89
LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Để đáp ứng yêu cầu hội nhập nhập quốc tế và triển khai thực hiện Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, ngày 31/12/2005, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ về Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2006. Qua ba năm triển khai thực hiện, ngành Hải quan đã có những bước chuyển biến quan trọng trong việc tạo thuận lợi thương mại đồng thời đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ pháp luật hải quan. Những kết quả này đã được lãnh đạo Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá và ghi nhận. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế, vướng mắc; đặc biệt là tình hình lợi dụng cơ chế tạo thuận lợi để buôn lậu, trốn thuế và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan... đặt ra yêu cầu tăng cường hơn nữa năng lực kiểm tra, kiểm soát của ngành Hải quan thông qua việc xây dựng, phát triển phương pháp quản lý hải quan hiện đại - phương pháp quản lý rủi ro. Trong những năm gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại có nhiều diễn biến phức tạp, đa dạng về thành phần, phương thức, thủ đoạn. Các đối tượng buôn lậu thường có sự móc nối, câu kết, hoạt động có tổ chức, ổ nhóm, thành lập các đường dây giữa các đối tượng trong nước và nước ngoài. Phạm vi hoạt động và mức độ hậu quả do các vi phạm gây nên có xu hướng gia tăng trên tất cả các địa bàn trong cả nước, làm ảnh hưởng xấu đến tiến trình phát triển kinh tế của đất nước và đời sống của nhân dân. Trước tình hình đó, việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Để đạt được điều đó, ngành Hải quan cần tổ chức tốt công tác quản lý rủi ro làm nền tảng cho hoạt động nghiệp vụ hải quan. Đây là một trong những công tác quan trọng hàng đầu cần được nghiên cứu, phát triển trong giai đoạn hiện nay. 1

đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Citation preview

Page 1: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài

Để đáp ứng yêu cầu hội nhập nhập quốc tế và triển khai thực hiện Luật

hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, ngày 31/12/2005, Tổng cục Hải quan đã

ban hành Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ về Quy chế áp dụng quản lý rủi ro

trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương

mại, có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2006. Qua ba năm triển khai thực hiện,

ngành Hải quan đã có những bước chuyển biến quan trọng trong việc tạo thuận

lợi thương mại đồng thời đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ pháp luật hải quan.

Những kết quả này đã được lãnh đạo Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và

cộng đồng doanh nghiệp đánh giá và ghi nhận. Tuy vậy, bên cạnh những thành

tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế, vướng mắc; đặc biệt là

tình hình lợi dụng cơ chế tạo thuận lợi để buôn lậu, trốn thuế và các hành vi

khác vi phạm pháp luật hải quan... đặt ra yêu cầu tăng cường hơn nữa năng lực

kiểm tra, kiểm soát của ngành Hải quan thông qua việc xây dựng, phát triển

phương pháp quản lý hải quan hiện đại - phương pháp quản lý rủi ro.

Trong những năm gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại có

nhiều diễn biến phức tạp, đa dạng về thành phần, phương thức, thủ đoạn. Các

đối tượng buôn lậu thường có sự móc nối, câu kết, hoạt động có tổ chức, ổ

nhóm, thành lập các đường dây giữa các đối tượng trong nước và nước ngoài.

Phạm vi hoạt động và mức độ hậu quả do các vi phạm gây nên có xu hướng gia

tăng trên tất cả các địa bàn trong cả nước, làm ảnh hưởng xấu đến tiến trình phát

triển kinh tế của đất nước và đời sống của nhân dân. Trước tình hình đó, việc

nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương

mại được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Để đạt được điều đó, ngành Hải quan

cần tổ chức tốt công tác quản lý rủi ro làm nền tảng cho hoạt động nghiệp vụ hải

quan. Đây là một trong những công tác quan trọng hàng đầu cần được nghiên

cứu, phát triển trong giai đoạn hiện nay.

1

Page 2: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Mặc dù là một công tác nghiệp vụ cơ bản và rất quan trọng, nhưng thực tế

cho thấy, còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức hải quan ở các cấp, đơn

vị chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng cũng như cách thức tổ chức xây

dựng, quản lý, ứng dụng quản lý rủi ro; dẫn đến công tác này chỉ được tiến hành

một cách hình thức, thậm chí nhiều nơi chưa thực hiện. Khả năng phân tích,

đánh giá rủi ro của đại bộ phận công chức hải quan còn rất hạn chế; nguy cơ rủi

ro tiềm ẩn trong một số khâu, lĩnh vực nghiệp chưa được nghiên cứu, xem xét

thấu đáo; dẫn đến tình trạng nhiều rủi ro chưa được xem xét và kiểm soát kịp

thời. Tất cả các hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực quản lý

của ngành Hải quan.

Bên cạnh những hạn chế về tổ chức hoạt động thực tiễn thì vấn đề lý luận

về công tác quản lý rủi ro cũng cần phải được xem xét lại và giải quyết cho phù

hợp với tình hình thực tiễn công tác hiện nay của ngành Hải quan. Đặc biệt cần

nghiên cứu, xây dựng thành hệ thống lý luận nghiệp vụ nhằm đảm bảo tính đồng

bộ, thống nhất cho công tác này.

Xuất phát từ những trình bày ở trên, có thể nói rằng việc lựa chọn đề tài

nghiên cứu: “Quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình

hiện đại hóa Hải quan Việt Nam” là cấp thiết, có tính thời sự, phù hợp với thực

tiễn quá trình áp dụng quản lý rủi ro, cũng như tiến trình cải cách, phát triển,

hiện đại hoá của ngành Hải quan hiện nay.

2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

- Mục đích của đề tài là nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực

tiễn về công tác quản lý rủi ro, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp

nâng cao hiệu quả công tác này trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

- Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đặt ra và giải quyết những nhiệm

vụ sau đây:

+ Nghiên cứu làm rõ những vấn đề về lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro

trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

2

Page 3: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và công tác quản lý rủi

ro; mối quan hệ của công tác này với các hoạt động nghiệp vụ khác.

+ Phân tích và dự báo tình hình rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;

tổng hợp kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác

quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu một số đối

tượng sau đây:

+ Lý luận và kinh nghiệm xây dựng và áp dụng quản lý rủi ro của Hải

quan một số quốc gia trên thế giới;

+ Quá trình áp dụng quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam;

+ Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

- Phạm vi nghiên cúu: trong phạm vi toàn quốc gắn với các hoạt động

nghiệp vụ hải quan; thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến 2009.

4. Bố cục của đề tài:

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng

biểu, nội dung luận văn được phân bổ thành 3 chương:

Chương 1: Quản lý rủi ro trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan.

Chương 2: Thực trạng thực hiện quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan ở

Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro nhằm nâng cao

hiệu quả công tác của Hải quan Việt Nam

CHƯƠNG I: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG TIẾN TRÌNH

HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN

1.1. Quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan

1.1.1. Khái quát chung về quản lý rủi ro

3

Page 4: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

1.1.1.1. Khái niệm rủi ro và quản lý rủi ro

Theo tài liệu hướng dẫn “ISO/IEC 73:2002, Quản lý rủi ro - các khái niệm

và hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn” của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO thì rủi ro

là sự kết hợp của xác suất xảy ra của một sự kiện và hậu quả của sự kiện đó. Rủi

ro xảy ra có thể đem lại lợi ích nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng, đem lại các

kết quả xấu, không mong đợi.

Do đó, để nhận biết các rủi ro và có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực

của rủi ro đến từng hoạt động của tổ chức nói riêng, và toàn thể tổ chức nói

chung, ta phải thực hiện quản lý rủi ro hoặc cũng có tài liệu gọi là quản trị rủi ro.

Quản lý rủi ro là việc tăng cường nghiên cứu, đưa ra các biện pháp đối với cả

hai mặt tích cực cũng như tiêu cực của rủi ro. Quản lý rủi ro là quy trình mà các

tổ chức áp dụng bao gồm các bước nhằm xác định, xử lý và điều chỉnh các rủi ro

ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ chức.

Việc xác định và đưa ra các biện pháp xử lý rủi ro là tâm điểm của hoạt

động quản lý rủi ro. Thực hiện quản lý rủi ro sẽ giúp tổ chức đánh giá được khả

năng tác động tích cực và tiêu cực của rủi ro đến tổ chức, giúp tăng các tác động

tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực cũng như những tác động không mong

muốn đến toàn thể hoạt động của tổ chức.

Nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung đi sâu phân tích tìm ra quy luật của

những nguy cơ, bất trắc và thiệt hại xảy ra trong lĩnh vực vận chuyển hàng hải

và vận dụng những kết quả nghiên cứu này vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Sau này, việc nghiên cứu về rủi ro còn được phát triển ra các lĩnh vực khác như

ngân hàng, kinh doanh, quản lý…Hiện nay, việc nghiên cứu quản lý rủi ro thực

sự trở thành môn khoa học ứng dụng không chỉ trong các khu vực kinh tế tư

nhân mà còn được đưa vào áp dụng trong lĩnh vực quản lý của cơ quan nhà nước

như hải quan, thuế, ngân hàng ....Rủi ro có thể được hiểu là sự kiện không may

xảy ra luôn gắn liền với hoạt động và môi trường sống của con người.

Nội hàm của rủi ro bao gồm tổng hợp các yếu tố, các mối liên hệ có tính

chất tương đối ổn định, các quy luật về tần suất và hậu quả của rủi ro. Việc

4

Page 5: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

nghiên cứu nội hàm của rủi ro giúp cho việc làm rõ nguồn gốc, nguyên nhân,

điều kiện và đối tượng làm nảy sinh rủi ro.

1.1.1.2. Nội dung thực hiện quản lý rủi ro

Các rủi ro tác động đến hoạt động của các tổ chức có thể là kết quả từ rất

nhiều yếu tố gồm các yếu tố bên ngoài cũng như yếu tố bên trong từ nội bộ của

tổ chức. Do đó, khi đánh giá rủi ro, xác định các yếu tố tác động đến rủi ro cần

phải phân tích tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài

Việc thực hiện quản lý rủi ro được thực hiện theo một quy trình cụ thể,

trong đó, đánh giá rủi ro được định nghĩa là một quy trình tổng thể bao gồm các

hoạt động phân tích rủi ro và đánh giá rủi ro. Phân tích rủi ro bao gồm việc xác

định rủi ro, mô tả rủi ro và dự đoán rủi ro. Xác định rủi ro được thực hiện nhằm

xác định tất cả các rủi ro có thể nhìn thấy được cũng như các rủi ro tiềm ẩn, có

thể ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của tổ chức.

Mô tả rủi ro là việc trình bày đầy đủ về tất cả các mặt, các nội dung của

các rủi ro đã được xác định theo cấu trúc cụ thể, ví dụ chúng ta có thể sử dụng

mẫu bảng để trình bày, mô tả các rủi ro đã xác định. Các mô tả rủi ro này sẽ

được sử dụng trong quá trình đánh giá rủi ro được cụ thể hơn. Mô tả rủi ro có

thể bao gồm các nội dung về tên rủi ro, quy mô rủi ro, đặc tính tự nhiên của rủi

ro, gợi ý các giải pháp để giảm thiểu rủi ro…Dự đoán rủi ro là việc dự đoán quy

mô rủi ro, hậu quả có thể xảy ra của rủi ro, gồm cả các tác động tích cực và các

tác động tiêu cực, và dự đoán mức độ tác động của rủi ro cao, trung bình, hay

thấp.

Sau khi hoàn thành việc phân tích rủi ro cần thiết phải thực hiện đánh giá

rủi ro. Đánh giá rủi ro là việc thực hiện so sánh các rủi ro đã dự đoán với các

điều kiện tác động rủi ro như mối quan hệ chi phí lợi nhuận, các yêu cầu pháp

lý, các yếu tố kinh tế và xã hội... Kết quả đánh giá rủi ro sẽ được sử dụng để đưa

ra các quyết định về mức độ ưu tiên của rủi ro và lựa chọn ra rủi ro nào có thể

chấp nhận được, rủi ro nào không thể chấp nhận, và phải có biện pháp xử lý rủi

ro.

5

Page 6: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Các kết quả phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro phải được báo cáo rõ ràng, và

với mỗi đối tượng sử dụng báo cáo khác nhau thì các thông tin về rủi ro sẽ được

sử dụng khác nhau. Và từ đó, người quản lý dựa trên các thông tin trên để đưa ra

các quyết định xử lý rủi ro phù hợp. Xử lý rủi ro là quy trình chọn lựa và thực

hiện các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro, cũng như đưa

ra các định hướng giảm thiểu rủi ro trong tương lai như phòng tránh rủi ro,

chuyển thể rủi ro…[19, trang 17]

Bước cuối cùng của quy trình quản lý rủi ro chính là việc thực hiện theo

dõi rủi ro, đánh giá quá trình thực hiện quản lý rủi ro và thực hiện điều chỉnh.

Thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả yêu cầu phải thực hiện theo dõi, và đánh giá

kết quả đã thực hiện được để đảm bảo rằng các rủi ro là được xác định chính

xác, được đánh giá và được kiểm soát. Các chính sách kiểm tra, cũng như các

tiêu chuẩn áp dụng xử lý rủi ro phải được cập nhật thường xuyên, bởi vì bất kỳ

sự thay đổi nào trong nội bộ tổ chức, cũng như các yếu tố bên ngoài đều tác

động làm thay đổi các rủi ro.

Ngoại diện của rủi ro là các hiện tượng, dấu hiệu biểu hiện bên ngoài của

rủi ro. Mỗi rủi ro bao giờ cũng được biểu hiện ra bên ngoài bằng các đặc điểm

đặc trưng thông qua các hiện tượng, dấu vết… Việc nghiên cứu ngoại diện rủi ro

giúp cho việc nhận biết rủi ro và phân biệt giữa các rủi ro.

Nghiên cứu về rủi ro, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những thuộc tính nổi

bật của rủi ro như sau:

Thứ nhất, rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn không mang tính chắc chắn. Đó là một

sự việc, một hành động hoặc một hiện tượng… có thể xảy ra và gây ra những

thiệt hại tuỳ thuộc vào các yếu tố làm nảy sinh, tác động đến nó;

Thứ hai, rủi ro được cấu thành bởi hai yếu tố: tần suất xuất hiện rủi ro và

hậu quả của nó. Việc đánh giá rủi ro được dựa trên mức độ của hai yếu tố này để

xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro; hay nói cách khác rủi ro có thể được

đo lường bằng kết quả phân tích về tần suất và hậu quả của rủi ro.

Thứ ba, rủi ro có tính chất động, luôn thay đổi theo môi trường và các yếu

6

Page 7: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

tố tác động liên quan. Để quản lý rủi ro, chúng ta phải thường xuyên theo dõi,

cập nhật thông tin đầy đủ về rủi ro

1.1.2. Quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan

1.1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro

Trong hoạt động hải quan, “rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn của việc không tuân

thủ pháp luật hải quan, Quản lý rủi ro là việc áp dụng các quy trình được thiết

kế để giảm thiểu các rủi ro trên” (trích dẫn theo định nghĩa tại Phụ lục tổng quát

- Chương 6 - hướng dẫn Công ước KYOTO sửa đổi năm 1999). Nguy cơ không

tuân thủ pháp luật hải quan có thể đến từ trong nội bộ ngành Hải quan (rủi ro

bên trong). Những rủi ro này thường là những cản trở tạo thuận lợi thương mại.

Chúng có nguồn gốc chủ yếu từ hệ thống pháp luật, quy trình, thủ tục không phù

hợp, cứng nhắc của cơ quan hải quan hoặc nảy sinh từ những bất cẩn, thiếu trách

nhiệm hoặc không liêm chính của công chức thừa hành. Những rủi ro này cản

trở rất lớn đến mục tiêu của cơ quan hải quan, nhưng thường thì nó ít được quan

tâm hoặc có quan tâm nhưng không đúng mức. Loại nguy cơ thứ hai có nguồn

gốc từ các đối tượng (có liên quan) ngoài ngành Hải quan (rủi ro bên ngoài).

Các đối tượng thường được xem xét bao gồm các tổ chức xã hội, các cơ quan,

đơn vị thuộc các bộ ngành có liên quan, các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có

liên quan hoạt động hải quan… Đối tượng là tổ chức cá nhân tham gia hoặc có

liên quan đến việc tham gia hoạt động hải quan được xác định là đối tượng

chính của công tác hồ sơ quản lý rủi ro.

Khái niệm về quản lý rủi ro Hải quan EU: “Rủi ro có nghĩa là khả năng

một điều gì đó sẽ xảy ra, ngăn chặn việc áp dụng các biện pháp xử lý của cộng

đồng hoặc của quốc gia liên quan đến đối xử hàng hóa của Hải quan”. Để giảm

thiểu việc xảy ra các rủi ro, cơ quan Hải quan có thể sử dụng quản lý rủi ro như

một kỹ thuật để đưa ra các ưu tiên hiệu quả và phân bố hiệu quả hơn các nguồn

lực cần thiết cho việc duy trì sự cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi cho

thương mại hợp pháp.

7

Page 8: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Vì vậy việc quản lý rủi ro có thể được định nghĩa như là một kỹ thuật để

xác định có hệ thống và thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để giới hạn khả

năng rủi ro xảy ra. Các chiến lược quốc tế và quốc gia có thể được thực hiện

hiệu quả bằng cách thu thập dữ liệu, thông tin, phân tích dữ liệu, và đánh giá rủi

ro, mô tả hành động và theo dõi các kết quả đầu ra.

1.1.2.2. Nội dung quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan

Đối với các cơ quan Hải quan, luôn có thành phần rủi ro trong kiểm soát

và thuận lợi hoá lưu thông hàng hóa. Mức độ kiểm soát nhằm đảm bảo sự tuân

thủ của doanh nghiệp đối với luật và các quy định mà Hải quan có trách nhiệm

thực thi phải phù hợp với mức độ đánh giá rủi ro. Trong các kỹ thuật kiểm soát

hải hải quan hiện đại, quy trình quản lý rủi ro là một phần rất quan trọng. Nó

giúp xác định những lĩnh vực nào tiềm ẩn rủi ro, và hỗ trợ cho các quyết định

quản lý, phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.

Trong quản lý rủi ro, cần phải giữ cân bằng giữa chi phí và lợi ích, rõ ràng

sẽ không có hiệu quả nếu xử lý bình đẳng tất cả các rủi ro. Cần có các tiêu chuẩn

để quyết định cái gì tạo nên một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được hoặc

không chấp nhận được. Để quản lý rủi ro hiệu quả, cần có các công cụ phù hợp

và phải có cán bộ chuyên nghiệp. Đây chính là nhu cầu về một hệ thống thông

tin thực sự, để có thể xử lý nhanh các nghiệp vụ hảI quan trong điều kiện khối

lượng thương mại quốc tế ngày càng gia tăng và phức tạp như hiện nay.

Quản lý rủi ro không được coi như là một qui trình tĩnh mà đó là một quy

trình tương tác trong đó thông tin liên tục được cập nhật, phân tích, đưa ra

những hướng dẫn về biện pháp xử lý rủi ro và theo dõi, đánh giá hiệu quả của

những biện pháp này, và có những phản hồi, để từ đó cơ quan Hải quan có thể

có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình quản lý rủi

ro.

Quá trình quản lý rủi ro được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan

8

Page 9: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Mỗi bước của quy trình quản lý rủi ro sẽ được xem xét với các mục tiêu

chiến lược để đảm bảo sự gắn kết với những triển khai thực hiện các mục tiêu

này. Trong đó:

- Bối cảnh chung là môi trường mà quy trình quản lý rủi ro được thực

hiện. Một loạt các yếu tố như nguồn lực, các mục tiêu chính trị và pháp luật và

các khía cạnh xã hội đều ảnh hưởng đến bối cảnh chung, từ đó ảnh hưởng đến

quy trình quản lý rủi ro.

Ngày nay các cơ quan hải quan được yêu cầu tạo thuận lợi cho thương

mại trong khi đó vẫn đảm bảo rằng việc lưu thông quốc tế đối với hàng hóa,

phương tiện vận tải, hành lý và các hàng hóa khác được kiểm soát hợp lý. Cơ

Bối cảnh chung

Theo dõi đánh giá lại, thực hiện các

biện pháp tuân thủ

Xác định rủi ro

Phân tích rủi ro

Đánh giá rủi ro, xác định rủi ro ưu tiên

Xử lý rủi ro

9

Page 10: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

quan Hải quan phải xác định các mức độ rủi ro trong bối cảnh các ưu tiên trong

nước và quốc tế. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm thực hiện các quy định của

cộng đồng liên quan đến thương mại quốc tế, không chỉ phục vụ các mục đích

thu thuế hay thương mại mà còn phục vụ các mục đích môi trường, chống bán

phá giá, bảo vệ người tiêu dùng, văn hóa và nông nghiệp. Những trách nhiệm

này là đặc điểm chính được các cơ quan Hải quan phải đưa vào xem xét, nghiên

cứu trong bối cảnh chung.

- Xác định rủi ro trong lĩnh vực hải quan là việc thực hiện trả lời các câu

hỏi cái gì, tại sao và làm như thế nào mà các rủi ro xảy ra. Đây sẽ là cơ sở dữ

liệu cho việc phân tích rủi ro tiếp theo. Tại bước này thông tin đóng vai trò sống

còn. Tất cả các thông tin có sẵn đều phải được kiểm tra như các nguồn dữ liệu,

các thông tin về rủi ro tiềm năng…và phảI được đánh giá về mức độ chính xác,

khi cần thiết có thể được thông báo tới các đơn vị tác nghiệp. Các thông tin này

có thể rất giá trị đối với các đơn vị lập pháp để giúp họ xem xét các thay đổi

pháp luật. Các nguồn thông tin phục vụ thành phần này có thể là các luồng

thương mại, các tờ khai, các giao dịch thanh toán đúng hạn/ nợ ghi trên hồ sơ và

các văn bản pháp luật mới hoặc được sửa đổi. Kinh nghiệm của các cán bộ tác

nghiệp cũng được coi là nguồn thông tin rất quan trọng. Bước này yêu cầu phải

có sự mô tả rất sâu về quy trình kiểm soát hải quan hiện tại.

- Bước phân tích rủi ro trong quy trình quản lý rủi ro có thể rất phức tạp.

Việc sử dụng các dữ liệu rủi ro, đánh giá rủi ro trong từng bối cảnh cần phải

được thực hiện. Có hai cách để nhận biết được các rủi ro đó là bằng cách phân

tích các rủi ro đã được chứng minh và phân tích các rủi ro tiềm ẩn. Các rủi ro đã

được chứng minh là các sự thật lịch sử, một vụ việc đã xảy ra và tổ chức đã có

hồ sơ về vụ việc và những thông tin liên quan đến vụ việc đó. Các rủi ro tiềm ẩn

là những rủi ro chưa được phát giác nhưng lại bị nghi ngờ, ví dụ sự phát triển

của một mặt hàng mới đã được đăng ký bản quyền có thể là mục tiêu của các

doanh nghiệp khác khi họ muốn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người đó.

10

Page 11: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Những rủi ro này cũng cần được phân tích trên cơ sở các dữ liệu hiện có và cần

phải đánh giá khả năng và hậu quả của những rủi ro đó.

Phân tích rủi ro xét về mặt khả năng xảy ra rủi ro và hậu quả có thể xảy

ra. Phân tích rủi ro cần phải cân nhắc một sự kiện sẽ xảy ra như thế nào và nếu

như nó xảy ra thì hậu quả có thể xảy ra sẽ là gì, và mức độ của những hậu quả

đó. Kết hợp những thành tố này sẽ đưa ra được mức độ rủi ro, là kết quả của

việc phân tích rủi ro.

- Dựa trên kết quả phân tích rủi ro, cơ quan Hải quan phải thực hiện đánh

giá rủi ro, đưa ra mức độ rủi ro, phân loại rủi ro có thể chấp nhận được và không

thể chấp nhận được để có thể đưa ra các biện pháp xử lý rủi ro phù hợp. Việc

phân cấp mức độ rủi ro tùy theo quan điểm quản lý của từng cơ quan Hải quan

mà có nhiều cách phân cấp khác nhau. Phổ biến là cách đánh giá mức độ rủi ro

cao, trung bình và thấp. Mặc dù phổ biến việc xếp loại rủi ro theo 3 cấp, vẫn có

thể xác định rủi ro chỉ theo 2 cấp độ (cao và thấp) hoặc có thể xếp rủi ro theo

nhiều hơn 3 cấp độ, có thể từ 1 đến 100. Kết quả của hoạt động này trong quy

trình quản lý rủi ro chính là một thang điểm đánh giá mức độ rủi ro, đvà là cơ sở

để đưa ra những hành động xử lý cụ thể trong tương lai. Rủi ro cao có thể gia

tăng và có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng. Các hành động ứng phó với mức độ

rủi ro cao phải rõ ràng đối với các cán bộ quản lý và phải được thống nhất trong

các kế hoạch kiểm soát Hải quan. Mức độ rủi ro trung bình ít có khả năng gia

tăng và có ảnh hưởng đỡ nghiêm trọng hơn. Mức độ rủi ro thấp là mức độ rủi ro

được chấp nhận và có thể được đánh giá bằng các chuẩn mực hoặc các thủ tục

thường lệ hoặc thậm chí không cần có các hành động xử lý.

- Khi thực hiện xử lý rủi ro, cơ quan Hải quan phải thực hiện xây dựng kế

hoạch và xử lý những rủi ro được lựa chọn. Chấp nhận các rủi ro thấp với việc

xử lý tối thiểu. Sau khi thực hiện xử lý rủi ro, cơ quan Hải quan phải thực hiện

theo dõi và đánh giá lại quá trình thực hiện, hiệu quả và hiệu lực của hệ thống

quản lý rủi ro và có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao hiệu quả của quy

11

Page 12: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

trình quản lý rủi ro. Các bước trên phải thực hiện thống nhất, liên tục, và thường

xuyên.

