80
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PGS.TS.ĐỖ VĂN XÊ LÂM MINH ĐIỀU MSSV: 4085444 Lớp: Ngoại thương 2, khóa 34 Email:[email protected] SĐT: 01.277.277.720 Cần Thơ - 2011

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

PGS.TS.ĐỖ VĂN XÊ LÂM MINH ĐIỀU

MSSV: 4085444

Lớp: Ngoại thương 2, khóa 34

Email:[email protected]

SĐT: 01.277.277.720

Cần Thơ - 2011

Page 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-i-

LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả

phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa

học nào.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011

Sinh viên thực hiện

LÂM MINH ĐIỀU

Page 3: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-ii-

LỜI CẢM TẠ

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này đối với em mang nhiều ý nghĩa. Không chỉ là

sự cố gắng của bản thân, mà còn là những sự giúp đỡ rất nhiệt tình, những lời động viên,

chỉ dẫn của thầy hướng dẫn.

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Đỗ Văn Xê, người đã

hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt nhất bài luận văn của

mình.

Xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần xây dựng Sóc

trăng đã cho em cơ hội dược thực tập tại công ty và cung cấp các số liệu quan trọng để

em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô, những người đã truyền đạt

cho em bao kiến thức quý báu và hữu ích trong suốt năm năm học tập dưới mái trường

Đại học Cần Thơ. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong

công việc!

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011

Sinh viên thực hiện

LÂM MINH ĐIỀU

Page 4: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-iii-

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………...………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011

Thủ trưởng đơn vị

Page 5: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-iv-

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Họ và tên người hướng dẫn: ĐỖ VĂN XÊ

Học vị:

Chuyên ngành:

Cơ quan công tác:

Tên sinh viên: LÂM MINH ĐIỀU

Mã số sinh viên: 4085444

Chuyên ngành: Kinh tế Ngoại Thương 02 – K34

Tên đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo

............................................................................................................................. ..................

...............................................................................................................................................

........................................................................................................

2. Về hình thức

...............................................................................................................................................

............................................................................................................................. ..................

........................................................................................................

3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài

............................................................................................................................. ..................

.....................................................................................................................

............................................................................................................................. .....

Page 6: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-v-

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

............................................................................................................................... ................

...............................................................................................................................................

........................................................................................................

5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu,…)

............................................................................................................................. ..................

...............................................................................................................................................

............................................................................................................................. ..................

...........................................................................................

6. Các nhận xét khác

............................................................................................................................. .....

..................................................................................................................................

............................................................................................................................. .....

..................................................................................................................................

............................................................................................................................. .....

..................................................................................................................................

............................................................................................................................. .....

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

các yêu cầu chỉnh sửa,…)

............................................................................................................................. .....

............................................................................................................. ..................................

............................................................................................................................. ..................

...............................................................................................................................................

............................................................................................................................. ..................

...............................................................................................................................................

.................................................................

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011

NGƯỜI NHẬN XÉT

Page 7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-vi-

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

………………………...……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

………………………………………

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011

Giáo viên phản biện

Page 8: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-vii-

MỤC LỤC

Trang

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................2

1.2.1 Mục tiêu chung ...............................................................................2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................2

1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2

1.3.1 Phạm vi về không gian ....................................................................2

1.3.2 Phạm vi về thời gian........................................................................2

1.3.3 Phạm vi về nội dung ........................................................................2

CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

2.1. Phương pháp luận ..................................................................................3

2.1.1. Khái niệm vốn ................................................................................3

2.1.2. Vai trò vốn .....................................................................................4

2.1.3. Phân loại vốn ................................................................................5

2.1.3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành .......................................5

2.1.3.1.1. vốn chủ sở hữu .................................................................5

2.1.3.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp ......................................6

2.1.3.2. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển ...........................8

2.1.3.2.1. Tài sản cố định .................................................................8

2.1.3.2.2. Vốn lưu động ................................................................. 10

2.2. Phương pháp thu thập số liệu............................................................... 13

2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 13

Page 9: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-viii-

Trang

CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2008- 2010

3.1. Khái quát về công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng .............................. 19

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng

Sóc Trăng .................................................................................... 19

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ............................................. 20

3.1.3. Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban ............................ 22

3.1.4. Đặc điểm tình hình và phương hướng phát triển ........................... 24

3.1.4.1. Thuận lợi............................................................................... 24

3.1.4.2. Khó khăn .............................................................................. 24

3.2. Thực trạng sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng

giai đoạn 2008- 2010 .......................................................................... 25

3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ................................ 25

3.2.2. Đánh giá tình hình tài sản của công ty .......................................... 31

3.2.2.1. Tài sản lưu động.................................................................... 33

3.2.2.2. Tài sản dài hạn ...................................................................... 37

3.2.3. Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn ....................................... 39

3.2.3.1. Nợ phải trả ............................................................................ 41

3.2.3.2. Vốn chủ sở hữu ..................................................................... 42

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty ......................................... 45

3.3.1. Khả năng thanh khoản .................................................................. 49

3.3.2. Đánh giá tỷ suất lợi nhuận ............................................................ 52

3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn qua mô hình Dupont .................................. 56

Page 10: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-ix-

Trang

CHƢƠNG IV: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ

DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG

4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công ty

cổ phần xây dựng Sóc Trăng ................................................................ 59

4.1.1. Điểm mạnh................................................................................... 59

4.1.2. Điểm yếu ...................................................................................... 59

4.1.3. Cơ hội .......................................................................................... 59

4.1.4. Thách thức ................................................................................... 60

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty ......................... 62

4.2.1. Nâng cấp, đổi mới tài sản cố định ................................................. 62

4.2.2. Tiến hành quản lý chặc chẻ tài sản cố định ................................... 62

4.2.3. Quản lý chặc chẻ hàng tồn kho ..................................................... 63

4.2.4. Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp .............................................. 63

4.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ..................................... 63

4.2.6. Quản lý chặc chẽ nguồn vốn ......................................................... 63

4.2.7. Chú trọng tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ

sản phẩm ...................................................................................... 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận ..................................................................................................... 65

Kiến nghị ................................................................................................... 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 67

Page 11: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-x-

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Các ngành nghề kinh doanh của công ty ........................................ 21

Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................................. 26

Bảng 3.4: Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm ....................................... 32

Bảng 3.5: Tình hình tài sản lưu động .............................................................. 34

Bảng 3.6 : Tình hình các khoản phải thu qua 3 năm........................................ 36

Bảng 3.7 :Tình hình biến động tài sản dài hạn qua 3 năm ............................... 38

Bảng 3.8 : Nợ phải trả .................................................................................... 40

Bảng 3.9: Vốn chủ sở hữu .............................................................................. 43

Bảng 3.10: Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành xây dựng ......................... 46

Bảng 3.11: Khả năng quản lý tài sản............................................................... 47

Bảng 3.12: Đánh giá khả năng thanh khoản .................................................... 50

Bảng 3.13. Tỷ suất sinh lời ............................................................................. 52

Đvt: Đồng

Đvt: Đồng

Page 12: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-xi-

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CPXD Sóc Trăng ........................ 22

Hình 3.2: Tình hình DTT của công ty từ 2008- 2010 ...................................... 27

Hình 3.3: Doanh thu từ hoạt động tài chính giai đoạn 2008- 2010 .................. 28

Hình 3.4: Tình hình lợi nhuận của công ty từ 2008- 2010 ............................... 30

Hình 3.5: Cơ cấu TSLĐ và TSDH trong TTS của công ty qua 3 năm ............ 32

Hình 3.6 : Lượng tiền của công ty qua 3 năm ................................................. 35

Hình 3.7: Tình hình NNH qua 3 năm ............................................................. 41

Hình 3.8: VCSH của công ty CPXD Sóc Trăng qua 3 năm ............................. 44

Hình 3.9: Tốc độ luân chuyển VLĐ qua 3 năm ............................................... 48

Hình 3.10: Hệ số đảm nhiệm VLĐ ................................................................. 49

Hình 3.11: Tỷ số thanh toán hiện thời ............................................................. 50

Hình 3.12: Tỷ số thanh toán nhanh ................................................................. 51

Hình 3.13: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ........................................ 53

Hình 3.14 : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ................................... 54

Hình 3.15: Tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE) ................................................ 55

Hình 3.16: Sơ đồ Dupont ............................................................................... 57

Hình 3.17: Ma trận Swot cho công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng ................ 61

Page 13: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-xii-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VCSH: Vốn chủ sở hữu

TSLĐ: Tài sản lưu động

TSNN: Tài sản ngắn hạn

TSDH: Tài sản dài hạn

KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh

VLĐ: Vốn lưu động

TTS: Tổng tài sản

DDT: Doanh thu thuần

BH & CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ

Page 14: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-1-

CHƢƠNG I

GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề

“Vốn” là yếu tố đầu tiên được biết đến khi một doanh nghiệp muốn tham

gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt nền kinh tế thế giới trong những

năm gần đây đang bị rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề. Hệ lụy của nó các

là doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với

sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước như: hàng hóa

tiêu thụ chậm, lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm sút, gây nên sức ép cho

các doanh nghiệp trong nước khó có thể dùng nguồn vốn của mình để tiếp thu

khoa học kỹ thuật tiên tiến đã trực tiếp làm giảm nâng lực cạnh trạnh.Yêu cầu

quan trọng và cấp bách là phải sử dụng vốn sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu

quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tăng thêm sức cạnh tranh

của mình. Mặt khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp

đều tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn, và do vậy sự cạnh tranh cả trên thị

trường vốn cũng ngày càng trở nên quyết liệt.

Thực tế trong thời gian qua cũng chỉ rõ các doanh nghiệp Việt Nam phụ

thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay, các doanh nghiệp không kiểm soát được

dòng tiền thu về do chạy theo chỉ tiêu doanh thu và dùng vốn ngắn hạn để đầu tư

trung hạn dẫn đến sự mất cân đối về nguồn vốn.

Ngoài ra có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp dùng quá nhiều vốn tự

có, không chủ động đi vay và huy động từ các nguồn khác nhau, điều này dẫn

đến những hệ quả tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp đó là không thể đạt được quy mô vốn lớn, từ đó dẫn đến không đủ khả

năng tiếp cận các dự án lớn, kéo theo không có cơ hội để bứt phá và tăng trưởng.

Đặc biệt, tuy hiệu quả sử dụng vốn bị sụt giảm trong thời gian gần đây,

nhưng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam vẫn chú trọng nhiều hơn vào việc

tăng vốn, tăng quy mô doanh nghiệp, thay vì chú trọng nâng cao hiệu quả và

năng suất của đồng vốn tại doanh nghiệp.

Page 15: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-2-

Là một công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhưng công ty Cổ

phần xây dựng Sóc Trăng cũng đang gặp những vấn đề khó khăn tương tự như

các doanh nghiệp khác, chính vì vậy cần có một biện pháp cụ thể để nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên em lựa chọn đề tài “Phân tich

hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng” .

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây

dựng Sóc Trăng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của

công ty.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua giai đoạn từ

năm 2008 đến năm 2010.

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

- Đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.

1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi về không gian

Đề tài được thực hiện với số liệu tại công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng.

1.3.2. Phạm vi về thời gian

Số liệu để phân tích trong bài từ năm 2008 đến năm 2010.

1.3.3. Phạm vi về nội dung

Phân tích tình hình sử dụng vốn từ đó đè ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn cho công ty.

Page 16: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-3-

CHƢƠNG II

PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

2.1. Phƣơng pháp luận

2.1.1. Khái niệm vốn

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về vốn. Vốn trong doanh nghiệp là một

quỹ tiền tệ đặc biệt nhằm mục đích phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh.

Theo quan điểm của Mark nhìn nhận dưới góc độ sản xuất thì Mark cho

rằng “Vốn chính là tư bản, là yếu tố đem lại thặng dư, là đầu vào của quá trình

sản xuất ”. Tuy nhiên theo quan điểm của Mark thì chỉ có sản xuất mới tạo được

thặng dư trong quá trình sản xuất và sử dụng như đầu vào hữu ích cho quá trình

sản xuất đó.

Theo Paul A. Samuelson, một đại diện tiêu biểu của học thuyết kinh tế

hiện đại cho rằng: “Đất đai và yếu tố lao động ban đầu là sơ khai, còn vốn và

hàng hóa là kết quả của quá trình sản xuất. Vốn bao gồm các loại hàng hóa lâu

bền được sản xuất ra và phục vụ cho quá trình đầu vào của sản xuất một cách

hữu ích”.

Một số hàng hóa vốn có thể tồn tại trong vài năm hoặc lâu hơn nhưng điều

đặc biệt của hàng hóa vốn chính là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất và

cũng là đầu vào của một quá trình sản xuất.

Trong cuốn kinh tế học của David Begg cho rằng: “Vốn được phân chia

theo hai hình thức: Vốn hiện vật và vốn tài chính” . Trong đó:

- Vốn hiện vật: Là những hàng hóa dự trữ của một quá trình sản xuất để

sản xuất ra một hàng hóa khác.

- Vốn tài chính: Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn nhưng có thể khái quát thành:

T….H( TLLD, TLSX)…SX…H’...T’

Page 17: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-4-

Để các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất thì doanh nghiệp

phải có một lượng tiền ứng trước, lượng tiền ứng trước này được gọi là vốn. Như

vậy “Vốn doanh nghiệp là biểu hiện tiền của, vật tư, tài sản được đầu tư vào

quá trình sản xuất nhằm thu lại lợi nhuận”.

