84
Trang 1 MC LC Trang : Chương 1 : CƠ SLÝ LUN VTHTRƯỜNG NGOI HI VÀ GIAO DCH NGOI HI .......................................................................................................... 1 1.1 MT SVN ĐỀ VNGOI HI VÀ QUN LÝ NGOI HI .................... 1 1.1.1 Khái nim vngoi hi................................................................................ 1 1.1.2 Cơ chế qun lý ngoi hi Vit Nam ......................................................... 1 1.2 THTRƯỜNG NGOI HI ........................................................................... 6 1.2.1 Khái nim vthtrường ngoi hi ......................................................... 6 1.2.2 Đối tượng tham gia thtrường ngoi hi .............................................. 7 1.2.2.1. Các Ngân hàng thương mi .................................................................. 7 1.2.2.2.Ngân hàng Trung ương .......................................................................... 7 1.2.2.3 Các nhà môi gii ...................................................................................... 8 1.2.2.4 Các định chế tài chính và các công ty .................................................... 9 1.2.3 Đặc đim ca Thtrường ngoi hi ........................................................ 9 1.2.4 Các nghip vtrên thtrường ngoi hi ................................................ 10 1.2.4.1 Nghip vgiao ngay (Spot) ..................................................................... 10 1.2.4.2 Nghip vhi đoái khn........................................................................ 11 1.2.4.3 Nghip vhi đoái hoán đổi (Swap) ........................................................ 11 1.2.4.4 Nghip vmua bán ngoi tquyn chn (option) ................................... 12 1.2.4.5 Nghip vchênh lch tgiá (Arbitrage) .................................................. 13 1.2.5 Vai trò ca Thtrường ngoi hi ............................................................. 13 1.3 TGIÁ HI ĐOÁI ......................................................................................... 14 1.3.1 Khái nim ................................................................................................... 14

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân đều chịu sự hướng dẫn của thị trường, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế, quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng cũng không nằm ngoài sự tác động đó – đây là tính khách quan tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Sự phù hợp của các chính sách quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước theo diễn biến thị trường đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ nói riêng ngày càng phát triển.

Citation preview

Page 1: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang :

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI ..........................................................................................................1

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ....................1

1.1.1 Khái niệm về ngoại hối................................................................................1

1.1.2 Cơ chế quản lý ngoại hối ở Việt Nam.........................................................1

1.2 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI ...........................................................................6

1.2.1 Khái niệm về thị trường ngoại hối .........................................................6

1.2.2 Đối tượng tham gia thị trường ngoại hối ..............................................7

1.2.2.1. Các Ngân hàng thương mại ..................................................................7

1.2.2.2.Ngân hàng Trung ương ..........................................................................7

1.2.2.3 Các nhà môi giới ......................................................................................8

1.2.2.4 Các định chế tài chính và các công ty ....................................................9

1.2.3 Đặc điểm của Thị trường ngoại hối ........................................................9

1.2.4 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối ................................................10

1.2.4.1 Nghiệp vụ giao ngay (Spot) .....................................................................10

1.2.4.2 Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn........................................................................11

1.2.4.3 Nghiệp vụ hối đoái hoán đổi (Swap)........................................................11

1.2.4.4 Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ quyền chọn (option) ...................................12

1.2.4.5 Nghiệp vụ chênh lệch tỷ giá (Arbitrage) ..................................................13

1.2.5 Vai trò của Thị trường ngoại hối .............................................................13

1.3 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .........................................................................................14

1.3.1 Khái niệm ...................................................................................................14

Page 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 2

1.3.2 Cơ sở hình thành tỷ giá .............................................................................15

1.3.3 Các nhân tố tác động đến tỷ giá ................................................................16

1.3.4 Phân loại tỷ giá ..........................................................................................17

1.4 NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI ..........18

1.4.1 Rủi ro về tỷ giá hối đoái ..............................................................................18

1.4.2 Rủi ro thanh toán ........................................................................................19

1.4.3 Rủi ro tín dụng : ..........................................................................................19

Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ ............................................................................................................21

2.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM QUA...................................................................21

2.1.1 Chính sách quản lý ngoại hối được đổi mới triệt để trong tư duy và điều

hành .....................................................................................................................22

2.1.2 Cơ chế điều hành tỷ giá được thay đổi căn bản.........................................22

2.1.3 Các công cụ quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối hiệu quả..............23

2.1.4 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bước đầu được hình thành và phát

triển ......................................................................................................................23

2.1.5 Có sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các bộ phận khác

của chính sách tiền tệ ..........................................................................................24

2.1.6 Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần thu hút nhiều nguồn vốn nước

ngoài ....................................................................................................................25

2.1.7 Tạo điều kiện phát triển ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh của

hàng hoá xuất khẩu .............................................................................................26

2.1.8 Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần phát triển quan hệ hợp tác quốc

tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng .................................................................27

Page 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 3

2.1.9 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối được hình thành và

bước đầu phát huy tác dụng................................................................................27

2.2 NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TRONG THỜI GIAN VỪA QUA ............................................................................................................28

2.2.1 Tỷ giá chưa thật sự phản ánh đúng quan hệ cung - cầu về tiền tệ trong

nền kinh tế ..........................................................................................................28

2.2.2 Sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách quản lý

vĩ mô khác đã có nhưng chưa hài hoà ................................................................28

2.2.3 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả.....................29

2.2.4 Thị trường ngoại tệ chợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của chính

phủ .......................................................................................................................30

2.2.5 Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chưa thật sự bình đẳng giữa

các thành phần kinh tế .........................................................................................30

2.2.6 Một số phạm vi, đối tượng quản lý ngoại hối chưa được quan tâm đúng

mức......................................................................................................................31

2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................................................32

2.3.1 Giới thiệu đôi nét về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương

Thành phố Cần Thơ.............................................................................................32

2.3.2 Tổ chức phân công đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ........................33

2.3.3 Phương pháp đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng

ngoại Thương Cần Thơ .......................................................................................33

2.3.4 Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương

Cần Thơ ...............................................................................................................38

2.3.4.1 Tổng doanh số mua - bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy USD.........39

2.3.4.2 Tổng doanh số mua - bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy VNĐ.........41

2.3.4.3 Phân tích cơ cấu doanh số mua – bán ngoại tệ năm 2004 .....................43

Page 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 4

2.3.4.4 Phân tích doanh số mua - bán ngoại tệ theo từng loại ngoại tệ tiêu biểu

quy VNĐ giai đoạn 2002-2004.............................................................................46

2.3.4.5 Phân tích vai trò kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương

Cần Thơ so với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn giai đoạn 2003-2004 .48

2.3.4.6 Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng

Ngoại thương Cần Thơ theo từng nghiệp vụ giai đoạn 2002-2004....................51

2.3.4.76 Đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương

Cần Thơ giai đoạn 2002-2004 .............................................................................54

Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ ......................................................58

3.1 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối ở Việt Nam...58

3.1.1 Nâng cao hiệu quả đối với cơ chế điều hành tỷ giá ...................................58

3.1.1.1 Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá.................................................58

3.1.1.2 Từng bước tiến đến loại bỏ các công cụ kiểm soát tỷ giá mang tính

hành chính ...........................................................................................................60

3.1.1.3 Cần có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi

suất .....................................................................................................................60

3.1.2 Đẩy mạnh vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với tài khoản

tiền gửi ngoại tệ vãng lai .....................................................................................61

3.1.2.1 Đối với người cư trú ................................................................................61

3.1.2.2 Đối với các tổ chức và cá nhân là người không cư trú............................63

3.1.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.......63

3.1.3.1 Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia ...................................................63

3.1.3.2 Ngân hàng Nhà nước cần phải thực hiện đúng chức năng là người

mua bán cuối cùng...............................................................................................65

3.1.4 Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam ...........................................................65

Page 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 5

3.2 Giải pháp nâng cao khả năng kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại

thương Cần Thơ ..................................................................................................67

3.2.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ

trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ.......................................................................67

3.2.2 Đầu tư phát triển công nghệ thông tin ngân hàng hỗ trợ phát triển nghiệp

vụ kinh doanh ngoại tệ ........................................................................................68

3.2.3 Đẩy mạnh công tác khách hàng .................................................................69

3.2.4 Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ......................71

3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại tệ......................72

Kết luận................................................................................................................74

Page 6: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ

Bảng : Trang: Bảng 1: FDI và ODA giai đoạn 1999-2003 ........................................................... 25

Bảng 2: Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1995-2001 ............................. 26

Bảng 3: Doanh số mua-bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy USD................... 39

Bảng 4: Doanh số mua-bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy VNĐ ................... 41

Bảng 5: Doanh số mua-bán của từng loại ngoại tệ giai đoạn 2002-2004............. 47

Bảng 6: Doanh số mua-bán ngoại tệ của các NHTM giai đoạn 2003-2004.......... 49

Bảng 7: Doanh số mua-bán ngoại tệ giao ngay giai đoạn 2002-2004.................. 52

Bảng 8: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của NHNT Cần Thơ giai đoạn 2002-2004 . 55

Biểu đồ: Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh số bán ngoại tệ quy USD năm 2004............................ 44

Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh số mua ngoại tệ quy USD năm 2004........................... 45

Đồ thị: Đồ thị : Kết quả kinh doanh ngoại tệ 2002-2004 .................................................. 56

Page 7: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại

không còn bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, mà hoạt động thương

mại đã được mở rộng đến tất cả các nước trên toàn thế giới, không chỉ liên quan

đến một đồng tiền thanh toán mà còn có rất nhiều đồng tiền khác nhau tham gia

trong quá trình thanh toán. Chính sự toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy

kim ngạch xuất nhập khẩu, làm tăng lượng giao dịch trong hoạt động tài chính giữa

các nước. Cũng chính vì vậy, nó đã làm cho thị trường ngoại hối phát triển mạnh,

hình thành nên những trung tâm tài chính quốc tế lớn, hỗ trợ đắc lực cho chu chuyển

tiền tệ phục vụ nhu cầu thanh toán và đầu tư. Nếu quốc gia nào có thị trường ngoại

hối phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu và là nhân tố tích cực

kích thích sự luân chuyển các luồng vốn đầu tư vào quốc gia đó.Thị trường ngoại hối

còn là nơi cung cấp các công cụ phòng chống rủi ro trong kinh doanh ngoại hối cho

các Ngân hàng thương mại cũng như các nhà đầu tư, các khách hàng. Hoạt động

kinh doanh ngoại tệ luôn gắn liền với rủi ro khi tỷ giá biến động. Cho nên mục đích

trong giao dịch ngoại hối mà các nhà đầu tư hướng tới là tránh rủi ro về tỷ giá, bằng

việc thực hiện các nghiệp vụ như hoán đổi, giao dịch tiền tệ tương lai, thực hiện

quyền chọn tiền tệ. Bên cạnh đó thị trường ngoại hối cũng chính là nơi để các nhà

kinh doanh ngoại tệ tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản chênh lệch tỷ giá.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn

vị, tổ chức kinh tế và cá nhân đều chịu sự hướng dẫn của thị trường, chịu sự tác

động của các quy luật kinh tế, quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh

tranh. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng cũng không nằm

ngoài sự tác động đó – đây là tính khách quan tất yếu trong nền kinh tế thị trường.

Sự phù hợp của các chính sách quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá linh

hoạt của Ngân hàng Nhà nước theo diễn biến thị trường đã tạo điều kiện cho hoạt

động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng

Ngoại Thương Cần Thơ nói riêng ngày càng phát triển. Chính vì những lý do trên tôi

chọn đề tài “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ”. Với

Page 8: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 8

nguyện vọng luận văn sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc củng cố, xây dựng,

phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương

Cần Thơ. Mong rằng những giải pháp trình bày trong luận văn có thể được áp dụng

rộng rãi trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và quản lý ngoại hối ở Việt Nam.Luận

văn bao gồm các nội dung sau:

Chương 1 : Cơ sở lý luận về thị trường ngoại hối và giao dịch ngoại hối. Chương 2 : Thực trạng về quản lý ngoại hối của Việt Nam và hoạt động kinh

doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ.

Chương 3 : Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối của Việt Nam

và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ.

Do thời gian và kiến thức nghiên cứu còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh

khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và

những ai quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh ngoại hối để giúp tôi hoàn thiện trong

công tác nghiên cứu về sau.

Xin chân thành cám ơn Quý thầy cô Khoa sau đại học, Khoa tài chính doanh

nghiệp và kinh doanh tiền tệ. Đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, người đã bỏ

nhiều công sức hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận

văn này.

Xin chân trọng cảm ơn.

Page 9: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 9

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

VÀ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI :

1.1.1 Khái niệm về ngoại hối : Ngoại hối là ngoại tệ và tất cả các phương tiện thanh toán khác có giá trị

ngoại tệ.

Theo Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Thủ tướng Chính

phủ Việt Nam về quản lý ngoại hối thì ngoại hối bao gồm :

- Tiền nước ngoài.

- Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài như: séc, thẻ thanh toán, hối

phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu điện và các công

cụ thanh toán khác,

- Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như: trái phiếu chính phủ,

trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác

- Quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung Châu âu, các đồng tiền chung

khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực

- Vàng đủ tiêu chuẩn quốc tế.

- Đồng tiền đang lưu hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc

được sử dụng làm công cụ thanh toán quốc tế.

1.1.2 Cơ chế quản lý ngoại hối ở Việt Nam: a- Cơ quan quản lý ngoại hối ( Chủ thể quản lý ):

Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua cơ quan của mình là

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là

cơ quan thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và kinh doanh

ngoại hối . Mọi hoạt động ngoại hối đều phải thực hiện theo quy định của

Page 10: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 10

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng với Ngân hàng Nhà nước thực hiện

quản lý ngoại hối còn có một số cơ quan phối hợp khác như Bộ Tài chính, Uỷ

ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng cục Hải Quan...

b- Đối tượng quản lý ngoại hối ( Khách thể quản lý ngoại hối ):

Đó là những pháp nhân, thể nhân phải chịu sự quản lý của Nhà nước về

ngoại hối, cụ thể:

• Người cư trú : - Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã và

các tổ chức kinh tế khác thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam được

thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia

hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam, chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên

doanh với nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có vốn nước ngoài hoạt

động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam.

- Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín

dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ

từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và

các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-

nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài,

công dân Việt Nam làm trong các tổ chức này và những cá nhân đi theo họ.

Page 11: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 11

- Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế Việt Nam, văn phòng đại diện của

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và văn phòng đại diện

của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hoạt động tại nước ngoài.

- Công dân cư trú tại Việt Nam, công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài

có thời hạn dưới 12 tháng.

- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên.

- Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở

nước ngoài ( không kể thời hạn ).

• Người không cư trú : - Tổ chức kinh tế nước ngoài được thành lập và hoạt động kinh doanh tại

nước ngoài.

- Tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở

Việt Nam hoạt động kinh doanh tại nước ngoài.

- Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam

được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài.

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, quỹ xã hội,

quỹ từ thiện của nước ngoài hoạt động tại nước ngoài.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ

chức quốc tế, cơ quan đại diện các tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện

các tổ chức phi chính phủ, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị , tổ

chức chính trị - xã hội , tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của nước

ngoài hoạt động tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc trong các tổ chức

này và những cá nhân đi theo họ.

- Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài, văn phòng đại diện tổ

chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Người nước ngoài cư trú tại nước ngoài, người nước ngoài cư trú tại

Việt Nam có thời hạn dưới 12 tháng.

Page 12: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 12

- Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn từ 12 tháng trở lên.

- Người nước ngoài đến du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng tại

Việt Nam.

c- Phạm vi quản lý ngoại hối : Phạm vi quản lý ngoại hối là những ngoại hối nằm trong diện phải được

quản lý trên các mặt mua bán, cất giữ, chuyển nhượng, thanh toán, xuất

nhập...gồm :

- Tiền nước ngoài (ngoại tệ)

- Các phương tiện thanh toán ghi bằng tiền nước ngoài(séc, thẻ tín

dụng hối phiếu...)

- Các phiếu nợ ghi bằng tiền nước ngoài(trái phiếu, cổ phiếu...)

- Kim khí quý (vàng,bạc,bạch kim...)

- Đá quý(kim cương, ngọc thạch, ngọc bích, saphia...)

- Các tài khoản ghi bằng ngoại tệ.

- Xuất nhập khẩu ngoại hối.

Nói chung chế độ quản lý ngoại hối của Việt Nam là việc chuyển ngoại tệ

vào Việt Nam(nhập ngoại hối) dưới các hình thức khác nhau đều được

khuyến khích và không hạn chế. Tuy nhiên nếu số lượng nhập vào trực tiếp

quá nhiều thì cần phải khai báo với hải quan cửa khẩu để tiện việc quản lý.

Ngược lại chuyển ngoại hối ra khỏi Việt Nam(xuất ngoại hối) phải được kiểm

soát quản lý một cách chặt chẽ.

Việc xuất nhập khẩu kim khí quý, đá quý của các tổ chức kinh tế Việt

Nam dưới mọi hình thức đều được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Riêng nhập khẩu vàng thì chỉ có Ngân hàng Nhà nước và Tổng công ty Vàng

bạc Đá quý Việt Nam mới được phép tiến hành.

Page 13: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 13

d- Các vấn đề khác liên quan đến chế độ quản lý ngoại hối : - Hoạt động ngoại hối : là các hoạt động đầu tư, vay, cho vay, bảo

lãnh, mua, bán và các giao dịch khác về ngoại hối.

- Tỷ giá hối đoái : là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn

vị tiền tệ của Việt Nam.

- Ngoại tệ : là đồng tiền của một quốc gia khác hoặc đồng tiền chung.

- Ngoại tệ tiền mặt : là tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch và các công cụ

thanh toán khác bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

- Vàng tiêu chuẩn quốc tế : là vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng, vàng lá

có dấu kiểm định chất lượng và trọng lượng, có mác hiệu của nhà sản xuất

vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công

nhận.

- Ngân hàng được phép : là ngân hàng ở Việt Nam được Ngân hàng

Nhà nước cho phép hoạt động ngoại hối.

- Bàn đổi ngoại tệ: là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực

hiện các hoạt động thu đổi ngoại tệ tiền mặt. Bàn đổi ngoại tệ có thể do Tổ

chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trực tiếp thực hiện hoặc uỷ

nhiệm cho tổ chức khác làm đại lý.

- Giao dịch vãng lai : là giao dịch giữa Người cư trú với Người không cư

trú về hàng hoá dịch vụ, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào

các giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển tiền một chiều và

các giao dịch tương tự khác theo quy định của pháp luật.

- Thanh toán vãng lai : là việc thực hiện thu – chi các giao dịch vãng

lai.

Giao dịch vốn : là các giao dịch chuyển vốn vào Việt Nam, chuyển vốn từ

Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy

tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, các

hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng

Page 14: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 14

hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ giữa Người cư trú với Người không cư

trú.

- Chuyển vốn : là việc thực hiện chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt

Nam hoặc chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài cho các giao dịch vốn.

- Đầu tư trực tiếp : là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt nam vốn

bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy

định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay nhà đầu tư Việt Nam đầu tư

ra nước ngoài bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo

pháp luật đầu tư của Việt Nam và nước ngoài.

- Đầu tư vào các giấy tờ có giá : là việc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu,

các công cụ thị trường tiền tệ và các công cụ tài chính tương lai được phát

hành tại Việt Nam hay Người cư trú đầu tư vào giấy tờ có giá được phát hành

ở nước ngoài.

- Vay và trả nợ nước ngoài : là việc Người cư trú vay và trả nợ đối với

Người không cư trú dưới mọi hình thức được hạch toán bằng ngoại tệ.

- Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài : là Người cư trú cho vay và thu

hồi nợ đối với Người không cư trú dưới mọi hình thức được hạch toán bằng

ngoại tệ.

