6
Tuần: Ngày soạn: Tiết : Đọc văn: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ A. Mục tiêu bài học: Giúp hs : - Về kiến thức: Nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí. - Về kỹ năng: Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu; Giúp học sinh có kĩ năng lĩnh hội và phân tích một số văn bản thông dụng thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí; Học sinh bước đầu biết viết một số loại văn bản báo chí ở mức đơn giản; tin ngắn, phỏng vấn, quảng cáo... - Về thái độ: Giáo dục cho học sinh thấy được ích lợi của báo chí trong cuộc sống hằng ngày, có chính kiến những vấn đề về thời sự. B. Phương tiện thực hiện: SGK + SGV + Giáo án ngữ văn lớp 11+ Một số tờ báo: báo nhân dân, phụ nữ, giáo dục... C. Cách thức thực hiện: Gv tổ chức giờ dạy theo các phương pháp: nghiên cứu, nêu vấn đề và biện pháp đặt câu hỏi. D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hiện nay ngôn ngữ báo chí đang có xu thế được xem là một phong cách chức năng của ngôn ngữ. Để thấy rõ điều đó hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “ Phong cách ngôn ngữ báo chí” Hoạt động của Gv – Hs Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôn ngữ báo chí. - Bản tin cung cấp cho ta những thông tin gì? I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí. . Bản tin. * Xét ví dụ. Phạm Hà My 1

g.a11 van.Tiet 46.phong cach ngon ngu bao chi

  • Upload
    pham-my

  • View
    4.193

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: g.a11 van.Tiet 46.phong cach ngon ngu bao chi

Tuần: Ngày soạn: Tiết : Đọc văn:

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

A. Mục tiêu bài học: Giúp hs:

- Về kiến thức: Nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí.

- Về kỹ năng: Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu; Giúp học sinh có kĩ năng lĩnh hội và phân tích một số văn bản thông dụng thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí; Học sinh bước đầu biết viết một số loại văn bản báo chí ở mức đơn giản; tin ngắn, phỏng vấn, quảng cáo...

- Về thái độ: Giáo dục cho học sinh thấy được ích lợi của báo chí trong cuộc sống hằng ngày, có chính kiến những vấn đề về thời sự.

B. Phương tiện thực hiện:

SGK + SGV + Giáo án ngữ văn lớp 11+ Một số tờ báo: báo nhân dân, phụ nữ, giáo dục...

C. Cách thức thực hiện:

Gv tổ chức giờ dạy theo các phương pháp: nghiên cứu, nêu vấn đề và biện pháp đặt câu hỏi.

D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: Hiện nay ngôn ngữ báo chí đang có xu thế được xem là một phong cách chức năng của ngôn ngữ. Để thấy rõ điều đó hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “ Phong cách ngôn ngữ báo chí”

Hoạt động của Gv – Hs Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôn ngữ báo chí.

- Bản tin cung cấp cho ta những thông tin gì?

- GV gợi ý cho học sinh trả lời ( một bản tin cần phải có những thông tin gì, sự kiện gì, xảy ra thế nào, ở đâu?)

- So sánh điểm giống và khác nhau giữa vd1 và vd2. Từ đó rút ra nhận xét bản tin và

I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí.

. Bản tin.

* Xét ví dụ.

* Bản tin

- Có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những thông tin mới cho người đọc.

- Ngôn ngữ: Từ ngữ phổ thông, câu đơn giản, từ đơn nghĩa..

b. Phóng sự.

* Xét ví dụ.

* Phóng sự báo chí thực chất cũng là bản tin

Phạm Hà My 1

Page 2: g.a11 van.Tiet 46.phong cach ngon ngu bao chi

phóng sự có gì giống và khác nhau?

GV rút ra nhận xét: Phóng sự báo chí thực chất cũng là một bản tin. Nhưng bản tin thì cung cấp thông tin sự việc một cách ngắn gọn, thời sự cập nhật còn phóng sự vừa thông tin sự việc, vừa miêu tả sinh động, cụ thể.

- Đọc tiểu phẩm ở sgk và nhận xét ngôn ngữ của tiểu phẩm?

* Hoạt động 2: Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí:

- GV giới thiệu: Không phải mọi bài đăng trên báo đều thuộc ngôn ngữ báo chí, chỉ những bài nào mang đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí mới thuộc ngôn ngữ báo chí( bản tin, phóng sự, phỏng vấn...) Cần phân biệt với những văn bản không thuộc phong cách BCCL, như: văn, thơ, truyện, kịch (thuộc ngôn ngữ nghệ thuật), bài báo phổ biến khoa học (thuộc phong cách khoa học), chỉ thị, nghị định, điều lệ (thuộc phong cách HCCV) thường vẫn được đăng trên những trang đặc biệt, nhất là của tờ báo ngày Chủ nhật.

