89
TRƯỜNG ĐẠI HC NGOI THƯƠNG KHOA KINH TVÀ KINH DOANH QUC TCHUYÊN NGÀNH KINH TĐỐI NGOI -------***------ KHÓA LUN TT NGHIP Đề tài: GII PHÁP NÂNG CAO HIU QUHOT ĐỘNG THANH TOÁN QUC TTI NGÂN HÀNG NGOI THƯƠNG VIT NAM GIAI ĐON 2008 - 2013 Sinh viên thc hin : Phm Minh Thu Lp : Anh 8 Khoá : 44 Giáo viên hướng dn : PGS.TS Nguyn Văn Hng Hà Ni, tháng 05/2009

Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2013

Sinh viên thực hiện : Phạm Minh Thu

Lớp : Anh 8

Khoá : 44

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Văn Hồng

Hà Nội, tháng 05/2009

Page 2: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. ....................................................... 1

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. ............................................................... 1

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. ................................................................ 2

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ..................................... 2

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ....................................................... 2

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN. ........................................................................ 2

CHƢƠNG I ................................................................................................... 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM .............. 3

1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

(VIETCOMBANK). .................................................................................. 3

1.1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

VIETCOMBANK.................................................................................... 3

1.1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. ............................................. 5

1.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG

NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM. .............................................................. 7

1.2.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN. ................................................ 7

1.2.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG. ........................................................... 9

1.2.3. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ. .......................................... 12

1.2.4. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ:................................ 13

1.2.5. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ: ...................................... 15

1.2.6. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ: ................................ 17

CHƢƠNG II ............................................................................................... 26

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

..................................................................................................................... 26

TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM................................ 26

Page 3: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

2.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NH THƢƠNG MẠI. ...... 26

2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT: .................. 26

2.1.2. CÁC CHỈ TIÊU CHUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

TT QT CỦA NHTM.

2.1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH LƢỢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG TTQT: ....................................................................................... 30

2.1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG TTQT TẠI NH THƢƠNG MẠI: ............................................... 32

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN

HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM................................................. 33

2.2.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT NÓI CHUNG ........................ 33

2.2.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU

ĐỊNH LƢỢNG. ..................................................................................... 41

2.2.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU

ĐỊNH TÍNH. ......................................................................................... 44

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT

CỦA VCB. ............................................................................................... 47

2.3.1. MẶT TÍCH CỰC. ........................................................................ 47

2.3.2. MẶT HẠN CHẾ. ......................................................................... 49

CHƢƠNG III .............................................................................................. 54

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNT

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2013 ......................................................... 54

3.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH NÓI CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG TTQT NÓI

RIÊNG TẠI NHNT VIỆT NAM. ........................................................... 54

3.1.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG. .................................... 54

3.1.2. ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO MỞ RỘNG HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG TTQT TẠI VCB. ....................................................................... 57

Page 4: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

TTQT TẠI NHNT VN. ........................................................................... 59

3.2.1. GIẢI PHÁP NỘI TẠI TỪ VCB. .................................................. 59

3.2.2. GIẢI PHÁP PHỐI HỢP TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG. .................. 72

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC. ....................................................... 74

3.3.1. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ. .................................................. 74

3.3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC. .................. 77

3.3.3. KIẾN NGHỊ VỚI KHÁCH HÀNG: ............................................. 78

KẾT LUẬN ................................................................................................. 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 81

Page 5: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH Công nghiệp hóa

DN Doanh nghiệp

DN XNK Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

GDP Tổng sản phẩm Quốc nội – Gross

Domestic Product

HĐH Hiện đại hóa

KT Kinh tế

KTQD Kinh tế quốc dân

KT-XH Kinh tế – xã hội

L/C Thƣ tín dụng – Letter of Credit

NH Ngân hàng

NHCT Ngân hàng Công thƣơng

NH ĐT&PT Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển

NHNNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông Thôn

NHNTVN Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam

NHNN Ngân hàng Nhà Nƣớc

NHTM Ngân hàng Thƣơng mại

NK Nhập khẩu

TTQT Thanh toán quốc tế

TTNK Thanh toán nhập khẩu

TTXK Thanh toán xuất khẩu

SWIFT

Hệ thống thanh toán viễn thông liên

ngân hàng quốc tế – Society for

Worldwide Interbank Financial

Telecommunication.

UCP

Quy tắc thực hành tín dụng chứng từ

– Uniform Customs and Practice for

Documentary Credits

VCB Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam-

Vietnam Commercial Bank

VN Việt Nam

Page 6: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

VND đồng Việt Nam

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng số Tên bảng Trang

Biểu đồ 1.1 Mô hình tập đoàn VCB 6

Biểu đồ 1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị điều hành của

VCB

7

Biểu đồ 1.3 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng 10

Biểu đồ 1.4 Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng vay tại 31/12/2008 11

Bảng 1.5 Số lƣợng thẻ phát hành của VCB (tích lũy) 13

Bảng 1.6 Kết quả kinh doanh ngoại tệ 2006-2008 15

Bảng 2.1 Tốc độ tăng trƣởng doanh số thanh toán XNK qua

VCB năm 2004-2008

35

Biểu đồ 2.2 Doanh số thanh toán XNK qua VCB năm 2004-

2008

36

Bảng 2.3 Doanh số thanh toán phi mậu dịch qua VCB năm

2004-2008

36

Bảng 2.4 Cơ cấu thị phần TTQT của một số ngân hàng Việt

Nam 2004-2008

37

Bảng 2.5 Tình hình sử dụng các phƣơng thức TTQT tại VCB

năm 2005-2008

39

Bảng 2.6 Phân tích hiệu quả hoạt động TTQT tại VCB 42

Page 7: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ ngày 7/11/2006, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức

Thƣơng mại Thế giới (WTO). Sự kiện này đánh dấu một mốc son lịch sử

trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thời cơ và thách

thức của quá trình hội nhập đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết . Trong đó

TTQT, một mắt xích của quá trình phát triển thƣơng mại quốc tế cũng đang

đặt ra những vấn đề phải giải quyết hiện nay cũng nhƣ trong những năm tới.

Đối với các NHTMVN, trong đó NHTMCP là một khu vực lớn, giữ vai trò

chi phối trong hoạt động TTQT, thì hoạt động này đang trở thành lĩnh vực

mũi nhọn để phục vụ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập và đặc biệt là để nâng

cao năng lực cạnh tranh của NHTM.

Thanh toán quốc tế của các NHTMCP trong thời gian vừa qua đã đạt đƣợc

những bƣớc phát triển quan trọng góp phần mở rộng tầm hoạt động, hội nhập

cộng đồng ngân hàng quốc tế và đƣa lại lợi ích to lớn cho ngân hàng. Tuy

nhiên, hoạt động TTQT của NHTM hiện nay cũng đang bộc lộ nhiều bất cập,

đặc biệt là tính an toàn, hiệu quả thấp, uy tín trong cộng đồng quốc tế chƣa

tƣơng xứng với tiềm năng và mong muốn.

Để góp phần tìm kiếm giải pháp cho vấn đề, luận văn đã lựa chọn tiêu đề :

“ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng

Ngoại Thƣơng Việt Nam giai đoạn 2008-2013”

2. Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực TTQT, đặc

biệt trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

- Đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của Ngân hàng Ngoại Thƣơng

Việt Nam.

Page 8: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

2

- Đề xuất các giải pháp định hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

TTQT của VCB trong thời gian tới.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân

hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trong giai đoạn 2004-2008.

Mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng Ngoại thƣơng

Việt Nam giai đoạn 2008-2013

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục nhƣợc điểm, phát triển

hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng

Ngoại thƣơng Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: lý luận thực tiễn về hiệu quả hoạt động TTQT và các

nhân tố ảnh hƣởng đến nó tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam.

- Mốc thời gian nghiên cứu: Từ năm 2004 đến năm 2008

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, đặc

biệt là kết hợp phƣơng pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính trong

nghiên cứu lý luận cũng nhƣ trong đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu

thành ba chƣơng:

Chƣơng I: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam.

Chƣơng II: Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng

Ngoại thƣơng Việt Nam.

Chƣơng III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn

2008-2013

Page 9: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

3

CHƢƠNG I

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank).

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank:

Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam chính thức đƣợc thành lập vào ngày

01 tháng 04 năm 1963 theo quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban

hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối

trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc. Sau khi thành lập, NHNT đóng vai trò là

ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó,

hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất

nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm…), thanh

toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng

nƣớc ngoài, thực hiện các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ giữa Việt Nam

và các nƣớc xã hội chủ nghĩa (cũ)… Ngoài ra, NHNT còn tham mƣu cho Ban

lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ

ngoại tệ của Nhà nƣớc và về quan hệ với Ngân hàng trung ƣơng các nƣớc, các

Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số

286/QĐ-NH về việc thành lập lại NHNT theo mô hình tổng công ty 90, 91

đƣợc quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của

Thủ tƣớng Chính phủ và NHNT đã chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân

hàng thƣơng mại quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mở rộng ra

ngoài phạm vi tài trợ thƣơng mại và ngoại hối truyền thống, phát triển xây

dựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp.

Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trƣởng thành, VCB đã phát triển và

lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với quy mô và phạm vi hoạt động

Page 10: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

4

cả trong nƣớc và nƣớc ngoài, cụ thể bao gồm: 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch,

60 Chi nhánh, 1 Trung tâm đào tạo, 3 Công ty 100% vốn VCB (2 Công ty

trong nƣớc, 1 Công ty tài chính ở Hồng Kong), 1 Văn phòng đại diện, 209

phòng giao dịch và 6 Công ty liên doanh với đội ngũ cán bộ là 8.960 ngƣời

tính đến ngày 31/12/2008. Bên cạnh lĩnh vực tài chính, VCB còn tham gia

góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nƣớc trong nhiều

lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhƣ lĩnh vực tài chính - ngân hàng, kinh doanh

bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tƣ… Tổng tài sản của VCB tại 31/12/2008

lên tới 222,7 nghìn tỷ VND (tƣơng đƣơng 12,7 tỷ USD)1, tổng dƣ nợ đạt hơn

112,7 nghìn tỷ VND (6,4 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt khoảng 12,7 nghìn tỷ,

đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu2 8% theo chuẩn quốc tế.

Thực hiện chủ trƣơng đổi mới sắp xếp lại hệ thống DNNN, năm 2007,

NHNT đã thành công cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính Phủ tại

Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 về việc thí điểm cổ phần

hóa Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam. Sự kiện IPO của Ngân hàng Ngoại

thƣơng Việt Nam ngày 26/12/2007 đƣợc đánh giá là sự kiện IPO lớn nhất và

đƣợc mong đợi nhất tại Việt Nam tính tới thời điểm đó. Đây cũng là đợt IPO

thu hút số lƣợng nhà đầu tƣ tham gia lớn nhất trong lịch sử IPO tại Việt Nam

với hơn 9.400 nhà đầu tƣ tham gia đấu giá. Kết quả là 8.792 3 nhà đầu tƣ đã

trúng đấu gía, trong đó có 146 tổ chức trong nƣớc, 37 tổ chức nƣớc ngoài,

8.411 cá nhân trong nƣớc và 198 cá nhân nƣớc ngoài. Tổng khối lƣợng 97,5

triệu cổ phiếu đƣợc chào bán đã đƣợc mua với mức giá bình quân 107.572

VND/cổ phần. Tổng số tiền thu đƣợc từ đợt IPO là 10.179.981.080.500

đồng4.

1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 2 Tỷ lệ an toàn vốn: là một thƣớc đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm tổng

vốn cấp I và II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. 3 Cổ phần hóa Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 3/2008 4 Bản cáo bạch NHNTVN năm 2008

Page 11: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

5

Ngày 02 tháng 06 năm 2008, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đã chính

thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Ngân hàng

thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp

1.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động:

Cơ cấu tổ chức hoạt động của VCB sau cổ phần hóa đƣợc xây dựng

theo mô hình công ty mẹ con trong đó ngân hàng thƣơng mại giữ vai trò là

mảng hoạt động kinh doanh chính và sẽ hoạt động nhƣ một công ty mẹ; các

nhà đầu tƣ sẽ tham gia nắm giữ cổ phiếu của Tập đoàn VCB có quyền lợi và

trách nhiệm với tập đoàn và cả với các doanh nghiệp Tập đoàn VCB sở hữu,

nắm quyền chi phối hoặc đầu tƣ vốn.

Theo chỉ đạo của Chính Phủ, các Công ty con của VCB cũng sẽ đƣợc

cổ phần hóa nhằm đa dạng hình thức sở hữu, tận dụng kinh nghiệp của các

đối tác chiến lƣợc, đặc biệt là các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài… nhằm góp

phần xây dựng và phát triển Tập đoàn VCB. Theo đó, các nhà đầu tƣ có thể

nắm giữ cổ phiếu của các doanh nghiệp này, hoặc Tập đoàn, hoặc cả hai và có

quyền lợi và trách nhiệm theo Điều lệ của đơn vị đó.

Page 12: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

6

Biểu đồ 1.1: Mô hình tập đoàn VCB

(theo mô hình Công ty mẹ/Công ty con)

Mô hình hoạt động của VCB hiện đƣợc chia thành các khối hoạt động chịu sự

quản lý thống nhất từ Trung Ƣơng tới các chi nhánh nhƣ sau:

Công ty mẹ

NH TMCP NTVN -

Vietcombank

70%

Liên doanh

VCBTower198

52%

Liên doanh VCB-

Bonday-Benthanh

Cty Cho thuê TC

VCBL

Cty Chứng khoán

VCBS

50%

NH Liên doanh

45%

LD Bảo hiểm

nhân thọ

Cty Quản lý Quỹ

VCBF

16%

Liên doanh VCB-

Bonday

Cty TC Hongkong

Vinafico HK

Cty Chuyển tiền

VCB Money

Transfer (Dự kiến

thành lập)

Cty liên doanh

Đường 5

Công ty đầu tư &

kinh doanh BĐS

(dự kiến thành lập)

Hoạt động tài chính Hoạt động phi tài chính

Nhà nước

70%

Đại chúng

6,5%

CBCNV - 3,5%

ĐT tr. nước 5%

ĐTCL nước

ngoài 15%

(đang thương thảo)

Cty Quản lý Quỹ

ĐTPT KC Hạ tầng

(dự kiến)

Các NHTMCP

Tập đoàn VCB nắm

quyền chi phối

Bảo hiểm

phi nhân thọ (dự

kiến thành lập)

Tái

Bảo hiểm (dự kiến

thành lập)

Công ty tài chính

Tín dụng tiêu dùng

(dự kiến)

Công ty tài chính

Tín dụng mua nhà/

cầm cố (dự kiến

thành lập)

Công ty

Thẻ (dự kiến thành

lập)

Công ty ĐTXD

Kết cấu hạ tầng (dự

kiến thành lập)

Trung tâm đào tạo

VCB

Viện nghiên cứu

Học viện - VCB (dự

kiến thành lập)

Công ty Quản lý

tài sản (dự kiến

thành lập)

Page 13: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

7

Biểu đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản trị điều hành của VCB

(NHTM)

Trên thực tế, NHNT đang từng bƣớc triển khai áp dụng mô hình tổ

chức nêu trên cũng nhƣ các mô thức quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn

mực và thông lệ quốc tế tốt nhất hiện nay.

1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt

Nam.

1.2.1. Hoạt động huy động vốn:

Nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn, VCB đã đƣa ra

chính sách chú trọng công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trƣờng

HĐQT

BOD

Ban Kiểm soátControllers Committee

UB Rủi ro ...

Risk Committee ...

Tổng Giám đốc và BĐH

CEO - Senior

Management

Kiểm toán nội bộ

(Hỗ trợ Ban KS)

Internal Audit

HĐ QLRR

Risk Management

Committee

Kiểm tra Nội bộ

Internal

Inspectorate

HĐTD TW

Credit CommitteeHĐ, UB khác...

Other Committee...

Khối Quản lý Rủi ro

và Xử lý Tài sản/

Nợ xấu

Risk Management

& Impaired Assets

Mngmt Group

Khối Ngân hàng

Bán lẻ

Retail Business

Group

Khối Tác Nghiệp

Operational Group

Khối

Tài chính &

Kế toán

Financial Group

Khối Kinh doanh

và Quản lý Vốn

Treasury & Trading

Group

Khối Ngân hàng

Bán buôn

Wholesale

Business Group

Các Bộ phận Hỗ

trợ khác:

- TCCB&ĐT

- Văn Phòng

- Pháp chế

- TTTTruyền

- Đảng Đoàn …

Supporting Depts.

HĐ, UB khác...

Other Committee...

Page 14: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

8

liên ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tƣợng

khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ

nền kinh tế.

Với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, chính sách huy động

vốn của VCB không chỉ hƣớng tới các khách hàng bán buôn truyền thống là

các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà còn không ngừng mở rộng hoạt

động huy động vốn tới các khách hàng bán lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với chiến lƣợc cạnh tranh bằng sự khác biệt trên nền tảng công nghệ quản lý

vốn của ngân hàng hiện đại, các sản phẩm tiền gửi của VCB đã mang lại cho

khách hàng những lợi ích khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị

trƣờng.

Hiện nay, VCB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm nội tệ và

ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ

và doanh nghiệp . Các sản phẩm huy động vốn của VCB rất linh hoạt, đáp

ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhƣ: các sản phẩm tiết kiệm cho phép

khách hàng chủ động lựa chọn phƣơng thức nhận lãi, gốc; các loại chứng chỉ

tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất ƣu đãi kèm theo nhiều chƣơng trình

khuyễn mãi hấp dẫn. Ngoài ra, với lợi thế công nghệ hiện đại, VCB là ngân

hàng đầu tiên triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung cho các khách hàng là tổ

chức kinh tế lớn. Mô hình quản lý vốn tập trung giúp khách hàng sử dụng vốn

an toàn và hiệu quả hơn. Sản phẩm này đã đƣợc khách hàng của VCB đánh

giá cao. Bên cạnh đó, VCB đã cung cấp cho khách hàng sản phẩm đầu tƣ tự

động, theo đó, khách hàng đƣợc hƣởng lãi suất cao hơn song vẫn đảm bảo

đƣợc tính năng sẵn sàng thanh khoản trên tài khoản tiền gửi thanh toán.

Năm 2007 đƣợc đánh giá là năm sôi động và gặt hái nhiều thành công

của hoạt động kinh doanh ngân hàng (đặc biệt là khối ngân hàng thƣơng mại

cổ phần). Tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng mạnh so với năm

Page 15: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

9

2006. Mức tăng trƣởng huy động vốn của VCB năm 2007 tăng 16,6%5. Tuy

nhiên cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, lạm phát cao, theo chỉ đạo của Chính

phủ, NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng

tổng phƣơng tiện thanh toán, khống chế mức tăng trƣởng tín dụng đã tạo ra

cuộc đua về lãi suất huy động giữa các ngân hàng, đẩy mặt bằng lãi suất

chung lên cao làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Tình hình khó khăn tiếp tục kéo dài hết năm 2008 vì vậy không nằm ngoài

tình hình chung của toàn hệ thống, tổng huy động vốn của VCB năm 2008 đạt

196.161.874 triệu đồng6 tăng 10,1%, thấp hơn so với mức độ tăng của năm

2007 đạt đƣợc 16,63%.

Do tình hình thị trƣờng tài chính biến động nên cơ cấu huy động vốn

của VCB giữa các năm cũng có sự thay đổi, tuy nhiên không đáng kể. Tiền

gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn,

luôn duy trì ở mức 45%-53%.7

Huy động nguồn vốn bằng đồng ngoại tệ là một trong những thế mạnh

nổi bật của VCB. Tính tới cuối năm 2007, huy động vốn ngoại tệ của VCB

luôn chiếm tỷ trọng trong khoảng 30%-35% tổng huy động vốn ngoại tệ của

toàn ngành ngân hàng. Đối với huy động vốn theo kỳ hạn, tỷ trọng tiền gửi có

kỳ hạn tăng từ 46,9% năm 2007 lên 65,3% 8vào cuối năm 2008.

1.2.2. Hoạt động tín dụng:

Trong giai đoạn 2006-2007, cùng với sự thuận lợi của thị trƣờng, định

hƣớng hoạt động tín dụng là “ Tăng cƣờng công tác khách hàng, tiếp tục nâng

5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 6 Báo cáo tài chính VCB 2008 7 Bản cáo bạch VCB 2008 8 Báo cáo thƣờng niên VCB 2008

Page 16: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

10

cao chất lƣợng tín dụng và hƣớng tới chuẩn mực quốc tế” đã góp phần làm

tăng trƣởng tín dụng năm 2007 của VCB tăng 43,9% so với năm 2006.

Biểu đồ 1.3: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng

Nguồn: Báo cáo thường niên 2008

Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của chính phủ và NHNN về kiểm soát tín

dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, trên cơ sở nhận định mức độ rủi ro của

thị trƣờng, năm 2008, VCB đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tốc độ

tăng trƣởng tín dụng. Trƣớc những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế vĩ

mô nói chung và thị trƣờng tiền tệ nói riêng, VCB liên tục có sự điều chỉnh về

chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện thị trƣờng đảm bảo hoạt động tín

dụng an toàn, hiệu quả. VCB đã nhanh chóng đƣa ra các biện pháp kiểm soát

tốc độ tăng trƣởng tín dụng toàn hệ thống thông qua việc chỉ đạo các chi

nhánh rà soát và điều chỉnh chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng đảm bảo tốc độ tăng

trƣởng toàn hệ thống giảm từ 29% xuống 20%.

Cơ cấu dư nợ:

Page 17: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

11

Từ một ngân hàng chuyên doanh đầu tiên tại Việt Nam chuyên phục vụ

cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại, VCB đã phát

triển thành một ngân hàng đa năng cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng cho các

doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với

chiến lƣợc phát triển của nhà nƣớc, chiến lƣợc phát triển của ngành ngân hàng

và chiến lƣợc phát triển của VCB.

