5
Nhóm dịch sách giáo dục Chương 2: Phương pháp dạy ly sinh viên làm trng tâm có nhng vấn đề gì ? Tác gi: Laura L. Harris và Jill Clutter Võ ThHà phng dịch, lược dch, tng hp tQuyn "Pharmacy Education - What matters in learning and teaching" ca Lynne M. Sylvia, Judith T. Barr Nhóm dch sách giáo dc: https://www.facebook.com/groups/739767406098392/ Gii thiu Trong chương 1, bạn đã được gii thiu vmi liên hgia dy và hc. Bn biết rng mt người thy giỏi là người thy tp trung vào vic hc của sinh viên trước nhất. Chương này sẽ giúp bn hiu và áp dng ca lý thuyết giáo dc vnhn thc (cognitive educational theories) phong cách hc (learning style) vào các bui hc trong lp, bui thực hành hay đi lâm sàng để to một môi trường hc ly trng tâm là sinh viên. Theo mt ngôn ngđơn giản, có thdin gii skhác nhau gia giáo dc lấy người thy làm trng tâm (educator-center education: ECE) giáo dc lấy người hc làm trng tâm (learner-center education: LCE) là schuyn dch t"dy như thế nào" sang "làm thế nào để thúc đẩy vic hc". LCE được định nghĩa đơn giản là "một phương pháp giảng dy mà trong đó sinh viên ảnh hưởng đến ni dung, các hoạt động, tài liệu, phương tiện, và tốc độ ca vic hc". Để thc hiện được điều này thì cn sthay đổi vvai trò của người thy và cân bng quyn lc (power balance) trong lp hc. Sinh viên scn có vai trò chđộng hơn trong việc hc ca h, tchu trách nhim vstrưởng thành của mình. Người thy bt buc phi hiu vsphát trin nhn thc và phong cách học ưa thích của sinh viên để thiết kế vic dạy được tốt hơn. Dù mong mun có sphát trin nhn thc mức độ cao, nhưng cần hiu rng sphát trin nhn thc thp sinh viên không đồng nghĩa là sinh viên đó thiếu thông minh. Điều này cũng tương tự vi phong cách hc. Khnăng thông minh là điều gì đó mà người thy không ththay đổi được; trong giáo dc, thông minh không phải là điều giáo dc tp trung vào. Thay vào đó, giáo dục nên tp trung vào vic thách thc sinh viên phát trin các mc nhn thc cao hơn cũng như khả năng sử dng tt ccác phong cách học, và xem nó độc lp vi sthông minh ca sinh viên. Ví d, mt trnh5 tui vào mẫu giáo được đánh giá là rất thông minh thông qua test vtrí thông minh. Nhưng mức độ phát trin nhn thc và phong cách hc thì chưa trưởng thành, như trẻ không chu tha hip, ngại thay đổi, vn tvng hn chế, không có khnăng giải quyết các vấn đề phc tp. Mục đích của giáo dc là thách thức đứa trđể trthành mt sinh viên phát trin các kĩ năng như kĩ năng về tha hiệp, tính linh động, khnăng giáo tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề. Để làm được điều này cn có hiu biết vsphát trin nhn thc (cognitive development). Chương này sẽ gii thiu vcác lý thuyết giúp bn xây dng một môi trường hc ly sinh viên làm trng tâm. Vic áp dng các lý thuyết này vào thc tế là mt công vic phc tp. Và mục đích của chúng tôi là mun cung cp cho các bn mt nn tng kiến thc vcác lý thuyết để các bn táp dng cho mục đích riêng của mình.

Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì

Nhóm dịch sách giáo dục

Chương 2: Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì ?

Tác giả: Laura L. Harris và Jill Clutter

Võ Thị Hà phỏng dịch, lược dịch, tổng hợp từ Quyển "Pharmacy Education - What matters in

learning and teaching" của Lynne M. Sylvia, Judith T. Barr

Nhóm dịch sách giáo dục: https://www.facebook.com/groups/739767406098392/

Giới thiệu

Trong chương 1, bạn đã được giới thiệu về mối liên hệ giữa dạy và học. Bạn biết rằng một

người thầy giỏi là người thầy tập trung vào việc học của sinh viên trước nhất. Chương này sẽ

giúp bạn hiểu và áp dụng của lý thuyết giáo dục về nhận thức (cognitive educational theories)

và phong cách học (learning style) vào các buổi học trong lớp, buổi thực hành hay đi lâm

sàng để tạo một môi trường học lấy trọng tâm là sinh viên.

Theo một ngôn ngữ đơn giản, có thể diễn giải sự khác nhau giữa giáo dục lấy người thầy làm

trọng tâm (educator-center education: ECE) và giáo dục lấy người học làm trọng tâm

(learner-center education: LCE) là sự chuyển dịch từ "dạy như thế nào" sang "làm thế nào để

thúc đẩy việc học". LCE được định nghĩa đơn giản là "một phương pháp giảng dạy mà trong

đó sinh viên ảnh hưởng đến nội dung, các hoạt động, tài liệu, phương tiện, và tốc độ của việc

học". Để thực hiện được điều này thì cần sự thay đổi về vai trò của người thầy và cân bằng

quyền lực (power balance) trong lớp học. Sinh viên sẽ cần có vai trò chủ động hơn trong việc

học của họ, tự chịu trách nhiệm về sự trưởng thành của mình. Người thầy bắt buộc phải hiểu

về sự phát triển nhận thức và phong cách học ưa thích của sinh viên để thiết kế việc dạy được

tốt hơn.

Dù mong muốn có sự phát triển nhận thức ở mức độ cao, nhưng cần hiểu rằng sự phát triển

nhận thức thấp ở sinh viên không đồng nghĩa là sinh viên đó thiếu thông minh. Điều này cũng

tương tự với phong cách học. Khả năng thông minh là điều gì đó mà người thầy không thể

thay đổi được; trong giáo dục, thông minh không phải là điều giáo dục tập trung vào. Thay

vào đó, giáo dục nên tập trung vào việc thách thức sinh viên phát triển các mức nhận thức cao

hơn cũng như khả năng sử dụng tất cả các phong cách học, và xem nó độc lập với sự thông

minh của sinh viên. Ví dụ, một trẻ nhỏ 5 tuổi vào mẫu giáo được đánh giá là rất thông minh

thông qua test về trí thông minh. Nhưng mức độ phát triển nhận thức và phong cách học thì

chưa trưởng thành, như trẻ không chịu thỏa hiệp, ngại thay đổi, vốn từ vựng hạn chế, không

có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Mục đích của giáo dục là thách thức đứa trẻ để nó

trở thành một sinh viên phát triển các kĩ năng như kĩ năng về thỏa hiệp, tính linh động, khả

năng giáo tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề. Để làm được điều này cần có hiểu biết về sự phát

triển nhận thức (cognitive development).

Chương này sẽ giới thiệu về các lý thuyết giúp bạn xây dựng một môi trường học lấy sinh

viên làm trọng tâm. Việc áp dụng các lý thuyết này vào thực tế là một công việc phức tạp. Và

mục đích của chúng tôi là muốn cung cấp cho các bạn một nền tảng kiến thức về các lý thuyết

để các bạn tự áp dụng cho mục đích riêng của mình.

Page 2: Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì

Nhóm dịch sách giáo dục

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng miêu tả về các phạm vi của việc học (domains of learning) gồm

nhận thức (cognitive), vận động (psychomotor), và cảm xúc (affective). Hệ thống phân loại

của Boom (Boom's taxonomy) được giới thiệu như một dụng cụ để thiết kế việc học và đánh

giá theo mức độ khó tăng dần. Sau đó, chúng tôi sẽ giới thiệu hai lý thuyết về nhận thức được

dùng phổ biến là "Sơ đồ của Perry về phát triển đạo đức và thông minh" (Perry's Schemes of

Intellectual and Ethical Development) và "Mô hình nhận định phản tỉnh của Kitchner và

King" (Kitchner and King's Reflective Judgment Model). Chúng ta cùng tìm hiểu các phong

cách học theo "Các phong cách học của Felder và của dược sĩ Austin (Felder's Dimensions of

Learning Style and Austin's Pharmacists' Inventory of Learning Styles) và các ảnh hưởng của

chúng lên việc học. Và cuối cùng, chúng ta sẽ giới thiệu một mô hình tổng hợp tất cả các lý

thuyết đã giới thiệu trước đó. Mô hình tổng hợp này giúp đơn giản hóa việc xây dựng một

môi trường học lấy sinh viên làm trọng tâm.

Chương này nhằm cung cấp cho bạn những công cụ để trả lời các câu hỏi sau:

- Con người học về các lĩnh vực nhận thức, vận động, cảm xúc như thế nào ?

- Làm thế nào người thầy có thể áp dụng Hệ thống Bloom để phát triển một chiến thuật dạy

nhằm thúc đẩy việc học ?

- Những kĩ thuật dạy nào bạn có thể sử dụng để thách thức sinh viên trong các lĩnh vực nhận

thức, vận động và cảm xúc ?

