37
MỤC LỤC I. KHÁI QUÁT CHUNG……………………………………………..2 1. Các nhóm thể loại báo chí và nhóm thể loại chính luận…….2 2. Thể loại bình luận và thể bình luận ngắn…………………… 3 Thể loại bình luận………………………………………………3 Thể bình luận ngắn……………………………………………..7 II. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÌNH LUẬN NGẮN TRÊN MỘT SỐ BÁO………………………………………………9 1. Ưu điểm………………………………………………………..9 2. Nhược điểm…………………………………………………..16 III. NGUYÊN LÝ VÀ YÊU CẦU TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐỐI VỚI THỂ LOẠI BÌNH LUẬN NGẮN………….21 1

Tac pham bao chi

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Tac pham bao chi

MỤC LỤC

I. KHÁI QUÁT CHUNG……………………………………………..2

1. Các nhóm thể loại báo chí và nhóm thể loại chính luận…….2

2. Thể loại bình luận và thể bình luận ngắn……………………3

Thể loại bình luận………………………………………………3

Thể bình luận ngắn……………………………………………..7

II. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÌNH LUẬN NGẮN

TRÊN MỘT SỐ BÁO………………………………………………9

1. Ưu điểm………………………………………………………..9

2. Nhược điểm…………………………………………………..16

III. NGUYÊN LÝ VÀ YÊU CẦU TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM

BÁO CHÍ ĐỐI VỚI THỂ LOẠI BÌNH LUẬN NGẮN………….21

1

Page 2: Tac pham bao chi

I. KHÁI QUÁT CHUNG

Trong thời đại chúng ta, báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến, tác

động từng ngày từng giờ vào xã hội; quan hệ tới từng địa phương, từng tổ

chức, từng thành viên trong xã hội. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng

khoa học kĩ thuật và công nghệ, đời sống vật chất và tinh thần của xã hội có

những bước phát triển to lớn và nhanh chóng. Trong điều kiện ấy, quy mô,

phạm vi, hình thức hoạt động của báo chí ngày càng mở rộng, thu hút sự

quan tâm của đại bộ phần xã hội.

Báo chí có vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin, phản ánh, bàn luận

và nêu những cảm nhận về đời sống cũng như định hướng dư luận xã hội

trong rất nhiều lĩnh vực xã hội. Vai trò đó ngày càng được khẳng định không

chỉ về quy mô phát triển của các loại hình báo chí như: báo in, báo mạng,

báo nói, báo hình mà còn thể hiện trong sự phong phú của hệ thống các thể

loại.

1. Các nhóm thể loại báo chí và nhóm thể loại chính luận.

Hệ thống thể loại báo chí gồm 3 nhóm thể loại chính, đó là: Thông tấn,

chính luận và thông tấn nghệ thuật.

Nhóm thể loại thông tấn bao gồm các thể loại như tin, ghi nhanh, phóng

sự….Đới tượng phản ánh là các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự nóng hổi

trong xã hội với cách nhìn nhận khách quan về diện mạo của đời sống, tạo

phương hướng hành động cho công chúng.

Nhóm thể loại thông tấn nghệ thuật gồm các thể loại bút kí, nhật kí

phóng viên, tiểu phẩm...Phản ánh những vấn đề, sự kiện trong xã hội với

ngôn ngữ phong phú, kết hợp nhiều bút pháp văn học nghệ thuật nhằm góp

phần đáp ứng thị hiếu thẩm mĩ cho công chúng.

Nhóm thể loại chính luận gồm các thể loại bình luận, xã luận, chuyên

luận…Đây là nhóm thể loại báo chí dùng lí lẽ để soi sáng sự kiện, giúp công

2

Page 3: Tac pham bao chi

chúng hiểu đúng sự thật, hướng họ đến hoạt động tích cực, phù hợp với quan

điểm, tư tưởng, ý đồ của tác giả. Chính luận có hai loại là chính luận nghệ

thuật và chính luận báo chí, tuy nhiên sự phân biệt này chỉ mang tính chất

tương đối.

Có thể nói rằng mỗi nhóm thể loại đều có đặc điểm riêng và vai trò quan

trọng khác nhau trong hoạt động báo chí, nhưng ở đây, bài viết muốn nhấn

mạnh đến nhóm thể loại chính luận. Đây là nhóm thể loại có khả năng giáo

dục, tuyên truyền, lý luận cho công chúng, chuyển tải những thông tin tổng

hợp, khái quát và mang tính định hướng cao; tạo cho công chúng tầm nhìn

mới mẻ và khái quát về vấn đề. Chính luận là nhóm những thể loại không

phản ánh hình thức mà phản ánh bên trong, làm thay đổi nhận thức của công

chúng về sự kiện ấy. Do đó, chính luận báo chí là xem xét, soi sáng những

sự kiện bằng lý luận mà qua đó tác giả bày tỏ quan điểm, thái độ của mình.

2. Thể loại bình luận thể bình luận ngắn.

Thể loại bình luận:

Khái niệm:

Bình luận là thể loại đặc sắc thuộc nhóm chính luận báo chí. Trong những

thời điểm lịch sử nhất định của đất nước, đặc biệt là trong kháng chiến chống

Pháp và chống Mỹ, những bài bình luận đã được sử dụng rất có hiệu quả và có

tác động lớn.

“Bình luận là thể loại có chức năng giải thích, đánh giá, phân tích những sự

thật tiêu biểu của đời sống. Đối tượng phản ánh của bình luận có thể là các sự

kiện, hoàn cảnh, tình hình, hiện trạng tiêu biểu của đời sống, đang cần được làm

sáng tỏ và định hướng. Với nghệ thuật lập luận mềm dẻo, linh hoạt bằng cách

kết hợp giữa các bằng chứng, luận cứ, luận điểm. Tác phẩm bình luận có thể

thuyết phục công chúng hiểu và hành động theo hướng mà người viết bình luận

hướng tới. Bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính chất tổng hợp trong

3

Page 4: Tac pham bao chi

đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích, có khi cả chứng minh. Dĩ nhiên

không chỉ quan niệm đơn giản nó là sự cộng lại đơn thuần của các yếu tố đó” -

Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng- Những vấn đề của Báo chí hiện đại, Nxb Lý luận

Chính trị, 2007.

Sự hình thành và phát triển:

Là một thể loại báo chí xuất hiện tương đối muộn so với các thể loại báo chí

khác, nửa đầu thế kỉ XIX, thể loại bình luận mới được xuất hiện trên báo chí

cúa các nước tiến bộ châu Âu. Theo Karenstorkal thì bình luận xuất hiện đầu

tiên ở Anh và Pháp. Tuy nhiên, trong thời gian mới đầu xuất hiện thì bình luận

chưa phát huy được sức mạnh của nó. Theo tác giả cuốn “Cách viết một bài

báo” NXB TTXVN (Hà Nội, 1989, trang 90) cho rằng “Bình luận có tác dụng

soi sáng, giải thích một sự kiện, một vấn đề hoặc một một hiện tượng xã hội nào

đó”. Sau đó, bình luận phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở mỗi

nước, người ta lại sử dụng và có quan niệm về bình luận theo một cách riêng.

