77
CHUYÊN ĐỀ 3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Chuyen de 3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyen de 3

CHUYÊN ĐỀ 3

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG

MỨC ĐẦU TƯ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU

QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH

Page 2: Chuyen de 3

2

CHUYÊN ĐỀ 3: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Phương pháp xác định tổng mức đầu

tư của dự án

2. Phương pháp xác định suất vốn đầu tư

3. Phương pháp xác định chỉ số giá

4. Phương pháp xác định hiệu quả đầu tư

của dự án

5. Phương pháp đánh giá rủi ro và hiệu

quả của dự án

Page 3: Chuyen de 3

3

1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án

1. Tổng mức đầu tư là gì?

2. Một dự án ĐTXDCT có mấy giai đoạn

đầu tư? =>Tổng mức đầu tư được

xác định trong giai đoạn nào của

quá trình đầu tư?

3. Một công trình XD có mấy bước thiết

kế? =>Tổng mức đầu tư được xác

định ở bước thiết kế nào?

4. Có bao nhiêu cách xác định TMĐT?

Page 4: Chuyen de 3

4

1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án

1. Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

2. Có 3 giai đoạn đầu tư =>Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

3. Một công trình XD có thể được thiết kế theo 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước =>Tổng mức đầu tư được xác định ở bước thiết kế đầu tiên.

4. Có 4 cách xác định TMĐT

Page 5: Chuyen de 3

5

1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án

1.1. Phương pháp xác định theo thiết kế

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau:

V = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP

Trong đó:

+ V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.

+ GXD: Chi phí xây dựng của dự án.

+ GTB: Chi phí thiết bị của dự án.

+ GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư.

+ GQLDA: Chi phí quản lý dự án.

+ GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.

+ GK: Chi phí khác của dự án.

+ GDP: Chi phí dự phòng.

Page 6: Chuyen de 3

6

1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự ánXác định chi phí xây dựng (GXD)

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được tính theo công thức:

GXD = GXD1 + GXD2 + ... + GXDn

Trong đó: n là số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. GXDi: Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình thứ i của dự án, GXDi được tính như sau:

m

GXD = ( ∑ QXDj x Dj + GQXDK ) x (1+TGTGT-XD)

j=1

Trong đó:

+ m: Số công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phân kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình thuộc DA.

+ j: Số thứ tự công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j =1÷ m).

+ QXDj: Khối lượng công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.

+ Dj: Đơn giá công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ đơn giá theo bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ, hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp đầy đủ. Trường hợp Dj là đơn giá xây dựng không đầy đủ thì chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình được hướng dẫn chi tiết ở chuyên đề 6.

+ GQXDK: Chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/ bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu/ tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình.

+ TGTGT-XD: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng.

Page 7: Chuyen de 3

7

1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án

Chi phí thiết bị bằng phương pháp lập dự toán

Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công) ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định theo công thức:

GTB = GMS + GLĐ + GĐT

Trong đó:

+ GMS: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ.

+ GLĐ: Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.

+ GĐT: Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Page 8: Chuyen de 3

8

Chi phí thiết bị bằng phương pháp lập dự toán

Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ n

GSTB = Σ [QiMi x (1 + TiGTGT-TB)]

i=1

Trong đó:

+ Qi: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị thứ i (i=1 ÷ n).

+ Mi: giá tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị thứ i, được xác định theo công thức:

M = Gg + Cvc + CBX + Clk + Cbq + T

+ TiGTGT-TB: Mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại TB thứ i

Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của của công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện.

Đối với các loại thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí cho loại thiết bị này thực hiện theo nguyên tắc, phương pháp tại chuyên đề 6 bao gồm các nội dung như đã nói ở trên.

Page 9: Chuyen de 3

9

Chi phí thiết bị bằng phương pháp lập dự toán

Chi phí đào tạo và chuyển giao công

nghệ được tính bằng cách lập dự

toán tuỳ theo đặc điểm cụ thể của

từng dự án.

Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm,

hiệu chỉnh được lập dự toán như

đối với chi phí xây dựng hướng dẫn

tại mục 6.2.2.1 của chuyên đề 6 .

Page 10: Chuyen de 3

10

Chi phí thiết bị bằng phương pháp khác

Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về

thiết bị, dây chuyền công nghệ của nhà sản xuất hoặc đơn

vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án có

thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng

thiết bị đồng bộ này.

Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất,

đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi

phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất chi phí

thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng

lực phục vụ của công trình.

Page 11: Chuyen de 3

11

1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án

Xác định chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng và

tái định cư

Chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư

(GGPMB) được xác định theo khối lượng phải bồi

thường, tái định cư của dự án và các qui định hiện

hành của Nhà nước về giá bồi thường, tái định cư

tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp

có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.

Page 12: Chuyen de 3

12

1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án

Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

và các chi phí khác của dự án

Các chi phí như chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây

dựng (GTV) và chi phí khác (GK) được xác định bằng cách lập dự

toán (Chuyên đề 6) hoặc tính theo định mức tỷ lệ phần trăm (%).

Hoặc tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời

gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) có thể được

ước tính từ 10÷15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị

của dự án.

Vốn lưu động ban đầu (VLD) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh)

và lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (LVay) (đối với dự án

có sử dụng vốn vay) thì tùy theo điều kiện cụ thể, tiến độ thực

hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định.