- Tài khoản ở nước ngoài : là tài khoản của Người cư trú mở tại các

ngân hàng hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam.

1.2 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI : 1.2.1 Khái niệm về thị trường ngoại hối :

Thị trường ngoại hối – Foreign Exchange Market : là nơi thực hiện việc

trao đổi mua bán các ngoại tệ và các phương tiện chi trả có giá trị bằng ngoại

tệ để thoả mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế mà giá cả ngoại tệ được xác

định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ. Thị trường hối đoái bao gồm những yếu tố

cơ bản: Cung cầu và giá cả. Giá cả trên thị trường ngoại hối chính là tỷ giá. Tỷ

giá hối đoái của ngoại tệ do cung, cầu trên thị trường ngoại hối quyết định. Thị

Page 15: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 15

trường ngoại hối cho phép các đồng tiền được chuyển đổi nhằm mục đích tạo

sự thuận tiện cho hoạt động thương mại quốc tế hoặc các giao dịch tài chính.

Thị trường ngoại hối hình thành và phát triển gắn liền với nhu cầu phát

triển trong mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia trên lĩnh vực hàng hoá,

dịch vụ, hoạt động đầu tư, tín dụng, thanh toán và lĩnh vực văn hoá xã hội ...

Hoạt động trên thị trường ngoại hối luôn phát triển và rất sôi động, hoạt động

liên tục trong 24/24giờ trong ngày.

1.2.2 Đối tượng tham gia thị trường ngoại hối :

Một cách tổng quát, bất cứ ai có cung cầu ngoại hối tiến hành giao dịch

mua bán các đồng tiền khác nhau đều trở thành thành viên của thị trường

ngoại hối. Như vậy có thể nói các thành viên tham gia thị trường là rất đông

đảo và đa dạng. Để phân loại các thành viên này, người ta căn cứ vào các

tiêu chí khác nhau để phân loại. Nếu căn cứ vào hình thái tổ chức, đối tượng

tham gia thị trường ngoại hối bao gồm :

1.2.2.1. Các Ngân hàng thương mại : Có ảnh hưởng lớn đến sự vận

động của Thị trường ngoại hối. Ngân hàng hoạt động với 02 danh nghĩa: một

là đóng vai trò trung gian cho các khách hàng tham gia thị trường, hai là ngân

hàng hoạt động bằng chính danh nghĩa của mình. Ngân hàng chủ động có

mặt trên thị trường để làm dịch vụ tốt theo yêu cầu của khách hàng, quản lý

nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng sao cho phù hợp, an toàn và tạo ra lợi

nhuận bằng cách tận dụng thời cơ mua thấp-bán cao.

1.2.2.2.Ngân hàng Trung ương :

Ngân hàng Trung ương có chức năng độc quyền phát hành tiền và bảo

vệ sức mua đối nội, đối ngoại của đồng bản tệ. Ngân hàng Trung ương có mặt

trên thị trường ngoại hối để can thiệp trực tiếp lên giá trị của đồng bản tệ. Nếu

Ngân hàng Trung ương muốn đồng bản tệ giảm giá, Ngân hàng trung ương

Page 16: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 16

sẽ bán đồng bản tệ ra để mua ngoại tệ vào. Ở thị trường giao ngay, ngân

hàng đã cung ứng tiền vào lưu thông số lượng tiền gây áp lực tăng lạm phát.

Để hấp thụ lượng tiền cung ứng bổ sung này(lượng tiền thừa ngoài lưu thông)

Ngân hàng Trung ương có thể bán ra các chứng khoán chính phủ trên thị

trường mở nhằm thu hút bản tệ về , hoặc Ngân hàng Trung ương có các giao

dịch hoán đổi tiền tệ.

Ngân hàng Trung ương có thể can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối

bằng nhiều thức khác nhau: trực tiếp với Ngân hàng thương mại, thông qua

nhà môi giới, thông qua thị trường giao dịch tương lai, hoặc thông qua Ngân

hàng trung ương của các nước. Sự có mặt của Ngân hàng Trung ương trên

thị trường ngoại hối là rất cần thiết, Ngân hàng Trung ương duy trì trật tự hoặc

điều chỉnh những biến động của thị trường theo hướng có lợi nhất.

1.2.2.3 Các nhà môi giới :

Các nhà kinh doanh ngoại hối có thể giao dịch trực tiếp với nhau thông

qua các phương tiện thông tin như: Telephone, telex, hệ thống mạng điện tử

hoặc họ có thể thông qua nhà môi giới để thực hiện mua bán ngoại hối. Như

vậy, nhà môi giới không phải là nhà tạo thị trường, họ không mua bán ngoại tệ

cho chính mình. Nhà môi giới đóng vai trò trung gian giữa người mua và

người bán (thường là các ngân hàng), góp phần tích cực vào hoạt động của

thị trường bằng cách làm cho cung cầu tiếp cận nhau. Khi giao dịch thông qua

nhà môi giới cho phép nhà kinh doanh yết giá trên thị trường mà không phải

xưng tên. Nếu nhà kinh doanh yết giá ở mức hiện hành hoặc tốt hơn giá thị

trường cho nhà môi giới, thì lập tức nhà môi giới sẽ yết giá này trên thị

trường. Khi người mua và người bán chấp nhận giá cả thì nhà môi giới thông

báo cho hai đối tác biết là giao dịch đã được tiến hành và lập phiếu giao dịch

cho từng bên. Nhà môi giới chỉ là người cung cấp dịch vụ trên thị trường liên

ngân hàng, không chịu trách nhiệm về tiến trình giao dịch giữa các ngân hàng.

Giao dịch thông qua nhà môi giới khách hàng sẽ có những thông tin tức thời

Page 17: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 17

về thị trường, dễ tìm thấy bạn hàng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và có

cơ hội tốt để kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên khách hàng cũng phải trả một

khoản hoa hồng cho nhà môi giới trên doanh doanh số giao dịch, đặc biệt nhà

môi giới không hưởng chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

1.2.2.4 Các định chế tài chính và các công ty :

• Các định chế tài chính : Bao gồm các tập đoàn tài chính lớn như

các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm ... các công ty này ngày

càng phát triển mạnh mẽ, thể hiện thông qua hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Các tập đoàn tài chính rất quan tâm đến sự biến động tỷ giá , vì nó liên quan

đến các tài sản có, tài sản nợ của chính bản thân họ. Thông thường các định

chế tài chính hoạt động không thường xuyên và chủ động trên thị trường

ngoại hối. Tuy nhiên khi họ tham gia thì số lượng và quy mô giao dịch thường

rất lớn, ảnh hưởng mạnh đến biến động tỷ giá của thị trường.

• Các công ty : Các công ty tham gia trong thương mại quốc tế liên

quan đến nhiều loại ngoại tệ. Để phục vụ nhu cầu thanh toán, đầu tư quốc tế

phải chuyển đổi ngoại tệ với nhau. Các công ty này có thể trực tiếp hay thông

qua ngân hàng thương mại để thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối nhằm mục

đích thanh toán hoặc bảo hiểm rủi ro và còn tranh thủ kinh doanh tìm kiếm lợi

nhuận.

1.2.3 Đặc điểm của Thị trường ngoại hối :

Thị trường ngoại hối có những đặc điểm rất khác biệt so với thị trường

hàng hoá thông thường. Thị trường ngoại hối phát triển không nhất thiết phải

được lập tại một địa điểm hữu hình nhất định. Thị trường này được hiểu ở bất

kỳ đâu có xảy ra việc mua-bán các đồng tiền thì ở đó có thị trường ngoại hối.

Thông qua những phương tiện thông tin hiện đại như Telephone, Telex, Fax,

Swift, Electronic dealing systems...Vì thế các nhà giao dịch quốc tế nhanh

chóng liên lạc với nhau và xử lý nghiệp vụ.

Page 18: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 18

Thị trường ngoại hối là thị trường có tính toàn cầu và hoạt động không

ngừng, quá trình niêm yết giá trên thị trường ngoại hối được quốc tế hoá.Ví dụ

lời chào giá phát ra ở một ngân hàng nào đó ở London không những phải

đương đầu với chào giá của các ngân hàng khác ở Anh mà còn phải đương

đầu với chào giá của bất kỳ ngân hàng nào khác trên thế giới. Do đó khi yết

giá những đồng tiền mạnh như USD,GBP, EUR,JPY..., thì tỷ giá của chúng

gần như giống nhau trên các thị trường ngoại hối.

Thị trường ngoại hối hoạt động không ngừng, các giao dịch diễn ra 24/24

giờ. Sở dĩ có đặc điểm này là vì múi giờ trái đất có sự chênh lệch nhau.

Trên thị trường ngoại hối, những đồng tiền mạnh được yết giá thường

xuyên trên toàn thế giới. Thị trường ngoại hối cũng rất nhạy cảm, chịu tác

động của các sự kiện kinh tế, chính trị, tâm lý...nhất là các chính sách tiền tệ

của các nước phát triển.

1.2.4 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối : 1.2.4.1 Nghiệp vụ giao ngay (Spot) : Là giao dịch ngoại hối mà hai bên

thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao

dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày

ký kết hợp đồng.

Tỷ giá giao ngay được xác định trên thị trường giao ngay, là số lượng

của đơn vị tiền tệ này trên một đơn vị tiền tệ khác và cả hai đồng tiền đó đều

dưới dạng tiền gửi. Như vậy, thực chất của mua bán giao ngay là mua bán số

dư tiền gửi. Việc chuyển các khoản tiền từ tài khoản người bán sang tài khoản

người mua thực hiện bằng các phương tiện khác nhau như điện tín hay kỳ

phiếu ngân hàng(Bank drafts).

Các yếu tố liên quan đến nghiệp vụ mua bán giao ngay là :

- Tỷ giá giao ngay ( spot rate ) là tỷ giá được niêm yết trên thị trường tại

thời điểm giao dịch.

Page 19: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 19

- Ngày thanh toán hay còn gọi là ngày giá trị (value date) là ngày mà

các khoản tiền mua, bán được chuyển vào tài khoản thích hợp.

1.2.4.2 Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn : Là nghiệp vụ, trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số

lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực

hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.

Đối với doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ này nhằm mục đích tránh

những rủi ro khi có biến động tỷ giá trong tương lai.

Đối với các Ngân hàng thương mại sử dụng nghiệp vụ này nhằm cân

bằng trạng thái ngoại hối khi có giao dịch phát sinh.

Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn : tỷ giá giao ngay là tỷ giá được thoả

thuận ngày hôm nay, nhưng ngày có giá trị trong vòng 2 ngày làm việc kể từ

ngày ký kết hợp đồng. Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thoả thuận ngày hôm nay,

nhưng có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay.

Tỷ giá kỳ hạn sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay, thời hạn giao

dịch và lãi suất của hai đồng tiền đó, cụ thể là : ( RT – Rc ) t F = S + S ( 1 + Rct )

F: Tỷ giá kỳ hạn

S: Tỷ giá giao ngay

RT: Lãi suất %/năm của đồng tiền định giá

Rc: Lãi suất %/năm của đồng tiền yết giá

t: Thời hạn của hợp đồng kỳ hạn tính theo năm

1.2.4.3 Nghiệp vụ hối đoái hoán đổi (Swap):

Là nghiệp vụ hối đoái, trong đó bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao

dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền

Page 20: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 20

khác( chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn

thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác

định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Trong giao dịch hối đoái hoán đổi, lượng tiền mua và bán luôn bằng

nhau. Vì vậy giao dịch hoán đổi không bao giờ làm thay đổi trạng thái hối

đoái. Nếu có thay đổi trong tỷ giá giao ngay của các đồng tiền, cũng không

làm phát sinh khoản lỗ hay lãi hối đoái nào đó do có giao dịch hoán đổi. Nếu

như đồng ngoại tệ lên giá, số bản tệ bị mất ở đầu bán của giao dịch sẽ bù ở

đầu mua của giao dịch tiếp theo.

Công thức tính điểm hoán đổi ( swap points)

S x RD x t Swap points = 36000 + ( Rc x t )

Trong đó :

S : Tỷ giá giao ngay

RD: Chênh lệch lãi suất

t: Kỳ hạn

Rc : Lãi suất đồng tiền yết giá

1.2.4.4 Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ quyền chọn (option):

Là sự thoả thuận bằng hợp đồng giữa người mua và người bán về quyền

chọn mua (call option) hoặc quyền chọn bán (put option), theo đó người

mua(bán) được quyền, nhưng không bắt buộc phải mua(bán) một loại ngoại tệ

nhất định theo một tỷ giá cố định trước vào một ngày đã được xác định trong

tương lai hoặc ngày trước đó.

Có thể nói quyền mua(bán) lựa chọn nêu trên là công cụ đảm bảo tỷ giá

thực sự cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư, đồng thời

Page 21: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 21

được sử dụng như một công cụ đầu cơ, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu

cơ ngoại tệ.

Nghiệp vụ quyền mua bán lựa chọn hiện được các ngân hàng sử dụng

rộng rãi dưới hình thức giao dịch tự do với các thương vụ lớn.

1.2.4.5 Nghiệp vụ chênh lệch tỷ giá (Arbitrage) :

Đây là nghiệp vụa hối đoái xuất phát từ giao dịch giao ngay nhằm sử

dụng chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường để thu lợi nhuận, tức là mua ngoại

tệ ở nơi rẻ nhất và bán ngoại tệ ở nơi cao nhất. Việc mua bán như vậy có

khuynh hướng làm quân bình tỷ giá giữa các thị trường.

Đặc điểm : Kỹ thuật nghiệp vụ Arbitrage rút ra từ nghiệp vụ hối đoái giao

ngay. Nên thực chất của nghiệp vụ này là tận dụng sự chênh lệch giữa tỷ giá

mua bán của các loại ngoại tệ khác nhau để tiến hành giao dịch trực tiếp

ngoại tệ với nhau mà không thông qua đồng bản tệ,do đó không chịu rủi ro và

không cần vốn, đây là nghiệp vụ kinh doanh của bản thân ngân hàng để thu

lợi nhuận.

Tỷ giá của nghiệp vụ Arbitrage: Vì là một nghiệp vụ mà kỹ thuật giao

dịch xuất phát từ nghiệp vụ hối đoái giao ngay nên tỷ giá được áp dụng trong

nghiệp vụ này là tỷ giá giao ngay.

1.2.5 Vai trò của Thị trường ngoại hối :

- Thị trường ngoại hối giúp các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch

ngoại tệ phục vụ cho quá trình thương mại quốc tế: Nhà nhập khẩu hàng hoá,

dịch vụ từ nước ngoài sẽ có nhu cầu mua ngoại tệ nếu hoá đơn hàng hoá và

dịch vụ được ghi bằng ngoại tệ, ngược lại nhà xuất khẩu có nhu cầu chuyển

đổi ngoại tệ thành đồng bản tệ, nếu hoá đơn xuất khẩu hàng hoá ghi bằng

ngoại tệ. Giao dịch ngoại hối sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trên.

- Thông qua thị trường hối đoái, giá trị đối ngoại của tiền tệ được xác

định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường: Trong hoạt

Page 22: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 22

động kinh doanh xuất nhập khẩu đôi khi cần chuyển đổi các loại ngoại tệ này

sang các loại ngoại tệ khác, có người cần bán ngoại tệ, lại có những người

cần mua ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu ... để đáp ứng các nhu cầu

đó họ sẽ gặp nhau trên thị trường ngoại hối và giá cả sẽ được xác định trên

cơ sở cung cầu. Nếu cung nhiều hơn cầu thì giá giảm và ngược lại cầu nhiều

mà cung ít thì giá tăng. Chính vì vậy giá trị đối ngoại của tiền tệ được xác định

thông qua quy luật cung cầu ngoại tệ đó trên thị trường.

- Thông qua thị trường ngoại hối các tổ chức và cá nhân có thể bảo

hiểm cho các khoản thu, chi bằng ngoại tệ của mình thông qua các giao dịch

kỳ hạn(Forward), quyền chọn mua hoặc bán (Option), hợp đồng hoán đổi

( Swap).

1.3 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI : 1.3.1 Khái niệm : Trong thanh toán quốc tế, việc chuyển đổi tiền nước này sang tiền nước

khác để xác định giá trị giao dịch, thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng. Muốn

thực hiện việc chuyển đổi đó thì người ta phải dựa vào tỷ giá hối đoái giữa các

đồng tiền, vậy tỷ giá hối đoái là gì? Đó là giá chuyển đổi của một đồng tiền

nước này so với đồng tiền nước khác hay đó là giá cả mua bán của một đồng

tiền trong quan hệ so sánh với các đồng tiền khác.

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được đo bằng

số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác.

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới, có các chế độ tỷ giá

hối đoái khác nhau đã ra đời và tồn tại. Thời gian gần đây hai chế độ tỷ giá cố

định và chế độ tỷ giá linh hoạt được sử dụng phổ biến.

- Chế độ tỷ giá hối đoái cố định : Theo chế độ này, cơ sở của việc so

sánh hai đồng tiền là dựa vào một thước đo chung. Việc lựa chọn một thước

đo chung được xác định thống nhất giữa các quốc gia thông qua các công

ước. Trong lịch sử phát triển có hai thước đo chung để đo lường tỷ giá ngoại

Page 23: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 23

hối giữa các đồng tiền, đó là chế độ bản vị vàng và chế độ hối đoái cố định

theo đồng Đôla ( theo hiệp định Bretton Woods ).

- Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt (thả nổi) : Trong chế độ này tỷ giá

được quyết định bởi các lực lượng của thị trường. Tuy nhiên không một quốc

gia nào muốn áp dụng chế độ tỷ giá này vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến các

hoạt động của nền kinh tế. Chính phủ các nước thường tham gia vào việc xác

định tỷ giá, từ đó chế độ tỷ giá linh hoạt có hai loại: Chế độ tỷ giá linh hoạt

thuần tuý và Chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát.

1.3.2 Cơ sở hình thành tỷ giá :

Trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, việc hình thành tỷ giá

hối đoái cũng dựa vào các cơ sở khác nhau. Trước đây tỷ giá hối đoái được

hình thành trên cơ sở ” Đồng giá vàng”(Gold Parity) còn gọi là ngang giá vàng.

Đó là tương quan hàm lượng vàng của hai đồng tiền khác nhau.

Ví dụ : - Hàm lượng vàng của Bảng Anh là : 1GBP = 2,13281g vàng

- Hàm lượng vàng của Dollar Mỹ là: 1USD = 0,73666g vàng

Đồng giá vàng của bảng Anh so với Dollar Mỹ là

2,13281/0,73666=2,8950. Nghĩa là hàm lượng vàng của một đồng bảng Anh

gấp 2,8950 hàm lượng vàng của một Dollar Mỹ.

Dựa vào đồng giá vàng nói trên, người ta công bố tỷ giá đôla Mỹ so với

Bảng Anh: 1GBP= 2,8946 – 2,8962

Nghĩa là tỷ giá hối đoái có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng đồng giá

vàng. Nói cách khác là tỷ giá sẽ biến động xoay quanh đồng giá.

Điểm xuất vàng

Tỷ giá

Đồng giá

Điểm nhập vàng

Chi phí vận chuyển vàng

Page 24: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 24

Hiện nay, hàm lượng vàng của các đồng tiền không còn có ý nghĩa như

trước. Vàng không được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế, trong đảm

bảo cho tiền tệ trong nước, thêm vào đó chế độ lưu thông tiền giấy ngày càng

chiếm ưu thế nên tỷ giá hối đoái không còn phụ thuộc vào “đồng giá vàng”

nữa mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào sức mua của mỗi đồng tiền và quan hệ

cung cầu về ngoại hối.