Tiền chỉ có thể trở thành vốn khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau:

Thứ nhất: Tiền phải là đại diện cho một loại hành hóa nhất định, đảm bảo

cho một hàng hóa có thực.

Thứ hai: Tiền phải được tích tụ và tập trung ở một mức nhất định.

Thứ ba: Khi có đủ lượng tiền nhất định thì tiền phải vận động để sinh lời

2.1.2. Vai trò vốn

Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng

cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát

triển của các doanh nghiêp.

- Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu

tiên doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu

phải bằng lượng vốn pháp định ( lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định cho

từng loại hình doanh nghiệp ) khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được

xác lập. Ngược lại, việc thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện được.

Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không

đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt

động như phá sản, giải thể, sát nhập…Như vậy, vốn có thể được xem là một

trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của

một doanh nghiệp trước pháp luật.

- Về kinh tế: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những

yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không

những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để

phục vụ cho quá trình sản xuất mà mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh

doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.

Page 18: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-5-

Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này

càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày

càng gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu

tư hiện đại hoá công nghệ … Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi

doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn.

Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của

doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản suất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh

doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có

lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao

uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới

có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn.

2.1.3. Phân loại vốn

2.1.3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành

2.1.3.1.1. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn và

doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, do vậy vốn chủ sở hữu không phải

là một khoản nợ. Vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn pháp định: Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có để thành lập

doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề. Đối với doanh

nghiệp Nhà nước, nguồn vốn này do ngân sách nhà nước cấp.

- Vốn tự bổ sung: Thực chất nguồn vốn này là số lợi nhuận chưa phân

phối ( lợi nhuận lưu giữ ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các

quỹ xí nghiệp (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi …)

- Vốn chủ sở hữu khác: Thuộc nguồn này gồm khoản chênh lệch do đánh

giá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí, do

các đơn vị phụ thuộc nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng xây dựng cơ bản.

Page 19: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-6-

2.1.3.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp

Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, vốn

chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng

nguồn vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải

tăng cường huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ, liên doanh liên

kết, phát hành trái phiếu và các hình thức khác:

Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá

nhân, đơn vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn.

- Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Rất quan trọng đối với các

doanh nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn

hạn hoặc dài hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng tín

dụng giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp,

- Vốn vay trên thị trường chứng khoán: Tại những nền kinh tế có thị

trường chứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường chứng khoán là một hình

thức huy động vốn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu,

đây là một công cụ tài chính quan trọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp

ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh

nghiệp có thể thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động

kinh doanh của mình.

- Vốn liên doanh liên kết: Doanh nghiệp có thể kinh doanh, liên kết, hợp

tác với các doanh nghiệp khác để huy động thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất

kinh doanh. Đây là một hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham

gia góp vốn liên doanh, liên kết gắn liền với việc chuyển giao công nghệ thiết bị

giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc, thiết bị nếu hợp đồng liên

doanh quy định góp vốn bằng máy móc thiết bị.

- Vốn tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là các khoản mua chịu từ

người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm

dụng. Tín dụng thương mại luôn gắn với một luồng hàng hoá dịch vụ cụ thể, gắn

với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ chế thanh toán,

Page 20: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-7-

của chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Đây là

phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng

mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên các khoản

tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản

lý một cách khoa học nó có thể đáp ứng phần nào nhu cầu vốn lưu động cho

doanh nghiệp.

- Vốn tín dụng thuê mua: Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua

là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần

thiết sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ

thông qua hợp đồng thuê giữa người thuê và người cho thuê. Người thuê được sử

dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà hai bên

thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản.

Tín dụng thuê mua có hai phƣơng thức giao dịch chủ yếu là thuê vận

hành và thuê tài chính:

Thuê vận hành

Phương thức thuê vận hành ( thuê hoạt động ) là một hình thức thuê ngắn

hạn tài sản. Hình thức thuê này có đặc trưng chủ yếu sau:

- Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích

của tài sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn.

- Người thuê chỉ phải trả tiền thuê theo thoả thuận, người cho thuê phải

chịu mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài

sản, … cùng với mọi rủi ro về hao mòn vô hình của tài sản.

- Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính chất

thời vụ và nó đem lại cho bên thuê thuận lợi là không cần phải phản ánh tài sản

loại này vào sổ sách kế toán.

Thuê tài chính:

Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hạn và dài hạn

theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết

Page 21: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-8-

bị mà mà người cần thuê và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản

từ người cho thuê. Thuê tài chính có hai đặc trưng sau:

- Thời hạn thuê tài sản của bên thuê phải chiếm phần lớn hữu ích của tài

sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những

chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.

- Ngoài khoản tiền thuê tài sản phải trả cho bên thuê, các loại chi phí bảo

dưỡng vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản, cũng như các rủi ro khác đối với tài

sản do bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản Công ty.

Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sở để

doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp tuỳ theo loại hình sở hữu, ngành

nghề kinh doanh, quy mô trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như

chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối

với việc quản lý vốn ở các doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập là hoạt động luân

chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và

hiệu quả quay vòng vốn. Vốn cần được xem xét dưới trạng thái động với quan

điểm hiệu quả.

2.1.3.2. Phân loại vốn theo phƣơng thức chu chuyển

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn cố định được

gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định. Vì vậy, việc

nghiên cứu về nguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìm hiểu về tài sản

cố định.

2.1.3.2.1. Tài sản cố định

Căn cứ vào tính chất và tác dụng trong khi tham gia vào quá trình sản xuất,

tư liệu sản xuất được chia thành hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao

động. Đặc điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham gia trực tiếp

hoặc gián tiếp vào chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, mặc dù tư liệu sản xuất bị

hao mòn nhưng chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Chỉ khi nào

chúng bị hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về kinh tế thì khi đó

chúng mới bị thay thế, đổi mới.

Page 22: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-9-

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng

dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn

dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác

với đối tượng lao động, tài sản cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ

nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.

Theo chế độ quy định hiện hành những tư liệu lao động nào đảm bảo đủ

hai điều kiện sau đây sẽ được gọi là tài sản cố định:

+ giá trị >= 5.000.000 đồng.

+ thời gian sử dụng >=1 năm.

Để tăng cường công tác quản lý tài sản cố định cũng như vốn cố định và

nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng cần thiết phải phân loại tài sản cố định.

Phân loại tài sản cố định

Tài sản dùng cho mục đích kinh doanh. Loại này bao gồm tài sản cố định

hữu hình và tài sản cố định vô hình:

- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu

hiện bằng các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương

tiện vận tải, các vật kiến trúc …Những tài sản cố định này có thể là từng đơn vị

tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết

với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản

xuất kinh doanh.

- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ

thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều

chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí

về đất sử dụng, chi phí mua bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương

mại …

+ Tài sản dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng.

+ Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước.

Page 23: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-10-

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được vị trí và tầm quan

trọng của tài sản cố định dùng vào mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh và có

phương hướng đầu tư vào tài sản hợp lý.

Căn cứ vào tình hình sử dụng thì tài sản cố định của doanh nghiệp được

chia thành các loại sau:

- Tài sản cố định đang sử dụng.

- Tài sản cố định chưa cần dùng.

- Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý.

Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các tài sản của

doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử

dụng chúng.

Vốn cố định của doanh nghiệp

Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp bao gồm việc xây dựng nhà

xưởng, nhà làm việc và quản lý, lắp đặt các hệ thống máy móc thiết bị chế tạo

sản phẩm, mua sắm các phương tiện vận tải … Khi các công việc được hoàn

thành và bàn giao thì doanh nghiệp mới có thể bắt đầu tiến hành sản xuất được.

Như vậy vốn đầu tư ban đầu đó đã chuyển thành vốn cố định của doanh nghiệp.

Vậy, vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng

trước về tài sản cố định; đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong

nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết

thời hạn sử dụng. Vốn cố định của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong

sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư đúng hướng tài sản cố định sẽ mang lại hiệu

quả và năng suất rất cao trong kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt

hơn và đứng vững trong thị trường.

2.1.3.2.2. Vốn lƣu động

Tài sản lƣu động

Trong quá trình sản xuất kinh doanh bên cạnh tài sản cố định, doanh

nghiệp luôn có một khối lượng tài sản nhất định nằm rải rác trong các khâu của

Page 24: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-11-

quá trình sản xuất như dự trữ chuẩn bị sản xuất, phục vụ sản xuất, phân phối, tiêu

thụ sản phẩm, đây chính là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Đối với các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản lưu động thường chiếm 50% -70%

tổng giá trị tài sản.

Tài sản lưu động chủ yếu nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp và là các đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia vào

quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu . Bộ phận chủ yếu

của đối tượng lao đông sẽ thông qua quá trình sản xuất tạo thành thực thể của sản

phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí mất mát đi trong quá trình sản xuất. Đối tượng lao

động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất do đó toàn bộ giá trị của chúng được

dịch chuyển một lần vào sản phẩm và được thực hiện khi sản phẩm trở thành

hàng hoá.

Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp được chia thành hai thành

phần: một bộ phận là những vật tư dự trữ đảm bảo cho quá trình sản xuất được

liên tục, một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở

dang, bán thành phẩm …) cùng với các công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế được

dự trữ hoặc sử dụng, chúng tạo thành tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất

của doanh nghiệp.

Bên cạnh tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất, doanh nghiệp cũng có

một số tài sản lưu động khác nằm trong khâu lưu thông, thanh toán đó là các vật

tư phục vụ quá trình tiêu thụ, là các khoản hàng gửi bán, các khoản phải thu …

Do vậy, trước khi bước vào sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có một

lượng vốn thích đáng để đầu tư vào những tài sản ấy, số tiền ứng trước về tài sản

đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.

Vốn lƣu động

Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thức khác nhau, bắt

đầu từ hinh thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hoá và lai quay trở về

hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Vì quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục

cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành sự

chu chuyển của vốn.

Page 25: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-12-

Vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu

động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện

thường xuyên, liên tục.

Trong doanh nghiệp việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan

trọng. Một doanh nghiệp được đánh giá là quản lý vốn lưu động có hiệu quả khi

với một khối lượng vốn không lớn doanh nghiệp biết phân bổ hợp lý trên các giai

đoạn luân chuyển vốn để số vốn lưu động đó chuyển biến nhanh từ hình thái này

sang hình thái khác, đáp ứng được các nhu cầu phát sinh. Muốn quản lý tốt vốn

lưu động các doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được các bộ phận cấu thành

của vốn lưu động, trên cơ sở đó đề ra được các biện pháp quản lý phù hợp với

từng loại.

Căn cứ vào vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh

doanh vốn lưu động bao gồm

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là bộ phận vốn dùng để mua

nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế dự trữ và chuẩn bị sản xuất.

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho

giai đoạn sản xuất như: sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm tự chế, chi phí chờ

phân bổ.

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: là bộ phận trực tiếp phục vụ cho

giai đoạn lưu thông như thành phẩm, vốn tiền mặt .

Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm :

- Vốn vật tư hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện

bằng hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành

phẩm, thành phẩm.

- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền

gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn.

Page 26: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-13-

2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng

Sóc Trăng từ phòng kế toán của công ty cung cấp. Dựa vào các bảng báo cáo tài

chính của công ty từ đó biết được về tình hình tài sản cũng như nguồn vốn để

phân tích được hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty.

2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua

giai đoạn 2008- 2010. Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của

công ty từ đó dùng phương pháp so sánh năm 2009 so với năm 2008 và năm

2010 so với năm 2009 cả về tương đối lẫn tuyệt đối để biết được tình hình hình

hoạt động của công ty qua giai đoạn 2008- 2010.

- Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây

dựng Sóc Trăng qua 3 năm.

+ Đánh giá tình hình tài sản của công ty: Dựa vào bảng báo cáo về tình

hình tài sản lưu động và tài sản dài hạn bằng phương pháp so sánh tình hình tài

sản của công ty từ đó rút ra được tình hình tài sản của công ty.

+ Đánh giá tình hình nguồn vốn của công ty: Dựa vào các báo cáo về tình

hình nguồn vốn như nợ phải trả, vốn chủ sở hữu bằng phương pháp so sánh ta

cũng thu về được cơ bản về tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn qua 3 năm.

+ Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn: Dùng các chỉ tiêu tài chính để đánh

giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Page 27: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-14-

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vcd

DHvcd

Trong đó:

Hvcd: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

Vcd: Vốn cố định sử dụng bình quân kỳ

D: Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vld

DHvld

Trong đó:

Hvld: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Vld: Vốn lưu động sử dụng bình quân kỳ

Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cho biết được rằng bỏ ra một đồng vốn

sẽ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu tỷ số này càng cao công ty hoạt động

càng hiệu quả.

- Vòng quay khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc

thanh toán các khoản phải thu…, Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn

của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.

- Vòng quay hàng tồn kho

Là một tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả

như thế nào.

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần

Hàng tồn kho

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Các khoản phải thu

Page 28: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-15-

- Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ

C =Vld

D

Trong đó:

C: Vòng quay vốn lưu động

D: Doanh thu thuần trong kỳ

Vld: Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng vốn lưu động của doanh nghiệp luân

chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính tốt công ty bỏ ra ít vốn nhưng thu được

lợi nhuận cao.