Page 13: Chuyen de 3

13

1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự ánXác định chi phí dự phòng của dự án

Đối với dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm:

GDP = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK) x 10%

Đối với các dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm: GDP = GDP1 + GDP2

Trong đó:

+ GDP1: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh:

GDP1 = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK ) x 5%

+ GDP2: Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá:

GDP2 = (V’ - Lvay) x (IXDbq )

Trong đó:

V’: Tổng mức đầu tư chưa có dự phòng.

IXDbq: Chỉ số giá xây dựng bình quân.

±ΔIXD: Mức dự báo biến động giá khác so với chỉ số giá xây dựng bình quân đã tính.

Page 14: Chuyen de 3

14

1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án

1.2. Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng

của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư

xây dựng công trình

Trường hợp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất

sử dụng của công trình thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí

xây dựng (SXD) và suất chi phí thiết bị (STB) hoặc giá xây dựng

tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng cho từng công trình

thuộc dự án và tổng mức đầu tư của dự án được xác định theo

công thức:

V = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP

Page 15: Chuyen de 3

15

1.2. Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình

Xác định chi phí xây dựng của dự án

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình (GXDi) được xác định như sau:

GXDi = SXD x N + GCT-SXD

Trong đó:

+ SXD: Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ/ hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.

+ GCT-SXD: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.

+ N: Diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.

Page 16: Chuyen de 3

16

1.2. Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình

Xác định chi phí thiết bị của dự án

Chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GTBi) được xác định theo công thức sau:

GTB = STB x N + GCT-STB

Trong đó:

+ STB: Suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ hoặc tính cho một đơn vị diện tích của công trình thuộc dự án.

+ GCT-STB: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị của công trình thuộc dự án.

Page 17: Chuyen de 3

17

1.2. Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình

Các chi phí khác gồm:

Chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định như hướng dẫn.

Page 18: Chuyen de 3

18

1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án

1.3. Phương pháp xác định theo số liệu của các công

trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự

đã thực hiện

Các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự

là những công trình xây dựng có cùng loại, cấp công

trình, qui mô, công suất của dây chuyền thiết bị, công

nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.

Tuỳ theo tính chất, đặc thù của các công trình xây dựng có chỉ

tiêu kinh tế- kỹ thuật tương tự đã thực hiện và mức độ

nguồn thông tin, số liệu của công trình có thể sử dụng

một trong các cách sau đây để xác định tổng mức đầu

tư cuả dự án.

Page 19: Chuyen de 3

19

1.3. Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện

a. Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức:

n n

V = ∑ GCTTTi x Ht x HKV ± ∑GCT-CTTTi

i=1 i=1

Trong đó:

+ GCTTTi: Chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i của dự án (i=1÷ n).

+ Ht: Hệ số qui đổi về thời điểm lập dự án.

+ Hkv: Hệ số qui đổi về địa điểm xây dựng dự án.

+ GCT-CTTTi: Những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i.

Page 20: Chuyen de 3

20

1.3. Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện

b. Trường hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xây dựng

của các công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ

tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện chỉ có thể

xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của

các công trình và qui đổi các chi phí này về thời điểm

lập dự án thi trên cơ sở chi phí xây dựng và thiết bị của

dự án đã xác định được, các chi phí bồi thường giải

phòng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi

phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí

dự phòng được xác định tương tự như hướng dẫn.

Page 21: Chuyen de 3

21

1. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án

1.4. Phương pháp kết hợp để xác định tổng

mức đầu tư

Đối với các dự án có nhiều công trình, tuỳ theo

điều kiện cụ thể của dự án và nguồn số

liệu có được có thể vận dụng kết hợp các

phương pháp nêu trên để xác định tổng

mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng

công trình.

Page 22: Chuyen de 3

22

2. Phương pháp xác định suất vốn đầu tư

2.1. Một số vấn đề chung về suất

vốn đầu tư

2.2. Phương pháp xác định suất

vốn đầu tư XDCT

Page 23: Chuyen de 3

23

2.1. Một số vấn đề chung về suất vốn đầu tư

a. Khái niệm suất vốn đầu tư:

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí

xây dựng của công trình đầu tư tính trên một đơn

vị năng lực sản xuất hoặc phục vụ quy ước của

công trình đó. Chi phí xây dựng được tính vào

suất vốn đầu tư công trình bao gồm các chi phí

cần thiết cho việc xây dựng công trình từ khi có

chủ trương đầu tư đến khi đưa công trình vào

hoạt động

Page 24: Chuyen de 3

24

2.1. Một số vấn đề chung về suất vốn đầu tư

b. Ý nghĩa và vai trò của suất vốn đầu tư:

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình là một trong những chỉ tiêu kinh tế

- kỹ thuật tổng hợp quan trọng dùng để phục vụ:

- Việc lập kế hoạch đầu tư, quản lý vốn đầu tư và đánh giá phân tích

kinh tế tài chính dự án đầu tư của các nhà đầu tư.

- Căn cứ để xác định tổng mức đầu tư, phân tích, đánh giá và lựa chọn

phương án đầu tư trong giai đoạn lập dự án đầu tư.

- Dùng để đánh giá trình độ, năng lực của chủ đầu tư và đơn vị thi công

xây dựng, căn cứ để xem xét về mặt kinh tế của các giải pháp thiết

kế, các phương án xây dựng và các quá trình xây dựng nói chung.