Với khách hàng tổ chức, VCB thực hiện phát triển đa dạng các thành

phần kinh tế (bao gồm: DN nhà nƣớc, DN cổ phần, FDI); với doanh nghiệp

quy mô vừa và nhỏ – SME, từ năm 2001 VCB đã định hƣớng tới nhóm doanh

nghiệp SME; với khách hàng bán lẻ, tuy còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn, song

bán lẻ đã đƣợc VCB chú trọng, định hƣớng mở rộng thị phần từ năm 2006 và

thực tế tổng dƣ nợ cho vay đối tƣợng này đã có tăng trƣởng.

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng cho vay tại 31/12/2008

Nguồn: Bản cáo bạch NHNTVN năm 2008

Tại thời điểm 31/12/2008 , dƣ nợ tín dụng của tác tổ chức chiếm 90,3%

tổng dƣ nợ trong khi dƣ nợ tín dụng cho các cá nhân chỉ chiếm 9,7%. Các

khách hàng tổ chức của VCB chủ yếu là các tổng công ty và các doanh nghiệp

Page 18: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

12

lớn có tên tuổi và thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Tổng dƣ nợ tín dụng đối với

các đối tƣợng này chiếm 65,7% tổng dƣ nợ. Trong những năm gần đây, song

song với việc phát triển các khách hàng là các tổng công ty và doanh nghiệp

lớn, VCB còn tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho tới thời điểm

31/12/2008, dƣ nợ tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ này chiếm

24,6% tổng dƣ nợ.

1.2.3. Hoạt động thanh toán thẻ:

Hoạt động kinh doanh thẻ là một trong những thế mạnh nổi bật của

VCB. Là ngân hàng luôn dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thị

trƣờng Việt Nam. Năm 2008, số lƣợng thẻ quốc tế do VCB phát hành chiếm

29,1%, phát hành thẻ nội địa chiếm 24% và doanh số thanh toán thẻ quốc tế

của VCB chiếm 59,7% thị phần thẻ trên toàn thị trƣờng. Bên cạnh đó, VCB

còn tự hào có một hệ thống sản phẩm thẻ đa dạng, phong phú với nhiều tính

năng phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Hiện tại, VCB tiếp tục là ngân hàng duy

nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán 6 thƣơng hiệu thẻ quốc tế là Visa,

Mastercard, Amex, Diners, JCB và CUP. Đặc biệt VCB là ngân hàng độc

quyền thanh toán thẻ Amex trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với sản phẩm thẻ ghi

nợ nội địa, thƣơng hiệu Connect24 của VCB đã đƣợc bình chọn Thƣơng hiệu

quốc gia và đƣợc trao tặng Giải thƣởng Sao vàng Đất Việt.

Cùng với sự đầu tƣ liên tục vào nhân lực, công nghệ và nguồn lực tài chính,

hoạt động kinh doanh thẻ của VCB đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt.

Bảng 1.5: Số lƣợng thẻ phát hành của VCB (tích lũy).

Page 19: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

13

Đơn vị: thẻ

Loại thẻ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Thẻ tín dụng 72.448 92.976 118.499

Thẻ ghi nợ quốc

tế 11.553 77.096 175.149

Thẻ ghi nợ nội

địa 1.500.000 2.326.602 3.071.737

Tổng cộng 1.584.001 2.496.674 3.365.385

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNTVN năm 2008

Đến 31/12/2008, tổng số lƣợng thẻ do VCB phát hành đã đạt 3,36 triệu

thẻ, tăng 34,79% so với cuối năm 2007. Trong đó, thẻ ghi nợ nội địa Connect

24 đƣợc phát hành nhiều nhất, đạt 3.071.737 thẻ, chiếm tỷ trọng 91,3% tổng

số thẻ do VCB phát hành.

Trong các thƣơng hiệu thẻ quốc tế, Visa vẫn là thƣơng hiệu đƣợc ƣa

chuộng nhất. Tính đến 31/12/2008, VCB đã phát hành đƣợc 184.203 thẻ

thƣơng hiệu Visa, chiếm 62,73% tổng số thẻ quốc tế do VCB phát hành; tiếp

theo là thẻ Mastercard với 92.508 thẻ, chiếm 31,5% và thẻ Amex với 16.937

thẻ, chiếm 5,77%.

Cùng với số lƣợng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ do VCB phát

hành tăng trƣởng mạnh. Năm 2007, doanh số sử dụng thẻ tăng 61,5% so với

năm 2006. Năm 2008, doanh số sử dụng thẻ tăng 47,22% so với năm 2007,

đạt 72.941 tỷ VND, trong đó thẻ Connect24 vẫn là thƣơng hiệu thẻ nội địa

đƣợc ƣa chuộng nhất tại Việt Nam và Visa là thƣơng hiệu đƣợc ƣa chuộng sử

dụng ở nƣớc ngoài.

1.2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Page 20: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

14

Bắt đầu từ năm 2007, cùng với sự hội nhập của hệ thống tài chính Việt

Nam với thế giới, thị trƣờng ngoại hối và tỷ giá USD/VND có những diễn

biến mạnh và khó lƣờng tạo ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các ngân

hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, với sự chủ động, VCB đã biến thách thức trở

thành cơ hội thể hiện thông qua cả hai mặt lƣợng và chất trong kinh doanh

ngoại hối. VCB là đối tác cung cấp các sản phẩm ngoại tệ của các tập đoàn và

công ty lớn nhƣ: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty hàng không, Tổng

công ty xăng dầu. Bên cạnh đó, VCB cũng là ngân hàng chuyển đổi ngoại tệ

đƣợc chỉ định cho những khoản giải ngân của Ngân hàng hợp tác quốc tế

Nhật Bản (JBIC) cho các dự án ODA cũng nhƣ các dự án lớn đƣợc chính phủ

bảo lãnh nhƣ Dự án Nam Côn Sơn, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3. Hiện tại, VCB đang

giữ vị trí dẫn đầu trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên cả hai lĩnh vực

chính của thị trƣờng ngoại hối Việt Nam: mua bán và vay gửi.Trong giai đoạn

2006-2008, hoạt động kinh doanh ngoại hối của VCB có bƣớc tăng khá mạnh.

Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 tăng 17,01% so với năm 2006 và

năm 2008 tăng 75,5% so với năm 2007. Đặc biệt, lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh ngoại tệ năm 2008 tăng mạnh, tăng 165% so với năm 2007.

Bên cạnh những hoạt động kinh doanh ngoại tệ truyền thống, VCB đã

mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngoại tệ nhƣ đàm phán vay

vốn từ các đối tác nƣớc ngoài, các sản phẩm phái sinh và cấu trúc khác nhƣ:

hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn ngoại tệ… VCB cũng đang tích

cực triển khai để đƣa sản phẩm mới trên thị trƣờng hàng hóa để phục vụ tốt

hơn các nhu cầu của khách hàng.

Page 21: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

15

Bảng 1.6: Kết quả kinh doanh ngoại tệ 2006-2008

Đơn vị: Triệu

USD

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng doanh số mua bán 22.405 26.217 46.011

Trong đó:

Doanh số mua bán ngoại tệ - VND

Mua trong nước

Bán trong nước

17.968

8.671

9.297

20.122

9.999

10.123

31.610

15.219

15.881

Doanh số mua bán ngoại tệ-

Ngoại tệ trong nƣớc

Mua ngoại tệ bán USD

Bán ngoại tệ mua USD

2.449

1.335

1.114

4.106

2.294

1.812

10.001

5.157

4.844

Doanh số mua bán ngoại tệ-

Ngoại tệ trong nƣớc.

Mua ngoại tệ bán USD

Bán ngoại tệ mua USD

1.988

966

1.022

1.989

908

1.081

4.400

2.417

1.983

Bán ngoại tệ phục vụ NK xăng dầu 2.389 2.075 1.749

Lợi nhuận HĐKDNT (triệu đông) 273.481 354.532 940.038

Nguồn: Bản cáo bạch NHNTVN năm 2008

1.2.5. Hoạt động ngân hàng đại lý:

Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực vực ngân hàng bán buôn với

nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn,

Page 22: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

16

VCB đã xây dựng thành công nền tẳng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho

việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và

nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lƣợng cao.

Mạng lƣới ngân hàng đại lý là một trong những thế mạnh nổi trội của

VCB tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các hoạt động ngân hàng quốc tế

của VCB so với các ngân hàng trong nƣớc khác.

Là ngân hàng chuyên doanh Việt Nam đầu tiên hoạt động trong lĩnh

vực kinh tế đối ngoại, sau hơn 45 hoạt động, VCB đã thiết lập một mạng lƣới

các ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, điều này mang lại lợi thế về

mặt quy mô giúp VCB thực hiện các giao dịch ngân hàng quốc tế với các thị

trƣờng trên thế giới đƣợc nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Thƣơng hiệu

Vietcombank (VCB) luôn đƣợc cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao bởi

hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ….

Hiện nay VCB có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và chi

nhánh ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, và VCB luôn

đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng đứng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh

thổ đó (NH Công thƣơng Việt Nam thiết lập đƣợc 800 NH đại lý, NH Nông

nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thiết lập đƣợc 1090 NH đại lý, NH

Đầu tƣ và Phát triển thiết lập đƣợc 900 đại lý).

Tại Việt Nam, VCB có quan hệ với hầu hết các ngân hàng hoạt động tại

Việt nam, bao gồm 4 NHTMNN, 36 NHTMCP, 5 Ngân hàng liên doanh và

34 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Với mối quan hệ rộng lớn này vừa tạo

điều kiện thuận lợi cho VCB trong thanh toán giữa các quốc gia trên thế giới

vừa nâng cao uy tín của VCB trên thƣơng trƣờng quốc tế. Nhờ đó ngày một

nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại NH. Lựa chọn các ngân hàng đại lý có

uy tín, khả năng tài chính và năng lực cung cấp dịch vụ tốt nhất giúp VCB

tăng nguồn thu phí dịch vụ đồng thời duy trì thị phần và vị thế trong hệ thống

ngân hàng trong nƣớc.

Page 23: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

17

1.2.6. Hoạt động thanh toán quốc tế:

Hoat động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam.

Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống của VCB

và luôn có vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong những năm qua, kim

ngạch xuất khẩu của cả nƣớc liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao đã tạo thuận

lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB, doanh số TTQT liên

tục tăng, thị phần cao nhất trong số các NHTM. Hoạt động thanh toán quốc tế

tại VCB bao gồm thanh toán trong nƣớc và ngoài nƣớc đồng thời VCB còn là

trung gian thanh toán của các tổ chức tín dụng.

1.2.6.1. Đặc điểm của hoạt động TTQT nói chung.

a) Hoạt động TTQT chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế:

Các chủ thể tham gia hoạt động TTQT là các tổ chức, cá nhân ở các

quốc gia khác nhau. Do có sự khác biệt về địa lý, phong tục tập quán, ngôn

ngữ, luật pháp… nên dễ dẫn đến việc các bên không thống nhất cách hiểu và

khả năng xảy ra tranh chấp và rủi ro là rất lớn. Vì vậy hoạt động TTQT chịu

sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau nhƣ: Luật quốc tế,

tiêu chuẩn pháp lý của nƣớc đối tác… Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua

bán và thanh toán chứa đựng yếu tố quốc tế. Trong truờng hợp xảy ra tranh

chấp, không thể xử lý đơn giản nhƣ trong nƣớc mà phải dựa vào những quy

định pháp lý chung. Các đối tƣợng tham gia hoạt động TTQT cần thoả thuận

với nhau những quy định rõ ràng và bao quát trong phạm vi có hiệu lực pháp

lý, nếu muốn, ngay từ đầu nên loại trừ những vấn đề nan giải. Thêm vào đó,

một vài nƣớc có những quy định rất đặc biệt về các điều kiện thanh toán và

khả năng cung ứng những chứng từ cần thiết, do đó ngân hàng cũng nhƣ các

doanh nghiệp XNK cần phải tìm hiểu và xem xét kỹ càng, đầy đủ mọi yếu tố

để thực thi trôi chảy các nghiệp vụ ngoại thƣơng.

b) Hoạt động TTQT chịu rủi ro cao.

Page 24: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

18

* )Rủi ro do không hoàn trả tín dụng:

Rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động ngân hàng. Cho vay bao

giờ cũng bao gồm rủi ro và xaỷ ra mất mát. Rủi ro tín dụng không giới hạn ở

hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng

khác nhƣ hoạt động bảo lãnh, cam kết, tài trợ thƣơng mại…

*)Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ:

Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ là những rủi ro hình thành do những sai sót

mang tính kỹ thuật trong quá trình thanh toán, nhƣ sự khác biệt về bộ chứng

từ thanh toán với nội dung LC, hay việc các bên tham gia thực hiện sai một

khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán hoặc trái với điều khoản của

UCP600

* )Rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh:

Rủi ro đạo đức kinh doanh là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình

không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi các

bên khác.

*) Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị:

Rủi ro chính trị thuờng gặp khi môi trƣờng pháp lý, nền kinh tế của một

nƣớc chƣa ổn định, thƣờng xuyên đƣợc sửa đổi, bổ sung. Trong thực tế,

những thay đổi này thƣờng làm cho quá trình thanh toán bị ngƣng trệ thậm

chí bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên.

* )Rủi ro lãi suất:

Rủi ro lãi suất là rủi ro mà ngân hàng phải chịu khi có các khoản cho

vay hoặc nợ theo lãi suất cố định, do diễn biến lãi suất về sau gây ra.

*) Rủi ro mất khả năng thanh toán:

Rủi ro mất khả năng thanh toán là rủi ro riêng của ngân hàng và liên

quan đến sự sống còn của ngân hàng. Nó thƣờng là hậu quả của một hay

nhiều rủi ro nói trên xảy ra mà ngân hàng không lƣờng trƣớc đƣợc. Mặc dù

khó nhận ra một cách chính xác nguyên nhân của những vụ phá sản ngân

Page 25: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

19

hàng, song lịch sử của hàng loạt các vụ phá sản ngân hàng lại cho thấy các

điều kiện mất khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán tức là đáp ứng đƣợc

các nhu cầu thanh toán hiện tại, đột xuất khi có vấn đề nảy sinh và đáp ứng

đƣợc khả năng thanh toán trong tƣơng lai. Khi ngân hàng thiếu khả năng

thanh toán, nếu không giải quyết một cách kịp thời sẽ có thể dẫn đến mất khả

năng thanh toán. Khi ngân hàng thừa khả năng thanh toán sẽ dẫn đến ứ đọng

vốn, làm giảm khả năng sinh lời, thu nhập của ngân hàng giảm.

*) Rủi ro uy tín:

Là rủi ro dƣ luận đánh giá xấu về ngân hàng, gây khó khăn nghiêm

trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ

ngân hàng.

Tóm lại, trong hoạt động TTQT có nhiều yếu tố có thể gây bất lợi cho

cả ngân hàng và doanh nghiệp. Đó là sự biến động của các yếu tố trong sản

xuất, trong thƣơng mại, các yếu tố về con ngƣời, … Nghiên cứu các loại rủi

ro của ngân hàng sẽ giúp đƣa ra những biện pháp nhằm tăng hiệu quả hoạt

động TTQT của ngân hàng, giảm bớt tới mức tối thiểu tất cả những khả năng

rủi ro, ngoại trừ những rủi ro về tai hoạ nhƣ động đất, những đợt suy thoái lớn

về kinh tế trên thế giới…

1.2.6.2. Mô hình tổ chức hoạt động TTQT tại Ngân hàng ngoại thương Việt

Nam:

Thời gian qua, tình hình tổ chức và phân công thực hiện nghiệp vụ

TTQT trong hệ thống Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam chƣa thống nhất

giữa các chi nhánh. Ban lãnh đạo VCB giao quyền cho giám đốc các chi

nhánh tùy theo tình hình thực tế tại địa bàn mà giao nhiệm vụ cho cán bộ. Taị

hội sở chính và chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc chuyên môn hóa

theo từng mảng nghiệp vụ, mỗi mảng nghiệp vụ là một phòng độc lập: phòng

thanh toán xuất, phòng thanh toán nhập, phòng hối đoái, phòng chuyển tiền,

phòng thẻ… Một số chi nhánh có phòng thanh toán quốc tế thực hiện toàn bộ

Page 26: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

20

các mặt nghiệp vụ liên quan tới hoạt động đối ngoại gồm: quan hệ đại lý,

thanh toán xuất, thanh toán nhập, thanh toán thẻ nhƣ chi nhánh Vũng Tàu, An

Giang… Một số chi nhánh có phòng thanh toán quốc tế chỉ thực hiện các

nghiệp vụ liên quan thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, còn các nghiệp vụ

thanh toán khác nhƣ thanh toán thẻ, thanh toán phi mậu dịch đƣợc đặt tại

phòng Phi mậu dịch hoặc phòng kinh doanh dịch vụ nhƣ chi nhánh Cần Thơ,

Đà Nẵng, Hà Nội… còn lại đa số các chi nhánh có nghiệp vụ TTQT đặt tại

phòng kế toán. Hiện nay, theo đề án mô hình ngân hàng bán lẻ, một số chi

nhánh đang cơ cấu lại chức năng nhiệm vụ của các phòng cho phù hợp với

mô hình mới nhƣng chƣa có sự thống nhất toàn hệ thống. Tuy nhiên, dù cơ

cấu tổ chức nhƣ thế nào, từ hội sở chính đến các chi nhánh phải thực hiện

nghiệp vụ TTQT theo đúng thông lệ quốc tế của từng nghiệp vụ cụ thể, phải

tuân thủ theo quy trình thống nhất mà ban lãnh đạo VCB đã ban hành.

1.2.6.3. Vai trò hoạt động thanh toán quốc tế

a. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế:

Trên thế giới mỗi quốc gia đều có những đặc điểm tự nhiên, KT, xã hội riêng

biệt. Do vậy, mỗi nƣớc có những lợi thế riêng để sản xuất ra những hàng hóa

mà các nƣớc khác không thể sản xuất ra đƣợc hoặc sản xuất ra với chi phí sản

xuất cao hơn. Trên cơ sở đó phân công lao động quốc tế đƣợc hình thành và

ngày càng phát triển, các hoạt động buôn bán trao đổi giữa các quốc gia ngày

càng đa dạng phong phú. Hơn thế nữa, trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận các

luồng tƣ bản từ nƣớc này sang nƣớc khác đan xen chồng chéo lên nhau với

một tốc độ dày đặc. Quá trình tiến hành các hoạt động trên, tất yếu nảy sinh

nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau.

Dẫn đến nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế.TTQT là một

khâu rất quan trọng trong hoạt động ngoại thƣơng. Thông qua hoạt động

TTQT, các luồng hàng hóa, dịch vụ đƣợc chuyển từ quốc gia này đến quốc

gia khác và kéo theo nó là sự di chuyển luồng tiền giữa các quốc gia. TTQT

Page 27: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

21

đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH của đất

nƣớc.

TTQT là điều kiện để thúc đẩy hàng hóa phát triển. Thông qua hoạt động

TTQT, các chủ thể kinh doanh mua bán đƣợc các hàng hóa, dịch vụ. Điều đó

đảm bảo cho quá trình tái sản xuất đƣợc tiến hành bình thƣờng, lƣu thông

hàng hóa dịch vụ đƣợc thông suốt. Vì vậy, không có hoạt động TTQT phát

triển thì sản xuất và lƣu thông hàng hóa không thể phát triển đƣợc.

Thông qua việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng, TTQT có vai trò

quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu ding, nâng cao mức hƣởng thụ

của các cá nhân và DN, góp phần thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân công lao

động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong các ngành của

nền KTQD.

TTQT là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ KT đối ngoại của đất

nƣớc. Hoạt động TTQT đã khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi quốc gia,

đạt quy mô tối đa cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dung các ngành

kinh tế mũi nhọn, nâng cao NSLĐ và hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy các

nhân tố phát triển theo chiều hƣớng sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng

các công nghệ mới, thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng

trƣởng và hiệu quả của nền KTQD.

b. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam:

Hoạt động TTQT có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của

VCB, nó không những tạo doanh thu dịch vụ cho ngân hàng mà còn hỗ trợ

cho các hoạt động kinh doanh khác phát triển và nâng cao hiệu quả kinh

doanh của ngân hàng. Vì vậy, hoạt động TTQT của ngân hàng càng có chất

lƣợng thì càng phát triển mạnh các dịch vụ khác, thu hút khách hàng về giao

dịch, trên cơ sở đó sẽ tạo hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ

tăng quy mô hoạt động của ngân hàng.

Page 28: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

22

Khi thực hiện dịch vụ thanh toán thay mặt cho các thƣơng nhân, doanh

nghiệp xuất nhập khẩu, vô hình chung ngân hàng đã trở thành ngƣời đóng vai

trò trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán.

Với vai trò trung gian thanh toán, VCB tiến hành thanh toán theo yêu

cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh

toán, tƣ vấn, hƣớng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ

TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tƣởng cho khách hàng trong quan hệ

giao dịch mua bán với nƣớc ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT,

nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đế sự tài trợ của ngân hàng

thì ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho họ, đáp ứng nhu cầu về

vốn cho khách hàng.

Để thực hiện vai trò trung gian TTQT, VCB phải thông qua mạng lƣới

các chi nhánh cùng hệ thống các ngân hàng đại lý của nó mở rộng khắp toàn

cầu cụ thể là 1200 ngân hàng đại lý tại 80 quốc gia.

Hoạt động TTQT có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của

ngân hàng. Nó là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động,

kể từ khi chuẩn bị các bƣớc cần thiết để sản xuất ra hàng hóa tới khi xuất

khẩu thu ngoại tệ về hay chi ngoại tệ ra để nhập khẩu hàng về phục vụ sản

xuất, đời sống con ngƣời. Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung các nghiệp vụ

TTQT, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật TTQT để xử lý phù hợp

với những đặc điểm, tính chất của nền kinh tế của mỗi quốc gia để ngày một

nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT luôn đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng của

VCB.