- Số ngày luân chuyển

Là số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động

N =D

TxVld

C

T

Trong đó:

N: Số ngày luân chuyển một vòng quay vốn lưu động

T: Số ngày trong kỳ

- Hệ số đảm nhiệm VLĐ

H = D

Vld

Chỉ tiêu này cho biết rằng để tạo ra được một đồng doanh thu thì cần bao

nhiêu đồng VLĐ.

-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ số này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi

nhuận. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu

quả kinh doanh càng lớn.

Doanh thu thuần Tỷ suất LN/DT =

Lợi nhuận ròng * 100 %

Page 29: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-16-

- Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE)

Đây là chỉ số mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo

lãi của một đồng vốn mà họ bỏ ra để đầu tư vào Công ty.

- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào Công ty.

- Khả năng thanh toán nhanh

- Khả năng thanh toán hiện hành

- Khả năng thanh toán tổng quát

Phân tích hiệu quả thu hồi VCSH bình quân qua 3 năm bằng mô hình

dupont

Phân tích Dupont các chỉ số tài chính. Các chỉ số tài chính được trình bày

ở dạng phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi chỉ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy

thuộc vào hai yếu tố là tử số và mẫu số của phân số đó. Hay nói một cách khác,

Vốn cổ phần Tỷ suất sinh lợi trên VCP

=

Lợi nhuận ròng * 100 %

Tổng tài sản Tỷ suất sinh lợi trên TTS

=

Lợi nhuận ròng * 100 %

Tổng nợ NH Khả năng thanh toán nhanh =

TSNH - HTK

Tổng nợ NH Khả năng thanh hiện hành =

TSNH

Tổng nợ phải trả Khả năng thanh hiện hành =

Tổng tài sản

Page 30: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-17-

lúc này một tỷ số tài chính đã được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính

khác.

- Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp

Phân tích ma trận swot là tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách

thức ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của công ty, sau đó phân tích để

hình thành nên những chiến lược khả thi có thể lựa chọn.

Các bước lập ma trận SWOT:

- Bước 1: Liệt kê điểm mạnh (S) chủ yếu bên trong công ty.

- Bước 2: Liệt kê những điểm yếu (W) bên trong công ty.

- Bước 3: Liệt kê các cơ hội (O) bên ngoài công ty.

- Bước 4: Liệt kê các mối đe dọa (T) quan trọng bên ngoài công ty.

- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả

của chiến lược SO vào ô thích hợp.

- Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong và cơ hội bên ngoài và ghi kết

quả của chiến lược WO.

SUẤT

SINH

LỢI

CỦA

VỐN

CHỦ

SỞ

HỮU

(ROE)

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

=

Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

Doanh thu thuần

Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

Doanh thu thuần

x

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản

Doanh thu thuần

Page 31: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-18-

- Bước 7: Kết hợp những điểm mạnh bên trong và mối đe dọa bên ngoài và

ghi kết quả của chiến lược ST.

- Bước 8: Kết hợp những điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi

kết quả của chiến lược WT.

Page 32: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-19-

CHƢƠNG III

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2008- 2010

3.1. Khái quát về công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng

Sóc Trăng

- Năm 1975: Là công ty xây lắp I tỉnh Hậu Giang. Trụ sở chính đặt tại

24C Trần Hưng Đạo, Thị xã Sóc Trăng.

- Năm 1992: Tách Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Công

ty xây lắp I tỉnh Hậu Giang được đổi thành công ty xây Sóc Trăng. Trụ sở chính

đặt tại 24C Trần Hưng Đạo, Thị xã Sóc Trăng.

- Năm 1993: Công ty xây lắp Sóc Trăng được đổi thành công ty xây dựng

và phát triển nhà tỉnh Sóc Trăng theo quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Sóc

Trăng (là một doanh nghiệp nhà nước). Trụ sở chính đặt tại 24C Trần Hưng Đạo,

Thị xã Sóc Trăng.

- Năm 1995: Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ra quyết định sát nhập 2

công ty: Công ty xây dựng và phát triển nhà tỉnh Sóc Trăng và công ty sản xuất

kinh doanh vật liệu xây dựng tỉnh Sóc Trăng thành công ty xây dựng tỉnh Sóc

Trăng. Trụ sở chính đặt tại 24C Trần Hưng Đạo, Thị xã Sóc Trăng.

- Năm 2005: Công ty xây dựng Sóc Trăng tiến hành cổ phần hóa doanh

nghiệp, ngày 01/12/2005 chủ tịch UBND Sóc Trăng quyết định số 976/QĐ(HC-

CTUBT) trên cơ sở chuyển công ty xây dựng từ loại hình doanh nghiệp nhà nước

thành công ty cổ phần. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 5903000038. Trụ sở tại

đường Phạm Hùng, Phường 8, Thành phố Sóc Trăng. Hoạt động cho đến nay

theo ngành nghề nêu trên.

Page 33: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-20-

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng chịu trách nhiệm trước các chủ đầu tư

về kỹ thuật, chất lượng công trình. Công ty thực hiện các hợp đồng do chính đơn

vị ký kết với các chủ đầu tư. Những sản phẩm do công ty làm ra như các công ty

vật tư, kiến trúc….thời gian xây dựng dài, sản phẩm được đặt ra ở một nơi cố

định nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm, mặt dù sản phẩm được đặt cố

định tại một địa điểm nhưng công cụ, dụng cụ, đối tượng lao động và lực lượng

lao động có tính chất lưu thông cao chính vì vậy việc tổ chức công tác kế toán

cũng tương tối phức tạp. Vì thời gian sử dụng sản phẩm là lâu dài nên đòi hỏi các

doanh nghiệp xây lắp trong quá trình xây dựng cũng phải kiểm tra chặt chẽ chất

lượng nguyên vật liệu và chất lượng công trình để đảm bảo an toàn cho người sử

dụng.

Page 34: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-21-

Bảng 3.1: CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

STT TÊN NGÀNH MÃ NGHÀNH

1 Khảo sát thiết kế công trình dân dụng, kỹ thuật hạ tầng,

cấp thoát nước, trang trí nội thất.

M7410

2 Tư vấn xây dựng (lập dự án, quản lý dự án, đấu thầu,

giám sát), khảo sát địa chất thủy văn, quy hoạch xây

dựng đô thị và nông thôn.

M7110

3 Xây dựng công trình dân dụng, công trình kỹ thuật, hạ

tầng kỹ thuật, cấp thoát nước, san lắp mặt bằng, lắp đặt

hệ thống điện và hệ thống cấp thoát nước.

F4290,4312,

4322

4 Khai thác cát, vận tải hàng hóa đường bộ, đường thủy,

bóc dở hàng hóa.

B0810, H4933,

H5022

5 Mua bán vật liệu xây dựng E36600

6 Khoan và khai thác nước ngầm, xử lý nước và nước thải

công nghiệp.

7 Sản xuất kiện bê tông đúc sẵn, kết cấu thép kim loại,

gạch lót nền các loại.

C2395,2511

8 Tư vấn thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ

thi công và dự toán các công trình dân dụng, công

nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật: Tư vấn

lập báo cáo đánh giá tác đông môi trường: tư vấn chứng

nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng:

mua bán văn phòng phẩm: dịch vụ photocopy.

F4321, G4663

Nguồn: phòng kinh doanh

Page 35: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-22-

3.1.3. Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CPXD Sóc Trăng

Nguồn: http://xaydungsoctrang.com.vn/soctrang/php/introduce.php?option=3

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phấn xây dựng Sóc Trăng là một hệ thống

phòng ban có liên quan mật thiết với nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng

quản trị, ban giám đốc công ty, mô hình được tổ chức trực tuyến. Chủ tịch hội

đồng quản trị là người lãnh đạo cao nhất. Giám đốc công ty được hội đồng quản

trị bổ nhiệm toàn quyền xử lý mọi công việc xảy ra hằng ngày và chịu trách

nhiệm trong công tác quản lý, phân công các trách nhiệm cụ thể cho các xí

nghiệp, phòng ban trực thuộc.

- Giám đốc công ty

Trực tiếp xử lý chung, chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất

kinh doanh, điều hành nhân lực, tuyển dụng và sa thải, tự chủ về mặt quản lý tài

chính của công ty.

Page 36: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-23-

- Phó giám đốc:

Một phó giám đốc trực tiếp điều hành nhà máy gạch từ khâu vận hành, sản

xuất đến quan hệ mua bán.

Một phó giám đốc phụ trách xí nghiệp thiết kế và xây dựng thực hiện chức

năng thiết kế, giám sát và thi công công trình. Tiếp ban giam đốc kiểm tra đôn

đốc các đơn vị thi công hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Phòng kỹ thuật

Giúp ban giam đốc tham mưu trong công tác quản lý và điều hành công

trình, tổ chức thực hiện và quản lý các mặt công tác kinh tế, kỹ thuật trong toàn

công ty theo đúng như hội dồng quản trị.

- Phòng kinh doanh

Giúp cho ban giám đốc công ty quản lý các hợp đồng kinh tế, quản lý đầu

tư và thiết bị sản xuất, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao dịch

với khách hàng, xử lý các thông tin liên quan.

-Phòng tổ chức hành chính

Giúp cho ban giám đốc công ty thống kê quản lý nhân lực, thực hiện

đúng chính sách bảo hiểm theo quy định, kỷ luật khen thưởng kịp thời áp dụng

cho từng hình thức cá nhân cụ thể.

- Phòng kế toán tài vụ

Có chức năng tổ chức vốn phân phối nguồn tài chính, kiểm tra tài chính,

tổ chức bộ máy kế toán thực hiện kế hoạch tài chính và các vấn đề có liên quan.

Phòng kế toán tài vụ thực hiện theo hình thức kế toán tập trung, tất cả các công

việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản ghi

vào sổ chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo tài chính và thông tin kinh tế khác đều

được thực hiện tại phòng kế toán công ty.

Page 37: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-24-

3.1.4. Đặc điểm tình hình và phƣơng hƣớng phát triển

3.1.4.1. Thuận lợi

Luôn được chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi, những

năm qua đã xây dựng được mối quan hệ với Đãng, công đoàn, giữa lãnh đạo cấp

trên với lãnh đạo đơn vị, xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất, phát huy mạnh

tính dân chủ trong công ty.

Do là công ty có quy mô lớn nên luôn thu hút người có trình độ, học vấn

cao. Đội ngũ cán bộ, kỹ sư trẻ năng động, nhiệt tình với công tác, có nâng lực

quản lý và điều hành tổ chức.

3.1.4.2. Khó khăn

Quá trình thành lập đến phát triển có nhiều sự thay đổi, cơ sở vật chất ban

đầu còn lạc hậu, chính vì vậy mà công ty cần đầu tư một lượng lớn vốn vào việc

hiện đại hóa máy móc, thiết bị, mua sắm tài sản cố định, nhất là đầu tư máy móc

thiết bị cho nhà máy gạch ngói Sóc Trăng. Trong khi đó nguồn vốn lại có hạn

nên đã làm ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hoá phục vụ cho nhu cầu công việc

được tốt hơn. Do hạn chế về nguồn vốn nên công ty phải vay từ ngân hàng để

đầu tư, xây dựng các đơn vị trực thuộc vì thế hằng năm công ty phải chi một

lượng tiền không nhỏ trong tổng doanh thu của công ty để trả lãi cho ngân hàng.

Hiện nay dưới sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì công ty cổ phần

xây dựng Sóc Trăng không thể tránh khỏi sự cạnh tranh với các công ty cùng

hoạt động trong ngành.

Page 38: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-25-

3.2. Thực trạng sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng giai

đoạn 2008- 2010

3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh

tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh

khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện

nhiệm vụ đối với Nhà nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là

nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục

vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời

của công ty.

Phân tích khái quát bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp ta có

cái nhìn khái quát tình hình của công ty về các khoản mục như: doanh thu, chi

phí và lợi nhuận. Có thể biết được lợi nhuận tăng giảm là do doanh thu hay chi

phí. Từ đó biết được tình hình kinh doanh của công ty có khả quan hay không.

Page 39: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-1-

Bảng 3.2: BẢNG PHÂN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

STT CHỈ TIÊU NĂM 2009/2008 2010/2009

2008 2009 2010 SỐ TIỀN Tỷ lệ(%) SỐ TIỀN Tỷlệ(%)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 41.038.596.281 62.270.538.221 98.134.292.535

21.231.941.940 52 35.863.754.314

58

2 Các khoản giảm trừ 9.479.600 - -

(9.479.600) (100) - -

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 41.030.116.681 62.270.538.221 98.134.292.535

21.240.421.540 52 35.863.754.314

58

4 Giá vốn hàng bán 35.638.641.116 55.338.128.260 85.922.055.987

19.699.487.144 55 30.583.927.727

55

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.391.475.565 6.932.409.961 12.212.236.548

1.540.934.396 29 5.279.826.587

76

6 Doanh thu hoạt động tài chính 35.458.202 225.716.928 345.466.041

190.258.726 537 119.749.113

53

7

Chi phí tài chính (Trong đó: Chi phí lãi vay) - - 1.051.666.500

- -

1.051.666.500 -

8 Chi phí bán hàng 997.561.226 1.251.356.456 1.775.954.051

253.795.230 25 524.597.595

42

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.117.628.962 3.380.708.849 4.750.787.430

263.079.887 8 1.370.078.581

41

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 1.311.743.579 2.526.061.584 4.979.294.608

1.214.318.005 93 2.453.233.024

97

11 Thu nhập khác 421.984.205 200.174.627 243.177.207

(221.809.578) (53) 43.002.580

21

13 Lợi nhuận khác 421.984.205 - -

(421.984205) (100) - -

14 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.733.727.784 2.726.236.211 5.222.471.815

992.508.427 57 2.496.235.604

92

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 173.372.784 681.559.053 1.044.494.363

508.186.269 293 362.935.310

53

17 Lợi nhuận sau thuế 1.560.355.006 2.004.677.158 4.177.977.452

444.322.152 28 2.173.300.294

108

18 Lãi suất cơ bản trên cổ phiếu 2.855 3.741 4.065

886 31 324 9

Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần xây dựng Sóc trăng

Đvt: Đồng

-26

-

Page 40: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-27-

- Về tình hình doanh thu:

Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng nó phản ánh qui mô của quá

trình hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh thu còn là nguồn thu quan trọng

để đơn vị trang trải các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh và tạo

điều kiện thuận lợi cho quá trình tái đầu tư. Qua đó có thể nắm bắt được khả

năng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường và thái độ của khách hàng đối với

những chủng loại sản phẩm mà công ty cung cấp. Doanh thu cao chứng tỏ sản

phẩm của công ty rất được ưa chuộng và chiếm ưu thế hơn so với những sản

phẩm cùng loại khác trên thị trường.

