58
HỘI THẢO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC NÔNG NGHIỆP Hà Nội, 27-28/11/2007 CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ Ở VIỆT NAM TS Trần Lê Hồng,Cục Sở hữu trí tuệ, Tel. 04.8583069/ext.205,0953312005 [email protected]

Xac Lap Quyen Doi Voi S C Tranlehong

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

HỘI THẢOQUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN

CỨU CỦA CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU TRONGLĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC NÔNG NGHIỆP

Hà Nội, 27-28/11/2007

CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ Ở VIỆT NAM

TS Trần Lê Hồng,Cục Sở hữu trí tuệ,Tel. 04.8583069/ext.205,0953312005

[email protected]

Page 2: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

NỘI DUNG

1. Cơ chế bảo hộ SC

2. Chủ thể có quyền đăng ký SC

3. Trình tự, thủ tục đăng ký SC

4. Một số đặc thù của việc đăng ký sáng chế liên quan đến sinh học

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 3: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

1. CƠ CHẾ BẢO HỘ SÁNG CHẾ

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 4: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Pháp luật Việt Nam về SC

Bộ luật Dân sự 2005;

Luật SHTT 2005;

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN 22/9/2006;

Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp 14/02/2007;

Quy chế thẩm định đơn ??????©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 5: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Công ước Paris về bảo hộ SHCN

H.Ư. Hợp tác sáng chế (PCT);

TRIPs;

PHÁP LUẬTQUỐC TẾ VỀ SC

MÀ VN THAM GIA

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 6: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

CƠ CHẾ BẢO HỘQuyền đối với sáng chế, được xác lập trên

cơ sở Quyết định cấp văn bằng bảo hộ

©, Trần Lê Hồng, 2007

BẢOHỘ

Bằng độc quyền SC; Bằng độc quyền GPHI;

CƠ CHẾ ĐĂNG KÝ

Page 7: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

QUYẾT ĐỊNH CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ

Quyền SHCN đối với SC được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về SHCN cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký đối tượng đó;

Quyền SHCN đối với SC được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký các đối tượng đó;

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 8: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

2. CHỦ THỂ CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ SC

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 9: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Quyền đăng ký SC

Tác giả tạo ra SCbằng công sức và chi phí của mình;

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với SC được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách Nhà nước.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra SC thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Quyền đăng ký có thể chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 10: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

CHỦ ĐƠN

• Chủ đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký sáng chế.

QUYỀN ĐĂNG KÝ

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 11: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ ĐƠN VÀ ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN

1 Bảo đảm sự trung thực của các thông tin, tài liệu mà mình cung cấp:

2 CĐ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả và nghĩa vụ phát sinh do đại diện của CĐ thực hiện.

3 Đại diện của CĐ phải chịu trách nhiệm trước CĐ về mọi hậu quả do việc khai báo, cung cấp thông tin không trung thực gây ra, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4 Trừ những quy định riêng, chủ đơn và đại diện của chủ đơn được gọi chung là người nộp đơn.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 12: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

QUYỀN NỘP ĐƠN CỦA CÁ NHÂN, PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI

• Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện hưởng sự bảo hộ quyền SHCN tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

• Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký SHCN tại Việt Nam theo các điều ước về hoặc liên quan đến thủ tục nộp đơn quốc tế;

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 13: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH NỘP ĐƠN YÊU CẦU BẢO HỘ SC

Khả năng khai thác thương mại SC;

Loại bỏ khả năng đối thủ cạnh tranh, hoặc một chủ thể khác giữ độc quyền đối với SC;

Khả năng và ưu thế thực hiện hiện bảo hộ theo đối tượng khác của quyền SHTT;

Thời gian có thể khai thác SC;

Khả năng của các đối thủ cạnh tranh có thể tiếp cận và làm chủ được SC;

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 14: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