1.3.3 Các nhân tố tác động đến tỷ giá :

Trên thực tế sự hình thành quan hệ tỷ giá là quá trình tác động của nhiều

yếu tố khách quan và chủ quan...Tuy có những mâu thuẫn trong phương pháp

nghiên cứu, tiếp cận và đánh giá vai trò, tính chất, phương thức, cường độ tốc

độ tác động của các yếu tố cụ thể, song nhìn chung, giữa các nhà kinh tế, các

lý thuyết hiện đại vẫn có sự thống nhất trong việc thừa nhận các yếu tố quan

trọng, trực tiếp cấu thành nội dung và tác động lên quá trình hình thành tỷ giá

hối đoái. Đó là :

- Quan hệ cung - cầu về ngoại tệ trên thị trường.

- Sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước hữu

quan.

- Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế trực tiếp ảnh hưởng đến

cung-cầu ngoại tệ, thông qua đó tác động lên mức tỷ giá và kéo theo sự dao

động của tỷ giá lệch khỏi sức mua của các đồng tiền.

- Chênh lệch mức lãi suất giữa các nước, giữa thị trường tín dụng nội

địa và quốc tế.

- Thực trạng hoạt động của các thị trường tài chính, ngoại hối và các xu

hướng, nghiệp vụ đầu cơ ảnh hưởng đến tỷ giá.

- Hệ số tín nhiệm đối với các đồng tiền trên thị trường tài chính trong

nước và quốc tế.

- Các phương thức, công cụ điều chỉnh, can thiệp của Nhà nước.

Page 25: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 25

- Các cú sốc kinh tế, chính trị, xã hội và các quyết sách lớn của Nhà

nước trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ.

1.3.4 Phân loại tỷ giá : a. Tỷ giá chính thức :

Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng Trung ương công bố , nó phản

ánh giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng làm cơ

sở tính thuế nhập khẩu và một số hoạt động liên quan đến ngoại hối của

Chính phủ như xác định nợ vay của Chính phủ. Ngoài ra ở Việt Nam tỷ giá

chính thức là cơ sở để các Ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh

trong biên độ cho phép.

b. Tỷ giá thị trường : Tỷ giá thị trường là loại tỷ giá được hình thành trên thị trường ngoại tệ

một cách công khai và hợp pháp. Tỷ giá thị trường bị chi phối bởi quan hệ

cung cầu về ngoại hối. Tỷ giá thị trường được phân biệt thành hai loại là tỷ giá

mở cửa và tỷ giá đóng cửa.

• Tỷ giá mở cửa : Là tỷ giá được công bố vào lúc thị trường giao dịch

ngoại hối mở cửa hoạt động.

• Tỷ giá đóng cửa : Là tỷ giá hình thành vào thời điểm cuối cùng của

phiên giao dịch ngoại tệ. Đây là tỷ giá phản ánh quan hệ cung cầu về

ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

c. Tỷ giá kinh doanh ngoại tệ : Là các tỷ giá do các Ngân hàng, các tổ chức được phép kinh doanh

ngoại tệ công bố gồm các loại tỷ giá sau :

- Tỷ giá mua vào: là tỷ giá, tại đó Ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào

đồng tiền yết giá.

Page 26: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 26

- Tỷ giá bán ra : là tỷ giá, tại đó Ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra

đồng tiền yết giá.

- Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được thoả thuận ngày hôm nay, nhưng việc

thanh toán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo.

- Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá được thoả thuận ngày hôm nay nhưng việc

thanh toán được thực hiện trong tương lai, tuỳ theo kỳ hạn mà hai bên đã quy

định trong hợp đồng giao dịch.

- Tỷ giá tiền mặt : là tỷ giá áp dụng cho ngoại tệ tiền mặt, tiền giấy, séc

du lịch và thẻ tín dụng.

- Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán

ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng.

- Tỷ giá chéo : là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ

ba(đồng tiền trung gian).

1.4 NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI: 1.4.1 Rủi ro về tỷ giá hối đoái:

Rủi ro tỷ giá hối đoái là sự rủi ro có ý nghĩa rộng lớn của nghiệp vụ kinh

doanh ngoại hối. Rủi ro này xuất hiện khi một đối tác đã mua vào một lượng

ngoại tệ mà đồng tiền này đang bị mất giá ( giá hiện nay thấp hơn giá mua

vào) hoặc ngược lại, đồng tiền đã bán ra đang lên giá.

Rủi ro về tỷ giá cũng xuất hiện khi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng

ngoại thương, theo đó họ phải thanh toán một số lượng ngoại tệ nhất định

trong tương lai khi đối tác giao hàng, từ khi ký kết hợp đồng đến khi thanh

toán là một khoảng thời gian khá dài cho sự biến động của tỷ giá. Nếu nhà

doanh nghiệp không sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro thì khi tỷ giá

ngoại tệ biến động sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.Cụ thể khi

tỷ giá ngoại tệ tăng sẽ hoàn toàn bất lợi cho nhà nhập khẩu và nếu tỷ giá giảm

sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà xuất khẩu.

Page 27: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 27

Để hạn chế rủi ro các nhà xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các ngân

hàng cần phải sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như kỳ hạn, hoán

đổi, giao dịch tiền tệ tương lai, quyền chọn.Tuỳ theo dự đoán của mình mà lựa

chọn công cụ phòng ngừa thích hợp, trong kinh doanh ngoại hối luôn cần tạo

vị thế ngoại tệ cân bằng. Nếu ngân hàng ký hợp đồng mua kỳ hạn với khách

hàng B thì đồng thời phải tìm đầu ra ký hợp đồng bán kỳ hạn với khách hàng

C, khi đến hạn dù tỷ giá có biến động thì Ngân hàng cũng không bị thiệt.

1.4.2 Rủi ro thanh toán:

Với mỗi một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do Ngân hàng ký kết, luôn

xuất hiện rủi ro do bên đối tác không thực hiện trách nhiệm của họ và hậu quả

là hoạt động này sẽ kết thúc bằng một khoản lỗ. Giả sử, một ngân hàng A bán

cho một khách hàng hay một ngân hàng B 10 triệu USD với tỷ giá USD/CHF

là 1.6670 và mua một lượng này từ Ngân hàng C theo tỷ giá USD/CHF là

1.6665. Sau khi đã ký kết hợp đồng với người mua, người mua bị phá sản và

không thể thực hiện trách nhiệm của mình. Tỷ giá của USD/CHF trên thị

trường hạ xuống còn 1.6650. Ngân hàng A đã mua 10 triệu USD theo tỷ giá

1.6665 nhưng không bán tiếp theo tỷ giá này được và phải chịu một khoản lỗ

là 15.000CHF. Đôi khi rủi ro này xảy ra không phải do khách hàng bị phá sản

nhưng vì tiền về không kịp, hoặc khách hàng thanh toán chậm cũng dẫn đến

rủi ro. Như vậy rủi ro thanh toán phụ thuộc vào uy tín của khách hàng, để

giảm thiểu rủi ro này các Ngân hàng cần phải lựa chọn kỹ khách hàng, chỉ ký

kết hợp đồng mua bán ngoại tệ với khách hàng uy tín, có quan hệ tốt hoặc có

quy định một hạn mức tín dụng về ngoại tệ để khi đến hạn thanh toán, nếu

trên tài khoản tiền gửi không đủ tiền, ngân hàng có thể cho vay để khách hàng

thanh toán.

1.4.3 Rủi ro tín dụng : Ngân hàng với chức năng là đi vay để cho vay.

Rủi ro tín dụng xảy ra khi một đối tác không thể thanh toán đúng hạn theo như

Page 28: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 28

đã thoả thuận, nguyên nhân thường liên quan đến tình hình tài chính của đối

tác như mất khả năng thanh toán, phá sản, chênh lệch về kỳ hạn thanh toán

giữa các hợp đồng...Hậu quả của rủi ro tín dụng rất khó lường, đặc biệt trên

thị trường ngoại hối các giao dịch thường mang tính dây chuyền. Vì mục đích

của các nhà kinh doanh ngoại tệ luôn tạo vị thế cân bằng, nên khi họ mua

ngoại tệ kỳ hạn của khách hàng này, cũng có nghĩa họ sẽ ký một hợp đồng

bán kỳ hạn cho một khách hàng khác để hưởng chênh lệch. Do vậy trên thị

trường ngoại hối khi một giao dịch được thoả thuận sẽ kéo theo hàng loạt các

giao dịch khác. Cho nên nếu có một khâu thanh toán bị gián đoạn sẽ gây phản

ứng dây chuyền ảnh hưởng đến các thành viên khác hoặc tác động đến hoạt

động của thị trường ngoại hối.

Ví dụ : Giả sử khách hàng A vay của ngân hàng B 1 triệu USD và bán với

tỷ giá 15.700đ/USD, ngân hàng B không giữ số ngoại tệ này mà lại bán cho

Ngân hàng C, ngân hàng B ký hợp đồng kỳ hạn mua của ngân hàng D 1,1

triệu USD kỳ hạn 3 tháng để trả cho khách hàng tiền gửi E khi đến hạn. Ngân

hàng D ký hợp đồng mua kỳ hạn 3 tháng số tiền 1,1triệu USD với khách hàng

F để bán cho ngân hàng B. Nhưng khi đến hạn, khách hàng F mất khả năng

thanh toán nên Ngân hàng D không có ngoại tệ giao cho Ngân hàng B, kéo

theo ngân hàng B không có ngoại tệ giao trả cho khách hàng E...thì rủi ro sẽ

xuất hiện. Để giữ uy tín thì Ngân hàng D sẽ lấy vốn ngoại tệ của mình hoặc đi

vay để thanh toán cho Ngân hàng B.

Page 29: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 29

Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ. 2.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM QUA: Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế năm 1986, cơ chế

quản lý ngoại hối của nước ta ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của quá

trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam với

những bước đi đổi mới ban đầu đã góp phần thu hút nguồn ngoại tệ tạm thời

nhàn rỗi vào hệ thống ngân hàng, khuyến khích Việt kiều chuyển tiền về

nước, tạo môi trường kinh doanh ngoại hối lành mạnh cho các Ngân hàng

thương mại. Kích thích luân chuyển các khoản đầu tư và tín dụng quốc tế,

cung cấp những công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho các

đơn vị kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập

khẩu, góp phần cải thện cán cân vãng lai và tạo tiền đề biến đồng Việt Nam

thành đồng tiền chuyển đổi, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế

quốc tế.

Trong những năm qua, nền kinh tế và thị trường tiền tệ nước ta tương

đối ổn định, lạm phát được kiềm chế, nguồn vốn nước ngoài ngày càng tăng,

tốc độ tăng trưởng kinh tế cao... Lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của

Đảng và nhà nước ngày càng gia tăng. Một trong những nhân tố góp phần

không nhỏ trong việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước là thành quả trong

đổi mới chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ. Những thành tựu đáng

ghi nhận của hoạt động quản lý ngoại hối trong thời gian qua được thể hiện

qua các nét chính sau:

Page 30: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 30

2.1.1 Chính sách quản lý ngoại hối được đổi mới triệt để trong tư duy và điều hành. Chủ trương độc quyền quản lý và kinh doanh ngoại hối được quy định

trong điều lệ quản lý ngoại hối năm 1963 đã được chính phủ đổi mới bằng

điều lệ quản lý ngoại hối năm 1998 và nghị định 63/1998/NĐ-CP ban hành

ngày 17/08/1998,Quyết định 679/2002/QĐ-NHNN ngày 01/07/2002, Quyết

định 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004 và Quyết định 1542/2004/QĐ-

NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước....Theo các văn

bản này, hoạt động quản lý ngoại hối của Nhà nước dần dần được mở rộng.

Mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm soát ngoại hối được nới lỏng một

cách thận trọng. Hoạt động ngoại hối ngày càng được chấn chỉnh và kiểm

soát chặt chẽ hơn từ khâu hoạch định, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, giám

sát. Đây chính là sự thay đổi lớn trong tư duy cũng như quản lý ngoại hối của

Chính Phủ.

2.1.2 Cơ chế điều hành tỷ giá được thay đổi căn bản:

Bắt đầu từ tháng 2/1999, Ngân hàng Nhà nước từ bỏ cơ chế tỷ giá cố

định có điều chỉnh theo biên độ, chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều

tiết của Nhà nước, diễn biến của tỷ giá trên thị trường đã bớt đi sự phức tạp.

Thay cho việc công bố tỷ giá chính thức, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá

giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng hàng ngày. Việc

thay đổi cơ chế tỷ giá đã có tác động mạnh đến thị trường, làm cho sự cách

biệt giữa tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do thu hẹp lại.

Vì tỷ giá công bố được tính toán dựa trên diễn biến của thị trường ngoại tệ

hàng ngày nên khả năng phá giá nội tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ không

xuất hiện theo định kỳ nữa và đây chính là nguyên nhân cơ bản tác động làm

giảm tâm lý găm giữ USD của giới đầu cơ . Sức ép tăng tỷ giá bắt đầu hạ

nhiệt, tỷ giá được đánh giá khách quan hơn đã phần nào phản ánh đúng giá

trị thực của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, làm thay đổi cơ bản

Page 31: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 31

tâm lý của thị trường. Điều đó được thể hiện trong việc tỷ giá luôn ổn định

trong các năm qua, diễn biến tỷ giá ít thay đổi có lợi cho nền kinh tế, tỷ giá bán

ngày 31/12/2004 của Ngân hàng Ngoại Thương là 15.778đ/USD. Tính chung

tỷ giá VNĐ/USD cả năm 2004 chỉ tăng khoảng 0,83%. Con số này giảm dần

trong 3 năm qua , năm 2001 là 3,92%, năm 2002 là 1,98%, năm 2003 là

1,56%. Sự biến động tỷ giá theo chiều hướng ngày càng ổn định đã thể hiện

sự thành công của Nhà Nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ, chính

sách tỷ giá quốc gia.Theo quyết định 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tỷ giá mua bán ngoại tệ được quy định

thoáng hơn, Ngân hàng Nhà nước chỉ ràng buộc tỷ giá của đồng USD còn các

loại ngoại tệ khác do các bên tham gia tự thoả thuận với nhau, Nhà nước

không can thiệp vào việc quy định tỷ giá.

2.1.3 Các công cụ quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối hiệu quả:

Bên cạnh thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá , Ngân hàng Nhà nước đã có

nhiều nỗ lực trong việc sử dụng các công cụ quản lý ngoại hối như: thay đổi tỷ

lệ kết hối của các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ

bắt buộc, thay đổi mức ngoại tệ được phép chuyển ra nước ngoài, sửa đổi

quy chế mở L/C trả chậm, quy định về việc vay trả nợ nước ngoài, quản lý

trạng thái ngoại hối của các ngân hàng thương mại. Thể hiện qua việc Ngân

hàng Nhà nước bán ngoại tệ cho các Ngân hàng thương mại khi thiếu hụt

ngoại tệ hoặc đảm bảo cung cấp đủ ngoại tệ cho các ngành nhập khẩu mũi

nhọn. Nhờ có những chính sách và công cụ quản lý ngoại hối phù hợp đã có

ảnh hưởng tốt đến quá trình chu chuyển tiền tệ, chu chuyển vốn trong nền

kinh tế, giúp Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á và

đạt mức tăng trưởng khá tốt trong những năm vừa qua.

2.1.4 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bước đầu được hình thành và phát triển:

Page 32: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 32

Sự ra đời hai trung tâm giao dịch ngoại tệ vào năm 1991 và thị trường

ngoại tệ liên ngân hàng vào năm 1994 là một thành quả của Chính Phủ trong

quản lý ngoại hối. Tại đây các định chế tài chính có thể kinh doanh ngoại tệ

nhằm thoả mãn các nhu cầu tiền tệ của khách hàng và cân bằng trạng thái

ngoại hối của ngân hàng. Cũng tại thị trường này Ngân hàng Nhà nước có thể

quan sát, kiểm soát, quản lý các hoạt động ngoại hối, kịp thời nắm bắt các

biến động về ngoại hối để có thể đề ra biện pháp, chính sách quản lý hữu hiệu

góp phần ổn định nền tiền tệ quốc gia.

2.1.5 Có sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các bộ phận khác của chính sách tiền tệ:

- Với chính sách lãi suất, trong các năm qua Ngân hàng Nhà nước đã

nhiều lần thay đổi tỷ giá kết hợp với điều chỉnh lãi suất đồng Việt Nam và Đô

la Mỹ theo hướng vừa phù hợp với biến động của thị trường tiền tệ quốc tế,

vừa hài hoà với mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, thể hiện qua

việc điều chỉnh mức lãi suất cơ bản đồng Việt Nam và Đô la Mỹ khi thị trường

quốc tế có biến động, điều đó đã làm chênh lệch lãi suất giữa thị trường tiền

tệ trong nước và thị trường quốc tế, hạn chế hiện tượng chảy máu ngoại tệ ra

nước ngoài, giúp các ngân hàng thương mại đầu tư vốn ngoại tệ nhiều hơn

cho nền kinh tế.

- Nhằm hạn chế tốc độ đôla hoá nền kinh tế và phòng ngừa rủi ro tỷ giá

của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ lệ dự

trữ bắt buộc theo hướng nâng cao mức dự trữ bắt buộc của USD và hạ mức

dự trữ đối với VNĐ

- Để mở rộng đối tượng sử dụng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước đã mở

rộng đối tượng được cấp tín dụng ngoại tệ, tự do hoá lãi suất. Thông qua

chính sách này, Ngân hàng Nhà nước đã hạn chế phần nào tình trạng găm

giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, kiểm soát được luồng ngoại tệ chuyển ra

Page 33: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 33

nước ngoài của các Ngân hàng thương mại, làm giảm phần nào tốc độ đô la

hoá nền kinh tế.

2.1.6 Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần thu hút nhiều nguồn vốn nước ngoài:

Sự thông thoáng trong chính sách ngoại hối và tính cởi mở của chính

sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho

các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm chuyển vốn kinh doanh vào Việt

Nam.Thực tế cho thấy mức tăng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong

thời gian qua khá tốt và đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng

của nền kinh tế.

Việt Nam đã nhận được các khoản tài trợ của WB, ADB và nhiều tổ

chức, quốc gia khác cho các dự án về cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội.v.v. Đối

với hoạt động vay trả nợ tư nhân nước ngoài, cơ chế điều hành tỷ giá đã tạo

sự an tâm của các nhà tài trợ quốc tế. Các doanh nghiệp trong nước chủ

động, linh hoạt và tiếp cận được nhiều nguồn tín dụng thương mại thông qua

L/C trả chậm. Với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng thông

thoáng của Chính phủ, nguồn vốn FDI đã có dấu hiệu phục hồi ( theo dõi

bảng 1). Ngoài ra Chính phủ cũng thành công trong việc thu hút một lượng lớn

ngoại tệ dưới hình thức kiều hối. Các nguồn vốn này đã góp phần đáng kể

trong công cuộc cải cách, thay đổi cơ cấu kinh tế,cải thiện đời sống nhân dân,

nâng cao dân trí và đưa Việt Nam sớm hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Bảng 1: FDI và ODA giai đoạn 1999-2003 Đơn vị : Triệu USD

Nguồn vốn 1999 2000 2001 2002 2003

FDI 1.567 2.012,4 2.535,5 1.557,7 1.512,8 ODA cam kết 2.100 2.400 2.400 2.500 - ODA giải ngân 1.350 1.650 1.500 1.530 - Nguồn : Kinh tế Việt Nam 2003-2004, Thời báo kinh tế Việt Nam

Page 34: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 34

2.1.7 Tạo điều kiện phát triển ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu: Việc thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Chính phủ buộc

các đơn vị xuất nhập khẩu phát huy tính năng động sáng tạo trong kinh

doanh, nắm bắt nhanh tín hiệu thị trường, kịp thời thay đổi cơ cấu mặt hàng,

hạ thấp chi phí, xoá bỏ hiện tượng nhập hàng bừa bãi không tính đến hiệu

quả kinh tế, các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn trong các công cụ thanh

toán và quản trị rủi ro tỷ giá thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn,

hoán đổi, quyền chọn...Chính vì thế thị trường ngoại thương ngày càng mở

rộng, kim ngạch xuất khẩu càng tăng, tình trạng nhập siêu dần dần được hạn

chế, cán cân thanh toán ngày càng được cải thiện( xem bảng 2).