Do vậy, doanh thu là một chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt

động kinh doanh, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần đến sự

thành công hay thất bại của đơn vị.

+ Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đvt: Tỷ đồng

41

62

98

40

60

80

100

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.2: Tình hình DTT của công ty từ 2008- 2010

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính

Dựa vào hình 3.2 sẽ thấy trong những năm gần đây tình hình về doanh thu

của công ty có bước đột phá. Điển hình trong năm 2009 doanh thu về bán hàng

và cung cấp dịch vụ của công ty tăng 52% so với năm 2008. Từ 41,038,596,281

đồng lên 62,270,538,221 đồng. Năm 2010 con số này tiếp tục tăng lên 58% so

Page 41: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-28-

với năm 2009. Với tổng doanh thu năm 2010 là 98,134,292,535 đồng. Doanh thu

của công ty qua 3 năm có được sự tăng trưởng chủ yếu là thu được từ hoạt động

bán hàng và các hợp đồng xây dựng ngày càng nhiều. Điều này càng khẳng định

rằng trong những năm gần đây công ty đã mở rộng được thị phần của mình và

chiếm được lòng tin của khách hàng.

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính

Đvt:Triệu đồng

35

225

345

0

100

200

300

400

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.3: Doanh thu từ hoạt động tài chính giai đoạn 2008- 2010

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính

Theo hình 3.3 ta thấy tình hình doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty

tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2009 tăng 537% so với năm 2008 từ 35,458,202

đồng lên đến 225,716,928 đồng. Năm 2010 doanh thu này tăng 53% so với năm

2009 tăng về tuyệt đối là 119,749,113 đồng. Nguyên nhân của sự tăng vọt về

doanh thu này trong năm 2008 chủ yếu có được từ tiền gửi ngân hàng và cho vay.

Và lượng tiền gửi này tiếp tục được gia tăng vào năm 2010 đã làm cho doanh thu

từ hoạt động tài chính tiếp tục tăng trưởng.

- Về chi phí: Chi phí nói chung là sự hao phí lao động sống và lao động vật

hóa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh với mong muốn mang về một

sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo hay một kết quả nhất định. Chi phí phát sinh trong

Page 42: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-29-

các hoạt động sản xuất thương mại nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng

của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Chi phí có nhiều loại và được phân

loại theo ý muốn chủ quan của con người nhằm để phục vụ các nhu cầu khác

nhau của phân tích. Tùy vào mục đích sử dụng, góc độ nhìn, chi phí được phân

loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất,

chi phí thời kỳ, chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí trực tiếp, chi phí gián

tiếp, chi phí chìm, chi phí cơ hội,...

Chi phí mà công ty phải chịu khi hoạt động sản xuất kinh doanh là: Chi

phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phí thuế TNDN hiện hành.

Chi phí mà công ty phải chịu nhiều nhất đó là chi phí quản lý doanh

nghiệp trong năm 2009 tăng không đáng kể so với năm 2008 về giá trị là

263,079,887 đồng và tăng 8%. Nhưng đến năm 2010 thì chí phí này lại tăng lên

41% so vói năm 2009 đạt 4,750,787,430 đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp

tăng là do công ty mở rộng quy mô đòi hỏi những cán bộ quản lý trong công ty

cần phải nâng cao trình độ, đồng thời cần phải tuyển thêm đội ngũ nhân viên

chính vì vậy đã làm gia tăng chi phí này. Kế đến đó là chi phí bán hàng, Chi phí

chi cho việc bán hàng vào năm 2008 là 997,561,226 đồng và chi phí này tăng lên

25% vào năm 2009 và đạt được giá trị là 1,775,954,051 đồng vào năm 2010 tăng

42%. Chi phí thuế TNDN là một phấn bắt buột phải có và khi hoạt động, doanh

nghiệp hoạt động càng hiệu quả thì chi phí này càng tăng. Có thể nói chi phí này

tỷ lệ thuận với doanh thu mà công ty đạt được. Vào năm 2008 chi phí cho thuế

phải chịu là 173,372,784 đồng và chi phí này đạt đến 681,559,053 đồng vào năm

2009 tăng 293%. Đến năm 2010 thì con số này đạt đến 1,044,494,363 đồng vào

năm 2010 tăng lên 53% so với năm 2009. Nguyên nhân của chi phí bán hàng và

chi phí thuế TNDN tăng là do số lượng hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn nên

doanh thu được tăng lên chính hai điều này đã làm cho chi phí bán hàng và chi

phí thuế TNDN phải tăng theo. Chi phí lãi vay năm 2010 là 1,051,666,500 đồng.

Nguyên nhân chủ yếu là do khi công ty phát triển thì đòi hỏi cần phải có được

nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh mà nguồn vốn tự có thì có giới hạn

chính vì vậy mà doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp vay nợ, do đó chi phí phát

sinh của công ty phải tính thêm vào khoản chi phí lãi vay.

Page 43: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-30-

Về lợi nhuận: Là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi

đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa

doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá

vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và

thuế theo quy định của pháp luật.

Dựa vào lợi nhuận của công ty ta có thể biết được tình hình hoạt động của

công ty đang lời hay lỗ từ đó các nhà đầu tư cũng như những nhà chức năng

trong công ty có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Đvt: Tỷ đồng

Hình 3.4: Tình hình lợi nhuận của công ty từ 2008- 2010

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng 3.4 cho thấy trong năm 2008 lợi nhuận của công ty đạt

1,560,355,006 đồng và tăng 28% vào năm 2009. Đến năm 2010 có thể thấy được

sự tăng trưởng vượt trội của công ty tăng lên 108% so với năm 2009 đạt mức giá

trị là 4,177,977,452 đồng. Có thể giải thích cho sự gia tăng này là do công ty mở

rộng quy mô đồng thời sự mở rộng này là đúng và công ty hoạt động ngày càng

có hiệu quả và lợi nhuận tăng lên là lẽ đương nhiên. Riêng về năm 2010 công ty

có được sự tăng trưởng vượt trội là do công ty tiết kiệm được chi phí mặt dù là

mở rộng thì đòi hỏi cả doanh thu và chi phí tăng nhưng chi phí này tăng thấp hơn

doanh thu nên kết quả là lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng đột biến.

1

2

3

4

5

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Page 44: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-31-

Qua phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho ta thấy được rằng

công ty đang hoạt động một cách hiệu quả, tình hình doanh thu cũng như lợi

nhuận có sự tăng trưởng đáng kể. Để hiểu rỏ hơn tại sao cần đi sâu vào đánh giá

tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty là như

thế nào để đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng như thế.

3.2.2. Đánh giá tình hình tài sản của công ty

Trong tình hình sản xuất kinh doanh chung của công ty thì kết cấu tài sản

có sự biến đổi qua các năm. Sự biến đổi này có thể là tăng hoặc giảm nguồn tài

sản của công ty. Đánh giá được tình hình tài sản của công ty có thể cho thấy

được hiệu quả sử dụng tài sản, hao mòn tài sản…., hoặc cũng có thể đánh giá

được sơ lược quy mô hoạt động của công ty.

Qua bảng kết cấu vốn có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp

tăng hay giảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay

không thể hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định. Đầu tư dài hạn sẽ tạo

nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.

Page 45: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-1-

Bảng 3.4: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

Đvt: Đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

Giá trị

%

Giá trị

%

TSLĐ

98.009.553.448

122.579.828.172

96.363.486.543

24.570.274.724

25,07

(26.216.341.629)

(21.39)

TSDH

13.359.189.828

13.014.514.184

10.241.105.384

(344.675.644)

(2,58)

(2.773.408.800)

(21.31)

TTS

111.368.743,276

135.594.342.356

106.604.591.927

24.225.599.080

21,75

(28.989.750.429)

(21.38)

TSLĐ, 88

TSDH, 12

90.4

9.6

TSLĐ,

90.39

TSDH,

9.61

Năm 2008

Năm 2010 Năm 2009

Hình 3.5: Cơ cấu TSLĐ và TSDH trong tổng tài sản của công ty qua 3 năm

Nguồn: Phòng kế toán

Nguồn: Phòng kế toán -32-

Page 46: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-1-

Qua bảng 3.4 và hình 3.5 cho thấy được rằng tình hình tài sản có sự tăng

giảm. Năm 2009 về TSLĐ tăng 25,07% còn về TSDH giảm 2,58% và TTS tăng

21,75%. Đến năm 2010 thì TTS của công ty giảm 21,38% trong đó TSLĐ giảm

21,39% và TSDH giảm 21,31%. Trong cơ cấu tài sản của công ty thì chủ yếu đó

là tài sản lưu động. Về tài sản lưu động qua 3 năm thì có sự gia tăng còn về tài

dài hạn có sự sụt giảm. Tài sản lưu động của công ty năm 2008 chiếm 88% trong

cơ cấu tổng tài sản của công ty, đến năm 2009 là 90,04% và được 90,39% vào

năm 2010. Về TSDH năm 2008 là 12%, năm 2009 là 9,6% và năm 2010 đạt

được 9,61%.

Nhìn chung tình hình tổng tài sản của công ty có sự gia tăng vào năm

2009 và giảm sút vào năm 2010. Để hiểu rỏ nguyên nhân tăng giảm này cần tìm

hiểu từng khoản mục cụ thể về tài sản, nguồn vốn và việc sử dụng chúng.

3.2.2.1. Tài sản lƣu động

Dựa vào bảng 3.5 có thể thấy tình hình tài sản lưu động của công ty phần

lớn là các khoản phải thu khách hàng. Năm 2008 chiếm đến 70.42% trong cơ cấu

tài sản. năm 2009 giảm xuống còn 68.63% và con số này lại tăng lên 70.37% vào

năm 2010. Trong kinh doanh thì việc chiếm dụng vốn qua lại giữa các công ty là

điều hiển nhiên, nhưng chiếm dụng ở mức nào là vừa phải. Ngoài các khoản phải

thu thì công ty còn chịu chi phối bởi lượng tiền, hàng tồn kho…

Page 47: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-1-

Bảng 3.5: TÌNH HÌNH TÀI SẢN LƢU ĐỘNG

Đvt: Đồng

CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

Tỷ lệ(%) theo quy mô

chung

Số tiền Tỷlệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2008 2009 2010

A. TÀI SẢN LƢU ĐỘNG

98.009.553.448

122.579.828.172

96.363.486.543

24.570.274.724

25,07

(26.216.341.629)

(21,39)

88,00

90,40

90,39

1. Tiền

8.609.424.864

6.331.966.974

5.924.775.924

(2.277.457.890)

(26,45)

(407.191.050)

(6,43)

7,73

4,67

5,56

Tiền

8.609.424.864

6.331.966.974

5.924.775.924

(2.277.457.890)

(26,45)

(407.191.050)

(6,43)

7,73

4,67

5,56

2. Khoản phải thu ngắn hạn

78.420.747.333

93.060.698.550

75.016.296.364

14.639.951.217

18,67

(18.044.402.186)

(19,39)

70,42

70,73

70,37

- Phải thu khách hàng

8.091.241.939

12.341.078.400

15.522.459.908

4.249.836.461

52,52

3.181.381.508 25,78

7,27

9,10

14,56

-Trả trước cho người bán

48.442.206.267

76.306.900.763

46.122.298.508

27.864.694.496

57,52

(30.184.602.255)

(39,56)

43,50

56,28

43,26

- phải thu nội bộ ngắn hạn

18.117.605.345

15.395.339.621

11.119.804.548

(2.722.265.724)

(15,03)

(4.275.535.073)

(27,77)

16,27

11,35

10,43

-Phải thu khác

3.769.693.782

1.358.458.166

2.251.733.400

(2.411.235.616)

(63,96)

893.275.234 65,76

3,38

1,00

2,11

3. Hàng tồn kho

10.519.108.664

10.501.284.965

15.222.609.852

(17.823.699)

(0,17)

4.721.324.887 44,96

9,45

7,74

14,28

- Hàng tồn kho

10.519.108.664

10.501.284.965

15.222.609.852

(17.823.699)

(0,17)

4.721.324.887 44,96

9,45

7,74

14,28

4. Tài sản lƣu động khác

460.272.587

344.799.283

199.804.403

(115.473.304)

(25,09)

(144.994.880)

(42,05)

0,41

0,25

0,19

- Chi phí trả trước ngắn hạn

6.986.294

6.986.294

(66.560.336)

- -

(73.546.630) (1,05)

0,01

0,01

(0,06)

- Tài sản ngắn hạn khác

453.286.293 337.812.989

266.364.739

(115.473.304)

(25,47)

(71.448.250)

(21,15)

0,41

0,25

0,25

Nguồn: Phòng kế toán

-34-

Page 48: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-35-

- Tiền: là một phần giá trị vốn lưu động, bao gồm tiền mặt tại Công ty và

tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền nhằm chi trả kịp thời cho các

hoạt động thanh toán. Lượng tiền này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của

Công ty là cao đồng thời cũng phản ánh được tính chủ động trong các tình huống

xảy ra. Tuy nhiên, giá trị vốn lưu động bằng tiền không nên có số dư quá cao mà

nó cần được đưa vào sản xuất kinh doanh để tăng vòng quay của vốn, nâng cao

hiệu quả sử dụng đồng vốn hay dùng để chi trả nợ nhằm giảm chi phí sử dụng

vốn.

