9
Nâng cấp chuỗi giá trị sn Vùng Duyên hải Nam Trung B1 [Type a quote from the document or the summary of an interesting point. You can position the text box anywhere in the document. Use the Text Box Tools tab to change the formatting of the pull quote text box.] Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sắn vùng Duyên hải Nam Trung BTS.HCao Vit Gii thiu Cây sắn có vai trò rất quan trọng đối với nông dân vùng Duyên Hải Nam Trung B, đặc bit là những hnghèo. Trên 90% sản lượng sn thu hoch hàng năm được chế biến thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như sn lát (cassava chips) và tinh bột cung cp cho thtrường nội địa và xuất khu mang li ngun thu nhp cho htrng sn, hthu mua, cơ schế biến và các doanh nghiệp. Đồng thời các sản phẩm chính và phụ phm tsắn được sdụng như ngun thc phẩm chính yếu trong chăn nuôi quy mô hgia đình. Trên toàn thế gii, tng sản lượng sn ước tính hàng năm khoảng 228 triu tn. Các sản phm sn ca Việt Nam có mặt các quc gia trong khu vực Châu Á (Trung Quốc, Hàn Quc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Nht Bản, Úc…) và Châu Âu (Nga, EU…) mang li cơ hội ln cho ngành hàng sắn Vi t Nam. Theo BNN & PTNT, đến năm 2011 tổng diện tích sắn ca Vi ệt Nam đạt khong 500 ngàn ha vi năng suất bình quân là 17,8 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất sắn bình quân ở Vit Nam còn khá thp chmc 17,2 tn/ha (so vi Thái Lan: 21 tấn/ha), nên tổng sản lượng ước tính khong 9,4 triu tn mỗi năm và chtrong 6 tháng đầu năm 2011, đã xuất được 1,56 triu tấn đạt 555,56 triu USD (Thấp hơn nhi u so với Thái Lan, xuất khu 7 tri u tấn/năm, kim ngch 1,4 tUSD). Các dòng sản phm chyếu cho xut khu gồm có 57% là sắn lát 43% là tinh bột. Xu thế sdụng nhiên liu sinh học tăng trong những năm gần đây đã tạo cơ hội tăng lượng cu sn khong 1,89 triệu năm mỗi năm để cung cấp cho các nhà máy sn xut cn. Tuy nhiên, di ện tích sắn cnước biến động theo giá sn xut khu trong giai đoạn 2005-2011. Năm 2010, diện tích gi ảm 57,8 ngàn ha (chiếm 10,4%) so với năm 2008. Xu hướng gim di ện tích các tnh vùng Duyên hải min Trung (gim 13,3 ngàn ha, chiếm 7,9%). Do đó sản lượng sn gi ảm 4,7% (129 ngàn tấn) so với năm 2008. Các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Ninh Thun, diện tích cũng giảm t600-1.300 ha (Niên giám Thống Kê, 2011). [ Chui giá trị sn Project: Sustainable and profitable crop and livestock systems for south central coastal Vietnam

Chuoi giá trị ngành sắn

Embed Size (px)

DESCRIPTION

chuỗi giá trị ngành sắn

Citation preview

Page 1: Chuoi giá trị ngành sắn

Nâng cấp chuỗi giá trị sắn – Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 1

[Type a quote from the document

or the summary of an interesting

point. You can position the text

box anywhere in the document.

Use the Text Box Tools tab to

change the formatting of the pull

quote text box.]

Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sắn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

TS.Hồ Cao Việt

Giới thiệu

Cây sắn có vai trò rất quan trọng đối với nông dân

vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là những hộ

nghèo. Trên 90% sản lượng sắn thu hoạch hàng

năm được chế biến thành các sản phẩm có giá trị gia

tăng cao như sắn lát (cassava chips) và tinh bột

cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu mang

lại nguồn thu nhập cho hộ trồng sắn, hộ thu mua, cơ

sở chế biến và các doanh nghiệp. Đồng thời các sản

phẩm chính và phụ phẩm từ sắn được sử dụng như

nguồn thực phẩm chính yếu trong chăn nuôi quy mô

hộ gia đình.

