Bắc Hải và ngân hàng nông dân Tây Bắc.

Ngân hàng nhân dân Trung Quốc có quyền kiểm soát chính sách tiền tệ và quản lý các

định chế tài chính, tham gia vào thị trường tiền tệ liên ngân hàng với tư cách là Người

điều tiết thị trường thông qua các công cụ chính sách tiền tệ. Đây cũng là ngân hàng có

lượng tài sản tài chính nhiều hơn bất cứ định chế tài chính công cộng nào trong lịch sử.

3.3. Người môi giới và các trung gian giao dịch

4. Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng Trung Quốc

Thị trường cho vay và thị trường repo giữa các TCTD có sự tham gia của Ngân

hàng Nhân dân Trung Quốc và các tổ chức tín dụng trong đó NHTM chiếm phần lớn.

Dòng chảy của nguồn vốn giữa các tổ chức tài chính biểu thị theo các đặc điểm: thứ

nhất, các ngân hàng lớn đóng vai trò là nhà cung cấp quỹ ròng trên cả thị trường repo và

thị trường cho vay liên ngân hàng, và số tiền cho vay ròng của họ tiếp tục tăng. Thứ hai,

các ngân hàng nhỏ và vừa, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ và các tổ

chức tài chính khác có nhu cầu tài chính ngày càng tăng. Cụ thể là các ngân hàng nhỏ và

10

Page 11: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

vừa và các tổ chức tài chính gây quỹ nước ngoài trở thành người đi vay ròng trên thị

trường cho vay liên ngân hàng, chứ không phải là người cho vay ròng trong năm ngoái.

Bảng 4.1: Dòng vốn trong các tổ chức tài chính năm 2012

Đơn vị: 100 triệu nhân dân tệ

RepoCho vay

liên ngân hàng

2012 2011 2012 2011

Ngân hàng lớn tài trợ trong nước -550,748 -289,596 -73,486 -18,514

Ngân hàng vừa và nhỏ tài trợ trong nước 242,558 118,134 5,112 -32,644

Công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ 130,067 66,659 34,889 10,237

Công ty bảo hiểm 53,270 24,926 - -

Tổ chức tài chính tài trợ nước ngoài 20,734 10,079 9,972 -9,571

Tổ chức tài chính khác 104,120 69,798 23,513 13,464

Nguồn: Hệ thống thương mại ngoại hối Trung Quốc CFETS

Lãi suất liên ngân hàng

11

Đồ thị 4.1: Lãi suất qua đêm liên ngân hàng năm 2010-2012

Page 12: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

Từ cuồi quý III năm 2010 đến đầu năm 2011, lãi suất SHIBOR biến động liên tục,

có những thời điểm biến động mạnh. Những kì hạn dài như 6 tháng, 9 tháng, 1 năm

SHIBOR có xu hướng tăng. Những kì hạn ngắn hơn thì có xu hướng tăng trong quý IV

năm 2010 và đang giảm dần trong quý I năm 2011. Các biểu đồ dưới đây đều cho thấy

vào thời điểm cuối năm 2010 lãi suất SHIBOR của tất cả các kì hạn đều tăng cao. Chính

phủ Trung Quốc cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của nước này đã tăng 4,4%

so với cùng kỳ 2009, cao nhất trong vòng 2 năm qua. Con số này cũng cao hơn nhiều so

với dự báo được giới phân tích đưa ra trước đó cũng như mức lạm phát của Trung Quốc

trong thánh 9 (3,6%). Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt

các giải pháp nhằm kiểm soát giá cả như tăng lãi suất cơ bản, hạn chế tăng trưởng tín

dụng và tăng trưởng nóng,… Như vậy lãi suất SHIBOR trong quý IV năm 2010 chính là

hệ quả của chính sách tiền tệ nước này.

Từ đầu năm 2011, nhìn chung lãi suất thị trường tiền tệ cao hơn trong những năm

trước. Sau khi lãi suất bình quân hàng tháng của trái phiếu cam kết repo và cho vay liên

ngân hàng tương ứng hàng năm đạt mức cao 4,94% và 4,56% vào tháng 6 thì đều sụt

giảm ngay sau đó. Vì một số yếu tố, như khối lượng tiền rút ra trước ngày lễ quốc khánh

và đánh giá hiệu quả cuối cùng theo quý của ngân hàng thương mại, lãi suất đã leo cao

đáng kể vào tháng 9 trên tương quan so sánh với tháng 6 và tháng 8. Tại thời điểm cuối

tháng 9, lãi suất qua đêm, lãi suất Shibor kì hạn 7 ngày, và 3 tháng tương ứng giậm chân

tại 4,8925%; 5,0025%; và 5,6466%, giảm 11; 160 và 75 điểm cơ bản từ cuối tháng 6.

Trong năm 2012, lãi suất trên thị trường tăng vào thời gian chuẩn bị cho Tết Nguyên

đán và giảm ngay sau đó, nhưng nhìn chung lãi suất vẫn ổn định và thấp hơn so với năm

trước. Trong tháng 12, lãi suất vay liên ngân hàng là 2,61%, giảm 72 điểm cơ bản so với

cùng kỳ năm ngoái. Vào cuối năm 2012, lãi suất qua đêm và lãi suất Shibor kì hạn 7 ngày

cố định tương ứng tại mức 3,87% và 4,58%, giảm 113 và 175 điểm cơ bản so với cuối

năm 2011; lãi suất Shibor kì hạn 3 tháng và 1 năm tương ứng là 3,90% và 4,40%, giảm

157 và 84 điểm.

12

Page 13: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

So sánh giữa các năm, ta thấy lãi suất liên ngân hàng thể hiện tính mùa vụ của thị

trường liên ngân hàng Trung Quốc, luôn ở mức cao vào các dịp lễ tết Nguyên đán. Lãi

suất ngắn hạn có biên độ dao động lớn hơn so với lãi suất dài hạn chứng tỏ các giao dịch

cho vay, gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn chủ yếu đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân

hàng.

Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng

Tổng khối lượng giao dịch năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009. So với hoạt động

vay mượn, hoạt động repo trái phiếu tỏ ra linh hoạt, an toàn và có lãi suất ổn định hơn. Vì

thế khối lượng giao dịch của hoạt động này trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng cũng lớn

hơn nhiều so với hoạt động vay mượn. Tổng khối lượng giao dịch repo trái phiếu trên thị

trường tiền tệ năm 2010 của Trung Quốc tăng mạnh so với năm 2009 từ 677007.32 triệu

NDT lên 846533.48 triệu NDT tương đương với mức tăng 25.04%.

Ở cả 2 hoạt động, khối lượng giao dịch không phải tăng ở tất cả các kì hạn mà chỉ tăng ở

các kì hạn: qua đêm, 7 ngày, 1 tháng, 2

tháng, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 9 tháng.

Các kì hạn còn lại khối lượng giao dịch

giảm 1 lượng nhỏ. Ở hoạt động vay, cho

vay các ngân hàng khác, các kỳ hạn ngắn

được giao dịch với khối lượng lớn. Khối

13

0.48%0.58%

1.82%

87.86%

8.71%

O/N 7ngày 14 ngày 20 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày

120 ngày 6 tháng 9 tháng 1 năm

Khối lượng giao dịch cho vay các kỳ hạn trên 2010

Page 14: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

lượng giao dịch kỳ hạn qua đêm lên đến 244862 trăm triệu nhân dân tệ, chiếm 87,86%

tổng khối lượng giao dịch.

Đầu năm 2011, thị trường tiền tệ liên ngân hàng Trung Quốc có nhiều tín hiệu sụt

giảm so với năm 2010. Thứ nhất, về giao dịch cho vay: trong tháng 1/2011, khối lượng

giao dịch đạt 1.7 nghìn tỷ NDT giảm 36.8% so với tháng trước (12/2010). Trong đó,

giao dịch cho vay qua đêm đã chiếm khối lượng khoảng 1.4 nghìn tỷ NDT. Thứ hai, về

giao dịch repo: khối lượng giao dịch trong tháng 1/2011 đạt 6.9 nghìn tỷ NDT giảm

9.58% so với tháng 12/2010. Như vậy, có thể thấy rằng cùng với sự biến động thường

xuyên của lãi suất thì khối lượng giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Trung

Quốc cũng biến động liên tục. Các tác động từ chính sách tiền tệ hay những biến động

của nền kinh tế đều sẽ ảnh hưởng đến lãi suất liên ngân hàng cũng như khối lượng giao

dịch trên thị trường này.

Giao dịch repo và giao dịch cho vay liên ngân hàng trên thị trường phát triển mạnh

và khối lượng giao dịch tăng. Trong 3 quý đầu năm 2011, doanh thu của trái phiếu repo

đạt tổng cộng là 71,8 nghìn tỷ nhân dân tệ, với doanh thu trung bình ngày là 384,2 tỷ

nhân dân tệ, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Doanh thu của giao dịch cho vay liên ngân hàng

đạt mức 23,9 nghìn tỷ nhân dân tệ, với doanh thu trung bình ngày là 127,6 tỷ nhân dân tệ,

tăng 18,4% so với cùng kỳ. Thị trường giao dịch vẫn tập trung vào các giao dịch qua

đêm, với trái phiếu repo qua đêm và giao dịch liên ngân hàng tương ứng chiếm 75,5% và

84,2% tổng doanh số, giảm 4,5 và 3,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng

doanh số của hoạt động mua lại chứng khoán chính phủ tăng trên thị trường chứng khoán

tăng vọt lên 202,2% so với năm trước đạt tới 13,6 tỷ nhân dân tệ.

Trong năm 2012, doanh số của các hợp đồng mua trái phiếu trên thị trường trái

phiếu liên ngân hàng đạt 141,7 nghìn tỷ nhân dân tệ, với doanh số trung bình hàng ngày

569,1 tỷ nhân dân tệ, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của các khoản

vay liên ngân hàng đạt 46,7 nghìn tỷ nhân dân tệ, với doanh thu trung bình hàng ngày đạt

187,6 tỷ nhân dân tệ, tăng 40,2% so với cùng kỳ. Kỳ hạn qua đêm chiếm tới 80,7% -

86,3% doanh số tương ứng trên thị trương repo và thị trường cho vay liên ngân hàng,

tăng 5,9 và 4,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

14

Page 15: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

Giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trưởng liên ngân hàng Trung Quốc ngày càng

đa dạng. Nhiều loại chứng khoán phái sinh như: hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng lãi

suất kì hạn, các sản phẩm quản lý lợi nhuận tài chính,… bắt đầu được sử dụng trong thời

gian gần đây. Khối lượng giao dịch các loại chứng khoán này tăng nhanh chóng qua các

năm, nhất là giao dịch hoán đổi lãi suất.

Bảng 4.2: Khối lượng giao dịch phái sinh, 2006-2012

Nguồn: Hệ thống thương mại ngoại hối Trung Quốc

II. Thị trường liên ngân hàng Nhật Bản

1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường liên ngân hàng Nhật Bản

Trước chiến tranh thế giới thứ 2, thị trường tiền tệ liên ngân hànglà thị trường

duy nhất có thể tồn tại và đáng lưu ý trong thời kì này. Thực chất đây là thị trường các

ngân hàng vay mượn, gửi tiền lẫn nhau. Thị trường này được thành lập bởi những nhà

ngân hàng tiên phong, khi mà chính phủ cố gắng giảm sự phụ thuộc của các ngân hàng

vào việc vay từ Ngân Hàng Trung Ương Nhật.

Từ sau sau chiến tranh thế giới thứ 2, hai cơ quan chức năng nắm vai trò điều

hành trên thị trường tiền tệ Nhật Bản là Bộ tài chính và Ngân hàng trung ương Nhật Bản

(BOJ). Lãi trên thị trường đã được điều chỉnh theo kiểu hành chính dựa trên những số

liệu suất của các nước khác trên thế giới mà không tuân theo luật cung cầu trong nước.

Trong giai đoạn này thị trường tiền tệ Nhật Bản hoạt động gặp rất nhiều hạn chế. Chỉ có

thị trường tiền tệ liên ngân hàng là phát triển tốt. Hoạt động này chỉ giới hạn trong giao

15

Page 16: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

dịch giữa các tổ chức tài chính. Lãi

suất trên thị trường này tương đối là

lỏng so với hầu hết các loại lãi suất

ngắn hạn và dài hạn khác.