Đvt: Tỷ đồng

4

6

8

10

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.6 : Lƣợng tiền của công ty qua 3 năm

Nguồn: Phòng kế toán

Qua biểu đồ 3.5 cho ta thấy rằng tình hình tiền mặt của công ty qua 3 năm

có sự giảm xuống do công ty đang hoạt động có hiệu quả cần chi trả tiền mặt cho

một số hoạt động cần thiết cho công ty như mua sắm tài sản, tăng cường nhân

viên cho hoạt động sản xuất bán hàng....Nhằm mở rộng quy mô sản xuất của

công ty. Năm 2008 số tiền có được của công ty chiếm 7.73%, nhưng đến năm

2009 giảm xuống còn 4.67% và năm 2010 tiếp tục giảm còn 5.56% trong cơ cấu

nguồn vốn. Xét về mặt giá trị thì năm 2008 lượng tiền của công ty là

Page 49: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-36-

8,609,424,864 đồng. Năm 2009 còn 6,331,966,974 đồng giảm 26.45%. Đến năm

2010 triếp tục giảm 6.43% so với năm 2009 còn 5,924,775,924 đồng. Nguyên

nhân của lượng tiền giảm qua các năm là do công ty mở rộng quy mô đòi hỏi cần

phải tăng cương các thiết bị, mua sắm thêm tài sản, và chi trả một số khoản chi

phí phát sinh bằng tiền mặt.

- Khoản phải thu ngắn hạn: Giá trị của chỉ tiêu “số vòng quay của các

khoản phải thu” càng lớn càng chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp thu hồi các khoản

nợ càng có hiệu quả. Ngược lại, chỉ tiêu “thời gian của một vòng quay khoản

phải thu” chỉ rõ số ngày cần thiết doanh nghiệp phải sử dụng để có thể thu hồi hết

doanh thu bán chịu trong kỳ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi

công nợ càng kém hiệu quả.

Bảng 3.6 : TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN PHẢI THU QUA 3 NĂM

Đvt: Đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Khoản phải thu ngắn hạn

78.420.747.333

93.060.698.550

75.016.296.364

-Phải thu khách hàng

8.091.241.939

12.341.078.400

15.522.459.908

-Trả trước cho người bán

48.442.206.267

76.306.900.763

46.122.298.508

- phải thu nội bộ ngắn hạn

18.117.605.345

15.395.339.621

11.119.804.548

- Phải thu khác

3.769.693.782

1.358.458.166

2.251.733.400

Nguồn: Phòng kế toán

Dựa vào bảng 3.5 và 3.6 cho thấy được rằng các khoản phải thu của công

ty qua ba năm có sự tăng giảm chẳng hạn như năm 2008 các khoản phải thu là

78,420,747,333 đồng chiếm 70.42% trong cơ cấu nguồn vốn của công ty và tăng

lên 93,060,698,550 đồng tăng 18.67% vào năm 2009 nhưng chỉ chiếm 68.63%

trong cơ cấu nguồn vốn điều này thể hiện được rằng công ty mở rộng quy mô,

ngoài ra trong năm 2009 các khoản phải thu ngắn hạn tăng do trả trước cho người

bán tăng lên từ 48,442,206,267 đồng lên 76,306,900,763 đồng tăng 57.52%. và

tiếp theo đó là phải thu khách hàng tăng lên 52.52% so với năm 2008. Nhưng

Page 50: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-37-

đến năm 2010 các khoản phải thu giảm xuống còn 75,016,296,364 đồng giảm

19.39% so với năm 2009 và chiếm 70.37% trong cơ cấu vốn. Riêng về phải thu

nội bộ ngắn hạn và phải thu khác có phần sụt giảm lần lượt là 15.03% và 63.96%.

Các khoản phải thu này đã phản ánh được rằng trong năm 2009 công ty đã quản

lý vốn chưa được hiệu quả, nguồn vốn bị chiếm dụng nằm ở mức cao nhưng đến

năm 2010 tỷ lệ này đã sụt giảm cho thấy rằng công ty đang ngày càng nâng cao

được khả năng sử dụng vốn.

- Hàng tồn kho: Qua bảng 3.5 cho thây trong 3 năm hàng tồn kho chiếm tỷ

trọng tương đối trong cơ cấu tài sản của công ty, điển hình trong năm 2008 hàng

tồn kho chiếm giá trị 10,519,108,664 đồng chiếm 9.45% trong cơ cấu tài sản.

Đến năm 2009 thì công ty đã tiêu thụ được một số lượng hàng tồn kho giảm

0.17% so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010 thì hàng tồn kho lại có sự gia tăng

trở lại tăng lên đến 15,222,609,852 đồng tăng 44.96% so với năm 2009 và chiếm

14.28% trong cơ cấu tài sản. Trong khi đó tiền của công ty qua ba năm lại chiếm

tỷ trọng lần lượt là 7.73%, 4.67% và 5.56% trong cơ cấu tài sản. Cho thấy rằng

vốn công ty mất một phần khả năng thanh khoản, vốn bị hàng tồn kho chiếm

dụng.

- Tài sản lưu động khác: Qua bảng 3.5 cho thấy được TSLĐ khác của

Công ty có phần giảm qua các năm, tuy nhiên khoản tài sản này chỉ chiếm tỷ

trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, và nó ít có biến động nên không ảnh hưởng

lớn đến công ty.

Tài sản lưu động công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn

của công ty, trong tài sản ngắn hạn này thì các khoản phải thu lại chiếm đa số

chính vì vậy công ty cần cải thiện lại nguồn vốn bị chiếm dụng để nâng cao được

hiệu quả hoạt động của nguồn vốn.

3.2.2.2. Tài sản dài hạn

Chiếm cơ cấu nhiều nhất trong cơ cấu của tài sản dài hạn đó là tài sản cố

định. Chiếm 6.75% trong cơ cấu tài sản vào năm 2008, 7.97% vào năm 2009 và

9.61% năm 2010.

Page 51: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-1-

Bảng 3.7 : TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN DÀI HẠN QUA 3 NĂM

Đvt: Đồng

CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Tỷ lệ(%) theo quy mô chung

Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2008 2009 2010

B. TÀI SẢN DÀI HẠN

13.359.189.828

13.014.514.184

10.241.105.384

(344.675.644) (2,58)

(2.773.408.800) (21,31) 12,00 9,60

9,61

I. Các khoản phải thu dài hạn

-

-

-

- - - - - -

-

II. Tài sản cố định

7.513.145.256

10.802.698.519

10.241.105.384

3.289.553.263 43,78

(561.593.135) (5,20) 6,75 7,97

9,61

1. TSCĐ hữu hình

4.804.332.965

5.485.662.643

4.924.069.508

681.329.678 14,18

(561.593.135) (10,24) 4,31 4,05

4,62

- Nguyên giá

23.760.928.123

24.852.891.652

25.254.855.288

1.091.963.529 4,60

401.963.636 1,62 21,34 18,33

23,69

- Giá trị hao mòn

(18.956.595.158)

(19.367.229.009)

(20.330.785.780)

(410.633.851) 2,17

(963.556.771) 4,98 (17,02) (14,28)

(19,07)

2. TSCĐ vô hình

2.091.792.300

4.983.492.300

4.983.492.300

2.891.700.000 138,24 - - 1,88 3,68

4,67

4. Chi phi XDCB dở dang

617.019.991

333.543.576

333.543.576

(283.476.415) (45,94) - - 0,55 0,25

0,31

III. Bất động sản đầu tƣ

-

-

-

- - - - - -

-

IV. Các khoản đầu tƣ tài

chính dài hạn

-

- -

- - - - - -

-

V. Tài sản dài hạn khác

5.846.044.572

2.211.815.665

-

(3.634.228.907) (62,17)

(2.211.815.665) (100,00) 5,25 1,63

-

1. Chi phí trả trước dài hạn

5.846.044.572

2.211.815.665

-

(3.634.228.907) (62,17)

(2.211.815.665) (100,00) 5,25 1,63

-

Nguồn:Phòng kế toán

-38

-

Page 52: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-39-

Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định hữu hình chiếm 6.75% trong cơ

cấu nguồn vốn trong khi tài sản dài hạn chiếm chỉ có 12% vào năm 2008 trong

cơ cấu nguồn vốn. Trong năm này tài sản cố định của công ty hữu hình đạt

4,804,332,965 đồng và tăng thêm một lượng là 681,329,553,263 đồng tăng

14.18%. Nhưng đến năm 2010 thì lại sụt giảm do khấu hao tài sản cố định hữu

hình tăng tỷ lệ khấu hao vào năm 2010 tăng 4.98% so với năm 2009. Còn về tài

sản cố định vô hình chiếm 1.88% trong cơ cấu nguồn vốn vào năm 2008 và tăng

lên 3.68% và 4.67% lần lượt vào năm 2009, 2010. Về chi phí xây dựng cơ bản dở

dang là 0.55%, 0.25% và 0.31% trong cơ cấu nguồn vốn vào năm 2008, 2009,

2010.

Ngoài ra các nguồn tài sản dài hạn khác cũng chiếm lần lượt là 5.25% và

1.63% vào năm 2008, 2009 trong cơ cấu nguồn vốn của công ty.

Có thể thấy được rằng các tài sản dài hạn do có đặc điểm là thời gian sử

dụng lâu dài và phục vụ quá trình sản xuất nên việc mua săm loại tài sản nay

không được thường xuyên.

3.2.3. Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn

Nguồn vốn của doanh nghiệp trước hết được hình thành từ nguồn vốn chủ

sở hữu, sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ và cuối cùng là được

hình thành từ các nguồn khác như đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để

đánh giá khả năng bảo đảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty ta xem xét tỷ suất

tự tài trợ nguồn vốn của đơn vị. Tỷ suất này càng cao thì khả năng đảm bảo

nguồn vốn kinh doanh càng cao, thể hiện tính độc lập về mặt tài chính cũng như

mức độ tự tài trợ của Công ty là rất tốt.

Trong kinh doanh, nguồn vốn một doanh nghiệp bất kỳ luôn được bổ sung

và tăng trưởng theo thời gian. Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các

doanh nghiệp, các chủ đầu tư và các đối tượng liên quan khác cần phân tích cơ

cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của

doanh nghiệp, tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp

phải đương đầu.

Page 53: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-1-

Bảng 3.8 : NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY

Đvt: Đồng

CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

Tỷ lệ(%) theo quy mô

chung

Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2008 2009 2010

A. NỢ PHẢI TRẢ

104.389.131.001 123.394.517.408

89.324.547.568 19.005.386.407 18,21

(34.069.969.840) (27.61)

93,73

91,00

83,79

I. Nợ ngắn hạn

83.938.583.088 106.782.881.495

75.942.911.655 22.844.298.407 27,22

(30.839.969.840) (28.88)

75,37

78,75

71,24

1. Vay ngắn hạn

750.000.000 -

2.500.000.000 (750.000.000) (100,00)

2.500.000.000 -

0,67 -

2,35

2. Phải trả người bán

3.984.754.751

2.300.330.910

6.530.497.747 (1.684.423.841) (42,27)

4.230.166.837 183.89

3,58

1,70

6,13

3. Người mua trả trước

46.855.576.904

83.007.787.229

49.788.754.735 36.152.210.325 77,16

(33.219.032.494) (40.02)

42,07

61,22

46,70

4. Thuế và các khoản phải nộp

213.437.565

195.206.671

309.388.940 (18.230.894) (8,54)

114.182.269 58.49

0,19

0,14

0,29

5. Phải trả người lao động

- -

144.473.667 - -

144.473.667 - - -

0,14

6. Chi phí phải trả

327.041.000

1,303,772.403

1.303.772.403 976.731.403 298,66 - -

0,29

0,96

1,22

7. Phải trả nội bộ

18.402.221.229

15.298.420.204

10.761.004.076 (3.103.801.025) (16,87)

(4.537.416.128) (29.66)

16,52

11,28

10,09

8. Phải trả theo tiến độ HĐXD

3.855.440.640

1.100.860.675

1.100.860.675 (2.754.579.965) (71,45) - -

3,46

0,81

1,03

9. Phải trả, phải nộp khác

9.550.110.999

3.576.503.403

3.504.159.412 (5.973.607.596) (62,55)

(72.343.991) (2.02)

8,58

2,64

3,29

II. Nợ dài hạn

20.450.547.913 16.611.635.913

13.381.635.913 (3.838.912.000) (18,77)

(3.230.000.000) (19.44)

18,36

12,25

12,55

- Phải trả dài hạn người bán

- -

- - - - - - -

-

- Phải trả dài hạn khác

- -

- - - - - - -

-

- Vay và nợ dài hạn

20.450.547.913

16.611.635.913

- (3.838.912.000) (18,77)

(16.611.635.913) (100.00)

18,36

12,25

-

Nguồn: Phòng kế toán

-40-

Page 54: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-41-

3.2.3.1. Nợ phải trả

- Nợ ngắn hạn: Nợ phải trả chính là các khoản mà Công ty đi chiếm dụng

của công ty khác.