Thể loại bình luận có nhiều điểm tương đồng với thể loại văn nghị luận nên rất

nhiều nhà văn tham gia vào sáng tạo thể loại này.

Ở đầu thế kỉ XX, bình luận phát triển rộng rãi trên thế giới. Bình luận xuất

hiện ở Việt Nam muộn hơn, là một thể loại hoàn chỉnh của báo chí. Trong thực

tế đời sống, bình luận đã xuất hiện từ lâu đời cùng sự phát triển của con người

chứ không phải chỉ có khi bao chí xuất hiện. Nguồn gốc của bình luận là hình

thức đơn giản đầu tiên trong thao tác của tư duy con người thể hiện thái độ khen

chê trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề…trong cuộc sống. Con người biết tư

duy từ khi con người bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh dưới hình

thức đối chiếu hay so sánh…để nhận thức về sự khác nhau của các sự vật. Sự so

sánh là phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật hiện tượng này với các sự vật

hiện tượng khác. So sánh làm nảy sinh sự đánh giá.

4

Page 5: Tac pham bao chi

Có nhiều cách gọi khác nhau: Trong tác phẩm “nghề nghiệp và công việc

của nhà báo”-Hội nhà báo Việt Nam năm 1961 dùng thuật ngữ : “ngôn luận báo

chí” để chỉ thể loại này. Vào những năm 1973-1974 của thế kỉ trước, rất nhiều

tài liệu về lí luận báo chí theo xu hướng Nga gọi thể loại này là luận văn. Sau

giải phóng miền Nam 1975, học giả Lưu Qúy Kỳ gọi là Nghị luận, thực ra nghị

luận là tên gọi của một thể loại trong văn học; thuật ngữ này xuất hiện ở nước ta

từ thời phong kiến. Sau đó, cuốn giáo trình “Nghiệp vụ báo chí” của trường

Tuyên huấn Trung ương 1978 gọi đây là thể Bình luận báo chí.

Đặc điểm:

Bình luận là một thể loại của báo chí, có nhiệm vụ diễn đạt tư tưởng của cơ

quan báo chí về một vấn đề đời sống nào đó, rút ra được kết luận để từ đó giúp

người đọc biết và hành động theo một hệ thống quan điểm nhất định. Nhưng

cũng có quan điểm cho rằng bình luận là cách bàn luận về một vấn đề thời sự xã

hội nào đó bằng việc tổng hợp các phương pháp như phân tích, giải thích,

chứng minh…nhằm định hướng cho công chúng theo một quan điểm nhất định.

Xuất phát từ vai trò của thể loại này mà nhiều người cho rằng bình luận là

một thể loại hữu hiệu để giáo dục. Như vậy, bình luận được thể hiện trước hết là

một thể loại độc lập, nó thể dụng phương pháp thông tin tổng hợp, mục đích là

tạo ra cách hiểu chung nhất cho công chúng về một vấn đề thời sự xã hội. Theo

giáo sư E.P.Prôkharốp: “giúp bạn đọc hình thành bức tranh tổng quan của đời

sống xã hội từ những tư liệu riêng lẻ trên báo chí là một trong những nguyên

nhân làm xuất hiện thể loại bình luận” Một bài bình luận không chỉ dừng lại ở

bàn luận đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ rất nhiều sự kiện riêng

lẻ, tác giả phải hình thành một bức tranh tổng thể của đời sống xã hội hiện tại.

Mặt khác, trên cơ sở đó phải giúp cho công chúng nhận thức đầy đủ và chính

xác về nhiều vấn đề của quá khứ và hiện tại, biết cách đánh giá thực tế khách

5

Page 6: Tac pham bao chi

quan, hiểu được vị trí của mình, có hành vi cần thiết cho mục tiêu xây dựng

cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Như vậy, bình luận là phương pháp vừa là một cách đánh giá, bàn luận về sự

kiện, vừa là thể loại báo chí có khả năng chỉ ra bản chất của quan hệ nhằm định

hướng hành vi cho công chúng.

Trong quá trình của bình luận, chủ thể sáng tạo không chỉ sử dụng những sự

kiện, hoạt động trong một lĩnh vực ở một thời điểm nhất định mà sử dụng tất cả

các dữ liệu có liên quan thuộc mọi lĩnh vực. Tác giả của bình luận không xem

xét, đánh giá sự kiện đơn lẻ mà nhìn nhận và đánh giá nó trong một hệ thống

quan điểm chặt chẽ, thống nhất.

Các dạng bình luận: Có nhiều cách chia khác nhau theo những tiêu chí khác

nhau:

- Dựa vào dung lượng và thời gian: Dạng bài bình luận ngắn, dạng bình luận

trong tuần:

 -   Dựa vào tính chất phương pháp thể hiện: Bình luận chính trị xã hội; bình

luận kinh tế, văn hóa, thể thao

- Dựa vào phạm vi và vấn đề bình luận (Cách chia này hợp lý và khá sát với

thực tiễn báo chí Việt Nam) : Bình luận chung, bình luận theo chủ đề, bình luận

quốc tế.

Cùng với sự phát triển của xã hội thì các nhu cầu thông tin, thường thức, các

giá trị được tạo ra. Và thể loại bình luận ngày càng được rèn dũa và hoàng thiện

hơn. Ngày nay, nó trở thành một thể loại mang tính chiến đấu cao của báo chí

.

6

Page 7: Tac pham bao chi

Về thể bình luận ngắn:

Là một dạng bình luận được phân chia theo dung lượng và thời gian của tác

phẩm.

Bình luận ngắn mang đầy đủ những đặc điểm của thể loại bình luận.

Bình luận ngắn không giới hạn phạm vi đề tài. Tuy nhiên, những đề tài đó

phải đáp ứng được yêu cầu của thời sự báo chí. Đối tượng của bình luận ngắn là

toàn bộ các sự kiện, kể cả những tri thức, những kinh nghiệm về các mặt của

dời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tất cả các hình thức

của sự kiện, các hiện tượng và quá trình, bản chất, hành vi của một người hay

nhóm người. Tuy nhiên, mỗi bài lại có một chủ đề nhất định.

Về cấu trúc, nó được viết theo lối quy nạp, rút ra kết luận thông qua việc bàn

luận những cái cụ thể, bao giờ cũng luận giải vấn đề trên cơ sở gắn liền với

những vấn đề, tình huống, hoàn cảnh cụ thể thông qua những chi tiết cụ thể.