Page 25: Chuyen de 3

25

2.1. Một số vấn đề chung về suất vốn đầu tư

c. Nội dung kinh tế của chỉ tiêu suất vốn đầu tư:

Chỉ tiêu suất vốn đầu tư xây dựng công trình được xác định bằng tỷ số

giữa tổng mức đầu tư xây dựng công trình và năng lực sản xuất

phục vụ của công trình tính theo thiết kế.

Công thức tổng quát:

Trong đó:

S: Suất vốn đầu tư của công trình xây dựng

V: Tổng mức đầu tư

N: Năng lực sản xuất hoặc phục vụ (công suất thiết kế)

N

VS =

Page 26: Chuyen de 3

26

2.1. Một số vấn đề chung về suất vốn đầu tư

d. Phân loại suất vốn đầu tư:

d1. Phân loại theo hình thức đầu tư:

- Suất vốn đầu tư xây dựng mới;

- Suất vốn đầu tư cải tạo, mở rộng;

- Suất vốn đầu tư chiều sâu.

d2. Phân loại theo loại công trình:

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình dân dụng;

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi;

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông;

- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

Page 27: Chuyen de 3

27

2.2. Phương pháp xác định suất vốn đầu tư XDCT

a. Các căn cứ tính toán suất vốn đầu tư

- Các văn bản quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng;

- Quy chuẩn xây dựng VN;

- Tiêu chuẩn thiết kế công trình xây dựng

- Các quy định hiện hành của Nhà nước về sử dụng lao động, vật tư, xe máy và các chi phí khác có liên quan ở thời điểm tính toán;

- Các quy định của Nhà nước có liên quan đối với từng loại công trình

- Các loại hồ sơ tài liệu của các công trình xây dựng

Page 28: Chuyen de 3

28

2.2. Phương pháp xác định suất vốn đầu tư XDCT

b. Hồ sơ tài liệu:

- Các báo cáo đầu tư, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật - Dự toán

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - Dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công – Tài liệu quyết toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Các tài liệu điều chỉnh về thiết kế, dự toán (nếu có)

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có)

Page 29: Chuyen de 3

29

2.2. Phương pháp xác định suất vốn đầu tư XDCT

c. Các bước tiến hành xác định suất vốn đầu tư:

+ Xác định danh mục các công trình xây dựng và thu thập số liệu các công trình xây dựng

+ Xử lý số liệu và tính toán suất vốn đầu tư

+ Hoàn thiện kết quả tính toán suất vốn đầu tư công trình lựa chọn:

- Tiến hành biên soạn suất vốn đầu tư

- Lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức chuyên gia

- So sánh các suất vốn đầu tư đã tính toán

- Hoàn thiện lại suất vốn đầu tư

Page 30: Chuyen de 3

30

3. Phương pháp xác định chỉ số giá

3.1. Khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng của chỉ số giá

Chỉ số giá xây dựng được biểu thị bằng tỷ số giữa giá xây dựng

tại thời điểm so sánh với giá xây dựng tại thời điểm đựợc

chọn làm thời điểm gốc. Do đó Chỉ số giá xây dựng phản

ánh mức độ biến động (tăng hoặc giảm) của giá xây dựng

công trình qua các thời kỳ.

Chỉ số giá xây dựng là một trong những công cụ quản lý có hiệu

quả giúp các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng

có căn cứ để xác định hợp lý vốn mức đầu tư, làm cơ sở

cho việc xác định đúng dự toán, xác định giá gói thầu trong

quá trình lập, quản lý, thực hiện dự án.

Page 31: Chuyen de 3

31

Một số khái niệm

– Chỉ số giá xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian.

– Thời điểm gốc là thời điểm được chọn làm gốc để so sánh. Các cơ cấu chi phí xây dựng được xác định tại thời điểm này.

– Thời điểm so sánh là thời điểm cần xác định các chỉ số giá so với thời điểm gốc hoặc so với thời điểm so sánh khác.

– Công trình đại diện để xác định chỉ số giá xây dựng là các công trình xây dựng mới, có tính năng phục vụ phù hợp với phân loại công trình, được xây dựng theo quy trình công nghệ thi công phổ biến, sử dụng các loại vật liệu xây dựng thông dụng.

– Chỉ số giá phần xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí xây dựng của công trình theo thời gian.

Page 32: Chuyen de 3

32

Một số khái niệm

– Chỉ số giá phần thiết bị là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí thiết bị của công trình theo thời gian.

– Chỉ số giá phần chi phí khác là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động các khoản mục chi phí khác của công trình theo thời gian.

– Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí vật liệu xây dựng trong chi phí trực tiếp của cơ cấu dự toán theo thời gian.

– Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp của cơ cấu dự toán theo thời gian.

– Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của cơ cấu dự toán theo thời gian.

Page 33: Chuyen de 3

33

3. Phương pháp xác định chỉ số giá

3.2 Phân loại chỉ số giá xây dựng

1. Chỉ số giá xây dựng công trình

Chỉ số giá xây dựng công trình là chỉ số giá tính cho một nhóm công trình hoặc một loại công trình xây dựng.

2. Các chỉ số giá xây dựng theo cơ cấu chi phí

Các chỉ số giá xây dựng theo cơ cấu chi phí là các chỉ số giá tính theo cơ cấu chi phí của tổng mức đầu tư, gồm các chỉ số như: Chỉ số giá phần xây dựng, chỉ số giá phần thiết bị và chỉ số giá khoản mục chi phí khác.

