70
VĂN HIẾN HÀ NAM Truyền thống và hiện đại

Văn hiến Hà Nam - Phần một

Embed Size (px)

Citation preview

VĂN HIẾN HÀ NAMTruyền thống và hiện đại

CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN

MAI TIẾN DŨNGỦy viên Trung ương Đảng

Bí thư Tỉnh ủyChủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam

GS. HOÀNG CHƯƠNG Tổng Giám đốc

Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huyvăn hóa dân tộc Việt Nam

NGUYỄN XUÂN ĐÔNGPhó Bí thư Tỉnh ủy

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam

CHỦ BIÊNGS. HOÀNG CHƯƠNG

TS. NGUYỄN MINH SAN Th.S NGUYỄN ĐỨC TOÀN

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC BẢN THẢO

TS. NGUYỄN MINH SANPhó Tổng biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam

TH.S NGUYỄN ĐỨC TOÀNGiám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nam

TH.S LÊ XUÂN HUYPhó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nam

THƯ KÝ BIÊN SOẠN

DƯƠNG THỊ THU HỒNGTrưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa và gia đình

Sở VH-TT&DL Hà NamTh. S NGUYỄN MINH HOÀNG

TH.S NGUYỄN THÙY LINH

7

LỜI BAN BIÊN SOẠN

Hà Nam - với biểu tượng Sông Châu - Núi Đọi, một miền đất cổ ở đồng bằng Bắc Bộ, cửa ngõ phía Nam Kinh đô Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, nằm giữa ba Kinh đô lớn dưới các triều đại phong kiến nước ta là: Thăng Long ở phía Bắc, Hoa Lư (Ninh Bình) dưới triều Đinh và Tiền Lê ở phía Nam, Thiên Trường (Nam Định) Kinh đô thứ hai của nhà Trần ở phía Đông. Vùng đất “địa linh, nhân kiệt” này lưu giữ những giá trị đặc sắc của nhiều tầng văn hóa cổ phản ánh công cuộc khai phá vùng đồng chiêm trũng “chiêm khê, mùa thối” và công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, lắng đọng những tinh hoa văn hóa đặc sắc, như: Trống đồng Ngọc Lũ - Bảo vật Quốc gia, Đền Trúc thờ danh tướng Lý Thường Kiệt, Đền Trần Thương thờ Trần Hưng Đạo; Chùa Đọi, Chùa Bà Đanh; Lễ Tịch điền Đọi Sơn, múa rối nước có từ thời Lý, múa hát Lải Lèn, hát Dậm Quyển Sơn, hát Chèo, Chầu văn, “Hoàn vương ca tích” trên chín nghìn câu thơ về người con của đất Thanh Liêm Lê Hoàn - Đại Hành Hoàng đế vị vua bình Chiêm, phá Tống ở thế kỷ X. Hà Nam là quê hương của Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng với câu nói bất hủ trước giặc Phương Bắc: “Ta thà làm quỉ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”; nơi sinh ra Nguyễn Hữu Tiến - người đầu tiên vẽ lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh trong nhà

8

tù thực dân; là quê hương của những danh nhân văn hóa lớn Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, Nhà văn - Liệt sĩ Nam Cao,…Tất cả đã hòa quyện, hun đúc để tạo nên một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, kiên cường cách mạng, sản sinh ra những con người anh hùng trong chiến đấu, xuất sắc trong học tập, lao động, sản xuất, sáng tạo văn hóa; xứng đáng với nhiệm vụ được lịch sử dân tộc giao phó là phên dậu chở che ngàn năm bền vững của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Nhằm nhìn nhận một cách đầy đủ, sâu sắc hơn về di sản văn hiến Hà Nam, tuyên truyền, quảng bá sự phong phú, đặc sắc, những nét riêng của kho tàng văn hóa - cả văn hóa hữu thể và văn hóa vô thể đã được các thế hệ người Hà Nam sáng tạo nên qua trường kỳ lịch sử được phát hiện trong thời gian qua; Công bố những kết quả nghiên cứu mới về văn hóa Hà Nam; Nêu bật những thành tựu cần phát huy, chỉ ra những tồn tại cần khắc phục của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa Hà Nam trong cuộc sống hôm nay; Kiến nghị những giải pháp quản lý, bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa Hà Nam trong thời gian tới; Đồng thời thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến với Hà Nam; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn

9

hóa dân tộc Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”.

Hội thảo là hoạt động thiết thực kỷ niệm những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2015, chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX, kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hà Nam (1890 - 2015).

Ngày 03/7/2015, Hội thảo đã diễn ra tại Hội trường lớn UBND tỉnh Hà Nam (TP Phủ Lý). Tham dự Hội thảo, về khách mời Trung ương, có GS.TS Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch nước; Đồng chí Nguyễn Văn An - nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Ninh; Đồng chí Vũ Mão - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Đồng chí Hồng Vinh - nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng biên tập Báo Nhân dân - Chủ tịch Hội đồng Lý luận và phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; GS.AHLĐ Vũ Khiêu; GS Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam; Trung tướng Vũ Thuật - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật - Bộ Công an; Thiếu tướng - NGND - GS.TS Nguyễn Văn Ngọc - Giám đốc Học viện An ninh - Bộ Công an.

10

Tham dự và phát biểu tại Hội thảo có Đại sứ Rumani tại Hà Nội Valeriu Arteni và phu nhân.

Về phía tỉnh Hà Nam, có các đồng chí: Mai Tiến Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam; đồng chí Nguyễn Xuân Đông - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam; các đồng chí Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam.

Gần 50 Giáo sư, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu về văn hóa nghệ thuật, các NSND, nhạc sĩ ở Trung ương và Hà Nam; các phóng viên báo, đài Trung ương và Hà Nam; gần 100 cán bộ đại diện lãnh đạo TP Phủ Lý, các huyện, các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể và cán bộ làm công tác quản lý văn hóa của tỉnh Hà Nam đã tham dự Hội thảo.

Thượng tướng Ngô Xuân Lịch - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, do bận công tác không về dự, đã gửi Lẵng hoa Chúc mừng Hội thảo.

Hội thảo với gần 50 bài phát biểu và báo cáo khoa học đã diễn ra trong không khí rất sôi nổi, hào hứng. Các đại biểu tham dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận về hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến chủ đề Hội thảo hiện đang được nhiều người quan tâm. Hội thảo đã khắc họa những giá trị đặc sắc nhất của kho tàng di sản văn hóa Hà Nam - văn hóa của vùng đồng chiêm trũng. Hội thảo đã được nghe các bài

11

phát biểu tâm huyết và những tham luận có ý nghĩa sâu sắc, quan trọng, nhân văn về văn hóa Việt Nam và văn hóa Hà Nam của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Mão, các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà sử học, khảo cổ học, các nghệ sĩ, các nhạc sĩ, các nhà báo; đặc biệt ý kiến phát biểu của Đại sứ Rumani tại Hà Nội, Ngài Valeriu Asteni đã quan tâm tới văn hóa Hà Nam nói riêng và Văn hóa Việt Nam nói chung.

Sau báo cáo Tổng kết Hội thảo của PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Nam và Đoàn Chủ tịch Hội thảo, đồng chí Mai Tiến Dũng phát biểu kết thúc Hội thảo, trong đó khẳng định các tham luận Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại” sẽ được biên tập, in thành sách, phát hành rộng rãi không chỉ trong tỉnh Hà Nam mà còn ra toàn quốc; Triển khai nội dung Hội thảo này vào chương trình giảng dạy trong các nhà trường ở tỉnh Hà Nam.

Triển khai kết luận Hội thảo của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Mai Tiến Dũng, chúng tôi đã tổ chức biên tập, hoàn thiện các báo cáo khoa học tại Hội thảo; tuyển chọn một số bài nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố về văn hóa Hà Nam phù hợp với chủ đề Hội thảo, để xuất bản cuốn sách “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”.

12

Để tiện cho việc theo dõi của bạn đọc, về bố cục cuốn sách, chúng tôi sắp xếp thành ba phần:

- Phần I - Lời chào mừng, là phát biểu chào mừng và khai mạc Hội thảo của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Mai Tiến Dũng, phát biểu của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Mão, Đại sứ Rumani tại Việt Nam Valeriu Arteni.

- Phần II - Báo cáo khoa học tại Hội thảo và một số bài nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố về văn hóa Hà Nam.

- Phần Phụ lục - Một số bài giới thiệu về Bảo vật Quốc gia và Cổ vật độc đáo của Hà Nam.

Về văn phong cuốn sách, trân trọng ý kiến phát biểu của các đại biểu khách mời, chúng tôi giữ nguyên văn phong nói trong các bài phát biểu chào mừng Hội thảo.

Gần 50 bài phát biểu và báo cáo khoa học về các đề tài không thể phát hiện, đánh giá đầy đủ về bề dày truyền thống và sự phong phú, đa dạng, đặc sắc của văn hiến Hà Nam. Chúng tôi chỉ coi đây là sự tiếp nối những nỗ lực qua nhiều năm của Đảng bộ, Chính quyền, Ngành văn hóa và Nhân dân Hà Nam trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Nam, từ đó góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển bền vững nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

13

Trong quá trình biên soạn, mặc dù có nhiều nỗ lực, cố gắng, song chắc chắn sẽ không tránh được thiếu sót, Ban biên soạn rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc, để lần tái bản sau được tốt hơn.

Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh Hà Nam đã tích cực tham dự và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho sự thành công của Hội thảo; Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Nhà xuất bản Dân trí để cuốn sách này ra mắt bạn đọc.

