51
QUAN HỆ NGANG BẰNG TRONG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NHÓM KEEP MOVING FORWARD – ĐH28TC03 ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Pre_Parity

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Pre_Parity

QUAN HỆ NGANG BẰNG TRONG

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

NHÓM KEEP MOVING FORWARD – ĐH28TC03

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Page 2: Pre_Parity

QUAN HỆ NGANG BẰNG TRONG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

1. Nội dung chính:

• 1.1 Trạng thái cân bằng thị trường

• 1.2 Mối quan hệ giá cả & tỷ giá

2. Phụ lục:

• 2.1 Thuật ngữ

• 2.2 Mở rộng

Page 3: Pre_Parity

1.1 TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Giả định về môi trường thị trường

1.1.2 Trạng thái cân bằng thị trường

1.1.3 Arbitrage & Quy luật Một giá

1.1.4 Kiểm định LOP

Page 4: Pre_Parity

1.1 TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Giả định về môi trường thị trường

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (NuNoTBI)

Thị trường cạnh tranh hoàn

hảo (Perfect Competitive

Market): là dạng thị trường mà

ở đó mỗi người bán hay mỗi

doanh nghiệp riêng biệt không

có khả năng kiểm soát, chi phối

giá cả hàng hóa. Tại thị trường

này, doanh nghiệp chỉ là người

chấp nhận giá. Mức giá trên thị

trường được hình thành như là

kết quả tương tác chung của tất

cả những người bán và người

mua.

Page 5: Pre_Parity

1.1 TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Giả định về môi trường thị trường

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (NuNoTBI)

Đặctrưng

Numerous: Nhiều chủ

thể mua báncó quy mô

nhỏ

No transaction cost: Chi phí

giao dịchbằng 0

No barrier: Tự do giao

dịch vàcạnh tranh

No intervention Chính phủkhông can

thiệp

Page 6: Pre_Parity

1.1 TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Giả định về môi trường thị trường

Thị trường hữu hiệu về phương diện thông tin

Thị trường hữu hiệuvề phương diện

thông tin

Thông tin thị trườngdễ tiếp cận vàkhông tốn phí

Toàn bộ thông tin liên quan đều đượctích hợp vào trongmức giá thị trường

Page 7: Pre_Parity

1.1 TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1.1.2 Trạng thái cân bằng thị trường

Trạng thái cân bằng thị trường

Trạng thái cân bằng thị trường (Market Equilibrium) đối với một hàng hóa

là trạng thái khi việc cung hàng hóa đó đủ thỏa mãn nhu cầu đối với nó trong

một thời gian nhất định. Tại trạng thái cân bằng này sẽ có giá cân bằng và sản

lượng cân bằng.

Mức giá cân bằng thị trường (Price Equilibrium): mức giá tại đó lượng cung

bằng lượng cầu

Page 8: Pre_Parity

1.1 TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1.1.2 Trạng thái cân bằng thị trường

Trạng thái cân bằng thị trường

Trạng tháicân bằng thị

trường

QD = QS

Không cóthiếu hụthàng hóa

Không có dưthừa cunghang hóa

Không có áplực làm thay

đổi giá

Page 9: Pre_Parity

1.1 TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1.1.2 Trạng thái cân bằng thị trường

Động cơ thúc đẩy thị trường cân bằng

ĐỘNG CƠ

THÚC ĐẨY

HOẠT ĐỘNG

ARBITRAGE

THỊ

TRƯỜNG

CÂN BẰNG

Page 10: Pre_Parity

1.1 TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1.1.3 Arbitrage & Quy luật Một giá

Arbitrage

Khái niệm: Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) là việc tại cùng một thời

điểm mua hàng hóa ở nơi có giá thấp và bán ở nơi giá cao để kiếm lời do có

sự chênh lệch giá.

Ví dụ: Giả sử giá vàng ở 2 địa điểm là TPHCM và

Hà Nội như sau:

(đơn vị tính: ngàn đồng/ lượng)

TPHCM HÀ NỘI

35.870 35.850

=> Ta thấy rằng việc mua vàng ở Hà Nội với giá thấp

đồng thời bán vàng ở TPHCM với giá cao hơn đã tạo

ra lợi nhuận từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá.

Page 11: Pre_Parity

1.1 TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1.1.3 Arbitrage & Quy luật Một giá

Arbitrage

Các hình thức Arbitrage:

- Arbitrage địa phương (Locational arbitrage)

- Arbitrage ba bên (Triangular arbitrage)

- Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (Covered interest arbitrage - CIA)

Tác động của Arbitrage:

Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) làm cho giá cả hàng hóa tăng lên ở thị

trường có giá thấp và giảm xuống ở thị trường có giá cao; quá trình này làm

cho giá cả hàng hóa ở những thị trường khác nhau trở nên đồng nhất với

nhau hơn. Kinh doanh chênh lệch giá chỉ dừng lại khi các cơ hội sinh lãi đã

được khai thác triệt để, tức giá cả hàng hó là như nhau trên các thị trường

khác nhau.

Page 12: Pre_Parity

1.1 TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1.1.3 Arbitrage & Quy luật Một giá

Quy luật Một giá (Law of One Price)

Khái niệm: Nếu bỏ qua chi phí vận chuyển, hàng rào thương mại, các rủi ro

và thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, thì các hàng hóa giống nhau sẽ có giá là

như nhau ở mọi nơi khi quy về một đồng tiền chung.