RA QUYẾT ĐỊNH YÊU CẦU BẢO HỘ SC

CÁC NHÀ KHOA HỌC

VỀ MẶT KỸ THUẬT

CÁC NHÀ KINH TẾ

KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG THƯƠNG MẠI

CÁC NHÀ TƯ VẤN

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 15: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO VIỆC NỘP ĐƠN SC

Xác định rõ quyền của các tổ chức, cá nhân khác nhau đối với SC;

Xác định cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký SC;

Đánh giá khả năng tự nộp đơn;

Xác định dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

Xác định phạm vi lãnh thổ yêu cầu bảo hộ;

Xác định các thông tin bí mật có liên quan cần đảm bảo;

Dự trù chi phí cho việc bảo hộ;

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 16: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SC

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 17: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

QUY TRÌNH XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI SC

Đơn(mô tả, bản vẽ, yêu cầu bảo hộ, bản tóm tắt; các

tài liệu khác)

SÁNG CHẾ/GPHI

Cục SHTT

Ngày ưu tiên;Quyền ưu tiên

Từ chốiSửa chữa thiếu sót

Thẩm định hình thức

Đơn hợp lệ

Đơn không hợp lệ

Từ chối chấp nhận

Chấp nhận đơn

Công bố đơn

Thẩm định nội dung

Không yêu cầu TĐ ND,

Đơn coi bị rút

Không đáp ứng T/C bảo hộ

Từ chối cấp Văn bằng

Đáp ứng T/C bảo hộ

BẰNG ĐỘC QUYỀN

SC/GPHI

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 18: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền SHCN

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

2. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 19: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

NGUYÊN TẮC NỘP ĐƠN ĐẦU TIÊN

1. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một SC thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

2. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 20: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

NGUYÊN TẮC ƯU TIÊNNgười nộp đơn đăng ký SC có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu

tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;

b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a nêu trên cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a nêu trên;

c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 21: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

ĐƠN YÊU CẦU CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ /GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

1. Tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế - 02 bản

2. Bản mô tả sáng chế và Bản tóm tắt SC- 02 bản3. Bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán...(nếu cần) để làm rõ

thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả - 02 bản

4. Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế - 01 bản

5. Chứng từ nộp lệ phí - 01 bản

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 22: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

YÊU CẦU ĐỐI VỚI BẢN MÔ TẢ

Bộc lộ hoàn toàn bản chất của GPKT cần được bảo hộ;

Làm rõ được tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng của GPKT yêu cầu bảo hộ;

Bản mô tả bao gồm 2 Phần: mô tả SC và phạm vi (yêu cầu) bảo hộ SC

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 23: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

PHẦN MÔ TẢ SÁNG CHẾ

Tên SC: ngắn gọn thể hiện được đối tượng đăng ký, và không được mang tính khuếch trương hoặc quảng cáo;Lĩnh vực sử dụng SC: lĩnh vực trong đó đối tượng được sử dụng hoặc liên quan;Tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực sử dụng nói trên tại thời điểm nộp đơn (các GPKT đã biết);Bản chất kỹ thuật của SC: các dấu hiệu (đặc điểm) tạo nên đối tượng và phải chỉ ra các dấu hiệu (đặc điểm) mới so với các GPKT tương tự đã biết;mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);Mô tả chi tiết các phương án thực hiện SC; ví dụ thực hiện SC,những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được;

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 24: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

PHẦN PHẠM VI BẢO HỘ(YÊU CẦU BẢO HỘ)

Tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với Phần mô tả sáng chế và hình vẽ

©, Trần Lê Hồng, 2007

- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ

- Có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm:

Page 25: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Yêu cầu đối với bản tóm tắt sáng chế

Công bố một cách vắn tắt về bản chất của SC. Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải

pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin

©, Trần Lê Hồng, 2007

không quá 150 từ về bản chất của sáng chế;

có thể có hình vẽ, công thức đặc trưng.