Đvt: Tỷ đồng

84

107

76

60

80

100

120

năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.7: Tình hình NNH qua 3 năm

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính công ty

Trong cơ cấu nợ phải trả của công ty thì nợ ngắn hạn chiếm một lượng

tương đối. Có thể nói 2009 công ty hoạt động rất tốt trong lĩnh vực chiếm dụng

vốn. Năm 2009 tăng 27.22% so với năm 2008 đạt giá trị 106,782,882,495 đồng.

Nhưng đến năm 2010 thì công ty lại chi trả rất nhiều cho các khoản nợ này. Tỷ lệ

chiếm dụng nợ của công ty giảm đến 28.88% so với năm 2009.

Nguyên nhân năm 2009 công ty chiếm dụng được vốn nhiều chủ yếu là do

khách hàng trả tiền trước cho công ty tăng vọt từ 46,855,576,904 đồng lên đến

83,0070787,229 đồng tăng 77.16%. Tiếp theo đó là chi phí phải trả, công ty đã

chiếm dụng rất tốt khoản chi phí này. Vào năm 2008 chi phí này chỉ nằm ở mức

327,041,000 đồng nhưng lại tăng vọt lên đến con số 1,303,772,403 đồng vào năm

2009. Còn các khoản còn lại có sự giảm sút hơn so với năm 2008 nhưng giá trị

giảm không đáng kể so với sự chiếm dụng của 2 khoản trên. Đến năm 2010 thì

sức chiếm dụng có phần giảm xuống rỏ rệt nhất là ở người mua trả trước từ

83,0070787,229 đồng giảm xuống còn 499,788,754,735 đồng giảm 40.02%.

Nhưng bù lại công ty lại chiếm dụng được vốn vào năm này ở khoản mục vay

Page 55: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-42-

ngắn hạn đạt 2,500,000,000 đồng vào năm 2010, đồng thời trong năm này khoản

phải trả người bán tăng 183.89% từ 2,300,330,910 đồng lên 6,530,497,747 đồng.

- Nợ dài hạn: Công ty chỉ chiếm dụng khoản vay và nợ dài hạn nhưng

cũng không đạt được hiệu quả cao. Trong năm 2008 tình hình chiếm dụng đạt

20,450,547,913 đồng nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này lại giảm xuống

16,611,635,913 đồng giảm 18.77%.

Trong khoản nợ phải trả của công ty chiếm 73.73% trong tổng nguồn vốn

tuy nhiên lại giảm xuống còn 91% vào năm 2009 và 83.79% vào năm 2010.

Nhưng con số này vẫn còn đang ở mức cao nên cho thấy rằng khả năng chiêm

dụng của công ty là khá tốt.

3.2.3.2. Vốn chủ sở hữu

Đây là nguồn vốn đầu tiên khi tham gia vào hoạt động kinh doanh: Bao

gồm nguồn vốn tự có, thặng dư vốn trên cổ phần, các nguồn kinh phí, kinh quỹ.

Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn với công ty nếu công ty muốn mở rộng quy mô

sản xuất cần phải gia tăng nguồn vốn này đồng thời công ty cần phải quản lý tốt

nguồn vốn này để có thể thu về lợi nhuận cao nhất cho công ty.

Dựa vào bảng 3.7 có thể thấy được nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 6.27% tỷ

trọng trong cơ cấu nguồn vốn vào năm 2008 và nguồn vốn này tiếp tục được bổ

sung vào năm 2009 và 2010 với tỷ lệ lần lượt là 9% và 16.21% trong tổng cơ cấu

nguồn vốn.

Page 56: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-1-

Bảng 3.9: NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Nguồn: Phòng kế toán

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 % theo quy mô chung

Giá trị % Giá trị % 2008 2009 2010

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

6.979.612.275

12.199.824.948

17.280.094.359

5.220.212.673

74,79

5.080.269.411

41,64

6,27

9,00

16,21

I.Vốn chủ sở hữu

6.750.559.471

11.678.138.544

16.129.984.703

4.927.579.073

73,00

4.451.846.159

38,12

6,06

8,61

15,13

1. Vốn đầu tư chủ sở hữu

5.466.000.000

9.073.560.000

9.073.560.000

3.607.560.000

66,00

- -

4,91

6,69

8,51

2. Thặng dư vốn cổ phần

5.707.990

58.803.073

58.803.073

53.095.083

930,19

- -

0,01

0,04

0,06

3. Vốn khác của chủ sở hữu -

990

990

990 -

- - -

0,00

0,00

5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - - -

- - - -

-

7. Quỹ đầu tư phát triển

258.252.804

550.886.402

1.041.318.729

292.633.598

113,31

490.432.327

89,03

0,23

0,41

0,98

8. Quỹ dự phòng tài chính

64.563.201

137.721.600

260.329.682

73.158.399

113,31

122.608.082

89,03

0,06

0,10

0,24

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

956.035.476

1.857.166.479

5.695.972.229

901.131.003

94,26

3.838.80.,750

206,70

0,86

1,37

5,34

II.Nguồn kinh phí và quỹ khác

229.052.804

521.686.404

1.150.109.656

292.633.600

127,76

628.423.252

120,46

0,21

0,38

1,08

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

229.052.804

521.686.404

1.150.109.656

292.633.600

127,76

628.423.252

120,46

0,21

0,38

1,08

Đvt: Đồng

-43

-

Page 57: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-44-

Đvt: Tỷ đồng

7

12

17

6

9

12

15

18

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.8: VCSH của công ty CPXD Sóc Trăng qua 3 năm

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính của công ty

Nguồn VCSH được bổ sung liên tục qua 3 năm từ 6,979,612,275 đông

vào năm 2008 tăng lên 12,199,824,948 đồng vào năm 2009 tăng 74.97%. Đến

năm 2010 đạt mức 17,280,094,359 đồng tăng 41.64% so với năm 2009.

Vốn chủ sở hữu tăng là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng liên tục trong

giai đoạn 2008- 2010. Năm 2008 đạt mức 5,466,000,000 đồng đến năm 2009 là

9,073,560,000 đồng và mức này được duy trì đến năm 2010. Ngoài thặng dư vốn

cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối và quỹ khen thưởng phúc lợi cũng có sự tăng trưởng qua các năm.

Với sự tăng trưởng trên cho thấy được rằng nguồn VCSH ngày càng được

gia tăng nhằm đẩy mạnh cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công,

góp phần cho việc tạo ra được lợi nhuận cao.

Page 58: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-45-

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải

có một lượng vốn nhất định, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các khoản vốn

chiếm dụng trong thanh toán khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động

các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh; đồng thời tiến hành phân phối,

quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ

sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế - tài chính và kỷ luật thanh

toán của Nhà nước. Yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị là với số vốn đã huy

động được, doanh nghiệp phải sử dụng sao cho có hiệu quả nhất, tức là đạt được

kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Điều đó cho thấy, hiệu quả hoạt động tài

chính (xét trên góc độ huy động và sử dụng vốn) gắn chặt với hiệu quả sử dụng

vốn, có nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mới nâng cao được hiệu quả hoạt động tài

chính, mới thúc đẩy được hoạt động tài chính phát triển. Trên một khía cạnh khác,

hiệu quả sử dụng vốn lại phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu

quả sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, hiệu

quả sử dụng vốn càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Bằng việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản lý có thể đánh giá

chính xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên,

do những người sử dụng thông tin theo đuổi các mục tiêu khác nhau nên việc

xem xét hiệu quả sử dụng vốn cũng được tiến hành theo nhiều cách khác nhau.

Điều đó vừa tạo ra lợi ích vừa tạo ra sự phức tạp của việc nghiên cứu hiệu quả sử

dụng vốn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thực hiện bằng

cách xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về kết quả hoạt động tài

chính hiện hành với quá khứ mà qua đó, người sử dụng thông tin có thể đánh giá

thực trạng tài chính, tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong

tương lai, và triển vọng của doanh nghiệp. Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn,

các nhà quản lý đánh giá được hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lợi và tính ổn

định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp cũng như các nhân tố, các

nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi.

Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu

cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được

Page 59: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-46-

hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm và chú ý.

Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sự sống

còn của doanh nghiệp, đến lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan.

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá

trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của vốn. Phân tích hiệu quả sử dụng

vốn là đánh giá trình độ, năng lực quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp,

thấy được những nguyên nhân và nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn.

Trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp.

Các đối tượng tuỳ thuộc mục tiêu quan tâm có thể chú ý đến hiệu quả sử

dụng vốn ở những khía cạnh khác nhau nhưng không xa rời cách đánh giá hiệu

quả chung.

Qua các bảng báo cáo tài chính đã tập hợp khái quát được tình hình tài

chính của doanh nghiệp qua 3 năm hoạt động. Tuy nhiên để hiểu rỏ hơn hiệu quả

hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta cần tiến hành phân tích

các chỉ số tài chính.

Bảng 3.10: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRUNG BÌNH

NGHÀNH XÂY DỰNG

Đvt: lần

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Khả năng thanh toán hiện hành

2,14

1,82

1,77

khả năng thanh toán nhanh

1,39

1,27

1,55

Khả năng thanh toán tức thơi

0,17

0,33

0,28

Vòng quay tổng tài sản

0,39

0,31

0,32

Vòng quay tài sản ngắn hạn

0,64

0,53

0,56

Vòng quay CSH

0,87

0,67

0,65

ROA (%)

12

10

10

ROE (%)

23

19

17

Nguồn: Cophieu68.com

Page 60: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-47-

Các chỉ tiêu nghành mục đích so sánh hiệu quả hoạt động của của công ty

với hiệu quả hoạt động trung bình ngành để từ đó biết được sức tăng trưởng của

công ty.

Bảng 3.11: KHẢ NĂNG QUẢN LÝ TÀI SẢN

Đvt: Vòng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hiệu quả sử dụng vốn toàn bộ

0,37

0,46

0,92

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

0,42

0,51

1,02

Hiệu quả sử dụng Vốn cố định

5,46

4,78

7,35

Vòng quay các KPT

0,52

0,67

1,31

Vòng quay HTK

3,90

5,93

6,45

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính

- Hiệu quả sử dụng vốn toàn bộ: Được đo lường bởi doanh thu và tổng

nguồn vốn khi tỷ số này càng cao thì chứng tỏ rằng tài sản của doanh nghiệp hoạt

động hiệu quả. Các khoản tài sản được tận dụng tối đa không bị nhàn rỗi và

không bị giam giữ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cao là cơ sở

để tạo ra được lợi nhuận cao. Dựa vào bảng 3.10 và 3.11 ta thấy được rằng đối

với công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng tỷ lệ này lại đang nằm ở mức cao hơn

trung bình ngành. Năm 2008 vòng quay tổng tài sản được 0.37 vòng trong khi

nghành đạt mức 0.39 vòng thì đến năm 2009 tăng lên 0.46 vòng và ngành đạt chỉ

0.31 vòng và đến năm 2010 là 0.92 vòng trong khi đó trung bình ngành là 0.32

vòng. Chứng tỏ công ty đang sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn của mình.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vì tài sản ngắn hạn chủ yếu chỉ bao

gồm tiền, các khoản phải trả, hàng tồn kho nên chỉ tiêu này phản ánh tất cả các

mặt quản lý tài chính của doanh nghiệp. Qua bảng 3.10 và 3.11 cho thấy được

hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua 3 năm lần lượt là 0.42 , 0.51, và

1.02 vòng trong khi trung bình ngành nằm ở mức 0.64, 0.53 và 0.56 vòng. Đã

chứng minh được rằng tài sản ngắn hạn của công ty hoạt động ngày càng có chất

lượng , được tận dựng tối đa không bị nhàn rỗi trong khâu sản xuất kinh doanh.

Page 61: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-48-

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Là tỷ số giữa doanh thu thuần và tài sản

cố định. Tỷ số này của công ty đang ở mức cao có thể thấy được qua bảng 3.10

và 3.11. Cụ thể là 5.46 vòng vào năm 2008, 4.78 vòng vào năm 2009 và 7.35

vòng vào năm 2010. điều này đã chứng tỏ được rằng tài sản cố định ở chất lượng

cao, được tận dụng đầy đử và phát huy hết công suất và mang lại lợi nhuận cao

cho công ty và tạo điều kiện tốt cho việc sử dụng có hiệu quả tài sản ngắn hạn.

- Vòng quay hàng tồn kho: Chủ yếu bao gồm vật tư nguyên vật liệu, sản

phẩm dở dang, và thành phẩm nên mức hàng tồn kho ở một chừng mực nào đó sẽ

biểu thị độ dài của quy trình sản xuất doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần xây

dựng Sóc trăng vòng quay hàng tồn kho đạt 3.9 vòng, 5.93 vòng và 6.45 vòng lần

lượt vào năm 2008, 2009 và 2010. Cho thấy được rằng khả năng giải quyết hàng

tồn kho của công ty càng ngày càng hiệu quả.