Năm 1985, thị trường liên

ngân hàng chiếm 68% thị trường tiền

tệ còn 32 % của thị trường mở.

Đến năm 1989, thị trường mở

chiếm tỷ trọng lớn hơn 54% so 46%

của thị trường liên ngân hàng

Giao dịch repo, bắt đầu từ năm

1996, đã trở thành nòng cốt trong thị trường tiền tệ.

Thị trường liên ngân hàng, thị trường đã từng nắm giữ vị trí chủ đạo, thì lại thu hẹp

một chút. Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là sự suy giảm lan rộng của kinh tế

trong nước.

2. Các bộ phận cấu thành thị trường liên ngân hàng Nhật Bản

2.1. Thị trường vay mượn tiền tệ (Call Market):

Có 2 loại giao dịch trên Call Market: có đảm bảo và không có đảm bảo. Các hối

phiếu, các khoản nợ ngắn hạn của chính phủ và các loại chứng khoán khác được chấp

nhận là vật đảm bảo trong các giao dịch có đảm bảo. Các giao dịch có kỳ hạn trong nửa

ngày làm việc được gọi là các “giao dịch nửa ngày” (half-day call transaction). Các giao

dịch có kỳ hạn đến ngày làm việc tiếp theo được gọi là giao dịch qua đêm (overnight call

transaction), và các giao dịch có ngày đáo hạn dài hơn qua đêm được gọi là giao dich kì

hạn (term call transaction). Các giao dịch trên được thực hiện chủ yếu bởi các công ty tư

bản “tanshi”. Việc thanh toán được thực hiện hoặc vào ngày ghi trên hợp đồng hoặc vào

các ngày sau đó. Các giao dịch được thanh toán vào ngày ghi trên hợp đồng được gọi là

các giao dịch “cùng ngày” (same-day-start transaction) đối với các giao dịch có đảm bảo,

16

Khối lượng giao dịch của các thị trường giai đoạn 1980 - 1988

Page 17: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

và giao dịch tiền mặt (cash transaction) đối với các giao dịch không có đảm bảo. Chủ yếu

các giao dịch là qua đêm, chịu ảnh hưởng mạnh bởi việc tổ chức thị trường tiền tệ của

NHTW Nhật Bản.

2.2 Thị trường mua, bán chi phiếu (general collateral (GC) repo)

là việc thực hiện mua, bán các chứng từ có giá của các ngân hàng với nhau, ngân hàng

cho vay bằng cách mua chi phiếu của ngân hàng đi vay.

Đồ thị2.1: Dòng vốn giữa thị trường vay mượn có bảo đảm và thị trường thu mua chi phiếu

3. Các chủ thể tham gia

Theo ước tính, có khoảng 500 ngân hàng và công ty tham gia vào thị trường liên ngân

hàng, bao gồm:

Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Các ngân hàng trong nước được cấp phép:

Ngân hàng thành phố: Ngân hàng Mizuho, ngân hàng Tokyo-Mitsubishi

UFJ, Sumitomo Mitsui Banking Corporation, Ngân hàng Resona, Mizuho Corporate

Bank, Saitama Ngân hàng Resona.

Các ngân hàng khu vực: Các ngân hàng thành viên của Hiệp hội các ngân

hàng khu vực.

17

Page 18: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

Các ngân hàng khu vực II: các ngân hàng thành viên của Hiệp hội thứ hai

của các ngân hàng khu vực.

Ngân hàng tín thác: là các quỹ tín thác có thêm hoạt động kinh doanh ngân

hàng thông thường.

Các ngân hàng nước ngoài tại Nhật Bản

Các nhà đầu tư có tổ chức như các công ty đầu tư tín thác,công ty bảo hiểm

nhân thọ

Công ty tư bản ngắn hạn (Tanshi) là tổ chức trung gian huy động vốn ngắn hạn của các

thành viên sau đó sử dụng vốn đó cho các thành viên có nhu cầu vay vốn. Công ty tư bản

ngắn hạn thực chất là công ty môi giới. Công ty này do Bộ Tài chính chỉ định, chịu sự

giám sát và chỉ đạo của Bộ Tài chính và NHTW Nhật Bản. Công ty tư bản ngắn hạn hoạt

động với 2 chức năng:

Thực hiện môi giới, kết nối các thông tin nhận được do các thành viên cung cấp.

Là người đi vay với các ngân hàng thừa vốn, người cho vay ngân hàng thiếu vốn.

Hiện nay ở Nhật Bản đang có 6 công ty tư bản ngắn hạn hoạt động làm trung gian chuyển

vốn trong thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

4. Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng Nhật Bản

4.1. Hoạt động vay mượn tiền tệ

4.1.1. Lãi suất liên ngân hàng

Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng suốt những

năm đầu của thập kỷ 2000, giữ lãi suất cho vay ở mức 0%. Nhật Bản thậm chí thả lỏng

chính sách tiền tệ hơn nữa khi BOJ thực hiện chính sách nới lỏng cho vay cả về khối

lượng, khiến cho hệ thống tài chính tràn ngập tiền mặt, với hy vọng phục hồi tốc độ tăng

tín dụng và nhu cầu của tư nhân trong nước. Môi trường kinh tế thay đổi nhanh chóng

cũng xóa nhòa những nguy cơ tiềm ẩn của chính sách tiền tệ tự do của BOJ. Bức tranh

lạc quan này càng khuyến khích BOJ kéo dài chính sách thả lỏng tiền tệ. 

18

Page 19: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

Năm 2010, do nguồn quỹ dồi dào, lãi suất vay mượn qua đêm dao động quanh

mức 0.1%, đứng tại mốc 0.096% vào cuối tháng 6 và 0.113% cuối tháng 9.

Tháng 5/2010, BOJ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, hướng lãi suất vay mượn

qua đêm không có bảo đảm thay đổi trong khoảng từ 0%-0.1% thay vì dao động quanh

0.1% như trước đây. BOJ quy định lãi suất tiền gửi tại ngân hàng trung ương

(complementary deposit facility) bằng 0.1%. Đây được coi là mức lãi sàn (floor) vì khi

vay mượn với mức lãi suất trong khoảng 0% - 0.1%, các tổ chức tài chính có thể đem số

vốn đó gửi vào tài khoản tại BOJ và kiếm lợi nhuận. Công cụ này giúp duy trì chức năng

của thị trường tiền tệ dù lượng tiền trong nền kinh tế đã dư thừa.