1.2.6.4. Sự cần thiết khách quan nghiên cứu hiệu quả hoạt động thanh toán

quốc tế.

Dù hoạt động dƣới bất kỳ hình thức nào, một NHTM luôn bao gồm ba

hoạt động chính là huy động vốn, cho vay và nghiệp vụ trung gian. TTQT

thuộc mảng nghiệp vụ trung gian của ngân hàng. Hoạt động TTQT tạo đà cho

Page 29: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

23

sự phát triển của các nghiệp vụ khác. Chính vì vậy, làm thế nào để đạt đƣợc

hiệu quả trong TTQT là một vấn đề luôn nhận đƣợc sự ƣu tiên hàng đầu của

các ngân hàng vì những lý do sau đây:

Một là, hoạt động TTQT phát triển tạo điều kiện tăng doanh thu và lợi

nhuận. Tại VCB, đóng vai trò là ngân hàng đầu tiên kinh doanh loại hình

nghiệp vụ này, đã tạo cho VCB chỗ đứng của mình trong hệ thống các ngân

hàng. Khách hàng đến với VCB ngày càng nhiều. Lợi ích của VCB ngày một

tăng lên. Không những doanh thu của ngân hàng tăng lên một cách đáng kể

nhờ những khoản thu phí do cung cấp nhiều hơn các dịch vụ cho khách hàng,

mà còn hỗ trợ thêm cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Ngân

hàng có điều kiện tăng thêm nguồn vốn huy động, tạo điều kiện mở rộng quy

mô tín dụng, đặc biệt tăng đƣợc nguồn vốn ngoại tệ do tạm thời quản lý đƣợc

vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán qua ngân hàng.

Trong quá trình tham gia các hoạt động thanh toán quốc tế, khách hàng

còn phát sinh nhiều nhu cầu dịch vụ khác nhƣ: tài trợ các hợp đồng XNK, bảo

lãnh thanh toán thực hiện hợp đồng, mua bán ngoại tệ thông qua đó giúp phát

triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. Hoạt

động TTQT giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nhờ hoạt động TTQT, ngân hàng thu đƣợc phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh

toán, phí bảo lãnh… Đây là các loại phí góp phần không nhỏ vào doanh thu

và lợi nhuận của ngân hàng. Cũng do TTQT đóng vai trò bổ sung và hỗ trợ

cho các mặt hoạt động trên, nên nó gián tiếp tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động

này.

Hai là, hoạt động TTQT phát triển, tạo điều kiện cho ngân hàng phân

tán bớt rủi ro. Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chứa đựng nhiều

yếu tố rủi ro nhất. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà kinh tế thế giới

có nhiều biến động, các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi thì rủi ro mà ngân

hàng phải gánh chịu ngày càng nhiều nhƣ: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi

Page 30: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

24

ro hối đóai, rủi ro thanh khoản, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc

gia… Với việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh và dịch vụ là phƣơng

sách hữu hiệu nhất để phân tán rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Lợi nhuận

thu đƣợc từ hoạt động TTQT sẽ hỗ trợ cho ngân hàng khi thị trƣờng biến

động giúp cho ngân hàng giữ vững sự ổn định. TTQT giúp tăng cƣờng khả

năng cạnh tranh của ngân hàng. Lĩnh vực kinh doanh XNK vốn ẩn chứa nhiều

rủi ro nên đòi hỏi TTQT phải thực hiện từ khâu thu nhận đến khâu xủa lý

thông tin phản hồi thông tin. Để đáp ứng yêu cầu đó, NH phải đổi mới công

nghệ, tổ chức tốt khâu TTQT từ trang bị kỹ thuật đến đào tạo chuyên viên

giúp quá trình thực hiện nghiệp vụ đƣợc an toàn, hiệu quả.

Ba là, hoạt động TTQT phát triển sẽ góp phần mở rộng quy mô và

mạng lƣới ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng đáp ứng tốt hơn

nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó nâng cao uy tín của mình trên trƣờng

quốc tế. Mặt nghiệp vụ này không chỉ đơn thuần làm việc với các chứng từ

mà còn thể hiện ở mặt tƣ vấn để khách hàng có bộ chứng từ hoàn hảo.

Hoạt động TTQT giúp cho hoạt động của ngân hàng vƣợt ra ngoài

phạm vi quốc gia, hòa nhập với các ngân hàng trên thế giới, nâng cao uy tín

của ngân hàng, trên cơ sở đó phát triển các quan hệ đại lý, khai thác đƣợc các

nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nƣớc ngoài và các nguồn vốn trên thị

trƣờng tài chính thế giới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển KT- XH.

Tóm lại, việc thanh toán giữa các nƣớc sẽ đƣợc thực hiện thông qua

ngân hàng và vai trò của ngân hàng trong TTQT là rất cần thiết, là cầu nối

quan trọng giữa doanh nghiệp, thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc, là điều kiện

đảm bảo an toàn cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ tài

trợ cho họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì những lý do trên,

hiệu quả hoạt động TTQT tất yếu cần phải đƣợc nghiên cứu để tìm ra những

mặt tích cực cũng nhƣ những mặt hạn chế còn tồn tại để khắc phục, đẩy mạnh

hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Page 31: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

25

Trong nền kinh tế thị trƣờng, yêu cầu đối với hoạt động TTQT của

ngân hàng là hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Một hệ thống TTQT hiệu quả là

nền tảng cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực thanh toán ngân hàng. Hiệu

quả hoạt động TTQT của ngân hàng là yêu cầu cần thiết để thu hút các đối

tƣợng tham gia. Hiệu quả đó đƣợc thể hiện ở thời gian thanh toán, độ tin cậy

và chi phí giao dịch cho một thanh toán.

- Thời gian thanh toán: là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh

toán đƣợc đƣa ra cho đến khi các chủ thể tham gia thanh toán nhận đủ

tiền trên tài khoản. Thời gian dài hay ngắn có liên quan tới hoạt động

sản xuất kinh doanh tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn.

- Chi phí giao dịch thanh toán: không chỉ làm nghĩa đơn giản là chi phí

của ngƣời sử dụng thanh toán phải trả mà ý nghĩa rộng hơn là cân nhắc

giữa chi phí xã hội mà ngƣời thanh toán phải chịu và các tiện ích mà

ngƣời đó đƣợc hƣởng. Chi phí giao dịch bao gồm: chi phí về thời gian

giao dịch, thủ tục giao dịch phải thực hiện…. Cần quan tâm đến giảm

chi phí giao dịch hoặc tăng chất lƣợng dịch vụ.

- Giảm rủi ro trong TTQT: Trong TTQT rủi ro thƣờng do pháp lý, rủi

ro hoạt động, rủi ro an toàn, rủi ro kinh tế….

Từ những lập luận trên cho thấy hiệu quả hoạt động TTQT luôn đuợc chú

trọng phát triển. Do đó, luận văn này ngƣời viết chỉ đề cập đến hoạt động

thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam mà cụ thể là hiệu

quả hoạt động của nó trong thời gian gần đây.

Page 32: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

26

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

2.1. Hiệu quả hoạt động TTQT của NH thƣơng mại.

2.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động TTQT:

Theo kinh tế học vi mô cho rằng: Hiệu quả là quá trình sử dụng tốt nhất

những nguồn lực có đƣợc để đạt đƣợc những kết quả mong muốn. Với ý

nghĩa khai thác tối đa các nguồn lực, hiệu quả kinh tế có quan hệ chặt chẽ với

việc sử dụng năng lực sản xuất hiện có hoặc tiềm năng để đạt đƣợc tối đa các

mục tiêu đƣợc định sẵn trên cơ sở các phƣơng tiện hiện có. Hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp, theo cách hiểu thông thƣờng thì đó là những kết quả

thu đƣợc từ các biện pháp quản lý doanh nghiệp so với các chi phí đã bỏ ra để

có đƣợc hiệu quả đó. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tính bằng

các chỉ tiêu định lƣợng đo bằng các đại lƣợng kinh tế (thông qua các chỉ tiêu

tài chính tiền tệ) và các chỉ tiêu định tính đƣợc xác định thông qua các

phƣơng pháp đánh giá ( về mặt chữ tín của doanh nghiệp, chất lƣợng phục vụ

khách hàng…)

TTQT là một trong các loại hình dịch vụ chính mà các NHTM cung

cấp cho khách hàng của mình, không nằm ngoài mục tiêu chung của ngân

hàng, đó là “ An toàn – hiệu quả - Phát triển”. Để đánh giá hiệu quả hoạt động

một cách toàn diện và đúng đắn cần tính toán hết sức kỹ lƣỡng các nhân tố

ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung, của TTQT nói

riêng, nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra nhƣ tối đa hóa lợi nhuận và giảm

thiểu rủi ro.

Theo kinh tế học hiện đại cho rằng: Hiệu quả đó là sự đạt đƣợc về sáu

mục tiêu:

- Mục tiêu về kinh tế (Economy).

Page 33: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

27

- Mục tiêu về chính trị (Polictics).

- Mục tiêu về xã hội (Society).

- Mục tiêu về đảm bảo tính hài hòa (Coherence).

- Mục tiêu đảm bảo yếu tố ngoại sinh (External).

- Mục tiêu đảm bảo yếu tố tƣơng thích (Rekevant).

Cụ thể với TTQT, những mục tiêu trên thể hiện ở chỗ: Hiệu quả hoạt

động thanh toán không đơn thuần là lỗ hay lãi trong việc thực hiện dịch vụ

thanh toán trong một khoảng thời gian nào đó mang lại. Hiệu quả hoạt động

TTQT đối với một NHTM là những lợi ích tổng thể mà do việc sử dụng nó

mang lại, gồm những lợi ích có thể định lƣợng đƣợc hoặc không định lƣợng

đƣợc; các lợi ích gián tiếp và trực tiếp đối với nền kinh tế, tính tƣơng thích và

hài hòa với lợi ích của ngành, các bộ phận khác trong nền kinh tế mà các

NHTM là một cấu thành trong đó; lợi ích kinh tế cũng có thể bao gồm các tác

động ngoại sinh của ngành ngân hàng tọa ra cho các ngành, các bộ phận khác

nhằm tạo ra lợi ích tổng thể cho nền kinh tế quốc dân.

Dù xét trên góc độ kinh tế học vi mô hay kinh tế học hiện đại, thì hiệu

quả hoạt động TTQT đều có liên quan mật thiết tới các bên tham gia. Các bên

tham gia xét đến cùng có đạt đƣợc mục tiêu của mình một cách hiệu quả hay

không chính là cơ sở để đánh giá việc sử dụng phƣơng này đã đạt hiệu quả

nhƣ thế nào.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, đối tƣợng quan tâm là ngân hàng –

mục tiêu cần đạt đƣợc ở đây là:

- Đáp ứng đƣợc mục tiêu của khách hàng. Đa dạng hóa các loại hình

dịch vụ trên cơ sở tăng cƣờng và mở rộng quan hệ với khách hàng, xây dựng

và củng cố mối quan hệ phát triển bền vững.

- Tối đa hóa lợi nhuận.

- Nâng cao uy tín trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Mở rộng quan

hệ hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nƣớc.

Page 34: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

28

- Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của nhà nƣớc, góp phần thực

hiện mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của cả nƣớc.

Với bề dày lịch sử phát triển và các mối quan hệ truyền thống, bền

vững với khách hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý và trình độ

nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, ngân hàng đã tiến hành cung cấp các dịch vụ

thanh toán XNK một cách hiệu quả, có khả năng hạn chế đƣợc rủi ro cho các

doanh nghiệp bởi vì ngân hàng trở thành bộ phận chuyên nghiệp trong việc

đánh giá các thông tin tài chính từ phía doanh nghiệp cũng nhƣ khả năng kiểm

soát đƣợc độ trung thực của những nguồn thông tin này. Đồng thời ngân hàng

đảm bảo đƣợc tốc độ thanh toán và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc soạn thảo

hợp dồng XNK.

2.1.2. Các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả hoạt động TT QT của NHTM

Hiệu quả hoạt động ngân hàng đƣợc đánh giá bằng một hệ thống các

chỉ tiêu kinh tế – tài chính thông qua tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nó

đến nền kinh tế – xã hội. Hoạt động TTQT tại NHTM cũng là một trong

những nhân tố cấu thành hiệu quả hoạt động ngân hàng nhƣng hiện nay chƣa

có một chuẩn mực cụ thể nào để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại

NHTM. Theo quan điểm của tác giả, hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM có

thể đƣợc đánh giá từ các góc độ khác nhau sau:

2.1.2.1. Dưới góc độ nền kinh tế.

Hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc thể hiện qua việc phục vụ phát triển

nền kinh tế thông qua các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo đƣờng lối

phát triển kinh tế đối ngoại của một nƣớc trong từng thời kỳ, góp phần cải

thiện cán cân TTQT, ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Chúng ta có thể vận dụng các chỉ tiêu lƣợng hóa đánh giá vai trò kinh

tế đối ngoại để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT đối với nền kinh tế nhƣ: tỷ

Page 35: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

29

trọng kim ngạch xuất khẩu trong GDP, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu trong

GDP.

Bên cạnh các chỉ tiêu mở cửa nền kinh tế, chúng có thể đánh giá qua

doanh số thanh toán phục vụ quá trình chuyển vốn trong hoạt động đầu tƣ

nƣớc ngoài, thúc đẩy hoạt động này phát triển. Đồng thời, thông qua hoạt

động TTQT đã phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ khác, thu hút

nguồn trợ cấp, kiểu hối từ nƣớc ngoài về ngày càng cao.

2.1.2.2. Dưới góc độ ngân hàng:

Khách hàng của NHTM bao gồm nhiều đối tƣợng cá nhân, doanh

nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc liên doanh… thực hiện kinh

doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, khách hàng không chỉ là những ngƣời

cung cấp “ nguyên liệu đầu vào cho ngân hàng” mà còn là ngƣời mua, ngƣời

nhận các sản phẩm dịch vụ đầu ra của ngân hàng, tạo lợi nhuận cho ngân

hàng. Khách hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày một

phát triển và tạo hiệu quả trong kinh doanh thì ngân hàng cũng thông qua

khách hàng mà thu đƣợc lợi nhuận. Vì vậy, ngân hàng phải tăng cƣờng thiết

lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng, thu hút khách hàng mới, duy trì mối

quan hệ với khách hàng truyền thống, không ngừng mở rộng và đa dạng hóa

các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho

khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực

TTQT, khách hàng của NHTM là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu – những

ngƣời tạo nguyên liệu đầu vào cho ngân hàng thông qua quan hệ tiền gửi tại

NHTM và cũng là những ngƣời sử dụng sản phẩm dịch vụ TTQT của NHTM

thông qua các quan hệ thanh toán với nƣớc ngoài. Hoạt động TTQT tại

NHTM càng thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác cho khách hàng

càng giúp họ nhanh chóng thu hồi tiền hàng xuất khẩu, quay nhanh đồng vốn,

tạo uy tín trong kinh doanh, nhờ đó tạo hiệu quả cao trong kinh doanh xuất

nhập khẩu.Nhƣ vậy, hoạt động TTQT của NHTM đã góp phần thiết thực

Page 36: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

30

trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của khách hàng. Nó

đƣợc đánh giá thông qua tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu của

từng doanh nghiệp trong nền kinh tế.

2.1.2.3. Dưới góc độ khách hàng:

Hoạt động TTQT phục vụ cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của

khách hàng, thông qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội, tạo doanh thu

dịch vụ cho ngân hàng, hoạt động này đƣợc thực hiện an toàn và hiệu quả sẽ

tác động dây chuyền đến một số hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

Vì vậy, nó càng phát triển thì càng nâng cao thế và lực cho ngân hàng, nâng

cao uy tín và tính cạnh tranh cho ngân hàng trên thƣơng trƣờng quốc tế.

Nhƣ vậy đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT phải nhận thức dƣợc đầy

đủ và toàn diện cả ba góc độ trên. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,

bổ sung cho nhau. Nếu chỉ quan tâm đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ngân

hàng mà không quan tâm đến lợi ích của khách hàng thì thật phiếm diện. Nếu

quá đề cao vai trò của khách hàng mà quên đi vai trò kinh doanh của mình thì

hoạt động TTQT của ngân hàng chỉ mang tính chất phục vụ kinh doanh đơn

thuần, thiếu tính chất năng động, nhạy bén trong kinh doanh. Trong quá trình

thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngân hàng không chỉ quan tâm đến lợi ích

giữa mình và khách hàng mà phải quan tâm đến lợi ích quốc gia, lợi ích xã

hội. Phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích của khách hàng, ngân hàng và nền kinh

tế.

2.1.3. Các chỉ tiêu định lƣợng đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT:

Hiệu quả hoạt động TTQT tại NH thƣơng mại có thể xác định qua một

số chỉ tiêu định lƣợng tuyệt đối và tƣơng đối sau:

2.1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng tuyệt đối:

Page 37: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

31

Một là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá qua doanh thu dịch vụ

TTQT: Khi thực hiện các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến TTQT,

NH thu đƣợc một mức phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàng đối

với từng nghiệp vụ cụ thể nhƣ: Phí mở LC, phí chỉnh sửa LC, phí thanh toán

LC, phí nhận và xử lý ủy thác thu, phí thanh toán nhờ thu, phí thanh toán

chuyển tiền đi, phí thanh toán chuyển tiền đến…Để thu các khoản phí này NH

có thể đƣợc thu theo một tỷ lệ nhất định trên giá trị dịch vụ thực hiện hoặc thu

cố định theo từng nghiệp vụ phát sinh. Khi các mặt hoạt động này càng phát

triển thì hiệu quả mang lại từ doanh thu dịch vụ TTQT càng lớn, càng góp

phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh hoa

hồng và các khoản phí thu đƣợc, ngân hàng có thể thu đƣợc lợi nhuận từ việc

kinh doanh ngoại tệ hoặc chuyển đổi ngoại tệ khi nhà nhập khẩu không có

ngoại tệ cần thanh toán, hoặc nhà xuất khẩu muốn thu đồng tiền bản tệ.

Hai là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi

nhuận ròng từ hoạt động TTQT. Để xác định đƣợc lợi nhuận mang lại từ hoạt

động TTQT, các NH phải tính đƣợc chi phí phát sinh cho hoạt động TTQT.

Đây chính là hiệu số giữa doanh thu TTQT và chi phí TTQT đƣợc xác định ở

công thức:

Hq ttqt = Doanh thu TTQT – Chi phí TTQT

2.1.3.2. Các chỉ tiêu định lượng tương đối:

a) Tỷ lệ lợi nhuận TTQT = Lợi nhuận TTQT/ Doanh thu TTQT

Chỉ số này cho thấy hiệu quả thu đƣợc từ hoạt động TTQT, một đồng

doanh thu TTQT thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận TTQT.

b) Tỷ lệ chi phí TTQT = Chi phí TTQT/ Doanh thu TTQT

Chỉ số này cho thấy một đồng doanh thu TTQT phải bỏ ra bao nhiêu

đồng chi phí cho hoạt động này.

Page 38: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

32

c) Tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên tổng doanh thu NH = Lợi nhuận TTQT/

Tổng doanh thu.

Chỉ số này cho biết hiệu quả hoạt động TTQT trên một đồng doanh thu

NH. Chỉ số này càng chúng tỏ hoạt động TTQT chiếm ƣu thế trong hoạt động

kinh doanh tại NH.

d) Tỷ lệ doanh thu TTQT so với tổng doanh thu = doanh thu TTQT/tổng

doanh thu

Chỉ số này xác định cơ cấu nguồn thu dịch vụ TTQT trong tổng nguồn

thu tại NH.

e) Tỷ lệ doanh thu TTQT so với doanh thu dịch vụ = Doanh thu TTQT/

Doanh thu dịch vụ.

Chỉ số này cho thấy tỷ trọng của nguồn thu hoạt động TTQT trong tổng

nguồn thu dịch vụ tại NH.

2.1.4. Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại NH

thƣơng mại:

Một là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá thông qua việc góp

phần tạo hiệu quả và chất lƣợng hoạt động tín dụng: Khi NH cho vay thu mua

hàng xuất khẩu, hoặc cho vay trên cơ sở đảm bảo bằng bộ chứng từ xuất khẩu

theo LC, NH sẽ thu lãi trên khoản vốn đã đầu tƣ tín dụng sẽ đƣợc thu hồi cả

gốc lẫn lãi, sẽ làm tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh tín dụng nếu

nghiệp vụ TTQT đƣợc thực hiện an toàn.

Hai là, hiệu quả TTQT mang lại qua việc tăng cƣờng và hỗ trợ nghiệp

vụ tài trợ xuất khẩu, thu đƣợc lãi tài trợ ngoại thƣơng trên cơ sở các phƣơng

thức thanh toán, các khoản phí dịch vụ NH thu đƣợc thông qua tài trợ xuất

nhập khẩu nhƣ: phí chiết khấu chứng từ hàng xuất truy đòi, phí chiết khấu

chứng từ hàng xuất miễn truy đòi.

Ba là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá qua việc góp phần tăng

cƣờng và tạo hiệu quả kinh doanh ngoại hối: Trong quá trình thực hiện nghiệp

Page 39: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

33

vụ TTQT, NH bán ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng

nhập khẩu, hoặc mua của khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về trong thanh

toán hàng xuất. Khi nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu qua NH càng phát

triển sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ nâng cao đƣợc doanh

số hoạt động.

Bốn là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá thông qua việc tăng

cƣờng và củng cố nguồn vốn cho NH. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi

nguồn thu ngoại tệ từ nƣơc ngoài hoặc chi ngoại tệ để thanh toán cho nƣớc

ngoài, các NH thƣơng mại phải thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi của NH

ở nƣớc ngoài. Khi hoạt động TTQT càng phát triển thì doanh số giao dịch qua

các tài khoản này càng lớn. Nhƣ vậy, hoạt động TTQT đã ảnh hƣởng đến tốc

độ tăng trƣởng nguồn vốn tại NH mà cụ thể là tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn

ngoại tệ ở nƣớc ngoài.