3. Các chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí

Các chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí là các chỉ số giá tính theo yếu tố chi phí của dự toán xây dựng công trình, gồm các chỉ số như: Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, chỉ số giá nhân công xây dựng công trình và chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình.

Page 34: Chuyen de 3

34

3.3. Nguyên tắc và phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng

1. Nguyên tắc tính toán chung

a. Các chỉ số giá xây dựng được tính bình quân cho từng nhóm công trình hoặc công trình, theo khu vực và dựa trên các căn cứ sau:

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt nam;

- Phân loại, cấp công trình theo qui định hiện hành.

- Các chế độ chính sách, quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, sử dụng lao động, vật tư, xe máy thi công và các chi phí khác liên quan tại các thời điểm tính toán;

- Mặt bằng giá tại các thời điểm tính toán.

b. Đối với chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư ((nếu có)) thì tùy theo điều kiện cụ thể của dự án để xem xét và tính toán, trường hợp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 1% trong tổng chi phí công trình thì có thể không xét tới hoặc hệ số biến động của chi phí này được coi bằng 1.

Page 35: Chuyen de 3

35

3.3. Nguyên tắc và phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng

1. Nguyên tắc tính toán chung

c. Chỉ số giá phần chi phí khác xem xét sự biến động của các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác (gọi tắt là chi phí khác) của dự án như: Chi phí lập dự án đầu tư, chi phí khảo sát, chi phí thiết kế, chi phí quản lý dự án,... Đối với các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 1,5% trong tổng chi phí khác của dự án thì có thể không xét tới hoặc hệ số biến động của chi phí này được coi bằng 1.

d. Số lượng công trình đại diện cần lựa chọn để tính toán các chỉ số giá xây dựng cho mỗi loại công trình tối thiểu là 2 công trình. Trường hợp đối với loại công trình xây dựng mà chỉ có một (01) công trình duy nhất thì sử dụng công trình đó làm công trình đại diện để tính toán.

e. Cơ cấu chi phí để xác định các chỉ số giá xây dựng lấy theo cơ cấu dự toán chi phí phù hợp với các quy định quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng công trình. Các cơ cấu chi phí này được tổng hợp từ các số liệu thống kê, sử dụng cố định để xác định chỉ số giá xây dựng trong khoảng thời gian 5 năm.

g. Đơn vị tính chỉ số giá xây dựng là phần trăm (%).

Page 36: Chuyen de 3

36

3.3. Nguyên tắc và phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng

2. Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng công trình

Quy trình xác định chỉ số giá xây dựng thường qua 3 giai đoạn:

Bước 1:

- Lựa chọn công trình đại diện;

- Thu thập các số liệu, dữ liệu cần thiết phục vụ tính toán

Page 37: Chuyen de 3

37

3.3. Nguyên tắc và phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng

2. Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng công trình

Bước 2:

Lựa chọn thời điểm tính toán; xử lý số liệu, xác định các cơ cấu chi phí

- Thời điểm tính toán

- Xử lý số liệu và xác định các chi phí tại thời điểm gốc

+ Chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác

+ Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công

+ Giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây dựng

+ Giá nhân công xây dựng

+ Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

Page 38: Chuyen de 3

38

3.3. Nguyên tắc và phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng

2. Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng công trình

Bước 2:

Lựa chọn thời điểm tính toán; xử lý số liệu, xác định các cơ cấu chi phí

- Xác định các cơ cấu chi phí của công trình đại diện

+ Tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác

+ Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng

+ Tỷ trọng chi phí bình quân của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ

+ Tỷ trọng bình quân chi phí nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu k

Page 39: Chuyen de 3

39

3.3. Nguyên tắc và phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng

2. Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng công trình

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựng

- Xác định các chỉ số giá theo yếu tố chi phí

+ Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình

+ Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình

+ Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình

- Xác định các chỉ số giá xây dựng theo cơ cấu chi phí

+ Chỉ số giá phần xây dựng

+ Chỉ số giá phần thiết bị công trình

+ Chỉ số giá phần chi phí khác

- Xác định chỉ số giá xây dựng công trình

Page 40: Chuyen de 3

40

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựng

a. Xác định các chỉ số giá theo yếu tố chi phí

a1. Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình (KVL)

Trong đó: Pvlj: Tỷ trọng chi phí bình quân của loại vật liệu xây dựng chủ yếu

thứ j trong tổng chi phí các loại vật liệu xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;

Kvlj: Chỉ số giá loại vật liệu xây dựng thứ j;m : Số loại vật liệu xây dựng chủ yếu.

Givlj: Chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của

công trình đại diện i.» Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu được quy định

cho từng loại hình công trình xây dựng

VLj

m

1jvljVL KPK ∑

=

=

∑=

= m

1j

ivlj

ivlji

vlj

G

GP

Page 41: Chuyen de 3

41

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựng

a. Xác định các chỉ số giá theo yếu tố chi phí

a1. Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình (KVL)

Chỉ số giá loại vật liệu xây dựng (Kvlj) được tính bằng bình quân

các chỉ số giá của các loại vật liệu xây dựng có trong nhóm vật liệu đó.