Nếu kí hiệu Pi là giá hàng hóa i ở trong nước tính bằng nội tệ, Pi* là giá hàng

hóa i ở nước ngoài tính bằng ngoại tệ, S là tỷ giá biểu thị số đơn vị nội tệ trên 1

đơn vị ngoại tệ, Quy luật Một giá đươc thể hiện như sau:

Pi = S.Pi*

Page 13: Pre_Parity

1.1 TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1.1.3 Arbitrage & Quy luật Một giá

Quy luật Một giá (Law of One Price)

LOP trong các chế độ tỷ giá:

- LOP trong chế độ tỷ giá cố định: trong chế độ tỷ giá cố định, trạng thái cân

bằng của LOP được thiết lập thông qua quá trình chu chuyển hàng hóa từ nơi

có giá thấp đến nơi có giá cao, làm cho giá cả ở các thị trường khác nhau thay

đổi và trở nên ngang bằng với nhau. Quá trình này diễn ra một cách khá chậm

chạp, nghĩa lá các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá thường tồn tại và kéo dài

- LOP trong chế độ tỷ giá thả nổi: trong chế độ tỷ giá thả nổi, trạng thái cân

bằng của Quy luật Một giá được thiết lập trở lại thông qua sự thay đổi của tỷ

giá là chủ yếu (chứ không phải thay đổi giá hàng hóa). Quá trình này diễn ra

nhanh chóng và hiệu quả.

Page 14: Pre_Parity

1.1 TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1.1.4 Kiểm định LOP

o LOP tồn tại ở nhiều mức độ:

Tài sảntài

chính

Hànghóa,

dịch vụ

Hàngkhảmại

Hàngbất khả

mại

o Những nguyên nhân chủ yếu gây ra sai lệch LOP:

• Thị trường thực tế không hoàn hảo và hữu hiệu như môi trường giả định.

• Mặt hàng (tài sản) so sánh không thuần nhất.

• Thị hiếu tiêu dùng và đầu tư có sự khác biệt giữa các thị trường khác nhau.

Lon Cocacola ở US Lon Cocacola ở VN

Kết quả kiểm định thực nghiệm LOP

Page 15: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.1. Mức giá chung và lạm phát

1.2.2. Quan hệ ngang bằng sức mua (PPP)

1.2.3. Kiểm định thực nghiệm PPP

1.2.4. Ứng dụng PPP

Page 16: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.1 Mức giá chung & lạm phát

- Rổ hàng: gi và wi

- Chỉ số giá (Price Index)

Pi : giá của loại hàng i

Wi :trọng số thu nhập hàng tháng của mỗi cá nhân

sử dụng loại hàng i

Mức giá chung

Page 17: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.1 Mức giá chung & lạm phát

- Lạm phát

- Phương pháp tính

P0 : giá của hàng hóa ban đầu

P1 : giá của hàng hóa khi xảy ra lạm phát

Sự thay đổi mức giá chung

Page 18: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.2 Quan hệ Ngang bằng sức mua (PPP)

Với các giả định, PPP được chia làm 3

loại:

- PPP tuyệt đối

- PPP tương đối

- PPP kì vọng

“Học thuyết ngang giá sức mua” (The Purchasing Power Parity Theory –

PPP) được Gustav Cassell đưa ra vào năm 1920. Đây là một phương pháp

điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ để cân bằng sức mua của hai

đồng tiền này. Lý thuyết ngang giá sức mua chủ yếu dựa trên quy luật giá

cả, và giả định rằng trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thông tin

hữu hiệu, mỗi loại hàng hoá nhất định chỉ có một mức giá, các quốc gia có

chung rổ hàng (g) và cơ cấu (w). PPP đóng một vai trò quan trọng trong việc

xác định tỷ giá, đồng thời giúp cho khả năng dự báo xu hướng biến động

của tỷ giá trong dài hạn.

Page 19: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.2 Quan hệ Ngang bằng sức mua (PPP)

PPP tuyệt đối:

- Mức giá chung tại một thời điểm bất kì giữa thị trường các

nước khác nhau phải ngang bằng nhau

𝑝𝑖𝑤𝑖 = 𝑆𝑝𝑖∗𝑤𝑖 p=Sp*

- Tỷ giá ngang bằng sức mua

𝑆 =𝑝

𝑝 ∗- Trong đó: - S: tỉ giá giao ngay

- p: giá rổ hàng hóa dịch vụ trong nước

- p*: giá rổ hàng hóa dịch vụ nước ngoài

Ưu điểm:

Giải thích sự thay đổi tỉ giá một cách đơn giản

Nhược điểm:

Độ chính xác khó kiểm chứng vì rổ hàng hóa và tỉ trọng các

loại hàng hóa trong rổ cũng khác nhau

Page 20: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.2 Quan hệ Ngang bằng sức mua (PPP)

PPP tương đối:

- Tương quan lạm phát giữa 2 quốc gia trong một thời kì phải

ngang bằng mức thay đổi tỷ giá trong cùng kì ấy

∆𝑆 =∆𝑃 − ∆𝑃∗

1 + ∆𝑃∗(1) → ∆𝑆~∆𝑃 − ∆𝑃∗(2)

Trong đó: - ∆𝑆 ∶ tỉ lệ phần trăm tỉ giá thay đổi sau một năm

- ∆𝑃 ∶ tỉ lệ phần trăm thay đổi giá cả trong nước

- ∆𝑃∗: tỉ lệ phần trăm thay đổi giá cả nước ngoài

(1)~(2) khi ∆𝑃∗ rấtnhỏ. Tuy nhiên, khi chênh lệch mức độ lạm

phát giữa các quốc gia càng lớn thì (2) không đáng tin cậy.

