11
1 Thị trường và lợi thế so sánh của sản xuất bắp lai Đồng bằng sông Cửu Long Hồ Cao Việt, Lê Văn Gia Nhỏ, Lê Quý Kha 1 Tóm tắt Sản lượng bp thế giới tăng bình quân 4,2%/năm đạt 981,9 triu tấn niên vụ 2013-14. Tng lượng cung bắp tăng từ niên vụ 2001-02 đến niên vụ 2013-14, bình quân 3,6%/năm, đạt 1.120 triu tn trong niên vụ 2013-14. Tổng lượng cu bp t83-87% tổng lượng cung. Lượng bp sdụng cho chăn nuôi chiếm 60-70% tổng lượng tiêu thụ bp của năm. Giá bắp thế giới có xu hướng gim tquý 3 năm 2012, và giảm nhanh tquý 2/2013 (từ 290 USD/tn xung 190 USD/tấn). Giá bắp nhp khu tẤn Độ là 5.197 đồng/kg, Argentina 5.325 đồng/kg, Brazil (5.355 đồng/kg) trong tháng 10/2014. Sản xuất bắp lai ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều triển vọng nhưng cũng đứng trước thách thức về lợi thế so sánh với bắp nhập khẩu có xu hướng thấp hơn giá bắp nội địa. Năm 2014 lượng bắp nhập khẩu là 3,87 triệu tấn/năm, kim ngạch 1 triệu đô la. Chủ yếu nhập bắp từ Brazil (1,99 triệu tấn, năm) với giá nhập khẩu rất cạnh tranh (5.355 đồng/kg 2 ). Nghiên cứu này trả lời câu hỏi: Lợi thế so sánh về giá cả của bắp sản xuất ở ĐBSCL so với bắp nhập khẩu như thế nào (?) và có nên sản xuất bắp ở vùng ĐBSCL để thay thế bắp nhập khẩu hay không (?). Khảo sát 360 hộ ở 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp và Hậu Giang cho thấy: (a) Giá thành bắp ở ĐBSCL niên vụ 2013-14 khá cao (4.300 đồng/kg) với tổng chi cao (33,1 triệu đồng/ha) và năng suất còn thấp (7,7-8,3 tn/ha), (b) Chi phí hạt giống (chiếm 8,6%/tng chi; 2,7 triệu đồng/ha), phân bón (30-35,5%; 11,0 triệu đồng/ha) cao. (c) Cơ giới hóa ở mức độ thấp (5,0- 8,7% tổng chi) và mức thâm dụng lao động cao (chiếm 38,2%; 12,7 triệu đồng/ha) làm tăng giá thành bắp. (d) 27,5% htrng bắp giá thành cao hơn giá bắp nhp khu tHoa Knăm 2013 (5.000 đồng/kg). Trong đó, vụ bắp Đông Xuân 2013-14 có giá thành cao nhất (4.478 đồng/kg) và giá thành bp Long An khá cao (5.400 đồng/kg). Đồng Tháp và Hậu Giang có lợi thế so sánh cao vì giá thành thấp (3.473-4.554 đồng/kg). 21% hký kết hợp đồng với các doanh nghip. Tkhóa:Bp lai, thtrường, cung, cu, li thế so sánh, giá thành. Summary The production of maize increases by 4.2% per annual, reaches 981.9 million hectares in the year 2013-14. The total supply of maize moves up during period of 2001 to 2014, at 3.6% per year, up to 1,120 million tons in 2013-14. The total consumption level varies from 83-87% total supply. Of which, about 60 to 70% of total consumption is used for animal husbandry. The world price of maize tends to reduce since third quarter of 2012, then down quickly from second quarter of 2013, from USD 290 to USD 190 per ton. The import price of maize from India is VND 5,197 per kg, from Argentina is VND 5,325 per kg, and from Brazil is VND 5,355 per kg in October 2014. In the Mekong River Delta, the domestic maize cultivation has not only the opportunities but also the challenges in comparative advantages with imported maize which has low-trend price. In 2014, the volume of imported maize has move up, at 3.87 mil. tons, at value of one million USD. The largest volume of maize is imported from Brazil at 1.99 million tons in 2014, with very high competitive price at VND 5,355 per kg. The questions are posed as following: How about comparative advantages of maize production in the MRD in comparison with import maize (?)”, and Should be producing maize in the MRD to substitute for maize importation (?). The survey on 360 farmer households in Long An, Dong Thap and Hau Giang figured out that: (a) The unit price of maize in the 2013-14 crop is high (VND 4,300/kg) because total costs is highly (VND mil. 33.1/ha), and low yield (7,7-8,3 tons/ha). (b) Cost of seed occupies of 8.6% total costs (VND mil. 2.7/ha) and cost of fertilizers at 30-35.5% (VND mil. 11.0). (c) The slow mechanization (5.0-8.7%) and high labor-intensive cost (38.2% of total costs; VND mil. 12.7/ha) are the main factors that affected to unit price of maize. (d) 27.5% of farmers produce maize at unit price higher than US’ imported price in 2013 (VND 5,000/kg). Unit price in Winter Spring 2013-14 and in Long An is high (at VND 4,478 and VND 5,400/kg, respectively). Meanwhile, maize cultivation is more comparative advantage in Dong Thap and Hau Giang because the unit price is low, at VND 3,473- 4,554/kg. 21 % of maize producers signs contracts with the animal feed enterprises. Key words: hybrid maize, market, supply, demand, comparative advantage, unit price 1 Vin Khoa hc Kthuật Nông nghiệp min Nam (IAS). Email: [email protected] ; [email protected] ; [email protected] 2 Quy đổi tgiá nhập khu vi tgiá 1 USD=21.200 đồng.

