34
Kinh nghiệm một số nước trong điều hành kinh tế vĩ mô Kinh nghiệm Mexico Trường hợp Thái lan Kinh nghiệm các nước phát triển trong khu vực châu Á Kinh nghiệm Balan Bài học, kinh nghiệm trong việc phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ

Kinh nghiem chinh sach cac nuoc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Kinh nghiệm một số nước trong điều hành kinh tế vĩ mô

• Kinh nghiệm Mexico

• Trường hợp Thái lan

• Kinh nghiệm các nước phát triển trong khu vực châu Á• Kinh nghiệm Balan

• Bài học, kinh nghiệm trong việc phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ

Page 2: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Chính sách tài khoá.

Thế giới cho rằng nền kinh tế Mexico là một mẫu điển hình về sự phát triển kinh tế, xã hội.

Cuối năm 1994, nền kinh tế Mexico lại chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính và lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng vào những năm 30.

Chính phủ Mexico đã nhận ra những bài học gì khi bị vỡ nợ chỉ 4 năm sau khi đạt được thoả thuận Brady ngay cả khi nợ của Chính phủ đã được giảm

đáng kể.

Mexico

Page 3: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Chính sách tài khoá. Mexico

Mexico thu hút được một lượng vốn lớn (gần bằng luồng vốn vào các nước châu Mỹ La tinh trong giai đoạn 90 - 93). Kinh tế thế giới lúc đó cho thấy lãi suất nước ngoài giảm liên tục trong suốt những năm đầu thập kỷ 1990, và đầu tư của Mỹ ở nước ngoài gia tăng.

Hơn nữa, điều kiện thương mại vào cuối những năm 1980 và hiệp định giãn nợ với các chủ nợ là ngân hàng đã làm cho rủi ro của Mexico giảm xuống.

Các biện pháp như giảm DTBB, hạn mức tín dụng cho các khu vực được ưu tiên và kiểm soát lãi suất, thống nhất tỷ giá kiểm soát và tỷ giá tự do và xoá bỏ những kiểm soát về ngoại hối được áp dụng từ cuộc khủng hoảng năm 1982. Những hạn chế về đầu tư vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong nước đã được loại bỏ.

Luật mới về FDI được ban hành. Tư nhân hoá hệ thống ngân hàng và ngành bưu chính viễn thông

tiến hành vào năm 91-92.

Page 4: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Mexico

Tổng luồng vốn vào Mexico tăng 10 lần từ mức 3,5 tỷ USD trong năm 1989 lên mức 33,3 tỷ năm 1993.

Luồng vốn vào chủ yếu đầu tư vào các tài sản có tính thành khoản cao.

Luồng vốn chảy ra là một nguyên nhân gây nên những biến động lớn về tài chính.

• Thứ nhất, sự thu hút quá lớn luồng vốn vào đã làm cho đồng Peso lên giá.

• Thứ hai là việc tự do hoá thương mại và đánh giá quá cao đồng Peso, làm nhập khẩu tăng và giảm cầu về lao động đối với những công nhân không lành nghề ở ngành sản xuất hàng chế tạo.

• Thứ ba là sự gia tăng của luồng vốn làm cho Mexico ngày càng tăng nợ nước ngoài.

Tín dụng không hiệu quả và tín dụng cho tiêu dùng tăng từ 9,6% tổng tín dụng cho nền kinh tế lên 26,7% vào tháng 11/1994. Hệ thống ngân hàng ngày càng gặp khó khăn bởi nợ xấu tăng từ mức không đáng kể lên mức 9% tổng tín dụng của ngân hàng vào năm 1994.

Page 5: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Mexico

Khủng hoảng lý giải là do sự mất cân bằng của nền kinh tế;

Sự phối hợp giữa chính sách tỷ giá gắn định với CSTT và tài khoá mở rộng là không phù hợp. Khi buộc phải tài trợ ngân sách bằng nguồn tài trợ của NHTW, NHTW đã ổn định tỷ giá bằng cách dùng dự trữ để can thiệp. Sự phối hợp không thống nhất này khiến các nhà đầu cơ nhận thấy và dẫn đến hiện tượng đầu cơ và sụp đổ tỷ giá (có thể nói đơn giản hơn là sự không phù hợp giữa tỷ lệ tăng tín dụng trong nước và chế độ tỷ giá);

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tiền tệ (nghĩa là sự mất giá của đồng Peso). Sự mất giá của đồng Peso đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ ở Mexico. Bởi vì vào thời gian thả nổi tỷ giá, dự trữ quốc tế của NHTW còn quá mỏng trong khi nợ ngắn hạn ở mức cao và đặc biệt là những khoản nợ bằng USD.

Page 6: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Mexico

Thời gian đồng Peso bị đánh giá quá cao so với giá trị thực của nó và trong bối cảnh mức độ chu chuyển vốn khá tự do.

Việc kết hợp giữa chính sách tỷ giá và chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư không mấy ổn định, đặc biệt là đã để một lượng vốn ồ ạt vào Mexico trong giai đoạn 1990 - 1993.

Mặc dù đã thành công trong việc thu hút vốn nhưng luồng vốn này tiềm ẩn những rủi ro rất lớn. Việc phá giá đồng Peso gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng và sâu rộng đến khu vực ngân hàng trong nước và thời điểm Mexico đang là con nợ của thế giới và có nhiều khoản nợ xấu.

Page 7: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Thái Lan

Suy thoái nền kinh tế và lâm vào cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1983 - 1984, nền kinh tế Thái Lan đã phục hồi trở lại vào cuối thập kỷ 1980 với mức tăng trung bình là 10% vào nửa đầu những năm 1990.

Để đạt được mục tiêu duy trì CSTT độc lập, NHTW Thái Lan đã kiểm soát tiền tệ thông qua các chỉ số như lãi suất ngắn hạn, lãi suất tiền gửi và cho vay đối với các NHTM, dự trữ của ngân hàng, các tổng lượng tiền, luồng vốn. Trong số đó, biến số quan trọng là tín dụng trong nước.

ảnh hưởng của CSTT đến kiểm soát tín dụng trong nước bị hạn chế bởi trong khi hạn mức tín dụng được áp dụng vay nợ nước ngoài không bị hạn chế, đặc biệt là vay của BIBF.

Khi luồng vốn gia tăng mạnh mẽ, để ổn định tỷ giá và duy trì sự độc lập của CSTT, NHTW Thái Lan đã thực hiện các biện pháp can thiệp triệt tiêu.

Page 8: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Thái Lan

Kết hợp chính sách ổn định tỷ giá và lãi suất cao: Tỷ giá ổn định tạo điều kiện cho các ngành xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Lãi suất cao đã khiến hệ thống ngân hàng của Thái Lan huy động được nhiều vốn hơn để góp phần phát triển kinh tế.

Việc tự do hoá tài chính để thu hút luồng vốn vào đã đặt ra những thách thức mới cho việc điều hành CSTT

NHTW Thái Lan đã chuyển từ quản lý trực tiếp các khối tiền sang các công cụ gián tiếp và theo tín hiệu thị trường nhiều hơn, thông qua điều hành lãi suất.

Page 9: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Thái Lan

Lãi suất cho vay của NHTW đối với các TCTD không còn đóng vai trò quan trọng

Các thị trường tài chính được mở ra cho thấy lãi suất liên ngân hàng ngày càng chịu ảnh hưởng của lãi suất trên thị trường quốc tế.

Những công cụ chủ yếu mà ngân hàng sử dụng là nghiệp vụ thị trường mở và tham gia vào thị trường ngoại hối. Thông qua những kênh này, NHTW có thể tác động đến vốn khả dụng của thị trường tiền tệ và tác động đến lãi suất ngắn hạn.