- Ví dụ: Lạm phát ở Việt Nam là 8%, ở Mỹ là 3% sau 1 năm, tỉ

giá giao ngay là S. Khi đó PPP tương đối được tính như sau:

∆𝑆 =8%− 3%

1 + 3%= 4,85%

Đồng USD tính bằng VND tăng giá 4,85%

Page 21: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.2 Quan hệ Ngang bằng sức mua (PPP)

PPP kì vọng:

- Tương quan lạm phát kì vọng giữa 2 quốc gia trong một thời kì

dự báo phải ngang bằng mức thay đổi kì vọng của tỉ giá trong

cùng kì ấy.

∆𝑆𝑒=∆𝑃𝑒 − ∆𝑃∗𝑒

1 + ∆𝑃∗𝑒→ ∆𝑆𝑒~∆𝑃𝑒 − ∆𝑃∗𝑒

Tuy nhiên, thuyết Ngang giá sức mua chỉ có giá trị trong lý

thuyết kinh tế và trong các hoạt động kinh tế ngắn hạn, ít khi

xảy ra trong thực tế vì các lý do liên quan tới chính sách

xuất – nhập khẩu, thuế, chi phí đi lại, vị trí địa lý… mặc dù

các bên tham gia thị trường (người mua, người bán, các nhà

đầu cơ) luôn có xu hướng làm cân bằng mức giá của loại

hàng hóa đó trên các thị trường.

Page 22: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.2 Quan hệ Ngang bằng sức mua (PPP)

Vai trò của ngang giá sức mua

Loại tỉ giá hối đoái đặc biệt này thường được sử dụng để so sánh chất lượng cuộc

sống của người dân tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau.

Thị trường ngoại hối có sự biến động rất mạnh mẽ nhưng có rất nhiều người tin rằng

tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua phản ánh sự cân bằng về giá trị trong dài hạn.

Nếu sử dụng tỉ giá thị trường, không có sự điều chỉnh thì kết quả có thể sẽ có sự sai

lệch bởi vì giá cả của các hàng hoá và dịch vụ phi thương mại ở các nước nghèo thì

thường thấp hơn nhiều so với các nước phát triển

Tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua phản ánh sự cân bằng về giá trị trong dài hạn

Một tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua sẽ cân bằng sức mua của hai loại tiền tệ khác

nhau tại mỗi quốc gia với một giỏ hàng hoá nhất định.

Điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền sẽ cho kết quả khả quan hơn là chỉ đơn

thuần so sánh tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia sử dụng các đồng tiền

đó.( Tuy nhiên việc điều chỉnh tỉ giá hối đoái cũng gây nhiều tranh cãi vì việc tạo

một giỏ hàng hoá để so sánh sức mua tiền tệ giữa các quốc gia là vô cùng khó khăn.)

Page 23: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.3 Kiểm định PPP

Quan điểm về kiểm định PPP

Một cách để kiểm định lý thuyết PPP là phải lựa chọn 2 quốc gia

(chẳng hạn như Mỹ và Nhật) và so sánh mức chênh lệch trong tỷ lệ

lạm phát với tỷ lệ thay đổi giá trị đồng ngoại tệ trong một vài khoảng

thời gian.

Page 24: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.3 Kiểm định PPP

Kiểm định thống kê lý thuyết PPP

Kiểm định thống kê lý thuyết PPP bằng phương pháp phân tích hồi

quy tuyến tính giữa tỷ giá và mức chênh lệch lạm phát.

Tỷ lệ % thay đổi trong giá trị đồng ngoại tệ theo quý (ef) có thể

được hồi quy theo mức chênh lệch lạm phát đầu mỗi quý, được tính

như sau:

1

1

1.

10

II

aaef

SU

f

Trong đó: a0 là hằng số, a1 là độ dốc hệ số hồi quy, là sai số

Kiểm định a0 =0 Kiểm định a1=1

)(

0

0

0

aase

t

)(

1

1

1

aase

t

Page 25: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.3 Kiểm định PPP

PPP hầu như không tồn tại trong ngắn hạn

Trong dài hạn, PPP tương thích với xu hướng vận động của

tỷ giá hối đoái liên quan

Độ biến động tỷ giá cao hơn nhiều so với tương quan lạm

phát giữa hai quốc gia

Kết quả kiểm chứng PPP

Page 26: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.3 Kiểm định PPP

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sai lệch PPP

Thị trường thực tế không hoàn hảo và hữu hiệu như môi

trường giả định

Mặt hàng (tài sản) so sánh không thuần nhất

Thị hiếu tiêu dùng và đầu tư có sự khác biệt giữa các thị

trường khác nhau

Rổ hàng không thuần nhất

Về cơ bản, tiền tệ là tài sản chính khác hàng hóa

Page 27: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.3 Kiểm định PPP

Hạn chế của kiểm định PPP

Một giới hạn trong kiểm định lý thuyết PPP sẽ có kết quả

khác nhau khi thời gian gốc được sử dụng khác nhau.

