23
Bài tập thảo luận Kinh Tế Môi Trường Đề tài : Tìm hiểu “hàng rào xanh” của thị trường EU đối với xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam

hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Bài tập thảo luận Kinh Tế Môi Trường

Đề tài: Tìm hiểu “hàng rào xanh” của thị trường EU đối với xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam

Page 2: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Nhóm thực hiện:

Trần Thị Thu Nga Đỗ Thị Thảo Hồ Thị Phúc Phạm Hoài Thương

Lớp: QH2007E - TCNH

Page 3: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Nội dung

1. Hàng rào xanh?

2. Hàng rào xanh của EU. Những qui định EU áp dụng với hàng nông sản nhập khẩu

3. Ngành nông sản của Việt Nam đã thực hiện các qui định môi trường của EU ?

4. Giải pháp cho hàng hóa xuất khẩu của VN sang thị trường EU

Page 4: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

1. Hàng rào xanh

Hàng rào xanh hay còn gọi là hàng rào về môi trường (Green barriers) là những quy định về môi trường mà nước nhập khẩu áp dụng với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình nhằm hạn chế tác động xấu của việc sản xuất và sử dụng hàng hóa tới môi trường, bảo vệ người tiêu dùng trong nước, và tạo điều kiện khuyến khích hàng hóa trong nước

Page 5: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

2. Hàng rào xanh của EU

Cơ sở:

EU dựa trên cơ sở các hiệp định toàn cầu, đặc biệt trong Lịch trình 21 của Hiệp định Rio de Janeiro Trong Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển, được tổ chức năm 1992 tại Brazin

Page 6: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Qui định của EU về nông sản

Các qui định gián tiếpđến môi trường

Các qui định trực tiếpđến môi trường

Mức thuốctrừ sâu tốiđa có trong

SP nôngnghiệp

Kiểm trathú y vớigia súc

và gia cầm

Chất phụgia trong

thực phẩm

Nhãn hiệucho thực phẩm có

nguồn gốc hữu cơ

Bao bìvà phế

thải baobì

Page 7: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Quy định về bao bì và phế thải bao bì

Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói có quy định các mức độ tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yêu cầu đối với sản xuất và thành phần của bao bì:

Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặng được giới hạn ở mức thấp nhất

Bao bì được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá sao cho có thể được tái sử dụng hoặc thu hồi

Bao bì phải được sản xuất để giảm thiếu sự hiện diện của các chất độc hại và các chất nguy hiểm khá

Page 8: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Quy định vễ nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ

Là nhãn hiệu được cấp cho sản phẩm không sử dụng chất hóa học tổng hợp, hạn chế tối đa sử dụng phân bón, hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân vi sinh nhằm tạo ra các sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ

môi trường. Hiện nay chưa có các tiêu chuẩn chung ở châu Âu về qui định

này,các nước khác nhau của EU sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau

Ngoài ra, EU còn có chủ trương nhập khẩu, sử dụng cũng như sản xuất hàng hóa có nguồn gốc hữu cơ. EU hiện đang áp dụng quy trình

trình thực hành nuôi trồng tốt (Good Agriculture practice – GAP).

Page 9: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Quy định về mức thuốc trừ sâu tối đa có trong sản phẩm nông nghiệp

Quy định hàm lượng thuốc trừ sâu hợp lý trong sản suất sản phẩm nông sản sẽ đảm bảo ít gây ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, đất đai, đảm bảo sức khỏe của ngườI nông dân và ngườI tiêu dùng.

Năm 1976 EU đã ra chỉ thị 76/895/ EEC về việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu

và hàm lượng thuốc tối đa cho phép Mới đây ngày 13/1/2009, Nghị viện châu Âu đã thông qua Luật hạn chế

sử dụng các loại thuốc trừ sâu có chất gây ung thư và nguy hiểm về mặt sinh học, qui định này bao gồm 1100 loại thuốc trừ sâu đã từng hoặc hiện đang được sử dụng trong nông nghiệp nội khối và ngoài EU đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp được dùng làm thức ăn cho người và gia súc -> đây là qui định hài hòa chung của EU vì hiện nay các nước thành viên EU vẫn có các qui định riêng về sử dụng thuốc trừ sâu.