Chỉ số giá của từng loại vật liệu trong nhóm được xác định bằng tỷ số giữa giá bình quân đến hiện trường của loại vật liệu xây dựng đó tại thời điểm so sánh so với thời điểm gốc.

Giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây dựng được xác định trên cơ sở giá vật liệu của thị trường hoặc báo giá của nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng của công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự đã sử dụng và xác định theo phương pháp tính toán giá vật liệu đến hiện trường do cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn.

Page 42: Chuyen de 3

42

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựng

a. Xác định các chỉ số giá theo yếu tố chi phí

a2. Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình (KNC)

Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình xác định bằng tỷ số giữa tiền lương ngày công bậc thợ bình quân tại thời điểm so sánh với thời điểm gốc.

Đối với công trình xây dựng dân dụng bậc thợ bình quân là 3,5/7.

Đối với các công trình xây dựng khác bậc thợ bình quân là 4/7.

Đối với loại công trình xây dựng mà có bậc thợ bình quân chưa phù hợp với bậc thợ bình quân nêu trên thì tuỳ theo tính chất, điều kiện cụ thể của loại công trình xây dựng mà xác định bậc thợ bình quân cho phù hợp.

Giá nhân công xây dựng được xác định căn cứ theo mặt bằng giá của thị trường lao động phổ biến của từng khu vực hoặc mức tiền lương tối thiểu được cơ quan nhà nước, địa phương công bố và các chế độ phụ cấp theo ngành nghề tại thời điểm tính toán.

Page 43: Chuyen de 3

43

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựng

a. Xác định các chỉ số giá theo yếu tố chi phí

a3. Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình (KMTC)

Trong đó:

PMk: Tỷ trọng bình quân chi phí nhóm máy thi công xây dựng chủ

yếu thứ k trong tổng chi phí các nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;

KMk: Chỉ số giá ca máy thi công xây dựng của nhóm máy thi công

xây dựng chủ yếu thứ k của các công trình đại diện;

f: Số nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện.

Mk

f

1kMkMTC KPK ∑

==

Page 44: Chuyen de 3

44

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựng

a. Xác định các chỉ số giá theo yếu tố chi phí

a3. Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình (KMTC)

Trong đó:

PiMK: Tỷ trọng chi phi nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của

công trình đại diện thứ i;

GiMK : Chi phí nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của công

trình đại diện thứ i.

Các nhóm máy thi công xây dựng chủ yếu được quy định cho từng loại công trình xây dựng.

∑=

= f

1k

iMk

iMki

Mk

G

GP

Page 45: Chuyen de 3

45

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựng

a. Xác định các chỉ số giá theo yếu tố chi phí

a3. Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình (KMTC)

Chỉ số giá ca máy thi công xây dựng (KMK) được tính bằng bình

quân các chỉ số giá ca máy và thiết bị thi công của các loại máy và thiết bị thi công có trong nhóm.

Chỉ số giá ca máy và thiết bị thi công của từng loại máy và thiết bị thi công được xác định bằng tỷ số giữa giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng của loại máy và thiết bị thi công đó tại thời điểm so sánh so với thời điểm gốc.

Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng xác định theo phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công do Nhà nước hướng dẫn hoặc bảng giá ca máy do các cấp có thẩm quyền công bố, hoặc có thể áp dụng giá thuê máy trên thị trường.

Page 46: Chuyen de 3

46

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựngb. Xác định các chỉ số giá theo cơ cấu chi phí

b1. Chỉ số giá phần xây dựng:

IXD = ITT*H

Trong đó:

ITT: Chỉ số giá phần chi phí trực tiếp trong chi phí xây dựng của công trình đại diện;

Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu (PVL), nhân công (PNC), máy thi công xây dựng (PMTC) được xác định bằng bình quân của các tỷ trọng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng của các công trình đại diện lựa chọn (PVLi, PNVi, PMTCi).

MTCMTCNCNCVLVLTT xKPxKPxKPI ++=

TTi

VLiVLi G

GP =

TTi

NCiNCi G

GP =

TTi

MTCiMTCi G

GP =

Page 47: Chuyen de 3

47

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựng

b. Xác định các chỉ số giá theo cơ cấu chi phí

b1. Chỉ số giá phần xây dựng:

H: Hệ số các khoản mục chi phí còn lại trong chi phí xây dựng của công trình đại diện.

MTCCMNC

CNCVL

CVL

MMTC

MM

MNC

MNC

MVL

MVL

PHSPHSPHS

PHSPHSPHSH

++++

=

TT

VLVLMVL I

KPP =

TT

NCNCMVL I

KPP =

TT

MTCMTCMVL I

KPP =

Page 48: Chuyen de 3

48

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựng

b. Xác định các chỉ số giá theo cơ cấu chi phí

b2. Chỉ số giá phần thiết bị (ITB):

Trong đó: PSTB, PLĐ: Tỷ trọng bình quân chi phí mua sắm thiết bị chủ

yếu, chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó ((nếu có)) của các công trình đại diện lựa chọn;

KSTB, KLĐ: Hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, hệ số biến động chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó ((nếu có)) của các công trình đại diện lựa chọn.

Hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu được xác định bằng tỷ số giữa chi phí mua sắm thiết bị bình quân tại thời điểm so sánh với thời điểm gốc.