1.2. Hiện đại hóa Hải quan và quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan

1.2.1. Nội dung cải cách, hiện đại hóa Hải quan

1.2.1.1. Khái quát chung về Cải cách, hiện đại hóa hải quan

Theo từ điển tiếng Việt thì cải cách là sửa đổi cho hợp lý, phù hợp với

tình hình mới; còn hiện đại hóa là làm cho có tính chất tinh xảo, đầy đủ tiêu

chuẩn của một nền khoa học tiên tiến nhất.

Cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của

thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn thành

trong một thời gian nhất định. Bản chất của cải cách là hoạt động có tính chủ

động của con người. Các chương trình cải cách có hai nhiệm vụ rất rõ ràng, đó

là uốn nắn những sai trái trong chương trình hành động xã hội được phát hiện,

tạo nên tiến bộ về nhận thức xã hội; và bổ sung vào chương trình hành động xã

hội những yếu tố mới xuất hiện do đòi hỏi của sự phát triển của tự nhiên hay

phát triển mới của cuộc sống.

Cải cách hải quan là những công việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung, điều

chỉnh mọi mặt hoạt động của hải quan sao cho hoạt động của toàn ngành có thể

đáp ứng cao nhất những nhiệm vụ, những yêu cầu của đất nước trong giai đoạn

mới, bao gồm những yếu tố cơ bản: tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược, vấn đề về

con người, các quy trình thủ tục, công nghệ thông tin, cơ sở vật chất trang thiết

bị.

Hiện đại hóa hải quan là việc đơn giản hóa một cách toàn diện các quy

trình, thủ tục, chứng từ do cơ quan Hải quan quản lý với sự giúp đỡ của một

khuôn khổ pháp lý hiệu quả, việc tăng cường thể chế, tăng cường áp dụng cá

giải pháp công nghệ thông tin và việc quản lý nguồn nhân lực được cải thiện.

1.2.1.2. Nội dung cơ bản của cải cách, hiện đại hóa hải quan

Để thực hiện cải cách, hiện đại hóa hải quan, tùy theo trình độ phát triển

của từng quốc gia mà nội dung phải được đưa vào quá trình cải cách, hiện đại

12

Page 13: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

hóa tại mỗi quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của WCO cho thấy

việc cải cách, hiện đại hóa Hải quan thường tập trung vào 7 lĩnh vực và tiến

hành theo 4 giai đoạn.

Bảy lĩnh vực cải cách, hiện đại hóa hải quan bao gồm:

- Cải cách về thể chế, pháp luật về hải quan, thực hiện sửa đổi, bổ sung

nhằm hoàn thiện pháp luật hải quan, tạo khung pháp luật thuận lợi;

- Đơn giản hóa thủ tục thông quan để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động

thương mại phát triển như phát triển thủ tục hải quan điện tử, thực hiện mô hình

một cửa…;

- Điều chỉnh biểu thuế quan theo danh mục HS để tạo ra sự thống nhất về

mã số hàng hóa trên toàn thế giới, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

giữa các quốc gia với nhau.

- Nâng cao hiệu quả của công tác chống buôn lậu, có chiến lược cải cách,

phát triển và hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm soát,

chống buôn lậu. Đặc biệt là việc áp dụng các kỹ thuật mới như kỹ thuật quản lý

rủi ro nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, kiếm soát của ngành Hải quan;

- Cơ quan Hải quan cần phải đổi mới cơ cấu tổ chức, phát triển theo

hướng chỉ có một cơ quan thu ngân sách, sáp nhập cơ quan Hải quan và cơ quan

Thuế nội địa, xóa bỏ nhiều cấp quản lý trung gian, có quan hệ chặt chẽ hơn với

các đối tượng thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

- Cơ quan Hải quan phải đổi mới chính sách phát triển nguồn nhân lực

cho ngành Hải quan, tập trung vào các chính sách như tuyển dụng, đào tạo, thực

hiện liêm chính hải quan…

- Cuối cùng, cơ quan Hải quan phải nâng cao hiệu quả của công tác quản

lý thông tin. Đây là lĩnh vực rất quan trọng trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa

hải quan. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng, giúp cho việc quản lý dữ

liệu, trao đổi, phân tích thông tin nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Việc thực hiện cải cách, hiện đại hóa hải quan được thực hiện theo 4 giai

đoạn gồm:

13

Page 14: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

+ Giai đoạn khởi đầu giúp cho việc đánh giá sơ bộ ban đầu, định hướng

cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra chương trình cải cách, hiện đại hóa

hợp lý, phù hợp;

+ Giai đoạn hai là giai đoạn nghiên cứu, lập kế hoạch, giúp cơ quan hải

quan xác định nhu cầu, các ưu tiên, đánh giá khả năng nội lực và ngoại lực và

lập kế hoạch để giải quyết các vấn đề đã được xác định;

+ Tiếp đến là giai đoạn thực thi kế hoạch, giai đoạn này yêu cầu phải có

sự tham gia của tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hải quan như các bộ

ngành, cộng đồng doanh nghiệp...

+ Cuối cùng là giai đoạn đánh giá kết quả. Giai đoạn này sẽ xác định mức

độ thành công của cả chương trình cải cách, hiện đại hóa hải quan, và cũng sẽ

đưa ra phương hướng hoạt động cho thời gian tiếp theo của hoạt động hiện đại

hóa hải quan.

Như vậy, ta thấy rằng hiện đại hóa Hải quan là việc hiện đại hóa một cách

toàn diện về cả cơ sở hạ tầng và phương pháp quản lý hải quan hiện đại trên cơ

sở triển khai áp dụng các quy trình tự động hóa trong thủ tục Hải quan hay còn

gọi là thủ tục hải quan điện tử, phát triển có sự áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro

thông qua hệ thống công nghệ thông tin tập trung, triệt để. Trong đó, quản lý rủi

ro hiệu quả là trọng tâm của mô hình hải quan hiện đại, cung cấp phương tiện

tạo ra sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại và kiểm tra, kiểm soát hải quan

trong điều kiện nguồn lực của ngành Hải quan còn nhiều hạn chế, mà khối lượng

thương mại quốc tế ngày càng tăng như hiện nay.

1.2.2. Vai trò của quản lý rủi ro đối với nâng cao hiệu quả quản lý Hải

quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan

1.2.2.1. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan

trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

Với mục tiêu thực hiện nội dung cải cách, hiện đại hóa Hải quan, chuyển

từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, giảm thiểu thời gian thông quan, giải phóng

hàng hóa nhằm tiết kiệm chi phí phát sinh, nhưng đồng thời phải đảm bảo mức

14

Page 15: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

độ tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng thì việc áp dụng

quản lý rủi ro là yêu cầu cấp thiết đối với ngành Hải quan.

Việc áp dụng thực hiện quản lý rủi ro cho phép cơ quan Hải quan tập

trung hơn vào vai trò quản lý nhà nước của mình, không phải dàn trải nguồn lực

để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập

cảnh theo từng vụ việc, từng lô hàng.

Thực hiện quản lý rủi ro giúp cơ quan Hải quan xác định rủi ro, phân tích,

đánh giá xem giao dịch thương mại nào có mức độ rủi ro cao, đưa ra các biện

pháp xử lý rủi ro hiệu quả. Khi đó, cơ quan Hải quan chỉ phải thực hiện phân bổ

nguồn lực tập trung vào một số giao dịch nhất định đã được xác định có độ rủi

ro cao để thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Trong điều kiện thương

mại quốc tế pháp triển, khối lượng công việc của cán bộ Hải quan ngày càng

tăng lên mà nguồn nhân lực thì tăng lên không đáng kể thì nếu không thực hiện

quản lý rủi ro, thực hiện “trọng tâm, trọng điểm” thì cơ quan Hải quan không thể

đảm bảo được yêu cầu quản lý, kiểm soát các đối tượng quản lý của mình được.

Với việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, cơ quan Hải quan có thể tập

trung hơn vào vai trò quản lý nhà nước của mình như tập trung nghiên cứu, phát

hiện và sửa đổi các văn bản pháp luật hải quan còn chồng chéo, không phù hợp,

gây khó khăn cho người thực hiện; xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm

pháp luật về hải quan phù hợp và hiệu quả trong mục tiêu nâng cao hiệu quả

kiểm tra, kiểm soát các đối tượng quản lý của hải quan. Đồng thời, trong xu thế

phát triển ngày nay của hoạt động thương mại quốc tế, cũng như hiện đại hóa

công tác hải quan, việc hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng,

nâng cao sự hiểu biết về pháp luật Hải quan cho các đối tượng trong và ngoài

ngành Hải quan là một yêu cầu, nhiệm vụ tất yếu. Thực hiện quản lý rủi ro cho

phép cơ quan Hải quan phân bổ được nguồn nhân lực thực hiện các nhiệm vụ

trên.

Mặt khác, việc thực hiện quản lý rủi ro với kỹ thuật mới hiện đại, áp dụng

công nghệ thông tin, sử dụng các hệ thống phần mềm với đầy đủ các chức năng,

15

Page 16: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

trong đó có chức năng thống kê, kết xuất số liệu tạo thuận lợi hơn cho cơ quan

Hải quan thực hiện tốt hơn vai trò thống kê nhà nước về Hải quan.

Như vậy, thực hiện quản lý rủi ro góp phần giúp cơ quan hải quan có thể

thực hiện tốt hơn các vai trò quản lý nhà nước của mình

1.2.2.2. Tiết kiệm chi phí, nguồn lực

Đối tượng quản lý chủ yếu của ngành Hải quan là các hoạt động thương

mại quốc tế. Khi thương mại quốc tế phát triển từ các hình thức trao đổi trực tiếp

đến thương mại điện tử như ngày nay, ngành Hải quan tất nhiên cũng buộc phải

tự hoàn thiện mình theo hướng cải cách, hiện đại hóa để đáp ứng các yêu cầu

mới này. Việc thực hiện cải cách, hiện đại hóa hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu

vừa tạo thuận lợi, vùa quản lý chặt chẽ các hoạt động thương mại trong nước và

quốc tế, cũng như tiến tới việc thực hiện thống nhất các chuẩn mực và thông lệ

quốc tế về hải quan. Thực hiện cải cách hiện đại hóa hải quan nhằm làm cho

công tác quản lý hải quan phù hợp với sự phát triển của hệ thống thương mại

hiện đại, đồng thời làm cho hoạt động của hải quan đạt hiệu quả cao hơn. Mục

tiêu quan trọng của hoạt động Hải quan là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa

chi phí và đảm bảo sự tuân thủ. Cơ quan Hải quan không những phải làm giảm

chi phí cho doanh nghiệp mà còn phải tính đến việc giảm chi phí, nâng cao tiết

kiệm cho Chính phủ thông qua các hoạt động hải quan.

Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động hải quan là

tạo thuận lợi cho thương mại, thông qua thủ tục hải quan đơn giản với thời gian

ngắn nhất, ít giấy tờ nhất và chi phí thấp nhất. Chi phí cho thủ tục giấy tờ và

tuân thủ liên quan đến thông quan chiếm từ 5-13% tổng giá trị thương mại hàng

hóa. Chi phí giao dịch bao gồm chi phí phát sinh do các thủ tục cần thiết, hợp

pháp được xác định trước (quy định về an toàn, môi trường…); và các chi phí

cho các thủ tục hải quan không cần thiết hoặc thiếu hiệu quả.

Việc thực hiện quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan cho phép cơ quan

Hải quan có thể thực hiện “trọng tâm, trọng điểm”, tập trung nguồn lực vào

kiểm tra, kiểm soát một số giao dịch nhất định. Thực hiện quản lý rủi ro, cơ

16

Page 17: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

quan Hải quan sẽ giảm bớt được số giao dịch phải thực hiện kiểm tra thực tế, chỉ

thực hiện kiểm tra thực tế những giao dịch có mức độ rủi ro được đánh giá, phân

tích là có độ rủi ro cao, do đó đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí phát sinh khi

thực hiện kiểm tra thực tế, cũng như sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đảm bảo

nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát Hải quan. Mặt khác, việc thực hiện

quản lý rủi ro với phương châm chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” cho

phép thông quan nhanh hơn các giao dịch thương mại xuất nhập khẩu, cũng như

hành khách và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, góp phần tiết kiệm chi phí và

nguồn nhân lực cho ngành Hải quan.

Còn đối với doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu,

xuất nhập cảnh, việc thực hiện quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan cũng giúp

cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Thực hiện quản lý rủi ro cho

phép thông quan nhanh hơn những giao dịch được phân tích, đánh giá có độ rủi

ro thấp. Do đó, với các doanh nghiệp, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thì điều

này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, nguồn lực, chi phí. Ngoài

ra, khi áp dụng quản lý rủi ro, với việc lựa chọn có “trọng tâm, trọng điểm”, các

giao dịch bị đánh giá có mức độ rủi ro cao mới phải thực hiện kiểm tra thực tế

hàng hóa thì cũng tạo điều kiện rất nhiều cho các doanh nghiệp, cá nhân chấp

hành tốt pháp luật Hải quan nói riêng và pháp luật nói chung. Vì mỗi lô hàng bị

kiểm tra thực tế hàng hóa, chủ hàng hay doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu rất

nhiều chi phí giao dịch mới phát sinh như chi phí lưu kho bãi, chi phí vận

chuyển, bốc xếp…mà những chi phí này không phải là nhỏ. Việc phát sinh thêm

các chi phí trên kéo theo giá thành hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp tăng

lên, làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa của doanh nghiệp bị hạn chế.

Mặt khác, khi thực hiện quản lý rủi ro, việc đánh giá các lô hàng hóa có

độ rủi ro cao hay thấp, cần kiểm tra thực tế hay không là kết quả của một quy

trình chuẩn, thống nhất phân tích và đánh giá. Việc này được thực hiện một cách

khách quan, trên cơ sở các tiêu chí đã được xây dựng chuẩn, nên không thể có

sự tác động từ phía các cán bộ Hải quan, giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp của cán

17

Page 18: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

bộ Hải quan đối với doanh nghiệp, hạn chế tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ

hải quan đối với doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, xuất

nhập cảnh. Do đó, các doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được các chi phí phát sinh

ngoài, không hiệu quả và không cần thiết.

1.2.2.3. Nâng cao tính tự tuân thủ pháp luật Hải quan nói riêng và pháp

luật nói chung của người khai hải quan

Thực hiện quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan với việc áp dụng kỹ

thuật tiên tiến, công nghệ thông tin cho phép cơ quan Hải quan có thể xác định

được các giao dịch có mức độ rủi ro cao hoặc có nguy cơ rủi ro, từ đó có các

biện pháp hợp lý để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn. Nếu doanh nghiệp không

tuân thủ pháp luật Hải quan nói riêng, pháp luật nói chung thì khi thực hiện các

thủ tục hải quan sẽ bị hệ thống quản lý rủi ro đánh giá có mức độ rủi ro cao, phải

thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Khi đó, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó

khăn hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu, có thể thời gian thông quan hàng hóa

chậm hơn, hoặc sẽ phải chịu thêm nhiều chi phí phát sinh nếu bị kiểm tra thực tế

hàng hóa, từ đó làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hiện nay, yếu tố cạnh tranh là yếu tố

sống còn của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, doanh

nghiệp sẽ được đánh giá có mức độ rủi ro thấp và sẽ được hưởng những ưu tiên

nhất định như thủ tục hải quan đơn giản hơn hơn, thời gian thông quan hàng hóa

nhanh hơn… Doanh nghiệp chính là những người được hưởng lợi trực tiếp từ

việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan. Các doanh

nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan được thông quan nhanh, giảm chi phí.

Mặt khác, việc thực hiện xác định, phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt

động quản lý rủi ro là hoàn toàn công khai, minh bạch và tự động, không có sự

tác động chủ quan của cán bộ Hải quan để có thể làm giảm mức độ đánh giá rủi

ro của hệ thống quản lý rủi ro. Doanh nghiệp và cán bộ Hải quan không thể có

sự tác động chủ quan, có những quan liêu để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp

khi tham gia thủ tục hải quan. Việc áp dụng quản lý rủi ro đã góp phần làm giảm

18

Page 19: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

các thủ tục hành chính, giảm sự can thiệp của cán bộ Hải quan. Nhờ đó doanh

nghiệp không bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh; đặc biệt

loại trừ các điều kiện làm nảy sinh việc gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ. áp

dụng quản lý rủi ro tạo ra cơ chế cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp trên

nền tảng tuân thủ pháp luật. Như vậy, quản lý rủi ro góp phần nâng cao tính tự

tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp khi tham gia giao dịch thương mại và thực

hiện thủ tục hải quan.

1.2.2.4. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong

tiến trình hiện đại hóa Hải quan

Một nội dung quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa hải quan đó là việc

áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quy trình thủ tục hải quan. Với việc

đưa vào áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan, cả thủ tục hải

quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử, đã tạo điều kiện thuận lợi cho

việc này. Kỹ thuật quản lý rủi ro dựa trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích,

đánh giá thông tin, và đưa ra các rủi ro được đánh giá, làm cơ sở cho các quyết

định kiểm tra, kiểm soát hải quan có hiệu quả hơn. Để thực hiện quản lý rủi ro

có hiệu quả, kết quả phân tích, đánh giá chính xác thì nguồn thông tin đóng vai

trò rất quan trọng, và với việc đưa vào sử dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin

hiện đại cho phép ngành Hải quan sẽ thu thập được các thông tin đầy đủ, chính

xác hơn. Việc phân tích, đánh giá rủi ro trong quy trình quản lý rủi ro cũng cần

phải áp dụng một chương trình công nghệ thông tin hiện đại, với các chức năng

phân tích, đánh giá để có thể đưa ra các kết quả chính xác, và khách quan. Ngoài

ra, với việc áp dụng công nghệ thông tin, các kết quả quản lý rủi ro sẽ nhanh

chóng được đưa vào hệ thống thông quan, làm cơ sở khách quan cho quyết định

thông quan nhanh chóng của ngành hải quan, từ đó đáp ứng được yêu cầu đẩy

mạnh các hoạt động thương mại quốc tế hiện nay.

1.3. Quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan tại một số quốc gia trên

thế giới

19

Page 20: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Trong vài thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã và đang phát triển vượt bậc về

thương mại quốc tế, Năm 2004, Hải quan Trung Quốc đã thực hiện thông quan

hơn 2,06 tỷ tấn hàng hóa xuất, nhập khẩu có trị giá lên đến 1.115 tỷ USD, 34.64

triệu lượt phương tiện xuất nhập cảnh, và 232,59 triệu lượt hành khách, tăng

(theo thứ tự) là 9.9 lần, 8.27 lần, 10 lần so với năm 1990. Trước sự phát triển

vượt bậc trên, đồng thời các rủi ro cũng ngày càng tăng lên, Hải quan Trung

Quốc đã tiến hành thực hiện xây dựng và đưa vào áp dụng Quản lý rủi ro trong

nghiệp vụ Hải quan.

Quá trình xây dựng và đưa vào áp dụng Quản lý rủi ro được chia làm 03

giai đoạn gồm: giai đoạn giới thiệu, áp dụng thực tế, và phát triển:

* Giai đoạn 1: giới thiệu (1994-1997): Thực hiện nghiên cứu khái niệm và

phương pháp quản lý rủi ro, đồng thời xây dựng hệ thống kiểm tra và phân tích

dữ liệu cho Hải quan Trung Quốc, là cơ sơ ban đầu thực hiện quản lý rủi ro.

Giai đoạn này, Hải quan Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu đáng

chú ý như: nghiên cứu, và xây dựng ban đầu hệ thống kiểm tra hải quan có khả

năng ngăn chặn và kiểm soát rủi ro thông quan; nâng cao tính tự động của quy

trình thông quan, với hệ thống phân tích các dữ liệu đã được phân hóa, nhằm

cho phép thực hiện việc quản lý, phân tích rủi ro và tạo cơ sở ban đầu cho việc

áp dụng hiệu quả và ứng dụng quản lý rủi ro trong thực tế; thứ ba là đã thiết lập

được bộ phận chuyên trách thực hiện công tác phân tích cơ sở dữ liệu tại đơn vị

đứng đầu ngành hải quan và các đơn vị hải quan địa phương, tạo cơ sở để xây

dựng các bộ phận quản lý rủi ro chuyên nghiệp.

* Giai đoạn áp dụng thực tế (1998-2002):

Mục tiêu của giai đoạn này là việc áp dụng có hiệu quả quản lý rủi ro với

việc xây dựng được một hệ thống quản lý rủi ro khách quan.

Trong năm 1998, bước đầu tiên trong chiến lược hiện đại hóa của Hải

quan Trung Quốc đã được thực hiện. Đây là một hệ tư tưởng quản lý hiện đại

với phương pháp khoa học, quản lý rủi ro đã được áp dụng để cải cách mô hình

20

Page 21: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

thông quan và quy trình thủ tục hải quan. Trong suốt giai đoạn này, Hải quan

Trung Quốc đã thực hiện một hệ thống đưa ra các kết quả phân luồng dựa trên

các rủi ro đã được xác định đối với các giao dịch thương mại. Đồng thời, Hải

quan Trung Quốc cũng đã thiết kế được Hồ sơ rủi ro và hệ thống xác định áp

dụng để xác định rủi ro và đưa ra các hướng dẫn xử lý trong quy trình thủ tục, và

một hệ thống Quản lý thông tin rủi ro được sử dụng để thu thập, phân tích và

đưa ra những thông tin cảnh báo sớm các rủi ro. Điều đó có nghĩa, nhằm nâng

cao công tác quản lý và kiểm soát, Hải quan Trung Quốc đã phát triển một loạt

các hệ thống phần mềm quản lý như Hệ thống kiểm soát và phân tích thuế, giá

xuất nhập khẩu để phát hiện và phân tích thực trạng thuế giá và xu hướng trị giá

hàng hóa trong thời gian tiếp theo, và Hệ thống đánh giá tuân thủ pháp luật dựa

trên Công nghệ phân tích thống kê để phát hiện ra vĩ mô những rủi ro về tuân

thủ pháp luật, tham nhũng, và Hệ thống quản lý và phân tích quá trình thực hiện

để kiểm soát và phân tích một cách vi mô việc thực hiện tuân thủ pháp luật.

Trong giai đoạn này, kỹ thuật quản lý rủi ro đã thực hiện mở rộng trên tất

cả các lĩnh vực quản lý hải quan, và hiệu quả quản lý đã được nâng cao. Tuy

nhiên, quản lý rủi ro vẫn có nhiều hạn chế trong quá trình áp dụng kỹ thuật

phân tích dữ liệu và quản lý thông tin. Quản lý rủi ro vẫn chỉ tập trung vào các

cấp độ gian lận, vi phạm của người nhập khẩu và cách xử lý rủi ro trong quy

trình thủ tục. Mục tiêu to lớn của công tác này đã chưa đạt được đầy đủ, đó là

hướng đến cải tổ được các nguồn lực quản lý hải quan, nâng cao hiệu quả trong

công tác ngăn chặn và kiểm soát rủi ro.

* Giai đoạn phát triển (2003-2010):

Mục tiêu của giai đoạn này là việc áp dụng hoàn thiện công tác quản lý

rủi ro trong giai đoạn 2 của chiến lược phát triển, thực hiện quản lý rủi ro trong

toàn bộ ngành Hải quan.

Với việc tham gia vào WTO, nền kinh tế Trung Quốc ngày càng mở rộng

với nền kinh tế thế giới. Quản lý hải quan cũng đang đối mặt với áp lực và thách

thức rất lớn, sự tăng nhanh của thương mại quốc tế. Trong điều kiện mới, Hải

21

Page 22: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

quan Trung Quốc đã thực hiện bước 2 của kế hoạch chiến lược Hiện đại hóa Hải

quan. Thực hiện áp dụng quản lý rủi ro giai đoạn 2 nhằm cải cách toàn diện và

thực hiện cuộc cách mạng đối với hệ thống quản lý, mô hình quản lý, phương

pháp quản lý, đồng nghĩa với việc tổ chức lại nguồn lực quản lý gồm cơ cấu tổ

chức, thông tin, kỹ thuật…Với việc áp dụng giai đoạn 2 chiến lược, Hải quan

Trung Quốc có thể nâng cao hơn hiệu quả và chất lượng công tác quản lý, kiểm

soát và ngăn chặn hiệu quả việc buôn bán chất kích thích và cả các rủi ro không

tuân thủ phù hợp với nền kinh tế Trung Quốc đang thực hiện toàn cầu hóa và

phát triển nhanh chóng.

Trong quy trình quản lý rủi ro, nhằm nâng cao cấp độ tự động và thông tin

quản lý rủi ro, Hải quan Trung Quốc đã tập trung vào việc áp dụng CNTT và các

công cụ phân tích. Hiện tại, các hệ thống mà cơ quan hải quan đang áp dụng

trong công tác quản lý rủi ro chủ yếu là: hệ thống phân luồng, hệ thống thực

hiện xác định và xây dựng hồ sơ rủi ro, hệ thống đánh giá tuân thủ pháp luật, hệ

thống kiểm soát và phân tích thuế giá, hệ thống cơ sơ quản lý rủi ro hải quan.

