17

Các tật về mắt 2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Các tật về mắt

Citation preview

Page 1: Các tật về mắt 2
Page 2: Các tật về mắt 2

Tên bài học •Các tật về mắt

Tóm tắt bài dạy

•Qua bài học, học sinh sẽ biết được đặc điểm cũng như nguyên nhân hình thành các tật về mắt. Từ đó biết được một số cách để phòng tránh các tật trên.

Lĩnh vực bài dạy

•Quang học, lớp 11

Thời gian •2 tuần chuẩn bị; 2 tiết trình bày

Page 3: Các tật về mắt 2

Tình huống Mô tả dự án: Hiện nay tỉ lệ người mắc các tật về mắt ngày càng tăng, đang là mối quan tâm của xã hội. Để giảm thiểu tỉ lệ người mắc các tật về mắt nhân ngày Thị giác thế giới (ngày thứ Năm tuần thứ 2 của tháng 10), bệnh viện Mắt trung ương thành phố Hồ Chí Minh có cử đoàn bác sĩ đến khám mắt cho người dân. Đoàn bác sĩ được chia làm ba nhóm để khám mắt:• Nhóm bác sĩ khám tật cận thị• Nhóm bác sĩ khám tật viễn thị• Nhóm bác sĩ khám tật lão thịLà các bác sĩ và các bệnh nhân, bệnh nhân hãy cho bác sĩ biết đặc điểm về tật của mắt mình, để bác sĩ tư vấn nguyên nhân cũng như cách phòng tránh các tật đó tại buổi đàm thoại tư vấn sức khỏe về mắt.

Page 4: Các tật về mắt 2

•Cho học sinh tìm hiều về đặc điểm, nguyên nhân, cách khắc phục của các tật về mắt.G•Học sinh đóng vai trò là các nhóm bác sĩ và các bệnh nhân trong buổi đàm thoại sức khỏe về mắt.R•Các học sinh trong lớpA•Tư vấn tuyên truyền kiến thức bảo vệ mắt để giảm tỉ lệ người mắc các tật về mắt.S•Buổi đàm thoại tư vấn sức khỏe về mắt giữa bác sĩ và bệnh nhân.P

Page 5: Các tật về mắt 2

CH

UẨ

N K

IẾN

T

HỨ

CNêu được đặc điểm 3 tật cơ bản của mắt

(cận thị, viễn thị, lão thị) và cách khắc phục, nhờ đó giúp học sinh có ý thức giữ vệ sinh

mắt

Hiểu được các khái niệm: điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng nhìn rõ

Vận dụng : Biết cách phân tích, nhận dạng ra mắt cận hay mắt lão và nguyên tắc đeo

kính để sửa các tật này

Biết cách tính độ tụ của kính đeo trong các trường hợp ngắm chừng đối với người mắt

cận và mắt lão

Page 6: Các tật về mắt 2

KIẾN THỨCHiểu được đặc điểm, nguyên

nhân hình thành và khắc phục các tật cận thị, viễn thị, lão thịVận dụng: biết cách phân tích, nhận dạng các tật của mắt và

nguyên tắc đeo kính để chữa các tật nàyBiết cách tính độ tụ của kính đeo

trong các trường hợp ngắm chừng đối với người mắt cận và

mắt lão

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Page 7: Các tật về mắt 2

MỤC TIÊU HỌC TẬP

KỸ NĂNG

Qua bài học học sinh sẽ rèn luyện được kỹ năng tư duy độc lập, giải quyết vấn đề

Có khả năng tự chủ, quản lí, phân chia công việc hợp lí cho các thành viên trong

nhóm

Rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông

THÁI ĐỘQua bài học học sinh sẽ biết được vai trò to lớn của mắt. Từ đó có ý thức giữ gìn,

chăm sóc đôi mắt của mình hơn

Page 8: Các tật về mắt 2

Bộ câu hỏi định hướng

• + Nhờ vào đâu mà con người có thể cảm nhận được thế giới

• + Tại sao mắt được gọi là “cửa sổ tâm hồn”?

