22
88

Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệm

Embed Size (px)

Citation preview

88

89

Mấy Vần Thơ

Lưu Niệm Tùy Bút

Kính trình lên Thầy Bùi Xuân Các, Giáo sư Quốc văn các lớp Nhất niên

A, B, C ban Trung học Phổ thông trường Lương Văn Chánh 1947 -1948(*).

Thân tặng các bạn thời Phổ thông Trung học, Phổ thông cấp 2, cấp 3,

Trung học đệ - 2 - cấp.

Cuối niên khóa 1950-1951, góp lấy giấy còn dư sau vở. Lựa giấy

trắng. Hồi ấy dùng giấy Nam Trung nội hóa là chính, hẩm dày và thô. (Gần

chợ Xéo Tuy Hòa có một cơ sở sản xuất loại giấy tương tự nhưng kém hơn

chút ít). Đưa đóng thành 1 tập nhỏ, gáy vải, bìa carton. Nơi trang 2 và 3,

một cánh buồm bọc gió trôi chầm chậm trên dòng sông; xa xa, ba trái núi

mờ nhạt nhấp nhô tạo thành hậu cảnh bức tranh; mấy cánh chim chập chờn

dưới mây trắng, một vừng trăng non chênh chếch hương đoài…

Gởi bè bạn gần xa ghi lưu niệm…

Ở một trang:

"Ai ơi có thấu nỗi niềm tây,

Cánh nhạn tung trời vượt gió mây!".

Đọc và cảm thấy buồn buồn vì mình chưa bao giờ viết nổi một câu

có chữ "tây", tuy cũng thuộc ít nhiều:

"Bấy lâu mới được một ngày,

Dừng chân, gạn chút niềm tây gọi là". (Đoạn Trường Tân Thanh)

"Giã nhau một chút niềm tây gọi là" (Nhị Độ Mai)

"Nghe lời như cởi niềm tây" (Hoa Tiên)

"Vừa mong giở nỗi niềm tây,

Ngoài hiên nghe xịch tiếng giày xa xa" (Phan Trần)

90

Mãi rất lâu về sau, khi cố nhân không còn, mới tiếp nối cho thành

bài tứ tuyệt Đường Luật, để gọi là "Mượn chùm phương thảo" mà gửi đến

người xưa:

"Ai ơi có thấu nỗi niềm tây,

Cánh nhạn tung trời vượt gió mây.

Theo sóng dưới tà dương lãng đãng,

Đậu gành hoang dã phủ ngàn cây…"

Phương thảo là cỏ thơm, là hoa. Cổ nhân có truyền thống mượn hoa

thay thế cho ba nén hương.

Kiều khi gặp mộ Đạm Tiên ở một vùng cỏ áy bóng tà:

"Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương"

Rồi:

"Lầm rầm khấn khứa nhỏ to,

Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra".

Đặt cỏ = đặt hoa (thay thế cho hương)

Trong bài tựa sách "Thanh Tâm Tài Nhân thi tập"của Chu Mạnh

Trinh: "Đã toan đúc sẵn nhà vàng chờ người quốc sắc, lại muốn mượn chùm

phương thảo hú vía thuyền quyên…" (Đoàn Tư Thuật dịch).

Trong bài tùy bút này người viết mượn thơ thay thế cho phương

thảo.

Lãng đãng chữ mượn của cụ Tiên Điền:

"Trời tây lãng đãng bóng vàng".

Còn gành là một khái niệm khá khê nhiêu (tự điển viết là "nhiêu

khê" hay "nghiêu khê". Nghiêu = cất chân lên, khê = đi dẵm lên, nghiêu khê

= gồ ghề, nghĩa bóng chỉ việc quanh co rắc rối. Do cấu trúc từ như vậy nên

thiết tưởng có thể viết "khê nhiêu" mà không sợ sai (?)).

Theo Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức, Tự điển Việt Nam của nhà

sách Khai Trí và Tự điển Việt Nam của Vĩnh Lộc, Bảo Đoan, Ngọc Hạnh

thì "gành" đồng nghĩa với "ghềnh" và được định nghĩa "vũng sâu có nước

xoáy".

Tự điển Việt Nam của hội Khai Trí Tiến Đức, 1931, không có chữ

"gành", còn "ghềnh" cũng được định nghĩa "vũng sâu có nước xoáy".

Tự điển Việt Pháp của Đào Văn Tập: không có chữ "gành", chữ

"ghềnh" được dịch là "chute", "cataracte" (thác lớn).

Từ điển Việt Anh của Lê Bá Khanh và Lê Bá Kông không có chữ

"gành" và "ghềnh" được dịch là "Waterfall" (thác nước).

Trong Tự điển Việt Pháp của Đào Đăng Vỹ thì "gành" đồng nghĩa

với "ghềnh" và được dịch là "chute, cataracte", nhưng ở một trang khác

"gành" lại được dịch là: "pente rocheuse" (dốc đá), escarpement (thế dốc).

Thật là mâu thuẫn!

Theo Lê Văn Hòe (Cung Oán Ngâm Khúc Chú Giải, Hà Nội, 1954)

thì "ghềnh" là chỗ bờ cao chênh vênh thành vại cách xa mặt nước.

91

Ta nhận thấy các định nghĩa về "ghềnh" nêu trên không phù hợp với

nhau và cũng chẳng phù hợp với từ "gành" ở Phú Yên.

Theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, 1895, thì "gành" là chỗ đất đá gio

gie bên mé biển, còn "ghềnh" được giải nghĩa: "Tấm vồng, không sát, còn

có chỗ hổng lên, đầu cao đầu thấp, kình chống".

Có lẽ "gành" ở Phú Yên giống "gành" của cụ Huỳnh Tịnh Của,

nhưng cần mở rộng: "Gành là chỗ đất đá gio gie bên mé biển, mé sông"

(Gành Bà Mỹ Thạnh, ở bờ hữu ngạn Đà Rằng. Gành Đá Phú Lộc xưa nằm

kề sông).

Mặt khác không nên đồng hoá "gành" (theo nghĩa trên) với

"ghềnh", vốn đã có nghĩa riêng của nó tuy rằng các sách không định nghĩa

giống nhau.

Vậy gành theo phương ngữ Phú Yên, đồng nghĩa với "mũi", "doi",

ứng với "cap" (mũi đất) trong danh từ địa lý học của Pháp, với "cape" (The

cape of good Hope, mũi Hảo Vọng), headland, promontory, trong Anh ngữ.

(Promontory bao gồm cả "gành hồ", theo Tự điển Oxford).