Khia canh kinh te & thi truong cua san xuat bap lai mrd

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khia canh kinh te & thi truong cua san xuat bap lai mrd

1

Thị trường và lợi thế so sánh của sản xuất bắp lai ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hồ Cao Việt, Lê Văn Gia Nhỏ, Lê Quý Kha1

Tóm tắt Sản lượng bắp thế giới tăng bình quân 4,2%/năm đạt 981,9 triệu tấn niên vụ 2013-14. Tổng

lượng cung bắp tăng từ niên vụ 2001-02 đến niên vụ 2013-14, bình quân 3,6%/năm, đạt 1.120 triệu tấn trong niên vụ 2013-14. Tổng lượng cầu bắp từ 83-87% tổng lượng cung. Lượng bắp sử dụng cho chăn nuôi chiếm 60-70% tổng lượng tiêu thụ bắp của năm. Giá bắp thế giới có xu hướng giảm từ quý 3 năm 2012, và giảm nhanh từ quý 2/2013 (từ 290 USD/tấn xuống 190 USD/tấn). Giá bắp nhập khẩu từ Ấn Độ là 5.197 đồng/kg, Argentina 5.325 đồng/kg, Brazil (5.355 đồng/kg) trong tháng 10/2014.

Sản xuất bắp lai ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều triển vọng nhưng cũng đứng trước thách thức về lợi thế so sánh với bắp nhập khẩu có xu hướng thấp hơn giá bắp nội địa. Năm 2014 lượng bắp nhập khẩu là 3,87 triệu tấn/năm, kim ngạch 1 triệu đô la. Chủ yếu nhập bắp từ Brazil (1,99 triệu tấn, năm) với giá nhập khẩu rất cạnh tranh (5.355 đồng/kg2). Nghiên cứu này trả lời câu hỏi: Lợi thế so sánh về giá cả của bắp sản xuất ở ĐBSCL so với bắp nhập khẩu như thế nào (?) và có nên sản xuất bắp ở vùng ĐBSCL để thay thế bắp nhập khẩu hay không (?). Khảo sát 360 hộ ở 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp và Hậu Giang cho thấy: (a) Giá thành bắp ở ĐBSCL niên vụ 2013-14 khá cao (4.300 đồng/kg) với tổng chi cao (33,1 triệu đồng/ha) và năng suất còn thấp (7,7-8,3 tấn/ha), (b) Chi phí hạt giống (chiếm 8,6%/tổng chi; 2,7 triệu đồng/ha), phân bón (30-35,5%; 11,0 triệu đồng/ha) cao. (c) Cơ giới hóa ở mức độ thấp (5,0-8,7% tổng chi) và mức thâm dụng lao động cao (chiếm 38,2%; 12,7 triệu đồng/ha) làm tăng giá thành bắp. (d) Có 27,5% hộ trồng bắp giá thành cao hơn giá bắp nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2013 (5.000 đồng/kg). Trong đó, vụ bắp Đông Xuân 2013-14 có giá thành cao nhất (4.478 đồng/kg) và giá thành bắp ở Long An khá cao (5.400 đồng/kg). Đồng Tháp và Hậu Giang có lợi thế so sánh cao vì giá thành thấp (3.473-4.554 đồng/kg). Có 21% hộ ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp.

Từ khóa:Bắp lai, thị trường, cung, cầu, lợi thế so sánh, giá thành. Summary

The production of maize increases by 4.2% per annual, reaches 981.9 million hectares in the year 2013-14. The total supply of maize moves up during period of 2001 to 2014, at 3.6% per year, up to 1,120 million tons in 2013-14. The total consumption level varies from 83-87% total supply. Of which, about 60 to 70% of total consumption is used for animal husbandry. The world price of maize tends to reduce since third quarter of 2012, then down quickly from second quarter of 2013, from USD 290 to USD 190 per ton. The import price of maize from India is VND 5,197 per kg, from Argentina is VND 5,325 per kg, and from Brazil is VND 5,355 per kg in October 2014.