Năm là, hiệu quả hoạt động TTQT đƣợc đánh giá thông qua sự phát

triển mạng lƣới ngân hàng đại lý, phát triển quan hệ đối ngoại, nâng cao uy

tín của NH, dựa trên cơ sở hợp tác và tƣơng trợ lẫn nhau nhằm phát triển mối

quan hệ giữa ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng nƣớc ngoài.

Tóm lại, hoạt động TTQT phải gắn liền với hoạt động kinh tế quốc tế của

quốc gia, phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Hiệu quả hoạt động TTQT

không chỉ thể hiện ở lợi nhuận của hoạt động mà còn thông qua nó tạo hiệu

quả cho các hoạt động khác tại ngân hàng cũng nhƣ cho khách hàng và cho

nền kinh tế phát triển.

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng ngoại thƣơng

Việt Nam.

2.2.1. Hiệu quả hoạt động TTQT nói chung

Hoạt động TTQT đƣợc coi là nghiệp vụ NH truyền thống của VCB,

trƣớc năm 1989 VCB là ngân hàng duy nhất đƣợc phép hoạt động TTQT, đến

nay tuy VCB không còn là ngân hàng độc quyền trong nghiệp vụ TTQT

Page 40: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

34

nhƣng VCB vẫn luôn duy trì đƣợc thế mạnh và vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực

hoạt động này.

Năm 2008 tổng doanh số TTQT qua VCB đạt 51,61 tỷ USD, chiếm 34,4%

thị phần so với cả nƣớc, tăng 9,11% so với cùng kỳ, trong đó doanh số thanh

toán hàng xuất đạt 16,83 tỷ USD, tăng 18,52% so với cùng kỳ, chiếm thị phần

26,8% so với kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc, doanh số hàng nhập đạt 15,67 tỷ

USD, tăng 28,44% so với cùng kỳ, chiếm thị phần 19,5% so với kim ngạch

nhập khẩu cả nƣớc. Doanh số thanh toán phi mậu dịch đạt 19,11 tỷ USD giảm

8,56% so với cùng kỳ. Tính bình quân từ năm 2004-2008, kim ngạch TTQT

qua Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam gần 35%, riêng thị phần thanh toán

xuât nhập khẩu hàng hóa xấp xỉ 22%, tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 10%.

Đây là một thành quả đáng kể trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị

trƣờng với ngày càng nhiều ngân hàng hoạt động trong hoạt động đối ngoại,

một số ngân hàng đƣợc thành lập mới, một số ngân hàng khác đƣợc chuyển

đổi và có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tổng công ty vừa đóng vai trò là cổ đông

của ngân hàng vừa đóng vai trò là khách hàng, đã lôi kéo một lƣợng lớn

khách hàng truyền thống của VCB. Tuy nhiên VCB vẫn chứng tỏ đƣợc vị thế

nổi bật của mình với thị phần lớn nhất của thanh toán quốc tế trong xuất nhập

khẩu.

Xét theo cơ cấu hàng hóa trong doanh số thanh toán xuất nhập khẩu,

trong doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB thì gạo, thủy sản, than,

lâm sản và dệt may là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đƣợc thanh toán qua

VCB. Tỷ trọng thanh toán xuất khẩu đối với các mặt hàng trên trong tổng

thanh toán xuất khẩu của cả nƣớc lần lƣợt là 23,32%, 22,54%, 7,95%, 5,37%

và 4,9%. Đây hầu hết là các mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD

trong năm 2008.

Page 41: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

35

Trong doanh số thanh toán hàng nhập qua VCB các mặt hàng nhập

khẩu chủ đạo nhƣ: xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị và hóa chất, trong đó

xăng dầu vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo (47,2%).

Doanh số chuyển tiền đến qua VCB năm 2008 đạt 14,23 tỷ USD, tăng

2,37% so với năm 2007, doanh số thanh toán chuyển tiền đi phi mậu dịch năm

2008 đạt 4,88 tỷ USD, giảm 3,02% so với năm 2007. Nhìn chung, hoạt động

thanh toán phi mậu dịch qua VCB cũng tăng trƣởng hàng năm. Riêng năm

2008 doanh số thanh toán phi mậu dịch qua VCB giảm do cạnh tranh gay gắt

với một số NH một số ngân hàng cho phép khách hàng lĩnh các khoản tiền

kiều hối chuyển về bằng tiền mặt ngoại tệ trong khi VCB chỉ cho khách hàng

nhận tiền Việt Nam hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại VCB.

Trong thời điểm này, kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều thách

thức khi lạm phát cao vào đầu năm và tình trạng giảm phát, kinh tế đình trệ

vào cuối năm. Không những thế, cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ

đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu, nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới ngày càng

bộc lộ rõ, giá cả trên thị trƣờng thế giới về nguyên liệu và lƣơng thực thực

phẩm xoay chiều sang giảm mạnh. Chính điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới

các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và

tất yếu sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động TTQT qua VCB. Tốc độ tăng

trƣởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và phi mậu dịch qua VCB có thể

nghiên cứu qua các bảng dƣới đây.

Page 42: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

36

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua

VCB năm 2004-2008.

Đơn vị : Tỷ

USD

Năm Tổng DSTTXNK TTHX TTHN

Trị giá NS/NT Trị giá NS/NT Trị giá NS/NT

2004 16.38 6.97 9.41

2005 20.96 27.93% 9.38 34.54% 11.58 23.04%

2006 22.82 8.88% 12.68 35.25% 10.14 -12.46%

2007 26.40 15.69% 14.20 11.99% 12.20 20.32%

2008 32.50 23.11% 16.83 18.52% 15.67 28.44%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

ngoại thương Việt Nam năm 2004-2008

Biểu đồ 2.2 : Doanh số thanh toán XNK qua VCB 2004-2008

0

5

10

15

20

25

30

35

2004 2005 2006 2007 2008

Tổng KNXNK Xuất khẩu Nhập khẩu 1 đơn vị = 1tỷ USD

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của NHNTVN 2004-2008

Page 43: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

37

Bảng 2.3: Doanh số thanh toán phí mậu dịch qua VCB 2004-2008

Đơn vị : Tỷ USD

Năm DS chuyển

tiền đến

DS chuyển

tiền đi

Tốc độ chuyển

tiền đến

NS/NT

Tốc độ chuyển

tiền đI NS/NT

2004 8,2 4,2

2005 9,44 4,9 25% 16,67%

2006 11,8 5,5 45,67% 12,24%

2007 13,9 7 17,8% 27,27%

2008 14,23 4,88 2,37% -3,02%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNTVN 2004-2008

Page 44: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

38

Bảng 2.4: Cơ cấu thị phần TTQT của một số ngân hàng Việt Nam

2004-2008

Đơn vị : Triệu

USD

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng DSXNK cả nƣớc 57,56 68,521 84,01 132,59

8

149,8

7

+ Tốc độ tăng trưởng (%) 30,76 19,05 22,6 57,83 13,02

1.DSTTQT các NHTM 26,431 34,808 46,171 86 98,05

+ Thị phần(%) 45,95 50,7 54,9 64,85 65,42

+ Tốc độ tăng trưởng (%) 26 31,7 32,6 86,26 14,01

a. DSTTQT qua NHNT 16,4 19,188 22,820 47,3 51,61

+ Thị phần (%) 28,5 28 27,1 35,67 34,4

+ Tốc độ tăng trưởng (%) 32,3 17 18,9 107,27 9,11

b. DSTTQT qua CTVN 3,303 4,845 6,72 10,104 11,27

+ Thị phần (%) 5,7 7 8 7,62 7,51

+ Tốc độ tăng trưởng (%) 17,8 16,4 38,6 50,36 11,53

c. DSTTQT qua NN&PTNT 2,939 4,850 6,131 9,156 10,72

+ Thị phần (%) 5 7 7,2 6,9 7,15

+ Tốc độ tăng trưởng (%) 21,1 65 26,4 49,35 17,12

d. DSTTQT của ĐTPT 3,789 5,925 10,5 19,44 24,45

+ Thị phần (%) 6,6 8,6 12 5 16,31

+ Tốc độ tăng trưởng (%) 13,3 56 77 85,21 25,81

e. DSTTQT của NHTM khác 31,130 37,713 37,839 46,598 51,82

+ Thị phần (%) 54,1 49,3 45,09 35,14 34,57

+ Tốc độ tăng trưởng (%) 35 8,3 17,2 23,15 11,2

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo thường niên 2004-2008 của các ngân hàng

Page 45: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

39

Trong TTQT tại VCB chủ yếu đang áp dụng ba phƣơng thức TTQT

phổ biến là phƣơng thức thanh toán LC, phƣơng thức thanh toán nhờ thu và

phƣơng thức thanh toán chuyển tiền. Trong phƣơng thức thanh toán LC cũng

phát sinh chủ yếu là loại LC không hủy ngang, các loại LC điều khoản đỏ ít

đƣợc doanh nghiệp áp dụng. Một số doanh nghiệp xuất khẩu trong nƣớc

muốn áp dụng nhƣng lại chƣa thỏa thuận đƣợc với đối tác về phƣơng pháp rút

vốn- ứng trƣớc từ ngân hàng mở LC hay ứng trƣớc từ ngân hàng mở trong

nƣớc. Nghiên cứu doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB 2004-2008

cho thấy: Trong thanh toán hàng nhập, phƣơng thức thanh toán LC chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán qua NH, năm 2005 là 60%, năm

2006 là 54%, năm 2007 là 63% và năm 2008 là 49%. Phƣơng thức thanh toán

chuyển tiền bằng điện đang có xu hƣớng phát triển, năm 2005 chiếm 33%,

năm 2006 là 43%, năm 2007 là 33%, năm 2008 là 46%. Phƣơng thức thanh

toán nhờ thu chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể, năm 2005 chỉ 7%, năm 2006

chỉ 3%, năm 2007 chỉ 4%, năm 2008 là 5%. Ngƣợc lại, trong thanh toán hàng

xuất, năm 2005 là 62%, năm 2006 là 51%, năm 2007 là 48% và năm 2008

gần 65%. Phƣơng thức thanh toán LC chiếm tỷ trọng thấp hơn và đƣợc thể

hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Page 46: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

40

Bảng 2.5 : Tình hình sử dụng các phƣơng thức TTQT tại VCB 2005-2008

Đơn vị : Triệu USD

2005 2006 2007 2008

Số

tiền

% Số

tiền

% Số

tiền

% Số tiền %

1.DS TTHX 9.38 12.68 100 14.20 100 16.83 100

1.1 LC 3.10 33 3.04 24 3.55 25 5.39 32

1.2. Nhờ thu 0.47 5 3.17 25 3.83 27 0.50 3

1.3. TTR 5.82 62 6.47 51 6.82 48 10.94 65

2. DT

TTHN 11.58 10.14 100 12.20 100 15.67 100

2.1. LC 6.95 60 5.48 54 7.69 63 7.68 49

2.2. Nhờ thu 0.81 7 0.30 3 0.49 4 0.78 5

2.3. TTR 3.82 33 4.36 43 4.03 33 7.21 46

Cộng

(1)+(2) 20.96 22.82 26.4 32.5

Nguồn : Báo cáo thống kê 2005 – 2008 của NHNTVN

Qua tìm hiểu cho thấy, thực trạng trên xảy ra do phía các doanh nghiệp

Việt Nam thƣờng dễ dãi chấp nhận yêu cầu từ phía đối tác nƣớc ngoài, khi

doanh nghiệp Việt Nam nhận hàng, phía nƣớc ngoài yêu cầu doanh nghiệp

Việt Nam phải mở LC để ràng buộc trách nhiệm thanh toán của NH, để tăng

khả năng an toàn cho họ, do đó trong thanh toán hàng nhập phƣơng thức LC

đƣợc sử dụng chủ yếu. Ngƣợc lại, khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng

hóa, một số doanh nghiệp tin tƣởng phía nƣớc ngoài sẵn sàng chấp nhận bán

hàng theo phƣơng thức thanh toán nhờ thu DA hoặc thanh toán chuyển tiền

Page 47: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

41

TTR sau khi giao hàng. Có những doanh nghiệp không muốn áp dụng phƣơng

thức thanh toán LC vì phí dịch vụ phát sinh nhiều hơn phƣơng thức thanh

toán khác. Thực trạng này đang đƣợc xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp

tƣ nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn ở các địa phƣơng và các doanh

nghiệp gia nhập thƣơng trƣờng quốc tế, vì muốn bán đƣợc hàng nên thƣờng

sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu từ phía nƣớc ngoài đƣa ra. Ngoài ra, còn có

một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có quan hệ buôn bán lâu

năm với các khách hàng nƣớc ngoài, đã tạo đƣợc uy tín, họ cũng chuyển từ

thanh toán LC sang phƣơng thức thanh toán nhờ thu để tiết kiệm chi phí.

2.2.2. Hiệu quả hoạt động TTQT qua một số chỉ tiêu định lƣợng.

Nhìn qua bảng số liệu cho thấy doanh thu TTQT tăng trƣởng hàng năm,

năm sau cao hơn năm trƣớc. Cụ thể năm 2004 đạt 382 tỷ VND, năm 2005 đạt

442 tỷ VND, năm 2006 đạt 568 tỷ VND, năm 2007 đạt 760 tỷ VND, năm

2008 đạt 921 tỷ VND. Tốc độ tăng trƣởng hàng năm là năm 2005 tăng

15,71%, năm 2006 tăng 28,51%, năm 2008 tăng 21,18%. Đây là một chỉ tiêu

nằm trong doanh thu dịch vụ và tổng doanh thu tại NH. Sự tăng trƣởng của

doanh thu dịch vụ TTQT đã góp phần làm tăng doanh thu về dịch vụ ngân

hàng cũng nhƣ tăng tổng nguồn thu tại ngân hàng.

Về lợi nhuận hoạt động TTQT, chỉ tiêu này tăng trƣởng cả về giá trị và tốc

độ, năm sau tăng hơn năm trƣớc. Cụ thể, năm 2004 đạt 325 tỷ VND, năm

2005 đạt 389 tỷ VND, tỷ lệ tăng 19,69%, năm 2006 đạt 519 tỷ VND tăng

32,42%, năm 2007 đạt 698 tỷ VND tăng 34,49% so với năm 2006 và năm

2008 đạt 848 tỷ VND tăng 21,49% so với năm 2007.

Tỷ suất lợi nhuận TTQT trên doanh thu TTQT khá cao, chứng tỏ hoạt

động TTQT tại VCB mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh ngân

hàng. Cụ thể năm 2004 đạt 85,08%, năm 2005 đạt 88,01%, năm 2006 đạt

91,37%, năm 2007 đạt 91,84%, năm 2008 đạt 92,07%. Điều này cho thấy cứ

Page 48: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

42

một đồng doanh thu TTQT mang lại cho ngân hàng hơn 0,85 đồng lợi nhuận.

Ngƣợc lại, chi phí cho hoạt động TTQT trên doanh thu TTQT khá thấp. Để

đạt đƣợc một đồng doanh thu TTQT, ngân hàng phải bỏ ra hơn 0,1 đồng chi

phí.

Các chỉ tiêu lợi nhuận TTQT trên tổng doanh thu, doanh thu TTQT trên

tổng doanh thu và doanh thu dịch vụ trên tổng doanh thu chiếm tỷ trọng thấp,

dƣới 10% hàng năm nhƣng doanh thu TTQT trên tổng doanh thu dịch vụ tại

VCB chiếm tỷ trọng khá cao, trên 80%. Cụ thể, năm 2004 chiếm 84,14%,

năm 2005 chiếm 86,84%, năm 2006 chiếm 88,06%, năm 2007 chiếm 89,73%,

năm 2008 chiếm 88,73%. Và tỷ trọng này có xu hƣớng giảm do thời gian qua

hoạt động TTQT đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ để thu hút các mặt hoạt

động kinh doanh khác tại ngân hàng, có giai đoạn VCB sử dụng biện pháp

giảm phí dịch vụ TTQT để thực thi chính sách khách hàng có hiệu quả.

Doanh thu dịch vụ nói chung và doanh thu TTQT nói riêng chiếm tỷ

trọng thấp trong tổng doanh thu tại ngân hàng là do một số nguyên nhân sau.

Một là, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều chú trọng đến công tác tín

dụng, doanh thu tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của ngân

hàng, thu dịch vụ nói chung và TTQT nói riêng chiếm tỷ trọng thấp, dịch vụ

TTQT đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để hỗ trợ công tác tín dụng, công tác

kinh doanh ngoại tệ.

Hai là, ngân hàng thực hiện miễn giảm phí dịch vụ TTQT để thu hút

khách hàng có quan hệ tín dụng hoặc kinh doanh ngoại tệ. Việc giảm phí dịch

dụ nhằm thu hút khách hàng thanh toán qua ngân hàng. Điều này ảnh hƣởng

khá lớn tới doanh thu ngân hàng.

Ba là, mức phí dịch vụ TTQT hiện nay khá thấp so với các ngân hàng

nƣớc ngoài.

Page 49: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

43

Bốn là, dịch vụ tƣ vấn về nghiệp vụ TTQT, giúp khách hàng lập các bộ

chứng từ đòi tiền hàng xuất cũng đƣợc thực hiện hàng ngày tại VCB nhƣng

với mức phí rất thấp.

Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động TTQT tại VCB cũng chƣa

phản ánh đúng hiệu quả do hoạt động này mang lại. Tuy nhiên nó cũng mang

lại một hiệu quả thiết thực cho quá trình kinh doanh của VCB rất nhiều. Đầu

tƣ cho việc phát triển hoạt động TTQT còn rất mới mẻ do đó cần phải có thời

gian để phát huy hiệu quả hoạt động này. Thông qua hoạt động này không chỉ

phục vụ tốt cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp,

giúp cải thiện kinh tế, góp phần vào việc tăng tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng

năm.

Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả hoạt động TTQT tại VCB

Đơn vị : Tỷ USD

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

1. Doanh số TTQT.

Tốc độ tăng trưởng NS/NT(%)

382 442

15.71

568

28.51

760

33.80

921

21.1

8

2. Chi phí TTQT. 57 53 49 62 73

3. LN TTQT.

Tốc độ tăng trưởng NS/NT(%)

325 389

19.69

519

33.42

698

34.49

848

21.4

9

4. Tổng doanh thu. 7194 10183 16831 20800 3584

3

5. Doanh thu dịch vụ. 454 509 645 847 1038

6. LN TTQT/ DT TTQT (%) 85.08 88.01 91.37 91.84 92.0

7

7. CP TTQT/ DT TTQT (%) 14.92 11.99 8.63 8.16 7.93

Page 50: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

44

8. LN TTQT/ Tổng DT (%) 4.52 3.82 3.08 3.36 2.37

9. DT TTQT/Tổng DT (%) 5.31 4.34 3.37 3.65 2.57

10. DT dịch vụ/ Tổng DT(%) 6.31 5.00 3.83 4.07 2.90

11. DT TTQT/DT DV (%) 84.14 86.84 88.06 89.73 88.7

3

Nguồn: Tính toán từ các báo cáo hàng năm của NHNTVN

2.2.3. Hiệu quả hoạt động TTQT qua một số chỉ tiêu định tính.

Hiệu quả hoạt động TTQT tại NHNT không chỉ thể hiện thông qua các

con số cụ thể trên mà chúng ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động này mang

lại qua một số mối quan hệ sau:

a) Hiệu quả hoạt động TTQT qua sự phát triển quan hệ ngân hàng đại lý:

Trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT, NHNT đã thiết lập một

mạng lƣới quan hệ đại lý rộng nhất trong số các NHTM của Việt Nam hiện

nay.

Đến cuối năm 2008, VCB đã có quan hệ đại lý với khoảng 1.200 ngân

hàng và chi nhánh ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (

NH Công thƣơng Việt Nam thiết lập 837 NH đại lý, NH Nông nghiệp và phát

triển nông thôn thiết lập đƣợc 850 NH đại lý, NH đầu từ phát triển Việt Nam

thiết lập đƣợc 800 NH đại lý). Với mối quan hệ rộng lớn này vừa tạo điều

kiện thuận lợi cho VCB trong thanh toán giữa các quốc gia trên toàn thế giới

vừa nâng cao uy tín của VCB trên trƣờng quốc tế. Nhờ đó ngày một nâng cao

hiệu quả hoạt động TTQT tại NH. Lựa chọn các ngân hàng đại lý có uy tín,

khả năng tài chính và năng lực cung cấp dịch vụ tốt nhất giúp VCB tăng

nguồn thu phí dịch vụ đồng thời duy trì thị phần và vị thế trong hệ thống ngân

hàng trong nƣớc.

b) Hiệu quả hoạt động TTQT qua mối quan hệ giữa hoạt động TTQT và hoạt

động tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu:

Page 51: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

45

Để tạo ra một dây chuyền khép kín trong phục vụ khách hàng, NHNT

cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vay tiền đồng Việt Nam thu

mua hàng xuất khẩu trong nƣớc nhƣ gạo, cà phê, thủy hải sản… và thu nợ về

từ nguồn ngoại tệ xuất khẩu này, vì vậy mọi rủi ro trong thanh toán hàng xuất

khẩu đều ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả của công tác tín dụng. Ngoài

ra, đối với các doanh nghiệp không vay thu mua hàng xuất khẩu có thể sử

dụng bộ chứng từ hàng xuất để đƣợc VCB tài trợ xuất khẩu trên cơ sở chiết

khấu chứng từ. Hoặc các nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu phù hợp với

cơ chế quản lý ngoại hối và pháp luật của Việt Nam cũng đƣợc VCB xem xét

cho vay thanh toán hàng nhập. Nhìn chung, hoạt động tín dụng, tài trợ xuất

nhập khẩu và hoạt động TTQT tại NHNTVN luôn đƣợc phối hợp xử lý nhịp

nhàng và thuận lợi cho khách hàng giao dịch. Nhờ đó, thông qua hoạt động

này đã góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động TTQT.

