30
CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội Tập 1

Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

CHIẾN THUẬT ÔN THI

THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội

CHIẾN THUẬT ÔN THI

Tập 1

Page 2: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của Quý độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.Liên hệ về bản thảo và bản dịch: [email protected] Liên hệ hợp tác truyền thông trên sách: [email protected] Liên hệ tư vấn, đại diện và giao dịch bản quyền: [email protected]

THƯƠNG HIỆU TKBOOKSChuyên sách tham khảo

Phát triển cùng phương châm “Knowledge Sharing - Chia sẻ tri thức”, MCBooks luôn mong muốn được hợp tác cùng các tác giả trong nước với ước mong được chia sẻ những phương pháp học mới lạ, độc đáo, những cuốn sách học hay và chất lượng đến với độc giả Việt Nam.

Các tác giả viết sách có nhu cầu xuất bản xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Email: [email protected]Điện thoại: (04).3792.1466 (Bấm số máy lẻ 103 - Phòng Kế Hoạch)

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂNCHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU - NGHỊ LUÂN XÃ HỘI - TẬP 1

Bản quyền © thuộc TKBooks, theo hợp đồng chuyển nhượng giữa Công ty Cổ phần sách MCBooks và tác giả Trịnh Văn Quỳnh.

Bất cứ sao chép nào không được sự đồng ý của TKBooks đều là bất hợp pháp và vi phạm Luật xuất bản Việt Nam, Luật bản quyền quốc tế và Công ước Berne về bản quyền sở hữu trí tuệ.

Page 3: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

CHIẾN THUẬT ÔN THI

THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội

CHIẾN THUẬT ÔN THI

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trịnh Văn Quỳnh

Tập 1

Page 4: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

4

Page 5: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

5

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

� Viết dài chưa chắc đã điểm cao, loay hoay không biết viết sao cho đủ ý.

� Tự hỏi vì sao có những bạn rất ít khi học bài mà vẫn làm bài rất tốt. Và vì sao đối với một số bạn việc học hành lại nhẹ tựa lông hồng vậy?

� Choáng váng với khối lượng kiến thức khổng lồ. Vở văn luôn là loại vở dày nhất và có nhiều loại vở nhất.

� Chỉ một câu thơ có tám chữ, thầy cô cũng có thể bình ra vài trang giấy, chỉ mới nhìn đã muốn xỉu!

� Không khỏi một lần ngáp ngắn ngáp dài trong giờ giảng văn.

� Tây Tiến leo mãi vẫn chưa hết dốc, Việt Bắc cầm tay mãi không rời, Đất Nước có từ cái ngày xửa xưa, Sóng từ ngàn xưa ngày nay vẫn thế…

� Cũng chăm chỉ đấy chứ, nhưng học trước quên sau, vào phòng thi không nhớ nổi điều gì.

Chúng ta ai cũng từng khổ vì môn Văn như thế...

Page 6: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

6

Hệ thống chiến thuật cung cấp kỹ năng nắm vững thao tác, lý luận giải mã bất kỳ dạng đề mới gặp.

Học văn bằng cách ghi nhớ bằng hình ảnh và tư duy logic của hai bán cầu não.

Hơn 100 sơ đồ các dạng đề không còn lo phải học thuộc nhiều, thiếu ý hay lặp ý.

Sơ đồ theo từng đoạn chi tiết hơn, chinh phục đơn giản mọi đoạn văn đoạn thơ rắc rối.

Phát huy tối đa sáng tạo của bản thân. Viết văn theo cách riêng của bản thân mà vẫn bám sát đáp án.

Trả lại đúng kỹ năng làm văn chứ không phải học thuộc và trả bài nữa.

� Học thơ như đang cảm nhận một bài hát.

� Học truyện như đang bình luận một bộ phim.Giống như một hành trình xuyên không gian, thời gian bạn được tự do khám phá.

Học thơ như đang cảm nhận một bài hát.

Học truyện như đang bình luận một bộ

Giống như một hành trình xuyên không

Hãy bắt tay với cuốn sách này để thay đổi điểm số của bạn.

Page 7: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

7

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

Phương thức biểu đạt Nhận diện qua mục đích giao tiếp

1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc

2 Miêu tả Tái hiện trạng thái, sự vật, con người

3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

4 Nghị luận Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…

5 Thuyết minh Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp…

6Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách

nhiệm giữa người với người

Tự sự

Ngày đầu tiên, chú thỏ con đi câu cá, không thu hoạch được gì cả.Ngày thứ hai, nó lại đi câu cá, kết quả vẫn không đổi.

Ngày thứ ba, nó vừa đến nơi, một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng quát: “Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi”

(Con thỏ câu cá bằng cà rốt)

Nhân vật

Nhân vật

Phần 1: LÝ THUYẾT ĐỌC HIỂU VĂN BẢNPhần 1:ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

Page 8: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

8

Diễn biếnKết thúc

Biểu cảm

Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn sóng u hoài. 

(Tôi yêu em - Puskin)

Ngôi kể số 1

Độc thoại

Bày tỏcảm xúc

Miêu tả

Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

…Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không

thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.(Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành)

Page 9: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

9

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

Màu sắc

Hình dáng

Khung cảnh

Thuyết minh

Mưa axít là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2  và NOx  từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.