Tháng 12, lãi suất vay mượn qua đêm vẫn theo xu hướng giảm, có ngày đã xuống

mốc 0.07% .

Trong năm tài khóa 2011, Ngân hàng tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ

mạnh mẽ bằng cách duy trì chính sách lãi suất gần như bằng không và liên tục tăng số

tiền qua chương trình mua tài sản trên một quy mô đáng kể từ khoảng 40 đến 65 nghìn tỷ

yên.

11/3/2011, động đất và sóng thần xảy ra ở Nhật Bản đã gây ảnh hưởng to lớn đến

nền kinh tế. Những người cho vay bán tháo chứng khoán, các khoản vay... khiến giá

chứng khoán nhanh chóng giảm xuống, lãi suất nói chung và lãi suất vay mượn qua đêm

19

Đồ thị 4.1 :Diễn biến lãi suất vay mượn không có bảo đảm và lãi suất repo

Page 20: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

nói riêng đều tăng. Dự đoán trước được tình hình này, ngay ngày 14/3, BOJ đã 3 lần bơm

ra nền kinh tế tổng cộng 21.8 nghìn tỷ yên. Lãi suất vay mượn qua đêm nhờ đó đã giảm

về dưới 0.1%.

4.1.2. Doanh số giao dịch

Đồ thị 4.2 Khối lượng giao dịch vay mượn liên ngân hàng thông qua công ty tư bản “tanshi”

Số lượng giao dịch trên thị trường nhìn chung ở mức thấp. Điều này cho thấy tại

các ngân hàng có nguồn vốn dự trữ dồi dào và không cần vay mượn liên ngân hàng để bù

đắp thanh khoản. Tỷ trọng các khoản vay mượn có bảo đảm ngày càng tăng.

Đồ thị 4.3: Khối lượng giao dịch vay mượn tiền tệ không có bảo đảm

Khối lượng giao dịch không có bảo đảm được thực hiện qua công ty tư bản

“tanshi” năm 2011 duy trì quanh mức 3-5 nghìn tỷ yên. Cũng giống như năm 2010, chủ

20

Page 21: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

thể cho vay chính là các ngân hàng tín thác (chủ yếu là các quý tương hỗ) và công ty bảo

hiểm nhân thọ với lãi suất cho vay nhỏ hơn 0.1%. Trong số các chủ thể đi vay chính,

ngân hàng thành phố và ngân hàng khu vực chiếm tỷ lệ đáng kể.

Đồ thị4.4 : Khối lượng giao dịch vay mượn tiền tệ có bảo đảm

Trong khi đó, khối lượng giao dịch có bảo đảm năm 2011 tăng, trong năm khối

lượng giao dịch có nhiều biến động. Bên đi vay, ta thấy sự tăng lên của khối lượng giao

dịch được thực hiện bởi công tư tư bản “tanshi”, trong khi đó các ngân hàng và công ty

chứng khoán lại đi vay ít đi trên thị trường vay mượn có bảo đảm. Với bên cho vay, các

ngân hàng tín thác luôn chiếm tỷ trọng lớn trong số các tổ chức tín dụng cho vay. Trong

năm 2011, ngân hàng tín thác và các ngân hàng khu vực đều tăng khối lượng tiền cho

vay.

4.2 Hoạt động mua bán chi phiếu

Lãi suất vay mượn không có đảm bảo thường nhỏ hơn lãi suất repo. Tuy nhiên khi

cộng các khoản chi phí khác như phí môi giới thì có thể lớn hơn, nhỏ hơn, hoặc tương

đương. Lãi suất repo được đẩy lên quanh ngưỡng 0.13% giữa tháng 11 năm 2010 khi các

ngân hàng bán trái phiếu chính phủ (JGBs). Điều này dẫn đến tồn 1 lượng chứng khoán

21

Page 22: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

lớn tại các công ty chứng khoán khiến giá chứng khoán giảm, đẩy lãi suất trong đó có lãi

suất repo GC tăng lên. Tuy nhiên từ cuối tháng 11, áp lực tăng đã rút bớt. Sang tháng 12,

lãi suất GC nằm trong khoảng 0.1%-0.11%. Tháng 4/2011, lãi suất repo GC cũng giảm

sâu xuống dưới 0.1% do cung tiền tăng lên sau thảm họa động đất.

5. Đánh giá thị trường liên ngân hàng Nhật Bản

Thứ nhất, quy mô giao dịch lớn, tuy đã giảm nhiều so với giai đoạn trước những vẫn

đóng vai trò quan trọng với các ngân hàng cũng như nền kinh tế.

Thứ hai, áp dụng 2 phương thức giao dich: Trực tiếp giữa các ngân hàng và gián tiếp

thông qua môi giới là các công ty tư bản ngắn hạn “tanshi”.

Thứ ba, quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng có thể được đảm bảo, cũng có thể

không cần đảm bảo. Hiện nay, vay và cho vay có đảm bảo đang có xu hướng tăng.

Thứ tư, cơ chế điều hoà vốn thị trường, có sự điều tiết của NHTW.

III. Thị trường liên ngân hàng Việt Nam

1. Quá trình phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam

1.1. Giai đoạn 1992-1998

Ngày 7/10/1992 Chỉ thị số 07/CT- NH do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban

hành đã xác nhận và xác lập quan hệ cho vay và đi vay giữa các tổ chức tín dụng

(TCTD). Có thể nói đây là văn bản pháp lý đầu tiên cho phép TTLNH tồn tại và phát

triển ở Việt Nam tuy nhiên chỉ đề cập đến quan hệ cho vay/ đi vay mà chưa đề cập tới

quan hệ gửi tiền/ nhận tiền gửi, vay vốn giữa các TCTD phải có tài sản đảm bảo cũng

gây trở và chưa phù hợp với hoạt động của TTLNH và vốn cho vay chỉ được thực hiện

bằng Việt Nam đồng”

Để thúc đẩy giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, ngày 21/6/1993, Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên

ngân hàng kèm theo Quyết định số 114/QĐ-NH14. Theo quy chế này thì hàng tuần các

TCTD là thành viên của TTLNH do NHNN tổ chức cùng gặp nhau tại NHNN để đưa ra

nhu cầu vay/ cho vay của mình trên thị trường, từ đó, hình thành nên khối lượng giao

22

Page 23: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

dịch và lãi suất giao dịch. Điều này tạo cơ hội cho các TCTD hiểu biết lẫn nhau, đồng

thời còn được sự hỗ trợ của NHNN với vai trò người cho vay cuối cùng khi cần thiết.