Page 10: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Thái Lan

NHTW Thái Lan đã thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, bán các trái phiếu Chính phủ;

Nó làm mặt bằng lãi suất trong nước tắng lên và gây ra chi phí trả lãi cho các trái phiếu;

NHTW Thái Lan cũng áp dụng biện pháp chuyển tiền gửi của Chính phủ từ các NHTM sang NHTW;

Hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng qua điều chỉnh lãi suất cho vay và lãi suất tái chiết khấu.

Page 11: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Thái Lan

Kiểm soát vốn: Các ngân hàng và công ty tài chính phải gửi tiền vào NHTW và hưởng lãi suất tương đương với lãi tiền gửi ngắn hạn

Trong khi không giảm được quy mô và các luồng vốn vào bởi vì khi các khoản vay của BIBF trở nên đắt đỏ hơn, các công ty lớn đã chuyển sang vay trực tiếp nước ngoài.

Kết quả là các công ty trong nước đặc biệt là các công ty lớn có xu hướng đi vay trực tiếp nước ngoài.

Page 12: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Thái Lan

Thái Lan lại duy trì chế độ tỷ giá cố định và sử dụng CSTT thắt chặt để hạn chế ảnh hưởng của luồng vốn vào. Tuy nhiên, trong thực tế, lãi suất trong nước vẫn cao và chênh lệch giữa lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài vẫn rất lớn.

Sự neo tỉ giá sụp đổ trợ giúp của IMF và áp dụng cơ chế CSTT lấy cung ứng tiền làm mục tiêu . Không lâu sau đó (5/2000) Thái lan chuyển sang cơ chế lạm phát mục tiêu (LPMT)do tăng trưởng và cung ứng tiền kém ổn định

Page 13: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Thái Lan

Thứ nhất ổn định giá cả, trong đó ấn định mục tiêu cụ thể cần đạt được đó là duy trì lạm phát cơ bản(LPCB) từ 0-3,5%.

Thứ hai công cụ chính sách của NHTW Thái lan để hướng tới mục tiêu trên là lái suất chủ đạo (lãi suất repo).

Thứ ba để hỗ trợ NHTW Thái Lan trong việc điều hành CSTT một cách hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu về ổn định giá cả và tăng trưởng bền vững, mô hình kinh tế vĩ mô.

Mô hình kinh tế vĩ mô đưa ra các dự báo về lạm phát, tăng trưởng kinh tế dựa trên các thông tin đầu vào như giá dầu, tỉ giá, tăng trưởng kinh tế của các đối tác thương mại, CSTT, CSTK và những nhận xét của hội đồng CSTT.

Thứ năm, báo cáo lạm phát hàng quí được phát hành rộng rãi( được dăng tải cả trên website của NHTW).

Page 14: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Thái Lan

Để điều hành CSTT theo cơ chế LPMT, NHTW Thái Lan sử dụng 03 công cụ chính: Dự trữ bắt buộc, thị trường mở và tiện ích cho vay, nhận tiền gửi.

Cơ sở để tính mức DTBB là số dư bình quân của các đối tượng phải duy trì DTBB của kỳ trước đó.

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất để duy trì lãi suất chủ đạo và đảm bảo cung ứng đủ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Thái Lan thực hiện gồm 4 loại (i) Các hoạt động mua lại; (ii) Mua bán đứt đối với các chứng khoán chính phủ, (iii) Phát hành chứng khoán NHTW và (iv) Nghiệp vụ Swap ngoại tệ.

Page 15: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

các nước đang phát triển trong khu vực châu á

Các nước như Nam Triều Tiên, Indonesia và Thái Lan đã có những chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, khi khủng hoảng lan truyền đến Malaysia, thì nước này lại đổ lỗi cho nền kinh tế bên ngoài mà không chú ý đến việc đối phó với khủng hoảng. Và như vậy, việc thực thi chính sách trong nước khác nhau đã tiếp tục gây ra khủng hoảng.