Anh của Nguyễn Giáo

Có một hình thái khác của bờ biển đôi khi bị gọi nhầm là ghềnh. Đó

là tuyệt ngạn (hay hải bích, huyền nhai; Pháp: La falaise, Anh: Cliff): bờ

biển dựng đứng và cao vút.

Có khi chân tuyệt ngạn bị biển xâm thực, khoét sâu vào. Phần trên,

chênh vênh nhô ra khơi (Lê Văn Hòe gọi là ghềnh?), đến một lúc bị gãy đổ

và tuyệt ngạn lùi vào đất liền (với vận tốc chừng 3cm

/1 năm, theo E.Caustier

trong Géologie). Đất đá đổ rơi dần dà làm cho đáy biển vốn nghiêng trở nên

bằng phẳng, loài hải tảo sinh sôi nảy nở cùng nhiều loại sinh vật khác. Và ta

có thềm lục địa.

92

Tuyệt ngạn nhìn ra Hòn Yến

Anh của Nguyễn Nghĩa

Trở lại với mấy vần thơ lưu niệm.

Nơi trang khác:

"Nhạn bay ta cũng bay theo,

Bay cho đến chốn để theo về nhà!".

Thầm cười anh chàng (giỏi toán vào hạng nhất trường mà "gạo"

cũng trong hàng đầu lớp) lấy "theo" để gieo vần với "theo". Thật là giản

tiện!

Mãi rất lâu về sau mới biết có một kiểu "vần" như vậy, gọi là "vần

lặp" (theo Nguyễn Văn Trung, Lược Khảo Văn Học, quyển II).

Cuối thế kỷ XIX, một trận hồng thủy làm sụp đổ bờ sông Hoàng Hà,

đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) để lộ một thành phố cổ, mấy

nghìn năm bị chôn vùi trong lòng đất: Kinh đô Triều Ca của nhà Ân (nhà

Thương giai đoạn II). Từ đó nhà Thương được coi là có thật chứ không phải

huyền thoại, tuy rằng kinh đô nơi đất Hào của giai đoạn I, chưa tìm thấy nơi

đâu.

Khảo cổ học đã khai quật ở thành phố cổ đó, cũng như ở nhiều di chỉ

khác, vô số mai rùa và xương bả vai của nai, trên có khắc chữ. Các nhà cổ

tự học Trung Hoa đã phải mất 35 năm mới giải mã được kiểu chữ này (theo

Trần Kim Thạch trong "Người Tiền Sử").

Chữ khắc trên xương và trên mai rùa là những bài thơ dùng trong

bói toán và được xếp vào loại tác phẩm giai đoạn Giáp-Cốt (hay Bốc Phệ)

của lịch sử văn học Trung Quốc (tiếp theo là giai đoạn Kinh Dịch, rồi giai

đoạn Kinh Thi…).

Thấy văn học sử ghi: Đời Huỳnh Đế, sử thần Thương Hiệt chế ra

chữ Khoa Đẩu; gọi thế là vì chữ đầu to đuôi nhỏ như con nòng nọc (khoa

đẩu). Đó là kiểu chữ mà Kim Dung nói đến trong Hiệp Khách Hành.

Chẳng biết tương quan giữa chữ Giáp-Cốt và chữ Khoa Đẩu ra sao?

Trong "Cuộc Tiến Hóa của Văn Học Việt Nam", Kiều Thanh Quế ghi: "chữ

Khoa Đẩu ngày nay không tìm thấy nữa".

93

Trong các bài thơ Giáp-Cốt nói trên có bài "Kim Nhật Vũ" (Mưa

Hôm Nay):

"Kỳ tự Tây lai vũ?

Kỳ tự Đông lai vũ?

Kỳ tự Bắc lai vũ?

Kỳ tự Nam lai vũ?"

(Mưa từ phương tây lại? Mưa từ …)

Lấy "vũ" gieo vần với "vũ".

Vũ R vũ ( R: quan hệ "vần với").

Vậy "vần lặp" là một hiện tượng văn học có thật và phổ biến, chứ

không phải chỉ riêng nơi hai câu thơ lục bát nói trên (mà tác giả, từng là

B.T, ví tình cờ có đọc lại nơi đây, hẳn cũng chẳng nhớ ra!).

Mấy mươi năm dạy học, có lúc giảng: "Phép gieo vần trong thơ là

một hệ thức nhị cấp" (sau giải phóng: "quan hệ hai ngôi"), phép gieo vần

lặp là một hệ thức (quan hệ) đồng nhất.

Trở lại với vần thơ lưu niệm.

Bỗng một hôm (cũng trong buổi ấy) có bạn chợt phát hiện:

-Câu "Bay cho đến chốn để theo về nhà" sai luật!

-(Mấy bạn khác)?

-Câu-8-lục-bát có quy luật:

"bình bình trắc trắc bình bình trắc bình"

(Các chữ thứ 1, 3, 5 bình trắc gì cũng được).

Vậy sai luật ở chữ "về".

-Luật với lệ, khéo bày đặt! Ai bày ra luật? Một bạn nói.

-Không theo luật thì làm Thơ Mới, ai can? Còn luật thơ thì có ghi

trong "Việt Nam Văn Học" của cụ Dương Quảng Hàm nhưng không thấy

nói đến nguồn gốc.

-Không thấy nói đến thì chính cụ Dương "định" luật chứ ai vào đó!

Một bạn khác tiếp lời.

-(Anh chàng từ đầu tưởng thờ ơ với câu chuyện) Vậy ra cụ Dương ở

thế kỷ XX đặt luật cho cụ Nguyễn thế kỷ XIX viết "Đoạn Trường Tân

Thanh!".

-(Một bạn có vẻ nghiêm túc và thông thạo) Chớ có giỡn (phương

ngữ Nam Hà). Tác giả Việt Nam Văn Học hay ai đó chỉ dựa vào ca dao và

các truyện nôm cổ như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên… mà rút ra luật.

Đến phiên anh chàng nổi tiếng thuộc nhiều cổ thi (nay đã ra đi từ

lâu):

-Vậy sao trong "Đoạn Trường Tân Thanh" đầy ngập những:

"Vương Quan là chữ nối dòng nho gia

"So bề tài sắc lại là phần hơn!"

"Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm".

……

94

Và trong bài "Tát Nước Đầu Đình" (ca dao) chỉ có 8 câu tám mà đến

6 câu sai luật:

"Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.

"Hay là em để làm tin trong nhà"

……

Cả bọn lơ mơ:

-Hay luật sai?

-Không lẽ!

Để giải quyết vấn đề trước hết phải xác định:

Qui luật là cái gì?

Làm thế nào để có quy luật?

Nói chung có hai thứ quy luật:

Một là do con người tự ý đặt ra. Không đi sâu vào chỗ này, vì không

liên quan đến vấn đề sắp xét.