Về hệ thống phân luồng: Hệ thống này đã được phát triển từ đầu năm

1998. Theo những chỉ số trước đây về công tác kiểm soát hải quan, thu thuế, hạn

chế thương mại, chỉ số rủi ro, hệ thống này có thể phân biệt, kiểm tra và xác

minh các dữ liệu thông quan điện tử. Trên cơ sở 3 luồng cơ bản trong thủ tục

thông quan hải quan, các dữ liệu khai báo sẽ được tự động phân luồng vào các

luồng khác nhau bao gồm luồng Đỏ (kiểm tra thực tế hàng hóa, hàng hóa chỉ có

thể được giải phóng sau khi đã được kiểm tra thực tế), luồng CAM (kiểm tra hồ

sơ, hàng hóa chỉ được giải phóng sau khi hồ sơ hải quan đã được kiểm tra và xác

định trung thực, chính xác, nếu có nghi ngờ thì sẽ chuyển luồng sang kiểm tra

thực tế), luồng XANH (cho phép thông quan, giải phóng hàng ngay lập tức).

Hệ thống xác định và xây dựng hồ sơ rủi ro: đã được phát triển vào đầu

năm 1998. hệ thống này cho phép định rõ các rủi ro, đưa vào hồ sơ rủi ro và đưa

ra các hướng dẫn xử lý rủi ro trước khi hàng đến hoặc trong khi làm thủ tục khai

báo hải quan.

Hệ thống cơ sở quản lý rủi ro Hải quan: hệ thống này đã hoàn thành và

22

Page 23: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

đưa vào sử dụng từ cuối năm 2002 với 02 moduel. Một là “quản lý thông tin,

cung cấp thông tin tỷ giá ngoại tệ, thông tin cần công bố, chương trình đào tạo

liên quan đến quản lý rủi ro, với 07 chuyên mục, 29 chức năng. Moduel thứ 2 là

“áp dụng dữ liệu” cung cấp công cụ để người sử dụng tìm kiếm dữ liệu và thực

hiện phân tích rủi ro trực tuyến. Hệ thống này bao gồm 09 chuyên mục với 339

cây chức năng. Hiện nay, hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm

soát cảng biển, cửa khẩu, đấu tranh với các hoạt động buôn bán ma túy, buôn

lậu…

Năm 2004, thông qua công tác quản lý rủi ro, hơn 5820 vụ buôn bán ma

túy và nghi ngờ buôn bán ma túy đã bị phát hiện trên phạm vi toàn quốc, với

tổng trị giá 6,41 tỷ NDT.

1.3.2. Kinh nghiệm của Braxin

Hệ thống quản lý rủi ro của hải quan Brazil kết hợp giữa các rủi ro chủ

quan và rủi ro khách quan để lựa chọn doanh nghiệp nhập khẩu để kiểm tra.

Điểm quan trọng của mô hình quản lý rủi ro đó là việc áp dụng hệ thống

SISCOMEX - hệ thống thống nhất về thương mại quốc tế. Trong thế kỷ qua, Hải

quan Brazil đã thực hiện tăng cường quản lý nhằm đáp ứng với sự tăng trưởng

không ngừng của thương mại quốc tế trên cơ sở áp dụng quy trình quản lý trên

cơ sở áp dụng kỹ thuật công nghệ thông tin, đặc biệt liên quan đến thông quan

hải quan.

Siscomex - hệ thống thống nhất về thương mại quốc tế là hệ thống đầu

tiên trên thế giới thực hiện thống nhất kiểm soát hải quan đối với cảng biển,

cảng hàng không và các cửa khẩu nội địa, cho phép thực hiện thu thuế tự

động.

Bắt đầu thực hiện từ 1994 đối với doanh nghiệp xuất khẩu, và từ năm

1997 đối với doanh nghiệp nhập khẩu, hệ thống SISCOMEX đã thực hiện kiểm

tra được trung bình 3 triệu nghiệp vụ một ngày, với một khối lượng cơ sở dữ

liệu rất lớn.

Việc thực hiện kiểm soát thống nhất đối với hoạt động xuất nhập khẩu

thương mại, quản lý tài chính và chuyển đổi ngoại tệ, hệ thống SISCOMEX đã

23

Page 24: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

sử dụng hợp lý các thông tin có được, không phải sử dụng nguồn dữ liệu dưới

dạng giấy tờ.

Theo quan điểm của cơ quan Hải quan, sự thay đổi to lớn nhất là việc

thực hiện chọn lọc tự động các nghiệp vụ phát sinh trên cơ sở kiểm tra theo 4

cấp độ khác nhau, đưa ra lô hàng hóa được thông quan một cách tự động.

Việc lựa chọn dựa trên cơ sở các tham số như thuế, trị giá, phân loại, xuất

xứ…của hàng hóa nhập khẩu, mã số doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất

nhập khẩu để nhằm mục tiêu phát hiện ra các hoạt động cần kiểm soát chặt chẽ

hơn, ngoài ra cũng thực hiện lựa chọn ngẫu nhiên các hoạt động nhằm giảm bớt

rủi ro của hệ thống.

Mỗi tham số hay tập hợp tham số sẽ được đưa vào hệ thống, làm cơ sở

cho hệ thống thực hiện phân luồng kiểm tra, quyết định quy trình thực hiện kiểm

tra đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Hệ thống thực hiện phân luồng thành 04

luồng là luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ, luồng xám. Trong đó, luồng xanh

cho phép hàng hóa được thông quan một cách tự động, luồng vàng thì phải thực

hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, còn luồng đỏ thì cán bộ hải quan phải thực

hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, luồng xám có nghĩa

phải kiểm tra trị giá hải quan.

Mặc dù hệ thống này rất hữu hiệu, xác định khối lượng công việc phù hợp

với nguồn lực hiện có của ngành Hải quan Brazil, đồng thời cũng góp phần thực

hiện thông quan hàng hóa nhanh hơn, nhưng hệ thống vẫn chưa đảm bảo được

hoàn toàn chất lượng các kết quả phân luồng. Đặc biệt đối với hoạt động nhập

khẩu, hệ thống đã đưa ra một số kết quả không chính xác.

Từ khi thực hiện áp dụng quản lý rủi ro vào công tác hải quan, hiệu quả

đạt được đã cao hơn mong đợi với tỷ lệ phân luồng đỏ xấp xỉ 17%, luồng vàng

16%, và 1% đối với luồng xám. Thêm nữa, các đơn vị hải quan địa phương đã

thực hiện quy trình kiểm tra ngẫu nhiên lại một số lô hàng được phân luồng

xanh, và đã được thông quan tự động. Đồng thời, việc thông quan hàng hóa

cũng được thực hiện nhanh chóng hơn.

24

Page 25: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Với những phân tích như trên, việc áp dụng quy trình quản lý rủi ro một

cách toàn diện sẽ đảm bảo việc lựa chọn các nghiệp vụ cần kiểm tra hiệu quả

hơn, số lượng cuộc kiểm tra có thể giảm đi, đáp ứng được với nguồn lực hiện

thời của ngành hải quan, nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm trên tổng số cuộc kiểm

tra sẽ tăng lên.

Hiện nay, Hải quan Brazil vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, áp dụng

và phát triển hệ thống lý luận và thực tiễn của công tác quản lý rủi ro.

1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

KCS (Korean Customs System) là cơ quan nhà nước của Hàn Quốc được

thành lập để thực hiện đảm bảo nguồn thu quốc gia thông qua kiểm soát các hoạt

động xuất khẩu, nhập khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc và

bảo vệ nền kinh tế quốc dân. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan Hàn Quốc là

đảm bảo thông quan nhanh hàng hóa nhập khẩu, cũng như đảm bảo nguồn thu,

và yêu cầu kiểm soát.

Việc nghiên cứu về lý luận, phương pháp quản lý rủi ro áp dụng trong

lĩnh vực hải quan đã được KCS thực hiện bắt đầu từ năm 1998. Trước những

yêu cầu mới của nền kinh tế phát triển và mở cửa, KCS đã phát triển hệ thống

SAS (Smuggling Alert System) - hệ thống cảnh báo buôn lậu, để có thể áp dụng

quản lý rủi ro nâng cao với tỷ lệ phát hiện vi phạm cao hơn, đặc biệt là đối với

hàng hóa nhập khẩu. Hệ thống này được bắt đầu xây dựng từ năm 2002, với tên

gọi ISS (Integrated Surveillance System) - Hệ thống theo dõi tích hợp và đến

năm 2005 được phát triển thành hệ thống SAS.

Từ năm 2002 đến năm 2004, với sự nỗ lực thực hiện, hải quan Hàn Quốc

đã đạt được một số kết quả tốt như thời gian thông quan giảm từ 9,6 ngày xuống

còn 5,5 ngày, và thời gian kiểm tra thực tế đối với hành khách giảm từ 40 phút

xuống còn 25 phút [29, trang 3]

Tuy nhiên, cơ quan Hải quan Hàn Quốc cũng gặp phải một số vấn đề khó

khăn trong việc phát hiện các lô hàng vi phạm pháp luật. Trong vài thập niên

gần đây, hàng hóa nhập khẩu vào Hàn Quốc đã tăng ít nhất 02 lần, trong khi số

25

Page 26: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

lượng cán bộ hải quan vẫn không đổi. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với cơ quan Hải

quan đó là phải tìm ra phương pháp để tăng tỷ lệ phát hiện vi phạm trong tổng

số cuộc kiểm tra thực tế hàng hóa, đặc biệt đối với hàng nhập khẩu.

Đối với hệ thống quản lý rủi ro trước, các đối tượng kiểm tra được lựa

chọn dựa trên các dữ liệu về các nhà nhập khẩu, hàng hóa hoặc đối tác nước

ngoài đã bị phát hiện vi phạm pháp luật trong quá khứ. Do đó, khi có sự thay đổi

bất kỳ về tên, địa chỉ của các đối tượng trên thì hệ thống máy tính sẽ nhận biết

đó là một đối tượng hoàn toàn mới, gây nên ra rất nhiều khó khăn cho cán bộ hải

quan, làm cho hiệu quả kiểm soát hải quan giảm đi.

KCS đã quyết định phải nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro, tập trung vào 3

lĩnh vực: một hệ thống để lọc ra các lô hàng vi phạm, một phương pháp chuẩn

và hiệu quả trong công tấc kiểm tra, và dựa trên kinh nghiệm của cán bộ hải

quan, để có được một quy trình kiểm tra hiệu quả, hiện đại hơn. Trước đây, các

cán bộ hải quan phải thực hiện thu thập và phân tích các thông tin trong quá khứ

một cách thủ công để có thể lọc ra được các đối tác có nhiều rủi ro. Hiện nay, cơ

quan hải quan đã nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, để đảm bảo dữ liệu đầy đủ

hơn, chính xác hơn, với các chức năng tìm kiếm, lọc hiệu quả hơn. KCS sử dụng

hệ thống này trong công tác quản lý rủi ro để tìm ra những lô hàng nhập khẩu vi

phạm hoặc có khả năng vi phạm.

Sau khi áp dụng các công nghệ và quy trình mới, tỷ lệ phát hiện vi phạm

của cơ quan Hải quan Hàn Quốc đã tăng 20%. Trước khi thực hiện một cách

toàn diện, KCS đã áp dụng trong một chương trình thí điểm. Sử dụng SAS, hệ

thống quản lý rủi ro đã cho thấy một sự phát triển vượt bậc trong việc phát hiện

các vụ gian lận thương mại, trốn thuế, nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa cấm…

Sau khi thành công với chương trình thí điểm trên, KCS đã thực hiện áp dụng

toàn diện trên cả nước.

Cơ quan hải quan Hàn Quốc thực hiện thu thập dữ liệu, và với hơn 47

chuyên gia từ các đơn vị hải quan địa phương đã được triệu tập để tập trung

nghiên cứu, phân tích, xác định các đối tượng rủi ro. Số lượng tiêu chí sử

26

Page 27: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

dụng tăng từ 77 tiêu chí lên 163 tiêu chí, và tỷ lệ phát hiện vi phạm đối với

hàng nhập khẩu cũng tăng hơn 20%. Hệ thống SAS thực hiện phân luồng rủi

ro thành 05 mức, bắt đầu với mức “thấp”, tiếp theo là “cảnh báo”, “khá

cao”, “cao” và “cần xử lý”. Tháng 6-7.2005, hải quan Hàn Quốc đã phát hiện

hơn 90 vụ vi phạm, thu được gần 57 tỷ USD, tăng gần 8,4 lần so với giai đoạn

6-7.2004, gấp 17 lần so với nửa đầu năm 2005.

Hiện nay, có hơn 400 cán bộ làm việc chuyên sâu về quản lý rủi ro. Các

cán bộ này có thể phát hiện các lô hàng có nguy cơ rủi ro, và đưa các thông tin

này vào hệ thống để cán bộ tại bộ phận thông quan có thể có biện pháp xử lý kịp

thời. Việc giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế thông qua việc phát triển công tác quản lý

rủi ro là phù hợp với số lượng cán bộ hải quan hiện nay. Thêm nữa, số vụ kiểm

tra thực tế các lô hàng giảm đi đáng kể, do đó cơ quan Hải quan cũng nhận ít ý

kiến phản hồi tiêu cực từ phía các công ty nhập khẩu.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm thực hiện quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải

quan có thể áp dụng ở Việt Nam

Qua kinh nghiệm thực hiện quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan tại một

số nước như trên chúng ta có thể nhận thấy việc ứng dụng các kĩ thuật quản lý

rủi ro trong lĩnh vực hải quan :

Là yêu cầu cần thiết và khách quan. Với sự tăng trưởng, phát triển của

thương mại quốc tế, áp lực từ phía cộng đồng doanh nghiệp trong việc tạo

thuận lợi thương mại, và xu thế áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong lĩnh

vực hải quan tại các quốc gia trên thế giới thì việc áp dụng quản lý rủi ro

trong lĩnh vực Hải quan ở Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan.

Có sự lựa chọn kiểm tra chính xác các giao dịch được đánh giá mang tính

rủi ro cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt

pháp luật Hải quan, và các giao dịch được đánh giá có mức độ rủi ro thấp;

tránh hiện tượng kiểm tra nhiều mà không hiệu quả, lãng phí nguồn lực;

Sắp xếp hợp lý quy trình thủ tục Hải quan, giảm thiểu thời gian thông

quan hàng hóa, tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí nguồn lực;

27

Page 28: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Đảm bảo thực hiện chủ trương minh bạch hóa, chống các hiện tượng tiêu

cực trong thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục Hải quan. Giảm thiểu sự

tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ hải quan và các cá nhân, doanh nghiệp tham

gia hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

Cung cấp một cơ sơ khoa học cho việc đưa ra các quyết định của cơ quan

hải quan;

Tối đa hóa việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả;

Tuy nhiên, do đây là một kỹ thuật mới, tiên tiến, và chưa có nhiều tài liệu

hướng dẫn cụ thể, các tài liệu của tổ chức WCO và của một số nước chỉ mang

tính hướng dẫn. Đồng thời, việc áp dụng vào thực tế tại mỗi quốc gia sẽ có sự

khác biệt do đặc điểm kinh tế xã hội, thương mại của từng nước nên việc áp

dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan tại Việt Nam cũng cần phải

có một tiến trình hoàn thiện lâu dài, không thể nhanh chóng, nóng vội.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG LĨNH VỰC

HẢI QUAN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Quản lý rủi ro trong quá trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam

2.1.1. Tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam từ năm 2004 đến

nay

Thực hiện chương trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan, ngành Hải quan

Việt Nam đã tiến hành thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa

Hải quan giai đoạn 2004-2006 (Quyết định 810/ QĐ-BTC) và giai đoạn 2008-

2010 (Quyết định 456/QĐ-BTC) với việc thực hiện cải cách thể chế, hiện đại

hóa công nghệ thông tin, cải cách tổ chức bộ máy, chuẩn hóa nâng cao chất

lượng đào tạo cán bộ.

Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu trình các cấp có thẩm quyền ban hành

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005, đã tạo cơ sở

pháp lý để ngành Hải quan tiếp tục cải cách, hiện đại hoá; tiếp cận, tạo lập

khuôn khổ pháp lý cho mô hình quản lý hải quan hiện đại, làm nền tảng cho áp

28

Page 29: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động hải quan và nội luật hoá nhiều cam

kết quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã trực tiếp tham gia vào quá trình xây

dựng và sửa đổi các Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Quản lý thuế

cùng các Nghị định và Thông tư hướng dẫn có liên quan đến hoạt động hải

quan. Đồng thời, Tổng cục Hải quan đã chủ trì xây dựng, trình các cấp có thẩm

quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như Quyết định 149/2005/QĐ-

TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm thủ tục

hải quan điện tử; Quyết định 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/07/2005 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính về việc ban hành thí điểm thủ tục hải quan điện tử (giai đoạn 1);

Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về

việc ban hành quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử (giai đoạn 2); Thông

tư số 222/TT-BTC về thực hiện mở rộng triển khai thủ tục hải quan điện tử... Và

bước đầu xây dựng và tiến hành áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào thủ tục hải

quan với việc ban hành Quyết định 2148/QĐ-TCHQ, và mới nhất là Quyết định

số 48/2008/QĐ-BTC hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan;

Quyết định số 35/QĐ-TCHQ về việc hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro đối với

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Để phục vụ thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu,

nhập khẩu, ngành Hải quan đã xây dựng và áp dụng hệ thống thông quan điện tử

nhằm thực hiện việc truyền nhận, xử lý thông tin. Cùng với việc mua sắm các

trang thiết bị, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác, ngành Hải quan cũng

chuẩn bị hệ thống hạ tầng cơ sở về truyền thông đảm bảo kết nối giữa các đơn vị

hải quan với nhau và với cơ quan Tổng cục

Song song với việc triển khai công tác đào tạo bằng các nguồn nội lực,

Tổng cục Hải quan đã tranh thủ các nguồn hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài như các

chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Hải quan

ASEAN, Hải quan APEC và Hải quan các nước khác. Trong khuôn khổ Dự án

tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng viên chủ chốt phục vụ cho hiện đại hoá

29

Page 30: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

hải quan, với sự giúp đỡ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nhiều

cán bộ, công chức hải quan Việt Nam đã được đào tạo các kỹ năng cơ bản để trở

thành các giảng viên chủ chốt trong việc đào tạo.

Sau hơn 5 năm thực hiện tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan, ngành

Hải quan cũng đã có được một số kết quả nhất định. Nhận thức của cán bộ công

chức hải quan trong toàn Ngành về hiện đại hoá hải quan đã thay đổi căn bản.

Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hải quan từng bước tiếp cận với các chuẩn

mực và thông lệ quốc tế, đồng thời đã tạo lập cơ sở pháp lý để ngành Hải quan

triển khai áp dụng nhiều quy định mới về quản lý hải quan hiện đại, đặc biệt đã

thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử và quản lý rủi ro trong quy trình thủ

tục hải quan. Đổi mới phương pháp quản lý hải quan từ tiền kiểm sang hậu

kiểm. Thủ tục hải quan đã cơ bản được thực hiện đơn giản, hài hoà dựa trên

phương pháp quản lý rủi ro và áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) song song

với việc đẩy mạnh áp dụng kiểm tra sau thông quan. Các quy trình thủ tục hải

quan đã rõ ràng hơn, tính hiệu quả được nâng cao, việc phân định được trách

nhiệm của từng khâu nghiệp vụ, từng công chức cũng được chú trọng thực hiện.

2.1.2. Quản lý rủi ro trong quá trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam

Khái niệm QLRR trong ngành Hải quan Việt Nam lần đầu tiên được đưa

ra tại Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày 31 tháng 12 năm 2005 nêu rõ:

“QLRR trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

thương mại là việc áp dụng một cách có hệ thống các quy trình thủ tục để xác

định, phân tích, đánh giá và tiến hành các biện pháp nhằm kiểm soát khả năng

và mức độ vi phạm pháp luật Hải quan có thể xảy ra trong hoạt động xuất khẩu,

nhập khẩu hàng hóa”.

Trong quá trình đưa vào áp dụng thực hiện trong thủ tục Hải quan, khái

niệm này đã có sự sửa đổi cho phù hợp hơn. Tại Quyết định số 48/2008/QĐ-

BTC, ban hành ngày 04 tháng 07 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính nêu

rõ “QLRR là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ và

thông lệ nhằm giúp cơ quan Hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập

30

Page 31: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng được xác định là rủi

ro”

2.1.2.1. Quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan truyền thống

* Giai đoạn 1 (2006-2008):

Trước yêu cầu phải áp dụng thực hiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt

động nghiệp vụ Hải quan, Tổng cục Hải quan với sự giúp đỡ của dự án JICA

Nhật Bản đã xây dựng cơ sở pháp lý ban đầu để có thể thực hiện quản lý rủi ro

giai đoạn 1 (2006-2008) với việc ban hành Quyết định 2148/QĐ-TCHQ ngày

31/12/2005 về quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với

hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; Công văn 3418/TCHQ-ĐT ngày

01/8/2006 hướng dẫn Quyết định 2148/QĐ-TCHQ.

Đồng thời, ban hành các quyết định nhằm xây dựng tổ chức bộ máy ban

đầu để có thể xây dựng quy trình thủ tục, triển khai công tác quản lý rủi ro trong

hoạt động toàn ngành như: Quyết định số 02/2006/QĐ-BTC ngày 06/01/2006 về

việc bổ sung chức năng nhiệm vụ thu thập xử lý thông tin đối với Cục Hải quan

tỉnh, thành phố; Quyết định số 03/QĐ-BTC ngày 06/01/2006 về việc bổ sung

chức năng nhiệm vụ thu thập xử lý thông tin đối với Cục Điều tra chống buôn

lậu và thành lập Phòng Thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan

(TTXLTTNVHQ) thuộc Cục Điều tra Chống buôn lậu; Quyết định 26/QĐ-

TCHQ ngày 10/01/2006 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng

TTXLTTNVHQ thuộc Cục Điều tra Chống buôn lậu; Quyết định 25/QĐ-

TCHQ ngày 10/01/2006 về việc bổ sung nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin cho

Phòng tham mưu Chống buôn lậu; Quyết định 27/QĐ-TCHQ ngày 10/01/2006

về việc bổ sung nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin cho Chi cục Hải quan; Quyết

định 229/QĐ-TCHQ ngày 01/2/2007 về việc kiện toàn bộ máy kiểm soát hải

quan tại Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Như vậy, trong giai đoạn 2006-

2008, mô hình tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý rủi ro trong ngành Hải

quan Việt Nam được thực hiện theo 03 cấp gồm cấp Tổng cục (Đơn vị chủ trì,

đầu mối: Cục Điều tra chống buôn lậu - Phòng quản lý rủi ro); cấp Cục Hải quan

31

Page 32: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

tỉnh, thành phố (Đơn vị chủ trì, đầu mối là Phòng tham mưu xử lý vi phạm và

TTXLTTNVHQ); cấp Chi cục Hải quan (Bộ phận quản lý rủi ro hoặc Đội

nghiệp vụ thực hiện xử lý rủi ro).

Trong giai đoạn này, công tác quản lý rủi ro được áp dụng trong thủ tục

hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại với 12 loại hình

(Quy định cụ thể trong mục 1 chương II Nghị định 154/2005/NĐ-CP). Với cơ

chế thực hiện quản lý rủi ro phân thành 03 cấp rõ ràng.

Cấp Tổng cục:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược quản lý rủi ro (gồm: Hệ

thống và cơ chế điều hành quản lý rủi ro; Chương trình, kế hoạch quản lý rủi ro;

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro; Hồ sơ quản lý rủi ro; Hồ sơ quản lý

doanh nghiệp)

- Thiết lập và áp dụng Tiêu chí quản lý rủi ro

- Điều hành hoạt động quản lý rủi ro trong phạm vi cấp ngành

- Theo dõi, đánh giá quy trình quản lý rủi ro, đo lường tuân thủ.

Cấp Cục:

- Truyền nhận dữ liệu đánh giá rủi ro;

- Thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro (gồm: Bộ chỉ tiêu thông tin

quản lý doanh nghiệp; Thông tin vi phạm; Thông tin từ các nghiệp vụ; Thông tin

phản hồi từ Chi cục)

- Xây dựng hồ sơ quản lý rủi ro cấp Cục

- Thiết lập tiêu chí động

- Theo dõi, hướng dẫn kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý

rủi ro của các Chi cục

- Đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro cấp Cục, báo cáo phản hồi về Tổng cục.

Cấp Chi cục:

Bộ phận quản lý rủi ro

- Tiếp nhận dữ liệu đánh giá rủi ro từ cấp Cục

- Thu thập thông tin vi phạm

32

Page 33: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

- Thu thập thông tin phản hồi

- Thiết lập tiêu chí phân luồng

- Tham mưu chuyển luồng

- Đánh giá hiệu quả QLRR tại Chi cục

Các đơn vị xử lý rủi ro

- Thực hiện phân luồng hệ thống

- Xác định rủi ro ngay trong từng khâu nghiệp vụ thông quan

- Phản hồi thông tin (tất cả các bước trong quy trình thông quan)

Sơ đồ 2.1. Mô hình thực hiện quản lý rủi ro theo 03 cấp

* Giai đoạn 2 (2009-2011)

Giai đoạn 2 thực hiện quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan Việt Nam theo

Quyết định 48/2008/QĐ-BTC ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài Chính,

Quyết định 35/QĐ-TCHQ ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Tổng cục Hải quan

hướng dẫn thực hiện Quyết định 48/2008/QĐ-BTC đối với hàng hóa xuất khẩu,

nhập khẩu thương mại. Ngành Hải quan Việt Nam xây dựng kế hoạch và thực

hiện triển khai kế hoạch mở rộng thực hiện quản lý rủi trong các lĩnh vực khác

Cục Hải quanCục Hải quan

Chi cục BChi cục B

Chi cục AChi cục A

Tổng Cục Hải quanTổng Cục Hải quan

Chi cục CChi cục C

33

Page 34: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

như đối với hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, hoặc áp dụng quản lý rủi ro trong

kiểm tra sau thông quan…Đồng thời thực hiện mở rộng quản lý rủi ro trong thủ

tục hải quan điện tử theo kế hoạch mở rộng thủ tục hải quan điện tử giai đoạn 2.