Tức là các chi tiết cụ thể của sự kiện, vấn đề …đóng vai trò trong việc luận giải.

Trong các bài bình luận ngắn, điều quan trọng nhất là phải bám sát đề tài và

làm nổi bật được chủ đề bằng những chi tiết tiêu biểu nhất của các sự kiện. Và

người viết có thể nêu ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề nào đó và thuyết

phục bạn đọc rằng quan điểm này là đúng đắn.

Vai trò của bình luận ngắn trong đời sống xã hội là phân tích, tổng kết các

các sự kiện điể hình rồi rút ra vấn đề, những kinh nghiệm có tính lí luận, giúp

cho công chúng có cách nhìn nhận những vấn đề thực tiễn một cách tổng quát

hơn; hiểu thấu đáo bản chất của sự kiện, vấn đề, quy luật vận động và xu hướng

phát triển. Đó là cơ sở để công chúng chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận

thức lý tính.

Bài bình luận ngắn được viết theo phương pháp nghị luận mang tính chất tổng

hợp. Trên cơ sở nắm vững những sự kiện, trong bài bình luận của mình, tác giả

7

Page 8: Tac pham bao chi

phải sử dụng nhiều yếu tố như giải thích, phân tích, chứng minh, đánh giá bàn

luận rồi đi đến mục đích cuối cùng là nhằm thuyết phục người đọc

Trong thể loại bình luận ngắn, tác giả không thể sử dụng một hoặc một vài sự

kiện riêng lẻ mà toàn bộ các sự kiện, hiện tượng, quá trình của một lĩnh vực nào

đó của đời sống xã hội để so sánh, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ một vấn đề cụ

thể mà tác giả đang quan tâm. Bình luận ngắn cũng không xem xét và đánh giá

các sự kiện hiện tượng một cách độc lập như viết tường thuật hay viết tin, mà

xem xét các sự kiện hiện tượng đó trong mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn

nhau, nhấn mạnh ý nghĩa của chúng để làm nổi bật cái chung. Vì vậy khi lựa

chọn tư liệu cho bài viết, tác giả phải cố gắng khám phá mỗi quan hệ và phụ

thuộc lẫn nhau của chúng để các sự kiện trong mỗi bài bình luận được thể hiện

như một trong những yếu tố của tính quy luật, là những ấn tượng mới mẻ.

Bình luận ngắn mang những đặc điểm riêng:

Dạng này không đòi hỏi tính luận lý nhiều song có ý nghĩa và vai trò rất quan

trọng.

Thường chỉ cần 20-30 dòng chữ, dẫn ra 1 sự kiện, 1 lời phát biểu và một vài

câu bình luận.

Mặc dù dung lượng ít hơn nhưng bình luận ngắn vẫn phải đáp ứng yêu cầu

của một tác phẩm bình luận. Do vậy, trong bài viết của mình, tác giả phải biết

cách kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lý các phương pháp nghị luận; đặc biệt,

ngôn ngữ phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ đối với người đọc.

II. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THỂ BÌNH LUẬN NGẮN

TRÊN MỘT SỐ TỜ BÁO.

8

Page 9: Tac pham bao chi

1. Ưu điểm:

Đa dạng và phong phú về đề tài: Chủ đề và nội dung trong các bài bình luận

ngắn có liên quan đến tất các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tác giả của bài

viết có thể đưa vào bài viết của mình bất cứ một sự kiện, vấn đề, hiện tượng

nào mà dư luận xã hội đang quan tâm hoặc cho rằng nó cần được quan tâm.

Như vậy, bài bình luận ngắn sẽ chứa đựng nhiều thông tin quan trọng, thú vị,

cần thiết với mọi người; trở thành phương tiện hữu hiệu trong việc phản ánh

bức tranh đời sống muôn màu, muôn vẻ. Đồng thời, giúp độc giả hiểu sâu

hơn về một khía cạnh nào đó của vấn đề mà bài viết đề cập. Sự đa dạng và

phong phú về chủ đề được phản ánh chính là yếu tố thu hút sự quan tâm của

các đối tượng độc giả với thể loại bình luận ngắn nói riêng và với báo chí

nói chung. Rất nhiều vấn đề, sự kiện trong xã hội trên nhiều lĩnh vực từ

chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội; từ những vấn đề lớn đền những hiện

tượng xung quanh cuộc sống đời thường của người đân đều được phản ánh

một cách sinh động.

VD: Mục Thời sự và suy nghĩ của báo Điện tử Tuoitre.vn:

Trong vòng một tuần từ ngày 9/5- 15/5/2011, luôn đăng tải những bài viết

về thể loại bình luận ngắn về đầy đủ các lĩnh vực của đời sống như:

Bài viết “xin bắt đầu từ cơm no áo ấm” của tác giả Lê Đức Dục ( thứ 2

ngày 9/5) bàn về vấn đề đói nghèo và sự phân biệt giàu nghèo ở nước ta hiện

nay. Hay như vấn đề lạm phát lại được đề cập trong tác phẩm “nỗi đau khó

chấp nhận” của tác giả Trần Vũ Nghi (Thứ 3, ngày 10/5). Trong khi đó, bài

viết của tác giả Phi Long mang tên “Giật mình với bạo lực học đường” (thứ

5 ngày 12/5) lại đưa vấn đề văn hóa nơi trường học ra để bình luận với sự

xuất hiện một cách phổ biến hiện tượng bạo lực của học sinh. Bài viết “Bắt

tôm, đừng vắt tép” của tác giả Vũ Nghi (thứ 6, ngày 13/5) lại nói về nhũng

bất cập trong việc thi hành luật thuế thu nhập cá nhân. Vấn đề tiêu cực trong

9

Page 10: Tac pham bao chi

giới tri thức lại được phân tích trong bài viết “ăn nói làm sao bây giờ” của

tác giả Trần Hữu Tá (chủ nhật ngày 15/5) khi tác giả đưa ra lời bình luận về

những vụ tiêu cực được phát giác trong thời gian qua có liên quan đến cán

bộ, tri thức…

Như vậy, không những các vấn đề phức tạp liên quan đến kinh tế, chính trị

như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bão giá…mà những vấn đề văn hóa xã hội

gây xôn xao trong dư luận như bạo lực học đường, đói nghèo cuãng được

các bài báo viết theo thể loại bình luận ngắn triệt để sử dụng để đưa vào bài

viết của mình. Đây là một trong những yếu tố khiến cho những bài bình luận

ngắn có thể tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đời sống hiện thực.