LĐLĐSTBSTBTB xKPxKPI +=

Page 49: Chuyen de 3

49

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựng

b. Xác định các chỉ số giá theo cơ cấu chi phí

b3. Chỉ số giá phần chi phí khác (ICPK)

Trong đó:

PKMKs : Tỷ trọng bình quân của khoản mục chi phí chủ yếu

thứ s trong tổng chi phí các khoản mục chủ yếu thuộc phần chi phí khác của các công trình đại diện;

KKMKs: Hệ số biến động chi phí của khoản mục chi phí chủ

yếu thứ s trong chi phí khác của các công trình đại diện;

e : Số khoản mục chi phí chủ yếu thuộc chi phí khác của các công trình đại diện.

KMKs

e

1sKMKsCPK KPI ∑

=

=

Page 50: Chuyen de 3

50

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựng

c. Xác định chỉ số giá xây dựng công trình (I)

I = PXDIXD + PTBITB+PCPKICPK

Trong đó:

PXD, PTB, PCPK : Tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng,

thiết bị, chi phí khác của các công trình đại diện lựa chọn;

Tổng các tỷ trọng bình quân nói trên bằng 1.

IXD, ITB, ICPK : Chỉ số giá phần xây dựng, phần thiết bị,

phần chi phí khác của công trình đại diện lựa chọn (Phương pháp xác định các chỉ số IXD, ITB, ICPK

xem ở các phần trên).

Page 51: Chuyen de 3

51

Bước 3: Xác định các chỉ số giá xây dựng

c. Xác định chỉ số giá xây dựng công trình (I)

Trong đó:

PXDi, PTBi, PCPKi: Tỷ trọng chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của công trình đại diện thứ i so víi tổng các chi phí này của công trình.

GXDi, GTBi, GCPKi: Chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của công trình đại diện thứ i;

GXDCTi: Dự toán của công trình đại diện thứ i.

XDCTi

XDiXDi G

GP =

XDCTi

TBiTBi G

GP =

XDCTi

CPKiCPKi G

GP =

Page 52: Chuyen de 3

52

4. Phương pháp xác định hiệu quả đầu tư của dự án

4.1. Khái niệm hoạt động đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án

4.2. Xác định các yếu tố làm căn cứ phân tích, tính toán kinh tế- tài chính dự án

4.3. Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án

4.4. Phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của dự án đầu tư

4.5. So sánh các kết quả và lựa chọn phương án

Page 53: Chuyen de 3

53

4.1. Khái niệm hoạt động đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án

Khái niệm về hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai. Không phân biệt hình thức thực hiện, nguồn gốc của vốn...mọi hoạt động có các đặc trưng nêu trên đều được coi là hoạt động đầu tư.

Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11: Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư.

Page 54: Chuyen de 3

54

4.1. Khái niệm hoạt động đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án

Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư

- Hoạt động bỏ vốn;

- Hoạt động có tính chất lâu dài;

- Hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước

mắt và lợi ích trong tương lai;

- Hoạt động mang nặng rủi ro,...

Page 55: Chuyen de 3

55

4.1. Khái niệm hoạt động đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án

Hiệu quả của dự án đầu tư

Hiệu quả của dự án đầu tư (DAĐT) là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án, được đặc trưng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết quả đạt được theo mục tiêu của dự án).

Page 56: Chuyen de 3

56

4.1. Khái niệm hoạt động đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án

Y/C Phân tích đánh giá hiệu quả dự án

- Đánh giá hiệu quả dự án trên tất cả các phương diện: Tài chính, Kinh tế - xã hội của dự án.

- Trình tự chung để thực hiện phân tích đánh giá hiệu quả dự án gồm: Xác định các tham số cần thiết cho việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả theo yêu cầu phương pháp luận; Tính toán các chỉ tiêu theo phương pháp thích hợp; và Phân tích, đánh giá hiệu quả theo các chỉ tiêu đo hiệu quả.

- Các chỉ tiêu kinh tế - tài chính và xã hội của DAĐT được phân thành hai nhóm: Các chỉ tiêu hịêu quả kinh tế- tài chính và Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Xác định những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án;

- Tính toán các chỉ tiêu đánh giá rủi ro;- Phân tích rủi ro.

Page 57: Chuyen de 3

57

4.2. Xác định các yếu tố làm căn cứ phân tích, tính toán tài chính dự án

1. Tổng mức đầu tư (xem mục 3.1 chuyên đề này)

2. Lập kế hoạch đầu tư

Kế hoạch đầu tư là danh mục các khoản chi phí cần thiết theo thời gian cho việc thực hiện dự án kể từ khi bắt đầu cho đến khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động. Hay kế hoạch đầu tư là kế hoạch bỏ vốn theo thời gian của dự án.

Page 58: Chuyen de 3

58

4.2. Xác định các yếu tố làm căn cứ phân tích, tính toán tài chính dự án

3. Lập kế hoạch hoạt động

Kế hoạch hoạt động của dự án thể hiện việc dự kiến mức huy động công suất/ năng lực phục vụ hàng năm của dự án và kế hoạch sản xuất, khai thác, cung ứng dịch vụ, cụ thể các yếu tố sản lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, dịch vụ tại mỗi thời điểm hoạt động.