Bảng 2: Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1995-2001 Đơn vị : Triệu USD

Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Cán cân vãng lai -1.648 -2.431 -1.664 -1.067 1.285 642 513

Cán cân thương mại -3.155 -3.143 -1.315 -981 1.080 378 373

- Xuất khẩu 5.198 7.337 9.145 9.365 11.540 14.449 15.292

- Nhập khẩu 8.353 10.480 10.460 10.346 10.460 14.071 14.919

Cán cân dịch vụ 159 -61 -623 -539 -547 -615 -585

- Thu dịch vụ 2.409 2.709 2.530 2.604 2.493 2.695 2.824

- Chi dịch vụ 2.250 2.770 3.153 3.143 3.040 3.310 3.409

Cán cân thu nhập(ròng) -279 -427 -611 -669 -429 -597 -753 - Nhận thu nhập 96 140 136 133 142 185 138

- Trả thu nhập 375 567 747 802 571 782 891

Cán cân chuyển giao vãng lai(ròng) 627 1.200 885 1.122 1.181 1.476 1.478

- Tư nhân 474 1.050 710 950 1.050 1.340 1.340

- Chính thức 153 150 175 172 131 136 138 Nguồn : Ngân hàng Nhà nước và IMF năm 2001

Page 35: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 35

2.1.8 Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng:

Chính sách quản lý ngoại hối mới đã tạo điều kiện cho các định chế tài

chính trong nước mở rộng quan hệ kinh doanh với thị trường tài chính quốc

tế. Ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh kinh doanh tiền

tệ ở Việt Nam và một vài Ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu giao dịch ở hải

ngoại. Hàng hoá của thị trường tiền tệ, thị trường vốn ngày một phong phú.

Hệ thống ngân hàng ngày càng thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính và trở

thành một kênh phân phối vốn hữu hiệu cho nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh

tiến độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.

2.1.9 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng:

Quản lý ngoại hối đã dần dần được chuẩn hoá bằng hệ thống văn bản

pháp quy tương đối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

Nhằm mục đích chấn chỉnh, quản lý và kiểm soát nguồn ngoại hối quốc gia để

ổn định tỷ giá, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và hội nhập quốc tế,

từ năm 1998 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan

trọng như : Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, Nghị định

17/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA, Nghị định 09/2001/NĐ-CP

về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, Quyết định 1437/2001/QĐ-CP về

mua chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt

Nam...Mặc dù còn nhiều vấn đề cần hoàn chỉnh, song các văn bản này đã tạo

được hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh và quản lý ngoại

hối của Việt Nam.

Page 36: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 36

2.2 NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TRONG THỜI GIAN VỪA QUA: Vừa chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp

sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, công cuộc đổi mới

của chính phủ không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chính sách

quản lý ngoại hối cũng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định

thể hiện ở các điểm sau:

2.2.1 Tỷ giá chưa thật sự phản ánh đúng quan hệ cung - cầu về tiền tệ trong nền kinh tế : Thành công của chính sách tỷ giá trong thời gian qua là xoá bỏ sự áp đặt

chủ quan, duy ý chí trong thiết lập tỷ giá. Khoảng cách giữa tỷ giá chính thức

và tỷ giá thị trường chợ đen dần dần được thu hẹp. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá

trong những năm qua còn nhiều phức tạp. Từ tháng 02/1999 tỷ giá đã được

xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng,

nhưng trong thực tế, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên

tắc này. Cơ chế điều hành tỷ giá còn quy định biên độ mua bán ( ±

0.25%) làm cho việc yết giá của Ngân hàng thương mại trở lên cứng nhắc,

chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường, hiện tượng

mua bán giá cao vẫn xảy ra thông qua việc mua bán qua đồng EURO.

2.2.2 Sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách quản lý vĩ mô khác đã có nhưng chưa hài hoà:

Mặc dù Chính phủ đã quan tâm đến tính đồng bộ trong việc ban hành

các chính sách quản lý vĩ mô.Tuy nhiên, tại một số thời điểm nhất định các

chính sách này còn thể hiện nhiều bất cập. Lấy chính sách lãi suất là ví dụ,

trong thời kỳ 1994-1996, tỷ giá (VND/USD) ổn định nhưng mức chênh lệch lãi

suất giữa VND và USD tương đối lớn, hậu quả tất yếu là hầu hết các Ngân

hàng thương mại chuyển vốn ngoại tệ sang VND để kinh doanh. Tình trạng

Page 37: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 37

ngoại hối của nhiều ngân hàng trong thời kỳ này ở trạng thái đoản. Sang giữa

năm 1997, các ngân hàng thương mại đồng loạt thu vét ngoại tệ trên thị

trường để cân bằng trạng thái ngoại hối. Thực trạng này đã đẩy sự mất cân

đối tiền tệ trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng hơn. Ngược lại trong giai

đoạn 1999-2000 tỷ giá VND/USD luôn có xu hướng tăng đều nhưng các Ngân

hàng thương mại lại duy trì mức chênh lệch lãi suất giữa USD và VND nhỏ.

Điều này làm gia tăng hiện tượng đô la hoá nền kinh tế và lãng phí nguồn

ngoại tệ.

2.2.3 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả:

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi cung cầu ngoại tệ gặp nhau, tuy

nhiên hoạt động của thị trường này trong thời gian qua chưa phản ánh đúng

thực trạng kinh doanh ngoại hối của nền kinh tế. Nguyên nhân của vấn đề này

:

- Một là Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện tốt chức năng là người

mua và bán cuối cùng để điều chỉnh thị trường, điều này thể hiện ở những

năm 1994-1996 khi lượng cung ngoại tệ trên thị trường dồi dào do hoạt động

xuất khẩu gạo, dầu thô, hàng thủy sản...phát triển vượt trội, nguồn vốn ODA,

FDI tăng nhanh. Các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển ngoại tệ sang nội tệ để

kinh doanh, nhưng hầu hết các Ngân hàng đều đặt lệnh bán ngoại tệ . Để cân

đối thị trường và bổ sung nguồn dự trữ, lẽ ra Ngân hàng Nhà nước phải mua

ngoại tệ vào, nhưng điều này đã không thực hiện một cách tương thích. Cung

vượt cầu, tỷ giá USD/VND có khuynh hướng hạ, giá trị đồng Việt Nam tăng

vượt quá giá trị thực của chúng tạo áp lực lên giá cả hàng hoá.

- Hai là Ngân hàng Nhà nước chưa tập trung được nguồn ngoại tệ: Mặc

dù kim ngạch xuất khẩu luôn tăng, nguồn vốn nước ngoài, kiều hối khá phong

phú nhưng một lượng lớn ngoại tệ đã được lưu giữ trong dân cư, trên tài

khoản của doanh nghiệp xuất khẩu, hoặc tại kho quỹ các Ngân hàng thương

mại. Nguồn ngoại tệ tập trung cho dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước

Page 38: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 38

còn hạn hẹp. Tại nhiều thời điểm, nhiều nơi, Nhà nước không thoả mãn nhu

cầu ngoại tệ hợp lý của nền kinh tế. Cung cầu ngoại tệ luôn bị mất cân đối, tạo

áp lực xấu lên cán cân thanh toán, và làm cho tỷ giá luôn có xu hướng gia

tăng.

- Ba là các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chưa linh hoạt

hoặc không phát triển như kỳ hạn, hoán đổi, nghiệp vụ tương lai, nghiệp vụ

quyền chọn, chủ yếu là các giao dịch giao ngay, chính vì thế đã làm hạn chế

tính linh hoạt của thị trường ngoại hối

2.2.4 Thị trường ngoại tệ chợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của chính phủ:

Do tỷ giá ngoại tệ chưa phản ánh đúng giá trị thực của nó, vẫn có sự

chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá từ thị trường tự do, hơn nữa sự

mất giá của đồng tiền Việt Nam, hệ thống thanh toán chưa thật sự thuận lợi,

các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt còn chưa được sử dụng rộng rãi.

Do vậy dân chúng vẫn sử dụng các loại ngoại tệ mạnh, điển hình là đồng Đôla

để dự trữ, chi trả các món hàng có giá trị lớn, giao dịch bất động sản, buôn

lậu...Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của

Ngân hàng Nhà nước mà còn làm phương hại đến chủ quyền quốc gia về tiền

tệ, không phù hợp với tập quán quốc tế.

2.2.5 Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chưa thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế:

Mặc dù trong tất cả các văn bản của Ngân hàng Nhà nước nói chung và

quy chế quản lý ngoại hối nói riêng đều yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các

thành phần kinh tế, nhưng trong thực tế các doanh nghiệp quốc doanh vẫn

nhận được nhiều ưu ái trong việc tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài, bảo

lãnh nhập hàng, thanh toán quốc tế, ngoại hối...Các doanh nghiệp tư nhân, cổ

phần vẫn còn bị phân biệt đối xử ngay trong tư duy của các cấp chủ quản.

Page 39: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 39

Như vậy có thể nói một sân chơi thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh

tế chỉ mới được thực hiện ở một vài nơi, vài cấp mà vấn đề quản lý ngoại hối

là một điển hình.

2.2.6 Một số phạm vi, đối tượng quản lý ngoại hối chưa được quan tâm đúng mức:

Một trong những đối tượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước

là vàng bạc, đá quý. Trong thời gian qua, việc kiểm soát quản lý, khai thác,

kinh doanh vàng bạc đá quý còn lỏng lẻo.Vàng miếng, ngoại tệ được dùng

khá phổ biến trong thanh toán hàng hoá có giá trị cao làm ảnh hưởng đến

hoạt động xác định, kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông của Ngân hàng

Nhà nước. Việc quản lý ngoại hối đối với thẻ thanh toán quốc tế chưa chặt

chẽ, bình thường đối với cá nhân khi mua ngoại tệ đi nước ngoài trên

3000USD thì phải xin phép Ngân hàng Nhà nước, nhưng nếu sử dụng thẻ tín

dụng quốc tế thì được sử dụng thoải mái tuỳ theo hạn mức tín dụng. Quản lý

ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều sơ hở,

đặc biệt là trong vấn đề mua ngoại tệ để trả phí tư vấn, mua thiết bị, hoa hồng

môi giới...

Nguyên nhân bao quát của các tồn tại, trước hết là do bản thân của

chính sách quản lý ngoại hối chưa hoàn chỉnh, việc hoạch định chính sách

còn mang tính ngắn hạn, các công cụ chưa phối hợp hài hoà, các quy định

kiểm soát ngoại hối trong từng thời kỳ còn khập kễnh...Ngoài ra, một số hạn

chế trong hoạt động quản lý ngoại hối còn phát sinh từ bản thân của nền kinh

tế như : Nhà nước chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm nạn buôn lậu, gian

lận thương mại trong nền kinh tế, hoạt động ngầm của nền kinh tế vẫn chiếm

tỷ trọng đáng kể trong xã hội, cán cân thanh toán vãng lai thường xuyên thâm

hụt, mức bội chi của ngân sách chưa được cải thiện, các biện pháp quản lý

kinh tế vĩ mô chưa được phát triển hài hoà và đúng mức, sự yếu kém trong

quản lý và kinh doanh tiền tệ, tham nhũng chưa được xử lý nghiêm khắc...

Page 40: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 40

Để đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam với thế giới, mà trước mắt

là thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ và tham gia AFTA, hoạt động quản

lý ngoại hối cần nhạy bén hơn, phù hợp hơn với các biến động của thị trường.

Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh sự nỗ lực của mạng lưới ngân hàng,

Chính phủ cần thiết lập hệ thống chính sách vĩ mô thích hợp, đồng bộ với

những bước đi cụ thể trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ.

2.3.1 Giới thiệu đôi nét về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Cần Thơ:

Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Cần Thơ có tiền thân là Phòng

Ngoại hối Cần Thơ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Cần Thơ, trụ sở ban

đầu có cùng địa chỉ với Ngân hàng Nhà nước.

Ngày 25/01/1989 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ

với tên giao dịch Vietcombank Cần Thơ chính thức được thành lập theo quyết

định 16/NHQĐ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Vietcombank Cần Thơ

chính thức đi vào hoạt động từ đó.

Qua hơn 15 năm đi vào hoạt động đến nay, Vietcombank Cần Thơ đã

khẳng định được vị thế của mình trước các doanh nghiệp trên địa bàn, góp

phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, là Ngân hàng đứng đầu về

thanh toán quốc tê, kinh doanh thẻ và kinh doanh ngoại tệ ở vùng Đồng bằng

Sông Cửu Long.

Cùng với sự đổi mới và phát triển chung của Tp.Cần Thơ, Ngân hàng

Ngoại thương Cần Thơ trong các năm qua đã phát triển vượt bậc. Nếu như

nguồn vốn năm 2002 là 1.400tỷ đồng thì đến năm 2004 tổng nguồn vốn đạt

2.920tỷ đồng tăng 108,57% so với năm 2002, dư nợ đạt 2.685tỷ tăng

104,33% so với năm 2002(1.314tỷ), kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 635 triệu

Page 41: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 41

USD tăng 36% so với năm 2003, lợi nhuận đạt 57,4 tỷ cao nhất từ trước tới

nay, doanh số kinh doanh ngoại tệ liên tục tăng và trở thành đơn vị cung ngoại

tệ thường xuyên cho Trung ương, luôn đảm bảo lượng ngoại tệ cung ứng cho

các khách hàng Nhập khẩu.

2.3.2 Tổ chức phân công đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói

chung và Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ nói riêng, kinh doanh ngoại tệ

chiếm một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ các sản phẩm dịch vụ của Ngân

hàng, nó là một nghiệp vụ mang lại các khoản lợi nhuận đáng kể cho hoạt

động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì lẽ đó Ngân hàng Ngoại thương

Cần Thơ đã tổ chức thành lập Phòng Vốn chuyên trách mảng kinh doanh

ngoại tệ, với tính năng về kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn cao, có quan hệ

rộng khắp các phòng ban tại Chi nhánh và đặc biệt là đã có mối quan hệ từ

trước với các Phòng kinh doanh của các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương

Việt Nam. Phòng Vốn được phân chia thành 02 bộ phận theo quy trình nghiệp

vụ Ngân hàng bán lẻ là Front office và Back office.

• Bộ phận Front office : Khi khách hàng có yêu cầu giao dịch mua-

bán ngoại tệ, bộ phận này tiến hành hướng dẫn làm các thủ tục cần thiết như

xác định tỷ giá mua bán, ký kết hợp đồng, thương lượng giá cả... khi đã thống

nhất về số lượng, tỷ giá mua bán trình Ban lãnh đạo và kiểm soát viên phụ

trách ký duyệt, sau đó chuyển sang cho bộ phận Back office.

• Bộ phận Back office : Căn cứ vào chứng từ của bộ phận Front

office chuyển sang sẽ tiến hành xử lý hạch toán mua bán ngoại tệ cho khách

hàng theo như thoả thuận đã ký kết giữa bộ phận Front office với khách hàng.

Page 42: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 42

2.3.3 Phương pháp đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng ngoại Thương Cần Thơ

Căn cứ theo công văn số 1242/2002/CV-NHNN ngày 18/09/2002 của

Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam V/v hướng dẫn hạch toán chuyển đổi ngoại tệ.

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã có công văn số 158/NHNT.KTTC

hướng dẫn về việc tính thuế giá trị gia tăng và lãi/lỗ của nghiệp vụ kinh doanh

ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.

a. Nguyên tắc tính toán. - Việc tính toán, hạch toán thuế giá trị gia tăng và lãi / lỗ nghiệp vụ kinh

doanh ngoại tệ được thực hiện theo định kỳ hàng tháng và vào ngày cuối

tháng.

- Thực hiện tính thuế giá trị gia tăng và lãi/lỗ cho từng loại ngoại tệ

riêng biệt trên cơ sở số dư và doanh số hoạt động của các tài khoản ngoại tệ

và đồng Việt Nam tương ứng.

- Thuế giá trị gia tăng sẽ được tính trên cơ sở thuế suất và tổng giá trị

gia tăng(được bù trừ âm, dương giá trị gia tăng của các loại ngoại tệ) của tất

cả các loại ngoại tệ

- Lãi/lỗ kinh doanh ngoại tệ là số chênh lệch doanh số đồng Việt Nam

thu về do bán ngoại tệ trong tháng trừ (-) giá vốn của số ngoại tệ bán ra ( số

ngoại tệ bán ra nhân với tỷ giá mua thực tế bình quân trong tháng).

b. Tính thuế giá trị gia tăng và lãi/lỗ kinh doanh ngoại tệ: Cuối

tháng Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ sẽ tính thuế giá trị gia tăng và lãi/lỗ

kinh doanh ngoại tệ theo trình tự sau :

• Tính thuế giá trị gia tăng : Căn cứ vào số dư ngoại tệ đầu tháng và

doanh số hoạt động trong tháng của tài khoản mua bán ngoại tệ của từng loại

ngoại tệ và tài khoản mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam tương ứng để

Page 43: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 43

tính giá trị gia tăng cho từng loại ngoại tệ có phát sinh doanh số bán ra trong

tháng, cụ thể : Trong đó : Số dư VNĐ mua Doanh số VNĐ chi ra mua ngoại tệ đầu kỳ + ngoại tệ trong kỳ Tỷ giá mua thực =

GTGT của từng Doanh số VNĐ Doanh số ngoại Tỷ giá mua loại ngoại tệ = thu được từ bán − tệ bán ra trong X thực tế ngoại tệ trong tháng tháng bình quân

tế bình quân Số ngoại tệ đầu kỳ + Số ngoại tệ mua trong kỳ

- Trường hợp đầu tháng tài khoản ngoại tệ dư Có và tài khoản đồng

Việt Nam dư Nợ nhưng trong tháng không phát sinh mua ngoại tệ thì tỷ giá

mua thực tế bình quân trong tháng sẽ lấy bằng tỷ giá mua thực tế bình quân

của tháng trước.

- Trường hợp đầu tháng tài khoản ngoại tệ dư Nợ ( tháng trước đã bán

ngoại tệ) hoặc bằng không (0) và tài khoản đồng Việt Nam dư Có hoặc bằng

không(0) thì số dư mua ngoại tệ đầu kỳ và số ngoại tệ đầu kỳ trong công thức

để bằng không và tỷ giá mua thực tế bình quân bằng doanh số đồng Việt Nam

trong tháng chia(:) số ngoại tệ mua trong tháng.

- Trường hợp đầu tháng tài khoản ngoại tệ dư Nợ hoặc bằng không và

tài khoản đồng Việt Nam dư có hoặc bằng không, nhưng trong tháng không

phát sinh mua ngoại tệ thì tỷ giá mua thực tế bình quân trong tháng sẽ lấy

bằng tỷ giá mua chuyển khoản của ngoại tệ đó do ngân hàng công bố vào

ngày làm việc cuối tháng.

- Thuế giá trị gia tăng sẽ bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các loại

ngoại tệ nhân với thuế suất.

Page 44: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 44

Ví dụ 1 : (Tính thuế giá trị gia tăng) tại Ngân hàng ngoại thương Cần Thơ, tài

khoản mua bán ngoại tệ có số dư cuối tháng như sau:

Thuế giá trị gia tăng = ∑ Giá trị gia tăng X 10%

√ Loại ngoại tệ USD :

- Tài khoản ngoại tệ : Dư đầu Nợ 100 USD, Doanh số mua vào trong

tháng 0 USD, Doanh số bán ra trong tháng 250 USD.

- Tài khoản đồng Việt Nam : Dư đầu có 1.570.000 đồng, Doanh số chi

ra mua ngoại tệ là 0 đồng, Doanh số thu về trong tháng là 4.000.000đ

- Tỷ giá mua USD ngày làm việc cuối tháng của Ngân hàng Ngoại

thương Cần Thơ là 15.775đ/USD.