Mô hình tổ chức bộ máy thực hiện quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan

thông thường vẫn bao gồm 03 cấp như giai đoạn 1, trong đó cấp Tổng cục vẫn

do đơn vị chủ trì đầu mối là Cục Điều tra chống buôn lậu – Phòng Quản lý rủi

ro.

Trong giai đoạn này, công tác quản lý rủi ro được áp dụng trong thủ tục

hải quan đối với một số loại hình xuất khẩu, nhập khẩu thương mại quy định tại

Điều 6 Chương I Phần II Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009, và

được hướng dẫn chi tiết thực hiện theo Quyết định 35/QĐ-TCHQ ngày

10/7/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

2.1.2.2. Quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan điện tử

Thực hiện thủ tục hải quan điện tử (HQĐT) là một trong những nội dung

quan trọng trong chiến lược cải cách và hiện đại hoá của ngành Hải quan. Sau

gần 4 năm triển khai thí điểm thủ tục HQĐT theo tinh thần Quyết định số

149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện

thí điểm thủ tục HQĐT, đến nay thủ tục hải quan điện tử đã được dư luận xã hội,

đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, bước đầu tạo động lực cho triển

khai thủ tục HQĐT trong thời gian tới.

Với mục tiêu thực hiện thí điểm thủ tục HQĐT về phạm vi cũng như về

địa bàn áp dụng, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC

ngày 22/6/2007. Nhằm cụ thể hoá nội dung của Quyết định 52, Tổng cục Hải

quan đã ban hành các Quyết định số 1699/QĐ-TCHQ ngày 25/9/2007 của Tổng

cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình thủ tục HQĐT, gồm

10 quy trình thủ tục HQĐT đối với từng loại hình cụ thể; Quyết định 1700/QĐ-

TCHQ ngày 25/9/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban

hành Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thí điểm thủ tục HQĐT, v.v...

34

Page 35: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Kể từ ngày 01/10/2007, quy trình thủ tục hải quan điện tử bắt đầu có hiệu

lực áp dụng tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi áp dụng thí điểm thủ tục

hải quan điện tử. Với chủ trương tăng cường áp dụng các chuẩn mực phổ biến

theo đúng các cam kết hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan, Tổng cục Hải

quan đã bổ sung thêm các quy định về ra quyết định trước và kiểm tra sau thông

quan đối với doanh nghiệp tham gia thủ tục HQĐT. Đây là những nội dung

nhằm đảm bảo áp dụng đầy đủ kỹ thuật quản lý rủi ro, tạo thuận lợi cho doanh

nghiệp. Phạm vi quản lý rủi ro liên quan đến phương tiện vận tải đường biển

xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng, với các khía cạnh quản lý về

chính sách quản lý đối với hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; an ninh,

môi trường, sức khỏe cộng đồng; hàng hoá quản lý theo quy định Công ước

CITES (về bảo vệ động thực vật hoang dã và công ước BASEL (giám sát sự di

chuyển của các chất độc hại, bảo vệ môi trường) và các hành vi buôn lậu, gian

lận thương mại khác.

Việc quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm vi

phạm các quy định về khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hồ

sơ, chứng từ khai hải quan, trị giá hàng, phân loại hàng hoá, hàng hoá thuộc diện

quản lý theo giấy phép, hạn ngạch và quản lý chuyên ngành. Trong khi đó, việc

quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan liên quan đến các thương nhân ưu

tiên đặc biệt (AOE), hồ sơ, chứng từ khai hải quan, trị giá hải quan đối với hàng

hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, giấy phép

và quản lý chuyên ngành....

Bộ tiêu chí quản lý rủi ro được phân thành ba loại gồm các tiêu chí ưu

tiên, các tiêu chí đánh giá tuân thủ, tiêu chí đánh giá rủi ro. Tổng cục Hải quan

sẽ sử dụng hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro để hỗ trợ phân luồng, lựa chọn đối

tượng kiểm tra trên cơ sở hồ sơ rủi ro cập nhật hệ thống. Ngoài ra, Tổng cục Hải

quan cũng áp dụng các biện pháp ngăn ngừa như tuyên truyền nhằm nâng cao

nhận thức của doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật Hải quan. Các

doanh nghiệp được ưu tiên cũng sẽ được hỗ trợ đào tạo để có khả năng tự phát

35

Page 36: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

hiện lỗi và xử lý, khắc phục lỗi trong quá trình làm thủ tục hải quan. Để giảm

bớt khả năng vi phạm, Tổng cục Hải quan cũng sẽ chủ động thông báo cho

doanh nghiệp tự xử lý, chấm dứt những vi phạm pháp luật hải quan. Đối với

những văn bản chưa phù hợp, Tổng cục Hải quan cũng sẽ phối hợp với các cơ

quan khác kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, quy định có thể gây ra rủi ro.

Theo quy trình quản lý rủi ro ban hành kèm theo Quyết định 1700/QĐ-

TCHQ, quy trình quản lý rủi ro được thực hiện theo 4 bước: (1) xác định rủi ro,

(2) phân tích đánh giá rủi ro, (3) xử lý rủi ro, (4) giám sát, đánh giá lại và đo

lường, đánh giá tuân thủ. Trình tự xây dựng, quản lý và ứng dụng một hồ sơ rủi

ro sẽ tập trung vào xác lập hồ sơ rủi ro; cập nhật kết quả phân tích, đánh giá rủi

ro; quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hoặc thanh

loại hồ sơ rủi ro.

Hoạt động quản lý rủi ro trong thực hiện thủ tục Hải quan điện tử giai

đoạn thí điểm tại thực hiện theo kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải

quan có một số khác biệt. Do đang trong quá trình thực hiện thí điểm nên trong

giai đoạn 2007-2008, ngành Hải quan chỉ thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại

02 Chi cục Hải quan điện tử Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh. Nên mô hình thực

hiện công tác quản lý rủi ro trong thủ tục Hải quan điện tử được thực hiện theo

02 cấp gồm cấp Tổng cục (Đơn vị đầu mối: Ban Cải cách và Hiện đại hóa Hải

quan); cấp Chi cục Hải quan điện tử (Chi cục Hải quan điện tử Hải Phòng và

TP.Hồ Chí Minh: Bộ phận quản lý rủi ro) theo Quyết định 1700/QĐ-TCHQ

ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Tổng cục Hải quan.

Mặc dù thủ tục HQĐT còn trong giai đoạn thí điểm nhưng doanh nghiệp

đã chủ động khai báo điện tử. Nhờ đó giảm giấy tờ, giảm thời gian thông quan

hàng hoá, giảm tiếp xúc giữa doanh nghiệp với cơ quan Hải quan, giảm phiền

hà, tiêu cực. Bên cạnh đó HQĐT nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh

nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế trong thời gian tổ chức triển khai thực thủ tục

HQĐT, ngành Hải quan gặp không ít khó khăn, vướng mắc như khối lượng

36

Page 37: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

công việc cần triển khai rất lớn trong khi cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống

mạng, đội ngũ cán bộ còn hạn chế. Việc thực hiện thí điểm thủ tục HQĐT dựa

trên các quy định cũ của Bộ Tài chính, trong phạm vi một chi cục HQĐT đem

áp dụng vào thời điểm này, với nhiều đơn vị sẽ không phù hợp nữa.

Phát huy những kết quả đạt được về thực hiện thủ tục HQĐT trong thời

gian vừa qua, đến cuối năm 2009, ngành Hải quan tiến hành mở rộng triển khai

thủ tục HQĐT tại 5 đơn vị mới là Cục Hải quan Đồng Nai, Bình Dương, Hà

Nội, Lạng Sơn và Đà Nẵng với Quyết định số 710/QĐ-TCHQ, ngày 3/4/2009

của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Kế hoạch triển khai mở rộng thủ tục

HQĐT năm 2009. Công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử giai

đoạn mở rộng được thực hiện theo Quyết định số 1155/QĐ-TCHQ của Tổng cục

trưởng Tổng cục Hải quan theo 03 cấp gồm cấp Tổng cục (Đơn vị chủ trì đầu

mối là Cục Điều tra chống buôn lậu - Phòng Quản lý rủi ro), cấp Cục Tỉnh,

Thành phố (đối với 09 Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố thực hiện mở rộng thủ tục

Hải quan điện từ gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lạng Sơn,

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Bình Dương: Phòng chuyên trách

quản lý rủi ro), cấp Chi cục (Tổ quản lý rủi ro thuộc đơn vị tiếp nhận tờ khai hải

quan).

2.1.2.3. Nội dung thực hiện quản lý rủi ro của ngành Hải quan Việt Nam

* Phạm vi, nguyên tắc thực hiện quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan

Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ

được quy định tại Luật Hải quan, bao gồm: Thủ tục hải quan; Kiểm tra hải quan;

Giám sát hải quan; Kiểm soát hải quan; Kiểm tra sau thông quan; Các hoạt động

nghiệp vụ khác liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng

hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro nhằm tạo thuận lợi đối với các tổ

chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật về hải quan; theo dõi, đánh giá chấp hành

pháp luật của chủ hàng; đồng thời kiểm soát chặt chẽ các đối tượng không tuân

thủ các quy định của pháp luật; điều phối việc kiểm tra, kiểm soát một cách phù

37

Page 38: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

hợp, hiệu quả trong quá trình làm thủ tục hải quan; trong đó, tập trung quản lý

các đối tượng rủi ro, tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí trong quá trình làm

thủ tục hải quan. Các chủ hàng chấp hành tốt pháp luật Hải quan luôn được ưu

tiên làm thủ tục hải quan như được đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan theo quy

định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Hải quan; được miễn kiểm tra thực tế hàng

hoá. Trong đó, chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan là người đáp ứng các

điều kiện:

a) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ba trăm sáu mươi

lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập

khẩu được cơ quan hải quan xác định là:

a.1) Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá

qua biên giới;

a.2) Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;

a.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan

(bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số

tiền thuế được miễn, giảm, hoàn) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi

cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành

chính;

b) Không còn nợ thuế quá hạn quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời

hạn nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;

c) Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

(Quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009

của Bộ Tài Chính)

Cơ quan hải quan thực hiện thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro ở

các giai đoạn trước, trong và sau thông quan theo các tiêu chí được xác định

trong từng thời điểm, phù hợp với quy định của pháp luật về hải quan, điều kiện

và khả năng thực tế để ra quyết định việc kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông

quan, kiểm soát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh,

38

Page 39: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các trường hợp dưới

đây :

a) Không tuân thủ pháp luật hải quan;

b) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;

c) Kết quả phân tích, đánh giá xác định mức độ rủi ro cao;

d) Lựa chọn ngẫu nhiên.

Các đối tượng không thuộc các trường hợp trên sẽ được cơ quan hải quan

áp dụng miễn kiểm tra. Các quy trình nghiệp vụ hải quan khác được xây dựng,

áp dụng dựa trên các quy định về áp dụng quản lý rủi ro.

Cơ quan hải quan và công chức hải quan được sử dụng các biện pháp,

phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ theo pháp luật quy định để thực hiện quản lý rủi

ro; Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan căn cứ

vào kết quả phân tích, đánh giá rủi ro của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử và

thông tin nghiệp vụ tại thời điểm làm thủ tục hải quan để quyết định hình thức,

mức độ kiểm tra đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện

vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

Thực hiện áp dụng quản lý rủi ro là trách nhiệm của mọi công chức hải

quan ở các khâu nghiệp vụ hải quan. Khi đã thực hiện đúng các quy định và quy

trình, quy định của Tổng cục Hải quan nhưng không phát hiện được vi phạm

pháp luật về hải quan thì công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm

tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh,

phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy trình quản lý rủi ro được

miễn trừ trách nhiệm cá nhân. Đây là một quy định mới trong quy trình thủ tục

hải quan khi áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro, nhằm miễn trừ trách nhiệm

cho công chức hải quan khi đã thực hiện đúng, và đầy đủ các quy định kiểm tra,

giám sát hải quan mà vẫn không phát hiện ra vi phạm.

* Quy trình quản lý rủi ro

39

Page 40: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là việc tiến

hành các hoạt động nghiệp vụ dựa trên việc xem xét bối cảnh, mục tiêu, yêu cầu,

nhiệm vụ của từng cấp, đơn vi và công chức thừa hành theo trình tự các bước.

Việc xác định rủi ro và đối tượng rủi ro là cơ sở ban đầu cho việc thực

hiện quản lý rủi ro. Để áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả,

công chức hải quan phải tiến hành thực hiện theo quy trình quản lý rủi ro trong

hoạt động nghiệp vụ hải quan 04 bước theo trình tự sau:

- Bước 1: Thu thập thông tin, xác định rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ

hải quan;

- Bước 2: Phân tích, đánh giá rủi ro; xây dựng hồ sơ quản lý doanh

nghiệp và hồ sơ quản lý rủi ro để đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của các

tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá,

xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải;

- Bước 3: Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của

pháp luật dựa trên kết quả phân tích, xử lý thông tin và dựa trên nguồn nhân lực,

vật lực hiện có để đảm bảo việc thực thi pháp luật về hải quan;

- Bước 4: Theo dõi, kiểm tra đánh giá lại việc thực hiện nội dung tại các

bước nêu trên; đo lường, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật về hải quan của

các tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập

khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải,

để điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách có

hiệu quả.

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ các bước quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động

ngành Hải quan Việt Nam

40

Page 41: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Trong đó, bước 1 cơ quan Hải quan thực hiện thu thập thông tin, xác định

rủi ro có thể phát sinh. Thông tin được cơ quan Hải quan sử dụng để thu thập từ

rất nhiều nguồn như khai thác cơ sở dữ liệu của ngành (trong các hệ thống như

số liệu xuất, nhập khẩu; chương trình DOPHIN - quản lý vi phạm; chương trình

RISKMAN - hệ thống hỗ trợ quản lý rủi ro; hệ thống thông tin quản lý tờ khai

xuất nhập khẩu; chương trình GTT22 - Trị giá tính thuế; chương trình KT559 -

Kế toán thuế; chương trình thông tin mã số doanh nghiệp T2C; hệ thống quản lý

hàng gia công; hệ thống quản lý sản xuất hàng xuất khẩu...); Các văn bản quy

Theo dừi, kiểm tra,ðỏnh giỏ lại & ðiều chỉnh, bổ sung Theo dừi quỏ trỡnh xử lý rủi roKiểm tra, đánh giá lạiPhản hồi thụng tinĐo lường tuõn thủĐiều chỉnh, bổ sung

Xử lý rủi ro

Lựa chọn hỡnh thức, biện phỏpXõy dựng phương ỏn, kế hoạchTiến hành xử lý rủi ro

Phân tích- đánh giáTần suất rủi roHậu quả rủi roCấp độ rủi roPhõn loại rủi ro chấp nhận/ khụng chấp nhậnXếp hạng ưu tiờn xử lý rủi ro

Thu thập thụng tin, Xác định rủi ro- Mục tiờu, nhiệm vụ, phạm vi- Phõn tớch cỏc yếu tố liờn quan- Thiết lập tiêu chí đánh giá rủi ro- Thu thập thụng tin- Xác định rủi ro

Trao đổi,

hướng dẫnTrao đổi,

Hướng dẫn

Trao đổi,

hướng dẫn

Phản hồi,

bỏo cỏo

4

3

2

1

41

Page 42: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

định về chính sách quản lý, chính sách thuế; Thông tin trong mạng Intranet,

Internet; hoặc các thông tin khác trên một số điểm báo, thông báo, báo cáo... từ

các cơ quan, bộ, ngành khác, đặc biệt là các bộ ngành có liên quan đến hoạt

động xuất, nhập khẩu, xuất, nhập cảnh như nông - lâm - ngư nghiệp, hàng

không, y tế, cảng vụ, hãng tàu biển, doanh nghệp,... cũng như các thông tin trao

đổi với Tổ chức Hải quan quốc tế, khu vực, hải quan các nước và các nguồn

thông tin khác có liên quan. Trong đó, các đối tượng mà cơ quan Hải quan áp

dụng quản lý rủi ro, và thực hiện thu thập, phân tích thông tin gồm: Tổ chức, cá

nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh,

nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; Các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc

nước ngoài là đối tác hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá

cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; Nơi xuất xứ

hàng hoá nhập khẩu; Quốc gia, khu vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá hoặc là

địa điểm trung chuyển hàng hoá vào Việt Nam, từ Việt Nam; Thông tin và chính

sách quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập

khẩu; Chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; chính

sách ưu đãi về hạn ngạch thuế quan của Nhà nước Việt Nam hoặc giữa Việt

Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc khu vực trên thế giới; Quy trình thủ

tục hải quan và các hoạt động liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá

cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Hàng hoá xuất khẩu,

nhập khẩu, quá cảnh; Hồ sơ hải quan; Trị giá hải quan; Phân loại hàng hoá xuất

khẩu, nhập khẩu; Thanh toán trong quá trình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu

hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải; Phương thức vận chuyển,

đóng gói hàng hoá; Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Tuyến

đường vận chuyển hàng hoá; Địa điểm làm thủ tục hải quan.

Việc tiến hành thu thập thông tin được thực hiện tùy theo tính chất, đặc

điểm của từng loại thông tin và nguồn thông tin. Có thể tiến hành thu thập thông

tin từ việc tổng hợp thông tin vi phạm, thông tin về dấu hiệu vi phạm trên địa

bàn, ngoài địa bàn hoặc thực hiện tra cứu, kết xuất thông tin dữ liệu từ các hệ

42

Page 43: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

thống thông tin trong và ngoài ngành, cũng như có thể tiến hành khai thác,

nghiên cứu từ các phương tiện đại chúng, cộng đồng doanh nghiệp…Các thông

tin sau khi được thu thập, được tổ chức thành các bảng dữ liệu (file Excel) theo

các biểu mẫu (Phụ lục đính kèm) để phục vụ yêu cầu rà soát, phân tích và đánh

giá rủi ro trong các bước tiếp theo. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, cơ

quan Hải quan tiến hành phân tích, rà soát rủi ro, xác định và lập danh sách rủi

ro, phân tích và xác định các thông tin liên quan đến rủi ro và đối tượng rủi ro.

Bước 2 của quy trình là thực hiện phân tích và đánh giá rủi ro. Mục đích

của hoạt động phân tích rủi ro là phân tách các rủi ro cùng với những đối tượng

rủi ro theo 03 mức độ rủi ro khác nhau: cao, trung bình, thấp để phục vụ cho

việc đánh giá rủi ro và bố trí nguồn lực kiểm tra, kiểm soát hợp lý.

Đối với rủi ro, việc phân tích rủi ro được thực hiện trên cơ sở việc xác

định tần suất rủi ro và hậu quả rủi ro. Trong đó, tần suất rủi ro là đại lượng phản

ánh khả năng, xác suất xảy ra của rủi ro, còn hậu quả rủi ro là đại lượng phản

ánh về thiệt hại hoặc các tác động, ảnh hưởng trong trường hợp xảy ra rủi ro.

Mức độ rủi ro là cơ sở cho việc đánh giá, xếp hạng ưu tiên xử lý rủi ro và

quyết định hình thức, mức độ kiểm tra đối với lô hàng xuất, nhập khẩu trong quá

trình làm thủ tục hải quan. Mức độ rủi ro được xác định trên cơ sơ kết hợp kết

quả phân tích tần suất và hậu quả rủi ro.

Bảng 2.1 : Bảng xác định mức độ rủi ro

Tần suất

Hậu quả Cao Trung bình Thấp

Cao Cao Cao Trung bình

Trung bình Cao Trung bình Trung bình

Thấp Trung bình Trung bình Thấp

Trong đó, tần suất rủi ro được biểu thị bằng số lần vi phạm pháp luật hải

quan theo loại rủi ro đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra. Việc xác định mức độ

43

Page 44: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

tần suất được kết hợp giữa số liệu phân tích với dự đoán để đối chiếu với bảng

phân tích sau :

Bảng 2.2 : Bảng phân tích đối chiếu tần suất rủi ro

MỨC ĐỘ KHẢ NĂNG XẢY RACao Sự kiện được đoán chắc chắn sẽ xảy ra

Trung bình Sự kiện được dự đoán có thể xảy raThấp Sự kiện hiếm khi xảy ra

Còn hậu quả rủi ro được xác định dựa trên các phân tích dữ liệu vi phạm,

các dữ liệu liên quan và dựa trên kinh nghiệm của công chức Hải quan để xác

định những thiệt hại, tác động, ảnh hưởng của vi phạm gây ra. Việc xác định

mức độ của hậu quả được đối chiếu với bảng phân tích sau :

Bảng 2.3 : Bảng phân tích đối chiếu hậu quả rủi ro

MỨC ĐỘ KẾT QUẢCao Sự kiện gây hậu quả nghiêm trọng

Trung bình Sự kiện gây ra hậu quả tương đối nghiêm trọngThấp Sự kiện gây ra hậu quả ít nghiêm trọng

Còn việc phân tích đối với đối tượng rủi ro tương tự như phân tích đối với

rủi ro. Điểm khác là nội dung và thông tin, dữ liệu phân tích được xác định cụ

thể theo đối tượng là doanh nghiệp có nguy cơ vi phạm hoặc hàng hóa có nguy

cơ vi phạm.

Trong quá trình xây dựng hồ sơ quản lý rủi ro, cần xem xét, đánh giá rủi

ro, loại bỏ rủi ro thấp (rủi ro chấp nhận) hoặc rủi ro ngoài chức năng, thẩm

quyền của cơ quan Hải quan. Kết quả của quá trình này cho phép phân loại ra

những rủi ro và đối tượng rủi ro cần ưu tiên xử lý trong bối cảnh áp dụng quản

lý rủi ro. Quá trình đánh giá phải căn cứ vào các yếu tố như mức độ rủi ro đã

được xác định qua phân tích, các rủi ro đã xử lý trước đó, sự cần thiết xử lý rủi

ro và kiểm soát đối tượng rủi ro, cũng như tác động ảnh hưởng của quá trình xử

lý rủi ro và kiểm soát đối tượng rủi ro. Việc xếp hạng cấp độ ưu tiên xử lý rủi ro

và đối tượng rủi ro giúp cho việc ưu tiên nguồn lực, biện pháp tập trung vào việc

44

Page 45: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

xử lý các rủi ro có tính cấp thiết trong từng giai đoạn. Kết quả phân tích, đánh

giá rủi ro phải được cập nhật vào hồ sơ quản lý rủi ro theo mẫu (phụ lục kèm

theo)

Tiếp theo cơ quan Hải quan tiến hành bước 3 xây dựng, tổ chức thực hiện

phương án, kế hoạch xử lý rủi ro và thực hiện theo dõi, đánh giá quá trình xử lý

rủi ro, và thực hiện điều chỉnh (bước 4).

Việc thực hiện đúng theo trình tự các bước trong quy trình góp phần nâng

cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro, giúp cho cơ quan Hải quan có thể xác định

các rủi ro hiệu quả hơn, đồng thời sự ưu tiên xử lý rủi ro cũng giúp cho cơ quan

Hải quan có thể nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước phù hợp với từng giai đoạn

nhất định.

* Tiêu chí quản lý rủi ro

Tiêu chí rủi ro là một hoặc một nhóm các chỉ số cho phép xác định, đo

lường, đánh giá và phân loại đối với từng rủi ro. Bộ tiêu chí quản lý rủi ro gồm

04 loại tiêu chí: Tiêu chí theo quy định của pháp luật hải quan, chính sách quản

lý nhà nước về hải quan trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể; Tiêu chí phân

tích là tiêu chí được xây dựng dựa trên các kết quả phân tích thông tin của công

chức hải quan, đánh giá về khả năng, mức độ của tình huống vi phạm pháp luật

hải quan có thể xảy ra; Tiêu chí tính điểm rủi ro là nhóm các chỉ số được tập hợp

và tính toán mức độ rủi ro dựa trên việc đánh giá và cho điểm rủi ro trước đối

với các chỉ số tham gia vào quá trình tính toán; Tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên là

việc áp dụng phép toán xác suất, thống kê dựa trên các chỉ số liên quan để lựa

chọn ngẫu nhiên các đối tượng kiểm tra theo tỉ lệ nhất định theo quy định của

Luật hải quan.

Khi một lô hàng xuất, nhập khẩu thương mại được khai báo hải quan, cập

nhật vào hệ thống quản lý hải quan tại Chi cục, sẽ được hệ thống kiểm tra qua

các tiêu chí quản lý rủi ro theo trình tự bắt đầu từ tiêu chí quy định, đến tiêu chí

phân tích, sau đó đến tiêu chí tính điểm và cuối cùng là tiêu chí lựa chọn ngẫu

nhiên.