Tuy nhiên, trong thực tế, nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất phát

sinh chủ yếu là nghiệp vụ truy đòi, còn nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi kể

cả hối phiếu trả ngay và trả chậm phát sinh khá khiêm tốn vì nó chƣa đƣợc

các chi nhánh của VCB nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung mạnh

dạn áp dụng. Khi thực hiện loại nghiệp vụ này rủi ro thuộc về NH nên phí

dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi thƣờng cao hơn nghiệp vụ chiết khấu truy

đòi. Vì vậy, cả NH và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng chƣa quan

tâm áp dụng và phát triển nghiệp vụ này trong khi đây cũng là một trong các

loại nghiệp vụ đã và đang phát sinh khá phổ biến trên thế giới. Hiện nay, một

số khách hàng xuất khẩu chỉ yêu cầu NHNT thực hiện nghiệp vụ này đối với

các thị trƣờng có độ rủi ro lớn. Đối với VCB, trong quy trình nghiệp vụ cũng

cho phép thực hiện nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi nhƣng còn giới hạn ở

các hối phiếu trả ngay, chƣa quy định cho hối phiếu trả chậm và nghiệp vụ

này cũng chỉ phát sinh rải rác ở một số chi nhánh. Nếu nghiệp vụ chiết khấu

miễn truy đòi đƣợc các ngân hàng thƣơng mại triển khai và mạnh dạn vận

Page 52: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

46

hành trong thực tiễn thì hiệu quả mang lại cho hoạt động TTQT cũng có thể

đƣợc nâng lên.

c) Hiệu quả hoạt động TTQT qua mối quan hệ giữa hoạt động TTQT và tốc

độ tăng trƣởng nguồn vốn ngoại tệ:

Hoạt động TTQT gắn liền với quá trình sử dụng các tài khoản tiền gửi

ngoại tệ nƣớc ngoài. Mọi nguồn thu ngoại tệ từ các hoạt động TTQT sẽ đƣợc

gửi vào tài khoản Nostro tại các ngân hàng đại lý, mọi nguồn chi thanh toán

tiền hàng nhập khẩu cũng đƣợc trích thanh toán từ các tài khoản này. Vì vậy,

tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu mậu dịch cũng nhƣ phi mậu

dịch qua VCB hàng năm đã tạo điều kiện cho việc tăng trƣởng nguồn vốn

ngoại tệ gửi tại nƣớc ngoài. Trên cơ sở các nguồn tiền gửi ngoại tệ này, ngoài

việc sử dụng để thanh toán tiền hàng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,

VCB thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chuyển đổi ngoại tệ và mua bán

ngoại tệ với nƣớc ngoài, tạo hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói

chung và kinh doanh ngoại tệ nói riêng.Thời gian qua, VCB là ngân hàng có

hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thƣơng trƣờng quốc tế mạnh nhất trong số

các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam.

d) Hiệu quả hoạt động TTQT qua mối quan hệ giữa hoạt động TTQT và kinh

doanh ngoại tệ:

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của VCB đƣợc thực hiện thông qua

các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, kinh doanh chuyển đổi ngoại tệ, kinh doanh

tiền gửi ngoại tệ trong và ngoài nƣớc.

Xác định đây là một trong những nghiệp vụ mang đầy rủi ro, gắn liền

cơ chế thị trƣờng, biến động từng ngày, từng giờ, thậm chí từng phút. Vì vậy,

VCB luôn theo dõi diễn biến thị trƣờng hàng ngày, thậm chí hàng giờ để có

những quyết định nhạy bén trong kinh doanh, góp phần cùng Ngân hàng Nhà

nƣớc giữ đƣợc ổn định trong thị trƣờng này.

Page 53: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

47

Hiện nay, nghiệp vụ này chịu sự cạnh tranh gay gắt của các chi nhánh

ngân hàng nƣớc ngoài nhƣ Citibank, ANZ … hay các ngân hàng 100% vốn

nƣớc ngoài tại Việt Nam nhƣ HSBC hay Standard Charter Bank, các thƣơng

nhân nƣớc ngoài mua hàng của Việt Nam khi mở LC cho ngƣời hƣởng là

khách hàng của VCB đã chọn ngân hàng thông báo là các ngân hàng nƣớc

ngoài này để thực hiện thƣơng lƣợng chứng từ và thanh toán qua họ, trên cơ

sở đó ngân hàng nƣớc ngoài và khách hàng thực hiện mua bán ngoại tệ với

VCB. Nhƣng với lợi thế cạnh tranh của VCB là có nguồn vốn lớn, kinh

nghiệm lâu năm trong lĩnh vực TTQT và kinh doanh ngoại tệ, có đội ngũ cán

bộ năng động nhạy bén trong kinh doanh đã kịp thời nghiên cứu thị trƣờng để

tiếp cận khách hàng, nhờ đó tỷ trọng doanh số mua bán ngoại tệ trong nƣớc so

với doanh số TTQT qua VCB cũng đạt một tỷ lệ tƣơng đối.

Tốc độ tăng trƣởng doanh số TTQT không chỉ tạo hiệu quả cao cho

VCB trong tăng thu dịch vụ TTQT cũng nhƣ lợi nhuận TTQT mà còn tác

động tích cực đến các mặt hoạt động khác của VCB, qua đó tạo hiệu quả kinh

doanh cho ngân hàng. Với một chính sách tỷ giá linh hoạt đã tạo điều kiện

cho hoạt động kind doanh ngoại tệ phát triển, hầu nhƣ mọi nguồn ngoại tệ thu

về từ nguồn xuất khẩu thanh toán qua VCB đều đƣợc khách hàng bán lại cho

VCB. Ngoài ra, có những thời điểm, với chính sách linh hoạt, nhạy bén trong

kinh doanh ngoại tệ, VCB không những mua đƣợc ngoại tệ thanh toán qua

VCB mà còn mua đƣợc ngoại tệ thanh toán qua ngân hàng khác. Từ đó tạo

nguồn vốn ngoại tệ cho VCB đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiền

hàng nhập khẩu của doanh nghiệp và nhu cầu mua của ngƣời dân để thanh

toán các khoản chuyển tiền.

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của VCB.

2.3.1. Mặt tích cực.

Page 54: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

48

Thời gian qua, hoạt động TTQT của VCB đã có những nỗ lực vƣợt bậc

với những thành công rất đáng khích lệ và qua đó góp phần tích cực vào sự

nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nƣớc. Những thành tựu nổi bật là:

(1) Hoạt động TTQT của VCB đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy

nhanh tốc độ chu chuyển của hàng hóa và tiền tệ.

(2) Hoạt động TTQT đã đáp ứng yêu cầu tín dụng của một số lƣợng lớn

các doanh nghiệp, đáp ứng nhiều hình thức vay vốn nƣớc ngoài nhƣ: vay

thƣơng mại, vay theo hiệp định khung về tài trợ XNK…

(3) Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK,

duy trì đƣợc mức tăng kim ngạch XNK cao và tạo điều kiện cho doanh nghiệp

Việt Nam dần tiếp cận với nền kinh tế thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh

trong điều kiện hội nhập quôc tế, đúc rút đƣợc những bài học quý báu trong

quan hệ làm ăn với đối tác nƣớc ngoài.

(4) Hoạt động TTQT luôn đảm bảo làm ăn có lãi, an toàn hệ thống,

tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng nhà nƣớc.

(5) Hoạt động TTQT đƣợc triển khai trên nền tảng công nghệ mới, theo

chƣơng trình hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán điện tử xử lý tự

động và tập trung… phù hợp với thông lệ quốc tế.

(6) Hoạt động TTQT đã góp phần giúp VCB từng bƣớc hội nhập với

cộng đồng ngân hàng – tài chính khu vực và quốc tế. Nhằm tăng cƣờng mở

rộng quan hệ hợp tác quốc tế, ngân hàng không ngừng phấn đấu nâng cao

chất lƣợng dịch vụ, phát triển công nghệ đáp ứng nhu cầu công việc và thông

lệ quốc tế. VCB đã từng bƣớc xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác với các

ngân hàng và tổ chức tài chính theo phƣơng châm cả bề rộng, chiều sâu, thiết

thực và hiệu quả trân trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi. Bên cạnh đó ngân

hàng còn đổi mới tổ chức mạng lƣới, kế hoạch chiến lƣợc và giải quyết nguồn

nhân lực đa dạng và sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của

khách hàng. VCB luôn xác định con ngƣời là nhân tố quyết định sự thành bại

Page 55: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

49

trong hoạt động của mình nên đã tập trung phát triển nguồn nhân lực của

mình cả về số lƣợng và chất lƣợng. VCB đặc biệt chú trọng đến công tác đào

tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ và công tác quản lý của đội

ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Đồng thời có chính sách thu

hút tài năng, quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực, vững bƣớc hội nhập

kinh tế quốc tế.

2.3.2. Mặt hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong quá trình hoạt động TTQT,

VCB vẫn còn một số hạn chế nhƣ:

(1) Sự vận dụng luật pháp quốc tế và quốc gia trong hoạt động TTQT.

Nền kinh tế nƣớc ta đang trong quá trình chuyển đổi cùng với sự sửa đổi, hình

thành, hoàn thiện luật pháp nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng. Môi

trƣờng pháp lý chƣa đồng bộ, chƣa thích hợp với các quy định và chuẩn mực

quốc tế. Hơn nữa kinh nghiệm về TTQT qua ngân hàng trong điều kiện nền

kinh tế thị trƣờng, gần với thông lệ quốc tế đối với nƣớc ta còn quá mới mẻ và

phức tạp cần có thời gian hoàn thiện dần. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chƣa có

Luật hay quy định dƣới luật quy định riêng cho hoạt động TTQT. Hiện nay

các bên tham gia đều sử dụng UCP 600 làm cơ sở để quy định trách nhiệm và

quyền hạn của các bên tham gia. Các quy định cho hoạt động TTQT nằm rải

rác ở các văn bản nhƣ: Luật thƣơng mại 2005, nghị định của Chính phủ số

54/2001/NĐ- CP ngày 20/9/2001về thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch

vụ thanh toán, pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày

13/12/2005, nghị định 160/2006/NĐ ngày 28/12/2006 quy định chi tiết về

pháp lệnh ngoại hối…

Bên cạnh đó, vấn đề rủi ro hoạt động TTQT, đặc biệt là rủi ro về mặt pháp lý

đƣợc nhiều doanh nghiệp XNK và các ngân hàng quan tâm. Rủi ro pháp lý

trong hoạt động TTQT có thể đƣợc hiểu là những sự kiện này xảy ra ngoài

mong muốn, ngoài tầm kiểm soát, hoặc không đƣợc quản lý một cách hiệu

Page 56: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

50

quả khi nảy sinh sự kiện rủi ro đối với các doanh nghiệp trong quá trình tiến

hành hoạt động kinh doanh thƣơng mại quốc tế, liên quan đến sự điều chỉnh

của pháp luật Việt Nam, pháp luật nƣớc ngoài và pháp luật quốc tế, gây ra

những thiệt hại vật chất và phi vật chất đối với doanh nghiệp và ngân hàng.

Rủi ro pháp lý trong lĩnh vực TTQT là một loại rủi ro chiếm tỷ trọng không

nhỏ trong quá trình thực hiện hoạt dộng thanh toán quốc tế. Phần lớn các vụ

việc liên quan đến các vụ tranh chấp trong hoạt động TTQT có liên quan

nhiều đến cách giải thích luật và hành vi ứng xử của các quốc gia có liên

quan. Điều đáng chú ý ở đây là hầu hết các lập luận và bằng chứng chứng

minh mà các quốc gia khiếu kiện rất hay nhấn mạnh và tập trung vào những

thuật ngữ, định nghĩa của từng điều khoản và chúng đƣợc mổ xẻ, phân tích

dƣới nhiều góc độ. Và khi sử dụng các phƣơng thức tín dụng chứng từ, hầu

hết các nƣớc trên thế giới đều dựa trên các điều khoản của UCP600. Tuy

nhiên tại mỗi quốc gia lại có một hệ thống pháp luật riêng biệt điều chỉnh các

quan hệ phát sinh phù hợp với phong tục và tập quán của nƣớc mình. Điều đó

đã dẫn đến sự không đồng nhất trong việc áp dụng phƣơng thức tín dụng

chứng từ ở mỗi quốc gia. Theo ICC quy định thì nếu có sự khác biệt, thậm chí

đối nghịch với UCP thì luật quốc gia sẽ vƣợt lên tất cả và phải đƣợc tuân thủ.

Do vậy, trong bất kỳ trƣờng hợp nào thì quyết định của toàn án địa phƣơng

vẫn là quyết định cuối cùng. Điều đáng nói ở đây là biện pháp của một số

nƣớc cho phép tòa án của họ áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nhằm bảo đảm

sự công bằng trong TTQT cho dù quyết định đó trái ngƣợc với thông lệ quốc

tế.

(2) Về công nghệ thanh toán:

Công nghệ ngân hàng tuy đƣợc đổi mới cơ bản song vẫn còn khoảng

cách quá xa so với công nghệ của hệ thống ngân hàng trong khu vực. Các

dịch vụ TTQT và chuyển tiền hiện đại còn chƣa thuận lợi, còn mất nhiều thời

gian của khách. Mặc dù trong thời gian qua, các ngân hàng đã đẩy mạnh tin

Page 57: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

51

học hóa vào hệ thống ngân hàng nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Công

nghệ không đƣợc đầu tƣ đồng bộ mà manh mún nên hiệu quả sử dụng không

cao. Công nghệ yếu kém nên không có khả năng cung cấp thông tin kịp thời

và chính xác để phục vụ cho công tác quản trị điều hành. Tính không ổn định

của công nghệ cũng khiến cho rủi ro công nghệ rất cao.

Hệ thống công nghệ của ngân hàng đƣợc hình thành từ nhiều nguồn,

còn bị tách biệt nhiều nên chƣa hình thành đƣợc sự liên thông, gắn kết, khó

tạo đƣợc sự đồng bộ cần thiết cho tổng thể hệ thống toàn ngành. Hệ thống

TTQT chƣa thực sự đảm bảo đủ các điều kiện về mạng truyền thông, độ tin

cậy, an toàn, chƣa đảm bảo nhanh mà nhiều khi còn bị chậm trễ. Khả năng

tiếp cận đối với các nguồn thông tin của ngân hàng cũng nhƣ khách hàng còn

hạn chế. Thông tin không đầy đủ và thiếu kịp thời nên công tác thẩm định thị

trƣờng, cập nhật thông tin về thị trƣờng, thông tin về khách hàng, đánh giá và

dự báo nhu cầu của khách hàng tại các ngân hàng không hiệu quả.

(3) Về nguồn nhân lực:

Tuy đã có rất nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của

đội ngũ cán bộ quản lý cũng nhƣ của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác

TTQT song vẫn dễ dàng nhận thấy rằng, ở Việt Nam, tƣ duy kinh doanh,

nghiệp vụ và phƣơng thức kinh doanh của các NHTM VN nhìn chung mới ở

trình độ thấp, có khoảng cách xa so với trình độ thế giới. Và các rủi ro trong

quá trình hoạt động chủ yếu bắt nguồn từ các nghiệp vụ cụ thể với những con

ngƣời cụ thể. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về pháp luật còn

bất cập, hoặc do ý thức trách nhiệm không cao, hoặc do thiếu đạo đức nghề

nghiệp… của cán bộ nhân viên đã dẫn đến việc vi phạm các quy trình nghiệp

vụ, cơ chế, chính sách pháp luật dẫn đến những thất thoát trong quá trình hoạt

động của NH. Nhiều cán bộ ngân hàng làm công tác TTQT chƣa hình dung

đƣợc các nghiệp vụ tiên tiến trên thế giới. Tiềm ẩn rủi ro hoạt động thanh toán

quốc tế cao là minh chứng cho sự chƣa thành thạo nghiệp vụ TTQT. Số ngƣời

Page 58: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

52

hiểu một cách thấu đáo, tƣờng tận luật pháp quốc tế, các quy định của các tổ

chức thế giới không nhiều. Đội ngũ cán bộ có trình độ vận hành công nghệ

TTQT còn nhiều hạn chế cả về lý luận và thực hành; tác phong, thái độ cũng

nhƣ công tác tiếp thị khách hàng của ngân hàng trong lĩnh vực hƣớng dẫn,

phục vụ khách hàng chƣa chuyển kịp theo yêu cầu mới, còn thiếu chủ động.

Một trong những điểm yếu về trình độ của cán bộ ngân hàng xuất phát

từ đặc thù hình thành và phát triển nguồn nhân lực do chuyển từ hệ thống cũ

nên rất đông chịu ảnh hƣởng khá nặng của tƣ tƣởng kinh doanh bao cấp. Phần

đông trình độ của cán bộ còn bất cập. Các công cụ và cách thức điều hành

ngân hàng còn chƣa theo kịp các ngân hàng nƣớc ngoài hiện đại. Kế hoạch

kinh doanh tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu số lƣợng, chứ không vào các

chỉ tiêu chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đội ngũ cán bộ ít đƣợc cập nhật

kiến thức về TTQT, về kinh doanh ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó, đội ngũ

cán bộ công nghệ thông tin trong ngân hàng vẫn còn chƣa đủ mạnh, nhất là

trong việc thiết kế các hệ thống lớn, các phần mềm có tính phức tạp, tích hợp

cao nên việc triển khai và phát triển kinh doanh các sản phẩm dịch vụ mới

trên nền công nghệ cao còn nhiều hạn chế, kiến thức và kỹ năng của một bộ

phận nhỏ cán bộ TTQT chƣa đủ để khai thác có hiệu quả các tính năng của hệ

thống.

(4) Về công tác quản trị điều hành.

Công tác quản lý của ngân hàng ở trong tình trạng còn yếu kém nhất là quản

lý rủi ro, quản lý danh mục đầu tƣ… Vấn đề quản trị chiến lƣợc của ngân

hàng cũng còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế về trình độ đã khiến ngân hàng

không xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, không dự báo đƣợc xu

hƣớng lãi suất và tỷ giá dài hạn để đẩy mạnh khả năng huy động vốn và đầu

tƣ dài hạn. Sự hạn chế về khả năng phân tích và dự báo thông tin ảnh hƣởng

lớn đến hiệu quả hoạt động TTQT. Hệ thống đào tạo và hệ thống quản lý

trƣớc đây trở nên lạc hậu so với những thay đổi nhanh chóng của phƣơng thức

Page 59: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

53

quản lý hiện đại. Ngân hàng thiếu chiến lƣợc phát triển hoạt động TTQT lâu

dài, hiệu quả, bền vững trên cơ sở đánh giá nguồn lực hiện có. Chính sách

khách hàng chƣa đƣợc coi trọng. Khả năng phân tích tài chính nhƣ đánh giá

lợi nhuận và rủi ro TTQT còn yếu kém. Hệ thống thông tin, theo dõi nợ, quản

lý rủi ro trong kỹ thuật thanh toán là điều vẫn hay xảy ra trong hoạt động

TTQT mặc dù đã đƣợc đề cập và cải thiện nhiều. Ngân hàng chƣa có bộ phận

quản lý hạn mức LC, thiếu các biện pháp phòng ngừa rủi ro về cung ứng

ngoại tệ vào thời điểm thanh toán, không có bộ phận tổng hợp, theo dõi đánh

giá, phân tích rủi ro trong hoạt động TTQT, không có bộ phận chuyên gia

phân tích để tƣ vấn cho khách hàng.

Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức nội bộ của ngân hàng cũng chƣa hợp lý, ảnh

hƣởng xấu đến công tác điều hành của ngân hàng. Nhận thức về hội nhập

quốc tế của ngân hàng còn hạn chế. Việc chuyển đổi sang chuẩn mực quốc tế

nhƣ chuẩn mực kiểm toán, kế toán còn chậm, chƣơng trình hợp tác trong hoạt

động kinh doanh với các ngân hàng khác chƣa cao. Trong hoạt động TTQT

thì vẫn “ mạnh ai nấy làm”, chƣa có sự phối hợp tƣơng trợ lẫn nhau.

(5) Về năng lực quản trị rủi ro:

Ngân hàng hiện nay vẫn chƣa xây dựng đƣợc mô hình mô hình giám

sát rủi ro hoạt động TTQT theo đúng thông lệ quốc tế; chƣa xây dựng đƣợc

các chính sách, các quy trình quản lý rủi ro để phục vụ công tác dự báo. Hệ

thống thông tin quản lý rủi ro chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ và chính xác làm

ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó là sự bất cập

về trình độ nghiệp vụ nhận thức của cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ, cán

bộ quản lý các cấp cũng là nguyên nhân làm cho công tác quản lý rủi ro của

ngân hàng thời gian qua đạt hiệu quả không cao.

Page 60: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

54

CHƢƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNT

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2013

.

3.1. Những định hƣớng phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh nói

chung và hoạt động TTQT nói riêng tại NHNT Việt Nam.

3.1.1. Định hƣớng phát triển chung.

Việt Nam là một nƣớc đang trong quá trình phát triển, thực hiện chuyển

dịch và chuyển đổi cơ chế để dần từng bƣớc hội nhập kinh tế với các nƣớc

trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời

gian qua không ngừng đƣợc mở rộng và đạt đƣợc nhiều thành tựu mà nổi bật

là sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Hiệp định

thƣơng mại Việt Mỹ đã đƣợc phê chuẩn có hiệu lực thực thi từ năm 2001.

Quan hệ giữa Việt Nam với Nga, EU, Trung Quốc đã có nhiều bƣớc tiến đáng

kể. Nhƣ vậy, môi trƣờng kinh doanh của ngân hàng đang có sự thay đổi theo

hƣớng thị trƣờng và hội nhập quốc tế.