Hầu hết tất cả, mưa axit ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nó có thể làm hại chúng ta thông qua không khí và ô nhiễm đất. Mưa axit dẫn đến sự hình thành các hợp chất độc hại bằng cách phản ứng với các hợp chất hóa học tự nhiên. Một khi các hợp chất độc hại được hình thành, họ có thể thấm vào nước uống, và cũng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm.

Theo Wikipedia

Nguồn gốc

Đặc điểmCấu tạoSO2 - NOx

Page 10: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

10

Công dụng(Tác hại)

Nghị luận

Thời nay nhiều người khoe đọc tới vài trăm cuốn sách, nhưng hỏi sâu vào các vấn đề thì lúng ta lúng túng như gà mắc phải tóc. Ấy là vì kẻ đó đọc không kỹ, chỉ lướt qua cho gọi là có đọc. Không ít người khoe rằng mình luyện được kỹ năng đọc chéo rút thời gian đọc xuống còn một phần ba. Như vậy thì để làm gì nhỉ? Thà không đọc hẳn nó đi một nhẽ, đã đọc phải đọc cho nó cẩn trọng, kỹ lưỡng bởi lẽ đọc là ấm vào thân, đọc là nhu cầu tự phát, không phải sự cưỡng bức. Nói hình ảnh thì đọc tức là chăm bón cái cây trí tuệ cho nó phát triển ngày một tốt tươi. Cái cây trí tuệ càng lớn thì giá trị con người càng cao. Vì thế đọc sách cũng là một dạng thức lao động. Con người lao động cả đời cho nên đọc sách cũng phải đều đặn, cần mẫn, bền bỉ cho đến khi nào không còn khả năng mới chịu dừng lại. Người xưa nói rằng trong bụng không có vạn cuốn sách thì không nên cầm bút viết văn. Nói thế là hàm ý sách mang tới sự hiểu biết rộng mênh mông cho anh. Sách mang lại cả kinh nghiệm lẫn sự ngạc nhiên cho người đọc.

Theo Hạt giống tâm hồn

Luận điểmLuận cứ

Lí lẽ

Dẫn chứng

Page 11: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

11

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

Hành chính

TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 1 năm…

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 12A1

Tập thể lớp 12A1 chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Tấm bảng đen của lớp em do sử dụng lâu ngày, nay bị mờ, các bạn ngồi cuối lớp rất khó theo dõi nội dung bài giảng của các thầy cô ghi trên bảng. Chúng em kính đề nghị cô giáo cho sơn lại bảng kịp thời để việc học tập trên lớp được tốt hơn.

Thay mặt lớp 12A1Lớp trưởng

Ký và ghi rõ họ và tên

Khuôn mẫu

Minh xác

Công vụ

Page 12: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

12

✱ Ví dụ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. (Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà -Nguyễn Tuân)

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? (Trả lời: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là miêu tả).

✱ Ví dụ 2: “Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai.

Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!

(Chí Phèo- Nam Cao)Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên?(Trả lời: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên

là: tự sự, miêu tả, biểu cảm).

✱ Ví dụ 3: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.

Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (Trả lời: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nghị luận)

✱ Ví dụ 4: “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.

Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể

Page 13: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

13

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…”

(Nanomic.com.vn)

Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?(Trả lời: Đoạn trích được viết theo phương thức thuyết minh)

✱ Ví dụ 5:Những mùa quả mẹ tôi hái đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả lặn rồi lại mọcKhi mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôiVà chúng tôi thứ quả ngọt trên đờiBảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được háiTôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏiMình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm)

Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là phương thức nào?(Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là biểu cảm)

✱ Ví dụ 6: Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát  tảo biển nở hoa, nó gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa mang đến màu đỏ hoặc nâu. Thủy triều đỏ là hiện tượngthường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển hoặc tảo nước ngọt tích lũy nhanh chóng trong các  cột nước.  Thủy triều đỏ dễ dàng nhận biết nhanh chóng bằng trực quan khi nước biển thường có chất dính và mùi tanh hôi.Những tảo này, đặc biệt là thực vật phù du, là những sinh vật nguyên sinh đơn bào, các sinh vật như thảo mộc có thể hình thành những đám dày đặc, các vết có thể nhìn thấy ở gần bề mặt nước. Một số loài thực vật phù du, tảo chứa sắc tố quang hợp khác nhau về màu sắc từ xanh sang nâu đỏ.Khi mật độ tảo tập trung cao, nước sẽ đổi màu hay xỉn lại, từ tím đến gần như màu hồng, thường là màu đỏ hoặc màu xanh lá cây. Một số thủy triều đỏ có liên quan đến việc tăng sản xuất các độc tố tự nhiên, sự giảm oxy hòa tan hoặc các tác hại khác, và thường được mô tả như tảo nở hoa gây hại. Các hậu quả dễ thấy nhất của thủy triều đỏ là làm chết các loài động vật ở biển và các loài sống ven biển như cá, chim, động vật có vú biển, và các sinh vật khác.