45

Page 46: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Bộ tiêu chí này sẽ căn cứ vào tình hình thực tế và theo phân cấp xây dựng

tiêu chí theo 03 cấp để phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan theo

từng thời kỳ, từng địa phương. Bộ tiêu chí quản lý rủi ro là căn cứ cho việc

quyết định hình thức kiểm tra đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại

như kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan ; kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan ; kiểm tra chi

tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Trong đó, tiêu chí tính điểm rủi ro được chia ra 02 loại : tiêu chí tính điểm

rủi ro doanh nghiệp theo Bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp, và tiêu chí tính

điểm rủi ro lô hàng xuất, nhập khẩu theo Bộ tiêu chí tính điểm lô hàng do Tổng

cục Hải quan xây dựng. Việc đánh giá, phân loại doanh nghiệp phục vụ quản lý

rủi ro trong thủ tục hải quan nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chấp hành tốt

pháp luật hải quan, vì nếu doanh nghiệp được đánh giá chấp hành tốt pháp luật

hải quan sẽ được hưởng rất nhiều ưu tiên trong quá trình đánh giá rủi ro đối với

lô hàng xuất, nhập khẩu làm thủ tục hải quan (như lô hàng được đánh giá rủi ro

thấp, phân luồng xanh, không bị kiểm tra chi tiết hồ sơ, hoặc kiểm tra thực tế

hàng hóa, do đó có thể tiết kiệm chi phí phát sinh như chi phí vận chuyển, bốc

xếp, chi phí lưu kho bãi...) hoặc nếu được xếp vào các doanh nghiệp ưu tiên đặc

biệt (AOE) thì còn được hưởng nhiều ưu tiên hơn nữa. Bộ tiêu chí đánh giá rủi

ro doanh nghiệp có thể cũng thay đổi theo từng thời kỳ theo yêu cầu quản lý

hoạt động thương mại quốc tế của nhà nước. Đồng thời, bộ phận quản lý rủi ro

cũng thực hiện xây dựng Hồ sơ quản lý doanh nghiệp, và được tổ chức theo

phân hệ của Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro (RISKMAN) để phục vụ

cho việc cập nhật, phân tích, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của doanh

nghiệp ; hỗ trợ cho quá trình áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất, nhập

khẩu thương mại.

Tiêu chí cuối cùng là tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên. Tiêu chí lựa chọn ngẫu

nhiên được áp dụng cho việc lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra thực tế đối với lô

hàng, và được thực hiện tự động trên hệ thống thông tin hỗ trợ Quản lý rủi ro

(RISKMAN) với tỷ lệ kiểm tra hiện nay là không quá 5% tổng số lô hàng xuất,

46

Page 47: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

nhập khẩu theo tỷ lệ bình quân của mỗi ngày trong tháng trước đó tại một Chi

cục Hải quan.

Các tiêu chí quản lý rủi ro, các đánh giá về mức độ rủi ro trong từng giai

đoạn sẽ có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu quản lý trong lĩnh vực hải quan

của nhà nước. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đã xây dựng hệ thống thông tin hỗ

trợ quản lý rủi ro (RISKMAN), trong đó các tiêu chí quản lý rủi ro và đánh giá

về mức độ rủi ro được cập nhật thường xuyên vào hệ thống, làm cơ sở để hệ

thống quản lý Hải quan phân luồng cho lô hàng xuất, nhập khẩu (luồng xanh,

vàng, đỏ).

Sơ đồ 2.3. Quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan

47

Page 48: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

* Hồ sơ quản lý rủi ro

Trong quá trình áp dụng quản lý rủi ro, cơ quan hải quan thường cố gắng

điều tra, nghiên cứu để xác định, đánh giá và phân loại rủi ro nhằm phục vụ cho

yêu cầu kiểm soát việc tuân thủ pháp luật hải quan. Quá trình này đã hình thành

nên một chuỗi các hoạt động từ thu thập thông tin dữ liệu, phân tích, đánh giá

rủi ro. Sản phẩm của các hoạt động này có thể được thiết lập dưới dạng tài liệu,

văn bản hoặc lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Tất cả các dạng lưu trữ, quản lý này

được gọi là hồ sơ quản lý rủi ro. Như vậy, hồ sơ quản lý rủi ro “là tập hợp thông

tin, dữ liệu về quá trình xác định, phân tích, đánh giá, xử lý đối với một rủi ro cụ

thể, được lưu trữ dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử, nhằm phục vụ quản lý

QUY TRèNH QUẢN LÝ RỦI RO (ĐANG ÁP DỤNG)

TIẾP NHẬNĐĂNG

KÝTỜ

KHAI HẢI

QUAN

QUY TRèNH THỦ TỤC HẢI QUAN

HỆ THỐNGTHễNG QUAN

HỆ THỐNGTHễNG QUAN

Dữ liệuđiện tử

Người khaihảiquan

KIỂM TRA CHI TIẾT

HỒ Sế,THUẾ, GIÁ

KIỂM TRA

THỰC TẾ

HÀNG HOÁ

KIỂM TRA

THễNG QUAN

THễNG

QUAN

PHÚCTẬPHỐSế

Lựachọnngẫunhiờn

Tiờuchớquyđịnh

Tiờuchớtớnhđiểm

Xanh

Vàng

ĐỏTheodừi&

Đánhgiỏ

Tiờuchớphõntớch

Dữ liệuđánh giá

Rủi ro

48

Page 49: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan” (theo Quyết định số 48/2008/QĐ-

BTC).

Hồ sơ quản lý rủi ro là kết quả của quá trình xác định, phân tích, đánh giá,

phân loại và xử lý rủi ro hay nói cách khác nó là sản phẩm đầu ra quy trình quản

lý rủi ro. Tổng hợp các hồ sơ quản lý rủi ro cung cấp cho cơ quan hải quan bức

tranh tổng thể về rủi ro trong hoạt động hải quan; là cơ sở cho việc quyết định áp

dụng các biện pháp quản lý thông qua việc phổ biến các dấu hiệu rủi ro đến các

đơn vị tác nghiệp cũng như việc cập nhật các dấu hiệu này vào hệ thống quản lý

rủi ro giúp cho việc lựa chọn tự động các đối tượng có rủi ro. Đây là một

phương thức để Hải quan thực hiện quản lý rủi ro. Nó thay thế việc kiểm tra hồ

sơ, kiểm tra hàng hoá một cách ngẫu nhiên bằng một phương pháp làm việc có

kế hoạch, có định hướng chọn lọc, giúp tận dụng tối đa các nguồn lực của hải

quan. Quá trình này được gọi là ứng dụng hồ sơ quản lý rủi ro (Risk Profiling).

Qua khái niệm nêu trên có thể xác định các mặt công tác hồ sơ quản lý rủi

ro bao gồm quá trình xây dựng, quản lý, áp dụng và duy trì, phát triển hồ sơ

quản lý rủi ro.

Xây dựng hồ sơ quản lý rủi ro được hiểu là hoạt động thu thập thông tin,

dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro, xác lập hồ sơ đối với rủi ro đã được phân tích

đánh giá. Kết quả của quá trình này cho phép cơ quan hải quan nhận biết và chủ

động trong việc xử lý đối với rủi ro.

Quản lý hồ sơ về rủi ro là việc tổ chức lưu trữ thông tin, dữ liệu về rủi ro

đã được xác định, phân tích và đánh giá. Các thông tin dữ liệu này có thể được

tổ chức dưới dạng hồ sơ giấy hoặc cơ sở dữ liệu. Điều quan trọng là việc tổ chức

này sẽ giúp cho việc hệ thống hoá các rủi ro cũng như việc cung cấp các công cụ

cần thiết cho việc truy cập, khai thác và sử dụng trong quá trình quản lý rủi ro.

Áp dụng hồ sơ quản lý rủi ro là việc phổ biến, cung cấp các rủi ro đã được

xác định, giúp cho việc nhận biết và lựa chọn các rủi ro để xử lý. áp dụng hồ sơ

quản lý rủi ro cũng bao gồm việc tổ chức, lựa chọn các biện pháp phù hợp cho

việc xử lý có hiệu quả đối với rủi ro.

49

Page 50: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Duy trì và phát triển hồ sơ quản lý rủi ro: trong quá trình áp dụng quản lý

rủi ro một công việc hết sức quan trọng đó là việc theo dõi, đánh giá đối với rủi

ro đã được xử lý. Quá trình xử lý này có thể làm cho rủi ro bị vô hiệu hoá hoặc

làm giảm tác hại của nó. Trong một số trường hợp, do việc áp dụng biện pháp

xử lý thiếu hiệu quả hoặc do các nguyên nhân khác mà làm cho rủi ro gia tăng

mức độ nghiêm trọng hoặc phát sinh ra các rủi ro khác. Việc theo dõi, kiểm tra

quá trình xử lý rủi ro cung cấp cho cơ quan hải quan những kiến thức mới về rủi

ro. Những kiến thức này sẽ được cập nhật, bổ sung trong hồ sơ của rủi ro đó.

Điều này giúp cơ quan hải quan duy trì và phát triển hồ sơ quản lý rủi ro.

Để quản lý và ứng dụng hồ sơ quản lý rủi ro có hiệu quả, cơ quan hải

quan tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro cấp Trung ương. Cơ sở dữ

liệu này được cung cấp cho tất cả công chức tại các cấp, đơn vị hải quan. Toàn

bộ quá trình xây dựng, theo dõi, đánh giá đối với mỗi rủi ro đều được lưu lại

trong cơ sở dữ liệu này. Mỗi công chức hải quan đều có thể cập nhật, lưu lại

những rủi ro mới vào hệ thống cơ sở dữ liệu, bao gồm các chi tiết như: tên rủi

ro; quy tắc rủi ro; lĩnh vực rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến rủi ro...

Rủi ro trong hệ thống thường xuyên được theo dõi đánh giá để xác định hiệu

suất, hiệu quả thông qua công cụ theo dõi đánh giá để xác định: số lượng và tỷ lệ

các trường hợp được phát hiện và kiểm tra; kết quả phát hiện; hiệu quả xử lý rủi

ro; thời gian và các yếu tố liên quan cần xác định.

Rủi ro cũng có thể được đánh giá lại qua các hoạt động kiểm tra sau thông

quan hoặc hoạt động điều tra theo mục tiêu quản lý của cơ quan hải quan trong

từng thời điểm, giai đoạn. Kết quả của các hoạt động này cũng được cập nhật và

lưu trữ trong cơ sở dữ liệu để đánh giá và theo dõi tiếp theo.

Sản phẩm của công tác hồ sơ quản lý rủi ro gồm danh sách rủi ro được

xác định trong phạm vi, lĩnh vực quản lý; danh sách đối tượng rủi ro trong từng

loại rủi ro được xác định; đánh giá mức độ rủi ro và mức độ ưu tiên cần xử lý;

kế hoạch, phương án xử lý rủi ro; tình hình diễn biến của rủi ro sau khi xử lý;

tình hình đối tượng rủi ro sau khi xử lý; những rủi ro mới được phát hiện.

50

Page 51: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Công tác hồ sơ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao

gồm các hoạt động rà soát, lập danh sách, đánh giá, phân loại và tiến hành theo

dõi, quản lý các rủi ro và các đối tượng rủi ro nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn

chặn có hiệu quả các vi phạm pháp luật hải quan.

Hồ sơ quản lý rủi ro được tổ chức theo 02 loại: Hồ sơ quản lý theo Danh

mục rủi ro là việc xác lập hồ sơ và tiến hành quản lý rủi ro, đối tượng rủi ro theo

Danh mục do Tổng cục ban hành. Hồ sơ quản lý theo lĩnh vực rủi ro là việc xác

lập hồ sơ và tiến hành quản lý rủi ro, đối tượng rủi ro theo các lĩnh vực trọng

điểm về tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan. Mặc dù tổ chức dưới hai

hình thức, nhưng về bản chất của công tác này là việc xác định, phân tích, đánh

giá về rủi ro, đối tượng rủi ro để tập trung quản lý theo các mức độ khác nhau.

Để tổ chức hồ sơ quản lý rủi ro, công việc đầu tiên của cơ quan hải quan

là phải là tiến hành rà soát, lập danh sách rủi ro, xây dựng ‘Danh mục rủi ro’.

Quá trình này bao gồm việc xác định những vấn đề rủi ro là gì? xảy ra khi nào?

ở đâu và như thế nào? các biện pháp nghiệp vụ mà cơ quan hải quan đang áp

dụng, hiệu quả của các biện pháp này; đồng thời làm rõ các yếu tố liên quan

khác cũng như nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh các rủi ro.

Quá trình rà soát rủi ro có thể được tiến hành bằng nhiều cách và có thể

được thực hiện xen kẽ ngay trong từng khâu của hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Một số biện pháp chủ yếu thường được áp dụng như: thu thập, phân tích thông

tin liên quan; khảo sát, nghiên cứu thực tế; lấy ý kiến của công chức có kiến

thức, kinh nghiệm làm việc tại các khâu trong dây truyền hoạt động nghiệp vụ;

phân tích hồ sơ lưu trữ vi phạm; tổng hợp các kinh nghiệm và kết quả tác

nghiệp; thu thập, phân tích thông tin phản hồi từ quá trình làm thủ tục hải quan

và kiểm tra sau thông quan hoặc sử dụng kết quả từ quá trình đo lường và đánh

giá tuân thủ đối với các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.

Trên cơ sở kết quả rà soát rủi ro, cơ quan hải quan tiến hành phân loại và

lập danh sách rủi ro theo các lĩnh vực; trong đó bao gồm các rủi ro cụ thể để

định hướng cho hoạt động quản lý (Danh mục rủi ro). Danh mục rủi ro thường

51

Page 52: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

xuyên được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hoạt động hải quan.

Như vậy, danh mục rủi ro là tập hợp những nguy cơ vi phạm có tính bao quát

trong toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan, được định danh, định

diện nhằm định hướng cho công tác quản lý rủi ro.

Tổng cục Hải quan xây dựng và ban hành danh mục rủi ro cấp ngành.

Trên cơ sở danh mục rủi ro cấp ngành được công bố, các đơn vị Hải quan địa

phương đối chiếu (rà soát) với thực tế trên phạm vi địa bàn hoạt động của cấp

đơn vị mình để xây dựng và ban hành danh mục rủi ro là cơ sở cho việc định

hướng công tác quản lý rủi ro tại đơn vị mình.

Việc xây dựng danh mục rủi ro vừa có ý nghĩa mang tính chiến lược trong

việc định hướng phạm vi áp dụng quản lý rủi ro của các cấp, đơn vị hải quan

trong toàn ngành; vừa có ý nghĩa trong việc sắp xếp bố trí nguồn lực nhằm đáp

ứng mục tiêu tạo thuận lợi đồng thời kiểm soát việc tuân thủ pháp luật hải quan

trong bối cảnh dòng chảy thương mại đang ngày càng gia tăng nhanh chóng,

trong khi khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực không thay đổi.

2.2. Những kết quả đạt được và những tồn tại của việc thực hiện quản

lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan của Việt Nam

2.2.1. Những kết quả đạt được

Trong kế hoạch cải cách, hiện đại hóa hải quan, một mảng nhiệm vụ rất

quan trọng hiện nay đang được thúc đẩy thực hiện đó là áp dụng công tác quản

lý rủi ro vào hoạt động nghiệp vụ. Đây là một phương thức quản lý tiên tiến,

đem lại lợi ích cho cả Hải quan và doanh nghiệp, nhưng thời gian qua chưa được

các đơn vị hải quan địa phương chú trọng đúng mức. áp dụng quản lý rủi ro là

yêu cầu cấp thiết đối với ngành Hải quan. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá,

áp lực về sự gia tăng của khối lượng công việc và ứng phó với những thay đổi

đột biến của kinh tế, chính trị thế giới đang là gánh nặng cho ngành Hải quan.

Ngành vừa phải không ngừng tìm kiếm các giải pháp tạo thuận lợi thương mại,

đồng thời kiểm soát chặt chẽ đối tượng quản lý, trong điều kiện nguồn lực

không thay đổi, thậm chí bị thu hẹp. quản lý rủi ro cung cấp cho cơ quan Hải

52

Page 53: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

quan một phương pháp quản lý khoa học. Qua việc xác định đối tượng có rủi ro

cao, ưu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tượng này, công tác

quản lý sẽ không bị dàn trải. Từ đó giảm bớt áp lực công việc, cân bằng giữa tạo

thuận lợi thương mại với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của

doanh nghiệp.

Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro là một cấu phần không tách rời và

cũng là điều kiện cho việc triển khai thực hiện chương trình cải cách, hiện đại

hoá Ngành Hải quan. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

đã được tổ chức Hải quan thế giới WCO khuyến nghị trong Công ước quốc tế về

đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan (Công ước KYOTO sửa đổi) trong các

chuẩn mực 6.3, 6.4 và 6.5. Tại Việt Nam, công tác quản lý rủi ro đã được cụ thể

hóa thành nhiệm vụ cốt lõi trong kế hoạch tổng thể về cải cách, phát triển và

hiện đại hoá hải quan. Điều này thể hiện qua Quyết định số 810/QĐ-BTC ngày

16/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về “Kế hoạch cải cách phát triển hiện đại

hoá ngành Hải quan giai đoạn 2004 - 2006” và sau này là Quyết định 456/QĐ-

BTC ngày 14/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Kế hoạch cải

cách, phát triển và hiện đại hoá hải quan giai đoạn 2008 - 2010.

Lợi ích của quản lý rủi ro với hoạt động quản lý của ngành Hải quan là

không cần bàn cãi. áp dụng quản lý rủi ro sẽ giảm tải khối lượng công việc trong

quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện và

hành khách xuất nhập cảnh nhờ giảm bớt các thủ tục, giảm tỷ lệ kiểm tra, chỉ tập

trung kiểm tra đối với các đối tượng trọng điểm. Khi áp dụng phương pháp

QLRR, việc kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ giảm đi, thông quan nhanh chóng.

Ngành cũng có thể bố trí, sắp xếp nguồn lực phù hợp, hiệu quả dựa trên các rủi

ro được xác định và đánh giá. Hoạt động quản lý rủi ro giúp nâng cao năng lực

kiểm tra, kiểm soát của ngành Hải quan đồng thời cải thiện khả năng tuân thủ

pháp luật của đối tượng chịu quản lý về Hải quan. Quản lý rủi ro cũng tạo điều

kiện tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp.

53

Page 54: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Doanh nghiệp chính là những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc áp

dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan. Việc áp dụng quản lý

rủi ro đã góp phần làm giảm các thủ tục hành chính, giảm sự can thiệp của cán

bộ Hải quan. Nhờ đó doanh nghiệp không bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính,

giảm chi phí phát sinh; đặc biệt loại trừ các điều kiện làm nảy sinh việc gây

phiền hà, sách nhiễu của cán bộ. áp dụng quản lý rủi ro tạo ra cơ chế cạnh tranh

công bằng cho doanh nghiệp trên nền tảng tuân thủ pháp luật. Các doanh nghiệp

tuân thủ pháp luật hải quan được thông quan nhanh, giảm chi phí.

Cũng phải nói thêm rằng, việc áp dụng quản lý rủi ro cần sự hợp tác từ cả

hai phía Hải quan và doanh nghiệp. Ngành Hải quan thông qua áp dụng kỹ thuật

quản lý rủi ro hỗ trợ tuân thủ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động

xuất nhập khẩu. Về phần mình, doanh nghiệp trong cơ chế áp dụng quản lý rủi

ro cần tăng cường năng lực chấp hành pháp luật và hợp tác cung cấp, trao đổi

thông tin với cơ quan hải quan để góp phần xây dựng môi trường tuân thủ pháp

luật hải quan.

Thời gian qua ngành Hải quan đã đạt được những thành công ban đầu khi

áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu

thương mại. Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro RISKMAN đã được xây

dựng và đưa vào hoạt động phục vụ hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập

khẩu từ ngày 01/01/2006, cho phép đánh giá, phân loại rủi ro, thực hiện phân

luồng đối với từng lô hàng, hỗ trợ cho Chi cục Hải quan cửa khẩu trong việc

quyết định hình thức, mức độ kiểm tra đối với lô hàng. Thời gian thông quan

được giảm đáng kể, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá, giảm thiểu các chi phí

phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan, tăng tỷ lệ phát hiện vi phạm pháp

luật hải quan. Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp được đánh giá chấp hành tốt pháp

luật hải quan cũng tăng đáng kể, từ 23% (năm 2006) lên 58% (2009). Những

thành công này đã được lãnh đạo các cấp trong và ngoài ngành ghi nhận, đặc

biệt nhận được sự ủng hộ tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp.

54

Page 55: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

* Ngành Hải quan đã triển khai Đề án nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro

trong lĩnh vực Hải quan áp dụng trong giai đoạn 2007-2010, phục vụ tốt cho

việc vận hành công tác quản lý rủi ro đồng bộ trong toàn Ngành, giảm tỷ lệ kiểm

tra thực tế hàng hóa xuống còn 17%.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro, ngành Hải quan phấn đấu đạt

kết quả quản lý rủi ro tại các đơn vị thực hiện thủ tục hải quan điện tử: 70% các

lô hàng kiểm tra thực tế dựa trên cơ sở các tiêu chí quản lý rủi ro, tỷ lệ phát hiện

các vi phạm đạt từ 3% -5%; tỷ lệ kiểm tra hàng hóa: 15% đối với các đơn vị có

mở rộng thực hiện thủ tục hải quan điện tử, 20% đối với các đơn vị vẫn thực

hiện thủ tục hải quan truyền thống.

* Hệ thống tiêu chí cập nhật trong hệ thống hỗ trợ quản lý rủi ro:

Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009, hệ thống quản lý rủi ro đã cập

nhật 1.024 tiêu chí, loại bỏ 1.017 tiêu chí. Các tiêu chí được xây dựng gồm các

tiêu chí quy định, tiêu chí phân tích, tiêu chí tính điểm, tiêu chí kiểm tra ngẫu

nhiên. Trong đó, các tiêu chí quy định có tính chất bắt buộc, cơ sở xây dựng

chính là các quy định hiện hành của pháp luật Hải quan, các quy định về thuế có

liên quan đến quản lý nhà nước về Hải quan như doanh nghiệp bị xử lý về các

hành vi vi phạm về hải quan >2 lần với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi

cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính, hoặc nợ thuế quá 90 ngày...Các tiêu chí phân tích được xác định trên cơ

sở các vi phạm xảy ra có tính chất ổn định trong một khoảng thời gian nhất định

hoặc các dấu hiệu rủi ro có thể đánh giá được như hàng hóa lần đầu tiên được

nhập khẩu tại chi cục, hoặc doanh nghiệp lần đầu tiên thực hiện hoạt động xuất

nhập khẩu...Các tiêu chí tính điểm gồm các tiêu chí về doanh nghiệp, hàng hóa,

xuất xứ hàng hóa, phương thức thanh toán, tuyến đường vận chuyển...với các

nhóm tiêu chí khác nhau sẽ có trọng số cho từng nhóm dựa trên mức độ quan

trọng của tiêu chí nhóm đó. Đặc biệt, nhóm tiêu chí tính điểm của doanh nghiệp

hiện nay rất được chú trọng, tuy nhiên việc cập nhật đẩy đủ các thông tin về

doanh nghiệp hiện nay còn khá nhiều hạn chế. Trong nhóm tiêu chí tính điểm

55

Page 56: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

doanh nghiệp cũng đã bao gồm tiêu chí doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất

nhập khẩu mới hay đã lâu, số vốn điều lệ doanh nghiệp, số lượng nhân viên, kim

ngạch xuất nhập khẩu...các tiêu chí này sẽ được đánh giá mức độ rủi ro cao,

thấp, hoặc trung bình.

* Tỷ lệ phân luồng, tỷ lệ kiểm tra hàng hóa thực tế đã giảm. Cụ thể số liệu

cho thấy:

Số liệu tỷ lệ kiểm tra hàng hóa trong 2 năm 2005-2006 có:

- Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa năm 2005 là 59,8%, tỷ lệ miễn kiểm tra

là 40,2%.

- Tỷ lệ tờ khai phân luồng xanh năm 2006 là 48%; tỷ lệ phân luồng vàng

năm 2006 là 28%; tỷ lệ phân luồng đỏ năm 2006 là 24%.

Trong khi đó, tính từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009: Trong

2.982.877 tờ khai hải quan, hệ thống đã thực hiện phân luồng:

- Số tờ khai phân luồng xanh là 1.877.834, chiếm 63% so với tổng số tờ

khai, tăng 11% so với cùng năm 2008;

- Số tờ khai phân luồng vàng là 601.419, chiếm 20% so với tổng số tờ

khai, giảm 5% so với năm 2008;

- Số tờ khai phân luồng đỏ là 503.264, chiếm 17% so với tổng số tờ khai,

giảm 6% so với năm 2008;

- Trong đó, thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên là 107.960 tờ khai, chiếm 4%

so với tổng số tờ khai, tăng 1% so với năm 2008.

* Cải thiện từng bước tính minh bạch môi trường thương mại trên cơ sở

nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ doanh nghiệp được đánh giá chấp hành tốt pháp luật hải quan năm

2006 tăng dần: tháng 1 là 16%, tháng 6 là 29%, tháng 12 là 39%.

Tính đến ngày 31/12/2009, có 47.530 doanh nghiệp được đánh giá trên hệ

thống quản lý rủi ro. Trong đó, có 27.568 doanh nghiệp (chiếm 58% tổng số

doanh nghiệp) được hệ thống đánh giá chấp hành tốt pháp luật hải quan theo quy

định tại thông tư 79/TT-BTC. Số doanh nghiệp còn lại không được đánh giá

56

Page 57: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

chấp hành tốt pháp luật, chủ yếu là doanh nghiệp chưa đạt tiêu chí hoạt động

xuất nhập khẩu đủ 365 ngày. Cá biệt có 09 doanh nghiệp bị hệ thống đánh giá

nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan (chiếm 0,002%).

Đến nay mới có 27/33 Cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc thu

thập thông tin doanh nghiệp. đã thu thập được thông tin về 6.287 doanh nghiệp

chủ yếu là thông tin chung về doanh nghiệp, chưa có đánh giá nhận xét sâu hoặc

thông tin đầy đủ về doanh nghiệp.

* Số vụ vi phạm phát hiện cũng thay đổi. Cụ thể là:

Năm 2005 toàn ngành phát hiện được 11.559 vụ vi phạm, với trị giá vi

phạm đạt 497,025 tỷ đồng.