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:Là tỷ số giữa DTT về BH & CCDV và

vốn lưu động bình quân trong kỳ, tỷ số này của công ty ngày càng được gia tăng

chứng tỏ răng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngay càng tốt.

Đvt: lần

0.39

0.59

0.93

0.3

0.6

0.9

1.2

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.9: Tốc độ luân chuyển VLĐ qua 3 năm

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính

Năm 2008 tốc độ luân chuyển VLĐ đạt 0.39 lần đến năm 2009 tăng 0.2 lần đạt

0.59 và tiếp tục tăng đến 0.93 lần vào năm 2010. Tương ứng với việc tăng lên

của tốc độ luân chuyển thì số ngày luân chuyển VLĐ lại có sự giảm năm 2008 là

Page 62: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-49-

939.86 ngày đến năm 2009 là 619.28 và năm 2010 còn 392.96 ngày. Cho thấy

được công ty ngày càng kiểm soát được vòng quay VLĐ.

- Hệ số đảm nhiệm VLĐ: cho biết rằng để thu về được 1 đồng doanh thu

công ty cần bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ.

1.08

0.86

1.1

0.8

0.9

1

1.1

1.2

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.10: Hệ số đảm nhiệm VLĐ

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính của công ty

Năm 2008 thì để thu về một đồng doanh thu công ty cần bỏ ra đến 1.08 đông

VLĐ, đến năm 2009 thì công ty chỉ cần bỏ ra 0.86 đồng nhưng đến năm 2010 thì

lại tăng đến 1.1 đồng. Công ty cần có biện pháp để có thể nâng cao được doanh

thu từ đông VLĐ đã bỏ ra.

3.3.1. Khả năng thanh khoản

Kết hợp bảng 3.10 và 3.12 có thể rút ra được khả năng thanh khoản của

công ty luôn cao hơn mặt bằng chung của nghành xây dựng là do trong những

năm gần đây công ty hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như xăng, dầu, cửa

hàng trang trí nội thất…..

Đvt: Đồng

Page 63: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-50-

Bảng 3.12: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN

Đvt: Đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tài sản lưu động 98.009.553.448 122.579.828.172 96.363.486.543

Hàng tồn kho 10.519.108.664 10.501.284.965 15.222.609.852

Nợ ngắn hạn

83.938.583.088

106.782.881.495

75.942.911.655

Tỷ số thanh toán hiện thời(Lần)

1,17

1,15

1,27

Tỷ số thanh toán nhanh (Lần)

1,04

1,05

1,07

Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính

Khả năng thanh khoản của công ty cho biết rằng công ty có thể thanh toán

các khoản nợ ngắn hạn như thế nào. Để đánh giá khả năng thanh khoản cần phải

lập ngân quỹ tiền mặt và kết hợp với báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tuy nhiên các

chỉ số thanh khoản là những công cụ đơn giản và tiết kiệm thời gian.

- Tỷ số thanh toán hiện thời

Đvt: Lần

1.17

1.15

1.27

1.1

1.2

1.3

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.11: Tỷ số thanh toán hiện thời

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính

Được tính bằng tỷ số của tài sản ngắn hạn và tổng nợ ngắn hạn. Chỉ số

này cho biết mỗi đồng nợ được che chở bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Thông tường tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho.

Page 64: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-51-

Còn nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn và

nợ định kỳ. Tuy nhiên khi phân tích khả năng thanh toán hiện thời cũng cần phải

chú ý vì khi tỷ số này cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp là điều dễ dàng hiểu

nhưng nếu tỷ số này quá cao thì lợi nhuận có thể sẽ bị giảm sút do lượng tiền

nhàn rỗi không tạo nên được vòng quay cho tiền và ngược lại tỷ số này thấp thì

lợi nhuận có thể sẽ tăng và ROA, ROE sẽ có thể tăng. Đối với công ty cổ phần

xây dựng Sóc Trăng nếu so với trung bình ngành thì tỷ số này của công ty luôn ở

mức thấp hơn. Nguyên nhân do công ty mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh

nên đồng tiền bị nhàn rỗi được tận dụng tối đa mặc dù tỷ số này thấp hơn trung

bình nghành nhưng trong 3 năm qua công ty vẫn thu được lợi nhuận ngày càng

tăng chứng tỏ rằng công ty đã chiếm được long tin của khách hàng. Công ty

CPXD sóc trăng tỷ số thanh toán hiên thời ngày càng được cũng cố chứng tỏ

rằng công ty ngày càng chiếm được long tin của khách hàng năm 2008 tỷ số này

là 1.17 nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống còn 1.15 một sự sụt giảm không

đáng kể nhưng đến năm 2010 con số này được khắc phục 1.27 có nghĩa là một

đông nợ ngắn hạng sẽ được đảm bảo bằng 1.27 đồng tài sản ngắn hạn. Chính vì

vậy mà công ty đã xây dựng được niềm tin cho khách hàng góp phần nâng cao

hiệu quả hoạt động cho công ty.

- Tỷ số thanh toán nhanh

Đvt: Lần

1.04

1.05

1.07

1.03

1.05

1.07

1.09

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.12: Tỷ số thanh toán nhanh

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính

Page 65: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-52-

Trong số các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thì hàng tồn kho có tính

thanh khoản thấp nhất ngoài ra hàng tồn kho chỉ được sử dụng để sản xuất và bán

chứ không phải để trả nợ chính vì vậy để biết chính xác hơn về khả năng thanh

khoản của công ty phải trừ ra một lượng hàng tồn kho. Chỉ số này luôn tăng qua

các năm năm 2008 là 1.04, năm 2009 đạt 1.05 và đến năm 2007 là 1.07 đã cho

biết được rằng tình hình đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn đang dần dần được cải

thiện và ngày càng chiếm được nhiều sự tin tưởng ở khách hàng.

3.3.2. Đánh giá tỷ suất lợi nhuận

Phản ánh về kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên để chính xác

hơn ta cần xem cả về tương đối lẫn tuyệt đối thông qua việc vốn bỏ ra và doanh

thu thu được trong kỳ. Cứ 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại

bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Vốn trong doanh nghiệp được dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh và tạo

ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể thực hiện việc tái sản

xuất, mở rộng quy mô của mình. Mức độ tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động

như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản của đơn vị.

Bảng 3.13. TỶ SUẤT SINH LỢI

Đvt: Đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Lợi nhuận sau thuế

1.560.355.006

2.004.677.158

4.177.977.452

DTT BH & CC dịch vụ

41.030.116.681

62.270.538.221

98.134.292.535

Tổng tài sản

111.368.743.276

135.594.342.356

106.604.591.927

Vốn chủ sở hữu

6.979.612.275

12.199.824.948

17.280.094.359

ROS (%)

3,80

3,22

4,26

ROA (%)

1,40

1,48

3,92

ROE (%)

22,36

16,43

24,18

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính

Page 66: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-53-

- Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuân trên doanh thu phản ánh 1 đơn vị doanh thu đem lại mấy

đơn vị lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của đồng vốn

càng cao

Đvt: %

3.8

3.22

4.26

3

4

5

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.13: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính

Qua hình 3.13 cho thấy tỷ số này phản ánh 1 đơn vị doanh thu đem lại được

0.038 đồng lợi nhuận vào năm 2008, đến năm 2009 giảm xuống còn 0.032 đồng

lợi nhuận. Và tăng trưởng được 0.043 đồng lợi nhuận vào năm 2010

Để tăng ROS doanh nghiệp cần nâng cao lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi

phí, nhằm nâng cao lợi nhuận .

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất thu hồi tài sản có thể được nâng cao bằng phương pháp nâng cao

ROS hoặc tăng vòng quay tổng tài sản. Để tăng được vòng quay tổng tài sản cần

phải tiết kiệm tài sản, tăng doanh thu bằng cách giảm giá hàng bán, tăng cường

các hoạt động xúc tiến bán hàng, chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trên mỗi đơn vị

sản phẩm.

Page 67: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-54-

Đvt: %

1.4 1.48

3.92

1

2

3

4

5

Năm 2008 năm 2009 Năm 2010

Hình 3.14 : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính

ROA công ty qua các năm đều có sự tăng trưởng năm. Dựa vào hình 3.14

có thể thấy năm 2008 là 1.4%, năm 2009 là 1.48% đến năm 2010 là 3.92%. Có

nghĩa rằng nếu bỏ ra 1 đồng tài sản sẽ thu về được 0.014 đồng lợi nhuận ở năm

2008, 0.0148 đồng vào năm 2009 và 0.0392 đồng vào năm 2010. Tài sản của

công ty đang ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.

- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có của

doanh nghiệp, tỷ số này càng cao càng tốt. ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố đó là

ROS, ROA và TTS/VCSH. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều đến

ROE.

Theo hình 3.15 thì năm 2008 nếu bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ nhận về

được 0.224 đồng vốn, nhưng năm 2009 chỉ còn 0.16 đồng nguyên nhân do như

đã nói ở trên các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều với nhau nên trong năm

2009 tỷ lệ ROS, ROA của công ty có sự gia tăng. Đến năm 2010 tất cả các chỉ số

này đều tăng nhưng không có sự vượt trội cho lắm.

Page 68: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-55-

Đvt: %

22.36

16.43

24.18

15

18

21

24

27

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 3.15: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Nguồn: Tự tổng hợp từ bảng báo cáo tài chính

Nhìn chung tình hình sử dụng vốn của công ty đạt được một hiệu quả cao

nếu so với trung bình của nghành xây dựng. nhưng còn nhiều yếu tố tác động đến

các chỉ số tài chính của công ty. Chẳng hạn như trong những năm gần đây công

ty đa dạng hóa kinh doanh nên chỉ tiêu so sánh với nghành không thực sự phù

hợp nữa nó chỉ phản ánh được phần nào về tình hình tài chính của công ty, kế

tiếp trong những năm gần đây tình hình khủng hoảng kinh tế cũng có sự tác động

đến tình hình sản xuất và tiêu thụ. So về tổng nguồn vốn của công ty năm 2009

tăng 21.75% so với năm 2008 doanh thu tăng 52% và lợi nhuận tăng 28%, Về tốc

độ doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty đều tăng cao hơn nguồn vốn cho thấy

rằng công ty thật sự biết cách tận dụng nguồn vốn của mình để nâng cau doanh

thu cũng như lợi nhuận, nhưng cũng cần chú ý đến vấn đề tốc độ tăng doanh thu

cũng cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng lợi nhuận cho thấy rằng công ty cũng

đang mất một khoảng chi phí kha lớn. Đến năm 2010 tình hình nguồn vốn của

công ty giảm 21.38%, doanh thu tăng 58% và lợi nhuận sau thuế tăng 108%

càng khẳng định chiến lược sử dụng vốn của công ty đang ngày càng hiệu quả

đặc biệt hơn nửa công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí làm lợi nhuận của

công ty đạt mức cao nhất có thể.

Page 69: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-56-

3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn qua mô hình Dupont

Khi một công ty đã bước vào kinh doanh thì có thể nói mục tiêu chính của

nó đó chính là thu được lợi nhuận. Nhưng vẫn phải đảm bảo được tối đa hiệu quả

sử dụng vốn. Qua phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh, tài sản, nguồn

vốn, phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty, phân tích các chỉ tiêu tình hình

tài chính của công ty rồi so sánh với trung bình ngành xây dựng.Từ những phân

tích trên ta có thể khái quát lại tình hình sử dụng vốn của công ty qua mô hình

Dupont.

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời

của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình

Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán.

Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối

liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các

chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến

chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng

nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một

phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số

lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont

như sau:

Page 70: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-1-

Cộng

ROA bq

2.1%

Nhân

ROS bq

3.84%

Vòng quay tài sản bq

0.57

1.76

1.76

ROE bq

21%

Lãi ròng bq

2,581,003,205

Doanh thu bq

67,144,982,479

Doanh thu bq

67,144,982,479

Tổng tài sản bq

117,855,892,519

Nhân

Các chi phí hoạt

động khác bq

64,057,607,445.67

Lãi vay bq

350,555,500

Khấu

hao bq

0

TS ngắn hạn bq

105,650,956,054

TS dài hạn bq

12,204,936,465

Tiền bình quân

6,955,389,254

Hàng tồn kho

bq

12,081,001,160

Khoản phải thu

bq

82,165,914,082

Chia Chia

Doanh thu bq

67,144,982,479

Trừ

Tổng chi phí bq

65,041,305,012.33

TTS/VCSH bq

10.2

Cộng

Thuế bq

633,142,066.67

Cộng

TSNH khác

334,958,757

Hình 3.16: Sơ đồ Dupont của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng qua 3 năm

Page 71: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-58-

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số

biện pháp làm tăng ROE như sau:

- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ

lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.

- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản,

thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và

hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.

- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó

tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn

đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách

quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công

tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Sơ đồ Dupont chính là biểu diễn đồ họa của các đẳng thức Dupont. Theo

hình 3.16 thì sơ đồ này gồm có hai phần được kết nối với nhau. Phần bên trái từ

phía dưới lên chính là các dữ liệu của báo cáo thu nhập mà trên cơ sở đó mà ta

xác định được lợi nhuận biên bình quân qua ba năm ROS= 3.84%. Còn về phần

bên phải từ phia dưới lên chính là bảng cân đối kế toán mà trên cơ sở đó ta có

được vòng quay tổng tài sản bình quân qua ba năm (VQTTS bq= 0.57). Cầu nối

giữa hai phần bên trái và bên phải đó chính là hai đẳng thức Dupont lợi nhuận

biên và vòng quay TTS, từ đây ta có thể xác định được ROA= 2.1% và kết hợp

với TTS/VCSH= 10.2 ta có được ROE= 21%. Như vậy sơ đồ Dupont cho thấy

được mối liên hệ giữa hai báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh

hưởng đến các chỉ số tài chính chủ yếu như: ROS, ROA, ROE.