Trên toàn thế giới, tổng sản lượng sắn ước tính hàng năm khoảng 228 triệu tấn. Các sản

phẩm sắn của Việt Nam có mặt ở các quốc gia trong khu vực Châu Á (Trung Quốc, Hàn

Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Nhật Bản, Úc…) và Châu Âu (Nga, EU…)

mang lại cơ hội lớn cho ngành hàng sắn Việt Nam.

Theo Bộ NN & PTNT, đến năm 2011 tổng diện tích sắn của Việt Nam đạt khoảng 500 ngàn

ha với năng suất bình quân là 17,8 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất sắn bình quân ở Việt Nam

còn khá thấp chỉ ở mức 17,2 tấn/ha (so với Thái Lan: 21 tấn/ha), nên tổng sản lượng ước

tính khoảng 9,4 triệu tấn mỗi năm và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, đã xuất được 1,56

triệu tấn đạt 555,56 triệu USD (Thấp hơn nhiều so với Thái Lan, xuất khẩu 7 triệu tấn/năm,

kim ngạch 1,4 tỷ USD). Các dòng sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu gồm có 57% là sắn lát

và 43% là tinh bột. Xu thế sử dụng nhiên liệu sinh học tăng trong những năm gần đây đã tạo

cơ hội tăng lượng cầu sắn khoảng 1,89 triệu năm mỗi năm để cung cấp cho các nhà máy

sản xuất cồn.

Tuy nhiên, diện tích sắn cả nước biến động theo giá sắn xuất khẩu trong giai đoạn 2005-2011. Năm

2010, diện tích giảm 57,8 ngàn ha (chiếm 10,4%) so với năm 2008. Xu hướng giảm diện tích ở các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung (giảm 13,3 ngàn ha, chiếm 7,9%). Do đó sản lượng sắn giảm 4,7% (129 ngàn tấn) so với năm 2008. Các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận, diện tích cũng giảm từ 600-1.300 ha (Niên giám Thống Kê, 2011).

[

Chuỗi

giá trị

sắn

Project: Sustainable and profitable crop and livestock systems

for south central coastal Vietnam

Page 2: Chuoi giá trị ngành sắn

Nâng cấp chuỗi giá trị sắn – Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 2

Chuỗi giá trị sắn

Sắn ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận được tiêu thụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng theo 2 kênh tiêu thụ chủ yếu sau:

Kênh tiêu thụ theo thị trường xuất khẩu, sản phẩm là tinh bột

Dòng sản phẩm

Kênh tiêu thụ theo thị trường nội địa, sản phẩm là bột sắn khô

Dòng sản phẩm:

Chuỗi giá trị sắn ở vùng Duyên hải Miền Trung:

Nhà máy chế

biến tinh bột Thị trường xuất

khẩu (80% xuất

sang Trung

Quốc)

Công ty nông

sản

Công ty chế

biến TĂGS

30%

tinh

bột

100% bã

sắn

Thương lái

cấp huyện,

tỉnh

7% củ

tươi

Nông dân

(100% củ tươi) Thương lái

cấp xã, thôn

7% củ tươi

18% củ tươi

1 2 % củ tươi

Chăn nuôi

gia đình

10% chế

biến sắn lát

Thương lái

cấp xã, ấp

Thương lái

cấp huyện,

tỉnh

60 % chế biến sắn lát

20% chế biến sắn lát

Cơ sở chế biến

bột sắn địa

phương

40% chế

biến sắn

lát

20% sắn lát

Thị trường nội địa

(các chợ trong

huyện, tỉnh)

40% bột sắn thô

11% củ tươi

Người sản

xuất sắn

Thương lái

thu gom

Nhà máy chế

biến tinh bột

Thị trường

xuất khẩu

Củ tươi Củ tươi Củ tươi Tinh bột

Sắn lát Sắn lát Sắn lát Bột sắn (thô)

Người sản

xuất sắn

Thương lái

thu gom

Cơ sở chế

biến bột sắn

Cty Chế biến

TAGS

Đại lý thu

mua

Page 3: Chuoi giá trị ngành sắn

Nâng cấp chuỗi giá trị sắn – Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 3

Thị trường sắn thế giới

Theo Food Outlook 2010 – Global Market Analysis1: Sau khi giảm giá liên tục ở mức thấp

trong vòng 30 tháng kể từ đầu năm 2009, giá các sản phẩm chế biến từ sắn đã phục hồi

trên thị trường thế giới. Giá sắn lát (Chips) Thái Lan xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

tăng 53% từ tháng 1/2009 đạt mức 168 USD/tấn trong tháng 11/2009. Trong cùng thời

điểm, giá F.O.B Bangkok của tinh bột (Starch) và bột sắn (Flour) Thái cũng tăng 35% và đạt

được 338 USD/tấn.