Không những thế, các bài viết này còn giúp cho độc giả có những nhìn nhận

mới mẻ và nhiều chiều về các vấn đề trong xã hội. Nếu bài viết hấp dẫn

được công chúng thì đã góp phần làm cho người dân quan tâm hơn đến thời

sự đất nước, tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn quốc gia, thúc

đẩy cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng giải quyết những vấn đề phức

tạp còn gây nhức nhối.

Với dung lượng ngắn khoảng từ 800-1500 chữ với mỗi bài bình luận ngắn

thì mức độ cô đọng về nội dung và tính hàm súc của ngôn ngữ sẽ được thể

hiện một cách rõ ràng hơn. Có thể chỉ từ một hoặc một vài sự kiện sẽ được

tác giả sử dụng để chứng minh cho vấn đề mà mình định nói, sau đó phân

tích và bình luận trong mấy câu văn cũng đủ để làm nổi bật vấn đề. Chính do

đặc trưng, yêu cầu về dung lượng của mỗi bài bình luận ngắn nên yêu cầu

tác giả phải rất cận trọng trong việc đưa ra vấn đề, cách tiền hành phân tích

và bình luận chúng, cách lựa chọn dẫn chứng và nhất là việc trau chuốt ngôn

ngữ. Do đó, hầu như các bài bình luận ngắn tuy có dung lượng không nhiều

nhưng lại mang đến cho độc giả nhiều kiến thức, nhiều cái nhìn mới mẻ về

10

Page 11: Tac pham bao chi

một vấn đề, hiện tượng nào đó. Ngôn ngữ trên các bài báo viết theo thể loại

phóng sự ngắn là ngôn ngữ chính luận, ngày càng được trau chuốt. Đồng

thời, việc sử dụng các chất liệu văn học một cách phổ biến vừa làm tăng tính

hàm súc, ngắn gọn cho tác phẩm, vừa giúp độc giả dễ dàng tiếp cận và hiểu

vấn đề hơn.

VD:

Trên Chuyên mục Tuần Việt Nam của báo điện tử Vietnamnet, trong bài

“Làm phim hay…”làm tiền”(16/5) của tác giả, đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn,

khi giả thích lý do tại sao Phim chiếu vào giờ vàng trên Truyền hình lại chứa

nhiều yếu tố thương mại, tác giả đã cho rằng: “Người làm phim (thường do

đạo diễn, hoặc đối tác trung gian đứng ra nhận thầu), khi cầm đồng tiền tạm

ứng làm phim thì phải so đo đong đếm để "gọt giày vừa chân". Chưa kể,

người làm phim trong khi lo xoay sở chuẩn bị tiền kỳ, lại phải đối phó với

trung gian đương tìm mọi cách bớt xén phần kinh phí vốn đã quá èo uột...

Nhưng không chấp nhận thì đạo diễn thất nghiệp và "chợ người làm phim"

chờ việc đang nhan nhản ra kia ở cổng các hãng phim lớn nhỏ. Không ít

người làm phim, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, đã chấp nhận làm phim

bằng mọi giá, đã thực hiện đúng phương châm: "Sống chết mặc bay, tiền

thầy bỏ túi". Trong dân gian lâu nay vẫn lưu truyền câu nói của bố mẹ với

con cái: "Nếu con mà lười học, dốt nát, mai kia sẽ cho làm đạo diễn phim

truyền hình!". Ngoài việc sử dụng những từ ngữ chuyên ngành điện ảnh thì

tác giả bài viết còn sử dung ngôn ngữ phổ thông và đưa vào trong đó các câu

thành ngữ, tục ngữ (in đậm), những câu này mang tính hàm súc cao, không

tốn chữ nghĩa nhưng lại dễ hiểu và có ý nghĩa đào sâu vấn đề.

Trên mục cùng bình luận của trang điện tử báo Quân đội Nhân dân, ngôn

ngữ ngắn gọn và chất liệu văn học cũng được triệt để sử dụng. Trong bài

Thực phẩm giả, nguy cơ thật (14/5) của tác giả Quỳnh Nga, trong khi nêu

11

Page 12: Tac pham bao chi

lên vấn đề, có viết “Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Bệnh tật từ cửa miệng đi

vào. Cái vạ từ cửa miệng đi ra”. Việc sử dụng những loại lương thực, thực

phẩm giả khiến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng bị đe dọa nghiêm

trọng”. Việc sử dụng này giúp rút ngắn dung lượng bài viết, nêu vấn đề và

khái quát nội dung chính của bài viết một cách ngắn gọn nhưng lại tạo cho

độc giả những hình dung chân thực và cụ thể nhất về vấn đề được đưa ra bàn

luận. Không cần phải sử dụng những thuật ngữ khó hiểu thì độc giả vẫn có

thể hiểu tác giả đang muốn đề cập đến vấn đề gì. Đây là một lợi thế của thể

loại bình luận ngăn nhưng cũng là một yêu cầu đặt ra với những phóng viên

nào muốn sử dụng chúng để hình thành một tác phẩm báo chí.

Trên mục Thời sự và suy nghĩ của báo Điện tử Tuoitre.vn, ở bài viết “xin

bắt đầu từ cơm no áo ấm” của tác giả Lê Đức Dục ( thứ 2 ngày 9/5), tác giả

đã đưa vào đầu bài viết một đoạn thơ của tác giả Nguyễn Duy : “Hãy thức

dậy đất đai/ Cho áo em tôi không còn vá vai/ Cho phần gạo mỗi nhà không

còn thay bằng ngô, khoai, sắn.../Xin bắt đầu từ cơm no áo ấm/Rồi đi xa hơn

- đẹp và giàu, và sung sướng hơn...”. Nhiều người sẽ thấy khó hiểu khi đưa

thơ văn vào một tác phẩm báo chí với phong cách ngôn ngữ chính luận, tuy

nhiên thì cách làm này lại đạt hiệu ứng tốt. Nó có một sức gợi hình ảnh

mạnh mẽ đối với độc giả, đồng thời làm giảm bớt đi tính khô khan của thể

loại bình luận ngắn. Đọc mấy dòng thơ trên, độc giả có thể hiểu được rằng

trên đất nước ta, có rất nhiều nơi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới,

hải đảo, người dân vẫn còn thiếu ăn, trẻ em không được đến trường; và sự

chênh lệch giàu nghèo còn quá lớn… Phần mở đầu này sẽ thu hút người đọc

tiếp tục theo dõi những phần sau để xem bài viết có gì đặc biệt. Như vậy là

tác phẩm cũng đã thành công một nửa rồi.

12

Page 13: Tac pham bao chi

Cập nhật thông tin nhanh, dung lượng ngắn phù hợp với yêu cầu của độc

giả. Đây là một ưu điểm tạo ra lợi thế phát triển quan trọng đối với thể loại

bình luận ngắn. Bởi lẽ trong xã hội hiện đại, hội nhập quốc tế, nhịp độ phát

triển mau lẹ thì mọi người dân luôn hối hả với công việc riêng của mình.

