33
10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu http://kysuketcau.com/tinhtoannoilucsan/ 1/36 Home / Kết Cu Bê Tông Ct T KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP By Lương Trainer / August 9, 2017 Hey, xin chào bạn. Tôi Lương Trainer đây ạ Như vậy là ở bài chia sẻ hôm trước, tôi đã giúp bạn phân biệt các loại sàn bê tông cốt thép rồi phải không? Hôm nay tôi sẽ tiếp tục đi sâu vào phần chia sẻ tính nội lực cho sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối. Vì đây là loại sàn được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi ở trên thị trường Nào chúng ta cùng tìm hiểu từng bước tính toán nội lực với loại sàn này như thế nào nhé 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối Share 64 Tweet Pin 0 Share 0 Share 0 Se TRANG CHKT CU BÊ TÔNG CT THÉP KT CU THÉP SA

7 bước tính toán nội lực sàn sườn btct toàn khối _kỹ sư kết cấu

Embed Size (px)

Citation preview

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 1/36

Home / Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

By Lương Trainer / August 9, 2017

Hey, xin chào bạn. Tôi Lương Trainer đây ạ

Như vậy là ở bài chia sẻ hôm trước, tôi đã giúp bạn phân biệt các loại sàn bê tông cốt thép rồi

phải không? Hôm nay tôi sẽ tiếp tục đi sâu vào phần chia sẻ tính nội lực cho sàn sườn bê

tông cốt thép toàn khối. Vì đây là loại sàn được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi ở trên thị

trường

Nào chúng ta cùng tìm hiểu từng bước tính toán nội lực với loại sàn này như thế nào nhé

7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối

Share 64TweetPin 0

Share 0Share 0

Search

TRANG CHỦ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP KẾT CẤU THÉP SAP 2000

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 2/36

1. Chọn chiều dày sơ bộ cho sàn

Giả sử gọi Hb là chiều dày sàn, thì tiêu chí để chọn chiều dày sơ bộ cho bản sàn cần

phải thỏa mãn.

1­ Đủ khả năng chịu lực, từ đó suy ra ta có công thức chọn chiều dày sàn sơbộ:

Với Rb: Là cường độ tính toán của bê tông

Với rb: Là hệ số, với bản sàn có thể lấy rb=3:4

M thông thường khó ước tính được, do đó người ta chọn chiều dày sànHb theo nhịp tính toán Lt của ô bản theo công thức:

Lt trong công thức là nhịp tính toán lấy theo phương cạnh ngắn, tuyvậy cũng có thể lấy Lt là nhịp nguyên L hoặc nhịp thông thủy Lo.

Giá trị m trong công thức trên sẽ phụ thuộc vào kiểu ô bản đang xét

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 3/36

Với ô bản chịu uốn 1 phương có liên kết hai cạnh song song, tasẽ lấy m=30­35

Với ô bản liên kết 4 cạnh, chịu uốn 2 phương m=40­50

Với ô bản uốn một phương dạng bản công xôn m=10­15

Lưu ý khi chọn m: Hệ số m nên được lấy theo xu hướng bé (Hb cần lớn hơn ) trong các trường hợp ô bản tĩnh định, chịu tảitrọng lớn. Lấy m lớn hơn đối với bản liên tục, chịu tải trọng bé.

Giá trị Hb sau khi tính được, cần chọn là Hb là tròn số, theo bội số của10mm hoặc 20mm để thuận tiện cho thi công.

2 ­ Thuận tiện cho thi công ( nên chọn Hb là bội số của 10mm để thỏa mãnđiều kiện này )

3 ­ Ngoài ra Hb >= Hmin theo điều kiện sử dụng với giá trị Hmin là:

40mm đối với sàn mái

50mm đối với sàn nhà ở và công trình công cộng

60mm đối với sàn của nhà sàn xuất

70mm đối với bản làm từ bê tông nhẹ

Để thuận tiện bạn nên tổng kết những gì tôi chia sẻ ở trên vào 1 bảng nhưdưới

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 4/36

SỔ TAY KẾT CẤU CÔNG TRÌNHCẩm nang không thể thiếu đối với một kỹ sư kết cấu

2. Xác định nhịp tính toán cho sàn

Xét một ô bản đơn kê lên tường như dưới

DOWLOAD MIỄN PHÍ

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 5/36

Như trên hình, bạn sẽ thấy các giá trị L ( nhịp của bản ) khác nhau. Do đó, ở mục này

tôi sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau của các loại nhịp này