Giá sắn trên thị trường thế giới tiếp tục lên cao từng tháng trong quý 1 năm 2011. Giá sắn

lát trên thị trường thế giới của Thái Lan đạt ở mức cao mới kể từ đầu quý 2 năm 2011 (tăng

50% so giữa tháng 4/2011 và cùng kỳ năm 2010). Trong khi đó, giá F.O.B Bangkok của tinh

bột và bột sắn của nước này vẫn duy trì ở mức cao kỷ lục trước đây cho đến tháng 5 năm

2011 khi lượng cung cho xuất khẩu giảm dần ở Thái Lan (ở mức cao hơn 205 cùng kỳ năm

2010). Sau đó do sự cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm thay thế là bắp nên giá sắn trượt

dần xuống đáng kể trong những tháng gần cuối năm 2011. Để hạ nhiệt cho sự tăng giá,

chính phủ Thái đã cho mở các cho dự trữ sắn để tăng lượng cung, tuy nhiên động thái này

tác động yếu đến giá sắn đang ở mức cao. Tuy nhiên, khi các nước nhập khẩu sắn tìm sản

phẩm thay thế thì đến tháng 8 năm 2011 giá sắn bất đầu hạ nhiệt khoảng 22% đối với sắn

lát và 13% đối với tinh bột và bột sắn. Bên cạnh đó, giá bắp giảm (sản phẩm thay thế sắn)

và nhu cầu sản xuất sắn cho cồn ethanol cũng giảm đã góp phần giảm lượng cầu và hạ

nhiệt giá sắn thị trường Thái Lan trong những tháng cuối 2011 (Food Outlook December

2011 – Global Market Analysis2).

Nguồn: FAO, 2011.

Biến động giá sắn lát và tinh bột sắn, 2008-2011

1 http://www.fao.org/docrep/012/ak341e/ak341e06.htm 2 http://www.fao.org/docrep/014/al981e/al981e00.pdf

Bột & tinh bột cao cấp

(f.o.b Bangkok)

Sắn lát xuất TQ (f.o.b Bangkok)

USD/tấn

Page 4: Chuoi giá trị ngành sắn

Nâng cấp chuỗi giá trị sắn – Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 4

Sản lượng sắn toàn cầu năm 2011 tăng khoảng 5% so với năm trước và lần đầu tiên vượt

qua mức 250 triệu tấn. Nhu cầu sử dụng sắn cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là cồn

ethanol ở các nước Đông Nam Á và các sản phẩm làm thực phẩm chế biến từ sắn tăng

nhất là ở các nước Châu Phi. Sản lượng sắn ở 1 số nước Phi Châu như Nigeria đạt khoảng

38 triện tấn, Ghana 15 triệu tấn. Ở Châu Á, nhu cầu sắn cho sản xuất công nghiệp tăng và

tổng sản lượng đạt ước khoảng 83 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2010. Trong đó, Thái Lan

là nước có sản lượng sắn cao nhất Châu Á đạt khoảng 30 triệu tấn trong năm 2010, giảm 8

triệu tấn trong năm 2011 do ảnh hưởng của dịch bệnh gây nên do rệp (pink hibiscus

mealybug). Trung Quốc đạt 8,5 triệu tấn. Việt Nam đã gia tăng diện tích sắn rất nhanh do sự

hấp dẫn của giá cả thị trường ở mức khoảng 510 ngàn ha trong năm 2011 mặc dù chính

phủ Việt Nam đã có những chính sách hạn chế diện tích sắn ở mức 450 ngàn ha nhằm

tránh tình trạng phá rừng trồng sắn. Do vậy trong năm 2011 sản lượng sắn củ ở Việt Nam

khoảng 9 triệu tấn.

Nguồn: FAO, 2011.

Sản lượng sắn toàn cầu, 2006-2011.