Page 26: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Tính thống nhất của đơn đăng ký SC

Mỗi đơn đăng ký SC chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một đối tượng duy nhất, trừ trường hợp sau:

Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền SC hoặc một Bằng độc quyền GPHI cho một nhóm SC có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 27: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Sửa đổi đơnTrước khi Cục SHTT ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục SHTT sửa đổi, bổ sung các tài liệu đơn;

Việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ vượt quá nội dung đã bộc lộ trong phần mô tả đối với đơn đăng ký SC, và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 28: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Tách đơnNgười nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục SHTT tách đơn: tách một hoặc một số GPKT trong đơn đăng ký SC sang một hoặc nhiều đơn mới;

Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc (các) ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có) và được xử lý như đơn bình thường;

Đối với mỗi đơn tách, người nộp đơn phải nộp lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với đơn ban đầu, nhưng không phải nộp phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo thủ tục thông thường và người nộp đơn phải nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 29: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Chuyển đổi đơn

Trước khi Cục SHTT ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn đăng ký SC có thể chuyển đổi yêu cầu cấp Bằng độc quyền SC thành yêu cầu cấp Bằng độc quyền GPHI hoặc ngược lại, với điều kiện phải nộp lệ phí chuyển đổi đơn;

Yêu cầu chuyển đổi đơn nộp sau thời hạn quy định trên đây không được xem xét. Người nộp đơn có thể nộp đơn mới, nhưng được lấy ngày nộp đơn (ngày ưu tiên, nếu có) của đơn ban đầu.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 30: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Chuyển giao đơn

Trước khi Cục SHTT ra một trong các thông

báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo

từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định

cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể

yêu cầu Cục SHTT ghi nhận việc chuyển giao

đơn cho người khác;

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 31: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

GIAI ĐOẠN TIẾP NHẬN ĐƠN

1. Đơn đăng ký SC chỉ được Cục SHTT tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây:

a) Tờ khai đăng ký SC;

b) Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký SC;

c) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.

2. Ngày nộp đơn là ngày đơn được Cục SHTT tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế (Đ.108 LSHTT)

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 32: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

GIAI ĐOẠN THẨM ĐỊNH HÌNH THỨC CỦA ĐƠN

MỤC ĐÍCH: đánh giá tính hợp lệ của đơn

ĐƠN HỢP LỆ KHI: không thuộc một trong các trường hợp đơn không hợp lệ

a) Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức; b) Đối tượng nêu trong đơn không được bảo hộ;c) Người nộp đơn không có quyền đăng ký;d) Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn (Điều 89 LSHTT);đ) Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 33: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

XỬ LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƠN KHÔNG HỢP LỆ

a) Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;

b) Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối;

c) Thực hiện thủ tục quy định đối với đơn hợp lệ nếu người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 34: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

XỬ LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƠN HỢP LỆ

Cục SHTT ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 35: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

CÔNG BỐ ĐƠN• Đơn đăng ký SC được công bố trong tháng

thứ 19 kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn (Đ.110.2. LSHTT)

NỘP ĐƠN

NGÀY ƯU

TIÊN CÔNG BÁO SHCN19 THÁNG

BẢO MẬT ĐƠN ĐĂNG KÝ SC©, Trần Lê Hồng, 2007

(Hoặc 2 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo

ngày nào muộn hơn)

Page 36: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

1) Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo

hộ yêu cầu được cấp;

2) Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;

3) Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

GIAI ĐOẠN THẨM ĐỊNH NỘI DUNG CỦA ĐƠN SC

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 37: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký SC

(Đ.113.1. LSHTT)

NỘP ĐƠN

NGÀY ƯU TIÊN 42 THÁNG

GIAI ĐOẠN THẨM ĐỊNH NỘI DUNG CỦA ĐƠN SC

Người nộp đơn hoặc bất kỳ

người thứ ba nào

Phí thẩm định nội dung đơn

ĐƠN ĐĂNG KÝ COI NHƯ ĐÃ RÚT

©, Trần Lê Hồng, 2007

(36 tháng đối với GPHI)