(Dẫn theo Wikimedia)

Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt chủ yếu nào?(Trả lời: Phương thức chủ yếu: thuyết minh)

Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát  tảo biển nở hoa, nó gây ra bởi một số

tượngthường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển hoặc tảo nước ngọt tích lũy

đơn bào, các sinh vật như thảo mộc có thể hình thành những đám dày

Khi mật độ tảo tập trung cao, nước sẽ đổi màu hay xỉn lại, từ tím đến gần như

Page 14: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

14

14

Page 15: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

15

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

15

Page 16: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

16

� Lưu ý:Trong cùng một văn bản có thể có nhiều phương thức biểu đạt. Hãy thử xác định phương thức biểu

đạt trong các văn bản cụ thể sau:

Văn bản Tây Tiến – Quang Dũng Phương thức biểu đạt

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi 

Biểu cảm

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi 

Miêu tả

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 

Miêu tả

Văn bản Việt Bắc – Tố Hữu Phương thức biểu đạt

- Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

- Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân lyCầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Tự sự

Nhớ sao lớp học i tờĐồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoanNhớ sao ngày tháng cơ quanGian nan đời vẫn ca vang núi đèo.Nhớ sao tiếng mõ rừng chiềuChày đêm nện cối đều đều suối xa…

Biểu cảm

Những đường Việt Bắc của taĐêm đêm rầm rập như là đất rungQuân đi điệp điệp trùng trùngÁnh sao đầu súng bạn cùng mũ nanDân công đỏ đuốc từng đoànBước chân nát đá muôn tàn lửa bayNghìn đêm thăm thẳm sương dàyĐèn pha bật sáng như ngày mai lên

Miêu tả

Page 17: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

17

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

Văn bản Vợ nhặt – Kim Lân Phương thức biểu đạt

Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.

Miêu tả

Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gày lép nhô lên, nén một tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười: - Không có người đàn bà nhà cửa thế đấy!

Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:

- Ngồi đây!... Ngồi xuống đây tự nhiên

Tự sự

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự vừa ai oán xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Biểu cảm

Đặc trưng cơ bản của văn bản thơ là trữ tình nên phương thức biểu đạt thường là phương thức biểu cảm hoặc miêu tả. Nhưng rất nhiều trường hợp đó là phương thức tự sự nếu có diễn biến, đối thoại và kết thúc…

Văn bản Phương thức biểu đạt

Lũ chúng tôi Bọn người tứ xứ, Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi “Một hai” Súng bắn chưa quen, Quân sự mươi bài Lòng vẫn cười vui kháng chiến Lột sắt đường tàu, Rèn thêm đao kiếm, Áo vải chân không, 

Tự sự

Page 18: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

18

Đi lùng giặc đánh. Ba năm rồi gửi lại quê hương. 

Mái lều gianh, Tiếng mõ đêm trường, Luống cày đất đỏ Ít nhiều người vợ trẻ Mòn chân bên cối gạo canh khuya 

Nhớ - Hồng Nguyên

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cáníu váy bà đi chợ Bình Lâmbắt chim sẻ ở vành tai tượng Phậtvà đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần.

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thịchân đất đi đêm xem lễ đền Sòngmùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắmđiệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.

Đò lèn – Nguyễn Duy

Tự sự

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)Cũng vào du kíchHôm gặp tôi vẫn cười khúc khíchMắt đen tròn (thương quá đi thôi)Giữa cuộc hành quân không nói được một lờiĐơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lạiMưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...

Hòa bình tôi trở về đâyVới mái trường xưa, bãi mía, luống càyLại gặp emThẹn thùng nép sau cánh cửaVẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏChuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)Tôi nắm bày tay nhỏ nhắn ngậm ngùiEm vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng

Quê hương – Giang Nam

Tự sự

Nhiều văn bản có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt. Ranh giới của chúng không thực sự rõ ràng

Văn bản Phương thức biểu đạt

Tôi nằm xuống, nghe nước róc rách vỗ vào mạn thuyền. Biết là tôi đang đi theo con đường của tôi. Tôi nghĩ bụng: tôi và Nhuận Thổ, tuy cách bức đến như thế này, nhưng con cháu chúng tôi vẫn còn thân thiết với nhau. Chẳng phải là cháu Hoàng đang mơ tưởng nhớ đến Thủy Sinh đó ư? Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng

Page 19: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

19

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả… Nhưng tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết với nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ và đần độn như Nhuận Thổ; cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ và tàn nhẫn như bao nhiêu người khác. Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống.

Cố Hương – Lỗ Tấn

Tự sự + biểu cảm

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...

Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành

Tự sự + miêu tả + thuyết minh

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… 

Chí Phèo – Nam Cao

Tự sự + biểu cảm

Bức tranh tuyệt vời

Một hoạ sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: ”Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.

Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay

Page 20: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

20

đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.

Cuối cùng hoạ sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hoà bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hoà bình ở đó có cái đẹp”. Và hoạ sĩ tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hoà bình và tình yêu?”.

... Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn ngập hạnh phúc và bình an. Hoạ sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là: “Gia đình”.

