27
MÔN HỌC : MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG BÀI THẢO LUẬN : SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY 1

Sự phát triển bền vững

  • Upload
    ca-tim

  • View
    506

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

MÔN HỌC : MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG

BÀI THẢO LUẬN : SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY 1

SINH VIÊN THỰC HIỆN

• PHẠM VĂN SƠN

• NGUYỄN HỮU THẮNG

• NGUYỄN NGỌC HẢI

• NGUYỄN VĂN THÂN

• LÊ VIẾT DIỆU

• LÊ TRỌNG THUẤN

• ĐỖ ANH VŨ

• NGUYỄN THANH AN

• NGUYỄN ĐÌNH QUỐC

• TRẦN HOÀNG HUY

• NGUYỄN QUANG VŨ

NỘI DUNG

• 1) Thế nào là sự phát triển bền vững , ba trụ cột của sự

phát triển bền vững.

• 2) Khái niệm "Phát triển bền vững" của Việt Nam trong

thế giới toàn cầu hóa.

• 4) Trả lời câu hỏi :

‘Việt Nam đã đạt được sự phát triển bền vũng chưa ?’

SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1) Khái niệm :

• Phát triển bền vững ( Sustainable Development)

• “PTBV là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của

thế hệ hôm nay mà không gây ra những khả năng nguy

hại đến các thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn nhu cầu

riêng và trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ”

Ủy ban môi trường và phát triển LHQ (1987)

BA TRỤ CỘT CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

•K

INH

TẾ • Thứ nhất,

bền vữngvề mặt kinhtế, hay pháttriển kinhtế bền vữnglà phát triểnnhanh vàan toàn, chất lượng

HỘ

I • Thứ hai, bền vữngvề mặt xãhội là côngbằng xãhội và pháttriển con người

I T

ỜN

G • Thứ ba, bền vữngvề sinhthái môitrường

VỀ KINH TẾ

• Mỗi nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau:

- Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triểncó thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo cóthu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang pháttriển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/nămthì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế.

- Trường hợp có tăng trưởng GDP cao nhưng mức GDP bình quân đầungười thấp thì vẫn coi là chưa đạt yêu cầu phát triển bền vững.

- Cơ cấu GDP cũng là vấn đề cần xem xét. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệpvà dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thểđạt được bền vững.

- Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấpnhận tăng trưởng bằng mọi giá.

VỀ XÃ HỘI

Tính bền vững về phát triển xã hội ở mỗi quốc gia được đánh giá

bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ

tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài

ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có

sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức

độ chênh lệch giàu nghèo không cao quá và có xu hướng gần lại;

chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn.

VỀ MÔI TRƯỜNG

• Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông

nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn

mới,... đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực

đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là

khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường

sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự

trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh

quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng

và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu

chuẩn quốc gia hoặc quốc tế

Khái niệm "Phát triển bền vững"

của Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa.

• Sự phát triển bền vững của Việt Nam cần phải được bổ

sung 03 yêu cầu quan trọng để sự phát triển đó phải thật

sự bền vững, đó là:

• Phải phát triển đúng với tiềm năng.

• Phải phát triển mạnh hơn sức ép.

• Phải phát triển xứng với cơ hội.

• Nếu sự phát triển của Việt Nam với những chỉ số tuyệt

đối dù có tốt đến đâu mà vẫn xa với cơ hội, vẫn yếu hơn

sức ép, và vẫn kém xa cơ hội thì sự phát triển đó chắc

chắn thiếu tính bền vững

• Toàn cầu hóa là một cuộc đua, một cuộc cạnh tranh trong việc

nhận diện và đi đúng các xu thế mới của thế giới. Cuộc cạnh

tranh này đòi hỏi chúng ta vừa phải thông minh, vừa phải năng

động, vừa phải kiên định. Nếu không tận dụng được quy luật

tương thuộc trong thế giới mới này, quy luật về sự thắng thế

của kinh tế xanh, của quyền lực mềm và quyền lực thông

minh, của sự phục hưng của các giá trị phương Đông,… thì vị

trí quốc gia trên đường đua quốc tế của Việt Nam sẽ không thể

thay đổi, hoặc có thay đổi thì đó sẽ là sự thụt lùi khi chúng ta

không tận dụng được các dòng chảy mới.

Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn

cầu ở Việt Nam

• . Những khó khăn thách thức:

Trong giai đoạn hiện nay, để PTBV, Việt Nam phải đối mặt với

nhiều thách thức đang tồn tại hoặc mới phát sinh, bao gồm:

1) Tác động của khủng hoảng tài chính, biến động giá lương thực và

năng lượng: Trong các năm 2007-2010, thế giới phải đối mặt với ba

khó khăn nghiêm trọng: khủng hoảng tài chính, biến động tăng gia

nhiên liệu va gia lương thực trên quy mô toan cầu. Do vậy, việc thực

hiện PTBV của Việt Nam trở nên phức tạp hơn bởi tác động tiêu cực

của các khó khăn này, trong đó nghiêm trọng nhất là khủng hoảng kinh

tế toàn cầu.

• 2) Biến đổi khí hậu:Việt Nam được cho là một trong số rất ít quốc gia

trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Trong thời gian qua, BĐKH đã hiện hữu ngày càng rõ rệt, nhất là sự

gia tăng thiên tai và đã gây nhiều thiệt hại về người và của cho nhiều

khu vực, đặc biệt là ở ven biển miền Trung. Tổng số hàng năm toàn

quốc mất mát do thiên tai khoảng 1,5% GDP và hơn 450 tính mạng.

• 3) Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt: Trong thời gian qua,

do những nguyên nhân khác nhau, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài

nguyên nước, tài nguyên sinh vật bị suy thoái nghiêm trọng. Trong

một số địa phương, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản đã bị khai

thác đến mức cạn kiệt hoặc rất lãng phí.

• 4) Ô nhiễm môi trường: Môi trường bị suy thoái kéo dài do hậu quả

của chiến tranh để lại (bom mìn và chất độc da cam/dioxin) và quá

trình phát triển KT-XH hiện nay là một thách thức rất nghiêm trọng

khác đối với Việt Nam trong tiến trình PTBV.

• 5) Trình độ phát triển, hiệu quả sản xuất và tiêu dùng thấp: Trình độ

phát triển của Việt Nam nói chung còn thấp, bịtụt hậu so với nhiều

nước sau nhiều năm chiến tranh ác liệt kéo dài. Trình độ phát triển

KH-CN (nhất là R&D và chuyển giao công nghệ) còn thấp. Hệ thống

pháp luật đang trong thời kỳ chuyển đổi còn chưa đồng bộ, chưa thật

phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hướng tới tăng trưởng xanh.

• Chi phí môi trường không thể hiện đầy đủ trong chi phí sản xuất. Hệ

thống tổ chức, bộ máy quản lý còn chia cắt chưa phù hợp với sự phát

triển trong liên kết của đất nước, trong hội nhập, cần có những chỉnh

sửa rất mạnh mẽ.

• Các mô hình sản xuất và tiêu dùng còn chưa tuân thủ chính sách

“thân thiện với môi trường”. Trong tiêu dùng, lối sống hưởng thụ,

tiêu xài lãng phí vẫn còn phổ biến ở một bộ phận dân cư, nhất là ở

thành thị

Vậy,ViệtNam đã đạt được sự phát triểnbền vững chưa ?

• Đánh giá tình hình nước ta hiện nay trên 3 lĩnh vực : Kinh Tế ,

Xã hội, Môi Trường.

• VỀ KINH TẾ: Ðánh giá về tình hình kinh tế xã hội của

Việt Nam sau khi gia nhập WTO, nhiều chuyên gia kinh

tế cho rằng, mặc dù kinh tế Việt Nam có khởi sắc nhưng

nền kinh tế còn bộc lộ nhiều khó khăn do bất ổn về thể

chế, kinh tế vĩ mô, hệ thống tài chính, năng lực cạnh

tranh.

• Tính từ năm 2006 đến hết năm 2011, tốc độ tăng trưởng

kinh tế bình quân 6 năm đạt gần 7%; năm 2012, GDP

tăng 5,03%, GDP bình quân đầu người đạt 1.540 USD.