In the Mekong River Delta, the domestic maize cultivation has not only the opportunities but also the challenges in comparative advantages with imported maize which has low-trend price. In 2014, the volume of imported maize has move up, at 3.87 mil. tons, at value of one million USD. The largest volume of maize is imported from Brazil at 1.99 million tons in 2014, with very high competitive price at VND 5,355 per kg. The questions are posed as following: “How about comparative advantages of maize production in the MRD in comparison with import maize (?)”, and “Should be producing maize in the MRD to substitute for maize importation (?)”. The survey on 360 farmer households in Long An, Dong Thap and Hau Giang figured out that: (a) The unit price of maize in the 2013-14 crop is high (VND 4,300/kg) because total costs is highly (VND mil. 33.1/ha), and low yield (7,7-8,3 tons/ha). (b) Cost of seed occupies of 8.6% total costs (VND mil. 2.7/ha) and cost of fertilizers at 30-35.5% (VND mil. 11.0). (c) The slow mechanization (5.0-8.7%) and high labor-intensive cost (38.2% of total costs; VND mil. 12.7/ha) are the main factors that affected to unit price of maize. (d) 27.5% of farmers produce maize at unit price higher than US’ imported price in 2013 (VND 5,000/kg). Unit price in Winter Spring 2013-14 and in Long An is high (at VND 4,478 and VND 5,400/kg, respectively). Meanwhile, maize cultivation is more comparative advantage in Dong Thap and Hau Giang because the unit price is low, at VND 3,473-4,554/kg. 21 % of maize producers signs contracts with the animal feed enterprises.

Key words: hybrid maize, market, supply, demand, comparative advantage, unit price

1 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS). Email: [email protected] ; [email protected]; [email protected] 2 Quy đổi từ giá nhập khẩu với tỷ giá 1 USD=21.200 đồng.

Page 2: Khia canh kinh te & thi truong cua san xuat bap lai mrd

2

1. Đặt vấn đề Trong vòng 4 năm, Việt Nam nhập siêu bắp với lượng tăng liên tục từ 1,6 triệu tấn (năm

2011) lên đến 2,26 triệu tấn (năm 2013) và đến 15/11/2014 đã nhập 3,875 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu từ 326,3 triệu đô la (năm 2011) và 1.002,1 triệu đô la (năm 2014) (AGROINFO, 2014; Tổng cục Hải quan)3 để đáp ứng nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi (6,4-7 triệu tấn/năm, chiếm 90%)4 vì lượng cung bắp từ sản xuất nội địa không đáp ứng đủ (khoảng 4,8-5,2 triệu tấn/năm).

Chiến lược của ngành nông nghiệp Việt Nam hướng đến năm 2020 là sản xuất bắp (bắp lai) trong nước để thay thế bắp nhập khẩu thông qua chính sách tăng diện tích trồng bắp lên 1,4-1,5 triệu ha trong những năm tới (AGROINFO, 2014) ở những vùng đất trồng lúa kém hiệu quả ở ĐBSCL.

Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi: “Có nên gia tăng sản xuất bắp trong nội địa và nhất là ở ĐBSCL để thay thế bắp nhập khẩu hay không?” và nhiều vấn đề cần phải xem xét một cách toàn diện, đó là: (a) Xu hướng về cung–cầu bắp trên thị trường thế giới?, (b) Biến động giá bắp trên thị trường thế giới và ở Việt Nam ?, (c) Bắp sản xuất nội địa ở vùng ĐBSCL có lợi thế so sánh như thế nào so với bắp nhập khẩu?.

2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng: (a) Thu thập thông tin thứ cấp (Desk

research) từ các nguồn tin chính thức: MARD, AGROINFOR, USDA, FAO, GSO, và báo cáo của các tỉnh. (b) Kế thừa kết quả khảo sát và phân tích hiệu quả sản xuất bắp lai của 360 hộ nông dân ở 3 tỉnh Long An, Hậu Giang và Đồng Tháp5, (c) Phương pháp thống kê mô tả

(Descriptive Statistics) và thống kê so sánh (Comparatice Statistics) được áp dụng trong phân

tích lợi thế so sánh, tương quan giá thế giới và nội địa với phần mềm SPSS 16.0 và Excel.

3. Kết quả và thảo luận 3.1 Cung và cầu bắp trên thị trường thế giới và Việt Nam

Hình 1. Diện tích, năng suất, sản lượng bắp trên thế giới qua các niên vụ 2001-13 Nguồn: AGROINFO, 2014

Sản lượng và lượng cung bắp trên thế giới: Diện tích, sản lượng và năng suất bắp trên thế giới có xu hướng tăng qua các năm từ niên vụ 2001-02 đến niên vụ 2013-14. Diện tích từ 173,3 triệu ha trong niên vụ 2001-02 tăng lên 177,4 triệu ha trong niên vụ 2013-14, tăng 29% trong vòng 13 niên vụ. Năng suất cũng tăng 26% trong giai đoạn 2001-13.