Công chúng tìm đến báo chí không những với mong muốn giải trí mà còn

với mục đích làm sao có thể thu lượm được nhiều thông tin, kiến thức trong

một thời gian ngắn nhất. Độc giả không có nhiều thời gian cho các bài báo

viết dài, viết lan man…Có thể nói rằng đây là lợi thế của thể loại tin tức…

Còn với các bài chính luận báo chí thì muốn làm được điều này không phải

là dễ dàng. Trong bài bình luận ngắn, với dung lượng không dài sẽ là ưu

điểm đầu tiên giúp cho độc giả không bị “ngợp” với số lượng con chữ, và

thu hút sự quan tâm của họ, nhất là với những công chung không có nhiều

thời gian. Bên cạnh đó, với thể loại bình luận ngắn, độc giả không những

được tiếp cận với nhiều sự kiện liên qua đến vấn đề (mà tác giả đưa ra để

làm dẫn chứng) mà còn được lắng nghe những bình, đánh giá, nhận xét vấn

đề từ chính tác giả, đôi khi, đó cũng chính là ý kiến của bản thân hoặc là

giúp độc giả có cách nhìn nhận mới mẻ và đúng đắn hơn về vấn đề và có

những hướng giải quyết phù hợp. Mọi sự kiện diễn ra hàng ngày trong đời

sống xã hội đều có thể tổng kết nên một vấn đề. Tác giả của bình luận ngắn

cập nhật và đưa chúng ngay vào bài viết của mình. Như vậy, không có nghĩa

là đề tài của bài viết đã cũ, mà ngược lại tính thời sự của một bài bình luận

ngắn vẫn giữ ở mức độ cao, bám sát những sự kiện và vấn đề diễn ra hàng

ngày cũng như các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước.

Ý kiến của tác giả trong mỗi bài bình luận ngắn góp phần định hướng thông

tin, cách nhìn nhận sự việc của công chúng và định hướng dư luận xã hội.

Trong mỗi bài bình luận ngắn (cũng như đặc điểm riêng của thể loại bình

13

Page 14: Tac pham bao chi

luận) thì tác giả thông qua những nhận xét, bình luận sẽ thể hiện ý kiến và

quan điểm của mình về vấn đề được bàn luận. Lời nói của mỗi nhà báo,

phóng viên có một sức nặng ghê gớm, tác động đến cách nhìn nhận, đánh

giá và giải quyết vấn đề của công chúng. Mỗi phóng viên có cách thể hiện ý

kiến, quan điểm của mình khác nhau nhưng đều có vai trò quan trọng trong

việc định hướng dư luận của công chúng. Những ý kiến đó không những thể

hiện cá tính sáng tạo và phong cách riêng của mỗi phóng viên mà còn tạo

cách nhìn đúng đắn về vấn đề cho công chúng, phù hợp với chuẩn mực đạo

đức xã hội và chính sách pháp luật của nhà nước, phù hợp với quy luật phát

triển chung của đất nước và xu thế toàn cầu. Bình luận ngắn là công cụ

không thể thiếu trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho quần chúng:

“bình luận với ý nghĩa là một phương pháp, cách đánh giá và bàn luận về

một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề nào đó để đi đến nhận thức đầy đủ

và sâu sắc hơn về vấn đề đó và những điều do vấn đề đó gợi ra”.

VD:

Trong bài viết “Nỗi buồn tỉnh lẻ” của tác giả Tam Hữu, đăng trên mục Thời

sự và suy nghĩ của báo Tuoitre.vn,(8/5) tác giả bài viết đã sử dụng một cuộc

đối thoại giữa những người bạn về chủ đề phim Việt và cách xưng hô ở ngôi

thứ nhất số ít “tôi” để thể hiện quan điểm của mình. Bài viết có đoạn “H.

bảo xấu hổ thật nhưng không biết thì nói không biết, nhờ tôi giảng giải xem

phim điện ảnh khác phim truyền hình ở chỗ nào... khi người Việt mình

“phim dạng nào thì cũng gọi là phim”. Và lúc tôi so sánh đơn giản nhất,

phim điện ảnh thì chiếu ngoài rạp, phim truyền hình chỉ chiếu trên ti vi, cả

bọn đã cười ồ lên. H. bảo: thế thì thông cảm giùm dân tỉnh lẻ, chưa từng

được đặt chân vô rạp xem phim... nên không biết đường so sánh. Chưa kể là

lâu nay xem phim từ kênh HBO đến VTV thì cũng là coi qua màn ảnh nhỏ,

14

Page 15: Tac pham bao chi

nên có phân biệt chăng chỉ là phim Việt, phim ngoại, phim hay, phim dở,

phim dài tập, phim một tập chứ chẳng có sự phân biệt nào khác hơn….Tôi

ngây thơ hỏi lại: “Bộ Huế không có một rạp chiếu phim nào à?” để nhận

được những tiếng cười ồ còn lớn hơn lần trước. “Có, một rạp. Nhưng chỉ để

vô đó “đóng phim” hoặc coi phim khán giả đóng”.So sánh Huế, những

thành phố nhỏ khác nữa của VN với Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng..., tôi trả lời

được cho mình câu hỏi tại sao nhiều khán giả Việt vẫn còn chưa phân biệt

được sự khác nhau của phim điện ảnh lẫn phim truyền hình. Nhưng chạnh

lòng hơn cả là đến bao giờ khán giả của những nơi ấy mới có cơ hội tiếp

xúc với màn ảnh rộng” Qua đoạn hội thoại ngắn ngủi và nhất là câu phát

biểu ở cuối đoạn trích trên, ta có thể thấy rõ thái độ và ý kiến của tác giả

được bộc lộ như thế nào. Đó là sự tiếc nuối và cảm thấy một sự chênh lệch

trong việc tiếp cận các yếu tố văn hóa giữa người dân thành phố với những

người dân sống ở tỉnh lẻ và vùng nông thôn, mà ở đây là văn hóa phim

truyện.