Năm 2006 toàn ngành phát hiện được 9.956 vụ vi phạm, với trị giá vi

phạm đạt 3.530,825 tỷ đồng.

Năm 2007, toàn ngành phát hiện 9.234 vụ, tổng trị giá vi phạm 145,112 tỷ

đồng.

Năm 2008, toàn ngành phát hiện 12.348 vụ, trị giá hàng vi phạm 275 tỷ

đồng.

Kết quả tính đến 15/11/2009 toàn ngành phát hiện bắt giữ và xử lý 12.097

vụ vi phạm, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2008, với trị giá vi phạm là 469,438

tỷ đồng.

Biểu đồ 2.4. Số vụ vi phạm và trị giá hàng vi phạm giai đoạn 2006-2009

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

140000

160000

2006 2007 2008 Nov-09

số vụ vi phạm

trị giá vi phạm

số thu ngân sách

57

Page 58: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Về kết quả kiểm tra thay đổi hình thức kiểm tra tính đến 15/10/2009 có:

tổng số tờ khai thay đổi hình thức kiểm tra trong toàn ngành tháng 10/2009 là

59.648 tờ khai (chiếm tỷ lệ trung bình 22%); tháng 11/2009 là 47.605 tờ khai

(chiếm tỷ lệ trung bình 21,4%). Tuy nhiên, trên thực tế có những Cục Hải quan

tỉnh có tỷ lệ tờ khai thay đổi hình thức kiểm tra trên 30% (như Cục Hải quan

Tp.Hồ Chí Minh, An Giang, Quảng Bình)

(Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2006, 2009 của ngành Hải quan,

và các báo cáo hiệu quả công tác quản lý rủi ro của Cục ĐTCBL, Tổng hợp báo

cáo công tác kiểm soát của ngành Hải quan từ năm 2006 đến 2009).

2.2.2. Những tồn tại hiện nay của việc thực hiện quản lý rủi ro trong

lĩnh vực Hải quan tại Việt Nam

2.2.3.1. Thực trạng về nội dung thực hiện quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là một phương pháp tiên tiến, được cơ quan Hải quan thế

giới WCO phát triển thành chuẩn mực chung, khuyến nghị hải quan các nước

thành viên áp dụng một cách toàn diện để đảm bảo đạt được mục tiêu của mỗi

nước trong tiến trình hội nhập. Trên cơ sở nội dung hướng dẫn chung, tham

khảo nội dung và quá trình thực hiện quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan tại

một số quốc gia, và được sự tài trợ, giúp đỡ của chính phủ và các chuyên gia

Nhật Bản trong dự án tài trợ JICA, Hải quan Việt Nam đã bước đầu xây dựng

được nội dung, và đưa vào triển khai thực tiễn công tác quản lý rủi ro trong lĩnh

vực Hải quan. Tuy nhiên, do quản lý rủi ro là một phương pháp mới và khó, lần

đầu tiên thực hiện áp dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực hải quan nên vẫn còn

một số hạn chế

Thứ nhất, về nội dung quản lý rủi ro đã được nghiên cứu và ngày càng

hoàn thiện hơn. Cơ quan Hải quan đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn

thực hiện nội dung quản lý rủi ro, cụ thể là Quyết định 48/2008/QĐ-BTC, và

quyết định 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 quy định chi tiết thực hiện quản lý rủi

ro trong thủ thủ hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Quy trình quản lý rủi

ro cũng đã được thống nhất bao gồm 04 bước theo trình tự và mang tính logic,

58

Page 59: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

hệ thống. Tuy nhiên, quy trình này mới chỉ áp dụng trong quy trình thủ tục hải

quan thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, còn đối với hành

khách, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh thì chưa. Các lĩnh vực nghiệp vụ hải

quan khác như hoạt động kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan...thì thực

hiện quản lý rủi ro theo các hoạt động mang tính riêng biệt. Điều đó cho thấy

hiện nay ngành hải quan chưa có chương trình quản lý rủi ro thống nhất, đồng

bộ, đảm bảo sự gắn kết và hỗ trợ trong các lĩnh vực nghiệp vụ.

Việc thực hiện quản lý rủi ro trước thông quan cũng chưa thực hiện được

do việc thu nhận thông tin, thực hiện phân tích các dữ liệu thông tin trước như

manifest...chưa triển khai thực hiện. Việc liên kết, thu nhận thông tin điện tử

hiện nay giữa ngành hải quan với các cơ quan khác, với doanh nghiệp, cũng như

với các hãng, đại lý vận tải chưa có.

Thứ hai, danh mục rủi ro chưa đầy đủ, không có số liệu nào đảm bảo tất

cả các rủi ro tiềm ẩn trong các lĩnh vực quản lý hải quan cũng như các lĩnh vực

liên quan đã được xác định và đưa vào danh mục rủi ro. Bên cạnh đó do cơ chế

phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành hải quan, và

giữa ngành hải quan với các đơn vị bộ ngành khác chưa rõ ràng nên công tác thu

thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, làm cơ sở xác định rủi ro còn hạn chế.

Quá trình quản lý rủi ro chủ yếu chú trọng đến các yếu tố rủi ro, chưa đi sâu

nghiên cứu, xác định các yếu tố tích cực, thiết lập cơ chế tạo thuận lợi thương

mại và tự nguyện tuân thủ. Cho đến nay chưa có một cơ sở đảm bảo rằng ngành

hải quan đã xác định được hầu hết các rủi ro trong lĩnh vực hải quan.

Thứ ba, công tác phân tích rủi ro vẫn chủ yếu dựa trên phương pháp thủ

công, chưa có công cụ chuyên dùng (phần mềm phân tích), do vậy hiệu quả hoạt

động phân tích chưa cao. Sản phẩm đầu ra của hoạt động phân tích rủi ro chưa

rõ ràng, chưa xác định rõ về khả năng, mức độ và hậu quả rủi ro. Hiệu quả công

tác này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, hiểu biết, trình độ phân tích của cán bộ

công chức được phân công thực hiện công tác này.

59

Page 60: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Thứ tư, công tác đánh giá rủi ro đã đưa ra quy trình đánh giá, đã có sự

phân loại rủi ro có thể chấp nhận được hoặc những rủi ro ngoài thẩm quyền,

chức năng xử lý của cơ quan hải quan, đã có sự xếp hạng ưu tiên cho việc xử lý

rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp để thực hiện việc đánh giá rủi ro chưa rõ ràng,

gây khó khăn cho việc thực hiện đánh giá rủi ro tại các cấp đơn vị địa phương,

nhiều khi cùng một rủi ro nhưng có các kết quả đánh giá khác nhau tại đơn vị

khác nhau hoặc cùng một Cục hải quan tỉnh thành phố nhưng tại các Chi cục

khác nhau cũng cho những kết quả khác nhau, gây ra những mâu thuẫn trong

công tác quản lý rủi ro. Kết quả đánh giá, phân loại rủi ro nhiều khi chưa đảm

bảo tính chính xác trong công tác phân luồng.

Thứ năm, trong quy trình quản lý rủi ro đã được cơ quan Hải quan ban

hành đã đưa ra một số hình thức xử lý rủi ro, tuy nhiên việc áp dụng các hình

thức này trong thực tế còn hạn chế. Một cơ chế phối hợp giữa các khâu nghiệp

vụ, giữa các đơn vị trong và ngoài ngành đảm bảo tính hệ thống, xử lý một cách

toàn diện, triệt để các rủi ro, triển khai thực hiện các biện pháp phòng, ngừa và

ngăn chặn rủi ro chưa được xây dựng. Hệ thống phân luồng nhưng chưa đưa ra

định hướng nghiệp vụ cụ thể hỗ trợ cho hoạt động xử lý rủi ro. Tại một số Chi

cục việc thực hiện xử lý rủi ro còn nhiều yếu kém, không thực hiện cập nhật

thường xuyên, kịp thời các dữ liệu đánh giá phân loại rủi ro từ hệ thống theo quy

định, dẫn đến sử dụng không đúng phiên bản, tạo ra kết quả phân luồng không

chính xác.

Thứ sáu, việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá và phản hồi thông tin hiện nay

vẫn chủ yếu dựa trên hoạt động kiểm tra trực tiếp và báo cáo của các cấp đơn vị

hải quan. Hệ thống quản lý rủi ro về cơ bản chưa có chức năng báo cáo. Ngoài

ra, hiệu quả phản hồi thông tin quản lý rủi ro giữa các cấp và tại khâu nghiệp vụ

rất hạn chế về cả số lượng, chất lượng, chưa thực hiện nghiêm túc quy định về

phản hồi thông tin.

Thứ bảy, về công tác xây dựng, lưu trữ, sử dụng, quản lý hồ sơ quản lý rủi

ro, hồ sơ quản lý doanh nghiệp đã có hướng dẫn cụ thể hơn, có mẫu biểu để thực

60

Page 61: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

hiện thống nhất trong toàn ngành. Tuy nhiên, việc xây dựng, quản lý hồ sơ trong

thực tế tại các cấp đơn vị vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

2.2.3.2. Thực trạng việc khai thác các nguồn thông tin phục vụ công tác

quản lý rủi ro

Trong công tác quản lý rủi ro, việc khai thác sử dụng các nguồn thông tin

phục vụ cho việc phân tích, đánh giá rủi ro là hết sức quan trọng. Trong đó

nguồn thông tin chủ yếu hiện nay là hệ thống thông tin dữ liệu của ngành Hải

quan. Các hệ thống này được xây dựng và phục vụ yêu cầu quản lý hải quan

trong những năm trước đây; do vậy dữ liệu lịch sử đã được lưu trữ trong nhiều

năm. Tuy vậy, các hệ thống này cũng bộc lộ những hạn chế về tính đầy đủ, đồng

bộ của dữ liệu. Bên cạnh các hệ thống thông tin dữ liệu của ngành, việc phân

tích, đánh giá rủi ro còn dựa trên một số nguồn thông tin được trao đổi từ các

Bộ, ngành và do công chức hải quan trực tiếp thu thập, cập nhật. Một số nét về

thực trạng của các nguồn thông tin được đánh giá dưới đây:

Một là, hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro RISKMAN được xây

dựng và đưa vào ứng dụng từ đầu năm 2006. Phạm vi ứng dụng chủ yếu phục vụ

cho thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu khẩu, nhập khẩu thương mại. Các

thông tin chủ yếu được khai thác sử dụng từ hệ thống bao gồm thông tin về

doanh nghiệp, phân luồng kiểm tra đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương

mại; theo dõi, cập nhật tình hình thiết lập hồ sơ rủi ro, cập nhật tiêu chí quản lý

rủi ro của cấp Tổng cục và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố...Về cơ bản, thông

tin trên hệ thống quản lý rủi ro đã được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Tuy

vậy, những hạn chế được đánh giá đối với hệ thống này đó là chức năng và tính

linh hoạt trong tích hợp, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro còn hạn chế. Việc

cập nhật, phản hồi thông tin trong hệ thống cũng còn nhiều hạn chế.

Hai là, các hệ thống thông tin của ngành Hải quan như hệ thống thông tin

mã số doanh nghiệp (T2C), hệ thống thông tin quản lý tờ khai, hệ thống thông

tin quản lý vi phạm, hệ thống thông tin kế toán thuế (KTT559), hệ thống thông

tin giá...tuy đã được nâng cấp và hoàn thiện hơn nhưng nhìn chung các thông tin

61

Page 62: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

thu được từ các hệ thống trên còn thiếu, và không được cập nhật kịp thời, làm

cho các kết quả thu thập, đánh giá thông tin của công tác quản lý rủi ro còn

nhiều sai sót.

Các nguồn thông tin do công chức trực tiếp thu thập hoặc do các đơn vị

trong và ngoài ngành chuyển giao, bao gồm: thông tin nghiệp vụ thu thập từ các

biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, thông tin tình báo quốc tế, thông tin

trao đổi từ các đơn vị thuộc Bộ, ngành liên quan, thông tin đường dây nóng hoặc

đơn thư tố giác vụ việc vi phạm từ các tổ chức, cá nhân liên quan, thông tin phản

hồi từ các bước trong quá trình thông quan, từ kết quả hoạt động kiểm tra sau

thông quan, các phương tiện thông tin đại chúng... thời gian qua đã được sử

dụng tương đối phổ biến. Tuy vậy, kết quả của các hoạt động này được đánh giá

còn hạn chế, thông tin cung cấp còn rời rạc, và nhiều khi tính chính xác của các

thông tin chưa được đảm bảo. Nguyên nhân chủ yếu do còn thiếu cơ chế đảm

bảo tính bảo mật thông tin, cũng như chưa xây dựng được một cơ chế phối hợp

thống nhất giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan Bộ, ban, ngành khác. Một vấn

đề được đánh giá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên, đó là do

những hạn chế nhận thức về tầm quan trọng cũng như ý thức trách nhiệm trong

việc hợp tác, trao đổi thông tin giữa các cá nhân và đơn vị có liên quan trong

phạm vi trong và ngoài ngành, trong nước và nước ngoài.

2.2.3.3. Thực trạng tổ chức công tác hồ sơ quản lý rủi ro của ngành Hải

quan từ năm 2006 đến nay.

Quá trình tổ chức công tác hồ sơ quản lý rủi ro trong những năm qua đã

có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ quan Hải quan đã ban hành các quy định cụ

thể về việc thực hiện công tác này, đồng thời đã xây dựng các mẫu biểu, áp dụng

thống nhất trong toàn Ngành. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, có

thể đánh giá rằng việc tổ chức thực hiện công tác này mới chỉ là bắt đầu. Về cơ

bản, nhận thức về công tác hồ sơ quản lý rủi ro của đội ngũ cán bộ, công chức

hải quan còn nhiều hạn chế, có nơi, có lúc chưa thấy hết vị trí, ý nghĩa quan

trọng của công tác hồ sơ quản lý rủi ro, nên trong thực tiễn tổ chức thực hiện

62

Page 63: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

chưa coi đó là cơ sở, là nguồn cho công tác các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Vì vậy, trong công tác hồ sơ quản lý rủi ro còn tình trạng vừa tiến hành tràn lan,

vừa để lọt đối tượng. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến

tình hình buôn lậu, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng trong thời gian

qua.

Đánh giá tổng quát về những tồn tại, yếu kém trong công tác hồ sơ quản

lý rủi ro trong thời gian qua có thể thấy nổi lên một số vấn đề sau đây:

Một là, công tác hồ sơ quản lý rủi ro còn mang nặng tính hình thức, hành

chính, đối phó, chưa gắn với các mặt công tác khác, đặc biệt là quản lý đối

tượng. Trong quá trình điều tra nghiên cứu về rủi ro, đối tượng rủi ro, công chức

chủ yếu hướng tập trung thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi vi

phạm của đối tượng, chưa coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ khả

năng điều kiện hoạt động vi phạm của đối tượng. Tỷ lệ vi phạm được phát hiện

từ hồ sơ quản lý rủi ro chiếm tỷ lệ rất thấp, chiếm khoảng 1 -2 % so với tổng số

vụ vi phạm được phát hiện.

Hai là, công tác hồ sơ quản lý rủi ro chưa gắn chặt chẽ với các mặt công

tác nghiệp vụ khác. Thông tin chia sẻ về đối tượng còn rất hạn chế, dẫn đến

không nắm chắc được diễn biến hoạt động của đối tượng. Đặc biệt việc tổ chức

thu thập thông tin phản hồi từ các đơn vị nghiệp vụ phục vụ cho việc cập nhật

thông tin về rủi ro chưa tốt, dẫn đến tình hình áp dụng các biện pháp kiểm tra,

kiểm soát đối với các rủi ro đơn vị quản lý rủi ro không nắm được. Điều này dẫn

đến tình trạng hồ sơ quản lý rủi ro sau khi được áp dụng không được theo dõi,

đánh giá. Công tác hồ sơ quản lý rủi ro còn thuần tuý, đơn điệu, thậm chí còn

tách rời với các lĩnh vực hoạt động chuyên môn của Ngành, còn tình trạng coi

công tác hồ sơ quản lý rủi ro là của riêng đơn vị thực hiện công tác quản lý rủi

ro. Do đó khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, nhiều công chức không quan

tâm đến rủi ro mà xử lý theo cảm tính, kinh nghiệm của mình. Trong quá trình

tiến hành công tác hồ sơ quản lý rủi ro, công chức chưa chú ý tới việc việc thiết

63

Page 64: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

lập tình huống rủi ro cũng như việc xây dựng phương án kế hoạch xử lý rủi ro

có hiệu quả.

Ba là, việc tổ chức công tác hồ sơ quản lý rủi ro còn lúng túng, nhất là

việc xác định phạm vi, đối tượng áp dụng cũng như việc triển khai công tác này

theo hệ loại đối tượng, theo tuyến, địa bàn trọng điểm. Còn lẫn lộn giữa hồ sơ

quản lý rủi ro với hồ sơ điều tra nghiên cứu tình hình, hồ sơ vụ việc vi phạm;

đặc biệt còn sự nhầm lẫn giữa hồ sơ rủi ro với các tình huống rủi ro cụ thể.

Bốn là, việc phân cấp trong công tác hồ sơ quản lý rủi ro chưa cụ thể, rõ

ràng; chưa phân cấp cụ thể nhiệm vụ của Tổng cục, Cục Hải quan tỉnh thành

phố và Chi cục trong việc thực hiện công tác hồ sơ quản lý rủi ro. Điều này dẫn

đến sự chồng chéo. Do việc phân cấp trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến các

đơn vị tại cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố và chi cục Hải quan không nhận

thức được đầy đủ vai trò, nhiệm vụ trong công tác hồ sơ quản lý rủi ro.

Năm là, chế độ quản lý, áp dụng hồ sơ quản lý rủi ro còn nhiều thiếu sót;

đặc biệt là vấn đề bảo mật thông tin. Điều này đã dẫn đến những bức xúc phản

ứng từ phía doanh nghiệp vì họ cho rằng cơ quan Hải quan đối xử không công

bằng hoặc có chủ ý đối với họ; đồng thời dẫn đến tính trạng tìm cách đối phó, né

tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hải quan.

2.2.3.4. Thực trạng về tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành quản lý rủi ro

Mặc dù được đã nhiều lần kiến nghị và đã có những thay đổi nhất định,

nhưng tổ chức bộ máy thực hiện quản lý rủi ro vẫn trong tình trạng không thống

nhất, thiếu tính chuyên trách và chuyên sâu về nghiệp vụ. Hiệu lực chỉ đạo, điều

hành của đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới chưa hiệu quả, nhiều ý kiến chỉ đạo

của đơn vị cấp trên không được các đơn vị cấp dưới thực hiện nghiêm túc. Thời

gian qua, ngành Hải quan đã có những quy định cho việc xử lý những vi phạm

này; nhưng thực tế công tác quản lý này vẫn đang bị buông lỏng và mang tính

hình thức. Thực trạng hiện nay cho thấy, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi

ro tại cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan chưa được quan

tâm đúng mức, thiếu nguồn lực, yếu về chuyên môn nghiệp vụ; trong khi đảm

64

Page 65: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

nhận nhiều công việc khác như tham mưu xử lý, thực thi sở hữu trí tuệ, thực thi

cưỡng chế thuế... Điều này đã làm dàn trải nguồn lực của đơn vị này; dẫn đến

tính trạng vốn đã thiếu nay càng thiếu hơn.

Nhiều địa phương, đơn vị và công chức kể cả cấp lãnh đạo đơn vị chưa

nhận thức đầy đủ về vị trí, ý nghĩa quan trọng của công tác quản lý rủi ro, chưa

nắm chắc và đầy đủ những vấn đề cơ bản trong công tác quản lý rủi ro dẫn đến

sự thiếu quan tâm trong chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác này. Lãnh đạo các

cấp thiếu chỉ đạo thường xuyên và tập trung giải quyết, thiếu kiểm tra đôn đốc,

hướng dẫn cụ thể, sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các cấp, đơn vị thiếu chặt

chẽ và thường xuyên. Một số công chức chưa được hướng dẫn, chỉ dẫn chu đáo,

cặn kẽ phương pháp và quy trình tiến hành công tác quản lý rủi ro, nên còn

nhiều lúng túng, nhất là trong các trường hợp rà soát, phát hiện rủi ro mới, phân

tích, đánh giá rủi ro và xác định tình huống rủi ro.

Do công tác quản lý, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp về công tác quản lý rủi

ro còn ít được quan tâm nên một số cán bộ trực tiếp làm công tác này tại cấp

Cục và Chi cục còn lúng túng trong các hoạt động cụ thể nhất là trong xác định

đối tượng rủi ro và tình huống rủi ro. Nhiều cán bộ, công chức còn có sự nhầm

lẫn giữa rủi ro, đối tượng rủi ro, tình huống rủi ro và tiêu chí quản lý rủi ro.

Chính vì vậy, đã dẫn đến tình trạng trùng dẫm và bỏ sót trong công tác quản lý

rủi ro.

Cũng do nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau mà công tác tổ

chức quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả, chất lượng công tác quản lý rủi ro theo

định kỳ hoặc đột xuất của lãnh đạo các cấp, đơn vị hải quan còn hạn chế, ít được

tổ chức, nên đã dẫn đến tình trạng chỉ quản lý trên hệ thống, chứ chưa có điều

kiện để kiểm tra thực tế việc phân tích, đánh giá rủi ro, lựa chọn đối tượng rủi ro

cũng như theo dõi quá trình xử lý rủi ro.

Công tác chỉ đạo phối hợp giữa các cấp, đơn vị hải quan còn thiếu tính

đồng bộ, thống nhất. Một số đơn vị hải quan chưa thực hiện đúng trách nhiệm

được phân công. Trong khi chưa có một cơ chế chịu trách nhiệm cụ thể mang

65

Page 66: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

tính bắt buộc cho các cấp, đơn vị trong thực hiện công tác quản lý rủi ro; chế độ

khen thưởng, kỷ luật không rõ ràng, dẫn đến việc các đơn vị, cá nhân thực hiện

tốt không khác gì với những đơn vị, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện

không đúng.

Công tác đào tạo, tập huấn về công tác quản lý rủi ro chưa được quan tâm

đúng mức; còn tình trạng đào tạo không đúng đối tượng hoặc một số trường hợp

cán bộ, công chức sau khi được cử đi đào tạo ở trong nước hoặc nước ngoài

nhưng lại bố trí công việc khác. Chế độ chính sách và các điều kiện đảm bảo cho

việc thực hiện công tác chưa được đáp ứng đầy đủ; tình trạng nhiều cán bộ, công

chức không chuyên tâm công việc, có tâm lý ngồi chờ hết thời gian để luân

chuyển sang các đơn vị khác là hiện tượng khá phổ biến tại một số Cục Hải

quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan.

2.2.3.5. Thực trạng về cơ sở hạ tầng và các điều kiện đảm bảo thực hiện

công tác quản lý rủi ro

Hệ thống quản lý rủi ro không đảm bảo trực tuyến, các tiêu chí và thông

tin không được cập nhật, đáp ứng kịp thời giữa các cấp đơn vị. Nhiều chức năng

cần thiết phục vụ cho công tác quản lý rủi ro như theo dõi, kiểm tra việc xử lý

rủi ro, báo cáo thống kê toàn diện kết quả quản lý rủi ro...chưa được thực hiện.

Phần mềm quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, nhiều lỗi kỹ thuật phát sinh

trong quá trình vận hành, đặc biệt có nhiều lỗi gây ra việc lợi dụng để làm sai

lệch tính chính xác của hệ thống, làm kết quả phân luồng bị sai lệch. Hệ thống

quản lý rủi ro chưa có sự tích hợp với các hệ thống cơ sở dữ liệu khác của ngành

nên nhiều khi việc cập nhật không kịp thời. Hiện nay, hệ thống đang trong quá

trình nâng cấp, chỉnh sửa, vừa sử dụng vừa phát hiện sai sót, sửa chữa nên chưa

được hoàn chỉnh.

Ngoài ra cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý rủi ro còn nhiều yếu

kém. Hệ thống thông tin quản lý rủi ro còn thiếu và yếu, hệ thống cơ sở dữ liệu

quản lý phân tán, nội dung không đầy đủ, kém chất lượng, dữ liệu không đảm

66

Page 67: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

bảo xử lý tập trung. Bên cạnh đó, chất lượng đường truyền còn quá tải, thường

bị tắc nghẽn, trang thiết bị phục vụ quản lý rủi ro chưa được đáp ứng đầy đủ.

2.2.3. Nguyên nhân khách quan và chủ quan

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Quản lý rủi ro là một phương pháp mới và khó, lần đầu tiên được áp dụng

trong lĩnh vực Hải quan tại Việt Nam. Tuy đã có các tài liệu hướng dẫn của tổ

chức WCO, và tài liệu về công tác quản lý rủi ro tại một số quốc gia trên thế

giới nhưng các tài liệu này chỉ mang tính chất hướng dẫn chung, việc áp dụng

vào thực tế Việt Nam đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ về thực

trạng ngành Hải quan và các yếu tố thực tế trong và ngoài ngành tác động đến

quy trình quản lý rủi ro.

Các điều kiện thiết yếu cho việc áp dụng quản lý rủi ro như công nghệ

thông tin, máy móc, hệ thống cơ sở hạ tầng về đường truyền mạng...còn thiếu,

kém chất lượng, không được nâng cấp. Trong khi việc truy cập, khai thác thông

tin, sử dụng thông tin, truyền nhận thông tin giữa các đơn vị, các cấp ngày càng

phát triển, dẫn đến hiện tượng quá tải về đường truyền và xử lý dữ liệu trên hệ

thống.