Lct: Là chiều dài cấu tạo hay còn gọi là chiều dài toàn bộ được tính tới mépbản theo thiết kế. Tác dụng của chiều dài này là để tính toán lượng vật liệu (bê tông, cốt thép ) cần thiết

L; Gọi là nhịp nguyên của bản là khoảng cách giữa trục các gối tựa ( hoặcliên kết )

Lo: Là nhịp thông thủy tức là khoảng cách bên trong giữa các mép gối tựa (nhịp rỗng )

Lt: Là nhịp tính toán là khoảng cách giữa các điểm được xem là điểm đặtcủa phản lực gối tựa. Tùy theo cách liên kết mà ta có cách xác định Lt khácnhau:

Với liên kết cứng: Lt được tính từ mép trong của liên kết

Với liên kết kê: Lt được tính từ điểm đặt phản lực, điểm này lấy lùivào bên trong mép gối 1 đoạn là c=min(0,5hb và 0,5Sb )

Họ Và Tên Email Download Ngay

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 6/36

Sb: Là đoạn bản kê lên gối tựa. Với gối tựa là tường gạch thìSb >= Max ( 0,6.hb và 100mm )

Tổng kết lại, công thức để xác định nhịp tính toán cho bản như sau:

Với hai liên kết cứng: Lt=Lo

Với hai gối kê: Lt= Lo+C1+C2 ( hình b ở bên trên )

Với một gối kê và một liên kết cứng: Lt=Lo+C ( hình a ở bên trên )

3. Xác định tải trọng cho sàn

Với tải trọng của sàn, ta sẽ có hai loại tải trọng đó là: Tải trọng thường xuyên và tải

trọng tạm thời. Ở mục này tôi sẽ giúp bạn lần lượt xác định 2 loại tải trọng đó.

Tải trọng thường xuyên ( hay còn gọi là tĩnh tải )

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 7/36

Tĩnh tải của sàn bao gồm

Trọng lượng bản thân các lớp cấu tạo của mặt sàn, được tính thành tảitrọng phân bố đều trên mét vuông.

Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt sàn còn có thể chịu tĩnh tảitập trung do trọng lượng các vách ngăn cố định đặt trên sàn.

Chú ý khi tính tĩnh tải cho sàn, ta sẽ có giá trị tiêu chuẩn và giátrị tính toán. Trong đó: [Giá trị tính toán = Giá trị tiêu chuẩn *1,1 ]

Khi trên bản có tải trọng tập trung G thì ta có thể xử lí theo hai cách:

Cách 1: Tính nội lực với cả g và G ( với g là giá trị tính toáncủa tải trọng bản thân các lớp cấu tạo sàn, còn G là giá trị tínhtoán của tải trọng tập trung )

Cách 2: Đổi G thành tải trọng phân bố đều tương đương, rồigộp vào với g để tính nội lực

Xem cách tính chi tiết tải trọng này ở bài viết " Cách tính toánsàn chịu tải trọng tập trung"

Tải trọng tạm thời ( hay còn gọi là hoạt tải )

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 8/36

Hoạt tải trên sàn, kí hiệu là p và thường được lấy phân bố đều (Kn/m2)

Giá trị tiêu chuẩn và hệ số độ tin cậy được lấy theo TCVN 2737­1995 đối vớicông trình dân dụng và công nghiệp

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 9/36

4. Xác định nội lực của sàn làm việc 1 phương

Sơ đồ tính

Sàn làm việc 1 phương hay còn gọi là bản dầm. Nếu bạn chưa hiểu khái niệmnày là gì, bạn có thể xem lại bài viết " Sàn phẳng bê tông cốt thép " trong đó

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 10/36

tôi đã nêu rất kỹ về chủ đề này.