Thật vậy, gia đình là nơi đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ, tiếng hát của người mẹ và sức mạnh của người cha. Nơi đó có hơi ấm của những con tim biết yêu, là ánh sáng của đôi mắt tràn đầy hạnh phúc, là sự ân cần, là lòng chung thủy. Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, niềm tin và lí tưởng sống.

- Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ.- Đó là nơi những món ăn đơn sơ cũng là mỹ vị.- Đó là nơi tiền bạc không quý bằng tình yêu.- Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc.

Tự sự + nghị luận

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Vợ chồng A – Phủ - Tô Hoài

Tự sự + biểu cảm

Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí. Về phía huyện, một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra...

Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Tự sự + miêu tả + biểu cảm

Page 21: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

21

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

Luyện tập

Xác định phương thức biểu đạt trong các văn bản sau:

Văn bản Phương thức biểu đạt

Em yêu anh hơn cả thời xưa (Cái thời tưởng chết vì tình ái) Em chẳng chết vì anh, em chẳng đổi Em cộng anh vào với cuộc đời em Em biết quên những chuyện đáng quên Em biết nhớ những điều em phải nhớ 

Hoa cúc tím trong bài hát cũ Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa Quá khứ đáng yêu, quá khứ đáng tôn thờ Nhưng đâu phải là điều em luyến tiếc.

Có một thời như thế - Xuân Quỳnh

1.

Ta đi qua những rung chuyển vô hình không máy gì ghi được con người ta nhiều lúc như phát cuồng nhiều lúc ngồi lặng im bất lực 

Những ngôi nhà mọc lên như tia chớp những vật dụng tiện nghi liên tục đổi dáng hình những cặp vợ chồng ly hôn như cơm bữa những người già mỗi phút mỗi già thêm 

Đường phố sạch hơn nhưng sông suối bẩn hơn đến biển cả cũng chứa đầy chất thải ta đầu độc cá rồi ta ăn cá vòng luân hồi này Đức Phật cũng chào thua 

Trước thế kỷ 21 – Thanh Thảo

2

có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi có con người sống mà như qua đời 

có câu trả lời biến thành câu hỏi có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới 

có cha có mẹ có trẻ mồ côi có ông trăng tròn nào phải mâm xôi 

có cả đất trời mà không nhà ở có vui nho nhỏ có buồn mênh mông 

mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió

Page 22: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

22

có thương có nhớ có khóc có cười có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

Đồng dao cho người lớn – Nguyễn Trọng Tạo3

Mong manh nhất không phải là tơ trời Không phải nụ hồng Không phải sương mai Không phải là cơn mơ vừa chập chờn đã thức Anh đã biết một điều mong manh nhất Là tình yêu Là tình yêu đấy em! Tình yêu, Vừa buổi sáng nắng lên, Đã u ám cơn mưa chiều dữ dội Ta vừa chạy tìm nhau... Em vừa ập vào anh... ... Như cơn giông ập tới Đã như sóng xô bờ, sóng lại ngược ra khơi. Không phải đâu em - không phải tơ trời Không phải mây hoàng hôn Chợt hồng ... chợt tím ... Ta cầm tình yêu như đứa trẻ cầm chiếc cốc pha lê Khẽ vụng dại là... thế thôi ... tan biến 

Anh cầu mong - không phải bây giờ Mà khi tóc đã hoa râm Khi mái đầu đã bạc Khi ta đã đi qua những giông - bão - biển - bờ Còn thấy tựa bên vai mình Một tình yêu không thất lạc ...Không phải tơ trời, không phải sương mai

- Đỗ Trung Quân

4

Đất nước gì mà tuổi trong nôi đã phải nhảy lên mình ngựa thép đi đánh giặc Đang cưỡi trâu, chơi cờ lau cũng phải bỏ chơi mà đánh giặc Chiếc gối lông nga cũng có âm mưu của giặc trộn vào Yêu mà bị chém rơi đầu vì Mỵ Châu hóa giặc! Cho đến cùng phải hóa Sơn Tinh, Thủy Tinh Đánh giặc cùng nhau huy động núi non, lũ lụt vào vòng chiến tình yêu Mà cướp một cô Nàng

Đất nước ta – Chế Lan Viên

5

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảyDù cao, dù thấp cây lá vẫn xanhDù người trần tục hay những kẻ tu hànhCũng phải sống từ những điều rất nhỏ.Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Page 23: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

23

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầmNhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng.Nếu tất cả đường đời đều trơn lángThì chắc gì ta đã nhận được ra ta?Ai trong đời cũng có thể tiến xaNếu có khả năng tự mình đứng dậyHạnh phúc cũng như bầu trời này vậyĐâu chỉ để dành cho một riêng ai !

Tự sự - Lưu Quang Vũ

6

“Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”

Trích “Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ”- Nguyễn An Ninh

7

Một kỹ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được một trong các việc sau đây:

Nếu làm đinh sẽ bán được 10 USD.Nếu làm kim may sẽ bán được 300 USD.Còn nếu dùng làm những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25.000 USDMỗi ngày đều cho chúng ta 24h bằng nhau, còn sử dụng những

nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi đã mất rồi chúng ta không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khỏe nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.