Hai là do con người rút ra từ thực tại (chủ quan hay khách quan).

Không xét quy luật liên quan đến nhiều thực tại E, F, G… vì e đi quá xa.

Thu gọn và mở rộng khái niệm "quan hệ hai ngôi" ở đại số học bậc

trung học, dễ dàng thấy rằng:

Qui luật trong thực tại E là một quan hệ n ngôi R (với n = 0, 1, 2,

3…) trong E, tức là một tập hợp con của tích Descartes En.

R( x1, x2, ….., xn ) ( x1,x2, ….., xn ) GR và GR En.

Ví dụ quy luật "cộng" (+) trong N là một quan hệ 3 ngôi trong N:

+ (x,y,z) (x,y,z) G+ và G+++ N3

z= x+y

Như ( 2, 3, 5) G+ ; (3, 1, 4) G+ ……

Có 2 trường hợp:

1/ Qui luật của một thực tại E hữu hạn:

Nếu E chứa một số hữu hạn phần tử thì trên nguyên tắc có thể tìm

thấy tất cả các quy luật trong E. Mỗi quy luật đều có thể xác định cụ thể

bằng liệt kê (liệt kê các phần tử của GR ) và quy luật phản ánh đúng thực tại.

Trường hợp này (E hữu hạn) không có điều gì khúc mắc liên quan

đến vấn đề quy luật.

Song thường thường số phần tử của E tuy hữu hạn nhưng khá lớn,

khó xác định bằng liệt kê các quy luật. Trong thực tiễn ta coi như vô hạn khi

số phần tử ấy đủ lớn, và áp dụng kỹ thuật liên quan đến E vô hạn.

2/ Quy luật của một thực tại E vô hạn:

Nếu số phần tử của E vô hạn thì muốn có quy luật trong E cần phải

gác bỏ một số phần tử nào đó hay một phương diện nào đó tùy ý của thực

tại E, đồng thời gác bỏ những khác biệt nhỏ dưới một mức độ nào đó.

Nhất thiết phải vậy, nếu không thì không có quy luật tức không có

khoa học, vì nói đến khoa học là nói đến quy luật.

95

Một trong những nguyên lý cơ bản của khoa học, được biết từ thời

Aristote, là nguyên lý về sự nhận thức thiếu sót một cách tùy ý (Principe de

la connaissance volontairement incomplète. Theo Jean Dieudonné trong

Algèbre linéaire et Géométrie élémentaire). Theo nguyên lý này thì phải có

thiếu sót (do gác bỏ) mới có quy luật, mới có khoa học.

Vì quy lụât là hệ quả của sự thiếu sót, sự gác bỏ nên quy luật trong

Vật lý, Hóa học, không phản ánh thực tại, không phải là chân lý. Hơn nữa

chân lý là một từ VÔ NGHĨA trong các lý thuyết vật lý và hóa học.

(La vérité d’une théorie physique est un mot vide de sens. Theo

Théodore Vogel trong Physique mathématique classique).

Lần đầu tiên biết được điều trên, cảm thấy thất vọng và buồn man

mác… Cứ tưởng khoa học là cái gì phi thường, kỳ diêu lắm, bao trùm cả đất

trời (Tuy nhiên giá trị thực dụng của khoa học thì không thể phẩm bình

được).

Tưởng cũng nên trình bày vài ví dụ minh họa:

Để tìm tương quan giữa 2 đại lượng x và y, nhà khoa học làm thí

nghiệm rồi ghi kết quả (bằng những gạch chéo và chấm tròn) trên đồ thị:

Mới nhìn chẳng thấy mối liên hệ nào giữa x và y. Tuy nhiên nếu gác

bỏ các điểm gạch chéo thì những điểm còn lại đều nằm trên hoặc gần

parabole A phương trình y = 1,4 x2. Nếu đồng thời gác bỏ những khác biệt

quá nhỏ về khoảng cách thì có thể coi như mọi điểm còn lại ấy đều nằm trên

parabole A. Như vậy ta đã tìm đựơc quy luật y = 1,4 x2 liên kết x và y.

Nếu gác bỏ cách khác có parabole B với quy luật y =x2

96

Rõ ràng cả hai y = x2 và y = 1,4 x

2 đều không phải là quy luật của

toàn bộ thực tại nghiên cứu, không phản ánh đúng thực tại, và chỉ có được

qua một sự cố ý bỏ sót một bộ phận của thực tại.

Một ví dụ khác:

Hai điện tích +q và – q’ hút nhau theo quy luật Coulomb:

dkqq

f'

2 (1)

Có thực tại nào tuân theo quy luật trên không?

Chắc chắn là không!

Vì điện tích +q phải bám vào một phần tử vật chất nào đó có khối

lượng m, -q’ bám vào khối lượng m’, m và m’ hút nhau theo quy luật vạn

vật hấp dẫn:

dGmmf '

1 2 (2)

Thiên nhiên không theo (1) cũng chẳng theo (2) mà theo tổng hợp

của (1), (2) cùng vài quy luật khác nữa.

Nói rõ hơn trong trời đất chỉ có 4 loại lực tác động phối hợp nhau:

Lực vạn vật hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân yếu, lực hạt nhân mạnh. Mỗi

lực có khi mạnh khi yếu tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Bốn loại lực nói trên bản chất khác nhau; không có cái nào là trường

hợp đặc biệt của cái khác, là tổ hợp tuyến tính hay phi tuyến của các cái

khác.

Einstein lúc còn tại thế, đã – và các nhà vật lý lý thuyết hiện nay,

đang – tìm cách thống nhất bốn loại lực ấy. Tìm một cái gì đó mà bốn lực

kia là những trường hợp riêng biệt, tìm một hàm U sao cho Ugrad là

g

(trường hấp dẫn), là m

E +n

H (điện từ trường)… Chẳng biết đến bao giờ

mới tìm được trường suy rộng đó.

Vậy định luật Coulomb chỉ có khi ta cố ý gác bỏ khối lượng và vài

yếu tố khác, điều không thể thực hiện được. Đó là quy luật của một thế giới

ảo, môt thế giới không có khối lượng và…

Còn như các quy luật của cơ học Newton sở dĩ mà có được là do con

người cố ý để thiếu sót, không kể đến chuyển động của các électrons chẳng

hạn.

Môn học này dựa trên hai khái niệm cơ bản:

+q f -f -q'

d

97

-Cố thể (trong không gian Euclide), một vật mà khoảng cách giữa

các phần tử không thay đổi. Đó là điều không thể có nơi hiện thực (trong cơ

cấu nguyên tử, các électrons luôn luôn di chuyển…).

-Thời gian đồng nhất, lúc nào cũng như lúc nào.

Vì coi các électrons như đứng yên nên cơ học Newton phản ánh một

thực tại không có thật, một thực tại ảo.

Kết luận trên, sau một năm theo học chứng chỉ Mécarat (gọi tắt của

Mécanique Rationnelle, Cơ học thuần lý) làm thất vọng và buồn.

Nhớ lại ngày xưa:

Ở cấp II: "Trong gương cầu, tia sáng song song với trục chính, sau

khi phản chiếu, đi qua tiêu điểm chính" (1)

Tia tới UI song song với trục chính OS, tia phản xạ IR đi qua trung

điểm F của OS, F gọi là tiêu điểm chính (hình A).

Quy luật thật là đẹp! Thiên nhiên sao mà tuyệt vời!

Hình A Hình B

Nhưng lên đến Trung học đệ - 2 - cấp:

Gọi A là giao điểm của OS và IR, T là giao điểm của OS với mặt

phẳng (IT) tiếp xúc với gương tại I. Hiện tượng phản xạ tại I trên gương cầu

cũng y hệt như xảy ra trên gương phẳng ở vị trí (IT) tiếp xúc với gương cầu

tại I.

Theo quy luật phản xạ ta có:

I 1 =

I 2

I 1 =

1 (so le trong)

Nên

I 2 =

1

Do đó AO = AI

Chứng minh dễ: AI = AT

Suy ra: AO = AT

98

Vậy điểm A là trung điểm của OT. Mà F là trung điểm của OS nên

A ≠ F (hình B).

Điều đó có nghĩa là tia phản xạ IR không đi qua tiêu điểm F như

được trình bày trong quy luật (1) ở cấp II.

Thất vọng và buồn!

Ghi thêm:

Trong điều kiện Gauss (gương chỉ hơi cong cong. Một cách chính

xác hơn: bán kính chính khúc của gương lớn, góc khối - angle solide, đơn

vị đo là Stéradian - nhỏ) thì T gần S, do đó A gần S; nghĩa là tia phản xạ IR

cũng chỉ đi qua gần gần F mà thôi, chứ không qua F, trừ trường hợp tia tới

UI trùng với trục chính OS.

Tuổi trẻ có nhiều ảo tưởng về sự toàn thiện, toàn mỹ. Tiếc nỗi ảo

tưởng cứ dần dà rơi rụng qua năm tháng, để lại niềm thất vọng và nỗi buồn.

Ảo tưởng về gương cầu, ảo tưởng về cơ học Newton, ảo tưởng về các quy

luật trong khoa học.

Một thời vẫn nghĩ máy móc là cái gì siêu việt tuyệt vời!

Năm 1952, nghe giảng bài "Sự tổ chức sản xuất" trong bộ môn kinh

tế học, lớp 8 (tương đương với lớp 10 ngày nay). Thầy giảng, nhớ đại khái,

trong mục "Sự cơ giới hoá sản xuất", rằng máy móc cơ học nào cũng chỉ

làm những công việc mà con người có thể làm (nếu không quá nặng nhọc

hay đòi hỏi thực hiện mau lẹ). Quan sát rồi phân tích các động tác chân tay

(của người thợ đang làm một công việc nào đó) thành nhiều động tác đơn

giản. Mỗi động tác đơn giản ấy (ví dụ động tác nhấc lên) được để cho một

bộ phận nào đó của máy móc thực hiện. Nguyên tắc của máy móc cơ học

chỉ là vậy!

Vậy máy móc cũng chẳng có chi là phi thường!

Một ảo tưởng rơi rụng. Thất vọng và buồn…

Đến mục "Hợp lý hoá sản xuất", Thầy (Hôm đó trời lạnh, lấy một

chiếc ruột nghé dùng đựng gạo làm khăn foular quấn cổ) có vẻ như vừa từ

một cõi xa xưa nào đó quay về:

-Các em có biết bức tranh: "Trúc Lâm Thất Hiền" vẽ ở tô dĩa không?

Có lần thầy đến một lò làm đồ gốm sứ… thấy chừng năm bảy em bé

mũi còn thò lò (cười ….) họp nhau vẽ bức tranh đó trên dĩa. Mỗi em chỉ

99

chấm phá vài nét về phần mình (và cũng chỉ biết làm bấy nhiêu công việc!).

Trước thầy tưởng tranh phải do một họa sĩ tài hoa vẽ nên…

Trước cũng nghĩ vậy.

Lại một ảo tưởng rụng rơi ! Thất vọng, buồn …

Trúc Lâm Thất Hiền là tranh vẽ bảy người hiền thường họp nhau

đàm đạo (gọi là thanh đàm) xung quanh một chiếc bàn đặt bên khóm trúc,

trong đời Tấn (bên Tàu).

"Đời Tấn là thời đại của các nhà Huyền học chủ trương một nếp

sống phong lưu; sống theo ta, thuận theo lý trí hay cảm giác khoái lạc của ta

chứ không theo tập quán phong tục của thời đại".

Khuynh hướng sống theo cảm giác khoái lạc có vẻ thắng thế và

được ghi lại trong thiên Dương Chu của sách Liệt Tử.

Lưu Linh, một trong "Trúc Lâm Thất Hiền" người cầm bầu rượu

trong tranh, tác giả bài "Tửu Đức Tụng", đựơc người đời gọi là Tửu Thánh,

thường được nói đến trong thi văn Việt Nam:

"Lưu Linh Đế Thích là làng tri âm" (Cung Oán Ngâm Khúc)

(Đế Thích là vị tiên đánh cờ giỏi)

"Rượu lưng bầu rót chén Lưu Linh" (Nguyễn Công Trứ)

Lưu Linh thường bị chỉ trích là hay sống trần như nhộng trong nhà.

Tửu Thánh đáp lại:

-Ta lấy trời đất làm nhà, lấy nhà làm áo quần, sao lại phải chui vào

cái quần làm gì?

Nguyễn Tịch, cũng trong nhóm G7 (mượn ký hiệu của nhóm 7

cường quốc kinh tế gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada; gần đây

thêm Nga thành G8) ở gần nhà người bán rượu có bà vợ nhan sắc dễ coi.

Nguyễn hay sang sống rượu với bà ta, và khi say thường ngủ bên cạnh bà.

Người chồng lúc đầu cũng có ý nghi ngờ nhưng sau thấy Nguyễn chẳng có

ý gì khác ngoài việc ngủ…

Cảm hứng và tình yêu của các vị Huyền gia này còn nhiều sắc thái

độc đáo khác.

Một đêm Vương Huy Chi, không thuộc G7, con của Vương Hi Chi

(nhà thư pháp nổi tiếng) sực giấc vì tuyết rơi nhiều. Chợt nhớ đến bạn là Tái

Quỳ, chèo thuyền đến sáng mới tới gần cổng nhà Quỳ. Bỗng quay thuyền

trở về. Có người hỏi, đáp:

-Thừa hứng thì đến, hết hứng thì về, hà tất phải gặp.

(Viết theo Phùng Hữu Lan trong Trung Quốc Triết Học Sử. Bản

dịch của Nguyễn Văn Dương ).

Trở lại với chuyện ảo tưởng.

Một hôm tò mò gỡ từng sợi chỉ của một tấm vải. Các sợi đều bở rệt

(phương ngữ Phú Yên). Cứ tưởng vải bền chắc lắm! Thất vọng …

Có lẽ đó là ảo tưởng rơi rụng đầu tiên trong cuộc đời. Giờ nhớ lại

còn dư âm nỗi buồn…

100

Trở lại vấn đề thơ lục bát.

Thực tại phải tìm quy luật là ca dao lục bát, Truyện Kiều, Lục Vân

Tiên, Mai Đình Mộng Ký, Thoại Khanh Châu Tuấn…

Số câu thơ của toàn thể là hữu hạn nhưng quá lớn nên coi như vô

hạn. Do vậy phải gác bỏ một bộ phận tùy ý nào đó để làm xuất hiện quy

luật.

Theo cách này, các cụ ngày xưa đã tìm đựơc quy luật về bằng trắc

của thơ lục bát (được trình bày trong Việt Nam Văn Học và Việt Nam Văn

Học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm) nội dung:

a/ Câu sáu: Bình bình trắc trắc bình bình

Câu tám: Bình bình trắc trắc bình bình trắc bình.

(Các chữ thứ 1, 3, 5 bình trắc gì cũng được, nhất tam ngũ bất luận).

b/ Chữ thứ 6 và chữ thứ 8 của câu tám tuy đều bình nhưng phải khác

thanh (chữ này không dấu thì chữ kia có dấu huyền).

Theo trên thì chữ thứ 2 câu sáu phải bình, nhưng gặp một số trường

hợp cá biệt:

"Mai cốt cách, tuyết tinh thần," (Kiều)

"Đau đớn thay phận đàn bà," (Kiều)

"Khi tựa gối, khi cuối đầu," (Kiều)

"Lẩn quất chi chốn phồn hoa," (Câu hát)

Vậy:

-Hoặc là gác bỏ các câu trên ra khỏi tập hợp các tác phẩm làm nền

tảng cho quy luật. Điều ấy có nghĩa là coi các trường hợp cá biệt trên là

"phạm luật".

-Hoặc là thêm một điều khoản nữa để bao trùm cả những cá biệt ấy

vào quy luật, như các cụ đã thực hiện:

c/ Khi nào câu sáu chia làm hai đoạn bằng nhau thì chữ thứ 2 có thể

đổi ra trắc được.

(Trong Việt Nam Văn Phạm, cụ Trần Trọng Kim không nói đến

điều kiện "chia làm 2 đoạn bằng nhau").

Trở lại chữ thứ 7 câu:

"Bay cho đến chốn để theo về nhà"

Theo quy luật gồm 3 khoản được trình bày trên thì quả thật chữ "về"

sai luật.

(Cụ Trần Trọng Kim trong Việt Nam Văn Phạm thì chẳng đá động

gì về chữ thứ 7 câu tám)

Nhưng:

Trong một trăm câu đầu của Đoạn Trường Tân Thanh (Bản Trần

Trọng Kim) có 50 câu - tám. Trong số 50 câu - tám đó có 23 câu mà chữ

thứ 7 có vần bằng; chiếm tỷ số 46%.

101

Theo cách đó, với Lục Vân Tiên, bản của nhà Tân Viêt (dựa vào bản

Trương Vĩnh Ký): 62%.

Mai Đình Mộng Ký của Nguyễn Huy Hổ, bản Hoàng Xuân Hãn:

38%.

Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, bản của Lửa Thiêng 50%.

Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật của Nguyễn Đình Chiểu, bản của

TVHTT An Giang: 44%.

Dương Từ Hà Mậu của Nguyễn Đình Chiểu, bản của TVHTT An

Giang: 56%.

Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào, bản của Hoàng Xuân Hãn:

48%.

Hoài Nam Ca Khúc của Thái Dương Xử Sĩ Hoàng Quang, bản của

tạp chí Nam Phong: 52%.

Phú Bần Truyện (Riche et Pauvre) của Trương Minh Ký trong Gia

Định Báo: 44%.

Nhị Độ Mai , vô danh, bản của Thi Nham Đinh Gia Thuyết: 42%

Phan Trần, vô danh,bản của Đinh Gia Thuyết: 50%.

Trê Cóc, vô danh, bản của Bùi Kỷ: 56%.

Hoa Điểu Tranh Năng, vô danh, bản của Bùi Kỷ: 60%.

Thơ Mụ Đội, Transcrit en Quốc ngữ par Phụng Hoàng Sang et Đặng

Lê Nghi, éditeur Đinh Thái Sơn dit Phát Toán: 48 %.

Hậu Vân Tiên, Phạm Văn Thành và Lê Bá Thời soạn: 54%.

Thơ Chàng Nhái, Nguyễn Văn Khỏe soạn: 46%.

Thoại Khanh Châu Tuấn, Nguyễn Văn Khỏe soạn: 28%.

Hậu Thoại Khanh Châu Tuấn, Nguyễn Bá Thời soạn: 36%.

Thạch Sanh Lý Thông, Hà Trung soạn: 38%.

Phạm Công Cúc Hoa, Nguyễn Bá Thời soạn: 48%.

Hậu Phạm Công Cúc Hoa, Nguyễn Văn Khỏe soạn: 48%.

Với ca dao lục bát, xét 100 câu đầu trong Việt Nam Thi Văn Hợp

Tuyển của Dương Quảng Hàm: 71%.

Tổng hợp các kết quả trên:

Tỉ số để chữ thứ 7 câu tám lục bát (trong ca dao và trong 22 truyện

thơ cổ điển) có vần bằng là 51%.

Do đó tỉ số để có vần trắc là 49%.

Vậy "Luật cho rằng chữ thứ 7 câu - tám - lục bát có vần trắc là

không thể chấp nhận được".

Vì tỉ số để có vần bằng (51%) và vần trắc (49%) gần bằng nhau nên

đề nghị:

"Chữ thứ 7 trong câu-tám-lục-bát có vần bằng hay trắc đều được

cả".

Nghĩa là mở rộng: "Nhất tam ngũ bất luận" thành "Nhất tam ngũ thất

bất luận".