Cũng có một số tác giả bộc lộ quan điểm ấy rõ ràng hơn. Trong bài viết “Tri

thức trẻ trước ba cánh cổng” (báo điện tử Quandoinhandan.vn, 7/5) của tác

giả Hồng Hải là một ví dụ. Tác giả dùng lời kể chuyện và trình bày của mình

bằng đại từ nhân xưng “tôi”, thể hiện rất rõ quan điểm cá nhân của bản thân

mình. Trong bài có đoạn “Nhân dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, về thăm quê, tôi

đem chuyện dự án tuyển 600 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch UBND các xã

nghèo kể với ông Nguyễn Văn Kỳ ở thôn Đại Tiền, xã Liên Lộc (Hậu Lộc,

Thanh Hóa). Năm nay, ông Kỳ đã gần 70 tuổi, trình độ văn hóa chưa qua

bậc trung học cơ sở, vậy mà suốt bao năm, không ai có thể thay ông làm tốt

“chức vụ” trưởng thôn. […] Bí quyết nào để ông Kỳ làm tốt vai trò trưởng

thôn của mình? Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy, ông Kỳ hoàn thành tốt công

15

Page 16: Tac pham bao chi

việc được giao trước hết vì ông là người “nhanh tay, hay làm”. Phụ cấp

trưởng thôn hiện hành chỉ mấy trăm nghìn đồng mỗi tháng, trong khi người

trưởng thôn phải dành lượng thời gian rất lớn cho họp hành, quản lý, gặp

gỡ, phổ biến, vận động… nhân dân. Ông Kỳ làm nghề nông rất giỏi, công

việc đồng áng hằng ngày ông thường làm xong khi mặt trời chưa mọc, nhờ

vậy ông mới có đủ thời gian để làm… trưởng thôn. Thứ hai, ông là người

hiểu được tính nết từng người dân trong làng và có cách giải quyết các mối

quan hệ khá hài hòa”

Việc kết hợp phương pháp nghị luận tổng hợp trong tác phẩm viết theo thể

loại bình luận ngắn sẽ giúp khai thác vấn đề ở nhiều góc cạnh, sâu rộng hơn.

Bài viết từ đó mà thêm sinh động, hấp dẫn độc giả hơn. Điều này cũng thể

hiện kĩ năng viết bình luận và khả năng sử dụng các phương pháp phân tích,

chứng minh, bình luận của phóng viên, nhà báo.

b.Nhược điểm:

Do sự giới hạn về dung lượng nên bài viết sử dụng thể loại bình luận ngắn

không thể đi sâu phân tích những sự kiện quan trọng và nhiều khía cạnh

trong đời sống xã hội hoặc có thể thì cũng chỉ nói về được một vài khía cạnh

trong vấn đề đó mà thôi. Bởi lẽ, không phải sự việc, hiện tượng nào trong xã

hội cũng chỉ có thể sử dụng vài câu bình luận là mổ xẻ hết vấn đề, nghiên

cứu và đào sâu các tằng ý nghĩa và bản chất trong đó. Và cũng vì thế mà

không phải bài viết nào cũng chỉ có ngần ấy con chữ mà có thể giúp độc giả

hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ về vấn đề mà tác giả bài viết đưa ra. Hạn

chế thấy rõ đầu tiên của bình luận ngắn là như thế. Nghĩa là không thể sử

dụng thể loại này để nói về những vẫn đề lớn lao và có quy mô lớn như vấn

đề tham nhũng, chính sách ngoại giao, tranh chấp biên giới…nếu có thể

cũng chỉ phân tích được một vài khía cạnh trong chúng mà thôi. Nếu nhà

16

Page 17: Tac pham bao chi

báo khi sử dụng thể loại bình luận ngắn để đề cập đến những vấn đề như thế

mà không biết cách triển khai và làm những điều mình cần nói thì sẽ rất có

thể dẫn đến những tác động không tốt: có thể sẽ làm cho độc giả không hiểu

rõ vấn đề, làm cho cách nhìn của họ với sự việc được nêu ra trong bài viết

thêm phức tạp và gây phản tác dụng đó là không những không giải đáp được

vấn đề mà còn đặt thêm cho độc giả nhiều băn khoăn, nhiều câu hỏi mới

(chứ không phải là đặt ra vấn đề mới để người đọc suy nghĩ); thậm chí tệ

hơn nữa, có thể làm cho công chúng hiểu sai, hiểu lệch lạc vấn đế, từ đó tác

động đến suy nghĩ và định hướng hành động Tuy điều này phụ thuộc nhiều

vào người viết bài nhưng đó cũng là hạn chế mà bản thân thể loại bình luận

ngắn tạo nên.

VD: Trong bài “Nỗi đau khó chấp nhận” (Mục thời sự và bình luận, báo

tuoitre.vn, ngày 10/5) đã bàn về vấn đề lạm phát. Đây là một vấn nạn chung của

Quốc gia, đã trở thành nỗi lo chung của cả xã hội. Tuy nhiên, trong khuôn khổ

của một bài bình luận ngắn, tác giả chỉ đề cập đến tác động của lạm phát ảnh

hưởng đến doanh nghiệp, chứ không phải là tất cả các hệ quả mà lạm phát gây

nên : “Kiềm chế lạm phát phải trả giá bằng nỗi đau. Nhiều doanh nghiệp đang

khó khăn, thậm chí đình đốn sản xuất. Đây là thực tế mà người dân và doanh

nghiệp đồng lòng chia sẻ với Chính phủ. Nhưng nếu nỗi đau này cứ kéo dài mà

nguyên nhân là đã thấy bệnh, đã bốc thuốc nhưng không chữa trị đúng liều khi

cắt giảm đầu tư công một cách khiên cưỡng, thì đó là nỗi đau khó có thể chấp

nhận”.

Mất nhiều thời gian trong việc chọn lựa thông tin, dẫn chứng và ngôn ngữ.

Nói như thế không có nghĩa là các thể loại báo chí khác thì không cần quan tâm

đến điều này, nhưng với thể loại bình luận ngắn thì đây là điều đáng được quan

tâm. Bình luận ngắn phải làm được hai việc là vừa “bình luận” nhưng cũng vừa

17

Page 18: Tac pham bao chi

phải “ngắn”. Có nghĩa là một tác phẩm báo chí viết theo thể loại này vừa phải

đáp ứng những yêu cầu đối với một bài bình luận, nhưng dung lượng phải ngắn

gọn. Chính vì thế mà tác giả phải thật kì công và sáng suốt khi lựa chọn dẫn

chứng, cách phân tích, chứng minh và đưa ra ý kiến thế nào cho phù hợp và

hiệu quả; đồng thời ngôn ngữ cúng phải phù hợp với phong cách của thể loại và

đặc điểm công chúng, ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ ý nghĩa. Việc làm này

yêu cầu người phóng viên phải có nhiều kĩ năng, kinh nghiệm và mất rất nhiều

thời gian.

Bài viết thường ảnh hưởng màu sắc chủ quan của cá nhân người viết. Một

yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với bài bình luận nói chung và bình luận

ngắn nói riêng là tác giả phải đưa ra được quan điểm, chính kiến của mình về

vấn đề đó và định hướng cách suy nghĩ, hành động đúng đắn cho công chúng.