Không có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ “Giết – thời – gian”. Nhiều người tìm những thú vui, tìm những việc làm để chỉ mong giết thời gian. Thật ra  chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để giết chúng.

Giá trị của thời gian, Châm ngôn cuộc sống.

8

Mỗi khi nghe tin tức từ biển đảo trong lòng tôi lại trỗi dậy những nỗi niềm riêng. Ước mong một ngày, khi biển trở lại bình yên lại được thấy các anh quây quần  bên gốc bàng vuông vui cười, cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc đời thường và ngắm những bông bàng vuông nở rộ. Với chúng tôi, hậu phương của những người lính chỉ ước muốn tiền tuyến ngoài ấy dẫu trải qua bao phong ba, sóng gió nhưng vẫn luôn chân cứng đá mềm, chắc tay súng, vững lòng kiên trung để Tổ quốc mãi xinh tươi, giàu đẹp. Để những đứa trẻ thơ như con gái anh và bao người chiến sĩ khác luôn được nở nụ cười rạng rỡ cùng cất cao lời hát:

Page 24: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

24

“Em mong sao không có nước mắt rơi chia lìaEm mong sao trên trái đất hoa thơm nở bốn mùaEm mong sao trên trái đất mỗi con người như em đây là chim

trắng chim hòa bìnhSống để yêu thương giữ đẹp trái đất xanh”...Một ngày nào đó, anh lại trở về bên gia đình nhỏ của mình.

(Tâm sự của vợ người lính hải quân đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa đề nghị được giấu tên. Bài viết này do Thiếu tá Vũ Đức Vinh, Chính trị viên đảo Sinh Tồn

Đông, quần đảo Trường Sa cung cấp)

9

Khoảnh khắcMột nhiếp ảnh gia bất ngờ bị kẹt trong vùng lũ. Đập vào mắt anh

là cảnh một bé trai đang vật lộn trong dòng nước chảy xiết với cánh tay chới với cố bám lấy một cành cây để khỏi bị lũ cuốn trôi. Trong tích tắc nhiếp ảnh gia nghĩ tới một tác phẩm độc đáo cho cuộc thi nhiếp ảnh sắp diễn ra nhưng thay vì lấy máy ảnh ra tác nghiệp, ảnh buông ba lô lao xuống dòng nước cứu đứa bé. Đồ nghề của anh bị lũ cuốn trôi và không tác phẩm nào của anh được gửi tới cuộc thi nhiếp ảnh. Bù lại anh có khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời mình: khoảnh khắc anh đưa tay kéo được đứa trẻ về phía mình ngay trước một vùng nước xoáy.

(Trích Những ngọn lửa, Nguyễn Bích Lan, NXB Phụ nữ 2015)

10

Rồi người thợ cắt tóc, một tay nâng ngửa cái mặt tôi lên, một tay cầm lấy con dao nhỏ sáng loáng. Tôi khẽ liếc mắt thấy lưỡi dao sắc lẹm, vậy mà anh vẫn đem mài đi mài lại trên một tấm da. Tôi khắc khoải nằm ngửa mặt chờ. Tôi khẽ thử động đậy cái gáy, nó như đã bị chốt vào miếng gỗ lõm có lót da. Ngay trước mặt tôi vẫn là cái bộ mặt thật của tôi vừa được lột khỏi ra cái mặt nạ hàng ngày, đang phản chiếu trong tấm gương.

“Hàng ngày anh vẫn nói đùa một cách độc đáo với bạn rằng: tạo hóa nặn ra muôn loài, mỗi loài bằng một thứ bột nhão riêng khác nhau. Xong rồi mỗi thứ thừa một tý, đem gộp chung tất cả lại, để nặn ra anh?”

“Có lẽ thật thế, trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ?”

“Bây giờ trước mặt tôi, anh nghĩ thế nào về cái luật công bằng ở đời của anh: cho thế nào thì nhận thế nấy?”

“Tôi xin nhận đã gây nên đau khổ cho bà mẹ anh. Tôi đã lừa dối anh. Tôi đã thu thêm được tiền của và tiếng tăm trên sự đau đớn của anh. Bây giờ anh cứ trừng phạt tôi. Anh xử tôi thế nào cũng được!”

(Trích truyện ngắn Bức tranh – Nguyễn Minh Châu)

11

Không an phận thủ thườngBạn hỏi tôi: “Có phải thời trẻ chú cũng có tâm trạng không chịu an

phận thủ thường thì phải?” Đúng vậy. Tuổi trẻ là thời kỳ không an phận nhất trong một cuộc đời. “Việc tôi muốn làm chắc chắn là có, nhưng tôi biết làm thế nào

đây?...”“Mục tiêu phấn đấu tôi tìm ra rồi, nhưng liệu tôi có đạt tới được

chăng?...”