- Những khuôn mẫu lý thuyết và phát kiến nào người thầy có thể sử dụng để thách thức sự

trưởng thành của sinh viên ?

- Những mô hình và công cụ lý thuyết nào người thầy có thể dùng để làm quen với các phong

cách học khác nhau?

- Sự khác nhau về thế hệ ảnh hưởng đến việc dạy và học như thế nào ?

- Làm sao bạn có thể áp dụng các khuôn mẫu và phát kiến khác nhau giới thiệu trong chương

này cho việc dạy của bạn ?

Giả định một tình huống như sau: Bạn vừa được nhận làm giảng viên của một khoa dược lâm

sàng, của một trường đại học dược. Và trong tuần đầu tiên làm việc bạn nghe đến các thuật

ngữ sau từ các đồng nghiệp: sư phạm, các lĩnh vực học, chiến thuật đánh giá...Và bạn nhận ra

có rất nhiều thứ bạn không biết và cần phải học. Nhưng bạn nên bắt đầu học từ đâu ? Làm sao

bạn có thể dạy người khác cách học khi mà bạn không biết gì về việc học ?

Việc học gồm những lĩnh vực nào ? (domains of learning)

Trong chương 1, việc học được miêu tả như vừa là một quá trình (process) vừa là kết quả

(outcome). Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận về việc xem việc học như một quá trình.

Chúng ta cần hiểu sinh viên học như thế nào và học có những lĩnh vực nào. Lý thuyết giáo

dục kiến tạo (constructivism) ủng hộ ý kiến rằng việc học là một quá trình bên trong (internal

process) mà mỗi cá nhân phát triển các kết nối trí tuệ (mental scaffolding) để từ đó xây dựng

một kiến thức mới (new knowledge). Dựa trên lý thuyết này, việc học không đạt được thông

Page 3: Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì

Nhóm dịch sách giáo dục

qua việc truyền thụ kiến thức từ người thầy sang người học. Mà nó đạt được thông qua một

quá trình tiếp thu phức tạp trong đó người học dùng các nhận thức, ý tưởng, hiểu biết đã biết

trước đó dựa trên kinh nghiệm sống kết hợp với các thông tin mới thu nhận qua việc học để

xây dựng kiến thức mới (Hình 2.1).

Hình 2.1. Ảnh hưởng lên việc học

Năm 1956, Bloom đã đề ra 3 lĩnh vực của việc học: nhận thức (cognitive), vận động

(psychomotor), và cảm xúc (affective). Bloom dã đưa ra một sự phân loại chi tiết (taxonomy)

các lĩnh vực học theo 3 nhóm lớn này. Phân loại này phân chia theo mức độ tăng dần về sự

phức tạp trong mỗi lĩnh vực học (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Ba lĩnh vực học

Độ khó Nhận thức Vận động Cảm xúc

1 Nhớ

(nhớ lại, nhận biết)

Bắt chước

(Mô hình hóa)

Ghi nhận

(nghe, hỏi, đáp lại)

2 Hiểu

(Diễn giải, giải thích)

Thao tác

(Thực hành, dạy

nghề)

Trả lời

(Tham gia)

3 Ứng dụng

(Thực hiện , tiến hành)

Chính xác

(Thành thạo dần)

Xác định giá trị

(Chia sẽ niềm tin)

4 Phân tích

(Tổ chức, phân bố)

Phối hợp

(Phối hợp các kĩ

năng)

Tổ chức hóa

(đạo đức nghề

nghiệp)

5 Tạo

(Tạo ra, lên kết hoạch)

Tự nhiên hóa

(Thực hiện kĩ năng

một cách tự nhiên, vô

thức)

Giá trị nội tại

(tự lực, tinh thần hợp

tác)

6 Đánh giá

(Bình luận)

Ngày nay, nhiều người thầy dùng hệ thống phân loại này để đề ra mục tiêu của việc học và

những năng lực giáo dục đòi hỏi để có thể hành nghề sau khi sinh viên ra trường.

Lĩnh vực nhận thức liên quan đến việc đạt được kiến thức và những kĩ năng trí tuệ. Lĩnh vực

nhận thức gồm có 6 mức độ theo độ khó tăng dần: (1) ghi nhớ những thông tin mới, (2) hiểu

và diễn giải những thông tin mới, (3) ứng dụng thông tin mới vào một tình huống cụ thể, (4)

phân tích hoặc tổ chức thông tin mới dưới dạng có thể sử dụng được, (5) tạo hoặc lên kế

Học thông qua

thực nghiệm

Kinh nghiệm cá nhân

Kinh nghiệm lâm sàng Lớp học/phòng thí nghiệm

Page 4: Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì

Nhóm dịch sách giáo dục

hoạch dựa trên những thông tin mới, (6) đánh giá, bình luận thông tin mới dựa trên bằng

chứng.

Lĩnh vực vận động liên quan đến kĩ năng thao tác. Chúng bao gồm 5 mức độ theo thứ tự tăng

dần: (1) bắt chước, mô phỏng lại kĩ năng mới, (2) thao tác, thực hành kĩ năng mới, (3) đạt

được sự chính xác và thuần thục không ngừng kĩ năng mới, (4) phối hợp kĩ năng mới với các

kĩ năng cũ, (5) dùng kĩ năng mới thuần thục một cách vô thức.

Lĩnh vực cảm xúc bao gồm 5 mức độ liên quan đến thái độ, giá trị, niềm tin của người học,

gồm: (1) ghi nhận, lắng nghe, và đặt câu hỏi về thông tin mới, (2) phản hồi và tham gia vào

việc dùng các thông tin mới, (3) đề cao giá trị của thông tin mới và bắt đầu xây dựng quan

điểm, niềm tin cá nhân từ thông tin mới, (4) tổ chức các giá trị và niềm tin thành một hệ thống

giá trị, niềm tin, (5) chuyển hóa thông tin mới thành giá trị và niềm tin cá nhân. Thường trong

giảng dạy, người thầy thường bỏ quên lĩnh vực này, nhưng lĩnh vực cảm xúc là lĩnh vực quan

trọng nhất của việc học bởi vì lĩnh vực này khuyến khích sinh viên trở thành một người hành

nghề luôn suy nghĩ phản tỉnh chính mình về giá trị, niềm tin nghề nghiệp (reflective

practionner).

Table 2.2. Ứng dụng các lĩnh vực học vào việc dạy sinh viên về đánh giá huyết áp

Nhận thức Vận động Cảm xúc

1. Định nghĩa huyết áp bình

thường

1. Hướng dẫn bệnh nhân

ngồi để việc đo huyết áp

được chính xác

1. Tự giới thiệu bản thân với

bệnh nhân

2. So sánh các loại huyết áp

bất thường

2. Đặt ống nghe, dây quánh

quanh tay bệnh nhân tích hợp

2. Xác định xem bệnh nhân

có câu hỏi nào không và có

hiểu về quá trình đo

3. Xác định huyết áp mục

tiêu ở bệnh nhân bình

thường, bệnh nhân đái tháo

đường, bệnh tim, bệnh thận

3. Chọn vị trí đặt dây quánh

quanh tay ở vị trí thích hợp

đối với trẻ em, người bình

thường, người béo phì.

3. Giải thích quá trình đo cho

bệnh nhân

4. Liệt kê các yếu tố ảnh

hưởng đến việc đo lường

huyết áp

4. Thể hiện sự đồng cảm, tôn

trọng bệnh nhân.

5. Xác định số lần đo huyết

áp cần thực hiện để việc đánh

giá được chính xác

Ứng dụng Hệ thống phân loại của Bloom vào việc dạy lấy sinh viên làm trọng tâm

- Có thể áp dụng Hệ thống phân loại của Bloom để thiết kế mục tiêu bài học, mục tiêu môn

học, hay mục tiêu của cả khóa đào tạo sinh viên. Theo logic, thì nên đi từ trên xuống, tức xác

định các lĩnh vực nhận thức, vận động và cảm xúc cần đạt được để sinh viên sau khi ra trường

có thể hành nghề được; từ đó đựa trên các yêu cầu này để thiết kế mục tiêu của các năm học,

các môn học, các bài học.

- Thông thường, việc xác định mục tiêu lần lượt trong các năm học cũng đi theo mức độ khó

tăng dần như những năm đầu thì chú trọng đến khả năng ghi nhớ, hiểu (nhận thức), bắt

Page 5: Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì

Nhóm dịch sách giáo dục

chước, thực hành (vận động); ghi nhận, lắng nghe, đặt câu hỏi (cảm xúc). Đến các năm cao

hơn thì đòi hỏi sinh viên mức độ cao hơn như áp dụng, tổng hợp, đánh giá (nhận thức); phối

hợp, thuần thục (vận động); có giá trị, niềm tin nghề nghiệp của riêng mình (cảm xúc). Điều

này cũng đúng cho việc thiết kế nội dung hay tiến hành của một bài học hay môn học: ví dụ,

phần đầu thường tập trung cung cấp kiến thức, thông tin; đến phần cuối của bài học thì yêu

cầu sinh viên tổng hợp, đánh giá, áp dụng, bình luận.