Nhưng không phải tác giả của bài viết nào cũng đưa ra quan điểm của mình trên

cơ sở đánh giá khách quan và nhìn nhận vấn đề toàn diện. Chính vì lẽ đó mà khi

ý kiến của tác giả đưa ra mạng nặng cái tôi cá nhân và chủ quan thì sẽ tạo yếu

tố lan truyền tâm lý trong công chúng, đồng thời tạo định hướng sai lệch và

những cái nhìn phiến diện cho độc giả. Như thế, có nghĩa là bài viết đã phản tác

dụng và đi ngược với mục đích ban đầu. Một vài trường hợp xấu hơn, độc giả

sẽ đánh giá không đúng về năng lực của người viết chỉ vì cho rằng ý kiến đánh

giá mà tác giả đưa ra là thiếu cơ sở, không phù hợp, thiếu khách quan, chính

xác.

VD: Trong bài “Y đức là gì?” (Mục thời sự và bình luận, báo tuoitre.vn, ngày

8/5), trong khi bàn về vấn đề đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của các bác sĩ,

y tá, tác giả Lan Anh có đưa ra ý kiến để giải thích cho việc tại sao y đức bác sĩ

lại bị lung lay “Nhưng nói đi cũng phải nói lại cho sòng phẳng. Có bác sĩ

18

Page 19: Tac pham bao chi

trưởng khoa phát bực vì tí lại có người nhà bệnh nhân gõ cửa rồi hỏi đủ thứ,

hỏi cả chuyện... nhà vệ sinh ở đâu! Đòi hỏi y đức khi xung quanh bác sĩ đông

đặc bệnh nhân, người nào cũng máu me, kêu rên đau đớn, muốn bác sĩ lúc nào

cũng tươi cười như hoa, ai hỏi gì cũng lễ phép từ tốn trả lời thì họa bác sĩ phải

làm bằng thép mới chịu nổi. Và trong tình hình ở bệnh viện lúc nào cũng quá

tải hiện nay, có khi là đòi hỏi quá đáng. Vậy mà y đức (trong quy định) lại đòi

hỏi như vậy!”. Trong ý kiến trên, không phải không có ý đúng. Tuy nhiên, cách

nhìn nhận của tác giả là phiến diện, thiếu quan sát, thiếu khách quan. Dù áp lực

nghề nghiệp có nặng nề như thế nào đi nữa thì không phải vì lí do ấy mà coi

thường y đức.

Vì viết theo văn phong của một tác phẩm chính luận báo chí nên nhiều khi

bài viết theo thể loại bình luận ngắn còn khô khan, thiếu hấp dẫn. Vấn đề này

tạo ra do 2 yếu tố chính: Thứ nhất là do đặc trưng của thể loại, cần phải sử dụng

lối viết nghị luận, đưa ra đẫn chứng…với ngôn ngữ cầu kì, trau chuốt. Thứ 2, có

thể do tác giả không biết cách ứng dụng những cách viết và phương pháp sử

dụng từ ngữ sáng tạo, linh động, làm cho bài viết đi theo hướng máy móc và

trùng lặp.

VD: Trong bài “Lãnh đạo đối thoại với báo chí” của tác giả Lê Long Khánh,

(quandoinhandan.vn, ngày 15/5, mục cùng bình luận) có đoạn “Việc lãnh đạo

một tỉnh trực tiếp đối thoại với báo chí chẳng phải là vấn đề đặc biệt, nhưng để

làm được, làm một cách thường xuyên cũng không phải chuyện dễ. Có hàng

triệu lý do được lãnh đạo các địa phương đưa ra nhằm “từ chối” khi trả lời các

câu hỏi mà báo chí quan tâm, nhất là những vấn đề “nóng” xảy ra trên địa

bàn. Vì thế, báo chí đành tìm kiếm thông tin theo cách riêng của mình. Bởi vậy,

không ít vấn đề xảy ra trên cùng một địa bàn, nhưng do thiếu thông tin chính

thống nên mỗi cơ quan báo chí phản ánh một kiểu, vô tình gây bất bình trong

19

Page 20: Tac pham bao chi

dư luận.” Việc sử dụng ngôn ngữ ở đây không có vấn đề gì đáng chê trách.

Nhưng chính vì việc sử dụng từ ngữ và phong cách viết chính luận một cách

máy móc sẽ làm cho bài viết trở nên khô khan, thiếu hấp dẫn. Phải chăng tác

giả bài viết nên sử dụng linh động một số loại ngôn từ khác hoặc các yếu tố văn

học nghệ thuật vào bài viết, như thế sẽ gây thu hút hơn với độc giả.

III. NGUYÊN LÝ VÀ YÊU CẦU TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM

BÁO CHÍ ĐỐI VỚI THỂ LOẠI BÌNH LUẬN NGẮN

Nắm được các ưu điểm và nhược điểm của thể loại bình luận ngắn sè giúp cho

người viết, ở đây chính là các nhà báo hiểu rõ các nguyên lý và yêu cầu trong

quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí theo thể loại bình luận ngắn:

20

Page 21: Tac pham bao chi

Trước hết, nhà báo, phóng viên phải có một sự chuẩn bị chung cần thiết, đó

là; Trang bị đầy đủ năng lực và phẩm chất cần có của một người làm báo; hiểu

rõ những vấn đề về lý luận và nghiệp vụ báo chí; không ngừng học hỏi và trau

dồi tri thức, vốn sống; đạo đức nghề nghiệp… Bởi lẽ, muốn tiến hành một tác

phẩm báo chí nói chung và một bài bình luận ngắn nói riêng thì đây là yêu cầu

quan trọng đầu tiên không thể thiếu. Nghề báo là sự đan xen của nhiều nghề,

bao gồm mọi chuyện và toàn bộ cuộc sống. Trong cái khối óc của mình, nhà

báo phải tích lũy kiến thức của nhiều nghề nghiệp, nhiều lĩnh vực chuyên môn.

Trong một tác phẩm, đặc biệt như với thể loại bình luận ngắn thì tuy đề cập đến

một sự kiện nhưng nó lại động chạm đến nhiều mặt, nhiều vấn đề khác trong

cuộc sống. Muốn bình luận ngắn thật tốt, nhà báo phải theo dõi thời sự có hệ

thống để phát hiện chính xác bản chất sự kiện. Rồi đứng trên quan điểm đường

lối chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc dựa vào chủ trương của ngành, của

địa phương phân tích biểu dương tính đúng đắn của sự kiện hay phê phán

những biểu hiện tiêu cực đã và sẽ diễn ra có ảnh hưởng đến phong trào, đến

chất lượng phát triển của xã hội. Mỗi bài bình luận ngắn thường chỉ loé sáng

một ý chủ đạo, đó chính là chủ đề. Rồi dùng những chi tiết sống động, những tư

liệu có giá trị minh hoạ và chứng minh cho lập luận của tác giả, tạo hồn cho bài

viết mới có sức thuyết phục cao đối với người đọc, người nghe. Người viết bình

luận hay còn cần nhớ nhiều điển tích, có vốn ca dao tục ngữ và văn học dân

gian phong phú, có trình độ sử dụng tiếng Việt điêu luyện, có phương pháp tư

duy sắc bén và lô gích.