Page 25: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

25

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

“Không hành động ngay thì sẽ muộn mất…”“Không thể kéo dài tình trạng này. Nhưng tôi phải làm sao đây?...”“Có lẽ cái số tôi không làm nên trò trống gì…”“Hiện tại tôi đang làm một việc vô nghĩa phải không?”… Cái tâm trạng không an phận thủ thường ấy của tuổi trẻ kỳ thực là nguồn sức mạnh kích thích ý chí phấn đấu của mỗi người. Cái tâm trạng ấy là tài sản lớn của bạn đấy. Bạn lại hỏi: “Thế hiện nay chú có cái tâm trạng ấy hay không?” Đương nhiên là có, có rất nhiều là đằng khác. Chính vì có cái tâm trạng ấy, mà tôi không dám lười nhác. Nếu một người mất đi cái tâm trạng ấy, anh ta sẽ mất luôn động lực tiến tới. Muốn tiến lên, chớ an phận thủ thường. Người thoả mãn với hiện tại, sẽ không có tương lai. Người thoả mãn với hạnh phúc tạm thời, sẽ mất đi ý chí phấn đấu. Đừng để mất chí tiến thủ.Tâm trạng không an phận thủ thường là nguồn sức mạnh của ta.

50 việc cần làm ở tuổi 20 (Akihiro Ankatani – NXB trẻ 2004)

12

Đáp án 1. Biểu cảm; 2. Biểu cảm; 3. Biểu cảm; 4. Biểu cảm; 5. Biểu cảm; 6. Nghị luận, biểu cảm; 7. Nghị luận; 8. Nghị luận; 9. Biểu cảm; 10. Tự sự; 11. Biểu cảm, tự sự 12 Nghị luận

PHÂN LOẠI THEO CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Văn bản là chuỗi kí hiệu ngôn ngữ hay nói chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang ý nghĩa trọn vẹn.”

Như vậy đặc trưng đáng chú ý của văn bản đó chính là tính hoàn chỉnh về hình thức và trọn vẹn về nội dung. Để phân biệt các loại văn bản theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp người ta căn cứ vào các nhân tố sau:

- Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong hoạt động giao tiếp xã hội.- Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản.- Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản- Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.

Đặc điểm nhận diện Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Phạm vi sử dụng Được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày Dạng nói: Độc thoại, đối thoạiDạng viết: Nhật ký, hồi ức cá nhân, thư từDạng lời nói tái hiện: mô phỏng lời nói tự nhiên nhưng được sáng tạo theo các thể loại văn bản khác nhau.

Mục đích giao tiếp Dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.

Page 26: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

26

Lớp từ ngữ riêng Những từ ngữ có tính khẩu ngữ thể hiện cảm xúc rõ rệtDùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu mang tính cá thể

Cách kết cấu và trình bày Kết cấu đối đáp (người nói, người trả lời) hoặc độc thoại

✱ Ví dụ:Con trai yêu dấu!Đời người phúc họa vô thường! Không một ai biết trước mình sẽ sống được bao lâu. Có một số việc

tưởng nên sớm nói ra thì hay hơn. Cha là cha của con, nếu cha không nói với con, có lẽ không ai nói rõ với con những điều này!

Những lời khuyên để con ghi nhớ này, là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời, mà bản thân cha đã trải nghiệm. Nó sẽ giúp con tiết kiệm nhiều những nhầm lẫn hoang phí trên bước đường trưởng thành của con sau này.

Dưới đây là những điều con nên ghi nhớ trong cuộc đời:- Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng bận tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời này, không ai

có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con, ngoại trừ cha và mẹ của con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc con phải biết ơn và trân quý, con cũng nên thận trọng suy xét, vì người đời làm việc gì thường có mục đích và nguyên nhân. Con chớ vội vàng xem đối phương là chân bằng hữu.

- Con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ “Tín”, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ tín với mình. Con có thể yêu cầu mình phải đối xử tốt với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử tốt với con. Con đối xử với người ta thế nào, không có nghĩa là người ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu con không hiểu rõ được điểm này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình mai sau.

- Trên đời không phải không có người nào mà không thể thay thế được, không có vật gì mà nhất định mình phải sở hữu được. Con nên hiểu rõ ở điểm này. Nếu mai sau rủi người bạn đời không còn muốn cùng con chung sống, hoặc giả con vừa mất đi những gì trân quý nhất trong đời, thì con nên hiểu rằng: Đây cũng không phải là chuyện lớn lao gì cho lắm!

- Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời. Cảm giác này tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà thay đổi. Nếu người yêu rời xa con, hãy nhẫn nại chờ đợi, để thời gian từ từ gột rửa, để tâm tư mình dần dần lắng đọng thì nỗi đau thương cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp hoài niệm mãi cái ảo ảnh yêu thương, cũng không nên quá bi lụy vì tình.

- Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay con đã lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi. Cho nên càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì con sẽ được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng con cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.

- Cha không yêu cầu con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời còn lại. Ngược lại, cha cũng không thể bao bọc nửa quãng đời sau này của con, khi mà con đã trưởng thành và tự lập. Đây là lúc cha đã làm tròn trách nhiệm của mình. Sau này con có đi xe buýt hay đi xe hơi riêng; ăn súp vi cá hay ăn mì gói, tự con lo liệu lấy.