Phân loại báo chí có nhiều cách (Gv giải thích thêm: phân biệt theo phương tiện( báo nói, báo viết, báo hình,..), theo định kì xuất bản( nhật báo, tuần báo...), theo lĩnh vực( kinh tế, pháp luật...)

Ngôn ngữ được sử dụng trong phong cách BC tồn tại ở mấy dạng?

- Khái niệm về ngôn ngữ báo chí?

nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, để cung cấp cho người đọc một cái nhìn sinh động và hấp dẫn.

Ngôn ngữ: chuẩn xác, có cá tính, có giá trị gợi hình gợi cảm.

c. Tiểu phẩm.

Giọng văn thân mật, dân dã, ngôn ngữ tự do, hóm hỉnh hài hước, dí dỏm.Về nội dung thường thể hiện sắc thái mỉa mai.

2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí.

- Báo chí có nhiều thể loại: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, phỏng vấn, thư bạn đọc, quảng cáo..

- Báo chí tồn tại hai dạng chính: dạng nói và dạng viết. Có nhiều cách phân loại.

- Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về ngôn ngữ. Ngôn ngữ báo chí bao gồm hầu hết các phạm vi sử dụng ngôn ngữ của xã hội.

- Ngôn ngữ báo chí: ngôn ngữ được dùng trong các thể loại chủ yếu của báo chí (bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm...), với chức năng cơ bản là thông báo tin tức thời sự và dư luận xã hội theo một chính kiến nhất định.

Phạm Hà My 2

Page 3: g.a11 van.Tiet 46.phong cach ngon ngu bao chi

* Hoạt động 3: Luyện tập

- Viết một bản tin ngắn?

LUỴỆN TẬP

3. Viết bản tin ngắn về tình hình học tập ở lớp.

II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

1. Các phương tiện diễn đạt

a) Về từ vựng

Vốn từ ngữ toàn dân, đa phong cách.

Tuỳ nội dung bài viết mà sử dụng từ ngữ khoa học kĩ thuật, hành chính, văn chương,…

b) Về ngữ pháp

- Câu văn rõ ràng, chính xác.

- Thường sử dụng một số khuôn mẫu cú pháp:

Dùng cụm từ để đặt tên cho bài viết.

Trắng tay sau lũ lịch sử, Nói không với tiêu cực trong thi cử; Hà Nội rét 15 độ.

Dùng mô hình câu: tgian- địa điểm- skiện.

(LĐ) - Ngày 1.11, tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Lao Động tổ chức kỷ niệm;65 năm thành lập (1.11.1945-1.11.2010)

Dùng câu mở rộng thành phần kết hợp với lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.

Trong bài nói chuyện, sau khi nhắc nhở về kết quả làm vệ sinh và trồng cây còn hạn chế,

Người đặt yêu cầu: “Các cô, các chú và các cháu phải làm cho vườn của trường

thành một vườn hoa, vườn cây tươi đẹp”.

c. Về các biện pháp tu từ - Các phương tiện tu từ, biện pháp tu từ được sử dụng nhiều

2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

a. Tính thông tin sự kiện

- Thông tin:

Phạm Hà My 3

Page 4: g.a11 van.Tiet 46.phong cach ngon ngu bao chi

+ phải cập nhật, chính xác và đầy đủ.

+ vừa đảm bảo tính khách quan, vừa có tác dụng hướng dẫn dư luận.

- Ngôn ngữ mang tính sự kiện.

b. Tính ngắn gọn

- Diễn đạt ngắn gọn nhưng vẫn chứa đựng lượng thông tin cao nhất.

c. Tính sinh động, hấp dẫn

- Tin tức, sự kiện liên quan trực tiếp đến vận mệnh của mỗi người, của cộng đồng.

- Hình thức trình bày

LUYỆN TẬP

4. Củng cố: HS cần nắm được ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,...

5. Hướng dẫn tự học:

- Bài cũ: Về nhà học lại bài phong cách ngôn ngữ báo chí và viết một bản tin về tình hình học tập ở lớp.

- Bài mới: Đọc trước bài “Các thể loại văn học: Thơ, truyện”.

6. Rút kinh nghiệm:

.................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................

...............................................................................

Phạm Hà My 4