3 AGROINFO (2014). Thức ăn chăn nuôi. Báo cáo thường niên 2013 và Triển vọng 2014. Website Cục Hải quan Việt Nam (2014). www.customs.gov.vn. 4 Bộ NN&PTNT (MARD) (2014). 5 Hồ Cao Việt và cộng sự (2014). Báo cáo nghiệm thu. Đề tài nhánh: Điều tra tình hình chuyển đổi bắp lai trên

đất lúa kém hiệu quả ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Page 3: Khia canh kinh te & thi truong cua san xuat bap lai mrd

3

Sản lượng bắp thế giới tăng 63%, bình quân 4,2%/năm. Trong đó, sản lượng tăng do tăng diện tích là 2,2%/năm và do tăng năng suất là 2% (Hình 1). Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về sản lượng bắp, đạt trên 300 triệu tấn trong niên vụ 2013-14,

kế đến là Trung Quốc đạt trên 200 triệu tấn. Đứng hàng thứ ba là Brazil với sản lượng 76 triệu tấn, khối EU-27 đứng thứ tư với sản lượng gần 65 triệu tấn. Các quốc gia như Ukraine, Ấn Độ, Argentina, Mexico có sản lượng từ 22-30 triệu tấn trong niên vụ 2013-2014 (Hình 2). Tổng sản lượng bắp của các nước này chiếm 83% sản lượng bắp thế giới (Hình 2).

Hình 2. Sản lượng bắp của một số quốc gia trên thế giới, niên vụ 2013-14. Nguồn: AGROINFO, 2014

Tổng lượng cung bắp trên thế giới có xu hướng tăng liên tục từ niên vụ 2001 đến 2014, bình quân 3,6%/năm chủ yếu do tăng sản lượng hàng năm (Hình 3). Lượng bắp dự trữ qua các năm biến động không lớn, năm dự trữ thấp nhất là 104 triệu tấn, năm cao nhất 152 triệu tấn, trung bình khoảng 131 triệu tấn/năm (CV=10%) (Bảng 1). Lượng cầu bắp trên thế giới:

Tổng lượng cầu bắp thế giới ở mức gần với lượng sản bắp sản xuất ra trong năm (Hình 3 và Bảng 1), có xu hướng tăng từ niên vụ 2001-02 đến niên vụ 2013-14, mức tăng bình quân là 3,6%/năm (tương đương mức tăng lượng cung). Lượng cầu chiếm từ 83-87% tổng lượng cung, lượng dự trữ của năm chiếm 13-17% tổng lượng cung bắp hàng năm. Lượng bắp sử dụng cho chăn nuôi chiếm 60-70% tổng lượng tiêu thụ bắp của năm (Bảng 1).

Hình 3. Lượng cung và cầu bắp trên thế giới, 2001-2014 Nguồn: Tính toán từ AGROINFO, 2014

Page 4: Khia canh kinh te & thi truong cua san xuat bap lai mrd

4

Bảng 1. Lượng cung và cầu bắp trên thế giới, 2001-14.

Niên vụ Sản lượng (triệu tấn)

Tổng cung (triệu tấn)

Tổng tiêu thụ

(triệu tấn)

Tiêu thụ chăn nuôi

(triệu tấn)

Dự trữ của năm

(triệu tấn)

Sử dụng cho chăn nuôi (%)

Tiêu thụ trong năm

(%)

2001/02 601.8 729.5 625.6 436.9 151.5 69.8 85.8

2002/03 603.9 755.4 628.5 434.0 126.9 69.1 83.2

2003/04 627.4 754.3 649.6 446.4 104.7 68.7 86.1

2004/05 716.8 821.5 690.2 476.5 131.3 69.0 84.0

2005/06 700.7 832.0 707.5 479.1 124.5 67.7 85.0

2006/07 716.6 841.1 730.4 479.9 110.7 65.7 86.8

2007/08 795.5 906.2 774.5 499.2 131.7 64.5 85.5

2008/09 800.9 932.6 785.2 482.9 147.5 61.5 84.2

2009/10 825.6 973.1 826.4 491.6 146.6 59.5 84.9

2010/11 835.9 982.5 852.4 503.5 130.1 59.1 86.8

2011/12 889.3 1019.4 884.8 508.4 134.6 57.5 86.8

2012/13 868.8 1003.4 865.3 518.8 138.1 60.0 86.2

2013/14 981.9 1120.0 951.0 576.0 169.0 60.6 84.9

Nguồn: Tính toán từ AGROINFO, 2014

Các quốc gia tiêu thụ bắp nhiều nhất trên thế giới cũng chính là những quốc gia có sản lượng lớn nhất, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, khối EU-27, Brazil, Mexico chiếm 71% lượng bắp tiêu thụ của thế giới. Riêng Hoa Kỳ tiêu thụ gần 300 triệu tấn (chiếm 85% sản lượng bắp sản xuất), Trung Quốc tiêu thụ 200 triệu tấn (chiếm 97%).

Hoa Kỳ xuất khẩu một lượng bắp khá lớn (50 triệu tấn/năm), Brazil (20,5 triệu tấn), Ukraine (20 triệu tấn), Argentina (9,5 triệu tấn), chiếm 74% tổng sản lượng bắp xuất khẩu của thế giới trong niên vụ 2013-14 (Hình 4).