Tiếp theo, cần phải có sự hiểu biết đối với công chúng: Yêu cầu và trình độ

ngày càng cao của công chúng đặt ra nhiều thách thức cho những người viết

báo. Trong một bài bình luận ngắn, công chúng không chỉ mong muốn nhà báo

mang lại cho họ những thông tin nóng hổi, mà hơn thế, họ còn muốn được biết

nhà báo cắt nghĩa, phân tích chúng như thế nào với góc độ của một nhà quan

21

Page 22: Tac pham bao chi

sát, từ vị trí của những người luôn sống đầu nguồn tin tức. Mục đích cuối cùng

hướng tới của bất kỳ một tác phẩm báo chí nào không loại trừ những tác phẩm

viết theo thể loại bình luận ngăn đó là hướng tới công chúng, vì sự phát triển tốt

đẹp của con người trong xã hội và cao hơn nữa là vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Người phóng viên phải luôn có thái độ trân trọng, nâng niu, chia sẻ với từng

vấn đề, từng nhân vật trong bài viết của mình.

Phóng viên phải luôn bám sát các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế để có

những hiểu biết toàn diện về các vấn đề xảy ra hàng ngày trong đời sống xã hội.

Một tác phẩm bình luận ngắn cũng có tác động to lớn trong việc tạo và định

hướng dư luận xã hội. Nhưng nhà báo cần biết khai thác như thế nào và biết

dừng lại ở đâu. Cần phải cân nhắc giữa cái mình thích và cái xã hội cần, cái

mình muốn và cái mình không được làm, không nên làm. Trách nặng về ý kiến

chủ quan, thiếu định hướng. Có khi sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, nhận xét vội

vàng, nhuwgx định kiến, suy diễn chủ quan của người viết là yếu tố dẫn đến

những hậu quả không lường.

Người phóng viên phải có sự hiểu biết đầy đủ và nhất định về thể loại bình

luận ngắn, đặc biệt là yêu cầu và đặc điểm của nó. Điều này sẽ giúp phóng

viên xác định thể loại này nên sử dụng trong trường hợp nào, và viết thế nào

cho hiệu quả.

Cần phải xác định và tìm hiểu rõ đề tài, chủ đề mà mình định viết trước khi

hình thành nên tác phẩm. Đề tài có thể tìm thấy ở mọi nơi trong đời sống xã

hội nhưng không phải tất cả những sự việc và hiện tượng xảy ra đều trở

thành chủ đề của bài bình luận. Nó phải chứa đựng những thông tin mới mẻ,

nóng hổi; có khả năng tác động, lôi kéo với độc giả; được sự quan tâm của

đông đảo công chúng… Tiếp theo sau đó, cần phải tiến hành quá trình thu

thập thông tin và tài liệu liên quan, tất nhiên không chỉ đơn giản là để sử

dụng chúng vào bài viết mà là giúp người viết có sự hiểu biết rõ ràng về đề

22

Page 23: Tac pham bao chi

tài, từ đó mà đưa ra sự phân tích cũng như quan điểm hợp lí, rõ ràng. Để làm

một bài bình luận ngắn, đầu tiên phải lựa chọn và phân tích sự kiện; tiếp

theo là sắp xếp các sự kiện trong mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau của

chúng. Trong các bài bình luận, điều quan trọng nhất là phải bám sát đề tài

và làm nổi bật được chủ đề bằng những chi tiết tiêu biểu nhất của các sự

kiện.

Bài bình luận ngắn phải được viết theo phương pháp nghị luận mang tính

chất tổng hợp. Trên cơ sở nắm vững những sự kiện, trong bài bình luận của

mình, tác giả phải sử dụng nhiều yếu tố như giải thích, phân tích, chứng

minh, đánh giá, bàn luận rồi đi đến mục đích cuối cùng là nhằm thuyết phục

người đọc. Để bình luận có sức chiến đấu cao và thuyết phục thì tác giả phải

hiểu sâu sắc các sự kiện, không xét chúng là sự kiện đơn lẻ mà phải đặt

chúng trong mối quan hệ tổng hòa. Từ đó độc giả mới có thể nắm chắc bản

chất của sự kiện để đưa ra nhận định chính xác nhất. Trong khi bình, phân

tích, xem xét các khía cạnh của vấn đề thì cần phải mở rộng vấn đề và đặt nó

trong quá trình diễn biến, phát triển, từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn.

Yếu tố đầu tiên để tạo nên một bài bình luận ngắn là các sự kiện. Người bình

luận phải phân tích, đánh giá trực tiếp các sự kiện để làm cơ sở cho toàn bộ

tác phẩm. Sau đó, người bình luận phải giúp bạn đọc nhớ lại, tái hiện và

trích dẫn những chi tiết cần thiết, có giá trị theo quan điểm của mình để phục

vụ cho vấn đề cần bình luận. Những sự kiện được lựa chọn cho bài bình luận

không phải theo kiểu sao chép máy móc mà mang tính tư tưởng rõ ràng.

Cách tốt nhất là nên đưa vào bài bình luận những chi tiết “đắt” nhất của sự

kiện và phân tích chúng một cách có hệ thống. Phương pháp chung có tính

đặc thù của bình luận ngắn là sưu tầm và chọn lựa sự kiện, tiếp theo là xem

xét và suy ngẫm để hiểu rõ bản chất của chúng, và sau cùng là sử dụng

chúng vào tác phẩm với mục đích nhất định. Chỉ có hiểu sâu sắc từng chi tiết

23

Page 24: Tac pham bao chi

của sự kiện mà ta biết thì mới đưa ra được những đánh giá đúng về chúng.

Yếu tố thứ 2 là dựa trên cơ sở của yếu tố thứ nhất để phát triển tiếp những tư

tưởng đã hình thành trong quá trình lựa chọn sự kiện, sắp xếp các chi tiết đã

lựa chọn theo ý đồ định trước của tác giả. Yếu tố thứ 3 là đưa ra lời bình trên

cơ sở phân tích, đánh giá các sự kiện.

Nắm được những yêu cầu và nguyên lý cơ bản trong quá trình sáng tạo một

tác phẩm báo chí, cụ thể là đối với thể loại bình luận ngắn sẽ giúp người viết

tránh được những sai sót khi tiến hành, đồng thời hạn chế tới mức tối thiểu

những nhược điểm thường gặp của thể loại này. Mặt khác, điều đó cũng giúp

nâng cao chất lượng của bài viết, thu hút sự quan tâm của độc giả, định

hướng tốt dư luận xã hội.

24