18
THUYẾT PHÁT TRIỂN TÂM LÍ XÃ HỘI NHÓM TÂM LÍ HỌC THAM VẤN

Thuyết tâm lí xã hội

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thuyết tâm lí xã hội

THUYẾT PHÁT TRIỂN TÂM LÍ XÃ HỘI

NHÓM

TÂM LÍ HỌC THAM VẤN

Page 2: Thuyết tâm lí xã hội

NỘI DUNG◦Giới thiệu thuyết phát triển tâm lý xã hội◦Nội dung học thuyết phát triển tâm lý xã hội◦Ứng dụng của thuyết tâm lý xã hội trong tham vấn◦Đánh giá học thuyết phát triển tâm lý xã hội

Page 3: Thuyết tâm lí xã hội

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI

Erik Erikson (1902-1994)◦Nhà tâm lí học Mĩ gốc Đức, học trò của Anna Freud◦Một trong những người đầu tiên nhấn mạnh đến các khía cạnh xã hội ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển lứa tuổi.

Page 4: Thuyết tâm lí xã hội

◦Erik Erikson đã phát triển học thuyết Freud và đặt tên học thuyết mới này là Thuyết phát triển tâm lí xã hội (Psychosocial development)

◦Sở dĩ vậy vì ông nhận thấy rằng trong quá trình phát triển của con người chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ các nhân tố xã hội, và ở mỗi giai đoạn có những mâu thuẫn nhất định giữa nhu cầu cá nhân và sự đáp ứng xã hội.

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI

Page 5: Thuyết tâm lí xã hội

NỘI DUNG HỌC THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI

Học thuyết tâm lý xã hội nhấn mạnh chủ yếu đến các vấn đề thích nghi mà môi trường xã hội đặt ra cho cá nhân qua 8 giai đoạn khủng hoảng lớn của cuộc đời.

Dưới sự tác động của môi trường xã hội, từng giai đoạn khủng hoảng với những mâu thuẫn đó nếu được giải quyết sẽ làm cho nhân cách trẻ được phát triển. Ngược lại, cá nhân sẽ có những rối loạn tâm lí, gây ảnh hưởng tới sự phát triển ở các giai đoạn lứa tuổi sau.

Page 6: Thuyết tâm lí xã hội

◦Bởi vậy lý thuyết TLXH sự phát triển diễn ra trong suốt cuộc đời con người.◦Các giai đoạn trước làm nền tảng cho sự phát triển ở giai đoạn sau.◦Sự phát triển nhân cách là sự trưởng thành ở các giai đoạn, vượt qua mâu thuẫn ở từng lứa tuổi sẽ hình thành những phẩm chất đặc trưng ở lứa tuổi đó, tạo nên sự phát triển về mặt nhân cách.

NỘI DUNG HỌC THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI

Page 7: Thuyết tâm lí xã hội

NỘI DUNG HỌC THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI8 Giai đoạn phát triển

Page 8: Thuyết tâm lí xã hội

– Giai đoạn khủng hoảng 1 (0 – 12 tháng tuổi): Sự tin tưởng><sự không tin tưởng- Liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn các nhu cầu sinh lí cơ bản.- Nếu không được đáp ứng nhu cầutrẻ có thể bị rối loạn phản ứng và không thành lập được PXCĐK / động hình

nghi ngờ, mất lòng tin vào bản thân và mọi người xung quanh.

- Ngược lại, nếu người mẹ luôn đáp ứng nhu cầu ở trẻhành động theo phản xạ có điều kiện, theo kinh

nghiệm, “niềm tin” của trẻ và từ đó trẻ có được sự tự tin và lòng tin cậy vào người khác.

8 Giai đoạn phát triển

Page 9: Thuyết tâm lí xã hội

– Giai đoạn khủng hoảng 2 (12 tháng –3 tuổi): Sự tự chủ >< sự hoài nghi- Gắn với sự tập luyện đầu tiên: Trẻ hay bướng bỉnh đòi tự làm việc

- Nếu trẻ được giúp đỡ để làm chủ cơ thể trẻ sẽ tự chủ, tự kiểm soát và hình thành ý thức

độc lập.- Ngược lại, sự kiểm tra và làm hộ con một cách quá thái hoặc tác động không nhất quán từ từ người thân có thề dẫn đến

sự hổ thẹn, hoài nghi khả năng của bản thân, liên quan đến sợ hãi, lệ thuộc và mất tự chủ.

Page 10: Thuyết tâm lí xã hội

– Giai đoạn khủng hoảng 3 (3 – 6 tuổi): óc sáng kiến >< mặc cảm tội lỗi.- Là thời kì trẻ khẳng định bản thân, trẻ cần người lớn ủng hộ, giúp đỡ những việc mà trẻ muốn tự làm-Nếu người lớn để trẻ em thực hiện

phát triển sự sáng tạo, sự khẳng định bản thân.-Ngược lại, nếu bị cản trở, gặp thất bại liên tục với hành động

không có trách nhiệm, có nguy cơ đưa trẻ đến cam chịu và có mặc cảm tội lỗi.

Page 11: Thuyết tâm lí xã hội

– Giai đoạn khủng hoảng 4 (6–12 tuổi): Có năng lực >< sự tự ti kém cỏi. -Gắn với sự chuẩn bị tốt và làm quen với các nhiệm vụ học tập cho trẻ.-Việc luyện cho trẻ tính ham thích làm việc, ham muốn học hỏi kiến thức giúp trẻ sẽ có cảm giác thành công / thích làm việc tốt.