Trò chuyện Tin nhắn Nhật ký Thư từ

Page 27: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

27

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

- Gia đình thân nhân chỉ là duyên phận một đời. Bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu và như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian sum họp, gia đình đoàn tụ. Kiếp sau, dù ta có thương hay không, cũng không chắc sẽ còn gặp lại nhau.

- Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể thiếu sự hiểu biết. Nên nhớ kỹ điều này!

- Hơn mười mấy, hai mươi mấy năm nay, cha tuần nào cũng mua vé số, nhưng đến nay, ngay đến giải 3 vẫn chưa từng trúng. Điều này chứng tỏ rằng: muốn phát đạt phải siêng năng làm ăn, nỗ lực phấn đấu chứ không phải chờ đợi điều may mắn đến với con. Trên thế gian này không có buổi ăn trưa nào miễn phí cả. Nếu may mắn có đến với con, đấy là điều tốt, còn nếu không thì cũng chẳng có vấn đề gì, bởi tất cả phải dựa vào chính bản thân con.

- Con hãy biết ước mơ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải luôn có niềm tin. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì.

Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải luôn nỗ lực. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng ‘thàng công không phải là một đích đến, đó là một quá trình’. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé!.

(Lá thư của Tôn Vận Tuyền – một chính trị gia Đài Loan gửi con trai)

Nhận diện:Phạm vi sử dụng: dưới dạng viết của một lá thưMục đích: khuyên răn con trai về những bài học ở đời.Những từ ngữ sinh hoạt: Con yêu dấu, con nhé, con ạ…Kết cấu: Đối thoại gián tiếp, thể hiện tình cảm thân mật gần gũi và giàu yêu thương.

Đặc điểm nhận diện Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Phạm vi sử dụng

Được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật- Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự.- Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ (nhiều thể loại khác nhau).- Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng.

Mục đích giao tiếp- Chức năng thông tin- Chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc

Lớp từ ngữ riêng

Các từ ngữ thường giàu hình ảnh, giàu cảm xúc làm cho người đọc cùng vui buồn, yêu thích, căm giận, tự hào, như chính người nói (viết).Các hình ảnh mang tính hình tượng để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên tưởng.

Cách kết cấu và trình bàyĐược trình bày theo một tính quy phạm nhất định: thể thơ, cốt truyện, phương thức trần thuật.

Page 28: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

28

✱ Ví dụ:

Sao(Puskin)Một ngôi sao vừa rơivụt tắt trên bầu trờihay là tên người ấyvụt tắt ở trong tôi?

Vẫn thấy trên bầu trờicó muôn vàn sao sángmà ở trong lòng tôinhư một hành lang vắng

Một ngôi sao vừa tắtbầu trời vẫn không buồnsao tên người ấy tắttrong lòng tôi cô đơn?

Nhận diện:

Phạm vi sử dụng: văn bản thơ caMục đích: Diễn tả tâm trạng buồn, cô đơn, trống vắng khi chia tay một người mà mình yêu thươngNhững từ ngữ nghệ thuật: Ngôi sao vừa rơi, tên người ấy vụt tắt ở trong tôi, lòng tôi như một hành

lang vắng…Kết cấu: thể thơ ngũ ngôn, sử dụng cách nói gián tiếp, tạo liên tưởng so sánh vì sao rơi với việc tên

người ấy không còn trong lòng tôi.

Đặc điểm nhận diện Phong cách ngôn ngữ báo chí

Phạm vi sử dụng Xuất hiện ở 2 dạng:- Dạng viết: báo viết, báo điện tử.- Dạng nói: phát thanh, truyền hình.Các thể loại chính: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thư bạn đọc, phỏng vấn, trao đổi ý kiến, bình luận thời sự…

Mục đích giao tiếp Thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế.Phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng.Nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

Thơ ca Truyện ngắn Tiểu thuyết Kịch

Page 29: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

29

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1

Lớp từ ngữ riêng Bản tin thường dùng danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, thời gian, sự kiện.Phóng sự dùng nhiều từ ngữ miêu tả sự kiện, hình ảnh địa phương, nhân vật.Tiểu phẩm dùng nhiều từ ngữ thân mật gần gũi, có sắc thái mỉa mai châm biếm.

Cách kết cấu và trình bày Thường trình bày ngắn gọn nhưng có lượng thông tin cao.Đảm bảo tính sinh động hấp dẫn thu hút người đọc.Trình bày thường có kèm theo tóm tắt ngắn, in chữ đậm ở đầu bài báo để dẫn dắt và tóm lược nội dung cơ bản.

✱ Ví dụ:Tâm sự chuyện về nước làm việc của cựu du học sinh 81 tuổi

Từ bỏ cuộc sống, mức thu nhập cao ở nước ngoài để trở về Việt Nam với ước mong xây dựng đất nước nhưng đôi lúc nhà khoa học Phạm Phú Uynh đã cảm thấy rất chán chường và bất lực.

Nhà khoa học Phạm Phú Uynh từng có gần 10 năm được đào tạo và làm việc tại Đức. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên được đào tạo chuyên sâu Technical Designer ở Đức và ứng dụng vào việc cải tiến, sáng chế nhiều máy móc, trang thiết bị dân sự cũng như phục vụ quân đội ở Đức cũng như Việt Nam.