Tuy nhiên giao dịch theo hình thức này chỉ họp 1 tuần 1 phiên nên không đáp ứng được

nhu cầu phát sinh hàng ngày của các TCTD.

Khắc phục những tồn tại này ngày 6/10/1993, Thống đốc NHNN ban hành Quyết

định số 190/QĐ- NH14 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều trong Quyết định số

114/QĐ- NH14. Điểm sửa đổi quan trọng là chuyển từ hình thức giao dịch (1tuần 1

phiên) tại trung tâm thị trường sang giao dịch trực tiếp với nhau vào tất cả các ngày

trong tuần với trung tâm thị trường bằng điện thoại, fax. Các thành viên có thể trao đổi

trực tiếp với nhau để thỏa thuận các điều kiện của khoản vay hoặc có thể giao dịch bằng

điện thoại với trung tâm giao dịch để trung tâm “kết nối” giữa thành viên có nhu cầu

cho vay và đi vay lại với nhau, sau đó các thành viên sẽ tự thỏa thuận các điều kiện của

khoản vay với nhau.

Cùng ngày 6/10/1993, NHNN đã ban hành Quy chế bảo lãnh vay vốn trên thị

trường liên ngân hàng, kèm theo Quyết định số 189/QĐ- NH14 của Thống đốc NHNN.

Theo quy chế này thì các giao dịch cho vay/ đi vay lẫn nhau giữa các TCTD chưa có sự

“tin tưởng” lẫn nhau có thể được NHNN xem xét bảo lãnh. Sự ra đời của Quyết định số

189/QĐ- NH14 thực sự đã thúc đẩy các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, đặc

biệt là các giao dịch vốn bằng ngoại tệ.

Trong thời kỳ này, thị trường liên ngân hàng có 1 số đặc điểm sau:

Các giao dịch được thực hiện thông qua NHNN, NHNN vừa là người tổ chức, vừa

là thành viên của thị trường.

Lãi suất có hai loại: một do Thống đốc NHNN chỉ định, một do sự thỏa thuận của

các TCTD.

Các giao dịch thường dựa trên cơ sở tín chấp giữa các NHTM quốc doanh.

Khi nhìn nhận tổng quát thì hoạt động của thị trường liên ngân hàng trong giai đoạn này

có một số thành tựu sau:

NHNN đã đảm nhiệm được vai trò trung gian trên thị trường liên ngân hàng, tạo

điều kiện cho các TCTD có điều kiện tìm hiểu và tin tưởng lẫn nhau.

23

Page 24: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

NHNN đã kịp thời thay đổi các cơ sở pháp lý phù hợp với thị trường.

Tuy nhiên hoạt động của TTLNH vẫn còn kém hiệu quả, manh mún, các thành viên

chưa thực sự tin tưởng nhau và thị trường chưa thực sự sôi động còn mang tính tập dượt

là chủ yếu.

1.2. Giai đoạn 1998 đến nay

Trong giai đoạn này môi trường pháp lý cho hoạt động liên ngân hàng đã được

cải thiện rõ rệt. Ngày 15/10/2001, NHNN ban hành Quy chế về cho vay lẫn nhau giữa các

TCTD kèm theo Quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN. Theo đó

các tổ chức cho vay/đi vay có thể thỏa thuận mức vay, lãi suất, thời hạn, điều kiện cho

vay.

Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính Mỹ đã khiến TTLNH xuất hiện rất nhiều bất

cập, nguồn vốn của xã hội không được chảy về đúng nơi thiếu vốn (nền kinh tế) mà luẩn

quẩn trong hệ thống các TCTD với nhau. Đáng lẽ, ngân hàng là trung gian tài chính phân

bổ nguồn vốn từ tiết kiệm đến đầu tư và tín dụng phải đi vào sản xuất để tạo nhiều hơn

của cải và giải quyết việc làm. Nhưng thực tế lại khác, chính việc làm này của các

NHTM đã làm lãi suất cho vay liên ngân hàng có thời điểm bị đẩy lên 43%năm (năm

2008) kéo theo lãi suất huy vốn trên thị trường 1 (thị trường dân cư) cũng cao theo, cuộc

đua lãi suất diễn ra ngày một mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế. Đến

tháng 6 năm 2012 NHNN chính thức ban hành Thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định

về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD, chi nhánh ngân

hàng nước ngoài. Tiếp đó đến đầu tháng 01/2013, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư số

01/2013/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 21. Thông tư 01 đã nới

lỏng quy định về hoạt động nhận và gửi tiền của TCTD hơn so với Thông tư 21, cụ thể đã

bổ sung quy định TCTD được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi thanh toán

và các giao dịch gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3 tháng tại các TCTD khác.

Đây chính là bước thay đổi tạo điều kiện cho TTLNH có nhiều điều kiện phát triển hơn.

Như vậy, TTLNH trong giai đoạn này có những đặc điểm sau:

Cách thức giao dịch liên ngân hàng trong giai đoạn này rất đa dạng và phù hợp, cụ

thể là các TCTD có thể mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau, khi có nhu cầu vay/ đi vay thì các

24

Page 25: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

bên có thể thỏa thuận (qua điện thoại hoặc mạng vi tính), nhờ đó giảm được chi phí giao

dịch. Ngoài ra các TCTD còn có thể thực hiện chuyển giao vốn thông qua mua, bán

GTCG với nhau.

Thời hạn của các giao dịch liên ngân hàng cũng phong phú và linh động hơn. Thời

hạn giao dịch có thể là qua đêm, 3 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng

Đây là bước phát triển rất phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển của nền kinh

tế nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng.