Các quốc gia nhập khẩu bắp là Nhật Bản (15,5 triệu tấn), EU-27 (14 triệu tấn), Mexico (11 triệu tấn), Hàn Quốc (9,5 triệu tấn), Ai Cập (7 triệu tấn), Iran (5 triệu tấn), Colombia (4,5 triệu tấn), Trung Quốc (4 triệu tấn), các nước này chiếm 65% tổng lượng nhập khẩu bắp của các quốc gia trên thế giới (Hình 5).

Hình 4. Xuất khẩu bắp của một số nước trên thế giới, niên vụ 2013-14 Nguồn: AGROINFO, 2014

Page 5: Khia canh kinh te & thi truong cua san xuat bap lai mrd

5

Hình 5. Nhập khẩu bắp của một số quốc gia trên thế giới niên vụ 2013-14 Nguồn: AGROINFO, 2014

Sản xuất và lượng cung bắp trong nội địa Diện tích trồng bắp năm 2013 đạt 1,172 triệu ha từ 1,096 triệu ha năm 2007, được phân

bố trên 6 vùng sinh thái (Hình 6). Vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 42% diện tích bắp cả nước, vùng Tây Nguyên chiếm 22%, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 18%. Riêng ĐBSCL chỉ chiếm 3% diện tích bắp cả nước, nhưng đây là vùng có tiềm năng mở rộng diện tích bắp (nhất là bắp lai) từ diện tích đất lúa kém hiệu quả. Tốc độ tăng diện tích bắp khoảng 7% trong giai đoạn 2007-13, tăng chậm với tốc độ hàng năm là 1,13% (Hình 7). Phần lớn diện tích bắp tăng ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đông Nam Bộ (Hình 8). Vùng ĐBSCL, diện tích bắp không biến động. Những vùng có khả năng chuyển đổi sang cây bắp, hoặc bắp lai đã được nông dân chuyển đổi từ đất lúa, mía hoặc cây màu. Do đó, nếu không có các chính sách đặc thù cho vùng ĐBSCL thì việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả ở một số tiểu vùng sinh thái sang trồng bắp lai là rất khó khăn, nhất là vấn đề thủy lợi, giao thông, cơ giới hóa trong sản xuất và sau thu hoạch.

Tây Nguyên

22%

Đông Nam Bộ

7%

Đồng bằng sông

Cửu Long

3%

Đồng bằng sông

Hồng

8%

Trung du và miền

núi phía Bắc

42%

Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền

Trung

18%

. Hình 6. Diện tích bắp phân theo vùng sinh thái, năm 2013. Nguồn: www.gso.gov.vn. Niên giám thống kê, 2013.

Page 6: Khia canh kinh te & thi truong cua san xuat bap lai mrd

6

1096.1

1140.2

1089.2

1125.71121.3

1156.6

1172.5

1040

1060

1080

1100

1120

1140

1160

1180

2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013

Năm

1000

ha

Hình 7. Biến động diện tích trồng bắp ở Việt Nam, 2007-13. Nguồn: www.gso.gov.vn. Niên giám thống kê, 2013.

0.0

100.0

200.0

300.0

400.0

500.0

600.0

2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013Năm

1000

ha

Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên

Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 8. Biến động diện tích bắp ở các vùng sinh thái, 2007-13. Nguồn: www.gso.gov.vn. Niên giám thống kê 2013.

Nhu cầu tiêu thụ bắp ở Việt Nam: Lượng bắp nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 là 2,2 triệu tấn, tăng 37,5% về số lượng và

65% về giá trị so với năm 2011 (Hình 9). Nhu cầu tiêu thụ bắp nội địa khá cao cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Theo AGROINFOR (2014), nhu cầu bắp sử dụng cho chăn nuôi vào khoảng 3,5 - 4 triệu tấn mỗi năm. Trong khi đó, lượng bắp nhập khẩu 2-3,87 triệu tấn mỗi năm, sản lượng bắp sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu. Trong 11 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu bắp 3,875 triệu tấn, tăng 76% so với cùng kỳ năm 2013. Lượng nhập chủ yếu từ Ấn Độ (630,1 ngàn tấn), Brazil (1.993,4 ngàn tấn), Argentina (303,2 ngàn tấn)6. Giá bắp sản xuất trong nước thường cao hơn giá nhập khẩu, vậy nên chăng Việt Nam nhập bắp và dành quỹ đất trồng cây khác. Các quốc gia sản xuất bắp chủ yếu cho tiêu thụ trong nước, lượng xuất khẩu hạn chế (như Hoa Kỳ, tiêu thụ chiếm 85% sản lượng sản xuất và xuất khẩu 15% phần còn lại).