Trong số các chính sách được đưa ra ở những nước này thường bao gồm chính sách tài khoá thắt chặt. Một số nhà kinh tế tranh luận rằng, trong bối cảnh này, cần một CSTT và tài khoá ổn định và thậm chí còn mở rộng sẽ có tác dụng khôi phục tăng trưởng kinh tế. Một số nhà kinh tế khác cũng cho rằng không nên đưa ra chính sách tài khoá thắt chặt để có thể có cơ hội cho việc thực thi một CSTT thắt chặt nhằm ổn định giá trị của đồng tiền.

Cũng có những tranh luận về mức độ thắt chặt của CSTT và mức độ tăng của lãi suất. Theo quan điểm của IMF, lãi suất cần phải tăng ở mức tương đối cao mới có thể khôi phục lòng tin vào đồng bản tệ khi đồng bản tệ của các nước bị mất giá đồng loạt.

Page 16: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Các nước đang phát triển trong khu vực châu á

Lãi suất tăng lên có thể khuyến khích luồng vốn vào nhưng đồng thời lãi suất tăng lên tiềm ẩn sự bất ổn cho nền kinh tế vốn đã đang yếu ớt, khiến các nhà đầu tư trong nước đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình bằng việc chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư vào những nền kinh tế ổn định hơn.

Malaysia, nước này đã cắt giảm lãi suất. Quyết định này bao gồm việc áp dụng kiểm soát cán cân vốn cùng với việc cố định tỷ giá và thực hiện CSTT mở rộng. Điều này càng làm cho vấn đề thiếu hụt vốn khả năng của khu vực tài chính và các công ty và làm mất đi tác dụng của CSTT mở rộng.

Page 17: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Các nước đang phát triển trong khu vực châu á

Chính phủ Trung quốc: chính sách tài khoá mở rộng năm 90s là không còn thích hợp nữa và đang chuyển sang hướng cắt giảm thâm hụt ngân sách và thu hẹp chương trình đầu tư cho các công trình công cộng. Thâm hụt ngân sách của Trung quốc đã giảm từ 2,9% GDP vào năm 2002 xuống còn 1,5% GDP trong năm 2004.

Việc vẫn duy trì thâm hụt ngân sách ở mức khoảng 1% GDP trong năm nay cho thấy Chính phủ Hàn Quốc vẫn không muốn sử dụng các biện pháp tài khoá để khắc phục tình trạng cầu trong nước suy giảm. Chính phủ Hàn Quốc cũng cho phép các công ty tư nhân đầu tư xây dựng các công trình công cộng, trong đó có 5 nghìn tỷ won(4,8 tỷ USD) cho các dự án xây dựng đường cao tốc.

Page 18: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Các nước đang phát triển trong khu vực châu á

Chính phủ Malaysia cũng không muốn sử dụng các biện pháp tài khoá để đối phó với tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại theo chu kỳ. Giá dầu cao sẽ giúp Malaysia thực hiện kế hoạch cân bằng ngân sách trong năm 2005

Trái ngược với các nước trong khu vực, việc điều chỉnh ngân sách khiến Malaysia phải giảm bớt các chương trình cơ sở hạ tầng công cộng quy mô lớn. Trong năm 2004, chi phát triển đã bị cắt giảm gần 19% và sẽ bị giảm 6% nữa trong năm 2005.

Page 19: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Các nước đang phát triển trong khu vực châu á

Tại Ấn Độ và Philippines, tình trạng thâm hụt ngân sách lớn một cách triền miên đã được giảm bớt, mặc dù tại cả hai quốc gia này, các biện pháp điều chỉnh ngân sách vẫn còn gặp nhiều vướng mắc do quá trình cải cách hệ thống thuế lạc hậu và kém hiệu quả diễn ra chậm chạp.