Khoảng thời gian gốc được lựa chọn cần phản ánh một vị trí

cân bằng từ đó các khoảng thời gian tiếp theo được đánh giá để

so sánh với thời gian gốc.

Nếu thời gian gốc được sử dụng khi đồng nội tệ tương đối

yếu do không rõ nguyên nhân nào khác hơn ngoài nguyên nhân

lạm phát cao, thì hầu hết các khoản thời gian sau đó có thể chỉ ra

nức tăng giá cao hơn của đồng tiền đó so với những gì được dự

báo qua lý thuyết PPP.

Page 28: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.4 Một số ứng dụng PPP

Chỉ số Tỷ giá thực trung bình (REER)

• Chỉ số Tỷ giá thực (Real ER):

Real ER = (Sppp.P*)/P

Trong đó:

Real ER: Tỷ giá thực (dạng chỉ số)

Sppp: tỷ giá danh nghĩa

P: giá rổ hàng hóa dịch vụ trong nước

P*: giá rổ hàng hóa dịch vụ nước ngoài

Chỉ số Tỷ giá thực (Real ER)

Page 29: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.4 Một số ứng dụng PPP

Chỉ số Tỷ giá thực trung bình (REER)

• Nếu Real ER=1: Mua hàng hóa ở nước ngoài hay trong nước là

như nhau nên ta nói rằng hai đồng tiền là ngang giá sức mua (PPP).

• Nếu Real ER>1: Mỗi VND sẽ mua được ít hàng hóa hơn ở nước

ngoài so với trong nước, nên VND được gọi là định giá thực thấp

(real undervalued). Đồng tiền được định giá thực thấp sẽ nâng cao

vị thế cạnh tranh thương mại của quốc gia, nghĩa là xuất khẩu được

nhiều hơn, còn nhập khẩu thì ít hơn.

• Nếu Real ER<1: Mỗi VND sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn ở

nước ngoài so với trong nước, nên VND được gọi là định giá thực

cao (real overvalued). Đồng tiền được định giá thực cao sẽ hạ thấp

vị thế cạnh tranh thương mại của quốc gia, nghĩa là xuất khẩu thì

ít,còn nhập khẩu thì nhiều

Ý nghĩa chỉ số Tỷ giá thực (Real ER)

Page 30: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.4 Một số ứng dụng PPP

Chỉ số Tỷ giá thực trung bình (REER)

Chỉ số Tỷ giá thực trung bình (REER)

Chỉ số Tỷ giá thưc trung bình ( Real Effective ER – REER) là chỉ

số Tỷ giá thực có điều chỉnh bằng trọng số thương mại wi

Wi= (Xi/X)

Hoặc: Wi= (Xi+ Mi)/(X-M)

Về ý nghĩa, REER tương tự như RER, tuy nhiên, REER có ý nghĩa

hơn ở chỗ nó là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại

của một nước so với tất cả các nước bạn hàng còn lại. Do đó, hiện

nay hầu hết các nước đều tính toán và công bố chỉ tiêu này.

Page 31: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.4 Một số ứng dụng PPP

Hiệu ứng Balassa – Samuelson

Hiện tượng

Rổ hàng hóa hỗn hợp bao gồm ITG ( International tradeables

goods - Hàng hóa có thể tham gia thương mại quốc tế) và NITG

( International non-tradeables goods - Hàng hóa không thể tham

gia thương mại thương mại quốc tế) dù được tính bằng một đồng

tiền chung nhưng các nước giàu lại có chỉ số giá chung thường

cao hơn các nước nghèo đang phát triển.

Page 32: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.4 Một số ứng dụng PPP

Hiệu ứng Balassa – Samuelson

Giải thích

Balassa và Samuelson lập luận rằng năng suất lao động của nước

giàu là cao hơn nước nghèo. Nguyên nhân chủ yếu làm cho năng

suất lao động giữa cácquốc gia khác nhau là do tồn tạichênh lệch

năng suất lao động trong các ngành sản xuất ITG giữa các quốc

gia khác nhau hơn là chênh lệch năng suất lao động trong các

ngành sản xuất NITG, nghĩa là năng suất lao động trong ngành

Sản xuất ITG ở nước giàu cao hơn so với ở nước nghèo. Nhưng

năng suất lao động trong ngành sản xuất NITG ở cả hai nước là

như nhau. Trong mỗi quốc gia, tiền lương giữa các ngành sản

xuất ITG và NITG có xu hướng là ngang nhau và có quan hệ

đồng biến với năng suất lao động bình quân

Page 33: Pre_Parity

1.2 MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ VÀ TỶ GIÁ

1.2.4 Một số ứng dụng PPP

Hiệu ứng Balassa – Samuelson

Giải thích

Do năng suất lao động trong ngành sản xuất ITG thấp làm cho mức

lương trung bình của nước nghèo là thấp và do đó làm cho giá cả

hàng hóa NITG của nước nghèo thấp hơn sovới nước giàu.Điều này

có thể xảy ra ngay cả trong trường hợp năng suất lao động trong

ngành sản xuất NITG của nước nghèo là ngang bằng với nước giàu.