Cơ cấu kinh tế cũng có những bước tiến triển tích cực, tỷ

trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP ngày

càng tăng, khu vực nông nghiệp trong cơ cấu GDP ngày

càng giảm. An ninh lương thực được bảo đảm. Những

thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế đã góp phần

tích cực vào việc phát triển bền vững các lĩnh vực khác.

• VỀ XÃ HỘI: sự nghiệp giáo dục có bước phát triển, chi

ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo đạt tới 20%

tổng chi ngân sách; đến năm 2011, tất cả các tỉnh, thành

phố đã đạt chuẩn giáo dục trung học cơ sở. Việc giải

quyết việc làm đạt kết quả tích cực: trong 6 năm (2006 -

2011), đã giải quyết được việc làm cho hơn 9 triệu lao

động. Năm 2012 đã tạo việc làm mới cho hơn 1,5 triệu

người; năm 2013, phấn đấu tạo việc làm cho 1,6 triệu

người; tuyển mới dạy nghề cho 1,9 triệu người; thực hiện

chiến lược dạy nghề gắn với tạo việc làm.

• Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,53%, ở khu vực

nông thôn là 1,55%. Công tác xóa đói, giảm nghèo có nhiều

tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,6% và đến cuối năm 2013

ước còn 7,6%. Năm 2012, Việt Nam xếp thứ 127 trên tổng số

187 nước và vùng lãnh thổ về HDI và được xếp vào nhóm có

tốc độ tăng chỉ số HDI cao. Việt Nam hoàn thành 6/8 nhóm

Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) do Liên hợp quốc đặt ra cho

các nước đang phát triển đến năm 2015.

VỀ MÔI TRƯỜNG: Việc bảo vệ tài nguyên, môi trường đã đi

vào nền nếp. Bằng những chính sách hợp lý, các giải pháp quyết

liệt, vấn đề bảo vệ môi trường sống, chống ô nhiễm các nguồn

nước, không khí đã được tất cả các địa phương, các ngành và các

tầng lớp nhân dân đồng thuận và cùng tham gia. Công tác trồng

rừng, bảo vệ rừng được quan tâm hơn nên tình trạng cháy và chặt

phá rừng đã giảm đi.

• Tuy nhiên việc xây dựng pháp luật và chính sách bảo vệ môi

trường còn thiếu và chậm, thực hiện chưa nghiêm, hiệu lực,

hiệu quả còn thấp. Môi trường ở nhiều nơi tiếp tục xuống cấp,

một số nơi đã tới mức báo động. Chưa có những giải pháp thực

thi để đối phó với sự biến đổi khí hậu; hậu quả thiên tai còn

nặng nề; tình trạng chặt phá, cháy rừng còn tiếp tục diễn ra. Ô

nhiễm nguồn nước, đất, ô nhiễm không khí còn nghiêm trọng ở

một số nơi. Chưa huy động được nhiều nguồn lực để bảo vệ

môi trường sinh thái và môi trường sống của nhân dân.

• Từ kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy, Việt Nam đã có

những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển về

mọi mặt. Tuy nhiên những thành tưu đó vẫn chưa thể giúp

Việt Nam đạt được sự phát triên bền vững.

• Bởi vậy ,những phương hướng phát triển với những hoạt

động cần ưu tiên đó là :

• Về kinh tế:

• - Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện

tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái

tạo.

• - Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững.

• - Đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông

thôn bền vững.

• - Phát triển bền vững các vùng và địa phương.

• Về xã hội:

• - Đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo

việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực

hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

• - Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số.

• - Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và

phát triển gia đình Việt Nam.

• Phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phânbố hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

• - Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trívà trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triểnđất nước, vùng và địa phương.

• - Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiệnđiều kiện và vệ sinh môi trường lao động.

• - Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độclập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chủđộng và tích cực hội nhập quốc tế.

• Về tài nguyên và môi trường:

• - Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.

• - Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.

• - Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng

sản.

• - Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên

biển.

• - Bảo vệ và phát triển rừng.

• Giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu

công nghiệp.

• - Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại.

• - Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

• - Giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng

THANK YOU !THE END!