Bên cạnh nhu cầu sử dụng sắn làm thực phẩm ở các nước Phi Châu, xu hướng nhu cầu

tiêu thụ sắn để sản xuất cồn ethanol tăng nhanh trong những năm gần đây, 1 tấn củ sắn với

hàm lượng tinh bột 30% có thể cung cấp 280 lít cồn (khoảng 222 kg) có hàm lượng ethanol

tinh khiết 96%. Ở Trung Quốc, năm 2011 khoảng 700 triệu lít cồn được sản xuất, cần

khoảng 5 triệu tấn bột sắn (Tapioca). Ở Việt Nam, dự kiến đến năm 2013 sẽ xuất khẩu

khoảng 85% lượng sắn cơ bản để sản xuất cồn pha trộn với nhiên liệu (pha 5% cồn với

xăng tiêu thụ trong nước). Nhu cầu sắn lát và bã sắn chế biến thức ăn gia súc có xu hướng

giảm, nhất là trong 2 năm gần đây.

Mỹ Latin

Châu Á

Châu Phi

Triệu tấn

Page 5: Chuoi giá trị ngành sắn

Nâng cấp chuỗi giá trị sắn – Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 5

Nguồn: FAO, 2011.

Thương mại sắn trên thế giới, 2006-2011.

Khoảng 11,4 triệu tấn sắn lát và bã sắn thương mại toàn cầu (thấp hơn so với mức kỷ lục

năm 2009 là 12,8 triệu tấn). Thái Lan là nước xuất khẩu sắn lớn nhất với tổng lượng khoảng

7,4 triệu tấn (quy ra lượng sắn lát tương đương) trong năm 2011 (giảm 21% so với 2010).

Do đó nhiều khách hàng tìm nguồn sắn ở các nước khác trong khu vực như Việt Nam và

Campuchia. Trung Quốc là nước tiêu thụ sắn lớn nhất trên thế giới, chiếm 65% lượng sắn

nhập khẩu toàn cầu trong năm 2011. Tính riêng sắn lát (chủ yếu sử dụng sản xuất cồn

ethanol), lượng giao dịch đạt 6,2 triệu tấn trong năm 2011; lượng tinh bột và bột sắn đạt 5,3

triệu tấn.

Xuất khẩu sắn trên thế giới và Việt Nam

ĐVT: 1.000 Tấn

Năm 2008 2009 2010 2011

Bột sắn & tinh bột sắn

Tổng số 4.265 5.929 5.483 5.249

Thái Lan 3.963 4.993 4.864 4.427

Việt Nam 946 600 250 500

Sắn lát và bã sắn

Tổng số 5.187 6.862 6.127 6.155

Thái Lan 2.848 4.411 4.411 2.927

Việt Nam 437 2.000 1.200 2.000

Campuchia 170 100 250 1.000

Tổng lượng xuất

khẩu

9.452 12.791 11.610 11.404

Nguồn: FAO, 2011.

Sắn lát

Bột & Tinh bột

Triệu tấn

Page 6: Chuoi giá trị ngành sắn

Nâng cấp chuỗi giá trị sắn – Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 6

Triển vọng ngành hàng sắn năm 2012:

Triển vọng tăng trưởng ngành hàng sắn trong năm 2012 diễn tiến theo vùng địa lý và vai trò

của sắn trong nền nông nghiệp. Ổ Châu Phi xu hướng mở rộng canh tác sắn nhằm ổn định

lương thực sẽ tiếp diễn trong nhiều năm nữa. Cây sắn còn là động lực cho phát triển nong

thôn, giảm nghèo, an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế ở đại lục này. Những nước sử

dụng bột sắn pha trộn với bột lúa mì để sản xuất bánh mì sẽ thu được lợi do giảm nhập

khẩu bột mì và tiết kiệm ngoại tệ. Những yếu tố trên đảm bảo cho ngành hang sắn có chỗ

đứng lâu dài trong khu vực. Ở Châu Á, triển vọng ngành hàng sắn phụ thuộc vào ngành

công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học, tinh bột và cồn. Tuy nhiên thời gian gần đây sự

trở lại của bắp với giá cạnh tranh với sắn có thể ngành công nghiệp tinh bột sẽ chuyển sang

sử dụng bắp hay ngũ cốc để thay thế. Như thế nhu cầu sắn có thể ngày càng giảm sút.