Với sàn làm việc 1 phương, để tính toán nội lực người ta thường lấy một dảibản rộng là b làm đại diện rồi tính toán nội lực của dải sàn như đối với dầm.

Công thức tải trọng toàn phần trên dải sàn sẽ được lấy như sau:

[ q= (g+p).b ( kN/m ) ]

Với g là tĩnh tải

p là hoạt tải

b là chiều rộng dài sàn, thường b=1m

q là tải trọng toàn phần

Trường hợp 1: Tính nội lực với sàn là kết cấu tĩnh định

Nếu bạn chưa biết kết cấu tĩnh định và siêu tĩnh là gì, bạn có thể xem bài viết" Nội lực của kết cấu " để hiểu rõ 2 loại kết cấu này nhé

Với kiểu sàn là kết cấu tĩnh định này, ta chỉ sẽ dùng các công thức cho cácdạng sơ đồ được lập sẵn như ở bên dưới ( Chú ý vì sàn làm việc 1 phương,nên ta cắt ra 1 dải sàn 1m để tính nội lực nên bây giờ sơ đồ tính nội lực sànsẽ giống như tính sơ đồ nội lực cho dầm ).

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 11/36

Trường hợp 2: Tính nội lực theo sơ đồ dẻo với sàn là kết cấu siêu tĩnh

Lý thuyết về cách tính này tôi đã trình bày trong bài viết " Tính nội lực theosơ đồ dẻo ". Bạn có thể xem lại bài viết này để hiểu hơn về phương pháp tính

Còn cách tính thực tế, khi dài sàn liên tục có các nhịp Lt cạnh nhau chênhlệch không quá 10% thì ta có thể dùng công thức lập sẵn theo sơ đồ tính nhưbên dưới

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 12/36

Lý thuyết về cách tính này tôi đã trình bày trong bài viết " Tính nội lực theosơ đồ dẻo ". Bạn có thể xem lại bài viết này để hiểu hơn về phương pháp tính

Còn cách tính thực tế, khi dài sàn liên tục có các nhịp Lt cạnh nhau chênhlệch không quá 10% thì ta có thể dùng công thức lập sẵn theo sơ đồ tính nhưbên dưới

Với các gối giữa và nhịp giữa ta có:

Để tính M dương giữa nhịp thì ở nhịp nào ta lấy Lt của nhịp đó

Còn để tính M âm ở trên gối, lấy Lt theo nhịp lớn hơn kề với gối ấy

Khi gối biên ( gối A ) kê tự do ( hình a ở trên ) trong tính toán ta choMa=0

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 13/36

Trường hợp sàn đúc liền với dầm biên mà độ cứng chống xoắn củadầm khá lớn, ta xem gối tựa là ngàm đàn hồi thì có thể lấy momen âmở gối biên ( gối A hình b bên trên ) với công thức:

Lấy hệ số φa=24­32 tùy thuộc vào sự đánh giá độ cứng của dầm, vớingàm tuyệt đối cứng và tính theo sơ đồ dẻo thì φa=16.

Lưu ý: Với dài bản nhiều nhịp, khi chênh lệch giữa nhịp lớn nhất vàbé nhất không quá 10% thì để đơn giản hóa việc tính toán ta có thểlấy Lt theo nhịp lớn nhất để tính toán cho tất cả các momen ở 2 biểuđồ trên.

Trường hợp các nhịp sàn cạnh nhau chênh lệch quá lớn ( cụ thể >10% ) thìtrong tính toán ta cần có sự điều chỉnh. Xem thêm bài viết " Cách điều chỉnhnội lực theo sơ đồ dẻo dầm và bản có nhịp khác nhau" để hiểu về cách điềuchỉnh này

Trường hợp 3: Tính nội lực theo sơ đồ đàn hồi với sàn là kết cấu siêu tĩnh

Tính dài sàn phương, liên tục theo sơ đồ đàn hổi có thể dùng các phươngpháp của cơ học kết cấu về tính toán dầm liên tục để xác định nội lực.