2. Các bộ phận cấu thành thị trường liên ngân hàng Việt Nam

Tính đến hiện tại thì thị trường tiền tệ Việt Nam được phân chia thành 4 thị trường,

bao gồm:

Thị trường cho vay, gửi tiền giữa các TCTD;

Thị trường mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá (GTCG) giữa các TCTD với

NHNN;

Thị trường mua bán có kỳ hạn GTCG giữa các TCTD;

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam gồm có hai chủ

thể chính là NHNN và các TCTD.

Hàng hóa trên TTLNH, về bản chất đó chính là các khoản dự trữ dư thừa thể hiện trên

số dư tài khoản tiền gửi của các TCTD tại NHNN, có thể cả nội tệ và ngoại tệ. Xét trên

từng thị trường thành phần cụ thể thì có một số quy định và đặc điểm riêng biệt, như trên

thị trường mua bán các GTCG, thì các GTCG được phép mua, bán là : Tín phiếu Ngân

hàng Nhà nước; Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu

Chính quyền địa phương; Giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài phát hành (bao gồm cả giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài đó phát hành) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; các loại tín

phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành.

3. Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng Việt Nam

3.1 Thị trường cho vay và gửi tiền (giữa các TCTD với nhau và với NHTW)

25

Page 26: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

3.1.1 Lãi suất liên ngân hàng

0

5

10

15

20

25

Tháng

1/2

011

Tháng

2/2

011

Tháng

3/2

011

Tháng

4/2

011

Tháng

5/2

011

Tháng

6/2

011

Tháng

7/2

011

Tháng

8/2

011

Tháng

9/2

011

Tháng

10/

2011

Tháng

11/

2011

Tháng

12/

2011

Tháng

1/2

012

Tháng

2/2

012

Tháng

3/2

012

Tháng

4/2

012

Tháng

5/2

012

Tháng

6/2

012

Tháng

7/2

012

Tháng

8/2

012

O/N

1W

1M

3M

6M

12M

Đồ thị3.1 : Lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn 2011-2012

Lãi suất trên thị trường LNH có những thay đổi lớn, liên tục do NHNN điều chỉnh cặp

LS chỉ đạo nhằm thực hiện các mục tiêu CSTT của NHNN. Như trong năm 2008, cầu về

vốn của các TCTD tăng cao đã gây nên một cuộc chạy đua lãi suất trên thị trường LNH,

đẩy lãi suất BQ LNH lên rất cao, NHNN đã phải từng bước giảm LSTCK và LSTCV

nhằm tạo thêm VLD cho các TCTD có thể bù đắp khả năng thanh toán và cung cấp vốn

cho nền kinh tế. Hay khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng (2009-2010), lạm phát ở mức

quá cao, để kiềm chế lạm phát, NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, liên tục nâng

LSTCK, LSTCV (LSTCK từ 6% (cuối 2009) lên 13% (năm 2010), LSTCV từ 8% (cuối

2009) lên 15% (năm 2010). Vào năm 2012, NHNN 6 lần hạ trần lãi suất. LSTCK,

LSTCV cũng giảm xuống kéo theo xu hướng giảm của lãi suất liên ngân hàng.

Lãi suất trên thị trường LNH cũng biến động theo mùa vụ, ví dụ như vào những tháng

cuối năm, giáp Tết nguyên đán, nhu cầu VLĐ của các TCTD tăng cao, đẩy lãi suất trên

thị trường LNH tăng theo.

26

%

Page 27: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

Lãi suất kỳ hạn ngắn thường có biên độ dao động lớn hơn so với lãi suất các kỳ hạn

dài chứng tỏ các giao dịch cho vay, gửi tiền LNH chủ yếu để bù đắp thanh khoản bị thiếu

hụt.

Doanh số giao dịch

Trên thị trường này, có sự tham gia của cả NHTW và các trên 100 TCTD (trong đó

NHTM chiếm trên 90%). Các TCTD xác định hạn mức tín dụng cho đối tác (dựa trên

mức độ tín nhiệm, quy mô…). Các giao dịch vay, nhận tiền gửi trong phạm vi hạn mức

tín dụng thì ko phải thế chấp, ngoài hạn mức thì thường phải có thế chấp bằng GTCG

hoặc ký quỹ.

Thời hạn cho vay, gửi tiền phổ biến là dưới 3 tháng, chủ yếu là thời hạn dưới 1 tháng

(chiếm trên 80% tổng doanh số giao dịch, giao dịch qua đêm khoảng 40 – 50% tổng

doanh số giao dịch).

Đồ thị3.2: Doanh số giao dịch kỳ hạn dưới 1 tháng năm 2012

Hình thức giao dịch chủ yếu là gửi và nhận tiền gửi (khoảng 80-90% tổng doanh số giao

dịch hàng tháng của các TCTD), mang tính mùa vụ cao, đặc biệt vào cuối năm. Doanh số

giao dịch bình quân tháng tăng với tốc độ khá nhanh và ổn định cho thấy một sự tăng

trưởng khá ổn định của thị trường cho vay và nhận tiền gửi liên ngân hàng, và rộng hơn

là thị trường tiền tệ Việt Nam. Có được điều này cũng nhờ chính sách điều hành khá linh

hoạt của NHNN

27

Page 28: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

Trong giai đoạn 2009 – 2011, nhu cầu thanh khoản đã khiến lãi suất trên thị

trường LNH có lúc đã vọt lên 30% cho kỳ hạn 1 tháng. Để ngân hàng tránh bị thua thiệt

lãi suất tín dụng cho vay ra cho đối với nền kinh tế (doanh nghiệp, cá nhân) cũng bị đẩy

lên cao hơn. Các DN không thanh toán được nợ làm phát sinh nợ xấu, vốn bị ứ đọng

trong các khoản nợ này làm phát sinh nhu cầu lớn về VKD, và dẫn đến một cuộc chạy

đua lãi suất trên TTLNH.