6 www.customs.gov.vn

Page 7: Khia canh kinh te & thi truong cua san xuat bap lai mrd

7

Hình 9. Số lượng và giá trị nhập khẩu bắp của Việt Nam, 2011-13.. Nguồn: AGROINFO, 2014.

3.2 Giá bắp trên thị trường thế giới và Việt Nam

Giá bắp trên thị trường thế giới có xu hướng giảm và biến động theo mùa vụ. Trong năm 2013, giá bắp thế giới giảm mạnh, từ 290 USD/tấn (tháng 1) giảm còn 190 USD/tấn vào các tháng cuối năm (Hình 10). Giá bắp nhập khẩu tháng 10/2014 từ Ấn Độ là 5.197 đồng/kg, Argentina (5.325 đồng/kg), Brazil (5.355 đồng/kg)7.

Giá bắp ở thị trường nội địa ít biến động. Năm 2012, giá bắp từ 6.150 - 6.450 đồng/kg. Từ năm 2011 đến tháng 5/2014, giá biến động quanh mức 6.500 đồng/kg (Hình 11). Có sự tương quan yếu (R=0,066) giữa giá bắp trong nước và thế giới, chứng tỏ giá bắp thế giới không ảnh hưởng nhiều đến giá bắp nội địa. Trong giai đoạn 2011-14, xu hướng giá bắp nội địa hầu như không giảm, trong khi giá bắp thế giới giảm.

Hình 10. Biến động giá bắp trên thị trường thế giới, 2011-14. Nguồn: AGROINFO, 2014.

Hình 11. Biến động giá bắp trong thị trường nội địa, 2011-14. Nguồn: AGROINFO, 2014

7 Tính theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, tháng 11/2014.

Page 8: Khia canh kinh te & thi truong cua san xuat bap lai mrd

8

Bảng 2. Giá bắp bình quân trên thị trường nội địa, 2011-14 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 5 tháng đầu

năm 2014 Bình quân

chung Giá bình quân (đồng/kg) 6.687 6.356 6.647 6.611 6.559

Độ lệch chuẩn (đồng/kg) 495 100 240 250 328

Độ biến thiên (%) 7.4 1.6 3.6 3.8 5.0

Nguồn: Tính toán từ số liệu của AGROINFO, 2014.

Trong năm 2011 giá bắp biến động hơn so với các năm 2012, 2013 và 5 tháng đầu năm 2014. Phân tích độ biến thiên của giá bắp hạt trong nội địa (Bảng 2) cho thấy giá bắp hạt trong năm 2012 và 2013 khá ổn định. Với mức giá ít biến động sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc, nhưng tác động xấu đến hộ trồng bắp do chi phí sản xuất tăng. Giá bắp nhập khẩu bình quân trong 11 tháng đầu năm 2014 khoảng 5.483 đồng/kg (tính toán từ số liệu nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, 2014).

3.3 Lợi thế so sánh giá bắp sản xuất nội địa ở ĐBSCL

Chi phí sản xuất và giá thành bắp Việt Nam so với bắp nhập khẩu Theo AGROINFO (2014), giá sản xuất bắp trong nước luôn cao hơn giá bắp nhập khẩu.

Giá trong nước bình quân 6.350 đồng/kg. Giá nhập khẩu khoảng 6.100 đồng/kg (đã bao gồm thuế nhập khẩu). Năm 2013, giá bắp thế giới giảm, từ tháng 8/2013 - 6/2014 giá bắp xuất khẩu từ Hoa Kỳ dưới 5.000 đồng/kg (Hình 12). Giá nhập khẩu bình quân 11 tháng năm 2014 là 5.483 đồng/kg8. Giá bắp nội địa trên 6.000 đồng/kg. Khác biệt giá có xu hướng tăng trong năm 2013-14, từ 1.200-2.600 đồng/kg. Như vậy bắp nội địa khó cạnh tranh bắp thế giới về giá, chất lượng lại thấp hơn. Đây là điều cần xem xét khi phát triển bắp lai đại trà ở ĐBSCL. Tránh lặp lại sai lầm như trường hợp cây mía.

Hình 12. Chênh lệch giá bắp tại Việt Nam và giá bắp nhập khẩu từ Mỹ, 2012-14. Nguồn: AGROINFO, 20149.

Giá thành sản xuất bắp tại Đồng bằng sông Cửu Long: Kết quả khảo sát ở ĐBSCL trong niên vụ 2013-14 cho thấy: Giá thành bình quân là 4.300

đồng/kg bắp (Bảng 3) với năng suất là 7.700-8.288 kg/ha và tổng chi là 33,1 triệu đồng/ha. Việc tăng năng suất bắp trên 8,3 tấn/ha là điều khả thi ở các tỉnh ĐBSCL với sự hỗ trợ của khuyến nông và áp dụng tiến bộ kỹ thuật.

8 Tính toán từ số liệu nhập khẩu bắp của Tổng cục Hải quan. Statistics of import by country/territory-main imports. October 2014 và Statistics of main imports by fortnight in firsthalf of November 2014. 9 AGROINFO (2014). Báo cáo Thị trường Thức ăn Chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2014.