Triển vọng của thị trường phụ thuộc vào giá so sánh giữa sắn và những nông sản thay thế

khác. Thái Lan chịu ảnh hưởng của dịch bệnh do rệp và giảm giá sắn củ từ cao điểm là 104

USD/tấn trong tháng 4 năm 2011 xuống còn 60 USD/tấn trong tháng 6 năm 2011 và đà tiếp

tục giảm này có thể làm cho nông dân nước này chuyển diện tích sắn sang cây khác có lợi

nhuận cao hơn như mía. Các nước Việt Nam, Lào và Campuchia ngành hàng sắn cũng sẽ

đình trệ khi giá sắn giảm và các nông sản thay thế nhiều hơn.

Những cơ hội và thách thức của ngành hàng sắn

Cơ hội Thách thức

1. Một số chính sách quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất – chế biến – tiêu thụ sắn theo một chuỗi khép kín từ người trồng sắn đến thị trường tiêu thụ 2. Nhu cầu các sản phẩm sắn và giá trị tinh bột sắn trên thế giới ngày càng cao do sử dụng nhiều hơn cho ngành công nghiệp chế biến 3. Sắn có thể nâng cao giá trị gia tăng thông qua công nghệ thành nhiều sản phẩm có giá trị cao như nhiên liệu sinh học (ethanol), dược phẩm, khí sinh học cho lò đốt, phân hữu cơ, thực phẩm chức năng 4. Các sản phẩm trong quá trình chế biến sắn là thành phần quan cho chăn nuôi quy mô gia đình ở những hộ có thu nhập thấp và góp phần tăng them hiệu quả của hệ thống cây trồng – vật nuôi

1. Sản lượng sắn và giá sắn trên thị trường thế giới biến động và có xu hướng giảm cuối năm 2011 và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2012 khi giá bắp - là sản phẩm thay thế sắn – giảm và các nước công nghiệp sử dụng nhiều bắp hơn cho công nghệ chế biến cồn sinh học 2. Ảnh hưởng của lạm phát trong nước đã làm tăng chi phí sản xuất (phân bón, thuê lao động, phí vận chuyển) từ 20-30% trong năm 2011 so với cùng kỳ năm trước giá thành 1 kg sắn củ cao hơn và nguy cơ thua lỗ khá cao khi giá sắn trên thị trường giảm 3. Bệnh dịch và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Giống sắn có xu hương bị thoái hóa và chưa tìm ra giống thay thế phù hợp có thể có năng suất cao & ổn định, thời gian sinh trưởng ngắn ngày hơn, tỷ lệ tinh bột cao hơn để thay thế giống sắn KM94 4. Các nhà máy chế biến tinh bột sắn còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, nhiều rủi ro

Page 7: Chuoi giá trị ngành sắn

Nâng cấp chuỗi giá trị sắn – Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 7

Những mặt mạnh và yếu kém của ngành hàng sắn

Điểm mạnh Điểm yếu

1. Mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình 2. Sắn và phụ phẩm từ chế biến sắn được sử dụng cho chăn nuôi quy mô gia đình (bò thịt, heo, gà...) 3. Chi phí sản xuất sắn thấp phù hợp với điều kiện kinh tế của những hộ có thu nhập thấp 4. Kỹ thuật canh tác đơn giản và dễ áp dụng 5. Nhu cầu lao động cho sản xuất sắn thấp, có thể thay thế bằng máy móc cơ giới và sử dụng lao động gia đình 6. Một số nhà máy chế biến tiêu thụ lượng lớn sắn & mang lưới thu mua khá nhanh chóng, mãi lực cao, tiêu thụ dưới nhiều dạng sản phẩm (sắn củ tươi, sắn lát, bột tươi & khô) 7. Nông dân có kinh nghiệm dự trữ sắn trong

mùa mưa, có kiến thức tốt về kỹ thuật canh tác sắn 8. Dần dần hình thành vùng chuyên canh và diện tích sắn đủ lớn để cung cấp cho các cơ sở chế biến thủ công và nhà máy chế biến trong và ngoài vùng 9. Cây sắn thích nghi cao với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Duyên hải miền Trung và lợi thế cạnh tranh cao hơn một số cây trồng Từng bước hình thành và hoàn thiện chuỗi cung ứng sắn từ hộ nông dân đến người tiêu dùng cuối cùng.

1. Vùng sản xuất sắn tập trung ở một số nơi có điều kiện sinh thái kém thuận lợi (thấp trũng, ngập trong mùa mưa) nên phải thu hoạch sớm năng suất thấp (<20 tấn tươi/ha) và hàm lượng tinh bột thấp (<20%) ảnh hưởng đến giá bán 2. Nông dân mua giống sắn trôi nỗi trên thị trường nên chi phí sản xuất tăng và chất lượng hom giống không đảm bảo ảnh hưởng đến năng suất & dịch bệnh 3. Chưa hình thành được sự liên kết ngang giữa nông dân với cơ sở chế biến thủ công và nhà máy chế biến tinh bột sắn giá thu mua sắn rất biến động và thiếu đầu tư kỹ thuật 4. Diện tích gieo trồng và giá bán sắn của nông dân phụ thuộc rất lớn vào thị trường và các nhà máy chế biến, giá sắn biến động mạnh trong những năm gần đây 5. Cơ sở chế biến thủ công chưa được quy hoạch và đầu tư đúng mức chủng loại sản phẩm kém đa dạng, chưa khai thác tiềm năng của thị trường nội địa, có thể gây ô nhiễm các khu dân cư lượng sắn nguyên liệu sử dụng còn thấp và nông dân lệ thuộc hoàn toàn vào nhà máy chế biến

6. Các phương tiện và máy móc chế biến sắn lát còn rất thiếu ảnh hưởng đến chất lượng sắn lát & giá bán sắn lát

Những giải pháp cải tiến chuỗi giá trị sắn

STT Vấn đề Giải pháp Tác nhân liên quan

1 Kỹ thuật -Giống sắn -Sử dụng phân bón -Sơ chế & dự trữ -Kiến thức tiếp thị (marketing) -Công nghệ chế biến

-Thử nghiệm & ứng dụng các giống sắn có năng suất cao, chu kỳ sinh trưởng ngắn, hàm lượng tinh bột cao (so với KM94) -Nông dân tự tổ chức nhóm nhân giống sắn cung cấp cho vùng (giảm chi phí mua giống) -Chuyển giao kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý, sử dụng phân chuồng để cải tạo lý tính đất -Tập huấn kỹ thuật sơ chế và dự trữ sắn, kết hợp sử dụng các sản phẩm và phụ phẩm của sắn trong chăn nuôi gia súc (ủ chua lá sắn, vỏ củ sắn) trong những tháng mùa khô, thiếu thực phẩm cho bò -Tổ chức lớp tập huấn về thị trường và thông tin tình hình sản xuất – tiêu thụ sắn kịp thời cho nông dân -Đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến sắn thành sản phẩm có giá trị cao như dược phẩm, mỹ phẩm, hoá chất công nghiệp, nhiên liệu sinh học...

Nhà nước, tư nhân,

cơ quan truyền thông, Khuyến nông,

Viện & Trường

Page 8: Chuoi giá trị ngành sắn

Nâng cấp chuỗi giá trị sắn – Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 8

STT Vấn đề Giải pháp Tác nhân liên quan

2 Kinh tế -Vùng nguyên liệu -Xuất khẩu và tiêu thụ nội địa -Hợp tác (liên kết dọc & ngang) -Liên kết với nhà máy chế biến & cơ sở chế biến sắn thủ công

-Điều chỉnh quy hoạch nguồn nguyên liệu theo tín hiệu của thị trường & nguồn tài nguyên hiện hữu (đất đai, lao động, vốn) -Đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tìm thị trường mới thay thế và giảm thiểu sự phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, tăng lượng cầu sắn thị trường nội địa (chế biến cồn sinh học, chế biến thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc) -Từng bước xây dựng các liên kết dọc giữa nông dân với nhà máy và doanh nghiệp thông qua các cơ chế và chính sách -Tăng cường liên kết các hộ trồng sắn trong vùng thông qua các tổ chức hợp tác xã hoặc tổ sản xuất liên kết với nhà máy qua hình thức ký kết hợp đồng -Tổ chức quy hoạch vùng cho các cơ sở chế biến bột sắn thủ công tiêu thụ nội địa, chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất các sản phẩm truyền thống có giá trị như tinh bột dẽo, tinh bột khô, các loại bánh và chế biến sắn lát

Nhà nước, hộ nông dân, doanh nghiệp,

hộ trồng sắn

3 Thị trường -Thu mua & phân phối -Phân khúc thị trường

-Minh bạch thông tin giá cả & phương thức chọn mẫu, tỷ lệ khấu trừ tạp chất -Hợp đồng bao tiêu sắn (nhà máy-nông dân) -Đa dạng hóa thị trường (nội địa: cung cấp nhà máy chế biến TĂGS, chế biến thực phẩm; xuất khẩu: thị trường ngoài Trung Quốc) & đa dạng hóa sản phẩm (tinh bột tươi & khô chế biến thực phẩm, sắn lát, ethanol, hóa phẩm & dược phẩm, thực phẩm cao cấp & chức năng...)

-Nhà máy chế biến

-Doanh nghiệp, nhà nước, cơ sở chế

biến

Địa chỉ hỗ trợ thông tin và tiêu thụ sắn Nông dân có nhu cầu tiêu thụ sắn xin liên hệ: Khu vực Bình Định:

-Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định Địa chỉ: Nhà số 01 đường Đống Đa-TP Quy Nhơn-tỉnh Bình Định. Điện thoại liên hệ: (056) 3823966-3856388. Fax: (056) 3823966. Anh Hà (Phòng Kinh Doanh). Điện thoại: 0913483481 Anh Trí (Bộ phân nguyên liệu, Phòng Kinh Doanh). Điện thoại: 0905207647 -Nhà máy chế biến sau tinh bột sắn (Công ty TNHH sinh hoá Minh Dương) Địa chỉ: Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định). -Tổng Công ty Sản xuất - Ðầu tư - Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Bình Ðịnh (PISICO). Địa chỉ: 99 Tây Sơn, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định Điện thoại liên lạc: (056) 3974088. Fax: (056) 3974029 . Email: [email protected] | [email protected]. -Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Bình Ðịnh. Ðịa chỉ: 35 Lê Lợi - Quy Nhơn. Điện thoại liên hệ: (056)3824015-3822628. Fax: (056)3824509. -Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định Ðịa chỉ: Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Page 9: Chuoi giá trị ngành sắn

Nâng cấp chuỗi giá trị sắn – Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 9

Điện thoại liên hệ: (056)3822917. -Cơ sở chế biến bột sắn thủ công Anh Nguyễn Đậm – Cơ sở chế biến bột mì tươi, Xã Cát Trinh Điện thoại: 0977931597 -Đại lý thu mua sắn lát Chị Lê Thị Minh. Điện thoại: 01694129359 Khu vực Phú Yên:

-Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đồng Xuân Anh Trương Quang Đạt, Điện thoại: 0905242771 hoặc Anh Trần Như Thọ, Điện thoại: 0914189796 hoặc 01213805232 Website: www.apfco.com.vn -Cơ sở chế biến bột sắn thủ công Anh Thuận, Cơ sở chế biến bột sắn khô, Thị Trấn Sông Cầu, Phú Yên -Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên Anh Phương (Phòng Nông Nghiệp) Địa chỉ: Số 64 Lê Duẫn, Thành phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên Điện thoại: (057)3841664. Fax: (057)3842456 Email:[email protected] Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS) Tiến sĩ Hồ Cao Việt (Chuyên gia Kinh tế). Biên soạn & Thiết kế nội dung. Điện thoại: 0908442120 Địa chỉ: 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quận 1 – Tp.HCM Email: [email protected] Phụ lục Xuất khẩu sắn của Thái Lan

ĐVT: 1.000 tấn

Năm 2008 2009 2010 2011

Tổng số 6.810 9.405 9.275 7.354

Bột và tinh bột 3.953 4.993 4.864 4.427

Nhật Bản 873 746 719 775

Trung Quốc (Taiwan) 611 (483) 1.220 (684) 1.322 (549) 1.280 (534)

Indonesia 417 617 695 404

Sắn lát & Bã sắn 2.848 4,411 4.411 2.927

Trung Quốc 1.214 4..237 4.284 2.876

Hàn Quốc 480 111 35 0

EU 789 17 0 0

Nguồn: Thai Tapioca Trade Association (TTTA), FAO.

Giá thành sắn củ ở Thái Lan (USD/tấn) (từ tháng 10/2008 đến 10/2011)