Trong trường hợp Lt là bằng nhau, có thể dùng công thức bên dưới để xácđịnh nội lực

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 14/36

5. Xác định nội lực của sàn làm việc 2 phương

Sơ đồ tính

Xét ô bản có liên kết bốn cạnh với nhịp tính toán và Lt1 và Lt2 trong đó Lt2là cạnh dài hơn

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 15/36

Tính toán ô bản chịu uốn 2 phương khi :

Lt2 / Lt1 <= 2

Sàn chịu lực 2 phương sẽ được tính toán theo phương pháp phần tử hữu hạn,người ta chia bản thành các phần tử tấm và tính toán momen theo 2 phươngcủa mỗi phần từ.

Khi tính toán bằng các công thức người ta lấy hai dải bản giao nhau ở giữa ôbản, tính toán momen cho 2 dải đại diện đó. Có thể tính toán theo sơ đồ dẻohoặc sơ đồ đàn hồi

Trường hợp 1: Tính nội lực cho ô sàn đơn kê tự do trên 4 cạnh

Trong trường hợp này ô sàn là kết cấu siêu tĩnh, momen trong hai dải bản đạidiện là M1 và M2 như hình dưới

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 16/36

Với sơ đồ dẻo:

Giá trị momen M1 và M2 sẽ được tính theo công thức:

Giá trị φ1 theo r sẽ được tra ở bảng bên dưới:

Với sơ đồ đàn hồi:

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 17/36

Giá trị momen M1 và M2 sẽ được tính theo công thức:

Giá trị α1 và α2 được tra ở bảng bên dưới

Trường hợp 2: Tính nội lực cho ô sàn đơn có liên kết ngàm

Trong các kết cấu thực tế rất ít gặp trường hợp liên kết ngàm lí tưởng, chỉ cóthể gặp các ngàm đàn hồi hoặc các gối tựa giữa được xem gần như ngàm.

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 18/36

Tuy nhiên trong việc nghiên cứu cách tính tóa có thể giả thiết liên kết ngàmtheo một số cạnh để khảo sát. Một ô sàn có thể có 4,3,2 hoặc 1 cạnh ngàm,các cạnh còn lại kê tự do

Lấy ô bản có 4 cạnh ngàm, xét hai dải bản đại diện. Trên mỗi dải bản cómomen dương (M1,M2) và momen âm (Ma1,Mb1,Ma2,Mb2) như dưới

Với sơ đồ dẻo:

Các momen được xác định theo công thức

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 19/36

Các hệ số θ, Ai, Bi được xác theo bảng tra

Còn hệ số D được tính theo hai trường hợp

TH1: Khi cốt thép để chịu momen dương được đặt đều theo mỗiphương trong toàn ô bản thì D được xác định theo công thức: D=(2+A1+B1).Lt2 + (2θ+A2+B2).Lt1

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 20/36

TH2: Khi cốt thép để chịu momen dương được đặt không đều, ởvùng giữa ô sàn đặt dày còn trong phạm vi các dải biên rộng Lk đặtcốt thép với khoảng cách thưa gấp đôi so với vùng giữa bản. Thì Dđược xác định theo công thức: D=(2+A1+B1).Lt2 + (2θ+A2+B2).Lt1 ­ (2+2θ).Lk

+ Lưu ý: chỉ nên đặt cốt thép không đều khi ô bản khá lớn vàthường lấy Lk= (0,2÷0,5)Lt1

Với sơ đồ đàn hồi:

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 21/36

Giá trị momen M1 và M2 sẽ được tính theo công thức:

Giá trị momen Ma1 và Mb1 được tính theo công thức:

Giá trị momen Ma2 và Mb2 được tính theo công thức:

Hệ số α1, α2, β1, β2 tra ở bảng bên dưới

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 22/36

Tính theo sơ đồ đàn hồi nhận được momen âm trên các cạnh ngàm thườngquá lớn so với momen dương giữa bản. Đó là do việc đã dùng giả thiết vậtliệu hoàn toàn đàn hồi và ngàm là tuyệt đối. Những giả thiết không hoàn toànsát với thực tế.

Mà khi tính toán và cấu tạo cốt thép với momen âm quá lớn so với momendương thường dẫn tới việc đặt cốt thép không hợp lí, không phản ánh đúngsự làm việc của ô sàn và không thuận tiện trong thi công.