Năm 2009 2010 2011 2012 04 tháng 2013

Tháng 1 206,238 309,998 501,055 562,340 247,022

Tháng 2 254,617 227,825 377,518 665,063 166,977

Tháng 3 281,914 355,343 528,917 777,123 352,558

Tháng 4 220,437 349,317 470,084 565,148 338,920

Tháng 5 281,084 352,963 402,512 519,021

Tháng 6 281,084 453,386 565,677 508,420

Tháng 7 299,774 438,846 636,743 534,585

Tháng 8 258,254 428,347 540,926 498,428

Tháng 9 293,222 377,245 477,253 277,980

Tháng 10 314,020 525,645 702,269 290,287

Tháng 11 362,983 549,923 740,965 227,768

Tháng 12 493,130 667,627 952,487 276,168

Tổng 3538,867 5,036,465 6,896,406 5,702,331 1,105,477

BQ tháng 294,906 419,705 574,701 475,194 276,369

Bảng3.1: Khối lượng giao dịch cho vay, gửi tiền 2009-2011

Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn nhưng LS tiền gửi cao, nảy sinh nguy cơ các

TCTD cho nhau vay để kiếm lời thay vì cung cấp vốn cho nền kinh tế. Do đó thông tư

21/2012/TT-NHNN được ban hành, theo đó, cấm các TCTD gửi và nhận tiền giử của

nhau trừ khi tiền đó phục vụ mục đích thanh toán. Với quy định mới này, thị trường liên

ngân hàng (LNH) ít nhiều bị ảnh hưởng khi hoạt động gửi tiền lẫn nhau mang lại nhiều

lợi ích cho các bên chính thức bị cấm cửa. Nhiều TCTD dư thừa vốn cũng không thể sử

28

Page 29: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

dụng vốn để kinh doanh, trong khi một số TCTD yếu kém không thể bổ sung thanh

khoản bằng hình thức nhận tiền gửi trong điều kiện không đáp ứng được các yêu cầu vay

vốn. Chính vì vậy, chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm 2012, nhiều TCTD yếu kém lộ rõ

thực chất quá trình hoạt động đã phải cầu cứu hỗ trợ của NHNN qua thị trường OMO.

Đồ thị3.3: Doanh số giao dịch LNH sau Thông tư 21 (nguồn số liệu NHNN)

Thông tư 21 đã đem lại nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, do việc cấm gửi và nhận

tiền gửi giữa các TCTD đã ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của các TCTD khiến cho các

TCTD tìm nhiều cách lách luật để có thể tiếp tục gửi tiền lẫn nhau.

Sau 4 tháng thực hiện thông tư 21, theo đánh giá thị trường LNH đã trở lại quỹ đạo và

nằm trong tầm kiểm soát của NHNN, NHNN đã nhanh chóng ban hành TT 01/2013 cho

phép các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài được thực hiện các hoạt động gửi tiền và nhận

tiền gửi có kỳ hạn tối đa 3 tháng tại các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài khác” nhờ đó

các TCTD có thểm một nguồn để tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản ngân quỹ dư thừa.

3.2. Thị trường mua bán giấy tờ có giá giữa NHTW và các TCTD (OMO)

Nhờ tính linh hoạt, tác động nhanh chóng, chính xác, có thể sử dụng ở bất kỳ mức độ

nào và có thể sửa chữa nếu như thị trường chuyển biến không như dự tính… công cụ

OMO được NHNN VN sử dụng thường xuyên để điều hành chính sách tiền tệ. Thị

trường mở ngày càng phát triển, mở rộng về số lượng các thành viên đủ điều kiện tham

gia thị trường, khối lượng giao dịch, hình thức giao dịch cũng ngày càng hiện đại, chuyên

nghiệp. Hình thức giao dịch phát triển từ giao dịch tập trung khi mới thành lập lên giao

29

Page 30: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

dịch qua phần mềm giao dịch AFD. Quy trình thanh toán cũng được rút ngắn, đến nay đã

có thể thanh toán ngay trong ngày.

Với sự phát triển của TTTT, giao dịch song phương trên OMO ngày nay hầu như

không còn được sử dụng. NHNN chủ yếu sử dụng hình thức đấu thầu để tăng tính cạnh

tranh trên thị trường.

Qua bảng trên, có thể thấy thị trường mở hoạt động khá sôi động với khối lượng đặt

thầu luôn lớn hơn khối lượng dự kiến rất nhiều. Đặc biệt trong các giai đoạn hệ thống

ngân hàng thiếu hụt VLĐ nghiêm trọng như những năm 2008, 2009 (KL đặt thầu thậm

chí gấp gần 3 lần khối lượng dự kiến). NHNN chủ yếu thực hiện các giao dịch nhằm

cung ứng VLĐ cho TCTD, các phiên giao dịch hấp thụ vốn dư thừa chiếm tỉ trọng nhỏ.

Điều này xuất phát từ thực tế của hệ thống NH là thường xuyên thiếu hụt vốn để đáp ứng

nhu cầu tín dụng và thanh toán của nền kinh tế.

3.3. Thị trường mua bán giấy tờ có giá giữa các TCTD

Bảng 3.2: Khối lượng giao dịch trên thị trường mở

30

Page 31: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

Giao dịch mua bán giấy tờ có giá giữa các TCTD được thực hiện theo phương thức tự

thỏa thuận hoặc giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Các GTCG tham gia giao dịch phải được lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán

(VSD) hoặc tại một công ty chứng khoán là thành viên lưu ký của VSD.

Tại HNX, giao dịch repo trái phiếu được tách bạch với giao dịch mua bán hẳn. theo

khảo sát của chuyên gia ADB (4/2009), phần lớn các giao dịch có kỳ hạn GTCG tại VN

là các giao dịch bán/mua lại chứ chưa phải là giao dịch repo.

3.4. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Hiện có khoảng 65 TCTD là thành viên của thị trường. Các giao dịch được thực hiện

qua trang giao dịch điện tử do Reuters cung cấp. các thông tin giao dịch trên Reuters

không cung cấp thông tin giao dịch của khách hàng cho NHNN do yêu cầu bảo mật đối

với khách hàng. Do vậy, NHNN có thể đánh giá cân bằng cung cầu ngoại tệ thông qua tỷ

giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và cả trên thị trường tự do để có biện pháp can

thiệp nhằm ổn định tỷ giá hay thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đặt ra.