Page 9: Khia canh kinh te & thi truong cua san xuat bap lai mrd

9

Bảng 3. Giá thành bắp thành phẩm phân theo vùng và mùa vụ

Tỉnh/vụ Giá thành bình quân (đ/kg)

Phân theo vùng Long An 5.405 Đồng Tháp 3.473 Hậu Giang 4.554 Phân theo vụ Xuân Hè 4.314 Hè Thu 4.051 Đông Xuân 4.478

Trung bình 4.304 Nguồn: Hồ Cao Việt và cộng sự, 2014.

Bảng 3 cho thấy: Long An là tỉnh sản xuất bắp cpó giá thành cao nhất (5.400 đồng/kg), thấp nhất là ở Đồng Tháp (3.470 đồng/kg). Giá thành bắp trong vụ Đông Xuân cao nhất (4.480 đồng/kg) và thấp nhất trong vụ Hè Thu (4.050 đồng/kg). Với mức giá thành này, sản xuất bắp ở Đồng Tháp và Hậu Giang trong vụ Hè Thu có lợi thế cạnh tranh so với giá bắp nhập khẩu. Bảng 4. Lợi thế so sánh về giá thành sản xuất phân theo vùng.

Nhóm hộ sản xuất Long An Đồng Tháp Hậu Giang Trung bình 3 tỉnh

Giá thành dưới 5.000 đ/kg (% hộ) 43,4 92,9 69,8 72,5

Giá thành trên 5.000 đ/kg (% hộ) 56,6 7,1 30,2 27,5

Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Hồ Cao Việt, 2014. Dựa vào giá bắp nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2013 (5.000 đồng/kg) để tham chiếu và so

sánh với giá thành bắp sản xuất tại ĐBSCL: Ở ĐBSCL, bình quân có 72,5% hộ trồng bắp với giá thành thấp hơn giá bắp nhập khẩu (5.000 đồng/kg). Đồng Tháp có lợi thế so sánh cao so với giá bắp nhập khẩu, có 93% hộ sản xuất giá thấp hơn giá bắp nhập khẩu. Hậu Giang cũng có lợi thế so sánh về giá thành so với bắp nhập khẩu vì 70% hộ ở vùng này sản xuất bắp có giá thấp hơn giá bắp nhập khẩu. Trong khi đó, ở Long An 56,6% hộ có giá thành cao hơn giá bắp nhập khẩu, cần có biện pháp giảm giá thành khi sản xuất bắp nhằm thay thế nhập nội ở vùng này (Bảng 4). Bảng 5. Tỷ lệ hộ có lợi thế so sánh về giá thành sản xuất phân theo vụ.

Nhóm hộ sản xuất Xuân Hè Hè Thu Đông Xuân Trung bình 3 tỉnh

Giá thành dưới 5.000 đ/kg (% hộ) 70,8 81,7 67,0 72,5

Giá thành trên 5.000 đ/kg (% hộ) 29,2 18,3 33,0 27,5

Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Hồ Cao Việt, 2014.

Kết quả phân tích ở bẳng 5 cho thấy: nên canh tác bắp trong vụ Hè Thu vì đa số hộ trồng bắp có giá thành thấp (82% hộ) ở mức 4.051 đồng/kg, thấp hơn giá bắp nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2013. Trong vụ bắp Xuân Hè và Đông Xuân 2014 có từ 29-33% hộ sản xuất có giá thành cao hơn giá bắp nhập khẩu (Bảng 5).

3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của bắp sản xuất ở ĐBSCL

Kết quả phân tích cơ cấu chi phí sản xuất của 360 hộ cho thấy: Tổng chi phí sản xuất bắp lai khá cao (33,16 triệu đồng/ha), do chi phí cao cho mua hạt

giống (8,6%; 2,7 triệu đồng/ha), phân bón (30-35,5%; 11,0 triệu đồng/ha), lao động (38,2%; 12,7 triệu đồng/ha). Năng suất bắp lai ở ĐBSCL còn thấp (so với năng suất bắp ở Hoa Kỳ, Brazil, Argentina và Trung Quốc), đạt từ 7,7-8,3 tấn/ha. Cơ giới hóa còn ở mức độ

Page 10: Khia canh kinh te & thi truong cua san xuat bap lai mrd

10

thấp (5,0-8,7% tổng chi)10 và mức thâm dụng lao động cao góp phần làm tăng giá thành sản xuất bắp ở ĐBSCL.

Hệ thống tiêu thụ, kênh phân phối và logistic của chuỗi cung ứng bắp còn nhiều hạn chế. Bắp thành phẩm được các thương lái thu mua, tỷ lệ hộ trồng bắp ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp rất thấp (bình quân 21% hộ, ở Đồng Tháp là 4%). Nông dân bán bắp cho thương lái với giá cả do thương lái ấn định. Một số doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân một cách “nhỏ giọt”, lượng tiêu thụ không nhiều, giá mua bằng giá thị trường, thanh toán chậm. Ở Đức Hòa tỉnh Long An, việc ký kết hợp đồng thực hiện tương đối đồng bộ, nông dân chủ động sản xuất ngay đầu vụ. Tuy nhiên, lượng bắp và số hộ ký kết hợp đồng (30%) vẫn còn thấp so với sản lượng bắp11.

