5
DANH MC KÝ HIU CÁC CHVIT TT CB-GV-NV : Cán b-ging viên-nhân viên CBQL : Cán bqun lý CN : Cnhân ĐH : Đại hc KS : Ksư KHCN : Khoa hc công nghLĐLĐ : Liên đoàn lao động NCKH : Nghiên cu khoa hc GD&ĐT : Giáo dc và đào to GV : Ging viên GVC : Ging viên chính GVCC : Ging viên cao cp GVCH : Ging viên cơ hu GS : Giáo sư PGS : Phó giáo sư TP.HCM : Thành phHChí Minh ThS : Thc sĩ TS : Tiến sĩ TSKH : Tiến sĩ khoa hc UBND : y ban nhân dân

De tai quan ly nhiem vu cong tac cua gv

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: De tai quan ly nhiem vu cong tac cua gv

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CB-GV-NV : Cán bộ-giảng viên-nhân viên

CBQL : Cán bộ quản lý

CN : Cử nhân

ĐH : Đại học

KS : Kỹ sư

KHCN : Khoa học công nghệ

LĐLĐ : Liên đoàn lao động

NCKH : Nghiên cứu khoa học

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GV : Giảng viên

GVC : Giảng viên chính

GVCC : Giảng viên cao cấp

GVCH : Giảng viên cơ hữu

GS : Giáo sư

PGS : Phó giáo sư

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

ThS : Thạc sĩ

TS : Tiến sĩ

TSKH : Tiến sĩ khoa học

UBND : Ủy ban nhân dân

Page 2: De tai quan ly nhiem vu cong tac cua gv

MỞ ĐẦU

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Thế giới ngày nay có những biến đổi nhanh chóng, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kỹ

thuật và công nghệ, sự hình thành nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa trở thành một xu thế khách quan

không thể cưỡng lại được. Tình hình đó đòi hỏi con người phải thay đổi tư duy kịp thời, nhất là cách

nhìn, tầm nhìn và yêu cầu rất cao về sự thích nghi. Giáo dục cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển

của nền kinh tế - xã hội, do đó cũng đòi hỏi phải được đổi mới kịp thời, đáp ứng yêu cầu của sự phát

triển. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã chủ trương đẩy mạnh

phát triển giáo dục và đề ra chiến lược phát triển giáo dục chung trên toàn thế giới. Trong đó, đào tạo

nâng cao chất lượng giáo viên là một trong những tư tưởng chủ yếu đã được UNESCO đúc kết và

khuyến cáo.

Ở nước ta hiện nay, nhìn chung chất lượng giáo dục - đào tạo vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần

khắc phục. Việc nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ còn là mối quan tâm của riêng những người

làm công tác giáo dục, mà là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều hội nghị, báo cáo và trên các

phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến vấn đề này. Nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà

nước ta đã vạch ra các chủ trương và giải pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo

dục-đào tạo. Trong đó, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo được đặc biệt quan tâm. Mục 1, điều

99, chương VII của Luật giáo dục, do Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, đã qui định nội

dung quản lý nhà nước về giáo dục “Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục”. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

ngày 28 tháng 12 năm 2001, nêu rõ bẩy giải pháp để phát triển giáo dục, trong đó nhấn mạnh phát triển

đội ngũ nhà giáo là một trong các giải pháp trọng tâm. Tháng 4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết

định thành lập Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ giáo dục-đào tạo, càng thể hiện sự

quan tâm của Nhà nước trong việc phát triển, quản lý đội ngũ nhà giáo và tầm quan trọng của công tác

này ngày càng được đề cao.

Trong bối cảnh hiện tại, nhu cầu học tập của người dân ngày càng cao, hệ thống giáo dục đại

học ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng dưới nhiều hình thức. Công tác xây dựng và phát

triển đội ngũ giảng viên là một trong những nhiệm vụ cần được coi trọng, nhất là đối với các trường

mới được thành lập và các trường ngoài công lập như ở nước ta có bề dày hoạt động chưa lâu.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thành lập và đi vào hoạt động được 10 năm. Nhà trường đang

trong quá trình củng cố, phát triển và mở rộng qui mô, từng bước khẳng định vị trí, uy tín trong xã hội

Page 3: De tai quan ly nhiem vu cong tac cua gv

và trong hệ thống các trường đại học Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường hiện

nay là xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu. Để thực hiện công tác này hàng năm nhà trường có kế

hoạch tổ chức tuyển dụng giảng viên mới, các GV đa số đều trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Vấn đề