Page 72: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-59-

CHƢƠNG IV

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÓC TRĂNG

(PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT)

4.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công ty cổ

phần xây dựng Sóc Trăng

4.1.1. Điểm mạnh

- Lợi nhuận thu về của công ty qua các năm đều có sự tăng trưởng

- Ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng.

- Cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện.

- Trình độ quản lý cũng như trình độ nhân viên ngày càng được nâng cao.

- Hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng được nâng cao

4.1.2. Điểm yếu

- Công ty bị chiếm dụng một lượng vốn vẫn còn lớn.

- Hàng tồn kho của công ty vẫn đang ở mức cao.

- Chi phí vẫn nằm ở tình trạng cao do nhu cầu mở rộng quy mô nên lượng

vốn bị thâm hụt dẫn đến việc vay nợ từ các tổ chức tín dụng.

- Máy móc chưa được đổi mới.

4.1.3. Cơ hội

- Chính phủ vẫn ưu tiên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Đặc thù ngành xây dựng thu hút được rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng vẫn còn đang yếu kém nên là cơ hội để phát triển.

Page 73: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-60-

4.1.4. Thách thức

- Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng

- Nổ lực kiềm chế lạm phát không đặt nặng mục tiêu tăng trưởng kinh tế

cũng tác động đến tình hình kinh doanh của ngành nói chung và của doanh

nghiệp nói riêng.

- Khung khổ pháp lý ngành chưa hoàn thiện

- Chi phí lãi suất tăng

- Khó khăn từ nguồn cầu thị trường bất động sản

Page 74: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-1-

Cơ hội (Oportunities)

- Chính phủ ưu tiên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Đặc thù ngành xây dựng thu hút được rất nhiều vốn đầu tư

nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng vẫn còn đang yếu kém nên là cơ hội để phát

triển.

Thách thức (Threats)

- Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng

- Nổ lực kiềm chế lạm phát không đặt nặng mục tiêu tăng

trưởng kinh tế.

- Khung khổ pháp lý ngành chưa hoàn thiện

- Chi phí lãi suất tăng

- Khó khăn từ nguồn cầu thị trường bất động sản

Điểm mạnh (Stregths)

- Lợi nhuận tăng

- Chiếm được lòng tin khách hàng

- Hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao

- Trình độ đội ngũ quản lý, nhân viên được nâng cao

- Tiến hành mở rộng quy mô cũng như phạm vi hoạt động của

công ty.

- Chú trọng hơn nữa việc tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh

việc tiêu thụ sản phẩm.

- Cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty đồng

thời hạn chế việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Vốn bị chiếm dụng

- Hàng tồn kho của công ty vẫn đang ở mức cao.

- Chi phí còn cao

- Máy móc củ kỹ

- Quản lý tốt hàng tồn kho

- Quản lý nghiêm về chi phí

- Tiến hành nâng cấp tài sản

- Quản lý chặc chẻ nguồn vốn tránh việc vốn bị chiếm

dụng để hạn chế việc vay nợ.

SWOT

-61-

Hình 3.17 : Ma trận Swot cho công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng

Page 75: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-62-

4.2. Giải pháp cho công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng

4.2.1. Nâng cấp, đổi mới tài sản cố định (Chiến lƣợc WO)

Đối với các doanh nghiệp việc mua sắm tài sản cố định đúng phương

hướng, đúng mục đích có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

cố định nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Nếu công ty không chủ

động đầu tư, đổi mới, máy móc, thiết bị thì chắc chắn sẽ bị thua kém trong cạnh

tranh. Đây là chiến lược lâu dài mà công ty cần có phương hướng đầu tư đúng

đắn. Tuy nhiên cần phải xem xét hiệu quả của sự đầu tư mang lại, công ty mua

sắm tài sản cố định cần phải dựa trên khả năng hiện có của mình về lao động, khả

năng tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu kỹ lưỡng các tài sản cố định đầu tư về mặt

tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra

sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Do việc mua sắm tài sản chủ yếu bằng nguồn vốn vay cho nên công ty

phải có trách nhiệm trả lãi định kỳ và hoàn trả phần gốc trong một thời hạn nhất

định. Do đó sẽ thúc đẩy công ty cần phân tích kỹ lưỡng, tìm giải pháp tốt nhất đẻ

đưa tài sản vào sử dụng một cách triệt để sao cho kết quả kinh doanh bù đắp

được tất cả các chi phí.

Để làm được điều này công ty phải cố gắng đầu tư sử dụng tốt vốn nói

chung và vốn cố định nói riêng trên cơ sở phải phân tích kỹ lưỡng để lựa chọn

đầu tư vốn vào loại máy móc nào là chủ yếu, và hoạt động một cách hiệu quả. Và

việc đổi mới tài sản giúp thuận lợi cho việc chiếm lĩnh thị trường và tạo uy tín

với khách hàng.

4.2.2. Tiến hành quản lý chặc chẽ tài sản cố định (Chiến lƣợc WO)

Sau khi mua sắm, đổi mới tài sản cố định thì việc tiếp theo đó là cần bảo

quản tài sản. Để làm được điều này có thể tiến hành theo các cách sau:

Tiến hành mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản cố định hiện có:

Nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại theo đúng chế độ kế toán thống kê hiện

hành, phản ánh trung thực, kịp thời về tình hình sử dụng, biến động tài sản trong

quá trình kinh doanh.

Page 76: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-63-

Công ty phải tiến hành kiểm kê lại tài sản cố định theo đúng định kỳ và

khi kết thúc tài chính năm. Xác định được số tài sản thừa, thiếu, ứ đọng và

nguyên nhân gây ra những tình hình chung trên để kịp thời đưa ra giải pháp cụ

thể cho tình hình chung.

Tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận trong công ty,

quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử

dụng tài sản cố định trong một năm. Đối với tài sản cố định thuộc loại thanh lý

hay bán nhượng thì công ty cần phải tiến hành lập hội đồng đánh giá thực trạng

về mặt kỹ thuật, thẩm định về giá trị tài sản.

4.2.3. Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp (Chiến lƣợc WO)

Việc giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần làm

tăng lợi nhuận của công ty. Cần xem xét một cách hợp lý về nhân viên, chế độ

bán hàng, các chính sách marketing. Điều chỉnh hướng tới mức chi phí có thể

thấp nhất

4.2.4. Quản lý chặc chẽ hàng tồn kho (Chiến lƣợc WO)

Hàng tồn kho trung bình của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng trung

bình chiếm 10.49% trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Lượng hàng tồn kho

này có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty, do đó công ty càng cần

phải quản lý tốt hàng tồn kho của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

4.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động (Chiến lƣợc ST)

Xây dưng kế hoạch huy động vốn lưu động: Trong quá trình sản xuất kinh

doanh thì nguồn vốn rất quan trọng chính vì vậy cần phải hoạch định được về tổ

chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của công ty và tổ chức sử dụng vốn hiệu

quả.

4.2.6. Quản lý chặc chẽ nguồn vốn (chiến lƣợc WT)

Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu: Các khoản phải thu có tác dụng làm

tăng doanh thu bán hàng, chi phí tồn kho giảm, tài sản cố định được sử dụng hiệu

quả song nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp

sự thiếu hụt của ngân quỹ. Công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng tình hình các

khoản phải thu có sự tăng vào năm 2009 nhưng đến năm 2010 thì giảm xuống

Page 77: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-64-

nhưng vẫn ở mức cao. Như vậy vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng đang

khá nhiều trong khi đó công ty lại đang thiếu vốn để đầu tư. Chính vì thế cần

quản lý chặc chẻ hơn nữa các khoản phải thu để tăng được doanh thu, tận dụng

tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa bảo đảm tính hiệu quả. Có thể giảm các

khoản phải thu bằng cách.

Không chấp nhận bán chịu với mọi giá để giải phóng hàng tồn kho.Hoặc

là khi bán chịu công ty cần phân tích khả năng tín dụng của khách hàng và đánh

giá các khoản tín dụng được đề nghị nhằm xem xát khách hàng có thể thanh toán

đúng thời hạn hay không. Để làm được điều này công ty phải xây dựng được một

hệ thống tiêu chí tín dụng như: Phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn

của khách hàng, tài sản thế chấp, điều kiện của khách hàng.

Công ty phải theo dõi chặc chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp

chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải

thu khi đến kỳ hạn, theo dõi kỳ thu tiền bình quân khi thấy kỳ thu tiền bình quân

tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là công ty đang bị ứ đọng ở khâu

thanh toán cần phải có biện pháp kịp thời để giải quyết.

4.2.7. Chú trọng tìm kiếm thị trƣờng, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản

phẩm (Chiến lƣợc SO)

Tăng cương các công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để nắm bắt kịp

thời nhu cầu của thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả. Đây là biện

pháp tốt nhất để tăng số lượng, doanh số bán hàng trong cả hiện tại và tương lai,

tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo. Nghiên cứu

thị trương cả đầu vào và đầu ra của thị trường. Tăng cương công tác tiếp thị,

nghiên cứu thị trường, marketing, nắm bắt những yêu cầu của khách hàng về số

lượng, chất lượng từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời những mặt tồn tại, hạn

chế của sản phẩm và phát huy những thế mạnh hiện có.

Page 78: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-1-

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh hiện nay để có thể tồn tại và

phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả hay nói

cách khác phải có lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà các doanh

nghiệp đặt ra cho mình và cố gắng để đạt được.

Qua thời gian thực tập cũng như phân tích về tình hình hoạt động kinh

doanh của công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng đã cho thấy được rằng công ty

đang hoạt động đạt được hiệu quả doanh thu thuần cũng như lợi nhuận có sự tăng

trưởng, nhưng công ty vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như: Nguồn vốn bị

chiếm dụng còn lớn, Chi phí còn cao...., Chính điều này đã làm cho khoản lợi

nhuận sau cùng của công ty bị giảm xuống. Song trong thời buổi kinh tế thị

trường như ngày nay với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn và sự cạnh tranh quyết liệt

nhưng công ty cổ phần xây dựng Sóc Trăng đã đứng vững, ngày càng chiếm

được nhiều lòng tin của khách hàng.

Ngoài ra công ty đang mở rộng quy mô cũng như phạm vi hoạt động, mua

sắm thêm các trang thiết bị, vật tư, máy móc.... Nhằm nâng cao khả năng cạnh

tranh góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty. Thêm vào đó việc mở rộng quy

mô sản xuất đã thu hút được đội ngũ quản lý có trình độ, giải quyết công ăn việc

làm cho những người thất nghiệp, đồng thời cũng đã đóng góp không nhỏ trong

việc xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy nâng cao và phát triển kinh tế

trong thời đại toàn cầu hóa.

Tuy rằng công ty đang thật sự hiệu quả nhưng do điều kiện kinh doanh

ngày càng khó khăn hơn nhất là khi tình trạng lạm phát tăng cao, lãi suất ngày

càng cao mà đăc thù của ngành xây dựng là vay nợ nên để có thể đứng vững và

phát triển mở rộng quy mô thì công ty cần có những chính sách và giải pháp cụ

thể và toàn diện, liên hệ đến nhiều khía cạnh của vấn đề để đạt được hiệu quả cao

và gắng liền với thực tiễn.

Page 79: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-66-

Kiến nghị

Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cũng như phân tích các

điểm mạnh, điểm yếu và các nhân tố tác động đến tình hình hoạt động kinh

doanh của công ty kết hợp với kiến thức hiện có em sẽ đưa ra một số kiến nghị

như sau:

Đối với cơ quan nhà nƣớc:

- Cần hoàn thiện khung khổ, hành lang pháp lý. Điều này giúp cho các

doanh nghiệp có thể hiểu rỏ hơn về luật cũng như có các chính sách cụ thể cho

công ty mình. Chẳng hạn như về chính sách vay vốn, đấu thầu, thuế....

- Mục tiêu kiềm chế lạm phát phải đi kèm với mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Nếu như chỉ có mục tiêu kiềm chế lạm phát thì cũng sẽ tác động lên sự tăng

trưởng và phát triển của công ty do đặc thù ngành chịu tác động trực tiếp của

tăng trưởng kinh tế.

Đối với doanh nghiệp:

- Cần tăng cường biện pháp chặc chẻ để quản lý lượng hàng tồn kho cũng

như các khoản phải thu khách hàng. Tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá

nhiều điều này sẽ làm cho nguồn vốn của công ty bị hạn chế và không có khả

năng tao ra được lợi nhuận.

- Giảm thiểu chi phí: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Khi

một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì cần phải có biện pháp để tối ưu hóa

lợi nhuận của mình mà lợi nhuận chủ yếu phụ thuộc vào doanh thu và chi phí

chính vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp nhằm tăng doanh thu và giảm chi

phí.

- Cần tiến hành xem xét, hạch toán và mua sắm thêm máy moc, công cụ,

dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Page 80: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng sóc trăng

-67-

TÀI LIỆU THAM KHẢO