Xin trân trọng kính mời những bạn đọc yêu mến Hà Nam đang cầm trên tay cuốn sách này, theo dòng văn hiến Hà Nam từ truyền thống tới hiện đại, qua những bài phát biểu và những tham luận của những tác giả tâm huyết với Hà Nam, để khám phá những giá trị văn hóa đích thực của vùng đất văn hiến với những tên tuổi đã góp phần làm vẻ vang cho lịch sử và văn hiến nước nhà. Qua đó, hy vọng quý bạn đọc sẽ thêm yêu quý mảnh đất núi Đọi - sông Châu, và đến với Hà Nam đang từng ngày Đổi mới, Phát triển Bền vững.

TM BAN BIÊN SOẠN TS. NGUYỄN MINH SAN Hà Nội - Hà Nam, những ngày Cách mạng Mùa Thu 2015

MỤC LỤC

16

PHẦN MỘT LỜI CHÀO MỪNG

1. Văn hiến Hà Nam - Tài nguyên vô giá, sức mạnh quan trọng trong đổi mới phát triển quê hương, đất nước ........................................25 GS.TS NGUYỄN THỊ DOAN

Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

2. Hà Nam - vùng quê văn hiến .......................................................................31 MAI TIẾN DŨNG

UV TW Đảng - Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam 3. Văn hiến Hà Nam luôn hòa cùng dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc .......................................................................... 38 NGUYỄN VĂN AN

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội

4. Hội thảo “Văn hiến Hà Nạm – truyền thống và hiện đại” vô cùng ý nghĩa, không chỉ đối với tỉnh Hà Nam, mà còn đối với cả nền văn hóa Việt Nam .........................................................................................42 GS. AHLĐ VŨ KHIÊU

5. Hà Nam - vùng đất sơn thủy hữu tình ...................................................... 45 VŨ MÃO

Nguyên UVTW Đảng – nguyên Chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội

6. Mở cửa rộng trong thời kỳ toàn cầu hóa là cơ hội để văn hóa Việt Nam và Rumani hội nhập vào Thế giới ........................................................ 51 VALERIU ARTENI

Đại sứ Rumani tại Việt Nam

17

PHẦN HAI VĂN HIẾN HÀ NAM - TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

1. Văn hiến Hà Nam - Càng đi sâu tìm hiểu càng thấy cuốn hútvô cùng (Đề dẫn Hội thảo) ................................................................................73 GS HOÀNG CHƯƠNG

TGĐ Trung tâm NCBT&PH văn hóa dân tộc VN 2. Công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa ở Hà Nam .......................82 NGUYỄN XUÂN ĐÔNG

Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam 3. Khảo cổ học Hà Nam - Điểm son thời dựng nước .................................92

PGS.TS TRỊNH SINH

Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

4. Hà Nam - Nhìn từ Thăng Long - Hà Nội ....................................................97 NNC MAI KHÁNH

Bảo tàng Hà Nam

5. Tiểu vùng văn hóa Đọi Sơn ....................................................................... 109 PGS. TS. PHẠM LAN OANH

Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia VN 6. Văn hóa truyền thống Liễu Đôi - Ba mươi lăm năm nhìn lại ........ 125 NNC BÙI VĂN CƯỜNG

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian

7. Đền Trần Thương – Góc nhìn di sản văn hóa phi vật thể ................ 134 PGS.TS ĐẶNG VĂN BÀI

Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia

18

8. Dãy Đọi Sơn và lịch sử văn hóa Đại Việt ................................................ 143 GS. Trần Quốc Vượng9. Dòng sông Châu Giang và lịch sử văn hóa Đại Việt ....................... 156 GS. Trần Quốc Vượng10. Hà Nam trong ba cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên ................................................................ 172 Hồng Nhung11. Quanh văn hóa nghệ thuật đình làng Hà Nam ............................... 179 PGS.TS. Trần Lâm Biền Cục Di sản Văn hóa - Bộ VH - TT&DL

12. Lễ hội truyền thống ở Hà Nam Bản sắc và hướng bảo tồn, phát huy giá trị ............................................. 187 TS. Nguyễn Minh San Phó TBT Tạp chí Văn hiến Việt Nam

13. Đạo Tứ pháp trên đất Hà Nam Lịch sử, giá trị văn hóa và sự biến đổi ....................................................... 201 TS. Nguyễn Minh San Phó TBT Tạp chí Văn hiến Việt Nam 14. Nữ thần giải oan Vũ Thị Thiết trong môi cảnh tín ngưỡng thờ Nữ thần ở Hà Nam .................................................................................... 224 Th.S. Nguyễn Thị Tâm Học viện Hành chính Quốc gia 15. Mảng mầu văn hóa Chăm pa trong văn hóa Hà Nam .................... 245 T.S NGUYỄN MINH SAN

Phó TBT Tạp chí Văn hiến Việt Nam

19

16. Khoa bảng Hà Nam thời phong kiến ................................................. 270 NNC MAI KHÁNH

Bảo tàng Hà Nam

17. Về Di sản Hán – Nôm Hà Nam ................................................................. 277 NNC LÊ QUỐC VIỆT

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian 18. Hoàn Vương ca tích – một tác phẩm văn học lớn .......................... 285 NNC BÙI VĂN CƯỜNG

19. Lê Đại Hành - “Người vác núi, lật biển” ............................................... 294 TS NGUYỄN MINH SAN

Phó TBT Tạp chí Văn hiến Việt Nam

20. Các Tiến sĩ người Hà Nam trên bia đề danh Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội ............................................................... 308 HOÀNG AN

21. Nguyễn Khuyến – Nỗi cô đơn của trí thức trong xã hội thực dân phong kiến ......................................................................................... 312 PGS.TS NGUYỄN QUỐC SỬU

Học viện Hành chính Quốc gia

22. Một số tướng lĩnh tiêu biểu người Hà Nam trong lịch sử ....................................................................................... 321 BỘ CHỈ HUY QS HÀ NAM

23. Đặc sắc Nam Cao ........................................................................................ 335 GS.TS ĐINH XUÂN DŨNG

Phó Chủ tịch Hội đồng LL&PB VHNT Trung ương

20

24. GS Nguyễn Thị DoanGiải thưởng “Lãnh đạo Nhà nước toàn cầu” ..........................................342 TS. NGUYỄN MINH SAN

Tạp chí Văn hiến Việt Nam

25. Hoàng Tùng – một nhà báo lớn, một nhân cách lớn .................. 351 NHÀ BÁO PHAN QUANG

Nguyên TGĐ Đài Tiếng nói VN, nguyên Chủ tịch Hội NBVN 26. GS. Trần Quốc Vượng với những định đề về văn hóa Hà Nam. ........................................................................................360 TS. NGUYỄN THỊ BẢY

Viện Văn hóa - Trường ĐH Văn hóa Hà Nội 27. Chèo Hà Nam và Hà Nam với Chèo .................................................373 NSND LÊ HUỆ

28. Bà con quê tui vẫn mê chèo Hà Nam lắm lắm! ............................. 383 ĐẠI TÁ - NHÀ THƠ MAI NAM THẮNG

Báo Quân đội nhân dân

29. Dịu Hương - Bạch Trà: Hai kỳ nữ đất Hà Nam ................................389 NHẬT ÁNH

30. Đào Thắng – người kế tục Nguyễn Khuyến, Nam Cao ..............394 NHÀ THƠ - NHẠC SĨ NGUYỄN TRỌNG TẠO

31. Ngọn nguồn dân ca giao duyên vùng Ngã ba sông Móng .....397 NNC NGUYỄN ĐÌNH LỢI

Sở VH-TT&DL Hà Nam 32. Mấy ý kiến về Âm nhạc dân gian Hà Nam .....................................404 NS MAI TUYẾT HOA

GĐ Trung tâm NCBT &PH Âm nhạc dân tộc

21

32. Nhạc sĩ Hà Nam qua một số gương mặt và tác phẩm tiêu biểu .................................... 408 PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG NGHỊ

Trường ĐHSP Nhạc – Họa Trung ương

34. Trường THCS Bắc Lý – nét đẹp Văn hiến Hà Nam .........................417 NGÔ VĂN HẰNG

Hiệu trưởng Trường THCS Bắc Lý 35. Làng Đại Hoàng và Nhà văn vĩ đại Nam Cao .................................438 NGỌC ANH

Nhà báo, Giám đốc Nhà xuất bản Sân khấu

36. Phát triển làng nghề truyền thống Hà Nam trong cuộc sống hiện đại ..............................................................................443 NHÀ BÁO TRUNG ĐÔNG

Báo Nhân dân 37. Phát huy truyền thống lịch sử và văn hiến, đưa Hà Nam vững bước đi lên trên con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã chọn ........................................................................449 TRẦN QUỐC HÙNG

Ủy viên TV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Nam

38. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong xây dựng Nông thôn Mới ............................. 45 THS. NGUYỄN ĐỨC TOÀN

GĐ Sở VH-TT&DL Hà Nam

39. Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Hà Nam trong thời gian qua, định hướng trong thời gian tới ..........................................................................................467 THS. LÊ XUÂN HUY

PGĐ Sở VH - TT&DL Hà Nam

22

40. Du lịch Hà Nam – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững ........................................................................................ 476 TRẦN VĂN TIẾN

PGĐ Sở VH-TT & DL Hà Nam

41. Hội thảo “Văn hiến Hà Nam – Truyền thống và hiện đại” làm sáng rõ hơn về lịch sử một vùng đất địa linh nhân kiệtcó bề dày văn hiến hàng ngàn năm, có truyền thống lịch sử và cách mạng hào hùng (Tổng kết Hội thảo) .......................................... 483 PGS. TS NGUYỄN HỒNG VINH

Chủ tịch Hội đồng LL&PB VHNT Trung ương

PHỤ LỤC

1. Trống đồng Ngọc Lũ – Bảo vật Quốc gia .............................................. 495 NGUYỄN MINH HOÀNG

2. Bia “Sùng Thiện Diên Linh” – tấm bia thời Lý có giá trị về nhiều mặt ...................................................................................... 498 NGUYỄN MINH HOÀNG

3. "Cầu không từ ký" - Cuốn sách làm bằng đồng độc đáovà có giá trị nhiều mặt ...................................................................................... 502 NGUYỄN THÙY LINH

Phần một LỜI CHÀO MỪNG

25

VĂN HIẾN HÀ NAM - TÀI NGUYÊN VÔ GIÁ SỨC MẠNH QUAN TRỌNG TRONG ĐỔI MỚI

PHÁT TRIỂN QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

GS.TS NGUYỄN THỊ DOAN*

Kính thưa Đoàn Chủ tịch Hội thảo.Thưa quý vị đại biểu.Tôi rất vui mừng được về dự Hội thảo “Văn hiến Hà

Nam - truyền thống và hiện đại” do UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam tổ chức. Hội thảo này là sự kiện có ý nghĩa thiết thực triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 9 (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tôi tin rằng với sự có mặt đông đảo các vị khách quý, các nhà khoa học, các nhà hoạt động văn hóa uy tín của Trung ương, Hà Nam và các tỉnh bạn, Hội thảo của chúng ta sẽ thành công tốt đẹp!