Trong năm tài khoá hiện hành, mục tiêu của Chính phủ ấn Độ là giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 4,3% GDP. Việc ấn Độ áp dụng chế độ thuế VAT tại 21 trong tổng số 29 bang là một bước tiến quan trọng trong cải cách thuế.

Page 20: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Các nước đang phát triển trong khu vực châu Á

Nguyên tắc cơ bản của kinh tế học vĩ mô áp dụng 2 trong ba chính sách sau đây:

Chính sách tỷ giá cố định, chu chuyển vốn tự do và CSTT độc lập.

Một nước có thể áp dụng 2 trong ba chính sách đó nhưng việc áp dụng cả ba chính sách trên sẽ dẫn đến khủng hoảng tiền tệ.

Malaysia đã nhận thấy điều đó và đã thực hiện kiểm soát vốn để thực thi CSTT độc lập và cố định tỷ giá hối đoái. Chính sách mới được áp dụng nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn đó bằng việc ổn định tỷ giá ở mức hợp lý hơn và bằng việc hạ thấp lãi suất để cho phép khu vực tài chính và doanh nghiệp giảm bớt tỷ lệ nợ trên số vốn của mình.

Page 21: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Balan

Việc điều hành CSTT và chính sách tài khoá ở Balan xem ra khá hiệu quả.

Chính sách tài khoá và CSTT được thực hiện theo hướng thắt chặt và theo chương trình ổn định hoá, NSNN thâm hụt trong nửa đầu năm 1990 và sẽ được cân bằng bởi thặng dư ngân sách trong 6 tháng cuối năm.Và tương tự, thâm hụt cán cân thanh toán cũng được bù đắp bằng thặng dư cán cân thanh toán sau đó và cả năm cán cân thanh toán sẽ cân bằng.

Vào đầu năm 1991 chủ yếu, do khối CMEA sụp đổ, CSTT và tài khoá lại được thực hiện theo hướng mở rộng và có ảnh hưởng rất tích cực. Suy thoái kinh tế chậm lại, trong khi lạm phát tiếp tục giảm. Tuy nhiên vào tháng 9, giá lại tăng trở lại và ảnh hưởng của CSTT mất dần. Chính phủ lại thực hiện CSTT thắt chặt.

Page 22: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Balan

Những cố gắng của Chính phủ Balan trong việc ổn định hoá nền kinh tế và những cải cách mạnh mẽ của nền kinh tế

Một trong những nước đầu tiên được IMF hỗ trợ cho chương trình ổn định hoá, Chính phủ đã thành công trong việc giảm lạm phát xuống mức kiểm soát được trong nửa đầu năm 1990 nhờ sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khoá và CSTT.

Chế độ tỷ giá neo cũng là một nhân tố góp phần làm giảm lạm phát. Trên thực tế, lạm phát vẫn còn ở mức hai con số chính là do khi kinh tế nền suy thoái, Chính phủ khó có thể cân bằng ngân sách và việc NHTW tài trợ thâm hụt ngân sách là nguyên nhân dẫn đến lạm phát gia tăng trở lại trong giai đoạn 1993-1995.

Page 23: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Chính phủ cũng quản lí nhịp độ chung của hoạt động kinh tế, tìm cách duy trì tuyển dụng nhân lực ở mức cao và ổn định giá cả. Chính phủ có hai công cụ cơ bản nhằm đạt được những mục tiêu trên: chính sách tài khoá thông qua việc xác định mức thuế và chi tiêu thích hợp; và chính sách tiền tệ thông qua mức quản lí cung tiền.

Năm 1930 đến nay, chính phủ luôn nỗ lực nhằm tìm ra một giải pháp chính sách tài chính tiền tệ hỗn hợp cho phép tăng trưởng bền vững và ổn định giá cả. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng và có những thất bại đáng kể dọc theo tiến trình đó.