Mặt khác, việc thu thập thông tin để đánh giá, phân tích rủi ro chủ yếu

dựa vào cơ sở dữ liệu ngành Hải quan, nhưng hệ thống này đã được xây dựng

nhiều năm trước, và phân tán nên việc xử lý dữ liệu không được tập trung. Các

hệ thống chức năng tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn không đáp ứng được các

yêu cấu cập nhật, và kết xuất thông tin. Ngoài ra, việc cập nhật thông tin vào các

hệ thống không thường xuyên, và kịp thời, làm cho các thông tin trên các hệ

thống cơ sở dữ liệu này mang tính lịch sử, không đảm bảo chất lượng thông tin

để sử dụng trong quá trình thu thập, phân tích phục vụ cho công tác quản lý rủi

ro, làm cho các kết quả phân tích, đánh giá rủi ro còn chưa chính xác, và không

kịp thời.

Hệ thống pháp luật, chính sách luật hải quan hiện nay còn chưa đầy đủ,

nhiều văn bản quy định không thống nhất, chồng chéo, tạo ra những vướng mắc

67

Page 68: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

trong quá trình triển khai áp dụng quản lý rủi ro. Một số quy định của pháp luật

và quy trình thủ tục hải quan có nhiều điểm thực hiện thông thoáng vượt quá,

gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát thực tế hải quan khi thực hiện

quản lý rủi ro, không đảm bảo việc thực hiện tuân thủ. Trong khi đó, lại có một

số thủ tục rườm rà, gây tắc nghẽn cho hoạt động thông quan hàng hóa, hành

khách, phương tiện xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nội bộ đội ngũ cán bộ thực hiện

công tác quản lý rủi ro tại các cấp từ cấp lãnh đạo đến các cán bộ trực tiếp thực

hiện. Trước tiên là sự nhận thức chưa đúng và đầy đủ về công tác quản lý rủi ro,

thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, dẫn đến sự thiếu quan tâm chỉ đạo,

điều hành, và triển khai quản lý ro tại các cấp, đặc biệt là cấp cục và chi cục.

Ngoài ra, việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử trong tiến trình

hiện đại hóa hải quan, sử dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại làm cho

cán bộ thực hiện công tác quản lý rủi ro còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Mặt

khác, do cơ chế luân chuyển cán bộ của ngành Hải quan, nên chưa xây dựng

được một đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý rủi ro một các chuyên sâu,

cơ bản, dẫn đến việc thực hiện công tác này chưa đảm bảo hiệu quả do chất

lượng cán bộ thực hiện.

Khi xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro RISKMAN, bên

cạnh việc kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ hải quan về quản lý rủi ro còn

yếu thì đơn vị thực hiện xây dựng phần mềm là đơn vị trong nước (FPT) chưa

có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Do đó, hệ thống được xây dựng một cách chắp

vá, mang tính chất vừa làm, vừa sửa nên có nhiều hạn chế.

Do quản lý rủi ro là một kỹ thuật mới, để hiểu sâu và có thể xây dựng các

biện pháp, kế hoạch để thực hiện, các cán bộ phải thường xuyên nghiên cứu,

nắm bắt thực tế, gặp nhiều khó khăn, xuất hiện tâm lý trì trệ, không nhiệt huyết,

chuyên tâm với công việc, làm cho chất lượng công tác quản lý rủi ro bị hạn chế

rất nhiều.

68

Page 69: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Vấn đề liêm chính hải quan cũng là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay.

Đã có những một số dấu hiệu vi phạm của cán bộ, công chức hải quan như tiết

lộ các thông tin quản lý mật như nội dung các tiêu chí, sự vận hành của hệ thống

RISKMAN, hoặc cố tình can thiệp vào hệ thống thay đổi kết quả phân luồng,

hướng dẫn người khai hải quan khai báo sai mã hàng để tránh rủi ro cao, bị phân

vào luồng đỏ, hoặc chuyển luồng sai quy định... gây phiền hà, sách nhiễu doanh

nghiệp.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ

RỦI RO NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CỦA

HẢI QUAN VIỆT NAM

3.1. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện quản lý rủi ro của Hải

quan Việt Nam

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong những năm qua đã

tạo ra sự gia tăng mạnh mẽ các dòng lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn công

nghệ, nguồn nhân lực lao động... giữa Việt Nam với nước trên thế giới và khu

vực. Quá trình này cũng đòi hỏi Việt Nam phải từng bước thực hiện đầy đủ các

cam kết quốc tế; trong đó bao gồm việc dỡ bỏ hàng rào thương mại và thuế

69

Page 70: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

quan. Điều này đồng nghĩa với việc làm cho thị trường quốc gia mất dần biên

giới.

Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực tạo cho nước ta có những

cơ hội mới trong việc phát triển nền kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức

rất lớn. Yêu cầu tạo thuận lợi, thông thoáng trong hoạt động xuất nhập khẩu,

xuất nhập cảnh đang là thời cơ cho các đối tượng lợi dụng để buôn lậu, gian lận

thương mại. Sự phát triển của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đang đe doạ

mục tiêu, khả năng kiểm soát của lực lượng Hải quan.

Nước ta với đặc điểm đa dạng về địa hình, đã tạo lên sự hội tụ đầy đủ của

các phương thức vận tải quốc tế như: đường biển, đường bộ, đường sông và

hàng không. Ngoài ra còn bao gồm các hình thức đặc thù như đường sắt liên vận

quốc tế, chuyển phát nhanh và vận tải đa phương thức. Với mỗi phương thức

vận tải, thường hình thành các cơ cấu về tổ chức và cách thức quản lý khác nhau

trong cơ quan hải quan. Chính quá trình này cũng làm phát sinh những vi phạm

do việc lợi dụng các đặc điểm các loại hình cũng như tuyến, địa bàn để buôn lậu,

gian lận thương mại.

Những vấn đề trên đây đặt ra yêu cầu cho cơ quan hải quan cần phải có

tích cực, chủ động trong công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình, tổ chức

công tác hồ sơ quản lý rủi ro nhằm chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu

quả với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, góp phần thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ chính chị của ngành.

Công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan được thực hiện trên cơ sở

theo lộ trình và bước đi thích hợp nhằm phát triển, mở rộng phạm vi áp dụng

quản lý rủi ro, nhằm đạt mục tiêu tạo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại

và đảm bảo tính tuân thủ pháp luật Hải quan nói riêng, pháp luật Việt Nam nói

chung, thực hiện kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động thương mại quốc tế. Do đó,

công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan chịu tác động của rất nhiều yếu tố

từ môi trường bên ngoài cũng như những yếu tố rủi ro bên trong nội bộ ngành,

đặc biệt là tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan.

70

Page 71: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

3.1.1. Hệ thống pháp luật, chính sách nói chung và pháp luật, chính

sách, quy trình thủ tục hải quan nói riêng

Với hệ thống pháp luật và các quy định không phù hợp với năng lực quản

lý, còn chưa đầy đủ, nhiều văn bản quy định không thống nhất, chồng chéo, tạo

ra những vướng mắc trong quá trình triển khai áp dụng quản lý rủi ro hiện nay

của ngành Hải quan là khó khăn rất lớn cho việc triển khai có hiệu quả công tác

quản lý rủi ro. Trong những năm tới, hệ thống pháp luật, chính sách, quy trình

thủ tục hải quan sẽ có nhiều thay đổi theo hướng minh bạch, tạo thuân lợi

thương mại hơn, kéo theo sự thay đổi của các quy tắc quản lý rủi ro. Điều này

đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng các chương trình ứng dụng phải đảm bảo tính

mở, linh hoạt đáp ứng cho việc điều chỉnh, bổ sung phù hợp tình hình mới.

Ngoài ra, công tác quản lý rủi ro còn chịu tác động, ảnh hưởng từ các Bộ,

ngành liên quan. Nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan hải quan là thực hiện quản lý

nhà nước về hải quan, chịu sự chi phối từ chính sách, cơ chế của nhiều Bộ,

ngành liên quan. Chính vì vậy, việc áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực nghiệp

vụ hải quan cũng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các Bộ, ngành này; bao gồm một

số tác động chủ yếu sau đây:

Một là, cơ chế, chính sách quản lý từ các Bộ, ngành liên quan đối với

hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đặt ra yêu cầu cho

việc kiểm tra, kiểm soát đối với từng loại hàng hoá, phương tiện cụ thể. Sự thay

đổi trong định hướng quản lý đối với một nhóm hàng hoá cũng có thể tạo ra sự

thay đổi trong định hướng quản lý rủi ro.

Hai là, chính sách thuế và quản lý thuế đối với doanh nghiệp và hàng hoá

xuất khẩu, nhập khẩu có thể tác động rất lớn đến việc thực nhiệm vụ thu thuế

của ngành Hải quan. Để đạt được mục tiêu đảm bảo nguồn thu từ hoạt động xuất

khẩu, nhập khẩu; cơ quan hải quan phải tính toán đến những rủi ro liên quan đến

lĩnh vực này, trong đó bao gồm cơ chế thực hiện chính sách thuế xuất nhập

khẩu; việc tuân thủ pháp luật về thuế của các đối tượng có liên quan; các cơ chế

71

Page 72: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

chính sách ưu đãi về hạn ngạch thuế quan... để định hướng nguồn lực quản lý

một cách phù hợp.

Ba là, việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan hải quan với các Bộ,

ngành liên quan có ý nghĩa quan trọng cho việc triển khai áp dụng có hiệu quả

các chương trình quản lý rủi ro. Hiện nay, ngành Hải quan mới thực hiện được

việc kết nối hệ thống, trao đổi thông tin về doanh nghiệp với Tổng cục Thuế;

còn lại hầu hết các thông tin từ các Bộ, ngành liên quan chưa có cơ chế trao đổi

cung cấp thông tin, nếu có những thông tin được trao đổi thì chủ yếu được thực

hiện thông qua hình thức văn bản. Việc này đã hạn chế rất lớn đến hiệu quả áp

dụng quản lý rủi ro.

3.1.2. Các yếu tố kinh tế, chính trị

Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức

thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này mở ra những cơ hội cho Việt Nam

trong việc hội nhập phát triển nền kinh tế, đồng thời cũng mang lại những nguy

cơ, thách thức trong cuộc cạnh tranh trong khuôn khổ các cam kết quốc tế mà

Việt Nam phải thực hiện.

Mặc dù hiện nay thế giới đang phải đối phó với cơn khủng hoảng tài

chính, nhưng theo đánh giá chung trong những năm tới kinh tế thế giới sẽ lại

tiếp tục khởi sắc. Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam

cũng bị ảnh hưởng rất lớn do phản ứng dây chuyền. Theo dự đoán của các nhà

phân tích, trong những năm tới, Việt Nam sẽ có những sẽ có gia tăng đột biến về

lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, hành khách và phương tiện xuất nhập cảnh.

Sự phát triển của thương mại quốc tế đang ngày một gia tăng cả về nội

dung và hình thức. Toàn cầu hoá và các hiệp định tự do thương mại thúc đẩy

kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia tăng lên nhanh chóng.

Bên cạnh đó là việc xuất hiện các hình thức bảo hộ mới, như hàng rào kỹ thuật,

vệ sinh, an toàn, môi trường, chống bán phá giá, độc quyền... trong khi hàng rào

thuế quan được giảm dần theo lộ trình đã cam kết. Yêu cầu về vận chuyển, trao

đổi hàng hoá trong thương mại quốc tế phải nhanh chóng và đa dạng các loại

72

Page 73: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

hình vận chuyển đa phương thức. Trong khi đó thương mại điện tử và các hình

thức kinh doanh qua mạng đã phát triển nhanh chóng và trở nên phổ biến.

Sự xuất hiện các nguy cơ khủng bố quốc tế, buôn lậu, vận chuyển trái

phép các chất ma tuý, vũ khí, rửa tiền dưới nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến

những nguy cơ bất ổn cho nền kinh tế và lợi ích của cộng đồng. Các yếu tố trên

có tác động và ảnh hưởng mục tiêu, định hướng quản lý của ngành Hải quan nói

chung, và công tác quản lý rủi ro nói riêng. Đặc biệt là việc xác định các rủi ro

mới phát sinh từ các yếu tố trên.

3.1.3. Các yếu tố từ phía cộng đồng doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp được đề cập ở đây bao gồm các tổ chức, cá nhân

tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đại lý khai thuê hải quan và các hãng, đại lý

vận tải, là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những hoạt động quản lý hải

quan của cơ quan Hải quan.

Thứ nhất, doanh nghiệp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xuất

nhập khẩu.

Hiện nay, trong toàn quốc có khoảng trên 57 ngàn doanh nghiệp tham gia

hoạt động xuất nhập khẩu. Số lượng doanh nghiệp được đánh giá chấp hành tốt

pháp luật hải quan có khoảng 27 ngàn, chiếm tỷ lệ khoảng 58%. Qua nghiên

cứu, phân tích cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động xuất nhập

khẩu phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ; hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực

kinh doanh, dịch vụ. Một số doanh nghiệp trên danh nghĩa là hoạt động kinh

doanh xuất nhập khẩu, nhưng thực chất làm đại lý cho các đối tác nước ngoài.

Khả năng và ý thức tuân thủ của phần lớn số doanh nghiệp này được đánh giá là

còn hạn chế.

Thứ hai, đại lý khai hải quan.

Hệ thống đại lý khai hải quan đã được triển khai trong nhiều năm, nhưng

cho đến nay đội ngũ này chưa phát triển. Bên cạnh hệ thống đại lý khai hải quan

còn tồn tại một hệ thống các doanh nghiệp được lập ra để làm dịch vụ xuất nhập

khẩu. Số lượng các doanh nghiệp loại này lớn hơn nhiều so với số lượng đại lý

73

Page 74: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

khai hải quan. Về nội dung, hoạt động của các doanh nghiệp này được thực hiện

trên cơ sở một thoả thuận uỷ thác. Nhưng thực tế họ không xuất trình hợp đồng

uỷ thác khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu mà đứng tên khai là người xuất

khẩu, người nhập khẩu. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, các bên giao nhận

hàng thông qua hợp đồng mua bán và xuất hoá đơn giá trị gia tăng. Theo phản

ánh của các doanh nghiệp làm đại lý khai hải quan, việc tìm kiếm đối tác của các

doanh nghiệp loại này thường gặp nhiều khó khăn hơn so với doanh nghiệp xuất

nhập khẩu uỷ thác như nêu trên. Nguyên nhân chủ yếu do hiện nay Hải quan

chưa có quy định ưu tiên đối với lô hàng làm thủ tục qua đại lý khai hải quan.

Thứ ba, là các hãng, đại lý vận tải tham gia hoạt động vận tải thương mại

quốc tế.

Đánh giá chung về hoạt động vận tải quốc tế thấy rằng, phần lớn các

tuyến vận tải lớn (tuyến đường biển, hàng không) do các hãng vận tải nước

ngoài thực hiện thông qua các đại lý vận tải tại Việt Nam. Các đơn vị vận tải của

Việt Nam tham gia hoạt động vận tải thương mại quốc tế còn rất hạn chế về quy

mô và phạm vi hoạt động.

Việc áp dụng quản lý rủi ro đối với phương tiện vận tải về cơ bản chưa

được triển khai thực hiện. Hiện nay, ngành Hải quan chưa có hệ thống thông tin

dữ liệu để phục vụ việc quản lý đối với phương tiện vận tải. Các thông tin dữ

liệu về lịch sử, quá trình hoạt động của phương tiện vận tải, chủ phương tiện và

hãng vận tải chưa được lưu trữ, sử dụng một cách tập trung thống nhất. Do vậy

thời gian qua việc áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với phương

tiện vận tải chủ yếu dựa trên thông tin về dấu hiệu vi phạm do các đơn vị kiểm

soát thu thập hoặc do các đơn vị nghiệp vụ trong và ngoài ngành chuyển giao.

3.1.4. Các yếu tố nội bộ ngành Hải quan

Một là, cơ cấu tổ chức, bố trí nguồn lực... còn nhiều hạn chế, đang cản trở

cho quá trình xây dựng và phát triển quản lý rủi ro. Ngành Hải quan thực hiện

quản lý trên 04 tuyến địa bàn vận chuyển gồm đường biển, đường bộ, đường

hàng không, và đường sắt liên vận quốc tế. Các đơn vị Hải quan hoạt động trên

74

Page 75: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

các tuyến địa bàn khác nhau có nhiều điểm khác nhau cơ bản, do vậy, việc bố trí

nguồn lực hợp lý cũng rất khó khăn. Đặc biệt là sự thiếu thống nhất, đồng bộ

trong cơ chế điều hành của ngành Hải quan đang tạo ra sự níu kéo, hạn chế lẫn

nhau giữa việc xây dựng và triển khai các quy trình nghiệp vụ với việc xây dựng

và áp dụng quản lý rủi ro. Các công việc này không được thực hiện đồng thời

dẫn đến tình trạng nhiều khi quy trình nghiệp vụ đi trước quản lý rủi ro và đôi

khi ngược lại, quản lý rủi ro không có quy trình nghiệp vụ để áp dụng.

Hai là, do quản lý rủi ro là một phương pháp quản lý mới nên việc nghiên

cứu, nắm bắt công tác quản lý rủi ro của cán bộ còn gặp nhiều hạn chế, chưa có

một đội ngũ cán bộ chuyên sâu về công tác này. Điều này gây cản trở lớn cho

quá trình cách, hiện đại hoá hải quan nói chung, cũng như quá trình áp dụng

quản lý rủi ro nói riêng. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, để triển khai

chương trình cải cách, hiện đại hoá hải quan, các quốc gia luôn quan tâm đến

việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; một trong những yếu tố quyết định sự

thành công của chương trình cải cách, hiện đại hoá hải quan. Trong những năm

qua, ngành Hải quan đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, phát triển

nguồn nhân lực, nhưng kết quả của quá trình này còn nhiều hạn chế, chưa thực

sự đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của ngành Hải quan trong tình hình mới.

Ba là, năng lực kiểm tra kiểm soát của ngành Hải quan chưa theo kịp với

những thay đổi về cải cách, hiện đại hóa của hệ thống pháp luật và quy trình thủ

tục hải quan, dẫn đến những thiếu sót để các đối tượng lợi dụng vi phạm. Ngành

Hải quan chưa thực hiện được cơ chế tiếp nhận thông tin dữ liệu điện tử về

phương tiện, hàng hóa, hành khách trước thông quan, và chưa trở thành thành

viên của tổ chức giao thông/ an ninh quốc tế (ATA, FIA/AIT). Do vậy khả năng

thu thập thông tin, phân tích đánh giá rủi ro trước đối với hàng hóa rất hạn chế.

Bốn là, tình trạng thiếu liêm chính hải quan vẫn còn là vấn đề phải quan

tâm trong đội ngũ cán bộ, công chức hải quan. Hiện tượng cán bộ, công chức hải

quan gây phiền hà sách nhiễu hoặc tiếp tay cho các đối tượng trong việc lợi

dụng cơ chế áp dụng quản lý rủi ro, tìm cách đối với việc phân luồng trên hệ

75

Page 76: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

thống ... vẫn còn diễn ra trong một bộ phận công chức làm thủ tục hải quan tại

cửa khẩu. Tình trạng này đã và đang kéo theo những ảnh hưởng xấu và đang có

nguy cơ làm vô hiệu hoá ngay chính hệ thống quản lý rủi ro của ngành Hải

quan.

3.2. Các yêu cầu đối với công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải

quan

3.2.1. Đảm bảo tạo thuận lợi thương mại nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu

quả kiểm tra, kiểm soát hải quan

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, áp lực về sự gia tăng của khối lượng công

việc, ngành Hải quan Việt Nam vừa phải không ngừng tìm kiếm các giải pháp

tạo thuận lợi thương mại, đồng thời kiểm soát chặt chẽ đối tượng quản lý, trong

điều kiện nguồn lực không thay đổi, thậm chí bị thu hẹp.Với mục tiêu thực hiện

công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu

kiểm”, thì việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro đặt ra yêu cầu phải góp phần

đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu thời gian thông quan, giải phóng hàng

hóa, đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, thực hiện các cam kết mở rộng

theo đúng lộ trình đã cam kết, nhưng đồng thời phải đảm bảo mức độ tuân thủ

pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng. Cơ quan Hải quan phải

nâng cao chất lượng việc xác định đối tượng có rủi ro cao, ưu tiên tập trung

nguồn lực vào quản lý đối với số đối tượng này, công tác quản lý sẽ không bị

dàn trải. Từ đó giảm bớt áp lực công việc, cân bằng giữa tạo thuận lợi thương

mại với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

3.2.2. Tiết kiệm chi phí

Thực hiện phương pháp quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan nhằm làm

cho công tác quản lý hải quan phù hợp với sự phát triển của hệ thống thương

mại hiện đại, đồng thời làm cho hoạt động quản lý hải quan đạt hiệu quả cao

hơn. Nhưng đồng thời một trong những mục tiêu khi thực hiện quản lý rủi ro là

phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi phí và đảm bảo sự tuân thủ. Cơ quan

Hải quan không những phải làm giảm chi phí cho doanh nghiệp mà còn phải

76

Page 77: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

tính đến việc giảm chi phí, nâng cao tiết kiệm cho Chính phủ. Bên cạnh việc

giảm chi phí, cơ quan hải quan cũng phải nâng cao mức độ tuân thủ của người

tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Do đó, cơ quan hải quan phải thực hiện

đồng thời mục tiêu tuân thủ và giảm chi phí (Sơ đồ 3.1)

Sơ đồ 3.1: Mục tiêu “win-win”

Nguồn: Michael H.Lane “Customs Modernization

& the International Trade Superhigh Way”

3.2.3. Nâng cao tính tự tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp

Một yêu cầu quan trọng nữa đối với công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực

hải quan là phải nâng cao tính tự tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp

tham gia thủ tục hải quan. Hiệu quả của việc áp dụng quản lý rủi ro phải cho

thấy được những lợi ích mà doanh nghiệp có được nếu tuân thủ pháp luật như

giảm thời gian thông quan, giải phóng hàng; thủ tục hải quan đơn giản, nhanh

gọn; tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp... Thực hiện

quản lý rủi ro tạo ra cơ chế cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp trên cơ sở

tuân thủ pháp luật. Như vậy, khi nhận biết được những lợi ích đạt được từ việc

tuân thủ pháp luật, cũng như hiệu quả của việc áp dụng quản lý rủi ro đem lại,

thì cộng đồng doanh nghiệp sẽ tự nâng cao tính tự tuân thủ pháp luật.

3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả

công tác của Hải quan Việt Nam

ATuân thủ thấpChi phí cao

BTuân thủ thấpChi phí thấp

DTuân thủ cao Chi phí thấp

CTuân thủ caoChi phí cao

77

Page 78: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

3.3.1. Xây dựng hệ thống tiêu chí quản lý rủi ro hiệu quả hơn

Đối với các doanh nghiệp lớn thì các vi phạm pháp luật hải quan cũng

khác các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dẫn đến các rủi ro trong lĩnh vực hải quan

đối với doanh nghiệp lớn cũng khác. Tuy trong Bộ tiêu chí đánh giá doanh

nghiệp đã có tiêu chí đánh giá doanh nghiệp lớn, nhỏ, vừa với mức độ rủi ro,

nhưng trọng số tính điểm của tiêu chí tính điểm cho doanh nghiệp quá trình tính

điểm làm sự phân biệt doanh nghiệp trở nên không rõ ràng. Một doanh nghiệp

lớn, hoạt động xuất nhập khẩu với kim ngạch lớn khi vi phạm thường với giá trị

vi phạm rất lớn, do đó, nên xác định rủi ro thường xảy ra với các doanh nghiệp

này, và xây dựng tiêu chí rủi ro phân tích để có thể lọc ra các lô hàng vi phạm

với giá trị lớn, đảm bảo tránh thất thoát nguồn thu của nhà nước.

Ngoài ra, các thủ đoạn gian lận, buôn lậu ngày càng tinh vi hơn, nên

ngành Hải quan cần có sự chỉ đạo thống nhất và chặt chẽ; cần thường xuyên tổ

chức các đợt tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi tình hình, phương thức thủ đoạn

hoạt động của các hệ loại đối tượng; qua đó cập nhật, bổ sung và đưa vào hệ

thống tiêu chí những tiêu chí mới, hiệu quả, có thể phát hiện các giao dịch gian

lận, vi phạm pháp luật.

3.3.2. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý rủi

ro

Trong công tác quản lý rủi ro thì hệ thống cơ sở dữ liệu đóng vai trò cực

kỳ quan trọng. Với một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, kịp thời, được mã hóa

quản lý hiện đại sẽ là yếu tố cần cho việc thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro

một cách chính xác, hiệu quả.

Như vậy, để hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý

rủi ro thì cần phải thực hiện nâng cấp một cách toàn diện các hệ thống thông tin

của ngành Hải quan như hệ thống mã số doanh nghiệp (T2C), hệ thống thông tin

quản lý tờ khai, hệ thống thông tin quản lý vi phạm, hệ thống thông tin kế toán

thuế (KTT559), hệ thống thông tin giá ...với các modul chức năng đầy đủ, đặc

biệt là modul chức năng cập nhật và kết xuất số liệu. Ngoài ra, cần có sự tích

78

Page 79: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

hợp trực tiếp giữa các hệ thống này với hệ thống RISKMAN để việc cập nhật

thông tin được nhanh chóng, kịp thời, một cách tự động. Cần phải có các khóa

đào tạo đầy đủ cho đội ngũ cán bộ thực hiện tại địa phương về việc cập nhật

thông tin vào hệ thống để đảm bảo các thông tin cập nhật chính xác, đồng bộ,

tránh tình trạng một thông tin mà lại có nhiều thông tin cập nhập khác nhau.