Bắp sau khi thu hoạch có ẩm độ cao (trên 21%), nhất là trong vụ Hè Thu, không có nơi tồn trữ nên nông dân bán bắp ngay cho thương lái, chấp nhận mức giá bán giảm thấp từ 100-2.000 đồng/kg so với bắp đã phơi khô.

Chuỗi cung ứng bắp từ hộ nông dân đến các nhà máy chế biến thức ăn gia súc qua hệ thống thương lái ở các ấp, xã. Nông dân bán bắp cho thương lái, bắp được thu gom, đóng bao, vận chuyển đến các trạm trung chuyển hoặc trạm thu mua (đại lý thu mua), sau đó bắp thu mua ở vùng Đông Nam Bộ (tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu) được giao cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở Dĩ An và Sóng Thần (Bình Dương), Biên Hòa (Đồng Nai), Bình Chánh (Tp.Hồ Chí Minh). Bắp thu mua trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL được chuyển đến các nhà máy trên địa bàn Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) và một số khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang. Nhà máy chế biến thường khá xa nguồn cung bắp nguyên liệu.

4. Kết luận và kiến nghị 4.1 Kết luận

Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu một lượng bắp hạt từ 2-3 triệu tấn mỗi năm nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành chế biến thức ăn gia súc và do giá bắp nhập khẩu rất cạnh tranh ở mức thấp và với lượng cung bắp trên thế giới khá. TRong những năm gần đây, giá bắp trên thị trường thế giới có xu hướng giảm và tăng lợi thế cạnh tranh so với giá bắp nội địa.

Một số vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với sản xuất bắp và có lợi thế so sánh về giá thành so với bắp nhập khẩu như Đồng Tháp và Hậu Giang trong vụ Hè Thu. Lợi thế so sánh thấp ở Long An và vụ Đông Xuân. Các yếu tố như năng suất thấp, chi phí phân bón cao, mức độ cơ giới hóa thấp và thâm dụng lao động cao, hệ thống phân phối và logistic kém ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và giảm lợi thế so sánh của sản xuất bắp ở ĐBSCL so với bắp nhập khẩu.

Việt Nam sẽ tham gia ký kết hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2015, thuế nhập khẩu sẽ cắt giảm, giá bắp nhập khẩu sẽ tiếp tục giảm, do đó lợi thế so sánh về giá cả của bắp trong nước giảm. Các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu bắp thay vì mua bắp trong nước. Điều này hoàn toàn gây nên bất lợi cho hộ nông dân ở ĐBSCL ờ những vùng trồng bắp có năng suất thấp, chi phí cao, và giá thành cao.

4.2 Kiến nghị

Quy hoạch đồng bộ vùng canh tác bắp phù hợp ở ĐBSCL gắn kết với nhà máy chế biến thức ăn gia súc và thị trường tiêu thụ bắp.

Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân và tổ chức sản xuất hợp lý nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất, tăng năng suất và giảm giá thành.

10 Hồ Cao Việt & Lê Quý Kha (2014). Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sản xuất bắp lai ở ĐBSCL. 11 Hồ Cao Việt và cộng sự (2014). Báo cáo nghiệm thu. Đề tài nhánh: Điều tra tình hình chuyển đổi bắp lai trên

đất lúa kém hiệu quả.

Page 11: Khia canh kinh te & thi truong cua san xuat bap lai mrd

11

Tài liệu tham khảo - AGROINFO, 2014. Thị trường thức ăn chăn nuôi năm 2012 và triển vọng 2013. Báo

cáo thường niên ngành hàng Việt Nam. - AGROINFO, 2014. Thức ăn chăn nuôi. Báo cáo thường niên 2013 triển vọng 2014. - AGROINFO, 2014. Thị trường thức ăn chăn nuôi Quý 2-2015. Báo cáo ngành hàng Việt

Nam. - Hồ Cao Việt & Lê Quý Kha (2014). Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sản xuất bắp lai ở

ĐBSCL. - Hồ Cao Việt và cộng sự (2014). Báo cáo nghiệm thu. Đề tài nhánh: Điều tra tình hình

chuyển đổi bắp lai trên đất lúa kém hiệu quả ở Đống bằng sông Cửu Long. - Tổng Cục Thống kê (2014). Niên giám thống kê 2013. - Trang web http://www.gso.gov.vn - Trang web Bộ Nông nghiệp Mỹ. http://www.usda.gov - Trang web Tổng cục thống kê. http://www.customs.gov.vn. Statistics of import by

country/territory-main imports. October 2014 và Statistics of main imports by fortnight in firsthalf of November 2014.