102

Tưởng cũng là tự nhiên nếu mở rộng thêm nữa thành dãy (1, 3, 5, 7,

9) cho loại thơ trên 9 chữ.

Luật trình bày ở trên là luật bằng trắc của thơ lục bát. Còn một luật

nữa: Luật gieo vần của thơ lục bát.

Cả hai luật có được do gác bỏ một số tác phẩm mà phần lớn là

chuyện bình dân: Quan Thế Âm, Phạm Công Cúc Hoa…

Những tác phẩm này được các cụ ghép vào loại "Biến thể lục bát".

Chữ "biến thể" có thể khiến nghĩ rằng "lục bát" có trước rồi sau đó

biến dạng thành "biến thể lục bát".

Ngược chiều lại hình như hợp lý hơn:

"… rồi sau đó, cải tiến hoàn thiện thành lục bát".

Có lẽ nên thay "biến thể lục bát" bằng "tiền lục bát" hay "cận lục

bát".

Năm nào, sau suất dạy có kể chuyện "Kim Nhật Vũ", một học sinh

đưa coi một tờ thơ. Thì ra cậu ta làm tiếp theo hai câu lục bát vần lặp nói

trên. Chỉ còn nhớ loáng thoáng nhưng có thể phục hồi lại đại khái:

"Nhạn bay ta cũng bay theo,

Bay cho đến chốn để theo về nhà.

Bấy lâu xa cách quê nhà,

E như Lưu Nguyễn(*)

lìa nhà nửa năm.

Trở về thì đã ngàn năm,

Thời gian co dãn(**)

một năm gang đầy

Tầm xuân(***)

biết kịp hái đầy

Trang thơ, tặng bạn, lòng đầy z - µ(****)

"

(Thân tặng người viết hai câu thơ đầu)

(*) Theo sách "Thần Tiên Truyện": "Đời Hán, gặp tết Đoan Ngọ,

Lưu Thần và Nguyễn Triệu vào núi Thiên Thai (ở Triết Giang) hái thuốc.

Lạc đường, cạn lương, ăn đỡ mấy quả đào núi. Thấy mè trôi trong suối, đi

lần theo. Gặp hai chị em Ngọc Chân tiên tử, kết làm phu phụ. Nửa năm,

nhớ quê, không nghe lời khuyên, về thăm. Đến nhà, được một lão nhân bảo:

"Có nghe cụ tổ bảy đời có tên đó, đi hái thuốc, rồi không về nữa!". Buồn,

muốn trở lại chốn cũ nhưng quên đường… Sau bỏ đi đâu biệt tích.

Tết Đoan Ngọ là ngày giỗ Khuất Nguyên. Ông làm quan nước Sở

đời Đông Châu (Trung Quốc), tác giả tập Ly Tao (một trong lục tài tử, một

trong 6 tác phẩm mà Thánh Thán (đời Thanh) cho là hay nhất, của văn

chương cổ điển Tàu) tự vẫn trên sông Mịch La ngày 5-5 âm lịch. Dân chúng

mến tiếc, làm bánh ném xuống sông để cá ăn, khỏi phạm đến thi thể ông.

Đoan Ngọ 1955 thấy nhiều người vác cành tầm vông trên có treo

đầy bánh ú (gói bằng lá tầm vông) đi rao bán quanh miền Bà Chiểu Gia

Định.

Còn ở Tuy Hòa, từ 1979, ngày song ngũ (5-5) hình như mỗi năm

một nhộn nhịp hơn. Rời xa Tuy Hòa một chút, chẳng thấy gì là Tết 5-5.

103

Do tích Lưu Nguyễn mà Thiên Thai được dùng để chỉ chỗ tiên ở:

"Mặt phàm kia dễ đến Thiên Thai!" (Cung Oán Ngâm Khúc)

Thấy nhiều học sinh lầm lẫn Thiên Thai và Đào Nguyên.

Theo bài "Đào Hoa Ký" (hay "Đào Hoa Nguyên Ký") của Đào Tiềm

đời Tấn:

Đời Tấn ở Vũ Lăng có người đánh cá theo dọc khe suối. Lạc đường,

gặp rừng hoa đào (đào nguyên = nguồn đào). Đi nữa, vào một động có xóm

người ở. Ai cũng ăn mặc khác lạ. Hỏi mới biết họ là con cháu những người

đi tránh loạn nhà Tần. Chẳng biết có đời Hán (kề Tần) chứ đừng nói đến đời

Ngụy và Tấn. Được tiếp đãi ân cần. Vài ngày sau xin cáo từ. Người trong

xóm dặn đừng nói cho ai biết… Nhưng về, lại kể cho quan Thái Thú hay rồi

cùng nhiều người đi tìm lại chốn cũ. Quên đường. Một cao sĩ ở đất Nam

Dương nghe chuyện hớn hở muốn đi nhưng chưa kịp đi thì bệnh chết. Sau

không ai đi tìm đến nơi ấy nữa.

Do tích trên mà Đào Nguyên chỉ nơi tránh loạn, chỗ ẩn cư, cõi tiên

ngụ:

"Đào Nguyên lạc lối đâu mà đến đây?" (Kiều)

(**) Thời gian theo cơ học tương đối thì không có tính chất đồng

nhất như theo cơ học Newton mà có tính chất co dãn. Một hiện tượng xảy ra

và kéo dài trong t giây đối với hệ quy chiếu S, đối với S’ nó lại kéo dài t'

giây:

t

c

v1

t't

2

2

(v: vận tốc của S’ đối với S, c= vận tốc ánh sáng).

Giấc ngủ nửa giờ ở địa cầu có thể là 10 năm đối với một hành tinh

nào đó!

Khi v gần đạt đến giá trị c thì thời gian như ngưng đọng.

Khối lượng của mọi vật cũng tăng theo vận tốc:

m

c

v1

m'm

2

2

(m: khối lượng ở hệ S; m’ là khối lượng ở hệ S’).

Còn kích thước mọi vật lại co rút khi vận tốc tăng:

lc

v1l'l

2

2

Khi v đạt đến giá trị c thì t’ và m’ đạt đến vô cực, l’ triệt tiêu. Sự

tình khi đó thế nào?

104

Toán học hiện nay chưa biết gì nhiều về số vô hạn để giúp vật lý học

trả lời câu hỏi trên.

Công thức tương đối về thời gian nói trên đã được kiểm chứng thực

nghiệm qua các đồng hồ vô cùng chính xác đặt ở tàu vũ trụ trong các phi vụ

chinh phục không gian.