Trƣớc tình hình trên, căn cứ các nghị quyết của Chính phủ và định

hƣớng của NHNN đối với hoạt động ngân hàng, trên cơ sở kết quả hoạt động

kinh doanh đã đạt đƣợc trong các năm vừa qua, Ban lãnh đạo NHNT xác định

phƣơng châm hoạt động trong giai đoạn 2008-2013 là : “ Hội nhập và phát

triển vững chắc”. Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam có mặt ở

hầu hết trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ thế giới, đáp ứng tốt và đầy đủ nhu

cầu vốn và dịch vụ ngân hàng của một nƣớc Việt Nam công nghiệp phát triển

trong khu vực.

Mục tiêu, định hƣớng chiến lƣợc của NHNT đến năm 2013 là : “ Xây

dựng NHNT VN thành một ngân hàng thƣơng mại cổ phần chủ lực và hiện

đại, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ

cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”.

Page 61: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

55

Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2008-2013 của VCB dự báo tốc độ tăng

trƣởng doanh thu và lợi nhuận nhƣ sau:

* Tăng trƣởng thu nhập từ lãi suất duy trì ở mức bình quân 22%/năm.

* Thu nhập thuần ngoài lãi tăng bình quân 26,2%/năm.

* Chi phí hoạt động tăng bình quân 35,3%/năm.

* Lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 12,3%/năm.

* Chi trả cổ tức đƣợc duy trì ổn định ở mức 12,0%/năm trên mệnh giá

cổ phần.

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VCB 2007-2008

và định hƣớng phát triển đến 2010)

Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:

Một là, đẩy mạnh huy động vốn. Tăng cƣờng và đa dạng hóa các hình

thức và các sản phẩm huy động vốn nhằm khai thác tối ƣu các nguồn vốn có

trên thị trƣờng. Chú trọng đến huy động vốn tiền đồng trong bối cảnh lãi suất

có xu hƣớng tiếp tục giảm. Bên cạnh đó cần khôi phục mảng vay nợ viện trợ

và ủy thác, tiếp nhận và quản lý nguồn vốn nƣớc ngoài vốn là thế mạnh của

VCB.

Thực hiện tăng trƣởng tín dụng bền vững. Nâng cao chất lƣợng tín

dụng. Cơ cấu lại danh mục đầu tƣ theo hƣớng đa dạng hóa khách hàng. Củng

cố quan hệ với các khách hàng lớn, truyền thống, mở rộng cho vay khách

hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và thể nhân.

Hai là, phát triển nhanh, mạnh mảng dịch vụ bán lẻ. Xây dựng tổ chức

bán lẻ xuyên suốt từ Hội sở chính đến chi nhánh; Tập trung phân đoạn thị

trƣờng9 và thiết kế các sản phẩm phù hợp với từng phân đoạn mục tiêu. Đẩy

mạnh cho vay bán lẻ, gia tăng sản phẩm, tiện ích cho dịch vụ Internet

Banking, ngân hàng điện tử kết nối các nhà cung cấp dịch vụ.

9 Phân đoạn thị trƣờng là chia thị trƣờng thành những đoạn khác nhau mà trong đó ứng với mỗi đoạn sẽ có

một mặt hàng nhất định cho một nhóm ngƣời nhất định.

Page 62: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

56

Ba là, tiếp tục đầu tƣ cho công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn yêu cầu

kinh doanh, yêu cầu quản trị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Triển khai từng bƣớc các dự án công nghệ lớn: thay thế core banking, lập

trung tâm dự phòng… Hỗ trợ thiết lập hệ thống thông tin quản lý tốt phục vụ

công tác quản trị, điều hành và kinh doanh.

Bốn là, chú trọng củng cố và phát triển thƣơng hiệu, đẩy mạnh công tác

tuyên truyền. Thống nhất triển khai hệ thống nhận diện thƣơng hiệu trong

toàn hệ thống; Tăng cƣờng quản bá về hình ảnh và thƣơng hiệu NHNT; Tham

gia tích cực và chủ động vào các chƣơng trình nâng cao vị thế của NHNT

trong cộng đồng.

Năm là, từng bƣớc hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả đối với từng

mảng nghiệp vụ, sản phẩm, phòng ban, cán bộ. Tăng cƣờng công tác kiểm tra,

giám sát; tiếp tục hoàn thiện bộ máy ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu thực

tế và chuẩn mực quốc tế; tăng cƣờng kiểm soát rủi ro thị trƣờng và rủi ro tác

nghiệp (cơ cấu lại bộ phận quản trị rủi ro thị trƣờng thuộc khối vốn và xúc

tiến thành lập bộ phận quản trị rủi ro tác nghiệp).

Sáu là, nâng cao năng lực quản trị điều hành, sự phối hợp giữa các

phòng ban tại Hội sở chính, sự phối kết hợp giữa trung ƣơng và các đơn vị

thành viên trên cơ sở xác định công việc giữa các phòng ban hội sở chính,

giữa trung ƣơng và các đơn vị thành viên, giữa các đơn vị thành viên với nhau

là công việc chung và thực hiện vì sự phát triển bền vững và hiệu quả của

NHNT VN.

Bảy là, mở rộng mạng lƣới ngân hàng đại lý. Mở thêm 6 chi nhánh: 2

chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, chi nhánh tại Thanh Hóa, chi nhánh tại Hà Tây

(cũ), chi nhánh tại Tiền Giang, chi nhánh tại Tây Ninh. Đồng thời mở thêm 60

phòng giao dịch trên phạm vi toàn quốc.

Tám là, đổi mới cơ bản công tác quản trị nội bộ. Xây dựng sự đoàn kết

thống nhất cao trong nội bộ, tạo sự đồng thuận cao trong chủ trƣơng và biện

Page 63: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

57

pháp thực hiện. Thực hiện nghiêm túc kỷ cƣơng điều hành, đề cao trách

nhiệm ngƣời đứng đầu đơn vị và phải thực sự lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ

đƣợc giao làm thƣớc đo chủ yếu đánh giá cán bộ. Xây dựng kế hoạch đào tạo

tổng thể trong toàn hệ thống giai đoạn 2008-2013 theo từng lĩnh vực chuyên

môn và vị trí công tác.

Tóm lại, định hƣớng phát triển của NHNT VN gắn liền với phƣơng

châm:

“ Phát triển - An toàn - Hiệu quả- Hội nhập và phát triển vững chắc”

3.1.2. Định hƣớng nâng cao mở rộng hiệu quả hoạt động TTQT tại VCB.

Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua đã không ngừng

đƣợc mở rộng và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, đó là việc Việt Nam

ra nhập WTO. Điều đó mở ra cho NHNT Việt Nam nhiều cơ hội song cũng

không ít thách thức khi mà Việt Nam đang trong quá trình mở rộng các quan

hệ kinh tế đối ngoại và tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình hội nhập.

Đặc biệt là trong bối cảnh các NHTM và các công ty tài chính lớn trên thế

giới đang có xu hƣớng sát nhập với nhau để trở thành những ngân hàng và

công ty tài chính khổng lồ nhƣ hiện nay làm khó khăn cho công cuộc cạnh

tranh giữa các ngân hàng.

Trƣớc tình hình đó, NHNT Việt Nam luôn chú trọng nâng cao chất lƣợng và

mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là hoạt động thanh toán

quốc tế đến năm 2013 là:

+ Xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh doanh đối ngoại mà trọng tâm là

hoạt động TTQT một cách đồng bộ và toàn diện nhằm tối đa hóa khả năng

cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Phát triển mạnh và tạo nhiều sản

phẩm dịch vụ mới.

Page 64: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

58

+ Thiết lập quan hệ hợp tác song phƣơng, đa phƣơng với các ngân

hàng, tổ chức tài chính quốc tế, áp dụng các loại hình kinh doanh dịch vụ mới

trên thị trƣờng tài chính.

+ Phát triển và nâng cao mạng lƣới TTQT SWIFT để kết nối vững chắc

với mạng quốc tế. Nâng cao chất lƣợng công tác TTQT. Thực hiện tốt vai trò

của một trong những ngân hàng đƣợc chính phủ ủy quyền thực thi các hiệp

định tín dụng, hiệp định TTQT giữa nhà nƣớc ta với các tổ chức quốc tế.

+ Phấn đấu mức tăng trƣởng về khối lƣợng TTQT hàng năm từ 10% trở

lên. Nâng cao thị phần TTQT của NHNT vào các năm tới.

+ Tăng cƣờng khả năng nghiên cứu, phân tích thông tin thị trƣờng tiền

tệ, tín dụng trong nƣớc và quốc tế và phân tích khách hàng để hỗ trợ có hiệu

quả cho phát triển hoạt động TTQT và tăng cƣờng khả năng tƣ vấn cho khách

hàng.

+ Tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề nhƣ Hiệp hội Ngân hàng

Châu á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu

tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

+ Đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật thông qua

các chƣơng trình, kế hoạch đào tạo trong và ngoài nƣớc. Đây là nhiệm vụ

quan tâm hàng đầu đối với cả Hội sở chính và các chi nhánh, đặc biệt là năng

lực nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế của

cán bộ tín dụng chuyên trách, quan hệ với khách hàng, kỹ năng giao tiếp của

cán bộ nghiệp vụ và tiếp thị cũng cần đƣợc đào tạo một cách có hệ thống,

chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trƣờng kinh doanh

hiện đại, có tính hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

+ Phấn đấu năm 2009, trình độ, tốc độ xử lý trong hoạt động thanh toán

quốc tế ngang bằng với các ngân hàng lớn trong khu vực cũng nhƣ trên thế

giới cả về thiết bị và quy trình hiện đại thuận lợi. Đầu tƣ thích đáng để công

nghệ thông tin trở thành mũi nhọn, tạo nên sự đột phá cho việc triển khai sản

Page 65: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

59

phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Con ngƣời và công nghệ đƣợc xem là

hai yếu tố đặc biệt quan trọng đem lại sự thành công trong cạnh tranh và hội

nhập của NHNT Việt Nam.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại NHNT VN.

3.2.1. Giải pháp nội tại từ VCB.

3.2.1.1. Quản trị rủi ro TTQT.

a) Đối với phƣơng thức tín dụng chứng từ:

Một mặt ngân hàng phải am hiểu và tuân thủ theo UCP, mặt khác, ngân

hàng cũng phải có những biện pháp nghiệp vụ riêng để hạn chế rủi ro nhằm

tạo hiệu quả cao cho hoạt động TTQT:

*) Đứng dƣới góc độ là ngân hàng mở, để hạn chế rủi ro, ngân hàng cần

quan tâm thực hiện tốt các mặt sau: phải thẩm định để nắm vững năng lực tài

chính của nhà nhập khẩu để biết đƣợc tình hình tài chính và khả năng thanh

toán của họ. Hiện nay, một số ngân hàng của Việt Nam không tiến hành thẩm

định tình hình tài chính của doanh nghiệp, không nắm đƣợc khả năng kinh

doanh của khách hàng, chỉ dựa vào hiệu quả của phƣơng án kinh doanh và lô

hàng sẽ nhập về và cho mở LC với tỷ lệ ký quỹ rất thấp. Mặt khác, khi thanh

toán LC nhập khẩu, ngân hàng mở phải kiểm tra chứng từ và nếu có sai sót

phải thông báo những bất hợp lệ của bộ chứng từ cho ngân hàng chuyển

chứng từ hay ngân hàng chiết khấu trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày

nhận đƣợc bộ chứng từ.

*)Dƣới góc độ là ngân hàng thông báo: không thông báo những LC

chƣa xác thực đƣợc mã khóa. Ngân hàng thông báo tham gia vào phƣơng thức

thanh toán LC với tƣ cách ngân hàng cung ứng dịch vụ thu phí và không bị

ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán. Trong mọi trƣờng hợp ngân hàng

Page 66: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

60

thông báo phải kiểm tra mã khóa nếu nhận qua telex, Swift hoặc chữ ký nếu

nhận qua thứ để xác định tính chân thực của LC, phòng ngừa thƣ tín dụng giả.

Ngoài ra, ngân hàng cần nghiên cứu tình hình kinh tế chính trị của nƣớc

nhà nhập khẩu để quyết định chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Đối

với các quốc gia mà tình hình chính trị không ổn định, đang có nội chiến,

chiến tranh…ngân hàng không nên chiết khấu bộ chứng từ đó vì rủi ro rất

cao.

Đồng thời, ngân hàng cần xem xét các yếu tố cần thiết phải có của bộ

chứng từ trƣớc khi quyết định chiết khấu nhƣ: Uy tín nhà xuất khẩu, thực

trạng hoạt động và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu, khả năng thanh toán

của ngân hàng mở, trị giá bộ chứng từ, mức độ rủi ro biến động giá cả của

hàng hóa đó trên thị trƣờng.

b) Đối với phƣơng thức thanh toán nhờ thu:

Áp dụng một biện pháp đảm bảo kèm theo trong những trƣờng hợp ứng

trƣớc tiền hàng cho các bộ chứng từ nhờ thu. Trong quy trình thanh toán nhờ

thu của VCB, NH sẽ chiết khấu chứng từ nhờ thu D/A trên cơ sở đã đƣợc NH

nƣớc ngoài điện báo ngày chấp nhận đáo hạn, NH thu hộ là ngân hàng có uy

tín, tuy nhiên không có một điều luật quốc tế nào ràng buộc trách nhiệm của

các ngân hàng.

Còn đối với bộ chứng từ nhờ thu D/P, ngân hàng sẽ chiết khấu với thời

gian tối đa là 60 ngày, nhƣng trong thực tế bộ chứng nhờ thu DP cũng bị

ngƣời mua trì hoãn, kéo dài thời gian thanh toán. Do đó, trƣớc khi chiết khấu,

cần xem xét kỹ khả năng tài chính của khách hàng hoặc áp dụng các biện

pháp đảm bảo nhƣ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Vì vậy, áp dụng biện pháp này

sẽ mang lại hiệu quả cho ngân hàng trong đảm bảo khả năng thu hồi vốn, thu

đƣợc nợ và lãi trên số tiền ứng trƣớc, giảm thiểu đƣợc rủi ro.

c) Đối với phƣơng thức thanh toán chuyển tiền:

Page 67: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

61

Cần xem xét và lựa chọn ngân hàng thanh toán phù hợp: Thông thƣờng

những chuyển tiền đƣợc thanh toán ghi nợ, có tại cùng ngân hàng mà cả VCB

và NH nhận điện cùng có quan hệ tài khoản thì khách hàng không bị thu phí

hoặc chỉ bị thu một khoản phí không đáng kể. Nếu ngân hàng không quan tâm

tới điều này mà thực hiện tùy hứng, lúc sử dụng thanh toán từ tài khoản

Nostro tại ngân hàng này, lúc thực hiện tại ngân hàng kia thì trong thanh toán

chuyển tiền sẽ phát sinh khoản phí do phải thanh toán vòng vo qua ngân hàng

trung gian gây lãng phí cho khách hàng. Để thực hiện biện pháp này, ngân

hàng phải thƣờng xuyên quan tâm đối chiếu danh sách các ngân hàng đại lý

của nƣớc ngoài để tìm ra những ngân hàng thích hợp với từng thị trƣờng mà

lựa chọn thanh toán cho phù hợp. Với biện pháp này, các doanh nghiệp sẽ

thấy hiệu quả do VCB mang lại cho họ và tìm đến VCB. Chắc chắn VCB sẽ

thu hút đƣợc khách hàng ngày càng nhiều hơn, từ đó sẽ làm tăng hiệu quả

kinh doanh ngân hàng.

d) Đối với tài khoản Nostro của ngân hàng:

Để quá trình đòi tiền hàng xuất theo phƣơng thức LC hoặc nhờ thu cho

khách hàng đƣợc thu hồi an toàn, nhanh chóng và hạn chế tối đa mọi khoản

phí dịch vụ hoặc điện phí do ngân hàng nƣớc ngoài thu của khách hàng xuất

khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, trong quá trình kiểm tra

chứng từ hàng xuất, bên cạnh việc thận trọng kiểm tra bộ chứng từ phù hợp

với các điều khoản và điều kiện của LC, VCB cần tìm hiểu các tài khoản mà

ngân hàng trả tiền mở ở các ngân hàng đại lý ở nƣớc ngoài, các mức phí mà

ngân hàng nƣớc ngoài sẽ thu trong quá trình thanh toán. Trên cơ sở đó, VCB

sẽ yêu cầu NH trả tiền thanh toán tiền hàng vào tài khoản Nostro mà cả VCB

và NH trả tiền cùng mở tại NH đó, hoặc điều tiền hàng xuất về các NH có

mức phí thấp nhất. Điều này không những giảm đƣợc các khoản điện phí của

ngân hàng nƣớc ngoài thu của khách hàng mà còn hạn chế đƣợc quá trình

điện thanh toán kéo dài thời gian thanh toán từ tài khoản Nostro của ngân

Page 68: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

62

hàng trả tiền đến tài khoản Nostro của VCB. Biện pháp nghiệp vụ này cần sự

quan tâm của cán bộ làm công tác TTQT nhằm tạo uy tín cho ngân hàng,

mang lại hiệu quả cao cho khách hàng và tất yếu hiệu quả thanh toán quốc tế

sẽ đƣợc nâng cao.

e) Soạn thảo cẩm nang hệ thống các tình huống rủi ro và biện pháp xử lý

nghiệp vụ TTQT:

Để thực hiện quản trị rủi ro trong TTQT mang lại hiệu quả thiết thực,

ngân hàng cần đúc kết kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ TTQT thành một

cẩm nang xử lý nghiệp vụ. Với cẩm nang này sẽ giúp cho cán bộ TTQT hạn

chế đƣợc tình trạng sai sót trùng lặp, biết cách xử lý đối với các tình huống

đặc thù riêng của từng ngân hàng, từng thị trƣờng. Nhờ đó, chất lƣợng của

hoạt động TTQT đƣợc nâng lên và hiệu quả mang lại sẽ tăng theo.

3.2.1.2. Phối hợp chặt chẽ hoạt động TTQT với các hoạt động hỗ trợ khác.

Ngân hàng là một thể thống nhất vì vậy các phòng ban phải có sự phối

hợp nhịp nhàng, đồng bộ để tạo ra sự thuận tiện, nhanh chóng kịp thời cho

khách hàng. Đặc biệt, hoạt động của TTQT có mối quan hệ chặt chẽ với các

hoạt động khác nhƣ kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất khẩu, sử dụng vốn, ngân

quỹ, các hoạt động thanh toán khác và ngƣợc lại. Vì thế phải có các giải pháp

đồng bộ, từ nhiều phía để có tác động hỗ trợ lẫn nhau, kích thích nhau cùng

phát triển.

*) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Hoạt động TTQT có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh

mua bán ngoại tệ và tín dụng xuất khẩu. Nếu tín dụng xuất khẩu phát triển là

cơ sở để tăng thu ngoại tệ, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế. Ngƣợc lại,

hoạt động TTQT phát triển góp phần tăng cƣờng thu hút ngoại tệ, giữ khách

hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mở rộng tín dụng xuất khẩu. Vì vậy, để làm

tốt công tác này, VCB cần:

Page 69: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

63

- Đẩy mạnh và kinh doanh các loại ngoại tệ khác nhau.

- Áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt đối với từng loại ngoại tệ đảm bảo

tính cạnh tranh của ngân hàng.

- Có chính sách ƣu đãi khuyến khích khách hàng bán ngoại tệ cho NH

về phí, lãi suất và các dịch vụ ngân hàng khác kèm theo.

*) Có chính sách kinh doanh ngoại hối linh hoạt gắn liền với dịch vụ TTQT

và tín dụng:

Thời gian qua, cạnh tranh trong lĩnh vực TTQT giữa các ngân hàng

Việt Nam và một số ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam có những lúc khá

gay gắt. Để giải quyết mối quan hệ này, VCB cần có một chính sách kinh

doanh ngoại hối linh hoạt cả về hình thức và tỷ giá. Cần đa dạng hóa và phát

triển đƣợc các loại hình nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nhƣ: Nghiệp vụ giao

ngay, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi, nghiệp vụ Arbitrage… Để làm

đƣợc điều này, phải đào tạo cán bộ ngân hàng am hiểu tận tƣờng các kỹ năng

nghiệp vụ này để có thể tƣ vấn tốt cho khách hàng ngay từ khi nắm bắt đƣợc

họ có nhu cầu mở LC hàng nhập hoặc ký đƣợc hợp đồng xuất khẩu và có LC

xuất khẩu. Thông qua đó, ngân hàng có thể thực hiện kinh doanh đƣợc cả hai

dịch vụ: dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ TTQT. Ngoài ra, ngân hàng

cần có sự kết nối giữa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và nghiệp vụ tín dụng

với nghiệp vụ TTQT nhằm thu hút khách hàng tập trung thanh toán tiền hàng

xuất nhập khẩu qua ngân hàng. Ngân hàng sẽ cung ứng tín dụng nhập khẩu

hoặc tài trợ xuất khẩu với một số điều kiện ƣu đãi cho các doanh nghiệp tập

trung tín dụng, TTQT và kinh doanh ngoại tệ qua NH. Đây chính là biện pháp

hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT. Để làm đƣợc điều này, cần

có sự phối kết hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ tại ngân hàng, mỗi bộ phận

nghiệp vụ cần thống nhất quan điểm vì lợi ích chung của ngân hàng mà có sự

thông báo kịp thời cho nhau những thông tin cần thiết về khách hàng để kịp

thời ngăn chặn rủi ro cũng nhƣ phục vụ tốt cho khách hàng. Thông qua hoạt

Page 70: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

64

động cho vay khách hàng thanh toán tiền hàng nhập khẩu hoặc thu mua hàng

xuất khẩu tái tạo ngoại tệ thu về, ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận một

tỷ giá mua, bán thích hợp, phù hợp với cơ chế thị trƣờng, chắc chắn khách

hàng sẽ tự nguyện thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, hiệu quả mang

lại sẽ nhiều hơn vì ngân hàng sẽ thu đƣợc hiệu quả cả về nghiệp vụ tín dụng,

kinh doanh và TTQT.