Vào ngày 11/2/2011 NHNN điều chỉnh tỷ giá BQ LNH từ 18.932 lên 20.693 (tăng

9,3%) do sự chênh lệch quá lớn giữa thị trường LNH và thị trường tự do. Sau đó, cũng

trong năm 2011, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh tỷ giá nhưng biên độ ko quá 1% để đảm

bảo ổn định tỷ giá. Sang năm 2012, lần đầu tiên sau 20 năm, Việt Nam xuất siêu 284 triệu

USD đã cung cấp nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào cho NHNN để tiến hành can thiệp vào

thị trường ngoại tệ, nhờ vậy, tỷ giá USD/VND năm 2012 - 2013 đang được giữ rất ổn

định, chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng cũng ko

lớn.

4. Một số tồn tại và nguyên nhân

Một là, TTLNH Việt Nam còn phát triển ở trình độ thấp so với khu vực và thế giới, bị

phân khúc, manh mún, chia nhóm. Các giao dịch trên TTLNH, nhất là giao dịch repo

chưa thực sự sôi động; việc theo dõi, xử lý thông tin TTLNH còn nhiều bất cập, ảnh

hưởng không nhỏ đến thực hiện chức năng giám sát TTLNH và điều hành CSTT của

31

Page 32: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

NHNN. Bên cạnh đó, hoạt động của TTLNH Việt Nam mang tính chuyên nghiệp chưa

cao. Các TCTD tham gia thị trường chủ yếu nhằm mục đích bảo đảm tính thanh khoản,

chưa quan tâm nhiều đến nhu cầu kinh doanh sinh lời trên thị trường vì thế chưa đảm bảo

vai trò là người tạo lập thị trường. Quy tắc ứng xử trênTTLNH chưa được ban hành.

Hai là, hệ thống môi giới tiền tệ chưa hình thành, mặc dù đã ban hành Quyết định số

351/2004/QĐ-NHNN ngày 07/4/2004 về môi giới tiền tệ (Thực tế có một công ty môi

giới tiền tệ Singapore đến Việt Nam tìm hiểu về khả năng cho phép công ty này vào hoạt

động tại Việt Nam, NHTM Cổ phần Tiên phong được cấp phép hoạt động môi giới tiền tệ

tại Việt Nam nhưng cũng không phát sinh bất kỳ hoạt động môi giới tiền tệ nào); thiếu

những nhà tạo lập thị trường; chưa có công ty định mức tín nhiệm có uy tín tại Việt Nam

nên chưa tạo điều kiện cho việc phát triển và sử dụng các công cụ chuyển nhượng trong

các giao dịch trên TTLNH.

Ba là, chưa có hệ thống giao dịch tập trung/hệ thống thông tin tập trung giữa các thị

trường bộ phận của TLNH/nhà môi giới tiền tệ chuyên nghiệp.

Bốn là,chưa có quy định toàn diện cho thị trường repo.

Năm là, công bố thông tin về thị trường liên ngân hàng còn nhiều bất cập.

Sáu là, hạn chế về công cụ tài chính trên TTLNH.

Bảy là, về chính sách lãi suất: hiện nay, NHNN đang quy định và công bố lãi suất trần

cho vay liên ngân hàng. Thực tế, lãi suất qua đêm có thể cao hơn nhiều so với lãi suất cơ

bản, đặc biệt khi thị trường kém thanh khoản, có thể cản trở việc xây dựng một đường

cong lãi suất chuẩn đáng tin cậy cho trái phiếu chính phủ.

Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường liên

ngân hàng ở Việt Nam

1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

Tiến tới áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng,

đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, thanh toán quốc gia và các chuẩn mực về

thanh tra, giám sát ngân hàng; xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp với

32

Page 33: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

luật lệ quốc tế để tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam cùng

phát triển và cạnh tranh lành mạnh…

Sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để mở rộng áp dụng

các công cụ (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu thương mại) trên thị trường; tiếp tục chuẩn hoá

để tạo điều kiện cho các công cụ hiện có trên thị trường được giao dịch trên thị trường

thứ cấp.

Rà soát lại khuôn khổ pháp lý và điều tiết hiện hành đối với hoạt động cho vay,

gửi tiền trên TTLNH.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý an toàn hoạt động ngân hàng về cấu

trúc và giới hạn nguồn, sử dụng nguồn vốn hoạt động của TCTD theo hướng tăng cường

quản trị rủi ro hơn là áp dụng biện pháp hành chính.

2. Phát triển thị trường repo

NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan thành lập nhóm

công tác liên Bộ để triển khai các công việc cần thiết để phát triển thị trường repo, xây

dựng một kế hoạch phát triển thị trường repo.

NHNN cần rà soát khuôn khổ pháp lý và điều tiết hiện hành cho hoạt động repo.

Thời gian đầu, các quy định về thế chấp, các tổ chức, định chế được phép tham gia

hoạt động repo nên tương đối chặt, dần dần sẽ nới lỏng hơn khi có kinh nghiệm và tự tin

hơn.

Bộ Tài chính cần xem xét lại các quy định về thuế, hạch toán kế toán, phí giao

dịch,... để tạo điều kiện và hỗ trợ cho các giao dịch repo; cần xây dựng và áp dụng thống

nhất một Hợp đồng repo chuẩn (MRA) cho giao dịch mua lại GTCG của đối với tất cả

thành viên TTTT trên TTTT.

3. Nâng cao vai trò quản lý, điều hành của Ngân hàng Nhà nước VN

Tăng cường sự phối kết hợp giữa các đơn vị tại ngân hàng theo hướng:

(1) Chuyển nhiệm vụ ban hành cơ chế chính sách liên quan đến TTLNH sang Vụ

Chính sách tiền tệ.

33

Page 34: Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn

(2) Chuyển nhiệm vụ theo dõi số liệu, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động

TTLNH sang Sở Giao dịch NHNN.

Tăng cường và cải thiện cách thức điều hành TTLNH của NHNN:

Tiếp tục hoàn thiện NVTTM, từng bước hình thành lãi suất định hướng, chuyển

dần sang điều tiết lãi suất và chuẩn bị các điều kiện cần thiết chuyển sang điều hành

CSTT theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu.

34