Cuối năm 1979, chính phủ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến lạm phát và số liệu về mức lạm phát đã được cải thiện đáng kể. Đến cuối thập kỷ 90, nền kinh tế quốc gia đã đạt được tình hình tốt đẹp với sự kết hợp giữa tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp.

Mỹ

Page 24: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Mỹ

Đạo luật cải cách thuế năm 1986, cắt giảm hoặc bãi bỏ thuế thu nhập cho hàng triệu người Mỹ có thu nhập thấp.

Cuối thập kỷ 80, việc giảm thâm hụt ngân sách đã trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tài khoá. Với các cơ hội trong ngoại thương được mở rộng nhanh chóng và nghành công nghệ tạo ra rất nhiều sản phẩm mới, dường như các chính sách kích thích tăng trưởng chính phủ không còn cần thiết. Thay vào đó, các quan chức cho rằng thâm hụt ngân sách thấp hơn sẽ làm giảm vay mượn của chính phủ và giúp hạ lãi suất, tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp có nhiều vốn để sản xuất kinh doanh. Cuối cùng ngân sách chính phủ đã trở lại tình trạng thặng dư vào năm 1998.

Vào cuối những năm 1990, các nhà hoạch định chính sách tập trung vào những thay đổi chính sách hẹp hơn với mục đích tăng cường kinh tế tới cận biên. Nhưng khi thâm hụt ngân sách hẹp thì tổng thống Bin Clinton (1993-2003) đã chấp thuận và mức thuế lợi nhuận cao nhất đã giảm từ 28% xuống còn 20% vào năm 1996. Trong khi đó, Clinton cũng tìm cách tác động của nền kinh tế bằng việc xúc tiến các chương trình giáo dục và đào tạo nghề khác nhau nhằm phát triển lực lương lao động có trình độ cao và do đó nâng cao năng suất và tính cạnh tranh.

Page 25: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Mỹ

Trong khi ngân sách vẫn đóng vai trò quan trọng thì công việc điều hành nền kinh tế cơ bản đã được chuyển từ chính sách tài khoá sang chính sách tiền tệ trong suốt những năm cuối của thế kỉ XX. Chính sách tiền tệ là lĩnh vực của cơ quan dự trữ liên bang còn gọi là FED

FED có ba công cụ chính để duy trì hoạt kiểm soát việc cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế.

Công cụ quan trọng nhất là nghiệp vụ thị trường mở, hoặc mua bán chứng khoán chính phủ.

FED cũng có thể kiểm soát tiền bằng cách quy định cụ thể lượng tiền dự trữ mà các tổ chức nhận tiền gửi phải dành riêng như lượng tiền mặt trong két của mình hay tiền đặt cọc tại các ngân hàng dự trữ địa phương.

Công cụ thứ ba của FED là tỷ lệ chiết khấu, hay tỷ lệ lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải thanh toán khi vay tiền từ quỹ của các ngân hàng dự trữ.

Page 26: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Mỹ

Đầu năm 2008, thị trường tài chính thế giới chao đảo và thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh do lo ngại nợ xấu gia tăng trên thị trường tín dụng Mỹ.

Đầu những năm 2000 tại Mỹ, lãi suất được cắt giảm xuống mức thấp và giá cả thị trường nhà đất tiếp tục leo thang, người dân đổ xô đi mua nhà do sức hút của mối lợi hiện rõ trước mắt.

Chính phủ liên bang đã nới lỏng các điều kiện và khuyến khích người dân mua bất động sản.

Chỉ đến khi lãi suất được Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng trở lại và giữ ở mức độ cao để đối phó với lạm phát thì cho vay dưới tiêu chuẩn mới thực sự được quan tâm đúng mức và trở thành vấn đề có thể gây rủi ro hệ thống,

Page 27: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Mỹ

NHTW đã đối phó rất nhanh chóng kịp thời và sử dụng đến biện pháp mạnh tay là đồng thời bơm tiền vào hệ thống ngân hàng. Biện pháp này đã giúp hệ thống tài chính tránh rủi ro từ tình trạng thiếu tiền mặt và bước đầu đã làm dịu bớt căng thẳng về thanh khoản tín dụng.