3.2.1.3. Thực hiện chiến lược marketing ngân hàng.

Hiệu quả hoạt động ngân hàng, khả năng tồn tại và phát triển của ngân

hàng phụ thuộc vào khách hàng, vào sự tín nhiệm của cả ngƣời gửi lẫn ngƣời

vay và cả những ngƣời sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đây chính là cơ sở để

hình thành hoạt động marketing ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng Việt

Nam đã bắt đầu quan tâm đến công tác marketing ngân hàng. VCB đã thành

lập phòng marketing để nghiên cứu thị trƣờng, nắm bắt hoạt động của khách

hàng. Để phát triển hoạt động này, ngân hàng cần xây dựng một chiến lƣợc

marketing cụ thể và chiến lƣợc này phải đƣợc quán triệt đến từng cán bộ,

nhân viên ngân hàng trong toàn hệ thống.

Để xây dựng và thực hiện chiến lƣợc marketing ngân hàng mang lại

hiệu quả thiết thực, ngân hàng phải có chính sách khách hàng linh hoạt. Điều

này nhấn mạnh rằng, ngân hàng phải tìm đến khách hàng, tiếp cận trực tiếp

với khách hàng để tạo mối quan hệ tốt với họ, qua đó ngân hàng nắm bắt

đƣợc nhu cầu của khách hàng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng có

khả năng cung ứng cho họ, giúp họ hiểu rõ hơn về các dịch vụ ngân hàng

quốc tế, chỉ có nhƣ vậy mới tạo đƣợc cảm giác an toàn cho khách hàng, thông

qua họ ngân hàng có thể thu hút khách hàng mới.

Bên cạnh chính sách khách hàng, phải thực hiện khuếch trƣơng, quảng

cáo về hoạt động của ngân hàng một cách có hệ thống, quảng cáo theo sản

phẩm, thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu các tiện

ích của từng sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đã, đang và sẽ cung cấp cho

Page 71: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

65

khách hàng, giúp mọi đối tƣợng khách hàng, từ dân cƣ đến doanh nghiệp có

thể hiểu hơn về các hoạt động của ngân hàng.

Muốn làm đƣợc điều này, ngân hàng phải trang bị kiến thức, kinh

nghiệm và nghệ thuật tiếp cận khách hàng khong chỉ cho bản thân từng nhà

lãnh đạo mà còn cho cả nhân viên ngân hàng, phải đào tạo đƣợc một đội ngũ

cán bộ làm công tác khách hàng, chuyên nghiệp từ trung ƣơng đến chi nhánh.

Mục tiêu cuối cùng của marketing ngân hàng là mang lại hiệu quả kinh doanh

cho ngân hàng, hiệu quả về doanh thu hoạt động kinh doanh nói chung và

hoạt động TTQT nói riêng, hiệu quả về uy tín và thế mạnh trên thƣơng trƣờng

kinh doanh. Vì vậy, để thực hiện đƣợc chiến lƣợc marketing của mình, ngân

hàng phải có nguồn kinh phí thích đáng cho hoạt động này.

3.2.1.4. Phát triển dịch vụ tư vấn.

Trong tình hình thực tế hiện nay, đa số các nhà kinh doanh xuất nhập

khẩu còn thiếu kinh nghiệm trong thƣơng lƣợng ký hợp đồng ngoại thƣơng,

nhất là các doanh nghiệp tƣ nhân, mới bƣớc chân vào thƣơng trƣờng quốc tế,

trình độ chuyên môn về TTQT, non yếu về trình độ ngoại ngữ, không am hiểu

về các điều kiện thƣơng mại quốc tế, thƣờng dẫn đến kết quả là phát sinh

tranh chấp, kiện tụng, kinh doanh kém hiệu quả. Chính vì thế mà công tác tƣ

vấn của ngân hàng là rất quan trọng. Với vai trò tƣ vấn, ngân hàng có thể

hƣớng dẫn cho khách hàng những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng, lựa

chọn các điều kiện thanh toán phù hợp với từng phƣơng thức thanh toán, nếu

có thể ngân hàng còn tƣ vấn cho khách hàng dƣới góc độ rộng hơn về hoạt

động thƣơng mại xuất nhập khẩu, với các điều kiện thƣơng mại quốc tế, về

kiến thức pháp luật liên quan của Việt Nam. Dịch vụ tƣ vấn càng phát triển,

ngân hàng sẽ tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng, sẽ thu hút ngày càng nhiều

khách hàng đến với ngân hàng, sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân

hàng rất nhiều.

Page 72: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

66

Việc thực hiện dịch vụ tƣ vấn khá phức tạp. Nó đòi hỏi một kỹ năng

giao tế, một trình độ chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm đƣợc tích lũy của

mỗi nhân viên ngân hàng và nhà lãnh đạo ngân hàng. Muốn thực hiện đƣợc

dịch vụ này, cần phải có kế hoạch đào tạo thƣờng xuyên cho cán bộ ngân

hàng phù hợp với cơ chế thị trƣờng đang thay đổi từng ngày.

Nhờ phát triển dịch vụ tƣ vấn, doanh thu kinh doanh của ngân hàng

đƣợc tăng lên thông qua hoạt động thu phí. Nếu coi đây là một dịch vụ, khách

hàng quan tâm tới dịch vụ này, khoản phí thu về từ hoạt động sẽ ngày một

tăng, tất yếu sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động TTQT rất nhiều.

3.2.1.5. Mở rộng mạng lưới chân rết ở nước ngoài.

Trong cuộc cạnh tranh không tƣơng sức giữa các ngân hàng Việt Nam

và các ngân hàng nƣớc ngoài phải kể đến mạng lƣới chi nhánh rộng khắp toàn

cầu của ngân hàng. Các ngân hàng nƣớc ngoài với một mạng lƣới rộng khắp

thế giới, khi mở rộng đến thị trƣờng Việt Nam đã làm cho thị phần TTQT và

kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng Việt Nam bị sụt giảm đáng kể. Trƣớc

đây, VCB có nhiều văn phòng đại diện tại một số quốc gia nhƣ: Mỹ, Pháp,

Australia, Singapore, công ty tài chính tại Hong Kong. Nhƣng hiện nay, VCB

chỉ còn lại công ty tài chính tại Hồng Kong và văn phòng đại diện tại

Singapore, điều này còn quá ít so với các NH nƣớc ngoài. Vì vậy, nhu cầu mở

rộng các chi nhánh ở nƣớc ngoài trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay là một

việc làm thiết thực của các NHTM. Việc mở rộng các chi nhánh ở nƣớc

ngoài, sẽ tạo mạng lƣới chân rết toàn cầu sẽ mang lại cho ngân hàng nhiều lợi

ích.

+ Nắm bắt thông tin về thị trƣờng và thƣơng nhân nƣớc ngoài để tƣ vấn

cho ngân hàng và khách hàng trong nƣớc thực hiện kinh doanh có lợi nhất,

phòng tránh rủi ro trong kinh doanh.

Page 73: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

67

+ Là đầu mối cho ngân hàng trong tiếp cận các yêu cầu của khách hàng,

thực hiện trọn quy trình thanh toán cho khách hàng trong và ngoài nƣớc, nhờ

đó sẽ rút ngắn thời gian thanh toán, mang lại hiệu quả cho hoạt động TTQT.

3.2.1.6. Phát triển hệ thống ngân hàng đại lý.

Tiếp tục củng cố có chọn lọc mạng lƣới ngân hàng đại lý hiện có và

phát triển mở rộng hơn nữa. Mặt khác, Việt Nam đang trải qua thời kỳ tốc độ

đô thị hóa phát triển nhanh chóng với tỷ lệ dân số thị thành là 3,6%/năm10

trong giai đoạn 2002-2005, làm tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Việc mở rộng mạng lƣới hoạt động của ngân hàng phần nào đáp ứng nhu cầu

trên và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này.

Để làm đƣợc nhƣ vậy, phòng quan hệ đại lý VCB cần tổng hợp số liệu

thanh toán quốc tế qua từng ngân hàng đại lý, từng khu vực, từng thị trƣờng…

kết hợp với các nghiệp vụ khác để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của

họ để trên cơ sở đó hạn chế hay phát triển quan hệ đại lý của VCB với từng

ngân hàng đại lý, từng khu vực, từng thị trƣờng… Một trong những nghiệp vụ

ngân hàng đại lý cơ bản là nghiệp vụ đánh giá tín nhiệm ngân hàng đại lý

đƣợc xem là nghiệp vụ quản lý rủi ro hữu hiệu. VCB cần hình thành quy trình

nhằm đánh giá tín nhiệm ngân hàng đại lý trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro

của ngân hàng đại lý trong mối quan hệ với mức độ rủi ro quốc gia và môi

trƣờng kinh tế toàn cầu nhằm xác định đƣợc năng lực thực hiện nghĩa vụ

TTQT của ngân hàng đại lý để từ đó tiếp tục duy trì hay cắt quan hệ ngân

hàng đại lý. Có thể đánh giá mức độ tín nhiệm của ngân hàng đại lý qua một

số chỉ tiêu cơ bản nhƣ:

+ Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity: ROE): chỉ tiêu này

ở các ngân hàng ở Mỹ bình quân khoảng 15%, các ngân hàng Châu Âu là

11,4%, các ngân hàng ở khu vực Châu á là 10%. 11

10 Đô thị hóa: Hƣớng đi cho thị trƣờng dịch vụ ngân hàng – Tạp chí ngân hàng số 8/2004 11 http://www.adb.org/Statistics/default.asp

Page 74: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

68

+ Lợi nhuận trên tài sản có bình quân (Return on Asset): theo thông lệ

quốc tế, chỉ số ROA <0,5% tổ chức tín dụng xếp vào loại yếu kém; ROA từ

0,5%-1,0% loại trung bình; từ 1,0%-2% loại tốt; >2%12

loại chất lƣợng cao.

+ Chỉ tiêu hệ số vốn an toàn: Hiện nay, ở Việt Nam tỷ lệ này đang là

8%, giống nhƣ chuẩn mực Basel13

mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp

dụng phổ biến. Chỉ tiêu này là tiêu thức quan trọng để xác định đƣợc khả

năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các

loại rủi ro khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi

ngân hàng đảm bảo đƣợc tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống

lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những ngƣời

gửi tiền.

Hiện nay, VCB đang có quan hệ đại lý với khoảng 1200 ngân hàng ở

trên 80 quốc gia nhƣng chủ yếu là các nƣớc trong khu vực Châu á và các

trung tâm tài chính ngân hàng lớn trên thế giới còn ở các khu vực nhƣ Nam

Phi, Bắc Âu, Đông Âu, Châu úc… mạng lƣới đại lý của VCB còn mỏng gây

khó khăn cho hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp khi tham gia

thƣơng mại quốc tế vào các khu vực này. Đặc biệt là thị trƣờng Châu Phi nói

chung và thị trƣờng Nam Phi nói riêng chính là những thị trƣờng đƣợc chính

phủ chọn là thị trƣờng trọng điểm của xúc tiến thƣơng mại ngoài Trung Quốc,

Mỹ, EU và Nhật Bản. Thị trƣờng Nam Phi là thị trƣờng tƣơng đối dễ tính đối

với các sản phẩm xuất khẩu là hàng tiêu dùng của Việt Nam và thực sự chƣa

đƣợc khai thác tốt. Chính vì vậy, VCB cần nghiên cứu, mở rộng quan hệ đại

lý với các ngân hàng ở trong khu vực này nhằm phát triển hơn nữa hoạt động

TTQT, phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng.

12 Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM VN – Tài liệu hội thảo khoa học “Vai trò của hệ thống

Ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở VN” 1/2006 13 Chuẩn mực Basel: là chuẩn mực về quản lý ngân hàng bao gồm các đề xuất về luật và quy định quản chế

ngân hàng do ủy ban quản chế ngân hàng Basel-Thụy Sỹ ban hành.

Page 75: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

69

Ngoài ra VCB cần phát triển hơn nữa các dịch vụ ngân hàng đại lý

đang đƣợc thực hiện tại VCB nhƣ: dịch vụ mở tài khoản, dịch vụ kiểm tra mã

khóa, dịch vụ tƣ vấn và cung cấp thông tin; nghiên cứu áp dụng các dịch vụ

ngân hàng đại lý mới nhƣ: dịch vụ cung cấp và quản lý khoản vay, dịch vụ

giám hộ… trong tƣơng lai không xa.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo về VCB nhằm thực sự

đƣa đƣợc các sản phẩm của VCB phục vụ khách hàng trong nƣớc cũng nhƣ

quốc tế, nâng cao cũng nhƣ khả năng cạnh tranh giữa VCB với các NHTM

khác, VCB cần thông qua hệ thống các ngân hàng đại lý nƣớc ngoài và phối

hợp với tham tán thƣơng mại Việt Nam tại các nƣớc để giới thiệu về hoạt

động của VCB với khách hàng các nƣớc, dần dần hình thành tâm lý xem VCB

nhƣ là một cầu nối của mọi hoạt động thƣơng mại quốc tế giữa các nƣớc trên

thế giới.

3.2.1.7. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngân hàng muốn tồn tại và phát triển

không chỉ sống bằng một hoặc một vài sản phẩm dịch vụ truyền thống, mà

phải luôn tìm tòi, sáng tạo nâng cao chất lƣợng các sản phẩm hiện có và

thƣờng xuyên tạo ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu ngày càng

cao và đa dạng của khách hàng. Mở thêm hàng loạt các dịch vụ nhƣ: thanh

toán điện tử, chuyển tiền nhanh, TTQT, thanh toán mậu biên, Home Banking,

E-Banking, thẻ… Bên cạnh các nghiệp vụ TTQT truyền thống đang sử dụng,

ngân hàng cần mạnh dạn triển khai một số nghiệp vụ TTQT mà hiện nay

đang đƣợc áp dụng trên thế giới nhƣ: Factoring ( Bao thanh toán), Forfaiting

(Bảo lãnh)…

VCB cần nghiên cứu để xây dựng mô hình tổ chức mới cho hoạt động

tài trợ thƣơng mại, chuyển tiền phù hợp với mô hình của một ngân hàng hiện

đại. VCB nên cho phép các chi nhánh của mình đƣợc chủ động giao dịch trực

tiếp mở LC ra nƣớc ngoài.

Page 76: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

70

3.2.1.8. Nâng cao năng lực cho nhà quản trị ngân hàng và đội ngũ cán bộ

TTQT đủ tầm và từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của ngân hàng.

Con ngƣời, nhân tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp.

Thực tế đã chứng minh mọi rủi ro tác nghiệp do con ngƣời gây ra đều ảnh

hƣởng đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng, sự điều hành yếu kém về năng lực

chuyên môn của các nhà quản lý đều có thể dẫn tới suy thoái hoạt động kinh

doanh của một ngân hàng. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, để tồn tại và

phát triển theo kịp các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi

ngành ngân hàng nói chung và từng NHTM nói riêng phải đào tạo đƣợc đội

ngũ các nhà quản lý và cán bộ quản lý có trình độ quốc tế cả về năng lực điều

hành và chuyên môn nghiệp vụ trên từng lĩnh vực cụ thể.

Để xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng có đủ tri thức

và năng lực cống hiến và làm việc, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới và hội nhập

quốc tế về ngân hàng, các nhà quản lý ngân hàng phải xây dựng một chiến

lƣợc nhân sự cụ thể. Chiến lƣợc nhân sự của một ngân hàng thƣơng mại gồm:

tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nguồn nhân lực

này đủ sức đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy,

ngân hàng cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

*)Về công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ:

Một, trong công tác tuyển chọn cán bộ:

Cần có một chuẩn mực nhất định, tránh tình trạng tùy tiện, dễ dãi dẫn

đến việc thu nhận một đội ngũ cán bộ thiếu năng lực chuyên môn, thiếu đạo

đức nghề nghiệp và hậu quả là ảnh hƣởng tới uy tín, hiệu quả kinh doanh của

ngân hàng.

Hai, trong công tác đào tạo và bồi dƣỡng:

Cần thƣờng xuyên kiểm tra, sát hạch tất cả cán bộ đang làm công tác

TTQT và các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động TTQT, tài trợ xuất nhập

khẩu để có kế hoạch đào tạo hay chuyển đổi cán bộ sang vị trí khác, tuyển

Page 77: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

71

dụng, bổ sung cán bộ TTQT mới. Để thực hiện đƣợc yêu cầu trên, cần triển

khai các công việc sau:

+ Từng chi nhánh lập danh sách cán bộ TTQT về trình độ nghiệp vụ,

trình độ ngoại ngữ. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo phối hợp với các phòng

chức năng tổng hợp và đề xuất kế hoạch đào tạo.

+ Cần mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ TTQT đối với cán bộ lãnh đạo

phụ trách TTQT.

+ Tổ chức các đợt thi cán bộ nghiệp vụ TTQT hàng năm.

* Về sử dụng cán bộ:

VCB hoạch định, tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác TTQT, từng bƣớc rà

soát, sắp xếp lại cán bộ theo các tiêu chuẩn sau:

+ Có trình độ đại học chuyên ngành ngân hàng, kinh tế.

+ Ngoại ngữ thông thạo

+ Đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu,

thanh toán quốc tế và luật quốc tế, chú trọng đào tạo đạt trình độ đại học.

+ Đào tạo về tin học, vận hành và sử dụng thành thạo máy tính.

3.2.1.9. Về công nghệ thông tin.

Chú trọng đến chiến lƣợc phát triển công nghệ, trong đó ƣu tiên hàng

đầu tƣ công nghệ thông tin có thể nói là giải pháp đầu tiên để nâng cao năng

lực kinh doanh của ngân hàng. Vì theo thông lệ quốc tế, trong hoạt động kinh

doanh ngân hàng hiện đại thì lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động tín dụng có xu

hƣớng giảm về mặt tỷ trọng, hơn nữa hoạt động tín dụng lại tiềm ẩn rủi ro, mà

lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động dịch vụ có xu hƣớng tăng. Vì vậy để các hoạt

động dịch vụ đƣợc nhanh chóng và tiện ích (nhất là trong hoạt động TTQT)

thì sự hỗ trợ của công nghệ thông tin có tính quyết định. Công cụ để chiếm

lĩnh thị trƣờng và thắng lợi trong cạnh tranh là công nghệ, và chỉ có công

nghệ tiên tiến ngân hàng mới có thể thiết kế đƣợc những sản phẩm có chất

lƣợng cao, đủ sức đáp ứng nhu cầu khách hàng. Điều này đòi hỏi các giao

Page 78: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

72

dịch qua ngân hàng cần đƣợc hiện qua hệ thống tự động cải thiện văn minh

thanh toán, góp phần đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, đƣa các sản phẩm tới

quảng đại dân cƣ.

Trƣớc mắt là việc phát triển dịch vụ E-Banking tạo một kênh phân phối sản

phẩm mới theo chuẩn mực quốc tế và có tính cạnh tranh cao. Đồng thời là

việc triển khai dịch vụ Internet của ngân hàng, dịch vụ ngân hàng tại nhà (

Home Banking) đem lại tiện ích cho khách hàng và là kênh liên lạc giúp ngân

hàng cải tiến quá trình giao dịch với khách hàng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của

khách hàng. Nhanh chóng triển khai công nghệ đƣa vào ứng dụng các sản

phẩm thẻ tín dụng, ngân hàng trực tuyến, Internet Banking. Những sản phẩm

dịch vụ trên cho phép mọi giao dịch vay vốn, mở L/C, kiểm tra tài khoản…

có thể thực hiện tại nhà thông qua máy tính của khách hàng.

Cùng với hiện đại hóa cần chú trọng an toàn thông tin mạng. Cần có

đầu tƣ thích đáng để nâng cấp hệ thống bảo mật hiện có, ban hành quy định

về bảo mật hệ thống thông tin công nghệ ngân hàng. Điều này rất cần thiết

trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

3.2.2. Giải pháp phối hợp từ phía khách hàng.

Thực trạng các tồn tại và rủi ro trong TTQT, phần lớn phát sinh từ

khách hàng, ngƣời nhận sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, ngƣời tham gia trực

tiếp vào quá trình TTQT. Vì vậy, sự mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu của

doanh nghiệp cũng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động TTQT của ngân

hàng. Vì lúc này, nhu cầu phục vụ TTQT của doanh nghiệp sẽ nhiều hơn.

Ngoài ra, các hạn chế về năng lực kinh doanh xuất nhập khẩu của khách hàng

cũng ảnh hƣởng quá trình hoạt động TTQT của NH. Vì vậy, để nâng cao hiệu

quả hoạt động TTQT tại NHTM phải có giải pháp phối hợp từ khách hàng.

Để làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải quan tâm

giải quyết một số vấn đề sau:

Page 79: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

73

Một là, trang bị kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ về buôn bán ngoại

thƣơng, thông lệ quốc tế cho cả chủ doanh nghiệp và nhân viên thực hành

trƣớc khi bƣớc vào thƣơng trƣờng quốc tế, trang bị đầy đủ những tài liệu

hƣớng dẫn về thanh toán xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp để làm cơ sở

tham khảo, nâng cao trình độ cho cả chủ doanh nghiệp và nhân viên làm công

tác thanh toán xuất nhập khẩu.

Hai là, tuân thủ những quy định cơ bản về nghiệp vụ thƣơng mại quốc

tế, không nên làm tắt hoặc bỏ qua những chi tiết cho rằng nhỏ nhặt mà tạo sơ

hở cho phía đối tác có cơ sở từ chối thanh toán tiền hàng, tranh chấp kéo dài,

phát sinh chi phí làm giảm hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ uy tín của mình trên

thƣơng trƣờng.