Page 59: Chuyen de 3

59

4.2. Xác định các yếu tố làm căn cứ phân tích, tính toán tài chính dự án

4. Kế hoạch khấu hao và xử lý các khoản thu hồiKế hoạch trích khấu hao và xử lý các khoản thu hồi, thanh lý tài sản của dự án. Các quy định tính khấu hao đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác nhau. Các phương pháp tính khấu hao đối với các phương án phân tích hiệu quả kinh tế…

5. Vốn lưu động Khái niệm, nội dung, cơ cầu và phương pháp xác định vốn lưu

động (vốn lưu động ban đầu trong TMĐT, vốn lưu động hàng năm trong thời gian vận hành dự án,..).

6. Kế hoạch trả nợ - Nội dung, vai trò của việc lập Kế hoạch trả nợ, - Các căn cứ và phương pháp lập kế hoạch trả nợ của dự án, - Phân tích các kế hoạch trả nợ khác nhau ảnh hưởng đến hiệu

quả của dự án.

Page 60: Chuyen de 3

60

4.3. Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án

1. Báo cáo tài chính trong phân tích, đánh giá hiệu

quả dự án

Một số khái niệm cơ bản:

- Bản Báo cáo tài chính

- Các khoản thu (dòng tiền vào)

- Các khoản chi (dòng tiền ra)

- Cân đối các khoản thu- chi

Page 61: Chuyen de 3

61

4.3. Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính dự án

2. Xác định các chỉ tiêu tài chính DAĐT

Có nhiều chỉ tiêu kinh tế - tài chính được sử dụng trong phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án. Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính cơ bản được sử dụng trong phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án cần được đề cập đến là:

- Giá trị hiện tại ròng (NPV)

- Tỷ suất sinh lợi nội tại (IRR)

- Tỷ số lợi ích - chi phí (B/C)

- Thời gian hoàn vốn (Tth)

- Hệ số đảm bảo khả năng trả nợ (K)

- Điểm hòa vốn

Page 62: Chuyen de 3

62

4.4. Phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của dự án đầu tư

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư thì ngoài việc sử dụng các chỉ tiêu như đánh giá tài chính (tuy nhiên thành phần cũng như giá trị của dòng tiền Bt và Ct có khác trường hợp phân tích tài chính) thì còn đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:

- Mức đóng góp hàng năm cho ngân sách nhà nước của dự án

- Giải quyết thất nghiệp

- Mức nâng cao dân trí

- Tăng hay giảm tệ nạn xã hội

- Bảo vệ môi trường

Page 63: Chuyen de 3

63

4.5. So sánh các kết quả và lựa chọn phương án

Các nguyên tắc lựa chọn, so sánh các kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính khi lựa chọn phương án đầu tư hợp lý khi sử dụng các chỉ tiêu:

- Giá trị hiện tại ròng (NPV)

- Tỷ suất thu lợi nội tại (IRR)

- Tỷ số lợi ích - chi phí (B/C)

- Thời gian hoàn vốn (TH)

Page 64: Chuyen de 3

64

4.5. So sánh các kết quả và lựa chọn phương án

Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Bt: Doanh thu hàng năm của dự án đầu tư

Ct: Chi phí hàng năm của dự án đầu tư

r: Lãi suất tối thiểu chấp nhận được

n: Tuổi thọ của dự án đầu tư

t: Năm thứ t của dự án đầu tư

∑∑∑=== +

−=+

−+

=n

tttt

n

tt

tn

tt

t

r

CB

r

C

r

BNPV

001 )1(

)(

)1()1(

Page 65: Chuyen de 3

65

4.5. So sánh các kết quả và lựa chọn phương án

Sự khác nhau giữa Ct và chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm

Ct

Có vốn đầu tư ban đầu

Không có khấu hao

Có thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí sản xuất kinh doanh

Không có vốn đầu tư ban đầu

Có khấu hao

Không có thuế thu nhập doanh nghiệp

Page 66: Chuyen de 3

66

4.5. So sánh các kết quả và lựa chọn phương án

Tỷ suất thu lợi nội tại (IRR)

ra: Tỷ lệ lãi suất làm cho NPVa > 0

rb: Tỷ lệ lãi suất làm cho NPVb < 0

ba

aaba NPVNPV

NPVrrrIRR

−−+= )(

Page 67: Chuyen de 3

67

4.5. So sánh các kết quả và lựa chọn phương án

Tỷ số lợi ích - chi phí (B/C)

=

=

+

+= n

tt

t

n

tt

t

r

Cr

B

CB

0

1

)1(

)1(/

Page 68: Chuyen de 3

68

4.5. So sánh các kết quả và lựa chọn phương án

Thời gian hoàn vốn (TH)