Do số dư đầu tháng của tài khoản ngoại tệ là 100USD(Dư nợ) và trong

tháng Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ không phát sinh giao dịch mua

ngoại tệ, do đó tỷ giá mua thực tế bình quân trong tháng sẽ bằng tỷ giá mua

USD vào ngày làm việc cuối tháng ( 15.775đ/USD)

Giá trị gia tăng của USD = 4.000.000đ – ( 250 x 15.775) = 56.250đồng

√ Loại ngoại tệ EUR :

- Tài khoản ngoại tệ : Dư đầu Nợ 50 EUR, Doanh số mua vào trong

tháng 200 EUR, Doanh số bán ra trong tháng 100 EUR.

- Tài khoản đồng Việt Nam : Dư đầu có 1.030.000 đồng, Doanh số chi

ra mua ngoại tệ là 4.140.000 đồng, Doanh số thu về trong tháng là

2.300.000đ.

Do số dư đầu tháng của tài khoản ngoại tệ dư nợ là 50 EUR và trong

tháng Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ có phát sinh giao dịch mua ngoại tệ.

Do đó tỷ giá mua thực tế bình quân trong tháng sẽ được tính như sau :

0 đồng + 4.140.000đồng

Page 45: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 45

Tỷ giá mua bình quân = = 20.700đ/EUR 0 EUR + 200 EUR

Giá trị gia tăng của EUR = 2.300.000 – (100 x 20.700) = 230.000đồng

√ Loại ngoại tệ JPY :

- Tài khoản ngoại tệ : Dư đầu có 50.000 JPY, Doanh số mua vào trong

tháng 10.000 JPY, Doanh số bán ra trong tháng 20.000 JPY.

- Tài khoản đồng Việt Nam : Dư đầu Nợ 6.300.000 đồng, Doanh số chi

ra mua ngoại tệ là 1.240.000 đồng, Doanh số thu về trong tháng là

2.500.000đ.

6.300.000đ + 1.240.000 đ Tỷ giá mua bình quân = = 125,67đ/JPY 50.000JPY + 10.000JPY

Giá trị gia tăng của JPY = 2.500.000 – (125,67 x 20.000) = -13.000đồng

Vậy thuế giá trị gia tăng trong tháng đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại

tệ của các loại ngoại tệ sẽ được tính như sau :

Thuế giá trị gia tăng = {56.250+230.000+(-13.000)} X 10% = 27.325đồng

• Tính lãi/lỗ kinh doanh ngoại tệ : Căn cứ vào doanh số bán ra, số dư cuối tháng của tài khoản ngoại tệ và

tỷ giá mua thực tế bình quân trong tháng để tính lãi/lỗ kinh doanh ngoại tệ cho

từng loại ngoại tệ theo công thức :

Lãi/lỗ từng loại Doanh số đồng Việt Nam Doanh số ngoại tệ Tỷ giá mua ngoại tệ = thu về do bán ngoại tệ - bán ra trong tháng X thực tế bình quân

Ví dụ 2 : ( Tính lãi/lỗ kinh doanh ngoại tệ ) Sau khi tính thuế giá trị gia tăng

của 3 loại ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ tại Ví dụ 1 . Chi

nhánh thực hiện tính lãi/lỗ như sau:

√ Loại ngoại tệ USD :

Page 46: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 46

Lãi/lỗ của USD = 4.000.000đ – ( 250 x 15.775) = 56.250đồng

√ Loại ngoại tệ EUR :

Lãi/lỗ của EUR = 2.300.000 – (100 x 20.700) = 230.000đồng

√ Loại ngoại tệ JPY :

Lãi /lỗ của JPY = 2.500.000 – (125,67 x 20.000) = -13.000đồng

c. Kết chuyển mua bán ngoại tệ cuối ngày với Ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương.

Căn cứ vào số dư tài khoản mua bán ngoại tệ của các loại ngoại tệ,

chương trình vi tính cuối ngày sẽ thực hiện quy đổi ( không hạch toán kế toán)

số dư các tài khoản mua bán ngoại tệ khác USD về USD theo tỷ giá mua/mua

của Chi nhánh công bố vào thời điểm cuối ngày để tính ra tổng trạng thái tài

khoản mua bán ngoại tệ quy USD ( bao gồm cả tài khoản mua bán ngoại tệ

USD ). Sau đó căn cứ trên số dư ngoại tệ tối đa mà Ngân hàng Ngoại thương

Cần Thơ được phép để lại, phần còn lại sẽ được mua bán với Trung Ương

thông qua USD.

2.3.4 Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ giai đoạn 2002-2004.

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới, sự tồn tại và phát

triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong

hoạt động Ngân hàng, xuất phát từ việc đảm bảo cân đối thu-chi ngoại tệ cho

hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của đất nước, đáp ứng quan hệ cung cầu

ngoại tệ cho các khách hàng của mình, trong điều kiện kinh doanh tín dụng

đầy rủi ro việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ là quan trọng và mang

lại hiệu quả cao, kinh doanh ngoại tệ là một điển hình làm thay đổi nguồn thu

cho ngân hàng Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ trong các năm qua. Nếu

như doanh thu ngoại tệ năm 2002 chỉ đạt 2,2 tỷ đồng thì đến năm 2004 con số

Page 47: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 47

này đã tăng lên 28,3tỷ đồng tăng 12,86 lần so với năm 2002. Để thấy được

tốc độ phát triển và hiệu quả của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chúng ta hãy

cùng nhau tìm hiểu và phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân

hàng Ngoại Thương Cần Thơ giai đoạn từ 2002-2004.

2.3.4.1 Tổng doanh số mua - bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy USD: Bảng 3: Doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy USD Đơn vị tính : 1.000USD

Năm So sánh

2003/2002 2004/2003

Chỉ tiêu

2002 2003 2004 Số tiền % Số tiền %

1. Doanh số mua - Tổ chức kinh tế

- Cá nhân

- VCB.TW

112.258 98.275

8.934

5.049

322.837 300.538

11.164

11.135

525.527 503.748

15.902

5.877

210.579 202.263

2.230

6.086

187,58 205,81

24,96

120,54

202.690 203.210

4.738

-5.258

62,78

67,61

42,44

-47,13

2. Doanh số bán - Tổ chức kinh tế - Cá nhân - VCB.TW

112.258 102.450

134

9.674

322.833 255.315

184

67.334

525.440 385.975

207

139.258

210.575 152.865

50

57.660

187,58 149,21

37,31

596

202.607

130.660

23

71.924

62,76 51,18

12,5

106,82

( Nguồn : Phòng vốn Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ)

Trong các năm qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại

Thương Cần Thơ có chiều hướng phát triển tích cực cả về số lượng và chất

lượng nghiệp vụ, nếu như năm 2002 doanh số mua ngoại tệ chỉ đạt 112,258

triệu USD thì năm 2003 con số này là 322,837 triệu USD tăng 187,58% so với

năm 2002, trong đó mua từ các tổ chức kinh tế là 300,748 triệu USD, mua của

cá nhân là 11,164 triệu USD, còn lại là mua từ Ngân hàng Ngoại Thương

Trung Ương là 11,135 triệu USD.

Page 48: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 48

Năm 2004 là năm có kết quả khả quan nhất, tổng doanh số mua ngoại tệ

đạt 525,527 triệu USD tăng 62,78% so với năm 2003, trong đó mua của các

Tổ chức kinh tế là 503,748 triệu USD, mua của cá nhân là 15,902 triệu USD

và mua từ Ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương là 5,877 triệu USD giảm

47,13% so với năm 2003, chỉ tiêu này thể hiện Ngân hàng Ngoại Thương có

thể tự cân đối được nguồn ngoại tệ để cung cấp cho khách hàng.

Nguyên nhân sự tăng trưởng về doanh số mua ngoại tệ trong các năm

qua là do Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ có đội ngũ cán bộ công nhân

viên lành nghề, am hiểu nghiệp vụ. Bên cạnh đó Chi nhánh còn áp dụng tỷ giá

linh hoạt, có chính sách tỷ giá riêng đối với khách hàng có số lượng ngoại tệ

lớn bán cho ngân hàng. Hơn nữa địa bàn kinh doanh của Chi nhánh còn có

nhiều công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản lớn như : Công ty trách nhiệm hữu hạn

Kim Anh, Công ty Thuỷ sản xuất nhập khẩu Sóc Trăng, Công ty Cổ Phần Sao

Ta, Công ty CAFATEX, Công ty GENTRACO...các công ty này thường có kim

ngạch xuất khẩu lớn, nguồn thu ngoại tệ dồi dào, thường xuyên có quan hệ

thanh toán và chuyển tiền qua ngân hàng. Đây chính là nguồn cung ngoại tệ

chủ yếu cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương

Cần Thơ. Bên cạnh đó Chi nhánh còn có mạng lưới các Chi nhánh Cấp II tại

Tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Khu công nghiệp Trà Nóc nên đã thu hút được

nhiều khách hàng bán ngoại tệ cho Ngân hàng thông qua các cam kết đã

được ký khi quan hệ tín dụng.

Số liệu ở bảng 3 cho thấy doanh số bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại

Thương Cần Thơ cũng tăng trưởng cao, doanh số bán ngoại tệ năm 2003 là

322,833 triệu USD tăng 187,58%, doanh số bán ngoại tệ năm 2004 là 525,440

triệu USD tăng 62,76% so với năm 2003. Lý giải cho sự gia tăng lượng cầu

ngoại tệ thể hiện qua các năm từ 2002-2004 là do các Tỉnh Đồng bằng sông

Cửu Long chuyên sản xuất nông nghiệp, nên có nhu cầu về nhập khẩu máy

móc, trang thiết bị sản xuất, hàng gia dụng, vật tư nông nghiệp, xăng dầu,

thuốc trừ sâu, phân bón ...Cụ thể Ngân hàng Ngoại Thương đã bán ngoại tệ

Page 49: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 49

cho các công ty nhập khẩu như: Công ty Liên doanh Dầu Khí Mekong, Công

ty Thép Tây Đô, Công ty Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp...

Qua quan sát số liệu ở bảng 3 chúng ta thấy doanh số mua và doanh số

bán gần bằng nhau, chỉ chênh lệch chút ít là do chính sách kết hối ngoại tệ

của Ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương, nhằm giảm rủi ro cho các Chi

nhánh, đồng thời giúp Trung Ương tập hợp được nguồn ngoại tệ tập trung.

Chính sách này giúp điều chuyển ngoại tệ kịp thời cho các Chi nhánh thiếu,

đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và quan trọng hơn cả giúp

Trung Ương tính toán trạng thái ngoại hối. Nếu thiếu sẽ kịp thời làm đề nghị

mua ở Ngân hàng Nhà nước, không để tình trạng mất cân đối ngoại tệ xảy ra.

2.3.4.2 Tổng doanh số mua - bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy VNĐ: Bảng 4: Doanh số mua-bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy Đồng Đơn vị tính : Tỷ đồng

Năm So sánh

2003/2002 2004/2003

Chỉ tiêu

2002 2003 2004 Số tiền % Số tiền %

1. Doanh số VNĐ chi mua ntệ - Tổ chức kinh tế - Cá nhân - VCB.TW

1.702 1.490

135

77

5.002 4.657

173

172

8.284 7.940

251

93

3.300 3.167

38

95

193,88 212,55

28,15

123,37

3.282 3.283

78

-79

65,61 70,49

45

-45,93

2. D.số VNĐ thu về do bán ntệ - Tổ chức kinh tế - Cá nhân - VCB.TW

1.704 1.555

2

147

5.005 3.958

3

1.044

8.288 6.088

3

2.197

3.301 2.403

1

897

193,72 154,53

50

610,2

3.283 2.130

0

1.153

65,59 53,81

0

110,44

( Nguồn : Phòng vốn Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ)

Tỷ giá bình quân năm 2002 : 15.162 - 15.179 Tỷ giá bình quân năm 2003 : 15.494 – 15.503

Page 50: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 50

Tỷ giá bình quân năm 2004 : 15.763 – 15.773

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy doanh số VNĐ sử dụng để mua

ngoại tệ tăng lên một cách rõ rệt, năm 2002 số vốn VNĐ để mua ngoại tệ chỉ

là 1.702 tỷ, năm 2003 là 5.002tỷ và năm 2004 là 8.284 tỷ, so sánh mức tăng

nguồn vốn tiền đồng qua các năm cho thấy rằng, nguồn vốn sử dụng mua

ngoại tệ năm 2003 tăng 3.300tỷ đồng tăng 193,88% so với năm 2002, nguồn

vốn sử dụng mua ngoại tệ năm 2004 tăng 3.282tỷ tăng 65,61% so với năm

2003. Nguyên nhân của việc sử dụng vốn tiền VNĐ để mua ngoại tệ tăng lên

hằng năm là do:

- Mức cung ngoại tệ tại Chi nhánh Cần Thơ tăng lên : Như đã phân tích

ở trên doanh số mua ngoại tệ tăng mạnh qua các năm, doanh số mua ngoại tệ

năm 2003 so với năm 2002 tăng 187,58%, doanh số mua ngoại tệ năm 2004

so với năm 2003 tăng 62,78%.

- Do tác động của chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà

nước , của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chính sách tỷ giá linh hoạt

của Ngân hàng ngoại Thương Cần Thơ, mức cầu về ngoại tệ trên thị trường

đã tác động làm cho tỷ giá mua ngoại tệ tăng lên, tỷ giá mua bình quân năm

2002 là 15.162đ/USD, năm 2003 là 15.494đ/USD, năm 2004 là 15.763đ/USD.

Tốc độ tăng tỷ giá năm 2003 so với năm 2002 là 2,19%, năm 2004 tăng chậm

hơn, đạt 1,73% so với năm 2003.

Cùng với việc tăng nguồn vốn VNĐ để chi mua ngoại tệ, doanh số nguồn

vốn VNĐ thu về do bán ngoại tệ cũng tăng lên. Nếu năm 2002 doanh số VNĐ

thu về do bán ngoại tệ là 1.704 tỷ thì đến năm 2004 con số này đã tăng lên

8.288tỷ tăng gấp 4,86 lần so với năm 2002. Trong đó : thu từ việc bán ngoại tệ

cho các tổ chức kinh tế là 6.088tỷ chiếm 73,46% trên tổng nguồn vốn VNĐ thu

về do bán ngoại tệ, thu từ việc bán ngoại tệ cho Trung ương là 2.197tỷ tăng

110,44% so với năm 2003. Doanh số VNĐ thu từ nghiệp vụ bán ngoại tệ tăng

lên là do:

Page 51: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 51

- Doanh số bán ngoại tệ tăng lên liên tục qua các năm, năm 2002

doanh số bán ngoại tệ là 112,3 triệu USD, năm 2003 là 322,8 triệu USD, năm

2004 là 525,4triệu USD. Tốc độ tăng của doanh số mua bán ngoại tệ năm

2003 so với năm 2002 là 2,88 lần, năm 2004 so với năm 2003 là 1,63 lần.

- Tỷ giá tương đối ổn định và nằm trong khả năng dự báo của các nhà

nhập khẩu và tăng không đáng kể, tỷ giá bán bình quân năm 2002 là

15.179đ/USD, năm 2003 là 15.503đ/USD, năm 2004 là 15.773. Tốc độ tăng tỷ

giá năm 2003 so với năm 2002 là 2,13%, năm 2004 so với năm 2003 là

1,74%, điều này chấp nhận được.

- Sự quan tâm đầu tư đúng mức của Ban Lãnh đạo Chi nhánh đối với

mảng nghiệp vụ này, từ đó có chính sách thích hợp đối với từng khách hàng

và đặc biệt là chính sách kết chuyển ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương

Trung ương, khi có số dư ngoại tệ sẽ mua hết, hoặc thiếu sẽ bán lại kịp thời.

2.3.4.3 Phân tích cơ cấu doanh số mua – bán ngoại tệ năm 2004:

Qua số liệu kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ

được thể hiện ở bảng 4 ta sẽ phân tích cơ cấu doanh số mua bán ngoại tệ

năm 2004.Từ số liệu ở bảng 4 ta có cơ cấu doanh số kinh doanh ngoại tệ như

sau :

Cô caáu doanh soá baùn ngoaïi teä naêm 2004

Toå chöùc kinh teá73%

Caù nhaân1%

Trung öông26%

Page 52: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 52

Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh số bán ngoại tệ quy USD năm 2004 Qua biểu đồ trên ta thấy cơ cấu doanh số bán ngoại tệ của Ngân hàng

Ngoại Thương Cần Thơ chủ yếu tập trung cho đối tượng khách hàng là các tổ

chức kinh tế chiếm 73% trên tổng doanh số ngoại tệ bán ra trong năm 2004

đạt 385,98 triệu USD. Sở dĩ có tình trạng này vì Ngân hàng Ngoại thương Cần

Thơ có thế mạnh về thanh toán quốc tế, là ngân hàng luôn đứng đầu về kim

ngạch xuất nhập khẩu, phần lớn các khách hàng nhập khẩu ở Đồng bằng

Sông Cửu Long đều mở L/C nhập khẩu tại đây. Hơn nữa Ngân hàng Ngoại

Thương Cần Thơ còn là nơi cung cấp lượng ngoại tệ dồi dào cho khách hàng

khi có yêu cầu thanh toán hàng nhập khẩu với số lượng lớn.

Số ngoại tệ bán cho khách hàng cá nhân chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ

không đáng kể khoảng 1% chủ yếu bán cho các cán bộ đi công tác ở nước

ngoài, một số cho sinh viên đi du học và nhân dân trong Tp.Cần Thơ đi tham

quan nghỉ mát ở nước ngoài. Nguyên nhân chính là do người dân Đồng bằng

Sông Cửu Long còn nghèo, nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp nên

thu nhập thấp, kinh tế còn vất vả, chưa thể quan tâm đến việc mua ngoại tệ đi

nước ngoài được, có chăng chỉ một số ít gia đình khá giả hoặc có nhu cầu

mua ngoại tệ đi xuất cảnh thì họ mới đến Ngân hàng mua chút ít để làm chi

phí.

Năm 2004 là năm Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ bán ngoại tệ cho

Trung Ương nhiều nhất đạt 139,3 triệu USD tăng 106,82% so với năm 2003

và chiếm 26% trong tổng doanh số bán ra trong năm. Nguyên nhân, lượng

cung ngoại tệ trong năm dồi dào, lãi suất vay USD có lợi hơn vay VNĐ, nên

các doanh nghiệp xuất khẩu mạnh dạn vay USD để bán cho ngân hàng, tỷ giá

ổn định nên lượng kiều hối chuyển về, người dân cũng bán cho ngân hàng và

quan trọng hơn lượng cầu về ngoại tệ tại địa bàn đã được đáp ứng một cách

thoả đáng nhưng vẫn không hết nên phần còn lại được kết chuyển bán cho

Ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương. Có thể nói năm 2004 là năm mà

Page 53: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 53

Ngân hàng Ngoại Thương tự cân đối được trạng thái ngoại hối của mình tốt

nhất.

Biểu đồ 2 : Cơ cấu doanh số mua ngoại tệ quy USD năm 2004

Cô caáu doanh soá mua ngoaïi teä naêm 2004

Toå chöùc kinh teá96%

Caù nhaân3%Trung Öông

1%

Qua biểu đồ trên chúng ta thấy cơ cấu doanh số mua ngoại tệ năm 2004

được tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế đạt 503,7

triệu USD tăng 67,61% so với năm 2003 chiếm 96% trên tổng số ngoại tệ mua

vào của Chi nhánh. Con số này thể hiện sự cố gắng rất lớn của Ban Lãnh đạo

và đặc biệt là Phòng Vốn đã có nhiều cố gắng trong việc đưa ra các chính

sách hợp lý đối với từng khách hàng. Hơn nữa Ngân hàng đã có bước đột

phá trong việc áp dụng các chính sách điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, có chế độ lãi

Page 54: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 54

suất ưu đãi đối với khách hàng xuất khẩu lớn, áp dụng tỷ giá đặc biệt đối với

các khách hàng như Công ty Kim Anh, Công ty TNHH Thuỷ sản Việt Hải,

Công ty CAFATEX, Xí nghiệp Thủ công Mỹ Nghệ Meko là các đơn vị có

doanh số xuất khẩu cao, thu một lượng ngoại tệ lớn từ xuất khẩu, là khách

hàng truyền thống của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ. Chính từ những

cách làm đó doanh số ngoại tệ mua vào tăng lên hằng năm và chiếm tỷ trọng

cao.