Trong khi đó, do năng suất lao động trong ngành sản xuất ITG của

nước giàu cao, dẫn đến mức lương trung bình của nước giàu cao,

khiến cho giá cả hàng hóa NITG của nước giàu cao hơn so với nước

nghèo.

Page 34: Pre_Parity

2.1 THUẬT NGỮ

Thị trường (Market) là một địa điểm cụ

thể, ở đó người mua và kẻ bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa

hay dịch vụ. Theo quan điểm kinh tế học, thị trường là nơi có

các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những

người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất

kể là ở địa điểm nào, thời gian nào.

Page 35: Pre_Parity

2.1 THUẬT NGỮ

Lạm phát là tình trạng mức

giá chung của nền kinh tế tăng

lên trong một thời gian nhất

định. Lạm phát là sự tăng lên

theo thời gian của múc giá

chung của nền kinh tế.

Chỉ số giá (Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để

phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng theo thời gian

Page 36: Pre_Parity

2.1 THUẬT NGỮ

Hàng hóa có thể tham gia thương mại quốc tế

(International tradeables goods – ITG): là những hàng hóa

xuất nhập khẩu và những hàng hóa sản xuất nội địa được sử

dụng trong nước nhưng có đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu

Hàng hóa không thể tham gia thương mại quốc tế

(International non-tradeables goods – NITG): là những

hàng hóa không thể trao đổi trong thương mại quốc tế, như

đất đai, cơ sở hạ tầng, hoa quả và thực phẩm tươi sống khó

bảo quản và hầu hết những hàng hóa không đủ chất lượng

tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn vệ sinh, kỹ thuật,…)

Page 37: Pre_Parity

Ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi

giữa 2 đồng tiền, theo tỉ lệ này thì số

lượng hàng hóa mua được là như nhau

ở trong nước và ở nước ngoài khi

chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ

và ngược lại. Ngang giá sức mua giữa 2

đồng tiền đơn thuần chỉ là sự so sánh

mức giá hàng hóa tính bằng nội tệ và

ngoại tệ ở 2 nước mà không đề cập đến

chi phí vận chuyển quốc tế, thuế

quan…

2.1 THUẬT NGỮ

Page 38: Pre_Parity

2.2 MỞ RỘNG

PPP tuyệt đối chỉ thực sự có ý nghĩa về mặt lý thuyết,mà

không có khả năng kiểm chứng mối quan hệ giữa tỷ giá

và ngang giá sức mua trong thực tế, bởi vì:

• Giữa các nước không tồn tại rổ hàng hóa tiêu chuẩn

nào.

• Các nước không thống kê và cũng không công bố mặt

bằng giá của một rổ hàng nào.

• Tỷ trọng các hàng hóa trong rổ hàng hóa giữa các nước

cũng rất khác nhau.

Nguồn: http://www.doko.vn/luan-van/quy-luat-mot-gia-thuc-

trang-tai-viet-nam-168845

Mô hình PPP dạng tuyệt đối:

Page 39: Pre_Parity

2.2 MỞ RỘNG

PPP được duy trì tốt hơn ở những nước có vị trí địa lý gần

nhau và có mức độ thông thương cao

Tỷ giá lệch khỏi PPP là đáng kể và trong khoảng thời gian

tương đối dài. Tuy nhiên sau nhiều năm tỷ giá có xu hướng

vận động trở lại sát PPP

Mức độ biến động của tỷ giá là lớn hơn nhiều so với PPP.

Điều này trái với giả thuyết PPP tỷ giá chỉ dao động ở mức

độ giống nhau như biến động của các mức giá cả tương đối

PPP được duy trì trong dài hạn tốt hơn ngắn hạn

Trong những trường hợp khi mà đồng tiền của những quốc

gia có tỷ lệ lạm phát cao so với các nước bạn hàng thì PPP

là nhân tố chính trong việc xác định tỷ giá của các đồng

tiền này.Nguồn: http://www.doko.vn/luan-van/quy-luat-mot-gia-thuc-trang-tai-

viet-nam-168845

Mô hình PPP ở dạng tương đối (hay dạng động)

Page 40: Pre_Parity

2.2 MỞ RỘNG

GDP của Việt Nam theo cân bằng sức mua giảm đi 30%

Ngày 17/12/2007, Ngân hàng Thế giới đã công bố lại tính toán về tổng sản

phẩm nội địa (GDP) trên cơ sở cân bằng sức mua (PPP - Purchasing Power

Parity) cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo đó, GDP của Việt Nam năm 2005 tính bằng PPP đã được điều chỉnh

giảm 30% từ 255,6 tỷ USD xuống còn 178,1 tỷ USD. Tương ứng, GDP bình

quân đầu người của Việt Nam theo PPP năm 2005 là 2.142 USD, chứ không

phải là 3.076 USD như đã công bố trước đây.

Page 41: Pre_Parity

2.2 MỞ RỘNG

Ý nghĩa của việc tính lại GDP trên cở sở PPP

Việc điều chỉnh giảm GDP và GDP bình quân đầu người của Việt

Nam,Trung Quốc, và Ấn Độ có thể có ý nghĩa gì?

Thứ nhất, việc điều chỉnh của Ngân hàng Thế giới cho thấy mặt bằng giá cả

của Việt Nam không phải là quá rẻ như ước tính trước đây. Có nghĩa là

mức sống của người Việt Nam không cao như Ngân hàng Thế giới trước

đây đã ước tính.

Thứ hai, điều không vui là khoảng cách của chúng ta với các nước giàu đã

giãn xa hơn.

Mặt khác, do thước đo PPP được sử dụng phổ biến trên thế giới để so sánh

và xếp hạng thu nhập bình quân đầu người, nên việc một quốc gia được

xếp là nước nghèo càng lâu thì quốc gia đó càng có nhiều khả năng tiếp tục

nhận được vốn vay ưu đãi từ các tổ chức phát triển, cũng như được “ưu

tiên” hơn trong việc tiếp cận với thị trường thế giới.

Nguồn: http://vietbao.vn/Kinh-te/GDP-cua-Viet-Nam-theo-can-bang-suc-mua-

giam-di-30/20760876/87/

Page 42: Pre_Parity

3Com là một công ty Mỹ chuyên cung cấp các sản phẩm máy tínhđiệntử xách tay và các dịch vụ mạng, hoạt động rất hiệu quả với trụsở tại nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những công ty con của3Com là Palm. Ngày 2/3/2000, 3Com bán một phần chi nhánh Palm(5%) ra công chúng dưới hình thức một cuộc IPO. Đồng thời, 3Comcông bố trước khi IPO rằng 95% số cổ phần còn lại của Palm sẽđược chia cho các cổ đông của 3Com vào thời điểm cuối năm 2000.Khi đó cổ đông nắm giữ mỗi cổ phiếu của 3Com sẽ được nhận 1,5cổ phiếu của Palm. Như vậy, một nhà đầu tư muốn nắm giữ 1,5 cổphiếu của Palm có thể có hai cách: (1) trực tiếp mua 1,5 cổ phiếu củaPalm trên thị trường; hoặc (2) mua 1 cổ phiếu của 3Com và đợi đếncuối năm 2000 sẽ nhận được 1,5 cổ phiếu của Palm. Lưu ý là nếumua 1 cổ phiếu của 3Com thì ngoài việc sẽ nhận được 1,5 cổ phiếucủa Palm, nhà đầu tư còn được hưởng lợi từ các tài sản khác của3Com nữa (Palm chỉ là một trong số nhiều chi nhánh của 3Com).Như vậy, chẳng cần tính toán phức tạp cũng có thể suy ra rằng giámột cổ phiếu 3Com ít nhất sẽ bằng 1,5 giá cổ phiếu Palm (nếukhông muốn nói là phải cao hơn). Thực tế thì sao?

2.2 MỞ RỘNG

Câu chuyện IPO của 3Com-Một ví dụ kinh điển về sự vi

phạm quy luật 1 giá trên thị trường chứng khoán.

Page 43: Pre_Parity

Tại ngày giao dịch đầu tiên sau IPO, giá đóng cửa của cổ phiếu Palm là$95.06/cổ phiếu. Theo logic nêu trên, giá trị cổ phiếu của 3Com ít nhấtphải là $145/cổ phiếu (gấp 1,5 lần giá cổ phiếu Palm). Tuy nhiên, trênthực tế giá đóng cửa của 3Com ngày hôm đó là $81,81/cổ phiếu. Như vậy,nếu ta coi giá trị của 3Com bao gồm 1,5 lần giá trị của Palm cộng với giátrị phần còn lại của 3Com (ngoài Palm), thì có thể thấy giá trị phần còn lạicủa 3Com là âm $63/cổ phiếu, tương đương với tổng giá trị âm 22 tỷ đôla, một mức giá “không tưởng”. Ngay cả một người không hiểu biết nhiềuvề tài chính cũng có thể nhìn thấy cơ hội kiếm một khoản lợi nhuậnarbitrage khổng lồ ở đây. Chỉ đơn giản bán khống (short-sell) 1,5 cổ phiếuPalm, thu được $143, dùng $81,81 mua 1 cổ phiếu 3Com và đợi đến cuổinăm sẽ có 1,5 cổ phiếu Palm để trả nợ, vậy là có thể đút túi $61 với mứcrủi ro gần như bằng không. Như vậy, có thể thấy quy luật một giá đã bị viphạm nghiêm trọng trong trường hợp này; hơn thế nữa, sự vi phạm nàycòn kéo dài trong nhiều tháng - một thách thức không nhỏ cho những aiủng hộ quan điểm thị trường hiệu quả.

2.2 MỞ RỘNG

Câu chuyện IPO của 3Com-Một ví dụ kinh điển về sự vi

phạm quy luật 1 giá trên thị trường chứng khoán.

Nguồn: http://www.saga.vn/Thi_truong_phi_ly_tri__chuyen_dau_chi_o_Viet_Nam/24807.saga

Page 44: Pre_Parity

2.2 MỞ RỘNG

Chỉ số Big Mac

Một chiếc Burger có thành phần gần giống hệt nhau ở các quốc gia nhưng lại được định

giá khác nhau, có thể được dùng để so sánh giá trị của hai đồng tiền. Lý thuyết

“Burger” dựa trên thuyết ngang giá sức mua của tiền tệ (PPP), tin rằng một Đô la mỹ

cần phải mua được một lượng hàng hóa như nhau trên tất cả các quốc gia.