Page 10: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Quy định về kiểm tra thú y với gia súc, gia cầm

là quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng lại liên quan gián tiếp đến môi trường bởi vì một sô quy trình nuôi trồng, chế biến và đưa sản phẩm nông sản vào thị trường EU có ảnh

hưởng tới môi trường sinh thái Các qui định này được cụ thể hóa trong các quyết định và chỉ

thị sau: Chỉ thị 91/67/EEC ra năm 1991 Chỉ thị 93/43/EEC ra năm 1993 Chỉ thị 96/EEc ra năm 1996 Chỉ thị 97/78/EEC ra năm 1997 Qui định 178/2002 Qui định 852/2004

Page 11: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Quy định về kiểm tra thú y với gia súc, gia cầm(tiếp)

Qui định 854/2004 Qui định 882/2004/EEC Qui định số 2073/2005 Qui định số 2074/2005 Qui định số 2076/2005/EC

-> các qui định trên nhìn chung đều có nội dung về kiểm dịch thú y với các loại gia súc, gia cầm, và đang có hiệu lực thi hành trên thị trường.

Page 12: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Quy định về chất phụ gia trong thực phẩm

Quy định về chất phụ gia trong thực phẩm là quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng lạI liên quan gián tiếp đến môi trường

Năm 2005 số chất kháng sinh sử dụng trong thực phẩm bị EU cấm lên tớI 26. Trong đó phần lớn các chất bị cấm là những chất gây hạI cho môi trường : Chloramphenicol (CAP), Chloroform, Chlorpomazine, Dimetridazole,…

Để quản lý các phụ gia thực phẩm thì mỗi loại phụ gia đều được gắn với một số duy nhất. Ban đầu các số này được gắn liền với chữ “E” để chỉ các chất phụ gia thực phẩm được chấp nhận sử dụng ở châu Âu.

Theo đó, tất cả các chất phụ gia thực phẩm có tiền tố "E" đi kèm với số hiệu đều là những phụ gia thực phẩm được chấp nhận sử dụng tại các quốc gia ở châu Âu

Page 13: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Các tiêu chuẩn môi trường của EU

Hiện nay CENELEC, CEN và ETSI là ba cơ quan tiêu chuẩn hoá của Châu Âu được coi là đủ năng lực trong việc tiêu chuẩn hoá kỹ thuật đưa ra ra các tiêu chuẩn riêng biệt tạo ra “Hệ thống tiêu chuẩn hóa châu Âu”

(*) ISO14000 là một hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) quy định, có ảnh hưởng rộng rãi tới mọi lĩnh vực về môi trường, trong đó hệ thống quản lý môi trường (EMS) 14001 và 14004 là quan trọng nhất tập trung vào ISO 14001, tiêu chuẩn quản lý môi trường

Hệ thống phân tích rủi ro bằng phân tích tới hạn(HACCP). Hệ thống này nhận biết những mối nguy hại có thể xảy ta trong quá trình sản xuất thực phẩm và đặt ra các biện pháp kiểm soát để tránh những mối nguy xay ra.

Page 14: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Hệ thống kiểm tra và quản lý sinh thái (EMAS) : là Chương Trình Đánh giá  và Quản lý Sinh thái của Liên Minh Châu Âu, kết hợp những yêu cầu của ISO 14001, có nghĩa là đạt được chứng nhận EMAS thì không cần phải chứng nhận ISO 140001 nữa.

Hiệp định SPS : Liên minh châu Âu áp dụng các tiêu chuẩn SPS được thông qua bởi tổ chức thương mại thế giới WTO qui định về các tiêu chuẩn trong buôn bán nông sản và thực phẩm, mục đích của hiệp định này là bảo vệ và cải thiện tình trạng sức khoẻ của con người, của động vật và các hiện trạng vệ sinh thực vật ở tất cả các nước thành viên

Page 15: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

3.Ngành nông sản Việt Nam đã thực hiện các quy định môi trường của EU như thế nào?

khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường đang là vấn đề nhức nhối của các doanh nghiệp Việt Nam do các tiêu chuẩn mà EU đặt ra đối với nông sản nhập khẩu là rất ngặt nghèo, và VN chủ yếu chưa có những hiểu biết về các tiêu chuẩn này, do đó chưa đạt được các tiêu chuẩn của EU.

Page 16: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Đối với hàng hóa nông sản: tới năm 2005 thịt gia súc của Việt Nam vẫn chưa thể vào được thị trường EU. Nguyên nhân chính là do thịt gia súc của Việt Nam chưa đáp ứng

được tiêu chuẩn của EU Mới đây một số đơn vị nhập khẩu

của châu Âu yêu cầu mật ong VN phải đảm bảo 17 tiêu chuẩn về chất lượng. Ngoài ra còn bắt buộc áp dụng hệ thống” Phân tích độc hại điểm kiểm tra chủ chốt” (HACC). Một số xét nghiệm rất đắt làm tăng giá thành sản phẩm.

Page 17: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Các loại rau quả nhiệt đới và hạt có dầu cảu Việt Nam như thanh long, xoài , hạt điều, lạc… rất được thị trường EU ưa chuộng, nhưng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta còn chưa cao.

Page 18: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Rau, quả tươi Việt Nam muốn vào EU phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt). Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng nhưng cũng khó đạt đối với doanh nghiệp Việt Nam vì hầu hết doanh nghiệp chế biến trong nướclà vừa và nhỏ, trong khi nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển ngang

các nước.

Page 19: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Thực tế cho thấy, đã có một số lô rau quả xuất khẩu của Việt Nam từng bị nhà nhập khẩu khiếu nại. Đó là vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với các lô thanh long tươi xuất đi Đan Mạch (năm 2006), xuất sang Anh (năm 2007), năm 2008, thanh long xuất khẩu cũng bị  phát hiện dư lượng prochloraz…

Page 20: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Một số mặt hàng khác như: vải hộp có hàm lượng kim loại, dứa có hàm lượng Asid lactic, rau đông lạnh xuất đi Nhật bị phát hiện có vật lạ (nút áo, tóc)… Một số thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan… không cho nhập rau quả tươi từ Việt Nam do vấn đề "ruồi đục quả".

Page 21: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

4.Giải pháp cho hàng hóa xuất khẩu của VN sang thị trường EU

Việc đầu tiên là cần nâng cao hiểu biết cho nông dân, các cơ sở chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu về các quy định , tiêu chuẩn của EU áp dụng cho hàng nông sản. Và thực hiện nghiêm túc những quy định này.

Doanh nghiệp chế biến sản phẩm cần đầu tư phát triển công nghệ chế biên thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có hệ thống xử lý chất thải hiện đại, thân thiện với môi trường.

Page 22: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu phải có được các chứng chỉ công nhận doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn quy định, trong đó có tiêu chuẩn về môi trường. Những chứng nhận này như đã nói ở trên chính là những tờ giấy thông hành giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào thị trường EU.

Page 23: hàng rào xanh của eu với hàng nông sản việt nam

Kết luận

Các tiêu chuẩn về hàng rào xanh của các quốc gia trên thế giới nói chung và của liên minh EU nói riêng nhằm hạn chế nhập khẩu,bảo vệ người tiêu dùng trong nước và giảm thiểu tác động có hại của con người đến môi trường. Hàng hóa nông sản VN khi đáp ứng các qui định về môi trường có thể đứng vững trên thị trường EU đồng thời đóng góp vào vấn đề bảo vệ môi trường