Page 38: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

CÔNG BỐ YÊU CẦU THẨM ĐỊNH NỘI DUNG

Yêu cầu thẩm định nội dung nộp sau ngày công bố đơn được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong tháng thứ hai kể từ ngày nhận được yêu cầu

Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế nộp trước ngày công bố đơn được công bố cùng với đơn tương ứng

Nếu yêu cầu do người thứ ba đưa ra thì yêu cầu đó được thông báo cho người nộp đơn

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 39: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI THỨ BA VỀ VIỆC CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ

- Quyết định cấp văn bằng

- Công bố đơn

Bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến về việc cấp hoặc không

cấp văn bằng bảo hộ

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 40: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

RÚT ĐƠN ĐĂNG KÝ

- Thông báo từ chối cấp văn bằng- Quyết định cấp văn bằng

Quyền rút đơn đăng ký SHCN bằng văn bản do NNĐ đứng tên hoặc thông qua tổ chức dịch vụ đại

diện SHCN nếu giấy uỷ quyền có nêu rõ việc uỷ quyền rút

đơn

Mọi thủ tục tiếp theo sẽ bị chấm dứt;

Hoàn trả phí, lệ phí đã nộp liên quan đến những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành;

Đơn SC đã rút hoặc bị coi là đã rút nếu chưa công bố, trừ trường hợp dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 41: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

THỜI HẠN XỬ LÝ ĐƠN1. Thời hạn thẩm định hình thức - 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

2. Thời hạn thẩm định nội dung:

12 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố;

3. Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký SHCN bằng 2/3 thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.

4. Thời gian dành cho việc sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 42: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

TỪ CHỐI CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ

a) Đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;

b) Không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất;

c) Trường hợp có nhiều đơn đăng ký có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.

Thông báo dự định từ chối

cấp VB bảo hộ

Từ chối cấp VB nếu không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng;

Cấp văn bằng bảo hộ nếu có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối;

Thẩm định lại ý kiến phản đối

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 43: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ

Đơn đăng ký SC không thuộc các trường hợp từ

chối cấp VB bảo hộ

Nộp lệ phí

Cấp Bằng độc quyền SC/GPHI

Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia

về SHCN

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 44: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG BẢO HỘ

1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 45: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền SC, Bằng độc

quyền GPHI, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong

vòng 06 tháng trước ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực .

Hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm lực

đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp

BẰNGĐỘC QUYỀN

Lệ phí duy trì hiệu lực có thể được nộp muộn hơn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước và chủ văn bằng phải nộp thêm 10% lệ phí cho mỗi tháng nộp muộn

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 46: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

CHẤM DỨT HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ SC/GPHI

a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định;

b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền đối với SC;

c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại

Hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt kể từ

ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không

được nộp

Cục SHTT ghi nhận hay quyết định chấm dứt hiệu lực của VB

bảo hộNộp phí,

lệ phí

Tổ chức, cá nhân yêu cầu

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 47: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

HỦY BỎ TOÀN BỘ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ

a) Người nộp đơn không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với SC;

b) SC không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

HỦY BỎ MỘT PHẦN HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ

Phần không đáp ứng điều kiện bảo hộ

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 48: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

QUY TRÌNH HỦY BỎ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ

+) Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí và lệ phí;

+) Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ;

+) Trường hợp người thứ ba yêu cầu hủy bỏ (chấm dứt), Cục SHTT thông báo ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng và ấn định 2 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ VB có ý kiến. Cục SHTT có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ VB;

+) Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, Cục SHTT quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 49: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

4. MỘT SỐ ĐẶC THÙ CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ LIÊN QUAN

ĐẾN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 50: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Đối tượng yêu cầu bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học: gen, thực vật/động vật biến đổi gen... - được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;

Quy trình: một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục đích nhất định như quy trình công nghệ sinh học; quy trình xử lý liên quan đến vật liệu sinh học…;