Ví dụ, giá trung bình của một chiếc Big Mac tại Mỹ vào tháng 1/2014 là 4,62 USD,

trong khi đó tại Trung Quốc lại chỉ có 2,74 USD. Như vậy, chỉ số Big Mac cho biết

đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã bị định giá thấp hơn tới 41%.

Tất nhiên, chỉ số Big Mac dùng để giải trí là chính chứ không ai lấy đó làm thước đo để

điều chỉnh tỷ giá. Mặc dù vậy, chỉ số Big Mac vẫn trở thành một chuẩn toàn cầu, rất

phổ biến ngay cả trong những cuốn sách dạy kinh tế.

Chỉ số Big Mac cũng cho thấy giá của những chiếc Burger của McDonald’s thường rẻ

hơn tại các nước nghèo. Tham khảo» http://kenh13.info/gia-ban-mcdonalds-o-viet-nam-cao-hon-singapore.html

Năm 1986, tạp chí kinh tế The

Economist của Anh đã đưa ra chỉ số

Big Mac như là một thước đo vui về

đồng tiền của mỗi quốc gia. Thay vì sử

dụng nhiều loại hàng hóa và dịch vụ

làm thước đo, Economist chỉ dùng một

loại hàng hóa duy nhất – chiếc

Hamburger Big Mac được bán tại tất

cả các cửa hàng của McDonald’s.

Page 45: Pre_Parity

2.2 MỞ RỘNG

VND gia nhập chỉ số Big Mac

Sau sự kiện McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên ở

Việt Nam, VND chính thức được bổ sung thêm

vào chỉ số Big Mac.

Vì một chiếc Big Mac có giá 60.000 đồng (tương

đương 2,84 USD theo tỷ giá hiện tại) trong khi

giá ở Mỹ là 4,62 USD, chỉ số Big Mac cho thấy

VND đang bị định giá thấp 39%.

Tờ The Economist cũng nhận xét đồng nội tệ của Việt Nam khá ổn định kể từ

tháng 6 năm ngoái – khi NHNN quyết định hạ giá 1% nhằm cải thiện cán cân

thanh toán. Theo đuổi chính sách tỷ giá thấp giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt

Nam và cán cân thương mại đã đạt quay lại trạng thái thặng dư trong năm

2012.

Cũng theo chỉ số Big Mac, VND đang bị định giá cao hơn 4% so với đồng

nhân dân tệ. Năm 2013, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc

(vốn là đối tác thương mại lớn nhất) tăng 45%.

Nguồn: http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/vnd-gia-nhap-chi-so-big-mac-

2014021110441631012ca32.chn

Page 46: Pre_Parity

2.2 MỞ RỘNG

Mặc sự phản đối của Abe, từ chỉ số

của Starbucks, giá cà phê trên toàn thế

giới của WSJ - "giá trị" tiền tệ của

Nhật Bản tương tự như Mỹ trong khi

đó ông Hollande (Pháp) có nhiều lý

do để hy vọng cho việc mất giá tiền tệ

ở nước mình. Ấn Độ và Mexico cho

thấy các mức giá thấp nhất cho cà phê

grande (cho thấy đồng tiền bị định giá

thấp), nó xuất hiện tại châu Âu (từ

Madrid đến Paris) phải trả nhiều hơn

đáng kể cho cà phê ngay cả những

người dân New York. Quên Big Mac

Index, quên mua tương đương - các

Scandinavi đang bị trên giá tiền tệ và

phân kỳ quan trọng từ giá cà phê

tương đương.

The Starbucks Index - Coffee Price Parity

Nguồn:

http://www.zerohedge.com/news/

2013-02-27/starbucks-index-

coffee-price-parity

Page 47: Pre_Parity

2.2 MỞ RỘNG

Căn cứ theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế, thu nhập bình quân đầu người

trong một năm tính theo ngang giá sức mua của Việt Nam là 3.788 USD.

Nếu người tiêu dùng thuộc nhóm thu nhập này muốn mua một chiếc iPhone

5S thì ít nhất phải bỏ ra tới 749,8 USD (bản 16GB khóa mạng của Viettel),

tương đương 19,8% thu nhập một năm của họ.

So với các nước trong khu vực, để mua một chiếc iPhone 5S 16GB thì người

Trung Quốc chi ra 9,57% thu nhập bình quân đầu người tính theo ngang giá

sức mua, người Thái Lan chỉ cần bỏ 7,96%, còn người Malaysia chỉ mất

4,48%, trong khi Singapore thì tương đương 1,3%.

Iphone 5s “chém” người Việt đắt thứ 2 Thế giới

Nguồn:

http://cafebiz.vn/xu-huong-cong-nghe/iphone-

5s-chem-nguoi-viet-dat-thu-2-the-gioi-

201311251007235503ca49.chn

Biểu đồ thể hiện sự tương quan

giữa giá iPhone 5S và GDP bình

quân đầu người tính theo ngang

giá sức mua trên toàn thế giới.