Các dữ liệu thông tin trong cơ sở dữ liệu cũng cần quản lý mã hóa để đảm

bảo tính thống nhất, dễ sử dụng, dễ tra cứu. Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ

liệu là việc làm quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư của các cấp lãnh đạo,

cũng như của tất cả các cán bộ, công chức ngành Hải quan Việt Nam.

3.3.3. Xây dựng quy trình quản lý rủi ro thống nhất cho các đối tượng

quản lý của cơ quan Hải quan

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, lưu lượng hàng hoá, phương tiện

đang ngày càng gia tăng nhanh chóng thì việc tập trung kiểm tra trong quá trình

thông quan sẽ là rào cản rất lớn cho hoạt động thương mại quốc tế. Do đó, trong

tiến trình hiện đại hóa hải quan, cơ quan Hải quan đang thực hiện chuyển dần từ

“tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, kết hợp giữa quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông

quan.

Tuy nhiên, hiện nay ngành Hải quan mới chỉ áp dụng thực hiện quản lý

rủi ro đối lô hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình thông quan. Ngành

hải quan cần tiếp tục xây dựng quy trình quản lý rủi ro áp dụng cho các đối

tượng quản lý khác như phương tiện vận tải, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.

Đồng thời, cũng phải xây dựng quy trình quản lý rủi ro chính thức, và thống

nhất trong việc lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan, và có sự kết hợp

giữa việc thực hiện quản lý rủi ro trong thông quan và quản lý rủi ro trong kiểm

tra sau thông quan về thông tin rủi ro, các kết quả phân tích, đánh giá rủi ro, kết

quả xử lý rủi ro, thông tin phản hồi...Thực hiện quy trình quản lý rủi ro thống

nhất, đồng bộ, đảm bảo sự gắn kết và hỗ trợ giữa các lĩnh vực nghiệp vụ hải

quan là mục tiêu phải đạt được của ngành Hải quan.

3.3.4. Các giải pháp điều kiện

79

Page 80: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

3.3.4.1. Bổ sung, hoàn thiện lý luận quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải

quan

Hệ thống lý luận hướng dẫn về phương pháp, quy trình, cách thức tổ chức

thực hiện công tác quản lý rủi ro như đã trình bày trong Chương 1 Đề tài cần

phải được thường xuyên bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn

trong từng giai đoạn phát triển của của ngành Hải quan. Cần xác định rõ mục

đích tiến hành công tác quản lý rủi ro là nhằm xác định ra các rủi ro tiềm ẩn

trong lĩnh vực hải quan; xác định tính chất, mức độ, vai trò, vị trí của các đối

tượng rủi ro; qua đó tạo thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù

hợp với từng loại rủi ro và từng loại đối tượng cụ thể.

Một là, bổ sung, hoàn thiện danh mục rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ

hải quan. Danh mục rủi ro cần đảm bảo xác định một cách đầy đủ, toàn diện

cũng như việc định danh, định diện rủi ro một cách khoa học và hợp lý. Rủi ro

trong danh mục cần được sắp xếp, phân loại theo các lĩnh vực rủi ro gắn với các

hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Hai là, xây dựng, triển khai áp dụng có hiệu quả quy trình thực hiện quản

lý rủi ro. Trước hết cần xác định đối tượng rủi ro và các thông tin liên quan đến

đối tượng rủi ro là cơ sở cho việc nhận diện đối tượng rủi ro, cần làm rõ những

đối tượng tiềm tàng mà đối tượng rủi ro có thể lợi dụng để vi phạm pháp luật hải

quan. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng phương án, kế hoạch xử lý rủi ro cần hết

sức lưu ý đến kỹ thuật xây dựng tình huống rủi ro và lựa chọn biện pháp xử lý

rủi ro phù hợp, hiệu quả. Với từng loại rủi ro được đánh giá có thể được xử lý

bằng nhiều biện pháp khác nhau như: cảnh báo rủi ro; kiểm tra chi tiết hồ sơ;

biện pháp kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải

xuất cảnh, nhập cảnh; biện pháp kiểm tra sau thông quan... Ngoài ra, cần phải

chú trọng việc thu thập thông tin phản hồi để phục vụ việc theo dõi đánh giá

hiệu quả công tác quản lý rủi ro.

Ba là, ban hành quy trình hướng dẫn thống nhất về trình tự, thủ tục mở và

đăng ký một hồ sơ quản lý rủi ro, cách thức thể hiện các tài liệu trong hồ sơ.

80

Page 81: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Xây dựng và ban hành biểu mẫu thống nhất trong toàn ngành về hồ sơ quản lý

rủi ro. Trong đó hồ sơ quản lý rủi ro phải thực sự được coi trọng và quản lý theo

chế độ hồ sơ nghiệp vụ. Thông tin trong hồ sơ quản lý rủi ro được quản lý theo

chế độ mật.

3.3.4.2. Tăng cường sự phối hợp từ các đơn vị trong và ngoài ngành và

hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro

Công tác quản lý rủi ro tạo cơ sở nền tảng cho các hoạt động nghiệp vụ

hải quan, đồng thời để nâng cao hiệu quả của công tác này, cần sự phối hợp chặt

chẽ từ các đơn vị trong và ngoài ngành và sự tham gia của từng công chức hải

quan trong việc thu thập, cung cấp thông tin, phối hợp xử lý có hiệu quả đối với

các rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Một là, sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị quản lý rủi ro với đơn vị thu thập

xử lý thông tin là điều kiện quan trọng đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý

rủi ro. Trong cơ cấu tổ chức, hoạt động hiện nay của ngành Hải quan hình thành

hệ thống đơn vị TTXLTTNVHQ tồn tại và hoạt động song song với hệ thống

đơn vị quản lý rủi ro tại cả ba cấp: Tổng cục, Cục Hải quan tỉnh, thành phố và

Chi cục Hải quan. Qua theo dõi thực tế cho thấy, mô hình này chưa thực sự hiệu

quả. Để nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp giữa hai hệ thống đơn vị này, cần

xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống các đơn vị TTXLTTNVHQ là

tiến hành công tác thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan nhằm đáp

ứng cho các yêu cầu chống buôn lậu và gian lận thương mại; Tăng cường trao

đổi cung cấp thông tin giữa đơn vị TTXLTTNVHQ và đơn vị quản lý rủi ro

Hai là, tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ từ các hoạt động nghiệp vụ kiểm

soát hải quan. Công tác quản lý rủi ro thường tập trung vào rà soát, phát hiện các

đối tượng có dấu hiệu rủi ro, trong khi công tác kiểm soát đi sâu vào việc tìm ra

những đối tượng đang “ẩn” dưới các hình thức hoạt động hợp pháp, “chấp hành

tốt pháp luật hải quan” ... Việc phối hợp chặt chẽ giữa hai mặt công tác này có ý

nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, gian

lận thương mại trong lĩnh vực hải quan.

81

Page 82: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Ba là, tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ từ các hoạt động kiểm tra trong và

sau thông quan. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro, một trong những

nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới đó là: tổ chức, kiện toàn hoạt động

kiểm tra trong và sau thông quan dựa trên nền tảng quản lý rủi ro, trong đó chú

trọng đến chất lượng công tác kiểm tra đảm bảo phản ánh đúng tình trạng rủi ro

được đánh giá; kiên quyết loại trừ các hành vi tuỳ tiện, qua loa hoặc vì lợi ích cá

nhân cố tình làm sai lệch kết quả kiểm tra. Đồng thời tổ chức tốt hệ thống cập

nhật, thu thập thông tin phản hồi từ quá trình làm thủ tục hải quan và kiểm tra

sau thông quan.

Bốn là, chủ động thu thập thông tin liên quan rủi ro từ các đơn vị chức

năng liên quan, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp trong việc xử lý đối với các

rủi ro trong lĩnh vực hải quan. Các đơn vị chức năng thuộc các bộ ngành liên

quan như: Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, cơ quan thuế

có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp quản lý, kiểm tra, điều tra về hoạt động của các

đối tượng có liên quan đến hoạt động hải quan. Đây là nguồn thông tin quan

trọng giúp cơ quan hải quan cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý rủi ro. Ngành Hải

quan cần có kế hoạch cụ thể, phân công phân cấp rõ ràng cho đơn vị quản lý rủi

ro tại từng cấp trong việc phối hợp thực hiện cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin

và phối hợp xử lý các nguy cơ vi phạm trên địa bàn. Đồng thời từng cấp đơn vị

chủ động xây dựng quy chế phối hợp tạo hành lang cho việc triển khai có hiệu

quả các mặt công tác trên.

Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin tình báo và hợp

tác về quản lý rủi ro. Quá trình này cung cấp cho Hải quan Việt Nam những kiến

thức, kinh nghiệm cùng với các thông tin cho việc tổ chức công tác quản lý rủi

ro.

Việc tăng cường hợp tác quốc tế giúp cơ quan hải quan cập nhật kịp thời

thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra trên thế giới và khu

vực, đồng thời có điều kiện tiếp nhận các thông tin về các đối tượng buôn lậu tại

Việt Nam hoặc có liên quan đến hoạt động thương mại tại Việt Nam. Các thông

82

Page 83: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

tin này có ý nghĩa quan trọng trong việc cập nhật, điều chỉnh, bổ sung hồ sơ

quản lý rủi ro. Trong quá trình hợp tác quốc tế về quản lý rủi ro, Việt Nam với

tư cách là thành viên tham gia các chương trình do các quốc gia trên thế giới

hoặc khu vực đề xướng, như Chương trình hỗ trợ kiểm soát xuất khẩu và an

ninh biên giới có liên quan (EXBS) do Mỹ đề xướng, Chương trình phục hồi

thương mại do Singapore đề xướng. Ngoài ra, Việt Nam còn là đối tác trong các

dự án do các quốc gia tài trợ về quản lý rủi ro, như: Dự án hỗ trợ về quản lý rủi

ro các nước tiểu vùng sông Mê Kông (JICA), chương trình đào tạo ngắn ngày về

quản lý rủi ro do Pháp, Trung Quốc tài trợ... Việc tham gia các dự án hoặc

chương trình hợp tác nêu trên cung cấp, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho

Hải quan về hồ sơ quản lý rủi ro, qua đó giúp Việt Nam từng bước phát

triển hoàn thiện công tác này.

3.3.4.3. Khắc phục những bất cập về tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt

động

Tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành quản lý rủi ro được đánh giá là vấn

đề bức xúc hiện nay, đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc kiện toàn tổ chức bộ máy

và cơ chế điều hành quản lý rủi ro theo định hướng hình thành hệ thống chuyên

trách với đội ngũ cán bộ công chức được đào tạo chuyên sâu về quản lý rủi ro;

phân công, phân cấp nhiệm vụ cụ thể tới từng cấp, đơn vị và cá nhân, đảm bảo

trách nhiệm thực thi công việc; đồng thời, phát huy tối đa nội lực của các cấp,

đơn vị và cá nhân này trong thực hiện quản lý rủi ro:

Một là, kiện toàn đơn vị quản lý rủi ro tại cấp Cục Hải quan tỉnh, thành

phố và Chi cục Hải quan theo hướng chuyên trách, chuyên sâu về nghiệp vụ.

Kiện toàn đơn vị chuyên trách về quản lý rủi ro, tách và chuyển giao các nhiệm

vụ kiêm nhiệm cho các đơn vị chức năng khác (hoặc có thể thành lập riêng đơn

vị đảm nhận các công việc này). Căn cứ vào khối lượng công việc, bố trí, sắp

xếp số lượng công chức thực hiện quản lý rủi ro một cách phù hợp; lựa chọn

những công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn hoàn thành

nhiệm vụ được giao. Xây dựng và áp dụng quy chế luân chuyển cán bộ một cách

83

Page 84: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

phù hợp; đảm bảo bố trí sắp xếp cán bộ theo đúng đối tượng. Cần có sự phối

hợp chặt chẽ giữa công tác đào tạo và bố trí cán bộ trên cơ sở một chiến lược

chung của toàn ngành.

Hai là, phân cấp nhiệm vụ và quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp,

đơn vị trong việc tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro; trong đó tập trung

phân quyền trách nhiệm cho đơn vị cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục

Hải quan trong việc tổ chức công tác quản lý rủi ro nhằm đảm bảo việc điều

phối phân luồng kiểm tra trong phạm vi cấp Cục. Cấp Tổng cục chỉ thực hiện

xây dựng các chương trình quản lý rủi ro phạm vi cấp nghành; hướng dẫn, kiểm

tra các cấp đơn vị triển khai thực hiện; phân cấp áp dụng các tiêu chí rủi ro trên

cơ sở mục tiêu quản lý của ngành về áp dụng tỷ lệ kiểm tra để làm rõ trách

nhiệm đảm bảo số lượng tiêu chí áp dụng, cũng như đảm bảo tỷ lệ kiểm tra của

từng cấp.

3.3.4.4. Thực hiện đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro đúng chất

lượng và thường xuyên

Đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro có vai trò rất quan trọng trong

quy trình quản lý rủi ro. Chỉ có đánh giá đúng chất lượng, hiệu quả của hệ thống

quản lý rủi ro và các yếu tố liên quan, chúng ta mới có thể xây dựng được một

hệ thống quản lý rủi ro hoàn chỉnh và có hiệu quả.

Để đáp ứng yêu cầu trên, cần thiết phải thiết lập hệ thống đảm bảo việc

thu thập thông tin phản hồi và chuẩn hóa nội dung, tiêu chí đánh giá việc áp

dụng quản lý rủi ro:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin phản hồi. Cơ quan Hải

quan phải đưa ra các quy định cụ thể về nội dung, trình tự và trách nhiệm trong

việc phản hồi thông tin tại các khâu trong quy trình nghiệp vụ, nhằm thiết lập cơ

chế mỗi cán bộ công chức đều phải thực hiện báo cáo phản hồi về kết quả thực

hiện; đồng thời cũng phải quy định cụ thể về việc cập nhật, phản hồi kết quả

kiểm tra sau thông quan và thực hiện nâng cấp các hệ thống theo hướng đáp ứng

các yêu cầu mới.

84

Page 85: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Thứ hai, thực hiện chuẩn hóa các chỉ số đánh giá hiệu quả áp dụng quản

lý rủi ro. Cơ quan Hải quan phải xây dựng danh mục chỉ số đánh giá cụ thể, có

sự so sánh giữa các kỳ, nêu bật kết quả, hiệu quả thực hiện công tác quản lý rủi

ro như số thu đạt được, số lượng và tỷ lệ phân luồng...Để nâng cao hiệu quả

đánh giá cần xây dựng các biểu mẫu báo cáo, thống nhất đầu mối báo cáo trong

hoạt động thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro.

3.3.4.5. Tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động xây

dựng, quản lý, áp dụng quản lý rủi ro

Việc tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá cần

được chú ý cả về nhận thức lẫn công việc cụ thể:

Thứ nhất, kiểm tra, theo dõi trên hệ thống quản lý rủi ro đây là hoạt động

được tiến hành thường xuyên đối với cấp Tổng cục và cấp Cục. Nội dung kiểm

tra bao gồm việc xác định số lượng các đối tượng rủi ro theo tiêu chí được cập

nhật xử lý trên hệ thống; tính hợp lệ, tính phù hợp và phạm vi áp dụng của từng

trường hợp cụ thể. Các thông tin được cập nhật, bổ sung trên hệ thống quản lý

rủi ro.

Thứ hai, kiểm tra, đánh giá trên hồ sơ, trên thống kê báo cáo phân tích.

Nội dung kiểm tra bao gồm trình tự, thủ tục và điều kiện xác lập hồ sơ; quá trình

đăng ký, theo dõi và quản lý hồ sơ; các biểu mẫu thực hiện; kết quả rà soát, phân

tích, đánh giá đối với rủi ro và đối tượng rủi ro; phương án, kế hoạch xử lý rủi

ro, tình huống rủi ro được xác lập có phù hợp với thông tin được thu thập, phân

tích; quá trình cập nhật thông tin hồ sơ rủi ro.

Thứ ba, kiểm tra kiến thức trình độ và cách thức thực hiện phân tích, đánh

giá rủi ro, xây dựng phương án kế hoạch và tình huống rủi ro của công chức hải

quan; kinh nghiệm xử lý các tình huống rủi ro đối chiếu với thực tế công tác

quản lý rủi ro để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công tác quản lý rủi ro.

Thứ tư, kiểm tra quá trình tiến hành xử lý rủi ro tại các đơn vị tác nghiệp,

bao gồm các nội dung: kiểm tra kiến thức của công chức tác nghiệp về rủi ro và

tình huống rủi ro; kiểm tra việc giải quyết thực tế các tình huống rủi ro; cách

85

Page 86: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

thức tiến hành; kiểm tra việc cập nhật thông tin sau khi xử lý tình huống rủi ro; ý

thức trách nhiệm, kỹ năng của từng công chức trong việc thực hiện các hoạt

động trên qua đó đánh giá mức độ đáp yêu cầu xử lý rủi ro.

Thứ năm, tổ chức rút kinh nghiệm và khắc phục ngay những tồn tại, sau

đó tổ chức kiểm tra đánh giá lại phần đã bổ khuyết. Việc tổ chức kiểm tra đánh

giá không chỉ tập trung ở trọng điểm yếu kém mà còn ở cả các đơn vị tiên tiến,

có nhiều thành tích trong công tác quản lý rủi ro để tổ chức học tập, rút kinh

nghiệm, tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho các đơn vị còn yếu trong công tác

quản lý rủi ro.

3.3.4.6. Coi trọng vai trò của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động

hải quan trong công tác quản lý rủi ro.

Những năm trước đây, ngành Hải quan chủ yếu chú tâm đến những rủi ro

về tuân thủ trong các chương trình thực thi pháp luật. Các chiến lược can thiệp

ứng phó truyền thống, ví dụ như kiểm tra toàn bộ, kiểm tra sau thông quan theo

thông tin hoặc dấu hiệu vi phạm... Cách tiếp cận này không còn hợp lý trong bối

cảnh hiện nay. Nếu chỉ tập trung vào rủi ro, cơ quan Hải quan mới đạt được một

mục tiêu đó là kiểm soát rủi ro. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần chú trọng nhiều

hơn đến đến việc tìm hiểu những yếu tố tạo thành hành vi tuân thủ của tổ chức,

cá nhân, bồi dưỡng sự tuân thủ đối với các quy định về pháp luật hải quan; đồng

thời qua đó mở rộng quan hệ hợp tác trong việc trao đổi thông tin phục vụ quản

lý rủi ro. Một số giải pháp về vấn đề này cần được thực hiện nhằm nâng cao

hiệu quả công tác quản lý rủi ro như sau:

Một là, phân loại đối tượng để áp dụng chính sách quản lý rủi ro một cách

phù hợp và có hiệu quả. Trong đó ngành Hải quan cần triển khai áp dụng cơ chế

cam kết, tự nguyện tuân thủ, trong đó bao gồm một loạt các hoạt động được xúc

tiến như: đơn giản hoá thủ tục hải quan dựa trên việc áp dụng kỹ thuật quản lý

rủi ro; hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan đến chính sách, quy trình thủ tục hải

quan; cảnh báo rủi ro để doanh nghiệp tự nguyện chấm dứt tình trạng vi phạm

hoặc chủ động khắc phục những nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật hải quan.

86

Page 87: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

Việc áp dụng các biện pháp này được thực hiện chủ yếu đối với các tổ chức cá

nhân mới tham gia hoạt động hải quan hoặc do những hạn chế về trình độ, năng

lực tham gia hoạt động hải quan dẫn đến những vi phạm nhưng không nghiêm

trọng. Việc áp dụng các biện pháp này tiết kiệm rất lớn về nguồn lực trong việc

thực hiện các biện pháp kiểm tra kiểm soát, trong khi có thể đem lại những hiệu

quả rất lớn.

Hai là, áp dụng một cách hiệu quả những biện pháp kiểm tra, kiểm soát

phù hợp và kịp thời phát hiện xử phạt đối với những trường hợp vi phạm. Đối

với những tổ chức, cá nhân cố ý không tuân thủ hoặc đã được thông báo nhưng

vẫn còn tình trạng vi phạm kéo dài cần áp dụng những biện pháp kiểm tra, kiểm

soát một cách phù hợp; thậm chí cần áp dụng biện pháp kiểm tra hàng hoá,

phương tiện trong thông quan trong một thời gian nhất định để ngăn chặn, bắt

buộc tổ chức, cá nhân phải tuân thủ pháp luật hải quan.

Ba là, tăng cường quan hệ hợp tác với doanh nghiệp trong việc trao đổi

cung cấp thông tin phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro. Quá trình này cần được

thực hiện dựa trên một có chế thống nhất, bao gồm việc ký kết các thoả thuận,

cam kết trong việc: doanh nghiệp trao đổi cung cấp thông tin về hàng hoá, trị giá

hàng hoá giao dịch trong từng thời điểm, các phương thức, thủ đoạn gian lận về

thuế, vi phạm sở hữu trí tuệ… Đổi lại, cơ quan hải quan cung cấp các thông tin

cần thiết liên quan đến chính sách hàng hoá, chính sách thuế, và cung cấp các

điều kiện tạo thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan.

3.3.4.7. Đảm bảo đáp ứng các điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất, tài chính

và các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác quản lý rủi ro của ngành Hải quan.

Cơ sở hạ tầng, vật chất, tài chính là những điều kiện cần thiết đảm bảo tổ

chức thành công công tác quản lý rủi ro trong bối cảnh hiện nay.

Một là, nâng cấp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin cùng với việc xây

dựng hệ thống thông tin đầy đủ, đảm bảo việc xử lý dữ liệu tập trung và vận

hành trên hạ tầng công nghệ thông tin hoàn chỉnh; đảm bảo việc truyền nhận,

trao đổi, cung cấp thông tin thông suốt, kịp thời từ Tổng cục đến các Cục Hải

87

Page 88: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

quan tỉnh, thành phố và các Chi cục Hải quan trong phạm vi toàn quốc; đảm bảo

an ninh, an toàn dữ liệu hệ thống.

Hai là, nâng cấp hệ thống thông tin quản lý rủi ro, đáp ứng yêu cầu áp

dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Trong đó, hệ thống cần

đảm bảo việc cập nhật, quản lý, lưu trữ, khai thác sử dụng hồ sơ quản lý rủi ro

trong phạm vi toàn ngành; là nguồn dữ liệu quan trong phục vụ cho việc đánh

giá rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.

Ba là, nâng cấp một số cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro như

cơ sở dữ liệu quản lý tờ khai, quản lý vi phạm, khai báo thuế và trị giá, cơ sở dữ

liệu tiếp nhận và xử lý thông tin do các Bộ, ban ngành khác chuyển giao…Hiện

nay, các cơ sở dữ liệu này còn thiếu, cập nhật không liên tục, cũng như không có

sự kết nối trực tiếp làm cho kho dữ liệu phục vụ việc phân tích thông tin, đánh

giá, đo lường rủi ro còn nhiều hạn chế.

Bốn là, cung cấp đầy đủ hệ thống hồ sơ, biểu mẫu phục vụ công tác quản

lý rủi ro cùng với các công cụ, phương tiện thiết yếu khác như mạng máy tính,

hệ thống mã hoá, điều kiện nhà cửa, văn phòng phục vụ việc quản lý, lưu trữ hồ

sơ quản lý rủi ro.

Ngoài ra, cần thực hiện việc hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ quản lý rủi

ro. áp dụng quản lý rủi ro đồng nghĩa với việc chuyển đổi phương thức quản lý,

đi kèm với nó là việc thay đổi khung pháp lý, điều kiện đảm bảo cho việc triển

khai áp dụng phương pháp này. Do đó, cơ sở pháp lý phải quy định rõ trách

nhiệm của các cơ quan Nhà nước, ngành Hải quan, cán bộ công chức Hải quan

và cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện quản lý rủi ro; pháp lý hóa dữ

liệu đánh giá phân loại rủi ro phục vụ cho công tác phân luồng; thực hiện ưu tiên

và có các ưu đãi thích hợp cho những đối tượng tuân thủ.

88

Page 89: đề Tài quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa hải quan việt nam

KẾT LUẬN

Trước sự đòi hỏi của tình hình thực tiễn áp dụng quản lý rủi ro, công tác

quản lý rủi ro hiện nay một mặt phải được tiến hành trên một phạm vi rộng, mặt

khác phải tổ chức theo hướng chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng các hoạt

động kiểm tra, kiểm soát hải quan.

Công tác quản lý rủi ro là một hoạt động nghiệp vụ cơ bản có vị trí, vai

trò hết sức quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ hải quan hiện nay. Việc nhận

thức đúng và khai thác có hiệu quả công tác nghiệp vụ này sẽ góp phần quan

trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nói chung, áp

dụng quản lý rủi ro nói riêng.

Đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác quản lý rủi ro,

dựa trên hướng dẫn Tổ chức Hải quan, kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm của

Hải quan một số nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; phân tích, đánh

giá thực trạng công tác quản lý rủi ro hiện nay của Hải quan Việt Nam; phân

tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro

trên cơ sở phù hợp với điều kiện đặc thù của Hải quan Việt Nam.

Với kết quả nghiên cứu, cùng với những giải pháp, kiến nghị được đưa ra,

tác giả hy vọng sẽ cung cấp, bổ sung kiến thức và hỗ trợ định hướng phát triển

công tác quản lý rủi ro; đóng góp cho sự thành công của chương trình quản lý

rủi ro nói riêng cũng như chương trình cải cách, phát triển, hiện đại hoá ngành

Hải quan.

Xin chân thành cảm ơn PGS. Nguyễn Thị Liên đã tận tình hướng dẫn để

tác giả có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp./.

89