(***) Tầm xuân là loại hồng dại mọc hoang trong núi rừng. Tên

khoa học là Rosa Multifolia Thumb thuộc họ Rosaceae. Toàn cây trông

giống cây hường. Hoa đỏ, hồng hoặc trắng chứ không phải xanh biếc như

cảm nhận của một anh chàng trong tâm trạng” đánh mất” người yêu:

"Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em có chồng anh tiếc lắm thay!" (Ca Dao)

(Anh lấy trong Lê Tuấn Đức,Trồng Hái và Dùng Cây Thuốc)

Các nhà trồng hoa thường lấy tầm xuân làm cây gốc để ghép các loại

hồng quý (vì tầm xuân rất chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt).

Có một loại dây leo thuộc loài Ternatea giống Clitoria, họ

Mimosacea (trinh nữ), bộ Leguminosles (hay Fabales, bộ đậu) lớp Song tử

diệp, Linné mô tả đầu tiên nên có tên khoa học Clitoria Termatea Linn.

Tiếng Anh là Batterfly - pea. Một dạo thấy mọc ở vườn hoa trường Nguyễn

Huệ. Nhiều học sinh cứ gọi là dây tầm xuân, vì hoa của nó xanh biếc, khá

đẹp. Sách "Cây Cỏ Miền Nam Vịêt Nam" của Phạm Hoàng Hộ gọi là "dây

biếc". Sách "Hiển Hoa Bí Tử (Phạm Hoàng Hộ) gọi là "bông biếc", Võ Văn

Chi và Dương Đức Tiến trong "Phân Loại Học Thực Vật" gọi là đậu biếc,

sách "Phân Loại Học Thực Vật" của trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội cũng

gọi là "đậu biếc".

Tầm xuân

105

(****) z - µ: đọc là zet - muy. Cặp ẩn từ dành cho người đọc.

Một lần nữa trở lại với "Mấy Vần Thơ Lưu Niệm".

Gần cuối tập, một bài thơ, chỉ còn nhớ hơn một câu rưỡi. Gần đây có

dịp hỏi chính tác giả:

-Có nhớ bài thơ nào trong đó có câu:

"Thuyền ai bập bềnh trên sóng lạnh,

Phải thuyền ngư lão…"

-(Ngẫm nghĩ hồi lâu) Nghe có vẻ quen quen..

-(Cười, không nói gì)

Lời thơ thì quên gần hết nhưng ý thơ còn nhớ. Nay xin phục hồi cho

đủ hai khổ song thất lục bát:

"Thuyền ai bập bềnh trên sóng lạnh,

Phải thuyền ngư lão lánh đời chăng?

Cõi trần mây giáng bèo thăng(1)

Thì nhờ bọt nước(2) sánh bằng Thái Công

(3).

Bườm một lá tây đông há có(4)

Dưới vầng trăng cạnh gió đòi khi:(5)

Thong dong bầu rượu túi thi(6)

Thảnh thơi chèo Phó gánh Y nhẹ nhàng(7)

…"

Chú thích:

(1) "Để con bèo nổi mây chìm vì ai ?" (Kiều)

(2) "Lão nhờ bọt nước cũng hơn,

Những câu danh lợi chẳng sờn lòng đây!" (Lục Vân Tiên)

(3) "Thái Công xưa một cần câu,

Sớm hôm sông Vị mặc dầu vui chơi " (Lục Vân Tiên)

Thái Công là tước quan của Khương Thượng (còn gọi là Tử Nha, Lã Vọng).

Ông vốn là một ẩn sĩ ngồi câu trên bàn thạch ở bờ sông Vị (một phụ lưu của Hoàng Hà)

với 1 lưỡi câu không có móc, thẳng trơn! Đến tuổi bát tuần đựơc mời làm quân sư giúp

lập nhà Châu (bên Tàu) Lưu lại đời tập "Thái Công Binh Pháp" trong đó có câu:

"Cái đạo trị nước là nhờ vào người hiền và dân chúng"

bông biếc

106

(Tố Thư, bản dịch của Lê Xuân Mai)

(4) Chiếc thuyền của ngư lão:

"Buồm một lá, tây đông há có"

có vẻ xa vắng hơn là con thuyền trên bến Tầm Dương của thiếu phụ một thời là

kỹ nữ:

"Thuyền mấy lá đông tây lạnh ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông" (Tỳ Bà Hành - Phan Huy Vịnh dịch)

(5) "Có phen bên gió dưới trăng," (Nhị Độ Mai)

(6) "Thảnh thơi bầu rượu túi thi," (Mai Đình Mộng Ký)

Chỉ tiếc con thuyền ngư lão còn thiếu cầm và kỳ, như trong:

"Ngón đàn khiển tướng, nước cờ giải vây" (Mai Đình Mộng Ký)

(7) "Thảnh thơi chèo Phó, nhẹ nhàng gánh Y" (Hoa Tiên)

Y là Y Doãn, cày ruộng ở đất Hữu Sằn, vua ba lần mời mới chịu ra giúp đánh

Kiệt lập nhà Thương.

Phó là Phó Duỵêt, xuất thân cày mướn, giúp nhà Thương trị nước.

"Ông Y ông Phó cao tài,

Kẻ cày người cuốc đoái hoài chi đâu!" (Lục Vân Tiên)

(*) Trước niên khoá 1950 -1951 bậc Trung học ở Liên Khu V có 2 ban:

-Ban Trung Học Phổ Thông gồm 4 lớp: Nhất Niên, Nhị Niên…

-Ban Trung Học Chuyên Khoa, gồm 3 lớp: Nhất Niên Chuyên Khoa, Nhị Niên

Chuyên Khoa... (Nhưng chỉ mới mở đến lớp Nhị Niên Chuyên Khoa là chuyển sang hệ 9

năm).

Môn Văn gọi là Quốc văn. Thầy dạy ở Trung học gọi là giáo sư. Về phương

diện hình thức giáo sư Trung Học và giáo sư Đại Học khác nhau ở chỗ:

Nguyễn X, giáo sư (Trung Học)

Giáo sư Phan Z (Đại học)

107

PHẦN GÓP Ý NGUYỄN MINH HÀO

Đọc bản thảo "Mấy vần thơ lưu niệm" - Tùy bút của Thầy Nguyễn

Đảm. NMH xin ghi một vài ý kiến theo đề nghị của tác giả TÙY BÚT.

A. Ca dao, dân ca (làn điệu dân ca) trong sinh hoạt văn hóa dân gian

từ ngàn xưa ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới, là nguồn lực tinh

thần có tác dụng bồi dưỡng tâm trí, cổ vũ động viên, an ủi các tầng lớp nhân

dân lao động trong cuộc sống cần lao sản xuất, tư duy và hoạt động cải tạo

môi trường sống, đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt và với xã hội luôn

có mặt các thế lực áp bức bất công. Nó là phương tiện trực tiếp biểu hiện tư

tưởng, tình cảm của các tầng lớp dân chúng cần lao chân tay và cần lao trí

tuệ trong cuộc sống đấu tranh sinh tồn phức tạp, muôn màu muôn vẻ nên đã

xuất hiện rất sớm, được coi là một phần cội nguồn có năng lực bồi đắp cho

sự phát triển thơ ca cổ điển trong văn học thành văn, tức văn học viết ra đời

sau văn chương truyền khẩu (hay văn chương bình dân hoặc văn học dân

gian).

B. Vì thế khi hỏi: Ai đặt ra luật thơ? Thoáng nghe ta có cảm tưởng

như nghe một câu hỏi ngớ ngẩn! Nhưng hẳn là có lý và không dễ trả lời.

Lưu Hiệp trong "Văn tâm điêu long" - một kiệt tác về lý luận văn

học trong nền văn hóa cổ điển Trung Hoa vào cuối thế kỷ V, có viết: "Ca

vịnh phát sinh, bắt đầu từ khi có loài người (Ca vịnh sở hưng, tự sinh dân

thủy). Thật thế, thơ ca sáng tác trước Kinh Thi như những bài: "Đạn ca"

(loại 2 chữ), đến "Kích nhưỡng ca", "Tước từ" (loại 4 chữ), đến "Nam

phong ca", "Thái vi ca" (loại 5 chữ) đều là thơ ca dân gian, những bài hát

dân gian. Kinh Thi là một công trình sưu tập những ca khúc dân gian thuộc

lưu vực sông Hoàng Hà ở miền Bắc Trung Quốc, đã được Khổng Tử san

định, trở thành một cuốn sách Kinh điển quan trọng trong "ngũ kinh" của

nền giáo dục Trung Quốc sau này, cũng như ở Việt Nam, nó vốn được coi

là cội nguồn của thi ca.

C. Lịch sử văn học nước nhà cũng xếp loại văn học dân gian, văn

chương bình dân - truyền khẩu, gồm truyện cổ dân gian và thơ ca dân gian,

là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân gian, phát sinh và phát triển

trước văn học viết.

Như thế, xét về luật thơ - thi pháp (hình thức), các ước lệ về thanh,

về vần, về số lượng từ và câu... trong sáng tác thơ là do cộng đồng nghệ

nhân trong hoạt động giao lưu văn hóa dân gian trải qua các thời kỳ lịch sử,

dẫn đến những tụ điểm tương đồng và thống nhất. Từ những cảm xúc, rung

động thẩm mỹ đến sáng tạo ngôn ngữ văn chương, để đọc, ngâm, ca vịnh

trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, dẫn tới các hiện tượng thích nghi, hòa

nhập, thống nhất của cộng đồng nghệ nhân giao lưu sáng tác thơ ca dân gian

108

(trong đó có sự tiếp sức của lực lượng trí thức trong các chặng đường phát

triển văn hóa, hòa đồng ẩn cư nơi điền viên thôn dã). Nhờ thế mà về sau trở

thành luật thơ trong văn học viết, khi sinh hoạt sáng tạo tác phẩm văn

chương của dân tộc trải qua các chặng đường phát triển. Các nhà nghiên

cứu văn học, căn cứ theo những ước lệ nghệ thuật trong sáng tác, dựa theo

những hiện tượng dị đồng mà sắp xếp thể loại, tìm ra luật thơ từ các tác

phẩm sáng tạo vốn có sự cộng hưởng, đồng điệu thống nhất trong vận dụng

sáng tạo, như về số lượng từ, câu, về vần, thanh điệu, phép đối trong thơ...

D. Thể thơ lục bát trong văn học nước ta xuất hiện từ lâu đời trong

ca dao, dân ca và được vận dụng trong văn học viết: Từ truyện thơ cổ như:

Trê Cóc "Trinh Thử" trước đây được coi là tác phẩm khuyết danh đời Trần

đến "Gia Huấn Ca" tương truyền là của Nguyễn Trãi, đến những "Phan

Trần", "Hoa Tiên", "Bích câu kỳ ngộ" rồi đến những tác phẩm thơ song thất

lục bát như: "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc" và đặc biệt đỉnh cao

của thể lục bát là Truyện Kiều... tất cả đều biểu hiện có sự học tập vận dụng

phong cách sáng tác dân gian qua thể loại 6-8 của ca dao - dân ca.

Xét thi pháp lục bát về mặt hình thức, thiết tưởng luật thơ của thể 6-

8 với những điều đã nêu trong nghiên cứu của những học giả trước đây như

Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim... cũng đã khá đầy đủ và chính xác.

E. Nhưng đứng trên một quan điểm hết sức "tự do" đối với một thể

thơ thuần túy dân tộc như thể 6-8 thì hoàn toàn có thể có một cách nhìn

khác về luật thơ 6-8.

Thật vậy, chẳng hạn như quan điểm coi luật thơ 6-8 chỉ cần thiết nói

về phép gieo vần: ấy là chữ cuối của câu "lục" gieo vần với chữ thứ 6 của

câu "bát", có lúc ở chữ thứ 4 của câu "bát"; Rồi đến chữ cuối của câu "bát"

gieo vần với chữ cuối của câu "lục"; và lại tiếp tục như trước... chứ không

chú trọng thanh luật như thơ Đường luật. Quả thật không có thanh luật

"bằng - trắc" trong thể loại lục bát. Thanh bằng và trắc hoàn toàn có thể đảo

ngược, biến đổi bất thường, miễn sao khi đọc lên, cảm thấy có sự hòa thanh

tương đối nghe được, thì tự nhiên có thể coi như chỉnh đốn câu thơ lục bát.

F. Thử nêu một vài ví dụ như những câu thơ lục bát sau đây, thoạt

tiên ta cảm thấy chướng tai về thanh bằng trắc của câu thơ, nhưng nghe mãi

rồi thì cũng quen tai!.

Thí dụ 1: Hai câu lục bát trong một bài ca dao cổ quen thuộc.

"Tò vò mà nuôi con nhện

Về sau nó lớn nó quện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti..."

Và đây là một số câu lục bát trong thơ mới, thơ tự do.

Thí dụ 2:

"Sáo thổi réo rắt chập tối.

Chim ca mờ sương, bồi hồi niềm thương

Tình quê, chim sáo tơ vương..." (Thụy Khanh - "Tình quê bâng quơ")

109

Thí dụ 3:

"Sáng sớm khách tới hỏi sách,

Báo chí cũng đến đón khách viếng nhà.

Ngày đêm độc giả vào ra,

Cửa hàng sách báo đậm đà lên hương...". (Doãn Nhân - "Niềm Vui Cửa Hàng sách báo")