Năm 2004 là năm mà chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước phát

huy hiệu quả, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá mua bán được điều hành một

cách linh hoạt, chênh lệnh giữa tỷ giá chính thức và thị trường tự do không

lớn, nên hầu hết lượng kiều hối chuyển về trong năm đều được cá nhân bán

cho ngân hàng. Tổng số ngoại tệ mua từ đối tượng khách hàng là cá nhân đạt

15,9 triệu USD tăng 42,44% so với năm 2003, chiếm 3% trên tổng số ngoại tệ

mua vào trong năm 2004.

Bên cạnh đó mặc dù lượng ngoại tệ mua vào tăng lên theo từng năm và

có dư ngoại tệ bán cho Trung Ương nhưng đôi khi Chi nhánh vẫn phải mua

của Trung Ương để đáp ứng yêu cầu của khách hàng truyền thống, hoặc bán

cho khách hàng nhập khẩu theo chỉ định của Chính Phủ. Tuy nhiên về số

lượng thì giảm dần, nếu năm 2003 số lượng ngoại tệ mua của Trung Ương là

11,135triệu USD thì năm 2004 là 5,877triệu USD giảm -47,13% so với năm

2003 và chiếm tỷ trọng 1% trên tổng số ngoại tệ mua vào.

2.3.4.4 Phân tích doanh số mua - bán ngoại tệ theo từng loại ngoại tệ tiêu biểu quy VNĐ giai đoạn 2002-2004:

Page 55: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 55

Bảng 5: Doanh số mua - bán của từng loại ngoại tệ giai đoạn 2002-2004

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Năm Tỷ trọng Chỉ tiêu

2002 2003 2004 2002 2003 2004

1. Doanh số mua 1.702 5.002 8.284 100% 100% 100% USD 1.360 3.729 5.325 79,9% 74,55% 64,28%

EUR 120 201 1.838 7,05% 4,02% 22,19%

AUD 25 33 38 1,46% 0,66% 0,46%

JPY 3 6 4 0,2% 0,12% 0,05%

Khác 194 1.033 1.079 11,39% 20,65% 13,02%

2- Doanh số bán 1.704 5.005 8.288 100% 100% 100% USD 1.361 3.730 5.326,5 79,87% 74,53% 64,27%

EUR 120,7 201,3 1.839,2 7,08% 4,02% 22,19%

AUD 25,07 33,7 38,8 1,47% 0,67% 0,47%

JPY 3,03 6,05 4,02 0,18% 0,12% 0,05%

Khác 194,2 1.033,95 1.079,48 11,40% 20,66% 13,02%

(Nguồn: Phòng Vốn Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ)

Qua số liệu ở bảng 5 về doanh số mua bán ngoại tệ quy VNĐ theo từng

loại ngoại tệ riêng biệt cho thấy lượng ngoại tệ mua vào và bán ra của Ngân

hàng Ngoại thương Cần Thơ qua các 2002-2004 đa số là đồng USD. Doanh

số mua đồng USD năm 2002 đạt 1.360tỷ chiếm 79,9% trên tổng doanh số

ngoại tệ mua vào, năm 2003 đạt 3.729 tỷ chiếm 74,55%, năm 2004 đạt 5.325

tỷ chiếm 64,28%. Doanh số bán cũng vậy, năm 2002 đạt 1.361 tỷ chiếm

79,87%, năm 2003 đạt 3.730 tỷ chiếm 74,53%, năm 2004 đạt 5.326,5 tỷ chiếm

64,27%. Kế đến loại ngoại tệ được sử dụng để mua bán là đồng EURO.

Doanh số mua EURO năm 2002 chiếm 7,05% trên tổng ngoại tệ mua vào,

năm 2002 chiếm 4,02%, năm 2004 chiếm 22,19%. Doanh số bán cũng ngoại

tệ thì đồng EURO cũng đứng thứ hai, năm 2002 chiếm 7,08%, năm 2003

Page 56: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 56

chiếm 4,02% và năm 2004 chiếm 22,19% trên tổng ngoại tệ bán ra quy VNĐ.

Từ kết quả trên cho thấy rằng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn

đồng USD để làm đồng tiền thanh toán, mặc dù giá USD giảm mạnh trên thị

trường thế giới nhưng vẫn tăng lên ( dù rất nhẹ) ở thị trường Việt Nam và

tương đối ổn định. Một điểm đáng lưu ý khác là trong năm 2004 việc mua bán

ngoại tệ ở đồng EURO tăng lên chiếm 22,19% do tỷ giá EURO trên thị trường

thế giới tăng mạnh so với USD ( từ chỗ 1EUR chỉ đổi được 0,8 nay đã đổi

được 1,3USD), trong khi đô la Mỹ lại lên giá so với tiền đồng, thì sự lên giá

của đồng EURO đối với tiền đồng là sự lên giá kép, cách đây vài năm một

EURO chỉ đổi khoảng 13.000 đồng thì đến cuối năm 2004 đã đổi được trên

21.400 đồng tăng trên 60%. Chính vì thế mà các nhà xuất khẩu lựa chọn

EURO để thanh toán. Ngoài ra việc sử dụng các đồng tiền khác trong thanh

toán xuất nhập khẩu là rất hạn chế. Việc chỉ lựa chọn đồng USD để thanh

toán đôi khi cũng dễ bị rủi ro về tỷ giá nếu doanh nghiệp không sử dụng các

công cụ phòng ngừa. Tuy nhiên việc lựa chọn đồng tiền thanh toán cũng tuỳ

thuộc vào sự tính toán kỹ lưỡng của các doanh nghiệp và sự ổn định tỷ giá

của đồng tiền đó trên thị trường. Do vậy bên cạnh việc lựa chọn ngoại tệ,

doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ bảo hiểm tỷ giá cho hợp đồng

xuất nhập khẩu của mình. Bởi vì trên thực tế tỷ giá của các loại ngoại tệ

thường xuyên biến động và đi kèm với nó là những rủi ro hối đoái đối với các

khoản doanh thu từ xuất khẩu. Doanh thu càng lớn thì rủi ro hối đoái càng

cao, doanh nghiệp nên dự báo xu hướng giá của đồng tiền mình lựa chọn và

tìm cho mình một công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất.

2.3.4.5 Phân tích vai trò kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ so với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn giai đoạn 2003-2004

Page 57: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 57

Bảng 6 : Doanh số mua-bán ngoại tệ của các NHTM giai đoạn 2003-2004 Đơn vị tính : Triệu USD

Năm So sánh

2004/2003 Thị phần

Chỉ tiêu

2003 2004

Số tiền % 2003 2004

1. Doanh số mua 776 1.387 611 78,73 100% 100% - VCB Cần Thơ 323 526 203 62,84 41,63% 37,92%

- NH Công Thương CT 60 115 55 91,66 7,73% 8,29%

- NH Nông nghiệp 151 275 124 82,12 19,46% 19,83%

- NH Eximbank 87 195 108 124,14 11,21% 14,06%

- NH Sài Gòn Thương Tín 95 210 115 121 12,24% 15,14%

- Các Ngân hàng khác 60 66 6 10 7,73% 4,76%

2. Doanh số bán 765 1.375 503 70,34 100% 100% - VCB Cần Thơ 323 525 202 62,54 42,22% 38,18%

- NH Công Thương CT 58 113 55 94,82 7,58% 8,22%

- NH Nông nghiệp 150 272 122 81,33 19,61% 19,78%

- NH Eximbank 84 193 109 129,76 10,98% 14,04%

- NH Sài Gòn Thương Tín 93 207 114 122,58 12,16% 15,05%

- Các Ngân hàng khác 57 65 8 14,04 7,45% 4,73%

( Nguồn : Phòng Tổng hợp Ngân hàng Nhà nước Cần Thơ)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tốc độ phát triển nghiệp vụ kinh doanh

ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ là rất tốt, tốc độ phát triển

doanh số mua ngoại tệ năm 2004 đạt 526 triệu USD tăng 62,84% so với năm

2003. Tuy doanh số mua ngoại tệ tăng về số lượng 203 triệu USD so với năm

2003 nhưng về về thị phần rõ ràng có chiều hướng giảm, nếu năm 2003 thị

phần về mua ngoại tệ là 41,63% thì năm 2004 chỉ còn 37,92%. Điều này thể

hiện Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ không còn chiếm vị trí độc tôn trên

mảng nghiệp vụ này, các Ngân hàng khác đã bắt đầu cạnh tranh, thể hiện

Page 58: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 58

ở tốc độ tăng doanh số mua ngoại tệ ở các ngân hàng quốc doanh như Nông

nghiệp và Công thương, các ngân hàng cổ phần như Eximbank, Sài gòn

thương Tín và các ngân hàng còn lại khác. Đáng kể nhất là tốc độ tăng trưởng

nghiệp vụ này của năm 2004 so với năm 2003 thể hiện ở Ngân hàng Công

thương là 91,66%, Ngân hàng Nông nghiệp 82,12% và đặc biệt là hai Ngân

hàng cổ phần Eximbank 124,14%,Ngân hàng Sài gòn Thương Tín Cần Thơ

121%.

Về doanh số bán cũng vậy, mặc dù doanh số bán tăng đều qua các năm

nhưng tốc độ của nó cũng có chiều hướng giảm, nếu năm 2003 mức độ tăng

trưởng là 187,58% thì năm 2004 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 62,76%. Bên cạnh

đó mức độ tăng trưởng của các Ngân hàng khác cũng tăng lên, Ngân hàng

công thương là 94,82%, Ngân hàng Nông nghiệp 81,33%, Ngân hàng

Eximbank 129,76% và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Cần Thơ là 122,58%.

Chính tốc độ tăng trưởng nghiệp vụ bán ngoại tệ tại các Ngân hàng này đã

làm cho thị phần bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ bị giảm

xuống, nếu năm 2003 thị phần bán ngoại tệ là 42,22% nhưng năm 2004 chỉ

còn 38,18%.

Lý giải cho nguyên nhân của việc Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ

mất dần thị phần mua bán ngoại tệ trên địa bàn Tp.Cần Thơ như sau:

- Các Ngân hàng trên địa bàn đưa ra mức giá mua bán ngoại tệ cạnh

tranh hơn, họ thường căn cứ vào tỷ giá của Ngân hàng Ngoại Thương Cần

Thơ công bố sau đó mới đưa ra giá mua bán của mình.

- Các Ngân hàng trên địa bàn được phép mua bán ngoại tệ với các

ngân hàng khác tại các địa bàn như Hồ Chí Minh, Hà Nội và các ngân hàng

nước ngoài. Còn Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ không được phép mua

bán ngoại tệ với các ngân hàng trên.

Page 59: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 59

- Các Ngân hàng trên có chính sách khách hàng linh hoạt hơn, có

những thời điểm họ còn mua cao hơn giá ở ngoài thị trường tự do, họ có giá

ưu đãi cho các bàn thu đổi ngoại tệ là các tiệm vàng, khách sạn..họ miễn phí

thu ngoại tệ mặt khi nộp vào tài khoản, có hoa hồng cho người môi giới. Đặc

biệt là đối với các Ngân hàng Cổ phần họ có thuận lợi hơn khi thực hiện chính

sách khách hàng.

- Một số Ngân hàng không thực hiện kết chuyển các loại ngoại tệ về

Hội sở chính như Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, chính yếu tố này mà

hiệu quả kinh doanh của họ có thể cao hơn nhờ vào kinh doanh chênh lệch tỷ

giá.

Để có thể giành lại thị phần trong các năm tới, Ngân hàng Ngoại thương

Cần Thơ cần không ngừng đổi mới công tác điều hành tỷ giá, cần linh hoạt

hơn, nếu cần có thể áp dụng lãi suất ưu đãi hơn khi cho vay ngoại tệ, hoặc

miễn giảm phí thanh toán xuất nhập khẩu khi các đơn vị xuất trình L/C tại

Ngân hàng, chi hoa hồng cho người môi giới, hoặc tư vấn cho khách hàng các

công cụ phòng ngừa rủi ro đối với các hợp đồng xuất nhập khẩu, đào tạo đội

ngũ cán bộ chuyên trách cho mảng kinh doanh ngoại tệ...nhằm phát huy thế

mạnh là ngân hàng đứng đầu về cho vay ngoại tệ tại Đồng bằng Sông Cửu

Long, nếu không Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ sẽ lại mất dần thị phần.

2.3.4.6 Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ theo từng nghiệp vụ giai đoạn 2002-2004.

• Nghiệp vụ giao ngay : Đây là nghiệp vụ phổ biến và chủ yếu của

Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về mua bán

ngoại tệ phục vụ cho việc thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu. Tình hình mua

bán ngoại tệ giao ngay được thể nhiện như sau :

Page 60: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 60

Bảng 07: Doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay giai đoạn 2002-2004 Đơn vị tính : 1.000 USD

Năm So sánh

2003/2002 2004/2003

Chỉ tiêu

2002 2003 2004

Số tiền % Số tiền %

1. Doanh số mua - Tiền mặt

- Chuyển khoản

112.258 1.974

110.284

322.837 2.304

320.533

525.527 2.114

523.413

210.579 330

210.249

187,58 16,72

190,64

202.690 -190

220.880

62,78 -8,25

63,29

2. Doanh số bán - Tiền mặt - Chuyển khoản

112.258 134

112.124

322.833 184

322.649

525.440 207

525.233

210.575 50

210.525

187,58

37,31

187,76

202.607 23

202.584

62,76 12,5

62,78

Tổng doanh số 244.516 645.670 1.050.967 401.154 164,06 405.297 62,77

( Nguồn : Phòng Vốn Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ)

Mặc dù quyết định 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/01/1998 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước đã tạo cơ sở cho các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

như giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi trên thị trường ngoại hối ở Việt Nam phát

triển, nhưng nhìn chung nghiệp vụ giao ngay vẫn là chủ yếu ở các ngân hàng

thương mại nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ nói riêng, tỷ

trọng các giao dịch giao ngay luôn chiếm tỷ trọng cao trong tất cả giai đoạn

2002-2004, cụ thể qua các năm như sau :

Năm 2002 và năm 2004 tất cả các giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng

Ngoại Thương Cần Thơ đều là giao dịch giao ngay, năm 2003 có giao dịch có

kỳ hạn với một món 2.000.000EUR, tuy nhiên không đáng kể.

Qua nghiên cứu tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại

Thương Cần Thơ nghiệp vụ giao ngay chiếm tỷ trọng cao và giao dịch bằng

chuyển khoản là chủ yếu, theo số liệu ở bảng 07 ta thấy tổng doanh số mua

bán ngoại tệ năm 2002 là 244,56triệu USD, năm 2003 là 645,6 triệu USD và

Page 61: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 61

năm 2004 là 1.050,9triệu USD. Tốc độ tăng trưởng năm 2003 so với năm

2002 là 164,06% và năm 2004 so với 2003 là 62,77%.

Trong tổng doanh số mua ngoại tệ thì mua bằng chuyển khoản chiếm tỷ

trọng cao và tăng qua từng năm, năm 2002 là 110,3triệu USD, năm 2003 là

320,53triệu USD và năm 2004 là 523,4%. Nếu so sánh mức tăng trưởng thì ta

thấy năm 2003 có mức tăng cao hơn năm 2004. Năm 2003 mức tăng trưởng

là 190,64% còn năm 2004 chỉ 63,29%.

Trong tổng doanh số bán thì bán bằng chuyển khoản cũng chiếm tỷ trọng

cao cả về số lượng và mức tăng trưởng. Nếu năm 2002 là 112,1 triệu thì năm

2004 là 525,2 triệu USD.

Việc mua bán ngoại tệ chuyển khoản chiếm tỷ trọng cao như vậy là tín

hiệu đáng mừng. Nguyên nhân của vấn đề chính là việc các doanh nghiệp

thường mua ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu. Khi mua họ phải xuất

trình các chứng từ liên quan đến việc nhập hàng, hoặc phải ký quỹ trước một

phần, khi đến hạn thanh toán họ sẽ làm lệnh chuyển tiền cho bên bán. Bên

cạnh đó các doanh nghiệp xuất khẩu khi thu mua nguyên liệu chế biến hàng

xuất khẩu thường thanh toán bằng chuyển khoản, hoặc khi vay ngoại tệ họ

thường bán cho ngân hàng sau đó chuyển khoản thanh toán cho các đơn vị

trong nước, hoặc rút tiền mặt VNĐ để mua nguyên liệu. Chính những lý do

trên mà các giao dịch mua bán ngoại tệ thường thanh toán bằng chuyển

khoản.

• Nghiệp vụ ngoại hối có kỳ hạn : Trong năm 2003 Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ thành lập Phòng

Vốn chuyên về mảng kinh doanh ngoại tệ, hạch toán và theo dõi các khoản

mua bán ngoại tệ giữa chi nhánh với khách hàng, giữa chi nhánh với Trung

Ương. Điều này thể hiện Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ đã có sự chuẩn

bị đầy đủ về khả năng tài chính lẫn trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho việc

thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước quy

định. Thực tế Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ cũng đã thực hiện nghiệp

Page 62: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 62

vụ giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn, nhưng số lượng không đáng kể, mỗi năm chỉ

có một đến hai món, năm 2003 có một món duy nhất 2.000.000EUR, năm

2004 không có món nào. Nguyên nhân:

- Do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước khá linh hoạt ,

các chuyên gia kinh tế luôn dự đoán được mức biến động và khách hàng

cũng dự đoán trước được khả năng diễn biến tỷ giá nên đã có sự chuẩn bị.

Hơn nữa tỷ giá trong các năm qua tương đối ổn định nên khách hàng ít quan

tâm đến nghiệp vụ này.

- Phần lớn doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam không quan tâm đến

việc bảo hiểm tỷ giá, chỉ mua ngoại tệ khi đến hạn thanh toán, chứ không áp

dụng công cụ phòng ngừa rủi ro ngay khi ký hợp đồng.

- Việc các doanh nghiệp không sử dụng nghiệp vụ này là do Ngân hàng

Ngoại Thương Cần Thơ không tư vấn đầy đủ cho khách hàng, ngân hàng chỉ

mới dừng ở khâu đáp ứng các nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng chứ

chưa đồng hành cùng với doanh nghiệp bên bàn đàm phán ký kết hợp đồng

xuất khẩu.

Do vậy vấn đề đặt ra cho Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ là cần phải

đẩy mạnh nghiệp vụ này nhằm góp phần giúp các doanh nghiệp phòng ngừa

rủi ro tỷ giá, mặt khác tạo cơ sở thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

khác như SWap, Option...hoàn thành chính sách đa dạng hoá nghiệp vụ kinh

doanh ngoại hối của Ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương đề ra.