Page 48: Pre_Parity

2.2 MỞ RỘNG

Quy mô tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua (GDP PPP) của Việt Nam

năm 2012 là 322,72 tỷ USD, vượt trên cả Na-uy (315 tỷ USD), Đan Mạch

(231,4 tỷ USD) hay Phần Lan (206,1 tỷ USD). Trong khi đó ở phía trên

bảng xếp hạng, vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về Mỹ với quy mô GDP 15.684,8

tỷ USD, xếp trên Trung Quốc với 12.470,9 tỷ USD.

Bảng xếp hạng GDP trên được WB thực hiện dựa trên ngang giá sức mua

(PPP) và khác với GDP danh nghĩa mà các nước vẫn thường công bố.

GDP theo ngang giá sức mua là GDP danh nghĩa của một nước được quy

đổi sang một đồng tiền quốc tế (thường là USD) theo tỷ lệ ngang giá sức

mua. Tỷ lệ ngang giá sức mua được quyết định bởi lượng hàng hóa và dịch

vụ mà 1 USD có thể mua được ở các nước khác nhau.

Với cách tính này, GDP theo PPP của các quốc gia đang phát triển thường

cao hơn GDP danh nghĩa do 1 USD tại các nước này có sức mua lớn hơn

tại các nước phát triển.

Thực hư GDP Việt Nam cao hơn nhiều nước Châu Âu?

Nguồn:

http://www.ngc.pro.vn/ngc/vi/tin-tuc/5/JYHYJ82084/Thuc-hu-GDP-cua-Viet-Nam-cao-hon-

nhieu-nuoc-chau-Au-.html

Page 49: Pre_Parity

2.2 MỞ RỘNG

PPP có tồn tại ở Việt Nam?

Thời gian

Tỉ giá đầu

năm

(USD/VND)

Chỉ số lạm phát (%)

Theo tính

toánThực tế

Việt Nam Hoa Kỳ

2008 16.112 8,1 1,8 17.109 16.995

2009 16.973 6,8 1,8 17.806 18.500

2010 18.544 11,75 0,7 20.578 18.932

2011 18.932 18,6 2,3 21.948 20.828

2012 21.030 12,12 1,3 23.548 20.828

Theo bảng tính trên, tỷ giá PPP khác hẳn so với tỷ giá trên thực tế ở VN. Hơn nữa,

PPP chỉ tồn tại trong điều kiện là:

•Không tồn tại chi phí vận chuyển quốc tế

•Không tồn tại hàng rào thương mại thuế quan

•Kinh doanh thương mại quốc tế không có rủi ro

•Hàng hóa giống hệt nhau

•Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo

Thực tế ở VN thuế nhập khẩu thường rất lớn, hàng hóa sản xuất trong nước và hàng

hóa xuất nhập khẩu là không giống nhau do đó PPP không thể áp dụng được ở VN.

Tham khảo» http://123doc.vn/document/637055-thuyet-ngang-gia-suc-mua-ppp-thuc-te-va-ung-dung-power-

purchasing-parity.htm

Page 50: Pre_Parity

2.2 MỞ RỘNG

Nguyên nhân gây sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và cách

tính theo PPP ở VN giai đoạn 2006 - 2012

Lý do cho chuyện này nằm ở tỷ giá VND/USD và chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam

và Mỹ. Tỷ giá trong giai đoạn này tăng 1,3 lần. Trong cùng kỳ này, lạm phát đã tăng

gấp đôi ở Việt Nam, so với mức tăng 1,1 lần ở Mỹ.

Tỷ giá tăng khá chậm so với tốc độ tăng của GDP đầu người tính theo VND giá hiện

tại, vì thế mức tăng GDP đầu người tính theo USD giá hiện tại trong thời kỳ này tuy

có nhỏ hơn mức tăng tính theo VND giá hiện tại nhưng vẫn ở mức lớn, 2,2 lần.

Lạm phát cao ở Việt Nam và chênh lệch lạm phát lớn giữa Việt Nam và Mỹ làm cho

VND lên giá thực so với USD, làm cho hàng hóa ở Việt Nam ngày càng trở nên đắt

đỏ một cách tương đối so với Mỹ nghĩa là tuy mức thu nhập danh nghĩa của người

Việt Nam có tăng nhưng sức mua thực vẫn không thay đổi so với trước đây.

Trong khi đó, GDP đầu người tính bằng USD theo PPP được tính dựa trên nguyên tắc

quy đổi sức mua cho cùng một rổ hàng. Tuy GDP đầu người của người Việt Nam tính

theo USD danh nghĩa có tăng khá mạnh, nhưng khi điều chỉnh theo PPP thì lại trở nên

nhỏ đi và chỉ mua được một lượng hàng hóa ít hơn so với trước đây. Điều này lý giải

tại sao GDP đầu người quy ra USD giá hiện tại tăng 2,2 lần nhưng theo PPP chỉ tăng

1,5 lần trong giai đoạn 2006-12.

Nói cách khác, chính tỷ giá danh nghĩa tăng chậm (phá giá ít) và lạm phát tăng nhanh

ở Việt Nam đã tạo ra ảo giác rằng thu nhập của người Việt Nam đã tăng nhanh trong

những năm qua. Tham khảo» http://phan-minh-ngoc.blogspot.com/2014/01/oi-ieu-ve-ppp-o-viet-nam-bai-ang-tren.html

Page 51: Pre_Parity

NHÓM KEEP MOVING FORWARD – ĐH28TC03