Ba là, nắm bắt thông tin về giá cả thị trƣờng, tỷ giá và quy định pháp

luật của Nhà nƣớc để có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp tình hình trong và

ngoài nƣớc.

Bốn là, điều tra kỹ đối tác trƣớc khi đặt quan hệ thƣơng mại nhằm tránh

lừa đảo trong kinh doanh.

Năm là, không vì chạy theo lợi nhuận, muốn bán đƣợc hàng mà chấp

nhận những điều kiện bất lợi cho mình, có thể dẫn đến các tranh chấp, kiện

tụng kéo dài gây thua lỗ hoặc mất vốn trong kinh doanh.

Sáu là, cảnh giác với những thƣơng vụ béo bở, lãi cao vì đây là một

trong những thủ đoạn lừa đảo.

Bảy là, quan tâm nghiên cứu kỹ các tƣ vấn của ngân hàng để yêu cầu

phía đối tác điều chỉnh ngay những điều khoản bất lợi cho mình về cả điều

khoản thanh toán, các chứng từ xuất trình, các khoản phí và hoa hồng mà

mình phải gánh chịu cho phía đối tác.

Tám là, tìm kiếm và phát triển thị trƣờng mới nhằm nâng cao hiệu quả

và phân tán rủi ro. Để tạo hiệu quả cao trong kinh doanh xuất nhập khẩu, nâng

cao năng lực cạnh tranh, tạo một thƣơng hiệu và danh tiếng trên thị trƣờng

Page 80: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

74

trong và ngoài nƣớc, các doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp để đƣa các

sản phẩm của mình tiếp cận với thị trƣờng mới. Khi đó, ngân hàng càng có

điều kiện để thực hiện vai trò trung gian thanh toán và hiệu quả mang lại sẽ

nhiều hơn.

3.3. Một số kiến nghị khác.

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ.

Để phát triển và mở rộng hoạt động TTQT, nâng cao hiệu quả hoạt

động này tại NH không chỉ đòi hỏi nỗ lực của bản thân ngân hàng mà còn

phải có một hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp của Nhà nƣớc. Các

chính sách kinh tế vĩ mô tác động trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất kinh

doanh của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh

toán xuất nhập khẩu, một lĩnh vực gắn liền với hoạt động TTQT tại NH. Việc

ban hành các chính sách kinh tế hợp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu là điều

kiện cần thiết để giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu an toàn,

tin tƣởng vào nhà nƣớc mà đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh của

mình. Khi hoạt động xuất nhập khẩu của đất nƣớc càng phát triển thì yêu cầu

phục vụ thanh toán trả tiền và đòi tiền trong TTQT càng nhiều, điều này sẽ

giúp phát triển hoạt động TTQT rất nhiều, nhờ đó nâng cao hiệu quả hoạt

động TTQT cho ngân hàng. Đồng thời với chính sách xuất nhập khẩu hợp lý

của Nhà nƣớc sẽ có tác động tích cực đến cân bằng cán cân TTQT của đất

nƣớc. Do vậy, với vai trò điều khiển vĩ mô nền kinh tế, nhà nƣớc cần quan

tâm thực hiện một số vấn đề sau:

Một là, có sự ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô. Hoạt động TTQT của

ngân hàng sẽ an toàn và phát triển có hiệu quả chỉ trên môi trƣờng kinh tế ổn

định. Một môi trƣờng kinh tế thiếu ổn định gây tâm lý e ngại kinh doanh cho

các doanh nghiệp.

Page 81: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

75

Sự ổn định và tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế vĩ mô có mối quan

hệ mật thiết với thị trƣờng tài chính. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát đƣợc

kiềm chế, giảm phát đƣợc khắc phục, giá trị đồng nội tệ đƣợc ổn định thì

doanh nghiệp mới an tâm, tin tƣởng và tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực xuất

nhập khẩu, mới tích cực tìm kiếm thị trƣờng, tìm kiếm đối tác kinh doanh.

Quá trình TTQT sẽ sôi động hơn và hiệu quả sẽ đƣợc nâng lên tƣơng ứng.

Hai là, chính phủ cần ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động TTQT.

Mọi hoạt động ngân hàng cần đƣợc pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp

xảy ra và nó chỉ phát triển và đạt hiệu quả khi môi trƣờng pháp lý hoàn thiện,

đặc biệt là trong hoạt động TTQT, một hoạt động mà đối tác của nó là cả

trong nƣớc và quốc tế.

Hiện nay, trong TTQT, các ngân hàng thƣơng mại chủ yếu căn cứ vào

một số quy tắc thực hành theo thông lệ quốc tế thực hiện nhƣ UCP600,

URC522, URR525, eUCP, ISBP… Quá trình thực hiện nghiệp vụ tất yếu nảy

sinh tranh chấp, kiện tụng nhƣng phía Việt Nam chƣa có một hành lang pháp

lý riêng biệt cho hoạt động TTQT. Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới,

bên cạnh việc các ngân hàng phải nỗ lực nghiên cứu học tập, nâng cao nhận

thức, năng lực chuyên môn để có đủ trình độ hội nhập, các ngân hàng rất cần

có sự hỗ trợ của chính phủ, tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động hội nhập

nhƣng cũng cần có hành lang pháp lý bảo vệ cho hoạt động TTQT, giúp ngân

hàng có cơ sở pháp lý để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, mỗi

quốc gia cần phải có quy chế, văn bản hƣớng dẫn giao dịch thanh toán xuất

nhập khẩu và các quy chế này không nên đối nghịch với thông lệ quốc tế

nhƣng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Ba là, Chính phủ có cơ chế quản lý ngoại hối theo xu hƣớng khuyến

khích và tạo điều kiện thuận lợi để thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc phát triển

với đầy đủ các nghiệp vụ phái sinh nhằm hỗ trợ cho hoạt động TTQT phát

triển.

Page 82: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

76

Thị trƣờng ngoại hối có vai trò bôi trơn và thúc đẩy hoạt động TT xuất

nhập khẩu của nền kinh tế phát triển. Đối với các nhà kinh doanh xuất nhập

khẩu, khi xuất khẩu hàng hóa thu ngoại tệ, họ sẽ bán số ngoại tệ này trên thị

trƣờng ngoại hối ( ngân hàng) để nhận nội tệ. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp

nhập khẩu sẽ phát sinh nhu cầu mua ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại hối. Để thị

trƣờng ngoại hối phát triển thì việc hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh

doanh ngoại hối trên thị trƣờng ngoại hối là rất cần thiết chẳng hạn nhƣ không

chỉ sự dụng nghiệp vụ giao ngay mà còn đẩy mạnh việc áp dụng các nghiệp

vụ phái sinh nhƣ nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi, nghiệp vụ tƣơng lai,

nghiệp vụ quyền chọn. Điều này thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập

khẩu phát triển mạnh hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Vì vậy, một cơ chế,

chính sách thông thoáng của Chính phủ về điều hành hoạt động thanh toán

xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển cùng với một cơ

chế quản lý ngoại hối trong nƣớc phát triển với đầy đủ các nghiệp vụ phái

sinh hỗ trợ cho hoạt động TTQT phát triển và nâng cao hiệu quả của nó rất

nhiều.

Bốn là, Chính phủ có biện pháp mở rộng quan hệ và ký hiệp định xác

định xác lập quan hệ bảo lãnh thanh toán hàng xuất khẩu với các thị trƣờng có

nhiều rủi ro.

Hiện nay, quá trình xúc tiến thƣơng mại của các doanh nghiệp kinh

doanh xuất nhập khẩu Việt Nam đã mở rộng đến các thị trƣờng nƣớc ngoài

nhƣ Đông Âu, Châu Phi…. Tiềm năng xuất khẩu đến những thị trƣờng này

lớn. Tuy nhiên, mức độ rủi ro trong TTQT ở những thị trƣờng rất cao. Để

giảm bớt rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam xuất đƣợc

hàng, nâng cao nguồn thu ngoại tệ xuất về cho đất nƣớc, cần có sự bảo lãnh

thanh toán của ngân hàng nhà nƣớc ngoài. Để làm đƣợc điều này cần có sự hỗ

trợ của chính phủ trong việc ký kết các hiệp định thanh toán giữa hai nƣớc.

Page 83: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

77

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nƣớc.

Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam cần tranh thủ hỗ trợ giúp đỡ các ngân

hàng nƣớc ngoài và tổ chức tài chính quốc tế cho chỉnh sửa, bổ sung luật

NHNN Việt Nam và luật của các tổ chức tín dụng. Chúng ta có thể đề nghị

các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trợ giúp, tƣ

vấn về kỹ thuật nhƣ đề nghị họ phát biểu những nội dung cần sửa đổi hai luật

trên khi tham gia hội nhập quốc tế và khu vực. Đồng thời có thể đề nghị họ

giúp đỡ bằng hình thức cung cấp các bản dịch sang tiếng Việt những nội dung

cơ bản trong các điều luật của nƣớc ngoài liên quan trực tiếp đến hoạt động

ngân hàng. NHNN VN nên đề nghị IMF, WB, ADB, ECB có các dự án trợ

giúp NHNN VN nghiên cứu nội dung pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng

và dịch vụ tài chính của nƣớc ngoài.

NHNN VN cần triển khai ban hành quy chế chiết khấu, cầm cố chứng

từ có giá theo hƣớng trao quyền tự chủ, năng động và tự chịu trách nhiệm cho

các tổ chức tín dụng trong việc quyết định nội dung chiết khấu, cầm cố.

NHNN cần có chính sách điều hành, quản lý tỷ giá phợp theo tình hình

cung cầu thị trƣờng. Duy trì chính sách tỷ giá linh hoạt: tăng tỷ giá để khuyến

khích xuất khẩu, để thu hẹp chênh lệch tỷ giá giữa thị trƣờng chính thức và thị

trƣờng tự do. Việc xây dựng tỷ giá phù hợp với giá thị trƣờng tạo điều kiện

cho thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động sôi động, góp phần giảm bớt

sức ép cung cầu ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh toán. Điều này không chỉ

mang lại hiệu quả cho chính doanh nghiệp mà còn mang lại hiệu quả cho đất

nƣớc và cho hoạt động TTQT tại Ngân hàng.

Ngoài ra, NHNN nên tạo điều kiện thuận lợi để thị trƣờng ngoại hối

phát triển với đầy đủ các nghiệp vụ phái sinh, trên cơ sở các cơ chế chính sách

khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc

phát triển, NHNN sẽ nhanh chóng ban hành các thông tƣ, hƣớng dẫn các

NHTM thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ phái sinh trên thị trƣờng ngoại hối phù

Page 84: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

78

hợp với thông lệ quốc tế và loại hình kinh doanh này trên thƣơng trƣờng quốc

tế. Tạo đƣợc một thị trƣờng ngoại hối hoạt động đúng với chức năng của nó

thật sôi động và hiệu quả. Một thị trƣờng ngoại hối hoạt động có hiệu quả sẽ

kích luân chuyển các khoản đầu tƣ và tín dụng quốc tế, tạo môi trƣờng đẻ tỷ

giá đƣợc xác định một cách khách quan theo quan hệ cung cầu, cung cấp các

cung cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các ngân hàng, các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu và các nhà đầu tƣ thông qua các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán

đổi, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tƣơng lai. Một thị trƣờng ngoại hối

hiệu quả là môi trƣờng lý tƣởng để NHNN có thể can thiệp tỷ giá biến động

theo hƣớng có lợi cho nền kinh tế. Thời gian qua, thị trƣờng ngoại hối Việt

Nam đã có những bƣớc phát triển đáng ghi nhận. Đó là, chính sách quản lý

ngoại hối đã đƣợc hoàn thiện theo hƣớng phát triển kinh tế thị trƣờng mở,

bƣớc đầu đã đƣa một số giao dịch kinh doanh ngoại hối vào cuộc sống nhƣ:

giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi. Tuy nhiên, thị

trƣờng ngoại hối hiện nay còn non trẻ, chƣa sôi động, quy mô hoạt động và kỹ

năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh còn sơ khai, giao dịch còn nhỏ lẻ, bột

phát. Chính vì vậy, cần phát triển hoạt động này nhằm thúc đẩy các doanh

nghiệp xuất khẩu để thu ngoại tệ, hoạt động TTQT tại NHTM sẽ phát triển

theo và hiệu quả mang lại sẽ nhiều hơn. Do đó, NHNN có vai trò rất quan

trọng trong việc hoạch định chính sách, tạo tiền đề cho thị trƣờng ngoại hối

phát triển.

3.3.3. Kiến nghị với khách hàng:

Một là, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thƣơng và TTQT. Doanh

nghiệp cần bố trí đội ngũ cán bộ thông thạo về nghiệp vụ ngoại thƣơng làm

công tác xuất nhập khẩu, chủ động, năng động nắm bắt thời cơ xong cần thận

trọng khi tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp nên thƣờng

xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về xuất nhập khẩu, TTQT để hiểu

Page 85: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

79

rõ các quy định và điều khoản trong thanh toán nhƣ UCP, Incoterms… Nắm

đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động TTQT để có

những lựa chọn chính xác.

Hai là, Nghiên cứu thị trƣờng và lựa chọn đối tác. Trong xu thế mở

rộng giao lƣu buôn bán với nƣớc ngoài, doanh nghiệp không thể chỉ bó hẹp

trong phạm vi mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống mà phải mở

rộng quan hệ ra bên ngoài. Một thực tế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam

thiếu thông tin về thị trƣờng, dẫn đến không nắm bắt đƣợc đầy đủ các nhu cầu

về hàng hóa, thị hiếu tiêu dùng cũng nhƣ quy định về quản lý xuất nhập khẩu,

khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh thị trƣờng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

còn bị hạn chế rất nhiều, do chƣa có chiến lƣợc làm ăn lâu dài, chƣa có

thƣơng hiệu riêng để thực hiện hình ảnh đặc trƣng của mình. Do vậy ,muốn

làm ăn lâu thì các nhà xuất nhập khẩu phải chăm chút xây dựng thƣơng hiệu,

tạo hình ảnh đáng tin cậy cho sản phẩm của mình thông qua việc tăng cƣờng

các kênh phân phối, quảng bá hình ảnh công ty trên thị trƣờng nƣớc ngoài.

Tự bản thân doanh nghiệp không thể nắm vững đƣợc hết khả năng tài

chính cũng nhƣ tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác, thậm chí nhiều

doanh nghiệp khi hợp đồng đƣợc ký thông qua các hoạt động quảng cáo, triển

lãm nên dễ xảy ra rủi ro. Doanh nghiệp cần thông qua các tổ chức của Việt

Nam ở nƣớc ngoài hoặc của chính ngân hàng phục vụ doanh nghiệp để nắm

bắt thông tin.

Page 86: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

80

KẾT LUẬN

Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế xã hội thế giới diễn ra ngày càng

mạnh mẽ, hoạt động thƣơng mại quốc tế ngày càng có điều kiện để phát triển.

Đối với một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu

đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, kéo theo đó, hoạt

động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại càng giữ vị trí cao hơn

trong hoạt động ngân hàng. Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam là ngân hàng

có quan hệ đại lý rộng lớn nhất trong các ngân hàng Việt Nam. Thời gian qua,

Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam luôn quan tâm đến đổi mới trong quan hệ

đối ngoại để nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động TTQT, nâng cao uy tín

và năng lực cạnh tranh ngang tầm một ngân hàng quốc tế trong khu vực và

trên thế giới. Ngân hàng Ngoại thƣơng là một trung tâm tiền tệ, tín dụng và

thanh toán của cả nƣớc.

Qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại

NHNT Việt Nam, có thể thấy rằng bên cạnh những kết quả đáng khích lệ

song vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định trong việc phát triển chất lƣợng

hoạt động thanh toán cũng nhƣ đem lại hiệu quả cho hoạt động này. Vì vậy,

muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNT nói riêng và

NHTM nói chung cần phải có sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía, không chỉ

là mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng mà phải có sự phối hợp, giữa

các giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi triển khai phải tiến hành

đồng thời mới phát huy tác dụng.

Do phạm vi khuôn khổ luận án có giới hạn, điều kiện nghiên cứu còn

hạn chế, chắc chắn em không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết.

Cuối cùng, em xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Hồng đã tận tình giúp

đỡ em hoàn thành luận văn này.

Page 87: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thanh Bình (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống

Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tài

liệu hội thảo khoa học về Vai trò của hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi

mới ở Việt Nam, tháng 1/2006, Hà Nội.

2. Bộ ngoại giao ( 2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa

vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia.

3. Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 về

việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020.

4. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc

Gia.

5. Tô Xuân Dân, Vũ Chí Lộc (1997), Quan hệ kinh tế Quốc Tế, NXB Hà Nội.

6. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê.

7. Feredic S. Minskin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,

NXB Khoa học và kỹ thuật.

8. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại

quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê.

9. Hongkong Bank ( 1996), Cẩm nang Thanh toán quốc tế, NXB Khoa học xã

hội.

10. Nguyễn Thị Phƣơng Lan (1995), Một số vấn đề rủi ro ngân hàng trong

điều kiện nền kinh tế thị trường, Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, Trƣờng Đại học

Kinh Tế Quốc Dân.

11. Luật các Tổ chức tín dụng (1997), Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.

12. Luật Ngân hàng nhà nƣớc (1997), NXB Chính Trị Quốc Gia.

13. Trần Hoàng Ngân (2001), Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê.

Page 88: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

82

14. Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm (2004-

2008).

15. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm

2004-2008.

16. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2000), Quyết định số 488/2000/QĐ -

NHNN của Thống Đốc Ngân hàng nhà nước ban hành về việc phân loại tài

sản có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân

hàng của tổ chức tín dụng.

17. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

của các ngân hàng thương mại, kỷ yếu hội thảo khoa học, NXB Phƣơng

Đông.

18. Ngân hàng nhà nƣớc (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến

năm 2010 và tầm nhìn 2020, kỷ yếu hội thảo, NXB Phƣơng Đông.

19. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (1996), Ngân hàng Việt Nam quá trình

xây dựng và phát triển, NXB Chính trị Quốc Gia.

20. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (1997), Pháp luật về Ngân hàng Trung

Ương và Ngân hàng thương mại một số nước, NXB Thế giới.

21. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo

thường niên các năm (2004-2008)

22. Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm

(2004-2008).

23. Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam , Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh và định hướng phát triển các năm (2006-2008)

24. Tô Kim Ngọc (2004), Tuân thủ yêu cầu của Basel 1 tiêu chuẩn đo lường

khả năng hội nhập của hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí

ngân hàng số 11/2004.

25. Phạm Chí Quang, Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng giai đoạn hiện

nay, Tạp chí ngân hàng, số 6/2000.

Page 89: Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương việt nam giai đoạn 2008 2013

83

26. Nguyễn Thị Quy (2003), Thanh toán quốc tế bằng L/C – Các tranh chấp

thường phát sinh và cách giải quyết, NXB Chính trị Quốc gia.

27. Nguyễn Văn Tiến (2003), Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao

dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống Kê.

28. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thanh toán quốc tế tài trợ ngoại thương, NXB

Thống Kê.

29. Tạp chí ngân hàng số 3 (Tháng 3/2004); số 4 (tháng 2/2006); số 7 (tháng

4/2006); số 16 (tháng 8/2006), số 17 (tháng 9/2006).

Tiếng Anh

30. Frederic S. Minskin, The economics of Money, Banking and Financial

Market. New York – 1992.

31. The ICC Uniform Rules for Demand Guarantees.

32. UCP 500, ICC’s Rules on Documentary Credits.

33. UCP 600, ICC’s New Rules on Documentary Credits.

Websites:

34. http://www.sbv.gov.vn/vn/home/htTCTD.jsp

35. http://mof.gov.vn/default.aspx?tabid=5991&itemid=50580

36. http://vneconomy.vn/home/20080910011153464poc5/viet-nam-tut-5-

bac-ve-moi-truong-kinh-doanh.htm

37. http://vnexpress.net/gl/kinhdoanh/2008/09/3ba064ee/

38. http://agribank/ecommon/downloads.aspx?doctypeid=2

39. http://bidv.com.vn/report_bidv.asp

40. http://icb.com.vn/?annua=1

41. http://vietcombank.com.vn/annualreports/

Công ty mẹ

NH TMCP NTVN -

Vietcombank

70%

Liên doanh

VCBTower198

52%

Liên doanh VCB-

Bonday-Benthanh

Cty Cho thuê TC

VCBL

Cty Chứng khoán

VCBS

50%

NH Liên doanh

45%

LD Bảo hiểm

nhân thọ

Cty Quản lý Quỹ

VCBF

16%

Liên doanh VCB-

Bonday

Cty TC Hongkong

Vinafico HK

Cty Chuyển tiền

VCB Money

Transfer (Dự kiến

thành lập)

Cty liên doanh

Đường 5

Công ty đầu tư &

kinh doanh BĐS

(dự kiến thành lập)

Hoạt động tài chính Hoạt động phi tài chính

Nhà nước

70%

Đại chúng

6,5%

CBCNV - 3,5%

ĐT tr. nước 5%

ĐTCL nước

ngoài 15%

(đang thương thảo)

Cty Quản lý Quỹ

ĐTPT KC Hạ tầng

(dự kiến)

Các NHTMCP

Tập đoàn VCB nắm

quyền chi phối

Bảo hiểm

phi nhân thọ (dự

kiến thành lập)

Tái

Bảo hiểm (dự kiến

thành lập)

Công ty tài chính

Tín dụng tiêu dùng

(dự kiến)

Công ty tài chính

Tín dụng mua nhà/

cầm cố (dự kiến

thành lập)

Công ty

Thẻ (dự kiến thành

lập)

Công ty ĐTXD

Kết cấu hạ tầng (dự

kiến thành lập)

Trung tâm đào tạo

VCB

Viện nghiên cứu

Học viện - VCB (dự

kiến thành lập)

Công ty Quản lý

tài sản (dự kiến

thành lập)