0)1(

)(

0

=+−∑

=

HT

tttt

r

CB

Page 69: Chuyen de 3

69

4.6. Ví dụ phân tích, so sánh và lựa chọn phương án đầu tư

TT Chỉ tiêu Đơn vịGiá trị

Phương án 1 Phương án 2

1 Vốn đầu tư đồng 1.200.000.000 1.500.000.000

2Chi phí sản xuất kinh doanh hàng

năm không có khấu haođồng/nă

m 70.000.000 90.000.000

3 Thu nhập hàng nămđồng/nă

m 390.000.000 440.000.000

4 Giá trị thu hồi khi thanh lý đồng 60.000.000 75.000.000

5Thuế suất thuế thu nhập doanh

nghiệp % 28 28

6 Tuổi thọ của phương án năm 10 15

7 Lãi suất tối thiểu chấp nhận được % 15 15

Page 70: Chuyen de 3

70

4.6. Ví dụ PA1

Năm Vốn đầu tư

Thuế TNDN

Chi phí SXKD

Chi phí vận hành khai

thácThu nhập

Dòng tiền hiệu số thu chi

Hệ số chiết khấu

Giá trị hiện tại

0 1.200.000.000 1.200.000.000 -1.200.000.000 1,0000 -1.200.000.000

1 56.000.000 70.000.000 126.000.000 390.000.000 264.000.000 0,8696 229.565.217

2 56.000.000 70.000.000 126.000.000 390.000.000 264.000.000 0,7561 199.621.928

3 56.000.000 70.000.000 126.000.000 390.000.000 264.000.000 0,6575 173.584.285

4 56.000.000 70.000.000 126.000.000 390.000.000 264.000.000 0,5718 150.942.857

5 56.000.000 70.000.000 126.000.000 390.000.000 264.000.000 0,4972 131.254.658

6 56.000.000 70.000.000 126.000.000 390.000.000 264.000.000 0,4323 114.134.485

7 56.000.000 70.000.000 126.000.000 390.000.000 264.000.000 0,3759 99.247.379

8 56.000.000 70.000.000 126.000.000 390.000.000 264.000.000 0,3269 86.302.068

9 56.000.000 70.000.000 126.000.000 390.000.000 264.000.000 0,2843 75.045.277

10 56.000.000 70.000.000 126.000.000 433.200.000 307.200.000 0,2472 75.935.142

NPV= 135.633.297

Page 71: Chuyen de 3

71

4.6. Ví dụ PA2

Năm

Vốn đầu tư

Thuế TNDN

Chi phí SXKD

Chi phí vận hành khai

thácThu nhập

Dòng tiền hiệu số thu chi

Hệ số chiết khấu

Giá trị hiện tại

01.500.000.00

0 1.500.000.000 -1.500.000.000 1,0000 -1.500.000.000

1 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,8696 243.478.261

2 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,7561 211.720.227

3 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,6575 184.104.545

4 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,5718 160.090.909

5 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,4972 139.209.486

6 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,4323 121.051.727

7 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,3759 105.262.371

8 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,3269 91.532.497

9 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,2843 79.593.475

10 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,2472 69.211.718

11 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,2149 60.184.102

12 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,1869 52.334.002

13 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,1625 45.507.828

14 70.000.000 90.000.000 160.000.000 440.000.000 280.000.000 0,1413 39.572.024

15 70.000.000 90.000.000 160.000.000 494.000.000 334.000.000 0,1229 41.046.758

NVP = 143.899.930

Page 72: Chuyen de 3

72

5. Phương pháp đánh giá rủi ro của dự án

5.1. Một số lý luận chung về phân tích rủi ro

5.2. Một số phương pháp phân tích, đánh

giá rui ro của dự án

5.3. Ví dụ minh họa phân tích, đánh giá rủi

ro đối với hiệu quả đầu tư của dự án

xây dựng

Page 73: Chuyen de 3

73

5.1. Một số lý luận chung về phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro gồm các nội dung sau:

- Nội dung lập dự án và hiệu quả tài chính

của dự án.

- Nhận dạng, phân loại rủi ro có ảnh hưởng

tới hiệu quả tài chính của dự án.

- Đo lường, đánh giá ảnh hưởng của rủi ro

tới hiệu quả tài chính của dự án.

- Phân tích các biện pháp an toàn và phòng

ngừa rủi ro tài chính của dự án.

Page 74: Chuyen de 3

74

5.1. Một số lý luận chung về phân tích rủi ro

1. Khái niệm rủi ro

Rủi ro là một hiện tượng khách quan, tồn tại trong

mọi hoạt động kinh tế, xã hội, tự nhiên. Rủi ro

xảy ra trong quá trình tiến hành các hoạt động

khi có sự tác động ngẫu nhiên từ các biến cố

của môi trường xã hội hoặc do những hành xử

của con người. Rủi ro phát sinh khi có yếu tố tác

động tới một hoạt động cụ thể làm thay đổi hoặc

sai lệch kết quả dự định ban đầu của hoạt động

đó.

Page 75: Chuyen de 3

75

5.1. Một số lý luận chung về phân tích rủi ro

2. Nhận dạng và phân loại rủi ro

- Nhận dạng rủi ro bao gồm việc xác định loại rủi ro

nào ảnh hưởng quá mức cho phép tới kết quả

dự định của hành động hay sự việc được xem

xét, đồng thời mô tả tính chất của mỗi rủi ro đó.

- Phân loại rủi ro để chúng ta có phương pháp ước

lượng mức độ mà rủi ro có thể mang đến cho

dự án, mặt khác chúng ta có biện pháp ứng xử

phù hợp khi rủi ro xảy ra.

Page 76: Chuyen de 3

76

5.1. Một số lý luận chung về phân tích rủi ro

3. Đo lường rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro

- Đo lường rủi ro (Phương pháp định tính và phương

pháp định lượng)

- Các biện pháp hạn chế rủi ro (Nhóm các biện pháp

chủ động và Nhóm các biện pháp giảm thiểu hậu

quả xấu do rủi ro gây ra).

Page 77: Chuyen de 3

77

5.2. Một số phương pháp phân tích, đánh giá rui ro của dự án

1. Phương pháp phân tích độ nhạy

2. Phương pháp mô phỏng