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 51: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Giống thực vật, giống động vật;

Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 52: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Quy định bổ sung đối với đơn đăng ký sáng chế liên quan đến công nghệ sinh học

1. Đối với đơn đăng ký SC về trình tự gen hoặc một phần trình tự gen, phần mô tả phải có danh mục trình tự gen;

2. Có thể yêu cầu người nộp đơn nộp vật mang tin điện tử (ví dụ đĩa mềm, đĩa quang...) ghi trình tự nucleotit và trình tự axit amin trùng với danh mục trình tự nêu trong phần mô tả;

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 53: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Quy định bổ sung (tiếp…)

3. Riêng đối với SC về/liên quan tới vật liệu sinh học không thể mô tả được hoặc không thể mô tả đầy đủ thì SC chỉ được coi là được bộc lộ đầy đủ nếu:

(i) Mẫu vật liệu sinh học đã được nộp lưu tại cơ quan lưu giữ có thẩm quyền không muộn hơn ngày nộp đơn;

(ii) Trong phần mô tả có nêu rõ các thông tin cần thiết về đặc tính của vật liệu sinh học mà người nộp đơn có thể có được;

(iii) Trong tờ khai có nêu rõ cơ quan lưu giữ vật liệu sinh học, số hiệu lưu giữ của mẫu vật liệu sinh học đã được nộp lưu do cơ quan lưu giữ cấp và tài liệu xác nhận các thông tin này được nộp cho Cục SHTT trong thời hạn 16 tháng kể từ ngày ưu tiên, hoặc không muộn hơn ngày nộp yêu cầu công bố đơn sớm (nếu có) tuỳ theo thời điểm nào sớm hơn, trừ trường hợp nộp đơn theo PCT.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 54: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Nộp lưu mẫu vật liệu sinh học

Cơ quan có thẩm quyền lưu giữ vật liệu sinh học là cơ quan tại Việt Nam hoặc nước ngoài được Bộ KH&CN chỉ định hoặc thừa nhận về chức năng lưu giữ vật liệu sinh học;

Việc nộp lưu mẫu vật liệu sinh học và tài liệu xác nhận đối với đơn quốc tế về sáng chế được thực hiện theo quy định của Hiệp ước PCT;

Đối với mẫu vật liệu sinh học nộp lưu tại cơ quan lưu giữ ở nước ngoài, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn nộp lưu bổ sung mẫu vật liệu sinh học tại một cơ quan có thẩm quyền lưu giữ ở Việt Nam

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 55: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Quy định bổ sung (tiếp)…

4. Trường hợp người nộp đơn không phải là người nộp lưu vật liệu sinh học, trong tờ khai phải nêu rõ tên và địa chỉ của người nộp lưu và tài liệu xác nhận việc sử dụng hợp pháp vật liệu sinh học phải nộp cho Cục SHTT trong thời hạn 16 tháng kể từ ngày ưu tiên, hoặc không muộn hơn ngày nộp yêu cầu công bố đơn sớm (nếu có) tuỳ theo thời điểm nào sớm hơn, trừ trường hợp nộp đơn theo PCT

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 56: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Quy định bổ sung đối với đơn đăng ký SC liên quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống

Phải có tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống mà tác giả SC hoặc người nộp đơn đã tiếp cận, nếu SC trực tiếp dựa trên nguồn gen và/hoặc tri thức truyền thống đó.

Nếu tác giả SC hoặc người nộp đơn không xác định được nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống thì phải nêu rõ như vậy và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của điều đó.

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 57: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

Thống kê không chính thức Đơn SC công nghệ sinh học của người nộp đơn Việt Nam

66 4 6 6

15

29

05

101520253035

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

©, Trần Lê Hồng, 2007

Page 58: Xac Lap Quyen Doi Voi  S C  Tranlehong

XIN CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM, THEO DÕI

[email protected]

©, Trần Lê Hồng, 2007