FED đã phải cắt giảm lãi suất đến ba lần thì mới có thấy dấu hiệu hồi phục và các phản ứng tích cực dù cuộc khủng khoảng vẫn chưa kết thúc.

Bài toán phải giải quyết đồng thời 2 nguy cơ: suy thoái kinh tế và lạm phát.

Chính phủ Mỹ đã hạ lãi suất và khuyến khích tiêu dùng. Thị trường bất động sản nhờ đó có cơ hội bùng nổ,có sự tham gia của các tổ chức tín dụng. Mỹ vừa phải lo đối phó với khủng khoảng tài chính, đối phó với nguy cơ suy thoái kinh tế và cả nguy cơ lạm phát.

Page 28: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Bài học, kinh nghiệm trong việc phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá.

Page 29: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Bài học, kinh nghiệm trong việc phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá.

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm rút ra một số bài học về điều hành CSTT trong sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như sau:

Trong điều hành CSTT và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, các nhà lập chính sách phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản của kinh tế học vĩ mô là chỉ có thể áp dụng 2 trong ba chính sách sau đây: chính sách tỷ giá cố định, chu chuyển vốn tự do và CSTT độc lập. Một nước có thể áp dụng 2 trong ba chính sách đó nhưng việc áp dụng cả ba chính sách trên sẽ dẫn đến khủng hoảng tiền tệ.

Page 30: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Bài học, kinh nghiệm trong việc phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá

Thái Lan cho thấy các chính sách kinh tế vĩ mô khác không đạt hiệu quả do tính cứng nhắc của tỷ giá cố định. Khi theo tỷ giá cố định, toàn bộ gánh nặng của việc điều chỉnh cân bằng đối nội và đối ngoại của nền kinh tế đổ dồn cho những công cụ chính sách khác như CSTT. Tuy nhiên, dưới chế độ tỷ giá cố định, hiệu quả của CSTT không hiệu quả vì khi thực hiện CSTT thắt chặt để giải toả những áp lực lạm phát do luồng vốn vào gây ra sẽ làm cho mặt bằng lãi suất tăng lên, do vậy vốn vào lại càng nhiều hơn. Trong trường hợp này không cải thiện được cân bằng đối ngoại.

Tăng trưởng kinh tế, Thái Lan dựa vào nguồn vốn bên ngoài nhưng do không quan tâm đúng mức đến cơ cấu luồng vốn vào để tài trợ thâm hụt cán cân vãng lai (> 30% vốn ngắn hạn) vì vậy chứa đựng rủi ro của việc rút vốn đột ngột.

Page 31: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Mục tiêu của chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ trong điều

hành kinh tế vĩ mô Trường hợp Mexico cho thấy trong bối cảnh tự do hoá tài chính quốc tế, chính

sách lãi suất có hiệu quả hơn, đòi hỏi sự kết hợp giữa CSTT và nợ nước ngoài hiệu quả nhưng đôi khi vẫn phải sử dụng chính sách kiểm soát trực tiếp như chính sách kiểm soát vốn ngắn hạn.

Từ cuối năm 2006 trở lại đây, thị trường nhà đất Việt Nam lại bắt đầu nóng trở lại và nguồn vốn ngân hàng cho vay vào thị trường này ngày càng tăng mạnh, vốn của các nhà đầu tư cá nhân đổ vào thị trường này nhằm kinh doanh hưởng lợi.

Cuộc khủng khoảng thị trường tài chính và những khó khăn của nền kinh tế Mỹ hiện nay là bài học quí để Việt nam trong việc điều hành kinh tế, đặc biệt là trong tín dụng nói chung và tín dụng bất động sản nói riêng của các NHTM luôn phải cẩn trọng, không nới lỏng điều kiện vay, nhất là trong điều kiện thị trường bất động sản luôn biến động nóng lạnh bất thường. Trong vòng 10 năm trở lại đây (1997-2007), thế giới đã chứng kiến 2 cuộc khủng khoảng tài chính lớn: khủng khoảng tài chính ở châu á năm 1997 và hiện nay ở Mỹ đều bắt nguồn từ những cơn sốt nóng lạnh của thị trường bất động sản và tín dụng ngân hàng cho vay vào lĩnh vực này. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng luôn có mối liên thông.

Page 32: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHTW sẽ phải cố gắng theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt vì không

thể kiểm soát bằng chính sách tài khoá, khi đó sử dụng CSTT để kiểm soát lạm phát sẽ không mang lại hiệu quả. NHTW cần kết hợp sử dụng cả hai chính sách TT và TK. Không thể lạm dụng CSTK khi nó đang mở rộng quá mức vì sau đo sẽ không thể thắt chặt tiền tệ và vì vậy lạm phát có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát.

Một số bước cải cách cơ bản cần được thực hiện đó là: sắp xếp tài khoản tài khoá chính phủ. Minh bạch hoá chính sách tài khoá, tăng kiểm soát chi tiêu và thực hiện chi tiêu đúng quy định chính sách tài khoá của bộ tài chính nhờ đó có thể duy trì thặng dư ngân sách nhà nước, thay vì tình trạng thâm hụt ngân sách. Ở Hoa kỳ, khi nền kinh tế yếu, chính phủ chấp nhận thâm hụt ngân sách. Họ sử dụng chính sách tài khoá ngược chu kỳ để ổn định nền kinh tế. Nhưng ở các nền kinh tế mới nổi, thì áp dụng chính sách tài khoá theo chu kì. Trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh, chính phủ tăng chi tiêu và ngược lại. Các nước phát triển có thể dễ dàng thực thi các CSTT và cơ chế lạm phát mục tiêu hơn là các nền kinh tế mới nổi, với điều kiện kiểm soát được quả bóng lạm phát , như trường hợp của Hoa Kỳ. Đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi, như vậy là chưa đủ mà cần kiểm soát cả quả bóng tài khoá ổn định tài chính và nâng cao mức tín nhiệm về các chính sách tiền tệ.

Page 33: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Ở Hoa kỳ, khi nền kinh tế yếu, chính phủ chấp nhận thâm hụt ngân sách. Họ sử dụng chính sách tài khoá ngược chu kỳ để ổn định nền kinh tế. Nhưng ở các nền kinh tế mới nổi, thì áp dụng chính sách tài khoá theo chu kì. Trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh, chính phủ tăng chi tiêu và ngược lại. Rủi ro về bất ổn tài chính dễ nhận thấy ở các nền kinh tế thị trường mới nổi. Khi xảy ra khủng khoảng ngân hàng ở Hoa kỳ thì con số thiệt hại là khoảng 3% GDP. Nhưng nếu xảy ra ở các nền kinh tế mới nổi thì thiệt hại để khôi phục ngành ngân hàng phải là 20%-50% GDP. Các cú sốc có thể gây ra rủi ro tương tự là sốc về thương mại, giảm đột ngột về cầu hàng hoá trên thị trường thế giới đều gây tác động lớn cho các nước này. Các nước phát triển có thể dễ dàng thực thi các CSTT và cơ chế lạm phát mục tiêu hơn là các nền kinh tế mới nổi, với điều kiện kiểm soát được quả bóng lạm phát , như trường hợp của Hoa Kỳ. Đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi, như vậy là chưa đủ mà cần kiểm soát cả quả bóng tài khoá ổn định tài chính và nâng cao mức tín nhiệm về các chính sách tiền tệ.

Page 34: Kinh nghiem chinh sach  cac nuoc

Xin cảm ơn!