PV: Thưa ông, trong quãng thời gian học và làm việc ở CHDC Đức (cũ), rất nhiều người biết ông là một tài năng đã góp phần sáng chế, cải tiến nhiều thiết bị, máy móc cho nước bạn.

Mọi ưu đãi với ông đều rất tốt, cùng với đó, cũng có những lời đề nghị hợp tác nhưng tại sao ông lại chọn về Việt Nam vào những năm 1968 khi chiến tranh còn đang ác liệt như vậy?

Ông Phạm Phú Uynh: Tôi sinh ra từ một làng quê ở Quảng Trị, bố tôi bị giặc giết hại rất dã man và gia đình tôi bị giày xéo nhiều, nên lòng căm thù giặc cộng với tình yêu Tổ quốc, tôi nỗ lực học tập, phụng sự Tổ quốc.

Ở cấp học nào tôi cũng được tuyên dương khen thưởng và được chọn đi học nước ngoài.Sang Đức học, được tiếp thu công nghệ hiện đại, nên tôi cố học

tập và đã đạt kết quả tốt, lại biết sử dụng thành thạo các máy công cụ...

Vì không muốn rời bỏ Tổ quốc, xa quê hương, gia đình, bà con, anh em ruột thịt nên tôi về nước muốn cống hiến cho Tổ quốc.

Năm 1965, khi Mỹ ném bom miền Bắc, đang nằm ở bệnh viện, nhưng lòng tôi rạo rực, căm thù giặc sôi sục, đã viết thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp xin về nước chiến đấu chống quân xâm lược.

tập và đã đạt kết quả tốt, lại biết sử dụng thành thạo các máy công cụ...

anh em ruột thịt nên tôi về nước muốn cống hiến cho Tổ quốc.

nhưng lòng tôi rạo rực, căm thù giặc sôi sục, đã viết thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp xin về nước chiến đấu chống quân xâm lược.

Phóng sự Phỏng vấn Tiểu phẩmBản tin

Page 30: Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

30

Những lần sang Đông Đức dài ngày thực tập sau Master, 1984 và sang Tây Đức trao đổi, báo cáo khoa học, 1994, nhiều bạn bè khuyên tôi nên ở lại nước Đức, tài năng sẽ được trọng dụng, nhưng tôi không làm theo.

Mặc dù, ở bên đó tài năng rất được tôn trọng, người Đức rất quý tôi, với sự say mê nghiên cứu KH, Design sản phẩm, cải tiến máy móc của tôi, lương của tôi sẽ rất cao và đã trở thành GS từ lâu rồi, nhiều bạn bè lớp sau cũng đã trở thành GS.

Năm 1994, khi sang Tây Đức, chỉ qua trao đổi, chất vấn học thuật về kiến thức Design, một nhà Designer từ New York đến thuyết trình về Design ở Đại học Köhl, rất lúng tùng không trả lời tốt câu hỏi của tôi đã khâm phục, đánh giá cao trí tuệ của tôi.

Sau đó, ông ấy có ngỏ lời với tôi là đến lấy địa chỉ ở Giáo sư Bley để có người mời sang Mỹ làm việc nhưng tôi không đến. Là người Việt Nam dù thế nào tôi cũng sẽ về nước để phục vụ, xây dựng đất nước.

Trích báo điện tử Tiin.vn ngày 12/1/2015

Nhận diện:

Phạm vi sử dụng: Thể loại phỏng vấn.Mục đích: Cung cấp thông tin về việc hành trình du học ở Đức và quyết tâm trở về nước phục vụ và

xây dựng đất nước.Những từ ngữ báo chí: dùng những danh từ riêng chỉ: ông Phạm Phú Uynh, địa danh: quê Quảng Trị,

Tây Đức, các mốc thời gian: 1965, 1968, 1994… sự kiện: 10 năm được đào tạo và làm việc tại Đức, chọn về Việt Nam vào những năm 1968 khi chiến tranh còn đang ác liệt.

Kết cấu: Đối thoại trong phỏng vấn, bao gồm nhan đề, phầm tóm tắt mở đầu, phần nội dung.

Đặc điểm nhận diện Phong cách ngôn ngữ chính luận

Phạm vi sử dụng Hai dạng tồn tại: + Dạng viết (cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố, lời kêu gọi, hiệu triệu, xã luận, bình luận, tham luận…)+ Dạng nói (bài xã luận được đọc trên sóng phát thanh, bài tham luận phát biểu đọc trong hội nghị…)

Mục đích giao tiếp - Trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó.

Lớp từ ngữ riêng - Sử dụng vốn từ ngữ thông thường và nhiều từ ngữ chính trị.- Câu văn có kết cấu chặt chẽ, chuẩn mực, các câu có sự gắn kết lôgíc trong mạch suy luận.- Thường sử dụng những câu phức có quan hệ từ: do vậy, bởi thế, tuy… nhưng, cho nên.

Cách kết cấu và trình bày Phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Đó là yếu tố làm nên hiệu quả tác động đến lí trí và tình cảm người đọc (nghe).