Trường hợp 3: Tính toán bản sàn liên tục theo sơ đồ dẻo

Các ô bản liên tục có các nhịp tính toán ( hoặc nhịp nguyên ) gần bằng nhautheo mỗi phương ( sai khác dưới 10% ) có thể được tính toán bằng cách táchthành từng ô riêng trong đó:

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 23/36

Các gối tựa giữa được thay bằng liên kết ngàm

Còn các gối tựa biên thay bằng gối kê tự do hoặc ngàm đàn hồi.

Công thức tính các ô bản đơn đã được nêu ở mục trên, chỉ lưu ý vớigối tựa là ngàm đàn hồi thì Ai,Bi lấy bằng (0,3­0,5) lần giá trị chotrong bảng dưới

Để hiểu hơn, bạn hãy xem ví dụ ở hình bên dưới. Ta xét các ô sàn I,II,III,IV.Tách mỗi ô thành ô bản đơn trong đó ô I có hai cạnh kê tự do và hai cạnhngàm, ô II và III có ba cạnh ngàm ( ô II cạnh tự do theo L2, ô III cạnh tự dotheo L1), ô IV có bốn cạnh ngàm.

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 24/36

Trường hợp 4: Tính toán bản sàn liên tục theo sơ đồ đàn hồi

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 25/36

Khi nhịp tính toán Lt1, Lt2 ( hoặc nhịp nguyên L1,L2 ) gần bằng nhau theomỗi phương cũng có thể tách thành các ô bản đơn để tính toán.

Lúc này để kể đến vị trí bất lợi của hoạt tải p người ta xem xét các trườnghợp hoạt tải cách ô và hoạt tải đặt trên toàn sàn

Với momen âm Ma và Mb trên các gối tựa lấy hoạt tải trên toàn sàn, tính Mavà Mb theo công thức

Với momen dương M1 và M2 giữa nhịp lấy hoạt tải cách ô ta có

Trong đó αo1 và αo2 lấy theo bảng dưới

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 26/36

Trong đó α1 và α2 lấy theo bảng dưới

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 27/36

6. Xác định lực cắt trong sàn

Trong bàn của sàn sườn ta thường không đặt cốt thép ngang chịu lực cắt do đóchiều dày bản phải được chọn để cho riêng bê tông đủ khả năng chống cắt.

Thông thường lực cắt trong bản của sàn sườn là khá bé, điều kiện vừa nêu thườngđược thỏa mãn nên có thể bỏ qua việc tính toán và kiểm tra theo lực cắt

Ta chỉ tính lực cắt khi bản sàn chịu tải trọng lớn mà thôi, và dưới đây là cáchkiểm tra về lực cắt

Trường hợp 1: Ô sàn tĩnh định

Với trường hợp này ta dùng sẵn các công thức lực cắt cho dải bản như đốivới dầm tĩnh định như bên dưới

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 28/36

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 29/36

Trường hợp 2: Bản sàn siêu tĩnh một phương, tính theo sơ đồ dẻo thì ta cócông thức lực cắt như sau:

Với ô bản biên, dùng công thức: Q=0,6*q*Lt

Với các ô bản giữa, dùng công thức: Q=0,5*q*Lt

Trường hợp 3: Bản sàn siêu tĩnh một phương, tính theo sơ đồ đàn hồi thìta có công thức lực cắt như sau:

Các hệ số được tra theo bảng sau

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 30/36

Trường hợp 4: Tính nội lực cho ô sàn chịu lực 2 phương

Lực cắt Q được trong trường hợp này được tính theo công thức

Với hệ số β lấy theo bảng tra

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 31/36

7. Xác định nội lực sàn trong trường hợp thực tế

Ở trên là tôi đã trình bày cho bạn toàn bộ lý thuyết của từng loại bản sàn, tôi biếtbây giờ bạn sẽ hỏi trong thực tế người ta sẽ dùng cách tính nào

Vì khi thiết kế các sàn nhà thực tế, sơ đồ mặt bằng kết cấu sàn thường bị phụthuộc vào mặt bằng kiến trúc do đó có thể gặp sơ đồ hỗn hợp gồm các ô bản làmviệc một phương và hai phương đặt cạnh nhau. Đặc biệt với kiểu nhà ở gia đình

Dưới đây tôi sẽ phân tích từng ô sàn để bạn hiểu cách làm thực tế

Với ô sàn số 1

Là ô bản dưới dạng công xôn, là 1 ô bản tĩnh định có liên kết ngàmtheo cạnh AA1 ( không làm dầm đỡ ra phía ngoài )

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 32/36

Với ô sàn số 2

Có kích thước 4200x5200 làm việc hai phương trong đó có các cạnhAB, BB1 và A1B1 có thể xem là cạnh kê tự do. Riêng cạnh AA1 đượcxem là gối tựa giữa hoặc ngàm đàn hồi, dọc theo cạnh đó có momenâm do bản conson 1 gây ra

Với ô sàn số 3

Có kích thước 1000x4600 chịu uốn theo 1 phương

Với ô sàn số 4

Có kích thước 2400x3200 chịu uốn hai phương, các cạnh tiếp giáp với ô sàn 3 và ô sàn 5 là gối tựa giữa, hai cạnh còn lại là gối biên.

Với ô sàn số 5

Có kích thước là 3800x4200 chịu uốn hai phương, có cạnh CD, DD1,D1C1 là gối biên, cạnh CC1 là gối giữa.

Như vậy với mặt bằng đơn giản ở trên bạn thấy có tới tận 9 ô sàn khác nhau.Chưa kể tới các mặt bằng kết cấu phức tạp khác, do đó việc tính toán chính xácnội lực là rất phức tạp. Do đó để xác định nội lực trong thực tế có thể dùng cáchgần đúng như sau:

Ô bản conson được tính riêng theo sơ đồ ô bản tĩnh định, lấy 1 dải bản làmđại diện

Ô bản chịu uốn hai phương: Lấy 1 dải bản làm đại diện, theo vị trí của ô bảnmà xem dải đang xem xét thuộc nhịp biên hay nhịp giữa của 1 dải liên tục.Cũng cần xét tương quan về kích thước của các ô bản cạnh nhau để có sựđiều chỉnh phù hợp ( xem bài viết về cách điểu chỉnh nội lực để hiểu cáchlàm này )

Ô bản chịu uốn hai phương: tách riêng từng ô để tính toán và điều chỉnhmomen cho phù hợp với hướng dẫn ở bài viết điều chỉnh nội lực

10/8/2017 7 Bước Tính Toán Nội Lực Sàn Sườn BTCT Toàn Khối | Kỹ Sư Kết Cấu

http://kysuketcau.com/tinh­toan­noi­luc­san/ 33/36

Chia sẻ Tweet

Như vậy là bạn đã trải qua 1 bài viết rất dài và chi tiết, chỉ rõ từng bước để bạn có thể hiểu

sâu bản chất của việc tính toán nội lực sàn ra sao

P/S: Nếu chưa có thời gian ghi chép thì hãy nhớ share về tường facebook của bạn để lưu lại

khi cần tới những kiến thức này nhé.

Khi cấu tạo và tính toán cốt thép cho các ô bản cảu sơ đồ hỗn hợp không nên máymóc tuân theo quy ước: Cốt thép chịu lực đặt ra phía ngoài, cốt thep cấu tạo ( hoặchịu lực theo phương cạnh dài ) đặt bên trong. Làm như vậy sẽ rất phức tạp khithi công vì các ô bản cạnh nhau có thể có phương làm việc chủ yếu khác nhau

Cốt thép dương ( đặt ở mặt dưới ) trong sơ đồ hỗn hợp nên được đặt theo 1 quyước thống nhất cho tất cả các ô sàn. Ví dụ cốt thép theo phương ngang nhà đặtxuống dưới ( hoặc ngược lại ) trong tất cả các ô

Cần dựa vào sơ đồ bố trí cốt thép để lấy chiều cao tính toán Ho của từng ô sàn sátđúng với thực tế ( khi tính cốt thép )

Share