2.3.4.7 Đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ giai đoạn 2002-2004:

Trong điều kiện nghiệp vụ tín dụng chứa đầy những rủi ro, việc chuyển

hướng sang kinh doanh dịch vụ là cần thiết, tuy lợi nhuận bước đầu có thấp

hơn chút ít, tuy nhiên đây là mảng nghiệp vụ an toàn, nếu làm tốt sẽ mang lại

hiệu quả rất lớn. Vì vậy định hướng của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ

trong những năm tới là tập trung vào khách hàng thể nhân và đẩy mạnh kinh

Page 63: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 63

doanh dịch vụ, trong đó có nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Để đánh giá hiệu

quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ trong các

năm qua đạt mức độ nào, chúng ta cùng theo dõi bảng số liệu sau:

Bảng 8: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của NHNT Cần Thơ 2002-2004 Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm So sánh

2003/2002 2004/2003 Chỉ tiêu 2002 2003 2004

Số tiền Lần Số tiền Lần

- Thu lãi từ kinh doanh ngoại tệ

2.155 5.795 30.341 3.640 2,69 24.546 5,24

- Chi lỗ về kinh doanh ngoại tệ

616 2.902 24.837 2.286 4,71 21.935 8,56

- Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ 1.539 2.893 5.504 1.354 1,88 2.611 1,9

( Nguồn : Phòng Vốn Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ)

Như chúng ta đã biết, lợi nhuận thu được trong hoạt động kinh doanh

ngoại tệ là do chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán, thông thường mức

chênh lệch này vào khoảng 0,1%. Qua số liệu ở bảng 8 ta thấy lợi nhuận của

Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ có khuynh hướng tăng cao ( đồ thị 1).

Qua quan sát bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng, doanh thu về kinh

doanh ngoại tệ ngày càng tăng lên, khoản thu này thực chất là chênh lệch tỷ

giá mua và tỷ giá bán,năm 2003 thu về kinh doanh ngoại tệ đạt 5,795tỷ đồng

tăng 2,69 lần so với năm 2002, năm 2004 đạt 30,341tỷ đồng tăng 5,24 lần so

với năm 2003. Chính doanh thu tăng đã làm cho lợi nhuận kinh doanh ngoại

tệ cũng tăng theo, kết quả năm 2002 lãi 1,539tỷ, năm 2003 lãi 2,893 tỷ và năm

2004 lãi 5,504 tỷ. Bên cạnh việc tăng doanh thu và lợi nhuận, các khoản lỗ về

kinh doanh ngoại tệ cũng xuất hiện nếu như năm 2002 doanh số lỗ là 616

triệu đồng thì năm 2004 con số này lỗ lên đến 24,837tỷ đồng, một con số

khổng lồ, việc tăng doanh thu không theo kịp các khoản lỗ, nếu doanh thu

Page 64: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 64

năm 2004 tăng 5,24 lần so với năm 2003, thì lỗ kinh doanh ngoại tệ lại tăng

8,56lần.

Ñoà Thò 1: KEÁT QUAÛ KINH DOANH NGOAÏI TEÄ 2002-2004

57952902

24837

28935504

2155

30341

6161539

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

2002 2003 2004

Thu KDNT Loã KDNT Laõi KDNT

Nguyên nhân của các khoản lỗ này là do tỷ giá các loại ngoại tệ luôn biến

động bất thường và quan trọng hơn là chính sách kết chuyển ngoại tệ về

trung ương. Hàng ngày Trung ương kết chuyển doanh số mua bán các loại

ngoại tệ khác quy ra USD theo tỷ giá mua/mua, bán/bán, sau đó mua hết hoặc

bán lại nếu thiếu. Thực chất là Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ bán trước

USD và trên các tài khoản ngoại tệ khác vẫn còn. Để bù vào các khoản USD

bán trước đó chi nhánh phải bán các loại ngoại tệ khác về USD, do vậy nếu tỷ

giá các loại ngoại tệ khác tăng lên và giá USD giảm xuống thì Chi nhánh có lợi

và ngược lại thì Chi nhánh lỗ. Trên thực tế tỷ giá các loại ngoại tệ khác luôn

biến động thất thường nên việc theo dõi và chuyển đổi các loại ngoại tệ khác

ra USD kịp thời là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên việc áp dụng chính sách

này giúp cho việc quản lý vốn ngoại tệ của Trung Ương được tập trung, điều

chuyển dễ dàng và đặc biệt là Trung ương kinh doanh ngoại tệ hộ chi nhánh,

Page 65: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 65

kết quả từ kinh doanh ngoại tệ mang lại lợi nhuận rất lớn. Năm 2001 Ngân

hàng Ngoại Thương Trung ương lãi 62tỷ, năm 2002 lãi 87tỷ và năm 2003 lãi

134tỷ.

Để hạn chế khoản lỗ kinh doanh ngoại tệ này, Ngân hàng Ngoại Thương

Cần Thơ cần phải tập trung hơn cho công tác kinh doanh ngoại tệ, phân tích

và theo dõi diễn biến tỷ giá, đặc biệt là tỷ giá của các ngoại tệ khác để chuyển

đổi kịp thời. Hoặc đề nghị với Trung Ương thay vì kết chuyển các loại ngoại tệ

khác quy ra USD để mua, cuối ngày Chi nhánh dư ngoại tệ nào thì mua luôn

ngoại tệ đó, nếu thiếu thì bán ngoại tệ đó theo giá trung bình cộng giữa giá

mua và giá bán. Có như vậy, hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng

Ngoại Thương Cần Thơ mới tăng cao hơn nữa.

Page 66: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 66

Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ

Thời gian qua, mặc dù chính sách quản lý ngoại hối đã hoàn thiện căn

bản phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thị trường mở, gia tăng yếu tố thị

trường trong việc xác định tỷ giá hối đoái, bước đầu đưa một số giao dịch kinh

doanh ngoại hối vào cuộc sống như giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi. Tuy nhiên,

thị trường ngoại hối của Việt Nam còn non trẻ và sơ khai về trình độ, quy mô

hoạt động và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh. Qua phân tích thực

trạng thị trường ngoại hối Việt Nam và tình hình kinh doanh ngoại tệ ở Ngân

hàng Ngoại Thương Cần Thơ ở Chương 2, qua đối chiếu với các đặc điểm

của thị trường ngoại hối quốc tế có thể cho rằng thị trường ngoại hối của Việt

Nam và thế giới còn có khoảng cách khá xa về tổ chức, quy mô, nghiệp vụ và

kỹ năng giao dịch. Dưới đây là một số giải pháp để phát triển và đẩy mạnh

hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam nói chung và ở Ngân hàng Ngoại

Thương nói riêng.

3.1 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối ở Việt Nam 3.1.1 Nâng cao hiệu quả đối với cơ chế điều hành tỷ giá: 3.1.1.1 Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá: Xung quanh vấn đề tỷ giá trong quản lý vĩ mô tồn tại quan điểm cho rằng

giá trị đồng tiền Việt nam đã bị đánh giá quá cao so với ngoại tệ. Điều này làm

ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt khi Trung Quốc thực

hiện chính sách bán phá giá hàng hoá. Vì vậy theo quan điểm này Chính phủ

phải tiến hành phá giá đồng tiền Việt Nam ở mức độ cao bằng cách gia tăng

tốc độ điều chỉnh tỷ giá.

Page 67: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 67

Chúng ta thừa nhận rằng, tỷ giá là nhân tố hết sức quan trọng đối với

hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nó không phải là yếu tố duy nhất. Thật

vậy, tình trạng hàng Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

chủ yếu là do chất lượng hàng chưa cao, cơ cấu hàng xuất chưa đa dạng và

chưa bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng, năng suất sản xuất kém...Như vậy liệu

phá giá đồng tiền Việt nam có làm thay đổi thực trạng này hay không? hay nó

sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát, gây tâm lý bất ổn trong dân cư, làm mất lòng

tin của dân chúng vào chính sách tiền tệ của Chính phủ nói chung và giá trị

đồng tiền Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, phá giá tiền tệ trước mắt có thể

khuyến khích xuất khẩu, nhưng trong dài hạn, giá cao của nguyên liệu nhập

khẩu sẽ chuyển vào giá thành hàng xuất khẩu mất đi lợi thế do đồng tiền mất

giá mang lại.

Trong lĩnh vực đầu tư, đồng tiền không ổn định không những không

khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn ra kinh doanh, mà còn khó

thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thêm nữa, trong điều kiện hiện nay của

nền kinh tế, việc phá giá đồng tiền Việt Nam sẽ tạo tâm lý sùng bái Đôla Mỹ

hoặc Vàng, làm tăng cầu ngoại hối một cách giả tạo. Các yếu tố trên chứng tỏ

rằng việc phá giá mạnh đồng tiền Việt Nam hiện nay là không phù hợp có thể

gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, các điều chỉnh tỷ giá theo cách tăng đều như hiện nay bộc lộ

nhiều hạn chế. Quan sát tỷ giá từ tháng 2/1999 nhận thấy, tỷ giá chính thức

luôn có mức thay đổi nhỏ và biến động theo hướng tăng dần. Ưu điểm của

cách làm này là giá VND được điều chỉnh theo sự biến động sức mua hàng

hoá, tạo tâm lý ổn định cho người sở hữu ngoại tệ, nhưng mặt trái của vấn đề

là nảy sinh hiện tượng găm giữ ngoại tệ của chủ tài khoản. Để hạn chế nhược

điểm này, Ngân hàng Nhà nước nên thay đổi cách điều tiết tỷ giá theo hướng

có tăng, có giảm với nhiều mức độ khác nhau theo tín hiệu thị trường quốc tế,

sao cho tổng mức giảm giá VND tương xứng với sự biến động của chỉ số lạm

phát trong kỳ. Được như vậy, hiện tượng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp

Page 68: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 68

giảm dần, các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá có cơ hội phát huy hiệu quả,

hoạt động kinh doanh ngoại tệ mới trở lên năng động.

3.1.1.2 Từng bước tiến đến loại bỏ các công cụ kiểm soát tỷ giá mang tính hành chính:

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có sự

điều tiết của Chính Phủ để điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, tỷ giá chính

thức do Ngân hàng Nhà nước được thiết lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của

thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng và tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của các ngân

hàng thương mại không được lớn hơn ± 0,25% so với tỷ giá chính thức. Với

cách tính này, Ngân hàng Nhà nước có khả năng khống chế sự biến động thất

thường của tỷ giá.Tuy nhiên, hạn chế của nó là tỷ giá không phản ánh đúng

cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của

các Ngân hàng bị gượng ép, giả tạo. Thiết nghĩ trong tương lai Ngân hàng

Nhà nước cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng gắn liền với các

quy luật của nền kinh tế thị trường. Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm dần, tiến

đến loại bỏ các biện pháp điều tiết tỷ giá mang tính hành chính như: khống

chế tỷ giá kỳ hạn, giới hạn phí hoán đổi tiền tệ, hạn chế biên độ xác định tỷ giá

kinh doanh...Tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại kinh doanh ngoại

tệ theo cơ chế thị trường và quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ

giá. Nói cách khác, tỷ giá phải được thả nổi hoàn toàn và được xác định dựa

trên cung - cầu tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không nên áp đặt trực tiếp lên tỷ

giá mà chỉ được quyền tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua hoạt động mua

bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

3.1.1.3 Cần có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất :

Tỷ giá và lãi suất là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là công cụ

hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Tỷ giá và lãi suất luôn có mối quan hệ chặt

Page 69: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 69

chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạt động của

nền kinh tế. Sự khập khễnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra

những hậu quả bất lợi như : bản tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát, chảy

máu ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài...Vì vậy

trong quản lý vĩ mô, chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một cách

đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất

định.Cụ thể, trong thời gian từ nay đến 2010, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục

thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận và hạn chế can thiệp trực tiếp vào tỷ

giá. Khoảng sau năm 2010, theo học thuyết ngang giá lãi suất, chính sách tự

do hoá lãi suất đòi hỏi cơ chế tỷ giá cũng phải được thiết lập trên quan hệ

cung cầu tiền tệ. Nói cách khác, chế độ tỷ giá thả nổi được kiểm soát bằng

các giải pháp kinh tế và chính sách tự do hoá lãi suất là giải pháp lâu dài mà

Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện để điều hành chính sách tiền tệ trong

tương lai.

3.1.2 Đẩy mạnh vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với tài khoản tiền gửi ngoại tệ vãng lai :

Trong quản lý ngoại hối, việc mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ phải đảm bảo

quyền tự do trong kinh doanh, nhưng đồng thời phải ngăn chặn tình trạng găm

giữ, đầu cơ ngoại tệ làm phản ánh sai lệch cung - cầu ngoại tệ của nền kinh

tế.

3.1.2.1 Đối với người cư trú : Theo thông tư 08/2003/TT-NHNN ngày 21/05/2003 của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước V/v hướng dẫn thi hành nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ

đối với giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức, theo quy định này thì tỷ

lệ kết hối bằng 0%. Để thu hút ngoại tệ từ đối tượng này, trước hết Chính phủ

phải bảo đảm thoả mãn tất cả các nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước phải thực sự hiểu rằng đó không chỉ là yêu cầu của bản

thân các tổ chức kinh tế mà chính là nhu cầu cần thiết của nền kinh tế được

Page 70: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 70

thực hiện thông qua các doanh nghiệp. Được như vậy các tổ chức có nguồn

thu ngoại tệ mới an tâm bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng.

Hai là các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá phải được sử dụng một cách

hiệu quả. Để phòng chống rủi ro tỷ giá hữu hiệu, các công cụ phòng chống rủi

ro tỷ giá phải được thiết lập theo cơ chế thị trường.

Ba là phải kết hợp giữa việc quản lý tài khoản ngoại tệ với hoạt động cho

vay ngoại tệ của ngân hàng. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp có số dư

tài khoản ngoại tệ cao nhưng khi cần vốn kinh doanh họ không chuyển số

ngoại tệ này thành bản tệ mà đề nghị ngân hàng thương mại cấp tín dụng

bằng VND. Biện pháp này giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro khi ngoại tệ lên

giá, nhưng bất lợi của nó là gây khan hiếm ngoại tệ một cách giả tạo. Để giải

quyết vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước nên xây dựng các quy định khắt khe

trong việc cấp tín dụng với các doanh nghiệp có số dư tài khoản ngoại tệ cao

nhằm hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các đơn vị và làm cân bằng

cung - cầu ngoại tệ của nền kinh tế.

Đối với cá nhân là người cư trú : Trong bối cảnh nền kinh tế “ ngầm”

còn tồn tại, nạn buôn lậu phát triển mạnh, hệ thống quản lý tài sản cá nhân

hoạt động kém hiệu quả...Chính phủ nên tiếp tục cho phép các Ngân hàng

thương mại thu hút ngoại tệ của các cá nhân người cư trú dưới hình thức tài

khoản tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu bằng ngoại tệ song song với hệ

thống tài khoản bản tệ. Với cách làm này, Chính phủ có thể tập trung một

phần lượng ngoại tệ tản mạn trong lưu thông, khắc phục những hạn chế do

sự bất cập giữa chính sách tỷ giá và lãi suất, bước đầu tạo được lòng tin của

công chúng vào chính sách tiền tệ của Chính phủ., thực hiện quyền tự do cá

nhân đối với tài sản riêng. Khi cần điều chỉnh số dư ngoại tệ của cá nhân là

người cư trú, Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ lãi suất, tỷ giá để điều

tiết. Mọi ép buộc mang tính hành chính như : cấm cá nhân mở tài khoản ngoại

tệ, bắt buộc kết hối... đều phản tác dụng đối với đối tượng này và kéo họ xa

Page 71: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 71

rời hoạt động ngân hàng làm hạn chế khả năng kiểm soát ngoại hối của Ngân

hàng Nhà nước.

3.1.2.2 Đối với các tổ chức và cá nhân là người không cư trú:

Đối với người không cư trú, Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép họ mở tài

khoản ngoại tệ để hạch toán các khoản thu ngoại tệ từ nước ngoài được

chuyển vào chi tiêu ở Việt Nam. Nguồn ngoại tệ này chỉ được sử dụng tại

những nơi được phép thu ngoại tệ. Nếu phát sinh các nhu cầu chi tiêu khác tại

Việt Nam, chủ tài khoản phải đổi ngoại tệ thành đồng tiền Việt Nam tại các

Ngân hàng thương mại để sử dụng.

3.1.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: Quan sát thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong những năm qua nhận

thấy, hoạt động của thị trường này vẫn còn nhiều khiếm khuyết, đó là sự mất

cân xứng giữa lệnh mua và lệnh bán ngoại tệ, số giao dịch vừa ít về lượng,

vừa kém về doanh thu , nghiệp vụ kinh doanh quá đơn điệu...Để tạo một sức

sống mới cho thị trường . Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm đến các vấn đề

sau :

3.1.3.1 Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia:

Trong những năm vừa qua, tổng dự trữ ngoại hối của quốc gia tăng

nhanh. Dự trữ ngoại hối năm 2001 đạt 3.601 triệu USD tăng 18,84% so với

năm 2000. Tuy nhiên, theo dự tính của IMF, để cân bằng cán cân thanh toán,

tổng dự trữ ngoại hối năm 2006 phải là 6.341 triệu gần gấp đôi số dự trữ của

năm 2001 là 3.601 triệu USD. Cụ thể :

Page 72: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 72

Dự trữ ngoại hối Việt Nam từ 1999-2006 Đơn vị : Triệu USD

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng dự trữ ngoại hối

3.030 3.601 3.971 4.557 5.101 5.692 6.341

Tương đương tuần nhập khẩu

8,6 9,4 9,1 9,5 9,6 9,8 10

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và dự tính của IMF

Một vấn đề mà Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm là thay đổi cách đánh

giá tồn quỹ ngoại hối. Hiện nay, quỹ dự trữ ngoại hối được xác định theo tuần

nhập khẩu, nói cách khác, nguồn ngoại hối dự trữ chỉ mới dừng lại ở việc sẵn

sàng cung ứng ngoại tệ để cân bằng cán cân thương mại. Điều này xuất phát

từ thực trạng thường xuyên thâm hụt cán cân thương mại và dịch vụ trong

những năm trước đây. Tuy nhiên trong tương lai, cách tính này không an toàn

vì nó không bao quát hết nhu cầu ngoại tệ của đất nước, bởi vì bên cạnh cán

cân vãng lai, cán cân vốn cũng tạo một áp lực lớn về ngoại hối. Thật vậy,

những năm đầu của thời kỳ đổi mới, nguồn vốn nước ngoài chuyển vào Việt

Nam không ngừng gia tăng trong khi nhu cầu chuyển vốn ra nước ngoài của

Việt Nam thấp. Cán cân vốn luôn thặng dư và mức thặng dư gia tăng theo

thời gian. Tuy nhiên qua hơn 10 năm tính từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế,

thời gian ân hạn của một số khoản vay đã kết thúc, thời gian trả nợ đến gần,

khoản lãi và gốc của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp cũng đến kỳ thanh

toán, nhu cầu chuyển vốn ra nước ngoài kinh doanh của các doanh nghiệp

Việt Nam đang có xu hướng ngày càng tăng. Đây là những nhu cầu ngoại tệ

hợp lý mà Chính phủ phải thoả mãn. Để tránh tình trạng căng thẳng ngoại tệ

trong tương lai, Ngân hàng Nhà nước cần có khoản dự phòng cho các nhu

cầu ngoại tệ phát sinh từ cán cân vốn trong việc xác định tồn quỹ ngoại hối,

đồng thời gia tăng nguồn ngoại hối cho mục tiêu ổn định tỷ giá khi thị trường

tài chính trong nước và quốc tế biến động.

Page 73: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 73

Muốn vậy Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách cung

tiền kèm với mục tiêu tăng quỹ dự trữ ngoại hối của quốc gia, phối hợp với Bộ

tài chính trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ từ hoạt động

xuất khẩu dầu thô, mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia, tăng cường

biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho

hệ thống Ngân hàng.

3.1.3.2 Ngân hàng Nhà nước cần phải thực hiện đúng chức năng là người mua bán cuối cùng:

Một đặc điểm nổi bật của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là sự mất

cân đối trong giao dịch. Tuỳ theo từng giai đoạn trong nền kinh tế, lúc thừa

ngoại tệ tất cả các thành viên đều đặt lệnh bán ( 1994-1995), lúc căng ngoại tệ

mọi Ngân hàng đều đặt lệnh mua ( 1997-1998). Khi cầu ngoại tệ hợp lý không

được thoả mãn, các thành viên dần dần mất niềm tin vào thị trường làm giảm

hiệu lực của hoạt động ngoại hối.