CÂU HỎI

KHÁI QUÁT

• + So sánh sự giống nhau và khác nhau của mắt và các loại thấu kính mỏng khác?

• + Người mắc các tật về mắt có khó khăn gì so với người mắt bình thường?

• + Tại sao khi đọc sách, người bị cận thì thường kéo sách lại gần mặt còn người bị lão thị thường đưa sách ra xa mặt

• + Tỉ lệ mắc các tật về mắt trong học đường khoảng bao nhiêu phần trăm?

CÂU HỎI BÀI

HỌC

Page 9: Các tật về mắt 2

•+ Thế nào là điểm cực cận, cực viễn, khoảng nhìn rõ?•+ Đặc điểm của mắt cận là gì? Làm thế thế nào để khắc phục?•+ Đặc điểm của mắt viễn là gì? Làm thế thế nào để khắc phục?•+ Đặc điểm của mắt lão là gì? Làm thế thế nào để khắc phục?

CÂU HỎI NộI

DUNG

Page 10: Các tật về mắt 2

• Bảng K-W-L để ghi lại những điều học sinh đã biết (know), muốn biết (want), và học được những gì từ dự án (learn). Học sinh dùng bảng này trong từng giai đoạn của quá trình làm dự án. Trước khi tiến hành dự án, giáo viên sẽ dùng bảng tìm hiểu nhu cầu học sinh để biết được sự quan tâm của các em dành cho dự án của mình, đồng thời biết được những sở trường, sở đoản của học sinh. Dùng bộ câu hỏi định hướng để dẫn dắt các em vào dự án.

• Khi học sinh bước vào làm dự án, giáo viên thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của học sinh thông qua các kỹ thuật đánh giá sau đây.

• Sau khi dự án hoàn tất, học sinh viết lại bảng thu hoạch và trình bày trước lớp, giáo viên sẽ nhận xét cuối cùng

TIẾN TRÌNH ĐÁNH GIÁ

Page 11: Các tật về mắt 2

Trước khi thực hiện dự án

Trong khi thực hiện dự án

Sau khi thực hiện dự án

Bảng K- W – L Bảng tìm hiểu

nhu cầu học sinh Dùng bộ câu hỏi

định hướng

Bảng báo cáo hàng tuần của các nhóm trưởng về tiến độ thực hiện dự án

Đánh giá của giáo viên

Bảng tiêu chí đánh giá

Sổ tay ghi chép Phiếu phản hồi

của học sinh

Bảng K – W – L Phiếu tự đánh giá Bài viết thu

hoạch

PHÁC THẢO LỊCH TRÌNH ĐÁNH GIÁ

Page 12: Các tật về mắt 2

Trước khi bắt đầu dự án• Ôn tập lại các kiến thức về thấu kính mỏng, sự tạo ảnh qua thấu

kính mỏng, cấu tạo của mắt

Khởi động•Đọc một bài báo về tình trạng tăng nhanh các tật về mắt phổ biến hiện nay cho học sinh nghe. Đặt ra câu hỏi “liệu mắt có tầm quan trọng như thế nào với cuộc sống mỗi con người”. Các em sẽ phát biểu ý kiến. Đương nhiên mỗi học sinh sẽ có cho mình một ý kiến riêng. Thông báo cho học sinh về ngày thứ năm tuần thứ 2 của tháng 10 (ngày Thị giác thế giới). Trong ngày này, bệnh viện Mắt trung ương thành phố Hồ Chí Minh có cử đoàn bác sĩ đến khám mắt cho người dân . Đoàn bác sĩ được chia làm ba nhóm để khám mắt:•Nhóm bác sĩ khám tật cận thị•Nhóm bác sĩ khám tật viễn thị•Nhóm bác sĩ khám tật lão thị

•Là các bác sĩ và các bệnh nhân, bệnh nhân hãy cho bác sĩ biết đặc điểm về tật của mắt mình, để bác sĩ tư vấn nguyên nhân cũng như cách phòng tránh các tật đó tại buổi đàm thoại tư vấn sức khỏe về mắt.

TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Page 13: Các tật về mắt 2

Tìm hiểu nhu cầu học sinh

• Tìm hiểu về sở thích, sở trường, cũng như mức độ qua tâm lí của học sinh đối với dự án của mình để có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình cho học sinh thực hiện dự án

Tìm hiểu về mắt

• Học sinh sẽ tìm kiếm tài liệu qua sách vở, internet, hoặc các nguồn thông tin khác để trả lời các câu hỏi sau:• Mắt được cấu tạo như thế nào?• Những bộ phận nào của mắt giữ vai trò như thế nào trong việc thu nhận hình ảnh từ thế giới bên ngoài?• Những đặc điểm cơ bản của mắt bình thường (điểm cực cận, cực viễn, sự tạo ảnh của vật như thế nào?…)

TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Page 14: Các tật về mắt 2

Bắt đầu dự án

• Theo sự phân công đã đề ra, mỗi nhóm học sinh sẽ đi tìm hiểu về các tật về mắt phổ biến hiện nay. Giáo viên sẽ thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện dự án của học sinh. Hằng ngày, các nhóm phải nộp phiếu phản hồi về kết quả những gì làm được trong ngày. Cuối tuần, tổ chức buổi tổng kết để các nhóm tổng kết lại các thông tin thu thập được, đồng thời thảo luận góp ý nhận xét qua lại giữa các nhóm. Cho các em tự đánh giá quá trình thực hiện dự án của mình thông qua phiếu đánh giá sản phẩm học sinh

Làm bảng tổng kết và chuẩn bị cho buổi tư vấn• Các nhóm tổng hợp thông tin về tật của mắt của nhóm mình để chuẩn bị

cho buổi tư vấn. Trong bảng tổng kết cần có các thông tin chính sau:• Cấu tạo của các mắt bị tật có gì khác so với mắt bình thường• Sự tạo ảnh của các mắt bị tật như thế nào• Người bị các tật về mắt sẽ gặp những khó khăn gì trong việc nhìn một

vật• Những biểu hiện của bệnh• Các cách khắc phục tật • Giáo viên sẽ tổ chức một buổi tư vấn để các nhóm trao đổi thảo luận với

nhau

TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Page 15: Các tật về mắt 2

Trình bày dự án• Đúng theo lịch trình đã định, học sinh sẽ vào vai đã phân công, tham gia vào một buổi tư vấn giữa các bác sĩ với bệnh nhân của mình, từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ đôi mắt của chính mìnhTổng kết

• Phân tích kết quả dự án, từ đó rút ra nhận xét và kết luận

TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Page 16: Các tật về mắt 2

Học sinh trung bình Học sinh khá Học sinh giỏi

• Tạo điều kiện cho các em được ôn tập, củng cố kiến thức

• Tạo điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động nhóm, học hỏi kinh nghiệm từ các bạn khá giỏi hơn

• Hỗ trợ hoàn thành sản phẩm

• Giao những nhiệm vụ vừa sức với các em, quy định thời gian hoàn thành

• Tìm kiếm thu thập thông tin từ sách báo, internet…

• Hệ thống lại những nội dung đã tìm kiếm được

• Thiết kế bài trình chiếu

• Khuyến khích tính sáng tạo trong sản phẩm học sinh

• Đưa thêm vài nguồn tài liệu để các học sinh này nghiên cứu nhằm nâng cao chất luơng sản phẩm

• Đặt ra những định hướng cho dự án của mình

• Chắt lọc thông tin thu thập được

• Phân tích so sánh các đặc điểm, cách khắc phục, phòng tránh của các tật về mắt

• Thu thập thông tin từ thực tế (hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ..)

BẢNG ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP ĐỐI TƯỢNG

Page 17: Các tật về mắt 2

Tài liệu in

Nguyễn Thế Khôi , Nguyễn Phúc Thuần , Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết và Nguyễn Trần

Trác, 2007. Các tật của mắt và cách khắc phục

TÀI LIỆU THAM KHẢO