đặt ra là làm thế nào để GV phát huy hết nội lực của mình, trở thành lực lượng nòng cốt trong các hoạt

động của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là một trong

những yêu cầu mà Ban giám hiệu đã đặt ra cho cán bộ quản lý các cấp và GV cơ hữu.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý các nhiệm vụ công tác của giảng

viên ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng” là yêu cầu cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả công tác

quản lý của nhà trường. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn đề ra những giải pháp quản lý ngày càng

hoàn thiện hơn, giúp cho giảng viên có đủ điều kiện phát huy khả năng của mình đáp ứng nhu cầu đào

tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng quản lý các nhiệm vụ công tác

của giảng viên ở trường ĐH Tôn Đức Thắng; Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng

công tác quản lý giảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao ở nhà trường.

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Khách thể nghiên cứu:

Công tác quản lý giảng viên ở một trường đại học ngoài công lập.

- Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng quản lý các nhiệm vụ công tác của giảng viên ở trường ĐH Tôn Đức Thắng, các biện

pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảng viên của nhà trường.

4.. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

Hiện nay, đội ngũ giảng viên của nhà truờng đã từng bước được xây dựng và phát triển cả về số

lượng và chất lượng, góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo của trường và đã đạt được một số kết quả

nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại cần khắc phục, như: giảng viên chưa tích cực trong công

tác nghiên cứu khoa học, chưa quan tâm đến các hoạt động chung trong nhà trường, giảng viên cơ hữu

chưa thể hiện rõ vai trò là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của trường.

Đánh giá đúng thực trạng và áp dụng được những biện pháp quản lý hợp lý sẽ giúp giảng viên

phát huy hết nội lực của mình góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu đào

tạo và phát triển của nhà trường.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý giảng viên.

- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của giảng viên cơ hữu

ở trường ĐH Tôn Đức Thắng. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.

Page 4: De tai quan ly nhiem vu cong tac cua gv

- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giảng viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ

trong nhà trường.

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Giảng viên trường đại học Tôn Đức Thắng chia làm ba đối tượng quản lý: cơ hữu, bán cơ hữu và

thỉnh giảng. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đối với giảng viên cơ hữu, trên

cơ sở thực hiện 3 nhiệm vụ chính: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, và tham gia các hoạt động khác

trong nhà trường; không bàn sâu đến các khía cạnh khác của giảng viên. Chủ yếu nghiên cứu về công

tác quản lý giảng viên trong thời gian từ năm 2004 đến nay, từ khi nhà trường đặt nhiệm vụ trọng tâm

về tuyển dụng, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

7.1 Các quan điểm phương pháp luận:

- Quan điểm hệ thống – cấu trúc

- Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu khoa học

- Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học

7.2 Phương pháp nghiên cứu:

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Thu thập tài liệu, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Phân tích, tổng

hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu:

- Xây dựng bảng câu hỏi điều tra trên cơ sở lý luận và mục đích nghiên cứu, nhằm khảo sát

thực trạng đội ngũ giảng viên và sự tác động của quản lý đối với giảng viên trong việc thực hiện nhiệm

vụ.

- Đối tượng điều tra: Chủ thể quản lý (ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng chức năng, lãnh đạo

khoa, chủ nhiệm ngành, bộ môn); Đối tượng quản lý (giảng viên cơ hữu của nhà trường).

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng:

- Dựa vào các báo cáo tổng kết hàng năm, các văn bản qui định của trường để tổng hợp tình

hình phát triển đội ngũ GVCH, phân tích làm rõ về kết quả thực hiện nhiệm vụ của GV và các biện

pháp quản lý GV đã được áp dụng trong trường.

- Tổng kết về khối lượng giờ giảng dạy mà giảng viên cơ hữu đảm trách hàng năm.

- Số đề tài nghiên cứu khoa học đã được giảng viên đăng ký và thực hiện, các hoạt động dịch,

viết báo, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

- Các bản nhận xét về kết quả thực hiện công việc của giảng viên hàng năm của các khoa.

7.2.4 Phương pháp thống kê:

Page 5: De tai quan ly nhiem vu cong tac cua gv

Dùng phương pháp thống kê để phân tích và xử lý kết quả các số liệu thu được nhằm định lượng

kết quả nghiên cứu.