Vì vậy, để có thể điều tiết thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm can

thiệp hữu hiệu vào tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước phải sẵn sàng thoả mãn mọi

nhu cầu ngoại tệ hợp lý của thị trường và ngược lại, theo tác động hai chiều

của giao dịch, Ngân hàng Nhà nước có thể thu gom ngoại tệ từ các Ngân

hàng thương mại. Điều này chỉ có thể thực hiện khi Ngân hàng Nhà nước

quản lý tốt tài khoản ngoại tệ, gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối và xây dựng cơ

chế tỷ giá phù hợp.

3.1.4 Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam:

Tiền tệ là “máu” của nền kinh tế, cho nên khả năng chuyển đổi của đồng

tiền không chỉ ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách quản lý ngoại hối

quốc gia mà còn tác động mạnh đến quá trình giao thương, đầu tư giữa các

nước trên thế giới và tiến trình hội nhập của nền kinh tế riêng lẻ với nền kinh

tế toàn cầu.Thật vậy, đối với cán cân vãng lai, việc bản tệ được tự do chuyển

Page 74: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 74

đổi thành ngoại tệ làm cho hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó năng động

hơn, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước gia tăng. Trong các giao

dịch vốn, khả năng chuyển đổi của đồng tiền bản tệ sẽ tác động mạnh đến

hoạt động thu hút vốn đầu tư, tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài an tâm

trong việc chuyển vốn đầu tư cũng như chuyển lợi nhuận về nước. Một lợi ích

đáng kể nữa của việc bản tệ được tự do chuyển đổi là tạo tâm lý tốt trong các

tầng lớp dân cư, hạn chế tình trạng lưu thông nhiều đồng tiền trong quốc gia.

Hiện tượng đô la hoá nền kinh tế được hạn chế. Việc huy động các nguồn lực

trong nền kinh tế trở nên thuận lợi hơn do người dân ít lo ngại về giá trị đồng

tiền đang được lưu ký trên tài khoản tại Ngân hàng. Ngoài ra, đồng tiền tự do

chuyển đổi làm giảm sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào chính sách

quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá . Điều này góp phần bỏ các hạn

chế trong quá trình chu chuyển vốn, góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập của

nền kinh tế.

Để nâng cao giá trị cho bản tệ, củng cố hoạt động quản lý ngoại hối Ngân

hàng Nhà nước nên thực hiện việc tự do chuyển đổi đồng tiền Việt Nam trong

các giao dịch vãng lai. Khi kinh tế tương đối ổn định, quỹ dự trữ dồi dào,

Chính phủ tiến hành tự do chuyển đổi tiền tệ trong các giao dịch vốn và sau

đó mở rộng ra các giao dịch khác. Để thực hiện được điều này Chính phủ cần

thực hiện các yêu cầu sau:

- Chính phủ phải có một chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh. Chẳng

hạn chính sách tài chính đối nội vừa đảm bảo sự phát triển nền sản xuất trong

nước vừa cải thiện cán cân thương mại, nếu đạt được nó sẽ mở đường cho

việc chuyển đổi đồng tiền. Ngược lại, đồng tiền chuyển đổi sẽ giúp cho quá

trình cải cách được thông suốt. Bởi vì đồng tiền vững mạnh cộng với chế độ

tỷ giá phù hợp sẽ giúp cán cân thanh toán thêm vững chắc. Ngoài ra khi tiền

tệ được tự do chuyển đổi sẽ tạo ra các nhân tố kích thích thị trường, tạo điều

kiện phát triển kinh tế.

Page 75: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 75

- Cần phải cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, của

doanh nghiệp Việt Nam và của đất nước Việt Nam.

- Để có thể thực hiện thành công việc chuyển đổi đồng tiền đòi hỏi phải

có đủ lượng ngoại tệ dự trữ . Nguồn ngoại tệ dồi dào sẵn sàng thoả mãn các

nhu cầu ngoại tệ hợp lý sẽ củng cố lòng tin của công chúng vào giá trị bản tệ

và là tác nhân quan trọng đẩy nhanh tiến độ tự do hoá trong chuyển đổi tiền

tệ.

- Bên cạnh đó Chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp kích

thích nền kinh tế như: hiện đại hoá nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh tốc độ

cổ phần hoá doanh nghiệp, xử lý các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua

lỗ, thu hút đầu tư, xây dựng chính sách thích hợp để phát triển nông nghiệp,

khuyến khích sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng chiến lược, triệt để

chống buôn lậu, bài trừ tham nhũng ...

3.2 Giải pháp nâng cao khả năng kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ. 3.2.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ: Trong những năm gần đây, với sự tham gia vào thị trường Việt Nam của

rất nhiều Ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh

ngoại tệ như ANZ Bank,Citi Bank,HSBC.....Với ưu thế về kỹ thuật nghiệp vụ,

am hiểu thị trường, công nghệ hoàn hảo đã tạo một sức cạnh tranh rất lớn

không chỉ đối với các Ngân hàng ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh mà còn ảnh

hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng trên địa bàn

Tp.Cần Thơ. Để có thể đứng vững trước sức ép cạnh tranh này Ngân hàng

Ngoại Thương Cần Thơ cần thực hiện các yêu cầu sau :

- Phải xây dựng được một chế độ tỷ giá ngoại tệ tự do chuyển đổi với

biên độ linh hoạt, tuỳ theo từng thời điểm cụ thể nhằm thu hút các nguồn

ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng.

Page 76: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 76

- Thường xuyên theo dõi biến động và cập nhật thông tin tỷ giá trên thị

trường ngoại hối quốc tế chính xác, tức thời nhằm giảm thiểu rủi ro, kinh

doanh an toàn và có lãi.

- Cần xây dựng các chương trình tự động hoá việc tính giá vốn của

từng loại ngoại tệ, đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ, tính toán thu nhập

của hoạt động kinh doanh chuyển đổi ngoại tệ, tính số dư tài khoản vãng lai

để tạo thuận lợi trong kinh doanh.

- Cải tiến quy trình giao dịch đối với khách hàng, đẩy mạnh công tác tư

vấn thông qua các công cụ trên thị trường ngoại hối nhằm giúp họ thực hiện

hiệu quả các công cụ phòng ngừa rủi ro, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh

doanh ngoại tệ.

- Xây dựng và áp dụng biểu phí dịch vụ cạnh tranh, nhất là các loại phí

liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, hoặc các hoạt động thu hút ngoại tệ

về cho Ngân hàng.

3.2.2 Đầu tư phát triển công nghệ thông tin ngân hàng hỗ trợ phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ : Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, mọi ngân hàng đều phải tự

vươn lên để đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế

giới. Không nằm ngoài xu thế đó, Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ cần

phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức một cách có hệ thống. Cơ

cấu lại tổ chức bộ máy ngân hàng đồng nghĩa với việc sắp xếp lại hệ thống

công nghệ thông tin cho phù hợp với mô hình mới, lấy công nghệ làm công cụ

đắc lực thúc đẩy các hoạt động kinh doanh. Với khả năng cho phép tự động

hoá hoạt động tác nghiệp, xây dựng và phát triển các sản phẩm có hàm lượng

công nghệ cao, đột phá các lĩnh vực bán buôn và đặc biệt là mảng kinh doanh

ngoại tệ, tăng cường kiểm tra, giám sát, hiện đại hoá công nghệ thông tin

ngân hàng vừa có tính thời sự, vừa là yếu tố lâu dài đảm bảo sự phát triển

bền vững của một Ngân hàng hiện đại.

Page 77: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 77

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc ưu tiên

cho công nghệ thông tin, trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã chứng kiến

sự phát triển ngoạn mục trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng

Ngoại thương với sự gia tăng mạnh mẽ của một loạt các sản phẩm phục vụ

khách hàng. Tuy nhiên mảng kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Ngoại Thương

chưa quan tâm đúng mức, hệ thống mạng truyền thông phụ thuộc quá nhiều

vào bưu điện, chưa có mạng thông tin trực tuyến về thị trường ngoại tệ quốc

tế, chưa có hệ thống phân tích thông tin thị trường ngoại hối, hệ thống truyền

số liệu thường xuyên bị quá tải... Kinh doanh ngoại tệ là mảng nghiệp vụ

mang lại lợi nhuận tương đối cao, an toàn hơn là kinh doanh tín dụng, năm

2004 doanh thu kinh doanh ngoại tệ chiếm 14% trên tổng doanh thu, đây

chính là lý do để Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ quan tâm đầu tư công

nghệ cho mảng nghiệp vụ này.

Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp cho Ngân hàng Ngoại

Thương Cần Thơ nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo an toàn trong hoạt

động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh tệ nói riêng, giảm chi phí

quản lý, giảm giá thành sản phẩm, nắm bắt kịp thời thông tin thị trường ngoại

hối, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh. Do vậy có thể nói rằng nền tẳng

công nghệ thông tin hiện đại không những là chìa khoá tạo điều kiện cho

Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ khẳng định vị trí,vai trò của mình là nhà

cung cấp dịch vụ kinh doanh ngoại tệ hàng đầu tại khu vực Đồng Bằng sông

Cửu Long mà còn giúp Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ tự tin tham gia

quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

3.2.3 Đẩy mạnh công tác khách hàng:

Nhìn nhận một cách khách quan, với một hệ thống sản phẩm tốt có chất

lượng hiện nay, mức phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng

Ngoại thương Cần Thơ còn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của Khu

vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có thế mạnh về xuất khẩu thuỷ sản và

Page 78: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 78

hàng nông sản. Một nguyên nhân chủ yếu là do công tác khách hàng còn

nhiều yếu kém:

- Hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương chưa có những quy định thống

nhất về công tác dịch vụ khách hàng trên toàn hệ thống.

- Chưa tổ chức những chiến lược quảng bá rộng rãi, chuyên nghiệp về

các sản phẩm ngân hàng trong chiến lược Marketing thống nhất, các chương

trình còn mang tính tự phát,nhỏ lẻ.

- Chất lượng dịch vụ khách hàng còn kém, thể hiện ở trình độ nắm bắt

đặc tính nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thái độ phục vụ, công nghệ hỗ trợ,

kiến thức nghiệp vụ, tính tức thời của việc cập nhật tỷ giá ... chưa đáp ứng

yêu cầu của khách hàng.

- Chưa khai thác được hệ thống khách hàng hiện có cho sản phẩm kinh

doanh ngoại tệ, nhiều khách hàng còn chuyển ngoại tệ để bán cho các ngân

hàng nước ngoài...Chưa có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp với

từng đối tượng.

Những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh

doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ, có thể tỷ giá mua

thấp hơn một chút nhưng chất lượng dịch vụ tốt, quan hệ gắn bó thì khách

hàng sẵn sàng bán ngoại tệ cho Ngân hàng. Để thu hút khách hàng cho

nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ cần thực

hiện các giải pháp sau:

+ Củng cố và tăng cường xây dựng Phòng Vốn trở thành bộ phận

chuyên nghiệp dành cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

+ Có chính sách đặc biệt đối với những khách hàng xuất khẩu có quan

hệ tốt với ngân hàng thông qua việc hỗ trợ về lãi suất vay, lãi suất chiết khấu,

giảm phí thanh toán ...

+ Có cam kết hỗ trợ bán ngoại tệ cho các nhu cầu hợp lý đối với những

khách hàng truyền thống, có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.

Page 79: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 79

+ Chuẩn hoá các chiến lược tiếp thị sản phẩm và đảm bảo các kế hoạch

tiếp thị cụ thể phải được thực thi tại các Chi nhánh cấp II, nâng cao hơn nữa

vai trò quảng cáo và quảng bá thương hiệu.

+ Quán triệt tinh thần chỉ đạo - quản lý theo ngành dọc, tạo tính thống

nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại Thương.

+ Có sự phối hợp thống nhất và nhịp nhàng giữa các phòng ban có liên

quan đến các hoạt động về ngoại tệ, nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho

khách hàng khi có nhu cầu mua bán ngoại tệ.

3.2.4 Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ :

Các nghiệp vụ ở thị trường ngoại hối bao gồm: giao ngay, kỳ hạn, hoán

đổi, quyền chọn và tương lai. Về cơ sở pháp lý các Ngân hàng thương mại

Việt Nam được phép tiến hành 4 loại nghiệp vụ là giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi

và quyền chọn. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại hối của

nước ta vẫn còn sơ khai, non trẻ, chỉ mới tập trung vào nghiệp vụ giao ngay,

các nghiệp vụ khác ít phát sinh. Vì vậy việc hoàn thiện và phát triển các

nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là rất cần thiết đối với các Ngân hàng thương

mại trong đó có Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ.

Hiện nay Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ đã bắt đầu thực hiện

nghiệp vụ kỳ hạn nhưng số lượng rất ít, còn nghiệp vụ hoán đổi và quyền

chọn thì chưa có. Như đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng lên tỷ giá kỳ hạn

và hoán đổi là tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền trong

giao dịch và thời hạn hợp đồng. Vì mục đích chính của việc sử dụng các

nghiệp vụ này là phòng chống rủi ro tỷ giá nên cần phải khuyến khích các

doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Biện pháp thực hiện :

- Tỷ giá cần được xây dựng trên cơ sở quan hệ cung cầu về ngoại tệ

trên thị trường. Rõ ràng với chính sách tỷ giá cố định trong một biên độ hẹp sẽ

không tạo môi trường để phát triển các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi.

Page 80: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 80

- Ngân hàng cần xây dựng chương trình giới thiệu về lợi ích mang lại

cho các doanh nghiệp khi thực hiện các nghiệp vụ này, phân tích rủi ro về sự

biến động tỷ giá đối với nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

- Thực hiện thử nghiệm nghiệp vụ quyền chọn giữa VND và USD, khi

thị trường đã quen dần thì mở rộng sang các loại ngoại tệ khác hoặc khi thị

trường ngoại hối Việt Nam đã đạt đến trình độ quốc tế.

- Áp dụng nhiều hình thức huy động vốn ngoại tệ linh hoạt và đa dạng

nhằm thu hút tối đa các nguồn ngoại tệ vào Ngân hàng.

- Áp dụng kinh doanh đa dạng các loại ngoại tệ khác ngoài USD.

3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại tệ:

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là một nghiệp vụ tương đối phức tạp,

ngoài việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán

bộ chuyên nghiệp, nhanh nhạy trong phân tích và thích ứng với cường độ

công việc cao. Trong điều kiện thị trường ngoại hối của Việt Nam đang trong

quá trình hội nhập, việc đầu tư nâng cao trình độ và đầu tư cho đội ngũ cán bộ

làm công tác kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ là rất

cần thiết. Để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh

ngoại tệ, Ngân hàng cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại những người làm công tác này thông

qua việc cử đi tham gia các lớp huấn luyện tại các Trường đại học uy tín, nếu

có điều kiện cử đi học tại nước ngoài như Anh, Mỹ, Nhật, Singapore nơi có thị

ngoại hối phát triển.

- Mời các chuyên gia có kinh nghiệm đến tập huấn cho đội ngũ nhân

viên này để họ có điều kiện tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ những

chuyên gia. - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang tính quốc tế, liên quan đến các

thị trường trên thế giới và biến động không ngừng đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải

có trình độ ngoại ngữ và khả năng phân tích. Do vậy khi tuyển dụng nhân sự

Page 81: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 81

mới cho hoạt động này cần quan tâm đến khả năng phân tích, trình độ ngoại

ngữ , vi tính và những kiến thức am hiểu thị trường ngoại hối. - Nếu cần thiết, Ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương cần xây dựng

một trung tâm đào tạo riêng để tập huấn các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ,

cập nhật những kiến thức kỹ năng mới phục vụ cho công tác kinh doanh của

Ngân hàng.

Kinh doanh ngoại hối mang lại hiệu quả rất cao, nhưng chính sách tiền

lương và chế độ khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng

đến hiệu quả làm việc của các nhân viên này. Để khuyến khích họ tập trung

vào kinh doanh, Ngân hàng cần có tỷ lệ trích thưởng hợp lý trên lợi nhuận do

đội ngũ nhân viên làm công tác kinh doanh ngoại tệ mang lại, có như vậy mới

khuyến khích các dealer tập trung vào công việc kinh doanh và hiệu quả kinh

doanh ngoại tệ sẽ cao hơn.

Page 82: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 82

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại

Thương Cần Thơ, bản thân nhận thấy nghiệp vụ kinh doanh hối là một nghiệp

vụ mới đầy tiềm năng để phát triển, nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả rất

lớn không những cho các nhà kinh doanh tiền tệ mà còn giúp các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có điều kiện

sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, tìm kiếm lợi nhuận, bảo đảm an

toàn nguồn vốn và đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hoá. Nội dung luận

văn bao gồm 03 chương được sắp xếp có hệ thống. Trên cơ sở lý luận để

phân tích thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương Cần

Thơ giai đoạn 2002-2004, xác định mức độ sử dụng các nghiệp vụ ngoại hối

hiện nay ra sao, xác định nguyên nhân của việc hạn chế sử dụng các công cụ

phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, nêu lên

những thành tựu và tồn tại trong cơ chế quản lý ngoại hối, về chính sách điều

hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước...Từ đó đề ra các giải pháp có tính khả

thi, góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối phù hợp với

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ

tại Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ.

Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm đối với nghiệp vụ kinh doanh

ngoại tệ còn nhiều hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.

Nhưng với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình để nâng

cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương Cần

Thơ, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng nghiệp vụ ngoại hối để phòng

ngừa rủi ro tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước ngày càng

hoàn thiện hơn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hội nhập. Bản thân sẽ tiếp

tục nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngoại hối trong thời gian tới để góp phần

Page 83: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 83

tìm ra giải pháp thích hợp phục vụ tốt nhất cho sự phát triển nghiệp vụ kinh

doanh ngoại hối tại Việt Nam

Một lần nữa, xin chân thành cám ơn Quý Thầy cô Trường Đại học Kinh

tế Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy những kiến

thức kinh tế bổ ích trong suốt khoá học. Cám ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Đăng

Dờn, người đã hết lòng giúp đỡ tác giả trong thời gian thực hiện luận văn

này./.

Page 84: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn: Tiền tệ - Ngân hàng – NXB Thành Phố Hồ

Chí Minh năm 2001. 2. TS. Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định, TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang,

TS. Nguyễn Thị Liên Hoa : Tài chính quốc tế – NXB Thống kê năm 2001. 3. TS. Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định, TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang,

TS. Nguyễn Thị Liên Hoa : Tài chính doanh nghiệp hiện đại – NXB Thống kê năm 2003.

4. PTS. Nguyễn Thị Thu Thảo : Đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia năm 1999.

5. TS. Nguyễn Văn Tiến : Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối – NXB Thống kê năm 2001.

6. TS. Nguyễn Văn Tiến : Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở – NXB Thống kê năm 2000.

7. PGS.TS Nguyễn Công Nghiệp : Tỷ giá hối đoái phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh – NXB Tài chính năm 1996.

8. TS. Lê Quốc Lý : Tỷ giá hối đoái những vấn đề lý luận và thực tiễn điều hành ở Việt Nam – NXB Thống kê năm 2004.

9. PTS. Lê Văn Tề : Kinh doanh ngoại hối và xác định tỷ giá - NXB Tp.Hồ Chí MInh năm 1994.

10. Một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối - Số chuyên đề, Vụ Quản lý ngoại hối.

11. Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ năm 2002-2004.

12. Tạp chí ngân hàng, Thời báo ngân hàng, tạp chí thông tin Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

13. Anunal report 2002,2003,2004 của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 14. By Sam Y.Cross : All about ...the foreign exchange market in the United

states – Federal Reserve Bank of New York 1998.