Sau đây, tôi xin được phát biểu với Hội thảo một vài suy nghĩ.Hà Nam là mảnh đất sớm được khai phá từ thời các vua

Hùng dựng nước. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho vùng quê núi Đọi - sông Châu, núi Quế - sông Ninh một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và quý giá, trong đó có những di sản nổi tiếng, độc đáo như: Trống đồng Ngọc Lũ, Sách đồng Bắc Lý, Bia “Sùng Thiện Diên Linh”, Lễ hội tịch điền Đọi Sơn, Lễ hội Đền Trúc, Đền Trần Thương, Đền

* Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

26

Bà Vũ, vùng văn hóa dân gian Liễu Đôi và bản trường ca 9.000 câu thơ “Hoàn vương ca tích”…

Hà Nam là quê hương của những anh hùng hào kiệt như Nguyễn Thiện, Nguyễn Vực (thời Hùng Vương); Cao Thị Liên, Nguyễn Thị Quỳnh Chân (thời Hai Bà Trưng); Nguyễn Ninh, Nguyễn Tĩnh, Phạm Hán (thời Đinh); Lê Hoàn - Lê Đại Hành (thời Tiền Lê); Trần Bình Trọng (thời Trần); Đinh Công Lý, Vũ Cố, Phạm Thanh (thời Hậu Lê); Đinh Công Tráng (thời đầu chống Pháp)... Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hà Nam đã có tới 560 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 21 Anh hùng lực lượng vũ trang, hàng trăm ngàn liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với nước.

Hà Nam cũng là nơi sản sinh những danh sĩ, văn sĩ, nghệ sĩ xuất chúng nhiều thời, trong lịch sử. Trước Cách mạng tháng Tám là Lý Trần Thân, Trương Công Giai, Dương Bang Bang, Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, Bùi Kỷ… Trong thời đại Hồ Chí Minh là nhà văn thiên tài Nam Cao, nhà báo xuất sắc Hoàng Tùng, các nhạc sĩ nổi tiếng Phong Nhã, Huy Thục, các nghệ sĩ sân khấu kỳ tài Dịu Hương, Bạch Trà… Đây cũng là nơi ra đời phong trào thi đua “Hai tốt” trong ngành giáo dục trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa những năm 1960 -1970 với điểm sáng là Trường cấp II Bắc Lý (nay là Trường THCS Bắc Lý), ngôi trường thể hiện sinh động phương châm giáo dục tiên tiến “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, được hai lần tuyên dương danh hiệu cao quí Anh hùng Lao động và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Hà Nam còn là quê hương của những làng nghề thủ công nổi tiếng như: Lụa Nha Xá, mây giang Ngọc Động, sừng mỹ nghệ Đô Hai, thêu ren An Hòa, Hòa Ngãi, giũa cưa Đại Phu- An Đổ, mộc Cao Đà, gốm Đanh Xá, trống Đọi Tam… Đây cũng là một trong những cái nôi của nghệ thuật truyền thống dân tộc như hát chèo ở Lý Nhân, Kim Bảng, hát tuồng ở Duy Tiên,

27

Bình Lục, hát dậm Quyển Sơn, múa hát Lải Lèn, dân ca giao duyên ngã ba sông Móng…

Như nhiều vùng quê của đất nước, Hà Nam tự hào là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, anh hùng và văn hiến trong suốt tiến trình lịch sử. Nếu cần phải nhấn mạnh nét đặc sắc nổi bật của đất và người Hà Nam thì có lẽ đó là việc con người ở đây đã biến được vùng đất trũng nổi tiếng “chiêm khê mùa thối” ở đồng bằng Bắc Bộ thành một trong những vùng quê phì nhiêu trù phú, người dân đa số từ thiếu đói quanh năm thành khấm khá, có của ăn của để. Truyền thống lịch sử văn hóa, công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập của đất nước cùng công cuộc cải tạo thiên nhiên, xây dựng cuộc sống bền bỉ thần kỳ đó đã góp phần quan trọng tạo nên những phẩm chất tốt đẹp trong tính cách con người Hà Nam như tinh thần yêu nước thương nòi, ý thức tương thân tương ái, đức tính siêng năng, cần cù, khả năng học hỏi, sáng tạo…

Có thể nói, tuy hiện là một trong những tỉnh có diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất đất nước và thu ngân sách còn rất khiêm tốn, nhưng quê hương Hà Nam chúng ta lại có một kho tàng văn hóa rất giàu có, độc đáo và nguồn lực con người nhiều tiềm năng. Đó chắc chắn là nguồn tài nguyên vô giá, là sức mạnh nội sinh quan trọng trong đổi mới, phát triển, giao lưu hội nhập của Hà Nam. Vấn đề là phải chú ý đúng mức đến công tác sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn thật toàn diện, khoa học và khai thác, quảng bá, phát huy thật đúng đắn, thật hiệu quả, không được để lãng phí nguồn tài nguyên, nguồn sức mạnh quý báu đó.

Trong nhiều năm qua, Hà Nam đã có nhiều thành tựu đáng trân trọng trong công tác này. Trong đó đáng chú ý là việc tổ chức nghiên cứu tôn vinh hai văn hào lớn của dân tộc Nguyễn Khuyến, Nam Cao. Hà Nam đã xây dựng Khu tưởng niệm nhà văn Nam Cao, sưu tầm giới thiệu di sản văn hóa dân gian Liễu Đôi, phục hồi Lễ hội tịch điền Đọi Sơn, Lễ hội đền Trúc và hát

28

Dậm Quyển Sơn, Lễ hội đền Trần Thương, đền Bà Vũ, Lễ hội vật võ Liễu Đôi, xuất bản Địa chí Hà Nam, tổ chức hội thảo phát huy truyền thống Bắc Lý… Nhưng căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và định hướng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, phía trước chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.

Trước hết là việc tiếp tục đầu tư sưu tầm những tinh hoa văn hóa dân gian, cổ truyền còn tiềm ẩn, tổ chức nghiên cứu các vốn quý đó cũng như các di sản quý đã sưu tầm, giới thiệu trước đây nhưng chưa được nghiên cứu đánh giá đến nơi đến chốn.

Trong việc này tôi xin lưu ý các đồng chí đến hiện tượng văn hóa truyền thống Liễu Đôi. Ba mươi năm trước, việc công bố bước đầu những sưu tầm văn hóa dân gian vùng Liễu Đôi, huyện Thanh Liêm, từng làm kinh ngạc dư luận cả nước vì sự phong phú độc đáo kỳ lạ của nó. Đến nay, từ sự phấn đấu bền bỉ của một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hà Nam, nhiều cuốn sách về văn hóa Liễu Đôi đã ra đời ở nhiều nhà xuất bản với hàng chục ngàn bản, trong đó có quyển “Hoàn vương ca tích” giới thiệu bản trường ca gồm 9.000 câu lục bát rất hay về cuộc đời và sự nghiệp của Vua Lê Đại Hành. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có một cuộc hội thảo xứng đáng đánh giá thật khoa học, toàn diện, đến nơi đến chốn, về giá trị đích thực của văn hóa Liễu Đôi cũng như bản trường ca đồ sộ này.

Vấn đề quê hương của vua Lê Đại Hành cũng là một vấn đề cần quan tâm giải quyết. Đây là vấn đề chưa rõ từ thế kỷ XVIII, có tới ba nơi được coi là quê hương của Ông là Trường Châu (Ninh Bình), Ái Châu (Thanh Hóa) và Bảo Thái, Thanh Liêm (Hà Nam). Cho đến nay, sau những kết quả mới mẻ từ nhiều nghiên cứu, phát hiện, đối chiếu liên ngành, xuyên ngành, từ lịch sử, dã sử, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan, của các nhà khoa học, hình như đã đến lúc Hà Nam cần đứng ra tổ chức nghiên cứu để đi đến kết luận chính thức về tồn nghi mấy thế kỷ này.

29

Song song với công tác sưu tầm, nghiên cứu, cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sâu rộng trong cộng đồng xã hội tỉnh nhà cũng như trong và ngoài nước những giá trị to lớn của các di sản truyền thống văn hóa và con người Hà Nam. Theo tôi, cho đến nay, chúng ta còn nhiều hạn chế, thụ động trong công tác này. Ví dụ như chuyện Đền Bà Vũ ở xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, thờ bà Vũ Thị Thiết, “Người con gái Nam Xương” đã được Nguyễn Dữ chép trong”Truyền Kỳ Mạn Lục”. Đền đã được cấp bằng Di tích lịch sử quốc gia, lễ hội đền cũng đã được phục hồi rất trang nghiêm xúc động. Song, tấm gương tiết hạnh của Bà thì ít ai biết đến, do chúng ta chưa tích cực chủ động tuyên truyền quảng bá. Các di tích về nhà văn lớn Nam Cao cũng ở trong tình trạng tương tự. Nhà tưởng niệm Ông cũng như nhà Bá Kiến dù đã được đầu tư kinh phí xây dựng, tôn tạo hoặc mua để bảo tồn song do còn rất ít tài liệu hiện vật cũng như chưa biết tuyên truyền quảng bá nên những nơi này thường là đóng cửa, không phát huy được tác dụng.

Một vấn đề nữa cần đặt ra tại Hội thảo này là làm thế nào để Hà Nam chúng ta gắn được công tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa con người với phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) đã nhấn mạnh cần xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là gắn bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Đây là các quan điểm rất mới mẻ nhưng nếu chúng ta không nghiên cứu tiếp thu vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện của địa phương thì sẽ không thực sự khai thác, phát huy được những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa và con người Hà Nam. Đặt ra và giải quyết tốt vấn đề này trên bình diện lý luận và trong thực tiễn, Hà Nam chắc chắn sẽ từng bước giàu lên từ nguồn vốn quý giá: văn hóa và con người.

30

Cuối cùng, tôi tin Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - truyền thống và hiện đại” sẽ giúp chúng ta thấy được một cách toàn diện, sâu sắc hơn các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương Hà Nam và quyết tâm biến các giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người Hà Nam thành nguồn tài nguyên, nguồn sức mạnh nội sinh quan trọng, phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đổi mới, phát triển của quê hương, đất nước.

31

HÀ NAM VÙNG QUÊ VĂN HIẾN

MAI TIẾN DŨNG *

Trong không khí phấn khởi kỷ niệm những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2015, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX, tỉnh Hà Nam rất vinh dự được phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”. Đây không chỉ là một đợt sinh hoạt khoa học mà hơn thế nữa là sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, là tấm lòng và sự ngưỡng mộ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tên tuổi đối với mảnh đất Hà Nam văn hiến.

Thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam, tôi xin cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã quan tâm đến văn hóa Hà Nam, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam tổ chức Hội thảo quan trọng này.

Chúng tôi vô cùng xúc động và vui mừng được đón tiếp Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dự Hội thảo. Xin thay mặt Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hà Nam và những đại biểu tham dự Hội thảo Chúc mừng Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vừa được

* UVBCH TW Đảng - Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam.

32

Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu lần thứ 25 tổ chức tại thành phố Sao Paulo - Brazil trao tặng Giải thưởng “Lãnh đạo nhà nước toàn cầu” vì những nỗ lực nâng cao quyền năng cho phụ nữ và đặc biệt là những đóng góp trong tăng cường kết nối các doanh nhân nữ Việt Nam với thế giới.

Chúng tôi cảm ơn và vui mừng được đón tiếp đồng chí Nguyễn Văn An nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Vũ Mão nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; đồng chí Hồng Vinh nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận và phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.

Chúng tôi vô cùng cảm động được GS. AHLĐ Vũ Khiêu - cây đại thụ của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, mặc dù đã trên 100 xuân vẫn không quản ngại đường xa mang tiếng nói của mình về với Hội thảo. Giáo sư là một tấm gương sáng, một hiện thân của tinh thần làm việc, cống hiến không biết mệt mỏi cho khoa học nước nhà.

Chúng tôi cũng rất vui mừng khi biết tại Hội thảo này, có nhiều nhà khoa học là Giáo sư đầu ngành, là chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, mà nhiều công trình nghiên cứu và thành tựu khoa học của quí vị đã có những đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước, đã tác động sâu sắc tới đời sống của nhân dân. Quý vị là những tấm gương khoa học đáng trân trọng, là nguồn khích lệ đối với tất cả chúng ta, đặc biệt là đối với những người làm công tác quản lý, nghiên cứu, sưu tầm văn hóa của Hà Nam. Chúng tôi xin cảm ơn sự nhiệt thành tham gia của đông đảo các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, nghệ sĩ đã về dự, góp phần vào thành công cho Hội thảo hôm nay.

Hà Nam là một vùng đất cổ ở phía Nam Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đã một thời, khi nhắc tới Hà Nam,

33

người ta vẫn thường nói đến đây là một vùng chiêm trũng, đồng trắng nước trong: “Chiêm khê, mùa thối”, “Sống ngâm da, chết ngâm xương”. Cuộc sống cơ cực của vùng đồng chiêm trũng đã đi vào câu ca dao cổ:

“Nam Xang đồng hẹp, bãi dàiĂn cơm thì ít, ăn khoai thì nhiều”Hay:Đưa mẹ mới tối hôm quaSáng nay chỉ thấy nước xa nước gần…Ấy vậy mà, cách đây hàng ngàn năm trước, chính mảnh đất

này đã là nơi người Việt cổ chọn để làm nơi sinh tụ, góp phần vào việc xây dựng một vùng đất trù phú và khởi tạo nên một nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ trong lịch sử văn minh sông Hồng. Thời gian đắp đổi, với bao mồ hôi, xương máu của lớp lớp thế hệ người dân nơi đây, đã khai thác, cải tạo vùng đất chiêm trũng mênh mông này thành đồng ruộng phì nhiêu, mầu mỡ, từ một vụ đến một năm hai vụ chắc ăn, có nơi ba bốn vụ, lúa, mầu xen kẽ. Những đặc sản của quê hương Hà Nam nổi tiếng như: Mơ hồng Kim Bảng, Chuối ngự Đại Hoàng...là những minh chứng cho sức lao động cần cù của người dân Hà Nam.

Không chỉ thông minh, sáng tạo, cần cù trong lao động, người dân Hà Nam còn anh dũng, bất khuất chiến đấu chống lại các kẻ thù xâm lược để bảo vệ quê hương, giữ gìn những thành quả lao động của mình. Trong 1.000 năm Bắc thuộc, nền văn hóa dân tộc bị chèn ép, nô dịch, nhưng sức mạnh nội lực của vùng đất này vẫn bùng cháy, dù có lúc ngấm ngầm. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của các nữ tướng của Hai Bà Trưng, như Nguyệt Nga, Lê Chân… xây dựng căn cứ địa ở vùng đất Kim Bảng…còn để lại dấu ấn cho đến hôm nay.

Sống, lao động và chiến đấu trên vùng đất chiêm trũng, con người Hà Nam đã sáng tạo văn hóa, cả văn hóa vật thể và phi vật thể, với những giá trị đặc sắc làm nên một vùng văn hiến Hà Nam- Văn hiến của vùng đồng chiêm trũng.

34

Nói đến Hà Nam là người ta nghĩ tới: Núi Đọi - Sông Châu, biểu tượng của văn hóa Hà Nam; nghĩ tới những phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp: Hang Khả Phong (Kim Bảng), Hồ Tam Chúc (Ba Sao - Kim Bảng), Chùa Bà Đanh… Nói đến Hà Nam là người ta nghĩ tới: Trai ngọc Sông Châu đã là nỗi khát khao của nữ hoàng phương Bắc… Nói đến Hà Nam là người ta nghĩ tới Trống đồng Ngọc Lũ, mà hiện nay phiên bản của nó là hình ảnh tượng trưng đại diện cho văn hóa Việt Nam - đất nước Việt Nam tại đại lễ đường Trụ sở Liên hợp quốc (Mỹ).

Hà Nam là nơi vua Lê Đại Hành tổ chức Lễ tịch điền ở Đọi Sơn, nêu gương sáng về sự chăm chỉ làm ăn, mở ra công cuộc khai khẩn “Dĩ nông vi bản”. Đích thân nhà vua đi chân đất, lội ruộng, quất trâu mở xá cày đầu tiên, cũng là mở lối đường cho nông dân yêu quí, chăm lo đồng ruộng; để lại một phong tục đẹp cho các vương triều phong kiến nước ta thời kỳ sau học tập. Và từ nhiều năm nay chúng ta đã phục dựng, noi theo, được nhân dân cả nước quan tâm, ngưỡng mộ.

Hà Nam có kho tàng di sản văn hóa đồ sộ với gần 2000 di tích, trong đó có nhiều di tích, di chỉ khảo cổ học có giá trị đặc biệt; có nhiều làng nghề truyền thống; Hà Nam là quê hương của nhiều làn điệu dân ca độc đáo, như: hát Dậm Quyển Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng)); hát Lải Lèn (Bắc Lý, Lý Nhân); hát giao duyên ngã ba sông Móng (Duy Tiên - Bình Lục); hát trống quân (Liêm Thuận, Thanh Liêm)…Và gần đây, ở vùng đất Liễu Đôi quanh dãy núi đất Thanh Liêm đã phát hiện thêm một tác phẩm văn học dân gian đồ sộ, một bộ sử thi dài gần chín nghìn câu thơ lục bát vừa cổ kính, vừa uyên bác, đó là tác phẩm Hoàn Vương ca tích, nghĩa là Bài ca về ông vua Lê Hoàn. Tác phẩm Hoàn Vương ca tích đã góp phần hé mở nhiều vấn đề về Lê Hoàn - một người con của Hà Nam và Thái hậu Dương Vân Nga cũng như cuộc sống, bối cảnh lịch sử, cùng những người đã có mặt quanh hai nhân vật lịch sử này vô cùng chân thực và sinh động, làm nên những biến động và kỳ tích một nghìn năm trước.

35

Nói đến Hà Nam, người ta nghĩ tới quê hương của các anh hùng dân tộc kiệt xuất mà tên tuổi đã ngời sáng trong quốc sử, tiêu biểu là: Lê Hoàn (Lê Đại Hành hoàng đế); Trần Bình Trọng với lời nói bất hủ trước giặc phương Bắc: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”; Đinh Công Tráng - một nhân vật lịch sử tiêu biểu gắn liền với cuộc khởi nghĩa Ba Đình trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX...

Và, nói đến Hà Nam, người ta nghĩ tới quê hương của Tam nguyên Yên Đổ - Thi bá nổi tiếng Nguyễn Khuyến; Nhà văn - Liệt sĩ Nam Cao, và nhiều danh sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho đất nước;

Là quê hương của Nguyễn Hữu Tiến - người đầu tiên vẽ lá cờ đỏ sao vàng trong nhà tù thực dân, để hơn 75 năm qua ngọn Quốc kỳ màu đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh là ngọn cờ tập hợp sức mạnh đoàn kết, đưa dân tộc ta vượt qua bao cuộc kháng chiến oanh liệt, thống nhất giang sơn;

Là quê hương của Lương Khánh Thiện (1903-1941) người đã sớm giác ngộ và tham gia cách mạng từ năm 1925, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đầu tiên (năm 1936), rồi Xứ ủy Bắc Kỳ, bị giặc bắt nhiều lần, bị tù đày ở Côn Đảo, Hỏa Lò… và bị giặc Pháp xử bắn ngày 1/9/1941 tại Kiến An. Trước khi ngã xuống, đồng chí vẫn hô vang: “Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm! Cách mạng Việt Nam muôn năm!” nêu cao tấm gương khí tiết cộng sản kiên cường.

Nói tới Hà Nam là người ta nghĩ đến Cây đa đình Triều Hội (xã Bồ Đề, huyện Bình Lục), nơi nổi tiếng trống Bồ Đề năm 1930, mở đầu cuộc nổi dậy của nông dân Hà Nam “Tranh đấu bài phong, biểu tình phản đế” dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Nói đến Hà Nam người ta cũng không quên những: Bia căm thù Đức Bản (Lý Nhân) nơi nêu gương 32 cụ già bất khuất kiên cường thà hy sinh tất cả để bảo vệ lực lượng bộ đội, giữ bí mật cho chiến dịch đánh lớn tấn công địch, đã bị giặc Pháp giết

36

hại đồng loạt năm 1952; nói tới rất nhiều trận đánh lớn trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù dân tộc vừa qua, Hà Nam đã có hàng vạn người con ưu tú đã hy sinh trên mọi chiến trường.

Nói tới Hà Nam là người ta nghĩ đến “Tiếng trống Bắc Lý” - ngôi trường Cấp II, nay là Trường Trung học Cơ sở Bắc Lý - ngôi trường ở vùng đồng chiêm trũng, nhưng với tình yêu thương, hết lòng vì học sinh thân yêu của các thế hệ thầy cô giáo và lòng hiếu học, quyết tâm vượt khó của các thế hệ học trò, đã vươn lên trở thành “Lá cờ đầu của giáo dục miền Bắc”. Tiếng trống Bắc Lý đã vang xa, tạo nên một phong trào thi đua “Hai tốt” - “Dạy tốt và Học tốt” trong các trường phổ thông toàn miền Bắc, sánh với “Sóng Duyên hải”, “Gió Đại Phong”, “Cờ Ba nhất” - những phong trào thi đua đã tạo nên những sức mạnh to lớn của hậu phương lớn miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ. Ngôi trường THCS duy nhất ở nước ta đến nay đã 2 lần được tuyên dương Đơn vị Anh hùng Lao động và Anh hùng Lao động Thời kỳ đổi mới. Giáo dục Bắc Lý đã làm nên nét đẹp văn hiến của một vùng quê chiêm trũng, nêu tấm gương thầy thi đua dạy tốt, trò thi đua học tốt.

Tiếp nối truyền thống cách mạng, hiếu học và những giá trị văn hóa mà các thế hệ cha ông đã tạo dựng nên, người Hà Nam luôn phấn đấu vươn lên, lao động sáng tạo, xây dựng cuộc sống mới. Từ tỉnh Hà Nam, rồi sáp nhập với Nam Định thành tỉnh Nam Hà, rồi Hà Nam Ninh, rồi trở lại là tỉnh Hà Nam vào tháng 1 năm 1997, trải qua biết bao khó khăn, thách thức, nhưng nhân dân Hà Nam đã phát huy truyền thống anh hùng mà vươn lên cùng với cả nước. Sau 18 năm tái lập tỉnh, Hà Nam đã có bước chuyển mình đáng kể. Kinh tế phát triển, văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi

37

mới, thu nhập bình quân đầu người tăng dần theo từng năm, an sinh xã hội được đảm bảo, môi trường đầu tư được cải thiện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Hà Nam.

Hôm nay, Hội thảo khoa học “Văn hiến Hà Nam - truyền thống và hiện đại” được tổ chức với sự tham gia của các vị lãnh đạo, các nhà khoa học có bề dày nghiên cứu và uy tín, là một đảm bảo chắc chắn cho những vấn đề nêu ra và lý giải. Hy vọng những vấn đề nào đó còn nhiều vướng mắc trong chiều sâu và diện mạo văn hiến quê hương chúng tôi sẽ được Hội thảo quan tâm và làm sáng tỏ từ nhiều góc độ.

Trong bối cảnh đất nước ta ngày càng hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với thế giới, việc tổ chức Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - truyền thống và hiện đại” vào thời điểm này là rất đúng lúc và rất cần thiết. Sự hiện diện của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Mão; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận và phê bình văn học nghệ thuật Trung ương Hồng Vinh; cùng các nhà lý luận, các giáo sư hàng đầu, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà báo, nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi ở Trung ương và địa phương Hà Nam là niềm tự hào đối với cán bộ và nhân dân Hà Nam chúng tôi, cổ vũ chúng tôi tiếp tục phấn đấu đưa tỉnh Hà Nam phát triển nhanh và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Cuối cùng xin được Kính chúc sức khỏe đồng chí Nguyễn Thị Doan, đồng chí Nguyễn Văn An, đồng chí Vũ Mão, đồng chí Hồng Vinh, GS Hoàng Chương cùng toàn thể quý vị đại biểu.

Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

38

VĂN HIẾN HÀ NAM LUÔN HÒA CÙNG DÒNG CHẢY CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

NGUYỄN VĂN AN*

Thưa Đoàn chủ tịch, thưa các quý vị tham gia Hội thảo. Tôi không có ý định phát biểu vì tôi không phải nhà khoa

học nghiên cứu về văn hiến, nhưng không khí của Hội thảo thôi thúc tôi và nhất là lời “khích tướng” của GS Hoàng Chương, vì Giáo sư nói Giáo sư không phải là người Hà Nam nhưng nhiệt tình còn hơn người Hà Nam. Kỳ thực Giáo sư Hoàng Chương không phải là người tự kiêu như vậy, nhưng mà muốn “khích” một tý đấy. Cho nên tôi lên đây để nói rằng tôi cũng nhiệt tình lắm, cơ mà không phải nhà khoa học nghiên cứu về văn hiến.

Tôi với Giáo sư Hoàng Chương đã từng làm việc với nhau từ lâu, trải qua nhiều sóng gió, vì công việc, chúng tôi đã là những người bạn rất thân thiết. Vì nền văn hiến của đất nước, của từng vùng miền, Giáo sư Hoàng Chương là một Giáo sư cực kỳ say mê nghiên cứu. Tôi đến nhà Giáo sư không có chỗ ngồi vì toàn sách của ông ý cả.

Không khí của Hội thảo làm tôi phấn khích, tôi xin phát biểu mấy ý.

* Nguyên UV Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN VN.

39

Chúng ta Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”, phải chăng nền tảng của Văn hiến là tư tưởng nhân bản, là tình yêu giống nòi, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu nhân loại, là hòa bình, hạnh phúc. Thế giới này cuối cùng chỉ còn lại tình yêu, mà thế giới này bây giờ rất cần tình yêu, rất cần hòa bình, rất cần những tư tưởng nhân bản, nhân ái, yêu nước thương nòi, yêu đồng loại, yêu nhân loại, yêu cả thiên nhiên, đó là nền tảng của văn hiến. Mọi cái rồi sẽ qua đi, chỉ còn văn hiến, chỉ còn tình yêu là ở lại. Và chính như thế, tình yêu không hạn hẹp ở Hà Nam. Văn hiến của Hà Nam sẽ được bổ sung, thậm chí là nhận thêm văn hiến của toàn quốc. Văn hiến không có biên giới. Tiện đây nói thêm, tôi nghe ở ngoài, là Hà Nam nhiều khi cũng hơi tự ti, nói là tỉnh nhỏ. Cơ mà, văn hiến không có nhỏ với to. Văn hiến là to hết cả. Nền tảng của văn hiến là tư tưởng nhân bản, là tình yêu. Thì tư tưởng nhân bản, tình yêu nó lan tỏa ra cả thế giới. Đức Phật Thích Ca là từ bi hỷ xả, đấy là tư tưởng vang rộng khắp thế giới. Đức Giêsu là Bác ái. Kính Chúa thì phải yêu người, yêu người là kính Chúa, đấy là tư tưởng tình yêu đã lan tỏa khắp thế giới. Bác Hồ nói là “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết là thương yêu. Bác chỉ có một ham muốn, thì các vị biết rồi, đấy là tình yêu. Cho nên, đã gọi là thuộc về lĩnh vực văn hiến thì là thuộc về lĩnh vực tình yêu. Tình yêu theo nghĩa rộng, không chỉ là tình yêu nam nữ, nên nó không phải chỉ của Hà Nam mà là của cả nước, của cả Đông Nam Á, và góp phần vào kho tàng của cả thế giới, dĩ nhiên nó liên quan tới địa danh cụ thể.

Tôi xin phát hiểu ý thứ hai. Đúng là có địa danh Hà Nam, địa danh Việt Nam, nên có vấn đề truyền thống và hiện đại của văn hiến Hà Nam, văn hiến Việt Nam. Tôi xin kể câu chuyện rất ngắn, khi tôi còn đương chức Chủ tịch Quốc hội, tôi gặp một vị khách nước ngoài. Vị ấy nói: “Ông An ơi, Việt Nam có 54

40

dân tộc và đưa ra chủ trương giữ gìn bản sắc dân tộc là đúng và hay lắm, mà các ông làm được là giỏi đấy, 54 dân tộc của các ông đoàn kết được là giỏi lắm. Nước tôi không có truyền thống văn hóa dân tộc, đất nước tôi nhiều dân tộc, các dân tộc trên thế giới đều có mặt ở đất nước tôi, nên văn hóa dân tộc nào tôi cũng quý. Văn hóa trên phim ảnh của đất nước tôi, dân tộc nào cũng có”. Đấy là ông ấy phản ảnh đặc thù văn hóa dân tộc của Việt Nam và của nước ông ấy, tôi khỏi phải nói cụ thể thêm. Ý thứ hai của ông ấy nói riêng với tôi khi ngồi ăn cơm là: “Cơ mà ông An ơi, tôi không có cái gì mà giữ gìn bản sắc dân tộc, nên tôi hội nhập rất dễ, mà các ngài hội nhập là khó lắm đấy!” Tất nhiên dễ hay khó còn là do nhận thức. Chúng ta hiểu bản chất của văn hóa là những gì tinh túy nhất về tình yêu thì ta không bao giờ từ chối văn hóa đó cả. Còn nếu ta cục bộ địa phương, chỉ thấy mình là nhất thì lúc bấy giờ tiếp thu văn hóa của người khác rất khó. Thực sự văn hóa là không biên giới. Văn hóa thực sự không có gì ngăn cản nó được. Những gì tinh hoa của nhân loại thì nhân loại sẽ tiêu thụ, dù nó xuất phát từ địa phương nào. Trong thực tiễn ta thừa nhận ý của ông lãnh đạo nước đó nói là các ông hội nhập khó đấy. Cho nên chúng ta hiểu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là không chọn lọc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các nước bạn. Ngay 54 dân tộc của nước ta cũng vậy, lúc đầu, ngày xưa là chúng ta giao lưu ít nên chuyện tỉnh này với tỉnh kia, dân tộc này với dân tộc kia bài bác, bài xích nhau là nhiều mà nguyên do là chúng ta không hiểu, không tôn trọng văn hóa của vùng đó, của dân tộc đó, của các nước khác cũng vậy. Ngày xưa coi phụ nữ Việt Nam răng đen là đẹp, bây giờ là răng trắng là đẹp, cho nên chúng ta phải hiểu và phải tôn trọng. Trong ăn uống cũng vậy, người thì thích ăn cay, người thích ăn mặn, người thích ăn chua.v.v... thế thì, tôn trọng phong tục tập quán, tôn trọng văn hóa, tiếp thu có chọn lọc thì cái hiện đại của chúng ta mà tôi phát biểu trong ý thứ hai là như vậy.

41

Tóm lại, hai ý tôi phát biểu là Văn hiến của Hà Nam không phải chỉ của Hà Nam, văn hiến của các địa phương, của các dân tộc không phải chỉ của các vùng đó, địa phương đó, dân tộc đó, nước đó mà chính chúng ta phải làm giầu văn hóa của mình bằng cách tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của các địa phương, các dân tộc, các nước khác.

Xin cảm ơn quý vị!

42

HỘI THẢO “VĂN HIẾN HÀ NAM TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI”

VÔ CÙNG Ý NGHĨA, KHÔNG CHỈ ĐỐI VỚI TỈNH HÀ NAM MÀ CÒN ĐỐI VỚI CẢ

NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

VŨ KHIÊU *

Thưa Chủ tịch đoàn, Thưa toàn thể các vị khách quý, các vị đồng nghiệp của

chúng tôi trong các ngành khoa học. Hôm nay, với tuổi bách niên, vốn lâu nay chỉ nằm ở trong 4

bức tường, không ra khỏi cửa, nhưng hôm nay, đọc tập Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại” do GS Hoàng Chương gửi trước, tôi cảm thấy rằng không thể nào không dự Hội thảo khoa học này. Cho nên, tôi đã làm một việc mà bác sĩ không cho phép, tức là rời khỏi căn phòng của mình, để vượt gần 60 cây số, để cùng quý vị đại biểu tham dự Hội thảo vô cùng ý nghĩa, không chỉ đối với tỉnh Hà Nam, mà còn có ý nghĩa đối với cả nền văn hóa Việt Nam. Tôi thấy rằng, tôi không thể vắng mặt trong Hội thảo này, dù sức khỏe yếu, dù đường xa và nóng bức. Tôi xin phát biểu mấy điểm.

Một là, Hà Nam là tỉnh rất thân thiết với tôi từ thuở nhỏ, vì chú ruột tôi làm Giáo thụ ở Bình Lục, tức là làm nhà giáo. Thời

* Giáo sư - Anh hùng Lao động.

43

đó, ở mỗi huyện, về chính trị thì có tri huyện, về mặt văn hóa thì có ông giáo thụ hoặc ông huấn đạo. Nhờ thế, tôi đã về đây từ thời kỳ đó. Sau đấy, chúng tôi vui mừng là có đồng chí Nguyễn Văn An là Bí thư Hà Nam Ninh đã dẫn tôi về thăm Hà Nam này. Một lần nữa là đồng chí Hoàng Tùng đã dẫn tôi về thăm Lý Nhân quê hương đồng chí và dẫn tôi đến nhà cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, một danh nhân vĩ đại, một nhà thơ lớn của đất nước mà tôi vô cùng kính phục. Gọi là Tam nguyên tức là người đứng đầu trong 3 kỳ thi là thi Hương, thi Hội, thi Đình. Vì nhà Nguyễn không lấy Trạng nguyên, nên Tam nguyên tức là Trạng nguyên đó. Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến lại còn sống một cuộc đời hết sức trong sạch và ông đã từ quan về quê. Đáng nhẽ ông là Cố vấn trong dinh Hoàng Cao Khải, nhưng mà ông xin bỏ về. Hành động đó thực sự được người ta kính trọng, truyền tụng. Có câu thơ:

Miếng đỉnh chung kia thèm nhỏ rãi, Đường danh lợi ấy sợ co vòi. Cho nên ông là người rất sáng suốt, tiêu biểu cho khí tiết của

đất Hà Nam chúng ta - mà từ trước tôi rất hâm mộ, cho nên tôi không thể không về dự Hội thảo về vùng đất tôi yêu quý ngay từ khi còn nhỏ.

Điều thứ hai mà tôi muốn nói ra là tôi không thể không về dự Hội thảo vì đọc trên tập Kỷ yếu Hội thảo đồng chí Hoàng Chương đưa trước, tôi thấy rằng, từng bài rất hay. Đầu tiên là bài của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Mai Tiến Dũng, một bài viết rất hay, một bản hùng văn. Thể hiện bài này ra bằng thể phú thì có thể khắc trên bia được. Thì tôi thấy cái đó nên chuyển ra thể phú để khắc văn bia. Dù cho đồng chí có tiếp tục là Bí thư ở đây hay lên cấp nữa thì đây là tiếng nói rất khách quan, khoa học. Tin rằng sau này anh em ở Hà Nam sẽ tự hào về bài văn bia đó.

Điều thứ ba là, chưa bao giờ tôi nghĩ rằng có thể tổ chức hội thảo đông đúc như thế này, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Chương và dưới sự tổng kết chuyên môn - chuyên gia tổng kết

44

các vấn đề của đồng chí Hồng Vinh. Cho nên, với sự hợp tác của tất cả anh em ngồi đây thì tôi tin rằng những điều mà đồng chí Phó Chủ tịch nước - GS.TS Nguyễn Thị Doan cũng như bài phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thì đó là điều tôi đặt niềm hy vọng trong Hội thảo và đó cũng là lý do dù tôi ốm đau cũng không thể bỏ cuộc Hội thảo này.

Điều thứ tư là, tôi không thể không dự Hội thảo này, vì tôi có chút tình cảm riêng tư với người chủ trì hôm nay, đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Mai Tiến Dũng, một người bạn rất thân thiết của tôi mấy chục năm nay. Tôi đã viết mấy đôi câu đối trong nhà thờ, tôi đã viết đôi câu đối tặng riêng đồng chí và sau đó theo ý kiến đồng chí, tôi đã viết văn bia về 10 cô gái Lam Hạ và một số yêu cầu viết về Hà Nam thì tôi đều đã viết hết cả. Cái đó là điều mà tình cảm gắn bó giữa tôi với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Mai Tiến Dũng không thể phai lạt được.

Cho nên ngày hôm nay, với 4 lý do đó, dù tôi có vất vả đi chăng nữa thì sự bù đắp lại, được gặp gỡ những người bạn mà tôi yêu quý có mặt tại đây, đó là phần thưởng, cho nên dù có nhọc mệt thì tôi không coi đó là việc làm đáng tiếc, mà đó chính lại là vinh dự và đem lại cho tôi kỷ niệm không bao giờ quên.

Cho nên tôi xin kết thúc lời phát biểu bằng lời chúc mừng tất cả các đồng chí có mặt ở đây, trước hết là đồng chí Phó Chủ tịch nước GS.TS Nguyễn Thị Doan, một phụ nữ rất xuất sắc, là người hết sức sâu sắc về mọi mặt, một bộ mặt văn hiến quang vinh trong nhiều bộ mặt quang vinh trong bộ máy lãnh đạo của Đảng ta.

Tôi xin kết thúc ở đây. Chúc tất cả các đồng chí thành công và hạnh phúc.

Xin cảm ơn!

45

HÀ NAM - VÙNG ĐẤT SƠN THỦY HỮU TÌNH

VŨ MÃO *

Kính thưa Đoàn Chủ tịch, Kính thưa các vị khách quý, Kính thưa các đồng chí.Hôm nay, tôi rất xúc động được về dự Hội thảo “Văn hiến Hà

Nam - truyền thống và hiện đại”. GS Vũ Khiêu, người thày, đồng thời như một người cha kính yêu của chúng tôi đã nói, Cụ trên 100 tuổi, dù sức khỏe yếu cũng vẫn quyết tâm về dự Hội thảo này.

Đấy là điều rất quý báu!Riêng với tôi, cũng xin được tâm tình nhỏ, cách đây nửa

tháng, sức khỏe vốn rất tốt nhưng tự nhiên bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim phải đi cấp cứu, sau đó men tim lên gấp hàng chục lần bình thường. GS Nguyễn Lân Việt và GS. BS Mạnh Hùng là những người giỏi nhất Việt Nam về tim mạch đã thức trắng đêm để đặt stand cho tôi, bây giờ tôi vẫn đang nghỉ dưỡng bệnh. Hôm anh Hoàng Chương vào thăm tôi trong bệnh viện, có nói với tôi về chuyện tổ chức Hội thảo. Anh nói dè dặt rằng nếu anh đủ sức khỏe tham gia thì hay lắm, vì trong tay tôi có sách anh viết về Hà Nam. Thực ra thì tôi đã tặng anh Hoàng Chương quyển Hà Nam địa danh phong thủy từ lâu rồi và anh ấy đã nghiên cứu nó. Tình cảm với Hà Nam và tình cảm

* Nguyên UV TƯ Đảng, nguyên Chủ nhiệm UB đối ngoại Quốc hội.

46

với anh Hoàng Chương - một con người tuyệt vời, một trong những con người nhiệt tình nhất của đất nước này, mà tôi với GS Vũ Khiêu đã ký vào văn bản đề nghị phong tặng anh Hoàng Chương danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Và anh Hoàng Chương có cái tài đã thuyết phục ai là thuyết phục bằng được nên Hội thảo đông đủ như thế này với nhiều gương mặt của trung ương về dự cùng với địa phương như thế này cũng là do tài của anh Hoàng Chương. Tôi phân vân mãi, đến ngày hôm kia tôi mới quyết định về dự Hội thảo.

Tôi không biết là có ai đặt vấn đề rằng, tại sao gọi là Hà Nam chưa?

Địa danh Hà Nam, một nét nào đó thì có nhiều người nghiên cứu, nhưng mà phong thủy của Hà Nam, cái tâm linh của Hà Nam có rất nhiều nét riêng, thì nhiều người chưa nghiên cứu. Cho nên, trong quyển Hà Nam địa danh phong thủy này, như anh Chương nói, có nhiều nét văn hiến địa linh ở trong đó. Cũng như anh Nguyễn Văn An đã nói, trong cuộc Hội thảo này, nói về văn hiến Hà Nam thì chắc mình không nói giỏi, nói hay như các giáo sư, các nhà nghiên cứu sâu. Nên tôi chỉ giới thiệu khái quát là trong Hà Nam địa danh phong thủy này, tôi nghiên cứu cũng khá sâu sắc, tất nhiên cũng học hỏi nhiều chứ tự mình không thể nào nghĩ ra hết được cùng với sự tư duy, chắt lọc. Cũng đúng như các vị nghiên cứu sâu thì thấy rằng văn hiến Hà Nam thật là tuyệt vời!. Đặc biệt, có lẽ không có địa phương nào có địa linh như Hà Nam, với 2 cặp biểu tượng song trùng núi Đọi - sông Châu và núi Quế - sông Ninh. Các địa phương khác chỉ có một cặp, nhưng Hà Nam có 2 cặp - đó là phong thủy. Núi là dương, Sông nước là âm. Âm Dương hài hòa. Càng nghiên cứu sâu thì thấy địa linh Hà Nam quá đặc sắc, và từ đó tất yếu sinh ra nhân kiệt. Hà Nam là đất “địa linh nhân kiệt”. Tôi viết được Hà Nam địa danh phong thủy công phu lắm, nghiên cứu 20 năm, mà viết khó lắm. Tôi là người ngoại đạo, dám liều mạng nghiên cứu, dĩ nhiên trong sách này còn

47

nhiều sơ suất, mong là các giáo sư, các đồng chí, các bác góp ý, còn chất lượng như thế nào để mọi người đánh giá.

Cách đây 19 năm, vào tháng 10 năm 1996, Quốc hội chuẩn bị họp lần cuối để quyết định cho phép tách một số tỉnh, Hà Nam cũng được nằm trong danh sách xem xét. Trong việc này, theo cơ chế của chúng ta là Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo. Hôm đó tôi cũng được dự, vì tôi là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội, cũng như một cầu nối để được tiếp thu và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị. Sau đó thì thông tin nội bộ lọt ra ngoài rất nhanh. Nhân dân 6 huyện phía Bắc tỉnh Nam Hà, tức tỉnh Hà Nam chúng ta buồn lắm. Bởi lúc đó Hải Hưng được tách thành Hưng Yên và Hải Dương, Vĩnh Phú được tách thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ.v.v... nhưng riêng Hà Nam không được tách vì lý do bé quá... nên bà con 6 huyện buồn lắm. Ninh Bình được tách rồi. Ninh Bình tách ra và phát triển, nói chung các tỉnh cứ tách ra thì đều phát triển, nhưng mà Hà Nam lại chưa được tách. Khi đó tôi là đại biểu Quốc hội của tỉnh Nam Hà, ứng cử đại biểu tại quê hương Hải Hậu và Trực Ninh. Bà con đề nghị với đồng chí Khôi, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Nam Hà cho tiếp xúc cử tri, nhưng chỉ tiếp xúc với đồng chí Vũ Mão. Các đồng chí lãnh đạo của tỉnh cho biết câu chuyện đó. Tôi cũng biết tiếp xúc để làm gì rồi, nhưng tôi nói vui là tôi là đại biểu phía Nam mà lên tiếp xúc với đại biểu khu vực phía Bắc sợ lấn sân, không đúng. Tôi nói vui vậy, nhưng tôi vẫn khao khát gặp đấy. Họ nói rằng anh là đại biểu phía Nam bầu, nhưng anh là đại biểu quốc hội của cả nước, bất cứ nơi nào cần tiếp xúc là anh phải tiếp xúc nếu dân có yêu cầu. Tôi chấp nhận và hôm đó về gặp gỡ bà con, xúc động lắm, không khí rất sôi động. Tôi được nghe người phát biểu đầu tiên là bác Chí Thiện, người đã từng kinh qua lãnh đạo các huyện, của tỉnh. Cụ già trên 80 tuổi phát biểu xúc động lắm. Sau đó, mọi người phát biểu thêm. Các ý kiến phát biểu không nói thẳng ra là chúng tôi xin tách tỉnh Hà

48

Nam khỏi tỉnh Nam Hà, mà chỉ nói chung chung là chúng tôi có truyền thống văn hóa, văn hiến, thế này thế khác nếu bây giờ để chung thế này thì khó phát triển quá. Tôi hiểu và phát biểu với bà con rằng tôi “méc” (từ miền Nam) các đồng chí quy trình thủ tục nên làm như thế nào để tôi có cớ về báo cáo. Theo gợi ý của tôi, bà con đã làm một bản kiến nghị, trong đó đưa ra lập luận rất chặt chẽ, đặc biệt nhấn mạnh tới văn hiến của Hà Nam có truyền thống, có đặc điểm riêng rất tự hào, và cộng thêm vài lý lẽ khác nữa. Hôm Bộ Chính trị họp lần cuối cùng trước khi ra Quốc hội, tôi trình cuộc họp bản kiến nghị của cử tri 6 huyện bắc Nam Hà, có 24 chữ ký của 24 cử tri 6 huyện, mỗi huyện có 4 chữ ký của 4 đồng chí chủ chốt. Đồng chí Tổng Bí thư nói rằng, đây là cách của Vũ Mão đây, Vũ Mão đầu têu đây, nói vui như thế. Kết quả là, Bộ Chính trị nhất trí cho tách tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân Hà Nam.

Hà Nam được tách 19 năm rồi, sang năm chúng ta kỷ niệm 20 năm ngày tách tỉnh. Rất mừng vui, từ khi tách tỉnh các đồng chí phát triển như thế nào, hay như thế nào, và đặc biệt hôm nay, một hội thảo về Văn hiến Hà Nam truyền thống và hiện đại thì càng thấy giá trị của một tỉnh được tách, được tái lập độc lập là hoàn toàn chính đáng và như vậy càng phát huy hơn. Như chị Nguyễn Thị Doan Phó Chủ tịch nước đã nói, chúng ta cần giúp cho thế hệ trẻ hiểu sâu sắc về nền văn hiến của quê hương, thì tôi thấy rất đúng.

Cuối cùng, tôi xin đọc ba bài thơ. Hà Nam phong thủy hữu tình, trước địa linh bây giờ vẫn là địa linh. Nhân kiệt trước đây nhiều rồi nhưng nay cũng có nhân kiệt của tỉnh Hà Nam.

Cách đây 15 năm, khi chị Nguyễn Thị Doan còn là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chúng tôi sinh hoạt ở Trung ương trong cùng một tổ, tôi có viết tặng chị Doan bài thơ, nay xin đọc lại bài thơ đó. Bài thơ tôi viết để tặng một nhân kiệt của Hà Nam. Bài thơ có tiêu đề Điều giản dị, với lời đề

49

Tặng em Nguyễn Thị Doan. Tôi rất cân nhắc nhưng cuối cùng vẫn mạnh dạn dùng chữ “em” vì dù làm đến chức vụ gì nhưng về tuổi tác, về quá trình, về tình cảm vẫn như người em thân mến của tôi. Tôi ca ngợi, tôi kính trọng một tâm hồn, một nghị lực phi thường của chị Nguyễn Thị Doan.

Bài thơ như sau:Câu chuyện hy sinh của người chaTôi nghe em kể một thời xaThiêng liêng ngôi mộ tìm năm thángThầm kín tâm can đằm thiết thaTần tảo mẹ thương lời ru ấmCô đơn chẳng quản đẹp tuổi thơTháng năm dầu dãi ngày khôn lớnNguyện xứng tấm gương giàu ước mơ

Trải mấy phong ba gắng miệt màiƠn cha nghĩa mẹ chẳng hề phaiThày cô bè bạn lòng nhân áiĐèn sách sớm khuya hồng nắng mai

Tự nhủ với mình luôn khiêm tốnCho dù hoàn cảnh lúc đầy vơiNiềm vui có bé đang khôn lớnCó thế mà lòng những thảnh thơi.Bài thơ thứ hai tôi viết về Ngũ Động Sơn. Tôi đến Ngũ

Động Sơn, đền Trúc, đền thờ Lý Thường Kiệt bên dòng sông Đáy vào một chiều thu tuyệt vời quá, mà tâm hồn hơi lãng mạn một tý cho nên thấy trên dòng sông có cô gái áo nâu sồng có bờ vai đẹp quá đang chèo thuyền nên có cảm xúc.

Thấp thoáng chiều thu Ngũ Động SơnBên dòng sông Đáy trúc xanh rờnĐền xưa ẩn khuất nơi thanh vắngThánh thót chuông chùa vọng khúc ngân

50

Nhẹ lướt thuyền trôi lòng chao sóngMơ màng du khách gió vờn mâyChiều quê thôn nữ bờ vai nắngNhẹ chốn tâm linh hồn ngất ngây.Bài thơ thứ ba tôi viết năm 2002 khi về dự Lễ kỷ niệm 110

năm ngày thành lập tỉnh Hà Nam. Khi đó tách tỉnh rồi và Hà Nam đang phát triển. Tôi viết bài Hà Nam ngày mới, kính tặng Đảng bộ và nhân dân Hà Nam:

Yên ả làng quê đẫm ngọt ngàoĐất thiêng một dải nghĩa thanh taoDanh nhân Yên Đổ hồn cao quýPhủ Lý Hà Nam mấy tự hào

Lữ khách ngỡ ngàng Ngũ Động SơnBiếc dòng sông Đáy thoáng mây vờnOai phong lẫm liệt Lý Thường KiệtDâng sóng ngày vui say Bút Sơn

Nghĩa mẹ tình cha đương mát lànhTrẻ thơ ánh mắt sáng long lanhBồ Đề lắng đọng ngày dâng sóngTruyền thống oai hùng khắc sử xanh

Núi Đọi sông Châu ngân vọng khúcVườn xuân bừng thức những đổi thayTràn lan sức trẻ diều căng gióNgày mới Hà Nam nâng dáng bay.Xin cám ơn!

51

MỞ CỬA RỘNG TRONG THỜI KỲ TOÀN CẦU HÓA LÀ CƠ HỘI

ĐỂ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ RUMANI HỘI NHẬP VÀO THẾ GIỚI

VALERIU ARTENI *

Kính thưa Ngài Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Kính thưa Bà Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Kính thưa Đoàn Chủ tịch, Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với lãnh đạo tỉnh Hà Nam,

và lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, GS Hoàng Chương đã mời tôi đến dự Hội thảo với đề tài hết sức thời sự đối với Hà Nam, Việt Nam, Rumani và các nước trên thế giới: Văn hiến Hà Nam - truyền thống và hiện đại.

Tôi đến đây là nhờ tỉnh Hà Nam và tỉnh Calarat của Rumani đã kết nghĩa khoảng 50 năm nay. Năm nay kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Rumani, kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu. Như vậy là 2 kỷ niệm lớn trong quan hệ song phương cũng như quan hệ Việt Nam với Liên minh châu Âu.

* Đại sứ Rumani tại Hà Nội.

52

Hôm nay, tôi thấy những tham luận có nội dung rất sâu sắc về nhiều đề tài, nhưng bổ sung cho nhau, giúp tôi hiểu thêm về đất nước và con người, văn hóa Hà Nam. Hiện nay, Việt Nam cũng như Rumani mở cửa rộng trong thời kỳ toàn cầu hóa, chúng ta đừng nghĩ đó là không hay mà đó là cơ hội để văn hóa Việt Nam và Rumani hội nhập vào Thế giới. Chúng ta mở cửa rộng cho các giá trị văn hóa vào nhưng có chọn lọc, tùy thuộc vào giáo dục của chúng ta chứ không có cái phin gì đó đặc biệt để ngăn ngừa. Chúng ta cần biến đó là cơ hội để văn hóa Việt Nam hòa nhập vào thế giới. Tôi đã nghe trong các tham luận hôm nay đều khẳng định Văn hiến Hà Nam có giá trị lớn, có nhiều nhà văn lớn xuất thân từ Hà Nam. Từ thời là sinh viên Khoa Văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tôi đã được đọc và nghiên cứu về văn chương Nam Cao. Hôm nay được đến quê hương nhà văn, cũng là quê hương của Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, tôi có cảm tưởng rất đặc biệt. Tôi đã vinh dự là Chủ tịch của các vị Đại sứ nói tiếng Pháp, cùng với Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đón Tổng thư ký khối Pháp ngữ sang thăm Việt Nam hồi năm ngoái.

Tôi thấy con người Hà Nam rất đẹp!Trong bài phát biểu rất hấp dẫn của mình, Ngài Nguyễn

Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội đã nói về tình yêu và hòa bình. Đúng là, nếu không có tình yêu thì không có hòa bình. Ngài Nguyễn Văn An đã đề cập rất sâu sắc đến văn hóa và tình yêu của hòa bình trên thế giới. Hôm nay, tôi và Maria vợ tôi, Maria cũng học tiếng Việt ở Việt Nam, được tham dự Hội thảo. Khi chúng tôi về Hà Nội đã có vốn giàu có hơn về văn hóa tinh thần, đó là sự giàu có quan trọng nhất.

Xin cám ơn Ngài Mai Tiến Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đã mời chúng tôi tới thăm tỉnh. Chiều nay chúng tôi sẽ đi thăm xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên. Xin chúc Hội thảo thành công. Xin chúc sức khỏe Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, xin chúc sức khỏe Ngài Nguyễn Văn An nguyên Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch đoàn và các nhà khoa học.

53

Tôi là cựu sinh viên khoa Văn, và cũng là một nhân chứng, là cơ hội Chúa cho tôi được chứng kiến những mốc quan trọng của lịch sử Việt Nam. Đó là thời kỳ miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, tôi là sinh viên đi sơ tán ở tỉnh Hà Bắc; Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước Việt Nam thống nhất; Và năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, tôi cũng có mặt ở Việt Nam. Năm 1995, khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ, tôi cũng có mặt ở Việt Nam. Ngay như tối hôm qua, đáng ra tôi đến đây, nhưng là ngày Quốc khánh Hoa Kỳ, và cựu Tổng thống Bill Clinton đến Hà Nội nên tôi không vắng mặt được.

Tôi rất vui mừng trước những thành tựu mà các bạn đạt được. Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam ra đời cách đây 15 năm, tôi cũng vinh dự có mặt. Trung tâm đã góp phần quan tọng trong nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa của các vùng miền khác nhau ở Việt Nam, trong đó có Hà Nam.

Xin chúc Hội thảo thành công.

54

55

Đồng chí Mai Tiến Dũng - UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam (ngoài cùng, bên phải) tặng hoa GS. Anh hùng Lao động Vũ Khiêu tại Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”. Ảnh: Nguyễn Minh San.

56

57

Đoàn Chủ tịch Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”. Trong ảnh, từ phải qua trái: GS. Hoàng Chương, GS. Anh hùng Lao động vũ Khiêu, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Mai Tiến Dũng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội đồng LL&PB-VHNT Trung ương Hồng Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông. Ảnh: Nguyễn Minh San.

58

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.Ảnh: Nguyễn Minh San.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan chúc mừng GS. Anh hùng Lao động Vũ Khiêu.

59

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”. Ảnh: Nguyễn Minh San.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Mai Tiến Dũng phát biểu phát biểu khai mạc Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại.

60

GS. Anh hùng Lao động Vũ Khiêu phát biểu tại Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”.

Ảnh: Nguyễn Minh San.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An phát biểu tại Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”.

61

Nhà thơ - nhạc sĩ Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội phát biểu tại Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”.

Ảnh: Nguyễn Minh San.

Chủ tịch Hội đồng LL&PBVHNT Trung ương Hồng Vinh phát biểu tại Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”.

62

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao đổi với Ngài Valeriu Arteni - Đại sứ Rumani bên lề Hội thảo "Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại".

Đại sứ Rumani Valeriu Arteni à phu nhân tại Hội thảo "Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại".

63

GS.TS Đinh Xuân Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng LL&PBVHNT Trung ương phát biểu tại Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”.

Th.S Nguyễn Thị Tâm - Học viện Hành chính Quốc gia phát biểu tại Hội thảo “Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại”.

64

Các đại biểu tham dự Hội thảo "Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại" chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Nguyễn Minh San.

65

66

Các đại biểu tham dự Hội thảo "Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại" chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Nguyễn Minh San.

Từ phải qua trái: NS Mai Tuyết Hoa, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Mai Tiến Dũng, TS. Nguyễn Thị Bảy (phu nhân GS Trần Quốc Vượng), TS. Phạm Lan Oanh, GS. Hoàng Chương. TS. Nguyễn Minh San chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.

67

Các nghệ sỹ Nhà hát Chèo Hà Nam biểu diễn chào mừng Hội thảo "Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại".Ảnh: Nguyễn Minh San.

68

Trống đồng Ngọc Lũ (Phiên bản tỷ lệ 1/1).

Bia Sùng Thiện Diên Linh - Bảo vật Quốc gia

69

Bà Tòng Thị Phóng UVBCT - Phó Chủ tịch Quốc hội xem sơ đồ phát triển khu du lịch Tam chúc, Ba Sao.

70

Mảng trạm trên đình Mạc Hạ, xã Công Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam". Ảnh: Nguyễn Minh San.

Sấu đá chùa Bà Đanh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Ảnh: Nguyễn Minh San.