-Ngược lại, nếu trẻ không được học hỏi, khám phá cảm thấy mình kém cỏi, nhút nhát trước các thử

thách hoặc trước bạn bè.-Kết quả này chủ yếu do không khí học tập và phương pháp giáo dục ở nhà trường tạo nên.

Page 12: Thuyết tâm lí xã hội

- Sự phát triển hoàn thiện về sinh lý, kinh nghiệm sống và vai trò xã hội

trẻ nhận thức được bản sắc, giá trị bản thân (liên quan đến sự thống hợp các kinh nghiệm trước đây với các tiềm năng).- Nếu trẻ không thể hoặc khó có thể tìm ra bản

sắc cá nhânsự lẫn lộn vai trò mà trẻ phải đóng trên

bình diện cảm xúc xã hội, nghề nghiệp trong giai đoạn đó và trong suốt cuộc đời.

– Giai đoạn khủng hoảng 5 (12–18 tuổi): Bản sắc ><lẫn lộn vai trò. (khủng hoảng tuổi dậy thì)

Page 13: Thuyết tâm lí xã hội

– Giai đoạn khủng hoảng 6 (18–40 tuổi) Sự thân thiết >< sự cô lập:-Giai đoạn của người trẻ tuổi, tương ứng với việc tìm kiếm sự mật thiết của tình yêu đôi lứa để cùng chia sẻ về việc làm, giải trí, tình dục và sinh sản con cái nhằm đảm bảo sự phát triền toàn diện.-Ngược lại, nếu thanh niên không được trải nghiệm hoặc tránh các trải nghiệm này sẽ dẫn đến tự cách ly và co mình lại, xa lánh xã hội và mọi người xung quanh.

Page 14: Thuyết tâm lí xã hội

– Giai đoạn khủng hoảng 7 (40–60 tuổi) Sự phát triển >< sự trì trệ. -Giai đoạn của tuổi trung niên.-Đặc điểm: tính phát triển, thể hiện khả năng sáng tạo trong các lĩnh vực, sự quan tâm và giáo dục thế hệ tiếp theo.Có thiên hướng quan tâm phát triển đạo lí hơn vật chất, quan hệ tính dục dần mờ nhạt và được xã hội hoá.-Cần duy trì đời sống xúc cảm để tránh sự cạn kiệt tình cảm do các sự cố của gia đình, sự tách dời của các con, về hưu. Đòi hỏi sự mềm dẻo về tâm trí thông qua việc tìm các giải pháp mới thay vì giữ những thói quen, kinh nghiệm cứng nhắc. Điều này làm cho con người bị trì trệ, ngưng phát triển.

Page 15: Thuyết tâm lí xã hội

– Giai đoạn khủng hoảng 8 (>60 tuổi) Hoàn thành >< sự thất vọng. -Tương ứng với tuổi già. Giai đoạn của sự tổng kết toàn bộ các việc đã làm trong quá khứ, chấp nhận chúng như một sự toàn vẹn cá nhân.-Cá nhân có thể ở vào hai cảm giác khác nhau:(1) Cảm giác đã hoàn thành mọi công việc, nghĩa vụ của họ đối với gia đình, xã hội và bản thân; (2) Cảm giác thất vọng, hối tiếc quá khứ khi họ cảm thấy về tuổi già còn nhiều điều chưa làm được cho gia đình, xã hội, cho chình bản thân mình. Nỗi sợ hãi với cái chết, sự vô dụng.

Page 16: Thuyết tâm lí xã hội

◦Việc hiểu rõ đặc điểm của các cơn khủng hoảng trong các giai đoạn phát triển của mỗi lứa tuổi sẽ giúp cho nhà tham vấn xác định thân chủ đang ở trong cơn khủng hoảng nào, để từ đó ứng phó hài hòa giữa nhu cầu của chính bản thân họ và sự đáp ứng xã hội.◦Giúp vượt qua cơn khủng hoảng từ lứa tuổi trước, từ đó vạch ra

chiến lược trợ giúp họ thấu hiểu, chấp nhận và vượt qua giai đoạn khó khăn để đương đầu tốt hơn với cuộc sống. ◦Ví dụ: giai đoạn 3-6 tuổi: chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1◦Giai đoạn 12-18 tuổi: tuổi dậy thì.◦Giai đoạn 40-60 tuổi: khủng hoảng giữa đời (sự thay đổi về thể

chất, quan hệ xã hội, nghỉ hưu…)

ỨNG DỤNG CỦA THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI VỚITHAM VẤN:

Page 17: Thuyết tâm lí xã hội

Giai đoạn Các tuổi tương đương

Cách đối phó thích nghi đối lập với kém thích nghi Giá trị cơ bản

Môi miệng – cảm giác Mới sinh-1 tuổi Tin tưởng đối lập với nghi ngờ Hy vọng

Cơ bắp – hậu môn 1-3 tuổi Độc lập – nghi ngờ, xấu hổ Mong muốnVận động – tính dục 3-5 tuổi Chủ động – tội lỗi Tính mục đíchẨn tàng 6-11 tuổi Chăm chỉ – tự bi Sự hoàn thiệnThanh thiếu niên 12-18 tuổi Nhất quán bản sắc – rối loạn vai trò Trung thànhĐầu tuổi trưởng thành 18-35 tuổi gần gũi – tách biệt Tình yêu

Tuổi trưởng thành 35-55 tuổi sản sinh – ngừng trệ Chăm sóc, quan tâm

Chín chắn và tuổi già Trên 55 tuổi Toàn vẹn cái tôi – thất vọng Thông thái

 Các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội và các giá trị cơ bản

Page 18: Thuyết tâm lí xã hội

XIN CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI